You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

TP.HCM
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
oo0oo

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NESTLÉ
VIỆT NAM

GVHD :
Nhóm

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM 7

2
MỤC LỤC
1. Giới thiệu doanh nghiệp...........................................................................................................................6
1.1. Giới thiệu chung:...............................................................................................................................6
1.2. Logo:..................................................................................................................................................6
1.3. Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của Công ty Nestlé:..................................................................6
1.3.1. Tầm nhìn:....................................................................................................................................6
1.3.2. Sứ Mệnh:....................................................................................................................................7
1.3.3. Giá trị cốt lõi:..............................................................................................................................7
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển:.......................................................................................................7
1.5. Cơ cấu tổ chức:..................................................................................................................................8
1.6. Cơ sở vật chất:...................................................................................................................................9
1.7. Văn hóa doanh nghiệp:....................................................................................................................13
1.8. Đối tượng khách hàng:....................................................................................................................13
1.9. Sản phẩm:........................................................................................................................................13
1.9.1.Bánh kẹo:...................................................................................................................................13
1.9.2. Đồ uống :..................................................................................................................................14
1.9.3. Sản Phẩm Dinh Dưỡng Y học:...................................................................................................16
1.9.4. Thực phẩm:...............................................................................................................................17
1.9.5. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh:.................................................................................................17
1.9.6. Kem:.........................................................................................................................................18
2. Nhận diện và định vị thương hiệu Nestle...............................................................................................19
2.1. Nhận diện thương hiệu...................................................................................................................19
2.2. Định vị thương hiệu.........................................................................................................................19
3. Môi trường vĩ mô:..................................................................................................................................21
3.1. Kinh tế:............................................................................................................................................22
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế:.................................................................................................................22
3.1.2. Mức lãi suất:.............................................................................................................................22
3.1.3. Lạm phát:..................................................................................................................................22
3.2. Chính trị - Pháp luật:........................................................................................................................23
3.3. Văn hóa- xã hội................................................................................................................................23
3.4. Tự nhiên:.........................................................................................................................................25
3.5. Công nghệ:.......................................................................................................................................25

3
4. Môi trường vi mô:..................................................................................................................................25
4.1. Nguồn cung cấp:..............................................................................................................................25
4.2. Khách hàng:.....................................................................................................................................27
4.3. Đối thủ cạnh tranh:..........................................................................................................................28
4.4. Lợi thế cạnh tranh:..........................................................................................................................30
4.5. Sản phẩm thay thế:..........................................................................................................................32
4.6. Đối thủ tiềm ẩn:...............................................................................................................................33
5. Môi trường nội bộ:.................................................................................................................................33
5.1. Hoạt động chính:.............................................................................................................................33
5.1.1. Kho vận đầu vào:......................................................................................................................33
5.1.2. Sản xuất vận hành:...................................................................................................................33
5.1.3. Kho vận đầu ra:.........................................................................................................................34
5.1.4. Tiếp thị bán hàng:.....................................................................................................................34
5.1.5. Dịch vụ hậu mãi:.......................................................................................................................36
5.2. Hoạt động bổ trợ:............................................................................................................................36
5.2.1. Cơ sở hạ tầng:...........................................................................................................................36
5.2.2. Hoạt động nhân sự:..................................................................................................................36
5.2.3. Nghiên cứu phát triển:.............................................................................................................37
5.2.4. Hoạt động thu mua:.................................................................................................................37
6. Phân tích SWOT:.....................................................................................................................................38
6.1. Điểm mạnh ( Strengths ):.................................................................................................................38
6.1.1. Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ :.........................................................................38
6.1.2. Thương hiệu nổi tiếng thế giới :...............................................................................................38
6.1.3. Hệ thống phân phối rộng khắp :...............................................................................................39
6.1.4. Danh mục thương hiệu và sản phẩm :......................................................................................39
6.2. Điểm yếu ( Weaknesses ):................................................................................................................40
6.2.1. Thu hồi sản phẩm bị ô nhiễm :.................................................................................................40
6.2.2. Biến động giá của các đại gia bán lẻ :.......................................................................................41
6.2.3. Dựa quá nhiều vào truyền thông:.............................................................................................41
6.3. cơ hội ( Opportunities):...................................................................................................................41
6.3.1. Nhãn rõ ràng và chính xác về thành phần sản phẩm :..............................................................41
6.3.2. Tính minh bạch trong nguồn nguyên liệu sản xuất :.................................................................41

4
6.4. Thách thức ( Threats ) :....................................................................................................................42
6.4.1. Sự khan hiếm của nước sạch :..................................................................................................42
6.4.2. Gia tăng cạnh tranh trong ngành đồ uống và thực phẩm :.......................................................43
6.4.3. Giá cà phê có thể bị đẩy lên trong tương lai gần :....................................................................43
7. Các chiến lược của nestlé:......................................................................................................................43
7.1. Chiến lược thâm nhập thị trường:...................................................................................................43
8. Nhận xét và đề xuất:...............................................................................................................................45
8.1. Nhận xét :........................................................................................................................................45
8.2. Đề Xuất:...........................................................................................................................................45
Tài liệu tham khảo......................................................................................................................................46

5
1. Giới thiệu doanh nghiệp

1.1. Giới thiệu chung:

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập năm 1995, đây là công ty 100% vốn
nước ngoài thuộc tập đoàn Nestlé S.A – là tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế
giới, hiện có mặt tại 191 quốc gia với hơn 328.000 nhân viên trên toàn thế giới và có trụ
sở chính tại Vevey, Thụy Sĩ. Và mở văn phòng kinh doanh đầu tiên tại Sài Gòn vào năm
1912, nhưng mãi đến năm 1995, nhà máy đầu tiên mới chính thức được xây dựng tại Khu
công nghiệp Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai.Công ty TNHH Nestle Việt Nam có các dòng sản
phẩm được người tiêu dùng Việt Nam biết đến như Milo, Nescafé, Maggi,… Nestlé Việt
Nam cam kết nâng cao chất lượng và góp phần mang đến một tương lai khỏe mạnh hơn
cho người tiêu dùng. Trong những năm qua, Nestlé không ngừng đầu tư xây dựng mới,
mở rộng dây chuyền sản xuất tại các nhà máy, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
cầu thực phẩm và dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam.

1.2. Logo:

Ý nghĩa :
Logo Nestlé có hình một tổ chim với dòng chữ "Nestlé", có nghĩa là tổ chim trong tiếng
Đức. Biểu tượng những con chim nằm trong ổ được chim mẹ móm mồi có nghĩa là những
sản phẩm từ sữa. Dòng chữ “Nestlé” được kết hợp với logo để tạo nên một thương hiệu
chung và trở thành biểu tượng kinh doanh chiến lược của Tập đoàn Nestlé.

1.3. Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của Công ty Nestlé:

1.3.1. Tầm nhìn:


Mong muốn trở thành công ty dẫn đầu cạnh tranh toàn diện, cung cấp dinh dưỡng, sức
khỏe và giá trị cho người tiêu dùng, đồng thời cải thiện lợi nhuận cho công ty, người sử
dụng lao động, nhà cung cấp và nhà cung cấp ưa thích của họ người bán sản phẩm Nestlé

6
mong muốn đóng góp cho xã hội và duy trì sự phát triển lâu dài để góp phần xây dựng
một thế giới khỏe mạnh hơn.

1.3.2. Sứ Mệnh:

Nestlé với sứ mệnh “Good Food, Good Life” luôn quan tâm đến việc thưởng thức bữa ăn
của mọi người để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp
những món ăn và thức uống thơm ngon, bổ dưỡng nhất. Để minh chứng cho cam kết của
Nestlé với thị trường về chất lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm của mình, công ty đã
nhận được sự tin tưởng của khách hàng và giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu người

1.3.3. Giá trị cốt lõi:

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có đạo đức, tuân thủ pháp luật, có trách
nhiệm với cộng đồng và nghĩa vụ với xã hội với tư cách là một công dân tốt. Với giá trị
cốt lõi “Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác,
tôn trọng hợp tác” Nestlé đã phát triển bền vững trong những năm qua.

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển:

Mặc dù được thành lập vào năm 1995 nhưng Nestle Việt Nam đã tồn tại trước đó.
Năm 1992, Công ty La Vie được thành lập, liên doanh giữa Perrier Vittel và Công ty
Thương mại Long An. Năm 1993 ông chính thức trở lại Việt Nam bằng việc mở văn
phòng đại diện tại TP.HCM.
1995 Công ty TNHH Nestle Việt Nam thành lập và khởi công xây dựng Nhà máy Đồng
Nai chuyên sản xuất cà phê hòa tan NesCafe, trà hòa tan Nestea và bột ngũ cốc dinh
dưỡng Nestle.
Năm 1998, nhà máy Nestlé Đồng Nai được khai trương tại khu công nghiệp Biên Hòa II,
tỉnh Đồng Nai.
Năm 2002, nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên đi vào hoạt động.
2009 Mở rộng dây chuyền sản xuất Maggi tại nhà máy Nestlé Đồng Nai
2011 Khởi công xây dựng nhà máy Nestlé Trị An (Đồng Nai) và mua lại nhà máy Nestlé
Bình An (Gannon).

