You are on page 1of 40

MỤC LỤC

Phần 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
Trang

I. Mục đích, yêu cầu...........................................................................................4


II. Đối tượng áp dụng..........................................................................................4
III. Nguyên tắc xây dựng và quản lý....................................................................4
IV. Những căn cứ pháp lý....................................................................................5

Phần 2
CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH, PHÂN PHỐI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

I. Đặc điểm tình hình chung của bệnh viện........................................................7


II. Nguồn tài chính của Bệnh viện.......................................................................7
1. Nguồn do ngân sách nhà nước cấp..................................................................7
2. Nguồn thu hợp pháp tại đơn vị........................................................................8
III. Quy định về nội dung chi hoạt động của Bệnh viện......................................8
IV. Nội dung các khoản chi hoạt động thường xuyên.........................................9
1. Các khoản chi thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước..............9
2. Các khoản chi thực hiện theo các quy định của Bệnh viện.............................9
3. Chi từ quỹ cải cách tiền lương.........................................................................10
4. Các khoản chi từ quỹ hỗ trợ, đóng góp............................................................10
V. Chi không thường xuyên.................................................................................10
2

Phần 3
QUY ĐỊNH CỤ THỂ CÁC NỘI DUNG CHI

A. Chi thường xuyên............................................................................................11


I. Chi thanh toán cho cá nhân (chi cho con người)..............................................11
1. Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương.....................................11
2. Chế độ nghỉ phép ............................................................................................19
2.1. Đối tượng được thanh toán chế độ phép.......................................................19
2.2. Mức chi.........................................................................................................20
3. Các khoản đóng góp trích theo lương .............................................................20
4. Thanh toán cá nhân .........................................................................................21
5. Chế độ chi thù lao cho giảng viên (báo cáo viên)............................................23
II. Nhóm chi hàng hóa dịch vụ ............................................................................23
1. Điện, nước........................................................................................................23
2. Xăng dầu sử dụng cho xe ô tô .........................................................................23
3. Vật tư tiêu hao văn phòng, văn phòng phẩm ..................................................25
4. Thông tin liên lạc ............................................................................................26
5. Phí vệ sinh, phí rác thải y tế.............................................................................27
6. Chi hội nghị .....................................................................................................27
7. Công tác phí ....................................................................................................27
8. Công tác nước ngoài .......................................................................................31
9. Chi phí thuê mướn ..........................................................................................31
III. Nhóm mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định...............................31
1. Chi phí sửa chữa nhỏ, duy tu bảo dưỡng ........................................................31
1.1. Quy định chung.............................................................................................31
1.2. Trách nhiệm của bộ phận quản lý.................................................................32
1.3. Mua sắm tài sản cố định................................................................................32
1.4. Quy trình mua sắm sửa chữa.........................................................................33
2. Sửa chữa lớn tài sản cố định............................................................................33
3. Thanh lý tài sản................................................................................................33
IV. Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn ..........................................................33
1. Thuốc, hóa chất sinh phẩm, phim, dịch truyền, vật tư tiêu hao y tế................33
2. Biểu mẫu in ấn đồ vải, trang phục chuyên môn...............................................34
3. Chi các hoạt động đấu thầu..............................................................................34
V. Chi khác (Mục 7750)......................................................................................34
B. Chi không thường xuyên.................................................................................35
C. Chi dịch vụ y tế...............................................................................................35

QCCTNB-2022 BVĐKT
3

Phần 4
QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TĂNG THÊM ...........................................36

Phần 5
TRÍCH LẬP CÁC QUỸ, NỘI DUNG CHI ............................................. 36

I. Trích lập quỹ ....................................................................................................36


II. Nội dung chi các quỹ ......................................................................................36

Chi phúng điếu đám tang.....................................................................................37


Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh................................................................................37

Phần 6
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Khen thưởng và xử lý vi phạm.........................................................................37


1. Khen thưởng....................................................................................................37
2. Xử lý vi phạm..................................................................................................37
II. Tổ chức thực hiện............................................................................................38
1. Triển khai thực hiện.........................................................................................38
2. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện........................................................38
III. Điều khoản thi hành.......................................................................................39

QCCTNB-2022 BVĐKT
4

Phần 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

I. Mục đích, yêu cầu


- Tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý và chi tiêu tài
chính cho thủ trưởng của đơn vị.
- Thực hành dân chủ, công khai minh bạch về tài chính và có sự kiểm tra,
giám sát của viên chức trong bệnh viện, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi để
tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, khen thưởng động viên kịp thời cho những
cá nhân và tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Tạo quyền chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ viên chức
và người lao động trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện
nghiêm Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 07/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc tăng cường y đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ và chăm sóc
người bệnh tại Bệnh viện.
II. Đối tượng áp dụng
Quy chế này được áp dụng cho tất cả công chức, viên chức người lao động
trong toàn thể bệnh viện, bao gồm cả hợp đồng ngắn hạn. Là căn cứ để quản lý,
thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện công tác kiểm soát của Kho
bạc Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan Thanh
tra, Kiểm toán theo quy định.
III. Nguyên tắc xây dựng và quản lý
- Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm
và được giao quyền tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của Chính phủ, Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo một
phần kinh phí hoạt động.
- Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP: Xác định mức tự
đảm bảo chi thường xuyên
Công thức xác định:

Mức tự bảo đảm chi A


= x 100%
thường xuyên (%) B

Trong đó:

QCCTNB-2022 BVĐKT
5

a) A gồm các khoản thu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2,
khoản 3, khoản 5 Điều 11; điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5
Điều 15; khoản 2 Điều 19 của Nghị định này. Trong đó, đối với khoản thu quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 19 chỉ
xác định chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà
nước); khoản thu tại khoản 3 Điều 11 và khoản 3 Điều 15 không tính khoản chi
nhiệm vụ không thường xuyên.
b) B gồm các khoản chi quy định tại Điều 12, Điều 16, Điều 20 của Nghị
định này; không bao gồm các khoản chi thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công không sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Giá trị A và B quy định tại khoản 1 Điều này được tính trên cơ sở dự toán
thu, chi tại năm đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính để trình cấp có thẩm
quyền.
Căn cứ theo công thức trên, trong năm 2022 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên là đơn
vị nhóm 3, đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên.
- Không vượt quá chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy
định, là văn bản pháp lý để các cơ quan quản lý cấp trên giám sát kiểm tra các
hoạt động tài chính của Bệnh viện và để Kho bạc tỉnh làm căn cứ kiểm soát chi.
- Phải phù hợp với đặc thù hoạt động và nhiệm vụ được giao, tình hình tài
chính cơ sở vật chất của Bệnh viện. Chi tiêu tiết kiệm, khuyến khích, động viên
được tập thể khoa, phòng, cá nhân đóng góp tích cực trong việc tăng thu, tiết
kiệm chi, đảm bảo cho đơn vị và từng cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
- Quy chế được thực hiện đầy đủ và đảm bảo mức tiền lương tối thiểu
chung do Nhà nước quy định, bảo đảm mọi quyền lợi hợp pháp của người lao
động.
- Mọi khoản chi tiêu phải có chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
- Quy chế này được thảo luận, lấy ý kiến tại Hội nghị công chức, viên chức
người lao động của Bệnh viện; Quy chế này có thể thay đổi để điều chỉnh, bổ
sung, sửa đổi những điểm chưa phù hợp, những vấn đề phát sinh khác chưa nêu
trong quy chế chi tiêu nội bộ hoặc các quy định, hướng dẫn hiện hành; Ban Giám
đốc và Công đoàn Bệnh viện sẽ xem xét quyết định, đồng thời thông báo vào
cuộc họp gần nhất.
IV. Những căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
- Luật Lao động, chính sách tiền lương;
- Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm thất nghiệp;
- Luật Thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí;
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Luật số 39/2013/QH13: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi
đua, khen thưởng;

QCCTNB-2022 BVĐKT
6

- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;


- Luật phòng chống tham nhũng 2018;
- Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 sữa đổi, bổ sung một số điều của
Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức;
- Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 sửa đổi bổ sung tại
Luật số 52/2019/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức
và Luật viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính Phủ
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư 71/2006/TT-BTC
ngày 09/8/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-
CP và Thông tư số 113/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-
BTC;
- Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ
phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế
công lập và Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC về việc hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính Phủ về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ Tài chính quy
định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,
đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
- Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức,
người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch và
Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày
26/02/2014 hướng dẫn một số điều của Quyết định 73/2011/QĐ-TTg;
- Quyết định 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về
một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp
dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại
Điều 26 Luật đấu thầu;

QCCTNB-2022 BVĐKT
7

- Nghị quyết số 63/2018/NQ- HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh Bình
Thuận về phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh;
- Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm
theo Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh về việc
ban hành quy định về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và chính sách
luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định số /QĐ-UBND ngày /12/2021 của Ủy ban nhân dân thành
về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
năm 2022.
- Các quy định, chế độ tiêu chuẩn định mức chi tài chính hiện hành của các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Phần 2

CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH, PHÂN PHỐI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

I. Đặc điểm tình hình chung của bệnh viện


Bệnh viện đa khoa tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập hạng 2, thực hiện
chức năng khám chữa bệnh, là đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận.
- Giường kế hoạch: 910 giường, giường thực kê: 990 giường bệnh.
- Nhân lực:
+ Chỉ tiêu biên chế sự nghiệp được giao: 1183, hợp đồng theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP là 88 người.
+ Tổng số viên chức, người lao động hiện có 925 người (biên chế: 555
người; hợp đồng 68: 69 người; hợp đồng lao động: 301 người). Trong đó:
. Bác sỹ : 184 (CKII: 8, CKI: 46, Ths: 7, ĐH: 123)
. Y sỹ : 48
. Dược sỹ : 48 (CKI: 4, ĐH: 15, CĐ: 2, TC: 26, SC: 01)
. Điều dưỡng : 344 (Ths: 01, CKI: 01, ĐH: 69, CĐ 106, TC: 164)
. Hộ sinh : 31 (ĐH: 04, TC: 27)
. Kỹ thuật viên : 62 (Ths: 3, ĐH: 26, CĐ: 13, TC: 19, SC: 01)
. Sau đại học khác : 02
. Đại học khác : 30
. Cao đẳng khác : 14
. Trung cấp khác : 29
. Người lao động (hộ lý, y công, cấp dưỡng, bảo vệ, lái xe): 136
- Cơ cấu khoa phòng: Bệnh viện hiện có 19 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm
sàng, 7 phòng chức năng thực hiện công tác cấp cứu, khám chữa bệnh theo Quy
chế Bộ Y tế.

