You are on page 1of 17

Hỏi đáp về tệ nạn xã hội :

Câu 1. Qua báo đài, tôi được biết hiện nay tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội,
gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh
phúc gia đình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội. Vậy để phòng,
chống tệ nạn ma túy, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?
Trả lời
Để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý, Luật Phòng, chống ma
túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy năm
2008 nghiêm cấm các hành vi sau:
a) Nghiêm cấm việc trồng cây có chứa chất ma tuý:Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây
thuốc phiện (cây anh túc), cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.
b) Nghiêm cấm việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định,
xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
tuý, tiền chất , thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần:
-  Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành.
- Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý,
được quy định trong danh mục do Chính phủ quy định (Ephedrin, Pseudoephedrin, Acetic
anhydrit...).
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần
có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh
mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất như là chất gây nghiện, chất hướng thần.
c) Nghiêm cấm việc sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi
kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý:
- Sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma
tuý vào cơ thể mình dưới bất kỳ hình thức nào nhằm đáp ứng nhu cầu về ma tuý. Việc sử dụng
trái phép chất ma tuý có thể thực hiện bằng các hình thức như: hút, hít, nuốt, uống, tiêm,
chích…
- Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi tập hợp một số người có nhu cầu sử dụng
ma tuý, chuẩn bị địa điểm, các dụng cụ, phương tiện (bàn đèn, bơm, kim tiêm…) và chất ma
tuý để tiến hành đưa chất ma tuý  vào cơ thể của những người khác một cách trái phép. Tuy
nhiên, việc sử dụng các loại thuốc có chất gây nghiện để chữa bệnh theo chỉ định của bác sỹ là
được phép.
- Xúi giục là hành vi thúc đẩy, khuyến khích, động viên người khác sử dụng trái phép chất ma
tuý.
- Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ
dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác buộc họ sử dụng trái
phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ.
- Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi rủ rê, dụ dỗ hoặc bằng các thủ
đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn sử dụng ma tuý của người khác để họ sử dụng trái
phép chất ma tuý.
- Chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý là một loạt hành vi như cho thuê, cho
mượn địa điểm hoặc bao che, dung túng cho việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
d) Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý:
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử
dụng trái phép chất ma tuý có thể là: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán bàn đèn, tẩu
dùng để hút thuốc phiện hoặc các dụng cụ khác có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhưng lại dùng các phương tiện đó để sản xuất các chất ma tuý như bình cầu, ống nghiệm,
bơm tiêm...
e) Nghiêm cấm hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có:
Hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có là hành vi dùng tiền, tài sản có
được do buôn bán ma tuý để thành lập công ty, đầu tư vào các dự án, cho người khác (vợ,
chồng, con cái, cha, mẹ) đứng tên để mua bất động sản… 
g) Nghiêm cấm việc chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý.
h) Nghiêm cấm việc trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng,
chống ma tuý.
i) Nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma tuý.
k) Các hành vi trái phép khác về ma tuý.
Câu 2. Hiện nay, tệ nạn ma túy đang lan lỏi vào trong học đường và là vấn đề quan tâm,
lo lắng của toàn xã hội, nhất là các phụ huynh học sinh. Xin hỏi nhà trường và các cơ sở
giáo dục khác có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh
viên?
Trả lời
Để phòng ngừa và loại bỏ tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên, Điều 10 Luật phòng, chống
ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác như sau:
- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về
phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ,
ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;
- Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học
sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;
- Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để
phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.
Câu 3. A là học sinh lớp 10 do đua đòi bạn bè xấu đã bị dính vào ma túy, sức khỏe kém,
bỏ học nhiều nên đã bị nhà trường đuổi học. Được sự quan tâm, vận động của gia đình,
A quyết tâm cai nghiện ma túy. A muốn hỏi xem pháp luật quy định có những biện pháp
và hình thức cai nghiện ma túy nào? Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A không có
điều kiện điều trị mua thuốc cắt cơn tại gia đình, liệu A có thể đăng ký tự nguyện cai
nghiện ma túy tại cộng đồng có được không?
Trả lời
Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
Luật Phòng, chống ma túy năm 2008, hiện nay, có các biện pháp và hình thức cai nghiện ma
túy sau đây:
Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:
- Cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Cai nghiện ma túy bắt buộc.
Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:
