You are on page 1of 91

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LỤC HẬU GIANG

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUI TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC CHO BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở KHOA
KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN NỘI TIẾT LÀO CAI NĂM 2020

LUẬN VĂN
CKII TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI 2020
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LỤC HẬU GIANG

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC CHO BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở KHOA
KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN NỘI TIẾT LÀO CAI NĂM 2020

LUẬN VĂN
CKII TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS Hoàng Cao Sạ

HÀ NỘI 2020
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập của học viên trong thời gian
tham gia đào tạo chương trình chuyên khoa II chuyên ngành Tổ chức Quản lý Y tế -
Trường Đại học Y tế công cộng
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau
đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành chương trình học tập.
Với tình cảm chân thành, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
giáo viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng Cao Sạ đã dành thời gian quý báu, tận tình chỉ
bảo học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai và các bạn
đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Lào Cai, ngày tháng 11 năm 2020
HỌC VIÊN

Lục Hậu Giang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
MỤC TIÊU................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN......................................................................................4
1.1 Tổng quan về bệnh đái tháo đường.................................................................4
1.2. Khái niệm về cung ứng thuốc trong bệnh viện...............................................4
1.3. Sử dụng thuốc.................................................................................................5
1.4. Hoạt động sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện...........................................8
1.5. Quy trình cấp phát thuốc trên thế giới và Việt Nam.....................................13
1.6. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu........................................................16
1.7. Khung lý thuyết............................................................................................18
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................19
2.4. Cỡ mẫu.........................................................................................................19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................21
2.6. Các biến số nghiên cứu.................................................................................23
2.7. Tiêu chí đánh giá..........................................................................................23
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................24
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................25
3.1. Thông tin chung về bệnh nhân trong nghiên cứu..........................................25
3.2. Mô tả quy trình cấp phát thuốc cho BN đái tháo đường típ 2.......................25
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cấp phát thuốc.....................................36
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN....................................................................................47
4.1. Mô tả quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú..................47
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cấp phát thuốc.....................................54
4.3. Hạn chế, sai số có thể gặp và biện pháp khắc phục......................................57
KẾT LUẬN.............................................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................61
PHỤ LỤC................................................................................................................ 64
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN Bệnh nhân
BHYT Bảo hiểm Y tế
ĐTĐ Đái tháo đường
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
IDF International Diabetes Federation - Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế
NVYT Nhân viên y tế
FEFO Nhập trước-xuất trước, hết hạn trước-xuất trước
PVS Phỏng vấn sâu
WHO (World Health Organization) - Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1 Quy trình sử dụng thuốc tại Bệnh viện.......................................................8
Hình 1.2 Khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu...............................................18
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị cho ở người trưởng thành, không có thai………….
…….6
Bảng 1.2: Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng thuốc không hợp
lý………………………9
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu……….
………………….25
Bảng 3.2: Kết quả quan sát quá trình tiếp nhận đơn
thuốc………………………....26
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá bước hiểu và kiểm tra đơn
thuốc……………………..27
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, ghi nhãn…………………
28
Bảng 3.5: Kiểm tra đơn thuốc lần
cuối…………………………………………….30
Bảng 3.6: Ghi chép lại các hoạt
động……………………………………………….30
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá quá trình phát thuốc ………………………………….31
Bảng 3.8: Tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc………………………….32
Bảng 3.9 Thời gian cấp phát thuốc………………………………………………...33
Bảng 3.10: Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế………………………………………
34
Bảng 3.11: Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ……………………………………..35
Bảng 3.12: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất……………………………………..37
Bảng 3.13: Bảng thống kê theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho chính 6 tháng 2020………
40
Bảng 3.14: Thực trạng về trang thiết
bị…………………………………………….40
Bảng 3.15: Thực trạng nhân lực………………………………………………….43
Bảng 3.16: Thống kê công tác khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2017-
2020……….44
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đái tháo đường là bệnh mạn tính, phải điều trị lâu dài, kết hợp nhiều loại
thuốc do đó vấn đề thông tin thuốc, sử dụng thuốc hợp lý sẽ góp phần vào việc điều
trị có hiệu quả, ổn định . Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho
bệnh nhân trên cơ sở đơn thuốc của họ. Đây là quy trình quan trọng trong chu trình
sử dụng thuốc vì nếu xảy ra sai sót hay thực hiện không đầy đủ có thể dẫn đến
những tác động xấu đối với sức khỏe của người bệnh.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích
kết hợp định lượng và định tính, tiến hành từ tháng 8/2020 đến hết tháng 9/2020.
Nghiên cứu định lượng tiến hành thông qua việc quan sát và đánh giá bảng kiểm
quy trình cấp phát thuốc của 290 bệnh nhân và đánh giá bảng kiểm thu thập các
thông tin của khoa Dược. Nghiên cứu định tính được thu thập qua phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm cán bộ y tế, bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ các bước trong quy trình cấp phát
thuốc còn thấp: không có sự kiểm tra lại sự hợp lý của đơn thuốc (thời điểm dùng,
đường dùng, liều dùng và tương tác); 41,4% đơn thuốc được lấy theo nguyên tắc
FEFO; 43,1% đơn thuốc được kiểm tra lần cuối thông tin trước khi cấp; 6,2% có tư
vấn cách dùng thuốc; 4,8% đơn thuốc bị cấp phát thiếu thuốc.
Các yếu tố ảnh hưởng tới qui trình cấp phát thuốc bao gồm: cơ sở vật chất;
trang thiết bị; nhân lực. Về cơ sở vật chất: bố trí các phòng, kho của khoa Dược
chưa hợp lý, kho chính nằm ở tầng 2, phòng cấp phát ở tầng 1, chưa thuận tiện cho
việc vận chuyển thuốc; Về trang thiết bị: theo dõi nhiệt độ, độ ẩm vẫn đang theo
cách thức thủ công. Chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo tương tác thuốc, chưa
số hoá thông tin sử dụng thuốc lên phần mềm; Về thực trạng nhân lực: tỷ lệ nhân
viên khoa Dược so với tổng số nhân viên toàn bệnh viện (8%) thấp so với quy mô
hoạt động chuyên môn và số giường bệnh. Chưa có dược sĩ lâm sàng. Công tác đào
tạo cho dược sĩ tại Bệnh viện chưa được chú trọng.
Khuyến nghị của nghiên cứu đưa ra gồm: xây dựng quy trình cấp phát chuẩn.
Bổ sung nhân lực và tổ chức đào tạo cho nhân viên khoa Dược. Sắp xếp lại khu vực
làm việc của khoa Dược, áp dụng công nghệ thông tin và tự động hoá trong việc
quản lý tồn trữ như việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho thuốc và tủ mát.
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện nói riêng giữ
vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe của người bệnh. Thực trạng cung ứng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý
trong các bệnh viện đang là một vấn đề bất cập có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
điều trị và chăm sóc người bệnh, nó diễn ra không chỉ với các nước nghèo, nước
đang phát triển mà ngay cả với các nước phát triển.
Mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến
năm 2020 là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo
cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý (1). Trong mạng lưới cung ứng thuốc, bệnh viện là
một mắt xích quan trọng, ở đó thuốc được cung cấp trực tiếp cho người bệnh. Quản
lý cung ứng thuốc trong bệnh viện là các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh
viện, từ việc lựa chọn, mua sắm đến cấp phát và quản lý việc sử dụng thuốc trên
bệnh nhân.
Trong chu trình sử dụng thuốc gồm bốn bước: chẩn đoán, kê đơn, cấp phát và
sử dụng của người bệnh thì cấp phát và sử dụng thuốc ít được chú trọng. Các biện
pháp thúc đẩy và cải thiện việc sử dụng thuốc hợp lý thường chỉ tập trung vào việc
đảm bảo kê đơn hợp lý, ít khi quan tâm đến quá trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân,
vì vậy có thể dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả, gây lãng phí không nhỏ cho xã
hội… Trong cấp phát thuốc,việc kiểm soát không tốt dẫn đến nguy cơ cấp phát
không chính xác, nhầm về số lượng, nhầm hàm lượng hoặc nhầm thuốc có tên và
mẫu mã giống nhau…
Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về nội tiết và rối
loạn chuyển hóa như đái tháo đường, basedow…gia tăng nhanh chóng, trở thành
một thách thức không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong số các bệnh nội tiết,
đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây phổ biến và gia tăng nhanh nhất trên
toàn cầu trong thế kỷ 21. Đây là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở
người lớn và ước tính đã gây ra bốn triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2017
2

(2). Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2019, thế giới
có hơn 463 triệu người mắc bệnh và ước tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 578 triệu
người mắc bệnh và con số này dự kiến đến năm 2045 sẽ là 700 triệu người (2).
Đái tháo đường là bệnh mạn tính, phải điều trị lâu dài, thường kèm theo các
biến chứng. Bệnh nhân đái tháo đường đa số cao tuổi, mắc bệnh nhiều năm dẫn tới
tâm lý chán nản vì vậy việc tuân thủ điều trị mà đặc biệt là tuân thủ sử dụng thuốc
không tốt. Ngoài ra còn ảnh hưởng của tuổi tác tới việc ghi nhớ các chỉ định sử
dụng thuốc tương đối khó khăn. Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay có
rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị đái tháo đường (đa dạng về đường
dùng, biệt dược, cách sử dụng). Do đó, vấn đề thông tin thuốc, sử dụng thuốc hợp
lý sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả.
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh thực hiện
chức năng khám chữa bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa cho nhân dân trên địa
bàn tỉnh. Hiện nay, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Lào Cai đang quản lý và
theo dõi điều trị ngoại trú hơn 1500 BN đái tháo đường, trong đó chủ yếu là đái tháo
đường típ 2 (3). Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú ngày càng đông
đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện. Tuy vậy, vẫn
chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá về vấn đề cấp phát thuốc
cũng như các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Nội tiết Lào Cai, cũng như trên toàn
địa bàn tỉnh.
Để góp phần khắc phục các hạn chế trong quá trình sử dụng thuốc cũng như
nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm bớt các tác dụng không mong muốn do việc
sử dụng thuốc gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thực hiện
quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và một số yếu tố
ảnh hưởng ở khoa Khám bệnh Bệnh viện Nội tiết Lào Cai năm 2020”.
3

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ĐTĐ típ
2 ở khoa khám bệnh Bệnh viện Nội tiết Lào Cai năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình cấp phát thuốc
cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ở khoa khám bệnh Bệnh viện Nội tiết Lào Cai năm 2020.
4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN


1.1 Tổng quan về bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có
đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của
insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối
loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh (4)
1.1.2. Dịch tễ học
1.1.2.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
Tính từ năm 2000, tỷ lệ bệnh đái tháo đường (ở người từ 20 đến 79 tuổi) đã
tăng từ 151 triệu lên 463 triệu (9,3%) trong năm 2019 (5).
Theo ước tính của IDF năm 2019, chi phí điều trị ĐTĐ chiếm khoảng 10% chi
phí Y tế toàn cầu khoảng hơn 700 tỉ đô la (5). Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới (nam và
nữ) trong các khu vực đều xấp xỉ nhau (6).
1.1.2.2 Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam
Việt Nam không nằm trong 10 nước có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhưng là quốc gia
có tốc độ phát triển bệnh nhanh. ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian
và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa.
Theo kết quả do Bê ̣nh viê ̣n Nô ̣i tiết Trung ương thực hiê ̣n, tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi
30 – 69 là 5,4%, vùng có tỷ lệ ĐTĐ thấp nhất là Tây Nguyên (3,8%), vùng có tỷ lệ
ĐTĐ cao nhất là Tây Nam Bộ (7,2%) (7). Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng
quan tâm ở nước ta, tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát
hiện vẫn rất cao (là 63,6%) so với năm 2002 (64%) (8) (7)
5

1.2. Khái niệm về cung ứng thuốc trong bệnh viện


Cung ứng thuốc bệnh viện là một chuỗi các hoạt động bao gồm từ việc
lựa chọn thuốc, sau đó đến tổ chức mua sắm, cấp phát và sử dụng thuốc.
Như vậy, sử dụng thuốc là một bước trong quy trình cung ứng thuốc khép kín
gồm: lựa chọn, tổ chức mua sắm, tồn trữ và cấp phát, sử dụng. Các bước này đều có
vai trò quan trọng như nhau, bước này tạo tiền đề và ảnh hưởng tới các bước tiếp
theo.
Lựa chọn thuốc nên dựa trên kinh nghiệm thực tế của nhu cầu chăm sóc sức
khỏe và sử dụng thuốc. Việc gia tăng chi phí, thiếu hụt thuốc trở nên phổ biến và
bệnh nhân sẽ gánh chịu hậu quả nếu mỗi nhiệm vụ được thực hiện không như là
một thành phần của hệ thống cung ứng thuốc và không liên kết với nhau (10).
Sử dụng thuốc phù hợp trong bệnh viện là trách nhiệm của nhiều người bao
gồm bác sĩ, dược sĩ, nhà quản lý, nhân viên hỗ trợ và bệnh nhân. Hội đồng thuốc và
điều trị chịu trách nhiệm ban hành chính sách, quy trình và giám sát thực hành để
thúc đẩy việc sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả (11).
Thông tư số 23/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định: Thầy thuốc thực hiện chỉ
định thuốc phù hợp; chỉ định thời gian dùng thuốc; thông báo tác dụng không mong
muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh. Dược sĩ khoa
dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho
thầy thuốc, dược sĩ, điều dưỡng và người bệnh; thầy thuốc hướng dẫn người bệnh
(hoặc người nhà người bệnh) cách dùng thuốc; điều dưỡng, hộ sinh chịu trách
nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để đảm
bảo thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh; người bệnh
phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ
định của thầy thuốc. Khoa Dược chịu trách nhiệm kiểm soát phân phối thuốc và
thúc đẩy sử dụng thuốc an toàn (12). Đây là một thử thách vì thuốc được bác sĩ kê
đơn, điều dưỡng cho dùng thuốc.
Những hoạt động khác của dược bệnh viện gồm đánh giá sử dụng thuốc, theo
dõi phản ứng có hại của thuốc và theo dõi sai sót trong điều trị. Người dược sĩ trong
bệnh viện là chuyên gia về thuốc, chịu trách nhiệm tư vấn về kê đơn, dùng thuốc,
6

giám sát cũng như quản lý cung ứng thuốc để đảm bảo thuốc luôn sẵn có thông qua
mua, bảo quản, phân phối, kiểm soát tồn kho và đảm bảo chất lượng (10)
1.3. Sử dụng thuốc
1.3.1 Sử dụng thuốc hợp lý
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng
thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá
thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng
thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả
phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng.
Sử dụng thuốc hợp lý bao gồm:
- Kê đơn thuốc một cách hợp lý.
- Thuốc sử dụng cho bệnh nhân đảm bảo có hiệu lực, an toàn chi phí hợp lý và
đúng liều lượng, đúng dạng bào chế và thời gian dùng.
- Phù hợp với từng bệnh nhân, có liên quan đến chống chỉ định và các tác
dụng không mong muốn của thuốc.
- Cấp phát đúng, đủ thuốc và kèm theo hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc kê
đơn một cách hợp lý.
- Sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân.
1.3.2. Sử dụng thuốc không hợp lý
Sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm các trường hợp kê đơn thuốc không cần
thiết, kê sai thuốc điều trị, kê đơn và cấp phát các thuốc không có hiệu lực, không
an toàn, không kê các thuốc có hiệu lực và sẵn có, bệnh nhân dùng thuốc sai (13).
Việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến chi
phí dịch vụ y tế, chất lượng điều trị của thuốc và các biện pháp trị liệu, cũng như là
một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Thuốc sử dụng không hợp
lý có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây nguy hiểm tới cuộc sống của người bệnh, làm
giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng tới chi phí chăm sóc
sức khỏe, gây lãng phí nguồn lực tài chính và tâm lý lệ thuộc vào thuốc của bệnh
nhân, nhu cầu dùng thuốc không chính đáng, không hợp lý trong cộng đồng (14).
7

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc không hợp lý, bao
gồm hệ thống y tế, người kê đơn, người cấp phát, bệnh nhân và cộng đồng…
Dưới đây là bảng tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố này tới việc sử dụng thuốc
không hợp lý.

Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng thuốc không hợp lý (26)

ST
Yếu tố Ảnh hưởng
T
Hệ thống hoạt động không hiệu quả dẫn đến các tình trạng: cung
cấp nhầm thuốc, cung cấp thuốc quá hạn, thiếu thuốc, nguồn cung
Hệ
1 thống y thuốc không đáng tin cậy, do đó thuốc không đảm bảo chất lượng,
tế thậm chí là tồn tại thuốc giả.

Người kê đơn không được đào tạo bài bản, đầy đủ, không kịp thời
cập nhật các thông tin về thuốc, thiếu tinh thần trách nhiệm trong
công việc, hệ thống giám sát việc kê đơn còn yếu, số lượng bệnh
nhân quá lớn và việc thu nhập của người kê đơn phụ thuộc vào
Người
2
kê đơn doanh số bán thuốc của các công ty dược dẫn tới kê đơn không
phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Người cấp phát thuốc thường ít được đào tạo, thiếu thông tin và
Người không có người giám sát hoạt động, thời gian cấp phát ngắn do
cấp quá tải bệnh nhân, dẫn tới không cung cấp đủ thông tin cần thiết
3
phát
thuốc cho người bệnh.
8

Sự tuân thủ điều trị bệnh của từng bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng
bởi văn hóa, tín ngưỡng, thói quen sử dụng thuốc cũng như kỹ

Bệnh năng giao tiếp và thái độ của cả người kê đơn lẫn người cấp phát.
nhân Ngoài ra thời gian tư vấn sử dụng thuốc hạn chế và thiếu thông
4 và
tin hoặc không nắm được thông tin về thuốc đều dẫn tới sai sót
cộng
đồng trong quá trình sử dụng thuốc.

1.4. Hoạt động sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện
Hoạt động sử dụng thuốc được thể hiện qua một chu trình khép kín như sau:

Chẩn đoán

Tuân thủ điều trị Kê đơn


Của người bệnh

Cấp phát thuốc

Hình 1.1 Quy trình sử dụng thuốc tại Bệnh viện


1.4.1. Chẩn đoán và kê đơn
Việc kê đơn cần tuân thủ quy trình chuẩn đã được quy định, bắt đầu bằng việc
chẩn đoán bệnh chính xác. Tiếp theo cần xác định các mục tiêu điều trị. Người kê
đơn cần phải có phương pháp điều trị dựa trên các thông tin cập nhật về các loại
thuốc và phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất với từng BN. Việc kê
đơn thuốc cần phải tuân thủ liều lượng, cách dùng và phác đồ điều trị. Khi kê đơn
một loại thuốc người kê đơn nên cung cấp cho BN thông tin chính xác bao gồm cả
về thuốc cũng như tình trạng bệnh của họ. Bên cạnh đó, người kê đơn cần kiểm soát
quá trình điều trị sau khi xem xét các tác dụng điều trị và tác dụng phụ có thể xảy ra
9

(15) (16). Bác sĩ khám bệnh, kê đơn có vai trò quan trọng đối với chất lượng điều trị
của bệnh nhân. Việc phối hợp kịp thời của bác sĩ khi nhận được thông tin phản hồi
từ dược sĩ cấp phát giúp cho việc thực hiện quy trình cấp phát thuốc diễn ra chính
xác và hiệu quả.
1.4.2 Cấp phát thuốc
Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho BN trên cơ sở đơn
thuốc của người đó, bao gồm các giai đoạn như kiểm tra đơn thuốc, lấy thuốc và ghi
nhãn, cấp phát và hướng dẫn sử dụng. Bộ phận cấp phát thuốc có mặt ở tất cả các cơ
sở bán lẻ thuốc, phòng khám, trung tâm y tế, bệnh viện. Đây là một quy trình quan
trọng trong chu trình sử dụng thuốc vì nếu xảy ra sai sót hay thực hiện không đầy đủ
đều có thể dẫn đến những tác động không mong muốn đối với sức khỏe của người
bệnh. Quy trình cấp phát thuốc tốt cần phải đảm bảo BN được nhận đúng thuốc, đủ
số lượng, đúng liều có chất lượng tốt, với sự hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và có bao bì
đảm bảo được điều kiện bảo quản của thuốc.
Cấp phát tốt thuốc phải đảm bảo thực hiện chính xác các bước trong quy trình,
điều này giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra. Thuật ngữ quy trình
cấp phát bao gồm tất cả hoạt động liên quan bắt đầu từ việc tiếp nhận đơn đến khi
cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Việc xây dựng và sử dụng một quy trình cấp phát
chuẩn sẽ giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả công việc.
Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú
Trên thế giới nhiều quy trình cấp phát thuốc ngoại trú chuẩn đã được công bố.
Theo đó quá trình cấp phát trong điều trị ngoại trú không đơn thuần là đưa thuốc
cho người bệnh mà phải kiểm tra tính hợp lý, an toàn cũng như tư vấn, hướng dẫn
sử dụng thuốc.
Dựa trên các hướng dẫn của WHO, Bệnh viện đã xây dựng quy trình cấp phát
thuốc ngoại trú bao gồm 06 bước chính như sau (17) (18)
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra đơn thuốc
- Nhân viên cấp phát nhận đơn thuốc và sắp xếp theo đúng thứ tự.
- Xác nhận lại họ và tên của bệnh nhân, việc này có ý nghĩa quan trọng khi số
lượng bệnh nhân đông để tránh tình trạng nhầm đơn.
10