QCCTNB-2022 BVĐKT
8

II. Nguồn tài chính của Bệnh viện


1. Nguồn do ngân sách nhà nước cấp
- Kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ hàng năm do cấp có thẩm
quyền giao.
- Kinh phí không thường xuyên:
+ Kinh phí đào tạo đại học và sau đại học
+ Kinh phí cấp cho chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số.
+ Kinh phí hỗ trợ việc khám bệnh, chữa bệnh cho một số đối tượng trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận.
+ Kinh phí chi chế độ tinh giản biên chế.
+ Kinh phí mua sắm tài sản (nếu có).
2. Nguồn thu hợp pháp tại đơn vị
2.1. Thu từ hoạt động khám chữa bệnh
- Thu dịch vụ y tế trực tiếp từ người bệnh
- Thu từ quỹ khám chữa bệnh do Bảo hiểm xã hội thanh toán
- Thu dịch vụ khám sức khỏe, thu sao bệnh án, kết quả cận lâm sàng.
2.2. Thu từ hoạt động khác
- Thu hỗ trợ từ các đơn vị khác.
- Thu đào tạo nâng cao tay nghề cho tuyến dưới; các lớp đào tạo.
- Thu dịch vụ vận chuyển bệnh nhân.
- Thu từ các nhà tài trợ, tiền từ các thùng đóng góp để thực hiện công tác từ
thiện, quản lý nhà vệ sinh công cộng.
2.3. Thu từ hoạt động kinh doanh
- Tiền cho thuê mặt bằng: căn tin, bách hóa; xe taxi; giữ xe 02 bánh bệnh
nhân, thân nhân thăm nuôi bệnh.
- Tiền thu liên doanh liên kết, dịch vụ theo yêu cầu.
- Các khoản thu phát sinh khác ngoài các nội dung thu nêu trên (nếu có),
Ban Giám đốc sẽ bàn bạc thống nhất và đề ra mức thu tạm thời trên cơ sở phê
chuẩn bằng Quyết định để làm căn cứ thực hiện.
- Các nguồn thu đều được thống nhất quản lý thông qua chứng từ kế toán,
nội dung chi tiêu theo quy định hiện hành và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ
của Bệnh viện, nghiêm cấm các khoa, phòng tự thu tiền dưới mọi hình thức.
III. Quy định về nội dung chi hoạt động của Bệnh viện
- Các khoản chi gồm: Chi chế độ cho công chức, viên chức và người lao
động, chi cho công tác hoạt động chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản, chi
dịch vụ văn phòng, thông tin liên lạc. Tất cả các khoản chi được quản lý chặt chẽ

QCCTNB-2022 BVĐKT
9

trên cơ sở chế độ chính sách của Nhà nước quy định và quy chế chi tiêu nội bộ
của Bệnh viện.
- Các khoản chi tiêu của Bệnh viện phải được tuân thủ theo quy trình: Các
khoa phòng trong Bệnh viện có nhu cầu làm giấy đề nghị, các phòng ban chức
năng kiểm tra xem xét, tham mưu trình Ban Giám đốc phê duyệt thực hiện.
- Mục đích tăng cường quản lý các khoản chi tiết kiệm hợp lý phục vụ tốt nhất
cho người bệnh và nâng cao đời sống công chức, viên chức và người lao động.
- Mọi nghiệp vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng kinh phí từ ngân sách và
các nguồn thu của Bệnh viện đều phải lập các chứng từ kế toán theo quy định.
IV. Nội dung các khoản chi hoạt động thường xuyên
1. Các khoản chi thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước
(được chi từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu dịch vụ
khám, chữa bệnh)
1.1. Nhóm chi thanh toán cá nhân
Chi cho con người gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương
và các khoản phụ cấp như: Phụ cấp ưu đãi nghề, trực, phẫu thuật, thủ thuật, độc
hại, trích nộp bảo hiểm xã hội, trích nộp BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí
công đoàn và các khoản chi khác.
1.2. Nhóm chi hàng hóa dịch vụ
Điện, nước, phí vệ sinh, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, điện thoại cơ quan,
hành chính phí.
1.3. Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn
Thuốc, hóa chất sinh phẩm, dịch truyền, máu, hóa chất, vật tư tiêu hao y tế,
giấy tờ in, đồ vải, y dụng cụ nhỏ, thiết bị thay thế nhỏ phục vụ chuyên môn, thí
nghiệm…
1.4. Nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định
Mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ
công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
1.5. Nhóm chi khác
Bảo hiểm tài sản, thuê khoán, chi cho công tác an toàn bảo hộ lao động,
công tác môi trường,…
2. Các khoản chi theo quy định của Bệnh viện (số tiền được trích từ
chênh lệch thu trừ chi)
2.1. Chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức người lao động
Chi thu nhập tăng thêm ngoài lương hàng quý cho công chức, viên chức và
người lao động trong Bệnh viện; chi thu nhập cho các chuyên gia; cán bộ y tế
tuyến trên chuyển giao kỹ thuật theo Bệnh viện vệ tinh giúp công tác, quản lý tại
đơn vị.

QCCTNB-2022 BVĐKT
10

2.2. Chi phúc lợi, khen thưởng cho công chức, viên chức và người lao
động
Chi tiền các ngày Lễ, Tết hàng năm, chi khen thưởng định kỳ và đột xuất,
chi thăm hỏi hỗ trợ cho công chức, viên chức và người lao động, chi thăm hỏi,
hiếu hỷ, chi tặng quà sinh nhật, chi tiếp khách,…
2.3. Chi quỹ đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp
Chi cho công tác tái đầu tư cơ sở hạ tầng như: Mua sắm tài sản cố định, thiết
bị phục vụ công tác chuyên môn và dụng cụ văn phòng, chi hỗ trợ đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn cho cán bộ viên chức, chi đối ngoại liên quan đến công
tác phát triển chuyên môn của Bệnh viện.
3. Chi từ Quỹ cải cách tiền lương
Căn cứ Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và
phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định
38/2019/NĐ-CP. Nội dung chi cải cách tiền lương theo Chính phủ quy định hoặc
theo chủ trương của các cấp, ngành, địa phương.
4. Các khoản chi từ quỹ hỗ trợ, đóng góp
- Nguồn thu từ thùng đóng góp tại khu vực khoa Khám và tại khu vực thanh
toán viện phí nội trú giao cho Đoàn thanh niên dùng để chi công tác xã hội: Khám
bệnh, cấp thuốc miễn phí, khám chữa bệnh cho khu vực vùng khó khăn.
- Nguồn thu từ thùng đóng góp tại khu vực nhà vệ sinh công cộng: Dùng để bổ
sung kinh phí hoạt động; để chi trả tiền công cho người trông giữ nhà vệ sinh, chi
sữa chữa nhỏ, chi phí điện nước.
- Nguồn hỗ trợ, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân: Giao cho Tổ công tác xã
hội liên kết xin hỗ trợ giúp cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân khó khăn không có
khả năng thanh toán chi phí điều trị.
Việc quản lý nguồn kinh phí trên phải lập chứng từ, hóa đơn (nếu có, phản ánh
đầy đủ vào sổ sách, thanh quyết toán đúng quy định hiện hành)
V. Chi không thường xuyên
Các khoản chi phục vụ hoạt động sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê
duyệt không quy định trong phạm vi dự toán được giao hàng năm như: Kinh phí
thực hiện nhiệm vụ KHKT & công nghệ, kinh phí đào tạo bồi dưỡng viên chức và
người lao động, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, tinh giản biên
chế, kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện nhiệm vụ đột xuất
khác; chương trình mục tiêu, các khoản chi mua sắm khác (nếu có).

QCCTNB-2022 BVĐKT
11

Phần 3
QUY ĐỊNH CỤ THỂ CÁC NỘI DUNG CHI
A. Chi thường xuyên
I. Chi thanh toán cá nhân (chi cho con người)
1. Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương
1.1. Cơ sở thực hiện
- Căn cứ Nghị định hiện hành của Chính phủ về quy định mức lương tối
thiểu và các quy định hiện hành về một số chế độ phụ cấp đặc thù, chế độ phụ cấp
ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở Y
tế công lập.
- Thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo Luật Lao động ban
hành ngày 20/11/2019. Mức quy định cho cán bộ viên chức 8 giờ/ngày, riêng các
khoa làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
được rút ngắn từ 1-2 giờ theo danh mục nghề công việc tại Quyết định hiện hành
của Bộ lao động Thương binh xã hội và những quy định có liên quan.
- Tất cả công chức, viên chức, người lao động trong Bệnh viện được chi trả
lương theo hệ số hiện hưởng và mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước tại
từng thời điểm, được thanh toán lương 01 lần từ ngày 06 đến ngày 10 hàng tháng,
căn cứ vào ngày công làm việc, nếu người lao động nghỉ việc riêng không có lý
do sẽ không được hưởng lương.
- Công chức, viên chức, người lao động được nâng lương, nâng ngạch theo
quy định nhưng Quyết định của cấp có thẩm quyền có sau thời điểm nâng lương
sẽ được truy lĩnh (không truy lĩnh các khoản lương thu nhập tăng thêm)
- Công chức, viên chức, người lao động nghỉ ốm đau, thai sản do Bảo hiểm
xã hội chi trả theo quy định hiện hành.
- Công chức, viên chức, người lao động đi học liên tục trên 01 tháng được
chi trả phụ cấp khu vực tại nơi học, riêng các khoản phụ cấp khác thực hiện theo
quy định hiện hành.

1.2. Lương biên chế (Mục 6000)


Được chi từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu từ hoạt
động cung cấp dịch vụ y tế được để lại đơn vị. Chi tiền lương ngạch bậc, phụ cấp
chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung trên cơ sở hệ số lương và phụ cấp thực
tế cá nhân được hưởng nhân với hệ số mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
theo từng thời điểm.
- Căn cứ bảng lương của đơn vị đã được Sở Nội vụ phê duyệt.
- Căn cứ Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng lao động.

QCCTNB-2022 BVĐKT
12

- Nguyên tắc chung: Cân đối từ nguồn thu được từ hoạt động cung cấp dịch
vụ y tế và ngân sách cấp (nếu có) đảm bảo lương cơ sở do Nhà nước quy định
trong biên chế và lao động hợp đồng từ một năm trở lên cụ thể:

Tiền lương cá nhân = Lương cơ sở x ∑ (Hệ số lương + hệ số phụ cấp khác)

1.3. Tiền công hợp đồng (Mục 6050)


- Căn cứ nhu cầu thực tế, Bệnh viện ký kết hợp đồng lao động để đáp ứng
công việc (không vượt quá quy định cấp trên giao).
- Trong thời gian hợp đồng, nếu người lao động không đáp ứng được yêu
cầu công việc đã thỏa thuận thì Bệnh viện sẽ chấm dứt hợp đồng.
- Tùy theo vị trí việc làm Bệnh viện sẽ ký hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn
(từ 03 tháng trở lên)
- Tiền công hợp đồng trả theo tháng, lao động hợp đồng từ 01 tháng trở lên
đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hiện hành, mức khởi điểm như sau:
+ Hưởng 100% của Bậc1 theo hệ số lương của chức danh nghề nghiệp tương
ứng với công việc: Hộ lý, bảo vệ, lái xe, lao động phổ thông khác (không qua thời
gian tập sự).
+ Hưởng 85% của bậc 1 theo hệ số lương của chức danh nghề nghiệp tương
ứng với trình độ chuyên môn trong thời gian: 06 tháng đối với trình độ trung cấp;
12 tháng đối với trình độ cao đẳng, đại học; 09 tháng đối với bác sỹ; sau đó hưởng
100% của bậc 1 theo hệ số lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình
độ chuyên môn và thực hiện chế độ nâng lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
1.4. Chính sách thu hút, hợp đồng
Đối với Bác sỹ đã nghỉ hưu, nếu Bệnh viện có nhu cầu ký hợp đồng để tiếp tục
làm việc thì mức tiền công và các chế độ khác do hai bên cùng thỏa thuận.
1.5. Các khoản phụ cấp (Mục 6100)
Chi theo quy định hiện hành của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Liên
Bộ và một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao
động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phòng chống dịch trên cơ sở quy
định cụ thể về mức hưởng của Bệnh viện cho từng khu vực, từng đối tượng cụ thể
và có sự quản lý giám sát chặt chẽ số ca, số ngày thực tế.
1.5.1. Phụ cấp chức vụ
Thực hiện đối với Ban Giám đốc, Trưởng khoa/phòng, Phó khoa/phòng,
Điều Dưỡng trưởng Bệnh viện, Điều Dưỡng trưởng khoa theo thông tư số
23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xếp hạng các
đơn vị sự nghiệp y tế; trung đội trưởng trung đội dân quân tự vệ bệnh viện.

QCCTNB-2022 BVĐKT
13

Riêng phụ cấp chức vụ nếu đi học trên 3 tháng thì không được hưởng
1.5.2. Phụ cấp trách nhiệm công việc
- Căn cứ Thông tư số 05/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 05/01/2005 về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với công
chức, viên chức và người lao động: hỗ trợ phụ cấp trách nhiệm hệ số 0,2 cho kế
toán trưởng, hệ số 0.1 cho tổ trưởng: Tổ bảo vệ, Tổ bó bột, Tổ công nghệ thông
tin, Tổ công tác xã hội,…(các tổ do Giám đốc Bệnh viện ký Quyết định ban hành
trừ các tổ làm việc theo thời vụ).
- Đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy.
1.5.3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (theo hệ số lương)
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 05/01/2005 về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với công chức,
viên chức và người lao động; công văn số 6608/BYT-TCCB của Bộ Y tế ngày
12/8/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối
với công chức, viên chức và người lao động Ngành Y tế.
Căn cứ công văn số 2939/BNV-TL ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nội
vụ về việc chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với công chức, viên chức và
người lao động ngành lưu trữ (kho hồ sơ bệnh án).
1.5.4. Phụ cấp thâm niên vượtt khung (theo hệ số lương)
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 05/01/2005 về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ,
công chức, viên chức.
1.5.5. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (theo hiện vật)
Căn cứ Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn
thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong
điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại.

