You are on page 1of 52

BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

HỌ VÀ TÊN: TRỊNH THÙY NINH


TỒ - LỚP: TỔ 9 – YHCT14
MÃ SỐ HSSV: YHCT14-104

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


LỜI MỞ ĐẦU
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu Đại học Y Dược Thành phố Hồ chí Minh
- Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP HCM
- Tập thể nhân viên khoa Nội thần kinh BV YHCT Tp HCM
Đặc biệt là:
BS.CK2 LÝ BÁ TƯỚC – trưởng khoa Nội thần kinh bệnh viện YHCT.
BS.CK1 HUỲNH THỊ THANH THÚY  phó khoa Nội thần kinh
ThS.BS NGÔ THỊ KIM OANH – khoa Nội Thần Kinh
BS.CK1 PHẠM TRẦN ĐAN TÂM – khoa Nội Thần Kinh
Cùng các anh chị nhân viên, bác sỹ đang công tác tại BV YHCT TP HCM đã tận tình
dành thời gian giúp đỡ em trong hai tuần thực tập nghề nghiệp và hoàn thành báo cáo
này.

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TP. HỒ CHÍ
MINH.......................................................................................................................... 5
I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN YHCT TP.HCM...........................................5
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC.........................................................................................7
III. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:...................................................................................9

1. Vị trí.................................................................................................................9
2. Chức năng.......................................................................................................10

IV. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN.....................................................................10

1. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng..................................................10


2. Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền.......................10
3. Đào tạo...........................................................................................................11
4. Chỉ đạo tuyến..................................................................................................11
5. Phòng chống dịch bệnh...................................................................................11
6. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe.......................................................11
7. Công tác dược và vật tư y tế...........................................................................12
8. Quản lý bệnh viện...........................................................................................12
9. Hợp tác quốc tế...............................................................................................12
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao...........12

CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU KHOA NỘI THẦN KINH.......................................13


I. CƠ CẤU TỔ CHỨC.........................................................................................13
II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG....................................................................................13
III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN...........................................................................14

1. Bác sĩ trưởng khoa..........................................................................................14

2
2. Bác sĩ phó khoa..............................................................................................14
3. Bác sĩ điều trị..................................................................................................16

IV. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG KHOA nội thần kinh.........................................18

1. Quy định khoa Nội Thần Kinh.......................................................................18


2. Quy định sử dụng thuốc:.................................................................................20
3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị.....................23
4. Quy định quản lý và bảo quản hồ sơ bệnh án.................................................25
5. Quy chế chuyển khoa, chuyển viện, ra viện....................................................27

V. VẬT TƯ, Y TẾ TRONG KHOA:...................................................................29


VI. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN TẠI KHOA:............................................30

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP YHHĐ - YHCT TẠI KHOA NỘI
THẦN KINH............................................................................................................. 31
1. Mô hình bệnh tật tại khoa Nội Thần Kinh......................................................31
2. Tình hình sử dụng phương pháp điều trị kết hợp YHHĐ – YHCT tại khoa nội
thần kinh:............................................................................................................37
3. Nhận xét chung:..............................................................................................41
4. Đề xuất giải pháp, kiến nghị:..........................................................................42

3
DANH MỤC BẢNG
Mô hình bệnh học tại khoa nội thần kinh:
BẢNG 1. 1: TUỔI CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU......................................................32
BẢNG 1. 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC.........................................................32
BẢNG 1. 3: PHÂN BỐ BỆNH TẬT DỰA VÀO BỆNH CHÍNH KHIẾN BỆNH
NHÂN NHẬP VIỆN THEO CHẨN ĐOÁN..............................................................34
BẢNG 1. 4: PHÂN BỐ BỆNH KÈM THEO CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI
TRÚ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH:........................................................................36
BẢNG 1. 5: SỐ BỆNH CỦA MỘT BỆNH NHÂN ( BAO GỒM BỆNH CHÍNH VÀ
BỆNH KÈM THEO)..................................................................................................38
BẢNG 1. 6: TỈ LỆ CÁC CHỨNG YHCT CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI KHOA NỘI THẦN KINH:.................................................................................39
BẢNG 1. 7: BỆNH DANH YHCT.............................................................................40
Tình hình sử dụng phương pháp điều trị YHHD – YHCT tại khoa nội thần kinh:
BẢNG 2. 1: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ..................................................................41
BẢNG 2. 2: ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC....................................................42
BẢNG 2. 3: CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU..........................................................43
BẢNG 2. 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VLTL...............................................................44
BẢNG 2. 5: ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC....................................................................45

4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Mô hình bệnh học tại khoa nội thần kinh:
BIỂU ĐỒ 1. 1: TUỔI.................................................................................................33
BIỂU ĐỒ 1. 2: GIỚI..................................................................................................33
BIỂU ĐỒ 1. 3: CÁC BỆNH CÓ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH..............................35
BIỂU ĐỒ 1. 4: CÁC BỆNH KÈM THEO CÓ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH........38
BIỂU ĐỒ 1. 5: TỔNG SỐ BỆNH TRÊN 1 BỆNH NHÂN........................................39
BIỂU ĐỒ 1. 6: CÁC CHỨNG TRẠNG ĐÔNG Y Ở KHOA NỘI THẦN KINH......40
BIỂU ĐỒ 1. 7: BỆNH DANH YHCT........................................................................41
Tình hình sử dụng phương pháp điều trị YHHĐ – YHCT tại khoa nội thần kinh:
BIỂU ĐỒ 2. 1: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ.............................................................42
BIỂU ĐỒ 2. 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC..........43
BIỂU ĐỒ 2. 3: CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU.....................................................44
BIỂU ĐỒ 2. 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VLTL...........................................................45
BIỂU ĐỒ 2. 5: CÁC DẠNG THUỐC SỬ DỤNG.....................................................46

5
TP. HỒ CHÍ MINH
I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN YHCT TP.HCM

- BV Y Học Cổ Truyền nằm ở số 179-187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7,


Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại : 08.39326004 – Fax:
08.39320482 - Website: yhct.vn
- Trước năm 1975, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh là nhà
bảo sanh của Bộ trưởng Bộ Y tế chế độ cũ với 30 giường nội trú. Sau ngày miền
Nam giải phóng 30/4/1975 được Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam tiếp quản đặt tên là “Bệnh viện Đông Y miền Nam” do Bộ Y tế quản lý.
- Năm 1979, Bộ Y tế chuyển giao cho Sở Y tế Tp.HCM quản lý và xây dựng
phát triển thành bệnh viện chuyên khoa hạng I đầu ngành chuyên sâu về Y học
cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong điều trị - nghiên cứu
khoa học và đào tạo với tên gọi “BỆNH VIỆN Y HỌC DÂN TỘC”.
- Năm 1999, bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 4019/QĐ-UB-VX
ngày 14 tháng 7 năm 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc
cho phép đổi tên Bệnh viện Y học dân tộc thành Bệnh viện Y học cổ truyền trực

6
thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và quy định chức năng, nhiệm vụ, bộ
máy tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM; Quyết định 1549/QĐ-
SYT ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện Y học cổ truyền thuộc Sở Y
tế;
- Bệnh viện Y học cổ truyền Tp. HCM là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về
YHCT của thành phố và là bệnh viện tuyến cuối về YHCT ở các tỉnh phía Nam.
Bệnh viện nhận khám và điều trị cho cán bộ, nhân dân của thành phố và tỉnh
khu vực phía Nam. Bệnh viện Y học cổ truyền là bệnh viện chuyên khoa hạng 1
với 250 giường nội trú, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế Tp.HCM.
Bệnh viện có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến về chuyên môn YHCT cho các bệnh viện
đa khoa trong thành phố. Bệnh viện có đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm cao về YHCT, được trang bị trang thiết bị y tế hiện đại,
chuyên khoa sâu.
- Bên cạnh công tác khám, chữa bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền được phép tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực chuyên
ngành Y học cổ truyền. Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của các trường Đại
học Y Dược Tp.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khoa Y Đại học
Quốc gia TpHCM, Trung học y Lê Hữu Trác…
- Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là một nơi đáng
tin cậy, ngày càng được người bệnh tin yêu. Đáp lại tấm chân tình ấy, Cấp ủy
Đảng, Ban Lãnh đạo bệnh viện cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao
động trên mọi lĩnh vực của bệnh viện sẽ không ngừng nổ lực, phấn đấu nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng toàn diện của bệnh viện vì mục tiêu góp
phần xây dựng nền Y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
- Hướng tới, bệnh viện tiếp tục xây dựng và phát triển thành bệnh viện chuyên
khoa hạng I đầu ngành chuyên sâu về Y học cổ truyền, không ngừng phấn đấu
để được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất.

