You are on page 1of 10

CÂU 1: Nhiều người hút thuốc lá vẫn sống thọ, sự thật là như thế, vậy con số những

người hút thuốc lá vẫn sống thọ theo các bạn là chiếm bao nhiêu % trong số những
người hút thuốc.

Theo 1 nghiên cứu gần đây, tại Đại học California, Los Angeles, họ nghiên cứu
trên 90 người hút thuốc, khoảng 80 tuổi và 730 người hút thuốc lâu năm, nhưng
không quá 70 tuổi thì cuối cùng cũng tìm ra một người hút thuốc lâu năm nhưng tuổi
thọ của người trên 80 tuổi, trong gen của họ có 215 peptide đơn nucleotide, khác với
người thường, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng kết quả của các peptide đơn
nucleotide. là, Những người hút thuốc lâu năm có khả năng sửa chữa tế bào nhanh
hơn và mạnh hơn. Vì vậy, đối với những người như vậy, gen này trong cơ thể có thể
nhanh chóng bài tiết tác hại do thuốc lá gây ra, tương tự như vậy hút thuốc lá cũng
không để lại độc tố trong cơ thể, gây hại cho cơ thể.
Nhưng các bạn cũng cần biết 1 điều răng đây chỉ là trường hợp xác suất nhỏ, tôi nói ở
đây là rất nhỏ và tôi cũng khẳng định với bạn rằng nếu bạn có thói quen hút thuốc lá
và không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có gen này trong cơ thể thì rất dễ gây nguy hiểm
cho sức khỏe của bạn.
Đáng chú ý, hiện nay thanh thiếu niên không hút thuốc lá truyền thống vẫn thử
và bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam. Cùng với
đó là gánh nặng “nghiện kép” khi người đang hút thuốc lá điếu thông thường sử dụng
thuốc lá điện tử nhiều hơn những người không hút thuốc lá.
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày
càng tăng cao là do môi trường. Các em thường bị bạn bè lôi kéo, muốn chứng tỏ
mình là người biết “chơi”, ảnh hưởng bởi kết quả học tập, hoàn cảnh gia đình… Cũng
vì tò mò muốn biết xem hút thuốc lá cảm giác sẽ như thế nào. Với tâm lý hút vài điếu
sẽ không bị nghiện và dần dần trở thành thói quen không bỏ được. Ngoài ra, để tìm
mua được thuốc lá đối với các em là không khó bởi hệ thống bán hàng và phân phối
sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ thuốc lá ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc
lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Theo điều tra tại Hà Nội và TP.HCM của Trung
tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển, Tổ chức Campain for Tobacco Free Kids,
trung bình có 12,7 điểm bán lẻ thuốc lá trong phạm vi bán kính 100m quanh mỗi
trường học.
Hút thuốc càng sớm thì bệnh tật càng sớm và hậu quả càng nặng nề. Khi bắt
đầu hút thuốc, thanh thiếu niên chưa nhận thức đầy đủ tính chất gây nghiện của thuốc
lá cũng như các nguy cơ bệnh tật từ việc hút thuốc nên thường đánh giá thấp nguy cơ
nghiện Nicotine của mình. Với thanh thiếu niên, thuốc lá điện tử gây nghiện và có thể
gây ra những thay đổi có hại cho não đang phát triển, làm gián đoạn sự phát triển của
các mạch não. Nồng độ Nicotine cao ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, môi trường, lối
sống, hành vi của giới trẻ. Hút thuốc ở trẻ em là nguyên nhân làm tăng khả năng
nhiễm các tệ nạn xã hội khác như: nghiện ma túy, nghiện rượu bia...
Đối với 1 người học sinh như chúng ta, câu hỏi đặt ra là chúng ta nên làm gì để giảm
thiểu tình trạng sử dụng thuốc lá trong độ tuổi thanh xuân như hiện nay. Theo tôi,
công tác tuyên truyền giáo dục cho thanh thiếu niên nhận thức rõ vấn đề tác hại nguy
hiểm của thuốc lá là vấn đề quan trọng nhất.