Định suất
Mức cho 1 ngày
STT Khoa Phòng Tổng số người
hưởng làm việc
(VNĐ)
1 Khoa Nhiễm bộ phận HIV 3 Mức 4 25.000
2 Tổ bảo vệ trực nhà xác 2 Mức 1 10.000
3 Công nhân nhà xác 1 Mức 4 25.000
4 Khoa GMHS + HL Cả khoa Mức 1 10.000
5 BS phẫu thuật Ngoại TKLN Tất cả bác sỹ Mức 3 20.000
6 BS phẫu thuật Ngoại CTCH Tất cả bác sỹ Mức 3 20.000
7 BS phẫu thuật Ngoại TQ Tất cả bác sỹ Mức 3 20.000
8 BS phẫu thuật Khoa sản Tất cả bác sỹ Mức 3 20.000
9 Khoa HSTC & CĐ Cả khoa Mức 3 20.000
10 Tổ xử lý rác thải, nước thải Cả tổ Mức 2 15.000

QCCTNB-2022 BVĐKT
14

11 Làm công tác môi trường 1 Mức 2 15.000


12 Tổ điện 3 Mức 2 15.000
13 Tổ nề, mộc 2 Mức 2 15.000
14 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Cả khoa Mức 2 15.000
Phòng VTTBYT sữa chữa máy
15 1 Mức 2 15.000
hút đàm
Cả khoa trừ 03
Khoa Nhiễm + Hộ lý Mức 2 15.000
16 xuất HIV
17 Bàn Khám Nhiễm 1 Mức 2 15.000
18 Khoa Tâm thần + Hộ lý Cả khoa Mức 2 15.000
Tất cả bộ phận
19 Nhi Cấp cứu + Nhi Sơ sinh Mức 2 15.000
nhi cấp cứu
20 Nhi III (viêm não, bại não) 2 Mức 2 15.000
21 Khoa Cấp cứu Cả khoa Mức 2 15.000
22 Khoa Nội (theo từng thời điểm) 10 Mức 2 15.000
23 Khoa Tim mạch 14 Mức 2 15.000
Khoa Ngoại Tổng quát: Điều
5 ĐD Mức 2 15.000
24 dưỡng chăm sóc bỏng
25 ĐD Khoa Ngoại TKLN 12 ĐD Mức 2 15.000
26 Bộ phận xét nghiệm HIV 1 Mức 2 15.000
27 Bộ phận vi sinh 2 Mức 2 15.000
28 Bộ phận sinh hoá 2 Mức 2 15.000
29 Bộ phận huyết học + hộ lý 2KTV + 2 Hộ lý Mức 2 15.000
30 K.TMH 01BS + 01 P.Mổ Mức 2 15.000
31 K.RHM 02BS + 02 P.Mổ Mức 2 15.000
32 K. Mắt 01BS + 01 P.Mổ Mức 2 15.000
33 Khoa Ung bướu Cả khoa Mức 2 15.000
34 Bàn khám Da liễu 2 Mức 1 10.000
35 ĐD Khoa Ngoại CTCH 2 ĐD Mức 1 10.000
ĐD Khoa Ngoại Tổng quát
36 7 ĐD Mức 1 10.000
chăm sóc bệnh trĩ, niệu
Bàn Khám sản, điều trị phụ
37 2 Mức 1 10.000
khoa
Cả khoa trừ
38 Phòng sanh (khoa Sản) Mức 1 10.000
suất bác sỹ
39 Khoa Nội soi 2 Mức 1 10.000
40 Khoa KSNK Cả khoa Mức 1 10.000
41 Xét nghiệm (còn lại) Số viên chức còn lại Mức 1 10.000
42 Khoa Vật lý trị liệu - PHCN 2 Mức 1 10.000
43 Phòng Bó bột Cả phòng Mức 1 10.000
44 Khoa Y - Dược cổ truyền 2 Mức 1 10.000
45 Tổ thận nhân tạo Cả tổ Mức 1 10.000
46 Phòng Vật tư y tế 5 Mức 1 10.000
47 Lưu trữ hồ sơ bệnh án 3 Mức 1 10.000

QCCTNB-2022 BVĐKT
15

48 Hộ lý khoa Ngoại Tổng quát 2 Mức 1 10.000


49 Hộ lý phòng HCQT 1 Mức 1 10.000
50 Y công phòng HCQT Cả tổ Mức 1 10.000
51 Hộ lý khoa Nội 8 Mức 1 10.000
52 Hộ lý khoa Tim mạch 3 Mức 1 10.000
53 Hộ lý khoa Ngoại CTCH 2 Mức 1 10.000
54 Hộ lý khoa Ngoại TKLN 3 Mức 1 10.000
55 Hộ lý khoa Sản 6 Mức 1 10.000
56 Hộ lý khoa Nhi 7 Mức 1 10.000
57 Hộ lý Phòng Khám 3 Mức 1 10.000
58 Hộ lý RHM 1 Mức 1 10.000
59 Hộ lý TMH 1 Mức 1 10.000
60 Hộ lý Khoa Mắt 1 Mức 1 10.000
61 Hộ lý Khoa HSTC&CĐ 4 Mức 1 10.000
62 Hộ lý Khoa Nội soi 1 Mức 1 10.000
63 Hộ lý Khoa CĐHA 1 Mức 1 10.000
64 Hộ lý Khoa Y - Dược cổ truyền 1 Mức 1 10.000
65 Hộ lý Ung bướu 2 Mức 1 10.000
66 Hộ lý Khoa Cấp cứu 4 Mức 1 10.000
67 Tổ lái xe Cả tổ Mức 1 10.000

1.5.6. Chế độ phụ cấp đặc thù


Thực hiện theo quy định hiện hành, chi theo danh sách được Sở Y tế phê
duyệt (theo quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính
phủ và Thông tư Liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012
của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quy định chế độ
phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức và người lao động công
tác tại cơ sở y tế công lập). Cụ thể như sau:

Mức
Đối tượng được hưởng
phụ cấp
1. Xét nghiệm 2 suất XN HIV/AIDS
2. Khoa Tâm Thần
70% 3. Khoa Nhiễm 4 suất chăm sóc đều trị BN HIV/AIDS
4. Khoa Nhi 1 suất
5. Khoa Sản 1 suất.
6. HCQT 1 suất trông coi nhà đại thể.
7. Khoa Hồi sức cấp cứu trừ bộ phận Thận nhân tạo
8. Khoa Cấp cứu
60% 9. Khoa Nhiễm trừ 4 suất HIV
10. Xét nghiệm 2 suất XN bệnh truyền nhiễm
11. Khoa Nhi cấp cứu sơ sinh (Nhi 1)
12. Bàn khám nhiễm 2 suất.

QCCTNB-2022 BVĐKT
16

13. Khoa GMHS;


14. Khoa Nhi (Trừ nhi cấp cứu sơ sinh và 1 xuất HIV)
15. Khoa Hồi sức tích cực & chống độc - bộ phận thận nhân tạo
16. Khoa Ngoại TQ bộ phận chăm sóc bỏng 3 suất, 2 suất diều trị TC
50% 17. Khoa Tim mạch (ICU B) 3 suất điều trị TC
18. Khoa Ngoại TKLN 4 suất điều trị TC
19. Khoa Ngoại CTCH 2 suất điều trị TC
20. Bàn khám da liễu 2 suất
21. Khoa Nội 5 suất điều trị tích cực.
22. Khoa Khám bệnh
23. Khoa Dinh dưỡng
24. Khoa Nội
25. Khoa Nội tim mạch
26. Khoa Ung bướu
27. Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình
28. Khoa Ngoại Tổng quát
29. Khoa Ngoại Thần kinh Lồng ngực
30. Khoa Sản
31. Khoa Tai mũi họng
32. Khoa Răng hàm mặt
40% 33. Khoa Mắt
34. Khoa YDCT
35. Khoa VLTT - PHCN
36. Khoa Dược
37. Khoa Xét nghiệm
38. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
39. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
40. Khoa Nội soi
41. Phòng VTTBYT
42. Phòng Điều dưỡng
43. Ban Giám đốc, bác sỹ trực lãnh đạo.
44. Tổ đội, Tổ xử lý chất thải, công tác môi trường Bệnh viện.
45. Các phòng chức năng chưa được hưởng một trong các mức
20%
phụ cấp trên.

1.5.7. Phụ cấp thường trực


- Căn cứ Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng
chính phủ về quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên
chức và người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp
chống dịch; Bệnh viện hỗ trợ thêm quy định, mức chi như sau:

Loại Ngày Thứ 7,


Lễ, Tết
thường trực Đối tượng trực thường chủ nhật
(đồng)
(đồng) (đồng)

QCCTNB-2022 BVĐKT
17

- Khu vực: Khoa HSTCCĐ; Nhi 135.000 180.000 250.000


CC; GMHS; Khoa cấp cứu; 01 BS
1. Trực 24/24 trực ngoại; 01 BS trực sản; Trực
lãnh đạo.
- Các khoa phòng còn lại 90.000 120.000 165.000
- Khoa HSTC & CĐ; Nhi CC; 70.000 90.000 125.000
2. Trực 12/24 GMHS; Khoa cấp cứu.
- Các khoa phòng còn lại. 45.000 60.000 85.000
Khoa HSTCCĐ; Nhi CC; GMHS;
3. Trực 16/24 102.000 135.000 188.000
Khoa cấp cứu
Các Khoa, Phòng bắt buộc làm
Không 50.000 70.000
4. việc vào ngày thứ bảy, chủ nhật,
hưởng
Lễ, Tết (đủ 8 giờ)
5. Trực tập Bằng 50% theo
Thanh toán chế độ
sự, trực phụ quy định từng khu vực
- Người lao động thường trực 24/24 và ca làm đêm 8/24 được hỗ trợ tiền ăn:
15.000 đồng/người/phiên trực.
- Chế độ nghỉ bù sau phiên trực:
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hàng
tuần được nghỉ bù 01 ngày và được hưởng nguyên lương.
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ vào ngày Lễ, Tết nghỉ bù 02 ngày.
+ Người lao động thường trực theo ca 12/24 hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ 12
giờ tiếp theo.
+ Người lao động trực tập sự, trực phụ của phòng kế toán (nếu có) được
nghỉ bằng 1/2 thời gian như người trực chính.
+ Đối với đoàn đi lấy máu tình nguyện vào những ngày nghỉ thứ 7 và chủ
nhật thì khoa phòng phải sắp xếp cho nghỉ bù. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu
công việc sẽ được Giám đốc xem xét giải quyết thanh toán ngày làm thêm.
- Đối với bác sỹ khoa Nhiễm: Được hưởng phụ cấp độc hại, đặc thù theo
khoa; những ngày làm việc tại khoa Khám thực hiện theo giờ làm việc hành
chính, không thanh toán tiền ngoài giờ.
- Chi phụ cấp trực thường trú: 20.000 đồng/người/ngày.
- Chi tiền ngoài giờ cho Bác sỹ trực thường trú, viên chức, người lao động
theo quy định tại Điều 104 của Bộ Luật lao động năm 2012 và được tính như sau:

Tiền lương giờ Mức ít nhất


Tiền
thực trả của ngày 150% hoặc Số giờ
lương làm = x x
làm việc bình 200% hoặc làm thêm
thêm giờ
thường 300%

QCCTNB-2022 BVĐKT
18

+ Mức 150% làm thêm giờ vào ngày thường.