7
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
- Bệnh viện do một Giám đốc quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Bệnh
viện theo chế độ thủ trưởng và các Phó Giám đóc đốc giúp việc cho Giám đốc,
trong đó có một Phó Giám đốc được thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động
của bệnh viện khi Giám đốc đi vắng.
- Nhiệm vụ của các Phó Giám đốc Bệnh viện do Giám đốc phân công, ủy quyền
giải quyết trực tiếp một số công việc của Bệnh viện và liên đới chịu trách nhiệm
trước pháp luật và các cấp trên về công tác được phân công.
- Giám đốc Bệnh viện do chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố bổ nhiệm theo đề
nghị của Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc sở nội vụ thành phố Hồ Chí Minh.
- Các phó giám đốc Bệnh viện do Giám đốc sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh
bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Thành phố
- Các Trưởng/ Phó khoa, phòng chức năng do Giám đốc Bệnh viện bổ nhiệm
theo phân cấp của Sở Y tế.
- Các phòng chức năng, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện theo
quy định tại thông tư 37/2011/TT-BYT Ngày 26/10/2011 của Bộ Trưởng Bộ Y
tế ban hành gồm các khoa/ phòng sau:
 Các phòng chức năng:
+ Phòng tổ chức cán bộ
+ Phòng kế hoạch tổng hợp-Công nghệ thông tin
+ Phòng Hành chính Quản trị
+ Phòng Tài chính – Kế toán
+ Phòng điều dưỡng
 Các khoa chuyên môn:
+ Khoa Vật lý trị liệu;
+ Khoa Khám bệnh;
+ Khoa Dược;
+ Khoa Nội tổng hợp;
+ Khoa Ngoại phụ;

8
+ Khoa Nội thần kinh;
+ Khoa Cơ xương khớp;
+ Khoa Nội III;
+ Khoa Tim mạch cấp cứu;
+ Khoa Dinh dưỡng;
+ Khoa Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh;
- Khi cần thiết theo yêu cầu công tác, Giám đốc bệnh viện có thể đề nghị với
Giám đốc sở Y tế thành lập, sáp nhập, hoặc điều chỉnh các khoa phòng cho phù
hợp
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các khoa, phòng thuộc bệnh viện được
thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 2…/../
1997 của Bộ trưởng Y tế về việc ban hành quy chế bệnh viện.
- Bệnh viện hiện có 239 viên chức, người lao động (50 bác sĩ, 100 điều dưỡng, y
sĩ, kỹ thuật viên y, 36 viên chức dược và 53 viên chức chuyên môn khác).

9
III. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
1. Vị trí
- Bệnh viện Y học Cổ truyền là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế thành phố
Hồ Chí Minh, Bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ một phần theo quy định.
- Bệnh viện chịu sự quản lý toàn diện của Sở Y tế về chuyên môn, kỹ thuật,
nghiệp vụ, là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của
thành phố Hồ Chí Minh.

10
- Bệnh viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt
động từ nguồn ngân sách, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.
- Trụ sở làm việc của Bệnh viện đặt tại: số 179 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
phường 7, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chức năng
- Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền,
kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và
phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và
là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y dược và các đơn
vị có nhu cầu.
IV. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Tổ chức, cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi
chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại
theo quy định. Chú trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và
các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn.
- Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định tại thông tư số
13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe.
2. Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền
- Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và
kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nghiệm thu, đánh giá tính an toàn
và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học về y, dược cổ truyền trong TP.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền trên
địa bàn.
- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, bảo tồn, kế thừa, ứng dụng theo
quy định của pháp luật.

11
3. Đào tạo
- Tiếp nhận, tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của
các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại bệnh
viện.
- Cử công chức, viên chức đủ năng lực tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực
hành lâm sàng.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy
định.
- Cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng và thực hành lâm sàng cho các đối tượng đã
hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành tại bệnh viện theo quy định.
4. Chỉ đạo tuyến
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được tuyến trên chuyển giao.
- Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai công tác chỉ đạo tuyến về y, dược cổ truyền,
kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho các cơ sở y tế trên địa bàn TP;
tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về y, dược
cổ truyền đối với các cơ sở y tế trong TP.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y, dược cổ truyền.
5. Phòng chống dịch bệnh
- Chủ động hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương
pháp y học cổ truyền.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh
khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn theo quy định.
6. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về
công tác y, dược cổ truyền.
- Tuyên truyền ứng dụng các biện pháp y, dược cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu
quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

12
- Tuyên truyền vận động nhân dân nuôi trồng, thu hái, bảo tồn và sử dụng có
hiệu quả cây con làm thuốc.
7. Công tác dược và vật tư y tế
- Phối hợp các đơn bị chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về công tác bảo
tồn, phát triển dược liệu;
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng thuốc, hóa chất vật tư y tế cho
công tác khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú;
- Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu
của người bệnh nội ngoại trú của BV;
- Hướng dẫn sử dụng dược liệu và các vị thuốc Y học cổ truyền hợp l, an toàn,
hiệu quả;
- Bố trí trang thiết bị theo danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị y tế theo quy định
của Bộ Tế.
8. Quản lý bệnh viện
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định.
9. Hợp tác quốc tế
- Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về y,
dược cổ truyền;
- Tham gia thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền với
các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao

13
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU KHOA nội thần kinh
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC
- SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA NỘI THẦN KINH – BV YHCT TP HCM

TRƯỞNG KHOA
BS.CKII LÝ BÁ TƯỚC

PHÓ KHOA
BS.CKI HUỲNH THỊ
THANH THÚY

BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ


BS TRƯƠNG THỊ LAN ANH ĐD NGUYỄN THỊ HOÀNG BS.CKI THÁI BẢO CƯỜNG
BS.CKI LÝ ĐỨC KIỆT OANH
BS.CKI PHẠM TRẦN ĐAN TÂM
BS LA HỮU ĐỨC Th.BS NGÔ THỊ KIM OANH

ĐIỀU DƯỠNG HÀNH


CHÁNH
YS TRẦN THỊ TUYẾT HUỆ
YS BÙI THỊ HỒNG DIỄM

ĐIỀU DƯỠNG ĐIỀU TRỊ


ĐIỀU DƯỠNG ĐIỀU TRỊ ĐIỀU DƯỠNG ĐIỀU TRỊ ĐD NGUYỄN NGỌC CÁT
ĐD LÊ ĐẶNG KHÔI ĐD NGUYỄN THỊ HIỆP TƯỜNG
ĐD HUỲNH NGỌC TRÂM ĐD ĐỒNG THỊ HÀ VÂN ĐD LÊ ĐẶNG PHƯỚC
THANH

II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG


- Khoa Nội Thần Kinh là khoa lâm sàng, gồm 58 giường với 14 phòng bệnh
thường. 01 buồng trực-hành chánh, 01 buồng thủ thuật thực hiện các phương
pháp không phẫu thuật để chữa bệnh.

