You are on page 1of 248

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẲNG

TS. Nguyễn Hữu Cường (Chủ biên)


PGS. TS. Ngô Hà Tấn - TS. Phan Thị Đỗ Quyên

GIÁO TRÌNH
NGUYỀN LÝ KẾ TOÁN

NHÀ XUẤT BẲN GIÁO ĐỤC VIỆT NAM


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KỂ TOÁN....................... 7

1. Bản chất của kế toán và sử dụng thông tin kế toán.... .............. 7


1.1. Bản chất kế toán ......................................................... ........ 7
1.2. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ........................ 8
2. Các loại kế toán...................................... ............... 10
2.1. Kế toán tài chính................................... 11
2.2. Ke toán quản trị ........ 11
3. Quy trình kế toán............................ ;.................................................. 13
4. Các yêu cầu và nguyên tắc kế toán cơ bản.......... .................................. 15
4.1. Các yêu cầu đối với thông tin kế toán.................... 16
4.2. Các nguyên tắc kể toán........................................... ............................ 19
5. Cơ hội nghề nghiệp trong kế toán........................ 28

CHƯƠNG 2. ĐỔI TƯỢNG KỂ TOÁN.......... ......... 38

1. Khái quát về đối tượng kế toán....................................... 38


2. Các yếu tố của đối tượngkế toán......................... 40
2.1. Tài sản ..... ............ ........ 40
2.2. Nợ phải trả.................. ......................... ....................49
2.3. Vốn chủ sở hữu ........................... ............... 51
2.4. Doanh thu .................... 53
2.5. Chi phí .......... ........ .56
3. Cân bằng kể toán, ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến
cân bằng kế toán và sự hình thành quan hệ đối ứng kế tõán........................ 59
3.1. Cân bằng kế toán ................................... 59
3.2. Ảnh hưởng cùa nghiệp vụ kinh tế đến cân bằng kế toản
và sự hình thành quan hệ đối ứng kế toán.... ..................... 61

CHƯƠNG 3. TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP .......................... 71

1. Tài khoản kế toán........................................ 71


1.1. Khái niệm................................................ 71

3
1.2. Các yếu tố của tài khoản....... ............................................... 72
1.3. Kết cấu của các loại tài khoản...... ......................................................... 73
2. Ghi kép vào tài khoản............................................ 77
2.1. Sự hinh thành phương pháp ghi kép.................................................. 77
2.2. Khái niệm và nguyên tắc ghi kép..... ............................................. 78
2.3. Định khoản trước khi ghi kép................................................................. 80
3. Hệ thống tài khoản kế toán và một số tài khoản
có tính chất đặc biệt về kết cấu....................... 82
3.1, Hệ thống tài khoản kế toán.................................................................... 82
3.2. Một so tài khoản có tính chất đặc biệt về kết cấu.............................. .85
4. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản..................................................... 94
4.1. Kiểm tra thường xuyên .............. 94
4.2. Kiểm tra định kỳ................... 95

CHƯƠNG 4. ĐO LƯỜNG VÀ GHI NHẬN ĐỐI TƯỢNG KỂ TOÁN.......... .108

1. Giới thiệu về đo lường đối tượng kế toán.................................................. 108


1.1. Sự cần thiết của đo lường đối tượng kế toán....................... 108
1.2. Yêu cầu đối với đo lường đối tượng kể toán...................................... 109
1.3. Các cơ sở giá trong đo lường các đối tượng ké toán.......... ............... 111
2. Đo lường tài sản ..................... 117
2.1. Đo lường tài sản tại thời điểm hình thành...........................................118
2.2. Đo lường tài sản tại thời điểm lập báo cáo tài chính.......................... 127
3. Đo lường nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.......................... 128
3.1. Đo lường nợ phải trả.......................... 128
3.2. Đo lường vốn chủ sở hữu .......................... 130
4. Đo lường lợi nhuận........ ........ 132
4.1. Nguyên tắc đo lường ........ ........... .132
4.2. Ghi nhận các giao dịch liên quan đến doanh thu, chi phí
và xác định lợi nhuận........ ................ 137

CHƯƠNG 5. SỔ KẾ TOÁN...................... 147

1. Căn cứ ghi sổ kế toán .................................................. 147


2. Khái niệm và vai trò sổ kế toán....... ................................. ........149

4
2.1. Khái niệm sổ kế toán......................................... 140
2.2. Vai trò sổ kế toán ..................................................................................141
3. Các loại sổ kế toán........................................................................................ 142
3.1. Sổ Nhật ký......................................................................... 142
3.2. Sổ Cái và sổ chi tiết......................................................................... ....147
4. Ghi sổ kế toán................ ........................................................................ 161
4.1. Ghi sổ nhật ký................................ ...................... 163
4.2. Ghi Sổ Cái ............................... 164
4.3. Ghi sổ chi tiết.......................................................... 180
5. Sửa chữa sổ kế toán...................... 180
5.1. Phương pháp cải chính ............................................................ ............ 183
5.2. Phương pháp ghi số âm ............................ ...183
5.3. Phương pháp ghi điều chỉnh.............................. 183
6. Lưu trữ sổ kế toán........................................................................ ...............184

CHƯƠNG 6. HOÀN TẨT CHU TRÌNH KẾ TOÁN


VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............ 192

1. Bút toán điều chỉnh cuối kỳ......................................................................... 192


1.1. Bản chất của quá trình điều chỉnh .......... 192
1.2. Điều chỉnh doanh thu và chi phí dồn tích ........... 194
1.3. Điều chỉnh doanh thu và chi phí hoãn lại....................... 199
2. Bút toán khỏa sổ........ ........................... ...205
3. Báo cáo tài chính.............. . ................ ................................ ............206
3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..... ................ ....207
3.2. Bảng cân đối kế toán...................... 213
3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ......... ............... 216
3.4. Thuyết minh bảo cảo tải chính .......................... 219
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quả trình hội nhập quốc tế, kế toán với vai trò là công cụ quan trọng
trong quản lý kinh tế ở nước ta cũng thay đổi, phát triển trong xu thế hội nhập
này. Nguyên lý kế toán là môn học cơ sở đối với sinh viên bậc đại học khối ngành
kinh doanh và quản lý. Đặc biệt môn học này sẽ làm nền tảng để sinh viên chuyên
ngành kế toán, kiểm toán và các chuyên ngành tài chính tiếp tục nghiên cứu môn
học Ke toán tài chỉnh. Mặc dù là môn học cơ sở, nhưng khi những quan điểm và
định hướng của ngành học kế toán có sự thay đổi trong xu thế hội nhập thi cách
tiếp cận nội dung môn học này cũng có những thay đổi cho phù hợp.
Giảo trình Nguyên ỉý kể toán được biên soạn và xuất bản lần này, với những
thay đổi về kế toán trong quá trình hội nhập như đã nếu ở trên, cùng với những ý
kiến tiép thu được qua những lần xuất bản trước, đã có những thay đổi đáng kể về
cách tiếp cận. Cụ thể là dựa trên cơ sở nhu cầu thông tin của các đối tượng sử
dụng, tiếp cận đối tượng kế toán theo các yếu tố của báo cáo tài chính. Từ đó, làm
cho nội dung môn học mang tính chất nền tảng này có mối liên hệ gắn kết hơn với
môn học Kê toán tài chinh.
Tham gia biên soạn Giáo trình này gồm có:
- TS. Nguyễn Hữu Cường, chủ biên và biên soạn Chựơng 1 và Chương 6.
- PGS. TS. Ngô Hà Tấn, biên soạn Chương 2 và Chương 3.
- TS. Phan Thị Đỗ Quyên biên soạn Chương 4 và Chương 5.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song Giáo trình khó tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của bạn đọc, nhất là những đồng nghiệp, để Giáo trình được hoàn thiện hơn
trọng những lần tái bản. Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
TS. Nguyễn Hữu Cường,
Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nang
71 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nằng
Email: nguyenhuucuong@due.udn.vn
Xin trân trọng cảm ơn!
Chủ biên
TS. NGUYỄN HỮU CƯỜNG
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VẾ KẾ TOÁN
CÓ rất nhiều đỗi tượng khác nhau cần thông tin kinh tế để giúp họ
đưa ra quyết định và đảnh giả về doanh nghiệp. Các đối tượng khảc
nhau cổ vai trò và lợi ích khác nhau đối với hoạt động của doanh
nghiệp. Người quản ỉỷ doanh nghiệp cần thông tin để đưa ra quyết
định về mức độ hoạt động phù hợp nhất. Ngân hàng tìm kiếm câu trả
lới về đề nghị được vay vốn của doanh nghiệp. Nhà đầu tư thì ỉạỉ
cần thông tin để đậnh giả khả năng sinh lòi trên vốn đầu tư. Với các
đối tượng này, thông tin kế toán sẽ hữu ích để phục vụ cho việc ra
các quyết định phù hợp. Chương mở đầu này giới thiệu những vấn
đề cơ bản của kế toán từ vai trò của kế toán đối yởi quả trình cung
cấp thông tin tài chỉnh đến các yêu cầu và nguyên tắc kế toán cơ bản
cũng như những cơ hội nghề nghiệp trong kế toán. Sạu khỉ học xong
chương này, người học cỏ thể:
~ Giải thích được bản chât và vai trò của kê toán;
“ Nhận diện các đôi tượng sử dụng thông tin kê toán;
-So sảnh được thông tin kế toán dùng cho quản lý dọanh nghiệp
và các đôi tượng bên ngoài doanh nghiệp;
Mô tả được quy trình kế toán;
- Giải thỉch được các yêu cầu cờ bản đối với kế toán;
- Vận dụng được các nguyên tắc kế toán cợ bản;
~ Nhận diện được những cơ hội nghề nghiệp kế toán.

1. Bản chất của kế toán và sử dụng thông tin kế toán


LL Bản chất kế toán
Xét về bản chất thì kế toán là một hoạt động có chức năng cụng cấp và giải
thích các thông tin tàị chính (được cho là)hữu ích trong việc đưa rá các quyết
định kinh tế bởi các tổ chức và cá nhân. Các đơn vị kinh doanh, các cơ quan
chính phủ, các tổ chửc phi lợi nhuận, các hộ gia đình và kể cả những cá nhân
tham gia vào các hoạt đông kinh tế đều cần thông tín phục vụ chó việc raquyết
định phân bổ các nguồn lực sẵn có một cách hữu hiệu. Thông tin thích hộp (có
liền quan) là rất cần thiết để đưa rà cảc qúyết định đụng đắn Trong một xã hội
phức tạp, những thông tín này đựợc tặo lập và cụng cấp bởi nhiễu lĩnh vực khác
nhau. Trong đó, kế toán đã ngày càng phát triển để đáp ứng đựợc nhu ổẩu thông
tin của xã hội, giúp người sử dụng thực hiện các quyết định kinh tế.

7
Ke toán là một hệ thống thu thập, ghi nhận và cung cấp thông tin kinh tế của
một đơn vị cho các đối tượng có liên quan để ra quyết định, lập các kế hoạch,
và kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Kế toán có chức năng thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá
trị, hiện vật và thời gian lao động. Các hệ thống kinh tế thế giới phụ thuộc vào
sự minh bạch, tính đáng tin cậy và chính xác của thông tin kể toán, đặc biệt
cung cấp bởi các báo cáo tài chính. Chính vì vậy, kế toán từ lâu đã được xem
như là ngôn ngữ của kinh doanh, là phương tiện giao tiếp xã hội có vai trò
truyền tải thông tin đến nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
Thông tin chỉ hữu hiệu khi mà bên nhận hiểu được thông điệp mà bên gửi muốn
chuyển tải. Đẻ đạt được điều này, kế toán đã sử dụng ngôn ngữ riêng để giao
tiếp những thông tin hữu ích cho các bên có lợỉ ích liên quan đến hoạt động
kinh doanh, gôm chủ sở hữu, chủ nợ, nhà quản lý và nhiêu đối tượng khác.
Ngoài nhóm đối tượng này, nhiều bộ phận tác nghiệp khác như luật sư, nhân
viên tiếp thị, kỹ sư, hay kiến trúc sư, v.v. cũng cần thông tin kế toán ở phạm vi
và mức độ nhất định. Luật sư của doanh nghiệp thường phải hiểu được ý nghĩa
của thông tin kế toán để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của thân chủ; còn nhân
viên tiếp thị phải nhận thức được chi phí gánh chịu của các chiến lược quảng
cáo; hay kỹ sư và kiến trúc sư phải xem xét đến dữ liệu chi phí khỉ thiết kế sản
phẩm mới, xây dựng các công trình mới, v.v.
Như vậy, kế toán đóng vai trò quan trọng trong xã hội và nếu xét theo nghĩa
rộng, mọí người đều ảnh hưởng bởi thông tin kể toán. Xét trong phạm vi các
đơn vị kinh doanh, kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng về
các hoạt động kinh tế và tình trạng của doanh nghiệp (về tài chính, về kết quả
hoạt động, khả năng tạo lập và sử dụng tiền).
7.2. Đắi tượng sử dụng thông tin kế toán
Thông tin kế toán được sử dụng bởi nhiều đối tượng khác nhau nhưng có thể
chia thành hai nhóm đối tượng, đó là những người sử dụng bên ngoài đơn vị và
những người sử dụng bên trong đơn vị.
Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài đơn vị bao gồm các tổ
chức tín dụng, cổ đông, cơ quan quản lý, kiểm toán, nhà cung cấp và khách
hàng, v.v. Cảc đối tượng này không trực tiếp điều hành dờn vị nêh khả năng
tiếp cận thông tin kế toán của đơn vị rất hạn chế. Trong đó, các nhà đầu tư
hiện tại cũng như tiềm năng, và các chủ nợ là những đối tượnậ chính, nhưng
thường không thể yêu cầu cảc đơn vị cung cấp thông tỉn trực tiep mà phải dựa
vào các báo cáo kế toán để đáp ứng được phần lớn thông tín mà họ cần.
Thồng tin phục vụ cho những người dùng bên ngoài khác cũng chủ yếu từ các
báo cáo kễ toán được cung cấp ra bên ngoài (mà chủ yếu lả các báo cáo tài

8
chính). Những thông tin này phục vụ cho các đối tượng bên ngoài để thực
hiện các quyết định khác nhau.
- Các tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp vay tiền và các nguồn lực khác
(chủ nợ) sử dụng thông tin kế toán để đánh giá khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Những thông tin này là cơ sở để đánh giá rủi ro đối với số vốn cho
vay và cũng là cơ sở cho việc thực hiện các quyết định cho vay.
- Các cổ đông (nhả đầu tư) cũng chính là chủ sở hữu của đơn vị sử dụng các
thông tin kế toán để đánh giá mức độ sinh lợi trên vốn đầu tư để quyết định
mua thêm cổ phiếu, giữ nguyên, hay bán bớt cổ phiếu. Thông tin để đánh giá
khả năng sinh lợi và tình trạng tài chính giúp cho các chủ sở hữu quyết định
đầu tư thêm nếu đơn vị kinh doanh tốt; và cũng là cơ sở để các chủ sở hữu có
thể yêu cầu đơn vị giải trình nguyên nhân hoặc rút vốn đầu tư trong trường
hợp hoạt động đơn vị kém hiệu quả.
- Các cơ quan quản lý sử dụng thông tin kế toán cung cấp thông qua các báo
cáo tài chính để giám sát hoạt động của đơn vị, tình hình thực hiện nghĩa vụ
của đơn vị về thuế, và các mục đích quản lý khảc như khả năng đảm bảo chế
độ tiền lương và phúc lợi cho người lao động.
- Các kiểm toán viên độc lập sử dụng thông tin kế toán để kiểm tra liệu rằng
các báo cáo tài chính có được lập tuân thù các nguyên tắc kể toán chung được
thừa nhận hay không.
- Các nhà cung cấp sử dụng thông tin kế toán để đánh giá tinh hình tài chính
của đơn vị khách hàng trước khi quyết định chấp nhận bán chịu sản phẩm cho
khách hàng. Những thông tin này là cơ sở để đánh giá rủi ro đối với số tiền
khách hàng nợ.
- Các khách hàng sử dụng các báo cáo tài chính để đánh giá khả năng duy trì
hoạt động trong tương lai, thực hiện các cam kết về bảọ hành sần phẩm và các
hỗ trợ khác đối với các dòng sản phẩm từ nhà cung cấp.
Cần phải lưu ý rằng đối tượng bên ngoẫi sử dụng thông tin kế toán rất đa dạng,
nhưng đối tượng trực tiếp mà các báo cáo của kế toán hướng đển chính là các
nhà đầu tư (hiện tại hay tương lai) và các chủ nợ (những người trực tiếp cung
cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp) nhằm phục vụ quá trình thực hiện các
quyết định tài trợ vốn (đầu tư, cho vay, bán chịu hàng hoá, v.v). Những đối
tượng sử dụng thông tin kế toán này thường cỏ kiến thức hợp lý về các hoạt
động kinh doanh và kinh tế để có thể xem xét và phân tích thông tin ở một mức
độ nhất định. Các đối tượng bên ngoài còn lại cũng có thể sử dụng thông tin kế
toản phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. Tuy nhiên, thồng tin kế toán trên
các báo cáo cung cấp cho những đối tượng bên ngoài thường không ưu tiên
hướng đến các nhóm đối tượng này.

9
Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên trong đơn vị là những người làm
việc tại đơn vị, gồm giám đốc điều hành, trưởng các phòng ban (giám đốc bộ
phận), các bộ phận chức năng, và các bộ phận tác nghiệp khác. Các đôi tượng
này trực tiếp quản lý, điều hành, hoặc tư vấn cho các cấp quản trị doanh nghiệp.
Nhờ vào vị trí của họ trong quản lý, quản tậ các cấp có quyền truy cập vào
thông tin kế toán nội bộ phục vụ cho việc ra quyết định cần thiết để điều hành
đơn vị. Các bộ phận này sử dụng các báo cáo nội bộ do các bộ phận kế toán có
liên quan cung cấp. Việc lập và trình bày các báo cáo nội bộ không bắt buộc
phải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc kế toán cơ bản (các nguyên tắc kế toán
chung được thừa nhận) vặ được thiết kế riêng biệt phục vụ cho mục đích của
những người sử dụng bên trong đơn vị.
Thông tin phục vụ cho nhóm đối tượng này rất đa dạng nhằm giúp cho các nhà
quản lý ở các cấp quản lý với các vị trí khác nhau trong việc ra quyết định có
liên quan cũng như điều hành tác nghiệp. Những thông tin này bao gồm: thông
tin về chi phí yà doanh thu dự kiến của một dự án; thông tin phục vụ chọ việc
mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh; thông tin phục vụ việc
xác định phúc lợi cho người lao động (baọ gồm lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp
và các lợi ích khác); thông tin phục vụ cho việc quản trị chi phí, chất lượng sản
phẩm, phân phối sản phẩm (đúng, kịp thời, và hiệu quả); thông tin phục vụ cho
việc xác định chính sậch bán hàng và hậu mãi (về khách hàng mục tiêu, về giá
bán, nhu cầu và thị hiếu khách hàng, về dịch vụ sau khi bấn và bảo hành sản
phẩm, v.v). Những thông tin này giúp cho các nhà quản lý ở nhiều bộ phận
khác nhau đưa ra các quyết định phù hợp, đảm bảo cho quá trinh hoạt động của
đơnvị.
Nhìn chung, thông tin kế tọán phục vụ cho những người sử dụng bên ứong đơn
vị có thể lầ thông tin phi tài chính hoặc thông tin tài chính và thường có mối
quan hệ với vị trí quản lý và vai trò của họ đối với đơn vị. Vai trò của thông tin
kế toán càng quan trọng hơn đối với các vị trí quản lý cao hơn. Cụ thể là các
lihâh viên hoặc những người quản lý ở vị trí thấp thường sử dụng những thông
tin phi tài chính (như chính sách đối với khách hàng, thời gian laó động, v.v);
Trong khi đó, trưởng các bộ phận sử dụng kêt hợp cả hai là thông tỉn phi tài
chính và thong tin tài chính; Còn ở vị trí của giám đổc điều hành thì thông tin
tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng.

2. Các loại kế toán


Như đã trình bày ở trên, kế toán lả một hệ thống thu thập, ghí nhận và cung cấp
thông tin phục vụ cho hai nhỏm đối tượng (bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp). Hai nhóm đối tượng này có nhu cầu thông tin khác nhau, nên hệ thống
thông tin kế toán được thiết kế để thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và lập bạo cáo

10
kế toán cũng có những điểm khác biệt nhất định và đó là cơ sở để phân chia kế
tóán thành hai loại là kế toán tài chính và kế tóán quản trị.
2.1, Ke toán tài chỉnh
Kế toán tài chính có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin cho đôi tượng có nhu câu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán, gôm
cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu chính
mà kế toán tài chính hướng đến là cung cấp thông tin thích hợp và kịp thời cho
nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp.
Báo cáọ kế toán được lập bởi kế toán tài chính cung cấp những thông tin tổng
hợp phản ánh một cách tông quát thành quả hoạt động của đơn vị và được gọi
là báo cáọ tài chính.
Báo cáo tài chính củạ một đơn vị cụng cấp thông tin kinh tế, tài chính của đơn
vị và được sử dụng để tổng hợp và thuyết minh về i) tình hình tài chính (số liệu
về tài sản, nợ phải trả, và vốn chủ sỡ hữu trên Bảng cân đổi kể toán), ii) kết quả
hoạt động (số liệu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trên Bảo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh), và iii) các dòng tiền (số liệu thu vạ chi tiền trên Báo cảo ỉưu
chuyển tiền tệỷ. Quỳ trình kế toán và lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các
quy định của pháp lùật cỏ liên quan (như Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán,
và chế độ kế toán, V.V) Thông tin do ke toán tài chính cung cấp có tính khách
quan, đáng tin cậy, nhât qùán, có tính lịch sử, và được công bô định ky. Nộỉ;
dung ghi nhận, đo lường, và trình bày các chỉ; tiêu có liên quan trên hệ thông
báo cáo tài chính (các yêu tố của báo cáo tài chính) cũng như ảnh hường của
các nghiệp vụ kinh tê phát sinh đên các chỉ tiêu này sẽ được lần lượt giới thiệu
trong các chương tiếp theo trong giáo trình này yà các giáo trình kế toán tài
chính. Trong phạm vi của giáo trình này, nội dung chính yếu chỉ tập trung trinh
bày những vấn đề cơ bản mang tính chất nguyên lý của kế toán tài chính.
2.2, Kế toán quản trị
Kê toán quản trị có chức năng thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin
theo yêu câu quản trị và ra các quyết định điều hành hoạt động của đơn vị. Mục
tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin thích hợp và kịp thời cho nhu; cầu
ra quyết định của người sử dụng bển trong doanh nghiệp. Thông thường, thông
tin như vậy là nhạy cảm và không được công bố ra ngoài doanh nghiệp. Ví dụ
về thông tin nhạy cam có thể bao gồm thong tin về khách hàng, gia cả haỵ. kế
hoạch mở rộng kinh doanh. Thông tin kế toản quản tri cung cấp gồm cả thổbg
tín tài chính và thồng tin phi tai chính đáp ưng được nhu cầu đa dạng của các
nha quản lý và các bộ phận chức năng khác của đón vị Kế toán quản trí cung

Tên các báo cáo tài chính này phù hợp theo Chể độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Ban
hành theo Thông tư 200/2014ATT-BTC của Bộ Tài chính)

. ■ ■■ ■ ■ ■ ■ ■ . ■ ' . ■ ■■ ■ ■ yM
cấp những thông tin chi tiết hơn và không phải tuân thủ các quy định của pháp
luật về kế toán, nhung chú trọng đến nguyên tắc tạo nên giá tộ tăng thêm cho
người sử dụng. Thông tin kế toán quản trị có tính chất ước tính nhiều hơn, chú
họng đến những thông tin dự báo, và được cung cấp thường xuyên cho các đôi
tượng sử dụng thông qua các báo cáo nội bộ (báo cáo kế toán quản trị) hoặc các
tài liệu khác phù hợp với yêu cầu quản lý. Bảng 1.1 sau đây tóm tắt sự khác
nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Bảng 1.1 - Sự khác nhau giữa kế toán tài chinh và kế toán quản trị

Tiêu chí so sánh Kế toán tàỉ chính Kế toán quản trị


Đối tượng sử Người bên ngoài doanh Người bên trong doanh nghiệp
dụng thông tin nghiệp (như nhà đầu (các bộ phận quản lý doanh
tư, chủ nợ, và cơ quan nghiệp)
quản lý) và các bộ
phận quản lý doanh
nghiệp
Đặc điểm Khách quan, tin cậy và Chủ quan (có thể có cả khách
thông tin có tính chất lịch sử quan), phù hợp, và hướng đến
tương lai
Cơ sở lập và Tuân thủ Luật Ke toán, Theo nhu cầu của quản lý
công bố thông chuẩn mực kế toán, chế doanh nghiệp
tin độ kế toán, và các quy
định có liên quan khác
Tính kịp thởi của Cung cấp theo định kỳ Cung cấp theo định kỳ và theo
thông tin (tần tương ứng với các kỳ yêu cầu của quản lý doanh
suất báo cáo) kế toán (hằng tháng, nghiệp (khi cần thiết)
quý, và năm)
Phạm vi thông Thông tin báo cáo cho Thông tin báo cáo theo các cấp
tin (mức độ chi toàn bộ doanh nghiệp đề ra quyết định (theo sản
tiết) phẩm, khu vực địa lý, khách
hàng, hay bộ phận kinh doanh)
Khuôn mẫu trình Theo quy định của chế Theo mục đích cung cấp thông
bày thông tin độ và chuẩn mực kế tin và yêu cầu quản lý (các báo
toan <uac £ỉao cao tai
chính) cáo về dự toán, về đánh giá
hoạt động, hoặc quản trị chi
phí, v.v.)

12
3. Quy trình kế toán
Quy trình kế toán gồm ba bước (giai đoạn): thu thập, ghi nhận và cung cấp
thông tin. Ba bước này được thực hiện theo trình tự nhất định nhưng có thể
khác nhau về cách thức thực hiện giữa các đơn vị kế toán.
Thu thập là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xử lý thông tin kế toán. Hoạt
động của đơn vị được biểu hiện bằng những sự việc cụ thể hang ngày làm
tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị và chúng được gọi là
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính1 phát sinh. Ở giai đoạn này, kế toán thu thập
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thông qua đó phản ánh được hoạt động của
đơn vị. Thu thập chính là việc nhận diện, sao chụp, và phản ánh lại các nghiệp
vụ kinh tế trên những giấy tờ và vật mang tin được gọi là chứng từ kế toán.
Các chứng từ kế toán được hình thành ở giai đoạn này là căn cứ cho việc kiểm
tra tính pháp lý, sự phát sinh và hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế cũng như để
thực hiện bước xử lý tiếp theo trong quy trình kế toán.
Ghi nhận là giai đoạn thực hiện việc ghi chép một cách có hệ thống và theo
trình tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế tài chính được đo lường bằng thước đo
tiền tệ. Việc đo lường được thực hiện trước khi thực hiện việc ghi nhận các
nghiệp vụ. Thông tin hữu ích đối với người sử dụng cần phải được biểu thị
theo cùng thước đo, nhờ vào đó những ảnh hưởng của các nghiệp vụ mớỉ có
thể tổng hợp được. Một đơn vị sản xuất không thể tổng hợp được chi phí tĩêụ
hao để sản xuất sản phẩm nếu các yếu tố đầu vào như vật liệu, thiết bị, hay
sức lao động, v.v. không được biểu thị theo cùng một đơn vị đo lường. Mặc
dù các yếu tố đầu vào này có thể được đo lường và theo dõi theo thước đo
hiện vật hoặc thước đo thời gian lao động tuỳ thuộc vào đặc điểm của chúng,
nhưng chỉ khi nào chúng được đo lường bằng tiền thì thông tin về các đối
tượng này mới có thê tông hợp được. Trong một nên kinh tê, các hoạt động
kinh doanh được đo lường băng giá cả thê hiện bằng tiêh. Thông qua thước đo
tiền tệ, người sử dụng thông tin có thể so sánh được gỉá trị của các đối tượng
khác nhau.

Nghiệp vụ kinh tế, tài chỉnh là thuật ngữ được sứ dụng trong Luật Kế toán (Điều 3, Luật số
88/2015/QH) và được hiểu là hóạt động phát sinh cụ thể ỉàm tăng, giảm tấỉ sản, nguồn hình
thành tài sản của đơn vị kế toán. Trong các tài liệu kế tọán tài chính các nước, thuật ngữ
tương đồng được sử dụng là buẩiness transaction và được chuyển ngữ sang Tiếng Việt là giao
dịch kinh doanh, giao dịch, hoặc nghiệp vụ kinh tế - là một sự kiện kình tể trực tiếp làm thay
đổỉ tình hình tài chinh hoặc trực tiếp ảnh hưởng ậển kết qụậ hoạt động của đơn vị. Do vậy,
thuật ngữ nghiệp vụ kinh tê được sử dụng phổ biến vì vừa ngắn gọn và vừa tương đương với
cách dùng trong các tài liệu kế toán khác nhau.

13
Việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế giúp cho đơn vị lưu trữ và cung cấp được
lịch sử của các hoạt động kinh tế một cách có hệ thống. Các doanh nghiệp có
thể thực hiện việc ghi nhận các nghiệp vụ một cách thủ công vào các sổ kế
toán hoặc nhập dữ kiện về các nghiệp vụ vào cơ sở dữ liệu để xử lý tự động
nhờ vào các phần mềm kế toán hay hoạch định tài nguyên doanh nghiệp nhằm
phân ỉoạì, sắp xểp và tổng hợp thông tin. Các nghiệp vụ được ghi chép theo
những nguyên tắc nhất định (theo trình tự thời gian hay theo các đối tượng
cần được theo dõi) nhằm phân loại (sắp xếp và nhóm gộp) các mục thông tin
có tính chất tứơng tự, chứ không phải đơn thuần chỉ là sao chép lại các nghiệp
vụ đã được phản ánh trên chứng từ. Chính nhờ vào phân loại mà hàng ngàn
các nghiệp vụ của đơn vị được hệ thống lại một cách có ý nghĩa.
Quá trình ghi nhận thông tin theo những nguyên tắc nhất định sẽ đầp ứng
được yêu cầu tổng hợp thông tin từ những nghiệp vụ riêng lẻ có cùng đặc
điểm nhằm cung cấp thông tin hữu ích làm cơ sở cho việc đề ra các quyết
định của người sử dụng. Chẳng hạn, tất cả các nghiệp vụ liên quan đến bán
hàng hoá có thể được nhóm gộp lại để có thể báo cáo được con số tổng hợp về
doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ. Tương tư, tất cả các nghiệp vụ liên
quan đến thu tiền mặt cũng có thể được ghi chép riêng để có thể cung cấp
được số liệu tổng hợp về tiền mặt tăng lên trong kỳ. Việc tổng hợp thông tin
về các nghiệp vụ là để lập các báo cáo nhằm cung cấp thông tin kế toán cho
các đối tượng sử dụng. Thông tin trên các báo cáo này tóm tắt ảnh hưởng của
các nghiệp vụ xảy ra trong một kỳ kế toán đến tình hình tài chính, kết quả
kinh doanh, và tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin là giai đoạn cuối cùng trong quy trình kế toán. Việc thu
thập và ghi nhận các nghiệp vụ sẽ là vô nghĩa nếu sau đó không được chuyển
tải dưới dạng có ý nghĩa đến chọ các đối tượng sử dụng. Cung cấp thông tin là
quá trình lập và công bố các báo cáo kế toán cho những đối tượng sử dụng
thông tin kế toán qua nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Thông tin kế
toán phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, và yêu cầu đặt ra là kế toán xác
định được đối tượng sẽ sử dụng và mục đích sử dụng các báo cáo kế toán
được lập ra. Có như vậy, kế toán mới thực sự tạo ra được giá trị và khẳng định
được vị trí như là một ngôn ngữ kinh doanh. Một khi các đối tượng sử dụng
thông tin tiếp cận được các báo cáo kế toán thích hợp, họ có thệ đưa ra quyết
định kinh tế sáng suốt sau khi phân tích và hiểu được các báo cáo. Tuỳ thuộc
vào đối tượng sử dụng, báo cáo kế toán có thể là báo cáo tài chính (phục vụ
chủ yếu cho đối tượng bên ngoài đơn vị) hoặc là báo cáo kế toán quản trị
(phục vụ cho các đổi tượng bên trong đơn vị). Quy trình kế toán ở một đơn vị
có thể được tóm tắt theo Sơ đồ 1.1.

14
Sơ đồ 1.1 - Quỵ trình kế toán
Quy trình kế toán trên chứng tỏ rằng, kế toán không ehỉ đơn giản dừng lại ở
việc ghi chép sổ sách mà quan trọng hơn là phải tạo ra được những thông tin
hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Quá trình ghi chép sổ sách kế toán liên
quan đến việc đo lường và ghi nhận các nghiêp vụ và có thể diễn ra dưới hình
thức ghi chép thủ công trên hệ thống sổ kế toán hoặc được thực hiện tự động
thông qua các phần mềm kế toán. Trong khi đó, kế toán phải đạt được mục tiêu
là cung câp thông tin và như vậy kê toán phải thực hiện được các chức năng
lập, công bố, và giải thích những thông tin kế toán cần thiết để chuyển tải dữ
kiện kê toán thích hợp và hữu ích cho người sử dụng một cách dễ hiểu nhằm
đáp ứng được yêu cầu ra quyết định kinh tế. Quá trình cung cấp thông tin này
đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo, và cao hơn là phải có kinh nghiệm
kinh doanh và khả năng xét đoán chuyên môn.
Công nghệ thông tin đã và đang có tác động đáng kể đến giai đoạn ghi nhận
trong quy trình kế toán. Việc sao chụp, phân loại, sắp xếp, và tổng hợp các
nghiệp vụ có thể được thực hiện thông qua hệ thống máy vi tính và các thiết bị
điện tử. Nhờ đó, giai đoạn ghi nhận này cỏ thể được thực hiện tự động ngày
càng nhiều hơn. Có thể nói, công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với việc tổ
chức công tác kế toáh. Công nghệ cho phép giảm thời gian, cống sức, và chi phí
từ việc thú thập đến ghi nhận thông tin. Đặc biệt, nhờ vầo công nghệ, việc xử lý
và cung cấp thông tin có thể được thực hiện chính xác hơn và kịp thời hơn. Tuy
nhiên, công nghệ cũng đặt ra thách thức đối với kế toán, vói sự phát triển ngày
càng nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khả năng xử lý và cưng cấp
thổng tin ngày càiìg nhiều hơn thì đòi hỏi những người thực hiện phải cố kiến
thức về kế toán ngày càng cao hơn.