+ Mức 200% làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
+ Mức 300% làm thêm giờ vào ngày Lễ, Tết.
 (trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau
thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương thực
trả của ngày làm việc bình thường và người lao động còn trả thêm 20% tiền
lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban
ngày (Điều 97 Luật số 10/2012/QH13).
1.5.8. Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật
Căn cứ quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ
tướng chính phủ về quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức,
viên chức và người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp
chống dịch.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BLĐTBXH hướng
dẫn thực hiện Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp đặc thù với
công chức, viên chức và người lao động trong cơ sở y tế công lập và chế độ phụ
cấp chống dịch do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội ban hành.
- Mức phụ cấp phẫu thuật:
Mức phụ cấp (đồng/ca phẫu thuật)
Đối tượng Loại
Loại I Loại II Loại III
đặc biệt
- Người làm thủ thuật chính, hoặc
người gây mê hồi sức hoặc châm 280.000 125.000 65.000 50.000
tê chính.
- Người phụ thủ thuật hoặc người
phụ gây mê hồi sức hoặc phụ 200.000 90.000 50.000 30.000
châm tê.
- Người giúp việc cho ca thủ thuật 120.000 70.000 30.000 15.000
Tổng số người tối đa trong ê kíp
07 người 07 người 06 người 05 người
phẫu thuật

- Mức phụ cấp thủ thuật: Bằng 0.3 mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại. Cụ thể:

Đối tượng Mức phụ cấp (đồng/người/thủ thuật)


Loại Loại I Loại II Loại III

QCCTNB-2022 BVĐKT
19

đặc biệt
- Người làm thủ thuật chính, hoặc
người gây mê hồi sức hoặc châm 84.000 37.500 19.500 15.000
tê chính.
- Người phụ thủ thuật hoặc người
phụ gây mê hồi sức hoặc phụ 60.000 27.000 15.000 9.000
châm tê.
- Người giúp việc cho ca thủ thuật 36.000 21.000 9.000 4.500
Tổng số người tối đa trong Ê kíp
04 người 04 người 03 người 02 người
thủ thuật

- Việc chi trả phục cấp phẫu thuật, thủ thuật: Chi theo số người thực tế làm
việc, và số lượng các loại dịch vụ đã được người bệnh thanh toán, trường hợp ca
nào bị xuất toán thì cá nhân có liên quan phải bồi hoàn (không thanh toán những
dịch vụ mà chi phí cao hơn giá thu).
- Định mức nhân lực cho từng ca phẫu thuật, thủ thuật không được vượt quá
khung theo từng chuyên khoa quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày
26/12/2014 của Bộ Y tế và tổng số tiền phụ cấp phẫu thuật – thủ thuật/ca không
được vượt quá khung giá quy định tại Thông tư số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-
BTC-BLĐTB&XH ngày 26/02/2014 như sau:

Phân loại Mức phụ cấp tối đa (đồng/ca)


STT
phẫu thuật, thủ thuật Phẫu thuật Thủ thuật
1 Loại đặc biệt 1.520.000 300.000
2 Loại I 660.000 144.000
3 Loại II 340.000 63.000
4 Loại III 190.000 28.500

- Tất cả các phẫu thuật, thủ thuật phải được xếp đúng loại, các phiếu tổng
hợp bồi dưỡng phải xếp theo thứ tự thời gian ngày, tháng, năm thực hiện (bắt đầu
từ ngày 01 và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng). Số người thực hiện cho
một loại phẫu thuật, thủ thuật thực hiện theo quy định hiện hành.
- Chi cho Khoa Cấp cứu: 67.500 đồng/ngày từ nguồn thu hỗ trợ của Z30D.
2. Chế độ nghỉ phép (Mục 6250)
2.1. Đối tượng được thanh toán chế độ phép
- Viên chức và người lao động đang công tác có đủ điều kiện được nghỉ
phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được Giám đốc Bệnh viện đồng
ý cấp giấy đi nghỉ phép năm để đi thăm vợ hoặc chồng; con, cha, mẹ (cả bên
chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, chết.

QCCTNB-2022 BVĐKT
20

- Hàng năm các khoa, phòng xây dựng kế hoạch nghỉ phép năm cho nhân
viên, bố trí nhân viên nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo nguồn nhân lực, đăng ký danh
sách gửi về phòng Tổ chức cán bộ.
- Căn cứ Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 thì các
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì lý do công tác mà chưa nghỉ
hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được lãnh đạo Bệnh viện
xem xét thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
2.2. Mức chi
- Chi phương tiện đi lại: Được thanh toán tiền vé cước, tàu xe hợp lệ phù
hợp với tuyến đường nghỉ phép, mỗi năm một lần trong nước với cước phí thông
thường (không thanh toán tiền vé máy bay). Chứng từ thanh toán gồm:
+ Giấy nghỉ phép được Bệnh viện cấp và có đóng dấu xác nhận chính quyền
nơi đến.
+ Giấy ra viện của người thân tại cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên hoặc giấy
báo tử (nếu bản pho to phải công chứng).
+ Vé cước, tàu xe hợp lệ.
- Chi phụ cấp đi đường: Là số ngày thực tế đi trên đường nhân với mức phụ
cấp lưu trú theo chế độ công tác phí.
- Chi hỗ trợ lương nghỉ phép: Được chi cho những trường hợp thật sự đặc
biệt do Giám đốc yêu cầu công việc không thể sắp xếp bố trí cho viên chức nghỉ
phép hoặc bố trí không đủ số ngày phép theo quy định thì trong năm đó mới được
thanh toán tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép.

Mức chi trả = Lương cơ sở x [(Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ + Phụ cấp
vượt khung)]/22 ngày x số ngày được thanh toán (số ngày chưa nghỉ)

3. Các khoản đóng góp trích theo lương (Mục 6300)


- Thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày
14/4/2017. Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp và Bệnh viện trích nộp các khoản chi
phí về Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp
với tỷ lệ trên tiền lương theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.
Cụ thể như sau:

Người sử Người
Các khoản trích nộp Tổng
dụng lao động lao động
Bảo hiểm xã hội 17,5% 8% 25,5%
Bảo hiểm y tế 3% 1,5% 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2%
Kinh phí công đoàn 2% - 2%

QCCTNB-2022 BVĐKT
21

Tổng cộng 23,5% 10.5% 34%

4. Thanh toán cá nhân: Chế độ đi học (Mục 6400)


4.1. Học, dự các lớp tập huấn, nghiệp vụ: từ 07 ngày trở lên phải có quyết
định hoặc công văn cử đi học của cấp có thẩm quyền (Bệnh viện hoặc Sở Y tế).
- Học phí và tiền tài liệu học tập: chi theo phiếu thu hợp lệ của cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng (nộp bản gốc, không chấp nhận giấy xác nhận), không chi cho các lớp
ngoại khóa và tài liệu tham khảo. Tài liệu sau khi học xong nộp về thư viện Bệnh
viện.
- Mức hỗ trợ tiền ăn: chỉ hỗ trợ đối với trường hợp cơ sở đào tạo không hỗ
trợ tiền ăn). Nếu học thêm vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật phải có xác nhận của nhà
trường:
+ Khoá học (dưới 7 ngày): được thanh toán như chế độ công tác phí.
+ Khóa học (từ 7 đến < 30 ngày): chi 50.000 đồng/người/ngày.
+ Khóa học (từ 01 tháng < 3 tháng): chi 30.000 đồng/người/ngày.
+ Khóa học (từ 3 tháng < 6 tháng): chi 30.000 đồng/người/ngày.
+ Khóa học (từ 6 tháng trở lên): chi 20.000 đồng/người/ngày.
- Mức hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ: chỉ được áp dụng đối với các trường hợp cơ
sở đào tạo không sắp xếp chỗ ở cho học viên (thanh toán có hóa đơn hợp lệ).
+ Khoá học từ ≤ 02 ngày đến < 10 ngày :
. Tại thành phố trực thuộc Trung ương; các thành phố là đô thị loại 1: được
thanh toán mức giá phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn
02 người/1 phòng.
. Tại các vùng còn lại: được thanh toán mức giá phòng ngủ tối đa là 600.000
đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 02 người/1 phòng.
- Mức hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ: chỉ được áp dụng đối với các trường hợp cơ
sở đào tạo không sắp xếp chỗ ở cho học viên (thanh toán trường hợp khoán không
có hóa đơn).
+ Khoá học từ 10 ngày đến < dưới 1 tháng: mức hỗ trợ 150.000
đồng/ngày/người nhưng không quá 3.000.000 đồng/người/khoá học.
+ Khoá học từ 01 tháng đến < 03 tháng: mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng.
+ Khoá học từ 03 tháng trở lên: mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng.
- Hỗ trợ bác sỹ đi học đào tạo tim mạch can thiệp: 3.000.000
đồng/người/tháng.
- Hỗ trợ tiền tàu xe: căn cứ địa điểm của cơ sở đào tạo, hỗ trợ tiền tàu xe đi
lại cho khoá học (gồm 01 lượt đi và về) theo giá cước phí thông thường tại từng
thời điểm và phải có hoá đơn hợp lệ (vé), ngoài ra được thanh toán thêm tiền xe

QCCTNB-2022 BVĐKT
22

đi, về từ nhà ga, bến xe đến nơi học theo hoá đơn chứng từ hợp lệ (tối đa 150.000
đồng/lần; nếu phương tiện taxi phải theo đoàn từ 2 người trở lên), hoặc khoán
nhưng cả đi lẫn về đối đa 50.000 đồng.
4.2. Học sau đại học
- Học chuyên khoa I, chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ: phải có Quyết định cử
đi học của cấp có thẩm quyền (Sở Nội vụ ).
- Điều kiện thanh toán và mức trợ cấp thực hiện theo quyết định hiện hành
của UBND tỉnh.
- Các trường hợp ôn thi sau đại học được nghỉ 15 ngày để ôn thi.
4.3. Học cao đẳng, đại học
- Học trong và ngoài tỉnh (theo định hướng của Bệnh viện). Học Cao cấp,
Trung cấp lý luận chính trị.
- Điều kiện thanh toán và mức trợ cấp thực hiện theo quy định hiện hành của
Ủy ban Nhân dân tỉnh.
- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ: 600.000 đồng/tháng (trong trường hợp cơ sở đào
tạo và đơn vị tổ chức lớp học xác nhận không sắp xếp chỗ ở cho học viên).
4.4. Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng I, hoặc
chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp
- Các trường hợp thi thăng hạng viên chức được phép nghỉ ôn thi, thi theo
thông báo của cấp có thẩm quyền.
- Được hỗ trợ chế độ công tác phí theo quy định hiện hành theo Quy chế chi
tiêu nội bộ.
4.5. Đền bù chi phí đào tạo
- Các trường hợp học đại học, sau đại học không nhận hỗ trợ của tỉnh (được
Sở Nội vụ phê duyệt) tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc sau khi hoàn thành khóa học,
phục vụ chưa đủ thời gian cam kết thì phải bồi hoàn toàn bộ tiền lương, thu nhập
tăng thêm và các khoản thu nhập khác trong thời gian học đã nhận.
- Các trường hợp học đại học, sau đại học nhận hỗ trợ của tỉnh (được Sở Nội
vụ phê duyệt) không tham gia học do bỏ việc hoặc thôi việc trong thời gian đào
tạo tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc sau khi hoàn thành khóa học nhưng không
nhận được bằng tốt nghiệp, Trường hợp phục vụ chưa đủ thời gian quy định: Số
tiền bồi thường theo quy định của UBND tỉnh.
- Các trường hợp do Bệnh viện cử đi đào tạo ngắn hạn không nhận kinh phí
đào tạo, tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc sau khi hoàn thành khóa học, phục vụ
chưa đủ thời gian cam kết (gấp 03 lần thời gian đào tạo) thì phải bồi hoàn toàn bộ
tiền lương, thu nhập tăng thêm và các khoản thu nhập khác trong thời gian học đã
nhận.
- Các trường hợp do Bệnh viện cử đi đào tạo ngắn hạn nhận kinh phí đào
tạo, tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc sau khi hoàn thành khóa học, phục vụ chưa đủ
thời gian cam kết (gấp 03 lần thời gian đào tạo) thì phải bồi hoàn toàn bộ tiền

