You are on page 1of 68

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
–––––––––––––––––––––

BÀI TẬP TỔNG HỢP

BÁO CÁO TÀI CHÍNH – PHÂN TÍCH, DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ


Tên đề tài:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG
TY…………………………………………

Họ tên học viên: ..............


Mã số học viên: ………….
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuấn

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
–––––––––––––––––––––

BÀI TẬP TỔNG HỢP

BÁO CÁO TÀI CHÍNH – PHÂN TÍCH, DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ


Tên đề tài:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG
TY…………………………………………

Họ tên học viên: ..............


Mã số học viên: ………….
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuấn

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2022


iii

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................III

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG..................1

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN............................................................................................. 1


1.2. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY............................................................................................. 3
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC................................................................................................................................... 4
1.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY....................................................................... 4
1.4.1. Thuận lợi.............................................................................................................4
1.4.2. Khó khăn.............................................................................................................5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU
GIANG................................................................................................................................6

2.1. PHÂN TÍCH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY.......................................................................... 6
2.2. PHÂN TÍCH SÂU VÀO TỪNG KHOẢN MỤC TA THẤY......................................................................... 9
2.2.1. Tài sản ngắn hạn..................................................................................................10
2.2.2. Về nguồn vốn........................................................................................................12
2.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.......................... 14

2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN...................................................................................... 20


2.4.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh............................................................21
2.4.2. Lưu chuyển tiền tệ của hoạt động đầu tư.............................................................22
2.4.3. Lưu chuyển tiền tệ của hoạt động tài chính..........................................................24
2.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.......25
2.5.1. Tỷ số thanh toán...................................................................................................25
2.5.2. Tỷ số hoạt động.....................................................................................................27
2.5.3. Tỷ số khả năng sinh lời.........................................................................................32
2.5.4. Tỷ số thị trường....................................................................................................33

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ..........................................36

3.1. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG....................36
3.1.1. Những mặt đã đạt được........................................................................................36
3.1.2. Những mặt còn tồn tại hạn chế.............................................................................37
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP.................................................................................................................................. 38
iv
3.2.1. Về việc quản lí khoản phải thu.............................................................................38
3.2.2. Về công tác quản lí hàng tồn kho.........................................................................39
3.2.3. Về chi phí..............................................................................................................40
3.2.3. Kết luận.................................................................................................................40
3.3. KIẾN NGHỊ................................................................................................................................................. 41
3.3.1. Đối với công ty......................................................................................................41
3.3.2. Đối với nhà nước..................................................................................................42

CHƯƠNG 4......................................................................................................................43

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN.............................................................43

DƯỢC HẬU GIANG.......................................................................................................43

4.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ...................................................................................................... 43


4.1.1. Phương pháp chiết khấu cổ tức...........................................................................43
4.1.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do.............................................................44
4.1.3. Phương pháp so sánh: Tỷ số P/E........................................................................46
4.2. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG.................................................... 47
4.2.1 Định giá theo phương pháp so sánh.....................................................................49
4.2.2. Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền...............................................51
4.3. KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ......................................................................................................................... 52
4.3.1. Điểm nhấn đầu tư................................................................................................52
4.3.2. Rủi ro đầu tư........................................................................................................53
4.3.3. Khuyến nghị.........................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................XV


1

Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU


GIANG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp quốc doanh
Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay
là Xã Khánh Hòa), Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau.
Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược
phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.
Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cơ sở
hợp nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp
2, Trạm Dược Liệu
Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty Cung ứng vật
tư, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.
Ngày 02/09/2004, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt
động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp. Cần Thơ
về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp. Cần Thơ thành công ty
cổ phần với những thông tin sau:
Tên Công ty: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.
Tên viết tắt: DHG.
Tên Tiếng Anh: Duoc Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company.
Logo:

Trụ sở: 288 Bis Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Tp.
Cần Thơ.
Điện thoại: (0292). 3891433 – 3890802 – 3890074. Fax: 0292.3895209.
Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
2

Website: www.dhgpharma.com.vn
Vốn điều lệ ban đầu là: 80.000.000.000 đồng, đến năm 2021 là
1.307.460.710.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh dược.
- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang
thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến
- In bao bì.
- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.
- Gia công, lắp đặt, sửa, sửa chữa điện, điện lạnh.
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất tự chế tạo tại
Công ty.
- Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa.
- Kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu những mặt hàng thực phẩm chức
năng, mỹ phẩm.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc thú y, thức ăn gia súc,
gia cầm và thủy hải sản.
Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay Dược Hậu Giang được
công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩm
của Công ty được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao”
qua các năm, đứng vào 100 thương hiệu mạnh Việt Nam do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ
chức. Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:
2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: GMP - GLP - GSP. Phòng Kiểm nghiệm được
công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những yếu tố cần thiết
giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực
và thế giới.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
3

1.2. Mục tiêu hoạt động của công ty

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thành lập để huy động và sử dụng
nguồn vốn một cách hiệu quả trong việc phát triển bền vững các ngành nghề sản
xuất kinh doanh đã đăng ký, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng lợi tức cho
các cổ đông, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho
người lao động, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.
- Về sản xuất:
Tập trung nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi
bọt, siro… Đầu tư thiết bị mới cho nhà máy cũ, tách riêng dây chuyền thực phẩm
chức năng, dây chuyền sản xuất dược liệu theo quy định của GMP.
- Về kinh doanh bán hàng:
Mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của công ty trên toàn quốc ở cả 64/64
tỉnh thành. Sản phẩm của công ty sẽ có mặt trên 98% tại các cơ sở khám chữa bệnh
trên toàn quốc như các bệnh viện lớn: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung
Ương, Bệnh viện Chợ Rẫy…Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty
trên 12 quốc gia với hơn 77 sản phẩm
- Về hoạt động Marketing:
Chú trọng vào các bộ phận chuyên trách như nghiên cứu thị trường, quảng
cáo, tổ chức các hội chợ triển lãm, phát triển thương hiệu. Đồng thời đẩy mạnh hiệu
quả các hoat động quảng cáo trên báo đài, truyền hình, tổ chức gặp mặt khách hàng
ở 3 miền…
- Về hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm:
Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, nhóm khách hàng truyền thống.
Tăng sự thỏa mãn của khách hàng cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Nghiên cứu những sản phẩm mới mang hàm lượng khoa học công nghệ cao
thuộc nhóm thần kinh, tim mạch, tiểu đường.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
4

1.3. Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Công ty Dược Hậu giang)
Hình 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Dược Hậu giang

1.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty


1.4.1. Thuận lợi

Chính phủ, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam đã có những chính sách
quốc gia thúc đẩy phát triển công nghiệp Dược, khuyến khích hệ thống điều trị và
người tiêu dùng quan tâm đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất
lượng cao.
Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các Sở ban
ngành Thành phố Cần thơ.
Sự hỗ trợ về tín dụng của nhà nước cũng như của các ngân hàng.
Sự đóng góp sáng tạo và hiệu quả của đội ngũ Ban lãnh đạo và toàn thể người
Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
5
lao động trong công ty.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
6

Sự tin cậy của người tiêu dùng trên cả nước đối với sản phẩm của Dược Hậu
giang.
1.4.2. Khó khăn

Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, vật tư ngành nhựa, ngành giấy đã
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm phần nào bị
hạn chế.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
7

Chương 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN


DƯỢC HẬU GIANG

2.1. Phân tích tài sản – nguồn vốn của công ty

Bảng 01: TÌNH HÌNH TÀI SẢN - NGUỒN VỐN 2019 – 2021
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Chênh lệch Chênh lệch
Năm Năm Năm
Chỉ tiêu 2020/2019 2021/2020
2019 2020 2021
Giá trị % Giá trị %
TÀI SẢN
A, TÀI SẢN NGẮN
2.939.185 3.147.636 3.133.924 208.451 7,09 -13.712 (0,44)
HẠN
I.Tiền và các khoản
549.777 75.835 70.328 -473.942 (86,21) -5.507 (7,26)
tương đương tiền
1. Tiền 88.443 75.330 66.628 -13.113 (14,83) -8.702 (11,55)
2. Các khoản tương
461.334 505 3.700 -460.829 (99,89) 3.195 632,67
đương tiền
II.ĐT tài chính ngắn
930.615 1.459.722 1.768.000 529.107 56,86 308.278 21,12
hạn
1. Đầu tư nắm giữ đến
930.615 1.459.722 1.768.000 529.107 56,86 308.278 21,12
ngày đáo hạn
III. Các khoản phải
799.556 669.787 560.792 -129.769 (16,23) -108.995 (16,27)
thu ngắn hạn
1. Phải thu khách
739.281 618.504 510.101 -120.777 (16,34) -108.403 (17,53)
hàng
2. Trả trước cho
21.017 26.842 42.469 5.825 27,72 15.627 58,22
người bán
3. Phải thu về cho vay
16.240 3.395 434 -12.845 (79,09) -2.961 (87,22)
ngắn hạn
4. Các khoản phải thu
44.731 55.618 63.005 10.887 24,34 7.387 13,28
khác
5. Dự phòng phải thu
(21.713) (34.572) (55.217) -12.859 59,22 -20.645 59,72
NH khó đòi
IV. Hàng tồn kho 633.808 891.487 725.439 257.679 40,66 -166.048 (18,63)

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
8

1. Hàng tồn kho 636.264 892.301 726.530 256.037 40,24 -165.771 (18,58)
2. Dự phòng giảm giá
(2.456) (814) (1.091) 1.642 (66,86) -277 34,03
hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn
25.429 50.805 9.365 25.376 99,79 -41.440 (81,57)
khác
1. Chi phí trả trước
9.716 3.452 2.828 -6.264 (64,47) -624 (18,08)
ngắn hạn
2.Thuế GTGT được
7.973 32.192 6.536 24.219 303,76 -25.656 (79,70)
khấu trừ
3.Thuế và các khoản
7.740 15.161 1 7.421 95,88 -15.160 (99,99)
khác phải thu NN
B. TÀI SẢN DÀI
1.148.295 1.058.328 1.012.894 (89.967) (7,83) (45.434) (4,3)
HẠN
I. Các khoản phải
3.510 1.560 459 (1.950) (55,56) (1.101) (70,6)
thu dài hạn
1. Phải thu về cho vay
3.450 1.330 (2.120) (61,45) (1.330) (100,0)
dài hạn
2. Phải thu dài hạn
60 230 459 170 283,33 229 99,6
khác
II. Tài sản cố định 1.026.999 976.618 900.117 (50.381) (4,91) (76.501) (7,8)
1. Tài sản cố định hữu
785.209 741.098 689.665 (44.111) (5,62) (51.433) (6,9)
hình
Nguyên giá 1.377.975 1.347.704 1.376.011 (30.271) (2,20) 28.307 2,1
Giá trị hao mòn lũy
(592.766) (606.606) (686.346) (13.840) 2,33 (79.740) 13,1
kế
2. Tài sản cố định vô
241.790 235.520 210.452 (6.270) (2,59) (25.068) (10,6)
hình
Nguyên giá 269.846 269.078 247.919 (768) (0,28) (21.159) (7,9)
Giá trị hao mòn lũy
(28.066) (33.558) (37.466) (5.492) 19,57 (3.908) 11,6
kế
III. Bất động sản
248 15.345 15.097 6.087,5
đầu tư
Nguyên giá 1.250 17.305 16.055 1.284,4
Giá trị hao mòn lũy
(1.002) (1.960) (958) 95,6
kế

