You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH


MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Y43

CHỦ ĐỀ HỌC TẬP


TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TRẠM Y TẾ

Thời gian thực hiện: 15/10/2019 – 22/11/2019


Nhóm sinh viên thực hiện: N26D – Lớp YD K43
Giảng viên hướng dẫn thực hành: Ths. Bs. Phan Thị Trung Ngọc

Cần thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH


MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Y43

CHỦ ĐỀ HỌC TẬP


TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TRẠM Y TẾ ĐÔNG PHƯỚC,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

Giảng viên hướng dẫn thực hành: Ths. Bs. Phan Thị Trung Ngọc
Nhóm sinh viên thực hiện: N26D – Lớp YD K43
STT Họ & Tên MSSV
1 Nguyễn Thị Kim Thy 1753010115 (Nhóm trưởng)
2 Trần Thị Thùy Linh 1753010095
3 Nguyễn Huỳnh Nương 1753010099
4 Nguyễn Hồng Nhung 1753010102
5 Tô Thị Thu Thảo 1753010112
6 Lê Thị Thúy 1753010114
7 Phạm Vũ Thảo Vân 1753010118
8 Hà Thị Kim Yến 1753010120
9 Nguyễn Thúy Linh 1753010546
10 Đinh Nguyễn Ái My 1753010547
11 Nguyễn Thị Kim Ngân 1753010548

Thời gian thực hiện: 15/10/2019 – 22/11/2019


LỜI CẢM ƠN
Sau chuyến thực tập, cũng như hoàn thành bài báo cáo về “TÌNH HÌNH
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TRẠM Y TẾ ĐÔNG PHƯỚC,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG”. Nhóm N26D – Lớp YD K43
chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô Khoa Y tế công cộng
– Trường Đại học Y dược Cần Thơ nói chung, cũng như Bô môn Sức khỏe
môi trường nói riêng đã tổ chức, giảng dạy, tạo cơ hội cho chúng em trải
nghiệm, tiếp xúc thực tế, rèn luyện về kỹ năng quan sát, giao tiếp, xử lý tình
huống, qua đó đã giúp chúng em tích lũy rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý
báu – là hành trang không thể thiếu cho bước đường của chúng em sau này.
Đồng thời, chúng em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên Trạm Y tế
xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nói chung, hay chị
Nguyễn Thị Kim Hoàn – trưởng Trạm Y Tế nói riêng đã nhiệt tình chào đón,
chỉ dẫn, giúp đỡ nhóm chúng em hoàn thành cuộc khảo sát này.
Ngoài ra, chúng em không thể nào quên bày tỏ sự cảm ơn tới Ths. Bs.
Phan Nguyễn Trung Ngọc, cũng như Bs. Trần Tú Nguyệt đã giảng dạy, tập
huấn, hướng dẫn chúng em thiết kế bảng kiểm, bộ câu hỏi và cả cách trình bày
báo cáo, cũng như luôn tạo cơ hội cho chúng em hoàn thành tốt cuộc khảo sát.
Một lần nữa, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới mọi người.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2019
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


TYT Trạm y tế

CTYT Chất thải y tế

CTRYT Chất thải rắn y tế

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình


MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU THỰC TẬP .................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN ...................................... 6
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ ................................................................................ 16
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ............................................................................. 27
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN .............................................................................. 30
CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ ............................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BẢNG PHÂN CÔNG VIẾT BÁO CÁO
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH THỰC TẬP
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tổng quan về chất thải y tế
- Chất thải y tế là vật chất có thể tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng và khí được
thải ra từ các cơ sở y tế. [1]
- Chất thải y tế phải được phân loại ngay từ nguồn phát sinh thành hai loại
là: chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế không nguy hại. [1]
+ Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, có thể gây ngộ độc,
nhiễm phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại
khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. Chất thải y
tế nguy hại chiếm từ 10-25% tổng lượng chất thải y tế.
+ Chất thải y tế không gây hại (còn gọi là chất thải thông thường): là
chất thải không chứa các yếu tố nguy hiểm, hóa học nguy hiểm, phóng
xạ, dễ cháy nổ. Chất thải phát sinh từ các buồng bệnh (trừ buồng bệnh
cách ly), từ các hoạt động chuyên môn, từ các phòng làm việc, hành
lang,…gồm chai lọ thủy tinh, các loại rác như giấy báo, tài liệu, thùng
catton, túi nilon, thức ăn thừa, lá cây,…Chất thải y tế thông thường
chiếm 75-90% tổng lượng chất thải y tế.
- Theo thành phần và tính chất nguy hại, chất thải y tế được phân thành 5
nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng
xạ, bình chứa có áp suất, chất thải thông thường. [1]
+ Chất thải lây nhiễm:
 Chất thải sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc
nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh
thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt
động y tế.
 Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải bị thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ
buồng bệnh cách ly.
 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh
trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính
bệnh phẩm.
Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP
2

 Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
+ Chất thải hóa học nguy hại:
 Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
 Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Quy chế này).
 Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều
trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này).
 Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế
thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ
pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng
trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
+ Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát
sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
+ Chất thải từ bình chứa có áp suất: bao gồm bình đựng oxy, CO2,
bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
+ Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,
hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
 Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
 Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong
gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học
và các chất hóa học nguy hại.
 Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu,
vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
 Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Tình hình trên thế giới
Các nước đã và đang tăng cường khung chính sách quốc gia bằng những
quy định về quản lý chất thải y tế. Các quy định này có thể là văn bản pháp lý
độc lập hoặc được lồng ghép trong các văn bản pháp lý hiện có. Để thúc đẩy
triển khai, các nước đang phát triển thường xây dựng chiến lược và/hoặc kế
Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP
3

hoạch hành động quản lý chất thải y tế. Bên cạnh đó, nhiều hướng dẫn kỹ thuật
về quản lý chất thải y tế và các tiêu chuẩn thiết bị và công trình cũng được xây
dựng, ban hành. Nhiều nước đã và đang loại bỏ các lò đốt quy mô nhỏ trong
cơ sở y tế, hướng đến mô hình xử lý tập trung và áp dụng công nghệ không đốt
nhằm giảm thiểu phát thải dioxin, furan và các hóa chất độc hại ra môi trường.
Các nước phát triển đã đạt nhiều kết quả trong giảm thủy ngân trong các cơ sở
y tế, nhưng các nước đang phát triển mới chỉ trong giai đoạn bắt đầu. [2]
2.2. Tình hình tại Việt Nam
Theo thống kê của bộ y tế năm 2016, Việt Nam có tổng số 13.638 cơ sở
y tế trong đó có hơn 1.400 bệnh viện (với công suất hơn 300.000 giường bệnh)
và con số này vẫn không ngừng tăng lên. Tính đến năm 2017 lượng chất thải
y tế phát sinh khoảng 450 tấn/ngày, trong đó 47-50 tấn/ngày là chất thải y tế
nguy hại, ước tính đến năm 2020 là có khoảng 800 tấn/ngày, đây là một trong
các nguồn chất thải nguy hại nhất; lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế
có giường bệnh là 125.000 m3/ngày. Tuy nhiên, cho tới hiện nay mới chỉ có
60% số cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải y tế đảm bảo quy chuẩn, còn lại
40% vẫn chưa áp dụng các quy trình xử chất thải đạt tiêu chuẩn. Nếu không
được quản lý và xử lý tốt, các thành phần nguy hại sẽ là tác nhân cực kỳ nguy
hiểm đối với sức khỏe của nhân viên y tế, sức khỏe cộng đồng và môi trường.
[1]
3. Sơ lược đặc điểm địa bàn khảo sát
Huyện Châu Thành hiện nay có 13.454 ha diện tích tự nhiên và 85.429
nhân khẩu; có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Hữu, Phú
Tân, Phú An, Đông Phú, Đông Phước A, Đông Phước, Đông Thạnh và các thị
trấn: Ngã Sáu, Mái Dầm.
Xã Đông Phước có diện tích 27,68 km², dân số được thống kê gần nhất
là 10620 người, mật độ dân số đạt 384 người/km².
4. Các văn bản pháp quy đã ban hành có liên quan đến quản lý và xử lý
chất thải y tế

- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


4

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và


phế liệu, trong đó chất thải y tế được quy định là chất thải đặc thù với
những quy định riêng, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải
nguy hại (CTNH).
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
quy định về quản lý chất thải y tế, trong đó quy định cụ thể việc phân
loại, thu gom, phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại và các vấn
đề pháp lý cho cơ sở y tế thực hiện việc xử lý, tự xử lý chất thải y tế
nguy hại, sử dụng chứng từ CTNH (hoặc Sổ giao nhận), quản lý hồ sơ
môi trường của cơ sở y tế...
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan tới hoạt động quản lý chất
thải y tế đã được ban hành như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò
đốt chất thải rắn y tế QCVN 02:2012/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm QCVN 55:2013/BTNMT...
góp phần chuẩn hóa công tác quản lý chất thải y tế tại Việt Nam. [3]

