You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT


----------

CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY


VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHỒNG CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY
TRONG SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên tham gia: Lê Phi Vũ


Khoa: Điện-Điện tử
Lớp: 21TDH1
MSSV: 21115055120176

Đà Nẵng, ngày tháng năm


Mục lục
Lời mở đầu..................................................................................................................................................3
I. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về tác hại của ma túy?......................................................4
1. Ma túy là gì?...................................................................................................................................4
2. Phân loại ma túy và tác hại của từng loại ma túy cụ thể.............................................................4
3. Tóm tắt tác hại của ma túy............................................................................................................6
II. Trình bày những chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước ta quy định về ma túy và tội
phạm ma túy?............................................................................................................................................7
1. Pháp luật về ma túy:......................................................................................................................7
2. Pháp luật về tội phạm:..................................................................................................................9
III. Anh/chị hãy chia sẽ trải nghiệm của anh chị trong đời sống có liên quan đến ma túy và tội
phạm ma túy? Theo anh/chị làm thế nào để bản thân phòng trách được ma túy, tội phạm ma túy?
11
1. Trải nghiệm trong đời sống liên quan đến ma túy....................................................................11
2. Theo anh/ chị làm thế nào để phòng tránh được ma túy và tội phạm ma túy?.......................16
Lời cảm ơn................................................................................................................................................16
Lời mở đầu
Tình trạng ma túy và tội phạm ma túy đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp
trên toàn cầu, gây ảnh hưởng xấu đến tất cả các lớp tuổi và tầng lớp xã hội. Vì vậy, việc
tìm kiếm các giải pháp phòng chống ma túy và tội phạm ma túy là rất cấp bách và đòi hỏi
sự chung tay của tất cả chúng ta.
Để góp phần vào nỗ lực đó, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Đà Nẵng tổ chức cuộc thi
phòng chống ma túy và tội phạm ma túy với mong muốn khuyến khích và tôn vinh các ý
tưởng, giải pháp sáng tạo và hiệu quả từ các bạn sinh viên. Cuộc thi không chỉ là nơi để
các bạn thể hiện khả năng sáng tạo, mà còn là cơ hội để cả nhà trường và cộng đồng nâng
cao nhận thức và thực hiện các hành động cụ thể để ngăn chặn sự lan truyền của ma túy
và tội phạm ma túy.
Thông qua cuộc thi chúng ta có cơ hội để tìm hiểu về thê nào là ma túy, những quy định
cảu Đảng và nhà nước về ma túy, đồng thời chứng kiến được rất nhiều cau chuyện đau
lòng do ma túy gây ra.
NỘI DUNG THI
I. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về tác hại của ma túy?
1. Ma túy là gì?
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung khi nói tới
ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào
cở thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ làm thay đổi trạng thái
ý thức và sinh lý người đó.
Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và
nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về
ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các
danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma
tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong
danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
- Người dử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
2. Phân loại ma túy và tác hại của từng loại ma túy cụ thể
Thuốc phiện (Anh túc)
Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 -
1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ,
mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là
thuốc phiện sống.
Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo
cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày
càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị
suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử
dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm
ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay
bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có
thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc
hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Mooc phin (Morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất
thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và
trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung
ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số
trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Với liều điều trị Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo
trạng thái lạc quan, nhìn màu sác thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm
giác đói. Liều cao Morphin làm hạ huyết áp, làm giảm dịch tiết, lại ra mồ hôi
nhiều.
Phụ nữ có thai dùng Morphin rất nguy hiểm, gây tác hại lâu dài đến sự trưởng
thành của trẻ như đẻ non, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, nôn, mất ngủ, đi
lỏng... Morphin rất nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi. Nó có thể dẫn đến trẻ bị gù,
vẹo, thương tổn đầu sọ, hen phế quản, bệnh và thận mãn tính...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm
lý, nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt,
co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã mồ
hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thầm kinh bị kích thích. Sau khi tiêm
vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng Mor phin được thải ra từ cơ thể theo
nước tiểu.
Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là "
Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu
hồng gọi là " Heroin 3" dùng để hút, hít.
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau,
sầu não, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị
đau co thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và
có thể chết sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách,
trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây ra các hành vi vi
phạm pháp luật.
Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y hoc, Cần sa
còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những
thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành
vi vô nghĩa khác. Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường
và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự mệt mỏi, buồn
ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu,
người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...
