You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
----------

HCMUTE
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
ĐỀ TÀI:
PHÒNG CHỐNG NẠN HÚT THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT TẠI KHUÔN VIÊN TRƯỜNG

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN


Nhóm: C
Nhóm SVTH:
Hoàng Trọng Lực 16104052
Nguyễn Thị Ngọc Minh 17109145
Trần Văn Nhân 17143226
Lê Thị Kim Thỏa 17104058

TP. HCM – 06/2021


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Lý do nghiên cứu. ................................................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................................. 6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 6
4.1. Khách thể nghiên cứu. ...................................................................................... 6
4.2. Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................................... 6
5. Giả thuyết nghiên cứu. ............................................................................................ 6
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. ..................................................................... 6
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. .................................................................. 7
6.3. Phương pháp sử dụng một số thuật toán để xử lí thông tin. ............................. 7
7. Phiếu khảo sát ......................................................................................................... 8
B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NẠN HÚT THUỐC LÁ ................................... 12
1.1. Tổng quan tài liệu về lịch sử nghiên cứu nạn hút thuốc lá trên thế giới và Việt
Nam ........................................................................................................................... 12
1.1.1. Một số nghiên cứu hút thuốc lá ở nước ngoài ................................................ 12
1.1.2 Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 14
1.2. Khái niệm về một số loại thuốc lá ..................................................................... 15
1.3. Nguồn gốc của thuốc lá...................................................................................... 16
1.3. Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người ...................................... 18
1.3.1. Thuốc lá là nguyên nhân tử vong .................................................................... 18
1.3.2. Thuốc lá và các bệnh đường hô hấp ............................................................... 19
1.3.3. Hút thuốc lá tự động........................................................................................ 19
1.3.4. Các bệnh có liên quan tới hút thuốc lá ............................................................ 20

1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG NẠN HÚT THUỐC
LÁ TRONG TRƯỜNG ĐHSPKT TPHCM ................................................................ 21
2.1.Đặc diểm tình hình .............................................................................................. 21
2.1.1.Hoàn cảnh sinh viên thực hiện hút thuốc lá ..................................................... 21
2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM về thuốc lá ....................... 21
2.2.1. Mô tả mẫu điều tra .......................................................................................... 21
2.2.2. Chi tiết ............................................................................................................. 21
2.3 Việc tổ chức giáo dục phòng chống hút thuốc lá trong trường ĐHSPKT TPHCM
................................................................................................................................... 26
2.3.1 Nội quy ............................................................................................................. 26
2.3.2 Hoạt động phòng chống nạn hút thuốc lá của trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM ........................................................................................................... 26
2.3.3 Đánh giá về việc tổ chức giáo dục phòng chống hút thuốc lá trong trường đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ............................................................................... 28
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ TRONG
TRƯỜNG ĐHSPKT TPHCM...................................................................................... 29
3.1 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà trường .......................................... 29
3.1.1. Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại
thuốc lá và các văn bản bản pháp luật khác có liên quan: ........................................ 29
3.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. .................... 30
3.1.3. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức, đoàn thể ........................................ 30
3.1.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................... 31
3.1.5. Thực hiện các tiêu chí về thi đua, khen thưởng .............................................. 31
3.2 Xây dựng khu vực riêng cho người hút thuốc lá trong khuôn viên trường ........ 31
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 33

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nghề nghiệp người tham gia khảo sát ............................................................ 22
Bảng 2: Số lượng sinh viên các năm tham gia hút thuốc ............................................. 22
Bảng 3: Tình trạng hút thuốc lá trong khuôn viên trường ........................................... 23
Bảng 4: Những thay đổi cảm giác của người cai thuốc ............................................... 24
Bảng 5: Suy nghĩ về việc ngồi cạnh người hút thuốc .................................................. 24
Bảng 6:: Suy nghĩ về các bệnh mà hút thuốc lá thụ động sẽ gây ra ............................ 25
Bảng 7: Lý do bỏ thuốc lá ............................................................................................ 25

3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bình quân mỗi năm trên thế
giới có khoảng 7 triệu người tử vong do mắc các căn bệnh liên quan đến việc hút thuốc
lá. Ngoài ra, còn khoảng 600.000 người chết do phải chịu sự phơi nhiễm với khói thuốc
lá một cách thụ động. Bên cạnh đó, tình trạng hút thuốc lá thường vẫn là thói quen của
nam giới, chính vì vậy, phụ nữ và trẻ em trong mỗi gia đình phần lớn đều trở thành
người bị hút thuốc lá thụ động. Thực tế cho thấy, trên thế giới có khoảng 1/3 số người
trưởng thành vẫn đang thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động mỗi khi
ở nhà hoặc tại những nơi làm việc có người hút thuốc.
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao
nhất thế giới. Đáng buồn hơn khi phần lớn người hút thuốc thường bắt đầu hút từ khi
còn rất trẻ (khoảng 56% số người hút thuốc ở nước ta bắt đầu hút trước tuổi 20). Đây
đều là đối tượng trong độ tuổi sung sức, là lao động chủ yếu trong mỗi gia đình. Do đó,
tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra những tác hại về sức khỏe và vấn đề phát triển kinh tế.
Theo điều tra GATS 2015, tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành Việt Nam hiện vẫn
khá cao trong đó chiếm 45,3% nam giới, 1,1% nữ giới và tính chung là 22,5% người
trưởng thành (tương đương 15,6 triệu người) hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào. Ngoài
ra ,tỉ lệ hút thuốc thụ động ở người không hút thuốc cũng chiếm tỷ khá cao. Trong đó,
53,5% người không hút thuốc (tương đương 28,5 triệu người) bị phơi nhiễm với khói
thuốc lá tại gia đình; 36,8% người không hút thuốc (tương đương 5,9 triệu người) làm
việc tại các khu vực trong nhà (có mái che và tường bao) bị phơi nhiễm với khói thuốc
lá tại nơi làm việc; 18,5% người không hút thuốc (tương đương 1,4 triệu người) bị phơi
nhiễm với khói thuốc lá trên phương tiện giao thông công cộng; 16% người không hút
thuốc (tương đương 2,8 triệu người) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại trường học.

