You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI

-----🙞🙜🕮🙞🙜----

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2022-2023

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ


ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GIAO THÔNG VẬN TẢI

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thị Thu Hằng Vũ Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Lan Anh Đinh Thị Linh
Vũ Phương Anh Nguyễn Trà Giang
Ngô Xuân Trà Nguyễn Trà Giang

Hà nội, ngày 12 tháng 7 năm 2023

1
TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4

NGHIÊN CỨU VỀ
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
MỤC LỤC
Phần Mở Đầu

Chương 1 - Giải thích các khái niệm.........................................................................................................


1.1 Một số các khái niệm.........................................................................................................................
1.2 Tác hại của thuốc lá điện tử...............................................................................................................
1.3 Tình hình sử dụng thuốc lá điện tử....................................................................................................
1.4 Các giải pháp hạn chế hút thuốc lá điện tự của sinh viên giao thông vận tải.....................................
1.5 Một số nghiên cứu liên quan..............................................................................................................
Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu...............................................................................
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................................
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................
2.3 Đạo đức nghiên cứu.........................................................................................................................
2.4 Sai số và cách khắc phục................................................................................................................
2.5 Hạn chế nghiên cứu........................................................................................................................
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu.................................................................................................................
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.......................................................................................
3.2 Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử................................................................................................
Biểu đồ 3.1 tỷ lệ giới tính các sinh viên.............................................................................................
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ sinh viên theo các năm học..................................................................................118
Bảng 3.3 Tỷ lệ sinh viên theo các chuyên ngành..............................................................................
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phân phối chỗ ở của sinh viên...............................................................................
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ hút thuốc ở sinh viên.............................................................................................
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ thời gian hút thuốc của sinh viên.........................................................................
Bảng 3.7 Lý do hút thuốc lá điện tử của sinh viên.............................................................................
Biểu đồ 3.8 Tần suất hút thuốc lá điện tử của sinh viên.....................................................................
Bảng 3.9 Địa điểm sinh viên hút thuốc lá điện tử.............................................................................
Biểu đồ 3.10 Chi phí chi tiêu cho thuốc lá điện tử trong vòng 1 tháng.............................................

2
Biểu đồ 3.11 Nhận thức của sinh viên về thuốc lá điện tử.................................................................
Biểu đồ 3.12 Thái độ của sinh viên đang hút với ý định bỏ thuốc....................................................
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
MỞ ĐẦU
Thuốc lá điện tử (hay còn được gọi là vape, thuốc lá điện tử) đã nhanh
chóng trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc
biệt là trong giới sinh viên. Đối với sinh viên, việc sử dụng thuốc lá
điện tử không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân mà còn có thể liên quan
đến áp lực học tập, quản lý căng thẳng, tìm kiếm sự kết nối xã hội và
thậm chí chí là một phần của văn hóa đại học. Tuy nhiên, trong bối
cảnh này, việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng đồng thời đặt ra những
chế độ và rủi ro liên quan đến sức khỏe và xã hội của viện sinh.

Với nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này và sự biến phổ ngày
càng tăng của việc sử dụng thuốc lá điện tử trong cộng đồng sinh
viên, chúng tôi đã quyết định tiến hành một nghiên cứu đa chiều để
khám phá và đánh giá tác dụng của thuốc lá điện tử đối với sinh viên.
Nghiên cứu này không chỉ nhằm mục đích tập trung vào tác động lên
người sử dụng, mà còn đi sâu vào những ảnh hưởng xã hội mà việc sử
dụng vape có thể gây ra sự bùng nổ trong cộng đồng học thuật.

Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một cơ sở khoa học và đáng tin
cậy để hiểu rõ hơn về tác động của thuốc lá điện tử đến sức khỏe và
xã hội của sinh viên. Chúng tôi cũng mong muốn cung cấp thông tin
cần thiết để giúp sinh viên, cơ quan quản lý giáo dục và các bên liên
quan có thể áp dụng các biện pháp quản lý, giám sát và hiệu quả giáo
dục để giảm thiểu rủi ro và rủi ro. Tác động tiêu cực của việc sử dụng
thuốc lá điện tử trong cộng đồng sinh viên.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng hướng đến việc tạo ra những cơ sở
khoa học để xây dựng chính sách và chiến lược trong lĩnh vực giáo
dục sức khỏe tại các trường đại học. Việc nắm bắt thông tin và hiểu rõ
hơn về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử của viện sinh là một phần
quan trọng trong việc thiết kế các hoạt động giáo dục và phòng ngừa
đáng tin cậy để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện diện của

4
sinh viên.

