You are on page 1of 74

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


*******

PHẠM QUỐC TĨNH

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC


TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA
NGHỆ AN NĂM 2011

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I


HÀ NỘI, NĂM 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
*******

PHẠM QUỐC TĨNH

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC


TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA
NGHỆ AN NĂM 2011

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược


Mã số: CK 6073 . 20
Người hướng dẫn khoa học:TS Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS
Nguyễn Thị Thanh Hương cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ
tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô
giáo trường Đại học Dược Hà nội đã tạo điều kiện cho tôi suốt quá trình học
tập tại trường.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Quản lý kinh tế
Dược đã trang bị cho tôi các kiến thức hỗ trợ tôi trong quá trình công tác và
giúp tôi thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn DS Lương Quốc Tuấn trưởng khoa dược, Ds Dương Thị
Thanh, DS Nguyễn Thị Hạnh, Ds Nguyễn Thị Lương khoa dược Bệnh viên
HNĐK nghệ An đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài,
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên
khích lệ tôi trong những lúc khó khăn. Xin cảm ơn tất cả mọi người.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Học viên :PHẠM QUỐC TĨNH


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Tổng quan về cung ứng thuốc trong bệnh viện........................... 3
1.2. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An...................................... 15
1.2.1. Giới thiệu lịch sử bệnh viện ...................................................... 15
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện:....................................... 16
1.2.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện HNĐK Nghệ An.................... 17
1.2.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện ................................................ 18
1.2.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của khoa dược........... 18
1.2.6. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị ............................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu:......................................................................... 24
2.2 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................... 24
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 24
2.4 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 24
2.5 Xử lý số liệu .................................................................................. 24
2.6 Một số chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 26
3.1. Hoạt động lựa chọn thuốc .................................................................. 26
3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện ........ 2
3.1.2. Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc DMTBV ............................ 27
3.2. Hoạt động mua thuốc .......................................................................... 31
3.2.1: Phương thức mua thuốc............................................................... 31
3.2.2. Nguồn cung ứng thuốc ................................................................. 32
3.2.3. Cơ cấu thuốc cung ứng................................................................. 34
3.2.5. Cơ cấu kinh phí thuốc mua theo nhóm bệnh .............................. 35
3.2.6. Cơ cấu kinh phí mua thuốc theo dạng bào chế ........................... 37
3.3. Hoạt động cấp phát.............................................................................. 37
3.3.1 Hoạt động nhập thuốc ....................................................................... 37
3.3.2. Hoạt động bảo quản tồn trữ thuốc:............................................. 38
3.3.3.Cấp phát thuốc................................................................................ 42
3.4. Sử dụng thuốc ...................................................................................... 43
3.4.1. Cơ cấu kinh phí sử dụng.............................................................. 44
3.4.1.Giám sát sử dụng
Chương 4. BÀN LUẬN ......................................................................................…... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện HNĐK Nghệ An ...................... 17
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của khoa dược .................................................. 19
Bảng 3.1. Tỷ trọng các hoạt chất thuộc các nhóm thuốc trong DMTBV
Bảng 3.2. Mô hình bệnh tật BV HNĐK Nghệ An trong năm 2011............ 29
Bảng 3.3. Cơ câu DMTBV theo thuốc đơn thàmh phần, đa thành phần ... 31
Bảng 3.4 Phân bổ các công ty cung ứng thuốc cho bệnh viện năm 2011 .. 32
Bảng 3.5. Danh mục các mặt hàng pha chế tại bệnh viện trong năm ...... 34
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc cung ứng theo nguồn gốc xuất xứ ....................... 35
Bảng 3.7. Tỷ trọng kinh phí thuốc cung ứng của thuốc nhập khẩu theo vùng
lãnh thổ............................................................................................................ 35
Bảng 3.8. Tỷ trọng kinh phí thuốc mua theo nhóm bệnh ........................... 35
Bảng 3.9. Tỷ trọng kinh phí mua các nhóm kháng sinh năm 2011 ........... 36
Bảng 3.10. Tỷ trọng kinh phí mua thuốc theo dạng bào chế ..................... 37
Bảng 3.11. Kinh phí thuốc sử dụng của các khoa lâm sàng ....................... 44
Bảng 3.12. Kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh của các khoa lâm sàng.... 45
Bảng 3.13 Mười thuốc sử dụng có kinh phí nhiều nhất............................ 46
Bảng 3.14. Kinh phí các thuốc kháng sinh đánh dấu (*) ............................ 46
Bảng 3.15.Số lượng và kinh phí sử dụng của Piracetam và L-ornitin&L-
aspartate.......................................................................................................... 47
Bảng 3.16.Kết quả thực hiện bình và chấm bệnh án năm 2011.................. 49

3
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ chu trình cung ứng thuốc...................................................... 4


Hình 1.2. Chu trình mua sắm thuốc .............................................................. 7
Hình 1.3. Sơ đồ pháp lý về hệ thống đấu thầu hiện hành ............................ 9
Hình 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc không hợp lý..... 14
Hình 2.5. Mô hình tổ chức của bệnh viện Hữu nghi đa khoa Nghệ An... 18
Hình 3.6.Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ........................... 26
Hình 3.7. Sơ đồ hệ thống kho tàng tại khoa dược bệnh viện ..................... 38
Hình 3.8. Một số phương tiên bảo quản thuốc............................................ 39
Hình 3.9.Thuốc bảo quản theo nhóm ........................................................... 39
Hình3.10 Một số hình ảnh sắp xếp thuốc.................................................... 40
Hình3.11. Một số hình ảnh về 3 Kiểm tra 3 Đối chiếu ............................... 40
Hình 3.12. Quy trình cấp phát thuốc ............................................................ 42
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiêng Anh Tiếng Việt
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
BS Bác sĩ
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
DDD Defined daily Dose Liều xác định trong ngày
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DS Dược sĩ
DSĐH Dược sĩ đại học
DSTH Dược sĩ trung học
GMP Good Manufacturing Thực hành sản xuất thuốc tốt
Practice
GSP Good Storage Practice Thực hành bảo quản thuốc tốt
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc&Điều trị
KHTH Kế hoạch tổng hợp
HNĐK Hữu Nghị đa khoa
KTV Kỹ thuật viên
LAN Mạng máy tính nội bộ
MHBT Mô hình bệnh tật
STGs Standard Treatment Hướng dẫn điều trị chuẩn
Guidelines
TCKT Tài chính kế toán
TTT-DLS Thông tin thuốc- Dược lâm sàng
VEN Vital,Essential, Phân tích sống còn, thiết yếu và
Non-essential không thiết yếu
WHO World health organization Tổ chức y tế thế giới

5
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao, theo đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên.
Trong trào lưu phát triển chung đó, với cơ chế kinh tế mới ngành dược đã có nhiều
bước phát triển. Ngành đã khắc phục được tình trạng thiếu thuốc trầm trọng và gay
gắt của thời bao cấp, đảm bảo cung ứng thuốc cho công tác khám chữa bệnh đầy đủ
về số lượng, phong phú về chủng loại và chất lượng ngày càng được cải thiện.
Mạng lưới phân phối, cung ứng phát triển không ngừng đã tạo nhiều thuận lợi để
hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên do nhiều yếu
tố tác động như cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh chóng của danh mục các hoạt
chất, sự phong phú của các mặt hàng tên thương mại, biệt dược, nguồn kinh phí hạn
chế của các cơ sở điều trị …đang là những vấn đề làm cho việc đảm bảo cung ứng
thuốc đạt tiêu chuẩn đề ra tại bệnh viên gặp không ít khó khăn. Đánh giá thực trạng
này, Nghị quyết số 37/CP Thủ tướng chính phủ, ngày 20 tháng 6 năm 1996 đã nhận
định: “Hiện nay, lượng thuốc chữa bệnh tăng lên nhiều, chủng loại rất phong phú,
đa dạng, chất lượng có tiến bộ, việc cung ứng thuốc cho dân đã được cải thiện,
nhưng cũng còn một hạn chế như mạng lưới phân phối thuốc chưa đều khắp, có
tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị gây tốn kém và tác hại, công tác quản lí
nhà nước chưa theo kịp yêu cầu của tình hình thực tế”.
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là một bệnh viện hạng I, trực thuộc Sở Y
tế Nghệ An. Mô hình bệnh tật của bệnh viện khá đa dạng, khả năng chi trả của đa số
người bệnh thấp, bệnh viện không ngừng phát triển các kỹ thuật cao trong chẩn
đoán và điều trị . Trong khi đó giá cả thuốc men thường xuyên biến động nên việc
cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh là một vấn đề
trọng yếu. Để hoạt động cung ứng thuốc ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
ngày càng tốt hơn chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: "Khảo sát hoạt động cung

1
ứng thuốc tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2011" với các mục
tiêu sau:
Phân tích một số chỉ tiêu về cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An năm 2011:
- Hoạt động lựa chọn thuốc và mua thuốc.
- Hoạt động cấp phát và sử dụng thuốc.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng của hoạt động
cung ứng thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An.

2
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về cung ứng thuốc trong bệnh viện


Trong những năm qua hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện có nhiều thay đổi.
Từ chỗ cung ứng theo kế hoạch của thời kỳ bao cấp mạng lưới cung ứng phát triển
đa dạng về thành phần và qui mô, ngoài các doanh nghiệp trong nước còn có doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nguồn thuốc cung cấp phong phú về hoạt chất
và tên thương mại tạo thuận lợi cho các bệnh viện lựa chọn thuôc phù hợp với nhu
cầu điều trị. Phương thức mua hàng cũng có nhiều thay đổi trước năm 2005 các
bệnh viện tự tổ chức đấu thầu và chào hàng cạnh tranh. Sau khi thông tư số
20/2005/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các
bệnh viện và các cơ sở công lập ban hành và tiếp theo là thông tư 10/TTLT/BYT-
BTC bổ sung một số vướng mắc trong đấu thầu đã giúp các bệnh viện nhiều công
cụ trong đấu thầu mua thuốc tạo điều kiện cung ứng thuốc cho bệnh nhân.Tuy nhiên
công tác đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập; một số bệnh viện chưa đấu thầu, tình trạng
chỉ định thầu bảo hộ độc quyền vẫn còn tồn tại, phê duyệt kết quả đấu thầu còn
chậm các thuốc trượt thầu vẫn còn.
Hoạt động cấp phát đã có cải thiện đáng kể nhiều bệnh viện đã tổ chức phát
thuốc tới tận tay người bệnh theo hướng dẫn của chỉ thị 05/2004/CT-BYT . công
nghệ thông tin được ứng dụng trong quản lý và cấp phát thuốc đã giúp tiết kiệm
được thời gian và nhân lực.
Sử dụng thuốc hợp lý an toàn vẫn đang là bài toán khó, tình trạng lạm dụng,
dùng thuốc sai chỉ định vẫn tồn tại ở nhiều cơ sở. Hoạt động dược lâm sàng đã triển
khai ở nhiều đơn vị nhưng hiệu quả chưa còn khiêm tốn.
1.1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ chính của khoa dược. Hoạt
động này là quá trình đưa thuốc từ nhà sản xuất, phân phối đến tận người bệnh .

3
Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện là một chuỗi hoạt động bao gồm: Lựa chọn
thuốc, mua sắm thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng thuốc. Các hoạt động này đều có
liên quan hữu cơ chặt chẽ với nhau, trung tâm của các hoạt động này là HĐT&ĐT
với vai trò là tổ chức hoạch định chiến lược và giám sát các bước trong chu trình.
Hiệu quả của công tác khám chữa bệnh có đóng góp quan trọng của. cung ứng
thuốc. Mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị là những tiền đề cho các hoạt động này.
Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện theo sơ đồ ở hình 1.1.

Lựa chọn
thuôc

HĐTĐT/ Mô hình
Sử dụng bệnh tật Mua
thuốc
thuốc
Phác đồ điều trị

Cấp phát
thuốc

Hình 1.1 Sơ đồ chu trình cung ứng thuốc

4
1.1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là hoạt động phân tích đánh giá sàng lọc để xác định danh mục
thuốc cung ứng. Mục tiêu của lựa chọn thuốc là thuốc sử dụng phù hợp với người
bệnh, về tình trạng bệnh tật, thể trạng cũng như khả năng chi trả. Người thầy thuốc
phải hỏi xem những thuốc quen dùng theo kinh nghiệm bản thân trước đây liệu có
hiệu quả và an toàn đối với từng người bệnh cụ thể, đồng thời liệt kê các thứ thuốc
mà mình biết có thể điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Nên sử dụng các thuốc
đã quen dùng bởi những thuốc mới chưa hẳn đã có tác dụng tốt hơn mà những tác
dụng không mong muốn có thể xảy ra.. Cần hỏi người bệnh về các phản ứng đã xảy
ra khi dùng thuốc trong quá khứ, điều này giúp tránh được nhiều ảnh hưởng có hại
trong quá trình sử dụng thuốc. Để chọn lựa được thuốc phù hợp cần sàng lọc lần
lượt các thuốc đó dựa trên các tiêu chí sau:
- Thuốc có hiệu quả nhất, an toàn nhất, phù hợp nhất hoàn cảnh người bệnh
nhất
- Trong trường hợp bệnh nặng thì hiệu quả là yêu cầu trước tiên. Trong trường
hợp bệnh mãn tính thể trạng yếu thì tiêu chuẩn an toàn phải được đặt lên hàng
đầu[19]
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mô hình bệnh tật,
trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, các nguồn lực tài
chính. Tổ chức Y Tế thế giới năm 1999 đã xây dựng một số tiêu chí như sau:
- Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an
toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng tại các cơ sở khám
chữa bệnh
- Thuốc được chọn phải sẵn có ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng cũng
như ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng nhất định
- Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì
cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả điều trị, độ
an toàn, giá cả và khả năng cung ứng
- Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho toàn bộ
quá trình điều trị chứ không phải chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc

5
- Trong một số trường hợp, sự lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như các đặc tính dược động học, thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
- Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất
- Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế, tránh đề cập tên biệt dược hoặc nhà
sản xuất cụ thể”[28]
Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) là tổ chức tư vấn cho thủ trưởng đơn
vị về thuốc và các vấn đề liên qua đến thuốc trong đơn vị.Thành viên HĐT&ĐT của
Bệnh viện do Giám đốc bệnh viện quyết định. Hội đồng thuốc và điều trị cần phải
thống nhất tất cả các tiêu chí dựa trên những tiêu chí của WHO để chọn thuốc một
cách khách quan và có cơ sở
Thành phần của HĐT&ĐT, là những người có kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn cao nhất trong lĩnh vực điều trị gồm phần lớn trưởng các khoa lâm
sàng, Qui mô và thành phần tối ưu của hôi đồng, quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
quy mô của bệnh viện nghĩa là bệnh viện nhỏ thì hội đòng nhỏ, hội đồng lớn cho
những bệnh viện lớn. Số lượng thành viên ít tạo thuận lợi cho việc đạt được sự
thống nhất. Số lượng thành viên đông sẽ có thuận lợi về mặt chuyên môn, giảm áp
lực công việc cho các thành viên và tạo thuận lợi cho việc thực thi các quyết định.
Cần có đủ số lượng thành viên đại diện cho tất cả các bên liên quan trong hội đồng
bao gồm đại diện cho các khoa lâm sàng, bộ phận quản lý và khoa dược. Thành viên
hội đồng bao gồm :
- Đại diện các khoa lâm sàng với các mảng chuyên môn khác nhau: nội, ngoại,
truyền nhiễm.
- Một dược sĩ lâm sang.
- Điều dưỡng trưởng.
- Trưởng hoặc phó khoa dược.
- Giám đốc hoặc phó giám đốc.
- Một nhà quản lý đại diện bộ phận tài chính.
- Một thành viên thuộc phòng kế hoạch tổng hợp.