- Tính hợp lệ của đơn thuốc (bao gồm chữ ký bác sĩ, thủ tục hành chính khác).
Bước 2: Kiểm tra chi tiết đơn thuốc
- Kiểm tra đơn thuốc: Kiểm tra sự hợp lý về thông tin thuốc (tên thuốc, nồng
độ - hàm lượng), liều dùng (liều dùng, thời gian dùng, cách dùng), số lượng, tương
tác thuốc.
- Trường hợp thấy đơn thuốc có vấn đề có thể liên hệ với bác sĩ kê đơn.
Bước 3: Chuẩn bị thuốc và dán nhãn
Chuẩn bị thuốc:
Nhân viên cấp phát lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, hàm lượng, dạng bào
chế, số lượng thuốc trong đơn. Việc lấy thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc nhập trước – xuất trước và hạn trước – xuất trước.
- Không căn cứ vào màu sắc hay vị trí để thuốc theo trí nhớ mà phải đọc nhãn
thuốc và đối chiếu với đơn.
- Việc ra lẻ thuốc cần đảm bảo được tiến hành bằng dụng cụ thích hợp (không
để tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc, thực hiện trên bề mặt sạch). Đóng gói thuốc
trong các bao bì sạch, khô.
Dán nhãn:
Thực hiện dán nhãn cho từng thuốc trong đơn, trên nhãn phải đầy đủ các thông
tin bao gồm: tên thuốc, hàm lựợng, liều dùng, cách dùng. Nhãn thuốc nên được in,
hạn chế viết tay, trong trường hợp buộc phải viết tay nên viết chữ in hoa và hạn chế
viết tắt. Việc dán nhãn là vô cùng quan trọng vì đây là phương tiện để cung cấp
thông tin về chế độ liều và cách sử dụng thuốc từ đó nâng cao sự tuân thủ điều trị
của BN.
Bước 4: Kiểm tra lại lần cuối
Nên thực hiện bởi một người khác để tránh nhầm lẫn, sai sót. Người kiểm tra
cần xác nhận sự thống nhất các thông tin trên đơn và trên nhãn thuốc.
Bước 5: Lưu giữ các thông tin
Lưu giữ đơn thuốc sau khi cấp phát, lưu các thông tin vào máy tính hoặc sổ
ghi chép. Việc lưu thông tin là cần thiết để phục vụ công tác giám sát quá trình cấp
phát, sử dụng, thống kê, báo cáo.
11

Bước 6: Thực hiện cấp phát thuốc, tư vấn và hướng dẫn cho người bệnh
- Cấp phát: Theo thứ tự đơn thuốc, gọi tên và tiến hành cấp phát chính xác cho
từng bệnh nhân, ký nhận đơn thuốc.
- Hướng dẫn, tư vấn: Tư vấn nên tập trung vào các nội dung: tác dụng chính
của thuốc, liều, cách sử dụng (nhai, nghiền hay nuốt cả viên, uống với nhiều nước
hay không…), thời điểm dùng (đặc biệt liên quan đến thức ăn và thuốc khác), đồng
thời giải thích cho bệnh nhân các tác dụng không mong muốn có thể gặp như: buồn
nôn, tiêu chảy, thay đổi màu sắc nước tiểu,… để tránh sự lo ngại dẫn đến tình trạng
bỏ thuốc (đối với những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng thì chỉ thông báo
cho bệnh nhân khi có sự đồng ý của bác sĩ). Sau khi tư vấn, người cấp phát nên xác
nhận lại với bệnh nhân về việc đã hiểu các thông tin chính vừa được cung cấp hay
chưa. Bệnh nhân nên được đối xử một cách tôn trọng, thái độ tư vấn hòa nhã, đúng
mực.
1.4.3 Sai sót trong cấp phát thuốc và các yếu tố ảnh hưởng
Cấp phát thuốc là một khâu có quy trình rõ ràng, đơn giản nên thường ít được
chú trọng hơn so với các khâu còn lại nhưng trên thực tế các sai sót trong quá trình
cấp phát xảy ra với tỷ lệ không nhỏ. Sai sót trong cấp phát thuốc bao gồm các
trường hợp phát không đúng thuốc, đúng liều, đúng số lượng hay nghiêm trọng hơn
là không đúng bệnh nhân, đóng gói không đảm bảo, không tư vấn đầy đủ cho bệnh
nhân các thông tin cần thiết khi sử dụng (19).
Các yếu tố có thể dẫn tới sai sót trong cấp phát thuốc
- Hệ thống cung cấp y tế còn yếu kém và hoạt động chưa hiệu quả, nguồn
cung ứng thuốc không đáng tin cậy, thiếu thuốc, chưa kiểm soát được thuốc hết hạn
và kém chất lượng có thể dẫn tới việc cấp phát những loại thuốc không thích hợp
cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, thiếu các quy định cụ thể và nhân lực y tế tham gia
vào hoạt động cấp phát dẫn đến công việc quá tải, không đủ thời gian để tư vấn và
cung cấp đủ thông tin cần thiết cho người bệnh.
- Người cấp phát không được đào tạo hoặc chưa được đào tạo đầy đủ về quá
trình cấp phát, chưa cập nhật thông tin hay thiếu tinh thần trách nhiệm trong công
việc đều làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Hệ thống giám sát hoạt động cấp
12

phát còn yếu hoặc gần như không có cũng là một trong những nguyên nhân gây sai
sót.
- Môi trường làm việc chưa đảm bảo, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu
thốn (diện tích và điều kiện bảo quản kho chưa đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh,
ánh sáng, thiếu các vật dụng phục vụ việc cấp phát, không đảm bảo nhiệt độ, độ
ẩm…).
- Bệnh nhân và cộng đồng thiếu hợp tác trong quá trình cấp phát, quá trình
tương tác giữa người cấp phát và bệnh nhân bị hạn chế.
1.4.4 Một số chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc
Để hiểu được các cơ sở y tế đã sử dụng thuốc như thế nào là việc rất quan
trọng liên quan đến những gì diễn ra cả đối với bác sỹ, dược sỹ và BN. Các BN đến
cơ sở y tế với những triệu chứng, tâm lý khó chịu, họ mong đợi sự chăm sóc từ các
NVYT. Họ rời khỏi đây với những hộp thuốc hoặc đơn thuốc để đi đến nhà thuốc.
Các chỉ số chăm sóc BN thể hiện các yếu tố quan trọng về những gì mà người bệnh
trải qua tại cơ sở y tế, và họ đã được chuẩn bị tốt như thế nào để giải quyết thuốc đã
được kê đơn và cấp phát (20) (21).
Các chỉ số về cấp phát thuốc nằm trong các chỉ số chăm sóc BN. Cũng như
các chỉ số kê đơn, các chỉ số này có thể cần thiết đánh giá cụ thể hơn tác động qua
lại giữa thầy thuốc và BN và làm sáng tỏ hơn niềm tin và động cơ liên quan đến vấn
đề sử dụng thuốc (21)
- Thời gian cấp phát thuốc trung bình
Tổng thời gian cấp phát của N BN
T=
N BN
Thời gian cấp phát thuốc của mỗi BN được tính từ lúc BN đến quầy tới lúc
BN rời khỏi quầy thuốc.
Ý nghĩa: đánh giá thời gian trung bình cấp phát thuốc của dược sỹ cho BN,
qua đó cũng đánh giá được chất lượng quy trình cấp phát (20)
- Tỷ lệ thuốc được phát thực tế: X
Số thuốc được phát thực tế
13

X= x 100%
Tổng số thuốc trong đơn

Ý nghĩa: đánh giá được khả năng cung ứng các thuốc kê đơn của bệnh viện
(20)
- Tỷ lệ được dãn nhãn đầy đủ
Tiêu chí của nhãn đầy đủ: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng trong
ngày, liều dùng một lần, chú ý khi sử dụng.
Số thuốc được dãn nhãn đầy đủ
X= x 100%
Tổng số thuốc trong đơn
Ý nghĩa: đánh giá mức độ cung cấp thông tin cần thiết của dược sỹ trên bao
gói trước khi cấp phát cho BN (20).
- Tỷ lệ BN hiểu đúng liều các thuốc trong đơn
Số BN hiểu biết đúng liều của tất cả các thuốc trong đơn
H= x 100%
Tổng số BN

Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả việc cung cấp thông tin, hướng dẫn BN của dược
sĩ (20).
1.5. Quy trình cấp phát thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.5.1 Trên Thế giới
Hiện nay vai trò của cấp phát thuốc không còn chỉ đơn thuần là bảo quản,
đóng gói và phát thuốc tới cho BN nữa mà đã nhấn mạnh vào việc tư vấn sử dụng
thuốc và kiểm soát sự tuân thủ điều trị, và người dược sĩ cũng đóng vai trò là cầu
nối giữa người kê đơn và BN, giúp BN nắm rõ tình trạng bệnh và cách điều trị bệnh.
Ngăn chặn và xử lý các sai sót trong quá trình cấp phát thuốc là một trong những
tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành tại nhà thuốc. Các sai sót này bao gồm các trường
hợp phát không đúng thuốc, sai liều, sai dạng dùng, không đúng số lượng, thông tin
sử dụng thuốc trên nhãn không chính xác, thuốc hết hạn hoặc phát không đúng BN.
14

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy sai sót xảy ra trong quá trình cấp phát
vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nghiên cứu ở Mỹ năm 1994 cho thấy sai sót trong cấp phát
chiếm 11% sai sót trong sử dụng thuốc. Tại Anh nghiên cứu của Kistner và cộng sự
năm 2002 con số này là 2,1% và hầu hết các sai sót thường liên quan đến liều dùng
(22).
Nghiên cứu năm 2006 do Cina Jenifer L. và cộng sự thực hiện, quan sát trực
tiếp quá trình dược sỹ cấp phát thuốc trong vòng 7 tháng tại một bệnh viện. Kết quả
thu được từ hơn 140.755 đơn thuốc, có 3,6% (5.075) lượt sai sót trong khi các dược
sĩ chỉ phát hiện được 79% sai sót trong số này. Các sai sót không được phát hiện có
nguy cơ gây ra biến cố bất lợi về thuốc, trong đó 28% ở mức độ nghiêm trọng; 0,8%
đe dọa đến tính mạng. Hầu hết các biến cố bất lợi là do không đúng thuốc (36%);
không đúng hàm lượng (35%) và sai dạng bào chế (21%) (23).
Một nghiên cứu khác ở Anh do Cheung KC và cộng sự thực hiện cũng đã chỉ
ra một vài nguyên nhân dẫn đến các sai sót thường gặp trong cấp phát là do quá
đông BN (21% nguyên nhân), thiếu nhân lực (chiếm 12 %), sự yếu kém trong quản
lý hệ thống y tế (chiếm 11%), quá trình cấp phát bị gián đoạn (9,4 %), cấp phát
nhầm thuốc (8,5 %), bị hạn chế về thời gian (11%) (24). Tất cả các trường hợp này
đều có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng điều trị, làm tăng chi phí điều trị và tăng
gánh nặng cho xã hội, gây ra các phản ứng có hại hoặc ảnh hưởng đến tâm lý người
bệnh.
Ở Mỹ, các sai sót trong cấp phát thuốc là một trong những yếu tố dẫn đến sai
sót trong y học gây tử vong cho khoảng 7000 trường hợp/năm, tốn 4,2 tỉ đô la cho
điều trị ngoại trú/năm. Còn ở Anh các sai sót này cũng làm thiệt hại 812 triệu đô la
trong năm 2004 (25).
Phân tích nguyên nhân gốc rễ, để xảy ra những sai sót như trên là do hiện nay
còn có nhiều bất cập trong khâu cấp phát. Việc thực hiện quy trình cấp phát
còn chưa đầy đủ, nghiêm túc và các chỉ số về hoạt động cấp phát còn thấp. Một
nghiên cứu được thực hiện năm 2006 tại các cơ sở y tế, nhà thuốc, bệnh viện ở
Ethiopia, chỉ có khoảng 40% thuốc được cấp phát cho bệnh nhân là có nhãn đầy
15

đủ, 30% nhân viên cấp phát được đào tạo và thực hành trong việc nắm bắt thông
tin sử dụng thuốc.
Thời gian cấp phát thuốc trung bình ở Ethiopia là 78,69 giây,
thời gian này nhân viên cấp phát không đủ để thực hiện tư vấn các thông tin cần
thiết cho BN (26).Trong khi đó tại Nigeria tổng thời gian cấp phát chỉ 1,08 phút
nhưng thời gian chờ đợi trung bình của bệnh nhân lên tới 16,02 phút (gấp 15 lần
thời gian cấp phát) (27). Với thời gian chờ đợi lâu như vậy sẽ gây phiền hà rất
lớn cho bệnh nhân và không giúp cho bệnh nhân có thêm thông tin về bệnh và
thuốc điều trị.
1.5.2. Tại Việt Nam
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào quy trình cấp phát thuốc
ngoại trú tại bệnh viện. Công tác cấp phát thuốc tại bệnh viện hiện nay vẫn còn
nhiều thiếu sót, khó khăn do thiếu nhân lực hoặc nhân lực chưa được đào tạo đầy
đủ, trang thiết bị chưa đầy đủ, diện tích và điều kiện bảo quản kho chưa đạt yêu cầu.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Huyền tại bệnh viện Trung ương Quân đội
108 năm 2012 thì thời gian cấp phát thuốc trung bình là 0,9 phút còn thời gian chờ
đợi đến lượt khá lâu là 15,1 phút. Như vậy tổng thời gian nhận được thuốc trung
bình là 16 phút trong đó chủ yếu là thời gian chờ đợi, thời gian để dược sỹ cấp phát
thuốc hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về cách sử dụng của các thuốc trong đơn là
rất ít, hầu hết các trường hợp nhân viên cấp phát chỉ dặn BN uống thuốc theo đơn
và chỉ tư vấn thêm khi được BN hỏi; tỷ lệ thuốc được cấp phát so với thực tế là 100
% , tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 100% (28).
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình có phần khả quan hơn,
thời gian cấp phát thuốc trung bình là 190 ± 90 giây, không xảy ra việc thiếu hụt
thuốc khi cấp phát và chưa thấy có đơn thuốc nào có sai sót về mặt thủ tục hành
chính được cấp phát, trong cấp phát cũng có một vài nhầm lẫn nhưng tỷ lệ khá nhỏ,
chỉ khoảng 3,3%. Việc kiểm tra đơn thuốc trước khi cấp phát được tiến hành chặt
chẽ, bộ phận cấp phát đã phát hiện được 18,2 % số đơn thuốc có sai sót (về mặt thủ
tục hành chính, nghi ngờ về liều dùng, tương tác thuốc,…) và thực hiện phản hồi,
trao đổi với bác sỹ kê đơn. Tại quầy cấp phát thuốc cho BN điều trị ngoại trú của
16

Bệnh viện Đại học Y Thái Bình được thực hiện khá nghiêm túc do vậy có trên 80 %
số BN ngay sau khi nhận thuốc đã có sự hiểu biết về thuốc. Tỷ lệ phần trăm số
thuốc có hướng dẫn bảo quản thuốc tại gia đình người bệnh là khá thấp chỉ khoảng
5,2 % (29).
Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện An Minh tỉnh Kiên
Giang năm 2014, thời gian cấp phát thuốc trung bình là 295 giây, dược sĩ cấp phát
chưa chủ động trong việc tư vấn cho bệnh nhân nhưng khi có thắc mắc về đơn thuốc
thì trả lời đầy đủ và chi tiết. Tỷ lệ cấp phát thực tế so với đơn thuốc là 100%. Tỷ lệ
thuốc dán nhãn là 0%. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết và nắm rõ liều dùng của thuốc lên
tới 83,3%. Nghiên cứu này còn khảo sát thêm chỉ số hài lòng của người bệnh về
dịch vụ cấp phát, trong đó có tới 83,3% bệnh nhân là hài lòng, 8,3% là rất hài lòng
và chỉ có phần nhỏ 3,3% là không hài lòng với dịch vụ cấp phát tại bệnh viện (30).
Thời gian phát thuốc trung bình ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương là 1,95 ±
0,74 phút. Số thuốc được cấp phát thực tế cho bệnh nhân có BHYT là 99,9%. Trong
quá trình nghiên cứu chỉ ghi nhận duy nhất một trường hợp bác sĩ kê đơn nhưng
không có thuốc trong kho BHYT. Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 99,7 %, tuy
nhiên do hầu hết các thuốc được cấp phát đều còn bao gói của nhà sản xuất nên
được coi là có nhãn đầy đủ chứ không phải nhãn của người cấp phát chủ động dán
(31).
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình cấp phát thuốc
Cấp phát thuốc là một khâu có quy trình rõ ràng, đơn giản nên thường ít được
chú trọng hơn so với các khâu còn lại nhưng trên thực tế các sai sót trong quá trình
cấp phát xảy ra với tỷ lệ không nhỏ. Sai sót trong cấp phát thuốc bao gồm các
trường hợp phát không đúng thuốc, đúng liều, đúng số lượng hay nghiêm trọng hơn
là không đúng bệnh nhân, đóng gói không đảm bảo, không tư vấn đầy đủ cho bệnh
nhân các thông tin cần thiết khi sử dụng (19).
Các yếu tố ảnh hướng đến quy trình cấp phát thuốc
- Hệ thống cung cấp y tế còn yếu kém và hoạt động chưa hiệu quả, nguồn
cung ứng thuốc không đáng tin cậy, thiếu thuốc, chưa kiểm soát được thuốc hết hạn
17

và kém chất lượng có thể dẫn tới việc cấp phát những loại thuốc không thích hợp
cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, thiếu các quy định cụ thể và nhân lực y tế tham gia
vào hoạt động cấp phát dẫn đến công việc quá tải, không đủ thời gian để tư vấn và
cung cấp đủ thông tin cần thiết cho người bệnh.
- Người cấp phát không được đào tạo hoặc chưa được đào tạo đầy đủ về quá
trình cấp phát, chưa cập nhật thông tin hay thiếu tinh thần trách nhiệm trong công
việc đều làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Hệ thống giám sát hoạt động cấp
phát còn yếu hoặc gần như không có cũng là một trong những nguyên nhân gây sai
sót.
- Môi trường làm việc chưa đảm bảo, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu
thốn (diện tích và điều kiện bảo quản kho chưa đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh,
ánh sáng, thiếu các vật dụng phục vụ việc cấp phát, không đảm bảo nhiệt độ, độ
ẩm…).
- Bệnh nhân và cộng đồng thiếu hợp tác trong quá trình cấp phát, quá trình
tương tác giữa người cấp phát và bệnh nhân bị hạn chế.
1.6. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng
Tây Bắc Việt Nam, với 9 huyện, thành phố và 164 xã, phường, thị trấn. Dân số tính
đến ngày 01/04/2019 của toàn tỉnh đạt 730.420 người, bao gồm 25 dân tộc (32).
Trong những năm gần đây kinh tế Lào Cai có những bước tiến đáng kể. Sự
phát triển kinh tế, xã hội thu nhập, thay đổi nhanh về thói quen ăn uống, lao đô ̣ng và
lối sống sinh hoạt của người dân dẫn sự chuyển dịch của mô hình bệnh tật, với sự
nổi lên của các bệnh không lây nhiễm. Tại Lào Cai, trong những năm qua số người
mắc bệnh đái tháo đường không ngừng gia tăng. Năm 2008 với 8.215 người, chiếm
1,37% dân số (33), đến năm 2014 theo số liệu thống kê chưa đầy đủ toàn tỉnh đã có
12.124 người chiếm 1,83% dân số (34) .
Chương trình phòng chống đái tháo đường bắt đầu được triển khai tại Lào Cai
từ năm 2010. Qua gần 10 năm triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực như:
Nâng cao năng lực chuyên môn về dự phòng và chẩn đoán và phát hiện sớm, điều
18

trị bệnh ĐTĐ của nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh góp phần giảm thiểu các biến
chứng cho người bệnh, tỷ lệ người dân biết về bệnh đái tháo đường tăng lên.
Bệnh viện Nội tiết Lào Cai là bệnh viện chuyên khoa hạng II, được thành lập
theo Quyết định số 3106/QĐ-UBND, ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai.
Bệnh viện Nội tiết có 01 phòng chức năng, 08 khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Số
giường bệnh kế hoạch là 80, số giường thực kê là 100. Công suất giường bệnh bình
quân hàng năm đạt trên 100 %. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là bệnh viện chuyên
khoa tuyến tỉnh, được thực hiê ̣n song song hai nhiê ̣m vụ Dự phòng và Khám chữa
bệnh tại đơn vị.
- Công tác dự phòng: Duy trì kết quả của Chương trình phòng chống Các rối
loạn do thiếu I ốt, phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật triển khai chương
trình phòng chống đái tháo đường, tăng huyết áp trên địa bàn tỉnh.
- Công tác điều trị: Quản lý và điều trị các bê ̣nh đái tháo đường, basedow, tăng
huyết áp, các bê ̣nh tuyến giáp và rối loạn chuyển hóa khác...