4. Các yêu cầu và nguyên tắc kế toán cơ bản


Ke toán tài chính phải tuân thủ các quy tắc và thông lệ kế toán được công nhận
và thường được gọi là các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận. Quá trình
ghi nhận, đo lường, và cung cấp thông tin kế toán phải dựa trên các nguyên tắc
kế toán được thừa nhận. Tuy nhiên, không có một định nghĩa cụ thể nào yề cấu
thành của những nguyên tắc kế toán chụng được thừa nhận bao gồm nhưng gì.
Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận được hiểu là một tập hợp gôm:

15
- Khung khái niệm về báo cáo tài chính hay còn được biết đến như là khuôn
khổ lập và trình bày báo cáo tài chính;
— Các khái niệm và nguyên tắc kế toán;
- Các yêu cầu đối với công tác kế toán được quy định trong Luật Ke toán và
các luật khác có liên quan;
- Các chuẩn mực ke toán và chế độ kế toán;
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công tác kế toán do
các cơ quan quản lý ban hành.
Như vậy, các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận có thể được hiểu bao
gồm hệ thống các chính sách và các thông lệ cũng như các quy tắc và cảc thủ
tục mà các đơn vị báo cáo phải tuân thủ để thu thập, ghi nhận và cung cấp
thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Các nguyên tắc giúp đơn vị xác
định được quy mô, hình thức, khuôn mẫu trình bày và công bố thông tin kế toán
tài chính. Việc các đơn vị báo cáo cùng tuân thủ các nguyên tắc kế toần này để
lập và công bố thông tin sẽ đảm bảo tính so sánh được về tình hình tài chính,
kêt quả kinh doanh, và lưu chuyển tiền tệ giữa các doanh nghiệp. Những
nguyên tắc này được phát triển từ các nghiên cứu, từ các thông lệ kế toán được
chấp nhận, vạ các tuyên bố từ các cơ quan quản lý.
Ở Việt Nam, các yêu cầu cơ bản đối với kế toán và các nguyên tắc kế toán cơ
bản được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 1 (VAS 01).
4.1. Các yêu cầu đếi với thông tin kế toán
4.1.1. Tính trung thực
Báo cáo tài chính phản ánh hiện tượng kinh tế cả bằng số và bằng chữ. Yêu cầu
trình bày trung thực các hiện tượng kinh tế nhằm đạt được tính hữu ích của
thông tin tài chính về đơn vị báo cáo được cung cấp cho các đối tượng sử dụng
thông qua các báo cáo tài chính. Trình bày trung thực tồn tại khi có sự phù hợp
giữa việc xác đinh giá trị (còn được gọi là đo lường) hoặc mô tả các hiện tượng
với bản chất của hiện tượng mà cơ sở đo lường hoặc cách thức mô tả đó được
xem là đúng nhất để trình bày các hiện tượng này. Để đáp ứng yêu cầu về tính
trung thực, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng:
- Đầy đủ;
- Khách quan;
- Không có sai sót.
Việc trình bày đầy đủ thông tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểụ được
bàn chất của các sự kiện bạo gồm cả các thuyết minh cạn thiết. Chẳng hạn như,
việc trình bày đầy đủ thông tin về một nhóm tài sản ít nhất phải mô tả được bản

16
chất hay đặc điểm, giá trị, và cơ sở đo lường (giá trị được xác định theo giá gốc
hay giá trị hiện hành). Đối với một số khoản mục, ngoài yêu cầu trình bày đầy
đủ đòi hỏi các đơn vị còn phải giải thích thêm các sự kiện quan trọng, mô tả
thêm các thông tin định tính và bản chất của các khoản mục, các yếu tố và tình
huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của chúng, cũng như quy
trình áp dụng để xác định giá tậ.
Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin
tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng,
nhấn mạnh hay giảm nhẹ hoặc có các thao túng khác làm thay đổi mức độ ảnh
hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng.
Các thông tin khách quan không có nghĩa là thông tin không có mục đích
hoặc không ảnh hưởng về hành vi. Ngược lại, các thông tin tài chính phải có
tính thích hợp và có khả năng tạo ra sự khác biệt trong các quyết định của
người sử dụng.
Trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác tất cả mọi phương diện.
Không sai sót có nghĩa là không có sai sót hoặc bỏ sót trong việc mô tả hiện
tượng và quá trình lập, trình bày và cung cấp các thông tin báo cáo được lựa
chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất
cả các khía cạnh. Chẳng hạn, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan
sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Tuy nhiên, việc trình
bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rô ràng,
đồng thời bản chất và những hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và
không có sai sót trong việc lựa chọn dữ kiện và áp dụng quy trình phù hợp
trong quá trình ước tính.
4.1.2. Tỉnh khách quan
Yêu cầu này đòi hỏi các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo:
- Đúng với thực tế;
- Không bị xuyên tạc;
- Không bị bóp méo.
Việc ban hành, lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán có thể dẫn đến
những bất lợi về kinh tế và những áp lực chính trị nhất định đối với một số đơn
vị báo cáo. Với mục tiêu là cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho vỉệc ra
quyết định bởi các đối tượng sử dụng bên ngoài đơn vị, việc ghi chép, xứ lý và
báo cáo thông tin không được thiên vị để đạt được những lợi ích xã hội nhất
định hay có lợi cho một (hoặc một số) đối tượng sử dụng thông tin kế toán.

17
Tính khách quan của thông tin kế toán thể hiện được thuộc tính có thể kiểm
chứng hoặc những chứng cứ khách quan của thông tin kế toán được cung cấp
cho các đối tượng kế toán. Thông tin kế toán có thể kiểm chứng khi có thể kiểm
tra tính chính xác, đầy đủ, và độ tin cậy. Việc kiểm chứng có thể được thực
hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Kiểm chứng trực tiếp có nghĩa là xác minh số tiền
hoặc thông tin khác được trình bày thông qua quan sát trực tiếp. Kiểm chúng
gián tiếp bao gồm việc kiểm tra các dữ kiện đầu vào của một mô hình, một
công thức hoặc các kỹ thuật khác (như các ước tính) và tính toán lại kết quả đầu
ra băng cách sử dụng cụng một phưong pháp. Chẳng hạn, giá trị của hàng hoá
doanh nghiệp mua về để bán lại (giá gốc) dễ dàng kiểm chứng trực tiếp được
với bằng chứng là các chứng từ kế toán hình thành để theo dõi nghiệp vụ (như
Hoá đơn mua hàng, Biên bản kiểm nghiệm hàng hoá, hay Phiếu nhập kho, v.v).
Ngược lại, giá hiện tại (giá trị hợp lý, giá trị sử dụng, hay giá hiện hành) của các
đối tượng kế toán khó có thể kiểm chứng trực tiếp được.
4.1.3. Tỉnh đầy đủ
Yêu cầu này đòi hỏi mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ kế toán
phải được ghi chép và báo cáo:
- Đầy đủ;
- Không bị bỏ sót.
Đê đáp ứng yêu cầu này, các đơn vị phải cung cấp toàn bộ thông tin, bao gồm
cả những mô tả và giải thích thiết yếu, cần thiết cho các đối tượng chủ yếu sử
dụng thông tin tài chính hiểu được hiện tượng được công bố.
4.1.4. Tỉnh kịp thời
Tính kịp thời cũng rất quan trọng để thông tin (kế toán) trở nên hữu ích. Yêu
cầu này đòi hỏi các thông tin và sô liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
kịp thời. Hay nói cách khác, thông tin đáp ứng được yếu cầu kịp thời nêu được
cung cấp cho người sử dụng đủ sớm để họ sử dụng được trong quá trình ra
quyết định. Thông tin kế toán sẽ hữu ích hơn đối với quá trình ra quyết định của
người sử dụng nếu được cung cấp kịp thời hơn nhưng không làm ảnh hưởng
đến các yêu cầu cơ bản khác đối với quá trình lập và công bố thông tin.
4.1.5. Tỉnh dễ hiểu
Yêu cầu nàỵ đòi hỏi các thông tin và số liệu kế tọán trình bày trong báo cáo tài
chính phải:
- Rõ ràng;
- Dê hiểu đối với người sử dụng.

18
Báo cáo tài chính không thể và không nên quá đơn giản đến mức mọi người
đều có thể hiểu được. Thay vào đó, mục tiêu dễ hiểu được nhin nhận đổi với
người sử dụng có hiểu biết về báo cáo tài chính. Cụ thể, đó là những ai có
hiểu biết hợp lý kế toán và kinh doanh và là những người sẵn sàng nghiên cứu
và phân tích thông tin được trinh bày. Hay nói cách khác, ngườỉ sử dụng, để
đánh giá tính dễ hiểu của thông tin kể toán cung cấp, là người có hiểu biết về
kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về
những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần
thuyết minh.
4,1.6. Tỉnh cỏ thể so sảnh
Để đảm bảo tính có thể so sánh, các thông tin và số liệu kế tọán giữa các kỳ kế
tóán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp phải được:
- Tính toán (xác định giá trị hay còn gọi là đo lường) nhất quán;
- Trình bày nhất quán.
Nếu đơn yị khổng đáp ứng được yêu cầu này thì phải giải trình ưọng thuyết
minh báo cáo tài chính để người sử dụng thông tin trên bậo cáo tài chính có thể
thực hiện việc điều chỉnh, làm cho thông tin có thể so sảnh được giữa các kỳ kế
toán, giữa các doanh nghiệp, hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự
toán và kế hoạch.
Các yêu cầu về trình bày trung thực, về tính đầy đủ, về sự khách quan, về tính
kịp thời, về tính dễ hiểu, và về tính có thể so sánh phải được thực hiện đồng
thời. Chẳng hạn, yêu cầu về sự trình bày trung thực đã bạo hàm yêu cầu về
tính khách quan, hay yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so
sánh được.
4.2. Cảc nguyên tắc kế toán
4.2.1. Thực thể kinh doanh
Nguyên tắc thực thể kinh doanh, còn được biết đến như là khái niệm hay giả
thiết thực thể kinh doanh, yêu cầu cần phận biệt rõ ràng giựa chủ sở hữu và các
đơn vị khác với đơn vị báọ cáo trong ghi chép các nghiệp vụ kinh tế. Qua đó
đảm bảo các van đề cá nhân của chủ sở hữu cung như các nghiệp vụ không liên
quan đến đơn vị báo cáo sẽ không ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kểt quả
hoạt động của đơn vị. Hay nói cách khác, thực thể kinh doanh là một tổ chức
đứng riêng như một đơn vị kinh tế độc lập, và nguyên tắc này xác định phạm
vi, giới hạn ghi chép của kể toán là một đơn vị được tách biệt, có thể nhận diện
được và được áp dụng thống nhất cho mọi xử lý kế toán Nguyên tắc thực thể
kinh doanh có liên quan đến khái niệm đơn vị báo cáo theo Khung khái niệm
chung ẹho báo cáọ tài chính Đợn vị báo cáo là một thực thể được yêu cầu hoặc

19
được chọn để lập và trình bày báo cáo tài chính. Đơn vị báo cáo có thể là một
thực thể hoặc một phần của thực thể hoặc có thể bao gồm nhiều hơn một thực
thể và không nhất thiết là một thực thể pháp lý.
Chẳng hạn, Công ty Bình Phú nhận vốn góp bằng tiền mặt 100.000.000 đồng
từ chủ sở hữu là ông Nguyễn Lê Định. Nghiệp vụ này được ghi sổ kể toán của
Công ty Bình Phú, còn việc nghiệp vụ này được ghi chép như thế nào đối
với bản thân ông Nguyễn Lê Định là không thuộc phạm vi xử lý kế toán của
Công ty Bình Phú. Và tương tự như vậy, các giao dịch của cá nhân ông
Nguyễn Lê Định cũng không thuộc phạm vi ghi chép kế toán tại Công ty
Bình Phú mặc dù ông Nguyễn Lê Định là chủ sở hữu.
4.2.2, Hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là đơn vị đang hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gân.
Điều này có nghĩa là, trong trường hợp không có thông tin ngược lại, hoạt
động kinh doanh của đơn vị được dự đoán rằng sẽ tiếp tục hoạt động vô thời
hạn. Theo đó, đơn vị không có ý định tuyên bố phá sản cũng như không buộc
phải thanh lý hoặc ngừng hoạt động (hay thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động).
Do vậy, thông tin kế toán được trình bày với giả định là đơn vị tiếp tục hoạt
động chứ không bị đóng cửa hoặc thanh lý hay giải thể. Giả thiết này được đề
ra là vì không thề biết được thời gian hoạt động trong tương lai của một đơn
vị là bao lâu, nhưng người chịu trách nhiệm lập và công bố báo cáo tài chính
cho rằng đơn vị sẽ vẫn hoạt động đủ lâu đê sử dụng các nguồn lực kinh tế (tài
sản) hiện có theo mục đích dự định của chúng. Nếu giả thiết hoạt động liên
tục không được đáp ứng thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở
khác và phải thuyết minh rõ cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Giả thiết này rất quan trọng đối với kế toán khi áp dụng các nguyên tắc kế toán
khác. Chẳng hạn, khi lựa chọn cơ sở giá gốc (giá phí lịch sử) để đo lường tài
sản thì trước hết giả thiết hoạt động liên tục phải được thoả mãn. Khi doanh
nghiệp xây dựng nhà xưởng hoặc mua máy móc thiết bị để dùng cho hoạt động
sản xuất chứ không phải để bán thì thông tin về sự thay đổi theo giá trị thị
trường của những tài sản này là không thích hợp. Thông tin về giá hiện hành
(giá trị có thể thu hồi) của những tài sản này không quản trọng khi mà chủng
được tiếp tục sử dụng trong tương lai vì doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì hoạt
động. Ngược lại, nếu biết được rằng doanh nghiệp sẽ ngừng hóạt động trong
tương lai gần thì tài sản vả nợ phải tră sẽ được đo lường theo Cơ sở giá trị hiện
tại bởi vì thông tin kế toán trình bày theo cơ sở giá gốc không còn thích hợp.
Thông tin kế toán được trình bày theo giá trị hiện hành sẽ hữu ích hơn cho
người sử dụng trong trường hợp đơn vị không đáp ứng được giả thiết hoạt động
liên tục vì đơn vị phải bán thanh lý (một phần) tải sản với giấ thường thấp hơn

20
nhiều so với giá trị được đánh giá theo giá gốc. Tương tự, cũng vì giả định
doanh nghiệp sẽ hoạt động lâu dài nên các tài sản cố định (như nhà xưởng,
máy móc thiết bị, v.v.) được khấu hao theo thời gian sử dụng ước tính của
chúng. Ngoài ra, việc phân loại tài sản thành ngắn hạn hay dài hạn cũng sẽ
khó khăn và không còn quan trọng nếu đơn vị không còn đáp ứng giả thiết
hoạt động liên tục.
4.2,3. Kỳ kế toán
Nguyên tắc (khái niệm) kỳ kế toán có liên quan đến nguyên tắc (thuộc tính) kịp
thời của thông tin kê toán cung cấp cho người sự dụng. Theo nguyên tắc này thì
vòng đời của một đơn vị kế toán có thể được chia thành các khoảng thời gian
bằng nhau, chẳng hạn như tháng, quý, hoặc năm, để đơn vị lập các báo cáo
cung cẩp thông tin hữu ích và kịp thời cho các đối tượng sử dụng. Việc vận
dụng nguyên tắc này trong kế toán là cần thiết để thông tin được tổng hợp và
cung cấp kịp thời cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, điều này là không phù
hợp bởi vì không đáp ứng được nhu cầu về thông tin kịp thời để ra các quyết
định kinh tế phù hợp đối với các đếi tượng sử dụng.
Vận dụng nguyên tắc kỳ kế toán trong thực tế tồn tại những thách thức nhất
định. Trước hết là sự đánh đổi giữa việc cung cấp thông tin kịp thời bằng cách
lập và công bố thông tin kế toán cho những kỳ kế toán tương đối ngắn (chẳng
hạn như hằng tháng). Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn
trong việc xác định lợi nhuận cho kỳ kế toán một cách phù hợp. Điều này cũng
có thể dẫn đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp báo cáo chọ các kỷ kế toán
tương đối ngắn thường được ước tính và do vậy rất có thể khó kiểm chửng hơn
so với các kỳ kế toán dài hơn. Ngoài ra, rào cản về thơi gian cũng có thể dẫn
đến thông tin kế tòán cung cấp cho những kỳ kế toán tương đối ngắn có thể cỏ
nhiều sai sót hơn. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp có chu kỳ sản phẩm
quá ngắn và sản phẩm dễ dàng bị lỗi thời trong một thời gian ngắn thì việc xác
định một kỳ ké toán phù hợp dể lập và công bố thông tin kế toán kịp thời và
hữu ích cũng trở nên khả thách thức.
Theo Luật Kế toán thì kỳ kể toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn
vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc vỉệc ghi sổ kế toán,
khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. Luật Kế toán cũng quỳ định cụ thể về
kỳ ké toán năm, quý, và tháng, về cơ bản thì kỳ kế toán năm, tháng và quý
được xác định trùng với thời gian tương ửng theo lịch dương lịch, trừ một số
trưởng hợp đặc biệt như những đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức và hoạt
động; đơn vị kế toán mới thành lập; đơn vị kế toán khi bị chiá, hợp nhát, sáp
nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động,
hay phá sản; và kỳ kế toán năm đầu tiên bắt đầu hoạt động hoặc năm cuối cùng
trước khi chấm dứt hoạt động.

21
Kỳ kế toán năm được áp dụng đối với một đơn vị kế toán cũng chính là năm
tài chính. Năm tài chính được tính bằng mười hai tháng, bắt đầu vào ngày đầu
tiên của tháng được chọn và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng thứ mười
hai. Năm tài chính được sử dụng phổ biến nhất là năm dương lịch. Tuy nhiên,
việc lựa chọn năm tài chính bởi các đơn vị báo cáo hay được quy định ở một
số quốc gia (như úc, Nhật Bản, v.v) khác với năm dương lịch không phải là
một điều bất thường. Chẳng hạn, các công ty có thể áp dụng một năm tài
chính kết thúc khi các hoạt động kinh doanh đã đạt đến điểm thấp nhất trong
chu kỳ hoạt động hằng năm. Một năm tài chính như vậy được gọi là năm kinh
doanh tự nhiên. Việc lựa chọn niên độ kế toán như vậy sẽ thuận tiện hơn rât
nhiều cho đơn vị bởi vì ở mức hoạt động rất thấp trong chu kỳ hoạt động, một
doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để phân tích kết quả hoạt động và lập
báo cáo tài chính.
4.2.4. Cơ sở dồn tích
Theo cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp phải được ghi sổ
kế toán tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chi tiền. Khi doanh nghiệp áp dụng cơ sở dồn tích thi doanh thu trong
kỳ kế toán được ghi nhận theo số thực tế phát sinh (tực là phần doanh nghiệp
được quyền thụ hường), trên cơ sở đó ghi nhận chi phí trong kỳ tương ứng với
doanh thu đã được tạo ra trong kỳ. Như vậy, khi doanh nghiệp thu và chi tiền,
dẫn đến tài sản (tiền) của đơn vị bị ảnh hưởng, tức là ảnh hưởng đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp thì các nghiệp vụ này phằi được ghi nhận và trình
bày trên các báo cáo tài chính. Ngược lại, các nghiệp vụ khác không liên quan
đến việc thu tiền và chi tiền nhưng cũng có ảnh hưởng đến tình hình tài chính
của đơn vị thì cũng phải được ghi nhận và trình bày trên các báo cáo tài chính.
Chẳng hạn, Công ty IT Services cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo hành máy
tính cho Công ty Dell. Theo hợp đồng, sau khi nhận yêu cầu của Dell về việc
sửa chữa hoặc bảo dưỡng máy tính cho khách hàng, IT Services nhặn linh kiện
(nếu có) và trực tiếp liên hệ với khách hàng, thực hiện công việc theo hợp đồng.
Vào ngày cuối tháng, IT Services tổng hợp các dịch vụ đã thực hiện trong tháng
và xuất hoá đơn để làm cơ sở cho Dell thanh toán tiền dịch vụ, đồng thời cũng
là cơ sở để kế toán tại IT Services ghi nhận doanh thu. IT Services ghi nhận
doanh thu mặc dù chưa nhận được tiền thanh toán từ Dell cho dịch vụ đã cung
cấp trong tháng. Vì vậy, trong thực tế ở các doanh nghiệp áp dụng cơ sở dồn
tích thì doanh thu được ghi nhận cô thể đã phát sinh bằng tiền (nếu đơn vị bán
thu tiền ngạy khi bán) hoặc chỉ là doanh thu bán chịu (nếu đợn vị bán cho
khách hàng nợ và thanh toán sau).
Việc áp dụng cơ sở dồn tích cố thể làm phát sinh một khoản chi phí trả trước
hoặc một khoản doanh thu chưa thực hiện. Chẳng hạn, Công ty FastForward đã

22
chi tiền mua bảo hiểm cháy nổ đối với toàn bộ văn phòng làm việc của Công ty
cho kỳ hạn 24 tháng bắt đầu từ ngày 01 tháng 12 năm 20X1 với số tiền
240.000.000 đồng, số tiền này được ghi nhận là chi phí (quản lý doanh nghiệp)
của Công ty cho 24 tháng liên tiếp tính từ tháng 12 năm 20X1, và do vậy việc
ghi nhận khoản chi phí này kéo dài đến tháng 11 năm 20X3.
Khác với cơ sở dôn tích, cơ sở tiên cho phép ghi nhận doanh thu khi doanh
nghiệp thu được tiền và ghi nhận chi phí khi chi tiền. Nếu Công ty FastForward
áp dụng cơ sở tiền thì toàn bộ số tiền 240.000.000 đồng được ghi nhận vào chi
phí (quản lý doanh nghiệp) tháng 12 năm 20X1 của Công ty. Như vậy, các
doanh nghiệp áp dụng cơ sở tiền sẽ không bao giờ thực hiện việc phân bổ chi
phí (trả trước) hay doanh thu (chưa thực hiện) như trưởng hợp áp dụng cơ sở
dồn tích. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp, cơ sở dồn tích được vận dụng để
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như thực hiện các bút toán điều
chỉnh cuối kỳ, làm cơ sở lập và trình bày Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, cơ sở tiền là nguyên tắc để trình bày
các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
4.2.5. Giágôc
Theo nguyên tắc này, giá trị của các đối tượng được hình thành qua các nghiệp
vụ kinh tế được đo lường bằng chi phí thực tế ban đầu. Như vậy, theo nguyên
tắc giá gốc, các đối tượng được đo lường và ghi sổ theo giá phí (chi phí tiêu
hao), hoặc theo giá mua cộng các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến tài
sản được mua. Chằng hạn, ngày 01 tháng 04 năm 20X1, sau khi đầm phán với
đơn vị bán, Công ty sản xuất Bình An mua một thiết bị sản xuất là 400.000.000
đọng từ Cộng ty công nghệ Thiện Tâm. Thực tế là, thiết bị này được đơn vị bán
niêm yết giá bán là 410.000.000 đồng, nhựng các nhà quản lý củạ đơn VỊ mua
cho rằng thiết bị này có giá là 395 000 000 đồng. Trước khi mua, đơn yị mua
cụng có tham khảo ý kiến của hai chuyên gia có am hiểu về thiết bị này và cả
hai đều cho rằng thiết bị này cỏ giá trí là 420.000.000 đồng. Theo nguyện tắc
giá gốc, Công ty sản xuất Bình An phải ghi nhận thiết bị này theo giá tậ giao
dịch là 400.000.000 đồng - chứ không phải là 395.000.000 đồng, hay
410.000.000 đồng, và cũng không phải là 420.000.000 đồng — mặc dù các số
tiền này là những gì mà các bên cỏ liên quan định giá cho thiết bị. Việc xác
định giá trị của thiệt bị mua ở thời diêm mua theo giá gốc vừa đảm bảo được
thông tin kế toán cung cấp cho người sử dụng là thích hợp và vừa đảm bảo
được việc trình bày trung thực thông tin về nghiệp vụ mua thiết bị. số tiền
400.000.000 đồng vừa cung cấp thông tin thích hợp với giá trị thiết bị mua (số
tiền giao dịch thực tế), vừatrình bày số liệu đang tin cậy cho mức giá màđơn vị
mua đã thanh toán (có bằng chứng về số tiền đã hoặc sẽ thanh toán).

23
Nguyên tắc giá gốc và hoạt động liên tục nhấn mạnh rằng doanh nghiệp nên sử
dụng giá phí (lịch sử) để xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp nhằm cung
cấp thông tin cho đến khi mà những tài sản này vẫn còn được doanh nghiệp
nắm giữ. Đây là cơ sở đo lường có thể dễ dàng kiểm chứng được, bảo đảm tính
khách quan, và hơn nữa giá gốc cung cấp thông tin quan trọng về lưu chuyển
tiền của đơn vị thông qua việc phản ánh số tiền hoặc tương đương tiền đã trả
cho một tài sản hoặc số tiền sẽ nhận được để thanh toán cho một khoản nợ phải
trả. về nguyên tắc, giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định
khác trong các chuẩn mực kể toán cụ thể. Trong ví dụ trên, giả sử đến thời điểm
cuối nãm 20X1, thiết bị trên của Công ty sản xuất Bình An có thể bán được trên
thị trường là 450.000.000 đồng thì Công ty vẫn báo cáo giá trị thiết bị này trên
cơ sở giá gốc bởi vì Công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh và không
có ý định bán thiết bị này.
Đo lường (xác định giá trị) các đối tượng kế toán là bắt buộc khi phải ghi nhận
về mặt giá trị các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo Khung khái niệm chung cho
bảo cảo tài chỉnh (hay còn được biết đến như là Khuôn khổ của việc lập và
trình bày báo cáo tài chính quốc tế) thì giá gốc (giá phí lịch sử) và giá hiện hành
là hai cơ sở đo lường được áp dụng để xác định giá trị tài sản, nợ phải trả, thu
nhập và chi phí. Trong đó, tài sản và nợ phải trả thường được đo lường theo giá
trị giao dịch ban đầu hay còn gọi là giá gốc. Thông lệ này thường được biết đến
như là việc áp dụng nguyên tẳc giá gốc. Trong những năm gần đây, trong các
giáo trình kế toán tài chính đã bắt đầu sử dụng tên gọi nguyên tắc đo lường (hay
xác định giá trị) thay cho tên gọi nguyên tắc giá gốc như theo cách hiểu đã tồn
tại rất lâu trong các tài liệu về kế toán tài chính cũng như trong Chuẩn mực kế
toán Việt Nam (cụ thê là VAS 01). Nguyên tắc đo lường yêu cầu việc xác định
giá trị của các đối tượng kế toán để ghi sổ và trình bày trên các báo cáo tài
chính phải khách quan và có thể kiểm chứng được. Sự thay đổi này là phù hợp
với hướng dẫn về cơ sở đo lường trong Khung khái niệm chung cho báo cáo tài
chính hiện hành.
Luật Kế toán cũng như Chuẩn mực kể toán Việt Nam (VAS 01) quy định tài
sản phải được ghi nhận theo giá gốc, và được tính theo số tiền hoặc khoản
tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá tậ hợp lý của tài sản đó vào
thời điểm tài sản được ghi nhận. Tuy nhiên, nguyên tắc giá gốc không còn được
sử dụng rộng rãi như trước đây đối với nhiều nước trên thế giới và phù hợp với
chuẩn mực kế toán bởi vì như đã đề cập ở trên (và sẹ được trinh bày kỹ ở
Chương 4 - Đo lường và ghi nhận đối tượng kế toán) thì giá gốc cùng với giá
trị hiện hành là một trong hai cơ sở đo lường để xác định giá tộ của các đối
tượng ké toán.

24
Việc lựa chọn và áp dụng một loại giá để xác định giá trị (cơ sở đo lường) phải
được cân nhắc nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu về tính hữu ích của thông tin kế
toán và sự đánh đổi giữa chi phí với lợi ích (rào cản về chi phí) liên quan đến
cung cấp và sử dụng thông tin. Chi phí là rào cần chủ yếu đối với thông tin
cung cấp bởi các báo cáo tài chính. Đơn vị báo cáo cố gắng thu thập, xử lý,
kiểm chứng và công bố thông tin, nhưng người sử dụng báo cáo tài chính cuối
cùng có thể cũng gánh chịu những chi phí vạ cũng phải bỏ ra chi phí để phân
tích cũng như giải thích các thông tin được cung cấp. Nếu không được cung câp
những thông tin cần thiết, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ phải bỏ thêm chi
phí đê ước tính hoặc có được những thông tin đó ở nơi khác.
4.2.6. Phù hợp
Nguyên tắc phù hợp yêu cầu đơn vị báo cáo ghi nhận chi j)hí gánh chịu trong
kỳ kế toán phù hợp với doanh thu tạo ra (vì vậy nguyên tãc này còn được gọi
là nguyên tắc ghi nhận chi phí). Theo nguyên tắc này, khi đơn vị báo cáo ghi
nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liến quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng vởỉ doanh thu gồm
chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải
trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Mặc dù hàm ý của nguyên tắc
phù hợp là đơn giản nhung việc áp dụng trong thực tế có thể gặp khó khăn
bởi vì chi phí phát sinh có thể liên quan trực tiếp nhưng cũng có thể liên quan
gián tiếp đên doanh thu. Đo vậy, việc ghi nhận chi phí có thể căn cứ vào môi
quan hệ nhân quả giữa doanh thu và chi phí (như giá vốn hàng bán), hoặc lợi
ích chi phí phát sinh đối với một kỳ kế toán cụ thể (như chi phí tiền lương
của bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định), háy sự
phát sinh của chi phí nhưng không thể xác định được doanh thu khi nào sẽ
phát sinh (như chi phí quảng cáo sản phẩm). Thực hiện phân bổ chi phí mua
bảo hiểm của Công ty FastForward cho 24 tháng như đã trình bày ở Mục
4.2.4. Cơ sở dồn tích là một ví dụ minh hoạ về việc tuân thủ yêu cầu của
nguyên tắc phù hợp.
4.2.7. Nhất quản
Nguyên tắc nhất quán yêu cầu đơn vị báo cáo áp dụng các quy định, chính sách,
thủ tục và phương pháp kế toán thống nhất giữa các kỳ kế toán, ít nhất là trong
một kỳ kể toán năm. Điều này có nghĩạ là khi doanh nghiệp đã lựa chọn một
chính sách kế toán hay một phương pháp kế toán nhất định để áp dụng trong
việc thu thập, ghi nhận và trình bày thông tin kế toán, thì chúng phải được áp
dụng lặp lại cho các kỳ kế toán tiếp theo. Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay
đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính. Chẳng hạn khi đơn vị báo cáo đã áp
dụng một phương pháp nhất định để tính giá tộ hàng xuất kho cho một nhỏm

25
đối tượng hàng tồn kho thì phương pháp đó phải được sử dụng cho kỳ kế toán
tiếp theo. Việc doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc nhất quán cho phép người sử
dụng thông tin kế toán đối chiếu và so sánh được thông tin kế toán giữa các thời
kỳ. Chính vì thế, khi có sự thay đổi về việc áp dụng các chính sách và phương
pháp kể toán thì những thay đổi này cần được trình bày trong thuyết minh báo
cáo tài chính, giúp người sử dụng thông tin có cơ sở để hiểu được đứng đắn hơn
các thông tin trên báo cáo tài chính.
4.2.8. Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi đơn
vị báo cáo:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá tri của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Chỉ ghi nhận doanh thu và thu nhập khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng
thu được lợi ích kinh tế, nhưng phải ghi nhận chi phí khi có bằng chứng về khả
năng phát sinh chi phí.
Khi áp dụng nguyên tắc thận trọng để thực hiện xử lý kế toán trong những điều
kiện không chắc chắn thì đơn vị báo cáo phải lựa chọn một cách xử lý kế toán
trong số các giải pháp có thể sao cho ít có khả năng đánh giá cao hơn giá trị tài
sản và thu nhập, hay không đánh giá thấp hơn nợ phải trả và chi phí. Việc áp
dụng nguyên tắc thận trọng cũng đòi hỏi doanh nghiệp không được cố tình
đánh giá thấp tài sản và thu nhập hay đánh giá cao nợ phải trả và chi phí, bởi vì
điều này có thể dẫn đến sự sai lệch về thu nhập và chi phí được báo cáo trong
các kỳ kế toán tiếp theo. Chẳng hạn, việc chủ ý đánh giá thấp hơn giá trị của tài
sản (lập dự phòng tổn thất tài sản quá cao) ở kỳ kế toán này thường sẽ dẫn đến
thu nhập ở kỳ kế toán sau bị báo cáo cao hơn giá trị. Hệ quả tương tự cũng
thường xảy ra đối với trường hợp chủ ý đánh giá cao hơn giá tộ các khoản nợ.
Điều này hàm ý rằng việc áp dụng không đúng nguyên tắc thận trọng có ảnh
hường đến yêu cầu về trình bày trung thực thông tin kể toán bởi vì có thể dẫn
đến mâu thuẫn với yêu cầu trình bày trung thực thông tin kế toán.
4.2.9. Trọngyếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm
ảnh hường đến quyểt định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Đo vậy,
việc đánh giá tính trọng yếu cần phải được gắn với tùng đớn vị cụ thể. Tính
trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất (bản chất) của thông tin hoặc các
sai sót được đẩnh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải

26
được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. Bởi vì trọng yếu
phải được đánh giá gắn với từng đơn vị báo cáo nên chuẩn mực kế toán quốc tế
cũng như chuẩn mực kế toán Việt Nam không có quy định tiêu chuẩn cụ thể về
trọng yếu (cả về định lượng và định tính) dể áp dụng trong xử lý và công bố
thông tin kế toán. Do vậy, từng đơn vị báo cáo phải xác định liệu rằng một
thông tin kế toán cụ thể là có trọng yếu hay không dựa trên việc đánh giá cả về
bản chất vả độ lớn vê giá tụ của nó có ảnh hường đến tính thích hợp của thông
tin. Thông tin được xem là không trọng yếu, và do vậy khồng thích hợp, nếu nó
không có ảnh hưởng đến những người sử dụng thông tin để đề ra qúyết định.
4.2.10. Thước đo tiền tệ
Khái niệm thước đo tiền tệ yêu cầu các yếu tố trình bày trên báo cáo tài chính
phải được đo lường theo một đơn vị tiền tệ nhất định (đồng tiền danh nghĩa) và
không có bất kỳ sự điều chỉnh nào vì sự thay đổi của sức mua của đồng tiền.
Vận dụng khái niệm thước đo tiên tệ, thông tin kế toán được công bố với giả
thiết rằng giá trị của đơn vị tiền tệ ghi sổ có tính ổn định và do vậy giá tậ của
một khoản mục được trình bày trong báo cáo tài chính được cộng vào hay trừ
bớt đi tương ứng với biến động của đối tượng mà không phải điều chỉnh do sự
thay đổi giá trị của tiên tệ. Thêm vào đó, nguyên tắc thước đo tiền tệ cũng hàm
ý rằng chỉ có những nghiệp vụ có thể đo lường bằng tiền thì mới có thể ghi
chép trong hệ thống kế toán của đơn vị. Những sự kiện khác có thể phát sinh và
cỏ ảnh hưởng (có khi đáng kể) đên doanh nghiệp nhưng không thể đo lường
được bằng tiền thì không thể ghi ghép và trình bày được trên các báo cáo tài
chính cho đến khi xác định được ảnh hưởng tài chính của chúng đối với đớn vị
báo cáo.
Ở Việt Nam, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán la đồng, trừ trường hợp các
đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được lựa chọn đơn vị
ngoại tệ đó làm đơn vị tiên tệ ghi sổ kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
khác với đơn vị tiền tệ ghi sổ sẽ được quy đổi sang đơn vị tiền tệ ghi sổ kể toán
theo tỷ giá hối đoái theo quy định của chế độ kế toán.
4.2.ỉ ỉ. Ghi nhận doanh thu
Khi một doanh nghiệp đồng ý thực hiện dịch vụ hoặc bán sản phẩm cho khách
hàng thì đơn vị có một nghĩa vụ thực hiện. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu yêu
cầu doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi nghĩa vụ thực hiện được thoả mãn với
số tiền được xác định tương ứng với nghĩạ vụ đó trên cơ sờ giả trị giao dịch cho
một hợp đồng cung cấp dịch vụ, sản phẩm, haỵ hàng hoá cho khách hàng
Chẵng hạn, Công ty vệ sinh Quảng Đà thực hiện dịch vụ giật lầ quần áo cho
khách hàng vào ngày 30 tháng 6 năm 20X1. Địch vụ giặt là đã được Công ty
hoản tất vào cuối giờ chiều cùng ngày nhúng mãi đến ngày Ó3 tháng 7 năm

27
20X1 khách hàng mới đến nhận và thanh toán tiền. Đối với nghiệp vụ này, theo
nguyên tắc ghi nhận doanh thu, Công ty phải ghi nhận doanh thu cho dịch vụ đã
thực hiện được trong tháng 6 năm 20X1 (khi thoả mãn nghĩa vụ thực hiện) chứ
không phải tháng 7 nãm 20X1 (khi khách hàng thanh toán tiền).
Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành (IFRS 15) quy định việc ghi nhận doanh
thu theo một quy trình gồm năm bước, từ việc xác định hợp đồng, đến xác định
nghĩa vụ thực hiện, xác định giá trị hợp đồng, phân bổ giá trị hợp đồng cho các
nghĩa vụ thực hiện, và cuối cùng là ghi nhận doanh thu khi thoả mãn nghĩa vụ
thực hiện.
Trong thực tế, việc áp dụng nguyên tắc ghi nhận phần lớn các nghiệp vụ về
doanh thu là khá đơn giản vì thường thi các nghiệp vụ được thực hiện (bắt đầu)
và hoàn thành cùng một thời điểm và mỗi hợp đồng thường chỉ liên quan đến
một nghĩa vụ thực hiện. Tuy nhiên, khi một hợp đồng cho khách hàng bao hàm
nhiều nghĩa vụ thực hiện và nghĩa vụ thực hiện được thoả mãn (từng phần) theo
thời gian thì việc ghi nhận doanh thu sẽ phức tạp hơn. Những trường hợp phức
tạp này được trình bày trong các tài liệu về kế toán tài chính.