6
Thông thường, chủ tịch hội đồng là Giám đốc bệnh viện, thư ký hội đồng là
trưởng khoa dược. HĐT&ĐT có ảnh hưởng đến tất cả các khâu cung ứng thuốc một
cách trực tiếp hay gián tiếp: chức năng quan trọng nhất của hội đồng là đánh giá và
lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV. HĐT&ĐT phối hợp và chỉ đạo khoa dược
bệnh viện mua thuốc theo các yêu cầu của hội đồng.
1.1.1.2. Mua thuốc
Mục tiêu của mua thuốc là đảm bảo cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng với
giá cả hợp lý, thời gian giao hàng phải đúng thời hạn qui định và với tiêu chuẩn chất
lượng phù hợp với các tiêu chuẩn được ghi rõ trong hồ sơ mời thầu.
Hoạt động mua thuốc có liên quan đáng kể tới chất lượng thuốc, quá trình mua
thuốc hiệu quả gồm nhiều bước, HĐT&ĐT phải giám sát quá trình mua thuốc và
đảm bảo rằng các quy trình mua thuốc được tiến hành theo đúng quy định và tuân
thủ thực hành mua thuốc tốt [28]. Trong cơ chế thị trường hoạt động mua thuốc bị
chi phối bởi nhiều yếu tố, để thuốc đến được với người bệnh với giá cả phù hợp và
chất lượng đạt tiêu chuẩn đòi hỏi phải thực hiện tốt các bước trong chu trình mua
sắm thuốc gồm các bước như trong sơ đồ sau:

Cân đối nhu cầu - kinh


phí lập dự trù

Thu thập thông tin về Chọn phương


sử dụng, đánh giá thức mua
Chu trình
mua thuốc

Thanh toán Chọn nhà


cung ứng

Kiểm nhập thuốc Đặt hàng, theo dõi


và kiểm tra đơn đặt hàng

Hình 1.2. Chu trình mua sắm thuốc

7
 Xác định nhu cầu thuốc
Nhu cầu thuốc là một nhu cầu tất yếu, tối cấp thiết cho công tác khám chữa
bệnh. Việc xác định nhu cầu về số lượng thuốc thường dựa nhiều yếu tố: số lượng
thuốc tồn trữ, số lượng thuốc sử dụng kỳ trước, mô hình bệnh tật và sự phát triển kỷ
thuật chuyên môn mới. Trong cuốn “Hội đồng thuốc và điều trị” các tác giả
Kathleen Holloway và Terry Green đã khuyến cáo: “Có thể sử dụng phương pháp
định lượng phù hợp nhất so với phương pháp xác định tình hình bênh tật nếu như có
sẵn dữ liệu về tình hình bệnh tật và việc điều trị tuân thủ các hướng dẫn điều trị
chuẩn. Sử dụng phương pháp phân tích VEN để xác định những thuốc cần thiết nhất
đặc biệt khi bệnh viện không có đủ ngân sách để mua tất cả các thuốc cần có”[28] .
Để làm dự trù sát với yêu cầu sử dụng phải dựa vào số liệu: lượng thuốc bình
quân sử dụng tại cơ sở kỳ trước, phân tích đánh giá sự hợp lý, bất hợp lý trong
lượng thuốc được sử dụng, số lượng tồn kho, khả năng tài chính của đơn vị …
 Chọn phương thức mua:
Có nhiều phương thức mua thuốc: mua theo hình thức đấu thầu: đấu thầu
rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào giá cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự
thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Chỉ thị số 03/BYT-CT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/02/1997 đó nêu rõ:
"Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu
công khai theo quy định của Nhà nước". Hiện nay, hệ thống pháp lý về đấu thấu
được tổng hợp thành sơ đồ như ở hình 1.3.

8
Luật đấu thầu số 61/2005/QH11

Luật sửa đổi, bổ sung số 38/


2009 / QH12

Nghị định 85/2009/NĐ-CP

Thông tư Thông tư Thông tư Thông tư Thông tư


50/2011/TT 11/2011/T 01/2012/TT 68/2012/ 05/2010/
LT-BYT- TLT-BYT- LT-BYT- BTC KHĐT
BTC-BCT BTC BTC

Hình 1.3. Sơ đồ pháp lý về hệ thống đấu thầu hiện hành


Việc thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc phải căn cứ trên Luật đấu thầu số
61/2005/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung số 38/2009/QH12 , Luật Dược
34/2005/QH11, Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 210/10/2009 của Thủ tướng chính
phủ, Thông tư 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT, Thông tư 68/2012/BTC ngày
26/04/2012, Thông tư 01/2012/TTLT-BYT- BTC ngày 19/01/2012, Thông tư
11/2012/TTLT-BYT-BTC, Thông tư 05/2010/KHĐT ngày 10/02/2010. Theo đó,
tuỳ theo giá trị và đặc điểm của gói thầu mà Bệnh viện chọn một trong các phương
thức sau:
+ Đấu thầu rộng rãi:
- Áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh.
- Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Đây là hình thức được áp dụng
phổ biến nhất.
+ Đầu thầu hạn chế:
- Áp dụng cho gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật, có tính chất nghiên cứu
thử nghiệm mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được.
- Phải mời tối thiểu là 5 nhà thầu có đủ năng lực tham dự.
+ Chỉ định thầu:

9
- Lựa chọn trực tiếp nhà thầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
- Các trường hợp áp dụng:
 Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh), mọi thủ tục dưới 15 ngày
 Gói thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư
 Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia
 Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ đồng
 Gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 100 triệu
+ Chào hàng cạnh tranh:
Gói thầu có giá dưới 2 tỷ, áp dụng với mua sắm hàng hóa thông thường. Phải
có ít nhất 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau.
+ Mua sắm trực tiếp:
Thông tư số 1/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn đấu thầu mua
thuốc trong các cơ sở y tế theo đó, để tránh tình trạng thiếu thuốc ảnh hưởng đến
hoạt động chuyên môn, các cơ sở khám chữa bệnh được áp dụng hình thức lựa chọn
nhà thầu khác để mua thuốc với số lượng hạn chế trong các trường hợp sau Thuốc
thuộc danh mục thuốc hiếm phát sinh đột xuất theo nhu cầu đặc trị được Bộ Y tế
ban hành nhưng chưa đưa vào kế hoạch đấu thầu; thông tư cũng quy định rõ hạn
mức mua thuốc ngoài kế hoạch đấu thầu tại các đơn vị, mỗi lần không quá 200 triệu
đồng. Mỗi năm hạn mức mua thuốc tại các bệnh viện tùy thuộc vào hạng bệnh viện
theo quy định của Bộ Y tế như sau: các bệnh viện hạng 3, hạng 4 được mua không
quá 600 triệu đồng; bệnh viện hạng 1, hạng 2 mỗi năm được mua không quá 1 tỷ
đồng; bệnh viện hạng đặc biệt mỗi năm được mua không quá hai tỷ đồng.
+ Tự sản xuất, pha chế
Giai đoạn hiện nay tại các bệnh viện hoạt động pha chế chủ yếu pha một số
thuốc dùng ngoài với số lượng không đáng kể.
 Chọn nhà cung ứng:
Khi kết quả đấu thầu đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có hiệu lực.
Chủ tịch hội đồng thuốc và điều trị ban hành DMTBV, trưởng khoa dược chọn nhà

10
cung ứng. Việc lựa chọn nhà cung ứng phải dựa trên cơ sở về năng lực kinh doanh,
năng lực tài chính và uy tín, thương hiệu của nhà cung ứng. “Chỉ mua thuốc đã có
số đăng ký của những nhà cung cấp và nhà sản xuất dược phẩm tin cậy có giáy phép
hành nghề, đạt tiêu chuẩn GMP và có đầy đủ hồ sơ về quy trình thực hành nhằm
đảm bảo thuốc được mua đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu về chất lượng” [28]. Nhà
cung ứng phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, biện pháp cung ứng, thời
hạn giao hàng. Sau khi công bố kết quả trúng thầu, bệnh viện lựa chọn được nhà
cung ứng, hai bên thương thảo hoàn thiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng
kinh tế mua bán bằng văn bản. Việc thương thảo cần tập trung thống nhất các điều
khoản thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
trưởng khoa dược uỷ quyền cho thủ kho chính lập dự trù thuốc cho từng tháng và
gửi cho nhà cung ứng được lựa chọn. Dự trù này phải được trưởng khoa dược,
trưởng phòng TCKT ký và Giám đốc bệnh viện phê duyệt mới có hiệu lực và là cơ
sở để đặt hàng.
* Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng:
Dự trù thuốc sau khi được gửi đi trong từ 3- 7 ngày nhà cung ứng phải giao
đủ hàng tại địa điểm giao hàng là kho chính khoa dược bệnh viện. Trong trường hợp
có khó khăn đột xuất hoặc trường hợp bất khả kháng, nhà cung ứng phải thông báo
cho khoa dược biết để phối hợp giải quyết.
Bên đặt hàng phải giám sát đơn đặt hàng về số lượng thuốc, chủng loại, chất
lượng, giá cả, tiến độ, giao hàng như đã quy định trong hợp đồng.
* Nhận thuốc và kiểm nhận:
Tất cả các loại thuốc phải được kiểm nhập trước khi nhập kho. Hội đồng
kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện bổ nhiệm. Thành phần Hội đồng kiểm nhập
gồm: trưởng khoa dược, trưởng phòng Tài chính - kế toán, thủ kho, thống kê dược,
cán bộ cung ứng. Khi tiến hành nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng thuốc bằng
cảm quan, kiểm tra chủng loại, số lượng chất lượng thuốc đối với mọi nguồn mua
theo các yêu cầu sau:

11
- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hoá đơn với thực tế và kết quả
thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuôc, hàm lượng, đơn vị tính quy
cách đóng gói số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng hãng sản xuất, nước sản xuất.
- Thuốc nguyên đai, nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được
kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho.
- Lập biên bản khi hàng hoá bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở.
- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện hướng thần và tiền
chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng.
* Thanh toán:
Bệnh viện có trách nhiệm thanh toán tiền thuốc cho nhà cung ứng theo thoả
thuận trong hợp đồng bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản theo đúng số lượng và đơn
gíá trúng thầu. Trong trường hợp các thuốc thuộc danh mục trúng thầu khi chuyển
khoản phải qua sự giám sát của kho bạc nhà nước tỉnh, các thuốc ghi trong hóa đơn
phải đúng với kết quả thầu đã được phê duyệt về nguồn gốc xuất xứ, hãng sản xuất,
nồng độ, hàm lượng, tên biệt dược, quy cách đóng gói thì kho bạc mới chuyển tiền.
1.1.1.3 Tồn trữ và cấp phát thuốc
Tồn trữ không chỉ là cất giữ đảm bảo về mặt số lượng mà còn là quá trình bảo
quản theo quy định cho từng loại sản phẩm khác nhau, bao gồm việc cất giữ hàng
hóa trong kho, xuất, nhập kho hợp lý khoa học, quá trình kiểm kê và kiểm soát
Căn cứ vào tình hình nhân lực của khoa dược, nhân lực khoa lâm sàng và căn cứ
nhu cầu điều trị của mỗi bệnh viện để xây dựng quy trình cấp phát thuốc. Khoa dược
đưa thuốc đến khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa dược theo quy
định của ban giám đốc bệnh viện. Phải kiểm tra đối chiếu khi cấp phát thuốc.
 3 Kiểm tra:
- Kiểm tra thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc
- Kiểm tra Số lượng, hàm lượng
- Kiểm tra tên thuốc, chất lượng thuốc
 3 Đối chiếu:

12
- Đối chiếu Tên thuốc trên ống/ lọ với phiếu lĩnh
- Đối chiếu Nồng độ, hàm lượng của thuốc phát với phiếu lĩnh
- Đối chiếu số khoản, số lượng mỗi khoản với phiếu lĩnh.
Thực hiện qui tắc first in first out (FIFO). Kho thuốc phải được thiết kế theo
tiêu chuẩn GSP, thuốc phải được bảo quản trong kho có đầy đủ điều kiện cần thiết,
có hệ thống thông gió thoáng mát, có điều hoà nhiệt độ, chống nóng, chống ẩm
mốc, mối mọt, có ẩm kế, nhiệt kế…Thực hiện bảo quản đúng điều kiện ghi trên
nhãn (Ví dụ: vaccin, thuốc nội tiết, sản phẩm sinh học phải bảo quản ở nhiệt độ phù
hợp với từng loại). Thuốc gây nghiện, hướng thần phải được bảo quản theo đúng
quy chế (có tủ riêng có khoá chắc chắn, do DSĐH quản lý)…
Thống kê báo cáo cập nhật số lượng nhập xuất và đối chiếu định kỳ hoặc đột
xuất với thủ kho.
Kiểm kê thuốc định kỳ tại các kho hàng tháng , hàng quý và cuối năm, hoặc
kiểm tra đột xuất.
1.1.1.4 Sử dụng thuốc
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng thuốc
Theo Tổ chức Y Tế thê giới: "Sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân nhận được
thuốc thích hợp với bệnh cảnh, với liều dùng thích hợp với từng cá nhân, trong thời
gian thích hợp và với giá cả thấp nhất với người đó và cộng đồng”.
Tình hình sử dụng thuốc ở nước ta đang còn nhiều vấn đề bất cập, tình trạng
sử dụng thuốc chưa hợp lý thiếu an toàn và hiệu quả vẫn đang tồn tại. Muốn tăng
cường sử dụng thuốc hợp lý an toàn cần phải xem xét toàn diện các yếu tố ảnh
hưởng đến sử dụng thuốc để can thiệp vào những vấn đề chưa hợp lý.
Xoay quanh vấn đề sử dụng thuốc, có rất nhiều yếu tố tác động, trong đó vấn
đề nổi cộm là các cán bộ y tế chưa thường xuyên cập nhật thông tin dược, dùng
thuốc theo thói quen, lựa chọn thuốc chưa dựa trên y học bằng chứng và hướng dẫn
điều trị chuẩn. Ngoài ra các yếu tố kinh tế trong kê đơn, áp lực công việc, nhân lực
và quản lý giám sát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng thuốc.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng thuốc:

13
Thông Thiếu
Thông tin Thói Cá nhân
tin hiểu
quan
không biết

đầy đủ
Ảng Văn
hưởng của hóa
công
nghiệp Sử
Mối
dụng
quan hệ
Áp lực thuốc Người
công việc, bệnh
nhân lực đòi hỏi

Nơi làm việc


Hạ tầng
Quản
cơ sở Mối

quan hệ

Nhóm làm việc


Hình 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc không hợp lý.
- Công tác thông tin thuốc
Công tác thông tin tư vấn về sử dụng thuốc có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
điều trị. Thông tin về tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, xử lý quá liều, hiệu
chỉnh liều cho các đối tượng đặc biệt. Tư vấn cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc
trong điều trị. Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng
cường sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của
thuốc (ADR) trong đơn vị và gửi về “Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo
dõi phản ứng có hại của thuốc”.
Việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý sẽ góp phần quan trọng vào kết quả điều
trị. Việc lạm dụng thuốc, không thực hiện kê đơn tốt, sử dụng thuốc không đúng chỉ
dẫn sẽ giảm chất lượng điều trị , gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ
và tính mạng người bệnh, giảm hiệu quả kinh tế gây tổn thất về kinh tế-xã hội. Mặt

14
khác nó làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ thuộc
quá mức vào thuốc.
1.2. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
1.2.1.Giới thiệu lịch sử bệnh viện
Tiền thân của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An bấy giờ là Nhà thương
Vinh được thành lập năm 1910 ( Theo cuốn địa lí, khảo cổ, lịch sử,...của một nhân
vật lịch sử người Pháp Roubeud viết về Nghệ An có đề cập đến Nhà thương Vinh).
- Giai đoạn 1945-1954:
Sau ngày bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên (Khoá I- 06-01-1946), Nhà thương
Vinh đổi tên là bệnh viện Hồ Chí Minh dùng để phục vụ cho quân đội.
Ngày 19-6-1947, bệnh viện Hồ Chí Minh sơ tán lên Phuống (Thanh Giang,
Thanh Chương) và đổi tên thành Bệnh viện Quân dân y Liên khu IV.
- Giai đoạn 1954-1964:
Từ 2 địa điểm sơ tán Phuống và Tăng Thành, Bệnh viện được lệnh dời về
Thành phố Vinh. Bệnh viện được sát nhập với Bệnh viện E ở Cửa Lò (bệnh viện
phục vụ cho đồng bào, cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc) và được mang tên
là Bệnh viện A1 đóng tại xã Hưng Đông, Thành phố Vinh, quy mô bước đầu 300
giường bệnh, với cơ cấu là một bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh do bác sĩ Hoàng Lẫm làm
Giám đốc. Bệnh viện có 3 khu vực: khu vực chữa trị, khu vực dành cho cán bộ công
nhân viên chức và khu vực của Văn phòng Ty Y tế với quy mô thống nhất tập trung.
- Giai đoạn 1965- 1992:
Năm 1976, Bệnh viện chuyển về Hưng Dũng, Thành phố Vinh, với quy mô
500 giường bệnh.
- Giai đoạn 1992- 2012:
Năm 1992: sau khi chia tỉnh và sau sự kiện các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu sụp đổ, Bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trải
qua bao khó khăn, thử thách, hy sinh xương máu và sự nỗ lực hết mình của nhiều y,

