You are on page 1of 6

Trang chủ Giáo dục

Thứ Hai, 08/08/2023 - 02:14


Tăng giảm cỡ chữ:
Theo dõi Luật Minh Khuê trên

Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh chọn lọc hay
nhất

 Tác giả:: Bùi Tuấn An

 Tham vấn bởi:: Luật sư Lê Minh Trường


"Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” là câu nói vô cùng quen thuộc và được in ấn rõ ràng, công khai trên
bao bì. Dưới đây là một số mẫu nghị luận hút thuốc lá điện tử ở học sinh.
Mục lục bài viết
 1. Dàn ý nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh:

 1.1 Mở bài:

 1.2 Thân bài:

 1.3 Kết bài:

 2. Một số mẫu nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh chọn lọc hay nhất:

 2.1 Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh (Mẫu số 1):

 2.2 Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh (Mẫu số 2):

 2.3 Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh (Mẫu số 3):

TÌM KIẾM QUẢNG CÁO

Hạ Long: Máy tính xách tay chưa bán được đang được bán với
giá rẻ
TÌM HIỂU THÊM

1. Dàn ý nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh:


1.1 Mở bài:

 Giới thiệu khái quát và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: "Nghị luận hút thuốc lá điện tử ở học sinh"

1.2 Thân bài:

 Thuốc lá điện tử là gì? Được làm từ nguyên liệu gì? (Thuốc lá được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây

nghiện, gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo)

 Nêu biểu hiện cụ thể và thực trạng hút thuốc lá điện tử ở học sinh:

 Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá điện tử đang là thói quen của giới trẻ và đặc biệt là các học sinh, nó đang diễn ra phổ biến và

tràn lan trong thế hệ học sinh.

 Những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc. Số lượng đó ngày càng tăng

cao.

 Các cô, cậu học sinh hút thuốc lá điện tử ngày càng mở rộng theo lớp và thế hệ. Có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng

đã tập tành hút thuốc.

 Người hút thuốc trên khắp mọi nơi, và khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào không gian trường học.

=> Báo động "nguy hiểm" cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước.

 Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh:

 Xuất phát do nhận thức của chính các bạn học sinh (còn kém và thích học đòi mà chưa nhận thức được tác hại của thuốc lá

điện tử).

 Cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân.

 Tâm lí đua đòi, bắt chước bạn bè. Bạn bè rủ rê, lôi kéo dẫn đến nghiện hút thuốc lá điện tử.

 Gia đình nhà trường giáo dục lỏng lẻo, không theo sát được các em học sinh (Thiếu sự quan tâm của gia đình, bố mẹ và nhà

trường)

 Chỉ ra tác hại mà việc hút thuốc lá gây ra:

 Thuốc lá điện tử là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người.

 Thuốc lá điện tử có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi

(hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá)

 Thuốc lá điện tử không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khí còn gây ảnh hưởng đến sức

khỏe của những người xung quanh.

 Đề xuất những giải pháp trước thực trạng hút thuốc lá ở học sinh:

 Nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại của khói thuốc bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ

biến trong trường học.


 Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức đến các học sinh và các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ

(không hút thuốc lá điện tử trước mặt con em, hạn chế cho chúng tiếp xúc với thuốc lá điện tử)

 Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị

thành niên.

1.3 Kết bài:

 Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.

 Nêu lên bài học nhận thức và hành động.

 Liên hệ với bản thân.

>> Xem thêm: Thuốc lá điện tử là gì? Tác hại của thuốc lá điện tử?

Advertisements

2. Một số mẫu nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh chọn lọc hay nhất:
2.1 Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh (Mẫu số 1):

Thói quen hút thuốc lá cũng đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong xã hội hiện nay. Mặc dù hiểu rõ về tác hại của thuốc lá

tuy nhiên đại bộ phận đa số là nam giới lại khó lòng mà từ bỏ được thói quen hút thuốc này. Trong vài năm trở lại đây việc hút

thuốc lá bị xã hội xem như một vấn nạn bởi vì nó xảy ra ở mọi lúc mọi nơi từ những nơi đông đúc như đường phố, khu mua sắm,

cho đến cả nơi riêng tư như là trong nhà. Đặc biệt, hiện nay không chỉ có người đàn ông mới hút thuốc mà ngay cả phụ nữ hay

thanh niên số người hút thuốc cũng đang tăng lên. Họ hút thuốc chủ yếu là để giải toả stress hay căng thẳng trong công việc tuy

nhiên cũng có nhiều bạn thanh niên hút chỉ vì thích thể hiện mình sành điệu và chịu chơi.

