You are on page 1of 5

Thành viên:

Thạch Sóc Khai 1853010143

Chung Phi Phàm 1853010152

ĐƠN THUỐC SỐ 9: ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI

Đơn thuốc số 9: Đơn thuốc điều trị viêm phế quản phổi.
Kháng sinh gợi ý sử dụng: Augmentin (Amoxicillin + Acid Clavulanic), cefuroxim,
cefpodoxim.
Thuốc hỗ trợ (điều trị triệu chứng).
Phân tích vai trò của các thuốc trong đơn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc.

BÀI LÀM
Tình huống
Họ và tên: Nguyễn Thị A

Giới tính: Nữ
Tuổi: 36 tuổi
Cân nặng: 50 kg
Bệnh sử:
Cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân có triệu chứng ho khạc đàm màu vàng đục, lượng ít, kèm
theo sốt lạnh run khoảng 38⁰C và dùng Paracetamol thì thấy hạ sốt nhưng sau đó tái lại,
bệnh nhân không khó thở, không đau ngực. Cùng ngày nhập viện các triệu chứng trên không
giảm nên bệnh nhân đến viện khám.
Tiền sử:
Chưa ghi nhận tiền sử bệnh lý liên quan đến hô hấp.
Bệnh nhân không hút thuốc.
Khám lâm sàng:
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt.
Thở đều, không co kéo cơ hô hấp phụ.
Rale ngáy ở 2 đáy phổi
DHST:
Nhiệt độ: 38 độ C Nhịp thở 20 lần/phút
Huyết áp: 130/70 mmHg Nhịp tim: 72 lần/phút
Cận lâm sàng:
CTM: BC tăng ( 14000 )
Xquang phổi : phổi bình thường
Chẩn đoán: Viêm phế quản phổi.

ĐƠN THUỐC:
1. Augmentin 1g 14 viên
Ngày uống 2 viên, mỗi lần 1 viên sáng, chiều
2. Dextromethorphan 30 mg 14 viên
Ngày uống 2 viên, mỗi lần 1 viên sáng, chiều
3. Acetylcystein 200mg 21 gói
Ngày uống 3 gói, mỗi lần 1 gói sáng, trưa, chiều
4. Paracetamol 500mg 14 viên
Ngày uống 2 viên, mỗi lần 1 viên sáng, chiều

VAI TRÒ CỦA THUỐC TRONG ĐƠN:

1. Augmentin (Amoxicilin + Clavulanid Acid) 1g:

Augmentin là một loại kháng sinh phổ rộng, thường được dùng trong điều trị nhiều
bệnh nhiễm trùng. Thuốc này có thành phần là amoxicillin (kháng sinh beta-lactam nhóm
penicillin) kết hợp với acid clavulanic (chất ức chế betalactamase).

Augmentin có tác dụng tốt đối với nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, kể cả
những loại có tính kháng amoxicillin, ampicillin và các vi khuẩn có khả năng tiết betalactamase.

Amoxicillin là một penicillin bán tổng hợp (kháng sinh beta-lactam) ức chế một hoặc
nhiều enzyme (thường được gọi là protein liên kết với penicillin) trong con đường sinh tổng hợp
của peptidoglycan vi khuẩn, là một thành phần cấu trúc không thể thiếu của thành tế bào vi
khuẩn. Sự ức chế tổng hợp peptidoglycan làm suy yếu thành tế bào vi khuẩn giúp tiêu diệt
chúng. Có phổ kháng khuẩn trung bình. Amoxicillin dễ bị phân hủy bởi các beta-lactamase do vi
khuẩn kháng thuốc tạo ra.

Acid clavulanic có cấu trúc beta-lactam,nhưng không có hoạt chất kháng khuẩn, mà chỉ
có vai trò ức chế enzyme betalactamase do vi khuẩn tiết ra, vì vậy ngăn chặn sự bất hoạt của
amoxicillin.

2. Dextromethorphan 30 mg:

Dextromethorphan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, cấu trúc
hóa học có liên quan đến morphin, nhưng dextromethorphan không có tác dụng giảm đau, rất ít
tác dụng an thần. Có tác dụng tương đương với Codein nhưng không có tác dụng phụ ở đường
tiêu hóa. Dextromethorphan được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế phản. Xem xét ở bệnh
nhân thấy vẫn ho khạc được, lượng đàm ít, chưa dùng tới thuốc long đàm.

3. Acetylcystein 200mg:

Acetylcystein (N - acetylcystein) là dẫn chất N - acetyl của L - cystein, một amino acid tự
nhiên. Acetylcystein làm giảm độ quánh của đờm ở phổi có mủ hoặc không bằng cách tách đôi
cầu nối disulfua trong mucoprotein và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng ho, dẫn lưu tư
thế hoặc bằng phương pháp cơ học.