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
9

IV. Tài sản dở dang


36.308 14.088 28.928 (22.220) (61,20) 14.840 105,3
dài hạn
1. Chi phí xây dựng
36.308 14.088 28.928 (22.220) (61,20) 14.840 105,3
cơ bản dở dang
V. Các khoản ĐT tài
14.538 25.220 28.123 10.682 73,48 2.903 11,5
chính DH
1. Đầu tư vào cty liên
3.130 3.042 2.930 (88) (2,81) (112) (3,7)
kết, liên doanh
2.Đầu tư vào góp vốn
27.908 27.908 27.908 - - - -
đơn vị khác
3. Dự phòng ĐT tài
(16.500) (5.730) (2.715) 10.770 (65,27) 3.015 (52,6)
chính DH
VI. Tài sản dài hạn
66.940 40.594 39.922 (26.346) (39,36) (672) (1,7)
khác
1. Chi phí trả trước
31.156 30.171 27.575 (985) (3,16) (2.596) (8,6)
dài hạn
2. Tài sản thuế thu
35.784 10.423 12.347 (25.361) (70,87) 1.924 18,5
nhập hoãn lại
TỔNG TÀI SẢN 4.087.480 4.205.964 4.146.818 118.484 2,90 (59.146) (1)
NGUỒN VỐN
C, NỢ PHẢI TRẢ 1.328.386 1.061.702 769.267 (266.684) (20,08) (292.435) (27,54)
I. Nợ ngắn hạn (NH) 1.264.937 1.001.487 704.899 (263.450) (20,83) (296.588) (29,61)
1. Phải trả người bán 262.987 145.750 120.317 (117.237) (44,58) (25.433) (17,45)
2. Người mua trả tiền
10.627 9.728 16.010 (899) (8,46) 6.282 64,58
trước
3. Thuế và các khoản
23.614 13.642 30.788 (9.972) (42,23) 17.146 125,69
phải nộp NN
4. Phải trả người lao
170.969 180.020 132.482 9.051 5,29 (47.538) (26,41)
động
5. Chi phí phải trả 50.418 40.052 46.577 (10.366) (20,56) 6.525 16,29
6. Doanh thu chưa
9.480 9.030 29.295 (450) (4,75) 20.265 224,42
thực hiện
7.Phải trả NH khác 204.083 2.004 1.907 (202.079) (99,02) (97) (4,84)
8. Vay ngắn hạn 469.800 557.901 264.667 88.101 18,75 (293.234) (52,56)
9. Quỹ khen thưởng
62.959 43.360 62.856 (19.599) (31,13) 19.496 44,96
phúc lợi

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
10

II. Nợ dài hạn (DH) 63.449 60.215 64.368 (3.234) (5,10) 4.153 6,90
1. Dự phòng phải trả
38.387 39.754 47.943 1.367 3,56 8.189 20,60
DH
2. Quỹ phát triển
khoa học và công 25.062 20.461 16.425 (4.601) (18,36) (4.036) (19,73)
nghệ
D, VỐN CHỦ SỞ
HỮU
I. Vốn chủ sở hữu 2.759.094 3.144.262 3.377.551 385.168 14 233.289 7,42
1. Vốn góp chủ sở
1.307.461 1.307.461 1.307.461 - - - -
hữu
2. Thặng dư vốn cổ
6.779 6.779 6.779 - - - -
phần
3. Quỹ đầu tư phát
1.112.177 1.270.236 1.392.604 158.059 14 122.368 10
triển
4. LN sau thuế chưa
321.006 550.253 665.298 229.247 71 115.045 21
phân phối
LN sau thuế chưa
phân phối lủy kế đến 21.204 28.073 29.909 6.869 32 1.836 7
cuối năm trước
LN sau thuế chưa
299.082 522.180 635.388 223.098 75 113.208 22
phân phối năm nay
5. LN của cổ đông
11.671 9.533 5.409 (2.138) (18) (4.124) (43)
không kiểm soát
TỔNG NGUỒN
4.087.480 4.205.964 4.146.818 118.484 2,9 (59.146) (1,41)
VỐN

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2019, 2020, 2021 trên Internet, trang
cafef.vn)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng giá trị tài sản năm 2019 là 4.087.480 triệu đồng;
năm 2020 là 4.205.964 triệu đồng, tăng 118.484 triệu đồng, tức là tăng 2,9% so với
năm 2019; năm 2021 là 4.146.818 triệu đồng, giảm 59.146 triệu đồng, tức là giảm
1,41% so với năm 2020.

2.2. Phân tích sâu vào từng khoản mục ta thấy

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
11

2.2.1. Tài sản ngắn hạn và dài hạn

● Tài sản ngắn hạn


Tổng tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 là 3.133.922 triệu đồng;
giảm xuống so với cuối năm 2020 là 13.712 triệu đồng; Khi xét về mặt biến động
giữa mặt số dư của năm 2020 và năm 2019 là tăng 208.451 triệu đồng.
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2019 là 549.777 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 13,45% tổng giá trị tài sản; năm 2020 là 75.835 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
1,8% tổng giá trị tài sản; năm 2021 là 70.328 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng
giá trị tài sản. Phân tích theo chiều ngang thì giá trị của tiền và các khoản tương
đương tiền năm 2020 so với năm 2021 giảm 473.942 triệu đồng, tức là giảm
86,21%; năm 2021 so với năm 2018 giảm 5.507 triệu đồng, tức là giảm 7,26%. Như
vậy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền từ 2019 đến 2021 có xu hướng
giảm, đây là dấu hiệu tích cực vì tiền được đưa vào đầu tư, sản xuất kinh doanh mà
không bị tồn quỹ quá nhiều.
Trong hai năm 2020 và 2021 trở lại đây công ty đầu tư chủ yếu vào khoản mục
đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 là 1.768.000 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng là 42,64% trên tổng tài sản của công ty và tăng lên so với cuối năm
2020 là
308.278 triệu đồng; Năm 2020 tăng so năm 2021 là tăng 529.107 triệu đồng và
chiếm tỷ trọng là 34,71% trên tổng tài sản của công ty. Trong ba năm trở lại đây
khoản mục này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của công ty, do đó công ty
cần quan tâm đặc biệt đến khoản mục này
Các khoản phải thu năm 2021 là 799.556 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,56%
tổng giá trị tài sản; năm 2020 là 669.787 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15,92% tổng giá
trị tài sản; năm 2021 là 560.792 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,52% tổng giá trị tài
sản. Phân tích theo chiều ngang thì giá trị các khoản phải thu năm 2020 so với năm
2021 giảm 129.769 triệu đồng, tức là giảm 16,23%; năm 2021 so với năm 2020
giảm 108.995 triệu đồng, tức là giảm 13,52%. Đây là dấu hiệu tốt vì vốn của công
ty không bị chiếm dụng quá lâu, rủi ro thu hồi nợ được hạn chế.
Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
12

Hàng tồn kho năm 2021 là 633.808 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15,51% tổng giá
trị tài sản; năm 2020 là 891.487 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,20% tổng giá trị tài
sản; năm 2021 là 725.439 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17,49% tổng giá trị tài sản.
Phân tích theo chiều ngang thì hàng tồn kho năm 2020 so với năm 2021 tăng
257.679 triệu đồng, tức là tăng 40,66%; năm 2021 so với năm 2018 giảm 166.048
triệu đồng, tức là giảm 18,63%. Năm 2020 hàng tồn kho tăng so với năm 2021,
nguyên nhân là do hàng mua đang đi trên đường tăng 24.910 triệu đồng, nguyên vật
liệu tang 94.433 triệu đồng, thành phẩm tăng 136.988 triệu đồng. Điều này cho thấy
năm 2020 công ty đang kinh doanh tốt, nguyên vật liệu được duy trì. Năm 2021,
hàng tồn kho giảm với nguyên nhân chủ yếu do thành phẩm giảm. Điều này cho
thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục và hiệu quả, cơ sở vật chất
tăng, khả năng tiêu thụ thành phẩm tốt.
Tài sản ngắn hạn khác năm 2021 là 25.429 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,62%
tổng giá trị tài sản; năm 2020 là 50.805 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,21% tổng giá
trị tài sản; năm 2021 là 9.365 triệu đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể trên tổng giá
trị tài sản.
● Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản dài hạn năm 2021 là
1.026.999 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,13% tổng giá trị tài sản; năm 2018 là
976.618 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,22% tổng giá trị tài sản; năm 2021 là 900.117
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,71% tổng giá trị tài sản. Như vậy, tài sản dài hạn năm
2018 so với năm 2021 giảm 4,91 %, tương đương giảm 50.381 triệu đồng; năm
2021 so với năm 2018 giảm 7,8%, tương đương giảm 76.501 triệu đồng. Kết quả
phân tích trên cho thấy tài sản dài hạn của công ty đang có xu hướng giảm về giá trị.
Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất và quy mô công ty đang ổn định, việc giảm
giá trị tài sản cố định chủ yếu do giá trị hao mòn lũy kế.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
13

2.2.2. Về nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của công ty năm 2021 là 4.087.480 triệu đồng. Trong đó, nợ
phải trả là 1.328.386 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,5% tổng nguồn vốn, vốn chủ sở
hữu là 2.759.094 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67,5% tổng nguồn vốn.
Năm 2020, tổng nguồn vốn là 4.205.964 triệu đồng, tăng 118.484 triệu đồng,
tức là tăng 2,9% so với năm 2021. Tổng nguồn vốn năm 2020 tăng so với năm 2021
là do: năm 2020 nợ phải trả là 1.061.702 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,2% tổng
nguồn vốn; vốn chủ sở hữu là 3.144.262 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74,8% tổng
nguồn vốn. So với năm 2019, năm 2018 nợ phải trả giảm 266.684 triệu đồng, tức là
giảm 20,83%, tuy nhiên trong năm này vốn chủ sở hữu tăng 385.168 triệu đồng, tức
là tăng 13,96%. Vì mức tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2011 cao hơn nhiều so
với sự sụt giảm của nợ phải trả nên tổng nguồn vốn năm 2011 tăng so với 2010.
Sang năm 2021, tổng nguồn vốn của công ty là 4.146.818 triệu đồng, giảm 59.146
triệu đồng, tức là giảm 1,41% so với năm 2020. Nguyên nhân tổng nguồn vốn năm
2021 giảm so với năm 2020 là: năm 2021 nợ phải trả là 769.267 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 18,6% tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu là 3.377.551 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 81,4% tổng nguồn vốn; so với năm 2020, năm 2021 nợ phải trả giảm 296.588
triệu đồng, tức là giảm 29,61%, đồng thời vốn chù sở hữu tăng 233.289 triệu đồng,
tức là tăng 7,42%.
Kết quả phân tích cho thấy nguồn vốn của công ty có xu hướng gia tăng trong
giai đoạn từ năm 2021 đến 2021, chứng tỏ nguồn lực tài chính của công ty đang lớn
mạnh, vốn chủ sở hữu không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
nguồn vốn, nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ chứng tỏ đây là
một công ty độc lập về tài chính, khả năng tự chủ tài chính cao, nguồn vốn hoạt
động chính chủ yếu là từ lợi nhuận giữ lại và quỹ đầu tư phát triển.
Xem xét cụ thể từng khoản mục trong nguồn vốn, ta thấy:
Về khoản mục nợ phải trả:
Kết cấu nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng
nhỏ. Năm 2021, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 30,9% trên tổng nguồn vốn, trong đó
Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
14

chủ yếu là khoản phải trả người bán chiếm phần lớn với tỷ trọng trên tổng nguồn
vốn là 6,4%, Vay ngắn hạn là 11,5%, các khoản mục khác chỉ chiếm tỷ trọng rất
nhỏ. Năm 2020, nợ ngắn hạn giảm 263.450 triệu đồng, tức giảm 20,83%, đồng thời
tỷ trọng của nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn cũng giảm còn 17%. Nguyên nhân
giảm là do trong năm 2020 một số khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ tăng không đáng
kể, trong khi đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ là phải trả người bán
giảm
117.237 triệu đồng, phải trả ngắn hạn khác giảm 202.079 triệu đồng. Năm 2021, nợ
ngắn hạn giảm 296.588 triệu đồng, tức giảm 29,61% so với năm 2020, đồng thời tỷ
trọng trên tổng nguồn vốn giảm. Nguyên nhân giảm là do khoản mục phải trả người
bán giảm 25.433 triệu đồng, giảm 17,45% so với năm 2020, các khoản mục khác
cũng có xu hướng giảm như phải trả người lao động giảm 47.538 triệu đồng, vay
ngắn hạn giảm 293.234 triệu đồng.
Trái ngược với xu hướng biến động của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có xu hướng
tang nhẹ và không đáng kể, Trong ba năm gần đây công ty không vay nợ dài hạn,
các khoản này chủ yếu tập trung vào: Dự phòng phải trả dài hạn và Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ.
Về vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm vốn cổ phần, thặng dư vốn cổ phần, quỹ
đầu tư và phát triển, lợi nhuận chưa phân phối. Trong đó vốn cố phần và quỹ đầu tư
và phát triển là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kết quả phân tích cho thấy
giá trị vốn cổ phần của công ty không biến động trong giai đoạn từ năm 2021 đến
năm 2021, tuy nhiên sự biến động trong các khoản mục khác làm cho vốn cổ phần
thay đổi về tỷ trọng trên tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2021, vốn cổ phần là
1.307.461 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trên tổng nguồn vốn là 32,0%, quỹ đầu tư và
phát triển là
1.112.177 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trên tổng nguồn vốn là 27,2%, lợi nhuận chưa
phân phối là 321.006 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trên tổng nguồn vốn là 7,9%. Năm
2020, lợi nhuận chưa phân phối tăng 229.247 triệu đồng, tăng 72,9%, quỹ đầu tư và

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
15
phát triển tăng 158.059 triệu đồng. Sự tăng lên trong lợi nhuận chưa phân phối và
các quỹ khiến cho tỷ trọng vốn cổ phần sụt giảm từ 32% xuống còn 31%. Năm
2021, lợi

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
16

nhuận chưa phân phối tăng 665.298 triệu đồng, làm tỷ trọng tăng từ 13% lên 16%,
quỹ đầu tư và phát triển tăng 122.368 triệu đồng.
Như vậy qua phân tích ta thấy lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ không
ngừng gia tăng, chứng tỏ khả năng tài chính của công ty không ngừng lớn mạnh

2.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Các nhà phân tích muốn biết công ty hoạt động có hiệu quả hay không, thì họ
tiến hành phân tích, xem xét các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời
phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh
doanh của công ty. Đặc biệt, họ chú trọng đến sự biến động của doanh thu thuần,
giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế, để hiểu rõ điều này chúng ta cùng phân tích
một số chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh.