CHƯƠNG 1
GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM
1.1 Một số các khái niệm
1.1.1 Thuốc lá
Là một sản phẩm được là chủ yếu từ nguyên liệu lá cây thuốc lá,
được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lào ... Ngoài
thuốc lá thông thường còn có những biến thể khác như là thuốc
lá không khói, thuốc lá điện tử, thuốc lá (nông phẩm)....
1.1.2 Thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử (EC-electronic cigarettes) là dụng cụ mô
phỏng theo điếu thuốc lá, sử dụng pin , có chứa chất lỏng bên
trong (còn gọi là tinh dầu chứa hương liệu và các chất phụ gia)
và dùng điện để đốt cháy chất lỏng đó thành một luồng khói có
hương thơm và có chứa chất nicotine để người sử dụng hít vào.
EC có nhiều hình dạng khác nhau thường là hình trụ, có thể có
hình dạng giống hệt điếu thuốc lá hoặc khác

1.1.3 Thành phần của thuốc lá điện tử

5
Các thành phần chính có trong dung dịch thuốc lá điện tử
thường bao gồm: nicotine, propylene glycol, glycerin, và chất tạo
hương vị (có hơn 15.500 loại hương vị khác nhau, trong đó, nhiều
loại có chứa chất độc).

Khói của thuốc lá điện tử: Có chứa nicotine, acetaldehyde,


acetone, acrolein, formaldehyde, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), nitrosamine đặc trưng
của thuốc lá (TSNA) và kim loại (nồng độ chì, crom, niken và
fomandehit được tìm thấy trong khói của một số sản phẩm thuốc lá
điện tử ở mức bằng và cao hơn thuốc lá điếu truyền thống
1.2 Tác hại của thuốc lá điện tử
- Gây nghiện, ảnh hưởng phát triển não bộ của trẻ em và thanh thiếu
niên.
- Tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu truyền thống
- Gây chấn thương nghiêm trọng do nổ pin.
Mỹ: từ năm 2009 đến 2015 xảy ra 92 vụ cháy/nổ do thuốc lá điện
tử, gây chấn thương ở 47 người và thiệt hại tài sản.
+ Anh: hơn 100 vụ cháy/nổ, 2 trường hợp tử vong do cháy/nổ thuốc
lá điện tử được ghi nhận ở Anh.
- Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá điện tử:
+ Hô hấp: sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến tổn thương phổi
cấp tính, viêm phổi do lipoid, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm
phổi thể lỏng và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
6
+ Ung thư:nguy cơ ung thư cao do kim loại nặng và các hợp chất
carbonyl độc hại có trong khói thuốc lá điện tử.
+ Tim mạch: tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động
mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nội mô liên
quan đến bệnh tim mạch.
- Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá nung nóng:
+ Phơi nhiễm chất độc hại (nitrosamines, aldehydes, carbon
monoxide v.v) có trong khói của thuốc lá nung nóng liên quan tới các
loại ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tụy, cổ tử cung, tăng nguy cơ
tim mạch, đột quỵ.
+ Gây tử vong:
Mỹ: 68 ca tử vong và 2.807 trường hợp bị tổn thương hô hấp cấp
(EVALI) phải nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử từ 8/2019 đến
18/02/2020 (số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ).
Anh: 4 ca tử vong có liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử tới nay
(ghi nhận bởi cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức
khỏe)
1.3 Tình hình sử dụng thuốc lá điện tử
1.3.1 Tình hình sử dụng thuốc lá điện tử chung
-Năm 2015, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở 34 tỉnh, thành phố chỉ
khoảng 0,2% đến nay đã tăng 18 lần lên khoảng 3,6%. Các sản phẩm
thuốc lá mới được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu,
xách tay và người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bất hợp pháp các sản
phẩm thuốc lá mới trên internet, các trang mạng xã hội…
Ước tính số người đang hút thuốc lá tại Việt Nam khoảng 15,4 triệu
người, trong đó có 14,8 triệu người là nam và 603.000 người là nữ.
Đáng lưu ý khi thời gian gần đây tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc
lá điện tử đang ngày càng gia tăng một cách đáng báo động
Nghiên cứu của Hội Y tế công cộng Việt Nam năm 2020 cho thấy tỷ
lệ thanh thiếu niên 15-24 tuổi ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
đang sử dụng thuốc lá điện tử trong năm 2020 là khá cao, với tỷ lệ
chung là 7,3%, tỷ lệ này ở nam giới là 9,1% và nữ giới là 4,6%; phần
lớn người sử dụng thuốc lá điện tử nằm ở độ tuổi 18-24.
Nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh trung
học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà Nội, năm 2020 do Viện
Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy tỷ lệ đang