15
bác sỹ và cán bộ công nhân viên chức. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có quy
mô rộng lớn với hơn 700 giường bệnh, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân
viên đông đảo, tri thức y học đã được nâng lên với trên 800 người, đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng cao của không chỉ nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân
cận. Bệnh viện đã triển khai nhiều kỷ thuật mới như can thiệp mạch, phẫu thuật tim
hở, phẫu thuật thực quản,…
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện:
Bệnh viện HNĐK Nghệ An là bệnh viện hạng I quy mô 700 giường bệnh có
các chức năng cơ bản sau:
- Cấp cứu khám chữa bệnh cho hơn 3 triệu nhân dân Nghệ An, nhân dân một
số vùng của tỉnh Hà tĩnh và nước bạn Lào
- Đào tạo cán bộ y tế : Bệnh viện là cơ sở viện trường của Trường Đại học Y
khoa Vinh
- Nghiên cứu khoa học về Y học
Bệnh viện tổ chức sinh hoạt khoa hoc vào chiều thứ 5 hàng tuần với sự tham
gia đông đủ của đội ngũ bác sỹ dược sỹ và các cán bộ khoa học. Mỗi năm bệnh viện
có hàng chục đề tài cấp cơ sở và 3-4 đề tài cấp tỉnh.
- Chỉ đạo tuyến dưới: thực hiện đề án 1816 bệnh viện đã chuyển gia kỷ thuật
cho tuyến dưới, cử cán bộ có trình độ chuyên môn tăng cường xuống cơ sở. Bệnh
viện là tổ chức giao ban trực tuyến với bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện vệ tinh
vào chiều thứ 4 hàng tuần, hoạt động này đã giúp nâng cao trình độ chuyên môn của
đội ngũ bác sỹ cả chẩn đoán, điều trị và sử dụng thuốc
- Hợp tác quốc tế: Bệnh viện có nhiều chương trình hợp tác quốc tế như hợp
tác vơi Pháp, Balan cử chuyên gia sang giúp Angola, Angieri, Modambic…
- Quản lý kinh tế: Bệnh viện là cơ quan sự nghiệp có thu thực hiện quản lý thu
chi ngân sách bệnh viện ,hạch toán chi phí khám chữa bệnh. Quản lý và sử dụng tốt
nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, kinh phí viện trợ, viện phí trực tiếp và viện
phí qua chi trả của BHYT.

16
1.2.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện HNĐK Nghệ An
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện HNĐK Nghệ An

TT Trình độ Số lượng Tỷ lệ %
1 Tiến sỹ 1 0,11

2 Bác sĩ CK1,CK2,Thạc sỹ 74 8,37

3 Dược sĩ CK 1 2 0,23
4 Bác sỹ 202 22,85
5 Dược sĩ đại học 7 0,79

6 Cử nhân 40 4,52

7 Dược sĩ TH 24 2,71
8 Dược tá 5 0,57
9 Điều dưỡng 348 39,37
10 KTV y khoa 28 3,17
11 Nữ hộ sinh 61 6,90
12 Cán bộ khác 92 10,41
Tổng 884 100
(Nguồn: Báo cáo thống kê bệnh viện năm 2011)
Từ số liệu ở bảng 1.2.3 cho thấy, nhân lực bệnh viện tương đối đông, bệnh
viện có 1 người là Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp 1,chuyên khoa cấp 2, thạc sỹ y
học(74) ,dược sĩ chuyên khoa cấp 1(2) dược sĩ đại học (7). Bệnh viện có chính sách
thu hút bác sỹ trẻ mới tốt nghiệp có trình độ khá giỏi về làm việc. Bệnh viện đã cử
nhiều bác sỹ đi học chuyên khoa định hướng, sau đại học, ngoại ngữ, chuyển giao
kỹ thuật mới tại các trung tâm lớn có trình độ kỷ thuật y khoa phát triển như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. Hiện nay
nhiều kỷ thuật cao đã được triển khai và áp dụng thành công như Mổ tim hở, Can
thiệp mạch, Phẫu thuật thần kinh & Cột sống ..Tỷ lệ DSĐH/BS trong năm 2011 là:

17
1/32,5. Tỷ lệ này tương đương với bệnh viện Xanh Pôn nhưng còn rất thấp so với
khuyến cáo trong Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BNV Hướng dẫn định mức
biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước là 1/8 - 1/15 [15].
1.2.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện được tổ chức theo sơ đồ trực tuyến - chức năng như ở hình 1.5.

- Đảng ủy Hội đồng


Ban giám - Thi đua, kỷ luật
-Các đoàn thể
đốc - Thuốc và điều trị
- Khoa học kỹ

Phòngkhám KHTH, TCCB, Điều Kế toán- VTTTB


khám Thư viện HC dưỡng tài vụ

Hệ ngoạ Hệ nội Hệ cận lâm sàng TT HH


9 khoa 12 khoa 6 khoa truyền máu

Khoa dược

Hình 2.5. Mô hình tổ chức của bệnh viện Hữu nghi đa khoa Nghệ An
1.2.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của khoa dược
1.2.5.1. Vị trí - Chức năng:
Khoa dược là một khoa chuyên môn chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của
Giám đốc bệnh viện, Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ

18
kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an
toàn hợp lý
Cơ cấu nhân lực của khoa dược
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của khoa dược

Trình độ Số lượng Tỷ lệ %
Dược sĩ chuyên khoa cấp 1 2 5,26
Dược sĩ đại học 7 18,42
Dược sĩ trung học 24 63,16
Dược tá 5 13,16
38 100,00
Khoa dược có đội ngũ dược sĩ đại học đông ( 9 DSĐH trong đó có 2 dược sĩ
chuyên khoa cấp 1 là một thế mạnh để triển khai các hoạt động chuyên môn.
1.2.5.2. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ trọng tâm của khoa Dược là lập kế hoạch cung ứng thuốc đủ số
lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng
yêu cầu chẩn đoán điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống thiên tai
dịch bệnh thảm hoạ) đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý. Khoa Dược đã cư nhiều
lượt dược sỹ tham gia phòng chống bão lụt cấp phát thuốc cho nhân dân các
vùng bị thiên tai.
Quản lý theo dõi việc nhập thuốc cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có nhu cầu.
Là một đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT, các quyết sách
của HĐT&ĐT được thực hiện thông qua các hoạt động của khoa Dược. Khoa
Dược cung cấp các dữ liệu, số liệu cần thiết khi HĐT&ĐT yêu cầu.
Khoa Dược bảo quản thuốc theo hành bảo quản thuốc theo các tiêu chuẩn
quy định.
Tổ chức pha chế một số thuốc theo đơn, thuốc dùng ngoài.

19
Thực hiện công tác dược lâm sàng, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác
cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc. Hoạt động này do Tổ dược lâm sàng thực hiện.
Quản lý theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
phòng trong bệnh viện.
 Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của trường đại học Y
khoa Vinh
 Phối hợp với các khoa cận lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình
hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
 Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu.
 Tham gia theo dõi giám sát kinh phí sử dụng thuốc.
 Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định, Phụ trách
Nhà thuốc là một Dược sĩ đại học
 Thực hiện nhiêm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý
1. Nghiệp vụ dược: 1dược sĩ trung học: chuyên làm thủ tục nhập hàng và làm
thủ tục thanh toán ký các hóa đơn chứng từ, hợp đồng
2. Kho và cấp phát:
- Kho chính : 1 dược sĩ đại học và 1 dược sĩ trung học
- Kho hóa chất: 1 dược sĩ đại học 1 dược sĩ trung học
- Kho vật tư y tế: 1 dược sĩ đại học và 1 dược sĩ trung học
- Kho ống lọ: 2 dược sĩ trung học
- Kho viên gói: 2 dược sĩ trung học
- Kho dịch chuyền, thuốc gây nghiện: 1 dược sĩ trung học.
- Kho cấp thuốc ngoại trú: 1 dược sĩ trung học và 1 dược tá.
- Kho bông băng: 1 dược tá.
4. Dược lâm sàng thông tin thuốc

20
Cơ sở vật chất: Được bố trí một phòng làm việc có trang bị 3 máy tính nối
mạng, các tài liệu phục vụ cho hoạt động chuyên môn.
Bệnh viện đã thành lập đơn vị thông tin thuốc do trưởng khoa dược làm tổ trưởng,
Trưởng phòng khám, trưởng khoa hồi sức chống độc, trưởng khoa ngoại, trưởng
khoa truyền nhiễm, trưởng khoa tim mạch là thành viên và 1 dược sĩ lâm sàng làm
thư ký. Hoạt động của Đơn vị thông tin thuốc mới triển khai được một số thông tin
như thông báo thuốc mới thuốc thu hồi và đình chỉ lưu hành, tổ chức được một
tháng 1 chuyên đề (chuyên đề về kê đơn hợp lý an toàn, phổ biến quy chế thuốc
gây nghiện hướng thần…) dược lâm sàng có 5 dược sỹ có nhiệm vụ làm công tác
dược lâm sàng: chấm bệnh án, bình bệnh án, tham gia kiểm tra khoa phòng cùng với
phòng kế hoạch tổng hợp và phòng điều dưỡng. Mỗi tháng tổ dược lâm sàng tham
gia chấm bệnh án cùng các bác sỹ và phòng KHTH, mỗi lần chấm rút ngẫu nhiên
mỗi khoa 2 bệnh án lưu tại phòng KHTH thang điểm dành cho dược là 20 điểm.
Qua chấm bệnh án lỗi thường mắc phải là ghi sai danh pháp tên thuốc không ghi rõ
giờ uống và tiêm thuốc và chỉ định các thuốc hỗ trợ quá rộng rãi, chỉ định kháng
sinh chưa hợp lý, ghi tên thuốc gây nghiện chưa đúng quy chế.

6. Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện.
Nhà thuốc bệnh viện trực thuộc bệnh viện khoa dược chịu trách nhiệm quản lý
hoạt động chuyên môn: thực hiện tốt quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, thực
hành phân phối thuốc tốt.

1.2.6. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị


Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT ) của bệnh viện do Giám đốc bệnh viện
thành lập, là bộ phận giúp việc cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến thuốc và
điều trị. Hội đồng thuốc và điều trị gồm chủ tịch hội đồng là Giám đốc bệnh viện,
thư ký là trưởng khoa dược, các thành viên khác là trưởng khoa một số khoa lâm
sàng, trưởng phòng khám, trưởng phòng KHTH, trưởng phòng TCKT.

21
1.2.6.1. Chức năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT
- Tư vấn cho bác sỹ, dược sĩ về quản lý và sử dụng thuốc phối hợp, kết hợp
thuốc trong điều trị các nguy cơ và tai biến điều trị do thuốc
- Đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMTBV là chức năng chủ yếu. Các thành
viên của HĐT&ĐT là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
cao phân tích đánh giá và lựa chọn được những thuốc có hiệu quả điều trị
vào DMTBV
- Một nhiệm vụ quan trọng của HĐT&ĐT là xây dựng chuẩn của bệnh viện,
nhưng hoạt động này chưa thực sự được quan tâm đúng mức, hiện tại bệnh
viện chưa có hướng dẫn điều trị chuẩn các bác sỹ vẫn dùng thuốc theo kinh
nghiệm là chủ yếu.
- Tổng hợp số liệu tiêu thụ thuốc sử dụng phương pháp phân tích VEN và
phương pháp luận dựa trên (DDD).
- Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc như chỉ số tiền thuốc trên một đơn ngoại
trú chỉ số tiền thuốc và tiền cận lâm sang.
- Tổng hợp sử dụng thuốc của các khoa phòng để cảnh báo vượt trần quỹ bảo
hiểm, hàng tháng phòng TCKT cung cấp số liệu kinh phí thuốc sử dụng của
các khoa phòng, trên cơ sở đó HĐT&ĐT có các biện pháp và giả pháp thich
hợp để can thiệp
- Theo dõi ADR và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc.
- Tiến hành các biện pháp can thiệp hiệu quả để nâng cao hiệu quả thực hành
sử dụng thuốc như đưa vào danh mục duyệt giám đốc các thuôc đắt tiền
- Xử trí các sai sót trong điều trị: mỗi khi có sai sót HĐT&ĐT bệnh viện đã
chỉ đạo các bộ phận có liên quan tập trung nguồn lực cấp cứu và giảm nhẹ
hậu quả, bao vệ sức khỏe và tính mạng người bệnh
- Phổ biến thông tin: HĐT&ĐT thông qua Đơn vị thông tin thuốc cung cấp
các thông tin cho Bác sỹ và người bệnh thông qua các hình thức như đưa

22
thông tin trên mạng nội bộ, ra các thông báo gửi các khoa phòng về các cảnh
báo dược…
Hàng tháng HĐT&ĐT họp, đánh giá tình hình sử dụng thuốc, xem xét các
trường hợp phản ứng có hại xảy ra do sử dụng thuốc, các trường hợp kê đơn bất
hợp lý, kinh phí sử dụng thuốc trong tháng.
HĐT&ĐT có ảnh hưởng đến tất cả các khâu cung ứng thuốc một cách trực
tiếp hay gián tiếp: chức năng quan trọng nhất của hội đồng là đánh giá và lựa chọn
thuốc để xây dựng DMTBV. HĐT&ĐT phối hợp và chỉ đạo khoa dược bệnh viện
mua thuốc theo các yêu cầu của hội đồng.
Để đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, dưới sự chỉ đạo
của HĐT&ĐT, mỗi thành viên trong khoa dược đều làm công tác quản lý ở các cấp
độ khác nhau.

