You are on page 1of 2

Thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng (ho, ngứa, nổi mề đay...

)
chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được
hoàn toàn. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm ra và loại trừ các tác nhân gây dị
ứng (thuốc, mỹ phẩm, bụi, thời tiết, thức ăn...) mới có thể trị được bệnh. Việc dùng
thuốc do đó cũng phải kiên trì, phải dùng nhiều đợt mới hạn chế được tái phát. tác
dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-
kien/thong-tin-thuoc-menuleft-124/821-dung-thuoc-khang-histamin-the-nao-cho-
dung-cach-821.html Loratadin được chuyển hóa ở gan, trong khi cetirizin,
desloratadin và fexofenadin phần lớn không được chuyển hóa. Cetirizin được thải
trừ qua nước tiểu và fexofenadin được bài tiết qua phân. Nên cân nhắc giảm liều
thuốc ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan hoặc thận nặng. Các thuốc kháng
histamin có tác dụng an thần được sử dụng chủ yếu trên phụ nữ có thai do có bằng
chứng đầy đủ nhất về tính an toàn trong thai kỳ. Các thuốc này đã được sử dụng
trên nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà không làm tăng
đáng kể nguy cơ dị tật hoặc gây hại cho thai nhi. Riêng promethazin đã được ghi
nhận về một số biến cố bất lợi trong các nghiên cứu trên động vật khi được dùng
với liều rất cao. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng cần được cảnh báo về các vấn
đề an toàn khác (tác dụng an thần) và nên cân nhắc xem có lái xe trong quá trình sử
dụng các loại thuốc này hay không. Các thuốc kháng histamin thế hệ mới có khả
năng cũng có tính an toàn tương tự trong thai kỳ. Tuy nhiên, do chưa được sử dụng
trên bệnh nhân nữ với số lượng nhiều như các thuốc ra đời trước đó, vì vậy các
thuốc này không có cùng mức độ bằng chứng về an toàn với các thuốc ra đời sớm
hơn. ( Các thuốc kháng histamin H1 ít có tác dụng an thần cũng là các thuốc chính
trong điều trị mày đay mạn tính tự phát. Mày đay mạn tính tự phát là sự xuất hiện
phát ban ít nhất vài lần trong một tuần và kéo dài hơn 6 tuần. Thuốc kháng
histamin đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng đều đặn theo liều khuyến cáo (2
lần/ngày) để ngăn ngừa sự khởi phát của phát ban, thay vì chờ đến khi xuất hiện
phát ban mới sử dụng. Thuốc kháng histamin có thể được dùng lên tới liều gấp 4
lần liều khuyến cáo trong trường hợp cần thiết. Nếu thuốc kháng histamin H1 vẫn
không đạt hiệu quả điều trị với liều trên, có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamin
H2 như ranitidin và famotidin. ) Các thuốc kháng histamin H2 không trực tiếp cải
thiện tình trạng mày đay, nhưng có thể làm gia tăng tác dụng điều trị của thuốc
kháng histamin H1. http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/Duoc%20va
%20My%20pham%202018%20so%2095%20thang%2010.pdf Tương tác thuốc
Thuốc dùng cùng kháng H1. Rượu ethylic, thuốc ngủ, thuốc làm dịu, an thần kinh,
thuốc giảm đau nguồn gốc trung ương.Làm tăng tác dụng trungương của
thuốckháng H1. Thuốc kháng cholinergic:Loại atropin, scopolamin. Thuốc an thần
kinh (trừ butyrophenon)Thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, ức chế MAO, thuốc
chống Parkinson, dispyramid, thuốc chống co thắt. Làm tăng tác dụng kháng
cholinergic của thuốc kháng H1. Thuốc cường phó giao cảm và ức chế
cholinesterase:Ambenoniclorid, neostigminbromid, pyridostigminbromid,
fluostigmin, paraoxon. Đối kháng với tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng
H1. https://www.dieutri.vn/duocly/cac-thuoc-khang-histamin

You might also like