Bảng 02: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2021 – 2021

ĐVT: triệu đồng


Chênh lệch Chênh lệch
Năm Năm Năm 2020/2021 2021/2020
Chỉ tiêu
2021 2020 2021
Giá trị % Giá trị %

Doanh thu về bán hàng và


4.569.014 4.421.559 4.413.958 -147.455 -3 -7.601 0
CCDV
Các khoản giảm trừ doanh thu 506.260 539.431 517.204 33.171 7 -22.227 -4
Doanh thu thuần về bán hàng
4.062.753 3.882.128 3.896.753 -180.625 -4 14.625 0
và CCDV
Giá vốn hàng bán và CCDV 2.279.637 2.165.405 2.184.461 -114.232 -5 19.056 1
LN gộp về bán hàng và CCDV 1.783.115 1.716.723 1.712.292 -66.392 -4 -4.431 0
DT hoạt động tài chính 88779 107.785 122.487 19.006 21 14.702 14
Chi phí tài chính 97.684 96.053 98.859 -1.631 -2 2.806 3
Trong đó: chi phí lãi vay 24.541 28.523 22.715 3.982 16 -5.808 -20
Phần lổ trong công ty liên
-1.206 -86 -112 1.120 -93 -26 30
kết,liên doanh
Chi phí bán hàng 732.085 724.884 687.045 -7.201 -1 -37.839 -5
Chi phí quản lý doanh nghiệp 318.385 285.637 333.829 -32.748 -10 48.192 17

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
17

LN thuần từ hoạt động kinh


722.533 717.845 714.933 -4.688 -1 -2.912 0
doanh
Thu nhập khác 6.756 18.209 15.583 11.453 170 -2.626 -14
Chi phí khác 10.041 4272 17.321 -5.769 -57 13.049 305
Lợi nhuận khác -3284 13937 -1.738 17.221 -524 -15.675 -112
Tổng lợi nhuận kế toán trước
719.249 731.782 713.195 12.533 2 -18.587 -3
thuế
CP thuế thu nhập DN hiện
77572 55.332 83.855 -22.240 -29 28.523 52
hành
CP/TN thuế thu nhập DN hoãn
-712 25.360 -1.924 26.072 -3662 -27.284 -108
lại
LN sau thuế thu nhập DN 642.389 651.089 631.263 8.700 1 -19.826 -3
Trong đó:LN sau thuế của
642407 653.029 635.388 10.622 2 -17.641 -3
Công ty mẹ
Lỗ sau thuế của cổ
-18 -1.940 -4.124 -1.922 10678 -2.184 113
đông không kiểm soát
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,004 0,004 0,004 0 0 0 0

( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)

Từ số liệu bảng Báo cáo kết quả kinh doanh ta có đồ thị sau:

5.000.000 4.569.014 4.421.559 4.413.958

4.000.000
Doanh thu
3.000.000 2.279.637 2.165.405 2.184.461 Giá vốn hàng bán
2.000.000 Lợi nhuận sau thuế

642.389 651.089 631.263


1.000.000

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

(Nguồn: Từ Bảng báo cáo KQKD 2019-2021, Phòng Quản trị tài chính DHG).
Hình 02: Biểu đồ về Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Lợi nhuận sau
thuế

Từ đồ thị trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng 8.700 triệu đồng, tức
tăng 1% so với năm 2019, năm 2021 giảm so với năm 2020 là 19.826 triệu đồng, tức

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
18

giảm 3%, để biết được tại sao lợi nhuận sau thuế tăng giảm không đáng kể qua ba
năm, chúng ta cùng đi vào phân tích sự biến động của một số khoản mục sau:
 Khoản mục doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
rất lớn nhưng qua ba năm tăng giảm không đáng kể. Đặc biệt, năm 2020 doanh thu
thuần về bán hàng giảm 4%, năm 2021 tăng không đáng kể. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ giảm là do:
Doanh thu bán hàng giảm kéo theo doanh thu thuần cũng giảm. Khối lượng
sản phẩm của công ty tiêu thụ được nhiều qua các năm gần như đều nhau, công ty
đã không ngừng phát triển thị trường tiêu thụ ra khắp ba miền Bắc – Trung – Nam
và thị trường nước ngoài, bằng việc tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nhiều
chương trình khuyến mãi, quảng cáo giới thiệu sản phẩm ở những hội chợ trong
nước và quốc tế. Đặc biệt, với việc mở những nhà thuốc ngay trong bệnh viện và
việc trang bị phần mềm cho một số bệnh viện sử dụng đã góp phần đáng kể làm gia
tăng sản lượng tiêu thụ.
Do giá cả hợp lí, đa dạng, phong phú về sản phẩm, chất lượng sản phẩm đạt
tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời công ty không ngừng nghiên cứu nâng cao chất lượng
sản phẩm và tung ra nhiều sản phẩm mới làm cho người tiêu dùng cũng như đội ngũ
Y Bác sĩ hài lòng và yên tâm sử dụng. Chính nhờ lòng tin của người tiêu dùng đối
với sản phẩm của Dược Hậu giang nên doanh thu bán hàng của công ty vẫn cao.
Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nuớc sản xuất
thuốc để bình ổn giá cả mặt hàng thuốc trong nước.
Như vậy, doanh thu về bán hàng tăng là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng.
Để có được điều này thì công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, công nghệ, sử
dụng hết công suất của máy. Thêm vào đó, đội ngũ Cán bộ, Công nhân viên của
công ty đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng suất lao động.
Doanh thu có xu huớng tăng chứng tỏ được năng lực cũng như hiệu quả hoạt động
sản xuất của công ty là rất tốt.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
19

 Khoản mục giá vốn hàng bán:

Cùng với việc doanh thu bán hàng cao thì giá vốn hàng bán cũng tương tự và
mức tăng giảm cũng không đáng kể theo. Năm 2020 giá vốn hàng bán giảm 5%
trong khi doanh thu giảm 4%, năm 2021 thì giá vốn hàng bán tăng 1% và doanh thu
tăng xấp xỉ 1%.
Vậy, với tốc độ tăng giảm của giá vốn hàng bán cũng như tốc độ tăng giảm
của doanh thu sẽ ảnh hưởng không lớn đến lợi nhuận của công ty. Nhưng ta thấy
rằng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán có xu hướng giảm lại trong năm 2021, điều
này chứng tỏ công ty đang sử dụng nguyên liệu ngày càng hiệu quả cả về số lượng
lẫn giá cả nguyên vật liệu, bằng cách công ty đã tìm mua những nguồn nguyên liệu
với giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
 Khoản mục doanh thu hoạt động tài chính:

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu hoạt động tài chính tăng với tốc độ rất
nhanh năm 2020 tăng 21% và năm 2021 là 14%. Doanh thu từ hoạt động tài chính
tăng mạnh trong năm 2020 như vậy là do công ty đã chú trọng đầu tư ngắn hạn bằng
việc gởi tiền có kì hạn và đầu tư vào cổ phiếu ngắn hạn. Trong khi đó, tổng doanh
thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2021 là 88.779 triệu đồng. Đến năm
2020 tăng 107.785, năm 2021 đạt ở mức 122.487, sở dĩ năm 2021 tăng với tốc độ
chậm lại vì trong năm 2021 công ty không chú trọng đầu tư ngắn hạn, nên năm
2020 tốc độ tăng nhanh như vậy. Đồng thời, trong năm 2021 công ty chuyển sang
đầu tư dài hạn vào cổ phiếu, công ty con, công ty liên kết.
 Khoản mục chi phí tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính tăng tất nhiên sẽ dẫn đến chi phí tài chính sẽ
tăng theo. Nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ của chi phí tài chính năm 2020
giảm 1.631 triệu đồng tương ứng giảm 2%, năm 2021 tăng 2.806 triệu đồng tương
ứng tăng 3%, tốc độ tăng không bằng doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt
động tài chính tăng lên chủ yếu là do:

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
20

Lãi suất tăng cao trong năm 2020 nên khoản chi trả cho việc đi vay của công
ty tăng 16% so với năm 2021. Năm 2021 thì khoản đi vay ngắn hạn của công ty
giảm chỉ còn 22.715 triệu đồng, tức giảm 20% so với năm 2020.
Tóm lại, chi phí tài chính tăng giảm không đáng kể sẽ dẫn đến tổng chi phí
tăng giảm không đáng kể theo. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của
công ty, chi phí thấp thì lợi nhuận sẽ tăng cao.
 Khoản mục chi phí bán hàng:

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí bán hàng biến động theo xu hướng tốt.
Tốc độ giảm năm 2020 là 1% nhưng đến năm 2021 thì tốc độ giảm 5%. Chi phí bán
hàng giảm là do:
Trong năm 2020 công ty bắt đầu mở rộng qui mô sản xuất nên tài sản cố định
được mua sắm mới, đã làm cho chi phí vụ mua ngoài tăng lên, đồng thời đã làm
cho chi phí khấu hao tài sản cố định tăng lên.
Việc mở rộng thị trường đã làm cho khoản chi cho nhân viên tiếp thị, chi phí
dụng cụ, đồ dùng sử dụng cho việc quảng cáo tăng đột biến trong năm 2020.
Trong năm 2021 chi phí bán hàng giảm 5% là do công ty không phải trích
khấu hao cho tài sản cố định và những khoản chi phí mua tài sản cố định.
Vậy, chi phí bán hàng giảm cũng góp phần làm cho tổng chi phí giảm xuống là
tốt
.
 Khoản mục chi phí quản lí doanh nghiệp:

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2020 giảm
nhưng đến năm 2021 tăng nhanh. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng nhanh là do
công ty lo ngại ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến những khoản
nợ phải thu khó đòi, nên công ty đã lập khoản dự phòng nợ khó đòi. Chính điều này
làm cho chi phí quản lí doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó, do chính sách luôn
hướng đến chất lượng của sản phẩm, để nâng cao chất lượng sản phẩm thì yếu tố
con người cũng rất quan trọng, nên công ty đã đầu tư vào việc nâng cao tay nghề
của công nhân viên. Trong năm 2021 công ty đã cử Cán bộ, Công nhân viên tham

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
21
gia các chương trình

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
22

đào tạo bồi dưỡng Cán bộ trong và ngoài nước, đồng thời công ty cũng tổ chức
những lớp học trang bị kiến thức về vận hành máy, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc.
 Khoản mục lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu
hướng giảm, năm 2020 lợi nhuận giảm 1% và năm 2021 giảm xấp xỉ 1%. Điều này
cho thấy rằng công ty hoạt động ngày càng không hiệu quả nên doanh thu không
biến động, làm cho lợi nhuận thuần cũng không biến động qua các năm. Tóm lại, thì
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm là không tốt và điều này sẽ tác động
tích cực lên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
 Các khoản thu nhập khác:

Trong một công ty bên cạnh khoản doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh
thu từ hoạt động tài chính, thì những khoản doanh thu khác cũng chiếm phần quan
trọng. Nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của công ty. Qua bảng số liệu
trên ta thấy khoản thu nhập khác biến động không ổn định. Tăng mạnh 170% trong
năm 2018 và giảm trong năm 2021, giảm 14%. Nguyên nhân của sự biến động này
là do trong năm 2021 công ty đang có chính sách mở rộng qui mô nên công ty tận
dụng hết máy móc mới mua về cũng như máy đang sử dụng. Do đó khoản thu từ
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định giảm. Năm 2020 thì sản xuất đã thực sự đủ
mạnh, hàng hóa dự trữ trong kho cũng nhiều, thêm vào đó máy móc mới mua về đã
thực sự chạy được hết công suất nên trong năm 2020 công ty tiến hành thanh lý
những máy móc đã cũ.
Như vậy, khoản thu nhập khác tăng là góp phần đáng kể vào việc tạo ra lợi
nhuận, nhưng nếu tăng với tốc độ quá nhanh, chứng tỏ máy móc của công ty thanh
lý càng nhiều.
 Khoản mục tổng lợi nhuận kế toán trước thuế:

Tổng doanh thu của công ty không thay đổi đáng kể qua ba năm nên tổng lợi
nhuận trước thuế cũng không thay đổi, Lợi nhuận trước thuế năm 2020 là tăng 2%,
năm 2021 giảm 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng chậm lại chủ yếu là do tốc độ tăng

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
23
của

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
24

tổng doanh thu chậm lại, trong khi đó tốc độ tăng của chi phí có cao hơn nhưng vẫn
không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng của lợi nhuận, không ảnh hưởng nhiều đến
lợi nhuận vì tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu ít, đôi khi có những khoản
chi phí tốc độ tăng thấp hơn của doanh thu. Nói chung, tốc độ tăng của lợi nhuận có
chậm lại nhưng về mặt giá trị vẫn ở mức cao. Chứng tỏ được hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt.
 Khoản mục chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:

Trong năm 2020 tổng lợi nhuận trước thuế là 731.782 triệu đồng, công ty đóng
thuế chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là 55.332 triệu đồng vì được hoãn lại
25.360 triệu đồng. Năm 2021 thì lợi nhuận trước thuế của công ty là 713.195 triệu
đồng, nên khoản thuế là 83.855 triệu đồng. Vậy khoản thuế thu nhập doanh nghiệp
tăng lên là do lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên. Khoản thuế thu nhập
doanh nghiệp tăng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của công ty, lợi
nhuận sau thuế ảnh hưởng như thế nào ta cùng tìm hiểu khoản mục.
 Khoản mục lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế của công ty được quyết định bởi lợi nhuận trước thuế và
khoản chi phí thuế thu nhập phải đóng. Năm 2018 tốc độ tăng của lợi nhuận sau
thuế chỉ tăng 1%. Năm 2021 thì lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 3% so với năm
2020, tốc độ này tăng giảm này không đáng kể, nhưng lợi nhuận sau thuế của công
ty vẫn ở mức cao. Điều này khẳng định được thế mạnh về tài chính của công ty. Các
nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi đầu tư vào Dược Hậu giang

2.4. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền

Báo cáo lưu chuyển tiền cung cấp những thông tin về dòng lưu chuyển lượng
tiền của công ty, người sử dụng thông tin trên báo cáo này có thể đánh giá được khả
năng khả năng tạo ra tiền, đánh giá được khả năng thanh toán, và đánh giá được khả
năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi thông qua việc mua cổ phiếu.
Đối với những người ngoài công ty, nếu muốn đánh giá khả năng chi trả của
công ty thì việc sử dụng bảng Báo cáo lưu chuyển tiền là công việc đầu tiên. Vì vậy

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
25

không những các nhà phân tích xem xét mối quan hệ trên các thông tin trên bảng
Cân đối kế toán, bảng Báo cáo kết quả kinh doanh, mà còn xem xét các chỉ tiêu trên
bảng Báo cáo lưu chuyển tiền. Việc nghiên cứu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong
một số năm liên tiếp sẽ tạo cái nhìn sâu sắc hơn và toàn diện hơn về tình hình tài
chính của công ty.

2.4.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh


Đặc Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Qua bảng số liệu 06 (trang 40) cho ta thấy số tiền thu về cho công ty từ hoạt
động kinh doanh luôn dương, tức số tiền thu lớn số tiền chi ra đồng thời lượng tiền
thu về này liên tục tăng mạnh qua ba năm. Năm 2019 tăng với tốc độ 188%, lượng
tiền thu từ hoạt động kinh doanh tăng là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng
nhiều dẫn đến doanh thu bán hàng tăng. Doanh thu bán hàng tăng dẫn đến lợi nhuận
của công ty tăng, như vậy qua ba năm ta thấy lợi nhuận tăng liên tục nên lượng tiền
thu về từ hoạt động bán hàng cũng tăng lên đáng kể. Năm 2019 công ty đã thực sự
phát triển được mở rộng thị trường tiêu thụ, bên cạnh đó, công ty tăng chính sách
chiết khấu thanh toán đối với các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc nên khoản phải thu
của khách hàng giảm xuống, làm cho tốc độ tăng của lượng tiền thu về tăng lên.
Bảng 03: TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NĂM 2019 – 2021
ĐVT: triệu đồng
Chênh
Chênh lệch
lệch
Năm Năm Năm 2020/2019
2021/2020
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Giá Giá
% %
trị trị
1. Lợi nhuận trước thuế 719.249 731.782 713.195 12.533 2 -18.587 -3
2. Điều chỉnh cho các khoản:
Khấu hao tài sản cố định và BĐS
92.010 88.607 88.710 -3.403 -4 103 0
đầu tư

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
26

Các khoản dự phòng 16.053 3.326 26.907 -12.727 -79 23.581 709
Lãi chênh lệch TGHĐ do đánh
-
giá lại các khoản mục tiền tệ có -464 -256 42 208 -45 298
116
gốc ngoại tệ
Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -86457 -111.551 -122.667 -25.094 29 -11.116 10
Chi phí lãi vay 24.541 28.523 22.175 3.982 16 -6.348 -22
Các khoản điều chỉnh khác 8.705
3. LN từ HĐ KD trước thay đổi
773.638 740.431 728.903 -33.207 -4 -11.528 -2
vốn lưu động
Tăng, giảm các khoản phải thu -126.642 102.583 119.150 229.225 -181 16.567 16
- 421.80 -
Tăng, giảm hàng tồn kho 98.293 -256.037 165.771 -360
354.330 8 165
Tăng, giảm các khoản phải trả -46.446 -114.239 -41.251 -67.793 146 72.988 -64
Tăng, giảm chi phí trả trước -11.597 9.533 3463 21.130 -182 -6.070 -64
Tiền lãi vay đã trả -24.677 -28.505 -22.858 -3.828 16 5.647 -20
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã
-95788 -76742 -65.982 19.046 -20 10.760 -14
nộp
Tiền chi khác cho hoạt động KD -106.470 -86.232 -48.956 20.238 -19 37.276 -43
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt - 547.44
460.308 290.791 838.240 -37 188
động KD 169.517 9

(Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)

Tóm lại, với lượng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng thể
hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở
rộng,với lượng tiền này Dược Hậu giang hoàn toàn có thể thanh toán được cho
những khoản vốn lưu động như: tiền mua nguyên vật liệu, những khoản trả trước
cho người bán, trả tiền lãi vay cho ngân hàng, đặc biệt là công ty có thể đảm bảo
đủ tiền để trả lãi cổ phần bằng tiền.

2.4.2. Lưu chuyển tiền tệ của hoạt động đầu tư


Qua bảng số liệu 07 ta thấy công ty luôn chú trọng vào hoạt động đầu tư,
do đó qua ba năm công ty không thu được tiền từ những hoạt động đầu tư này.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm là do:

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
27

Mua sắm mới một số máy móc, thiết bị để phục vụ cho nhà máy mới nhằm
mở rộng qui mô sản xuất.
Mua cổ phiếu của một số đơn vị bên ngoài và cho một số công ty vay tiền.
Góp vốn vào công ty Cổ phần Dược Sông hậu, công ty TNHH MTV In
bao bì, công ty TNHH MTV Du lịch Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV
Dược phẩm CM và công ty TNHH MTV HT pharma.
Bảng 04: TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ
NĂM 2019 - 2021
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch
2020/2019 2021/2020
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị % Giá trị %
1. Tiền chi để mua sắm,
-63.484 -40.845 -57.101 22.639 -36 -16.256 40
xây dựng TSCĐ
2. Tiền thu từ thanh lý,
20.184 9.906 11584 -10.278 -51 1.678 17
bán TSCĐ
3. Tiền chi cho vay và tiền
gửi có kỳ hạn tại ngân -1.523.238 -2.795.800 -3.015.673 -1.272.562 84 -219.873 8
hàng
4. Tiền thu hồi cho vay và
tiền gửi có kỳ hạn tại ngân 1.315.098 2.280.521 2.711.687 965.423 73 431.166 19
hàng
5. Tiền chi đầu tư, góp -
-19.440 -160 19.280 -99 160
vốn vào đơn vị khác 100
6. Tiền thu hồi đầu tư, góp
9.000
vốn vào đơn vị khác
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ
tức và lợi nhuận được 69.676 85.825 125.848 16.149 23 40.023 47
chia
Lưu chuyển tiền thuần
-192.203 -460.552 -223.655 -268.349 140 236.897 -51
từ hoạt động đầu tư

( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
28

Như vậy, với số tiền để đầu tư mua sắm máy móc, đầu tư cổ phiếu và đầu tư
vào công ty con lớn hơn số tiền công ty thu như: thu từ thanh lý tài sản, thu từ tiền
lãi cho vay và thu từ việc đầu góp vốn, nên tổng số tiền từ hoạt động đầu tư bị âm.
Số tiền mà công ty dùng để chi cho những hoạt động đầu tư này lớn, chứng tỏ trong
ba năm qua số tiền nhàn rỗi của công ty là khá cao. Với những khoản chi cho hoạt
động đầu tư này thì khả năng trong tương lai, công ty sẽ nhận được nhiều lợi nhuận
từ dòng tiền này là rất lớn.

2.4.3. Lưu chuyển tiền tệ của hoạt động tài chính

Bảng 05: TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH NĂM 2019 – 2021
ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020
CHỈ 2019 2020 2021
Giá trị % Giá trị %
TIÊU
1.Tiền thu từ đi vay 2.516.213 2.851.557 1.916.023 335.344 13 -935.534 -33
2. Tiền trả nợ gốc vay -2.401.178 -2.763.455 -2.209.257 -362.277 15 554.198 -20
3. Cổ tức, lợi nhuận đã
-436.556 -392.238 -326.865 44.318 -10 65.373 -17
trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần
-321.521 -304.136 -620.099 17.385 -5 -315.963 104
từ HĐ tài chính
Lưu chuyển tiền thuần
-53.417 -473.898 -5.514 -42.0481 787 468.384 -99
trong năm
Tiền và tương đương
603.188 549.777 75.835 -53.411 -9 -473.942 -86
tiền đầu năm
Ảnh hưởng của thay
đổi tỷ giá hối đoái quy 5 -43 7 -48 -960 50 -116
đổi ngoại tệ
Tiền và tương đương
549.777 75.835 70.328 -473.942 -86 -5.507 -7
tiền cuối năm

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
29

( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)

Nếu như lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cho ta biết dòng tiền có thể
nhận được trong tương lai là lớn hay nhỏ thì lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
có thể cho ta biết được những dòng tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu, nhận
vốn góp từ cổ đông ... Qua bảng số liệu 08 cho ta thấy trong ba năm thì dòng tiền từ
hoạt động tài chính là âm, chứng tỏ công ty không có được lượng tiền do không huy
động từ việc phát hành cổ phiếu, và từ việc đi vay nợ, nhưng vay nợ chiếm một
khoản nhỏ, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Nếu xu hướng dòng tiền thu từ hoạt
động này tăng quá cao sẽ bất lợi cho công ty, vì khoản tiền thực tế có được là do đi
vay nợ, chứ không phải có được từ việc tiêu thụ sản phẩm hay đầu tư. Xu hướng
tiền thu về từ hoạt động tài chính tăng qua ba năm. Công ty có thể thu được tiền từ
hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư để phục vụ cho sản xuất và cũng có thể
bắt đầu trả tiền cho cổ tức và cho những khoản vay bằng tiền mặt, đồng thời không
cần lượng tiền thu từ việc phát hành cổ phiếu. Qua đây cũng cho ta thấy khả năng
thanh toán của công ty ngày càng tốt hơn.
2.5. Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính

2.5.1. Tỷ số thanh toán


 Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Bảng 06: Phân tích tỷ số thanh toán ngắn hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Tài sản ngắn hạn 2.939.185 3.147.636 3.133.924
Nợ ngắn hạn 1.264.937 1.001.487 704.899
Tỷ số thanh toán ngắn hạn (lần) 2,3 3,1 4,4 2,44
(Nguồn: tổng hợp)

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
30

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong giai
đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 đều lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản ngắn hạn lớn
hơn nợ ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản ngắn hạn của công ty đủ để đảm bảo
cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cụ thể năm 2019 là 2,3 lần, năm 2020 là
3,1 lần, năm 2021 là 4, 4 lần. So với năm 2019, tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2020
tăng. Nguyên nhân là năm 2020 tài sản ngắn hạn tăng trong khi nợ ngắn hạn giảm.
Điều này làm cho khả năng thanh toán của công ty năm 2020 tốt hơn năm 2019.
Sang năm 2021, tỷ số này tiếp tục tăng so với năm 2021. Nguyên nhân là do năm
2021 nợ ngắn hạn giảm. Tuy nhiên so với tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn trung bình
ngành (2,44 lần), tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2019, năm
2020 và 2021 vẫn ở mức cao. Điều này chứng tỏ công ty luôn đảm bảo khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn.
 Tỷ số thanh toán nhanh
Bảng 07: Phân tích tỷ số thanh toán nhanh
Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Tài sản ngắn hạn 2.939.185,00 3.147.636,00 3.133.924,00
Hàng tồn kho 633.808,00 891.487,00 725.439,00
Nợ ngắn hạn 1.264.937,00 1.001.487,00 704.899,00
Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 1,82 2,25 3,42 1,86
(Nguồn: tổng hợp)
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm
2021 đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao của công ty
lớn hơn nợ ngắn hạn, nghĩa là công ty có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ
ngắn hạn nếu các chủ nợ yêu cầu trả nợ cùng một lúc. Cụ thể tỷ số thanh toán nhanh
năm 2019 là 1,82 lần, năm 2020 là 2,25 lần, năm 2021 là 3,42 lần. So với năm
2019, tỷ số thanh toán nhanh năm 2020 lớn hơn, nghĩa là tình hình thanh khoản của
công ty trong năm 2020 tốt hơn 2019. Năm 2021, tỷ số này tiếp tục hơn so với

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
31
năm 2020, vì thế khả

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
32

năng thanh khoản của công ty luôn tốt hơn. Tuy nhiên so với tỷ số thanh toán nhanh
trung bình ngành là 1,86 lần thì tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong cả năm
2019, năm 2020, năm 2021 đều lớn hơn. Điều này chứng tỏ tình hình thanh khoản
của công ty rất tốt, nhưng nó cũng cho thấy việc quay vòng vốn chậm.
 Tỷ số thanh toán bằng tiền
Bảng 08: Phân tích tỷ số thanh toán bằng tiền
Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Tiền và các khoản tương đương tiền 549.777 75.835 70.328
Nợ ngắn hạn 1.264.937 1.001.487 704.899
Tỷ số thanh toán bằng tiền (lần) 0,43 0,08 0,10 1,12
(Nguồn: tổng hợp)
Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty trong giai đoạn từ năm 2019 đến
2021 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền
được công ty dự trữ không đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Tỷ số thanh toán bằng tiền năm 2019 là 0,43 lần, năm 2020 là 0,08 lần, năm 2021
là 0,10 lần. Kết quả phân tích cho thấy trong ba năm 2019, 2020 và năm 2021 tỷ
số thanh toán bằng tiền đều rất thấp, không đảm bảo cho khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tiền và các khoản tương đương tiền, chỉ tiêu
này cũng cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn kém. So với tỷ số
thanh toán bằng tiền trung bình ngành là 1,12 lần, tỷ số thanh toán bằng tiền các
năm trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020 đều thấp hơn. Điều này có nghĩa
là năng lực tài chính của công ty chưa tốt.

2.5.2. Tỷ số hoạt động


 Vòng quay hàng tồn kho
Bảng 09: Phân tích vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị tính: triệu đồng

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
33

Năm 2019 2020 2021


Giá vốn hàng bán 1.783.115 1.716.723 1.712.292
Hàng tồn kho bình quân 683.335 762.648 808.463
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,6 2,3 2,1
Số ngày tồn kho (ngày) 138 160 170
( Nguồn: tổng hợp)

Năm 2019 vòng quay hàng tồn kho là 2,6 vòng, tương ứng số ngày tồn kho là
138 ngày. Năm 2020 vòng quay hàng tồn kho giảm còn 2,3 vòng, làm cho số ngày
tồn kho tăng lên 160 ngày. Điều này cho thấy công ty đã đầu tư vào hàng tồn kho
quá nhiều, làm cho tính thanh khoản của công ty giảm, thêm vào đó số ngày tồn kho
cao sẽ làm tăng các chi phí lưu kho, chi phí quản lý, giá bán sẽ tăng. Tuy nhiên tỷ số
vòng quay hàng tồn kho giảm và số ngày tồn kho tăng sẽ giúp công ty chủ động hơn
trong việc đảm bảo lượng hàng hóa được tiêu thụ. Năm 2021, vòng quay hàng tồn
kho giảm còn 2,1 vòng, tương ứng số ngày tồn kho là 170 ngày.
 Vòng quay khoản phải thu
Bảng 10: Phân tích vòng quay khoản phải thu
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2019 2020 2021
Doanh thu thuần 4.569.014 4.421.559 4.413.958
Khoản phải thu bình quân 745.919 734.672 615.290
Vòng quay khoản phải thu (vòng) 6,1 6,0 7,2
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 59 60 50
(Nguồn; tổng hợp)
Năm 2019 vòng quay khoản phải thu là 6,1 vòng, tương ứng kỳ thu tiền bình
quân là 59 ngày. Năm 2020, vòng quay khoản phải thu giảm còn 6,0 vòng nên kỳ
thu tiền bình quân là 60 ngày. Điều này cho thấy khả năng thu hồi công nợ của công
ty là rất tốt. Năm 2021 vòng quay khoản phải thu tăng lên 7,2 vòng làm cho kỳ thu
tiền bình quân giảm còn 50 ngày. Vòng quay khoản phải thu năm 2012 tăng cho
thấy khả

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
34

năng thu hồi nợ của công ty tốt hơn, chính sách bán hàng của công ty nghiêm ngặt
hơn. Điều này sẽ giúp công ty hạn chế được rủi ro từ các khoản nợ của khách hàng.
 Vòng quay tổng tài sản:
Bảng 11: Phân tích vòng quay tổng tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
4.569.014
Doanh thu thuần 4.421.559 4.413.958
4.016.612
Tổng tài sản bình quân 4.146.722 4.176.391
Vòng quay tổng tài sản (vòng) 1,14 1,07 1,06 0,98
(Nguồn: tổng hợp)
Vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2019 là 1,14 vòng. Năm 2020, chỉ
tiêu này giảm còn 1,07 vòng, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm so
với năm 2020. Nguyên nhân là do năm 2020 tổng tài sản tăng với tốc độ tăng nhanh
hơn doanh thu thuần nên chỉ tiêu này giảm. Năm 2021 doanh thu thuần giảm mạnh
hơn tổng tài sản nên làm cho tỷ số vòng quay tổng tài sản giảm còn 1,06 vòng,
chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa được cải thiện. Chỉ tiêu vòng
quay tổng tài sản của công ty cao hơn nhiều so với trung bình ngành là 0,98 vòng,
cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tốt.
 Vòng quay tài sản cố định:
Bảng 12: Phân tích vòng quay tài sản cố định
Đơn vị tình: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Doanh thu thuần 4.569.014 4.421.559 4.413.958
Tài sản cố định bình quân 1.065.121 1.001.809 938.368

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
35

Vòng quay tài sản cố định (vòng) 4,29 4,41 4,70 1,8
(Nguồn: tổng hợp)
Vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2019 là 4,29 vòng. Chỉ tiêu
này năm 2020 tăng lên 4,41 vòng, và tiếp tục tăng lên 4,7 vòng vào năm 2021. Có
thể thấy chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định các năm 2019, năm 2020 và năm 2019
của công ty ít biến động, chứng tỏ công ty sử dụng tài sản cố định rất hiệu quả ổn
định. So với trung bình ngành, chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định của công ty cao
hơn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là tốt.

 Tỷ số cơ cấu tài chính


a. Tỷ số nợ:
Bảng 13: Phân tích tỷ số nợ
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2019 2020 2021 TB ngành
Tổng nợ 1.328.386 1.061.702 769.267 1.328.386
Tổng tài sản 4.087.480 4.205.964 4.146.818 4.087.480
Tỷ số nợ 32,50% 25,24% 18,55% 32,50%
(Nguồn: tổng hợp)
Tỷ số nợ của công ty năm 2019 là 32,5%. Tỷ số này năm 2020 giảm còn
25,24% và tiếp tục giảm còn 18,55% vào năm 2019. So với tỷ số nợ trung bình
ngành là 34%, tỷ số nợ của công ty đang ở mức thấp, chứng tỏ công ty ít sử dụng nợ
để tài trợ cho tài sản. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty rất
tốt, khả năng còn vay được nợ của công ty còn cao. Tuy nhiên mặt trái của nó là
công ty không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính, đánh mất cơ hội tiết
kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
36

Bảng 14: Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu


Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Tổng nợ 1.328.386 1.061.702 769.267
Vốn chủ sở hữu 2.759.094 3.144.262 3.377.551
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 48,15% 33,77% 22,78% 52%
(Nguồn: tổng hợp)
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2019 là 48,15%, năm 2020 là
33,77%, năm 2021 là 22,78%. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty luôn giảm
qua các năm. So với trung bình ngành, tỷ số này của công ty ở mức thấp. Điều này
cho thấy nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu, chỉ sử dụng rất ít nợ,
chứng tỏ năng lực tài chính của công ty mạnh nhưng việc sử dụng quá ít nợ không
giúp công ty tận dụng lợi thế từ đòn bẩy tài chính.
 Hệ số thanh toán lãi vay:
Bảng 15: Phân tích hệ số thanh toán lãi vay
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2019 2020 2021
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 1.783.115 1.716.723 1.712.292
Lãi vay trong kỳ 24.541 28.523 22.715
Hệ số thanh toán lãi vay(lần) 72,66 60,19 75,38
(Nguồn: tổng hợp)
Hệ số thanh toán lãi vay của công ty năm 2019 là 72,66 lần, nghĩa là công
ty tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay gấp 72,66 lần so với chi phí lãi vay,
chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán lãi tốt vì một đồng lãi vay được đảm bảo
thanh toán bởi 72,66 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2020, hệ số này
giảm còn 60,19 lần, khả năng trả lãi của công ty trong năm 2020 có giảm hơn
năm 2019 nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2021, hệ số thanh toán lãi vay tăng lên
75,38 lần.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
37

Nguyên nhân là do công ty ít sử dụng nợ vay nên lãi vay trong năm 2021 giảm
mạnh, thêm vào đó, lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong kỳ tăng lên làm cho hệ
số này tăng mạnh.

