You are on page 1of 16

Bổ sung yêu cầu khởi kiện: đề nghị tuyên hủy QĐ số 01/QĐ-TTr ngày 20/4/2014 của

Chánh Thanh tra sở VHTTDL và CV số 167/CV-VHTTDL ngày 07/4/2014 của PGĐ.


SVHTTDL.
1. Kế hoạch hỏi tại phiên tòa
1.1. Nội dung hỏi người bị kiện
- Ông cho biết lý do đoàn kiểm tra của Sở VHTT&DL tới kiểm tra và lập biên bản vi
phạm hành chính đối với nhà trọ Hoàng Lan? (theo tin báo; kế hoạch kiểm tra thường
xuyên)
- Theo Biên bản số 11/BB-VPHC ngày 23 tháng 12 năm 2013 do Đoàn kiểm tra của
Thanh tra Sở VHTT-DL lập, bà Tuyết đã vi phạm về nội dung gì? (dù căn cứ theo nghị
định 158/2013 tuy nhiên không chỉ ra được quy định) (thiếu tinh thần trách nhiệm để
xảy ra hành vi vi phạm như trên là hành vi nào?)
- Theo QĐ số 23, bà Tuyết đã có hành vi vi phạm gì? (thiếu tinh thần trách nhiệm …)
- Như vậy, ông cho rằng có hoạt động tổ chức mại dâm, mua bán dâm tại nhà trọ Hoàng
Lan ngày 21/12/2013 hay không? (có hoặc không) Hỏi để làm rõ về trình tự thủ tục
- Ông cho biết thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày theo
thủ tục thường và trong trường hợp phải gia hạn? Theo quy định tại Điều 66 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
tối đa là 60 ngày kể từ ngày lập Biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên Quyết định
23 lại được lập vào ngày 10/3/2014, tức là đã quá 60 ngày kể từ ngày lập BBVPHC là
23/12/2013? Ông giải thích sao về điều này? (phức tạp, phải xác minh)
- Căn cứ vào đâu để ông cho rằng đây là trường hợp phức tạp, cần gia hạn về thời hạn ra
quyết định xử phạt?
- Theo quy định pháp luật thì ai là người có thẩm quyền làm văn bản xin gia hạn thời
gian ra quyết định xử phạt?
- Tại sao Tờ trình số 02/TT-TTr ngày 16/01/2014 xin gia hạn thời gian ra quyết định xử
phạt không có chữ ký của ông Trần Ngọc Minh? Mà là ông Nguyễn Thạc?
- Tại sao Biên bản số 11/BB-VPHC vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể
thao và du lịch dẫn chiếu Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 làm căn cứ xử
phạt, trong khi Nghị định này lại chưa có hiệu lực vào ngày lập biên bản?
1
- Ông giải thích thế nào về việc căn cứ vi phạm ở biên bản và quyết định khác nhau. Cụ
thể ở biên bản căn cứ Nghị định 158, còn quyết định xử phạt lại căn cứ Nghị định 1677
- Ông cho biết Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm
quy định tại Điều 25 Mục II Chương 2 Nghị định 167/2013 ngày 12 tháng 11 năm
2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia
đình thì thẩm quyền xử phạt có phải là thanh tra sở VHTTDL hay không ?
- Nghị định 167/2013 có hiệu lực tại thời điểm nào? Quy định mà Chánh Thanh tra sở
VHTTDL áp dụng có lợi hơn so với quy định cũ hay không?
- Lý do Thanh tra Sở lại đính chính Quyết định xử phạt số 23 được gửi đi ngày
18/3/2014? Ông cho rằng quyết định số 23 có hiệu lực từ khi nào? Bà Tuyết phải chấp
hành khi nào?
- Ông hãy cho biết những căn cứ để xử phạt hành chính đối với bà Tuyết? Đoàn kiểm tra
đã áp dụng những văn bản nào? Các văn bản áp dụng đó có hiệu lực như thế nào?
- Bà Nguyễn Thị Thùy Trang tham gia ký biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC
ngày 23/12/2013 với tư cách gì?
- Sở VHTTDL đã giải quyết khiếu nại lần đầu của bà Tuyết như thế nào?
