You are on page 1of 11

I.

Thừa kế

1. K/n: thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống theo di chúc
hoặc theo pháp luật

2. Đặc điểm:

-Di sản

-Thời điểm thừa kế:

-Địa điểm thừa kế

-Người thừa kế

-Thời hiệu thừa kế

-Người làm chứng và người không được làm chứng

-Những người không được thừa kế

* Người không đc hưởng di sản:

-Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng hành
hạ ngườ để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người đó

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần
hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả
mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí
của người để lại di sản

3. Hình thức thừa kế

a. Thừa kế theo di chúc:

-K/n: là việc dịch chuyển tài sản theo quyết định của người lập di chúc

-Chủ thể:

+ Người lập di chúc: cá nhân

+ Người thừa kế: Người đc chỉ định trong di chúc (cá nhân hoặc tổ chức)

- Phân chia thừa kế: Chia theo quyết định của người lập di chúc. Nếu di chúc không quy định rõ
phần của từng người thì chia đều cho những người có tên trong di chúc
* Những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc: Những người sau đây vẫn
được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được
chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ
cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

-Con chưa thành niên niên, cha, mẹ, vợ, chồng

-Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

Vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 của 1 suất theo luật, trong trường hợp họ không đc người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những
người từ chối nhận di sản theo quy định hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản

b. Thừa kế theo PL

Là việc dịch chuyển tài sản theo quy định của PL trong các trường hợp:

-Không có di chúc

- Di chúc không hợp pháp

- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Cơ
quan tổ chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế

- Người đc chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ
chối quyền nhận di sản

- Có phần di sản nằm ngoài di chúc

* Diện thừa kế: Có quan hệ theo Hôn nhân; Huyết thống; Nuôi dưỡng

*Hàng thừa kế theo PL

-Hàng 1: vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; các con đẻ, con nuôi

-Hàng 2: Ông bà nội, ông bà ngoại; anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết

-Hàng 3: Cụ nội, cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; chắt ruột của người chết

* Phân chia thừa kế:

-Những người ở cùng hàng thì đc hưởng ngang nhau

-Người ở hàng thừa kế sau chỉ đc hưởng thừa kế khi người ở hàng thừa kế trước chết, không có
quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

* Thừa kế kế vị: Khi con của người để lại di sản chết thì cháu được hưởng, nếu cháu chết thì chắt
được hưởng
II. Hợp đồng lao động:

* Phân loại hợp đồng lao động:

-HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời
điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

- HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt
hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

* Nội dung chủ yếu của HĐLĐ

-Công việc phải làm

- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

- Địa điểm làm việc

- Thời hạn hợp đồng

- Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động

- BHXH, bảo hiểm thất nghiệp

- Tiền lương phụ cấp, trợ cấp

-Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng

-Các nội dung khác (nếu có)

* Thời giờ nghỉ ngơi: Nghỉ việc riêng, nghỉ trong năm, nghỉ trong ngày, nghỉ trong tuần, nghỉ lễ, tết

* Người lao động có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước

Cụ thể, theo nội dung tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm
dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: Ít nhất 45 ngày nếu làm việc
theo HĐLĐ không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có
thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời
hạn có thời hạn dưới 12 tháng, và đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo
trước theo quy định của Chính phủ

* Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây người lao động có quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ không cần báo báo trước:

- Không đc bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm
việc theo thỏa thuận
- Không đc trả đủ lương hoặc trả lương kh đúng thời hạn

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này

- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16
của Bộ luật này nhàm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ

III. Tội phạm

1. K/n: Điều 8 Bộ luật hình sự 2017

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không
đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

2. Đặc điểm của tội phạm

- Là hành vi nguy hiểm cho XH

- Trái PL hình sự

- Có lỗi

- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt

3. Các chế định liên quan đến việc thực hiện tội phạm

a) Các giai đoạn thực hiện tội phạm

-Chuẩn bị tội phạm: là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm

- Phạm tội chưa đạt: là cố ý thực hiện tội phạm nhưngkhoong thực hiện đc đến cùng vì những
nguyên nhân ngoài ý muốn

- Tội phạm hoàn chỉnh: đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy kh có gì
ngăn cản

* Các trường hợp kh áp dụng thi hành án tử hình;

- Người dưới 18 tuổi khi phạm tội

- Phụ nữ đang mang thai

- Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

- Người già đủ 75 tuổi trở lên

- Người tham ô tài sản, nhận hối lộ mà giao nộp trả lại ¾ tài sản cho nhà nước

* Người dưới 18 tuổi nếu phạm tội ở mức tử hình thì chỉ đc áp dụng khung hình phạt cao nhất đến
18 năm tù giam. Người dưới 16 tuổi chỉ áp dụng khung hình phạt cao nhất đến 12 năm tù giam