4
Ngày nay,Trước tình trạng hút thuốc lá ở giới trẻ ngày càng tăng cao, các tập
đoàn thuốc lá đang thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện
tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt nhằm vào thanh thiếu niên.” Theo thống kê về tình hình
sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ở thanh niên Việt Nam đã có sự gia tăng
nhanh đáng kể. Năm 2015, tỷ lệ hút các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới là 1,1% và chiếm
0,2% số người đang sử dụng thuốc lá truyền thống thì hiện nay có xu hướng gia tăng ở
các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ. Theo thống kê mới
nhất năm 2019: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới của học sinh (13-17 tuổi) là 2,6%.
Trong đó, học sinh 15-17 tuổi có tỉ lệ hút thuốc lá điện tử khá cao là 3,1%. Tỉ lệ này ở
nam học sinh 15-17 tuổi là 4,8% và nữ học sinh là 1,4%. Chính vì vậy, Không khó bắt
gặp hình ảnh thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên phì phèo điếu thuốc trong các tiệm
Internet, quán trà đá vỉa hè, cà phê, thậm chí trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học...
Trong số đó có cả sinh viên, học sinh THCS, THPT, thậm chí còn có nữ sinh. Không ít
em đã nghiện hút thuốc, đi đâu cũng có sẵn bao thuốc ở trong túi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là do các bạn trẻ
còn thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá; gia đình, nhà trường và xã hội chưa có các
biện pháp tuyên truyền, giáo dục hiệu quả về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với
sức khỏe con người cho thanh thiếu niên.Với những băn khoăn đó, mong muốn góp
phần nâng cao ý thức dành cho thanh thiếu niên , sinh viên nhóm chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài nghiên cứu: “ PHÒNG CHỐNG NẠN HÚT THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TẠI KHUÔN VIÊN TRƯỜNG” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các biện pháp phòng chống nạn hút
thuốc tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh. Từ đó, góp phần thực
hiện nâng cao ý thức cho sinh viên về việc phòng chống nạn hút thuốc lá tại trường học.

5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Cơ sở lý luận về phòng chống nạn hút thuốc lá trong khuôn viên trường SPKT
Thực trạng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc là của sinh viên tại khuôn
viên trường SPKT.

Đề xuất biện pháp để giảm, tránh, ngăn ngừa và nâng cao ý thức sinh viên trong
việc hút thuốc tại khuôn viên trường

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.


4.1. Khách thể nghiên cứu.
Nạn hút thuốc lá của sinh viên đại học Sư Phạm Kỹ Thuật tại khuôn viên trường.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Phòng chống nạn hút thuốc lá của sinh viên đại học Sư phạm kỹ thuật tại khuôn
viên trường.

5. Giả thuyết nghiên cứu.


Một số sinh viên chưa có ý thức hút thuốc tại nơi tập trung nhiều sinh viên như
căn tin, khu tự học, sân thể thao,… gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nếu đề
tài đề xuất giải pháp phù hợp sẽ giúp hạn chế việc hút thuốc ở những nơi công cộng,
đông người trong khuôn viên trường.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là cơ sở để thực hiện hóa
nội dung cũng như kiểm tra tính thực tế cần thiết của các biện/ giải pháp đề xuất.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Sưu tầm, thu thập tài liệu xây dựng cơ sở lí luận và các kết quả nghiên cứu thực
tiễn (sách, tạp chí, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu…) có liên quan đến đề
tài. Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa, sử dụng trong đề tài và
sắp xếp thành thư mục tham khảo cho đề tài nghiên cứu.

6
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng là: sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên
thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Với số lượng như
sau:
Đối tượng Số lượng Ghi chú

Cán bộ quản lý và giảng 35 Trưởng khoa, phó khoa và thư ký


viên của trường khoa, các trưởng phó bộ môn.

Phiếu khảo sát xem PHỤ LỤC 1

Sinh viên các khóa 465 Sinh viên năm 1,2,3,4

Sinh viên khóa kéo dài

Phiếu khảo sát xem PHỤ LỤC 1

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân khi có kết quả khảo sát, nhằm thu
thập những thông tin làm sáng tỏ kết quả điều tra bằng bảng hỏi và kết quả quan sát.
Nghiên cứu về nạn hút thuốc lá trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.
Hồ Chí Minh.
Phương pháp được thực hiện dựa trên thảo luận lấy ý kiến của các chuyên gia về
các kết quả thực hiện nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
6.3. Phương pháp sử dụng một số thuật toán để xử lí thông tin.
Các dữ liệu định tính thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn được lọc ra theo từng
tiêu chí dưới dạng trích dẫn dùng kết hợp với số liệu định lượng và định tính.

7
7. Phiếu khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT


NHẬN THỨC VỀ THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ TRONG KHUÔN VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
(Dùng cho CBQL, giảng viên trường, sinh viên ĐH SPKT TP.HCM)
Để tìm hiểu thực trạng nạn hút thuốc lá trong khuôn viên Đại học Sư phạm kỹ thuật
TPHCM, xin phép thầy cô và các bạn vui lòng trả lời những câu hỏi sau, bằng cách
khoanh, tích vào ô vuông hoặc vào các câu trả lời, hoặc viết bằng chữ với những câu
cho ý kiến hoặc có ý kiến khác

1. Nghề nghiệp của bạn là gì?

a. Cán bộ viên chức

b. Giáo viên

c. Sinh viên:

 Năm nhất  Năm 2  Năm 3  Năm 4  Sinh viên khóa kéo dài

d. Khác:………….

2. Giới tích của bạn:

 Nam

 Nữ

 Khác

3. Bạn đã từng hoặc có hút thuốc không?

a. Có

8
b. Không

4. Nếu bạn đã từng hút thuốc, vậy nguyên nhân khiến bạn hút thuốc lá

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

5. Theo anh chị, tình trạng hút thuốc lá trong khuôn viên trường diễn ra như thế nào:
( trả lời cho từng địa điểm, và đánh x vào cột tương ứng)
Địa điểm, Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không
Trong phòng làm việc,
phòng họp, phòng học
Trong hành lang cầu
thang
Trong căn tin, nhà ăn
Khu vực ngoài trời, ngoài
sân

6. “Nhà trường sẽ siết chắt việc hút thuốc lá trong khuôn viên trường” bạn có đồng tình
không?
a. Có
b. Không
7. Theo bạn, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc không thể hút thuốc lá là gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
8. Bạn có đồng tình việc xây dựng khu vực hút thuốc lá tập trung tại một điểm cố định
trong khuôn viên trường không?