Việc xây dựng trường học không khói thuốc lá không chỉ đem lại một môi
trường học đường trong lành an toàn, bảo vệ sức khỏe cho mọi người mà còn hướng
đến một nếp sống văn minh cho thế hệ tương lai, bắt đầu từ việc giáo dục, học sinh
sống lành mạnh vì chính mình và vì cộng đồng. Tôi nghĩ trường học, lớp học của
chúng ta cần đẩy mạnh và làm phong phú các hoạt động xã hội, trong đó có các hoạt
động lối sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; gắn biển phòng, chống tác hại của
thuốc lá tại cổng trường; đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa
cho các bạn học sinh.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ việc chú trọng công tác phối hợp giữa gia đình và nhà
trường về giám sát học sinh tại nơi cư trú; mỗi bạn học sinh là một tấm gương trong
việc vận động bạn bè, cũng như giám sát và báo cáo việc bạn bè xung quanh mình có
hành vi hút thuốc cho gia đình và nhà trường nhằm ngăn chặn không để các bạn tập
hút, hút thuốc lá tại gia đình cũng như ở trường.

Trường học không chỉ chuyển tải kiến thức mà còn giáo dục, hình thành nhân
cách học sinh, góp phần xây dựng môi trường phát triển lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn
xã hội xâm nhập. Hút thuốc lá tại trường học tác động xấu tới môi trường giáo dục và
gây ô nhiễm khói thuốc thụ động. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến việc giáo dục, rèn
luyện nhân cách và tác động xấu đến sức khỏe học sinh. Vì vậy việc phòng chống tác
hại thuốc lá trong trường học giúp các em học sinh không hút thuốc, góp phần quan
trọng bảo vệ sức khỏe của các thế hệ tương lai của đất nước.

CÂU 2: Theo bạn, vì sao nên bỏ thuốc lá?

Trong thuốc lá có hơn 7000 chất độc hại như: nicotine, hắc ín, arsenic,
hydrogen cyanide, benzene… Các chất độc trong khói thuốc lá (nicotine) sẽ kích hoạt
các chất truyền dẫn thần kinh trung gian gây tỉnh táo, thư giãn. Nhưng khi hút nhiều
sẽ khiến các thành mạch máu bị tổn thương. Đây là mầm mống gây ra chứng xơ vữa
thành mạch máu làm nguy cơ tai biến mạch máu não tăng lên gấp đôi. Trong đó,
nguy cơ tai biến mạch máu não càng tăng cao đối với những người từng có tiền sử
mắc bệnh về huyết áp hoặc hút thuốc trong thời gian dài. Bên cạnh đó, khói thuốc lá
còn làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não, làm suy giảm trí nhớ. Nghiêm
trọng hơn, đây là một trong những tác nhân gây ung thư môi, ung thư thanh quản,
ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.
Người hút thuốc lá không chỉ gây hại cho chính mình mà còn gây ảnh hưởng
cho người thân, người xung quanh qua việc hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ
động). Đặc biệt, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai là đối tượng chịu tác động
và biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nhất bởi hút thuốc lá thụ động. Trung bình, mỗi
năm có đến hơn 1 triệu người tử vong do khói thuốc lá dù không có thói quen hút
thuốc (theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO). Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia
đình và những người xung quanh, bỏ thuốc lá là việc làm cần thiết!
Ở Việt Nam, đối tượng hút thuốc lá thường tập trung ở nam giới trưởng thành và
trung niên. Tuy nhiên, đáng báo động hơn, độ tuổi này đã được trẻ hóa ở bộ phận
thanh thiếu niên trong những năm gần đây.

Tôi xin mạnh dạn đưa ra những biện pháp giúp bạn và người thân bỏ thuốc lá

Việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá không quá khó khăn nhưng thời gian đầu,
cảm giác thèm thuốc thường lặp đi lặp lại nhiều lần, đòi hỏi cần có nhiều nỗ lực. Đã
có rất nhiều người cai thuốc lá thành công và có tiến triển tốt trong sức khỏe. Sau đây
là những biện pháp có hiệu quả nhất, được Jio Health đúc kết từ những người bỏ
thuốc lá thành công.