Ma tuý tổng hợp
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ
các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn chung, các
chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý
tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần
kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn gọi là
"các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý
này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.
Những năm gần đây nước ta đã xuât hiện các chất ma tuý tổng hợp rất nguy hiểm,
đặc biệt là các chất ma tuý kích thích dạng amphetamine (viết tắt là ATS-
amphetamine-type- stimulans) có xu hướng gia tăng rất mạnh. Các chất ma tuý
thuộc nhóm ATS như amphetamine, methamphetamine, MDMA (3, 4
methylenedioxymethaphetamine, còn gọi là Ecstasy) đều có thể được hấp thụ qua
đường tiêu hoá, sau 24 giờ thì khoảng 70 - 90% được bài tiết qua nước tiểu và
được bài tiết gần hết sau 2 - 3 ngày.
Nếu dùng ATS thời gian dài sẽ gây nghiện. Người sử dụng ATS thường thiếu ngủ,
chán ăn, đánh trống ngực, chóng mặt và các dấu hiệu cường giao cảm như: tăng
huyết áp, tăng thân nhiệt và rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm sinh lý
và nhiều chức năng khác của cơ thể. Dùng ATS liều cao có thể sử dụng bằng
nhiều hình thức như tiêm chích, hút, hít... Nhưng hiện nay, hình thức sử dụng ATS
phổ biến nhất là dạng thuốc viên (như viên nhộng, viên nén) có kích thước, màu
sắc, kí hiệu khác nhau.
3. Tóm tắt tác hại của ma túy
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Ma túy có thể gây ra các triệu chứng khác
nhau như giảm trí nhớ, khó tập trung, chứng loạn thần, rối loạn tâm lý và các tình
trạng suy thoái tâm lý khác.
Gây hại cho sức khỏe thể chất: Ma túy có thể gây ra các tác hại cho sức khỏe như
đau đầu, buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, giảm cân và gây tổn thương cho các cơ quan
trong cơ thể như gan, thận, tim, phổi và hệ thần kinh.
Dẫn đến các hành vi nguy hiểm: Ma túy là một nguyên nhân lớn gây ra các hành
vi nguy hiểm như lái xe say, tấn công người khác, tham gia vào các hoạt động tội
phạm, tự tử và các hành động nguy hiểm khác.
Gây nghiện: Ma túy là một chất gây nghiện, có thể dẫn đến sự phụ thuộc và lạm
dụng dài hạn. Khi người sử dụng ma túy muốn dừng sử dụng, họ có thể trải qua
các triệu chứng khác nhau như co giật, nôn mửa, đau đầu và cơn co giật.
Gây hại cho gia đình và xã hội: Ma túy có thể gây ra những tác động tiêu cực cho
gia đình, bạn bè và xã hội. Người sử dụng ma túy có thể trở nên khó chịu, bất ổn
và xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác. Việc lạm dụng ma túy cũng gây
ra chi phí y tế và hệ thống hình sự và có thể dẫn đến sự suy giảm về chất lượng
cuộc sống của người dân và xã hội.
Vì vậy, cần phải đề cao tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và điều trị ma túy để
bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con người

II. Trình bày những chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước ta quy
định về ma túy và tội phạm ma túy?
Đảng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước Việt Nam có nhiều chính
sách pháp luật về ma túy và tội phạm nhằm bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, đảm
bảo an toàn cho người dân. Sau đây là một số chính sách pháp luật chính của Việt
Nam về ma túy và tội phạm:
1. Pháp luật về ma túy:
Luật phòng, chống tệ nạn ma túy năm 2000: Quy định về việc cấm sử dụng,
mua bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ và tiếp tay cho việc sử dụng ma túy, cụ
thể, luật này có các quy định chính sách sau:
Cấm sử dụng ma túy: Điều 10 của Luật quy định "Mọi hành vi sử dụng ma túy đều
bị cấm". Việc sử dụng ma túy không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây
hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng.
