You are on page 1of 13

I.

PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Có thể nói rằng bên cạnh các chất gây nghiện hạng nặng như: ma túy,heroin,thuốc
lắc…bị cấm sử dụng trên thị trường thì thuốc lá cũng được liệt kê vào danh sách
chất gây nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống và kinh tế của con người,
nhưng lại được nhà nước cho phép lưu hành với mức thuế rất cao trên thị trường
nhưng lại tiêu thụ số lượng rất lớn và ngày càng tăng qua các năm.Chính vì vậy mà
chúng em muốn hiểu sâu hơn về nguyên nhân và lý do tại sao thuốc lá lại được sử
dụng nhiều đến vậy,đặc biệt là làm rõ sâu hơn về tác hại của nó tới con người.Hút
thuốc có thể gây bệnh nghiệm trọng về phổi,gan,tim mạch…Khoa học và thực tiễn
đã chứng minh nếu một người hút thuốc thường xuyên thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất
nhiều so với người không hút thuốc lá.Nhưng đặc biệt giới trẻ hiện nay hút rất nhiều
không nghĩ tới hậu quả của chúng gây ra vẫn thờ ơ và hút rất nhiều so với người
lớn.
Khói thuốc lá có hại rất lớn đối với sức khỏe con người,không chỉ người hút mà
những người xung quanh hít phải có khả năng bệnh gấp 10 lần người hút thuộc, đặc
biệt phụ nữ có thai,để lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư và những hệ lụy vô cùng nặng.
Trong quá trình nghiên cứu chúng em thấy khói thuốc có rất nhiều vấn đề phát sinh
cần giải quyết nên nhóm chúng em quyết định ra đề tài”Thuốc lá” làm đề tài này
giúp nhóm chúng em hiểu rõ hơn,sâu hơn về sự hiện diện của thuốc lá trong cuộc
sống xã hội.
I.2.Lịch sử nghiên cứu:
Theo đài CNBC, kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH New
York vừa công bố cho thấy việc hút thuốc lá điện tử nhiều năm có thể gây ung thư
phổi và ung thư bàng quang ở chuột và còn phá hủy DNA của chúng.
Từ kết quả thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu kết luận việc hút thuốc lá điện
tử (e-cigarette) chắc chắn cũng sẽ "rất nguy hại" cho con người.
Nghiên cứu này do Viện sức khỏe quốc gia Mỹ tài trợ kinh phí. Nó là nghiên cứu
đầu tiên chỉ ra rõ ràng mối liên hệ giữa nicotin trong thuốc lá điện tử với bệnh ung
thư. Nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên ngành Proceedings of the National
Academy of Sciences ngày 7-10.
Một nghiên cứu khác công bố hồi tháng 2 của ĐH Nam California cũng nhận thấy
những người hút thuốc lá điện tử có xuất hiện những biến đổi ở cấp độ phân tử
giống nhau trong mô ở khoang miệng, dạng biến đổi là nguyên nhân gây ung thư ở
những người hút thuốc thông thường.

1
I.3.Mục đích nghiên cứu:
Mô tả thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện các chính sách thuốc lá tại thành phố
Hồ Chí Minh, đồng thời đề suất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại
thuốc lá, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các
chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá.
Tìm hiểu các chính sách và thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá
bao gồm: khả năng thực hiển, kết quả thực hiện, khó khăn, thuận lợi.
Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và phòng chống
tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
I.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.Đối tượng nghiên cứu:
- Người dân từ 18 tuổi trở lên (do nghiên cứu này đề cập đến chính sách nên
phải tìm hiểu ở các đối tượng đủ khả năng tiếp cận và hiểu biết các nội dung liên
quan đến chính sách).
- Đại diện các sở ban ngành, tổ chức, đoàn thể tuyến thành phố và quận
huyện, xã, phường.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại quận Tân Phú.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/23 đến tháng 4/2024
I.5.Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thu thập tài liệu
• Tìm hiểu tài liệu từ sách báo từ đó biết được thành phần và tác hại của
các chất độc có trong khói thuốc.
• Xem các luận văn của các sinh viên khác để điều tra số liệu thu thập
được từ các cuộc nghiên cứu trước
• Từ các trang web báo, tài liệu, biết được tình trạng hút thuốc lá đang diễn
ra như thế nào, biết được số liệu được cập nhật mới nhất.
2. phỏng vấn trực tiếp
• Biết được lý do hút thuốc lá mà người hút cung cấp
• Lấy thông tin thực tế từ người dân.
3. tổng hợp và phân tích số liệu
• Thu thập thông tin từ việc phỏng vấn