QCCTNB-2022 BVĐKT
23

lương, kinh phí đào tạo, thu nhập tăng thêm và các khoản thu nhập khác trong
thời gian học đã nhận; giấy chứng nhận, chứng chỉ (bản gốc) phải được lưu tại hồ
sơ viên chức gấp 05 lần thời gian viên chức đi đào tạo.
4.6. Người hành nghề đi luân phiên
Được thanh toán chế độ công tác phí theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Trường
hợp có thời gian trên 07 ngày thì được thanh toán tối đa tiền phòng ngủ nhưng
không quá 300.000 đồng/ngày/đêm (ngoài tỉnh); 200.000 đồng/ngày/đêm (trong
tỉnh) theo tiêu chuẩn phòng 02 người (nếu được Bệnh viện tuyến dưới hoặc tuyến
trên bố trí chỗ ở thì không được thanh toán). Người hành nghề đi luân phiên có
thời gian liên tục từ đủ 1 tháng trở lên thì được thanh toán vé, công tác phí đi, về
theo quy định 01 lần/tháng.
5. Chế độ chi thù lao cho giảng viên (báo cáo viên).
- Mức chi 150.000 đồng/tiết (45 phút): giảng viên (báo cáo viên) cấp Giáo
sư, tiến sỹ, chuyên gia cao cấp.
- Mức chi 100.000 đồng/tiết (45 phút): giảng viên (báo cáo viên), cấp phó
Giáo sư, tiến sỹ, giảng viên chính, cấp Tỉnh uỷ viên, trưởng các Sở, Ban, ngành
cấp tỉnh và tương đương
- Mức chi 30.000 đồng/tiết (45 phút): báo cáo viên nội bộ triển khai Nghị
quyết; chương trình đào tạo liên tục có kế hoạch đào tạo được Giám đốc duyệt
trình độ từ đại học trở lên.
- Mức chi 200.000 đồng/lần: báo cáo viên nghiên cứu KHKT thường niên,
báo cáo hội nghị Khoa học kỹ thuật.
- Riêng Giảng viên (báo cáo viên) Chương trình Chăm sóc sức khoẻ tâm
thần cộng đồng chi 500.000 đồng/01 buổi (05 tiết học).
II. Nhóm chi hàng hóa dịch vụ (mục 6500) bao gồm
1. Điện, nước
Phòng Hành chính Quản trị phân công người giám sát và quản lý việc sử
dụng điện, nước dựa trên chỉ số của thiết bị đo, đếm. Hàng tháng báo cáo, phân
tích, đánh giá hệ số hao hụt, thất thoát so với sử dụng (đối chiếu chỉ số thông báo
của Công ty điện lực và Công ty cấp thoát nước) về phòng Tài chính kế toán.
Chịu trách nhiệm trong việc bồi hoàn thất thoát nếu không sửa chữa kịp thời khi
có thông báo của các khoa, phòng.
Các khoa, phòng không được sử dụng điện để phục vụ nhu cầu cá nhân: Nấu
ăn, ủi quần áo,... nếu phát hiện tuỳ từng trường hợp cụ thể Hội đồng thi đua khen
thưởng sẽ xem xét hình thức bồi hoàn.
Phòng Hành chính Quản trị quản lý điện phục vụ ánh sáng chung cho toàn
viện, bộ phận quản lý chịu trách nhiệm mở, tắt theo mùa.

QCCTNB-2022 BVĐKT
24

2. Xăng dầu sử dụng cho xe ô tô


Phòng Hành chính Quản trị xây dựng định mức chi phí bảo dưỡng: Thay
nhớt, lọc gió, vệ sinh lược, thay vỏ xe định kỳ đồng bộ theo cùng hãng sản xuất,
trình Giám đốc phê duyệt để có cơ sở thực hiện.
Phòng Hành chính Quản trị tham mưu Giám đốc ký hợp đồng cố định với
cơ sở có uy tín để sửa chữa, bảo dưỡng xe (thay nhớt tại nhà xe Bệnh viện dưới
sự giám sát của phòng Hành chính Quản trị & phòng Tài chính kế toán). Dự trù
kinh phí mua công cụ, vật tư để rửa xe tại chỗ.
Chi hỗ trợ cá nhân rửa xe tại Bệnh viện: 30.000 đồng/lần nhưng tối đa
10 lần/tháng
- Định mức nhiên liệu cho các loại xe:

Lọai Dung tích


Năm Nhiên liệu
STT Nhãn hiệu nhiên xi lanh
sản xuất (lít/100 km)
liệu (cm3)
1997,
01 TOYOTA Corola 05 chỗ Xăng 1600 14
2000
02 TOYOTA Hiace 08 chỗ 2004 Xăng 2400 20
03 TOYOTA Hiace 08 chỗ 2009 Xăng 2694 20
Theo quy
TOYOTA Landcruiser định của
04 2012 Xăng 2694
Prado 04 chỗ UBND tỉnh
05 TOYOTA Hiace 08 chỗ 2014 Xăng 2694 20
06 TOYOTA Hiace 08 chỗ 2016 Xăng 2694 20
07 TOYOTA Hiace 08 chỗ 2017 Xăng 2694 20
08 FORD TRANSIT 2018 Dầu 1995 16
Theo quy
09 THACO 2018 Dầu 2665 định của
UBND tỉnh

Định mức nhiên liệu trên đã tính đến họat động của các thiết bị phụ tải đi
kèm như: Máy điều hòa không khí, gạt mưa, và các yếu tố ảnh hưởng thường
xuyên như: điều kiện đường xấu, dốc, quay vòng, giảm tốc độ khi xe vào thành
phố, thị trấn, cầu phao, cầu tạm. Trường hợp những xe không trang bị hệ thống
điều hòa hoặc điều hòa không hoạt động chi phí nhiên liệu giảm 20% định mức
quy định trên.
- Trường hợp mượn xe cấp cứu của các Bệnh viện khác thì thanh toán theo
định mức nhiên liệu tại đơn vị mượn xe nhưng không vượt quá định mức quy
định của UBND tỉnh.

QCCTNB-2022 BVĐKT
25

- Trường hợp vận chuyển 02 bệnh nhân/chuyến xe đến 02 Bệnh viện tại
TP. Hồ Chí Minh thì được tính thêm so với định mức quy định 30 km (cả đi và
về).
- Trường hợp điều xe chở cán bộ đi công tác tại TP. Hồ Chí Minh được tính
theo định mức 450 km (cả đi và về).
- Cự ly vận chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh đến các Bệnh viện tại TP. Hồ
Chí Minh cả đi lẫn về là 400 km.
- Trong trường hợp chuyển dịch vụ, chở xác khi hợp đồng phải thể hiện rõ
đầy đủ địa chỉ nơi đến (thôn xóm, phường, xã) để làm cơ sở thanh toán nhiên
liệu.
- Việc sử dụng xe công được thủ trưởng hoặc người ủy quyền quyết định
trong mọi trường hợp cụ thể, các chức danh quản lý, phục vụ những công việc đột
xuất cần thiết khi có nhu cầu sử dụng xe phải được sự đồng ý của Giám đốc.
3. Vật tư tiêu hao văn phòng, văn phòng phẩm (mục 6550)
3.1. Vật tư tiêu hao và thiết bị văn phòng
- Để tạo điều kiện chủ động cho các khoa phòng với mục đích mang lại hiệu
quả cho công tác phục vụ người bệnh và thực hiện tiết kiệm, Bệnh viện lập kế
hoạch mua một số vật tư tiêu hao và thiết bị văn phòng cần thiết nhập kho để
cung cấp kịp thời khi có sự cố hỏng hóc như: Thiết bị điện, vật tư thiết bị văn
phòng khác. Khi khoa phòng có yêu cầu Bệnh viện sẽ xem xét cụ thể để xuất kho
sử dụng, Bệnh viện sẽ không cung cấp số vật tư thiết bị văn phòng này cho các
khoa, phòng khi chưa có nhu cầu sử dụng.
- Mực máy in, máy photocopy dựa trên định mức sử dụng của các khoa
phòng có văn bản báo cáo sử dụng thực tế được thanh toán.
3.2. Văn phòng phẩm
- Bệnh viện thực hiện mua sắm cho các khoa, phòng trên cơ sở khảo sát định
mức sử dụng của phòng Điều dưỡng, các khoa, phòng có trách nhiệm quản lý
chất lượng hàng hoá giao nhận khi sử dụng. Phòng Điều dưỡng và khoa Kiểm
soát nhiễm khuẩn xem xét và điều chỉnh định mức cấp phát cho phù hợp theo
từng thời điểm để nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ người bệnh.
- Phòng Điều dưỡng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cùng phối hợp xây dựng
định mức sử dụng văn phòng phẩm, vật rẻ, vật liệu,… dựa trên nhu cầu sử dụng,
chỉ tiêu giường bệnh, cơ số biên chế, chức năng nhiệm vụ. Đối với các Tổ, Ban
hoạt động mang tính chất chuyên đề chi theo thực tế nhu cầu sử dụng.
- Một số vật tư tiêu hao văn phòng và văn phòng phẩm phục vụ công tác
quản lý chung như: Chương trình mục tiêu, phòng dịch, thiên tai,… Bệnh viện sẽ
lập kế hoạch mua riêng và do Ban Giám đốc quyết định cụ thể định mức sử dụng
trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả.
- Giấy photocopy sử dụng phải được vào sổ theo dõi để làm cơ sở tính định
mức cấp phát.

QCCTNB-2022 BVĐKT
26

- Căn cứ theo số lượng định mức đã xây dựng sẽ cấp phát theo định mức
hoặc căn cứ theo định mức sẽ được khoán chi bằng tiền.
- Tất cả các khoản mua sắm từ 200.000 đồng trở lên phải có hóa đơn theo
quy định của Bộ Tài chính.
- Phòng Hành chính quản trị lập kế hoạch tài sản, công cụ, dụng cụ, thiết bị
văn phòng,... cần mua sắm thường xuyên với số lượng lớn trong năm để tổ chức
đấu thầu theo quy định hiện hành.
- Phòng Hành chính quản trị phối hợp phòng Tài chính kế toán đối chiếu,
theo dõi nhập, xuất, tồn kho để dự trù, cung cấp đủ sử dụng trong quý.
4. Thông tin liên lạc (Mục 6600)
- Điện thoại cơ quan chỉ được dùng vào việc công, nghiêm cấm sử dụng vào
các mục đích cá nhân. Để thuận tiện trong công tác giao dịch giải quyết công
việc, đối nội đối ngoại và được quy định như sau:
- Đối với máy điện thoại cố định khoán chi cước thuê bao, cước nội hạt, di
động, liên tỉnh với các phòng ban chức năng như sau:
- Các máy để bàn của Ban Giám đốc, Phòng trực lãnh đạo và Máy truy cập
internet chi theo thực chi. Khoa Cấp cứu chi theo thực tế nhưng phải có sổ theo
dõi nội dung từng cuộc gọi, gọi đường dài và di động.
- Phòng Tài chính kế toán căn cứ theo mức khoán sẽ thanh toán cho các
phòng chức năng theo nguyên tắc như mức khoán được quy định (dưới định mức
thanh toán theo thực tế) nếu vượt định mức các khoa phòng, cá nhân phải trả tiền
như sau:
+ Phòng Tài chính kế toán mức khoán 300.000 đồng/tháng
+ Phòng Tổ chức cán bộ mức khoán 200.000 đồng/tháng
+ Bộ phận Văn thư mức khoán 200.000 đồng/tháng
+ Khoa Dược mức khoán 300.000 đồng/tháng
+ Phòng HCQT mức khoán 150.000 đồng/tháng.
+ Phòng VTTBYT mức khoán 150.000 đồng/tháng.
+ Máy của các khoa, phòng còn lại chỉ chi cho những cuộc gọi vào các máy
trong Bệnh viện, không thanh toán cho những cuộc gọi di động và máy ở bên
ngoài Bệnh viện.
- Ngoài cước phí điện thoại cố định trên Bệnh viện chi hỗ trợ thêm cước phí
điện thọai di động để giải quyết công việc cho một số thành phần sau:
+ Ban Giám đốc: 400.000 đồng/tháng
+ Bí thư Đoàn TNCSHCM: 200.000 đồng/tháng
+ Trưởng khoa, phòng: 200.000 đồng/tháng
+ Kế toán trưởng: 200.000 đồng/tháng

