You are on page 1of 385

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QTKD

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

THUẾ

Bộ môn Tài chính Kế toán

Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang

LƯU HÀNH NỘI BỘ

AN GIANG, THÁNG 01 NĂM 2023


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................7


CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA THUẾ...............................8
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ............................................................8
1. Nguồn gốc và tính tất yếu khách quan của thuế - Sự ra đời và phát triển của thuế. .8
2. Khái niệm thuế, bản chất của thuế, các hình thức của thuế:.....................................9
II. CHỨC NĂNG CỦA THUẾ........................................................................................13
III. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG..........................16
1. Thuế - công cụ phân phối thu nhập và ổn định hóa nền kinh tế..............................16
2. Thuế - công cụ khắc phục khiếm khuyết của thị trường...........................................17
CHƯƠNG 2: KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUẾ VIỆT
NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY...........................................................................................................21
I. VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY........................21
1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám tới 1954...................................................21
2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975.........................................................................21
3. Giai đoạn từ 1975 đến 1990.....................................................................................22
4. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay...............................................................................23
II. QUẢN TRỊ THUẾ Ở VIỆT NAM.............................................................................25
1. Tổ chức và chức năng bộ máy thu thuế....................................................................25
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế các cấp......................................................29
3. Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế............................................................................30
CHƯƠNG 3: THUẾ TÀI NGUYÊN................................................................................31
I. KHÁI NIỆM.................................................................................................................31
II. NGƯỜI NỘP THUẾ VÀ ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ.............................................31
III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TÀI NGUYÊN.......................................33
1. Căn cứ tính thuế.......................................................................................................33
2. Sản lượng tài nguyên tính thuế:...............................................................................33
3. Giá tính thuế tài nguyên...........................................................................................35
4. Thuế suất thuế tài nguyên.........................................................................................37
IV. ĐĂNG KÝ, KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ............................37
V. MIỄN, GIẢM THUẾ TÀI NGUYÊN........................................................................38
BIỂU MỨC THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN.........................................................39
CHƯƠNG 4: THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU....................................................................42
I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU...............................42
1. Khái niệm và vài nét lịch sử.....................................................................................42
2. Quá trình hình thành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam..........................42
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU...43
1. Đối tượng chịu thuế..................................................................................................43
2. Đối tượng không chịu thuế.......................................................................................43

2
3. Người nộp thuế.........................................................................................................44
4. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế..................................................44
5. Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.........................................48
6. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế..............................................................................49
CHƯƠNG 5: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.....................................................................73
I. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.....................................74
1. Khái niệm.................................................................................................................74
2. Cơ sở của Thuế GTGT.............................................................................................74
3. Các nguyên tắc của Thuế GTGT..............................................................................75
4. Tác dụng của Thuế GTGT........................................................................................75
5. Cơ chế vận hành của Thuế GTGT:..........................................................................75
6. Ưu điểm của thuế GTGT so với các loại thuế doanh thu.........................................78
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ GTGT.....................................................79
1. Đối tượng chịu thuế GTGT......................................................................................79
2. Người nộp thuế GTGT..............................................................................................79
3. Đối tượng không chịu thuế GTGT............................................................................79
4. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.......................................88
5. Căn cứ tính thuế.......................................................................................................91
6. Phương pháp tính thuế GTGT................................................................................105
7. Khấu trừ thuế GTGT..............................................................................................111
8. Hoàn thuế...............................................................................................................124
9. Nơi nộp thuế...........................................................................................................130
CHƯƠNG 6: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT................................................................131
I. KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG...................................................................................131
1. Khái niệm...............................................................................................................131
2. Tác dụng.................................................................................................................131
II. ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, NGƯỜI NỘP THUẾ TTÐB.....................................131
1. Ðối tượng chịu thuế................................................................................................131
2. Người nộp thuế TTÐB............................................................................................132
III. CÁC TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHẢI CHỊU THUẾ TTÐB...........132
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ
sở kinh doanh khác để xuất khẩu bao gồm:.........................................................................132
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:...................................................133
IV. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT..............................................................136
1. Giá tính thuế TTĐB................................................................................................136
V. HOÀN THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ.........................................................................142
1. Hoàn thuế...............................................................................................................142
2. Khấu trừ thuế.........................................................................................................143
VI. GIẢM THUẾ...........................................................................................................145
CHƯƠNG 7: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP..................................................146
A. NỘI DUNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TNDN......................................146
B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ TNDN....................................................147
3
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.........................147
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ........................................................148
1. Phương pháp tính thuế...........................................................................................148
2. Xác định Thu nhập tính thuế..................................................................................150
3. Doanh thu...............................................................................................................151
4. Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế..154
5. Các khoản thu nhập khác.......................................................................................166
6. Thu nhập được miễn thuế.......................................................................................170
7. Xác định lỗ và chuyển lỗ........................................................................................173
8. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp......................174
9. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp..................................................................175
III. NƠI NỘP THUẾ.....................................................................................................175
1. Nguyên tắc xác định...............................................................................................175
2. Xác định số thuế phải nộp......................................................................................176
IV. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG CHỨNG
KHOÁN...................................................................................................................................176
1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn............................................................................176
2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.............................................................178
V. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN......................................179
1. Đối tượng chịu thuế:..............................................................................................179
2. Căn cứ tính thuế.....................................................................................................179
VI. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP..................................................183
1. Điều kiện, nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN................................................183
2. Thuế suất ưu đãi.....................................................................................................191
3. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế..............................................................195
4. Các trường hợp giảm thuế khác.............................................................................196
5. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................196
CHƯƠNG 8: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN...............................................................198
I. KHÁI NIỆM...............................................................................................................198
II. NGƯỜI NỘP THUẾ................................................................................................198
III. THU NHẬP CHỊU THUẾ.....................................................................................199
1. Thu nhập từ kinh doanh.........................................................................................199
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công..........................................................................199
3. Thu nhập từ đầu tư vốn..........................................................................................203
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn............................................................................203
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.............................................................204
6. Thu nhập từ trúng thưởng......................................................................................204
7. Thu nhập từ bản quyền...........................................................................................204
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại................................................................205
9. Thu nhập từ nhận thừa kế......................................................................................205
10. Thu nhập từ nhận quà tặng..................................................................................205
IV. CÁC KHOẢN THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ:...............................................206
1. Các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:......................................................206
4
2. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế:.......................................................................................210
V. GIẢM THUẾ............................................................................................................210
1. Xác định số thuế được giảm...................................................................................210
2. Thủ tục, hồ sơ xét giảm thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. 210
VI. QUY ĐỔI THU NHẬP CHỊU THUẾ RA ĐỒNG VIỆT NAM.............................210
VII. KỲ TÍNH THUẾ....................................................................................................211
1. Đối với cá nhân cư trú...........................................................................................211
2. Đối với cá nhân không cư trú.................................................................................211
VIII. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ.....................................211
1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công..................................211
2. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công....................214
3. Các khoản giảm trừ................................................................................................219
4. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn....................................................225
5. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.....................................226
6. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản......................228
7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền....................................................229
8. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại..........................230
9. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng......................................................................230
10. Căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng..................................................................231
IX. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ.....................232
1. Đối với thu nhập từ kinh doanh..............................................................................232
2. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công..............................................................232
3. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn..............................................................................233
4. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn................................................................233
5. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.................................................234
6. Đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại...................................234
7. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng............................................234
X. ĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ,
HOÀN THUẾ..........................................................................................................................235
1. Đối tượng phải đăng ký thuế..................................................................................235
2. Hồ sơ đăng ký thuế.................................................................................................235
3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế...........................................................................235
4. Đăng ký thuế đối với một số trường hợp cụ thể:....................................................236
5. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế...............................................................236
6. Khai thuế, quyết toán thuế......................................................................................239
7. Trách nhiệm của tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước
ngoài không hoạt động tại Việt Nam...................................................................................244
8. Hoàn thuế...............................................................................................................245
CHƯƠNG 9: CÁC LOẠI THUẾ VỀ ĐẤT....................................................................246
A. THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.................................................................246
I. SƠ LƯỢC VỀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP........................................246
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.................247
1. Người nộp thuế.......................................................................................................247
5
2. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm.........................................................247
3. Căn cứ tính thuế.....................................................................................................248
4. Hạng đất.................................................................................................................248
5. Định suất................................................................................................................248
6. Kê khai, tính thuế và lập sổ thuế............................................................................249
7. Thu thuế và nộp thuế..............................................................................................249
8. Giảm thuế và miễn thuế..........................................................................................249
9. Xử lý vi phạm..........................................................................................................253
B. THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP.........................................................255
I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ......................................................................................255
II. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ.....................................................................255
III. NGƯỜI NỘP THUẾ...............................................................................................255
IV. CĂN CỨ TÍNH THUẾ............................................................................................256
1. Giá tính thuế...........................................................................................................256
2. Thuế suất................................................................................................................256
V. ĐĂNG KÝ, KHAI, TÍNH VÀ NỘP THUẾ..............................................................257
VI. MIỄN, GIẢM THUẾ..............................................................................................258
1. Miễn thuế................................................................................................................258
2. Giảm thuế...............................................................................................................258
3. Nguyên tắc miễn thuế, giảm thuế...........................................................................258
CHƯƠNG 10: LỆ PHÍ MÔN BÀI, LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ VÀ CÁC LOẠI PHÍ, LỆ
PHÍ KHÁC.................................................................................................................................260
PHẦN A: LỆ PHÍ MÔN BÀI.......................................................................................260
I – KHÁI NIỆM............................................................................................................260
II - MỨC THU LỆ PHÍ MÔN BÀI.............................................................................260
III – KHAI, NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI.........................................................................261
1. Thời gian nộp lệ phí Môn bài.................................................................................261
2. Nộp lệ phí...............................................................................................................261
PHẦN B: LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ....................................................................................262
I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:.............................................................262
II. NGƯỜI NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:.......................................................................262
III. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:.......................262
IV. CĂN CỨ TÍNH, CÁCH TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ.............................................266
V. GHI NỢ, MIỄN LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:...................................................................270
PHẦN C: CÁC LOẠI PHÍ VÀ LỆ PHÍ KHÁC...........................................................272
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 38/2019/QH14.................................................................274
QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN.............................................................................................332
THÔNG TƯ SỐ 39/2014/TT-BTC NGÀY 31/3/2014................................................332
THÔNG TƯ 68/2019/TT-BTC NGÀY 30/9/2019......................................................357
THÔNG TƯ 88/2020/TT-BTC ngày 30/10/2020 384

6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOT Building - Operate - Transfer - Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BT Building - Transfer - Xây dựng - Chuyển giao
BTO Building - Transfer - Operate - Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
BTU British Thermo Unit (Đơn vị đo nhiệt lượng của Anh)
CHLB Cộng Hòa Liên Bang
CIF Costs Insurance and Freight
DN Doanh nghiệp
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FOB Free on Board (Giá giao lên tàu)
General Agreement on Tariffs and Trade- Hiệp định chung về thuế quan và mậu
GATT
dịch
GDP Gross Domestic Product-Sản lượng quốc nội
GNP Gross National Product-Sản lượng quốc gia
GTGT Giá trị gia tăng
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)
OECD Organisation for Economic Co-operation and Development
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
UBND Ủy ban nhân dân
WTO World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới)

7
CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ
CỦA THUẾ
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ
1. Nguồn gốc và tính tất yếu khách quan của thuế - Sự ra đời và phát triển của thuế
Thuế là một phạm trù kinh tế, đồng thời là một phạm trù lịch sử. Thuế ra đời, tồn tại, phát
triển cùng Nhà nước - một sản phẩm tất yếu của sự phân công lao động xã hội.
Lịch sử tiến hóa và phát triển của xã hội loài người đã chứng minh có 5 hình thái xã hội: từ
xã hội cộng sản nguyên thủy cho đến xã hội Xã hội chủ nghĩa. Trải qua sự phát triển của xã hội
loài người, giai cấp đã xuất hiện và phân hóa thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Số người
đại diện trong giai cấp thống trị xã hội đó dần dần hình thành nên các tổ chức bộ máy cai trị xã
hội và nó ngày càng được củng cố, hoàn thiện qua các chế độ xã hội – đó là Nhà nước. Nhà nước
ra đời đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội, đó là phạm trù lịch sử của Nhà nước.
Nhà nước xét ở khía cạnh phân công lao động xã hội, đó là một tổ chức bộ máy với nhiều hệ
thống các cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau để tổ chức, cai quản xã hội. Để hoạt động
được Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng
cố tổ chức bộ máy Nhà nước từ Trung Ương đến cơ sở trong cả nước; chi cho những công việc
thuộc chức năng Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các cơ sở
hạ tầng; chi cho các vấn đề phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài. Xã
hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn, cả về phạm vi và qui mô chi tiêu.
Vậy thì bộ máy Nhà nước bao gồm một số người không trực tiếp sản xuất, không tạo ra thu
nhập, nhưng lại rất cần có nguồn tài chính để chi tiêu, nguồn tài chính đó lấy ở đâu ra? Nguồn tài
chính đó chỉ có thể lấy từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp dân
cư trong xã hội trực tiếp lao động sản xuất tạo ra. Nhưng lấy bằng cách nào? Lịch sử ra đời và
phát triển của Nhà nước trong các chế độ xã hội trước đây và hiện nay đã chứng minh rằng Nhà
nước có ba hình thức động viên một phần thu nhập xã hội để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình
là quyên góp, vay của dân và dùng quyền lực của Nhà nước buộc dân phải đóng góp. Trong 3
hình thức trên thì quyên góp phải tùy thuộc vào khả năng và sự tự nguyện của mọi người, do đó
nó không công bằng, không lâu dài, không bảo đảm đuợc yêu cầu chi tiêu của Nhà nước, cho nên
nó không cơ bản và chỉ được sử dụng trong những tình huống đặc biệt. Hình thức vay dân thì có
vay phải có trả. Nhưng Nhà nước không tạo ra thu nhập thì lấy gì trả? Do đó hình thức vay dân
cũng không phải là cứu cánh mà nó chỉ đuợc sử dụng trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Rõ ràng
chỉ có hình thức buộc dân đóng góp là cơ bản nhất, và đây cũng chính là một trong những đặc
trưng cơ bản của Nhà nước. Và hình thức để buộc dân đóng góp đó chính là thuế.
Từ sự phân tích trên ta có thể thấy: Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của
Nhà nước; vì Nhà nước và do Nhà nước. Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan; vì vậy thuế
là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu và đầu tiên là nhằm bảo đảm nguồn tài chính
phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước.
Bên cạnh đó, thuế là một phần thu nhập do những người dân trực tiếp lao động sản xuất tạo
ra và đóng góp cho Nhà nước. Như vậy một vấn đề đặt ra là nếu số của cải vật chất do người dân
sản xuất ra chỉ đủ nuôi sống bản thân họ thì làm gì có phần đóng góp cho Nhà nước để nuôi bộ
máy gián tiếp? Về vấn đề này Các Mác đã nghiên cứu và phát hiện ra hai vấn đề quan trọng làm
nền tảng cho những lý luận cơ bản về thuế là: quá trình tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở
rộng là hai thuộc tính cơ bản quan trọng của hàng hóa sức lao động. Lao động với tư cách là
hàng hóa - một loại hàng hóa đặc biệt, qua hoạt động lao động nó tạo ra giá trị mới lớn hơn giá
trị của nó, phần mới sáng tạo ra đó được Mác gọi là thu nhập. Đó chính là cơ sở đảm bảo cho tái
sản xuất mở rộng, là nguồn cho sự động viên tài chính Nhà nước. Rõ ràng là thuế xuất hiện trong
xã hội loài người với 2 điều kiện cần và đủ là: sự xuất hiện của Nhà nước và sự xuất hiện thu
nhập xã hội. Sự xuất hiện của Nhà nước tạo ra quyền lực tập trung để Nhà nước ban hành các

8
luật lệ về thuế buộc các thành viên trong xã hội phải thực hiện. Sự hình thành thu nhập trong xã
hội là cơ sở tạo khả năng cho nguồn động viên về thuế. Có thu nhập thì người dân mới có thể
đóng góp cho Nhà nước và ngược lại. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất xã hội, sự phát triển ngày càng cao của kinh tế hàng hóa, tiền tệ, sự gia tăng mạnh mẽ
của quyền lực Nhà nước đã phát sinh những yêu cầu chi tiêu to lớn, đa dạng và phức tạp, làm
nảy sinh những biến đổi mới về thuế, các quan hệ về thuế dưới hình thức giá trị đuợc hình thành
và ngày càng phát triển có tính chất hệ thống, các thứ thuế khác nhau lần lượt ra đời. Với bước
tiến của lịch sử, chỉ dùng hình thức thuế không đủ để đáp ứng yêu cầu chi tiêu; nhất là chi cho
những công việc đột xuất, cấp bách, Nhà nước đã áp dụng hình thức phát hành công trái hoặc
phát hành giấy bạc. Tuy nhiên thuế vẫn là hình thức động viên tài chính chủ yếu và cơ bản nhất
của Nhà nước.
2. Khái niệm thuế, bản chất của thuế, các hình thức của thuế:
a. Khái niệm thuế:
Thuế ra đời với những đặc trưng cơ bản như đã trình bày ở phần trên. Nhưng thuế là gì?
Học thuyết về thuế là một bộ phận cấu thành quan trọng của khoa học về tài chính. Học thuyết
này nghiên cứu về các quan hệ sản xuất trong sự tác động hỗ tương với lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất – đã làm cho một số quan hệ phân phối
tách ra thành các quan hệ tài chính và từ đó hình thành nên những mối quan hệ phân phối mang
hình thức thuế có tính độc lập tương đối.
Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng, song hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân, được Nhà nước quy
định thông qua hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của
Nhà nước.
Ngoài ra còn có một khái niệm thuế được OECD đưa ra: “Thuật ngữ thuế được giới hạn
trong khuôn khổ các khoản thanh toán có tính chất cưỡng chế, không có tính chất bồi hoàn lại
cho chính phủ”.
Theo Luật quản lý Thuế số 38/2019/QH14: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt
buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
b. Bản chất của thuế:
Từ nguồn gốc ra đời và khái niệm của thuế, rõ ràng thuế có bản chất kinh tế - chính trị - xã
hội rất sâu sắc.
Bản chất kinh tế của thuế thể hiện trước hết thuế là một phần thu nhập của xã hội được tập
trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Kinh tế là cơ sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ với
sản xuất, kinh doanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân để động viên và điều hòa
thu nhập, điều tiết kinh tế (điều tiết sản xuất và tiêu dùng). Nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà
nước chỉ có thể tăng nhiều và nhanh trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và đạt hiệu quả cao.
Ngược lại, qua thu thuế phải góp phần kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thực
hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất và tiêu dùng một cách hợp lý để tạo nguồn thu thuế
ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy nếu Nhà nước tăng mức động viên thuế quá cao chỉ nhằm mục
đích đơn thuần tăng thu ngân sách để đáp ứng yêu cầu chi tiêu của Nhà nước mà bỏ qua yêu cầu
bảo đảm sự tăng trưởng về kinh tế thì thường là gặp thất bại, dễ dẫn đến hậu quả xấu về nhiều
mặt.
Tính chất thứ hai là tính cưỡng chế của thuế. Nó trở thành một phạm trù độc đáo và có nét
riêng. Tính cưỡng chế được thể hiện thông qua các điều khoản pháp luật. Thuế không thể xây
dựng trên và dung hòa với tư tưởng tự nguyện; khoản thuế thu được không thể trông chờ vào
thiện chí hay nhiệt tình của dân chúng đối với Nhà nước. Thuế thể hiện ý chí toàn dân chứ không
riêng ai cả.
Đặc tính thứ ba của thuế là không có đối giá trực tiếp. Nộp thuế cho Nhà nước không
giống chi tiền mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng riêng tư.
9
Nộp thuế là một nghĩa vụ không thể thoái thác và khối lượng các lợi ích mà người nộp thuế nhận
được từ Nhà nước không liên quan gì đến khối lượng thuế đã chi trả, thì việc trả tiền để nhận
được một món hàng hoàn toàn mang tính chất tự nguyện và thường có sự tương xứng về mặt giá
trị. Nhưng cũng cần lưu ý là mặc dù không đối giá trực tiếp nhưng mọi khoản thuế dân chúng đã
nộp sẽ quay lại với họ bằng nhiều con đường khác nhau thông qua chi tiêu từ ngân sách Nhà
nước.
Đặc tính thứ tư của thuế là dùng vào chi tiêu công cộng. Đặc tính này giảm nhẹ ý niệm
cưỡng bách của thuế. Ngày nay, quyền lực công cộng đã thuộc về toàn thể dân chúng, bộ máy
Nhà nước do dân chúng điều khiển, còn Nhà nước dân chủ theo nghĩa nào và ở mức độ nào, thì ở
đây không bàn đến, nên việc nộp thuế và sử dụng tiền thu từ thuế cũng do dân chúng quyết định.
Ngoài một phần cung cấp cho quản lý hành chánh, đại bộ phận thuế thu được chuyển giao lại
cho người dân khi Nhà nước chi ngân sách cho văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, y
tế, bảo trợ xã hội, cho các chương trình nghiên cứu khoa học, chống ô nhiễm môi truờng, chống
tệ nạn xã hội.
Đặc tính thứ năm của thuế là vĩnh viễn. Nộp thuế cho Nhà nước không giống cho Nhà
nước vay, nên không thể đòi lợi tức và vốn đáo hạn. Chúng ta biết rằng thuế dùng tài trợ công
chi, mà phần lớn công chi là những khoản cấp phát, cho không. Trên ý nghĩa đó, đóng thuế cho
chính phủ là san sẻ một phần gánh nặng công chi.
Xét về bản chất, thuế là một hình thức tái phân phối thu nhập xã hội do các doanh nghiệp
và dân chúng sáng tạo, hình thành nên ngân sách nhà nước, nhằm tài trợ các nhu cầu chi tiêu
công cộng. Xét về hiện tượng, thuế là quá trình chuyển dịch một chiều thu nhập xã hội từ khu
vực tư vào khu vực công cộng. Như vậy nộp thuế thực chất là quá trình chuyển dịch chi tiêu tư
thành chi tiêu vì lợi ích chung.
Tóm lại, đánh thuế là một đặc quyền chỉ thuộc về Nhà nước và thể hiện sức mạnh của Nhà
nước trong đời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế tái phân phối thu nhập xã hội và điều chỉnh
kinh tế vĩ mô. Trong xã hội dân chủ, mặc dù không nhận đối giá trực tiếp từ số tiền thuế nhưng
dân chúng cũng nhận được một cách gián tiếp thông qua lợi ích từ công chi. Ở đây có điểm đáng
nói, hành vi nộp thuế của người dân mang tính cụ thể, cá nhân và trực tiếp, còn sự thụ hưởng lợi
ích từ chi tiêu của chính phủ mang tính trừu tượng công cộng và gián tiếp. Do đó, ngoài việc
hành thu thuế thật tế nhị mà minh bạch, chính phủ cần phải công bố rõ ràng chương trình hành
động của mình và tăng cường giáo dục ý thức công dân về nghĩa vụ nộp thuế ngay từ bậc tiểu
học. Như vậy, dân chúng mới ý thức được sự cần thiết của thuế, mới xem nộp thuế là một việc
làm tự nhiên và cần thiết cho cuộc sống cộng đồng.
c. Các hình thức thuế (phân loại thuế):
Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước. Thời kỳ đầu khi hàng hóa chưa phát triển,
thuế thường được thu bằng hiện vật. Chế độ thu bằng hiện vật có mặt giản tiện cho người nộp
thuế, làm ra thứ gì nộp thứ ấy; và Nhà nước sử dụng ngay số thuế bằng hiện vật ấy để chi dùng
vào những nhu cầu cần thiết, thích hợp. Nhưng thu thuế bằng hiện vật có mặt bất lợi cho việc thu
nộp, bảo quản, không linh hoạt trong cả việc thu thuế và sử dụng số thuế thu được.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội, kinh tế hàng hóa
- tiền tệ ra đời và phát triển, thuế được thu bằng tiền là chủ yếu. Thuế thu bằng tiền, các quan hệ
về thuế dưới hình thức giá trị được hình thành và ngày càng phát triển có tính hệ thống, các thứ
thuế khác nhau lần lượt ra đời làm cho thuế ngày càng đa dạng, phong phú linh hoạt.
Sự phát triển của các hình thức thuế trong lịch sử có thể giải thích phần lớn bởi lý do quản
lý. Do đánh thuế vào hàng nhập khẩu dễ dàng hơn là hàng hóa trong nội địa nên thuế nhập khẩu
là một trong những loại thuế xuất hiện sớm nhất. Tương tự thuế doanh thu là một loại thuế đơn
giản đánh trên tổng giá trị hàng hóa ra đời rất lâu trước thuế GTGT. Thuế đánh vào đầu người và
thuế đánh vào bất động sản cũng tương đối dễ dàng thực thi nên đây là hai loại thuế trực thu đầu
tiên được sử dụng.

10
Phân theo góc độ người nộp thuế thì có thể chia làm hai loại. Thuế trực thu và thuế gián
thu. Bản chất kinh tế của thuế trực thu là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Căn cứ
mức thuế quy định trong luật thuế, người nộp thuế tự tính và trích một phần thu nhập của mình
trực tiếp nộp cho Nhà nước, tức là thuế thu trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế. Ưu điểm
của thuế trực thu là động viên trực tiếp vào thu nhập của từng tổ chức, cá nhân có thu nhập cho
nên đảm bảo được tính công bằng xã hội: người có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều, người
có thu nhập vừa thì phải nộp ít hơn, người không có thu nhập thì không phải nộp thuế. Thuế trực
thu còn cho phép tính đến những yếu tố có tính độc lập với thu nhập của người nộp thuế như:
hoàn cảnh bản thân; tình trạng hôn nhân; hoàn cảnh gia đình . . . Nhưng thuế trực thu cũng có
những mặt bất lợi là: việc tính toán phức tạp hơn, dễ dẫn đến tình trạng tính toán đúng thì nộp
thuế đúng, tính toán không đúng thì nộp thuế không đúng và thường là phải xác định rõ thu nhập
thì mới thu được thuế cho nên thường rất chậm. Nhiều trường hợp phải đến kỳ quyết toán mới
thu được đủ thuế, có trường hợp thu thiếu thì phải nộp thêm, thu thừa thì phải thoái trả. Một trở
ngại khác là thuế thu trực diện vào thu nhập của tổ chức, cá nhân nên về tâm lý là dễ bị phản
ứng. Mặt khác nếu chỉ thu thuế trực thu thì diện quản lý thu thuế sẽ rất rộng. Tốn nhiều công sức
mà hiệu quả thấp. Chính vì vậy, để động viên vào tất cả mọi người trong xã hội, người ta sử
dụng thuế gián thu cùng với thuế trực thu hợp thành hệ thống thuế thống nhất, trong đó các loại
thuế vừa thực hiện nhiệm vụ chính của mình, vừa hỗ trợ nhau để phát huy tác dụng đồng bộ của
cả hệ thống thuế.
Thuế gián thu thường là thuế doanh thu, thuế TTĐB, thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu… Bản
chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp thuế có thể chuyển dịch số thuế phải nộp sang cho
người mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bằng cách cộng gộp số thuế đó vào giá bán hàng hóa,
dịch vụ. Do đó người nộp thuế không phải là người chịu thuế mà người chịu thuế chính là người
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Thuế gián thu bảo đảm được sự lựa chọn của người chịu thuế đối
với các loại hàng hóa, dịch vụ mà họ quyết định mua; bảo đảm được tính tự nguyện chịu thuế.
Người sản xuất kinh doanh khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ thu thuế gián thu cùng với giá
bán hàng và nộp khoản thuế này vào ngân sách Nhà nước. Gọi là thuế gián thu vì Nhà nước thu
thuế vào người tiêu dùng nhưng lại không thu trực tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng mà lại
thu gián tiếp qua người bán hàng hóa, dịch vụ. Trên ý nghĩa đó, người sản xuất kinh doanh thu
thuế gián thu khi bán háng hóa, dịch vụ nếu không nộp đầy đủ số thuế đã thu vào ngân sách Nhà
nước thì có thể coi là hành động tham ô, chiếm đoạt công quỹ.
Có thể nói thuế gián thu là loại thuế do toàn dân đóng góp; nghiệp vụ tính thuế và thu thuế
đơn giản, thu kịp thời hơn thuế trực thu; thuế gián thu nằm kín trong giá cả cho nên dễ thu hơn;
người chịu thuế khó nhận biết là mình phải nộp thuế nên ít phản ứng hơn. Thuế gián thu mang
lại nguồn thu thường xuyên và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước vì bất luận trong hoàn
cảnh nào thì sự tiêu dùng của con người và xã hội cũng luôn diễn ra và có xu hướng ngày càng
phát triển. Đối tượng quản lý thuế gián thu cũng hẹp hơn so với thuế trực thu, chỉ cần quản lý
vào số doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hàng hóa, dịch vụ là có thể thu được thuế của tất cả
những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ trong xã hội. Đối với những nước có nền kinh tế chưa
phát triển, thu nhập còn thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của
ngân sách Nhà nước. Mặt nhược điểm của thuế gián thu chính là tính lũy thoái của nó. Vì thuế
gián thu đánh như nhau trên cùng một loại sản phẩm hàng hóa và số lượng như nhau thì chịu
thuế như nhau, nhưng thực chất tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập thì người giàu chịu
thuế thấp hơn người nghèo; người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế gián thu trên thu nhập
càng thấp.
Nếu phân loại theo tính chất lũy tiến và lũy thoái thì có thể phân thành thuế lũy tiến,
thuế theo tỷ lệ và thuế lũy thoái.
Thuế lũy tiến là loại thuế theo đó tỷ lệ đóng thuế tăng lên theo thu nhập.
Thuế theo tỷ lệ là loại thuế tính bằng một tỷ lệ cố định trên thu nhập.

11
Thuế lũy thoái là loại thuế đặt gánh nặng thuế lớn hơn lên đầu những gia đình có thu nhập
thấp so với những gia đình có thu nhập cao.
Giữa tính lũy thoái hay lũy tiến và việc đánh thuế trực thu hoặc gián thu có quan hệ rất
chặt chẽ, nhưng đôi khi hơi mơ hồ đối với người nộp thuế.
Bảng 2-3: Các loại thuế được áp dụng phổ biến
ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Thuế đất
Thuế đánh trên Thuế nhà
tài sản Thuế doanh nghiệp
Thuế đánh trên chứng khóan
Thuế TNCN
Thuế trực Thuế lợi tức công ty
thu Thuế lợi tức siêu ngạch
Thuế thu nhập Thuế lợi tức do nghề khai thác mỏ
thể nhân và pháp
nhân Thuế đánh vào sự gia tăng vốn
Thuế đánh vào lợi tức có được từ vốn tiền tệ
Thuế di sản và tặng vật
Thuế tài sản cá nhân
Thuế Tiêu Dùng Cá Nhân (Thuế TTĐB)
- Thuế Bia
- Thuế đường
- Thuế xăng
Thuế tiêu dùng tổng hợp
- Thuế đánh một lần (tổng gộp)
- Thuế đánhnhiều lần (nhiều giai đoạn)
Thuế GTGT
Thuế muối
Thuế thuốc lá
Thuế diêm . . .
Thuế độc quyền tài chính
Thuế quan Theo nguồn gốc
Thuế gián
thu - Thuế xuất khẩu
- Thuế nhập khẩu
- Thuế quá cảnh
Theo mục đích
- Thuế để phục vụ cho huy động vốn NSNN
- Thuế bảo hộ mậu dịch
- Thuế siêu bảo hộ mậu dịch
- Thuế chống bán phá giá
- Thuế ưu đãi
Theo thuế suất
- Thuế quan chuyên biệt
- Thuế quan tính trên giá
- Thuế quan hỗn hợp
Bảo hiểm xã - Khoản nộp của người làm thuê
hội - Khoản nộp của người sử dụng lao động.

12
Nếu phân loại theo chế độ phân cấp quản lý, điều hành ngân sách
Dựa vào tiêu thức này, thuế thường được phân thành: Thuế nhà nước và thuế địa phương.
Thuế Nhà nước là loại thuế được huy động bởi chính phủ Trung Ương trên cơ sở pháp luật
và được tập trung vào ngân sách Nhà nước.
Thuế địa phương là loại thuế được chính quyền địa phương thu trên phạm vi lãnh thổ được
phân công và được nộp vào ngân sách địa phương.
Phân tích quan hệ tương quan giữa hai loại thuế này, các nhà kinh tế đều thống nhất rằng
tại các nước công nghiệp phát triển tốc độ tăng của thuế điạ phương vượt đáng kể tốc độ tăng của
thuế Nhà nước. Bởi lẽ, Nhà nước Trung Ương do phải đương đầu với tình trạng thâm hụt ngân
sách đã trút các chi phí gắn liền với việc điếu tiết kinh tế, đảm bảo xã hội sang tay chính quyền
địa phương.
Nếu phân loại theo phương thức sử dụng có thể phân thành thuế tổng hợp và thuế
chuyên dùng.
Thuế tổng hợp là loại thuế tuy được thu từ nhiều nguồn đơn lẻ khác nhau nhưng được tập
trung vào một quỹ tập trung thống nhất của Nhà nước và được sử dụng cho các mục đích phát
triển kinh tế-xã hội có tính chất toàn quốc.
Thuế chuyên dùng là loại thuế thu từ một nguồn hoặc một số nguồn đơn lẻ nhất định nào
đó và được tập trung vào một quỹ nhất định. Quỹ này được sử dụng gắn với những mục đích đã
được xác định trước. Ví dụ điển hình nhất là thuế xăng dầu ở các nước trong liên minh châu Âu.
Chính phủ các nước này đánh thuế rất nặng vào mặt hàng xăng dầu với các lý do như: khuyến
khích việc tiết kiệm sử dụng năng lượng dầu mỏ, lấy tiền thuế thu đuợc để dùng vào việc bảo vệ
môi trường và đầu tư, nghiên cứu tìm ra các loại nguyên liệu sạch thay thế dầu mỏ. Trên thực tế,
đây là một nguồn thu lớn của ngân sách và các khoản thu được từ thuế xăng dầu – theo nhiều
người - lại được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau mà nhiều khi không dính dáng gì với các
mục tiêu đã đề ra.
Cách phân loại này đã được hình thành từ trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Ngày nay,
chính phủ các nước công nghiệp phát triển chủ yếu là quy định các loại thuế tổng hợp. Tuy nhiên
họ vẫn còn duy trì một vài loại thuế chuyên dùng nhất định để thực hiện một số nhiệm vụ cấp
bách, quan trọng. Một số nước còn đi xa hơn nữa trong việc sử dụng thuế tiêu dùng, thuế bảo vệ
môi trường như là các loại thuế chuyên dùng để bù đắp chi phí xã hội trong việc đấu trang chống
tệ nạn nghiện hút, sử dụng ma túy, tiêu dùng rượu quá mức nhằm lành mạnh hóa môi trường xã
hội và tự nhiên. . . Ở nước ta, một số lệ phí, ví dụ như phí giao thông có thể xem là một sắc thuế
chuyên dùng.
II. CHỨC NĂNG CỦA THUẾ
Trong thế kỷ XIX thì ý kiến phổ biến là thuế nên chủ yếu giữ vai trò tài trợ cho chính phủ
nhưng cho đến nay thì thuế còn được sử dụng để đạt đến nhiều mục tiêu khác nhau. Thông
thường nhiều tác giả cho rằng thuế có hai chức năng chủ yếu đó là: chức năng phân phối và phân
phối lại và chức năng điều tiết kinh tế. Một cách nhìn hơi khác – cũng tương đối hữu ích của một
chuyên gia nổi tiếng về thuế của Mỹ là Richard A. Musgrave – cho rằng thuế có ba mục tiêu
chính: (i) phân phối các nguồn lực; (ii) tái phân phối thu nhập; và (iii) ổn định nền kinh tế. Tăng
trưởng hay phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh thường được coi như những mục tiêu riêng
rẽ nhưng nói chung có thể sắp xếp nó như một mục tiêu thuộc nhóm (iii).
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là loại chức năng cơ bản, đặc thù nhất mà
tất cả các nhà nước đều phải dựa vào đó. Thông qua chức năng này, các quỹ bằng tiền của Nhà
nước được hình thành. Đây chính là sức mạnh cơ sở vật chất đảm bảo cho sự hoạt động và tồn
tại của Nhà nước. Khi bàn đến chức năng tài chính của thuế, một số người thường đơn giản cho
rằng: thuế là phương tiện tạo nguồn thu nhập – theo nghĩa đơn thuần trưng thu tiền - đối với Nhà
nước. Điều đó không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ Nhà nước có thể có tiền bằng nhiều cách khác

13
nhau: yêu cầu ngân hàng Trung Ương mở rộng tín dụng, phát hành thêm tiền . . . Nhưng việc sử
dụng những phương cách này đương nhiên phải được Nhà nước cân nhắc, bởi lẽ chúng chứa
đựng những mầm mống của nguy cơ lạm phát. Bởi vậy, ngoài việc phát hành tín dụng để đảm
bảo nhu cầu chi tiêu, Nhà nước có thể sử dụng thuế một cách thường xuyên và lâu dài. Mục tiêu
thực sự của chính sách thuế theo nhiều nhà kinh tế là “rút bớt sức mua khỏi những người đóng
thuế để những người đóng thuế từ bỏ sự kiểm soát đối với các tài nguyên kinh tế và làm cho tài
nguyên này thành khả dụng đối với Nhà nước”. Theo John Mikesell, sự chuyển dịch tài nguyên
đó bao gồm:
a. Sự chuyển dịch khả năng mua hàng giữa các nhóm người trong khu vực các doanh
nghiệp.
b. Sự dịch chuyển quyền kiểm soát đối với khả năng mua hàng từ khu vực các doanh
nghiệp sang tay Nhà nước.
Lịch sử đã cho thấy: chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng tăng, nhất là
vào thế kỷ XX, là thế kỷ được đặc trưng bởi sự tăng lên chưa từng có của thu nhập của Nhà nước
có nguồn gốc từ thuế. Điều này được giải thích bởi sự mở rộng các chức năng của Nhà nước và
việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các quá
trình kinh tế.
Trong những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, thu nhập về thuế của các nước công
nghiệp phát triển tăng mỗi thập kỷ 1,5 lần hoặc hơn nữa (có tính đến yếu tố trượt giá). Đồng thời
người ta ghi nhận có sự gia tăng số thu về thuế so với thu nhập quốc dân. Trước chiến tranh thế
giới thứ II, nếu tỷ lệ này là 20-25% thì vào nửa đầu những năm 70; ở Nhật con số tương ứng là
34%, ở Pháp là 47% (có tính đến khoản tiền nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội). Vào giữa những năm
70 của thế kỷ này tốc độ tăng thu nhập về thuế hơi chậm lại, tỷ trọng của thuế so với thu nhập
quốc dân tương đối ổn định. Tuy nhiên, hiện nay hàng loạt các nước công nghiệp phát triển, tỷ
trọng của thuế cũng còn rất cao, trong khoảng từ 43-45% (ở Thụy Điển, Đan Mạch, Ireland tỷ
trọng này đạt hơn 50%; ở Anh, Ý, CHLB Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Hà Lan, Na Uy là khoảng 50%;
còn ở Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Mỹ, Nhật tỷ lệ thuế trên GNP xấp xỉ 1/3).
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế được Nhà nước vận dụng dẫn đến kết quả
là diễn ra quá trình “Nhà nước hóa” một bộ phận GDP dưới hình thức tiền tệ; tạo điều kiện
khách quan vô cùng cần thiết cho sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Do đó,
chính chức năng phân phối và phân phối lại, trong một chừng mực rất đáng kể, đã tạo điều kiện
cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết kinh tế của thuế.
Bàn đến chức năng điều tiết kinh tế của thuế có nghĩa là phải xem thuế như là một tác nhân
tích cực của quá trình tái phân phối và thông qua đó tác động đến quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp. Chức năng này không tách rời khỏi chức năng phân phối và phân phối lại của
thuế, mà cả hai chức năng đều có quan hệ tác động hỗ tương rất chặt chẽ. Khi sử dụng thuế với
mục đích huy động một bộ phận GDP vào tay mình thì Nhà nước đã đặt thuế vào thế tiếp cận với
các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất.
Nếu các nhà nước ở Liên Xô và Đông Âu trước đây hầu như thụ động trong việc vận dụng
chức năng điều tiết kinh tế của thuế, thì tại các nước tư bản công nghiệp phát triển và ngày nay
kể cả tại các nước đang phát triển, chức năng điều tiết kinh tế ngày càng được chú ý và càng
được tăng cường đáng kể.
Tại các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển có hệ thống thuế ổn định,
thuế tác động vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trên cả ba yếu tố mà chúng sử dụng:
sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Công nhân và người làm thuê, sau khi nhận
được tiền lương sẽ chi dùng số tiền cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ và nộp thuế. Vào lúc
này, thuế sẽ tác động đến quá trình sản xuất theo 3 hướng:
- Thứ nhất, thuế sẽ ảnh hưởng đến mức độ và cơ cấu của tổng cầu, đồng thời thông qua cơ
chế của mức cầu thị trường có thể thúc đầy hoặc kiềm hãm sản xuất. Điều này phụ thuộc rất lớn

14
vào thu nhập mà người dân sử dụng – thông thường là dành toàn bộ cho tiêu dùng – và vì thế sự
thay đổi mức thuế đánh vào tiêu dùng ngay lập tức tác động vào mức cầu và nói chung, ảnh
hưởng đến tổng mức cầu có khả năng thanh toán được của nền kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn,
ở đây có hai tác dụng:
Đầu tiên, thuế làm giảm thu nhập của nhân dân. Với việc làm nhỏ đi phần thu nhập có thể
chi tiêu cho các hộ gia đình, thuế cao hơn có xu hướng làm cho các hộ gia đình giảm mức chi
cho tiêu dùng của họ, do đó làm giảm mức cầu và GNP thực tế.
Ngoài ra, thuế còn có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng. Ví dụ: vào năm 1981 do
chính quyền Reagan đưa ra một số ưu đãi về thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư kinh doanh máy
mới nên các khoản đầu tư vào các ngành kinh doanh máy móc, nhà máy đã gia tăng.
- Thứ hai, mức độ đánh thuế trên thu nhập cũng ảnh hưởng đến việc xác định tiền lương,
bởi vì khi tính toán tiền lương giới chủ và người làm thuê bao giờ cũng chú ý đến tiền thuế như
là một yếu tố của tiền lương phải được xem xét tới.
- Thứ ba, thuế còn tác động đến việc mua sắm, sử dụng và phục hồi tài sản cố định (TSCĐ)
trong doanh nghiệp, thông qua các quy định của Nhà nước về hình thành, sử dụng quỹ khấu hao.
Như mọi người đều biết, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, thường xuyên bị hao mòn
hữu hình và hao mòn vô hình cho đến khi không còn tác dụng nữa. Sau đời phục vụ của mình,
TSCĐ cần được phục hồi. Việc phục hồi này được tiến hành bằng cách lập quỹ khấu hao, là một
loại quỹ, mà xét theo quan điểm của cơ quan thuế, được hình thành từ một bộ phận lợi tức không
phải chịu thuế. Quy mô của quỹ khấu hao - vốn là nguồn để tái sản xuất TSCĐ – trong chừng
mực đáng kể chịu sự tác động của mức thuế (nhất là thuế lợi tức).
Giữa hai chức năng (chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều tiết kinh tế)
của thuế tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ này – xét về bản chất - phản ánh sự thống
nhất của hai mặt đối lập. Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điều tiết kinh tế. Một khi mà các nguồn tài
chính mà nhà nước tập trung được dưới dạng thuế gia tăng đáng kể thì lúc đó việc này lại tạo
điều kiện khách quan để Nhà nước tác động trên diện tích rộng và cả theo chiều sâu tới quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của Nhà
nước nhằm vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập
của các tầng lớp nhân dân và đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của
chức năng phân phối và phân phối lại. Do đó, các chức năng của thuế, trước hết quan hệ hỗ
tương và tác động lẫn nhau.
Sự thống nhất nội tại của các chức năng hoàn toàn không loại trừ các mâu thuẫn tồn tại
giữa chúng, bởi lẽ mỗi chức năng phản ánh từng mặt nhất định của các quan hệ có tính chất thuế
vẫn luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Chức năng phân phối và phân phối lại phản ánh các mối quan
hệ giữa Nhà nước hướng tới người nộp thuế. Ngay trong chức năng phân phối và phân phối lại
đã chứa đựng những mầm mống của sự phát triển mâu thuẫn giữa một bên là sự cần thiết mở
rộng nguồn thu vế thuế của Nhà nước với một bên là sự phản kháng và sự không hài lòng của
các thành viên trong xã hội khi nộp thuế.
Mâu thuẫn của chức năng điều tiết kinh tế biểu hiện ở chỗ: nhu cầu thực tế của sự can thiệp
của Nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh đụng chạm phải lợi ích kinh tế của từng nhà
doanh nghiệp. Trong khi hình thành và vận dụng một chính sách thuế, nhiều chính phủ thuờng
hay mắc sai lầm: không tôn trọng đầy đủ cả hai chức năng, thường xem trọng chức năng này hơn
chức năng kia và ngược lại; điều này rõ ràng làm tổn hại đến chức năng còn lại và là nguyên
nhân dẫn đến chính sách thuế thoát ly cơ sở hiện thực về kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thực
tế, lỗi lầm phổ biến nhất của các chính phủ là do cần phải bù đắp những thiếu hụt của ngân sách
nên thường chú trọng tới chức năng phân phối và phân phối lại hơn là chức năng điều tiết kinh tế
của thuế, điều này dẫn tới giảm nhẹ vai trò của thuế đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đó
ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.

15
III. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Thuế - công cụ phân phối thu nhập và ổn định hóa nền kinh tế
Ngoài chức năng phân phối, thuế còn đảm nhiệm việc tái phân phối thu nhập và ổn định
mức cầu. Chức năng này đã có một lịch sử lâu đời. Việc sử dụng thuế để tái phân phối hoặc làm
chức năng ổn định hóa mới chỉ được biết đến trong một thời gian gần đây.
1.1. Phân phối
Khi thị trường thực hiện việc phân phối thu nhập thì đòi hỏi của mỗi hộ gia đình đối với
sản lượng đầu ra của nền kinh tế lại phụ thuộc vào nguồn lực tài chính do con người hoặc không
do con người tạo ra và các mức giá thị truờng cho phép bù đắp được các chi phí. Thu nhập có
được là từ tiền lương, lợi tức cho vay, tiền cho thuê và lợi nhuận. Tổng thu nhập của mỗi cá
nhân, mỗi hộ gia đình hoàn toàn không giống nhau. Một số hộ gia đình không có lao động và
cũng không có nguồn lực tài chính để từ đó nhận được thu nhập. Những người khuyến tật, già
yếu, bệnh hoạn, thất nghiệp không có bất kỳ tài sản nào được tích lũy lại cũng sẽ không thu
hoạch được nguồn thu nhập nào. Các hộ gia đình sống phụ thuộc vào các lao động không có kỹ
năng sẽ nhận được ít thu nhập.
Ngược lại, có những người được thừa kế tài sản, vốn được tích lũy từ thế hệ trước hoặc tài
năng thì có thể nhận được thu nhập gấp hàng chục lần - thậm chí hàng trăm - lần so với những
người thuộc tầng lớp trung lưu. Do đó, thực hiện việc tái phân phối qua công cụ thuế là điều hợp
lý. Ở đây người ta ghi nhận sự đồng tình, nhất trí giữa các giới khác nhau đối với vấn đề sử dụng
thuế với các lý do nói trên, nhưng các nhà kinh tế và các chính khách lại khó đạt được những
điểm chung căn bản nhất đối với vấn đề xác định phạm vi tái phân phối và mức độ sử dụng thuế
để đạt được mục tiêu này. Ở các nước phương Tây, một bộ phận mong muốn một sự can thiệp ở
mức độ tối thiểu bằng các công cụ thị trường. Họ cổ vũ cho sự nỗ lực làm giảm đói nghèo tuyệt
đối và sử dụng nguồn thu từ thuế đánh theo tỷ lệ để làm điều đó. Một bộ phận khác lại ủng hộ
cho chủ trương làm giảm độ nghèo đói tương đối lẫn tuyệt đối. Để đạt được mục tiêu này, theo
họ, thì nên sử dụng một hệ thống thuế có tính chất lũy tiến đánh theo nhiều tỷ lệ khác nhau căn
cứ vào từng bậc thu nhập không giống nhau và như vậy, người giàu sẽ bị đánh thuế nhiều hơn
người nghèo.
1.2. Ổn định hóa
Đây là một trong bốn chức năng kinh tế của chính phủ mới được thừa nhận gần đây, mặc
dù còn tồn tại nhiều quan điểm - nhất trí hay đồng tình - của các giới khác nhau và đã có nhiều
tranh cãi gay gắt giữa những nhà kinh tế và các chính trị gia về phạm vi phân phối và mức độ sử
dụng. Một Nhà nước phúc lợi hiện đại thực hiện bốn chức năng kinh tế: (i) định ra các khuôn
khổ kinh tế - luật pháp, hiến pháp và các qui tắc của trò chơi kinh tế; (ii) thiết lập chính sách ổn
định hóa kinh tế vĩ mô để san bằng các đỉnh cao và đáy thấp của nạn thất nghiệp và để kiềm chế
lạm phát; (iii) phân bổ nguồn lực cho hàng hóa công cộng bằng cách đánh thuế, chi tiêu và điều
tiết khi có sự thất bại của thị trường; và (iv) phân phối lại tài nguyên bằng cách chuyển giao phúc
lợi xã hội. Nhưng khi bàn đến vấn đề dùng công cụ thuế để đáp ứng nhu cầu phân phối thì họ lại
cùng nhau nhất trí rằng việc phân phối qua công cụ thuế là một trách nhiệm phải có của chính
phủ. Điều này không hề liên quan đến cái được gọi là ổn định hóa. Các nhà kinh tế theo trường
phái Keynes lập luận rằng để duy trì nền kinh tế luôn luôn ở trạng thái ổn định thì cần thiết phải
có sự quản lý của nhà nước. Các nhà kinh tế theo trường phái cổ điển (trọng tiền) xem xét nền
kinh tế như một thế ổn định, với các thị trường vận hành một cách tự do và toàn dụng, như vậy
tự bản thân nó đã ổn định rồi và sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế là không cần thiết.
J.M. Keynes đã đưa ra lý thuyết và chính sách của ông trong những năm chiến tranh – khi mà
nước Anh lâm vào cuộc đại khủng hoảng với mức độ cao, đồng thời người dân phải tự lực cánh
sinh – không nhận được gì từ chính phủ của họ cả. Quan điểm của ông như sau: nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa không tự nó đạt đến mức toàn dụng. Sự toàn dụng trong quá khứ chỉ là do sự thiếu
hụt của mức cầu và qui luật của J.B Say đưa ra - mức cung tự đẻ ra mức cầu cho chính nó – là
không hề có thật. Cần giành cho chính phủ một vai trò làm gia tăng mức cầu để từ đó đạt đến
16
mức toàn dụng. Chính phủ phải làm điều đó bằng cách gia tăng đầu tư để tận dụng hiệu ứng số
nhân xảy ra đối với việc làm và sản lượng”.
Tuy vậy chính sách của trường phái Keynes đầu tiên hàm ý rằng: không phải lúc nào cũng
xảy ra thất nghiệp, bởi lẽ trong chiến tranh thế giới thứ II, mức cầu và lạm phát gia tăng quá
nhanh đã trở thành một vấn đề lớn. Thuế tăng và các khoản tiết kiệm bắt buộc phát sinh do các
khoản nợ sau chiến tranh đã làm giảm mức cầu của người tiêu dùng và kìm giữ mức lạm phát ở
5% đến 11% một năm, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đó trong thế chiến thứ I (lạm phát lúc đó tăng
khoảng 20% - 25% mỗi năm). Những vấn đề này không đi vào quên lãng và năm 1944, một bản
luận trình về chính sách và công ăn việc làm thừa nhận rằng cần phải dành cho chính phủ nhiệm
vụ kiểm soát nền kinh tế nhằm mục đích tránh được tình trạng thất nghiệp cao trong thời kỳ
1920-1930.
Sau những năm chiến tranh, tình trạng thất nghiệp đã được duy trì ở mức thấp. Tỷ lệ 3% -
ranh giới giữa mức toàn dụng và thất nghiệp – không phải chờ đến những năm 1960 mới đạt
được. Người ta ghi nhận sự tồn tại của một chu kỳ 5 năm sự trồi sụt kinh tế có thể chấp nhận
được. Như vậy, điều tốt đẹp mà chức năng ổn định hóa mang lại là vai trò chỉnh rõ tức là vai trò
cố gắng đảm bảo một sự điều chỉnh mức cầu trong ngắn hạn để đạt được những cân đối hết sức
tinh tế giữa lạm phát thấp và chỉ tiêu công ăn việc làm. Các quyết định sửa đổi về thuế tỏ ra xứng
hợp với mục tiêu trên hơn so với các quyết định Trung Ương điều chỉnh về chi tiêu công.
Như vậy, mặc dù Keynes đã từng phác họa ra việc sử dụng đầu tư để thay đổi mức cầu,
nhưng trên thực tế, các chính phủ lại có xu hướng dựa vào công cụ thuế. Trong những năm được
gọi là thời kỳ của chủ nghĩa trọng tiền, tức là trước năm 1979, đã có nhiều công trình nghiên cứu
thiên về chủ đề đánh giá hiệu năng của chính sách thuế. Có một sự thống nhất cao đạt được giữa
các tác giả, đó là: không có sự hiệu quả và sự mất ổn định thường ở mức tệ hại. Điều này được
tóm tắt qua câu: “quá nhiều, quá trễ”. Những kết luận này do những người theo trường phái
Keynes - những người theo đuổi chủ trương cải tiến sự vận hành của các chính sách – rút ra.
Những người phê phán theo trường phái trọng tiền đã nêu ra nhiều luận điểm có tính chất
phản bác. Họ xem xét nền kinh tế như một thể ổn định và lập luận: nếu thị trường được phép vận
hành một cách tự do thì mức cung bằng với mức cầu trên thị trường lao động cũng như trên thị
trường hàng hóa. Họ cho rằng không cần thiết phải điều chỉnh mức cầu, bởi vì điều này là không
hợp lý và tốt hơn hết là chính phủ chỉ nên thực hiện chức năng đặt ra các luật lệ hơn là trực tiếp
can thiệp vào thị trường. Ở Anh, chính phủ của Đảng Bảo thủ đã theo quan điểm này ngay từ
năm họ bắt đầu cầm quyền thay thế cho chính phủ Công Đảng; còn ở Mỹ, ngược lại, dưới thời
của tổng thống Reagan, chính phủ đã thực hiện hai cuộc thí nghiệm thuyết trọng cung từ năm
1979 đến năm 1981 với nội dung cốt lõi là cắt giảm thuế để tác động vào sản lượng tiềm năng và
từ đó giải quyết các gánh nặng về công ăn việc làm và sức ép của lạm phát. Với biện pháp chủ
yếu là cắt giảm 25% đối với tất cả các khoản TNCN, được thực hiện làm ba giai đoạn và kết thúc
vào tháng 7/1983, hậu quả xảy ra là làm giảm sút thu nhập liên bang và thâm hụt ngân sách to
lớn vào giữa những năm 1980. Một phần của tình trạng này do bởi những biện pháp được thi
hành dựa vào việc phân tích thực trạng của nước Mỹ theo quan điểm của đường cong Laffer một
cách thiếu căn cứ. Theo các tiêu chuẩn khoa học cổ điển, cuộc thí nghiệm năm 1981 gợi ý rằng
các lý thuyết trọng cung phải bị bác bỏ.
Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể rút ra rằng, thuế là phạm trù tài chính và được sử
dụng để tạo ra các nguồn tài lực thực hiện các chức năng của nhà nước đương quyền, đồng thời
nó cũng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hiệu lực của nhà nước. Bằng vai trò to lớn đó, thuế
không ngừng được hoàn thiện và thích ứng với những chu kỳ của quá trình phát triển.
2. Thuế - công cụ khắc phục khiếm khuyết của thị trường
Qua phân tích từ đầu, có thể thấy rằng việc phân bổ các nguồn lực tài chính để thỏa mãn
các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ công cộng là mục tiêu hàng đầu của thuế. Về mặt lý thuyết,
thị trường là nơi hoàn hảo để người dân có thể thỏa mãn các nhu cầu trực tiếp của mình nhằm đạt
đến mức độ tối ưu hóa các phúc lợi nhận được. Nhưng kinh tế học hiện đại và thực tiễn chỉ ra
17
rằng đôi khi thị trường phải chịu thất bại, như trường hợp một số hàng hóa, dịch vụ công cộng:
người dân có nhu cầu nhưng thị trường không thể cung ứng nổi hoặc chỉ được cung ứng dưới
mức cầu. Đây là lúc mà cần phải có vai trò của thuế và các chi tiêu công cộng để sửa chữa sự
“bất lực” về phân phối của thị trường.
2.1 Hàng hóa công cộng
Thị trường hoàn toàn chịu thất bại trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng. Điều này
xảy ra bởi vì các loại hàng hóa này có tính chất đặc biệt. Một hàng hóa hay dịch vụ mà được coi
là công cộng nếu một hoặc cả hai tính chất sau đây được thỏa mãn:
Sự phát sinh thêm một người tiêu dùng loại hàng hóa (hay dịch vụ) này hoàn toàn không
làm tăng thêm chi phí. Ví dụ: có thêm một người đi bộ trên một con đường được chiếu sáng vào
ban đêm không làm tăng thêm chi phí thắp sáng đường sá; hoặc thêm một chiếc ô tô đi qua cầu
vào lúc vắng xe cũng không làm phát sinh thêm chi phí. Để đạt được mức phúc lợi tối đa qua
việc thụ hưởng các hành hóa nêu trên, và các loại hàng hóa tương tự, người dân cần được cung
cấp chúng với giá bằng 0. Không một nhà tư nhân nào sẵn sàng làm việc này và chỉ có Chính
phủ mới phải đảm trách việc sản xuất và cung ứng chúng (tất nhiên là qua trung gian của nhà
thầu) miễn phí. Ở đây, việc đánh thuế sẽ đóng vai trò cung cấp các nguồn lực tài chính.
Sự tồn tại của những kẻ ăn không. Điều đó có nghĩa rằng sự cung cấp của thị trường đối
với hàng hóa công cộng là không thể xảy ra được. Một kẻ “ăn không” là một người được tiêu
dùng hàng hóa phải tốn kém mới sản xuất ra được mà không phải trả tiền cho hàng hóa đó. Vấn
đề kẻ ăn không đặc biệt được áp dụng cho hàng hóa công cộng vì tính chất không thể phân chia
của chúng. Ví dụ như vấn đề quốc phòng, giả sử có một thị trường được thiết lập dành cho quốc
phòng. Thậm chí mỗi người đều cảm thấy rằng chúng ta cần quốc phòng, thì ngược lại, không
một ai có động cơ để mua phần đóng góp của mình vào quốc phòng cả. Vì lượng quốc phòng mà
tôi có cùng bằng bất kỳ lượng của ai khác, cho nên tôi có động cơ rất mạnh là đợi cho bất kỳ ai
khác mua hàng hóa đó chứ không dại gì đóng góp phần công bằng của mình. Tôi sẽ được ăn
không tất cả những thứ do bất kỳ ai khác mua. Nhưng tất nhiên, nếu ai cũng được tất cả những
người khác mua quốc phòng, thì sẽ không có hàng hóa quốc phòng nữa.
Ngoài các ví dụ nêu trên, hàng hóa công cộng còn bao gồm các luật lệ và quy tắc, việc làm
sạch đường, phòng chống lũ lụt . . .
Để sửa chữa thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hóa công cộng, chính phủ
buộc phải đánh thuế vào người dân, làm mọi người được hưởng hàng hóa công cộng.
Xét về một khía cạnh đơn giản hơn, hàng hóa công cộng khác với hàng hóa tư nhân ở đặc
điểm sau đây: “Hàng hóa công cộng là một loại hàng mà thậm chí có một người dùng tới rồi, thì
những người khác vẫn dùng được”. Trong khi đó hàng hóa tư nhân (hoặc cá nhân) là một loại
hàng mà nếu được một người tiêu dùng rồi thì người khác không thể dùng được nữa.
Hàng hóa công cộng có yếu tố chung sau đây: “Lợi ích của một hàng hóa công cộng không
giống như của một hàng hóa thuần túy tư nhân do bởi việc một cá nhân tiêu dùng hàng hóa công
cộng sẽ tạo ra những tác động tiêu dùng bên ngoài không phân chia được đối với nhiều người
chứ không phải chỉ một cá nhân đó. Ngược lại, nếu một mặt hàng có thể chia nhỏ được có thể
bán riêng từng phần với giá cạnh tranh cho một cá nhân mà không có tác động bên ngoài đối với
người khác thì đó là một mặt hàng tư nhân. Hàng hóa công cộng đòi hỏi phải có hành động tập
thể trong khi hàng hóa tư nhân có thể do thị trường cung cấp”.
2.2. Hàng hóa hỗn hợp
Có nhiều hàng hóa tuy do chính phủ cung cấp nhưng không được xếp vào nhóm hàng hóa
công cộng, ví dụ như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và thu dọn rác… dù chúng cung cấp được lợi
ích mang tính chất độc quyền; bởi lẽ những người tiêu dùng thêm vào sẽ làm tăng chi phí và sự
độc quyền lúc nào cũng có thể thực hiện được (dịch vụ này có thể bị những kẻ ăn không chối từ).
Tuy nhiên chúng lại được cung cấp bởi khu vực công và do đó chúng đòi hỏi phải có thuế tài trợ.
Có hai cách giải thích về điều này: thứ nhất, đó là những trục trặc trong việc phân phối của thị
18
trường và thứ hai, là các lý do liên quan đến việc tiêu dùng các mặt hàng khuyến dụng. Những
hàng hóa này được gọi là hàng hóa hỗn hợp. Đó là các hàng hóa tạo ra lợi ích bên ngoài cũng
như lợi ích của cá nhân nhưng nếu được cung cấp bởi thị trường thì mức cung sẽ nằm dưới mức
cầu. Thị trường của hàng hóa hỗn hợp không phải chịu thất bại hoàn toàn như đối với hàng hóa
công cộng, bởi vì sự độc quyền là hoàn toàn có thể xảy ra và những sự ưu đãi được coi là có thể
bộc lộ ra được; nhưng bên cạnh đó thị trường lại không cung cấp được chất lượng tối ưu do việc
cung cấp chỉ có tính chất tư nhân và điều này đồng nghĩa với việc cung cấp dưới mức nhu cầu.
Được coi là hàng hóa hỗn hợp là những hàng hóa có sự pha trộn giữa các đặc điểm của
hàng hóa tư nhân (lợi ích nội tại có tính chất cạnh tranh) và các đặc điểm của hàng hóa công
cộng (lợi ích bên ngoài có tính chất độc quyền). Chúng bao gồm giáo dục, y tế, vận chuyển công
cộng, thu gom rác và các dịch vụ phòng cháy chữa cháy… Giáo dục cung cấp một lực lượng lao
động có học thức, có khả năng tạo các sản lượng đầu ra và lợi tức lớn hơn cho toàn thể cộng
đồng. Y tế bảo vệ toàn thể cộng đồng bằng cách chữa chạy cho những người mắc bệnh và bảo
tồn lực lượng lao động cho đất nước. Vận chuyển công cộng làm giảm sự tắc nghẽn giao thông
và ô nhiễm môi trường, và do đó, nó tạo ra lợi ích cho cả người sử dụng đường sá và tất cả cộng
đồng.
Chính phủ có thể sửa chữa tình trạng cung cấp dưới mức nhu cầu đối với hàng hóa hỗn hợp
bằng cách tự cung cấp hàng hóa và dịch vụ hoặc thông qua việc trợ cấp để làm giảm giá và tăng
sản lượng đầu ra. Vai trò của thuế là cung cấp các nguồn lực tài chính để tài trợ cho việc cung
cấp có tính chất công cộng hoặc tài trợ thông qua các khoản trợ cấp. Trợ cấp, do đó, tự bản thân
nó có thể được xem như là một khoản thuế âm.
2.3. Các lợi ích và chi phí ngoại ứng
Một ngoại ứng (ngoại tác) tồn tại khi việc sản xuất hoặc tiêu dùng một mặt hàng trực tiếp
ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng không can dự vào việc mua bán hàng hóa
đó, những ngoại ứng này thường không được phản ánh đầy đủ theo giá thị trường. Ví dụ như vấn
đề ô nhiễm. Một hãng sản xuất hóa chất và tống chất thải xuống sông. Chất thải gây ô nhiễm
nguồn nước địa phương, giết hại cá và chim chóc và tạo ra mùi hôi thối khó chịu. Các ảnh hưởng
phụ bất lợi này thể hiện các chi phí đối với xã hội để sản xuất ra hóa chất đó, chúng vẫn phải
được thể hiện một cách thích ứng trong giá cả thị trường của loại hóa chất này nhưng thực tế lại
không như vậy. Giá thị trường của sản lượng do công ty hóa chất làm ra sẽ không phản ánh đầy
đủ chi phí sản xuất thực sự đối với xã hội, trừ phi công ty hóa chất này buộc phải thanh toán tiền
cho những thiệt hại do sự ô nhiễm của nhà máy gây ra. Trong trường hợp này, có một ngoại ứng
trong việc sản xuất hóa chất.
Ngoại ứng có thể có lợi hoặc không có lợi cũng có thể gây hại. Vấn đề này có liên quan
đến các lợi ích từ bên ngoài của một hàng hóa với sự gia tăng phúc lợi của người dân không phải
là người tiêu dùng trực tiếp hàng hóa này. Ví dụ như nếu phần lớn dân số của một quốc gia được
tiêm chủng ho gà thì thậm chí nếu không được chữa bệnh, họ cũng được bảo vệ về mặt sức khỏe
bởi vì họ ít tiếp xúc với loại bệnh này và như thế họ đã nhận được các lợi ích từ bên ngoài. Một
người chủ quét vôi lại căn nhà của ông ta thì những người láng giềng sẽ nhận được lợi ích dôi ra
do không phải nhìn cảnh căn nhà tróc sơn, ọp ẹp nữa. Trong tất cả các ngoại ứng, có một điều gì
đó ảnh hưởng đến các chi phí của hãng sản xuất hoặc phúc lợi của người tiêu dùng (ví dụ như sự
ô nhiễm hoặc cảnh quan của những ngôi nhà mới quét sơn phần lớn dân chúng được tiêm chủng
ho gà) nhưng cái đó không được trao đổi, buôn bán ngoài thị trường. Các nhà kinh tế thường nói
các ngoại ứng như thế được gây ra bởi “các thị trường vắng mặt”.
Thuế có thể được sử dụng để sửa chữa các trục trặc trong việc phân bổ các nguồn lực tài
chính phát sinh bởi các tác động âm tính từ bên ngoài (hoặc các chi phí ngoại ứng). Một ví dụ về
loại chi phí ngoại ứng là sự ô nhiễm không khí hay nguồn nước gây ra bởi các quá trình sản xuất.
Điều này có thể làm phát sinh các loại chi phí chẳng hạn như chi phí để làm sạch nước ở một
dòng sông bị ô nhiễm, hoặc sự ô nhiễm không khí có thể làm nảy sinh chi phí cho việc điều trị
bệnh hoặc trả lại sự trong lành ở các hộ gia đình trong khu vực bị ô nhiễm, hoặc mưa axit ở các

19
nơi khác. Các chi phí này là chi phí sản xuất nhưng chúng lại không nảy sinh từ phía người sản
xuất hoặc tiêu dùng sản phẩm, bởi lẽ tất cả các chi phí này không nằm trong giá sản phẩm nên
mức giá phản ánh thấp hơn giá trị thực và sản lượng đầu ra cao hơn mức đạt tối ưu. Các hoạt
động tiêu dùng cũng có thể làm phát sinh chi phí ngoại ứng, như chi phí lái xe, hút thuốc, uống
rượu là các ví dụ điển hình có thể nêu ra. Đánh thuế vào nhiên liệu, thuốc lá và rượu hay nước
giải khát có cồn có thể bù đắp được các chi phí ô nhiễm, bệnh tật và các tai nạn, đồng thời có thể
giảm đi một cách tích cực chi phí tiêu dùng và chi phí ngoại ứng, bởi giá cả cao hơn sẽ làm thay
đổi mức cầu thực tế của các sản phẩm nêu trên.
2.4. Độc quyền
Việc không thực hiện được vấn đề phân phối các nguồn lực thông qua cơ chế thị trường,
cũng có thể xảy ra khi vấn đề cạnh tranh gặp bế tắc. Độc quyền làm giảm đi sản lượng đầu ra
nhằm mục đích thu được giá cả cao hơn và sự trục trặc về mặt phân phối có thể xảy ra bởi vì sản
lượng đầu ra nằm dưới mức cầu mà phúc lợi xã hội được tối đa hóa. Nhà độc quyền là một người
bán duy nhất nên họ không lo bị những người khác cạnh tranh với giá thấp hơn và vì thế kết cục
là người tiêu dùng phải trả một mức giá cao hơn mức mà lẽ ra họ phải trả.
Có một số lãnh vực độc quyền mà không sao tránh khỏi, các dịch vụ công cộng cơ bản (ví
dụ như khí đốt và điện năng) là những lĩnh vực độc quyền tiềm năng. Chính phủ có thể điều tiết
các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này bằng cách kiểm soát giá cả mà họ được phép đòi phải
trả hoặc chính phủ có thể tự mình đảm đương việc cung cấp các sản phẩm có liên quan. Một số
các độc quyền khác có thể là mang tính chất nhân tạo thông qua sự thao túng của các hãng sản
xuất. Ở đây chính phủ can thiệp vào bằng các luật cạnh tranh hoặc nhằm mục đích loại trừ thế
độc quyền hoặc kiềm chế sự độc quyền bằng cách kiểm soát giá cả. Nhiều người cho rằng, thuế
hoàn toàn không thể làm gì được để thay đổi mức sản lượng đầu ra mà tại đó nhà độc quyền có
thể tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng một số nhà kinh tế khác lại lập luận: thuế có thể loại trừ được lợi
nhuận độc quyền khi thuế được thiết kế phù hợp với vai trò phân phối mà tự nó lúc nào cũng
được khẳng định.
2.6. Hàng khuyến dụng
Một số hàng hóa và dịch vụ do khu vực công sản xuất ra được gọi dưới tên là hàng khuyến
dụng. Đây là những hàng hóa mà xã hội (đại diện là nhà nước) cho rằng người dân nên tiêu dùng
hoặc tiếp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi nữa. Lý lẽ biện minh cho điều này thể hiện
ở chỗ: người tiêu dùng có thể không biết được lợi ích thực sự của một số hàng hóa, bởi lẽ họ
không lập tức nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng (chẳng hạn như đối với mặt hàng giáo dục),
hoặc bởi lẽ người thụ hưởng lợi tức là một đứa trẻ (cũng lại với ví dụ về giáo dục) hay là vì lý do
việc thanh toán và lợi ích nhận được không trùng khớp về mặt thời gian (ví dụ bảo hiểm y tế và
việc điều trị). Một số nhà kinh tế đặt ra câu hỏi: “Liệu có một sự biện minh kinh tế nào cho sự
can thiệp của chính phủ đối với hàng khuyến dụng hay không?” và cũng tự trả lời như sau: “Xét
theo một ý nghĩa nào đó thì luôn luôn có sự biện minh như vậy, bởi vì cảnh tượng môt ai đó vô
gia cư tạo nên một ngoại ứng khiến cho hết thảy mọi người khác không vui. Bằng việc cung cấp
nơi trú ngụ cho những người mà không thì sẽ lang thang ngoài phố, chính phủ đã làm cho tất cả
chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn”.
Có một số hàng hóa vừa có thể được xếp vào loại hàng hóa hỗn hợp, vừa có thể xếp vào
loại hàng hóa khuyến dụng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khác biệt rõ ràng giữa các lý do cung cấp
hàng hóa hỗn hợp và nguyên cớ cung ứng hàng hóa khuyến dụng. Hàng hóa hỗn hợp là một phần
của chức năng phân phối, nó được cung cấp phù hợp với việc ưu đãi mang tính chất nội tại và
ngoại vi của người tiêu dùng gắn liền với chức năng phân phối, nhưng việc tiêu dùng chúng lại
không chú ý đến sự ưu đãi đối với người tiêu dùng.