Cấm mua bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ ma túy: Điều 13 của Luật quy định
"Mọi hành vi mua bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ ma túy đều bị cấm". Những
hành vi này đều là tội phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cấm tiếp tay cho việc sử dụng ma túy: Điều 12 của Luật quy định "Mọi hành vi
tiếp tay cho việc sử dụng ma túy đều bị cấm". Những hành vi này bao gồm cung
cấp, tư vấn, hướng dẫn, giới thiệu người sử dụng ma túy và bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
Ngoài ra, Luật còn quy định về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật liên quan
đến ma túy, quyền và nghĩa vụ của người dân trong phòng, chống tệ nạn ma túy,
và các chế độ, chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ma túy gây ra
Quyết định số 279/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Quỹ phòng, chống tệ nạn ma túy: Quy định về việc thành lập quỹ hỗ trợ cho các
hoạt động phòng chống ma túy, trợ giúp cho người dân bị nghiện ma túy.
Theo đó, Quỹ phòng, chống tệ nạn ma túy được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ
cho các hoạt động phòng chống ma túy, đặc biệt là trợ giúp cho người dân bị
nghiện ma túy. Quỹ được tài trợ từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ từ
các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, các nguồn vốn phát sinh từ các hoạt
động phòng, chống tệ nạn ma túy.
Cụ thể, Quỹ này có các nhiệm vụ chính sau:
Hỗ trợ các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy: Quỹ cung cấp các nguồn vốn để
hỗ trợ các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy như tuyên truyền, giáo dục,
nghiên cứu khoa học, phát triển các chương trình, dự án phòng, chống tệ nạn ma
túy...
Trợ giúp cho người dân bị nghiện ma túy: Quỹ cung cấp các nguồn vốn để hỗ trợ
cho các hoạt động liên quan đến việc trợ giúp cho người dân bị nghiện ma túy như
cung cấp thuốc giảm triệu chứng, trị liệu, hỗ trợ hồi phục, tạo việc làm cho những
người bị nghiện ma túy, hỗ trợ phát triển các mô hình phòng, chống tệ nạn ma túy.
Quyết định này có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động phòng, chống
tệ nạn ma túy ở Việt Nam, góp phần cải thiện tình hình an ninh trật tự, đảm bảo
sức khỏe cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội
Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng,
chống ma túy đến năm 2020: Quy định về việc tăng cường tuyên truyền, phát
triển các chương trình giáo dục, hỗ trợ cho người dân thoát khỏi nghiện ma
túy, tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hoạt động liên quan đến ma túy.
Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào ngày 3 tháng 8
năm 2018, nhằm tăng cường công tác phòng, chống ma túy đến năm 2020. Chỉ thị
này đưa ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó có quy định về việc tăng cường
tuyên truyền, phát triển các chương trình giáo dục, hỗ trợ cho người dân thoát khỏi
nghiện ma túy, tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hoạt động liên quan đến
ma túy.
Cụ thể, Chỉ thị 24/CT-TTg yêu cầu các cơ quan chức năng, tổ chức, đơn vị liên
quan tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hậu quả của
ma túy đối với sức khỏe, gia đình, xã hội. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng
cần phát triển các chương trình giáo dục, tư vấn, hỗ trợ tâm lý và kỹ năng sống
cho người dân, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị nghiện ma túy, giúp họ
thoát khỏi nghiện và hòa nhập vào xã hội.
Ngoài ra, Chỉ thị 24/CT-TTg cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường
kiểm soát, xử lý nghiêm các hoạt động liên quan đến ma túy, bao gồm việc đấu
tranh chống buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ ma túy; xử lý nghiêm các tụ
điểm, nhóm đối tượng liên quan đến ma túy; tăng cường hoạt động tìm kiếm, thu
giữ, tiêu hủy ma túy, tàng trữ, tiêu thụ ma túy.
Với Chỉ thị 24/CT-TTg này, Chính phủ mong muốn tạo được sự chung tay đồng
lòng của toàn xã hội trong việc phòng, chống ma túy, nâng cao nhận thức của cộng
đồng về vấn đề này, đồng thời tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các hoạt
động liên quan đến ma túy, giúp bảo vệ sức khỏe, an ninh, trật tự, an toàn cho đất
nước và nhân dân
2. Pháp luật về tội phạm:
Bộ luật Hình sự năm 2015: Quy định về các hành vi phạm tội, trách nhiệm
hình sự của các cá nhân và tổ chức, hình phạt và biện pháp xử lý khác đối với
các tội phạm.
Bộ luật này gồm 27 chương và 437 điều, quy định rất rõ về các tội phạm như giết
người, cướp tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham nhũng, gian lận
thương mại, phạm tội trên mạng, tội danh khác nhưng cũng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định về trách nhiệm hình sự của
các cá nhân và tổ chức, cụ thể là những người có liên quan trực tiếp đến hành vi
phạm tội, người cầm đầu tội phạm, những người hành nghề mạo danh nghề nghiệp
pháp luật, tổ chức có tội phạm, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân.