1.7. Khung lý thuyết


Khung lý thuyết: được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu
19

Con người Cơ sở vật chất


- Số lượng Bác sĩ, điều dưỡng của - Cơ sở vật chất khoa Dược
từng phòng khám - Sổ sách, báo cáo, biểu mẫu, quy
- Cơ cấu nhân lực khoa Dược: số trình chuyên môn của khoa Dược
lượng, trình độ, sắp xếp nhân lực, - Máy tính, Phần mềm quản lý
đào tạo khám chữa bệnh, máy in, giá kệ…
- Kỹ năng tin học, tư vấn của nhân
viên
- Bệnh nhân: tuổi, giới, học vấn,
nghề nghiệp

Quy trình cấp phát thuốc

Thuốc Tài chính


- Danh mục thuốc - Kinh phí đầu tư thiết bị, cơ
- Cung ứng thuốc sở vật chất
- Cấp phát thuốc cho bệnh nhân - Kinh phí đào tạo nhân lực
- Thực hiện đủ 6 bước của quy trình
cấp phát thuốc: tiếp nhận đơn thuốc;
hiểu và kiểm tra đơn thuốc; chuẩn bị
thuốc, bao gói và dán nhãn; kiểm lại
thuốc lần cuối; ghi chép lại các hoạt
động; phát thuốc và hướng dẫn, tư vấn
cho người bệnh

Hình 1.2 Khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu


CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
20

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu phần định lượng
+ Các bước thực hiện quy trình cấp phát thuốc cho những BN được chẩn đoán
Đái tháo đường típ 2 đang theo dõi ngoại trú tại khoa Khám bệnh và điều trị ngoại
trú, bệnh viện Nội tiết Lào Cai.
+ Tất cả sổ sách, hồ sơ, báo cáo, quy trình tại khoa Dược Bệnh viện Nội tiết.
+ Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực tại khoa Dược.
- Đối tượng nghiên cứu phần định tính
+ Nhân viên y tế gồm: đại diện lãnh đạo Bệnh viện, trưởng khoa Dược, dược
sĩ tham gia cấp phát thuốc.
+ Người bệnh đang được quản lý tại tại khoa Khám bê ̣nh Bê ̣nh viê ̣n Nô ̣i tiết.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết.
- Trên 18 tuổi
- Thời gian điều trị từ 3 tháng trở lên tính đến thời điểm thu thập số liệu.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.
- BN từ chối không tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú và Khoa Dược
bệnh viện Nội tiết Lào Cai.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2020 đến tháng 09/2020.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp định lượng và định
tính.
2.4. Cỡ mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng
a. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức chọn cỡ mẫu cho một tỷ lệ:
21

Theo công thức:


z 21−α / 2 . p .(1− p)
n=
d2

Trong đó:
- n là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
- Z là hệ số tin cậy = 1,96 (mức ý nghĩa α = 0,05).
- p là tỷ lệ ước tính số quy trình cấp phát thuốc thực hiện đủ các bước quy
định, do chưa có số liệu nghiên cứu trước nên chọn p= 0,5
- d là độ chính xác mong muốn, sai số tối đa cho phép = 0,06.
Vậy n = 266. Để phòng sai sót mẫu, chúng tôi dự phòng thêm 10% và làm tròn
thành 290.
b. Phương pháp chọn mẫu
Chọn những BN đái tháo đường típ 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng
khám của Bệnh viện định kỳ mỗi tháng/lần có tổng số 1500 người. Như vậy để thu
thập đủ cỡ mẫu là 290 đối tượng nghiên cứu/tháng chúng tôi có hệ số k = 1500/290
= 5,1 chúng tôi làm tròn xuống vậy khoảng cách mẫu là (k = 5), chúng tôi chọn
ngẫu nhiên người đầu tiên có số thứ tự là 1 để đánh giá bảng kiểm, người kế tiếp có
số thứ tự là số 6 và tiếp tục chọn đủ cỡ mẫu thì dừng.
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cấu phần định tính
Để bổ sung cho nghiên cứu định lượng về một số yếu tố liên quan đến thực
hiện quy trình cấp phát thuốc cần tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Tiến hành phỏng vấn sâu đối với người cung cấp dịch vụ, nội dung phỏng vấn
sâu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện quy trình cấp phát thuốc trên
cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng. Bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất
(phòng, kho; trang thiết bị); về con người (số lượng, cơ cấu, đào tạo, các quy định
và tuân thủ của nhân viên cấp phát thuốc); nguồn lực tài chính (phục vụ cho đầu tư
trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực);
Đối tượng nghiên cứu được chọn có chủ đích (là những người có khả năng
cung cấp nhiều thông tin cần quan tâm) bao gồm:
- Phỏng vấn sâu 1 đại diện lãnh đạo Bệnh viện
22

- Trưởng khoa Dược.


- 02 dược sĩ cấp phát thuốc
- Đối với người bệnh: Tổ chức thảo luận nhóm với 2 nhóm người bệnh, mỗi
nhóm 10 người bệnh. Chọn chủ đích 1 nhóm được thực hiện đầy đủ các bước của
quy trình cấp phát thuốc theo phụ lục số 02, nhóm còn lại thực hiện không đầy đủ
các bước của quy trình cấp phát thuốc. Người bệnh tham gia được xác định sau khi
phân tích số liệu định lượng. Căn cứ vào danh sách người bệnh được chọn vào
nghiên cứu (đã có số điện thoại của BN) để liên hệ và hẹn những BN này tái khám
lần kế tiếp vào cùng một ngày để tiến hành thảo luận nhóm.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu định lượng
- Tiến hành xây dựng bảng kiểm để thu thập thông tin về: cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị, nhân lực, hệ thống văn bản nội bộ của khoa Dược (Phụ lục 1,2,3).
- Xây dựng bảng kiểm quan sát quy trình cấp phát thuốc thiết kế dựa trên mục
tiêu nghiên cứu gồm các mục sau: (1) Thông tin chung; (2) Các bước thực hiện quy
trình cấp phát thuốc: thời gian cấp phát thuốc trung bình, số lượng cấp phát thuốc
thực tế, số lượng thuốc dán nhãn đầy đủ và các chỉ số khác theo quy trình cấp phát
thuốc (tại phụ lục 4).
2.5.2. Thu thập số liệu định lượng
- Thu thập số liệu thứ cấp: thông tin cần thiết từ hồ sơ, sổ sách khoa Dược, kế
hoạch đào tạo, báo cáo kinh phí cho đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, hiện trạng cơ sở
vật chất, nhân lực. Hoàn thiện bảng kiểm ở phụ lục (1, 2, 3)
- Đối với quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú, sử dụng phương pháp
quan sát trực tiếp, tiến hành quan sát ngẫu nhiên vào tất cả các thời điểm trong ngày
từ thứ hai đến thứ sáu trong khoảng thời gian nghiên cứu, mỗi ngày quan sát 20
mẫu cho đến khi đủ 290 lượt; quan sát hoạt động của dược sĩ quầy cấp phát từ lúc
bệnh nhân xếp đơn thuốc cho tới khi bệnh nhân rời đi, dùng đồng hồ bấm giây tính
toán thời gian cấp phát.
Điều tra viên là nghiên cứu viên chính và 04 cử nhân điều dưỡng (là những
người đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong thu thập số liệu) đang công tác tại
23

Bệnh viện thực hiện đánh giá theo bảng kiểm và phỏng vấn. Điều tra viên được
phân công luân phiên mỗi ngày 02 người đến khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú
để tiến hành. Trước khi tiến hành thu thập số liệu các điều tra viên đã được tập huấn
về bộ công cụ, cách thức thu thập số liệu. Nghiên cứu viên chính thường xuyên
giám sát hỗ trợ các điều tra viên khác trong quá trình thu thập số liệu trong cuộc
phỏng vấn đầu tiên.
- Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và
nhập vào máy tính.
- Số liệu sau khi nhập sẽ được làm sạch đảm bảo tính đầy đủ và chính xác. Sử
dụng phần mềm Excel phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu. Áp dụng các
thuật toán thống kê mô tả (tần số, tỷ lệ).
2.5.3. Công cụ thu thập số liệu định tính
Số liệu định tính được thu thập sau khi thu thập, xử lý sơ bộ số liệu định
lượng.
- Chủ đề nghiên cứu định tính bao gồm:
+ Người bệnh: tìm hiểu các vấn đề liên quan kiến thức, thực hành về sử dụng
thuốc. Đánh giá về dịch vụ khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, sự hỗ trợ tại cơ sở y
tế, tư vấn của nhân viên cấp phát thuốc. Đánh giá việc tổ chức, sắp xếp khoa Khám
bệnh, khoa Dược, vị trí cấp phát thuốc và các thủ tục hành chính tại cơ sở khám
chữa bệnh.
+ Nhân viên y tế: mức độ quan tâm của cán bộ y tế (lãnh đạo, trưởng khoa,
bác sĩ, dược sĩ) đến việc khám chữa bệnh của bệnh nhân. Các nguồn lực (nhân lực,
kinh phí, thuốc, trang thiết bị) cho công tác khám chữa bệnh. Đánh giá về việc thực
hiện các quy định liên quan đến kê đơn, cấp phát thuốc.
- Công cụ thu thập số liệu định tính bao gồm: bản hướng dẫn phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm được thiết kế dựa trên khung lý thuyết, phương tiện ghi âm, ghi
chép.
- Nghiên cứu viên chính trực tiếp tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ y tế. Kỹ
thuật phỏng vấn sâu: nghiên cứu viên lần lượt liên hệ để sắp xếp gặp và phỏng vấn
đối tượng nghiên cứu tại phòng khám. Thời gian tiến hành được sắp xếp thuận tiện
24

nhất, có sự đồng ý của đối tượng tham gia nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được
mời vào phòng yên tĩnh, riêng tư và thuận tiện nhất, sau đó được nghiên cứu viên
thông tin, giải thích về quá trình thực hiện và xin phép ghi âm cuộc nói chuyện.
Cuộc phỏng vấn sâu dự kiến được tiến hành trong thời gian từ 45-60 phút. Hướng
dẫn nội dung phỏng vấn sâu được sử dụng để phỏng vấn đối tượng nghiên cứu (phụ
lục 6, 7, 8, 9).
- Nghiên cứu viên chính trực tiếp liên hệ và tiến hành thảo luận nhóm với BN
tại khoa Khám bệnh. Thời gian mỗi cuộc thảo luận nhóm khoảng 30 phút theo nội
dung được thiết kế sẵn phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu (phụ lục 10). Thư ký là
một người trong nhóm điều tra viên, ghi chép lại những nội dung trong buổi thảo
luận nhóm. Tất cả các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm sau khi
được đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) cho phép.
2.6. Các biến số nghiên cứu
Các nhóm biến số theo mục tiêu nghiên cứu:
- Nhóm biến số về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị tại khoa Dược.
- Nhóm biến số về các bước trong quy trình cấp phát thuốc
- Chi tiết các biến số tại phụ lục 11
2.7. Tiêu chí đánh giá
- Bảng kiểm đánh giá quy trình cấp phát thuốc theo mẫu tại phụ lục 4, đánh
giá là đạt nếu thực hiện đầy đủ các bước theo bảng kiểm, đánh giá là không đạt nếu
có 1 bước không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.
- Bảng kiểm đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của khoa
Dược. Căn cứ trên các quy định của Bộ Y tế:
+ Thông tư Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Quy định
tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
+ Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn sử
dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
+ Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế về việc ban
hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam 2016.
25

+ Thông tư 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê


đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
+ Thông tư 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ Y tế quy định về Thực
hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
+ Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế quy định về Thực
hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn
thiết kế.
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.
Đề tài đã được Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội
thông qua tại Văn bản số: 325/2020/YTCC-HD3 ngày 03/08/2020 về việc chấp
thuận cho phép của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học
Y tế công cộng và Ban lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai đồng ý tiến hành.
- Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục
đích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy
cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của ĐTNC.
- Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không
sử dụng cho các mục đích khác.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thông tin chung về bệnh nhân trong nghiên cứu
26

Bảng 1.1 Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân trong nghiên cứu

Thông tin chung về ĐTNC Tần số Tỷ lệ (%)


Nhóm tuổi < 60 tuổi 137 47,2
60 – 70 tuổi 104 35,9
> 70 tuổi 49 16,9
Nơi sống Thành thị 103 35,5
Nông thôn 187 64,5
Trình độ < THPT 127 43,8
học vấn ≥ THPT 163 56,2
Nghề Nông dân, tự do, Buôn bán/dịch 144 49,7
nghiệp
vụ
Công nhân, Công chức, viên chức 59 20,3
Nghỉ hưu 87 30,0

Kết quả phân tích cho thấy, nhóm tuổi dưới 60 chiếm 47,2%, tuổi từ 60-70
chiếm 35,9%, tuổi trên 71 chiếm 16,9%. Đây là một vấn đề thể hiện đặc trưng của
mô hình bệnh tật đái tháo đường, bệnh nhân cao tuổi chiếm hơn 50%. Bệnh nhân
cao tuổi vì vậy việc tư vấn, giao tiếp với bệnh nhân tương đối khó khăn.
Có tới 35,5% người bệnh sống ở các vùng nông thôn, trình độ học vấn dưới
THPT chiếm 43,8%.
3.2. Mô tả quy trình cấp phát thuốc cho BN đái tháo đường típ 2
Cấp phát thuốc là một trong bốn khâu của chu trình sử dụng thuốc. Cấp phát
thuốc đóng vai trò quan trọng và có liên quan mật thiết với 3 khâu còn lại (chẩn
đoán, kê đơn và tuân thủ điều trị). Đây được xem là bước trung gian để phân phối
thuốc theo chỉ định của bác sĩ đến tay người bệnh. BN được chẩn đoán đúng, kê
đơn hợp lý nhưng nếu quá trình cấp phát thực hiện không đầy đủ hay xảy ra sai sót
thì đều dẫn đến giảm hiệu quả điều trị và khiến nỗ lực thực hiện các khâu trước đó
trở nên vô nghĩa. Việc cấp phát đúng BN, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường
dùng, đúng thời gian và tư vấn sử dụng hợp lý còn góp phần quan trọng tăng tuân
thủ điều trị của người bệnh.
27

Đề tài tiến hành nghiên cứu bằng cách quan sát hoạt động cấp phát thuốc cho
290 bệnh nhân lĩnh thuốc BHYT tại quầy cấp phát thuốc BHYT tại bệnh viện, thời
gian cấp phát thuốc được tính từ lúc bệnh nhân đến điểm phát thuốc tới khi bệnh
nhân rời đi, không tính thời gian chờ đợi. Đơn thuốc sau khi được kê sẽ chuyển
sang bộ phận cấp phát của khoa dược. Việc đánh giá thực trạng cấp phát thuốc là
hết sức quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động cấp phát và
sử dụng thuốc cho người bệnh. Theo WHO, quy trình cấp phát thuốc được thực
hiện theo 06 bước. Quan sát các bước thu được kết quả như sau
3.2.1. Mô tả thực hiện các bước của quy trình cấp phát thuốc ngoại trú
Đánh giá chung:
Khu vực quầy, tủ chứa thuốc đảm bảo sạch sẽ, ngăn nắp; nhân viên quầy cấp
phát có mặc áo blu và đeo thẻ nhân viên theo đúng quy định.
Quầy cấp phát luôn có sẵn các loại bao bì, nhãn phụ tiện cho việc ra lẻ, đóng
gói thuốc. Tại khu vực cấp phát thuốc ngoại trú công tác bảo quản thuốc thực hiện
tốt, không có hiện tượng xếp chồng lên nền nhà mà đều được sắp xếp trên kệ và tủ.
Các thuốc được sắp xếp đảm bảo nguyên tắc (nhập trước-xuất trước) hoặc (hết hạn
trước-xuất trước).
Chưa có danh mục các thuốc đọc giống nhau, các thuốc nhìn giống nhau tại
phòng cấp phát, chưa sử dụng biện pháp dán nhãn phụ hoặc các biện pháp kỹ thuật
khác tránh gây nhầm lẫn khi lấy thuốc.
Bảng 3.2: Kết quả quan sát quá trình tiếp nhận đơn thuốc
Nội dung Kết quả Tỷ lệ %
Tổng số đơn 290
Số lượt đảm bảo đơn thuốc xếp theo thứ tự 211 72,7
Kiểm tra đơn thuốc về tính hợp lệ (đầy đủ chữ ký của bác
290 100
sỹ, dấu của quầy thu phí), tên bệnh nhân
Tuân thủ đầy đủ các bước tiếp nhận đơn 211 72,7
Theo khuyến cáo của WHO, tuân thủ đầy đủ bước tiếp nhận đơn thuốc bao
gồm các khâu: Xếp đúng thứ tự đơn, kiểm tra tên BN, kiểm tra tính hợp lệ của đơn.
Kết quả cho thấy, 72,7% số BN được thực hiện đầy đủ quy trình tiếp nhận đơn
28

thuốc. Trong đó, khâu kiểm tra tên BN và tính hợp lệ của đơn đạt 100% nhưng nội
dung xếp đúng thứ tự BN chỉ đạt 72,7%.
“Theo tôi khu vực cấp phát thuốc hiện nay diện tích hơi nhỏ, chỉ có 2 ô dùng
để cấp phát, trong khi lần nào tôi lấy thuốc cũng thấy rất đông người, xếp đơn lộn
xộn hết cả lên, các cô chú ấy lại mất thời gian sắp xếp lại, nếu được thì cần bố trí
thêm phòng cấp phát chẳng hạn” (Thảo luận nhóm bệnh nhân).
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá bước hiểu và kiểm tra đơn thuốc
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Số lần có tiến hành kiểm tra lại đơn thuốc về thời điểm 0 0
dùng, đường dùng, liều dùng, tương tác
Số lượt có liên hệ với bác sỹ trong trường hợp đơn có 0 0
vấn đề

Không có lượt cấp phát nào kiểm tra lại sự hợp lý của đơn thuốc về thời điểm
dùng, đường dùng, liều dùng và tương tác do đó kéo theo không phát hiện được
những vấn đề, sai sót trong kê đơn và liên hệ lại với bác sỹ để chỉnh sửa. Việc kiểm
tra đơn thuốc mới chỉ đơn thuần dừng lại ở việc kiểm tra thủ tục hành chính (đủ chữ
ký, đóng dấu, thông tin cá nhân của bệnh nhân…)
“Qua công tác tự kiểm tra hàng tháng của đơn vị, việc bác sĩ kê đơn sai
đường dùng, liều dùng, sử dụng thuốc có tương tác với nhau xảy ra khá nhiều,
chúng tôi cũng thường xuyên phổ biến, cập nhật lại các lỗi hay gặp cho các bác sĩ
thông qua các buổi giao ban, sinh hoạt khoa học, còn hiện nay vai trò của dược sĩ
trong phát hiện những vấn đề này chưa có, dược sĩ chủ yếu đảm nhận phát hiện
được các sai sót về hành chính như thiếu chữ ký, con dấu…(PVS Lãnh đạo bệnh
viện).
“Kiểm tra đơn chủ yếu là các phần liên quan thủ tục hành chính, những phần
này liên quan trực tiếp đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nếu
thiếu là bị từ chối thanh toán. Còn các phần liên quan đến chuyên môn thứ nhất do
không đủ nhân lực, thứ hai thì chúng tôi cũng chưa được đào tạo, trình độ của cả 2
dược sĩ đều chỉ trung học” (PVS Dược sĩ cấp phát thuốc).
29

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, ghi nhãn
Nội dung Thực Tỷ lệ
hiện %
Số lượt lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, dạng bào chế, số
271 93,4
lượng ghi trong đơn
Đảm bảo thuốc chưa hết hạn, lấy theo nguyên tắc (nhập trước-
120 41,4
xuất trước) hoặc (hết hạn trước-xuất trước).
Số lần phát thuốc đảm bảo không mở nhiều hộp thuốc cùng
265 91,4
lúc, không lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một lúc
Số đơn ra lẻ thuốc 78 26,4
Đảm bảo quá trình ra lẻ được tiến hành bằng các dụng cụ
thích hợp (không để tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc) trên bề 4 5,1
mặt sạch.
Đóng chặt nắp hộp, lọ sau mỗi thao tác đếm thuốc và ra lẻ. 78 100,0
Chọn các vật liệu sạch, khô (túi nilon, túi giấy…) để đóng gói 290
100,0
các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp.
Đóng gói thật kín, đảm bảo bảo quản tránh nhiệt và ẩm. 290 100,0
Có bao bì riêng cho từng loại thuốc ra lẻ. 78 100,0
Viết nhãn phụ cho các thuốc ra lẻ, tối thiểu bao gồm: tên
thuốc, hàm lượng, số lượng, liều, hạn dùng (viết trực tiếp lên
0 0,0
bao bì hoặc bỏ kèm vào bao bì) và cho nhãn phụ và thuốc vào
túi nilon vuốt miệng
Chuyển thuốc và đơn sang bộ phận kiểm thuốc 47 16,2

Qua bảng trên ta thấy bước lấy thuốc, chuẩn bị bao gói và ghi nhãn được thực
hiện chưa thực sự tốt. Chỉ có một số bước có tỷ lệ thực hiện tương đối nghiêm túc
như: chuẩn bị bao bì bằng vật liệu sạch, đóng gói kín, đóng chặt hộp thuốc sau mỗi
lần ra lẻ.
Trong số 290 đơn chúng tôi thực hiện quan sát vẫn ghi nhận 19 đơn có sai sót
về số lượng, tên thuốc, hàm lượng thuốc đặc biệt nhầm lẫn giữa các loại insulin của
bệnh nhân.
Tình trạng lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một lúc vẫn xảy ra (25 lượt quan sát
chiếm 8,6 %), tình trạng này rất dễ dẫn đến việc lấy nhầm thuốc.
30