2.5.3. Tỷ số khả năng sinh lời


 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS):
Bảng 16: Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2019 2020 2021 TB ngành
Lợi nhuận ròng 642.389 651.089 631.263
Doanh thu thuần 4.569.014 4.421.559 4.413.958
ROS 14,06% 14,73% 14,30% 16%
(Nguồn: tổng hợp)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty năm 2019 là 14,06%,
nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có 14,06 đồng lợi nhuận. Tỷ số
này có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, cụ thể năm 2020
tăng lên 14,73%, năm 2021 tăng lên 14,30%, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
công ty ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần
của công ty vẫn thấp hơn so với trung bình ngành (trung bình ngành: 16%), cho
thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của công ty còn thấp, có thể do chi phí
hoạt động còn cao nên tỷ số này thấp.
 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Bảng 17: Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Lợi nhuận ròng 642.389 651.089 631.263
Tổng tài sản bình quân 4.016.612 4.146.722 4.176.391
ROA 16,0% 15,7% 15,1% 15%

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
38

(Nguồn: tổng hợp)


Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân năm 2019 là 16,0%, nghĩa là
bình quân cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 16,0 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này có
xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, cụ thể năm 2020 là
15,7%, năm 2021 là 15,1%. Điều này cho thấy công ty kinh doanh ổn định. So với
trung bình ngành thì tỷ số này của công ty ở mức cao hơn, chứng tỏ khả năng sinh
lợi từ tài sản của công ty tốt.
 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Bảng 18: Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Lợi nhuận ròng 642.389 651.089 631.263
Vốn chủ sở hữu bình quân 2.826.667 2.951.678 3.260.907
ROE 22,7% 22,1% 19,4% 26%
(Nguồn: tổng hợp)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 22,7%, nghĩa là cứ
100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo được 22,7 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này có xu
hướng tăng giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. Cụ thể năm
2020 là 22,1%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo được 22,1 đồng lợi
nhuận ròng. Năm 2021 tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 19,4%, nghĩa
là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo được 19,4 đồng lợi nhuận ròng. Điều này
chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang có hiệu quả. So với trung
bình ngành thì tỷ số này của công ty ở mức thấp hơn, cho thấy khả năng sinh lợi
từ vốn chủ sở hữu của công ty chưa tốt

2.5.4. Tỷ số thị trường


 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS):

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
39

Bảng 19: Phân tích thu nhập trên mỗi cổ phiếu


Đơn vị tính: triệu đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Lợi nhuận ròng 642.389 651.089 631.263
Số lượng cổ phiếu thường 1.307.461 1.307.461 1.307.461
EPS (đồng) 4.913 4.980 4.828 4.223
(Nguồn: tổng hợp)

Qua bảng phân tích trên ta thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty năm
2019 là 4.913 đồng, tức là thu nhập mỗi cổ đông nhận được khi sở hữu một cổ
phiếu là 4.913 đồng. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2020, đến năm
2021 lị giảm nhẹ. Năm 2020 thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 4.980 đồng. Năm 2021
chỉ tiêu này giảm còn 4.828 đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ổn định và cao hơn
trung bình ngành cho thấy công ty kinh doanh thuận lợi, ổn định.
 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E):
Bảng 20: Phân tích tỷ số giá thị trường trên thu nhập
Đơn vị tính: đồng
TB
Năm 2019 2020 2021
ngành
Giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường 115.000 79.000 91.500
Thu nhập mỗi cổ phiếu thường 4.913 4.980 4.828
P/E (lần) 23,41 15,86 18,95 19
(Nguồn: tổng hợp)
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập năm 2019 là 23,41 lần, nghĩa là nhà đầu tư
sẵn sàng bỏ ra 23,41 đồng vốn đầu tư để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của công ty.
Tỷ số này có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, cụ thể
năm 2020 là 15,86,15 lần, năm 2021 là 18,95 lần.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
40

Nguyên nhân khiến cho tỷ số này có xu hướng giảm là do giá thị trường của
mỗi cổ phiếu liên tục giảm trong giai đoạn này: cuối năm 2019 giá mỗi cổ phiếu là
115.000 đồng, đến cuối năm 2020 giá mỗi cổ phiếu giảm còn 79.000 đồng và có giá
là 91.500 đồng vào cuối năm 2021.
Tuy EPS của công ty tăng liên tục trong giai đoạn này, tuy nhiên tăng chậm
hơn tốc độ tăng của giá thị trường. So với trung bình ngành thì P/E của công ty
trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 thấp hơn.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
41

Chương 3: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Nhận xét tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang
3.1.1. Những mặt đã đạt được
 Về cơ cấu vốn
Qua ba năm ta thấy cơ cấu nguồn vốn không ngừng được cải thiện, năm
2019 công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ việc đi vay ngắn hạn, nợ phải trả chiếm
64% trong tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2020 nợ phải trả bị thu hẹp lại, chỉ còn
30% trong tổng nguồn vốn, thay vào đó vốn chủ sở hữu chiếm tới 70% trong tổng
nguồn vốn. Đến năm 2021 thì cơ cấu vốn này vẫn được duy trì vốn chủ sở hữu
chiếm 68% trong tổng nguồn vốn. Lúc này chính sách của công ty là không sử dụng
nguồn vốn đi vay để đầu tư vào tài sản cố định, vì dùng nợ ngắn hạn để đầu tư vào
tài sản cố định thì thời gian thu hồi lâu, có thể thể gặp bất lợi. Do đó công ty huy
động từ nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư sẽ an toàn hơn, chủ động hơn trong việc sử
dụng nguồn vốn, đồng thời với cơ cấu vốn mà vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao sẽ có
lợi cho công ty rất nhiều trong việc khẳng định thế mạnh tài chính của công ty
mình. Với thế mạnh tài chính như vậy công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu
tư từ bên ngoài cũng như đi vay vốn khi cần thiết.
 Lợi nhuận sau thuế

Qua phân tích ở trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng. Lợi
nhuận sau thuế liên tục tăng là do Ban quản trị công ty cũng như toàn bộ nhân viên
cố gắng để tăng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư
quan tâm, vì khi một công ty hoạt động tốt thì lợi nhuận luôn tăng và khi họ đầu tư
thì chắc chắn họ sẽ thu được lợi nhuận. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế tăng cũng góp
phần làm cho khả năng tài chính của công ty ngày càng mạnh hơn.
 Về việc lập các quỹ

Qua ba năm công ty luôn chú trọng việc lập quỹ dự phòng tài chính, đồng thời
với chủ trương của Ban lãnh đạo công ty là luôn quan tâm đến đời sống của công

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
42

nhân viên trong công ty, do đó quỹ dự phòng trợ cấp mất việc không ngừng được bổ
sung. Đây là chính sách rất đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty, vì trong khoảng
thời gian bị ảnh hưởng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, thì việc lập hai quỹ dự
phòng này là rất cần thiết.
 Về khả năng thanh toán

Qua ba năm công ty luôn cố gắng cải thiện khả năng thanh toán của mình, cụ
thể khả năng thanh toán hiện hành liên tục tăng. Năm 2019 thì một đồng nợ được
đảm bảo ít nhất bằng hai đồng tài sản lưu động. Với khả năng thanh toán này các
nhà đầu tư bên ngoài có thể hoàn toàn yên tâm với đồng vốn của mình.

Khi đầu tư vào một công ty thì các chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm là cơ
cấu vốn, tình hình lợi nhuận và khả năng thanh toán của công ty. Như vậy, với
những tình hình cơ cấu vốn, khả năng sinh lợi của công ty và khả năng thanh toán
thì công ty hoàn toàn có thể khẳng định thế mạnh tài chính của mình.

3.1.2. Những mặt còn tồn tại hạn chế

 Về khoản phải thu

Khoản phải thu của công ty tăng liên tục qua ba năm. Tỷ trọng khoản phải thu
trong tổng tài sản năm 2019 là 34%, năm 2020 và 2021 là 27%. Trong đó, chủ yếu
là khoản phải thu tiền hàng của các hiệu thuốc, khoản công ty cho mượn tiền và
khoản tài trợ. Ta thấy tỷ trọng khoản phải thu là tương đối lớn, sở dĩ khoản phải thu
liên tục tăng là do công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ được
mở rộng nên các chi nhánh hiệu thuốc chưa trả tiền kịp, đồng thời do chính sách mở
rộng thị trường của công ty nên công ty đã nới rộng đối với việc thu tiền hàng của
khách hàng. Khoản phải thu liên tục tăng như vậy có thể sẽ không có lợi cho công
ty vì từ đó công ty có thể bị chiếm dụng vốn. Do vậy, công ty cần chú ý nhiều hơn
nữa trong công tác thu tiền hàng từ các chi nhánh, hiệu thuốc.
 Về khoản hàng tồn kho

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
43

Qua phân tích ở trên ta thấy hàng tồn kho không ngừng tăng qua ba năm, hàng
tồn kho tăng đã làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Chính điều này làm
cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không cao, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản, do đó việc giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ kéo
theo hiệu quả sử dụng của tổng tài sản giảm xuống.
 Về chi phí

Qua phân tích trên ta thấy tổng chi phí qua ba năm tăng lên, điều này làm cho
lợi nhuận chỉ tăng nhẹ. Tổng chi phí tăng là do những khoản chi phí như: chi phí
mua nguyên vật liệu để sản xuất thuốc, chi phí bán hàng cụ thể là những khoản chi
cho nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí
lãi vay tăng, đặc biệt đáng chú ý là chi phí lãi vay trong năm 2020 là 15.394 triệu
đồng, chi phí lãi vay tăng không phải do khoản đi vay tăng lên mà do lãi suất đi vay
cao.
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Về việc quản lí khoản phải thu

Để tăng cường hơn nữa trong công tác thu tiền hàng hóa từ những Đại lý, Chi
nhánh, Hiệu thuốc, và việc trả tiền hàng trước cho khách hàng ngoài nước và trong
nước của công ty, tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn, công ty cần có những
biện pháp sau:
Việc mở rộng thời hạn thu tiền hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc sẽ
làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh thêm một
số khoản chi phí, và cũng có thể phát sinh nợ khó đòi. Do đó, để hạn chế bớt thời
gian thanh toán tiền hàng công ty nên có chính sách khuyến khích việc thanh toán
tiền hàng nhanh bằng cách tăng chiết khấu thanh toán. Nhưng tăng ở mức vừa phải
và công ty cần phải cân nhắc giữa số tiền mất do chiết khấu, với số tiền công ty bị
mất do việc bị chiếm dụng vốn.
Kế toán công nợ cần phải theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đã đến hạn và
thường xuyên nhắc nhở những Chi nhánh, Đại lý hay Hiệu thuốc nhanh chóng

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
44
thanh toán tiền hàng. Đồng thời công ty cần có kế hoạch để thu hồi những khoản nợ
này.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
45

Công ty nên phân công cho một số nhân viên kế toán công nợ chuyên phân
tích, xác định uy tín, khả năng thanh toán của khách hàng trước khi có quyết định
cho kéo dài thời gian thanh toán. Đồng thời, những nhân viên này thường xuyên
theo dõi món nợ có vấn đề và sớm có biện pháp thu hồi.
Công ty nên kí những hợp đồng với khách hàng trong đó đưa vào một số ràng
buộc trong thanh toán và sẽ có những ưu đãi đối với những khách hàng thanh toán
tiền sớm. Như vậy, vừa giúp thu hồi được nợ nhanh vừa giúp cho chương trình
khuyến mãi của công ty thêm sinh động.
Công ty nên hạn chế thanh toán tiền hàng trước cho những món hàng nhập
khẩu từ nước ngoài cũng như việc trả tiền trước cho việc mua hàng hóa của một số
khách hàng trong nước. Công ty cần xác định kĩ đối với những khoản nào cần

thanh toán cho người bán trước và những khoản nào chưa thực sự cần thiết thì
công ty không nên trả tiền trước. Mà công ty có thể kí những hợp đồng đặt hàng
trước, và kí quỹ L/C đối với một số mặt hàng cần nhập khẩu.
3.2.2. Về công tác quản lí hàng tồn kho

Các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất của công ty để có kế
hoạch dự trữ những nguyên liệu nào cho hợp lí. Đồng thời thủ kho phải thường
xuyên theo dõi số lượng thành phẩm cũng như nguyên liệu trong kho để báo cáo,
bên cạnh đó tránh việc thành phẩm hay nguyên liệu bị hư hao, mất phẩm chất.
Công ty cần tăng cường những chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm,
tăng cường công tác khuyến mãi khi mua sản phẩm nhiều sẽ được tặng áo, mũ, đồ
chơi cho trẻ em có mang biểu tượng Dược Hậu giang. Qua đó, công ty có thể nhanh
chóng giảm lượng thành phẩm tồn trong kho.
Xác định những hợp đồng hay những mặt hàng mà thị trường cần để sản xuất
nhằm luôn đảm bảo có hàng hóa cung cấp, tránh sản xuất hàng loạt dẫn đến thành
phẩm tồn trong kho nhiều.
Không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để sản xuất mà
không phải dự trữ nguyên liệu trong kho do phải mua trước từ thị trường nước
ngoài.
Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
46

3.2.3. Về chi phí

Bên cạnh nguồn nguyên liệu công ty nhập khẩu từ những nước lớn và có uy
tín thì công ty nên tìm kiếm những nguồn nguyên liệu từ những nhà cung ứng khác
để giảm chi phí nguyên vật liệu xuống, nhưng đồng thời công ty cũng cần đảm bảo
tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Công ty cần dự trữ một số loại nguyên liệu thực
sự khan hiếm, đồng thời công ty nên thương lượng với những nhà cung cấp về giá
và kí hợp đồng mua hàng với trong một thời gian nhất định hoặc cả năm để tránh
biến động về giá làm giá vốn hàng bán tăng.
Công ty nên hạn chế lập những khoản dự phòng quá lớn như dự phòng giảm
giá đầu tư chứng khoán, bằng cách tìm hiểu công ty đó thật kĩ rồi mới có quyết định
mua cổ phiếu của công ty đó. Đồng thời có thường xuyên nhắc nhở các Đại lý, Chi
nhánh, Hiệu thuốc thanh toán tiền hàng để tránh việc lập dự phòng quá nhiều.
Để nâng cao tay nghề của nhân viên trong công ty thì công ty nên mời những
chuyên gia về tại công ty hay gần nơi nhân viên làm việc để giảng nhằm hạn chế
bớt những khoản chi phí về ăn uống, nhà ở của nhân viên tham gia lớp học.
3.2.3. Kết luận
Trước tình hình chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, có
rất nhiều công ty nhỏ cũng như những công ty mới thành lập đã không chống chọi
được với những khó khăn, nhất là trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
Trong khi các chi phí đầu vào cho việc sản xuất thì cứ tăng. Các công ty này đã phải
ngưng sản xuất hoặc hạn chế sản xuất.
Công ty Cổ phần Dược Hậu giang từ khi mới thành lập đến nay rất được sự
quan tâm của Nhà nước, cũng như được sự quan tâm của các cấp chính quyền và Sở
ban ngành Thành phố Cần Thơ. Thêm vào đó, cùng với sự nỗ lực hết mình của Ban
lãnh đạo công ty, toàn thể Cán bộ Công nhân viên trong công ty và sự tín nhiệm của
người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty trong thời gian qua là rất cao, tình hình tài chính của công ty cũng rất tốt.
Cụ thể như sau:

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
47

Lợi nhuận của công ty không ngừng tăng.


