You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG TRẢ LỜI CÂU HỎI

CUỘC THI TÌM HIỂU TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
PCTP TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ TỘI PHẠM MA TÚY

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết Ma túy là gì? Tác hại của việc sử dụng ma túy
đối với bản thân, gia đình và xã hội?
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm về Ma túy:
- Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy được hiểu là “Các
chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi
trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng.
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi
thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được
đòi hỏi, để duy trì một sức khỏe bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm
biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.
* Tác hại của việc sử dụng ma túy:
- Đối với bản thân người nghiện:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể,
gây ra rối loạn ở từng bộ phận, đến suy nhược toàn thân. Nếu dùng ma tuý liều cao
có thể bị ngộ độc cấp tính, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê. Đặc
biệt,người nghiện ma túy có khả năng cao bị mắc bệnh HIV/AIDS,…giảm tuổi thọ.
+ Ảnh hưởng đến kinh tế, sức lao động: giảm khả năng tập trung, năng lực,
năng suất lao động, dẫn đến thâm hụt kinh tế,…
+ Tâm sinh lý trở nên bất ổn, nhất là lúc lên cơn nghiện.
+ Ảnh hưởng đến tương lai về sự nghiệp, gia đình, giống nòi.
+ Làm suy giảm uy tín của bản thân người nghiện đối với xã hội, vấy bẩn
nhân phẩm con người,…
+ Người nghiện rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật như trộm cắp tài sản, cướp
giật,…gây mất an ninh trật tự nơi địa phương sinh sống, làm việc, học tập.
- Đối với gia đình người nghiện:
+ Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình nói chung, bản thân người nghiện không
những không giúp đỡ được gia đình mà còn trở thành một phần gánh nặng về kinh
tế cho cả gia đình.
+ Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tâm lý của các thành viên.
+ Làm mất đi truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
+ Tác động tiêu cực đến sự phát triển của con cháu: sức khỏe, tâm sinh lý,
công việc, học tập, các mối quan hệ,…
- Đối với xã hội:
+ Về mặt kinh tế: Nhà nước và các cơ quan, đơn vị phải chi số tiền lớn cho
công tác đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy, khắc phục hậu quả các tác hại
của ma túy, công tác cai nghiện, điều trị thay thế,…Ngoài ra nguồn lực lao động
của xã hội bị suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư phát triển của địa
phương, quốc gia,…
+ Về an ninh trật tự: người nghiện ma túy là một trong những nguồn đối
tượng gây mất trật tự an toàn xã hội, nguy hiểm hơn cả là tình trạng “ngáo đá”.
Câu 2: Những biểu hiện của người nghiện ma túy? Nguyên nhân nào dẫn
đến nghiện ma túy?
Gợi ý trả lời:
* Theo tài liệu của Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý thì nhận biết một
người đã nghiện ma tuý qua các biểu hiện sau đây:
- Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn,
ngày ngủ nhiều. Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm,
không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma tuý.
- Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang
bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”.
- Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân
trong gia đình).
- Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu
hiện chống đối, cáu gắt.
- Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh
cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học
trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
- Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng,
thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần
nhiều, ăn cắp vặt.
- Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc
lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ
heroine.
- Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay,
mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức
khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể
hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
* Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy:
+ Có chất gây nghiện
Nguyên nhân đầu tiên gây nghiện đó là việc có chất gây nghiện. Ngoài các
chất gây nghiện đã có như thuốc phiện, heroine, cocain… trên thế giới ngày càng

