You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

VIỆN NIIE

Đề cương tiểu luận: TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Tên đề tài: Các yếu tố dẫn đến việc bỏ thuốc lá điện tử do tác hại của chúng gây ra
ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người tại Việt Nam.

Giảng viên: TS. Nguyễn Xuân Nhĩ

Sinh viên: Nguyễn Lê Huyền Trân-2200008666

Nguyễn Lê Uyên Thảo-2200007074

Mục Lục
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.....................................................................................................5
1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................5
1.2 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................7
1.3.1 Mục tiêu chung.........................................................................................................................................7
1.3.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................................................7

1.4 Câu hỏi nghiên cứu trong đề tài................................................................................................7


1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7
8.Lượng nicotine trong các đầu lọc của thuốc lá điện tử thấp hơn thuốc lá thường và chúng là nicotine
thanh lọc..........................................................................................................................................8
1.6 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................8
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.........................................................................................................8
1.6.2Nghiên cứu định lượng..............................................................................................................................9

1.7 Đóng góp nghiên cứu.................................................................................................................9


1.8 Cấu trúc của tiểu luận...............................................................................................................9
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................10
2.1 Lý thuyết nền...........................................................................................................................10
2.2 Các lý thuyết liên quan............................................................................................................11
2.3 Khái niệm thuốc lá điện tử......................................................................................................13
2.4 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................................13
2.5 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.................................................................................14
CHƯƠNG III. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................14
3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................................14
3.1.1 Kích thước mẫu và chọn mẫu................................................................................................................16
3.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha........................................................18
3.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)..........................................................................................................18
3.1.4 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA).................................................................................19
3.1.5 Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM).................................................................................19

3.2Nghiên cứu định tính................................................................................................................20


3.2.1 Mục đích..................................................................................................................................................20
3.2.2 Công cụ....................................................................................................................................................20
3.2.3 Đối tượng tham gia phỏng vấn..............................................................................................................20
3.2.4 Không gian và thời gian thảo luận nhóm..............................................................................................20
3.2.5 Kịch bản thảo luận nhóm.......................................................................................................................20
3.2.6. Xây dựng thang đo................................................................................................................................20

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................22


CHƯƠNG 5 HÀM Ý QUẢN TRỊ..........................................................................................24
5.1 Hàm ý quản trị đối với yếu tố ảnh hưởng................................................................................24
5.2 Hàm ý quản trị đối với yếu tố phổ biến..................................................................................24
5.3 Hàm ý quản trị đối với yếu tố đánh giá sử dụng.....................................................................24
5.4 Hàm ý quản trị đối với yếu tố lạm dụng.................................................................................24
KẾT LUẬN...........................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................26

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thàng luận văn này, trong thời gian
thực hiện đề tài tôi luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy, sự ủng
hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè. Trước hể, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Xuân Nhĩ- người đã hướng
đẫn trực tiếp và dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận cuối kì. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn đến Thầy Nhĩ đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời
gian học học tại trường, và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi để tôi
hoàn thành đề tài tiểu luận cuối kì của mình. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng
trong bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính
mong Quý thầy, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đồng góp, giúp đỡ để đề
tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Lê Huyền Trân
Nguyễn Lê Uyên Thảo

Tóm tắt
Những người sử dụng thuốc lá điện tử thường có triệu chứng miệng khô, cổ họng ngứa
và ho; nguyên nhân là do hấp thụ chất nicotine có thể xảy ra ở lớp lót trong của miệng
hoặc đường hô hấp trên.
+ Ảnh hưởng đến phổi:
Một trong những thành phần chính trong chất lỏng của thuốc lá điện tử thường là
propylene glycol (vốn được sử dụng để tạo khói trong các rạp hát, sân khấu) và chất
glycerin.
Có những lo ngại cho rằng các hạt nano nguy hiểm từ thuốc lá điện tử cho thể xâm nhập
vào phổi, gây ra chứng viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi.
+ Ảnh hưởng đến tim:
Nicotine trong điếu thuốc nhanh chóng kích thích tuyến thượng thận, làm cơ thể tiết ra
hormone adrenaline, hệ quả là gây tăng huyết áp và nhịp tim.
+ Ảnh hưởng đến não:
Khi nicotine đi vào não, nồng độ Dopamine- một chất truyền thần kinh tăng lên.
Tuy không được coi là một chất gây ung thư nhưng nicotine lại gây nghiện.
+ Ảnh hưởng đến Thai nhi:
Nicotin có thể gây hại cho thai nhi nếu bà mẹ hút thuốc lá điện tử trong quá trình mang
thai. Không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của phổi và não em bé, chất này còn khiến
trẻ em sinh non, nhẹ cân và thậm chí là chết lưu.
Khi hút thuốc lá điện tử thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần
so với những người hút các loại thuốc lá thông thường. Trong bút vape (vếp) chứa chất
Formaldehyde, một chất khí không màu do thuốc lá điện tử tạo ra khi đốt nóng chất lỏng
chứa nicotine và chất tạo mùi thơm bên trong thiết bị. Đây là chất hóa học độc hại có
khả năng gây ung thư, thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu xây dựng và bảo quản
thi hài.
Theo các chuyên gia, cứ 3ml chất lỏng được đốt nóng sẽ tạo ra 14mg chất
Formaldehyde. Với người thường xuyên hút 1 bao thuốc/ngày, lượng Formaldehyde
“nạp” vào cơ thể là 3 mg/ngày. Với liều lượng như vậy, nguy cơ ung thư ở những người
hút thuốc lá điện tử lâu năm sẽ cao từ 5-15 lần so với những người nghiện thuốc lá
thường.
Từ những tác hại trên, mong các bạn trẻ không sử dụng, không lôi kéo, rủ rê người khác
tham gia hút hít, không vận chuyển, không mua bán tàng trữ chất gây nghiện.
Không hút thuốc vì sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu.
Từ khoá : thuốc lá điện tử, ảnh hưởng đến sức khoẻ
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, giới trẻ có xu hướng hút thuốc lá điện tử và hút thuốc lá
nung nóng ngày một gia tăng. Vì cho rằng, hút hai loại này chỉ để nhả khói cho vui và
dùng để cai nghiện hút thuốc lá điếu truyền thống. Nhưng suy nghĩ như vậy là chưa
hoàn toàn đúng, bởi những tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ảnh hưởng
đến sức khỏe không thua kém gì thuốc lá điếu truyền thống. Hiển nhiên, mức độ nguy
hại đến sức khỏe và để lại những hậu quả khó lường cho cả người hút và người xung
quanh thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Theo
Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa
Nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa
và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những
nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại
cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra
sinh non và thai chết lưu. Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh trong
não khiến người dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotine hơn, và vì thế ảnh hưởng
đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai. Thuốc lá điện tử sử dụng
nhiều hương liệu, hóa chất không phải từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường.
Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau, nên có thể bị lợi dụng để sử
dụng ma túy thông qua việc phối trộn và đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên,
nhất là giới trẻ. Song song đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Thuốc lá làm nóng tạo
ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường.
Nồng độ một số hóa chất thấp hơn trong thuốc lá điếu thông thường, nhưng nồng độ một
số hóa chất khác lại cao hơn và nồng độ hóa chấp thấp không đồng nghĩa với giảm nguy
cơ sức khỏe. Khói thuốc nung ngoài gây hại cho người hút thì còn gây tác hại cho người
xung quanh do hút thuốc thụ động. Vì thuốc lá làm nóng chứa nicotine là chất gây
nghiện mạnh có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có
thai. Phơi nhiễm các có trong thuốc lá làm nóng có thể gây ung thư phổi, mũi, thực
quản, gan, tuyến tụy và cổ tử cung. Làm giảm việc cung cấp oxy tới tim làm tăng nguy
cơ gây huyết khối, bệnh tim và đột quỵ... Nhằm thông tin tới cộng đồng tác hại của việc
nghiện chất nicotine có trong các sản phẩm thuốc lá. Đồng thời kêu gọi các tổ chức
chính trị - xã hội thực hiện những chính sách mạnh mẽ để bảo vệ giới trẻ trước nguy cơ
sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản
phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đừng hút thuốc lá
trong nhà khi có trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ
bạn bè, đồng nghiệp. Không hút thuốc lá tại cơ quan, công sở, trường học, cơ sở y tế và
các địa điểm công cộng khác. Và hãy giảm thuốc lá, tiến tới cai nghiện thuốc lá; kiên
quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút, hãy để môi trường xung quanh không
khói thuốc lá.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài


Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng không chỉ gây hại cho sức khoẻ con người mà cả
kinh tế, gây tai nạn thương tích do cháy nổ và cả an toàn xã hội do sử dụng ma tuý.
Theo kết quả một cuộc điều tra năm 2015 cho thấy, trong số những người hút thuốc lá,
có khoảng 2% sử dụng thuốc lá thế hệ mới và ngày một tăng. Theo Điều tra PGATS
2020 tại Việt Nam mô tả thực trạng sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại 34
tỉnh/thành phố của Việt Nam năm 2020, tỷ lệ người trưởng thành sử dụng thuốc lá điện
tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%), trong đó nam giới tăng 14
lần (từ 0,4% lên 5,6%), nữ giới tăng 10 lần (từ 0,1% lên 1%) và cao nhất là ở nhóm tuổi
15-24 tuổi (7,3%). Đây là các sản phẩm mới trên thị trường mà Việt Nam chúng ta chưa
có những chính sách quản lý cụ thể về việc sử dụng, buôn bán, nhập khẩu, ...
“Nếu không có cảnh báo mang tính chất xã hội để đến khi giới trẻ nghiện thì việc cấm
hay thí điểm quản lý không còn tác dụng” - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khoẻ và đến nay
ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ
cộng đồng tương tự thuốc lá điếu thông thường. Bằng chứng là số liệu các ca tử vong
liên quan đến thuốc lá điện tử tại Mỹ (số liệu mới nhất của CDC của Hoa Kỳ tính đến
ngày 4/2/2020): 2758 ca tổn thương và hơn 64 ca tử vong.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu


1.3.1 Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố dẫn đến việc bỏ thuốc lá điện tử do tác hại của chúng gây ra ảnh
hưởng đến sức hoẻ của con người tại Việt Nam. Từ đó đề xuất chính sách hạn chế sử
dụng thuốc lá điện tử do bị lôi kéo, tò mò qua đó khắc phục việc sử dụng thuốc lá điện
tử, tạo ra lối sống lành mạnh.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể


Mục tiêu 1: Khám phá các yếu tố dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử của người Việt
Nam
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến
sức khoẻ của người Việt Nam
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp hạn chế yếu tố dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử của
con người Việt Nam

1.4 Câu hỏi nghiên cứu trong đề tài


Câu hỏi 1: Yếu tố nào dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử của người Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc lá điện tử của người Việt Nam?
Câu hỏi 3: Giải pháp hiệu quả nào giúp hạn chế các yếu tố dẫn đến việc sử dụng thuốc lá
điện tử của người Việt Nam?

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố dẫn đến việc bỏ thuốc lá điện tử do tác hại
của chúng gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người tại Việt Nam.
Đối tượng khảo sát: sinh viên trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh năm 2023-2025
- Thông tin và dữ liệu sơ cấp được thu thập trên các bài báo, bài báo nghiên cứu khoa
học về việc hút thuốc lá điện tử
- Các thông tin và dữ liệu sơ cấp sẽ được nghiên cứu thu thập thông qua bảng câu hỏi
điều tra phỏng vấn trực tiếp và Google form từ các đối tượng điều tra.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng.

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính


Phương pháp quan sát: phương pháp quan sát giúp nhóm thu nhập dữ liệu từ các đối
tượng được quan sát, người quan sát kết hợp với phương pháp thu nhaajp dữ liệu trực
tiếp từ đối tượng khảo sát để có được các kết quả cao trong nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn sâu: với phương pháp này, nhóm theo nghiên cứu khoa học
đã lấy các ý kiến, quan điểm kinh nghiệm của người được phỏng vấn để khai thác, phân
tích thông tin này.
Phương pháp thảo luận nhóm: mục đích của phương pháp này là thẩm định mô hình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc lá điện tử tại ViỆT Nam nói
chung và sinh viên trường Đại Học Nguyễn Tất Thành nói riêng. Phương pháp này được
thực hiên vào tháng 4 năm 2023.

1.6.2Nghiên cứu định lượng


Tuy nhiên còn hạn chế thời gian do nhóm em chỉ có 12 tuần học và nghiên cứu vì thế
nhóm em xin bỏ qua phần này.

1.7 Đóng góp nghiên cứu


Đóng góp theo lý thuyết: Nghiên cứu này giúo làm rõ ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến việc sử dụng thuốc là điện tử nhằm đưa ra giải pháp trong
việc hút thuốc lá của giới trẻ tại Việt Nam hiện nay.
Theo hướng thực tiễn : Nghiên cứu này cung cấp cho bộ giáo dục Việt Nam cơ sở lý
luận để xây dựng một môi trường lành mạnh, không sử dụng thuốc lá điện tử.

1.8 Cấu trúc của tiểu luận


Mấy chương và mấy phần trong bài
Bài tiểu luận có tổng cộng 4 chương:
 Chương 1: Giới thiệu
 Chương 2 : Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
 Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
 Chương 5 : Hàm ý quản trị

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1 Lý thuyết nền
Lần đầu tiên thuốc lá điện tử được hình thành ý tưởng bởi Herbert A. Gilbert đến ở Mỹ.
Tuy nhiên, thuốc lá điện tử được phát minh bởi một dược sĩ người Hồng Kông vào năm
2003 tên là Hon Lik, với mục đích ban đầu để cai thuốc lá. Từ năm 2007 EC đã có mặt
trên 40 quốc gia, và bắt đầu được thương mại hóa với những mục đích khác nhau.
Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chứng minh thuốc lá điện tử có thể cai được
thuốc lá truyền thống. Mà thay vào đó để cai việc hút thuốc, người ta khuyến khích
người hút thuốc lá có thể thử một số cách sau:
• Dùng kem đánh răng, nước súc miệng có hương bạc hà, trà xanh để khử mùi hôi
của nicotine trong khoang miệng
• Thay đổi chế độ ăn hằng ngày, bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C để kiểm
soát con thèm thuốc
• Tập thể dục cũng là một cách giúp bạn cai thuốc lá dễ dàng
- Cấu tạo của thuốc lá điện tử
Đa số thuốc lá điện tử hiện nay được cấu tạo gồm 3 phần chính:
• Ống đựng tinh dầu: Ống đựng này còn được gọi là E-Liquid hoặc E-Juice, bên
trong sẽ chứa tinh dầu dạng lỏng, khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển thành luồng hơi
có mùi vị tựa như thuốc lá thật.
• Phần thân máy: Gồm có pin, nút điều khiển pin. Tùy theo nhà sản xuất mà thiết kế
thân máy sẽ khác nhau.
• Phần đầu tank: Hay còn được gọi là RTA, RDA, đây là nơi để đốt cháy tinh dầu
bên trong, chuyển từ dạng lỏng thành dạng hơi.

2.2 Các lý thuyết liên quan


-Tác hại:
Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Theo
Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa
Nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa
và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những
nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại
cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra
sinh non và thai chết lưu.
Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh trong não khiến người dùng ở
nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotine hơn, và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm
và trầm trọng hơn trong tương lai. Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất
không phải từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều
loại thành phần khác nhau, nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối
trộn và đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên, nhất là giới trẻ.
Khói thuốc ngoài gây hại cho người hút thì còn gây tác hại cho người xung quanh do
hút thuốc thụ động. Vì thuốc lá làm nóng chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh có hại
cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai. Phơi nhiễm các có
trong thuốc lá làm nóng có thể gây ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tuyến tụy và cổ tử
cung. Làm giảm việc cung cấp oxy tới tim làm tăng nguy cơ gây huyết khối, bệnh tim và
đột quỵ...
Thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây nghiện, người sử dụng nó bắt buộc phải
dùng tiếp, nếu không sẽ vật vã khó chịu, không dứt ra được. Nicotine trong thuốc lá điện
tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, gây ra sinh non, thai
chết lưu ở phụ nữ có thai. Nicotine làm giảm lưu lượng máu, gây ra nguy cơ đau thắt
ngực, suy tim, đột quỵ. Nicotine còn gây ra suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.
Thuốc lá điện tử tiện dụng với các ống dung dịch được đóng gói cho hàng trăm hơi
hút, hầu như không có định lượng về nồng độ nicotine trong mỗi ml. Điều này dẫn đến
nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng, mức độ dung nạp nicotine và gây nguy cơ ngộ
độc cấp tính.
Thuốc lá điện tử được chứng minh đã gây ra bệnh phổi như tắc nghẽn phổi mãn tính,
ung thư phổi, hen, đột quỵ não, tim mạch, ung thư.
Một số loại thuốc lá điện tử có thể chứa những thành phần nguy hiểm như chì,
formaldehyde hay Tetrahydrocannabinol (THC) là chất gây ung thư, dị tật bẩm sinh
hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Thuốc lá điện tử cũng giống thuốc lá truyền thống gây ảnh hưởng tới cả trẻ em, phụ
nữ, những người hút thuốc lá thụ động. Ngành công nghiệp thuốc lá chủ trương tạo ra
hàng ngàn hương vị thuốc lá điện tử hấp dẫn như vani, nước hoa, gà rán, hoa quả (chuối,
xoài, dâu, cam, táo, nho), kẹo (như kẹo anh đào, kẹo bông gòn, kẹo chocolate, bạc hà )...
để không chỉ lôi kéo người hút chính mà ngay cả người hút thụ động cũng cảm thấy
thích thú thậm chí là nghiện. Các chất hóa học trong khói của thuốc lá điện tử còn bám
vào sofa, rèm cửa, giường, mùng, mền, chiếu, quần áo, trên bề mặt vật dụng và khi con
người tiếp xúc thì nó thấm qua niêm mạc không tốt cho sức khỏe.
Một số chất phụ gia hương vị như diacetyl, propylen có gây ra bệnh viêm tiểu phế
quản, viêm phổi nếu sử dụng lâu, hàm lượng lớn.
Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá
thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên
có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy. Tại Việt Nam, tình trạng tội phạm ma túy trộn các
loại ma túy và các chất kích khác vào các sản phẩm thuốc lá điện tử và hướng vào đối
tượng học sinh, sinh viên và giới trẻ đang rất phức tạp mà một số vụ việc đã được điều
tra, phát hiện. Đã có trường hợp học sinh được đưa vào cấp cứu trong trạng thái vật vã,
kích thích, loạn thần, ảo giác... do ngộ độc ma túy có trong thuốc lá điện tử chỉ sau một
lần hút.
- Thuốc lá điện tử có thể phát nổ. Pin thuốc lá điện tử bị lỗi đã gây ra cháy nổ, chủ
yếu là trong khi sạc.
Liệu thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá truyền thống?
Có- nhưng đó không có nghĩa thuốc lá điện tử hoàn toàn an toàn. Khói từ thuốc lá điện
tử chứa số hoá chất độc hại ít hơn hỗn hợp “chết chóc” của 7000 hóa chất của khói thuốc
lá thông thường. Dù là vậy, khói thuốc lá điện tử vẫn chứa rất nhiều thành phần gây hại
và tiềm ẩn nguy cơ gây hại, gồm nicotin, kim loại nặng như thiếc, hợp chất hữu cơ bay
hơi và tác nhân gây ung thư.
Một câu hỏi lớn là liệu thuốc lá điện tử có thể giúp người trưởng thành cai thuốc không?
Thuốc lá điện tử cho đến nay vẫn chưa được FDA chấp nhận là một biện pháp cai thuốc
lá. Nhóm Đặc Nhiệm Về Dịch Vụ Phòng Bệnh Của Hoa Kỳ (U.S. Preventive Services
Task Force) đã đưa ra khuyến cáo rằng không có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử
có hiệu quả giúp cai nghiện thuốc ở người trưởng thành, kể cả phụ nữ mang thai.
 Cho đến nay, kết quả của các nghiên cứu vẫn rất bất đồng. Từ hai thử nghiệm ngẫu
nhiên có kiểm soát từ tổ chức Cochrane cho thấy thuốc lá điện tử chứa nicotin có thể
giúp người hút thuốc ngừng hút thuốc trong thời gian dài hơn so với sử dụng thuốc lá
điện tử chứa giả dược. Tuy nhiên, những nghiên cứu đến thời điểm này vẫn có những
giới hạn nhất định như số lượng mẫu ít, mẫu nhỏ và biên sai số rộng xung quanh các
ước tính.
 Một nghiên cứu gần đây của CDC cho thấy rất nhiều người trưởng thành đang sử
dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc, tuy nhiên, hầu hết trong số họ không ngừng hút
thuốc lá truyền thống mà thay vào đó là sử dụng song song. Sử dụng song song cả hai
sản phẩm không phải là cách nên làm để bảo vệ sức khỏe, dù bạn đang dùng thuốc lá
điện tử, thuốc lá không khói hoặc các sản phẩm khác cùng với thuốc lá truyền thống.
Hút thuốc lá, dù chỉ vài điếu một ngày rất nguy hiểm, để bảo vệ sức khoẻ, cần nhất là
hãy cai thuốc hoàn toàn nhanh nhất có thể.

