You are on page 1of 2

1.

Biến chứng :
- Khó nuốt : theo dõi tình trạng ăn uống của bệnh nhân, hỏi BN có bị khó nuốt
- Rối loạn ngôn ngữ : nghe và hỏi bệnh nhân nói chuyện, hỏi người nhà BN
- Chóng mặt : hỏi bn, do lâu ngày không vận động, suy nhược suy dinh dưỡng.
- Bán trật khớp vai : quan sát 2 bên khớp vai, cử động, khám khớp vai thường gặp lớn
tuổi, liệt nửa ngườiViêm phổi hít thường gặp ở những bệnh nhân khó nuốt, nuốt sặc,
trào ngược.
- Co rút : khám cơ, quan sát tứ chi
- Nhiễm trùng tiểu : tiểu buốt, tiểu són, thường gặp trên bn đái tháo đường, đặt thông
tiểu, tình trạng vệ sinh của bn
- Tiêu tiểu không tự chủ.
- Giới hạn vận động : khám vận động chủ động, thụ động, trương lực cơ, sức cơ,…
- Rối loạn cảm giác :khám cảm giác nông, sâu.
- Biến dạng khớp : nhìn, sờ, khám
- Teo cơ : đo vong chi
- Rối loạn giấc ngủ : do đau, tâm lý, ngày ngủ nhiều, hỏi bn
- Ù tai : khám thính lực
- Thuyên tắc phổi : nghi ngờ khi bn có triệu chứng khó thở, đau ngực,sốt nhẹ, ho ra
máu
- Rối loạn dáng đi : quan sát dáng đi.
2.chỉ định phục hồi chức năng và tiên lượng
- Chỉ định phục hồi chức năng nên được tiến hành sớm nhất khi bn ổn định trong 24h
- Đánh giá nguy cơ phục hồi chức năng, các dấu hiệu sinh hiệu ổn định( điểm Glasgow, nhịp tim,
huyết áp,Spo2, nhịp thở nhiệt độ)
- Tư thế người bệnh, thường xuyên xoay trở 2h/l đặc biệt với người bệnh đột quỵ ít hoạt động
sau khi bệnh nhân ổn định nên sử dụng 72h sau đột quỵ : nằm nghiêng bên bệnh, nằm nghiêng
bên lành, ngồi trên giường, ngồi.
- Đánh giá mức độ thực hiện chức năng độc lập dựa trênthang điểm đánh giá mức độ thực hiện
chức năng độc lập vàchỉ số BARTHEL để xem xét mức độ độc lập với bất kỳ sự trợ giúp từ đó
đưa ra các hướng thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày : thay quần áo, đánh răng rửa
mặt,… phù hợp với bệnh nhân.
- Theo dõi bên yếu liệt để bảo vệ phòng chấn thương, xoa bóp vuốt bên liệt giúp phục hồi cảm
giác bảo vệ bên liệt khi bn bị liệt nửa người, đánh giá sức cơ cho ra các bài tập phù hợp
- Xử lý co cứng là xử lý diễn ra liên tục trong 24 giờ xem xét các biện pháp can thiệp nhằm giảm
co cứng khi mức độ co cứng gây cản trở hoạt động hoặc khả năng chăm sóc người bệnh Đột quỵ.
Có thể cân nhắc sử dụng độc tố Botulinum nhóm A để giảm co cứng sau Đột quỵ, khi co cứng
gây đau hoặc cản trở nhiều chức năng vận động và khả năng giữ vệ sinh bàn tay
- Kiểm tra khả năng kiểm soát thân người lượng giá tình trạng khiếm khuyết về vận động từ đó
cho ra các chỉ định về phcn năng vận động.
- Tập chức năng chi trên khi khuyến khích sự phục hồi vận động, tập đứng dậy rồi đến đứng
vững từ thanh song song rồi bằng nạng, sau đó có thể chuyên sang các bài tập cúi nhặt vật dưới
đất
- Tập đi lúc đầu nên đi trong thanh song song sau đó có thể chuyển sang đi nạng với các bài tập
- Tại giường bn có thể tự tập nâng hông khỏi mặt giường, tập cài 2 tay đưa lên phía đầu.
- Hướng dẫn người nhà và bệnh nhân tập thụ động theo tầm vận động khớp : vận động khớp nhỏ
ở bàn tay, vận động khớp cổ tay, gập duỗi khủy tay, gập duỗi vai, dạng khép vai, dạng khép
háng, gập duỗi gối, gập duỗi cổ chân.
- Xem xét tập mạnh cơ cho người yếu cơ sau đột quỵ : tập mạnh cơ hông, tập mạnh cơ đùi, tập
mạnh cơ vùng vai, cánh tay, cẳng tay, cổ, bàn, ngón tay, tập mạnh cơ cột sống.
Diễn tiến tự nhiên thường gặp ở những bệnh nhân còn sống sau đột quỵ, chức năng thần kinh bắt
đầu hồi phục sau vài ngày đầu tiên và tiếp tục hồi phục nhanh chóng 3 tháng đầu; chậm dần
trong 6 - 12 tháng tiếp theo và một ít trong 1 - 2 năm sau đó. Kiểu cách hồi phục thay đổi khác
nhau ở từng bệnh nhân. Nguy cơ tàn phế trong năm đầu sau đột quỵ sẽ có đến 20 - 30% cần sự
chăm sóc toàn diện, 20 - 30% phụ thuộc vào những người khác cho những sinh hoạt hàng ngày
như tắm rửa, thay đồ, di chuyển. Những yếu tố chỉ điểm cho sự phục hồi chức năng kém như:
Tiểu không kiểm soát, kiểm soát tư thế kém, rối loạn chức năng nhận thức, khả năng di chuyển
kém, rối loạn chức năng nhận thức không gian - thị giác, mất cảm giác sâu và mất vận động nặng
nề.

You might also like