7
Năm 2013, khánh thành nhà máy Nestlé Trị An, chuyên sản xuất NesCafé.
Năm 2014, dây chuyền sản xuất trị giá 37 triệu USD của Nestlé Milo được mở rộng.
Năm 2015, công ty đã mở một nhà máy sản xuất hạt cà phê không chứa caffein trị giá 80
triệu USD tại Nhà máy Nestlé Trị An.
Năm 2016, khởi công xây dựng nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên, trị giá 70 triệu
USD.
Năm 2017, khai trương nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và trung tâm phân phối hiện đại
tại Đồng Nai.
Năm 2018, khánh thành dây chuyền sản xuất máy tính bảng NesCafe Dolce Gusto tại Nhà
máy Trị An.
Tháng 3/2019, Vận hành trung tâm phân phối Nestlé Bông Sen ứng dụng công nghệ
logistics 4.0 - Công nghệ Robot Obiter.
Tháng 9/2019, giai đoạn 2 của dự án mở rộng nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên đã
hoàn thành.

1.5. Cơ cấu tổ chức:

Ban Giám đốc: Là cơ quan điều hành cao nhất của công ty, bao gồm các giám đốc chủ
chốt đứng đầu các bộ phận và phòng ban khác nhau.

Tổng giám đốc hiện nay là Ông Binu Jacob. Ông Binu Jacob đồng thời cũng là đồng Chủ
tịch VBCSD (Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam) nhiệm kỳ IV
từ 2020 đến năm 2023. Trước khi đến với Nestlé Việt Nam, ông Binu Jacob đã có kinh
nghiệm trong các vị trí lãnh đạo gồm Giám đốc kinh doanh Vùng và từng là Phó chủ tịch
phụ trách kinh doanh các dòng sản phẩm dinh dưỡng cho Trẻ em của Tập đoàn Nestlé ở
Trung Quốc. Sự kiên định gắn phát triển kinh doanh với tầm nhìn và sự tập trung phát
triển nguồn nhân lực đã giúp ông đưa mảng kinh doanh này phát triển mạnh mẽ. Ông
cũng có hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc cho Tập đoàn lần lượt qua các thị trường châu
Âu, châu Mỹ và châu Á.

8
Phòng Ban Nhân sự: Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự và chăm
sóc nhân viên của công ty.

Phòng Ban Marketing: Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược marketing của
công ty nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và phát triển thị trường.

Phòng Ban Kinh doanh: Chịu trách nhiệm bán các sản phẩm Nestlé tại Việt Nam qua các
kênh phân phối chính và phát triển các kênh mới.

Phòng Ban Tài chính: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính của công ty, bao gồm quản lý
chi phí và thu nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn của
Nestlé.

Phòng Ban Nghiên cứu và Phát triển: Chịu trách nhiệm phát triển và cải tiến các sản phẩm
của Nestlé thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ, đảm bảo chất lượng và tính
cạnh tranh của sản phẩm.

Ngoài các phòng ban trên, công ty còn có các tổ chức cấp dưới như các bộ phận và nhóm
làm việc chuyên môn khác như Phòng Ban Giám định chất lượng sản phẩm, Phòng Ban
Thương mại điện tử, Nhóm Kế toán, Nhóm Xử lý Dữ liệu, v.v. để hỗ trợ cho các bộ phận
chính trong việc điều hành hoạt động của công ty.

1.6. Cơ sở vật chất:

Tại Việt Nam, Nestlé đã mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Sài Gòn vào năm 1912.
Ngày nay Nestlé đang vận hành 04 nhà máy trong đó có 03 nhà máy đặt tại Đồng Nai và
01 nhà máy ở Hưng Yên cùng văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

9
Ngoài ra, Nestlé còn sở hữu Công ty La Vie Việt Nam chuyên sản xuất nước suối đóng
chai dưới hình thức liên doanh. Công ty hiện có trụ sở chính đặt tại Lầu 5, Tòa nhà
Empress Tower, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trụ sở chính Nestle Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai

Nhà máy Nestlé Bình An

10
Năm 2011 Nhà máy Nestlé Trị An được khởi công xây dựng

Nhà máy Bông sen- Hưng Yên

11
Nhà máy Lavie-Long An

12
1.7. Văn hóa doanh nghiệp:

Tập trung vào khách hàng: Nestlé tập trung vào nhu cầu của khách hàng để tạo ra sản
phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng.

Tôn trọng giá trị con người: Nestlé quan tâm đến sự phát triển của mỗi nhân viên và đảm
bảo tạo ra môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, thoải mái, tôn trọng và đa dạng cá
nhân hóa.

Không ngừng cải tiến và đổi mới: Nestlé luôn chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển
để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, quy trình và công nghệ sản xuất để cung cấp
sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

Tinh thần đoàn kết và làm việc nhóm: Nestlé khuyến khích tinh thần đoàn kết, sự tin
tưởng, trung thực và đoàn kết giữa các thành viên, cho phép họ làm việc nhóm và đạt kết
quả cùng nhau.

Tuân thủ đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội: Nestlé tuân thủ đạo đức kinh doanh
cao nhất, đảm bảo tuân thủ tài chính và luôn đóng góp vào các hoạt động xã hội và môi
trường.

1.8. Đối tượng khách hàng: hộ gia đình do Nestlé cung cấp nhiều sản phẩm tiêu dùng
khác nhau phù hợp với mọi lứa tuổi.

1.9. Sản phẩm:

1.9.1.Bánh kẹo:

KitKat là loại bánh xốp phủ sô cô la độc đáo được tạo ra trong hơn 75 năm mang lại niềm
vui cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Nó giúp bạn có năng lượng cho các hoạt động
khác và cũng góp phần tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng. Ngoài ra, Kit Kat còn rất
tiện lợi để mang theo tặng cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...

13
Ngũ cốc ăn sáng Nestlé được làm từ ngũ cốc nguyên cám.Đây là một phần quan trọng của
một chế độ ăn uống cân bằng. Ngũ cốc ăn sáng Nestlé phù hợp với lối sống của bạn và
giúp bạn có một khởi đầu tốt.

1.9.2. Đồ uống :

Cà phê :

Cà phê sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy hứng khởi và năng lượng. Cà phê còn
là nhịp cầu nối mọi người với nhau. Cho dù bạn thưởng thức cà phê theo cách nào, thì có
một sự thật: mỗi tách cà phê ngon đều có khả năng mang lại ý nghĩa tích cực cho cuộc
sống của bạn. Và NesCafé tin rằng mọi người đều xứng đáng được thưởng thức một tách
cà phê thơm ngon mỗi ngày.

14
Milo mới với Protomalt là chiết xuất dinh dưỡng vượt trội từ mầm lúa mạch nguyên cám,
sữa bột, ca cao …

Trà chanh Nestea là sự kết hợp giữa lá trà tự nhiên và chanh mang đến cho bạn cảm giác
sảng khoái tràn đầy sức sống.

Bột Ngũ Cốc Nestlé Nesvita: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, là nền tảng
dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe. Một bữa sáng đủ chất để bắt đầu một ngày mới tràn đầy
sức sống.

15
Sữa chua uống và sữa nước youa :
Sữa tiệt trùng Nestlé với công thức Nutristrong bổ sung 25% nhu cầu canxi 1 ngày cho
xương chắc khỏe, bé cứng cáp mỗi ngày. Nhiều hương vị cho bé lựa chọn gồm sữa trắng
ít đường, sữa dâu trắng, sữa việt quất.Nước uống dinh dưỡng Nestlé Yogu
chứa Yến sào và 5 dưỡng chất thiết yếu (vitamin A, vitamin D, canxi, kẽm và chất xơ)
cho trẻ khỏe mạnh mỗi ngày.

La Vie - Một phần tất yếu của cuộc sống. An ninh sức khỏe tạo nên sự khác biệt. Mang sự
kỳ diệu của thiên nhiên vào cuộc sống. Nước khoáng thiên nhiên La Vie được sản xuất
theo quy trình công nghệ hoàn toàn khép kín và hiện đại, là kết quả của sự chắt lọc từ
thiên nhiên, mang đến cho con người nguồn nước trong lành, sảng khoái và cuộc sống.

1.9.3. Sản Phẩm Dinh Dưỡng Y học:

Đây là những sản phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng về chăm

16
sóc sức khỏe cá nhân hoặc những người thân yêu của họ, chẳng hạn như: Dinh dưỡng cho
trẻ nhẹ cân; dinh dưỡng cho người già; Chế độ ăn cho người bị tiểu đường, rối loạn đường
huyết.

1.9.4. Thực phẩm:

Maggi là “gia vị” đặc biệt nhất như nước tương, dầu hào, gia vị cho món ăn của bạn. Vậy
tại sao phải tuân theo một khuôn khổ cứng nhắc và không thưởng thức nấu ăn theo cách
bạn yêu thích? Hãy cho cả thế giới biết bạn là ai thông qua bộ sưu tập các từ tự nhiên của
Maggi. Maggi luôn đồng hành cùng bạn tạo nên thương hiệu riêng với bộ
sản phẩm thiên nhiên Maggi.

1.9.5. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh:

Bột ăn dặm:
“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.Sản phẩm
này là thức ăn bổ sung nên được dùng cùng với sữa mẹ đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. Từ
khi sinh ra cho đến khi trẻ sơ sinh, nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi nhanh chóng. Hãy

17
cùng khám phá các dòng sản phẩm của Nestlé để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé
trong mọi giai đoạn.