- Quyết định 01 về việc giải quyết đơn khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính (lần đầu)
có ban hành đúng theo hình thức, trình tự thủ tục pháp luật hay không ?
- Tại sao khi phát hiện ra có các thiếu sót nêu trên, Phía Thanh tra Sở không tiến hành
thực hiện thu hồi mà lại ban hành một công văn hành chính?
1.2. Nội dung hỏi đại diện người khởi kiện
- Bà Tuyết cho biết ngày 23/12/2013, khi đoàn kiểm tra đến nhà trọ Hoàng Lan có đọc
quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra không?
- Nội dung biên bản 11 có đúng với sự việc diễn ra vào tối ngày 23/12/2013 hay không?
- Khi ký vào biên bản Biên bản số 11/BB – VPHC ngày 23/12/2013 và Biên bản số
11/BB – LV ngày 09/3/2014 bà có được cán bộ lập biên bản đọc và giải thích các quy
định pháp luật không?
- Bà nhận được QĐ số 23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2014 vào ngày nào?

2
- Bà Tuyết khẳng định cho HĐXX biết bà có hành vi vi phạm như trong QĐ 23 đã nêu
hay không?
- Ý kiến của bà về việc sửa đổi, bổ sung QĐ số 23/QĐ-XPHC như thế nào?
- Sau khi lập biên bản, Thanh tra sở có mời bà lên làm việc không? Cụ thể là những lần
nào?
- Bà cho biết các trường hợp khách đến lưu trú tại nhà trọ của bà thì người thuê phải làm
các thủ tục gì?
- Khi khách hàng của bà đến nghỉ tại nhà trọ Hoàng Lan, bà thường yêu cầu họ để lại
những giấy tờ gì?
- Khi những người đến thuê phòng trọ bà có biết được mục đích của họ hay không?
- Bà Tuyết cho biết những người đến thuê đều được đăng ký và ghi sổ đúng không?
- Tại sao bà không vào sổ lưu trú bà Nguyễn Thị Lành phòng số 11 vào sổ đăng ký của
nhà trọ Hoàng Lan?
- Bà có biết 4 người này vào phòng trọ để mua bán dâm không? Ngoài số tiền lưu trú tại
nhà trọ, bà có nhận thêm số tiền nào khác ông bà Thường – Lành và Văn – Thùy
không?
- QĐ 23 đã gây ra những ảnh hưởng như thế nào cho công việc và cuộc sống của bà?
Nếu có thì là những gì?
- Bà Tuyết cho biết bà có giấy cam kết an ninh trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có
điều kiện đúng không?
1.3. Nội dung hỏi người làm chứng (Gồm: ông Nguyễn Văn Thường; ông Phan Văn; bà
Nguyễn Thị Lành; bà Nguyễn Thị Thùy Trang)
- Ông Thường cho biết, mối quan hệ của ông với bà Lành là gì? Ông bà có giấy đăng ký
kết hôn không?
- Ông Thường có thường xuyên thuê phòng ở nhà trọ của bà Tuyết không? Khi thuê
phòng ông có xuất trình giấy từ gì để bà Tuyết vào sổ theo dõi không?
- Vào lúc 21h10 phút ngày 23/11/2013, ông và bà Lành đang làm gì? Ở đâu?
- Ông Văn cho biết, mối quan hệ của ông với bà Thùy là gì? Ông Phan Văn cho biết, khi
đoàn kiểm tra đến thì ông đang ở phòng số mấy? Lúc đó ông đang làm gì?
- Ông Phan Văn có biết bà Nguyễn Thị Thùy Trang là ai không?
3
- Ông Phan Văn có biết bà Nguyễn Thị Thùy Trang đã ký tên vào người làm chứng
không?
- Ông Phan Văn hãy xác định bà Nguyễn Thị Thùy và bà Nguyễn Thị Thùy Trang có
phải là hai người khác nhau không?
- Các ông bà có ý kiến thế nào về việc bị cho là đang mua bán dâm ở nhà trọ Hoàng
Lan?