1. Hãy đồng cảm, đừng so sánh, mỉa mai người hút thuốc lá. Hãy thể hiện sự nhiệt
tình ủng hộ và giúp đỡ đồng hành với họ. Nên bắt đầu bằng việc hỏi ý kiến, đừng ra
lệnh. Ví dụ như: “Chúc mừng anh sắp lên chức bố! Vậy anh có ý định bỏ thuốc lá
chưa?”

2. Tạo sự xao nhãng: một số nghiên cứu cho thấy nếu ăn một số thức ăn sau có thể
làm cho việc hút thuốc lá mất cảm giác: Phô mai, trái cây, rau, viên ngậm bỏ thuốc.
Ngoài ra, có thể tạo sự xao nhãng cho người thèm thuốc lá: Vào phòng chơi với con,
chơi game, xem phim, xem đá banh,... Cơn thèm thuốc thường chỉ tồn tại vài phút
nên việc phớt lờ này sẽ rất hiệu quả.

3. Phần thưởng tạo động lực: Hãy tìm những món quà mà người thân bạn sẽ rất vui
khi nhận được nhằm tạo sự phấn đấu cũng như động viên sau mỗi bước bỏ thuốc lá
thành công.

Có câu hỏi đặt ra là tại sao nhà nước không cấm sản xuất thuốc lá để bảo vệ
sức khỏe cho người dân, các bạn có biết lí do vì sao không

rong luật không có quy định cấm hoàn toàn sản xuất và bán thuốc lá vì: Trong một
thời gian dài tác hại của thuốc lá chưa được biết rõ, đồng thời thuốc lá có khả năng
gây nghiện, vì vậy nó đã trở thành một sản phẩm phổ biến rộng rãi và trở thành một
ngành công nghiệp trên thế giới. Do đó, việc quy định cấm hoàn toàn sẽ gây ảnh
hưởng tới cuộc sống của nhiều người hiện nay đang làm việc trong ngành này.
Hơn nữa, nếu một quốc gia nào đó cấm hút thuốc, nhưng do nhu cầu hút thuốc của
người dân còn rất lớn và thuốc lá lại là sản phẩm gây nghiện, từ đó sẽ dẫn tới việc sản
xuất bất hợp pháp và buôn lậu thuốc lá gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của những
người nghiện thuốc lá.
Như vậy, nếu quy định cấm hoàn toàn việc sản xuất và bán thuốc lá tại Việt Nam là
không khả thi và không phù hợp.
Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử
dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp
thuốc lá. Một trong những mục tiêu của chương trình phòng chống tác hại thuốc lá là
tuyên truyền cho mọi người có nhận thức đúng về tác hại của thuốc lá, không sử dụng
các sản phẩm thuốc lá, giảm nhu cầu sẽ làm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá.
Khi nhu cầu sử dụng thuốc lá không còn nữa, các cơ sở sản xuất thuốc lá đương
nhiên sẽ bị thu hẹp và tự đóng cửa.

CÂU 3: Ai cũng biết “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” và “Cai thuốc lá
có lợi cho sức khỏe”. Thế nhưng người ta vẫn tiếp tục hút, đó là do người hút
thuốc lá đã trở nên “lệ thuộc” hay “nghiện”.

Nghiện thuốc lá bao gồm lệ thuộc thực thể vào chất nicotine có trong thuốc lá;
lệ thuộc tâm lý và hành vi đối với hành vi hút thuốc lá.