* Các trường hợp trên mà đủ 18 tuổi trở lên, khi kh bị tử hình thì đc chuyển xuống khung hình phạt
tù chung thân

*Đặc xá:

- Tội phạm khi chấp hành được 1/3 thời gian tù đã tuyên mới được xét giảm lần thứ nhất

- tù chung thân phải đủ 12 năm mới được xét giảm

- Một người dù được giảm nhiều lần nhưng phải chấp hành đủ ½ thời gian án tù đã tuyên

- Tù chung thân đủ 12 năm mới được xét giảm nhưng xuống lần thứ nhất là 30 năm, giảm nhiều lần
cũng phải đủ chấp hành án tù 20 năm

- Tù tử hình được ân giảm, lần đầu xét giảm phải đủ 25 năm, giảm nhiều lần cũng phải chấp hành án
đủ 30 năm

Mục 3

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp
được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm
làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích
hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan
chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại
diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật
này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của
Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của
Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu
cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho
người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng
đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới
12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy
định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong
trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện
làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản
4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16
của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau
đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định
theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy
chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham
khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp
đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo
hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp
đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12
tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết
hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp
khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ
luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và
g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và
đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy
định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì
người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36
của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử
dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng
tuổi.

Điều 38. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn
báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.

Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà
Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết
người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định
tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16
tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản);
Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều
250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252
(tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng
vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép
vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự

Ví dụ 1:

Bà Nga có chồng là ông Minh và có duy nhất một người con trai là ông Thanh, bà không còn cha,
mẹ. Vì mâu thuẫn chồng nên trước khi chết đã lập di chúc để lại tài sản riêng của mình có giá trị là
600 triệu đồng cho một mình ông Thanh.

Theo quy định thì hàng thừa kế thứ nhất của bà Nga là ông Thanh và ông Minh. Do đó, nếu chia theo
pháp luật thì ông Minh và ông Thanh sẽ được nhận phần di sản thừa kế bằng nhau và cùng bằng 300
triệu đồng.

Tuy nhiên, do mâu thuẫn, bà Nga không để lại di sản cho chồng nhưng theo Điều 644 Bộ luật Dân
sự, ông Minh vẫn thuộc đối tượng người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và được
hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.

Theo đó, ông Minh vẫn được hưởng phần di sản bằng: 2/3 x 300 triệu đồng = 200 triệu đồng.

Do đó, di sản của bà Nga sẽ được chia như sau:

- Ông Minh (chồng bà Nga) được hưởng 200 triệu đồng;

- Ông Thanh (con trai bà Nga) được hưởng 400 triệu đồng.

Ví dụ 2:

Ông Nguyễn Văn An có một số tiền là 900 triệu đồng. Ông A có mẹ là bà Hoa, vợ là bà Lan và hai
người con là Dương và Tâm. Trong đó, Dương đã trên 18 tuổi và Tâm mới có 05 tuổi.

Ông An chết có để lại di chúc cho ông Dương và ông Tâm và bà Hoa và truất quyền hưởng di sản
thừa kế của bà Lan vì cho rằng bà Lan đã có tài sản riêng.

Ông Dương không muốn nhận di sản theo di chúc của ông An và đã làm văn bản từ chối nhận di sản
thừa kế hợp pháp.

Ông An không phải thanh toán bất cứ một khoản chi phí nào liên quan đến thừa kế.

Ông Dương đã từ chối nhận di sản thừa kế của ông An nên người nhận di sản theo di chúc của ông
An là ông Tâm và bà Hoa. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự, bà Lan (vợ ông
An) dù không được chia thừa kế theo di chúc nhưng vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế
theo pháp luật của ông An.

Vậy:
Tổng giá trị tài sản của ông An: 900 triệu đồng.

Ông An có 02 người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là
ông Tâm và bà Hoa do bà Lan bị truất quyền thừa kế, ông Dương từ chối nhận thừa kế.

Do đó, 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật của ông An được tính như sau:

2/3 x 900 triệu đồng/3 = 200 triệu đồng.

Như vậy, di sản của ông An sẽ được chia như sau: ông Tâm = bà Hoa = 350 triệu đồng; bà Lan nhận
di sản thừa kế = 200 triệu đồng

You might also like