- Cai nghiện ma túy tại gia đình;
- Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.
Trong đó, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp
dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai
nghiện tại cơ sở cai nghiện.
Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện
ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười
hai tháng. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng,
hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.
Trường hợp của A thuộc đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, theo đúng quy định tại
Điều 12 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại
gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng:
- Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng
đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.
 Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên
có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, A có thể đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
Câu 4. Quân 16 tuổi được người anh họ rủ đi sinh nhật ở một nhà hàng sang trọng trong
thành phố. Trong bữa sinh nhật, mọi người đã tổ chức hít ma túy đá và bị công an phát
hiện đưa vào đồn xử lý về tội tổ chức sử dụng ma túy. Tại đồn, do Quân thử nước tiểu
không dương tính với ma túy và kết hợp những lời khai thành thật về việc Quân không
hề biết trước về việc anh họ của mình sử dụng ma túy, nên sau khi viết biên bản đã
được thả về nhà. Quân muốn biết tội tổ chức sử dụng ma túy mà người anh họ của mình
đã vi phạm sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 255 Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, trong
đó tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được hiểu là hành vi tập hợp một số người có nhu
cầu sử dụng ma tuý, chuẩn bị địa điểm, các dụng cụ, phương tiện (bàn đèn, bơm, kim tiêm…)
và chất ma tuý để tiến hành đưa chất ma tuý vào cơ thể của những người khác một cách trái
phép. Hình phạt đối với “tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” quy định như sau:
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc
gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ
31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
d) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
61% trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản
chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Câu 5. Xin hỏi pháp luật về phòng, chống mại dâm nghiêm cấm những hành vi nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, những hành vi sau đây bị nghiêm
cấm:
- Mua dâm: là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để
được giao cấu.
- Bán dâm: là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật
chất khác.
- Chứa mại dâm: là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương
tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
- Tổ chức hoạt động mại dâm: là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
- Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc
người khác phải thực hiện việc bán dâm.
- Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực
hiện việc mua dâm, bán dâm.
- Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.;
- Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm;
- Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
Câu 6. Khi bà L tổ trưởng tổ dân phố đề nghị gia đình em M tối nay tham gia cuộc họp tổ
dân phố phát động về phong trào toàn dân hưởng ứng thực hiện nếp sống văn minh, gia
đình văn hoá, tích cực tham gia xoá bỏ mọi tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn mại dâm.
Mẹ M có ý không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay sống rất nề
nếp và mọi người trong gia đình mình không cần có trách nhiệm gì đối với tệ nạn mại
dâm. Xin hỏi ý kiến đó có chính xác không? Xin hỏi pháp luật có quy định trách nhiệm
của mỗi cá nhân công dân trong công tác phòng, chống mại dâm hay không?
Trả lời
Nhận thức rõ mại dâm là tệ nạn làm băng hoại giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ nền tảng hạnh phúc gia đình, làm mất ổn định xã hội, là
nguyên nhân lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ
sau, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm xác định việc phòng, chống mại dâm là trách nhiệm của
cả cộng đồng, của toàn xã hội.
Do vậy, Điều 8 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm đã quy định rõ: “Mọi cá nhân và gia đình có
trách nhiệm tham gia phòng chống mại dâm”.
Điều 8 Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã chỉ rõ đó là các trách nhiệm:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;
- Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm;
- Giáo dục, quản lý, ngăn ngừa để thành viên trong gia đình mình không tham gia tệ nạn mại
dâm;
- Phát hiện, cung cấp kịp thời các thông tin về tệ nạn mại dâm cho cơ quan Công an hoặc cơ
quan khác có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, đối với một số cá nhân tham gia vào việc điều hành các cơ sở kinh doanh dịch vụ
(khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi, và
các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm) hoặc sản xuất, lưu hành,
sử dụng dược phẩm kích thích tình dục…, bên cạnh trách nhiệm nêu trên còn phải tuân thủ
theo đúng những yêu cầu mà Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định.
Như vậy, suy nghĩ của mẹ M không chính xác, vì mọi cá nhân đều có trách nhiệm thực hiện
phòng, chống mại dân theo các quy định nêu trên của pháp luật.
Câu 7. Để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt pháp luật ngoại khóa của lớp học, Em H là học