Về hình phạt và biện pháp xử lý khác, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hình
phạt cụ thể cho các tội phạm, như hình phạt tù, án treo, tống cổ, cải tạo, phạt tiền,
phạt công tác, giám sát tại chỗ. Ngoài ra, còn quy định về các biện pháp khác như
xử lý tài sản liên quan đến tội phạm, thu hồi tài sản phạm tội, cưỡng chế thực hiện
bản án...
Bộ luật Hình sự năm 2015 được xây dựng để đảm bảo tính khách quan, công bằng,
hiệu quả trong việc xử lý các tội phạm, bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức và
xã hội, đồng thời cũng góp phần đảm bảo an ninh trật tự
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Quy định về các hành vi vi phạm
hành chính và biện pháp xử lý vi phạm đối với các cá nhân và tổ chức.
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là một luật cơ bản quy định về các hành
vi vi phạm hành chính và biện pháp xử lý vi phạm đối với các cá nhân và tổ chức.
Luật này quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính, bao gồm các
hành vi như vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, về quản lý đất đai, tài
nguyên và môi trường, vi phạm các quy định về thương mại, về đất đai, xây dựng,
vi phạm các quy định về bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác trong lĩnh
vực hành chính.
Luật này cũng quy định về các biện pháp xử lý vi phạm, bao gồm các biện pháp
như cảnh cáo, phạt tiền, tước đoạt các chứng chỉ, giấy phép hoạt động, thu hồi vật
phẩm liên quan đến hành vi vi phạm, cấm hoạt động trong một thời gian nhất định,
phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Ngoài ra, Luật còn quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan
đến việc xử lý vi phạm hành chính, các quy định về thủ tục xử lý, quyền lợi của
người bị xử lý, các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tổ
chức.
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được xây dựng để đảm bảo tính công
bằng, hiệu quả trong việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính, đồng thời cũng
góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
người dân và các tổ chức
Luật Tổ chức Cảnh sát nhân dân năm 2018: Quy định về tổ chức và hoạt động
của cảnh sát nhân dân, nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát nhân dân trong
việc phòng chống tội phạm.
Luật Tổ chức Cảnh sát nhân dân năm 2018 là một trong những luật quan trọng của
Việt Nam, quy định về tổ chức và hoạt động của cảnh sát nhân dân, nhiệm vụ và
quyền hạn của cảnh sát nhân dân trong việc phòng chống tội phạm.
Luật này quy định về cơ cấu tổ chức của cảnh sát nhân dân, bao gồm cảnh sát
chính trị, cảnh sát hình sự, cảnh sát quản lý kinh tế và cảnh sát đặc nhiệm. Cơ cấu
này có nhiệm vụ chung là bảo vệ an ninh trật tự, trật tự công cộng, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người dân và các tổ chức, phòng chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác.
Luật cũng quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát nhân dân, bao gồm
công tác bảo vệ an ninh trật tự, trật tự công cộng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người dân và các tổ chức, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật khác, thực hiện các biện pháp bảo vệ người bị hại và giám sát hoạt động của
các đối tượng có nguy cơ gây hại cho an ninh quốc gia.
Ngoài ra, Luật còn quy định về tổ chức, quản lý, đào tạo, huấn luyện cán bộ, chiến
sỹ cảnh sát nhân dân, quản lý và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang bị kỹ thuật,
công tác tuyên truyền, đối ngoại và hợp tác quốc tế của cảnh sát nhân dân
Luật Tổ chức Cảnh sát nhân dân năm 2018 được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh
trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân và các tổ chức, tăng cường phòng chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động
của cảnh sát nhân dân.
III. Anh/chị hãy chia sẽ trải nghiệm của anh chị trong đời sống có liên
quan đến ma túy và tội phạm ma túy? Theo anh/chị làm thế nào để bản
thân phòng trách được ma túy, tội phạm ma túy?