5. Cơ hội nghề nghiệp trong kế toán


Người được đàọ tạo về kế toán có nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau với
những vị trí công việc khác nhau và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Con đường sự
nghiệp của kê toán có thê bắt đầu từ những vị trí khởi điểm dành cho người mới
vào nghề với đòi hỏi về kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp ở mức thấp nhất đến
cấp điều hành với yêu cầu cao về kỹ năng, kiến thức, và cả về kinh nghiệm. Các
vị trí này được tuyển dụng ở cả các đơn vị hoạt động vì lợi nhuận, phi lợi
nhuận, và những tô chức khác như các tô chức chính trị xã hội và các cơ quan
nhà nước. Do vậy, khó có thể liệt kê một cách chi tiết và chính xảc tất cả các vị
trí công việc cũng như chức danh tương ứng mà kế toán có thể đảm nhiệm.
Mục này chỉ đề cập đến một số cơ hội nghề nghiệp và vị trí công việc phổ biến
mà những người được đào tạo kế toán có thể đâm nhận và thực tế được các đơn
vị tuyển dụng yêu cầu.
Kê toán là một thuật ngữ khá rộng khi được dùng để mô tả lũih vực nghề
nghiệp. Kế toán có thể làm việc tại các đơn vị có tổ chức bộ máy kế toán gồm
các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuậh, các tổ chức
khác hay các hiệp hội, v.v. Kế toán có thể tổ chức và quản lý toàn bộ hệ thống
kế toán cho một doanh nghiệp. Kế toán cũng có thể lập báo cáo tài chính vạ báo
cáo thuế và thực hiện chức năng kiểm soát hoặc kiểm toán nội bộ. Ở Việt Nam,
người làm kế toán thường thường được tuyển dụng ở các vị trí gồm: kể toán
viên, kế toán tổng hợp, và kế toán trưởng.

28
Ke toán viên thường đảm nhận các công việc từ việc ghi nhận, phân loại, và
lưu trữ thông tin kế toán. Trong một đơn vị kế toân có phân công công việc ké
toán rõ ràng thì kế toán viên thường đảm nhận các nhiệm vụ này liên quan đến
một lĩnh vực cụ thể như là kế toán tiền, kế toán phải trả cho người lao động, ké
toán các khoản phải thu, kê toán các khoản phải trả, kế toán hàng tồn kho, v.v.
Vì thế, trong tổ chức bộ máy kế toán ở các đơn vị, các kế toán viên này thường
được gọi là kế toán các phần hành. Với các vị trí được phân công này, các kế
toán viên chỉ đảm đương một phần nhỏ các nhiệm vụ của kể toán. Tuy nhiên,
nhiệm vụ này cũng khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô cúa đơn vị kế toán. Đối
với các doanh nghiệp nhỏ, vì khội lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường
không nhiều, tính chất các nghiệp vụ kinh tế không quá phức tạp, và nhu cầu về
thông tin kê toán cũng không đòi hỏi nhiều nên các đơn vị này thường chỉ có bố
trí một nhân viên kế toán đảm nhận tất cả các công việc kế toán tại đơn vị.
Kế toán tổng hợp hoặc phụ trách kế toán đảm nhận vai trò giám sát và hỗ trợ kế
toán viên để đảm bảo các nhân viên kế toán này hoàn thành tốt được các công
việc kế toán phát sinh hằng ngày đã được phân công. Với vị trí này, kể toán
tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra và tổng hợp thông tin ké toán, và lập các báo
cáo kế toán có liên quan để cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Vì vậy, vị trí
công việc này có yêu cầu cao hơn về trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc
so với vị trí kế toán các phầii hành.
Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán trong một
đơn vị kế toán, về điều kiện cần thì ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ thì để được bổ nhiệm vào vị trí này, người làm kế toán trưởng cần
phải có nhiêu kinh nghiệm hơn so với kế toán viên hay kế toán tổng hợp.
Bên cạnh những cơ hội nghề nghiệp trong một đơn vị kế toán như đã nêu ở
trên, người được đào tạo về kế toán còn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc
khác ở các đơn vị này như là một chuyên viên kiểm soát nội bộ, quản lý tài
chính, hay kế toán thuế. Trải nghiệm với những vị trí công việc này như là
những bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp để người làm kế toán có
thể đảm nhận những vị trí công việc cao hơn tương ứng với các chức danh quản
lý từ các vị trí trưởng phòng (kế toản, tài chính, hay kế hóạch) đến những nhà
điều hành doanh nghiệp (giám đốc bộ phận hay giám đốc doanh nghiệp).
Ngoài ra, kế toán còn có thể làm việc ở những đơn vị tư vấn ké toán, tư vấn và
hỗ trợ kê khai, quỵết toán thuế hay làm việc độc lập như là một kế toán viên
hành nghề. Đặc biệt, cơ hội nghề nghiệp của kế toán có thể mở rộng hơn khi đã
trở thành những kế toán hoặc kiểm toán viên hành nghề. Các kế toán viên công
chứng có thể được tuyển dụng vào nhiều vị trí khác nhau trong các đơn vị như
trợ lý kiểm toán, trường nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, hay giám đổc
kiểm toán.

29
Tóm lại, mặc dù được tuyển dụng trong mọi đơn vị có sử dụng tài sản và kinh
phí để hoạt động nhưng hoạt động nghề nghiệp của kế toán thường được phân
thành một trong bốn loại sau, gồm kế toán công chứng, kể toán ở các doanh
nghiệp (kế toán tài chính, kế toán quản trị, và kế toán thuế), kế toán ở các cơ
quan nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận, và kiểm toán nội bộ. Để đáp ứng yêu
cầu công việc này, ngoài kiến thức về kế toán tài chính, người làm công tác kế
toán cần được đào tạo về kiến thức kế toán quản trị, kế toán thuế, kiểm soát nội
bộ và cả kiến thức về kiểm toán ở mức độ nhất định. Các môn học chuyên
ngành kế toán của các trường đại học được thiết kế thường đáp ứng được các
yêu cầu này.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trình bày khái niệm và các bước của quy trình kế toán.
2. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị.
3. Trình bày vai trò của kế toán trong kinh doanh.
4. Trình bày mục tiêu của báo cáo tài chính. Theo các mục tiếu này thì ai là
người dùng chính của các báo cáo tài chính?
5. Phân biệt các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên trong đơn vị và bên
ngoài đơn vị.
6. Trình bày thông tin kế toán mà từng đối tượng sử dụng thông tin kế toán (bên
trong doanh nghiệp, bên ngoài doanh nghiệp) mong muốn.
7. Giải thích tại sao các nhà đầu tư, người cho vay và chủ nợ được xem Ịà các
đối tượng chính sử dụng thông tin kế toán.
8. Trình bày ngụyên tắc thực thể kinh doanh. Giải thích nguyên tắc này được áp
dụng như thế nào trong kế toán.
9. Trình bày nguyên tắc kỳ kế toán. Thế nào là một kỵ kế toán năm? Có phải
niên độ kế toán của công ty nào cũng két thúc vào ngày 31 tháng 12?
10. Ông Nguyễn Lê Định bối rối khi đọc báọ cáo tài chính nầm 20X1 của Công ty
Bình Phú. Ông nhận thấy rằng tất cả các con số đã được làm tròn đến đơn vị
hàng triệu (đồng) gần nhất. Ông Định băn khoăn về tính chính xác của bộ báo
cáo tài chính này vì rõ ràng các nghiệp vụ không thể tròn trịa đến đơn vị tính
là triệu đồng. Thông lệ trình bày số Ịiệu trên báo cáo tài chính được lâm tròn
đên đơn vị tính là triệu (đơn vị tiền tệ) cũng được áp dụng đối với các báo cáo
tài chính của các công ty niêm yết khác ở úc, hay Hồng Kồng, v.v. Hãy giải
thích để ông Định hiểu rõ về vấn đề này.
11. Ngày 31 thảng 12 năm 20X1, Công ty Quảng Đà quyết định ngừng kinh
doanh vẩ thanh lý toàn bộ tài sản của Công ty trong vòng ba tháng, số liệu

30
trình bày trên Báo cáo tài chính cho niên độ kế toán 20X1 của Công ty vẫn
được báo cáo theo nguyên tắc giá gốc. Vận dụng các nguyên tắc kế toán để
nhận xét đối với trường hợp này.
12. Giải thích nguyên tắc hoạt động liên tục liên quan như thế nào đối với việc
phân loại tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn.
13. Ông Nguyễn Lê Định là chủ sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Bình
Phú. Gần đây, ông đã trả lãi 4.500.000 đồng cho khoản vay cá nhân trị giá
50.000.000 đồng mà ông ấy đã vay để sử dụng cho mục đích cá nhân. Hãy
giải thích xem Công ty Bình Phú có nên ghi nhận khoản lãi thanh toán.
14. Vào ngày 27 tháng 10 nãm 20X1, Công ty dịch vụ sửa chữa ô tô Bách Đạt trả
giá mua một lô đât với giá là 1.500.000.000 đồng. Lô đất này đang được chào
bán với giá là 1.850.000.000 đồng. Ngàỵ 31 tháng 10 năm 20X1, Công ty đã
mua lô đất trên, và thanh toán đầy đủ bằng tiền gửi ngân hàng, sau khi đàm
phán lại với người bán và thống nhất giá giao dịch là 1.670.000.000 đồng.
Hãy cho biết Công ty sẽ ghi sổ giá trị của lô đất này theo giá nào và giải thích
tại sao.

BÀI TẬP

Bài 1. Các đối tượng khác nhau sử dụng thông tin kế toán để đánh giá các khía cạnh
nhất định phục vụ cho quá trình ra các quyết định phù họp. Hãy nhận diện đối
tượng sử dụng nào (ở cột “đối tượng sử dụng”) dùng thông tin kế toán để thực
hiện một trong số các đánh giá sau (từ a đến e), đồng thời chỉ rõ từng đối tượng
là người sử dụng thông tin bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp .
a) Đánh giá xem đon vị báo cáo có thể trả tiền cho các khoản mua chịu không.
b) Đánh xem đon vị báo cáo có tuân thủ các quy định về thuế thu nhập không.
c) Đánh giá xem một chiến dịch quảng cáo có hiệu quả về chi phí không.
d) Đánh giá xem lợi nhuận thuần của đom vị báo cáo có dẫn đến tăng giá cổ
phiếu không.
e) Đánh giá xem đom vị báo cáo nên sử dụng nợ hày vốn chủ sở hữu.

Mục đích sử Đối tượng bên trong


Đôỉ tương sư dụng
dụng thong tỉn đê hay bên ngoài
Nhà đầu tư
Trưởng bộ phận tiếp thị
Chủ nợ '
Giám đốc tài chính
Chi cục thuế

31
Bài 2. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một đơn vị hiện nay nắm
hơn một nửa thị phần sữa ở Việt Nam. Sản phẩm sữa của Công ty đa dạng từ
sữa nước, sữa chua, sữa đặc và sữa bột.
Yêu cầu:
1. Xác định hai đối tượng bên trong (sử dụng thông tin kế toán của Công ty).
Nhận diện thông tin kế toán mà mỗi đối tượng sử dụng cần đến để ra các
quyết định.
2. Xác định hai đối tượng bên ngoài (sử dụng thông tin kế toán của Công ty).
Nhận diện thông tin kế toán mà mỗi đối tượng sử dụng cần đến để ra các
quyết định.
Bài 3. Các quyết định tài chính được đề ra bởi người sử dụng phụ thuộc nhiều hơn
vào một loại thông tin kê toán nhât định được cung câp bởi các doanh nghiệp.
Hãy xem xét tùng tình huống giả định độc lập sau đây:
a) Công ty Hoá Khánh đang xem xét chính sách tín dụng cho khách hàng mới
là Công ty Sơn Trà. Sau khi đánh giá, Công ty Sơn Trà được mua hàng với
điều khoản thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
b) Một nhà đầu tư đang xem xét việc mua cổ phiếu thường của Công ty cổ
phần Sữa Việt Nam. Nhà đầu tư có kê hoạch nắm giữ khoản đâu tư này ít
nhất là trong 5 năm.
c) Công ty Ngũ Hành đang nghĩ đến việc gia hạn khoản vay cho Công ty
Khánh Lâm. Theo đó, Công ty Khánh Lâm này sẽ được yêu cầu thanh toán
lãi vào cuối mỗi tháng trong ba năm và hoàn trả khoản vay (nợ gốc) vào
cuối năm thứ ba.
d) Ông Gỉám đốc tài chính của Công ty Ngũ Hành đang cố gắng xác định xem
Công ty có tạo ra đủ tiền mặt không để tăng số tiền cổ tức trả cho các cổ
đông trong năm nay và các năm tiếp theo. Ông cần đánh giả khả năng chãc
chắn rằng Công ty Ngũ Hành vẫn sẽ có đủ tiền mặt để mở rộng hoạt động
khi cần thiết
Yêu cầu:
1. Xác định (các) người dùng chính trong mỗi tình huống và xác định xem họ
là đối tượng sử dụng bên trong hay bên ngoài.
2. Cho biết người dùng mà bạn xác định trong yêu cầu (1) sẽ quan tâm nhất
đến thông tin nào sau đây để ra quyết định có liên quan: Ị) thông tin về tình
hình tài chính, ii) thông tin về kết quả kinh doanh, hay iii) thông tin về các
dòng tiền. Chỉ chọn một loại thông tin trong mỗi trường hợp và giải thích
vì sao.
Bài 4. Cảc đối tượng sử dụng thông tin kế toán khác nhau có nhu cầu khác nhau
về thông tin kế toán.

32
Yêu cầu:
1. Xác định các câu hỏi sau đây thường được các đối tượng sử dụng thông tin
kế toán bên trong hay bên ngoài đặt ra:
i) Mức lương hợp lý cho người lao động là bao nhiêu?
ỉi) Có nên cho một doanh nghiệp vay không?
iii) Giá bán của các loại nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất sản
phẩm là bao nhiêu?
iv) Mức lợi nhuận hiện tại có hợp lý so với giá cổ phiếu?
v) Có nên chi tiêu thêm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển?
vi) Đơn vị nào (trong ngành công nghiệp, hoặc tiêu dùng, v.v.) có lợi
nhuận báo cáo cao nhất?
vii) Giá thành các dịch vụ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng là bao
nhiêu?
2. Nhận diện các đối tượng sử dụng thông tin kế toán sau đây là người bên
trong hay bên ngoài doanh nghiệp: i) Trường bộ phận nghiên cứu và phát
triển, ii) Trưởng bộ phận nhân sự, iii) Chính trị giã, iv) cổ đông, v) Trưởng
bộ phận bán hàng, vi) Chủ nợ, vii) Trưởng bộ phận sản xuất, và viii) Trưởng
bộ phận mua hàng.
Bài 5. Trích một số tình huống liên quan đến Công ty Thiên Thanh đã được xử lý
trên Báo cáo tài chính nám 20X1 của Công ty như sau:
a) Công ty có một vãn phòng làm việc được xây vào năm 20X0 với chi phí là
1.200.000.000 đồng Văn phòng làm việc nay được công ty báo cáo theo
giá trị hiện tại (theo giá thị trường) íà 1.600.000.000 đồng.
b) Công ty ghi đã ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm với TVAd trên kênh
VTV1 phát hành ngày theo bỉock 10 giây theo một khung giờ cố định trong
hai năm (bắt đầu từ ngày 01/01/20X1 đến ngày 31/12/20X2) vởi Số tiền la
3 600.000 000 đồng và đã được Công ty chuyển khoản thanh toán đủ Toàn
bộ số tiền này Công ty đã tính hết vào chi phí bán hàhg nằm 20X1.
c) Giám đốc Cong ty yêu cầu khônẹ cần phải phân lóặi tài sản và nợ phải
trả thành ngắn hạn và dài hận vì rẫt cô thể Công ty chỉ hoặt động thêm 15
năm nữa.
Yêu cầu: Với mỗi tình huống trên, hãy:
1. Xác định nguyên tắc kế toán có liên quan.
2. Nhận xét về tính đúng đắn của cảch xử lý hiện tại của Công ty và điều
chỉnh cho phù hợp nếu Công ty đã xử lý không đúng.
Bài 6. Nguyễn Ngọc Bình là một trong bà thàrih viên hợp danh của Công ty hợp
dàrih Phú Bình Đà, một đơn vị xuẩt khẩu nhập khẩu toàn cầu. Nguyễn Ngọc

33
Bình đảm nhiệm công việc ghi chép kế toán của Công ty. Ngày 13 tháng 12
năm 20X1, chiếc xe CX-8 của cô Bình bị hư hỏng do va chạm trên đường đi
làm và không có được bảo hiểm. Trạm sửa chữa của Mazda kiểm tra và báo
cho cô Bình biết rằng động cơ xe của cô ta đã bị hư hại đáng kể, và ước tính
chi phí sửa chữa tốn hơn 50.000.000 đồng. Cô Bình không có đủ tiền để chi
trả chi phí sửa chữa, trong khi đó chiếc xe này là phương tiện duy nhất mà cô
ấy cần có để đi làm hằng ngày. Sau khi xem xét tình thế hiện tại, cô Bình
quyết định dùng 50.000.000 đồng của Công ty Phú Bình Đà để sửa chữa và
bằng nghiệp vụ của mình để ghi nhận số tiền này là một khoản chi phí của
Công ty. Cô ta cho rằng điều nàỵ là hợp lý vì cổ ấy cần và sử dụng chiếc xe
này để đi làm cho Công ty hằng ngày.
Yêu cầu: Với tình húống trên, hãy:
1. Phân tích hành động và cách xử lý của cô Bình có hợp lý và đúng theo các
nguyên tắc kế toán không.
2. Liệt kê những ai có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của cô Bình.
3. Đề xuất cách thức xử lý khác mà cô Bình có thể cân nhắc.
Bài 7. Nhận diện các phát biểu sau đây liên quan đến yêu cầu hoặc nguyên tãc kê
toán cơ bản nào.
a) Giả sử rằng một doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động và ít nhất không bị
giải thể trong tương lai gần.
b) Các vụ kiện tụng liên quan đến tập đoàn chưa được giải quyết được trình
bày trong bản thuyết minh bầo cáo tài chính.
c) Chi phí tiện ích (điện, nước) hằng tháng được ghi nhận và báo cạo là chi
phí thời kỳ để xác định kết quả kinh doanh hằng tháng.
d) Giao dịch cá nhân của chủ sở hữu không được xử lý vào trong hệ thống kế
toán của doanh nghiệp.
e) Các ước tính kế toán nền dựa vào một chuyên gia tính toán độc lập hay các
kỹ thuật tính toản có cơ sở hơn là ý kiến cảm tính hoặc thiếu cơ sở.
f) Những thay đổi trong việc sử dụng các phương pháp kể toán ở kỳ kế toán
này khác với kỳ kế toán trước phải được giải thích trong bản thuyết minh
báo cáo tài chính.
g) Quyền sử dụng đất lâu dài cỏ giá trị thị trường 8.000.000.000 đồng được
báo cáo với giá mua ban đầu là 2.000.000.000 đồng.
h) Khái niệm này lý giải cho việc kế toán chỉ ghi chép các nghiệp vụ có thế
được thể hiện bằng tiền.
i) Nêu yêu cầu này bị vi phạm thì niềm tin của ĩigườỉ sử dụng thông tin trinh
bày trong báo cáo tài chính sẽ bị giảm sút.
j) Những thay đổi về tình hình tài chính phải được báo cáo vào cuối tháng.

34
Bài 8. Nhận xét về cách xử lý tương ứng với mỗi tình huống sau đây là phù hợp
hay vi phạm với yêu cầu hoặc nguyên tắc kế toán cơ bản nào.
a) Công ty Phúc Lộc Thọ mua một thiết bị bán hàng đã được mua từ một nhà
cung cấp với giá bán được giảm nên Công ty chỉ thanh toán 50.000.000
đồng; trong khi đó giá chưa giảm là 55.000.000 đồng. Ke toán Công ty ghi
sổ tài sản cố định này theo giá bán thông thường chưa giảm.
b) Một thành viên của Công ty hợp danh Nguyễn Lê Bình tính chi phí dã
ngoại của gia đình thành viên này vào chi phí kinh doanh của Công ty.
c) Ông Nguyễn Lộc Thọ là chủ sở hữu đồng thời cũng là giám đổc của một
doanh nghiệp kỹ thuật nhỏ - Doanh nghiệp tư nhân Cơ điện Á Châu. Ông
Thọ là một hoạ sĩ nên thường sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để vẽ và
bán được nhiều bức tranh màu nước. Kế toán của doanh nghiệp Cơ điện Á
Châu ghi chép tât cả các nghiệp vụ bán tranh màu nước này của Giám đôc
doanh nghiệp vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị.
d) Công ty tư vấn Thuế Đại Dương đã nhận được 60.000.000 đồng bằng tiền
mặt từ một khách hàng mới cho cạc dịch vụ tư vấn thuế mà Công ty sẽ
cung cấp trong sáu tháng tới. Kế toán công ty đã ghi nhận toàn bộ số tiền
này vào doanh thu dịch vụ tư vấn thuế trong tháng này.
e) Công ty Đoàn Kết đã mua một máy tính để bàn với giá là 20.000.000 đồng
để thay thế một máy tính cũ vừa bị hỏng. Máy tính này ẹó thời gian sử
dụng hữu ích bốn năm, nhưng kế toán Công ty đã ghi nhận toàn bộ giá trị
máy tính này vào chi phí quản lý trong kỳ kế toán hiện tại.
f) Công ty Thiện Tâm, một công ty nhỏ ở Việt Nam, đã xuất khẩu được một lô
hàng thủ công mỹ nghệ (lụa tơ sen), bán một số hàng hoá cho một khách
hàng ở Queensland, úc theo giá bán 5.000 đô la úc và đã nhận đủ ngay
bằng tiền mặt. Ke toán của Công ty đã ghi nghiệp vụ này theo số tiền là
74.230.676 đồng (là giá trị được quy đổi từ 5.000 đô la úc theo tỉ giá mua ở
ngày giao dịch được ngân hàng DAB nơi Công ty mở tài khoản công bố).
g) Nhà hàng Đồng Quê mua định kỳ hương liệu, gia vị và cảc vật dụng nhà
hàng (chén, đũa, khăn giấy, v.v.) và dự trù đùng cho sáu tháng tiếp theo.
Kế toán nhà hàng đã ghi nhận toàn bộ lô hàng này là tài sản và sẽ được ghi
nhận ỵào chi phí khi chúng được sử dụng.
h) Vào cuối mỗi năm, một chủ doanh nghiệp xem xét lại số lợi nhuận kế
hoạch đã đặt ra trong năm và lựa chọn lại phương pháp khấu hao để phân
bổ giá trị của các tài sản cố định vàọ chi phí để đạt được mục đích giảm
* thuễ thu nhập doanh nghiệp cửa đơn vị đến mức thấp nhất có thể.
Bài 9. Sử dụng Intemet để tìm hiểu vể một doanh nghiệp sản xuất, một doanh
nghiệp thương mại, và một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đối với mỗi
doanh nghiệp, hãy trình bày:

35
a) Mục đích hoạt động của đơn vị. \
b) Các loại hoạt động mà kế toán sẽ ghi sổ (gợi ỷ: nguồn tài trợ của doanh •;
nghiệp là gì và doanh nghiệp có thể có những chi phí nào?).
c) Các lóại quyết định có thể được đưa ra trong đơn vị này, và vai trò của thông ỉ
tin (kể cả tài chính và phi tài chính) đối với việc ra các quyết định này.
Bài 10. Truy cập trang mạng (website) của ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(https://www.ssc.gov.vn/), viết một báo cáo để bàn luận các vấn đề sau:
a) Một số dịch vụ được cung cấp bởi ủy ban chứng khoán Nhà nước.
b) Tại sao các dịch vụ đó quan trọng đối với các nhà đầu tư.
c) Tại sao ủy ban chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty đại chúng
công bố các báo cáo tàì chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 3ỉ thảng 12 nấm 2002
về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).
Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/20Ĩ4/TT-BTC ngày 22 thảng 12 năm 2014 về
Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Quốc hội (2015). Luật Kế toản (Luật sổ 88/2015/QHỈ3 ngày 20 thảng 11 năm
2015).
Alibhai, s. et al. (2019), Wỉley 2019 Interpretatỉon and Application of IFRS
Standards, Wiley.
Franklin, M., & College, L.M. (2019), Principỉes of accounting: Voỉume ỉ
Financial Accounting, opsụstax.
Gupta, A. (2016), Financiaĩ accountỉng for management: An anaỉyticaỉ
perspectỉve (5th edition), Pearson India Education.
Harrison, Jr., Homgren, C.T, Thomas, c.w., Tietz, W.M, & Súwardy, T. (2018),
Financỉal accounting: Internứtionaỉ Financỉaỉ Reporting Standarầs (11*
global edition), Peárson Ẹducatión.
Harrison, Jr., Homgren, C.T, Thomas, c.w., Tietz, W.M, Berberich, G., &
Segũin, c. T. (2018), Fỉnanciaỉ accountìng: Internatỉonal Financỉal
Reporting Stándards (6* Canadian edition), Péarson Educatỉon.
Hoggett, J., Medlin, J., Chalnìers, K., Beattie, c., Hellmann, A. & Maxíĩeld, J.
(2018), Accouritỉng (10* edition), wỉley.
Kimmel, P.D., Weygandt, J.J., Kieso, D.E., Trenholm, B., Wayne, I. & Bumley,
C.D. (2017), Financỉal accountỉng: Tooỉs for business decision-making (7*
Canadian edition), Wiley.

36
Nobles, T.L., Scott, C.J., McQuaig, & & Bille, P.A. (2013), College accounting:
Chapters 1 -12 (1 lth edition), South-Westem Cengage Leaming
Porter, G.A., & Norton, C.L (2018), ưsing financỉal accounting ỉnformatỉon: the
aỉternative to Debits and Credỉts, Cengage Leaming.
Spiceland, J.D, Nelson, M.w, & Thomas, W.B. (2019), Intermedỉate accountỉng
(10* edition), McGraw-Hill Education.
Warren, C.S., Reeve, J.M., & Duchác, J.E. (2018), Accountỉng (27* edition),
Cengage Leaming.
Warren, C.S., & Tayler, W.B. (2020), Managerỉaỉ accountỉng (15* edition),
Cengage Leaming.
Weygandt, J.J, Kimmel, P.D, & Kieso, D.E. (2019), Financỉal accounting yvỉth
International Fỉnancial Reportỉng Standards (4* edition), John Wiley & Son
Austraỉia.
Whitecotton, s., Libby, R., & Phillips, F. (2020). Managerial accounting (4th
edition). McGraw-Hill Education.
Wild, J.J. (2018), Financial accountỉng fundamentaỉs (6* edition), McGraw-Hill
Education.
WiỊd, J.J., Shaw, K.w., & Chiappetta, B. (2018), Fỉnanciaỉ Managerỉal
accounting (7* édition), McGraw-Hill Ẹducation.
Wild, J.J., & Shaw, K.w. (2019), Fundamental accounting princỉpỉes (24*
edition), McGraw-Hill Ẹducation.