Sản phẩm dinh dưỡng:


“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ”
Từ khi mới sinh đến khi tập đi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi nhanh chóng. Hãy
cùng khám phá các dòng sản phẩm của Nestlé để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé
trong mọi giai đoạn.

1.9.6. Kem:

Bên cạnh những thương hiệu Nestlé nổi tiếng và lâu đời như Milo, Maggi, NesCafe mà có
lẽ không phải ai cũng biết, Nestlé còn là công ty hàng đầu về dinh dưỡng, sức khỏe và
sống khỏe, đồng thời là nhà sản xuất kem lớn nhất thế giới với nhiều các thương hiệu nổi

18
tiếng như Milo, KitKat, Edy's, Movenpick và Nestlé Super Chocpop.

2. Nhận diện và định vị thương hiệu Nestle

2.1. Nhận diện thương hiệu

Sản phẩm
Bánh kẹo
Mối quan Đồ uống...
hệ
Cá tính
Nguồn
nhập khẩu Good food
Good life
Nhựa Tân
Phú Nhận diện
thương hiệu
Sự phản ánh Nestle Văn hóa
Đồng bộ, nhất Môi trường
quán và chỉn làm việc
chu trong Lãnh đạo
phong thái Sự cảm con
làm việc nhận người....
Logo,
Name Card,
đồng phục

2.2. Định vị thương hiệu

Nestlé là một thương hiệu ngành hàng FMCG về Thực phẩm, Tiêu dùng của
Thụy Sĩ luôn được đánh giá cao trong Top Những Thương Hiệu Được Ưa Chuộng

19
Nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí uy tín Forbes và Fortune. Biểu tượng tổ chim
huyền thoại của Nestlé lấy cảm hứng từ hình ảnh ba chú chim non đang được chim mẹ
mớm mồi thể hiện sự gắn kết trực quan giữa tên của người sáng lập, Henri Nestlé và
sản phẩm đầu tiên khi ông phát minh ra ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh để cứu sống một
Em Bé. Đó cũng chính là cách mà người dược sĩ này đã khởi sự từ cách đây hơn 150
năm để ngày nay các sản phẩm của Nestlé có mặt ở rộng khắp thế giới với một danh
sách đồ sộ gồm hơn 2000 nhãn hiệu, đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của
người tiêu dùng toàn cầu.

Tập đoàn Nestlé ra đời vào năm 1866 đặt trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ. Là công ty
thực phẩm, đồ uống lớn nhất thế giới với mạng lưới sản xuất kinh doanh rộng khắp tại
191 quốc gia với 500 nhà máy, số lượng nhân viên lên đến 328.000 người. Và ở bất kỳ
quốc gia nào, Nestlé cũng phát triển tốt, được người tiêu dùng nước đó đón nhận.

Tại Việt Nam, Nestlé tiến hành hoạt động kinh doanh lần đầu vào năm 1912.
Trải qua nhiều thập kỷ, các sản phẩm của Nestlé đã trở nên quen thuộc với nhiều thế
hệ người tiêu dùng Việt. Nestlé sau đó trở lại vào năm 1990 và cam kết là nhà đầu tư
nước ngoài hoạt động kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Họ đã xây dựng tổng cộng 6
nhà máy sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe tại tỉnh Đồng Nai với hơn
2000 nhân viên.

Nestlé hiện cũng là chủ sở hữu của hàng ngàn nhãn hiệu trong đó có nhiều nhãn
hiệu nổi tiếng thế giới như: Nescafe, Milo, Nestea, Nesvita, Kitkat, Lavie, Cerelac,
Nan,… và nhiều nhãn hiệu khác có trị giá hàng tỷ đô đang được bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ tại Việt Nam.

Năm 2018, Nescafe tuy đứng ở vị trí thứ 2 và có sự cách biệt đáng kể về mức
độ nhận biết đầu tiên so với G7 (31.0%) nhưng lại là thương hiệu có tổng độ nhận biết
cao nhất 84.3%. Đối với Nescafe trong số 68.8% người đã từng sử dụng thương hiệu
này thì hiện có 33% đang sử dụng nhãn này thường xuyên nhất trong vòng 3 tháng qua
=> chỉ số quen thuộc 48%.

20
Against whom
Why (Tại When (Khi For whom
(Chống lại
sao?) nào?) (Cho ai?)
ai?)
Đây chính là Nestlé bắt đầu Các đối thủ Khách hàng
chiến lược tiếp bán sôcôla lần cạnh tranh của mục tiêu là các
thị mà các đầu tiên khi Nestle bao hộ gia đình vì
thương hiệu tiếp quản việc gồm Unilever, Nestle là một
xây dựng để kinh doanh Kellogg's, hệ sinh thái
thiết lập bản xuất khẩu của Hershey, Mars, của nhiều loại
sắc thương Peter & Kohler. Kraft Heinz, sản phẩm tiêu
hiệu riêng, Chính ông Abbott, dùng khác
đồng thời Henri Nestlé Ajinomoto, nhau.
truyền tải đề đóng một vai Orion Vina,
xuất giá trị, trò quan trọng Masan
thôi thúc khách trong việc phát Consumer,
Định Vị hàng chọn mua triển sản phẩm Uniben, Nam
Thương Hiệu
sản phẩm của sôcôla sữa từ Dương, Bibica,
họ thay vì từ năm 1875, khi Đường Quảng
một thương ông ấy cung Ngãi,
hiệu khác. cấp sữa đặc Mondelez Kinh
cho người Đô, Vinamilk,
hàng xóm của TH True Milk,
mình tại Vevey Trung Nguyên,
là Daniel Peter, Nutifood.
và Peter dùng
để phát triển
thành sản
phẩm thương
mại đầu tiên
vào những
năm 1880.

3. Môi trường vĩ mô:

3.1. Kinh tế:

21
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế:

Việt Nam có khoảng 1,800 cơ sở sản xuất nước giải khát cung cấp việc làm trực
tiếp cho hơn 300,000 lao động và gián tiếp cho hàng triệu lao động. Kể từ năm 2015 trở
lại đây, ngành đồ uống chiếm tỷ trọng 4,5% trong nhóm ngành sản xuất kinh doanh dịch
vụ, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 50 ngàn tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2017
đến 2019, mức tăng trưởng hàng năm của ngành nước giải khát tăng đều ở mức 6-7%. 

Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, sự phát triển
của ngành công nghiệp này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Số liệu của Tổng cục Thống kê về kết quả sản xuất, kinh doanh và lao động của
ngành này năm 2020 cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với năm 2019. Cụ thể, doanh thu
toàn ngành đồ uống năm 2020 sẽ giảm mạnh tới 17% so với năm 2019; trong đó thu nhập
của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 19% so với năm 2019. Về lợi nhuận, lợi
nhuận trung bình của ngành nước giải khát năm 2020 giảm 94,96% so với năm 2019. Tác
động đáng kể đến việc làm của lao động ngành sản xuất nước giải khát và bán lẻ nước
giải khát khi số lượng lao động giảm 4%, trong đó kinh tế ngoài nhà nước phải cắt giảm
7% lao động. Cũng trong năm 2020, mức giảm lương trung vị của lao động ngành đồ
uống là 7% so với mức của năm 2019. Theo dữ liệu mới nhất, doanh thu thuần của
ngành nước giải khát năm 2021 giảm 4,8% so với năm 2020, trong khi lợi nhuận ròng của
ngành năm 2021 giảm 31,4% so với năm 2020. Mặc dù năm 2022 có khả năng mang lại
sự phục hồi cho ngành đồ uống khi ngành du lịch và khách sạn mở cửa trở lại, lợi nhuận
gộp của ngành chắc chắn sẽ giảm do giá đầu vào vẫn ổn định. đang ở mức cao nhất mọi
thời đại, bao gồm xăng, đường, nhôm và nhựa...

3.1.2. Mức lãi suất:

Lãi suất cơ bản của năm 2021 ổn định với mức lãi suất tương đương nhau điều ở
mức 5,60%/ năm, năm 2022 lãi suất cơ bản là 9%/ năm

Với lãi suất hiện nay là 9% thì có thể sẽ gây khó khăn đối với các doanh nghiệp
trong việc vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất

3.1.3. Lạm phát:

Lạm phát ở Việt Nam cao. Mức lạm phát 2020 có tăng nhẹ 2.31% so với bình
quân năm 2019, năm 2020 là 1.83% theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó
chỉ số Tỷ lệ Lạm phát Việt Nam giảm 1.39 điểm phần trăm so với con số 3.22% trong
năm 2020. Dự báo lạm phát toàn cầu năm 2023 là 6,6% và năm 2024 là 4,3%.

22
=> Lạm phát tăng cao, Giá cả các mặt hàng sẽ gia tăng, Người tiêu dùng cố gắng cắt giảm
những tri tiêu không cần thiết. Hơn nữa,nền kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động
kinh doanh của các công ty.