4
I. BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI
KHỞI KIỆN
1. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Quyết định số 23/QĐ-XPHC ngày 10/3/2014 được ban hành bởi Chánh thanh tra Sở
VHTT&DL tỉnh GL xử phạt bà Tuyết về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt
động mua dâm, bán dâm theo quy định tại khoản 1 Điều 25, thuộc Mục 2 Chương II Nghị
định 167/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, Điều 69 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11
năm 2013 quy định về Thẩm quyền xử phạt hành chính của Thanh tra, Quản lý thị trường
như sau:“ Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt theo quy
định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi quy định tại Mục 2 Chương
II; Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật
xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi quy định tại Mục 4 Chương II;”. Như vậy,
theo quy định nêu trên, Thanh tra Sở VHTT&DL không có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi đã nêu trong Quyết định 23/QĐ-XP ngày 10/3/2014
Bên cạnh đó, Quyết định số 23/QĐ-XPHC ngày 10/3/2014 ban hành căn cứ trên
Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013. Tuy nhiên biên bản này
được lập không đúng thẩm quyền. Điều 71 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính có quy định người có thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều
66, 67, 68 và 69 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc người có thẩm quyền đang thi hành công
vụ nhiệm vụ được giao thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, Thanh tra Sở VHTT&DL không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính về phòng, chống tệ nạn xã hội nên không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành
chính. Mặt khác, đoàn thanh tra của Sở đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi
phạm hành chính trong lĩnh vực mình quản lý nhưng thực tế hành vi được cho là vi phạm
của bà Tuyết không thuộc lĩnh vực Thanh tra Sở VHTT&DL quản lý. Vì vậy, đoàn thanh
tra Sở VHTT&DL tỉnh GL do Chánh thanh tra Sở làm trưởng đoàn không có thẩm quyền
lập biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013.

5
Như vậy có vi phạm về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính.
2. Về trình tự thủ tục
Thứ nhất, về thời hạn
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hạn ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối
với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với
vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật
này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc
trường hợp phải giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật
này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền
đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin
gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.”
Như vậy, thời hạn tối đa để ra một quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập
biên bản, kể cả thời gian gia hạn, là 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trong vụ án này, kể từ ngày lập Biên bản vi phạm hành chính được lập là ngày 23/12/2013
đến ngày 10/3/2014, tức là sau 77 ngày, Chánh thanh tra Sở VHTT&DL mới ban hành
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC. Như vậy, Quyết định này đã
được ban hành không đúng theo thời hạn quy định của pháp luật nêu trên.
Mặc dù ngày 16/01/2014, xét thấy vụ việc cần có thời gian xác minh làm rõ hành vi
vi phạm của nhà nghỉ Hoàng Lan để có cơ sở cho việc xử lý, Thanh tra Sở đã gửi Tờ trình
số 02/TT-TTr đến Giám đốc Sở để xin gia hạn thời hạn ban hành Quyết định xử phạt và
được Giám đốc Sở phê duyệt đến ngày 11/3/2013 nhưng thời hạn này là trái với quy định
của pháp luật. Cho nên, quyết định số 23/QĐ-VPHC ngày 10/3/2014 được ban hành quá
thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012.

6
Cùng với đó Tờ trình số 02/TT-TTr ngày 16/01/2014 xin gia hạn thời hạn ra Quyết
định số 23 không đúng về mặt hình thức: Theo Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012, trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có
thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn
bản để xin gia hạn. Tuy nhiên, Tờ trình số 02/TT-TTr ngày 16/01/2014 được Thượng tá
Nguyễn Thạc ký tên mà không có văn bản ủy quyền, không chứng minh được Tờ trình 02
được lập đúng thẩm quyền. Do đó, căn cứ để gia hạn thời gian ra Quyết định số 23 là trái
quy định pháp luật.
Như vậy, có vi phạm trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn ra quyết
định xử phạt. Quyết định 23/QĐ-XPHC được ban hành không đúng theo thời hạn pháp luật
quy định.