37
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
Nghiên cứu đổi tượng kế toán ỉà nghiên cứu đặc tỉnh của các đôi
tượng mà kế toán cung cấp thông tin về cảc đối tượng đó cho
những người sử dụng. Nghiên cứu đối tượng kế toán cỏ ý nghĩa
quan trọng trong nghiên cứu kế toán nổi chung, vì nỏ là cơ sở hình
thành cảc phương pháp kế toán. Qua nghiên cứu chương này,
người học có thể:
- Nhận dỉện đổi tượng kế toán từ khải quát đến biểu hiện cụ thê
qua các yếu tố: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, và
chỉ phỉ.
— Giải thích được vĩ sao đối tượng kế toán luôn có tỉnh hai mặt và
luôn có sự cân bằng nhau giữa các yếu tố của đối tượng kế toán, gọi
là cân bằng kế toán.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nghiệp vụ kình tế phát sinh
đến cân bằng kế toán. Qua đó, hiếu rõ được các quan hệ đổi ứng
kế toán được hình thành qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1. Khái quát về đối tượng kế toán


Ở Chương 1 chúng ta đã biết, kế toán có mục tiêu là cung cấp thông tin hữu ích
cho những người sử dụng. Vậy thông tin mà kế toán cung cấp cho người sử
dụng là thông tin về cái gì? Nghiên cứu giải đáp về vấn đề này chính là nghiên
cứu đối tượng của kế toán.
Vậy đối tượng của kế toán là gì? Như chúng ta biết, trong hoạt động của một
đơn vị, dù là đơn vị sản xuất kinh doanh hay đơn vị sự nghiệp, bao giờ cũng
phải có một lượng tài sản nhất định, cho nên đối tượng của kế toán trước hết
phải là tài sản hiện có ở đơn vị. Bời vì, trong quá trình sử dụng tài sản cho các
hoạt động, những người quản lý luôn cần phải có những thông tin về tài sản,
qua đó biết được tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị như thê nào, đê có
những quyết định được đúng đắn trong quản lý. Do vậy, thông tin mà kể toán
cung cấp trước hết phải là thông tin vê tài sản của đơn vị, hay chính tài sản của
đơn vị là thuộc đối tượng nghiên cứu của kế toán.
Tuy nhiên, với vai trò là một ngành khoa học, kế toán không chỉ cung cấp
thông tin về tài sản một cách đơn thuần, chỉ là những tài sản hiện có ở đơn vị,
mà với tư duy khoa học, kế toán đã phân tích tài sản của đơn vị để nghiên cứu

38
dưới nhiều giác độ khác nhau. Qua đó, thoả mãn được tốt nhất yêu cầu về thông
tin cho nhiều người sử dụng, cả những người quản lý trong đợn vị và những
ngứòd bên ngoài có liên quan lợi ích với đơn vị.
Ở một giác độ khác của tài sản, có vấn đề đặt ra là: Từ đâu mà có các tài sản
của đơn vị, hay nói cách khác, nguồn để hình thành ra tài sản của đơn vị là từ
đâu? Thông tin về điều này là rất cần thiết cho những người sử dụng, vì các
tài sản ở đơn vị có thể được hình thành từ những nguồn khác nhau, mỗi nguồn
hình thành có tính chất khác nhau về trách nhiệm pháp lý của đơn vị đối với
tài sản hiện có như: đối với tài sản được hình thành từ vay, nợ người khác thì
tính chất pháp lý rất khác với tài sản được hình thành từ chính người chủ góp
vào. Qua thông tin về nguồn hình thành này cỏ thể giúp người sử dụng thông
tin đánh giá được mức độ tự có của đơn vị đối với tài sản hiện có và đây cũng
là tín hiệu ban đầu về tình trạng tài chính của đơn vị. Một đơn vị có tài sản
được hình thành chủ yếu từ vốn của người chủ sẽ được đánh giá là có khả
năng tài chính tốt hơn so với một đơn vị có tài sản được hình thành chủ yếu là
từ vay, nợ.
Với thông tin cần thiết cho người sử dụng như trên, đối tượng kể toán tiếp theo
cần phải được nghiển cứu đó chính là nguồn hình thành tài sản của đơn vị, gọi
gọn lại là nguồn vốn của đơn vị. Tuy nhiên, nguồn vốn hay nguồn hình thành
tài sản của đơn vị trong thực tế khi tổng hợp lại thì chỉ có hai trường hợp: một
là vay, nợ, gọi chung là nợ phải trả, thể hiện trách nhiệm pháp lý phải hoàn trả
cho chủ nợ khi đến hạn; haỉ là từ những người chủ góp vào, gọi là vốn chủ sở
hữu, thể hiện khả năng tự có về vốn của đơn vị, không phải cam két hoàn trả.
Như vậy, nguồn vốn chỉ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Đây là hai yếu
tố mà kế toán cần phải nghiên cứu để cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Qua hai yếu tố này sẽ giúp người sử dụng thông tin biết được tài sản của đơn vị
được hình thành (tài trợ) từ nợ phải trả là bao nhiêu và từ người chủ góp vào
(vốn chủ sở hữu) là bao nhiêu. Đâỵ thực sự là những thông tin cần thiết cho
việc đánh giá tình hình tài chính của đơn vị như đã nêu trên, cỏn nguồn vốn nói
chung chỉ là mặt thứ hai của tài sẵn, luôn luôn bằng với giá trị tài sản, nên kế
toán không quan tâm đến thông tin về nguồn vốn nói chung này (không đặt
thành một yếu tố thuộc đối tượng nghiên cứu).
Tiếp theo nữa, kế toán nghiên cứu tài sản không chỉ ở trạng thái tĩnh, mà còn ở
trạng thái động. Trạng thái động của tài sản được thể hiện qua sự vận động của
tài sản từ hình thải này qua hình thái khác. Chẳng hạn, trong đơn vị sản xuât
kinh doanh, tài sản vận động từ tiền chuyển thành nguyên vật liệu (qua việc
mua nguyên vật liệu về nhập kho trả bằng tiền), từ nguyên vật liệu chuyên
thành sản phẩm hàng hoá (qua quá trình sản xuất sản phẩm của đơn vị), từ sản
phẩm hàng hoậ chuyển thành tiền (quạ việc bán sản phẩm hàng hoá thu tiên).
Trong quá trình vận động này, có một gian đoạn rất đặc biệt, không chỉ làm

39
thay đổi hình thái biểu hiện của tài sản, mà còn làm thay đổi cả về mặt giá trị
của tài sản. Đó là giai đoạn tài sản biến đổi từ hình thái sản phẩm hàng hoá sang
hình thái tiền. Đây chính là giai đoạn đơn vị bán sản phẩm hàng hoá hoặc cung
câp dịch vụ cho khách hàng để thu tiền. Ở giai đoạn này, tiền thu được từ bán
sản phẩm hàụg hoá hay cung cấp dịch vụ được gọi là doanh thu, còn giá tri tài
sản mất đi (giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chuyển cho khách hàng và một
sô tiêu dùng khác phục vụ cho việc bán hàng) được gọi là chi phí. Lượng giá tộ
tài sản mất đi (chi phí) chuyển thành lượng tiền thu được (dọanh thu) là khác
nhau (thông thường doanh thu lớn hơn chi phí để đơn vị có được khoản lãi, còn
nếu ngược lại sẽ là lỗ).
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp) thỉ thông tin về doanh thu
và chi phí là đặc biệt quan trọng và được xem là biểu hiện tập trung nhất trong
quá trinh vận động của tài sản. Bởi vì, quá trình vận động của tài sản chính là
quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản vào các hoạt động để đạt được mục tiêu
đặt ra, mà mục tiêu chính của doanh nghiệp là làm sao với một lượng giá trị tài
sản tiêu dùng (chi phí) phải đem lại một giá trị lợi ích lớn nhất có thể được
(doanh thụ). Qúa đó, chênh lệch giữa doanh thu và chi phí gọi lấ lợi nhuận,
chính lạ mục tiêu củạ doanh nghiệp, Thông tin về doanh thu, chi phí và lợi
nhuận luôn là những thông tin cần thiết cho người sử dụng để thực hiện các
quyết định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Với việc nghiên cứu cả trạng thái động của tài sản như nêu trên, sẽ hình thành
nên hai yếu tố tiếp theo thuộc đối tượng kế toán, cần phải được nghiên cứu để
cung cấp thông tin cho người sử dụng, đó là doanh thu và chi phí và chênh lệch
giữa hai yếu tố này là lợi nhuận. Còn các trường hợp (giai đoạn) tài sản chỉ thay
đôi về hình thái biểụ hiện, không thay đổi về lượng giá trị như ở giai đoạn này
thì được nghiên cửu trong yểu tố tài sản như đã nêu ở trên.
Tổng hợp các phân tích trên ta thấy, các yếu tố thuộc đối tượng của kế toán bao
gom: tai sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và lợi nhuận
(chênh lệch giữa doanh thu và chi phí). Sau đây ta sẽ nghiên cứu cụ thể vê từng
yếu to nẳy.

2. Các yếu tố của đếỉ tượng kế toán


2.
L Tài sản
2. L L Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của đơn vị
Mặc dù tài sản hiện có của đơn vị là đối tượng nghiên cứu của kể toán. Tuy
nhiên, để được ghi nhận chính thức trong hệ thống kế toán thì tài sản đó phải
bảo đảm định nghĩa và tiêu chuẳn ghi nhận theo hệ thống chuẩn mực kế toán
quốc tế cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán ở mỗi quốc gia.

40
Định nghĩa: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01) thì tàị sản là nguồn
lực do đơn vị kiểm soát và có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài
sản có một số đặc trưng sau:
Nguồn lực do đơn vị kiểm soát: Để được xem là tài sản của đơn vị thì trước
hết đó phải là một nguồn lực và nguồn lực đó phải thuộc quyền kiểm soát của
đơn vị. Quyền kiểm soát của đơn vị được thể hiện là quyền khai thác, sử dụng
nguồn lực đó vào những hoạt động để đạt được những mục đích nhất định của
đơn vị, hoặc quyền định đoạt đối với nguồn lực đó trước những tình huống
đặt ra trong thực tế. Thông thường những nguồn lực thuộc quyền sở hữu của
đơn vị thì sẽ thụộc quyền kiểm soát của đơn vị. Tuy nhiên, trong thực tế có
những nguồn lực không thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng vẫn thuộc
quyền kiểm soát của đơn vị như trướng hợp đơn vị thuê tài sản, chẳng hạn
thuê dài hạn một thiết bị sản xuất về sử dụng. Thiết bị nàỵ vẫn thuộc quyền sở
hữu của bên cho thuê, nhưng nếu hợp đồng thuê này qúy định thời hạn thuê
chiếm phần lợn thời gian hữu dụng của thiết bị, thể hiện sự chuyển giao phần
lớn rủi ro và lợi ích từ thiệt bị của chủ sở hữu sang đơn vị thuê thì đơn vị thuê
coi như đã kiểm soát được thiết bị này, vì lúc này đơn vị thuê có quyền sử
dụng thiết bị vào những hoạt động của mình, khai thác phần lớn lợị ích kinh tế
được tạọ ra từ thiết bị này.
Lợi ích kinh tế trong tương lai: là khả năng làm tăng nguồn tiền và các khoản
tương đương tiên của đơn vị hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà đơn vị phải
chi ra. Lợi ích kinh tế được tạo ra từ một nguồn lực có thể là thông qua việc sử
dụng nguồn lực đó để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để bán thụ tiền, để trao đổi
lấy tài sản khác, để thanh toán các khoản nợ, hoặc thông qua sử dụng nguồn lực
đó để làm giảm được khoản tiền phải chi ra như trường hợp đơn vị mua thiết bị
lắp đặt thêm để làm giảm tiêu hao điện năng, tức là giảm được khoản tiền phải
trả về điện, v.v. Sau cùng, nếu nguồn Ịực đó không phù hợp để sử dựng yào một
họạt động nào pủạ đơn vị thì đơn vị có thể bán hoặc cho thuê để thu được một
khoản tiền nhất định và lợi ích là khoản tiền đơn vị đã thụ được. Còn nếu đã
không dùng được vàọ yiệc gì, mà cũng không thể bán hoặc cho thụê để thu
được một khoản tiền nàọ thì có nghĩạ là nguồn lực độ không mang lại lợị ích gì
cho đơn vị.
Một nguồn lực phải bảo đảm cả hai điều kiện như nêu trên thỉ mới thoả mãn
định nghĩa về tài sản. Trong thực tế có thể có những trường hợp nguồn lực
được đơn vị kiểm soát, nhưng không còn khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho
đơn vị. Như trường hợp các tài sản đã hư hỏng, hàng hoá đã mất chất, không
còn sử dụng được và cũng không thể bán đựợc, tức là không cộn mang Ịại lợi
ích kinh tế cho đơn vị, lúc này đơn vị phải ghi giảm các tài sản, hàng hoá này,

41
vì nó không còn là tài sản của đơn vị. Hoặc trường hợp một nguồn lực mang lại
lợi ích kinh tế cho đơn vị, nhưng đơn vị không thể kiểm soát được như trường
hợp đơn vị có đội ngũ lao động tay nghề cao, tạo ra được nhiều sản phẩm tốt đế
đơn vị bán thu tiền, đem lại lợi ích rất lớn, nhung đơn vị không thể kiểm soát
được đội ngũ lao động này, vì họ có thể chấm dứt hợp đồng và chuyển sang
làm việc cho đơn vị khác. Và như vậy, đội ngũ lao động này cũng không thế
được xem là tài sản của đơn vị.
Tiêu chuẩn ghi nhận: Một nguồn lực sau khi đã thoả mãn định nghĩa về tài
sản, còn phải thoả mãn về tiêu chuẩn thì mới được ghi nhận là tài sản của đơn
vị. Chuẩn mực chung ở nước ta (VAS 01) nêu tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của
đơn vị như sau:
- Đơn vị có khả năng chăc chăn thu được lợi ích kinh tê trong tương lai.
- Giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.
Nếu như định nghĩa về tài sản chỉ đề cập đến khả năng mang lại lợi ích kinh tế
ữorig tương lai, thì tiêu chuẩn ghi nhận tài sản đòi hỏi phải chắc chắn mang lại
lợi ích kinh tế trong tướng lai. Ngoài ra, không phải bất cứ nguồn lực nào chắc
chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cũng được ghi nhận là tài sản của
đơn vị, mà còn đòi hỏi phải bảo đảm tính tin cậy về giá trị được xác định. Với
nguyên tắc thước đo tiền tệ, tất cả các đối tựợng kể toán phải được phản ánh
bằng thước đo tiền tệ và để bảo đảm tính trung thực, khách quan của thông tin
ke toán thì yêu cầu về tính tin cậy trong đo lường giá trị của tài sản phải được
đặt ra. Do vậy, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản còn đòi hỏi giá trị của tài sản phải
được đo lường một cách đáng tin cậy.
Qua trên ta thấy, cùng để xác định là tài sảĩi của đơn vị, nhưng chuẩn mực kế
toán nêu các điều kiện qua hai bước: định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận. Cả
định nghĩa và tiêu chuâií ghi nhận này có thể được gộp lại thành những điêu
kiện chung để xác định tài sản của đơn vị, gồm: (1) Phải là nguồn lực do đơn vị
kiểm soát, (2) Chắc chắn mang lậi lợi ích kinh te trong tương lai, và (3) Giá trị
được xác định một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, chính từ thực tế đã đặt ra sự
cần thiết phải trình bày qua hai bước như vậý. Vì trong thực tế có những trường
hợp thoả mãn định nghĩa, nhưng không thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận. Điều này
có thể được hiểu là: định nghĩa bao hàm nội dung rộng hơn về tài sản so với
tiêu chuẩn ghi nhận, qua đó, bảo đảm cho kế toán có các bước suy xét thận
trọng hơn trước khi chính thức ghi nhận là tài sản của đơn vị.
Có thể nêù một số trường hợp minh hòạ, làm rõ hơn về định nghĩa và tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản như sau:

42
- Chỉ phỉ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: Khi đơn vị chi tiền ra để thực
hiện nghiên cứu công nghệ sản xuất một sản phẩm mới nào đó, gồm: chi tiền
mua vật tư, thiết bị phục vụ thí nghiệm, chi tiền thuê chuyên gia tư vấn, v.v.
Xét về định nghĩa, các khoản tiền chi ra này là tài sản của đơn vị, vì nó thoả
mãn các điều kiện của định nghĩa: là nguồn lực do đơn vị kiểm soát và số tiền
này dùng cho nghiên cứu sản phẩm mới, nên khi nghiên cứu xong có khả
năng đơn vị sẽ tạo ra được sản phâm mới, qua đó sản xuất ra đê bán và thu
được lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, xét về tiêu chuẩn ghỉ nhận thì khả năng chắc
chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai là chưa thể xác định được, mà
còn phải chờ kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể là thành công và
cũng có thể là không thành công. Trong khi đó, chỉ có thành công thì mới
chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, còn không thành công thì
không thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Như vậy, chỉ có thành công
thì mới thoả mãn được tiêu chuẩn “chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai” và lúc đó ta mới xét tiếp tiêu chuẩn còn lại, xem có thoả mãn hay
không để được ghi nhận là tài sản của đơn vị. Nếu không đủ tiêu chuẩn ghi
nhận là tài sản thì toàn bộ số tiền chi ra cho nghiên cứu sẽ được ghi nhận là
chi phí trong kỳ.
- Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ đơn vị: Thông thường đây là lợi
thế trong việc thu hút khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Lợi thế này được tạo ra
từ uy tín của đơn vị đối với khách hàng và được tích luỹ dần qua thời gian lâu
dài mới có được. Xét về định nghĩa, đây là một nguồn lực đơn vị kiểm soát
được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai thông qụa yiệc tiêu thụ được
nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, xét về tiêu chuần ghi
nhận, với tiêu chuân “giá trị của tài sản phải đựợc xác định một cách đáng tin
cậy” ta thấy, lợi thế thương mại này được hình thành từ uy tín của đơn vị và
tích tụ theo thòi gian để có được. Không cộ bằng chứng nào về giả trị tiền đơn
vị đã chi ra để có được lời thế thương mại này, ta khổng thể có căn cứ để xác
định giả trị của nó là bao nhiêu được. Do vậy, lợi thế thương mại này không
thoả mãn được tiêu chuẩn “giá trị của tài sản phải được xác định một cách
đáng tin cậy” vànố không thể được ghi nhận là tài sản của đơn vị. Tuy nhiên,
cũng với lợi thế thương mại, nhưng là một thương hiệu được đơn vị mua từ
một đơn vị khác, có hoá đơn chứng minh số tiền đơn vị đã chi trả cho đớn vị
bán thì lợi thế thương mại (thướng hiệu được mua này) sẽ như thế nào? Ta
phân tích dựa vào định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tãi sản và sẽ thấy nộ thoả
mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn để ghi nhận, nên nó là tài sản của đơn vị.
Qua những trường hợp trền ta thấy, chính tiêu chuẩn ghi nhận tài sản đã bảo
đảm cho tài sản đựợc ghi nhận một cách thận trọng, thông tin về tải sân công bô
trên các báo cáo kế toán sẽ bảo đảm được tính khách quan, trung thực.

43
2.1.2. Phân loại tài sản
Phân loại tài sản là dựa vào những đặc tính nhất định của tài sản để phân chia
tài sản thành các loại có đặc tính giống nhau, phục vụ công tác kế toán và các
yêu cầu của quản lý.
Tài sản trong một đơn vị bao gồm nhiều loại, có vai trò và đặc điểm luân
chuyển giá trị khác nhau trong quá trình hoạt động của đơn vị. Người ta có thể
dựa vào vai trò và đặc điểm luân chuyển giá trị của tài sản để phân loại tài sản
phục vụ cho công tác kế toán và các yêu cầu của quản lý. Ở mỗi loại hình đơn
vị khác nhau, tài sản cũng có những tính chất khác nhau nhất định, trong đó,
với loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh thì tài sản thường là mang tính bao
quát nhất, cho nên khi phân loại tài sản người ta chỉ lẩy đơn vị sản xuất kinh
doanh làm đại diện.
Trong một đơn vị sản xuất kinh doanh, dựa vào vai trò của tài sản trong quá
trình hoạt động, tài sản được phân chia thành các loại: tài sản dự trữ chụẩn bị
cho sản xuất, tài sản trong quá trình sản xuất, tài sản trong quá trình tiêu thụ, tài
sản phục vụ cho quản lý, v.v. Qua thông tin về tài sản theo cách phân loại này
sẽ biết được tài sản được phân bổ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị như the nào, có hợp lý không để có những điều chỉnh cho phù hợp. Như
vậy, cách phân loại này cũng rất cần thiết cho quản lý. Tuy nhiên, dưới giặc độ
của kế toán, người ta chú trọng nhiều hơn về phân loại tài sản theo đặc điểm
luân chuyển giá trị (hay đặc điểm hoán chuyển thành tiền của tài sản), tức là
Ịdiọảng thời gian từ lúc bỏ tiền ra để mua sắm tài sản cho đến khi tài sản đó
được thu hết lại bằng tiền là bao lâu. Mỗi loại tài sản có khoảng thời gian này
khác nhau, tức là có đặc điểm luân chuyển giá trị khác nhau. Chẳng hạn, đối
với tài sần là hàng họá thì từ Ịúc bỏ tiền ra mua rồị bán hàng hoá đó thu lại tiền
thường là trong khoảng thời gian ngắn, ta nội tài sản này có đặc điểm luân
chuyển giá trị nhanh; còn đối với tài sản là thiết bị sản xuất thì từ lúc bỏ tiền ra
mua sắm để sử dụng chp đên khi thu hết lại giá trị củà nó bằng tiền thường là
khoang thời gian dài, ta nói tài sản này có đặc điểm luân chuyển giá trị chậm
(yiệc thu lại giá trị bằng tiền của thiết bị sản xuất này được thực hiện dưới hình
thức khấụ hao, sẽ được nghiên cứu ở môn học kế toán tiếp theo).
Kê toán thường chú trọng hơn về phân loại tài sản theo đặc điểm luân chuyển
giá trị. Bởi vì, qua thông tin yề tài sản theọ cách phân loại này sẽ giúp người
qụản lý biết được đặc điểm quay yòng về vốn của đơn vị là nhanh hay chậm để
có phương thức huy động vôn phục vụ sản xuất kinh doanh được phù hợp. Mặt
khác, thong tin về tài sản thep cách phân loại này là rất cần thiết cho việc phân
tích tình hình tài sản cũng như tình hình tài chính nói chung của đơn yị, do mỗi
tài sản đều có liên quan đến nguồn hình thành ra nó (nguồn vốn) yà đặc điểm

44
luân chuyển giá trị của tài sản cũng đặt ra yêu cầu về nguồn vốn có đặc điểm về
thời gian hoàn trả tương ứng. Có như vậy mới bảo đảm sự vận động đồng bộ
giữa tài sản và nguồn vốn (nguồn tài trợ), tức là khi đến thời hạn hoàn trả nguồn
tài trợ thì tài sản cũng quay vòng lại thành tiền để sẵn sàng cho việc hoàn trả.
Theo đặc điểm luân chuyển giá trị của tài sản, tài sản được phân thành những
loại như sau:
Tài sản ngắn hạn: là tài sản có thời gian luân chuyển giá trị hoặc thời gian thu
hồi vốn trong vòng một chu kỳ kinh doanh của đơn vị. Chu kỳ kinh doanh của
đơn vị là khoảng thời gian từ lúc đơn vị chi tiền rà mua vật tư, hàng hoá chuân
bị cho sản xuất kinh doanh cho đến khi bári sân phẩm, hàng hoá hay cung câp
dịch vụ cho khách hàng đê thu lại bằng tiền. Độ dài một chù kỳ kinh doánh của
các đơn vị nói chùng thường là khoảng 12 tháng và mặt khác lầ iiố rất khó xác
định được một cách chính xác. Do vậy, để được thuận tiện, ngưồi ta già định
chu kỳ kinh doanh của các đơn vị nói chung là 12 tháng và đây lả căn cứ để
phân chia tài sản thành ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn là tài sản có thời
gian luân chúyển giá trị hoặc thời gian thu hồi vốn trông vòng 12 tháng.
Trong tài sản ngắn hạn, kế toán còn dựa vào tính thanh khoản giảm dần (tức là
khả năng hoán chuyển thành tiền từ nhanh đến chậm dần) để tiếp tục phân chia
tài sản ngắn hạn thành các loại nhỏ. Qua đó, người sử dụng thông tin kế toán có
thể đánh giá được khả năng cố tiền để ửang trải các khoản nợ của đơn vị. Cụ
thể, tài sản ngăn hạn còn được chia thành các lơại như sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
+ Tiền: gồm tiền mặt (tiền đang được quản lý tại đơn vị), tiền gửi ngân hàng
(tiền của đơn vi được gửi ở các ngân hàng), tiền đang chuyển (tiền đã chuyển đi
như tiền mặt đã chuyển đi để gừỉ vàõ ngân hàng, nhưng iigâh hàhg chưa nhận
được, hoặc tiền gửi ngân hàng đã chuyển đi để thanh toán nợ, nhưng bêh chủ
nợ chưa nhận được). Tiền của đơn vị có thể là tiền Việt Nam, có thể là ngoại tệ
các loại, hoặc có thể là vàng tiền tệ.
+ Các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như: kỳ
phiếụ ngắn hạn, tín phiếu kho bạc, V.V., khi các khoản đầu tư này có thời gian
đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày đầu tư, khi đến hạn sẽ chuyển đổi thành
tiền một cảch dễ dàng và không cố rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.
— Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư vào đơn vị khác,
cố thời hạri thu hồi vốn trong vong 12 tháng như: chứng khoản nắm giữ vì
mục đích kihh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đẹn ngày đáo hạn, các: khoản
đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư tài chính ngẳn hạn này không bao
gồm cảc khóấn đầu tư đã coi là tương đương tiền (vì đã tính vào tiền ở trên).

45
- Cảc khoản phải thu ngắn hạn: là tài sản của đơn vị nhưng các đơn vị, tổ
chức, cá nhân khác nắm giữ dưới danh nghĩa là nợ của đơn vị và với thời hạn
nhât định (trong vòng 12 tháng) đơn vị sẽ thu hồi (đòi) về. Các khoản phải thu
ngắn hạn của đơn vị gồm:
+ Phải thu của khách hàng: hình thành khi đơn vị bán sản phẩm hàng hoá, cung
cấp dịch vụ cho khách hàng, nhưng khách hàng chưa thanh toán tiền. Khoản
phải thu này thường chiếm tỉ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn của
đơn vị.
+ ứng trước tiền cho người bán: hình thành khi đơn vị ứng tiền trước (đặt cọc)
cho người bán, nhưng người bán chưa chuyển giao hàng hay cung cấp dịch vụ
cho đơn vị. Đây cũng là khoản phải thụ của đơn vị cho đến khi người bán
chuyển giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho đơn vị, trường họp người bán
không thể chuyển giao hàng hay cung cấp dịch vụ thì đơn vị sẽ thu (đòi) lại
khoản tiền này.
+ Tạm ứng: hình thành khi người lao động trong đơn vị có nhu cầu về tiền, vật
tư và đã tạm ứng trước từ đơn vị để đáp ứng nhu cầu công việc của mình như:
người lao động tạm ứng tiền của đơn vị để đi công tác (thực hiện một công việc
nào đó cho đơn vị). Thông thường trong khoảng thời gian ngắn, khoản tạm ứng
này sẽ được thu hồi thông qua việc thanh toán trừ vào các khoản đã chi từ
khoản tạm ứng này hoặc hoàn lại bằng tiền, vật tư hoặc trừ vào lương.
+ Khoản phải thu ngắn hạn khác như: phải thu về cho vay ngắn hạn, phải thu về
cổ tức được chia, v.v.
- Hàng tồn kho: là những tài sản dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị, bao gồm:
+ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
+ Sản phẩm dở dang: là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang làm dở dang ở
các bộ phận sản xuất của đơn vị.
+ Thành phẩm: là những sản phẩm đã sản xuất xong, được dự trữ chuẩn bị cho
việc tiêu thụ.
+ Hàng hoá: là những sản phẩm được mua về, dự trữ chuẩn bị cho việc tiêu thụ.
Hàng tồn kho của đơn vị không nhất thiết phải nằm trong kho của đơn vị mà
còn có thễ đang ở những nơi bên ngoài kho như: (i) Hàng mua đang đi đường:
là những vật tư, hàng hoá đã mua (đã thuộc tài sản của đơn vị), nhưng còn đang
trên đường đi hoặc còn tạm cất giữ ở các bén cảng, nhà ga, chựa ye nhập vào
kho của đơn vị; (ii) Hàng gửi đi bán: là nhũng thành phẩm, hàng hoá đơn vị đã

46
xuất ra khỏi kho với mục đích là để bán, nhưng chưa được xác định là đã bắn
(vẫn còn là tài sản của đơn vị) như: thành phẩm, hàng hoá còn đang vân chuyện
trên đường đến nơi bán hoặc còn tạm giữ ở nơi bán; thành phẩm, hàng hoá
đang gửi bán ở các đại lý; hàng ký gửi nhờ bán hộ, v.v.
- Chi phí trả trước ngắn hạn: là những chi phí đã phát sinh ở một kỳ nào đó,
nhưng còn có liên quan đến lợi ích được tạo ra ở những kỳ sau. Đe bảo đảm
yêu cầu của nguyên tăc phù hợp, chi phí nàỵ chỉ tính vào kỳ nó phát sinh
tương ứng với lợi ích mà nó tạo ra trong kỳ đó. số còn lại sẽ được tính (phân
bổ) cho các kỳ sau tương ứng với lợi ích nó tạo ra cho các kỳ sau. số chi phí
còn giữ lại chưa phân bổ được gọi là chi phí trả trước và nếu thời gian đê phân
bố không quá 12 tháng thì gọi là chi phí trả trước ngắn hạn. Ví dụ, một đơn vị
có kỳ kế toán là quý. Đầu quý I, đơn vị này xuất dụng cụ ra dùng trị giá là
24.000.000 đồng. Dụng cụ này sử dụng trong 9 tháng và được sử dụng đều
đặn giữa các tháng, các quý. Như vậy, chi phí về dụng cụ này được tính vào
quý I là 8.000.000 đồng. Còn lại 16.000.000 đồng sẽ được tính cho hai quý
sau và được gọi là chi phí trá trước ngắn hạn. (Cần dựa vàó định nghĩa và tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản để giải thích đây cũng là tài sản củạ đơn vị).
Tài sân đài hạn: là tại sản có thời gian luân chuyển giá trị hay thời gian thu hồi
vốn lâu dài hơn so vớí tấi sản ngắn hạn. Với mốc thời gian để phân định tài sản
ngắn hạn như đã nêụ trên, thì ở đây tài sản dài hạn là tài sản có thời gian luần
chuyển giá trị hoặc thu hồi vốn là trên 12 tháng.
Trong tài sản dài hạn, kế toán còn dựa vào tính chất đầu tư để phân chia tài
sản dài hạn thành các loại nhỏ. Qua đó, bảo đảm cho việc quản lý tài sản dài
hạn phù hợp theo tính chất của đầu tư và đánh giá được hiệu quả đâu tư cho
từng loại tài sản dài hạn. Cụ thể, tài sản dài hạn còn được chia thành các loại
như sau:
— Tài sản cố định: là những tài sản sử dụng cho các hoạt động của đơn vị và
thoả mãn hai điều kiện saú:
+ Trước hết, nổ là tài sản dài hạn nến nỏ phải thoả mãn điều kiện là có thời gian
luân chuyển giá trị trên 12 tháng.
+ Ngoài ra, nó còn phải thoả mãn điều kiện là giá trị phải đủ lớn. Giá trị đù lớn
này là bao nhiêu tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia và ở mỗi quốc gia
còn tuỳ thuộc vào trình độ nền kinh tể trong từng thời kỳ. Hiện nay ở nước ta
quy định điều kiện về giá tậ này là từ 30.000.000 đồng trở lên.
Dựa vào hình thái biểu hiện, tài sản cố định còn được chia thành hai lõại: tài
sản cố định hữu hình và tài sản cô định vô hình.
+ Tài sản cố định hữu hình: là những tài sân cố định có hình thái vật chất cụ thể
như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, v.v. được sử dụng cho

47
các hoạt động củạ đơn vị. Tài sản cố định hữu hình với tính chất sử dụng của nó
là phương tiện hay là điều kỉện cho các hoạt động của đơn vị, cho nên nó còn
được gọi là tư liệu lao động (được con người sử dụng để tác động vằo đối tượng
lao động). Tuy nhiên, không phải tư liệu lao động nào cũng là tải sản cố định
hữu hình, mà nó phải thoả mãn cả hai điều kiện như nêu trên.
Có thể nêu lại hai điều kiện trên để một tư liệu lao động đù điềú kiện là tài sản
cố định hữu hình: (1) Thời gian luân chuyển giá tộ hay chính là thời gian sử
dụng của tư liệu lao động đó phải trên. 1 năm; (2) Giá trị của tư liệu lao động đó
phải tư 30.000.000 đồng trở lên. Những tư liệu lao động không thoả mãn đồng
thời cả hai điều kiện trên sẽ không được gọi là tài sản cố định hữu hình mà gọi
là công cụ dụng cụ của đớn vị.
Như vậy, tài sản cố định hữu hình chính là tư liệu lao động thoả mãn cả hai
điều kiện trên và còn lại không thoả mãn cả hai điều kiện trên sẽ là công cụ
dụng cụ. Việc phân chia tư liệu lao động thành hai loại như vây có ý nghĩa rât
lớn trong quản lý tài sản của đơn vị, đó là bảo đảm cho việc quản lý được phù
hợp với từng loại đổi tượng tài sản. Đối với tài sản cố định hữu hình thì yêu câu
quản lý được đặt ra sẽ cao hơn: quản lý theo từng đối tượng tài sản cụ thể (mỗi
tài sản cố định hữu hình phải được tổ chức kế toán và qùản lý riêng), giá trị hao
mòn tính vào chi phí phải đừợc thực hiện theo chế độ kế toán (chế độ khấu hao
tài sản cố định), v.v. Cồn đoi với công cụ dụng cụ thì yêu cầu về quản lý sẽ
thấp hơn: có thể tổ chức kế toán và quản lý theo lóại (không cần theo từng đối
tượng cụ thể), giá trị hao mòn tính vào chi phí được thực hiện theo cách phân
bổ dần đơn giản hờn.
+ Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất
cụ thể, nó chỉ biểu hiện quyền của đơn vị (về mặt pháp lý) được sử đụng một
cái gì đó vào các hoạt động của mình nhằm vào những mục đích nhất định
như: bản qùyền, quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, phần mềm máy tỉnh, v.v.
Tài sản cố định vô hình cũng phải thoả mãn cả hai điều kiện về tài sản cố định
như nêu trên. Trường hợp không thoả mãn được cả hai điều kiện nêu trên thì
nó sẽ là chi phí: có thể là chi phí tiêu tốn mất đỉ trong kỳ, được kết chuyển
đưa vào xác định kết quả lãi, lỗ trong kỳ, hoặc là chi phí chờ phân bổ cho
nhiêu kỳ (chi phỉ trả trước).
- Bất động sản đầu tư: là những bất động sản được đơn vị đầu tư nhằm mục
đích sinh lời như: quyền sử dụng đất, nhà, cơ sở hạ tầng, v.v. được đơn vị đầu
tư để cho thuê, hoặc chờ tăng giá để bán.
“ Đầu tư tài chỉnh dàỉ hạn: lả các khoản đầu tư vào đơn vị khác nhằm vào
những mục đích nhất định, có thời hạn thu hồi vốn trên 12 tháng như đầu tư
chứng khoán, đầu tư vốn vào các đơn vị khác với mục đích kiểm lời hoặc đầu

48
tư vào đơn vị khác nhằm mục đích nắm quyền kiểm soát (hoặc có được quyền
chi phối ở mức độ nhất định) đối với một đơn vị khác như: đầu tư vào công ty
con, đầu tư vào công ty liên kết, v.v.
“ Tài sản dàỉ hạn khác: là những tài sản dài hạn còn lại chưa được xếp vào
các loại tài sản dài hạn trên như: các khoản phải thu dài hạn, chi phí trả trước
dài hạn, hay xây dựng cơ bản dở dang, v.v.
2.2. Nợphải trả
2.2.1. Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả
Tương tự như đôi với tài sản, để bảo đảm cơ sở cho các đơn vị xác đinh nợ phải
trả được thống nhất và đúng đắn, trong hệ thống chuẩn mực kế toán đều có nêu
định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả.
Định nghĩa: Theo chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01) thì nợ phải
trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn ví phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
mà đơn vị phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Qua định nghĩa trên, nợ phải trả trứớc hết phải thể hiện là nghĩa vụ hiện tại của
đơn vị . Nghĩa vụ hiện tại là trách nhiệm của đơn vị ở thờỉ điểm hiện tại dối với
một tổ chức, cá nhân nào đó và đơn vị sẽ phải thực hiện trách nhiệm này trong
tương lai. Nghĩa vụ hiện tại được hình thành đối với đơn vị là từ các giao dịch
và sự kiện đã qua. Điều này được thể hiện trong thực tế như: qua giao dịch mua
hàng, đơn vị nhạn yề một lượng hàng họá nhưng chưà thanh toán tiền, sẽ hình
thành nợ phải trả người bán; qua giao dịch vay ngân hàng, đơn vị nhận về một
lượng tiền, sẽ hình thành nợ phải trả ngân hàng; hay trong hoạt động kinh
doanh, đơn vị đẳ cam kết bảo hành đối với sản phẩm hàng hoá bạn ra, sẽ hinh
thành nợ phải trả về bảo hành sản phẩm; hay từ sự kiện thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về nghĩa
vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có
lãi và khi doanh nghiệp có lãi mà chưa nộp thụế, se hình thành nợ phải trả về
thuế đối với Nhà nước, v.v.
Nghĩa vụ hiện tại chỉ phát sinh qua các giao dịch và sự kiện đã qua. Điều này
có nghĩa là những giao dịch, sự kiện đã xảy ra mới làm phát sinh nghĩa vụ hiện
tại. Còn đối với các cam kết để có được tài sản trong tương lai thì không làm
phát sinh nghĩa vụ hiện tại. Chẳng hạn, qua việc kỷ kết một hợp đồng mua
hàng thì chựa làm phát sinh nghĩa ỵụ hiện tại. Chỉ khi nắo giao dịch mua hàng
đã xảy ra, đơn vị đã nhận được hàng mà chưa thanh toán tiền thì mơi phát sinh
nghĩa vụ hiện tại.
Nghĩa vụ hiện tại trên phải được đơn vị thanh toán từ nguồn lực của mình.
Điều này có nghĩa là đơn vị sẽ phải sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện

49
nghĩa vụ hiện tại đối với một tổ chức, cá nhân nào đó và dẫn đến làm giảm
nguồn lực của mình. Nguồn lực được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ này thông
thường là tài sản bằng tiền, ngoài ra cũng có thể là những tài sản khác được tính
ra giá trị để thanh toán nghĩa vụ phải trả như: giá trị tài sản, hàng hoá được
chuyển giao hoặc dịch vụ được cung cấp (đối với trường hợp đơn vị nhận tiền
trước của khách hàng, hình thành khoản nợ khách hàng), hoặc thay thế nghĩa vụ
nợ này bằng nghĩa vụ nợ khác (vay người A thanh toán nợ người B), v.v.
Tiêu chuẩn ghi nhận: Một nghĩa vụ hiện tại sau khi đã thoả mãn định nghĩa về
nợ phải trả, còn phải thoả mãn về tiêu chuẩn thì mới được ghi nhận là nợ phải
trả của đơn vị. Chụẩn mực chung ở nước ta (VAS 01) quy định tiêu chuẩn ghi
nhận nợ phải trả gồm:
- Chắc chắn là đơn vị sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho
những nghĩa vụ hiện tại mà đơn vị phải thanh toán.
- Khoản nợ phải trả đó phải xậc định được một cách đáng tin cậy.
Như vậy, nợ phải trả chỉ được ghi nhận khi có sự bảo đâm chắc chắn là đơn vị
sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho nghĩa vụ nợ đó và đồng thời
giá trị của khoản nợ phải trả đó phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Những trường hợp hĩnh thành nên nghĩa vụ nợ, nhưng còn có khả năng là đơn
vị có thể không thanh toán nghĩa vụ nợ đó, hoặc việc thanh toán nghĩa vụ nợ
đó có chắc chắn hay không là cờn tuỳ thuộc vào một yếu tố nào đó, thì nghĩa
vụ nợ đó chưa được ghi nhận là nợ phải trả. Chẳng hạn, một đơn vị vi phạm
Luật Bảo vệ môi trường. Theo quy định của Luật này, đơn vị phải chịu nộp
phạt và nếu đơn vị chưa nộp thi sẽ hình thành một khoản nợ phải trả. Tuy
nhiên, nếu còn có sự chưa chắc chắn phải nộp do đơn vị khiếu nại vế một yếu
tố nào đó cần phải được xác minh một cách rõ ràng để khẳng định là đơn vị
đã vi phặm Luật, thì lúc này khoản sẽ nộp phạt đó chưa được ghi nhận là nợ
phải trả của đơn vị, mà thường đứợc yêu cầu trình bày trên Thuyết minh báo
cáo tài chính là khoản nợ tiềm tàng của đơn vị. Khoản phải nộp này chỉ được
ghi nhận là nợ phải trả của đơn vị khi các yếu tố được xác định một cách rõ
ràng, bảo đảm căn cứ để cơ quan chức nạng có thẩm quyền ra quyết định về
việc phải nộp phạt đôi với đơn vị.
Ngoài ra, tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả cũng yêu cầu khoản nợ đó phải được
xác định một cách đáng tin cậy. Đối vởi nợ phải trà được hình thành qua các
giao dịch mua hàng chưa thanh toán hay vay mượn tiền thì giá tậ khoản nợ
phải trả luôn đừợc xác định một cách đáng tin cậy thông qua giá trị hàng hay
tiền đớn vị nhận về. Còn đối với nợ phải trả được hình thành từ những quy định
mang tính pháp lý như các Luật vê Thuế quy định sộ thuế phải nộp, họặc Luật
Bảo vệ môi trường quy định về số tiền phải nộp phạt khi có sự vi phạm nào đó

50
của một đơn vị, thì giá trị của nợ phải trả (khoản phải nộp) phải được xác định
một cách dứt khoát, rõ ràng và bảo đảm được tính tin cậy thì mới được ghi nhận
là nợ phải trả.
2.2.2. Phân loại nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả đềư có thời hạn trả (thanh toán) nhất định và thời hạn trả
này có ý nghĩa rất ỉớn trong phân tích đánh giá tính hợp lý của việc sử dụng nợ
đê tài trợ cho các tài sản của đơn vị. Do vậy, kế toán phải dựa vào thời hạn
thanh toản để phân loại nợ phải trả nhằm đáp ứng thông tin cho phân tích về
nguồn tài trợ từ nợ phải trả. Cụ thể, dựa vào thời hạn thanh toán, nợ phải trả
được chia thành:
- Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 12
tháng. Trong thực té, có một số khoản nợ phải trả luôn được xác định là nợ
ngắn hạn như: nợ phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước, v.v. (vì những khoản nợ này đòi hỏi phải thanh toán nhanh, không thê
kéo dài đến 1 năm được). Còn lại các khoản nợ như: nợ vay .ngân hàng, nợ
phải trả người bán, v.v được xác định có phải là nợ ngắn hạn hay không phải
dựa vào quy định trong hợp đọng giữa 2 bên liên qụan đến khoản nợ được
hình thành, nếu thời hạn thanh toán trong vòng 12 tháng là nợ ngắn hạn. Nợ
ngắn hạn thường chỉ được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, vì như vậy,
thời gian đến hạn thanh toán của nợ phải trả và thời gian hoán chuyển thành
tiên của tài sản mới có sự tương ứng với nhau và mới được đánh giá là hợp lý
trong sử dụng nguồn tài trợ.
- Nợ dài hạn: lâ những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 12 tháng. Các
khoản nợ được xác định là dài hạn đều phải dựa vào quy định thống nhất giữa
2 bên liên quan đến khoản nợ được hỉnh thành, nếu thời hạn thanh toán trên
12 tháng là nợ dài hạn như: vay dài hạn (vay ngân hàng có thời hạn thanh toán
trện 12 tháng), khoản nợ người bán kéọ dài trên 12 tháng, v.v. Với thời hạn
thanh toán nợ kéo dài (trên 12 thầng), nên nợ dài hạn thường được sử dụng để
tài trợ cho tài sản dài hạn, vì có sự tương ứng với thời gian luân chuyển giá trị
của tài sản dài hạn (trên 12 tháng).
2.3. Vốn chủ sở hữu
2.3.1. Định nghĩa
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01) thì vốn chủ sở hữu là giá trị vốn
của doanh nghiệp, được tính bạng số chênh lệch giữa giá trị tài sản trừ đi nợ
phải trả.
Vôn chủ sở hữu phản ánh giá trị vốn tự có của doanh nghiệp và nó có mối liên
hệ chặt chẽ với tài sản và nợ phầi trả. vốn chủ sở hữu là phần còn lại cùa gỉá trị

51
tài sản sau khi trừ đi nợ phải trả. Với trường hợp doanh nghiệp không hoạt động
nữa (doanh nghiệp bị phá sản) thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp phải được
bán thanh lý để thu về bằng tiền, số tiền này trước hết phải thanh toán hêt các
khoản nợ phải trả, phần còn lại mới được chia (hóàn trả lại) cho các chủ sở hữu.
Chính vì vậy, Chuẩn mực kế toán chỉ nêu định nghĩa về vốn chủ sở hữu, không
nêu tiêu chuần ghi nhận vốn chủ sở hữu như đối với tài sản và nợ phải trả. Mặt
khác, với việc xác định vốn chủ sở hữu trên cơ sở hai yếu tố: tài sản và nợ phải
trả đã được định nghĩa và nêu tiêu chuẩn ghi nhận một cách chặt chẽ, thì vốn
chủ sở hữu cũng sẽ được xác định một cách chặt chẽ, không cần phải nêu tiêu
chuẩn ghi nhận nữa.
2J.2. Phân loại
Để phục vụ cho quản lý, vốn chủ sở hữu thường được phân loại theo các tiêu
thức sau.
Theo nguồn gốc hình thành, Theo cách phân loại này, vốn chủ sở hữu được
chia thành hai loại:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: bao gồm vốn góp ban đầu khi thành lập doanh
nghiệp và vốn góp bổ sung trong quá trình họạt động của doanh nghiệp.
- vốn từ lợi nhuận để lại: Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận.
Lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đôi với Nhà
nước (nộp thuế), số còn lại sẽ thuộc về chủ sở hữu và được tính vào vôn chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Sau đó sẽ được phân phối theo các mục đích sử
dụng dựa trên quy chế tài chính đã được thông qua bởi các chủ sở hữu.
Như vậy, theo nguồn gốc hình thành, vốn chủ sở hữu thay đổi trong quá trình
hoạt động của đơn vị là do chủ sở hữu góp vốn, hoặc rút vốn, hoặc từ kêt quả
hoạt động (lãi hoặc lỗ) của đơn vị.
Theo mục đích sử dụng, Theo cách phân loại này, vốn chủ sở hữu được chia
thành các loại sau đây.
“ Vốn chủ sở hữu dùng cho mục đỉch kinh doanh của doanh nghỉệp: là vốn
chủ sở hữu tài trợ cho các tài sản dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
“ vẩn chủ sở hữu chuyên dùng: là vốn chủ sở hữu được xằc định dùng cho
những mục đích cụ thẻ nào đó, không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính,
Vốn chủ sở hữu dành cho đầu tư xây dựng cơ bản (Nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản), v.v. Nguồn gốc hình thành các vốn chủ sở hữu chuyên dùng
này thường là từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp.

52
- vốn chủ sở hữu khác: là phần vốn chủ sở hữu khi chưa được xác định đùng
vào mục đích gì như: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá
lại tài sản, y.v. Sau khi xác định được mục đích sử dụng thì vốn chủ sở hữu
khác này cũng sẽ gia nhập vào các loại vốn chủ sở hữu như nêu trên.
Thông qua ba yếu tố: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trình bày ở trên,
người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình tài chính của đơn vị.
Thật vậy, qua yếu tố tài sản ta sẽ thấy được quy mô và cơ cấu tài sản của đơn
vị. Còn hai yếu tố: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được gọi chung là nguồn vốn
của đơn vị, nó thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của đơn vị. Thông tin về
nguồn vốn, mà cụ thể là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, người sử dụng thông tin
sẽ đánh giá được cơ cấu các nguồn tài trợ cho tài sản của đơn vị (trong toàn bộ
tài sản của đơn vị thì có bao nhiêu được tài trợ bằng nợ phải trả và bao nhiêu
được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu). Mỗi ngũồn tài trợ này sẽ nói lên tính chất
khác nhau về mặt pháp lý đối với tài sản của đơn vị. Đổi với tài sản được tài trợ
từ nợ phải trả thì đơn vị phải cam kết về thời hạn thanh toán nợ cho các chủ nợ.
Còn đối với tài sản được tài trợ từ vốn chủ sở hữu thì đơn vị không phải cam
kết về thanh toán nợ và được coi là phần giá trị tài sản tự có của đơn vị.
Như vậy, nếu một đơn vị (A) có phần tài sản được tài trợ từ nợ phải trả càng
nhiều và phần tài sản được tài trợ từ vốn chủ sở hữu càng ít thì ập lực về thanh
toán nợ sẽ rất lớn, đơn vị có thể rơi vào thế bị động trong việc ứng phó với các
khoản nợ khi đến hạn trả, đơn vị sẽ rất khó khăn về tài chính và có thể rơi vào
tình trạng phá sản. Còn nếu một đơn vị (B) có tài sản được hình thành theo cơ
câu nguồn tài trợ ngược lại (từ nợ phải trả ít, từ vốn chủ sở hữu nhiều) thì đơn
vị sẽ ít bị áp lực về thanh toán nợ, đơn vị có khả năng tự chủ về tài chính tốt
hơn trong thực hiện các hoạt động của mình. Với trường hợp này, có thể nhận
xét rằng đơn vị B có tinh hình tài chính tốt hơn đơn vị A. Qua đây có thể nói,
chính từ ba yếu tố: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu đã giúp người sử dụng
thông tin đánh giá được tình hình tài chính của đơn vị, nên người ta gọi đây là
ba yếu tố phản ánh tình hình tài chính của đơn vị. Vào cuối kỳ kế toán, ba yéu
tố này sẽ được kế toán xử lý theo những mục cụ thể hơn và đưa lên báo cáo tài
chính (Bảng cân đối kế toán) để cung cấp cho người sử dụng.
2.4. Doanh thu
2.4. ỉ, Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận
Định nghĩa: Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường vầ các hoạt động khác của doanh nghiêp, góp phần làm tăng vốn chủ
sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cô đông hoặc chủ sở hữu (theo
VASOÍ).

53
Định nghĩa trên bao hàm cả doanh thu và thu nhập khác. Điều này có nghĩa là
doanh thu và thu nhập khác đều có cùng bản chất là giá trị các lợi ích mà doanh
nghiệp thu được trong kỳ kê toán. Tuy nhiên, giữa doanh thu và thu nhập khác
cũng có sự khác nhau nhất định về tính chất của lợi ích thu được (sẽ trình bày
rõ hơn ở mục tiếp theo).
Giá tri các lợi ích mà doanh nghiệp thu được chủ yếu là từ hoạt động sản xuất
kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: lợi ích thu được qua hoạt động
bán hàng hay cung cấp dịch vụ, lợi ích thu được qua hoạt động đầu tư vôn vào
đơn vị khác, v.v. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn có thể
thu được những lợi ích khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như: các
khoản thu được từ việc bán thanh lý tài sàn không còn sử dụng được, hay thu
tiên nộp phạt từ đơn vị khác vì đã vi phạm hợp đông với doanh nghiệp, v.v.
Định nghĩa về doanh thu còn lưu ý: lợi ích mà doanh nghiệp thụ được phải
dẫn đển làm tăng vốn chủ sở hữu thì mới được gọi là doanh thu. Đây là tính
chất rất quan trọng, làm căn cứ để xem xét một lợi ích nào đó doanh nghiệp
thu được có phải là doanh thu hay không. Ví dụ, doanh nghiệp thu được tiền
từ khách hàng trả tiền mua hàng kỳ trước (kỳ trước khách hàng mua chịu).
Đây là lợi ích thu được trong kỳ của doanh nghiệp, tuy nhiên nó không dẫn
đến làm tăng vốn chủ sở hữu trong kỳ mà chỉ làm giảm khoản phải thu khách
hàng, nên nó không phải là doanh thu trong kỳ (doanh thu đã được ghi nhận ở
kỳ trước, khi khách hàng mua hàng). Ngoài ra, còn có trường hợp cần phải
chú ý là cổ đông hay chủ sở hữu góp vốn. Khi cổ đông hay chủ sở hữu góp
vốn thì cũng là lợi ích thu được và làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp, nhưng đây là trường hợp ngoại lệ, không được xem là doanh thu của
doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ghi nhận: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01) thì doanh
thu và thu nhập khác được ghi nhận khi lợi ích kinh tế thu được có liên quan
đến sự tăng lên của tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá tậ tăng lên hoặc
giảm bớt đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Như vậy, tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu gắn liền với tiêu chuẩn ghi nhận tài
sản hoặc tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả. Một lợi ích nào đó doanh nghiệp thu
được, để được ghi nhận là doanh thu thì lợi ích đó phải bảo đảm được tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản, tức là liên quan đến một tài sản tăng lên; hoặc phải
bảo đảm được điều kiện ghi nhận một khoản nợ phải trả giảm đi. Một cách
gián tiếp, với một sự việc nào đó phảt sinh dẫn đến doanh nghỉệp thu được lợi
ích thoả mãn được định nghĩa về doanh thu, nhưng có đủ tiêu chuẩn để ghi
nhận là doanh thu hay không, ta còn phải Xém lợi ích đó có thoả mãn được
tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản tăng lên hay nợ phải trả giảm xuống hay không.
Ví dụ, với các trường hợp doanh nghiệp được biếu tặng, nếu vật phẩm được

54
biếu tặng đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản thì đồng thời cũng sẽ đủ tiêu chuẩn
ghi nhận là doanh thu (trong trường hơp này là thu nhập khác). Còn nếu vật
phẩm được biếu tặng không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản, ví dụ vật phẩm
biếụ tặng là bản thiết kế về công nghệ sản xuất sản phẩm mới, nhưng bản thiết
kế này không thể triển khai thực hiện được ở doanh nghiệp, đồng thời doanh
nghiệp cũng không thể bán lại cho ai được, tức là nó không thoả mãn tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản (tiêu chuẩn: chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai), nên khoản nhận biếu tặng này cũng không đủ tiêu chuẩn ghi nhận
là doanh thu (thu nhập khác) của doanh nghiệp.
2.4.2. Phân loại
Có thể thấy, doanh thu có được là từ các hoạt động cùa doanh nghiệp. Do vậy,
để xem xẻt doanh thu gồm những loại như thể nào, ta phải dựa vảo các hoạt
động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Cụ thể, gồm các hoạt động:
- Hoạt động sử dụng vôn vào kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, bao gôm:
•+ Hoạt động sử dụng vốn vào kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ:
Dọanh thu được tạo ra từ hoạt động này, gọi là doánh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
+ Hoạt dộng sử dụng vốn vào đầu tư như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư
vào đơn vị khác, v.v. gọi chung là đầu tư tài chính. Doanh thu được tạo ra từ
hoạt động này, gọi là doanh thu hoạt động tài chính.
- Hoạt động khác, không mang tính chất sử dụng vốn để tìm kỉếm lợi nhuận,
nhưng cũng có thể phát sinh những lợi ích thu được như đã được nêu ở trên
(tiền thu từ bán thanh lý tài sản, tiền thu từ đơn vị khác nộp phạt, V.V.), các
khoản thu được này gọi là thu nhập khác.
Như vậy, dựa vào các hoạt động của doanh nghiệp ta có thể chia doanh thu
thành các loại:
- Doanh thu bản hàng và cung cấp dịch vụ;
- Doanh thu hoạt động tài chính;
- Thu nhập khác.
Doanh thu, gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và doanh thu hoạt
động tài chính đều có tính chất giống nhau là từ hoạt động sử dụng vốn để tìm
kiếm lợi nhuận, chỉ có khác nhau là: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
là từ hoạt động sử dụng vốn vào kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đế
tim kiếm lợi nhuận; còn doanh thụ hoạt động tài chính là từ hoặt động sử
dụng vốn vào đầu tư tài chính để tìm kiếm lợi nhuận. Giữa doanh thu và thu
nhập khác như trên đã nêu là có khác, nhau nhất định vê tính chât của lợi ích
thu được: doanh thu thể hiện lợi ích thu được từ hoạt động sử dụng vốn để tìm

55
kiếm lợi nhuận, còn thu nhập khác không thể hiện lợi ích thu được từ hoạt
động sử dụng vốn để tìm kiếm lợi nhuận mà là những lợi ích tự phát sinh
trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thấy có thể tận dụng, thu hồi được đê
tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất là giống nhau:
đều là lợi ích thu được và dẫn đến làm tăng vốn chủ sở hữu, cho nên trong
thực tế có những trường hợp người ta dùng từ “doanh thu” theo nghĩa rộng
bao hàm cả doanh thu và thu nhập khác.
2.5. Chi phí
2.5.1. Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận
Định nghĩa: Theo chuẩn mực Việt Nam (VAS 01) thì chi phí là tổng giá trị
các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản
tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến
làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc
chủ sở hữu.
Với định nghĩa trên, chi phí là ngược lại với doanh thu. Nêu doanh thu là giá
trị các lợi ích thu được thì chi phí là giá trị các khoản làm giảm lợi ích. Các
khoản làm giảm lợi ích này được thể hiện dưới một trong các hình thửc sau:
- Các khoản tiền chi ra như: chi trả tiền điện, nước, điện thoại đã sử dụng cho
hoạt động quản lý trong kỳ, chi trả tiền tiếp khách, v.v.
- Các khoản khấu trừ tài sản (làm giảm tài sản) như: giá tậ sản phẩm, hàng
hoá chuyển giao cho khách hàng khi bán sản phâm, hàng hoá cho khách hàng,
khấu hao tài sản cố định sử dụng cho các hoạt động quản lý trong kỳ, v.v.
” Làm phát sinh các khoản nợ phải trả như: điện, nước, điện thoại đã sử dụng
cho hoạt động quản Ịý trong kỳ nhưng chưa trả tiền, tiền lương tính cho cán
bộ, nhân viên quản lý trong kỳ nhưng chưa thanh toán, v.v.
Định nghĩa về chi phí cũng lưu ý: các khoản làm giảm lợi ích kinh tế phải dẫn
đên làm giảm vốn chủ sở hữu thì mới được xem là chi phí. Đây là đặc tính rất
quan trọng, làm căn cứ đê xem xét một khoản làm giảm lợi ích kinh tế tronệ
kỵ có phải là chi phí hay không. Chẳng hạn như doanh nghiệp chi trả nợ ve
tiền mua hàng ở kỳ trước (kỳ trước mua chịu). Khoản tiền chi ra này làm giảm
lợi ích đang có của doanh nghiệp, tuy nhiên nó chỉ nhằm vào giảm nợ phải
trả, chứ không dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, nên nó không được xem là
chi phí. Ngọài ra, còn có trường hợp làm giảm vốn chủ sở hữu do phân phối
cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp chi tiền để chia cổ tức cho cổ
đông hoặc hoàn trả lại vốn cho chủ sở hữu thì nó sẽ làm giảm lợi ích đang có
của doanh nghiệp và cũng dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu, nhưng đây là trường
hợp ngoại lệ, không được xem là chi phí.

56
Tiêu chuẩn ghi nhận: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01) thì chi
phí được ghi nhận là chi phí khi các khoản làm giảm lợi ích kinh tế có liên
quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác
định được một cách đáng tin cậy.
Với tiếu chuẩn nêu trên, việc ghi nhận là chi phí còn đòi hỏi phải thoả mãn
tiêu chuẩn ghi nhận, gồm:
- Khoản giá trị làm giảm lợi ích kinh tế phải được xác định thông qua việc
giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả nào đó;
“ Giá trị giảm (tăng) đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Như vậy, tiêu chuẩn ghi nhận chi phí gắn liền với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản
hoặc nợ phải trả. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn ghi nhận này, trường hợp một
khoản làm giảm lợi ích kinh tế thể hiện qua một tài sản giảm xuống và đã thoả
mãn định nghĩa vê chi phí thì nó cũng sẽ thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận chi
phí, vì đây là sự giảm đi của một tài sản đã thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn
ghi nhận tài sản trước đó. Còn với trường hợp một khoản làm giảm lợi ích
kinh tế thể hiện qua nợ phải trả tăng lên và đã thoả mãn định nghĩa về chi phí
thì thường là nó cũng đủ tiêu chuẩn ghi nhận là chi phí.
Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt, ta còn phải xem xét kỳ nợ phải trả
đó có bảo đảm được tiêu chuẩn ghi nhận hay không. Nếu tiêu chuẩn ghi nhận
nợ phải trả không được bảo đảm thì nó sẽ không được ghi nhận là chi phí.
Chang hạn, cũng với ví dụ được trình bày ở mục 2.2.1. Một đơn vị vi phạm
Luật Bảo vệ môi trường. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đơn vị
phải chịu nộp phạt một sô tiên nhất định, tức là phải chịu chi phí cho việc vi
phạm Luật này. Tuy nhiên, nếu còn có sự không chắc chắn phải nộp phạt do
đơn vị còn khiếu nại về một yếu tố nào đó cần được xác minh một cách rõ
ràng để khẳng định chắc chắn là đơn vị đã vi phạm Luật. Yếu tố không chắc
chắn này thể hiện là chưa đủ tiêu chuẩn để ghi nhận nợ phải trả về khoản tiền
nộp phạt và lúc này cũng sẽ chưa đủ tiêu chuẩn để ghi nhận một khoản chi phí
về nộp phạt phát sinh ở đơn vị.
2.5.2, Phân loại
Chi phí được trình bày ở trên là những chi tiêu trong kỳ nhằm để tạo ra doanh
thu (hoặc gắn liền với doanh thu được tạo ra trong kỳ) của đơn vị và được gọi
là chi phí thời kỳ. Chi phí này sẽ được trừ vào doanh thu để xác định kết quả
kinh doanh (lãi, lỗ) trong kỳ của đơn vị, nên còn gọi là chi phí dùng để xác
định kết quả kinh doanh. Thông tin về kết quả kinh doanh là rất quan trọng
mà kế toán phải xử lý để cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Do vậy, trong
chuẩn mực kế toán chỉ tập trung trình bày về loại chi phí này với tư cách là
một ýếu tố của báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh),

57
cùng với yếu tố doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ và phản :
ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài chi phí thời kỳ trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
còn phát sinh những chi phí khác nữa. Những chi phí này không phải là •
những khoản chi tiêu trong kỳ để tạo ra doanh thụ như chi phí thời kỳ nêu
trên, mà nhằm để tạo nên hoặc làm gia tăng giá trị của một tài sản và được gọi :
là chi phí hình thành tài sản hay còn gọi là chi phí vốn hoá.
Như vây, xem xét theo nghĩa rộng, chi phí là sự hy sinh hay tiêu tốn nguồn ;
lực để đạt được một mục đích nào đó: có thể là mục đích tạo ra doanh thu ị
hoặc mục đích gia tăng giá ựị tài sản. Với mục đích tạo ra doanh thu (hoặc ;
gắn liền với doanh thu được tạo ra trong kỳ) thì nó là chi phí thời kỳ, còn với :
mục đích làm gia tăng giá trị tài sản thì nó là chi phí vốn hoá.
Qua trình bày trên ta thấy, chi phí bao gồm hai loại: chi phí thời kỳ và chi phí ■
vốn hoá
- Chi phí thời kỳ: Như đã được trình bày ở trên là những chi tiêu nhằm để tạo 4
ra doanh thu (hoặc gắn liền với doanh thu được tạo ra) trong kỳ của đơn vị và ;
sẽ được kết chuyển hết để trừ vào doanh thu, xác định kết quả kinh doanh
trong kỳ, còn được gọi là chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
“ Chi phí vốn hoá: Là chi phí khi phát sinh sẽ được chuyển hoá (tính chuyển)
vào giá trị của tài sản, có thể là chuyển hoá để hình thành nên giá trị tài sản
mới hoặc chuyển hoá để gia tăng giá trị của tài sản hiện có. Loại chi phí này
không làm tiêu tốn mất đi một nguồn lực mà chỉ là sự chuyển hoá nguồn lực
từ hình thái này sang hình thái khác. Sau đây là các ví dụ về chi phí vốn hoá.
+ Chi phí bằng tiền để vận chuyển nguyên vật liệu đã muá về nhập kho, là chi
phí vổn hoá. Nó chuyển hoá một lượng giá tậ bằng tiền để gia nhập vào giá trị
của nguyên vật liệu nhập kho.
+ Chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm, là chi phí vốn hoá.
Nó chuyển hoá một lượng giá trị nguyên vật liệu được sử dụng đê hình thành
nên giá trị của sản phẩm được sản xuât ra.
+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị dùng cho sản xuất sản phẩm, là chi phí
vốn hoá. Nó chuyển hoá một lượng giá trị hao mòn của máy móc thiết bị trong
quá trình sản xuất vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra.
Ba loại chi phí trên là nhung ví dụ đơn giản, mang tính phổ biến và rõ ràng về
chi phí vốn họá. Trong thực tế có nhiều trường hợp phức tạp, cần phải phân
tích lạm rõ chi phí đó có liên quan làm gia tăng giá trị tài sản hay không để xác
định là chi phí vốn hoá haỵ chi phí thời kỳ. Những trường hợp này thường
được nêu thành những quy định trong các chuẩn mực kế toán có liên quan để

58
hướng dẫn cho thực hành kế toán. Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định,
kế toán có thể linh hoạt trong việc xác định chi phí thời kỳ và chi phí vốn hoá
cho phù hợp vởi yêu cầu về thông tin của các nhà quận trị doanh nghiệp.
Chi phí vốn hoá nói chung như nêu trên là những chi phí có liên quan làm gia
tăng giá trị tài sản. Trong chi phí vốn hoá nói chung này, có những chi phí chỉ
phát sinh trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, giá trị những chi phí
này được chuyển hoá thành giá trị của sản phẩm sản xuất ra (gọi là thành
phẩm). Những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm
được gọi là chi phí sản phẩm (sẽ được trình bày rõ hơn ở mục 2.7.2. Đo lường
tài sản hình thành từ quá trình sản xuất trong Chương 4). Như vậy, chi phí
sản phẩm cũng là chi phí vốn hoá, nhưng nó được xem xét trong một trường
hợp cụ thể, đó là trường hợp những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
để hình thành nến giá trị của thành phẩm.
Phân biệt chi phí vốn hoá và chi phí thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong xử lý
thông tin kê toán, vì nó có liên quan đến việc xác định các yếu tố của đôi
tượng kế toán (cũng là những yếu tố của báo cáo tài chính), mà trực tiếp là
yếu tố tài sản và yếu tố chi phí. Từ đó liên quan đến thông tin về tài sản, chi
phí và kết quả kinh doanh trong kỳ “ thông tin rất qúan trọng đối với những
ngưởi sử dụng thông tin kế toán. Với một chi phí phát sinh, nểu ta nhận diện
không đúng là chi phí vốn hoá hay chi phí thời kỳ sẽ ảnh hưởng làm sai lệch
thông tin về tài sản, chi phí và lợi nhuận. Chẳng hạn, trường hợp một khoản
chi phí phát sinh là chi phí thời kỳ, nhưng do hiểu sai là chi phí vốn hoá, nên
đã ghi tăng tài sản mà đúng ra lằ phải ghi tăng chi phí. Lúc này, thông tin kế
toán sẽ sai lệch: thông tin về tài sản tăng lên, thông tin về chi phí giảm và lợi
nhuận tăng. Sai lệch này cũng thể hiện trên báo cáo tài chính và sẽ ảnh hưởng
đen người sử dụng thông tin kế toán.

3. Cân bằng kế toán, ảnh hưởng củạ nghiệp vụ kỉnh tế đến cân bằng kế toán
và sự hình thành quan hệ đối ứng kê toán
L
3. Cận bằng kế toán
Cân bạng kế toán là mối quan hệ cân đối giữa các yếu tố của đối tượng kế
toấn. Như đã nêu, tài sản và nguồn vốn là hai mặt của cùng một đối tượng: tài
sản thể hiện những cái đang cố trong quá trình hoạt độhg của đơn vị, còn
nguồn vốn thể hiện từ đâu hình thành ra các tài sản ở đơn vị.
Vì là biểu hiện hai mặt của cùng một đối tượng, nên ta luôn luôn có: Tổng tài
sản = Tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn hay nguồn hình thành tài sản chỉ
baọ gôm: nợ phải trả và vôn chủ sở hữu, nên ta có:
Tài sản = Nợ phải trả + vỗn chủ sở hữu (i)

59
Đây là cân bằng cơ bản của kế toán, xuất phát từ đặc tính nghiên cứu của kế j
toán là tài sản phải được xem xét trong mối quan hệ với nguồn hình thành ra J
tài sản. Nguồn hình thành ra tài sản được khái quát lại gồm hai yếu tố: Nợ j
phẳi trả và Vốn chủ sở hữu, nên hai yếu tố này luôn cân bằng với yếu tố Tài ị
sản và tạo thành cân bằng kế toán như trên. Từ (1) ta còn suy ra: ■{
Vốn chủ sở hữu - Tài sản - Nợ phải trả (2) Ị
Cân bằng (2) phản ánh giá trị hiện có của chủ sở hữu được xác định như thế j
nào. Đó là giá trị còn lại của tài sản sau khi trừ đi nợ phải trả. Nó thể hiện, í
vốn chủ sở hữu chỉ được xác định sau khi đã xác định được tài sản và nợ phải ỉ
trả của đơn vị. I
Ngoài ra, trong đối tượng kế toán như đã nêu, không phải chỉ có ba yếu tố Ị
trên, mà còn hai yếu tố nữa là doanh thu và chi phí. Như vậy, mối quan hệ cân Ị
bằng bao quát giữa tất cả các yếu tố của đối tượng kế toán sau một thời kỳ Ị
hoạt động của đơn vị sẽ như thế nào?
Từ những nội dung đã trình bày, ta có: Doanh thu - Chi phỉ = Lợi nhuận j
Trong đó, lợi nhuận tạo ra trong quá trình hoạt động của đơn vị là thuộc về
chủ sở hữu, hay nói cách khác, lợi nhuận tạo ra sẽ gia nhập, làm tẳng vốn chủ ị
sở hữu của đơn vị. Lúc này, cân bằng (1) bao hàm cả lợi nhuận được tạo ra :
trong kỳ; và do vậy có thể được viết lại như sau:
Tài sản - Nợ phải trả + (Vồn chủ sở hữu + Lợi nhuận)
hay Tài sản = Nợ phải trả + (Vốn chủ sở hữu 4- Doanh thu - Chỉ phỉ) (3)
Ngoài cách lập luận trên, ta còn có thể lập luận theo cách khác, dựa vào định
nghĩa về doanh thu và chi phí: Doanh thu là giá trị lợi ích thu được và sẽ dẫn ;
đến làm tăng vốn chủ sở hữu, còn chi phí là giá trị các khoản làm giảm lợi ích
và sẽ dẫn đến lảm giảm vốn chủ sở hữu (xem lại định nghĩa doanh thu và chi ■
phí ở phần trên). Như vậy, từ (1) ta cũng có thể viết được:
Tài sản - Nợphải trả + (Vốn chủ sở hữu 4- Doanh thu - Chỉ phỉ) (3)
Với tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nợ phải trả gôm nợ ngăn
hạn và nợ dài hạn, do vậy cân bằng (3) còn có thể được viết chi tiết hơn:
Tài sản ngắn hạn 4- _ Nợ phải trả ngan hạn 4- Nợ phải trả dài hạn
Tài sản dài hạn + vốn chủ sở hữu 4- Doanh thu - Chỉ phỉ (3*)
Cân bằng (3) hoặc (3*) là cân bằng kế toán bao quát tất cả các yếu tố của đối
tượng kế toán, do vậy bất cứ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào cũng sẽ ảnh
hưởng đến cân bằng kế toán này.

