You are on page 1of 3

ÔN TẬP DƯỢC LÝ

Câu 1: tương tác thuốc: hạn chế tương tác thuốc bất lợi
- Tìm cách thay thế thuốc có nguy cơ tương tác bằng các thuốc khác cho tác dụng dược
lý tương tự
- Nếu tương tác thuốc xảy ra ở giai đoạn hấp thu, nên uống hai thuốc cách nhau khoảng
2-3h
- Điều chỉnh liều thuốc của tương tác thuốc.
- Khai thác kỹ tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân ( các thuốc kê đơn lẫn không kê đơn )
Câu 2: Dựa theo thời gian bán thải, các BZD được chia làm 4 loại
- Tác dụng cực ngắn, thời gian bán thải <3 giờ có midazolam, triazolam
- Tác dụng ngắn, thời gia bán thải từ 3-6h có zolpidem ( non- benzodiazepin) và
zopiclon
- Tác dụng trung bình, thời gian bán thải từ 6-24h có estazolam và temazapam
- Tác dụng dài, thời gian bán thải >24h có flurazepam, quazepam, diazepam
Câu 3: thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm: nguyên tắc sử dụng
- Các thuốc đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây loét, chảy máu ( trừ paracetamol)
nên khi dùng thuốc cần chú ý:
+ phải uống thuốc lúc no
+ không dùng thuốc cho bệnh nhân loét hoặc có tiền sử loét dạ dày hành tá tràng
+ trong trường hợp cần thiết, phải dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày
( misoprostol hoặc các thuốc bảo vệ dạ dày khác )
- Chỉ định thận trọng với bệnh nhân viêm thận, suy gan, có cơ địa dị ứng, cao huyết áp
- Khi điều trị kéo dài, cần kiểm tra có định kỳ ( 2 tuần 1 lần) công thức máu và chức
năng gan thận
- Nếu dùng liều cao để tấn công chỉ dùng kéo dài 5-7 ngày
- Chú ý khi phối hợp thuốc
+ không dùng phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì làm tăng độc tính của nhau
+ không dùng VCKS cùng với thuốc chống đông máu loại kháng vitamin K
( dicumarol, warfarin) sulfamid hạ đường huyết, diaphenylhydantion vì CVKS sẽ đẩy
các thuốc này ra khỏi nơi dự trữ làm tăng độc. nếu vẫn cần phối hợp thì giảm liều các
thuốc đó
Câu 4: Dẫn xuất para aminophenol: acetaminiophen, paracetamol
Đặc điểm tác dụng
- Paracetamol có cường độ và thời gian tác dụng tương tự như aspirin về giảm đau và
hạ sốt
- Trong thực hành, paracetamol được dùng để hạ sốt giảm đau
Dược động học
- Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng 80-90%, thời gian bán hủy là 2h,
hầu như không gắn vào protein huyết tương. Chuyển hóa phần lớn ở gan và một phần
nhỏ ở thận, cho các dẫn xuất glucuro và sulfo-hợp, thải trừ qua thận
Câu 5: thuốc điều trị lỵ amip: nguyên tắc điều trị
- Phải kết hợp phòng bệnh và chữa bệnh để tránh tái phát và tái nhiễm
- Phải điều trị sớm và chọn thuốc đúng qui cách
- Phải kết hợp điều trị đặc hiệu với nâng cao thể trạng và chống táo bón
- Trong quá trình điều trị cần sử dụng cần sử dụng đồng thời hay nối tiếp vài loại thuốc
để tăng hiệu quả điều trị
- Phải theo dõi kỹ các biến chứng trong khi điều trị
Câu 6: thuốc điều trị giun sán: nguyên tắc điều trị
- Điều trị phải kết hợp thường xuyên với phòng bệnh và tạo môi trường để tránh tái
nhiễm và giảm dần tỷ lệ mắc phải
- Sử dụng thuốc phải đúng với hoạt phổ từng loại nhằm đảm bảo tác dụng, đồng thời
phải dùng đúng liều để việc dùng thuốc được an toàn và hợp lý
- Khi chọn thuốc phải ưu tiên cho loại thuốc ít độc, giá thành rẻ nhưng bảo đảm tác
dụng tốt
- Việc sử dụng thuốc tẩy cần đúng lúc và tùy theo vị trí của ký sinh trùng nhắm mục
đích:
+ tăng nhu động ruột tống nhanh ký sinh trùng ra ngoài
+ tránh được độc tố của ký sinh trùng tiết ra có thể gây độc cho cơ thể
+ thuốc được thải nhanh ra ngoài theo phân
Câu 7: thuốc kháng sinh:
Nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh
- Chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng
- Kháng sinh không đạt được tới ngưỡng các tác dụng tại ổ nhiễm khuẩn, do liều lượng
không hợp lý, do dược động học không thích hợp, do tương tác thuốc làm giảm tác
dụng của kháng sinh
- Do vi khuẩn đã kháng thuốc, cần thay kháng sinh khác hoặc phối hợp kháng sinh
Nguyên nhân sử dụng kháng sinh không đúng cách
- Dùng kháng sinh để điều trị các bệnh do virus gây ra
- Dùng kháng sinh để điều trị các triệu chứng gần giống nhau nhưng chưa rõ nguyên
nhân gây bệnh
- Dùng kháng sinh không đúng liều, không đủ liệu trình
- Thiếu thông tin đầy đủ về vi khuẩn gây bệnh, đây là trường hợp phổ biến nhất và khó
cải thiện nhất. Đa số bệnh được chẩn đoán và điều trọ chỉ dựa vào triệu chứng lâm
sàng mà chưa sử dụng phương pháp nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để có nhận định
chính xác hơn về sự nhạy cảm với kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh
Câu 8: thuốc điều trị tăng huyết áp
Nguyên tắc điều trị
- THA là bệnh mạn tính cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài
- Cần đưa HA về mức HA mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch
- HA mục tiêu cần đạt là <140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung
nạp được. nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HA mục tiêu cần đạt là 130/80
mmHg. Khi điều trị đã đạt HA mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị kéo dài
kèm theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích nhưng không
nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình
huống cấp cứu
Câu 9: histamin và các thuốc kháng histamin: ứng dụng lâm sàng
- Dị ứng: viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, ngứa do dị ứng, viêm da tiếp xúc, ngứa do côn
trùng đốt. thuốc kháng H1 thường là lựa chọn hàng đầu để điều trị các trường hợp dị
ứng và thường đem lại kết quả tốt
- Say tàu xe và rối loạn tiền đình: diaphenhyramine và prometazine giúp ngăn ngừa say
tàu xe có hiệu quả nhất
- Buồn nôn và nôn mửa ở phụ nữ có thai: doxylamine được khuyến khích sử dụng. Kết
hợp vitamin B6 và doxylamine như một phương pháp điều trị ban đầu cho ốm nghén
Câu 10: thuốc chống viêm gluco-corticoid: những điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc
- Luôn cho một liều duy nhất vào 8h sáng. Nếu dùng liều cao thì 2/3 liều uống vào buổi
sáng, 1/3 còn lại uống vào 4h chiều
- Tìm liều tối thiểu có tác dụng
- Kiểm tra định kỳ nước tiểu, huyết áp, X quang dạ dày cột sống, đường máu, kali máu
- Dùng thuốc phối hợp: tăng liều insulin đối với bệnh nhân đái tháo đường, phối hợp
kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn
- Chế độ ăn: nhiều protein, calci và kali, ít muối, đường
- Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm corticoid vào ổ khớp

You might also like