You are on page 1of 95

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
----------

NGUYỄN THỊ NGỌC HIỀN

RỐI LOẠN TRẦM CẢM


VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
----------

NGUYỄN THỊ NGỌC HIỀN

RỐI LOẠN TRẦM CẢM


VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn: TS. BS. Nguyễn Thị Minh Trang

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN:

Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này là được ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Khóa luận này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn
bằng đại học, sau đại học. Khóa luận cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được
công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức về mặt nghiên cứu thông
qua hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
số 166 /ĐHYD – HĐĐĐ, cấp ngày 10 / 04 / 2019.
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Hiền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
DÀN Ý NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................................. 4
1.1. Tổng quan về bệnh THA: ........................................................................................ 4
1.1.1 Định nghĩa:............................................................................................................. 4
1.1.2. Yếu tố nguy cơ ...................................................................................................... 5
1.1.3. Tình hình THA tại Việt Nam và Thế Giới............................................................ 7
1.2. Tổng quan về rối loạn trầm cảm: ............................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm: ............................................................................................................. 8
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm: ........................................................................... 8
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ chính có thể gây ra trầm cảm ........................................... 9
1.2.4. Tình hình trầm cảm tại Việt Nam và Thế Giới: .................................................. 10
1.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân THA: .................................... 10
1.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài về rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân THA ....... 14
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam về rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân THA ................ 15
1.5. Một số đặc điểm của đơn vị tiến hành nghiên cứu ................................................ 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 21
2.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 21
2.3.1. Dân số mục tiêu .................................................................................................. 21
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu .............................................................................................. 21
2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa ................................................................................ 22
2.4. Thu thập dữ kiện: ................................................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện ............................................................................ 22
2.4.3. Kiểm soát sai lệch thông tin ................................................................................ 23
2.4.4. Nghiên cứu thử.................................................................................................... 23
2.5. Xử lí dữ kiện .......................................................................................................... 23
2.5.1. Liệt kê và định nghĩa các biến số:....................................................................... 23
2.5.2. Biến số về rối loạn trầm cảm: ............................................................................. 29
2.6. Phân tích dữ kiện: .................................................................................................. 31
2.6.1. Thống kê mô tả ................................................................................................... 31
2.6.2. Thống kê phân tích.............................................................................................. 31
2.7. Vấn đề Y đức: ........................................................................................................ 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ............................................................................................. 32
3.1. Đặc điểm về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu..................................... 32
3.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của đối tượng nghiên cứu .......................................... 33
3.3. Đặc điểm về hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu ...................................... 34
3.4. Đặc điểm về tình trạng bệnh THA của đối tượng nghiên cứu ............................... 37
3.5. Đặc điểm về tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu.............................. 38
3.6: Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu .......................................... 39
3.7. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm: ......................................................... 42
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ........................................................................................ 52
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân THA trong nghiên cứu. ................................................. 53
4.1.1: Đặc điểm về dân số - kinh tế: ............................................................................. 53
4.1.2.Đặc điểm về các yếu tố liên quan đến sức khỏe: ................................................. 54
4.1.3. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt:........................................................................ 55
4.2. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA ......................................................................... 56
4.3. Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ............................................................ 57
4.3.1. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm dân số của mẫu: ................. 57
4.3.2 Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu: .... 58
4.3.3. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các hành vi nguy cơ của đối tượng: .. 58
4.3.4. Mô hình hồi quy đa biến: .................................................................................... 59
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài: ......................................................................... 60
4.4.1. Điểm mạnh của đề tài: ........................................................................................ 60
4.4.2. Điểm hạn chế của đề tài: ..................................................................................... 60
4.6.3. Tính ứng dụng của đề tài: ................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62
ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 66
PHỤ LỤC 1: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU .......................................................... 70
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ..................................................... 72
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=300) ............. 32
Bảng 3.2: Đặc điểm về kinh tế-xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=300) .................. 33
Bảng 3.3: đặc điểm về hành vi của đối tượng nghiên cứu (n=300) .............................. 34
Bảng 3.4: đặc điểm về tình trạng bệnh THA của đối tượng nghiên cứu (n=300) ........ 37
Bảng 3.5: Đặc điềm về tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu (n=300): ..... 38
Bảng 3.6 đặc điểm về tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu (n=300)..................... 39
Bảng 3.7: Đặc điểm về triệu chứng RLTC của đối tượng nghiên cứu (n=300) ........... 40
Bảng 3.8. điểm rối loạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=300) ......................... 41
Bảng 3.4.1. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm thông tin cá nhân của đối
tượng (n=300) ............................................................................................................... 42
Bảng 3.4.2. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm kinh tế - xã hội của đối
tượng (n=300): .............................................................................................................. 43
Bảng 3.4.3. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các hành vi nguy cơ của đối tượng
(n=300) .......................................................................................................................... 45
Bảng 3.4.4. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng bệnh THA của đối tượng:
....................................................................................................................................... 46
Bảng 3.4.5. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan với tình trạng
sức khỏe của đối tượng: ................................................................................................ 47
Bảng 3.4.6. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm về tuân thủ điều trị của
đối tượng: ...................................................................................................................... 48
Bảng 3.4.7. Mô hình hồi quy đa biến giữa các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm:
....................................................................................................................................... 50
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI

CES-D Center for Epidemiological Studies-Depression Scale (Bộ công


cụ đánh giá trầm cảm CES-D)

DALYs Disability Adjusted Life Years (Số năm sống hiệu chỉnh theo tàn
tật)

DSM-V Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorder 5th edition
(Sổ tay hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
tập 5)

HA Huyết áp

HATT Huyết áp tâm thu

HATTr Huyết áp tâm trương

KTC Khoảng tin cậy

JNC-8
The Eighth Joint National Committee (Uỷ ban liên quốc gia lần
thứ 8)
RLTC Rối loạn trầm cảm

TCYTTG
Tổ chức y tế thế giới
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh

THA Tăng huyết áp

PHQ-9 Patient Health Questionnaire-9 (Thang đo rối loạn trầm cảm 9 câu
hỏi)

YDLs Years Disability Lost (Số năm sống mất đi do tàn tật)

YLLs
Years Lost Life (Số năm sống mất di do tử vong)
Tóm tắt khóa luận: Đặt vấn đề: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là
một bệnh mạn tính với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng và đang trở thành mối quan
tâm hàng đầu của nền Y học Thế giới. Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu trong số các
nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu và trên nhóm bệnh nhân tim mạch trầm
cảm thường phổ biến hơn so với nhóm bệnh nhân mắc các bệnh khác. Tại Việt Nam
theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5454 người trưởng thành
(từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc mắc tăng
huyết áp. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở
bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương TP.
HCM năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
trên 300 bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nguyễn Tri
Phương, bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Sử dụng thang đo PHQ-9
để đánh giá trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp. Nhập liệu bằng Epidata 3.1 và phân
tích bằng Stata 14.0. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi, dân tộc Kinh,
không theo tôn giáo, trình độ học vấn chủ yếu dưới cấp II, làm nghề nội trợ, điều kiện
kinh tế trung bình, đã kết hôn và đang sống chung với người thân. Gia đình hòa thuận.
Đa số có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm, kiểm soát huyết áp tốt, tuân thủ điều trị. Tỷ lệ
trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 19,6%. Kết luận: Có mối liên quan giữa
nhóm tuổi, tình trạng sống chung, hút thuốc lá, tiền sử gia đình THA, chế độ ăn nhạt có
ý nghĩa thống kê đến rối loạn trầm cảm tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với những đối tượng
không có những đặc tính này.
Từ khóa: rối loạn trầm cảm, tăng huyết áp, bệnh viện Nguyễn Tri Phương
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng
và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền Y học Thế giới [9]. Năm 2000, theo
ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA
và con số này được ước tính là vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025. Theo thống kê
năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5454 người trưởng thành (từ 25 tuổi
trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc mắc THA [1].
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trầm cảm đang là mối nguy hiểm hàng đầu
cho bệnh tật trên toàn thế giới. Từ năm 2005 đến 2015 số người mắc bệnh trầm cảm đã
tăng lên hơn 300 triệu người trên toàn cầu (tăng hơn 18%). Trong đó, chưa một nửa số
người mắc bệnh được điều trị vì họ sợ hãi sự phân biệt đối xử, kỳ thị từ mọi người xung
quanh. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc trưng bởi cảm giác buồn bã kéo dài và
mất hứng thú với các hoạt động, trong ít nhất hai tuần, kèm theo các triệu chứng về thể
chất và tâm lý như giấc ngủ bị xáo trộn hoặc thèm ăn, giảm khả năng tập trung, cảm
giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp. Những người mắc bệnh trầm cảm nặng có thể tự
làm hại mình và cố tự tử [46]. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, số lần khám của bệnh nhân
mắc các rối loạn trầm cảm chiếm 23,1% số lần bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại
trú, trong đó nữ chiếm 68,2% (6 tháng đầu năm 2013) [15].
Một nghiên cứu “Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú ở bệnh
viện Nguyễn Tri Phương” của tác giả Lý Thị Phương Hoa năm 2010 được thực hiện
trên 151 bệnh nhân THA cho kết quả có 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm là vấn đề phổ biến hiện nay, và có ảnh hưởng lâu dài lên chất lượng
cuộc sống, nghề nghiệp, và sức khỏe tim mạch [46]. Nhiều nghiên cứu tại nước ngoài
đã chỉ ra có mối liên quan đáng kể giữa trầm cảm với các yếu tố hành vi như môi trường
sống, hút thuốc lá, lối sống ít vận động. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển rối loạn trầm cảm
ở bệnh nhân THA không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lối sống mà còn ở các khía
cạnh khác như như tiền sử gia đình, trình độ học vấn, tuân thủ điều trị bệnh [30, 50]. Cơ
chế bệnh sinh giữa trầm cảm và bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng được
cho là có mối liên hệ hai chiều về mặt hóa sinh, hormone - thần kinh [23]. Bệnh nhân
2

tim mạch nguy cơ cao sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn nhóm còn lại và ngược lại trầm
cảm lại là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch trong đó có THA [27, 41].
Hiện nay, tuy rối loạn trầm cảm và THA đang là mối quan tâm hàng đầu của các
nền y học trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhưng nghiên cứu để tìm ra mối liên quan
giữa rối loạn trầm cảm đối với bệnh THA tại Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, từ những
thông tin trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan
ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri Phương”.

Câu hỏi nghiên cứu


1. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri
Phương năm 2019 là bao nhiêu?
2. Có hay không mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố đặc điểm dân số, đặc
điểm kinh tế - xã hội, sự hỗ trợ từ gia đình, đặc điểm hành vi, tuân thủ điều trị và tình
trạng bệnh lý của bệnh nhân THA?

Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh
nhân THA đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri Phương năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại BV
Nguyễn Tri Phương năm 2019.
2. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và đặc điểm dân số.
3. Xác định mối liến quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và đặc điểm kinh tế
- xã hội.
4. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và sự hỗ trợ từ gia
đình.
5. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và đặc điểm hành
vi.
6. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và tình trạng bệnh.
3

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm dân số

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Dân tộc

- Tôn giáo
Đặc điểm kinh
- Trình độ học tế - xã hội
vấn.
- Nghề nghiệp
Đặc điểm
hành vi - Điều kiện kinh
tế
- Hành vi lối TRẦM CẢM
sống - Tình trạng hôn
nhân
- Hành vi Ở BỆNH NHÂN
tuân thủ điều - Tình trạng
trị THA sống chung

- Hành vi khi - Mối quan hệ


biết mình bị trong gia đình
bệnh
Tình trạng bệnh - Mức độ quan
tâm
- Thời gian phát
hiện bệnh

- Thời gian điều


trị

-Tiền sử gia đình

- Bệnh kèm theo


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN


1.1. Tổng quan về bệnh THA:
1.1.1 Định nghĩa:
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu
đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. HA được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản
của động mạch [45].
Ở trên cùng một người, trị số HA đã có những thay đổi theo giờ trong ngày (trị
số HA thường có xu hướng tăng vào buổi sáng và thấp vào ban đêm), theo phản ứng của
cơ thể lúc ngủ, khi có stress, sau ăn no. Ngoài ra HA còn thay đổi theo giới tính, chủng
tộc, tuổi (HA tâm thu có thể tăng 5 mmHg cho mỗi 10 năm, trong khi HA tâm trương
lại không đổi. Vì vậy khó có tiêu chuẩn cho từng cá thể (phù hợp dân tộc, giới tính, lứa
tuổi, xã hội họ đang sinh hoạt) [7].
Theo “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2018” của hội Tim
mạch Việt Nam và phân hội THA Việt Nam theo JNC 8.
THA là khi đo HA phòng khám có HA tâm thu ≥ 140mmHg và / hoặc HA tâm
trương ≥ 90mmHg [18].
Bảng 1.1. Định nghĩa THA
HA Tâm Thu HA Tâm Trương
HA phòng khám ≥ 140 mmHg và/ hoặc ≥ 90 mmHg
HA liên tục
Trung bình ban ≥ 135 mmHg và/hoặc ≥ 85 mmHg
ngày (hoặc lúc
thức)
Trung bình ban ≥ 120 mmHg và/hoặc ≥ 70 mmHg
đêm (hoặc lúc ngủ)
Trung bình 24h ≥ 130 mmHg và/hoặc ≥ 80 mmHg
Huyết áp trung ≥ 135 mmHg và/hoặc ≥ 85 mmHg
bình tại nhà
5

Bảng 1.2: Phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám (mmHg).
HA Tâm Thu HA Tâm Trương
Tối ưu <120 Và <80
Bình thường ** 120 – 129 và/hoặc 80 – 84
Bình thường cao 130 – 139 và/hoặc 85 – 89
**
THA độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99
THA độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109
THA độ 3 ≥180 và/hoặc ≥ 110
THA tâm thu đơn ≥140 Và ≤ 90
độc

*Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương
cao nhất.
THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT
**Tiền tăng huyết áp: khi HA tâm thu > 120 -139 mmHg và HA tâm trương >
80 - 89 mmHg.
1.1.2. Yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá, thuốc lào
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích
thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA, nhiều nghiên cứu cho thấy hút
một điếu thuốc lá có thể làm THA tâm thu lên tới 11 mmHg và HA tâm trương lên 9
mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy nếu không hút thuốc lá cũng là biện pháp
phòng bệnh THA [2].
Tiểu đường
Ở người bị tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với người không
bị tiểu đường. Khi có cả THA và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu
lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần [2].
Rối loạn lipid máu
6

Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Nồng độ
cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần
làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể.
Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây THA. Vì vậy cần ăn
chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng
[2].
Tiền sử gia đình có người bị THA
Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có thể có yếu tố di truyền.
Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này
nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị THA càng cần
phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ [2].
Tuổi cao
Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ
vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao
hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần. Để phòng bệnh THA thì mỗi người cần có một
lối sống lành mạnh mới làm chậm quá trình lão hóa và gián tiếp phòng bệnh THA [2].
Thừa cân, béo phì
Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh THA, người béo phì hay người
tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh HA vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và
luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời
cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây THA [2].
Ăn mặn
Người dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn nhiều so với những người
ở đồng bằng và miền núi. Nhiều chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống THA
bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh.
Chế độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh THA
[2].
Uống nhiều bia, rượu
Uống rượu, bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và
bệnh THA nói riêng. Ngoài ra, uống rượu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn
7

thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây THA.Vì vậy, không nên uống quá
nhiều rượu, bia để phòng bệnh THA [2].
Ít vận động thể lực (lối sống tĩnh tại)
Lối sống tĩnh tại cũng được coi là một nguy cơ của bệnh THA. Việc vận động
hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh
tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [2].
Có nh iều stress (căng thẳng, lo âu quá mức)
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp
tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm động
mạch bị co thắt dẫn đến THA. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập,
kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Có
như vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng thời cũng chính là phòng bệnh THA
[2].
1.1.3. Tình hình THA tại Việt Nam và Thế Giới
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam, hiện thế
giới có khoảng 1 tỷ người bị THA. Dự kiến, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên khoảng
1,56 tỷ người [13]. Theo WHO cho rằng, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh
tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh HIV/AIDS,
sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì THA và biến chứng của bệnh trên 9
triệu người.
Còn tại Việt Nam hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA. Điều
đáng nói là, tỷ lệ người mắc THA gia tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, nếu như năm
2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA thì đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 25,4%.
Đến năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị THA. Đáng chú
ý, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm 33%
tổng số ca tử vong trên cả nước. Hầu hết người bị THA không có biểu hiện triệu chứng
gì và thậm chí không biết mình bị bệnh [9].
Ước tính tổng số người lớn bị THA năm 2000 là 972 triệu, 333 triệu ở các nước
phát triển kinh tế và 639 triệu ở các nước đang phát triển kinh tế. Số người lớn bị THA
năm 2025 được dự đoán sẽ tăng khoảng 60% lên tổng cộng là 56 tỷ người. Theo WHO
8

năm 2008 toàn thế giới có khoảng 1 tỷ người bị THA, chiếm 40% dấn số trong nhóm từ
25 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc cao nhất ở Châu Phi 46%, thấp nhất ở Châu Mỹ 35% [45].
1.2. Tổng quan về rối loạn trầm cảm:
1.2.1. Khái niệm:
Rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi buồn bã, mất hứng thú hoặc khoái cảm,
cảm giác tội lỗi hoặc tự ti thấp kém, giấc ngủ bị xáo trộn hoặc cảm giác thèm ăn, mệt
mỏi và kém tập trung. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả
năng hoạt động cá nhân tại nơi làm việc, trường học hoặc đối phó với đời sống hàng
ngày. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử [47].
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm:
Hiện nay DSM-V đang là tiêu chuẩn mới nhất để các bác sĩ chẩn đoán trầm cảm
trên lâm sàng, gồm:
A. Có ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau trong vòng 2 tuần và phải có sự thay đổi so
với trước đó, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng: (1) khí sắc trầm cảm hoặc (2)
mất hứng thú.
Chú ý: Không được tính vào tiêu chuẩn chẩn đoán nếu đã biết chắc chắn triệu
chứng đó do một bệnh lý khác gây ra.
1. Khí sắc trầm cảm trong cả ngày và hầu như mỗi ngày, do người bệnh kể lại (ví
dụ: cảm thấy buồn, trống trải, mất hi vọng) hoặc do người xung quanh thấy (ví dụ như:
khóc). Ở trẻ em và trẻ vị thành niên có thể có thêm triệu chứng cáu gắt, giận dỗi.
2. Giảm sự hứng thú và hài lòng với hầu hết các hoạt động trong ngày và gần như
mỗi ngày.
3. Giảm cân có ý nghĩa nhưng không phải do ăn kiêng (giảm hơn 5% trọng lượng
cơ thể trong 1 tháng), tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng mỗi ngày (ở trẻ em thì không
tăng cân theo tiêu chuẩn bình thường).
4. Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như mỗi ngày.
5. Kích động hoặc chậm chạp hơn gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi mọi
người xung quanh).
6. Mệt mỏi hoặc mất nghị lực gần như mỗi ngày.
7. Cảm thấy mình vô dụng hoặc tội lỗi (có thể là hoang tưởng) hầu như mỗi ngày.
9