14
- Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét
nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.
- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.
III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Bác sĩ trưởng khoa
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa, Trưởng khoa lâm
sàng và Trưởng khoa Nội Thần Kinh, Trưởng khoa y học cổ truyền có nhiệm
vụ, quyền hạn như sau:
1.1. Nhiệm vụ:
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa y học cổ truyền và
quy chế công tác khoa Nội Thần Kinh.
- Thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để đảm bảo chất lượng
khám bệnh, chữa bệnh.
- Bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền theo đúng quy chế sử dụng thuốc và
quy định kỹ thuật bệnh viện trong bào chế thuốc, đảm bảo cung ứng thuốc cho
người bệnh.
- Thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc.
- Phối hợp các khoa lâm sàng, cận lâm sàng để tiến hành nghiên cứu, ứng dụng
y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn những kiến thức cơ bản về xoa bóp, day ấn huyệt, tập luyện dưỡng
sinh, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.
1.2. Quyền hạn:
- Có quyền hạn chung của Trưởng khoa
2. Bác sĩ phó khoa
- Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm trước
Trưởng khoa về công tác chẩn đoán, điều trị và chỉ định chế độ chăm sóc ăn
uống của người bệnh được Trưởng khoa phân công. Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ
và quyền hạn như sau:

15
2.1. Nhiệm vụ:
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế Bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy
chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế vào viện, ra
viện, chuyển khoa, chuyển viện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật
và quy chế sử dụng thuốc.
- Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khám
ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Trong 24 giờ phải hoàn
thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cấp cứu phải được làm
bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.
- Khi Bác sĩ Trưởng khoa khám người bệnh, Bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo
cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng
dẫn của Trưởng khoa.
- Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ
chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh
bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát xử lý kịp
thời khi có diễn biến bất thường.
- Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:
- Người bệnh nặng, nguy kịch.
- Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh chưa thuyên chuyển
chậm hoặc không có hiệu quả.
- Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật do Trưởng khoa phân công. Trước khi thực
hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn bị chu đáo để đảm bảo điều khiện an
toàn nhất cho người bệnh.
- Hàng ngày phải kiểm tra:
 Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của người
bệnh.
 Các chỉ định không còn phù hợp với tình trạng bệnh phải được đình chỉ
ngay.

16
 Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh tự
chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
 Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ bàn giao cho Bác sĩ thường
trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi và những y lệnh còn lại
trong ngày cho người bệnh.
 Tham gia thường trực theo lịch phân công của Trưởng khoa.
 Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự
phân công của Giám đốc và Trưởng khoa.
- Tham gia hội chẩn, kiếm thảo tử vong khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho
người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế chuyển khoa,
chuyển viện, ra viện.
- Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của Trưởng khoa.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tham dự hội nghị khoa học theo sự
phân công của Trưởng khoa và Giám đốc bệnh viện.
- Thường xuyên động viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải
thực hiện tốt quy định y đức.
2.2. Quyền hạn:
- Thay Bác sĩ Trưởng khoa khi vắng mặt.
- Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc, ra y lệnh điều trị, chăm sóc người bệnh
theo quy chế bệnh viện.
- Ký đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.
3. Bác sĩ điều trị
- Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm trước
Trưởng khoa về công tác chẩn đoán, điều trị và chỉ định chế độ chăm sóc ăn
uống của người bệnh được Trưởng khoa phân công. Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ
và quyền hạn như sau:
3.1. Nhiệm vụ:
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế Bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy
chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế vào viện, ra
17
viện, chuyển khoa, chuyển viện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật
và quy chế sử dụng thuốc.
- Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khám
ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm soc, ăn uống. Trong 24 giờ phải hoàn
thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cấp cứu phải được làm
bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.
- Khi Bác sĩ Trưởng khoa khám người bệnh, Bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo
cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng
dẫn của Trưởng khoa.
- Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ
chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh
bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát xử lý kịp
thời khi có diễn biến bất thường.
- Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:
- Người bệnh nặng, nguy kịch.
- Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh chưa thuyên chuyển
chậm hoặc không có hiệu quả.
- Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật do Trưởng khoa phân công. Trước khi thực
hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn bị chu đáo để đảm bảo điều khiện an
toàn nhất cho người bệnh.
- Hàng ngày phải kiểm tra:
 Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của người
bệnh.
 Các chỉ định không còn phù hợp với tình trạng bệnh phải được đình chỉ
ngay.
 Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh tự
chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

18
 Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ bàn giao cho Bác sĩ thường
trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi và những y lệnh còn lại
trong ngày cho người bệnh.
- Tham gia thường trực theo lịch phân công của Trưởng khoa.
- Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự
phân công của Giám đốc và Trưởng khoa.
- Tham gia hội chẩn, kiếm thảo tử vong khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho
người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế chuyển khoa,
chuyển viện, ra viện.
- Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của Trưởng khoa.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tham dự hội nghị khoa học theo sự
phân công của Trưởng khoa và Giám đốc bệnh viện.
- Thường xuyên động viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải
thực hiện tốt quy định y đức.
3.2. Quyền hạn:
- Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc, ra y lệnh điều trị, chăm sóc người bệnh
theo quy chế bệnh viện.
- Ký đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.
IV. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG KHOA NỘI THẦN KINH
1. Quy định khoa Nội Thần Kinh
1.1. Đối với nhân viên:
- Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước;
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui, qui chế của khoa và bệnh viện;
- Tích cực, nhiệt tình trong công tác của mình đảm bảo hoàn thành công việc
được cấp trên giao cho;
- Có ý thức kỷ luật cao, chấp hành tốt mọi sự phân công của tổ chức;
- Luôn học tập và trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng lâm sàng;
- Tác phong khẩn trương, chính xác trong cấp cứu bệnh nhân;

19
- Trau dồi kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân và thân nhân. Chấp hành mọi qui
định về y đức của ngành y tế;
- Đoàn kết tốt nội bộ, hỗ trợ nhau trong công tác; tích cực đấu tranh với mọi biểu
hiện tiêu cực, trì trệ, sai phạm;
- Bản thân có lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, hòa đồng với mọi người.
1.2. Đối với bệnh nhân và thân nhân người bệnh:
1.2.1 Đối với bệnh nhân:
- Bệnh nhân đến khám và chữa bệnh phải chấp hành đầy đủ các nội qui của bệnh
viện và y lệnh của bác sỹ điều trị.
- Người bệnh phải mặc quần áo của Bệnh viện.
- Những vấn đề chuyên môn trao đổi trực tiếp với Bác sỹ điều trị hoặc Bác sỹ
Trưởng, Phó khoa. Ngoài giờ liên hệ phòng trực cấp cứu lầu II.
1.2.2 Đối với thân nhân bệnh nhân:
- Người nhà có bệnh nhân nằm viện tại Khoa phải chấp hành đầy đủ các nội qui
của Bệnh viện.
- Người nuôi bệnh phải mặc áo nuôi bệnh do Bệnh viện cấp.
- Giờ thăm bệnh :
 Sáng từ 6h00 đến 7h00.
 Trưa từ 11h00 đến 13h00.
 Chiều từ 16h00 đến 20h00.
 Giờ khám bệnh, châm cứu, tiêm phát thuốc người bệnh phải có mặt tại
giường
- Giờ Bác sỹ, Điều dưỡng làm chuyên môn – tuyệt đối người nhà không được ở
trong phòng bệnh.
- Người nhà, người nuôi bệnh chăm sóc bệnh nhân nặng (được sự đồng ý của
Bác sỹ điều trị) phải ngồi đúng nơi qui định.
- Khi người nuôi bệnh có nhu cầu ở lại qua đêm phải có giấy giấy nuôi bệnh do
lãnh đạo khoa ký và xuất trình khi có bảo vệ kiểm tra.