60
3,2, Ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến cân bằng kế toán và sự hình
thành quan hệ đối ứng kế tữản
Hoạt động của đơn vị được thể hiện qua những sự việc cụ thể như: chi tiền
mua nguyên vật liệu, chi tiền thanh toán nợ lương người lao động, bán hàng
thu tiền, vay tiên từ ngân hàng v.v. Mỗi sự việc cụ thể này được gọi là một
nghiệp vụ kinh tê phát sinh. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì bao giờ
cũng liên quan đên những yếu tố của đối tượng kế toán như: nghiệp vụ chi
tiền mua nguyên vật liệu liên quan đến hai đối tượng thuộc yếu tố tài sản (tiền
và nguyên vật liệu), nghiệp vụ chi tiền thanh toán nợ lương liên quan đến yếu
tố tài sản (tiền) và yếu tố nợ phải trả (nợ lương người lao động), v.v.
Với cân bằng kế toán như nêu trên, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì bao
giơ cũng sẽ liên quan đến những yếu tố trong cân bằng kể toan, hay nói cách
khác là ảnh hưởng đến cân bằng kế toán, ở đây ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng
này đối với cân băng kê toán thông qua một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
của một công ty cụ thể ~ Công ty ANAM.
Công ty ANAM được thành lập ngày 1/1/20X1, là một đơn vị kinh doanh
thương mại. Đây là công ty tư nhân, do ông Nam bỏ vốn thành lập, gồm một
toà nhà dùng làm văn phòng lăm việc trị giá 12 tỉ đồng và tiền gửi ngân hàng
; ■ là 8 tỉ đồng. Trong tháng đầu hoạt động, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(đơn vị tính: nghìn đồng):
1. Mua hàng hoá về nhập kho mất 45.000, đã trả bằng chuyển khoản qua
ngân hàng.
2. Mua một dàn máy tính trị giá 150.000, chưa thanh toán cho người bán.
3. Công ty chuyển khoản trả hết tiền nợ cho người bán (nợ được ghi nhận ở
nghiệp vụ 2).
4. Người chù rút bớt vốn về bằng tiền gửi ngân hàng: 100.000.
5. Công ty bán hàng hoá cho khách hàng trị giá 50.000. Khách hầng đã thanh
toán bằng tiền mặt.
6. Chi phí điện nước trong tháng Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt:
30.000.
7. Vay ngân hàng trả nợ cho người bán: 100.000.
Cân bằng kế toán được xác lập khi Công ty thành lập và ảnh hưởng của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến cân bằng kế toán của Công ty như sau:
- Cân bằng kế toán khi Công ty được thành lập:
T5 ngắn hạn + TS dài hạn = Nợ phải trả + vốn CSH + Doanh thu - Chi phỉ
8.000.000 + 12.000.000= 0 + 20.000.000

61
- Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Nghiệp vụ 1: Ảnh hưởng đến hai đối tượng thuộc tài sản ngắn hạn. Cụ thể là
hàng hoá tăng và tiền gửi ngân hàng giảm. Nghiệp vụ này làm thay đổi cơ cấu
tài sản, nhưng tổng tài sản không đổi. Do vậy, cân bằng kế toán được duy trì.
Cân bằng kế toán sau nghiệp vụ này:
(8.000.000 + 45.000-45.000) + 12.000.000 = 0 + 20.000.000
8.000.000 + 12.000.000 - 0 + 20.000.000
Nghiệp vụ 2: Ảnh hưởng đến cả hai đối tượng đó là tài sản và nợ phải trả. Cụ
thể là cả tài sản dài hạn (dàn máy tính) và nợ phải trả (nợ phải trả người bán)
cùng tăng. Nghiệp vụ này làm thay đổi cả cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn,
làm tong tài sản và tổng nguồn vốn tăng lên với cùng một lượng giá trị nên
cân bằng kế toán được duy trì. Cân bằng kế toán sau nghiệp vụ này:
8.000.000 + (12.000.000+ 150.000) - (0 + 150.000)+ 20.000.000
8.000.000 + 12.150.000 = 150.000 + 20.000.000
Nghiệp vụ 3: Ảnh hường đến cả hai đối tượng đó là nợ phải trả và tài sản. Cụ
thể là cả nợ phải trả (phải trả người bán) và tài sản ngắn hạn (tiền gửi ngân
hàng) cùng giảm. Nghiệp vụ này làm thay đổi cả cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn
vốn, làm tổng tài sản và tổng nguồn vốn giảm đi với cùng một lượng giá trị nên
cân bằng kế toán được duy trì. Cân bằng kế toán sau nghiệp vụ này:
(8.000.000-150.000) + 12.150.000 = (150.000-150.000) +20.000.000
7.850.000 + 12.150.000 = 0 + 20.000.000
Nghiệp vụ 4: Ảnh hưởng đến cả hai đối tượng đỏ là vốn chủ sở hữu và tài sản
ngắn hạn. Cụ thể là cả vốn chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu) và tài sản
ngắn hạn (tiền gửi ngân hàng) cùng giảm. Nghiệp vụ này làm thay đổi cả cơ
câu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, làm tổng tài sản và tổng nguồn vốn giảm đi
với cùng một lượng giá trị nên cân bằng kế toán được duy trì. Cân bằng kế
toán sau nghiệp vụ này:
(7.850.000-100.000) + 12.150.000 - 0 + (20.000.000-100.000)
7.750.000 + 12.150.000 - 0 + 19.900.000
Nghiệp vụ 5: Ảnh hưởng đến cả hai đối tượng đó là tàỉ sản ngắn hạn và doanh
thu. Cụ thể là cả tài sản ngạn hạn (tiền mặt) và doanh thu (và dẫn đến vốn chủ
sở hữu) cùng tăng. Nghiệp vụ này làm thay đổi cả cơ cấu tài sản và cơ cấu
nguồn vốn, ỉàm tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng lên với cùng một lượng giá
trị nên cân bằng kế toán được duy trì. Cân bằng kế toán sau nghiệp vụ này:
(7.750.000 + 50.000) + 12.150.000 = 0 + (19.900.000 + 50.000)
7.800.000 + 12.150.000 -0 + 19.950.000

62
Nghiệp vụ 6: Anh hưởng đến cả hai đổi tượng đó là tài sản ngắn hạn và chi phí.
Cụ thể là cả tài sản ngắn hạn (tiền mặt) và chi phí (và dẫn đến vốn chủ sở hữụ)
cùng giảm. Nghiệp vụ này làm thay đổi cả cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn,
làm tổng tài sản và tổng nguồn vốn giảm đi với cùng một lượng giá tri nên cân
bằng kể toán được duy trì. Cân bằng kế toán sau nghiệp vụ này:
(7.800.000 - 30.000) + 12.150.000 = 0 + (19.950.000-30.000)
7.770.000 + 12.150.000 = 0 + 19.920.000
Nghiệp vụ 7: Ảnh hưởng đến hai đối tượng thuộc nợ phải trả. Cụ thể là nợ
phải trả ngân hàng tăng và nợ phải trả người bán giảm. Nghiệp vụ này làm
thay đổi cơ cấu nguồn vốn, nhưng tổng nguồn vốn không đổi. Do vậy, cân
bằng kế toán giữa tài sản với nguồn vốn được duy trì. Cân bằng kế toán sau
nghiệp vụ này:
7.770.000 + 12.150.000 - (100.000 -100.000) + 19.920.000
7.770.000 + 12.150.000 - 0 + 19.920.000
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến cân bằng kế
toán, có thể rút ra kết luận:
- Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều ảnh hưởng đến ít nhất hai dối tượng
trong cân bằng kế toán. Sở dĩ nghiệp vụ nào cũng ảnh hưởng ít nhất đến hai
đối tượng như vậy là do cách đặt vẩn đề nghiên cứu về đổi tượng của kế toán
như đã trình bày ở phần đầu. Với cách đặt vấn đề nghiên cứu như vậy đã làm
cho đối tượng kế toán luôn mang tính hai mặt. Thật vậy, đối tượng của kể
toán là tài sản, mỗi tài sản đều có tính hai mặt: bản thân nó và nguồn hình
thành ra nó, tức là hình thành nên hai mặt: tài sản - nguồn vốn. Còn sự biến
động của tài sản hoặc sự biến động của nguồn vốn bao giờ cũng dẫn đến hai
mặt: biến động tăng (cái này tăng) - biến động giảm (cái kia giảm). Chính đối
tượng kế toán luôn có tính hai mật như vậy đã làm chó mỗi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh bao giờ cũng ảnh hưởng đến ít nhất là hai đốị tượng. Hai đổi tượng
này có thể là: tài sản - nguồn vốn, hay chỉ là tài sản: tài sản tăng - tài sản
giảm, hoặc chỉ là nguôn vôn: nguồn vốn tăng - nguồn vốn giảm.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh dù ảnh hưởng đến các đối tượng trọng cân
băng kế toán như thế nào thì cũng không bao giờ phá vỡ được tính cân bằng
đã được xác lập. Sở dĩ như vậy là vì sự biến động của các đối tượng kế toán
qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao giờ cũng cân bằng nhau. Điều này có
thể thấy quá sự khái quát vễ nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Nghiệp vụ
kinh tế phát sinh nếu liên quan đến biến động theo hai mặt của tài sảh, tửc tài
sản - nguồn vốn thì hai mặt này là của cùng một đối tượng nên lượng biến
động phải luôn bằng nhau (mặt này biến động tăng/giảm bao nhiêu, mặt kia

63
cũng biến động tãng/giảm bấy nhiêu). Còn nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ
liên quan đến một mặt (mặt tài sản hoặc mặt nguồn vốn) thì cái này biến động
tăng bao nhiêu, cái kia sẽ biến động giảm bấy nhiêu (theo định luật bảo toàn
vật chất).
Có thể rút gọn hơn về kết luận trên: Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao giờ
cũng ảnh hưởng đến ít nhất hai đối tượng kế toán và sự ảnh hưởng này luôn
có sự cân bằng nhau về sự biến động giữa các đối tượng. Kết luận này dẫn
đến một khái niệm trong kế toán, đó là quan hệ đối ứng kế toán.
Quan hệ đối ứng kể toán là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ về sự biến
động cân bằng nhau giữa các đối tượng kế toán qua mỗi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều sẽ hình thành nên một quan hệ đối ứng
kế toán. Và như vậy, trong thực tế sẽ hình thành nên rất nhiều quan hệ đối
ứng kế toán, tuy nhiên khi sắp xếp lại thì chỉ gồm bốn loại như khái quát ở sơ
đồ sau.

Thay đổi cơ Thay đổi cơ


Loại 3 cấu tài sản và cấu tài sản và Loại 4
nguồn vốn nguồn vốn

Sơ đồ 2.1 - Các loại quan hệ đối ứng kế toán


Có thể nêu rõ hơn về bốn loại quan hệ đối ứng kế toán thể hiện ở sơ đồ trên
như sau:
- Loại 1 gồm các nghiệp vụ chỉ liên quan đến tài sản: Tài sản tăng - Tài sản
giảm. Các nghiệp vụ thuộc loại quah hệ đối ứng kế toán này làm thay đổi cơ
cấu tài sản nhưng tổng tài sản không đổi. Do vậy, cân bằng kế toán không
thay đổi (nhừ nghiệp vụ 1 trong ví dụ trên).
“ Loại 2 gồm các nghiệp vụ chỉ liên quan đến nguồn vốn: Nguồn von tăng -
Nguồn vốn giảm. Các nghiệp vụ thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán này làm
thay đổi cơ cấu nguồn vốn nhưng tổng nguồn vốn không đổi. Do vậy, cân
bằng kế toán không thay đồi (như nghiệp vụ 7 trong ví dụ trên).

64
• • - Loại 3 gôm các nghiệp vụ liên qúan đêii cả tài sản và nguôn vôn: Tài sản
ị tăng - Nguồn vốn tăng. Các nghiệp vụ thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán này
t làm thay đổi cả cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, làm tổng tài sản và tổng
nguồn vốn đều tăng lên với cùng một lượng giá trị. Do vậy, cả hai vế của cân
bằng kế toán tăng lên (như nghiệp vụ 2 trong ví dụ trên).
ị . - Loại 4 gồm các nghiệp vụ liên quan đến cả tài sản và nguồn vốn: Tài sản
ị giảm - Nguồn vốn giảm. Các nghiệp vụ thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán
này làm thay đổi cả cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, làm tổng tài sản và
ị ' tông iiguôn vôn đêú giảrii đi với cùng một lượng giá trị. Do vậy, cả hai vê của
ỈỆị cân bằng kế toán giảm xuống (như nghiệp vụ 3 và 4 trong ví dụ trên).
Hiểu đầy đủ về các quan hệ đối ứng kế toán trên là nền tảng quan trọng để
nghiên cứu phương pháp ghi kép được trình bày ở chương tiếp theo.

CÂU HỎI THẤO LUẬN

ÍỆ1. Phân tích chỉ ra những yếu tố của đối tượng ké toán.
í'. 2. Nguồn vốn là mặt thứ hai của tài sản, nói lên sự hình thành tài sản, nhưng vì
sao nó không phải ià một yếu tố trong các yếu tố của đối tượng kế toán.
/ ' 3. Hãy nêu minh hoạ một nguồn lực và phân tích chỉ ra nó thoả mãn định nghĩa
về tài sản, nhưng không thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản. Tương tự như
vậy hãy nêu minh hoạ đối với nợ phải trả.
4. Nêu định nghĩa về vốn chủ sở hữu. Lý giải vì sao vốn chủ sở hữu chỉ có định
nghĩa, không có tiêu chuẩn ghi nhận như đối với tài sản và nợ phải trả.
5. Phân tích làm rõ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu. Tiêu chuẩn ghi nhận doanh
thu khác với nguyên tắc ghi nhận doanh thu như thế nào? Nêu minh hoạ một
trường hợp lợi ích thu được thoả mãn tiêu chuẩn ghỉ nhận dõaiih thu và một
trường hợp không thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu.
6. Chi phí được nêu trong định nghĩa, được gọi cụ thể hơn là chi phí gì? Phân
tích làm rõ sự khác nhau giữa chi phí này với chi phí vợn hoá và giữa chi phí
vốn hoá với chi phí sản phầm.
7. Phân tích làm rổ đặc tính của các đối tượng kế toán dẫn đến hình thành các
cân bằng kế toán.
8. Khái niệm về quan hệ đôi ứng kế toán. Phân tích ảnh hưởng của từng loại
quan hệ đối ứng kế toán đến các đối tượng kế toán và cân bằng kế toán.

BÀI TẬP

Bài 1. Anh (chị) hãy căn cứ vào định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản để phân
tích các trường hợp sau có được ghi nhận là tài sản củá đơn vị không.

65
a) Quá trình sản xuất sản phẩm acetylen của Công ty ABC sử dụng nguyên
vật liệu đầu vào là khí trời. Khí trời này có được ghi nhận là tài sản của
Công ty không?
b) Công ty DKZ có kỳ kế toán là quý. Công ty ký hợp đồng thuê mặt bằng
hai năm để bán hàng, giá trị hựp đồng là 30.000.000 đồng. Công ty đã
thanh toán đủ khi thuê, số tiền đã thanh toán này được gọi là gì? Nó có
được ghi nhận là tài sản của Công ty không?
c) Apple là một thương hiệu nổi tiếng về máy tính và điện thoại di động. Với
thương hiệu này, Apple thu được lợi ích rất lớn thồng qua tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường. Apple có thể ghi nhận thương hiệu này là tài sản
không?
d) Công ty BIDI là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát. Qua
một thời gian tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn, Công ty đã mua thương hiệu
của một Công ty nước giải khát khác để gắn vào sản phẩm làm ra, nhờ đó
sản phẩm đã được tiêu thụ tốt hớn. Trị giá thương hiệu Công ty đã mua là
700.000.000 đồng. Thương hiệu này có được ghi nhận là tài sản của Công
ty không?
Bài 2. Sau đây là các khoản mục kế toán của Công ty ABC tại ngày 31/12/20X1
(ĐVT: nghìn đồng):
Khoản mục số tiền
~ Tiền mặt 2.000
“Hàng tồn kho 7.500
- Phải trả cho người bán 500
- Chi phí trả trước 500
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 50.000
“ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 100
- Nhà xưởng 30.000
- Phải trả người lao động 20
- Quỹ đầu tư phát triển 1.000
- Phải thu của khách hàng 15.000
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.380
Yêu cầu: Xác định giá trị các yếu tố: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu
của Công ty vảo ngày 31/12/20X1.

66
Bài 3. Có các mục từ báo cáo tài chính của Công ty ABC vào ngày 31/12/20X1
như sau (ĐVT: triệu đồng):
Khoản mục Số tiến
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
“ Tiền: 500
- Phải thu khách hàng: 1.500
- Vay ngân hàng: 3.000
- Đầu tư vào cồng ty con: 3.000
- Chứng khoán ngắn hạn: 1.200
- Phải trả người bán: 1.800
- Phải trả người lao động: 50
- Hàng họá: 1.000
- Công cụ dụng cụ: 200
- Chi phí trả trước: 250
“ Tài sản cố định: 3.500
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: 30
- Quỹ đầu tư phát triển: 1.500
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 500
Yêu cầu:
1. Sắp xếp các mục trên theo các yếu tố: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.
2. Thiết lập cân bằng kế toán vào ngày 31/12/20X1 của Công ty.
Bài 4. Anh (chị) hãy nhận diện mục nào trong các mục sau đây iả doanh thu của
Công ty ABC và giải thích tại sao. Đối với các mục được gọi chung là doanh
thu trên, anh (chị) hãy chỉ ra mục nào là thu nhập khác và giải thích.
a) Thu tiền khách hàng trả nợ.
b) Nhận tiên đâu tư của chủ sở hữu.
c) Thu tiền cho thuê mặt băng.
d) Thu tiền bán hàng.
e) Nhận tiền vay từ ngân hàng.
f) Nhận tiền cổ tức được chia.
g) Nhận tiền từ đơn vị khác nộp phạt.
h) Nhận lãi về tiền cho vay.
Bài 5. Anh (chị) hãy nhận diện mục nào trong các mục sau đây của Công ty
thương mại ABC là chi phí thời kỳ hay chi phí vốn hoá và giải thích.
a) Chi tiền mua hàng hoá.

67
b) Chi tiền vận chuyển hàng hoá đã mua về nhập kho.
c) Chi trả tiền điện nước đã sử dụng cho hoạt động của Công ty.
d) Chi trả tiền nợ người bán.
e) Chi trả tiền vận chuyển hàng đi bán.
f) Qua giao dịch bán hàng, đơn vị chuyển giao hàng hoá cho khách hàng.
g) Tính tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng trong tháng.
h) Chí tiền mua công cụ dụng cụ về nhập kho.
i) Khấu hao nhà vãn phòng làm việc của Công ty.
Bài 6. Công ty Papu có giá trị các khoản mục được tổng hợp vào ngà}
31/12/20X1 như sau (ĐVT: nghìn đồng):
Khoản mục So tiền
1. Phải thu của khách hàng 33.000
2. Chi phí bán hàng 12.000
3. Máy móc thiết bị 27 000
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.000
5. Tiềnmặt 9.000
6. Chi phí vận chuyển hàng mua về nhập kho 6.000
7. Chi phí bốc vác hàng mua nhập vào kho 500
8. Phải trả người bán 23.000
9. Chi phí về giá vốn hàng bán 80.000
10. Doanh thu hoạt động tài chính 20.000
11. Chi phí lãi vay 4.000
12. Thu nhập khác 200
13. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10.000
14. Chí phí khác 120
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiẹp 12.000
16. Phải trả người lao động 45.000
17. Hàng tồn kho 31.000
18. Doanh thu bán hàng 140 000
Yêu cầu: Xác định lợi nhuận trong năm 20X1 của Công ty.
Bài 7. Ông A thành lập Công ty, trong tháng đầu tiên, Công ty có các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh như sau (ĐVT: triệu đồng):
1. Chủ sở hữu góp vốn bằng tiền mặt 500; tỉền gửi ngân hàng 2.000.
2. Mua thiết bị văn phòng trị giá 400, đã thanh toán bằng tiền mặt 200, còn
nợ người bán 200.

68
3. Dòanh thu bán hàng: 300 (thu 130 bằng tiền mặt và 170 khách hàng còn
nợ).
4. Thanh toán tiền nợ người bán ở nghiệp vụ 2 bằng chuyển khoản qua ngân
hàng là 200.
5. Thanh toán tiền thuê vãn phòng trong tháng bằng cách chuyển khoản qua
ngân hàng là 150.
6. Chủ sở hữu rút vốn bằng tiền mặt dùng cho mục đích cá nhân: 100.
7. Khầch hàng (mua hàng ở nghiệp vụ 3) trả hết nợ cho Công ty bằng chuyển
khoản qua ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Xác định các đối tượng kế toán liên quan đến từng nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Cho biết ảnh hưởng của mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến cân bằng
kế toán.
Bài 8. Công ty A, B, và c có cảc số liệu được cho ở bảng sau (ĐVT: triệu đồng):
Chì " • V •/ •/ Cổng ty .Á■ ■ ■ Cọng ty B ■ Cõng ty c
Giá trị tài sản vào ngày 1/1/20X1 4.500 . ? ■ 3.700
Nợ phải trả vào ngày 1/1 /20X1 2.100 2.400 ?
vổn chủ sở hữu vào ngày 1/1/20X1 ? 4.000 . 2.500
Giá trị tài sản vào ngày 31/12/20X1 5.100 ? 4.500
Nợ phải trả vào ngày 31/12/20X1 ? 2.400 1.700
vốn CSH vào ngày 31/12/20X1 ? 5.300 ?
Tổng doanh thu trong năm 20X1 6.500 ? 4.200
Tồng chi phí (thời kỳ) trong năm 20X1 5.700 7.200 ?

Trong năm X, Công ty A, B không nhận thêm vốn góp và cfing không hoàn
lại vốn góp hoặc chia lợi nhuận cho các cồ đô:ng. Riêng CônLg ty c có nhận
thêm vốn góp là 400 triệu đồng và có chia lợi nhuận (cổ tức) cho cổ đông là
250 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định các giá trị còn thiếu ở bảng trên.
Bài 9. Trong tháng 1/20X1, Công ty thương mại ABC có các nghiệp vụ kinh tể
phát sinh (ĐVT: nghìn đồng):
a) Chủ sở hữu bổ sung vốn bằng chuyển khoản qua ngần hàng: 500.000
b) Mua hàng hoá nhập kho: 150.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản qua
ngân hàng.
c) Mua một ôtô: 750.000, chưa thanh toán cho người bán.

69
d) Vay ngân hàng thanh toán nợ người bán: 600.000.
e) Cung cấp dịch vụ và đã được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt: 28.000.
f) Chi phí điện, nước trong tháng đã thanh toán bằng chuyển khoản: 25.000.
g) Tính ra tiền lương phải trả cho người ỉao động trong tháng: 68.000.
h) Khách hàng trả nự bằng chuyển khoản qua ngân hàng: 40.000.
Yêu cầu:
1. Cho biết các nghiệp vụ kinh tế trên ảnh hưởng đến các yếu tố của đối tượnị
kế toán như thế nào?
2. Giả sử cân bằng kế toán vào ngày 1/1/20X1 của Công ty như sau:
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + vắn chủ sở hữu
3.800.000 + 1.200.000 = 3.500.000 + 1.500.000
Hãy xác định cân bằng kế toán của Công ty sau nghiệp vụ 1, 2 và 3.
3. Mỗi nghiệp vụ kinh tế trên hình thành quan hệ đối ứng kế toán thuộc loạ
nào? Hãy phân tích quan hệ đối ứng kế toán đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2001


về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).
Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/20ỉ4/TT-BTC ngày 22 thảng 12 năm 2014 VI
Hưởng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Trần Đình Khôi Nguyên & cộng sự (2015), Giảo trình Nguyên lý kể toán, NXE
Chính trị Quốc gia.
Quốc hội (2015), Luật Kể toán (Luật số 88/2015/QHỈ3 ngày 20 thảng 11 năn
2015).
Alibhai, s. et aỉ. (2019), Wiỉey 2019 Interpretation and Application of ỈFR'
Standards, Wiley.

70
CHƯƠNG 3.
TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP
Như đã nêu ở Chương ỉ, quy trình kế toán bao gồm ba giai đoạn là
thu thập, ghi nhận, và cung cấp thống tin. Qua giai đoạn thu thập
Ệị sẽ hình thành nên các chứng từ như là những dữ liệu ban đầu của
kế toán. Tiếp theo là giai đoạn ghi nhận. Đây là việc ghi nhận của
kế toán để hệ thống hoả dữ liệu ban đầu thành cảc thông tin kê
:. toán, do vậy việc ghi nhận phải theo phương pháp nhất định, đỏ
chỉnh là phương pháp tài khoản và ghi kép. Sau khỉ học chương
này, người học có thể:
Ệ; - Hiểu được tài khoản với tư cách là một phương pháp trong quả
ị trình ghi nhận để hệ thống hoả dữ liệu ban đầu thành các thông tin
Ệ kế toán.
Ệ - Giải thích được sự hình thành phương pháp ghì kép vào tài
khoản và những nguyên tắc của nỏ trong việc ghỉ nghiệp vụ kình tê
phát sinh vào tài khoản.
- Mô tả được kết cấu các loại tài khoản nỏi chung và những tài
I;; khoản cô kết cẩu đặc biệt, trên cơ sở đó vận dụng đừợc ghi kép vào
tài khoản đoi với các nghiệp vụ kính tếphát sinh.
- Vận dụng được các cân đoi vốn có trong kế toắn đế thực hiện
việc kiểm tra số liệu ghi chép trên các tài khoản kế toăn.

1. Tài khoản kể toán


LL Kháỉniệm
Ở giác độ là một phương pháp, tài khoản chính là phương pháp phân loại
được sử dụng phổ biến trong các ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học với
đặc tính khác nhau sẽ vận dụng phương pháp phân loậi khác nhau phù hợp
với đặc tính nghiên cứu của mình. Kế toán vận dụng phương pháp phân loại
để thực hiện việc phân chia đối tượng kê toán thành những đôi tượng cụ thê
nhằm phản ánh một cách thường xuyên, liên tục sự biến động của từng loại
đoi tượng. Quá trình ghi nhận (phản ánh) sự biên động của đối tượng kê toán
(qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh) vào tài khoản chính là quá trình xử lý,
hệ thống hoá dữ liệu ban đầu của kế toán theo từng loại đối tượng, hình thành
nên thông tin kế toán theo các yêu cầu của quặn lý.

71
Như vậy, ở giác độ là một phương pháp thì tài khoản chính là phương pháp
phân loại được vận dụng phù hợp với đặc tính nghiên cứu của kế toán. Còn
mỗi tài khoản chính là mỗi đối tượng kế toán cụ thể được hình thành qua việc
phân loại đối tượng kể toán. Qua phân loại đối tượng kế toán ở Chương 2 đã
chia thành 5 yếu tố của đối tượng kế toán. Tiếp theo, các yếu tố còn được chia
thành các đối tượng cụ thể như: yếu tố Tài sản (còn được chia ra: Tiền mặt,
Tiền gửi ngân hàng, Nguyên vật liệu, V.V.); yếu tố Nợ phải trả (còn được chia
ra: Nợ phải trả người bán, Nợ phải trả người lao động, V.V.). Lúc này sẽ hình
thành các tài khoản tương ứng: Tài khoản Tiền mặt, Tài khoản Tiền gửi ngân
hàng, Tài khoản Nguyên vật liệụ, Tài khoản Phải trả người bán, Tài khoản
Phải trả người lao động.
Trên thực tế, để thực hiện việc ghi nhận sự biến động của đối tượng kế toán
vào tài khoản, tài khoản phải được thể hiện theo các mẫu nhất định gọi là sổ
kê toán. Cụ thể, mỗi tài khoản được thể hỉện trên một cột sổ hoặc một trang sổ
để ghi nhận sự biến động của đối tượng kế toán thuộc tài khoản đó. Từ thực tế
này, người ta còn có thể nêu một cách cụ thể hơn về tài khoản: Tài khoản là
những cột sổ hay trang sổ dùng để ghi chép, phản ánh một cách thường
xuyên, liển tục sự biến động của từng loại đối tượng kế toán. Chẳng hạn, đối
với tiền mặt, kế toán sẽ dựa vào các chứng từ có liên quan đén thu, chi tiền
mặt để ghi vào cột hoặc trang sổ tiền mặt; đối với nguyên vật liệu, kế toán sẽ
dựa vàọ các chửng từ có liên qụan đến nhập, xụất nguyên vật liệu để ghi vào
cột họặc trang sể nguyên vật liệu v.v. Qua đó, kế toán sẽ tổng hợp được sự
biến động yà số hiện cộ củạ từng loại đợị tượng như: tình hình biến động tăng
(thu vào), biến động giảm (chi rạ) và số hiện có của tiền mặt; tình hình biến
động tăng (nhập vào), biến động giảm (xuất ra) và số hiện có của nguyên vật
liệu, V.V.
1.2. Các yếu tố của tài khoản
Mỗi tài khoản đều phải có các yếu tố để bảo đảm thông tin cần thiết phục vụ
cho việc ghi nhận và tổng hợp số liệu trên các tài khoản. Trên tỉnh thần này,
mỗi tài khoản phải có:
- Tên tài khóản: phản ánh khặi quát đội tượng được phản ánh trên tài khoản.
- $0 hịệụ tậi khoản: là ký hiệu bằng số của tài khoản, mỗi tài khoản có một
số hiệu riêng đề thuận tiện chọ việc sử dụng và tổng hợp số liệu từ tài khoản.
- Hai bên (hai phần) của tài khoản: Tài khoản phản ánh sự biến động tăng,
gỉảm của đối tượng kế toán, nên tài khoản phải có hai phần để phản ánh sự
biên động tăng, giảm này. Mỗi phần cũng cần có tên riêng, cụ thể:
+ Phần bên trái gọi là bên Nợ.
+ Phần bên phải gọi là bên Có.

72
Ở hai phần, nếu phần bên này phản ánh số biến động tăng thì phần bên kia
phản ánh số biến động giảm, và ngược lại.
- So phát sinh (SPS) trong kỳ: là số biến động của đối tượng kế toán ghi vào
tài khoản trong kỳ và cũng bao gôm: sô phát sinh tăng (nếu ghi sô biên động
tăng) và số phát sinh giảm (nếu ghi số biến động giảm).
- Số dư của tài khoản: Ịà số hỉện có (hiện còn) của đối tượng kẹ tọán phản
ánh trên tài khoản. Nêu là số hiện có đầu kỷ, gọi là số dư đầu kỳ; nếu là số
hiện có cuối kỳ, gọi là sổ dư cuối kỳ.
Có thể biểu hiện một cách khái quát các yếu tố của một tài khoản như sau:
Tến tài khoản: ....
Số hiệu:
Nợ ' Có

Tài khoản được nêu trên là hình tượng rút gọn của tài khoản và được gọi là tài
khoản chữ “T”, thường được sử dụng trong nghỉên cứu lý thuyết. Trên thực
tể, việc tổ chức thiết kế tài khoản để phản ánh biến động của đoi tượng kế
toán sẽ bao gồm các cột phức tạp hơn nhiều.
L3. Kết cẩu của các loạỉ tài khoản
Kết cấu củạ tài khoản là việc xác định hại bên Nợ, Có của tại khoản sẽ phản
ánh số phát sinh như thể nào (bên nào phản ánh sọ phát sinh tăng, bện nào
phản ánh sọ phát sinh giảm) và số dự của tài khoản (nếụ có) ở bện nạo.
Như đã trình bày ở Chương 2, đổi tựợng kể toán gồm năm yếu tố: tài sản, nợ
phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí. Tài khoản với chức năng phản
ánh sự bỉến động của các đối tượng kế toán, do vậy tài khoản cũng có năm
loại tương ứng để phản ánh, tổng hợp thông tin theo các loại đối tượng: Tài
khoản phản ánh tàỉ sạn, Tài khoản phản ánh nự phải trả, Tài khoản phản ánh
vốn chủ sở hữu, Tài khoản phản ánh doạnh thụ, Tài khoản phận ánh chi phí.
Mỗi loại tài khoản phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán có tính chất
khác nhau. Với sự vận động của tài sản, cố tính chất: khi tăng thể hiện đơn vị
được một nguồn lực, và khi giảm thể hiện đơn vị mất đi một nguồn lực. Với
sự vận động của nợ phải trả: khi tăng thể hiện trách nhiệm nợ của đơn vị tăng
lên và đơn vị sẽ dùng nguồn lực của mình để thanh toán trách nhiệm nợ này,
tức là đơn vị sẽ mất đi một nguồn lực nào đó, và khi giảm thể hỉện đơn vị bớt
được trách nhiệm nợ, không còn phải dùng nguồn lực để thanh toán nữa, điêu
này cũng có nghĩa là đơn vị sẽ- được (còn giữ được) một nguồn lực nào đó.