8. Giảm tập trung hoặc quyết đoán gần như mỗi ngày.
9. Suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử hoặc tổn hại cơ thể mình.
B. Về lâm sàng, các triệu chứng này gây sự khó chịu hoặc suy giảm chức năng nghề
nghiệp, xã hội.
C. Giai đoạn này không liên quan đến sử dụng thuốc hay trị liệu.
Chú ý: Tiêu chuẩn A – C tiêu biểu cho giai đoạn trầm cảm nặng.
D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm không liên quan đến bệnh rối loạn tâm thần,
loạn thần khác.
E. Chưa bao giờ có một giai đoạn hưng cảm.
Chú ý: Trừ mục E, không tính giai đoạn giống hưng cảm hoặc giống hưng
cảm nhẹ, gây ra bởi một chất hoặc do tác dụng sinh lý của một giai đoạn
trị liệu [44]
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ chính có thể gây ra trầm cảm
Do sang chấn tâm lý
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm. Các sang chấn
tâm lý có thể đến từ bên ngoài cơ thể như những mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, công
việc... hoặc cũng có thể đến từ bên trong cơ thể như bị các bệnh nặng, nan y (HIV-AIDS,
ung thư...) [12].
Do bệnh thực thể ở não
Như chấn thương sọ não, viêm não, u não... Những rối loạn và tổn thương cấu
trúc não này làm giảm ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể, chỉ cần một stress nhỏ cũng
có thể gây ra các rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm [12].
Do sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần
Một số các chất có tác động lên thần kinh của con người có khả năng gây ra trạng
thái trầm cảm ở người sử dụng. Giai đoạn đầu người sử dụng sẽ có cảm giác sảng khoái,
hưng phấn nhưng sau đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút
và ức chế các hoạt động tâm thần. Điều này thường gặp ở người sử dụng các chất như:
heroin, thuốc lắc, rượu, thuốc lá [12].
Nguyên nhân nội sinh
10

Do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như Serotonin,
Noradrenalin... thường là dẫn đến trầm cảm nặng, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát,
kèm theo các rối loạn loạn thần như hoang tưởng bị tội, ảo thanh sai khiến tự sát... Loại
trầm cảm này điều trị rất khó khăn và thường dễ tái phát [12].
1.2.4. Tình hình trầm cảm tại Việt Nam và Thế Giới:
Theo TS Dương Minh Tâm, trưởng phòng rối loạn liên quan stress, viện sức khoẻ
tâm thần cho biết, nếu như 15 năm trước mỗi ngày cả viện chỉ có 1-2 bệnh nhân đến
khám thì đến nay con số đã lên tới 200, trong đó có khoảng 50 bệnh nhân đến khám và
điều trị trầm cảm. Bổ sung cho những con số của TS Dương Minh Tâm, PGS.TS Nguyễn
Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần thông tin thêm, hiện có khoảng 30%
dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó 25% mắc trầm cảm và độ tuổi mắc bệnh
phổ biến nhất là từ 18-45 tuổi do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng
đáng sống [10]. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tiếp nhận từ 700-
1200 BN đến khám ngoại trú, trong đó có khoảng 12-20% bệnh nhân mắc bệnh trầm
cảm. Ở nữ giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của YLDs (chiếm 29% trong tổng
số YLDs), năm 2008, tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam là 12,3 triệu DALYs, trong
số những người từ 15 đến 44 tuổi, trầm cảm chiếm tỷ lệ 13% tổng số DALYs [36].
Theo WHO, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 300
triệu người bị ảnh hưởng. Nó có thể khiến người mắc bị ảnh hưởng rất nhiều và hoạt
động kém trong công việc, ở trường và trong gia đình. Ở mức tồi tệ nhất, trầm cảm có
thể dẫn đến tự tử. Gần 800000 người chết vì tự tử hàng năm. Tự tử là nguyên nhân hàng
đầu thứ hai gây tử vong ở trẻ 15-29 tuổi [48]. Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu
(GBD) do WHO khởi xướng vào những năm 1990 cho thấy các rối loạn trầm cảm chiếm
3,7% tổng số DALYs và 10,7% tổng số YLDs. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GBD
(2000) của WHO năm 2001 cho thấy trầm cảm chiếm 4,46% tổng số DALYs và 12,1%
tổng số YLDs. Điều này rõ ràng làm nổi bật một xu hướng gia tăng gánh nặng bệnh tật
thứ phát sau trầm cảm. Ở khu vực Đông Nam Á, 11% DALYs và 27% YLDs được quy
cho bệnh lý thần kinh, trong đó có trầm cảm [38].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân THA:
Giới tính
11

Nghiên cứu về sự khác biệt về giới tính trong mối liên quan giữa các triệu chứng
trầm cảm với huyết áp của một nhóm tình nguyện viên sống trong cộng đồng tại bệnh
viện bệnh viện Harbor ở Baltimore, Maryland cho thấy có sự khác biệt về giới tính được
ghi nhận trong mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và HA. Cụ thể, phụ nữ có khả năng
mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Tuy nhiên, mô hình tuổi này khác nhau
giữa hai giới: cho đến 45 tuổi, nam nhiều hơn nữ bị THA, nhưng sau 64 tuổi, phụ nữ
nhiều hơn nam bị THA [31].
Ở một nghiên cứu khác tại Việt nam của tác giả Lý Thị Phương Hoa xác định tỷ
lệ trầm cảm trên 151 bệnh nhân THA tại BV Nguyễn Tri Phương cho thấy. Có 26,5%
bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm trong đó nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam (Nữ:
39,4% và Nam:15%) [6].
Tuổi
Ở một nghiên cứu điều tra tỷ lệ trầm cảm không được chẩn đoán và các yếu tố
nguy cơ liên quan ở 321 bệnh nhân THA đang theo dõi tại một phòng khám chăm sóc
sức khỏe đại học ở Nepal năm 2015 cho thấy: Đối với bệnh nhân bị trầm cảm kèm THA
(BDI ≥ 20) thì độ tuổi từ 25 - 44 là 11%, 45 - 64 tuổi là 11% và > 64 tuổi là 29%. Qua
đó cho thấy trầm cảm đi kèm THA ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi là cao nhất [34].
Một nghiên cứu ở những bệnh nhân cấp cứu tại 16 trung tâm lâm sàng về THA
tâm thu cho thấy. Trong số những người cao tuổi, nguy cơ tử vong và đột quỵ hoặc nhồi
máu cơ tim đáng kể có liên quan đến sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm theo thời gian
[42].
Tình trạng hôn nhân
Nghiên cứu “Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở những người cao tuổi bị THA
sống tại nhà ở Trung Quốc” cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi bị THA cao hơn
chưa lập gia đình. Những người sống ở nông thôn chủ yếu là nông dân với trình độ học
vấn thấp và thu nhập thấp. Sức khỏe và tình trạng tinh thần kém khiến họ dễ bị trầm
cảm. Hơn nữa, bệnh nhân THA cao tuổi đã ly dị hoặc góa thường cảm thấy cô đơn và
cô lập và ít sẵn sàng giao tiếp với người khác, làm tăng khả năng trầm cảm. Những sự
kiện không may trong cuộc sống làm cho những cảm xúc tiêu cực ở người già, và giấc
12

ngủ kém cũng dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Mất khả năng tinh thần và thể chất làm tăng
sự cô đơn ở người già, và làm tăng các triệu chứng trầm cảm [29].
Trình độ học vấn
Một nhóm tác giả nghiên cứu phân tích dữ liệu từ khảo sát khám sức khỏe và
dinh dưỡng quốc gia đầu tiên (NHANES I), nghiên cứu theo dõi dịch tễ học (NHEFS)
(1971 –
1984) cho thấy đàn ông và phụ nữ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha ở độ tuổi 45 -
64 với trình độ học vấn dưới 12 năm không có nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn so với
các đối tác có trình độ học vấn cao hơn [25].
Tuy nhiên vẫn chưa ghi nhận khảo sát nào đề cập đến vấn đề trình độ học vấn ở
bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát để
rõ hơn về yếu tố này.
Nghề nghiệp
Nhóm những người có nghề nghiệp khác nhau có nguy cơ mắc rối loạn trầm
cảmkhác nhau được thể hiện qua nghiên cứu của Lina cho rằng những người có nghề
nghiệp có tỷ lệ mắc trầm cảm thấp hơn những người không có nghề nghiệp 1,53 lần
[29].
Các nghiên cứu về nghề nghiệp ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân
THA vẫn còn ít. Vậy nên nghiên cứu này sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Kinh tế bản thân
Nghiên cứu của tác giả Lý Thị Phương Hoa năm 2010 đã chỉ ra có mối liên quan
giữa rối loạn trầm cảm và thu nhập cá nhân. Thu nhập của bệnh nhân cũng ảnh hưởng
đến mức độ trầm cảm, những bệnh nhân có thu nhập thấp có mức độ trầm cảm nhiều
hơn [6].
Mối quan hệ của bản thân
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân, mức độ quan tâm của người
thân, mối quan hệ trong gia đình hay tình trạng sống chung đều có khả năng ảnh hưởng
đến rối loạn trầm cảm [17].
Bệnh lý kèm theo
13

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA và
đái tháo đường” trên 216 bệnh nhân THA và Đái tháo đường đến khám tại bệnh viện
quận 2 cho thấy có 20,4% bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm kết hợp 2 bệnh trên [14].
Chẩn đoán sớm và điều trị dự phòng bệnh nhân bị trầm cảm nhằm mục đích thiết
lập các yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì, hút thuốc, THA, tăng lipid máu và tiểu
đường là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều bác sĩ Na Uy. Các
hướng dẫn mới của Na Uy về phòng ngừa bệnh tim mạch nguyên phát cá nhân bao gồm
các tình trạng tâm lý xã hội, bao gồm trầm cảm, cần được đưa vào đánh giá nguy cơ t
mạch [26].
Hút thuốc lá
Theo số liệu nghiên cứu của trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) tiến hành
nghiên cứu từ năm 2005 đến 2008 cho thấy ở người trên 20 tuổi hút thuốc lá: 48% nữ
và 40% nam người bị trầm cảm nặng hút thuốc lá, trong khi ở người bình thường tỷ lệ
hút thuốc lá nữ 17% nữ, nam 25%. Hơn 1/2 người trầm cảm châm thuốc lá hút trong
thời gian 5 phút khi thức dậy. Tỷ lệ này người hút thuốc lá không bị trầm cảm chỉ có
30%.
Người trầm cảm hút thuốc lá nhiều gần gấp 2 lần (28% so với 15%) người hút
thuốc lá không bị trầm cảm. Số người này hút hơn một gói thuốc lá mỗi ngày. Ở tất cả
các nhóm tuổi, người bị trầm cảm hút thuốc đều ít khả năng bỏ hút hơn là người không
bị trầm cảm và người bị trầm cảm có khuynh hướng cố gắng thử hút thuốc lá nhiều hơn
người không bị trầm cảm [5].
Theo tìm hiểu trên thì hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến
THA. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nhiêu thì chưa rõ. Vì vậy, nghiên cứu sẽ khảo sát vấn đề này.
Sử dụng rượu bia
Sử dụng rượu, bia có ảnh hưởng đến trầm cảm ở những người có THA khi làm
tăng nguy cơ trầm cảm gấp 5,2 lần những người không sử dụng rượu, bia. Cả hai đều có
mối tương quan đáng kể [33].
Tái khám định kỳ, chi phí điều trị THA:
Tuy những nghiên cứu trước đây chưa nói đến vấn đề bệnh nhân có đi tái khám
đúng theo lịch hẹn của bác sĩ hay không và bệnh nhân cảm thấy chi phí điều trị THA là
14

có quá cao so với điều kiện kinh tế của bản thân hay không. Nhưng chúng tôi muốn đưa
vào nghiên cứu này vì đôi khi tâm lý bản thân bệnh nhân cảm thấy miễn cưỡng, chán
nản hay cảm thấy căng thẳng, lo âu vì chi phí điều trị quá sức đối với họ.
1.3. Một số nghiên cứu về rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân THA
1.3.1 Nghiên cứu tại nước ngoài
Trong một nghiên cứu của Zhanzhan Li, Yanyan Li, và Yingyun Hu năm 2015
đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát để tóm tắt tỷ lệ phổ
biến của các triệu chứng trầm cảm ở người lớn bị THA từ nhiều nguồn dữ liệu PubMed,
Web of Knowledge, China National Knowledge Internet (CNKI), Wangfang, and
Weipu đã xác định được 41 nghiên cứu với tổng dân số 30.796 trong phân tích tổng hợp
hiện tại. Tỷ lệ trầm cảm tổng hợp ở bệnh nhân THA là 26,8% (khoảng tin cậy 95%)
trong đó: đối với nam 24,6%, KTC 95%, đối với nữ 24,4%, KTC 95%; Đối với Trung
Quốc: 28,5% (KTC 95%); đối với khu vực khác (22,1%, KTC 95%); đối với cộng đồng:
26,3% (KTC 95%), đối với bệnh viện: 27,2% (KTC 95%). Kết quả cho thấy trầm cảm
ở bệnh nhân THA làm cho tình trạng sức khỏe kém hơn, bao gồm chất lượng cuộc sống
thấp hơn, tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn. Người bị trầm cảm có thể bị thiếu chức năng
vai trò trong nghề nghiệp và xã hội. Bệnh nhân THA bị trầm cảm sẽ dễ dàng phát triển
các triệu chứng trầm cảm hơn. Mặc dù trầm cảm kết hợp với THA có thể tác động tiêu
cực đến chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng vẫn chưa có đủ dữ
liệu để chứng minh rằng sàng lọc trầm cảm ở bệnh nhân THA có thể có tác dụng tích
cực trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng và sức khỏe thể chất [34].
Tuy nhiên, ở nghiên cứu này thực hiện với mẫu khá lớn, đại diện, cũng như có
sự so sánh giữa các khu vực, sử dụng nhiều tiêu chí để đưa ra được tỷ lệ chính xác mang
tính đại diện.
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Xiuli Song, Zhong Zhang, and Xiaohong Ma
trên 2 nhóm bệnh nhân: Bệnh nhân bị THA và trầm cảm (n = 147) và bệnh nhân THA
đơn thuần (n = 147) nhằm xác định mối liên quan giữa trầm cảm và xét nghiệm máu
dựa trên 12 chỉ số bao gồm nhiệt độ, creatine kinase, albumin, hydroxybutyrate
dehydrogenase , nitơ urê máu , axit uric, creatinine, cholesterol, tổng protein, mạch và
hô hấp với ý nghĩa thống kê được đặt ở P <0,5. Kết quả cho thấy có mối liên quan quan
15

trọng được xác định giữa trầm cảm và xét nghiệm máu. Cách này có thể hữu ích cho
chẩn đoán lâm sàng về trầm cảm, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác minh vai trò của
các dấu hiệu này trong chẩn đoán trầm cảm [21].
Nghiên cứu “Trầm cảm làm tăng nguy cơ THA không kiểm soát được” của tác
giả Alberto Francisco Rubio-Guerra và cộng sự trên 40 bệnh nhân THA đang điều trị hạ
huyết áp để xác định xem trầm cảm có ảnh hưởng đến kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân
THA hay không. Trong số 40 bệnh nhân, 23 người bị trầm cảm và 21 trong số 23 người
này kiểm soát huyết áp kém. Huyết áp trung bình ở bệnh nhân trầm cảm có kiểm soát
huyết áp kém là 158/89 mmHg và huyết áp trung bình ở bệnh nhân không bị trầm cảm
và kiểm soát huyết áp tốt là 125/77 mmHg. RR đối với THA không kiểm soát ở bệnh
nhân trầm cảm là 15,5. Kết quả cho thấy trầm cảm là một đặc điểm phổ biến ở những
bệnh nhân bị THA không kiểm soát được, điều này có thể góp phần kiểm soát kém.
Sàng lọc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân THA là một công cụ đơn giản và hiệu quả, có thể
cải thiện kết quả và nên được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân THA. Tuy nhiên tác giả
chưa có mô tả rõ về phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và chưa nêu rõ các
mối liên quan khác, mặt khác cỡ mẫu của nghiên cứu nhỏ, do đó khó đánh giá kết quả
của nghiên cứu [40].
Nghiên cứu của Cilia Mejia-Lancheros, Ramón Estruch cùng cộng sự trên 5954
bệnh nhân THA nhằm phân tích xem liệu trầm cảm có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát
huyết áp ở những người THA có nguy cơ tim mạch cao hay không. Kết quả cho thấy có
15,6% bị trầm cảm và trong số những bệnh nhân THA có nguy cơ tim mạch cao, huyết
áp được kiểm soát tốt hơn là ở những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Tuy
nhiên nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang chưa khảo sát được nguyên nhân đồng
thời chẩn đoán trầm cảm thông qua sử dụng thuốc trầm cảm của bệnh nhân [32].
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu “Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú ở bệnh viện
Nguyễn Tri Phương” của tác giả Lý Thị Phương Hoa và Võ Tấn Sơn năm 2010. Nghiên
cứu mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân THA cho kết quả 26,5% bệnh nhân THA có
biểu hiện trầm cảm. Qua khảo sát cho thấy có sự liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học
vấn, thu nhập cá nhân với mức độ trầm cảm. Cụ thể nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam.
16

Nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao: từ 18 – 29 (66,7%), so với nhóm tuổi từ 30 – 49 là


22,2%, nhóm 50 – 70 là 26,1%. Trình độ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn. Thu nhập cá
nhân thấp bị trầm cảm nhiều hơn, 80% bệnh nhân thu nhập dưới 10 triệu đồng/1 năm bị
trầm cảm, và 19,8% bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng/1năm bị trầm cảm [6].
Tuy nhiên, khảo sát này được thực hiện ở thời gian cách đâu khá lâu và nghiên
cứu chưa đề cập đến các yếu tố nguy cơ như: Tình trạng hôn nhân, sử dụng rượu bia,
chất kích thích, hút thuốc lá. Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến bệnh nhân
THA có trầm cảm là bao nhiêu.
Một nghiên cứu khác của tác giả Bùi Thị Thúy Vân nghiên cứu “Rối loạn trầm
cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA tai phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện
quận 2 TP Hồ Chí Minh năm 2017”. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 300 bệnh nhân
THA đến khám cho kết quả có 24,3% bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm. Những
người không sống cùng chồng/vợ có tỷ lệ trầm cảm bằng 1,62 lần so với những người
đang sống cùng chồng/vợ. Thời gian điều trị THA từ 5 năm trở lên có tỷ lệ mắc rối loạn
trầm cảm gấp 2,04 lần so với người có thời gian điều trị dưới 5 năm. Người không kiểm
soát HA có tỷ lệ rối loạn trầm cảm tăng 1,88 lần so với những người có kiểm soát HA.
Có mối liên quan khuynh hướng giữa mức độ quan tâm của người thân và rối loạn trầm
cảm. Mức độ quan tâm càng giảm thì tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm càng tăng. Có sự liên
quan giữa tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn thấp, mức độ quan tâm, thời gian điều
trị THA, kiểm soát HA với rối loạn trầm cảm [17].
1.4. Thang đo rối loạn trầm cảm PHQ-9:
STT Công cụ Tác giả, năm Mô tả Nghiên cứu
tạo lập tính tin cậy,
giá trị
1 Center for Laurie Gồm 20 câu Cronbach’s
epidemiologic Radloff, 1977 hỏi, mỗi câu trả α=0.85-0.94
study lời tương ứng (Nghiên cứu
depression từ 0-3 điểm, tại Canada
scale (CES-D) tổng điểm dao 2013)
[37] dộng từ 0-60
17

điểm. Không
trầm cảm, trầm
cảm tương ứng
<16, ≥16 điểm.
2 The Zung Self- William W. K. Gồm 20 câu Cronbach’s
rating Zung, MD hỏi với 4 lựa α=0,81
Depression 1965 [49] chọn tương
Scale (Zung) ứng điểm số 1,
2, 3, 4.
Ngưỡng trầm
cảm là ≥ 50
điểm.
3 Beck Aaron T. Beck Gồm 21 câu Cronbach’s
Depression và cộng sự hỏi đánh giá α=0.79-0,90
Inventery 1961 [27] triệu chứng .
(BDI) phân loại theo
4 mức độ:
Không trầm
cảm, trầm cảm
nhẹ, trầm cảm
trung bình,
trầm cảm nặng
lần lượt tương
ứng với số
điểm <10, 10-
18, 19-29, 29-
63.
4 Depreesion Lovibond, Gồm 7 câu hỏi Cronbach’s
Anxiety Stress 1995 [43] đánh giá phân α=0,70-0,88
Scale (DASS) loại trầm cảm
18

theo 5 mức độ:


Bình thường,
nhẹ, vừa, nặng,
rất nặng lần
lượt theo số
điểm tương
ứng <5, 5-7, 7-
10, 11-14, >14
điểm.
5 The Patient Robert L. Gồm 9 câu hỏi α= 0,85. Độ
Health Spitzer; Kurt tự điền, dựa nhạy 75%. Độ
Questionnaire Kroenke vào các tiêu đặc hiệu 90%
(PHQ-9) ; Janet chuẩn chẩn
Williams, đoán trầm cảm
DSW. của DSM-IV.
[39] Điểm của các
câu hỏi dao
động từ 0
(không có), 1
(vài ngày), 2
(hơn một nửa
số ngày), và 3
(hầu như hàng
ngày). Ngưỡng
trầm cảm là ≥
10 điểm.
Hiện nay, có rất nhiều thang đo để đánh giá về vấn đề sức khỏe tâm thần trong
đó có thang đo về trầm cảm. Trong đó có thang đo PHQ-9 (Patient Health Questionnaire-
9) được phát triển bởi Đại học Colombia, Hoa Kỳ vào năm 1999 là một bảng gồm 9 câu
hỏi tự điền, dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM-IV. Tổng điểm dao
19

động từ 0 đến 27. Đánh giá tần suất các triệu chứng trầm cảm trong 2 tuần chia làm 4
cấp độ: Không có, vài ngày, hơn một nửa số ngày, hầu như hàng ngày. Điểm càng cao
mức độ trầm cảm càng nặng. Phân loại trầm cảm theo các mức độ Bảng PHQ-9 được sử
dụng như là một công cụ kép, vừa phát hiện trầm cảm và vừa phản ánh được mức độ
nặng của trầm cảm. Có chức năng như một công cụ sàng lọc, hỗ trợ chẩn đoán trên bệnh
nhân. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng thang đo PHQ-9 là một công cụ nghiên cứu đầy
hứa hẹn, có khả năng đưa ra phân loại triệu chứng trầm cảm tự đánh giá ở tuổi vị thành
niên, kèm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng được ghi nhận bởi các điểm số liên tục,
đồng thời cũng tương ứng với tiêu chí DSM-5 gần đây. Khả năng đáp ứng với các tiêu
chuẩn chẩn đoán Rối loạn trầm cảm độ đặc hiệu là 95% [24].
Ngoài ra, các chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn về rối loạn trầm cảm, PHQ-9
cũng là một biện pháp đáng tin cậy và hợp lệ về mức độ trầm cảm. Những đặc điểm này
cộng với sự ngắn gọn của nó làm cho PHQ-9 trở thành một công cụ nghiên cứu hữu ích.
Có độ nhạy 88% và độ đặc hiệu 88% đối với trầm cảm chính với chỉ Cronbach’s là 0,89
[28].
Tại Việt Nam, theo BS. Nguyễn Minh Quân bảng PHQ-9 tập trung vào 9 tiêu
chuẩn của rối loạn trầm cảm do vậy được áp dụng cho trầm cảm thực sự. Bảng câu hỏi
PHQ-9 được chứng minh là nhạy và đặc hiệu để chẩn đoán trầm cảm thực sự, từng được
sử dụng thành công tại các khoa tim mạch [16].
Vì vậy trong nghiên cứu này quyết định sử dụng bộ câu hỏi PHQ-9 để xác định
tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân THA.
1.4. Một số đặc điểm của đơn vị tiến hành nghiên cứu
Vào năm 1903, một Trạm y tế khiêm tốn với chỉ một Đông y sĩ chuyên chữa trị
miễn phí cho cộng đồng người Hoa đã đựơc hình thành tại địa điểm này. Năm 1919 trạm
được xây dựng qui mô lớn hơn với tên mới là Y viện Quảng Đông. Năm 1978 Y viện
Quảng Đông được công lập hóa theo chủ trương của Chính phủ và một thời gian sau
được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Năm 2003, BV đã chính thức được
công nhận là BV hạng I.
BV nay đã là một BV có 550 giường điều trị nội, ngoại trú; khoảng 20 khoa
phòng chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện mổ được các ca mổ siêu phẫu, đại phẫu, phẫu
20

thuật thần kinh; điều trị được hầu hết các loại bệnh, giảm tối đa tình trạng chuyển viện
và tỷ lệ tử vong hiện nay chỉ còn 1,25%. Hằng năm, bệnh viện điều trị nội, ngoại trú trên
432.000 lượt bệnh nhân, thu hút trên 80.000 người đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm
y tế [11].
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là nơi tập trung số lượng lớn bệnh nhân từ các
quận trung tâm thành phố như quận 5, 10, 1, 3 đa số là người có thu nhập cao cũng như
trình độ hiểu biết tốt. Nhưng áp lực công việc cao cũng như là làm việc nhiều dẫn đến
ít quan tâm chăm sóc đến sức khỏe. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu khảo sát xem tỷ lệ
bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm là bao nhiêu.
21

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu


Nghiên cứu cắt ngang.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019
Địa điểm: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2.3. Đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Dân số mục tiêu
Bệnh nhân THA đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2.3.2. Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân THA đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian
nghiên cứu được tiến hành.
2.3.3. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo một tỷ lệ của nghiên cứu mô tả cắt
ngang.
𝟐
𝐙𝟏−𝛂/𝟐 ×𝐩(𝟏−𝐩)
n= .
𝐝𝟐

Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu
Z(1-α/2)=1,96: Trị số từ phân phối chuẩn.
d=0.05 độ chính xác với khoảng tin cậy 95%
p: Trị số ước đoán tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA. Theo nghiên cứu của Lý Thị
Phương Hoa dựa trên thang đo PHQ-9, tỷ lệ trầm cảm là 26,5% [6]. Do đó, chọn p =
0,265.
Cỡ mẫu tính được theo công thức: n = 300.
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu
Sử dụng kĩ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Thời gian lấy mẫu là 4 tuần, với
số ngày thực hiện nghiên cứu là 5 ngày/tuần x 4 tuần= 20 ngày. Mỗi ngày chọn 300/20=
15 mẫu, mỗi ngày sẽ thực hiện khoảng 15 mẫu.
2.3.5. Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí đưa vào
22

- Có THA đã được chẩn đoán bởi bác sĩ điều trị ít nhất 6 tháng trước (dựa vào
tiền sử bệnh trong sổ khám bệnh của đối tượng) để đánh giá sự kiểm soát huyết áp.
- Tuổi từ 18 tuổi trở lên.
- Biết đọc, biết viết.
- Đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời điểm nghiên cứu được
tiến hành
-Đồng ý tham gia nghiên cứu tại thời điểm khảo sát.
Tiêu chí loại ra
- Bệnh nhân có rối loạn về tâm thần không có khả năng đọc hiểu câu hỏi hay
khiếm khuyết không thể trả lời.
- Phụ nữ mang thai.
- Bệnh nhân mắc các bệnh ảnh hưởng đến giao tiếp như: Câm, điếc.
- Bệnh nhân không trả lời đầy đủ các câu hỏi trong thang đo trầm cảm.
2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Trong quá trình thu thập mẫu, sổ khám bệnh của bệnh nhân được sử dụng để xác
định đúng đối tượng theo tiêu chí chọn vào, loại ra. phù hợp sẽ được loại ra. Các đối
tượng trên sẽ được giải thích rõ ràng về mục tiêu nghiên cứu, lợi ích, bất lợi, tính bảo
mật của thông tin để đối tượng hiểu rõ và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho
nghiên cứu.
Những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ có quyền từ chối tham gia
hay trả lời các câu hỏi bất cứ lúc nào và nếu đồng ý tham gia họ sẽ được yêu cầu ký vào
bản cam kết phỏng vấn. Phỏng vấn chỉ được bắt đầu khi người trả lời phỏng vấn đồng ý
tham gia vào nghiên cứu.
2.4. Thu thập dữ kiện:
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện
Nghiên cứu viên sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp được soạn sẵn và in ra,
tiến hành thu thập số liệu mặt đối mặt với đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương.
2.4.2. Công cụ thu thập
Sử dụng bộ câu hỏi in sẵn gồm:
- Thông tin về đặc điểm dân số.
23

- Thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe.


- Thông tin về gia đình – xã hội.
- Thông tin về hành vi nguy cơ.
- Thông tin về hoạt động thể lực.
- Bảng câu hỏi PHQ-9 về đánh giá trầm cảm.
2.4.3. Kiểm soát sai lệch thông tin
Thường do sai lệch từ hai nguồn là sai lệch thông tin người phỏng vấn và người
được phỏng vấn. Được khắc phục bằng cách:
Kiểm soát sai lệch thông tin từ người phỏng vấn:
- Liệt kê và định nghĩa rõ ràng cụ thể từng biến số.
- Thu thập thông tin đầy đủ, không bỏ sót, kiểm tra hoàn tất toàn bộ câu hỏi
khi thực hiện xong cuộc phỏng vấn.
- Sử dụng thang đo đã được lượng giá về độ tin cậy và tính giá trị.
- Bộ câu hỏi được phỏng vấn thử trên 20 đối tượng và hiệu chỉnh cho phù hợp
trước khi tiến hành khảo sát thật.
Kiểm soát sai lệch thông tin từ người được phỏng vấn:
- Khuyến khích bệnh nhân nói thật, không ép bệnh nhân phải trả lời.
- Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ
trả lời, cấu trúc bộ câu hỏi chặt chẽ.
2.4.4. Nghiên cứu thử
Bộ câu hỏi đươc nghiên cứu thử 20 bộ trên đối tượng bệnh nhân tăng THA sau đó sẽ
tiến hành kiểm tra và biên soạn lại nội dung cho phù hợp.
2.5. Xử lí dữ kiện
2.5.1. Liệt kê và định nghĩa các biến số:
Nhóm biến số nền:
Giới tính: Biến nhị giá với hai giá trị :
- Nam
- Nữ
Tuổi: Biến định lượng được tính bằng cách lấy năm 2019 trừ năm sinh theo dương lịch.
Nhóm tuổi:
24

Là biến số thứ tự
- <40 tuổi
- 40-49 tuổi
- 50-59 tuổi
- ≥ 60 tuổi
Dân tộc: Là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
- Kinh
- Khác
Tôn giáo: là biến số danh định gồm 4 gía trị:
- Không theo tôn giáo
- Phật giáo
- Thiên chúa giáo
- Khác
Trình độ học vấn: Dựa vào cấp bậc cao nhất mà bệnh nhân từng học, là biến số thứ tự
gồm 6 giá trị:
- Mù chữ: là tình trạng người không biết đọc biết viết.
- Biết đọc, biết viết: là người chưa từng đi học ở trường lớp nhưng có khả năng
nhận biết, hiểu, truyền đạt và viết ra chữ.
- Cấp 1: học từ lớp 1 đến lớp 5
- Cấp 2: học từ lớp 6 đến lớp 9
- Cấp 3: học từ lớp 10 đến lớp 12
- Trên cấp 3: là những người học trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau
đại học.
Đặc điểm kinh tế - xã hội gồm các biến số
Nghề nghiệp: Là việc làm chính của bệnh nhân, là biến số danh định gồm 7 giá trị:
- Công nhân: Làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy, sản xuất…
- Nông dân: Là những người tham gia sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, làm
rẫy…
- Nội trợ: Là những người không đi làm chủ yếu làm việc nhà, chăm sóc gia
đình…
25

- Buôn bán: Là công việc trao đổi hàng hóa nhằm thu lại lợi nhuận.
- Công nhân viên: Là những người làm việc ở các cơ quan nhà nước, văn phòng,
các tổ chức…
- Nghỉ hưu: Là những người đã nghỉ làm theo tuổi lao động của nhà nước.
- Nghề khác: Là những người không thuộc các ngành nghề trên.
Hoàn cảnh gia đình: Biến danh định gồm 3 giá trị:
- Sống một mình
- Sống cùng gia đình
- Khác: Đối với những người sống một mình nhưng không cùng với gia
đình.
Tình trạng hôn nhân của đối tượng: là biến số danh định gồm 4 giá trị:
- Độc thân
- Đã kết hôn
- Đã ly thân/ly dị
- Góa
Điều kiện kinh tế: Đánh giá dựa vào cảm nhận của đối tượng. Là biến số thứ tự gồm 5
giá trị:
- Rất nghèo
- Nghèo
- Cận nghèo
- Trung bình
- Khá giả
Sự hỗ trợ gia đình qua các biến số
Mối quan hệ trong gia đình: Dựa vào cảm nhận của bệnh nhân. Là biến danh định,
gồm 4 giá trị:
- Mâu thuẫn
- Bất đồng quan điểm nhưng vẫn giải quyết được
- Hòa thuận
- Khác
26

Mức độ quan tâm của người thân: Dựa theo cảm nhận của bệnh nhân. Là biến danh
định gồm 4 giá trị:
- Không
- Thỉnh thoảng
- Thường xuyên
- Khác
Biến số về yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá: Là tình trạng hút thuốc lá hiện tại của đối tượng nghiên cứu, bao gồm cả
thuốc lào, thuốc lá điện tử. Biến nhị giá, gồm 2 giá trị:
- Có
- Không
Hút thuốc lá mỗi ngày: là biến nhị giá có hai giá trị
- Có: khi bệnh nhân trả lời ngày nào bệnh nhân cũng hút.
- Không: bệnh nhân cso hút thuốc nhưng không thường xuyên.
Sử dụng rượu/bia: Là tình trạng có uống rượu/bia, chất cồn hiện
tại của đối tượng nghiên cứu. Biến nhị giá, gồm 2 giá trị
- Có: khi bệnh nhân trả lời nagyf nào bệnh nhân cũng hút.
- Không: bệnh nhân cso hút thuốc nhưng không thường xuyên.
Liều lượng sử dụng rượu/bia, chất cồn: là biến định lượng, do đối tượng nghiên cứu
trả lời theo số lượng từng loại đồ uống trong mỗi lần sử dụng theo tuần:
- ... lon/chai bia/1 lần/ tuần
- ... ml rượu/1 lần/ tuần
Tần suất uống rượu/bia: là biến số không liên tục, được xếp thành nhóm gồm:
Mỗi ngày
5 – 6 ngày/tuần
3 – 4 ngày/tuần
1 – 2 ngày/tuần
1 – 3 ngày/tháng
Ít hơn 1 ngày/tháng
Tập thể dục/chơi thể thao: Là biến nhị giá, gồm 2 giá trị:
27