Nghiện thực thể: chất nicotine tác động lên quá trình hoạt động của hệ thống
thần kinh làm người hút thuốc lá có cảm giác hưng phấn, giảm lo lắng, tăng khả năng
tập trung .v.v. Khi cai thuốc, người nghiện hút thuốc lá cảm thấy buồn bã, lo lắng, bứt
rứt, mất ngủ, khó tập trung, vật vã vì hệ thần kinh của họ đã quen với nồng độ
nicotine trong máu cao. Những triệu chứng xuất hiện khi cai thuốc lá được gọi là hội
chứng cai thuốc lá, hội chứng cai thuốc này là một trong những nguyên nhân khiến tỷ
lệ tự cai thuốc thành công thấp.

Nghịện tâm lý: người hút thuốc lá có những quan điểm lệch lạc về thuốc lá, họ
không nhìn thuốc lá dưới khía cạnh gây hại cho sức khỏe, ngược lại nhìn nhận thuốc
lá như là một biểu tượng của sự “trưởng thành”, “nam tính”, “sành điệu”.

Nghiện hành vi: hành vi hút thuốc lá đã trở nên một thói quen, một phản xạ có
điều kiện được củng cố bằng hình thức lập đi lập lại qua nhiều năm tháng. Đối với
một số người cứ mỗi khi uống cà phê, sau bữa ăn, khi gặp gỡ bạn bè là hút thuốc lá;
đối với một số người khác, việc luôn cầm một điếu thuốc trên tay đã trở thành một
thói quen khó bỏ, hành vi đốt điếu thuốc lá ở học đã trở nên hoàn toàn tự động, không
đòi hỏi phải suy nghĩ cũng như là hành vi đi xe đạp đối với rất nhiều người biết đi xe
đạp.

Nếu trong gia đình em có người nghiện thuốc lá, các cách em có thể làm để
người thân bỏ hút thuốc, em nghĩ điều quan trọng nhất là họ hiểu được tác hại của
thuốc lá là như thế nào, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao và nếu bỏ hút thuốc sẽ có
những lợi ích gì, em sẽ thực hiện theo phương thức mưa dầm thấm lâu, mỗi ngày
thuyết phục 1 ít, đồng thời cùng đồng hành với người ấy trong quá trình cai thuốc bởi
vì cai thuốc lá là cả 1 quá trình rất là khó khăn và không dễ dàng.

Em xin được mạnh dạn đưa ra 1 số cách làm hay mà em đã tìm hiểu được

Đó 1. Tôn trọng trách nhiệm của những người đang cố gắng từ bỏ thuốc lá. Đó
là sự thay đổi lối sống và cũng là thử thách của họ, không phải của bạn.

2. Hỏi người đó liệu họ có muốn bạn thường xuyên hỏi thăm họ về việc cai
thuốc của họ không. Hãy hỏi xem họ cảm thấy thế nào chứ không chỉ hỏi xem họ có
kiên định với việc bỏ thuốc lá hay không.

3. Cho người đó biết rằng họ có thể tâm sự với bạn bất cứ khi nào họ cần được
lắng nghe những lời động viên, khuyến khích.

4. Giúp người đang cai thuốc lá có những thứ họ cần, chẳng hạn như một vài
viên kẹo cứng để ngậm, ống hút để cắn, rau quả tươi cắt nhỏ và để sẵn trong tủ lạnh.

5. Dành thời gian với người đang cai thuốc lá bằng cách giữ tâm trí của họ
tránh xa thuốc lá như – có thể đi xem phim, đi dạo để vượt qua cơn thèm thuốc, hoặc
cùng đi xe đạp.

6. Cố gắng nhìn nhận từ quan điểm của người đang cai thuốc lá – thói quen hút
thuốc có thể giống như một người bạn cũ, luôn bên cạnh họ trong những khoảng thời
gian khó khăn. Nên cũng thật khó để từ bỏ thuốc lá.

7. Biến ngôi nhà của bạn thành nơi không khói thuốc, nghĩa là không ai có thể
hút thuốc ở bất cứ nơi nào trong nhà.

8. Vứt tất cả bật lửa và gạt tàn thuốc ra khỏi ngôi nhà của bạn. Loại bỏ bất cứ
thứ gì khiến họ nhớ đến việc hút thuốc.

9. Giặt ngay những bộ quần áo có ám mùi thuốc lá. Làm sạch thảm và rèm cửa.
Sử dụng máy làm sạch không khí để giúp loại bỏ mùi thuốc lá – và cũng đừng quên
làm sạch bên trong ô tô.