7
sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%,
nam là 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6% .Tỷ lệ nữ giới hút
thuốc lá điện tử cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông
thường.
1.3.2 Tình hình sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trường
ĐH Giao Thông Vận Tải Hà Nội
 Theo thống kê dưới đây chúng ta có thể thấy rằng số lượng nam
sinh viên Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội đang sử dụng
thuốc lá điện tử nhiều hơn các bạn nữ sinh.
 Tỷ lệ sinh viên học năm nhất là cao nhất . Tỷ lệ cao thứ hai là
sinh viên học năm ba . Và tiếp theo lần lượt là năm hai , năm
bốn.
 Đa số các sinh viên tìm đến thuốc lá điện tử do tò mò,căng thẳng
stress, bị người khác xúi giục.
 Sinh viên đại đa số lựa chọn địa điểm là các quán cà phê, chốn
vui chơi để sử dụng thuốc lá điện tử.
 Hầu hết sinh viên đã biết đến các tác hại của thuốc lá điện tử
nhưng không quan tâm. Theo biểu đồ, tỷ lệ sinh viên có hút
thuốc nhưng đã bỏ chiếm tỉ lệ thấp nhất với 20% , tỷ lệ đang
hút là 23,4% và tỷ lệ chưa từng hút là 56,6%.
 Có thể thấy rằng rất nhiều sinh viên đã biết được tác hại của
thuốc lá điện tử đến sức khỏe nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều
sinh viên không quan tâm đến điều đó. Qua biểu đồ , tỷ lệ sinh
viên biết chiếm đến 67% , tỷ lệ sinh viên không quan tâm chiếm
tỷ lệ khá cao 22%, tỷ lệ không biết là 5,5% và một số sinh viên
biết nhưng không quan tâm chiếm 5,5 % .
 Phần lớn sinh viên hút ít hơn 10 ml/tuần (34,9%) sau đó là
khoảng 10ml/tuần (30,2 %)và nhiều hơn 10 ml/tuần (29,3%) .
Bên cạnh đó có sinh viên hút những loại thuốc lá điện tử dùng 1
lần khoảng 2 điếu.

1.4 Các giải pháp hạn chế hút thuốc lá điện tự của sv utc
 Phát huy vai trò trách nhiệm của tổ tư vấn tâm lý học đường .

8
 Phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trong việc
nắm bắt tâm lý , phát hiện kịp thời, hỗ trợ ngăn chặn hành vi hút
thuốc lá điện tử của sinh viên.
 Tăng cường kiểm tra phát hiện xử lý nghiêm trọng trường hợp
mua, bán, sử dụng thuốc lá điện tử
 Kêu gọi sự quan tâm lưu ý của Ban giám hiệu cùng với đội ngũ
giáo viên của các trường ĐH nhằm hoàn thiện hơn chương trình
giáo dục – đào tạo ĐH, đặc biệt là mảng bảo vệ sức khỏe và phòng
chống bệnh tật. Xây dựng các chương trình giảng dạy cho SV về
phòng chống tác hại của thuốc lá, bao gồm:
 Cung cấp kiến thức về tác hại của hút thuốc lá.
 Xác định trách nhiệm của người thầy thuốc với chiến dịch phòng
chống thuốc lá trong cộng đồng.
 Đào tạo những kỹ năng cơ bản của người bác sĩ nhằm đưa ra lời
khuyên và hướng dẫn cụ thể cho người bệnh.
 Chương trình giảng dạy cho SV về phòng chống thuốc lá cần có
nhiều biện pháp truyền đạt mang tính trực quan, dễ hiểu nhằm đạt
tới hiệu quả thật sự. Đa dạng hóa các chiến lược quản lý nhằm
kiểm soát thuốc lá, góp phần tạo ra nhiều trường ĐH không có khói
thuốc
1.5 Một số nghiên cứu liên quan
1.5.1 Nghiên cứu thế giới
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, số người
hút thuốc ước tính trên toàn cầu từ năm 2000 đã giảm đáng kể nhưng
từ 1,14 tỷ xuống còn khoảng 1,1 tỷ người.
Nhưng đó là một vấn đề khác khi nói đến vaping.
Số lượng người hút đã tăng nhanh chóng - từ khoảng 7 triệu trong
năm 2011 lên 35 triệu vào năm 2016.
Nhóm nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính rằng số lượng
người lớn hút thuốc lá điện tử dạng vape sẽ đạt gần 55 triệu vào năm
2021.