73
Với sự vận động của vốn chủ sở hữu: phân tích kỹ cũng sẽ thấy nó giống như
sự vận động của nợ phải trả, vì vởi khái niệm thực thể kinh doanh, đơn vị kinh
doanh là một thực thể có pháp nhân riêng, độc lập với các chủ sở hữu, nên
quan hệ về trách nhiệm đối với vốn sử dụng ở đơn vị với chủ sở hữu suy cho
cùng cũng giống như quan hệ đối với chù nợ mà đơn vị phải trả (vì cuối cùng
khi đơn vị không còn hoặt động thì vốn của chù sở hữu cũng phải được trả vê
cho chủ sở hữu). Như vậy, sự vận động của nợ phải trả và của vôn chủ sở hữu
có tính chất giống nhau và nỏ ngược với tính chất vận động của tài sản.
Đối với doanh thu và chi phí: Sự vận động của doanh thu, với định nghĩa vê
doanh thu nêu ở Chương 2, có thể thấy sự vận động của doanh thu là cùng
chiều với sự vận động của vốn chủ sở hữu, khi doanh thu biến động tăng sẽ
dẫn đến vốn chủ sở hữu tăng, và ngược lại. Còn đối với sự vận động của chi
phí, ta cần phải phân biệt hai loại: chi phí vốn hoá và chi phí thời kỳ. Với chi
phí vốn hoá là chi phí sẽ hình thành nến tàí sản, nên khi chi phí này tăng lên
thì cũng đồng nghĩa là tài sản sẽ tăng lên và như vậy sự vận động của nó cũng
được xem như là sự vận động của tài sản. Với chi phí thời kỳ, theo định nghĩa
về chi phí nêu ở Chương 2, có thể thấy sự vận động của chi phí này là ngược
với sự vận động của vốn chủ sở hữu, khi chi phí này biến động tăng sẽ dẫn 1
đến vốn chủ sở hữu giảm, và ngược lại. Do tính chất vận động của tài sản và I
vốn chụ sở hữu là ngược nhau, nên chi phí nói chung (cả chi phí vôn hoá và I
chi phí thời kỳ) có tính chất vận động như nhau và cùng ngược với sự vận I
động của vốn chủ sở hữu. 1
Phân tích tính chất vận động của các đổi tượng kế toán như trên (cũng là các I
nội dung phản ánh ở các loại tài khoản tương ứng) sẽ giúp chúng ta giải thích I
được quý định về kết cấu của các loại tài khoản. Nhất là tài khoản phản ánh 1
nợ phai trả và tài khờản phản ánh vốn chủ sở hữu phải ngược với tài khoản I
phản ánh tài sản; tài khoản phản ánh doanh thu cùng chiều với tài khoản phản 1
ánh vốn chủ sở hữu, nhưng tài khoản phản ánh chi phí Ị)hải ngược với tài I
khoản phản ánh ỵọn chủ sở hữu. Cụ thể, quy định về kết cấu các lợại tài I
khoản như dưới đây. 1
Kết cẩu các iàỉ khoản phản ánh tài sản được quy định như sau:
Nợ Tài khoản phân ánh tài sản Có 1
■Ị

SDĐK Giả trị tài sản hiện


có vào đầu kỳ 3

SPS tăng: Phản ánh giá trị tài SPS giảm: Phản ánh giá
sản tăng trong kỳ trị tài sản ỉ
giảmtrongkỳ 'ị
SPCK Giá trị tài sản hiện
có vào cuối kỳ

74
Kết cấu các tài khoản phản ánh nợ phải trả được quy định ngược với kết cấu
của các tài khoản phản ánh tài sản. Do vậy, các tài khoản phản ánh nợ phải trả
có kết cấu như sau:
Nợ Tài khoản phản ánh nợ phải trả Có
SDĐK Nợ còn phải
trả vào đầu kỳ

SPS giảm: Phản ánh nợ phải SPStăng: Phản ánh nợ


trả giảm trong kỳ phải trả tăng
lên trong kỳ

SDCK Nợ còn phải


trả vào cuối kỳ
Kết cấu các tài khoản phản ảnh vốn chủ sở hữu cũng được quy định ngược
với kết cấu của các tài khoản phản ánh tài sản. Do vậy, các tài khoản phản ánh
vốn chủ sở hữu có kết cấu như sau:
Nợ Tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu cố
SDĐK Vốn chủ sở
hữu hiện có
vào đầu kỳ

SPS giảm: Vốn chủ sở hữu SPStăng: Vốn chủ sở


giảm trong kỳ hữu tăng lên
trong kỳ

SDCK Vốn chủ sở


hữu hiện có
vấo cuối kỳ
Kết cẩu các tài khoản phản ảnh doanh thu được qụy định cùng chiều với kết
cấu tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu. Do vậỵ, các tài khoản phản ánh doanh
thu có kết cấu như sau:
Nợ Tài khoản phản ánh doanh thu Có

SPS giảm: Phản ánh doanh SPS tăng: Phản ánh


thu giảm trong kỳ doanh thu tăng
lên trong kỳ

75
Kết cấu các tài khoản phản ánh chi phỉ: được quy định kết cấu ngược lại với
kêt câu tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu. Do vậy, các tài khoản phản ánh
chi phí có kết cấu như sau:
Nợ Tài khoản phản ánh chi phí Có

SPS tăng: Phản ánh chi phí SPS gỉảm: Phản ánh chi
tăng trong kỳ phí giảm
trọng kỳ
Trong năm loại tài khoản trên, ta thấy chỉ có ba loại tài khoản: tài khoản phản
ánh tài sản, tài khoản phản ánh nợ phải trả, tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu
là có số dư (đầu kỳ và cuối kỳ). Các tài khoản này còn được gọi là tài khoản
thực, phản ánh những đối tượng cần được thông tin theo những thời điểm nhất
định, nhất là thời điểm vào cuối kỳ. số dư của những tài khoản này sẽ được
trình bày trên báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán) và sẽ được mang sang
thành số dư đầu kỳ của kỳ kế toán sau. Còn tài khoản phản ánh doanh thu và
tài khoản phản ánh chi phí là không có số dư (đầụ kỳ và cuối kỳ),. Các tài
khoản này còn được gọi là tài khoản danh nghĩa, phản ánh những đối tượng
mà thông tin cần được luỹ kế theo thời gỉan, nhất lầ thời gian của một kỳ kế
toán. Số phát sinh của những tài khoản này ở kỳ kế toán nào thì chỉ liên quan
đên kỳ kế toán đó, do vậy, cuối kỳ số phát sinh của những tài khoản này phải
được xử lý bằng các bút toán khoá sổ (sẽ trình bày ở chưong 6), đồng thời
chúng cũng được trình bày thành các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính (Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh), ngoại trừ các tài khoản phản ánh chi phí vốn
hoá sẽ được kết chụyển làm tăng giá trị tài sản.
Sau đây là minh hoạ về việc ghi vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở
Công ty A. Công ty A đầu tháng 1/20X1 có tiền mặt tồn quỹ: 15.000. Trong
tháng có các nghiệp vụ kinh tế phảt sinh liên quan đển tiền mặt (ĐVT: nghìn
đồng):
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 70.000
2. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu: 50.000
3. Thực hiện dịch vụ cho khách hàng đã thu bằng tiền mặt: 80.000
4. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt: 35.000
5. Chi tiền mặt trả nợ vay ngân hàng: 20.000
Các nghiệp vụ kinh tế trên có liên quan đến TK Tiền mặt: nghiệp vụ 1 (tiền
mặt tăng 70.000), nghiệp vụ 2 (tiền mặt giảm 50.000), nghiệp vụ 3 (tiền mặt
tăng 80.000), nghiệp vụ 4 (tiền mặt tăng 35.000), nghiệp vụ 5 (tiền mặt giảm
20.000). Các nghiệp vụ trên được ghi vào TK Tiền mặt như sau:

76
Nợ TK Tiền mặt Có
SDĐK 15.000
SPS (1) 70.000 SPS 50.000 (2)
(3) 80.000 20.000 (5)
(4) 35.000
Cộng SPS 185.000 Cộng SPS 130.000
SDCK 130.000
I Qua việc ghi vào tài khoản ta sẽ thấy được sự bỉến động và số hiện có của tiền
mặt trong tháng 1/20X1 của Công ty A như sau:
I Tiền mặt: đầu tháng 1/20X1 tồn quỳ: 15.000, trong tháng biến động tăng (thu
Ệ vào): 185.000, biến động giảm (chi ra): 70.000, cuối tháng tồn quỹ: 130.000.
Tương tự, khi có những nghiệp vụ liên quan đến những tài khoản khác, ta
Ệ cũng ghi vào những tài khoản đó và cũng sẽ có được những thông tin tương tự
Ệ về đối tượng được ghi. Như vậy, qua phương pháp tài khoản, các nghiệp vụ
Ệ kinh tế phát sinh sẽ được hệ thống hoá theo từng loại đối tượng, tức là thành
I những thông tin kế toán theo yêu cầu của quản lý.

• 2. Ghi kép vào tài khoản


2.1. Sự hình thành phương pháp ghi kép
Qua việc ghi vào tài khoản như trình bày trên đã hệ thống hoá được thông tin
kế toán đáp ứng các yêu cầu của quản lý. và trong một thời kỳ dài của kế
toán, người ta chưa có suy nghĩ gỉ đến đặc điểm biến động của các đối tượng
ké toán qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi thấy có đốỉ tượng nào biến
động liên qúan đến tài khoản nào thì người ta ghi. vào tài khoản đó, ghi theo
trực quan thấy được từ sự biến động riêng rẽ cúa từng đối tượng kế toản. Với
cách ghi như vậy được gọi là kế toán ghi đơn. Kế tòản ghi đơn đã tồn tạỉ trong
thời gian lâu dài và cũng bảo đảm được thông tin cho các yêụ cầu của quản lý
trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, đối tượng kế toán chưa cố nhiều
phức tạp. Tuy nhiên, qua phương pháp ghi đơn chưa phản ánh được đặc điểm
biến động của đối tượng kế toán và như vậy chưa bảo đảm được tính khoa
học, chặt chẽ trong ghi chép kế toán cho đến khi phương pháp ghi kép được
hình thành. Vậy phương pháp ghi kép đẫ được hình thành như thế nào?
Để trả lời câu hỏi trên, cần trở lại cách đặt vấn đề nghiên cứu của kế toán.
Như đã nêu, với cách đặt vấn đề nghiên cửu của kế toản đã làm cho đối tửợng
kể toán luôn có tính hai mặt, từ đó mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao giờ
cũng ảnh hưởng làm biến động đén ít nhất là hãi đối tượng kế toán và luôn có
sự cân bằng nhau về sự biến động này. Sự ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế

77
phát sinh đến đổi tượng kế toán như vậy sẽ tạo ra mối quan hệ, gọi là quan hệ ị
đối ứng kế toán. Trong hoạt động của đơn vị có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế I
phát sinh, nên cũng sẽ có rất nhiều quan hệ đối ứng kế tóán. Tuy nhiên, khi 1
khái quát lại, chỉ gồm bốn trường hợp (bốn loại), như đã trình bày ở cuối I
Chương 2, như sau: 1I
- Tài sản - Tài sản: biến động tăng tài sản này giảm tài sản kia. §
- Nguồn vốn - Nguồn vốn: biến động tăng nguồn vốn này giảm nguồn vốn kia. I
- Tài sản - Nguồn vốn: cả tài sản và nguồn vốn cùng biến động tăng. I
- Tài sản - Nguồn vốn: cả tài sản và nguồn vốn cùng biến động giảm. I
Khi nhận thấy được ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế phát sirih tạo thành các I
mối quan hệ đối ứng kế toán như trên, đã hướng người làm kế toán suy nghĩ 1
đến việc ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản sao cho phản ánh đúng 1
được các quan hệ đối ứng kế toán đó. Và trải qua một thời gian dài tiêp theo, 1
cùng với việc quy định kết cấu của các loại tài khoản đúng với đặc điểm biến 1
động của cảc đối tượng phản ánh trên tài khoản, những người làm kê toán đã 1
tìm thấy được cách ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản phản ánh đúng 1
đước quan hệ đối ứng kế toán được hình thành qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát II
sinh. Chẳng hạn, nghiệp vụ kinh tế: Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho I
30 triệu đồng. Nghiệp vụ kinh tế này hình thành nên quan hệ đối ứng kế toán là: I
quan hệ biến động giữa nguyên vật liệu và tiền mặt, ữong đó nguyên vật liệu I
biến động tăng 30 triệu đồng, tiền mặt biển động giảìn 30 triệu đong (biến động 1
tăng, giảm luôn bằng nhau). Để phản ánh đúng được quan hệ đối ứng kế toán 1
nàỵ, kế toán phải ghi vào TK Nguyên vật liệu tăng 30 triệu đồng và ghi vào TK I
Tiền mặt giảm 30 triệu đồng. Việc ghi vào tài khoản phản ánh đúng được quan I
hệ đối ứng kế toán như vậy được gọi là ghi kép vào tài khoản. Và lúc này I
phương pháp ghi kép được hình thành. Có thể nói, phương pháp ghi kép là I
phướng phập đặc trưng riêng có của kế toán, làm cho kế toán trở thành một I
ngành khoa học độc lập. I
2.2, Khái niệm và nguyên tắc ghi kép I
2.2.1Khải niệm J
Với sự hình thành phượng pháp ghi kép như trên, có thể nêu khái niệm: I
Phượngpháp ghi kép là việc ghi nghiệp yụ kinh tếphát sinh vào tài khoản sao I
cho phản ảnh đúng quan hệ đối ứng kế toán được hình thành qua môi nghiệp I
vụ kinh tế phát sinh, 1
Việc ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản phản ânh đúng được quan I
hệ đối ứng kế toán thì chắc chắn là phải ghi vào ít nhất hai tài khoản, vì nếu I
chỉ ghi vào một tài khoản thì không thể nào phản ánh đủng được quan hệ đối I
ứng kế toán, do vậy người ta gọi là phương pháp ghi kép vào tài khoản. I

78
2.2.2. Nguyên tắc:
I. Để bảo đảm ghi kép vào tài khoản được đúng đắn, tức là phản ánh đúng được
Ệ quan hệ đối ứng kế toán, thì từ quá trình hình thành phương pháp ghi kép
cũng như thực tiễn của quá trình ghi kép vào tài khoản, người ta đã khái quát
Ệ thành các nguyên tắc sau:
- Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi vào ít nhất là hai tài khoản, trong
đó phải có tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có, không được chỉ ghi Nợ hoặc
II chỉ ghi Có các tài khoản.
I' - Số tiền ghi bên Nợ và số tiền ghi bên Có của các tài khoản phải luôn bằng
II nhau. Hệ quả: Tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của tất
11' cả các tài khoản phải bằng nhau.
II' Bất kỳ sự ghi chép nào không bảo đảm được đầy đủ các nguyên tắc trên đều
ỊỆ sẽ không thể đúng được trong ghi kẻp vào tài khoản. Có thể giải thích về
: những nguyên tắc phải tuân thủ này như sau: Phải ghi vào ít nhất hai tài
Ệ khoản, vì nêu chỉ ghi vào một tài khoản thì sẽ không thể nào phản ánh đúng
I? quan hệ đối ứng kế toán được như đã nêu trên. Còn việc ghi: phải ghi Nợ tài
Ệĩ khoản này ghi Có tài khoản kia, vì như trển đã nêu, các quan hệ đối ứng kế
toán khi sắp xếp lại chỉ gồm bốn loại, ta phân tích sự biến động của đối tượng
kế toán qua bốn loại này đều thấy không có trường hợp nào dẫn đến chỉ ghi
Ệ Nợ hoặc chỉ ghi Có các tài khoản. I
Ế Với bốn loại quan hệ đối ứng kế toán đã nêu ở mục 2.1: Ở loại 1, liên quan
đên hai đối tượng đều là tài sản, thì trong đó phải là tài sản này tăng tài sân
kia giảm, mà theo kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản thì biến động tăng sẽ
I ghi bên Nợ, biên động giảm sẽ ghi bên Có. Hoặc ở loại 3, liên quan đến hai
I đối tượng: tài sản ” nguồn vốn, trong đó tài sản và nguồn vốn đều tăng, với
kết cấu tài khoản phản ánh tài sân: biến động tăng ghi bên Nợ và kết cấu tài
khoản phản ánh nguồn vốn: biến động tăng ghi bên Có. Phân tích tương tự
như vậy ta sẽ thây đôi với hai loại quan hệ đôi ứng kế toán còn lại: loại 2 và
loại 4 cũng phải ghi bên Nợ và bên Có nhự vậy, không thể có trường hợp nào
chỉ ghi bên Nợ hoặc chỉ ghi bên Có các tài khoản.
về số tiền ứong ghi kép thì như đã phấn tích ở Chương 2 (mục 3.2), sự biển
động của các đối tượng kế toán qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh là luôn
băng nhau nên sô tiên ghi bên Nợ và sô tiên ghi bên Có của các tài khoản phải
luôn bằng nhau.
Qua khái niệm và nguyên tắc nêu trên, ta cũng thấy được tính khoa học, chặt
chẽ của phương pháp ghi kép, thể hiện ở chỗ: Bất kỹ sự biến động của đối
tượng kê toán nào được ghi cũng đêu chỉ ra được mối liên hệ với sự biến động

79
của đối tượng kế toán khác. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý, giám Ệ
sát tình hình tài sản và các nguồn tài trợ ở đơn vị. Khi có một tài sản trong í
đơn vị tăng lên, đều có sự lý giải về lý do của nó: có thể là từ một tài sản nào u
đó giảm hoặc từ một nguồn tài trự nào đó tăng lên. Khi có một tài sản nào đó 3
giảm thì cũng được giải thích về lý do: có thể ià do một tài sản nào đó tăng 1
lên hoặc trách nhiệm nợ nào đó được giảm đi. Tương tự như vậy, khi có một Ễ
nguồn tài trợ (trách nhiệm nợ) tăng hoặc giảm, ta cũng sẽ giải thích được lý Ệ
dơ của nó như vậy. n
Chính qua ghi kép luôn thể hiện được mối liên hệ về sự biển động giữa các n
đối tượng kế toán như vậy đã làm cho kế toán trở thành một khoa học có ý II
nghĩa rất lớn trong quản lý tài sảỉi, nguồn tài trự và hoạt động nói chung của Ệ
các đơn vị. 11
2.3. Định khoản trước khi ghi kép I
Định khoản: Lả phân tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh đa hình thành nên quan I
hệ đối ứng kế toán với sự biến động của các đổi tượng kế toán như thế nào, để 1
từ đó xác định cần được ghi vào bên Nợ tài khoản nào, ghi vào bên Có tài I
khoản nào và số tiền là bạo nhiêu cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. Định I
khoản thống thường liên quan đến hai đối tượng: đối tượng ghi bên Nợ tài I
khoản này và đối tượng ghi bên Cỗ tài khoản kia, nhưng củng cỏ thể liên quan I
đến ba, bốn, v.v. đối tượng, đối tượng ghi Nợ tài khoản này và một số đối ị
tượng ghi Có các tài khoản kia, hoặc ngược lại, đối tượng ghi Có tài khoản I
này và một số đối tượng ghi Nợ các tài khoản kia. Các ví dụ sau đây sẽ minh I
hoạ vê định khoản này. Ị
Nghiệp vụ 1: Chủ sở hữu góp vốn bằng chuyển khoản qua ngân hàng: 2001
triệu đồng. I
Nghiệp vụ này hình thành nên quan hệ đối ứng kế toán với biến động của hai 1
đối tượng: tiền gửi ngân hàng và vốn đầu tư của chủ sở hữu, đều lãng 200 '9
triệu đồng. Tiền gửi ngân hàng là tài sản nên khi tăng sẽ ghi vào bên Nợ TK Ị
Tiền gửi ngân hàng, còn vốn do người chủ góp vào là vốn chủ sở hữu nên khi 1
tăng sẽ ghi vào bên Có TK vốn đầu tư của chủ sở hữu, với số tiền phải; ghi là 1
200 triệu đồng. Qua phân tích, ta định khoản nghiệp vụ kinh tế trên như sau: I
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 200.000.000 I
Có TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 200D00.000 1
Nghiệp vụ 2: Chuýển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán: 70 triệu đồng. Ị
Nghiệp vụ này hỉnh thành nên quan hệ đối ứng kế toán với biến động của hai I
đối tượng: tiền gửi ngâh hàng và nợ phải trả người bán, đều giảm 70 triệu I
đồng. Tiền gửi ngân hàng lả tài sẩn nền khi giảm sề ghi vào bèn Có TK Tiền I

80
gửi ngân hàng, còn khoản nợ phải trả người bán là nợ phải trả nên khi giảm sẽ
ghi vào bên Nợ TK Phải trả cho người bán, với số tiền phải ghi là 70 triệu
đồng. Qua phân tích, ta định khoản nghiệp vụ kinh tế trên như sau:
Nợ TK Phải trả cho người bán: 70.000.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 70.000.000
Nghiệp vụ 3: Mua nguyên vật liệu 50 triệu đồng và công cụ dụng cụ 15 triệu
đông đã được nhập kho, nhưng chưa trả tiền cho người bán.
Nghiệp vụ này hình thành nên quan hệ đối ứng kể toán với biến động của ba
đối tượng: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và nợ phải trả người bán. Trong
đó, nguyên vật liệu tăng 50 triệu đồng, công cụ dụng cụ tăng 15 triệu đồng và
nợ phải trả người bán tăng 65 triệu đồng. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
là tài sản nên khi tăng sẽ ghi vào bên Nợ TK Nguyên vật liệu: 50 triệu đồng
và bên Nợ TK Công cụ dụng cụ 15 triệu đồng, còn khoản nợ phải trả người
bán là nợ phải trả nên khi tăng sẽ ghi vào bên Có TK Phải trả cho người bán:
65 triệu đông. Qua phân tích, ta định khoản nghiệp vụ kinh tế trên như sau:
Nợ TK Nguyên liệu, vật liệu: 50.Ọ00.000
Nợ TK Cong cụ dụng cụ: 15.000.000
Có TK Phải trả cho người bán: 65.000:000
Chú ý: Đã trở thành thông lệ là khi định khoản, tài khoản ghi Nợ phải được
nêu trước, sau đó mới đến tài khoản ghi Có và tài khoản ghi Có phải dịch vàọ
trong một tí so với tài khoản ghi Nợ.
Dựa vào định khoản trên, kế toán sẽ ghi vào tài khoản, với tài khoản ghi Nợ,
tại khoản ghi Có và số tiền được ghi như đã nêu ở định khoản. Cụ thể, kế toán
ghi vào các tài khoản có liên quan như sau:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng Có
SDĐK XXX

SPS (1)200.000 SPS 70.000(2)


SDCK XXX

Nợ TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu Có


SDĐK XXX

SPS 200.000(1)

SPCK XXX

81
Sỉ

3
Nợ TK Phải trả cho người bán Có
SDĐK XXX

SPS (2) 70.000 SPS 65.000 (3) I


I
SDCK XXX
I
•ậ
Nợ TK Nguyên liệu, vật liệu Có
SDĐK XXX

SPS (3) 50.000

SDCK XXX

ia

Nợ TK Công cụ, dụng cụ Có


SDĐK XXX

SPS (3) 15.000

SDCK XXX

Định khoản là thể hiện sự cần thận, xem xét kỹ trước khi ghi kép vào tài khoản, I
bảo đảm cho việc ghi kép vào tài khoản được đúng đắn, tránh những sai sót I
nhầm lẫn phải chỉnh sửa phức tạp. Trong thực tế, định khoản về nghiệp vụ kinh I
tế phát sinh thường được kết hợp ghi ở sổ Nhật ký để được kiểm tra cẳn thận I
trước khi ghi nghiệp vụ kinh tế phầt sinh vào tài khoản (sổ Cái các tài khoản). I

Hệ thống tàỉ khoản kế toán và một số tài khoản có tính chất đặc bỉệt về 1
kết cấu .1
3.1. Hệ thống tàỉ khoản kế toán 1
3.1. L Khải quát về hệ thong tài khoản kể toán 1
Ẫ Ẩ Ắ ,I
Hệ thông tài khoản ke toán là tập hợp tât cả các tài khoản sử dụng trong kê I
toán, được sắp xếp theo một trình tự nhất định, bảo đảm tính khoa học và 1
phản ánh đầy đủ được các đối tượng kể toán. Hệ thống tài khoản kể toán có 1
thể là do Nhà nước xây dựng và ban hành thống nhất hoặc có thể là do các 1
doanh nghiệp tự xây đựng và đăng ký sử dụng. Ở các nước theo trường phái I

82
3
kế toán Anh ~ Mỹ, do vai trò của nghề nghiệp kế toán được đề cao, nên hệ
thống tài khoản kế toán thường là do doanh nghiệp tự xây dựng phù hợp với
đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, rồi đăng ký với cơ quan quản lý
nhà nước để sử dụng. Còn phổ biến ở nhiều nước khác, Nhà nước thông qua
hiệp hội nghề nghiệp kế toán, xây dựng hệ thống tài khoản kế toán và ban
hành để sử dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị trong những lĩnh vực nhất
định trong nền kinh tế.
Mỗi cách tiếp cận trong việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán đều có
những ưu, nhược điểm nhất định. Với cách doanh nghiệp tự xây dựng, có ưu
điểm là bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, nhưng sẽ có những bất tiện nhất định trong quản lý của các
cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Còn với cách Nhà nước xây
dựng và ban hành thống nhât, có ưu điểm là bảo đảm sự thống nhât trong
quản lý của Nhà nước, thuận tiện trong việc thanh tra, kiểm tra thông qua sô
liệu kế toán của các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng tính linh hoạt sẽ không
cao, những doanh nghiệp có nhiêu đặc thù sẽ rất khó để vận dụng được một
hệ thống tài khoản kế toán thật sự phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh
doanh của mình.
Ở nước ta, hệ thống tài khoản kế toán được Nhà nước ban hầnh thống nhất
cho những lĩnh vực nhất định như: Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp,
; • trong đó có riêng Hệ thống tài khoản kệ toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, và
Hệ thống tài khoản kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Hệ thông tài
khoản kế toán thống nhất là bộ phận quan trọng trong chế độ kế toán ở nước
. ta, trong đó quy định: số lượng và các loại tài khoản, tên gọị và số hiệu tài
khoản, nội dung ghi chép của từng tài khoản. Mỗi đơn vị tuỳ thuộc vào đặc
điểm hoạt động cùa đơn vị mình, lựa chọn những tài khoản phủ hợp để vận
dụng vào công tác kê toán của đơn vị và gọi là Hệ thống tài khoản kê toán của
đơn vị. Trong đó, đơn vị không được tự ý đặt ra những tài khoản mới ngoài
Hệ thống tài khoản hoặc sửa đổi nội dung đã quy định trên tải khoản. Tuy
nhiên, trong những trường hợp cần thiết, đơn vị có thể mở thêm tài khoản chi
tiết để chi tiết thêm số liệu của một tài khoản nào đó nhằm bảo đảm sô liệu
được đầy đủ hơn cho quản lý.
3.1.2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành
Hệ thống tài khoản này được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC,
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (Dành mục tài khoản, xém Phụ lục).
về số lượng và loại 'tài khoản: Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện
hành bao gồm 76 tài khoản, săp xếp theo nội dung kinh tế phản ánh trên tài
khoản như sau:

83
- Loại 1 và 2: Loại tài khoản tài sản.
- Loại 3: Loại tài khoản nợ phải trả.
- Loại 4\ Loại tài khoản vốn chủ sở hữu.
- Loại 5: Loại tài khoản doanh thu.
- Loại 6: Loại tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Loại 7: Loại tài khoản thu nhập khác.
- Loại 8: Loại tài khoản chi phí khác.
- Loại 9: Loại tài khoản xác định kết quả.
Trong chín loại trên, từ loại 1 đến loại 4 là những tài khoản phản ánh tài sản, I
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, là những tài khoản có số dư và những sô dư I
này được sử đụng để lập Bảng cân đối kế toán. Như vậy, những tài khoản từ I
loại 1 đến loại 4 là những tài khoản có liên hệ với Bảng cân đối kế toán. Cụ 1
thể, số dư của tài khoản trong 4 loại này về cơ bản là tương ứng với các chỉ I
tiêu trên Bảng cân đối ké toán. Các loại tài khoản còn lại, từ loại 5 đến loại 9 I
là những tài khoãn phan ánh doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả, là những I
tài khoản không có số dư, chỉ có số phát sinh và số phát sinh này được sử|
dụng để lập các háo cáo về chi phí, dọanh thu và kết quả họạt động của đơn I
vị, trong đo quan trọng nhất là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. I
về tên gọi và số hiệu tài khoản: Tên tài khoản là sự phản ánh khái quát đối I
tượng được ghi chép trên tài khoản. Với tài khoản được thiết kể theo nhiều I
cấp, nên quy định về các chữ số của số hiệu tài khoản ở ĩiiỗi cấp có khác nhau. I
Đọi với tài khoản cấp 1: có ba chữ số. Chữ số thứ nhất phản, ánh loại tài i
khoản, chữ số thứ 2 phản ánh nhóm tài khoản trong Ịọạí, chữ số thứ 3 phản I
ánh thứ tự tải khoản trọng nhỏm. Ví dụ: TK Tiền gửi ngân hàng, số hiệu:112.:n
Số ỉ ở đau phản ánh loại tài khoản: loại 1, số 1 tiếp theo phản ánh nhóm tài 9
khoản: nhóm 1 trong loại 1, sọ 2 tiếp theo phản ánh thư tự tàí khoản: tài khoản j
; thư 2 trong nhóm l Ịoạị 1. > > - ỉ
Đối với tài khoản cấp 2: có bốn chữ số. Trong đó, ba chữ số đầu phản ánh tài II
khoản cấp 1, chữ số thứ 4 phản ánh thứ tự tài khoản cấp 2 trong tài khoản cấp Ị|
1. Ví dụ: TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2 là: TK 1121 -1
Tiền Việt Nam, TK1122 - Ngoại tệ, TK 1123 - vầng tiền tệ. I
Tương tự, tài khoản Cấp 3 CÓ năm chữ số, trong đó, bon chữ số đầu phản ánh ị
tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 phấn ánh thứ tự tai khoan cấp 3 trong tài khoản !
cấp 2. Ví dụ: TK 333 - Thuế và các khoản phảỉ nộp Nhà nước cố tài khoản I
cấp 2 là TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp. Tài khoản cấp 2 này có 2 I
tài khoản cấp 3 là: TK 33311- Thuế giá trị gia tăng đầu ra, TK 33312 - Thuế Ệ
giả trị gia tăng hàng nhập khẩu. I

84 1
Tài khoản ở mỗi cấp sẽ phản ánh đối tượng kế toán ở mức độ khác nhau: Tài
khoản cấp 1, còn gọi là tài khoản tổng hợp, phản ánh đối tượng kế toán ở mức
độ khái quát. Từ tài khoản cấp 2 trở đi được gọi là tài khoản chi tiết: tài khoản
cấp 2 sẽ chi tiết đối tượng kế toán phản ánh ở tài khoản cấp 1 (nếu thấy cần
thiết), tài khoản cấp 3 sẽ chi tiết đối tượng kế toán phản ánh ở tài khoản câp 2
(nếu thấy cần thiết), v.v. Sở dĩ tài khoản phải được thiết kế theo nhiều cấp như
vậy là do đặc điểm của đối tượng kế toán là rất đa dạng, bao gồm nhiều loại,
thứ khác nhau. Nếu tài khoản chỉ có một cấp, chẳng hạn chỉ có cấp 1, thì
thông tin về đối tượng kế toán mới chỉ ở giác độ khái quát, không đầy đủ cho
các yêu cầu của quản lý. Còn nếu tài khoản được chi tiết hết ở một cấp cuối
cùng thì số lượng tài khoản sẽ rất nhiều, mặt khác đối tượng kế toán ở mỗi
đơn vị là rất khác rihau, số lượng được chi tiết ra cũng sẽ rất khác nhau, lúc
nàý sẽ không thể có một hệ thông tài khoản kế toán thông nhất được. Chỉ có
thiết kế tài khoản theo nhiều cấp như vậy thì mới phù hợp với đặc điểm của
đối tượng kế toán và mới bảo đảm được tính khoa học trong phận ánh đôi
tượng kế toán.
Ngoài ra, việc xây dựng số hiệu và sắp xếp tài khoản trong từng loại, nhóm
đều có tính đến những thay đổi trong tương lai gần (để những khoảng trông
giữa các loại, nhóm tài khoản). Khi có sự thay đổi về chế độ tài chính, về điều
kiện thực hành kế toán, dẫn đến những thay đổi phải bổ sung về tài khoản, thì
chỉ cần bổ sung tài khoản cần thiết vào chỗ trống, không làm xáo trộn hệ
thống tài khoản. Chỉ đến những giai đoạn nhất định có những thay đôi lớn thì
mớỉ cố sự xáo trộn thay đổi cả hệ thống tài khoản.
về nội dung ghi chép trên tài khoản: Mỗi tài khoản được quy định phản ánh
một đối tượng kế toán với nội dung cụ thể của nó. Nội dung của đối tượng kê
toán được quy định phản ầnh ở tài khoản nào thì chỉ phản ánh ở tài khoản đó,
không có sự trùng lặp giữa các tàỉ khoản. Chẳng hạn, với đối tượng kế toán là
tiền mặt thì tất cả biến động về tiền mặt đều phản ánh ở TK Tiền mặt, không
được phản ánh ở bất kỳ tài khoản nào khác. Tương tự, với đối tượng kế toán
là tiền gửi hgân hàng thì tất cả những biến động về tiên gửi ngân hấng đều
phản ánh ở TK Tiềh gửi ngân hàng, v.v. Nội dung của mỗi đối tượng kê toán
phải phản ánh ở một tài khoản riêng biệt, không được có sự trùng lặp về nội
dung của đối tướng kế toán phản ánh ở các tài khoản.
3.2. Một sẳ tài khoản cỗ tỉnh chất đặc biệt về kết cấu
Đấỳ là nhưng tài khoán có kết cẩu đậc biệt, khác với kết cậu được quy định
chung cho 5 loại tài khóản trình bày ở mục 1.3, cần phầi nghiên cứu làm rõ để
bảo đảm việc sử dụng tài khoản trong ghi kép được đúng đắn. Cụ thể, những
tài khoản càn đứợc nghiên cửu như sau.

