You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDQP-AN KỲ 2 LỚP 10

BÀI 3
TỰ LUẬN
1. Học sinh có trách nhiệm gì trong phòng chống ma túy?
Trả lời:
- Nhận thức đầy đủ về hậu quả và tác hại của ma tuý; chủ động bảo vệ bản thân; không sử dụng ma
tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
- Không vi phạm quy định của PL về phòng, chống ma tuý.
- Thực hiện nghiêm các quy định, chương trình, hoạt động của nhà trường về phòng, chống ma tuý.
- Vận động thành viên gia đình, bạn bè, cộng đồng nơi cư trú thực hiện các quy định của PL về
phòng, chống ma tuý.
- Kịp thời tố giác người có hành vi VPPL về ma tuý cho gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng.
2. Em hãy trình bày hiểu biết về 1 số chất ma túy điển hình và phổ biến ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
- Hiểu biết về thuốc lắc:
+ Thuốc lắc gọi đầy đủ là thuốc lắc MDMA, được chế xuất từ nhiều hoá chất khác nhau.
+ Là loại ma tuý tổng hợp bao gồm cả các chất dạng amphetamine và một số các chất gây ảo giác.
Amphetamine là các chất kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh TW  gây ảo giác, làm
cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế.
+ Ngoài tên "thuốc lắc", loại ma tuý này còn đựoc gọi là "bướm đêm", "bay" "bánh", "kẹo","nốt
lạc", "vương miện","tim lồng", hay "chó dại"…
+ Tuỳ thuộc vào hình ảnh in trên viên thuốc, thuốc lắc có thể có trên thị trường dưới dạng viên màu
trắng, đỏ, xanh,…
- Hiểu biết về cần sa:
+ Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay trong giới trẻ sử
dụng các tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa như “bồ đà”, “bu”,
“cỏ”, “tài mà”, “pin” được sử dụng dưới dạng hút, vape, hít, uống hoặc ăn nhằm mục đích thỏa mãn
cá nhân và giải trí.
+ Nhưng cần sa có các hợp chất làm thay đổi tâm trí ảnh hưởng đến cả não và cơ thể , gây hại cho
sức khỏe của người sử dụng.
- Hiểu biết về Heroin:
+ Heroin là một chất gây nghiện được chiết xuất từ quả cây thuốc phiện.
+ Được xếp cùng nhóm với các chất giảm đau mạnh được biết đến với tên chất dạng thuốc phiện.
+ Một số loại thuốc gây nghiện khác trong nhóm chất dạng thuốc phiện này bao gồm thuốc phiện,
morphine và codein. Ngoài ra còn có một số chất dạng thuốc phiện khác do con người tổng hợp nên
như pethidine và methadone. Những loại này được dùng hợp pháp vì mục đích y tế, nhưng dùng
heroin là bất hợp pháp.
+ Còn được biết đến với những tên như hàng trắng, bạch phiến…
1
+ Có tác dụng làm ức chế làm giảm hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh TW.
3. Nếu bạn thân của em nghiện ma túy, em sẽ làm gì?
- Gặp gỡ động viên tinh thần ...
- Phân tích để bạn nói với bố mẹ và gia đình để có biện pháp xử lý
- Khuyên nhủ bạn đi cai nghiện
- Không kỳ thị, xa lánh bạn
- Tuyên truyền nói rõ về tác hại của ma túy để từ đó bạn có ý thức hơn... và quyết tâm cai nghiện.
4. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em cần có trách nhiệm gì để tham gia phòng
chống ma túy?
- Tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy trong nhà trường, cho các bạn trong lớp, tham gia
các hoạt động phòng, chống ma túy do nhà trường phát động .
- Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý:
+ Tuyệt đối không được dùng thử các chất ma túy bằng bất cứ hình thưc nào.
+ Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
+ Từ chối lời mời, rủ rê của người khác về việc sử dụng chất ma túy.
+ Chủ động bảo vệ bản thân
+ Quyết tâm cai nghiện ma túy khi mắc nghiện...

TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Chất nào dưới đây không thuộc nhóm chất ma túy?
A. Nhựa cây thuốc phiện. B. Thảo quả khô.
C. Cần sa thảo mộc. D. Heroine mà ma túy đá.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: B
Thảo quả là một loại thảo mộc có vị cay nóng, mùi thơm, thường được sử dụng trong ẩm thực và
làm thuốc chữa bệnh. Thảo quả không thuộc nhóm chất ma túy.
Câu 2. Chất hướng thần là chất
A. kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây ảo giác; sử dụng nhiều có thể gây nghiện.
B. an thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, sử dụng nhiều có thể gây nghiện.
C. kích thích hoặc ức chế thần kinh, nảy sinh ảo giác nhưng không gây nghiện.
D. tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt, giảm tình trạng sưng tấy và không gây nghiện.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: A
- Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần
có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Câu 3. “Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng” - đó
là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Chất gây nghiện. B. Chất hướng thần.
2
C. Chất an thần. D. Chất giảm đau.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử
dụng.
Câu 4. Hình ảnh dưới đây phản ánh chất ma túy nào?
A. Cây cần sa. B. Lá Khat.
C. Cây Cát đằng. D. Cây thuốc phiện.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: D
Hình ảnh trên phản ánh về cây thuốc phiện.
Câu 5. Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành mấy loại?
A. 2 loại. B. 3 loại.
C. 4 loại. D. 5 loại.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: B
Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành 3 loại là: ma túy có nguồn gốc tự nhiên; ma
túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm tội phạm về ma túy?
A. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý
B. Sản xuất, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý.
C. Vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
D. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: D
- Hành vi: Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh không thuộc nhóm tội phạm về
ma túy.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến bản thân người nghiện
ma túy?
A. Bị tổn hại về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.
B. Hủy hoại đạo đức, nhân cách; làm tiêu tốn tài sản.
C. Bị ức chế thần kinh nhưng không lệ thuộc vào thuốc.
D. Không tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: C
- Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện ma túy:
+ Tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần;
+ Huỷ hoại đạo đức, nhân cách
3
+ Có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi
+ Làm tiêu tốn tài sản…
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến gia đình người nghiện
ma túy?
A. Làm tiêu tốn tài sản gia đình
B. Người thân luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm.
C. Thường có xung đột, cãi vã; ảnh hưởng đến giống nòi.
D. Gia đình hạnh phúc, mọi thành viên yêu thương nhau hơn.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: D
- Tác hại của ma túy đối với gia đình người nghiện ma túy:
+ Làm tiêu tốn tài sản gia đình
+ Người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm vì có người nghiện;
+ Thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi, ảnh hưởng đến giống nòi,...
Câu 9. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?
A. Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.
B. Tăng chi phí cho công tác phòng chống ma túy.
C. Suy giảm chất lượng nguồn nhân lực lao động.
D. Suy giảm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: A
- Tác hại của ma túy đối với trật tự an toàn xã hội:
+ Người nghiện ma tuý có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, gây
rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, giết người…
+ Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS
+ Gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm,...
Câu 10. Người nghiện ma túy thường
A. bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách.
B. dễ dàng từ bỏ ma túy và không bị tái nghiện.
C. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.
D. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Người nghiện ma túy thường bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma túy và dễ
bị tái nghiện ma túy.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về con đường dẫn đến nghiện ma túy?
A. Tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma túy.
B. Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi với bạn bè.
4
C. Bị bạn bè lôi kép, xúi giục, kích động sử dụng ma túy.
D. Ma túy là một loại thuốc được kê đơn để bồi bổ cơ thể.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
- Các con đường gây nghiện ma tuý
+ Bản thân chủ động tìm đến với ma tuý và sử dụng những chất này.
+ Do tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma tuý.
+ Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cải tôi với bạn bè xung quanh.
+ Bị bạn bè lôi kéo, xúi giục, kích động sử dụng chất ma tuý.
+ Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma tuý…
Câu 12. Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý điều gì?
A. Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
B. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.
C. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.
D. Thụ động trong việc bảo vệ bản thân.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý:
- Tuyệt đối không được dùng thử các chất ma túy.
- Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
- Từ chối lời mời, rủ rê của người khác về việc sử dụng chất ma túy.
- Chủ động bảo vệ bản thân
- Quyết tâm cai nghiện ma túy khi mắc nghiện.

BÀI 4
Câu 1. Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?
A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.
D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy là hành vi vi phạm luật giao thông
Câu 2. Căn cứ vào dấu hiệu nào để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật
tự an toàn giao thông?
A. Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi không thể nhận biết được.
B. Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật.
C. Không có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
5
D. Người tham gia giao thông bị mất năng lực hành vi nhân sự.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem
xét cụ thể các dấu hiệu sau:
+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.
+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao
thông.
+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc
bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.
Câu 3. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là
A. 14 tuổi B. 16 tuổi
C. 18 tuổi D. 19 tuổi
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: B
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là 16 tuổi
Câu 4. Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?

A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.
B. Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT đi nhanh hơn.
C. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.
D. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT dừng lại.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: A
Trong bức hình trên, đồng chí CSGT thực hiện động tác: Thổi một tiếng còi dài, mạnh; đồng thời,
tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước theo chiều kim đồng hồ và giơ tay thẳng lên, lòng bàn tay
hướng vào trước đỉnh đầu, gậy thẳng đứng, tay trái buông thẳng theo đường chỉ quần.
=> Động tác này có hiệu lực cấm đi đối với tất cả người và phương tiện tham gia giao thông ở tất cả
các chiều đường.
6
Câu 5. Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?