1. Trải nghiệm trong đời sống liên quan đến ma túy
Cuộc sống của em rất may mắn khi chưa từng phải chịu một nỗi đau nào do ma
túy mang lại, tuy nhiên hoàn cảnh mà em muốn kể dưới đây là không may mắn
như vậy, ở những bản làng vùng cao tại xã Mường Hung, Sông Mã, Sơn La nằm
sâu trong thung lũng hoang vắng, với phong cảnh tuyệt đẹp nhưng cũng chính nơi
đây là điểm nóng về tội phạm ma túy trong suốt nhiều năm. Em tình cờ biết đến
câu chuyện của các bạn nơi đây qua một phóng sự ngắn của VTV24 về phòng
chống ma túy mang tên “Sinh mạng đáng giá... 1 triệu đồng” qua phóng sự đó, em
có được cái nhìn sâu hơn về ma túy, và cách mà chúng ta cần phải suy ngẫm lại
cái gọi là “sinh tồn và lòng tự trọng”.
Ma túy đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn và những câu chuyện đau lòng
không chỉ cho người trong cuộc mà còn cả những người nghe, những người chứng
kiến hậu quả mà chúng để lại như câu chuyện đầu phóng sự mà VTV mang đến
cho chúng ta hình ảnh một đám trẻ nhỏ đang học mẫu giáo, trong đấy có một bạn
nhỏ 4 tuổi lớn lên trong kì tích, khi được 2 tháng tuổi, bố em vào tù do ma túy còn
mẹ thì bỏ đi, em lớn lên hoàn toàn là do sự thương cảm của hàng xóm xung quanh.
Đám trẻ nhỏ đầu phóng sự
Ở cái tuổi ngây thơ, hồn nhiên ấy, đáng lẽ ra các em sẽ phải được lớn lên trong
vòng tay yêu thương của bố mẹ, vui vẻ chơi đùa cùng các bạn vậy mà những đám
trẻ ở đây, điều chúng muốn chỉ là một bữa ăn no, còn về hai từ “gia đình” có lẽ là
quá xa xỉ đối với chúng. “Vì đây là bản nghèo nhất xã nên chẳng thiếu những câu
chuyện đau lòng như trên”phóng viên của VTV nghẹn ngào nói. Ma túy đã tàn
phá biết bao gia đình, biết bao con người. Tâm sự của một cậu bé con cho ta thấy
được một phần hậu quả to lớn của ma túy gây ra, khi được cô giáo hỏi “có muốn
mẹ nấu cơm không” cậu bé ngây thơ trả lời “ mẹ không nấu cơm đâu, đi theo mẹ
thì chắc học hết mẫu giáo rồi nghỉ chứ không được đi học tiếp đâu” thật đau lòng
khi ở cái tuổi còn thơ, còn vô tư ấy em lại nghĩ về tương lai, em biết rằng có khả
năng mình sẽ không còn được đến nơi gọi là trường học nữa. Câu nói ngây thơ ấy
đã đọng lại cho nhiều người một khoảng lặng trong tim, chỉ biết ước giá như trên
đời này đừng bao giờ tồn tại hai chữ “ma túy”, giá như cha mẹ chúng không dính
vào vòng lao lí có lẽ cuộc sống của những đứa trẻ ở đây đã khác.
Hầu hết, người dân ở đây liên quan nhiều đến ma túy là do thiếu kiến thức, không
được đi học đầy đủ điều này dẫn đến một vòng lặp cho thế hệ mai sau, nếu như
bọn trẻ không đươc đến trường, nếu như chúng vẫn lớn lên trong môi trường đầy
rẫy những “cái chết trắng” thì tương lai bọn chúng sẽ ra sao? Rất nhiều trường họp
chúng lại đi vào con đường sai lầm của bố mẹ chúng, vẫn không từ chối được sức
cắm dỗ mà con “ma” túy đem lại, những vết trượt lớn từ thế hệ này sang thế hệ
khác, trường hợp của bạn Hờ A Dong dưới đây là một ví dụ
Bị can Hờ A Dong trong phóng sự của VTV