23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:


Hoạt động cung ứng thuốc của khoa dược Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp mô tả hồi cứu
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.
- Địa điểm: Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
2.4 Phương pháp thu thập số liệu
Hồi cứu các tài liệu và sổ sách liên quan đến cung ứng thuốc tai Bệnh viện Hữu
nghị đa khoa Nghệ An năm 2011
Báo cáo thống kê bệnh viện năm 2111
Báo cáo xuất nhập tồn thuốc sử dụng năm 2011 lưu tại khoa Dược và Phòng
TCKT
Các hoạt động của HĐT&ĐT, các biên bản họp HĐT&ĐT
Các tài liệu khác liên quan đến cung ứng thuốc tại bệnh viện năm 2011
Danh mục thuốc bệnh viện sử dụng năm 2011
Kết quả trúng thầu của Sở Y Tế Nghệ An năm 2011
Kinh phí mua thuốc năm 2011 tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An
Quyết đinh thành lập HĐT&ĐT, Quyết định thành lập Đơn vị thông tin thuốc
2.5 Xử lý số liệu
-Phương pháp so sánh và tính tỉ trọng.
-Phương pháp mô tả, sơ đồ hóa, lập bảng biểu đồ
2.6 Một số chỉ tiêu nghiên cứu
-Phân tích Quy trình xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện
- Phân tích cơ cấu danh mục thuôc bệnh viện
+ Cơ cấu DMTBV theo nhóm tác dụng dược lý

24
+Cơ cấu DMTBV theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần
-Phân tích hoạt động mua thuốc
+ Phương thức mua thuốc
+ Nguồn mua thuốc
+ Cơ cấu kinh phí mua thuôc
Theo xuất xứ
Theo nhóm bệnh
Theo dạng bào chế
- Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát
+ Hệ thống kho
+ Quy trình cấp phát thuốc
- Phân tích hoạt động sử dụng thuốc
+ Cơ cấu kinh phí thuốc sử dụng
+Giám sát sử dụng thuốc

25
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hoạt động lựa chọn thuốc


3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Khoa lâm sàng
Thư ký HĐT

Tổng Hợp

HĐTĐT
Mẫu dự
trù DMT
DMTBV Năm2010
Dự thảo
DMTBV
DMT Chủ yếu

Giám đốc

Khoa
Dược DMTBV Duyệt

Hình 3.6.Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

26
Hoạt động xây dụng danh mục thuốc bệnh viện tại Bệnh viên Hữu nghị đa khoa
Nghệ An mỗi năm một lần do Hội đồng thuốc và điều trị thực hiện. Bắt đầu từ
tháng 12 năm 2010 Trưởng khoa dược đồng thời là thư ký Hội đồng dự trù để lập
DMTBV theo mẫu (phụ lục 1).
Và Danh mục thuốc bệnh viện 2010, Danh mục thuốc chủ yếu, Danh mục thuốc
thiết yếu. Sau 10 ngày các dự trù phải nộp về thư ký HĐT&ĐT.
Các khoa phòng căn cứ vào tình hình điều trị và nhu cầu thực tế của khoa, các định
hướng và kế hoạch phát triển kỷ thuật mới, hiệu quả và kinh nghiệm điều trị lập dự
trù DMTBV gửi về Hội đồng thuốc và điều trị. Thư ký HĐT&ĐT tổng hợp số liệu
loại trừ những thuốc không phù hợp như thuốc không nằm trong Danh mục thuốc
chủ yếu, hoặc nằm trong nhưng không phù hợp tuyến điều trị làm thành danh mục
hoạt chất trình HĐT& ĐT.
HĐT&ĐT dựa trên mô hình bệnh tật, kế hoạch và lộ trình áp dụng kỷ thuật mới,
số liệu thống kê về sử dụng thuốc kỳ trước, danh mục thuốc thiết yếu, chủ yếu và
khả năng tài chính của bệnh viện (kinh phí được cấp, bảo hiểm y tế, viện phí) xem
xét xây dựng dự thảo DMTBV theo hoạt chất. Trong đó các tiêu chí như hiệu quả,
an toàn và kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Dự thảo DMTBV được Giám đốc
bệnh viện ( đồng thời là chủ tịch HDT&ĐT) ký mới có hiệu lực.
3.1.2. Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc DMTBV
3.1.2.1 Theo nhóm tác dụng dược lý

27
Bảng 3.1. Tỷ trọng các hoạt chất thuộc các nhóm thuốc trong DMTBV Bệnh
viện HNĐK Nghệ An năm 2011.

Hoạt chất
STT Nhóm
Số lượng Tỷ lệ%
1 Thuốc tim mạch 57 16,15
2 Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 52 14,73
3 Thuốc đường tiêu hóa 35 9,92
4 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 21 5,95
5 Thuốc chuyên khoa mắt, tai-mũi-họng 21 5,95
6 Hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết 18 5,10
7 Dung dịch điều chỉnh điện giải và cân bằng acid-base 18 5,10
8 Thuốc điều trị bệnh da liễu 17 4,82
9 Thuốc đông y 11 3,12
10 Vitamin và khoáng chất 13 3,68
11 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 9 2,55
12 Thuốc tác dụng đối với máu 9 2,55
13 Thuốc co giật chống động kinh uốc gây tê, mê 9 2,55
14 Thuốc tác dụng với máu 8 2,27
15 Thuốc chống rối loạn tâm thần và cảm xúc 8 2,27
16 Thuốc cản quang 6 1,76
17 Thuốc chống dị ứng 5 1,42
18 Thuốc chống ung thư 5 1,42
19 Thuốc điều trị đau nửa đầu 5 1,42
20 Thuốc giản cơ và ức chếcholinesterase 5 1,42
21 Thuốc lợi tiểu 5 1,42
22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ và cầm máu sau đẻ 4 1,13
23 Thuốc cấp cứu, chống độc 3 0,85
24 Thuốc Parkinson 2 0,57
25 Dung dịch thẩm phân phúc mạc 2 0,57
26 Thuốc đường tiết niệu 2 0,57
27 Thuốc diệt khuẩn 2 0,57
28 Huyết thanh và globulin miễn dịch 1 0,28
Tổng 353 100,0
Danh mục thuốc của BV năm 2011đã gồm đầy đủ 27 nhóm hoạt chất trong Danh
mục thuốc chủ yếu (thông tư 31) và nhóm thuốc đông y.

28
DMTBV khá đa dạng về các nhóm thuốc, tuy nhiên số lượng thuốc trong mỗi
nhóm còn ít. Danh mục thuốc năm 2011 có tổng số hoạt chất là 353. Danh mục các
hoạt chất thuộc 5 nhóm thuốc có số hoạt chất nhiều nhất (thuốc tim mạch ,thuốc trị
ký sinh trùng và nhiễm khuẩn, thuốc nhóm đường tiêu hoá, thuốc điều trị mắt và tai
mũi họng, nhóm thuốc giảm đau chống viêm phi steroid), 5 nhóm thuốc có số hoạt
chất ít nhất là (Huyết thanh và globulin miễn dịch, Thuốc diệt khuẩn, Thuốc đường
tiết niệu, Dung dịch thẩm phân phúc mạc, Thuốc Parkinson).
3.1.1.2.Mô hình bệnh tật:
Bảng 3.2. Mô hình bệnh tật BV HNĐK Nghệ An trong năm 2011

Tổng
số
Tỷ lệ
STT Chương bệnh Mã ICD10 Bệnh
(%)
nhân
điều trị
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Chửa đẻ và sau đẻ O03-O99 9.318 20,91
2 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 6.215 13,95
3 Bệnh hệ tiêu hóa K00-K93 4.769 10,70
4 Chấn thương ngộ độc S02-T98 4.248 9,53
5 Bệnh hệ hô hấp R00-R54 3.187 7,15
6 Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục N00-N97 2.868 6,44
7 Khối u C00-D33 2.548 5,72
8 Bệnh hệ thần kinh G00-G83 2.379 5,34
9 Bệnh về mắt H00-H54 2.226 5,00
10 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A00-B92 1.492 3,35
11 Bệnh cơ xương và mô liên kết M05-M99 1.370 3,07
12 Bệnh da và mô dưới da L00-L99 1.370 3,7
13 một số bệnh xuất phát trong thời kỳ P00-P96 848 1,0
chu sinh
14 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một D50-D89 518 1,16
số rối loạn liên quan cơ chế miễn
dịch

29
(1) (2) (3) (4) (5)
15 Các bệnh khác 399 0,90
16 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và E00-E86 310 0.70
chuyển hoá
17 Bệnh tai và xương chũm H65-H91 302 0.68
18 Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F48 103 0.23
19 Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất Q00-Q99 83 0.19
thường của nhiễm sắc thể
Tổng số BN 44.553 100
Mục đích của hoạt động cung ứng và cấp phát thuốc của khoa Dược là đáp
ứng nhu cầu sử dụng thuốc điều trị. Kết quả và hiệu quả điều trị được quyết định
phần lớn ở tính thích ứng của DMTBV với MHBT. Do đó, mô hình bệnh tật ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động này.
Nếu loại trừ nhóm Chửa đẻ và sau đẻ ta thấy rằng 5 nhóm bệnh (Bệnh hệ tuần
hoàn, Bệnh hệ tiêu hóa, Chấn thương ngộ độc, Bệnh hệ hô hấp, Bệnh hệ tiết niệu-
sinh dục ) là 5 nhóm có số lượng lượt bệnh nhân điều trị nhiều nhất cũng là 5 nhóm
có số lượng hoạt chất nhiều nhất. Vì vậy, có tỉ lệ tương quan giữa các nhóm bệnh và
số lượng thuốc sử dụng tại Bệnh viện. Thực tế, đây cũng là các nhóm thuốc chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong DMTBV. Vì vậy, DMTBV về cơ bản là phù hợp với MHBT-
Riêng với nhóm bệnh chửa đẻ và sau đẻ, theo thống kê năm vừa qua, tỉ lệ sản phụ
tăng lên, kéo theo đó nhu cầu khám chữa bệnh ở nhóm bệnh này tăng cao. Tuy
nhiên, theo các phác đồ điều trị, số lượng thuốc sử dụng cho nhóm bệnh này rất hạn
chế (cả về số lượng và danh mục hoạt chất). nên danh mục hoạt chất dành cho nhóm
này không tương ứng với số lượt bệnh nhân điều trị. số lượng bệnh nhân nhóm chửa
đẻ và sau đẻ chiếm 20,91% tổng số bệnh nhân điều trị nhưng số hoạt chất và biệt
dược nhóm này chỉ chiếm lần lượt là 1,1% và 0,75%.
- Nhóm bệnh khối U có số lượng bệnh nhân nhiều nhưng do kỹ thuật và khả
năng điều trị nhóm này giai đoạn này chưa phát triển, phương pháp điều trị chủ yếu
vẫn là phẫu thuật, các phương pháp khác chưa được áp dụng nhiều và các thuốc sử

30
dụng cho chuyên ngành ung bướu chưa được sử dụng nhiều nên số hoạt chất nhóm
này còn ít.
3.1.2.2.Cơ câu DMTBV theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần

Bảng 3.3. Cơ câu DMTBV theo thuốc đơn thàmh phần, đa thành phần

STT Nhóm thuôc Số luợng Tỷ lệ %


1 Thuốc đơn thành phần 295 83,76
2 Thuốc đa thành phần 58 16,24
Tổng 353 100,000
Danh mục thuốc bệnh viện năm 2011 gồm phần lớn thuôc đơn thành phần gồm
295 thuốc chiếm 83,76%, các thuốc đa thành phần chỉ chiếm 8,12%
3.2. Hoạt động mua thuốc
Để chuẩn bị cho đấu thầu phòng quản lý Dược – Sở Y tế gửi công văn hướng
dẫn lập Danh mục thuốc đấu thầu cho bệnh viện. Cơ sở để khoa Dược lập dự trù là
dự trù của các khoa phòng( hoạt chất và số lượng của từng thuôc) gửi về khoa dược,
khoa dược tổng hợp và căn cứ vào số lượng thuốc tồn kho, thuốc sử dụng ,
DMTBV, kinh phí bệnh viện.Trên cơ sử đó khoa Dược lập dự trù chủng loại, số
lượng thuốc sử dụng của bệnh viện trong 9 tháng (là thời gian có hiệu lực của kết
quả đấu thầu) gửi Sở Y Tế để đấu thầu. Sau khi có kết quả đấu thầu thư ký
HĐT&ĐT lựa chọn lập danh mục các thuốc cần sử dụng trình HĐT&ĐT.
HĐT&ĐT phân tích đánh giá lựa chọn lập dự thảo DMT sử dụng tại bệnh viện
trình Giám đốc phê duyệt.
3.2.1: Phương thức mua thuốc
Thuốc mua theo kết quả trúng thầu:
Bệnh viện mua thuốc theo kết quả trúng thầu chung của Sở y tế Nghệ An Nhà
cung ứng được lựa chọn là các công ty có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực
cung ứng thuốc. Căn cứ tình hình điều trị thực tế các khoa phòng lập dự trù các

31
thuốc có nhu cầu gửi khoa dược. Khoa dược tổng hợp số liệu, cân đối giữa hàng tồn
kho và lập dự trù gứi các công ty cung ứng. Dự trù phải được trưởng khoa dược,
trưởng phòng TCKT ký và được Giám đốc bệnh viện ký duyệt và đóng dấu mới có
hiệu lực thi hành.
Các dự trù này sau đó được gửi cho các đơn vị cung ứng để chuẩn bị hàng và
giao hàng tại kho chính khoa dược.
3.2.2. Nguồn cung ứng thuốc
3.2.2.1. Nguồn mua từ các công ty cung ứng thuốc
Nguồn mua thuốc của bệnh viện chủ yếu từ các công ty cổ phần và công ty
TNHH. Các thuốc sử dụng trong bệnh viện hầu hết được mua trực tiếp từ các hãng
và công ty Dược phẩm. Cụ thể, danh mục các công ty cung ứng thuốc được thể hiện
trong bảng dưới:
Bảng 3.4 Phân bổ các công ty cung ứng thuốc cho bệnh viện năm 2011

Giá trị
STT Tên công ty Tỷ lệ %
(tr.đồng)
(1) (2) (3) (4)
1 Công ty TNHH dược phẩm Nam Vinh 12.417 16,48
2 Công ty cổ phần dược phẩm & Vật tư y tế Nghệ An 12.164 16,15
3 Công ty CP Sao Việt 8.911 11,83
4 Công ty cổ phần Dược và Thiết bị y tế Đồng Tâm 7.971 10,58
Chi nhánh công ty TNHH một thành viên dược phẩm Trung
5 ương II- TP Vinh 4.422 5,87
Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương I-Chi nhánh
6 Nghệ An 4.171 5,54
7 Công ty TNHH DP Trường Sinh 4.053 5,38
8 Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á 2.848 3,78
9 Công ty TNHH dược phẩm Sao Mai 2.784 3,70
10 Công ty cổ phần dược phẩm & Thiết bị ytế Đông Âu 2.613 3,47

32
(1) (2) (3) (4)
11 Công ty TNHH MTV dược liệu Trung ương II 2.158 2,87
12 Chi nhánh công ty CP dược phẩm Bến Tre tại Đà Nẵng 1.774 2,36
13 Công ty CP dược phẩm Miền Trung 1.638 2,18
14 CTY TNHH 1 TV Dược liệu TW2 1.493 1,98
15 Công ty cổ phần PYMEPHARCO 1.442 1,91
16 Công ty TNHH TM dược phẩm THÁI HOÀ 892 1,18
17 CTY TNHH Việt Lâm 766 1,02
18 Chi nhánh công ty CP XNK y tế DOMESCO - tại TP Vinh 662 0,88
19 Chi nhánh công ty dược - TTBYT Bình Định tại Nghệ An 479 0,64
20 Chi nhánh công ty CP dược Hậu Giang 385 0,51
21 Công ty TNHH Đại Bắc 313 0,42
22 Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dược phẩm Vạn Xuân 247 0,33
23 Công ty cổ phần thương mại và Dược phẩm Ngọc Thiện 225 0,30
24 Nhà Thuốc bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An 109 0,14
25 Công ty TNHH dược phẩm Hiền vĩ 96 0,13
26 Công ty CP dược và thiết bị y tế EXIMPHAR 76 0,10
27 Chi nhánh Cụng ty CP TM Minh Dân tại Nghệ An 70 0,09
28 Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Phương Linh 66 0,09
29 Công ty cổ phần Dược Phẩm VĂN LAM 46 0,06
Chi nhánh CT CP dược phẩm Trung ương I - PHARBACO Tại
30 Nghệ An 34 0,04
Tổng 75.326 100
Nguồn cung ứng thuốc chủ yếu là từ công ty TNHH Dược phẩm Nam Vinh,
công ty CP Dược & VTYT Nghệ An, công ty CP Dược &VTYT Sao Việt, công ty
CP Dược &VTYT Đồng Tâm, Chi nhánh DPTW1, DPTW2 tại Nghệ An. Các công
ty này thường xuyên cung ứng thuốc cho bệnh viện với chất lương tốt có kho bảo
quản đáp ứng yêu cầu bảo quản thuốc tốt và đảm bảo thời gian giao hàng tạo được
uy tín với bệnh viện. Có 30 công ty tham gia cung ứng thuốc cho bệnh viện đã thể

33
hiện quan điểm của bệnh viện đa dạng hóa nguồn cung cấp thuốc tạo cơ chế cạnh
tranh lành mạnh, không chỉ bó hẹp với sự lựa chọn các doanh nghiệp nhà nước mà
còn có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác.
3.2.2.2 .Nguồn thuốc từ hoạt động pha chế tại bệnh viện
Bảng 3.5. Danh mục các mặt hàng pha chế tại bệnh viện trong năm