2
ra đời nhiều loại chất gây nghiện mới, nhất là các chất ma túy tổng hợp làm cho
công tác phòng chống lạm dụng chất gây nghiện đã khó nay càng khó hơn.
+ Sự chủ quan của người nghiện
Đây là nguyên nhân mang tính chất quyết định dẫn tới nghiện ma túy. Do
người sử dụng ma túy thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên dễ bị kẻ xấu lôi
kéo, dụ dỗ dùng thử ma túy cho biết và họ chỉ thử một lần thôi nhưng vẫn bị
nghiện. Sự thiếu hiểu biết về ma túy cộng với tính hiếu kỳ, tò mò, thích chơi trội
thể hiện mình ở các nhà hàng, vũ trường.
+ Yếu tố tâm lý
Một số người sử dụng ma túy như một phương thức lẩn tránh khỏi tác động
của các stress rất đa dạng trong đời sống hiện đại: stress trong gia đình (mâu thuẫn
giữa các thế hệ, cha mẹ bất hòa, ly thân, ly hôn, mất người thân gắn bó với họ, bị
bạo lực trong gia đình, bị lạm dụng tình dục, bố mẹ hoặc anh chị em khác lạm
dụng các chất gây nghiện…), stress trong môi trường học tập (thi hỏng, bị thi hành
kỷ luật,…), stress trong tình yêu, stress trong công việc…Đặc biệt, một số đối
tượng thanh thiếu niên gặp phải vấn đề gia đình thường buồn chán, bỏ học, bỏ nhà
đi bụi đời hình thành các băng nhóm sống lang thang trộm cắp, móc túi… Sau đó
bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường vận chuyển trái phép các chất ma túy.
+ Yếu tố sinh học và di truyền
Yếu tố sinh học và di truyền cũng ảnh hưởng tương tác với các giai đoạn
phát triển quan trọng trong đời sống con người và tác động đến nguy cơ nghiện ma
túy. Những gia đình có ông bà hay bố mẹ nghiện ma túy thì thường con cái của họ
cũng có nguy cơ nghiện cao. Thực trạng nguy hiểm nhất hiện nay là việc thanh
thiếu niên sử dụng chất gây nghiện do ảnh hưởng hay áp lực của các bạn đã nghiện
trong nhóm theo quy luật “hoặc đồng hóa theo nhóm hoặc bị loại trừ ra khỏi
nhóm”. Ở một số nơi có phong tục tập quán hút thuốc phiện cũng là nguyên nhân
khiến đại đa số những người ở địa phương đó bị nghiện.
+ Môi trường gia đình
Đối với các gia đình mà bố mẹ ly hôn, con cái không có người giáo dục,
quản lý sát sao là yếu tố dẽ dẫn đến sự sa ngã vào tệ nạn ma túy. Đặc biệt nguy hại
là một số gia đình do sĩ diện hay do nuông chiều con cái nên không dám thừa nhận
với cộng đồng là con mình đã bị nghiện, không dám đưa con cái đi điều trị ở các
cơ sở cai nghiện và chịu áp lực thường xuyên phải cung cấp tiền để chúng mua
chất gây nghiện dẫn đến việc họ ngày càng nghiện nặng hơn. Một số gia đình do
bố mẹ quá nóng giận hoặc hay trừng phạt quá nặng hoặc bất công cũng dễ dẫn đến
trẻ có ý thức chống đối, chán nản và dễ sa vào ma túy.
+ Môi trường xã hội
Có thể nói, hiện nay chúng ta đang phải sống trong một môi trường xã hội
đầy rẫy những cám dỗ của tệ nạn xã hội: các ổ nhóm và tụ điểm buôn bán ma túy

3
vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, người nghiện vẫn có thể tìm mua ma túy tương đối dễ
dàng. Bên cạnh đó, mặt trái cơ chế thị trường luôn là mảnh đất cho các loại tệ nạn
xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy. Mà những mặt trái này tác động đầu
tiên vào tầng lớp thanh, thiếu niên có lối sống thực dụng, thích ăn chơi, hưởng thụ
nhưng không chịu lao động.
+ Áp lực công việc và học tập
Áp lực công việc cũng là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến ma túy để
tìm kiếm cảm giác khoái cảm, sảng khoái. Sức ép trong học tập khiến một số học
sinh không theo kịp và dễ bị stress, làm chúng chán nản và bỏ học sau đó dễ bị bạn
bè dụ dỗ dẫn tới nghiện ngập.
+ Chuẩn mực đạo đức bị xói mòn
Trong cơ chế thị trường, các chuẩn mực đạo đức xã hội cũng ít nhiều bị biến
đổi, xói mòn. Nhiều người không có ý thức tôn trọng và thực hiện theo pháp luật,
nhiều người có thái độ thờ ơ, vô cảm đối với xã hội. Điển hình là việc dù thấy có
đối tượng tội phạm nhưng cũng không báo cho cơ quan chức năng…
Câu 3: Theo Luật phòng chống ma túy năm 2021, cá nhân, gia đình, nhà
trường và cơ quan Nhà nước có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống ma
túy?
Gợi ý trả lời:
- Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định trách nhiệm của cá
nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy:
+ Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại
của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý,
ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
+ Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền
chất.
+ Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma
túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng
đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma
túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
+ Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây
có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
- Điều 7 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định trách nhiệm của cơ
quan nhà nước trong phòng, chống ma túy:
+ Tổ chức phòng, chống ma túy trong cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn
chặn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý và cán bộ,