3.2. Chính trị - Pháp luật:

Chính trị và pháp luật của Việt Nam đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần xã hội chủ nghĩa. Cần có một chính trường ổn định với hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn thiện và nhiều chính sách thuận lợi để khuyến khích đầu tư, thành lập và
phát triển doanh nghiệp. Tất cả những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty
trong và ngoài nước đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam, một ví dụ điển hình là Nestle.
Ngày nay nhà nước ban hành chính sách tăng lương cho người lao động nên thu nhập của
người dân không ngừng tăng lên tạo điều kiện tăng sức mua trên thị trường nhất là đối với
những sản phẩm thiết yếu như nước uống dinh dưỡng báo chí ngày quan trọng.

3.3. Văn hóa- xã hội

Người tiêu dùng Việt Nam Trẻ khỏe và ham vui họ rất yêu nước tự hào dân tộc yêu
thích thể thao đặc biệt là thích bóng đá. Người dân Việt Nam có thích thể hiện bản thân
quan tâm đến thương hiệu. giới trẻ Việt Nam rất sáng tạo muốn thể hiện bản thân và thử
nghiệm điều mới mẻ => Đây là những đặc điểm chính của người tiêu dùng Việt Nam.

Quan tâm hơn về vấn đề sức khỏe ngoài chuyện ăn ngon người Việt còn chú ý đến
việc uống sao cho lợi sức khỏe. Một kết quả khảo sát của công ty TNS trên 1200 người,
Sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Cho thấy đến tám mươi lăm phần trăm
người được phỏng vấn trả lời rằng sức khỏe đối với họ còn quan trọng hơn sự giàu có.

Với thay đổi công ty trong ngành cần có những chính sách đảm bảo an toàn chất
lượng sản phẩm, Quan tâm hơn về vấn đề sức khỏe người tiêu dùng .

Trong giới trẻ ngày càng có nhiều người thích trò chơi điện tử để giải trí hơn là
xem truyền hình. Điều này mang lại cơ hội mới cho các nhà quảng cáo trên thế giới. Ở
Mỹ, một số hàng em quảng cáo cho McDonald’s, Coca-Cola, Pepsi Đã bắt đầu cuộc đua
tìm cách đưa các sản phẩm quảng cáo vào trong trò chơi điện tử => Nắm bắt được yếu tố
này đây là cơ hội cho các nhà marketing thu hút và nhận được sự quan tâm hơn nhiều với
giới trẻ.

23
3.4. Tự nhiên:

Môi trường tự nhiên là những nhân tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công
ty và nó còn ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động marketing của công ty đối với từng
khu vực khác nhau về địa lý cũng như khí hậu thì công ty sẽ nghiên cứu những mặt hàng
phù hợp đối với Thị hiếu của người tiêu dùng sự khang hiếm nguồn nguyên liệu có thể
làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty như làm tăng chi phí sản xuất tình
trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên.

3.5. Công nghệ:

Nền tảng Industrial Internet of Things (IIoT) cho phép tích hợp hệ điều hành (OT),
quản lý sản xuất, quản lý vòng đời sản phẩm với hệ thống công nghệ thông tin doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về mọi khía cạnh của sản xuất và chế tạo. việc
kinh doanh; tích hợp đầy đủ hệ thống theo dõi sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Kết hợp với trí tuệ nhân tạo và máy học để phân tích dữ liệu thu thập được, nó có
thể giúp đánh giá tình trạng của máy móc và đưa ra khuyến nghị bảo trì, thay thế máy
móc, linh kiện định kỳ hoặc định kỳ. điểm phù hợp để giảm thiểu gián đoạn sản xuất. Đây
là việc thực hiện bảo trì dự đoán.

Hệ thống quản lý kho WMS là một hệ thống phần mềm máy tính quản lý các hoạt
động hàng ngày của kho bằng cách tự động hóa các quy trình và điều phối nhiều bộ phận
sản xuất kho. Dữ liệu xuất nhập được mã hóa bằng WMS nên được theo dõi nhanh chóng,
chính xác và cập nhật liên tục theo thời gian thực.

Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) là một hệ thống điện tử được phát triển để thực
hiện các đơn đặt hàng tại kho một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Các nhà môi giới và
thương nhân sử dụng hệ thống quản lý đơn đặt hàng để thực hiện các đơn đặt hàng với
các loại chứng khoán khác nhau và có thể theo dõi tiến trình của từng đơn đặt hàng thông
qua hệ thống. OMS còn được gọi là "hệ thống quản lý đơn đặt hàng doanh nghiệp".

4. Môi trường vi mô:

4.1. Nguồn cung cấp:

24
Nestlé sử dụng nguyên vật liệu từ 2 nguồn chính là:

Nguồn nguyên liệu trong nước chiếm 50 % trên tổng nguyên liệu. Các nguyên liệu
sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như : đường mạch nha, cà phê xanh và bao bì đòng gói .

Nguồn nhập khẩu : Nestlé có 30% nguyên liệu nhập từ nước ngoài trên thế giới
như bột ngũ cốc, bột sữa, tinh trà.

Phần còn lại thì nhập từ rất nhiều nước khác nhau theo những hợp đồng toàn cầu
của Nestlé như bột ca cao, siêu bột ngọt hương liệu. Hiện nay nguyên liệu nhập khẩu phải
chịu mức thuế nhập khẩu rất cao. Có những nguyên liệu chịu thuế xuất 50 % .

Về cafe, Nestle có chính sách xuất khẩu và tiêu thụ tại địa phương, khi đó công ty
mua trực tiếp từ người nông dân. Công ty cung cấp giá tốt cho người nông dân, vì vậy
đảm bảo nguồn cung thường xuyên và chất lượng đảm bảo cho các nhà máy của mình. Cà
phê thượng hạng có chất lượng cao nên đòi hỏi mức giá cao hơn và Nestlé vui vẻ chấp
nhận, vì chất lượng nguyên liệu thô tốt là điều vô cùng cần thiết với Nestle. Với việc mua
trực tiếp diễn ra ở nhiều nước thì giá của Nestlé được quảng cáo rộng rãi và mức giá cơ
bản là thấp nhất. Bằng việc cung cấp mức giá tham khảo cho người trồng cà phê, những
nhà thương mại buộc phải giữ mức giá cạnh tranh trên thị trường . Hằng năm, Nestlé thu
mua 25-30% sản lượng cà phê của Việt Nam để chế biến sâu cho tiêu dùng ở nội địa và
xuất khẩu, với tổng giá trị trung bình đạt 600-700 triệu đô la Mỹ, điều đó giúp duy trì vị
trí nhà thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam. Tất cả sản phẩm NestCafé được sản xuất từ
100% hạt cà phê Việt Nam với chất lượng cao đang được xuất khẩu đến 25 thị trường và
nhận sự yêu thích từ nhiều người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Về sản phẩm chiết rót: Nhựa Tân Phú là nhà cung cấp hàng đầu của Nestlé Việt
Nam. Để đáp ứng yêu cầu của Nestlé, Nhựa Tân Phú đã không ngừng đầu tư, cải tiến

25
mạnh mẽ về thiết bị khuôn mẫu công nghệ và cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng rất khắt khe của đối tác. Điều này đã tạo nên một bước tiến thần tốc đối với các sản
phẩm của nhựa Tân Phú. Tiêu biểu là năm 2017 trong chương trình Nestlé Business
Partner – Innovation Day, Nhựa Tân Phú chính thức được vinh danh là Nhà cung ứng
hàng đầu của Nestlé Việt Nam (theo Best Supplier Performance 2017).

4.2. Khách hàng:

Khách hàng mục tiêu của Nestlé là các hộ gia đình vì Nestlé là một hệ sinh thái của nhiều
loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau.

Để đảm bảo những khách hàng có tính nhạy cảm về giá cả nên Nestlé luôn điều chỉnh lại
giá bán nếu họ cảm thấy giá đó chưa phù hợp. Việc này có thể giúp mọi người tiếp cận
được sản phẩm của họ, đó là một trong những kế hoạch trong chiến lược thâm nhập thị
trường của Nestlé.

Tầm nhìn của Nestlé là trở thành nhà cung cấp số một trên thế giới. Nâng cao giá trị về
Dinh dưỡng, Sức khỏe và Sống vui sống khỏe cho ngành công nghiệp dịch vụ, thực
phẩm. Hoạt động của kênh tiêu thụ trực tiếp ngày càng được mở rộng đến nhiều trường
học, bệnh viện, nhà hàng, nhà dưỡng lão, khách sạn, điểm du lịch, … Với cách tiếp cận
này của Nestle , bộ phận Kênh tiêu thụ trực tiếp đã mang các sản phẩm dinh dưỡng đáp
ứng trực tiếp tới mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, thanh niên, người cao tuổi, khách du lịch …

26
Hiện tại Công ty Nestle đang điều hành bốn nhà máy và hai trung tâm phân phối
tại Việt Nam, tuyển dụng trực tiếp gần 2.300 nhân viên trên toàn quốc với kênh phân phối
chính là phân phối gián tiếp. Các sản phẩm của Nestlé được phân phối xuất từ xưởng và
gửi tới các C&F ( đó là một dạng nhà kho để lưu giữ sản phẩm). Sau đó được gửi tới các
người bán buôn rồi vận chuyển đến cho các nhà bán lẻ. Ngoài hợp tác với các đại lý, siêu
thị trên cả toàn quốc, Nestlé cũng hợp tác với các sàn thương mại điện tử. Nhờ sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hành vi mua sắm cũng như thói quen của người
tiêu dùng Việt Nam cũng đã thay đổi đáng kể. Với việc giảm tần suất mua và tăng khối
lượng mua hàng trên một lần mua, người Việt Nam có xu hướng đặt hàng trên mạng theo
thùng hơn mua lẻ như ngày xưa nữa.