2
• Tổng kết số liệu tạo biểu đồ
• Phân tích số liệu và đưa ra kết luận.

II.PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THUỐC LÁ
1.1.Một số khái niệm:
1.1.1.Thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá,
được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng
khác.

Hình1.1:Cây thuốc lá
1.1.2.Thuốc lá điện tử
Là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các
chất hóa học khác, đựng trong ống bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp, tạo
ra sol khí (khói) cho người sử dụng hít vào.

Hình2.1:Thuốc lá điện tử

3
1.2.Thành phần thuốc lá,thuốc lá điện tử:
12.1. Thành phần chính

1.2.2.Thuốc lá
1. Nicotine:
Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc
khi tiếp xúc với không khí. Nicotine được hấp thụ qua da, niêm mạc miệng và mũi,
hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicotine
mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong
vòng 10 giây sau khi hít vào.
Kiểm soát Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Nicotine vào nhóm các chất có
tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý, Heroin và
Cocain. Tác dụng gây nghiện của Nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương
với sự có mặt của các thụ thể Nicotine trên các cấu trúc não. Chất Alcaloide này tác
động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh Dopamine.
Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất
gây nghiện, gây bài tiết Adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co
bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể Nicotine sẽ nhanh chóng
được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
2. Monoxit Carbon (khí CO):
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với
Hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần Oxy. Với người hút trung bình 1 bao
thuốc mỗi ngày thì hàm lượng Hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng
Hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách Oxy-Hemoglobine dẫn
đến giảm lượng Oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần
hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá:

4
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích
thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh
các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các
thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông
chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc
4. Các chất gây ung thư:
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất Carbuahydro
thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác
động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ
tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
1.2.3. Thuốc lá điện tử
Các thành phần chính có trong dung dịch thuốc lá điện tử thường bao gồm: nicotine,
propylene glycol, glycerin, và chất tạo hương vị (có hơn 15.500 loại hương vị khác
nhau, trong đó, nhiều loại có chứa chất độc). Khói của thuốc lá điện tử: Có chứa
nicotine, acetaldehyde, aceton, acrolein, formaldehyde, các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), nitrosamine đặc trưng của thuốc lá
(TSNA) và kim loại (nồng độ chì, crom, niken và fomandehit được tìm thấy trong
khói của một số sản phẩm TLĐT ở mức bằng và cao hơn thuốc lá điếu truyền
thống).
CHƯƠNG 2:TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ,THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
2.1.Tác hại của thuốc lá đối với con người:
Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn
mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Ung thư phổi là kẻ giết
người thầm lặng, cứ 10 người chết vì ung thư phổi có tới 9 người chết do hút thuốc
lá.