Thứ hai, về các nội dung thông tin trong Biên bản 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013
Quyết định 23 ban hành dựa trên Biên bản số 11/BB-VPHC về vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ngày 23/12/2013 nhưng biên bản số 11 do
Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập có sai phạm. Biên bản số 11/BB-VPHC vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dẫn chiếu Nghị định
158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo, làm căn cứ xử phạt. Trong khi Nghị định này lại chưa có hiệu
lực vào thời điểm lập biên bản. Cụ thể Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 có
hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hơn nữa hoàn toàn không quy định về việc xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Nên Biên bản số 11/BB-
VPHC đã sai về mặt nội dung, không thể dùng làm căn cứ để ra Quyết định xử phạt là
Quyết định số 23.
Căn cứ theo khoản 2, điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể
như sau: “2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên
bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm
hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình
trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi
phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì
7
phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành
chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập
biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm
không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ
chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì
những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi
phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức
bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.”. Trong biên
bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch số 11/BB-
VPHC đã không ghi rõ điều khoản áp dụng để xử phạt. Đồng thời phần người làm chứng
không ghi các thông tin nhưng đến cuối văn bản vẫn cho những người làm chứng ký tên.
Thêm vào đó, tại Biên bản số 11/BB-VPHC, có tên của bà Nguyễn Thị Thùy Trang nhưng
không cho biết đây là ai. Căn cứ vào toàn bộ hồ sơ của vụ án cũng không thấy sự xuất hiện
của người này. Ngoài ra, tại Biên bản không có nội dung về quyền và thời hạn giải trình về
vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Mặt khác tại biên bản
hành chính được lập, trong các thành viên đoàn kiểm tra có 01 người không ký nhưng
không ghi rõ họ tên là không phù hợp với quy định về lập biên bản vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Biên bản số 11/BB-VPHC không kết luận bà Tuyết có hành vi thiếu trách nhiệm
để người khác lợi dụng thực hiện việc mua bán dâm nhưng Quyết định 23 lại xử lý vi phạm
hành chính đối với bà Tuyết về hành vi này.
Như vậy có thể khẳng định việc lập biên bản số 11/BB-VPHC của Đoàn kiểm tra đã
vi phạm nghiêm trọng về hình thức thức và nội dung được quy định trong Luật Xử lý vi
phạm hành chính 2012. Do đó không thể lấy biên bản này để làm căn cứ để ra quyết định
xử phạt hành chính đối với bà Tuyết.
3. Về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ- VPHC ngày
10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở VHTT&DL
Thứ nhất, về chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định số 23/QĐ-
XP

8
Theo Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 chủ thể bị lập
biên bản là Cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan do bà Tuyết làm chủ (Bút lục 7). Theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh hộ kinh doanh cá thể (Bút lục 10) cơ sở kinh doanh nhà trọ
Hoàng Lan đã đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh. Nhưng tại Điều 1 quyết
định 23/QĐ-XP ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác
định chủ thể bị xử phạt là Bà Nguyễn Thị Tuyết chứ không phải Hộ kinh doanh do bà
Tuyết làm chủ. Như vậy là sai quy định của pháp luật, không đúng người, không đúng chủ
thể có hành vi vi phạm.
Thứ hai, về hành vi vi phạm hành chính
Quyết định số 23/QĐ-XPHC nêu rõ lý do xử phạt vi phạm hành chính đối với bà
Tuyết là: “Đã có hành vi vi phạm hành chính: thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều kiện
cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt
động mại dâm”. Nhưng bà Nguyễn Thị Tuyết không có hành vi vi phạm hành chính:
“thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm” như nêu trong Quyết định số
23/QĐ-XPHC. Bởi lẽ để xác định có hay không việc thực hiện hành vi nêu trên thì trước
tiên cần phải xác định vào ngày lập Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC
(23/12/2014), tại nhà nghỉ Hoàng Lan do bà Nguyễn Thị Tuyết làm chủ có xảy ra hoạt động
mại dâm hay không.