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


5

MỤC TIÊU THỰC TẬP



1. Mục tiêu tổng quát:
Thu thập thông thông tin, khảo sát, đánh giá quá trình phân loại, quản lý
và xử lý chất thải y tế đang thực hiện ở trạm y tế xã Đông Phước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hiểu được quá trình phân loại, quản lý và xử lý rác thải ở trạm y tế.
- Xây dựng được bộ công cụ (gồm bảng kiểm và bộ câu hỏi) để thu thập
số liệu về công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại trạm y tế.
- Thực hành kỹ năng sử dụng bộ câu hỏi, phỏng vấn và giao tiếp với nhân
viên y tế tại trạm y tế.
- Thực hành kỹ năng sử dụng bảng kiểm, quan sát và đánh giá về tình hình
quản lý và xử lý chất thải y tế tại trạm y tế.
- Khảo sát, đánh giá sơ lược về tổng quan tại trạm y tế như cơ sở hạ tầng,
dân cư, giao thông...
- Thu thập những hình ảnh thực tế đi kèm nhằm phục vụ làm bài báo cáo.
- Xử lý, phân tính số liệu thu thập được và viết bài báo cáo.
- Phát hiện và đưa ra hướng khắc phục về những mặt còn hạn chế trong
công tác phân loại, quản lý và xử lý chất thải y tế tại trạm y tế.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


6

CHƯƠNG 1. CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN



1.1. Công cụ thu thập
1.1.1. Bộ câu hỏi
PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ Ở TRẠM Y TẾ ĐÔNG PHƯỚC
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và Tên: ..............................................................................................................................................
2. Tuổi:........................................................................................................................................................
3. Giới tính: Nam  Nữ 
4. Địa chỉ: ...................................................................................................................................................
5. Chức vụ:........................................................................................................................ Sđt: ..................
6. Ngày phỏng vấn: .....................................................................................................................................
B. BẢNG ĐÁNH GIÁ
Điền câu trả lời vào chỗ trống hoặc đánh dấu  để chọn
Để lựa chọn mức độ, khoanh tròn vào số nằm phía trước
STT Nội dung Trả lời Ghi chú
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
1.1 Ngày thành lập trạm y tế?
1.2 Diện tích khuôn viên trạm là bao nhiêu? …………. 𝐾𝑚2
1.3 Số dân của xã Đông Phước? ………….. Người
1.4 Diện tích của xã Đông Phước? ……..…… 𝐾𝑚2
1.5 Xã khó khăn?  Có
 Không
1.6 Khuôn viên của trạm y tế?  Xây dựng nhà trạm, công trình phụ trợ:
 Nhà bếp
 Nhà vệ sinh
 Lán đợi
 Nhà để xe
 Đường giao thông nội bộ và diện tích
xây dựng cổng, tường rào.
 Sân vườn cây xanh (cây cảnh và cây
tạo bóng mát).
 Khu trồng cây dược liệu, thuốc nam,
vườn mẫu.
 Khác: .................................................
1.7 Số phòng lưu bệnh? ………... phòng
1.8 Các phòng hành chính?  Phòng nhận bệnh, đón tiếp, tuyên
truyền và tư vấn về chăm sóc sức khỏe
ban đầu
 Phòng khám bệnh
 Tây y
 Y học cổ truyền
 Phòng bác sĩ trực
 Phòng điều dưỡng trực
 Phòng khách
 Phòng họp, hội trường
 Khác: .................................................
1.9 Các phòng chức năng?  Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và
kế hoạch hóa gia đình.
 Phòng chụp X-quang
 Phòng siêu âm
 Phòng xét nghiệm
 Phòng răng
 Quầy thuốc

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


7
 Khác: .................................................
1.10 Các vấn đề sức khoẻ phổ biến trong địa  Sốt xuất huyết
bàn?  Viêm phổi
 Tai nạn giao thông
 Tăng huyết áp
 Đái tháo đường
 Khác: .................................................
2. NHÂN SỰ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
2.1 Có bao nhiêu nhân viên y tế trong trạm? Số lượng:
Liệt kê chi tiết cụ thể 1. Họ tên:.................................................
Chức vụ: ..................................................
2. Họ tên:.................................................
Chức vụ: ..................................................
3. Họ tên:.................................................
Chức vụ: ..................................................
4. Họ tên:.................................................
Chức vụ: ..................................................
2.2 Có bao nhiêu phòng ban trong trạm? Liệt Số lượng:
kê chi tiết cụ thể kèm số giường mỗi 1. Phòng: .................................................
phòng (nếu có). 2. Phòng: .................................................
3.Phòng: ..................................................
2.3 Diện tích của trạm là bao nhiêu? …………. 𝐾𝑚2
2.4 Trạm được xây dựng vào thời gian nào?
2.5 Lần trùng tu gần đây nhất là khi nào?
2.6 Số dân cư trong địa bàn phục vụ của trạm
là bao nhiêu?
2.7 Trung bình mỗi ngày có bao nhiêu bệnh
nhân đến khám?
2.7 Trạm y tế cung cấp những dịch vụ nào? Khám bệnh
2.8 Trạm y tế cung cấp những dịch vụ nào?  Khám bệnh
 Cấp thuốc,
 Tiêm chủng,
 Sản phụ khoa,
 Xét nghiệm
 Khác: ..................................................
2.9 Trong năm TYT tổ chức bao nhiêu đợt
tiêm chủng?
2.10 Số lượng trung bình người dân tham gia
tiêm chủng/ đợt là bao nhiêu?
2.11 Các loại vacin thường được tiêm chủng? 1.
2.
3.
4.
5.
...
2.12 Trạm y tế có triển khai tổ chức KHHGĐ  Có
hàng năm tại địa bàn hay không?  Không
2.13 TYT tổ chức KHHGĐ bao nhiêu lần
trong năm (ghi rõ thời gian cụ thể)
2.14 Đối tượng KHHGĐ là ai trong độ tuổi
nào?
2.15 Hình thức tổ chức KHHGĐ  Họp mặt mọi người,
 Đến từng hộ dân
 Tuyên truyền trên loa phát thanh
 Khác: ..................................................
2.16 Người dân hưởng ứng hoạt động này như 1. Tốt
thế nào? 2. Trung bình
3. Kém

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


8
2.17 Những khó khăn gặp phải khi thực hiện
KHHGĐ là gì?
2.18 Việc thực hiện KHHGĐ tại địa bàn đạt
kết quả như thế nào? (bao nhiêu % hộ dân
thực hiện tốt)
3. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CTYT, LOẠI CTYT, LƯỢNG CTYT
3.1 Nguồn phát sinh CTYT chủ yếu đến từ
các hoạt động nào của trạm?
3.2 Tổng khối lượng CTYT phát sinh?
(kg/ngày đêm)
3.3 Khối lượng từng loại chất thải nguy hại 1. Chất thải lây nhiễm: (kg)
phát sinh là bao nhiêu? (kg/ngày đêm) 2. Chất thải hóa học nguy hại: (kg)
3. Chất thải phóng xạ: (kg)
4. Chất thải từ bình chứa có áp suất: (kg)
5. Tổng: (kg)
3.4 Khối lượng từng loại chất thải lây nhiễm 1. Chất thải sắc nhọn: (kg)
phát sinh là bao nhiêu? (kg/ngày đêm) 2. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn:
(kg)
3. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao:
(kg)
4. Chất thải giải phẫu: (kg)
5. Tổng: (kg)
3.5 Khối lượng từng loại chất thải không 1. Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các
nguy hại phát sinh là bao nhiêu (kg/ngày buồng bệnh: (kg)
đêm) 2. Chất thải phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn y tế: (kg)
3. Chất thải phát sinh từ các công việc
hành chính: (kg)
4. Chất thải ngoại cảnh: (kg)
5. Tổng: (kg)
3.6 Tình hình phát sinh CTYT hiện nay so 1. Tăng
với trước kia 2. Giảm
3. Không đổi
3.7 Để hạn chế được việc phát sinh CTYT tại
TYT có đề xuất biện pháp gì?
4. PHÂN LOẠI, THU GOM CTYT
4.1 Ở trạm y tế có những loại rác thải nào?  Chất thải lây nhiễm.............................
Lượng bao nhiêu?  Hóa học...............................................
 Phóng xạ .............................................
 Chất gây độc tế bào ............................
 Chất thải tái chế ..................................
 Chât thải thông thường .......................
4.2 Chất thải y tế được phát sinh ở đâu?
4.3 Chất thải phát sinh nhiều nhất ở nơi nào,
khoa nào, phòng ban nào?
4.4 Trạm Y Tế có thực hiện phân loại rác thải  Có
Y Tế hay không?  Không
4.5 Trạm y tế có phân loại đúng các rác thải  Có
hay không?  Không
4.6 Trạm có đủ vật dụng dùng trong phân loại  Có
rác thải y tế hay không?  Không
4.7 Có những dụng cụ nào đựng rác thải đang  Túi nilon thông thường
được trạm y tế sử dụng?  Túi đựng rác chuyên dụng
 Thùng rác thông thường
 Thùng rác chuyên dụng
 Khác: ..................................................
4.8 Trạm y tế phân loại rác thải khi nào?  Tại nguồn phát sinh
 Sau khi thu gom