A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.
B. Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT đi nhanh hơn.
C. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.
D. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT dừng lại.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: C
Trong bức hình trên, đồng chí CSGT thực hiện động tác: Từ tư thế mở đường, gập cánh tay phải cầm
gậy từ khuỷu tay đến bàn tay từ từ về phía trước ngực, cánh tay phải và gậy thẳng, sau đó duỗi ra
như động tác mở đường, tay gập đi gập lại ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 3 tiếng còi ngắn, nhanh,
mắt hướng về bên phải.
=> Động tác này báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.
Câu 6. Em hãy cho biết ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông màu xanh?
A. Cho phép đi. B. Dừng lại.
C. Đi chậm lại D. Rẽ trái
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: A
Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông màu xanh là: Cho phép đi. ( SGK - Trang 24)
Câu 7. Biển báo cấm chủ yếu có dạng
A. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.
B. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.
C. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
D. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: A
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể
hiện điều cấm
Câu 8. Biển báo hiệu lệnh chủ yếu có dạng
A. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.
7
B. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.
C. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
D. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng: C
Biển báo hiệu lệnh chủ yếu có dạng hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc
trưng cho hiệu lệnh.
Câu 9. Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng
A. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
B. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.
C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.
D. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ
viết màu trắng.
Câu 10. Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng
A. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
B. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.
C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.
D. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ
viết màu trắng.
Câu 11.Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi
có tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải
A. dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn.
B. nhanh chóng điều khiển phương tiện vượt qua phần đoạn đường giao nhau đó.
C. nhanh chóng điều khiển phương tiện tiến đến gần phần đường giao nhau.
D. dừng lại ở phần đường của mình và đứng sát mép đường ray gần nhất.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín
hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn
một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông?
A. Phá hoại công trình đường sắt và các phương tiện giao thông đường sắt.
8
B. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, hành lang an toàn.
C. Chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn.
D. Dừng lại và giữ tối khoảng cách tối thiểu 5m khi thấy phương tiện đường sắt đi qua.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Hành vi: Dừng lại và giữ tối khoảng cách tối thiểu 5m khi thấy phương tiện đường sắt đi qua (tại nơi
giao nhau giữa đường bộ bà đường sắt) không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao
thông.

BÀI 5
TỰ LUẬN
Câu hỏi: Em và người thân em tham gia những hoạt động gì để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 
Câu trả lời:
Để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, em và người thân em đã
tham gia những hoạt động:
 Tố cáo hành vi xâm phạm ANQG, xâm phạm lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. 
 Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG và bảo đảm
trật tự, ATXH khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện PL về ANQG và bảo đảm trật
tự, ATXH.
 Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm ANQG và
trật tự, ATXH cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG, bảo đảm trật tự
ATXH nơi gần nhất. 
 Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG và bảo đảm trật tự, ATXH
theo quy định của PL. 
 Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm ANQG và trật tự ATXH.

Câu 1. “Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. An ninh quốc gia.
B. Trật tự an toàn xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: A

9
 An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc (SGK - Trang 27)
Câu 2. “Trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các
quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định” là nội dung của khái niệm nào dưới
đây?
A. An ninh quốc gia.
B. Trật tự an toàn xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: B
 Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống
yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định (SGK -
Trang 27)
Câu 3. “Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh
quốc gia” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. An ninh quốc gia.
B. Trật tự an toàn xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: C
 Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt
động xâm phạm an ninh quốc gia
Câu 4. “Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật về trật tự, an toàn xã hội” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. An ninh quốc gia.
B. Trật tự an toàn xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: D
 Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội
Câu 5. Trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chủ thể nào dưới đây
có trách nhiệm “đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn và lãnh đạo chặt chẽ
bộ máy Nhà nước các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó”?
10
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
C. Các tổ chức xã hội. D. Các cá nhân.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: A
 Trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Đảng: đề ra đường lối
chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn; và lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước các
đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó (sgk - trang 28).
Câu 6. Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm “quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò tác
dụng của chính quyền các cấp; phối kết hợp chức năng của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an
ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
C. Các tổ chức xã hội. D. Các cá nhân.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: B
 Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò tác dụng của chính quyền các cấp;
phối kết hợp chức năng của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội (sgk - trang 29).
Câu 7. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân; đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội?
A. Công an nhân dân. B. Quân đội nhân dân.
C. Dân quân tự vệ. D. Các tổ chức xã hội.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: A
 Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân; đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (sgk - trang 29)
Câu 8. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc: bảo vệ sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; phối hợp với các lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội?
A. Công an nhân dân. B. Quân đội nhân dân.
C. Dân quân tự vệ. D. Các tổ chức xã hội.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: B
 Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt bảo vệ sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; phối hợp với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh
quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (sgk - trang 29)