Quyết định quản trị xung đột kênh: Nestlé giải quyết các vấn đề liên quan đến các
địa điểm cung cấp bằng cách phổ biến giá bán hàng hóa cụ thể ở các nơi. Các kênh bán
buôn khi mua nhiều thì sẽ được hưởng mức giá rẻ hơn nhiều ưu đãi => Chính sách phân
phối này của Nestle đã thành công bởi nó đem lại sự tăng trưởng cho doanh nghiệp, tiếp
cận tới nhiều khách hàng tại thị trường mục tiêu đặt ra ,và tối ưu được chi phí vận chuyển
của mình.

4.3. Đối thủ cạnh tranh:

Nestlé có danh mục các thương hiệu và sản phẩm rộng hơn bất kỳ đối thủ nào trong
ngành. Cụ thể, Công ty cung cấp các sản phẩm khác nhau trong 6 danh mục chính:

27
・Đồ uống: Nescafé, Nestea, Milo, La Vie.

・Sản phẩm sữa và kem: Nestle, Dreyer’s, Movenpick.

・Món ăn chế biến sẵn: Maggi.

・Bánh kẹo: KitKat, Koko Krunch.

・ Sản phẩm dành cho trẻ em.

・ Sản phẩm dinh dưỡng y học.

Các đối thủ cạnh tranh của Nestle bao gồm Unilever, Kellogg’s, Mars, Hershey,
Kraft Heinz, Abbott, Ajinomoto, Orion Vina, Masan Consumer, Uniben, Nam Dương,
Bibica, Đường Quảng Ngãi, Vinamilk, TH True Milk, Mondelez Kinh Đô, Trung
Nguyên, Nutifood.

Phạm vi cạnh tranh:

28
+ Công ty Cổ phần Vinamilk: Những sản phẩm cạnh tranh với Nestle Việt Nam như sữa
bột, bột ngũ cốc, sữa nước và sữa chua,…Hiện nay, Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng
đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị
phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị
phần sữa đặc trên toàn quốc(theo thống kê của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc).

+ Unilever Việt Nam: Unilever có 5 nhà máy và hệ thống phân phối mạnh. Unilever Việt
Nam thuộc tập đoàn Unilever toàn cầu của Anh và Hà Lan. Các sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp với Nestle Việt Nam như trà Icetea, Knor

+ Dutch Lady: Là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài với những sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp như sữa Cô gái Hà Lan, sữa chua.

+ Công ty Friesland Campina (cạnh tranh giữa 2 nhãn hiệu Milo và Ovaltine):
Chứng kiến một cuộc chiến vô cùng sôi động trên truyền thông giữa 2 nhãn hiệu thức
uống dinh dưỡng quen thuộc của người Việt Nam năm 2018 là Milo và Ovaltine. Tại ngã
tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lý Chính Thắng (Q.3, TP. HCM), khi Milo treo slogan “Nhà
vô địch làm từ Milo” với màu xanh đặc trưng, thì bên kia đường Ovaltine đã đặt ngay
tấm biển lớn hơn và nổi bật hơn với tông nền màu đỏ, trong đó có hình 2 mẹ con đang vui
vẻ chỉ tay sang hướng đối thủ ( Miolo) kèm slogan “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con
thích”.

.+ Công ty TH True Milk: là thương hiệu sữa tươi thanh trùng hàng đầuViệt Nam. Các
sản phẩm cạnh tranh với Nestle như sữa uống, thức uống, sữa chua,…

+ Công ty Coca Cola: Là công ty dẫn đầu về nươc giải khát cạnh tranh về thức uống.

+ Hershey một trong những nhà sản xuất socola lớn nhất thế giới ngoài ra nó còn sản xuất
các sản phẩm nướng như bánh quy bánh ngọt và sữa lắc,..

+ Abbott là công ty cung cấp các dịch vụ y tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe.

4.4. Lợi thế cạnh tranh:

Thương hiệu nổi tiếng – Nestlé là thương hiệu nổi tiếng. Nó đã phát triển một cách
mạnh mẽ trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao
để sử dụng hàng ngày trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện Nestlé đang
thực hiện việc xây dựng thương hiệu riêng lẻ cho từng thương hiệu thực phẩm khác nhau.
Điều này giúp tăng độ nhận diện cho từng thương hiệu của Nestlé. Đồng thời cũng như
giảm sự ảnh hưởng nếu một thương hiệu con nào đó dính scandal thì cũng không làm ảnh

29
hưởng tới thương hiệu khác. Không những thế, Nestlé cũng hoạt động và bán sản phẩm
của mình tại hớn 197 quốc gia, tiếp cận gần như toàn bộ thế giới.

Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ: Tại trung tâm nghiên cứu và phát
triển của Nestlé hiện có 5000 nhân viên với hơn 34 cơ sở nghiên cứu,cũng như các quỹ
liên doanh của công ty và quan hệ nghiên cứu đối tác với các cơ sở kinh doanh và các
trường đại học. Nestlé hiện có 21 trung tâm nghiên cứu trên toàn cầu. Chính vì sự vượt
trội của Nestlé trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nó đã mang lại lợi thế cạnh
tranh bền vững và thành công lâu dài cho thương hiệu.

Hệ thống phân phối rộng khắp: Với danh mục sản phẩm vô cùng đa dạng, Nestlé
đã thành công trong việc thâm nhập thị trường, thành thị cũng như ở nông thôn. Nestlé đã
có những phương án phân phối phù hợp với từng địa phương và phân cấp trong chuỗi
cung ứng như xe bán hàng di động, cửa hàng rong, nhà phân phối, cửa hàng y tế… nhằm
đưa sản phẩm của mình ra khắp thị trường. Nestlé hiện có hơn 8000 sản phẩm, thương
hiệu, đa dạng từ đồ uống như cà phê, nước khoáng có gas, ngũ cốc ăn sáng, sữa dinh
dưỡng… Và dưới mỗi danh mục sản phẩm, Nestlé sẽ có nhiều danh mục sản phẩm khác
để đáp ứng nhu cầu và mong muốn khác nhau của từng người tiêu dùng.

Danh mục thương hiệu và sản phẩm: Nestlé có danh mục thương hiệu và sản phẩm
rộng hơn bất kỳ đối thủ nào trong ngành. Công ty cung cấp hơn 2000 lựa chọn sản phẩm
khác nhau trong 7 danh mục chính. Danh mục sản phẩm đa dạng cho phép Nestlé đáp ứng
tốt hơn các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và nhắm đến phân khúc người tiêu
dùng rộng lớn hơn. Công ty cũng ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu
dùng hoặc phản ứng dữ dội của người tiêu dùng đối với một trong những thương hiệu của
mình.

Lực lượng lao động lớn: Nestlé đã thu hút 340000 lực lượng lao động trên toàn cầu
đang liên tục làm việc để cung cấp các sản phẩm của mình ở mọi ngóc ngách trên thế giới

Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh: Nestlé vẫn luôn tự hào với những nỗ lực cống
hiến cho nền công nghiệp xanh của mình. Cụ thể kể từ năm 1991 Nestlé đã tiết kiếm được
500 triệu kg vật liệu đóng gói bằng cách thiết kế lại các gói hàng do thương hiệu sản xuất.
Nestlé có tiêu chí sử dụng nguyên liệu tái chế và chọn nguyên liệu từ nguồn tái tạo bất cứ
khi nào có thể. Để truyền đạt lợi ích bền vững với khách hàng và giữ sạch môi trường,
Nestlé đã ra mắt một ứng dụng di động miễn phí giúp mọi người tái chế chất thải bao bì
một cách chính xác. Đến năm 2016, 105 nhà máy của Nestlé không còn lãng phí trong sản
xuất, thật sự là một tiến bộ vượt bậc. Và hiện nay, rất ít đối thủ của Nestlé có thể có được
những tiến bộ như vậy. Chi phí sản xuất thấp hơn, môi trường sạch hơn và người tiêu
dùng hài lòng hơn, chính là những tiêu chí về công nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới. Một

30
minh chứng khác cho việc bắt kịp xu thế và lối sống của người Việt Nam là khi xu hướng
sống xanh được phổ biến đến cộng đồng thì Nestlé cũng tung ra những thay đổi nhỏ sản
phẩm như ống hút đi kèm của sữa đậu Nestlé Nesvita tiên phong trong việc sử dụng ống
hút giấy vào tháng 06/2020, hay Nestlé Milo Bữa Sáng cũng đã đổi thành ống hút giấy từ
tháng 03/2020 nhanh chân hơn các đối thủ khác của mình. Các chiến dịch như dọn rác bãi
biển, gắn kết với nông dân đẩy mạnh việc sản xuất cùng đi liền với bảo vệ môi trường
được đẩy mạnh hơn nữa. Điều này ít nhiều góp phần thúc đẩy thương hiệu tiếp cận đến
các đối tượng khách hàng tiềm năng ở thành thị như những gia đình trẻcó trình độ tri thức
cao hay những hộ nông dân vùng sâu vùng xa.