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


9
 Khác: .................................................
4.9 Người làm phát sinh chất thải có phân loại  Có
ngay tại nơi phát sinh chất thải hay  Không
không?
4.10 Hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có tái  Có
sử dụng không?  Không
4.11 Trước khi tái sử dụng hộp có được vệ sinh  Có
khử khuẩn không?  Không
4.12 Thùng đựng chất thải có được vệ sinh  Có
hàng ngày không?  Không
4.13 Đánh giá thế nào về hiện trạng phân loại 1. Tốt
rác tại Trạm Y Tế? 2. Rất tốt
3. Bình thường
4. Chưa tốt
5. Kém
4.14 Trạm Y Tế có nội qui, quy chế hướng dẫn  Có
việc thu gom rác thải không?  Không
4.15 Chất thải Y Tế nguy hại và chất thải thông  Có
thường có được để lẫn vào nhau không?  Không
4.16 Rác thải ở Trạm Y Tế được thu gom mấy 1. Ít nhất 1 lần và khi cần
lần trong ngày? 2. Duy nhất 1 lần
3. Khác: .................................................
4.17 Việc thu gom rác thải được thực hiện vào 1. Buổi sáng
thời gian nào trong ngày? 2. Buổi chiều
3. Buổi tối
4. Khác: ..................................................
4.18 Khi thu gom, chất thải lây nhiễm được 1. Vàng
đựng trong bao bì dụng cụ có màu gì? 2. Đen
3. Xanh
4. Trắng
5. Khác: ...................................................
4.19 Khi thu gom, chất thải hóa học nguy hại 1. Vàng
và chất thải phóng xạ được đựng trong 2. Đen
bao bì dụng cụ có màu gì? 3. Xanh
4. Trắng
5. Khác: ..................................................
4.20 Khi thu gom, chất thải thông thường và 1. Vàng
các bình áp suất nhỏ được đựng trong bao 2. Đen
bì dụng cụ có màu gì? 3. Xanh
4. Trắng
5. Khác: ...................................................
4.21 Khi thu gom, chất thải tái chế được đựng 1. Vàng
trong bao bì dụng cụ có màu gì? 2. Đen
3. Xanh
4. Trắng
5. Khác: ..................................................
4.22 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước  Có
khi thu gom về nơi tập trung chất thải của  Không
trạm có được xử lí ban đầu (khử khuẩn,
tiệt khuẩn…) tại nơi phát sinh chất thải đó
hay không?
4.23 Những tấm ga trải giường bệnh nhân
được thu gom để giặt giũ bao lâu 1 lần?
4.24 Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng
có chứa thủy ngân được thu gom như thế
nào?

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


10
4.25 Lượng rác thải chứa tối đa trong mỗi túi 1. ¾ túi
là bao nhiêu? 2. ½ túi
3. 1 túi
4. Khác
4.26 Đánh giá về hiện trạng thu gom rác tại 1. Rất tốt
Trạm Y Tế? (Nếu chọn Chưa tốt hoặc 2. Tốt
Kém, ghi rõ lý do vào mục Ghi chú) 3. Bình thường
4. Chưa tốt
5. Kém
5. VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ, XỬ LÝ CTYT
Vận chuyển chất thải trong nội vi trạm y tế
5.1 Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông
thường phát sinh tại các phòng được vận
chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của
trạm bao lâu 1 lần?
5.2 Trạm có quy định đường đi vận chuyển  Có: ......................................................
chất thải tránh các khu vực chăm sóc ................................................................
người bệnh và các khu vực sạch hay ................................................................
không? Mô tả  Không
5.3 Trạm có quy định giờ vận chuyển chất  Có: ......................................................
thải hay không? Nếu có thì vào giờ nào?  Không
5.4 Trạm có sử dụng xe chuyên dụng để vận  Có
chuyển chất thải y tế hay không?  Không
5.5 Các dụng cụ đựng chất thải (túi, thùng,...)  Có
có được buộc chặc, đậy kín, đảm bảo  Không
không rơi vãi, phát tán mùi trong quá
trình vận chuyển hay không?
Lưu trữ
5.6 Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại
tại trạm trong điều kiện thông thường là
bao lâu?
5.7 Thời gian lưu giữ chất thải trong nhà bảo
quản lạnh hoặc thùng lạnh là bao lâu?
(nếu có)
5.8 Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông  Có
thường có được lưu giữ tại buồng riêng  Không
biệt hay không?
5.9 Nơi lưu giữ chất thải y tế có cách xa nhà  Có: ......................................................
ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu ................................................................
vực đông người hay không? Có thì  Không
khoảng cách bao nhiêu?
5.10 Nơi lưu giữ chất thải y tế có được che  Có
chắn, bảo vệ tránh bị các động vật hoặc  Không
người không nhiệm vụ xâm nhập hay
không?
Xử lý chất thải y tế
5.11 Trạm có xử lý tất cả các loại rác thải  Có
không?  Không
5.12 Những loại rác thải nào trạm có thể xử lý? 1. .............................................................
2. .............................................................
3. .............................................................
4. .............................................................
5. .............................................................
5.13 Những loại rác thải nào trạm không tự xử 1. .............................................................
lý? 2. .............................................................
3. .............................................................
Vận chuyển rác thải ra ngoài trạm y tế
5.14 Chất thải y tế được vận chuyển đi đâu?

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


11
5.15 Cơ sở có tư cách pháp nhân nào chịu trách
nhiệm?
5.16 Phương tiện vận chuyển có chuyên dụng  Có
không?  Không
5.17 Chất thải y tế có được đóng gói cẩn thận  Có
trước khi vận chuyển hay không?  Không
5.18 Thời gian vận chuyển chất thải y tế ra
khỏi trạm y tế là lúc nào?
5.19 Chất thải y tế được vận chuyển đi bao lâu
một lần?
5.20 Trạm y tế có sử dụng hệ thống sổ theo dõi  Có
lượng chất thải phát sinh hằng ngày hay  Không
không?
Xử lý rác thải tại trạm y tế
5.21 Các hình thức xử lý rác tại trạm y tế gồm 1. .............................................................
những gì, tương ứng với những loại rác ................................................................
nào? 2. .............................................................
................................................................
3. .............................................................
................................................................
4. .............................................................
................................................................
5.22 Những phương tiện dùng để xử lý rác thải 1. .............................................................
của trạm gồm những gì? 2. .............................................................
3. .............................................................
5.23 Ai là nhưng trực tiếp là công việc này?
5.24 Trạm y tế có hệ thống xử lý nước thải  Có: ......................................................
không? Nếu có, mô tả; nếu không thì ................................................................
nguồn được dẫn đi đâu?  Không: ................................................
5.25 Trạm y tế có phát sinh khí thải không?  Có
 Không
5.26 Trạm có hệ thống xử lý khí thải không?  Có
 Không
1.1.2. Bảng kiểm
BẢNG KIỂM KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Ở TRẠM Y TẾ ĐÔNG PHƯỚC
Họ và tên sinh viên:..............................................................................................................................
MSSV: ..................................................................................................................................................
Ngày khảo sát: ......................................................................................................................................
STT Nội dung Có Không Số Ghi chú
Đánh dấu  để chọn lượng
1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠM Y TẾ
1.1 Cơ sở hạ tầng  Chưa có dấu hiệu
 Tương đối ổn
 Đã xuống cấp nhiều
 Xuống cấp trầm trọng
1.2 Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ
1.3 Trạm gần trục giao thông, đường lớn
1.4 Trạm gần khu vực dân cư (chợ, khu dân cư…)
1.5 Nước sạch, điện
1.6 Nhà vệ sinh
1.7 Phòng cháy, chữa cháy  Các dụng cụ hỗ trợ chữa cháy
 Các hệ thống báo động sơ tán
 Hệ thống nước khẩn cấp
1.8 An toàn sinh học đối với phòng xét nghiệm; An
toàn bức xạ đối với phòng X-quang (nếu có)
1.9 Hạ tầng công nghệ thông tin (máy tính, phần

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


12
mềm quản lý y tế,..)
1.10 Xe tiêm, hộp đựng chất thải trong xe tiêm, mâm
dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng
1.11 Thùng chứa chất thải y tế được bố trí, sắp xếp
một nơi cụ thể, không bày lung tung
1.12 Trang thiết bị vật chất, máy móc xét nghiệm  Mới
 Tương đối
 Cũ
 Không còn dùng được
1.13 Vệ sinh trong phòng khám(có đủ ánh sáng thông
thoáng, sạch sẽ)
1.14 Giường được trải ga
1.15 Bố trí thùng rác
1.16 Khu vực hành lang, ghế đợi sạch sẽ, thoáng mát.
1.17 Tình trạng thiếu vật tư y tế (kim tiêm, dây dịch
truyền, băng keo, mask oxy...)
1.18 Chất lượng các thiết bị xét nghiệm  Còn mới và vận hành tốt
 Đã cũ nhưng còn vận hành tốt
 Đã cũ và thường xuyên bị lỗi
 Đã hư và chưa được sửa chữa
1.19 Kiểm soát nhiễm khuẩn (các thiết bị hấp dụng
cụ y tế, dung dịch sát khuẩn nhanh, …)
2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI Y TẾ
Túi đựng chất thải y tế
2.1 Có đủ 4 loại túi (túi vàng, túi xanh, túi trắng, túi
đen).
2.2 Phân loại chất thải đúng theo từng túi đã quy
định
2.3 Thành đủ dày tối thiểu 0,1mm
2.4 Kích thước túi phù hợp với lượng chất thải
2.5 Có đường kẻ ngang ở mức ¾ túi
2.6 Có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp
2.7 Có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ
VẠCH NÀY”
2.8 Túi sạch luôn có sẵn tại nơi phát sinh chất thải
Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn
2.9 Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, có
khả năng chống thấm
2.10 Có nắp đóng mở dễ dàng, có quai hoặc kèm hệ
thống cố định
2.11 Màu vàng, kích thước phù hợp
2.12 Miệng hộp đủ lớn và vật sắc nhọn bên trong
không bị đổ ra ngoài
2.13 Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC
NHỌN” và biểu tượng phù hợp.
2.14 Có vạch báo hiệu ở mức ¾ hộp
2.15 Có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ
VẠCH NÀY”
Thùng đựng chất thải
2.16 Có đủ 4 thùng (thùng vàng, thùng xanh, thùng
trắng, thùng đen)
2.17 Màu túi đựng chất thải phù hợp với màu thùng
2.18 Thành dầy và cứng
2.19 Thùng có nắp đậy mở bằng cách đạp chân
2.20 Kích thước thùng phù hợp với lượng chất thải
2.21 Thùng có dung tích 50 lít trở lên có bánh xe đẩy
2.22 Có vạch báo hiệu ở mức ¾ thùng