20
- Người nhà không được nằm hoặc ngồi trên giường bệnh. Chấp hành giờ giấc
thăm nuôi và nghỉ ngơi của người bệnh.
- Tuyệt đối giữ gìn an ninh trật tự tại Khoa.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá trong Bệnh viện;
- Không đưa tiền, quà cho cán bộ nhân viên y tế trước và trong quá trình khám
chữa bệnh.
2. Quy định sử dụng thuốc:
2.1. Quy định chung:
- Sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
- Thuốc phải được bảo đảm đến cơ thể người bệnh.
- Phải thực hiện đúng các quy định về bảo quản, cấp phát, sử dụng và thanh toán
tài chính.
2.2. Quy định cụ thể:
- Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho người bệnh: Bác sỹ được quyền và
chịu trách nhiệm ra y lệnh sử dụng thuốc và phải thực hiện các quy định sau:
- Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: tên thuốc,
hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng.
- Thuốc được sử dụng phải:
 Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.
 Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa người bệnh.
 Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, đảm bảo liệu trình điều trị.
- Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, có kết quả
nhất và ít tốn kém.
- Khi thay đổi thuốc phải phù hợp với diễn biến bệnh. Không sử dụng
đồng thời các loại thuốc tương kỵ, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc
có cùng tác dụng trong một thời điểm.
- Chỉ định sử dụng, thuốc gây nghiện phải theo đúng quy chế.
- Phải giáo dục, giải thích cho người bệnh tự giác chấp hành đúng y lệnh của bác
sỹ điều trị.
21
- Nghiêm cấm sử dụng thuốc có hại đến sức khỏe đã được thông báo hoặc
khuyến cáo.
- Bác sỹ điều trị căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ bệnh lý và tính chất dược lý
của thuốc mà ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp:
- Đường dưới lưỡi với thuốc cần tác dụng nhanh.
- Đường uống với những thuốc không bị dịch vị hoặc men tiêu hóa phá hủy.
- Đường da, niêm mạc với những thuốc thấm qua da, niêm mạc, thuốc nhỏ mắt,
nhỏ mũi.
- Đường trực tràng, âm đạo với những thuốc đạn, đặt.
- Đường tiêm với những thuốc tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,
truyền tĩnh mạch.
- Chỉ dùng đường tiêm khi:
- Người bệnh không uống được.
- Cần tác dụng nhanh của thuốc.
- Thuốc dùng đường tiêm.
- Khi tiêm vào mạch máu phải có mặt của bác sỹ điều trị.
- Dung môi pha chế thuốc đã chọc kim, chỉ được dùng trong ngày, nước
cất làm dung môi phải có chai riêng, không dùng dung dịch mặn, ngọt đẳng
trương làm dung môi pha thuốc.
- Nghiêm cấm việc ra y lệnh tiêm mạch máu các thuốc chứa dung môi
dầu, nhũ tương và các chất làm tan máu.
- Lĩnh thuốc và phát thuốc:
- Điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng hành chánh khoa có nhiệm vụ tổng hợp
thuốc và thực hiện các quy định sau:
- Tổng hợp thuốc phải theo đúng y lệnh.
- Phiếu lĩnh thuốc phải rõ ràng, không viết tắc và được trưởng khoa ký duyệt.
- Thuốc gây nghiện phải có phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc riêng theo quy chế thuốc
hướng tâm thần.

22
- Điều dưỡng hành chánh khoa có nhiệm vụ lĩnh thuốc và thực hiện các quy định
sau:
- Phải có phiếu lĩnh thuốc theo mẫu quy định.
- Nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng, hàm lượng, số lượng, đối chiếu với phiếu
lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào phiếu lĩnh thuốc.
- Lĩnh thuốc xong phải mang về ngay khoa điều trị và bàn giao cho điều dưỡng
chăm sóc, để thực hiện y lệnh.
- Bảo quản thuốc:
- Thuốc lĩnh về khoa phải:
- Sử dụng hết trong ngày theo y lệnh, trừ ngày chủ nhật và ngày nghỉ.
- Bảo quản thuốc tại khoa, trong tủ thường trực theo đúng quy định.
- Trong tuần trả lại cho khoa dược những thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, người
bệnh ra viện, chuyển viện hoặc tử vong, phiếu trả thuốc phải có xác nhận của
trưởng khoa điều trị.
- Nghiêm cấm việc cho cá nhân vay mượn và đổi thuốc.
- Mất thuốc, hỏng thuốc do bất cứ nguyên nhân nào đều phải lập biên bản, vào
sổ theo dỏi chất lượng thuốc, quy trách nhiệm và sử lí theo chế độ bồi thường
vật chất, do giám đốc bệnh viện quyết định.
- Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc:
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến
sớm và muộn do dùng thuốc.
- Điều dưỡng chăm sóc có trách nhiệm ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng
của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và khẩn cấp
báo bác sỹ điều trị.
- Phải đặc biệt chú ý các phản ứng quá mẫn, choáng phản vệ do thuốc diễn biến
xấu hoặc tử vong.
- Chống nhầm lẫn thuốc:
- Bác sỹ điều trị kê đơn, ra y lệnh điều trị và thực hiện:

23
- Phải viết đầy đủ và rõ ràng tên thuốc, dùng chữ Việt Nam, chữ La tinh gồm tên
biệt dược và thành phần hoạt chất.
- Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự thuốc tiêm, truyền, thuốc viên, thuốc
thang, thuốc đông y, thuốc dùng ngoài tiếp đến các phương pháp điều trị khác.
- Dùng thuốc gây nghiện, kháng sinh phải đánh số theo dõi ngày dùng, liều dùng
và tổng liều.
- Điều dưỡng chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể người bệnh an toàn và
thực hiện các quy định sau:
- Phải công khai thuốc hằng ngày cho từng người bệnh.
- Phải có sổ thuốc điều trị, mỗi khi đã thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ.
- Phải chia thuốc uống sáng, chiều và tối cho từng người bệnh.
- Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều quy định phải thận trọng
hỏi lại bác sỹ điều trị.
- Trước khi tiêm thuốc hoặc uống thuốc phải thực hiện 5 đúng: Đúng người
bệnh. Đúng thuốc. Đúng liều dùng. Đúng đường dùng. Đúng thời gian.
- Phải bàn giao lại thuốc còn lại cho kíp trực sau.
- Khoa điều trị phải có sổ theo dõi tai biến dùng thuốc.
- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuốc và việc tự ý trộn lẫn các loại thuốc để
tiêm.
3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị
3.1. Quy định chung
- Việc chẩn đoán và kê đơn điều trị có vị trí rất quan trọng trong khám chữa
bệnh
- Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học về chuyên môn kĩ thuật, là chứng từ tài
chính và cũng là tài liệu pháp y. Việc làm hồ sơ bệnh án phải đươc tiến hành
khẩn trương, khách quan, thận trọng, chính xác và khoa học.
- Khi tiến hành khám bệnh, chẩn đóan và kê đơn phải kết hợp chặt chẽ các triệu
chứng cơ năng, thực thể lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố gia đình xã hội và tiền
sử bệnh.

24
3.2. Quy định cụ thể
- Khám bệnh và chẩn đoán bệnh:
- Khám bệnh:bác sĩ làm công tác khám bệnh có trách nhiệm:
- Khám bệnh, chẩn đoán xác định bệnh và ra y lệnh điều trị đúng bệnh, đúng
thuốc.
- Đối với người nệnh ở khoa khám bệnh hoặc người bệnh mới chuyển viện đến
phải nghiên cứu các tài liệu liên quan: giấy giới thiệu, hồ sơ bệnh án cuả tuyến
dưới , kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, các chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp,
nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu để chẩn đoán ban đầu , cho làm các xét nghiệm cần
thiết, và ra y lệnh điều trị.
- Đồi với người bệnh nằm điều trị nội trú, phải nghiên cứu diễn biến của bệnh
các kết quả xét nghiệm và tình trạng của người bệnh hiện tại, xác định mức độ
bệnh để chỉ định thuốc và chế độ chăm sóc thích hợp
- Người bệnh nặng, cấp cứu phải được khám ngay theo quy chế hội chẩn
- Khi thăm khám cho người bệnh thận trọng, tỉ mỉ, toàn diện và tôn trọng người
bệnh
- Chẩn đoán bệnh: bác sĩ làm công tác khám bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ:
- Thăm khám bệnh xong phải ghi chép đầy đủ các triệu chứng và diễn biến vào
hồ sơ bệnh án. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các triệu chứng và
diễn tiến bệnh để có thể chẩn đoán chính xác.
- Mã hóa bệnh tật theo quy định tại “Bảng phân loaị quốc tế bệnh tật lần thứ 10
(ICD10)” của Bộ Y Tế ban hành năm 2000.
- Chỉ định dùng thuốc phải phù hợp chẩn đoán.
- Làm các xét nghiệm bổ sung nếu cần.
- Kí ghi rõ họ tên vào hồ sơ bệnh án sau mỗi lần khám.
- Điều dưỡng ở khoa khám bệnh và khoa điều trị có nhiệm vụ giúp bác sĩ điều trị
suốt thời gian khám bệnh; cung cấp các chỉ số sinh tồn và tình hình người bệnh
sau quá trình tiếp xúc, theo dõi; chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho yêu cầu khám
bệnh, ghi phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc.