4.5. Sản phẩm thay thế:

Nestle Sản phẩm thay thế

・Đồ uống dạng bột nước: Nescafé, Trung Nguyên, Mac coffee và Vinacafe,...

・ Sản phẩm sữa và kem: Nestle, Baskin Robbins ,Kem Dairy queen, Haagen
Dreyer’s Dazs ,Morico,Swensens, Fanny

・Món ăn chế biến sẵn: Maggi Nước tương Nam Dương, Chin su, Vifon,
Cholimex

・Thương hiệu dinh dưỡng: Nan,... Vinamilk(Alpha Gold, Grow plus,


Optimum, Yoko); Meiji( Nhật Bản);
Abbott( Similac, Ensure); Sữa Hoàng Gia
Royal Ausnz,...

・ Chăm sóc thú cưng: Purina, Pro Mars,..


Plan

・Bánh kẹo: KitKat Mars Bar , Hershey,...

・Nước khoáng: Pure Life, Cola cola, pepsi,..

31
4.6. Đối thủ tiềm ẩn:

Nhìn chung Nestlé đã là một thương hiệu lớn và đã cạnh tranh với các thương hiệu
lớn khác bao gồm 7 danh mục hàng hóa rất đa dạng : cafe, sữa kem, đồ chế biến sẳn, dinh
dưỡng, thú cưng, bánh kẹo, nước giải khát. Vì vậy đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là rất nhiều
trong thị trường hội nhập và nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng như hiện nay. Do đó Nestle đã
tập trung vào thế mạnh của mình vào các đối thủ trực tiếp song song đó là tối ưu chất
lượng sản phẩm dịch vụ để không bị vượt mặt đối thủ.

5. Môi trường nội bộ:

5.1. Hoạt động chính:

Chuỗi giá trị của DN:

Nói đến thị trường thực phẩm và đồ uống, Nestlé là công ty lớn nhất thế giới trong
lĩnh vực này. Chắc hẳn với qui mô như vậy thì hoạt động mang lại giá trị cho doanh
nghiệp cũng cực kỳ sôi nỗi và thành công.

5.1.1. Kho vận đầu vào: doanh nghiệp nhờ tổ chức mua hàng hoặc mua trực tiếp từ nông
dân thông qua đội Kết Nối Nông Dân của Nestlé. Trong cả 2 trường hợp thì nguồn cung
ứng này là bắt buộc. Mỗi năm Nestle tìm nguồn cung trung bình 25 triệu tấn nguyên liệu
và bao bì cùng các vật liệu gián tiếp.

Tuy nhiên, dựa trên lợi nhuận năm 2022 vừa qua cho thấy giá nguyên liệu đầu vào đang
tăng cao. Việc tăng giá sản phẩm là cần thiết để bù đắp việc giá nguyên liệu tăng đối với
doanh nghiệp.

5.1.2. Sản xuất vận hành: Nestlé VN áp dụng công nghệ mới 4.0 giúp thúc đẩy nhanh
vận chuyển, bảo quản hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm ở chuẩn cao nhất khi cung
ứng ra thị trường. Bên cạnh đó, “Chuyển đổi số” được xác định là quá trình bao trùm bộ
cơ chế vận hành của công ty, giúp tạo ra nền tăng trưởng, thúc đẩy tính linh hoạt, tạo ra sự
thay đổi hiệu quả trong quá trình quản lí và vận hành.

32
5.1.3. Kho vận đầu ra: đầu năm 2020, Nestlé đã hợp tác với DHL Supply Chain (DHL)
– công ty dẫn đầu thị trường toàn cầu về các giải pháp thực hiện hợp đồng Logistics, để
quản lí hoạt động kho bãi cho các sản phẩm thực phẩm của Nestle tại Myanmar.

5.1.4. Tiếp thị bán hàng:

Điểm mạnh: có thể nói rằng công tác marketing của Nestlé được tổ chức khá tốt.
Các chức năng của marketing được phân chia cụ thể cho từng phòng ban, dưới giám đốc
marketing là những trưởng phòng giữ trách nhiệm từng nhóm mặt hàng đã cung cấp
những thông tin hổ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, lên kế hoạch sản xuất kinh
doanh phù hợp.

33
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chiến lược của đối thủ cạnh tranh,
phòng marketing còn thực hiện nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị, khiến mãi tạo điều
kiện mở rộng thị trường và thúc đẩy việc đưa sản phẩm mới vào thị trường.

Giá: giá của hầu hết các sản phẩm Nestlé VN tương đối cao. Cơ sở xác định giá
bán là giá thành, chất lượng sản phẩm và thu nhập của thị trường mục tiêu.

Sản phẩm: công ty chủ trương sản xuất những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Vì thế Nestlé luôn đổi mới để đưa vào thị trường
các sản phẩm mới.

Phân phối: Nestle luôn quan tâm hổ trợ nhà phân phối để có những thay đổi phù
hợp với chiến lược phát triển của công ty.

Khuyến mãi, quảng cáo: thực hiện khuyến mãi đa dạng: tài trợ các chương trình
truyền hình, thể thao, ca nhạc,... các hình thức khuyến mãi luôn được kết hợp những sản
phẩm một cách thích hợp.

34
5.1.5. Dịch vụ hậu mãi: bên cạnh những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn, bắt mắt
thì Nestlé còn thành công ở dịch vụ hậu mãi đến khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Nestle đã tung hàng loạt deal bán hàng để khích lệ người tiêu dùng, hàng nghìn voucher
mua sắm được hổ trợ khách hàng trong việc mua sắm. Mỗi sản phẩm của Nestlé được đại
diện cho lời cam kết về chất lượng, mục tiêu tái tạo tương lai và phát triển bền vững.

5.2. Hoạt động bổ trợ:


5.2.1. Cơ sở hạ tầng: trong bối cảnh thế giới đang chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
và ô nhiễm môi trường. Nestlé đã nổ lực phát triển bền vững về môi trường được thực
hiện đồng thời qua các giải pháp nhằm đóng góp trong bảo tồn, tái sinh nguồn tài nguyên.
Hiện nay, bốn lĩnh vực mà Nestlé tập trung gồm: phòng chống và thích ứng với biến đổi
khí hậu, phát triển bao bì bền vững, thu mua bền vững, quản lí nguồn nước. Năm 2021,
Nestlé VN vinh dự được nhận danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021”,
trước đó công ty cũng được công nhận là “doanh nghiệp bền vững nhất năm 2021” trong
lĩnh vực sản xuất và đi đầu về “an sinh tại môi trường làm việc năm 2021” do các hiệp
hội, tổ chức uy tín bình chọn.

5.2.2. Hoạt động nhân sự:

Năm 2022, thế hệ gen Y và gen Z chiếm đến 67% nhân sự cấp quản lý tại Nestlé
VN. Nữ chiếm 50% trong ban lãnh đạo, đồng thời công ty đã đầu tư hơn 17 tỷ đồng cho
hoạt động tập huấn, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao
động. Cuối năm 2022, Nestlé VN được xếp hạng “doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao
động”. Đây là bảng xếp hạng uy tín, minh bạch với Bộ tiêu chí vô cùng khắc khe do các
chuyên gia hàng đầu về lao động xây dựng với tiêu chí chăm sóc, bảo vệ người lao động
trong dịch Covid-19, bên cạnh việc sử dụng lao động, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã
hội,... bên cạnh đó, Nestlé VN vinh dự là doah nghiệp FDI duy nhất nhận bằng khen của

35
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5.2.3. Nghiên cứu phát triển: hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có một vị trí
đặc biệt trong quá trình phát triển của Nestlé. Từ kỹ thuật đến tới mẫu mã sản phẩm, tất cả
các khâu phải đồng bộ với nhau. Các hoạt động R&D từ chất lượng an toàn, cảm nhận,
nguồn dinh dưỡng, đến ưu đãi của khách hàng và cuối cùng là mạng lưới công nghệ, khoa
học thực phẩm phải hoàn toàn đồng bộ hóa từng ngày. Nestlé cũng có những dự án phát
triển sản phẩm dài hạn bằng cách tập trung vào các nền tảng công nghệ mới như sử dụng
nguồn protein không từ động vật, hoặc các sản phẩm từ công nghệ sinh học từ nông
nghiệp.

5.2.4. Hoạt động thu mua: bao bì đóng gói là một phần không thể thiếu của sản phẩm,
đem đến sự tiện dụng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, làm sao quản lý rác thải sau tiêu
dùng là vấn đề chung của xã hội. Chính vì thế, Nestlé hướng đến tương lai không rác thải
thông qua hoạt động đổi mới bao bì, phát triển cơ sở hạ tầng hoạt động tái chế. Khi sản
phẩm được thiết kế để tái chế dễ dàng hơn, việc phát triển cơ sở hạ tầng tái chế sẻ giúp

36
bao bì đã qua sử dụng trở thành nguyên liệu có ích. Nestlé VN đang hợp tác với nhiều
đơn vị trong việc thu gom, phân loại và tái chế bao bì đã qua sử dụng.

6. Phân tích SWOT:

6.1. Điểm mạnh ( Strengths ):

6.1.1. Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ :

Nestle có những nhà khoa học xuất sắc nhất và mạng lưới tiên tiến nhất trong phân khúc
thực phẩm, đó là nhờ vào khoản đầu tư1.6 tỷ đô mỗi năm.