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


13
2.23 Có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp
2.24 Có ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG
QUÁ VẠCH NÀY”
2.25 Nơi phát sinh chất thải có đặt thùng thu gom
tương ứng
2.26 Có bảng hướng dẫn cách phân loại và thu gom ở
nơi đặt thùng
3. THU GOM CHẤT THẢI Y TẾ
3.1 Chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom
theo mã màu quy định
3.2 Có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh
chất thải
3.3 Các chất thải khác loại không lẫn vào nhau
3.4 Lượng chất thải chỉ đầy tới ¾ túi, có buộc cổ túi
3.5 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao được xử lý
ban đầu (khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn) tại nơi phát
sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc
tiêu hủy
4. VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI Y TẾ
Vận chuyển chất thải trong nội vi trạm y tế
4.1 Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường
được vận chuyển riêng về nơi lưu trữ ít nhất 1
lần/ngày
4.2 Túi chất thải được buột kín miệng
4.3 Túi chất thải được vận chuyển bằng xe chuyên
dụng
4.4 Trong quá trình vận chuyển không làm rơi, vãi
chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi
Vận chuyển chất thải ra ngoài trạm y tế
4.5 Mức độ vệ sinh, an toàn của phương tiện vận 1. Rất tốt
chuyển chất thải 2. Tốt
3. Kém
4. Không có
4.6 Mức độ vệ sinh, an toàn của các thùng đóng gói 1. Rất tốt
2. Tốt
3. Kém
4. Không có
5. LƯU TRỮ CHẤT THẢI Y TẾ
5.1 Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường
được lưu giữ trong các buồng riêng biệt
5.2 Chất thải để tái sử dụng và tái chế được lưu giữ
riêng
5.3 Nơi lưu giữ chất thải cách xa nhà ăn, buồng
bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông
người tối thiểu 10m
5.4 Nơi lưu giữ chất thải có diện tích phù hợp với 1. Rất phù hợp
lượng chất thải phát sinh của trạm 2. Phù hợp
3. Không phù hợp
4. Rất không phù hợp
5.5 Nhà lưu giữ chất thải có mái che, hàng rào bảo
vệ, có cửa và có khóa
5.6 Nhà lưu giữ có nền đảm bảo không bị ngập lụt, 1. Rất tốt
tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, 2. Tốt
không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có 3. Không tốt
sự cố rò rỉ, đổ tràn 4. Rất không tốt
5.7 Nơi lưu giữ chất thải có biển báo hoặc dấu hiệu
cảnh báo
5.8 Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa)

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


14
và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ
tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng
5.9 Có thiết bị phòng cháy chữa cháy
5.10 Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải hóa học đạt 1. Rất tốt
chuẩn 2. Tốt
3. Không tốt
4. Rất không tốt
5.11 Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải được vệ sinh 1. Rất tốt
sạch sẽ 2. Tốt
3. Không tốt
4. Rất không tốt
5.12 Lưu giữ chất thải y tế trong nhà có bảo quản lạnh
5.13 Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho
nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh
5.14 Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền
chống thấm, thông khí tốt
5.15 Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên
ngoài đến
6. XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
6.1 Lò đốt chất thải chuyên dụng
6.2 Hê thống xử lý nước thải y tế
6.3 Bãi chôn lấp chất thải
6.4 Bãi chôn lấp cách TYT bao xa
6.5 Thiết bị xử lý chất thải y tế còn vận hành được
6.6 Máy khử khuẩn bằng nhiệt nóng để xử lý ban
đầu đối với chất thải có nguy cơ lây nhiểm cao
6.7 CTYT nguy hại được xử lý bằng phương pháp
phức tạp và tốn kém
6.8 Áp dụng quy trình xử lý CTYT đạt tiêu chuẩn
6.9 Tái chế CTYT thông thường
6.10 Nhân viên xử lý CTYT thực hiện đúng nguyên
tắc kỹ thuật
6.11 Mô hình xử lý và tiêu hủy CTYT thích hợp
6.12 CTYT có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu
gom về nơi tập trung được xử lý ban đầu tại nơi
phát sinh
7. YẾU TỐ KHÁC
7.1 Nhân viên thu gom chất thải được trang bị các
phương tiện bảo hộ như khẩu trang, găng tay, đi
giầy ủng…
7.2 Phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho
nhân viên, dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh
7.3 Khuôn viên TYT xanh-sạch-đẹp
7.4 Tần suất thu gom CTYT về nơi tập trung ít nhất
1 lần trong ngày
7.5 Sổ quản lý vận hành và lưu giữ hồ sơ xử lý nước
thải, kết quả kiểm tra chất lượng
1.1.3. Máy ảnh, quan sát trực tiếp bằng mắt, các giác quan khác, giấy, bút
1.2. Phương pháp thu thập

- Phỏng vấn trực tiếp nhân viên trạm y tế xã Đông Phước.


- Xem biên bản, sổ sách, báo cáo và các tài liệu liên quan.
- Thu thập hình ảnh làm việc của trạm
- Quan sát, kết hợp các giác quan khác khi khảo sát.
Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP
15

1.3. Hoạt động thu thập

- Thời gian, địa điểm:


+ Từ 7 giờ đến 13 giờ 30 phút ngày 29/10/2019.
+ Tại trạm y tế xã Đông Phước, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang.
- Hoạt động thu thập của nhóm:
+ Dựa vào bảng kiểm đã xây dựng tiến hành đánh giá theo các tiêu chí
đã đề ra.
+ Quan sát, thu thập các hình ảnh về sơ đồ hành chính xã, quang cảnh
toàn trạm, những biển chỉ dẫn, quy định thực hiện, dụng cụ, phân loại,
rác thải,...
+ Phỏng vấn trưởng trạm và nhân viên phụ trách công việc tại trạm theo
bộ câu hỏi đã xây dựng.
+ Thu thập và xem các sổ sách, văn bản báo cáo về việc thực hiện việc
quản lý chất thải.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


16

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ



2.1. Đặc điểm Trạm y tế xã Đông Phước
Khác với đặc thù của các bệnh viện là tập trung vào hoạt động khám và
điều trị, các TYT xã đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện chuỗi hoạt động dự phòng cho
toàn bộ cộng đồng trên địa bàn, bên cạnh đó, vẫn đảm nhiệm vai trò là cơ sở
khám chữa bệnh với trung bình 11-12 lượt bệnh nhân mỗi ngày. Tất cả các
hoạt động trên đều phát sinh CTRYT với khối lượng, chủng loại khác nhau,
nhưng phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm sắc nhọn và chất thải thông thường.
Lượng CTRYT phát sinh trung bình tại mỗi TYT ở nước ta là 1,5kg/ngày,
trong đó có 0,3kg là chất thải nguy hại, thấp hơn nhiều so với tại các bệnh viện
huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố và trung ương. Tuy ít như vậy
nhưng tính chất nguy hại của chất thải y tế là giống nhau, hơn nữa, nếu nhân
khối lượng này với con số 11104 TYT trong cả nước thì lượng chất thải này
rất cần được quan tâm. Vì thế, để công tác quản lý, xử lý CTYT được cải thiện
hơn cũng như nắm bắt được thực trạng cụ thể, dưới sự hướng dẫn của thầy cô,
nhóm sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tiến hành khảo sát thực trạng
quản lý chất thải y tế tại Trạm y tế xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang.
Phần giới thiệu chung:

 Vị trí địa lý
Trạm y tế Đông Phước tọa lạc tại số 70, ấp Đông Lợi, xã Đông Phước,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Diện tích: 2768ha, với dân số: 10620
người. Địa giới hành chính tiếp giáp:

+ Phía Đông: xã Phú Hữu


+ Phía Bắc: thị trấn Ngã
Sáu, xã Đông Phước A
+ Phía Tây: huyện Châu
Thành A
+ Phía Nam: thị xã Ngã Bảy

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


17

 Về cơ sở hạ tầng
Trạm y tế xã Đông Phước được thành lập ngày 01/01/2000, xây dựng
năm 2002, với diện tích khuôn viên khoảng 2000m2. Trạm được xây dựng gồm
nhà Trạm và công trình phụ trợ (nhà bếp, nhà để xe, nhà vệ sinh). Đường giao
thông thuận lợi, Trạm gần trục giao thông, đường lớn, cách chợ, khu dân cư
khoảng 5km. Khuôn viên rộng rãi, cung cấp đầy đủ điện, nước sạch, hệ thống
dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Trạm xây dựng đường giao thông nội bộ và
cổng tường rào được đảm bảo. Khu trồng dược liệu, thuốc nam được chăm sóc
tốt, có sân vườn nhiều cây xanh tạo bóng râm.