25
- Học viên đến thực tập khám trên người bệnh phải theo sự hướng dẫn của bác
sĩ.
- Làm hồ sơ bệnh án: Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ:
- Làm bệnh án cho người bệnh được điều trị nội trú và ngoaị trú.
- Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ngay, hoàn chỉnh trước 24 giờ và
có đủ các xét nghiệm cần thiết.
- Người bệnh không thuộc diện cấp cứu phải hoàn chỉnh bệnh án trước 36 giờ.
- Mỗi người bệnh được bác sĩ điều trị đánh giá tình trạng dinh dưỡng và lập kế
hoạch can thiệp dinh dưỡng. Nội dung đươc ghi chép taị Phiếu đánh giá tình
trạng dinh dưỡng trước 72 giờ sau khi người bệnh nhập viện.
- Phải ghi đầy đủ các mục quy định trong bệnh án, chữ viết rõ ràng, không tẩy
xóa; họ và tên nguời bệnh viết chữ in hoa, dùng Tiếng Việt có dấu.
- Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp qui
định. Các thuốc phải đánh số theo ngày để theo dõi bao gồm: thuốc phóng xạ,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao,
thuốc corticoid.
- Thứ tự ghi y lệnh trong bệnh án:
- Thuốc tân dược: dịch truyền, thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc đặt, thuốc dùng
ngoài.
- Thuốc y học cổ truyền: thuốc thang, thuốc viên, thuốc tễ, thuốc nước, thuốc
trà, thuốc dùng ngoài ( Ví dụ: Thuốc thang, viên thấp khớp, tễ quy tỳ, cao bổ
phổi, trà diệp hạ châu, thuốc xoa bóp)
- Các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, VLTL…
- Chế độ dinh duỡng và chăm sóc
- Nội dung ghi y lệnh trong bệnh án:
- Y lệnh phải rõ ràng, dễ hiểu để người thực hiện có thể thực hiện đúng yêu cầu
chuyên môn.

26
- Nhóm thuốc phải đánh số theo ngày để theo dõi bao gồm: thuốc phóng xạ,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao,
thuốc corticoid.
- Thuốc tân dược: ghi tên chung quốc tế (tên hoạt chất). Nếu sử dụng biệt dược
phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt
chất).
- Tên thuốc viết đầy đủ, chính xác, rõ ràng, dễ đọc. Đối với vị thuốc sử dụng tên
trong danh mục thuốc bệnh viện, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt
tên thuốc, không ghi kí hiệu.
4. Quy định quản lý và bảo quản hồ sơ bệnh án
4.1. Quy định chung
- Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học về chuyên môn kỹ thuật, là chứng cứ tài
chánh và là tài liệu có tính chất pháp lý;
- Hồ sơ bệnh án phải được ghi chép cẩn thận, sạch sẽ, đầy đủ và theo đúng qui
định về ghi chép hồ sơ bệnh án, hạn chế tình trạng bôi xóa;
- Hồ sơ bệnh án phải được giữ gìn, bảo quản và bàn giao theo đúng qui định của
khoa phòng và bệnh viện;
- Không để người không có trách nhiệm tiếp xúc với hồ sơ bệnh án khi chưa có
y kiến của lãnh đạo khoa;
- Tất cả nhân viên khoa phải có trách nhiệm bảo quản hồ sơ bệnh án theo qui
định.
4.2. Quy trình quản lý và lưu trữ hồ sơ bệnh án tại khoa
- Quản lý hồ sơ bệnh án khi bệnh nhân còn nằm viện:
- 6 giờ 50 phút - 6 giờ 55 phút: Điều dưỡng phụ hành chánh nhận hồ sơ bệnh án
của khoa từ tua trực bệnh viện tại phòng trực cấp cứu lầu 2 (Có ký nhận sổ)
- 7 giờ 20 phút - 7 giờ 30 phút: Điều dưỡng điều trị kiểm nhận hồ sơ bệnh án do
mình phụ trách.
- 13 giờ phút - 13 giờ 30 phút: Điều dưỡng điều trị bàn giao hồ sơ bệnh án có y
lệnh tập vật lý trị liệu mới cho hộ lý.

27
- 15 giờ phút - 15 giờ 30 phút: hộ lý đem hồ sơ bệnh án có y lệnh tập vật lý trị
liệu về bàn giao cho điều dưỡng điều trị.
- 16 giờ phút - 16 giờ 15 phút: Điều dưỡng điều trị bàn giao hồ sơ bệnh án cho
điều dưỡng phụ hành chánh
- 16 giờ phút - 16 giờ 30 phút: Điều dưỡng phụ hành chánh bàn giao hồ sơ bệnh
án cho điều dưỡng trực bệnh viện tại phòng trực cấp cứu lầu 2 (Có ký sổ bàn
giao).
4.3. Ghi chú:
- Thứ bảy điều dưỡng trực khoa sẽ ký nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án cho tua
trực bệnh viện.
- Nếu điều dưỡng phụ hành chánh nghĩ trưởng khoa hay điều dưỡng trưởng sẽ
phân công cụ thể người nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án cho tua trực.
- Quản lý hồ sơ bệnh án xuất viện:
 Trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân xuất viện: Bác sĩ, điều dưỡng điều trị
phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án và chuyển đến Điều dưỡng trưởng khoa;
 Từ 24 - 48 giờ sau khi bệnh nhân xuất viện: Điều dưỡng trưởng khoa phải
kiểm tra, hoàn chỉnh bệnh án, ký xuất viện phần điều dưỡng.
 Từ 48-72 giờ sau khi bệnh nhân xuất viện lãnh đạo khoa phải kiểm tra và
ký xuất khoa.
 Từ 72 – 96 giờ sau khi bệnh nhân xuất viện: Điều dưỡng phụ hành chánh
phải nộp hồ sơ bệnh án và các giấy tờ liên quan cho phòng Kế hoạch Tổng
hợp lưu trữ theo qui định.
5. Quy chế chuyển khoa, chuyển viện, ra viện
5.1. Chuyển khoa:
- Khi phát hiện người bệnh có bệnh của chuyên khoa khác là chính, bác sĩ điều
trị có trách nhiệm:
- Đề nghị hội chẩn khoa và hội chẩn liên khoa để quyết định việc chuyển khoa.
- Giải thích lý do chuyển khoa cho người bệnh và gia đình người bệnh được rõ.

28
- Y tá (điều dưỡng) khoa điều trị thực hiện việc đưa người bệnh chuyển khoa
đồng thời mang theo hồ sơ bệnh án đang điều trị của người bệnh.
- Người bệnh được chuyển khoa trong giờ hành chính, nhưng trong trường hợp
cấp cứu người bệnh được chuyển khoa ngay theo chỉ định của bác sĩ điều trị, bất
kể thời gian nào.
- Bác sĩ điều trị tại khoa mới tiếp nhận người bệnh, thăm khám ngay và cho y
lệnh kịp thời.
5.2. Chuyển viện:
- Điều kiện chuyển viện:
 Người bệnh quá khả năng điều trị của bệnh viện.
 Đã hội chẩn toàn khoa hoặc liên khoa sau khi hội chẩn có chỉ định cho
người bệnh chuyển viện.
 Giám đốc, Phó Giám đốc bệnh viện ký giấy chuyển viện đối với chuyển
viện trong giờ hành chánh
 Trong phiên thường trực: Người trực lãnh đạo ký giấy chuyển viện cho
người bệnh cấp cứu.
- Thủ tục chuyển viện:
 Bác sĩ điều trị tóm tắt hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm đã làm, chẩn đoán xác
định, thuốc đã dùng trong quá trình điều trị và tình trạng người bệnh hiện tại.
 Báo phòng KHTH về bệnh nhân chuyển viện, liên hệ xe cấp cứu
 Đối với người bệnh nặng, cấp cứu phải có bác sĩ hoặc y tá (điều dưỡng) đưa
đi, mang theo hồ sơ bệnh án tóm tắt, có phương tiện cấp cứu trên đường di
chuyển người bệnh.
 Y tá (điều dưỡng) đưa người bệnh chuyển viện có trách nhiệm bàn giao
người bệnh, hồ sơ bệnh án, tư trang (nếu có) cho người tiếp đón ở bệnh viện
mới đến và hai bên ký nhận vào sổ bàn giao.
 Chuẩn bị cho người bệnh được chuyển viện:

29
 Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ giải thích rõ lý do cần chuyển viện cho người
bệnh và gia đình người bệnh.
 Làm đầy đủ thủ tục người bệnh ra viện.
5.3. Ra viện:
- Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ:
 Đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người bệnh và đề nghị cho ra
viện.
 Thông báo cho người bệnh biết tình hình sức khỏe và kết quả điều trị.
 Bác sĩ trưởng khoa: thăm khám lại, nhận xét kết quả điều trị và quyết định
cho người bệnh ra viện.
- Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa hoặc y tá (điều dưỡng) thường trực:
 Làm đầy đủ thủ tục cho người bệnh ra viện.
 Nhận lại chăn, màn, quần áo và vật dụng khác; hướng dẫn người bệnh hoặc
gia đình người bệnh thanh toán viện phí.
 Sau khi người bệnh đã thanh toán viện phí, phát giấy ra viện và dặn dò
người bệnh về tự chăm sóc sức khỏe.
 Nộp hồ sơ bệnh án cho phòng kế hoạch tổng hợp theo quy chế lưu trữ hồ sơ
bệnh án.
V. VẬT TƯ, Y TẾ TRONG KHOA:
- 58 giường với 14 phòng bệnh thường.
- 01 Phòng hành chính khoa
- 01 Phòng trưởng khoa
- 01 Phòng thủ thuật
- 01 Phòng hộ lý
- Ngoài ra khoa được trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc điều trị như:
- Máy điện châm: 36 máy hàn quốc, 15 máy trung quốc
- Đèn hồng ngoại: 33 đèn.
- Cơ sở tủ trực khoa khoa nội thần kinh ( 06/2019)

30
STT Mã số Tên thuốc-hàm lượng Đvt
Thuốc thường
1 ADR002 Adrenalin (vĩnh phúc) 1mg/1ml Ống

2 DIM001 Dimedrol 10mg/ml Ống

3 HYD001 Hydrocortyson Bidiphar 100mg/2ml Lọ

4 NUO007 Nước cất ống nhựa Ống


5 PIP001 Pipolphene 50mg/2ml Ống
6 VEN001 Ventolin INH 100mcg/liều xịt Hộp

7 VIN006 Vinsolon 40mg Lọ


Vật tư tiêu hao
8 BOM011 Bơm tiêm 10ml, 23Gxl” Cái
9 BOM013 Bơm tiêm MPV 1ml kim 26Gx1/2 Cái
INC
10 DAY002 Dây cho ăn Bộ
11 ONG015 Dây hút nhớt số 14 Greetmed Sợi
12 DAY004 Dây oxy đôi 2 nhánh Sợi
13 DAY008 Dây truyền dịch Sợi
14 KIM027 Kim luồn 22 BBr (Introcan Safety Cái
22G)
15 KIM048 Kim số 18G Cây
16 ONG037 ống tiêm 5cc, kim 25Gx1 Cây
17 THO006 Thông tiểu Nelaton 16 Sợi
Dịch truyền
18 GLU005 Glucose Mekophar 500ml 5% Chai
19 LAC003 Lactated Ringer OPV 500ml Chai
Thuốc giảm đau-kháng viêm

31
20 MOB001 Mobic Inj. 15mg/1.5ml Ông

VI. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN TẠI KHOA:


Có mặt tại khoa từ sáng 7h30 đến 11h, chiều từ 1h30 đến 4h30, học viên được khoa
tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các công việc:
+ Nhận bệnh, khám, điều trị và theo dõi bệnh phòng bệnh 301 hàng ngày
theo sự hướng dẫn của BS.CKI Thái Bảo Cường.
+ Hoàn thành việc ghi chép hồ sơ bệnh án, làm hồ sơ xuất viện, nhập viện.
+ Phụ điều dưỡng châm cứu, phát thuốc cho bệnh nhân

32
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP YHHĐ - YHCT TẠI KHOA NỘI
THẦN KINH.
1. Mô hình bệnh tật tại khoa Nội Thần Kinh
Khoa có 59 bệnh nhân điều trị nội trú ( thời gian ngày 29/06 đến 10/07 năm 2020).
Với các mặt bệnh chủ yếu về thần kinh, cơ xương khớp và một số bệnh nội tiết khác.
Đặc điểm nhóm nghiên cứu

BẢNG 1. 1: TUỔI CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

Đặc điểm thống kê Tuổi


Tuổi nhỏ nhất 35
Tuổi lớn nhất 81

BẢNG 1. 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Đặc điểm Tần số (N=61) Tỷ lệ (%)


Tuổi ≤15 0 0.0%
15-59 31 52.5%
≥60 28 47.5%
Giới Nam 15 25.4%
Nữ 44 74.6%

33
Tuổi

≥ 60
47%
15-60
53%

≤ 15 15-60 ≥ 60

BIỂU ĐỒ 1. 1: TUỔI

Giới

25%

75%

Nam Nữ

BIỂU ĐỒ 1. 2: GIỚI

 Nhận xét: Bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội thần kinh đa số ở độ tuổi 15-
59 chiếm tỉ lệ cao (53%), bệnh nhân ≥ 60 chiếm tỉ lệ không nhỏ (47%)
Trong đó phần lớn là bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 75%

34
BẢNG 1. 3: PHÂN BỐ BỆNH TẬT DỰA VÀO BỆNH CHÍNH KHIẾN BỆNH
NHÂN NHẬP VIỆN THEO CHẨN ĐOÁN

tần số
Chẩn đoán Tỉ lệ
( N=63)
Di chứng TBMMN 12 19.05
TVDD CSTL 2 3.17
Đau đầu Mirgane 1 1.59
THCSTL 6 9.52
Viêm dây TK số 5 1 1.59
THCS cổ 9 14.29
Liệt VII ngoại biên 1 1.59
TVDDCS cổ 2 3.17
Viêm khớp vai 1 1.59
HC ống cổ tay 1 1.59
Viêm khớp dạng thấp 1 1.59
Đái tháo đường 1 1.59
THK gối 2 3.17
Rối loạn giấc ngủ 3 4.76
RL tiền đình 2 3.17
Chấn thương phần mềm 1 1.59
Trượt CSTL 1 1.59
Parkinson 2 3.17
Đau thần kinh toạ 12 19.05
Viêm tuỷ 1 1.59
Thoái hoá đa khớp 1 1.59
Tổng 63  100%

35
BỆNH CHÍNH
Thoái hóa đa khớp 1.59
Trượt đốt sống lưng 1.59
THK gối 3.17
TVĐĐ CS cổ 3.17
THCS thắt lưng 9.52
RL tiền đình 3.17
TVĐĐ CS thắt lưng 3.17
Parkinson 3.17
THCS cổ 14.29
Viêm khớp vai 1.59
Viêm tủy 1.59
Rối loạn giấc ngủ 4.76
Viêm dây thần kinh số 5 1.59
Viêm khớp dạng thấp 1.59
Liệt Bell 1.59
Đái tháo đường 1.59
HC ống cổ tay 1.59
Di chứng sau đột quỵ 19.05
Đau TK tọa 19.05
Đau do chấn thương 1.59
Đau đầu migrane 1.59
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00

BIỂU ĐỒ 1. 3: CÁC BỆNH CÓ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH

 Nhận xét : bệnh ở khoa Nội Thần Kinh chủ yếu là Di chứng sau đột quỵ và
đau TK tọa chiếm 19.05%, sau đó là Thoái hóa cột sống cổ với 14.29%,
THCSTL cũng chiếm 9.52%. Ngoài ra còn các mặt bệnh như rối loạn giấc

36
ngủ (4.76%), THK gối, TVĐĐ, rối loạn tiền đình, pakinson chiếm (3.17%).
Các bệnh còn lại chiếm tỉ lệ khác thấp 1.59% như viêm khớp dạng thấp, liệt
bell, đái tháo đường, hội chứng ống cổ tay, viêm dây tk số 5....
BẢNG 1. 4: PHÂN BỐ BỆNH KÈM THEO CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI
TRÚ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH:

Bệnh kèm Số người bệnh Tỉ lệ (%)