Đơn vị Giá trị (triệu


STT Tên thuốc pha chế Số lượng
tính đồng)
1 Cồn 700 lít 5,200
83,20
0
2 Cồn 90 lít 2,700
54,00
3 Cồn Iod 0,25% lít 2,800
81,20
4 Cồn Iod 5% lít
9 2,46
5 ml
Dung dịch AgNO3 3% 2,000 0,80
5 Dung dịch Dakin lít 300
0,42
6 ml
Dung dịch DICAIN 1% 1,200 1,56
7 Dung dịch Ephedrin 3% lít 10
1,31
8 lít
Dung dịch Novocain 1% 15 0,45
9 Dung dịch nước Oxy già H2O2 10TT lít 250
1,25
10 lít
Dung dịch thuốc đỏ 2% 30 0,60
11 Mỡ o xit kẽm kg 50
5.8
12 Nước rửa tay nhanh lít 1,200
25,20
13 Xanh methylen 2% lít 12
0,36
258.610
Trước đây khoa dược pha chế với số lượng lớn gồm dịch chuyền và nhiều loại
thuốc khác nhưng hiện nay hầu hết các thuốc dùng tại bệnh viện đều được sản xuát
tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP. Khoa Dược BV chỉ còn pha chế một số loại
thuốc dùng ngoài, do nhu cầu điều trị, mà những thuốc này hoặc không sẵn có, hoặc
phải mua với giá cao. Phụ trách phòng pha chế gồm 1 DSĐH chịu trách nhiệm xây
dựng công thức, giám sát kỹ thuật pha chế và 1 DSTH chịu trách nhiệm về pha chế.
3.2.3. Cơ cấu thuốc cung ứng

34
3.2.3.1.Cơ cấu thuốc cung ứng theo nguồn gốc xuất xứ
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc cung ứng theo nguồn gốc xuất xứ

Số thuốc
Nguồn gốc Thành tiền
thuốc Tỷ lệ(%)
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị(tr. đồng)

Thuốc sản xuất


185 27,61 12.536 16,64
trong nước
Thuốc nhập
485 72,29 62.790 83,36
khẩu

Tổng 670 100 75.326 100

Số lượng thuốc sản xuất trong nước là 185 chiếm 27,61% tổng số thuốc sử
dụng. Tỷ lệ kinh phí thuốc sản xuất trong nước năm 2011 chỉ có 16,64% .
Bảng 3.7. Tỷ trọng kinh phí thuốc cung ứng của thuốc nhập khẩu theo vùng lãnh thổ

Số lượng Gía trị


STT Tên nước,vùng lãnh thổ thuốc Tỷ lệ% (tr đồng) Tỷ lệ %
1 Châu Âu,Mỹ,Nhật bản 203 41,85 29.903 47,62
2 Châu Á 189 38,97 27.708 44,13
4 Các nước khác 93 19,18 5.179 8,25
Tổng 485 100,00 65.790 100,00
Nguồn thuốc nhập vào bệnh viện khá phong phú. Nhóm những nước và vùng
lãnh thổ có nền công nghiệp dược phát triển như Mỹ,Nhật, Châu Âu có thị phần khá
cao (Chiếm 41,85% về tỷ lệ số thuốc và 47,62% về giá trị )
3.2.5. Cơ cấu kinh phí thuốc mua theo nhóm bệnh
Trong tổng kinh phí mua thuốc, một số nhóm thuốc có tỷ lệ kinh phí lớn nhất thể
hiện trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tỷ trọng kinh phí thuốc mua theo nhóm bệnh

35
Giá trị
STT Nhóm thuốc Tỷ lệ %
(tr đồng)
Thuốc điều trị ký sinh trùng, kháng sinh chống
1
nhiễm khuẩn 26.419 35,07
2 Thuốc tim mạch
9.394 12,47

3 Thuốc đường tiêu hoá


8.430 11,19
4 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid
2.684 3,56
5 Thuốc tác dụng đối với máu
2.524 3,35

6 Thuốc đông dược


2.094 2,78
7 Hormon & các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 1.799 2,39
8 Thuốc điều trị ung thư & điều hoà miễn dịch
1.329 1,76
9 Thuốc gây tê, mê
1.183 1,57
10 Thuốc khác
19.470 2,85
Tổng 75.326 100.00
Chi phí tiền thuốc tập trung chủ yếu cho các nhóm kháng sinh (35,07%), các
thuốc tim mạch, tiêu hóa, hạ sốt chống viêm giảm đau cũng chiếm tỷ lệ cao trong
tổng kinh phí của bệnh viện năm 2011..
. Cơ cấu kinh phí mua thuốc của nhóm kháng sinh
Bảng 3.9. Tỷ trọng kinh phí mua các nhóm kháng sinh năm 2011

STT Nhóm kháng sinh Giá trị (tri đồng) Tỷ lệ %


1 Thuốc nhóm Beta -lactam 19.030 72,03

2 Thuốc nhóm Quinolon 2.812 10,64

3 Thuốc nhóm Macrolid 1.838 5,23

36
4 Thuốc nhóm Aminosid 1.369 5,18
5 Thuốc nhóm Imidazol 852 3,22
6 Thuốc nhóm chống nấm 50 0,19
7 Thuốc nhóm Polymicin 5 0,02
Tổng 26.419 100,00
Các nhóm kháng sinh đa số đều có trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh
viện (trừ nhóm cloramphenicol, Tetracyclin, Sulphamid). Nhóm beta-lactam chiếm tỷ
cao nhất (72,03%) Điều này là hợp lý vì đây là nhóm kháng sinh an toàn nhất ít độc
tính. Tuy nhiên nhóm macrolid sử dụng còn ít (5,23%) điều này cũng dễ hiểu bởi
nhóm này đều dùng dạng uống mà xu hướng ở bệnh viện chủ yếu sử dụng thuốc tiêm
3.2.6. Cơ cấu kinh phí mua thuốc theo dạng bào chế
Bảng 3.10. Tỷ trọng kinh phí mua thuốc theo dạng bào chế

STT Dạng bào chế Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ %


1 Tiêm 49.784 66,09
2 Uống 17.241 22,89
3 Tiêm truyền 7.499 9,96
4 Khí dung 525 0,70
5 Dùng ngoài 277 0,37
Tổng 75.326 100
Trong cơ cấu kinh phí nhập thuốc phân loại theo dạng bào chế các thuốc bào
chế dạng tiêm chiếm trên 66%, tiêm truyền gần 10%. Các thuốc dùng đường tiêm
và tiêm truyền thường cho tác dụng nhanh hơn mạnh hơn đáp ứng yêu cầu của các
bệnh cấp cứu, các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật, bệnh nặng thường gặp ở bệnh
viện hạng một nên các thuốc dùng đường tiêm và tiêm truyền được dùng nhiều hơn.
3.3. Hoạt động cấp phát
3.3.1 Hoạt động nhập thuốc
Nhập thuốc là một khâu quan trọng trong chuỗi hoạt động cung ứng thuốc, tất
cả các thuốc đều được nhập vào kho chính của bệnh viện. Bệnh viện đã thành lập
Hội đồng kiểm nhập với chủ tịch hội đồng là một Phó giám đốc bệnh viện, các
thành viên trưởng khoa dược, trưởng phòng TCKT, kế toán, nghiệp vụ dược, thủ
kho.Thuốc nhập vào kho phải có đầy đủ hoá đơn, phiếu báo lô, hạn dùng đầy
đủ...Hội đồng kiểm nhập sẽ kiểm tra đối chiếu cụ thể từng mặt hàng như cảm quan,

37
lô sản xuất, hạn dùng, hàm lượng, quy cách đóng gói, xuất xứ, hãng sản xuất xem
xét có phù hợp với kết quả thầu hay không. Chỉ những thuốc đáp ứng được tất cả
những yêu cầu trên mới được nhập kho.
3.3.2. Hoạt động bảo quản tồn trữ thuốc:
Hệ thống kho thuốc tại khoa dược được mô tả theo hình 3.7.

Kho hoá chất Kho chính

Kho
Kho VTYT Kho lẻ nội trú lẻ
ngoại
trú

Kho dịch Kho viên,


Kho bông băng Kho ống lọ truyền, gói
GN - HT

Hình 3.7. Sơ đồ hệ thống kho tàng tại khoa dược bệnh viện

Kho tàng tại khoa dược bao gồm kho thuốc, kho hóa chất, kho vật tư và vật tư
tiêu hao. Riêng về kho cấp lẻ thuốc từ 2009 về trước chia thành kho lẻ hệ nội và kho
lẻ hệ ngoại cách tổ chức này có nhược điểm lượng tồn kho tối thiểu lớn, một số
thuốc có số lượng còn lại ít dễ gây thiếu thuốc cục bộ. Từ năm 2010 dến nay kho
cấp phát lẻ nội trú được sắp xếp lại thành kho lẻ thuốc, lọ ống và kho lẻ thuốc viên
cách tổ chức này khắc phục được các nhược điểm trên. Kho được xây dựng theo
đúng yêu cầu chuyên môn vừa thông thoáng vừa đạt yêu cầu về an toàn phòng
chống cháy nổ. Đảm bảo thực hiện 5 chống: Chống nóng ẩm; chống côn trùng, mối
mọt, chuột; chống cháy nổ; chống bão lụt và chống mất trộm. Hệ thống kho tại khoa
dược bao gồm kho thuốc, kho hóa chất, kho vật tư y tế tiêu hao. Riêng về kho thuốc
lại chia thành kho chính và

38
kho cấp phát lẻ nội, ngoại trú. Kho được xây dựng theo đúng yêu cầu chuyên
môn và đảm bảo thực hiện 5 chống: Chống nóng ẩm; chống côn trùng, mối mọt,
chuột; chống cháy nổ; chống bão lụt và chống mất trộm.

Hình3.8. Một số phương tiên bảo quản thuốc

Hình 3.9.Thuốc bảo quản theo nhóm

39
Hình3.10 Một số hình ảnh sắp xếp thuốc

Hình3.11. Một số hình ảnh về 3 Kiểm tra 3 Đối chiếu


Kho lẻ cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú gồm bệnh nhân bảo hiểm và
viện phí được bố trí tại khoa Dược gồm kho thuốc ống lọ và kho thuốc viên gói kho
thuốc dịch truyền & gây nghiện hướng thần.Các kho này cấp thuốc cho dược sĩ
khoa dược và y tá điều dưỡng các khoa. Các thuốc lĩnh thường quy được các dược
sỹ khoa dược lĩnh và mang xuống tận khoa phòng giao cho điều duỡng các khoa.
Các y tá điều duỡng chỉ nhận thuốc bệnh nhân mới vào trong ngày và thuốc cấp
cứu . Kho lẻ ngoại trú được bố trí tại khối phòng khám: cấp thuốc trực tiếp cho bệnh
nhân. Cách bố trí này khiến cho quá trình lĩnh thuốc được thuận tiện và nhanh nhất.

40
Trang thiết bị:
Các kho thuốc được trang bị đầy đủ các phương tiện tồn trữ và bảo quản
thuốc như: tủ, kệ, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, bình cứu hỏa, nhiệt kế chống nấm mốc,
côn trùng. Các kho được trang bị máy vi tính nối mạng LAN phục vụ cho hoạt động
nhập xuất thuốc.
Cách sắp xếp thuốc trong kho:
Thuốc sau khi nhập kho được bảo quản đúng quy định, đặc biệt những thuốc
có yêu cầu cao về điều kiện bảo quản. Đối với những thuốc gây nghiện, hướng tâm
thần được bảo quản trong tủ riêng có khoá chắc chắn danh mục thuốc trong tủ (bao
gồm: Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế của từng loại thuốc).
Thuốc sau khi được nhập kho sẽ được tồn trữ, bảo quản, cấp phát theo
nguyên tắc:
+ Thuốc được sắp xếp theo quy chế chuyên môn: Thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần.
+ Sắp xếp theo tác dụng dược lý: Nhóm kháng sinh, nhóm tim mạch .v.v
+ Sắp xếp theo dạng bào chế: Nhóm thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm….
+ Kiểm tra hạn dựng của thuốc khi nhập kho và khi phát thuốc.
+ FIFO (first in, first out): Có nghĩa là với cùng một loại thuốc, lô thuốc nhập
kho trước thì cấp phát trước và ngược lại.
+ FEFO (first expity,first out): Có nghĩa là với cùng một loại thuốc, thuốc có
hạn dùng ngắn hơn sẽ được cấp phát trước và ngược lại.

41
3.3.3.Cấp phát thuốc
Thuốc từ
Dự trù Cty cung
Hóa đơn nhập ứng Hội đồng kiểm
Phiếu báo lô, HD
Biên bản nhập kho nhập
Phiếu nhập kho
Thủ kho chính
Kho chính

01 Kho cấp phát ngoại trú 03 Kho lẻ cấp phát nội trú

Đơn thuốc Phiếu lĩnh thuốc


Dược duyệt
BS điều trị ký
Kế toán thanh toán Thuốc hoàn trả
và vỏ thuốc

Bệnh nhân ngoại trú Các khoa phòng

Dược đưa thuốc


Điều dưỡng phát thuốc

Bệnh nhân nội trú

Hình 3.12. Quy trình cấp phát thuốc


* Quy trình cấp phát
Khoa dược bố trí nhân viên đưa thuốc tận khoa phòng, điều dưỡng phát thuốc
và hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân. Hằng ngày sau khi Bác sỹ cho y lệnh, điều
dưỡng lên phiếu lĩnh và gọi điện thoại về khoa dược thủ kho dược sẽ duyệt thuốc
trên máy, điều dưỡng in phiếu lĩnh tại khoa phòng, ký trưởng khoa sau đó mang lên
khoa dược duyệt. Những thuốc quy định duyệt giám đã được cài đặt trên mạng
LAN. Phó trưởng khoa dược trực tiếp duyệt phiếu. Các phiếu lĩnh các thuốc phải ký
duyệt Giám đốc phải được ký giám đốc rồi mới trở lại khoa dược để ký duyệt. Các
phiếu lĩnh sau khi đã có đầy đủ các chữ ký hợp lệ theo quy định điều dưỡng sẽ giao

42
lại cho nhân viên đưa thuốc của khoa dược (hiện tại vẫn in phiếu lĩnh 2 liên lưu tại
kho cấp phát 1 liên).
Những dược sĩ trung học đảm nhận nhiệm vụ đưa thuốc tới khoa lâm sàng nhận
thuốc tại hai kho lẻ và mang xuống khoa phòng giao cho điều dưỡng các khoa hầu
hết các khoa đã nhận thuốc theo phương thức này (trừ khoa Phục hồi chức năng,
khoa Mắt và khoa cấp cứu ). Điều dưỡng lên thuốc và tờ công khai thuốc hàng ngày
để phát thuốc cho bệnh nhân. Riêng thuốc cấp cứu, diễn biến bất thường vẫn do
điều dưỡng các khoa trực tiếp nhận.
Quy trình cấp thuốc tại phòng khám:
Bệnh nhân sau khi được Bác sỹ khám và chẩn đoán cho đơn thuốc đơn thuốc
phải được kế toán phòng TCKT đóng dấu xác nhận đã thanh toán rồi mới đến kho
ngoại trú nhận thuốc. Đơn thuốc gồm 2 liên, bệnh nhân giữ 1 liên nhân viên cấp
phát thuốc giữ 1 liên. Mỗi ngày trung bình có khoảng 180 bệnh nhân được cấp
thuốc ngoại trú. Trung bình mỗi đơn thuốc mất khoảng 2 phút. Những ngày cao
điểm bệnh nhân đông lên tới khoảng 250 bệnh nhân thì nhân viên cấp phát phải làm
thêm giờ mới hoàn thành nhiệm vụ.
Để tăng cường quản lý thuốc khoa Dược đã có kế hoạch đánh dấu các thuốc phát
ra. Tuy nhiên do điều kiên thực tế và nhân lực nhân viên cấp phát mới chỉ đóng dấu
lên vỏ thuốc quý, đắt tiền, xác nhận thuốc của bệnh viện để làm cơ sở cho việc thu
hồi đồ bao gói của các thuốc này (quản lý chặt đầu ra và đầu vào). Khoa dược cử
một tổ chuyên làm công tác này có sổ sách theo dõi, hàng tuần tổ dược lâm sàng
cung cấp số liệu vỏ cần thu hồi và các khoa trả vỏ đã dùng trong tuần vào thứ tư
hàng tuần. Các số liệu thừa thiếu vỏ đươc thông báo cho các khoa phòng hàng tuần.
Việc này đã tăng cường công tác quản lý hạn chế thất thoát thuốc men.
3.4. Sử dụng thuốc
Thuốc sau khi được cán bộ khoa dược đưa đến khoa phòng, điều dưỡng căn cứ
sổ lên thuốc và tờ công khai thuốc cho bệnh nhân tiến hành đống gói dán nhãn cho
từng bệnh nhân, phát tận tay người bệnh. Những thuốc uống được điều dưỡng
hướng dẫn cụ thể về liều dùng, cách uống thuốc, giờ uống và các chú ý đối với các
thuốc có chỉ dẫn đặc biệt như các thuốc không uống lúc đói hoặc khi no vv. Các