Hình1.2:Phổi

5
Người hít phải khói hút thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng chịu ảnh hưởng nặng
nề không kém. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ra các bệnh ung thư phổi, các
bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, ung thư vú, dễ sinh
non. Ở trẻ em, hít phải khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm
tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi,…
• Gây tổn thương da: Những người nghiện thuốc lá sẽ khiến da hấp thụ O2 và chất
dinh dưỡng kém. Vì vậy, da của một số người hút thuốc thường nhợt nhạt hơn so
với màu da của người bình thường.
• Gây tổn thương răng và nướu: Hiện tượng vàng răng là một trong những ảnh
hưởng rõ rệt nhất của việc hút thuốc lá thường xuyên. Tuy nhiên, những thiệt hại
này không dừng lại ở đó, hút thuốc lá thường xuyên khiến con người có xu hướng
bị mắc các bệnh về nướu, hơi thở có mùi hôi và các vấn đề vệ sinh răng miệng khác
gây hư hỏng răng.
• Gây ảnh hưởng tim: Hút thuốc lá ảnh hưởng gần như mọi cơ quan trong cơ thể
bao gồm cả tim. Theo thời gian, những người hút thuốc lá, các động mạch mang
máu đến tim bị thu hẹp. Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp, dễ dàng hình thành các
cục máu đông. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ của các cơn đau tim.
• Chỉ trong 20 phút khi không hút thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ trở lại bình
thường. Trong vòng 24 giờ, nguy cơ bị đau tim bắt đầu giảm. Trong những tuần đầu
tiên sau khi bỏ thuốc, các lông mao nhỏ sẽbắt đầu hoạt động trở lại. Trong vòng một
năm cai thuốc, nguy cơ bị bệnh tim giảm xuống một nửa so với những người vẫn
còn hút thuốc. Và sau 10 năm, bạn không có nhiều khả năng chết vì ung thư phổi so
với những người không bao giờ hút thuốc lá.

Biểu đồ 2.2:Tỷ lệ loại thuốc mà giới trẻ sử dụng(nguồn: repository vnedu)


• Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2: Theo CDC, những người hútthuốc
thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 30–40% so với

6
người không hút thuốc lá. Hút thuốc cũng gây ra khó khăn cho những người mắc
bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát tình trạng bệnh.
• Suy yếu hệ thống miễn dịch: Hút thuốc lá có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch
của một người, khiến họ dễ bị bệnh hơn.
• Những nguy cơ đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh: Phụ nữ dùng thuốc lá và sử dụng
thuốc tránh thai cùng lúc sẽ tăng nguy cơ gây các bệnh về tim mạch, đột quị,.. Phụ
nữ hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị sảy thai, thai lưu, sinh con nhẹ cân. Những
trẻ sinh ra từ mẹ hút thuốc cũng dễ đột tử và gặp vấn đề về học tập và phát triển thể
chất nhiều hơn trẻ bình thường.
• Giảm tuổi thọ do hút thuốc: Hút thuốc làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng13,2 năm
và ở phụ nữ khoảng 14.5 năm. Những bệnh gây ra do thuốc lákhông những làm
giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó
hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi.
• Với người hút thuốc thụ động còn nguy hiểm hơn người hút thuốc lá. Thực tế cho
thấy phụ nữ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá có nguy cơ đột quỵ và tim mạch hơn
20-30% những người không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, Để bảo vệ những người
phụ nữ xung quanh, bạn cần nâng cao và giữ vững ý thức không để khói thuốc ảnh
hưởng tới họ.

Hình3.2
• Ngoài ra hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến kế hoạch thụ thai. Thói quen hút thuốc
có thể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ và tình trạng liệt dương ở nam giới. Các bác sĩ
khẳng định rằng hút thuốc là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với khả năng mang
thai.
• Hút thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, có thể ảnh hưởng
đến trứng, bào thai, niêm mạc tử cung và khả năng có một thai kỳ khỏe mạnh. Đối

7
với nam giới, hút thuốc có thể là nguyên nhân của việc giảm số lượng tinh trùng,
tinh trùng có cấu trúc bất thường, khả năng di chuyển bất thường của tinh trùng…
2.2.Tác hại của thuốc lá điện tử đối với con người:
 Gây nghiện ảnh hưởng phát triển não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên. Tăng
nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu truyền thống: Nghiên cứu cho thấy
thanh thiếu niên và người trẻ chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng sử dụng thuốc
lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn 3,5
lần so với nhóm chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử .
 Gây chấn thương nghiêm trọng do nổ pin. Mỹ: từ năm 2009 đến 2015 xảy ra
92 vụ cháy nổ do thuốc lá điện tử, gây chấn thương ở 47 người và thiệt hại
tài sản. Hơn 100 vụ cháy nổ, 2 trường hợp tử vong do cháy nổ thuốc lá điện
tử được ghi nhận ở Anh. Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến
thuốc lá điện tử:
 Hô hấp: sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến tổn thương phổi cấp tính,
viêm phổi do lipoid, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phổi thể lỏng và
viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
 Ung thư: nguy cơ ung thư cao do kim loại nặng và các hợp chất carbonyl
độc hại có trong khói thuốc lá điện tử.
 Tim mạch: tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, tăng
nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nội mô liên quan đến bệnh tim
mạch. Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá nung nóng:
phơi nhiễm chất độc hại (nitrosamines, aldehydes, carbon monoxide) có
trong khói của thuốc lá nung nóng liên quan tới các loại ung thư
phổi,mũi,thực quản,gan,cổ tử cung,tăng nguy cơ tim mạch,đột quỵ.

