You are on page 1of 8

MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ THUỐC BVTV

Kí hiệu EC của thuốc trừ sâu là viết tắt của từ "Emulsifiable Concentrate"
Trong đó Emulsifiable là tính từ (adjective) có nghĩa là "dễ nhũ tương hóa", động từ là emulsify
nghĩa là "nhũ tương hóa"

Mình cung cấp thêm cho Hân một số từ viết tắt thông dụng của các loại thuốc bảo vệ thực vật nữa
nè :
WP (Wettable Powder) : dạng thuốc bột thấm nước hay bột hoà nước
WG (Water dispersible Granules) : dạng hạt phân tán trong nước
SP (Soluble Powder) : dạng thuốc bột tan trong nước
G hay GR (Granules) : dạng thuốc hạt
DP (Dusty Powder) : dạng thuốc bột mịn
SC (Suspension Concentrate) : dạng huyền phù
SL (Soluble Liquid concentrate) : dung dịch tan trong nước
CS (Capsule Suspension) : viên nhộng chứa huyền phù
SWC (Soil-Water Content) : đất ngậm nước
EC (ND): nhũ dầu
LC (Đ): dung dịch

---------------

Nhãn thuốc BVTV


18:4' 24/5/2009
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp
hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hóa hoạc bao bì để thể hiện các thông tin cần
thiết, chủ yếu về hàng hóa đó.

1. Nội dung và hình thức:

Nội dung và hình thức của bất kỳ nhãn thuốc BVTV nào gắn trên bao bì chứa thuốc BVTV được
phép lưu hành ở Việt Nam, đều phải tuân theo những quy định của các cơ quan chức năng có thẩm
quyền mới được sử dụng để gắn trên bao bì hoặc để làm tờ bướm giới thiệu sản phẩm của mình.

2. Nội dung nhãn thuốc BVTV:

Nội dung của một nhãn thuốc BVTV bao gồm 3 phần chính :

- Phần giới thiệu chung gồm có: Tên của thương phẩm, công dụng nói chung của thương phẩm;
thành phần – hàm lượng hoạt chất chứa trong thương phẩm; vạch màu và hình tượng (nếu có) biểu
thị nhóm độc của thương phẩm. Những hình tượng biểu thị những đặc tính lý, hoá học dễ gây nguy
hiểm khi cất giữ, vận chuyển (nếu có), tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, thời gian sử dụng….

- Phần hướng dẫn sử dụng bao gồm: Thuốc phòng trừ được loại dịch bệnh hại nào; liều lượng thuốc
dùng cho một đơn vị diện tích; cách pha thuốc và phun thuốc; thời gian dùng thuốc thích hợp; thời
gian cách ly, …
- Phần hướng dẫn các biện pháp an toàn trong khi và sau khi sử dụng thuốc.

Quần áo bảo hộ cần có khi sử dụng; cách pha thuốc, phun thuốc an toàn; thuốc giải độc (nếu có)…
Các hình hướng dẫn sử dụng các đồ bảo hộ lao động.

3. Hình thức trình bày của một nhãn thuốc BVTV:

Thường có thể chia ra các loại hình như sau :

- Nhãn một cột: Nếu như nhãn phải dán lên các bao bì có chiều cao lớn hơn chiều ngang.

- Nhãn 2 và 3 cột: Dùng trong trường hợp phải dán lên bao bì có chiều ngang (hoặc chu vi của các
loại chai lọ) tương đối lớn hoặc lớn hơn nhiều so với chiều cao.

- Nhãn bướm : Với những gói thuốc quá nhỏ, lọ thuốc quá nhỏ, thì nhãn dán trên bao bì quá bé,
không thể ghi đầy đủ những nội dung quy định. Do vậy nhà sản xuất phải in một tờ bướm kèm theo
với gói (hoặc lọ) thuốc BVTV. Tên tờ bướm sẽ ghi đầy đủ những nội dung đã quy định cho một
nhãn thuốc BVTV.

Dù trình bày dưới hình thức nào (một cột, hai cột, ba cột, bướm); nội dung của bất kỳ nhãn thuốc
BVTV nào cũng phải bao hàm đầy đủ những nội dung mà pháp luật đã quy định.

4. Cách đọc nhãn thuốc BVTV:

Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng để: hiểu kỹ thuốc, dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng
độ, liều lượng, đối tượng, giai đoạn sinh trưởng cây, phòng độc, thời gian cách ly, thuốc còn hay hết
hạn, ...