43
thuốc tiêm và tiêm truyền được điều dưỡng tiêm hoặc tiêm truyền tại buồng bệnh và
thu hồi lại vỏ thuốc.
3.4.1. Cơ cấu kinh phí sử dụng
3.4.1.1. Kinh phí sử dụng thuốc của các khoa lâm sàng

Bảng 3.11. Kinh phí thuốc sử dụng của các khoa lâm sàng

Giá trị
STT Tên khoa Tỷ lê%
(triệu đồng)
1 Nội Tổng Hợp 9.407 17,06
2 Khoa Thần Kinh 7.837 14,21
3 Hồi sức tích cực, chống độc 6.495 11,70
4 Khoa Nội Tim Mạch 6.250 11,33
5 Truyền Nhiễm 3.402 6,17
6 Khoa Chấn Thương 2.739 4,97
7 Khoa Ngoại 1 2.679 4,86
8 Ngoại 2 2.492 4,52
9 Khoa Tai Mũi Họng 1.915 3,47
10 Khoa Mắt 1.929 3,50
11 Khoa Nội A 1.778 3,22
12 Chấn thương 2 1.211 2,20
13 Sản 2 1.110 2,01
14 Khoa Sản 1 1.034 1,88
15 Trung Tâm Huyết Học Truyền Máu 866 1,57
16 Khoa Gây mê hồi sức 848 1,54
17 Khoa Răng Hàm Mặt 794 1,44
18 Khoa Y học cổ truyền 733 1,33
19 Phòng lưu 457 0,83
20 Khoa Da Liễu 435 0,79
21 Khoa Cấp Cứu 417 0,76
22 Khoa Phục hồi chức năng 365 0,66
Tổng 55.152 100

Các khoa hệ nội có kinh phí sử dụng thuốc nhiều nhất. Kinh phí cao nhất là khoa
Nội tổng hợp chiếm 17,06% tổng kinh phí điều trị nội trú.Tổng của 10 khoa có kinh
phí cao xếp từ trên xuống chiếm 81,76% của tổng kinh phí nội trú,các khoa này là
những khoa thu hút bệnh nhân nhiều và thường quá tải. Khoa Hồi sức tích cực có
kinh phí sử dụng thuốc cao do có trung tâm chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc

44
mạc (Thận nhân tạo có kinh phí thuốc sử dụng 2 tỷ 245 triệu đồng). 16 khoa phòng
còn lại chỉ sử dụng 18,24% kinh phí của điều trị nội trú.

3.4.1.2.Kinh phí sử dụng kháng sinh của các khoa lâm sàng

Bảng 3.12. Kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh của các khoa lâm sàng
STT Tên khoa Giá trị (triệu đồng)) Tỷ lê%
1 Nội Tổng Hợp 3,633 14.98
2 Hồi Sức Tích Cực - Chống Độc 2,402 9.90
3 Khoa Thần Kinh 2,182 9.00
4 Ngoại 2 1,994 8.22
5 Khoa Nội Tim Mạch 1,957 8.07
6 Khoa Ngoại 1 1,842 7.59
7 Khoa Chấn Thương 1,776 7.32
8 Truyền Nhiễm 1,478 6.09
9 Khoa Tai Mũi Họng 1,334 5.50
10 Chấn thương 2 949 3.91
11 Khoa Nội A 872 3.59
12 Sản 2 839 3.46
13 Khoa Sản 1 776 3.20
14 Khoa Mắt 747 3.08
15 Khoa Răng Hàm Mặt 639 2.64
16 Trung Tâm Huyết Học Truyền Máu 253 1.04
17 Phòng lưu 204 0.84
18 Khoa Da Liễu 192 0.79
19 Khoa Cấp Cứu 163 0.67
20 Khoa Y hoc cổ truyền 17 0.07
21 Khoa Phục hôì chức năng 5 0.02
Tổng 24,256 100
Khoa Nội tổng hợp vẫn là khoa có kinh phí sử dụng kháng sinh cao nhất(14,98%)
Tổng kinh phí 5 khoa có kinh phí nhiều chiếm gần 50% kinh phí sử dụng kháng
sinh của điều trị nội trú. Một số chuyên khoa Tim mạch, Thần kinh cũng có kinh phí
sử dụng kháng sinh nhiều. Một số khoa hệ ngoại như khoa Sản, khoa Mắt, khoa Răn
hàm mặt kinh phí kháng sinh sử dụng thấp hơn các khoa ở tốp 5 của bảng
3.4.1.3. Kinh phí của 10 loại thuốc có kinh phí sử dụng nhiều nhất

45
Bảng 3.13 Mười thuốc sử dụng có kinh phí nhiều nhất
Đv Số Giá trị
STT Tên thuốc Hoạt chất tính lượng (tr đ) Tỷ lệ%
1 Cetisod* 1g ceftriaxon lọ 101.894 4.585 8,31
2 Ceftriaxone JSC* 1g ceftriaxon lọ 69.121 4.180 7,58
3 Philpirapyl 1g/5ml Piracetam ô 252.445 2.463 4,47
L-ornitin-
Laspartate
vitaminA&Galic
4 Philorpa 500mg/5ml flui extracte ô 31.000 2.291 4,15
Huonshepona 500mg/ L-ornitin-
5 5ml Laspartate ô 26.250 1.657 3,00
Ampicilin-
6 Sulamcin 1,5g Sulbactam lọ 33.469 1.470 2,67
Hemax 2.000ui + 01
7 ống Erythropoietyl ô 239.820 1.318 2,39
SOLU-MEDROL
8 40mg Methylpresnisolon lọ 35.300 1.245 2,26
9 Fosmicin 1g Fosmicin lọ 11.471 1.132 2,05
10 Grepiflox* 500mg Levofloxacin lọ 5.277 1.029 1,87
11 Thuốc khác 33784 61,00
Tổng 55152
Mười loại thuốc có kinh phí sử dụng nhiều nhất đã chiếm 39% tổng kinh phí
sử dụng thuốc của khu vực nội trú, có 2 thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan(đều có hoạt
chất là L-Ornithine L-Aspartate) 1 thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh, 1 thuốc
corticoid, 1 thuốc kích thích tạo máu dùng cho bệnh nhân chạy thận và 5 thuốc
kháng sinh với 4 hoạt chất trong đó ceftriaxone có 2 tên thương mại xếp vị trí thứ
nhất và thứ hai.
3.4.1.4. Kinh phí các thuốc sử dụng thuộc nhóm kháng sinh đánh dấu (*)
Bảng 3.14. Kinh phí các thuốc kháng sinh đánh dấu (*)
Giá trị (triệu
STT Tên thuôc Hoạt chất đồng) Tỷ lệ%
1 Ceftriaxone* Ceftriaxone* 11.094 45,73
2 Levofloxacin* Levofloxacin* 1367 5.64
3 Amikacin* Amikacin* 1009 4.16
4 Cefoperazone* Cefoperazone* 524 2.16
5 kháng sinh khác 10262 42,30

Tổng 24,256 100.00

46
Các kháng sinh có dấu (*) đã chiếm hơn một nửa kinh phí sử dụng kháng sinh.
Kháng sinh ceftriaxon*1g tỷ lệ % cao nhất, kháng sinh cefoperazon* có tỷ lệ%
thấp nhất trong nhóm trên.
3.4.1.5. Cơ cấu kinh phí sử dụng các thuốc có thành phần hoạt chất là Piracetam và
L-Ornithine L-Aspartate

Trong bảng 3.12. ta thấy có hai hoạt chất thuộc nhóm thuốc hỗ trợ có kinh phí
sử dụng khá lớn, cơ cấu thuốc của 2 nhóm này được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3.15.Số lượng và kinh phí sử dụng của Piracetam và L-ornitin&L-aspartate

Đơn
ST Tên thuốc Hoạt chất vị Sô Giá trị Tỷ
T tính lượng (trđồng) lệ%
1 Philpirapyl 1g/5ml Piracetam Ống 252.446 2.463 31,18
2 Philorpa L-Ornithine L- Lọ 73.930 2.291
500mg/5ml Aspartate 29,00
3 Huonshepona L-Ornithine L- Lọ 63.145 1.657
500mg/ 5ml Aspartate 20,97
4 Unigance L-Ornithine L- Lọ 34.409 1.066
500mg/5ml Aspartate 13,50
5 Lilonton 1g Piracetam Ống 22.714 181 2,30
6 Saforliv 200mg L-Ornithine + L- Viên 27559 68
aspartate 0,87
7 Tarvicetam Piracetam Chai 647 56
10g/50ml 0,72
8 Philorpa -S L-Ornithine L- Viên 19.402 52
Aspartate,Garlic
Fluid
extract,Tocopherol
acetate 0,66

47
9 PHILPOVIN 5g L-Ornithine L- Ống 535 31
Aspartate 0,40
10 Unapiran Inj. Piracetam Ống 2.044 17
1g/5ml 0,22
11 Memotropil Piracetam Chai 128 14.
12g/60ml 0,18
Tổng 7.902. 100

3.4.1.6. Cơ cấu kinh phí sử dụng các thuốc có thành phần hoạt chất là
Piracetam và L-Ornithine L-Aspartate
Kinh phí các thuốc nhóm này khá lớn (gần 8 tỷ đồng), chỉ 2 hoạt chất có tới
11 tên thương mại (Piracetam có và 5 L-ornitin-L aspartate có 6) Đứng đầu bảng là
Philpirapin thuốc này được dùng với số lượng lớn và có tỷ trọng lớn(31,18%).

3.4.1.Giám sát sử dụng thuốc


Bệnh viện đã tổ chức giám sát kê đơn chẩn đoán. Phòng kế hoạch tổng hợp là
bộ phận chịu trách nhiệm chính hoạt động này.
Giám sát thực hiện quy chế làm hồ sơ bệnh án, kê đơn: Phòng kế hoạch tổng
hợp xây dựng bảng điểm chấm bệnh án, mẫu và thang điểm chấm bệnh án.

Bình bệnh án là một hoạt động có ảnh hưởng tích cực nhiều vấn đề như quy chế
hồ sơ bênh án, chẩn đoán và kê đơn, sử dụng thuốc. Thông qua bình bệnh án trình
độ chuyên môn của bác sỹ, dược sỹ được nâng cao. Phòng KHTH bố trí lịch thường
là vào chiều thứ tư, thành phần tham gia gồm đại diện Ban Giám đốc, phòng
KHTH, các dược sỹ lâm sàng và các bác sỹ của khoa lâm sàng có bệnh án được
bình, đại diện của phòng điều dưỡng, các thiết bị như máy chiếu đèn đọc phim v.v
được chuẩn bị chu đáo phục vụ tốt cho hoạt động này.
Quy trình bình bệnh án được tiến hành như sau:
Bác sỹ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân trong bệnh án trình bày tóm tắt bệnh án,

48
đại diện phòng KHTH nhận xét về quy chế hành chính bệnh án như cách trình bày
bệnh án, các mục của bệnh án, cách khai thác tiền sử của bệnh nhân, chẩn đoán ban
đầu …
Dược sĩ lâm sàng phân tích nhận xét về các chỉ định dùng thuốc, các tương
tác ( nếu có) chỉ ra các trường hợp chưa phù hợp với kết quả cận lâm sàng.
Đại diện phòng điều dưỡng nhận xét về tuân thủ điều trị của bệnh nhân, cách theo
dõi ghi chép các chỉ số sống còn, chăm sóc bệnh nhân.
Các thành viên tham gia bình bệnh án phân tích, đánh giá các vấn đề đã thực hiện
tốt, các vấn đề còn tồn tại, đưa ra các hướng giải quyết.
Đại diện Ban Giám đốc đánh giá tổng kết và kết luận các mặt được và những
tồn tại cần khắc phục.
Biên bản bình bệnh án được nhân viên phòng KHTH lập thành 2 bản lưu tại phòng
KHTH bản và khoa có bệnh án được bình 1 bản.
Tổ chức chấm bệnh án hàng tháng hoạt động này đã trở thành thường quy
nhân viên phòng KHTH chuẩn bị bệnh án. Các khoa cử bác sỹ có trình độ và kinh
nghiệm chuyên môn tham gia chấm bệnh án. Lịch chấm bệnh án được bố trí vào
chiều thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Mỗi khoa được rút ngẫu nhiên 2 hồ sơ từ hồ
sơ lưu tại phòng KHTH.

Bảng 3.16.Kết quả thực hiện bình và chấm bệnh án năm 2011
STT Nội dung Số lượng Số lượng Tỷ lệ thực
thực hiện theo kế hiện(%)
hoạch
1 Bệnh án được bình 41 50 82,00
2 Bệnh án được chấm 504 504 100

49
Trong các buổi giao ban hàng ngày Giám đốc cũng thường xuyên nhắc nhở về
chẩn đoán và kê đơn hợp lý tránh vượt trần bảo hiểm y tế tránh lạm dụng thuốc,
điều chỉnh phù hợp giữa chi phí tiền thuốc và cận lâm sàng.
Kiểm tra công tác dược tại các khoa do các dược sĩ lâm sàng thực hiện có biên
bản có ký xác nhận của Trưởng khoa lâm sang (thực hiện hàng ngày luân phiên tại
các khoa).
Giám sát sử dụng thuốc tại các khoa do dược sĩ lâm sàng đảm nhận bao gồm
những nội dung sau:
Kiểm tra hồ sơ bệnh án tại các khoa phòng xem xét thuốc kê đã phù hợp với
chẩn đoán và các kết quả của cận lâm sàng chưa. Liều dùng có phù hợp với tuổi, cơ
địa bệnh nhân đặc biệt chú ý các đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có
thai …
Hàng ngày phòng Điều dưỡng kết hợp với khoa dược kiểm tra về giờ uống
thuốc, cách uống thuốc của bệnh nhân tại buồng bệnh.
Kiểm tra kiến thức của điều dưỡng về thời điểm cho bệnh nhân uống thuốc, kiểm
tra tờ công khai thuốc của bệnh nhân, đối chiếu số thuốc của bệnh nhân thực nhận
với tờ công khai thuốc.
Đối chiếu thuốc giữa hồ sơ bệnh án với sổ lên thuốc cho bệnh nhân để phát hiện
chênh lệch thừa thiếu.
Thông qua chấm bệnh án, bình bệnh án, kiểm thảo tử vong dược sĩ cũng nắm bắt
được tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc khi có phản ứng xảy ra nghi ngờ tác dụng
không mong muốn của thuốc điều dưỡng và bác sỹ sau khi cấp cứu bệnh nhân báo
cáo cho khoa dược. Khoa dược cử dược sĩ lâm sàng xuống phối hợp xử lý giải
quyết hậu quả, tìm phương án điều trị thích hợp giảm bớt tác dụng không mong
muốn cho bệnh nhân.