Hình4.2:Tim

2.3.Tác hại đối với môi trường:


• Ngoài tác động đến sức khỏe cộng đồng và kinh tế xã hội, ngành công nghiệp
thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra những thiệt hại môi trường như làm suy thoái, ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí cụ thể như sau:

8
• Làm gia tăng tình trạng phá rừng, cháy rừng: Mỗi năm, khoảng 3,5 triệu ha đất bị
phá để trồng thuốc lá và 600 triệu cây bị chặt để lấy gỗ sấy nguyên liệu thuốc, 22 tỷ
tấn nước được sử dụng. Quy trình làm ra một sản phẩm thuốc lá đẹp mắt yêu cầu
phải sử dụng củi rừng, điều này gây ra tình trạng khai phá rừng bừa bãi để đáp ứng
nhu cầu sử dụng thuốc lá lớn của con người. Những người đi lên rừng thiếu ý thức
trong việc xử lí tàn thuốc của mình dẫn đến thảm họa cháy rừng gây nguy hại trực
tiếp đến các sinh vật sống trong rừng, con người và cả Trái Đất.
• Làm suy thoái đất: Việc phá rừng cũng dẫn đến suy thoái đất và làm giảm khả
năng hỗ trợ các cây trồng khác của đất. Cây thuốc lá là loại cây rất ưa nước nên
được trồng ở những nơi có nguồn nước tưới dồi dào như vùng trũng, gần ao, sông
suối,.... Tuy nhiên loại cây này lại thường làm thoái hóa đất, cạn kiệt chất dinh
dưỡng và độ phì nhiêu khiến cho đất trồng bị thoái hóa, xói mòn càng nhanh. Dù có
được chăm bón đầy đủ thì chỉ sau 3-4 vụ cây sẽ bị sâu bệnh, đất thoái hóa nghiêm
trọng không thể trồng được nữa và cũng không thể trồng thêm loại cây khác.
• Làm ô nhiễm nguồn nước: Ước tính mỗi năm con người sử dụng khoảng 22 tỷ tấn
nước cho việc sản xuất và chế biến thuốc lá. Lượng nước này nếu được sử dụng tốt
hơn sẽ giúp ích lớn cho cuộc sống của nhiều người, nhất là trong tình trạng khan
hiếm nước ngọt ngày càng gia tăng. Đầu lọc thuốc lá chứa vi nhựa là loại ô nhiễm
nhựa cao thứ hai trên thế giới, chúng lại được vứt rải rác trên đường phố, trong bụi
cây, sông hồ, không được con người xử lí đúng cách nên khi trời mưa bị cuốn trôi
xuống cống, sông, hồ. Do vi nhựa trong thuốc lá phải mất ít nhất hàng thập kỷ mới
có thể phân hủy được, và khi các sinh vật thủy nuốt phải sẽ bị tắc nghẽn đường tiêu
hóa khiến chúng không thể tiêu thụ được.

Hình 5.2:Ô nhiễm thuốc lá

9
CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ VÀ NGĂN CHẶN ĐỐI
VỚI VIỆC HÚT THUỐC LÁ:
3.1.Phương pháp hạn chế
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại do hút thuốc
lá gây ra. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền qua mạng xã hội để tiếp cận và
tuyên truyền cho thế hệ trẻ.
 Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
 Tăng thuế các đầu vào sản xuất, từng bước giảm nguồn cung thuốc lá.
 Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản
xuất thuốc lá chuyển sang các nghề khác.
 Khen thưởng các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thành tích trong công tác
phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đi cùng với khen thưởng thì cần có hình
thức xử phạt nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện
không tốt. Những đơn vị lãnh đạo càng cần làm gương để công tác tuyên
truyền đạt hiệu quả cao.