Khả năng nghiên cứu và phát triển của Nestlé bắt nguồn từ mạng lưới R&D (research and
development nguyên cứu và phát triển) của chính công ty khi hãng này có mạng lưới
trung tâm R&D lớn hơn so với bất kỳ công ty thực phẩm và đồ uống nào trên thế giới.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nestlé hiện có 5000 nhân viên với hơn 34 cơ sở
nghiên cứu, cũng như các quỹ liên doanh của công ty và quan hệ nghiên cứu đối tác với
các cơ sở kinh doanh và trường đại học. Nestlé hiện có 21 trung tâm nghiên cứu trên toàn
cầu.

Chính sự vượt trội của Nestlé trong việc nghiên cứu và phát triển mang lại lợi thế cạnh
tranh bền vững và thành công lâu dài cho thương hiệu.

6.1.2. Thương hiệu nổi tiếng thế giới :

Nestlé được coi là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.

37
Điều này giúp tăng độ nhận diện cho từng thương hiệu của Nestlé cũng như giảm sự ảnh
hưởng nếu một thương hiệu con nào đó dính reproach thì cũng không làm ảnh hưởng tới
thương hiệu khác.

Nestlé cũng hoạt động và bán sản phẩm của mình tại hớn 197 quốc gia, đến gần hơn hầu
như toàn bộ thế giới. Nestlé đã chi mảng công việc kinh doanh của mình thành nhiều khu
vực địa lý như Châu Mỹ( AMS), Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi( EMENA) và Châu
Á, Châu Đại Dương và Châu Phi cận Sahara( AOA). Tuy vậy, không hề có khu vực nào
kiếm được trên 50 tổng doanh thu.

Nestlé không dựa vào bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào để tạo ra phần lớn
doanh thu của mình. Mỹ, thị trường lớn nhất của Nestlé cũng chỉ tạo ra28.5 doanh thu,
Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai thì chỉ có 8 doanhthu.

Hai đối thủ chính của Nestlé là PepsiCo và Cocacola lại lần lượt kiếm được 56 và 46
doanh thu từ Mỹ. Điều này chứng tỏ sự phổ cập sản phẩm trên nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ mang lại lợi thế cạnh tranh cho Nestlé hơn các đối thủ.

6.1.3. Hệ thống phân phối rộng khắp :

Nestlé đã thành công trong việc thâm nhập thị trường, thành thị cũng như nông thôn.
Nestle đã có những phương án phân phối phù hợp với từng địa phương và phân cấp trong
chuỗi cung ứng như cửa hàng rong, xe bán hàng di động, nhà phân phối, cửa hàng y tế
nhằm đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

6.1.4. Danh mục thương hiệu và sản phẩm :

Nestlé cung cấp đa dạng loại thực phẩm và đồ uống nhất trong ngành. Tất cả mọi nhóm
tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi, đều là đại diện trong nhóm khách hàng của
Nestlé.

・Đồ uống Nescafé, Nestea, Milo, nước suối La Vie.

・ Sản phẩm sữa và kem Nestlé.

・ Món ăn chế biến sẵn Maggi.

・ Bánh kẹo KitKat, Koko Krunch.

・ Sản phẩm dành cho trẻ em.

・ Sản phẩm dinh dưỡng y học.

38
Danh mục sản phẩm đa dạng cho phép Nestlé đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khác
nhau của người tiêu dùng và nhắm đến phân khúc người tiêu dùng rộng lớn hơn. Công ty
cũng ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng

6.2. Điểm yếu ( Weaknesses ):

6.2.1. Thu hồi sản phẩm bị ô nhiễm :

Nestlé là công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất trên thế giới với hàng chục nghìn
sản phẩm thực khẩm khác nhau hàng ngày được tung ra thị trường. Ngay cả với những
biện pháp kiểm soát chặt chẽ thì Nestlé vẫn phải thu hồi sản phẩm của mình ở nhiều thị
trường khác

nhau.

39
Năm 2014, Nestlé đã thu hồi và tiêu hủy37.000 tấn mì Maggi bị ô nhiễm ở Ấn Độ dẫn tới
hàng trăm triệu doanh thu bị mất, uy tín của Nestlé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Điều này tạo ra một sự cường điệu công khai khi mọi người tẩy chay Nestlé, dẫn đến mất
80 thị phần trong nước. Nestle tuyên bố ‘ Không thêm MSG ’ trong các gói polls. Tuy
nhiên, 1000 lần chì đã được tìm thấy trong sản phẩm sau khi thử nghiệm.

6.2.2. Biến động giá của các đại gia bán lẻ :

Doanh số bán hàng tạp hóa của Nestlé đạt được chủ yếu thông qua các đại gia bán lẻ
khổng lồ như Walmart, Tesco và Kroger. Bất kỳ sự giảm hoặc tăng giá nào của các nhà
bán lẻ này đều có thể ảnh hưởng đến doanh số của Nestlé.

6.2.3. Dựa quá nhiều vào truyền thông:

Với tư cách là một nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới, Nestlé vẫn đang phụ thuộc
nhiều vào quảng cáo để định hình quan điểm của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số
bán hàng truyền thống. Điều này dễ dẫn tới chi phí tiếp thị cho quảng cáo gia tăng, gây
thâm hụt lợi nhuận cho công ty về lâu dài.

6.3. cơ hội ( Opportunities):

6.3.1. Nhãn rõ ràng và chính xác về thành phần sản phẩm :

Theo nghiên cứu tiến hành bởi Deloitte, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng mua các
sản phẩm có ghi rõ nhãn và chính xác. Theo đó, gần 62% người tiêu dùng có khả năng
chọn các sản phẩm không có bất kỳ chất độc hại nào, 51% nói rằng quyết định mua hàng
của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc dán nhãn rõ ràng và 47% muốn thông drum sản phẩm
được ghi chép rõ ràng. Nestlé có thể tận dụng nhận thức ngày càng tăng về sức khỏe của
người tiêu dùng bằng việc tiếp thị sản phẩm của mình là tốt nhất cho sức khỏe.

Nestlé từ trước tới nay đã có những vụ bê bối về cung cấp thông tin dinh dưỡng sai lệch
trên nhãn của mình nên có các cải tiến hoạt động, dây chuyền sản xuất để có thể cung cấp
các thông drum cần thiết ngoài dinh dưỡng cho Khách hàng.

6.3.2. Tính minh bạch trong nguồn nguyên liệu sản xuất :

Người tiêu dùng đang ngày càng có quan tâm và ý thức sâu sắc về nguồn thực phẩm đến
từ đâu và được trồng như thế nào. Thậm chí, người tiêu dùng trẻ tuổi còn có xu hướng đặt
yếu tố bền vững như một yếu tố quyết định quan trọng khi mua thực phẩm.

40
Trong xã hội mà trách nhiệm của mua thực phẩm bền vững còn quan trọng hơn giá cả thì
Nestlé nên tìm các nguồn cung ứng nguyên liệu của mình từ các đồn điền và trang trại
phát triển bền vững.

Ví dụ về tính minh bạch :

Mô tả chuỗi cung ứng cà phê cao cấp của Nestlé, với những mối liên kết chất lượng cao
từ nơi cà phê được trồng cho đến cách thức mà họ tiếp cận người tiêu dùng.

Mạo hiểm khởi nghiệp thực phẩm nhỏ – Nestlé có một cơ hội tuyệt vời để phát triển số
lượng khởi nghiệp thực phẩm nhỏ dưới thương hiệu phổ biến của nó. Nestlé cũng có thể
hợp tác với công ty mới để quảng bá thương hiệu của mình.

Mua sắm trực tuyến – Nestlé có một cơ hội đáng chú ý để thúc đẩy các trang web thương
mại điện tử và nền tảng mua sắm trực tuyến của mình. Mặc dù Nestlé có các cửa hàng
trực tuyến tại một số quốc gia, nhưng việc mở rộng các dịch vụ trực tuyến của mình sang
nhiều lĩnh vực hơn sẽ chứng minh một quyết định bổ ích cho công ty.

Sự thâm nhập thị trường cho ngũ cốc ăn sáng – Thị trường ngũ cốc và yến mạch của
Nestlé đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Do đó, thâm
nhập thị trường này nhiều hơn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho công ty.

Mở rộng thị trường trà và cà phê pha sẵn – Nhu cầu về trà và cà phê liên tục tăng cao, tạo
cơ hội sinh lời cho Nestlé để tiếp thị thị trường này nhiều hơn.

6.4. Thách thức ( Threats ) :

41
6.4.1. Sự khan hiếm của nước sạch :

Đồ uống chiếm hơn 25 tổng doanh thu của Nestlé và chỉ riêng sản phẩm nước đóng chai
đã tạo ra 8 tổng doanh thu của công ty.

Nước đã trở nên khan hiếm và ngày càng trở nên khan hiếm hơn do các yếu tố như biến
đổi khí hậu, dân số gia tăng, khai thác quá mức nền tài nguyên, việc quản lý nước thải
kém. Khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, Nestlé sẽ khó tiếp cận nguồn cung cấp
nước uống sạch và rẻ hơn, dẫn đến ki phí sản xuất tăng và lợi nhuận thấp

Nestlé cũng đang nhận nhiều lời chỉ trích dư luận về việc sử dụng nước uống gần các khu
vực bị hạn hán. Trong tương lai gần, khan hiếm nước sẽ trở thành một vấn đề nghiêm
trọng và tác động tới tình hình kinh doanh của công ty.