“Công việc thực sự khá áp lực và nó không phân bổ đều trong ngày, gần như
vào buổi chiều thì đỡ hơn, thì những việc tuân thủ quy định chung sẽ thực hiện tốt
hơn, với 2 dược sĩ như hiện nay tại quầy cấp phát chỉ riêng việc phát kịp thuốc
cũng là thách thức” (PVS Dược sĩ cấp phát)
Có 78 đơn quan sát là có ra lẻ thuốc và toàn bộ số lượt này đảm bảo thực hiện
tốt (có bao bì riêng cho từng loại thuốc và được đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa
nhiễm khuẩn). Tuy nhiên chỉ có 4 đơn thuốc ra lẻ thuốc được tiến hành bằng các
dụng cụ thích hợp (không để tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc) trên bề mặt sạch.
Tất cả các lần ra lẻ thuốc đều không ghi hoặc ghi không đầy đủ các thông tin
lên nhãn phụ (các thông tin tối thiểu như: tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều, hạn
dùng), dược sĩ chỉ thực hiện ghi lên phần sau của vỉ thuốc bằng bút nhớ. Đây là vấn
đề rất nghiêm trọng vì khi ra lẻ thuốc việc nhận biết tên và hạn sử dụng trong đa số
trong các trường hợp rất khó khăn. Cần phải thực hiện việc dán nhãn phụ để nhận
biết tên thuốc và hạn sử dụng đối với các thuốc cắt lẻ là cần thiết tuy nhiên trong số
tất cả các lần ra lẻ thuốc.
- Thực hiện lấy thuốc theo nguyên tắc nhập trước-xuất trước, hết hạn trước-
xuất trước (FEFO)
Chỉ có 41,4% số đơn thuốc được lấy đảm bảo nguyên tắc này và thường tập
trung vào các giờ thấp điểm như đầu giờ sáng, buổi chiều. Việc không được kiểm
soát hạn sử dụng dẫn đến tăng số lượng thuốc hết hạn gây tổn thất cho bệnh viện.
“Khoa cũng có đã có quy định và bản thân mình cũng triển khai rồi yêu cầu
anh em thực hiện nghiêm túc về việc sắp xếp và lấy mỗi loại thuốc theo nguyên tắc
FEFO. Khi nhận thuốc về kho thì chúng tôi cũng đã thực hiện kiểm tra hạn sử dụng
của các thuốc cũ đang có, đối chiếu hạn sử dụng giữa các thuốc cũ và mới nếu hạn
sử dụng của thuốc cũ dài hơn hạn sử dụng thuốc mới thì xếp thuốc mới ra ngoài,
thuốc cũ vào trong và ngược lại nhưng đến công đoạn cấp phát thì như lúc nãy đấy
chỉ bao giờ vãn bệnh nhân thì còn để ý thực hiện được còn lúc cao điểm thì mỗi
bệnh nhân có 2 -3 phút cho cái đơn thì các bạn ấy đảm bảo sao không xảy ra nhầm
lẫn thuốc người này, người kia thực sự là quá sức rồi” (PVS Trưởng khoa Dược)
31

Khoa Dược đã ban hành và thực hiện quy định yêu cầu thuốc ngắn hạn phải
được kiểm tra hàng tháng và ghi vào sổ theo dõi thuốc ngắn hạn ngắn với tất cả các
thuốc có hạn sử dụng dưới 6 tháng và dán nhãn cảnh báo. Tuy nhiên qua hồi cứu Sổ
theo dõi và kiểm tra các thuốc ngắn hạn tại kho chính và quầy cấp phát ngoại trú
hoạt động này chưa diễn ra nghiêm túc, chủ yếu mang tính hình thức, xảy ra tình
trạng ghi chép không đầy đủ, không dán nhãn cảnh bảo với các thuốc cận hạn.
Bảng 3.5: Kiểm tra đơn thuốc lần cuối
Nội dung Kết Tỷ lệ
quả
Số lượt có kiểm tra lần cuối thông tin giữa đơn thuốc và
125 43,1
thuốc phát cho bệnh nhân
Số lượt có thực hiện ký tên và giao thuốc cho bệnh nhân 290 100,0

Việc kiểm tra ĐT lần cuối giúp đảm bảo tránh được nhầm lẫn trong cấp phát.
Tại Bệnh viện Nội tiết Lào Cai chỉ có 43,1% số đơn thuốc được kiểm tra lại lần cuối
thông tin trước khi cấp cho bệnh nhân và theo quan sát số lần thực hiện kiểm tra này
diễn ra vào đầu giờ sáng hoặc từ giữa buổi chiều khi số lượng bệnh nhân chờ cấp
thuốc ít. Đồng thời việc kiểm tra lại lần cuối này cũng chỉ được thực hiện bởi cùng
một người.
“Quy định thì cần có kiểm tra chéo giữa 2 người cấp phát, nhưng chắc không
thể thể thực hiện được với tình hình nhân lực, số bệnh nhân như hiện nay” (PVS
dược sĩ cấp phát thuốc)
Bảng 3.6: Ghi chép lại các hoạt động
Nội dung Kết quả Tỷ lệ
(%)
Số lượt thực hiện lưu lại đơn thuốc sau khi cấp phát 290 100,0
Số lượt tiến hành ghi chép lại hoạt động vào sổ theo dõi (lưu
3 1,0
vào máy tính).
Việc lưu dữ liệu đơn thuốc diễn ra dưới 2 hình thức, bản giấy đơn thuốc do
phòng khám kê đơn được xếp theo thứ tự mã bệnh nhân tự động của phần mềm
quản lý khám chữa bệnh. Đơn thuốc chia làm 02 liên: 01 liên BN giữ, 01 liên lưu tại
bệnh viện. 100% đơn thuốc sau khi tiến hành cấp phát thuốc được lưu lại. Ngoài ra
32

đơn thuốc còn được lưu trữ thông quan dữ liệu của phần mềm quản lý khám chữa
bệnh, dễ dàng trích xuất số liệu và in ra khi cần thiết.
Tuy vậy hoạt động ghi chép vào sổ chưa được tiến hành ngay, thường được
tiến hành vào cuối ngày làm việc thông qua hồi cứu lại thông tin từ đơn thuốc.
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá quá trình phát thuốc
Nội dung Kết Tỷ lệ
quả
Số lượt gọi tên bệnh nhân vào các khu vực lĩnh thuốc theo thứ 290 100,0
tự.
Số lượt đảm bảo kiểm tra thẻ BHYT hoặc Chứng minh nhân dân 290 100,0
đúng so với các thông tin trên đơn thuốc
Số lượt có thực hiện phát kèm túi đá khô (gel lạnh, tuyết 0 0
carbonic,…) nếu đơn thuốc có thuốc cần bảo quản lạnh
Số lượt có yêu cầu bệnh nhân ký tên và xác nhận đã nhận đủ 290 100,0
thuốc trước khi bệnh nhận ra về

Tất cả các lượt cấp phát đều tiến hành kiểm tra thẻ BHYT hoặc chứng minh
nhân dân để đảm bảo cấp phát đúng thuốc của bệnh nhân, tránh mắc sai sót.
Sau khi bệnh nhân nhận thuốc nhân viên khoa Dược tiến hành yêu cầu bệnh
nhân ký xác nhận đã nhận đủ thuốc, đảm bảo đúng quy trình.
Bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Nội tiết có tỷ lệ sử dụng
insulin khá cao. Insulin được bảo quản tại khoa Dược trong tủ lạnh theo đúng quy
định, tuy nhiên chưa có các biện pháp đảm bảo chất lượng thuốc cho bệnh nhân sau
khi cấp phát. Trong khi số bệnh nhân từ các huyện xa đến khám tại Bệnh viện năm
2019 chiếm hơn 60% (35).
“Giai đoạn tới Bệnh viện đã yêu cầu khoa Dược lên phương án mua sắm các
túi đá khô để đảm bảo việc bảo quản thuốc mà chủ yếu ở đây là insulin cho bệnh
nhân, vấn đề này trách nhiệm tham mưu của khoa Dược chưa được sát sao cho
lắm” (PVS Lãnh đạo Bệnh viện).
Bảng 3.8: Tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc
Nội dung Kết quả Tỷ lệ %
33

Số lượt có tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân về liều, thời điểm
uống thuốc, cách sử dụng, bảo quản thuốc. 18 6,2

Số lượt thực hiện tư vấn kỹ hơn cho bệnh nhân những thuốc
có dạng bào chế đặc biệt, cách sử dụng thuốc đặc biệt 5 1,7

Số lượt có tư vấn về thời gian thuốc phát huy tác dụng, nhấn
mạnh để bệnh nhân hiểu về lợi ích của việc dùng đúng, đủ 0 0,0
các thuốc được kê.
Số lượt có trao đổi về thời gian uống thuốc cho phù hợp với
lịch sinh hoạt và tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện. 1 0,3

Số lượt có trao đổi về các phản ứng bất lợi có thể xảy ra,
cách ngăn ngừa và khắc phục khi gặp các phản ứng bất lợi 1 0,3
này
Số lần có tư vấn cho bệnh nhân việc cần làm khi trót quên
một liều, khi đã hết đơn thuốc 1 0,3

Số lượt trao đổi với bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến
tương tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, thuốc-đồ uống. 0 0,0

Số lần tiến hành kiểm tra lại việc nắm thông tin của bệnh
nhân 0 0,0

Số lần thực hiện tóm tắt lại thông tin, nhấn mạnh những
điểm chính 2 0,7

Số lần có thái độ lịch sự, hòa nhã và đúng mực trong khi tư
vấn. 290 100,0

Tỷ lệ tư vấn cách dùng thuốc (liều, thời điểm dùng,…) chỉ 6,2% và tư vấn
dạng
bào chế đặc biệt là 1,7 %, tỷ lệ này là rất thấp, chỉ khi nào bệnh nhân có thắc mắc
lại thì người cấp phát thuốc mới tư vấn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ sử dụng và
bảo quản thuốc chưa được chính xác ở người bệnh.
Các thông tin cần thiết để tư vấn cho bệnh nhân như thời gian thuốc phát huy
tác dụng; tác dụng không mong muốn của thuốc và cách xử trí; hướng giải quyết
trong trường hợp quên thuốc; tương tác thuốc- thuốc, thuốc- thức ăn; kiểm tra lại sự
nắm thông tin của bệnh nhân không được tư vấn qua đó cho thấy chất lượng của
34

hoạt động hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc trên bệnh nhân điều trị ngoại trú ở Bệnh
viện Nội tiết Lào Cai chưa tốt.
Thái độ của người cấp phát thuốc trong tất cả số lượt quan sát đều chuẩn mực,
lịch sự, điều này góp phần làm tăng sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế
tại Bệnh viện.
3.2.2. Mô tả các chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú
Bảng 3.9: Thời gian cấp phát thuốc
Nội dung Kết quả
Số lượt khảo sát 290
Tổng thời gian phát thuốc (phút) 958
Thời gian phát thuốc trung bình (phút) 3,3 ± 0,98

Thời gian cấp phát thuốc trung bình cho bệnh nhân BHYT là 3,3 phút và thời
gian cấp phát thuốc ngắn nhất là 1 phút, thời gian cấp phát thuốc dài nhất là 5 phút.
Thời gian cấp phát thuốc này là tương đối ngắn, dược sỹ chỉ có thể tập trung vào
việc cấp phát thuốc đúng và đủ cho bệnh nhân chứ không có thời gian trao đổi và tư
vấn về cách sử dụng thuốc và bảo quản thuốc đúng đắn, hợp lý.
Một trong những cách để giáo dục bệnh nhân về sử dụng thuốc hợp lý là qua
giao tiếp cá nhân giữa người kê đơn và bệnh nhân. Tuy nhiên, sự giao tiếp này
thường khó thực hiện vì thời gian có hạn, áp lực của bệnh nhân yêu cầu phải khám
nhanh và sớm có kết quả.
Trong điều kiện y tế ở những nước đang phát triển như Việt Nam, thời gian
trung bình tiếp xúc với bệnh nhân thường chỉ 1 đến 3 phút, quá ngắn để giao tiếp có
hiệu quả. Còn lý do nữa có thể đến từ sự thiếu thiện chí của người kê đơn trong khi
giao tiếp với bệnh nhân; thiếu kỹ năng hoặc không mong muốn làm như vậy.
Những người kê đơn thường không được đào tạo các kĩ năng cần thiết trong giao
tiếp bệnh nhân hoặc có thể đến từ việc họ chưa nhận thấy tầm quan trọng của công
tác tư vấn, thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh.
35

“Bệnh nhân nội tiết thì số người cao tuổi chiếm tỷ lệ nhiều, đa số có thói quen
là đi khám từ rất sớm và cũng tập trung nhiều vào buổi sáng có hôm cao điểm lên
đến gần 200 bệnh nhân, tâm lý người bệnh thì muốn giải quyết nhanh nên gần như
chúng tôi không có thời gian chủ động thực hiện tư vấn cho bệnh nhân về sử dụng
thuốc” (PVS dược sĩ cấp phát thuốc).
Bảng 3.10: Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế
Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Số lượt thuốc được cấp phát thực tế 100,0


1322
Số đơn có xảy ra tình trạng cấp thiếu số lượng thuốc 14 4,8

Số lượt thuốc cấp phát đúng số lượng trên tổng số lượt 1303 98,5
thuốc cấp phát thực tế
Số lượt thuốc cấp phát đạt hạn dùng 1312 99,3

Số lượt thuốc cấp phát đạt chất lượng 1320 99,8

Có 14 đơn thuốc bị cấp phát thiếu thuốc trên tổng số 290 đơn thuốc chúng tôi
tiến hành theo dõi chiếm 4,8 %. Trong đó có 19 lượt thuốc bị cấp phát thiếu số
lượng, chiếm 1,5%, không có đơn thuốc bị cấp thiếu loại thuốc.
Việc cấp thiếu thuốc thường xảy ra đối với các thuốc kê được bác sĩ kê lẻ so
với đóng gói của nhà sản xuất. Thiếu thuốc không đến từ nguyên nhân do không có
thuốc tại kho cấp phát ngoại trú mà tất cả các trường hợp đều do dược sĩ cấp thiếu
so với số lượng trong đơn. Như vậy điều này cũng thể hiện khả năng cung ứng và
dự trữ thuốc của Bệnh viện thực hiện khá tốt. Nguyên nhân có thể lí giải một phần
do không có sự kiểm tra chéo giữa các dược sĩ cấp phát, do cả 2 dược sĩ đều phải
tham gia thực hiện cấp phát, dược sĩ thực hiện lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một
lúc, đông bệnh nhân.
Chủ yếu việc thiếu thuốc này chỉ được phát hiện khi bệnh nhân mang thuốc trở
lại phòng cấp phát thuốc phản ánh.
Số lượt thuốc cấp phát đạt hạn dùng đạt 99,3% và Số lượt thuốc cấp phát đạt
chất lượng chiếm 99,8%
36

“Khu vực cấp phát thuốc hơi ồn ào, tôi thấy ý thức của một số bệnh nhân và
người nhà cũng chưa thực sự tốt, người bệnh thì đông nhân viên thì chỉ có 2 người,
sai sót là điều khó tránh khỏi. Tôi cho rằng cần phải thông cảm cho họ và bệnh
viện nên sắp xếp bổ sung thêm nhân lực cho khu vực cấp phát thuốc, tránh ùn tắc”
(ý kiến 1 bệnh nhân tham gia thảo luận nhóm)
Bảng 3.11: Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ.
Nội dung Kết quả Tỷ lệ

Số lượt thuốc được cấp phát thực tế 100,0


1322
Số lượt thuốc được dán nhãn đầy đủ 91,5
1210
Số thuốc ra lẻ 8,5
112

Có 1322 lượt thuốc được cấp phát trên tổng số 290 đơn thuốc, như vậy trung
bình 1 đơn thuốc có 4,6 chủng loại thuốc. Các thuốc được cấp phát chủ yếu là nhóm
thuốc viên điều trị đái tháo đường, insulin, thuốc tăng huyết áp, thuốc giảm lipid
máu, đây đều là các bệnh thường đi kèm với đái tháo đường típ 2.
Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 91,5 % tuy nhiên do hầu hết các thuốc
được cấp phát đều còn bao gói của nhà sản xuất nên được coi là có nhãn đầy đủ, chỉ
có 9,5 % thuốc không có nhãn đầy đủ đều là các trường hợp có ra lẻ.
Các thuốc ra lẻ trong nghiên cứu có tất cả 112 lượt thuốc tương ứng với 78 lần
cấp phát nhưng không có lần ra lẻ thuốc nào được dán nhãn phụ theo quy định để
đảm bảo tránh nhầm lẫn thuốc, liều dùng, chỉ định. Chủ yếu dược sĩ cấp phát thực
hiện ghi trực tiếp trên mặt sau của vỉ thuốc thông tin về liều lượng sử dụng mà
không có đầy đủ các thông tin khác theo quy định (tên thuốc, hàm lượng, hạn
dùng…)
“Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện chúng tôi đa số đều từ tuyến dưới chuyển
tuyến lên, đây đều là các trường hợp nặng, vượt quá khả năng của các đơn vị tuyến
dưới, thường đi kèm từ 2-3 bệnh, biến chứng, vì vậy số lượng thuốc cần sử dụng
cho mỗi đơn ngoại trú gồm tương đối nhiều nhóm (đái tháo đường, tăng huyết áp,
37

gut…), việc giáo dục cho bệnh nhân hiểu và tuân thủ sử dụng thuốc đóng vai trò rất
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều trị” (PVS Lãnh đạo Bệnh viện)
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cấp phát thuốc
3.3.1 Ảnh hưởng của các đặc điểm về nhân khẩu học của bệnh nhân
Kết quả khảo sát cho thấy 52,8% bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên, nơi sống
tập trung nhiều ở vùng nông thôn cách xa Bệnh viện. Đây đa số là những đối tượng
có thời gian mắc bệnh lâu năm, có nhiều biến chứng, việc ghi nhớ và tuân thủ các
chỉ định sử dụng thuốc gặp nhiều khó khăn.
Trong khi các thuốc điều trị đái tháo đường thường có sự phức tạp về liều
dùng, đường dùng, thời điểm dùng (tùy theo loại: có loại uống lúc đói, có loại uống
lúc no) vì vậy nếu không được hướng dẫn cặn kẽ và chi tiết dẫn tới việc sử dụng
thuốc và tuân thủ điều trị gặp nhiều khó khăn.
“Tôi mắc bệnh nay đã gần 15 năm, trước kia điều trị bằng thuốc uống, 2 năm
gần đây chuyển sang dùng thuốc tiêm (insulin), thấy nó phức tạp hơn, ngay như
dùng bơm tiêm loại nào cho đúng cũng đã hay quên rồi” (Ý kiến 1 bệnh nhân tham
gia thảo luận nhóm)
“Chủ yếu là thời điểm uống thuốc hay quên, mà thuốc đái tháo đường loại thì
dùng trước ăn, loại sau ăn, vừa hỏi bác sĩ ở phòng khám được tư vấn ra tới quầy
thuốc lại quên ngay, nhưng họ cũng không có thời gian để trả lời cho mình” (Ý
kiến 1 bệnh nhân thảo luận nhóm)
“Nếu bác sĩ có thời gian để tư vấn cho các lưu ý khi dùng thuốc thì tốt, tôi
thấy các bác sĩ đều bận, nhiều lúc muốn hỏi thêm nhưng thực sự cũng khó” (Ý kiến
1 bệnh nhân tham gia thảo luận nhóm)
“Chúng tôi công việc thực sự khá quá tải, đặc biệt là buổi sáng, thường xuyên
có từ 200 bệnh nhân nhưng nhiều hôm chỉ có thể bố trí được 4 bàn khám bệnh,
bệnh nhân thì muốn khám nhanh do ở xa, do nhịn ăn để chờ làm xét nghiệm, gần
như không có thời gian kịp để tư vấn cho bệnh nhân về các hướng dẫn sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn” (PVS bác sĩ khám bệnh 1).
3.3.2 Ảnh hưởng của thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bảng 3.12 Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất
38

stt Nội dung Có/không Diện tích, độ ẩm, nhiệt độ So với tiêu
chuẩn
1. Kho thuốc Có 2 kho - Đạt tiêu chuẩn 32 đến 45
chính, kho thuốc và kho - Kho thuốc có diện tích 72 m2, độ ẩm
hóa chất hóa chất riêng m2, có 2 điều hòa công suất 75%, ở nhiệt
biệt 24000 btu luôn duy trì ở độ từ 15-
nhiệt độ 26°C. 30°C.
- Kho thuốc chính được
trang bị 02 máy hút ẩm 30
lít/giờ, bố trí 02 quạt thông
gió ở đầu cuối kho
- Có 02 ẩm kế, 02 nhiệt kế.
2. Phòng cấp Có - Đạt tiêu chuẩn từ 18 đến 24
phát thuốc - Phòng cấp phát thuốc có m2, độ ẩm
diện tích 28 m2, có 1 điều 75%, ở nhiệt
hòa công suất 18000 btu độ từ 15-
luôn duy trì ở nhiệt độ 26°C 30°C.
- Có 01 quạt thông gió ở
cuối phòng.
- Có 01 ẩm kế, 01 nhiệt kế
3. Khu vực Có (10 m2) Đạt tiêu chuẩn từ 9 đến 12
chờ của m2
bệnh nhân
4. Có đủ các ô Có Chưa đủ số ô cấp phát, hiện Có ô xếp đơn,
xếp số thứ chỉ có 1 ô dùng xếp đơn và 1 ô cấp phát
tự đơn ô cấp phát bệnh nhân
thuốc, ô Chưa có ô cấp phát giành mạn tính, ô
nhận thuốc riêng cho bệnh nhân mạn cấp phát bệnh
tính nhân bệnh
thường gặp
5. Vị trí kho Có Kho chính nằm ở tầng 2, Hệ thống kho,
39

thuốc chính trong khi phòng cấp phát ở buồng cấp


và phòng tầng 1, chưa thuận tiện cho phát cần bố
cấp phát việc vận chuyển thuốc trí ở vị trí
thuốc ngoại thuận tiện cho
trú việc vận
chuyển và
cấp phát theo
yêu cầu của
thực hành tốt
phân phối
thuốc.