20
CHƯƠNG 2: KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
THUẾ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY
I. VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY
Có thể chia lịch sử của hệ thống thuế Việt Nam theo các giai đoạn chính dưới đây:
1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám tới 1954
1.1. Thời kỳ trước ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946
Đây là thời kỳ được đặc trưng bởi mâu thuẫn giữa thực trạng sức dân kiệt quệ, tình hình
chính trị rối ren với nhu cầu lớn và cấp thiết của nhà nước (tổ chức quân đội, tổ chức bộ máy
chính quyền mới, bảo về đê điều, cứu đói, trả món nợ cũ…) Đứng trước tình hình này Chính phủ
ta chủ trương một số biện pháp như: Bãi bỏ thuế thân, thuế thổ trạch ở thôn quê và một số tạp
thuế vô lý; Miễn thuế điền thổ cho cùng bị lũ lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc; Đình
chỉ thu thuế ở Miền Nam.
Chủ trương này đã làm nguồn thu thuế bị giảm sút. Các thứ thuế còn lại thì rất khó thu do
việc tuyên truyền giải thích kém, nhân dân sẵn có thành kiến với thuế của thực dân nên cũng
không đồng lòng đóng thuế. Cán bộ chưa nhận thức đúng đắn về thuế nên không tích cực thu.
Việc huy động tài chính chủ yếu dựa vào các hình thức quyên góp tự nguyện.
1.2 Thời kỳ từ ngày toàn quốc kháng chiến đến giữa năm 1951
Thời kỳ này cũng diễn ra trong bối cảnh số chi đòi hỏi gia tăng nhiều nhưng số thu không
lớn (chúng ta chỉ còn 4 loại thuế trực thu: thuế điền thổ, thuế môn bài, thuế lợi tức, thuế lương
bổng thu bằng tiền nhưng không thu được bao nhiêu; thuế quan và thuế gián thu cũng không
đáng kể) nên nhà nước, một mặt bắt đầu cải tiến chế độ thuế, tăng thuế suất nhiều loại thuế; mặt
khác, vẫn tiếp tục dựa vào những đóng góp mới như: Quỹ “tham gia kháng chiến, Quỹ “Công
lương” và chuyển hướng thu một vài thứ thuế bằng hiện vật. Mặt khác Chính phủ cũng động
viên nhân dân cho nhà nước vay dưới các hình thức công phiếu và công trái, đồng thời còn dựa
vào nguồn phát hành tiền tệ.
Chính sách đóng góp cũng không công bằng, hợp lý vì căn bản vẫn là chế độ thuế của thời
kỳ Pháp thuộc sửa đổi lại. Do đó thuế không huy động được đúng khả năng của mọi tầng lớp
nhân dân và không thích hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ. So với khả năng thì người nghèo
đóng góp nhiều hơn người giàu, công nghiệp, thương nghiệp đóng quá ít so với nông nghiệp
1.3. Thời kỳ từ 1951 đến ngày miền Bắc giải phóng 10/1954
Thời kỳ này mở đầu bằng chiến thắng biên giới và Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản
Đông Dương. Bên cạnh việc thống nhất quản lý tài chính nhà nước, nhà nước còn ban hành
chính sách thuế mới được xây dựng trên nguyên tắc: công bằng, hợp lý thích hợp với hoàn cảnh
kinh tế xã hội và điều kiện chiến tranh. Chính sách thuế thống nhất gồm 7 thứ thuế là: thuế nông
nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế sát sinh,
thuế trước bạ, thuế tem
2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975
2.1. Thời kỳ chuyển tiềp từ chiến tranh sang hòa bình, khôi phục kinh tế (1954-1957)
Đây là thời kỳ mà nền tài chính đứng trước nhiều thuận lợi mới, rất cơ bản, nhưng đồng
thời phải đối phó với những di sản nặng nề do chiến tranh để lại. Bên cạnh đó, nó còn gặp nhiều
khó khăn do tình trạng chia cắt của đất nước, làm mất đi sự hỗ trợ cho nhau giữa hai miền. Về cơ
bản, Chính phủ chỉ lần lượt ban hành các loại thuế mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các chế độ đã
ban hành từ năm 1951 ở vùng tự do cũ để áp dụng thống nhất.
Kết quả của việc áp dụng một hệ thống thuế linh hoạt trong giai đoạn này đã dẫn đến gia
tăng nguồn thu của ngân sách một cách đáng kể. Nếu coi tổng thu ngân sách từ nguồn trong

21
nước năm 1955 là 100 thì năm 1956 là 134 năm 1957 là 194, trong đó số thu về thuế chiếm tỷ
trọng rất lớn: năm 1956 là trên 74% và năm 1957 là trên 87%.
2.2 Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa (1958 –
1960)
Nếu như trước đây thuế công thương nghiệp chỉ bao gồm một hệ thống thuế suất tương đối
ít thì vào lúc này nó bao gồm một hệ thống và nhiều hình thức thuế khác nhau, áp dụng trên
nhiều khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, sử dụng nhiều loại thuế suất khác nhau
(cả thuế suất tỷ lệ, thuế suất lũy tiến lẫn thuế suất cố định) có sự phân biệt giữa các ngành nghề
sản xuất, kinh doanh, phân biệt kinh tế tập thể và tư nhân và nhiều biện pháp ưu đãi khác nhau.
2.3. Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)
Cho đến năm 1960, các xí nghiệp quốc doanh nộp tích lũy tiền tệ vào ngân sách nhà nước
thông qua hai hình thức đóng góp là thuế và lợi nhuận, trong đó lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và
ngày càng tăng.
Chế độ thuế đối với các xí nghiệp quốc doanh lúc này cũng giống như khu vực kinh tế tư
nhân bao gồm nhiều thứ thuế: thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa… và thu ở nhiều khâu cả ở khâu
sản xuất lẫn khâu lưu thông. Vì những mặt phiền hà này, nhà nước đã cho áp dụng thí điểm chế
độ thu mới gọi là thu quốc doanh. Mức thu quốc doanh được xác định riêng cho từng mặt hàng
tùy theo giá cả nhà nước quy định và chỉ thu ở khâu sản xuất. Đồng thời từ năm 1962, nhà nước
còn ban hành chế độ trích nộp và sử dụng lợi nhuận của các xí nghiệp. Theo chế độ này, lợi
nhuận của các xí nghiệp quốc doanh phải trích nộp một phần vào ngân sách nhà nước; phần lợi
nhuận còn lại, xí nghiệp được dùng để lập quỹ xí nghiệp, bổ sung kinh phí chuyên dùng, đầu tư
một phần vào việc kiến thiết cơ bản mở rộng của xí nghiệp và bổ sung vốn lưu động. Các xí
nghiệp công ty hợp doanh trong thời kỳ này được chuyển sang làm nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước như các xí nghiệp quốc doanh, có nghĩa là phải nộp thu quốc doanh và lợi nhuận chứ
không phải nộp thuế như trước.
2.4. Thời kỳ cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (1966 – 1975)
Hai hình thức huy động tài chính chủ yếu đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ này vẫn
là thu quốc doanh và chế độ trích nộp lợi nhuận, ngoài ra còn có chế độ nộp khấu hao cơ bản.
Các chế độ này đã được sửa đổi bổ sung tiếp sau đó vào các năm 1966, 1974.
3. Giai đoạn từ 1975 đến 1990
3.1. Thời kỳ từ năm 1975 đến 1980
Trong thời kỳ này miền Bắc vẫn thực hiện hệ thống thu và thuế cũ, có sửa đổi cho phù hợp
với tình hình mới. Còn miền Nam thì có áp dụng một số thuế cũ của chính quyền Sài Gòn trên cơ
sở xóa bỏ một số sắc thuế phản tiến bộ và sửa đổi bổ sung để thích ứng với điều kiện cả nước
thống nhất.
3.2. Thời kỳ 1980 đến khi có cuộc cải cách thuế vào năm 1990
Mặc dù trong thời kỳ này, cả nước áp dụng hệ thống thu và thuế thống nhất nhưng việc áp
dụng này còn nhiều nhược điểm, gây cản ngại cho việc phát triển các yếu tố thị trường đang nảy
sinh:
Đặc trưng của hệ thống này là có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Các xí
nghiệp quốc doanh thì thực hiện chế độ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng các hình
thức thu khác, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác lại chịu tác động
của thuế. Điều này gây sự ngộ nhận và làm lệch lạc nhận thức về bản chất của thuế.
Thu quốc doanh, mặc dù đã trải qua nhiều cuộc sửa đổi vào các năm tiếp theo đó: 1983,
1986, 1987 và lúc nào cũng là nguồn thu quan trọng của NSNN nhưng tự bản thân nó đã bộc lộ
nhiều nhược điểm căn bản. Về thực chất nó là một loại thuế gián thu mà không bao giờ tồn tại
trong bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, với đặc điểm là một loại thuế huy động nguồn tài
22
chính dựa trên cơ sở chi phí sản xuất bình quân chứ không phải là chi phí biên tế và mức thu đã
được ấn định trước trong giá cả, được kế hoạch hóa trong giá cả từng loại hàng hóa. Do đó, đây
là một loại thuế đa thuế suất, lên tới hàng trăm thuế suất; điều này đặc biệt gây khó khăn cho
việc quản lý và hành thu.
4. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
Từ giữa những năm 80, cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hệ thống thuế
Việt Nam đã được nghiên cứu và đến năm 1990 một hệ thống thuế mới đã được hình thành bao
gồm hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự
hình thành một hệ thống thuế hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay bao gồm 9 (chín) sác thuế: thuế
nông nghiệp, thuế doanh thu; thuế TTĐB; thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (mậu dịch
và phi mậu dịch); thuế tài nguyên; thuế thu nhập; thuế nhà đất; thuế vốn (khoản thu do việc sử
dụng vốn của ngân sách nhà nước). Ngoài ra còn một phí và lệ phí. Tuy có nhiều loại thuế nhưng
mỗi doanh nghiệp chỉ áp dụng phổ biến 2 đến 3 loại.
THỐNG KÊ DỮ LIỆU GIAI ĐOẠN 2012-2019
Theo tổng hợp số liệu trong Báo cáo của Bộ Tài chính năm 2020 (nguồn Cổng Thông Tin
Điện Tử Bộ Tài Chính): thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách, thường chiếm tỷ trọng hơn
70% đến hơn 80% trong tổng thu NSNN. Tổng thu thuế trên GDP giảm dần từ mức 24% (2006 -
2008) xuống mức 18% (2014 - 2019). Tỷ trọng thuế gián thu đang tăng mạnh và ngược lại, tỷ
trọng thuế trực thu đang giảm nhanh.
Tốc độ tăng của tổng số thu thuế cũng đang có xu hướng giảm và ổn định ở mức bình quân
7,36%/năm trong giai đoạn 2012 - 2019. Tỷ lệ thuế/GDP của Việt Nam thấp hơn so các nước
OECD, nhưng tương đương các nước thu nhập trung bình thấp từ năm 2014. Tuy nhiên, trong cả
giai đoạn 2006 - 2019, thuế/GDP của Việt Nam cao hơn hẳn so các nước trong ASEAN 5. Từ
năm 2012, thu ngân sách ngoài thuế đang có xu hướng tăng về tỷ trọng trong tổng thu ngân sách
và tỷ lệ trên GDP. Bình quân giai đoạn 2006 - 2019, thu ngân sách ngoài thuế chiếm tỷ trọng
5,3% GDP.
Trong khi đó, thuế/GDP đã giảm từ mức khoảng 22,2% GDP (2006) xuống mức 17,9%
GDP (2019). Phí, lệ phí và các nguồn thu thường xuyên khác không phải thuế đang chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong các nguồn thu ngoài thuế. Tỷ trọng thu từ phí và lệ phí đang có xu hướng
giảm dần theo thời gian. Tỷ trọng và số thu của khoản thu từ đất ngoài thuế tăng khá mạnh từ
năm 2014. Năm 2019, tổng các khoản thu này chiếm 12,2% tổng thu NSNN và bằng 17,4% tổng
thu thuế. Trong các khoản thu này, thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Năm 2018, số lượng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nộp thuế là hơn 57 triệu người, tăng
10,2% so năm 2017. Tính đến 31/12/2018, cả nước có 714,8 nghìn doanh nghiệp đang hoạt
động, tăng 9,2% so cùng thời điểm năm 2017. Trong đó, 610,6 nghìn doanh nghiệp có doanh thu
(chiếm 85,4%).
Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi năm 2018 là 44,1%, tương đương 269,3 nghìn doanh
nghiệp. Dù tăng về số lượng doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp có doanh thu, tỷ lệ doanh
nghiệp kinh doanh có lãi đã giảm liên tục trong giai đoạn 2016 - 2018.
Tình trạng nợ thuế cũng diễn ra rất phổ biến. Báo cáo tổng hợp Kết quả kiểm toán năm
2019 của Kiểm toán Nhà nước cho biết, tính đến 31/12/2018, tổng số tiền nợ thuế do cơ quan
thuế quản lý là 86,68 nghìn tỷ đồng, tương đương 8% tổng thu NSNN năm 2018. Nợ thuế do
ngành Hải quan quản lý là 6,72 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,14% số thu của ngành Hải quan
năm 2017.
Số nhân viên ngành thuế giảm từ mức 45 nghìn người (2016) xuống còn 40 nghìn người
(2019). Hết tháng 02/2020, toàn hệ thống thuế đã hoàn thành việc hợp nhất các chi cục thuế. Số
lượng chi cục ở cấp tỉnh, cấp huyện giảm từ 711 xuống 415 chi cục, giảm đến 2.100 đội thuế.
Nếu như năm 2015, để thu được 100 đồng tiền thuế, NSNN phải bỏ ra 2,8 đồng thì con số
này năm 2018 chỉ còn 2,24 đồng. Tuy nhiên, chi phí thu thuế của Việt Nam vẫn cao hơn so các
23
nước OECD (để thu được 100 đồng tiền thuế chỉ phải bỏ ra 1 đồng), Bangladesh (để thu được
100 đồng tiền thuế chỉ phải bỏ ra 1,35 đồng, năm 2013) (VATJ, 2018).
Trước năm 2015, chi ngân sách của Việt Nam tương đối ổn định. Bình quân giai đoạn
2006 - 2014, chi ngân sách chiếm khoảng 29% GDP. Giai đoạn 2015 - 2019, chi ngân sách của
Việt Nam so GDP giảm liên tục, từ 30% GDP năm 2015 xuống chỉ còn 25,9% GDP năm 2018.
Số liệu ước tính năm 2019 cho thấy, chi ngân sách so GDP đã tăng trở lại, ước đạt 28,9%
GDP. Chi cho giáo dục đang tăng nhanh về số chi và ổn định về tỷ trọng. Từ năm 2016 - 2019,
chi cho giáo dục chiếm khoảng 22% tổng thu thuế, khoảng 23,2% chi thường xuyên của ngân
sách nhà nước, khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước và khoảng 4% GDP.
Việt Nam có nhiều chính sách chi tiêu để nhóm người yếu thế tiếp cận với giáo dục: Miễn
giảm học phí, hỗ trợ lương thực. Khi phân bổ ngân sách cho giáo dục, định mức dành cho các
tỉnh miền núi, miền cao và hải đảo có hệ số cao hơn các tỉnh vùng đồng bằng. Miễn học phí cho
tất cả học sinh tiểu học trên cả nước.
Theo World Economic Forum (2020), Chỉ số cạnh tranh toàn cầu về Y tế, 2017 - 2020, dù
tăng về số chi tuyệt đối trong giai đoạn 2016 - 2018 nhưng tỷ trọng của chi thường xuyên cho y
tế so GDP giảm liên tục kể từ năm 2013 đến năm 2018. Năm 2013, chi thường xuyên cho y tế
chiếm gần 1,3% GDP thì tới năm 2018 chỉ còn chiếm 0,98% GDP. Tỷ lệ % chi thường xuyên
cho y tế so tổng thu NSNN cũng giảm liên tục kể từ năm 2014 trở lại đây, từ 5,7% năm 2014
xuống chỉ còn 3,8% năm 2018 (điểm cao nhất là 7).
Theo WB (2017), chi NSNN cho nông nghiệp chiếm dưới 2% GDP và dưới 10% tổng thu
thuế và dưới 8% tổng thu NSNN.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP của thế giới năm 2020 giảm 4,4%, trong khi
Việt Nam là một trong ít quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng GDP dương 1,6%. Song, với
việc giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 7,02% xuống khoảng 1,6% sẽ làm giảm thu NSNN so năm
2019 khoảng 68 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện hàng loạt các giải pháp
miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí do dịch Covid-19 và ảnh hưởng của dự toán lập cao,
Bộ Tài chính dự kiến năm 2020, NSNN sẽ hụt thu khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, giảm 12,5% so
dự toán và 14,7% so thực hiện năm 2019.
Đại dịch Covid-19 có tác động đa chiều tới chi NSNN. Một mặt, dịch bệnh Covid-19 đã
góp phần làm giảm chi tiêu NSNN đối với các hoạt động đối ngoại, chi đoàn ra, chi phí hội,
họp… Mặt khác, đại dịch Covid-19 cũng làm tăng lên các chi phí phòng, chống dịch bệnh và
triển khai các gói hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho người dân khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn
định kinh tế - xã hội, đặc biệt trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần triển
khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch trên diện rộng.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Trong bối cảnh nêu trên, nhiều chuyên gia đưa ra các khuyến nghị chính sách Việt Nam
cần có phương án cắt giảm chi tiêu hiệu quả và tìm nguồn thu bền vững hơn trong bối cảnh thuế
trực thu đang chiếm tỷ trọng ngày càng thấp; đẩy nhanh tiến độ Dự án Thuế tài sản, đưa vào
chương trình làm Luật của Quốc hội trong nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cần có những thay đổi trong tỷ lệ, số lượng thu nhập hoặc đối tượng phải nộp thuế liên
quan từng khung để tính thuế suất thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thay vì chỉ đề cập đến thu
nhập tối thiểu không phải nộp thuế hay nâng mức giảm trừ gia cảnh. Rà soát lại chính sách ưu
đãi thuế đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Cần tính toán và công khai thông
tin về chi qua thuế thông qua hình thức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc cơ cấu lại các khoản chi ngân sách để
giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách. Chi ngân sách cho y tế cần được tăng thêm nhưng cần
chú ý phối hợp chính sách bảo hiểm y tế và nâng cao tính hiệu quả của sự phối hợp này. Các số
liệu về chi đầu tư phát triển cho lĩnh vực y tế, giáo dục cần được công khai trong các báo cáo
ngân sách.
24
Tăng cường công khai, minh bạch số liệu về chi cho nông nghiệp (bao gồm chi thường
xuyên và chi đầu tư phát triển) trong các báo cáo ngân sách. Việt Nam cần công khai các khoản
thu của các quỹ ngoài ngân sách cho người dân được biết. Chính phủ cũng cần tiếp tục cải thiện
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu và chi ngân sách ở mọi cấp chính quyền. Lấy
việc công khai làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và cá nhân phụ trách.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với thu thuế, phí, lệ phí; cân nhắc thận trọng trong việc tăng thu
từ các nguồn bán tài sản, quyền tài sản với việc chấp nhận tăng bội chi NSNN và tăng nợ công
trong ngắn hạn.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong xây
dựng dự toán và giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào trách nhiệm người đứng đầu trong xây
dựng dự toán để tiết kiệm nguồn lực NSNN.
Thường xuyên cập nhật tình hình giải ngân vốn đầu tư công, điều chỉnh kế hoạch phát
hành trái phiếu và vay nợ Chính phủ (nếu có) phù hợp, bảo đảm các nguồn vốn huy động không
bị tồn đọng, lãng phí trong trường hợp nguồn vốn đầu tư phát triển phải chuyển nguồn qua nhiều
năm.
Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên theo lộ trình và giải pháp đã đề ra. Hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp gián tiếp thông qua việc trợ giá các mặt hàng thiết yếu do nhà nước
quản lý như giá điện, giá xăng dầu…
Tăng các khoản chi hỗ trợ, nâng cao tiềm lực nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Quản lý chặt chẽ các nội dung chi hỗ trợ, chi an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm các nội dung
chi đúng đối tương, đúng mục tiêu đã đặt ra…
Các loại thuế hiện hành:
- Thuế môn bài
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN)
- Thuế giá trị gia tăng (TGTGT)
- Thuế xuất nhập khẩu (TXNK)
- Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN)
- Thuế Tài nguyên (TTN)
- Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB)
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Thuế bảo vệ môi trường (TBVMT)
- Phí, lệ phí khác
II. QUẢN TRỊ THUẾ Ở VIỆT NAM
1. Tổ chức và chức năng bộ máy thu thuế
Bộ máy thu thuế của nhà nước Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc thống nhất theo hệ thống dọc
từ Trung Ương đến quận, huyện, bao gồm:
- Cấp Trung Ương: hệ thống thu thuế nhà nước gồm có Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính
và bộ máy giúp việc cơ quan tổng cục gồm có một số phòng chức năng và phòng nghiệp vụ
được tổ chức theo các sắc thuế. Tổng cục thuế do một Tổng cục trưởng phụ trách và một số
Phó Tổng cục trưởng giúp việc.
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có các Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, đồng
thời chịu sự chỉ đạo đồng thời của Tổng cục thuế và Ủy ban Nhân dân cùng cấp. Cục thuế do
một Cục trưởng phụ trách và một số Phó Cục trưởng giúp việc.

25
- Cấp quận, huyện có các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế và chịu sự chỉ đạo đồng thời của
UBNN cùng cấp. Chi cục do một chi cục trưởng phụ trách và một số Phó chi cục trưởng giúp
việc.
- Ở một số địa phương có thể hình thành các đội thu thuế ở cấp phường, xã và do Chi cục thuế
chỉ đạo đồng thời với UBND cùng cấp.
Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được biểu hiện qua:
- Công tác thu thuế và các khoản thu khác thuộc mọi thành phần kinh tế của NSNN đều được
quản lý thống nhất bởi hệ thống thu thuế nhà nước.
- Các nghiệp vụ thuế và thu khác được chỉ đạo và tổ chức thống nhất trong toàn ngành thuế.
- Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí họat động được thực hiện thống nhất trong toàn ngành
thuế. Kinh phí hoạt động của hệ thống thuế nhà nước được khoán cho qui mô hoạt động của
từng cơ quan và dựa vào dự toán của Bộ Tài chính.

26
Hình Bộ máy tổ chức ngành thuế

27
Nguồn: http://gdt.gov.vn/

28
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế các cấp
2.1. Tổng cục thuế:
Tổng cục thuế là bộ máy cao nhất trong hệ thống thu thuế nhà nước, có các nhiệm vụ chủ yếu
như sau:
- Giúp Bộ Tài chính soạn thảo các văn bản pháp qui về thuế và các khoản thu khác để trình các
cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản này
trong cả nước. Tự ban hành một số quy định về nghiệp vụ thuế và chỉ đạo các cơ quan cấp dưới
thực hiện thống nhất theo các chỉ đạo đó.
- Hướng dẫn việc lập kế hoạch và tổng hợp kế hoạch thu thuế và thu khác trình Bộ trưởng Bộ
Tài chính xem xét để trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Giao chỉ tiêu thu thuế cho các cơ
quan cấp dưới. Hướng dẫn cơ quan cấp dưới giao mức thuế phải nộp cho các đối tượng nộp
thuế, thông qua đó kiểm tra đôn đốc cơ quan thuế cấp dưới trong việc tổ chức công tác thu thuế
nhằm hoàn thành kế hoạch.
- Tổ chức công tác thông tin, báo cáo, thống kê, phân tích tình hình và kết quả thu thuế, phục
vụ kịp thời cho việc chỉ đạo, điều hành của các cơ quan cấp trên
- Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu và ấn chỉ của toàn bộ hệ thống thu thuế
theo đúng quy định. Tổ chức công tác thi đua, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thuế trong cả
nước.
- Được quyền yêu cầu các bộ, ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp các tài liệu, số
liệu, các bản kế hoạch kinh tế - xã hội – tài chính có liên quan đến việc lập kế hoạch và quản lý
thu thuế.
- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về thuế và thu khác của nhà
nước. Xử lý các vi phạm chính sách, chế độ thuế trong nội bộ ngành, giải quyết các khiếu tố
theo thẩm quyền được luật thuế quy định.
- Ra lệnh thu các khoản phải thu, ra lệnh phạt tiền nếu các đối tượng nộp thuế chưa nộp, nộp
chậm hay nộp thiếu hoặc vi phạm các điều khác của luật thuế. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu
phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng thì lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự theo
luật định.
2.2. Cục thuế
Là tổ chức trực thuộc Tổng Cục thuế được đặt tại tất cả các tỉnh, thành trực thuộc Trung Ương.
Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là:
- Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện thống nhất các chính sách, chế độ, thể lệ, nguyên
tắc về quản lý thu thuế trên địa bàn theo đúng các pháp luật, các văn bản quy định. Tuyên
truyền, phổ biến chính sách thuế cho các đối tượng nộp thuế.
- Lập kế hoạch thu thuế và thu khác trên địa bàn, báo cáo với Bộ Tài chính và UBNN tỉnh theo
quy định. Phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế và thu khác cho các Chi cục thuế trực thuộc.
- Tổ chức thu thuế đối với các đối tượng do Cục trực tiếp quản lý thu thuế. Thực hiện các
nghiệp vụ theo đúng quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính hay Tổng Cục
thuế. Đôn đốc các đối tượng nộp thuế đầy đủ, kịp thời; xem xét đề nghị miễn thuế, giảm thuế
và khác khoản thu khác theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên các Chi Cục thuế trong việc tổ chức
công tác thu thuế, thực hiện luật, pháp lệnh, kế hoạch thu thuế và thu khác.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách chế độ thuế, kỷ luật thu nộp
thuế của các đối tượng nộp thuế và trong nội bộ ngành thuế địa phương; xử lý các vi phạm về
thuế, các khiếu nại.

29
- Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ cần thiết
cho việc tính thuế và thu khác.
- Tham gia cùng với cơ quan chức năng xét duyệt đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế.
- Tổ chức công tác kế toán thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng tịch thu, tạm giữ, đầy đủ, kịp thời,
chính xác; hướng dẫn các Chi cục thuế thực hiện các quy định về kế toán thu; tổ chức công tác
thống kê các chỉ tiêu kinh tế và thu nộp thuế; lập báo cáo về tình hình và kết quả thu thuế cho
UBNN cùng cấp và cơ quan cấp trên.
- Quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phương; tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, thi đua tuyên truyền về công tác thuế.
2.3. Chi Cục thuế
Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được đặt tại tất cả các quận, huyện và cấp tương
đương.
- Lập kế hoạch thu thuế hàng năm, quý, tháng trên địa bàn.
- Tham gia với các cơ quan chức năng xét duyệt đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế. Trực
tiếp quản lý đăng ký tính thuế của các đối tượng nộp thuế.
- Tổ chức các biện pháp thu thuế; tính thuế; lập sổ thuế, thông báo số thuế phải nộp; đôn đốc
thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu vào kho bạc Nhà nước; xem xét và đề nghị xét miễn
giảm thuế.
- Tổ chức công tác kiểm tra, chống khai man lậu thuế; kiểm tra và xử lý các vi phạm chính sách
chế độ thuế; vi phạm kỷ luật trong nội bộ ngành thuế; giải quyết các đơn khiếu nại theo thẩm
quyền và theo sự ủy quyền của cơ quan thuế cấp trên.
- Tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin báo cáo tình hình và kết quả thu thuế theo chế
độ quy định.
- Quản lý kinh phí chi tiêu, trang phục, ấn chỉ của bộ máy thuế ở Quận, huyện.
3. Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế
3.1. Đối tượng kiểm tra
- Các đối tượng nộp thuế.
- Các tổ chức và cá nhân thuộc nội bộ ngành thuế.
3.2. Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh và kê khai đăng ký thuế
3.3. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn
3.4. Kiểm tra tính thuế, nộp thuế
Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế quy định tại Luật quản lý thuế 38/2019/QH14

30
CHƯƠNG 3: THUẾ TÀI NGUYÊN
Văn bản có liên quan:
Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 25-11-2009;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 (sửa đổi khoản 7
điều 2, khoản 5 điều 9 của Luật số 45/2009/QH12);
Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14-05-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế tài nguyên;
Thông tư Hướng dẫn về thuế tài nguyên 152/2015/TT-BTC (bị sửa đổi bởi thông tư
12/2016/TT-BTC)
Thông tư 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về khung giá tính
thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;
Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.
I. KHÁI NIỆM
Thuế tài nguyên là một lĩnh vực rất đặc biệt và quan trọng ở nhiều nước đang phát triển,
nhất là những nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Đây là một loại thuế gián thu
đánh vào các lọai khoáng sản được khai thác trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Để góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên được tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả
góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho NSNN phản ánh đúng chi phí sản xuất,
kinh doanh trong điều kiện hạch toán kinh tế, tạo sự công bằng giữa các đơn vị có khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
II. NGƯỜI NỘP THUẾ VÀ ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ
1. Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm
vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền
và quyền tài phán của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, bao gồm:
a) Khoáng sản kim loại: Gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, mangan, titan…) và khoáng
sản kim lại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiết, won fram, đồng, chì, kẽm, nhôm…)
b) Khoáng sản không kim loại, bao gồm: đất làm gạch, đất khai thác san lấp, xây dựng
công trình, đất khai thác sử dụng cho các mục đích khác; đá, cát, sỏi, than, đá quý…nước
khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc đối tượng quy định tại luật khoáng sản;
c) Dầu thô: là dầu thô được quy định tại khoản 2, Ðiều 3 Luật dầu khí 1993;
d) Khí thiên nhiên theo quy định tại khoản 3, Ðiều 3 Luật dầu khí 1993; Khí than theo quy
định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2008;
e) Sản phẩm của rừng tự nhiên trừ động vật: bao gồm các loại thực vật và các loại sản
phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế
trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ;
f) Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển;
g) Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất trừ nước thiên nhiên dùng cho
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
Nước biển làm mát máy quy định tại Khoản này phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường,
về hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan để hướng dẫn nước biển làm mát máy
thuộc đối tượng không chịu thuế tài nguyên quy định tại khoản này.

31
h) Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây
dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.
i) Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Mọi trường hợp cố ý tiến hành khai thác các loại tài nguyên cấm khai thác đều bị xử lý
theo pháp luật hiện hành. Khi kiểm tra phát hiện những vụ việc vi phạm, cơ quan thuế phải thông
báo và phối hợp với các cơ quan có chức năng để tiến hành xử lý theo thẩm quyền.
Trường hợp tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu và được phép bán ra
thì tổ chức được giao bán phải tính đầy đủ thuế tài nguyên trong giá bán và nộp vào ngân sách
2. Người nộp thuế: Mọi tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, bao gồm:
Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh theo luật Ðầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ sản xuất kinh doanh, các tổ chức và các
cá nhân khác không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động, có khai thác tài nguyên
thiên nhiên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế tài
nguyên theo quy định tại điều 3 Luật thuế Tài nguyên.
Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
2.1. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh
nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
2.2. Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh
doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong
hợp đồng hợp tác kinh doanh; Trường hợp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ
thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp
thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
2.3. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối
thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê
khai nộp thay thuế tài nguyên cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối
thu mua là người nộp thuế.
Tổ chức, cá nhân đầu mối thu mua phải lập bảng kê tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
nhỏ, lẻ do đơn vị mình khai, nộp thay thuế tài nguyên và gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý
thu thuế tài nguyên cùng với hồ sơ khai thuế nộp thay của tháng đầu tiên phát sinh hoạt động thu
mua gom tài nguyên để theo dõi quản lý thuế các kỳ tiếp theo; Khi có thay đổi tổ chức, cá nhân
nộp thay thuế tài nguyên thì lập tờ khai bổ sung kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng
có thay đổi; Khi chấm dứt việc Ủy thác nộp thuế thay thì hai bên phải lập văn bản chấm dứt việc
nộp thuế thay và bên nộp thuế thay gửi cho cơ quan thuế trong tháng kết thúc việc nộp thuế thay.
2.4. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công, không có giấy phép tài nguyên, nhưng trong quá
trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác tiêu thụ (như nhận thầu nạo vét kênh,
mương, hồ, đầm có phát sinh sản lượng cát, đất, bùn bán ra; khai thác đá dùng chế biến làm vật
liệu xây dựng thi công công trình) thì đều phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa
phương khai thác tài nguyên.
2.5. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là nhà thầu) tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai
thác dầu thô và khí thiên nhiên tại Việt Nam theo quy định của Luật Dầu khí thì người nộp thuế
được xác định từng trường hợp như sau:
a. Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm, người
nộp thuế là người điều hành thực hiện hợp đồng.
b. Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung, người
nộp thuế là công ty điều hành chung.

32
c. Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh, người nộp
thuế là doanh nghiệp liên doanh.
d. Đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công
ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu thô, khí thiên nhiên, người nộp thuế là Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các
Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
2.6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi được đầu tư bằng nguồn vốn
không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có một phần vốn ngân sách nhà nước để phát điện là đơn
vị phải nộp thuế tài nguyên và tiền sử dụng nước theo quy định.
2.7. Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch
thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải nộp
thuế tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá,
trích thưởng theo chế độ quy định.
III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TÀI NGUYÊN
1. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế đơn vị tài
nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, trong đó giá tính thuế đơn vị tài nguyên được áp dụng tương
ứng với loại tài nguyên chịu thuế của kỳ tính thuế.
Số thuế tài nguyên phải nộp được tính như sau:
Thuế tài Sản lượng
Giá tính thuế Thuế
nguyên phải nộp = tài nguyên tính x x
đơn vị tài nguyên suất
trong kỳ thuế

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị
tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Thuế tài Sản lượng Mức thuế tài nguyên ấn


nguyên phải nộp = tài nguyên tính x định trên một đơn vị tài
trong kỳ thuế nguyên khai thác

Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế,
phù hợp với các quy định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế và giá tính thuế do UBND cấp
tỉnh quy định
2. Sản lượng tài nguyên tính thuế:
2.1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì
sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế
khai thác trong kỳ tính thuế.
Đối với loại tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất
lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tính thuế được phân loại theo sản lượng tài
nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy đổi ra đơn vị sản
lượng tài nguyên để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên
khai thác.
Ví dụ 1: Đơn vị khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly
khác nhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để xác định
sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp, sau khai thác bán một phần sản lượng đá hộc,
số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào nghiền để sản xuất xi măng thì phải quy đổi sản lượng
đá dăm ra đá hộc để xác định sản lượng đá hộc thực tế khai thác chịu thuế tài nguyên.
33
2.2. Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối
lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên được xác
định trong một số trường hợp như sau:
a. Đối với tài nguyên khai thác phải chuyển qua khâu sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản
lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng
chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại. Tài nguyên qua sàng tuyển, phân loại vẫn ở trạng
thái quặng, chưa thành sản phẩm khác. Đối với đất, đá, phế thải, bã xít ... thu được qua sàng
tuyển nếu bán ra thì xác định sản lượng tính thuế tài nguyên theo từng loại chất tương ứng.

Ví dụ 2: Đối với than khai thác từ mỏ chứa tạp chất, đất, đá phải vận chuyển đến
khâu sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản lượng than thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên
là sản lượng đã qua sàng tuyển, phân loại.
Trường hợp khai thác quặng phải sàng tuyển một khối lượng đất, đá lớn (không thể xác
định được cụ thể sản lượng) để thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt thì thuế tài nguyên
được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được này. Đồng thời xác định sản lượng loại
tài nguyên khác có khai thác sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, như nước khai thác sử
dụng cho hoạt động sàng, tuyển.
b. Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau nhưng không qua sàng,
tuyển, phân loại và không xác định được sản lượng từng chất khi bán ra thì sản lượng tài nguyên
tính thuế của từng chất được xác định theo sản lượng tài nguyên thực tế khai thác và tỷ lệ của
từng chất có trong tài nguyên đã được kiểm định theo mẫu quặng tài nguyên khai thác.
Ví dụ 3: Đơn vị khai thác quặng tại mỏ đồng, với sản lượng quặng đồng khai thác
trong tháng là 1000 tấn, có lẫn nhiều chất khác nhau. Theo Giấy phép khai thác và hồ sơ thiết kế
khai thác tài nguyên đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và tỷ lệ tài nguyên đã được kiểm
định đối với từng chất trong quặng đồng khai thác là: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%.
Sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định như sau:
- Quặng đồng: 1.000 tấn x 60% = 600 tấn.
- Quặng bạc : 1.000 tấn x 0,2% = 2 tấn.
- Quặng thiếc: 1.000 tấn x 0,5% = 5 tấn
Căn cứ sản lượng của từng chất trong quặng đồng đã xác định để áp dụng giá tính thuế đơn
vị tài nguyên của từng chất tương ứng khi tính thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại điểm 2.2,
khoản 2, Điều 6 Thông tư 105/2010.
2.3. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu
không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản
lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính
thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
Định mức sử dụng tài nguyên phải tương ứng với tiêu chuẩn công nghệ sản xuất, chế biến
sản phẩm đang ứng dụng và được người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế vào kỳ khai thuế đầu
tiên. Trường hợp mức tiêu hao tài nguyên để sản xuất một đơn vị sản phẩm cao hơn 5% so với
tiêu chuẩn công nghệ thiết kế thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan liên quan để thẩm định
làm cơ sở ấn định sản lượng tài nguyên khai thác chịu thuế.
Ví dụ 4: Để sản xuất ra 1.000 viên gạch mộc (chưa nung) thì phải sử dụng 1 m 3 đất
sét. Trong tháng, cơ sở khai thác đất sét sản xuất được 100.000 viên gạch thì sản lượng đất sét
khai thác chịu thuế tài nguyên là 100.000 viên chia (:) 1.000 viên = 100 m3.
2.4. Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính
thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán
điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác
định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên
mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
34
2.5. Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho
mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc
lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
Người nộp thuế tài nguyên phải lắp đặt thiết bị đo đếm sản lượng nước khoáng thiên nhiên,
nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên khai thác để làm căn cứ tính thuế. Thiết bị lắp đặt phải
có giấy kiểm định của cơ quan quản lý đo lường chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và thông báo
lần đầu với cơ quan thuế kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên trong kỳ khai thuế gần nhất kể từ
ngày lắp đặt xong thiết bị.
Trường hợp do điều kiện khách quan không thể lắp đặt được thiết bị đo đếm sản lượng
nước khai thác sử dụng và không trực tiếp xác định được sản lượng tính thuế thì thực hiện khoán
sản lượng tài nguyên khai thác theo kỳ tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên
quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế tài nguyên
theo hướng dẫn tại khoản 6 mục này.
2.6. Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không
thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000
đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế.
Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên
khai thác được khoán để tính thuế.
Việc khoán thuế phải căn cứ vào tình hình khai thác thực tế, quy trình công nghệ sử dụng
khai thác, sản xuất sản phẩm theo hồ sơ thiết kế, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật ngành hoặc sản
lượng khai thác sử dụng của tổ chức, cá nhân khác tương đương.
Cơ quan Thuế căn cứ hồ sơ đăng ký thuế tài nguyên, hồ sơ thiết kế kỹ thuật công nghệ khai
thác tài nguyên, hồ sơ khai thuế tài nguyên, mức độ hạn chế về điều kiện khai thuế tài nguyên để
phân tích, phối hợp với các cơ quan quản lý ngành liên quan xác định sản lượng và giá trị tài
nguyên khai thác trong năm để xác định thuộc diện khoán sản lượng tài nguyên chịu thuế.
2.7. Trường hợp tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thu mua tài nguyên từ các tổ chức, cá nhân
khai thác tài nguyên nhỏ lẻ và tổ chức, cá nhân đầu mối thu mua cam kết bằng văn bản chấp
thuận kê khai nộp thuế thay thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế thu
mua.
3. Giá tính thuế tài nguyên
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai
thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP và
phải được thể hiện trên chứng từ bán hàng, nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên
do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp giá bán tài nguyên khai thác thấp hơn giá tính thuế tài
nguyên do UBND cấp tỉnh thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định. Giá
tính thuế tài nguyên được xác định đối với từng trường hợp như sau:
3.1. Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên.
3.1.1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng (không phân biệt địa bàn tiêu thụ) và được áp dụng làm giá tính thuế
cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, không
phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển,
phân loại; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế
GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra
trong tháng.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên cho Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty để
tập trung một đầu mối tiêu thụ theo hợp đồng thoả thuận giữa các bên thì áp dụng giá tính thuế
đơn vị tài nguyên do UBND cấp tỉnh tại địa phương khai thác tài nguyên quy định theo khoản 4,
Điều 6 Thông tư 105/2010.
3.1.2. Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác, nhưng không
phát sinh doanh thu bán tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định theo giá tính
35
thuế đơn vị tài nguyên bình quân gia quyền của tháng trước liền kề, nhưng nếu tính thuế bình
quân gia quyền của tháng trước liền kề thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy
định tại khoản 4, Điều 6 Thông tư 105/2010 thì tính thuế tài nguyên theo giá UBND cấp tỉnh quy
định.
3.2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán tài nguyên khai thác theo
hướng dẫn tại khoản 1, Điều này thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong
những căn cứ sau:
3.2.1. Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại, có
giá trị tương đương, nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
theo hướng dẫn tại khoản 4 Mục này.
3.2.2. Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác
định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác,
nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Ví dụ 5: Trường hợp đơn vị khai thác 1.000 tấn quặng tại mỏ đồng (tiếp theo ví dụ 3).
Theo Giấy phép khai thác, hồ sơ thiết kế khai thác tài nguyên, hồ sơ kiểm định được cơ quan
thẩm quyền phê duyệt và tỷ lệ tài nguyên đã được kiểm định đối với từng chất trong quặng đồng
khai thác như sau: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%. Giá tính thuế đơn vị tài nguyên nguyên
chất do UBND cấp tỉnh quy định như sau: Đồng 8.000.000 đồng/tấn; bạc: 600.000.000 đồng/
tấn; thiếc 40.000.000 đồng/tấn.
Căn cứ giá tính thuế đơn vị tài nguyên nguyên chất do UBND cấp tỉnh quy định và sản
lượng của từng chất để xác định giá tính thuế tài nguyên của từng chất, cụ thể:
- Quặng đồng là: 600 tấn x 8.000.000 đồng/tấn = 4.800.000.000 đồng
- Quặng bạc là: 2 tấn x 600.000.000 đồng/tấn = 1.200.000.000 đồng
- Quặng thiếc là: 5 tấn x 40.000.000 đồng/tấn = 200.000.000 đồng
Căn cứ giá tính thuế tài nguyên của từng chất có trong quặng đồng để áp dụng mức thuế
suất thuế tài nguyên của từng chất tương ứng.
Trường hợp tài nguyên khai thác đưa vào chế biến, sản xuất sản phẩm và thu được sản
phẩm tài nguyên đồng hành thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên theo từng trường hợp cụ
thể nêu tại mục này.
Ví dụ 6: Trường hợp trong quá trình luyện quặng sắt thu được 0,05 tấn tinh quặng đồng
trên 01 tấn gang và giá bán đồng là 8.500.000 đồng/tấn thì giá tính thuế tài nguyên đối với 0,05
tấn quặng đồng là: 0,05 x 8.500.000 đồng = 425.000 đồng. Trường hợp không bán ra thì áp dụng
giá tính thuế đơn vị tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định.
3.2.3. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thông báo với cơ quan thuế việc áp dụng
phương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên có khai thác theo quy định tại
khoản 2, mục này và được gửi một lần kèm theo hồ sơ đăng ký thuế hoặc hồ sơ khai thuế tài
nguyên của tháng đầu tiên có khai thác. Trường hợp có thay đổi phương pháp xác định giá tính
thuế thì gửi thông báo lại với cơ quan thuế trong tháng có thay đổi phương pháp xác định giá
tính thuế.
3.3. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như
sau:
3.3.1. Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện là giá bán
điện thương phẩm bình quân.
Giá bán điện thương phẩm bình quân để tính thuế tài nguyên đối với các cơ sở sản xuất
thủy điện do Bộ Tài chính công bố.
3.3.2. Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao (kho, bãi nơi khai thác); trường hợp chưa xác định
được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn tại khoản 4, mục này.

36
3.3.3. Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là trị giá hải
quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu.
Trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu:
- Đối với sản lượng tài nguyên tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị tài nguyên khai thác chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Đối với sản lượng tài nguyên xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất
khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu.
Trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3.3.4. Đối với dầu thô, khí thiên nhiên là giá bán được xác định theo hướng dẫn tại Điều 14
Thông tư 105/2010.
3.3.5. Đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng vào sản xuất
sản phẩm, kinh doanh dịch vụ, mà không có giá bán ra thì giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp
tỉnh quy định theo nguyên tắc hướng dẫn tại mục 3.4 bên dưới.
3.4. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không bán ra; hoặc không thực hiện đầy
đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo chế độ quy định; tổ chức, cá nhân nộp thuế tài
nguyên theo phương pháp ấn định hoặc trường hợp loại tài nguyên xác định được sản lượng ở
khâu khai thác nhưng do mô hình tổ chức, khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ qua nhiều khâu độc lập
nên không có đủ căn cứ để xác định giá bán tài nguyên khai thác thì áp dụng giá bán đơn vị tài
nguyên do UBND cấp tỉnh tại địa phương có khai thác tài nguyên quy định cho từng thời kỳ để
tính thuế tài nguyên.
Đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên khai thác không có căn cứ
xác định giá tính thuế đơn vị tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được áp dụng giá tính
thuế do UBND cấp tỉnh quy định theo quy định tại khoản này.
Căn cứ đặc điểm, yêu cầu về xây dựng giá tính thuế tài nguyên tại địa phương, UBND cấp
tỉnh có văn bản chỉ đạo, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và
Môi trường xây dựng phương án giá tính thuế tài nguyên trình UBND cấp tỉnh quyết định.
Việc xây dựng giá tính thuế tài nguyên phải đảm bảo phù hợp với hàm lượng, chất lượng,
sản lượng của loại tài nguyên, tỷ lệ thu hồi tài nguyên, giá tài nguyên bán ra trên thị trường địa
phương có tài nguyên khai thác và tham khảo thêm giá bán tài nguyên trên thị trường của địa
phương lân cận.
Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng hoặc giảm 20% trở lên thì phải điều
chỉnh giá tính thuế tài nguyên. Sở Tài chính tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Sở
Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát tình hình về giá bán tài nguyên trên thị trường địa
phương và lập phương án điều chỉnh giá tính thuế trình UBND cấp tỉnh quyết định và báo cáo về
Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
Căn cứ giá tính thuế tài nguyên đã xác định để áp dụng sản lượng tính thuế đối với đơn vị
tài nguyên tương ứng. Giá tính thuế đối với tài nguyên khai thác được xác định ở khâu nào thì
sản lượng tính thuế tài nguyên áp dụng tại khâu đó.
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế tài nguyên niêm yết công khai giá tính thuế đơn vị
tài nguyên tại trụ sở cơ quan thuế.
4. Thuế suất thuế tài nguyên
Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên khai
thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số
Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
IV. ĐĂNG KÝ, KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
1. Việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế được thực hiện theo quy định
của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.

37
2. Riêng đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong một số trường hợp
được quy định tại thông tư 105/2010/TT-BTC
V. MIỄN, GIẢM THUẾ TÀI NGUYÊN
1. Các trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 9, Luật thuế Tài
nguyên, bao gồm:
1.1. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài
nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất;
trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải
nộp của kỳ sau.
1.2. Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.
1.3. Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá
nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
1.4. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá
nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.
1.5. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh
hoạt.
1.6. Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được
thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
1.7. Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
1.7. Trường hợp khác được miễn, giảm thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết
định.
2. Trình tự, thủ tục kê khai miễn, giảm thuế tài nguyên, thẩm quyền miễn, giảm thuế tài
nguyên được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II, Phần E Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày
23/7/2007 của Bộ Tài chính; ngoài ra một số trường hợp được miễn thuế tài nguyên dưới đây
không phải khai sản lượng tài nguyên khai thác, số tiền thuế được miễn giảm và thực hiện như
sau:
2.1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản trên biển thuộc diện miễn thuế tài
nguyên không phải lập tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng và quyết toán thuế thuế tài nguyên
năm.
2.2. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt thì không
phải lập tờ khai thuế tài nguyên tháng và tờ khai quyết toán thuế tài nguyên năm.

2.3. Thủ tục miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia
đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước thiên nhiên tự
sản xuất thủy điện sản xuất phục vụ sinh hoạt phải có đơn đề nghị miễn thuế, kèm theo bản giải
trình về thiết bị sản xuất thủy điện phục vụ cho sinh hoạt gia đình, có xác nhận của UBND cấp
xã. Khi bắt đầu đi vào hoạt động hộ gia đình phải khai báo lần đầu với cơ quan thuế trực tiếp
quản lý để hưởng miễn thuế tài nguyên.

2.4. Thủ tục miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao,
được thuê:
Tổ chức, cá nhân khai thác đất (kể cả đơn vị nhận thầu thực hiện) phải có văn bản đề nghị
miễn thuế, kèm theo bản sao có đóng dấu chứng thực quyết định giao đất, cho thuê đất và hồ sơ
liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc xây dựng công trình tại địa phương
của chủ đầu tư và gửi bộ hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý nơi khai thác để biết và theo
dõi việc miễn thuế.
.
38
BIỂU MỨC THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội)

1. Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyên, trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than:
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất
(%)
I Khoáng sản kim loại  
1 Sắt 14
2 Măng-gan 14
3 Ti-tan (titan) 18
4 Vàng 17
5 Đất hiếm 18
6 Bạch kim 12
7 Bạc, thiếc 12
8 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 20
9 Chì, kẽm, đồng 15
10 Nhôm, bô-xít (bouxite) 12
11 Ni-ken (niken) 10
12 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), 15
va-na-đi (vanadi)
13 Khoáng sản kim loại khác 15
II Khoáng sản không kim loại  
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 7
2 Đá, sỏi 10
3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 10
4 Đá hoa trắng 15
5 Cát 15
6 Cát làm thủy tinh 15
7 Đất làm gạch 5
8 Gờ-ra-nít (granite) 15
9 Sét chịu lửa 13
10 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 15
11 Cao lanh 13
12 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 13
13 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 10
14 A-pa-tít (apatit), 8
15 Séc-păng-tin (secpentin) 6
16 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 10
17 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 12
18 Than nâu, than mỡ 12
19 Than khác 10
20 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 27
21 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) 25
quý màu đen
22 A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen 18
(spinen), tô-paz (topaz)
23 Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít 18
39
(cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát
(fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)
24 Khoáng sản không kim loại khác 10
III Sản phẩm của rừng tự nhiên  
1 Gỗ nhóm I 35
2 Gỗ nhóm II 30
3 Gỗ nhóm III 20
4 Gỗ nhóm IV 18
5 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 12
6 Cành, ngọn, gốc, rễ 10
7 Củi 5
8 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10
9 Trầm hương, kỳ nam 25
10 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10
11 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5
IV Hải sản tự nhiên  
1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 10
2 Hải sản tự nhiên khác 2
V Nước thiên nhiên  
1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên 10
tinh lọc đóng chai, đóng hộp
2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 5
3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định  
tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này
3.1 Sử dụng nước mặt  
a Dùng cho sản xuất nước sạch 1
b Dùng cho Mục đích khác 3
3.2 Sử dụng nước dưới đất  
a Dùng cho sản xuất nước sạch 5
b Dùng cho Mục đích khác 8
3.3 Dùng cho hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai  
khoáng
a Sử dụng nước mặt 3
b Sử dụng nước dưới đất 6
3.4 Dùng cho mục đích khác  
a Sử dụng nước mặt 1
b Sử dụng nước dưới đất 3
VI Yến sào thiên nhiên 20
VII Tài nguyên khác 10

2. Biểu mức thuế suất đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than:
STT Sản lượng khai thác Thuế suất (%)
Dự án khuyến Dự án khác
khích đầu tư
I Đối với dầu thô    
1 Đến 20.000 thùng/ngày 7 10
2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 9 12
3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 11 14

40
4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 13 19
5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 18 24
6 Trên 150.000 thùng/ngày 23 29
II Đối với khí thiên nhiên, khí than    
1 Đến 5 triệu m3/ngày 1 2
2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3 5
3 Trên 10 triệu m3/ngày 6 10

41
CHƯƠNG 4: THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU
Các văn bản có liên quan:
Luật số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội;
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết về thủ tục
hải quan;
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1-09-2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất, nhập khẩu;
Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu;
Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về quy định trị giá hải quan đối với hàng hoá
xuất, nhập khẩu;
Biểu thuế suất thuế nhập khẩu.
I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1. Khái niệm và vài nét lịch sử
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay còn gọi chung là thuế quan (Tariff) là một loại thuế
đánh vào các hàng hóa được giao thương qua biên giới các quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia
đã thành lập liên minh thuế quan.
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những loại thuế ra đời sớm nhất và đóng vai trò quan
trọng trong nguồn thu của các quốc gia. Trong quá khứ việc sử dụng thuế xuất nhập khẩu ngoài
việc tăng nguồn thu thì nó còn đóng vai trò như một hàng rào bảo hộ mậu dịch hiệu quả.
Tuy nhiên ngày nay với xu thế hội nhập kinh tế thế giới thì việc sử dụng thuế xuất nhập
khẩu được nhận định là kém phần quan trọng so với các loại thuế khác và các hàng rào bảo hộ
mậu dịch khác. Thêm vào đó, thuế quan là một loại thuế gián thu nên người tiêu dùng nội địa
phải chịu và nó cũng không kích thích các doanh nghiệp nội địa sản xuất nhiều hơn. Hiện nay
thuế xuất khẩu nói chung được đánh bởi các quốc gia sản xuất các nguyên liệu thô hơn là bởi các
quốc gia phát triển.
2. Quá trình hình thành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ban hành vào năm 1951. Lúc bấy giờ
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để quản lý việc xuất, nhập hàng hóa giữa vùng tự do
và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triển kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu hàng hóa tối
cần thiết cho quân đội và nhân dân. Thuế tính theo giá hàng và thuế suất cao hay thấp tùy theo
yêu cầu hạn chế hay khuyến khích xuất nhập ít hay nhiều, yêu cầu đấu tranh kinh tế với địch và
có lợi cho ta. Hoạt động của thuế chủ yếu dựa trên phương châm đấu tranh kinh tế với địch: đẩy
mạnh sản xuất, tranh thủ nhập các thứ hàng cần thiết cho kháng chiến, cho sản xuất, và đời sống
nhân dân. Cho nên, Nhà nước miễn thuế nhập khẩu cho tất cả các thứ hàng của vùng tự do (lâm
thổ sản, hàng thủ công). Mặt khác, hạn chế nhập hàng từ vùng địch, hàng nhập gồm 116 thứ,
thuế suất từ 30% trở lên.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước,
thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu được ban hành thành luật tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII
vào ngày 26/12/1991, và được Chủ tịch nước ký công bố bằng Lệnh số 64 – LCT/ HĐNN8 ngày
4/1/1992.
Nhưng trước những biến đổi và yêu cầu về kinh tế - xã hội những năm gần đây, Luật
thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu lại được sửa đổi bổ sung vào tháng 7 năm 1993, ngày 20/5/1998,
sau đó được ban hành mới vào ngày 14 tháng 06 năm 2005. Trước những thay đổi của nền kinh

42
tế và việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới cũng như cam kết của các Hiệp định kinh tế
và thuế thì vừa qua Quốc hội đã ban hành Luật số 107/QH13 để thay thế cho Luật 45/2005.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1. Đối tượng chịu thuế
Tất cả hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam trong
các trường hợp sau đây đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu.
1.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường
sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất,
kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1
Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu
chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại
khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo
quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng
rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan
hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện,
hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan
với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
1.3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01
năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
1.4. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu,
quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa
do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu,
quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.
2. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu:
2.1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển qua cửa khẩu Việt Nam
theo quy định của pháp luật.
2.2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các
tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam
và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện
thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản
trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
2.3. Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi
thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
2.4. Hàng hóa là phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất
khẩu.

43
3. Người nộp thuế
Người nộp thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, bao
gồm:
3.1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
3.2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu;
3.3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng
hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
3.4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong
trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín
dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của
cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp
luật.
3.5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới
nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương
nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy
định của pháp luật.
3.6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế
nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
3.7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế
4.1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương
pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
4.1.1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và
thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
4.1.2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận
ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa
thuận này.
4.1.3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc
biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng
hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam;
44
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương
mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng
điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường
hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150%
thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ
tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật 107/2016 để quyết định việc áp dụng mức
thuế suất thông thường.
4.2. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương
pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
4.2.1. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế
tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
4.2.2. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo
quy định tại Mục 4.1.1 bên trên và Mục 4.2.1 này.
4.3. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
4.3.1. Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt
đối theo quy định tại Mục 4.1.3 và 4.2 trên.
4.3.2. Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt
đối ngoài hạn ngạch do Chính phủ ban hành (qui định tại Mục c, Khoản 1, Điều 11, Luật số
107/2016).
4.4. Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
4.4.1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật
hải quan.
Trị giá tính thuế từng mặt hàng được hướng dẫn tại Thông tư 39/2015/TT-BTC. Về cơ bản
có 6 phương pháp như sau:
a) Phương pháp trị giá giao dịch;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp
trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể thay đổi cho nhau.
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán chưa có giá chính thức tại thời
điểm đăng ký Tờ khai hải quan hoặc không có hợp đồng mua bán thì giá tính thuế thực hiện theo
quy định của Bộ Tài chính.
4.4.2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải
45
quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan
nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt
đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
4.5. Thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp
4.5.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi
thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định
tại Mục 4.5.5 này.
4.5.2. Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một
trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức
tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức
tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung
được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;
c) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời
hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ
chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế
vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc
thông báo của cơ quan hải quan;
d) Nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh
thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc
giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ
ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là
30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
4.5.3. Trường hợp sử dụng hình thức đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng hóa kinh
doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), người
nộp thuế phải nộp một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập
vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước.
Việc hoàn trả tiền đặt cọc thực hiện như quy định về hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4.5.4. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, quá thời hạn lưu giữ, doanh nghiệp
chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản
tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước; đối với trường hợp bảo lãnh thì tổ chức
tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền tương ứng với số tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà
nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ
quan hải quan.
4.5.5. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được

46
thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng
chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp
thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cụ thể điểm 3, Khoản 11, Điều 1 của Luật quản lý thuế qui định:
a) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp
thuế tối đa là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;
- Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất hai năm liên tục tính đến ngày
đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế; nợ tiền thuế quá
hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt;
- Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê;
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh
số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá hai trăm bảy
mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời
hạn bảo lãnh.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên hoặc không được tổ chức tín dụng bảo
lãnh thì phải nộp thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa;
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải
quan tạm nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo
thời hạn bảo lãnh nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất và
không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh;
c) Hàng hóa không thuộc điểm a và điểm b nêu trên thì phải nộp thuế trước khi thông quan
hoặc giải phóng hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải
phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng
hàng hóa đến ngày nộp thuế theo quy định tại Điều 106 của Luật quản lý thuế. Thời hạn bảo lãnh
tối đa là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
d) Các trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà
người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách
nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
4.6. Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất:
4.6.1. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng
nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng,
bảo vệ môi trường.
4.6.2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
4.6.3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
4.6.4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục
hành chính về thuế.
4.6.5. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công
dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến
nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
4.7 Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất

47
4.7.1. Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật số 107/2016, Biểu thuế xuất khẩu
theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng
chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các điều ước quốc tế khác mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:
a) Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;
b) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
c) Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn
ngạch thuế quan.
4.7.2. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ
sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất
khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật số 107/2016.
4.7.3. Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực
hiện theo quy định tại Chương III của Luật số 107/2016.
5. Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
5.1. Thuế chống bán phá giá
5.1.1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác
định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
5.1.2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa
hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải
căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã
hội trong nước.
5.1.3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định
áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể
được gia hạn.
5.2. Thuế chống trợ cấp
5.2.1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
5.2.2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc
hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ
vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt
Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội
trong nước.

48
5.2.3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp
dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia
hạn.
5.3. Thuế tự vệ
5.3.1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt
đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa
cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a
khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương
tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản
xuất trong nước.
5.3.2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn
chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó
nâng cao khả năng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế
tự vệ tạm thời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất
xứ hàng hóa.
5.3.3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế
tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với
điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để
nâng cao khả năng cạnh tranh.
5.4. Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
5.4.1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự
vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về
chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
5.4.2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống
bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp
thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
5.4.3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp, thuế tự vệ.
5.4.4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế
chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5.4.5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi
phạm, căn cứ vào các điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện
pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
6. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế
6.1 Miễn thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ:
6.1.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bao gồm:
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn
thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
134/2016. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế
49
hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
134/2016. Nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, nhân viên lãnh sự
thuộc cơ quan lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và
định lượng quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 134/2016.
b) Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, viên chức của cơ
quan này được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy
định tại Phụ lục I, II ban hành kèm theo Nghị định 134/2016.
c) Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc, thành viên của cơ
quan này được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d) Cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, thành viên của cơ quan này được miễn
thuế nhập khẩu theo quy định trong các thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi
Chính phủ đó.
6.1.2. Đối tượng quy định tại điểm a, b Mục 6.1.1 trên được nhập khẩu miễn thuế vượt
định lượng đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định 134/2016 để phục vụ hoạt động ngoại giao. Định lượng rượu, bia, thuốc lá nhập khẩu miễn
thuế thực hiện theo xác nhận của Bộ Ngoại giao.
6.1.3. Ngoài các mặt hàng quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo
Nghị định 134/2016, đối tượng quy định tại điểm a, b Mục 6.1.1 trên được nhập khẩu miễn thuế
các hàng hóa cần thiết khác để phục vụ cho nhu cầu công tác trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại
hoặc thông lệ quốc tế. Chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo
xác nhận của Bộ Ngoại giao.
6.1.4. Trường hợp điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức
phi Chính phủ nước ngoài quy định tại điểm c, điểm d Mục 6.1.1 trên có quy định miễn thuế
nhưng không quy định cụ thể về chủng loại và định lượng, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ
Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn
thuế.
Chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế quy định tại khoản này không vượt quá danh
mục và định lượng hàng hóa miễn thuế quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định 134/2016.
6.1.5. Trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy để thay thế cho xe ô tô, xe gắn máy
đã tạm nhập khẩu theo tiêu chuẩn định lượng của các đối tượng là cơ quan quy định tại điểm a,
điểm b Mục 6.1.1 trên chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu
hủy hoặc chuyển nhượng.
Cá nhân quy định tại điểm a, điểm b Mục 6.1.1 trên chỉ được tạm nhập khẩu miễn thuế xe
ô tô, xe gắn máy để thay thế cho xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu theo tiêu chuẩn định
lượng sau khi đã hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy đối với xe ô tô, xe gắn máy đã
tạm nhập khẩu.
6.1.6. Hồ sơ miễn thuế:
a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, trừ trường hợp mua hàng miễn
thuế tại cửa hàng miễn thuế;
b) Sổ định mức miễn thuế theo quy định tại Mục 6.1.7: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản
chính của cơ quan, trừ trường hợp Sổ định mức miễn thuế đã được cập nhật vào Cổng thông tin
một cửa quốc gia;

50
c) Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng
đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính
của cơ quan;
d) Văn bản xác nhận của Bộ Ngoại giao đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa quy định
tại Mục 61.2., 6.1.3: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
đ) Văn bản phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa
quy định tại Mục 6.1.4: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
6.1.7. Thủ tục miễn thuế: Thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu sử
dụng định mức bằng phương thức điện tử. Trường hợp chưa thực hiện theo dõi định mức bằng
phương thức điện tử, người nộp thuế có trách nhiệm nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính sổ
định mức để đối chiếu, trừ lùi.
6.1.8. Thủ tục cấp Sổ định mức miễn thuế:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế đối với cơ quan, tổ chức:
Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VII ban hành kèm
theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính.
Công văn thông báo về việc thành lập cơ quan đại diện tại Việt Nam khi cấp Sổ định mức
miễn thuế lần đầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
b) Hồ sơ đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế đối với cá nhân:
Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VII ban hành kèm
theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính.
Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm b Mục
6.1.1. trên): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp đối
với thành viên của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (đối với đối tượng quy định tại điểm c,
điểm d Mục 6.1.1 trên): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
c) Thẩm quyền cấp Sổ định mức miễn thuế:
Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực
hiện cấp Sổ định mức miễn thuế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm b
Mục 6.1.1 trên trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở của cơ quan, tổ chức quy định tại Mục 6.1.1
trên thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế cho các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c, điểm d
khoản 1 Điều này trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bộ Ngoại giao tiếp tục theo dõi và cấp Sổ định mức miễn thuế đối với các đối tượng ưu đãi
miễn trừ quy định tại điểm c Mục 6.1.1 trên đã được Bộ Ngoại giao cấp Sổ định mức miễn thuế
trước thời điểm Nghị định 134/2016 có hiệu lực.
Cơ quan quy định tại điểm này thực hiện cập nhật thông tin trên Sổ định mức miễn thuế
cho Tổng cục Hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia sau khi cấp Sổ định mức
miễn thuế.
6.2. Miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
6.2.1. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành
dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc

51
của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được
miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:
a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0
lít.
Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là
chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả
chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp
luật;
b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không
nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều
kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam;
Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn
thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
6.2.2. Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế; người
điều khiển tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế; sĩ quan, thuyền viên làm
việc trên tàu biển; lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên
giới đường bộ với Việt Nam không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định tại các
điểm a, b và d khoản 1 Điều này cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được miễn thuế 01 lần.
Định mức quy định tại điểm a, điểm b Mục 6.2.1 trên không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.
6.2.3. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi
trước hoặc gửi sau chuyến đi, không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu
hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, được miễn thuế xuất khẩu không hạn
chế định mức.
6.2.4. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
6.2.5. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.3. Miễn thuế đối với tài sản di chuyển
6.3.1. Tổ chức, cá nhân có tài sản di chuyển theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật hải
quan được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu (được miễn trong định mức; nếu vượt định mức phải nộp thuế đối với
phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm
kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục
đích nhân đạo, từ thiện), bao gồm:
a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt
Nam từ 12 tháng trở lên;
b) Tổ chức, công dân Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên sau khi kết
thúc hoạt động trở về nước;
c) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam cho lần
đầu tiên nhập khẩu tài sản di chuyển.
6.3.2. Định mức miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng
phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe gắn máy) là
01 cái hoặc 01 bộ đối với mỗi tổ chức hoặc cá nhân.