50
Một trong những nội dung quan trọng của giám sát sử dụng thuốc cũng như
của công tác thông tin thuốc là việc theo dõi, xử lý và báo cáo ngay khi phát hiện ra
ADR trên bệnh nhân.
Khi có phản ứng ADR thì khoa phòng vào sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc
của các khoa phòng, dược sĩ theo dõi làm báo cáo phản ứng có hại của thuốc (theo
mẫu phụ lục 2)
Theo tổng kết của tổ dược lâm sàng - thông tin thuốc, báo cáo ADR tại bệnh viện
năm 2011 đã báo cáo được 9 trường hợp ADR :

Phần lớn trường hợp là bị dị ứng với kháng sinh nhóm cefalosphorin (5
trường hợp); thuốc nhóm cản quang (2 trường hợp); các thuốc có hoạt chất là
Piracetam(4 trường hợp). Khi xảy ra dị ứng thuốc, dược sĩ lâm sàng đã cùng với bác
sỹ điều trị có mặt ở khoa lâm sàng để xem xét, theo dõi tình trạng dị ứng, tìm hiểu
nguyên nhân và phối hợp với bác sỹ cấp cứu bệnh nhân. Hàng tháng các báo cáo
này được gửi về Sở y tế Nghệ An và trung tâm ADR tại Trường đại học Dược Hà
Nội (13-15 Lê Thánh Tông).
Hoạt động giám sát sử dụng thuốc diễn ra thường xuyên do dược sỹ lâm sàng
đảm nhận. Hàng ngày dược sĩ lâm sàng đều có nhiệm vụ duyệt đơn thuốc điều trị cho
bệnh nhân nội trú để phát hiện tương tác thuốc và sai sót trong quá trình kê đơn thuốc
Kế hoạch kiểm tra công tác dược:
- Hàng tuần: 2 lần/tuần phối hợp với đoàn kiểm tra của bệnh viện gồm đại
diện phòng KHTH, phòng điều dưỡng.
Những thuốc quý hiếm đắt tiền, hạn chế sử dụng đều được đưa vào danh
mục thuốc cần phải hội chẩn và duyệt Giám đốc để đảm bảo thuốc được sử dụng
hợp lý.. Một số thuốc đã được đánh dấu lên vỏ hộp lọ để giám sát kiểm tra và làm
cơ sở thu hồi lại vỏ thuốc, lượng vỏ thu hồi tương ứng với lượng thuốc xuất ra,
tránh thất thoát và thuốc đến được tận tay người bệnh. Hoạt động này do khoa dược
đảm nhận và có báo cáo hàng tuần, hàng quý trong giao ban điều dưỡng trưởng.

51
Công tác giám sát thực hiện danh mục thuốc bệnh viện ngày càng được tăng
cường. Các dược sĩ lâm sàng giám sát kê đơn hợp lý theo chỉ thị 05 của BYT (kiểm
tra và bình bệnh án, đơn thuốc), hướng dẫn và tư vấn dụng thuốc, kiểm tra việc thực
hiện các quy chế Dược….Việc kiểm tra được thực hiện đều đặn hằng tuần, hàng tháng,
hàng quý và kiểm tra đột xuất khi có những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
Hoạt động của Đơn vị thông tin thuốc :
Đơn vị thông tin thuốc được thành lập tại Quyết định số 954 QĐ-BV ngày
12/11/2010 về việc thành lập Đơn vị thông tin thuốc do DS trưởng khoa dược làm
tổ trưởng .Tại điều 2 Quyết định nêu rõ: “Đơn vị thông tin thuốc có nhiệm vụ cập
nhật xử lý thông tin thuốc cho HĐT&ĐT và tư vấn việc lựa chọn, kê đơn thuốc và
điều trị của thầy thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, theo dõi chất
lượng thuốc lưu hành trong bệnh viện và các phản ứng có hại của thuốc. Tham gia
đào tạo tập huấn kiến thức sử dụng thuốc trong bệnh viện và các bệnh viện tuyến
dưới. Cung cấp thông tin về thuốc cho tuyến dưới đồng thời phản hồi thông tin lên
tuyến trên”. Đơn vị thông tin đã tổ chức tập huấn hàng tháng mỗi tháng một chuyên
đề về sử dụng thuốc như Quy chế kê đơn, Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh, Sử
dụng thuốc trong tai biến mạch máu não .v .v Phối hợp với Tổ dược lâm sàng biên
soạn Hướng dẫn sử dụng DMTBV gửi cho các khoa phòng làm cơ sở kê đơn sử
dụng thuốc hợp lý an toàn. Tập huấn cho điều dưỡng các khoa về giờ uống thuốc,
hướng dẫn uống thuốc đúng cho bệnh nhân.

52
BÀN LUẬN
. Hoạt động lựa chọn thuốc
Bệnh viện đã thành lập HĐT&ĐT từ rất sớm ngay sau khi có chỉ thị 05 năm
2004. HĐT&ĐT đã làm tốt chức năng đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMTBV.
Quy trình lựa chọn thuốc tại bệnh viện được thực hiện nghiêm túc và khoa học, huy
động được trí tuệ kinh nghiệm điều trị của đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn sâu.
Quy trình cũng tạo điều kiện cho các thầy thuốc có cơ hội lựa chọn những thuốc có
hiệu quả điều trị cao, an toàn. DMTBV đã được xây dựng dựa trên các nhiều yếu tố
khoa học: MHBT bệnh viện, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế, số liệu thống kê
về sử dụng thuốc tại bệnh viện trong năm 2010, các nguồn kinh phí của bệnh
viện,…Tuy nhiên, bệnh viện vẫn chưa xây dựng được phác đồ điều trị chuẩn cho
các khoa phòng, việc điều trị chủ yếu dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của bác sỹ và
các phác đồ điều trị chuẩn của các bệnh viện tuyến trên (Bạch Mai). Bệnh viện cần
có kế hoạch triển khai xây dựng phác đồ điều trị chuẩn riêng phù hợp với mô hình
bệnh tật của bệnh viện, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều trị và làm cơ sở để lựa
chọn thuốc một cách khoa học và sát thực.
Danh mục thuốc bệnh viện xây dựng khá phù hợp với mô hình bệnh tật, với
quy định của Bộ Y tế và với kinh phí bệnh viện. Về tình trạng lạm dụng thuốc đề
tài chưa có điều kiện đi sâu phân tích nhưng qua thống kê kinh phí sử dụng cho
thấy vẫn có tình trạng lạm dụng thuốc nhất là thuốc kháng sinh thuộc nhóm hạn
chế sử dụng và một vài thuốc thuốc hỗ trợ, thực hiện tốt vấn đề này sẽ tăng hiệu quả
điều trị và giảm chi phí cho người bệnh.Tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong
nước có hiệu quả điều trị tốt để giảm kinh phí mua thuốc cho bệnh viện cũng như
chi phí điều trị cho bệnh nhân và thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc.
DMTBV phong phú cả về hoạt chất và biệt dược gồm rất nhiều nhóm thuốc
phù hợp với MHBT của bệnh viện đa khoa. Các nhóm thuốc chiếm tỷ trọng lớn
nhất là nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch(57 hoạt chất chiếm 16,15%) nhóm thuốc
điều trị nhiễm khuẩn(52 hoạt chất chiếm 14,73%), thuốc đường tiêu hóa (35 hoạt

53
chất chiếm 9,02%) phù hợp với các chương bệnh mắc nhiều nhất tại bệnh viện: Bệnh
tim mạch, các bệnh nhiễm khuẩn chấn thương, bệnh đường tiêu hóa, bệnh tuần hoàn và
sự gia tăng của các bệnh nội tiết như đái tháo đường, hội chứng chuyển hoá.
DMTBV về cơ bản đã chấp hành tốt quy định của Bộ Y tế về tỷ lệ thuốc thiết
yếu, 100% các thuốc của DMTBV đều thuộc danh mục thuốc chủ yếu.
Thuốc sản xuất trong nước trong DMTBV chiếm khoảng 17% nhìn chung
thấp hơn các bệnh viện khác và thấp hơn nhiều so với quy định của Bộ Y tế là
khoảng 70%. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là những thuốc thông thường như
thuốc đông y, kháng sinh thông thường, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, dịch
truyền. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành công nghiệp dược trong nước
chưa sản xuất được các thuốc chuyên khoa sâu, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng thuốc
và một phần do các bác sĩ có tâm lý thích dùng thuốc ngoại. Bệnh viện HNĐK là bệnh
viên hạng I phần lớn bệnh nhân tình trạng bệnh lý nặng đòi hỏi những thuốc có hiệu
quả điều trị cao mà những thuốc đó Việt nam chưa sản xuất được.
Hoạt động mua sắm thuốc:
Thực hiện quy định của Bộ Y tế bệnh viện tổ chức mua thuốc thông qua kết quả
đấu thầu tập trung tại Sở Y Tế. Phương thức này giúp cho bệnh viện mua thuốc với
giá cả phù hợp nhất tiết kiệm thời gian và công sức, vừa đảm bảo tính khách quan
trong việc mua thuốc điều này rất thuận lợi cho bệnh viện trong việc đảm bảo nguồn
mua thuốc.Tuy nhiên việc mua thuốc qua đấu thầu cũng có bất cập như kết quả thầu
có đợt thông báo chậm so với kế hoạch, một số thuốc không trúng thầu do nhiều
nguyên nhân khác nhau cũng gây khó khăn cho cung ứng thuốc của bệnh viện
Bệnh viện chỉ mua thuốc từ các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo về số lượng và
chất lượng thuốc. Vì thế chất lượng và số lượng thuốc luôn ổn định thuốc, hạn chế
tối đa tình trạng bệnh nhân phải tự đi mua thuốc bên ngoài.
Trong tổng lượng thuốc nhập kho năm 2011 tỷ lệ thuốc dạng bào chế đường
tiêm và tiêm truyền (chiếm khoảng 76% )tổng kinh phí mua thuốc dùng đường
uống chiếm khoảng 22,89%, phải chăng xu thế sính dùng thuốc tiêm đang phát triẻn

54
. Kinh phí mua thuốc nhóm kháng sinh còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí
mua thuốc. Trong cơ cấu tiền thuốc các nhóm kháng sinh tỷ lệ nhóm macrolid
(5,23%) đây là nhóm kháng sinh có tác dụng tốt trên nhiễm khuẩn hô hấp tiêu hóa
tuy nhiên tỷ lệ dùng còn thấp.
. Về hoạt động cấp phát thuốc
Hoạt động cấp phát thuốc của khoa dược đã thực hiện tốt mục tiêu cấp phát
đúng thuốc, đủ thuốc kịp thời cho công tác điều trị.
Bệnh viện đã xây dựng quy trình cấp phát thuốc hợp lý và phù hợp với nhân
lực của khoa dược và của bệnh viện. Công tác tồn trữ, bảo quản thuốc được bệnh
viện chú ý đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực để đảm bảo cấp phát thuốc tối tận
khoa phòng theo chỉ thị 05 /2004/QĐ-BYT. Mặc dù vẫn còn những bất cập, thiếu
trang thiết bị nhưng khoa dược vẫn đảm bảo cấp phát thuốc đầy đủ, kịp thời cho
bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
Khoa Dược bệnh viện HNĐK Nghệ An có hệ thống tổ chức kho khá hợp lý: Một
kho chính và hệ thống các kho lẻ nội và ngoại trú. Việc cải tiến sắp xếp lại hệ thống
kho cấp phát từ kho cấp phát hệ nội và hệ ngoại (với cách tổ chức kiểu này tồn kho
tối thiểu lớn do một mặt hàng phải tồn kho hai nơi) sang hệ thống kho thuốc viên
và kho thuốc ống đã giúp giảm lượng tồn kho tối thiểu.Tuy nhiên bố trí theo hệ
thống này thuốc của một khoa phòng phải nhận ở 2 hoặc 3 kho (nếu thuôc nhận có
cả dạng bào chế thuốc tiêm, uống và tiêm truyền. Các kho cấp phát, bảo quản và tồn
trữ thuốc được đặt ở vị trí phù hợp cho công việc cấp phát. Quy trình cấp phát thuốc
cũng phù hợp với nguồn lực và quy mô của bệnh viện. Thuốc được bảo quan và cấp
phát theo đúng nguyên tắc FIFO (first in, first our), FEFO (first expiry, first out).
Nguồn nhân lực dược phục vụ cho công tác cấp phát tương đối đầy đủ, khoa
dược bố trí một dược sỹ đại học đảm nhận vai trò thủ kho chính theo chỉ thị 22
/2011/TT BYT thực hiện việc bảo quản thuốc gây nghiện, hướng thần. Hoạt động
cấp phát thuốc gây nghiện hướng thần đã chấp hành tốt quy chế chuyên môn.

55
Cơ sở vật chất phục vụ cho cấp phát thuốc đã được bệnh viện chú trọng và
đầu tư: lắp điều hòa, tủ lạnh và trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác bảo
quản, cấp phát thuốc, đã trang bị một số dụng cụ như nhiệt kế, ẩm kế, …và đang có
kế hoạch xây dựng kho đạt GSP.
Quản lý thuốc bằng công nghệ thông tin việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân
thuận tiện hơn, nhận thức được vấn đề đó, Bệnh viện đã áp dụng công nghệ thông
tin vào quy trình cấp phát thuốc từ đầu năm 2008 đến nay. Việc áp dụng công nghệ
này có những lợi ích rõ rệt, trong đó tiêu biểu là giúp cho công tác quản lý nhanh
gọn, chính xác, hiệu quả và giúp tiết kiệm được nhân lực trong khoa dược (giảm
được nhân lực tổ thống kê), khoa dược cũng chủ động cho việc cấp phát hơn. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cấp phát thuốc có nhiều ưu điểm như:
Các công cụ thống kê của hệ thống phần mềm cho phép có thể kiểm tra lượng tồn
kho, cấp phát, báo cáo định kỳ hay đột xuất một cách chính xác và hiệu quả; các
mẫu báo cáo được in ra theo đúng quy chế bảo quản và tồn trữ (thuốc thường, thuốc
hướng thần và thuốc gây nghiện) do Bộ Y tế ban hành. Các mẫu phiếu xuất nhập sử
dụng trong cấp phát cũng được tuân thủ theo quy chế hiện hành. Áp dụng công nghệ
thông tin giúp quản lý hạn dùng, số lượng tồn kho thuận lợi hơn nhiều.
Thực hiện chỉ thị 05/CT-BYT hoạt dộng giao thuốc đến tận khoa phòng được
triển khai từ 2005 tuy nhiên khoa Dược mới chỉ đưa thuốc đến khoa phòng mà chưa
phát đến tận người bệnh,việc thực hiện chỉ thị này chưa thực hiện đầy đủ. Công tác
hướng dẫn sử dụng thuốc trực tiếp cho người bệnh vẫn đang do điều dưỡng thực
hiện. Bệnh viện đã thực hiện công khai thuốc cho bệnh nhân. Phối hợp với phòng
điều dưỡng khoa dược đã kiểm tra thuốc có đến với bệnh nhân đầy đủ không, qua
kiểm tra không phát hiện thấy hiện tượng thiếu thuốc so với hồ sơ bệnh án và tờ kê
thuốc công khai. Kho chính thiết kế chưa thực sự phù hợp cho hoạt động nhập xuất
thuốc chưa có phòng tiền nhập, thuốc chờ nhập kho chưa có khu vực để riêng. Kho
cấp phát lẻ diện tích còn chật hẹp chưa có khu vực chuẩn bị thuốc và giao thuốc,
kho cấp phát ngoại trú diện tích quá chật vị trí nằm dưới chân cầu thang chưa tạo

56
thuận lợi cho cả bệnh nhân và nhân viên cấp phát, kho chưa có cửa giao thuốc(kho
thuốc ống, kho hóa chất) còn gây khó khăn khi giao nhận thuốc. Công tác thông tin
được áp dụng tuy nhiên mạng hoạt động không tốt nhiều lúc có tình trạng nghẽn
mạch, số liệu của mạng còn bị lỗi. Bệnh viện cần nâng cấp hệ thống mạng, nên chú
trọng đến công tác kiểm tra, tăng cường kiểm tra đột xuất tại các kho thuốc và qui
trình cấp phát thuốc, để nâng cao chất lượng cấp phát hạn chế thấp nhất sai sót và
nhầm lẫn.
. Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc
Để tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc thì hoạt động giám sát sử dụng thuốc
có vai trò quan trọng. Hoạt động chấm bệnh án mỗi tháng một lần đã có tác động
đến việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả, kinh tế .Tổ chức bình bệnh án mỗi
tuần một lần có sự tham gia của ban Giám đốc phòng kế hoạch tổng hợp và tổ dược
lâm sàng đã nâng cao kiến thức của bác sỹ về sử dụng thuốc. Nếu thuốc được kê
không nằm trong DMTBV (trường hợp này chỉ có ở kê đơn mua ngoài, bởi thuốc
trong kho đều thuộc DMTBV phải giải thích được lý do. Qua nghiên cứu thống kê
cho thấy kinh phí nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc hỗ trợ chiếm tỷ trọng khá
lớn, việc sử dụng kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh dự phòng còn nhiều bất cập.
Nhóm kháng sinh này sử dụng phải có biên bản hội chẩn nhưng với lượng dùng
nhiều như vậy biên bản hội chẩn tuy có đầy đủ trong bệnh án nhưng chỉ là hợp thức
hóa không phản ánh đúng nhu cầu điều trị, nhóm thuốc hỗ trợ cũng có tình trạng
lạm dụng, thực ra nhóm thuốc này rất dễ bị có lạm dụng nếu không quản lý chặt chẽ.
Một số khoa có kinh phí điếu trị cao như khoa Nội tổng hợp, khoa Thần kinh là
những khoa vượt trần quỹ bảo hiêm cần phải có kế hoạch giảm kinh phí sử dụng
thuốc.
Việc bình bệnh án mang lại nhiều lợi ích nâng cao kiến thứcchuyên môn ý
thức trách nhiệm của bác sỹ và chú trọng hơn trong vấn đề vấn đề sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn.