9
 Chi tiêu cho thuốc lá điện tử đang gia tăng
Thị trường thuốc lá điện tử đang mở rộng, khi số lượng người trưởng
thành tăng lên.
Thị trường sản phẩm thuốc lá điện tử toàn cầu hiện nay ước tính trị
giá 22,6 tỷ đô la (17,1 tỷ đô la) - tăng từ 4,2 tỷ đô la chỉ năm năm
trước.
Mỹ, Nhật Bản và Anh là những thị trường lớn nhất. Những người
dùng thuốc lá điện tử dạng vape tại ba quốc gia đã chi 16,3 tỷ đô la
cho sản phẩm thuốc lá và vaping không khói trong năm 2016.
Các nước châu Âu như Thụy Điển, Ý, Na Uy và Đức cũng nằm trong
top 10.
1.5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
- Nguyễn Văn Lên cùng các cộng sự đã tiến hành thu thập số liệu trên
400 nam SV của trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu từ tháng 4/2016 -
12/2016 để tiến hành nghiên cứu xác định tỷ lệ hút thuốc thuốc và các
yếu tố liên quan đến hút thuốc của nam SV tại đây. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc lá của nam SV trường Đại học Bà Rịa –
Vũng Tàu là 32,8%. Lý do chính dẫn đến SV hút thuốc lá là để tạo
cảm giác dễ chịu (35,9%). Tỷ lệ SV đã từng bỏ thuốc lá 63,4% và có
ý muốn bỏ thuốc lá 51,1% .
10
-Tác giả Phạm Hồng Duy Anh đã tiến hành thu thập số liệu trên 272
SV y khoa đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ năm Đại học Y
Dược TP.HCM 12 năm 2003 để tiến hành nghiên cứu cắt ngang nhằm
xác định tỷ lệ SV y khoa Đại học Y Dược TP. HCM có kiến thức, thái
độ và hành vi về hút thuốc lá. Kết quả cho thấy tỷ lệ SV hiện đang hút
thuốc lá là 7,4%, ghi nhận cao hơn ở SV nam, 22 tuổi trở lên, có làm
thêm ngoài giờ học, sống ở ký túc xá hay ở trọ Tác giả Nguyễn Thu
Hồng đã tiến hành thu thập số liệu trên 308 SV y khoa đang học từ
năm thứ nhất đến năm thứ sáu Đại học Y Hà Nội năm 2008 để tiến
hành nghiên cứu thực trạng và kiến thức, niềm tin thái độ về hút thuốc
lá của sinh viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ SV hiện đang hút thuốc lá là
8,4%[21]. Tỷ lệ sinh viên hút thuốc từ 1-5 điếu/ngày chiếm tỷ lệ cao
Tác giả Nguyễn Thu Hồng đã tiến hành thu thập số liệu trên 308 SV y
khoa đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu Đại học Y Hà Nội
năm 2008 để tiến hành nghiên cứu thực trạng và kiến thức, niềm tin
thái độ về hút thuốc lá của sinh viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ SV hiện
đang hút thuốc lá là 8,4%[21]. Tỷ lệ sinh viên hút thuốc từ 1-5
điếu/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (73,2%). Lý do hút thuốc chính là khi
thấy căng thẳng hoặc lo lắng (46,2%). Địa điểm hút thuốc chính là
quán nước (26,8%)

11
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Các SV từ năm thứ 1 đến năm cuối thuộc tất cả chuyên ngành
đang học tập tại Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội.
 Các SV đồng ý tham gia điền vào biểu mẫu trực tuyến sau khi
được giới thiệu và giải thích về nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
 SV không đồng ý tham gia nghiên cứu.
 SV đã thôi học tại Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội.
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: tại Trường Đại học Giao Thông
Vận Tải Hà Nội .
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày

2.2 Phương pháp nghiên cứu


2.2.1.. Phương pháp thu thập thông tin
a) Công cụ thu thập thông tin:
Bộ câu hỏi thu thập thông tin được thiết kế sẵn có tham khảo bộ câu
hỏi trong nghiên cứu “ Thực trạng hút thuốc lá của sinh viên Trường
Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021”, gồm 2 phần:
Phần 1: Những thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

12
Phần 2: Thông tin về thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh
viên
b) Kỹ thuật thu thập thông tin:
Bản thân nhóm nghiên cứu là những điều tra viên.
Bộ câu hỏi được thử nghiệm trước khi đưa vào điều tra.
c) Quy trình thu thập:
Bộ câu hỏi được gửi dưới dạng Google form tới sinh viên tất cả các
lớp
đang học tập tại Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội từ
2.2.4 các biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.2. Một số biến số nghiên cứu

STT Biến số Định nghĩa Phương


pháp thu
nhập

Giới tính Giới tính nam hoặc nữ theo Mẫu phiếu


thông tin CMND điện tử

Năm học Năm thứ nhất đến năm thứ tư, Mẫu phiếu
hoặc nhiều hơn theo văn bản nhà điện tử
trường

Chuyên ngành Vận Tải Kinh Tế; Công Trình; Mẫu phiếu
Điện – Điện tử; Xây dựng ; Cơ điện tử
khí; Công nghệ thông tin; An
toàn giao thông theo giấy báo
nhập học

Hiện nay ở Một mình; Gia đình; Nhà người Mẫu phiếu
cùng thân; Kí túc xá/ trọ
13
điện tử

Tình trạng hút Chưa từng hút; Đang hút; Đã Mẫu phiếu
thuốc từng hút nhưng đã bỏ điện tử

Thực trạng hút Thời gian, tần suất, thời điểm, Mẫu phiếu
thuốc địa điểm điện tử

Lý do hút Do căng thẳng, stress; Do tò mò, Mẫu phiếu


thuốc muốn thử cảm giác mới; Do điện tử
người khác mời mọc, xúi giục;
Do nghĩ rằng thuốc lá điện tử đỡ
hại hơn thuốc lá; nguyên nhân
khác

Mức chi tiền Dưới 500 nghìn đồng; Từ 500 Mẫu phiếu
cho việc sử nghìn - 1 triệu đồng; Trên 1 triệu điện tử
dụng thuốc đồng
trong 1 tháng

Mức độ quan Có biết; Không biết; Không Mẫu phiếu


tâm đến tác quan tâm điện tử
hại của việc
hút thuốc

Mục tiêu bỏ Có ý định; Không có ý định; Mẫu phiếu


hút thuốc Không xác định được điện tử

 Các chỉ số nghiên cứu

14
- Tỷ lệ giới tính các sinh viên
- Các lý do hút thuốc của sinh viên
- Tỷ lệ các loại thuốc mà sinh viên sử dụng
- Thái độ của những SV đang hút thuốc với việc bỏ thuốc

2.3 Đạo đức nghiên cứu


-Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ
được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo là tự nguyện
quyết định tham gia vào nghiên cứu hay không. Các thông tin thu thập
được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, hoàn
toàn được giữ bí mật. Số liệu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính
xác.
2.4 Sai số và cách khắc phục
Sai số trong quá trình thu thập thông tin: Sai sót do đối tượng nghiên
cứu trả lời sai hoặc trả lời không trung thực. Khắc phục bằng cách
thiết kế những bộ câu hỏi chặt chẽ, xác định mục tiêu nghiên cứu rõ
ràng, vận động sinh viên tham gia nghiên cứu theo hướng tích cực.
2.5 Hạn chế nghiên cứu
Nghiên cứu phản ánh thực trạng hút thuốc lá điện tử, chi tiêu trung
bình hàng tháng mà sinh viên chi vào việc hút thuốc lá điện tử.
Nghiên cứu chưa chỉ rõ nhận thức của sinh viên về tác hại việc hút
thuốc lá điện tử, và chưa phản ánh được thái độ của sinh viên đối với
việc hút thuốc lá điện tử (đồng ý hay phản đối).