4.1. Tên thuốc: (Tên, dạng và hàm lượng)

Tên thông dụng: Tên đặt cho hoạt chất, được quốc tế chấp nhận.

Hoạt chất: Thành phần có hoạt tính để diệt trừ sâu bệnh.

Tên thương mại: (giữa và cỡ chữ to bắt mắt nhất).


Tên do từng công ty đặt để phân biệt sản phẩm của các công ty. Đây là điều bắt buộc. Một tên thông
dụng có nhiều tên thương mại. Mỗi công ty có cách gia công riêng, thành phần phụ gia khác nhau,
nên cùng hàm lượng hoạt chất, cùng dạng, nhưng chất lượng của thuốc có khác nhau.

Nhãn thuốc thường có Tên thông dụng và Tên thương mại

4.2. Nhận đúng dạng thuốc:

LC, DD,SL, WSC, L: dung dịch tan trong nước. Thuốc dạng lỏng tan hoàn toàn trong nước như
rượu tan trong nước.

EC, ND: sữa. Thuốc dạng dung dịch khi hoà với nước, thuốc không tan mà tạo thành các giọt chất
lỏng phân tán trong nước (như sữa nước trong nước).

SP, BHT: Bột hoà tan trong nước (như muối, đường trong nước).

WP, BTN: Bột thấm nước (Dạng bột, phân tán được trong nước, cho vào nước tạo huyền phù. Như
sữa bột trong nước).

SC, FL ,HP: Huyền phù đậm đặc (Dạng lỏng, dễ phân lớp, thể huyền phù, trước khi dùng phải lắc.
Phân tán vào nước tạo huyền phù như WP).

EW: Sữa nước trong dầu

G, H: Hạt

BR, D: Bột

4.3. Hàm lượng thuốc: Hàm lượng hoạt chất chứa trong thuốc thương phẩm. ví dụ Padan 95SP

4.4. Thành phần: Để biết rõ thuốc có những hoạt chất gì, thành phần bao nhiêu.

4.5. Công dụng: Phương thức và phổ tác động, đặc điểm để chọn cách dùng thích hợp.

Ví dụ 1: Thuốc diệt được nhiều loài sâu hại, trên các cây trồng, ....

Diệt sâu hại bằng con đường tiếp xúc, vị độc, nội hấp (phương thức tác động).

Ví dụ 2: Thuốc trừ cỏ chọn lọc, trừ được các loài cỏ cói lác và cỏ lá rộng.

Hậu nảy mầm sớm trên lúa gieo thẳng (dùng vài ngày sau gieo).

4.6. Cách dùng: Nồng độ, liều lượng, thời điểm dùng, lượng nước.

Lưu ý: những điều nên tránh.


Thời gian cách ly hay PHI: Chỉ số ngày tối thiểu kể từ lần phun cuối cùng đến khi thu sản phẩm.
Đặc biệt có ý nghĩa trên rau, quả ăn tươi, chè...

4.7. Thời hạn: Ngày tháng sản xuất và thời hạn sử dụng.

4.8. Nguồn gốc: Tên địa chỉ người, đơn vị cung ứng, sản xuất, gia công đóng gói.

4.9. Trọng lượng và khối lượng tịnh: Trọng lượng hay khối lượng thực.

4.10. An toàn lao động và cách sơ cứu .

Tính độc của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng
Thuốc BVTV không chỉ có tác dụng gây độc đến dịch hại cây trồng, mà trong quá trình lưu
thông, sử dụng nếu không có những biện pháp ngăn ngừa thích hợp, thuốc có thể gây độc
cho người, sinh vật có ích và môi trường sinh sống.