-Lợi ích:
1. Không có nhựa thuốc lá, các chất gây ung thư và không tạo ra hơn 4000 hoá chất độc
hại như thuốc lá thường
2. Không gây cháy nổ
3.Không hại với những người xung quanh và thân thiện với môi trường
4.Có thể hút thuốc lá điện tử tại nơi công cộng
5.Có thể hoạt động bình thường với nhiệt độ từ 50C tới 420C
6.Thiết kế thông minh vì nó tạo ra làn khói thuốc có nhiệt độ gần bằng thân nhiệt con
người
7.Không tạo ra bức xạ
8.Lượng nicotine trong các đầu lọc của thuốc lá điện tử thấp hơn thuốc lá thường và
chúng là nicotine thanh lọc

Ông Tuấn cho biết qua nghiên cứu, trong 6 tháng đầu năm 2020, đã có 90.410 tin bài
đăng liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên các kênh truyền thông tại
Việt Nam. Trong đó, Facebook là kênh tập trung tin bài nhiều nhất, với 84.731 tin bài
(chiếm 93,7%).

Riêng về thuốc lá điện tử, cũng trong khoảng thời gian trên, có 86.029 tin bài đăng.
Facebook vẫn là kênh truyền thông đăng số lượng tin bài quảng cáo chiếm con số áp
đảo: gần 94%, tiếp đến là Instagram, Youtube và các kênh khác như blog, forum). Nội
dung các tin bài này chủ yếu hướng tới quảng cáo, buôn bán các loại thuốc lá điện tử
như vape, juice và chia sẻ thông tin, review, hướng dẫn sử dụng thuốc lá điện tử - chiếm
95%.
Bên cạnh đó còn là các ý kiến cho rằng báo chí và cơ quan y tế Việt Nam lên án thuốc lá
điện tử là vì ủng hộ thuốc lá truyền thống; một số ý kiến phản đối việc tăng thuế thuốc
lá, cho rằng giá thuốc lá rẻ không phải là nguyên nhân do thuế thuốc lá rẻ.
Cũng theo nghiên cứu của ông Minh, hiện đối với thuốc lá điện tử các cuộc khảo sát
năm 2014 và 2015, Hoa Kỳ chỉ ra rằng gần 10% thanh niên (18-24 tuổi) và 13% học
sinh trung học - những người chưa bao giờ sử dụng các sản phẩm khác từ thuốc lá đã
từng thử thuốc lá điện tử.
Năm 2018, Khảo sát Thuốc lá Thanh thiếu niên Quốc gia cho thấy 20,8% học sinh
trung học hiện có sử dụng thuốc lá điện tử - tăng 75% so với năm 2017.
Một nghiên cứu về thanh thiếu niên tại các thị trấn và thành phố của 13 quốc gia Đông
Âu cho thấy 2,6% thanh thiếu niên không hút thuốc đã từng thử thuốc lá điện tử ít nhất 3
lần.
Một nghiên cứu của Hàn Quốc: 9,5% thanh thiếu niên chưa bao giờ hút thuốc nhưng đã
sử dụng ENDS thường xuyên (nhiều hơn 10 lần mỗi tháng) trong đó 3,3% sử dụng
chúng mỗi ngày.
Một bài tổng quan nghiên cứu của Hoa Kỳ kết luận: Tỷ lệ bắt đầu hút thuốc ở những
người trẻ (tuổi từ 14-30) đã từng dùng thuốc lá điện tử cao hơn 3,62 lần so với những
người chưa từng sử dụng.
Còn thuốc lá làm nóng, nghiên cứu ở Ru-ma-ni năm 2017, có 3,1% thanh niên, 3,8%
nam thanh nhiên và 2,3% nữ thanh niên (13–15 tuổi) hiện đang sử dụng các sản phẩm
thuốc lá làm nóng.
Ở Hàn Quốc năm 2018, một năm sau khi HTP được ra mắt thị trường lần đầu tiên, đã có
2,8% thanh thiếu niên độ tuổi 12-18 cho biết là đã từng sử dụng HTPs.
Tại Việt Nam 45,3% nam giới, 1,1% nữ giới và tính chung là 22,5% người trưởng thành
(tương đương 15,6 triệu người) hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào. 18,6% người đã nghe
về thuốc lá điện tử, 1,1% người đã từng sử dụng thuốc lá điện tử, 0,2% người đang sử
dụng thuốc lá điện tử.

2.3 Khái niệm thuốc lá điện tử


Thuốc lá điện tử được gọi với nhiều cái tên: e-cigarette, hệ thống phân phối nicotine
điện tử, thuốc lá vaporizer và bút vape. Chúng được phát minh như một phương pháp để
cai nghiện hay hạn chế việc hút thuốc lá cuốn truyền thống. Thế nhưng, thuốc lá điện tử
lại khiến người dùng bị nghiện lúc nào không hay.
"Thơm" chính là một trong những yếu tố khiến thuốc lá điện tử có một sức hút ma mị
với giới trẻ. Thuốc lá cuốn truyền thống trước kia thường có khói rất khét, khiến những
người xung quanh đều nhăn mặt, hoặc ho khi hít phải. Nhưng điều này không có ở thuốc
lá điện tử, đặc biệt đối với dạng vape. Các loại tinh dầu thuốc lá điện tử thường có
hương hoa quả, thảo mộc, kẹo ngọt, caramel hoặc bỏng ngô. Nên nếu có một bàn đầy
những điếu thuốc lá điện tử, thì người trẻ sẽ chỉ nhìn ra chúng trông giống như một bàn
ăn đầy hoa quả và bánh kẹo hấp dẫn mà thôi.
Chính điều đó đã khiến người dùng thuốc lá điện tử hoặc người hút thụ động đều bị
đánh lừa bởi cảm giác dễ chịu. Sự dễ chịu giả tạo này thu hút cả trẻ nhỏ.

2.4 Mô hình nghiên cứu


Sau khi lược khảo lý thuyết kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu với sinh viên trường Đại
học Nguyễn Tất Thành, nhóm tác giả xây dựng được mô hình về sự hút thuốc lá điện tử
như sau:

Lấy kết quả từ việc khảo sát từ những người sử dụng thuốc lá điện tử. Độ tuổi từ 15-55
tuổi cả nam và nữ cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam và các nước phát
triển khác. Trong đó có các nghiên cứu của những quốc gia đó.