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

15
Biểu đồ 3.1 tỷ lệ giới tính các sinh viên

Nhận xét:
Trong tổng số 145 sinh viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ sinh
viên nữ (45,5%) ít hơn nam ( 51%) là 5,5% và giới tính thứ
là 3,5%

16
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ sinh viên theo các năm học

Nhận xét :
Tỷ lệ sinh viên học năm nhất là cao nhất với 91 sinh viên
tham gia (62,8%) . Tỷ lệ cao thứ hai là sinh viên học năm ba
27 sinh viên(18,6%) . Và tiếp theo lần lượt là năm hai (19 sinh
viên -13,1%) , năm bốn (7 sinh viên -4,8%), > năm bốn ( 1
sinh viên- 0,7%)

Khoa Số lượng sinh viên Tỉ lệ


Công trình 16 11%
Vận tải kinh tế 78 54%
Cơ khí 7 4,8%
Điện - điện tử 9 6,2%
Công nghệ thông tin 14 9,5%

17
Kỹ thuật xây dựng 5 3,5%
Môi trường và an toàn giao 7 4,8%
thông
Quản lí xây dựng 4 2,7%
Đào tạo quốc tế 5 3,5%

Bảng 3.3 Tỷ lệ sinh viên theo các chuyên ngành

Nhận xét:
Sinh viên tham gia khảo sát ở nhiều ngành học khác nhau với
tỷ lệ Vận tải kinh tế (54%) > Công trình(11%) > Công nghệ
thông tin(9,5%) > Điện - điện tử (6,2%) > Cơ khí , Môi
trường và an toàn giao thông (4,8%) > kỹ thuật xây dựng, Đào
tạo quốc tế (3,5%) > Quản lý xây dựng (2,7%)

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phân phối chỗ ở của sinh viên

18
Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên ở trọ/kí túc xá là cao nhất (37,9%), sau đó là tỷ
lệ sinh viên ở với gia đình( 29%) , ở một mình ( 22,8%), ở nhà
người thân ( 10,3%)

3.2 Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên giao thông
vận tải năm 2023

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ hút thuốc ở sinh viên

Nhận xét :
Theo biểu đồ, tỷ lệ sinh viên có hút thuốc nhưng đã bỏ chiếm
tỉ lệ thấp nhất với 20% , tỷ lệ đang hút là 23,4% và tỷ lệ chưa
từng hút là 56,6%

19
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ thời gian hút thuốc của sinh viên

Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên hút được 1 năm cao nhất chiếm 40,1%. Tiếp sau
đó lần lượt là 2 năm ( 35,2%), 3 năm (20,3%), 4 năm ( 2,6%), 5
năm (1,8%)

Lí do Tỷ lệ
Do căng thẳng, stress 35,6%
Do tò mò, muốn thử cảm giác mới 41,1%
Do người khác mời mọc, xúi giục 24,4%
Vì nghĩ rằng thuốc lá điện tử đỡ hơn thuốc lá 34,4%
Lí do khác 4,4%

Bảng 3.7 Lý do hút thuốc lá điện tử của sinh viên


( câu hỏi chọn nhiều đáp án )

20
Nhận xét :
Lý do sinh viên hút thuốc lá điện tử khá đa dạng, trong đó:
 Lý do ‘Tò mò, muốn thử cảm giác mới “ chiếm tỷ lệ cao
nhất với 41,1% .
 Tiếp theo sau là “do căng thẳng, stress” với 35,6%.
 “ Vì nghĩ rằng thuốc lá điện tử đỡ hơn thuốc lá “ với
34,4% .
 “ Do người khác mời mọc, xúi giục” với 24,4%
 Và một số lý do khác ( sở thích , thói quen, không vì lý do
gì ,......) với 4,4%

Biểu đồ 3.8 Tần suất hút thuốc lá điện tử của sinh viên

Giải thích :
Thường các loại thuốc lá điện tử hoạt động trên cơ chế được
nạp đủ pin, đủ lượng tinh dầu . Ở đây , chúng tôi lấy lượng
tinh dầu (ml) để đo tần suất sinh viên sử dụng trong 1 tuần.

21
Nhận xét :
Phần lớn sinh viên hút ít hơn 10 ml/tuần (34,9%) sau đó là
khoảng 10 ml/tuần (30,2 %)và nhiều hơn 10 ml/tuần (29,3%) .
Bên cạnh đó có sinh viên hút những loại thuốc lá điện tử dùng
1 lần khoảng 2 điếu.