52
Trường hợp tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế của cơ quan, tổ chức được ngân
sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, Bộ Tài chính quyết định miễn thuế đối với từng
trường hợp.
6.3.3. Hồ sơ miễn thuế:
a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp
đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt
Nam từ 12 tháng trở lên: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
c) Văn bản chứng minh việc chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt thời hạn lao động ở nước
ngoài đối với tổ chức, công dân Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên sau khi
kết thúc hoạt động trở về nước: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
d) Hộ chiếu (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại
cửa khẩu hoặc đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu
trên thị thực rời đối với trường hợp hộ chiếu được cấp thị thực rời) hoặc giấy tờ thay hộ chiếu
còn giá trị (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu)
đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam: 01 bản chụp
có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
đ) Sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan Công an cấp trong đó ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước
ngoài đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam: 01 bản
sao công chứng hoặc chứng thực;
e) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt
định mức miễn thuế: 01 bản chính.
6.3.4. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.4. Miễn thuế đối với quà biếu quà tặng
6.4.1. Quà biếu, quà tặng được miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu là những mặt hàng không thuộc Danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm
xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, không thuộc danh mục mặt hàng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ trường hợp quà biếu, quà tặng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phục vụ
mục đích an ninh, quốc phòng) theo quy định của pháp luật.
6.4.2. Định mức miễn thuế:
a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; quà
biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trị giá hải quan
không vượt quá 2.000.000 đồng hoặc có trị giá hải quan trên 2.000.000 đồng nhưng tổng số tiền
thuế phải nộp dưới 200.000 đồng được miễn thuế không quá 04 lần/năm.
b) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam
được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách; quà biếu, quà
tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện có trị giá hải quan không vượt quá 30.000.000 đồng được
miễn thuế không quá 04 lần/năm.
Trường hợp vượt định mức miễn thuế của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước đảm
bảo kinh phí hoạt động, Bộ Tài chính quyết định miễn thuế đối với từng trường hợp.
c) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cá nhân Việt Nam là thuốc,
thiết bị y tế cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục IV Nghị
định 134/2016 có trị giá hải quan không vượt quá 10.000.000 đồng được miễn thuế không quá 4
lần/năm.
6.4.3. Hồ sơ miễn thuế:

53
a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Văn bản thỏa thuận biếu tặng trong trường hợp người nhận quà tặng là tổ chức: 01 bản
chụp có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức nhận quà tặng.
Người nhận quà tặng là cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai
hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là quà biếu, tặng; các thông tin về tên, địa chỉ người
tặng, người nhận quà biếu, tặng ở nước ngoài và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê
khai;
c) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng
vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính;
d) Văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hóa
miễn thuế hoặc văn bản chứng minh tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt
động đối với quà biếu, quà tặng cho cơ quan, tổ chức được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt
động: 01 bản chính;
đ) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc bộ, ngành chủ quản đối với
quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện: 01 bản chính.
6.4.4. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.5. Miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
6.5.1. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng
hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Danh mục hàng
hóa để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới do Bộ Công Thương công bố trong
định mức quy định tại Phụ lục V Nghị định 134/2016 được miễn thuế theo quy định tại khoản 3
Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản
xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
6.5.2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân của nước có chung đường biên giới
nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo
quy định.
6.5.3. Hồ sơ miễn thuế:
a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Giấy thông hành biên giới hoặc thẻ căn cước công dân: Xuất trình bản chính.
6.5.4. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.6. Miễn thuế đối với hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6.7. Miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối
thiểu.
6.8. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
6.8.1. Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia
công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:
a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng
gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham
gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành
hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện
để thực hiện hợp đồng gia công;

54
b) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng
làm hàng mẫu;
c) Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia
công;
d) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với
sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp
đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để gia công;
đ) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể
hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để gia công;
e) Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã
tiêu hủy.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực
hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 134/2016.
Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không sử dụng phải
tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định;
g) Sản phẩm gia công xuất khẩu.
Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước
có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong
nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
6.8.2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Tổ chức, cá nhân có hợp đồng gia công theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-
CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh
hàng hóa với nước ngoài.
Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan các thông tin về số, ngày hợp đồng gia công,
tên đối tác thuế gia công;
b) Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có cơ sở gia
công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thông báo cơ sở gia công,
sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan và thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan
hải quan.
c) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm
đã xuất khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc
lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia
công thực tế xuất khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc
lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công
thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
6.8.3. Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, sản phẩm gia công do phía nước
ngoài thanh toán thay tiền công gia công phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
6.8.4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không
quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được
55
miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.
6.8.5. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.9. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu
6.9.1. Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia
công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia
công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật
tư, linh kiện xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài
nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51 % giá thành sản phẩm trở lên và
hàng hóa xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế
xuất khẩu.
Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng
dưới 51% giá thành sản phẩm căn cứ vào quy định về xác định sản phẩm có tổng giá trị tài
nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên quy
định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá
trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng
làm hàng mẫu;
c) Máy móc, thiết bị xuất khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia
công;
d) Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế
nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm
gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế
nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu.
6.9.2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Người nộp thuế có hợp đồng gia công theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa
với nước ngoài.
b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã
nhập khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc
lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia
công thực tế nhập khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư,
linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc
lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công
thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
6.9.3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan các thông tin về số, ngày hợp đồng gia công;
56
số, ngày văn bản đã thông báo cho cơ quan hải quan về sản phẩm xuất khẩu có tổng trị giá tài
nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm.
6.10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
6.10.1. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để
sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm
xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa
thành hàng hóa;
b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng
chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;
c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;
d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng
làm hàng mẫu.
6.10.2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên
lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản
xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực
hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan;
b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất
khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc
lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế
xuất khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập
khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc
lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công
thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
6.10.3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.11. Miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong
thời hạn nhất định
6.11.1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định được
miễn thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.11.2. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay
thế quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo
không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và
không tạo ra hàng hóa khác.
Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa
thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.
6.11.3. Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập
để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;
b) Bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng;

57
c) Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
6.11.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải nộp thêm thư bảo lãnh
của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại
Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Việc bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất
thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 134/2016.
6.12. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng
ưu đãi đầu tư
6.12.1. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
6.12.2. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của một dự án đầu tư có phần dự án
thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu được phân
bổ, hạch toán riêng để sử dụng trực tiếp cho phần dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư.
6.12.3. Dự án đầu tư thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư và không thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư
thì được miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định phục vụ sản xuất của dự án
ưu đãi đầu tư.
6.12.4. Căn cứ để xác định vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo
quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tiêu chí xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng
trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
6.12.5. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định
134/2016.
6.13. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05
năm
6.13.1. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất
của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ
cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập
khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thời gian bắt đầu sản xuất là thời gian sản xuất chính thức, không bao gồm thời gian sản
xuất thử. Người nộp thuế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về ngày thực tế tiến hành hoạt động sản
xuất và thông báo trước khi làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ thông
báo danh mục miễn thuế.
Hết thời hạn miễn thuế 05 năm, người nộp thuế phải nộp đủ thuế theo quy định đối với
lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu nhưng không sử dụng hết đã được miễn thuế.
6.13.2. Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí
năng lượng dưới 51 % giá thành sản phẩm căn cứ vào quy định về xác định sản phẩm có tổng giá
trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51 % giá thành sản phẩm trở lên
quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế

58
giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn Nghị
định 134/2016.
6.13.3. Căn cứ để xác định ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư, địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định tại Luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-
CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật đầu tư.
Căn cứ để xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được thực hiện
theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.13.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định
134/2016.
6.14. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí
6.14.1. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu theo
quy định tại khoản 15 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.14.2. Căn cứ để xác định phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ cho hoạt động dầu
khí thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
6.14.3. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.14.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định
134/2016.
6.15. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu
6.15.1. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp
luật về đầu tư được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định tại khoản 16 Điều 16
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.15.2. Căn cứ để xác định phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực
tiếp cho hoạt động đóng tàu thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
6.15.3. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.15.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định
134/2016.
6.16. Miễn thuế đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật
6.16.1. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa
sản xuất được, cần thiết nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.
6.16.2. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.16.3. Căn cứ để xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục giống cây trồng, giống vật
nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần thiết nhập khẩu thực hiện theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
6.16.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định
134/2016.
6.17. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ

59
6.17.1. Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ,
đổi mới công nghệ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 21 Điều 16 Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
6.17.2. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ để xác định máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ thực hiện theo quy định của Bộ Khoa
học và Công nghệ.
6.17.3. Danh mục hoặc tiêu chí xác định tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng
trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công
nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ thực hiện theo quy định
của Bộ Khoa học và Công nghệ.
6.17.4. Hồ sơ miễn thuế:
Ngoài hồ sơ quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016, tùy từng trường hợp cụ thể người
nộp thuế phải nộp thêm một trong các giấy tờ sau:
a) Quyết định về việc thực hiện đề tài, chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ và danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài, chương trình, dự
án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của Luật khoa học và công nghệ: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ
quan;
b) Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa để phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm
tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, bộ chủ quản nơi có
dự án, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ: 01 bản chụp có
đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
c) Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa để phục vụ đổi mới công nghệ của Bộ Khoa học
và Công nghệ hoặc cơ quan được Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền: 01 bản chụp có đóng
dấu sao y bản chính của cơ quan.
6.17.5. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.18. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc
phòng
6.18.1. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong
đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được, được miễn thuế
theo quy định tại khoản 22 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.18.2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Hàng hóa thuộc kế hoạch nhập khẩu hàng hóa chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh,
quốc phòng hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.18.3. Hồ sơ miễn thuế, gồm:
a) Công văn đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an ủy quyền, phân cấp theo Mẫu số 03a tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định
134/2016 (đối với trường hợp miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan) hoặc Mẫu số 03b tại Phụ

60
lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016 (đối với trường hợp đề nghị miễn thuế sau khi
làm thủ tục hải quan): 01 bản chính.
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
c) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu
hoặc văn bản chỉ định thầu, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập
khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, đấu thầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính
của cơ quan.
6.18.4. Thủ tục miễn thuế:
a) Trường hợp đề nghị miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan, Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp nộp hồ sơ đề nghị miễn
thuế đến Tổng cục Hải quan chậm nhất 05 ngày làm việc, trước khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan có
văn bản thông báo hàng hóa được miễn thuế hoặc không thuộc trường hợp miễn thuế hoặc yêu
cầu bổ sung hồ sơ.
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục căn cứ vào thông báo miễn thuế của Tổng cục Hải quan
để thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
b) Trường hợp đề nghị miễn thuế sau khi làm thủ tục hải quan:
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ủy quyền nộp
hồ sơ đề nghị miễn thuế đến Tổng cục Hải quan. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế chậm
nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng.
Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan
thông báo miễn thuế, thông báo không thuộc trường hợp miễn thuế hoặc yêu cầu người nộp thuế
bổ sung hồ sơ.
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục căn cứ vào quyết định miễn thuế của Tổng cục Hải quan
để thực hiện thanh khoản số tiền thuế được miễn theo quy định.
6.19. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho giáo dục
6.19.1. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp
cho giáo dục được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.
6.19.2. Căn cứ xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.19.3. Căn cứ xác định hàng hóa chuyên dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho giáo dục
thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6.19.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.20. Miễn thuế hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan
6.20.1. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được
miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.20.2. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử
dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước
phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa
Việt Nam.
6.20.3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.21. Miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang
61
thiết bị y tế
6.21.1. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản
xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế của dự án đầu tư được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế
nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất theo quy định tại khoản 14 Điều 16
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Danh mục sản phẩm trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo quy định tại Phụ
lục VI ban hành kèm theo Nghị định 134/2016.
6.21.2. Ngày bắt đầu sản xuất làm cơ sở miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm cho
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này là ngày thực tế tiến hành hoạt động sản xuất chính
thức (không bao gồm thời gian sản xuất thử).
Người nộp thuế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về ngày thực tế tiến hành hoạt động sản
xuất và thông báo trước khi làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ thông
báo danh mục miễn thuế.
6.21.3. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.21.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định
134/2016.
6.22. Miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt
động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm
6.22.1. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được phục vụ
trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm được
miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 18 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.22.2. Căn cứ xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.22.3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định
134/2016.
6.23. Miễn thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường
6.23.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường được miễn thuế theo quy
định tại khoản 19 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.23.2. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.23.3. Căn cứ để xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục máy móc, thiết bị, phương
tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải,
rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm
môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường; sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái
chế, xử lý chất thải thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6.23.4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.24. Miễn thuế hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền
6.24.1. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục
vụ hoạt động in, đúc tiền được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 17 Điều 16 Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải thuộc Danh mục do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ban hành.
Hàng hóa thuộc đối tượng nhập khẩu được miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này
phải do các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước chỉ định nhập khẩu.

62
6.24.2. Căn cứ xác định máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng
nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
6.24.3. Hồ sơ miễn thuế:
a) Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan;
b) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức được phép nhập khẩu máy móc,
thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng phục vụ hoạt động in, đúc tiền: 01 bản
chụp có đóng dấu sao y bản chính.
6.24.4. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.25. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại
Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại được miễn thuế nhập khẩu trong các trường
hợp sau:
6.25.1. Hàng mẫu, ảnh về hàng mẫu, phim về hàng mẫu, mô hình thay thế cho hàng mẫu
có trị giá hải quan không vượt quá 50.000 đồng Việt Nam hoặc đã được xử lý để không thể được
mua bán hoặc sử dụng, chỉ để làm mẫu.
6.25.2. Ấn phẩm quảng cáo thuộc Chương 49 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam, bao gồm: Tờ rơi, catalogue thương mại, niên giám, tài liệu quảng cáo, áp phích
du lịch được dùng để quảng cáo, công bố hay quảng cáo một hàng hóa hoặc dịch vụ và được
cung cấp miễn phí được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu với điều kiện mỗi lô hàng chỉ gồm 01 loại ấn phẩm và tổng khối lượng
không quá 01 kg; trường hợp 01 lô hàng có nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì mỗi loại ấn phẩm
chỉ có một bản hoặc có tổng khối lượng ấn phẩm không vượt quá 01 kg.
6.25.3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.26. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh
xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
6.26.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu
quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác được miễn thuế theo quy định
tại khoản 23 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được cần thiết nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho
dự án thuộc chương trình phục vụ đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ được miễn thuế nhập
khẩu.
b) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh được miễn thuế nhập khẩu.
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt khác được Thủ tướng
Chính phủ quyết định từng trường hợp cụ thể được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.26.2. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6.26.3. Hồ sơ đề nghị miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, gồm:
a) Công văn đề nghị miễn thuế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc bộ hoặc cấp
tương đương trong đó nêu rõ tình hình thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gây ra trên địa
bàn: 01 bản chính;
b) Danh mục hàng hóa nhập khẩu trực tiếp phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa,
dịch bệnh theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính;

63
c) Quyết định công bố dịch bệnh của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng,
chống bệnh truyền nhiễm đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa để khắc phục dịch bệnh: 01
bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
6.26.4. Hồ sơ đề nghị miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
phục vụ trực tiếp đảm bảo an sinh xã hội, gồm:
a) Công văn đề nghị miễn thuế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc bộ hoặc cấp
tương đương: 01 bản chính;
b) Danh mục hàng hóa nhập khẩu trực tiếp phục vụ đảm bảo an sinh xã hội theo Mẫu số 04
tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính.
6.26.5. Thủ tục miễn thuế:
a) Trên cơ sở công văn đề nghị miễn thuế của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc bộ
hoặc cấp tương đương, trong thời hạn 15 ngày, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị miễn thuế
và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kèm theo Danh mục hàng hóa đề nghị miễn thuế.
b) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định.
6. Hồ sơ, thủ tục đề nghị miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để trực tiếp phục vụ yêu
cầu cứu trợ khẩn cấp khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, gồm:
a) Hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật hải quan;
b) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc bộ hoặc cấp tương
đương về việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ yêu cầu cứu trợ khẩn cấp, trong đó nêu rõ tình hình
thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gây ra trên địa bàn: 01 bản chính;
c) Danh mục hàng hóa nhập khẩu trực tiếp phục vụ cứu trợ khẩn cấp: 01 bản chính;
d) Quyết định công bố dịch bệnh của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng,
chống bệnh truyền nhiễm đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa để khắc phục dịch bệnh: 01
bản chụp.
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị miễn thuế quy định tại khoản này, cơ quan hải quan nơi làm thủ
tục hải quan giải quyết miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
6.27. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, hàng
hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
6.27.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu là số lượng, chủng loại, trị giá hàng hóa được quy định cụ thể tại điều ước quốc tế.
Trường hợp điều ước quốc tế không quy định cụ thể chủng loại, định lượng miễn thuế thì
Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại
và định lượng hàng hóa miễn thuế.
6.27.2. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ
1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam
được miễn thuế.
Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng
số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế đối với toàn bộ lô hàng.
6.27.3. Hàng hóa có tổng trị giá hải quan dưới 500.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền
thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp dưới mức 50.000 đồng Việt Nam cho một lần xuất khẩu,
nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
64
Quy định tại khoản này không áp dụng đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng hóa
mua bán trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
6.27.4. Hồ sơ miễn thuế:
Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan;
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, người nộp thuế nộp thêm:
a) Điều ước quốc tế: 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu, khi nộp hồ sơ miễn
thuế lần đầu;
b) Hợp đồng ủy thác, hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản
chỉ định thầu ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu đối với trường hợp
nhập khẩu ủy thác, đấu thầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
6.27.5. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016.
6.28. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan
6.28.1. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
6.28.2. Ngoài hồ sơ quy định tại Mục 6.28.1 trên, tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp
thêm một trong các chứng từ sau:
a) Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp
có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
b) Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong
đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá
nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
c) Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó
ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân
nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động dầu khí: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ
quan;
d) Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa
cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa
không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
đ) Chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng
hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác, trong đó ghi rõ giá
chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản
chính của cơ quan;
e) Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định
tại Điều 14 Nghị định 134/2016 (Mục 6.12): 01 bản chính.
g) Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo
Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan
hải quan tiếp nhận: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử,
người nộp thuế không phải nộp Danh mục miễn thuế, cơ quan hải quan sử dụng Danh mục miễn
thuế trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện miễn thuế theo quy định.
6.28.3. Thủ tục miễn thuế:
a) Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê
khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia

65
công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật
về nội dung khai báo.
b) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các
quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo
thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
c) Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp thông báo Danh mục bằng giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi
số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục
miễn thuế.
Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều
chuyến để lắp ráp thành tổ hợp, thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số
lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập
khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp
các tờ khai đã nhập khẩu và quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản
lý thuế.
6.28.4. Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa vượt định mức miễn thuế của tổ chức theo quy
định tại khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016 (Mục 6.3, 6.4):
a) Hồ sơ đề nghị miễn thuế được gửi đến Tổng cục Hải quan chậm nhất 15 ngày làm việc
trước khi làm thủ tục hải quan;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm
việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn
chỉnh hồ sơ;
c) Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính
ban hành quyết định miễn thuế hoặc thông báo không miễn thuế trên cơ sở đề xuất của Tổng cục
Hải quan;
d) Căn cứ hồ sơ hải quan và quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính, người nộp thuế và cơ
quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan theo
quy định tại Mục 6.28.3.
6.29. Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
6.29.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan
theo quy định tại Luật hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu bị hư hỏng,
mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6.29.2. Hồ sơ đề nghị giảm thuế, gồm:
a) Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có),
trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận
của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường
hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ
quan;
c) Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh
thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương

66
nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thiên tai, hỏa hoạn,
tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính.
Biên bản, văn bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày xảy ra thiệt hại;
d) Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng
hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: nộp 01 bản chính.
Giấy chứng nhận giám định phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra thiên
tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
6.29.3. Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế:
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm
làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức
độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại;
b) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người nộp thuế nộp đủ hồ sơ theo quy
định, Chi cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra điều kiện giảm thuế
và thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật hải
quan;
c) Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hải quan có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra
thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và gửi Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài
chính quyết định giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng
giảm thuế, số tiền thuế phải nộp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Hồ
sơ chưa đầy đủ thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có
đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người
nộp thuế; trên cơ sở đó, thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
6.30. Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập
6.30.1. Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế
xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:
a) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam;
b) Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng
không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái nhập.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng
hóa tái nhập là hàng hóa xuất khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác
mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết
quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
6.30.2. Hồ sơ hoàn thuế, gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính;
b) Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán:
01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

67
c) Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với
trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
d) Đối với hàng hóa phải nhập khẩu trở lại do khách hàng nước ngoài từ chối nhận hàng
hoặc không có người nhận hàng theo thông báo của hãng vận tải, phải có thêm thông báo của
khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại
hàng hóa hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng có nêu rõ
lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại đối với trường hợp hàng hóa do khách hàng trả lại:
01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc người nộp thuế tự phát hiện hàng hóa có sai sót,
nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hóa trả
lại trong công văn đề nghị hoàn thuế;
đ) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm b khoản 1 điều này phải nộp thêm
văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc
không giao được cho người nhận: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
6.30.3. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.
Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải
nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện
như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.
6.31. Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
6.31.1. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế
nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế
quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.
Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được
người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt
Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng
không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất;
c) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước
ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên
các tuyến đường quốc tế theo quy định;
d) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và
đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng
hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác
mua hàng hóa.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ
kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
6.31.2. Hồ sơ hoàn thuế, gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính;

68
b) Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật về hóa đơn
đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c Mục 6.31.1 trên: 01 bản chụp có đóng dấu sao y
bản chính của cơ quan;
c) Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán:
01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
d) Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với
trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
đ) Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài trong trường hợp xuất trả chủ
hàng nước ngoài ban đầu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a Mục 6.31.1 trên: 01
bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
e) Văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về
việc không giao được cho người nhận đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm b Mục
6.31.1 trên: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
g) Văn bản xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hóa
mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng
kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu quy định
tại điểm c khoản 1 Điều này: 01 bản chính.
6.31.3. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.
Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải
nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện
như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.
6.32. Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các
tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất
6.32.1. Người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ
lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo
quy định của pháp luật về kế toán khi đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỷ lệ
trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng
hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác
mua hàng hóa.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết
quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
6.32.2. Hồ sơ hoàn thuế, gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính;
b) Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán:
01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
c) Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với
trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
6.32.3. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.

69
Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải
nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện
như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.
6.33. Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất
khẩu sản phẩm
6.33.1. Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất,
kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
6.33.2. Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm
xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa
thành hàng hóa;
b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng
chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;
c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu.
6.33.3. Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên
lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản
xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá
hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm
thực tế xuất khẩu;
c) Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản
phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây.
6.33.4. Trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất nhưng thu
được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm, thì được hoàn
thuế nhập khẩu tương ứng với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện cấu thành tương ứng với sản
phẩm đã xuất khẩu tính trên tổng trị giá các sản phẩm thu được.
Tổng trị giá các sản phẩm thu được là tổng của trị giá sản phẩm xuất khẩu và giá bán sản
phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trị giá sản phẩm xuất khẩu không bao gồm phần trị giá
nguyên liệu, vật tư, linh kiện mua tại nội địa cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công
thức sau đây:
Trị giá sản phẩm xuất Tổng số tiền thuế
Số tiền thuế nhập khẩu nhập khẩu của nguyên
khẩu (tương ứng với sản = x
Tổng trị giá các sản liệu, vật tư, linh kiện
phẩm thực tế xuất khẩu
phẩm thu được nhập khẩu

Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x)
với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.
6.33.5. Hồ sơ hoàn thuế, gồm:
70
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính;
b) Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán:
01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
c) Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với
trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp
đồng, tên đối tác mua hàng hóa.
d) Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục
VII ban hành kèm theo Nghị định).
Số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện được hoàn thuế phải tương ứng
với lượng, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất
sản phẩm thực tế đã xuất khẩu;
đ) Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công
hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): nộp 01 bản chụp có đóng dấu sao y
bản chính của cơ quan;
e) Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh
kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
6.33.6. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.
Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải
nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện
như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.
6.37. Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất
khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so
với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số
tiền thuế tối thiểu
6.37.1. Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa
nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã
nộp thuế được hoàn thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu đã nộp tương ứng với hàng hóa thực tế
không xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu ít hơn.
6.37.2. Các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định tại
Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Nghị định 134/2016, có số tiền thuế được hoàn
dưới 50.000 đồng Việt Nam theo tờ khai hải quan làm thủ tục hoàn thuế thì không được hoàn
thuế.
Cơ quan hải quan không tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và không hoàn trả số tiền thuế được
hoàn theo quy định tại khoản này.
6.37.3. Hồ sơ hoàn thuế: Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09
tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016: 01 bản chính.
6.37.4. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.

71
Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải
nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thực hiện hồ sơ, thủ
tục không thu thuế như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.
Trường hợp người nộp thuế nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục hải quan và thuộc
diện không thu thuế trước, kiểm tra sau, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu theo quy định.

72
CHƯƠNG 5: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Các văn bản có liên quan:
Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội;
Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị
gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá
trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế;
Nghị quyết số 43/2022/QH15 Về Chính Sách Tài Khóa, Tiền Tệ Hỗ Trợ Chương Trình
Phục Hồi Và Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội;
Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/08/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có
hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế GTGT (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 91/2014/NĐ-CP,
Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 100/2016/NĐ-CP, Nghị định 10/2017/NĐ-CP, Nghị định
146/2017/NĐ-CP, Nghị định 49/2022/NĐ-CP);
Nghị định 15/2022/NĐ-CP Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số
43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội;
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thuế Giá trị gia tăng ([Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC,
Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 193/2015/TT-BTC, Thông tư
130/2016/TT-BTC, Thông tư 173/2016/TT-BTC, Thông tư 93/2017/TT-BTC, Thông tư
25/2018/TT-BTC, Thông tư 82/2018/TT-BTC, Thông tư 43/2021/TT-BTC);
Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 về Hướng dẫn thực hiện Thuế Giá trị gia tăng
và thuế Thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;

Và một số văn bản khác.


I. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1. Khái niệm
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thực chất đó là một loại thuế doanh thu đặc biệt đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất lưu
thông hàng hóa kể từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến thành phẩm và cuối cùng là giai đoạn
tiêu dùng. Chính vì vậy mà có người gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn
trước. Thuế GTGT được phép tính cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng
chịu.

73
2. Cơ sở của Thuế GTGT
Để hiểu chính xác cơ sở của thuế GTGT, ta phải xét cơ chế thuế doanh thu ở Việt Nam qua
ví dụ sau:
Nhà máy dệt A tạo ra một mét vải, bán với giá 10.000 đ/mét, thuế suất thuế doanh thu là
6%. Công ty may B mua về, chế biến thành áo bán cho công ty thương nghiệp với giá 16.000 đ,
thuế suất ngành may: 4%. Công ty thương nghiệp bán lẻ cho người tiêu dùng với giá 20.000 đ,
thuế suất ngành thương nghiệp: 2%.
Thuế doanh thu mà các đơn vị phải nộp như sau:
Nhà máy dệt A: 6% x 10.000 đ/mét = 600đ/mét
Công ty may B 4% x 16.000 đ/áo = 640 đ/áo
Công ty thương nghiệp: 2% x 20.000 đ/áo = 400 đ/áo
Đặc điểm của thuế doanh thu là nó nằm trong giá bán, rồi thuế suất lại đánh trên chính giá
bán đã có thuế doanh thu. Do đó, 600 đ thuế của nhà máy A nằm trong 10.000 đ; 400 đ của Công
ty thương nghiệp nằm trong 20.000 đ.
Số tiền thuế 400 đ ở khâu thương nghiệp đánh lên của 640 đ thuế ở khâu may lẫn 600 đ
thuế ở khâu dệt. Mô hình sau biểu diễn điều này.

6%
4% Thuế khâu may 2%

 

 

Thuế khâu dệt

Thuế khâu thương


nghiệp

Hình 1: Mô hình biểu diễn cơ chế đánh thuế của thuế Doanh thu
Như vậy với cơ chế tính thuế kiểu đó, thuế ở khâu sau đánh chồng lên thuế ở khâu trước
làm phát sinh hiện tượng chồng thuế.
Trong Thuế GTGT, hiện tượng này được khắc phục, bởi thuế này không đánh trên toàn bộ
giá bán của hàng hóa, mà chỉ đánh vào những phần giá trị chưa từng bị đánh thuế.
Trong ví dụ của chúng ta, 10.000 đ/mét do Nhà máy dệt tạo ra đã nộp 600đ, nên khi
chuyển sang khâu may, 10.000đ này không tăng phải chịu thuế lần nữa, chỉ có phần giá trị tăng
thêm ngoài nó (tức là phần giá trị 6.000đ do công ty may tạo ra) là chưa chịu thuế. Nếu đánh vào
Công ty may, chỉ nên đánh vào giá trị mới sáng tạo ra mà thôi.
4% x 6.000đ = 240đ
Vậy cơ sở của Thuế GTGT chính là phần giá trị sản phẩm do cơ sở sản xuất kinh doanh
mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở của thuế GTGT là khoản chênh lệch
giữa giá mua và giá bán hàng hóa, dịch vụ. Về nội dung, GTGT gồm có chi phí về lao động và
lợi nhuận.
3. Các nguyên tắc của Thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế đánh trên diện rộng, bởi lẽ qua loại thuế này, về mặt lý
thuyết, mọi hàng hóa và dịch vụ đều có thể đưa vào diện đánh thuế.

74
Thuế GTGT đánh trên giá. Theo nguyên tắc này thì số tiền thuế phải trả được tính theo một
tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá hàng hóa chứ không phải là một số tiền nhất định tính trên mỗi
đơn vị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT là một loại thuế đánh trên nhiều giai đoạn của qui trình sản xuất, phân phối và
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
Thuế GTGT là loại thuế trên số tiêu thụ cuối cùng, đặt trên cơ sở một sự bù trừ ở biên giới
theo nguyên tắc đáo xứ. Theo nguyên tắc này, gánh nặng thuế cuối cùng sẽ do quốc gia tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ gánh chịu. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hàng hóa tiêu dùng trong nền
kinh tế đều phải chịu một hoặc một số thuế suất như nhau) chứ không phải dựa trên nguyên tắc
nguyên xứ (là nguyên tắc mà dựa vào đó, không có bất cứ một sự điều chỉnh tại biên giới đúng
nghĩa nào được áp dụng đối với thuế GTGT. Điều đó có nghĩa là mọi hàng hóa sản xuất trong
một năm tài khóa đều chịu thuế như nhau bất kể hàng hóa đó được tiêu thụ ở đâu). Do đó, thuế
GTGT đảm bảo được tính trung lập trong những giao dịch quốc tế thông qua việc miễn thuế đối
với những hàng xuất khẩu và đánh thuế trên hàng nhập khẩu. Tất nhiên điều này dựa trên giả
định phải có một hệ thống kiểm soát tại biên giới và cơ quan hải quan sẽ chứng nhận số hàng
xuất khẩu và đánh thuế hàng nhập khẩu. Nếu điều này không thực hiện được thì khái niệm xuất
khẩu, nhập khẩu – theo kinh nghiệm của khối EU – nên được thay thế bằng khái niệm “giao
hàng” và “nhận hàng”: các nghiệp vụ giao hàng trong trường hợp này được miễn thuế, các
trường hợp nhận hàng phải chịu thuế.
4. Tác dụng của Thuế GTGT
- Thuế GTGT không thu trùng như thuế doanh thu.
- Thuế GTGT bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước.
- Thuế GTGT kích thích xuất khẩu (thuế suất 0%)
- Thuế GTGT không là một khoản chi phí (ngoại trừ trường hợp các nhà cung cấp hàng
hóa dịch vụ theo phương pháp trực tiếp) do đó không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.

5. Cơ chế vận hành của Thuế GTGT:


5.1 Đối với người sản xuất (doanh nghiệp)
Thuế GTGT có tác động trung tính đối với người sản xuất (là người nộp thuế) thể hiện ở
cơ chế khấu trừ và cơ chế tính thuế.
Chế độ khấu trừ thuế liên quan đến việc mua các hàng hóa và dịch vụ đầu vào (kể cả tài
sản cố định). Doanh nghiệp cần phải biết được rằng đối với thuế GTGT đánh trên hàng hóa và
dịch vụ đầu vào, khoản nào được khấu trừ, khoản nào không. Chế độ khấu trừ thuế GTGT được
minh họa bằng sơ đồ 1 ở trang sau:
Ví dụ: giả định thuế là 10%, đơn vị tính là ngàn đồng.
Trường hợp 1:
- Doanh thu bán hàng: 200.000; Thuế GTGT: 20.000
- Doanh số mua hàng 150.000; Thuế GTGT : 15.000
- Thuế GTGT phải nộp: 5.000
Trường hợp 2:
- Doanh thu bán hàng: 180.000; Thuế GTGT: 18.000
- Doanh số mua hàng: 200.000; Thuế GTGT: 20.000
- Thuế GTGT được hoàn trả: 2.000

75
DOANH THU THUẾ THUẾ ĐÁNH
x =
CHỊU THUẾ SUẤT TRÊN DOANH

THUẾ ĐÁNH TRÊN THUẾ GTGT PHẢI NỘP


THUẾ ĐÁNH DOANH SỐ MUA +
(nếu kết quả là số dương)
TRÊN - HÀNG (THUẾ GIÁ TRỊ =
DOANH GIA TĂNG KHẤU THUẾ GTGT ĐƯỢC HOÀN TRẢ
-
TRỪ) (nếu kết quả là số âm)
Sơ đồ 1: Biểu diễn cơ chế khấu trừ của thuế GTGT
5.2. Đối với người tiêu dùng
Để thấy được cơ chế vận hành của thuế GTGT đối với người tiêu dùng như thế nào, hãy
xem ví dụ như sau:
Các giả định:
 Chỉ có một mức thuế suất thuế GTGT duy nhất là 10%.
 Chế độ khấu trừ thuế GTGT được áp dụng ở tất cả mọi khâu.
 Việc khấu trừ thuế GTGT được tiến hành ngay sau khi bán hàng.
Tình huống: một người nông dân (giả sử anh ta không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào trong
khi sản xuất) thu hoạch lúa mì và đem bán cho người thợ xay bột được 1.000 đ. Như vậy, toàn bộ
số tiền 1.000 đ ở đây ngang bằng với GTGT của số lúa mì được đem ra bán.
Lúa mì được anh thợ xay xay thành bột và đem bán cho người làm bánh mì được 1.500 đ.
GTGT qua khâu xay bột đến tay người làm bánh mì là 500 đ.
Người thợ làm bánh mì từ số bột mì vừa mua đó làm ra bánh mì và đem bán cho cửa hàng
được 2.500 đ. GTGT qua khâu làm bánh đến tay người bán hàng là 1.000 đ.
Cửa hàng bán lẻ đem tất cả số bánh bán cho người tiêu dùng được 3000 đ. GTGT từ khâu
bán lẻ đến khách hàng là 500 đ.
Thuế GTGT được tính toán cho ví dụ này như sau:
Doanh Thuế Thực
Người nộp GTGT Ghi chú
thu GTGT nộp

Người trồng lúa 1.000 1.000 100 100 Được khấu trừ 100 đ phần thuế GTGT của người
Người xay bột 1.500 500 150 50 trồng lúa đã nộp

Người làm bánh 2.500 1.000 250 100 Được khấu trừ 150 đ thuế GTGT của người trồng lúa
và người xay bột đã nộp
Người bán lẻ 3.000 500 300 50 Được khấu trừ 250 đ phần thuế GTGT mà người
trồng lúa, người xay bột và người làm bánh đã nộp
Tổng cộng 3.000 300

Trong số thuế GTGT thực nộp trong ví dụ trên là 300 đ và tất cả sồ tiền này đều do người
tiêu dùng cuối cùng (mua bánh mì từ người bán lẻ) chịu. Để thấy rõ điều này, hãy xem các phân
tích về hóa đơn mua hàng phát sinh qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng
qua ví dụ trên như sau:
Tại khâu thứ nhất: hóa đơn bán hàng của người trồng lúa mì giao cho người xay bột ghi:
- Giá chưa có thuế GTGT 1.000 đ
- Thuế GTGT 100 đ

76
- Cộng 1.100 đ
Có nghĩa là người trồng lúa mì, nói gọn lại, như sau:
- Thuế GTGT thu được 100 đ (10% x 1.000đ)
- Thuế GTGT được khấu trừ 00 đ
- Thuế GTGT thực nộp 100 đ
Tại khâu thứ hai: Hóa đơn bán hàng của người xay bột giao cho người làm bánh mì ghi:
- Giá chưa có thuế GTGT 1.500 đ
- Thuế GTGT 150 đ
- Cộng: 1.650 đ
Có nghĩa là người xay bột nhận được số tiền là 1.650 đ, trong đó gồm cả phần thuế GTGT
phải nộp.
Đối với người xay bột:
- Thuế GTGT thu được 150 đ (10% x 1.500 đ)
- Thuế GTGT được khấu trừ 100 đ (phần do người trồng lúa mì đã nộp)
- Thuế GTGT thực nộp 50 đ
Tại khâu thứ ba: hóa đơn bán hàng của người làm bánh mì trao cho người bán lẻ ghi:
- Giá chưa có thuế GTGT 2500 đ
- Thuế GTGT 250 đ
- Cộng: 2750 đ
Có nghĩa là người làm bánh mì nhận được số tiền là 2.700 đ trong đó, bao gồm cả phần
thuế GTGT phải nộp.
Đối với người làm bánh mì:
- Thuế GTGT thu được 250đ (10% x 2.500đ)
- Thuế GTGT được khấu trừ 150đ = (100 đ + 50 đ) (đã nộp ở các khâu trước)
- Thuế GTGT thực nộp 100 đ
Tại khâu thứ tư: hóa đơn bán hàng của cửa hàng bán lẻ trao cho người tiêu dùng ghi:
- Giá chưa có thuế GTGT 3.000đ
- Thuế GTGT 300đ
- Cộng: 3.300đ
Có nghĩa là người bán lẻ nhận được số tiền là 3.300 đ, trong đó bao gồm cả phần thuế
GTGT phải nộp.
Đối với người bán lẻ:
- Thuế GTGT thu được 300đ (10% x 3.000đ)
- Thuế GTGT được khấu trừ 250đ = ( 100đ + 50đ + 100đ) đã nộp ở các
khâu trước
- Thuế GTGT thực nộp 50đ
Tổng GTGT qua các khâu là 3.000đ, tổng số thuế GTGT mà cơ quan thuế thu được là
300đ. Nhưng trong hóa đơn bán hàng mà người tiêu dùng nhận được, tổng số tiền mà họ phải trả
là 3.300 đ, bằng tổng GTGT cộng tổng số thuế GTGT phải nộp. Nói cách khác, ở đây người tiêu
dùng chịu hoàn toàn tất cả số thuế đã phát sinh.

77
6. Ưu điểm của thuế GTGT so với các loại thuế doanh thu
Trước khi phân tích các ưu điểm của thuế GTGT so với các loại thuế doanh thu cần nhấn
mạnh rằng về bản chất, thuế GTGT nên được coi là phương pháp đánh thuế mới hơn là một sắc
thuế độc lập, bởi vì theo giáo sư Mel Kraus của trường Đại học Amsterdam và Petet O’Brien,
nhà kinh tế học tại Geneva thì: “Khái niệm thuế GTGT có liên hệ đến phương pháp hành thu chứ
không liên hệ đến một thứ thuế riêng biệt thuộc một nhóm đặc biệt hay một hoạt động kinh tế
đặc biệt theo như nhiều người vẫn tưởng… về bản chất, thuế GTGT không phải là một thứ thuế
đánh trên chi phí tiêu thụ mà cũng không phải là một thứ thuế đánh trên lợi tức xuất phát từ các
yếu tố sản xuất, nó vốn là một cách thức đánh thuế trên căn bản từng cái một, từng giai đoạn
một, nhằm tránh cách đánh thuế hai lần”.
Tuy còn nhiều tranh cãi, song không một ai phủ nhận tính tích cực của thuế GTGT đối với
toàn bộ nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Có thể kể ra đây một số ưu điểm
của thuế GTGT như:
Ưu thế quan trọng nhất là đặc tính trung lập của thuế này đối với các qui trình sản xuất,
kinh doanh khác nhau thông qua việc xóa bỏ được vấn đề thuế đánh chồng thuế. Trước khi áp
dụng thuế GTGT, với hệ thống thuế đánh chồng lên thuế, số thuế sẽ càng cao khi qui trình sản
xuất, kinh doanh càng dài. Nếu có sáu công đoạn từ điểm khởi đầu (bán nguyên vật liệu) đến
điểm cuối (bán thành phẩm của doanh nghiệp bán lẻ), số thuế sẽ nặng hơn nếu chỉ có ba công
đoạn. Thuế đánh chồng có lợi cho những qui trình ngắn hơn những qui trình dài.
Ưu điểm thứ hai là thuế GTGT ít mang lại phản ứng nặng nề về phía người chịu thuế lẫn
người nộp thuế, bởi đánh thuế theo phương pháp này, dưới hình thức một loại thuế gián thu mà
người nộp thuế không phải là người chịu thuế được tổng kết là một cách đánh thuế khôn ngoan
tiện lợi mà qua đó:
 Không làm lệch lạc các lựa chọn của các doanh nghiệp (người nộp thuế)
trong việc tìm ra một giải pháp kinh tế tối ưu.
 Dễ được chấp nhận từ phía người chịu thuế (là người tiêu dùng cuối cùng
các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT). Bởi lẽ thuế GTGT là một loại thuế gián thu, nó
không trực tiếp đánh vào thu nhập của người chịu thuế và cũng không nhằm một địa chỉ
nhất định.
Ưu điểm thứ ba là thuế GTGT dễ hành thu vì gánh nặng của thuế được chuyển qua từng
công đoạn để cuối cùng qui vào người tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, hệ thống GTGT yêu cầu, nếu
muốn được khấu trừ thuế của các công đoạn trước cần thiết phải ghi nhận khoản thuế GTGT trên
hóa đơn bán hàng và ghi riêng, rõ ràng. Trên hóa đơn phải thể hiện giá của sản phẩm chưa có
thuế, số thuế GTGT liên hệ và giá của sản phẩm kể cả thuế.
Đối tượng và phạm vi chịu thuế GTGT rất rộng. Điều này cho phép chính phủ có thể quy
định một thuế suất vừa phải hơn là chạy theo một xu hướng vừa cổ điển lại dễ bị phê phán là
việc tăng thuế suất.
Ưu điểm thứ tư của thuế GTGT là sự đơn giản trong công tác quản lý thu thuế. Thật vậy,
chính người nộp thuế sẽ tự mình xác định số thuế phải nộp và nộp trực tiếp cho cơ quan thuế.
Như vậy, hệ thống thuế vận hành một cách tự động, cơ quan thuế vụ không tham gia tính thuế
mà chỉ thực hiện công việc kiểm tra sổ sách kế toán của doanh nghiệp về sau.
Ưu điểm thứ năm là thuế GTGT là loại thuế trung tính đối với mức độ dài ngắn của quy
trình sản xuất và phân phối, nhưng lại không trung tính về mặt kinh tế do có tác động tích cực
đối với sự phát triển kinh tế, vì thế thuế GTGT có ưu điểm khuyến khích các nghiệp vụ đầu tư và
xuất khẩu.
Ưu thế cuối cùng là thuế GTGT được chấp nhận tương đối dễ dàng và ít có trường hợp
gian lận, ngoại trừ khu vực doanh nghiệp có qui mô hoạt động nhỏ và khu vực cung ứng dịch vụ,
khu vực có nhiều hoạt động ngầm không khai báo.

78
Với những ưu điểm đó, thuế GTGT được một số người xem như một trong những cách tốt
nhất của kỹ thuật đánh thuế gián thu và một số người khác đánh giá là một sự cải cách vĩ đại về
thuế trong thế kỷ 20.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ GTGT
1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Căn cứ Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2006 thì: Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của
tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế nêu tại Mục 3 Phần này.
2. Người nộp thuế GTGT
Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh
doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT
(gọi chung là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp,
Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh
doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh
doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước
ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động
sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua
dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá
nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là
người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2
Điều 5 Thông tư 219/2013.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hoá và
các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam theo quy định của pháp
luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để
xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc
để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo
quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với
hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko
thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công
ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
3. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và được điều chỉnh bởi các Thông tư 151/2014
và Thông tư 26/2015:
Có tổng cộng là 27 nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT bao gồm:

79
3.1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và
ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh
bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh
nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu
trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi
trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ
chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô,
bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh,
đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối
rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức
bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức: Công ty B giao
cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo
thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con)
hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty
B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản
phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
3.2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây
giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng,
nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản
phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật
nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi,
giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện
do nhà nước quy định
3.3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất, nạo vét kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông
nghiệp, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp;
Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt
xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
3.4. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân
NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;
Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản
phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương,
bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ
gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và
khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải
sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai
thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai
thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản;

80
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa;
máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy;
máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân,
bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông;
máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô;
máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc
ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm
rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa
và các loại máy chuyên dùng khác
3.5. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt
mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
3.6. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do nhà nước bán cho người đang thuê.
3.7. Chuyển quyền sử dụng đất.
3.8. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác
liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông
nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp
đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.
3.9. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng;
Trường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các
khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ,
cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối
tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Các khoản phí giao dịch thẻ thông thường không thuộc quy trình cấp tín dụng như phí cấp
lại mã pin cho thẻ tín dụng, phí cung cấp bản sao hoá đơn giao dịch, phí đòi bồi hoàn khi sử
dụng thẻ, phí thông báo mất cắp, thất lạc thẻ tín dụng, phí huỷ thẻ tín dụng, phí chuyển đổi loại
thẻ tín dụng và các khoản phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực
hiện thanh toán quốc tế;
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi
vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm,
cụ thể:
+ Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký
với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch
bảo đảm.
Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và
phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo
quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của
pháp luật thì không phải xuất hóa đơn GTGT.
Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh
81
theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Ví dụ 3: Tháng 3/2015, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay
là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2016). Đến ngày 31/3/2016, Doanh nghiệp A không có khả
năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A
không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán
ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ví dụ 3a: Tháng 12/2014, Doanh nghiệp B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân
hàng thương mại C, thời gian vay là 1 năm, hạn trả nợ là ngày 15/12/2016, Ngân hàng thương
mại C và Doanh nghiệp B có đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền
sử dụng đất) với cơ quan có thẩm quyền. Đến ngày 15/12/2016, Doanh nghiệp B không có khả
năng trả nợ và Ngân hàng thương mại C có văn bản đồng ý giải chấp để Doanh nghiệp B được
bán nhà xưởng để trả nợ ngân hàng, tháng 01/2017, doanh nghiệp B bán nhà xưởng để trả nợ
Ngân hàng thì nhà xưởng bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng do đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng nhà nước cung
cấp cho các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Luật
Ngân hàng Nhà nước.
Ví dụ 4: Tổ chức X là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước cho
phép thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng. Năm 2014, tổ chức X ký hợp đồng cung cấp
thông tin tín dụng cho một số ngân hàng thương mại phục vụ hoạt động cấp tín dụng và phục vụ
hoạt động khác của ngân hàng thương mại thì doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng
phục vụ hoạt động cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, doanh thu từ dịch vụ
cung cấp thông tin tín dụng phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương mại không theo quy
định của Luật Ngân hàng Nhà nước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
b) ) Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên
của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.
Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh
doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được
nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT.
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo
lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán,
dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán,
dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt
Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và
hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá cổ phần của các tổ chức phát hành, hỗ
trợ kỹ thuật phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở Giao dịch chứng khoán.
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu
tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới),
chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng
vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp
khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 6: Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập
Công ty cổ phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của

82
các bên góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng
11/2014, Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với
giá 4 tỷ đồng thì số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
đ) Bán nợ.
e) Kinh doanh ngoại tệ.
g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương
lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp
luật.
h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ
do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
3.10. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho
người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức
năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người
bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp,
máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh
dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho
người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng
thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3.11. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của
Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).
3.12. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công
cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại điểm này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ
thể:
a) Duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố bao gồm hoạt động quản lý,
trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng
quốc gia, vườn quốc gia.
b) Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn
hoa, công viên.
c) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt
động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hoả táng, cải táng.
3.13. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn
đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa,
nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã
hội.
Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ
nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì
đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.
Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ
nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì toàn
bộ giá trị công trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có công theo quy định của pháp luật về người
có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo,
cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3.14. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học;
dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác

83
nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn,
tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn,
tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không
chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả
việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ
tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ
cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không
thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ví dụ 7: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng
chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực
hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động
tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3.15. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3.16. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị,
sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân
tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi
tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.
Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, bao gồm cả hoạt động truyền trang báo, tạp chí, bản tin
chuyên ngành.
Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước phục vụ
nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các
tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các loại sách thống kê, tuyên truyền phong trào người
tốt việc tốt; sách in các bài phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Sách giáo khoa là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp từ mầm non đến
trung học phổ thông (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh phù hợp với
nội dung chương trình giáo dục).
Giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Sách khoa học-kỹ thuật là sách dùng để giới thiệu, hướng dẫn những kiến thức khoa học,
kỹ thuật có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành khoa học, kỹ thuật.
Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ thông và chữ dân
tộc thiểu số.
Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động là tranh, ảnh, áp phích, các loại tờ rơi, tờ gấp
phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc kỳ, Đoàn
kỳ, Đội kỳ.
3.17. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe
buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân
cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.
3.18. Hàng hoá thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp
sau:
a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ;
b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần
nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;

84
c) Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa
sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu quy định
tại khoản này, người nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn
của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để
làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng
thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm
cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm
kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại
trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần
nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
3.19. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
a) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo Danh mục vũ khí, khí tài
chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ
Công an ban hành.
Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên
dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh. Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ
quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
b) Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho
quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập
khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3.20. Hàng nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân
đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải
được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;
b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về
quà biếu, quà tặng;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy
định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài khi về nước mang theo;
đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
Mức hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo
mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo quy
định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
85
Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT
thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 18 Thông tư 219/2013.
Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao hướng dẫn
tại Mục này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
e) Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ
nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để
viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức
quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức
quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại
cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài
chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn,
trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ
không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế
hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá
nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn
lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6
Điều 18 Thông tư 219/2013.
3.21. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái
xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia
công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các
khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo
thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu
vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các khu này với
bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3.22. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển
nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển
giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị
thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ
chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên
cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc,
thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của
pháp luật.
3.23. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm
mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo quy định của
pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng.
3.24. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản
phẩm khác.

86
Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên,
khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá
thành sản xuất sản phẩm trở lên trừ các trường hợp sau:
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực
tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành
sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín
hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này
thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua
về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác
sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập
phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng
áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên,
khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua
về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này
thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
Tài nguyên, khoáng sản quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng là tài
nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim
loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.
Trị giá tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến được xác định như sau: Đối với tài
nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên,
khoáng sản không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi khai thác đến nơi
chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến tiếp là giá thực tế mua không bao gồm
chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi mua đến nơi chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: Nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm
được xác định căn cứ vào quyết toán năm trước và tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm
xuất khẩu. Trường hợp năm đầu tiên xuất khẩu sản phẩm thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản
và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định theo phương án đầu tư và
tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu; trường hợp không có phương án đầu tư thì
tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được
xác định theo thực tế của sản phẩm xuất khẩu.
Ví dụ 8: Cơ sở kinh doanh A xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên dưới dạng đá khối, đá phiến
thì sản phẩm đá tự nhiên xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ví dụ 9: Cơ sở kinh doanh B xuất khẩu đá vôi trắng dạng hạt và dạng bột thì sản phẩm đá
vôi trắng dạng hạt và dạng bột xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp
cơ sở kinh doanh xuất khẩu bột đá siêu mịn (theo tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền), bột đá
siêu mịn có tráng phủ axít, các sản phẩm này được xác định là sản phẩm đã qua chế biến thành
sản phẩm khác thì khi xuất khẩu không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3.25. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả
sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng
khác dùng cho người tàn tật.
3.26. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một
trăm triệu đồng trở xuống.

87
Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế.
3.27. Các hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Hàng hoá bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.
b) Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
c) Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.
d) Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được
đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định tại Mục này
nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định với
cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Tổ chức, cá nhân bán hàng hoá ra thị trường nội
địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định.
4. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC và các nội dung điều chỉnh trong Thông
tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC:
4.1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi
thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài
chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận
được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu
theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn và kê
khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai,
khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ
chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo
quy định.
Ví dụ 10: Công ty TNHH P&C nhận được khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ
tức từ việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH P&C không phải kê khai,
nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được.
Ví dụ 11: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị huỷ hợp đồng từ
doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp
thuế GTGT đối với khoản tiền trên.
Ví dụ 12: Doanh nghiệp X mua hàng của doanh nghiệp Y, doanh nghiệp X có ứng trước
cho doanh nghiệp Y một khoản tiền và được doanh nghiệp Y trả lãi cho khoản tiền ứng trước đó
thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản lãi nhận được.
Ví dụ 13: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu
đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm
là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh
nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2
triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế
GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này.
Ví dụ 14: Doanh nghiệp bảo hiểm A và Công ty B ký hợp đồng bảo hiểm với hình thức
bảo hiểm bằng tiền. Khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường cho
Công ty B bằng tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Công ty B không phải kê khai,
nộp thuế GTGT đối với số tiền bồi thường bảo hiểm nhận được.
Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân

88
kinh doanh) để thực hiện chương trình khuyến mại (theo quy định của pháp luật về hoạt động
xúc tiến thương mại), tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền này để
thực hiện dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%,
trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa
đơn bán hàng và xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu theo quy định.
4.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước
ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú
tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao
gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông
quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam,
dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4.3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
Ví dụ 16: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là
600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.
Ví dụ 17: Ông E là cá nhân không kinh doanh thế chấp 01 ô tô 5 chỗ ngồi cho ngân hàng
VC để vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng, Ông E không thanh toán được cho
ngân hàng VC nên tài sản là ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu được
từ bán phát mại chiếc ôtô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế GTGT.
4.4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ 18: Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công
nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị
đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển
nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng.
Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp.
Công ty cổ phần P không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho
Công ty cổ phần X.
4.5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ
chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê
khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT,
dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế
thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác
thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10
Thông tư 219/2013.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT
theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi
trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu
kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức,
cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B
không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.
Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh
phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho

89
Công ty TNHH D.
Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực
B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT
theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013.
Ví dụ 20: Công ty TNHH A là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua cà phê
nhân của nông dân trồng cà phê, sau đó Công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh
doanh H thì doanh thu của Công ty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng
mức thuế suất 5%.
Ví dụ 21: Hộ ông X sau khi thu mua lá chè của hộ trồng chè đã bán ra cho hộ ông Y thì hộ
ông X phải tính, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu bán lá chè cho hộ ông Y.
Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm
khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hoá đơn, kê
khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hoá đơn để không phải kê
khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.
4.6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị
ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh
sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để
phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải
lập hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải
có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc
điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập
hoá đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
4.7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải
có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài
sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có
chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều
chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản
điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều
chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh
doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài
sản và không phải xuất hoá đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị
thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có
tài sản điều chuyển phải xuất hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ
trường hợp hướng dẫn tại Mục 6 trên.
c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt
động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính,
viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các
dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo
hiểm.
e) Doanh thu hàng hoá, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại
lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.

90
g) Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập
khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng
hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
h) Tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt
động thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước.
Thù lao thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT quy
định tại điểm này là các khoản thù lao nhận được từ hoạt động: thu bảo hiểm xã hội tự nguyện,
bảo hiểm y tế tự nguyện cho cơ quan Bảo hiểm xã hội; chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công,
trợ cấp khác cho Bộ Lao động và Thương binh - Xã hội; thu thuế của hộ cá nhân cho cơ quan
thuế và các khoản thu hộ, chi hộ khác cho cơ quan Nhà nước.
5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và
thuế suất.

5.1 Giá tính thuế GTGT: Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung
bởi các Thông tư 119/2014, 26/2015, 82/2018)
5.1.1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có
thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ
đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường
nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu
thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng
chưa có thuế giá trị gia tăng.
5.1.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu
(nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu
có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT
là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được
miễn, giảm.
5.1.3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự
sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa,
dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Ví dụ 22: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy
sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đồng/chiếc. Giá tính thuế GTGT là 50 x 400.000 đồng
= 20.000.000 đồng.
Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng
không (0). Cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu trách nhiệm về số lượng
giấy mời, danh sách tổ chức, cá nhân mà cơ sở mang biếu, tặng giấy mời trước khi diễn ra
chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở có hành vi gian lận vẫn thu tiền đối
với giấy mời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 23: Công ty cổ phần X được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức cuộc thi
“Người đẹp Việt Nam năm 20xx”, ngoài số vé in để bán thu tiền cho khán giả, Công ty có in một
số giấy mời để biếu, tặng không thu tiền để mời một số đại biểu đến tham dự và cổ vũ cho cuộc
thi, số giấy mời này có danh sách tổ chức, cá nhân nhận. Khi khai thuế giá trị gia tăng, giá tính
thuế đối với số giấy mời biếu, tặng được xác định bằng không (0). Trường hợp cơ quan thuế phát
hiện Công ty cổ phần X vẫn thu tiền khi biếu, tặng giấy mời thì Công ty cổ phần X bị xử lý theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế.
5.1.4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ

91
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư,
bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng
hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì
không phải tính, nộp thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm)
để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm
thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài
sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn
hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh
doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các
phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính
nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này.
Ví dụ 25: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B
xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ
sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Ví dụ 26: Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực
sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động
xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, Công ty cổ phần P không phải lập
hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế
GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước
đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế
GTGT.
Ví dụ 28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế
GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước
đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính
thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu
trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân
chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính
viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối
tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
5.1.5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp
luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ
dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải
kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:
a) Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng
dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì
giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.
Ví dụ 29: Công ty TNHH P sản xuất nước ngọt có ga, năm 2014 Công ty có thực hiện đợt
khuyến mại vào tháng 5/2014 và tháng 12/2014 theo hình thức mua 10 sản phẩm tặng 1 sản
phẩm. Chương trình khuyến mại vào tháng 5/2014 được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục
khuyến mại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại. Theo đó, đối với số sản
phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 5/2014, Công ty TNHH P xác định giá tính thuế
bằng không (0).
Trường hợp chương trình khuyến mại vào tháng 12/2014 không được thực hiện theo đúng
trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, Công ty TNHH P phải
kê khai, tính thuế GTGT đối với số sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 12/2014.

92
b) Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ
trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng
ký hoặc thông báo.
Ví dụ 30: Công ty N hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, chuyên bán các loại thẻ cào di
động. Công ty thực hiện đăng ký khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại dưới
hình thức bán hàng thấp hơn giá bán trước đó cho thời gian từ ngày 1/4/2014 đến hết ngày
20/4/2014, theo đó, giá bán một thẻ cào mệnh giá là 100.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT)
trong thời gian khuyến mại được bán với giá 90.000 đồng.
Giá tính thuế GTGT đối với một thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng trong thời gian khuyến
mại được tính như sau: 90.000
1+ 10%
c) Đối với các hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua
hàng, phiếu sử dụng dịch vụ thì không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng,
phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm.
5.1.6. Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng,
bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một
thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa
có thuế GTGT.
Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp
luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.
5.1.7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả
một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm.
Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế
GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng)
thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.
5.1.8. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế
GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia công hàng hoá.
5.1.9. Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công
việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
a) Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao
gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 32: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên
vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư
xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.
b) Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá
tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị
chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 33: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật
tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu,
vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính
thuế GTGT trong trường hợp này là 500 triệu đồng (1500 triệu đồng – 1000 triệu đồng).
c) Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá
trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình
hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 34: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện
xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất.
Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó:

93
- Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng.
- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng.
- Thuế GTGT 10%: (80 tỷ + 120 tỷ) x 10% = 20 tỷ đồng.
- Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng.
- Bên A:
+ Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng
(giá trị không có thuế GTGT)
+ Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra
hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.
Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng
hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp
nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng.
5.1.10. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng
bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
a) Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:
a.1) Trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá
đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không
kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định
pháp luật.
Ví dụ 35: Năm 2014 Công ty kinh doanh bất động sản A được Nhà nước giao đất để đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán. Tiền sử dụng đất phải nộp (chưa trừ tiền sử dụng
đất được miễn giảm, chưa trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt) là 30 tỷ đồng. Dự án được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải
nộp. Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được duyệt là 15 tỷ đồng.
Tổng giá trị đất được trừ được xác định như sau:
- Tiền sử dụng đất được miễn giảm là: 30 tỷ x 20% = 6 tỷ (đồng);
- Tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn,
giảm) là: 30 tỷ - 6 tỷ - 15 tỷ = 9 tỷ (đồng);
- Tổng giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân
sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường giải phóng
mặt bằng là: 9 tỷ + 15 tỷ = 24 tỷ (đồng). Tổng giá đất được trừ được phân bổ cho số m 2 đất
được phép kinh doanh.
a.2) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng
là giá đất trúng đấu giá;
a.3) Trường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, xây dựng nhà để bán, giá đất
được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao
gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp
luật. Riêng trường hợp thuê đất xây dựng nhà để bán, kể từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo quy
định tại Luật Đất đai năm 2013.
Ví dụ 36: Công ty cổ phần VN-KR có ngành nghề kinh doanh đầu tư, kinh doanh hạ tầng
sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Công ty được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất 1 lần để
đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để thực hiện dự án; thời hạn thuê đất là 50 năm. Diện
tích đất thuê là 300.000 m2, giá thu tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê là 82.000đ/
m2. Tổng số tiền thuê đất phải nộp là 24,6 tỷ đồng. Công ty không được miễn, giảm tiền thuê đất.
Sau khi đầu tư xây dựng hạ tầng, Công ty ký hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại với thời gian thuê
là 30 năm, diện tích đất cho thuê là 16.500 m 2, đơn giá cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng là
650.000đ/m2 cho cả thời gian thuê, giá đã bao gồm thuế GTGT).

94
Giá đã có thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng trong cả thời gian cho thuê (30
năm) đối với Công ty cổ phần VN-KR cho nhà đầu tư thuê được xác định là:
16.500 m2 x (650.000 – (82.000đ/m2 : 50 năm x 30 năm)) = 9,9132 tỷ đồng.
Giá chưa có thuế GTGT 9,9132 tỷ đồng
= = 9,012 tỷ đồng
được xác định 1+ 10%
Thuế GTGT là: 9,012 x 10% = 0,9012 tỷ đồng.
a.4) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức,
cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất tại thời điểm nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không
được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền
sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng. Nếu giá đất được trừ không bao gồm giá trị
cơ sở hạ tầng thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở
hạ tầng chưa tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ
để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân
thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá ghi trong hợp đồng góp vốn. Trường hợp
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được trừ giá đất
theo giá chuyển nhượng
Ví dụ 37: Bãi bỏ theo Thông tư 82/2018/TT-BTC.
Ví dụ 38: Tháng 11/2013, Công ty TNHH A nhận chuyển nhượng 300m 2 đất kèm theo nhà
xưởng trên đất của cá nhân B với trị giá là 10 tỷ đồng và không có đủ hồ sơ giấy tờ để xác định
giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng. Đến tháng 4/2014 Công ty TNHH A chuyển nhượng
300m2 đất này kèm nhà xưởng trên đất với trị giá là 14 tỷ đồng thì giá đất được trừ để tính thuế
giá trị gia tăng là giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại
thời điểm nhận chuyển nhượng (tháng 11/2013).
Ví dụ 39:
Tháng 9 năm 2013 Công ty B mua 2000 m 2 đất đã có một phần cơ sở hạ tầng từ Công ty
kinh doanh bất động sản A tổng giá thanh toán là 62 tỷ đồng (trong đó giá đất không chịu thuế
GTGT là 40 tỷ đồng, đơn giá là 20 triệu đồng/1m2).
Trên hoá đơn Công ty A ghi:
- Giá chuyển nhượng chưa có thuế GTGT: 60 tỷ đồng
- Giá đất không chịu thuế GTGT: 40 tỷ đồng
- Thuế GTGT đối với cơ sở hạ tầng: 2 tỷ đồng
- Tổng giá thanh toán: 62 tỷ đồng
Công ty A phải kê khai thuế GTGT phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Giả sử thuế GTGT đầu vào để xây dựng cơ sở hạ tầng của Công ty A là 1,5 tỷ đồng đủ
điều kiện để khấu trừ thì:
Thuế GTGT phải nộp = 2 tỷ - 1,5 tỷ = 0,5 tỷ (đồng)
Công ty B tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng 10 căn biệt thự (diện tích sàn 200
m /biệt thự) để bán. Tổng số thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự là 3 tỷ đồng.
2

Ngày 01/4/2015, Công ty B ký hợp đồng bán 01 căn biệt thự cho khách hàng C, giá chuyển
nhượng 01 căn biệt thự chưa có thuế GTGT là 10 tỷ đồng, giá đất được trừ khi xác định giá tính
thuế GTGT đối với 01 căn biệt thự bán ra:
- Giá trị quyền sử dụng đất (chưa bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển
nhượng từ Công ty A cho 01 căn biệt thự là: 20 triệu x 200 m2 = 4 tỷ (đồng)

95
- Giá trị cơ sở hạ tầng phân bổ cho 01 căn biệt thự là:
(20 tỷ : 2000 m2) x 200 m2 = 2 tỷ (đồng)
- Giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển
nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là: 6 tỷ đồng.
Trên hoá đơn Công ty B ghi:
- Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng
- Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 6 tỷ đồng
- Thuế GTGT là 0,4 tỷ đồng [(10 tỷ - 6 tỷ) x 10%]
- Tổng giá thanh toán: 10,4 tỷ đồng
Giả sử trong tháng Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp thuế
GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế đầu vào được khấu trừ = 0,4 tỷ
x 10 căn - 3 tỷ = 1 tỷ (đồng).
Tiền thuế GTGT đối với giá trị cơ sở hạ tầng ghi trên hoá đơn nhận chuyển nhượng từ
Công ty A đối với 10 biệt thự là 2 tỷ đồng không được kê khai, khấu trừ.
Trường hợp Công ty B xác định giá trị quyền sử dụng đất không bao gồm cả giá trị cơ sở
hạ tầng tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của
01 căn biệt thự bán ra là 4 tỷ đồng. Trên hoá đơn Công ty B ghi:
- Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng
- Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 4 tỷ đồng
- Thuế GTGT là 0,6 tỷ đồng [(10 tỷ - 4 tỷ) x 10%]
- Tổng giá thanh toán: 10,6 tỷ đồng
Giả sử trong tháng 4/2015, Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp
thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế đầu vào được khấu trừ
(gồm thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự và thuế GTGT đầu vào đối với giá trị cơ sở hạ tầng) =
0,6 tỷ đồng x 10 căn biệt thự - 3 tỷ đồng - 2 tỷ đồng (thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng) = 1
tỷ đồng.
a.5) Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng -
chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá
trị gia tăng là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật; nếu tại thời điểm ký
hợp đồng BT chưa xác định được giá thì giá đất được trừ là giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định để thanh toán công trình.
Ví dụ 40: Công ty cổ phần P ký hợp đồng BT với UBND tỉnh A về việc xây dựng cầu đổi
lấy giá trị đất; giá thanh toán công trình được UBND tỉnh A xác định tại thời điểm ký hợp đồng
theo quy định của pháp luật là 2.000 tỷ đồng, đổi lại Công ty cổ phần P được UBND tỉnh A giao
cho 500 ha đất tại huyện Y thuộc địa bàn tỉnh. Công ty cổ phần P sử dụng 500 ha đất để xây nhà
để bán thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT được xác định là 2.000 tỷ đồng.
a.6) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nông nghiệp của người dân theo hợp đồng chuyển nhượng, sau đó được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang thành đất ở để xây dựng chung cư,
nhà ở... để bán thì giá đất được trừ khi tính thuế GTGT là giá đất nông nghiệp nhận chuyển
nhượng từ người dân và các chi phí khác bao gồm: khoản tiền sử dụng đất nộp NSNN để chuyển
mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thuế thu nhập cá nhân nộp thay người dân
có đất chuyển nhượng (nếu các bên có thỏa thuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nộp
thay).
a.7) Trường hợp xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư để bán thì giá đất được
trừ tính cho 1m2 nhà để bán được xác định bằng giá đất được trừ theo quy định từ điểm a.1 đến
a.6 nêu trên chia (:) số m2 sàn xây dựng không bao gồm diện tích dùng chung như hành lang, cầu
thang, tầng hầm, công trình xây dựng dưới mặt đất.
a.8) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá
96
nhân theo quy định của pháp luật thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá ghi trong
hợp đồng góp vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp
vốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển nhượng.
a.9) Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản ký hợp đồng với hộ gia đình, cá nhân có
đất nông nghiệp để hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở, việc hoán đổi này phù hợp với quy
định của pháp luật về đất đai thì khi giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, giá tính thuế GTGT
là giá chuyển nhượng trừ (-) giá đất được trừ theo quy định. Giá chuyển nhượng là giá đền bù
tương ứng với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án do cơ quan chức năng phê
duyệt.
b) Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng
hoặc cho thuê, giá tính thuế GTGT là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu
tiền ghi trong hợp đồng trừ (-) giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá
trị hợp đồng.
5.1.11. Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập
khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ
các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
5.1.12. Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là
giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được
xác định như sau:
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)
Giá chưa có thuế GTGT =
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

5.1.13. Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực
Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát
điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại
địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước,
chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm
bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán
điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề. Khi xác định được giá bán điện thương
phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá
chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá
ngày 31/3 của năm sau.
5.1.14. Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược,
là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho
khách.
Giá tính thuế được tính theo công thức sau:
Số tiền thu được
Giá tính thuế =
1+ thuế suất

Ví dụ 41: Cơ sở kinh doanh dịch vụ casino trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
- Số tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷ đồng.
- Số tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là: 10 tỷ đồng.
Số tiền cơ sở kinh doanh thực thu: 43 tỷ đồng - 10 tỷ đồng = 33 tỷ đồng
Số tiền 33 tỷ đồng là doanh thu của cơ sở kinh doanh đã bao gồm thuế GTGT và thuế
TTĐB.
Giá tính thuế GTGT được tính như sau:
Giá tính thuế = 33 tỷ đồng = 30 tỷ đồng
1+ 10%
97
5.1.15. Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không
phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
5.1.16. Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo
giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá trọn gói
Giá tính thuế =
1+ thuế suất

Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch
từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một
số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để
chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT. Thuế GTGT
đầu vào phục vụ hoạt động du lịch trọn gói được kê khai, khấu trừ toàn bộ theo quy định.
Ví dụ 42: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái
Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh
toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo
chương trình thoả thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược
lại hết 10.000 USD. Tỷ giá 1USD = 20.000 đồng Việt Nam.
Giá tính thuế GTGT theo hợp đồng này được xác định như sau:
+ Doanh thu chịu thuế GTGT là:
( 32.000 USD - 10.000 USD) x 20.000 đồng = 440.000.000 đồng
+ Giá tính thuế GTGT là:
440.000.000 đồng 400.000.000
Giá tính thuế GTGT = =
1+ 10% đồng

Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh được kê khai khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu
vào phục vụ hoạt động du lịch chịu thuế GTGT.
Ví dụ 43: Công ty du lịch Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi
Trung Quốc thu theo giá trọn gói là 400 USD/người đi trong năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội
phải chi trả cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì giá (doanh thu) tính thuế của
Công ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD - 300 USD).
5.1.17. Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu
từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định
là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Số tiền phải thu
Giá tính thuế =
1+ thuế suất

Ví dụ 44: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu
đồng.
110 triệu đồng 100.000.000
Giá tính thuế GTGT = =
1+ 10% đồng

98
5.1.18. Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định
của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và
doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
5.1.19. Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện
các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm
cả tiền giấy.
5.1.20. Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi
hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế
GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh
nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT.
5.1.21. Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 219/2013,
giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
5.1.22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21
Mục này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh
doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách
hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số
tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của
lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương
trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần
điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê
khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh
thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu
để xác định giá tính thuế.