10. Giúp người thân đang cai thuốc lá làm những việc nhà như chăm sóc con
cái, nấu ăn, làm việc vặt – hoặc bất cứ điều gì có thể giúp giảm nhẹ căng thẳng khi bỏ
thuốc.

11. Ăn mừng sự tiến bộ trên hành trình cai thuốc. Từ bỏ thuốc lá là một VIỆC
TRỌNG ĐẠI.
12. Cám ơn người cai thuốc lá vì đã không còn để những người khác tiếp xúc
với khói thuốc độc hại.

13. Đừng nghi ngờ khả năng bỏ thuốc của họ. Niềm tin của bạn vào người
đang cai thuốc lá sẽ nhắc nhở họ rằng họ có thể làm được.

14. Đừng phán xét, cằn nhằn, thuyết giảng, trêu chọc, hay la mắng họ. Điều
này có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn hẳn sẽ không muốn người mình yêu
thương quay trở lại hút thuốc chỉ để xoa dịu cảm giác bị tổn thương do bạn mang lại.

15. Đừng để bụng sự cáu gắt của người đang cai thuốc lá, đó là triệu chứng
không thích tiếp xúc do thiếu nicotine. Hãy nói với họ rằng bạn hiểu những triệu
chứng đó là có thật và nhắc nhở họ rằng chúng sẽ không kéo dài mãi. Các triệu chứng
này sẽ thuyên giảm trong vài tuần.

16. Đừng đưa ra lời khuyên. Chỉ cần hỏi họ xem bạn có thể giúp gì cho kế
hoạch cai thuốc lá mà họ đang thực hiện.

CÂU 4 : Không quá khó để bắt gặp những người đang ở lứa tuổi thanh niên,
trong đó có cả các em học sinh, phái nữ sử dụng thuốc lá điện tử ở nơi công
cộng, nhất là ở các quán café, giải khát, nhà hàng…

Trong bối cảnh cộng đồng đang rất nỗ lực tuyên truyền những tác hại của
thuốc lá, thì trào lưu hút thuốc lá điện tử càng ngày càng trở thành “mốt thời thượng”.

Do a dua, học đòi, bị rủ rê, nhiều thanh niên đã sớm sử dụng thuốc lá điện tử
để muốn thể hiện sự sành điệu của mình mà không lường trước được những tác hại
của loại thuốc lá này rất có hại cho sức khỏe. Thêm vào đó, mặc dù không có căn cứ
khoa học nào, những nhiều người, trong đó chủ yếu là thanh niên, trung niên đã chọn
thuốc lá điện tử để cai nghiện thuốc lá điếu truyền thống.

Theo các bác sỹ ở Bệnh viên Lao - Phổi Thanh Hóa, đây là sai lầm lớn bởi hút
thuốc lá điện tử không bao giờ có thể cai được thuốc lá truyền thống, trái lại còn gây
tổn hại sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Độ tuổi người sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay ngày càng trẻ hơn và chiếm
phần lớn, còn đối với những người ở độ tuổi trung niên, việc sử dụng thuốc lá điện tử
ít hơn, tuy nhiên vẫn còn quan niệm rất sai lầm là hút thuốc lá điện tử để cai nghiện
thuốc lá truyền thống.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuốc lá điện tử là mặt hàng không
được bày bán công khai như thuốc lá điếu truyền thống. Việc buôn bán loại mặt hàng
“cấm” này chủ yếu qua kênh cá nhân với cái mác “hàng xách tay”, không có bất cứ
tem nhãn như thuốc lá truyền thống. Đây chính là khó khăn lớn cho cơ quan quản lý.
Việc đã “nghiện càng nghiện thêm” sẽ khiến con đường đến “nghĩa trang” của
nhiều người ngày càng ngắn lại. Khói thuốc lá điện tử khi nhả ra tại nơi công cộng
cũng gây tác hại nghiêm trọng tới những người xung quanh.