9
a. Có
b. Không
c. Ý kiến khác: ………………………………………
9. Bạn có biết hút thuốc lá thụ động là gì không?
a. Người không hút thuốc, hít khói từ người hút thuốc lá
b. Người trực tiếp hút thuốc lá
c. Ý kiến khác:………………………………………………………………………
10. Bạn cảm thấy thế nào trong khi thử cai thuốc lá ( Nếu bạn chưa từng hút thuốc lá,
xin bỏ qua câu này) ?
a. Tâm trạng bồn chồn, lo lắng
b. Khó chịu trong cơ thể, không thể nào tập trung làm việc.
c. Khiến bạn tăng cân chống mặt, khi bỏ thuốc lá một thời gian
d. Ý kiến khác:……………………………………………………………...
11. Bạn cảm thấy thế nào khi ngồi bên cạnh người đang hút thuốc lá?
a. Bình thường, không có vấn đề gì
b. Mùi thuốc hôi, gây nghẹt mũi cho bạn
c. Gây nhức đầu cho bạn
d. Ý kiến khác:………………………………………………………………
12. Theo bạn, hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động sẽ gây ra các bệnh nào sau
đây? ( khoanh tròn vào tất cả các lựa chọn phù hợp)
1. tai biến mạch máu
não, đột quỵ (máu
2. bệnh tim 3. ung thư phổi
đóng
cục trong não gây liệt)
4. ảnh hưởng thai nhi 6. ung thư vòm
5. cao huyết áp
và trẻ em họng

10
7. tăng khả năng tình 9. bệnh phổi mãn
8. Giảm béo
dục tính
10. tăng sự tập trung/
11. Loét dạ dày 12. Khác:……
sáng tạo
13. Ở trường, bạn có tham gia hoạt động, hội thảo phổ biến về tác hại của thuốc lá hay
các biện pháp phòng chống?
a. Có
b. Không
14. Nếu bạn đang hút thuốc, lý do khiến bạn muốn bỏ thuốc lá ( có thể chọn nhiều
phương án trả lời)
a. Do tình trạng sức khỏe không tốt
b. Do người thân khuyên nhủ
c. Do cảm thấy tốn nhiều chi phí mua thuốc lá
d. Do cảm thấy hút thuốc ảnh hưởng mọi người xung quanh
e. Lý do khác:…………………………………………………………………….

15. Bạn có đồng ý chính sách của nhà trường về việc sẽ siết chặt việc hút thuốc lá trong
khuôn viên trường không?
a. Đồng ý
b. Không đồng ý

11
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NẠN HÚT THUỐC LÁ
1.1. Tổng quan tài liệu về lịch sử nghiên cứu nạn hút thuốc lá trên thế giới và
Việt Nam
- Hiện nay, vấn đề hút thuốc lá của trẻ vị thành niên là vấn đề rất quan trọng và có ảnh
hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe, cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Do đó,
đây là vấn đề cần nhận được sự quan tâm của nhiều của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Trong các nghiên cứu, các tác giả chủ yếu tìm hiểu về tác hại, ảnh hưởng
của thuốc lá đến con người và môi trường. Trong báo cáo này tác giả muốn tìm hiểu
thực trạng hút thuốc lá của sinh viên.
1.1.1. Một số nghiên cứu hút thuốc lá ở nước ngoài

- Nghiên cứu về hút thuốc lá được quan tâm nhiều trên thế giới. Theo thông báo của Tổ
chức Y tế thế giới năm 2006 tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở các nước phát triển là 30 –
40%, ở các nước đang phát triển từ 40 – 70%. Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá ít hơn từ 20 –
40% ở các nước đang phát triển và từ 2 – 10% ở các nước phát triển. Ở Mỹ nam giới
hút thuốc nhiều hơn phụ nữ và hơn 30% những người hút thuốc lá sống dưới mức nghèo
khổ. Ngành y tế Mỹ đã rất cố gắng trong việc kiểm soát và hạn chế tác hại của thuốc lá
đến cộng đồng bằng nhiều biện pháp tuy nhiên cứ 5 người Mỹ thì có 1 người tiếp tục
hút thuốc lá. Ở Nga có hơn 40% người trưởng thành nghiện thuốc lá, tại Pháp tỷ lệ
người nghiện thuốc lá là 30% ở người lớn. Nghiên cứu của WHO về tình hình hút thuốc
lá ở Châu Á năm 2005 cho thấy trong 700 triệu người hút thuốc lá phần lớn là nam giới
tuổi trưởng thành có tỷ lệ cao hơn nhiều so với phụ nữ; Trung Quốc xấp xỉ 70%,
Indonesia 68%, Thái Lan 49.2%, Nhật Bản và Ấn Độ là 47.5%, Philipin 40%. Tỷ lệ nữ
hút thuốc lá ở Nhật Bản và Ấn Độ (18 – 19.5%) cao hơn ở Trung Quốc và Indonesia (3
– 5%).
- Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol (Anh) vừa đưa ra cảnh báo về việc sử dụng
thuốc lá nhiều có thể làm cho khuôn mặt của người hút trông già hơn. Từ ngón tay bị

12
nhuộm màu đến hôi miệng, hút thuốc lá gây ra một loạt các tác dụng phụ khó chịu. Mới
đây, các nhà khoa học đã tiếp tục cảnh báo rằng việc sử dụng thuốc lá còn có thể khiến
khuôn mặt người hút thực sự gặp vấn đề. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ Đại
học Bristol đã xem xét hai nhóm người từ Vương quốc Anh qua kho dữ liệu Biobank.
Nhóm đầu tiên có 182.961 người tham gia chưa bao giờ hút thuốc, trong khi nhóm thứ
hai có 150.831 người là người hút thuốc hiện tại hoặc trước đây. Trong phân tích, các
nhà nghiên cứu đã tìm kiếm trên 18.000 đặc điểm và so sánh chúng trong hai nhóm.
Kết quả cho thấy, những người hiện tại hoặc hút thuốc có khả năng lão hóa khuôn mặt
nhanh hơn, cũng như chức năng phổi tồi tệ hơn và nguy cơ ung
- Ông Brian King, Phó Giám đốc dịch thuật nghiên cứu tại bộ phận hút thuốc và sức
khỏe của CDC cho biết, hút thuốc lá đang có tỷ lệ thấp nhất kể từ khi CDC 24 bắt đầu
khảo sát vào những năm 1960. “Trên 34 triệu người trưởng thành đang hút thuốc, và
khoảng 50 triệu người trưởng thành đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá nói chung”,
ông Brian King cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng hút thuốc ảnh hưởng đến những
người có mức thu nhập và giáo dục thấp hơn, cũng như các nhóm ngƣời mắc các bệnh
liên quan đến thần kinh. Theo báo cáo của CDC, hút thuốc lá đã giảm hơn 2/3 kể từ khi
CDC bắt đầu thu thập các số liệu về tình trạng hút thuốc lá để phục vụ cho các cuộc
điều tra. Tuy nhiên, thuốc lá hiện vẫn được coi là nguyên nhân chính gây tử vong và
gây ra các bệnh có thể phòng ngừa ở Mỹ với tỷ lệ người chết mỗi năm vào khoảng
480.000 ngƣời. Khảo sát năm 2019 cho thấy nhiều khoảng 16 triệu người Mỹ đang bị
mắc một chứng bệnh nào đó liên quan tới sản phẩm này. Nghiên cứu cho thấy, nhiều
người đang cố gắng bỏ thuốc lá và đã thành công.