Hiện tại Trạm có tổng 13 phòng ban, trong đó có 4 phòng lưu bệnh.
Trạm có khá đầy đủ các phòng hành chính bao gồm: phòng nhận bệnh, phòng
khám bệnh (Tây y, Y học cổ truyền), phòng bác sĩ trực, phòng họp, hội trường.
Tuy vậy, Trạm còn hạn chề các phòng chức năng. Trạm có phòng chăm sóc
sức khỏe mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, quầy thuốc. Các trang thiết bị,
vật tư y tế đều còn mới và vận hành tốt.

 Về nhân lực
Hiện có 8 cán bộ y tế đang công tác tại Trạm, bao gồm 2 bác sĩ, 1 cử
nhân, 1 dược sĩ và 4 y sĩ. Với số lượng như vậy, Trạm đã thực hiện công tác
khám chữa bệnh cho khoảng 15 bệnh nhân mỗi ngày. Nhận định rõ công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán
bộ, nhân viên của Trạm luôn tâm niệm thực hiện tốt lời Bác dạy "Lương y như
từ mẫu", tận tình chăm sóc bệnh nhân, thực hiện tốt 12 điều y đức, được nhân
dân tin tưởng. Các y, bác sỹ thường xuyên duy trì lịch trực, có mặt khi người
bệnh cần, không kể ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ để làm tròn y đức, phục vụ
nhu cầu của nhân dân địa phương. Không chỉ vậy, tinh thần trách nhiệm, thái
độ phục vụ của đội ngũ y, bác sỹ không ngừng được nâng cao trong công tác
khám, chữa bệnh. Nhất là đối với người nghèo, người cao tuổi, người có công
với nước... Phối hợp với các đoàn thể của xã, thôn tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho nhân dân về bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cách
phòng, tránh dịch bệnh….tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về
bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cách phòng, tránh dịch bệnh.

 Về tình hình hoạt động

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


18

- Về công tác dự phòng: Với quan điểm dự phòng tích cực và chủ động,
Trạm Y tế xã Đông Phước đã tích cực xây dựng các kế hoạch và phương án
phòng, chống dịch theo mùa. Tư vấn trực tiếp về sức khỏe sinh sản, vệ sinh
môi trường, an toàn thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS, các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng… Hằng năm, Trạm tổ chức
12 đợt tiêm chủng với sự tham gia trung bình khoảng 110 người/đợt. Bên cạnh
đó, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả, góp
phần nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh
môi trường, ăn ở hợp vệ sinh, từng bước xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu
không có lợi cho sức khoẻ. Trạm cũng đã phối hợp chặt chẽ với các ngành,
đoàn thể trong việc tuyên truyền phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, tư vấn
cho các bà mẹ mang thai.

- Về công tác khám chữa bệnh: mỗi ngày Trạm tiếp nhận khoảng 15
bệnh nhân, tầm soát tình hình bệnh chủ yếu tại địa phương: sốt xuất huyết, tăng
huyết áp, đái tháo đường. Trạm luôn tổ chức tốt công tác sơ cấp cứu và chuyển
viện kịp thời các trường hợp bệnh nặng lên tuyến trên, không để xảy ra sai sót
trong chuyên môn.

- Về chăm sóc sức khỏe mẹ và trẻ em: đội ngũ cộng tác viên y tế của
Trạm thường xuyên theo dõi, nắm bắt số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,
phụ nữ mang thai để kịp thời tuyên truyền, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh
sản, kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt là công tác KHHGĐ được Trạm triển khai
định kỳ hằng năm (năm nay vào ngày 6/7/2019) cho các đối tượng trong độ
tuổi 15-49 tuổi (phụ nữ có chồng). bằng nhiều hình thức tuyên truyền như gặp
mặt từng hộ dân, tuyên truyền trên loa phát thanh đã nhận được sự hưởng ứng
khá tốt từ người dân (có khoảng 80% hộ dân thực hiện tốt). Tuy vậy Trạm vẫn
còn gặp khó khăn về một số người dân ý thức còn hạn chế. Đồng thời, vận
động phụ nữ mang thai tại địa phương đi khám thai, khám sức khỏe định kỳ,
qua đó sớm phát hiện tình trạng bị nhiễm độc thai nghén để có hướng xử lý kịp
thời.

- Về quản lý sức khỏe: Trạm tổ chức theo dõi, quản lý sức khỏe toàn
diện, liên tục cho người dân địa phương thông qua hồ sơ sức khỏe cá nhân, ưu
tiên triển khai quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, người lớn tuổi.
Lập hồ sơ sức khỏe cá nhân (hồ sơ giấy) cho người dân đến chăm sóc sức khỏe

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


19

hoặc khám, chữa bệnh tại trạm y tế theo mẫu hồ sơ thống nhất. Tổ chức khám
sàng lọc phát hiện sớm, điều trị ngoại trú và quản lý điều trị đối với các bệnh
không lây mạn tính, ưu tiên triển khai quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo
đường.

- Về cung ứng thuốc và vật tư y tế: đủ cơ số thuốc, dụng cụ và trang thiết


bị cấp cứu theo quy định; danh mục thuốc tại trạm phù hợp với danh mục thuốc
thiết yếu và danh mục thuốc thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản; bảo quản, cấp phát
thuốc đúng quy chế chuyên môn.

2.2. Tình hình phát sinh chất thải y tế tại Trạm y tế xã Đông Phước
2.2.1. Nguồn phát sinh
CTYT tại trạm y tế xã Đông Phước được phát sinh từ các hoạt động sau:
a) Chất thải không lây nhiễm: phát sinh với số lượng khoảng 0,3kg/ngày đêm
ở TYT xã Đông Phước.

- Chất thải không lây nhiễm thường gặp ở đây là các vỏ bọc kim tiêm,
gạc, … và các rác thải sinh hoạt thường ngày.

Hình 2.1. Một số chất thải không lây nhiễm gặp ở TYT xã Đông Phước
- Những tác hại mà rác thải sinh hoạt mang lại:
+ Ảnh hưởng đến môi trường không khí.
+ Ảnh hưởng đến nguồn nước do thói quen sinh hoạt của người dân hay
vứt rác xuống sông, hồ, ao…làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn.
+ Ảnh hưởng đến môi trường đất: Trong rác thải chứa các chất độc hại,
các chất độc sẽ ngấm vào đất, tiêu diệt các sinh vật có ích như giun, vi
sinh vật…Tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển.
Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP
20

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Rác thải để lâu bốc mùi, ẩm mốc
tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút, dịch bệnh nguy hại phát triển
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

b) Chất thải lây nhiễm: Chất thải lây nhiễm là chất thải y tế chứa yếu tố dễ lây
nhiễm, nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường, có số lượng khoảng
0,2kg/ngày đêm ở trạm, có 4 loại chất thải lây nhiễm:

- Chất thải sắc nhọn: có số lượng khoảng 0,1kg/ngày đêm ở TYT xã


Đông Phước. Chất thải sắc nhọn thường gặp ở đây là: kim tiêm, bơm
liền kim tiêm, đầu dây dịch truyền,…
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: chiếm số lượng khoảng
0,1kg/ngày đêm ở TYT xã Đông Phước. Chất thải lây nhiễm không sắc
nhọn thường gặp là các pít-tông, dây dịch truyền, băng gạc, bông gòn
thấm máu hoặc dịch tiết của người bệnh.
Các bệnh phẩm là máu, dịch tiết cơ thể là chất lõng có nguy cơ lây nhiễm
nguy hiểm sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần được xử lý
an toàn khi loại bỏ theo phương pháp sau:
+ Khử khuẩn an toàn bằng hóa chất khử khuẩn có phổ diệt khuẩn rộng
như: Chloramin B (0,5%-1%), Javel (0,5-1%), Presept (0,5-1%), Phenol
(0,1-0,5%)… cho tiếp xúc 10-15 phút, thu gom thiêu hủy tại lò đốt rác.
Bàn xét nghiệm được vệ sinh khử khuẩn sau khi kết thúc công việc hàng
ngày bằng dung dịch sát khuẩn.Vật sắc nhọn (ống nghiệm, kim, lam
kính, chai đựng hóa chất…) được thu gom theo qui định chất thải y tế
nguy hại, đưng trong hộp, thùng chống thủng tiêu hủy tại lò đốt rác.
+ Các bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh, chủng vi sinh vật sống phải được
tiệt khuẩn bằng sức nóng (Autoclave 1210C/20 phút) sau đó tập trung
thiêu hủy tại lò đốt. Cấm đưa bệnh phẩm chưa xử lý ra khỏi khoa xét
nghiệm.
+ Các bệnh phẩm là chất rắn, sinh thiết mô tổ chức trước khi loại bỏ phải
được khử khuẩn như chất thải lỏng, đóng gói trong túi, hộp an toàn tập
trung thiêu đốt tại lò đốt rác.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: hiếm khi phát sinh ở TYT xã Đông
Phước.
- Chất thải giải phẫu: hiếm khi phát sinh ở TYT xã Đông Phước.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


