You are on page 1of 5

MA TÚY - TÁC HẠI CỦA MA TÚY

1. Quy định của Pháp luật về phòng, chống ma túy


  a)Thế nào là chất ma túy?
- Là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy
định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ
ban hành
  + Chất gây nghiện : chất kích thích, ức chế hệ
thần kinh ->tình trạng nghiện
  + Chất hướng thần:chất kích thích, ức chế thần
kinh hoặc gây ảo giác. Sử dụng nhiều lần-
>nghiện

- Tiền chất: hóa chất không thể thiếu trong quá


trình điều chế, sản xuất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do Chính phủ
ban hành

- Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần và bị lệ thuộc vào các chất này

Một số hình ảnh về ma túy


  b)Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Quy định các tội phạm về ma túy tại chương XX,
gồm 13 điều(247-259), có các tội như 
  + Tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoắc các loại cây khác có chứa chất
ma túy
  + Tội sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy
  + Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy …

- Luật Phòng chống ma túy 2021: gồm 8 chương, 55 điều, quy định về 
  + Phòng chống ma túy
  + Quản lí người sử dụng trái phép chất ma túy
  + Cai nghiện ma túy
  + Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống ma túy

- Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012: phần thứ 3 của Luật có nội dung “Áp dụng
các biện pháp xử lí hành chính” gồm 5 chương, 29 điều(89-118) quy định các biện
pháp xử lí hành chính nói chung, trong đó có vi phạm hành chính về ma túy bao gồm
các biện pháp:
  + Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
  + Đưa vào trường giáo dưỡng
  + Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
  + Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
2)Tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây
nghiện
  a)Tác hại của ma túy
*Đối với bản thân người nghiện ma túy:
 Bị tổn hại về sức khỏe thể chất, về sức khỏe tâm thần
 Hủy hoại đạo đức, nhân cách
 Có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi
của mình
 Nghiện ma túy làm tiêu tốn tài sản

 *Đối với gia đình người nghiện ma túy:


  + Làm tiêu tốn tài sản gia đình
  + Người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm vì có người nghiện
  + Thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi
  + Ảnh hưởng đến giống nòi

 *Đối với nền kinh tế


 Ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội về cả chất lượng và số
lượng
 Chi phí cho công tác phòng chống ma túy, chữa bệnh, cai nghiện tăng lên
 Đầu tư nước ngoài bị giảm sút

 *Đối với trật tự an toàn xã hội


 Người nghiện ma túy có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm
cắp, cướp của, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, giết người
 Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS
 Gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm 
  b)Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
- Người nghiện ma túy thường bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ
ma túy và dễ bị tái nghiện

- Dấu hiệu nhận biết:


  + Thường xuyên tụ tập bạn bè, hay đi chơi về khuya, dậy muộn, ngày ngủ nhiều
  + Tính khí thất thường, tâm trạng hay lo lắng, bồn chồn, thường xuyên có biểu hiện
chống đối, cáu gắt
  + Thường thích ở một mình, lười lao động, luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi, chán
ăn, không chăm lo vệ sinh cá nhân
  + Có nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều hoặc sử dụng tiền không có lí do chính đáng
  + Dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi, ảo giác, manh động, bạo lực

- Tuy nhiên, để chắc chắn hơn khi xác định, cần đưa người có những biểu hiện nghiện
ma túy đến cơ sở y tế để kiểm tra

  c)Hình thức, con đường gây nghiện ma túy


 Có nhiều con đường dẫn đến nghiện ma túy như:
- Bản thân người nghiện chủ động tìm đến với ma túy và sử dụng
- Người nghiện do tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma túy
- Người nghiện ma túy muốn thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi với bạn bè xung
quanh
- Người nghiện ma túy do bị các đối tượng khác lôi kéo, cưỡng bức sử dụng chất ma
túy

=>Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý:
+ Tuyệt đối không được dùng thử các chất ma túy
+ Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc
  + Từ chối những lời mời, rủ rê của người khác về việc sử dụng chất ma túy
  + Chủ động bảo vệ bản thân
  + Quyết tâm cai nghiện ma túy khi mắc nghiện

3)Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng chống ma túy
 Ma túy đã và đang xâm nhập vào học đường, gây ra nhiều hệ quả đau lòng cho cả gia
đình và xã hội, ảnh hưởng đến tương lai của học sinh

-> Để phòng chống ma túy hiệu quả không chỉ cần sự vào cuộc quyết liệt của các
ngành chức năng mà mỗi học sinh cũng cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình
trong phòng chống ma túy

-Về mặt nhận thức: 


 Cần có nhận thức đầy đủ về hậu quả và tác hại của ma túy, phải biết chủ động
bảo vệ bản thân và không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào
 Nắm vững những quy định của Pháp luật về phòng chống ma túy

-Trách nhiệm cá nhân


 Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào
 Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến
ma tuý
 Thực hiện nghiêm túc các quy định, chương trình, hoạt động của nhà trường về
phòng chống ma túy
 Kịp thời tố giác các học sinh có biểu hiện sử dụng, buôn bán ma túy cho thầy, cô
giáo để có biện pháp ngăn chặn
 Nâng cao cảnh giác để không bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm
phạm pháp như sử dụng và buôn bán ma túy
 Vận động các thành viên trong gia đình, bạn bè và cộng đồng nơi cư trú thực
hiện các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy
 Khuyên nhủ bạn bè người thân trong gia đình và những người trong cộng đồng
nơi cư trú không sử dụng, vận chuyển ma túy dưới mọi hình thức
 Hưởng ứng, tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện
nhiệm vụ phòng chống ma túy tại nơi cư trú do chính quyền địa phương phát
động
 Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, bao
gồm cả tệ nạn ma túy
 Hợp tác với các cơ quan chức năng trong quá trình xét nghiệm, điều tra có liên
quan đến ma túy

You might also like