(N=59)
Tăng huyết áp 26 44.07
Đái tháo đường type2 11 18.64
Thiếu máu 1 1.69
Rối loạn lipid máu 24 40.68
Viêm dạ dày 9 15.25
Suy dãn tĩnh mạch chi dưới 7 11.86
Rối loạn tiền đình 2 3.39
Rối loạn giấc ngủ 7 11.86
Sỏi thận 1 1.69
Nang thận 1 1.69
Hở van hai lá 1 1.69
Gout 1 1.69
Thiếu máu cơ tim 3 5.08
Thoái hóa cột sống 13 22.03
Gerd 1 1.69
Viêm gan siêu vi b 1 1.69
Teo não người già 1 1.69
Pakinson 1 1.69
Thoái hóa khớp gối 4 2.78
Viêm xoang 3 5.08
Rối loạn lo âu 2 3.39

37
Gan nhiễm mỡ 1 1.69
Thoái hóa khớp háng 1 1.69
Vẹo cột sống 1 1.69
Nhiễm khuẩn tiết niệu 1 1.69
Không bệnh kèm 5 8.47

Bệnh kèm theo


Không bệnh kèm 8.47
Nhiễm khuẩn tiết niệu 1.69
Vẹo cột sống 1.69
Thoái hóa khớp háng 1.69
Gan nhiễm mỡ 1.69
Rối loạn lo âu 3.39
Viêm xoang 5.08
Thoái hóa khớp gối 6.78
Pakinson 1.69
Teo não người già 1.69
Viêm gan siêu vi B 1.69
GERD 1.69
Thoái hóa cột sống 22.03
Thiếu máu cơ tim 5.08
Gout 1.69
Hở van 2 lá 1.69
Nang thận 1.69
Sỏi thận 1.69
Rối loạn giấc ngủ 11.86
Rối loạn tiền đình 3.39
suy dãn tĩnh mạch chi 11.86
dưới
Viêm dạ dày 15.25
Rối loạn lipid máu 40.68
Thiếu máu 1.69
Đái tháo đường type 2 18.64
Tăng huyết áp 44.07

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 %

38
BIỂU ĐỒ 1. 4: CÁC BỆNH KÈM THEO CÓ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH

 Nhận xét : bệnh ở khoa Nội Thần Kinh chủ yếu là Di chứng sau đột quỵ và
đau TK tọa chiếm 19.05%, sau đó là Thoái hóa cột sống cổ với 14.29%,
THCSTL cũng chiếm 9.52%. Ngoài ra còn các mặt bệnh như rối loạn giấc
ngủ, viêm dạ dày, suy giãn tĩnh mạch chi dưới...
BẢNG 1. 5: SỐ BỆNH CỦA MỘT BỆNH NHÂN ( BAO GỒM BỆNH CHÍNH
VÀ BỆNH KÈM THEO)

Số bệnh mắc phải của một bệnh


Tần số Tỉ lệ
nhân
1 bệnh 5 8.5%
2 bệnh 17 28.8%
3 bệnh 16 27.1%
4 bệnh 9 15.3%
5 bệnh 9 15.3%
6 bệnh 1 1.7%
7 bệnh 1 1.7%
8 bệnh 1 1.7%
Tổng 59 100

 Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều đồng mắc 2 đến 3 bệnh trở lên, trong đó
theo khảo sát bệnh nhân đồng mắc 2 bệnh chiếm đa số ( 28.8%)

39
Tổng số bệnh
8 bệnh

7 bệnh

6 bệnh

5 bệnh

4 bệnh

3 bệnh

2 bệnh

1 bệnh
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00

BIỂU ĐỒ 1. 5: TỔNG SỐ BỆNH TRÊN 1 BỆNH NHÂN


BẢNG 1. 6: TỈ LỆ CÁC CHỨNG YHCT CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI
TRÚ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH:

Kiên thống 8 13.6


Tất thống 3 5.1
Tọa cốt phong 14 23.7
Ma mộc 4 6.8
Tý 8 13.6
Bán thân bất toại 12 20.3
Đầu thống 2 3.4
Huyễn Vựng 3 5.1
Thất miên 7 11.9
Nuy 1 1.7
Yêu thống 5 8.5
Dạ niệu 1 1.7
Kiên thống 9 15.3
Khẩu nhãn oa tà 2 3.4
Vị quản thống 1 1.7

40
 Nhận xét: Đa số bệnh nhân ở đây chủ yếu có chứng bán thân bất tọa và
chứng tọa cốt phong, chiếm hơn 20% số chứng bệnh.

Chứng trạng đông y được chẩn đoán


Vị quản thống 1.7
Khẩu nhãn oa tà 3.4
Kiên thống 15.3
Dạ niệu 1.7
Yêu thống 8.5
Nuy 1.7
Thất miên 11.9
Huyễn Vựng 5.1
Đầu thống 3.4
Bán thân bất toại 20.3
Tý 13.6
Ma mộc 6.8
Tọa cốt phong 23.7
Tất thống 5.1
Kiên thống 13.6
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0

BIỂU ĐỒ 1. 6: CÁC CHỨNG TRẠNG ĐÔNG Y Ở KHOA NỘI THẦN KINH


BẢNG 1. 7: BỆNH DANH YHCT

Khí trệ huyết ứ 25 42.37


Khí hư huyết ứ 4 6.78
Khí huyết lưỡng hư 2 3.39
Đàm thấp phạm kinh lạc 1 1.69
Đàm thấp 1 1.69
Huyết ứ 3 5.08
Phong hàn thấp phạm kinh lạc 3 5.08
Can thận âm hư 17 28.81
Can hỏa vượng 1 1.69
Thận dương hư 2 3.39
Thận tinh bất túc 2 3.39
Thận âm hư 6 10.17

41
Thận âm dương lưỡng hư 1 1.69
Vị hỏa nhiệt 1 1.69
Tỳ khí hư 1 1.69
Can tỳ bất hòa 1 1.69

 Nhận xét: bệnh danh YHCT của bệnh nhân ở khoa chủ yếu là Khí trệ huyết
ứ , Can Thận âm hư.

BỆNH DANH YHCT


Can tỳ bất hòa 1.69
Tỳ khí hư 1.69
Vị hỏa nhiệt 1.69
Thận âm dương lưỡng hư 1.69
Thận âm hư 10.17
Thận tinh bất túc 3.39
Thận dương hư 3.39
Can hỏa vượng 1.69
Can thận âm hư 28.81
Phong hàn thấp phạm kinh lạc 5.08
Huyết ứ 5.08
Đàm thấp 1.69
Đàm thấp phạm kinh lạc 1.69
Khí huyết lưỡng hư 3.39
Khí hư huyết ứ 6.78
Khí trệ huyết ứ 42.37
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00

BIỂU ĐỒ 1. 7: BỆNH DANH YHCT

2. Tình hình sử dụng phương pháp điều trị kết hợp YHHĐ – YHCT tại khoa
nội thần kinh:
BẢNG 2. 1: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Phương pháp điều trị Tần số Tỉ lệ (%)


Chỉ sử dụng YHHĐ 2 3

42
Chỉ sử YHCT 11 19
Kết hợp YHHĐ và YHCT 46 78
 Nhận xét: phần lớn bệnh nhân điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ chiếm 78%

Phương pháp điều trị


90
80 78

70
60
50
40
30
19
20
10 3
0
Chỉ sử dụng YHHĐ Chỉ sử YHCT Kết hợp YHHĐ và YHCT

BIỂU ĐỒ 2. 1: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

- Điều trị không dùng thuốc


BẢNG 2. 2: ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

Các phương pháp Tần số Tỉ lệ (%)

Châm cứu 57 44.9


Xoa bóp bấm huyệt 14 11
Vật lý trị liệu 56 44.1
Tập dưỡng sinh 0 0

43
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
50.0
44.9 44.1
45.0
40.0
35.0
30.0
25.0
20.0
15.0
11.0
10.0
5.0
0.0
0.0
Châm cứu XBBN Dưỡng sinh VLTL

BIỂU ĐỒ 2. 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

Nhận xét : Trong các phương pháp điều trị không dùng thuốc thì châm cứu và
vật lý trị liệu chiếm tỉ lệ cao nhất ( 44.9% và 44.1%). Phương pháp xoa bóp bấm
huyệt tỉ lệ thấp hơn 11.0%. Dưỡng sinh không áp dụng.