5.2. Thời điểm xác định thuế GTGT:


Căn cứ Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
5.2.1. Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
5.2.2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời
điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ
kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng
chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
5.2.3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ
trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
5.2.4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà
để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến
độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế
GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5.2.5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao
công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã
thu được tiền hay chưa thu được tiền.
5.2.6. Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

5.3 Thuế suất thuế GTGT


Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau:
99
5.3.1. Thuế suất 0% (Điều 9 Thông tư 219/2013 và được sửa đổi bởi các Thông tư
26/2015 và 130/2016)
Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở
nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không
chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn
tại Mục 5.3.3 phần này.
a- Hàng hoá xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán
cho cửa hàng miễn thuế;
- Hàng hoá bán mà điểm giao, nhận hàng hoá ở ngoài Việt Nam;
- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên
nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động
mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.
+ Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
b. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi
thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Cá nhân ở nước ngòai là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ
chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường
hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra
ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam
hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ
thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu
được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định
riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%)
chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng
minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.
Ví dụ 45: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát,
thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh
nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực
hiện tại Cam-pu-chia thì giá trị phần dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia được áp dụng thuế suất
thuế GTGT 0%; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai,
tính thuế GTGT theo quy định.
Ví dụ 46: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dự án
đầu tư tại Lào cho Công ty X. Giá trị hợp đồng Công ty D nhận được là 5 tỷ đồng đã bao gồm
thuế GTGT cho phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam. Hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp không xác
định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và doanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán
được các chi phí thực hiện ở Lào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở
Việt Nam (tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng.
Doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam đã bao gồm thuế GTGT được xác
định như sau:
Doanh thu = 5 tỷ x 110 triệu đồng = 3,125 tỷ đồng

100
1+ 10%
c. Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá
theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm
đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương
tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế
bao gồm cả chặng nội địa.
Ví dụ 47: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển
hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po
đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.
d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài
hoặc thông qua đại lý, bao gồm:
Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng
không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi
chiếu an ninh hành khách, hàng lý và hàng hoá; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ
phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ
dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch
vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm
hàng hoá; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam
(passenger service charges).
Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu
hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng;
vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.
đ) Các hàng hóa, dịch vụ khác:
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường
hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại Mục 5.3.3;
- Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
 Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo
quy định của pháp luật;
- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013.
Riêng đối với trường hợp hàng hoá bán mà điểm giao, nhận hàng hoá ở ngoài Việt Nam,
cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt
Nam như: hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hoá ở nước ngoài; hợp đồng bán hàng
hoá ký với bên mua hàng; chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam
như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất
xứ…; chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh
thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua
hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.
Ví dụ 48: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua bán
dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin-ga-po, sau đó bán cho Công ty B tại
cảng biển Sin-ga-po. Trường hợp Công ty A có: Hợp đồng mua dầu nhờn ký với các công ty ở
Sin-ga-po, hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và Công ty B; chứng từ chứng minh hàng hóa đã
giao cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty
A chuyển cho các công ty bán dầu nhờn ở Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do
Công ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu do Công ty A nhận được từ bán dầu nhờn cho
Công ty B được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

101
b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:
- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi
thuế quan;
- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo
quy định của pháp luật;
Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán
nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì
phải làm thủ tục xuất khẩu.
c) Đối với vận tải quốc tế:
- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá giữa người vận chuyển và người
thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt
Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của
pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải
quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là
thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ
thanh toán trực tiếp.
d) Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải:
d.1) Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% được thực hiện trong khu vực
cảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hoá hàng không quốc tế và đáp ứng các điều kiện
sau:
- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài
hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài;
- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được
coi là thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng
hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình và không có hợp
đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước
ngoài.
Các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên không áp dụng đối với dịch vụ
phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service
charges).
d.2) Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng và đáp
ứng các điều kiện sau:
- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu
cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;
- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng
từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc
các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.
 Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài
chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu
chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện
thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản
phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư
130/2016/TT-BTC; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp
cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ.

102
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế
GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan
bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón
người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống
trong khu phi thuế quan);
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp
dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo,
quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

5.3.2 Mức thuế suất 5% (Điều 10 Thông tư 219/2013 và được sửa đổi bổ sung bởi
Thông tư 26/2015, 43/2021)
Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai,
đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
b) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng
vật nuôi, cây trồng bao gồm:
- Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón
như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh.
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng
trừ sâu bệnh khác.
- Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
c) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo,
vét kênh mương nội đồng được quy định tại mục 3.3 ở trên.
d) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế,
bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013) ở
khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 219/2013.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại mục này bao gồm cả thóc, gạo, ngô,
khoai, sắn, lúa mỳ.
đ) Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây
giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại
chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
e) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và đối tượng quy định
tại khoản 3.1 ở trên.
Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản
phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn
còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thuỷ sản, hải
sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.
Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm:
song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản
khác.
Ví dụ 49: Công ty TNHH A sản xuất cá bò tươi tẩm gia vị theo quy trình: cá bò tươi đánh
103
bắt về được cắt phi-lê, sau đó tẩm ướp với đường, muối, solpitol, đóng gói, cấp đông thì mặt
hàng cá bò tươi tẩm gia vị không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% mà thuộc đối tượng áp
dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
g) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
h) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa,
bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các
loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít,
nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi
chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón
lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.
i) Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng
để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu
thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng
tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu
hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo
Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số
hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư
số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu
có).
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc
thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất
để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao
giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ
phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.
k) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn,
thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học.
l) Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim;
nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
- Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng
hoá, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc;
hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát
hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm nêu tại khoản 3.15
ở trên.
m) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 3.15 ở trên.
n) Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; chuyển
giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an
toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng,
phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo hợp
đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm
trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.
o) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. Nhà ở xã hội là
nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp
ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng,
điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà
ở.

104
5.3.3. Mức thuế suất 10%
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không quy định tại khoản 5.3.1 và
khoản 5.3.4 và các đối tượng không chịu thuế.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Mục 5 bên trên được áp dụng thống nhất cho từng
loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Ví dụ 50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản
xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất
thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải
khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở
kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất
cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất
thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông
tư 219/2013 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 219/2013. Trường hợp mức thuế GTGT
áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước thì
cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp
thời hướng dẫn thực hiện thống nhất
 Theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Thi Hành Nghị Quyết
Số 406/NQ-UBTVQH15 Của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Ban Hành Một Số Giải Pháp
Nhằm Hỗ Trợ Doanh Nghiệp, Người Dân Chịu Tác Động Của Dịch Covid-19, Giảm thuế
giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2021 đối với hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải
đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua
du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
b) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi
âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ
của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải
trí.
c) Chi tiết hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực
hiện theo Phụ lục 1 Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng ban hành
kèm theo Nghị định này, trong đó hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b khoản này không bao
gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức trực tuyến.
d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này thuộc đối tượng không chịu thuế
giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật
Thuế giá trị gia tăng.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được giảm
30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu
được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại
khoản 1 Điều này.
 Theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 Về Chính Sách Tài Khóa, Tiền Tệ Hỗ Trợ
Chương Trình Phục Hồi Và Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội và được cụ thể hóa trong Nghị
định 15/2022 của Chính phủ: Quy định Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm
2022

105
- Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng
hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%),
- Trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài
chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim
loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản
phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

6. Phương pháp tính thuế GTGT


Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương
pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh
thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán
vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế
trực tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:

6.1. Phương pháp khấu trừ thuế: (Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa
đổi bổ sung bởi các Thông tư 119/2014, 93/2017
6.1.1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao
gồm:
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại phương pháp tính trực tiếp ở mục 6.2 bên dưới;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá
nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại mục 6.2 bên dưới.
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt
Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
6.1.2. Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh
nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại Mục 6.1.1 trên là doanh
thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau:
a) Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu
“Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính
thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định
phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm
trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT.
Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục.
Ví dụ 51: Doanh nghiệp A được thành lập từ năm 2011 và đang hoạt động trong năm 2013.
Để xác định phương pháp tính thuế GTGT cho năm 2014 và năm 2015, doanh nghiệp A xác định
mức doanh thu như sau:
Cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế
GTGT hàng tháng trong 12 tháng (từ kỳ tính thuế tháng 11/2012 đến hết kỳ tính thuế tháng
10/2013).
Trường hợp tổng doanh thu theo cách xác định trên từ 1 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp A
áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong 2 năm (năm 2014 và năm 2015).
Trường hợp tổng doanh thu theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng, doanh nghiệp A
chuyển sang áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo quy định tại Điều 13 Thông tư này trong 2
năm (năm 2014 và năm 2015), trừ trường hợp doanh nghiệp A đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế quy định tại Mục 6.1.3 bên dưới.

106
b) Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2013 hoạt động sản xuất kinh
doanh trong năm 2013 không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau:
Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế
GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh chia (:) số tháng hoạt động sản
xuất kinh doanh và nhân với (x) 12 tháng. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu
ước tính từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp
doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương
pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế.
Ví dụ 52: Doanh nghiệp B thành lập và hoạt động từ tháng 3/2013. Để xác định phương
pháp tính thuế cho năm 2014, 2015, doanh nghiệp B thực hiện tính doanh thu ước tính như sau:
Lấy chỉ tiêu tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT trên tờ khai thuế GTGT của kỳ
tính thuế các tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 chia (:) 9 tháng, sau đó nhân với (x) 12 tháng.
Trường hợp kết quả xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp B áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1
tỷ đồng thì doanh nghiệp B áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm 2014, 2015, trừ
trường hợp doanh nghiệp B đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
c) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo quý từ tháng 7 năm 2013 thì cách
xác định doanh thu của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra
chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 10, 11, 12 năm 2012, 6
tháng đầu năm 2013 và trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2013. Trường hợp
theo cách xác định như trên, doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh
nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký
tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
d) Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh
thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh.
Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh một thời gian trong năm thì xác định
doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoản này.
Trường hợp năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh cơ sở kinh doanh kinh doanh không đủ
12 tháng thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b
khoản này.
6.1.3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao
gồm:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.
b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người
có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn
bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh
doanh.
d) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà
thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

107
đ) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phương pháp tín thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng
hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính (đã
được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2
Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).
6.1.4. Các trường hợp khác:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ
sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (mục 6.2).
b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi
nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc
trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương
pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường
hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp
tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực
hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp
hướng dẫn tại mục 6.1.3 trên thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13
Thông tư Thông tư 219/2013/TT-BTC (mục 6.2).
6.1.5. Xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT đầu
Số thuế GTGT
= Thuế GTGT đầu ra - vào được khấu
phải nộp
trừ
Trong đó:
a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ
bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT
đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 5.1.11 bên trên.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng
hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán
hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền
người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được
phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng
hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
Ví dụ 53: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là:
11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá
đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán
được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa
có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.
Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế
giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử
lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá
đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì
phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi
108
trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế
GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế GTGT.
b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng
hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ
nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các
tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh
hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính
hướng dẫn tại khoản 5.1.12 bên trên để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc khấu trừ thuế
GTGT quy định tại các mục 7.1, 7.2, 7.3 và 7.4 này.
Ví dụ 54: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc
thù:
Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:

110 triệu x
Số thuế GTGT đầu
= 10 = 10 triệu đồng
vào được khấu trừ 1 + 10% %
Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.
Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh
chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá
đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế
GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về
thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên
hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận
của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp
hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu
vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập
khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập
hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hoá đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế
GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu
nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì
số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo
thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác
định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.
Ví dụ 55: Trong tháng 3 năm 2014, cơ sở kinh doanh A (là đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ) nhập khẩu sản phẩm có tên “CHAIR MM” và đã khai, nộp thuế
GTGT ở khâu nhập khẩu với mức thuế suất là 5%. Tháng 5/2014, cơ sở kinh doanh A bán 01 sản
phẩm “CHAIR MM” cho khách hàng B, giá chưa có thuế GTGT là 100 triệu đồng. Do khi nhập
khẩu đã áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% nên cơ sở kinh doanh A lập hóa đơn GTGT giao cho
khách hàng B ghi: giá tính thuế là 100 triệu đồng; thuế suất thuế GTGT là 5% và thuế GTGT là 5
triệu đồng, tổng giá thanh toán có thuế GTGT là 105 triệu đồng. Khách hàng B đã thanh toán đủ
105 triệu đồng.
109
Năm 2015, cơ quan thuế kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh A áp dụng sai thuế suất
thuế GTGT đối với sản phẩm “CHAIR MM” bán cho khách hàng B (thuế suất thuế GTGT đúng
phải là 10%). Do giao dịch giữa cơ sở kinh doanh A và khách hàng B đã kết thúc nên cơ sở kinh
doanh A không có căn cứ để thu thêm tiền của khách hàng B (khách hàng B không chấp nhận
thanh toán bổ sung tiền thuế tăng thêm). Cơ quan thuế xác định lại số thuế GTGT mà cơ sở kinh
doanh A phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN như sau:
Tổng giá thanh toán khách hàng B đã trả105 triệ u đồ ng được xác định là giá đã
có thuế GTGT theo mức thuế suấ t 10%, số thuế GTGT phải nộ p đúng được xác định như
sau:
Số thuế GTGT phải 105 triệu
= x 10% = 9,545 triệu đồng
nộp 1 + 10%
Số thuế GTGT cơ sở kinh doanh A còn phải nộp bổ sung là:
9,545 triệu - 5 triệu = 4, 545 triệu đồng.
Doanh thu tính thuế TNDN của mặt hàng “CHAIR MM” bán cho khách hàng B được xác
định là:
105 triệu - 9,545 triệu = 95,455 triệu đồng.

6.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT


6.2.1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia
tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng
bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc,
đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng,
bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu,
phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá
quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì
được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát
sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm
(-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương
lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau..
6.2.2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng
doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
quy định tại mục 6.1.3 trên;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng
dẫn tại mục 6.1.3 trên;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ
chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo
quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến
hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký
110
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:
3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên
hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí
thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ
(%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Ví dụ 56: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp. Công ty TNHH A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch
vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH A không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ
(%) trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính (do phần mềm máy tính thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT) và phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ
dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo
từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế
không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh
doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ
áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
6.2.3. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan
thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo
hướng dẫn tại mục 6.2.2 trên căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu
của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã,
phường.
Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề
thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.
6.2.4. Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu hướng dẫn
tại mục 6.2.2 và 6.2.3 trên được ban hành kèm theo Thông tư 219/2013.
7. Khấu trừ thuế GTGT
7.1. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: (Điều 14 Thông tư
219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư 119, 151/2014, 26/2015)
7.1.1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi
thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
thiên tai, hoả hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hoá mất
phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu huỷ. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng
minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.
Trường hợp hàng hoá có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hoá trong quá trình vận chuyển,
bơm rót như xăng, dầu… thì được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng
hoá thực tế hao hụt tự nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định. Số thuế GTGT đầu
vào của số lượng hàng hoá hao hụt vượt định mức không được khấu trừ, hoàn thuế.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhà
nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động

111
trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu
công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.
Trường hợp nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp do cơ sở kinh
doanh đi thuê thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà ở
công nhân khu công nghiệp thì thuế GTGT đối với khoản tiền thuê nhà trong trường hợp này
được khấu trừ theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh xây dựng hoặc mua nhà ở ngoài khu
công nghiệp phục vụ cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhà xây dựng hoặc nhà
mua thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân khu công
nghiệp thì thuế GTGT của nhà xây dựng, nhà mua phục vụ cho công nhân được khấu trừ toàn
bộ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ
các chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với cơ
sở kinh doanh tại Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của khoản
tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài này.
Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài,
chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và
hưởng các chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa
doanh nghiệp ở nước ngoài và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ
doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong
thời gian công tác ở Việt Nam thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước
ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khấu trừ.
7.1.2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời
cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được
khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu
trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai tính nộp
thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không
phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý
tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong
tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.
7.1.3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu
vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên
quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không
được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên
dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc,
thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh
doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không
sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách
sạn.
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh
vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái
thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế
GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
7.1.4. Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử
dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng
chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ.
112
Ví dụ số 57: Doanh nghiệp A đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy để sản xuất
khép kín từ khâu nuôi trồng (bao gồm cả thuê gia công nuôi trồng mà doanh nghiệp A đầu tư
toàn bộ giống, ao, hồ, hàng rào, hệ thống tưới tiêu, tàu thuyền và nguyên, vật liệu đầu vào khác
như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, dịch vụ thú y…), đến khâu chế biến phi-lê cá tra đông lạnh
để xuất khẩu và bán trong nước. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp A đã mua thêm cá tra
của các doanh nghiệp khác hoặc của các hộ nông dân. Cá tra mua ngoài trước khi đưa vào nhà
máy đều được tập trung nuôi tại ao hồ của doanh nghiệp A cùng cá tra do doanh nghiệp A tự
nuôi. Cá tra do doanh nghiệp tự nuôi và cá tra mua ngoài được đưa vào nhà máy chế biến thành
sản phẩm cá tra phi-lê (cá fillet) qua công đoạn và theo quy trình: Cá nguyên liệu - làm sạch - cắt
đầu, lột da - bỏ nội tạng - cắt phi-lê - ướp muối - đông lạnh - xuất bán. Doanh nghiệp A được
thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT như sau:
- Doanh nghiệp A được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và của
hàng hóa, dịch vụ mua vào không hình thành tài sản cố định tại nhà máy phục vụ khâu sơ chế cá
tra phi-lê theo quy trình nêu trên.
- Cá tra phi-lê có nguồn gốc do doanh nghiệp A tự nuôi để xuất khẩu được áp dụng thuế
suất 0% và doanh nghiệp được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào có liên quan đến hoạt động
xuất khẩu cá tra phi-lê. Trường hợp doanh nghiệp nuôi cá tra sau đó chế biến thành cá tra phi-lê
vừa để xuất khẩu vừa để bán trong nước thì thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ %
doanh thu xuất khẩu/Tổng Doanh thu (doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán trong nước).
Ví dụ 58: Doanh nghiệp X đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy để sản xuất,
chế biến phi lê cá tra, cá ba sa, tôm đông lạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất khép
kín từ khâu nuôi trồng, kể cả trường hợp thuê gia công nuôi trồng mà doanh nghiệp đầu tư toàn
bộ giống, ao, hồ, hàng rào, hệ thống tưới tiêu, tàu thuyền và nguyên, vật liệu đầu vào khác như
thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, dịch vụ thú y, đến khâu chế biến tôm, cá để xuất khẩu. Doanh
nghiệp X được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và của hàng hóa, dịch vụ
mua vào không hình thành tài sản cố định tại tất cả các khâu sản xuất, chế biến.
Ví dụ 59: Doanh nghiệp Y đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy để sản xuất, chế
biến các sản phẩm từ sữa tươi sống (sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, pho mát,...). Doanh nghiệp tổ
chức sản xuất khép kín từ khâu chăn nuôi, kể cả trường hợp thuê gia công chăn nuôi mà doanh
nghiệp đầu tư toàn bộ con giống (bò, dê), chuồng, trại, hàng rào, trang thiết bị vắt sữa, hệ thống
vệ sinh chuồng, trại và nguyên, vật liệu đầu vào khác như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, dịch vụ
thú y, đến khâu chế biến thành các sản phẩm từ sữa. Doanh nghiệp Y được khấu trừ toàn bộ thuế
GTGT đầu vào của tài sản cố định và của hàng hóa, dịch vụ mua vào không hình thành tài sản cố
định tại tất cả các khâu sản xuất, chế biến.
b) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư thực hiện đầu tư theo nhiều giai
đoạn, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, có phương án sản xuất, kinh doanh
tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung và sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT nhưng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ
bản có cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào trong giai
đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định được khấu trừ toàn bộ. Cơ sở kinh doanh phải hạch
toán riêng số thuế GTGT đầu vào không sử dụng cho đầu tư tài sản cố định phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT để kê khai khấu trừ theo tỷ
lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Đối với cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư để tiếp tục sản xuất, chế biến và có văn bản
cam kết tiếp tục sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT thì được kê khai, khấu trừ thuế GTGT ngay
từ giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với thuế GTGT đầu vào phát sinh trong giai đoạn đầu
tư XDCB, doanh nghiệp đã kê khai, khấu trừ, hoàn thuế nhưng sau đó xác định không đủ điều
kiện, khấu trừ, hoàn thuế thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh nộp lại tiền thuế GTGT đã
khấu trừ, hoàn thuế. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh, qua thanh tra, kiểm
tra cơ quan thuế phát hiện ra thì cơ quan thuế sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn và xử phạt theo
quy định. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã báo
113
cáo, cam kết giải trình với cơ quan thuế liên quan đến việc khấu trừ, hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế
biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế
GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Ví dụ 60: Doanh nghiệp A có dự án đầu tư vườn cây cao su, có phát sinh số thuế GTGT
đầu vào của hàng hoá, dịch vụ ở khâu đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa có sản phẩm làm
nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm cả sản phẩm
chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT)
nhưng có dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) và
cam kết sản phẩm trồng trọt tiếp tục chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT thì Công ty được
khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp doanh nghiệp bán mủ cao su của toàn bộ dự án thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng một phần mủ cao su khai thác của dự án vào sản xuất
sản phẩm chịu thuế GTGT, một phần bán ra thì thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
- Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ (vườn cây cao su, nhà máy chế biến…): doanh nghiệp
được khấu trừ toàn bộ (bao gồm cả thuế GTGT phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB).
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ: thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
c) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh
doanh mới thành lập, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế
GTGT, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT
đầu vào của tài sản cố định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ
(%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá,
dịch vụ bán ra theo phương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Số thuế tạm khấu trừ
được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với
tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.
Ví dụ 61: Doanh nghiệp Z thành lập mới từ dự án đầu tư vào lĩnh vực vận tải. Phương án
sản xuất kinh doanh theo dự án đầu tư của doanh nghiệp có doanh thu từ vận chuyển hành khách
công cộng bằng xe buýt và không bằng xe buýt, từ bán quảng cáo và dịch vụ sửa chữa, bảo
dưỡng phương tiện vận tải; trong đó doanh thu từ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
chiếm tỷ trọng 30% tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Giai đoạn đầu tư xây dựng cơ
bản mua sắm phương tiện, xây dựng trạm chờ, nhà xưởng kéo dài trong 02 năm từ tháng 6/2014
đến tháng 5/2016. Trong thời gian 02 năm này, số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố
định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản và của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho việc
thành lập doanh nghiệp (chi phí thành lập doanh nghiệp) được tạm khấu trừ theo tỷ lệ 70% và
được hoàn thuế theo quy định (Riêng thuế GTGT của tài sản cố định là xe ô tô đăng ký sử dụng
làm xe buýt công cộng không khấu trừ). Doanh nghiệp đi vào hoạt động có doanh thu từ tháng
6/2016. Đến hết tháng 5/2019, tỷ trọng doanh thu từ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
trong thời gian 03 năm từ tháng 6 năm 2016 chiếm 35% tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ
bán ra thì doanh nghiệp kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định đã
được khấu trừ, hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ 5% (= 70% - 65%) và tính nộp số điều chỉnh giảm
khấu trừ, hoàn thuế này vào số thuế GTGT của kỳ khai thuế tháng 5/2019. Doanh nghiệp không
bị xử phạt chậm nộp và không bị tính lãi chậm nộp đối với số thuế giá trị gia tăng của tài sản cố
định được khấu trừ phải điều chỉnh giảm.
7.1.5. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá
do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng
cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì
được khấu trừ.

114
7.1.6. Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu
trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.
7.1.7. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại phần 3 bên trên được tính vào nguyên giá
tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Trừ các trường hợp sau:
a) Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại khoản 3.19 bên trên được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được
khấu trừ toàn bộ.
7.1.8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định
số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị
sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công
bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
7.1.9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào
chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số
thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên
không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
7.1.10. Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các
đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện,
Trường đào tạo... không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.
Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.
Ví dụ 62: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinh
phí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhưng Văn phòng Tổng công ty có cho thuê
nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng công ty phải hạch toán, kê khai
nộp thuế riêng cho hoạt động cho thuê văn phòng. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ
phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Tổng công ty không được khấu trừ hay hoàn thuế.
7.1.11. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung
cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Mục 4 bên trên được
khấu trừ toàn bộ.
7.1.12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ
mua vào dưới hình thức uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hoá đơn mang tên tổ chức, cá
nhân được uỷ quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi
phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo
hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế
GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người
tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán
cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua
ngân hàng.
b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức,
cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua
sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn
GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá

115
nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở
lên.
7.1.13. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng
nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa
sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp
được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê
khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn.
7.1.14. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên
giá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá
trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển
sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được tính số thuế giá trị gia
tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế mà chưa khấu trừ hết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư
219/2013 và theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngày Thông tư
này có hiệu lực thi hành.
Ví dụ 63: Công ty TNHH A đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong năm 2014,
năm 2015 và không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ ngày 1/1/2016. Công
ty TNHH A đã có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế từ kỳ tính thuế tháng 11/2014 đến
hết kỳ tính thuế tháng 10/2015 (kết thúc thời điểm xác định doanh thu để xác định phương pháp
tính thuế của năm 2016 và năm 2017), số thuế đề nghị hoàn là 350 triệu đồng và trên tờ khai thuế
GTGT của kỳ tính thuế tháng 11/2015, Công ty TNHH A có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ
là 50 triệu đồng. Công ty TNHH A được cơ quan thuế xem xét giải quyết hoàn thuế theo quy
định đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã gửi cơ quan thuế (số thuế đề nghị hoàn là 350 triệu
đồng); số thuế đầu vào chưa được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng
11/2015 là 50 triệu đồng được tiếp tục kết chuyển sang kỳ tính thuế tháng 12/2015. Trường hợp
tại Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 12/2015, Công ty còn số thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ thì tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
7.1.15. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phục vụ cho
sản xuất: phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh
bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước
không được kê khai, khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào thể
hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu phát sinh trước ngày
01 tháng 01 năm 2015 đáp ứng điều kiện khấu trừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy
định tại Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
7.1.16. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường
hợp:
- Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không
ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có
thuế GTGT);
- Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số
thuế của người bán nên không xác định được người bán;
- Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số
thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản
7.1.11 này);

116
- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có
hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao
đổi.
7.1.17. Các trường hợp đặc thù khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
7.2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-
BTC được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư 119, 151/2014, 26/2015)
7.2.1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ
nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước
ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách
pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
7.2.2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao
gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa,
dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng
lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại Mục 7.2.3 và 7.2.4 bên dưới.
7.2.3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc
chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim
điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp
bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp
tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân
sang tài khoản bên bán).
a) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán
theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để
được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở
lên;
b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá
đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ;
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai
mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn
bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua
trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ
thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh
vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào;
Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần
giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh
việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã
có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
7.2.4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu
vào gồm:
a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị
hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức
thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác
nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch

117
vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ
công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế;
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay,
mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ
thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước
đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với
khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với
khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ;
c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh
toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân
hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho
bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức
văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp
luật;
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại
được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với
trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản
của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản
do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ 64:
Công ty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B.
Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế,
cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty B do Công ty A đang nắm giữ để thi hành
quyết định hành chính thuế thì khi Công ty A chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được
coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa
mua vào được kê khai, khấu trừ.
Ví dụ 65:
Công ty C thực hiện ký hợp đồng kinh tế với Công ty D về việc cung cấp hàng hóa và
Công ty D đang còn nợ tiền hàng của Công ty C.
Thực hiện Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu thu toàn bộ số
tiền mà Công ty D đang còn nợ Công ty C để chuyển vào tài khoản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền mở tại Kho bạc Nhà nước để giải quyết “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
giữa Công ty C và đối tác.
Khi Công ty D chuyển trả số tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (việc
chuyển tiền này không được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán giữa Công ty C và Công ty
D) thì trường hợp này cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương
ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ.
7.2.5. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi
triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở
lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà
cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử
dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hóa đơn có tiêu thức “Cửa
hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng
thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.
7.3. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (Điều 16
Thông tư 219/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư 119, 151/2014,
26/2015)

118
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp quy định tại mục 7.4 bên dưới) để được
khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều
9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư 219/2013 (quy định về thuế suất 0% và mục 7.2 bên trên), cụ thể
như sau:
7.3.1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa),
cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp
đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc
hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy
thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng ủy thác đã xuất khẩu; số,
ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền
ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu; số,
ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận ủy thác xuất khẩu thanh toán cho bên ủy
thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu
7.3.2. Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ,
cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải
đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hoá thông thường.
Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:
- Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì
không cần có tờ khai hải quan. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục
xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo
đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất.
- Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt
hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả
bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).
7.3.3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng
a) Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài
khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa
thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của
ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu.
Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn
thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp ủy thác
xuất khẩu thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của phía nước ngoài cho bên nhận ủy
thác và bên nhận ủy thác phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng cho bên ủy thác.
Trường hợp bên nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên ủy thác xuất khẩu thì bên ủy thác phải
có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và việc thanh toán như trên phải được quy định trong hợp
đồng.
b) Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng:
b.1) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay
nợ nước ngoài cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ như sau:
- Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc
giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay
trên 01 năm).
- Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng.
Phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài
phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
- Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay.
119
- Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vay của
nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng
từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này.
b.2) Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng hoá, dịch vụ
xuất khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện
thủ tục, hồ sơ như sau:
- Hợp đồng góp vốn.
- Việc sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn vào cơ sỏ nhập
khẩu ở nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
- Trường hợp số tiền góp vốn nhỏ hơn doanh thu hàng hoá xuất khẩu thì số tiền chênh lệch
phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này.
b.3) Trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng
xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có).
b.4) Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù
trừ công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước
ngoài phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ
nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp
đồng- nếu có) và có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền
đã nhận được từ tài khoản của bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đối chiếu
công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3.
b.5) Trường hợp phía nước ngoài (bên nhập khẩu) uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán; bên thứ ba yêu cầu tổ chức ở Việt Nam (bên thứ tư)
thanh toán bù trừ công nợ với bên thứ ba bằng việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền
bên nhập khẩu phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh Việt Nam xuất khẩu thì cơ sở kinh doanh
xuất khẩu phải có đủ các điều kiện, hồ sơ như sau:
- Hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng - nếu có) quy
định việc uỷ quyền thanh toán, bù trừ công nợ giữa các bên.
- Chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng về số tiền cơ sở kinh doanh Việt Nam
xuất khẩu nhận được từ tài khoản của bên thứ tư.
- Bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh xuất
khẩu với bên nhập khẩu, giữa bên thứ ba ở nước ngoài với bên thứ tư là tổ chức ở Việt Nam).
b.6) Trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện
thanh toán vào tài khoản của bên xuất khẩu và việc uỷ quyền thanh toán nêu trên có quy định
trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có).
b.7) Trường hợp phía nước ngoài (trừ trường hợp phía nước ngoài là cá nhân) thanh toán
từ tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì
việc thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn
bản điều chỉnh hợp đồng - nếu có). Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất
khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người mua phía nước ngoài đã ký hợp
đồng.
Trường hợp xuất khẩu cho người mua phía nước ngoài là doanh nghiệp tư nhân và việc
thanh toán thông qua tài khoản vãng lai của chủ doanh nghiệp tư nhân mở tại tổ chức tín dụng ở
Việt Nam và được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều
chỉnh hợp đồng - nếu có) thì được xác định là thanh toán qua ngân hàng.
Cơ quan thuế khi kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu thanh toán
qua tài khoản vãng lai, cần phối hợp với tổ chức tín dụng nơi người mua phía nước ngoài mở tài
khoản để đảm bảo việc thanh toán, chuyển tiền thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy
định của pháp luật. Người nhập cảnh mang tiền qua biên giới phải kê khai rõ số tiền mang theo
là tiền thanh toán cụ thể đối với từng hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai xuất khẩu hàng hóa;
120
đồng thời xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai xuất khẩu để công chức hải quan kiểm
tra, đối chiếu. Trường hợp người nhập cảnh không phải là đại diện doanh nghiệp nước ngoài trực
tiếp ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp Việt Nam thì phải có giấy ủy quyền (bản dịch tiếng
Việt hoặc tiếng Anh, cùng với bản chính bằng tiếng của nước có đường biên giới cửa khẩu tiếp
giáp) của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã ký hợp đồng mua bán nêu trên. Giấy ủy quyền này chỉ
áp dụng cho một lần mang tiền vào Việt Nam và phải ghi rõ số lượng tiền mang vào theo hợp
đồng mua bán cụ thể.
b.8) Trường hợp phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng số tiền thanh toán trên
chứng từ không phù hợp với số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ
lục hợp đồng thì:
- Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá nhỏ hơn số tiền
phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh
phải giải trình rõ lý do như: phí chuyển tiền của ngân hàng, điều chỉnh giảm giá do hàng kém
chất lượng hoặc thiếu hụt (đối với trường hợp này phải có văn bản thoả thuận giảm giá giữa bên
mua và bán)…;
- Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá lớn hơn số tiền
phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh
phải giải trình rõ lý do như: thanh toán một lần cho nhiều hợp đồng, ứng trước tiền hàng…
Cơ sở kinh doanh phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các lý do giải trình với
cơ quan thuế và các văn bản điều chỉnh (nếu có).
b.9) Trường hợp phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng chứng từ thanh toán qua
ngân hàng không đúng tên ngân hàng phải thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng, nếu nội
dung chứng từ thể hiện rõ tên người thanh toán, tên người thụ hưởng, số hợp đồng xuất khẩu, giá
trị thanh toán phù hợp với hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết thì được chấp nhận là chứng từ
thanh toán hợp lệ.
b.10) Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ cho bên nước ngoài (bên
thứ hai), đồng thời nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với bên nước ngoài khác hoặc mua hàng với tổ
chức, cá nhân ở Việt Nam (bên thứ ba); nếu cơ sở kinh doanh có thỏa thuận với bên thứ hai và
bên thứ ba về việc bên thứ hai thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho bên thứ ba số tiền mà cơ
sở kinh doanh còn phải thanh toán cho bên thứ ba thì việc bù trừ thanh toán giữa các bên phải
được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng mua hàng (phụ lục
hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng - nếu có) và cơ sở kinh doanh phải xuất trình bản
đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ hai,
giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ ba).
b.11) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài nhưng vì lý do khách quan phía nước
ngoài từ chối không nhận hàng và cơ sở kinh doanh tìm được khách hàng mới cùng quốc gia với
khách hàng ký kết hợp đồng mua bán ban đầu để bán lô hàng trên thì hồ sơ hoàn thuế gồm toàn
bộ hồ sơ xuất khẩu liên quan đến hợp đồng xuất khẩu ký kết với khách hàng ban đầu (hợp đồng,
tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, hoá đơn), công văn giải trình của cơ sở kinh doanh
lý do có sự sai khác tên khách hàng mua (trong đó cơ sở kinh doanh cam kết tự chịu trách nhiệm
về tính chính xác của thông tin, đảm bảo không có gian lận), toàn bộ hồ sơ xuất khẩu liên quan
đến hợp đồng xuất khẩu ký kết với khách hàng mới (hợp đồng, hoá đơn bán hàng, chứng từ
thanh toán qua ngân hàng theo quy định và các chứng từ khác - nếu có).
c) Các trường hợp thanh toán khác đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của
Chính phủ:
c.1) Trường hợp xuất khẩu lao động mà cơ sở kinh doanh xuất khẩu lao động thu tiền trực
tiếp của người lao động thì phải có chứng từ thu tiền mặt của người lao động.
c.2) Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước
ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại cơ sở kinh doanh phải có chứng từ kê khai với cơ quan Hải quan về tiền ngoại tệ thu

121
được do bán hàng hóa chuyển về nước và chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam.
c.3) Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ thì phải
có xác nhận của ngân hàng ngoại thương về lô hàng xuất khẩu đã được phía nước ngoài chấp
nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đã được gửi cho phía nước ngoài để trừ nợ; chứng từ
thanh toán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
c.4) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuất
khẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
(gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước
ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng
hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ như sau:
- Phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu bằng hàng phải được quy định trong hợp
đồng xuất khẩu.
- Hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của phía nước ngoài;
- Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu.
- Văn bản xác nhận với phía nước ngoài về việc số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.
- Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị
hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua
Ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản này.
c.5) Trường hợp xuất khẩu hàng hoá sang các nước có chung biên giới theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung
biên giới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
c.6) Một số trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu có hình thức thanh toán khác theo quy
định của pháp luật có liên quan.
d) Các trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng được khấu trừ,
hoàn thuế:
d.1) Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán, cơ sở xuất khẩu hàng
hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế
cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại
nước nhập khẩu hàng hoá (01 bản sao); hoặc
- Đơn khởi kiện đến toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm
giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi
kiện (01 bản sao); hoặc
- Phán quyết thắng kiện của toà án nước ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc
- Giấy tờ của tổ chức có thẩm quyền nước ngoài xác nhận (hoặc thông báo) bên mua nước
ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán (01 bản sao).
d.2) Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu huỷ, cơ
sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng biên bản tiêu huỷ
(hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) hàng hoá ở nước ngoài của cơ quan thực hiện tiêu huỷ (01
bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm chi
trả của cơ sở xuất khẩu hàng hoá hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu huỷ thuộc trách
nhiệm của người mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao).
Trường hợp người nhập khẩu hàng hoá phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoài thì
biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) ghi tên người nhập khẩu hàng hóa.
d.3) Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có
văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ

122
thanh toán qua ngân hàng:
- Giấy xác nhận việc tổn thất ngoài biên giới Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền liên
quan (01 bản sao); hoặc
- Biên bản xác định tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam
nêu rõ nguyên nhân tổn thất (01 bản sao);
Nếu cơ sở xuất khẩu hàng hoá đã nhận được tiền bồi thường hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất
ngoài biên giới Việt Nam thì phải gửi kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng về số tiền nhận
được (01 bản sao).
Bản sao các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm d.1, d.2 và d.3 khoản này bản sao có xác
nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng hoá. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong các
chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng không
phải là tiếng Anh hoặc không có tiếng Anh thì phải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trường
hợp các bên liên quan phát hành, sử dụng và lưu trữ chứng từ dưới dạng điện tử thì phải có bản
in bằng giấy.
Cơ sở xuất khẩu hàng hoá tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các loại
giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho các trường hợp nêu trên.
7.3.4. Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tinh thuế là ngày xác
nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
7.4. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng
hoá được coi như xuất khẩu (Điều 17 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung
bởi các Thông tư 119, 151/2014, 26/2015)
7.4.1. Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động
mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài:
a) Hợp đồng gia công xuất khẩu và các phụ kiện hợp đồng (nếu có) ký với nước ngoài,
trong đó ghi rõ cơ sở nhận hàng tại Việt Nam.
b) Hoá đơn GTGT ghi rõ giá gia công và số lượng hàng gia công trả nước ngoài (theo giá
quy định trong hợp đồng ký với nước ngoài) và tên cơ sở nhận hàng theo chỉ định của phía nước
ngoài;
c) Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp) có đủ
xác nhận của bên giao, bên nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xác nhận của Hải quan quản
lý hợp đồng gia công của bên giao, bên nhận.
d) Hàng hóa gia công cho nước ngoài phải thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫn tại
Mục 7.3 này.
Về thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu chuyển tiếp thực hiện theo
hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Ví dụ 66: Công ty A ký hợp đồng gia công với nước ngoài 200.000 đôi đế giầy xuất khẩu.
Giá gia công là 800 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ giao đế giầy cho Công ty B tại Việt Nam để sản
xuất ra giầy hoàn chỉnh.
Trường hợp này Công ty A thuộc đối tượng gia công hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Khi lập
chứng từ chuyển giao sản phẩm đế giầy cho Công ty B, Công ty A ghi rõ số lượng, chủng loại,
quy cách sản phẩm đã giao, toàn bộ doanh thu gia công đế giầy 800 triệu đồng nhận được tính
thuế GTGT là 0%.
7.4.2. Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật:
a) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt
Nam;
b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;
c) Hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài,
tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;

123
d) Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh
toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo
hướng dẫn tại khoản 7.3.3 này. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài uỷ
quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định
của pháp luật về ngoại hối.
đ) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp
với quy định tại giấy phép đầu tư.
7.4.3. Hàng hoá, vật tư do doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu để thực hiện công trình xây
dựng ở nước ngoài thì thủ tục hồ sơ để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng tại
nước ngoài được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 7.3.2 này.
b) Hàng hoá, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất khẩu để thực hiện
công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây
dựng ở nước ngoài phê duyệt.
c) Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuất khẩu).
7.4.4. Hàng hoá, vật tư do cơ sở kinh doanh trong nước bán cho doanh nghiệp Việt Nam để
thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài và thực hiện giao hàng hoá tại nước ngoài theo Hợp
đồng ký kết thì thủ tục hồ sơ để cơ sở kinh doanh trong nước bán hàng thực hiện khấu trừ hoặc
hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 7.3.2 này.
b) Hàng hoá, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất khẩu để công
trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng
ở nước ngoài phê duyệt.
c) Hợp đồng mua bán ký giữa cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp Việt Nam
thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, trong đó có ghi rõ về điều kiện giao hàng, số lượng,
chủng loại và trị giá hàng hoá;
d) Hợp đồng uỷ thác (trường hợp uỷ thác xuất khẩu);
đ) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
e) Hoá đơn GTGT bán hàng hoá.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hoá được coi như xuất
khẩu hướng dẫn tại mục 7.3, 7.4 này nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa
xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không
phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với
trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp và hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một
trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội
địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán
qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không được áp dụng thuế suất
thuế GTGT 0%, không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào
8. Hoàn thuế
8.1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT (Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-
BTC được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư 26/2015, 130/2016, 25/2018,
8.1.1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế
GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc
trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ
tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý
3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại
khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy
định của pháp luật.

124
Ví dụ 67: Doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý, tại kỳ tính thuế quý 3/2016
có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 80 triệu thì doanh nghiệp A được khấu trừ vào kỳ
tính thuế quý 4/2016. Trường hợp các kỳ tính thuế quý 4/2016, quý 1/2017 và quý 2/2017 vẫn
còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp A chuyển số thuế GTGT chưa được
khấu trừ hết để tiếp tục khấu trừ tại kỳ tính thuế quý 3/2017 và các kỳ tính thuế tiếp theo.
8.1.2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ
dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở
lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm,
trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Mục 8.1.3 bên dưới. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia
tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được
hoàn thuế giá trị gia tăng.
8.1.3. Hoàn thuế đối với dự án đầu tư:
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Mục 8.1.3 này) và trừ dự án đầu
tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành
phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu
tư và phải kết cuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT
của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án
đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở
kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300
triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ
hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai
tiếp theo.
Ví dụ 68: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại
Hà Nội, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu
vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu
đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là
900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với
số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy số thuế
GTGT mà Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng.
Ví dụ 69: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư
tại Hải Phòng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT
đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500
triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực
hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu
tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy,
kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu
trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Ví dụ 70: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có
dự án đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty C thực hiện
kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào
của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh
mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT
đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện
(300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án
đầu tư chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét
hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016.
125
Ví dụ 71: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự
án đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty D thực hiện kê khai
riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án
đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh
doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT
cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang
thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.
b) Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Mục 8.1.3 này
và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) tại
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính,
đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế
thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất
kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế
GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ
300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết
nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê
khai tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi
nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ
sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa
phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế
và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế
riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp
đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh
là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã
hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành
lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế.
Dự án đầu tư được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Mục 8.1.2 và 8.1.3 này là dự án đầu
tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ví dụ 72: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới
tại Hưng Yên, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh
doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu
tư này tại Hà Nội trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT
đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh
doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang
thực hiện (900 triệu đồng), vậy Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400
triệu đồng.
Ví dụ 73: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư
mới tại Thái Bình, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh
doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu
tư này tại Hải Phòng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản
xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu
đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh
126
doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được
xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Ví dụ 74: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có
dự án đầu tư mới tại Đồng Nai, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa
đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào
của dự án đầu tư này tại TP. Hồ Chí Minh trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư.
Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải
nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C
phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt
động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công
ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng.
Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực
hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng
9/2016.
Ví dụ 75: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự
án đầu tư mới tại Quảng Nam, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa
đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào
của dự án đầu tư này tại thành phố Đà Nẵng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư.
Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa
được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu
đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu
đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được
khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu
trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.
c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế
chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các
trường hợp:
c.1) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo
quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ
sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy
định của pháp luật thì không được hoàn thuế.
c.2) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi
chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là dự án đầu tư của cơ sở kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy
phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không
cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
c.3) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không
bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự án đầu tư của cơ sở kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh
doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi
văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều
kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời
điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một
trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát
hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.

127
c.4) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc
dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí
năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định
trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 23 Điều
4 Thông tư 130/2016/TT-BTC.
8.1.4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với
trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa
nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra
nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì
được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia
tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp
theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa,
dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào
sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán
riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định
theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ
của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ
đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào
hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù
trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng
trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT
được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp
ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở
ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện
công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công
trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa
xuất khẩu tại chỗ.
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau
đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải
quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất
hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người
nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
8.1.5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được
hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế
giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của
hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng
đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản
lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.

128
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về
giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật
về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải
quyết hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra
của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế
GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.
Ví dụ 77: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã
được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do khó khăn, tháng 2/2016 doanh
nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai
đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại
thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể
chính thức vào tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh
nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế
đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra, doanh nghiệp A phải kê khai
điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.
8.1.6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu
chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được
hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương
trình, dự án.
b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để
mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân
đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.
Ví dụ 78: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân
đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200
triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20
triệu đồng.
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
8.1.7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật
về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế
giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh
toán đã có thuế giá trị gia tăng.
8.1.8. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy
tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại
Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
8.1.9. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8.2. Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT (Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC)
8.2.1. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng
dẫn tại các điểm 8.1.1, 8.1.2, 8.1.3, 8.1.4 trên phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký dohanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy
phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng

129
quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật
về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
8.2.2. Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế
GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu
trừ của tháng tiếp sau.
8.2.3. Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
9. Nơi nộp thuế.
9.1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
9.2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất
hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh,
thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và
địa phương nơi đóng trụ sở chính.
9.3. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.

130
CHƯƠNG 6: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Các văn bản có liên quan:
Luật số 27/2008/QH11 của Quốc hội ngày 14/11/2008
Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội bổ sung và sửa đổi một số điều của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của
các luật về thuế;
Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế;
Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28-10-2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB.
Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế;
Nghị định số 14/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP;
Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24-11-2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28-10-2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB.
Thông tư 130/2016-TT-BTC ngày 12/8/2016 hướng dẫn nghị định số 100/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều
tại các thông tư về thuế;
Thông tư 20/2017/TT-BTC Sửa đổi , bổ sung Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 195/2015/TT-
BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài Chính ( đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 130/2016
của Bộ Tài Chính).
I. KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG
1. Khái niệm
Là một loại thuế gián thu đánh vào một số lọai hàng hóa và dịch vụ đặc biệt có tính chất
xa xỉ, cao cấp.
2. Tác dụng
Ngoài mục tiêu điều tiết thu nhập, điều tiết tiêu dùng có thể đáp ứng thêm yêu cầu tạo ra
số thu tương đối lớn cho NSNN thì thuế TTĐB được ban hành còn nhằm mục đích để hướng dẫn
sản xuất, tiêu dùng của xã hội, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa,
dịch vụ cho phù hợp với đường lối phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
II. ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ, NGƯỜI NỘP THUẾ
TTÐB
1. Ðối tượng chịu thuế
Ðối tượng chịu thuế TTÐB quy định tại Luật thuế TTĐB là các hàng hóa, dịch vụ sau đây,
trừ các trường hợp không phải chịu thuế TTÐB quy định tại mục 2.
1.1 - Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà; các chế phẩm từ cây thuốc lá dùng để nhai, hít, ngửi, ngậm;

131
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế
trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại;
h) Ðiều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học.
1.2 - Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường,
b) Kinh doanh mát xa (Massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy
giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh vé đặt cược bao gồm: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược
khác theo quy định của pháp luật.
đ) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
e) Kinh doanh xổ số
1.3. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá quy định tại khoản 1.1 này là
các sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hoá này.
2. Đối tượng không chịu thuế

Theo quy định của Luật thuế TTĐB, các hàng hóa trong các trường hợp sau đây không
chịu thuế GTGT:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở
kinh doanh khác để xuất khẩu bao gồm:
1.1. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm
cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh
nghiệp chế xuất.
Cơ sở có hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này phải có
hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ thể như sau:
- Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước ngoài.
- Hoá đơn bán hàng hoá xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công.
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài
khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa
thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của
ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu.
Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn
thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác
xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài qua ngân hàng.
1.2. Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu
theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế
132
nhập khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ
sở sản xuất bán hàng hoá này phải nộp thuế TTĐB.
1.3. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất
khẩu theo hợp đồng kinh tế.
Cơ sở sản xuất có hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB quy định tại
điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng hoá đã thực tế xuất khẩu như sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá để xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối với
trường hợp uỷ thác xuất khẩu giữa cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh xuất khẩu.
- Hóa đơn bán hàng, giao hàng uỷ thác xuất khẩu.
- Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặc từng phần) hợp đồng bán hàng hoá để xuất
khẩu, biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu thể hiện rõ các nội dung sau:
Tên, số lượng, chủng loại, mặt hàng, giá bán của hàng hoá đã thực tế xuất khẩu; hình thức
thanh toán; số tiền và số, ngày chứng từ thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng của người
mua nước ngoài cho cơ sở xuất khẩu; số tiền và số, ngày của chứng từ thanh toán giữa cơ sở sản
xuất với cơ sở xuất khẩu hoặc cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày của hợp đồng xuất khẩu,
bản sao tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Đối với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác xuất khẩu để xuất khẩu nhưng không
xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối
với các hàng hoá này khi tiêu thụ (bán) trong nước.
1.4. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Cơ sở có hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm phải có đủ thủ tục:
- Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan về hàng hoá đã xuất khẩu.
- Bảng kê hàng bán tại hội chợ triển lãm.
- Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hoá bán tại hội chợ triển lãm, trường hợp bán hàng
thu tiền mặt có giá trị trên mức quy định thì phải khai báo với cơ quan Hải quan, có chứng từ nộp
tiền vào ngân hàng theo quy định hiện hành.
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
2.1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu
bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp
nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;
b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
2.2. Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa
chuyển khẩu, bao gồm:
a) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt
Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam.
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt
Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ
tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
c) Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã
ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện
được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.
133
d) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu
Việt Nam.
2.3. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải
nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không
phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải
nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải
nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
2.4. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn
chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì
phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì
ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.5. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy
định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.
2.6. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân
người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
2.7. Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định
của pháp luật.
3. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu
phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy
chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới
24 chỗ.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy
định tại Mục 2, Mục 3 này được thực hiện như quy định về giải quyết không thu thuế, miễn thuế
nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB khi nhập
khẩu theo quy định tại Mục 2, Mục 3 này, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai, nộp thuế
TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải
quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,
khách du lịch; tàu bay sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp
ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng.
Trường hợp tàu bay, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng
hóa, hành khách, kinh doanh du lịch; tàu bay không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu,
chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì phải chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền nhập khẩu chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê
khai nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan;
kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền được sản xuất trong nước chuyển đổi mục đích
nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB theo giá trị còn lại sau khi trừ giá trị đã khấu hao theo quy
định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
5. Đối với xe ô tô quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại
xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang
lễ; xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình lưu
134
động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy
trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông và
các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông do Bộ Tài
chính phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể.
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô có thiết kế chỉ dùng để chạy trong khu vui chơi, giải
trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông thuộc đối tượng không chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại mục này phải xuất trình cho cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập
khẩu hồ sơ, thủ tục sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng minh cơ sở nhập khẩu có chức năng
kinh doanh khu vui chơi, giải trí, thể thao (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở nhập khẩu).
- Cơ sở kinh doanh nhập khẩu ghi rõ trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu nội dung: “xe ô tô
được thiết kế, chế tạo chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành
và không tham gia giao thông”. Cơ sở nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ
sơ nhập khẩu.
Cơ quan Hải quan nơi cơ sở kinh doanh nhập khẩu đăng ký mở Tờ khai hàng hóa nhập
khẩu kiểm tra hàng hóa và không thu thuế TTĐB mặt hàng nêu trên, không cấp Tờ khai xác nhận
nguồn gốc xe nhập khẩu cho cơ sở kinh doanh nhập khẩu.
Trường hợp xe ô tô có thiết kế chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không
đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông không phải chịu thuế TTĐB, cơ sở nhập khẩu đã
làm thủ tục nhập khẩu như hướng dẫn tại Mục 5 này với cơ quan Hải quan, nếu thay đổi mục
đích sử dụng so với khi nhập khẩu, không sử dụng trong khu vui chơi, giải trí, thể thao và là loại
xe ô tô thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì cơ sở nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB với cơ
quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường
hợp cơ sở nhập khẩu không khai báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để nộp thuế
TTĐB do thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu thì cơ sở nhập khẩu sẽ bị xử phạt theo
quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất
chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu; uỷ thác nhập khẩu hệ thống điều hoà trung tâm
trên 90.000 BTU hoặc cơ sở kinh doanh nhập khẩu ký hợp đồng với nhà thầu lắp đặt thiết bị
trong nước về việc cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm trên 90.000 BTU; việc giao hàng tùy
thuộc vào tiến độ thi công công trình (hệ thống điều hòa này được nhập khẩu thành nhiều lần
nhiều chuyến) để không phải tính nộp thuế TTĐB đối với từng lần nhập khẩu là các chi tiết của
thiết bị nhập khẩu như cục nóng hoặc cục lạnh thì hồ sơ cần xuất trình với cơ quan hải quan
gồm: 
- Hợp đồng nhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập
khẩu) hoặc hợp đồng mua bán (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp nhập
khẩu) hệ thống điều hòa trung tâm với nhà thầu thi công trong nước; trong hợp đồng phải thể
hiện đây là thiết bị đồng bộ có công suất trên 90.000 BTU được nhập khẩu nguyên chiếc theo
tiêu chuẩn của nhà sản xuất kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết của thiết bị nhập khẩu. 
- Sơ đồ kết nối hệ thống điều hòa trung tâm có xác nhận của đơn vị nhập khẩu và nhà thầu
thi công (trong trường hợp có nhà thầu thi công).
- Chứng thư giám định về công suất và tính đồng bộ của thiết bị nhập khẩu, đồng thời các
bộ phận tách rời (cục nóng, cục lạnh) hoặc nhóm các bộ phận tách rời của thiết bị không thể tự
hoạt động độc lập do cơ quan giám định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp.
Trường hợp từng bộ phận tách rời hoặc một số bộ phận tách rời lắp được thành một máy
điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh, có công suất từ 90.000 BTU trở xuống hoạt động độc lập không
cần kết nối với hệ thống thì từng bộ phận này vẫn phải chịu thuế TTĐB.

135
- Bản cam kết của cơ sở kinh doanh nhập khẩu về việc sử dụng hàng nhập khẩu đúng mục
đích và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. 
Căn cứ vào hồ sơ xuất trình của cơ sở kinh doanh, cơ quan hải quan lập phiếu theo dõi trừ
lùi như phụ lục số 1 kèm theo Thông tư 195/2015 để theo dõi quản lý.
6. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu
phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy
định tại Khoản 2, Khoản 3 này được thực hiện như quy định về giải quyết không thu thuế, miễn
thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB khi nhập
khẩu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 này, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai, nộp
thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục
hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người nộp thuế TTÐB
Ðối tượng nộp thuế TTÐB quy định tại Luật thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân (gọi chung là
cơ sở) có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTÐB.
- Tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp,
Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;
+ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh
doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài
hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác
có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT
Căn cứ tính thuế TTÐB theo quy định tại Luật thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế TTÐB và thuế suất thuế TTÐB.
1. Giá tính thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ của
cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị
gia tăng, được xác định cụ thể như sau
1.1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ
sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo
giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định
của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá bán chưa có thuế Thuế Bảo vệ môi trường
-
Giá tính thuế GTGT  (nếu có)
=
TTĐB 1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật
về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo
vệ môi trường.

136
a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán
hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt
là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng thông qua
đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá
bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu
quy định chưa trừ hoa hồng.
b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh
thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty
mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan
hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ
lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của
cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian
có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối
quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp
hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh
doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng
công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng
xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe chưa bao
gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo
yêu cầu của khách hàng.
Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết
theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20%
vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất,
cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của
cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn
định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ: Tổng công ty bia B là đơn vị sở hữu thương hiệu bia B, bán nguyên vật liệu chính
cho các đơn vị sản xuất sản phẩm bia B là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty bia B.
Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia B cho Công ty TNHH MTV thương mại bia B là
công ty con của Tổng công ty bia B.
Công ty TNHH MTV thương mại bia B bán sản phẩm bia B cho các Công ty cổ phần
thương mại khu vực là công ty con của Công ty TNHH MTV thương mại bia B.
Các công ty cổ phần thương mại khu vực ký hợp đồng bán sản phẩm bia B cho các đại lý
cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia B, Công ty TNHH MTV
thương mại bia B, các công ty cổ phần thương mại khu vực); các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia B
cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng...
Cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của các cơ sở sản
xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản
phẩm do các công ty cổ phần thương mại khu vực bán ra.
1.2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác
định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
1.3. Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT,
thuế bảo vệ môi trường (nếu có), chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì.

137
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và
khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng giá trị số
vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
Ví dụ 6: Đối với bia hộp, năm 2016 giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 21.000
đồng, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia là 55% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB 1 lít 21.000 đồng


= = 13.548 đồng
bia hộp 1 + 55%
Ví dụ 7: Quý II/2016, giá bán của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT là 124.000
đồng/két, thì giá tính thuế TTĐB xác định như sau:

Giá tính thuế 124.000 đồng


= = 80.000 đồng
TTĐB 1 két bia 1 + 55%
Ví dụ 8: Quý III/2016, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B và có thu tiền
cược vỏ chai với mức 1.200 đồng/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là 1.200.000 đồng. Hết quý
Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai
không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ số lượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách
hàng B số tiền là 960.000 đồng, số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là
240.000 đồng (200 vỏ chai x 1.200 đồng/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế
TTĐB.
1.4. Đối với hàng hóa gia công thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán hàng hóa
của cơ sở giao gia công bán ra hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm bán.

Trường hợp cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có
quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất,
cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính
thuế được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Mục 1.1 trên.
1.5. Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và
cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất thì giá tính
thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa, công
nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng
hóa cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì
giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt
Nam.

Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ
công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở
nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế
được xác định theo quy định tại điểm b Mục 1.1 trên.
1.6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế TTĐB là giá
bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa
bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
1.7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến
mại là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát
sinh các hoạt động này.

138
1.8. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để
xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp
này là giá bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế GTGT được
xác định cụ thể như sau:
Giá bán trong nước của cơ sở Thuế bảo vệ môi
Giá tính thuế -
xuất khẩu chưa có thuế GTGT trường (nếu có)
TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT, thuế bảo vệ
môi trường (nếu có) và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn 7% so với
giá bán trên thị trường thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của
Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1.9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh
chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:

Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT


Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB đối với một số
dịch vụ quy định như sau:
a) Đối với kinh doanh gôn (bao gồm cả kinh doanh sân tập gôn) là doanh thu chưa có thuế
GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân
cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký
quỹ (nếu có) và các khoản thu khác liên quan đến chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho
cơ sở kinh doanh gôn. Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được
hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ
thì cơ sở sẽ được hoàn theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại
hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: khách sạn, ăn
uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế TTĐB.
Ví dụ 9: Cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống,
bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ này
không phải chịu thuế TTĐB.
b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứ xác định giá tính
thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng
cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại
quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng.
c) Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu
bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm
doanh số bán vé vào cửa xem các sự kiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược.
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xác định giá tính
thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và
ka-ra-ô-kê, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ: tắm,
xông hơi trong cơ sở mát-xa).
Ví dụ 10: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh thu
dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000 đồng.
100.000.000 đồng
Giá tính thuế TTĐB = = 71.428.571 đồng
1 + 40%

139
đ) Đối với kinh doanh xổ số, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán
vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có
thuế GTGT).
1.10. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ Mục 1.1 đến Mục 1.9 trên
bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở
sản xuất kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính thuế TTĐB bao gồm
cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ quy định tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc
lá.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có phát sinh
doanh thu, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
thực tế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước
ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
1.11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn
định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
1.12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển
giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được
tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng
dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
thu được tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1.13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực
hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận
chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều
phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành
phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký
mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định.
 2. Thuế suất thuế TTĐB
Theo quy định tại Luật thuế TTĐB, thuế suất thuế TTĐB được áp dụng cụ thể như sau:
Biểu thuế TTĐB

Thuế suất
STT Hàng hóa, dịch vụ
(%)
I Hàng hóa  
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá  75
2 Rượu  
  a) Rượu từ 20 độ trở lên  65
  b) Rượu dưới 20 độ  35
3 Bia  65
140
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ  
  a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại  
điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này
Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 35
Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 40
  Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
  Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
  b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định 15
tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này
  c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định 10
tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này
  d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại 15
điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này
Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
25
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3
  đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng Bằng 70% mức thuế suất áp
dụng cho xe cùng loại quy
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quáđịnh tại điểm 4a, 4b, 4c và
70% số năng lượng sử dụng. 4d của Biểu thuế này
  Bằng 50% mức thuế suất áp
dụng cho xe cùng loại quy
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học định tại điểm 4a, 4b, 4c và
4d của Biểu thuế này
  g) Xe ô tô chạy bằng điện  
(1) Xe ô tô điện chạy bằng pin - Loại chở người từ 9 chỗ trở
xuống
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm
3
2027
+ Từ ngày 1/3/2027 11
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2
2027
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 7
- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

141
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/02/2027 1
+ Từ ngày 01/3/2027 4
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/02/2027 2
+ Từ ngày 01/3/2027 7
(2) Xe ô tô chạy điện khác
  Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
  Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
  Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
  Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 20
125 cm3
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại  
  a) Xăng 10
  b) Xăng E5 8
  c) Xăng E10 7
9 Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ  
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35
4 Kinh doanh đặt cược 30
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15
 
Thuế suất thuế TTĐB không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong
nước.
2.1. Đối với xe ôtô loại thiết kế vừa chở người vừa chở hàng quy định tại các điểm 4d, 4g
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa
khoang chở người và khoang chở hàng theo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định.
2.2. Xe ôtô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng sinh học hoặc điện quy định tại điểm 4đ
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất có tỷ lệ xăng

142
pha trộn không quá 70% tổng số nhiêu liệu sử dụng và loại xe kết hợp động cơ điện với động cơ
xăng có tỷ lệ xăng sử dụng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất không quá 70% số năng lượng sử dụng
so với loại xe chạy xăng tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng dung tích xi lanh có mặt
trên thị trường Việt Nam.
2.3. Xe ôtô chạy bằng năng lượng sinh học, năng lượng điện quy định tại các điểm 4e, 4g
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất chạy hoàn
toàn bằng năng lượng sinh học, năng lượng điện.
IV. HOÀN THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ
1. Hoàn thuế
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1.1. Đối với hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và
đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua
các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước
ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên
các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái
xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số
thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công
việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
Trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu trong thời hạn
nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế
TTĐB tương ứng với số hàng thực tế đã tái xuất.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so
với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã
nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy
phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền
kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải
quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn
lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã
nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu
theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế
TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
1.2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn
lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất
khẩu.
Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1.1, khoản 1.2 này chỉ thực hiện đối với
hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB
đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập
khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

143
1.3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản,
chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế
TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.
1.4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB
phải nộp theo quy định.
Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy định tại Mục 1.3
và 1.4 này được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
2. Khấu trừ thuế
2.1. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các
nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với
nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước
khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng
với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
2.2. Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số
thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số
thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập
khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra
trong nước. Trường hợp đặc biệt đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ hết do nguyên nhân
khách quan bất khả kháng, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Điều kiện khấu trừ thuế TTĐB được quy định như sau:
- Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hoá chịu
thuế TTĐB và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu
trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
- Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ
sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ
ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng).
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
+ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua hàng. Số thuế
TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB
nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó:
Giá mua chưa có thuế GTGT Thuế bảo vệ môi
Giá tính thuế -
(thể hiện trên hóa đơn GTGT) trường (nếu có)
TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế TTĐB phải
nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế TTĐB = Số thuế TTĐB của - Số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng hóa,
phải nộp hàng hoá chịu thuế nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số thuế
TTĐB được bán ra TTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào
trong kỳ. tương ứng với số hàng hoá được bán ra trong
144
kỳ.
Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho số
nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ
trước để tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm.
Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB
tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản
xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ
sở.
Ví dụ 12: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn
cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất
bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán
ra là 150 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
350 triệu đồng - 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.
Ví dụ 13: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ A công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi
nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, số thuế TTĐB phát sinh khi bán ra trong nước là
120 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở B phải nộp trong kỳ là:
120 triệu đồng - 100 triệu đồng = 20 triệu đồng.
Ví dụ 14: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ X công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi
nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, vì lý do khách quan bất khả kháng, số thuế TTĐB
phát sinh khi xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ là 90 triệu đồng.
Cơ sở B được khấu trừ số thuế TTĐB là 90 triệu đồng. Đối với số thuế TTĐB không được
khấu trừ (10 triệu đồng), cơ sở B được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được phép sản xuất xăng E5, E10, việc kê khai nộp thuế, khấu
trừ thuế TTĐB được thực hiện tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ của xăng E5, E10 được bù trừ với số thuế TTĐB
phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác.
Người nộp thuế TTĐB thực hiện nộp Tờ khai thuế TTĐB theo Mẫu số 01/TTĐB và Bảng
xác định thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (Mẫu
số 01-1/TTĐB) được ban hành kèm theo Thông tư này.
V. GIẢM THUẾ
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do
thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
145
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra
nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản
bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

146
CHƯƠNG 7: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Văn bản có liên quan:
Luật số 14/2008 Thuế Thu nhập doanh nghiệp ngày 03/06/2008 của Quốc hội;
Luật số 32/2013 ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập
doanh nghiệp;
Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định
91/2014, 12/2015, 146/2017, 44/2021, 57/2021);
Thông tư 78/2014 ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế
Thu nhập doanh nghiệp (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư của Bộ Tài chính 151/2014,
119/2014, 96/2015, 130/2016, 25/2018, 71/2021);
Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC Hướng dẫn về nội dung chi và quản lý
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
A. NỘI DUNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TNDN
Thuế TNDN hay còn gọi là thuế thu nhập công ty (thuế TNCT) (Corporate Income Tax). Ở
Mỹ, thuế TNCT được sử dụng lần đầu vào năm 1909 và cho tới Chiến tranh thế giới thứ II, thuế
TNCT vẫn chiếm số lượng nhiều hơn thuế TNCN nhưng sau đó thì xu hướng này đảo ngược và
vào những năm 60 của thế kỷ XX thì thuế TNCN đã lớn hơn gấp đôi thuế TNCT.
Ở Việt Nam, Luật thuế TNDN được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày
10/5/1997 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1999 nhằm thay cho Luật thuế lợi tức trước đây.
Ngày 17/06/2003 Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập sửa đổi để thay thế cho luật thuế TNDN
ban hành vào năm 1997. Ngày 03/06/2008 Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN (Luật số
14/2008) mới hoàn toàn thay thế cho Luật thuế TNDN ngày 17/6/2003 và ngày 19/6/2013 Quốc
hội ban hành Luật số 32/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp. Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập sau khi trừ các chi phí liên quan đến
thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thuế TNDN ban hành nhằm đảm bảo bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập
đã, đang và sẽ phát sinh của các cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Thuế
TNDN còn nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức và cá
nhân trong nước bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vai trò này của thuế TNDN được
biểu hiện rất rõ nét qua các ưu đãi về thuế suất và các trường hợp miễn, giảm.
Mặt khác, thuế TNDN tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế,
giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các quy định về thuế
suất và các ưu đãi khác được tập hợp rõ ràng, thống nhất trong luật thuế TNDN là một biểu hiện.
B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ TNDN
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Căn cứ Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC:
1. Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có
thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
1.1. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật
đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí,
Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty
trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng

147
công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia
sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;
1.3. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã
1.4. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là
doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua
cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ
dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ
chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng
tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên
doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch
vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
1.5. Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 phần này có hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế;
2. Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng
của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế
TNDN theo hướng dẫn tại phần dành riêng cho đối với họat động này.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ


1. Phương pháp tính thuế
(Điều 3 Thông tư 78/2014 và được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 96/2015)
1.1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ
đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

(Thu
Thuế TNDN Phần trích lập quỹ Thuế suất thuế
= nhập tính - x
phải nộp KH&CN (nếu có)) TNDN
thuế
- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà
doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu
phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
của Việt Nam.

148
- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang
được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước
ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành.
- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài,
khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả
thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu
nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được
hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ
khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về
nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan
thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo
quy định của Luật Quản lý thuế.
- Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm:
+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
+ Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản
gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản chụp chứng từ có giá trị
tương đương có xác nhận của người nộp thuế.
- Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước
ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2. Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng
năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ
tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh
nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách,
giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
1.3. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm
cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu,
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với
kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó
(đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp
nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
1.4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
(bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì

149
kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp
đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi
kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp
thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu
đãi thuế sang năm tiếp theo.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 áp dụng
theo năm dương lịch, đầu năm 2014 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm
này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm
chuyển đổi 2014) được tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/03/2014 (3 tháng), kỳ tính thuế
thu nhập doanh nghiệp năm tiếp theo (năm tài chính 2014) được tính từ ngày 01/04/2014 đến hết
ngày 31/03/2015.
Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo), năm 2012 bắt đầu được
miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế các năm 2012, 2013; giảm 50%
thuế các năm 2014, 2015, 2016, 2017).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014
thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN 3 năm tính thuế tiếp theo tính từ năm
tài chính 2014 (năm tài chính 2014 từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2016.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ
tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2014 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 kê khai nộp thuế theo
mức thuế suất không được hưởng ưu đãi) thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN từ năm
tài chính 2014 (từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2017.
1.5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập
của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên
doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
Ví dụ 3: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà
một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho
thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ
% trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.
1.6. Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập
khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ
giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái
với đồng Việt Nam.
2. Xác định Thu nhập tính thuế (Điều 4 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi
Thông tư 96/2015)
2.1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu
nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng
năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ
tính thuế đầu tiên đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở
150
kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách,
giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Theo quy định tại Điều 7 Luật thuế TNDN, thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập Thu Thu nhập
Các khoản lỗ được
= nhập chịu - được miễn thuế +
tính thuế kết chuyển theo quy định
thuế

Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên, cơ sở kinh doanh được trừ số lỗ
của các kỳ tính thuế trước chuyển sang trước khi xác định số thuế TNDN phải nộp theo quy
định.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển
nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng
sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án
thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ
chuyển nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong kỳ tính thuế.
2.2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập Doanh Chi phí Các khoản


= - +
chịu thuế thu được trừ thu nhập khác

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng
nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động
nhân với thuế suất tương ứng.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển
nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng
sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
với mức thuế suất 22% (từ ngày 01/01/2016 áp dụng mức thuế suất 20%), không được hưởng ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh
doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% theo
quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Thông tư 78/2014).
Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển
nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò,
khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh
doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC), sau khi bù
trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy
định.
Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư,
chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản)
của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển vào
thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển
nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được chuyển lỗ vào thu
nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi.
151
Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có quyết định giải thể
nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập (lãi) từ
chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bao
gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo quy định) vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt
động chuyển nhượng bất động sản.
3. Doanh thu
(Điều 5 Thông tư 78/2014 được sửa đổi bổ sung bởi các Thông tư 119/2014, 96/2015)
3.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung
cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không
phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
a) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh
thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:
Giá bán:                        100.000 đồng.
Thuế GTGT (10%):         10.000 đồng.
Giá thanh toán:              110.000 đồng.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.
b) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia
tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ 5: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.
c) Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước
cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước
hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời
gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.
3.2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
3.2.1. Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử
dụng hàng hóa cho người mua.
3.2.2. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản
3.3 bên dưới (Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC).
3.2.3. Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
vận chuyển cho người mua.
3.2.4. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
3.3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể
như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa,
dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng
để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi.
Ví dụ 6: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ôtô. Doanh nghiệp
A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng
lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của
doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
152
Ví dụ 7: Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B
có xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để dùng làm
việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để tính vào doanh thu
tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền
công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công
hàng hóa.
d) Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng
đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:
- Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi là tổng
số tiền bán hàng hóa.
- Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao
đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa.
e) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê.
Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được
phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thực tế và việc
xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế như sau:
- Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng (=) số tiền trả trước chia (:)
số năm trả tiền trước.
- Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên
thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp từng ưu đãi thuế
căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê
trả tiền trước.
g) Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các
khoản thu khác trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
- Đối với hình thức bán vé, bán thẻ chơi gôn theo ngày, doanh thu kinh doanh sân gôn làm
căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền thu được từ bán vé, bán thẻ
và các khoản thu khác phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Đối với hình thức bán vé, bán thẻ hội viên loại thẻ trả trước cho nhiều năm, doanh thu
làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng năm là số tiền bán thẻ và
các khoản thu khác thực thu được chia cho số năm sử dụng thẻ hoặc xác định theo doanh thu trả
tiền một lần.
h) Đối với hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thu
từ lãi tiền gửi, thu từ lãi tiền cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ
tính thuế được hạch toán vào doanh thu theo quy định hiện hành về cơ chế tài chính của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
i) Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành
lý phát sinh trong kỳ tính thuế.
k) Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên
hóa đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác
nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên hóa đơn tính tiền điện, tiền nước sạch.
Ví dụ 8: Hóa đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh thu của
hóa đơn này được tính vào tháng 1.