Bệnh viện được xây mới và đưa vào sử dụng trong năm 2019 vì vậy về số
lượng, diện tích các phòng chức năng, hệ thống kho của khoa Dược đảm bảo các
quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Về bố trí các phòng, kho của Khoa Dược
Hệ thống kho thuốc của khoa Dược bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai vừa được
đưa vào sử dụng, được xây dựng kiên cố, nền nhà được lát gạch sạch sẽ đảm bảo
điều kiện vệ sinh, thông thoáng.
“Nhìn chung thì cơ sở vật chất từ ngày chuyển sang trụ sở mới tốt hơn rất
nhiều lần, phòng ốc sạch sẽ, các trang thiết bị như điều hòa, tủ lạnh bảo quản, giá
kệ đáp ứng được công việc. Nhưng mà nếu được thì đáng lẽ nên bố trí toàn bộ khoa
Dược ở hết tầng 1 tiện cho chuyển thuốc hơn ạ, may mà bây giờ có cả thang máy
nên cũng đỡ” (PVS Dược sĩ cấp phát thuốc)
- Về các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
Đây là hai yếu tố quan trong ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Nhiệt độ và độ
ẩm trong kho đảm bảo tiêu chuẩn theo qui định, thuốc sẽ đảm bảo chất lượng theo
đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tại Bệnh viện Nội tiết kho chính và phòng cấp
phát thuốc đều có lắp đặt điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió. Riêng máy hút ẩm tại
40

kho cấp phát ngoại trú chưa được trang bị, tại kho thuốc chính lắp đặt 02 máy hút
ẩm công suất 30 lít/giờ.
Khoa Dược cũng đã ban hành qui định theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho và tủ
lạnh bảo quản thuốc: nhiệt độ và độ ẩm trong kho, tủ lạnh được quy định theo dõi 2
lần trong ngày, các thông số được ghi chép lại bằng sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.
Nếu nhiệt độ, độ ẩm ngoài khoảng qui định tiến hành các biện pháp như điều chỉnh
điều hoà, bật máy hút ẩm, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh.
Tuy nhiên theo quan sát hiện nay chỉ có kho chính được trang bị có 02 nhiệt
kế và 02 ẩm kế gắn cố định tại 02 vị trí còn tại kho cấp phát thuốc ngoại trú chưa
được lắp đặt.
Với số lượng ẩm kế, nhiệt kế taị kho chính như trên sẽ chưa đảm bảo kiểm
soát nhiệt độ, độ ẩm toàn bộ kho. Bởi vì tuy có máy điều hòa và máy hút ẩm, nhưng
diện tích kho chính lại tương đối lớn (72m 2), nên nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí
không đều nhau. Do vậy, cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí bằng cách
gắn thêm nhiệt kế, ẩm kế và có thể đo bằng cách cầm nhiệt kế di chuyển để đo. Như
vậy, việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm sẽ tốt hơn.
Các trang thiết bị đo (ẩm kể, nhiệt kế) đều được hiệu chuẩn định kỳ theo quy
định của pháp luật về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo.
Ở thời điểm thu thập số liệu qua hồi cứu “Sổ theo dõi nhiệt độ” và “Sổ theo
dõi độ ẩm” và kiểm tra ngay tại thời điểm quan sát ghi nhận các điều kiện về nhiệt
độ, độ ẩm của khoa Dược tại kho chính đáp ứng các quy định. Cụ thể, số ngày
không theo dõi rất ít, trong 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận tại sổ theo dõi của kho
thuốc chính chỉ có 4 ngày là không có số liệu theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
Bảng 3.13 Bảng thống kê theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho chính 6 tháng 2020
Nội dung 6 tháng 2020
Số ngày có theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho chính 126
Số ngày có nhiệt độ không nằm trong ngưỡng quy định (15- 4
30°C)
Số ngày có độ ẩm vượt ngưỡng quy định (≥75%) 8
41

“Tuy khoa đã ban hành các quy định về theo dõi, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm
của bảo quản thuốc nhưng mà trong quá trình thực hiện thì thỉnh thoảng vẫn chưa
đúng với cái quy định cho lắm, nó cũng do nhiều nguyên nhân lắm, có lúc điều hòa
hỏng gọi nửa ngày thợ mới khắc phục xong, có khi đông bệnh nhân, rồi công việc
nó nhiều cũng chưa kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm như quy định được, rồi phòng kho thì
người ra vào lĩnh thuốc nội trú, ngoại trú mở cửa quên cả đóng lại cũng có, nhưng
mà để đảm bảo quy định trên sổ sách thì mình có lúc phải hoàn thiện sau ” (PVS
Dược sĩ cấp phát thuốc”
Bảng 3.14: Thực trạng về trang thiết bị
stt Nội dung Có/kh Số lượng, chất lượng Đánh giá
ông
1. Máy tính Có 6 máy tính, trong đó 2 máy Chỉ có 2 máy tính tại
tại kho chính mua mới từ kho chính hoạt động
năm 2019, 4 máy còn lại ổn định, các máy còn
đều được mua sắm từ năm lại hoạt động chậm,
2014 trở về trước thường xuyên trục trặc
ảnh hưởng tới hiệu
suất sử dụng
2. Máy in Có Có 6 máy in, tất cả đều - Máy in: Các máy in
mua sắm từ năm 2019 đều hoạt động tốt
3. Kết nối Có Có, tốc độ đường truyền Kết nối internet luôn
internet đảm bảo, có đường truyền đảm bảo, đã thiết kế 2
dự phòng do 2 nhà mạng đường truyền internet
riêng do 2 nhà cung
cung cấp
cấp khác nhau, tách
riêng đường truyền
internet có dây và
không dây. Hệ thống
mạng hoạt động tương
đối ổn định.
4. Điện thoại Có Tất cả các phòng, kho đều Điện thoại sử dụng ổn
nội bộ lắp đặt điện thoại nội bộ định, đảm bảo liên lạc
giữa các khoa, phòng
42

5. Phần mềm Có Phần mềm dùng chung Phần mềm quản lý


quản lý toàn đơn vị khám chữa bệnh hoạt
khám chữa động tương đối ổn
định, giao diện thân
bệnh
thiện dễ sử dụng, kết
xuất được các biểu
mẫu, báo cáo theo quy
định của Bộ Y tế, cơ
quan Bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên vẫn xảy ra
tình trạng lỗi ở các
kho thuốc dẫn đến
việc quản lý giữa kho
chính với kho nội trú,
kho ngoại trú có lúc
xảy ra trục trặc
6. Hệ thống Có - Tại kho chính, hệ thống Có đủ số giá và kệ, kết
giá, kệ bảo giá, kệ bảo đảm cả về số cấu chắc chắn, bố trí
quản thuốc lượng, chất lượng (chất khoa học thuận tiện
liệu bằng thép, mua sắm từ cho việc sắp xếp, bảo
cuối năm 2019). quản và sử dụng
7. Tủ lạnh bảo Có - Hiện tại kho chính có 2 tủ Số lượng tủ lạnh cơ
quản thuốc lạnh sử dụng bảo quản bản đáp ứng nhu cầu
insulin dung tích 290 lít. bảo quản thuốc (chủ
- Tại phòng cấp phát thuốc yếu bảo quản insulin).
ngoại trú có 1 tủ lạnh dung Tuy nhiên cần bổ sung
tích 250 lít, thêm ít nhất 01 tủ lạnh
tại kho cấp phát ngoại
trú

8. Quạt thông Có - Tại kho chính có 02 quạt Đáp ứng các điều kiện
gió, điều thông gió, 02 máy hút ẩm, về thực hành tốt bảo
hòa nhiệt 02 điều hòa công suất quản thuốc theo
24000 BTU, có đủ nhiệt
độ, nhiệt kế, Thông tư 36/2081/TT-
43

ẩm kế, máy kế, ẩm kế theo quy định. BYT


hút ẩm tại - Tại phòng cấp phát thuốc
kho thuốc ngoại trú chưa được trang
bị máy hút ẩm, có 1 điều
và phòng
hòa công suất 18000 btu, 1
cấp phát
quạt thông gió.
thuốc - Ẩm kế, nhiệt kế được
kiểm định 1 lần/năm
9. Đủ các thiết Có - Có đủ các thiết bị chưa Công tác phòng cháy
bị phòng cháy cầm tay và thiết bị chữa cháy của khoa
cháy, chữa báo cháy tự động (báo Dược rất được chú
quang, báo khói).
cháy trọng
- Có bản hướng dẫn sử
dụng và bảo quản cho công
tác phòng chống cháy nổ
(hệ thống phòng chữa cháy
tự động, các bình khí chữa
cháy, hệ thống nước và vòi
nước chữa cháy.
Hệ thống trang thiết bị của khoa Dược được trang bị tương đối đầy đủ nhưng
một số trang thiết bị đã cũ hoạt động kém hiệu quả như máy tính cần được nâng cấp
bổ sung
- Máy tính: Hiện có tổng 6 máy tính tại khoa Dược, trong số đó chỉ có 2 máy
tính tại kho chính hoạt động ổn định, các máy còn lại hoạt động chậm, thường
xuyên trục trặc ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng.
- Tại phòng cấp phát thuốc ngoại trú đang được trang bị 01 tủ lạnh, dung tích
250 lít chủ yếu phục vụ bảo quản thuốc insulin, với số lượng bệnh nhân ngoại trú
trung bình 200 lượt, cần bổ sung thêm ít nhất 01 tủ lạnh, tránh tình trạng Dược sĩ
cấp phát thường xuyên phải di chuyển lên kho chính để bổ sung thuốc, mất nhiều
thời gian.
3.3.3 Ảnh hưởng của chất lượng, số lượng nhân lực
Bảng 3.15: Thực trạng nhân lực
stt Vị trí Số lượng, trình độ, năng lực Tiêu chuẩn
44

1 Trưởng khoa 1 Dược sĩ đại học Dược sĩ đại học


2 Dược sĩ làm công tác 01 Dược sĩ đại học Dược sĩ đại học
nghiệp vụ dược
3 Dược sĩ phụ trách kho 2 Dược sĩ trung học Tối thiểu là dược
cấp phát thuốc ngoại sĩ trung học
trú
4 Dược sĩ phụ trách kho 01 dược sĩ cao đẳng, 01 dược Tối thiểu là dược
cấp phát thuốc nội trú trung học sĩ trung học
5 Dược sĩ làm công tác Hiện tại chưa có Dược sĩ đại học
dược lâm sàng
6 Kỹ năng sử dụng máy Sử dụng máy tính ở mức cơ Sử dụng cơ bản
tính bản, sử dụng phần mềm quản các phần mềm
lý bệnh viện tốt soạn thảo văn
bản, thành thạo
phần mềm quản
lý bệnh viện
7 Cập nhật kiến thức về Duy nhất có Dược sĩ trưởng Tối thiểu 8h trong
cập nhật về thực hành khoa có tham gia cập nhật 3 năm
tốt bảo quản thuốc, tư kiến thức. Các nhân viên còn
vấn sử dụng thuốc lại chưa có chứng chỉ hành
nghề, không tham gia cập
nhật kiến thức theo thời gian

Năm 2020, khoa Dược Bệnh viện Nội tiết có số lượng nhân viên là 6, chiếm tỷ
lệ 8% so với tổng số nhân viên toàn Bệnh viện. Trong số 06 nhân viên có 02 dược sĩ
đại học, 01 dược sĩ cao đẳng, 03 dược sĩ trung học. Tỷ lệ này ở mức thấp so với quy
mô hoạt động chuyên môn và số giường bệnh, năm 2019 tính trung bình 1 ngày tiếp
nhận 192 bệnh nhân khám ngoại trú và 82 bệnh nhân nằm điều trị nội trú (35).
02 Dược sĩ trung học được phân công tham gia cấp phát thuốc ngoại trú. Cả
02 đều chưa được đào tạo các kĩ năng tư vấn sử dụng thuốc tại Bệnh viện cũng như
kiến thức căn bản về dược lâm sàng, thông tin thuốc. Do nhân lực thiếu nên dược sĩ
cấp phát thuốc ngoại trú ít có sự luân phiên. Ngoài nhiệm vụ cấp phát thuốc vào
45

buổi sáng, những thời gian ít bệnh nhân hơn còn phải tham gia thêm các công việc
của khoa (chuẩn bị, đóng gói, tham gia cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú, thực
hiện các báo cáo thống kê…).
Bảng 3.16: Thống kê công tác khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2017-2020
Nội dung 2017 2018 2019 6 tháng
2020
Tổng số khám chữa bệnh ngoại 38177 45321 50720 21164
trú
Tổng số lượt điều trị nội trú 1780 2218 2565 1477
Tổng số giường bệnh thực kê 70 80 100 105
Tổng số nhân viên Bệnh viện 56 62 68 68
Tổng số nhân viên khoa Dược 5 6 6 6

Từ bảng trên chúng có thể thấy tính giai đoạn 2017-2019, số bệnh nhân cả
ngoại trú và nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Lào Cai năm sau đều tăng hơn so với năm
trước (số bệnh nhân ngoại trú năm 2019 tăng hơn năm 132,8%; bệnh nhân nội trú
tăng 144%), số giường bệnh thực kê tăng 35 giường, quy mô khám bệnh, chữa bệnh
có sự gia tăng khá lớn.
Tuy nhiên trong suốt cả giai đoạn này nhân lực cho khoa Dược chỉ tăng 01 cán
bộ (01 dược sĩ đại học chuyển công tác từ đơn vị khác về). Ngoài việc số lượng tăng
chưa tương xứng với quy mô hoạt động thì chất lượng nhân lực giai đoạn này cũng
không có sự cải thiện, đến giữa năm 2020 mới có 01 cán bộ (dược sĩ trưởng khoa)
tham gia đào tạo Dược sĩ chuyên khoa 1.
“Hiện nay bệnh viện có 80 giường bệnh kế hoạch, thực kê là 105 giường,
khám ngoại trú hàng năm thực hiện khoảng 50.000 lượt, tuy vậy biên chế chỉ được
giao 50 người, Bệnh viện phải hợp đồng thêm 18 người mới đáp ứng cơ bản nhu
cầu công việc, trong cơ chế tự chủ tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên như hiện
nay phải cân đối nguồn lực rất chặt chẽ, vì vậy trong thời gian ngắn hạn tiếp theo
việc bổ sung nhân lực cho khoa Dược sẽ rất khó khăn” (PVS Lãnh đạo Bệnh viện)
Nhân lực khoa Dược không đủ để luân chuyển giữa các vị trí, gần như họ sẽ
phải gắn bó với công việc chính suốt một quãng thời gian dài. Điều này phần nào
cũng ảnh hưởng tới tâm lý, gây căng thẳng khi làm việc. Với đặc thù của khu vực
46

cấp phát có tiếng ồn cao, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hàng ngày môi trường làm
việc phức tạp.
“Tôi về công tác tại Bệnh viện đến nay gần 5 năm, ngoài thời gian tập sự 12
tháng theo qui định thì đến nay công việc chính là cấp phát thuốc, nhìn chung thì
áp lực do bệnh nhân đông, khối lượng công việc cũng lớn, nếu được thì tôi nghĩ nên
bổ sung thêm ít nhất 1 người nữa ở phòng cấp phát thuốc” (PVS dược sĩ cấp phát
thuốc)
Về cơ cấu do thiếu nhân lực hiện Khoa Dược chưa có đủ các bộ phận như quy
định tại Thông tư 22/2011/TT-BYT của Bộ Y tế (36) : Nghiệp vụ dược, Thống kê,
Mua sắm, Dược lâm sàng – thông tin thuốc, kho cấp phát. Các cán bộ của khoa đều
phải kiêm nhiệm và thường xuyên phải thay đổi vị trí cho nhau.
“Khoa chưa có dược sỹ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng, thông tin
thuốc mà các dược sỹ ở các bộ phận kiêm nhiệm thêm công tác này. Thông tin
thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sỹ trong bệnh viện còn rất hạn chế. Các
dược sỹ đại học chưa được đào tạo chuyên về dược bệnh viện, các công việc như
cấp phát, kiểm kê,....đã chiếm rất nhiều về thời gian làm việc” (PVS Trưởng khoa
Dược)
“Công việc về tư vấn thuốc thì trong khả năng cũng cố gắng tự cập nhật, đọc
thêm kiến thức từ sách vở để hướng dẫn thêm cho bệnh nhân, nhưng để mà nói
được đào tạo bài bản thì cũng chưa có, chủ yếu là tự học, rồi được trưởng khoa
phổ biến những lúc sinh hoạt khoa” (PVS nhân viên cấp phát).
Trong vấn đề đào tạo liên tục cho dược sĩ tại Bệnh viện chưa được chú trọng,
trong số 6 dược sĩ của khoa Dược hiện tại chỉ có 01 dược sĩ thường xuyên được
tham gia các khóa đào tạo liên tục. Chủ yếu đào tạo các kiến thức về nghiệp vụ
dược, các văn bản quản lý chuyên ngành Dược mà chưa chú trọng nhiều đến các
kiến thức về dược lâm sàng, kĩ năng tư vấn sử dụng thuốc, thực hành tốt bảo quan
thuốc. Vì vậy vai trò của Dược sĩ trong việc tham gia cùng đội ngũ bác sĩ nhằm đảm
bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả là khá mờ nhạt.
“do thiếu nhân lực, khoa Dược thì công việc mang tính chất đặc thù, không có
người để thay thế nên dù nhận thấy là cần phải tổ chức cho cán bộ tham gia đào
47

tạo nâng cao kiến thức những rất khó khăn để bố trí cho cán bộ đi học” (PVS lãnh
đạo Bệnh viện).

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN


4.1. Mô tả quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
Theo quan điểm trước đây thì hoạt động cấp phát chỉ dừng lại ở việc giao
thuốc đúng và đủ cho người bệnh, ít khi được quan tâm đến như là một quy trình
trong chu trình sử dụng thuốc và do đó ít quan tâm đến các sai sót trong khi tiến
48

hành. Tuy nhiên ngày nay quan điểm này đã có thay đổi, cấp phát không còn đơn
thuần là công việc đưa thuốc đến tay bệnh nhân nữa mà còn phải đảm nhiệm chức
năng tư vấn sử dụng thuốc, đóng vai trò quan trọng trong sử dụng thuốc hợp lý an
toàn.
Mặc dù Bộ Y tế hiện chưa có văn bản nào quy định riêng về quy trình cấp phát
thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú nhưng căn cứ trên quy trình cấp phát của
WHO, trong cấp phát để đảm bảo cho việc sử dụng thuốc được hợp lý, an toàn,
hiệu quả thì người cấp phát phải thực hiện tốt một số nội dung cơ bản như:
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Bộ Y tế ngay từ khâu bảo quản
thuốc (về sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FEFO, nhiệt độ, độ ẩm của kho) nhằm
tránh ảnh hưởng đến chất lượng thuốc được bảo quản khi cấp phát tới người bệnh
sử dụng.
- Thực hiện đủ 06 bước của quy trình cấp phát thuốc
Nhìn chung hoạt động cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện
Nội tiết Lào Cai chỉ mới đảm bảo mục đích cơ bản của cấp phát là đúng thuốc, đủ
thuốc cho bệnh nhân. Trong quá trình cấp phát đã thực hiện các bước kiểm tra, đối
chiếu với người bệnh nhằm hạn chế được tối đa những nhầm lẫn đáng tiếc, tuy vậy
chưa thực hiện đối chiếu chéo giữa dược sĩ chuẩn bị thuốc và dược sĩ cấp phát.
Ngoài ra thiếu sót lớn nhất của quy trình cấp phát thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Lào
Cai chính là toàn bộ các hoạt động tư vấn, hướng dẫn thuốc cho người bệnh đang
không được thực hiện.
4.1.1 Về đặc điểm chung của bệnh nhân đái tháo đường típ 2
Bệnh nhân cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn, đều đã mắc bệnh nhiều năm và đi kèm
theo nhiều biến chứng. Qua thảo luận nhóm cho thấy mặc dù đã sử dụng các thuốc
điều trị đái tháo đường nhiều năm nhưng việc hiểu về sử dụng thuốc hợp lý còn hạn
chế.
Số bệnh nhân đến từ các vùng nông thôn và có học vấn dưới THPT chiếm gần
một nửa số bệnh nhân. Đây là những bệnh nhân cần được quan tâm hơn trong việc
tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Bệnh nhân ở xa khi có bất thường, tác dụng ngoài
49

mong muốn do sử dụng thuốc việc di chuyển tới Bệnh viện hoặc liên lạc qua các
phương tiện thông tin để trao đổi đều không dễ dàng.
4.1.2. Mô tả thực hiện các bước của quy trình cấp phát thuốc ngoại trú
- Bước tiếp nhận đơn thuốc
Bước tiếp nhận đơn thuốc được thực hiện khá tốt: Hoạt động kiểm tra tên BN
và tính hợp lệ của đơn đạt 100%. Riêng hoạt động xếp đúng thứ tự đơn thuốc vẫn
còn 27,3 % sai sót do BN không để đơn thuốc đúng vị trí.
Bệnh viện Nội tiết Lào Cai là bệnh viện chuyên khoa, những năm trước đây
bệnh nhân chỉ có các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Kể từ năm 2020 Bệnh
viện tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, mô hình bệnh tật vì vậy không chỉ
gói gọn các bệnh nội tiết mà còn các mặt bệnh của các chuyên khoa khác như (mắt,
tai mũi họng, răng hàm mặt…) do vậy hiện nay tại khu vực cấp phát mới chỉ thiết
kê ô cấp phát (1 ô dùng xếp đơn và 1 ô cấp phát) là chưa đủ đáp ứng. Cần bổ sung
thêm 2 ô giành riêng cho tiếp nhận đơn và cấp phát đơn của bệnh nhân mạn tính.
Đồng thời trang bị thêm tại quầy 01 hộp nhựa quy định là khu vực đặt đơn thuốc
bệnh mạn tính.
- Bước kiểm tra đơn thuốc
Bước kiểm tra đơn thuốc mới chỉ dừng ở lại ở việc kiểm tra về mặt thủ tục
hành
chính của đơn, bao gồm hoạt động kiểm tra thông tin và số lượng thuốc trên đơn
mà chưa tiến hành kiểm tra đánh giá được tính hợp lý của đơn thuốc bao gồm
kiểm tra tính hợp lý về chỉ định, liều dùng và tương tác thuốc theo quy định.
Trên thực tế tại Bệnh viện, công tác cấp phát thuốc do dược sĩ trung học đảm
nhiện nên trình độ còn hạn chế để có thể tiến hành kiểm tra các sai sót về mặt
chuyên môn. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều bệnh viện trong cả nước. Tuy
nhiên, có thể khắc phục tình trạng này bằng cách bố trí bổ sung nhân lực trình độ
dược sỹ đại học tại bộ phận cấp phát. Dược sỹ đại học sẽ có nhiệm vụ thực hiện 3
khâu còn lại của bước kiểm tra đơn thuốc đó là kiểm tra tính hợp lý về chỉ định, liều
dùng và tương tác thuốc.
- Bước chuẩn bị thuốc, bao bì, dán nhãn
50

Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, dán nhãn:
+ 93,4 % số lượt lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, dạng bào chế, số lượng ghi
trong đơn.
+ Chỉ có 41,4% đơn thuốc được lấy theo nguyên tắc FEFO, đây là con số thấp.
Việc tuân thủ nguyên tắc FEFO sẽ giúp giảm tối đa sai sót nhầm lẫn thuốc hoặc
thuốc hết hạn sử dụng cũng như tuân thủ đúng quy định về đảm bảo chất lượng
thuốc cấp phát tại Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định
tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện (36).
Có 78 đơn quan sát là có ra lẻ thuốc và toàn bộ số lượt này đảm bảo thực hiện
tốt (có bao bì riêng cho từng loại thuốc và được đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa
nhiễm khuẩn). Tuy nhiên chỉ có 4 đơn thuốc ra lẻ (chiếm 5,1%) được tiến hành
bằng các dụng cụ thích hợp (không để tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc) trên bề mặt
sạch. Các thuốc ra lẻ chủ yếu là viên nén được đóng gói trong lọ như: atenolol,
PTU, egilock… Đối với các thuốc này, vào thời điểm số lượng bệnh nhân ít (15h-
16h) nhân viên cấp phát thực hiện ra lẻ sẵn trước vào bao bì và việc ra lẻ được thực
hiện bằng dụng cụ đúng như quy định. Tuy nhiên, trong quá trình cấp phát những
trường hợp bác sỹ kê đơn số lượng khác với số lượng đã ra lẻ sẵn thì người cấp phát
lại không sử dụng dụng cụ thích hợp mà dùng tay lấy thuốc ra khỏi bao gói để điều
chỉnh số lượng. Các thuốc ra lẻ chủ yếu là dạng viên nén trần nên việc để tay tiếp
xúc trực tiếp sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng thuốc. Do đó, đối với hoạt động ra lẻ thuốc cần
quán triệt nhân viên cấp phát tuân thủ đúng quy trình.
Tình trạng lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một lúc vẫn xảy ra (25 lượt quan sát
chiếm 8,6 %), tình trạng này rất dễ dẫn đến việc lấy nhầm thuốc. Trong số 290 đơn
chúng tôi thực hiện quan sát vẫn ghi nhận 19 đơn có sai sót về số lượng, tên thuốc,
hàm lượng thuốc đặc biệt nhầm lẫn giữa các loại insulin của bệnh nhân. Các sai sót
chủ yếu liên quan đến chủ quan người cấp phát thuốc, không ghi nhận đến từ
nguyên nhân thiếu thuốc tại kho.
Hoạt động cuối cùng trong bước chuẩn bị thuốc, bao bì, dán nhãn là dán nhãn
thuốc. Theo quy định của WHO, nhãn thuốc phải dán bao gồm đầy đủ thông tin:
51

Tên, nồng độ-hàm lượng thuốc, liều dùng, cách dùng. Hầu hết các thuốc được cấp
phát đều còn nguyên bao gói của nhà sản xuất nên có in sẵn tên nồng độ hàm lượng,
những
trường hợp này được coi là có nhãn tên, nồng độ-hàm lượng đầy đủ. Do đó, tỷ lệ
dán tên nồng độ hàm lượng là khá cao (91,5%). Ngoài bao gói sẵn có của nhà sản
xuất, Bệnh viện không chủ động dán thêm nhãn do đó tỷ lệ dán nhãn có thông tin
liều dùng và lưu ý sử dụng là 0%. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều bệnh
viện trên cả nước như: Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Thái
Bình (37) (31).
- Bước kiểm tra đơn thuốc lần cuối
Bước kiểm tra ĐT lần cuối được thực hiện ở 100% đơn thuốc theo hình thức
kiểm tra giữa thông tin trên máy, ĐT và thuốc thực tế. Tuy nhiên, việc kiểm tra
không được thực hiện bởi người khác. WHO khuyến cáo việc kiểm tra phải thực
hiện bởi người khác nhằm mục đích giảm tối đa sai sót. Hiện nay, tại kho BHYT
bệnh viện có 02 dược sỹ trung học làm công tác cấp phát nên có thể kiểm tra chéo
do đó cần phải đưa vào quy chế cấp phát thuốc nội dung này. Tuy nhiên, để đảm
bảo việc thực hiện nghiêm túc hoạt động này tại các thời điểm đông bệnh nhân, cần
tăng cường thêm nhân lực cho bộ phận cấp phát ngoại trú.
Một số dạng thuốc cần phải bảo quản lạnh (ví dụ insulin) chưa được bộ phận
cấp phát cung cấp túi đá bảo quản, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng
thuốc trong trường hợp bệnh nhân phải di chuyển một quãng đường khá xa để lấy
thuốc, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Bước lưu lại thông tin đơn
Các đơn thuốc sau khi cấp phát được lưu lại, mọi thông tin về quy trình cấp
phát cũng như đơn thuốc, tên và địa chỉ bệnh nhân đều đã được duyệt trên máy và
lưu trữ lại theo hệ thống phần mềm của bệnh viện, đảm bảo yêu cầu về ghi chép lại
dữ liệu, kiểm tra đánh giá hoạt động của nhà thuốc.
- Bước tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân
Như đã nhận xét ở các bước trên, quy trình tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân về
cách sử dụng và bảo quản thuốc là hoàn toàn không có. Đây là thiếu sót lớn nhất
52

trong quá trình cấp phát tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi BN thắc mắc về đơn thuốc
đều được dược sỹ trả lời. Dược sỹ chỉ trả lời các thông tin cơ bản cho BN vì thời
gian, nhân lực không cho phép.
Quy trình tư vấn này giúp nhấn mạnh cho bệnh nhân về liều dùng, thời điểm
dùng, cách sử dụng thuốc, bảo quản thuốc, cách dùng các dạng bào chế đặc biệt;
trao đổi thêm về cách xử trí khi gặp tác dụng phụ, quên liều, tương tác thuốc; trao
đổi về thời điểm dùng thuốc phù hợp với lịch sinh hoạt; kiểm tra lại việc nắm thông
tin của bệnh nhân và nhấn mạnh lại một lần nữa những điểm chính yếu. Hầu hết các
bước trong quy trình tư vấn tại quẩy thuốc là chưa có, chỉ có tư vấn về liều, thời
điểm dùng đạt 1%; tư vấn về dạng bào chế đặc biệt là 0,5%, tỷ lệ tư vấn như vậy là
quá thấp và cũng chỉ có khi bệnh nhân hỏi lại chứ không có sự chủ động cung cấp
từ nhân viên quầy thuốc. Điều này phần nào đã được lý giải là do bệnh viện chưa có
bộ phận tư vấn phụ trách bởi dược sỹ đại học và nhân viện bộ phận cấp phát thuốc
chưa được đào tạo đầy đủ để đảm bảo hoàn thiện quy trình, sự thiếu sót này được
khắc phục một phần bởi phòng tư vấn sử dụng bút tiêm insulin cho bệnh nhân đái
tháo đường.
Tóm lại, công tác cấp phát tại Bệnh viện Nội tiết Lào Cai đã đảm bảo mục
đích cơ bản của cấp phát là đúng, đủ thuốc và đảm bảo các thủ tục hành chính cho
BN nhưng chưa giám sát được chất lượng chuyên môn của điều trị và cũng chưa có
sự tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng và bảo quản thuốc. Điều này có nghĩa là
khâu cấp phát chưa thực hiện được chức năng nâng cao tuân thủ điều trị và hiệu quả
sử dụng thuốc. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Bệnh viện chưa có bộ phận tư vấn sử
dụng thuốc do dược sỹ đại học phụ trách, vấn đề tồn tại chung của hầu hết các bệnh
viện.
4.1.3. Mô tả các chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú
- Thời gian phát thuốc trung bình
Thời gian phát thuốc trung bình ở Bệnh viện Nội tiết Lào Cai là 3,3 ± 0,74
phút với thời gian cấp phát thuốc ít nhất là 1 phút và thời gian dài nhất là 5 phút,
tương đương Bệnh viện Nội tiết Trung ương (1,95 phút) (31), ngắn hơn ở Bệnh viện
Đại học Y Thái Bình (3,17 phút) (37), nhưng dài hơn Bệnh viện Trung ương Quân
53

đội 108 (0,90 phút), Bệnh viện Tâm thần Quảng Ninh (1,34 phút) (38). Có thể nhận
thấy kết quả đánh giá thời gian cấp phát khá phù hợp với việc thực hiện các bước
của quy trình cấp phát của đề tài. Thời gian 3,3 phút đủ để nhân viên cấp phát thực
hiện các khâu cơ bản nhằm mục đích phát đúng và đủ số lượng thuốc cho người
bệnh. Tuy nhiên, thời gian này chưa bao gồm thời gian để thực hiện các khâu nâng
cao hiệu quả sử dụng thuốc bao gồm: Kiểm tra chất lượng chuyên môn đơn thuốc
(kiểm tra chỉ định, liều dùng, tương tác thuốc), dán nhãn đầy đủ và tư vấn, hướng
dẫn cho người bệnh cách sử dụng, bảo quản thuốc. Phần lớn các trường hợp nhân
viên cấp phát thuốc sẽ nhắc bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chỉ khi người bệnh hỏi
lại người cấp phát thuốc thì mới được trả lời, do đó chưa thực hiện được đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ của cấp phát. Đây cũng là điều dễ hiểu khi bệnh viện chưa có
bộ phận Dược lâm sàng và thông tin thuốc do dược sỹ đại học phụ trách, một thực
trạng chung mà hầu hết các bệnh viện khác đều tồn tại, chưa có giải pháp khắc
phục.
- Tỷ lệ lượt thuốc được cấp phát thực tế
Tỷ lệ lượt thuốc được cấp phát thực tế so với đơn là 100%. Kết quả này tương
tự kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2012, Bệnh viện
Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện Nội tiết trung ương (31) (29). Chỉ số tỷ lệ thuốc
được cấp phát thực tế là một căn cứ để đánh giá khả năng cung ứng thuốc của cơ sở.
Với việc chỉ số này đạt tỷ lệ 100% thể hiện khả năng cung ứng và dự trữ thuốc
của Bệnh viện thực hiện khá tốt. Ngoài ra với việc sử dụng phần mềm quản lý khám
chữa bệnh có chức năng liên thông đồng bộ giữa khoa Dược và khoa Khám bệnh
giúp bác sĩ có thể biết trước được các thuốc có hay không có trong kho, trường hợp
không có thuốc bác sĩ sẽ chủ động lựa chọn thuốc khác thay thế hợp lý.
Số đơn thuốc bị cấp thiếu thuốc là 14 đơn thuốc (19 lượt thuốc bị thiếu) chiếm
4,8 %, đây là tỷ lệ tương đối cao. Các đơn cấp thiếu thuốc toàn bộ là thiếu số lượng,
không có đơn cấp thiếu chủng loại thuốc. Thông thường nhân viên y tế không phát
hiện được sai sót của mình mà chủ yếu do bệnh nhân tự phát hiện và quay lại phản
ánh. Nguyên nhân của tình trạng cấp thiếu số lượng thuốc là do các sai sót chủ quan
của dược sĩ cấp phát thuốc, không phải đến từ các nguyên nhân do hoạt động cung
54

ứng thuốc của khoa Dược. Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới tình trạng này, qua
phỏng vấn sâu nhân viên cấp phát và trực tiếp quan sát có thể nhận thấy do các vấn
đề sau:
Khu vực chờ cấp phát thuốc có diện tích tương đối hẹp (10 m 2), có tiếng ồn
khá lớn do nằm tại sảnh chính của khoa khám bệnh, thường xuyên tập trung số
lượng người bệnh chờ cấp phát thuốc dễ gây ảnh hưởng đến việc tập trung công
việc của dược sĩ cấp phát.
- Cách sắp xếp thuốc tại kệ và tủ chưa đảm bảo các nguyên tắc theo quy định
của Bộ Y tế, chưa phân loại khu vực riêng cho từng nhóm thuốc.
- Dược sĩ cấp phát phải thực hiện lấy nhiều đơn thuốc cùng một thời điểm để
kịp thời chuyển thuốc cho người bệnh.
Tỷ lệ cấp phát đúng thuốc là 100% nhưng vẫn tồn tại 19/1322 lượt thuốc sai số
lượng, chiếm tỷ lệ 1,5%. Nguyên nhân có thể lí giải một phần do không có sự kiểm
tra chéo giữa các dược sĩ cấp phát, do cả 2 dược sĩ đều phải tham gia thực hiện cấp
phát, dược sĩ thực hiện lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một lúc, đông bệnh nhân. Chủ
yếu việc thiếu thuốc này chỉ được phát hiện khi bệnh nhân mang thuốc trở lại phòng
cấp phát thuốc phản ánh.
Đặc biệt có 10/1322 lượt thuốc không đạt hạn dùng, chiếm 0,7% và 02 lượt
thuốc không đạt chất lượng chiếm 0,2%. Không đạt hạn dùng là các trường hợp
không có thông tin hạn dùng khi cấp phát cho BN, không đạt chất lượng là các
trường hợp bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc bị cắt lẹm.
Khi không có thông tin hạn dùng, BN không thể biết được hạn dùng của thuốc
nên dẫn đến nguy cơ sử dụng thuốc quá hạn. Các viên thuốc bị cắt lẹm phần vỏ nên
không được bảo vệ trước tác động của môi trường ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm… từ
đó có thể gây nên biến đổi chất lượng, tăng độc tính của thuốc. Như vậy, mặc dù tỷ
lệ thuốc cấp phát không đảm bảo hạn dùng và chất lượng dưới 1% nhưng có nguy
cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị và sức
khỏe BN nên cần có biện pháp khắc phục sai sót này.
Theo kết quả nghiên cứu, các thuốc không đạt hạn dùng và chất lượng nằm ở
nhóm các thuốc ra lẻ. Do đó, Bệnh viện cần xây dựng quy trình cụ thể về hoạt động
55

ra lẻ thuốc, trong đó yêu cầu: nhân viên cấp phát trong quá trình ra lẻ phải thận
trọng không để tình trạng cắt lẹm vỏ bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, dán nhãn
hạn dùng đối với các thuốc không còn thông tin hạn dùng sẵn có của nhà sản xuất.
Mặt khác, thuốc sau khi ra lẻ phải thêm bước kiểm tra lại về chất lượng và hạn dùng
đạt tiêu chuẩn mới tiến hành cấp phát. Đồng thời cần bổ sung các trang thiết bị đảm
bảo các điều kiện bảo quản của kho theo quy định và có biện pháp giám sát hoạt
động ghi chép, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho thuốc.
- Tỷ lệ thuốc dán nhãn đầy đủ
Chỉ số tỷ lệ thuốc dán nhãn đầy đủ cho phép đánh giá mức độ cung cấp thông
tin thiết yếu trên bao gói thuốc của dược sỹ trước khi cấp phát cho BN. Tỷ lệ thuốc
được dán nhãn đầy đủ là 91,5 % tuy nhiên do hầu hết các thuốc được cấp phát đều
còn bao gói của nhà sản xuất nên được coi là có nhãn đầy đủ, chỉ có 8,5 % thuốc
không có nhãn đầy đủ đều là các trường hợp có ra lẻ.
Các thuốc ra lẻ trong nghiên cứu có tất cả 112 lượt thuốc tương ứng với 78 lần
cấp phát nhưng không có lần ra lẻ thuốc nào được dán nhãn phụ theo quy định để
đảm bảo tránh nhầm lẫn thuốc, liều dùng, chỉ định. Chủ yếu dược sĩ cấp phát thực
hiện ghi trực tiếp trên mặt sau của vỉ thuốc thông tin về liều lượng sử dụng mà
không có đầy đủ các thông tin khác theo quy định (tên thuốc, hàm lượng, hạn
dùng…)
Kết quả này cao hơn so với kết quả Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (tỷ lệ
dãn nhãn đầy đủ tên thuốc, nồng độ hàm lượng là 99,5%) và Bệnh viện Nội tiết
Trung ương (99,7%) (28) (31). Theo khuyến cáo của WHO, dán nhãn đầy đủ là
ngoài tên thuốc, nồng độ-hàm lượng còn có thêm liều dùng, cách dùng.
Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,
Bệnh viện Tâm thần Quảng Ninh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và nhiều bệnh
viện khác trên cả nước (31) (38) (28).
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cấp phát thuốc
4.2.1 Ảnh hưởng của chất lượng, số lượng nhân lực
Một cách để giáo dục bệnh nhân về sử dụng thuốc hợp lý là qua giao tiếp cá
nhân trong giao tiếp giữa người kê đơn và bệnh nhân. Tuy nhiên, sự giao tiếp này
56

thường không thể xảy ra vì số lượng bệnh nhân đông, thời gian khám giành cho mỗi
bệnh nhân ngắn. Chưa kể đến kĩ năng, kiến thức về tư vấn sử dụng thuốc của đội
ngũ bác sĩ có những hạn chế nhất định. Bác sĩ thường không được đào tạo nhiều
trong giao tiếp với bệnh nhân mà chủ yếu tập trung về chẩn đoán, điều trị. Vì vậy
nếu phát huy được vai trò, năng lực của đội ngũ dược sĩ trong vấn đề thông tin
thuốc cho người bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Bệnh viện Nội tiết Lào Cai là bệnh viện chuyên khoa hạng II, có nhiệm vụ
quản lý và điều trị các bê ̣nh đái tháo đường, basedow, tăng huyết áp, các bê ̣nh tuyến
giáp và rối loạn chuyển hóa khác...Số lượng bệnh nhân trong những năm qua không
ngừng gia tăng, đặc biệt với đặc thù của bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì độ
tuổi của bệnh nhân tại Bệnh viện cao hơn mặt bằng chung và thường đi kèm nhiều
biến chứng phức tạp. Vì vậy số lượng chủng loại các thuốc sử dụng cho bệnh nhân
cũng có nhiều điểm khác biệt. Đòi hỏi mô hình tổ chức và số lượng, chất lượng
nhân lực khoa Dược cần có những cải tổ để theo kịp với tình hình thực tiễn.
Mô hình hoạt động khoa Dược Bệnh viện Nội tiết Lào Cai hiện nay trên lý
thuyết gồm có các bộ phận: Nghiệp vụ, thống kê; kho và cấp phát. Tuy nhiên thực
tế hiện nay với 6 dược sĩ, khoa chỉ thực sự hoạt động ở 3 bộ phận chính là: nghiệp
vụ, kho và cấp phát thuốc. Mô hình này đã cơ bản đáp ứng phần nào hoạt động cung
ứng thuốc bệnh viện trong thời gian qua, tuy nhiên để công tác dược tại bệnh viện
hiệu quả hơn, mô hình khoa Dược cần có sự điều chỉnh, thay đổi cả về lượng và
chất.
Theo quy định tại thông tư số 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động
khoa dược, bao gồm các bộ phận: nghiệp vụ dược; kho và cấp phát; thống kê dược;
dược lâm sàng, thông tin thuốc; pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng
thuốc; quản lí hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện (36). Việc cần sớm
bổ sung thêm bộ phận dược lâm sàng, thông tin thuốc và bổ sung nhân lực cho toàn
bộ khoa, đặc biệt nhân lực cấp phát thuốc là rất cần thiết. Các bộ phận này sẽ giúp
cho công tác cung ứng thuốc bệnh viện có chất lượng, hiệu quả, đặc biệt trong vấn
đề quản lí sử dụng thuốc tại bệnh viện chuyên khoa có nhiều phức tạp.
4.2.2 Ảnh hưởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị
57

- Các điều kiện bảo quản thuốc


Qua kết quả hồi cứu sổ theo dõi cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2020 số ngày
theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho chính là 126 ngày, như vậy chỉ có 6 ngày không
theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Trong 126 ngày theo dõi nhiệt độ của kho chính thì có 122
ngày thuốc được bảo quản đạt nhiệt độ theo yêu cầu của nhà sản xuất và 118 ngày
đảm bảo độ ẩm theo quy định bảo quản thuốc tại Thông tư 36/2018/TT-BYT (39).
Tuy nhiên trên thực tế qua phỏng vấn sâu cán bộ Bệnh viện thì nhiệt độ bảo
thuốc tại kho thuốc của khoa Dược bệnh viện chưa đạt được hết theo yêu cầu của
nhà sản xuất, đôi khi còn mang tính hình thức chống đối đây là một trong những
nguyên nhân cần phải khắc phục. Ngoài ra tại kho cấp phát thuốc ngoại trú chưa
được trang bị ẩm kế, nhiệt kế, chưa tiến hành theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo quy
định. Có thể thấy rằng việc đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm bảo quản thuốc theo quy định
sẽ giúp tránh hư, hỏng thuốc ảnh hưởng tới chất lượng điều trị, sức khỏe, an toàn
tính mạng người bệnh. Khoa Dược cần nâng cao trách nhiệm, phân công và theo dõi
giám sát công tác tuân thủ đúng các quy định theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho.
Hiện tại chỉ có kho chính được đã được trang bị tương đối đầy đủ các phương
tiện bảo quản thuốc nhưng cũng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu, điều kiện bảo
quản thuốc. Cần tham mưu cho ban lãnh đạo bệnh viện rà soát, bổ sung các trang
thiết bị tại các kho thuốc của Bệnh viện đặc biệt kho cấp phát thuốc ngoại trú.
- Bố trí sắp xếp kho, phòng
Các kho và phòng chức năng chủ yếu tập trung tại tầng 2 của khối nhà 3 tầng
được bố trí liên hoàn. Tuy nhiên có một điểm chưa hợp lý nhất ở đây là việc phòng
cấp phát thuốc được đặt tại sảnh tầng 1 của khối nhà này. Việc bố trí kho chính và
kho cấp phát thuốc ngoại trú này chưa đảm bảo thuận tiện cho công tác cung cấp,
bổ sung thuốc. Cần điều chuyển sắp xếp, ưu tiên khoa Dược nằm sát nhau, thuận
tiện cho việc cung ứng thuốc.
Đối với diện tích chờ cấp phát thuốc bệnh nhân đã đủ tiêu chuẩn theo qui định,
tuy nhiên qua thực tế quan sát và phỏng vấn sâu bệnh nhân. Cần mở rông thêm khu
vực chờ và có biện pháp giãn cách các bệnh nhân đang chờ khám cũng tập trung tại
58

khu vực cấp phát. Nhằm giảm ồn ào ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của nhân viên,
dễ gây sai sót trong khi cấp phát thuốc.
- Trang thiết bị
Qua đánh giá trang thiết bị phục vụ bảo quản, tồn trữ thuốc, sử dụng trong
công tác chuyên môn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên cần bổ sung
thêm, thay thế các máy in đã quá niên hạn sử dụng, bổ sung tủ lạnh bảo quản thuốc
kho cấp phát ngoại trú để bảo quản thuốc đảm bảo chất lượng. Lắp đặt các trang
thiết bị đảm bảo GSP theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BYT (39) của kho
thuốc, đặc biêt là kho cấp phát thuốc ngoại trú (máy hút ẩm, quạt thông gió, ẩm kế,
nhiệt kế...)

