You are on page 1of 2

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, phải điều trị lâu dài, kết hợp nhiều loại thuốc do đó
vấn đề thông tin thuốc, sử dụng thuốc hợp lý sẽ góp phần vào việc điều trị có hiệu quả, ổn
định các bệnh này. Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho bệnh nhân trên
cơ sở đơn thuốc của họ. Đây là quy trình quan trọng trong chu trình sử dụng thuốc vì nếu
xảy ra sai sót hay thực hiện không đầy đủ có thể dẫn đến những tác động xấu đối với sức
khỏe của người bệnh.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích kết hơ ̣p
định lươ ̣ng và định tính, tiến hành từ tháng 8/2020 đến hết tháng 9/2020. Nghiên cứu định
lượng tiến hành thông qua việc quan sát và đánh giá bảng kiểm quy trình cấp phát thuốc
của 290 bệnh nhân và đánh giá bảng kiểm thu thập các thông tin của khoa Dược. Nghiên
cứu định tính được thu thập qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cán bộ y tế, bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ các bước trong quy trình cấp phát thuốc
còn thấp: không có sự kiểm tra lại sự hợp lý của đơn thuốc (thời điểm dùng, đường dùng,
liều dùng và tương tác); 41,4% đơn thuốc được lấy theo nguyên tắc FEFO; 43,1% đơn
thuốc được kiểm tra lần cuối thông tin trước khi cấp; 6,2% có tư vấn cách dùng thuốc;
4,8% đơn thuốc bị cấp phát thiếu thuốc.
Các yếu tố ảnh hưởng tới qui trình cấp phát thuốc bao gồm: cơ sở vật chất; trang thiết
bị; nhân lực. Về cơ sở vật chất: bố trí các phòng, kho của khoa Dược chưa hợp lý, kho
chính nằm ở tầng 2, phòng cấp phát ở tầng 1, chưa thuận tiện cho việc vận chuyển thuốc;
Về trang thiết bị: theo dõi nhiệt độ, độ ẩm vẫn đang theo cách thức thủ công. Chưa xây
dựng được hệ thống cảnh báo tương tác thuốc, chưa số hoá thông tin sử dụng thuốc lên
phần mềm; Về thực trạng nhân lực: tỷ lệ nhân viên khoa Dược so với tổng số nhân viên
toàn bệnh viện (8%) thấp so với quy mô hoạt động chuyên môn và số giường bệnh. Chưa
có dược sĩ lâm sàng. Công tác đào tạo cho dược sĩ tại Bệnh viện chưa được chú trọng.
Khuyến nghị của nghiên cứu đưa ra gồm: xây dựng quy trình cấp phát chuẩn. Bổ sung
nhân lực và tổ chức đào tạo cho nhân viên khoa Dược. Sắp xếp lại khu vực làm việc của
khoa Dược, áp dụng công nghệ thông tin và tự động hoá trong việc quản lý tồn trữ như
việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho thuốc và tủ mát.
RESEARCH ABSTRACT
Diabetes is a chronic disease requiring long-term treatment, combining many drugs, so the problem
of drug information and rational use of drugs will contribute to the stable and effective treatment
of patients. Dispensing is the process of preparing and giving medications to patients based on
their prescriptions. This process is very crucial in the drug use cycle due to any errors or incomplete
process that might lead to detrimental effects on the patient's health.

The study was conducted by cross-sectional descriptive method combined quantitative and
qualitative analysis, from August 2020 to September 2020. Quantitative research was conducted
through observation and evaluation of the drug dispensing checklist of 290 patients and evaluating
the information collection checklist of the Pharmacy Department. A qualitative study based on in-
depth interviews, group discussions organized among medical staff and patients.

According to the research results, the percentage of compliance with steps in the drug dispensing
process is low. There is no re-checking of the rationality of prescriptions such as time of drug
administration, route of administration, dose and interactions; In fact, 41.4 % of prescriptions
based on the FEFO rule; 43.1 % of prescriptions have checked the information for the last time
before being issued; 6.2 % of prescriptions have counselling on how to use drugs; 4.8 % of
prescriptions were lack of medicine.

Factors impacting the drug dispensing process include facilities, equipment, and human resource.
In terms of facilities: the arrangement of rooms and stores of the Pharmacy Faculty is not
reasonable, while the main store locates on the 2nd floor, the dispensing area is on the 1st floor,
which is not convenient for drug transportation; About equipment: temperature and humidity
monitoring do manually. Have no drug interaction warning system, and digitizing the drug
directions into the software; Regarding human resources: The ratio of pharmacy staff to the total
number of hospital staff (8%) is low compared to the scale of professional activities and the number
of patients. No clinical pharmacist. Lack of focusing on training for pharmacists at the hospital.

The study's recommendations include: building a standard dispensing process. Increase human
resource and organize training for pharmacy staff. Rearrange the working area of the Faculty of
Pharmacy, apply information technology and build up automation system in inventory
management such as automatic monitoring of the temperature and humidity of the medicine
warehouse and the refrigerator.

You might also like