sinh lớp 10 đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị các nội dung với chủ đề tuyên truyền, giáo
dục phòng, chống mại dâm trong trường học. Em lo lắng và muốn biết nội dung tuyên
truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm trong nhà trường được quy định thế nào?
Trả lời
Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm là biện pháp quan trọng để mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân và gia đình chấp hành và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống mại dâm.
Việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm trong trường học được quy định cụ thể ở
Điều 6 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2004 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm như sau:
Nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm đối với học sinh, sinh viên, học viên
trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề bao gồm:
- Tác hại nhiều mặt của tệ nạn mại dâm đối với xã hội, đối với danh dự, nhân phẩm, sức khỏe
con người; ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới, đến  chiến lược phát triển con người ở Việt
Nam;
- Các biện pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm;
- Chính sách và pháp luật phòng, chống mại dâm;
- Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về mại dâm;
- Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Căn cứ vào nội dung trên đây các trường xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng,
chống mại dâm cụ thể cho phù hợp với loại hình trường học của mình.
Câu 8. Đề nghị cho biết các quy định pháp luật về việc xử lý hành chính đối với hành vi
mại dâm và liên quan đến hoạt động mại dâm?
Trả lời
Theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, việc xử lý hành chính đối với
hành vi mại dâm và liên quan đến hoạt động mại dâm như sau:
Điều 22. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người
cùng một lúc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người
khác cùng mua dâm.
Điều 23. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người
cùng một lúc.
3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này,
thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 24. Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp địa điểm cho hoạt
động mua dâm, bán dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dẫn dắt, dụ dỗ hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lôi kéo, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác bán dâm;
b) Dùng các thủ đoạn khống chế, đe dọa người mua dâm, bán dâm để đòi tiền, cưỡng đoạt tài
sản.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
c) Môi giới mua dâm, bán dâm nhưng không thường xuyên;
d) Góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và
Khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu số tiền góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm đối với
hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này.
Điều 25. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh
doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở
do mình quản lý.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm,
bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với
hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Câu 9. Khi kiểm tra hành chính tại nhà nghỉ X, công an đã phát hiện ông Y là giám đốc
một doanh nghiệp có tiếng đang thực hiện hành vi mua dâm với cháu Z. Theo điều tra
của công an, tại thời điểm xảy ra sự việc, cháu Z chưa đủ 17 tuổi, vì vậy, ông Y có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên. Tuy nhiên, nhiều
người cho rằng hành vi của ông Y chỉ đáng bị xử phạt hành chính, do cháu Z cũng đã
thoả thuận bán dâm lấy tiền, chứ không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đề nghị
cho biết pháp luật quy định xử lý đối với hành vi này như thế nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, hành vi của ông Y đã cấu thành tội danh "Tội mua dâm người dưới 18
tuổi" được quy định tại Điều 329 Bộ luật hình sự:
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Câu 10. Mấy ngày tết được nghỉ học ở nhà, em K đã rủ hai người bạn thân là L và N cùng
chơi bài cho vui. K đề xuất để thêm phần quyết liệt khi chơi, cả lũ sẽ phân thắng thua khi
chơi bài bằng tiền, cụ thể người thắng sẽ nhận được 2.000 đồng của người thua sau mỗi
ván bài. Bạn L đã đồng ý ngay lập tức vì nghĩa rằng mình chơi bài giỏi, sẽ thắng được
nhiều tiền. Song N lại không đồng tình thì cho rằng nếu chơi bài ăn tiền như vậy là đánh
bạc trái phép vi phạm pháp luật. Xin hỏi ý kiến của N có đúng không? Hành vi đánh bạc
trái phép bị xử lý như thế nào?
Trả lời
Ý kiến của N là đúng.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ
nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, các hình thức như xóc
đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà
được, thua bằng tiền, hiện vật là hình thức đánh bạc trái phép.
Hành vi đánh bạc trái phép bị xử lý như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số
lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc
sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam
cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi
giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức
đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức
đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các
hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có
đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản
5 Điều này.
7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5
Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, ý kiến của N hoàn toàn chính xác.