6.4.2. Gia tăng cạnh tranh trong ngành đồ uống và thực phẩm :

Theo Nestlé, việc ganh đua cạnh tranh thực sự là mối đe dọa chính, ảnh hưởng đến công
ty. Ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm luôn là ngành có tính cạnh tranh cao, bao
gồm nhiều công ty nhỏ, lớn và ở đa quốc gia.( công ty CPG như Mondelez và Unilever
cung cấp các sản phẩm thực phẩm và đồ uống tương tự.)

Các sản phẩm đồ uống, thực phẩm và đồ ăn nhanh cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở nhận
diện thương hiệu, mùi vị, giá cả, chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, phân phối, sự tiện
lợi, hoạt động tiếp thị và khuyến mại cũng như khả năng dự đoán và phản hồi đối với
người tiêu dùng.

6.4.3. Giá cà phê có thể bị đẩy lên trong tương lai gần :

Cà phê tạo ra hơn 10 tổng doanh thu của công ty và hạt cà phê là nguyên liệu chính được
sử dụng trong sản xuất của Nestlé. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của Nestlé đang theo chiều
hướng khá phụ thuộc vào giá hạt cà phê.

Giá cả cà phê ngày càng tăng buộc công ty phải tăng giá sản phẩm. Nó sẽ dẫn đến giảm
doanh số vì người tiêu dùng có thể chuyển sang các nhãn hiệu khác có sẵn với ki phí thấp.

7. Các chiến lược của nestlé:

7.1. Chiến lược thâm nhập thị trường:

42
Sản phẩm: một số sản phẩm của Nestlé được khách hàng ưa chuộng nhiều nhất có thể kể
đến nước đống chai Lavie chiếm 30% thị phần và NestCafé chiếm gần 22% thị phần Việt
Nam vào năm 2021.

Mẫu mã và bao bì: Xu hướng tiêu dùng hiện nay là chú trọng đến hình thức bên ngoài của
sản phẩm hoặc bảo vệ môi trường. Các sản phẩm có thiết kế đẹp mắt và hợp xu hướng
môi trường luôn thu hút sự chú ý của khách hàng, và các công ty không ngần ngại đầu tư
mạnh vào bao bì. Nên Nestlé cũng không ngoại lệ, họ đang muốn thay đổi thiết kế để thân
thiện hơn với người tiêu dùng. Đơn cử như việc chuyển đổi sản phẩm của Milo sang ống
hút nhựa giấy đạt chứng chỉ FSC, bỏ màng co nắp chai chuyển sang nhựa sáng màu thay
vì nhựa sẫm màu hay giới thiệu sản phẩm sữa NAN có thìa và nắp tự chế. dựa trên thành
phần, làm cho sản phẩm hoạt động tốt hơn với người tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm: Nestlé cam kết chất lượng liên quan đến an toàn thực phẩm và chất
lượng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.
Về an toàn: Nestlé tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm. Nestlé áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt về an toàn sản phẩm.
Về sản phẩm, dịch vụ và hệ thống: Nestlé xây dựng niềm tin của người tiêu dùng bằng
cách mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm ngon hơn và tốt cho sức khỏe
hơn.Các sản phẩm của NesCafé như Café Việt, Maggi, Nestea được nghiên cứu và phát
triển nhằm đáp ứng thị hiếu của người dùng. Ngoài ra, các sản phẩm như hạt gia vị, dầu
hào, nước tương Maggi i-ốt hay Milo sắt được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống
của người Việt.

Giá: Nestlé luôn muốn sản phẩm của mình đến được với càng nhiều người càng tốt nên đã
chọn chiến lược giá thấp. Ngoài ra, Nestlé cũng sẽ điều chỉnh giá bán nếu xác định mức
giá đó chưa hợp lý. Điều này có thể giúp bất kỳ ai có thu nhập thấp hay cao đều có thể
tiếp cận sản phẩm của bạn.

7.2. Chiến lược phát triển sản phẩm:

Nestlé liên tục tung ra các sản phẩm mới như Milo, NesCafé, Nước tương, Hạt nêm
Maggi, Sữa chua và nhiều sản phẩm khác.Hầu hết các sản phẩm này đều là hàng Việt
Nam sản xuất từ các sản phẩm chính gốc của Nestlé trên toàn thế giới. Mỗi năm họ
nghiên cứu và tung ra các sản phẩm mới để phục vụ các cửa hàng Nestlé trên khắp thế
giới. Dựa trên những nghiên cứu này và sự hiểu biết thị trường của , bộ phận phát triển đã
điều chỉnh các công thức ban đầu để tạo ra các sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu
dùng Việt Nam. Thường thì những thay đổi này ảnh hưởng đến bao bì, đóng gói và hương
liệu và được điều chỉnh cho phù hợp.

43
7.3. Chiến lược phát triển thị trường:

Trong năm 2020, Nestlé Việt Nam sẽ tăng cường hoạt động R&D, đa dạng hóa danh mục
sản phẩm và gia tăng giá trị để tiếp cận và tận dụng các thị trường đang phát triển.Chẳng
hạn với thị trường Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu cà phê hòa tan dạng thô.
Đến cuối năm 2021, Nestlé Việt Nam công bố đầu tư thêm 132 triệu USD vào chế biến cà
phê chất lượng cao phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sản phẩm đến hơn 25 quốc gia
bao gồm các thị trường. Đặc biệt, Nestlé Việt Nam đang mở rộng dây chuyền sản xuất các
sản phẩm chất lượng cao như cà phê viên nén Nescafé Dolce Gusto, cà phê sấy lạnh ...;
Lần đầu tiên, một số dòng sản phẩm cà phê sẽ được sản xuất tại Việt Nam mà trước đây
chỉ nhập khẩu từ châu Âu.

8. Nhận xét và đề xuất:

8.1. Nhận xét :

Qua một loạt chiến lược vừa phân tích ở trên và những con số cho thấy Nestlé vẫn đứng
vũng trên thị trường.

8.2. Đề Xuất:

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nestlé nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình để cải thiện độ tin cậy và niềm tin của khách hàng. Điều này có thể bao
gồm cải tiến công nghệ sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao hơn và đảm
bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

Đẩy mạnh chiến lược phát triển đa dạng hóa: Nestlé nên đẩy mạnh chiến lược phát triển
đa dạng hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các sản phẩm chủ lực hiện tại và tăng cường
độ bền vững của doanh.

Hợp tác với Trung Nguyên để đưa sản phẩm vào “Thế giới cafe”.

Áp dụng chương trình sữa học đường và kết nói với các trường học để tăng doanh thu
song song đó là quảng cáo thương hiệu.

Đưa phần quán bá và truyền thông tiếp cận với mạng xã hội.

44
Tài liệu tham khảo
 Hoàng Văn Hải (2017). Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam. (2020). Retrieved 06 2020, from Nestle Việt Nam:
https://www.nestle.com.vn

NGUYỄN TUẤN VIỆT (2022). Nestlé Việt Nam là gì và quá trình hình thành và phát
triển của Nestlé Việt Nam, <https://thitruongbiz.vn/nestle-viet-nam-la-gi-va-qua-trinh-
hinh-thanh-va-phat-trien-cua-nestle-viet-nam-1263.html>

 Lê Thị Thanh Huyền (2021). Nestlé Việt Nam xuất khẩu sản phẩm “Made in Vietnam”
giá trị cao <https://bnews.vn/nestle-viet-nam-xuat-khau-san-pham-made-in-vietnam-gia-
tri-cao/282304.html>

 Hoàng Mai Chung (2020). CÔNG TY TNHH NESTLÉ VIỆT NAM – Good Food,
Good Life, <https://meeyland.com/wiki-bat-dong-san/cong-ty-tnhh-nestle-viet-nam-
good-food-good-life/>

Tâm Trần (2019). Nestlé là gì? Phân tích SWOT Nestle 2019,
<https://atpsoftware.vn/nestle-la-gi-phan-tich-swot-nestle-2019.html#ftoc-heading-4>

Trần Phương Trang. <https://psu.duytan.edu.vn/Details/ArInstructorDetail/100/1>

Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Nestle Việt Nam giai đoạn 2006-
2010, <https://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh-cua-cong-ty-
nestle-viet-nam-giai-doan-2006-2010-46519>

SWOT của Nestle: Những điều không thể bỏ qua, < https://maneki.marketing/swot-
analysis-nestle/>

Phân tích mô hình swot của Nestle: 4 yếu tố rút ra từ năm 2020
<https://wewin.com.vn/blog/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-nestle-4-yeu-to-rut-ra-tu-nam-
2020/#1_The_manh_cua_Nestle_S_trong_SWOT>

Phân tích mô hình SWOT của công ty Nestle, < https://brademar.com/phan-tich-mo-hinh-


swot-cua-cong-ty-nestle-2/>

Chiến lược cạnh tranh của công ty nestle việt nam đối với sản phẩm nescafe tại việt nam
từ nay đến năm 2020, < https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/chien-luoc-canh-tranh-cua-
cong-ty-nestle-viet-nam-doi-voi-san-pham-nescafe-tai-viet-nam-tu-nay-den-nam-2020-
224460.html>

45

You might also like