Khả năng thanh toán của công ty luôn được cải thiện và đảm bảo. Công ty
luôn tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo cơ cấu vốn.
Công ty luôn quan tâm đến đời sống của Cán bộ, Công nhân viên trong công
ty, cụ thể bằng việc công ty không ngừng tăng cường cho quỹ dự phòng trợ cấp thôi
việc. Qui mô sản xuất của công ty không ngừng được mở rộng, thị trường không
những được mở rộng trong nước mà còn được mở rộng ra thị trường thế giới. Bên
cạnh đó, trình độ quản lý cũng như về mặt công nghệ sản xuất luôn được đổi mới.
Hàng loạt những sản phẩm mới thường xuyên được tung ra thị trường. Đặc biệt,
Dược Hậu giang luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phục vụ tốt nhu cầu
thuốc của
người dân.
Dược Hậu giang cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình. Đồng thời
khắc phục những gì mà công ty chưa làm được để sản phẩm của Dược Hậu giang
mãi là sản phẩm dược được khách hàng cũng như các Y bác sĩ tin dùng
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với công ty
Trong giai đoạn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, công ty nên
thành lập một nhóm chuyên gia để phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và mở rộng thị trường trong thời
buổi cạnh tranh đầy khốc liệt này.
Công ty cần khai thác nhiều hơn nữa đối với dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu
dinh dưỡng của người dân. Vì cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Công ty cần tăng cường hơn nữa trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, các sản
phẩm dành cho nhiều giới khác nhau như những sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ em.
Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu hồi những khoản tiền hàng
từ những Chi nhánh, Đại lý, Hiệu thuốc để tránh tình trạng công ty có xu hướng bị
chiếm dụng vốn.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
48

Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác quản lí hàng trong kho. Đảm
bảo đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường và đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để sản
xuất sản phẩm.
Đối với việc sử dụng những mặt bằng còn trống, công ty không nên bán mà
nên cho thuê hoặc lập kế hoạch kinh doanh trên nền đất đó. Khi cần thiết công ty
không cần đi mua thêm đất để phục vụ cho nhu cầu mở rộng qui mô.
Trong quá trình mở rộng qui mô sản xuất công ty cần chú trọng hệ thống nơi
đặt kho bãi và cơ sở sản xuất nên đặt tại những nơi có nhiều nguồn nguyên liệu,
thuận tiện trong việc mua bán, hạn chế hư hao và chi phí vận chuyển và bảo quản.
Không ngừng cập nhật những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.
3.3.2. Đối với nhà nước
Nhà nước nên chú trọng hơn nữa tới những chính sách khuyến khích những
nhà sản xuất sản phẩm dược trong nước, nhằm bình ổn giá cả mặt hàng thuốc.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tránh tình trạng hàng nhái, hàng giả
tràn lan trên thị trường, nhằm tạo lòng tin cho người dân đối với những sản phẩm
dược. Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong ngành dược.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lí chất lượng sản phẩm dược, đặc biệt đối
với những sản phẩm mới tung ra thị trường thì cần được kiểm nghiệm kỹ, đảm bảo
không có nhiều tác dụng phụ đối với những bệnh nhận dùng thuốc.
Khuyến khích những nhà sản xuất thuốc có những chính sách ưu đãi, cũng như
mở rộng công tác tăng cường hiểu biết của người dân về việc sử dụng thuốc đối với
nhân dân vùng sâu vùng xa và vùng có nhiều người đồng bào dân tộc.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
49

CHƯƠNG 4
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
4.1. Một số phương pháp định giá
4.1.1. Phương pháp chiết khấu cổ tức
Với phương pháp này, giá trị hợp lý (nội giá) của cổ phiếu chính là hiện giá
dòng tiền thu nhập tạo ra và tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu (r).
- Dòng tiền thu nhập tạo ra từ cổ phiếu, bao gồm: Cổ tức được chia hàng năm
(Dt) và giá trị nhận được khi bán cổ phiếu ở một thời điểm t (Pt).
- Tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu (r) có được bằng cách:
+ Sử dụng mô hình CAPM.
+ Sử dụng phần bù rủi ro.
- Mô hình định giá như sau:

V0  D1  D2 Pt
(1   ...
(1   (1 
r)2
r) 1
r) t

- Giả định 1: Nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ để nhận cổ tức. Khi đó: t ->∞ và
Pt=0. Mô hình định giá viết lại như sau:

V0  D1  D2 D
(1  ...
(1  (1 r)
r)2
r)1

- Giả định 2: Tốc độ tăng trưởng cổ tức là g = hằng số.


Khi đó dòng tiền chỉ bao gồm cổ tức qua các năm và có thể ước lượng như sau:
-
Cổ tức năm vừa rồi: D0 đã biết vì công ty đã trả cổ tức năm trước.
-
Cổ tức năm 1: D1 = D0(1+g).
- Cổ tức năm 2: D2 = D1(1+g) = D0(1+g)2.
- ….

- Một cách tổng quát: Dt = D0(1+g)t


Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
50
- Mô hình định giá cổ phiếu như sau:

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
51

D (1  g) D0 (1  g)2 D0 (1  g)
V0  0
  ...  (1)
(1  r)1 (1  (1  r)
r)2

- Nhân 2 vế của (1) với (1+r)/(1+g), ta được:


1 r
D0(1 g)1 D0 (1 g)2 D (1 g)1
V0  D0    0
(2)
1
1 g (1 (1 r) 2
(1 r)
r)1

- Trừ theo vế (2) cho (1), ta được:


V0 1

r 
1  D0 
D0 (1 g) 
(3)
 1 g (1 r) 
D (1 g) 

V0  r  g   D  0 (4)
 0

1 g  (1 r)

- Cổ tức tăng trưởng được là nhờ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Do đó: g = Tỷ
lệ LN giữ lại x ROE = Tỷ lệ LN giữ lại x r

- Mà tỷ lệ lợi nhuận giữ lại <1 => g<r. Khi n => ∞ D 0(1  g)
thì  0
(1  r) 
 D0 (1 
Khi đó: (4) <=> V (1  re ) 1D  hay V0  D
 r  g1
0 g)
  rg
0  (1 

- Công thức: V0
D0 (1  g) D1 gọi là mô hình Gordon dùng để định giá

 rg
rg

cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) không đổi.


4.1.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do
- FCF = Dòng tiền hoạt động - Tổng đầu tư vào tài sản hoạt động.
- Dòng tiền hoạt động = Lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế (NOPAT: Net
Operating Profit After Tax) + Khấu hao.
Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
52
- Tổng đầu tư tài sản hoạt động = Đầu tư ròng tài sản hoạt động + Khấu hao.
- Do đó: FCF = (NOPAT + Khấu hao) - (Đầu tư ròng tài sản hoạt động + Khấu
hao) = NOPAT - Đầu tư ròng tài sản hoạt động.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
53

- Về thực hành, dòng tiền tự do thường được tính dựa vào báo cáo kết quả
kinh doanh của năm trước và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của dòng tiền do theo
công thức như sau:

- Dòng tiền tự do = Dòng tiền hoạt động sau thuế - Chi đầu tư ròng tài
sản hoạt động (kể cả chi đầu tư tài sản cố định và chi cho vốn lưu động ròng).
- Dòng tiền hoạt động ròng sau thuế = Lợi nhuận hoạt động - Thuế + Khấu hao
tài sản cố định hữu hình và vô hình.

- Dựa vào báo cáo tài chính năm rồi để tính FCF 0 theo các công thức trên.
Định giá theo chiết khấu dòng tiền tự do
1. Chia thời kỳ hoạt động của công ty thành hai thời kỳ: Thời kỳ có lợi thế
cạnh tranh và thời kỳ còn lại. Thời kỳ có lợi thế cạnh tranh là thời kỳ đầu khi công
ty mới đi vào hoạt động chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó, thời kỳ này thường
có tốc độ tăng trưởng cao.
2. Ước lượng dòng tiền tự do cho thời kỳ có lợi thế cạnh tranh với tốc độ tăng
trưởng g1 và theo công thức FCFt = FCF0(1+g1)t
3. Giả định dòng tiền tự do cho những năm kế tiếp có tốc độ tăng trưởng không
đổi (g2) và ước lượng dòng tiền tự do cho thời kỳ này.
4. Xác định giá trị công ty dựa vào dòng tiền tự do (V).

5. Tính giá trị cổ phiếu: Giá trị cổ phiếu (v) bằng giá trị vốn chủ sở hữu chia
cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành (n).
Xác định giá trị công ty dựa vào dòng tiền tự do
-
Tính hiện giá dòng tiền tự do (FCFt) trong thời kỳ có lợi thế cạnh tranh trong
khoảng t năm:
-
PV(FCF) thời kỳ có ưu thế cạnh FCF1  FCF2 FCFt
tranh  (1 r)1 (1 r)2  ... (1 r)t

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
54

- Tính giá trị phần còn lại sau thời kỳ có lợi thế cạnh tranh, giả định dòng
tiền tự do có tốc độ tăng trưởng không đổi (g2) => Giá trị phần còn lại:

RV FCF
t  r  gt1
2

Xác định giá trị công ty dựa vào dòng tiền tự do (tt)
- Tính hiện giá của giá trị phần còn lại. Công thức tính như sau:
RVt FCFt 1
PV (RVt ) t 
trong đó: FCFt+1 = FCFt (1+g2)
(1 r) (1 r)t (r  g
 ) 2

- Tính giá trị công ty (V) theo công thức:

FCF  FCF  FCFt1


V  (1 1r)1 (1 r)22  ... FCFt (1 r)t (r  g )
 (1 r)t
2

- Tính giá trị phần vốn chủ sở hữu bằng giá trị công ty sau khi trừ đi phần nợ
phải trả:
Giá trị vốn chủ sở hữu (E) = V - Giá trị thị trường của nợ (D).

- Tính giá trị cổ phiếu (vCP) bằng giá trị vốn chủ sở hữu chia cho số lượng

cổ phiếu đang lưu hành (n): v E V-D


CP
 
n n
4.1.3. Phương pháp so sánh: Tỷ số P/E
-
vCP = (Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu) x (Tỷ số P/E bình quân ngành).
-
Xác định tỷ số P/E:
-
Gọi b: Tỷ lệ lợi nhuận để lại => 1 - b = Tỷ lệ lợi nhuận được chia = D1/E1,
trong đó D1, E1 lần lượt là cổ tức và lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu trong kỳ 1 =>1
- b = D1/E1 => D1 = (1 - b) E1
-
Theo mô hình Gordon: V = D1/(ke - g) = (1 - b)E1/(ke - g) => V/E1 = (1 - b)/(ke
- g).

=> Tỷ số P/E = V/E1 = (1 - b)/(ke - g).

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
55

4.2. Định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Trong chương này, tác giả dùng phương pháp so sánh và phương pháp chiết
khấu dòng tiền để xác định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.