Acetylcystein cũng được dùng để bảo vệ chống gây độc cho gan do quá liều
paracetamol, bằng cách duy trì hoặc khôi phục nồng độ glutathion của gan là chất cần thiết để
làm bất hoạt chất chuyển hóa trung gian của paracetamol gây độc cho gan.

4. Paracetamol 500 mg:

Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt


tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu.

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân
nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do
giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Với liều điều trị, paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay
đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat,
vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến
cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng
trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Khi dùng quá liều, một chất chuyển hóa của paracetamol là N-acetyl-benzoquinonimin
gây độc nặng cho gan. Liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt, không có nhiều tác dụng
phụ của aspirin. Tuy vậy, quá liều cấp tính (trên 10 g) làm thương tổn gan gây chết người, và
những vụ ngộ độc và tự vẫn bằng paracetamol đã tăng lên một cách đáng lo ngại trong những
năm gần đây. Ngoài ra, nhiều người trong đó có cả thầy thuốc, dường như không biết tác dụng
chống viêm kém của paracetamol.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:


1. Augmentin 1g:

Augmentin có thể hiệu quả tốt nhất khi dùng nó vào đầu bữa ăn. Nên nuốt cả viên và
không được nhai. Nếu cần, có thể bẻ đôi viên thuốc rồi nuốt và không được nhai.

Sử dụng thuốc này phải đảm bảo đủ liệu trình, ngay cả khi các triệu chứng nhanh chóng
cải thiện. Bỏ qua liều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do kháng thuốc. Augmentin sẽ không
điều trị nhiễm vi-rút như cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Tránh dùng thuốc này cùng với hoặc ngay sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo do cơ
thể khó hấp thụ thuốc hơn.

Thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm
trùng mới. Nếu bị tiêu chảy ra nước hoặc có máu, hãy gọi cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
chống tiêu chảy, vì sẽ khiến cơ thể khó hấp thu thuốc.

Tác dụng phụ của Augmentin: Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có các dấu hiệu của phản
ứng dị ứng với Augmentin (phát ban, khó thở, sưng ở mặt hoặc cổ họng) hoặc phản ứng da
nghiêm trọng (sốt, đau họng, bỏng mắt, đau da, phát ban da đỏ hoặc tím với phồng rộp và bong
tróc).

Liều lượng:

Người lớn & trẻ > 12 tuổi trên 40 kg: Tính theo amoxycillin 500 - 625 mg x 3 lần/ngày
hay 1000 mg x 2 lần/ngày.

Tính theo amoxycillin: trẻ 2 - 12 tuổi: 30 - 60 mg/kg/ngày, trẻ < 2 tuổi: 30 - 40


mg/kg/ngày.

Giảm liều khi suy gan & suy thận.

2. Dextromethorphan 30 mg:

Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ làm giảm sự tập trung. Hãy cẩn thận khi lái xe
hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi sự tỉnh táo.

Tránh uống rượu, dùng thuốc giảm cân, thuốc chứa caffeine hoặc các chất kích thích
khác. Vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc

Liều lượng:

Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 30mg/lần cách 6-8 giờ, tối đa 120mg/24 giờ.

Trẻ 6-12 tuổi:15mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ.

Trẻ 2-6 tuổi: 7.5mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 30mg/24 giờ.

3. Acetylcystein 200mg:

Hòa tan với nước trước khi uống.

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 200 mg (1 gói) x 3 lần/ngày.

Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 200 mg (1gói) x 2 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi
nhiều, phát ban, mày đay, co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân, sốt, rét run.
4. Paracetamol 500 mg:

Paracetamol thường được dùng theo đường uống. Đối với người bệnh không uống
được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng; tuy vậy liều đặt trực tràng cần thiết để có
cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống

Dùng khi có sốt mỗi lần 1 viên 500 mg, nếu dùng tiếp theo phải cách liều trước đó ít
nhất 4-6 giờ.

Tránh uống rượu trong khi dùng thuốc này. Rượu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương
gan khi dùng paracetamol.

Tác dụng phụ:

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày
đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người
bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong
một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trungtính, giảm tiểu cầu và
giảm toàn thể huyết cầu.

Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể
huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.

ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC:


 Uống nhiều nước, bù dịch, lau mát.
 Nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, đúng giờ, đầy đủ các chất dinh dưỡng
 Ăn đa dạng các loại trái cây.
 Giữ ấm cổ họng và vệ sinh đường hô hấp
 Tập luyện thể thao thường xuyên, với các bài tập phù hợp với độ tuổi và sức khỏe, không
nên tập gắng sức.
 Người bệnh không nên: ăn uống đồ lạnh, thức ăn bị dị ứng, tiếp xúc trực tiếp với không khí
khô lạnh, khói thuốc, bụi và hóa chất ô nhiễm, tự ý dùng thuốc kháng sinh, lao động quá sức,
thức khuya, dùng rượu bia hoặc các chất cồn…
 Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì tại bệnh viện.

You might also like