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và lan tràn trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ nói riêng.

Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh các cô cậu vẫn còn đang ở lứa tuổi teen nhưng trên tay và miệng ngậm tẩu thuốc, thậm

chí có nhiều bé trai chưa đầy mười tuổi cũng đã biết hút thuốc. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hay mạng xã hội đôi khi

cũng xuất hiện những video quay lại hình ảnh những cậu bé mới lớn đang hút thuốc với mục đích chứng tỏ bản thân. Khói thuốc

thực sự đã xâm nhập và len lỏi vào lớp học - nơi vốn dĩ là thế giới của kiến thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại

là những gương mặt thơ ngây, hồn nhiên và không hề hay biết rằng bản thân đã mở toang ra cánh cửa để bệnh tật xâm nhập vào

cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng đáng lo ngại trên? Thực trạng hút thuốc lá đang lan truyền rộng rãi

trong giới trẻ hiện nay là từ ý thức của bản thân nhiều bạn học sinh. Với quan niệm lệch lạc cho rằng hút thuốc là một cách chứng

tỏ sự chững chạc, trưởng thành và thể hiện được cá tính của bản thân nên nhiều bạn đã tập tành việc hút thuốc rồi dần dần hình

thành thói quen sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, không hiếm bạn hút thuốc do tâm lý bắt chước và nghe theo bạn bè và cũng có

nhiều bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp giúp giảm đi stress, căng thẳng. Vô hình trung, các bạn còn chưa nhận thức đúng

đắn và đầy đủ về tác hại của thuốc lá. Hút thuốc lá có tác hại rất nghiêm trọng cho chính người sử dụng cũng như những người

xung quanh. Trong thuốc lá có chứa thành phần Nicotin là một chất gây nghiện. Vậy nên nhiều người lúc ban đầu chỉ hút nháp,
hút thử rồi sau đó đã trở thành thói quen không thể bỏ. Trong thuốc lá có một số thành phần như ammoniac, chất DDT là tác

nhân chủ yếu gây nên những căn bệnh về tim mạch, phổi và đường hô hấp. Nếu hút thuốc trong thời gian dài và thường xuyên có

thể dẫn tới mắc bệnh ung thư phổi hoặc ung thư vòm họng. Theo nghiên cứu hiện nay, hút thuốc cũng là nguyên nhân giảm tuổi

thọ của chúng ta. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đối với người hút, khói thuốc cũng tác động gián tiếp tới nhiều người xung

quanh. Người ta gọi đó là hút thuốc lá gián tiếp. Những người xung quanh, tuy không trực tiếp hút thuốc nhưng có thể gián tiếp

hít khói thuốc, việc ảnh hưởng gián tiếp đó cũng gây nên các hậu quả tương tự như đối với người trực tiếp hút thuốc vậy. Hiện

nay, có rất nhiều hình thức được đưa ra để hạn chế số lượng người hút thuốc lá. Trên nhiều phương tiện thông tin tuyên truyền

của Việt Nam, người ta đã quá quen thuộc với câu nói "Buy now, pay later". Có ý nghĩa rằng nếu bạn mua thuốc lá hôm nay thì

sau này bạn sẽ phải trả giá cho hành vi của mình và chính sức khoẻ của bạn. Ở Việt Nam, trên mỗi gói thuốc lá cũng có ghi

những hàng chữ cảnh báo: "Hút thuốc lá có hại đến sức khoẻ" kèm theo đó là các thông tin như người mắc ung thư phổi, mất

răng, suy dinh dưỡng vì hút thuốc lá. Nhằm cảnh báo người mua tác hại nguy hiểm của thuốc lá từ đó hạn chế người hút thuốc lá.