Kết quả HĐKD Quý I/2020 DHG so với cùng kỳ Quý I/2019

Quý Quý
Chỉ tiêu Chênh lệch
I/2020 I/2019
Giá trị Tỷ lệ
Báo cáo tài chính hợp nhất
Doanh thu thuần 858.456 767.191 91.265 11.90%
Lợi nhuận trước thuế 195.569 153.430 43.139 28.12%
Chi phí thuế TNDN 19.250 18.468 782 4.24%
Lợi nhuận sau thuế 176.970 135.174 41.796 30.92%
Báo cáo tài chính riêng
Doanh thu thuần 858.456 766.788 91.668 11.95%
Lợi nhuận trước thuế 196.550 153.903 42.648 27.71%
Chi phí thuế TNDN 19.250 18.468 782 4.24%
Lợi nhuận sau thuế 176.953 135.648 41.305 30.45%
Doanh thu & LNST Quý I/2020 tăng trưởng lẩn lượt 12% và 30% so với cùng
kỳ Q1/2019 do:
- Nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid 19. Đặc
biệt các sản phẩm tăng sức đề kháng .
- Tổ chức chặt chẽ hệ thống phân phối & kết nối với khách hàng tốt.
- Tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực của công ty.
- Triển khai tốt dự án tăng năng suất & hiệu quả sản xuất giúp tiết giảm chi
phí.
Mặc dù KQKD Quý I/2020 tích cực nhưng cần lưu ý đây là do nhu cầu gia tăng
đến từ sự tích trữ của người tiêu dùng & nhà thuốc trong bối cảnh bùng phát dịch

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
56

Covid 19, tôi cho rằng nhu cầu trên sẽ hạ nhiệt trong thời gian còn lại trong năm
2020 khi Việt Nam đã kiểm soát rất tốt dịch.
Lo ngại dịch sẽ có thể ảnh hưởng hoạt động sản xuất hoạt chất đầu vào (API) tại
Trung Quốc, từ đó giảm biên lợi nhuận gộp của các sản phẩm tự sản xuất của dược
Hậu Giang trong năm 2020. Mặt khác sự phụ thuộc cao vào kênh nhà thuốc đầy
cạnh tranh và danh mục sản phẩm ít khác biệt sẽ hạn chế tăng trưởng doanh thu của
DHG.

Thông tin giao dịch:

DHG trở thành công ty con của Taisho.


- Taisho là công ty dược phẩm hàng đầu Nhật Bản chuyên sản xuất dược
phẩm và thực phẩm chức năng. Với lịch sử hình thành trên 100 năm Taisho hiện là
công ty có thị phần khá lớn ở Nhật Bản, chiếm 13% thị phần OTC với các sản phẩm
nổi bật như Lipovitan, Biofermin, Pabron...Các sản phẩm của Taisho khá tương
đồng với DHG. Tận dụng lợi thế của Taisho đây sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn
cho DHG như:

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
57

+ Triển vọng đấu thầu kênh bênh viện (ETC) vào nhóm 2 với dây chuyền sản
xuất tiêu chuẩn quốc tế: Nhờ trợ lực của Tasho, DHG đã hoàn thành thủ tục chứng
nhận tiêu chuẩn PIC/sGMP (Malaysia) cho chuyền sản xuất viên sủi bọt vào cuối
2018 và GMP Nhật Bản (PMDA) cho dây chuyền viên nén Non Betalactam vào
T2/2019.
+ DHG tham vọng dự thầu vào nhóm 1 với các sản phẩm chuyển giao công
nghệ sản xuất từ Taisho.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu: Các sản phẩm được sản xuất bằng dây
chuyền được chứng nhận tiêu chuẩn PIC/sGMP và GMP Nhật Bản được kỳ vọng sẽ
sớm thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và sau đó là Đông Nam Á, thông qua mạng
lưới phân phối toàn cầu sẵn có của đối tác Taisho. (+1.5% YoY), tỷ trọng doanh thu
xuất khẩu chiếm khoảng 3% trong tổng doanh thu năm 2020.
Tôi giả định bảng KQKD năm 2019 so với 2020 như sau:
Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch
Doanh thu 3.897 4.097 5%
Lợi nhuận gộp 1.712 1.811 5,8%
Chi phí bán hàng -687 -746 8,5%
Chi phí quản lý DN -334 -358 7%
LN thuần HDKD 691 707 2%
Chi phí lãi vay -23 -15 -34%
LNTT 713 750 5%
LN trước CĐTS 631 656 4%
Cổ đông công ty mẹ 635 656 3%
Số CP lưu hành bình quân 130.746.071 130.746.071 0
EPS(đồng/cổ phiếu) 4.668 4.830 3,5%

4.2.1 Định giá theo phương pháp so sánh


Các doanh nghiệp so sánh là những doanh nghiệp sản xuất thuốc sở hữu dây
chuyền đạt chuẩn GMP ( PME, IMP , DHG) và nhóm các doanh nghiệp sản xuất

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
58

thuốc generic đạt tiêu chuẩn cao, doanh thu tập trung chủ yếu thị trường OTC (
DHG, DBD, DMC, MKP).

Vốn hóa thị trường


Tên công ty Mã CP P/E
( ĐVT: triệu)

Công ty Cổ phần Pymepharco PME 4.793 14.67

Công ty Cổ phần Dược phẩm


IMP 2.884 17.35
IMEXPHARM
Công ty Cổ phần Dược - Trang
DBD 2.506 16.98
thiết bị Y tế Bình Định
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
DMC 1.757 7.80
Y tế Domesco
Công ty Cổ phần Hóa - Dược
MKP 1.143 17.11
phẩm Mekophar
Bình quân gia quyền theo vốn hóa 14.8
EPS ( dự phóng năm 2020) theo bảng KQKD là: 4.830.
P/E trung bình ngành: 14.8
=> Giá mục tiêu theo phương pháp P/E .
= EPS (dự phóng 2020) x P/E mục tiêu.
= 4.830 x 14.8
= 71.500 đồng/cổ phiếu.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
59

4.2.2. Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
Tôi áp dụng cách tiếp cận định giá DCF cho DHG dựa trên cơ cấu kinh doanh đơn
giản, doanh thu ổn định, dòng tiền và tạo tiền mặt mạnh mẽ.

Chi phí vốn Tỷ lệ FCFF (5Y) VND (B)


PV of free cash
Beta 0.8 2,852
flows
Market risk Pv of terminal val
10.3 6,188
premium % (2.5%g)
Risk free rate % 3.9 PV of FCF & TV 9,040
Cash &
Cost of equity % 11.9 2,022
invesment
Cost of debt 5.0 Debt -182
Debt % 8.5 Minority Interest -5
Equity % 91.5 Equity value 10,875
Copporate tax
12.5 shares 130.746.071
rate %
Price per share
WACC 11.3 83.200
VND

Bảng dự phóng kết quả HĐKD

Năm 2019 2020F 2021F 2022F 2023F 2024F


Doanh thu(tỷ đồng) 3.897 4.097 4.268 4.438 4.615 4.799
Tăng trưởng DT(%) 0,4 5,1 4,2 4 4 4
GVHB -2.184 -2.286 -2.372 -2.463 -2.538 2.639
LN gộp(tỷ đồng) 1.712 1.811 1.895 1.974 2.077 2.160
Chi phí bán hàng -687 -746 -774 -812 -852 -895
Chi phí quản lý DN -334 -358 -375 -393 -412 -433

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
60

LN thuần HĐKD 691 707 746 770 813 832


Thu nhập tài chính 122 139 151 165 180 196
Chi phí tài chính -99 -96 -100 -103 -110 -113
Trong đó. CP lãi vay -23 -15 -15 -14 -14 -14
Lợi nhuận từ LDLK 0 0 0 0 0 0
Lỗ/ lãi thuần khác -2 0 0 0 0 0
LNTT 713 750 797 832 883 915
Tăng trưởngLNTT (%) -2,5 5,0 5,8 4,4 6,1 3,7
Thuế TNDN -84 -90 -100 -104 -110 -114
LNST trước CĐTS 631 656 698 728 773 801
Lợi ích CĐTS 4 0 0 0 0 0
Cổ đông công ty mẹ 635 656 698 728 773 801
Số CP lưu hành bình 130.74 130.74 130.746 130.74 130.746. 130.746
quân 6.071 6.071 .071 6.071 071 .071
EPS(đồng/cp) 4.668 4.830 5.175 5.404 5.720 5.920
Tăng trưởng EPS( %) 4,9 3,5 6,0 4,4 5,8 3,5

Bảng dự phóng chỉ số hiệu quả vận hành

Năm 2019 2020F 2021F 2022F 2023F 2024F


Số ngày tồn kho 135,1 121,0 123,9 123,9 123,9 123,9
Số ngày phải thu 57,6 47,5 44,1 44,1 44,1 44,1
Số ngày phải trả 24,1 19,9 21,1 21,1 21,1 21,1

4.3. Khuyến nghị đầu tư


4.3.1. Điểm nhấn đầu tư
- Doanh thu & Lợi nhuận sau thuế Quý I/2020 có mức tăng trưởng lần lượt là
12% và 30% so với cùng kỳ Quý I/2019.
- DHG trở thành công ty con của Taiso Nhật Bản ( công ty có thị phần OTC
khá lớn chiếm hơn 13,5% thị phần). Động lực tăng trưởng dài hạn cho DHG.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
61

- Dư địa của ngành dược tại Việt Nam và lợi thế DHG là công ty dược phẩm
lớn nhất Việt Nam, với lợi thế cạnh tranh hệ thống phân phối hàng đầu thị trường.
4.3.2. Rủi ro đầu tư
- Ảnh hưởng từ dịch Covid-19: các gián đoạn nguồn cung đến từ dịch
COVID- 19 (cụ thể, tạm thời đóng cửa nhà máy, thiếu hụt nhân lực và các lệnh cấm
xuất khẩu)
– cùng với các biện pháp xử lý ô nhiễm của Trung Quốc khiến nhiều nhà máy đóng
cửa. Thận trọng giả định chi phí API sẽ tăng trong những năm tới.
- Cơ hội tăng trưởng từ việc mở rộng điểm bán lẻ (POS) khá hạn chế do mạng
lưới phân phối DHG đã bão hòa ở kênh bán nhà thuốc.
4.3.3. Khuyến nghị
- Áp dụng định giá theo phương pháp so sánh và phương pháp chiết khấu dòng
tiền tôi có giá cổ phiếu DHG lần lượt là: 71.500 đồng/cổ phiếu và 83.200 đồng/cổ
phiếu.
- So với giá hiện tại DHG trên thị trường 30/6/2020 là: 91.500 đồng/cổ phiếu.
Tương đương vốn hóa thị trường là ~ 12.000 tỷ. P/E cao hơn so với trung bình
ngành.
- Mức giá hiện tại của DHG không hấp dẫn để Đầu Tư (Cần theo dõi sát
KQKD tương lai nhờ triển vọng khi DHG có sự hỗ trợ từ Taisho).
Với trường hợp DHG, giá đóng cửa ngày 30/6/2020 là: 91.500 đồng/cổ phiếu,
cả 2 giá mục tiêu đều thấp hơn giá thị trường. Do đó, tôi khuyến nghị BÁN đối với
cổ phiếu DHG.

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
62

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
64

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá
I

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trương Đông Lộc, Ths. Trương Thị Bích Liên, Ths. Nguyễn Thị Lương, Ths.
Nguyễn Văn Ngân, Ths. Trần Bá Trí (2008). “Bài Giảng Quản Trị Tài Chính”.
Trường Đại học Cần thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
2. PGS. TS Lưu Thị Hương (2003), “ Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp”, Nhà
xuất bản Thống kê.
3. GS. TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ (2008). “Giáo Trình Phân Tích
Tài Chính Doanh Nghiệp”. Nhà xuất bản tài chính.
4. Công ty Cổ phần Dược Hậu giang. “Bản Cáo Bạch Chào Bán Cổ Phiếu” (2007).
5. Nguyễn Văn Khuôn, Trần Phương Khánh Vân (2008). “Luận văn tốt nghiệp: Phân
tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang”. Trường Đại học Nha
Trang.
6. Hứa Minh Tuấn (2006). “Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại
công ty Cổ phần Dược Hậu giang”. Trường Đại học Cần thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh.
7. Các trang website tham khảo:
www.hsx.vn
www.cafef.vn
www.cophieu68.vn
www.dhgpharma.com.vn

Phạm Thị Phượng _ Tiểu luận: Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá

You might also like