Câu 11. Đề nghị cho biết mức xử phạt hình sự đối với tội đánh bạc?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự, tội đánh bạc bị xử lý như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị
giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này
hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Câu 12. Thế nào là HIV/AIDS? HIV/AIDS lây truyền qua các con đường nào?
Trả lời
- Dưới giác độ ngôn ngữ thì HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Human Immuno -
Deficiency Virus, AIDS là chữ viết tắt của cụm từ: Accquired Inmuno Deficiency Syndrome.
- Dưới giác độ y tế thì HIV là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV
gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại
các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cúng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng
cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi
nhiễm HIV đến khi biến chuyển thành bệnh AIDS tuỳ thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch
của từng người nhưng tựu trung lại trong khoảng thời gian trung bình là 05 năm.
Thuật ngữ HIV/ AIDS cũng được giải thích tại Điều 2 Luật phòng, chống nhiễm virút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (sau đây gọi là Luật phòng, chống HIV/AIDS)
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy
giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các
nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
- Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm
HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.
- HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người đã
được xác định nhiễm HIV.
- Các con đường lây truyền HIV/AIDS: HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường
máu (mà ở nước ta hiện nay, tỷ lệ người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV/AIDS rất cao) hoặc
truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
Câu 13. Hướng ứng ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS ngày 1 tháng 12, nhóm bạn
của L có ý định cùng nhau thực hiện chiến dịch ra quân cổ động nhằm nâng cao trách
nhiệm của các cá nhân trong cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Các bạn
muốn hỏi pháp luật quy định cá nhân có trách nhiệm gì việc phòng, chống HIV/AIDS?
Trả lời
Trong việc tham gia phòng, chống HIV/AIDS, công dân có trách nhiệm:
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia
đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng
đồng.
- Mọi người trong gia đình tuyên truyền, vận động và giáo dục các thành viên trong gia đình
thực hiện các quy định về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Mọi người trong gia đình của người bị nhiễm HIV/AIDS có trách nhiệm cùng xã hội chăm sóc
sức khoẻ, động viên tinh thần người bị nhiễm HIV/AIDS để họ được sống hoà nhập trong gia
đình và cộng đồng.
- Chủ động phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS qua đường tình dục, tiêm chích.
- Nghiêm cấm thực hiện các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm
lây truyền HIV/AIDS khác.
- Thầy thuốc và nhân viên y tế tại các cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện các quy định chuyên
môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS trong công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh và thực hiện các
dịch vụ kỹ thuật y tế, dịch vụ kỹ thuật kế hoạch hoá gia đình.
- Các cơ sở và người làm dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ khác có thể lây truyền HIV/AIDS phải tuân
theo các quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Ngoài ra công dân là người trong các cơ quan, tổ chức có liên quan còn có trách nhiệm thực
hiện những biện pháp cần thiết của cơ quan, tổ chức mình nhằm phòng, chống HIV/AIDS có
hiệu quả nhất.
Câu 14. Xin cho biết để phòng, chống HIV/AIDS pháp luật nghiêm cấm những hành vi
nào?
Trả lời
Trong việc phòng, chống HIV/AIDS, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
- Đe dọa truyền HIV cho người khác.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám
hộ nhiễm HIV.
- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc
một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp trong các
quy định về thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
- Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
- Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp
luật.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 15. Chị gái của D và chuẩn bị làm hồ sơ sinh tại bệnh viện. D nghe chị kể phải làm
các xét nghiệm máu trong đó có xét nghiệm HIV. D băn khoăn muốn hỏi xét nghiệm HIV
là gì? Có mấy hình thức xét nghiệm HIV?
Trả lời
Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV
trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.
Theo quy định tại Điều 27 và Điều 18 Luật phòng, chống HIV/AIDS, hiện nay có 2 hình thức xét
nghiệm HIV/AIDS là:
a) Xét nghiệm HIV tự nguyện:
- Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm.
- Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
- Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được
thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
b) Xét nghiệm HIV bắt buộc
- Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định
của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết
để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
- Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
- Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp quy định nêu trên do ngân sách nhà nước chi trả.
Kết luận về tệ nạn xã hội :
Về ma tuý :

Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất
nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp
phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một
trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã
hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gây
nguy hiểm cho xã hội như: ma tuý, mại dâm, tội phạm… Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự
an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe dọa khủng khiếp của toàn nhân loại. Ai trong chúng ta
cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên. Vì thế, ta cần tự chủ bản thân. Kiên quyết
bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”. Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng
chung tay góp sức với nhau, cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã
hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa. Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể
cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.

Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người
nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hòa nhập tốt hơn với cộng
đồng. Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý, những “má mì”chăn dắt gái mại dâm
để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”. Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có
thể bị tiêu diệt còn tùy thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người. Vì thế, ai trong số chúng
ta cũng phải làm chủ bản thân, nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích, những trò ăn chơi sa
đoạ. Tuy một ngày,chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian,
chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.

Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm: “Vui có chừng - Dừng đúng
lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay, làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.
Những người cả tin, sống ăn chơi, đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội
thật đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa
vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gây ra đã tạo nên một lỗ hổng đen
vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình. Những con người ích kỉ như vậy đáng phải
chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của tòa án
lương tâm.

Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn
và là người có ích cho cộng đồng. Họ xứng đáng nhận được sự thương yêu và trân trọng của
mọi người. Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ
đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội
và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của
toàn nhân loại.

Về bài bạc :
Học sinh là lứa tuổi của sự tò mò hiếu động và mong muốn khám phá những điều mới lạ nhưng
học sinh rất dễ bị sa ngã. Dựa vào đó các tai họa của nhân loại như cờ bạc, ma túy, văn hóa
phẩm đồi trụy đã nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong môi trường thanh niên. Sau đây
chúng ta đi vào tìm hiểu tác hại của cờ bạc, ma túy và các văn hóa phẩm không lành mạnh có
tác hại thế nào với lứa tuổi thanh niên học sinh.

Tuổi thanh thiếu niên chúng em là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Có nhiều thành ngữ, tục
ngữ ca ngợi tuổi này như "Tuổi trăng tròn", "Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Đó là lứa tuổi mà
thể lực phát triển đến mức tối đa, đầu óc chứa đầy những ước mơ cao đẹp, khao khát cống
hiến, hy sinh.

Tuổi chúng em cũng là lứa tuổi có sức tiếp thu nhạy bén, ham tìm hiểu khoa học kĩ thuật nước
ngoài, thích cái mới. Nhưng ngược lại, tuổi thanh niên cũng có những khuyết điểm như ham
vui, dễ sa ngã, thân thiết với bạn bè, nhưng không biết phân biệt kẻ tốt người xấu.

Chính vì thế mà có những nguy cơ đang rình rập, nhiều cạm bẫy đang chờ đợi chúng em. Đó là
hiểm họa cờ bạc, ma tuý, và văn hóa phẩm không lành mạnh. Vậy, chúng ta hãy thử đi vào tìm
hiểu vấn đề này!

Cờ bạc là những trò chơi dựa vào sự may rủi, người chơi cờ bạc ban đẩu xuất phát từ giải trí
nhưng sau đó bị "máu tham" nổi lên,không thể nào dừng lại được nữa! Hình thức của cờ bạc là
sử dụng những lá bài tây, hoặc dựa vào xổ số để ghi đề, có người lại dựa vào những trận bóng
đá hay những trận đua ngựa để "cá cược". Tất cả đều là những hình thức khác nhau của cờ
bạc mà thôi! Cờ bạc ngày xưa có hình thức đơn giản hơn, nhưng cũng làm cho bao người
khánh kiệt, nhà tan cửa nát. Con mất cha, vợ mất chồng, cổ tích Việt Nam còn kể về những
người đàn ông mê cờ bạc, mất hết tiền của, nhà đất rồi còn đem vợ đẹp ra mà đánh bạc!! Xem
thế mới thấy cờ bạc có một "ma lực" thật đáng sợ! Người xưa có câu:

"Cờ bạc là bác thằng bần


Áo quần bán hết, tra chân vào cùm"
Các học sinh, thanh niên chúng em nên lánh xa trò cờ bạc, vì trong giới này còn những tay chơi
chuyên nghiệp, luôn lừa gạt những người mới vào để lấy tiền kẻ ngây thơ. Đó là loại người "cờ
gian bạc lận" mà không thể nào chúng ta thắng nổi họ!