2.5 Giả thuyết nghiên cứu đối với thuốc lá điện tử


 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu bao gồm:
-H1: Tính ảnh hưởng có tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử
-H2: Tính sử dụng có tác động tiêu cực đến người sử dụng thuốc lá điện tử
-H3: Tính phổ biến có tác động tiêu cực đến việc sử dụng thuốc lá điện tử
-H4: Chính sách hỗ trợ có ảnh hưởng tích cực đến việc ngăn hút thuốc lá điện tử của
giới trẻ hiện nay
Các nhân tố trong mô hình được hiểu như sau:
-Tính ảnh hưởng (AH): Hầu hết các sản phẩm này đều chứa nicotine. Nicotine là
một trong những chất gây nghiện nhiều nhất được biết đến. Đây là nicotine tương tự
trong các sản phẩm thuốc lá truyền thống. Nghiện nicotine có nghĩa là bạn cảm thấy cần
phải tiếp tục đưa nicotine vào cơ thể. Cơ thể của bạn phụ thuộc vào nó và bạn sẽ có các
triệu chứng khiến bạn khó chịu - đôi khi rất khó chịu - nếu bạn không sử dụng đủ hoặc
sử dụng không thường xuyên.

Hàm lượng nicotine thực tế trong các sản phẩm này có thể khác với nội dung được ghi
trên nhãn. Các sản phẩm được dán nhãn là không có nicotine cũng có thể có nicotine.

Những người trẻ bắt đầu nghiện nicotine với thuốc lá điện tử có nhiều khả năng tiếp tục
sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác.

-Tính sử dụng (SD): Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng
kết cấu chung bao gồm một pin, một bộ đốt và buồng chứa dịch lỏng.
Thuốc lá điện tử tạo khói mà người dùng hít vào phổi bằng cách đốt nóng dịch lỏng –
vốn thường chứa nicotin, chất gây nghiện “khét tiếng” trong thuốc lá truyền thống, xì
gà và các sản phẩm thuốc lá khác – chất tạo hương và các hóa chất tạo khói khác.
Những người không hút thuốc nhưng lại đứng gần những người dùng thuốc lá điện tử
cũng không may hít phải loại khói này khi người hút phả chúng vào không khí.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi: “e-cigs,” “e-hookahs,” “mods,” “bút vape,”
“vapes” ...
Một số thuốc lá điện tử được sản xuất dưới dạng thuốc điếu truyền thống, xì gà hay
ống điếu, có loại giống cây bút, ổ USB và những vật dụng thường ngày khác.
Thuốc lá điện tử có thể được dùng để hút cần sa và các chất gây nghiện khác.
-Tính phổ biến (PB): Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng TLĐT trong giới trẻ đang gia tăng rất
nhanh. Trong năm 2019, kết quả Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO thực
hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy: “Tỷ lệ sử dụng TLĐT tử tăng lên 2,6%”, so với tỷ
lệ sử dụng thuốc lá điện tử năm 2015 là 0,2%. Thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các
trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên, đồng
thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội. Một số lý do có
thể lý giải như sau:
-Lý do thứ 1:Thuốc lá điện tử có hương vị hấp dẫn
- Lý do thứ 2: Thiết kế sản phẩm ấn tượng tạo trào lưu và phong cách hướng đến
giới trẻ.
- Lý do thứ 3: Sử dụng mạng xã hội để quảng cáo và tài trợ cho người nổi tiếng và
có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
- Lý do thứ 4: TLĐT tài trợ cho các chương trình lễ hội, sự kiện thể thao, âm
nhạc,... tương đối nhiều để quảng cáo.
- Lý do thứ 5: Đặc biệt việc trưng bày tại điểm bán TLĐT hấp dẫn, giảm giá sản
phẩm, quà tặng hấp dẫn, bán hàng trên các nền tảng mua bán trực tuyến để tăng
khả năng tiếp cận và tiếp thị gián tiếp các sản phẩm thuốc lá trong các tác phẩm
điện ảnh, chương trình truyền hình.
Ngoài ra, việc tiếp cận thông tin hay sử dụng các dịch vụ trên MXH của giới trẻ rất phổ
biến, TLĐT lại đánh mạnh vào việc quảng cáo và mua bán trực tuyến trên những trang
của MXH. Vì thế dần dần TLĐT được mọi người biết đến, sử dụng phổ biến hơn và
ngày càng trẻ hóa đối tượng sử dụng, thậm chí TLĐT đang có xu hướng xâm nhập vào
các trường học nhắm đến đối tượng học sinh, sinh viên, chỉ vì “THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
MUA ĐƯỢC QUÁ DỄ DÀNG”. Một vấn đề đang thật sự đáng báo động hiện nay.
-Tính an toàn (AT): Các chất độc liên quan đến thuốc lá (chất độc có thể gây bệnh) và
chất gây ung thư (hóa chất gây ung thư) cũng đã được tìm thấy trong hơi thuốc của các
sản phẩm thuốc lá điện tử. Các hạt nhỏ kim loại nặng rất có thể từ vỏ và các bộ phận làm
nóng đã được tìm thấy trong hơi thuốc được tạo ra từ việc sử dụng thiết bị. Việc làm
nóng dung dịch thuốc lá điện tử có thể tạo ra các chất độc khác và chất gây ung thư.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nicotine hít vào từ thuốc lá điện tử phá hủy
nhu mô phổi và làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng
và ung thư. Có rất nhiều báo cáo về việc nhập viện và thậm chí tử vong liên quan đến
việc sử dụng các sản phẩm này. Mặc dù vẫn chưa rõ về sự an toàn lâu dài của thuốc lá
điện tử, nhưng có rất nhiều lý do để quan ngại.

CHƯƠNG III. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này được thiết kế bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
3.1. Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu


Xác định khung lý
thuyết

Xây dựng mô hình

Nghiên cứu , điều tra sơ


bộ

Loại biến có hệ số tương quan


với biến tổng ≤0,3
Cronbach’s Alpha Kiểm tra hệ số Cronbach’s
Alpha

 Loại biến có trọng số≤0.4;


 Kiểm tra yếu tố trích được;
Xác định khung lý
thuyết  Kiểm tra phương sai trích
T-Test, ANOVA

Kiểm tra dộ thích hợp


Hồi quy tuyến tính của mô hình

Thảo luận kết quả, ý


nghĩa của nghiên cứu và
đưa ra giải pháp

3.1.1 Kích thước mẫu và chọn mẫu


Kích thước mẫu
Trên nguyên tắc cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác,tuy
nhiên cớ mẫu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu. Đối
với nghiên cứu này do hạn chế về thời gian và chi phí thực hiện nên cỡ mẫu được xác
định trên nguyên tắc tối thiêu cần thiết để đảm bào độ tin cậy cho nghiên cứu.
Theo Hair, et al(1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá(EFA)thì tỷ lệ mẫu
trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu 5:1. Tại nghiên cứu có 30 biến quan sát thì
kích thước mẫu tối thiểu phải là 150 mẫu. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy
một cách tốt nhắn Tabachnick & Fidell(1996) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo
theo công thức n>=8m + 50, trong đó m là số biến độc lập của mô hình. Tại nghiên cứu
có 7 biến độc lập thì kích thước mẫu là n>=160. Bộ dữ liệu với số mẫu là max ( 106,
150) = 150. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phân tích đạt độ tin cậy, mang tính chất đại
diện cao hơn và dự phòng những trường hợp không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ tác
giả sẽ lựa chọn kích thước mẫu khảo sát về việc ước lượng các hệ số phân tích được tốt
hơn.
Chọn mẫu: Có hai phương pháp chọn mẫu không xác suất và chọn mẫu xác
suất. Chọn mẫu không xác suất là nghiên cứu chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu
một cách chủ đích, dựa trên các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu và không tính cỡ mẫu.
Chọn mẫu không xác suất có thể là chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu chỉ tiêu hay chọn
mẫu có mục đích; nhằm thăm dò hay tìm hiểu sâu một vấn đề vào đó của quần thể (kiến
thức, thái độ, niềm tin...) Mẫu xác suất là mẫu mà trong đó các cá thể được lụa chọn
ngẫu nhiên, mỗi cá thể trong quần thể nghiên cứu đều có cơ hội được lựa chọn ngang
nhau và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp
chọn mẫu không xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện tại các khoa phòng thuộc
Bệnh viện An Bình.
Phân phối phiếu khảo sát và cách thức thu thập dữ liệu: Phiếu khảo sát được
thực hiện dự kiến bằng hình thức trực tiếp và chuyển đến các khoa phòng.
Xử lý dữ liệu: Dùng phần mềm SPSS phiên bản 20.0

Thiết kế bản khảo sát


Dựa vào thang đo gốc và kết quả thảo luận nhóm nhằm hiệu chỉnh thang đo,
bằng nghiên cứu trong câu hỏi định lượng sẽ được thiết kế theo các đặc tính sau:
Hình thức câu hỏi: Câu hỏi đóng
Đối tượng khảo sát: Sinh viên tại lớp 22BBAV04
Bằng câu hỏi dự kiến gồm: Phần thông tin cá nhân và phần đánh giá các nhân tố
dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ hiện nay bằng thang đo Likert 5 mức
độ.
3.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định
(Parasuraman, 1991). Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà phép
đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy
(reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số
tương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng.

Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống
kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo
dựa trên sự tính toán phương sai của từng tem và tính tương quan điểm của từng item
với điểm của tổng các items còn lại của phép đo.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên
đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà
nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường
hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh
nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên
là chấp nhận được.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan
biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin
cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

3.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phướng pháp phân tích nhân tố(EFA) giúp đánh giá giá trị của thang đo và hai
giá trị quan trọng của thang đo: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt dựa vào mối tương quan
giữa các biến với nhau. Giá trị hội tụ nói lên mức độ hội tụ của thang đo sử dụng để đo
lường một khái niệm sau nhiều lần lặp lại, giá trị phân biệt nói lên hai thang đo lường
hai khái niệm khác nhau phải khác biệt nhau( Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Các tiêu chí trong phân tích EFA: Kiêm định KMO, Kiểm định Bartlett’s, tổng
phương sai trích, trọng số nhân tố. KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số
tương quan giữa các biến đo lường với độ lớn của hệ số tương quan riên phần của
chúng. Hệ số KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Hệ số KMO
phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên(1≥KMO≥0,5) thể hiện phân tích là phù hợp. Hệ số KMO
<0,5 thì không thể chấp nhận được( Nguyễn Đình Thọ, 2014). Kiểm định Bartlett’s có ý
nghĩa thống kê khi sig. < 0,05. Khi đánh giá kết quả EFA cần xem xét phần tổng phương
sai trích TVE, thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo
lường. Để kết luận mô hình phù hợp, tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên,
nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và phương sai(từ 60% trở lên được coi là
tốt) ( Nguyễn Đình Thọ, 2014). Hệ số tải nhân tố hay còn gọi là trọng số nhân tố theo
Hair et al(2010), hệ số tải từ 0.5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0,3

3.1.4 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, người ta
thường sử dụng Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df);
chỉ số thích hợp so sánh(CFI_Comparative Fit Index), Chỉ số Tucker & Lewis
(TLI_Tucker &Lewis Index);Chỉ số RMSEA ( Root Mean Square Error
Approximation). Mô hình được xem là thích họp với dữ liệu thị trường khi kiểm định
Chi-square có P_value< 0,05, các giá trị GFI, TLI, CFI ≥0.9,hoặc >8 CMIN/df≤3,
RMSEA≤0,08 thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường, hay tương thích
với dữ liệu thị trường ( Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)

Phương pháp CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn hướng, tin cậy, giá
trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo.

3.1.5 Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)

Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính đucojw sử dụng để kiểm
định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến
tiềm ẩn( một khái niệm được đo lường dựa trên nhiều biến quan sát) với nhau. Theo
Nguyễn Đình Thọ (2011), khi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính các đặc điểm về
đánh giá mức độ phù hợp của mô hình cũng được xem xét giống như khi phân tích CFA,
các chỉ số đánh giá như CMIN/df (<3), chỉ số TLI,CHI > 0,9 , chỉ số GFI>0,8, hệ số
RMSEA <0,08 thì mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

3.2Nghiên cứu định tính


Là phương pháp nghiên cứu dựa trên mô tả và phân tích đặc điểm, hành vi con người
và của nhóm người thông qua góc nhìn cá nhân của nhà nghiên cứu. Mục đích của
nghiên cứu định tính nhằm tình hiểu sâu sắc về hành vi con người và lý do chi phối các
hành vi đó. Nghiên cứu định tính được triển khai dựa trên các phương pháp như phỏng
vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát và ghi chú, tài liệu và hình ảnh
 Sử dụng thuốc lá: Tình trạng hút thuốc lá, Mô hình sử dụng thuốc lá (hàng
ngày, không thường xuyên hay còn gọi là thỉnh thoảng, không sử dụng), tiền sử sử
dụng thuốc lá, mức độ sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá khác nhau (thuốc lá điếu,
tẩu, xì gà và các sản phẩm thuốc lá có khói khác), mức độ nghiện thuốc lá, việc sử dụng
thuốc lào, thuốc lá điện tử, thuốc lá hâm nóng, thuốc lá không khói.
 Hút thuốc lá thụ động: Quy định hút thuốc lá trong nhà, phơi nhiễm với
khói thuốc lá tại nhà, phơi nhiễm với khói thuốc ở nơi làm việc, cơ quan nhà nước, các
cơ sở y tế, phương tiện giao thông công cộng, trường học, trường đại học, khách sạn,
cơ sở lưu trú, quán cà phê,...
 Cai thuốc lá: tiền sử cai thuốc lá, thời gian bỏ thuốc lá, biện pháp cai thuốc lá,
động lực cai thuốc lá, lời khuyên/tư vấn cai thuốc lá của bác sỹ/NVYT tại cơ sở y tế, kế
hoạch bỏ thuốc lá trong tương lai.
 Kiến thức, thái độ và nhận thức: Kiến thức, thái độ, nhận thức về tác hại và các
ảnh hưởng đến sức khỏe của thuốc lá có khói và thuốc lá không khói, nhận thức về Luật
PCTH thuốc lá, quy định xử phạt.
 Kinh tế: nhãn hiệu thuốc lá đang hút, giá thuốc lá, nơi mua thuốc lá, trung bình
chi tiêu theo tháng/năm cho thuốc lá của người sử dụng thuốc lá.
 Truyền thông: Sự tiếp cận của người dân đối với các thông tin liên quan đến
Luật PCTH thuốc lá, tác hại của thuốc lá, vấn đề về quảng cáo, khuyến mại thuốc lá.
Nếu là một điếu thuốc lá bình thường thì quy trình sử dụng sẽ là châm lửa, hít và nhả
khói, người sử dụng sẽ hít khói vào để cung cấp nicotine cho phổi.
Nhưng một điếu thuốc điện tử lại không dựa vào quá trình đốt cháy này, thay vào đó nó
chuyển đổi một lượng dung dịch chất lỏng nicotine bốc hơi trong buồng nóng thành hơi
nước hay sương mù để người dùng hít vào. Dung dịch này chứa Nicotin trộn với dung
dịch nền thường là propylene glycol, cùng hương liệu và các chất hoá học khác. Đầu
thiết bị có một đèn led, mô phỏng ánh sáng của một điếu thuốc đang cháy.
Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu chung bao gồm
một pin, một bộ đốt, buồng chứa dịch lỏng và phần ngậm hút.
Các sản phẩm thuốc lá mới hiện được các công ty thuốc lá giới thiệu là một sản phẩm ít
hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Tuy nhiên đây chỉ là các quảng cáo nhằm gây
nhầm lẫn. Các bằng chứng đến thời điểm hiện tại cho thấy cả thuốc lá điện tử và thuốc lá
nung nóng đều có chứa các thành phần độc hại, khi sử dụng đều có sự đốt cháy và có
khói, hơi tỏa ra môi trường gây hại cho người xung quanh.
Thuốc lá điện tử có chứa nhiều chất độc như hóa chất hương liệu, kim loại và Nicotine
nên có hại cho sức khỏe. Nhiều người vẫn thường lầm tưởng thuốc lá điện tử không gây
hại vì khi hút vào không tỏa ra khói hay có chứa mùi khó chịu như hút thuốc lá thông
thường. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của sản phẩm này chẳng kém cạnh gì thuốc lá
điếu thông thường.

3.2.1 Mục đích


 Thuốc lá điện tử là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây
ra cái chết cho nhiều người.
 Thuốc lá điện tử có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm
như ung thư vòm họng và ung thư phổi (hơi thở có mùi khó chịu ở những người
thường xuyên hút thuốc lá)
 Thuốc lá điện tử không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó
mà khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.
 Đề xuất những giải pháp trước thực trạng hút thuốc lá ở học sinh:
 Nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại của khói thuốc bằng việc đẩy mạnh
các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học.
 Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức đến các học sinh và các bậc phụ huynh,
người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá điện tử trước mặt con em,
hạn chế cho chúng tiếp xúc với thuốc lá điện tử)
 Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến
những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.

Để đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá điện tử trong học sinh, cần có sự quan tâm phối hợp
giữa các cấp các ngành. Cơ quan chức năng nhà nước, cục thực phẩm cần quản lý
chặt chẽ hơn nữa việc mua bán các loại hình thuốc lá điện tử dành cho đối tượng trẻ
em. Nhà trường nên thường xuyên có những buổi học ngoại khoá để tuyên truyền,
giáo dục các em học sinh tránh xa thuốc lá điện tử, cần nghiêm khắc hơn trong việc
học sinh, giáo viên hút thuốc lá điện tử. Gia đình cần quan tâm hơn nữa đến con em
mình. Không nên nuông chiều, dễ giải với những hành vi gian lận tiền bạc, thời gian
vào những việc vô bổ, ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe. Quan trọng nhất vẫn là
phía giới trẻ chúng ta nói chung và học sinh nói riêng. Chúng ta nên hiểu rõ về tác hại
của thuốc lá điện tử và tránh xa chúng. Nên dành thời gian cho việc học tập, vui chơi
lành mạnh.