Tại Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm số 10/2003/PL- UBTVQH11 ngày
14/3/2003 quy định: “1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để
được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 2.Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc
lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. 3. Mại dâm là hành vi mua
dâm, bán dâm.” Theo đó, hành vi mua dâm là “hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích
vật chất khác trả cho người người được bán dâm để được giao cấu” và bán dâm là “hành
vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác”. Như
vậy, hành vi quan hệ tình dục của ông Thường và bà Lành để cấu thành hoạt động mại dâm
thì phải thỏa mãn yếu tố về mặt lợi ích là phải trả khoản tiền hoặc lợi ích vật chất để được
giao cấu. Qua nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, các chứng cứ khác thu thập được cũng như
kết quả xét hỏi công khai người làm chứng tại phiên tòa ngày hôm nay, không có bất kỳ
9
chứng cứ nào thể hiện rằng tại thời điểm kiểm tra, ở nhà nghỉ Hoàng Lan đã xảy ra hành vi
mua dâm, bán dâm như quy định nêu trên. Cụ thể, trong Biên bản vi phạm hành chính số
11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 không thể hiện có xảy ra hành vi mua dâm giữa các khách
thuê phòng là ông Nguyễn Văn Thường và bà Nguyễn Thị Lành ở phòng số 11, ông Phan
Văn và bà Nguyễn Thị Thùy ở phòng số 9. Theo Biên bản, bà Tuyết và ông Thường bà
Lành đều thừa nhận tại thời điểm kiểm tra có phát sinh hành vi quan hệ tình dục mà không
có giấy đăng ký kết hôn giữa ông Thường và bà Lành. Nhưng ông Thường và bà Lành
không có bất kỳ sự trao đổi vật chất nào, hai bên hoàn toàn tự nguyện, hành vi phát sinh
trên nhu cầu tình cảm. Hơn nữa, các bản tường trình của các khách thuê phòng này ngay
sau khi Đoàn kiểm tra kiểm tra cũng không thể hiện họ đã thực hiện hành vi mua dâm, bán
dâm. Tất cả các đôi lưu trú tại phòng 9 và 11 trên có đầy đủ thông tin cá nhân của từng
người, hoàn toàn không có việc mua bán dâm như Quyết định 23 đề cập.
Ngoài ra, trong biên bản xử phạt vi phạm bà Tuyết cũng không có bất cứ nội dung
nào ghi hoặc thể hiện rằng tại cơ sở kinh doanh của thân chủ tôi diễn ra hoạt động mại dâm.
Kết luận của biên bản có ghi rằng “chủ cơ sở nhà trọ Hoàng Lan thiếu tinh thần trách
nhiệm để xảy ra hành vi vi phạm” mà không nêu rõ vi phạm gì. Chính vì vậy đã gây ra sự
nhầm lẫn và bà Tuyết đã ký biên bản mà không có ý kiến phản đối gì.
Đồng thời khi ông Thường và bà Lành đến thuê phòng trọ thì Bà Tuyết cũng không
thể biết trước họ thuê với mục đích gì? Mặt khác, bà Tuyết không có nghĩa vụ yêu cầu
khách thuê phòng phải xuất trình Giấy đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Mục 8.5 Phần IV
Thông tư 02 (đã hết hiệu lực vào ngày 20/11/2010) thì tổ chức, cá nhân hoạt động ngành
nghề cho thuê lưu trú (trong trường hợp này là kinh doanh nhà nghỉ) “phải bố trí phòng
nghỉ nam riêng, nữ riêng (trừ trường hợp là gia đình, vợ chồng”. Tuy nhiên, Thông tư 33
thay thế Thông tư 02 đã hủy bỏ quy định này. Do đó, bà Tuyết không có trách nhiệm yêu
cầu các khách thuê phòng nêu trên chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp. Theo điểm e
khoản 2 Điều 6 Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 của Bộ Công an về trách
nhiệm của người đến lưu trú: “Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các
loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ
quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức;
xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
10
trấn nơi cư trú”. Theo đó, bà Tuyết chỉ có quyền yêu cầu người đến lưu trú xuất trình một
trong các giấy tờ trên. Ông Nguyễn Văn Thường và bà Nguyễn Thị Lành lưu trú tại phòng
số 11 và ông Phan Văn cùng bà Nguyễn Thị Thùy tại phòng số 9 không bắt buộc phải xuất
trình giấy đăng ký kết hôn khi vào nhà trọ. Như vậy, trong phạm vi trách nhiệm của mình,
bà Tuyết không thể yêu cầu ông Thường bà Lành và ông Văn bà Thùy xuất trình Giấy đăng
ký kết hôn để xác định tình trạng hôn nhân, mục đích đến nhà nghỉ của họ để quyết định
cho họ sử dụng dịch vụ lưu trú tại nhà nghỉ của bà hay không. Hay nói cách khác, bà Tuyết
không có nghĩa vụ phải chứng minh quan hệ của khách đến lưu trú. Do đó, Thanh tra Sở
yêu cầu bà xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là không có căn cứ.