- Có
- Không
Số ngày tập thể dục trong tuần: là biến nhị giá gồm giá trị:
≤ 5 ngày/tuần
≥ 5 ngày/tuần
Thời gian tập thể dục: là biến nhị giá gồm giá trị:
< 30 phút/ngày
≥ 30 phút/ngày
Sử dụng chất béo: là biến danh định có 3 giá trị:
- Dầu thực vật
- Mỡ động vật
- Cả 2
Tiền sử THA: Biến thứ tự gồm 3 giá trị
- Dưới 1 năm
- Từ 1 năm - 5 năm
- Trên 5 năm
Thời gian điều trị THA:
Là thời gian bệnh nhân bắt đầu điều trị tăng huyết áp sau khi được chẩn đoán đến
thời điểm hiện tại. (Tính bằng năm)
Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp:
Những người có quan hệ huyết thống trực tiếp với đối tượng nghiên cứu mắc
bệnh THA. Là biến số nhị giá gồm giá trị:
- Có
- Không.
Bệnh kèm theo: Là biến nhị giá có 2 giá trị
- Có
- Không.
Các bệnh mãn tính kèm theo:
Là tình trạng đối tượng đang có bệnh khác kèm theo xác định trên lời khai và sổ
khám bệnh của đối tượng là biến danh định gồm 5 giá trị:
28

Bệnh đái tháo đường: là biến số nhị giá gồm giá trị
- Có
- Không
Bệnh thận: là biến nhị giá có giá trị
- Có
- Không
Bệnh khớp: là biến nhị giá có 2 giá trị
- Có
- Không
Bệnh tim mạch: là biến nhị giá gồm có 2 giá trị
- Có
-Không
Bệnh khác: bệnh nhân trả lời (ghi rõ).
Uống thuốc THA: Là sự tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, là biến danh
định gồm 3 giá trị:
- Uống mỗi ngày
- Lúc uống lúc không
- Chỉ uống khi THA
Khó chịu khi uống thuốc: bệnh nhân cảm thấy mỗi lần uống thuốc là miễn cưỡng,
không muốn uống. Là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
- Có
- Không
Thực hiện chế độ ăn nhạt: là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
- Có
- Không
Khó chịu khi ăn nhạt: Bệnh nhân cảm thấy không hợp khẩu vị khi ăn nhạt, không muốn
ăn hay chán ăn. Là biến nhị giá gồm 2 gía trị:
- Có
- Không
29

Tái khám định kỳ: Bệnh nhân tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Là biến nhị
giá gồm 2 giá trị:
- Có
- Không
Chi phí điều trị THA: Dựa vào điều kiện kinh tế bản thân của đối tượng. Là biến thứ
tự gồm 3 giá trị:
- Cao: khi bệnh nhân cảm thấy chi phí điều trị vượt quá khả năng kinh tế của bản
thân
- Vừa phải: khi bệnh nhân cảm thấy chi phí điều trị ở mức vừa phải, có thể chấp
nhận được
- Thấp: khi bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn chấp nhận được, không vượt quá kinh
tế bản thân.
BMI (Body Max Index): Chỉ số khối cơ thể: phản ánh trọng lượng cơ thể dựa
trên cân nặng và chiều cao một người.
BMI= Cân nặng (kg)/(chiều cao(m))2
BMI được phân loại như sau:
- Nhẹ cân: < 18,5
- Bình thường: 18,5 – 22,9
- Thừa cân: 23 – 24,9
- Béo phì: ≥ 25
Chỉ số HA đo được: Là chỉ số đo HA do điều dưỡng đo được tại thời điểm bệnh nhân
đến khám gồm:
- Chỉ số HA tâm thu: HA tâm thu là số đo sức căng thành động mạch khi máu
dội vào. HA tâm thu dược xem là bình thường khi có trị số nhỏ hơn hoặc bằng 120mmHg
- Chỉ số HA tâm trương: HA tâm trương là số đo khi co bóp tim dãn ra và thành
động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu. HA tâm trương bình thường khi có trị số nhỏ
hơn 80mmHg
30

2.5.2. Biến số về rối loạn trầm cảm:


Trong 2 tuần qua Không Vài Hơn 7 Hầu
ngày ngày ngày như mỗi
nào (0) (1) (2) ngày (3)
Cảm thấy không thích hoặc không
muốn làm bất cứ điều gì
Cảm thấy chán nản, suy sụp tinh thần
hay tuyệt vọng
Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, đang
ngủ dễ bị thức giấc và khó ngủ lại.
Hoặc ngủ quá nhiều
Cảm thấy mệt mỏi, uể oải không có
sức lực
Ăn không ngon miệng, chán ăn,
không muốn ăn hoặc ăn quá nhiều
Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc
cảm thấy mình là người thất bại, tồi tệ,
kém cỏi, thất vọng về chính bản thân
mình
Khó tập trung làm một việc gì đó Vd:
Công việc hay trong giao tiếp với
người khác
Đi đứng, cử chỉ hoặc nói quá chậm.
Hoặc quá bồn chồn, đứng ngồi không
yên đến mức đi đi lại lại nhiều hơn
bình thường
Có suy nghĩ tự tử sẽ tốt hơn cho bản
thân hoặc tự làm hại bản thân mình.
31

- Điểm rối loạn trầm cảm: Là biến định lượng, được tính bằng tổng số điểm của
9 câu hỏi trong bộ câu hỏi trầm cảm PHQ-9.
-Rối loạn trầm cảm: Là biến nhị giá, được xác định dựa trên tổng số điểm của 9
câu hỏi trong thang đo, gồm 2 giá trị:
Có: Khi điểm rối loạn trầm cảm ≥ 10.
Không: Khi điểm rối loạn trầm cảm < 10.
2.6. Phân tích dữ kiện
Nhập liệu bằng Epidata 3.1
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata/MP 14.2
2.6.1. Thống kê mô tả
Mô tả tần số và tỷ lệ phần trăm các biến số: Giới, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình
độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, kinh tế gia đình, tiền sử THA, thời gian điều trị bệnh,
tiền sử gia đình có người bị THA, bệnh kèm theo, các bệnh kèm theo, hút thuốc lá, uống
rượu, hoạt động thể lực.
2.6.2. Thống kê phân tích
Sử dụng phép kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm Fisher (khi có ≥ 20% giá trị
vọng trị nhỏ hơn 5 hoặc ít nhất 1 giá trị vọng trị nhỏ hơn 1) để phân tích mối liên quan
giữa trầm cảm và các đặc điểm của dân số mẫu, các yếu tố liên quan đến tình trạng sức
khỏe, hoạt động thể lực, mối quan hệ trong gia đình- xã hội của đối tượng nghiên cứu.
Với các biến thứ tự, kiểm tra tính khuynh hướng, nếu có khuynh hướng dùng kiểm định
chi bình phương khuynh hướng. Mối liên quan có ý nghĩa khi p < 0,05. Mức độ liên
quan được đo lường bằng tỷ số tỷ lệ hiện mắc (PR) và khoảng tin cậy 95% bằng mô
hình hồi quy đơn biến Poisson. Mô hình hồi quy Poisson đa biến được dùng để tìm các
yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm.
2.7. Vấn đề Y đức:
Nghiên cứu tuân thủ những vấn đề y đức sau:
Nghiên cứu viên thông tin cho đối tượng về mục đích nghiên cứu.
Chỉ tiến hành thu thập thông tin sau khi đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu,
đối tượng có thể chấm dứt cuộc phỏng vấn bất cứ khi nào trong quá trình phỏng vấn.
32

Các câu hỏi liên quan đến chủ đề nghiên cứu không có vấn đề riêng tư hoặc vấn
đề nhạy cảm nên ít ảnh hưởng đến tâm lý sức khỏe của đối tượng nghiên cứu.
Toàn bộ dữ kiện thu thập chỉ nhằm phục vụ cho nghiên cứu

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ


3.1. Đặc điểm về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=300)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 102 34
Nữ 198 66
Nhóm tuổi
< 40 tuổi 1 0,33
40-49 tuổi 28 9,33
50-59 tuổi 100 33,33
≥ 60 tuổi 171 57,00
Dân tộc
Kinh 265 88,33
Khác 35 11,67
Tôn giáo
Không theo tôn giáo 46 15,33
Phật giáo 170 56,67
Thiên chúa giáo 83 27,67
Khác 1 0,33
Trình độ học vấn
Dưới cấp 2 200 66,67
33

Cấp 2 58 19,33
Trên cấp 2 42 14,00

Kết quả cho thấy: Đa số bệnh nhân bệnh THA điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn
Tri Phương chủ yếu là nữ chiếm 66% tổng số bệnh nhân đến khám. Tuổi trung vị của ở
đây là 57, với khoảng tứ phân vị là 50,5-60,5, nhỏ nhất là 36 tuổi và lớn nhất là 83 tuổi.
Bệnh nhân ở đây độ tuổi ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (57%), tiếp đến là khoảng từ
50-59 tuổi chiếm 33,33%. Còn lại là độ tuổi <50 chiếm tỷ lệ thấp 9,66%.
Hầu hết bệnh nhân ở đây dân tộc Kinh chiếm đa số (88,33%). Còn lại là người Hoa
chiếm tỷ lệ nhỏ (11,67%).
Xét về khía cạnh tôn giáo, bệnh nhân ở đây chủ yếu theo Phật giáo là chiếm số
lượng lớn (56,67%) kế đến là Thiên chúa giáo chiếm 27,67%. Một số bệnh nhân không
theo tôn giáo nào chiếm tỷ lệ thấp (15,33%) và chỉ có một người là theo đạo Cao đài.
Trình độ học vấn ở những bệnh nhân được nghiên cứu đa số là dưới cấp 2 chiếm tỷ lệ
cao (66,67). Còn lại là nhóm có trình độ học vấn cấp 2 và trên cấp 2 chiếm lần lượt là
19,33% và 14%.
3.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2: Đặc điểm về kinh tế-xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=300)
Đặc tính Tỷ số Tỷ lệ (%)
Nghề nghiệp
Có 131 43,67
Không 169 56,33
Kinh tế bản thân
Khá giả 2 0,67
Trung bình 262 87,33
Cận nghèo 32 10,67
Nghèo 4 1,33
Tình trạng sống chung
Sống 1 mình 9 3,00
Sống cùng gia đình 290 96,67
34

Khác 1 0,33
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 24 8,00
Đã kết hôn 235 78,33
Đã li thân/li dị 35 11,67
Góa 6 2,00
Mối quan hệ trong gia đình
Mâu thuẫn 5 1,67
Bất đồng nhưng giải quyết được 211 70,57
Hòa thuận 82 27,42
Khác 1 0,33
Mức độ quan tâm của người thân
Có 293 97,67
Không 7 2,33

Kết quả cho thấy: Có 43,67% bệnh nhân có nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán,
một số ít là công nhân, xe ôm. Còn lại chủ yếu là không nghề nghiệp chiếm 56,33%.
Về kinh tế bản thân của bệnh nhân. Hầu hết là ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 87,33%.
Chiếm tỷ lệ thấp là cận nghèo 10,67%. Cận nghèo và khá gỉa chiếm tỷ lệ rất thấp. Bệnh
nhân chủ yếu là sống với gia đình, người thân chiếm 96,67%.
Về tình trạng hôn nhân, đa số là đã kết hôn chiếm 78,33 %, số ít là li thân hoặc li
dị chiếm 11,67%, còn lại là góa và độc thân. Mối quan hệ trong gia đình của bệnh nhân
chủ yếu là có bất đồng nhưng giải quyết được (70,57%), hòa thuận chiếm 27,42%. Trong
đó, xét về mức độ quan tâm của người thân đối với bệnh nhân là khá tốt, có quan tâm là
97,67%.
3.3. Đặc điểm về hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3: đặc điểm về hành vi của đối tượng nghiên cứu (n=300)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Hút thuốc lá
Có 46 15,33
35

Không 254 84,67


Hút thuốc lá mỗi ngày (n=46)
Có 42 91,30
Không 4 8,70
Uống rượu bia
Có 93 31
Không 207 69
Tần suất sử dụng rượu, bia (n=93)
≥ 5 ngày 5 5,38
1-4 ngày/tuần 28 30,1
1-3 ngày/tháng 35 37,63
Ít hơn 1 lần/tháng 25 26,88
Sử dụng chất béo
Mỡ động vật 34 11,33
Dầu thực vật 100 33,33
Cả 2 166 55,33
Tập thể dục
Có 223 74,33
Không 77 25,67
Số ngày tập thể dục/tuần (n=223)
≥ 5 ngày/tuần 157 70,40
< 5 ngày/tuần 66 29,60
Thời gian tập thể dục/ 1 lần (n=223)
≥ 30 phút 141 63,23
< 30 phút 82 36,77
Kết quả cho thấy: Có 46 bệnh nhân hút thuốc lá trong tổng số 300 bệnh nhân đến khám
và chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ tương đối thấp 15,33%. Hầu hết ở những người hút
thuốc họ đều hút mỗi ngày. Xét về uống rượu bia, có 93 người sử dụng chiếm tỷ lệ 31%
và chủ yếu cũng là nam giới.
36

Về chế độ ăn của bệnh nhân, 55,33% bệnh nhân sử dụng cả mỡ động vật và dầu
thực vật. 33,33% chỉ sử dụng dầu thực vật.
Đa số bệnh nhân có tập thể dục (74,33%) trong đó số ngày tập thể dục hơn 5 ngày
trong tuần là 70,40% và thời gian tập thể dục hơn 30 phút/1 lần là 63,23%.
37

3.4. Đặc điểm về tình trạng bệnh THA của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4: đặc điểm về tình trạng bệnh THA của đối tượng nghiên cứu (n=300)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Huyết áp tâm thu* 120 (120-130)
Huyết áp tâm trương* 70 (70-80)
Kiểm soát huyết áp
Có 267 89,00
Không 33 11,00
Thời gian chẩn đoán THA
Dưới 1 năm 6 2,00
Từ 1-5 năm 110 36,67
Trên 5 năm 184 61,33
Thời gian điều trị THA
< 5 năm 104 34,67
≥ 5 năm 196 65,33
Tiền sử gia đình THA
Có 177 59,00
Không 123 41,00
* Trung vị và khoảng tứ phân vị
Kết quả cho thấy: Ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán THA đưa vào nghiên cứu.
Đối với HATT giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 150 và 100, khoảng tứ phân
vị là (120-130). Còn đối với HATr gía trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 90 và
55, khoảng tứ phân vị là (70-80). Đa số là bệnh nhân kiểm soát huyết áp tốt 89%.
Bệnh nhân chủ yếu đã được chẩn đoán THA hơn 5 năm (61,33%), chiếm tỷ lệ ít hơn là
từ 1-5 năm chiếm 36,67%. Thời gian điều trị ≥ 5 năm là 65,33% và < 5 năm là 34,67%.
Về tiền sử gia đình có 59% người trong gia đình bệnh nhân cũng mắc bệnh THA.
38

3.5. Đặc điểm về tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5: Đặc điềm về tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu (n=300):
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tình trạng uống thuốc THA
Uống mỗi ngày 247 82,33
Lúc uống lúc không 53 17,67
Chỉ uống khi THA 0 0
Khó chịu khi uống thuốc THA
Có 80 26,67
Không 220 73,33
Chế độ ăn nhạt
Có 257 85,67
Không 43 14,33
Khó chịu khi ăn nhạt (n=257)
Có 64 24,90
Không 193 75,10
Tái khám định kỳ
Có 266 88,67
Không 34 11,33
Chi phí điều trị THA
Cao 7 2,33
Vừa phải 290 96,67
Thấp 3 1,00
Kết quả cho thấy: Về tuân thủ điều trị THA của bệnh nhân. Hầu hết là tuân thủ về việc
uống thuốc khá tốt. Có 82,33% bệnh nhân uống thuốc mỗi ngày, lúc uống lúc không
chiếm tỷ lệ thấp 17,67%. Bệnh nhân hầu như không cảm thấy khó chịu khi uống thuốc
chiếm 73,33%.
Đa số bệnh nhân có thực hiện chế độ ăn nhạt 85,67% trong đó không cảm thấy khó chịu
khi thực hiện chế độ ăn nhạt này là 75,10%.
39

Bệnh nhân số đông có đi tái khám định kì theo lịch hẹn của Bác sĩ chiếm tỷ lệ 88,67%
và tỷ lệ cho rằng chi phí điều trị ở đây là ở mức vừa phải chiếm 96,67%.
3.6 Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu
Bảng 3.6 đặc điểm về tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu (n=300)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Bệnh mạn tính đi kèm
Có 205 68,33
Không 95 31,67
Các bệnh đi kèm (n=205)
Bệnh lý về khớp 102 49,76
Đái tháo đường 98 47,80
Bệnh tim mạch 38 18,54
Khác* 10 4,88
Bệnh đường hô hấp 7 3,41
Nhóm BMI (n=300)
Thiếu cân 7 2,33
Bình thường 99 33,00
Thừa cân 105 35,00
Béo phì 89 29,67
*Trung vị và khoảng tứ phân vị
Khác*: Viêm dạ dày, chàm, viêm gan siêu vi.
Kết quả cho thấy: Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân THA đến khám đa số ngoài bệnh
THA còn có bệnh mạn tính khác kèm theo chiếm tỷ lệ 68,33%. Trong đó bệnh về khớp
chiếm tỷ lệ nhiều nhất 49,76%, kế đó là bệnh đái tháo đường 47,80%, tiếp theo là bệnh
tim mạch 18,54% còn lại số ít là bệnh hô hấp và bệnh khác như viêm dạ dày, rối loạn
tiền đình…
Về chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân, nhiều nhất là thừa cân có 35%, tiếp theo đó
là ở mức bình thường chiếm 33%, sau đó là béo phì chiếm 29,67% còn lại là thiếu cân.
40