Một nghiên cứu tại mỹ, nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rõ ràng mối liên hệ giữa nicotin trong
thuốc lá điện tử với bệnh ung thư, kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc
ĐH New York vừa công bố cho thấy việc hút thuốc lá điện tử nhiều năm có thể gây
ung thư phổi và ung thư bàng quang ở chuột và còn phá hủy DNA của chúng.Từ kết
quả thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu kết luận việc hút thuốc lá điện tử (e-

13
cigarette) chắc chắn cũng sẽ "rất nguy hại" cho người."Có thể thấy trước là nếu bạn hút
thuốc lá điện tử, mọi loại bệnh tật sẽ phát sinh" theo thời gian, chủ trì nhóm nghiên cứu,
ông Moon-Shong Tang nói. "Về lâu dài, một số bệnh ung thư sẽ xuất hiện, có thể như
vậy".

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

- Vấn đề hút thuốc lá được nhiều sự quan tâm của nhiều tác giả trong nước đề cập về
tác hại của thuốc lá qua các công trình nghiên cứu, các tạp chí trang mạng xã hội.

- Đề tài nghiên cứu Nguyễn Thị Bạch. Nghiên cứu đã chỉ rõ những tác hại của thuốc lá
về bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh ung thư, khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến sức
khỏe của phụ nữ và trẻ em.
- Nghiên cứu của tác giả Trần Mỹ Dương (2008) đã chỉ ra.Hút thuốc làm tăng nguy cơ
mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên
gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động
mạch, bệnh mạch.[8, tr.14] Nghiên cứu của tác giả Lê Huy Bá(2002). Đã chỉ ra những
vai trò và tác hại từ nicotine của thuốc lá gây ra những ảnh hưởng đến cá nhân và cộng
đồng.
- Nghiên cứu của Nguyễn Út Việc thực hiện các chính sách hiện hành về phòng chống
tác hại thuốc lá cho thấy Nghiên cứu chỉ ra nhiều rào cản khó có thể vượt qua khi cai
thuốc lá. Những rào cản đó có thể xuất phát chủ quan từ người hút thuốc nhớ thèm
(18,7%), những triệu chứng xuất hiện khi cai thuốc (22,5%), lo lắng buồn chán (18,7%)
hoặc có thể xuất phát từ khách quan bên ngoài môi trường làm việc, sinh hoạt, hay quan
hệ giao tiếp… hoặc kết hợp cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan. Người dân có xu
hướng ủng hộ các chính sách liên quan đến giảm cung và giảm nhu cầu sử dụng thuốc
lá, tỷ lệ ủng hộ luôn cao hơn tỷ lệ phản đối. Đặc biệt đối với việc cấm hút thuốc nơi
công cộng (89,2% ủng hộ hoặc rất ủng hộ), quy định in những hình ảnh cảnh báo tác
hại thuốc lá trên bao bì sản phẩm có 87,6% ủng hộ hoặc rất ủng hộ.Tăng thuế thuốc lá
ủng hộ hoặc rất ủng hộ.
14
- Nghiên cứu của Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Hiền (2004). Cho thấy Tỷ lệ nam
CBYT đang hút thuốc là 40,7%, còn ở nữ là 0%. 89,8% những CBYT đang hút thuốc
dùng loại thuốc chính là Vinataba. Khoảng 75% số hút thuốc bắt đầu hút thường xuyên
trước 20 tuổi. Trên 86% người hút sử dụng trung bình dưới 10 điếu/ngày. 47,5% chưa
có ý định bỏ thuốc, 33,9% dự định sẽ bỏ thuốc trong vòng 6 tháng tới, 18,6% dự định
bỏ ngay. 21,4% nam CBYT đã bỏ thuốc. Kiến thức về tác hại của thuốc lá 100% số
CBYT đồng ý với ý kiến “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Trên 80% số CBYT có
thể hiện hiểu biết và đồng ý với các tác hại khác của hút thuốc và hút thuốc thụ động
lên sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có những CBYT còn không chắc chắn với một số điểm về
tác hại của thuốc lá dẫn đến những bệnh lý “Tử vong sơ sinh có liên quan đến hút thuốc
lá thụ động” (18,5%), “hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ gây hội
chứng đột tử ở trẻ nhỏ” (16,3%).

1.2. Khái niệm về một số loại thuốc lá


- Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc
lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ
dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở
một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng
người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc). Thuật ngữ thuốc lá thường được
dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể
loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu. Tuy nhiên, đôi khi, thuật ngữ này cũng
được sử dụng để chỉ loại thuốc hút khói nhưng được làm từ một số loại thực vật khác
(cây gai dầu). (1)
- Thuốc lá điếu khác xì gà trước hết ở kích thước: điếu nói chung bé hơn, sử dụng sợi
từ lá thuốc đã qua chế biến và được cuốn bằng giấy trắng chuyên dùng. Xì gà được làm
hoàn toàn bằng nguyên lá thuốc lá, ruột là mảnh lá và lá áo bọc ngoài cũng bằng lá
thuốc lá. (1)

15
- Thuốc lá điện tử mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường. Nhưng
khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi
vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các
nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó
chịu chứa trong thuốc lá truyền thống. (1)
- Đôi khi người ta sử dụng tẩu để hút thuốc. Thuật ngữ "điếu thuốc", thường được dùng
để chỉ một điếu thuốc lá, nhưng cũng có thể chỉ các vật khác có chứa lá thơm, ví dụ như
cần sa. Do người ta tin tưởng rằng (và cũng được khoa học chứng minh trong trường
hợp cụ thể có tuổi thọ ngắn đi khi nguy cơ ung thư phổi tăng lên) các sản phẩm thuốc
lá gây đoản thọ, rất nhiều nước đã cho in lời cảnh báo về sức khỏe bằng phông chữ lớn
ở mặt trước và mặt sau mỗi bao thuốc để báo động về tác hại của việc hút thuốc, đồng
thời cấm mọi quảng cáo để bán thuốc lá. (1)
- Theo cuốn sách Hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể. Hút thuốc lá là biểu hiện bên ngoài của
tình trạng rối loạn hoặc xung đột ngầm bên trong. Phần lớn việc hút thuốc ít dính líu
đến chứng nghiện nicotin, thay vào đó nó liên quan nhiều đến nhu cầu cần trấn tĩnh. Đó
là một trong những cách để người ta tránh né áp lực xã hội hay giải tỏa căng thẳng tích
tụ từ các cuộc gặp mặt xã giao và công việc. (2)
- Như vậy có thể hiểu Hút thuốc lá là hành vi hút, nhai, gửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc
lá. Có loại hình hút thuốc lá: chủ động và bị động, các loại hình thức đều gây ảnh hưởng
đến con người.
1.3. Nguồn gốc của thuốc lá
- Các dạng thuốc lá sớm nhất tương tự như xì gà. Sau đó thuốc lá được cho rằng đã xuất
hiện ở Mexico và Trung Mỹ vào khoảng thế kỷ thứ 9 dưới dạng ống lau sậy và ống hút
thuốc. Người Maya và người Aztec hút thuốc lá và các loại thuốc tác động thần kinh
khác trong các nghi lễ tôn giáo, hành vi này được mô tả trên đồ gốm và chạm khắc ở
đền thờ. Thuốc lá và xì gà là những phương pháp hút thuốc phổ biến nhất ở
vùng Caribbean, Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ cho đến ngày nay. (1)