3.2.2 Công cụ
Bảng : dùng để viết các câu hỏi để phỏng vấn
Viết: dùng để viết các câu hỏi trên bảng
Bàn: dùng để để các dụng cụ
Ghế: dùng: để dành cho các bạn tham gia phỏng vấn ngồi
Điện thoại: dùng để quay phim và chụp hình ảnh lúc đang phỏng vấn các bạn

3.2.3 Đối tượng tham gia phỏng vấn


Đối tượng là những người muốn tìm hiểu về tác hại của việc hút thuốc lá điện tử ảnh
hưởng đến sức khoẻ
3.2.4 Không gian và thời gian thảo luận nhóm
Tại phòng học M107 tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Viện NIIE

3.2.5 Kịch bản thảo luận nhóm


Các câu hỏi thảo luận nhóm:
A. Bạn đã từng sử dụng thuốc lá điện tử chưa?
B. Theo bạn việc sử dụng thuốc lá điện tử có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Vì
sao?
C. Theo bạn giới trẻ hiện nay có đang lạm dụng quá nhiều vào thuốc lá điện tử không?
D. Bạn đánh giá như thế nào về việc sử dụng quá nhiều thuốc lá điện tử của giới trẻ hiện
nay?
E. Do đâu mà bạn biết đến thuốc lá điện tử? Bạn biết từ bạn bè hay người thân?
Các câu trả lời của các bạn:
Câu A :
Bạn Tường: “ Mình chưa sử dụng qua thuốc lá điện tử”
Bạn Phú:”Mình đang sử dụng thuốc lá điện tử”
Bạn Cường: “Mình đã từng sử dụng qua thuốc lá điện tử”
Bạn Bình:” Mình chưa từng sử dụng qua thuốc lá điện tử nhưng mình có nghe nói về
thuốc lá điện tử”
Câu B :
Bạn Tường: Theo mình thì thuốc lá điện tử sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vì theo mình
được biết thì trong thuốc lá điện tử có nồng độ nicotin cao hơn thuốc lá thông thường rất
nhiều.
Bạn Cường: Hút thuốc lá thì chắc chắn sẽ không có tốt cho sức khỏe rồi. Nói chi đây
còn là thuốc lá điện tử.
Bạn Phú: Hút thuốc lá điện tử sẽ có hại cho phổi của chúng mình.
Câu C:
Bạn Cường: Theo mình thấy thì giới trẻ hiện nay đang hút rất nhiều thuốc lá điện tử. Và
hình như thuốc lá điện tử cũng có rất nhiều loại. Mình bắt gặp rất nhiều bạn hút thuốc lá
điện tử với các loại khác nhau.
Bạn Bình: Mình thấy giới trẻ hiện nay hút thuốc lá diện tử khá nhiều. Nghe nói là tại vì
thuốc lá điện tử có mùi thơm
Câu D:
Bạn Tường: Việc giới trẻ hiện nay sử dụng thuốc lá điện tử là một điều đáng lo ngại, bởi
vì thuốc lá điện tử khá là dễ mua và không bị pháp luật cấm. Nên việc mà các em học
sinh, sinh viên có được một cái thuốc lá điện tử là điều dễ dàng.
Bạn Cường: Theo mình thấy thì nhà trường nên tuyên truyền về sự độc hại của thuốc lá
điện tử cho học sinh, sinh viên để có thể giảm bớt việc hút thuốc lá điện tử của giới trẻ
hiện nay.
Bạn Bình: Có khá nhiều bạn trẻ hút là chỉ vì tò mò nên mình nghĩ chúng ta cần phải
chung tay góp sức với nhà trường, gia đình để ngăn chặn việc hút thuốc lá điện tử của
giới trẻ.
Câu E:
Bạn Phú: Mình biết đến thuốc lá điện tử là do có những người bạn họ hút thuốc là điện
tử rồi mình cũng tập tành hút thuốc
Bạn Cường: Mình từng sử dụng qua rồi nên mình cũng đã trải qua các cảm giác về thuốc
lá điện tử. Nhưng bây giờ mình không còn sử dụng nữa vì gia đình của mình cũng như
là vì chính bản thân mình.
Bạn Tường:Mình có thấy bạn bè của mình hút thuốc lá điện tử. Nhưng đến hiện tại thì
mình vẫn chưa bị cám dỗ bởi thuốc lá điện tử vì mình biết nó sẽ không tốt cho sức khỏe
của chính mình
Bạn Bình: Mình biết đến thuốc lá điện tử thông qua các trang báo đưa tin, cũng như
người thân mình hay nói chuyện về giới trẻ hiện nay đang hút thuốc lá điện tử quá nhiều.
Nhờ vậy nên mình mới biết đến thuốc lá điện tử.
Hình 2: Sinh viên đại học nguyễn tất thành đang thảo luận nhóm về việc sử dụng thuốc
lá điện tử củ giới trẻ hiện nay

3.2.6. Xây dựng thang đo


- Là thang đo Likert năm bậc từ 1 – 5 (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn
đồng ý) được tác giả phát triển dựa vào các thuộc tính đo lường những nhân tố tác động
ý định tham gia mô hình Kinh tế chia sẻ.
• Thang đo sự tin tưởng
Bảng: Các biến quan sát đo lường “Sự tin tưởng – STT”
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

Các mô hình KTCS có quy mô - Lee, Z. W., Chan, T. K.,


STT1 lớn là yếu tố Anh/Chị quan tâm Balaji, M. S., & Chong A. Y.
lựa chọn tin tưởng sử dụng. L. (2018). Why people
STT2 Anh/Chị tin tưởng vào các cam participate in the sharing
kết của các mô hình KTCS. economy: an empirical
Anh/Chị tin tưởng vào các dịch investigation of Uber.
STT3
vụ do mô hình KTCS cung cấp. Internet Research.
Kinh nghiệm hoạt động lâu năm - Kim, J., Yoon, Y., & Zo, H.
của nhà cung cấp giúp Anh/Chị (2015). Why People
STT4
tin tưởng khi sử dụng các mô Participate in the Sharing
hình KTCS. Economy: A Social Exchange
Anh/Chị tin tưởng về độ an toàn Perspective. PACIS, 76.
STT5 khi sử dụng mô hình KTCS để
đáp ứng nhu cầu bản thân.

Như chúng ta đã biết, thuốc lá là sản phẩm được dùng trong đời sống của loài người từ
rất xa xưa. Trải qua nhiều thế kỉ, cùng với sự thay đổi của khoa học- công nghệ cũng
như nhu cầu cuộc sống, khiến cho thuốc lá đã thay đổi không ngừng về chất lượng cũng
như chủng loại, mẫu mã cũng như hình thái sử dụng. Mặc dù hiểu biết của con người về
những tác động có hại của thuốc lá đã rõ ràng, song thuốc lá vẫn tồn tại như một phần
không thể thiếu trong cuộc sống xã hội. Tại sao vậy? Có 2 lí giải cho sự tồn tại đó.
Trước tiên phải nói đến đó là nhu cầu của người sử dụng thuốc lá do một số chất gây
nghiện có trong thành phần khói thuốc lá
(nicotin) khiến con người lệ thuộc vào nó. Thứ đến là do nguồn lợi khổng lồ mang tới từ
ngành công nghiệp thuốc lá. Sự gặp nhau của 2 lí do này khiến cho thuốc lá-mặc dù đã
biết là có hại tới sức khỏe con người- vẫn tồn tại mà chưa thể
nào khắc phục được. Tác hại của thuốc lá tới sức khỏe con người trên hầu hết các chức
năng sống của cơ thể. Bởi lẽ khói thuốc lá cùng với một số chất trong hơn
7000 hóa chất chứa trong nó đã được đi vào quá trình chuyển hóa của cơ thể sống. Một
khi đã vào chu trình chuyển hóa, chúng sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể, không trừ một
chức năng sống nào, không trừ một bộ phận nào của cơ thể
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHÓI THUỐC VÀ CÁC CHẤT CÓ TRONG KHÓI THUỐC


Khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại cho người hút và ngay cả cho người không
hút (hít phải khói thuốc lá). Trong hơn 7000 chất có trong khói thuốc lá, ít nhất có
khoảng 250 chất gây hại cho sức khỏe, gồm cả hydrogen cyanide, carbon monoxide, and
ammonia.
Các chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ phá hủy biểu mô phế quản, làm rối loạn vận
động lông chuyển của tế bào niêm mạc phế quản, làm tăng tiết nhầy của các tuyến, kích
thích bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu protein, gây viêm mạn tính phế quản. Hệ
thống lông chuyển bị đứt, gãy, vận động không đồng bộ. Trên kính hiển vi điện tử,
người ta quan sát thấy những mảng lông chuyển bị xoắn vặn , đẩy dạt xuống giống như
thảm lúa bị gió xoáy lốc, mất hướng chuyển động nhịp nhàng. Các tế bào hình đài tăng
sinh, phì đại, tăng tiết nhầy và thành phần hóa học của chất nhầy phế quản bị biến đổi,
làm thay đổi độ dính nhớt, khiến nhiều đờm nhưng khó khạc. Các tổn thương đó làm
dầy thành phế quản, làm lòng phế quản hẹp lại (chỉ số bề dầy của tuyến phế quản/bề dày
thành phế quản tăng (chỉ số Reid bình thường = 0,4). Những rối loạn đó là cơ sở cho
hàng loạt rối loạn bệnh lý có thể xảy ra với bộ máy hô hấp.

MỘT SỐ BỆNH CỦA HỆ HÔ HẤP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHÓI THUỐC


Có thể nói khói thuốc lá cùng với nhiều hóa chất độc hại sẽ kích hoạt hàng loạt cơ chế
phát sinh nhiều bệnh lí mạn tính có liên quan đến thuốc lá, song hai bệnh hay gặp nhất
và gây hậu quả nặng nề nhất, đó là:
• Ung thư phổi. Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ đầu tiên, tại Mĩ có tới 80-90% tỷ lệ tử
vong do ung thư phổi có liên quan tới thuốc lá. Những người hút thuốc lá mắc ung thư
phổi hoặc chết do ung thư cao gấp 15-30 lần so với người không hút. Trong số 250 hóa
chất có hại trong khói thuốc lá, có ít nhất 69 loại có thể gây ung thư.
• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive
Pulmonary Disease-COPD) là tình trạng bệnh lý biểu hiện bằng triệu chứng hô hấp mạn
tính và tắc nghẽn lưu thông khí không hồi phục hoàn toàn. Nền tảng bệnh học COPD là
viêm mạn tính, phá hủy và biến đổi cấu trúc phế quản-phổi có khuynh hướng tiến triển.
Biểu hiện của bệnh có những triệu chứng cơ bản: Ho khạc kéo dài, khó thở tăng dần,
nặng ngực, chức năng thông khí bị hạn chế dòng khí thở ra cố định và dai dẳng, nặng
dần lên theo thời gian và không hồi phục (chỉ số FEV1/FVC giảm mạnh). Tuy là bệnh
của cơ quan hô hấp nhưng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác do tình trạng thiếu oxi
mạn tính, kéo theo các rối loạn chuyển hóa toàn thân.

CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ


Sử dụng thuốc lá điện tử gây bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm nghiêm trọng hơn thuốc
lá thông thường, thuốc lá điện tử còn có tác hại, mà chưa phát hiện thấy ở thuốc lá điếu
thông thường, là liên quan đến hội chứng tổn thương phổi cấp (EVALI); nhồi máu cơ
tim.Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), ghi nhận trong một vài
năm trở lại đây tính đến ngày 18/02/2020, chỉ riêng ở Mỹ đã có 68 ca tử vong và 2.807
trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp phải nhập viện do sử dụng thuốc lá điện
tử. Tại Việt

Nam, cũng đã phát hiện một số trường hợp tương tự.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc
lá. Theo số liệu thống kê về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, hiện có 45,3% người
hút thuốc lá, nghĩa là cứ 2 người có 1 người hút thuốc. Bên cạnh đó, có khoảng 53,3%
người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc lá trong gia đình, 36,8% người
không hút thuốc lá làm việc trong những tòa nhà bị phơi nhiễm khói thuốc lá.

Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Theo Liên
minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa
Nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa
và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những
nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại
cho sự phát triển não bộ ở trẻ em ,vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra
sinh non và thai chết lưu.
Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh trong não khiến người
dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotine hơn, và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến
sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.

Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải từ nguyên liệu lá thuốc
lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau, nên
có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn và đối tượng hướng đến là
học sinh, sinh viên, nhất là giới trẻ.

Khi hút thuốc lá điện tử thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần
so với những người hút các loại thuốc lá thông thường. Trong bút vape (vếp) chứa chất
Formaldehyde, một chất khí không màu do thuốc lá điện tử tạo ra khi đốt nóng chất lỏng
chứa nicotine và chất tạo mùi thơm bên trong thiết bị. Đây là chất hóa học độc hại có
khả năng gây ung thư, thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu xây dựng và bảo quản
thi hài.
Theo các chuyên gia, cứ 3ml chất lỏng được đốt nóng sẽ tạo ra 14mg chất
Formaldehyde. Với người thường xuyên hút 1 bao thuốc/ngày, lượng Formaldehyde
“nạp” vào cơ thể là 3 mg/ngày. Với liều lượng như vậy, nguy cơ ung thư ở những người
hút thuốc lá điện tử lâu năm sẽ cao từ 5-15 lần so với những người nghiện thuốc lá
thường.

Song song đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: Thuốc lá làm nóng tạo ra chất
khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Nồng
độ một số hóa chất thấp hơn trong thuốc lá điếu thông thường, nhưng nồng độ một số
hóa chất khác lại cao hơn và nồng độ hóa chấp thấp không đồng nghĩa với giảm nguy cơ
sức khỏe.

Khói thuốc nung ngoài gây hại cho người hút thì còn gây tác hại cho người xung quanh
do hút thuốc thụ động. Vì thuốc lá làm nóng chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh
có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai. Phơi nhiễm
các có trong thuốc lá làm nóng có thể gây ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tuyến tụy
và cổ tử cung. Làm giảm việc cung cấp oxy tới tim làm tăng nguy cơ gây huyết khối,
bệnh tim và đột quỵ... Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích, mất
an toàn cho người sử dụng.
CHƯƠNG V: HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1 Hàm ý quản trị đối với yếu tố ảnh hưởng


Như chúng ta đã biết, thuốc lá là sản phẩm được dùng trong đời sống của loài người từ
rất xa xưa. Trải qua nhiều thế kỉ, cùng với sự thay đổi của khoa học- công nghệ cũng
như nhu cầu cuộc sống, khiến cho thuốc lá đã thay đổi không ngừng về chất lượng cũng
như chủng loại, mẫu mã cũng như hình thái sử dụng. Mặc dù hiểu biết của con người về
những tác động có hại của thuốc lá đã rõ ràng, song thuốc lá vẫn tồn tại như một phần
không thể thiếu trong cuộc sống xã hội. Tại sao vậy? Có 2 lí giải cho sự tồn tại đó.
Trước tiên phải nói đến đó là nhu cầu của người sử dụng thuốc lá do một số chất gây
nghiện có trong thành phần khói thuốc lá
(nicotin) khiến con người lệ thuộc vào nó. Thứ đến là do nguồn lợi khổng lồ mang tới từ
ngành công nghiệp thuốc lá. Sự gặp nhau của 2 lí do này khiến cho thuốc lá-mặc dù đã
biết là có hại tới sức khỏe con người- vẫn tồn tại mà chưa thể
nào khắc phục được. Tác hại của thuốc lá tới sức khỏe con người trên hầu hết các chức
năng sống của cơ thể. Bởi lẽ khói thuốc lá cùng với một số chất trong hơn
7000 hóa chất chứa trong nó đã được đi vào quá trình chuyển hóa của cơ thể sống. Một
khi đã vào chu trình chuyển hóa, chúng sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể, không trừ một
chức năng sống nào, không trừ một bộ phận nào của cơ thể.
Thuốc lá điện tử sử dụng pin lithium-ion để làm nóng cuộn dây và tạo ra hơi khói. Nếu
pin bị hỏng sẽ làm cho thiết bị thuốc lá trở nên quá nóng, dễ bắt lửa hoặc thậm chí phát
nổ.
Cơ quan cứu hỏa Hoa Kỳ (U.S. Fire Administration) cho biết có gần 200 sự cố như trên
đã được báo cáo từ năm 2009 đến năm 2016. Trong số 200 người gặp sự cố thì có 133
vụ gây thương tích khi đang sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đang để chúng trong túi.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến
sức khỏe lâu dài của bạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối liên hệ
giữa việc sử dụng thuốc lá điện tử và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gây đau
tim.
Nicotine có trong thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, làm tăng nguy
cơ đau tim, đột quỵ và thậm chí là mắc bệnh về tim mạch. Trên thực tế, nghiên cứu còn
cho thấy những người dùng thuốc lá điện tử có khả năng bị đau tim gần gấp đôi so với
người không sử dụng.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc
lá. Theo số liệu thống kê về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, hiện có 45,3% người
hút thuốc lá, nghĩa là cứ 2 người có 1 người hút thuốc. Bên cạnh đó, có khoảng 53,3%
người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc lá trong gia đình, 36,8% người
không hút thuốc lá làm việc trong những tòa nhà bị phơi nhiễm khói thuốc lá.

5.2 Hàm ý quản trị đối với yếu tố phổ biến


Thuốc lá điện tử được sử dụng rất phổ biến trong giới trẻ.
 Ở Hoa Kỳ, giới trẻ đang sử dụng thuốc lá điện tử nhiều hơn người trưởng thành.
 Năm 2018 đánh dấu mốc hơn 3,6 triệu học sinh trung học và trung học phổ thông ghi
nhận sử dụng thuốc lá điện tử trong 30 ngày trước, bao gồm 4,9% học sinh trung học
và 20,8% học sinh trung học phổ thông.
 Năm 2017, 2.8% số người trưởng thành ở Hoa Kỳ đang sử dụng thuốc lá điện tử.
 Năm 2015, tổng quan trong số người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử, thì
có 58,8% người dùng thường xuyên, 29,8% người từng sử dụng, còn 11,4% người
không hay dùng thuốc lá điện tử.
Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc hoặc dùng các sản phẩm tương tự hay thuốc lá điện tử,
đừng thử dù chỉ một lần. Thuốc lá điện tử không an toàn cho thanh thiếu niên, thanh
niên, phụ nữ có thai hoặc người lớn hiện không sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá. các
nhà khoa học vẫn có nhiều vấn đề để nghiên cứu về việc liệu thuốc lá điện tử có hiệu
quả trong hỗ trợ cai thuốc hay không.

Ngày 24-4, ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế)
- ký văn bản số 474 đề nghị sở y tế các địa phương tăng cường truyền thông về tác
hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.

Cục này cho hay, qua phản ánh của các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục và
phương tiện thông tin đại chúng cho thấy hiện nay việc dùng các sản phẩm thuốc lá điện
tử, thuốc lá nung nóng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong đối tượng
học sinh.

Nhiều học sinh đã phải cấp cứu vì bị ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong các sản
phẩm này. Các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu
hành hợp pháp tại Việt Nam.

Đối với những em hút thuốc lá điện tử, vì khói thuốc nhiều và có mùi nên họ hạn chế
vào các quán cà phê máy lạnh mà sẽ tìm những quán có không gian ngoài trời thoáng
mát, tiện ngồi lâu.
Việc mua thuốc lá điện tử ngày nay cũng rất dễ dàng với đủ chủng loại, mẫu mã, giá
tiền. Theo ghi nhận, điểm chung là khi liên hệ mua các loại thuốc lá điện tử, người mua
chỉ cần một cuộc gọi điện, xác nhận chủng loại và hình thức giao.
Không người bán nào hỏi thăm về độ tuổi khách hàng, những điều kiện để được mua
hay hướng dẫn những tác dụng phụ của các loại thuốc lá này.