Bảng 3.7: Đặc điểm về triệu chứng RLTC của đối tượng nghiên cứu (n=300)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Điểm tối đa Điểm tối đa
(Tỷ lệ %)
Không thích 168 56 6 3,57
hoặc không
muốn làm gì
Chán nản, suy 126 24,67 1 0,79
sụp tinh thần,
tuyệt vọng
Trằn trọc khó đi 123 41 23 18,69
vào giấc ngủ
hoặc ngủ quá
nhiều
Mệt mỏi, uể oải, 105 35 3 2,85
không sức lực
Ăn không ngon 107 35,67 11 10,28
miệng, chán ăn
Suy nghĩ tiêu 28 9,33 4 14,28
cực, cảm thấy là
người thất bại,
kém cỏi
Khó tập trung 55 18,33 0 0
làm việc gì đó
Đi đứng, cử chỉ 55 18,33 1 1,82
quá chậm hoặc
quá bồn chồn
Suy nghĩ tự tử 4 1,33 1 25
hoặc tự làm hại
bản thân
41

Kết quả cho thấy: Trong số 9 triệu chứng liên quan đến trầm cảm được khảo sát trên
bệnh nhân THA thì triệu chứng cảm thấy không thích hoặc không muốn làm gì chiếm
tỷ lệ cao nhất là 56% và có 6 bệnh nhân ở ngưỡng điểm tối đa.
Tiếp theo là triệu chứng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân, có 41% bệnh nhân cảm
thấy trần trọc khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ quá nhiều, quá ít và có đến 23 bệnh nhân có
điểm tối đa về tình trạng này. Chiếm tỷ lệ tương đối nhiều là triệu chứng mệt mỏi, uể
oải, không sức lực là 35% và ăn không ngon miệng chán ăn là 35,67%. Tiếp theo đó
chiếm tỷ lệ 24,67% là triệu chứng chán nản, suy sụp tinh thần hay cảm thấy tuyệt vọng.
Còn lại là các triệu chứng khó tập trung khi làm một việc gì đó, đi đứng, cử chỉ
quá chậm đều chiếm 18,33%. Chiếm tỷ lệ thấp là suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy mình là
người thất bại (9,33%) và thấp nhất là có suy nghĩ tự tử hay tự làm hại bản thân (1,33%)
trong đó chỉ có 1 người có điểm tối đa ở triệu chứng này tuy nhiên không nên xem nhẹ
vấn đề này.
Bảng 3.8. điểm rối loạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=300)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Điểm trầm cảm * 2 (0-4)
Rối loạn trầm cảm
Có (≥10) 59 19,67
Không (<10) 241 80,33
Mức độ trầm cảm (điểm PHQ-9)
Bình thường (≤4) 228 76,00
Nhẹ (5-9) 13 4,33
Trung bình (10-14) 56 18,67
Nặng (15-19) 2 0,67
Rất nặng (≥20) 1 0,33
* Trung vị và khoảng tứ phân vị
Kết quả cho thấy: Dựa trên bảng câu hỏi tầm soát trầm cảm PHQ-9 với thang điểm cắt
là 10, có 19,67% bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm kèm theo. Điểm trầm cảm có
trung vị là 2, khoảng tứ phân vị là 0-4.
42

Đa số bệnh nhân không có trầm cảm chiếm 76%, ở mức độ bình thường là 18,67%, còn
lại nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ rất thấp.
3.7. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm:
Bảng 3.4.1. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm thông tin cá nhân
của đối tượng (n=300)

Đặc tính Rối loạn trầm Rối loạn trầm Gía trị p PR (KTC 95%)
cảm (Có) cảm (Không)
Tần số (%) Tần số (%)
(n=59) (n=241)
Giới tính
Nam 20 (19,61) 82 (80,39) 0,985 1,00 (0,61- 1,61)
Nữ 39 (19,70) 159 (80,30) - 1
Nhóm tuổi
< 40 tuổi 0 1 (100) 1
40-49 tuổi 9 (32,14) 19 (67,86) 0,001* 0,38 (0,22-0,67)
50-59 tuổi 28 (28,00) 72 (72,00) 0,24 (0,10-0,55)
≥ 60 tuổi 22 (12,87) 149 (87,13) 0,15 (0,05-0,45)
Dân tộc
Kinh 54 (20,38) 211 (79,62) 0,394 1,43 (0,61-3,32)
Khác 5 (14,29) 30 (85,71) - 1

Tôn giáo
Không theo 8 (17,39) 38 (82,61) - 1
tôn giáo
Phật giáo 33 (19,41) 137 (80,59) 0,759 1,12 (0,55-2,25)
Thiên chúa 18 (21,69) 65 (78,31) 0,565 1,25 (0,59-2,65)
giáo
Trình độ học
vấn
43

Dưới cấp 2 37 (18,50) 163 (81,50) - 1


Cấp 2 17 (29,31) 41 (70,69) 0,069 1,58 (0,96-2,60)
Trên cấp 2 5 (11,90) 37 (88,10) 0,323 0,64 (0,27-1,54)
* Chi bình phương khuynh hướng
Có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa rối loạn trầm cảm và nhóm tuổi ở đối
tượng nghiên cứu. Cụ thể, tuổi càng cao thì tỷ lệ rối loạn trầm cảm càng giảm. Khi nhóm
tuổi tăng 1 nhóm thì tỷ lệ trầm cảm giảm 0,38 lần, mối liên quan này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,001 và KTC 95% 0,22-0,67 và chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa trầm cảm trên bệnh nhân THA với giới tính, dân tộc, tôn giáo và trình độ
học vấn.
Bảng 3.4.2. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm kinh tế - xã hội của
đối tượng (n=300):
Đặc tính Rối loạn trầm Rối loạn trầm Gía trị p PR (KTC 95%)
cảm (Có) cảm (Không)
Tần số (%) Tần số (%)
(n=59) (n=241)
Nghề nghiệp
Có 22 (16,79) 109 (83,21) 0,270 0,77 (0,48-1,23)
Không 37 (21,89) 132 (78,11) - 1
Kinh tế bản
thân
Khá giả/Trung 50 (18,94) 214 (81,06) - 1
bình
Cận
nghèo/Nghèo 9 (25,00) 27 (75,00) 0,390 0,75 (0,41-1,41)
Sống chung
Sống 1 mình 2 (22,22) 7 (77,78) - 1
Sống cùng gia 56 (19,31) 234 (80,69) 0,825 0,87 (0,25-3,02)
đình
Khác 1 (100,00) 0 0,016 4,5 (1,32-15,31)
44

Tình trạng hôn


nhân
Độc thân 9 (37,50) 15 (62,50) - 1
Đã kết hôn 41 (17,45) 194 (82,55) 0,011 0,46 (0,26-0,84)
Đã li thân/li dị 8 (22,86) 27 (77,14) 0,225 0,61 (0,27-1,35)
Góa 1 (16,67) 5 (83,33) 0,394 0,44 (0,07-2,88)

Mối quan hệ
trong gia đình
Mâu thuẫn 1 (20,00) 4 (80,00) - 1
Bất đồng nhưng 34 (16,11) 177 (83,89) 0,812 0,80 (0,13-4,80)
giải quyết được
Hòa thuận 24 (29,27) 58 (70,73) 0,67 1,46 (0,24-8,75)

Mức độ quan
tâm của người
thân
Có 59 (20,14) 234 (79,86) NA NA
Không 0 7 (100)

Kết quả cho thấy:


Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm trên bệnh nhân THA với
tình trạng sống chung của bệnh nhân. Cụ thể, so với nhóm bệnh nhân sống một mình thì
ở bệnh nhân không sống một mình nhưng sống chung với người khác như giúp việc thì
tỷ lệ trầm cảm cao gấp 4,5 lần so với người sống một mình.
Có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và rối loạn trầm cảm. Ở những người
đã kết hôn thì tỷ lệ trầm cảm bằng 0.46 lần so với những người độc thân.
Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân THA có trầm
cảm với nghề nghiệp, mối quan hệ trong gia đình (p>0,05).
45

Bảng 3.4.3. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các hành vi nguy cơ của đối
tượng (n=300)

Đặc tính Rối loạn trầm Rối loạn trầm


cảm (Có) cảm (Không) Gía trị p PR (KTC 95%)
Tần số Tần số (%)
(n=59) (n=241)

Hút thuốc lá
Có 16 (34,78) 43 (16,93) 0,005 2,05 (1,27-3,32)
Không 30 (65,22) 211 (83,07) - 1
Hút thuốc lá
mỗi ngày
Có 15 (34,88) 28 (65,12) 0,007 2,04 (1,25-3,32)
Không 1 (25,00) 3 (75,00) - 1
Rượu bia
Có 22 (23,66) 71 (76,34) 0,244 1,32 (0,83-2,11)
Không 37 (17,87) 170 (82,13) - 1
Thời gian sử
dụng rượu bia
≥ 5 ngày mỗi 3 (60) 2 (40) - 1
tuần
1– 4 ngày mỗi
tuần 7 (25) 21 (75) 0,075 0,42 (0,16-1,10)
1– 3 ngày mỗi
tháng 7 (20) 28 (80) 0,028 0,33 (0,12-0,88)
Ít hơn 1 lần mỗi
tháng 42 (18,10) 190 (81,90) 0,002 0,30 (0,14-0,65)

Tập thể dục


Có 40 (17,294) 183 (82,06) 0,200 0,73 (0,45-1,17)
46

Không 19 (24,68) 58 (75,32) - 1

Sử dụng chất
béo
Mỡ động vật 5 (14,71) 29 (85,29) - 1
Dầu thực vật 19 (19,00) 81 (81,00) 0,580 1,29 (052-3,20)
Cả 2 35 (21,08) 131 (78,92) 0,423 1,43 (0,60-3.40)
Kết quả cho thấy: Có mối liên quan giữa hút thuốc lá và tỷ lệ trầm cảm. Ở những người
có hút thuốc lá thì tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,05 lần so với những người không hút thuốc
lá. Trong đó, những người hút thuốc lá mỗi ngày có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,04 lần so
với những người không hút mỗi ngày.
Thời gian sử dụng rượu bia có mối liên quan với rối loạn trầm cảm. Cụ thể, ở
những người có tần suất sử dụng rượu bia 1 – 3 ngày/tháng có tỷ lệ rối loạn trầm cảm
bằng 0,33 lần so với những người sử dụng ≥ 5 ngày/tuần. Đối với những người sử dụng
rượu bia ít hơn 1 lần/tháng có tỷ lệ rối loạn trầm cảm bằng 0,30 lần so với những người
sử dụng ≥ 5 ngày/tuần.
Bảng 3.4.4. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng bệnh THA của đối
tượng:
Đặc tính Rối loạn trầm Rối loạn trầm
cảm (Có) cảm (Không) Gía trị p PR (KTC
Tần số Tần số (%) 95%)
(n=59) (n=241)

Chẩn đoán
THA
Dưới 1 năm 2 (33,33) 4 (66,67) - 1
Từ 1-5 năm 20 (18,18) 90 (81,82) 0,323 0,54 (0,16-1,81)
Trên 5 năm 37 (20,11) 147 (79,89) 0,397 0,60 (0,19-1,94)
Thời gian điều
trị THA
< 5 năm 23 (22,12) 81 (77,88) - 1
47

≥ 5 năm 36 (18,37) 160 (81,63) 0,437 0,83 (0,52-1,32)

Kiểm soát
huyết áp
Có 50 (18,73) 217 (81,27) 0,244 0,69 (0,37-1,26)
1
Không 9 (27,27) 24 (72,73) -
Tiền sử gia
đình THA
Có 41 (23,16) 136 (76,84) 0,068 1,58 (0,96-2,62)
Không 18 (14,63) 105 (85,37) - 1
Kết quả cho thấy:
Không có mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm tình trạng bệnh THA
của đối tượng bao gồm: Thời gian chẩn đoán THA, thời gian điều trị, kiểm soát huyết
áp cũng như tiền sử THA của gia đình.
Bảng 3.4.5. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan với tình
trạng sức khỏe của đối tượng:

Đặc tính Rối loạn trầm Rối loạn trầm


cảm (Có) cảm (Không) Gía trị p PR (KTC 95%)
Tần số Tần số (%)
(n=59) (n=241)
Bệnh mạn tính
kèm theo
Có 46 (22,44) 159 (77,56) 0,076 1,64 (0,93-2,89)
Không 13 (13,68) 82 (86,32) - 1
Đái tháo
đường
Có 23 (23,47) 75 (76,53) 0,248 1,32 (0,83-2,10)
48

Không 36 (17,82) 166 (82,18) - 1


Bệnh về khớp
Có 26 (25,49) 76 (74,51) 0,069 1,53 (0,97-2,41)
Không 33 (16,67) 165 (83,33) - 1
Bệnh tim
mạch 1,58 (0,90-2,76)
Có 11 (28,95) 27 (71,05) 0,124 1
Không 48 (18,32) 214 (81,68) -
Bệnh hô hấp
Có 1 (14,29) 6 (85,71) 1,000 * 0,72 (0,11-4,50)
Không 58 (19,80) 235 (80,20) - 1
Bệnh khác
Có 3 (30,00) 7 (70,00) 0,419* 1,55 (0,58-4,12)
Không 56 (19,31) 234 (80,69) - 1

Không có mối liên quan có ý nghĩ thống kê giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng
sức khỏe của đối tượng nghiên cứu như: bệnh mạn tính đi kèm bao gồm đái tháo đường,
bệnh về khớp, tim mạch, hô hấp bệnh khác.
Bảng 3.4.6. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm về tuân thủ điều trị
của đối tượng:

Đặc tính Rối loạn trầm Rối loạn trầm


cảm (Có) cảm (Không) Gía trị p PR (KTC 95%)
Tần số Tần số (%)
(n=59) (n=241)
Uống thuốc
THA
Uống mỗi ngày 47 (19,03) 200 (80,97) - 1
12 (22,64) 41 (77,36) 0,61 1,18 (0,68-2,08)
49

Lúc uống lúc


không
Khó chịu khi
uống thuốc
THA
Có 18 (22,50) 62 (77,50) 0,457 1,21 (0,74-1,98)
Không 41 (18,64) 179 (81,36) - 1
Chế độ ăn nhạt
Có 46 (17,90) 211 (82,10) 0,060 0,59 (0,35-1,00)
Không 13 (30,23) 30 (69,77) - 1
Khó chịu khi
ăn nhạt
Có 12 (18,46) 53 (81,54) 0,782 0,92 (0,52-1,63)
Không 47 (20,00) 188 (80,00) - 1
Tái khám định
kỳ
Có 52 (19,55) 214 (80,45) 0,886 0,79 (0,69-0,91)
Không 7 (20,59) 27 (79,41) - 1

Chi phí điều 1 (14,29) 6 (85,71) - 1


trị 57 (19,66) 233 (80,34) 0,733 1,37 (0,22-8,60)
Cao 1 (33,33) 2 (66,67) 0,493 2,33 (0,21-26,33)
Vừa phải
Thấp
Nhóm BMI
Thiếu cân 2 (28,57) 5 (71,43) 1
Bình thường 13 (13,13) 86 (86,87) 0,057* 1,76 (0,98-3,17)
Thừa cân 20 (19,05) 85 (80,95) 2,34 (0,97-5,63)
Béo phì 24 (26,97) 65 (73,03) 3,11 (0,97-10,03)
Kết quả cho thấy:
50

Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và với các
đặc điểm tuân thủ điều trị bệnh như khóc chịu khi uống thuốc THA, chế độ ăn nhạt, tái
khám định kỳ, chi phí điều trị và chỉ số BMI.
* Chi bình phương khuynh hướng
Bảng 3.4.7. Mô hình hồi quy đa biến giữa các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm
cảm:

Đặc tính Gía trị Phc PRhc (KTC 95%)


Nhóm tuổi
< 40 tuổi 1
40-49 tuổi < 0,01* 0,49 (0,35 - 0,69)
50-59 tuổi 0,24 (0,13 - 0,48)
≥ 60 tuổi 0,12 (0,04 – 0,33)
Trình độ học vấn
Dưới cấp 2 1
Cấp 2 0,482 1,23 (0,69 – 2,18)
Trên cấp 2 0,511 0,71 (0,26 – 1,96)
Tình trạng sống
chung
Sống 1 mình 1
Sống cùng gia đình 0,615 0,67 (0,14 – 3,19)
Khác 0,032 6,58 (1,17 – 36,98)
Hút thuốc lá
Có 1
Không 0,004 2,83 (1,41 – 5,68)
Uống rượu bia
Có 1
Không 0,062 0,53 (0,27 – 1,03)
Tập thể dục
Có 1
51

Không 0,634 0,87 (0,49 – 1,54)


Kiểm soát HA
Có 1
Không 0,624 0,82 (0,37 – 1,80)
Tiền sử gia đình
THA
Có 1
Không 0,020 1,90 (1,11 – 3,27)
Bệnh đi kèm
Có 1
Không 0,338 1,87 (0,52 – 6,69)
Chế độ ăn nhạt
Có 1
Không 0,021 0,51 (0,29 – 0,90)
Nhóm BMI
Thừa cân / Béo phì 1
Bình thường / Thiếu 0,063 1,36 (0,98 – 1,89)
cân
* Chi bình phương khuynh hướng
Kết quả cho thấy
Có mối liên quan có khuynh hướng giữa rối loạn trầm cảm và nhóm tuổi. Cụ thể,
khi nhóm tuổi tăng một bậc thì tỷ lệ trầm cảm giảm đi 0,49 lần, mối liên quan này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,01 và KTC 95% 0,35 – 0,69.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng sống
chung. Ở người có sống chung nhưng không phải người trong gia đình (ở đây là giúp
việc) thì có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 6,58 lần so với người sống một mình.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và hút thuốc lá. Cụ
thể, ở những người hút thuốc lá có tỷ lệ trầm cảm gấp 2,83 lần so với người không hút
thuốc lá.
52

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và tiền sử THA của
gia đình. Ở những người không có tiền sử gia đình THA có tỷ lệ trầm cảm gấp 1,90 lần
so với người có tiền sử gia đình THA.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và chế độ ăn nhạt.
Ở những người không thực hiện chế độ ăn nhạt thì tỷ lệ rối loạn trầm cảm bằng 0,51 lần
so với những người thực hiện chế độ ăn nhạt.
53

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của bệnh nhân THA trong nghiên cứu.