Hơn nữa, cho đến thời điểm ra Quyết định số 23/QĐ-XPHC, các cơ quan có thẩm
quyền cũng không thu thập được bất kỳ chứng cứ nào khác chứng minh có xảy ra hành vi
mua dâm, bán dâm ở nhà trọ Hoàng Lan tại thời điểm kiểm tra (bằng chứng là cho đến
phiên tòa ngày hôm nay, phía người bị kiện không cung cấp được thêm bất kỳ chứng cứ
nào khác về vấn đề này). Việc Thanh tra sở đã yêu cầu bà Tuyết bổ sung các giấy tờ khác là
không đúng quy định. Bởi theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, nghĩa vụ chứng minh
vi phạm hành chính thuộc về người có thẩm quyền xử phạt (điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Ở đây Thanh tra Sở VHTT&DL là cơ quan nhà nước
nên có thể dễ dàng làm công tác xác minh theo Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính
nhưng đã không làm, chỉ căn cứ vào việc Thân chủ của tôi không cung cấp được Giấy đăng
ký kết hôn của ông Thường, bà Lành để quyết định xử phạt. Việc Chánh thanh tra Sở
VHTT&DL dựa trên việc bà Tuyết không cung cấp được các tài liệu chứng minh không
xảy ra hành vi vi phạm để xử phạt bà Tuyết là không có căn cứ. Nếu có hoạt động mại dâm
thì cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm hành chính đối với các đối tượng thực
hiện hành vi mua, bán dâm. Tuy nhiên, đoàn thanh tra lại chỉ lập biên bản vi phạm hành
chính đối với bà Tuyết.
Bên cạnh đó, theo Thanh tra Sở, vụ việc này có tình tiết phức tạp, cần thời gian xác
minh kỹ nhưng lại không đề cập đến việc xác minh có hay không tình tiết mua bán dâm xảy
ra tại phòng 11 nhà nghỉ Hoàng Lan, trong khi đây là tình tiết quan trọng để xác định bà
Tuyết có hành vi thiếu trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh
có điều kiện về an ninh trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm. Tại các buổi làm việc, quá
11
trình thu thập tài liệu, chứng cứ và quá trình hỏi đáp tại phiên tòa ngày hôm nay, Thanh tra
Sở không có quá trình xác minh hay đưa ra căn cứ, chứng cứ chứng minh cho việc có xảy
ra hành vi mua bán dâm tại nhà nghỉ Hoàng Lan hay việc xử phạt vi phạm hành vi mua bán
dâm của ông Thường và bà Lành.
Bà Tuyết đề nghị được nộp phạt khung thấp nhất vì bà Tuyết thừa nhận mình sai
trong việc không ghi tên bà Nguyễn Thị Lành vào sổ quản lý như quy định, nên chấp nhận
chịu xử phạt đúng với lỗi vi phạm và xin xử phạt ở mức thấp nhất, bà Tuyết không hề thừa
nhận mình có hành vi thiếu trách nhiệm để người khác lợi dụng thực hiện mua bán dâm
như Quyết định 23 đã khẳng định. Do bà Tuyết không hiểu biết về pháp luật nên đã nhầm
lẫn và đã ký biên bản mà không có ý kiến phản đối gì.