16
- Thuốc lá tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ được cuốn (bên ngoài) bằng nhiều loại
thực vật khác nhau; Vào thế kỷ 17 khi được du nhập vào Tây Ban Nha thuốc lá được
cuốn bằng loại giấy tốt hơn đó là giấy dùng để gói ngô. Sản phẩm thu được được gọi là
papelate và được ghi lại trong một số bức tranh của danh họa Goya như La Cometa, La
Merienda en el Manzanares, và El juego de la pelota a pala. (1)
- Đến năm 1830, thuốc lá đã du nhập vào Pháp, nơi nó được đặt tên chính thức là
"cigarette"; và vào năm 1845, nhà máy độc quyền của nhà nước Pháp đã bắt đầu sản
xuất thuốc lá. Từ "cigarette" tiếng Pháp được tiếng Anh sử dụng vào những năm 1840.
Một số nhà cải cách Mỹ đã gọi sản phẩm này là "cigaret" nhưng từ này không được phổ
biến rộng rãi và hiện tại không ai sử dụng nữa. (1)
- Máy làm thuốc lá được cấp bằng sáng chế đầu tiên được phát minh bởi Juan
Nepomuceno Adorno ở Mexico vào năm 1847. Tuy nhiên, sau đó được phát triển thêm
bởi James Albert Bonsack (nhà sáng chế người Mỹ) vào năm 1880, giúp tăng năng suất
của các công ty thuốc lá, từ việc sản xuất khoảng 40.000 điếu thuốc lá mỗi ngày lên
khoảng 4 triệu điếu. (1)
- Trước cuộc chiến tranh Krym (Nga-Pháp năm 1854-1856), hầu hết các quốc gia
dùng tiếng Anh chưa biết đến thuốc lá điếu. Chỉ đến khi các binh sĩ người Anh thời đó
học các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ (Đế chế Ottoman) sử dụng giấy in báo để cuốn thuốc
lá hút, thuốc lá mới bắt đầu kỷ nguyên bành trướng rộng rãi ra khắp thế giới từ đó. (1)
- Tại Việt Nam trước thế kỷ 20 thì chưa có thuốc lá cuộn sẵn. Thuốc lào thái sợi nhỏ
gọi là thuốc rê. Khách hàng có thể mua về tự cuốn lấy gọi là vấn thupdùng giấy
quyến để tạo thành điếu thuốc. Dưới thời Pháp thuộc thuốc lá đóng gói mới xuất hiện
đẩy lùi dần tập quán vấn thuốc bằng giấy quyến và thuốc rê.
Việc hút thuốc lá phổ biến ở thế giới phương Tây và là một hiện tượng của thế kỷ 20.
Vào đầu thế kỷ 20, mức tiêu thụ hàng năm trên đầu người ở Mỹ là 54 điếu (với gần
0,5% dân số hút hơn 100 điếu mỗi năm) và mức tiêu thụ đã đạt mức 4.259 điếu trên

17
đầu người vào năm 1965. Thời gian này, khoảng 50% nam giới và 33% phụ nữ hút
thuốc (chỉ tính người hút hơn 100 điếu thuốc mỗi năm).
Đến năm 2020, mức tiêu thụ đã giảm xuống còn 2.092 trên đầu người, tương ứng với
khoảng 30% nam giới và 22% phụ nữ hút hơn 100 điếu thuốc mỗi năm và đến năm
2006 mức tiêu thụ trên đầu người đã giảm xuống còn 1.691 điếu trên đầu người.
- Đến năm 2020, mức tiêu thụ đã giảm xuống còn 2.092 trên đầu người, tương ứng với
khoảng 30% nam giới và 22% phụ nữ hút hơn 100 điếu thuốc mỗi năm và đến năm
2006 mức tiêu thụ trên đầu người đã giảm xuống còn 1.691 điếu trên đầu người.
- Những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thuốc lá được biết đến vào giữa thế kỷ 19 khi
chúng được gọi là những chiếc đinh đóng quan tài. Các bác sĩ Đức là những người đầu
tiên xác định mối liên hệ giữa hút thuốc và ung thư phổi, dẫn đến phong trào chống
thuốc lá đầu tiên ở Đức Quốc xã. Trong Thế chiến I và Thế chiến II, thuốc lá được phân
phối cho các binh sĩ. Trong chiến tranh Việt Nam, thuốc lá được bao gồm trong các bữa
ăn khẩu phần C. Năm 1975, chính phủ Hoa Kỳ đã ngừng đưa thuốc lá vào khẩu phần
quân sự. Trong nửa sau của thế kỷ 20, những tuyên truyền ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của thuốc lá bắt đầu trở nên phổ biến và cảnh báo sức khỏe xuất hiện trên các gói thuốc
lá.
1.4. Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người
1.4.1. Thuốc lá là nguyên nhân tử vong
- Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh tật và chết sớm nhiều nhất trên Thế Giới.
Theo WHO vào những năm của thập kỷ 90, hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu
người chết do hút thuốc lá, trong đó 2 triệu người ở các nước phát triển và 1 triệu người
thuộc các nước đang phát triển. WHO dự đoán nếu tình trạng trên Thế Giới vẫn như
hiện nay thì đến cuối những năm 2020, số người chết do hút thuốc lá sẽ là 10 triệu
người mỗi năm.
- Mỗi năm có khoảng 660.000 bệnh nhân được chẩn đoán mới bị ung thư phổi trên thế
giới trong đó có đến 90% là những người nghiện thuốc,trong số những trường hợp chết