Trước thực trạng đáng lo ngại trên, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền
phòng, chống tác hại của thuốc lá, cần có sự vào cuộc ngăn chặn tình trạng buôn bán
thuốc lá điện tử trôi nổi hiện nay, nhất là tại nơi công cộng, xử lý nghiêm các đối
tượng đầu nậu theo quy định của pháp luật. Đối với giới trẻ, đặc biệt là thanh thiếu
niên, học sinh, cần có sự quan tâm, giám sát của gia đình, trường học để con em mình
không bị sa đà vào trào lưu thời thượng đầy tác hại này.

Nếu bạn em nghiện thuốc lá điện tử và rủ em, việc đầu tiên em sẽ từ chối và sau đó sẽ
thuyết phục bạn từ bỏ thuốc lá điện tử theo những cách ( như câu 3)

CÂU 5 Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Không có mức độ nào an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc, ngay cả khi bạn tiếp
xúc khói thuốc lá trong một thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con
người. Các nguy cơ về sức khỏe càng cao hơn khi tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn.

1. Khói thuốc và bệnh tật

Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì bạn vẫn hít phải khói thuốc. Khói thuốc
có thể đến từ:

Người khác hút thuốc Từ điếu thuốc lá, xì gà

Nếu bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc thì được gọi là hút
thuốc thụ động hoặc hút thuốc không tự nguyện, ô nhiễm khói thuốc lá. Khói thuốc lá
có nhiều chất độc hại, Một số chất độc hại từ không khí đi vào phổi và máu, khiến
làm tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ
ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói
thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%. Có thể bao
gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng,
ung thư trực tràng và khối u não.

Hút thuốc lá thụ động cũng gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm hen
suyễn và bệnh tim. Những đối tượng sau đây có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm
trọng hơn từ khói thuốc lá:Phụ nữ mang thai, Trẻ em, Người cao tuổi, Người có bệnh
về hô hấp hoặc bệnh tim

Tiếp xúc với khói thuốc lá gây viêm phổi, làm tăng các vấn đề liên quan đến
sức khỏe. Hút thuốc lá thụ động không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và
phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với
khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh sau:Nhiễm trùng tai, Hen suyễn, Nhiễm
trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi, Ho và khò khè, Hội chứng đột tử ở trẻ
sơ sinh (SIDS)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC Ở NƯỚC TA

Đối với mỗi cá nhân:


 Nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá, hạn chế sử dụng
thuốc lá dưới mọi hình thức. Không coi thuốc lá là phương tiện giải tỏa áp lực.
Thay vào đó có thể sử dụng nicotine thay thế thuốc lá như kẹo cao su, viên ngậm,
miếng dán,….
 Không rủ rê, lôi kéo bạn bè sử dụng thuốc lá.
 Không khuyến khích thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá.
 Không hút thuốc lá ở nơi công cộng, trong phòng kín để bảo việc sức khỏe cho
những người xung quanh
Về phía chính quyền nhà nước:
 Cần thực hiện các biện pháp quản lý việc tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là với đối
tượng thanh thiếu niên.
 Đánh thuế trực tiếp vào mặt hàng thuốc lá và các sản phẩm liên quan.
 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các chương trình giáo dục về tác hại thuốc
lá trong phạm vi công sở, trường học,… để thay đổi nhận thức của người dân.
Các giải pháp trên là chưa đủ để giảm thiểu đáng kể thực trạng hút thuốc lá ở Việt
Nam, nhưng nó là những hành động thiết thực lúc này để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
khỏi tác hại của khói thuốc.