153
l) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số
tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hóa, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu
thêm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chưa có thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về thu phí bảo
hiểm gốc; thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; thu phí quản lý đơn bảo
hiểm; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu
người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100% (không kể giám định hộ giữa các doanh
nghiệp thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập)
sau khi đã trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm; giảm phí bảo hiểm;
hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế của từng bên là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm
cho mỗi bên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ.
Trường hợp có thực hiện các nghiệp vụ thu hộ giữa các doanh nghiệp trực thuộc hoặc giữa
doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế không bao gồm phần doanh thu thu hộ.
- Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: Các khoản thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau
khi trừ các khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm và hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm.
m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình
hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ
hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số
tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh
bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được
chia theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh
bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo
hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh
bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế
là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác
định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập
doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh
bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là
số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê
khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh.

154
o) Đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, trò chơi điện tử có thưởng,
kinh doanh có đặt cược) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số
tiền đã trả thưởng cho khách.
p) Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự
doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính
và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường
và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
q) Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính
phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế.
4. Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (Điều
6 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư 96/2015, 25/2018)
4.1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại mục 4.2 phần này, doanh nghiệp được trừ
mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
4.1.1. Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
4.1.2. Các khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4.1.3. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng
trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền
mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp
luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi
trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng
từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị
hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh
việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã
có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước
thời điểm Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy
định tại Điểm này.
Ví dụ9: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi
trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh
nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng
hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng
tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng
hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật
về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa
đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật
về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì
doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để
tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4.2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

155
4.2.1. Các khoản chi không đáp ứng được điều kiện quy định tại Mục 4.1 nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch
bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này
được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và
trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác
không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp
bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính
vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa
bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại,
số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa
bị tổn thất có xác nhận do đại điện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng,
không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết
hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng,
nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm
theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan
thuế yêu cầu.4.2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ
giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,
cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài
sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón
người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua
sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích
khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ
sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện
hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

156
Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh
nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví
dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh
nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều
kiện).
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa
không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới
công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh
nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này
được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác
không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài
sản này được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.
Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi
phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện
xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào
chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
đ) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
e) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu
hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở
xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô
dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là
tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh
doanh du lịch, khách sạn.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và
khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các
ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh
theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển
hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng
ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận
tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi
trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ
(-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Ví dụ 10: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng,
công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về

157
khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ
là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng - (6 tỷ đồng - 1 tỷ đồng) = 0 đồng
- Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng
cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình
trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa
hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích
khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao
và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình
này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp
với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
+ Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây
dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và
mã số thuế của doanh nghiệp.
+ Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản
lý tài sản cố định.
- Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản
xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng;
tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với
thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản
chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố
định khi cơ quan thuế yêu cầu.
- Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế; Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ
và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi
trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa,
đầu tư xây dựng mới).
Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền
với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài
sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua
thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu
hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất
động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng giá đất
do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.
Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với
quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử
dụng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
tại thời điểm mua tài sản.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng một Phần vốn hoặc chuyển nhượng toàn bộ
doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật, nếu có chuyển giao tài sản thì doanh nghiệp
158
nhận chuyển nhượng chỉ được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ đối với các tài
sản chuyển giao đủ Điều kiện trích khấu hao theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại doanh
nghiệp chuyển nhượng.
4.2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng
hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban
hành định mức.
4.2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép
lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số
78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng,
cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa
hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh
doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu
trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy
quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.
Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ.
Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường
hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ
quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên
thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4.2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ
là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả
thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng
thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa
thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh
nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền
thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
4.2.6. Chi tiền lương, tiền công tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường
hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp
đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không
có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều
kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước
lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công
ty, Tổng công ty.

159
- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi
khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non
đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ
hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi
khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền
lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó
nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài
trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại
Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết
thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích
lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm
do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó
đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ
dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị
lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng,
kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự
phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 11: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền
lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế
theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng
thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi
lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng
tiền lương theo quy định.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội
đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản
xuất, kinh doanh.
4.2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ;
phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu
đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động
thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá
05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo
quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
4.2.8. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về
việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
4.2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

160
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người
lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho
người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của
doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước
và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy
bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện
là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các
điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được
phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ
và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người
lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ
làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass)
và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình
vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động
thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn
bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp
có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
4.2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không
đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
a) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn
phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo
100% lương cho người đi học).
- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh
nghiệp tổ chức và quản lý.
- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính
hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao
động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được
trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc
trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người
đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong
trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
4.2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện,
mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã
161
hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho
người lao động;

Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm
hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài
việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức
hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài
chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng
giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự
nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc
cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
4.2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định
hiện hành.
4.2.13. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
4.2.14. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo
quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
4.2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu cho
thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ
chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền
điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp
đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện,
nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền
điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước
thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
4.2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê
trả tiền trước.
Ví dụ 13: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu
đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là
100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên
100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định
bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố
định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối
đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố
định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công
nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu... thì các khoản chi
này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng
thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không phân
bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4.2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ
chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
4.2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là
vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả
162
trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu
tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi
trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế.
            Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi
trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định
như sau:
          - Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi
tiền vay là khoản chi  không được trừ.
          - Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
          + Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không
được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
          + Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không
được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp
vốn điều lệ còn thiếu.
          (Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 4.2.17 này)
4.2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài
chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu
tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình
xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ kiểm toán độc lập.
4.2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu
kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ,
các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động
kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ
vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính
thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản
chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác
định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để
điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm
chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc
hợp đồng.
Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích
trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số
trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.
4.2.21. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt,
tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối
đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành
lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi
163
đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng
biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng
thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh
lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí
tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố
định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng
ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài
chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch
tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát
sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu
hoặc khoản cho vay ban đầu.
4.2.22. Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định tại tiết a mục này hoặc
không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không
phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy,
học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ
học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh,
sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy
động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng
dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ
khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ
ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là
đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ)
nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014); kèm theo hóa đơn,
chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
4.2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a mục này hoặc không có
hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về
y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm
y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường
xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ
quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký
của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ
chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư
78/2014 kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi
tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
4.2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại
tiết a mục này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc
phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài
trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác
nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức
164
bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài
trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014) kèm theo hóa đơn, chứng từ
mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
4.2.25. Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại
tiết a mục này; chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, chi tài trợ làm nhà đại đoàn kết
theo quy định của pháp luật không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức
tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà tình nghĩa cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp
hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết
gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ,
người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài
trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014); văn bản xác nhận hộ nghèo
của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo); hóa đơn,
chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
4.2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng
chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước
dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực
hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả
khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ xác định khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương
thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Tài trợ của doanh nghiệp cho việc
xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; Tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật gồm:
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người
được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ
(theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); hoá đơn, chứng từ
mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Các quy định về nghiên cứu khoa học và thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực
hiện theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
có liên quan.
4.2.27. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường
trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế của cơ sở thường
Chi phí quản lý kinh trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế Tổng số chi phí quản lý
doanh do công ty ở nước
Tổng doanh thu của công ty ở nước kinh doanh của công ty ở
ngoài phân bổ cho cơ sở = x
ngoài, bao gồm cả doanh thu của các nước ngoài trong kỳ tính
thường trú tại Việt Nam
cơ sở thường trú ở các nước khác thuế.
trong kỳ tính thuế
trong kỳ tính thuế
Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường
trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập.
Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của
công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ
doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản
lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.

165
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào
chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ.
4.2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi
từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi
phí chơi gôn.
4.2.29. Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi
điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện
tử có thưởng, kinh doanh casino.
4.2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh
nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ
chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện
tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh
nghiệp.
- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt
động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy
định của pháp luật có liên quan.
- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao
động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề
nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại
doanh nghiệp
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ
của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung
kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học
tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức
khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho
người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại Mục 4.2.11 trên)
và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không
quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. -
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh
nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh
nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện
trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế
hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến
thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự
phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
- Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo
văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4.2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng
có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các

166
khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì
khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản,
doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa
khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm
giá trị đầu tư.
4.2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ
khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa cho người
nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ theo chương trình của Nhà
nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nêu
tại điểm 4.2.22, 4.2.23, 4.2.24, 4.2.25, 4.2.26 Mục này).
4.2.33. Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại
nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ
phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp.
4.2.34. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.
Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường hợp nộp hàng
năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp
đã nộp Ngân sách Nhà nước.
4.2.35. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh
chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản
hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
4.2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi
phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế
bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi
phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
4.2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng
đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo
quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường
hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa
thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước
ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường
hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động
không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
5. Thu nhập khác
(Điều 7 Thông tư 78/2014 được sửa đổi bổ sung bởi các Thông tư 151/2014, 96/2015)
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
5.1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại
Chương IV Thông tư 78/2014.
5.2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Chương V Thông tư
78/2014.
5.3. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu
tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
5.4. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền
dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập về quyền sở hữu trí
tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

167
Thu nhập từ tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng
số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển
giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển
giao và các khoản chi được trừ khác.
5.5. Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.
Thu nhập từ cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản
trừ (-) các khoản chi: chi phí khấu hao, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản
để cho thuê lại (nếu có) và các chi được trừ khác có liên quan đến việc cho thuê tài sản.
5.6. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ
có giá khác.
Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài
sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm
chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh
lý tài sản.
5.7. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí
bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả
lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác
định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả
lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất
kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
5.8. Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng
giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.
5.9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:
Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ
giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:
- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của
hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của
hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong
kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của
doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi
chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài
chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ
cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh
thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập
hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch
tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính
của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí tài chính khi xác định thu nhập chịu
thuế.
Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch
tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại
thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận
khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.
Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh
giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc
ngoại tệ.
5.10. Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
5.11. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
168
5.12. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện
ra.
5.13. Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi
phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh cao
hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc
các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.
Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi
phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh thấp
hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc
các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp đơn
vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường nêu trên không bao gồm các khoản tiền phạt,
tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư.
5.14. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều
chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, được xác
định cụ thể như sau:
a) Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản là phần chênh lệch giữa giá trị đánh
giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác
(đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính
thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có tài sản đánh giá
lại.
b) Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để: góp, vốn (mà
doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ),
điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, góp vốn vào
các dự án đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh
lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại.
Riêng chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất góp vốn vào doanh nghiệp
để hình thành tài sản cố định thực hiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền
sử dụng đất không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được
trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp có quyền sử dụng
đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất
được đem góp vốn. Doanh nghiệp phải có thông báo số năm doanh nghiệp phân bổ vào thu nhập
khác khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm bắt đầu kê khai khoản
thu nhập này (năm có đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất đem góp vốn).
Trường hợp sau khi góp vốn, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn góp
bằng giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng vốn góp trước thời hạn
10 năm) thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất phải
tính và kê khai nộp thuế theo thu nhập chuyển nhượng bất động sản.
Chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất bao gồm: Đối với quyền sử dụng đất
lâu dài là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị của quyền sử dụng đất ghi trên sổ sách kế
toán; Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị còn
lại chưa phân bổ của quyền sử dụng đất.
c) Doanh nghiệp nhận tài sản góp vốn, nhận tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được trích khấu hao hoặc phân bổ dần vào chi phí
theo giá đánh giá lại (trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao hoặc
phân bổ vào chi phí theo quy định).

169
5.15. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện
vật từ các nguồn tài trợ; thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết
khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác. Các khoản thu nhập nhận được
bằng hiện vật thì giá trị của hiện vật được xác định bằng giá trị của hàng hóa, dịch vụ tương
đương tại thời điểm nhận.
5.16. Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhận được từ các tổ chức,
cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng phù hợp với pháp luật dân sự do doanh nghiệp bàn giao lại vị
trí đất cũ để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí
di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu
có).
Riêng các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất doanh nghiệp nhận được theo chính sách của
Nhà nước, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở sản xuất thì thực
hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
5.17. Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo
kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí; khoản hoàn nhập dự
phòng bảo hành công trình xây dựng.
5.18. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không
tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn
uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.
5.19. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu
thụ, được xác định cụ thể như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo
ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo
ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập khác.
5.20. Khoản tiền hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất khẩu,
thực nhập khẩu phát sinh ngay trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì được tính
giảm trừ chi phí trong năm quyết toán đó. Trường hợp khoản tiền hoàn thuế xuất, nhập khẩu của
hàng hóa đã thực xuất khẩu, thực nhập khẩu phát sinh của các năm quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp trước thì tính vào thu nhập khác của năm quyết toán phát sinh khoản thu nhập.
Khoản thu nhập này liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp. Khoản thu nhập này không liên quan trực tiếp lĩnh vực sản xuất kinh doanh được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập khác.
5.21. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế
trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
5.22. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo
quy định của pháp luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của
thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp thì xử lý như sau:
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ
sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập
doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản
chênh lệch này là thu nhập của các thành viên góp vốn cũ.
5.23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
6. Thu nhập được miễn thuế
(Điều 8 Thông tư 78/2014 được sửa đổi bổ sung bởi các Thông tư 151/2014, 96/2015)
170
6.1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất
muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; T hu nhập của doanh nghiệp
từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
a) Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế
biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi
về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC là thu nhập từ sản phẩm
do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông
sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy
sản về chế biến).
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao
gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC phải đáp ứng
đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản
phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản,
thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế
phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản.
Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác
định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy
định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
b) Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản
xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều 18
Thông tư 78/2014.
Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
theo quy định tại khoản này và tại điểm f Khoản 3 Điều 19 Thông tư 78/2014 là hợp tác xã đáp
ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của
Luật Hợp tác xã và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
6.2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu
nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ
sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
6.3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ được miễn thuế trong thời gian thực hiện
hợp đồng nhưng tối đa không quá ba (03) năm, kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp
đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo
quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ được miễn thuế tối đa
không quá 05 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm;

171
Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo
quy định của pháp luật
a) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được
miễn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận là hợp đồng
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
b) Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng
tại Việt Nam được miễn thuế phải đảm bảo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam
được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận.
6.4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số
lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong
năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.
Thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập khác quy định
tại Điều 7 Thông tư 78/2014.
Doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế quy định tại Khoản này là doanh nghiệp có số
lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên và không bao gồm các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
Doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng đủ
các điều kiện sau:
a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh,
bệnh binh) phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật.
b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy phải có giấy
chứng nhận hoàn thành cai nghiện của các cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền liên quan.
c) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ
quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người nhiễm HIV.
6.5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết
tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người
sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì
phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu
số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang
cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế tại Khoản này phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau:
- Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản hướng dẫn về
dạy nghề.
- Có danh sách các học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện,
người nhiễm HIV/AIDS.
6.6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế
với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết
đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả
trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ 14: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương
ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng.
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh
nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A

172
nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng
[(100 triệu - (100 triệu x 22%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
78 triệu đồng này.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh
nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận
được từ hoạt động góp vốn là 89 triệu đồng [100 triệu - (100 triệu x 22% x 50%)], doanh nghiệp
A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này.
- Trường hợp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà
doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, doanh nghiệp A được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.
6.7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn
hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ
chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần sử dụng sai mục đích
trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.
Tổ chức nhận tài trợ quy định tại Khoản này phải được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.
6.8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh
nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) được miễn thuế phải đảm
bảo khi bán hoặc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) phải được cơ quan có thẩm
quyền về môi trường xác nhận theo quy định.
6.9. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng
cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập
của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam; thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính
Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ
hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ,
Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát
triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và
pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ vốn cho
người lao động nghèo tự tạo việc làm, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ
phát triển đất và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật.
Trường hợp các đơn vị phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ
hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phải tính và nộp thuế theo quy định.
6.10. Phần thu nhập không chia:
a) Phần thu nhập không chia của các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y
tế và lĩnh vực xã hội hóa khác (bao gồm cả Văn phòng giám định tư pháp) để lại để đầu tư phát
triển cơ sở đó theo quy định của pháp luật chuyên ngành về giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực
xã hội hóa khác. Phần thu nhập không chia được miễn thuế của các cơ sở xã hội hóa quy định tại
khoản này không bao gồm trường hợp đơn vị để lại để đầu tư mở rộng các ngành nghề, hoạt
động kinh doanh khác không thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa là:
173
- Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa.
- Các doanh nghiệp được thành lập để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa và có đủ
điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo
quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở xã hội hóa phải đáp ứng danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo danh
mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
b) Phần thu nhập không chia của hợp tác xã để lại để hình thành tài sản của hợp tác xã.
c) Trường hợp phần thu nhập không chia để lại theo quy định tại khoản này mà các đơn vị
có chia hoặc chi sai mục đích sẽ bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất tại
thời điểm chia hoặc chi sai mục đích và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
6.11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức,
cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thủ tục chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại Luật chuyển giao công
nghệ, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản quy pháp luật
hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ.
Lĩnh vực ưu tiên chuyển giao công nghệ là các lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ khuyến
khích chuyển giao (ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi,
bổ sung Nghị định 134/2016 (nếu có).
6.12. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt
động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự.
Văn phòng thừa phát lại và hoạt động thừa phát lại thực hiện theo quy định tại các văn bản
quy pháp luật có liên quan về vấn đề này
7. Xác định lỗ và chuyển lỗ
(Điều 9 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015)
7.1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao
gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
7.2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào
thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian
chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai
tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
Ví dụ 15: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu
nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn
bộ vào thu nhập năm 2014.
Ví dụ 16: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu
nhập là 15 tỷ đồng thì:
+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc
chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ
năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ
của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập
chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
174
- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường
hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ
của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm
tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì
số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển
lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển
hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
7.3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải
thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm
quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát
sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và
bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc
được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi,
sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm
tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn
trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau
khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.
8. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo Điều 10 của Thông tư
78/2014 đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, việc trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ căn cứ theo Thông tư
liên tịch số 12/2016TTLT-BKHCN-BTC.

9. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp


(Điều 11 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2016).
9.1. Kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất phổ thông là 20%, trừ trường hợp được áp dụng thuế
suất khác theo quy định trong phần ưu đãi thuế.
9.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ
lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án
đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng
dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các
mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất
hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70%
diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh
mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-
CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
 Theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Thi Hành Nghị Quyết
Số 406/NQ-UBTVQH15 Của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Ban Hành Một Số Giải Pháp
Nhằm Hỗ Trợ Doanh Nghiệp, Người Dân Chịu Tác Động Của Dịch Covid-19, Giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp
1. Đối tượng áp dụng
Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này áp dụng đối với người nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu

175
nhập chịu thuế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số
406/NQ-UBTVQH15, bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
c) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản
xuất kinh doanh có thu nhập.
2. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu
trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021
giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.
Không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu
trong kỳ tính thuế năm 2019 đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập,
chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021.
a) Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch, trường hợp
doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp xác định theo năm tài chính áp dụng quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng,
tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm
trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh thu của kỳ tính thuế đó
được xác định bằng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế chia (:) cho số tháng doanh nghiệp thực
tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế nhân (x) với 12 tháng. Trường hợp doanh
nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở
hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được
tính đủ tháng.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập là năm 2020
hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,
chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2022 mà có
thời gian ngắn hơn 03 tháng và doanh nghiệp được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình
thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc xác định doanh thu và số thuế được giảm
chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.
- Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu trong
kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh
doanh thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm.
3. Cách xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm
Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn
bộ thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản thu nhập quy định tại khoản 3 Điều 18
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm quy định tại Nghị
định này được tính trên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau
khi đã trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy
định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Kê khai giảm thuế
a) Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế
năm 2021, doanh nghiệp tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
176
hàng quý. Doanh nghiệp xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp chính thức được giảm để kê
khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm
2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định
số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ và trên Phụ lục thuế thu nhập
doanh nghiệp được giảm tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021, việc xử lý số thuế nộp
thiếu hoặc nộp thừa của số thuế tạm nộp các quý so với số thuế phải nộp theo quyết toán năm
thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện
doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định của Nghị định này hoặc số
thuế phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021 lớn hơn số thuế doanh nghiệp đã kê khai thì doanh
nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế thiếu so với số phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định tại
Nghị định này (nếu có), bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế tính trên số tiền thuế thiếu và tính
tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính
thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì số
thuế tăng thêm được giảm 30% theo quy định của Nghị định này nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng
điều kiện được giảm thuế quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính
thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì
điều chỉnh giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo quy định của Nghị định này và
xử lý số tiền thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
 Theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 Về Chính Sách Tài Khóa, Tiền Tệ Hỗ Trợ
Chương Trình Phục Hồi Và Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội: Cho phép tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của
doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính
thuế năm 2022.
III. NƠI NỘP THUẾ
1. Nguyên tắc xác định
(Điều 12 Thông tư 78/2014)
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất
(bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính
nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.
Việc phân bổ số thuế phải nộp quy định tại khoản này không áp dụng đối với trường hợp
doanh nghiệp có các công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.
2. Xác định số thuế phải nộp
(Điều 13 Thông tư 78/2014)
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ
sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh
nghiệp.
Tỷ lệ chi phí được xác định bằng tỷ lệ chi phí giữa tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch
toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí được xác định như sau:

Tỷ lệ chi phí của cơ sở sản = Tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc
177
xuất hạch toán phụ thuộc Tổng chi phí của doanh nghiệp

Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí được căn cứ vào số liệu quyết toán thuế thu nhập của
doanh nghiệp năm trước liền kề năm tính thuế do doanh nghiệp tự xác định để làm căn cứ xác
định số thuế phải nộp và được sử dụng để kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các năm
sau.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các
địa phương, số liệu để xác định tỷ lệ chi phí của trụ sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ
thuộc do doanh nghiệp tự xác định căn cứ theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang hoạt động có thành lập thêm
hoặc thu hẹp các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự
xác định tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên đối với các trường hợp có sự thay đổi này. Từ kỳ
tính thuế tiếp theo tỷ lệ chi phí được sử dụng ổn định theo nguyên tắc nêu trên.
Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt
động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh hoạt
động sản xuất kinh doanh đó.
IV. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG CHỨNG KHOÁN.
1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
(Điều 14 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015)
1.1. Phạm vi áp dụng:
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân
khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển
nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Trường hợp doanh nghiệp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ
chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ
khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 08) ban hành kèm theo Thông tư 78/2014.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài
sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...được xác định theo giá bán của sản
phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
1.2. Căn cứ tính thuế:
a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:
Giá mua
Thu nhập Giá Chi phí
= - của phần vốn -
tính thuế chuyển nhượng chuyển nhượng
chuyển nhượng
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được
theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp,
trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm
theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có
cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm
tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong
doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị
178
trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển
nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ
giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các
hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá
chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ
chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển
nhượng theo đúng quy định.
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn
chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng
từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau:
+ Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế
đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên
tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm
toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được
xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ và thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì
giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ;
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp
bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua
vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượng.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển
nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước
ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của
nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại
diện có thẩm quyền).
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc
chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí
giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng
minh.
Ví dụ 17: Doanh nghiệp A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ
đồng tiền mặt để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất giấy vệ sinh sau đó doanh nghiệp A
chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho doanh nghiệp B với giá là 550 tỷ đồng, vốn góp của
doanh nghiệp A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ đồng, chi phí liên
quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng. Thu nhập để tính thuế thu nhập từ chuyển
nhượng vốn trong trường hợp này là 80 tỷ đồng (550 - 400 - 70).
b) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định
là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà
tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước
ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và
nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận
chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư

179
vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động
chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý thuế.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
(Điều 15 Thông tư 78/2014)
2.1. Phạm vi áp dụng:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc
chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần
chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi
cổ phiếu tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập
này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận
bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định theo giá bán
của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
2.2. Căn cứ tính thuế:
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán
chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến
việc chuyển nhượng.
- Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết
nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán
là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao
dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán
chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết
nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán
là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao
dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi
trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp
tiền.
+ Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: giá mua chứng khoán là giá
chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển
nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc
chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; Phí lưu ký
chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty
chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi
phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng
minh.

180
Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác
định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.
V. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
1. Đối tượng chịu thuế:
(Điều 16 Thông tư 78/2014)
1.1. Doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề có thu nhập từ hoạt động chuyển
nhượng bất động sản; Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu nhập từ hoạt động cho thuê
lại đất.
1.2. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản bao gồm: thu nhập từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất (gồm cả chuyển nhượng dự án gắn
với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo quy định của pháp luật); Thu nhập từ
hoạt động cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp
luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với
đất; Thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn
liền với nhà, công trình xây dựng đó nếu không tách riêng giá trị tài sản khi chuyển nhượng
không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê
đất; Thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản gắn liền với đất; Thu nhập từ chuyển nhượng quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng nhà ở.
Thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không bao gồm
trường hợp doanh nghiệp chỉ cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.
2. Căn cứ tính thuế
(Điều 17 Thông tư 78/2014 và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015)
Căn cứ tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế
suất.
Thu nhập tính thuế bằng (=) thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản lỗ của hoạt động chuyển
nhượng bất động sản của các năm trước (nếu có).
2.1. Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng doanh thu thu
được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trừ giá vốn của bất động sản và các khoản chi
phí được trừ liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
a) Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
a.1) Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo giá thực tế
chuyển nhượng bất động sản theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán bất động sản phù hợp với
quy định của pháp luật (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có).
Trường hợp giá chuyển quyền sử dụng đất theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán bất
động sản thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thì tính theo giá đất do Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản.
- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho
bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất,
xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng
hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời
điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp là thời điểm thu tiền của
khách hàng, cụ thể:

181
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương
ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công
trình chưa hoàn thành tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu trừ chi phí.
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí
tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ
1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu
nhập doanh nghiệp trong năm.
Khi bàn giao bất động sản doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp và quyết toán lại số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp số thuế thu nhập
doanh nghiệp đã tạm nộp thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp
phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế thu nhập doanh
nghiệp đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp thừa.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu tiền ứng trước của khách hàng theo
tiến độ và kê khai tạm nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được tiền, doanh thu này chưa
phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đồng thời có phát sinh chi
phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới khi bắt đầu chào bán vào năm phát sinh
doanh thu thu tiền theo tiến độ thì chưa tính các khoản chi phí này vào năm phát sinh chi phí.
Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới này được tính vào chi phí
được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao bất động sản, phát sinh
doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
a.2) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp có cho thuê lại đất thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là
số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho
nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc
được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Việc chọn hình thức doanh thu trả tiền một lần chỉ
được xác định khi doanh nghiệp đã đảm bảo hoàn thành các trách nhiệm tài chính đối với Nhà
nước, đảm bảo các nghĩa vụ đối với các bên thuê lại đất cho hết thời hạn cho thuê lại đất.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên
thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp từng năm miễn
thuế, giảm thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:)
số năm bên thuê trả tiền trước.
- Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay để thay thế
cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nếu có chuyển quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp
bảo đảm tiền vay thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng
đất do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất là tài sản kê biên bảo đảm thi hành án thì doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên đương sự thỏa
thuận hoặc giá do Hội đồng định giá xác định.
Việc xác định doanh thu đối với các trường hợp nêu tại tiết a2 phải đảm bảo các nguyên
tắc nêu tại tiết a1 điểm này.
b) Chi phí chuyển nhượng bất động sản:
b.1) Nguyên tắc xác định chi phí:
- Các khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng bất
động sản trong kỳ tính thuế phải tương ứng với doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và phải đảm
bảo các điều kiện quy định các khoản chi được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ
quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014.

182
- Trường hợp dự án đầu tư hoàn thành từng phần và chuyển nhượng dần theo tiến độ hoàn
thành thì các khoản chi phí chung sử dụng cho dự án, chi phí trực tiếp sử dụng cho phần dự án đã
hoàn thành được phân bổ theo m2 đất chuyển quyền để xác định thu nhập chịu thuế của diện tích
đất chuyển quyền; bao gồm: Chi phí đường giao thông nội bộ; khuôn viên cây xanh; chi phí đầu
tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước; trạm biến thế điện; chi phí bồi thường về tài sản trên đất;
Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt
bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn lại chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
theo quy định của chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất phải nộp Ngân sách Nhà nước, các chi phí khác đầu tư trên đất liên quan đến chuyển quyền
sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Việc phân bổ các chi phí trên được thực hiện theo công thức sau:

Chi phí phân Tổng chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng
Diện tích đất
bổ cho diện
= x đã chuyển
tích đất đã Tổng diện tích đất được giao làm dự án
nhượng
chuyển nhượng (trừ diện tích đất sử dụng vào mục đích
công cộng theo quy định pháp luật về đất)
Trường hợp một phần diện tích của dự án không chuyển nhượng được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh khác thì các khoản chi phí chung nêu trên cũng phân bổ cho cả phần diện tích
này để theo dõi, hạch toán, kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh
doanh khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kéo dài trong nhiều
năm và chỉ quyết toán giá trị kết cấu hạ tầng khi toàn bộ công việc hoàn tất thì khi tổng hợp chi
phí chuyển nhượng bất động sản cho phần diện tích đất đã chuyển quyền, doanh nghiệp được
tạm phân bổ chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng thực tế đã phát sinh theo tỷ lệ diện tích đất đã chuyển
quyền theo công thức nêu trên và trích trước các khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế. Sau khi hoàn tất quá trình
đầu tư xây dựng, doanh nghiệp tính toán, điều chỉnh lại phần chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng đã
tạm phân bổ và trích trước cho phần diện tích đã chuyển quyền cho phù hợp với tổng giá trị kết
cấu hạ tầng. Trường hợp khi điều chỉnh lại phát sinh số thuế nộp thừa so với số thuế thu nhập từ
chuyển nhượng bất động sản phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế
phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả theo quy định hiện hành; nếu số thuế đã
nộp chưa đủ thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu theo quy định.
b.2) Chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ bao gồm:
- Giá vốn của đất chuyển quyền được xác định phù hợp với nguồn gốc quyền sử dụng đất,
cụ thể như sau:
+ Đối với đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì giá vốn là số
tiền sử dụng đất, số tiền cho thuê đất thực nộp Ngân sách Nhà nước;
+ Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác thì căn cứ vào hợp đồng và
chứng từ trả tiền hợp pháp khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất; trường hợp không có
hợp đồng và chứng từ trả tiền hợp pháp thì giá vốn được tính theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm doanh nghiệp nhận chuyển nhượng bất
động sản.
+ Đối với đất có nguồn gốc do góp vốn thì giá vốn là giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê
đất theo biên bản định giá tài sản khi góp vốn;
+ Trường hợp doanh nghiệp đổi công trình lấy đất của Nhà nước thì giá vốn được xác định
theo giá trị công trình đã đổi, trừ trường hợp thực hiện theo quy định riêng của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
+ Giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất;

183
+ Đối với đất của doanh nghiệp có nguồn gốc do thừa kế theo pháp luật dân sự; do được
cho, biếu, tặng mà không xác định được giá vốn thì xác định theo giá các loại đất do Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định căn cứ vào Bảng khung giá các loại
đất do Chính phủ quy định tại thời điểm thừa kế, cho, biếu, tặng.
Trường hợp đất của doanh nghiệp được thừa kế, cho, biếu, tặng trước năm 1994 thì giá vốn
được xác định theo giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết định năm 1994 căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất quy định tại Nghị định số 87/CP
ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ.
+ Đối với đất thế chấp bảo đảm tiền vay, đất là tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án thì
giá vốn đất được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại các điểm nêu trên.
- Chi phí đền bù thiệt hại về đất.
- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu.
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí bồi thường, đền bù, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư nêu trên nếu không có hóa đơn thì được lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa
chỉ của người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được chính quyền
phường, xã nơi có đất được đền bù, hỗ trợ xác nhận theo đúng quy định của pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
- Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
- Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát
nước, bưu chính viễn thông...
- Giá trị kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc có trên đất.
- Các khoản chi phí khác liên quan đến bất động sản được chuyển nhượng.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải
hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt
động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so
với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Không được tính vào chi phí chuyển nhượng bất động sản các khoản chi phí đã được Nhà
nước thanh toán hoặc thanh toán bằng nguồn vốn khác.
2.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
từ ngày 01/01/2016 là 20%.
2.3. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất
động sản bằng thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản nhân (x) với thuế
suất 20%.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế và
không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, chứng từ nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phát
sinh tại địa phương nơi có bất động sản chuyển nhượng là căn cứ làm thủ tục quyết toán thuế nơi
đặt trụ sở chính.
2.4. Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay để
thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì tổ chức tín dụng khi được phép chuyển
nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật phải kê khai nộp thuế thu nhập từ hoạt động
chuyển nhượng bất động sản vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp bán đấu giá bất động sản là
tài sản bảo đảm tiền vay thì số tiền thu được thực hiện thanh toán theo quy định của Chính phủ
về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và kê khai nộp thuế theo quy định. Sau khi thanh

184
toán các khoản trên, số tiền còn lại được trả cho các tổ chức kinh doanh đã thế chấp bất động sản
để bảo đảm tiền vay.
Trường hợp tổ chức tín dụng được phép chuyển nhượng bất động sản đã được thế chấp
theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì
giá vốn được xác định bằng (=) vốn vay phải trả theo hợp đồng thế chấp bất động sản cộng (+)
chi phí lãi vay chưa trả đến thời điểm phát mãi bất động sản thế chấp theo hợp đồng tín dụng
cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đơn, chứng từ
hợp pháp.
2.5. Trường hợp cơ quan thi hành án bán đấu giá bất động sản là tài sản bảo đảm thi hành
án thì số tiền thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về kê biên, đấu giá
quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án. Tổ chức được ủy quyền bán đấu giá bất động sản
thực hiện kê khai, khấu trừ tiền thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nộp vào Ngân sách
Nhà nước. Trên các chứng từ ghi rõ kê khai, nộp thuế thay về bán tài sản đảm bảo thi hành án.
Trường hợp cơ quan thi hành án chuyển nhượng bất động sản là tài sản đảm bảo thi hành
án nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì giá vốn được xác định bằng (=) số tiền
nợ phải trả nợ theo quyết định của Tòa án để thi hành án cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi
chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đơn chứng từ hợp pháp
VI. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Điều kiện, nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN
(Điều 18 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015, 130/2016)
1.1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện
chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
1.2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh
nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức
thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được
hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không
được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác
định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí
được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí
được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì
khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được
trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được
trừ của doanh nghiệp.
1.3. Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và không áp dụng thuế suất 20%
(bao gồm cả doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% theo quy định tại Khoản 2 Điều 11
Thông tư số 78/2014/TT-BTC) đối với các khoản thu nhập sau:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại điểm d Khoản
3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC); thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển
nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu
nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm
khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.
c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
185
1.4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp
ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:
a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp
ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư và các
khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu
tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền
gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp
ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao)
thì thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c mục 1.3
này.
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải được hưởng ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp,
khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư
thuộc địa bàn được hưởng ưu đãi thuế và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự
án đầu tư.
Ví dụ 18: Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Sơn La (thuộc địa bàn có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải.
Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong năm 2015, doanh nghiệp có nhiều tuyến xe chạy cố định (đi từ Sơn La đến thành phố
Hà Nội và ngược lại; đi từ Sơn La đến thành phố Hạ Long và ngược lại) và tuyến xe chạy theo
các hợp đồng (đi từ Sơn La đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ thành phố Hà Nội đến
thành phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ thành phố Bắc Ninh đến Sơn La).
Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ
vận tải của doanh nghiệp căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư (địa bàn tỉnh Sơn La - thuộc
địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn
thành lập dự án đầu tư (địa bàn tỉnh Sơn La), cụ thể như sau:
+ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải đối với các tuyến xe được hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp do có điểm đi hoặc điểm đến tại địa bàn tỉnh Sơn La: tuyến xe cố định (đi từ
Sơn La đến thành phố Hà Nội và ngược lại; đi từ Sơn La đến thành phố Hạ Long và ngược lại)
và tuyến xe chạy theo các hợp đồng (đi từ Sơn La đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ
thành phố Bắc Ninh đến Sơn La).
+ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải đối với tuyến xe không được hưởng ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp do điểm đi hoặc điểm đến không thuộc địa bàn tỉnh Sơn La: tuyến xe đi
từ thành phố Hà Nội đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại.
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng
điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư thì:
(i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì
không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.
(ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời
gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu
tư.
* Ví dụ 19: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn (hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất):

186
Năm 2015, doanh nghiệp có dự án đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất tại địa bàn tỉnh
Hà Giang (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn). Doanh nghiệp được hưởng ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn.
Trong năm 2015, doanh nghiệp bắt đầu sản xuất sản phẩm tại địa bàn tỉnh Hà Giang và
xuất bán sản phẩm tại tỉnh Hà Giang (địa bàn thực hiện dự án - địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn) và các tỉnh lân cận (ngoài địa bàn tỉnh Hà Giang) như tỉnh Cao Bằng (địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh
tế xã hội khó khăn), thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do sản phẩm bán ra đều sản
xuất tại tỉnh Hà Giang (địa bàn thực hiện dự án đầu tư) nên thu nhập từ sản phẩm bán ở tỉnh Hà
Giang và các tỉnh khác đều được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện sản
xuất tại địa bàn tỉnh Hà Giang.
* Ví dụ 20: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn (hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng):
Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Doanh nghiệp được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn.
Trong năm 2015, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh Hà Giang,
đồng thời có hoạt động xây dựng tại các tỉnh lân cận như tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn), thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do hoạt động xây dựng thực hiện tại địa
bàn tỉnh Hà Giang nên thu nhập từ hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh Hà Giang được hưởng ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh Hà Giang. Đối với thu nhập từ hoạt động xây
dựng tại các tỉnh lân cận thì xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Đối với thu nhập tại địa bàn tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức và thời gian ưu đãi thuế còn
lại của doanh nghiệp.
+ Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn có điều kiện kinh tế
xã hội khó khăn theo mức và thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện tại địa
bàn thành phố Lào Cai cho thời gian còn lại của doanh nghiệp.
+ Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi): không được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động xây dựng thực hiện tại địa bàn không
thuộc địa bàn ưu đãi.
* Ví dụ 21: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn (hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ):
Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Doanh nghiệp được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn.
Trong năm 2015, doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ tại địa bàn tỉnh Hà Giang, đồng thời
có hoạt động dịch vụ tại các tỉnh lân cận như tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn), thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn), thành phố
Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do hoạt động dịch vụ thực hiện tại địa bàn tỉnh Hà Giang
nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại địa bàn tỉnh Hà Giang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh Hà Giang. Đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại các tỉnh lân
cận thì xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

187
+ Đối với thu nhập tại địa bàn tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức và thời gian ưu đãi thuế còn
lại của doanh nghiệp.
+ Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn có điều kiện kinh tế
xã hội khó khăn theo mức và thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện tại địa
bàn thành phố Lào Cai cho thời gian còn lại của doanh nghiệp.
+ Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi): không được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động dịch vụ thực hiện tại địa bàn không
thuộc địa bàn ưu đãi.
c) Doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% được áp dụng thuế suất 20% trên toàn
bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Mục 1.3 này
1.5. Về dự án đầu tư mới:
a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15,
Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh
thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15
tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.
- Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có
vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có
Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc
biệt khó khăn.
Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được
phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
b) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư mới
không bao gồm các các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện
dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh; mua lại dự án đầu tư đang hoạt
động).
Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế
thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp
nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện
doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất
kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc giấy chứng nhận đầu tư lần đầu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động
sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng
nhận đầu tư nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của
dự án đó theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại
hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định.

188
d) Đối với dự án đầu tư được cấp phép đầu tư mà trong Hồ sơ đăng ký đầu tư lần đầu gửi
cơ quan cấp phép đầu tư đã đăng ký số vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư kèm tiến độ thực hiện đầu tư,
trường hợp các giai đoạn tiếp theo thực tế có thực hiện được coi là dự án thành phần của dự án
đầu tư đã được cấp phép lần đầu nếu thực hiện theo tiến độ (trừ trường hợp bất khả kháng, khó
khăn do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan Nhà nước, do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khó khăn, bất khả kháng khác) thì các dự án
thành phần của dự án đầu tư lần đầu được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại của dự án đầu
tư lần đầu tính từ thời điểm dự án thành phần có thu nhập được hưởng ưu đãi.
Đối với dự án đầu tư được cấp phép đầu tư trước ngày 01/01/2014 mà có thực hiện phân
kỳ đầu tư như trường hợp nêu trên thì dự án thành phần được hưởng ưu đãi thuế theo mức ưu đãi
đang áp dụng đối với dự án đầu tư lần đầu cho thời gian ưu đãi còn lại tính từ ngày 01/01/2014.
Thu nhập của các dự án thành phần của dự án đầu tư lần đầu trước ngày 01/01/2014 đã
được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật trước ngày 01/01/2014 thì không thực hiện điều chỉnh lại các ưu đãi thuế đã được hưởng
trước ngày 01/01/2014.
Trong thời gian triển khai các dự án thành phần theo từng giai đoạn nêu trên nếu nhà đầu
tư được cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư (quy định tại Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày
29/11/2005 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành) cho phép gia hạn thực hiện
dự án và doanh nghiệp thực hiện theo đúng thời hạn đã được gia hạn thì cũng được hưởng ưu đãi
thuế theo quy định nêu trên.
đ) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi chưa được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế thì được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu
tư mới kể từ khi chuyển đổi.
Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về cơ sở
xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ xã hội hóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi
này.
1.6. Về ưu đãi đối với đầu tư mở rộng
a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng
quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọi chung là dự án đầu tư mở
rộng) thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP (bao gồm cả khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp trừ khu
công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc
trung ương và Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) nếu đáp ứng
một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (bao gồm mức thuế suất, thời gian miễn
giảm nếu có) hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm
do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn
thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn hoặc lĩnh vực ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực
hoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-
CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn với dự án đang hoạt động.
Dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt
tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các

189
dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc
biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Cụm từ “Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt,
đô thị loại I trực thuộc trung ương và khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực
thuộc tỉnh” được thay thể bởi cụm từ “Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của
đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không
bao gồm các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I
trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009” theo quy định tại khoản 1
Điều 23 Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày
01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy
định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014.
- Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên
giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
- Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết
kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập
tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán
riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu nhập từ hoạt động đầu tư
mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư mở
rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu
thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mở rộng thì thời gian
miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công
nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì ưu
đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
Doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn năm 2009 -
năm 2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá trình sản xuất, kinh
doanh không thuộc dự án đầu tư mở rộng nêu trên thì phần thu nhập tăng thêm do việc đầu tư bổ
sung máy móc, thiết bị thường xuyên này cũng được hưởng ưu đãi thuế theo mức mà dự án đang
áp dụng cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2014.
Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở
rộng do chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư
nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để
tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh), mua lại doanh nghiệp hoặc mua lại dự án đầu tư đang
hoạt động.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất
được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư
trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng
các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Đối với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất,
kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi
nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị thường xuyên và không tăng công
suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải
đầu tư mở rộng
c) Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền
sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công

190
suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được hưởng ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng được thu nhập tăng thêm do
đầu tư mở rộng thì thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp được lựa chọn xác định theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1:
Giá trị tài sản cố định đầu tư
Phần thu nhập tăng Tổng thu nhập tính mở rộng đưa vào sử dụng
thêm do đầu tư mở thuế trong năm (không cho sản xuất, kinh doanh
rộng không áp dụng = bao gồm thu nhập khác x
ưu đãi thuế thu nhập không được hưởng ưu Tổng nguyên giá tài sản cố
doanh nghiệp đãi) định thực tế dùng cho sản
xuất, kinh doanh
Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh gồm: giá trị tài sản
cố định đầu tư mở rộng đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và nguyên giá tài sản cố định
hiện có đang dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán năm.
Cách 2:
Giá trị vốn đầu tư mở rộng
Phần thu nhập tăng Tổng thu nhập tính đưa vào sử dụng cho sản
thêm do đầu tư mở thuế trong năm (không xuất, kinh doanh
rộng không áp dụng = bao gồm thu nhập khác x
ưu đãi thuế thu nhập không được hưởng ưu Tổng vốn đầu tư thực tế
doanh nghiệp đãi) dùng cho sản xuất, kinh
doanh
Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất kinh doanh là tổng nguồn vốn tự có, vốn vay
của doanh nghiệp dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán
năm.
Doanh nghiệp chỉ được áp dụng một cách phân bổ đối với thu nhập phát sinh của một hoạt
động đầu tư mở rộng.
Ví dụ 22: Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất nhựa trong khu công nghiệp tại TP. Hồ
Chí Minh (Khu công nghiệp không thuộc địa bàn hưởng ưu đãi) và đang được hưởng ưu đãi thuế
TNDN: áp dụng thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi có doanh thu, miễn thuế TNDN 3 năm kể
từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế TNDN trong 7 năm tiếp theo, năm 2014 Công ty A
có đầu tư mở rộng, tổng giá trị máy móc thiết bị đầu tư mới trong năm là 5 tỷ đồng. Biết rằng
tổng giá trị TSCĐ cuối năm 2014 là 20 tỷ đồng, tổng thu nhập tính thuế phát sinh của năm 2014
là 1,2 tỷ đồng, trong đó thu nhập khác không được hưởng ưu đãi là 200 triệu đồng, thì:
Thu nhập do đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi là:
Phần thu nhập tăng
thêm do đầu tư mở 5 tỷ đồng
(1,2 tỷ đồng - 200 triệu
rộng không áp dụng = x
đồng)
ưu đãi thuế thu nhập 20 tỷ đồng
doanh nghiệp
= 250 triệu đồng
Thu nhập tính thuế không được hưởng ưu đãi thuế TNDN năm 2014 là: 200 triệu đồng +
250 triệu đồng = 450 triệu đồng
Thu nhập tính thuế được hưởng ưu đãi thuế TNDN năm 2014 là:
1,2 tỷ đồng - 450 triệu đồng = 750 triệu đồng
1.7. Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác
191
nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp có lợi nhất.
1.8. Trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong năm tính thuế mà
doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế quy định tại các Khoản 7, 8
và Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập nghiệp doanh
nghiệp và quy định tại Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp không được
hưởng ưu đãi trong năm tính thuế đó mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế
suất phổ thông và năm đó sẽ tính trừ vào thời gian được hưởng ưu đãi thuế của doanh nghiệp.
Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự
án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế
dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư
ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu
đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ
tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân
sách Nhà nước theo quy định
1.9. Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh
được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập
khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất
động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư,
chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có
thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có
thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.
Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còn trong thời hạn
chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạt động có thu nhập. Nếu doanh
nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì doanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập
của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển
vào thu nhập của hoạt động không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao
gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập
từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác
khoáng sản theo quy định của pháp luật).
Ví dụ 23: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN A có phát sinh:
- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh)
là 2 tỷ đồng.
Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi
từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu
nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.
Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh
máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.
=> DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (2 tỷ
đồng x 22%).
Ví dụ 24: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN B có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang
áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1
tỷ đồng.
192
Kỳ tính thuế năm 2013, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi
xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau:
Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2014: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt
động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh
doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng.
- Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động
kinh doanh máy tính năm 2014: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)
Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế:
2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng
=> Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng
Ví dụ 25: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN C có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang
áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1
tỷ đồng.
Kỳ tính thuế năm 2013, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng
được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của
hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm).
Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2014: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt
động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy
tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng
- Chuyển lỗ của năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2014: 2
tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ
Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% của hoạt động kinh doanh không được
hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 22% = 220 triệu đồng.
1.10. Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện:
- Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng lưu đãi thuế so với đơn vị tự kê khai (kể
cả trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai để được hưởng ưu đãi thuế) thì doanh nghiệp được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp
do kiểm tra, thanh tra phát hiện (bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm và số thuế
thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi thuế theo quy định đã kê khai nhưng chưa
xác định số thuế được ưu đãi).
- Giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị tự kê khai thì
doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo theo quy định đối với số
thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện.
- Tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra
áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
2. Thuế suất ưu đãi
(Điều 19 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015 và Quyết định
số 2465/QĐ-BTC về việc đính chính Thông tư số 96/2015
2.1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số
218/2013/NĐ-CP, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được
thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

193
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao
được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao,
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh
mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư
xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu
tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt;
cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt
quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật
liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo,
năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.
Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu,
đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh
doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện được
hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình
này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế theo quy
định này.
c) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi
trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi
trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái
chế, tái sử dụng chất thải.
d) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo
quy định của Luật công nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo
quy định của Luật công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ năm được cấp Giấy
chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng
dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao,
ứng dụng công nghệ cao do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 4
Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông
tư này).
Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đã hưởng
hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về
thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì mức ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ
cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng
cho doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định
tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP trừ đi thời gian ưu đãi đã
hưởng đối với doanh nghiệp mới thành lập, dự án đầu tư mới thành lập (cả về thuế suất và thời
gian miễn, giảm nếu có).
đ)
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự
án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoảng sản) đáp ứng một trong
hai tiêu chí sau:
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không
quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư và có
tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có
doanh thu từ dự án đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt
tổng doanh thu tối thiểu. 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm).
194
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không
quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư và sử
dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu từ dự án
đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt điều kiện sử dụng số
lao động thường xuyên bình quân năm trên 3.000 lao động).
Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được xác định theo hướng dẫn tại
Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội.
Trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm này (không kể bị
chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục
hành chính cúa cơ quan nhà nước hoặc do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn và được cơ quan cấp
phép đầu tư chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) thì doanh nghiệp không được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp phải kê khai, nộp số tiền thuế
thu nhập doanh nghiệp đã kê khai hưởng ưu đãi của các năm trước (nếu có) và nộp tiền chậm
nộp tiền thuế theo quy định, nhưng doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi khai sai theo quy
định của pháp luật về quản lý thuế.
e) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự
án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn
đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy
định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư
đăng ký không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu
tư.
g) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc
Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy;
điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01
tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được
tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp thực hiện theo Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại Quyết
định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; khi các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển có sửa
đổi, bổ sung thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế có liên quan.
2.2. Các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi:
a) Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, điểm c Mục 2.1 trên có quy mô lớn và công
nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư.
b) Đối với dự án quy định tại điểm e Mục 2.1 trên đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000
tỷ đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư;
- Sử dụng thường xuyên bình quân trên 6.000 lao động;
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát triển nhà
máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không,
cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm
năng lượng, dự án lọc hóa dầu.
c) Căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo
dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Khoản này nhưng thời gian kéo dài thêm
không quá 15 (mười lăm) năm.
2.3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
195
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là
lĩnh vực xã hội hoá).
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá
được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
b) Phần thu nhập của hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất
bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo
quy định tại Luật Xuất bản.
Xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Xuất bản và Điều 2 Nghị định
số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ. Trường hợp các quy định của Luật Xuất
bản, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh
vực xuất bản có sự thay đổi thì áp dụng theo các quy định mới tương ứng, phù hợp với các văn
bản này.
c) Phần thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí
theo quy định của Luật Báo chí.
d) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để
bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
Nhà ở xã hội quy định tại điểm này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho
thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã
hội theo quy định của pháp luật về nhà ở và việc xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10%
quy định tại điểm này không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê
mua nhà ở xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội ký hợp đồng chuyển
nhượng nhà có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ trước ngày 01/01/2014 và còn tiếp
tục thu tiền kể từ ngày 01/01/2014 (doanh nghiệp đã kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
trên thu nhập hoặc theo tỷ lệ trên doanh thu thu được tiền) và có thời điểm bàn giao nhà kể từ
ngày 01/01/2014 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà này được áp dụng thuế suất 10%.
Thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là
thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Trường
hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà
ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được
xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng
doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp.
e) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Nuôi trồng
lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng,
vật nuôi; Sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP; Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản
và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông
sản, thủy sản và thực phẩm.
f) Phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn.
2.4. Thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
2.5. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với:

196
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của
Chính phủ.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản
xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy
sản; phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền
thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định
tại khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.
2.6. Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ ngày 1/1/2016 chuyển sang
áp dụng thuế suất 17%) được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và
Tổ chức tài chính vi mô.
Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô thành
lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ sau khi hết thời hạn áp dụng thuế suất
10% quy định tại điểm a Mục 2.1 trên thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%; từ ngày
1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%.
Tổ chức tài chính vi mô quy định tại Khoản này là tổ chức được thành lập và hoạt động
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
2.6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Mục này được tính liên tục từ năm đầu
tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Đối với doanh
nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm
được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được cấp giấy chứng nhận dự án
ứng dụng công nghệ cao.
3. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
(Điều 20 Thông tư 78/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014 và 96/2015)
3.1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19
Thông tư 78/2014 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC - Mục
2.1 bên trên).
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa
thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
3.2. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với thu
nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa
bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn
quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
3.3. Miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm tiếp theo đối với thu
nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014 (Mục 2.4
bên trên) và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ
Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực
thuộc trung ương và khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh). Trường
hợp Khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định
ưu đãi thuế đối với Khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích Khu công nghiệp lớn
hơn.
Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại
Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định về phân loại đô thị và văn
bản sửa đổi Nghị định 134/2016 (nếu có).
197
3.4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Mục này được tính liên tục từ năm đầu
tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường
hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh
thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư
mới phát sinh doanh thu.
Ví dụ 26: Năm 2014, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm,
nếu năm 2014 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phầm mềm
thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2014. Trường hợp dự án đầu tư mới
sản xuất sản phẩm phầm mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2014, đến năm
2016 dự án đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn
giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2017.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng
nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.

4. Các trường hợp giảm thuế khác


(Điều 21 Thông tư 78/2014)
4.1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến
100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng 150 lao động có mặt thường
xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng
số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014 (Mục 4.2.9 Phần II bên trên) nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không Tực tiếp sản xuất
kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.
4.2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu
số hướng dẫn tại tiết b điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014 (Mục 4.2.9 Phần II bên trên)
nếu hạch toán riêng được.
4.3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao
cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
5. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
(Điều 22 Thông tư 78/2014)
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn
thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với
cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được
hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào
thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp
doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế,
giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy
định.

198
199
CHƯƠNG 8: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Văn bản có liên quan:
Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH ngày 21/11/2007 của Quốc hội;
Luật số 26/2013 ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập cá
nhân;
Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá
nhân.
Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số
điều tại các Nghị định quy định về thuế.
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thu hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị đinh về thuế.
Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế
thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị
định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá
nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (Được sửa đổi, bổ
sung bởi các Thông tư 119/2014, 151/2014, 25/2018)

Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 về Hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế
TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh và hướng dẫn thực hiện một số nội dung
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số
12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.
Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu
nhập cá nhân

I. KHÁI NIỆM
Thuế TNCN là một loại thuế trực thu thường được đánh vào cá nhân hoặc gia đình trên
căn bản thu nhập mà họ nhận được.
Mục đích ban hành thuế nhằm mục đích hướng đến công bằng hơn là các mục tiêu kinh
tế. Tiền thân của thuế TNCN là Pháp lệnh thuế thu nhập dành cho người có thu nhập cao. Luật
thuế TNCN ra đời nằm trong định hướng cải cách thuế nhằm đáp ứng yêu cầu kiện toàn hệ thống
thuế theo hướng khoan sức dân và đảm bảo bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư và phù hợp hơn
với tình hình kinh tế - xã hội, khuyến khích sản xuất đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.
II. NGƯỜI NỘP THUẾ
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật
Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập
chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số
65/2013/NĐ-CP (Phần III). Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ
Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
200
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam
về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu
nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến
Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp
đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác
nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế
trùng giữa hai quốc gia.
b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam,
không phân biệt nơi trả thu nhập.
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; trong đó ngày đến và ngày đi được tính
là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam.
Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó
trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú;
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường
xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy
định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ
thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ
Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của
các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1,
khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở
lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều
nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở
nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động
thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này
nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng
minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư
trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam
không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để
chứng minh thời gian cư trú.

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 trên.
3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
a.1) Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người
nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.2) Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nhóm cá
nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì người nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
201
a.3) Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một
người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.4) Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề) thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt
động kinh doanh.
a.5) Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký
kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường
hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng
cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.
b) Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
b.1) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, người nộp thuế là từng cá nhân đồng
sở hữu bất động sản.
b.2) Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển
nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp
luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản.
b.3) Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng được
bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao,
chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì người nộp thuế là từng cá
nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.
b.4) Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối
tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì người nộp thuế là từng cá
nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
4. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2, trên bao gồm:
a) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước
ngoài có thu nhập chịu thuế.
b) Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập
chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
III. THU NHẬP CHỊU THUẾ
Thu nhập chịu thuế TNCN gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế
trong phần IV:
1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các
lĩnh vực sau:
a) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành
nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận
tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt
nước, tài sản khác.
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành
nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
c) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e,
khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ
người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức
bằng tiền hoặc không bằng tiền.

202
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về
ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo
vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc
có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục
hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền
tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp
khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển
đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư
trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở
nước ngoài về Việt Nam làm việc.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế
hướng dẫn tại mục này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp
dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được
căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng
dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam,
người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc
thỏa ước lao động tập thể.
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền
hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự
án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt
động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng
cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban
kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và
các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người
sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi
ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao
động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do
người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn,
địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm
việc tại đó.
203
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà
hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân
sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị
sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt
quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ
kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt
buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu
trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không
bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh
nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm
tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo
hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản
phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích
lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại
hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.
đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như:
chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:
đ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc
bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao...) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân
sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử
dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ,
vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội
dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao
động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức
quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một
số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại
diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện
của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng
đại diện của tổ chức nước ngoài.
đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi
làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của
đơn vị.
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động
phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị
sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.

204
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong
các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá
nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác
trong gia đình theo hợp đồng...
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng
bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền
thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật
về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ
thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi
đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính
trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và
địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi
đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua,
hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt
Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho
bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp
pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ
vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ
trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân
người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả
tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân
nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa
bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của
người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn
bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động)
cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh
hiểm nghèo.
g.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
205
g.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
g.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm
tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát;
tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp
hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại
biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và
các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa
ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho
người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với
hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng
dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu
thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ
quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác,
mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không
vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh
toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người
Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán
vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia
đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi
người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.
g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học
tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài
theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào
thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức;
kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của
Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học... thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của
Hội, tổ chức đó.
g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân
chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng
lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai
khoáng.
Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam
đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.
Ví dụ 1: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại
giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc
của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán
cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca,
chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược
lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc
thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.
g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân
và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với
206
mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi
nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1,
điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013.
b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp
vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ
đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.
d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô
hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
đ) Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức
trong nước phát hành, trừ thu nhập theo hướng dẫn tại tiết g.1 và g.3, điểm g, khoản 1, Điều 3
Thông tư 111/2013.
e) Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp
góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng
chế.
g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh,
hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ
phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác
theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật Chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu
của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật Chứng khoán
và Điều 120 của Luật Doanh nghiệp.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển
nhượng bất động sản bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn
liền với đất bao gồm:
b.1) Nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
b.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng
hình thành trong tương lai.
b.3) Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).
207
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
d) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
e) Thu nhập từ việc uỷ quyền quản lý bất động sản mà người được uỷ quyền có quyền
chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của
pháp luật.
g) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình
thức.
Quy định về nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai nêu tại mục 5 này thực
hiện theo pháp luật về kinh doanh bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng
Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các
hình thức sau đây:
a) Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả thưởng.
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ
theo quy định của Luật Thương mại.
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép.
d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác
do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác
tổ chức.
7. Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở
hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí
tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Cụ thể
như sau:
a) Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu
trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm:
a.1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa
học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát
sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
a.2) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
a.3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
b) Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật
Chuyển giao công nghệ, bao gồm:
b.1) Chuyển giao các bí quyết kỹ thuật.
b.2) Chuyển giao kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy
trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương
trình máy tính, thông tin dữ liệu.
b.3) Chuyển giao giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ nêu trên bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng lại.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép
và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.

208
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ
các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả trường hợp nhượng lại quyền
thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo
quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái
phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng
khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm:
vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh
doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội,
quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là
doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có
tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ
tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong
tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế
là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại
điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013.
d) Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu
kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái
phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng
khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm:
vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội,
quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là
doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất
có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ
tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong
tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế
là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm
d, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013.
d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca
nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.

IV. CÁC KHOẢN THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ:


1. Các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai,
công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động

209
sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng,
mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà
ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây
dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc
chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn
được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc
diện được miễn thuế.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của
cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở
tại Việt Nam.
b.1) Cá nhân chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở được miễn thuế theo hướng dẫn
tại điểm b, Mục 1 này phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
b.1.1) Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao
gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm
chuyển nhượng, cụ thể như sau:
b.1.1.1) Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b.1.1.2) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền
sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn
thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
b.1.1.3) Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng
là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển
nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn
thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.
b.1.2) Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối
thiểu là 183 ngày.
Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Riêng trường hợp được
cấp lại, cấp đổi theo quy định của pháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi được cấp lại, cấp đổi.
b.1.3) Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.
Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất
nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
b.2) Nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự khai
và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi
phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b.3) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
không thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b, Mục 1 này.
c) Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải
trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất, nếu chuyển nhượng
diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì khai, nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 111/2013.
d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây
dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa:
vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng

210
với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với
cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
đ) Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hoá sản xuất nông nghiệp nhưng
không làm thay đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.
e) Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ
chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất theo hướng dẫn tại điểm
này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
e.1) Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước
hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm
muối, nuôi trồng thuỷ sản.
Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê
đất, mặt nước theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng
rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng với các công ty Lâm nghiệp). Đối với hoạt động đánh
bắt thuỷ sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào
mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản (trừ trường hợp đánh bắt
thuỷ sản trên sông bằng hình thức đáy sông (đáy cá) và không thuộc những hoạt động khai thác
thuỷ sản bị cấm theo quy định của pháp luật).
e.2) Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng
thuỷ sản theo hướng dẫn này là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị
hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh với nơi diễn ra hoạt động sản xuất.
Riêng đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì không phụ thuộc nơi cư trú.
e.3) Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chưa
chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm
sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản
thông thường khác.
g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
g.1) Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là thu nhập cá nhân nhận được
từ lãi gửi Đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng dưới các hình
thức gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các
hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo
thỏa thuận.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc
thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có
hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.
g.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng
mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
g.3) Lãi trái phiếu Chính phủ là khoản lãi mà cá nhân nhận được từ việc mua trái phiếu
Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ là
mệnh giá, lãi suất và kỳ hạn trên trái phiếu Chính Phủ.

211
h) Thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài
do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác,
học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước;
Trường hợp cá nhân nhận được tiền từ nước ngoài do thân nhân là người nước ngoài gửi
về đáp ứng điều kiện về khuyến khích chuyển tiền về nước theo quy định của Ngân hàng nhà
nước Việt nam thì cũng được miễn thuế theo quy định tại điểm này.
Căn cứ xác định thu nhập được miễn thuế tại điểm này là các giấy tờ chứng minh nguồn
tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có).
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn
so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao
động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được
miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền
lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ
luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì
thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000
đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm
thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng
kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả
từ nước ngoài.
m) Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
m.1) Học bổng nhận được từ ngân sách Nhà nước bao gồm: học bổng của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ
ngân sách Nhà nước.
m.2) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước (bao gồm cả khoản tiền
sinh hoạt phí) theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
Tổ chức trả học bổng cho cá nhân nêu tại điểm này phải lưu giữ các quyết định cấp học
bổng và các chứng từ trả học bổng. Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức
nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận
được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp.
n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức
khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo
quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:
n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức
khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm
sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ
xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc
toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.

212
n.2) Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được
từ người sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao
động. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của người
sử dụng lao động hoặc toà án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.
n.3) Thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư là tiền bồi thường, hỗ trợ do Nhà nước thu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập do các tổ
chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất theo quy định.
Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi
đất, bồi thường tái định cư và chứng từ chi tiền bồi thường.
n.4) Thu nhập từ bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của
pháp luật về bồi thường Nhà nước là khoản tiền cá nhân được bồi thường do các quyết định xử
phạt vi phạm hành chính không đúng của người có thẩm quyền, của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân; thu nhập từ bồi thường cho người bị oan do cơ
quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định. Căn cứ xác định khoản bồi
thường này là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có
quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.
n.5) Thu nhập từ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự.
p) Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho
phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Quỹ từ thiện nêu tại điểm này là quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định tại
Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã
hội, quỹ từ thiện.
Căn cứ xác định thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được miễn thuế tại điểm này là
văn bản hoặc quyết định trao khoản thu nhập của quỹ từ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ
quỹ từ thiện.
q) Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân
đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
Căn cứ xác định thu nhập được miễn thuế tại điểm này là văn bản của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ.
r) Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm
việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
s) Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên
tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy
sản xa bờ.
2. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế:
Thủ tục hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp miễn thuế nêu tại điểm a, b, c, d, đ, Mục 1
được thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
V. GIẢM THUẾ
Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-
CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng
đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt
quá số thuế phải nộp. Cụ thể như sau:
1. Xác định số thuế được giảm
a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do
thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế
213
phải nộp của năm tính thuế đó.
b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người
nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:
b.1) Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu
nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng,
thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ
quà tặng.
b.2) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền
lương, tiền công.
c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục
thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức,
cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
d) Số thuế giảm được xác định như sau:
d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế
giảm bằng mức độ thiệt hại.
d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế
giảm bằng số thuế phải nộp.
2. Thủ tục, hồ sơ xét giảm thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
VI. QUY ĐỔI THU NHẬP CHỊU THUẾ RA ĐỒNG VIỆT NAM
1. Doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp doanh thu, thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch
tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Trường hợp người nộp thuế không mở tài khoản giao dịch tại Việt nam thì phải quy đổi
ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông
qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá
thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh thu nhập.
VII. KỲ TÍNH THUẾ
1. Đối với cá nhân cư trú
a) Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền
lương, tiền công.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ
tính thuế được tính theo năm dương lịch.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính
trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính
thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm
thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Ví dụ 3: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2014. Trong
năm 2014 tính đến ngày 31/12/2014, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm
2015, tính đến 19/4/2015 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Kỳ tính thuế đầu tiên
của ông B được xác định từ ngày 20/4/2014 đến hết ngày 19/4/2015. Kỳ tính thuế thứ hai được
xác định từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015.
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn,
thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng

214
thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu
nhập từ quà tặng.
c) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo năm áp dụng đối với thu nhập từ chuyển
nhượng chứng khoán.
2. Đối với cá nhân không cư trú
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa
hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.
VIII. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế
suất, cụ thể như sau:
1.1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại
Điều 8 Thông tư 111/2013 trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013 và
Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 Cụ thể:
a.1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

a.2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9
Thông tư 111/2013.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9
Thông tư 111/2013.
1.2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng
theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ th ể như
sau:
Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính Thuế suất
thuế (triệu đồng) thuế/tháng (triệu đồng) (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
1.3. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo
từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập
nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số
01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013.
Ví dụ 4: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các
khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con
dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá

215
nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như thế nào?
1.4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo
hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013 không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập
không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo
Thông tư 111/2013 để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:
a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không
bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả
thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp người sử dụng lao động
áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi
thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”. Trường hợp
trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi
bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không
phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo thực
tế phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu có)).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:

Thu nhập làm căn Thu nhập Các khoản Các khoản
= + -
cứ quy đổi thực nhận trả thay giảm trừ

Trong đó:
- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động
nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).
- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số
111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự
nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư
số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Ví dụ 5: Năm 2014, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông D và Công ty X thì Ông D được
trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng, ngoài tiền lương Ông D được công ty X trả thay phí hội
viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông D phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu
đồng/tháng. Công ty X chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông
D. Trong năm Ông D chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và
không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông D được tính như thế nào?
Ví dụ 6: Giả sử ông D tại ví dụ 5 nêu trên còn được công ty X trả thay tiền thuê nhà là 6
triệu đồng/tháng. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông D được tính như thế nào?
b) Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của
năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã
quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì
thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập
trong năm.
Ví dụ 7: Giả sử Ông D tại ví dụ 6 nêu trên, ngoài thu nhập tại công ty X, từ tháng 01/2014
đến tháng 5/2014 ông còn có hợp đồng nhận thu nhập tại công ty Y là 12 triệu đồng/tháng. Công
ty Y cũng trả thay thuế thu nhập cá nhân cho Ông D.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân của ông D năm 2014 được tính như thế nào?
1.5. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc là khoản tiền phí
tích luỹ mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không

216
bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu
trừ 10%.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không
bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam,
người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm.
Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo
tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho
người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần
thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích luỹ.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không
bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép
bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ
10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để
làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
2. Xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền
công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế
nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời
điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo
hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013 là thời điểm
doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
3. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Mục này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu
thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh.
Cụ thể như sau:
3.1. Giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, theo
Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá
nhân, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với
thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương,
tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương,
tiền công.
b) Mức giảm trừ gia cảnh
b.1) Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
b.2) Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh

217
c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì
tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản
thân tại một nơi.
c.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh
cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có
mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế
(được tính đủ theo tháng).
Ví dụ 8: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2014.
Đến ngày 15/11/2014, ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2014 đến khi
về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy, năm 2014, ông E là cá nhân cư trú
và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2014.
Ví dụ 9: Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2013. Ngày
15/6/2014, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày
21/9/2013 đến ngày 15/6/2014 Bà G có mặt tại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế
đầu tiên (từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/9/2014), Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt
Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2013 đến hết tháng 6/2014.
c.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ
cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo
quy định.
c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp
thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan
thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi
đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư
111/2013 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số
thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong
năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi
dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người
phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Mục
này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá
thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong
năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì
người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
d) Người phụ thuộc bao gồm:
d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của
chồng, cụ thể gồm:
d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ
tháng 7 năm 2014.
d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính
cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập
hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá
1.000.000 đồng.