4.3. Hạn chế, sai số có thể gặp và biện pháp khắc phục
4.3.1. Hạn chế
Nghiên cứu chỉ tiến hành tại Bệnh viện Nội tiết Lào Cai nên kết quả nghiên
cứu chỉ mang tính đại diện cho một khu vực (nhóm bệnh) chứ không đại diện cho
quần thể lớn. Nghiên cứu được tiến hành trên BN đến khám ngoại trú, thu thập số
liệu vào ngày BN đến khám và được chọn theo tiêu chí nên chỉ đánh giá được quy
trình cấp phát thuốc đối với bệnh nhân ngoại trú.
4.3.2 Sai số
Sai số ngẫu nhiên:
Do điều tra viên không nắm được các quy định tại bảng kiểm, không nắm rõ
các hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Người được phỏng vấn không hiểu câu hỏi. Sai số do quá trình nhập số liệu,
làm sạch số liệu.
4.3.3 Biện pháp khắc phục
- Đối với nghiên cứu viên
Hạn chế sai số trong khâu phỏng vấn:
+ Nghiên cứu viên tập huấn kỹ cho điều tra viên.
+ Bộ câu hỏi phỏng vấn được soạn một cách hợp lý, dùng từ ngữ địa phương
để ĐTNC dễ hiểu.
59

Thử nghiệm 10 bảng kiểm trước khi đưa vào thu thập thông tin chính thức để
đưa ra những tiêu chí thu thập số liệu phù hợp với ĐTNC. Giám sát nghiêm túc việc
thu thập số liệu.
+ Nghiên cứu viên trực tiếp điều tra hơn 20% số bảng kiểm.
+ Nghiên cứu viên thu thập, kiểm tra lại các bảng kiểm sau mỗi ngày điều tra,
với những phiếu thông tin chưa đầy đủ hoặc không hợp lý thì loại bỏ.
+ Những bảng kiểm ban đầu được nghiên cứu viên giám sát và hỗ trợ.
+ Kiểm soát sai số nhập liệu bằng cách chọn ngẫu nhiên 20% tổng số bảng
kiểm để nhập lần 2 và thống kê đối chiếu, phát hiện sai sót.
- Đối với điều tra viên
+ Được tập huấn chi tiết cách điều tra, thu thập số liệu (cả về phương pháp
phỏng vấn, ghi chép cẩn thận, cách tiếp cận và tạo không khí thoải mái để đối tượng
vui vẻ trả lời).
+ Không thực hiện phỏng vấn đối tượng vào thời gian cao điểm như đang
đông bệnh nhân.
- Đối với đối tượng được phỏng vấn
+ Được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, phỏng vấn để đối
tượng hiểu rõ và chấp nhận hợp tác.
+ Tạo điều kiện tốt nhất để ĐTNC hiểu rõ câu hỏi và trả lời trung thực, rõ
ràng.
60

KẾT LUẬN
1. Thực trạng quy trình cấp phát thuốc cho BN đái tháo đường típ 2
- Không kiểm tra lại sự hợp lý của đơn thuốc về thời điểm dùng, đường dùng,
liều dùng và tương tác. Không ghi hoặc ghi không đầy đủ các thông tin lên nhãn
phụ.
- Chỉ có 41,4% đơn thuốc được lấy theo nguyên tắc FEFO. Chỉ có 43,1% số
đơn thuốc được kiểm tra lại lần cuối thông tin trước khi cấp cho bệnh nhân.
- Thời gian cấp phát thuốc trung bình cho bệnh nhân BHYT là 3,3 phút, thời
gian cấp phát thuốc ngắn nhất là 1 phút, thời gian cấp phát thuốc dài nhất là 5 phút.
- Tỷ lệ tư vấn cách dùng thuốc (liều, thời điểm dùng,…): chỉ 6,2% và tư vấn
dạng bào chế đặc biệt là 1,7 %.
- 4,8% đơn thuốc bị cấp phát thiếu thuốc trên tổng số 290 đơn thuốc.
- Số lượt thuốc cấp phát đạt hạn dùng đạt 99,3% và số lượt thuốc cấp phát đạt
chất lượng chiếm 99,8%.
- Chưa có danh mục các thuốc đọc giống nhau, các thuốc nhìn giống nhau tại
phòng cấp phát, chưa sử dụng biện pháp dán nhãn phụ hoặc các biện pháp kỹ thuật
khác tránh gây nhầm lẫn khi lấy thuốc.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cấp phát thuốc
2.1 Cơ sở vật chất:
Bố trí các phòng, kho của khoa Dược chưa hợp lý: Kho chính nằm ở tầng 2,
trong khi phòng cấp phát ở tầng 1, chưa thuận tiện cho việc vận chuyển thuốc.
2.2 Về trang thiết bị:
61

Đã ứng dụng phần mềm quản lý khám bệnh, chữa bệnh trong quản lý hoạt
động khoa Dược. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm vẫn đang theo cách thức thủ công. Chưa
xây dựng được hệ thống cảnh báo tương tác thuốc trên phần mềm, các thông tin về
sử dụng thuốc chưa được số hoá lên phần mềm.
2.3 Về thực trạng nhân lực:
+ Tỷ lệ nhân viên khoa Dược so với tổng số nhân viên toàn bệnh viện (8%)
thấp so với quy mô hoạt động chuyên môn và số giường bệnh. Chưa có dược sĩ lâm
sàng. + Công tác đào tạo cho dược sĩ tại Bệnh viện chưa được chú trọng: Năm 2020
mới có 01 cán bộ (dược sĩ trưởng khoa) tham gia đào tạo Dược sĩ chuyên khoa 1.
Chỉ có 01 dược sĩ thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo liên tục. Chủ yếu
đào tạo về nghiệp vụ dược, các văn bản quản lý chuyên ngành Dược mà chưa chú
trọng nhiều đến dược lâm sàng, kĩ năng tư vấn sử dụng thuốc, thực hành tốt bảo
quan thuốc.

KHUYẾN NGHỊ
Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:
1. Đối với khoa Dược Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai
Cần xây dựng quy trình cấp phát thuốc chuẩn
- Thực hiện đúng quy trình ra lẻ thuốc, dán nhãn đầy đủ tên thuốc, nồng độ-
hàm lượng, hạn dùng đối với các thuốc ra lẻ. Thuốc ra lẻ phải thêm bước kiểm tra
lại lần thứ hai về chất lượng và hạn dùng đạt tiêu chuẩn mới tiến hành cấp phát.
- Đảm bảo nhập đơn thuốc đúng. Xác nhận đơn thuốc đúng và đầy đủ
- Lưu ý phân biệt thuốc có tên và mẫu mã giống nhau bằng các biện pháp (dán
nhãn phụ cảnh báo, nhãn phụ phải thống nhất).
- Bảo quản các thuốc có tên và mẫu mã giống nhau cách xa nhau, không xếp
cạnh nhau. Với các thuốc tên đọc giống nhau có thể thêm tên gốc để nhận biết sự
khác nhau.
- Trong cấp phát thuốc: Xác định thuốc bằng tên và hàm lượng, không xác
định thuốc bằng mẫu mã và vị trí trên giá, kệ. Kiểm tra sự phù hợp về liều dùng khi
cấp phát thuốc. Đọc kỹ tên thuốc ở tất cả các công đoạn cấp phát thuốc, thực hiện 3
62

kiểm tra trước khi cấp phát thuốc. Thực hiện kiểm tra đơn thuốc lần cuối bởi người thứ
2 nhằm tránh sai sót, nhầm lẫn.
2. Đối với Ban giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai
2.1 Bổ sung nhân lực
Ưu tiên tuyển dụng, đào tạo dược sĩ lâm sàng để bổ sung vào một số bộ phận
cấp phát, giám sát để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng chuyên môn của đơn
thuốc và hướng dẫn tư vấn về sử dụng và bảo quản thuốc cho người bệnh.
2.2 Đào tạo
Tổ chức các hình thức đào tạo dài hạn, đào tạo liên tục cho nhân viên khoa
Dược bệnh viện.
2.3. Sắp xếp lại khu vực làm việc của khoa Dược
Ưu tiên đặt tại tầng 1 của khu nhà khám bệnh. Tăng cường áp dụng công nghệ
thông tin và tự động hoá trong việc quản lý tồn trữ như việc theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm của kho thuốc và tủ mát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 68/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc
gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030. 2014.
2. International Diabetes Federation. IDF DIABETES ATLAS 9 edition
20192019. 4-5 p.
3. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai. Báo cáo tổng kết hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh năm 2019. 2019.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 Quyết định
số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2017.
5. International Diabetes Federation. IDF Diabets Atlas Ninth edition 2019.
2019.
6. Edition I. IDF Diabetes Atlas, 8th edn. Brussels, Belgium: International
Diabetes Federation, 2017.
7. Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả hoạt động điều tra lập bản đồ dịch tễ
học bệnh Đái tháo đường toàn quốc. Hà Nội: 2012.
8. Tạ Văn Bình. Dịch tễ hoc bệnh đái tháo, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề
liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt Nam. 2003.
9. Quick JD, Hogerzeil HV, Rankin JR, Dukes MNG, Laing R, Garnett A, et al.
Managing drug supply: the selection, procurement, distribution, and use of
pharmaceuticals. 1997.
63

10. Quick JD, Rankin J, Laing R, O’Connor R, Hogerzeil H, Dukes M, et al.


Managing Drug Supply, Management Sciences for Health. Kumarin Press. USA;
1997.
11. Huỳnh Hiền Trung. Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung
ứng thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115 [Luận văn Tiến sĩ Dược học]: Đại học Dược
Hà Nội; 2012.
12. Bộ Y tế. Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Hướng
dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. 2011.
13. Flynn EA, Barker KN. Research on errors in dispensing and medication
administration. Medication Errors: causes, prevention, and risk management.
2007:15-41.
14. Lại Hồng Sáng. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú Bảo hiểm y tế
chi trả tại Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ năm 2018 [Luận văn
dược sỹ chuyên khoa I]: Đại học Dược Hà Nội; 2019.
15. Chalker J. Managing for rational medicine use. Managing Drug Access to
Medicines and Other Health Technologies (pp 271–2716), Management Sciences
for Health, USA. 2011.
16. Bệnh viện Bạch Mai. Quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú. Hà
Nội2012.
17. Clark M. Management Sciences for Health. MDS-3: Managing Access to
Medicines and Health Technologies, Arlington. VA: Management Science for
Health Drug Supply, Kumarian Press; 2012.
18. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai. Quy trình cấp phát thuốc bảo hiểm y tế cho
bệnh nhân ngoại trú. 2018.
19. Association HKM. Good dispensing practice manual. Retrieved on25
January 2016www. hkma. org/download/others/Good% 20Dispensing; 2007.
20. Nguyễn Thị Cần. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh basedow tại
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An [Thạc sĩ Dược]. Hà Nội: Đại học Dược Hà Nội;
2014.
21. Organization WH. How to investigate drug use in health facilities: selected
drug use indicators. Geneva: World Health Organization, 1993.
22. Kistner UA, Keith MR, Sergeant KA, Hokanson JA. Accuracy of dispensing
in a high-volume, hospital-based outpatient pharmacy. American Journal of Health-
System Pharmacy. 1994;51(22):2793-7.
23. Cina JL, Gandhi TK, Churchill W, Fanikos J, McCrea M, Mitton P, et al.
How many hospital pharmacy medication dispensing errors go undetected? The
Joint Commission Journal on Quality and Patient Safety. 2006;32(2):73-80.
24. Cheung KC, Bouvy ML, De Smet PA. Medication errors: the importance of
safe dispensing. British journal of clinical pharmacology. 2009;67(6):676-80.
25. Wiedenmayer K, Summers RS, Mackie CA, Gous AG, Everard M, Tromp D,
et al. Developing pharmacy practice: a focus on patient care: handbook. Geneva:
World Health Organization, 2006.
26. FMHACA U. Manual for Medicines Good Dispensing Practice. Addis
Ababa: FMHACA. 2012:1-76.
64

27. Afolabi MO, Erhun WO. Patients\'response to waiting time in an out-patient


pharmacy in Nigeria. Tropical Journal of Pharmaceutical Research. 2003;2(2):207-
14.
28. Vũ Thị Thu Huyền. Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ, cấp phát và hướng
dẫn sử dụng thuốc tại khoa Dược bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2012
[Thạc sĩ Dược]. Hà Nội: Đại học Dược Hà Nội; 2012.
29. Đoàn Thị Minh Huề. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc
ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013. Hà Nội: Đại học Dược Hà
Nội; 2013.
30. Phạm Hoàng Chương. Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát thuốc tại bệnh
viện đa khoa huyện Anh Minh tỉnh Kiên Giang [Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp
1]: Đại học Dược Hà Nội; 2015.
31. Nguyễn Mạnh Tuấn. Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại Bệnh viện Nội
tiết Trung ương [Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ]: Đại học Dược Hà Nội; 2015.
32. UBND tỉnh Lào Cai. Dân số và nhà ở năm 2019 2019. Available from:
https://laocai.gov.vn/mDefault.aspx?
sid=1365&pageid=2544&catid=69796&id=422327&catname=dan-so&title=dan-
so-va-nha-o-nam-2019.
33. Thuận; NK, Giang; LH, Hiên NV. Đánh giá thực trạng bệnh Đái tháo
đường và một số yếu tố nguy cơ liên quan ở người độ tuổi 30-64 trên địa bàn tỉnh
Lào CaiL 2008.
34. Ban quản lý Dự án Phòng chống Đái tháo đường tỉnh Lào Cai. Báo cáo hoạt
động chương trình phòng chống đái tháo đường năm 2014. 2015.
35. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai. Báo cáo công tác khám bệnh, chữa bệnh
năm 2019. 2019.
36. Bộ Y tế. Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt động của
khoa Dược bệnh viện, ban hành ngày 10 tháng 6 năm 2011. 2011.
37. Đoàn Thị Minh Huề. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc
ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013 [Luận văn Dược sĩ chuyên
khoa cấp 1]: Đại học Dược Hà Nội; 2014.
38. Hoàng Thị Thu Hương. Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và cơ cấu thuốc
được sử dụng tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh [Luận văn thạc
sỹ chuyên I]: Đại học Dược Hà Nội; 2013.
39. Bộ Y tế. Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định việc công bố áp dụng, ban
hành và đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc. 2018.
65

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng kiểm cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa Dược

Stt Nội dung Có/khôn Diện tích, So với tiêu chuẩn


g độ ẩm,
nhiệt độ
6. Phòng trưởng khoa 18 m2
7. Phòng hành chính khoa
18 đến 32 m2
8. Kho thuốc, kho hóa chất 32 đến 45 m2, độ ẩm
75%, ở nhiệt độ từ 15-
30°C. (tt36)
9. Phòng cấp phát thuốc
66

từ 18 đến 24 m2, độ
ẩm 75%, ở nhiệt độ từ
15-30°C. (tt36)
10. Khu vực chờ của bệnh từ 9 đến 12 m2
nhân
11. Có đủ các ô xếp số thứ tự Có ô xếp đơn, ô cấp
đơn thuốc, ô nhận thuốc phát bệnh nhân mạn
tính, ô cấp phát bệnh
nhân bệnh thường gặp
12. Vị trí kho thuốc chính và Hệ thống kho, buồng
phòng cấp phát thuốc ngoại cấp phát cần bố trí ở vị
trú trí thuận tiện cho việc
vận chuyển và cấp
phát theo yêu cầu của
thực hành tốt phân
phối thuốc (TT 22)

Phụ lục 2: Bảng kiểm trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động cấp phát thuốc
Stt Nội dung Có/khôn Số lượng, Đánh giá
g chất lượng
10. Máy tính
11. Máy in
12. Kết nối internet
13. Điện thoại nội bộ
14. Phần mềm quản lý khám
chữa bệnh
15. Hệ thống giá, kệ bảo quản
thuốc
16. Tủ lạnh bảo quản thuốc
17. Quạt thông gió, điều hòa
nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế,
máy hút ẩm tại kho thuốc
67

và phòng cấp phát thuốc


18. Đủ các thiết bị phòng cháy,
chữa cháy

Phụ lục 3: Bảng kiểm nhân lực khoa Dược


Stt Vị trí Số lượng, trình độ, năng Tiêu chuẩn
lực
1 Trưởng khoa Dược sĩ đại học (TT22)
2 Dược sĩ làm công dược sĩ đại học (TT22)
tác nghiệp vụ
dược
3 Dược sĩ phụ trách Tối thiểu là dược sĩ trung
kho cấp phát học
thuốc
4 Dược sĩ làm công Dược sĩ đại học (TT22)
tác dược lâm sàng
5 Kỹ năng sử dụng Sử dụng cơ bản các phần
máy tính mềm soạn thảo văn bản,
thành thạo phần mềm quản
lý bệnh viện
6 Cập nhật kiến Tối thiểu 8h trong 3 năm
thức về cập nhật (luật Dược)
về thực hành tốt
bảo quản thuốc,
tư vấn sử dụng
thuốc
68

Phụ lục 4 Bảng kiểm quy trình cấp phát thuốc


I. Thông tin hành chính đơn thuốc
1. Tuổi:…………………………………..2. Nghề nghiệp:
3.Trình độ học vấn:………………………4. Nơi sống:…………….
II. Nội dung bảng kiểm
Stt Tiêu chí Có Không
I Một số chỉ số chung
1.Khu vực quầy, tủ chứa thuốc phải sạch sẽ, ngăn
nắp. Thuốc được phân bố hợp lý, phân chia khu vực
để thuốc theo nhóm điều trị, Dễ tìm – Dễ thấy – Dễ
lấy.
2.Có quy định về thuốc được cấp phát theo nguyên
tắc hết hạn trước-cấp phát trước
3.Các thuốc hạn ngắn được dán nhãn cảnh báo
4.Có danh mục thuốc hạn sử dụng ngắn được theo dõi
hàng tháng
5.Có danh mục thuốc nhãn giống nhau, đọc giống
nhau
6.Người cấp phát cần phải mặc áo blu theo đúng quy
định, đeo thẻ nhân viên của bệnh viện

7.Có sẵn các bao bì đựng để đóng gói, nhãn phụ,


dụng cụ hỗ trợ đếm viên thuốc và được đặt ở vị trí
dễ lấy.
8.Thời gian cấp phát thuốc (phút hoặc giây)
9.Số lượng thuốc được cấp phát thực tế (tỷ lệ)
10.
Số lượng thuốc có nhãn đầy đủ (tỷ lệ)
69

11.
Số lượng thuốc đúng hạn dùng (tỷ lệ
12.
Số lượng thuốc đạt chất lượng
II Các bước tiến hành cấp phát thuốc
1 Tiếp nhận đơn thuốc
1.1 Đảm bảo đơn thuốc của bệnh nhân được xếp vào
hộp theo thứ tự.
1.2 Kiểm tra đơn thuốc về tính hợp lệ (đầy đủ chữ ký
của bác sỹ, dấu của quầy thu phí).

2 Hiểu và kiểm tra đơn thuốc


2.1 Đảm bảo chính xác tên bệnh nhân.
2.2 Liên hệ với bác sỹ để kiểm tra lại những thông tin
chưa chắc chắn, có vấn đề trong đơn.