1. Con đường xâm nhập của thuốc BVTV:

Thuốc BVTV có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường sau:
- Qua đường hô hấp khi hít thở phải khí, hơi hay bụi thuốc BVTV.
- Qua da khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV.
- Qua đường tiêu hoá khi ăn hoặc uống phải thuốc BVTV.
Để đảm bảo an toàn cho người, không để thuốc BVTV xâm nhiễm vào cơ thể con người, cần hiểu
biết về thuốc BVTV và thực hiện triệt để các nội dung sau:
+ Phải rửa tay chân mặt mũi trước khi ăn uống hoặc hút thuốc.
+ Phải cất giữ thuốc BVTV ở nơi khô ráo, xa hồ ao, giếng và các nguồn nước sinh hoạt khác. Phải
để xa nguồn thực phẩm không để ánh sáng mặt trời rọi vào trực tiếp và được khoá cẩn thận, để xa
tầm tay với của trẻ em.
+ Phải có đầy đủ bảo hộ lao động khi đi phun thuốc, như áo mưa, kính, khẩu trang, mặt nạ, găng tay,
ủng, … thay quần áo tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi phun thuốc xong.
+ Không dùng bình phun rò rỉ, không để thuốc rây lên da.
+ Không di chuyển ngược với hướng gió trong khi phun thuốc.
+ Không ăn uống hoặc hút thuốc khi đang làm việc với thuốc BVTV.
+ Không sử dụng các chai chứa thuốc BVTV để chứa nước uống, không dùng bình chứa nước để
đựng thuốc BVTV.
+ Không mua bán, vận chuyển thùng thuốc BVTV bị nứt vỡ hoặc bị rò rỉ, các loại thuốc BVTV đã
bị cấm sử dụng, thuốc BVTV không có nhãn mác hoặc có nắp đậy không kín.
+ Không để thuốc BVTV ở cạnh thức ăn, quần áo thuốc men, thức ăn gia súc, đồ chơi.
+ Cấm vận chuyển thuốc BVTV trên cùng xe chở khách và hàng hoá khác.
+ Không cất giữ thuốc BVTV trong nhà bếp, ở gần nguồn thực phẩm, các chất dễ cháy, để thuốc
BVTV phía trên chuồng trại chăn nuôi.

2. Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính

Khi một loại thuốc BVTV nói riêng hay một chất độc nói chung xâm nhập vào cơ thể vật với một
lượng nào đó, cơ thể sẽ bị ngộ độc, biểu hiện bằng những triệu chứng (ví dụ hôn mê, co giật, đồng
tử bị giãn) đó là ngộ độc cấp tính.
Khi một chất độc hay một loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể với một lượng nhỏ chưa gây ra
trúng độc cấp tính. Nhưng nếu ngày này qua ngày khác thuốc liên tục xâm nhập vào cơ thể với
những lượng nhỏ thì đến một lúc nào đó cơ thể sẽ bị suy yếu, có những cơ quan chức năng của cơ
thể bị tổn thương do tác động của thuốc. Đó là ngộ độc mãn tính.

Độ độc cấp tính:


Những loại chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một loại động vật với một lượng nhỏ, đã gây ngộ độc
cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính cao. Ngược lại, những chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một
loại động vật với lượng tương đối nhiều hơn mới gây ngộ độc cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính
thấp hơn.
Những thuốc BVTV có độ độc cấp tính cao thì càng dễ gây ngộ độc cho người. Chỉ tiêu để biểu thị
độ độc cấp tính của một chất độc nói chung, và của một loại thuốc BVTV nói riêng - đối với động
vật máu nóng trong trường hợp chất đó xâm nhập qua đường miệng vào bộ máy tiêu hoá là chỉ số
LD50 . Khi tác động lên cùng một loài động vật, mỗi loại thuốc BVTV có một trị số LD50 riêng, biểu
thị độc độc cấp tính của thuốc đó đối với động vật máu nóng.
LD50 là liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nghiệm (chuột bạch, thỏ…) được tính bằng số
lượng miligam hoạt chất của thuốc/kg thể trọng của con vật thí nghiệm. Trị số LD50 của một loại
thuốc càng nhỏ thì độ độc cấp tính của thuốc đó với động vật máu nóng ngày càng cao, thuốc càng
nguy hiểm, dễ gây chết người và động vật.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các thuốc BVTV chia thành các nhóm
có độ độc cấp tính khác nhau, tuỳ theo trị số LD50 (qua đường miệng) của thuốc đó.