QCCTNB-2022 BVĐKT
27

(Các khoa có bệnh phức tạp hoặc trên 50 giường bao gồm như: khoa
HSTC&CĐ; khoa PT GMHS; khoa Nội; khoa Tim mạch; khoa Ngoại; khoa Sản;
khoa Nhi; khoa Khám; khoa Cấp cứu; khoa Dược; khoa Nội soi và các phòng
chức năng).
+ Đối với trực lãnh đạo mà không phải là lãnh đạo Bệnh viện thì được
hưởng mức: 200.000 đồng/tháng (chỉ hưởng mức cao nhất).
+ Trưởng các khoa còn lại, Tổ lái xe (lái xe xử lý rác thải), Tổ trưởng tổ bảo
vệ, Tổ trưởng tổ điện, công tác Đảng của Đảng bộ Bệnh viện: 100.000
đồng/tháng/người.
+ Tổ công tác xã hội: 200.000 đồng/tháng
+ Tổ công nghệ thông tin: 100.000 đồng/tháng/người
+ Bác sỹ khám sức khỏe cán bộ tại nhà: 100.000 đồng/bác sỹ/tháng.
+ Kế toán phụ trách liên thông dữ liệu lên cổng tiếp nhận thanh toán Bảo
hiểm y tế: 150.000 đồng/tháng.
+ Hỗ trợ tổ quản lý Website Bệnh viện: 100.000 đồng/tháng.
* Lưu ý: Trường hợp trong tháng trưởng các khoa phòng nghỉ phép, đi học
hay nghỉ chế độ thì người thay thế đảm trách công việc sẽ nhận theo thỏa thuận
giữa trưởng khoa, phòng và người thay thế.
- Dịch vụ chuyển phát nhanh chỉ thanh toán khi được Giám đốc duyệt.
- Chi đặt báo cho Ban Giám đốc: Báo sức khỏe đời sống; báo Bình Thuận;
báo BHXH (Giám đốc); Báo tạp chí Cộng sản (Bí thư Đảng ủy); Báo đấu thầu.
- Sách báo, tạp chí thư viện chi theo tình hình thực tế phát sinh.
5. Phí vệ sinh, phí rác thải y tế
Bệnh viện sẽ tiến hành khảo sát thực tế và mời các nhà thầu có chức năng
đến hợp đồng cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện bằng lựa chọn nhà thầu có năng
lực kinh nghiệm và giá cả hợp lý, Bệnh viện sẽ trả tiền theo hình thức chuyển
khoản.
6. Chi hội nghị (Mục 6650)
Thực hiện theo Công văn số 1251/UBND-TH ngày 10/4/2019 về việc triền
khai thực hiện Thông tư 71/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, Nghị quyết
89/2019/NQ-HĐND ngày 19/12/2019 của HĐND tỉnh quy định chi tiếp khách
nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo Quốc tế, mức chi tiếp khách trong nước
trên địa bàn tỉnh.
- Trang trí, in ấn tài liệu chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và nguồn
huy động được (nếu có).
- Chi phí tiền nước uống giữa giờ cho đại biểu không quá 30.000 đồng/đại
biểu/buổi.

QCCTNB-2022 BVĐKT
28

- Chi phí hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách
nhà nước được thanh toán dựa vào những quy định của Nhà Nước.
7. Công tác phí (Mục 6700)
Thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài
chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và Nghị Quyết số
30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh Bình Thuận quy định mức
chi công tác phí, chi phí Hội nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
7.1. Điều kiện thanh toán
- Điều kiện được thanh toán công tác phí: Công chức, viên chức của bệnh
viện đi công tác phải thực hiện đầy đủ quy định hành chính về cấp giấy đi đường
và phê duyệt đi công tác tại quy định về công tác hành chính cơ quan (Đúng công
việc, đúng đối tượng được phân công, phân nhiệm) mới được thanh toán công tác
phí.
- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định (trừ các trường hợp được
phép thanh toán theo phương thức khoán);
- Cự ly công tác (tính từ trụ sở cơ quan làm việc đến cơ quan công tác)
+ Từ 10 km trở lên, nếu công tác vùng cao, hải đảo; miền núi, vùng sâu;
+ Từ 15 km trở lên, nếu đi công tác đến vùng còn lại.
7.2. Mức Phụ cấp lưu trú
Phụ cấp lưu trú là khoản tiền chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng
với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính
bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác (thời gian
đi trước và về sau theo giấy mời thì không được tính).
Đối với trường hợp chuyển viện lên tuyến trên, công tác phí của lái xe tính
theo chuyến.
7.2.1. Đối tượng được thanh toán chế độ công tác phí
- Viên chức và người lao động được cử đi làm việc, dự hội nghị theo giấy
mời của các cấp ngành liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn được Giám đốc cho
phép.
- Viên chức và người lao động được cử đi công tác (giấy đi đường phải đóng
dấu xác nhận nơi đi và nơi đến).
- Viên chức và người lao động được cử đi hội nghị, tập huấn, sau khi đi về
phải viết bảng tổng hợp nội dung hội nghị và báo cáo cho phòng Kế hoạch tổng
hợp để sắp xếp báo cáo lại cho Bác sỹ, Điều dưỡng nghe hoặc triển khai nhiệm
vụ. Các chi phí tài liệu được thanh toán khi có xác nhận tài liệu nộp cho phòng
Kế hoạch tổng hợp (Thư viện).
7.2.2. Đối tượng không được thanh toán chế độ công tác phí
- Viên chức và người lao động tham gia sinh họat dự hội nghị theo giấy mời
của các Hội thì không được thanh toán công tác phí, đơn vị sẽ tạo điều kiện về

QCCTNB-2022 BVĐKT
29

thời gian đi tham dự, nếu xét thấy cần thiết cho hoạt động của Bệnh viện thì Giám
đốc cử đi và thanh toán theo chế độ.
- Các buổi hội thảo do các công ty tổ chức, những hội nghị đã được các tổ
chức tài trợ tiền ăn, ở và đi lại.
7.2.3. Phụ cấp lưu trú
- Phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác trong tỉnh: 100.000 đồng/ngày;
ngoài tỉnh: 150.000 đồng.
- Trường hợp người đi công tác có thời gian đi và về trong ngày; viên chức
và người lao động đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc
do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h
cùng ngày, thì được thanh toán 200.000 đồng/ngày.
- Đi chuyển viện tại TP. HCM:
+ Bác sỹ đi chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nặng theo yêu cầu về
chuyên môn: 200.000 đồng/ngày.
+ Điều dưỡng: 125.000 đồng/ngày.
+ Lái xe: 125.000 đồng/ngày.
- Đi chuyển viện theo yêu cầu của người bệnh:
+ Bác sỹ, Điều dưỡng, Lái xe: 500.000 đồng/ngày (đi ngoài tỉnh, hợp đồng
xe nhân hệ số 1,5).
+ Lái xe: 120.000 đồng/ngày (đi trong tỉnh, hợp đồng xe nhân hệ số 1,5).
+ Lái xe: 100.000 đồng/ngày (đi trong tỉnh, hợp đồng xe nhân hệ số 1,2).
- Viên chức và người lao động được cử đi công tác ở đảo thì được hưởng
mức phụ cấp lưu trú là 250.000 đồng/người/ngày thực tế cho cả những ngày làm
việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển.
- Chứng từ làm căn cứ thanh toán phụ cấp lưu trú gồm: Công văn (giấy mời)
hoặc kế hoạch công tác đã được Giám đốc duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường
có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử viên chức và người lao động đi công tác và
ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi viên chức và người lao
động đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
7.2.4. Tiền tàu xe đi công tác
- Người đi công tác sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thì được
thanh toán theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé, (nhưng tối đa không quá giá
cước phí vận tải thông thường tại cùng thời điểm); giá vé không bao gồm các chi
phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu.
Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài hóa đơn phải kèm theo thẻ lên máy
bay. Vé tàu xe, cầu phà thanh toán theo phương tiện giao thông Nhà nước và phải
phù hợp với ngày, tháng, năm đi công tác.
- Đi công tác đến các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra nếu đi công tác bằng tàu hỏa sẽ
được thanh toán vé nằm, trường hợp gần hơn sẽ thanh toán vé ngồi.

QCCTNB-2022 BVĐKT
30

- Giám đốc được thanh toán vé máy bay theo quy định hiện hành.
- Đối với các cấp phó giám đốc, trưởng khoa, phòng chưa đủ tiêu chuẩn
thanh toán vé máy bay nhưng do yêu cầu công tác thì giám đốc sẽ xem xét quyết
định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Ngoài ra Công chức, viên chức và người lao động đi công tác được thanh
toán thêm tiền xe đi, về từ nhà ga, bến xe đến nơi công tác theo hoá đơn chứng từ
hợp lệ (phương tiện xe taxi theo đoàn từ 2 người trở lên), hoặc khoán nhưng cả đi
lẫn về đối đa 50.000 đồng.
7.2.5. Tiền thuê phòng nghỉ
a. Đi công tác ≤ 02 ngày:
- Tại thành phố thuộc Trung ương; các thành phố là đô thị loại I: Được thanh
toán với mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu
chuẩn 02 người/01 phòng (trừ viên chức đưa cán bộ đi khám sức khỏe).
- Tại các vùng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là
600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 02 người/01 phòng.
b. Đi công tác > 02 ngày:
- Tại thành phố thuộc Trung ương; các thành phố là đô thị loại I: Được thanh
toán với mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu
chuẩn 02 người/01 phòng.
- Tại các vùng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là
400.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 02 người/01 phòng.
- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn đi công tác có lẻ người hoặc
lẻ người khác giới thì được thanh toán theo tiêu chuẩn 01 người/01 phòng.
(Tất cả các trường hợp thanh toán phòng nghỉ phải có hóa đơn thuế).
Nguyên tắc thanh toán tiền phòng ngủ
- Thanh toán theo tiêu chuẩn 02 người/01 phòng. Trường hợp đi công tác
một mình hoặc đoàn công tác lẻ một người khác giới thì được thanh toán tiền
phòng nghỉ riêng.
- Nếu công tác tại TP. HCM (không áp dụng chuyển viện) theo giấy mời là
một ngày thì được thanh toán phòng ngủ tối đa 01 đêm. Trường hợp đặc biệt
được Giám đốc duyệt chi sau khi xem xét theo nội dung và thời gian của giấy
mời.
- Trường hợp viên chức và người lao động đi công tác đến nơi cơ quan, đơn
vị đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác
không được thanh toán khoản tiền thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những viên chức
và người lao động vẫn đề nghị thanh toán khoản tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi
công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán đồng thời phải bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
- Chứng từ để thanh toán công tác phí gồm:

QCCTNB-2022 BVĐKT
31

+ Giấy đi đường có ký duyệt của thủ trưởng cơ quan cử viên chức và người
lao động đi công tác và xác nhận của nơi đến công tác.
+ Phiếu cử đi công tác, hoặc giấy mời của nơi tổ chức.
+ Hóa đơn phòng ngủ, vé tàu xe (nếu có).
- Trường hợp không có hóa đơn phòng ngủ thì được thanh toán khoán bằng
50% phòng ngủ như có hóa đơn theo quy định nêu trên.
7.2.6. Tiền khoán công tác phí
Căn cứ theo Nghị Quyết 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 (đi công tác
lưu động trên 10 ngày/tháng) và yêu cầu chức năng nhiệm vụ của từng khoa,
phòng phải thường xuyên giao dịch với các cơ quan, đơn vị, công ty, cửa hàng,...
mức khoán công tác phí như sau:
+ Phòng Tổ Chức Cán Bộ: 01 suất, mỗi suất 150.000 đồng/tháng.
+ Phòng Tài Chính kế toán: 02 suất, mỗi suất 150.000 đồng/tháng.
+ Phòng Hành chính quản trị: 02 suất, mỗi suất 150.000 đồng/tháng.
+ Phòng Vật tư y tế: 0,5 suất, mỗi suất 150.000 đồng/tháng.
+ Khoa Dinh Dưỡng: 01 suất, mỗi suất 200.000 đồng/tháng.
+ Khoa Xét nghiệm: 01 suất, mỗi suất 200.000 đồng/tháng.
8. Công tác nước ngoài
Viên chức và người lao động khi đi công tác hoặc du lịch ở Nước ngoài phải
thực hiện theo quy định hiện hành của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
9. Chi phí thuê mướn (Mục 6750)
- Thuê mướn phương tiện vận chuyển hạn chế tối đa, các khoa phòng có nhu
cầu lập phiếu gởi về phòng Hành chính quản trị để sắp xếp phối hợp giải quyết,
kết hợp xe chuyển viện để giảm bớt chi phí. Tùy theo nhu cầu cụ thể chi theo phát
sinh thực tế.
- Thuê vận chuyển rác, oxy: Giá thực tế theo hợp đồng được ký kết với các
công ty có tư cách pháp nhân và chứng từ hợp lệ.
- Thuê đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ đi học.
- Thuê mướn tài sản để phục vụ công tác chuyên môn, thực hiện công tác
khám chữa bệnh tùy theo tình hình thực tế mà thực hiện hợp đồng.
- Chi thuê mướn hợp đồng với các công ty làm sạch; công ty vệ sỹ bảo vệ an
ninh trật tự trong Bệnh viện sau khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền.
- Các khoản hợp đồng thuê mướn không có hoá đơn thì phải khấu trừ thuế
thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành
- Chi hợp đồng giữ xe cho công chức, viên chức: 9.000.000 đồng/tháng.