4.1.1: Đặc điểm về dân số - kinh tế:


Nghiên cứu được tiến hành trên 300 bệnh nhân THA đã được nhân viên y tế chẩn
đoán mắc THA ít nhất 6 tháng trước đó, đến khám tại phòng khám Nội tim mạch, bệnh
viện Nguyễn Tri Phương Tp.HCM hiện đang sinh sống chủ yếu tại quận 5, 10, 6. Nghiên
cứu tiếp cận được với 307 bệnh nhân nhưng trong quá trình lấy mẫu, có 2 bệnh nhân bị
lãng tai nên không thể nghe được câu hỏi khảo sát, còn lại 5 bệnh nhân từ chối khảo sát.
Tuy nhiên, vẫn tiến hành cho đến khi đủ cỡ mẫu là 300 nên tính đại diện của cỡ mẫu
vẫn được đảm bảo.
Qua nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ nam THA thấp hơn so với nữ (34% so với
66%). Kết quả này trong nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Bùi Thị
Thúy Vân khảo sát trên bệnh nhân THA tại Bệnh viện quận 2 năm 2017 [17] và nghiên
cứu khảo sát mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp ở bệnh
nhân THA đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương năm 2013 của
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự [4]. Giới tính là một trong những yếu tố quan trọng
cần có khi nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người cao tuổi trong đó đặc biệt là trầm
cảm và nữ giới có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với nam giới [19].
Độ tuổi của đối tượng trong nhóm tuổi > 50 tuổi chiếm đa số. Tỷ lệ mắc bệnh
tăng dần theo tuổi, đặc biệt nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm hơn một nửa. Điều này phù
hợp thực trạng tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc THA càng tăng. Sự phân bố này cũng phù
hợp với nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân THA
đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Minh” năm
2017 của tác giả Nguyễn Thị Vi Hằng [3]. Nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần trong tăng
huyết áp: đánh giá các triệu chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng về tuân thủ điều trị
tăng huyết áp” của tác giả Irene A Kretchy và cộng sự năm 2014 trên 400 bệnh nhân
THA tại bệnh viện đại học ở Ghana cũng chỉ ra rằng nhóm tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ bệnh
THA cao nhất [20].
54

Đa số đối tượng sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nên dân tộc Kinh chiếm chủ yếu trong
nghiên cứu (88,33%) còn lại chủ yếu người Hoa vì địa điểm khảo sát trên địa bàn quận
5. Theo đó, tôn giáo chủ yếu là Phật giáo (56,67%), tiếp theo đó là Thiên chúa giáo
(27,67%). Kết quả này khá phù hợp với tình hình dân tộc và tôn giáo tại Việt Nam.
Trình độ học vấn của người tham gia nghiên cứu chủ yếu là dưới cấp 2 chiếm 66,67%,
cấp 2 là 19,33% còn lại là nhóm cấp 3 và trên cấp 3 chiếm tỷ lệ rất thấp 14%. Nghiên
cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu trước đó của tác giả Lý Thị Phương Hoa khảo
sát trên bệnh nhân THA tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2010 [6].
Có thể do nhóm tuổi của người dân tại đây đa số đã lớn tuổi, khi xưa điều kiện học tập
còn hạn chế. Trình độ học vấn có liên quan đến rất nhiều yếu tố trong đó có nghề nghiệp.
Trình độ thấp thường làm những công việc không có thu nhập ổn định, cũng như không
có được nguồn thu nhập từ hưu trí. Ở nghiên cứu này, đối tượng đa số là nội trợ, nấu ăn
làm việc nhà (42,33%) và buôn bán nhỏ lẻ tại nhà (29,67%), chiếm tỷ lệ ít là đã nghỉ
hưu (14%), còn lại là nông dân, xe ôm…
Tình trạng sống chung của các đối tượng nghiên cứu đa số nằm trong nhóm sống
chung với gia đình, với con cháu trong nhà (96,67%). Mối quan hệ trong gia đình hầu
hết là tuy có bất đồng nhưng chủ yếu là giải quyết được (70,57%), hòa thuận chiếm
27,42%. Ở những đối tượng nghiên cứu đa số được người thân trong gia đình quan tâm,
chăm sóc (97,67%). Đó là một tỷ lệ rất đáng mừng. Việc sống chung với người thân là
một chỗ dựa tinh thần cho những người đã lớn tuổi đồng thời cũng giúp đỡ nhau về mặt
sức khỏe khi khó khăn. Tình trạng hôn nhân của các đối tượng nghiên cứu đa số nằm
trong nhóm đã kết hôn (78,33%), số ít là li thân/li dị 11,67% còn lại là góa chồng hoặc
vợ. Tỷ lệ này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vi Hằng khảo
sát trên bệnh nhân THA năm 2017 [3] và nghiên cứu “Tỷ lệ và các yếu tố dự báo trầm
cảm ở bệnh nhân Tăng huyết áp tại thành phố Karachi, Pakistan” của nhóm tác giả
Samar Mahmood và cộng sự [30].
4.1.2. Đặc điểm về các yếu tố liên quan đến sức khỏe:
Điều trị THA là cần cả một quá trình lâu dài, nghiêm túc, tuân thủ điều trị bằng
thuốc và cả lối sống sinh hoạt, tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Thuốc đóng vai trò
quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng do THA gây ra. Ở
55

nghiên cứu này, các đối tượng được khảo sát hầu hết bắt đầu điều trị ngay khi được chẩn
đoán THA. Thời gian mắc bệnh THA càng lâu thì thời gian điều trị càng kéo dài. Kết
quả ở nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân mắc bệnh THA trên 5 năm chiếm hơn một
nửa (61,33%). Còn lại là giai đoạn 1-5 năm. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu
“Mối liên quan giữa tăng huyết áp và trầm cảm kèm rối loạn lo âu: Kết quả từ một mẫu
đại diện trên toàn quốc ở người lớn Nam Phi” của tác giả Anna Grimsrud cùng cộng sự
năm 2009 [22]. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở đối tượng nghiên cứu khá tốt 89%, điều này
cho thấy rằng đa số bệnh nhân có tuân thủ điều trị uống thuốc mỗi ngày và lối sống sinh
hoạt kèm theo. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Vân
ở bệnh nhân THA tại Bệnh viện quận 2 là 71% [17]. Tuy có sự chênh lệch nhưng cũng
thể hiện được ý thức quan tâm sức khỏe ở đối tượng nghiên cứu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiền sử gia đình có liên quan đến chất lượng cuộc
sống của người THA. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 59% tiền sử gia đình bệnh
nhân có người bị THA. Ở những bệnh nhân THA thường có bệnh mạn tính đi kèm đặc
biệt ở những người lớn tuổi. Cụ thể ở nghiên cứu này tỷ lệ là 68,33%, trong đó bệnh đái
tháo đường (47,8%) và bệnh về khớp (49,76%) chiếm tỷ lệ cao nhất và gần tương đương
nhau còn lại là các bệnh khác như viêm dạ dày, nhồi máu cơ tim...kết quả này gần bằng
với kết quả nghiên cứu trước đó của tác giả Lý Thị Phương Hoa [6].
4.1.3. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt:
Thói quen sinh hoạt là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Ngoài ra, một lối sống lành mạnh sẽ
giúp tinh thần cũng như thể chất thoải mái, phấn chấn hơn nhất là đối với những người
lớn tuổi. Các hành vi yếu tố lối sống được quan tâm nhất hiện nay là hút thuốc lá, uống
rượu bia, chế độ ăn, tập thể dục…
Hút thuốc lá có phải là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh THA hay không hay chỉ gây
ra các bệnh tim mạch đến nay vẫn chưa được làm rõ. Và có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa THA và hút thuốc lá, điển hình như nghiên
cứu của tác giả Cù Nguyễn Quang Minh khảo sát trên đối tượng THA tại quận 10 cho
thấy ở những người hút thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn không hút thuốc lá [8]. Kết quả
56

nghiên cứu của chúng tôi có 15,33% hút thuốc lá hầu hết ở người nam giới trong đó có
91,3% người hút thuốc họ hút thuốc mỗi ngày.
Sử dụng rượu, bia có nguy cơ phát sinh các vấn đề về sức khoẻ như rối loạn tâm
thần, hành vi và ngược lại. Đồng thời còn gây ra các bệnh không lây như bệnh xơ gan
và bệnh tim mạch, THA…Có 31% đối tượng nghiên cứu có sử dụng rượu bia, tần suất
khoảng 1-3 lần/tháng, trung bình 2-4 lon cho mỗi lần uống.
Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao thể chất mà còn ở mặt tinh thần nhất là
trong phòng chống bệnh không lấy như THA, đái tháo đường…Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 74,33% có tập thể dục, chủ yếu là tập hằng ngày và trên 30 phút mỗi ngày.
Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Vân chỉ có 21,3%
khảo sát tại bệnh viện quận 2 trước đó [17]. Sự chênh lệch này có thể lý giải rằng người
dân đến khám tại bệnh viện quận 2 chủ yếu đến từ các quận như quận 9, Thủ Đức…nghề
nghiệp đa phần là lao động tay chân nên họ ít có thời gian để tập thể dục hơn.
Thói quen ăn mặn ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và là một trong những yếu
tố nguy cơ gây THA và các bệnh lý tim mạch. Kết quả của nghiên cứu của tác già Cù
Nguyễn Quang Minh cho thấy ở những người có thói quen ăn mặn có tỷ lệ THA cao
hơn 1,5 lần so với người không có thói quen ăn mặn [8]. Ở nghiên cứu chúng tôi có
85,67% bệnh nhân THA tuân thủ theo chế độ ăn nhạt và đa phần không cảm thấy khó
chịu khi thực hiện chế độ ăn này vì họ đã dần quen với chế độ ăn uống này.
Đa phần đối tượng nghiên cứu có đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
(88,67%) và họ không cảm thấy khó khăn hay phiền phức gì mỗi lần đi khám cũng như
chi phí điều trị cũng ở mức vừa phải vì đa số đều sử dụng bảo hiểm y tế. Số ít những
người còn lại họ ở quê luôn khám không có bảo hiểm nên hơi bất tiện và khó chịu khi
chi phí hơi cao so với kinh tế của họ.
Thừa cân/ béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh mạn tính khác
như THA, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…Đôi khi thừa cân/béo phì cũng ảnh hưởng
đến tâm lý của họ về mặt thẩm mỹ cũng như khó khăn khi đi lại, làm việc...khiến họ
cảm thấy không thoải mái hay tự ti về bản thân. Hơn một nửa (64,67%) đối tượng nghiên
cứu có thừa cân/béo phì. Kết quả này cũng tương đương với kết quả của nghiên cứu
trước đó của tác giả Nguyễn Thị Vi Hằng [3].
57

4.2. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA


Theo kết quả của nghiên cứu, ước tính có 19,6% đối tượng có rối loạn trầm cảm kèm
theo THA theo thang điểm PHQ-9. Theo nghiên cứu trước đó của tác giả Bùi Thị Thúy
Vân tại bệnh viện quận 2 năm 2017 [17] tỷ lệ này là 24,3% được khảo sát trên 300 bệnh
nhân với cùng thang đo. Khi thực hiện phép kiểm so sánh hai tỷ lệ, có ý nghĩa thống kê
với p<0,001. Sở dĩ có sự chênh lệch này có thể hiểu rằng đối tượng và địa điểm lấy mẫu
ở hai nghiên cứu khác nhau. Ở nghiên cứu trước, đối tượng nghiên cứu chủ yếu từ 55
tuổi trở lên, còn nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu từ 60 tuổi trở lên, các đối tượng đến
khám chủ yếu từ quận 9, quận Thủ Đức…còn đang trong độ tuổi lao động nên đôi khi
áp lực công việc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ - ở đây là trầm cảm.
Một nghiên cứu khác của tác giả Lý Thị Phương Hoa cũng được thực hiện tại bệnh viện
Nguyễn Tri Phương năm 2010 [6] khảo sát trên 151 bệnh nhân THA có cùng thang đo
PHQ-9, kết quả có 26,5% bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi tại thời điểm 2019. Theo nghiên cứu của tác giả Lý Thị Phương Hoa nhóm
tuổi 18-29 có tỷ lệ trầm cảm cao nhất 66,67%, ở độ tuổi này chủ yếu là học tập và xây
dựng sự nghiệp, công việc nên nhiều áp lực, căng thẳng dẫn đến trầm cảm là điều hợp
lý. Còn đối tượng đến khám mà chúng tôi tiếp cận đa số là >60 tuổi. Ngoài ra thì cả ba
nghiên cứu này đều sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nên câu trả lời của bệnh
nhân còn phụ thuộc vào cách giao tiếp của người phỏng vấn nên có thể có kết quả khác
nhau. Một nghiên cứu tại Trung Quốc về tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA [50] vào năm
2015 cho kết quả là 21,6% cũng khá tương đồng với kết quả của chúng tôi.

4.2. Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan

4.2.1. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm dân số của mẫu:
Tuổi tác có liên quan đến rối loạn trầm cảm. Kết quả nghiên cứu ở cho thấy tỷ lệ
trầm cảm ở nhóm 40 – 49 tuổi và 50 - 59 tuổi lần lượt cao gấp 0,38 lần và 0,24 lần so
với nhóm tuổi <40. Điều này có thể lý giải rằng ở độ tuổi 40 – 59 tần số tuy ít nhưng đối
tượng còn đang trong độ tuổi lao động, công việc đôi khi gây ra khó khăn và áp lực kèm
với tình trạng bệnh THA khiến họ bị rối loạn trầm cảm. Còn độ tuổi ≥ 60 tần số tuy cao
nhưng họ chủ yếu sống chung với gia đình, được người thân quan tâm chăm sóc, có thời
gian chăm lo sức khỏe tập nên tinh thần họ thoải mái hơn. Kết quả này khá tương đồng
58

với nghiên cứu của tác giả Irene A Kretchy và cộng sự thực hiện tại Ghana vào năm
2014 [20]. Còn tại Việt Nam theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Vân khảo sát tại
bệnh viện quận 2 [17] thì cho kết quả tỷ lệ trầm cảm ở nhóm hơn 70 tuổi cao gấp 3,08
lần so với nhóm dưới 60 tuổi. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm đối tượng trong dân
số nghiên cứu khác nhau.
4.2.2 Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu:
Có mối liên quan giữa tình trạng sống chung và rối loạn trầm cảm. Cụ thể ở người
có sống chung với người khác nhưng không phải người trong gia đình (ở đây là giúp
việc nhà) thì tỷ lệ trầm cảm cao gấp 4,5 lần so với người chỉ sống một mình. Có thể do
công việc gi úp việc khiến họ cảm thấy tự ti, kèm theo đó là khó có thể tâm sự hay chia
sẻ về mặt tinh thần với chủ nhà nên họ rơi vào rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, số người
có tình trạng sống chung này trong cỡ mẫu ít nên cần một nghiên cứu lớn hơn để có thể
hiểu rõ. Nghiên cứu trước đó của tác giả Lý Thị Phương Hoa năm 2010 [6] cũng chưa
tìm thấy mối liên quan này.
Có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và rối loạn trầm cảm. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy ở những người đã kết hôn có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 0,46 lần
so với những người độc thân. Tuy có sống chung vợ chồng nhưng có thể cuộc sống họ
hay nảy sinh mâu thuẫn, xung đột không được vui vẻ, thoải mái nên tinh thần bị ảnh
hưởng dẫn đến rối loạn trầm cảm. Mối liên quan này không được tìm thấy ở những
nghiên cứu trước đó có thể do đặc điểm đối tượng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên vẫn
không thể không quan tâm vấn đề này.
4.2.3. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các hành vi nguy cơ của đối tượng:
Có mối liên quan giữa hành vi hút thuốc lá và rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu
của chúng tôi. Ở những người hút thuốc lá có rối loạn trầm cảm cao gấp 2,05 lần so với
những người không hút thuốc lá. Kết quả của nghiên cứu trước đó tại Nepal vào năm
2015 [35] cũng chỉ ra mối liên quan này và tỷ lệ là 5,6 lần. Nghiên cứu của tác giả Bùi
Thị Thúy Vân [17] và lý Thị Phương Hoa [6]. Rượu bia là một trong những yếu tố nguy
cơ quan trọng đối với THA và nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra ở những người uống rượu
bia tần suất 1 – 3 lần/ tháng có tỷ lệ rối loạn trầm cao gấp 0,30 lần so với những người
sử dụng rượu bia có tần suất hơn 5 ngày trong một tuần. Sở dĩ ở những người tuy chỉ sử
59

dụng rượu bia 1 – 3 lần/ tháng nhưng lại có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn là vì tần số
ở nhóm này cao hơn nhiều so với nhóm ≥ 5 ngày/ tuần.
4.2.4. Mô hình hồi quy đa biến:
Sau khi phân tích mô hình hồi quy đa biến, những yếu tố thật sự có mối liên quan
giữa rối loạn trầm cảm và THA đó là nhóm tuổi, tình trạng sống chung, hút thuốc lá,
tiền sử gia đình THA và ăn nhạt.
Có mối liên quan có khuynh hướng giữa rối loạn trầm cảm và nhóm tuổi. Cụ thể,
khi nhóm tuổi tăng một bậc thì tỷ lệ trầm cảm giảm đi 0,49 lần, mối liên quan này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,01 và KTC 95% 0,35 – 0,69. Điều này có thể hiểu rằng ở những
người còn đang trong độ tuổi lao động, công việc đôi khi gây ra áp lực hay khó khăn
dẫn đến tinh thần của họ không được thoải mái dẫn đến rối loạn trầm cảm.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng sống
chung. Ở người có sống chung nhưng không phải người trong gia đình (ở đây là giúp
việc) thì có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 6,58 lần so với người sống một mình. Việc sống
chung với người khác không phải gia đình mình có thể khiến họ không cảm thấy thoải
mái, cô đơn, không có người tâm sự hay chia sẻ về mặt tinh thần, kèm theo đó công việc
khiến họ tự ti nên dễ dẫn đến rối loạn trầm cảm.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và hút thuốc lá. Cụ
thể, ở những người hút thuốc lá có tỷ lệ trầm cảm gấp 2,83 lần so với người không hút
thuốc lá. Theo Bs. Phạm Văn Trụ bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cho biết
người bị bệnh trầm cảm dễ hút thuốc lá hơn là người không bị trầm cảm [15] Có thể do
căng thẳng, áp lực trong cuộc sống nên họ tìm đến thuốc lá như một biện pháp để giải
tỏa tinh thần.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và tiền sử THA của
gia đình. Ở những người không có tiền sử gia đình THA có tỷ lệ trầm cảm gấp 1,90 lần
so với người có tiền sử gia đình THA. Như vậy, tiền sử gia đình không ảnh hưởng đến
rối loạn trầm cảm của bệnh nhân.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và chế độ ăn nhạt. Ở
những người không thực hiện chế độ ăn nhạt thì tỷ lệ rối loạn trầm cảm bằng 0,51 lần
so với những người thực hiện chế độ ăn nhạt.
60