2.3 Kiểm tra sự hợp lý về thời điểm dùng, đường dùng,


liều dùng và một vài tương tác cơ bản của đơn
thuốc.
2.4 Hướng dẫn bệnh nhân kiểm tra lại, hoàn thiện đơn
thuốc không hợp lệ.
3 Chuẩn bị thuốc, bao gói và dán nhãn
3.1 Chuẩn bị thuốc, bao gói
3.1.1 Lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, dạng bào chế, số
lượng ghi trong đơn.
3.1.2 Đảm bảo thuốc chưa hết hạn, lấy theo nguyên tắc
(nhập trước-xuất trước) hoặc (hết hạn trước-xuất
trước).
3.1.3 Không mở nhiều hộp thuốc cùng lúc (trường hợp ra
lẻ thuốc) và không lấy thuốc cho nhiều đơn cùng
một lúc.
3.2 Lấy chính xác số lượng thuốc lấy từ hộp, lọ ban đầu
3.2.1 Lấy thuốc và đảm bảo quá trình ra lẻ được tiến hành
bằng các dụng cụ thích hợp (không để tay tiếp xúc
trực tiếp với thuốc) trên bề mặt sạch.
3.2.2 Đóng chặt nắp hộp, lọ sau mỗi thao tác đếm thuốc
và ra lẻ.
3.3 Đóng gói, dán nhãn
3.3.1 Chọn các vật liệu sạch, khô (túi nilon, túi giấy…)
70

để đóng gói các thuốc không còn bao bì tiếp xúc


trực tiếp.
3.3.2 Đóng gói thật kín, đảm bảo bảo quản tránh nhiệt và
ẩm.
3.3.3 Có bao bì riêng cho từng loại thuốc ra lẻ.
3.3.4 Viết nhãn phụ cho các thuốc ra lẻ, tối thiểu bao
gồm: tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều, hạn
dùng (viết trực tiếp lên bao bì hoặc bỏ kèm vào bao
bì) và cho nhãn phụ và thuốc vào túi nilon vuốt
miệng
3.3.5 Chuyển thuốc và đơn sang bộ phận kiểm thuốc.
4 Kiểm lại thuốc lần cuối
4.1 Kiểm tra lại một lần nữa giữa đơn thuốc và bao bì
đóng gói (tên,số lượng, liều, nhãn thuốc).

4.2 Ký tên và giao thuốc cho bệnh nhân.


5 Ghi chép lại các hoạt động
5.1 Lưu lại đơn thuốc (tên, tuổi bệnh nhân; tên thuốc,
nồng độ/hàm lượng, số lượng, tên người cấp phát)
sau khi cấp phát.
5.2 Ghi chép lại hoạt động vào sổ theo dõi.
6 Phát thuốc và hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh
6.1 Phát thuốc
6.1.1 Gọi tên bệnh nhân vào các khu vực lĩnh thuốc theo
thứ tự
6.1.2 Kiểm tra thẻ BHYT hoặc CMTND đúng so với các
thông tin trên đơn thuốc

6.1.3 Phát kèm túi đá khô (gel lạnh, tuyết carbonic,…)


nếu đơn thuốc có thuốc cần bảo quản lạnh

6.1.4 Yêu cầu bệnh nhân ký tên và xác nhận đó nhận đủ


thuốc trước khi bệnh nhận ra về, lưu lại đơn thuốc

6.2 Hướng dẫn, tư vấn:


71

6.2.1 Tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân về liều (liều 1 lần,
liều trong ngày), thời điểm uống thuốc (tương quan
với bữa ăn), cách sử dụng (nhai, ngậm, uống với
nhiều nước,…), bảo quản thuốc.
6.2.2 Tư vấn kỹ hơn cho bệnh nhân những thuốc có dạng
bào chế đặc biệt, cách sử dụng thuốc đặc biệt.

6.2.3 Tư vấn về thời gian thuốc phát huy tác dụng, nhấn
mạnh để bệnh nhân hiểu về lợi ích của việc dùng
đúng, đủ các thuốc được kê
6.2.4 Đối với các trường hợp đối tượng đặc biệt cần trao
đổi về thời gian uống thuốc cho phù hợp với lịch
sinh hoạt
6.2.5 Trao đổi về các phản ứng bất lợi có thể xảy ra, cách
ngăn ngừa và khắc phục khi gặp các phản ứng bất
lợi này
6.2.6 Tư vấn cho bệnh nhân việc cần làm khi trót quên
một liều, khi đó hết đơn thuốc

6.2.7 Trao đổi với bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến
tương tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, thuốc-đồ
uống.
6.2.8 Kiểm tra lại việc nắm thông tin của bệnh nhân
6.2.9 Tóm tắt lại thông tin, nhấn mạnh những điểm chính
6.2.10 Thái độ trong khi tư vấn: lịch sự, hòa nhã và đúng
mực.
72

Phụ lục 5: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI


Thực trạng qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và một số yếu
tố ảnh hưởng ở khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai năm 2020.
Giới thiệu về nghiên cứu
Nghiên cứu do Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với Bệnh viện Nội
tiết Lào Cai thực hiện nhằm thu thập các thông tin về thực trạng quy trình cấp
phát thuốc bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang theo dõi ngoại trú tại đây để
tìm hiểu một số yếu tố liên quan và đề xuất các giải pháp khắc phục. Sự tham
gia của Ông/Bà vào nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng cho công tác điều
trị cho BN ĐTĐ.
Sự tham gia là tự nguyện
Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Ông/Bà không
phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà Ông/Bà không muốn trả lời, và Ông/Bà có
thể dừng cuộc phỏng bất kỳ lúc nào Ông/Bà muốn. Tuy nhiên, việc Ông/Bà
trả lời đúng là vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu. Những thông tin mà
ông/bà cung cấp chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, vì thế rất mong nhận
được sự cộng tác nhiệt tình của ông/bà và cung cấp cho chúng tôi những thông
tin chính xác nhất.
Ông/Bà đã sẵn sàng tham gia trả lời cho nghiên cứu của chúng tôi?
Đồng ý Từ chối
Lào Cai, ngày........ tháng........ năm 2020
Chữ ký của người tham gia
73

Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo Bênh
̣ viêṇ
1. Đối tượng: lãnh đạo Bệnh viện
2. Thời gian: 30 phút
3. Phương pháp: Phỏng vấn sâu theo chủ đề
4. Nội dung: Theo các câu hỏi gợi ý
5. Mục tiêu:
Tìm hiểu sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện đến hoạt động cấp phát thuốc
Những giải pháp để cải tiến quy trình cấp phát thuốc
Câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: xin ông/bà cho biết theo đánh giá của ông bà hoạt động cấp phát thuốc hiện
nay của Bệnh viện đã đáp ứng các quy định của Bộ Y tế hay chưa? Đã đáp ứng
được sự hài lòng của người bệnh và thân nhân hay chưa?
Câu 2: Bệnh viện đã tiến hành bất cứ đánh giá nào nhằm xác định thực trạng công
tác cấp phát thuốc hiện nay tại Bệnh viện hay chưa? Theo ông bà nhìn nhận công
tác cấp phát thuốc của đơn vị hiện nay còn có những hạn chế nào? Đã có giải pháp
cụ thể để khắc phục các hạn chế nêu trên hay chưa?
Câu 3: Theo ông bà các điều kiện về cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị của khoa Dược
hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu công việc hay chưa? Trong thời gian tiếp theo
Bệnh viện có kế hoạch đầu tư, bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho
khoa Dược hay không?
Câu 4: Theo ông bà các điều kiện về nhân lực (số lượng, chất lượng) của khoa Dược
đã đáp ứng được nhu cầu công việc hay chưa? Bệnh viện có kế hoạch tuyển dụng
bổ sung, đào tạo ngắn hạn, dài hạn từng năm và theo giai đoạn cho các nhân viên tại
Khoa Dược hay không?
Câu 5: Theo ông bà hệ thống văn bản quy định nội bộ liên quan đến công tác cấp
phát thuốc của Bệnh viện đã đầy đủ chưa?
Câu 6: Bệnh viện đã có những cơ chế gì để thúc đẩy hoạt động và giám sát hoạt
động khoa Dược hiện nay.
74

Câu 7: Công tác quản lý chất lượng bệnh viện liên quan đến hoạt động của khoa
Dược đã được quan tâm chưa? Trong giai đoạn tiếp theo Bệnh viện đã có những
giải pháp gì để nâng cao chất lượng quy trình cấp phát thuốc (đầu tư cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, đào tạo nhân lực, kiểm soát các nguy cơ sai sót…)
Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã trả lời phỏng vấn!
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu bác sỹ khám và điều trị ngoại trú
cho người bệnh đái tháo đường tại khoa Khám bênh
̣ Bênh
̣ viêṇ Nô ̣i tiết tỉnh
Lào Cai
1. Đối tượng: Bác sỹ khoa Khám bê ̣nh, Bệnh viện Nô ̣i tiết
2. Thời gian: 60 phút
3. Phương pháp: Phỏng vấn sâu theo chủ đề
4. Nội dung: Theo các câu hỏi gợi ý
5. Mục tiêu: Nhằm phát hiện và bổ sung thông tin
Câu 1: Anh/chị cho biết thực trạng nhân lực khoa Khám bệnh về số lượng, cơ
cấu bác sĩ/điều dưỡng có đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh hay chưa?
Câu 2: Trung bình 1 ngày Anh/chị khám, điều trị cho bao nhiêu bệnh nhân?
Công việc hiện tại của anh chị có quá tải hay không?
Câu 3: Anh/chị được phổ biến các nội dung của quy chế kê đơn thuốc ngoại
trú theo quy định Bộ Y tế?
Câu 4: Bệnh viện có quy định cụ thể về việc giám sát hoạt động kê đơn thuốc
ngoại trú và tiến hành giám sát theo định kỳ hay không?
Câu 5: Anh/chị được tập huấn kĩ năng sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm
quản lý bệnh viện hay không?
Câu 6: Theo Anh/chị phần mềm quản lý khám chữa bệnh hiện tại đã đáp ứng
các tiêu chí: dễ thao tác, đủ các tính năng cần thiết hay chưa?
Câu 7: Số lượng, cấu hình máy tính, máy in hiện tại có đáp ứng nhu cầu sử
dụng hay không?
Câu 8: Anh/chị có giành thời gian tư vấn cho bệnh nhân về các vấn đề liên
quan đến sử dụng thuốc hay không?
Câu 9. Anh/chị đánh giá như thế nào về dịch vụ chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ…cho
BN ĐTĐ tại Bệnh viện?
75

- Thời gian mở cửa phòng khám có hợp lý không?


- Quy trình cấp phát thuốc như thế nào?
Câu 10. Theo anh/chị làm thế nào để tăng cường hiệu quả hoạt động kê đơn,
cấp phát thuốc tư vấn cho người bệnh ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện?
Câu 11. Để nâng cao hiệu quả hoạt động cấp phát thuốc anh/chị có ý kiến đề
xuất gì với lãnh đạo bệnh viện?
- Đào tạo, tập huấn, tham gia học hỏi kinh nghiệm?
- Bổ sung nhân lực.
- Sắp xếp các phòng chức năng, bổ sung trang thiết bị, danh mục các loại
thuốc liên quan đến điều trị ĐTĐ?
- Chế độ phụ cấp đãi ngộ?...
Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã trả lời phỏng vấn!
Điều tra viên
76

Phụ lục 8: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Dược sĩ cấp phát thuốc
1. Đối tượng: Dược sĩ cấp phát thuốc
2. Thời gian: 45 phút
3. Phương pháp: Phỏng vấn sâu theo chủ đề
4. Nội dung: Theo các câu hỏi gợi ý
5. Mục tiêu: Tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình cấp
phát thuốc cho BN ĐTĐ típ 2 qua nhìn nhận của dược sĩ cấp phát thuốc.
Câu hỏi phỏng vấn:
1. Anh/chị có thể cho biết các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm
quản lý khám chữa bệnh đã đáp ứng yêu cầu công việc hay chưa? Nếu chưa đáp
ứng cụ thể ở những điểm nào?
2. Anh/chị đã được tham gia lớp tập huấn, đào tạo về kĩ năng sử dụng máy tính, tư
vấn sử dụng thuốc cho người bệnh ĐTĐ không?
3. Trong quá trình tư vấn cho người bệnh, anh/chị cảm thấy khó khăn nhất ở điểm
nào?
4. Đánh giá của anh/chị về thực trạng quy trình cấp phát thuốc ĐTĐ típ 2 hiện nay?
5. Theo anh/chị những lý do gì khiến việc thực hiện quy trình cấp phát thuốc chưa
đạt hiệu quả?
6. Theo anh/chị bệnh viện cần có những biện pháp gì để giúp việc thực hiện quy
trình cấp phát thuốc được thực hiện tốt hơn?
Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã trả lời phỏng vấn!
77

Phụ lục 9: Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng khoa Dược làm việc tại khoa
Khám bênh
̣ Bênh
̣ viêṇ Nô ̣i tiết Lào Cai
1. Đối tượng: Trưởng khoa Dược
2. Thời gian: 30 phút
3. Phương pháp: Phỏng vấn sâu theo chủ đề
4. Nội dung: Theo các câu hỏi gợi ý
5. Mục tiêu: Tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình cấp
phát thuốc cho BN ĐTĐ típ 2 qua nhìn nhận của Trưởng khoa Dược
Câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Lãnh đạo bệnh viện có quan tâm đến hoạt động kê đơn, cấp phát thuốc hay
không?
Câu 2: Theo Anh/chị các điều kiện về nhân lực (số lượng, chất lượng) của khoa
Dược đã đáp ứng được nhu cầu công việc hay chưa?
Câu 3: Theo anh/chị hệ thống văn bản quy định nội bộ liên quan đến công tác cấp
phát thuốc của Bệnh viện đã đầy đủ chưa?
Câu 4: Theo Anh/chị hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác
chuyên môn (bố trí các phòng, kho, hệ thống kệ, giá, máy tính, máy in, hệ thống loa
gọi tên, ghế chờ…) đã đáp ứng nhu cầu sử dụng hay chưa?
Câu 5: Theo anh/chị quy trình cung ứng thuốc hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu
cho việc điều trị của bệnh nhân hay chưa?
Câu 6: Anh/ chị đánh giá như thế nào về số lượng nhân lực tại các phòng khám, kĩ
năng tư vấn về sử dụng thuốc của bác sĩ phòng khám?
Câu 7: Anh chị đánh giá như thế nào về việc tuân thủ các yêu cầu quy chế kê đơn
của bác sĩ, việc tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán điều trị đã đảm bảo hay chưa?
Câu 8: Anh chị đánh giá như thế nào nhận thức của bệnh nhân trong việc sử dụng
thuốc nói chung?
Câu 9: Anh chị có tổ chức tập huấn cho nhân viên khoa Dược, bác sĩ khoa Khám
bệnh về các nội dung liên quan đến quy chế kê đơn, kĩ năng tư vấn sử dụng thuốc
78

hay không? Nếu có thì số lớp tập huấn trong 1 năm là bao nhiều? có nguồn kinh phí
cho hoạt động này từ Bệnh viện hay không?
Câu 10: anh chị có giải pháp gì nhằm cải thiện việc chưa tuân thủ quy trình cấp phát
thuốc, hạn chế việc sử dụng thuốc chưa đúng yêu cầu chuyên môn từ phía bệnh
nhân?
Câu 11: Anh chị có đề xuất gì với lãnh đạo về đầu tư trang thiết bị, đào tạo (hình
thức đào tạo, kinh phí…) để thực hiện tốt quy trình cấp phát thuốc?
Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã trả lời phỏng vấn!
79

Phụ lục 10: Hướng dẫn thảo luận nhóm người bệnh về quy trình cấp phát
thuốc tại khoa Khám bênh
̣ Bênh
̣ viêṇ Nô ̣i tiết tỉnh Lào Cai
1. Đối tượng: Người bệnh đang điều trị ngoại trú đái tháo đường
2. Thời gian: 60 phút
3. Phương pháp: Thảo luận nhóm
4. Nội dung: Theo các câu hỏi gợi ý
5. Mục tiêu: Nhằm phát hiện và bổ sung thông tin
Câu 1: Ông/bà có hiểu biết về sử dụng thuốc ở bệnh ĐTĐ không?
Hiểu biết về cách dùng thuốc, liều lượng, thời điểm dùng, đường dùng, tương
tác thuốc.
Câu 2: Ông bà có nhận được các tư vấn về sử dụng thuốc từ nhân viên cấp
phát thuốc hay không?
Câu 3: Nếu có nhận được tư vấn ông/bà thực hiện những lời dặn về chế độ
dùng thuốc không? Những lý do nào khiến ông/bà không thực hiện những lời dặn
đó?
Câu 4: Ông/bà đánh giá như thế nào về dịch vụ chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ... tại
bệnh viện?
- Bố trí phòng cấp phát thuốc đã hợp lý? Số ô cấp phát thuốc đã đủ theo nhu
cầu hay chưa? Diện tích khu vực chờ cấp phát đã hợp lý chưa? Hệ thống loa, gọi tên
đã đủ rõ ràng hay chưa? các quy định về ưu tiên trong cấp phát thuốc đã hợp lý hay
chưa?
- Nhân lực làm nhiệm vụ cấp phát thuốc theo ông bà số lượng đã đảm bảo
chưa? Nếu chưa xin ông bà cho biết theo quan điểm cá nhân cần bao nhiêu nhân
viên?
- Thời gian chờ đợi, thủ tục thanh toán, cấp phát thuốc như thế nào?
- Hình thức tư vấn? Nội dung tư vấn có phù hợp?
80

Câu 6. Ông/bà có hài lòng với thái độ phục vụ và những thông tin mà ông/bà
nhận được từ nhân viên y tế không? Lý do hài lòng/không hài lòng (nếu có)?...
Câu 7: Để giúp ông/bà thực hiện tốt chế độ dùng thuốc ông/bà có đề xuất, kiến
nghị gì?
- Về cán bộ y tế?
- Thời gian giành cho tư vấn sử dụng thuốc, hình thức cung cấp thông tin về
bệnh và những hướng dẫn về chế độ sử dụng thuốc (tư vấn trực tiếp từ bác sỹ, dược
sĩ, sách, báo, tờ rơi, sinh hoạt câu lạc bộ…)
- Về cơ sở vật chất?
- Khác?
Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã tham gia thảo luận.
Chúc ông/bà mạnh khỏe!
81

Phụ lục 11: các biến số nghiên cứu định lượng


I.Thông tin chung
Biến cụ thể Loại biến Chỉ số/ định nghĩa
Thời gian cấp phát thuốc Định lượng Tổng thời gian cấp phát/số
phiếu
Số lượng thuốc được cấp phát thực Định lượng Tổng lượng thuốc được phát
tế thực tế/ Tổng lượng thuốc
trong đơn
Số lượng thuốc được dán nhãn đầy Định lượng Tổng lượng thuốc được dán
đủ nhãn đầy đủ/ tổng lượng thuốc
cần dán nhãn
Số lượt đảm bảo đơn thuốc được Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
xếp theo thứ tự
Số lượt có tiến hành kiểm tra đơn Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
về tính hợp lệ
Số lần có tiến hành kiểm tra lại sự Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
hợp lý của đơn thuốc về thời điểm
dùng, đường dùng, liều dùng, tương
tác
Số lượt có liên hệ với bác sỹ trong Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
trường hợp đơn có vấn đề
Số lượt hướng dẫn bệnh nhân kiểm Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
tra lại, hoàn thiện đơn thuốc không
hợp lệ
Số lượt lấy thuốc theo đúng tên, Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
nồng độ, dạng bào chế, số lượng ghi
trong đơn
Số lượt có thực hiện lấy thuốc đảm Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
bảo không mở nhiều hộp thuốc
cùng lúc
(trường hợp ra lẻ thuốc) và không Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
lấy thuốc cho nhiều đơn cùng một
lúc
Số lượt lấy thuốc và đảm bảo quá Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
82

trình ra lẻ được tiến hành bằng các


dụng cụ thích hợp (không để tay
tiếp xúc trực tiếp với thuốc) trên bề
mặt sạch (tờ giấy,nắp lọ, dụng cụ
đếm…)
Số lượt lấy thuốc đảm bảo có bao bì Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
riêng cho từng loại thuốc
Số lượt có kiểm tra lại lần cuối giữa Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
đơn thuốc và bao bì đóng gói
(tên,số lượng, liều, nhãn thuốc)
Số lượt thực hiện ký tên và giao Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
thuốc cho bệnh nhân.
Số lượt có lưu lại đơn thuốc Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
(tên,tuổi bệnh nhân; tên thuốc, nồng
độ/ hàm lượng, số lượng, tên người
cấp phát) sau khi cấp phát.
Số lượt có thực hiện ghi chép lại Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
hoạt động vào sổ theo dõi (lưu vào
máy tính)
Số lượt có thực hiện gọi tên bệnh Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
nhân vào các khu vực lĩnh thuốc
theo thứ tự
Số lượt đảm bảo kiểm tra thẻ BHYT Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
hoặc CMTND đúng so với các
thông
tin trên đơn thuốc
Phát kèm túi đá khô (gel lạnh, tuyết Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
carbonic,…) nếu đơn thuốc có
thuốc cần bảo quản lạnh
Số lượt có yêu cầu bệnh nhân ký tên Định lượng đúng quy định/ Tổng số phiếu.
và xác nhận đã nhận đủ thuốc trước
khi bệnh nhận ra về, lưu lại đơn
thuốc
Số lượt có tư vấn trực tiếp cho bệnh Định lượng Số phiếu đảm bảo thực hiện
nhân về liều (liều 1 lần, liều trong
ngày), thời điểm uống thuốc (tương
quan với bữa ăn), cách sử dụng
(nhai, ngậm, uống với nhiều nước,
…), bảo quản thuốc.

You might also like