21

Hình 2.2. Một số chất thải lây nhiễm gặp ở TYT xã Đông Phước
2.2.2. Số lượng và loại chất thải y tế được phát sinh
Hiện nay tình hình phát sinh CTYT ở TYT xã Đông Phước ngày càng
tăng hơn so với trước đây, nguồn phát sinh CTYT chủ yếu đến từ các công tác
khám chữa bệnh của trạm. Tổng khối lượng CTYT phát sinh có thể lên đến
0,5kg/ngày đêm. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số lượng và loại CTYT trung bình mỗi ngày
Số lượng/ngày
Loại CTYT
CTYT lây nhiễm 0,2kg
CTYT không lây nhiễm 0,3kg
Tổng 0,5kg
Nhận xét: Nhìn chung CTYT lây nhiễm và không lây nhiễm gần như
tương đương nhau, nhưng chiếm phần nhiều hơn vẫn là CTYT không lây
nhiễm với 0,3kg (60%) của tổng lượng.
2.2.3. Quản lý phát sinh chất thải y tế
Cơ sở đã tuân thủ thực hiện các biện pháp giảm thiếu CTYT.
Rác thải sau khi vừa được phát sinh sẽ được phân loại ngay tại nguồn vì
nếu không phân loại thì toàn bộ CTYT đều phải xử lí bằng các phương pháp
xử lí CTYT nguy hại. Khi đó sẽ rất tốn kém và không kinh tế. Đồng thời cũng
hạn chế sự phát sinh phân tán mầm bệnh, các chất độc hại ra môi trường.
Một điểm hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lí phát sinh CTYT tại
TYT xã Đông Phước là chưa có sổ quản lí, theo dõi lượng chất thải được phát
sinh hằng ngày.
Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP
22

2.3. Tình hình phân loại chất thải y tế tại Trạm y tế xã Đông Phước
Trạm y tế có thực hiện phân loại rác thải y tế.

- Túi đựng chất thải y tế:


+ Có phân loại màu nhưng chưa đầy đủ:
 Màu vàng: đựng chất thải lây nhiễm.
 Màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt.
 Màu đen: tại trạm chưa có túi phân loại chất thải hóa học nguy hại,
chất phóng xạ, chất gây độc tế bào. Nguyên nhân là do tại trạm chưa
phát sinh các loại chất thải này.
 Màu trắng: tại trạm chưa có túi phân loại chất thải tái chế.
+ Kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích của túi
phù hợp (<0.1m3).
+ Bên ngoài túi không có đường kẻ ngang ở mức ¾ túi và chưa có dòng
chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
+ Túi sạch luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh.
+ Túi không có biểu tượng chỉ loại chất thải, bên ngoài túi có chú thích
loại chất thải.

Hình 2.3. Tình hình phân loại CTYT vào túi đựng CTYT của
Trạm y tế xã Đông Phước

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


23

- Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn:


+ Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, có khă năng chống thấm.
+ Có nắp đóng mở, có quai.
+ Màu vàng, kích thước phù hợp.
+ Miệng hộp đủ lớn cho vật sắc nhọn vào mà không cần lực đẩy.
+ Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.
+ Bên ngoài không có dòng chữ: “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC
NHỌN”. Có vạch báo hiệu ở mức ¾ hộp, có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC
ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
+ Hộp có biểu tưởng chỉ loại chất thải.

Hình 2.4. Thùng đựng chất thải sắc nhọn của Trạm y tế xã Đông Phước
- Thùng đựng chất thải:
+ Có các thùng đựng chất thải.
+ Thùng bằng nhựa, thành dày và cứng. Có nắp đóng mở bằng cách đạp
chân.
+ Dung tích thùng phù hợp với lượng chất thải phát sinh.
+ Thùng chưa đúng loại màu với màu túi từng loại chất thải.
+ Bên ngoài thùng không có vạch báo hiệu ở mức ¾ thùng, và không có
dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
+ Nơi đặt thùng thích hợp gần nguồn phát sinh.
+ Thùng có dán phiếu hướng dẫn phân loại và thu gom.
+ Thùng không có biểu tượng chỉ loại chất thải.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


24

Hình 2.5. Tình hình phân loại CTYT vào thùng đựng chất thải của Trạm y tế xã
Đông Phước
2.4. Tình hình quản lý (thu gom, vận chuyển, lưu trữ) và xử lý chất thải y
tế tại Trạm y tế xã Đông Phước

2.4.1. Tình hình thu gom chất thải y tế


Các vật dụng để đựng rác thải: túi nilong thông thường, túi đựng rác
chuyên dụng, thùng rác thông thường, thùng rác chuyên dụng, nhân viên cho
biết thùng đựng chất thải không được vệ sinh hàng ngày.
Ga trải giường được thu gom giặt giũ 2 tuần 1 lần, thiết bị y tế có chứa
thủy ngân bị rơi vỡ được dùng lưu huỳnh để xử lý.

Trạm có các nội quy, quy chế hướng dẫn việc thu gom rác thải phổ biến
cho các nhân viên để dễ dàng trong việc triễn khai công tác quản lý chất thải.
Đảm bảo về các phương tiện rửa tay, bảo hộ cho nhân viên dụng cụ hóa chất
làm vệ sinh trong quá trình xử lý chất thải y tế.

Chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định,
có nhãn hoặc ghi bên ngoài tại nơi phát sinh chất thải, các chất khác loại không
lẫn vào nhau, lượng chất thải đôi khi nhiều hơn ¾ túi không thể buộc lại được.

2.4.2. Tình hình vận chuyển chất thải y tế


Chất thải nguy hại và thông thường phát sinh tại các phòng được đưa về
nơi lưu trữ của trạm 1 ngày 1 lần vào cuối ngày hoặc nhiều hơn khi cần. Rác

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


25

thải được thu gom ít nhất 2 lần một tuần vào buổi chiều, bởi xe tải chuyên
dụng.
Trạm có quy định đường vận chuyên, giờ vận chuyển, cũng như có xe
đẩy chuyên dụng để thực hiện vận chuyển rác thải từ nơi phát sinh về nơi tập
trung của trạm cũng như việc vận chuyển ngoài trạm. Các dụng cụ được buộc,
đậy kín, không rơi vãi, phát tán mùi khi vận chuyển. Vận chuyển chịu trách
nhiệm bởi trung tâm y tế huyện Châu Thành, Trạm y tế có sổ theo dõi lượng
chất thải hàng ngày phát sinh tại trạm.

2.4.3. Tình hình lưu trữ chất thải y tế


Rác thải được lưu giữ trong trạm tối đa là 3 ngày, không có rác thải lưu
trữ trong nhà bảo quản lạnh hay thùng lạnh, các chất thải nguy hại và chất thải
thông thường không được lưu trữ trong các buồng riêng với nhau, tuy nhiên
không bị lẫn lộn vào nhau mà vẫn được phân biệt bởi các túi riêng.

Nơi lưu trữ các loại chất thải đảm bảo khoảng cách với nhà ăn, buồng
bệnh, lối đi công cộng và khu vực đông người khoảng 6 km tuy nhiên không
được che chắn kĩ càng, bảo vệ khỏi các động vật hoặc người không nhiệm vụ
xâm nhập.

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung
không được xử lý ban đầu (khử khuẩn, tiệt khuẩn…) tại nơi phát sinh vì không
có các điều kiện đầy đủ.