4
chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống ma
túy; tuyên truyền, vận động Nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm và
tệ nạn ma túy.
+ Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về quy hoạch,
phát triển kinh tế - xã hội để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy tại các
vùng xóa bỏ cây có chứa chất ma túy.
- Điều 8 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định trách nhiệm của cơ
sở giáo dục trong phòng, chống ma túy:
+ Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; phổ
biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên;
quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về
phòng, chống ma túy.
+ Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để
quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm
chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử
dụng trái phép chất ma túy.
Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết trộm cắp tài sản là gì? Người có hành vi trộm
cắp tài sản thì bị xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
* Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người
khác hoặc do người khác đang quản lý. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
* Người có hành vi trộm cắp tài sản thì tùy tính chất, mức độ thiệt hại tài
sản, độ tuổi mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự:
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/NĐ-CP ngày
31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,
an toàn xã hội: Người nào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản giá trị dưới
2.000.000đ và không thuộc các trường hợp quy định tại tại khoản 1 Điều 173 Bộ
luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi Trộm cắp tài sản quy định; mức phạt từ 2.000.000đ đến
3.000.000đ.
- Theo quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm
2017) quy định:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:

5
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều
168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng.
Câu 5: Nêu thực trạng tình hình trộm cắp tài sản hiện nay tại nơi anh (chị)
đang sinh sống, công tác? Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là gì? Theo anh
(chị) cần có những biện pháp, giải pháp gì để phòng chống có hiệu quả loại tội
phạm này.
Gợi ý trả lời:
* Nêu thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản nơi đang sinh sống:
Nhà anh (chị) hoặc hàng xóm hoặc địa phương, cơ quan, đơn vị công tác đã từng
bị trộm cắp tài sản bao nhiêu lần? Tài sản bị trộm cắp là gì, có giá trị là bao nhiêu?
Thời gian bị trộm cắp là khoảng thời gian nào? Đối tượng thực hiện hành vi trộm
cắp tài sản có đặc điểm, phương thức thủ đoạn ra sao? Đặc điểm chung và riêng
của những vụ trộm cắp tài sản đó?

6
* Nguyên nhân dẫn đến việc tài sản bị trộm cắp là gì? (như do lơ là trong
công tác quản lý tài sản, do chủ quan của cá nhân cẩu thả để đối tượng lợi dụng
hay do đối tượng chuyên nghiệp, manh động, liều lĩnh thực hiện hành vi trộm cắp
tài sản)
* Từ những nguyên nhân dẫn đến việc tài sản bị trộm cắp rút ra bài học, giải
pháp trong công tác quản lý tài sản, cần làm những gì để bảo vệ tài sản của bản
thân và của người khác; các cơ quan quản lý nhà nước và chủ tài sản cần làm gì để
đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương, công tác quản lý tài sản.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: bằng nhiều hình thức và đổi mới nội
dung đa dạng, phong phú, dễ tiếp cận,..
- Đối với cá nhân, cơ quan đơn vị, chủ tài sản cần phải nâng cao tinh thần tự
phòng, tự quản, tự bảo vệ tài sản như: lắp đặt hệ thống camera, hệ thống cảnh báo,
hệ thống khóa, cửa chắc chắn, xây tường bảo vệ kiên cố, đèn chiếu sáng,…
- Nâng cao ý thức bảo vệ tài sản cá nhân nơi công cộng, có đông người.
- Đối với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương: tăng cường tuần
tra vũ trang, tuần tra nhân dân kịp thời phát hiện các hành vi trộm cắp tài sản, đặc
biệt vào thời điểm đêm khuya là thời gian các đối tượng dễ lợi dụng để thực hiện
hành vi phạm tội.
- Đấu tranh quyết liệt với tội phạm trộm cắp tài sản, không bao che, che dấu
tội phạm, kịp thời tố giác, báo ngay với cơ quan chức năng khi xảy ra trộm cắp.
Phối hợp với lực lượng Công an xác minh, làm rõ các tình tiết của vụ việc, vụ án.
- Tham gia phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an quản
lý, cảm hóa giáo dục đối với người có tiền án, tiền sự, có biểu hiện phạm tội về
trộm cắp tài sản nói riêng và các loại tội phạm khác nói chung.
Câu 6: Anh (chị) hãy viết về một tấm gương, một việc làm có ý nghĩa mà anh
(chị) tâm đắc nhất của cá nhân, tổ chức, đơn vị trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm ma túy, tội phạm trộm cắp tài sản hoặc người đã từng vi phạm pháp luật
(nghiện ma túy, mua bán tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, trộm cắp tài
sản…) đã vươn lên trở thành người có ích cho xã hội mà anh (chị) biết?
Gợi ý trả lời:
Lựa chọn 1 tâm gương có thể là 1 cá nhân, tổ chức, đơn vị gắn với việc làm có
ý nghĩa, có tầm ảnh hưởng, có sức lan tỏa trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm ma túy, tội phạm trộm cắp tài sản hoặc 1 người đã từng vi phạm pháp luật
(nghiện ma túy, mua bán tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, trộm cắp tài
sản…) đã vươn lên trở thành người có ích cho xã hội, được mọi người xung quanh
quý mến, tôn trọng….

You might also like