Gần đây, thanh niên lại phải đối đầu với nguy cơ mới trên toàn thế giới: Ma túy!
"Ma" là cây gai, nghĩa bóng còn chỉ thói quen không thể chừa được. "Tuý" là say. Ma tuý là chất
gây say, gây nghiện, không thể chừa bỏ được khi đã vướng vào. Nó là một danh từ chỉ chung
các chất: cần sa, cocain, á phiện, heroin và các chất kích thích khác như xì cọt, bồ đà, thuốc
lắc… Theo lời những nạn nhân đã mắc vào ma túy thì nó có sức hấp dẫn một cách đáng sợ vì
khi hút vào, nó làm người hút có một cảm giác lâng lâng kì lạ. Những cạm bẫy tai hại của ma
túy là khi đã hút vài lần thì không thể nào bỏ được nữa. Con nghiện bị cồn cào, cơn nghiện
hành hạ thể xác đến độ mất hết lương tri, bằng mọi cách, người nghiện phải có thuốc, dù cho
phải ăn cắp, cướp giật hay là giết người, lừa gạt thân nhân để kiếm tiền hút chích! Họ có thể
hành hung những người xung quanh, người thân của chính mình mà không có ý thức. Căn
bệnh nghiện ma túy ấy đã làm mất đi lý trí của người con ngoan, người anh tốt trong cộng đồng
để trở thành con nghiện nguy hiểm.

Trong lúc chính quyền các nước và bao tổ chức an ninh chống buôn bán ma túy thì các con
buôn thế giới sẵn sàng bỏ bao nhiêu tỷ đô la và súng đạn, giết bao nhiêu người để buôn ma
túy, vì số tiền lời là khổng lồ!

Con nghiện thường dùng nó dưới hình thức hút, chích để thỏa mãn cơn nghiện. Những kẻ khi
đã nghiện thì đê mê, mất tỉnh táo về tinh thần, làm mất những kháng thể trong cơ thể, từ đó cơ
thể suy nhược chỉ vì những chứng bệnh rất thông thường. Sự thiếu thuốc làm cho con nghiện
mất hết lý trí, bị vật vã dữ dội và phải tìm mọi cách có tiền để thỏa mãn cơn nghiện bằng cách
xin, mượn, lừa đảo, ăn cắp. Các thanh niên, học sinh khi đã đi vào con đường nghiện ngập sẽ
đi cướp giật của người khác, thậm chí không ngần ngại hành hung người thân quen quanh
mình để có được tiền đi hút. Việt Nam ta là một nước đang phát triển nên ma túy vẫn còn
hoành hành khắp Bắc Nam... Mới đây ở Thị Nghè một thanh niên đang trong cơn nghiện đòi
tiền của mẹ để đi hút, người mẹ không cho, con nghiện đã đốt nhà và trong lúc sơ sẩy hắn đã
bị điện giật chết trên nóc nhà mình. Đó là một trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Trong thời gian tiêm chích người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, đánh mất nhân cách đạo đức và
nguy hiểm nhất là có khả năng lây nhiễm cho người khác, làm lây lan dịch AIDS. Đối tượng học
sinh là mục tiêu hàng đầu của những kẻ dụ dỗ buôn bán ma túy. Và cũng vì tính tò mò hiếu kỳ
mà các em rất dễ sa ngã.

Các lí do khác khiến thanh niên dễ sa vào ma tuý là họ có một lối sống thiếu lí tưởng, thừa tiền
bạc, cha mẹ nuông chiều, thả lỏng, giải trí không lành mạnh và cặp kè với bạn xấu. Vì vậy Nhà
nước ta cũng đã tuyên truyền, giáo dục học sinh và thực hiện các biện pháp nghiêm khắc với
những học sinh có hành vi tuyên truyền buôn bán ma tuý.