2.4.4. Tình hình xử lý chất thải y tế tại Trạm y tế xã Đông Phước


- Xử lý rác thải rắn: Trạm y tế xã Đông Phước chỉ xử lý tại chỗ những
rác thải thông thường, không có thiết bị chuyên dụng để xử lý chất thải
lây nhiễm.
- Đối với rác thải thông thường hay rác thải sinh hoạt: trạm y tế thiêu
huỷ ở một hố trống sau trạm y tế mà không có lò đốt chuyên dụng. Rác
thải thông thường cũng không được tái chế sau khi sử dụng.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


26

Hình 2.6. Hố phía sau Trạm y tế xã Đông Phước- Nơi thiêu hủy
rác thải sinh hoạt
- Đối với rác thải lây nhiễm: trạm y tế không có thiết bị chuyên dụng để
xử lý mà liên kết với Trung tâm y tế huyện Châu Thành để tiến hành đưa
rác thải lây nhiễm đi xử lý. Cụ thể, rác thải lây nhiễm được đóng gói cẩn
thận và được chở đi mỗi ba ngày/lần vào buổi chiều bởi xe của Trung
tâm y tế huyện Châu Thành.
- Nước thải: trạm y tế xã Đông Phước không có trang bị máy xử lý nước
thải mà nước thải sẽ trực tiếp đổ ra môi trường bên ngoài (cụ thể là con
sông phía sau trạm y tế).
- Khí thải: ở trạm y tế cũng không có thiết bị xử lý khí thải, tuy nhiên,
trên thực tế ở trạm y tế xã Đông Phước hầu như không có khí thải độc
hại với môi trường.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


27

CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN



3.1. Đặc điểm Trạm y tế xã Đông Phước
Đông Phước là một trong bảy xã của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang. Xã đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015 nên
TYT xã Đông Phước không phải là xã còn khó khăn. TYT xã Đông Phước
được thành lập vào 1/1/2000 với diện tích khuôn viên trạm là 2000 m2. Để
phục vụ và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của 10620 người dân nơi đây,
TYT đã có 2 bác sĩ, 4 y sĩ, 1 cử nhân và 1 dược sĩ. Như vậy có thể xem là đáp
ứng đủ cán bộ y tế cho địa phương (Năm 2005, 1 bác sĩ sẽ phục vụ cho 1659
người dân [4]). Cán bộ y tế được đảm bảo sức khỏe đầu vào, được kiểm tra
sức khỏe định kì, là những người có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong
công tác khám chữa bệnh.
Trung bình TYT có 15 người dân đến khám chữa bệnh trong 1 ngày.
Các bệnh thường gặp là sốt xuất huyết, tăng huyết áp và đái tháo đường. Do
đặc điểm nơi đây có nhiều kênh rạch lại trồng nhiều cây ăn quả và hoa màu,
đây là môi trường tốt để muỗi sinh sản, phát triển nên dễ gây bệnh sốt xuất
huyết. Đồng thời, người dân nơi đây thường có thói quen ăn nhiều muối và
đường trong các bữa ăn nên cũng dễ mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
Vậy nên các công tác dự phòng và tuyên truyền cho người dân là rất quan
trọng.
Theo khảo sát, có 12 đợt tiêm chủng trong 1 năm tại TYT xã Đông
Phước. Khoảng 110 người/đợt tiêm chủng. Các vaccin tiêm chủng đủ 5 loại.
Việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được các cán bộ y tế xã đặc biệt quan
tâm. Phần lớn trẻ em và phụ nữ mang thai đều được tiêm chủng định kì, đúng
hẹn.
TYT cũng tổ chức tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ độ
tuổi từ 15 đến 49 tuổi đã có gia đình. Mỗi năm TYT tổ chức 1 lần (năm nay là
ngày 6/7/2019). Tuy nhiên chỉ đạt 80% người dân hưởng ứng vì kiến thức của
họ về kế hoạch hóa gia đình vẫn còn hạn chế.
Hiểu được những vấn đề còn khó khăn của người dân về các vấn đề
chăm sóc sức khỏe, các yếu tố liên quan đến dịch bệnh, tiêm chủng chưa được
quan tâm nhiều nên TYT xã Đông Phước đã tiến hành nhiều đợt tuyên truyền,
giáo dục sức khỏe cho người dân. Các cán bộ y tế được tập huấn và học tập

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


28

không ngừng nhằm nắm bắt những tiến bộ của y khoa để phục vụ người dân
được tốt hơn như tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, quản lý CTYT,...
3.2. Tình hình phát sinh chất thải y tế tại Trạm y tế xã Đông Phước
Nguồn phát sinh CTYT chủ yếu từ công tác khám chữa bệnh với tổng
lượng CTYT là 0,5kg/ngày trong đó CTYT không nguy hại là 0,3kg/ngày
(chiếm 60%), CTYT nguy hại là 0,2kg/ngày (chiếm 40%). CTYT nguy hại của
TYT xã Đông Phước khá cao. Thông thường CTYT nguy hại chiếm từ 10-
25%, CTYT không nguy hại chiếm từ 75-90% tổng lượng CTYT. Điều này có
thể lí giải là do TYT thường tổ chức nhiều đợt tiêm chủng, người dân đến khám
chữa bệnh, truyền dịch,... nên số lượng CTYT sắc nhọn là 0,1kg/ngày, CTYT
lây nhiễm không sắc nhọn là 0,1kg/ngày.

Bảng 3.1. CTYT ở một số bệnh viện ở Cần Thơ năm 2017. [5]
Kết quả năm 2017
CTYT CTYT CTYT
nguy hại nguy hại thông
lây nhiễm không lây nhiễm thường
(tấn/năm) (tấn/năm) (tấn/năm)
BV Nhi đồng Cần Thơ 16,32 0,329 697,48
BV Đa khoa Trung ương 126,427 14,753 831,323
Cần Thơ
BV trường Đại học Y Dược 17,28 1,26 90
Cần Thơ
Nếu so sánh CTYT của TYT xã Đông Phước với một số bệnh viện lớn
ở Cần Thơ ta thấy CTYT phát sinh không nhiều. Chính vì vậy mà TYT chưa
có sổ theo dõi lượng CTYT phát sinh cũng như lượng CTYT chưa được xử lý
mỗi ngày. Nhưng không vì thế mà việc quản lý và xử lý chất thải không được
TYT quan tâm. Hiện nay, tình hình phát sinh CTYT của TYT đang tăng dần
do tỉ lệ sử dụng dụng cụ vật tư y tế tiêu hao dùng 1 lần nhiều. Các cán bộ y tế
của trạm được tập huấn kĩ về quản lý CTYT, họ phân loại ngay tại nguồn phát
sinh và quản lý đến khi CTYT được vận chuyển ra ngoài TYT để xử lý. Các
cán bộ y tế cũng được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang
khi thu gom, phân loại cũng như trong khám chữa bệnh.
3.3. Tình hình phân loại chất thải y tế tại Trạm y tế xã Đông Phước
Tình hình phân loại rác thải ở trạm nhìn chung đã đáp ứng đầy đủ vật
dụng đựng rác thải, đảm bảo đủ số lượng cũng như kích thước phù hợp với số
lượng rác thải ra. Các thùng đựng đều có nắp đậy cẩn thận kín đáo, chỗ để hợp
Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP
29

lí. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đó là thùng đựng rác thải không có biểu
tượng chỉ loại rác thải mặc dù đã có chữ dán ở trên nắp, màu sắc thùng chưa
đúng với màu quy định phân loại rác. Một số thùng hay túi đựng rác thải không
có vạch giới hạn.
3.4. Tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế tại Trạm y tế xã Đông Phước
Về công tác quản lí thu gom vận chuyển chất thải y tế và lưu trữ chất
thải y tế cũng đã đáp ứng tương đối. Trạm trang bị khá đầy đủ vật dụng để
đựng rác thải, thu gom đúng theo phân loại màu quy định, vận chuyển đảm bảo
đúng thời gian an toàn. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều thiếu sót trong công tác
quản lí thu gom vận chuyển và lưu trữ rác thải. Điển hình nơi lưu trữ chất thải
nguy hiểm vẫn không được che chắn kín hay có biển báo nguy hiểm. Rác thải
sinh hoạt vẫn để chung chỗ với rác thải lây nhiễm mặc dù đã cột miệng túi cẩn
thận. Vật dụng đựng rác vẫn chưa được vệ sinh đúng hay ga trải giường cần vệ
sinh đúng thời gian.
Vấn đề xử lí rác thải y tế tại trạm là điều lo ngại nhất. Trạm vẫn chưa
trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng để xử lí rác thải lây nhiễm. Rác thải sinh
hoạt hay rác thải thông thường không được tái sử dụng sau khi dùng hay tiêu
hủy chúng một cách sơ sài. Chưa trang bị máy xử lí nước thải mà trực tiếp thải
ra con sông phía sau trạm xá. Vấn đề quản lí và xử lí rác thải chưa thật sự được
trạm coi trọng điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không
đươc khắc phục đúng cách.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


30

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN



4.1. Đặc điểm Trạm y tế xã Đông Phước
- TYT thuộc khu vực xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
được xây dựng vào ngày 1/1/2000 với diện tích là 2000m2, khuôn viên
có nhiều cây xanh, khu trồng cây dược liệu. Có đường giao thông riêng,
có xây dựng cổng, tường rào. Có khu vực đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà bếp.
- Hiện tại trạm đnag thực hiện công tác khám chữa bệnh cho khoảng
10620 người dân tại xã Đông Phước.
- Khu vực khám chữa bệnh thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng. Có 4
phòng lưu bệnh và phòng chức năng chuyên chăm sóc sức khỏe sản
khoa.
- Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin tại trạm tương
đối tốt và hiện đại.
- Hiện tại có 8 nhân viên y tế bao gồm: 2 bác sĩ, 1 cử nhân, 1 dược sĩ và
4 y sĩ thực hiện công việc quản lý, khám và chữa bệnh tại trạm.
- Trung bình mỗi ngày khám bệnh và cấp thuốc cho khoảng 15 bệnh nhân
trong xã Đông Phước.
- Tổ chức 12 đợt tiêm chủng mỗi năm với 5 loại vaccin được tiêm ngừa
cho khoảng 110 dân/ 1 đợt.
- Hằng năm đều triển khai KHHGĐ (1 năm/1 lần), lần gần nhất 6/7/2019
cho đối tượng 15-49 tuổi đã có gia đình. Việc hoạt động đạt kết quả lên
đến 80% hộ dân thực hiện.