Bảng phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên
nhãn

Chữ Hình Vạch LD50 đối với chuột (mg/kg)


Nhóm
Qua miệng Qua da
độc
đen tượng màu Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng
I Rất độc Đầu lâu xương chéo Đỏ ≤50 ≤200 ≤100 ≤400
II Độc cao Chữ thập chéo trong Vàng >50-500 >200- >100- >400-
hình thoi vuông 2000 1000 4000
III Nguy Đường chéo hình thoi Xanh nước >500- >2000- >1000 >4000
hiểm vuông không liền nét biển 2000 3000
Cẩn thận Không biểu tượng Xanh lá cây >2000 >3000 >1000 >4000

Loại thuốc nào có LD 50 nằm trong khoảng 500-2000 thì sử dụng “Nguy hiểm”. Loại thuốc nào có
LD 50 >2000 thì sử dụng từ “Cẩn thận”.
Những ký hiệu và biểu tượng nêu trong bảng trên đây được áp dụng trong việc trình bày các bao bì,
các nhãn thuốc BVTV lưu thông và sử dụng ở Việt Nam.
- Với những thuốc BVTV thuộc nhóm I, nếu vô ý nuốt phải vài giọt hoặc một nhúm nhỏ (thuốc ở
thể rắn) cho tới 1 thìa cà phê là có thể gây chết người. Với nhóm II, nếu nuốt phải một lượng nhiều
(30/450ml) thì mới gây chết người.
- Các thuốc BVTV có những trường hợp còn gây độc cho cơ thể qua đường tiếp xúc (Xâm nhập qua
da). Trị số biểu thị độ độc của một loại thuốc BVTV qua đường tiếp xúc cũng là LD50 (mg/kg). Trị
số LD50 của một loại thuốc BVTV qua đường tiếp xúc càng nhỏ thì thuốc đó càng dễ gây ngộ độc
cho động vật, cho người khi bị thuốc dính vào da.

Một số dạng thuốc BVTV thông dụng trong sản xuất nông nghiệp
18:4' 24/5/2009

Việc tạo ra rất nhiều dạng chế phẩm phục vụ cho từng mục đích khác nhau trong công tác bảo
vệ cây trồng và nông sản: Phun, rắc, xử lý hạt giống trước khi gieo; bón vào đất, làm bả độc
trừ chuột. Giúp cho hoạt chất phát huy được tốt hiệu quả diệt trừ dịch hại.

1. Chế phẩm ở thể rắn khi dùng không cần hoà với nước:

- Thuốc hạt (thuốc hột) Ký hiệu của thuốc hạt : H, G, Gr

Thuốc ở thể rắn có kích thước như hạt cát, hạt gạo. Kích thước các hạt của một loại chế phẩm
thường tương đối đồng đều. Màu sắc thay đổi tuỳ thuộc loại thuốc, rất nhiều loại thuốc hạt dùng
chất tải (chất độn) là các hạt cát thô có cỡ tương đối đồng đều được bao bên ngoài một lớp thuốc kỹ
thuật theo tỉ lệ định trước.

Hàm lượng hoạt chất trong thuốc hạt thường không cao (khoảng 10%). Ví dụ Mocap 10G, Diaphos
(Diazinon) 10H.

Thuốc hạt được dùng để rải vào đất (không hoà nước, không cần trộn thêm vôi, tro, đất bột) theo
liều lượng do nhà sản xuất quy định để trừ sâu, trừ bệnh, cỏ dại…

-Thuốc bột rắc, ký hiệu của thuốc bột rắc là BR, D.

Thuốc ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Hàm lượng hoạt chất trong thuốc bộ rắc
thường không cao (5-10%). Thuốc được dùng phun lên cây hoặc phun lên mặt đất hoặc trộn với hạt
giống (không hoà với nước).

Ví dụ : Thuốc trừ sâu Sumithion 5D (Fenitronthion).

Thuốc bột rắc ngày nay ít được sử dụng trong sản xuất do có một số nhược điểm : Khi phun trên
đồng ruộng thuốc dễ bị gió cuốn đi xa, dễ bị mưa làm rửa trôi.

2. Chế phẩm ở thể rắn phải hoà với nước trước khi dùng:

- Thuốc hạt phân tán trong nước. Ký hiệu WDG, WG.

Thuốc ở thể rắn, dạng hạt thô, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Được hoà với nước để cho vào bình
bơm phun lên cây.

Khi hoà với nước hạt thuốc rã ra và phân tán đều trong nước như một huyền phù. Ưu điểm của dạng
thuốc này là khi cân đong thuốc không bị bụi như thuốc bột thấm nước, do vậy mà giảm được khả
năng gây độc của thuốc BVTV đối với người sử dụng thuốc BVTV, an toàn hơn. Khi đã hoà tan với
nước, thuốc có đặc điểm giống như thuốc bột thấm nước.