57
Hoạt động của tổ TTT&DLS đó bước đầu có hiệu quả tuy nhiên chưa tạo
được mối quan hệ thực sự khăng khít giữa y và dược trong bệnh viện. Khoa dược
tập hợp thông tin từ các tài liệu trong nước như Dược thư quốc gia và tài liệu nước
ngoài đã soạn thảo chỉ dẫn sử dụng DMT gửi cho các khoa và đưa lên mạng LAN
bệnh viện, giúp cho các bác sĩ có thêm tài liệu và căn cứ để kê đơn hợp lý an toàn
hơn. Đơn vị thông tin thuốc tuy đã triển khai nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu
quá.Qua theo dõi và tổng kết cho thấy, hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện chủ
yếu là nhắc nhở những thuốc thay thế, thuốc bị đình chỉ lưu hành. Những thông tin
cập nhật về thuốc mới, chỉ định mới của thuốc, tương tác thường gặp tuy có được
cung cấp song chưa đáp ứng được yêu cầu. Sắp xếp phân loại các nhóm kháng sinh
trên mạng LAN chưa đúng theo phân loại của thông tư 31/2011/TT-BYT
vancomycin còn xếp vào nhóm không phải kháng sinh. Đã có những buổi thông tin
về thuốc và đào tạo lại cho bác sĩ, y tá về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý nhưng số
lượng còn hạn chế. Công việc kiểm tra bệnh án và đơn thuốc vẫn được duy trì đều
đặn.
Công tác theo dõi, báo cáo ADR và tương tác thuốc được tiến hành thường
quy do tổ dược lâm sàng phụ trách. Mỗi khi có ADR xảy ra tổ dược lâm sàng đã kịp
thời làm báo cáo ADR. Các báo cáo ADR được gửi ra Trung tâm ADR quốc gia và
sở Y Tế để báo cáo.

58
KẾT LUẬN
Hoạt động lựa chọn thuốc
Bệnh viện đã xây dựng được quy trình lựa chọn danh mục thuốc dựa trên mô
hình bệnh tật, cũng như khả năng kinh phí của bệnh viện. DMTBV có 353 hoạt
chất,100% nằm trong danh mục thuốc chủ yếu và bao gồm 27 nhóm hoạt chất của
danh mục thuốc chủ yếu,tuy nhiên một số nhóm số hoạt chất còn ít như nhóm thuốc
ung thư mới chỉ có 5 hoạt chất (danh mục thuốc chủ yếu nhóm này có 57 hoạt chất).
Hoạt động mua thuốc Bệnh viện tổ chức mua thuốc theo kết quả đấu thầu
của Sở Y Tế Nghệ An áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ
An giúp bệnh viên mua được thuốc có chất lượng với giá thấp. So với danh mục
trúng thầu của Sở Y tế (427 hoạt chất ) danh mục thuốc bệnh viện mới sử dụng
khoảng 83%. Kinh phí mua thuốc chưa thực sự hợp lý: kinh phí mua thuốc sản xuất
trong nước còn thấp(16,64%)
Hoạt động cấp phát
Hệ thống kho bệnh viện đã sắp xếp, bố trí khá hợp lý, trong cấp phát nội trú
đã đưa thuốc đến tận khoa phòng nhưng chưa đạt 100%( còn 3 khoa điều dưỡng vẫn
phải lên khoa dược nhận thuốc).
Hoạt động sử dụng thuốc: Được giám sát thông qua chấm bệnh án (mỗi tháng 1
lần ) Bình bệnh án mỗi tuần một lần, kiểm tra khoa phòng mỗi tuần 2 lần. Tuy nhiên
sử dụng thuốc còn nhiều tồn tại: việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý thể hiện qua
tỷ lệ kinh phí mua kháng sinh còn cao (35%), kháng sinh thuộc nhóm hạn chế sử dụng
như ceftriaxone, levofloxacin ) vẫn được sử dụng nhiều (nhóm này chiếm khoáng 57%
kinh phí kháng sinh sử dụng) và nhóm thuốc hỗ trợ (piracetam và L-ornitin) vẫn được
chỉ định rộng rãi(2 nhóm này chiếm 13,78%) kinh phí thuốc sử dụng.

59
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện đã làm tốt chức năng xây dựng Danh
mục thuốc bệnh viện. Đơn vị thông tin thuốc mới chỉ thực hiện được một số hoạt
động thông tin thuốc, tư vấn kê đơn và lựa chọn thuốc cho bác sỹ và người bệnh
chưa triển khai có hiệu quả.
ĐỀ XUẤT
 Nên tăng tỷ lệ thuốc sản xuất tại Việt Nam trong cơ cấu mua thuốc.
 Bệnh viện nên xây dựng phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh viện, đây là cơ sở
cho việc điều trị hợp lý và cung ứng thuốc một cách khoa học.
 Khoa dược phối hợp với tổ mạng sắp xếp lại một số thuốc cho phù hợp với
cách sắp xép theo nhóm ở DMTCY.
 Khoa dược nên có kế hoạch xây dựng kho đạt tiêu chuẩn GSP.
 Tăng cường kiểm soát hoạt động cấp phát thuốc, kiểm tra công tác bảo quản
và tồn trữ thuốc.
 Đẩy mạnh công tác dược lâm sàng, kểm tra thường xuyên việc thực hiện
quy chế kê đơn đồng thời duy trì hoạt động bình bệnh án nội trú bình đơn thuốc
ngoại trú.
 Khoa Dược cần tăng cường hơn nữa việc tập huấn quy chế kê đơn,quy chế
thuốc gây nghiện &hướng thần và các quy chế khác.
 Đầu tư cho hoạt động Đơn vị thông tin thuốc, tổ Dược lâm sàng về trang
thiết bị và phương tiện làm việc.
 Nghiên cứu triển khai thông tin thuốc cho đối tượng bệnh nhân.
 Nên đẩy mạnh sử dụng nhóm kháng sinh macrolid vì đây là nhóm kháng
sinh còn đáp ứng tốt trên các nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa và có chi phí điều trị thấp
 Quản lý chặt chẽ hạn chế sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm kháng cần
hạn chế sử dụng có đánh dấu (*). Sử dụng các thuốc hỗ trợ hợp lý

60
Phụ lục 1: Mẫu dự trù thuốc
Tên khoa:
STT Tên hoạt chất Đường dùng Hàm lượng Số lượng

Phụ lục2 :. Các nội dung giám sát sử dụng thuốc tại các khoa điều trị
Nội dung Yêu cầu
1. Bệnh án - Ghi đầy đủ các mục theo quy chế, không được cho thuốc gộp
ngày.
- Thuốc kê phải nằm trong DMTBV, phải phù hợp với chẩn
đoán, xét nghiệm cận lâm sàng, kháng sinh đồ…
- Thuốc ghi đúng danh pháp, nồng độ, hàm lượng, đường dùng,
cách dùng, thời gian dùng.
- Phải đánh số thứ tự đối với các thuốc đặc biệt (thuốc gây
nghiện, hướng thần, kháng sinh) để theo dõi
số ngày điều trị.
- thay thuốc, thêm thuốc phải ghi rõ lý do
- Các thuốc có dấu (*) trong danh mục phải có biên bản hội chẩn.
2. Tủ thuốc trực - Bảo quản đúng chế độ.
- Sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FIFO ,FEFO
- Bàn giao đầy đủ, đủ về chủng loại và số lượng.
- Theo dõi hạn dùng.
3. Kê đơn ngoại - Thực hiện đúng quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú
trú - Kê đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần theo đúng quy định
- Các đơn thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý.
4. Sử dụng - Thực hiện đúng y lệnh.
thuốc - Phiếu lĩnh thuốc, sổ trực, sổ bàn giao y lệnh, bệnh án, phải
khớp nhau và khớp hệ thống quản lý điện tử cũng như với số
lượng thuốc thực tế.

61
- Theo dõi việc thực thi y lệnh của điều dưỡng.
- Theo dừi sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân.
- Xử lý các ADR và có báo cáo kịp thời.

Phụ lục 3
MẪU BÁO CÁO ADR

Số thứ tự của BV: Báo cáo về tác dụng cí hại của thuốc (ADR)
Số thứ tự của ADR Ngày báo cáo:…../…./200 Tên đơn vị báo
cáo

1. Họ và tên bệnh nhân:… … … … … … … … … … … … … … … …


Địachỉ:… … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … …
D â n t ộ c :… … … … … … … . . . . . . . . . . . . . … … … … … … … … … … .
Cân nặng:… … … … … … … … . Tiền sử dị ứng:
- Thuốc có + không
- Thức ăn có + không
- Khác
Chiều cao:… … … … … … … … .
2. Chẩn đoán: - Bệnh lý (lý do dựng thuốc):… … … … … … … … … .
- Biểu hiện của phản ứng có hại (ADR):… . … … … … … … … … … … .
……………………………………………………………………………
………. ……………………………………............…….
Nơi gửi báo cáo: Bệnh viện, phòng khám tư, cửa hàng dược, bác sĩ, dược sĩ, cử
nhân (ghi rõ)….

62
3. Mô tả chi tiết diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng (nếu có) (sau dùng thuốc
bao nhiêu lần thì xảy ra phản ứng thuốc?Mô tả thứ tự diễn biến các triệu chứng
ADR theo thời gian).
4. Thuốc đã sử dụng: (ghi đầy đủ các thuốc đã sử dụng, không thể ghi thuốc ghi
ngờ gây ADR)
Tên Thuốc Liều dựng Đường Thời gian sử - Nơi Lý do
thuốc gây dựng dụng thuốc cung ứng chỉ
sử phản Hàm Liều Số lần Ngày Ngày sản xuất định
dụng ứng lượng dựng dựng giờ giờ - Lô số thuốc
ghi cả hoặc 1 lần trong bắt kết - Hạn
nguồn nồng ngày, đầu thúc dụng
gốc độ (tuần,
tháng)

5. Lần phản ứng thứ:


Xảy ra phản ứng lúc giờ ngày tháng năm
6. Đã điều trị phản ứng bằng: ………………………………….
………………………......................................……………….
A - Khi ngừng thuốc:
1 - Có tiến bộ
2 - Không tiến bộ
3 - Phải điều trị tích cực
B - Nếu tái sử dụng thuốc
(Sử dụng lại thuốc đã gây ADR lần
trước)
1 - Các triệu chứng cũ mắc lại
2 - Triệu chứng mới xảy ra

63
C - Hậu quả:
1 - Khỏi không dị ứng
2 - Khỏi có dị ứng
3 - Chưa khỏi
4 - Chết vì phản ứng
Ngày giờ chết:
5 - Chết có thể do thuốc
6 - Chết không liên quan đến thuốc
7. Không biết
7. Bình luận

Người báo cáo Tên:… … … … … … … … … … … … … … … .


Chức vụ:… … … … … … … … … … … … …
Nơi làm việc:… … … … … … … … … … …
Tên:… … … … … … … …
……………….….
Số điện thoại:… … … … … … … … … … …
Chữ ký

Báo cáo xin gửi về: Trung tâm theo dõi ADR - Bộ y tế
138A Giảng Võ - Hà Nội

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Bệnh viện HNĐK Nghệ An Báo cáo thống kê bệnh viện năm 2011
2) Bộ kế hoạch - Đầu tư Quyết định 419/2008/QĐ-BKH ngày 07/04/2008 Ban
hành Mẫu báo cáo thẩm định Kết quả đấu thầu

3) Bộ môn Dược lâm sàng -Trường Đại học Dươc Hà Nội (2011) Dược lâm sàng
4) Bộ môn Quản lý Kinh tế dược -Trường Đại học Dươc Hà Nội (2007) Dược lâm
sàng và điều tri
5) Bộ môn Kinh tế dược -Trường Đại học Dươc Hà Nội (2008) Pháp chế hành
nghề Dược
6) Bộ Y tế (1997) Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 25/02/1997 Hướng dẫn đấu thầu
thuốc trong các bệnh viện
7) Bộ Y tế (2004) Chỉ thị 05/CT-BYT Chỉ thị của Bộ trưởng bộ Y Tế về việc chấn
chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong các bệnh viện, chỉ thị số 05/2004/CT-
BYT ban hành ngày 16/04/2004
8) Bộ Y Tế (2011) Thông tư số: 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 Quy
định tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện
9) Bộ Y Tế (2011) Thông tư số: 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011
Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
10) Bộ Y Tế (2011) Thông tư số: 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 Ban
hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám
bệnh chữa bệnh được quỹ bảo hiểm thanh toán
11) Bộ Y Tế (2012) Thông tư số:11/2012/TT-BYT ngày 02 tháng 10 năm 2012,
Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
12) Bộ Y Tế (2009) Tạp chí dược học số 05/2009 . Phân tích một số hoạt động
cung ứng thuốc tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2007-2008
13) Bộ Y Tế ( 2012) thông tư số 68/2001/BTC ngày 26/04/2012 Quy định đấu thầu

66
nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội và lự
lượng vũ trang
14) Bộ Y tế - Bộ nội vụ (2012) Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các
cơ sở y tế nhà nướcThông tư số 07/2012/TTLT/BYT-BTC ngày 19/01/2012
15) Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012) Thông tư số 01/2012/TTLT/BYT-BTC ngày
19/01/2012 Hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người
16) Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2011) Thông tư số 50/2011/TTLT/BYT-BTC ngày
30/12/2011 Hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người
17) Bộ Y Tế (2009) Dược thư quốc gia Việt Nam -Nhà xuất bản Y học 2009
18) Bộ Y Tế (2006) Hướng dẫn điều trị Tập 2 Nhà xuất bản Y học 2006

19) Bộ Kế hoạch đầu tư (2010)Thông tư số 05/2010/KHĐT ngày 10/02/2010 Quy


định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa
20) Nghị định chính phủ số(2009) 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Hướng dẫn
thi hành luật đấu thầu

21) Nghị định chính phủ (2011) số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 về việc Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế
22) Quốc hội nước CHXHCN Việt nam (2005) Luật đấu thầu số 61/2005/QH11
ban hành ngày 29/11/2005
23) Quốc hội nước CHXHCN Việt nam (2005) Luật Dược số 34/2005/QH 11 ban
hành ngày 29/11/2005
24) Quốc hội nước CHXHCN Việt nam (2009) Luật sửa đổi, bổ sung số
38/2009/QH12 ban hành ngày 01/08/2009 sửa đổi bổ sung 21 điều của luật đấu thầu
27)Sở Y Tế Nghệ An (2013) Công văn số 349/SYT -QLD Hướng dẫn lập danh
mục đấu thầu thuốc 2012-2013
28)Tổ chức Y Tế thế giới(2010) Hội đồng thuốc và điều trị Nhà xuất bản Y học
2010

29)Viện đào tạo nghiên cứu về quản lý(2010) - Bài giảng nghiệp vụ đấu thầu

67
30)Viện đào tạo nghiên cứu về quản lý(2010) - Các quy định cơ bản về đấu thầu
sử dụng vốn nhà nước Bài giảng nghiệp vụ đấu thầu
31)Vũ Bích Hạnh . Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viên Xanh Pon
giai đoạn 2006-2008. Luận văn thạc sỹ dược học

68

You might also like