Địa điểm Tỷ lệ
Ở nhà 33,7%
Ở trọ/ kí túc xá 26,7%
Ở trường học 22,1%
Ở các quán nước, cà phê 48,8%
Khác 8,4%

Bảng 3.9 Địa điểm sinh viên hút thuốc lá điện tử


(câu hỏi chọn nhiều đáp án )

Nhận xét :
Theo bảng 3.9 cho thấy sinh viên hút thường tập trung nhiều ở
các quán nước , quán cà phê với tỷ lệ cao nhất 48,8%. Sinh
viên khá thoải mái khi hút ở nhà với tỷ lệ 33,7% . Tỷ lệ hút ở
trọ/ kí túc xá , ở trường học lần lượt là 26,7% , 22,1% . Và
cũng có khá nhiều sinh viên hút thuốc lá điện tử ở mọi nơi
chiếm tỉ lệ 8,4%

22
Biểu đồ 3.10 Chi phí chi tiêu cho thuốc lá điện tử trong vòng 1
tháng

Nhận xét :
Qua biểu đồ ta thấy , sinh viên chi một khoản không nhỏ cho
thuốc lá điện tử :
 Dưới 500 nghìn đồng 48,1%
 Từ 500 - 1 triệu đồng 36,2%
 Trên 1 triệu đồng 11,9%
 Khác ( dưới 200 nghìn đồng , rất nhiều ,.....) 3,8%

23
Biểu đồ 3.11 Nhận thức của sinh viên về thuốc lá điện tử

Nhận xét:
Có thể thấy rằng rất nhiều sinh viên đã biết được tác hại của
thuốc lá điện tử đến sức khỏe nhưng bên cạnh đó cũng có
nhiều sinh viên không quan tâm đến điều đó. Qua biểu đồ , tỷ
lệ sinh viên biết chiếm đến 67% , tỷ lệ sinh viên không quan
tâm chiếm tỷ lệ khá cao 22%, tỷ lệ không biết là 5,5% và một
số sinh viên biết nhưng không quan tâm chiếm 5,5 %

24
Biểu đồ 3.12 Thái độ của sinh viên đang hút với ý định bỏ thuốc
Nhận xét:
Trong số 34 sinh viên đang hút có đến 54% sinh viên có ý định
bỏ hút thuốc lá điện tử , tỷ lệ sinh viên không xác định được là
28,8% và tỷ lệ không có ý định bỏ hút là 16,9%.\
Qua biểu đồ 3.11 và 3.12, ta thấy được tỉ lệ thuận giữa sinh
viên có ý thức về tác hại của thuốc lá điện tử và sinh viên có ý
định thôi không sử dụng thuốc lá điện tử. Phần lớn sinh viên
đều ý có ý định bỏ thuốc lá điện tử nhưng vẫn chỉ dừng lại mở
mức có ý định và vẫn còn khó khăn trong việc tìm ra giải pháp
dứt điểm để ngưng sử dụng thuốc lá điện tử

25
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN VẤN ĐỀ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
I. Bàn luận vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng giáo trình về tài liệu về tác
động của thuốc lá điện tử đối với sinh viên, chúng tôi đã thu được
những kết quả đáng chú ý và nhận ra những tầm nhìn quan trọng và ý
nghĩa của công việc tìm kiếm hiểu và đánh giá vấn đề này. Dưới đây
là các kết luận chính mà chúng tôi đã rút ra từ nghiên cứu này:
Trong tổng số 205 phiếu khảo sát thu thập được từ sinh viên có tới
56,6% sinh viên chưa từng hút và 25,6% sinh viên đang sử dụng
thuốc lá điện tử còn lại là đã từng sử dụng nhưng đã bỏ
Trong hơn 100 sinh viên đã và đang sử dụng thuốc lá điện tử thì có tới
67% sinh viên biết về tác hại của thuốc lá điện tử và có tới 54% sinh
viên có ý định bỏ thuốc lá điện tử. Vậy nên chúng tôi đưa ra một số
nhận định và gợi ý biện pháp sau đây.
Thuốc lá điện tử có tác dụng tiêu cực đến sức khỏe cá nhân của viện
sinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể
gây ra vấn đề về hệ hô hấp và có liên quan đến các rủi ro về sức khỏe
khác như các vấn đề về tim mạch và tác động đối với hệ thần kinh.
Sử dụng thuốc lá điện tử trong cộng đồng sinh viên có ảnh hưởng xã
hội tiêu cực. Việc sử dụng vape có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho
việc hút thuốc và có thể tác động đến quan hệ xã hội, gia đình và cả
môi trường sinh viên.
II. Đề xuất giải pháp
Có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để cai thuốc lá
điện tử. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ gợi ý những giải pháp đơn giản và
cụ thể nhất giúp các bạn sinh viên hình thành thói quen hằng ngày và
có thể giảm lượng hút thuốc lá điện tử một cách từ từ.
Thứ nhất, uống nhiều nước