218
d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9,
Thông tư 11/2013.
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha
nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9,
Thông tư 11/2013.
d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi
dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9, Thông tư 11/2013 bao gồm:
d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột
của người nộp thuế.
d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d,
khoản 1, Điều 9, Thông tư 11/2013 phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn
thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình
quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ,
khoản 1, Điều 9, Thông tư 11/2013 là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về
người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy
thận mãn,...).
g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
g.1) Đối với con:
g.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng
minh nhân dân (nếu có).
g.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh
gồm:
g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết
tật.
g.1.3) Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1,
Điều 9, Thông tư 11/2013, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.3.1) Bản chụp Giấy khai sinh.
g.1.3.2) Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ
khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
trung học phổ thông hoặc học nghề.
g.1.4) Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng
trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ
như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha,
mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
g.2) Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân.
- Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy
chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ

219
chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động
như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với
người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh
không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế,
cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân.
- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như
bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận
cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có
thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy
xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật
không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng
lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
g.4) Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9, Thông
tư 11/2013 hồ sơ chứng minh gồm:
g.4.1) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.
g.4.2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp
luật.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ
chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy
xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật
không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng
lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều 9, Thông tư 11/2013 là bất kỳ
giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu).
- Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu).
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về
quản lý thuế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người
phụ thuộc đang sống cùng.
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản
lý thuế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người
phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống
cùng).
g.5) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng
trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh
người phụ thuộc.
g.6) Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính, sự
nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ
thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực
hiện theo hướng dẫn tại các tiết g.1, g.2, g.3, g.4, g.5, điểm g, khoản 1, Điều 9, Thông tư 11/2013
hoặc chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn
về quản lý thuế có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.
Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc,
năm sinh và quan hệ với người nộp thuế; các nội dung khác, người nộp thuế tự khai và chịu trách
nhiệm.

220
h) Khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
h.1) Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ 11 triệu
đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.
h.2) Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu
đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc khai như sau:
h.2.1) Đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công
h.2.1.1) Đăng ký người phụ thuộc
h.2.1.1.1) Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:
Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo mẫu
ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân
trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký
cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai
thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế.
Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một (01) bản
đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho
cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá
nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế.
h.2.1.1.2) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung
thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản
lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc
diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
h.2.1.2) Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký
người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất
trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày
nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ
thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người
phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
h.2.2) Đối với người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
h.2.2.1) Đăng ký người phụ thuộc
h.2.2.1.1) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký người phụ
thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho cơ quan thuế
trực tiếp quản lý cùng với tờ khai tạm nộp thuế. Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc,
người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban
hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
h.2.2.1.2) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán khai giảm trừ gia cảnh
cho người phụ thuộc theo tờ khai thuế khoán.
h.2.2.2) Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ
ngày khai giảm trừ gia cảnh (bao gồm cả trường hợp phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc
mới ra kinh doanh).
h.2.2.3) Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh
người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải
nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải điều chỉnh lại mức thuế
đã khoán.
221
i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc
một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi
nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản
1, Điều 9, Thông tư 11/2013.
3.2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm
bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu
nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với
người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao
gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao
động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ
là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm
cấp.
Ví dụ 11: Ông Y đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện thông qua việc giao kết hợp đồng
bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các doanh nghiệp được phép cung cấp các sản
phẩm hưu trí tự nguyện. Trường hợp các sản phẩm hưu trí tự nguyện này tuân thủ các quy định
của Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính phê chuẩn triển khai, ông Y sẽ được trừ ra khỏi thu nhập
chịu thuế như sau:
- Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động là 800.000
đồng/tháng, tương ứng với 9.600.000 đồng/năm thì mức được trừ khỏi thu nhập chịu thuế là
9.600.000 đồng/năm.
- Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là 2.000.000 đồng/tháng, tương ứng với
24.000.000 đồng/năm thì mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động được trừ
là 12.000.000 đồng/năm.
c) Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú
nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài
đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú
mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản
bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế
từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu
trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có
chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán
thuế.
d) Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ
vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
đ) Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng
từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã
khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).
3.3. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
a) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối
với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá
nhân cư trú, bao gồm:

222
a.1) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật,
phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ
sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục
thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định  số 109/2002/NĐ-CP
ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao
động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu
hợp pháp của tổ chức, cơ sở.
a.2) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành
lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ
về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo,
khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến
việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do
các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
b) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm
trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu
nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính
thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ
thiện nhân đạo, khuyến học.
4. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.
4.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng
dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/2013.
4.2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với
thuế suất là 5%.
4.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ
chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
a) Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3,
Điều 2 Thông tư 111/2013 thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân
thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp
nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
b) Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2
Thông tư 111/2013 thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển
nhượng vốn, rút vốn.
c) Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2
Thông tư 111/2013 thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển
nhượng cổ phiếu.
d) Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi
hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.

223
4.4. Cách tính thuế
Số thuế thu nhập cá Thu nhập tính Thuế suất
= ×
nhân phải nộp thuế 5%

5. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và
thuế suất.
a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định
bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên
quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng
vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác
định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá
nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng
đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.
a.1) Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán
trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển
nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
a.2) Giá mua
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng
vốn.
Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập
doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần
vốn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:
a.2.1) Đối với phần vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp
vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
a.2.2) Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn
bổ sung. Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
a.2.3) Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được
xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn
góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường
thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế .
a.2.4) Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.
a.3) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển
nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ
chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:
a.3.1) Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
a.3.2) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển
nhượng.
a.3.3) Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
b) Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo
Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
c) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
224
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có
hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập
tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
d) Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá Thu nhập tính Thuế suất
= ×
nhân phải nộp thuế 20%
5.2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và
thuế suất.
a) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng
chứng khoán từng lần.
Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
a.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán,
giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là
giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa
thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
a.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi
trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của
đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định
của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
b) Thuế suất và cách tính thuế
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển
nhượng chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân Giá chuyển nhượng chứng Thuế suất
= ×
phải nộp khoán từng lần 0,1%
c) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác
định như sau:
c.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán
là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
c.2) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao
dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung
tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký
chứng khoán.
c.3) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển
nhượng chứng khoán có hiệu lực.
c.4) Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì
thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân
chuyển nhượng vốn, rút vốn.
d) Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cá nhân chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi
nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối
với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
d.1) Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn
là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (×) với mệnh giá

225
của cổ phiếu đó và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế
thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì
khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu
nhận thay cổ tức.
d.2) Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ chuyển
nhượng chứng khoán được xác định theo hướng dẫn tại điểm b, Mục 2 này.
Ví dụ 12: Ông K là cổ đông của công ty cổ phần X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán). Năm 2011, ông K được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh
giá của cổ phiếu là 10.000 đồng). Tháng 2/2014, Ông K chuyển nhượng 2.000 cổ phiếu của công
ty X với giá là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 8/2014, ông K chuyển nhượng 7.000 cổ phiếu với
giá là 20.000 đồng/cổ phiếu.
Khi chuyển nhượng ông K phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn
và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
* Đối với lần chuyển nhượng tháng 2/2014
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(2.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.000.000 đồng
- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
(2.000 CP × 30.000 đồng) × 0,1% = 60.000 đồng
* Đối với lần chuyển nhượng tháng 8/2014
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(3.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.500.000 đồng
- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
(7.000 CP × 20.000 đồng) × 0,1% = 140.000 đồng
6. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là giá chuyển nhượng
từng lần và thuế suất.
6.1. Giá chuyển nhượng
a) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công trình xây
dựng trên đất là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển
nhượng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì
giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại
thời điểm chuyển nhượng.
b) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây
dựng trên đất, kể cả nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là giá ghi trên hợp đồng
chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng
chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là
giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp
luật về đất đai.
Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và
công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá
tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu
chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

226
Đối với nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trường hợp hợp đồng không
ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp
đồng nhân với giá đất và giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo giá Uỷ ban nhân với tỷ lệ góp vốn trên
tổng giá trị hợp đồng. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp
dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời
điểm chuyển nhượng.
c) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước là giá ghi
trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.
Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy
định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Uỷ ban
nhân dân tỉnh quy định.
6.2. Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho
thuê lại.
6.3. Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế
thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo
quy định của pháp luật;
- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho
bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
bất động sản.
Trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai, quyền sử dụng
đất gắn với công trình xây dựng tương lai là thời điểm cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan
thuế.
6.4. Cách tính thuế
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định
như sau:
Thuế thu nhập cá nhân Giá chuyển Thuế suất
= x
phải nộp nhượng 2%
b) Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định
riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài
liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,...
Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định
theo tỷ lệ bình quân.
7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất.
7.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp
đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp
thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng
hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối
tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các
hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng

227
Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế
được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo
Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

228
7.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.
7.4. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân phải Thu nhập thuế suất
= ×
nộp tính thuế 5%.
8. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thu nhập tính thuế và
thuế suất.
8.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng
theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần
nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực
hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng
các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
8.2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại áp dụng
theo Biểu thuế toàn phần là 5%.
8.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh
toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền
thương mại.
8.4. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân Thu nhập tính
= × Thuế suất 5%.
phải nộp thuế
9. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
9.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà
người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền
thưởng.
Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được
phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ
pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng
tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu
nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.
Thu nhập tính thuế đối với một số trò chơi có thưởng, cụ thể như sau:
a) Đối với trúng thưởng xổ số là toàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng trên
một (01) vé xổ số nhận được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
b) Đối với trúng thưởng khuyến mại bằng hiện vật là giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt
trên 10 triệu đồng được quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận thưởng chưa trừ
bất cứ một khoản chi phí nào.
c) Đối với trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược là toàn bộ giá trị giải thưởng
vượt trên 10 triệu đồng mà người tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

229
d) Đối với trúng thưởng từ các trò chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh
thưởng. Giá trị tiền thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi
nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
9.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo
Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.

230
9.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ
chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng.
9.4. Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 10%
10. Căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
10.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng
vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với
từng trường hợp, cụ thể như sau:
a Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là phần giá trị tài
sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận
được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Cụ thể
như sau:
a.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng
khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký
quyền sở hữu chứng khoán.
a.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên: giá trị của chứng khoán được căn
cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại thời điểm lập báo
cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm đăng ký quyền sở
hữu chứng khoán.
b) Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu
nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của
công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.
c) Đối với tài sản thừa kế, quà tặng là bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như
sau:
c.1) Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất
được xác định căn cứ vào Bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá
nhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản.
c.2) Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất thì giá trị bất động sản
được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phân loại
giá trị nhà; quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc tại thời điểm làm thủ tục đăng
ký quyền sở hữu.
Trường hợp không xác định được theo quy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ
do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí
trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền
sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.
Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế,
quà tặng phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản để làm
căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân tự nộp theo quy định.

231
10.2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng
theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
10.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ
tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

232
10.4. Cách tính số thuế phải nộp
Thuế thu nhập cá nhân Thu nhập tính Thuế suất
= x
phải nộp thuế 10%
11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh được quy định tại Thông tư
92/2015/TT-BTC.
IX. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
1. Đối với thu nhập từ kinh doanh
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác
định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (×) với thuế suất.
1.1. Doanh thu:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định như doanh thu
làm căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1,
Điều 8 Thông tư 111/2013.
1.2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú
quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
a) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá.
b) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
c) 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất,
kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì
thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực,
ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
2. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
2.1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư
trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
2.2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định
như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo
hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013.
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam
trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng
không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu Số ngày làm việc cho công Thu nhập từ Thu nhập chịu
nhập phát việc tại Việt Nam tiền lương, tiền thuế khác (trước
= × +
sinh tại Tổng số ngày làm việc công toàn cầu thuế) phát sinh
Việt Nam trong năm (trước thuế) tại Việt Nam
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật
Lao động của Việt Nam.
b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu Số ngày có mặt ở Thu nhập từ tiền Thu nhập chịu thuế
nhập phát Việt Nam lương, tiền công khác (trước thuế)
= × +
sinh tại Việt toàn cầu (trước phát sinh tại Việt
Nam 365 ngày thuế) Nam

233
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các
khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền
lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
3. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác
định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%.
Thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn
của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu
nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1,
khoản 3, Điều 10 Thông tư 111/2013.
4. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
4.1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân
không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc
chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (×) với thuế suất 0,1%, không
phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các
tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả
giá vốn.
4.2. Giá chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp thì giá chuyển nhượng được xác định như đối
với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 1, Điều 11 Thông tư 111/2013.
b. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán thì giá chuyển nhượng được xác định như đối
với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 2, Điều 11 Thông tư 111/2013.
4.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
a) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp
đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
b) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú được xác
định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 2, Điều 11 Thông tư 111/2013.
5. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
5.1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam
của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân (×) với thuế
suất 2%.
Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú là toàn bộ số tiền mà cá nhân
nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá
vốn.
5.2. Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú trong từng trường hợp cụ
thể được xác định như xác định giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú theo hướng
dẫn tại điểm a.1, b.1, c.1, d.1, khoản 1, Điều 12 Thông tư 111/2013.
5.3. Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm cá nhân
không cư trú làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật.
6. Đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
6.1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền
a) Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần
thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.

234
Thu nhập từ bản quyền được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 13 Thông tư
111/2013.
b) Thời điểm xác định thu nhập từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ
chuyển bản quyền cho người nộp thuế là cá nhân không cư trú.
6.2. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
a) Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác
định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại
tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 14
Thông tư 111/2013.
b) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh
toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền
thương mại.
7. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
7.1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân
không cư trú được xác định bằng thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại Mục 7.2 bên dưới nhân
(×) với thuế suất 10%.
7.2. Thu nhập tính thuế
a) Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng
vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam.
Thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư
trú theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 15 Thông tư 111/2013.
b) Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài
sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt
Nam.
Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá
nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 16 Thông tư 111/2013.
7.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
a) Đối với thu nhập từ trúng thưởng: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ
chức, cá nhân ở Việt Nam trả tiền thưởng cho cá nhân không cư trú.
b) Đối với thu nhập từ thừa kế: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân
làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
c) Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá
nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
X. ĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN
THUẾ
1. Đối tượng phải đăng ký thuế
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì đối tượng phải đăng ký thuế
thu nhập cá nhân bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập bao gồm:
a.1) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, đơn vị trực
thuộc hạch toán riêng và có tư cách pháp nhân riêng.
a.2) Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp.
a.3) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
a.4) Các đơn vị sự nghiệp.
a.5) Các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài.

235
a.6) Các Ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.
a.7) Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập khác.
b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
b.1) Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập;
cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập cá nhân đồng thời
với việc đăng ký các loại thuế khác.
b.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kể cả cá nhân nước ngoài làm việc cho
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài tại Việt Nam.
b.3) Cá nhân chuyển nhượng bất động sản.
b.4) Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu có yêu cầu).
c. Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
Các trường hợp đăng ký thuế nêu tại điểm a, b và c, Mục 1 này, nếu đã đăng ký thuế và
được cấp mã số thuế thì không phải đăng ký mới. Cá nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế thu
nhập cá nhân thì chỉ đăng ký thuế một lần. Mã số thuế được sử dụng chung để khai thuế đối với
tất cả các khoản thu nhập.
2. Hồ sơ đăng ký thuế
Thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
a) Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
b) Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nộp hồ sơ đăng ký thuế cho tổ
chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ
chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của cá nhân và nộp cho
cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
b.2) Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập: từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ các
khoản thu nhập chịu thuế khác được lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan, đơn
vị trả thu nhập hoặc tại Chi cục Thuế nơi kinh doanh.
b.3) Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác có thể nộp hồ sơ đăng ký thuế tại bất kỳ cơ quan
thuế nào.
4. Đăng ký thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
a) Đối với nhóm cá nhân kinh doanh thì người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh thực
hiện đăng ký thuế theo hướng dẫn đối với cá nhân kinh doanh để được cấp mã số thuế cho bản
thân. Mã số thuế của người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh được sử dụng để khai, nộp
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài,... chung cho cả nhóm và khai thuế thu
nhập cá nhân cho bản thân người đại diện. Những cá nhân góp vốn khác trong nhóm đều phải
thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế riêng như đối với cá nhân kinh doanh.
b) Đối với cá nhân chuyển nhượng bất động sản chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự
động cấp mã số thuế cho cá nhân căn cứ trên thông tin cá nhân tại Hồ sơ chuyển nhượng bất
động sản.
c) Đối với cá nhân là người phụ thuộc và người nộp thuế có kê khai giảm trừ gia cảnh nếu
chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên
thông tin của người phụ thuộc tại Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh (theo mẫu ban hành kèm
theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) của người nộp thuế.
5. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
5.1. Khấu trừ thuế

236
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào
thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
a) Thu nhập của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách
nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác
định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư 111/2013.
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá
nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá
nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm
trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ
thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân
trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng
hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần
(đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo
Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong
năm tính thuế).
b.4) Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với khoản tiền phí tích lũy
tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không
bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-
BTC.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế trên khoản tiền phí bảo hiểm đã
mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động đối với khoản bảo hiểm nhân thọ,
bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không
thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam mà tổ
chức, cá nhân trả thu nhập mua cho người lao động. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng
dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
b.5) Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú
được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 111/2013; của cá nhân không cư trú được xác
định theo Điều 18 Thông tư 111/2013.
c) Thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; thu nhập từ hoạt động
cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản.
Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trả tiền hoa hồng
cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp với số tiền hoa hồng trên 100
triệu đồng/năm có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá
nhân. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số
92/2015/TT-BTC.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản của cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập trên 100 triệu đồng/năm cho cá nhân cho
thuê tài sản nếu trong hợp đồng thuê có thoả thuận bên đi thuê là người nộp thuế thay. Số thuế
khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
d) Thu nhập từ đầu tư vốn
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư
111/2013 có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ

237
trường hợp cá nhân tự khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 26 Thông tư 111/2013. Số
thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 111/2013.
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán đều phải khấu trừ thuế theo thuế suất 0,1%
trên giá chuyển nhượng trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng. Cụ thể việc khấu trừ
thuế được thực hiện như sau:
đ.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán:
đ.1.1) Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký
chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển
nhượng trước khi thanh toán tiền cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định như hướng dẫn tại
điểm b.2, khoản 2, Điều 11 Thông tư 111/2013.
đ.1.2) Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán có
trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng
khoán của cá nhân ủy thác danh mục đầu tư chứng khoán theo bảng phân bổ của công ty gửi
ngân hàng lưu ký mà công ty mở tài khoản lưu ký.
đ.2) Đối với chứng khoán chuyển nhượng không qua hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch
chứng khoán:
đ.2.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại
Trung tâm lưu ký chứng khoán:
Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng
khoán khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi làm
thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
đ.2.2) Đối với chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức
phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông:
Công ty chứng khoán được uỷ quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
chứng khoán.
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải xuất trình hợp đồng chuyển nhượng với Công
ty chứng khoán khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
e.Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú có trách nhiệm
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng vốn góp.
g) Thu nhập từ trúng thưởng
Tổ chức trả tiền thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng
cho cá nhân trúng thưởng. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư
111/2013.
h) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác
định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân (×)
với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh
toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân
với thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên
tổng số tiền thanh toán của từng lần.
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký
hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013) hoặc ký

238
hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần
trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ
nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến
mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản
hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời
chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế.
Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những
cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý
thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của
mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại
thời điểm cam kết.
5.2. Chứng từ khấu trừ
a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại Mục 5.1
phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy
quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03)
tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần
khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên
của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu
nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy,
trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp
một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho
thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.
b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả
thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng
8/2014) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế
trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện
cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ
cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.
6. Khai thuế, quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu
nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng
dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số
trường hợp cụ thể:
6.1. Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc
quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
b) Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát
sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một
loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên thì thực hiện khai thuế theo tháng, trừ
trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
239
b.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn
nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.
c) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có
phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế
thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền.
6.2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh
doanh
a) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế
bao gồm:
a.1) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ
quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế thực hiện khai thuế trực
tiếp với cơ quan thuế theo quý.
a.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước
ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
b) Cá nhân, nhóm cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh khai thuế trực tiếp với cơ quan
thuế bao gồm:
b.1) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai là cá nhân,
nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và cá nhân, nhóm
cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu, không hạch toán được chi phí thực hiện khai
thuế theo quý.
b.2) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh
doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hoá
đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thực hiện khai thuế
theo năm.
b.3) Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) khai thuế thu nhập cá nhân theo từng lần
phát sinh.
b.4) Cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số khai thuế
thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh đối với doanh thu trên hóa đơn.
b.5) Cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng khai thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh.
b.6) Cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài
sản khác khai thuế theo quý hoặc từng lần phát sinh.
c) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai
quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc
bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:
c.1) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn
thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
c.2) Cá nhân, hộ kinh doanh chỉ có một nguồn thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp
thuế theo phương pháp khoán.
c.3) Cá nhân, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ việc cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất
đã thực hiện nộp thuế theo kê khai tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê.
c.4) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng
trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm
không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu
không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
c.5) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng
trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh
thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có

240
quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu
nhập này.
d) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập
quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:
d.1) Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03)
tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm uỷ quyền quyết toán,
kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
d.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng
trở lên và có thêm thu nhập khác theo hướng dẫn tại tiết c.4 và c.5, điểm c, Mục 6.2 này.
đ) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với
phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
e) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế
thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số
thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ
cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu
nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
e.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong
trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày,
nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở
lên.
- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ
ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
- Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể
từ ngày kết thúc năm dương lịch. Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định
như sau:

Số thuế còn phải


Số thuế phải nộp của Số thuế tính
nộp năm tính thuế = -
năm tính thuế thứ 2 trùng được trừ
thứ 2

Trong đó:

Số thuế phải nộp Thu nhập tính thuế Thuế suất thuế thu nhập cá
của năm tính thuế = của năm tính thuế thứ × nhân theo Biểu lũy tiến từng
thứ 2 2 phần

Số thuế phải nộp trong năm


Số thuế tính trùng tính thuế thứ nhất Số tháng
= ×
được trừ tính trùng
12
Ví dụ 17: Ông S là người nước ngoài lần đầu tiên tới Việt Nam làm việc theo hợp đồng có
thời hạn từ ngày 01/6/2014 đến 31/5/2016. Năm 2014, ông S có mặt tại Việt Nam 80 ngày và
phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 134 triệu đồng. Năm 2015, ông S có mặt tại Việt
Nam trong thời gian từ 01/01/2015 đến hết ngày 31/5/2015 là 110 ngày và phát sinh thu nhập từ
tiền lương, tiền công là 106 triệu đồng; từ ngày 01/6/2015 đến 31/12/2015, ông S có mặt tại Việt
Nam là 105 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 122 triệu đồng. Ông S không
đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và không phát sinh các khoản đóng góp bảo
hiểm, từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Số thuế thu nhập cá nhân của Ông S phải nộp được xác định như sau:

241
+ Nếu tính theo năm 2014, Ông S là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên
tục kể từ ngày 01/6/2014 đến hết ngày 31/5/2015, tổng thời gian ông S có mặt tại Việt Nam là
190 ngày (80 ngày + 110 ngày). Vì vậy, ông S là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
+ Năm tính thuế thứ nhất (từ ngày 01/6/2014 đến ngày 31/5/2015):
- Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế thứ nhất:
134 triệu đồng + 106 triệu đồng = 240 triệu đồng
- Giảm trừ gia cảnh: 11 triệu đồng x 12 = 132 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế: 240 triệu đồng - 108 triệu đồng = 108 triệu đồng
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm tính thuế thứ nhất: 60 triệu đồng × 5% + (120 triệu
đồng – 60 triệu đồng) × 10% = 5,1 triệu đồng
+ Năm tính thuế thứ hai (từ 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015): Ông S có mặt tại Việt
Nam 215 ngày (110 ngày + 105 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
- Thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm 2015:
106 triệu đồng + 122 triệu đồng = 228 triệu đồng
- Giảm trừ gia cảnh : 11 triệu đồng x 12 = 132 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế năm 2015:
228 triệu đồng – 132 triệu đồng = 96 triệu đồng
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm 2015:
(60 triệu đồng × 5%) + (96 triệu đồng – 60 triệu đồng) × 10% = 3,9 triệu đồng
+ Quyết toán thuế năm 2015 có 5 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất (từ
tháng 01/2015 đến tháng 05/2015)
- Số thuế tính trùng được trừ :
(5,1 triệu đồng/12 tháng) x 5 tháng = 2,125 triệu đồng.
- Thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp năm 2015 là :
3,9 triệu đồng – 2,125 triệu đồng = 1,775 triệu đồng
e.3) Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam thực hiện
quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
e.4) Đối với cá nhân cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thực hiện
quyết toán thuế thu nhập cá nhân trừ các trường hợp không phải quyết toán thuế theo hướng dẫn
tại điểm c.3 và c.5, Mục 6.2 này, cụ thể như sau:
e.4.1) Trường hợp cá nhân khai thuế theo quý hoặc khai thuế theo từng lần phát sinh đối
với hợp đồng có kỳ hạn thanh toán từ một năm trở xuống thì thực hiện quyết toán thuế như đối
với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
e.4.2) Trường hợp cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh đối với hợp đồng có kỳ hạn
thanh toán trên một năm và nhận tiền trước cho một thời hạn thuê thì cá nhân lựa chọn một trong
hai hình thức hình thức quyết toán thuế như sau: nếu quyết toán thuế hết vào năm đầu thì doanh
thu được xác định theo doanh thu trả tiền một lần và tính giảm trừ gia cảnh của một năm, các
năm sau không tính lại; nếu quyết toán theo từng năm thì tạm kê khai doanh thu trả tiền một lần
và tính giảm trừ gia cảnh của năm đầu, các năm sau phân bổ lại doanh thu cho thuê tài sản và
tính giảm trừ gia cảnh theo thực tế phát sinh.
e.5) Cá nhân có thu nhập từ đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp trực tiếp quyết
toán thuế với cơ quan thuế nếu thuộc diện phải quyết toán thuế.
e.6) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh nhưng thuộc diện xét giảm
thuế do thiên tai, hoả hoạn, tại nạn, bệnh hiểm nghèo trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
e.7) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh
doanh cố định trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế, quyết toán thuế như đối với cá nhân,
nhóm cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú.

242
6.3. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
a) Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế theo từng lần
phát sinh, kể cả trường hợp thuộc đối tượng được miễn thuế. Khai thuế đối với một số trường
hợp cụ thể như sau:
a.1) Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp, bảo
lãnh vay vốn hoặc thanh toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đến hết thời
hạn trả nợ, cá nhân không có khả năng trả nợ thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài làm thủ tục phát mại, bán bất động sản đó đồng thời thực hiện khai thuế, nộp thuế thu nhập
cá nhân thay cho cá nhân trước khi thực hiện thanh quyết toán các khoản nợ của cá nhân.
a.2) Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp để
vay vốn hoặc thanh toán với tổ chức cá nhân khác, nay thực hiện chuyển nhượng toàn bộ (hoặc
một phần) bất động sản đó để thanh toán nợ thì cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng thay
phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thanh quyết toán các khoản
nợ.
a.3) Trường hợp bất động sản do cá nhân chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo
quyết định thi hành án của Toà án thì cá nhân chuyển nhượng phải khai, nộp thuế hoặc tổ chức,
cá nhân tổ chức bán đấu giá phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân chuyển
nhượng. Riêng đối với bất động sản của cá nhân bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện
tịch thu, bán đấu giá nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật thì không phải
khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
a.4) Trường hợp chuyển đổi nhà, đất cho nhau giữa các cá nhân không thuộc các trường
hợp chuyển đổi đất nông nghiệp để sản xuất thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân
theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013 thì từng cá nhân chuyển đổi nhà,
đất phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân.
a.5) Trường hợp khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển
nhượng bất động sản, thì tổ chức, cá nhân khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ
“Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ
tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức. Trên hồ sơ tính thuế,
chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng bất động
sản.
b) Cơ quan quản lý bất động sản chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất
động sản khi đã có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc xác nhận của cơ quan thuế về khoản
thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc tạm thời
chưa thu thuế.
6.4. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng
chứng khoán)
a) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển
nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
b) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải
khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ
thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013 và khai thuế theo từng lần
phát sinh.
c) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp
chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn
thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế,
nộp thuế thay cho cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì
doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi

243
thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người
nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính
thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn
góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng
vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).
6.5. Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
a) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của Công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch
chứng khoán không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế mà Công ty chứng khoán, Ngân hàng
thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân uỷ thác quản lý
danh mục đầu tư khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 26 Thông tư 111/2013.
b) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao
dịch chứng khoán:
b.1) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán
tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế mà Công
ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ
thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 26 Thông tư 111/2013.
b.2) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng
nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ
đông không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế mà Công ty chứng khoán được ủy quyền quản
lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 26 Thông tư
111/2013.
c) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thuộc trường hợp nêu tại điểm a, b, Mục
6.5 này thì khai thuế theo từng lần phát sinh.
d) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển
nhượng chứng khoán mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán
đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách
nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai thuế thay cho cá
nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai
thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của
người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ
sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng
chứng khoán.
đ) Cuối năm nếu cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thì thực
hiện khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
6.6. Khai thuế đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng
a) Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, nhận quà tặng khai thuế theo từng lần phát sinh kể
cả trường hợp được miễn thuế.
b) Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức có liên quan chỉ thực hiện thủ tục chuyển
quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản, chứng khoán, phần vốn góp và các tài sản khác phải
đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cho người nhận thừa kế, nhận quà tặng khi đã có
chứng từ nộp thuế hoặc xác nhận của cơ quan thuế về khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất
động sản được miễn thuế.
6.7. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài
Cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài thực hiện khai thuế theo từng lần phát
sinh, riêng cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trả từ nước ngoài khai thuế theo
quý.
6.8. Khai thuế đối với cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh tại Việt Nam
nhưng nhận thu nhập ở nước ngoài

244
a) Cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài
khai thuế theo lần phát sinh. Riêng cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công
phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo quý.
b) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn
(bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước
ngoài thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh hướng dẫn tại Mục 6.3, 6.4 và 6.5 này.
6.9. Khai thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn trong trường hợp nhận cổ tức bằng cổ
phiếu, lợi tức ghi tăng vốn.
Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn chưa phải khai và nộp thuế từ đầu
tư vốn khi nhận. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp
thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thu nhập từ đầu tư vốn.
6.10. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng
khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp
vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản.
Cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai
và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh
nghiệp cá nhân khai và nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất
động sản khi góp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi
chuyển nhượng.
6.11. Khai thuế từ tiền lương, tiền công đối với thu nhập từ thưởng bằng cổ phiếu.
Cá nhân khi nhận thưởng bằng cổ phiếu từ đơn vị sử dụng lao động chưa phải nộp thuế từ
tiền lương, tiền công. Khi cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu thưởng thì khai thuế đối với thu nhập
từ chuyển nhượng cổ phiếu và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
7. Trách nhiệm của tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước
ngoài không hoạt động tại Việt Nam
Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt
Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao
động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo
cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài
và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: danh sách, quốc
tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên
Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 07 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài
bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
8. Hoàn thuế
8.1. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã
số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
8.2. Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực
hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân
trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các
cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu
có đề nghị hoàn trả.
8.3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế
hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
8.4. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai
quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết
toán thuế quá thời hạn.

245
CHƯƠNG 9: CÁC LOẠI THUẾ VỀ ĐẤT
Các văn bản có liên quan:
Luật 48/2010/QH12 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
Luật số 23/L/CTN của Quốc hội : Luật Thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp
Nghị định số 74/CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Thuế
sử dụng đất nông nghiệp.
Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 8-6-2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Thông tư số 117/2000/TT-BTC ngày 7-12-2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị
định số 198/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Thông tư 70/2006/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi thông tư số 117/2004 của Bộ Tài chính về
thu tiền sử dụng đất.
Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19-11-2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn
giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến 2010 theo nghị định số 129/2003/NĐ-CP
ngày 3-11-2003 của Chính Phủ.

A. THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP


I. SƠ LƯỢC VỀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Thuế sử dụng đất nông nghiệp hay nói rộng hơn là thuế đánh trên khu vực nông nghiệp là
một trong những vấn đề quan trọng nhất được các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước mà
khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng chi phối đối với các khu vực còn lại, đặt trọng tâm chú ý
hàng đầu.
Về mặt lý thuyết, việc đánh thuế một cách thích đáng vào nông nghiệp từ lâu đã được xem là
một vấn đề quan trọng trong tài chính phát triển. Ban đầu nó tạo được nguồn thu khá quan trọng
cho ngân sách, đặc biệt đối với các nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên càng về sau
các kinh tế gia đưa ra nhiều ảnh hưởng xấu của việc đánh thuế vào khu vực nông nghiệp.
Mặc dù có sự lôi cuốn rất mạnh mẽ về mặt lý thuyết đối với các loại thuế đánh vào đất nông
nghiệp nhưng các tài liệu có tính kinh nghiệm được viện dẫn - phần lớn được xuất hiện từ 10 đến
20 năm gần đây – đã có sự phê phán rất gay gắt loại thuế này. Các phê phán này có thể tóm lại ở
4 điểm chính”
- Thuế đất tạo ra nguồn thu tương đối thấp.
- Thuế đất hiếm khi đạt được các mục tiêu phi tài khóa
- Thuế đất đôi khi làm giảm năng suất, không khuyến khích thúc đẩy sản
xuất.
- Thuế đất thường không được lòng dân, tốn kém chi phí quản lý và có thể
tạo ra tình trạng tham nhũng.
Nói một cách ngắn gọn, thuế đánh vào đất nông nghiệp thường được các nhà kinh tế học
mô tả là không công bằng đối với nông dân và không có lợi cho nhà nước. Mặt khác đây thường
cũng là nguồn thu tương đối nhỏ trong tổng thu nhập của chính phủ. Các số liệu thống kê tuy
không được rõ ràng và chính xác lắm cũng cho thấy rất ít các nước đang phát triển có thuế trực
thu đánh vào nông nghiệp đạt tới 10% so với tổng nguồn thu của Chính phủ. Không có quốc gia
nào mà thuế đất chiếm hơn 20% tổng thu.

246
Ở Việt Nam, thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay có tiền thân là thuế nông nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, cơ sở kinh tế - xã hội của thuế nông nghiệp là mối quan hệ giữa quyền
sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước công nhận
quyền sử dụng ruộng đất của các tổ chức, cá nhân vào mục đích vào mục đích sản xuất nông
nghiệp. Cùng với việc sử dụng ruộng đất, người sử dụng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu
nhập của mình, thông qua thuế nông nghiệp. Thuế nông nghiệp nước ta ra đời theo sắc lệnh số
13 – SL ngày 1/5/1951 với mục đích góp phần tập trung nguồn tài chính phục vụ cho công cuộc
kháng chiến chống Pháp.
Trải qua nhiều thời kỳ, thuế nông nghiệp đã được bổ sung sửa đổi nhiều lần và đóng góp
quan trọng vào nguồn thu ngân sách quốc gia, động viên, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
Đầu những năm 90, chính sách thuế được cải cách đồng bộ. Trong bối cảnh đó, thuế nông
nghiệp cũng được hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu:
- Nâng cao tính pháp lý của thuế nông nghiệp.
- Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tức là khoan thử sức dân,
thực hiện điều chỉnh giảm thuế và ổn định nghĩa vụ nộp thuế.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc thâm canh tăng vụ, tận dụng đất đai đi vào sản xuất.
- Chính sách thuế phải rõ ràng, đơn giản, hiệu quả.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Người nộp thuế
Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất
nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) gồm:
1.1 Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân;
1.2 Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích
của xã;
1.3 Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bao gồm nông trường, lâm trường,
xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực
lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
2. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm
1.1. Đất trồng trọt là đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ;
1.2. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thủy sản
hoặc vừa nuôi trồng thủy sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích
khác.
1.3. Đất rừng trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm
sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế quy định nêu trên, chủ sử dụng đất
vẫn phải nộp thuế theo quy định của luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
* Những loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
a. Đất rừng tự nhiên;
b. Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;
c. Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;
d. Đất làm giao thông, thủy lợi dùng chung cho cánh đồng;
e. Đất chuyên dùng theo quy định tại Điều 62 của Luật đất đai là đất được xác định sử dụng
vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở.
f. Đất do Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân thuê theo quy định tại Điều 29 của Luật đất đai.

247
3. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích, hạng đất và định suất tính bằng kg
thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
Diện tích tính thuế được quy định như sau:
Diện tích tính thuế của từng hộ nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ
địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền
xác nhận theo quy định tại điều 14 của Luật đất đai. Trường hợp địa phương chưa lập sổ địa
chính và số liệu đo đạc chưa chính xác, chưa có xác nhận của cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm
quyền, thì diện tích tính thuế là diện tích đất ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế.
Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng là diện tích thực sử dụng, được giao cho từng hộ
nộp thuế phù hợp với diện tích ghi trong sổ địa chính hoặc trong tờ khai của chủ hộ.
Cơ quan quản lý đất đai các cấp trong phạm vi quyền hạn quy định tại Điều 14 của Luật
Đất đai, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế xác định diện tích tính thuế trong địa phương
mình.
4. Hạng đất
Hạng đất là chỉ tiêu phân loại đối với đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đất có mặt
nước nuôi trồng thủy sản. Hạng đất phản ánh chất đất tốt hay xấu; điều kiện sản xuất thuận lợi
hay khó khăn; năng suất cao hay thấp.
Như vậy để xác định hạng đất, phải căn cứ vào các yếu tố: chất đất, vị trí đất, địa hình, điều
kiện khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu.
Việc xác định hạng đất phải đảm bảo nguyên tắc:
 Ruộng đất được xếp hạng đất phải có cùng tiêu chuẩn 5 (năm) yếu tố
(nếu chỉ có năng suất khác nhau thì cũng vẫn cùng hạng đất).
 Ruộng đất cùng đạt năng suất như nhau nhưng khác nhau về tiêu chuẩn
của 5 (năm) yếu tố, sẽ phân hạng khác nhau.
Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan quản lý ruộng đất nông nghiệp tổ chức phân hạng đất
trên địa bàn địa phương dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp. Sau khi được Ủy ban
nhân dân các cấp xác nhận, các cơ quan này sẽ báo cáo lên Bộ Tài chính để kiểm tra, tổng hợp và
trình Chính phủ phê chuẩn.
Theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành, đất trồng cây hằng năm và đất có mặt
nước nuôi trồng thủy sản được phân thành sáu hạng đất. Đất trồng cây lâu năm được phân thành
5 hạng đất.
5. Định suất
Định suất thuế một năm tính bằng kg thóc trên 1 hecta của từng hạng đất như sau:
a. Đối với đất trồng cây hằng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
Hạng đất Định suất thuế
1 550
2 460
3 370
4 280
5 180
6 50
b. Đối với đất trồng cây lâu năm
Hạng đất Định suất thuế
1 650
248
2 550
3 400
4 200
5 80
c. Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hằng năm chịu mức thuế như sau:
Bằng 1,3 lần thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2
và hàng 3.
Bằng thuế đất trồng cây hăng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.
d. Đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị
sản lượng khai thác.
6. Kê khai, tính thuế và lập sổ thuế
Sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp được lập một lần để sử dụng nhiều năm, nếu căn cứ tính
thuế có thay đổi thì số thuế phải được điều chỉnh lại chậm nhất vào tháng 3 hằng năm. Sổ thuế sử
dụng đất nông nghiệp được lập theo đơn vị hành chính, cụ thể như sau:
Hộ nộp thuế chỉ sử dụng đất trong một xã, phường, thị trấn thì lập sổ thuế tại phường xã,
thị trấn.
Hộ nộp thuế có sử dụng đất ở nhiều xã phường, thi trấn trong một huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh thì lập sổ thuế tại huyện, quận, thị xã, thành phố đó. Nếu hộ nộp thuế có sử
dụng đất ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố, thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
Ương, thì lập sổ thuế ở huyện, quận, thị xã nơi hộ nộp thuế đóng trụ sở chính. Nếu hộ nộp thuế
có sử dụng đất ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, thì đất thuộc huyện, quận, thị xã
nào, lập sổ thuế tại huyện, quận, thị xã đó.
7. Thu thuế và nộp thuế
Năm thuế sử dụng đất nông nghiệp tính theo năm dương lịch từ ngày 1/1 đến hết ngày
31/12.
Thuế tính cả năm nhưng thu mỗi năm từ một đến hai lần tùy theo vụ thu hoạch chính của
từng loại cây trồng ở từng địa phương.
Hộ nộp thuế có thể nộp thuế trước khi đến hạn thu thuế và ở lần thu thuế đầu tiên có thể
nộp hết số thuế phải nộp cả năm.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục thuế, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung Ương quy định thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc vụ thu thuế và công bố cho toàn
dân biết.
Sổ thuế là căn cứ để làm thông báo thuế và thu, nộp thuế. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
tính bằng thóc, thu bằng tiền; riêng đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần thuế tính theo sản
lượng khai thác và giá bán thực tế.
Giá thóc thu thuế do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương
quyết định sát giá thị trường và không được thấp hơn 10% so với giá thị trường địa phương.
Hộ nộp thuế có trách nhiệm trực tiếp nộp tiền thuế cho Kho Bạc nhà nước theo thông báo
của cơ quan thuế. Trong trường hợp cán bộ thuế buộc phải trực tiếp thu tiền thuế, thì mười ngày
một lần cơ quan thuế, cán bộ thuế phải nộp hết số tiền thuế đã thu được vào kho bạc Nhà nước.
Đối với tiền thuế thu được có số lượng lớn, thì phải nộp ngay cho kho bạc Nhà nước
8. Giảm thuế và miễn thuế
8.1. Miễn giảm chung
Miễn thuế cho đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trồng
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

249
Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hằng
năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm
ba năm từ khi có thu hoạch.
Đất khai hoang là đất chưa bao giờ được dùng vào sản xuất hoặc bị bỏ hoang ít nhất
năm năm tính đến thời điểm khai hoang đưa vào sản xuất, nếu trồng cây hằng năm được miễn
thuế 5 năm, nếu trồng cây lâu năm được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng
thêm 3 năm kể từ khi bắt đầu có thu hoạch, nếu trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì
kể từ khi bắt đầu có thu hoạch mới phải nộp thuế bằng 4% giá trị sản lượng thu hoạch.
Đất khai hoang bằng nguồn vốn cấp phát của Ngân sách Nhà nước dùng vào sản xuất
nông nghiệp, nếu trồng cây hàng năm ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được miễn thuế 3 năm, ở
các nơi khác được miễn thuế 2 năm; nếu trồng cây lâu năm, kể cả trồng lại mới được miễn thuế
trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm một năm.
Riêng đối với các trường hợp cụ thể thì theo hướng dẫn tại Thông tư 112/2003/TT-BTC
ngày 19/11/2003 như sau:
8.2. Đối tượng được miễn thuế SDĐNN trong hạn mức gồm:
8.2.1. Hộ nông dân có đất sản xuất nông nghiệp, kể cả trường hợp hộ nông dân đó có
quyền sử dụng đất do được cho tặng, nhận thừa kế, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp
pháp để sản xuất nông nghiệp.
8.2.2. Hộ nông, lâm trường viên nhận đất giao khoán ổn định của Nông trường, Lâm
trường thông qua hợp đồng về giao đất sản xuất nông nghiệp giữa nông trường, lâm trường với
hộ nông, lâm trường viên để sản xuất nông nghiệp.
8.2.3. Hộ xã viên Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nhận đất giao khoán ổn định của HTX
xã để sản xuất nông nghiệp (không bao gồm đất sản xuất nông nghiệp nhận thầu thông qua đấu
thầu); hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tự nguyện góp ruộng đất vào thành lập các
HTX sản xuất nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã.
8.3. Đối tượng được miễn thuế SDĐNN trên toàn bộ diện tích đất gồm:
8.3.1. Hộ nghèo theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn
cứ quy định chuẩn hộ nghèo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
8.3.2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất nông nghiệp tại các xã đặc biệt khó
khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu,
vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt
là chương trình 135).
8.4. Đối tượng được giảm 50% thuế SDĐNN gồm:
Giảm 50% số thuế ghi thu hàng năm cho các đối tượng đứng tên trong sổ bộ thuế
SDĐNN có diện tích đất sản xuất nông nghiệp không thuộc diện được miễn thuế SDĐNN quy
định tại điểm 2, điểm 3, Mục I Thông tư này:
8.4.1. Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị hành chính, hành chính sự nghiệp (bao gồm cả
các Viện, Trạm, Trại nghiên cứu thí nghiệm) đang quản lý và sử dụng đất vào sản xuất nông
nghiệp hoặc giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác theo hợp đồng để sản xuất nông
nghiệp.
8.4.2. Hộ cán bộ công chức, viên chức Nhà nước, công nhân viên trong các tổ chức kinh
tế, hộ tư nhân, hộ gia đình quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan trong lực lượng vũ trang kể cả diện
đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động có diện tích đất sản xuất nông nghiệp do việc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, được cho tặng, thừa kế, đất vườn, đất ao, đất khai hoang phục hoá,
đất đồi, đất bãi bồi ven sông, ven suối, ven biển, đầm, phá, sông hồ...
8.4.3. Đối tượng được miễn thuế SDĐNN trong hạn mức theo quy định tại điểm 2, Mục
I, Thông tư 130/2008 có diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức.

250
8.5. Một số trường hợp cụ thể.
8.5.1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê đất của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân khác để sản xuất nông nghiệp, thực hiện nộp tiền thuê đất hàng năm
thì không thuộc diện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Thông tư
112/2006.
8.5.2. Trường hợp hộ nộp thuế SDĐNN vừa có diện tích đất sản xuất nông nghiệp
trồng cây hàng năm và diện tích đất trồng cây lâu năm thì hạn mức diện tích đất sản xuất
nông nghiệp để miễn giảm thuế được tính riêng theo từng loại đất trồng cây hàng năm,
loại đất trồng cây lâu năm.
Ví dụ 1: Hộ Ông A là hộ nông dân sinh sống tại đồng bằng Bắc bộ có hai loại đất
sản xuất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm là 3 ha (hạn mức quy định là 2 ha);
đất trồng cây lâu năm là 15 ha (hạn mức quy định là 10 ha). Ông A được miễn thuế
SDĐNN đối với diện tích trong hạn mức là 2 ha đất trồng cây hàng năm và 10 ha đất
trồng cây lâu năm; được giảm 50% thuế ghi thu đối với diện tích đất vượt hạn mức đất
trồng cây hàng năm là 1 ha, đất trồng cây lâu năm là 5 ha.
8.5.3. Trường hợp hộ nộp thuế SDĐNN được giao đất trồng cây hàng năm hoặc
trên sổ thuế đã kê khai là đất trồng cây hàng năm nhưng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng
nay chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả thì diện tích đất đó vẫn xác định theo hạn
mức đất trồng cây hàng năm. Định suất thuế SDĐNN đối với diện tích đất trồng cây hàng
năm chuyển sang đất trồng cây lâu năm thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 9, Luật
thuế SDĐNN như sau:
Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau:
Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và
hạng 3;
Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.
8.5.4. Đối với hộ đăng ký hộ khẩu thường trú tại một xã, nhưng có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp ở các xã khác (kể cả xã thuộc huyện khác, tỉnh khác), thuộc diện miễn thuế
SDĐNN trong hạn mức thì xác định hạn mức diện tích đất như sau:
- Hạn mức đất sản xuất nông nghiệp được xác định theo từng loại đất là tổng diện tích
đất của từng loại đất tại các địa bàn xã khác nhau cộng lại.
- Việc kê khai, nộp thuế, miễn giảm thuế đối với các hộ có diện tích đất sản xuất nông
nghiệp ở các xã khác nhau thì trình tự xét miễn thuế SDĐNN ở các xã nơi hộ sản xuất nông
nghiệp không có hộ khẩu thường trú trước; Sau đó mới xét miễn thuế cho phần diện tích đất sản
xuất nông nghiệp ở xã nơi hộ nộp thuế có hộ khẩu thường trú, cụ thể là:
+ Hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các xã khác nhau có trách nhiệm kê khai về
diện tích đất, hạng đất tính thuế và có xác nhận của UBND xã nơi hộ có đất sản xuất nông
nghiệp. Căn cứ vào xác nhận này, UBND xã nơi hộ có hộ khẩu thường trú cộng toàn bộ diện tích
để xác định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức được miễn thuế và diện tích đất
vượt hạn mức được giảm thuế SDĐNN, sau đó thông báo bằng văn bản cho UBND xã nơi hộ có
đất sản xuất nông nghiệp biết để thực hiện việc miễn, giảm thuế SDĐNN.
+ Trường hợp hộ có đất sản xuất nông nghiệp ở địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú, nhưng hộ không kê khai và không có xác nhận của UBND xã nơi hộ có đất sản xuất
nông nghiệp về UBND xã nơi có hộ khẩu thường trú thì không được xét miễn thuế SDĐNN, mà
chỉ được xét giảm thuế SDĐNN.

*Ví dụ 2: Hộ Ông A là nông dân có 2 ha đất trồng cây hàng năm ở xã H, tỉnh B nơi Ông
có hộ khẩu thường trú thuộc đồng bằng Nam bộ (hạn mức đất sản xuất nông nghiệp cây hàng
năm được quy định là 3 ha). ở xã K nơi ông A không có hộ khẩu thường trú có diện tích đất
251
trồng cây hàng năm là 4 ha và đã được UBND xã K xác nhận; thuế ghi thu bình quân trên toàn
bộ diện tích là 500 kg/ha.
+ Căn cứ vào xác nhận của UBND xã K về đất sản xuất nông nghiệp của Ông A là 4 ha.
UBND xã H xác định tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm của Ông A là
6 ha. Theo quy định Ông A được miễn, giảm thuế như sau:
Ông A được miễn thuế SDĐNN cho 3 ha đất trong hạn mức ở xã K, còn 3 ha đất vượt
hạn mức (1 ha ở xã K và 2 ha ở xã H) được giảm 50% số thuế ghi thu. UBND xã H nơi ông A có
hộ khẩu thường trú thông báo bằng văn bản cho UBND xã K biết để thực hiện việc miễn thuế
SDĐNN của Ông A ở xã K là 3 ha, còn 1 ha được giảm 50% thuế SDĐNN ghi thu hàng năm,
đồng thời thông báo cho Chi cục thuế ở huyện có xã K biết để theo dõi, quản lý.
+ Trường hợp Ông A không kê khai và không có xác nhận của UBND xã K thì Ông A chỉ
được miễn thuế SDĐNN 2 ha ở xã H, còn lại 4 ha ở xã K chỉ được giảm 50% số thuế ghi thu.
8.5.5.Trường hợp hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức, căn cứ vào
mức thuế ghi thu bình quân trên toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm của
hộ đó để tính số thuế ghi thu đối với diện tích vượt hạn mức. Cách tính cụ thể như sau:
Diện tích
Số thuế ghi thu (kg) đối Số thuế ghi thu 1
= vượt hạn mức x x
với diện tích vượt hạn mức bình quân 1 ha (kg/ha) ,2
(ha)
Trong đó:
Tổng số thuế ghi thu của hộ nộp thuế (kg) không
Số thuế ghi bao
thu bình quân 1 ha gồm thuế bổ sung trên diện tích vượt hạn mức.
=

Tổng diện tích đất (ha) kê khai lập sổ thuế


SDĐNN
Hệ số 1,2 là hệ số tính số thuế bổ sung trên diện tích vượt hạn mức theo thuế suất thuế bổ
sung là 20%.
8.5.6. Trường hợp hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở cùng một xã có diện tích
vượt hạn mức bị thiệt hại do thiên tai:
- Nếu diện tích bị thiệt hại do thiên tai vẫn trong diện tích hạn mức thì không được xét
giảm thuế do thiên tai.
- Nếu diện tích bị thiệt hại lớn hơn diện tích trong hạn mức thì chỉ được xét giảm thuế
SDĐNN đối với diện tích bị thiên tai vượt hạn mức.
*Ví dụ 3: Hộ Ông B là hộ nông dân ở đồng bằng Bắc bộ có 3 ha đất trồng cây hàng
năm, như vậy Ông B có diện tích vượt hạn mức là 1 ha, thuế ghi thu hàng năm là 1.600kg thóc
(thuế ghi thu bình quân là 500kg/ha, thuế bổ sung 20% của diện tích trên hạn mức 1 ha là
100kg).

* Trường hợp trong năm không có thiên tai hoặc bị thiên tai nhưng diện tích bị thiệt hại
do thiên tai nhỏ hơn hạn mức thì hộ Ông B được miễn, giảm thuế như sau:
+ Miễn thuế của diên tích đất trong hạn mức:
2 ha x 500 kg/ha = 1.000kg.
+ Giảm 50% thuế của diện tích đất vượt hạn mức:
1 ha x 500 kg/ha x 1,2 x 50% = 300 kg.
+ Tổng số thuế Ông B được miễn, giảm:
1.000kg + 300 kg = 1.300 kg.
252
+ Số thuế Ông B còn phải nộp:
1.600 kg - 1300 kg = 300 kg.
* Trường hợp trong năm Ông B có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do
thiên tai là 2,5 ha; mức độ thiệt hại bình quân là 28%. Cách tính miễn, giảm như sau:
- Đối với diện tích 0,5 ha vuợt hạn mức nằm trong diện tích bị thiên tai, với thiệt hại
bình quân 28%, theo quy định của Luật thuế SDĐNN thì được giảm 60% số thuế ghi thu, như
vậy số thuế trên diện tích 0,5 ha vượt hạn mức sau khi được giảm 50% sẽ tiếp tục giảm 60% do
thiên tai, số thuế còn lại phải nộp là 40%. Tính ra số thuế Ông B phải nộp là 60 kg (600kg/ha x
0,5 ha x 50% x 40%).
- Đối với diện tích vượt hạn mức 0,5 ha không bị thiên tai được giảm 50% số thuế thuế
phải nộp là 150kg (600kg/ha x 0,5ha x 50% = 150kg).
- Tổng số thuế trên diện tích vượt hạn mức sau khi giảm, Ông B còn lại phải nộp là: 210
kg (150 kg + 60 kg).
8.5.7 - Hộ nộp thuế có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các xã khác nhau bị thiên tai.
- Trường hợp tổng diện tích bị thiệt hại của hộ ở các xã khác nhau cộng lại nhỏ hơn hoặc
bằng diện tích trong hạn mức đã xét miễn thuế SDĐNN, thì hộ không được xét giảm thuế đối với
diện tích bị thiệt hại.
- Trường hợp tổng diện tích bị thiệt hại của hộ ở các xã khác nhau cộng lại lớn hơn diện
tích trong hạn mức được miễn thuế SDĐNN thì diện tích bị thiệt hại vượt hạn mức được xét giảm
thuế SDĐNN do bị thiên tai.
- Trường hợp hộ có đất sản xuất nông nghiệp ở địa phương khác bị thiệt hại, nhưng
không kê khai và không có xác nhận của UBND xã nơi hộ có đất sản xuất nông nghiệp gửi về
UBND xã nơi hộ có hộ khẩu thường trú thì hộ không được xét giảm thuế SDĐNN đối với diện
tích bị thiệt hại.
* Ví dụ 4: Theo như ví dụ 2 nêu trên, giả sử trong năm hộ Ông A bị thiên tai làm thiệt
hại như sau:
+ ở xã K nơi Ông A không có hộ khẩu thường trú, có diện tích bị thiệt hại do thiên tai là
2,5 ha; tỷ lệ thiệt hại bình quân 28%, tỷ lệ giảm thuế theo quy định là 60% (có xác nhận của
UBND xã K gửi UBND xã H).
+ ở xã H nơi Ông A có hộ khẩu thường trú có diện tích bị thiệt hại là 2 ha, tỷ lệ thiệt hại
bình quân là 35%; tỷ lệ được giảm thuế theo quy định là 80%.
UBND xã H tổng hợp tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Ông A là 6 ha; trong
đó diện tích bị thiệt hại là 4,5 ha, mức độ thiệt hại bình quân trên toàn bộ diện tích bị thiệt hại là
31,1% (2,5 ha x 28% + 2 ha x 35%) : 4,5 ha, mức thuế được giảm theo quy định là 80%. Diện
tích trong hạn mức được miễn thuế là 3 ha; diện tích còn lại được giảm thuế do bị thiên tai là
1,5 ha. Cách tính cụ thể như sau:
+ ở xã K, Ông A được miễn thuế SDĐNN trên diện tích là 3 ha (diện tích bị thiệt hại do
thiên tai là 2,5 ha, nhỏ hơn diện tích miễn thuế là 3 ha), còn lại 1 ha vượt hạn mức; phải nộp
thuế SDĐNN là: (500 kg/ha x 1,2 x 50%) = 300 kg.
+ ở xã H, Ông A có 2 ha vượt hạn mức; số thuế phải nộp là 600 kg do bị thiên tai là 2 ha
nhưng chỉ được xét giảm thuế vượt hạn mức do thiên tai là 1,5 ha; Vì vậy, Ông A được giảm thuê
SDĐNN trên diện tích đất vượt hạn mức bị thiên tai là: (1,5 ha x 500 kg/ha x 1,2 x 50% x
80%) = 360kg.
Số thuế Ông A còn phải nộp ở xã H là: (600 kg - 360 kg) = 240 kg.
Tổng số thuế ông A còn phải nộp là: (300 kg + 240 kg) = 540 kg.

9. Xử lý vi phạm
Việc xử lý vi phạm Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định như sau:
253
Tổ chức, cá nhân khai man, trốn lậu thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thiếu theo
quy định còn bị phạt tiền, vi phạm lần thứ nhất: 0,2 lần; lần thứ hai: 0,4 lần; lần thứ ba: 0,5 lần số
thuế thiếu.
Tổ chức, cá nhân sử dụng đất mà không khai báo thì cơ quan thuế được quyền ấn định
số thuế phải nộp sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp về diện tích và
hạng đất tính thuế, ngoài việc truy nộp đủ số thuế còn bị phạt tiền, vi phạm lần thứ nhất: 0,5 lần;
lần thứ hai: 0,8 lần; lần thứ ba: 1,0 lần số thuế không khai báo.
Tổ chức, cá nhân nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt nếu quá 30 ngày kể từ ngày phải
nộp ghi trong lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt mà không có lý do chính đáng ngoài việc
phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn bị phạt tiền bằng 0,1% số thuế thiếu hoặc tiền phạt cho
mỗi ngày nộp chậm.
Những trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự gồm:
Trốn thuế với số tiền tương đương trị giá của 5 tấn gạo trở lên
Đã bị ba lần xử phạt hành chính theo mục này mà còn tái phạm.

254
B. THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Phần này trình bày Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Luật số 48/2010/QH12) được
Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010.
I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ

1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.


2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất
làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản
xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệpsử
dụng vào mục đích kinh doanh.
II. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ

Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng
công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có
di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy
định của Chính phủ;
2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh;
7. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
III. NGƯỜI NỘP THUẾ

1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng
chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật .
2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng
nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất
là người nộp thuế;
b) Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp
thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả
thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;
255
c) Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi
tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải
là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
d) Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là
người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
đ) Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất
mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều
2 của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệpthì pháp nhân mới là người nộp thuế.

IV. CĂN CỨ TÍNH THUẾ


Căn cứ tính thuế là Giá tính thuế và Thuế suất
1. Giá tính thuế
1.1. Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá
của 1m2 đất.
1.2. Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:
a) Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.
Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng
diện tích các thửa đất tính thuế.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì
diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng
chung;
b) Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp
vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ
nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở,
nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích
tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào
tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;
c) Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện
tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng.
1.3. Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành.
2. Thuế suất
2.1. Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng
theo biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:

B
Diện tích đất tính thuế (m2) Thuế suất (%)
ậc thuế
1 Diện tích trong hạn mức 0,03
2 Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức 0,07
3 Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức 0,15

256
2.2. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kể từ ngày Luật thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành.
Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau:
a) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức
giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế;
b) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức
đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế.
2.3. Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất
áp dụng mức thuế suất 0,03%.
2.4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.
2.5. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.
2.6. Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng
mức thuế suất 0,15%. Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu
tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và
áp dụng mức thuế suất 0,03%.
2.7. Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức. Việc nộp
thuế không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người nộp thuế
đối với diện tích đất lấn, chiếm
V. ĐĂNG KÝ, KHAI, TÍNH VÀ NỘP THUẾ
1. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế.
2. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.
Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể thực
hiện việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Ủy ban nhân dân xã. Cơ quan thuế tạo điều kiện để
người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình.
3. Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích tính thuế là
tổng diện tích các thửa đất ở tính thuế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc
đăng ký, khai, tính và nộp thuế được quy định như sau:
a) Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất;
b) Người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Trường hợp có một hoặc nhiều thửa đất ở vượt hạn mức thì
người nộp thuế được lựa chọn một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định diện tích vượt
hạn mức của các thửa đất.
Giá tính thuế được áp dụng theo giá đất của từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh tại nơi có thửa đất.
Người nộp thuế lập tờ khai tổng hợp theo mẫu quy định để xác định tổng diện tích các thửa
đất ở có quyền sử dụng và số thuế đã nộp, gửi cơ quan thuế nơi người nộp thuế đã lựa chọn để

257
xác định hạn mức đất ở để nộp phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định của Luật
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và số thuế đã nộp
VI. MIỄN, GIẢM THUẾ
1. Miễn thuế
1.1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư
tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực
khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh
nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
1.2. Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
1.3. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô
đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.
1.4. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1.5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945;
thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh
binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ
đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ
được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam;
người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.
1.6. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.
1.7. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu
hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.
1.8. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch
sử - văn hoá.
1.9. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về
đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
2. Giảm thuế
Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:
2.1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50%
số lao động là thương binh, bệnh binh;
2.2. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
2.3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách
như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng
trợ cấp hàng tháng;
2.4. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về
đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
3. Nguyên tắc miễn thuế, giảm thuế
3.1. Người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa
đất thì được miễn thuế; người nộp thuế thuộc hai trường hợp được giảm thuế trở lên quy
định tại Điều 10 của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì được miễn thuế.
3.2. Người nộp thuế đất ở chỉ được miễn thuế hoặc giảm thuế tại một nơi do người
nộp thuế lựa chọn, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 9 và khoản 4 Điều 10 của
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
3.3. Người nộp thuế có nhiều dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thì thực hiện
miễn, giảm theo từng dự án đầu tư.

258
3.4. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính
trên số tiền thuế phải nộp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

259
CHƯƠNG 10: LỆ PHÍ MÔN BÀI, LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ VÀ
CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ KHÁC
---o0o---
PHẦN A: LỆ PHÍ MÔN BÀI
Các văn bản có liên quan
Luật số 97/2015/QH13 Luật Phí và Lệ phí ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015
Nghị định số 139/2016/NĐ-CP Quy định về lệ phí môn bài ban hành ngày 4 tháng 10 năm
2016
I – KHÁI NIỆM
Lệ phí môn bài là một loại lệ phí phải nộp để tiến hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Tác dụng của lệ phí môn bài là nhằm phân loại các hoạt động sản xuất kinh doanh theo
từng ngành nghề, từng loại (lớn, vừa, nhỏ) để tiện cho công việc quản lý theo từng đối tượng nộp
thuế.
II - MỨC THU LỆ PHÍ MÔN BÀI
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu)
đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế
khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hướng dẫn tại khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi
trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn
đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Tổ chức nêu tại điểm a, b khoản này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để
xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ
phí môn bài.
Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để
làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp
tiền vào ngân sách nhà nước.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000
(một triệu) đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm:
500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm:
300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân,
hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp
luật về thuế thu nhập cá nhân.
260
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nêu tại khoản này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để
xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề
năm tính lệ phí môn bài.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm
cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp
luật về thuế thu nhập cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập,
được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm
thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số
doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ
phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của
6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo
gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí
môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm
dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
III – KHAI, NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI
1. Thời gian nộp lệ phí Môn bài
Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số
thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp
đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí Môn bài cả
năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp lệ phí Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch; cơ
sở mới ra kinh doanh nộp lệ phí Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số
thuế.
Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức
lệ phí Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng
cuối năm
2. Nộp lệ phí
Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì nộp lệ phí Môn bài tại cơ
quan thuế cấp đó.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các điểm khác
nhau trong cùng địa phương thì cơ sở kinh doanh nộp lệ phí Môn bài của bản thân cơ sở, đồng
thời nộp lệ phí Môn bài cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc, đóng trên cùng địa phương. Các
chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp lệ phí Môn bài tại cơ quan thuế
nơi có chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh.
Sau khi nộp lệ phí Môn bài, cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu được Cơ quan thuế cấp
một thẻ Môn bài hoặc một chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí Môn bài (biên lai thuế hay giấy
nộp tiền vào ngân sách có xác nhận của kho bạc) ghi rõ tên cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa
hiệu, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh ... làm cơ sở để xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm
tra kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu
động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác ... nộp lệ phí Môn bài tại cơ quan thuế nơi mình cư
trú hoặc nơi mình được cấp ĐKKD.

261
PHẦN B: LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ
Các văn bản có liên quan:
Thông tư 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 Hướng dẫn về lệ phí trước bạ
Thông tư 34/2013 ngày 28/3/2013 Sửa đổi bổ sung 1 số điều của Thông tư 124/2011/TT-
BTC.
Thông tư 140/2013 ngày 14/10/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
34/2013/TT-BTC
I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:
1. Nhà, đất:
a) Nhà, gồm: nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác.
b) Đất, gồm: các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1, 2 Điều
13 Luật Đất đai năm 2003 thuộc quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (không
phân biệt đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình).
2. Súng săn, súng thể thao.
3. Tàu thuỷ, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.
4. Thuyền , kể cả du thuyền.
5. Tàu bay.
6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự
phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe
máy).
7. Ôtô (kể cả ô tô điện), rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô phải đăng ký và gắn
biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp các loại máy, thiết bị thuộc diện phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp nhưng không phải là ô tô theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ
và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không phải chịu lệ phí trước bạ.
8. Vỏ, tổng thành khung (gọi chung là khung), tổng thành máy phải chịu lệ phí trước bạ nêu
tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 1 Thông tư 124/2011 là các khung, tổng thành máy thay thế có số
khung, số máy khác với số khung, số máy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận sở hữu, sử dụng.
Trường hợp cải tạo, sửa chữa khung, máy, thay thân máy (blok-lốc), hoặc sửa chữa, cải
tạo, chuyển mục đích sử dụng phải đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng không thay đổi số khung, số máy và không thay đổi chủ sở hữu sử
dụng thì không phải chịu lệ phí trước bạ.
II. NGƯỜI NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:
Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài) có các tài sản thuộc đối
tượng chịu lệ phí trước bạ nêu tại Điều 1 Thông tư này, phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ nêu tại Phần III và được miễn lệ phí trước bạ
nêu tại Điều 8 Thông tư 124/2011 thì chủ tài sản phải kê khai lệ phí trước bạ với cơ quan
Thuế trước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
III. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:
Các trường hợp thuộc diện không phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 4 Nghị
định số  45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ được quy
định cụ thể như sau:

262
1. Nhà, đất là trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ
quan Đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và nhà ở của người đứng đầu cơ
quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan Đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp
quốc của nước ngoài tại Việt Nam.
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự là những toà nhà hoặc các bộ phận
của toà nhà và phần đất trực thuộc toà nhà được sử dụng vào mục đích chính thức của cơ quan
đại diện ngoại giao (bao gồm cả nhà ở và phần đất kèm theo nhà ở của người đứng đầu cơ quan),
cơ quan lãnh sự theo quy định tại điểm b, Khoản 1, và điểm c, Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh về
quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại
diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.
2. Tài sản (trừ nhà, đất) của tổ chức, cá nhân nước ngoài sau đây:
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế
thuộc hệ thống Liên hợp quốc.
b) Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại
diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài, thành viên cơ quan các tổ chức quốc tế thuộc hệ
thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình họ bao gồm vợ hoặc chồng và con chưa đủ 18
tuổi cùng sống chung trong gia đình không phải là công dân Việt Nam hoặc không thường trú tại
Việt Nam.
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài khác không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, b Mục này như
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hiệp quốc, cơ quan đại
diện của tổ chức phi Chính phủ, các đoàn của tổ chức quốc tế, thành viên của cơ quan và các tổ
chức, cá nhân khác nhưng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định được
miễn nộp hoặc không phải nộp lệ phí trước bạ (hoặc được miễn nộp hoặc không phải nộp toàn
bộ các khoản thuế, phí, lệ phí) thì thực hiện theo quy định đó.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nếu quy định không thu hoặc
miễn thu phí, lệ phí (nói chung) hoặc lệ phí trước bạ (nói riêng), áp dụng đối với cả phía Việt
Nam thì đơn vị trực tiếp thực hiện dự án (hoặc Ban quản lý dự án) là phía Việt Nam cũng được
miễn nộp hoặc không phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản
thuộc Chương trình, Dự án đã ký kết.
3. Đất được nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Sử dụng thăm dò, khai thác khoáng sản, nghiên cứu khoa học theo giấy phép hoặc xác
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, không phân biệt đất
trong hay ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư xây dựng nhà để kinh doanh.
Trường hợp này, các tổ chức, cá nhân không phải nộp lệ phí trước bạ khi được nhà nước
giao đất; Nếu được sử dụng một phần diện tích đất đểchuyển nhượng theo quy định của pháp
luật thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải nộp lệ phí trước bạ; nếu sử dụng một phần
diện tích đất để cho thuê hoặc phục vụ cho hoạt động của đơn vị mình thì tổ chức, cá nhân được
Nhà nước giao đất phải nộp lệ phí trước bạ đối với diện tích đất đó. Khi khai lệ phí trước bạ, tổ
chức, cá nhân được giao đất phải xuất trình bản sao Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. 
4. Đất được Nhà nước giao hoặc công nhận sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.
Trường hợp này người sử dụng đất phải xuất trình bản sao quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về việc giao đất hoặc công nhận đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.
5. Đất nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân theo chủ
trương chung về “dồn điền đổi thửa” theo quy định của pháp luật về đất đai.