18
vì ung thư phổi hàng năm thì có 87% số người hút thuốc lá [12]. Thời gian hút thuốc lá
càng lâu số điếu thuốc hút càng nhiều thì nguy cơ bị ung thư phổi và tử vong do ung
thư phổi càng cao. Theo WHO,nếu một người hút thuốc khoảng 10 bao năm thì nguy
cơ tử vong vì ung thư phổi 7,3%, 20 bao năm 13%,30 bao năm 19% ... Ở Việt Nam, tỷ
lệ ung thư phổi do hút thuốc lá dưới 10 năm là 3.6%, 10-20 năm: 10%,trên 30 năm là
73,1%.
- Riêng tại Việt Nam, WHO ước tính, mỗi năm có trên 40 nghìn ca tử vong vì các bệnh
do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên thành 70 nghìn ca/năm vào năm 2030 nếu
nước ta không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả.
- Hút thuốc lá còn là nguyên nhân quan trọng gây ung thư bàng quang,ung thư thận,
ung thư khoang miệng,ung thư vòm họng,ung thư thanh quản,ung thư thực quản,ung
thư tụy,ung thư tuyến thượng thận,ung thư cổ tử cung,ung thư máu và dạ dày. Mỗi chất
gây ung thư trong khói thuốc lá có những cơ quan đích khác nhau, nó có thể hoạt động
riêng rẽ hoặc phối hợp với các chất khác.
1.4.2. Thuốc lá và các bệnh đường hô hấp
- Hút thuốc lá là nguyên nhân có thể tránh được của rất nhiều bệnh phổi như khí phế
thũng, hen phế quản, viêm phế quản mạn (VPQM) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đặc biệt hút thuốc lá được coi là nguyên nhân quan trọng của VPQM và khí phế thũng.
- Theo tổ chức y tế thế giới WHO cho biết, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nằm trong
danh sách bốn nhóm bệnh hàng đầu về mức độ dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính được xếp chung với căn bệnh HIV/AIDs về độ nguy hiểm.

- Tổ chức này cũng cho biết thêm rằng, có hơn 3 triệu người chết do phổi tắc nghẽn
mãn tính mỗi năm và có đến hơn 10% những người trên độ tuổi 40 đặc biệt là nam giới
có khả năng cao mắc căn bệnh này.
1.4.3. Hút thuốc lá tự động
- Hút thuốc lá thụ động là những người không trực tiếp hút thuốc nhưng có tiếp xúc
khói thuốc từ những người khác. Người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy
cơ bị ung thư phổi cao hơn 26% so với người không hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc
19
lá thụ động là một nguyên nhân gây nhiều bệnh về tim mạch,phổi,làm suy giảm chức
năng hô hấp và chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Khói thuốc lá thụ động làm tăng
nguy cơ bệnh tim lên 25-30%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên
82%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), một khảo sát toàn cầu đầu tiên về hậu quả
của hút thuốc lá thụ động cho thấy nguyên nhân này gây 600.000 ca tử vong mỗi năm,
một phần ba số đó là trẻ em sống trong nhà có người hút thuốc. Phụ nữ trên 40 tuổi có
chồng hút thuốc lá thì tỷ lệ ung thư phổi tăng tỷ lệ thuận với số lượng điếu mà người
chồng hút mỗi ngày. Tỷ lệ chết do ung thư phổi ở những phụ nữ có chồng hút trên 20
điếu một ngày gấp đôi những phụ nữ có chồng không hút thuốc.
1.3.4. Các bệnh có liên quan tới hút thuốc lá
Hút thuốc lá còn gây tác hại đến các bộ phận khác của cơ thể như
mắt,miệng,họng, tai, mũi, dạ dày, hệ thống tiết niệu, tử cung, buồng trứng, tuần hoàn,
mạch máu, da . Hút thuốc lá làm giảm lượng dưỡng khí và máu cung cấp cho chân tay,
dẫn đến tê ngón tay, ngón chân, lâu dài có thể dẫn đến hoại tử phải cắt bỏ. Tuổi thọ
trung bình của người hút thuốc giảm so với người không hút thuốc từ 5-8 năm. (3)

20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG NẠN HÚT
THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG ĐHSPKT TPHCM
2.1.Đặc diểm tình hình
2.1.1.Hoàn cảnh sinh viên thực hiện hút thuốc lá
- Nhiều sinh viên hút thuốc tại nơi tập trung nhiều người như căn tin, khu tự học, sân
thể thao, … trung bình cứ khoảng 10 người ở khu vực trên sẽ có 2 người cầm và hút
thuốc.

- Quan sát thái độ những người xung quanh trước hành vi hút thuốc của sinh viên

- Thái độ xung quanh đối với người hút thuốc: đồng tình và không đồng tình.

- Những người có thái độ không đồng tình trước hành vi của người hút thuốc: phản ứng
đầu tiên là nhăn mặt, nhíu mày ra tín hiệu khó chịu, yêu cầu dừng lại đối với người hút
thuốc.

- Những người đồng tình với hành vi hút thuốc thì đối diện người hút thuốc họ cảm
thấy hoàn toàn bình thường, thậm chí lấy làm thích thú nhìn người khác hút. Có người
còn hít khói thuốc một cách khoan khoái, nét mặt nhẹ nhõm với làn khói thuốc bên
cạnh.

2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM về thuốc lá
2.2.1. Mô tả mẫu điều tra
*Qua cuộc khảo sát nhận thấy:

- Số người hút thuốc chủ yếu là nam, đang là sinh viên năm thứ 3, 4.

- Trong tất cả những người chúng tôi khảo sát thì có đến 98,7 % biết rõ hút thuốc lá có
hại cho sức khỏe, tuy nhiên số lượng người hiểu cặn kẽ tác hại của nó vẫn còn thấp.

2.2.2. Chi tiết


a. Nghề nghiệp

Số người Tỷ lệ trên mẫu(%)

Cán bộ viên chức 15 3

21
Giáo viên 20 4

Sinh viên 453 90.6

Khác:…………. 12 2.4

Bảng 1: Nghề nghiệp người tham gia khảo sát


b. Giới tính:

- Mẫu điều tra gồm 396 nam (chiếm 79.2%), 104 nữ (chiếm 20.8%).

c. Sử dụng thuốc

- Mẫu điều tra gồm 500 người tham gia khảo sát, trong đó có 122 người từng tham gia
hút thuốc.

d. Sinh viên năm :

Sinh viên Số người Tỷ lệ trên mẫu(%)

Năm thứ nhất 14 11.48

Năm thứ 2 12 16.39

Năm thứ 3 50 29.5

Năm cuối 60 42.62

Bảng 2: Số lượng sinh viên các năm tham gia hút thuốc
e. Nguyên nhân hút thuốc

- Đa số người tham gia hút thuốc thường:

- Họ không hề thèm thuốc lá mà họ chỉ hút theo một thói quen.

- Stress, căng thẳng , hút thuốc để đầu óc như được giải tỏa.

- Khi giao lưu với bạn bè, mọi người.