QCCTNB-2022 BVĐKT
32

III. Nhóm mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
1. Chi phí sửa chữa nhỏ, duy tu bảo dưỡng (Mục 6900)
1.1. Quy định chung
- Để duy trì các hoạt động máy móc trang thiết bị y tế, khi bị sự cố các khoa,
phòng lập phiếu gởi về phòng Vật tư thiết bị y tế để lập biên bản giám định tình
trạng nguyên nhân hư hỏng.
- Giao trách nhiệm cho những cá nhân sử dụng bảo quản, tùy theo mức độ
hư hỏng phòng Vật tư thiết bị y tế báo cáo Giám đốc phương án sửa chữa.
- Trường hợp ngoài phạm vi, khả năng giải quyết thì hợp đồng với các dịch
vụ kỹ thuật bên ngoài sửa chữa. Theo yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật phòng Vật tư
thiết bị y tế lựa chọn nơi sửa chữa có uy tín, chất lượng.
1.2. Trách nhiệm của bộ phận quản lý
- Phòng Hành chính quản trị:
+ Phân công cụ thể nhân viên quản lý theo từng khoa, phòng để có trách
nhiệm trong việc sửa chữa và quản lý sử dụng điện.
+ Thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời, không để
nhà cửa xuống cấp, dột, thấm nước, mốc,... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các
khoa phòng sử dụng.
+ Theo dõi và lập kế hoạch cụ thể việc thực hành tiết kiệm điện trong Bệnh
viện (bảng kế hoạch này phải được thông qua Ban Giám đốc ký xác nhận và
thông báo đến các khoa phòng).
- Phòng Hành chính quản trị và phòng Vật tư thiết bị y tế: Có kế hoạch và
thông báo cụ thể lịch bảo trì máy móc, trang thiết bị sử dụng điện cho các khoa,
phòng để cùng nhau theo dõi, kiểm tra và ký xác nhận khi hoàn thành công việc.
Định kỳ vào cuối tháng gửi bảng tổng kết lịch kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng, đề
nghị (có xác nhận của khoa, phòng) về phòng Tài chính kế toán để làm căn cứ chi
mua sắm, sửa chữa theo quy định.
1.3. Mua sắm tài sản cố định (Mục 6950)
- Trang thiết bị y tế là nguồn lực để thực hiện mọi hoạt động của Bệnh viện.
- Thiết bị y tế phải được sử dụng đúng quy trình kỹ thuật và phải được khai
thác hết công suất và đúng mục đích; các tài sản có giá trị phải có quyết định giao
cho cá nhân cụ thể để theo dõi, quản lý và sử dụng đúng mục đích. Phòng Vật tư
thiết bị y tế có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc bảo quản, sử dụng và định
kỳ kịp thời bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa bảo đảm cho tài sản sử dụng hiệu quả;
Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm kiểm tra và bảo trì, bảo hành các thiết
bị do phòng mình quản lý.
- Phòng Hành chính Quản trị và phòng Vật tư thiết bị y tế là đầu mối tập
trung các đề xuất mua sắm. Vì vậy các khoa phòng căn cứ vào nhu cầu sử dụng
phải lập kế hoạch dự trù trang bị theo mẫu quy định gửi về phòng Vật tư trang
thiết bị y tế, hoặc phòng Hành chính quản trị để kiểm tra xem xét cụ thể, nếu thấy

QCCTNB-2022 BVĐKT
33

nhu cầu trên là cần thiết thì tổng hợp lập kế hoạch dự trù trình Ban Giám đốc. Đối
với các loại thiết bị y tế phải dựa trên kinh phí cho phép để lựa chọn về chất
lượng, số lượng, cấu hình, tính năng kỹ thuật của tài sản cho phù hợp và phải
được thông qua Hội đồng Khoa học kỹ thuật của Bệnh viện.
- Phòng Hành chính Quản trị và phòng Vật tư thiết bị y tế phải công khai
đầy đủ việc mua sắm, trang bị tài sản cho các khoa phòng theo đúng quy định.
1.4. Quy trình mua sắm sửa chữa
- Thực hiện theo Luật Đấu thầu; theo các quy định hiện hành của Nhà nước
và các quy định của Bệnh viện.
- Bộ phận trực tiếp (phòng Vật tư thiết bị y tế; Phòng Hành chính quản trị;
Khoa Dược) khi mua sắm phải bảo đảm về số lượng, chất lượng hàng hoá, giá cả.
Phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm thẩm định giá và tiến hành kiểm tra hợp
đồng tham mưu trình Giám đốc ký trước khi mua sắm.
2. Sửa chữa lớn tài sản cố định
- Mọi vấn đề cần nâng cấp sửa chữa phải được xây dựng trong dự toán năm
của đơn vị, trường hợp đột xuất phải đưa ra Ban Giám đốc xem xét.
- Căn cứ theo biên bản giám định tình trạng hư hỏng, phòng Tài chính kế
toán tham mưu trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương thực hiện.
- Đối với tài sản là nhà cửa tổng chi phí sửa chữa trên 20 triệu đồng phải
thực hiện lập dự toán, thiết kế kỹ thuật theo quy định hiện hành.
3. Thanh lý tài sản
Số tiền thu được do thanh lý tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý, số còn lại
được thực hiện theo quy định.
IV. Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn (Mục 7000)
Theo NĐ 60/2021/NĐ-CP Bệnh viện là đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới
100% chi thường xuyên
1. Thuốc, hoá chất sinh phẩm, phim, dịch truyền, vật tư tiêu hao y tế
- Mua thuốc thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013; Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ Y tế; kết quả
đấu thầu tập trung thuốc do Sở Y tế tổ chức.
- Mua hóa chất, sinh phẩm y tế, vật tư y tế tiêu hao thực hiện theo Luật Đấu
thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày
26/6/2014 của Chính phủ; Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ
Tài chính và kết quả đấu thầu do Bệnh viện tổ chức.
- Khoa Dược có trách nhiệm tổng hợp các danh mục thuốc vật tư tiêu hao,
hóa chất; Phòng Vật tư thiết bị y tế có trách nhiệm tồng hợp khí y tế sử dụng trong
Bệnh viện để thực hiện quy trình tổ chức đấu thầu theo đúng thời gian quy định,
đồng thời dự trù cung ứng đầy đủ số lượng thuốc, hóa chất để sử dụng hàng tháng,
không được để thiếu thuốc, hóa chất phục vụ người bệnh nhưng cũng không được

QCCTNB-2022 BVĐKT
34

để hàng tồn kho nhiều gây ảnh hưởng đến kinh phí thanh toán, hàng hóa đã hết
thời hạn đấu thầu.
- Căn cứ vào chỉ định sử dụng thuốc, vật tư y tế tiêu hao trên các hồ sơ bệnh
án các khoa lập phiếu lĩnh hàng gửi tới khoa Dược hoặc phòng Vật tư thiết bị y tế
để nhận hàng, về nguyên tắc đơn giá thanh toán với người bệnh được tính bằng
biểu giá tại kết quả đấu thầu cung ứng hàng hoá hàng năm.
2. Biểu mẫu in ấn, đồ vải, trang phục chuyên môn
- Hàng năm Bệnh viện sẽ lập kế hoạch sử dụng tổ chức thực hiện lựa chọn
nhà thầu để cung cấp các biểu mẫu in ấn và trang phục y tế. Tháng 01 đầu năm
Phòng Điều dưỡng có trách nhiệm chính và chủ động phối hợp với các khoa,
phòng để chọn mẫu vải, tổng hợp số lượng để Tổ Chuyên gia đấu thầu thực hiện
quy trình mua sắm theo quy định hiện hành. Khoa, phòng có trách nhiệm thống
kê đủ nhân viên được may, nếu để sót nhân viên không kịp may thì khoa, phòng
đó chịu trách nhiệm.
(Riêng đối với phù hiệu, nón, giày, vớ chuyên ngành theo quy định của Tổ
bảo vệ thì được thanh toán theo hoá đơn thực mua).
- Cấp phát trang phục y tế cho viên chức và người lao động 02 bộ/người/năm
theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 45/2015/TT-BYT ngày 30/11/2015.
Các phòng chức năng mặc trang phục, đồng phục theo quy định của Bệnh viện,
khi may trang phục phải gắn logo Bệnh viện. Trường hợp nghỉ việc không làm đủ
12 tháng trong năm thì phải bồi hoàn số tiền đã may trang phục y tế tương ứng
với số tháng nghỉ việc. Riêng viên chức nghỉ hưu mà trong năm đó làm việc trên
6 tháng thì cấp đủ 02 bộ/năm; dưới 6 tháng cấp 01 bộ/người/năm.
3. Chi các hoạt động đấu thầu
- Chi thuê thẩm định, photo in ấn, các loại văn phòng phẩm liên quan để lập
hồ sơ mời thầu, đăng tin mời thầu theo thực tế phát sinh.
- Chi bồi dưỡng họp Tổ thẩm định kế họach đấu thầu & thẩm định HSMT;
Tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; họp mở thầu; các cá nhân trực tiếp tham
gia xét thầu; tổ giúp việc; thư ký giúp việc xét thầu. Mức chi do Giám đốc quyết
định theo từng nội dung công việc từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/buổi họp,
- Cán bộ ngoài Bệnh viện có tham gia làm việc và tham dự các cuộc họp trên
mức chi từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/buổi họp.
- Trường hợp phải làm ngoài giờ để kịp tiến độ theo quy định thì được thanh
toán tiền làm đêm, thêm giờ theo quy định hiện hành.
- Nguồn chi: Chi từ nguồn thu bán Hồ sơ mời thầu, nếu không đủ chi thêm
từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên.
V. Chi khác (Mục 7750)
- Chi phí, lệ phí, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, rủi ro cho một số
viên chức y tế trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh (danh sách do ban
Giám đốc phối hợp với Công đoàn thống nhất).