4.2. Tình hình phát sinh, phân loại, quản lý và xử lý chất thải y tế tại Trạm
y tế xã Đông Phước
- Hiện nay tổng khối lượng CTYT phát sinh có thể lên đến 0,5kg/ngày
đêm, chủ yếu là 2 loại rác thải lây nhiễm (0,3kg/ ngày đêm) và rác thải
thông thường (0,2kg/ ngày đêm). Nguồn phát sinh CTYT chủ yếu đến
từ các công tác khám chữa bệnh của trạm.
- Với lượng CTYT phát sinh nêu trên trạm có nhiều ưu điểm cũng như
còn hạn chế trong quá trình xử lý:
+ Ưu điểm:
• TYT có ký kết với cơ sở pháp nhân là trung tâm y tế huyện Châu

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


31

Thành trong quá trình xử lý CTYT


• Việc phân loại rác thải tại trạm tương đối chính xác, với màu sắc
các túi chứa và hộp đựng có quy định rõ ràng, ngăn nắp.
• Có nơi dự trữ CTYT và nơi dự trữ cách buồng bệnh, khu vực đông
người tương đối an toàn (6km).
• Các chất thải được vận chuyển đến nơi dự trữ mỗi ngày 1 lần, có
quy định đường vận chuyển nghiêm ngặt.
+ Hạn chế:
• Việc thu gom rác thải diễn ra không được thường xuyên vì trạm
nằm cách xa quốc lộ thuộc vùng sâu vùng xa (2 lần/tuần).
• Thời gian lưu trữ CTYT lây nhiễm tại trạm khá dài (3 ngày).
• Không có quá trình xử lý CTYT ban đầu tại trạm.
• Với rác thải sinh hoạt trạm tự thêu đốt đất phía sau trạm mà không
có lò đốt cố định.
• Không có máy xử lý nước thải nên nước thải được thải ra trực tiếp
bên ngoài.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


32

CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ



Nhằm khắc phục những mặt hạn chế nêu trên báo cáo viên xin đưa ra
các kiến nghị sau đây:

- Việc thu gom CTYT tại trạm nên diễn ra thường xuyên hơn góp phần
ngăn chăn việc ô nhiễm cũng như lây lan mầm bênh do chất thải lây
nhiễm gây ra. Rút ngắn thời gian lưu trữ CTYT tại trạm.
- TYT cần đề ra kế hoạch để có thể xử lý CTYT ban đầu góp phần bảo vệ
môi trường, hạn chế rác thải.
- Khuyến khích trạm xây dựng các lò đốt để thêu hủy rác thải thông
thường và rác thải nguy hiểm nhằm tránh ô nhiễm không khí.
- Cần trang bị hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thải thải ra trong
quá trình hoạt động của trạm, ngăn chặn thực trạng ô nhiễm nguồn nước,
ô nhiễm môi trường. Góp nhân bảo vệ sức khỏe những hộ dân khu vực
lân cận.
- Ngoài ra nhân viên y tế cần tuân thủ chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, yêu
cầu vệ sinh, an toàn trong công tác quản lý và xử lý chất thải y tế theo
đúng quy định.
- Trạm y tế cần trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân( quần áo bảo hộ,
nón, khẩu trang, kính, giầy- ủng, găng tay…) cho các nhân viên y tế đặc
biệt là những người làm công tác xử lý, buộc các túi đựng chất thải, thu
gom, vận chuyển,…..để hạn chế sự cố ngoài ý muốn.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình sức khỏe môi trường - sức khỏe nghề nghiệp năm 2019, Trường
ĐHYD Cần Thơ (trang 49-52).
2. Tạp chí Môi trường số 5/2016, Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế
giới trong quản lý chất thải y tế (tác giả: Lê Minh Sang – Chuyên gia y tế Ngân
hàng Thế giới ).
Link: http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Kinh-nghiệm-
của-một-số-quốc-gia-trên-thế-giới-trong-quản-lý-chất-thải-y-tế-41225
(truy cập ngày 20/11/2019)
3. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy
định về quản lý chất thải y tế ( Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường –
Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến ).
Link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-
truong/Thong-tu-lien-tich-58-2015-TTLT-BYT-BTNMT-quan-ly-chat-thai-
y-te-286501.aspx
(truy cập ngày 20/11/2019)
4. Giáo trình Dân số và Truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2019, Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ (trang 131).
5. NLD (2018), Lượng chất thải y tế nguy hại tại Cần Thơ đang tăng nhanh.
Link: http://xulyracthaiyte.vn/tin-tuc/luong-chat-thai-y-te-nguy-hai-tai-
can-tho-dang-tang-nhanh/
(truy cập ngày 19/11/2019).

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


PHỤ LỤC 1. BẢNG PHÂN CÔNG VIẾT BÁO CÁO
TT Họ và tên Phụ trách
1 Trần Thị Thùy Linh - Bộ câu hỏi: 2. Nhân sự và tình hình hoạt động
- Đặt vấn đề & Mục tiêu thực tập
- Tài liệu tham khảo
2 Nguyễn Huỳnh Nương - Bộ câu hỏi: 1. Đặc điểm địa bàn, địa điểm khảo sát
- Chương 2. Kết quả – Mục 2.4. Phần tình hình quản lý
CTYT
3 Nguyễn Hồng Nhung - Bảng kiểm: 7. Yếu tố khác
- Tổng hợp, chỉnh sửa nội dụng, thiết kế bộ câu hỏi,
bảng kiểm, báo cáo thực tập.
- Bảng viết tắt, Mục lục, Phụ lục, Hình ảnh.
- Thay mặt nhóm gửi đôi lời cảm ơn đến
thầy/cô/anh/chị.
4 Tô Thị Thu Thảo - Bảng kiểm: 2. Phân loại & 3. Thu gom CTYT
- Chương 3. Bàn luận – Mục 3.1 & 3.2
- Tài liệu tham khảo
5 Lê Thị Thúy - Bộ câu hỏi: 3. Tình hình phát sinh, loại, lượng CTYT
- Chương 3. Bàn luận – Mục 3.3 & 3.4
6 Nguyễn Thị Kim Thy - Bộ câu hỏi: 5. Xử lý CTYT
(Trưởng nhóm) - Bảng kiểm: 6. Xử lý CTYT
- Chương 4. Kết luận & Chương 5. Kiến nghị
7 Phạm Vũ Thảo Vân - Bộ câu hỏi: 4. Phân loại, thu gom CTYT
- Chương 1. Công cụ thu thập thông tin
8 Hà Thị Kim Yến - Bảng kiểm: 1. Sơ lược về Trạm y tế
- Chương 2. Kết quả – Mục 2.4. Phần tình hình xử lý
CTYT
9 Nguyễn Thúy Linh - Bộ câu hỏi: 5. Vận chuyển chất thải trong nội vi TYT
- Bảng kiểm: 4. Vận chuyển chất thải trong nội vi TYT
- Chương 2. Kết quả – Mục 2.2
10 Đinh Nguyễn Ái My - Bộ câu hỏi: 5. Vận chuyển chất thải ra ngoài TYT
- Bảng kiểm: 4. Vận chuyển chất thải ra ngoài TYT
- Chương 2. Kết quả - Mục 2.1
11 Nguyễn Thị Kim Ngân - Bộ câu hỏi: 5. Lưu trữ CTYT
- Bảng kiểm: 5. Lưu trữ CTYT
- Chương 2. Kết quả - Mục 2.3
 Phân công chịu trách nhiệm sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn: Thùy Linh,
Huỳnh Nương, Kim Thy.
 Phân công đánh giá bảng kiểm: Thu Thảo, Kim Yến, Thúy Linh, Ái My.
 Phân công chụp ảnh làm tư liệu báo cáo: Hồng Nhung, Lê Thị Thúy, Thảo
Vân, Kim Ngân.

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH THỰC TẬP

Hình 1. 7h sáng tại Trạm Y Tế xã Đông Phước, huyện Châu Thành,


tỉnh Hậu Giang

Hình 2. Trạm Y Tế với góc nhìn đầy nắng và gió nhẹ


Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP
Hình 3. Một góc trong khuôn viên Trạm Y Tế

Hình 4. Cả nhóm chụp hình với chị Nguyễn Thị Kim Hoàn – Trưởng Trạm Y Tế

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


Hình 5. Nội quy của Trạm Y Tế xã Đông Phước

Hình 6. Hố phía sau Trạm y tế xã Đông Phước- Nơi


thiêu hủy rác thải sinh hoạt

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


Hình 6. Trạm đáp ứng đầy đủ về điện và biển báo nhắc nhở để phòng cháy nổ

Hình 7. Xe tiêm sạch sẽ, ngắn nắp

Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP


Hình 8. Thùng đựng chất thải tuy không có biểu tượng chỉ loại chất thải nhưng có
dán phiếu hướng dẫn phân loại và thu gom

Hình 9. Phân loại rác thải y tế đáp ứng đúng quy định về màu túi

Hình 10. Thùng đựng chất thải sắc nhọn có vạch không được quá vạch này, có biểu
tượng nguy hại sinh học
------HẾT------
Nhóm N26D – YD K43 – CTUMP

You might also like