Ví dụ : Thuốc trừ sâu Xentari 35 WDG, Bacilllus thuringensis var. Kurtaki

Thuốc trừ cỏ Rovral 500 WG (Iprodione).

- Thuốc bột thấm nước. Kí hiệu BTN, WP, DF.

Thuốc ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Được hoà với nước để phun lên cây. Khi
hoà với nước hạt thuốc sẽ lơ lửng trong nước tạo ra một huyền phù, có màu hơi đục hoặc trắng tuỳ
theo màu của thuốc ở dạng bột.

Ví dụ : Thuốc Applaud 10 WP, New Kasuran 16,6BTN.

- Thuốc bột tan trong nước kí hiệu là SP, WSP.

Thuốc ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Được hoà với nước để phun lên cây. Khi
hoà với nước, thuốc tan hoàn toàn trong nước, không còn thấy những hạt thuốc lơ lửng trong nước
như trường hợp thuốc bột thấm nước.

Ví dụ: thuốc trừ sâu Padan 95SP.

3. Chế phẩm ở thể lỏng khi dùng không hoà loãng với nước:

- Thuốc ULV:

Thuốc ở dạng lỏng, bao gồm hoạt chất được hoà tan trong một dung môi đặc biệt và có thêm các
chất phụ gia khác. Thuốc trong suốt và có màu thay đổi tuỳ loại thuốc. Thuốc ULV dùng không phải
hoà loãng với nước và phải được phun bằng một loại máy bơm đặc biệt. Lượng thuốc dùng cho mỗi
ha cây trồng thường rất thấp, khoảng 1 lít/ha.

Dạng thuốc này chỉ mới được sử dụng để phòng trừ sâu hại cải, đay, bông vải, chưa phổ biến rộng
trong sản xuất .

Ví dụ thuốc trừ sâu Vectron 7.5 ULV (Ethofenprox), Diazinon 96 % ULV .

4. Chế phẩm ở thể lỏng khi dùng phải hoà với nước:

- Thuốc nhũ dầu (còn gọi là thuốc sữa) ký hiệu: ND, EC

Thuốc ở dạng lỏng, trong suốt, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Được hoà loãng với nước để phun
lên cây. Khi mới hoà với một lượng nhỏ nước, nước thuốc có màu trắng tựa như sữa. Thêm nước
vào, màu trắng đục sẽ nhạt dần. Lấy một giọt nước thuốc quan sát dưới kính phóng đại sẽ dễ dàng
nhận thấy trong giọt nước thuốc có chứa rất nhiều giọt thuốc nhỏ li ti và phân bố đều trong giọt
nước.
Ví dụ thuốc trừ sâu Bassa 50ND, thuốc trừ nấm Bayfidan 25EC…

- Thuốc dạng dung dịch, ký hiệu : DD, SC, AS, SL…

Thuốc ở dạng lỏng, trong suốt, có màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Thuốc được hoà loãng để phun
lên cây. Trường hợp này, hoạt chất-thuốc kỹ thuật- tan hoàn toàn trong nước nên dung dịch này khi
chưa pha thuốc với nước hoặc sau khi đã hoà loãng với nước tạo ra những chất lỏng đồng nhất và
trong suốt.

Ví dụ : Thuốc trừ nấm Kasumin 2L, thuốc trừ sâu Tiginon (Nereistoxin) 18DD

- Thuốc dạng huyền phù, ký hiệu: HP, F, FL, AP

Thuốc ở dạng lỏng, sánh. Thường có màu trắng đục hoặc một số màu khác tuỳ theo loại thuốc, ở
trong bao bì thuốc dễ bị lắng, do vậy phải lắc cho hoà đều trước khi rót đong thuốc.

Trong chế phẩm này, hoạt chất ở thể rắn, được hoà tan trong các phụ gia ở thể lỏng. Khi hoà vào
nước để phun lên cây sẽ tạo thành một huyền phù có các hạt rất mịn lơ lửng đều trong nước.

Ví dụ : Thuốc trừ sâu Ekalux 20AF, thuốc trừ nấm Carbendazim 500FL.

Ngoài những dạng chế phẩm nêu trên đây, nông nghiệp còn sử dụng một số các dạng chế phẩm khác
như : thuốc khói để xông hơi trong kho hoặc để hun chuột, thuốc bả (ở thể rắn, có hình dạng, kích
cỡ và màu sắc thay đổi tuỳ loại) để trừ chuột, trừ ốc sên…

You might also like