Việc tội phạm vận chuyển chất cấm qua biên giới đã không còn là điều gì xa lạ,
không ít băng nhóm chuyên án trong đó là những tội phạm nguy hiểm và giá trị
chất cấm lên tới hàng trăm tỷ đồng, thế nhưng cũng đã có một trường hợp bị bắt
chỉ với giá 1 triệu đồng và đó là trường hợp của Hờ A Dong khi Dong không hề
hiểu biết về luật phòng chống chất cấm. Lúc được phỏng vấn, Dong chỉ mới 19
tuổi và đến nay, sau hơn hai năm từ khi phóng sự được lên sóng, Dong vẫn mãi
nằm lại ở tuổi 19 bởi lẽ sinh mệnh của anh đã phải đánh đổi bằng sự thiếu hiểu
biết của mình về pháp luật, tại cơ quan công an Dong khai nhận vận chuyển thuê
7 cân 8 ma túy cho một người đàn ông không rõ tên và đại chỉ với tiền công là một
triệu đồng, đang trên đường vận chuyển thì bị công an phát hiện và bắt giữ, sau
khi bị bắt Dong đã phải đối diện với mức án tử hình. Khi được phóng viên hỏi về
sự việc thì Dong cho biết anh lấy tiền ấy nuôi 2 em nhỏ vì ba mẹ của Dong đều
vào tù, Giờ đây anh lại vấp ngã vào chính con đường cũ của bố mẹ đáng chú ý là
tiền công anh nhận được chỉ có một triệu đồng và anh còn không viết mức án anh
nhận được sẽ như thế nào, khi được phóng viên hỏi “em có biết thế nào là tử hình
không” Dong ngây thơ đáp “dạ không ạ” và khi nhận được câu trả lời từ phóng
viên “án tử có nghĩa là mình không còn được sống nữa em ạ, chỉ với mức giá 1
triệu đồng mà em không thể sống, em không thể chăm sóc 2 người em nữa thì cái
giá phải trả có quá đắt không em?”, rất khó để biết được Dong nghĩ gì lúc đó, có
thể là nghĩ về những đứa em, có thể là nghĩ về hai từ “giá như”, không ai có thể
biết được bên trong đôi mắt đang rưng rưng nước mắt ấy chất chứa những gì, họ
chỉ tiếc cho một đời trai trẻ, anh chỉ mới 19 tuổi, sinh mạng của anh quá rẻ mạc,
nhưng anh không biết rằng một triệu đó của anh sẽ gây ra những hậu quả gì, nếu 7
cân 8 ma túy được tung ra ngoài xã hội, hậu quả của nó sẽ khủng khiếp như thế
nào, cướp của, trộm cắp thậm chí là giết người xảy ra tràn lan và còn nhiều tệ nạn
khác gây ra nhiều vấn đề cho xã hội và cả những hệ quả mà chúng để lại như HIV,
ADIS dẫn đến sự tan nát của biết bao nhiêu là gia đình, và có lẽ Dong khi đã nhận
ra được điều ấy thì đã quá trễ, đúng như với cái tên của phóng sư “Sinh mệnh đáng
giá...một triệu đồng”. Đói nghèo, thất học, lòng tham và bị lôi kéo khiến cho con
người khó có thể vượt qua được những cám dỗ, từ khi sinh ra đã nghèo khổ nhưng
vẫn phải sinh tồn thì có lẽ một cái bụng no là điều đầu tiên cần phải nghĩ đến thay
vì lựa chọn sống thế nào cho đúng. Sau khi phóng sự được lên sóng có nhiều
người đặt ra câu hỏi “nếu như biết mức án cao nhất là tử hình thì liệu Dong có
nhận việc vận chuyển ma túy hay không?” và cho dù câu trả lời có là gì thì cũng
chỉ là giả thuyết bởi có lẽ phải ở trong hoàn cảnh đó thì chúng ta mới biết được
chúng ta nên làm gì. Ở tận cùng của cái khốn khổ người ta chỉ có thể tính được cái
trước mắt chứ không thể tính được kế lâu dài bởi khi quá đói thì chỉ cần một bữa
no.