- Vì mục đích của đề tài là khảo sát được mức độ hút thuốc của sinh viên trường Đại
học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM, qua đó tìm hiểu mức độ quan tâm của sinh viên về tác
hại của việc hút thuốc để đưa ra các giải pháp phòng chống nạn hút thuốc lá. Trong
bảng câu hỏi, nhóm đã có phần câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn sự quan tâm của họ đến sức
22
khỏe của bản thân và những người xung quanh, các hoạt động phòng chống nạn hút
thuốc và đã thu được những số liệu như sau:

f. Tình trạng hút thuốc lá trong khuôn viên trường

Địa điểm, Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Tổng cộng

Trong phòng làm việc, 19 25 26 70


phòng họp, phòng học

Trong hành lang cầu 18 60 32 110


thang

Trong căn tin, nhà ăn 13 67 40 120

Khu vực ngoài trời, 32 93 75 200


ngoài sân

Bảng 3: Tình trạng hút thuốc lá trong khuôn viên trường


g. Sự đồng tình của người tham gia khảo sát về việc “Nhà trường sẽ siết chắt việc hút
thuốc lá trong khuôn viên trường”

Có 492 người trả lời “đồng ý” (chiếm 98.4%) và 8 người trả lời “không” (chiếm 1.6%)

h. Suy nghĩa về khái niệm “hút thuốc lá thụ động” của người tham gia khảo sát

- Người tham gia khảo sát hoàn toàn chọn ý kiến “Người không hút thuốc, hít khói từ
người hút thuốc lá” (chiếm 100%)

i. Suy nghĩ khi thử cai thuốc lá (Dành cho người sử dụng thuốc lá)

Tổng Tỷ lệ trên mẫu


(%)

Tâm trạng bồn chồn, lo lắng 33 27.2

23
Khó chịu trong cơ thể, không thể nào tập trung 45 36.8
làm việc.

Khiến bạn tăng cân chống mặt, khi bỏ thuốc lá một 43 35.4
thời gian

Ý kiến khác: 1 0.6

- Căng thẳng và cáu kỉnh, khó ngủ

Bảng 4: Những thay đổi cảm giác của người cai thuốc
j. Suy nghĩ về việc ngồi cạnh người hút thuốc

Tổng Tỷ lệ mẫu (%)

a. Bình thường, không có vấn 12 2.4


đề gì

b. Mùi thuốc hôi, gây nghẹt 256 51.2


mũi cho bạn

c. Gây nhức đầu cho bạn 202 40.4

Bảng 5: Suy nghĩ về việc ngồi cạnh người hút thuốc


- Qua khảo sát, đa số người ngồi cạnh người tham gia hút thuốc đều cảm giác khó chịu
về khói thuốc mang lại.(chiếm 97.6%)

k. Suy nghĩ về các bệnh mà hút thuốc lá thụ động sẽ gây ra

Tổng

1. Tai biến mạch máu não, đột quỵ (máu


325
đóng cục trong não gây liệt)

4. Ảnh hưởng thai nhi và trẻ em 498

7. tăng khả năng tình dục 123

10. tăng sự tập trung/ sáng tạo 143

2. bệnh tim 485

24
5. cao huyết áp 465

8. Giảm béo 223

11. Loét dạ dày 398

3. ung thư phổi 492

6. ung thư vòm họng 492

9. bệnh phổi mãn tính 496

12. Khác:…… 2

Bảng 6:: Suy nghĩ về các bệnh mà hút thuốc lá thụ động sẽ gây ra
- Phần lớn người tham gia khảo sát đều nhận thấy khói thuốc sẽ gây ra các bệnh nguy
hiểm cho cơ thể hơn là tác dụng của thuốc lá mang lại.

l. Việc tham gia hoạt động, hội thảo về tác hại của thuốc lá

- Trong mẫu điều tra có 216 người có tham gia ( chiếm 43,2%) và 284 người đã lập gia
đình ( chiếm 56.8%)

m. Lý do muốn bỏ thuốc lá

Tổng

a. Do tình trạng sức khỏe không tốt 112

b. Do người thân khuyên nhủ 105

c. Do cảm thấy tốn nhiều chi phí mua 120


thuốc lá

d. Do cảm thấy hút thuốc ảnh hưởng 56


mọi người xung quanh

Bảng 7: Lý do bỏ thuốc lá

25
2.3 Việc tổ chức giáo dục phòng chống hút thuốc lá trong trường ĐHSPKT
TPHCM
2.3.1 Nội quy
- Tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, việc cấm hút thuốc được đưa vào nội quy
nhiều năm qua. Nếu sinh viên vi phạm sẽ có hình thức xử lý. Cụ thể, vi phạm lần đầu
thì sẽ nhắc nhở. Lần 2 bị khiển trách, lần 3 cảnh cáo và phải làm cam kết không tái vi
phạm.

2.3.2 Hoạt động phòng chống nạn hút thuốc lá của trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM
* Tổ chức các chương trình:

- Công trình “Không hút thuốc lá trong khuôn viên trường”

- Khánh thành công trình thanh niên “Không hút thuốc lá trong khuôn viên trường”

- Hội thi tìm hiểu Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Sáng kiến phòng, chống
tác hại của thuốc lá trong đoàn viên thanh niên

- Hội thảo tăng cường phòng, chống tác hại của thuốc lá

* Kế hoạch Phòng chống nạn hút thuốc lá của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM

a. Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá
và các văn bản bản pháp luật khác có liên quan:

- Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012;

- Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;

- Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá;

- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
26
- Chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành
giáo dục;

- Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng
đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục;

-Cùng với các văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về công tác phòng, chống
tác hại của thuốc lá.

b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp kịp thời thông
tin liên quan đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm làm chuyển biến
nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động, học sinh
về tác hại của thuốc lá, tác hại của việc hút thuốc lá thụ động, từng bước tạo sự đồng
thuận cao của mọi người về thực hiện chính sách cấm hút thuốc lá tại các đơn vị, xây
dựng môi trường làm việc, học tập, sinh hoạt không có khói thuốc lá.

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống
tác hại của thuốc lá; chọn lựa các nội dung quan trọng, cơ bản về tác hại của thuốc lá,
những ích lợi của việc không hút thuốc lá chủ động, không hút thuốc lá thụ động, trách
nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường làm việc, học tập và sinh hoạt để thực hiện dạy tích
hợp vào các bộ môn học.

c. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức, đoàn thể

- Chú trọng phát huy vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức, đoàn thể
khác tại các đơn vị trong việc vận động các thành viên giảm hút tiến đến không hút
thuốc lá; tuyên truyền công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá; tham gia kiểm tra,
giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc
lá.

d. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra

- Chỉ đạo, tổ chức công tác kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đưa nội dung

27
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế
hoạch kiểm tra ở nhà trường được tiến hành định kỳ và thường xuyên.

e. Thực hiện các tiêu chí về thi đua, khen thưởng

- Bổ sung vào nội quy, quy chế làm việc của nhà trường việc tuân thủ quy định của
pháp luật về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, đồng thời cũng là một tiêu chí
về thi thi đua, khen thưởng để xem xét, đánh giá kết quả thi đua cuối năm học của từng
cá nhân trong đơn vị.

- Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ký cam kết thực hiện Luật
Phòng, chống tác hại thuốc lá và thực hiện tốt cam kết trường học không khói thuốc.

2.3.3 Đánh giá về việc tổ chức giáo dục phòng chống hút thuốc lá trong trường đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, quy định cấm hút thuốc lá chỉ là một nội dung
trong nội quy của nhà trường. Nơi đây chưa có việc kiểm soát gắt gao về việc sinh viên
hút thuốc lá nơi công cộng. Nhà trường nên có những thông báo riêng, biện pháp mạnh
hơn xử lý người hút thuốc lá.

28
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ
TRONG TRƯỜNG ĐHSPKT TPHCM
3.1 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà trường
- Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên về tác hại
của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc, các quy định của Luật Phòng,
chống tác hại của thuốc lá, nhà trường cần đưa ra những quy định đủ mạnh hoặc tổ chức
các hoạt động tuyên truyền đến rộng rãi.

- Qua đó, nhà trường sẽ xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc lá,
góp phần vào mục tiêu giữ gìn, bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

- Để thực hiện được môi trường không thuốc lá cho khuôn viên trường, nhà trường
cần tang cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Luật Phòng, chống tác hại
thuốc lá và các văn bản hướng dẫn các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá
trong trường học.

* Một số nội dung đề xuất thực hiện cho nhà trường:

3.1.1. Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại
thuốc lá và các văn bản bản pháp luật khác có liên quan:
- Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012;

- Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;

- Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá;

29
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

- Chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành
giáo dục;

- Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng
đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục;

Cùng với các văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về công tác phòng, chống tác
hại của thuốc lá.

3.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp kịp thời
thông tin liên quan đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm làm chuyển
biến nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động, học
sinh về tác hại của thuốc lá, tác hại của việc hút thuốc lá thụ động, từng bước tạo sự
đồng thuận cao của mọi người về thực hiện chính sách cấm hút thuốc lá tại các đơn vị,
xây dựng môi trường làm việc, học tập, sinh hoạt không có khói thuốc lá.

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, thông tin, truyền thông về công tác phòng,
chống tác hại của thuốc lá; chọn lựa các nội dung quan trọng, cơ bản về tác hại của
thuốc lá, những ích lợi của việc không hút thuốc lá chủ động, không hút thuốc lá thụ
động, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường làm việc, học tập và sinh hoạt để thực
hiện dạy tích hợp vào các bộ môn học.

3.1.3. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức, đoàn thể
- Chú trọng phát huy vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn
Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Liên chi hội và các tổ chức, đoàn thể khác tại các
30
đơn vị trong việc vận động các thành viên giảm hút tiến đến không hút thuốc lá; tuyên
truyền công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá; tham gia kiểm tra, giám sát việc chấp
hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

3.1.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra


- Chỉ đạo, tổ chức công tác kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đưa nội
dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
vào kế hoạch kiểm tra ở nhà trường được tiến hành định kỳ và thường xuyên.

3.1.5. Thực hiện các tiêu chí về thi đua, khen thưởng
- Bổ sung vào nội quy, quy chế làm việc của nhà trường việc tuân thủ quy định của
pháp luật về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, đồng thời cũng là một tiêu chí
về thi thi đua, khen thưởng để xem xét, đánh giá kết quả thi đua cuối năm học của từng
cá nhân trong đơn vị.

3.2 Xây dựng khu vực riêng cho người hút thuốc lá trong khuôn viên trường
- Hút thuốc lá đang là hành vi không được cộng đồng ủng hộ vì những ảnh hưởng
không tốt mang lại. Hiện nay, việc hút thuốc tại những nơi công cộng đã được cấm
hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những quy định được phép hút thuốc nhưng phải có những
khu vực dành riêng cho người hút thuốc tại những nơi công cộng, hay những nơi đông
người tập trung.

- Vì vậy biện pháp cho những người hút thuốc lá chưa thể cai thuốc lá vì bất cứ lý do
gì, đó là xây dựng khu vực riêng giành cho người hút thuốc lá. Điều đó sẽ góp phần hạn
chế việc hút thuốc lá thụ động cho mọi người xung quanh trong khuôn viên trường.

- Tuy vậy, nơi dành riêng cho người hút thuốc lá cần phải đảm bảo một số điều kiện
sau đây:

31
+ Thứ nhất, có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc
lá. Việc thiết lập hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không dành cho người hút
thuốc cũng như phải có phòng riêng và vẫn đảm bảo được độ thoáng cho người hút
thuốc là những yêu cầu cơ bản dành cho những nơi công cộng hay tại những địa điểm
tập trung đông người có nơi dành riêng cho người hút thuốc. Cũng chính vì nhận thấy
rõ được tác hại mà khói thuốc cũng như tác hại của việc hút thuốc đem lại mà yêu cầu
đầu tiên đó là tại những khu vực dành cho người hút thuốc phải được xây dựng tách
biệt có phòng riêng và phải có hệ thống thông khí để loại bỏ khí và khói từ thuốc lá gây
ảnh hưởng tới những người xung quanh.

+ Thứ hai, có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp,
dễ quan sát. Đây cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất đối với những
khu vực, những địa điểm và những nơi có nơi dành riêng cho người hút thuốc. Việc sử
dụng thuốc lá không chỉ dừng lại ở việc người hút gây ảnh hưởng tới những người xung
quanh mà nó còn liên quan tới nhân tố môi trường và bảo vệ môi trường. Việc dùng lửa
hay các vận dụng tạo nhiệt để sử dụng cho việc hút thuốc cũng rất cần được lưu ý. Đã
có rất nhiều trường hợp bị cháy, hỏa hoạn do tàn thuốc lá , đầu mẩu còn xót lại của
thuốc lá gây ra. Chính vì lý do đó, tại những địa điểm những nơi được phép có nơi dành
riêng cho người hút thuốc cần lưu ý và phải đáp ứng được yêu cầu về an toàn phòng
cháy chữa cháy theo quy định pháp luật. Mà điều tối thiểu cơ bản là phải có thiết bị
phòng cháy, chữa cháy đảm bảo đúng yêu cầu, đúng tiêu chuẩn theo quy định pháp luật
về phòng cháy, cháy nổ.

32
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thuốc lá. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.


https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_l%C3%A1.

2. Pease, Allan & Barbara. Hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể. Nhà xuất bản tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, tái bản 2019.

3. Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Hiền. Báo cáo nghiên cứu tình hình hút thuốc
lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai (2004).Trường Đại học Y
Hà Nội, 2013.

33

You might also like