BẢNG 2. 3: CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU

Các hình thức châm cứu Tần số Tỉ lệ (%)


Điện châm 55 93,22
Châm có kèm hồng ngoại 53 89.83
Thể châm 4 6.78
Cứu ấm 0 0
Nhĩ châm 5 8.47
Thủy châm 10 16.95
Cấy chỉ 0 0

44
Các hình thức châm cứu
Kèm hồng 89.83
ngoại

Cấy chỉ 0.00

Thủy châm 16.95

Nhĩ châm 8.47

Cứu ấm 0.00

Thể châm 6.78

Điện châm 93.22

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00

BIỂU ĐỒ 2. 3: CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU

 Nhận xét: Phương pháp điện châm và châm có kèm đèn hồng ngoại được áp
dụng đa số ( 93.22%).Ngoài ra còn có thể châm và nhĩ châm, thủy châm
cũng được sử dụng nhưng tỉ lệ ít hơn.
BẢNG 2. 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VLTL

VLTL Tần số (N=56) Tỉ lệ (%)


Vận động trị liệu 29 57.1
Điện xung 22 19.6
Điện từ trường 20 37.5
Sóng ngắn 16 23.2
Siêu âm 10 25
Kéo dãn cột sống 9 10.7
Nhúng parafin 1 3.6

45
Phương pháp vật lý trị liệu
60.0 57.1

50.0

40.0 37.5

30.0
25.0
23.2
19.6
20.0
10.7
10.0
3.6
0.0
Vận động Điện xung Điện từ Sóng ngắn Siêu âm Kéo dãn cột Nhúng
trị liệu trường sống parafin

BIỂU ĐỒ 2. 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VLTL

- Điều trị dùng thuốc


BẢNG 2. 5: ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC

Thuốc sử dụng Tần số (N= 59) Tỷ lệ (%)


Thuốc tây 52 88.13
Thuốc thang 47 79.66
Thuốc viên thành phẩm 39 66.1

Cao lỏng 1 1.7

46
Các dạng thuốc sử dụng
100
88.13
90
79.66
80
70 66.1
60
50
40
30
20
10
1.7
0
Thuốc tây Thuốc thang Thuốc viên thành Cao lỏng
phẩm YHCT

BIỂU ĐỒ 2. 5: CÁC DẠNG THUỐC SỬ DỤNG

 Nhận xét: phần lớn bệnh nhân sử


dụng thuốc tây kết hợp với thuốc
thang ( >75%) ngoài ra còn kết hợp
thành phẩm và cao lỏng trong đó
thuốc thành phẩm 66,1 %.
3. Nhận xét chung:
- Theo nghiên cứu và kết quả thu được, bệnh nhân nội trú tại khoa nội thần kinh
BV YHCT TPHCM hầu hết trên 15 tuổi, trong đó >50% thuộc nhóm tuổi 15 –
60(53%), sau đó là nhóm bệnh >60 tuổi (47%),
- Trong đó giới nữ là chiếm đa số với 75%.
- Phần lớn bệnh nhân nhập viện do bệnh mạn tính, thời gian điều trị kéo dài, một
bệnh nhân đồng mắc từ 2 đến 3 bệnh cùng lúc.
- Mặt bệnh thường gặp ở khoa là di chứng sau đột quy, các bệnh cơ – xương –
khớp như đau thần kinh tọa, thoái hóa CSTL, CS cổ, thoát vị đĩa đệm CSTL,
thường kèm theo một số bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo
đường type 2.

47
- Bán thân bất toại, tọa cốt phong, kiên thống là những chứng chiếm phần lớn
trong khoa, các thể khí huyết ứ trệ, can thận âm hư gặp nhiều trên các bệnh nhân
của khoa.
- Bệnh viện cũng rất quan tâm và tạo điều kiện cho việc điều trị kết hợp YHCT
với YHHĐ, mang đến cơ hội chữa trị toàn diện cho bệnh nhân, bệnh nhân vừa
được kết hợp cả hai phương pháp điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc. Các
phương pháp điều trị không dùng thuốc đa dạng : châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,
VLTL, siêu âm trị liêu, sóng ngắn từ trường. Trong đó điều trị không dùng
thuốc châm cứu kết hợp đèn hồng ngoại và VLTL chiếm đa số, dưỡng sinh
không được áp dụng.
- Đối với phương pháp điều trị dùng thuốc,hầu hết bệnh nhân được kết hợp giữa
thuốc tây, thuốc thang và một số thành phẩm YHCT
Thuận lợi : Khoa Nội thần kinh có cơ sở vật chất – vật tư y tế hiện đại, đội ngũ y
bác sĩ trình độ cao để điều trị kết hợp Đông Tây y cho bệnh nhân. Bên cạnh
đó,khoa còn khai thác các thế mạnh của YHHĐ, kết hợp hài hòa giữa YHCT và
YHHĐ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người bệnh. Điều này giúp
cho bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh nhân điều trị ở khoa được chẩn đoán Chứng trạng đông y phù hợp, cho
thuốc theo hướng “Đối pháp lập phương” để hỗ trợ quá trình điều trị cho BN.
Phát huy được thế mạnh của phương pháp không dùng thuốc như Châm cứu,
VLTL hỗ trợ BN phục hồi nhanh chóng. BN nội trú được phân bố thời gian châm
cứu, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Có xe đẩy hỗ trợ BN trong quá trình di chuyển
từ khoa Nội thần kinh sang khoa Vật lý trị liệu.
Khó khăn:
- Do ít thang máy, nên khi thang máy bị hư ảnh hưởng đến việc di chuyển đến
các khoa như VLTL ảnh hưởng đến việc tập luyện của bệnh nhân vì BN ở khoa
thường đang điều trị liệt, hoặc cơ xương khớp rất khó khăn trong việc đi lại.
- Trong khoa tuy có máy điện châm thế hệ mới nhưng chưa thực sự nhiều, dẫn
đến việc BN phải chờ để có máy điện châm.

48
- Trong bệnh viện không có phòng chụp MRI, CT-scan => các bệnh nhân Đột
quỵ nhập viện trong giai đoạn cấp chưa có kết quả MRI, CT phải đi cơ sở khác
chụp
4. Đề xuất giải pháp, kiến nghị:
- Thực hiện phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm, cơ sở y tế là đơn vị
cung cấp dịch vụ”,tích cực ứng dụng giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng
của người dân như: xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện nhằm giảm thủ tục
hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người bệnh.
- Nhu cầu kết hợp đông – tây y ngày càng lớn, cần nâng cấp và phát triển bệnh
viện YHCT TP HCM cả về cơ sở vật chất và chuyên môn, phát triển các chuyên
khoa sâu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
- Bệnh nhân nội trú không được áp dụng phương pháp dưỡng sinh, nên cần bổ
sung phương pháp này để bệnh nhân có thể tự chăm sóc và cân bằng sức khỏe,
giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
- Các phương pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu và VLTL được áp
dụng và đem lại hiệu quả cao. Cần phát triển mảng châm cứu và VLTL hơn, như
là tổ chức lớp học cập nhật kiến thức, phương pháp mới có hiệu quả tốt hơn về
châm cứu và VLTL cho nhân viên y tế, để đáp ứng với từng bệnh nhân.
- Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân nội trú đều được sử dụng thuốc thang điều
này cho thấy tầm quan trọng của thuốc YHCT, đây cũng là điều kiện thuận lợi
để thực hiện các nghiên cứu chứng minh tác dụng của thuốc trên cơ sở khoa học
và thực tiễn, nâng cao chất lượng thuốc, tăng sự tin tưởng của người dùng thuốc,
tạo hiệu quả tốt hơn cho việc điều trị.
- Đa số bệnh nhân là nữ cao tuổi vì thế cần bổ sung kiến thức sức khỏe cho
những bệnh nhân này và người nhà sống chung hay chăm sóc họ để phòng ngừa
tiên phát và thứ phát các bệnh như TBMMN, Cơ xương khớp... Hiện tại bệnh
viện đã triển khai các lớp học, các CLB phổ biến kiến thức vào cuối tuần, tuy
nhiên số người tham gia vẫn còn ít, nhiều người chưa được biết đến. Vì vậy cần

49
mở rộng tuyên truyền rộng rãi hơn đến mọi người dân qua việc thông báo của
nhân viên y tế, web, mạng xã hội.

Hình ảnh hoạt động :

50
*HẾT*

51

You might also like