Thất học lại còn nghèo đói, mọi nỗi bất hạnh cứ thể bủa vây những người liên
quan đến ma túy, trường hợp của Pản trong phóng sự. Thân hình em trên phóng sự
gầy gò, gương mặt nhem nhuốt, hốc hác có lẽ em đã phải nhịn đói trong nhiều
ngày, chồng , bố chồng rồi em chồng điều lần lượt nghiệm ma túy, một mình Pản
nuôi 3 con nhỏ, ai thuê gì làm nấy, nếu hàng xóm không cho gạo thì có lẽ bữa đó
ba mẹ con sẽ phải nhịn đói. Chúng ta có thể thấy rõ sự khổ cực, thấy rõ cái tàn dư,
cái hậu quả đau đớn không đâu xa mà ngay trong chính khuồn mặt của Pản, những
hàng nước mắt lăn dài mà không từ nào có thể diễn tả nỗi mà chỉ biết thốt lên hai
từ “khổ quá”

Pản trong phóng sự


“Bần cùng sinh đạo tặc”, việc chúng ta tạo ra đặt quyền phạm tội cho người nghèo phải
chăng cũng đang tướt đi lòng tự trọng của chính họ, sinh ra ở một nơi toàn tệ nạn không
phải là một điều đáng tự hào, không ai có thể lựa chọn quê hương, không ai có thể lựa
chọn gia đình mình được sinh ra nhưng lại có thể quyết định số phận của bản thân và
tương lai của cả một cộng đồng. Như trường hợp của em Giàng trong cùng phóng sự, bố
mẹ em cũng đi tù vì ma túy, từ khi 10 tuổi em đã phải tự làm thuê kiếm sống nhưng
không vì cái khó khăn của cuộc sống mà em đi vào con đường tội lỗi, em chọn đi con
đường thẳng, đi lên bằng chính sức lao động của mình, em cho biết “nếu bố mẹ của em
không nghiện không đi tù thì cuộc sống của em cũng phải sống tốt hơn thế này nhiều
nữa” và điều quan trọng là em nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học “ không biết
chữ thì cái gì mình cũng sau người ta, mình rất buồn về điều đó” em cho biết nếu sau
này có con em nhất định sẽ cho con mình đi học và không bao giờ cho con dính vào vòng
lao lí, có lẽ ở nơi bản nghèo này, tư duy tiến bộ của em sẽ là niềm hi vọng của biết bao
người mà sau này, khi một lần nữa nhắc đến xã Mường Hung người ta sẽ chỉ thấy một
khung cảnh tốt đẹp về cuộc sống bình yên của người dân nơi đây khi không còn tồn tại
hai chữ “ma túy”

Tâm sự của Giàng khi được phóng viên hỏi trong phóng sự
2. Theo anh/ chị làm thế nào để phòng tránh được ma túy và tội phạm ma
túy?
Như một con trẻ lớn lên trong một gia đình yêu thương và có giá trị về sức khỏe và giáo
dục, em luôn nhận thức rõ ràng về tác hại của ma túy và tội phạm ma túy. Vì vậy, em
luôn cố gắng giữ mình ở một môi trường an toàn và tránh xa những người sử dụng ma
túy hoặc có liên quan đến tội phạm ma túy, có những kiến thức về ma túy và tội phạm
của nó giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về về những hậu quả xảy ra khi tiếp xúc với
chúng. Đầu tư thời gian và nỗ lực cho những hoạt động xã hội tích cực như tham gia vào
các hoạt động thể thao, tình nghuyện các hoạt động cộng đồng tích cực khác giúp tăng
cường mối quan hệ với những người có ý chí mạnh mẽ và tích cực, để cảm thấy tự tin và
có khả năng kiểm soát được tình huống. Em tin rằng, sự tỉnh táo và cẩn trọng là điều
quan trọng để phòng tránh ma túy và tội phạm ma túy. Với quyết tâm và ý chí mạnh mẽ,
mình có thể bảo vệ bản thân và cuộc sống của mình khỏi những tác hại độc hại của ma
túy và tội phạm ma túy mang lại

Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và các cơ quan liên quan của
Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về tác hại của
ma túy và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong sinh viên.
Cuộc thi không chỉ mang lại cho chúng em cơ hội để hiểu rõ hơn về những tác hại của ma
túy và cách phòng chống tội phạm ma túy, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tích cực
của sinh viên trong việc đóng góp ý tưởng và giải pháp hiệu quả.
Em cảm thấy vô cùng tự hào và biết ơn vì nhà trường đã quan tâm đến vấn đề này, đồng
thời tạo điều kiện để chúng em có cơ hội tham gia và góp phần vào công tác đấu tranh
phòng chống ma túy và tội phạm ma túy. Chúng em tin rằng, những kiến thức và kinh
nghiệm thu được từ cuộc thi sẽ rất hữu ích và giúp chúng em có thêm nhiều động lực để
phát huy tối đa tiềm năng của bản thân và trở thành những công dân có trách nhiệm và
đóng góp tích cực cho xã hội.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc nhà trường ngày càng phát triển và
thành công hơn nữa trong sứ mệnh giáo dục và đào tạo các thế hệ sinh viên tương lai.
Trân trọng!

You might also like