You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA QUÁ TRÌNH HỌC KỲ 1 (2023-2024)

HỌC PHẦN: PLĐC (F13)

STT Họ Tên: Lê Phước Lộc Điểm Chữ ký CBCT

21 MSSV: B2307136

Câu hỏi:
1) Trình bày và phân tích ý nghĩa việc quy định hình phạt trong BLHS?
2) Trình bày điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật?

Bài làm:

-----Câu Hỏi 1-----

Hình phạt :
là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ
luật hình sự , do tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương
mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền , lợi ích của người, pháp nhân
thương mại đó.

Ý nghĩa:
Hình không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn
giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa
họ phạm tội mới; giáo dục người , pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp
luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

1. Hình phạt đối với người phạm tội:


 Hình phạt chính: (7 loại)
-Cảnh cáo,
-Phạt tiền
-Cải tạo không giam giữ
-Trục xuất (chỉ áp dụng đối với người nước ngoài)
-Tù có thời hạn
-Tù chung thân
-Tử hình
 Hình phạt bổ sung
-Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
-Cấm cư trú
-Quản chế
-Tước một số quyền công dân
-Tịch thu tài sản
-Phạt tiền là hình phạt bổ sung được áp dụng khi tội đó không áp dụng phạt tiền là
hình phạt chính.
-Trục xuất được áp dụng là hình phạt bổ sung khi tội đó không áp dụng trục xuất là
hình phạt chính.
-Án treo không phải là hình phạt, là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều
kiện

2. phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:


 Hình phạt chính: ( 3 loại )
-Phạt tiền
-Đình chỉ hoạt động có thời hạn
-Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
 Hình phạt bổ sung: ( 3 loại )
-Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
-Cấm huy động vốn
-Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính

-----Câu Hỏi 2-----

Điều kiện kết hôn

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
- Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 bao gồm:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có vợ, có chồng;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
cha chông với con dâu, mẹ vợ với con rế, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng.

Cần lưu ý rằng Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữ những người cùng giới
tính

You might also like