Những hành động thiết thực đó đã đem đến nhiều kết quả khả quan, khi hiện nay có khoảng 70% người nghiện thuốc lá đang hy

vọng có thể bỏ hẳn thuốc lá. Mặc dù việc bỏ thuốc lá là vô cùng khó khăn. Bởi khi mới bỏ thuốc cảm giác trong người sẽ rất khó

chịu, bồn chồn không yên, miệng đắng. Nhưng với sự kiên trì và quyết tâm bỏ thuốc của bản thân, người nghiện thuốc có thể

ngậm một chiếc kẹo cao su hoặc tự làm những việc mình yêu thích như chơi tennis, nghe nhạc, đi dạo cho vơi đi cảm giác thèm

thuốc.

BRAINBERRIES

Cô bé suy tuỷ "mê nhảy Zumba" 9 năm trước hiện tại thế nào?
TÌM HIỂU THÊM

Chính vì những điều đó, chúng ta cần có những biện pháp kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra ở giới trẻ. Gia đình và

nhà trường cần có cách giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như có cách xử lý phù hợp cho con em mình về việc hút thuốc lá. Mỗi

người hãy là một tấm gương tốt, nói không với thuốc lá để trẻ học theo. Cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức của toàn

dân về tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức phong trào tập huấn, truyền thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng. Vì một xã hội lành mạnh, vì sức khoẻ cho cộng đồng, mỗi người chúng ta cùng chung tay góp sức nói

không với thuốc lá. Cùng nhau tuyên truyền, cùng nhau nhắc nhở khuyên bảo nhau nói không với thuốc lá điều đó sẽ làm cho

người thân và mội người xung quanh có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

>> Xem thêm: Mua bán, kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử có bị phạt không?

2.2 Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh (Mẫu số 2):

Thuốc lá là một chất gây nghiện dưới dạng bột được quấn chặt và nhồi vào giấy có dạng hình trụ. Trong thuốc lá có chứa hơn bảy

nghìn chất khác nhau. Trong thuốc lá có hàng trăm loại có hại đối với cơ thể. Dù rất độc hại, song thuốc lá đã trở thành vật dụng
không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mọi người. Đặc biệt gần đây, độ tuổi hút thuốc lá có chiều hướng chuyển

sang những người trẻ và những người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Thuốc lá là một chất độc có thành phần đa dạng với các tác nhân gây ung thư cho chính người hút và cả những người xung

quanh. Trong thuốc lá còn có thành phần của Nicotine (một chất gây ảo giác ảnh hưởng mạnh lên hệ thống thần kinh trung ương

ở người) . Người hút thuốc lá sẽ tạm thời cảm thấy thoải mái, tâm trạng vui vẻ, tăng trí nhớ và tăng khả năng nhận thức. Việc hút

thuốc lá của học sinh đang diễn ra ngày càng mạnh và thường xuyên. Từ các em học sinh nhỏ vẫn mang trên cổ chiếc cặp, cho tới

những anh lớn tuổi đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Những học sinh đó hút thuốc lá ở mọi nơi chứ không phải bất cứ thứ gì

cả. Dù là trong nhà hay trong lớp học khi không có sự hiện diện của thầy cô giáo. Hay ở ngoài chợ, ngoài hàng nước lề đường. Ở

bất kì đâu, chúng ta cũng có thể bắt gặp các cậu bé vẫn khoác trên người bộ quần áo đồng phục học sinh, còn trên tay đang cầm

điều thuốc lá. Tác hại của thuốc lá thì có lẽ ai cũng biết. Nhà trường và xã hội đang không ngừng tuyên truyền tác hại của thuốc

lá cho mọi người. Nhất là ở trong trường học. Việc giáo dục học sinh tránh xa ma tuý là một trong những mục tiêu giáo dục của

người thầy. Tác hại của thuốc lá là vô cùng nguy hiểm. Vì có chứa chất gây ung thư, cho nên người hút thuốc lá sẽ dễ dàng bị các

chứng bệnh như ung thư. Nhất là ung thư phổi. Ngoài ra, vì có chất gây nghiện, cho nên nếu đã hút thuốc nhiều lần. Họ cũng có

nguy cơ khó từ bỏ được thuốc lá. Và bị lệ thuộc vào nó, hút thuốc lá trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần. Có rất nhiều

người cũng dùng thuốc lá làm niềm vui trong cuộc sống. Một ngày có thể hút một bao (hai mươi điếu thuốc) . Người nghiện

thuốc lá thường có biểu hiện nhạt miệng, nếu không hút thì không thể hợp tác tốt trong công việc. Không chỉ thế, thuốc lá cũng

ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người khác. Những người không trực tiếp hút thuốc mà chỉ thụ động hít khói từ người hút. Có rất

nhiều đứa bé khi chào đời bị dị tật, chỉ bởi vì lúc mang thai người mẹ hít quá nhiều khói thuốc. Theo nghiên cứu của y học thì

người hít khói thuốc lá từ người hút còn có nguy cơ ung thư cao hơn gấp sáu lần người khác. Hút thuốc không chỉ hại cho bản

thân mình mà còn rất nhiều người khác. Vậy tại sao thuốc lá lại trở nên phổ biến như thế. Lí do cũng đơn giản là có lẽ nhiều

người đã hút một lần và bị nghiện không bỏ lại được. Cũng có thể trong thuốc lá có những chất kích thích gây cảm giác phấn

khích cho người hút. Với thanh niên, những người trung tuổi. Hút thuốc lá dường như là một quy luật để tập làm người lớn. Họ

cho rằng, hút thuốc lá là để thoả mãn, mong muốn được thể hiện bản thân với người đồng tuổi mình và ngoài xã hội. Cũng có thể

do sức ép từ xã hội, từ nhà trường đã làm cho họ tìm đến thuốc lá. Và làm cho thuốc lá trở thành một thứ thân thuộc trong đời

sống. Để rồi họ quên đi rằng bản thân mình đã nghiện thuốc từ bao giờ không hay. Thuốc lá cũng là chất gây nghiện nhanh. Nó

thấm từ từ vào cơ thể con người sẽ khiến sức khoẻ con người ngày càng kém đi. Còn với học sinh, hút thuốc lá thường xuyên có

thể làm suy giảm khả năng tiếp thu. Mất tập trung trong quá trình học tập, giảm sút hiệu suất làm việc. Nguy hiểm hơn nữa, nó

gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người. Suy giảm chức năng hô hấp sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiệm trọng. Ở nước ta

một năm có hơn bốn mươi ngàn người chết do thuốc lá và hơn ba mươi triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng. Con số quả

thật quá khủng khiếp. Việc không hút thuốc ở học sinh là một trong các nôi qui được nhà trường nghiêm túc thực hiện. Nhưng

việc quản lý học sinh cũng còn nhiều bất cập. Chưa kể thuốc lá được bán khắp nơi trên thị trường, thậm chí chúng ta có thể mua

được ở bất kì đâu. Không có một chế tài để xử lí những người bán thuốc lá cho trẻ em vị thành niên. Cũng như chưa có bất cứ

quy định nào cụ thể nhằm phòng chống việc hút thuốc của học sinh. Thiết nghĩ, cá nhân mỗi học sinh phải thực sự có nhận thức

được mức độ nguy hại của thuốc lá. Tự biết kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình, để tránh phạm những lỗi lầm không đáng
có. Trong một xã hội đang phát triển, văn hoá con người ngày càng được nâng cao. Việc bài trừ người hút thuốc đã trở nên quyết

liệt hơn, các nhà hàng, rạp chiếu phim, siêu thị đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm hạn chế tình trạng hút thuốc. Những việc

làm thiết thực ấy đã hạn chế phần nào, tình trạng khói thuốc ở khắp mọi nơi. Và người hút thuốc cũng bị thu hẹp không gian hơn,

bị cô lập lâu hơn. Họ dễ bị người xung quanh xua đuổi mỗi khi hút thuốc, gây cảm giác cô độc và khó chịu.

Xã hội luôn là quá trình vận động không ngừng nghỉ. Là học sinh, những công dân tương lai của đất nước. Hãy xây dựng cho bản

thân một phương châm sống tích cực, lành mạnh. Tránh xa tệ nạn và học tập thật giỏi để vững vàng bước đi trên con đường

tương lai. Trở thành những người có ích trong xã hội và được xã hội thừa nhận. Đừng vì sĩ diện cá nhân mà quên đi những điều

tốt đẹp đang đợi đón bạn ở phía trước. Thuốc lá là một chất độc có thể phá huỷ sức khoẻ của con người.

You might also like