QCCTNB-2022 BVĐKT
35

- Chi tiếp khách: chỉ chi đối với mối quan hệ công tác cần thiết trên tinh thần
tiết kiệm, kế hoạch chi phải được lãnh đạo Bệnh viện duyệt, khi thanh toán phải
có hóa đơn chứng từ đầy đủ, ghi rõ nội dung làm việc, số lượng khách, đơn vị
được tiếp, mức chi: 300.000 đồng/suất (đã bao gồm đồ uống).
- Chi trợ cấp thôi việc áp dụng theo quy định của Nhà nước.
- Chi hỗ trợ cho cán bộ quản trị mạng (02 suất): 250.000 đồng/suất/tháng.
- Chi hỗ trợ bác sỹ đến khám tại nhà cho đối tượng thuộc diện chăm sóc sức
khỏe cán bộ tỉnh quản lý: 100.000 đồng/cán bộ/tháng.
- Viên chức và người lao động khi được lãnh đạo mời làm ngoài giờ nếu tự
túc phương tiện đi lại được hỗ trợ xăng xe như sau: Vào ban đêm (từ 21 giờ đêm
đến 05 giờ sáng) nếu bệnh viện không có xe: 100.000 đồng/lần mời bao gồm cả
lượt đi và về để khoán hỗ trợ taxi. Các giờ còn lại: 20.000 đồng (tính cả 2 lượt đi
và về).
- Chi bồi dưỡng cho viên chức, người lao động được Giám đốc giao nhiệm
vụ xác minh đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Mức chi: 100.000
đồng/ngày làm việc thực tế.
+ Tham gia từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được
hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng.
+ Tham gia dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì
được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng.
- Chi hỗ trợ thuê nhà ở cho đối tượng là Bác sĩ mới về trong điều kiện chưa
có nhà ở, có hệ số lương dưới 3.0 là 1.000.000 đồng/tháng (không chi cho các
trường hợp có hổ khẩu ở khu vực: TP Phan Thiết, Hàm Hiệp, Hàm Thắng, Hàm
Liêm, Hàm Mỹ, Phong Nẫm, Phú Long, Tiến Lợi,…). Thời gian hỗ trợ 36 tháng.
- Hỗ trợ một số cá nhân làm việc tại các ban ngành liên quan trực tiếp đến
công tác hoạt động trong năm của đơn vị ngày Lễ, Tết. Mức chi tuỳ thuộc nguồn
tài chính Ban Giám đốc cùng với Công đoàn cơ sở Bệnh viện thống nhất quyết
định.
- Chi hợp đồng giữ gìn an ninh trật tự Bệnh viện: 1.000.000 đồng/tháng.
- Chi cho đoàn kiểm tra Bệnh viện hàng tháng: 100.000 đồng/người/tháng.
- Chi cho đoàn kiểm tra Bệnh viện cuối năm: 200.000 đồng/người/lần.
- Chi cho đoàn kiểm kê, thu gom tài sản cuối năm: 250.000 đồng/người.
- Chi hội đồng đánh giá lại chất lượng tài sản: 100.000 đồng/người.
- Chi hỗ trợ cho Ban vận động hiến máu nhân đạo: 4.000.000 đồng/năm.
- Hỗ trợ kinh phí cho Ban vận động phòng chống hút thuốc lá: Phải lập kế
hoạch và được Giám đốc phê duyệt.
- Kinh phí thu được từ học phí đào tạo sau khi trừ thuế theo quy định (nếu
có) số còn lại được chi cho khoa hướng dẫn: 70%; còn lại bổ sung kinh phí chi
hoạt động.

QCCTNB-2022 BVĐKT
36

B. Chi không thường xuyên


Chi công việc phát sinh theo dự toán giao bổ sung.
C. Chi dịch vụ y tế
Thực hiện theo các điều khoản quy định tại phương án xã hội hóa một số
dịch vụ y tế đã được phê duyệt.

Phần 4
QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TĂNG THÊM

Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-BVBT ngày 28/3/2021 của Giám đốc
Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc điều chỉnh Quyết định số 298/ QĐ-BVBT ngày
01/4/2021 của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc ban hành Quy chế chi
tiêu nội bộ năm 2021sau khi có hội nghị cán bộ, công chức, viện chức, người lao
động bất thường ngày 26/5/2021. Toàn bộ phần chi trả lương tăng thêm cùng các
nguồn chi từ các quỹ tạm ngưng cho đến khi có thông báo mới, Bệnh viện sẽ tổ
chức hội nghị cán bộ, công chức, viện chức, người lao động bất thường để điều
chỉnh.

Phần 5

TRÍCH LẬP CÁC QUỸ, NỘI DUNG CHI

Theo NĐ 60/2021/NĐ-CP Bệnh viện là đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới
100% chi thường xuyên
I. Trích lập quỹ:
- Nguyên tắc trích lập: căn cứ Theo NĐ 60/2021/NĐ-CP quy định
Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường
xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền
lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, nộp
thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu
lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị được sử dụng
theo thứ tự như sau:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Mức trích 20%
- Quỹ khen thưởng: 2%
- Quỹ phúc lợi: 22%
- Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh: 1%

QCCTNB-2022 BVĐKT
37

- Quỹ bổ sung thu nhập: 55% (không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc,
chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước
quy định).
II. Nội dung chi các quỹ
Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-BVBT ngày 28/3/2021 của Giám đốc
Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc điều chỉnh Quyết định số 298/QĐ-BVBT ngày
01/4/2021 của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc ban hành Quy chế chi
tiêu nội bộ năm 2021 sau khi có hội nghị cán bộ, công chức, viện chức, người lao
động bất thường ngày 26/5/2021. Toàn bộ phần chi trả lương tăng thêm cùng các
nguồn chi từ các quỹ tạm ngưng cho đến khi có thông báo mới, Bệnh viện sẽ tổ
chức hội nghị cán bộ, công chức, viện chức, người lao động bất thường để điều
chỉnh.
Riêng tiền chi phúng điếu đám tang vẫn tiếp tục chi
- Cha mẹ (tứ thân phụ mẫu), vợ hoặc chồng, con của viên chức và người
lao động : Mức chi là 500.000 đồng/người
- Bản thân là công chức, viên chức: Mức chi là 3.000.000đ/người
(nếu cả hai vợ chồng làm tại Bệnh viện, mức chi được tính thành 02 xuất)
- Viếng tang lễ các đơn vị, gia đình quan hệ công tác: 500.000 đồng
Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh
Được sử dụng để hỗ trợ trong trường hợp người bệnh không có thân nhân,
người bệnh có chi phí điều trị lớn, không có khả năng chi trả và chi trả cho những
trường hợp rủi ro nghề nghiệp trong khám bệnh chữa bệnh.

Phần 6
KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Khen thưởng và xử lý vi phạm


Căn cứ vào các nội dung quy định tại qui chế này Bệnh viên sẽ thực hiện các
nội dung khen thưởng và xử lý vi phạm theo các nội dung sau:
1. Khen thưởng
- Đối với các cá nhân, đơn vị khoa phòng có các biện pháp tăng thu, tăng
năng suất lao động, hiệu quả công tác, đạt các kết quả cao trong nghiên cứu sáng
tạo và áp dụng triệt để các hiệu quả sáng kiến đề tài nghiên cứu trong phạm vi
khám chữa bệnh hoặc tìm kiếm các nguồn thu khác đem lại nguồn thu cho đơn vị
mình.

QCCTNB-2022 BVĐKT
38

- Đối với các cá nhân, đơn vị khoa phòng có các biện pháp tiết kiệm chi phí
đạt hiệu quả trong quản lý kinh tế y tế qua công tác hạch toán Bệnh viện được
tổng kết theo các tháng, quý, năm.
2. Xử lý vi phạm
- Bệnh viện sẽ nghiêm khắc xử lý các cá nhân, khoa phòng (theo quy chế
khen thưởng kỷ luật hoặc quy định về kinh tế) để xảy ra các nội dung quản lý
kinh tế yếu kém như:
+ Thu tiền mặt và kê thanh toán các khoản thu ngoài quy định của BHYT
+ Cố tình làm sai các quy định về quản lý kinh tế y tế Bệnh viện nhằm trục
lợi cho cá nhân, tập thể.
+ Thực hiện sai quy chế chuyên môn, thực hiện sai chế độ cho bệnh nhân,
thống kê chi phí sai so với hồ sơ bệnh án, thống kê chi phí không đầy đủ, áp giá,
tính thành tiền không đúng gây thiệt hại cho bệnh nhân, thất thu cho Bệnh viện
thì cá nhân đó phải bồi thường, đồng thời bị hạ bậc A,B,C của tháng đó.
- Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng xử lý theo quy định của pháp luật
liên quan.
II. Tổ chức thực hiện
1. Triển khai thực hiện
- Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận dân chủ, công khai và thực hiện
theo nghị quyết Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động của
Bệnh viện đa khoa tỉnh ngày 19/01/2021. Đồng thời được thông qua Cấp ủy
Bệnh viện; Ban Giám đốc; Ban chấp hành Công đòan cơ sở; Đoàn thanh niên; các
khoa, phòng chức năng. Trong quá trình thực hiện, những vấn đề mới phát sinh
chưa có trong quy định thì Giám đốc Bệnh viện sẽ xem xét quyết định trên cơ
sở xin ý kiến của Hội Đồng thi đua khen thưởng, Đảng ủy, Công đoàn Bệnh
viện và sẽ được báo cáo trước Hội nghị cán bộ công chức năm kế tiếp.
- Quy chế này được phổ biến thực hiện tới tất cả các công chức, viên chức và
người lao động, các khoa, phòng trong toàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận,
trong nghị quyết Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động của
Bệnh viện năm 2020.
- Quy chế này chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đảng,
Công Đoàn, Đoàn Thanh niên và các Ban Thanh tra thủ trưởng, Ban thanh tra
Nhân dân của Bệnh viện.
2. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
- Phòng Hành chính quản trị và phòng Điều dưỡng phối hợp để kiểm tra,
giám sát các khoa, phòng việc thực hiện định mức về vật tư tiêu hao, văn phòng
phẩm nhằm đảm bảo đến chất lượng điều trị cho người nhân.
- Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với Ban chấp hành Công đòan cơ sở Bệnh
viện có nhiệm vụ cung cấp số liệu về tổ chức nhân sự, chính sách chế độ của Nhà
nước làm cơ sở cho phòng Tài chính kế toán chi trả cho công chức, viên chức và

QCCTNB-2022 BVĐKT
39

người lao động theo đúng chế độ hiện hành. Đồng thời theo dõi kiểm tra tổng hợp
kết quả khen thưởng hàng tháng để bảo đảm công bằng trong toàn Bệnh viện.
- Các khoa, phòng có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên của khoa, phòng
mình thực hiện đúng theo các quy định của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội; quản lý
chặt chẽ qũy khám chữa bệnh, không được lạm dụng quỹ, hạn chế vượt trần, vượt
quỹ, thực hiện đúng đối tượng và định mức BHYT quy định; hoàn thiện thủ tục
về hành chính trước khi thanh toán cho bệnh nhân. Nếu xảy ra trường hợp bị sai
sót dẫn đến việc BHYT xuất toán hoặc để thất thoát nguồn thu thì cá nhân và
khoa, phòng gây ra sai sót có trách nhiệm bồi hoàn lại toàn bộ số tiền trên; các
khoa, phòng phải giám sát, theo dõi nguồn thu, chi để đối chiếu với phòng Tài
chính kế toán có cơ sở xác định quỹ để chi thu nhập tăng thêm kịp thời.
- Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ thực hiện thu, chi thanh quyết toán
tài chính và phối hợp hướng dẫn các khoa, phòng thực hiện đúng quy định về giá
dịch vụ y tế theo quy định hiện hành. Có kế hoạch lập bổ sung các khoản ngoài
dự toán, hàng quý phải báo cáo sơ kết quý theo nội dung của quy chế này; có
trách nhiệm theo dõi việc thực hiện chi tiêu trong Quy chế chi tiêu nội bộ và báo
cáo kinh phí thực hiện theo quý cho Ban Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn cơ sở
Bệnh viện nhằm kịp thời điều chỉnh để đảm bảo cân đối thu, chi và duy trì khoản
chi tăng thêm cho viên chức.
- Trong quá trình thực hiện các khoa, phòng theo dõi giám sát thực hiện quy
chế chi tiêu nội bộ, đề xuất kịp thời những nội dung còn bất cập chưa phù hợp để
đề xuất điều chỉnh.
- Các Phó Giám đốc sẽ theo dõi các lĩnh vực được phân công để kịp thời
điều chỉnh các yêu cầu phát sinh bổ sung kịp thời.
III. Điều khoản thi hành
- Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quy chế chi
tiêu nội bộ năm 2021; những nội dung không quy định trong Quy chế này thực
hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, quy định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh;
trường hợp có sự thay đổi về chính sách, chế độ tài chính sẽ thực hiện theo quy
định mới ban hành.
- Trưởng các khoa, phòng có trách nhiệm phổ biến Quy chế này đến toàn
thể viên chức, người lao động tại khoa, phòng mình quản lý.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc hoặc chưa phù hợp thì
đề xuất ý kiến để Bệnh viện xem xét sửa đổi. Tập thể, viên chức và người lao
động thực hiện sai Quy chế này phải chịu trách nhiệm bồi hoàn vật chất và tùy
theo mức độ để xử lý./.

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

QCCTNB-2022 BVĐKT
40

Ngô Lương Lam Kiều Nguyễn Văn Thành

QCCTNB-2022 BVĐKT

You might also like