11
Câu 9. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có
chiến tranh?
A. Công an nhân dân. B. Quân đội nhân dân.
C. Dân quân tự vệ. D. Các tổ chức xã hội.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: C
 Dân quân tự vệ:cùng với quân đội nhân dân và công an nhân dân bảo vệ Đảng, chính quyền,
tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng
cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh (sgk - trang 29)
Câu 10. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của
A. lực lượng công an nhân dân. B. lực lượng Quân đội nhân dân.
C. lực lượng Dân quân tự vệ. D. toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Hiển thị đáp án
 Đáp án đúng là: D
 Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân (sgk - trang 29).

BÀI 6
Câu 1. Môi trường mà trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao
đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính được gọi là
A. mạng. B. an ninh mạng.
C. viễn thông. D. truyền thông.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính (Luật An toàn thông tin mạng năm 2015).
Câu 2. “Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Cơ quan, tổ chức, cá nhân” - đó là nội dung của
khái niệm nào dưới đây?
A. Mạng. B. An ninh mạng.
C. Viễn thông. D. Truyền thông.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Cơ quan, tổ chức, cá nhân (Luật An
ninh mạng năm 2018).
Câu 3. Luật An ninh mạng năm 2018 gồm
A. 07 chương, 34 điều B. 07 chương, 43 điều.
12
C. 08 chương, 34 điều D. 08 chương, 43 điều
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Luật An ninh mạng năm 2018 gồm 7 chương, 43 điều (SGK - Trang 32)
Câu 4. Bộ luật nào dưới đây quy định những nội dung cơ bản về: bảo vệ an ninh mạng đối với hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng,
triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Luật An ninh quốc gia (năm 2004).
B. Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).
C. Luật An ninh mạng (năm 2018).
D. Luật Quốc phòng (năm 2018).
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Luật An ninh mạng (năm 2018) quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng,
triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 5. Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng?
A. Xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
B. Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông.
C. Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
D. Đăng tải những thông tin, video clip quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
- Hành vi đăng tải những thông tin, video clip quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam không bị
nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng.
- Một số hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng là:
+ Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống NN CHXHCNVN.
+ Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống NN CHXHCNVN.
+ Xuyên tạc LS, phủ nhận thành tựu CM, phá hoại khối đại đoàn kết toàn DT, xúc phạm tôn giáo,
phân biệt đối xử về giới, PBCT.
+ Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng
máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử.
+ Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của DT, đạo đức XH, sức
khoẻ của cộng đồng.
+ Chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet trộm cắp cước viễn thông quốc
tế trên nền Internet.
+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động KT – XH.
13
+ Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của PL,
hướng dẫn người khác thực hiện hành vi VPPL.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng?
A. Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống phá nhà nước.
B. Sản xuất những video clip quảng bá hình ảnh đẹp về con người Việt Nam.
C. Đăng tải lên facebook những hình ảnh liên quan đến kỉ niệm của bản thân.
D. Tuyên truyền, quảng cáo các hàng hóa thuộc danh mục pháp luật cho phép.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
- Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc
phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
- Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy
tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử.
- Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội,
sức khoẻ của cộng đồng.
- Chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet trộm cắp cước viễn thông quốc tế
trên nền Internet.
+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã
hội.
+ Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của
pháp luật, hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 7. Khi tham gia không gian mạng, trẻ em không có quyền
A. tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội.
B. giữ bí mật cá nhân và bí mật đời sống riêng tư.
C. cung cấp, phát tán thông tin cá nhân của người khác.
D. học tập và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
- Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí
mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
- Khi tham gia không gian mạng, trẻ em không có quyền cung cấp, phát tán thông tin cá nhân của
người khác.
Câu 8. Thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân được gọi là
A. thông tin cá nhân. B. bí mật quốc gia.
14
C. thông tin an ninh. D. bí mật quốc phòng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một
trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư
điện tử, số điện thoại, số căn cước công dân, số hộ chiếu…
Câu 9. Thông tin nào dưới đây không thuộc thông tin cá nhân?
A. Số căn cước công dân. B. Địa chỉ liên hệ.
C. Họ tên, ngày sinh. D. Tên một bộ phim.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một
trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư
điện tử, số điện thoại, số căn cước công dân, số hộ chiếu…

15

You might also like