263
Trường hợp này người sử dụng đất phải xuất trình xác nhận của Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất được chuyển đổi quyền sử dụng hoặc nơi cư trú của người sử dụng
đất.
6. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Trường hợp này người sử dụng đất phải xuất trình xác nhận của Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất được khai hoang hoặc nơi cư trú của người sử dụng đất.
7. Đất thuê của nhà nước hoặc thuê của tổ chức, cá nhân đã có quyền sử dụng đất hợp
pháp.
8. Nhà, đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng
được Nhà nước công nhận hoặc được phép hoạt động, bao gồm:
a) Đất có công trình là chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh viện, tu viện, trường học, trụ sở làm
việc và các cơ sở khác của tổ chức tôn giáo.
b) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am;
9. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
10. Nhà, đất thừa kế, hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha
nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông
nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp này, khi khai lệ phí trước bạ, người nhận tài sản phải xuất trình cho cơ quan
thuế các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người thừa kế, cho, tặng hoặc xác nhận
của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cho hoặc nhận tài sản thường trú về mối
quan hệ trên.
11. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân được tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng
lẻ theo quy định của pháp luật.
12. Tài sản cho thuê tài chính được chuyển quyền sở hữu cho bên thuê khi kết thúc thời
hạn thuê thông qua việc nhượng, bán tài sản cho thuê thì bên thuê không phải nộp lệ phí trước
bạ.
Trường hợp tài sản đã được đăng ký, nộp lệ phí trước bạ sau đó chuyển nhượng cho công
ty cho thuê tài chính và được chính đơn vị bán tài sản thuê lại  thì công ty cho thuê tài chính
không phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Trường hợp trong thời hạn cho thuê tài chính, bên thuê chuyển nhượng hợp đồng thuê tài
chính cho tổ chức, cá nhân khác (bên thứ ba) mà không thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng
và công ty cho thuê tài chính không ký hợp đồng cho thuê tài chính với bên thứ ba thì bên thứ ba
phải nộp lệ phí trước bạ khi kết thúc thời hạn thuê.
Trường hợp này, hoạt động cho thuê tài chính phải đảm bảo các điều kiện theo quy định về
một giao dịch cho thuê tài chính và chủ tài sản phải xuất trình đầy đủ hồ sơ hợp pháp về tài sản
thuê tài chính như:
- Hợp đồng cho thuê tài chính;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
13. Nhà, đất, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý chuyên
dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật như:
a) Các loại nhà, đất chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
b) Tàu thuỷ, thuyền, ôtô, xe gắn máy thuộc danh mục tài sản đặc biệt hoặc tài sản chuyên
dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an cấp giấy đăng
ký phương tiện.
264
14. Nhà, đất thuộc tài sản nhà nước dùng làm trụ sở cơ quan của cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
15. Nhà, đất được bồi thường  (kể cả trường hợp mua nhà bằng tiền bồi thường, hỗ trợ) khi
nhà nước thu hồi nhà, đất mà tổ chức, cá nhân bị thu hồi nhà, đất đã nộp lệ phí trước bạ (hoặc
không phải nộp, hoặc được miễn lệ phí trước bạ hoặc đã khấu trừ lệ phí trước bạ phải nộp khi
tính tiền bồi thường nhà đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật) .
16. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi
đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng không phải nộp lệ phí trước bạ trong những trường hợp sau
đây: 
a) Tài sản đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp giấy chứng nhận sở hữu, sử
dụng tài sản, nay đổi giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng mới mà không thay đổi chủ tài sản (bao
gồm cả trường hợp  được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhưng còn ghi
nợ lệ phí trước bạ hoặc nghĩa vụ tài chính).
Trường hợp diện tích đất tăng so với Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đã được cấp
do trước đây đo chưa chính xác,  nhưng ranh giới thửa đất không thay đổi thì chủ tài sản không
phải nộp lệ phí trước bạ đối với diện tích tăng thêm.
Trường hợp có thay đổi ranh giới thửa đất so với giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng cũ dẫn
đến phát sinh tăng diện tích đất thì phải nộp lệ phí trước bạ đối với phần chênh lệch tăng.
b) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước được chuyển  thành sở hữu của công ty cổ phần theo
hình thức cổ phần hoá hoặc các hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước khác theo quy định
của pháp luật thì doanh nghiệp mới không phải nộp lệ phí trước bạ.
c) Tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng của hộ gia đình, do một
người trong hộ gia đình đứng tên,  khi phân chia tài sản đó cho các thành viên hộ gia đình đăng
ký lại;
Trường hợp này, khi kê khai lệ phí trước bạ, chủ  tài sản phải xuất trình giấy tờ hợp pháp
chứng minh mối quan hệ với người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc xác nhận của UBND xã,
phường, thị trấn nơi hộ gia đình đăng ký hộ khẩu thường trú.
d) Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng phải
đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng do giấy chứng nhận bị mất, rách nát, hư hỏng;
đ) Nhà, đất đã có Quyết định thu hồi theo quy hoạch của nhà nước nay do thay đổi quy
hoạch, chủ tài sản đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng.
17. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ (trừ trường hợp không phải nộp
hoặc được miễn nộp theo chính sách hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền) sau đó
chuyển cho tổ chức, cá nhân khác đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì không phải nộp lệ phí trước
bạ trong những trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân, xã viên hợp tác xã góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp, tổ chức tín
dụng, hợp tác xã; Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, hợp tác xã giải thể hoặc phân chia hoặc rút
vốn trả lại cho tổ chức, cá nhân bằng chính tài sản do tổ chức, cá nhân đã góp vốn trước đây.
b) Doanh nghiệp điều động tài sản cho các đơn vị thành viên hoặc doanh nghiệp điều động
tài sản giữa các đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn.
Trường hợp điều chuyển tài sản giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên hạch toán
kinh tế độc lập hoặc điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập với
nhau  không theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn mà theo phương thức mua bán, chuyển
nhượng, trao đổi hoặc điều động tài sản giữa cơ quan, đơn vị dự toán này với cơ quan, đơn vị dự
toán khác (đối với hành chính sự nghiệp) thì phải nộp lệ phí trước bạ.

265
18. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ phải đăng ký lại quyền sở hữu, sử
dụng do việc chia, tách, cổ phần hoá, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền.
Trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản thì chủ tài sản phải nộp lệ phí trước
bạ.
19. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ, phải đăng ký lại quyền sở hữu sử
dụng do chuyển đến địa phương khác mà không thay đổi chủ sở hữu, sử dụng tài sản.
20. Nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà được hỗ trợ mang tính chất nhân đạo tương tự
theo các chủ trương quyết định của nhà nước từ cấp huyện trở lên, bao gồm cả đất kèm theo nhà
được đăng ký quyền sở hữu, sử dụng mang tên người được tặng.
Trường hợp này, người nhận tài sản khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng phải xuất
trình với cơ quan thuế xác nhận của UBND cấp xã.
21. Xe chuyên dùng vào các mục đích sau đây: 
a) Xe cứu hoả;
b) Xe cứu thương (kể cả xe được trang bị các thiết bị y tế chuyên dùng để khám, chữa bệnh
lưu động), xe chiếu, chụp X-quang, xe cứu hộ;
c) Xe chở rác (kể cả xe chở các tạp chất khác trong xử lý vệ sinh, môi trường), xe
phun tưới, xe quét đường,  xe hút hầm cầu, hút bụi;
d) Xe chuyên dùng cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật đăng ký quyền sở hữu tên
thương binh, bệnh binh, người tàn tật.
  Xe chuyên dùng nêu tại khoản này (20) là xe có lắp đặt các thiết bị đồng bộ chuyên dùng,
như: bồn chuyên dùng chứa nước hoặc hoá chất và vòi phun (đối với xe cứu hoả, xe phun tưới),
băng ca, còi ủ (đối với xe cứu thương), gắn các thiết bị chụp X-quang (đối với xe chiếu, chụp X-
quang), thùng ép rác hoặc các bộ phận cần cẩu, máy cẩu, xúc rác (đối với xe chở rác), xe 3 bánh
gắn máy (đối với xe chuyên dùng cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật).
Trường hợp các xe chuyên dùng này được cải tạo theo đúng quy định của pháp luật thành
các loại xe: xe  vận tải hàng hoá, xe vận tải hành khách, xe ô tô con, xe mô tô 2 bánh các loại, thì
không phân biệt đối tượng và mục đích sử dụng, đều phải chịu lệ phí trước bạ.
22. Tàu bay sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách công
cộng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
Trường hợp sử dụng làm phương tiện giao thông cá nhân thì thuộc diện phải chịu lệ phí
trước bạ.
23. Tàu  thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản.
Trường hợp này, khi khai lệ phí trước bạ, chủ tài sản phải xuất trình giấy đăng ký kiểm tra
chất lượng an toàn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
24. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản nêu tại  khoản 8, Điều 1 Thông tư
124/2011 phải đăng ký lại do được thay thế trong thời hạn bảo hành.
25. Nhà xưởng của cơ sở sản xuất; nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất, kinh
doanh.
26. Tài sản là hàng hóa kinh doanh của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh
theo quy định của pháp luật mà không đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
IV. CĂN CỨ TÍNH, CÁCH TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ
1- Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá trị tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ
theo tỷ lệ (%).
2- Mức thu lệ phí trước bạ: 
Xác định theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ được quy định cụ thể đối
với từng loại tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ tại Điều 7 Nghị định số 45/2011/NĐ-
266
CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ và sửa đổi bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị
định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25/3/2013 của Chính phủ.
3. Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp được xác định như sau:
Giá trị tài
Số tiền lệ phí Mức thu lệ
sản tính lệ phí
trước bạ phải nộp phí trước bạ theo
= trước bạ X
(đồng) tỷ lệ (%)
(đồng)
Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp ngân sách nhà nước tối đa là 500 triệu đồng/1 tài sản/lần
trước bạ, trừ ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe), tàu bay, du thuyền.
4. Giá tính lệ phí trước bạ
Giá tính lệ phí trước bạ là giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
ban hành.
Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố quyết định việc xây dựng Bảng giá tính lệ phí trước bạ theo quy định như sau:
4.1. Nguyên tắc ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ:
a) Đối với đất:
Giá đất tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp
luật về đất đai tại thời điểm kê khai nộp lệ phí trước bạ.
b) Đối với nhà:
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, xây dựng giá tính lệ phí trước bạ nhà, căn
cứ giá thực tế xây dựng "mới" một (01) m2 sàn nhà đối với từng cấp nhà, hạng nhà để xây dựng
Bảng giá tính lệ phí trước bạ nhà trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và áp dụng tại địa
phương.
c) Đối với tài sản khác:
Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ được xác định trên cơ sở phù hợp với giá chuyển nhượng
tài sản thực tế trên thị trường trong nước.
Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được xác định căn cứ cơ sở dữ liệu cơ
quan chức năng của địa phương thu thập từ: giá bán do cơ sở sản xuất kinh doanh kê khai với cơ
quan thuế; thông tin về giá từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (cơ quan Hải quan, Sở
Công thương, Trung tâm thẩm định giá thuộc Sở Tài chính...); giá mua bán tài sản cùng loại tại
cùng địa phương hoặc ở địa phương khác; thông tin thu thập từ người tiêu dùng; thông tin về giá
các loại tài sản trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, bản tin thị trường...
Nguyên tắc xây dựng Bảng giá đối với một số trường hợp cụ thể:
- Đối với tài sản mua bán: giá tính lệ phí trước bạ không được thấp hơn giá ghi trên hoá
đơn bán hàng hợp pháp của người bán.
- Đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo: giá tính lệ phí trước bạ không được thấp hơn giá bán
theo thông báo của đơn vị sản xuất. Trường hợp tài sản tự sản xuất để tiêu dùng thì giá tính lệ phí
trước bạ không được thấp hơn giá thành sản phẩm của đơn vị sản xuất.
- Giá trị tính lệ phí trước bạ đối với tài sản mua trực tiếp của cơ sở được phép sản xuất, lắp
ráp trong nước (gọi chung là cơ sở sản xuất) bán ra là giá thực tế thanh toán (giá bán bao gồm cả
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt - nếu có) ghi trên hoá đơn bán hàng hợp pháp.
Tổ chức, cá nhân mua hàng của các đại lý bán hàng trực tiếp ký hợp đồng đại lý với cơ sở
sản xuất và bán đúng giá của cơ sở sản xuất quy định thì cũng được coi là mua trực tiếp của cơ
sở sản xuất.
- Đối với tài sản nhập khẩu mà tại thời điểm đăng ký trước bạ chưa có trong Bảng giá do
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban ngành liên quan

267
cần tham khảo giá bán của các tài sản cùng loại tương đương trên thị trường trong nước và giá
nhập khẩu theo giá tính thuế nhập khẩu mà cơ quan Hải quan đã xác định và các chi phí liên
quan để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kịp thời.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng giá tính lệ phí trước bạ
đối với từng loại tài sản để UBND cấp tỉnh có cơ sở xác định và ban hành Bảng giá tính lệ phí
trước bạ, phương pháp xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với các tài sản là nhà, đất, tàu thuyền,
xe ôtô, xe gắn máy, súng săn, súng thể thao áp dụng tại địa phương trong từng thời kỳ.
Trong quá trình quản lý thu lệ phí trước bạ, trường hợp cơ quan thuế phát hiện hoặc nhận
được ý kiến của tổ chức, cá nhân về giá tính lệ phí trước bạ của tài sản chưa phù hợp với việc xác
định giá quy định tại Thông tư này hoặc giá tài sản đó chưa được quy định trong bảng giá tính lệ
phí trước bạ của địa phương thì Cục Thuế phải có ý kiến đề xuất kịp thời (chậm nhất là năm
ngày làm việc) gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được uỷ quyền ban hành bảng giá để sửa
đổi, bổ sung bảng giá tính lệ phí trước bạ.
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ, cơ quan ban
hành phải gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để theo dõi thực hiện.
4.2 Căn cứ  xác định giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ:
a) Đối với đất:
Căn cứ xác định giá trị đất tính lệ phí trước bạ là diện tích đất chịu lệ phí trước bạ và giá
đất tính lệ phí trước bạ.
Đối với đất mua theo phương thức đấu giá đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu
giá thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trúng đấu giá thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng.
b) Đối với nhà:
Căn cứ xác định giá trị nhà tính lệ phí trước bạ là diện tích nhà chịu lệ phí trước bạ và giá
01 mét vuông nhà tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm tính lệ
phí trước bạ.
Một số trường hợp đặc biệt xác định giá tính lệ phí trước bạ nhà như sau:
- Giá tính lệ phí trước bạ nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê theo Nghị
định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn bán nhà theo
quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Giá tính lệ phí trước bạ nhà tái định cư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
giá cụ thể mà giá phê duyệt đã được cân đối bù trừ giữa giá đền bù nơi bị thu hồi và giá nhà nơi
tái định cư thì giá tính lệ phí trước bạ là giá nhà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
- Đối với nhà mua theo phương thức đấu giá đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu
giá thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trúng đấu giá thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng.
c) Đối với các tài sản khác như tàu bay, tàu thuỷ, thuyền, xe ôtô, rơ moóc, xe gắn máy,
súng săn, súng thể thao…:
Cơ quan thuế căn cứ vào Bảng giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành để tính lệ phí trước bạ. Trường hợp nếu giá ghi trên hoá đơn cao hơn giá do Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh quy định thì lấy theo giá hoá đơn.
Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ quy định tại Bảng giá tính lệ
phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành theo nguyên tắc quy định tại Mục 4.2.
Trường hợp tài sản mua theo phương thức trả góp thì tính lệ phí trước bạ theo toàn bộ giá
trị tài sản trả một lần quy định đối với tài sản đó (không bao gồm lãi trả góp).
4. Tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ
4.1. Nhà, đất là 0,5%.
4.2. Súng săn, súng thể thao là 2%.
4.3. Tàu thuỷ, sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, thuyền, du thuyền, tàu bay là 1%.
4.4. Xe máy mức thu là 2%. Riêng:
268
a) Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc
tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%;
Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đóng trụ sở được xác định theo địa giới hành chính nhà nước
tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ, trong đó: Thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm tất cả
các quận, huyện trực thuộc thành phố, không phân biệt các quận nội thành hay các huyện ngoại
thành, đô thị hay nông thôn; Thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi Uỷ ban nhân dân tỉnh đóng trụ
sở bao gồm tất cả các phường, xã thuộc thành phố, thị xã, không phân biệt là nội thành, nội thị
hay xã ngoại thành, ngoại thị.
b) Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%.
Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy thấp hơn 5%, sau đó
chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ
theo mức là 5%.
Đối với xe máy được kê khai nộp lệ phí trước bạ từ lần thứ 2 trở đi, chủ tài sản kê khai lệ
phí trước bạ phải xuất trình cho cơ quan Thuế giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc hồ sơ đăng ký xe
do Công an cấp đăng ký trả. Địa bàn đã kê khai nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi
thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” hoặc “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký mô tô,
xe máy hoặc giấy khai đăng ký xe, giấy khai sang tên, di chuyển trong hồ sơ đăng ký xe và  được
xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
4.5. Ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô mức thu là 2%.
Riêng:
Ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là
10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa
phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng
nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.
Ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với
mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Cơ quan thuế xác định mức thu lệ phí trước bạ xe ô tô trên cơ sở:
- Số chỗ ngồi trên xe ôtô được xác định theo thiết kế của nhà sản xuất.
- Loại xe được xác định như sau:
Trường hợp xe nhập khẩu căn cứ xác định của cơ quan Đăng kiểm ghi tại mục “Loại
phương tiện” của Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối
với xe cơ giới nhập khẩu do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp;
Trường hợp xe sản xuất, lắp ráp trong nước thì căn cứ vào mục “Loại phương tiện” ghi tại
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp hoặc
Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng dùng cho xe cơ giới.
Trường hợp tại mục “Loại phương tiện” (loại xe) của các giấy tờ nêu trên không xác định là
xe ô tô tải thì áp dụng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người.
Cơ quan Công an cấp biển số đăng ký xe kiểm tra loại xe, nếu phát hiện Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhập khẩu do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp
hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng dùng cho xe cơ giới ghi chưa đúng loại xe ô tô tải
hoặc ô tô chở người dẫn đến việc áp dụng mức thu lệ phí trước bạ xe chưa phù hợp thì thông báo
kịp thời với cơ quan Đăng kiểm để xác định lại loại phương tiện trước khi cấp biển số. Trường
hợp cơ quan Đăng kiểm xác định lại loại phương tiện dẫn đến phải tính lại mức thu lệ phí trước
bạ thì cơ quan Công an chuyển hồ sơ kèm tài liệu xác minh sang cơ quan thuế để phát hành
thông báo thu lệ phí trước bạ theo đúng quy định.

269
Đối với các loại xe ô tô biển số ngoại giao, biển số nước ngoài và biển số quốc tế của các
tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP chuyển
nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam (không thuộc đối tượng quy định Khoản 2,
Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP) thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng làm thủ tục kê
khai, nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo quy định và nộp lệ phí
trước bạ với mức thu lần đầu (từ 10% - 15%) theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương. Giá tính lệ phí trước bạ đối với trường hợp này được xác định tại thời
điểm kê khai, nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 34/2013/TT-BTC.
Đối với các loại xe ô tô biển số nước ngoài mà chủ xe là người nước ngoài (không thuộc
đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP) khi đăng ký quyền sở hữu, sử
dụng chủ tài sản đã kê khai và nộp lệ phí trước bạ theo mức thu lần đầu. Nay người nước ngoài
chuyển nhượng lại tài sản cho các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhận
chuyển nhượng phải kê khai nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo mức thu
2%.
4.6. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 6
Thông tư 124/2011 mà phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì áp dụng tỷ lệ thu lệ
phí trước bạ tương ứng với tài sản quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 6 Thông tư 124/2011.
Ví dụ về việc xác định tỷ lệ nộp lệ phí trước bạ của các trường hợp kê khai nộp lệ phí trước
bạ từ lần thứ 2 trở đi (trong đó địa bàn A là địa bàn trong nhóm các tỉnh,  thành phố trực thuộc
Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi Uỷ ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở; địa bàn B là
các địa bàn khác) như sau:
+ Trường hợp 1: Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A, lần tiếp theo
kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 1%.
+ Trường hợp 2: Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A, lần tiếp theo
kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 1%.
+ Trường hợp 3: Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B, lần tiếp theo
kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 5%.
+ Trường hợp 4: Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B, lần tiếp theo
kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 1%.
+ Trường hợp 5: Xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ lần đầu tại địa bàn A hoặc địa bàn B,
sau đó đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước
bạ tại địa bàn A nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 5%.
+ Trường hợp 6: Xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ lần đầu tại địa bàn A hoặc địa bàn B,
sau đó đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước
bạ tại địa bàn A nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 1%.
+ Trường hợp 7: Xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ lần đầu tại địa bàn A hoặc địa bàn B,
sau đó đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A hoặc địa bàn B, lần tiếp theo kê khai
nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 1%.
V. GHI NỢ, MIỄN LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ:
1. Ghi nợ lệ phí trước bạ
1.1. Đối tượng được ghi nợ lệ phí trước bạ:
Ghi nợ lệ phí trước bạ đối với đất và nhà gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc
đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số
120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
1.2. Thanh toán nợ lệ phí trước bạ:
Khi thanh toán nợ lệ phí trước bạ thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp lệ phí trước bạ tính
theo giá nhà, đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời
điểm xác định nghĩa vụ tiền sử dụng đất.

270
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được ghi nợ lệ phí trước bạ khi chuyển
nhượng, chuyển đổi nhà, đất đó cho tổ chức, cá nhân khác thì phải nộp đủ số lệ phí trước bạ còn
nợ trước khi chuyển nhượng, chuyển đổi.
1.3. Thủ tục ghi nợ lệ phí trước bạ:
a) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ lệ phí trước bạ nhà, đất nêu tại kMục
1.1 thực hiện nộp hồ sơ (trong đó có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ lệ phí trước bạ
nêu tại mục 1.1) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất
kiểm tra hồ sơ, nếu xác định đúng đối tượng được ghi nợ lệ phí trước bạ nhà, đất nêu tại mục 1.1
thì ghi vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất: "Nợ lệ phí trước bạ" trước khi
cấp cho chủ sở hữu, sử dụng nhà đất.
Trường hợp nhận được hồ sơ làm thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sở hữu nhà,
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân còn ghi nợ lệ phí trước bạ, cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất có trách nhiệm chuyển hồ sơ, kèm
theo "Phiếu chuyển thông tin địa chính để thực hiện nghĩa vụ tài chính" sang cho cơ quan Thuế
để tính và thông báo để hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất nộp đủ số tiền lệ phí trước bạ còn nợ
trước khi làm thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi.
2. Miễn lệ phí trước bạ
Quy định miễn lệ phí trước bạ tại Điều 9 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP được hướng dẫn
như sau:
1. Nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của người dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị
trấn thuộc vùng khó khăn; nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; nhà ở, đất ở của
hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trong đó:
-  Hộ nghèo là hộ gia đình mà tại thời điểm kê khai, nộp lệ phí trước bạ có giấy chứng nhận
là hộ nghèo do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cấp
xã) nơi cư trú xác nhận là hộ nghèo theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
-  Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện được miễn lệ phí trước bạ là
các cá nhân và hộ gia đình trong đó vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số.
- Vùng khó khăn được xác định theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và các
văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trường hợp này, các hộ gia đình, cá nhân khi kê khai lệ phí trước bạ phải xuất trình cho cơ
quan Thuế các giấy tờ chứng minh là người dân tộc thiểu số như: Xác nhận của UBND xã
phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ khác
chứng minh cá nhân đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất là người dân tộc thiểu số.
2.  Phương tiện thuỷ nội địa không có động cơ, trọng tải toàn phần đến 15 tấn; Phương tiện
thuỷ nội địa có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực (CV); Phương tiện thuỷ nội
địa có sức chở người đến 12 người; Vỏ và tổng thành máy tương ứng lắp thay thế vào các loại
phương tiện này.
Các phương tiện nêu trên được xác định theo quy định của Luật giao thông đường thuỷ nội
địa và các văn bản hướng dẫn thi hành (kể cả vỏ và tổng thành máy tương ứng lắp thay thế vào
các loại phương tiện này).
3. Nhà, đất do cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục -
đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường đăng ký quyền sở hữu sử dụng với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,
môi trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
271
4. Nhà, đất do các cơ sở ngoài công lập đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất vào
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công
nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
  Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể
dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ
em phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Nhà, đất do doanh nghiệp khoa học và công nghệ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, công nghệ theo quy định của pháp luật.
6. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
PHẦN C: CÁC LOẠI PHÍ VÀ LỆ PHÍ KHÁC
I. KHÁI NIỆM:
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung
cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành theo quy định của NN.
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
được Ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban
hành theo quy định của NN.
Pháp lệnh về thuế và phí không điều chỉnh đối với phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế
và các loại phí bảo hiểm khác.
II. NỘI DUNG:
1. Tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí:
- Cơ quan thuế Nhà nước.
- Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân,
tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu
phí, thu lệ phí.
2. Tổ chức có thẩm quyền quy định phí, lệ phí:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành biểu phí và lệ phí.
- Chính phủ có thẩm quyền:
- Quy định chi tiết Danh mục phí và lệ phí do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành;
- Quy định chi tiết nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí;
- Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với một số phí, lệ phí quan
trọng thực hiện trong cả nước; giao hoặc phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng đối với các phí, lệ phí khác;
- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Danh mục phí và lệ phí.
- Bộ tài chính có thẩm quyền:
- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về phí và lệ phí để trình Chính phủ hoặc ban
hành theo thẩm quyền;
- Căn cứ vào quy định chi tiết của Chính phủ, quy định mức thu cụ thể đối với từng loại
phí, lệ phí; hướng dẫn xác định mức thu phí, lệ phí cho các cơ quan được phân cấp quy định mức
thu;
- Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các phí, lệ phí thuộc thẩm quyền;
- Hướng dẫn thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí thu được.
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu phí, lệ phí được
phân cấp do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Xác định mức thu phí và lệ phí:
Việc xác định mức thu phí căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:
- Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời
gian hợp lý, có tính đến những chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ;
272
- Mức thu phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải bảo đảm thu hồi vốn
trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp.
Mức thu lệ phí được ấn định trước đối với từng công việc, không nhằm mục đích bù đắp
chi phí, phù hợp với thông lệ quốc tế
- Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được
thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ.
- Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do
chuyển đổi
4. Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước không phải chịu thuế.
5. Phí không thuộc ngân sách nhà nước do các tổ chức, cá nhân thu theo quy định tại Điều
18 của Pháp lệnh phí và lệ phí phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết
toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của
pháp luật.
7. Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải hạch toán riêng từng loại phí, lệ
phí.

273
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Luật quản lý thuế hiện hành là luật số 38/2019/QH14.
Khi đọc luật số 38, sinh viên cần xem thêm 2 văn bản sau để nắm chi tiết các quy định:
- Nghị Định 126/2020/Nđ-Cp Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Quản Lý Thuế
- Thông Tư 80/2021/Tt-Btc Hướng Dẫn Thi Hành Một Số Điều Của Luật Quản Lý Thuế
Và Nghị Định Số 126/2020/Nđ-Cp Ngày 19 Tháng 10 Năm 2020 Của Chính Phủ Quy Định Chi
Tiết Một Số Điều Của Luật Quản Lý Thuế

LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 38/2019/QH14


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi
cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá
nhân theo quy định của các luật thuế.
2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy
định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
274
3. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao
gồm:
a) Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo;
b) Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính, trừ lĩnh vực thuế và hải quan;
d) Tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ
việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau
khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí;
đ) Thu viện trợ;
e) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt
động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hóa, nơi để tài sản
dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế.
5. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho
người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
6. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật về thuế.
7. Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử
dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp.
8. Tờ khai hải quan là văn bản theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định được sử dụng làm tờ
khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm
nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồ
sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
10. Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ
đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến
khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
11. Năm tính thuế được xác định theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12;
trường hợp năm tài chính khác năm dương lịch thì năm tính thuế áp dụng theo năm tài chính.
12. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt
vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
13. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là việc áp dụng biện pháp theo quy
định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế.
14. Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân
sách nhà nước.
15. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống quy định của pháp luật, các quy
trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu
lực quản lý thuế làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý và áp dụng các biện pháp
quản lý hiệu quả.
16. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ
quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài,
vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối
với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp
xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định
giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
275
17. Tiền thuế nợ là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý
thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.
18. Cơ sở dữ liệu thương mại là hệ thống thông tin tài chính và dữ liệu của doanh nghiệp được tổ
chức, sắp xếp và cập nhật do các tổ chức kinh doanh cung cấp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định
của pháp luật.
19. Thông tin người nộp thuế là thông tin về người nộp thuế và thông tin liên quan đến nghĩa vụ
thuế của người nộp thuế do người nộp thuế cung cấp, do cơ quan quản lý thuế thu thập được trong quá
trình quản lý thuế.
20. Hệ thống thông tin quản lý thuế bao gồm hệ thống thông tin thống kê, kế toán thuế và các thông
tin khác phục vụ công tác quản lý thuế.
21. Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành,
kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp
bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh
nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.
22. Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.
23. Giao dịch độc lập là giao dịch giữa các bên không có quan hệ liên kết.
24. Nguyên tắc giao dịch độc lập là nguyên tắc được áp dụng trong kê khai, xác định giá tính thuế
đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhằm phản ánh điều kiện giao dịch trong giao dịch
liên kết tương đương với điều kiện trong giao dịch độc lập.
25. Nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế là nguyên tắc được áp dụng
trong quản lý thuế nhằm phân tích các giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế để
xác định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh
đó.
26. Công ty mẹ tối cao của tập đoàn là pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các
pháp nhân khác của một tập đoàn đa quốc gia, không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhân nào khác và báo cáo
tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính
của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu.
27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:
a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất
ngờ;
b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 4. Nội dung quản lý thuế
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt;
không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
4. Quản lý thông tin người nộp thuế.
5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.
6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật
về thuế.
7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
10. Hợp tác quốc tế về thuế.
11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

276
Điều 5. Nguyên tắc quản lý thuế
1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
2. Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện
việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công
khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý
thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt
động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc
khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý
thuế để chuyển giá, trốn thuế.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải
nộp.
5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho
người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa
đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp
thuế.
Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
1. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp
thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra
Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường
hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy
định của pháp luật về hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
quy định tại khoản 1, khoản 3 và tỷ giá giao dịch thực tế quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
1. Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều
kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý
thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Người nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện
phương thức giao dịch khác.
3. Cơ quan quản lý thuế khi tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp
thuế bằng phương thức điện tử phải xác nhận việc hoàn thành giao dịch điện tử của người nộp thuế, bảo
đảm quyền của người nộp thuế quy định tại Điều 16 của Luật này.

277
4. Người nộp thuế phải thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý thuế nêu tại thông báo, quyết định,
văn bản điện tử như đối với thông báo, quyết định, văn bản bằng giấy của cơ quan quản lý thuế.
5. Chứng từ điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử phải được ký điện tử phù hợp với quy định của
pháp luật về giao dịch điện tử.
6. Cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin điện tử với cơ quan quản lý thuế thì phải sử dụng chứng từ
điện tử trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan quản lý thuế; sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan
quản lý thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế và không được yêu cầu
người nộp thuế nộp chứng từ giấy.
7. Cơ quan quản lý thuế tổ chức hệ thống thông tin điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ về giao dịch điện tử trong lĩnh
vực thuế, ngân hàng và các tổ chức liên quan thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;
b) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhận và xử lý dữ liệu thuế điện tử bảo đảm an ninh,
an toàn, bảo mật và liên tục;
c) Xây dựng hệ thống kết nối thông tin, cung cấp thông tin về số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà
nước, thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan bằng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo quy định;
d) Cập nhật, quản lý, cung cấp các thông tin đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử của người nộp
thuế; xác thực giao dịch điện tử của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà
nước để thực hiện quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước;
đ) Tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức
điện tử;
e) Trường hợp chứng từ điện tử của người nộp thuế đã được lưu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan
quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế phải thực hiện khai thác, sử dụng dữ liệu
trên hệ thống, không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế bằng giấy.
8. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hồ sơ, thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử
dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra
thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ
liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của
người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý
thuế phù hợp.
4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý
thuế được quy định như sau:
a) Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các
tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối
quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp
luật về thuế;
b) Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật
của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung
có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về
kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật
này;
c) Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết
quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

278
5. Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu
phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế,
phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Điều 10. Xây dựng lực lượng quản lý thuế
1. Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ
thuật hiện đại, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
2. Công chức quản lý thuế là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan quản lý thuế; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, chế độ đãi ngộ khác, cấp hiệu, trang phục của
công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức quản lý thuế để thực
hiện chức năng quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế
1. Công tác quản lý thuế được hiện đại hóa về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ
chức, đội ngũ công chức, viên chức, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ
liệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế;
bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng
mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Căn cứ vào tình hình
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước bảo đảm các nguồn lực tài chính để thực hiện nội
dung quy định tại khoản này.
2. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện
kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý
thuế điện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ
chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của người nộp thuế.
3. Cơ quan quản lý thuế xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công
tác quản lý thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật, định dạng dữ liệu về hóa đơn, chứng từ điện tử, hồ sơ thuế để thực
hiện giao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan quản lý thuế và giữa cơ quan quản lý thuế với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 12. Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất đàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ
và bảo đảm lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý
thuế nước ngoài;
3. Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài,
các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với
cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết;
4. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên bao gồm:
a) Đề nghị cơ quan quản lý thuế nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu
thuế tại nước ngoài đối với các khoản nợ thuế tại Việt Nam mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp khi
người nộp thuế không còn ở Việt Nam;
b) Thực hiện hỗ trợ thu thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế nước ngoài đối với các khoản
nợ thuế phải nộp tại nước ngoài của người nộp thuế tại Việt Nam bằng biện pháp đôn đốc thu nợ thuế
theo quy định của Luật này và phù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam.

279
Điều 13. Kế toán, thống kê về thuế
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hạch toán kế toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các
khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế phải thu, đã thu, miễn, giảm, xóa nợ,
không thu thuế, hoàn trả theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan quản lý thuế thực hiện thống kê số tiền thuế được ưu đãi, miễn, giảm và các thông tin
thống kê khác về thuế, người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thống kê và pháp luật về thuế.
3. Hằng năm, cơ quan quản lý thuế nộp báo cáo kế toán, thống kê về thuế cho cơ quan có thẩm
quyền và thực hiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TRONG QUẢN LÝ THUẾ
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản
lý ngành và địa phương trong quản lý thuế.
2. Gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh trong trường hợp khó
khăn đặc biệt trong từng thời kỳ nhất định.
3. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình quản lý thuế theo
yêu cầu.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ
1. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý thuế;
b) Tổ chức việc thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan;
c) Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có
liên quan;
đ) Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về
thuế theo thẩm quyền;
e) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;
g) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám
định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Kết nối, tiếp nhận thông tin với cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối
với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của
pháp luật;
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, tiếp nhận các
hồ sơ do cơ quan quản lý thuế phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế chuyển
đến, tiến hành điều tra, xử lý tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp không
khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra vụ án thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý thuế
biết rõ lý do và chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế giải quyết theo thẩm quyền.
3. Bộ Công Thương có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan để
phối hợp với Bộ Tài chính trong quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử,
280
nhượng quyền thương mại và các hoạt động liên quan;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện quy
định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và lĩnh vực khác theo quy
định của pháp luật.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế để quản lý thuế
đối với hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan với
cơ quan quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan quản
lý thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân và phối hợp với cơ quan quản lý thuế
thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật này;
b) Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp
thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử;
c) Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với
hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cấp,
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy chứng nhận đăng ký khác của người nộp thuế
theo cơ chế một cửa liên thông;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm
ngăn chặn tình trạng chuyển giá, tránh thuế;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám định
chất lượng, giá trị máy móc, thiết bị, công nghệ được sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực
hiện quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về thuế.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý
các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất và tài nguyên khoáng sản;
b) Cung cấp thông tin người nộp thuế do cơ quan tài nguyên, môi trường quản lý có liên quan đến
công tác quản lý thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
8. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan đến
quản lý thuế đối với doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, hành khách;
b) Kết nối, cung cấp thông tin về tiêu chí kỹ thuật liên quan đến quản lý thu đối với tài sản là
phương tiện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng
trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến việc cấp phép cho người lao
động nước ngoài làm việc ở Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
10. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản
lý thuế trong việc kết nối, cung cấp thông tin của các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.

281
11. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.
Điều 16. Quyền của người nộp thuế
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa
vụ, quyền lợi về thuế.
2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán.
3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số
lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải
quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.
6. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để
thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.
7. Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải
thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra
của cơ quan quản lý thuế.
8. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định
của pháp luật.
9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
11. Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do
người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
12. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo
quy định của pháp luật về tố cáo.
13. Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của
cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
14. Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có
liên quan.
Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế
và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh
toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ
thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân
282
hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ
quan quản lý thuế.
8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo
quy định của pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người
đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai
quy định.
10. Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ
thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện
tử theo quy định của pháp luật.
11. Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết
việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ
sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
12. Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện
tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ
quan quản lý thuế.
13. Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ
thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên
kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế
1. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở,
trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ
quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa
bàn xã, phường, thị trấn.
4. Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền
hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm
nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ,
không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật này
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp
luật.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
8. Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp
thuế và giải thích khi có yêu cầu.
9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.
10. Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện
giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Điều 19. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế,
bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân

283
hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định
nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
4. Ấn định thuế.
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
6. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông
tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo
quy định của pháp luật.
8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.
9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người
nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai
lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
10. Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ
công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của
cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định nhiệm vụ
thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan quản lý thuế và cơ quan khác có thẩm quyền trong việc quản
lý, thực hiện pháp luật về thuế;
c) Xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp
luật về thuế theo thẩm quyền.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
1. Thực hiện kiểm toán hoạt động đối với cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về
kiểm toán nhà nước, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với kiến nghị của Kiểm toán nhà nước liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người
nộp thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp Kiểm toán nhà nước trực tiếp kiểm toán người nộp thuế theo quy định của Luật
Kiểm toán nhà nước có nội dung kiến nghị về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Kiểm toán nhà nước
phải gửi biên bản hoặc báo cáo kiểm toán cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện
kiến nghị theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với
kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kiến nghị của Kiểm toán nhà
nước;
b) Trường hợp Kiểm toán nhà nước không trực tiếp kiểm toán đối với người nộp thuế mà thực hiện
kiểm toán tại cơ quan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán liên quan đến nghĩa
vụ thuế của người nộp thuế thì Kiểm toán nhà nước gửi bản trích sao có kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ
thuế cho người nộp thuế để thực hiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiến nghị
của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người
nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, Kiểm toán nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải
nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế
thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định
của pháp luật.

284
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước
1. Thực hiện thanh tra hoạt động của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thanh tra,
pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với kết luận của Thanh tra nhà nước liên quan đến nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp
thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp Thanh tra nhà nước trực tiếp thanh tra người nộp thuế theo quy định của Luật Thanh
tra có nội dung kết luận về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Thanh tra nhà nước phải gửi biên bản
hoặc kết luận cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thanh tra.
Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kết luận của Thanh tra nhà nước thì người nộp thuế có
quyền khiếu nại kết luận của Thanh tra nhà nước;
b) Trường hợp Thanh tra nhà nước không trực tiếp thanh tra đối với người nộp thuế mà thực hiện
thanh tra tại cơ quan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong kết luận thanh tra liên quan đến nghĩa
vụ thuế của người nộp thuế thì Thanh tra nhà nước gửi bản trích sao có kết luận liên quan đến nghĩa vụ
thuế cho người nộp thuế để thực hiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận của
Thanh tra nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp
thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, Thanh tra nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp.
Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Thanh tra nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực
hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách
nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật và thông báo kết
quả xử lý cho cơ quan quản lý thuế.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh thi hành
pháp luật về thuế.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát, phản biện xã hội về thuế; phản ánh, kiến nghị
với cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết các vấn đề về thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp
1. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với
cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đến các hội viên.
2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với
cơ quan quản lý thuế trong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế.
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thông tin, báo chí
1. Cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, nêu gương tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế, phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về
thuế.
2. Cơ quan thông tin, báo chí phối hợp với các cơ quan quản lý thuế trong việc đăng tải, cung cấp
thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân
sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử,
hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;
b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân
sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;
285
c) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;
d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản.
3. Khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân
ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.
4. Trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế
bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
5. Trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu
khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này nhưng người nộp thuế không nộp đúng thời
hạn thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu
khác thuộc ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế trong phạm vi bảo lãnh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 28. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ số lượng, quy mô kinh doanh của các hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực.
2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về doanh thu,
mức thuế của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn và
phối hợp với cơ quan thuế đôn đốc các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế theo
quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do cơ quan thuế chi từ nguồn
ngân sách nhà nước cấp cho ngành thuế.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng tư vấn
thuế xã, phường, thị trấn.
Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khác
1. Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý
thuế.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về quản lý thuế.
3. Tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
4. Yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phải giao hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa,
dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Chương III
ĐĂNG KÝ THUẾ
Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt
đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng
ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với
đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế
trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:

286
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ
gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong
suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế
có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số
thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực
hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã,
đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký
hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người
phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân.
Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp
thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán,
tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá
nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
4. Đăng ký thuế bao gồm:
a) Đăng ký thuế lần đầu;
b) Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
c) Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
d) Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
đ) Khôi phục mã số thuế.
Điều 31. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao
gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
c) Các giấy tờ khác có liên quan.
3. Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế
thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;
c) Các giấy tờ khác có liên quan.

287
4. Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký
thuế và cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy
định của pháp luật có liên quan.
Điều 32. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác
xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
được quy định như sau:
a) Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ
chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;
b) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan
thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh
thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ
với ngân sách nhà nước.
3. Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho bản thân và người
phụ thuộc nộp hồ sơ đăng ký thuế thông qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân chi trả
thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và nộp hồ sơ đăng ký thuế thay cho cá nhân đến cơ quan thuế quản lý
trực tiếp tổ chức, cá nhân chi trả đó.
Điều 33. Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm
việc kể từ ngày sau đây:
a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ
kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp
đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với
cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập
chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã
số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ
ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ
thuộc chưa có mã số thuế.
Điều 34. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
1. Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định. Thông tin của giấy chứng
nhận đăng ký thuế bao gồm:

288
a) Tên người nộp thuế;
b) Mã số thuế;
c) Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt
động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của
quyết định thành lập đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; thông tin của giấy chứng
minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh
doanh;
d) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Cơ quan thuế thông báo mã số thuế cho người nộp thuế thay giấy chứng nhận đăng ký thuế trong
các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho cá nhân và người
phụ thuộc của cá nhân;
b) Cá nhân thực hiện đăng ký thuế qua hồ sơ khai thuế;
c) Tổ chức, cá nhân đăng ký thuế để khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
d) Cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc.
3. Trường hợp bị mất, rách, nát, cháy giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, cơ
quan thuế cấp lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế
theo quy định.
Điều 35. Sử dụng mã số thuế
1. Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các
giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế,
nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao
dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp
thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
2. Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế
trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.
3. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà
nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý
thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
4. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và
các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.
5. Tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của
người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
6. Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa
trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho
tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.
7. Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân
thay cho mã số thuế.
Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng
với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, người
nộp thuế phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Luật này
trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh.

289
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế
thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh
thông tin thay đổi.
3. Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay
đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả
thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi; tổ chức, cá nhân chi trả
thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được ủy quyền của cá nhân.
Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
1. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt
động, kinh doanh có thời hạn hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo quy
định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào
thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời
gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn
theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện
thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt
động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý
thuế.
3. Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời hạn tạm ngừng hoạt động,
kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn.
Điều 38. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh khi tổ chức lại doanh nghiệp thì thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký
hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp phải thực
hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với tổ chức bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc thay đổi thông
tin đối với tổ chức bị tách và đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức mới sau khi chia, tách
hoặc được sáp nhập, hợp nhất.
Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số
thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh
doanh;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng
toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
290
3. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
a) Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo
chấm dứt hiệu lực;
b) Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy
định tại Điều 40 của Luật này;
c) Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của
người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế
khác của cá nhân đó;
d) Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì
đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
đ) Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải
bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
b) Các giấy tờ khác có liên quan.
5. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký
hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký
doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế
quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
6. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt
động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.
Điều 40. Khôi phục mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh nếu được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng
ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì đồng thời được khôi phục mã số thuế.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế
đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:
a) Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép tương đương;
b) Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
c) Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng
chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
3. Mã số thuế được tiếp tục sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày quyết định khôi phục
tình trạng pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh có hiệu lực hoặc ngày cơ quan thuế thông báo khôi
phục mã số thuế.
4. Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế;
b) Các giấy tờ khác có liên quan.
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về hồ sơ; quy định thủ tục, mẫu biểu đăng ký thuế quy
định tại các điều 31, 34, 36, 37, 38, 39 và 40 của Luật này.
2. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau:
291
a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế;
b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan thuế và từ hệ thống thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
3. Cơ quan thuế xử lý hồ sơ đăng ký thuế theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ
đăng ký thuế chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế chậm nhất là 02 ngày làm
việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
4. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký
kinh doanh từ hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh
doanh (sau đây gọi chung là hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh) thì cơ quan tiếp nhận hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh chuyển hồ sơ đến cơ quan thuế để thực
hiện xử lý hồ sơ đăng ký thuế và trả kết quả cho người nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Chương IV
KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ
Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu
do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với
cơ quan quản lý thuế.
2. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý
thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có
trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị
hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế,
phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.
4. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch
vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà
cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại
Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết được quy định như sau:
a) Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc
lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải
nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
b) Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế
phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
c) Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a,
điểm b khoản này và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
6. Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế
được quy định như sau:
a) Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên
cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn
phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng
lãnh thổ có liên quan;

292
b) Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông
tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;
c) Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ
trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự
tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế,
thỏa thuận quốc tế.
Điều 43. Hồ sơ khai thuế
1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.
2. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.
3. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền
thuế phải nộp;
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính
năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.
4. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:
a) Tờ khai thuế;
b) Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp
luật.
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được
sử dụng làm hồ sơ khai thuế.
6. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:
a) Tờ khai quyết toán thuế;
b) Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;
c) Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.
7. Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao của tập
đoàn tại Việt Nam có phát sinh giao dịch liên kết xuyên biên giới và có mức doanh thu hợp nhất toàn cầu
vượt mức quy định hoặc người nộp thuế có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có
nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước sở tại.
8. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này; quy định loại thuế khai theo
tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế;
khai các khoản phải nộp về phí, lệ phí do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài thực hiện thu; kê khai, cung cấp, trao đổi, sử dụng thông tin đối với báo cáo lợi nhuận liên
quốc gia; tiêu chí xác định người nộp thuế để khai thuế theo quý.
Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp
khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối
với trường hợp khai và nộp theo quý.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài
chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương
lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

293
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ
quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh
doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu
kinh doanh.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc
tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
5. Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của
Luật Hải quan.
7. Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời
hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ
sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan
thuế tiếp tục hoạt động.
Điều 45. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
thực hiện theo quy định của cơ chế đó.
3. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định
của Luật Hải quan.
4. Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có
phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
c) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
d) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
đ) Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết
khác.
Điều 46. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa,
dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ
khai thuế.
2. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai
thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán
thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi
hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân
cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1
Điều này.

294
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai
thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận
việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ
sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế
có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ
sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật
này.
3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau
thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như
sau:
a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải
nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm
hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;
b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số
tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì
thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.
4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
a) Tờ khai bổ sung;
b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy
định của pháp luật về hải quan.
Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
1. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau đây:
a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
trường hợp hồ sơ không hợp pháp, không đầy đủ, không đúng mẫu quy định thì thông báo cho người nộp
thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Chương V
ẤN ĐỊNH THUẾ
Điều 49. Nguyên tắc ấn định thuế
1. Ấn định thuế phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế
theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
2. Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để
xác định số tiền thuế phải nộp.
Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
sau đây:
a) Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan
thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;

295
b) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để
xác định nghĩa vụ thuế;
c) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác
định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
d) Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định;
đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông
thường trên thị trường;
e) Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà
hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;
h) Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm
mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
i) Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung
cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
2. Căn cứ ấn định thuế bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
b) So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa
phương; trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề,
quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
d) Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định của pháp luật về
thuế.
3. Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đầy đủ
hoặc chưa chính xác các yếu tố làm cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai
bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế;
b) Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, cơ
quan thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không chính xác, không trung thực các yếu tố
liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Hạch toán giá bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu
tính thuế hoặc hạch toán giá mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không theo
giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm tăng chi phí, tăng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ,
giảm nghĩa vụ thuế phải nộp;
d) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định
căn cứ tính thuế hoặc có xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế nhưng không tự
tính được số tiền thuế phải nộp.
4. Người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp
luật đối với các trường hợp cơ quan thuế qua kiểm tra, thanh tra phát hiện sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ
không đầy đủ, không hợp pháp hoặc kê khai, tính thuế không đúng thực tế trong trường hợp có quy mô về
doanh thu tối đa bằng mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và không thuộc trường hợp ấn định thuế quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán thuế
1. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức
thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không
296
đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu
của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh
theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay
đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ
quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ
kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất
về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải
thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Điều 52. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau
đây:
a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế
hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc
cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền
thuế phải nộp theo quy định;
c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình
được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp
hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên
sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị
giá giao dịch thực tế;
e) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh
hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không
đúng với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp
tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài
liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải
nộp.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
1. Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ
ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý
do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên
bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế.
3. Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo
quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì cơ
quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế nộp thừa.

297
4. Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp theo
quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người
nộp thuế có trách nhiệm nộp bổ sung. Cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm về việc ấn định thuế.
Điều 54. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số tiền thuế ấn định
Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý
thuế; trường hợp không đồng ý với số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn
phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền đề nghị cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi
kiện về việc ấn định thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ, tài liệu để chứng minh cho
việc khiếu nại, khởi kiện.
Chương VI
NỘP THUẾ
Điều 55. Thời hạn nộp thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời
hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ
sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30
của tháng đầu quý sau.
Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu
thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo
quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.
Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.
2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan
thuế.
3. Đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài thì thời hạn nộp theo quy định của Chính
phủ.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về
thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp
phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát
sinh được thực hiện như sau:
a) Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế
của tờ khai hải quan ban đầu;
b) Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế
phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực
thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
1. Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của
pháp luật.
2. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy
định của pháp luật có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức, nhân viên thu tiền thuế bảo
đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước.

298
3. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế hoặc khấu trừ tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng
từ thu tiền thuế.
4. Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận
tiền thuế phải chuyển tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng
xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Điều 57. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện theo thời hạn trước, sau và
theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định như sau:
a) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng
chế;
b) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp
cưỡng chế;
c) Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.
Điều 58. Xác định ngày đã nộp thuế
1. Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước,
ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế
hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
2. Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước,
cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.
Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn
ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử
lý của cơ quan quản lý thuế;
b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản
lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì
phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời
hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban
đầu;
c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ
quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn
nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ
ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
đ) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt
nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
e) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại
khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
g) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số
tiền chậm chuyển theo quy định.
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

299
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm
nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế,
tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và
nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
4. Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt
còn nợ và số ngày chậm nộp.
5. Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực
tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp
thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp
trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian
chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
6. Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của
Luật này.
7. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản
lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được
điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm
nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế.
Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp
thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế
không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong
khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.
2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì
cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có
văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản
yêu cầu.
3. Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện
thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;
b) Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản
lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày
thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;

300
c) Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp
thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.
4. Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực
hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa quy định tại Điều này.
Điều 61. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực
hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án,
quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm
quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật
này.
Điều 62. Gia hạn nộp thuế
1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất
khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này được gia
hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này;
b) Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này.
4. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong
thời gian gia hạn nộp thuế.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định
số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.
Điều 63. Gia hạn nộp thuế trong trường hợp đặc biệt
Chính phủ quyết định việc gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành, nghề kinh doanh gặp khó
khăn đặc biệt trong từng thời kỳ nhất định. Việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu
ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật này phải lập và
gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp.
301
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp;
b) Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết hồ sơ gia hạn nộp thuế.
Điều 65. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau
đây:
a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ hợp pháp, đầy đủ, đúng mẫu quy định thì thông báo bằng văn bản về việc gia
hạn nộp thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế
trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Chương VII
TRÁCH NHIỆM HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ
Điều 66. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý
thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người
nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; trường hợp chưa hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh về cá
nhân, người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 67. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt
động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo
quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo
trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp
theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
5. Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các
khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị
phụ thuộc.
Điều 68. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia
doanh nghiệp; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ
doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
302
2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị
tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
3. Doanh nghiệp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp chuyển đổi có
trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
4. Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp được tổ
chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế
đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 69. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết,
người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết do
người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết để
lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có
người thừa kế hoặc tất cả những người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì việc hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thực hiện theo quy định của pháp luật về
dân sự.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực
hành vi dân sự do người quản lý tài sản của người mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực
hiện trong phần tài sản của người đó.
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích hoặc
mất năng lực hành vi dân sự thì số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã xóa theo quy định tại Điều 85
của Luật này được phục hồi lại, nhưng không bị tính tiền chậm nộp cho thời gian bị tuyên bố là đã chết,
mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Chương VIII
THỦ TỤC HOÀN THUẾ
Điều 70. Các trường hợp hoàn thuế
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế
theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân
sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
Điều 71. Hồ sơ hoàn thuế
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế lập và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản
lý thuế có thẩm quyền.
2. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
Điều 72. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
1. Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế theo quy định sau đây:
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp
được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan thuế quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ
hoàn trả tiền nộp thừa; trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp,
quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp,
quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa;
b) Cơ quan hải quan nơi quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn
thuế theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

303
ngoài xuất cảnh có hàng hóa thuộc trường hợp hoàn thuế thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh
tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế.
2. Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế thông qua các hình thức sau đây:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu chính;
c) Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế thực
hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ
sơ hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
Điều 73. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
1. Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc
diện hoàn thuế trước.
2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
a) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy
định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần
đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định
là đề nghị hoàn thuế lần đầu;
b) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về
hành vi trốn thuế;
c) Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp
nhà nước;
d) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
đ) Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn
bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải
trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
e) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
g) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế
theo quy định của Chính phủ.
3. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
Điều 74. Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
1. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 75. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan
quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản
lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế
sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc
thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý
thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin.

304
Thời gian giải trình, bổ sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan
quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế,
cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp
thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
3. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu việc chậm ban hành quyết định
hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn
phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Nguồn tiền
trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quyết định việc hoàn thuế đối
với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quy định của Luật này.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan nơi phát sinh số tiền thuế được hoàn quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo
quy định của pháp luật về thuế.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục hoàn thuế.
Điều 77. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo
nguyên tắc rủi ro trong quản lý thuế và trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế.
2. Thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế đối với hồ sơ
hoàn thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và Luật Thanh tra.
Chương IX
KHÔNG THU THUẾ, MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ; KHOANH TIỀN THUẾ NỢ; XÓA NỢ
TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
Mục 1. KHÔNG THU THUẾ, MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
Điều 78. Không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Không thu thuế đối với trường hợp không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy
định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục không thu thuế.
Điều 79. Miễn thuế, giảm thuế
1. Miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và khoản 2 Điều này.
2. Miễn thuế đối với các trường hợp sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải
nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
b) Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ
tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.
Điều 80. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
1. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được
miễn, giảm bao gồm:
a) Tờ khai thuế;
b) Tài liệu liên quan đến việc xác định số tiền thuế được miễn, giảm.

305
2. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm
thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn
thuế, giảm thuế; số tiền thuế đề nghị miễn, giảm;
b) Tài liệu liên quan đến việc xác định số tiền thuế đề nghị miễn, giảm.
3. Trường hợp miễn thuế quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 của Luật này thì cơ quan thuế căn cứ
sổ thuế để thông báo danh sách hộ gia đình, cá nhân thuộc diện miễn thuế. Trường hợp miễn thuế quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 79 của Luật này thì người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn trên
cơ sở tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này; quy
định trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm và trường hợp cơ quan quản lý
thuế xác định số tiền thuế được miễn, giảm.
Điều 81. Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm thì việc nộp và tiếp nhận
hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế quy
định tại Chương IV của Luật này.
2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật
về thuế thì việc nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau:
a) Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thì hồ sơ được nộp tại cơ quan hải quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Chính
phủ;
b) Đối với các loại thuế khác thì hồ sơ được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Người nộp thuế nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thông qua hình thức sau đây:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu chính;
c) Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
4. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ
miễn thuế, giảm thuế; trường hợp hồ sơ không hợp pháp, không đầy đủ, không đúng mẫu theo quy định
thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng
văn bản cho người nộp thuế.
Điều 82. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý
thuế quyết định số tiền thuế được miễn, giảm
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế,
giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm
thuế.
2. Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thì trong
thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định miễn thuế, giảm
thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.
Mục 2. KHOANH TIỀN THUẾ NỢ
Điều 83. Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
1. Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng
lực hành vi dân sự.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ
thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã
chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

306
2. Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để
làm thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể
trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục
giải thể.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo về việc người
nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
3. Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên
quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày Tòa án có thẩm quyền thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản hoặc người nộp thuế đã gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp đến cơ quan quản lý thuế nhưng đang
trong thời gian làm các thủ tục thanh toán, xử lý nợ theo quy định của Luật Phá sản.
4. Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế có
trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hiện diện tại địa bàn và
thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không
hiện diện tại địa chỉ nơi người nộp thuế có trụ sở, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản thông báo trên toàn quốc
về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ kinh
doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.
5. Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi
hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành
nghề.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm
quyền thu hồi hoặc từ ngày có hiệu lực của quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy phép thành lập và hoạt
động, giấy phép hành nghề.
Điều 84. Thủ tục, hồ sơ, thời gian, thẩm quyền khoanh nợ
1. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ đối với trường hợp được khoanh nợ.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế quyết định việc khoanh nợ.
3. Cơ quan quản lý thuế tiếp tục theo dõi các khoản tiền thuế nợ được khoanh và phối hợp với các
cơ quan có liên quan để thu hồi tiền thuế nợ khi người nộp thuế có khả năng nộp thuế hoặc thực hiện xóa
nợ theo quy định tại Điều 85 của Luật này.
Mục 3. XÓA NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định
của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài
sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy
định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã
quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh
nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất,
kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.

307
4. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa,
dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của
Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn
thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt.
5. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh,
chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được
hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này trước khi cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quy định chi tiết khoản 4 Điều này.
Điều 86. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt lập và gửi hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đến cơ quan, người có
thẩm quyền.
2. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực
tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
b) Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
c) Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
Điều 87. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với
các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật này;
b) Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật
này;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản
nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ
10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15.000.000.000
đồng trở lên.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp đầu năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp tình
hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách
nhà nước.
Điều 88. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Cơ quan, người có thẩm quyền đã nhận hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải
thông báo cho cơ quan đã gửi hồ sơ để hoàn chỉnh khi hồ sơ chưa đầy đủ trong thời hạn 10 ngày làm việc
kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
2. Người có thẩm quyền phải ra quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc thông
báo không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho cơ quan đã gửi hồ sơ trong thời
hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

308
Chương X
ÁP DỤNG HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ
Điều 89. Hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ
liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao
gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan
thuế.
2. Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, tem điện tử, vé điện tử, thẻ
điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi
khác.
3. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi
tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống
của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán
lập trên hóa đơn.
4. Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua
theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật
về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
3. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế.
4. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,
tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin
trên hóa đơn.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
2. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài
chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải
hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ
thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có
hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ
dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và
đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về
thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã
của cơ quan thuế.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này
và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của

309
cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có
mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách
hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa
đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát
sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Điều 92. Dịch vụ về hóa đơn điện tử
1. Dịch vụ về hóa đơn điện tử bao gồm dịch vụ cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử không có mã
của cơ quan thuế, dịch vụ truyền dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế từ người nộp thuế
tới cơ quan thuế và dịch vụ về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử bao gồm tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện
tử, tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác có liên
quan đến hóa đơn điện tử.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của
cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
phải trả tiền dịch vụ, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ
chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử
để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ
dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
Điều 93. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
1. Cơ quan thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ
thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ
sở dữ liệu hóa đơn và bảo đảm duy trì, vận hành, bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin về
hóa đơn; xây dựng định dạng chuẩn về hóa đơn.
Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử được sử dụng để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông
tin hóa đơn điện tử cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 91 của Luật này sử dụng hóa đơn
điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
3. Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và
cơ quan khác có liên quan có trách nhiệm kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh
vực quản lý với Bộ Tài chính để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
4. Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế để tra cứu thông
tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có
liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập, tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mẫu, quản lý sử dụng tem điện tử; quy định việc tra cứu,
cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử; quy định cung cấp thông tin hóa đơn điện tử trong trường
hợp không tra cứu được dữ liệu hóa đơn do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng
Internet.
Điều 94. Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cơ
quan quản lý thuế hoặc tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế bằng phương tiện
điện tử khi thực hiện các thủ tục về thuế hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và các loại
chứng từ, biên lai điện tử khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết các loại chứng từ điện tử quy định tại Điều này và việc quản lý, sử
dụng chứng từ điện tử.
Chương XI
310
THÔNG TIN NGƯỜI NỘP THUẾ
Điều 95. Hệ thống thông tin người nộp thuế
1. Hệ thống thông tin người nộp thuế là tập hợp thông tin, dữ liệu về người nộp thuế được thu thập,
sắp xếp, lưu trữ, khai thác và sử dụng theo quy định của Luật này.
2. Thông tin người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá dự báo tình hình, xây dựng
chính sách về thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện hành
vi vi phạm pháp luật về thuế.
Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ
tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin người nộp thuế, hệ thống thông tin quản lý thuế; tổ chức đơn vị
chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích thông tin và dự báo, quản lý cơ sở
dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin người nộp thuế, hệ thống thông tin quản lý thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, trao đổi, xử lý
thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm
quyền ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và
thỏa thuận quốc tế có liên quan đến lĩnh vực thuế, lĩnh vực hải quan để sử dụng trong công tác quản lý
thuế.
3. Cơ quan quản lý thuế phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin,
kết nối mạng trực tuyến.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống
thông tin người nộp thuế.
Điều 97. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
1. Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn thông tin trong hồ sơ thuế, thông tin liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2. Cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông qua kết nối mạng với các hệ thống thông tin của cơ
quan quản lý thuế theo yêu cầu.
Điều 98. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người
nộp thuế
1. Các cơ quan sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin người nộp thuế cho cơ quan quản lý
thuế:
a) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép
thành lập và hoạt động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận thay đổi nội dung
đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ
ngày cấp và cung cấp thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
b) Kho bạc Nhà nước cung cấp thông tin về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan
quản lý thuế:
a) Ngân hàng thương mại cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người
nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà
của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, cá nhân kinh doanh;
c) Cơ quan công an cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về
thuế; cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao
thông;

311
d) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số
tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản
lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.
3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin người nộp thuế cho cơ quan quản lý
thuế thông qua kết nối mạng trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử hằng ngày qua hệ thống thông tin người
nộp thuế hoặc thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông
tin bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 99. Bảo mật thông tin người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế, cơ quan cung
cấp, trao đổi thông tin người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật
thông tin người nộp thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và
Điều 100 của Luật này.
2. Để phục vụ hoạt động tố tụng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong trường hợp được yêu cầu
bằng văn bản, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin người nộp thuế cho các cơ quan
sau đây:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án;
b) Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước;
c) Cơ quan quản lý khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan quản lý thuế nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế về thuế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 100. Công khai thông tin người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Trốn thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đúng
thời hạn; nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
b) Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá
nhân khác;
c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương XII
TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ, LÀM THỦ TỤC HẢI
QUAN
Điều 101. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (sau đây gọi là đại lý thuế) là doanh nghiệp
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, thực hiện các dịch vụ theo
thỏa thuận với người nộp thuế.
2. Doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thực hiện đăng ký với Cục
Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để được cấp giấy xác nhận đủ điều kinh doanh dịch vụ làm
thủ tục về thuế.
Điều 102. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
1. Là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn
thời gian tại doanh nghiệp.
312
Điều 103. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
b) Bản chụp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các cá nhân làm việc tại doanh
nghiệp;
c) Bản sao hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với các cá nhân có chứng chỉ hành nghề dịch vụ
làm thủ tục về thuế.
2. Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 104. Cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế
1. Dịch vụ do đại lý thuế cung cấp cho người nộp thuế theo hợp đồng bao gồm:
a) Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm
thuế, hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác thay người nộp thuế;
b) Dịch vụ tư vấn thuế;
c) Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Điều 150 của Luật này. Doanh
nghiệp siêu nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Đại lý thuế có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các dịch vụ với người nộp thuế theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan
trong hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước người nộp thuế về nội dung dịch vụ
đã cung cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Điều 105. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc
chuyên ngành khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế từ 36 tháng trở lên sau khi tốt
nghiệp đại học;
d) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm môn pháp luật về thuế và môn kế
toán.
2. Người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do cơ quan có thẩm quyền cấp
theo quy định thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế mà không phải tham gia kỳ
thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
3. Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế làm việc tại đại lý thuế gọi là nhân
viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế phải tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
4. Những người sau đây không được làm nhân viên đại lý thuế:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an;
b) Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, kế toán, kiểm toán theo bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
313
c) Người đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến thuế, tài
chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại
xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, về kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời
hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa
hết thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt bằng hình thức khác.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức thi, điều kiện miễn môn thi; thủ tục cấp, thu
hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; việc cập nhật kiến thức của nhân viên đại lý thuế.
Điều 106. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan (sau đây gọi là đại lý làm thủ tục hải quan) thực
hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Chương XIII
KIỂM TRA THUẾ, THANH TRA THUẾ
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ, THANH TRA THUẾ
Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế,
thanh tra thuế.
2. Tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra,
kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
4. Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế
phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các
chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá
việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý
về thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 108. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định
xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm
hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh
tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành
chính.
2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì
cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp
luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy
tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
Mục 2. KIỂM TRA THUẾ
Điều 109. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các
hồ sơ thuế được quy định như sau:
a) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp
thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật
về thuế của người nộp thuế. Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro
về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ
trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm
tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này;

314
b) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh
nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm
tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp kiểm
tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan mà phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu
thuế, trốn thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế
được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn,
số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung
thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số
tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã
khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải
trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ
thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra
quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra,
thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ
thuộc diện hoàn thuế trước;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này;
c) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp
luật về hải quan;
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm
quyền;
g) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm
dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp
kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt
động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý thuế
thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
3. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và
thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra
mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ
quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân
tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình
trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
c) Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc
tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường

315
hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng
không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
d) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
5. Trường hợp kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp
thuế
1. Người nộp thuế có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài
liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
2. Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo
yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông
tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
d) Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.
Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra
thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này;
c) Gia hạn thời hạn kiểm tra;
d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có
thẩm quyền kết luận, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
2. Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
c) Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra thuế và
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra kết
luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế.
Mục 3. THANH TRA THUẾ
Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuế
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
316
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có
thẩm quyền.
Điều 114. Quyết định thanh tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.
2. Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;
d) Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối
tượng thanh tra.
4. Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định
thanh tra thuế.
Điều 115. Thời hạn thanh tra thuế
1. Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra
được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định
thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy
định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
1. Người ra quyết định thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra
thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về
những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài
liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
d) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó
gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân;
đ) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra,
đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành
viên khác của đoàn thanh tra thuế;
g) Đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra,
thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không
thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
h) Kết luận về nội dung thanh tra thuế;
i) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội
phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết;
k) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điều 121, 122 và 123 của Luật này;

317
l) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ
việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu
hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra
thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 117. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra
thuế
1. Trưởng đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung quyết định thanh
tra thuế;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ
được giao;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản,
giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy
cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử
lý;
h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp
luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây
thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ
việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
l) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
m) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
n) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này.
2. Thành viên đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn
đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Kiến nghị trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn
thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo
cáo.

318
Điều 118. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
1. Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:
a) Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành
viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau
thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại
vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
c) Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
d) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài
liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra
thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định thanh tra thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định
thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định
thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Ký biên bản thanh tra.
Điều 119. Kết luận thanh tra thuế
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội
dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết
định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung
chính sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu
cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để
làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận, quyết định xử lý.
Điều 120. Thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế
1. Thẩm quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật được quy định như sau:
a) Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng kết luận
thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao;
b) Tổng cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng thuộc Tổng cục kết luận;
c) Cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng thuộc Cục kết luận;
d) Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 114 của Luật này. Chậm
nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi

319
quyết định thanh tra lại cho đối tượng thanh tra. Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là
15 ngày kể từ ngày ký và phải được đoàn thanh tra lập biên bản công bố quyết định thanh tra lại.
2. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình
thanh tra hoặc có dấu hiệu rủi ro cao theo tiêu chí đánh giá rủi ro qua phân tích đánh giá rủi ro;
d) Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra cố ý làm sai lệch
hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ
qua thanh tra.
3. Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại được quy định như sau:
a) Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra;
b) Thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 115 của Luật này.
4. Khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn
thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 116 và Điều 117 của Luật này.
5. Kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại được quy định như sau:
a) Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 119 của Luật này. Nội dung kết luận
thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải
gửi kết luận thanh tra lại cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước
cấp trên;
b) Việc công khai kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Mục 4. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CÓ
DẤU HIỆU TRỐN THUẾ
Điều 121. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin liên
quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.
2. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm cung cấp thông tin đúng nội dung, thời hạn, địa chỉ được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính
xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
3. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì người được yêu cầu cung
cấp thông tin phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong văn bản để cung cấp thông tin theo nội dung
được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp
không thể có mặt thì việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản.
Trong quá trình thu thập thông tin bằng trả lời trực tiếp, các thành viên của đoàn thanh tra phải lập
biên bản làm việc và được ghi âm, ghi hình công khai.
Điều 122. Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật
liên quan đến hành vi trốn thuế.
2. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế được áp dụng khi cần xác minh
tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế.