26
Hãy uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Việc uống nhiều nước sẽ
giúp cơ thể giảm các triệu chứng như đau đầu, đổ mồ hôi, đói hay mệt
mỏi trong quá trình cai nicotine. Đồng thời làm giảm cảm giác thèm
thuốc lá điện tử rất hiệu quả.
Thứ hai, ưu tiên giấc ngủ
Trong quá trình cai nghiện thuốc lá điện tử người cai nghiện thường
dễ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ. Chính vì vậy các bạn cần ưu tiên
giấc ngủ. Hãy đi ngủ những khi cảm thấy buồn ngủ và tốt nhất nên
ngủ vào ban đêm.
Thứ ba, ăn các loại thực phẩm lành mạnh
Khi cai nicotine người nghiện có thể cảm thấy đói, mệt mỏi và thèm
thuốc. Khi này các bạn hãy ăn các đồ ăn nhẹ, lành mạnh như các loại
hoa quả hay các loại hạt thô. Chúng sẽ giúp đẩy lùi cơn thèm và giúp
nâng cao sức khỏe trong quá trình cai nghiện.
Thứ tư, điều chỉnh tâm trạng
Dù áp dụng cách cai thuốc lá điện tử nào người nghiện cũng rất dễ rơi
vào tình trạng tức giận, mệt mỏi. Chính vì vậy các bạn hãy cố gắng
kiểm soát thật tốt tâm trạng của mình. Luôn giữ cho cơ thể ở trong
trạng thái tinh thần thoải mái nhất. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình cai
nghiện diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Lưu ý khi cai thuốc lá điện tử
Bên cạnh việc áp dụng các cách cai thuốc lá điện tử kể trên các bạn
cũng cần xác định việc cai nghiện thuốc lá điện tử là một quá trình lâu
dài, không phải ngày một ngày hai. Vì vậy các bạn đừng dễ dàng bỏ
cuộc mà hãy cố gắng kiên trì tới cùng. Dưới đây là một số lưu ý vô
cùng hữu ích mà các bạn có thể áp dụng cùng các cách cai nghiện
thuốc lá điện tử kể trên:
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng: điều này giúp các bạn vượt
qua cơn thèm thuốc
- Nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế: họ sẽ giúp các
bạn tư vấn và đưa ra lời khuyên cũng như giải pháp phù
hợp nhất
27
- Đồng hành cùng người thân: Cai nghiện thuốc lá điện tử là
một quá trình lâu dài. Chính vì vậy các bạn không nên
thực hiện điều này một mình mà nên chia sẻ với người
thân, bạn bè để luôn được động viên, hỗ trợ trong những
giai đoạn khó khăn trong quá trình cai thuốc lá điện tử.
Cai nghiện thuốc lá điện tử chính là cách hiệu quả nhất để bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe của chính bản thân bạn cũng như những người
xung quanh. Hy vọng thông qua bài cáo các bạn sinh viên sẽ có thể
hiểu rõ thực trạng việc sử dụng thuốc là điện tử và có hướng giải pháp
cho mình khi muốn ngưng sử dụng thuốc lá điện tử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://tytphuongsoky.medinet.gov.vn/giao-duc-suc-khoe/tac-hai-cua-
thuoc-la-dien-tu-thuoc-la-nung-nong-cmobile8164-45110.aspx
https://123docz.net/document/14128111-bao-cao-thong-ke-ung-dung-
nghien-cuu-tinh-trang-hut-thuoc-la-dien-tu-cua-sinh-vien.htm

28
https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/ngan-chan-tinh-trang-su-
dung-thuoc-la-dien-tu-trong-gioi-tre/167077.htm
https://thanhnien.vn/hoc-sinh-hut-thuoc-la-dien-tu-hiem-hoa-khon-
luong-1851063129.htm
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-la-dien-tu-anh-huong-nghiem-trong-
the-nao-toi-suc-khoe-hoc-sinh-sinh-vien-169221219231306264.htm

29

You might also like