Từ những phân tích kể trên có thể thấy phía bị kiện đã không đưa ra được các chứng
cứ chứng minh cho việc bà Tuyết có hành vi thiếu trách nhiệm tạo điều kiện để người khác
lợi dụng cơ sở kinh doanh để tổ chức hoạt động mại dâm. Người bị kiện không chỉ có biểu
hiện áp dụng sai văn bản quy phạm pháp luật mà còn có sự áp đặt, suy diễn chủ quan để
hợp pháp hóa việc ra quyết định xử phạt của mình. Như vậy, Quyết định số 23/QĐ-XP căn
cứ trên biên bản só 11/BB- VPHC nêu rằng bà Nguyễn Thị Tuyết đã có hành vi vi phạm
hành chính: “thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm” là không có cơ sở
pháp lý và không phản ánh đúng sự thật khách quan. Quyết định 23 đã căn cứ vào hành vi
mà bà Tuyết không hề thực hiện để xử phạt, qua đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và
lợi ích hợp pháp của bà Tuyết.
Thứ ba, về căn cứ pháp lý
Quyết định số 23/QĐ-XP ngày 10/3/2014 về “xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” áp dụng khoản 1 Điều 25 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động văn hóa - thông tin làm căn cứ xử phạt hành vi thiếu tinh thần thần trách nhiệm
tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự để tổ
chức hoạt động mại dâm. Việc áp dụng Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 là
không đúng đối tượng và phạm vị điều chỉnh của văn bản. Bởi lẽ Nghị định này quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống
12
tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Việc đoàn kiểm tra
nêu sai tên văn bản là một vi phạm nghiêm trong việc ban hành quyết định. Như vậy việc
đưa sai tên Nghị định cũng đã vi phạm nghiêm trọng trong trình tự thủ tục ban hành quyết
định xử phạt. Bên cạnh đó còn làm sai lệch nội dung xử phạt.
Ngoài ra, Nghị định 167/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/12/2013
(theo khoản 1 Điều 72 Nghị định này). Trong khi đó thời điểm phát hiện hành vi vi phạm
và lập Biên bản số 11/BB-VPHC là ngày 23/12/2013. Vậy tại thời điểm lập biên bản này
Nghị định 167/2013/NĐ-CP chưa có hiệu lực.Việc áp dụng với Vi phạm xảy ra trước ngày
Nghị định này có hiệu lực gây bất lợi cho người vi phạm là không đúng theo quy định của
pháp luật. Theo khoản 1 Điều 73 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem
xét, giải quyết, thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình xảy
ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà còn khiếu nại thì áp dụng quy định của những
Nghị định trước đây để xử lý”.
Liên quan tới trường hợp này, việc áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP sẽ không có lợi cho bà Tuyết so với việc áp dụng khoản 2 Điều 20
Nghị định 178/2004/NĐ-CP (là các quy định đã được thay thế bởi Nghị định 167). Cụ thể:
Khoản 2 Điều 20 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách
nhiệm để hoạt động mại dâm xảy ra ở cơ sở do mình quản lý mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự”. Trong khi đó, Khoản 1 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP lại quy
định “phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở
kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm
ở cơ sở do mình quản lý”. Có thể thấy mức xử phạt đối với hành vi tương ứng quy định tại
Nghị định 167/2013/NĐ-CP cao hơn so với Nghị định 178/2004/NĐ-CP. Như vậy việc áp
dụng quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP trong trường hợp này sẽ làm tăng trách
13
nhiệm hành chính và không có lợi cho người vi phạm. Điều này trái với nguyên tắc áp dụng
hiệu lực hồi tố nói chung và trái với quy định nêu trên tại khoản 1 Điều 73 của Nghị định
167/2013/NĐ-CP nói riêng.
Như vậy, áp dụng khoản 1 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
của Chính phủ là sai căn cứ pháp lý. Do đó, việc áp dụng NĐ 167/2013 là không phù hợp,
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người khởi kiện – bà Nguyễn Thị Tuyết.
Thứ tư, về thời hạn gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về
việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành: “Trong thời hạn 02 ngày làm
việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm
quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền
phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.”
Tuy nhiên, tại Quyết định số 23/QĐ-XPHC lại quy định: “ Trong thời hạn 3 ngày,
Quyết định này được gửi cho: 1. Bà Nguyễn Thị Tuyết để chấp hành. 2. Kho bạc tỉnh GL
để thu tiền phạt…”. Như vậy, quy định về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính
tại Quyết định này không phù hợp với quy định pháp luật.