5.3 Hàm ý quản trị đối với yếu tố đánh giá sử dụng
Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử hít từ thiết bị và phả ra có thể chứa các chất gây hại và có
nguy cơ gây hại, bao gồm:
 Nicotin
 Các hạt siêu mịn có thể bị hít sâu vào phổi
 Chất tạo hương như diacetyl, vốn có thể gây các bệnh lý phổi nghiêm trọng
 Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
 Nhiều hoá chất gây ung thư
 Kim loại nặng như niken, thiếc và chì
Rất khó để người tiêu dùng biết được họ đang hít vào thứ gì, đã có trường hợp một số
nhãn hiệu thuốc lá điện tử được quảng cáo là không chứa nicotin lại bị phát hiện có chứa
chất gây nghiện “lừng danh” này.
Một số thuốc lá điện tử có hình dáng giống với thuốc lá truyền thống, xì gà hoặc ống
điếu, một số khác trông giống như cây bút, USB hay có thiết kế hoàn toàn khác nhau.
Thuốc lá điện tử có loại dùng một lần và loại có thể “sạc” lại. Hầu hết các mẫu thuốc lá
điện tử hiện nay sử dụng ống chứa dung dịch – loại dùng 1 lần hoặc có thể bơm dịch vào
để dùng tiếp. Dung dịch này thường chứa nicotin, chất tạo hương, propylene glycol và
glycerin thực vật.
Độ nặng của thuốc lá điện tử dựa trên lượng nicotin trong dung dịch, được biểu thị bằng
miligam trên mililit hoặc tính theo phần trăm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cảnh báo rằng
các nhãn mác không phải lúc nào cũng cung cấp thông tin chính xác về hàm lượng
nicotin. Một số loại vỏ thuốc dùng một lần chứa dạng nicotin cô đặc, gọi là muối
nicotin,.
Chúng ta có ví dụ như sau: Một vỏ thuốc chứa 5% muối nicotin có thể có 30 đến 50
miligram nicotin, tương đương lượng nicotin trong 1-3 gói thuốc lá thông thường.
5.4 Hàm ý quản trị đối với yếu tố lạm dụng
Thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây nghiện, vì thế trẻ có thể vật vã khó chịu khi sử
dụng.
Nicotine còn gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng
đến trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thậm chí, có thể gây ra nguy cơ đau thắt
ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.
Thuốc lá điện tử với các ống dung dịch đốt không có định lượng về nồng độ nicotine và
tạp chất, dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng nicotine và gây ra ngộ độc cấp
tính.
Đã có không ít trường hợp học sinh được đưa vào cấp cứu trong trạng thái kích thích,
loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp do ngộ độc các chất trong thuốc lá điện tử. Cụ, thể
trường hợp của em N.A (nam, 12 tuổi) là học sinh Trung học ở Hà Nội đã đến Khoa Sức
khỏe vị thành niên – Bệnh viện Nhi Trung ương với tình trạng khó thở và co giật. Theo
thông tin khai thác thông tin từ gia đình: N.A là học sinh ngoan, học giỏi, nhưng bố đi
làm xa, mẹ bận công việc nên không dành thời gian quan tâm, giám sát trẻ. Gần đây,
N.A hay tụ tập với các anh lớp trên ở trường học, các anh đã rủ N.A sử dụng thuốc lá
điện tử. N.A cho rằng chơi với các anh lớn tuổi, bản thân mình được trải nghiệm hơn,
“làm người lớn” hơn nên đã. Sau đó, trẻ có tự mua trên mạng về để được tự do hút.
Cùng với việc hút thuốc lá điện tử, N.A cũng có biểu hiện học sa sút hơn, bướng bỉnh,
có hành vi chống đối với bố mẹ.
Tính ảnh hưởng(AH)

Tính phổ biến(PB)

Quyết định sử dụng hay không sử dụng


thuốc lá điện tử(QĐ)

Tính đánh giá sử dụng(ĐG)

Tính lạm dụng(LD)


KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho
người hút thuốc muốn giảm thiểu tác hại của thuốc lá thông thường. Thuốc lá điện tử
hoạt động bằng quá trình sương hóa hỗn hợp chất hóa học để tạo ra khói điện tử, thay vì
sử dụng phiên bản thông thường với các hóa chất độc hại. Tuy nhiên, cũng có nhiều
tranh cãi xoay quanh độ an toàn của thuốc lá điện tử và có nên sử dụng nó thay cho
thuốc lá truyền thống.

Các nhà sản xuất của thuốc lá điện tử cho rằng sản phẩm này là một phương tiện an toàn
hơn để hút thuốc. Điều này đúng trong một số trường hợp, bởi vì thuốc lá điện tử không
sản xuất khói và mùi tồi như thuốc lá truyền thống. Nó cũng có thể giảm thiểu những
nguy cơ liên quan đến sức khỏe liên quan đến thuốc lá, bao gồm ung thư phổi, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim và đột quỵ. Thuốc lá điện tử cũng có thể giúp người hút
thuốc dần dần giảm độc tính và sự nghiện ngập của thuốc lá.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một số quan ngại về độ an toàn của thuốc lá điện
tử. Mặc dù khói điện tử không có chất độc hại như khói thuốc lá thông thường, nhưng
nó vẫn chứa các chất hóa học nguy hiểm, bao gồm các kim loại nặng và các hợp chất
hữu cơ, có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng. Ngoài ra, những tác động của
thuốc lá điện tử về lâu dài vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các nhà khoa học cũng lo
ngại rằng quá trình sử dụng thuốc lá điện tử có thể tạo ra một thói quen mới, nơi mà
người dùng không thể cai nghiện hoàn toàn.

Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc lá điện tử, người dùng nên cân nhắc đầy đủ về những lợi
và hại của nó. Mặc dù nó có thể giúp giảm thiểu một số nguy cơ liên quan đến thuốc lá,
nhưng cũng có thể tạo ra các vấn đề khác và tác động lâu dài chưa được biết đến. Tốt
hơn là đối mặt với thực tế rằng thuốc lá độc hại và thử những phương pháp khác để giải
quyết vấn đề bằng cách cai nghiện và giảm hút thuốc.

Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, vai
trò của gia đình trong đó bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Bố mẹ cần chú ý:
 Dành thời gian quan tâm, lắng nghe trẻ và giám sát trong các hoạt trong cuộc sống của
trẻ trên cơ sở tôn trọng tránh dẫn đến các hành vi chống đối do bị áp đặt.
 Phối hợp với nhà trường để tìm hiểu thêm sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ để có thể phát
hiện những dấu hiệu bất thường.
 Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý
để được thăm khám và điều trị sớm.
Bên cạnh đó, vai trò giáo dục của nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để trẻ vị thành
niên không bị sa đà vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội:
 Giáo dục học sinh nhận thức được các chất gây nghiện và các tác hại do sử dụng chất
gây nghiện.
 Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
 Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng chất ở học sinh: nguồn cung cấp, đối
tượng sử dụng để tránh nguy cơ sử dụng rộng rãi tại trường học.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa bố mẹ và nhà trường cùng với sự chung tay của xã hội, tình
trạng học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ sớm được loại bỏ khỏi môi trường học đường. Qua
đó, xây dựng một thế hệ trẻ vị thành niên khỏe mạnh và trở thành nhân tố tương lai góp
phần cho sự phát triển của xã hội, đất nước chúng ta

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/334-336-1474-2676_V%C4%83n
%20b%E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a%20b%C3%A0i%20b
%C3%A1o.pdf
2. https://vtv.vn/doi-song/thuoc-la-dien-tu-luoi-hai-tu-than-sau-lan-khoi-
ngot-ngao-20191025111138068.htm?
fbclid=IwAR2_uObPeePjRbwokrzYzYbggJDDuJDd2lDsPfE5lqEHHN
LLIliu7rjSppc
3. https://infonet.vietnamnet.vn/nghien-cuu-ve-kien-thuc-thuc-trang-su-
dung-thuoc-la-the-he-moi-o-viet-nam-261211.html
4. https://benhviennhitrunguong.gov.vn/hut-thuoc-la-dien-tu-rui-ro-va-hau-
qua-khon-luong-voi-tre-vi-thanh-nien.html
5. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-
quat/hieu-dung-ve-thuoc-la-dien-tu/
6. https://hoihohapvietnam.org/detail/556/thuoc-la-dien-tu.html
7. https://tuoitre.vn/hoc-sinh-hut-thuoc-la-dien-tu-tang-nhanh-bo-y-te-chi-
dao-tang-cuong-truyen-thong-tac-hai-20230424142506488.htm
8. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-
quat/thuoc-la-dien-tu-co-hai-khong-va-no-hoat-dong-nhu-nao/

1. Bộ Y tế, Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam
(GATS) năm 2010. 2011.
2. Bộ Y tế, Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam
(GATS) năm 2015. 2016, Bộ Y tế.
3. Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Trường Đại học y tế công cộng, Điều tra về sử
dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (PGATS) năm 2020. 2020, Bộ Y tế.
4. Bộ Ngoại Giao. Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 17 tháng
3 năm 2005. Số 34/2005/LPQT.
5. Thủ tướng Chính Phủ. Quyết định số 1315/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về
việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá. Ngày 21
tháng 8 năm 2009.
6. Quốc hội, Luật số 09/2012/QH13: Phòng, chống tác hại của thuốc lá. 2012.

You might also like