CÂU 6:

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua
ngày 18.6.2012 bao gồm 5 Chương và 35 Điều và có hiệu lực kể từ ngày 01. 5.2013.
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về PCTHTL, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác PCTHTL trong
giai đoạn hiện nay, góp phần hạn chế bệnh tật liên quan đến hút thuốc lá, nâng cao
sức khỏe cộng đồng, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân
Để nâng cao hiệu quả thực thi Luật PCTHTL, một trong những chủ thể được
xác định trong phòng, chống tác hại của thuốc lá là người đứng đầu. Người đứng đầu
ở đây được hiểu là nhà lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính
trị xã hội, địa phương. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu được thể hiện ở hai
khía cạnh đứng đầu về mặt hành chính và đứng đầu cơ quan quản lý địa điểm có quy
định cấm hút thuốc lá.
Tại Điều 6 của Luật PCTHTL quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm 3 nội dung:
Một là, đưa nội dung PCTHTL vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không
hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ; Hai là, đưa quy định về việc hạn chế
hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào
hương ước; Ba là, gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương
thực hiện các quy định của pháp luật về PCTHTL.
Tại Điều 14 quy định quyền của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm
hút thuốc lá gồm: Một là, buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm
cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Hai là,
yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình; Ba là, từ
chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá
nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
Điều 23, Nghị định số 176/NĐ – CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về
phòng chống tác hại thuốc lá cũng quy định chế tài xử phạt khi không thực hiện đầy
đủ trách nhiệm của người đứng đầu quản lý địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi: Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút
thuốc lá; không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của
mình; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy
định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
Như vậy, để công tác phòng chống tác hại thuốc lá và Luật PCTHTL được thực
thi có hiệu quả thì Luật PCTHTL đã quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của người
đứng đầu. Vậy người đứng đầu các cơ quan đơn vị, tổ chức doanh nghiệp cần hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc viên chức, người lao động thuộc đơn vị, doanh nghiệp... mình
quản lý thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá và chịu trách nhiệm trước pháp
luật nếu không thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá của Luật PCTHTL năm
2013
CÓ 1 SỐ Ý KIẾN CHO RẰNG CAI THUỐC LÁ SẼ DẪN ĐẾN TĂNG CÂN,
KÉM TỈNH TÁO KHI LÀM VIỆC, QUAN ĐIỂM CỦA EM VỀ VẤN ĐỀ NÀY LÀ
hực tế là những người hút thuốc lá thường trông gầy gò. Vì khi hút thuốc lá, việc ăn
uống trở nên kém ngon miệng và cơ thể tăng chuyển hóa, tiêu tốn calo nhiều hơn. Vì
vậy, việc bỏ thuốc lá tăng cân lại là điều tốt khi cân nặng phục hồi ở mức bình thường
trở lại.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn vốn không gầy và có xu hướng “phát tướng” trong
thời gian cai thuốc lá thì nỗi lo tăng cân không thể so với lợi ích mà cai thuốc lá mang
lại. Bỏ hút thuốc mang lại lợi ích to lớn như:

Giảm hẳn nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi)

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, phổi, dạ dày,…;

Da đẹp hơn, răng trắng, hơi thở thơm mát hơn;

Tiết kiệm được tiền bỏ vào việc mua thuốc lá;

Tinh thần cải thiện, khả năng làm việc và hoạt động trở nên tốt hơn.

Bỏ thuốc lá đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Vì vậy, khi bạn bắt đầu bỏ thuốc, hãy tập trung vào việc làm sao để cai thuốc
trước. Việc cai thuốc lá mang lại nhiều lợi ích đáng kể hơn là nguy cơ do tăng cân
mang lại. Một khi bạn đã bỏ thuốc lá thành công, bạn có thể dồn năng lượng của bạn
vào việc luyện tập và ăn uống điều độ để đạt được cân nặng như ý muốn.

Nếu bạn là người có kỷ luật tốt và quyết tâm thay đổi bản thân thì việc cai
thuốc và giữ vững cân nặng là điều hoàn toàn trong tầm tay. Tuy nhiên, việc quá khắt
khe đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Vì vậy, khi bắt đầu cai thuốc, hãy tập trung
vào việc làm sao để cai thuốc trước

You might also like