Tiền sử gia đình THA đôi khi cũng làm bệnh nhân cảm thấy buồn hay lo lắng ảnh
hưởng tinh thần có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ. Nhưng đây là một yếu tố mà những nghiên
cứu trước chưa tìm thấy mối liên quan. Vì vậy, cần thêm những nghiên cứu lớn hơn để
hiểu rõ vấn đề này.
Chế độ ăn nhạt cũng có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy không hợp khẩu vị, dẫn
đến chán ăn, bỏ bữa, ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Đó cũng là một trong những
yếu tố nằm trong thang điểm PHQ-9 mà chúng tôi khảo sát.
Còn những yếu tố còn lại khá tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước của tác
giả Lý Thị Phương Hoa [6], Bùi Thị Thúy Vân [17].
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài:
4.4.1. Điểm mạnh của đề tài:
Các nghiên cứu về trầm cảm trên bệnh nhân THA có khá nhiều đặc biệt là ở nước
ngoài. Tuy nhiên, phần lớn là thời gian tiến hành đã lâu không phù hợp với bối cảnh
hiện tại. Trong khi đó, tại Việt Nam tính đến nay chỉ có hai đề tài nghiên cứu rối loạn
trầm cảm trên đối tượng này được thực hiện mặc dù THA và trầm cảm đang có tỷ lệ
mắc rất cao tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu của tác giả Lý Thị Phương Hoa vào năm
2010 cũng được thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhưng thời gian đã lâu, đặc
điểm dân số chủ yếu có trình độ học và thu nhập cao. Đối với nghiên cứu của tác giả
Bùi Thị Thúy Vân được thực hiện tại bệnh viện quận 2, một quận khá xa trung tâm thành
phố nên đặc điểm dân số có thể khác đi. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
ngay tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương gần với các quận trung tâm của thành phố do đó
hy vọng nghiên cứu có tính kịp thời và khả năng can thiệp vào cộng đồng cao.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên thang điểm đo rối loạn trầm cảm PHQ-9 là
một trong thang điểm được nhiều nghiên cứu áp dụng trên bệnh nhân tim mạch và có
Cronbach’s alpha= 0,852 nên sẽ cho kết quả đáng tin cậy hơn.
4.4.2. Điểm hạn chế của đề tài:
Đây là một nghiên cứu cắt ngang nên chỉ tìm ra được mối liên quan mà không
tìm được quá trinh tác động.
61

Tại thời điểm nghiên cứu đang là mùa hè, thời tiết rất nóng bệnh nhân hơi khó
chịu nên cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình của cuộc phỏng vấn, đa số bệnh nhân
đến khám chỉ mong khám nhanh rồi về.
Đôi khi trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân đến lượt vào khám nên xảy ra một
vài bệnh nhân không hoàn thành xong bộ câu hỏi.
Khi đánh giá về kinh tế, sức khỏe và mối quan hệ, chúng tôi chỉ sử dụng sự đánh
giá theo chủ quan của bản thân đối tượng nên kết quả chưa hoàn toàn chính xác.

4.3. Tính ứng dụng của đề tài:


Đây là nghiên cứu về rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA
được thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Kết quả sẽ góp phần bổ sung vào y
văn và tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về bệnh nhân THA có trầm cảm đi kèm.Kết
quả nghiên cứu có những yếu tố liên quan do đó mang nhiều giá trị và ý nghĩa ứng dụng
thực tiễn tại bệnh viện đồng thời góp phần bổ sung, tạo cơ sở đưa ra kiến nghị, đề xuất
giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân THA.
62

KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 300 đối tượng là bệnh nhân THA đến khám và điều trị ngoại trú
tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bằng phương pháp cắt ngang với hình thức phỏng
vấn trực tiếp. Nghiên cứu xác định được được các tỷ lệ sau:
1. Tình trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA:
Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Nguyễn Tri Phương năm 2019 là 19,6%.
2. Đặc điểm về bệnh nhân THA tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương:
Những bệnh nhân THA đến tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam, chủ
yếu nằm trong nhóm ≥ 60 tuổi.
Nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm đa số, hầu hết trình
độ học vấn dưới trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 88,33% và chủ yếu đều đã kết hôn
và sống cùng chồng/vợ, con cháu. Mối quan hệ trong gia đình có quan tâm nhau, đa
phần mâu thuẫn nhưng giải quyết được.
Mặc dù phần lớn đối tượng nghiên cứu ở nhà nội trợ, buôn bán tại, hầu hết trong
số họ có kinh tế ở mức trung bình, vừa đủ sống.
Đa số các đối tượng nghiên cứu có thời gian mắc THA trên 5 năm hầu hết kiểm
soát huyết áp tốt. Có 68,33% các đối tượng có mắc các bệnh mãn tính kèm theo, mà phổ
biến nhất là bệnh đái tháo đường và bệnh lý về khớp.
Một số ít đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá và đa phần ở giới tính nam. Có
31% đối tượng nghiên cứu sử dụng rượu. Hơn hai phần ba các đối tượng trong nghiên
cứu có tập thể dục và tập thể dục hằng ngày.
Đa số bệnh nhân có tuân thủ theo chế độ ăn nhạt, đi tái khám định kỳ theo lịch
hẹn của bác sĩ và họ cho rằng chi phí điều trị bệnh ở mức vừa phải.
3. Các yếu tố có liên quan đến rối loạn trầm cảm
Sau khi sử dụng mô hình hồi quy đa biến, thì chỉ có những yếu tố là nhóm tuổi,
tình trạng sống chung, hút thuốc lá, tiền sử gia đình THA, chế độ ăn nhạt có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê đến rối loạn trầm cảm.
63
64

ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rối loạn trầm cảm của bệnh nhân
THA chỉ ở mức trung bình. Để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
bệnh nhân THA cần xây dựng một kế hoạch lâu dài, khoa học, khả thi và toàn diện. Để
góp phần thực hiện những điều này, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
Đối với bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi đề xuất bệnh viện nên tổ chức sinh
hoạt câu lạc bộ THA cho bệnh nhân. Đồng thời, bệnh viện nên bố trí thêm nhiều bảng
thông tin sức khỏe ở khu vực phòng chờ khám bệnh của bệnh viện để bệnh nhân có thể
tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh THA để góp phần giúp người bệnh hiểu
rõ hơn vè rối loạn trầm cảm và THA. Qua đó có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân.
Đối với bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội
Cần chú trọng thành lập các câu lạc bộ dành riêng cho người THA tại các tuyến
y tế cơ sở, để thuận tiện trong việc triển khai các chương trình giáo dục sức khỏe và tạo
thêm nhiều cơ hội để BN tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Đồng thời, tạo
điều kiện để bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn.
Trong các chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân THA cần
đặc biệt quan tâm đến đối tượng từ 60 tuổi trở lên, những người có trình độ học vấn
thấp, tiền sử gia đình có người THA, thời gian bệnh THA từ 5 năm trở lên, có tình trạng
thừa cân/ béo phì, có bệnh mạn tính kèm theo.
Tuân thủ điều trị thuốc, tuân thủ chế độ ăn, sức khỏe tinh thần thoải mái, trong
gai đình quan tâm lẫn nhau dự báo tác động tích cực đến bệnh nhân THA. Các nhân viên
y tế cũng như cộng tác viên tại cộng đồng cần tăng cường tư vấn và tổ chức các chương
trình giáo dục sức khỏe về bệnh THA, để giúp bệnh nhân hiểu rõ.
Cán bộ y tế, các cộng tác viên cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích động
viên bệnh nhân THA tích cực tập thể dục, tham gia các môn thể thao phù hợp với tình
trạng sức khỏe của mỗi người, thay đổi thói quen xấu, hình thành các thói quen tốt có
lợi cho sức khỏe.
65

Do giới hạn của đề tài với đối tượng còn hạn chế trên các bệnh nhân THA ở bệnh
viện Nguyễn Tri Phương. Do đó, cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu với quy mô và phạm
vi lớn hơn, để có thể áp dụng kết quả rộng rãi trên cộng đồng.
66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Y Tế (2017) Thực trạng đáng báo động về bệnh Tăng
huyết áp tại Việt Nam, http://moh.gov.vn /news/Pages/TinKhacV2.aspx?Ite
mID=1828, 23/02/2019.
2. Chương trình mục tiêu phòng chống tăng huyết áp (2008) Các yếu tố nguy cơ của
tăng huyết áp, http://vnha.org.vn/huyetap.vn/baiphatthanh/4.YTNC-THA.pdf,
23/02/2019.
3. Nguyễn Thị Vi Hằng (2017) Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh
nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa y
tế công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, 100.
4. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Lý Huy Khanh, Nguyễn Thị Tươi,
Hồ Thị Thanh Vân, Trương Thị Thu Hà, et al. (2013) "Khảo sát mối liên quan
giữa sự tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp
đang điều trị ngoại trú". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17 (4), tr. 76-132.
5. Phạm Văn Hiền (2017) Trầm cảm và lo âu trong bệnh lý tim mạch, http://bvtt-
tphcm.org.vn/tram-cam-va-lo-au-trong-benh-ly-tim-mach/, 01/03/2019.
6. Lý Thị Phương Hoa, Võ Tấn Sơn, Violetta Berbiglia (2010) "Tỷ lệ trầm cảm ở người
bệnh tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương ". Tạp chí Y
Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (4), tr. 1-9.
7. Châu Ngọc Hoa (2012) Tăng huyết áp, Bộ môn Nội - Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh, Bệnh Học Nội Khoa, tr. 51.
8. Cù Nguyễn Quang Minh (2017) Tỉ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người
từ 25 đến 64 tuổi tại phường 14 quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, Khóa
luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược
Tp.HCM, 78.
9. Hội Tim Mạch Việt Nam (2015) Báo động: hơn 5000 người Việt Nam mắc bệnh tăng
Huyết áp, http://vnha.org.vn/detail.asp?id=219, 12/04/2019.
10. Y Tế Việt Nam (2017) Bác sĩ báo động tình trạng gia tăng số người mắc trầm cảm,
http://ytevietnam.edu.vn/bac-si-bao-dong-tinh-trang-gia-tang-nguoi-mac-tram-
cam.html, 01/03/2019.
11. BV Nguyễn Tri Phương Hình thành và phát triển, http://bvnguyentriphuo
ng.com.vn/gioi-thieu/hinh-thanh-va-phat-trien/ 01/03/2019.
12. Lê Đình Sáng (2010) Tâm Thần Học, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 52-56.
13. Bộ y Tế (2017) Thực trạng đáng báo động về bệnh Tăng huyết áp tại Việt Nam,
https://moh.gov.vn/news/Pages/TinKhacV2.aspx?ItemID=1828, 19/02/2019.
14. Hoàng Thị Tuấn Tình, Trần Thị Hồng Nhiên, Nguyễn Ngọc Diệp, Lê Minh Thuận
(2018) "Tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái
tháo đường". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 22 (1), 159 - 165.
67

15. Phạm Văn Trụ (2017) Người lo âu trầm cảm dễ nghiện thuốc lá nhưng khó bỏ,
http://bvtt-tphcm.org.vn/nguoi-lo-au-tram-cam-de-nghien-thuoc-la-nhung-kho-
bo/, 19/06/2019.
16. Lê Hồng TNguyễn Minh Quân (2012) Trầm Cảm Trong Bệnh Tim Mạch,
http://www.timmachhoc.vn/component/content/article.html?id=879:tram-cam-
trong-benh-tim-mach&catid=60:tng-quan-v-tim-mch, 01/03/2019.
17. Bùi Thị Thúy Vân (2017) Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân
tăng huyết áp tại phòng khám Bác sĩ gia đình bệnh viện Quận 2 thành phố Hồ
Chí Minh năm 2017, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa y tế
công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, 78.
18. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam (2018) Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị
tăng huyết áp, http://vnha.org.vn/data/Khuyen-Cao-THA-2018.pdf, 12/04/2019.

Tài liệu tiếng Anh

19. Zhanzhan Li, Yanyan Li, Lizhang Chen, Peng Chen, Yingyun Hu (2015)
"Prevalence of Depression in Patients With Hypertension: A Systematic Review
and Meta-Analysis". Medicine, 94 (31), e1317-e1317.
20. Irene A. Kretchy, Frances T. Owusu-Daaku, Samuel A. Danquah (2014) "Mental
health in hypertension: assessing symptoms of anxiety, depression and stress on
anti-hypertensive medication adherence". International journal of mental health
systems, 8, 25-25.
21. Xiuli Song, Zhong Zhang, Rui Zhang, Miye Wang, Dongtao Lin, Tao Li, et al.
(2018) "Predictive markers of depression in hypertension". Medicine, 97 (32),
e11768-e11768.
22. Anna Grimsrud, Dan J. Stein, Soraya Seedat, David Williams, Landon Myer (2009)
The Association between Hypertension and Depression and Anxiety Disorders:
Results from a Nationally-Representative Sample of South African Adults,
https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0005552,
19/02/2019.
23. Bauné BT, Stuart M, Gilmour A, Wersching H, Heindel W, Arolt V, et al. (2012)
"The relationship between subtypes of depression and cardiovascular disease: a
systematic review of biological models". Translational psychiatry, 2 (3), e92-
e92.
24. Burdzovic Andreas, Jasmina, Brunborg, Geir S (2017) "Depressive
Symptomatology among Norwegian Adolescent Boys and Girls: The Patient
Health Questionnaire-9 (PHQ-9) Psychometric Properties and Correlates".
Frontiers in psychology, 8, 887-887.
25. Clemencia M. Vargas, Deborah D. Ingram, Richard F. Gillum (2000) "Incidence of
Hypertension and Educational Attainment The NHANES I Epidemiologic
Followup Study". American Journal of Epidemiology, 152 (3), 272-278.
26. Gunnar Einvik, Toril Dammen, Torbjørn Omland (2010) Depresjon og
kardiovaskulær sykdom – er det en sammenheng?, , https://tidsskriftet.no/20
10/04/oversiktsartikkel/depresjon-og-kardiovaskulaer-sykdom-er-det-en-
sammenheng, Truy cập ngày 23/02/2019.
68

27. Karen L. Smarr, Autumn L. Keefer (2011) "Measures of depression and depressive
symptoms: Beck Depression Inventory-II (BDI-II), Center for Epidemiologic
Studies Depression Scale (CES-D), Geriatric Depression Scale (GDS), Hospital
Anxiety and Depression Scale (HADS), and Patient Health Questionnaire-9
(PHQ-9)". Arthritis Care & Research, 63 (S11), S454-S466.
28. Kroenke K, Spitzer RL, Williams JB (2001) "The PHQ-9: validity of a brief
depression severity measure". Journal of general internal medicine, 16 (9), 606-
613.
29. Lina Ma, Zhe Tang, Yuying Qian (2015) "Risk factors for depression among elderly
subjects with hypertension living at home in China". International journal of
clinical and experimental medicine, 8 (2), 2923-2928.
30. Mahmood S, Hassan SZ, Tabraze M, Khan MO, Javed I, Ahmed A, et al. (2017)
"Prevalence and Predictors of Depression Amongst Hypertensive Individuals in
Karachi, Pakistan". Cureus, 9 (6), e1397-e1397.
31. Mauli T. Shah, Alan B. Zonderman, Shari R. Waldstein (2013) "Sex and Age
Differences in the Relation of Depressive Symptoms With Blood Pressure".
American Journal of Hypertension, 26 (12), 1413-1420.
32. Mejia-Lancheros C, Estruch R, Martínez-González MA, Salas-Salvadó J, Corella D,
Gómez-Gracia, et al. (2014) "Blood pressure values and depression in
hypertensive individuals at high cardiovascular risk". BMC cardiovascular
disorders, 14, 109-109.
33. Ph.D Miyong T. Kim, Ph.D R.N. Hae- Ra Han, Ph.D R.N. Martha N. Hill, Ph.D
R.N. Linda Rose, M.H.S.\ R.N. Mary Roary (2003) "Depression, substance use,
adherence behaviors, and blood pressure in urban hypertensive black men".
Annals of Behavioral Medicine, 26 (1), 24-31.
34. Neupane D, Panthi B, McLachlan CS, Mishra SR, Kohrt BA, Kallestrup P (2015)
"Prevalence of undiagnosed depression among persons with hypertension and
associated risk factors: a cross-sectional study in urban Nepal". PloS one, 10 (2),
e0117329-e0117329.
35. Neupane D, Panthi B, McLachlan CS, Mishra SR, Kohrt BA5, Kallestrup P (2015)
"Prevalence of undiagnosed depression among persons with hypertension and
associated risk factors: a cross-sectional study in urban Nepal". PloS one, 10 (2),
e0117329-e0117329.
36. Trang Nguyen Thi Mai, KL Tran, ML Bui (2011) "Estimation of Vietnam national
burden of disease 2008, Asia Pacific Journal of Public Health,".
37. R. Nicholas Carleton, Michel A. Thibodeau, Gordon J. G. Asmundson (2013) "The
center for epidemiologic studies depression scale: a review with a theoretical and
empirical examination of item content and factor structure". PloS one, 8 (3),
e58067-e58067.
38. M. S. Reddy (2010) "Depression: the disorder and the burden. Indian journal of
psychological medicine". 32 (1), 1-2.
39. MD Robert L. Spitzer, MD Kurt Kroenke, DSW Janet B. W. Williams (1999)
"Validation and Utility of a Self-report Version of PRIME-MDThe PHQ Primary
Care Study". JAMA, 282 (18), 1737-1744.
69