Hình 6.2
 Hợp tác quốc tế trong phòng, chống nhập lậu thuốc kém chất lượng; quảng
cáo, tài trợ thuốc lá xuyên biên giới; hợp tác nghiên cứu khoa học, chia sẻ
thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
 Hình thành những khu vực cho phép hút thuốc lá tranh xa nơi đông người,
người dân không được phép hút thuốc lá bên ngoài khu vực này.

III.PHẦN KẾT LUẬN


1.Kết luận:
Trong thuốc lá có trên 4000 thành phần khác nhau,trong đó có 50 chất được biết là
gây ung thư, gồm cả các hợp chất có vòng đóng như benzopyrene có tinh chất gây
ung thư.
Thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với con người như ung
thư, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hệ hô hấp.

10
Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, hút thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về
kinh tế cho từng gia đình và toàn xã hội.
2.Kiến nghị:
Giảm nhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm
thuốc lá, nhằm giảm tỉ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan tới thuốc lá.
Đảm bảo cung cấp cho toàn dân các thông tin cần thiết và chính xác về tác hại của
thuốc lá đối với sức khỏe con người,đối với kinh tế, các quy định của pháp luật vad
chuẩn mực xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. WHO (2020), Tobacco use and COVID-11, truy cập ngày 25 tháng 05 năm 2022
tại trang web: https://www.who.int/news/item/11-05-2020-whostatement-tobacco-
use-and-covid-19
2. WHO (2021), WHO global report on trends in prevalence of tobacco use 2000–
2025, Fourth edition, ISBN 978-92-4-003932-2.
3. WHO (2018), Smoking causes 40 000 deaths in Viet Nam each year, truy cập
ngày 22 tháng 06 năm 2022 tại trang web:
https://www.who.int/vietnam/news/detail/27-05-2018-smoking-causes-40- 000-
deaths-in-viet-nam-each-year
4. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, WHO, Điều tra sử dụng thuốc lá trong người trưởng
thành (GATS) năm 2015.
5. Bộ Y tế, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, Điều tra tình hình sử dụng thuốc
lá tại 34 tỉnh, thành năm 2020
6. Quốc Hội khóa XIII, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, 2012.
7. WHO (2019), WHO report on the global tobacco epidemic, 2019. Geneva: World
Health Organization.
8. Bộ Y tế, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, Hỏi và đáp về phòng chống tác
hại của thuốc lá năm 2018.
9. SEATCA (2020), Brief on Cigarette Smoking Kills, Vaping E-cigarette Kills, too
10.Lê Bá Huy,2002.Độc học môi trường-độc chất môi trường và bệnh ung
thư,chương 11.Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

11
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
I.1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................................................1
I.2.Lịch sử nghiên cứu:..................................................................................................................1
I.3.Mục đích nghiên cứu:..............................................................................................................2
I.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................2
1.Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................2
I.5.Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................................2
1. Phương pháp thu thập tài liệu...............................................................................................2
2. phỏng vấn trực tiếp...............................................................................................................2
3. tổng hợp và phân tích số liệu.................................................................................................2
II.PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THUỐC LÁ........................................................................................3
1.1.Một số khái niệm:...............................................................................................................3
1.2.Thành phần thuốc lá,thuốc lá điện tử:...............................................................................4
CHƯƠNG 2:TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ,THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ............................................................5
2.1.Tác hại của thuốc lá đối với con người:..............................................................................5
2.2.Tác hại của thuốc lá điện tử đối với con người:.................................................................8
2.3.Tác hại đối với môi trường:................................................................................................8
CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ VÀ NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI VIỆC HÚT THUỐC LÁ:
....................................................................................................................................................10
3.1.Phương pháp hạn chế......................................................................................................10
III.PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................10
1.Kết luận:...................................................................................................................................10
2.Kiến nghị:.................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................11

12
13

You might also like