Cai nghiện heroin không phải là dễ dàng vì ý chí con người dễ bị tàn lụi, không thể chống lại
những cơn vật vã khổ cực của cơn đói thuốc (vã mồ hôi, co giật, cảm thấy như ngàn mũi kim
đâm vào thịt, như triệu con giòi bò lúc nhúc trong thịt). Những người cai nghiện được sáu
tháng, một năm, biết sự nguy hiểm của heroin đã làm khổ mình, gia đình mình hết sức, nhưng
về nhà lại tái nghiện vì ý chí bị suy sụp.

Tác hại lớn nhất của heroin là dẫn đến HIV/AIDS: bao nhiêu người dùng một ống tiêm (chích)
chỉ cần một người nhiễm HIV chích chung sẽ làm lây nhiễm qua đường máu cho kẻ khác một
cách dễ dàng. Tuổi thọ của người nghiện heroin chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, có
người chích xong lăn đùng ra chết. Làm sao mà không chết khi đưa chất độc với những tạp
chất (pha chế thêm) vào mình. Nếu người nghiện heroin nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng chuyển
sang giai đoạn AIDS vì cơ thể suy sụp. HIV nhân bản mỗi ngày 10 tỉ siêu vi khuẩn, chỉ cần vài
tuần con người đã trở thành "con vật HIV". Nếu có thời gian theo dõi báo chí, chúng ta sẽ lo sợ
biết bao trước hiểm họa của ma túy. Những số liệu thanh niên nghiện hút ngày càng tăng.
Nhiều tội phạm buôn bán ma tuý đã bị bắt. Nhiều tổ chức tốt hướng dẫn; giúp đỡ thanh thiếu
niên đã được lập ra như: trung tâm cai nghiện Bình Triệu, trung tâm tư vấn sức khỏe cộng
đồng, những tổ chức y tế dự phòng.

Điều nguy hiểm hơn nữa là các văn hóa phẩm không lành mạnh như những phim ảnh thiếu đạo
đức, nhiều án mạng hoặc nhiều kích thích về bản năng thấp hèn đang được lưu truyền rộng rãi.
Trước nó lan truyền vào việt Nam bằng những cuộn băng đĩa xách tay từ nước ngoài, bây giờ
lan truyền bằng con đường Internet!

Thực sự nếu là một học sinh biết lựa chọn tư liệu, thì Internet là một phương tiện học tập hiện
đại và phong phú. Nhưng đi vào internet khi chưa đủ kiến thức về môn vi tính, chúng ta sẽ bị
những người xấu len lỏi vào máy tính của ta bằng những lá thư hấp dẫn, những phần thưởng
và quà tặng bất ngờ thật lớn lao! Sau một cái click chuột của ta, là những trang web độc hại
hiện ra, kèm vào đó là những virus được cài sẵn mà ta không biết hậu quả đến thế nào!

Ngay cả những trò chơi có vẻ hết sức "lành mạnh" là game online, nếu các học sinh biết sử
dụng đúng mức là một sự thư giãn vui vẻ, tập cho trí tuệ sắc sảo. Nhưng nếu các học sinh nhịn
tiền quà bánh, trốn thầy cô, cha mẹ vào một tiệm "game online" thường xuyên, mỗi ngày hai
đến bốn giờ đồng hồ, thì kết quả học tập sẽ thế nào? Sức khỏe các em ấy sẽ ra sao nếu không
phải là những gương mặt tiều tụy thiếu trí nhớ lúc kiểm tra bài và thiếu, ngủ thường xuyên?

Mong sao em và các bạn của mình tránh xa được các tệ nạn cờ bạc, ma túy AIDS và những
văn hóa phẩm tồi tệ! Hãy nói không với các tệ nạn xã hội! Ước gì các học sinh chúng ta luôn
yêu thích giải trí lành mạnh như là thể thao ca nhạc, du lịch, xem phim hoặc đọc sách. Những
thứ giải trí ấy vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, vừa nâng cao kiến thức và đưa em đến những chân trời
tuyệt diệ

You might also like