320
3. Trong quá trình thanh tra thuế, nếu đối tượng thanh tra có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang
vật liên quan đến hành vi trốn thuế thì trưởng đoàn thanh tra thuế đang thi hành nhiệm vụ được quyền tạm
giữ tài liệu, tang vật đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ tài liệu, tang vật, trưởng đoàn thanh tra
thuế phải báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật; trong thời hạn
08 giờ làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, người có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định tạm giữ.
Trường hợp người có thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì trưởng đoàn thanh tra thuế phải trả lại tài
liệu, tang vật trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi người có thẩm quyền không đồng ý.
4. Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế trưởng đoàn thanh tra thuế phải lập
biên bản tạm giữ. Trong biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tài liệu, tang vật bị tạm
giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết
định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu
tài liệu, tang vật bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường hợp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành
ngay trước mặt người có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong
phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã,
người chứng kiến.
5. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý và những vật thuộc diện quản
lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng
thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay để tránh tổn thất; tiền thu
được phải được gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tài
liệu, tang vật bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu
không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tang vật bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang
vật có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng không quá 60
ngày kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật phải do người có
thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.
7. Cơ quan quản lý thuế phải giao 01 bản quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, quyết định xử lý tài
liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
Điều 123. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến
hành vi trốn thuế. Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế là nơi ở
thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu,
tang vật có liên quan đến hành vi trốn thuế.
3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải có mặt người chủ nơi bị khám và người chứng kiến.
Trong trường hợp người chủ nơi bị khám vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện
chính quyền cấp xã và 02 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế vào ban đêm,
ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp phạm pháp quả tang và
phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế đều phải có
quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật
phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
Chương XIV
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
2. Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

321
3. Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
4. Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo
thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc
tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
5. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản
lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của
Luật này; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời
hạn cưỡng chế thuế.
Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên
cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy
định số lần nộp dần và hồ sơ, thủ tục về nộp dần tiền thuế nợ.
6. Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng
hóa, phương tiện quá cảnh.
7. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh
và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý
thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy
phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1
Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực
hiện như sau:
a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào
tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường
hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện
pháp cưỡng chế sau;
c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có
hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế
trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 126. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải
quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều
125 của Luật này.

322
2. Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy
phép hành nghề quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Điều 127. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung
chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Người ra quyết định;
d) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về
quản lý thuế;
đ) Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
e) Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
g) Thời gian, địa điểm thực hiện;
h) Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính về quản lý thuế.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phải được gửi cho đối
tượng bị cưỡng chế, cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; trường
hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được
gửi bằng phương thức điện tử và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế; trường
hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 125 của Luật này thì quyết định cưỡng
chế phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính về quản lý thuế trước khi thực hiện.
3. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành quyết
định; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị
cưỡng chế thì có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.
Điều 128. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính về quản lý thuế
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm tổ
chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
về quản lý thuế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
3. Lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, hỗ
trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế khi có
yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Điều 129. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối
tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và
tổ chức tín dụng khác.
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, Kho bạc
Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho
bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định

323
hành chính về quản lý thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
biết.
3. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đã hết hiệu lực mà
Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra
quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực,
nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế còn số dư
mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của
đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế để nộp vào ngân sách nhà nước
theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 130. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ
06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và
không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập
khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính về quản lý thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc
Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định
cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
b) Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao
động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người
ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
Chương XV của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 131. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm
nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế
suất thuế xuất khẩu là 0%;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai,
dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

324
Điều 132. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
1. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, cơ quan quản lý thuế phải công khai
trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình và trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24
giờ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 133. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
1. Không áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong
thời gian chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong
quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
3. Những tài sản sau đây không được kê biên:
a) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và gia đình họ;
b) Công cụ lao động;
c) Nhà ở duy nhất, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính về quản lý thuế và gia đình họ;
d) Đồ thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen;
đ) Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính về quản lý thuế không nộp đủ tiền thuế nợ thì cơ quan quản lý thuế được quyền bán đấu giá
tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 134. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
1. Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định
bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như
sau:
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác
của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối
tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác
từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định
là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng
chế được quy định như sau:
a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang
nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại
tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản
khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc chuyển giao tài sản cho
cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá tài sản;
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản
giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu
325
của cơ quan quản lý thuế;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng
chế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị coi là nợ tiền
thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 135. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động,
giấy phép hành nghề.
2. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương XV
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 136. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành
chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số
tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật này.
4. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền
thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.
5. Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 của Luật này
thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
theo quy định của Luật này.
6. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý
thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký
thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai
thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý
thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết
định xử phạt.
7. Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì
thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.
Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành
vi vi phạm.
2. Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến
thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt
là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

326
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt
nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát
hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu,
số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Điều 138. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như sau:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 của Luật này thực hiện theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong
trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142
của Luật này;
c) Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong
trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c
khoản 2 Điều 142 của Luật này;
d) Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;
b) Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 139. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế được thực hiện
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải
quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điều 142,
143, 144 và 145 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 140. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại trong trường
hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này thì được miễn tiền phạt. Tổng số tiền miễn
phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.
2. Không miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với các trường hợp đã thực hiện
xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Điều 141. Hành vi vi phạm thủ tục thuế
1. Hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký
thuế;

327
b) Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật
này;
c) Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải
nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật Hải
quan;
d) Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu
số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người
nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định;
đ) Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
e) Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
2. Không xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế trong
các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
b) Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá
nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 142. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
miễn, giảm, hoàn, không thu
1. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm,
hoàn bao gồm:
a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được
miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, trên các hóa đơn, chứng
từ hợp pháp;
b) Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng
cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra
khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được miễn, giảm, hoàn;
c) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán giá
trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm,
hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được
lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn,
giảm, hoàn, không thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không thuộc các trường hợp quy
định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 143 của Luật này thì ngoài việc phải khai bổ sung và nộp đủ số tiền
thuế, tiền chậm nộp, người nộp thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong trường hợp
sau đây:
a) Người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc
kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan hoặc sau thời hạn 60 ngày kể
từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối
với hàng hóa đã được thông quan;
b) Cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan; phát hiện khi thanh tra đối với
hàng hóa đã thông quan, kiểm tra sau thông quan và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục
hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định;

328
c) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này và cá nhân, tổ chức vi phạm
đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp.
3. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
miễn, giảm, hoàn nếu đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số
tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở
của người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra tại trụ sở
của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì không bị xử phạt vi phạm hành
chính về quản lý thuế.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý thuế nhưng vẫn phải nộp số tiền thuế còn thiếu và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong
các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế đã khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực
tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;
b) Người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm
cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
Điều 143. Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể
từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên
hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán
hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp
hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số
tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế
để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được
hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau
khi hàng hóa đã được thông quan.
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục
đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
10. Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh
doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
11. Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1
Điều 141 của Luật này đối với trường hợp sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày
nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ
số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định
kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ
khai thuế.
Điều 144. Xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế
trong lĩnh vực quản lý thuế

329
1. Ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp
thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu
cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản
của ngân sách nhà nước, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích
chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn
không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.
2. Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người nộp thuế trong trường hợp người
nộp thuế không nộp thuế thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế trong phạm vi
bảo lãnh.
Điều 145. Xử lý hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý
thuế
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế quy định tại khoản 4 Điều 2
của Luật này có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế quy định tại khoản 4
Điều 2 của Luật này không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Luật này thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
Điều 146. Xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế
Việc xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế thực hiện theo
quy định của Chính phủ.
Chương XVI
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN
Điều 147. Khiếu nại, tố cáo
1. Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản
lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 148. Khởi kiện
Việc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức
quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 149. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại
về thuế
1. Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu
người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung
cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
2. Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu không đúng cho
người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có
thẩm quyền.
3. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người giải quyết khiếu nại
thực hiện tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan, bao gồm cả khiếu nại lần đầu. Khi thực hiện việc
tham vấn, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng tham vấn. Hội
đồng tham vấn hoạt động theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Kết quả biểu quyết là cơ sở để thủ

330
trưởng cơ quan quản lý thuế tham khảo khi ra quyết định xử lý khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan quản lý
thuế là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định xử lý khiếu nại.
Chương XVII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 150. Bổ sung một điều vào Luật Kế toán số 88/2015/QH13
Bổ sung Điều 70a vào sau Điều 70 trong Chương IV như sau:
“Điều 70a. Cung cấp dịch vụ kế toán của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp
siêu nhỏ khi có ít nhất một người có chứng chỉ kế toán viên.”.
Điều 151. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này.
2. Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật
này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
3. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có
hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 152 của Luật này.
4. Căn cứ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, Chính phủ quy định
việc áp dụng quy định quản lý khoản thu về thuế của Luật này để quản lý thu đối với các khoản thu khác
thuộc ngân sách nhà nước và quy định về quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết của những doanh
nghiệp có quan hệ liên kết.
Điều 152. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các khoản thuế được miễn, giảm, không thu, xóa nợ phát sinh trước ngày 01 tháng 7
năm 2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13.
2. Đối với các khoản tiền thuế nợ đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 thì được xử lý theo quy định
của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông
qua ngày 13 tháng 6 năm 2019.

331
QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN
THÔNG TƯ SỐ 39/2014/TT-BTC NGÀY 31/3/2014
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM
2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH
PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6
năm 2013;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01
năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2010 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
như sau:
Chương I
HƯỚNG DẪN CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn); nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp
và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa
đơn; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
a) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt
Nam hoặc bán ra nước ngoài;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam
hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
c) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh
nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
2. Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian
cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
3. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành
và sử dụng hóa đơn.
Điều 3. Loại và hình thức hóa đơn
1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ theo quy định của pháp luật.
2. Các loại hóa đơn:
332
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm
theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng
hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất
khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2
Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa
và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với
nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ
chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Ví dụ:
- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp
A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và hoạt động xuất khẩu ra
nước ngoài.
- Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa
có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi
thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho
hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.
- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước
ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ
chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp,
khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước
ngoài, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng.
c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế;
chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và
các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức hóa đơn.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy
tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử
và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức,
hộ, cá nhân.
4. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban
hành kèm theo Thông tư này).
333
Điều 4. Nội dung trên hóa đơn đã lập
1. Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.
a) Tên loại hóa đơn.
Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hóa đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG,
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG…
Trường hợp hóa đơn còn dùng như một chứng từ cụ thể cho công tác hạch toán kế toán
hoặc bán hàng thì có thể đặt thêm tên khác kèm theo, nhưng phải ghi sau tên loại hóa đơn với cỡ
chữ nhỏ hơn hoặc ghi trong ngoặc đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU BẢO
HÀNH, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU BẢO HÀNH), HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA
TĂNG - PHIẾU THU TIỀN, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU THU TIỀN) …
b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự
mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và 02 chữ
số cuối của năm.
Đối với hóa đơn đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in hóa đơn đặt in. Đối với hóa đơn
tự in, 02 chữ số cuối là năm bắt đầu sử dụng hóa đơn ghi trên thông báo phát hành hoặc năm hóa
đơn được in ra.
Ví dụ: Doanh nghiệp X thông báo phát hành hóa đơn tự in vào ngày 7/6/2014 với số lượng
hóa đơn là 500 số, từ số 201 đến hết số 700. Đến hết năm 2014, doanh nghiệp X chưa sử dụng
hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát hành. Năm 2015, doanh nghiệp X được tiếp tục sử dụng
cho đến hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp X không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng
chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện Thông báo phát hành
hóa đơn mới theo quy định.
c) Tên liên hóa đơn.
Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên
và tối đa không quá 9 liên, trong đó:
+ Liên 1: Lưu.
+ Liên 2: Giao cho người mua.
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy
định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan
thuế.
Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm
quyền thì tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
với cơ quan có thẩm quyền tạo, phát hành hóa đơn có từ 3 liên trở lên, trong đó, giao cho người
mua 2 liên: liên 2 “giao cho người mua” và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng chỉ tạo hóa đơn 2 liên thì tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng (ô tô, xe máy…) với cơ quan có thẩm quyền mà liên 2 của hóa đơn phải lưu
tại cơ quan quản lý đăng ký tài sản (ví dụ: cơ quan công an…) được sử dụng các chứng từ sau để
hạch toán kế toán, kê khai, khấu trừ thuế, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo quy định:
Liên 2 hóa đơn (bản chụp có xác nhận của người bán), chứng từ thanh toán theo quy định, biên
lai trước bạ (liên 2, bản chụp) liên quan đến tài sản phải đăng ký.
d) Số thứ tự hóa đơn.
Số thứ tự của hóa đơn là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hóa đơn, gồm 7 chữ
số trong một ký hiệu hóa đơn.
334
đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
e) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi
bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng,
phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán
ghi bằng số và bằng chữ.
h) Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm
lập hóa đơn.
i) Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Trên hóa đơn đặt in, phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, bao gồm cả
trường hợp tổ chức nhận in tự in hóa đơn đặt in.
k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì
chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có
cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ
số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp doanh
nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ
số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị
trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các doanh nghiệp
được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy (,), dấu chấm (.) để
phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được
ghi bằng chữ. Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai
lệch nội dung của hóa đơn. Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu
và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ,
nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, các doanh
nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của
nội dung hóa đơn lập theo cách ghi chữ viết, chữ số đã đăng ký.
Mỗi mẫu hóa đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước (trừ trường
hợp hóa đơn tự in trên máy tính tiền được in từ giấy cuộn không nhất thiết cố định độ dài, độ dài
của hóa đơn phụ thuộc vào độ dài của danh mục hàng hóa bán ra).
2. Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập.
a) Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, tổ chức kinh doanh có
thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh
trang trí hoặc quảng cáo.
b) Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất,
làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn
không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn
điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều
kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường
hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung
hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo
quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua,
dấu của người bán.

335
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người
bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế,
căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn
của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản
hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
- Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chương II
TẠO VÀ PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN
Điều 5. Nguyên tắc tạo hóa đơn
1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn
đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số
04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.
a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu
thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
b) Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b
khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự
in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng
nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì
được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp
tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh
nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan
thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của
pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn
thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.
g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh
hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan
thuế cấp hóa đơn lẻ.
3. Tổ chức khi tạo hóa đơn không được tạo trùng số hóa đơn trong cùng ký hiệu.
4. Chất lượng giấy và mực viết hoặc in trên hóa đơn phải đảm bảo thời gian lưu trữ theo
quy định của pháp luật về kế toán.
Điều 6. Tạo hóa đơn tự in
1. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in
a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế
gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã
thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc

336
khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT.
Ví dụ: Tập đoàn viễn thông VT, trụ sở chính tại Hà Nội, có mức vốn điều lệ trên 15 tỷ
đồng đã thực góp tính đến thời điểm phát hành hóa đơn. Tập đoàn đã tạo hóa đơn tự in thì các
Chi nhánh, đơn vị trực thuộc Tập đoàn ở khác tỉnh, thành phố với Tập đoàn thực hiện khai, nộp
thuế GTGT tại các tỉnh, thành phố cũng được tự tạo hóa đơn tự in.
b) Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có vốn điều lệ
dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định,
máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc,
thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn
khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm tự in hóa đơn đảm bảo
định kỳ hàng tháng dữ liệu từ phần mềm tự in hóa đơn phải được chuyển vào sổ kế toán để hạch
toán doanh thu và kê khai trên Tờ khai thuế GTGT gửi cơ quan thuế.
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt
vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới năm mươi (50)
triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành
hóa đơn tự in lần đầu trở về trước.
- Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thông tư này) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện. Trong thời hạn 5
ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực
tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3
ban hành kèm theo Thông tư này).
c) Tổ chức nêu tại điểm a, điểm b khoản này trước khi tạo hóa đơn phải ra quyết định áp
dụng hóa đơn tự in và chịu trách nhiệm về quyết định này.
Quyết định áp dụng hóa đơn tự in gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, phần mềm ứng dụng) dùng để in hóa đơn;
- Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật tự in
hóa đơn;
- Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ
dữ liệu hóa đơn tự in trong nội bộ tổ chức;
- Mẫu các loại hóa đơn tự in cùng với mục đích sử dụng của mỗi loại phải có các tiêu thức
để khi lập đảm bảo đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Tổ chức được tạo hóa đơn tự in sử dụng chương trình tự in hóa đơn từ các thiết bị tin
học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác đảm bảo nguyên tắc:
- Việc đánh số thứ tự trên hóa đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hóa đơn
chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy).
- Phần mềm ứng dụng để in hóa đơn phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân
quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay
đổi dữ liệu trên ứng dụng.
3. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn.
a) Điều kiện
Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải là doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), trong đó có ngành nghề lập trình máy vi

337
tính hoặc xuất bản phần mềm, trừ trường hợp tổ chức tự cung ứng phần mềm tự in hóa đơn để sử
dụng.
b) Trách nhiệm
- Đảm bảo phần mềm tự in hóa đơn cung cấp cho một đơn vị tuân thủ đúng những quy
định về tự in hóa đơn; không in giả hóa đơn trùng với các mẫu trong phần mềm đã cung cấp cho
doanh nghiệp
- Lập báo cáo về việc cung cấp phần mềm tự in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức sử dụng phần mềm tự in hóa đơn
(mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản
lý trực tiếp theo quý. Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là
ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV
nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.
Trường hợp tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn ngừng cung ứng phần mềm tự in
hóa đơn thì kỳ báo cáo in hóa đơn cuối cùng bắt đầu từ đầu kỳ báo cáo cuối đến thời điểm tổ
chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn ngừng cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, thời hạn nộp
báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hóa đơn chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng
ngừng hoạt động cung ứng phần mềm tự in hóa đơn.
Trường hợp tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động cung ứng
phần mềm tự in hóa đơn hoặc có hoạt động cung ứng phần mềm tự in hóa đơn sau khi ngừng
hoạt động cung ứng phần mềm tự in hóa đơn thì thời gian báo cáo tính từ ngày bắt đầu hoặc bắt
đầu lại hoạt động cung ứng phần mềm tự in hóa đơn đến hết quý tùy theo thời điểm bắt đầu hoặc
bắt đầu hoạt động cung ứng phần mềm tự in hóa đơn.
Trường hợp tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn là tổ chức ở nước ngoài hoặc doanh
nghiệp tự tạo phần mềm tự in hóa đơn để sử dụng thì không phải báo cáo về việc cung ứng phần
mềm tự in hóa đơn.
Cơ quan thuế nhận báo cáo và đưa các dữ liệu lên trang thông tin điện tử của Tổng cục
Thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
4. Đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 11
Thông tư này và không mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế thì doanh nghiệp sử dụng hóa đơn
tự in dưới hình thức như sau: Doanh nghiệp vào Trang Thông tin điện tử của cơ quan thuế (Tổng
cục Thuế hoặc Cục thuế) và sử dụng phần mềm tự in hóa đơn của cơ quan thuế để lập hóa đơn
khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đảm bảo cơ quan thuế kiểm soát được toàn bộ dữ liệu của
hóa đơn tự in đã lập của doanh nghiệp.
Điều 7. Tạo hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được
cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy
định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hóa đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ
Tài chính về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Điều 8. Tạo hóa đơn đặt in
1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in:
a) Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn theo hướng dẫn
tại Điều 6 Thông tư này nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng
cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan
thuế hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các

338
hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan
thuế quản lý trực tiếp đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thông tư này).
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ
quan thuế quản lý trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
c) Cục Thuế tạo hóa đơn đặt in để bán và cấp cho các đối tượng hướng dẫn tại Điều 11,
Điều 12 và Điều 13 Thông tư này.
2. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập
hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.
Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số
thuế người bán” trên tờ hóa đơn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức
kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu
hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử
dụng.
Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ
hóa đơn.
3. In hóa đơn đặt in
a) Hóa đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức kinh doanh hoặc Cục Thuế với tổ
chức nhận in hóa đơn đủ điều kiện tại điểm a khoản 4 Điều này.
b) Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp
đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa
đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu, thông báo của cơ
quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp.
c) Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn tự in hóa đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phải có quyết định in hóa đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in
phải đảm bảo các nội dung quy định như loại hóa đơn, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số
lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
4. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn
a) Điều kiện
Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có
giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh
nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn
đặt in của các tổ chức.
b) Trách nhiệm
- In hóa đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu
nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện;
- Quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong
việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức đặt in hóa đơn. Trường hợp muốn sử dụng
các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm;
- Hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công
cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt
in;

339
- Thanh lý hợp đồng in với tổ chức đặt in hóa đơn;
- Lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo
cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức đặt in; loại, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa
đơn, số lượng hóa đơn đã in (từ số … đến số) cho từng tổ chức (mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành
kèm theo Thông tư này).
Báo cáo về việc nhận in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo
quý, báo cáo Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp
chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.
Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì kỳ báo cáo in hóa đơn
cuối cùng bắt đầu từ đầu kỳ báo cáo cuối đến thời điểm tổ chức nhận in ngừng hoạt động in hóa
đơn, thời hạn nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng
ngừng hoạt động in hóa đơn.
Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có
hoạt động in hóa đơn sau khi ngừng hoạt động in thì thời gian báo cáo về việc nhận in hóa đơn
đầu tiên tính từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết
quý tùy theo thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động in.
Cơ quan thuế nhận báo cáo và đưa các dữ liệu lên trang thông tin điện tử của Tổng cục
Thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
Điều 9. Phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh
1. Tổ chức kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa
đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số 3.5
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này), hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hóa đơn, mã số thuế,
địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số
hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), tên và
mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in), tên và mã số thuế (nếu có) của
tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn (đối với hóa đơn tự in), tên và mã số thuế (nếu có) của
tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (đối với hóa đơn điện tử); ngày lập Thông
báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng hóa đơn và việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng hóa
đơn của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được
thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của tổ
chức, doanh nghiệp.
Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng
sử dụng chứng từ giao dịch kiêm hóa đơn thu phí dịch vụ tự in thì gửi Thông báo phát hành hóa
đơn kèm theo hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, đăng ký cấu trúc tạo số hóa đơn, không
phải đăng ký trước số lượng phát hành.
Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn
tên, địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và
cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in
thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử
dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế
quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực
tiếp, nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì phải
nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và đóng dấu địa chỉ mới
lên hóa đơn, gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thông tư này) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan
thuế nơi chuyển đến (trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng).

340
Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực
hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nơi
chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức kinh doanh phải
thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này.
3. Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho
người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ
“Mẫu” trên tờ hóa đơn. Hóa đơn mẫu kèm thông báo phát hành để gửi cơ quan Thuế và để niêm
yết tại các cơ sở sử dụng bán hàng hóa, dịch vụ là liên giao cho người mua hàng.
Trường hợp tổ chức khi thay đổi tên, địa chỉ thông báo phát hành số lượng hóa đơn còn
tiếp tục sử dụng không có hóa đơn mẫu hoặc các chi nhánh trực thuộc sử dụng chung mẫu hóa
đơn với trụ sở chính khi thông báo phát hành hóa đơn không đủ hóa đơn mẫu thì được sử dụng
01 số hóa đơn đầu tiên sử dụng theo tên, địa chỉ mới hoặc được phân bổ để làm hóa đơn mẫu.
Trên hóa đơn dùng làm mẫu gạch bỏ số thứ tự đã in sẵn và đóng chữ “Mẫu” để làm hóa đơn
mẫu. Các hóa đơn dùng làm hóa đơn mẫu không phải thực hiện thông báo phát hành (không kê
khai vào số lượng hóa đơn phát hành tại Thông báo phát hành hóa đơn).
4. Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý
trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và
trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn
gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng
hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh khi gửi thông báo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không
có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn
mẫu.
Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn
của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi
Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực
thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế
giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải
Thông báo phát hành hóa đơn.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hóa đơn của tổ chức để xây dựng
hệ thống dữ liệu thông tin về hóa đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để mọi tổ
chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hóa đơn đã thông báo phát hành của tổ chức.
Trường hợp khi nhận được Thông báo phát hành do tổ chức gửi đến, cơ quan Thuế phát
hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn ba
(03)ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho
tổ chức biết. Tổ chức có trách nhiệm điều chỉnh để thông báo phát hành mới.
Điều 10. Phát hành hóa đơn của Cục Thuế
1. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hóa
đơn.
2. Nội dung thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại
khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư này và theo mẫu số 3.6 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông
tư này.
3. Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước
trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp,
bán. Thông báo phát hành hóa đơn niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt
thời gian thông báo phát hành còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy khi vào cơ quan thuế.
Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành hóa đơn lên trang thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế thì không phải gửi thông báo phát hành hóa đơn đến Cục Thuế khác.

341
4. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện
thủ tục thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản 2 và 3 Điều này.
Điều 11. Đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế
1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp
tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt
động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật
kinh doanh chuyên ngành khác.
b) Hộ, cá nhân kinh doanh;
c) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ
lệ % nhân với doanh thu.
d) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
đ) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý
vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Doanh nghiệp hướng dẫn tại điểm d, đ khoản này mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời
gian 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai, nộp thuế
của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế có
văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa
đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (mẫu số 3.15 Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế tại điểm d khoản 1 Điều này là các doanh
nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:
a) Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy;
xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
b) Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
c) Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về
phòng, chống rửa tiền.
d) Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh
nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột
hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên
Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
đ) Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế
hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ
ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời
hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh
nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại
địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra
không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ
doanh nghiệp.
e) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát
hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
g) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2
lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở
nơi đăng ký mới theo quy định.
h) Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ
quan thuế.

342
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn tại khoản này định kỳ
trước ngày 5 hàng tháng, rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro
cao về thuế. Cục thuế có trách nhiệm tổng hợp danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về
thuế của Chi cục thuế và doanh nghiệp thuộc quản lý của Cục thuế.
Ngày 15 hàng tháng, Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định kèm theo Danh sách
doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế, công bố công khai “Danh sách doanh nghiệp thuộc
loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành” trên Trang thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế, đồng thời thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.
Sau 15 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định và thông báo cho doanh
nghiệp biết, doanh nghiệp phải dừng việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng
hóa đơn mua của cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm bán hóa đơn cho doanh nghiệp để
sử dụng ngay sau khi có thông báo cho doanh nghiệp về việc dừng sử dụng hóa đơn đặt in, tự in.
3. Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn tại
điểm đ khoản 1 Điều này là doanh nghiệp cố ý hoặc có chủ ý sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc
sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để trốn thuế, gian lận thuế và bị xử lý vi phạm hành chính đối với
hành vi trốn thuế, gian lận thuế; doanh nghiệp được cơ quan có liên quan (Kiểm toán Nhà nước,
Thanh tra Chính phủ, Công an và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật) thông báo
cho cơ quan Thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở về việc có hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Thời điểm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in của doanh nghiệp được tính từ ngày
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành.
Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ
quan thuế ghi rõ tại Quyết định xử phạt thời điểm doanh nghiệp không được sử dụng hóa đơn tự
in, đặt in mà phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế.
4. Sau 30 ngày, kể từ ngày Cục trưởng Cục Thuế có văn bản thông báo cho doanh nghiệp
biết đối với doanh nghiệp hướng dẫn tại khoản 2 Điều này và kể từ ngày Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp
hướng dẫn tại khoản 3 Điều này, doanh nghiệp lập báo cáo hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số
3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Doanh nghiệp thực hiện hủy các hóa đơn tự in,
đặt in hết giá trị sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
Căn cứ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, kể từ
thời điểm doanh nghiệp bắt đầu mua hóa đơn của cơ quan thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp
thực hiện thông báo hóa đơn đặt in không còn giá trị sử dụng đối với những hóa đơn đặt in đã
thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng của doanh nghiệp khi chuyển sang mua hóa đơn của cơ
quan thuế nêu trên.
Điều 12. Bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in
1. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in được bán theo giá bảo đảm bù đắp chi phí gồm: giá đặt in
và phí phát hành. Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết giá bán hóa đơn theo nguyên tắc
trên. Cơ quan thuế các cấp không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài giá bán đã niêm yết.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện bán hóa đơn cho các đối tượng hướng dẫn tại
khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
2. Bán hóa đơn tại cơ quan thuế
a) Trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ
quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3
ban hành kèm theo Thông tư này) và kèm theo các giấy tờ sau:
- Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh
doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất

343
trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy
chứng minh nhân dân.
- Tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục
3 ban hành kèm theo Thông tư này) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập
của cơ quan có thẩm quyền.
Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế
phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của
mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.
b) Trách nhiệm của cơ quan thuế
Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.
Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển
năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua
lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng
hóa đơn bán lần tiếp theo.
Đối với các lần mua hóa đơn sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê
khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết
bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức,
hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có
nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số)
theo từng lần phát sinh và không thu tiền.
Tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển
sang tự tạo hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử để sử dụng thì phải dừng sử dụng
hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự tạo theo hướng dẫn tại
Điều 21 Thông tư này.
Điều 13. Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân
không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn
để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không
phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.
2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá
nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh
hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan
thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Trường hợp doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã đóng mã số
thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua được cơ quan thuế cấp hóa
đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có
thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
3. Cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xác định
như sau:

344
- Đối với tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã số thuế hoặc nơi
tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập.
- Đối với hộ và cá nhân không kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số
thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (hoặc
hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của
chính quyền nơi cư trú).
Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan
thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.
Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ
(mẫu số 3.4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ và
các chứng từ mua bán kèm theo, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác
định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp được cấp hóa đơn
giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn
giá trị gia tăng cấp lẻ.
Người đề nghị cấp hóa đơn lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế và phải nộp thuế đầy
đủ theo quy định trước khi nhận hóa đơn lẻ. Sau khi có chứng từ nộp thuế của người đề nghị cấp
hóa đơn, cơ quan thuế có trách nhiệm đóng dấu cơ quan thuế vào phía trên bên trái của liên 1,
liên 2 và giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, liên 3 lưu tại cơ quan thuế.
Điều 14. Hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền
Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để in và
xuất hóa đơn cho khách hàng thì hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền phải có các chỉ tiêu và đảm
bảo các nguyên tắc sau:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của cơ sở kinh doanh (người bán);
- Tên cửa hàng, quầy hàng thuộc cơ sở kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy
hàng);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh
nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất
thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
- Tên nhân viên thu ngân, số thứ tự của phiếu (là số nhảy liên tục), ngày, giờ in hóa đơn.
- Hóa đơn in từ máy tính tiền phải giao cho khách hàng.
- Dữ liệu hóa đơn in từ máy tính tiền phải được chuyển đầy đủ, chính xác vào sổ kế toán để
hạch toán doanh thu và khai thuế giá trị gia tăng theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh có
hành vi vi phạm không kết chuyển đủ dữ liệu bán hàng từ phần mềm tự in hóa đơn vào sổ kế
toán để khai thuế (tức thiếu doanh thu để trốn thuế) thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định
của pháp luật về thuế.
Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải gửi
Thông báo phát hành hóa đơn kèm theo hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, không phải đăng
ký trước số lượng phát hành.
Điều 15. Các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hóa đơn
1. Tổ chức khi in, phát hành hóa đơn quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình
phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức có thể
chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ
thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc
đợt phát hành loại hóa đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn (như tên, mã số
thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hóa, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập
hóa đơn...

345
2. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý,
sử dụng hóa đơn, tổ chức phát hiện phải báo ngay cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hóa đơn đã phát hành, tổ chức in, phát hành hóa đơn
phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được yêu
cầu.
Chương III
SỬ DỤNG HÓA ĐƠN
Điều 16. Lập hóa đơn
1. Nguyên tắc lập hóa đơn
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ
các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng
hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu,
tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển
nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc
hoàn trả hàng hóa.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy
xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và
chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần
còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có
phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống
nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều
cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức
phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ
số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc,
cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa
đơn được phân chia.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm
đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương
thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án
cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập
hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh
doanh.
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ
thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn
thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi
chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch
vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn
cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

346
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình,
hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi
lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được
giao tương ứng.
Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để
bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi
trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù
hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất
khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức,
cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định
kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng
chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp
dịch vụ.
Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số
trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người
mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi
tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế
thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người
mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập
hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ,
mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối
ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát
sinh trong ngày.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn
một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành
"TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH",
"khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải
đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được
chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh
nghiệp.
c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”:
ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa
đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì
không phải gạch chéo.
Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải
ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.
Các loại hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hóa đơn
các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số
khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc
căn hộ…

347
Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được
bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy
quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu
của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”
Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng,
FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn
tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua
điện thoại, qua mạng, FAX.
Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa
đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài.
e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số
tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo
với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp thực hiện theo Phụ
lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Ủy nhiệm lập hóa đơn
1. Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa,
dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy
nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn (trường hợp hóa đơn tự in
được in từ thiết bị của bên được ủy nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu của đơn
vị ủy nhiệm). Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận
ủy nhiệm.
2. Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (hình
thức hóa đơn, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và số lượng hóa đơn (từ số... đến số...)); mục đích
ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt hóa đơn ủy
nhiệm (nếu là hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử); phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.
3. Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy
nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ
ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm. Thông báo ủy nhiệm phải
được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm, chậm nhất là
ba (03) ngày trước khi bên nhận ủy nhiệm lập hóa đơn..
4. Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ
được ủy nhiệm lập hóa đơn để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết.
5. Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm lập hóa đơn, hai bên phải
xác định bằng văn bản và bên nhận ủy nhiệm phải tháo gỡ ngay các thông báo đã niêm yết tại
nơi bán hàng hóa, dịch vụ.
6. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các
hóa đơn ủy nhiệm. Bên ủy nhiệm phải thực hiện báo cáo sử dụng hóa đơn (trong đó có các hóa
348
đơn ủy nhiệm) hàng quý theo hướng dẫn tại Thông tư này. Bên nhận ủy nhiệm không phải thực
hiện thông báo phát hành hóa đơn ủy nhiệm và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ủy nhiệm.
Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải
lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này,
người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ
của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký
người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.
Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5
ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng
ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê,
ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên,
địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Điều 19. Lập hóa đơn khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số
hóa đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng
của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai
hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa
đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số
trước”. Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn
khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên. Chữ ký
và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu
thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống
(nếu có).
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in, việc lập và in hóa đơn thực hiện trực
tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa
đơn, Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng
hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số
hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người
mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú
bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và
Y là tổng số trang của hóa đơn đó).”
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm
theo hóa đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên
hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông
tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các
loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

349
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền
thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền
ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký
của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục
và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng,
chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn
để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa
đơn theo quy định.
Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người
bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng
dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế
nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa
đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán
gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua
phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa
đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế
suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa
đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu
vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo
Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
1. Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hóa đơn không tiếp tục sử dụng trong
các trường hợp sau:
a) Tổ chức, hộ, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi
là đóng mã số thuế) phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử
dụng.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn
bị thay thế còn chưa sử dụng.
c) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng
thì tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn phải tiến hành hủy hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 29
Thông tư này.
d) Hóa đơn mất, cháy, hỏng theo hướng dẫn tại Điều 24 Thông tư này.
2. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo hết giá trị sử dụng của các hóa
đơn sau:
- Hóa đơn không tiếp tục sử dụng do tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế thuộc
các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.
- Hóa đơn chưa lập mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mà
không thông báo với cơ quan thuế;
350
- Hóa đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân tự ý ngừng kinh doanh nhưng không thông
báo với cơ quan thuế;
- Hóa đơn mua của cơ quan thuế mà tổ chức, hộ, cá nhân có hành vi cho, bán.
Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử
dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ
chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này,
nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân
phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo
phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn
của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa
lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử
dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo
hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán,
khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc;
lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng
minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ
mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa
nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê
khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc
giữa các liên của hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan
chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Điều 24. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc
chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực
tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05)
ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05)
trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là
ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định
nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì
người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn
người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp
luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1
của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để
giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu
có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế

351
toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc
mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ:
bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do
người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua
theo quy định.
Điều 25. Sử dụng hóa đơn của người mua hàng
1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh
quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ
số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán
hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế;
đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các
quy định của pháp luật.
2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là:
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường
hợp nêu tại khoản 1 Điều 4 và Điều 24 Thông tư này.
- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.
- Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo
đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.
- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này.
Chương IV
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG HÓA ĐƠN
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ
1. Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có quyền:
a) Tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in để sử dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo hướng
dẫn tại Thông tư này;
b) Mua hóa đơn do Cục Thuế phát hành nếu thuộc đối tượng được mua hóa đơn theo
hướng dẫn tại Thông tư này;
c) Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
d) Từ chối cung cấp các số liệu về in, phát hành, sử dụng hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân
không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử
dụng hóa đơn hợp pháp.
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này;
b) Ký hợp đồng đặt in hóa đơn với các tổ chức nhận in có đủ điều kiện hướng dẫn tại
khoản 4 Điều 8 Thông tư này trong trường hợp đặt in hóa đơn; ký hợp đồng mua phần mềm tự in
hóa đơn với các tổ chức cung ứng phần mềm đủ điều kiện hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 Thông
tư này trong trường hợp sử dụng hóa đơn tự in;
c) Lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định;
d) Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, trừ trường hợp không
bắt buộc phải lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này;
đ) Thường xuyên tự kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện vi
phạm;
e) Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn
tại Điều 27 Thông tư này.
352
Điều 27. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế
cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý
trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là
ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành
kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử
dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)
Riêng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi
vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế
thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này thực hiện
nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của
tháng tiếp theo. Việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong
thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ
quan thuế. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và
tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển sang Báo cáo tình hình sử dụng
hóa đơn theo quý. Trường hợp chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp tục báo
cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng
hóa đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê
doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ
quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế
nơi chuyển đi.
Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu
phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ
và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa
đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn. Cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng hóa đơn còn tồn đầu kỳ, tổng số đã sử
dụng, tổng số xoá bỏ, mất, hủy và phải đảm bảo cung cấp được số liệu hóa đơn chi tiết (từ số…
đến số) khi cơ quan thuế yêu cầu.
Điều 28. Lưu trữ, bảo quản hóa đơn
1. Hóa đơn tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông
tin.
2. Hóa đơn đặt in chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản
chứng từ có giá.
3. Hóa đơn đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản
chứng từ kế toán.
4. Hóa đơn đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ
và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Điều 29. Hủy hóa đơn
1. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ
có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn
nguyên dạng của bất kỳ một tờ hóa đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp
ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hóa đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để
không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn.
353
2. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt
in hóa đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn.
Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do
thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa
đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ
ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
c) Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về
kế toán.
d) Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử
lý theo quy định của pháp luật.
3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải
có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách
nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu
hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn
cần hủy không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ
số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm
theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng
Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ
quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa
đơn.
4. Hủy hóa đơn của cơ quan thuế
Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn do Cục thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán
hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình hủy hóa đơn do Cục thuế đặt in.
Chương V
KIỂM TRA, THANH TRA VỀ HÓA ĐƠN
Điều 30. Kiểm tra việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn
1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
a) Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn trên báo
cáo tình hình sử dụng hóa đơn của các tổ chức, hộ, cá nhân.
b) Trường hợp cơ quan thuế qua kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm, trong thời hạn
năm (05) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan thuế có văn bản yêu cầu tổ chức, hộ, cá
nhân báo cáo giải trình.

354
2. Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng hóa đơn
a) Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân không giải trình hoặc giải trình không thỏa đáng, cơ
quan thuế ban hành quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
b) Nội dung kiểm tra hóa đơn được quy định cụ thể trong quyết định kiểm tra tại trụ sở
hoặc điểm bán hàng của đơn vị gồm: căn cứ pháp lý để kiểm tra; đối tượng kiểm tra; nội dung,
phạm vi kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên của đoàn
kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
c) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, hộ, cá nhân ra quyết định kiểm tra và
chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra.
d) Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, quyết định kiểm tra hóa
đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân phải được gửi cho tổ chức, hộ, cá nhân. Trong thời gian ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn hoặc trước thời điểm tiến
hành kiểm tra hóa đơn tại trụ sở tổ chức, hộ, cá nhân, nếu tổ chức, hộ, cá nhân chứng minh được
việc lập, phát hành, sử dụng hóa đơn đúng quy định thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định
bãi bỏ quyết định kiểm tra hóa đơn.
đ) Việc kiểm tra phải được tiến hành trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ
quan thuế ban hành quyết định kiểm tra. Trường hợp khi nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn,
tổ chức, hộ, cá nhân đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan
thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để cơ quan thuế xem xét quyết định. Trong thời hạn năm (05)
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông
báo cho tổ chức, hộ, cá nhân biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận về việc hoãn thời gian
kiểm tra.
Thời gian kiểm tra hóa đơn tại trụ sở, cửa hàng của tổ chức, hộ, cá nhân không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan
thuế có thể gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá năm (05) ngày làm
việc.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập
Biên bản kiểm tra.
Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra được quyền nhận biên bản kiểm tra hóa đơn, yêu cầu giải
thích nội dung Biên bản kiểm tra và bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra (nếu có).
e) Xử lý kết quả kiểm tra
- Chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với tổ chức, cá nhân
bị kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.
Trường hợp phát sinh hành vi vi phạm phải xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không
quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, Thủ trưởng cơ quan thuế phải ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra có nghĩa vụ chấp hành quyết định
xử lý kết quả kiểm tra .
- Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn dẫn đến
phải xử lý về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cơ quan thuế ban hành quyết định
kiểm tra, thanh tra về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra và quy trình
kiểm tra, thanh tra về thuế.
Điều 31. Thanh tra về hóa đơn
Việc thanh tra về hóa đơn được kết hợp với việc thanh tra chấp hành pháp luật thuế tại trụ
sở người nộp thuế.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 32. Hiệu lực thi hành

355
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số
64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ. Các nội dung hướng dẫn về hóa đơn tại các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều
bãi bỏ. Các văn bản hướng dẫn khác về hóa đơn không trái với Thông tư này vẫn còn hiệu lực thi
hành.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nếu không thuộc đối tượng chuyển sang mua hóa đơn
của cơ quan thuế từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn thuộc đối tượng được tạo hóa
đơn tự in, hóa đơn đặt in.
Đối với hóa đơn đặt in, tự in doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã thực hiện Thông báo
phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số
64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính thì được tiếp tục sử dụng.
3. Từ ngày 1/6/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất
khẩu.
Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất
khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-
BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và vẫn có
nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế
quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014 (Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông
tư này). Từ ngày 01/8/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký theo quy định tại
Khoản này được tiếp tục sử dụng. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký hoặc đăng ký sau
ngày 31/7/2014 không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp thực hiện hủy hóa đơn xuất khẩu theo
hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này và sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng cho hoạt
động xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Thông tư này gồm 5 Phụ lục, các phụ lục từ phụ lục 1 đến phụ lục 4 có tính bắt buộc,
phụ lục 5 có tính chất tham khảo (không bắt buộc).
Điều 33. Trách nhiệm thi hành
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ, cá nhân kinh
doanh, không kinh doanh và người mua hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo nội dung Thông tư này,
kiểm tra và xử lý các vi phạm của tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng hóa đơn.
2. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn
thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

LƯU Ý:
Hiện tại TT 39 nêu trên đã được bổ sung, thay thế, sửa đổi bởi các TT dưới đây:
- 119/2014/TT-BTC
- 26/2015/TT-BTC
- 37/2017/TT-BTC
 Sinh viên cần xem đầy đủ các thông tư trên để cập nhật thông tin chính xác.

356
THÔNG TƯ 68/2019/TT-BTC NGÀY 30/9/2019
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2018/NĐ-CP
NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
KHI BÁN HÀNG HÓA, CUNG CẤP DỊCH VỤ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định
về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử
khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định
số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) bao gồm: nội
dung hóa đơn điện tử, thời điểm lập hóa đơn điện tử, định dạng hóa đơn điện tử, áp dụng hóa đơn
điện tử, cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử, xây dựng quản lý cơ
sở dữ liệu hóa đơn điện tử và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật
các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật dầu khí và các văn
bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn;
công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
d) Tổ chức khác;
đ) Hộ, cá nhân kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.

357
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa
đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch
vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý,
đăng ký và sử dụng hóa đơn.
Điều 3. Nội dung của hóa đơn điện tử
1. Nội dung của hóa đơn điện tử:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn
a.1) Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 5 Nghị định số
119/2018/NĐ-CP được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA
ĐƠN BÁN HÀNG, PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ, TEM, VÉ, THẺ…
a.2) Ký hiệu mẫu số hóa đơn
Ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để
phản ánh loại hóa đơn như sau:
- Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.
- Số 3: Phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
- Số 4: Phản ánh các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu
điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo
quy định tại Điều này.
a.3) Ký hiệu hóa đơn
Ký hiệu hóa đơn là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn để
phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập
hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
- Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K để thể hiện hóa đơn điện tử
loại có mã của cơ quan thuế hoặc loại không có mã của cơ quan thuế trong đó: C thể hiện hóa
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
- Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo
2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2019 thì thể hiện là số
19; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2021 thì thể hiện là số 21.
- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M thể
hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh
doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu
thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường
hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.
- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn được thể hiện ở phía trên
bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).

358
- Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn:
+ “1C21TAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và
là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ
quan thuế.
+ “2C21TBB” – là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và là hóa
đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ “1C22LBB” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và
là hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
+ “1K22TYY” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập
năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ “1K22DAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập
năm 2022 và là hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các
doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
+ “3K22TAB” – là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử loại không có mã của cơ quan
thuế được lập năm 2022 và là chứng từ điện tử có nội dung của hóa đơn điện tử do doanh nghiệp
đăng ký với cơ quan thuế.
a.4) Số hóa đơn
- Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa
đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt
đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn
được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu
mẫu số hóa đơn.
- Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn
điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử
dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ,
mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo
mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế)
c.1) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế
của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh,
giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
c.2) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã
số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu
dùng là cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ
người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt
Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy
tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia
tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng
cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
d.1) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
359
- Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt.
Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến
từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp hàng hóa phải
đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc
trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu (ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô
tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…). Các loại hàng hóa, dịch
vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin,
bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch
vụ.
Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong
ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dạng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường
hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải
ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.
- Đơn vị tính: Người bán căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn
vị tính của hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ,
yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m 3, m2, m...).
Đối với dịch vụ thì đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung
cấp.
- Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn
vị tính nêu trên.
- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu
trên.
d.2) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là
thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp
luật về thuế giá trị gia tăng.
d.3) Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại
thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được
thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không
phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.
Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập
và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt
Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách
hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương
mại, khuyến mại trên hóa đơn điện tử. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền
chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách
hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
đ) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua
- Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn
là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số
của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về
việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do
người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
- Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người
bán và người mua thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

360
e) Thời điểm lập hóa đơn điện tử
Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa
đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù
hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
g) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại
Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
h) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo
hướng dẫn tại điểm d.3 khoản này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
2. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài
thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dạng tiếng Việt và
có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì
các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của
hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được
lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có
ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu
phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và
sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp
luật về ngoại hối, thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế
suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ. Người
bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy
định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám
trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000 EUR- Năm nghìn euro).
- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại
hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện theo
nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm
cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước
ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về
việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do
người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa
thuận giữa hai bên.
b) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá
nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người
mua.
c) Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì
không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số
hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ
ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ
hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh
theo quy định và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
361
d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký
điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế
cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị
tính, số lượng, đơn giá.
đ) Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống
thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh
được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký
hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người
mua, chữ ký số, chữ ký điện tử người bán.
Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng
không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại
điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ
chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vận tải hàng không hoặc đại lý phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy
định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.
e) Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền
theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn
giá.
g) Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển,
phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện tiền thuế,
thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
h) Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy
định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ
tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện
tử của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
4. Nội dung khác trên hóa đơn điện tử
a) Ngoài nội dung khác theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3 Điều này, doanh nghiệp, tổ
chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn
hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và
yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển,
mã khách hàng và các thông tin khác.
b) Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử trên phiếu thể hiện các thông tin liên
quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa chỉ kho xuất, địa chỉ kho
nhận; phương tiện vận chuyển cụ thể:
- Tên người xuất hàng, Lệnh điều động nội bộ.
- Địa chỉ kho xuất hàng, tên người vận chuyển và phương tiện vận chuyển.
- Tên người nhận hàng.
- Địa chỉ kho nhận hàng.
5. Mẫu hiển thị của một số loại hóa đơn kèm theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông
tư này có tính chất tham khảo.
6. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế tiếp tục thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy
định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
362
Điều 4. Thời điểm lập hóa đơn điện tử
1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng
nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được xác định theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp khác được hướng dẫn như sau:
a) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn
thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thực hiện
chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ
hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ
công nghệ thông tin. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ
thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin với
người mua.
b) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn
giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
c) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán,
chuyển nhượng:
c.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền
theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn
điện tử là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
c.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn điện
tử thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không
xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất
không quá năm (5) ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống
website và hệ thống thương mại điện tử.
3. Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu thô, condensate và khí thiên nhiên,
khí đồng hành, khí than, thời điểm lập hóa đơn bán dầu thô, condensate, khí thiên nhiên, dầu khí
chế biến căn cứ quy định khoản 1, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP không phân
biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Điều 5. Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu
của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa
đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng
Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ
thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa
đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan
thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử,
thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử
theo quy định tại Thông tư này.
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu đến cơ quan
thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:

363
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3,
gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5
Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương
thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo
không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Điều 6. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn
không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều
12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo khoản 2
Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP thì các lĩnh vực điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn
thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính
tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại được
xác định theo ngành kinh tế cấp 4 theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm
theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 7/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đối với
hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được xác định theo mã ngành bán lẻ theo yêu cầu đặt
hàng qua internet; kinh doanh siêu thị được xác định theo mã ngành bán lẻ trong siêu thị, trong
cửa hàng tiện lợi; kinh doanh thương mại được xác định theo các mã ngành bán buôn, bán lẻ các
mặt hàng.
2. Các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy
tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1 Điều này đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử kết
nối từ máy tính tiền.
b) Hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-
CP.
3. Việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế được thực hiện
như sau:
a) Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế quy định tại
điểm b khoản này thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị
từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
b) Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15
tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:
b.1) Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy;
xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
b.2) Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
b.3) Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về
phòng, chống rửa tiền.
b.4) Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh
nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột
hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên
Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.

364
b.5) Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế
hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ
ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời
hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh
nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại
địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra
không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ
doanh nghiệp.
b.6) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần
trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi
đăng ký mới theo quy định.
b.7) Doanh nghiệp đang mua hóa đơn của cơ quan thuế (thực hiện Quyết định “về việc
doanh nghiệp có rủi ro cao chuyển sang sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế”) được cơ quan thuế
Thông báo chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
b.8) Trong thời gian 01 năm tính đến thời điểm đánh giá:
- Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa
đơn liên quan đến hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn dẫn đến
trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế và bị xử phạt từ 20 triệu
đồng trở lên;
- Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa
đơn 02 lần/năm với tổng số tiền phạt 8 triệu đồng trở lên;
- Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa
đơn từ 03 lần/năm.
c) Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng tiêu chí rủi ro trình cấp có thẩm quyền ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng quy trình nghiệp vụ và hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin áp dụng thống nhất trong toàn quốc nhằm đánh giá xác định các trường hợp có
dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.
d) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục thuế, Chi cục thuế) có trách nhiệm thông báo cho
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao về thuế (thông báo theo Mẫu số 07 Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã
của cơ quan thuế.
đ) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có sử dụng hóa đơn điện tử thuộc trường hợp rủi ro cao
về thuế thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên
tục. Sau thời gian 12 tháng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro nếu được cơ
quan thuế qua rà soát xác định không rủi ro, đáp ứng được điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử
không mã, và có đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì thực hiện đăng ký sử dụng
hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 20 Nghị định số
119/2018/NĐ-CP.
4. Hướng dẫn việc cấp và khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện
tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
a) Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh
a.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán
hàng trong các trường hợp:
- Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 119/2018/NĐ-
CP;
- Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
365
- Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh
thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số
thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các
hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp thông báo không được sử dụng hóa đơn điện
tử.
a.2) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn giá trị
gia tăng trong các trường hợp:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số
thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các
hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp thông báo không được sử dụng hóa đơn hóa
đơn điện tử;
- Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia
tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp
hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp
được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh gửi đơn đề nghị cấp
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số
119/2018/NĐ-CP đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan
thuế để lập hóa đơn điện tử.
Sau khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp
luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu
có), cơ quan thuế cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân lập.
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin
trên hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh được cơ quan thuế cấp mã.
c) Xác định cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát
sinh.
c.1) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức, doanh
nghiệp đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định
thành lập hoặc nơi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
c.2) Đối với hộ, cá nhân kinh doanh:
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh
nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục
Thuế quản lý nơi hộ, cá nhân kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.

366
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh
doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại
Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú hoặc nơi hộ, cá nhân đăng ký kinh doanh.
5. Việc áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với một số
trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy
thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho
cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi
xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
- Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
- Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng
từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác
xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai
nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu
sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng
nước ngoài.
c) Cơ sở kinh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu)
khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng
điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở
sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa
trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia
tăng hoặc hóa đơn bán hàng cho hàng hóa xuất khẩu.
d) Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất
điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa
phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi
nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng
hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa
chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá
trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
- Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại
lý.
Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký,
thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là
nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều
chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, không sử
dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
đ) Tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
điện tử theo quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.
e) Trường hợp góp vốn bằng tài sản của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam để thành
lập doanh nghiệp thì không phải lập hóa đơn mà sử dụng các chứng từ biên bản chứng nhận góp

367
vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài
sản.
g) Trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ
chức; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc
tài sản và không phải lập hóa đơn.
h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị
thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều
chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
Điều 7. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền thực hiện
theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Đối với các trường hợp quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 13 của Nghị định số
119/2018/NĐ-CP, Tổng cục Thuế báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Mục 1. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ
Điều 8. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định
tại Điều 14 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi các thông báo theo quy định tại Điều 14
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP tới doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh
doanh qua địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký với cơ quan thuế.
3. Việc hủy hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) và ngừng sử dụng hóa đơn đã
thông báo phát hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 9. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15 của Nghị định số
119/2018/NĐ-CP;
b) Các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
như sau:
- Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng
nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát
hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
- Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán
khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng
phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
- Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh
nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả thanh tra,
kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích mua bán, sử
dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp
368
bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đồng thời cơ quan thuế ban hành quyết định thông
báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Việc tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
3. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm
ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký
trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh thì sử dụng hóa đơn điện tử theo
từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
Điều 10. Lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Việc lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định
tại Điều 16 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 11. Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót sau khi cấp mã
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho
người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có
sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn
mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử
đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có
sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các
nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót
và thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
số 119/2018/NĐ-CP và không phải lập lại hóa đơn;
b) Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế,
hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua
lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo
Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện
tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót.
Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai
sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được
cấp mã có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số
hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế
hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho
hóa đơn điện tử mới.
3. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót thì cơ
quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số
119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được
thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập
có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện
tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua theo hướng dẫn tại khoản 1 hoặc
khoản 2 Điều này. Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục
thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán thực hiện điều
chỉnh hoặc hủy hóa đơn.

369
4. Cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo mẫu số 04 Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không có
giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Điều 12. Xử lý sự cố
1. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các
giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông
tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên.
2. Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện
tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được
biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn
điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để
gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.
3. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của
cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan
thuế thì thông báo với cơ quan thuế để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến
cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHÔNG CÓ MÃ CỦA CƠ
QUAN THUẾ
Điều 13. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy
định tại Điều 20 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi các thông báo theo quy định tại Điều 20
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP tới doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh
doanh qua địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký với cơ quan thuế.
3. Việc hủy hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) và ngừng sử dụng hóa đơn đã
thông báo phát hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử
có mã của cơ quan thuế thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo
quy định tại Điều 14 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 14. Lập và gửi hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến người mua
Việc lập và gửi hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến người mua được thực
hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 15. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các trường
hợp nêu tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này không lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan
thuế để giao cho người mua.
2. Việc tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy
định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 16. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
1. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ
quan thuế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng

370
thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa
đơn điện tử).
2. Phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
a) Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
(theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia
tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng,
vận tải hàng không.
- Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của
khách hàng.
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không
nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
- Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh
thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân không
kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện
tử.
Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh
trong tháng/quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng, quý) theo Phụ
lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai
thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì người bán lập nhiều bảng tổng hợp dữ liệu,
trên mỗi bảng thể hiện số thứ tự của bảng tổng hợp trong kỳ tổng hợp dữ liệu.
Sau thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện đến cơ quan thuế, người bán gửi bảng tổng hợp
dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung trong trường hợp gửi thiếu dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi
thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.
b) Phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và
đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.
3. Người bán thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ
liệu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Thuế bằng hình thức gửi
trực tiếp (đối với trường hợp đáp ứng yêu cầu về chuẩn kết nối dữ liệu) hoặc gửi thông qua tổ
chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
a) Hình thức gửi trực tiếp
- Tổng cục Thuế lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 5
Thông tư này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ
quan thuế để thông báo về việc kết nối kỹ thuật để chuyển dữ liệu hóa đơn.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có tổ chức mô hình Công ty mẹ - con, có
xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu hóa đơn tập trung tại Công ty mẹ và có nhu cầu Công ty mẹ
chuyển toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử bao gồm cả dữ liệu của các công ty con đến cơ quan thuế
qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì gửi kèm theo danh sách công ty con đến Tổng
cục Thuế để thực hiện kết nối kỹ thuật.
b) Hình thức gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
371
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này
thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ
hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp đồng
được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho tổ
chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
4. Trường hợp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận
được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng
thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp nêu tại điểm a
khoản 3 Điều này và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa
đơn không có mã đến cơ quan thuế.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện
tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp nêu tại điểm a khoản
3 Điều này và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan
thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục
Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.
5. Người bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn
điện tử đã lập gửi cơ quan thuế, gửi tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Điều 17. Xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập
1. Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có
phát hiện sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các
nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót
và không phải lập lại hóa đơn. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người
bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số (04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
số 119/2018/NĐ-CP).
b) Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế
hoặc hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa
thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai
sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế
cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán
ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người
bán gửi cho người mua. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế thì
người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới theo phương thức và thời
gian nêu tại Điều 16 Thông tư này.
2. Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện
tử đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 (Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan
thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) về việc hủy
hóa đơn (nếu có). Nếu người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn
điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Nếu người bán không
thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa
đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
3. Cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không có
giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Chương III
372
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 18. Nguyên tắc xây dựng, thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ
liệu hóa đơn điện tử
1. Hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ
Trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử phải bảo đảm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế,
quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính an toàn,
bảo mật và an ninh quốc gia.
3. Các thông tin, dữ liệu về hóa đơn điện tử được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và
sử dụng thường xuyên; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
4. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn phải đảm
bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
5. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử
phục vụ quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
6. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử phải đảm bảo đúng mục đích,
tuân theo các quy định của pháp luật.
7. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử được kết nối và khai thác dựa trên quy chế phối hợp,
trao đổi thông tin với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương có liên
quan, giữa Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện (nếu đáp ứng điều kiện).
Điều 19. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm phục vụ
quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán
(máy chủ, máy trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an
ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội
bộ.
2. Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử
gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.
Điều 20. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn
1. Xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử
a) Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử là tập hợp các dữ liệu hóa đơn điện tử được sắp xếp, tổ
chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
b) Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế xây dựng phù hợp với khung kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông
tin, thông báo hủy hóa đơn, thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm gửi cho cơ
quan thuế; thông tin về khai thuế giá trị gia tăng liên quan đến hóa đơn điện tử.
2. Thu nhập, cập nhật thông tin về hóa đơn điện tử
Thông tin về hóa đơn được thu thập dựa trên các thông tin mà người bán có trách nhiệm
gửi cho cơ quan thuế, thông tin từ các cơ quan khác gửi đến có liên quan đến hóa đơn điện tử,
thông tin thu được từ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
3. Xử lý thông tin về hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ
vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu
gồm:

373
a) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ
liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c) Tổng hợp, sắp xếp, phân loại thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung quy định;
d) Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin,
dữ liệu.
4. Quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử theo quy định
sau:
a) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử và thực
hiện dịch vụ công về hóa đơn điện tử nếu cần thiết;
b) Tích hợp kết quả điều tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn điện tử do
các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện
tử tại cơ quan thuế địa phương;
d) Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn
điện tử; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương và địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống
thông tin hóa đơn điện tử.
Điều 21. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu
1. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định
tại Điều 26 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Việc cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử, cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán
qua tài khoản thực hiện theo định dạng dữ liệu chuẩn theo nguyên tắc hướng dẫn tại Điều 5 của
Thông tư này.
Điều 22. Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều
27, Điều 28, Điều 29 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Chương IV
TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 23. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Về chủ thể: Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải
pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
- Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
- Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc
giữa các tổ chức với nhau.

374
b) Về tài chính: Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong
quá trình cung cấp dịch vụ.
c) Về nhân sự:
- Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin,
trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
- Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong
tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng
dịch vụ hóa đơn điện tử.
d) Về kỹ thuật:
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo
quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ
liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
- Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:
+ Kết nối với cơ quan thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm
1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10
Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương
thức để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu
2. Hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ truyền, nhận
dữ liệu hóa đơn điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và tổ
chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Điều 24. Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư này thực hiện ký hợp đồng cung cấp
dịch vụ hóa đơn điện tử theo trình tự quy định tại Điều 25 Thông tư này đối với các tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đủ các điều kiện.
Điều 25. Trình tự ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử giữa Tổng cục Thuế và tổ chức cung
cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số
119/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.
2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản
của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử
dụng hóa đơn vận tải;

375
c) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);
d) Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-
BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm
sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
đ) Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;
e) Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi,
bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính).
3. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá
nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư
này.
4. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại
Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.
Điều 27. Xử lý chuyển tiếp
1. Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4
Điều 36 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện
cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và
chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, trong khi
cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh
doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và
theo hướng dẫn tại Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân
kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.
3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa
đơn điện tử theo quy định tại Thông tư này nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị
định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17
tháng 01 năm 2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà có sai sót thì
người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông
báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện
tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập
có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập (theo Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01
năm 2014 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) có sai sót, sau đó người bán gửi cơ quan
thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
4. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử
dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng. Trường hợp cơ quan thuế
thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu tổ chức sự nghiệp
công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công
376
nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng Hóa đơn kiêm Phiếu thu tiền hóa đơn theo quy định tại các
Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng
01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện
chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
số 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Trường hợp đáp ứng các
điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập,
cơ sở y tế công lập) đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện
tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 8, Điều 13 Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
 
KT. BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
nước; Trần Xuân Hà
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế,
Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCT (VT, CS).

 
PHỤ LỤC I
CÁC MẪU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ HIỂN THỊ THAM KHẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính)
T
Mẫu hiển thị Tên loại hóa đơn
T
Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho tổ chức, cá
1 Mẫu hiển thị số 1
nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)
Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức, cá nhân
2 Mẫu hiển thị số 2
khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)
3 Mẫu hiển thị số 3 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ
4 Mẫu hiển thị số 4
chức, doanh nghiệp đặc thù)
Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ
5 Mẫu hiển thị số 5
chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ)
 

Mẫu hiển thị số 01: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
    Ký hiệu: 1C21TAA
Số: 123
377
Ngày 02 tháng 01 năm 2021
Tên người bán: CÔNG TY TNHH A
Mã số thuế:
Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội
Điện thoại:.......................................... Số tài
khoản.....................................................................
Họ tên người mua:
………………………………………………………………………………………
Tên người mua:
………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế:
……………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:
……………………………………………………………………………………………………
Hình thức thanh toán:...............................Số tài khoản…………………Đồng tiền thanh
toán: VNĐ
S Tên hàng Đ Số Đ T Thành Tiền Thành
TT hóa, dịch vụ ơn vị lượng ơn giá huế tiền chưa có thuế GTGT tiền có thuế
tính suất thuế GTGT GTGT
1 2 3 4 5 6 7= 4 8 9=
x5 =7x6 7+8
                 
                 
                 
                 
                 
Tổng tiền chưa có thuế GTGT:
Tổng tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất: …………
Số tiền viết bằng chữ:.................................................................................................
Người mua hàng Người bán hàng
(Chữ ký số (nếu có)) (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)
 
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)
               
 
Mẫu hiển thị số 02: Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
  Ký hiệu: 2C21TBB
378
Số: 98723
Ngày 15 tháng 10 năm 2021
Tên người bán: CÔNG TY TNHH A
Mã số thuế: 010023400
Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội
Số tài
khoản....................................................................................................................................
Điện
thoại:......................................................................................................................................
Họ tên người mua
hàng.................................................................................................................
Tên người
mua.............................................................................................................................
Địa chỉ................................................................ Số tài
khoản......................................................
Hình thức thanh toán:.................. MST:..............................................Đồng tiền thanh
toán:VNĐ
S Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số Đơn Thành tiền
TT tính lượng giá
1 2 3 4 5 6=4x5
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
Tổng tiền thanh toán: ...........................
Số tiền viết bằng
chữ:.................................................................................................................
Người mua hàng Người bán hàng
Chữ ký số (nếu có) (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)
 
379
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)
           
Mẫu hiển thị số 03: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
Tên người xuất hàng: Công ty A
Theo lệnh điều động số 578 của Chi nhánh B về việc vận chuyển hàng hóa
Địa chỉ kho xuất hàng: 125 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Tên người vận chuyển: Trần Văn Đức
Phương tiện vận chuyển: ô tô bán tải số 30 A 410.67
Mã số thuế người xuất hàng:……………………………………………
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ
  Ngày 30 tháng 9 năm Ký hiệu: 3K22TAB
2022 Số: 12347
Tên người nhận hàng: Trần Văn C
Địa chỉ kho nhận hàng: 99 Cầu Giấy, Hà Nội
Mã số thuế:……………………………………………………………
Đ Th
Tên nhãn hiệu, Số lượng
S Đơn ơn giá ành tiền
quy cách, phẩm chất vật Mã số
TT vị tính Thực Th
tư (sản phẩm, hàng hóa)
xuất ực nhập
               
               
               
  Tổng cộng:  
 
  Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký điện tử, Chữ ký số)
 
Mẫu hiển thị số 04: Hóa đơn điện tử Giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh
nghiệp đặc thù)
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
    Ký hiệu: 2K22DAA
Số: 9852
Ngày 22 tháng 03 năm 2022

380
Tên người bán: CÔNG TY TNHH Bảo hiểm nhân thọ A
Mã số thuế:
……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội
Điện thoại:.................................................Số tài khoản.....................................................
Tên người mua: ...............................................................................................................
Mã số thuế:
……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ...............................................................................................................................
Hình thức thanh toán:................................Số tài khoản……………….. Đồng tiền thanh
toán:VNĐ
S
Tên hàng hóa, dịch vụ Thành tiền
TT
1 2 3
     
     
     
     
     
Thành tiền chưa có thuế GTGT: …………....
Thuế suất giá trị gia tăng: ....…… % Tiền thuế giá trị gia tăng…………
Tổng tiền thanh toán:
Số tiền viết bằng chữ:.............................................................................................................
Người mua hàng Người bán hàng
Chữ ký số (nếu có) (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)
 
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
         
Mẫu hiển thị số 5: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh
nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ)
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
    Ký hiệu: 1K22DAA
Số: 6830
Ngày 04 tháng 10 năm 2022

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………...
…………….
Điện thoại:................................................. Số tài
381
khoản.............................................................
Tên người
mua.............................................................................................................................
Mã số thuế:………………………………………………………………………………….
…………….
Địa chỉ  ....................................................................................................................................
......
Hình thức thanh toán:.................................Số tài khoản…………..… Đồng tiền thanh toán
USD
Tên Đ Số T Thành T Thành Tỷ
TT hàng hóa, dịch ơn vị lượng ơn huế tiền chưa có iền thuế tiền có thuế giá (USD/
vụ tính giá suất thuế GTGT GTGT GTGT VND)
8 9=
2 3 4 6 7=4x5 10
= 6x7 7+8
               
               
               
               
               
Tổng tiền chưa có thuế GTGT: …………....
Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất: ………
Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT: ………......
Số tiền viết bằng chữ:.................................................................................................
Người mua hàng Người bán hàng
Chữ ký số (nếu có) (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)
 
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
             
PHỤ LỤC II
MẪU BẢNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ GỬI CƠ QUAN THUẾ
[01]Kỳ dữ liệu: Tháng ...............năm…… hoặc quý………..…năm...............
[02]Lần đầu [ ]                  [03] Bổ sung lần thứ [ ]
[04] Tên người nộp thuế:
[05] Mã số thuế:
Số:………
K N T M S Tổng T T T G
TT ý hiệu ố gày ên ã số ên ơn ố giá trị hàng huế ổng số ổng hi
mẫu hóa tháng người thuế hàng vị lượng hóa, dịch suất thuế tiền chú

382
số
hóa
năm người vụ bán ra
đơn, hóa,
lập mua/mã hàng chưa có thuế thanh
ký đơn mua dịch tính GTGT
hóa khách hóa thuế GTGT toán
hiệu vụ
đơn hàng GTGT
hóa
đơn
1 1 1 1
2 4 5 6 9 10
1 2 3 4
                   
                   
                   
                   
                   
Tôi cam đoan tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài
liệu đã khai./.
 
  Ngày......tháng......năm.....
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
<Chữ ký số của người nộp thuế>
Ghi chú:
- Trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều
3 Thông tư thì bỏ trống các chỉ tiêu không có trên hóa đơn.
- Các chỉ tiêu (7), (8), (9) chỉ áp dụng đối với trường hợp bán xăng dầu cho người tiêu
dùng là cá nhân. Người bán tổng hợp dữ liệu của các hóa đơn bán cho người tiêu dùng là cá
nhân trong ngày theo từng mặt hàng.
- Chỉ tiêu (6): người bán điền mã số thuế đối với người mua là tổ chức kinh doanh, cá
nhân kinh doanh có mã số thuế, trường hợp là cá nhân tiêu dùng cuối cùng không có mã số thuế
thì để trống; mã khách hàng đối với trường hợp bán điện, nước cho khách hàng không có mã số
thuế.

383
THÔNG TƯ 88/2020/TT-BTC ngày 30/10/2020
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 26 THÔNG TƯ SỐ 68/2019/TT-BTC NGÀY 30 THÁNG 9
NĂM 2019 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ
ĐỊNH SỐ 119/2018/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI BÁN HÀNG HÓA, CUNG CẤP DỊCH VỤ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định
về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy
định về hóa đơn, chứng từ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư số
68/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa
đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày
12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
như sau:
1. Sửa đổi khoản 2 Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài
chính như sau:
“2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, các văn bản
của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử
dụng hóa đơn vận tải;
c) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);
d) Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-
BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm
sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế;
d) Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;
c) Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi,
bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày
27/02/2015 của Bộ Tài chính)”.

384
2. Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ
Tài chính.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

385

You might also like