40. Rubio-Guerra AF, Rodriguez-Lopez L, Vargas-Ayala G, Huerta-Ramirez S, Serna


DC, Lozano-Nuevo JJ (2013) "Depression increases the risk for uncontrolled
hypertension". Experimental and clinical cardiology, 18 (1), 10-12.
41. Sher Yelizaveta, Lolak Sermsak, Maldonado Jose (2010) The Impact of Depression
in Heart Disease,
42. PhD Sylvia Wassertheil-Smoller, MD William B. Applegate, Kenneth Berge, PhD
Chee Jen Chang, MD Barry R. Davis, PhD, MD Richard Grimm Jr, PhD, et al.
(1996) "Change in Depression as a Precursor of Cardiovascular Events". JAMA
Internal Medicine, 156 (5), 553-561.
43. Thach Duc Tran, Tuan Tran, Jane Fisher (2013) "Validation of the depression
anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and
anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women".
BMC psychiatry, 13, 24-24.
44. Vihang N. Vahia (2013) "Diagnostic and statistical manual of mental disorders 5: A
quick glance". Indian journal of psychiatry, 55 (3), 220-223.
45. WHO (2013) A global brief of hypertension: Silent killer, global public health crisis,
http://ish-world.com/downloads/pdf/global_brief_hypertension.pdf, 19/02/2019.
46. WHO (2017) Depression: let’s talk” campaign calls for end to mental health stigma,
https://www.who.int/westernpacific/news/detail/07-04-2017-who-depression-
let-s-talk-campaign-calls-for-end-to-mental-health-stigma,
47. WHO (2017) Depression and Other Common Mental Disorders,
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/254610/WHO-MSD-MER-
2017.2-eng.pdf?sequence=1, Truy cập ngày 19/02/2019.
48. WHO (2018) Depression, https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/
depression, Truy cập ngày 01/03/2019.
49. MD William W. K. Zung (1965) "A Self-Rating Depression Scale". JAMA
Psychiatry, 12 (1), 63-70.
50. PhD Zhanzhan Li, Yanyan Li, MD Yingyun Hu (2015) "Prevalence of Depression
in Patients With Hypertension: A Systematic Review and Meta-Analysis".
Medicine, 94 (31), e1317-e1317.
70

PHỤ LỤC 1: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên nghiên cứu: Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp
đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Nghiên cứu viên chính: Nguyễn Thị Ngọc Hiền
Đơn vị chủ trì: Khoa Y tế công cộng – trường đại học Y dược TPHCM
I.THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích và tiến hành nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích tìm ra tỷ lệ hiện mắc trầm cảm ở bệnh nhân
THA đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và đánh giá mối liên quan
giữa các yếu tố bản thân và gia đình với bệnh trầm cảm.
- Nghiên cứu được tiến hành dựa vào phỏng vấn đối tượng bằng bộ câu hỏi phỏng vấn
về trầm cảm và các yếu tố liên quan.
- Thời gian thực hiện từ tháng 4 – tháng 7 năm 2019. Đối tượng đồng ý tham gia phỏng
vấn, có đủ khả năng nghe nói hiểu Tiếng Việt. - Tiêu chí loại ra: Những người không có
khả năng nghe nói hiểu Tiếng Việt. Những người không hoàn thành tất cả nội dung trong
phiếu thu thập.
- Số người tham gia vào nghiên cứu: 300 người.
- Bản chất và mức độ tham gia của những người tham gia nghiên cứu là tự nguyện
2. Các nguy cơ và bất lợi:
- Nghiên cứu chỉ sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, không thực hiện bất kì can thiệp nào về
chẩn đoán và điều trị trên đối tượng nghiên cứu.
- Người tham gia nghiên cứu chỉ trả lời những thông tin về bản thân và gia đình theo bộ
câu hỏi phỏng vấn, không mất bất kì chi phí hay lợi ích nào khác cho nghiên cứu.
71

- Người tham gia có quyền được truy cập lại thông tin bao gồm tên, tuổi, địa chỉ bất cứ
lúc nào để tránh sai sót, có quyền được biết kết quả sau khi nghiên cứu kết thúc, để đánh
giá chất lượng cuộc sống của họ như thế nào.
Bồi thường/điều trị khi có tổn thương liên quan đến nghiên cứu:
Người liên hệ
Nguyễn Thị Ngọc Hiền – SĐT: 0917637182
Sự tự nguyện tham gia
- Người tham gia được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc tham gia.
- Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị ảnh hưởng
gì đến việc điều trị/chăm sóc mà họ đáng được hưởng.
- Trong trường hợp là người có suy giảm trí tuệ hoặc mất khả năng,
việc lấy bản chấp thuận tham gia từ người đại diện hợp pháp.
Tính bảo mật
Thông tin liên quan đến người tham gia nghiên cứu được bảo mật hoàn toàn, thông tin
người tham gia nghiên cứu cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu này, không
được phép sử dụng vào mục đích khác.
II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông tin
liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên
cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao của Bản
Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này. Tôi tự
nguyện đồng ý tham gia.
Chữ ký của người tham gia:
Họ tên___________________ Chữ ký___________________
Ngày tháng năm _________________
Chữ ký của người làm chứng hoặc của người đại diện hợp pháp (nếu áp dụng):
Họ tên___________________ Chữ ký ___________________
Ngày tháng năm _________________
Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận:
Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham
72

gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các
thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất,
các nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này.
Họ tên ___________________ Chữ ký___________________
Ngày tháng năm _________________

PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN


Mã số phiếu:…

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

VĂN BẢN ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Điều tra viên:…………………………………………………………………………

Ngày điều tra: ………../……………../2019.

Xin chào ông/bà/anh/chị, nhằm khảo sát tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh
nhân tăng huyết áp, từ đó có những đánh giá và biện pháp cũng như can thiệp kịp thời
đến bệnh nhân tăng huyết áp, nhóm nghiên cứu chúng tôi là những sinh viên đến từ Đại
học Y dược TPHCM tiến hành khảo sát đề tài “ Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên
quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Thành phố Hồ Chí Minh”. Chúng tôi rất mong có được sự hợp tác của ông/bà/anh/chị,
đây sẽ là sự đóng góp vô cũng quý báu cho nghiên cứu của chúng tôi.

Trước khi thực hiện phỏng vấn, chúng tôi xin cam đoan tất cả những thông tin ông / bà
/anh/chị cung cấp cho chúng tôi sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ để phục vụ cho
mục đích nghiên cứu. Ông/bà/anh/chị hoàn toàn có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi
nào mà ông /bà/anh/chị cảm thấy không thoải mái hoặc có quyền ngưng trả lời phỏng
vấn bất cứ lúc nào mà không cần đưa ra lý do. Tuy nhiên, để cuộc khảo sát đạt được ý
73

nghĩa mong muốn, mong ông/ bà/anh/chị tham gia trả lời đầy đủ các câu hỏi và trả lời
một cách chính xác và trung thực nhất.

XÁC NHẬN ĐỒNG Ý TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Tôi tên là: ………………………………………………………………………..

Ký tên
74

RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG
HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI
PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-Ngày khảo sát: …/…/2019

Hướng dẫn trả lời bộ câu hỏi:

- Đọc kĩ từng câu hỏi và khoanh tròn (hoặc tự điền) vào số tương ứng với câu
trả lời đúng nhất về Ông/Bà/Anh/Chị

- Trả lời toàn bộ các câu hỏi

- Mong Ông/Bà/Anh/Chị trả lời chính xác và chân thật nhất.

PHẦN A: THÔNG TIN CÁ NHÂN:

STT Nội dung Trả lời Mã trả lời Ghi chú


A1 Giới tính Nam 1
Nữ 2
A2 Ông/bà/anh/chị sinh năm Năm sinh:…
bao nhiêu (theo năm
dương lịch) ?
A3 Ông/bà/anh/ Kinh 1
chị thuộc dân tộc nào? Khác (Ghi rõ…) 2
A4 Tôn giáo của Không theo tôn giáo 1
Ông/bà/anh/chị là gì? Phật giáo 2
Thiên chúa giáo 3
Khác (Ghi rõ…) 4
A5 Trình độ học vấn của Mù chữ 1
Ông/bà/anh/chị là gì? Biết đọc, biết viết 2
Cấp 1 3
Cấp 2 4
Cấp 3 5
75

Trên cấp 3 6
A6 Nghề nghiệp Chính của Công nhân 1
Ông/bà/anh/chị là gì? Nông dân 2
Nội trợ 3
Buôn bán 4
Công nhân viên 5
Nghỉ hưu 6
Nghề khác (Ghi 7
rõ…)
A7 Ông/bà/anh/chị cảm thấy Khá giả 1
kinh tế bản thân hiện nay Trung bình 2
thế nào? Cận nghèo 3
Nghèo 4
A8 Hiện tại Ông/bà/anh/chị Sống 1 mình 1
có sống cùng với ai Sống cùng gia đình 2
không? Khác (Ghi rõ…)
3
A9 Tình trạng hôn nhân của Độc thân 1
Ông/bà/anh/chị Đã kết hôn 2
Đã li thân/li dị 3
Góa 4
A10 Mối quan hệ trong gia Mâu thuẫn 1
đình của Ông/bà/anh/chị Bất đồng nhưng giải 2
như thế nào? quyết được
Hòa thuận 3
Khác (Ghi rõ…) 4
A11 Mức độ quan tâm của Không 1
của người thân đối với Thỉnh thoảng 2
Ông/bà/anh/chị như thế Thường xuyên 3
nào? Khác (Ghi rõ…) 4
76

PHẦN B: CÁC YẾU TỐ VỀ HÀNH VI-LỐI SỐNG:

STT Nội dung Trả lời Mã trả lời Ghi chú


B1 Ông/bà/anh/chị Có 1 Nếu “Không”
có hút thuốc lá Không 2 chuyển qua
không? câu B4
B2 Hiện giờ Có 1
Ông/bà/anh/chị Không 2
có hút thuốc Khác (Ghi rõ) 3
mỗi ngày
không?
B3 Trung bình, … điếu
Ông/bà/anh/chị
hút bao nhiêu
điếu một ngày?
B4 Ông/bà/anh/chị Có Nếu “Không”
có sử dụng Không chuyển qua
rượu bia không câu B7
B5 Khoảng bao Mỗi ngày 1
lâu 5-6 ngày/tuần 2
Ông/bà/anh/chị 3-4 ngày/tuần 3
uống rượu, bia 1-2 ngày/tuần 4
một lần? 1-3 ngày/tháng 5
Ít hơn 1 6
ngày/tháng
B6 Số lượng rượu Bia: ……….
bia Lon 330 ml
Ông/bà/anh/chị Rượu mạnh
uống trong một (Rượu đế 40%)
77

lần là bao ……………


nhiêu? ml
Rượu vang
………. ml
B7 Trong gia đình Mỡ động vật 1
Ông/bà/anh/chị Mỡ thực vật 2
thường sử dụng Cả 2 loại trên 3
chất béo nào để
chế biến thức
ăn?
B8 Ông/bà/anh/chị Có 1 Nếu “Không”
có tập thể Không 2 chuyển qua
dục/chơi thể câu C1
thao không?
B9 Ông/bà/anh/chị ≥5 ngày/ tuần 1
tập thể dục / <5 ngày/ tuần 2
chơi thể thao
bao nhiêu ngày
trong 1 tuần ?
B10 Ông/bà/anh/chị ≥ 30 phút 1
tập thể dục/thể < 30 phút 2
thao bao nhiêu
phút một lần?
78

PHẦN C: TÌNH TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

STT Nội dung Trả lời Mã trả lời Ghi chú


C1 Ông/bà/anh/chị Dưới 1 năm 1
được chẩn Từ 1-5 năm 2
đoán tăng Trên 5 năm 3
huyết áp bao
lâu rồi ?
C2 Ông/bà/anh/chị …năm
bắt đầu điều trị
tăng huyết áp
từ khi nào?
C3 Trong gia đình Có 1
có ai bệnh Không 2
Tăng huyết áp
như
Ông/bà/anh/chị
không?
C4 Ngoài tăng Có 1 Nếu “Không”
huyết áp Không 2 chuyển qua
Ông/bà/anh/chị câu C6
có mắc thêm
bệnh mãn tính
nào khác
không?
C5 Bệnh đi kèm Đái tháo đường
mà Ông/bà/ - Có 1
anh/chị mắc là - Không 2
bệnh gì? Bệnh về khớp
- Có 1
79

- Không 2
Bệnh tim mạch
- Có 1 Có thể chọn
- Không 2 nhiều đáp án
Bệnh đường hô
hấp)
- Có 1
- Không 2
Khác( ghi
rõ…)
C6 Hiện nay, Ông/ Uống mỗi ngày 1
bà uống thuốc Lúc uống lúc 2
THA như thế không
nào? Chỉ uống khi
THA 3
C7 Số lần uống Có 1
thuốc có làm Không 2
Ông/bà/anh/chị
cảm thấy khó
chịu không?
C8 So với trước Có 1 Nếu “Không”
khi phát hiện Không 2 chuyển qua
bệnh Tăng câu
huyết áp C10
Ông/bà/anh/chị
có thực hiện
chế độ ăn nhạt
hay không?
C9 Việc thực hiện Có 1
chế độ ăn nhạt Không 2
80

có làm
Ông/bà/anh/chị
cảm thấy miễn
cưỡng, khó
chịu hay
không?
C10 Ông/bà/anh/chị Có 1
có đi tái khám Không 2
định kỳ theo lời
dặn của nhân
viên Y tế hay
không?
C11 Chi phí điều trị Cao 1
Tăng huyết áp Vừa phải 2
Ông/bà/anh/chị Thấp 3
cảm thấy như
thế nào?
81

PHẦN D: ĐO CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÀ HUYẾT ÁP

STT Nội dung Trả lời Mã trả lời Ghi chú

D1 Cân nặng …kg

D2 Chiều cao …m

D3 Huyết áp Lần 1:Tâm Nếu giữa 2 lần


thu..….. đo đầu tiên
(mmHg)
chênh lệch
Tâm
>5mmHg thì đo
trương……
lần 3
Lần 2: Tâm
thu..…..

Tâm
trương……

Lần 3: Tâm
thu..…..

Tâm
trương……

PHẦN E: BẢNG CÂU HỎI VỀ TRẦM CẢM

Dưới đây là các nội dung mô tả một số triệu chứng của cơ thể. Ở mỗi câu, hãy

chọn một mức độ phù hợp nhất với tình trạng mà Ông/bà/anh/chị cảm thấy hay đã làm
trong 2 tuần qua.
82

STT Trong 2 tuần qua Không Vài Hơn 7 Hầu


ngày ngày ngày như
nào mỗi
ngày

E1 Cảm thấy không thích hoặc


không muốn làm bất cứ điều gì

E2 Cảm thấy chán nản, suy sụp


tinh thần hay tuyệt vọng

E3 Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ,


đang ngủ dễ bị thức giấc và khó
ngủ lại. Hoặc ngủ quá nhiều

E4 Cảm thấy mệt mỏi, uể oải


không có sức lực

E5 Ăn không ngon miệng, chán


ăn, không muốn ăn hoặc ăn quá
nhiều

E6 Có suy nghĩ tiêu cực về bản


thân hoặc cảm thấy mình là
người thất bại, tồi tệ, kém cỏi,
thất vọng về chính bản thân
mình

E7 Khó tập trung làm một việc gì


đó Vd: Công việc hay trong
giao tiếp với người khác

E8 Đi đứng, cử chỉ hoặc nói quá


chậm. Hoặc quá bồn chồn,
83

đứng ngồi không yên đến mức


đi đi lại lại nhiều hơn bình
thường

E9 Có suy nghĩ tư tử sẽ tốt hơn cho


bản thân hoặc tự làm hại bản
thân mình.
84

ĐẠI HỌC Y DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

BIÊN BẢN SỬA CHỮA, BỔ SUNG KHÓA LUẬN


THEO GÓP Ý CỦA TIỂU BAN CHẤM KHÓA LUẬN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Hiền


Lớp: YHDP13
Tên khóa luận: Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng
huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Khóa luận đã được bổ sung, chỉnh sửa các điểm theo góp ý của Tiểu ban chấm khóa
luận như sau:

1. VỀ HÌNH THỨC KHÓA LUẬN


- Đã chỉnh sửa lỗi chính tả
- Định dạng canh dòng, cách dòng, cỡ chữ (mục tiêu 6, trang 2)
- Đường kẻ chân ở các bảng kết quả
- Đánh số trang đầu trang theo qui định của khóa luận
2. VỀ NỘI DUNG KHÓA LUẬN
- Đặt vấn đề: Thêm một số nội dung để lập luận chặt chẽ hơn (trang 1)
- Thêm một số thông tin về tình hình trầm cảm tại Việt Nam và thế giới (trang 11)
- Chỉnh sửa kiểm soát sai lệch chọn lựa và sai lệch thông tin (trang 22 và 24)
- Thêm định nghĩa biến: Chi phí điều trị THA, khó chịu khi ăn nhạt (trang 29)
- Chỉnh sửa sắp xếp các triệu chứng của trầm cảm theo thứ tự từ cao đến thấp
(bảng 3.8)
- Thêm liệt kê cụ thể 9 mục thang đo của rối loạn trầm cảm (trang 31)
- Thêm so sánh với một số y văn (trang 55)
85

- Chỉnh sửa tên đề tài của tác giả Lý Thị Phương Hoa từ “ngoại trú” thành “nội
trú” (trang 1)
- Tóm gọn lại kết luận (trang 62)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2019
Sinh viên Giảng viên hướng dẫn
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

SV. Nguyễn Thị Ngọc Hiền TS. BS. Nguyễn Thị Minh Trang

Thư ký Tiểu ban Trưởng Tiểu ban


(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

BS. Võ Văn Tâm PGS. TS Đỗ Văn Dũng

You might also like