Thứ năm, Công văn số 02/2014/CV-TTr ngày 18/03/2014 của Chánh Thanh tra
Sở VHTT&DL có những nội dung không hợp lí.
Tại mục 3 có nội dung đính chính “Bà Nguyễn Thị Tuyết phải nghiêm chỉnh chấp
hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử
phạt là ngày 17/03/2014” trong khi Công văn số 02/2014/CV-TTr được ban hành ngày
18/03/2014. Như vậy thời hạn chấp hành quyết định xử phạt có hợp lí trong trường hợp bà
Tuyết nhận được Công văn đính chính chậm hay không?
Từ những căn cứ nêu trên, tôi xin khẳng định việc ban hành Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số 23/QĐ- VPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở VHTT&DL là
hoàn toàn trái pháp luật. Việc làm này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp
pháp thân chủ của tôi.
4. Quyết định số 01/QĐ-TTr của Chánh TT sở VHTT&DL và Văn bản số 167/CV-
VHTTDL của PGĐ Sở VHTT&DL ngày 07/04/2014 được ban hành sai về thủ tục, hình
thức và không có căn cứ pháp luật.
14
Về mặt thẩm quyền, theo quy định tại Điều 19 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về
thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương như sau: “Thủ trưởng cơ
quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản
lý trực tiếp.” Như vậy, việc ông Trần Ngọc Minh – Chánh Thanh tra Sở VHTT&DL ký văn
bản giải quyết khiếu nại là không đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Về mặt hình thức, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Khiếu nại năm 2011 quy
định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng
hình thức quyết định.” và Điều 31 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “2. Quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; c) Nội dung khiếu nại; d) Kết quả xác
minh nội dung khiếu nại; đ) Kết quả đối thoại (nếu có); e) Căn cứ pháp luật để giải quyết
khiếu nại; g) Kết luận nội dung khiếu nại; h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;
giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; i) Việc bồi thường thiệt hại cho
người bị thiệt hại (nếu có); k) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính
tại Tòa án.” Theo đó, văn bản giải quyết khiếu nại lần đầu phải được ban hành dưới hình
thức Quyết định, và có đầy đủ các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại này. Tuy nhiên, tại cả CV 167 cũng như QĐ 01 thì đều ban hành không
đúng theo trình tự thủ tục quy định của Luật Khiếu nại.
Về mặt nội dung, như đã trình bày ở trên xét thấy việc Sở VHTT&DL ban hành Quyết
định số 23/QĐ-XPHC là vi phạm quy định pháp luật. Do vậy, nội dung giải quyết khiếu nại
của Sở VHTT&DL là chưa phù hợp với thực tế sự việc và quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Công văn số 167/CV-VHTTDL ban hành ngày 07/04/2014 nhưng lại có
nội dung: “Ngày 25/05/2014 Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh G.L nhận được đơn khiếu nại
của bà Nguyễn Thị Tuyết gửi ngày 24/03/2014.” Nội dung bất hợp lí này thể hiện sự thiếu
nghiêm túc trong việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Tuyết xuất phát từ Sở
VHTT&DL.
Bên cạnh đó, ngày 20/04/2014, Chánh TT Sở VHTT&DL ban hành Quyết định số
01/QĐ-TTr về việc giải quyết đơn khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính lần đầu căn cứ
15
đơn khiếu nại ngày 24/03/2014 của bà Tuyết đã gây ra sự chồng chéo trong việc giải quyết
khiếu nại tại Công văn số 167/CV-VHTTDL.
Thưa HĐXX, từ những căn cứ trên, tôi đề nghị HĐXX chấp thuận toàn bộ yêu cầu
khởi kiện của NKK, tuyên hủy QĐ số 23/QĐ-XP ngày 10/3/2014 của Chánh TT sở
VHTT&DL; CV số 167/CV-VHTTDL ngày 07/4/2014 của PGĐ Sở VHTT&DL ; QĐ số
01/QĐ-TTr ngày 20/4/2014 của Chánh Thanh Tra sở VHTT&DL do có nhiều vi sai phạm.
Trân trọng cảm ơn sự lắng nghe …

16

You might also like