85
3.2. ỉ. Các tài khoản có tỉnh chất lưỡng tỉnh về kết cấu
Đây là những tài khoản phản ánh quan hệ thanh toán, có kết cấu vừa theo kết
/ • / r .
cấu của tài khoản phản ánh tài sản vừa theo kết cấu của tài khoản phản ánh nợ
phải trả, gôm các tài khoản TK 13X (như TK 131 - Phải thu của khách hàng)
và các tài khoản TK 33X (như TK 331 - Phải trả cho người bán). Do cách 1
quy định nội dung phản ánh trong các tài khoản này là theo loại đối tượng
trong quan hệ thanh toán, như đối tượng thanh toán là khách hàng, hay đối
tượng thanh toản là người bán, v.v. không quy định theo loại thanh toán: loạỉ I
í
■••ÌỈS

thanh toán phải thu hay loại thanh toán phải trả.
Trong khi đó, quan hệ thanh toán giữa đơn vị với các đối tượng (khách hàng 1$
hay người bán) không phải chỉ diễn ra một chiều, mà gồm cả hai chiều. Như
quan hệ thanh toán với khách hàng, không chỉ là khách hàng mua chịu còn nợ I
đơn vị sau đó mới trả, mà còn có thể là khách hàng ứng tiền trước, đơn vị 1
nhận nợ sau đó mới trả cho khách hàng thông qua việc chuyên hàng cho I
khách hàng và cũng có thể là trả lại tiền nếu không giao được hàng.
Chương 2 đã nếu: khoản khách hàng nợ đơn vị phải thu là tài sản, còn khoản I
đơn vị nhận ứng trước của khách hàng là nợ phải trả. Do vậy, khi trong quan
hệ là khách hàng mua chịu còn nợ đơn vị thì tài khoản này có kết cấu theo kết
cấu của tài khoản phản ánh tài sản, còn khi trong quan hệ là khách hàng ứng
tiền trước và đơn vị nợ khách hàng thì tài khoản này có két cấu theo kết cấu
của tài khoản phản ánh nợ phải trả. Có thể nêu khái quát kết cấu của TK 131-
Phải thu ọủa khách hàng (từ đó suy ra kết cấu chung của các TK 13X) như sau:

Nợ TK Phải thu của khách hàng Có


SDĐK: Số tiền còn phải thu khách SDĐK: Số tiền khách hàng ứng
hàng vào đầu kỳ trước còn ở đầu kỳ
SPS: - Số phải thu khách hàng SPS: - Số đã thu khách hàng
tăng trong kỳ trong kỳ
- Trị giá hàng hoá, v.v. đã - Tiền đặt trươc của khách
giao cho khách hàng từ số hàng trong kỳ
tiền đặt trước. ỉ

SDCK: Số tiền còn phải thu khách SDCK: Số tiền khách hàng ứng
hàng cuối kỳ trước còn ở cuối kỳ ị

Tương tự như phân tích trên, trường hợp thanh toán với người bán, không chỉ
là đơn vị mua chịu nợ người bán rồi sau đó mới trả, mà còn cỏ thể là đơn vị
1


86
ứng trước tiền cho người bán, người bán nợ đơn vị rồi sau đó mới trả, thông
qua việc chuyển hàng cho đơn vị và cũng có thể là trả ỉại tiền nếu người bán
không giao được hàng. Chương 2 đã nêu: khoản đơn vị còn nợ người bán là
nợ phải trả, khoản đơn vị ứng trước cho người bán là tài sản. Do vậy, khi
trong quan hệ là đơn vị mua chịu còn nợ người bán thì tài khoản này có kết
cấu theo kết cấu của tài khoản phản ánh nợ phải trả, còn khi trong quan hệ là
đơn vị ứng trước tiền cho người bán thì tài khoản này có kết cấu theo kêt câu
của tài khoản phản ánh tài sản. Có thể nêu khái quát kết cấu của TK 331 —
Phải trả cho người bán (từ đó suy ra kết cấu chung của các TK 33X) như sau:
Nợ TK Phải trả cho người bán Có
SDĐK: Số tiền ứng trước cho SDĐK: Số tiền phải trả cho người
người bán cốn ở đầu kỳ bán còn ở đầu kỳ
SPS: - Số tiền đã trả cho người SPS: - Số tiền phải trả cho người
bán trong kỳ bán tăng trong kỳ
- Số tiền ứng trước cho - Giá trị hàng hoá đã nhận
người bán trong kỳ từ số tiền ứng trước
SDCK: Số tiền ứng trước cho SDCK: Số tiền còn phải trã cho
người bán còn ở cuối kỳ người bán còn ở cuối kỳ

3.2.2. Các tàỉ khoản có tỉnh chất điều chỉnh số ỉỉệu của tài khoản khác
Trong các đối tượng kế toán, một số đối tượng có tính chất rất đặc biệt, ngoài
tài khoản trực tiếp phản ánh đối tượng đó, còn phải được bổ sung thêm một
tài khoản nữa thì thông tin về đối tượng đó mới được đầy đủ cho quản lý. Tài
khoản được bổ sung thêm trong trường hợp này được gọi là tài khoản điêu
chỉnh và nó có tính chất đặc biệt về kết cấu cần phải được nghiên cứu. Các tài
khoản này được chia làm 2 nhóm:
— Nhỏm các tài khoản cỏ tỉnh chẩt điều chỉnh số liệu của tài khoản phản ánh
tài sản: là những tài khoản điều chỉnh giảm cho một hoặc một số tài khoản
phản ánh tài sản nào đó. Ket cấu của những tài khoản này là ngược với kết
cấu của tài khoản mà nó điều chỉnh. Tiêu biểu cho nhóm này có 2 tài khoản
được trình bày sau:
+ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định: là tài khoản điều chỉnh giảm cho các tài
khoản phản ánh nguyên giá tải sản cố định (TK Tài sản cố định hữu hình, TK
Tài sản cố định thuê tài chính, TK Tài sản cố định vô hình) và TK Bất động
sản đầu tư. TK 214 - Hao mòn tài sản cố định, có 4 tài khoản cấp 2: TK 2141
— Hao mòn tài sản cố định hữu hình, TK 2142 - Hao mòn tài sản cố định thuê
tài chính, TK 2143 - Hao mòn tài sản cố định vô hình, TK 2147 “ Hao mòn

87
bất động sản đầu tư. Từng tài khoản cấp 2 này sẽ điều chỉnh giảm cho một tài I
khoản phản ánh nguyên giá tài sản cố định tương ứng như được nêu. I
Sở dĩ các tài khoản nêu trên, chăng hạn TK Tài sản cô định hữu hình, cân I
phải có thêm tài khoản điều chỉnh này là vì tính chất đặc biệt của nó. Với tài I
sản cố định hữu hình: khị hình thành cũng như khi không còn sử dụng nữa|
(thanh lỹ hoặc nhượng bán) đềụ được phản ánh trên TK Tài sản cố định hữu I
hình theo giả trị ban đằu (nguyên giá), nhưng trong quá trình sử dụng nó sẽ I
hao mòn dần. I
Như vậy, nếu không có thêm TK Hao mòn tài sản cố định hữu hình để phản I
ánh giá trị hao mòn thì sẽ không có được thông tin đầy đủ về tình hình tài sản |
cố định hữu hình này, chỉ có được thông tin theo nguyên giá, không có được|
thông tin về giá trị hão mòn, từ đó cũng không cỏ được thông tin về giá trị còn I
lại (= nguyên giá - giá trị hao mòn). Do vậy, việc có thêm TK Hao mòn tài I
sản cố định hữu hình để cùng với TK Tài sản cố định hữu hình, phản ánh tìnhI
hình tài sản cố định hữu hình là sự đòi hỏi khách quan để thông tin kế toán I
được đầy đủ chõ quản lý. Với tính chất điều chỉnh như trên (phản ánh phần !
hao mòn để trừ vào nguyên giá), nên mặc dù xét về nội dung, TK Hao mòn tài I
sản cố định là tài khoản phản ánh tài sản, nhưng kết cấu của lió là ngược với|
kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản, cụ thể:

Nợ . •- TKTSCĐ hữu hình Có


SDĐK: Nguyên giá TSCĐ hữu
hình đầu kỳ
SPS Nguyên giá TSCĐ hữu SPS: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
hình tăng trong kỳ giảm trong kỳ
SDĐK Nguyên giá TSCĐ hữu
hình cuối kỳ

TK Hao mòn TSCĐ hữu hình có kết cẩu ngược lại với TK TSCĐ hữu Ị
hình như sau: 1

Nợ TK Hao mòn TSCĐ hữu hình Có


SDĐK; Giá tậ hao mòn TSCĐ hữu 1
hình đầu kỳ
1
SPS: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu SPS: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu ■1

hình giảm trong kỳ hình tăng trong kỳ


SDCK: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu
hình cuối kỳ

88
Thông qua số liệu ghi chép trên hai tài khoản này, ta có thể tính được giá trị
còn lại của TSCĐ hữu hình.
Giả tri cỏn lại = Nguyên giả Giá trị hao mòn
TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình
+ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản: là tài khoản điều chỉnh giảm cho các
tài khoản phản ánh các tài sản có thể gặp rủi ro về giảm giá, tổn thất do không
thu hồi đủ được vốn, không đòi được nợ, v.v. như: TK Chứng khoán kinh
doanh, TK Phải thu của khách hàng và các tài khoản phản ánh hàng tồn kho:
TK Nguyên liệu, vật liệu, TK Hàng hoá, v.v. Tài sản phản ánh trên các tài
khoản này luôn giữ nguyên theo giá gốc, trong khi đó những tài sản này CÓ thể
gặp những rủi ro dẫn đến tổn thất như nêu trên, liền cần bổ sung thêm TK 229 ”
Dự phòng tổn thất tài sản, để phản ánh số tổn thất có thể dự tơán được này.
Trên cơ sở dự toán được giả trị tổn thất do các rủi ro gây ra, kể toán sẽ lập dự
phòng về các khoản tổn thất này và phản ánh vào TK 229 - Dự phòng tổn thất
tài sản, từ đó kết hợp với giá gốc của tải sản phản ánh hên các tài khóản để
tính ra giá trị tài sản còn lại thẹo giá trị thực, sáu khi trừ đi các khoản tổn thất.
Như vậy sẽ có được thông tin đầy đủ về tài sản: thông tin theó giá gốc, giá trị
tổn thất và giá trị thực còn lại. Đây là tài khoản phản ánh phần giá trị mất đi
của tài sản để tính ra giá trị thực còn lại của tài sản, nên mặc dù xét về nội
dung, nó là tài khoản phản ánh tài sản, nhưng có kết cấu ngược lại với kết cấu
của các tài khoản phản ánh tài sản, cụ thể:

Nợ Các TK phận ánh tài sản


SDĐK: Giá tộ tài sản đầu kỳ
SPS: Giá trị tài sản tăng trong kỳ SPS: Giá trị tài sản giảm trọng kỵ
SPCK: Giá tậ tài sản cuối kỳ

TK Dự phòng tổn thất tài sản có kết cẩu ngược lại như sau:

Nợ TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cố


SPPK: GỈá trị tổn thất tài sản vào
đẩu kỳ
SPS: Giá trị dự phòng tổn thất tài SPS: Giá trị dự phòng tổn thất tài
sân giảm (hoàn nhập) sản tăng (được trích lập)
SPCK: Giá trị dự phòng tổn thất tài
sân vào cuối kỳ

89
Thông qua số liệu ghi chép trến các tài khoản này, ta điều chỉnh tính được giá n
trị thực hiện tại của tài sản vào cuối kỳ như sau: B

Giá thị thực của __ Giả trị ghi sổ của Giá trị tổn thât của í
tàỉ sản cuối kỳ tài sản cuối kỳ tài sản vào cuối kỳ u
\ ' 1
— Nhóm các tài khoản có tỉnh chất điểu chỉnh số liệu của tài khoản phản ánh I
vốn chủ sở hữu: Tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu ở đây chủ yếu là TK vốn I
đầu tư của chủ sở hữu. Các tài khoản điều chỉnh ở nhóm này là những tài 1
khoản phản ánh tình hình lợi nhuận và phản ánh những biến động về tài sản I
có liên quan đếự vốn đầu tư của chủ sở hữu, gồm các tài khoản như: TK 421 -1
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản, I
TK 413 - Chênh lệch tỉ giá hối đoái, v.v. Tính chất điều chỉnh của những tài I
khoản nẳy đổi với TK vốn đầu tư của chủ sở hữu đựợc thể hiện ở chỗ: với I
TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, khi có lãi, tài khoản này sẽ co I
số dự bên Có vấ số dư này sẽ điều chỉnh làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu; I
còn nếu bị lỗ, tài khoản này sẽ có số dư bện Nợ và số dư này sẽ điều chỉnh I
làm giảm vốn đầu tư của chu sở hữu. J
Tương tự, TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản, khi đánh giá lại tài sản, 1
nếu đánh giá lại tăng, tàì khoản này sẽ có số dư bên Có và số dư này sẽ điều 1
chỉnh làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, còn nếu đảnh giá lại giảm, tài 1
khoản này sẽ có số dư bên Nợ và số dư này sẽ điều chỉnh làm giảm vốn đầu tư I
của chủ sở hữu. TK 413 - Chênh lệch tì giá hối đọái, khi đánh giá lại tỉ giá I
của các tài sản có gốc ngoại tệ, nếu tỉ giá tăng, tài khoản này sẽ có số dư bên I
Có và số dư này sẽ điều chỉnh làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, còn nếu tỉ 1
giả giảm, tài khoản nầy sẽ có số dư bên Nợ va số dư này sẽ điều chỉnh làm 11
giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu. Với tính chất là tài khoản điều chỉnh như II
vậy, nên mặc dù các tài khoản này là những tài khoản phản ánh vốn chủ sở n
hữu, nhưng số dư có thể ở bên Có hoặc bên Nợ như nêu trên. Ễ
3.2.3. Các tài khoản cố tính chất đặc biệt khác n
- TK 242 ~ Chỉ phí trả trước. Đây là tài khoản phản ánh tài sản, với tài sản là 1
chi phí trả trước. Tải sản năy có tính chất đặc biệt: nó là khoản tiền đã chi ra 1
hoặc tài sản đã xuất dùng, nhưng chưa được tính hết vào chi phí trong kỳ, mà 1
còn phải để lại tính cho các kỳ sau nữa theo yêu cầu của nguyên tắc phụ hợp. I
Do vậy, TK 242 - Chi phí trả trước cũng có tính chất đặc biệt, đó là: ngoài I
việc phản ánh biến động của tai sản (chi phí trả trước), còn kết hợp thêm công 1
dụng là giúp kế toán thực hiện đúng được yêu cầu của nguyên tác phù hợp. 1
Chính vì vậy, kết cấu của tài khoản này, mặc dù cũng theo kết cấu của tài I
khoản phản ánh tài sản, nhưng nội dung phản ánh trên tài khoản (số phát sinh I

90 I
trong kỳ bên Nợ, bên Có) được thể hiện như là việc tập hợp chi phí (chi phí
liên quan đến nhiêu kỳ) và phân phối chi phí đó theo dự toán cho các kỳ, nên
ở một giác độ nào đó, người ta còn gọi tài khoản này là tài khoản phân phối
chi phí theo dự toán (dự toán theo lợi ích mà chi phí đó tạo ra ở từng kỳ). Qua
sử dụng tài khoản này thì tài sản đặc biệt - chi phí trả trước - sẽ được tính vào
chi phí trong kỳ một cách hợp lý bảo đảm yêu cầu của nguyên tắc phù hợp.
Thê hiện về kết câu của tài khoản này như sau:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước Có


SDĐK: Chi phí trả trước còn đầu kỳ
SPS: Tập hợp chi phí trả trước SPS: Phân bổ chi phí trả trước
thực tế phát sinh trong kỳ theo dự toán trong kỳ
SDCK: Chi phí trạ trước còn cuối kỳ

- TK 335 ” Chỉ phí phải trả. Đây lầ tàí khoản phản ánh nợ phải trả. Tuy
nhiên, đây là nợ phải trả có tính chất đặc biệt, do trong thực tế có những
trường hợp chi phí đã được tiêu dùng trong kỳ này nhưng phải đến một kỳ sau
nào đó mới phát sinh (mới chi trả hoặc mới tính ra nợ phải trả về chi phí đó)l
Ví dụ: Chi phí thuê tài sản (thiết bị, dụng cụ, v.v.) trả sau, chi phí lãi tiền vay
trả sau, v.v. Với cơ sở kế toán dồn tích và yêu cầu của nguyên tắc phù hợp,
khi chi phí đã tiêu dùng trong kỳ bao nhiêu thì phải tính vào trong kỳ bây
nhiêu, không kể chi phí đó đã phát sinh hay chưa.
Chẳng hạn, đầu tháng 1/20XÍ, Công ty A thuê 1 thiểt bị sản xuất sử dụng
trong 3 tháng, tiền thuê là 60 triệu đồng và hợp đồng quy định Công ty sẽ trả
tiền thuê này vào cuối tháng 3. Cho biết kỳ kế toán của Công ty là tháng.
Trường hợp này Công ty phải tính chi phí thuê thiết bị cho tháng 1 là: 60 chia
3 bằng 20 triệu đồng và cần phải sử dụng TK 335 - Chi phí phải trả để phản
ánh so phải trả về chi phí thuê thiết bị sử dụng trong tháng 1 này. Tựơng tự,
trong tháng 2 và tháng 3 kế toán cũng thực hiện tính chi phí vào trong tháng
và phản ánh số phải trả như vậy. Đến cuối tháng 3, khi thực tế phát sinh về chi
trả tiền thuê này (60 triệu đồng) thì kế toán sẽ ghi (kết chuyển) giảm số phải
trả đã được phản ánh ở tài khoản này.
Như vậy, mặc dù đây là tài khoản phản ánh nợ phải trả, những còn kết hợp
thêm công dụng là giủp kế toán thực hiện đúng được yêu cầu của nguyên tắc
phù hợp trong những trường hợp đặc biệt như nêu trên. Và ở một giác độ nào
đó, người ta cũng gọi tài khoản này là tài khoản phân phối chi phí theo dự
tóán, có kêt câu thê hiện sự phân phối chi phí theo dự toán như sau:

91
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có
SDĐK Chi phí phải trả còn đầu kỳ 1

SPS: Chi phí phải trả thực tế phát SPS: Các khoản chi phí phải trả I
sinh trong kỳ được tính trước vào trong kỳ 1
_ ' r , 1
SDCK: Chi phí phải trả còn cuôi kỳ 1
Vào cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán phải xem những chi phí nào đã tiêu dùng !
gắn với lợi ích kinh tế thu được trong kỳ để tính chuyển chi phí đó vào trong I
kỳ kế toán. Việc tính chuyển chi phí thông qua ghi Có TK 242 và TK 335 như|
nêu trên được thực hiện vào cuối kỳ kế toán và gọi là bút toán điều chỉnh cụốiỂ
kỳ (sẽ trình bàý ở chương 6). I
, í ■ , I
“ TK ỉ 54 - Chì phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Đây là tài khoản phản ánh I
tài sản, với tài sản là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang hay còn gọi là sản 1
phẩm dở dang - một bộ phận tài sản còn đang trong quá trình sản xuất trước 1
khi trở thành tài sản hoàn chỉnh - gọi là thành phẩm. Sản phẩm dở dang là|
một bộ phận tài sản tròng hàng tòn kho như đã nêu ở Chương 2. TK 154 - ChìI
phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ngoài công dụng là phản ánh bộ phận tài|
sản này, còn kểt hợp thêm công đụng là tập hợp tất cả các chi phí có liên quan|
đến sản xuất sản phẩm để tính giá thành của sản phẩm. Nên ở một giác độ nào|
đó, người ta còn gọi tài khoản, này là tài khoản tính giá thành. Vê cờ bản, tài|
khoản này cũng có kết cấu theo tài khoản phản ánh tàị sản. Tuy nhiên, do có|
kết hợp công đụng là tính giá thành, nên kết cấũ của tài khoản này thê hiện|
việc tập hợp chi phí sản xuất và giá thành tính được của sản phẩm hoàn thành,I
cụ thể như sau: I

Nợ TK 154 - Chỉ phí sân xuất kinh doanh dờ dang cỏ


SDĐK: CPSX dở dang đầu kỳ
SPS: Tổng hợp chi phí sản xuất SPS: Giá thành sản phẩm
phát sinh trong kỳ hoàn thành
SDCK; CPSX dở dang cuối kỳ

- TK52Ỉ - Các khoản giảm trừ doanh thu, với các tài khoản cấp 2: TK 5211
Chiết khẩu thương mại<TK 5212 ” Giảm giá hàng bán, TK 5213 - Hàng bánỄ
bị trả iại. Trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể xảy ra nhữngl
trường hợp như: với chính sách thương mại, đon vị có thể nhượng lại chơi
khách hàng một khoản trên theo tỉ lệ phân trăn (%) trên doanh thu mang tính|Ị

1
92
chất thưởng cho khách hàng mua với số lượng lớn, gọi là chiết khấu thương
mại; hoặc do hàng của đơn vị chuyển đến khách hàng có những khiếm
khuyết, không bảo đảm theo những quy định trong hợp đồng, buộc đơn vị
phải giảm giá để được khách hàng đồng ý nhận mua hàng chuyển đến, gọi là
khoản giảm giá hàng bán; hoặc cũng có thể hàng chuyển đến có nhiều khiếm
khuyết, sai phạm so với những quy định trong họp đồng, khách hàng quyết
định không nhận và đơn vị phải chuyển hàng về trợ lại, gọi là hàng bán bị trả
lại. Đây là những khoản làm giảm doanh thu đã ghi nhận của đơn vị, nhưng
những khoản giảm này không đựợc ghi giảm trực tiếp vào tài khoản phản ánh
doanh thu, mà phải được theo dõi riêng ở một tài khọản khác để bảo đảm
thông tin được đầy đủ cho quản lý: thông tin về doanh thu, các khoản giảm trừ
doanh thu và doanh thu thuần (doanh thu thuần = doanh thu - các khoản giảm
trừ doanh thu).
Tài khoản theo dõi riêng các khoản giảm trừ doanh thu này chính là TK 521 -
Các khoản giảm trừ doanh thu, Do tính chất của tài khoản này là phản ánh
phần giảm đi của dọanh thu, sau đó kết chuyển vào tài khoản phản ánh doanh
thu để tính ra doanh thu thuần, nên tài khoản này mặc dù cũng là tài khoản
phận ánh doanh thu, nhưng nó cộ kết cấu ngược với tài khoản phàn ánh doanh
thu. Cụ thể, két cấu tài khoản này như sau:

Nợ TK 521 - Các khoặn giảm trừ doanh thu Có


SPS: Các khoản giảm trừ doanh thu SPS: Kết chuyển các khoản giảm
trừ doanh thu

- TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Xét về nội dung thì tài khoản này
không phản ánh nội dung nào cả, nhưng do ỵêu cầu về hạch toán kinh doanh,
cuối kỳ các doanh nghiệp phải xác định kết quả kinh doanh (lãi, lỗ). Chírih từ
yêu cầụ này đã đặt ra sự cần thiết phảị có tài khoan để thực hiện việc xác định
kết quả kinh doanh, đó là TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Vì chỉ có
công dụng là xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, mà việc xác định kết quả
kinh doanh phải được thực hiện bằng cách tập hợp và so sánh toàn bộ doanh
thu và chi phí trong kỳ, nên tài khoản này còn được gọi là tài khoản so sánh
(so sánh 2 đại lượng khác nhau của cùng hoạt động của doanh nghiệp: dòanh
thu và chi phí) và nó chỉ được sử dụng vào cuối kỳ khi xác định kết quầ kinh
doanh. Vợi công dụng là so sánh doanh thu và chi phí để xác định kết quả,
nên tài khoản này có kết cấu bên Nợ: tập hợp chi phí,; bên Có: tập hợp doanh
thu. Và sau khi so sánh sẽ thực hiện việc kết chuyển: nếu lãi sẽ kết chuyển lãi,
nếu lỗ sẽ két chuyển lỗ, nên sẽ không có số dử. Cụ thể, kết cấu tài khòản này
như sau.’

93
Nợ TK 911— Xác định kết quả kinh doanh Có
SPS: - Kết chuyển chi phí dùng để SPS: - Kết chuyển doanh thu thuần
xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển lỗ (nếu tổng
- Kêt chuyển lãi (nếu tổng chi phí lớn hom tổng doanh
doanh thu thuần lớn hom tổng thu thuần)
chi phí)
Trên đây là những tài khoản có tính chất đặc biệt về kết cấu so với kết cấu
ỉI
của 5 loại tài khoản được trình bày ở mục 3.1.3. Tính chất đặc biệt về kết cấu
này thường là do công dụng của tài khoản. Mỗi tài khoản, ngoài nội dung

quy định phản ánh trên tài khoản, còn có công dụng của tàỉ khoản. Khi công I
đụng của tài khoản không chỉ đom thuần là phản ánh nội dung như đã được
quy định, mà còn nhằm để thực hiện một yêu cầu nào đó của kế toán phục vụ
cho quản lý thì thường sẽ cố những tính chất đặc biệt về kết cấu. Chẳng hạn,
TK 214 - Hao mòn tài sản cố định, với nội dung phản ánh là giá trị hao mòn
(phần mất đi) của tài sản cố định, nhưng qua đó còn nhằm để điều chỉnh
nguyên giá tài sản cố định, tính ra giá trị còn lại của tài sản cô định, bảo đảm
cho thông tin về tài sản cố định được đầy đủ, nhằm đáp ứng yêu cầu của quản Ị
lý. Lúc này, TK 214 sẽ có kết cấu đặc biệt, đó là, mặc dù là tài khoản phản I
ánh tài sản nhưng có kết cấu ngược lại với tài khoản phản ánh tài sản, như đã 1
trình bày trên. 1
Trong quá trình nghỉên cứu tiếp theo, chứng ta còn sẽ gặp những tài khoản có|
tính chất đặc biệt như vậy nữa. LÙc đó, chúng ta đã có cơ sở bước đầu thông 1
qua việc nghiên cứu các tài khoản trên, mặt khác những tài khoản có tính chất I
đặc biệt sẽ gặp và nghiên cứu tiếp theo sau này thường là gắn với những nội I
dụng kế toán cụ thể, dọ ỵậy việc nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn. J

4. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản Ệ


Với số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào tài khoản hàng ngày rất lớn, 1
nên khó tránh khỏi những ổaỉ sót, nhầm lẫn. Do vậy, kế toán cần phải có sự l
kiểm trá lại số liệu ghi chép trên tài khóản thể hiệri trên các sổ kế toán, gồm cả 1
kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ. I
4.L Kiểm tra thường xuyên I

Kiểm tra thường xuyên được thực hiện thông qua các công việc như: 1
- Đối chiếu số liệu trên sổ tàỉ khoản với sỗ liệu trên chứng từ đã sử dụng để I
ghi, bảo đậm sự khớp đủng với nhâu. I
- Kiểm tra lại các sổ tài khoản đã được ghi, bảo đảm quan hệ đỗi ứng kế toán I
đúng với định khoản đã được xác định. ỉ

94
“ Đối chiếu số tiền ở tài khoản ghi Nợ và số tiền ở tài khoản ghi Có trong
mỗi bút toán phải luôn bằng nhau.
Ngoài ra, còn có thể có những công việc cụ thể khác để luôn bảo đảm số liệu
trên sổ tài khoản khớp đúng với số liệu trên chứng từ và trên thực tế phát sinh,
II' phát hiện và chỉnh sửa kịp thời những sai sót trên các sổ tài khoản.
4,2, Kiểm tra định kỳ
ịB Kiểm tra định kỳ thường được thực hiện vào cuối các kỳ kế toán, nhất là cuối
kỳ kế toán trước khi lập các báo cáo kế toán. Với kiểm tra thường xuyên
Ệ thường chỉ lặ những công việc đơn lẻ bằng những quan sát trực tiếp đoi với sự
I việc thì kiểm tra định kỳ thường là mang tính tổng hợp. Nó được thực hiện
dựa vào những cân đối vốn có của kế toán để lập các bảng tổng hợp. Thông
Ệ qua các bảng tổng hợp này, kế toán tiến hành đối chiếu các số liệu có mối
u quan hệ cân đối với nhau để kiểm tra sự đúng đắn của các số liệu đã được
Ệ tông hợp. Sau đây là các bảng tổng hợp thường được lập để kiểm tra số liệu
Ệ trên tài khoản.
^/7 ■ '
Ệ 4.2.1. Bảng cân đôi tài khoản
■■ ■ . ■
Khái niệm: Bảng cân đối tài khoản lấ bảng tổng hợp số liệu của tất cả các tài
Ệ- khoản câp 1 được sử dụng trong kỳ của đơn vị, gồm các số liệu (nếu cô) trên
Ệ tài khoản: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Các số liệu
I này của mỗi tài khoản sẽ được kê lại trên một dòng của Bảng cân đối tài
khoản và số tổng cộng ở dòng cuối cùng chính là tổng số dư đầu kỳ (bên Nợ
Ệ và bên Có), tông sô phát sinh trong kỳ (bên Nợ và bên Có), tổng số dư cuối kỳ
Ệ (bên Nợ và bên Có) của tất cả các tài khoản.
Ệ ; về kết Cẩu: Bảng cân đối tài khoản có kết cẩu thể hiện qua bảng sau:
II Bảng cân đối tàỉ khoản
Ệ Tên tài khoản SDĐK số phát sinh trong kỳ SDCK
Ệ (Hoặc số hiệu TK)_______ Nợ Có Nự Có Nợ Có
I l. TK Tiền mặt
1 2. TKTGNH
I 3. TK Tiền đang chuyển
I 4.TK...

I Tổnơ mnơ Tong Tống Tổng Tổng Tầng Tổng


long cộng (1) (2) (3~ -° (4- (6)

■ ~ Cơ sở kiểm tra: Cơ sở kiểm tra thông qua Bảng cân đối tài khoân trên
chính là những cân đồi vồn có của kế toán, cụ thể:

í 95
+ Cân đối giữa tổng số dư đầu kỳ (cuối kỳ) bên Nợ và bên Có của các tài Ịl
khoản: Như ta biết, số dư của tài khoản là phản ánh số hiện có cửa đối tượng u
kể toán phản ánh trên tài khoản, trong đó, số dự bên Nợ phản ánh tài sản, số U
dư bên Có phản ánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (nguồn vốn), trừ một số tài li
khoản có ket cấu đặc biệt (như được nêu ở mục 3.3.2). Mặc dù có một số tài ||
khoản có kết cấu đặc biệt, nhưng từ tính chất cân đối giữa tài sân và nguồn n
von, ta sẽ suy ra được số dự đầu kỳ và số dư cuối kỳ bên Nợ của tất cả các tài li
khoản phải bằng số dư đầụ kỳ và số dư cuối ky bện Có của tất cả các tài 11
khoản (sẽ giải thích rõ hơn thông qua sọ liệu cụ thể ở bài tập). 'j|
+ Cân đối giữa tổng số phát sinh trong kỳ bên Nợ và bên Có của các tài khoản: ll
Như đã nêu ở nguyên tắc ghi kép vào tài khoản: số ghi bên Nợ và số ghi bên ỆỊ
Có của tài khoản đổi với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải bằng nhau. w
Do vậy, khi tổng hợp lại tạ sẽ có tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài n
khoản phai bằng với tổng số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản. 11
- Cách kiểm tra: Từ cơ sở được nêu trên, việc kiểm tra số liệu trên tài khoản Ịj
thông qua Bảng cân đối tài khoản được thực hiện bằng cách đối chiếu từng I
cặp Nợ, Có của số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ ở dòng 1
tổng cộng để xem có bằng nhau không. I
Neu số liệu ở dòng tổng: cộng của từng cặp Nợ, cò này bằng nhau thì kế toán 1
coi như đã thực hiện xong việc kiểm tra và yên tâm tin vậọ sự đúng đắn của 'I
số Ịiệụ trên các tài khoản. Điều này còn có nghĩa, chưạ thệ khẳng định tất cả I
số liệu trên tài khoản là đã hoàn toàn đúng, vì còn có những hạn chế (nhược I
điểm) nhất định của Bảng này. 1
Còn nếu từng cặp Nợ, Có của số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư I
cuối ky ở dòng tổng cộng không bằng nhau thì chắc chắn có sự sai sót của số I
liệu trên các tài khoản, kế toán phải kiểm tra lại số liệu trên tài khoản, tìm cho 1
rạ chỗ sai đệ sửa chữa va lập lại Bảng cân đối tài khoản để có được sự bằng ®
nhậu eủa từng cặp Nợ, Có nay. 11
- ưu, nhược điểm: ®
ưu đỉểm: Cách lập Bảng đơn giản, chỉ kê lại số liệu của từng tại khoản vào II
một dòng của Bảng và cộng lại để có dòng tổng cộng phục vụ cho việc đối Ệ
chiếu, kiểm tra. Cách kiểm tra cũng đơn giản, chỉ nhìn vào từng cặp Nợ, Có ở II
dòng tổng cộng xem có bằng nhau không. i
Nhược điểm: Ệ
+ Khi đã đặt rạ việc kiểm trạ bằng Bảng này thì phải kiểm tra tất cả các tài Ệ
khoản sử đựng ở đơn vị, không thê chỉ kiêm tra đối với một số tài khoản nào|Ị
(chẳng hạn chỉ kiểm tra đồi với mọt số tầi khoản cảm thấy cỏ khả năng sai I
sót lởn). 1

96
+ Khi từng cặp Nợ, Có của số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối
•■ kỳ ở dòng tổng cộng bằng nhau thì cũng chưa phải chắc chắn là số liệu trên
ỊỆ các tài khoản đã đung đăĩí. .Vì có một số trường hợp sai sót không dẫn đến sự
Ệ không bằng nhau của từng cặp Nợ, Có nêu trên, tức là có những trường hợp
Ệ sai sót chúng ta không thể phát hiện được qua Bảng cân đối tài khoản này.
n ■ Các trường hợp này gồm:
‘ Bỏ sót, không ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản;
Ệ ’ Ghi trùng nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản;
Ệ ■ Ghi sai quan hệ đối ứng kế toán (chỉ sai quan hệ đối ứng kế toán còn số ghi
ở tài khoản đều đung);
n ■ Ghi sai số trên tài khoản, nhưng số ghi sai bằng nhau ở tài khoản ghi Nợ và
tài khoản ghi Có.
|| Khi xảy ra những trường hơp sai sót trên, số liệu ghi bên Nợ và ghi bên Có
K của các tài khoản vẫn bằng nhau, nên dẫn đến tổng số từng cặp Nợ, Có trên
Bảng vẫn bằng nhau. Do vậy, việc sử đụng Bảng cân đối tài khoản không thể
Ệ phát hiện được các trường hợp sai sót này.
lỵ Mặc dù Bảng cân đối tài khoản có những nhược điểm như trên, nhưng với ưu
1? điểm là đơn giản, dễ kiểm tra như đã nêu, nên Bảng này được sử dụng rất pho
1- biến ở các đơn vị vào cuối kỳ, trước khi lập các báo cáo kế toán.
Ệ 4.2.2. Bảng tổng hợp chi tiết
K- ,Ẳ •Ấ, Â Ẫ . -X Â
g.. Khải niệm: Bảng tông hợp chi tiêt là bảng tong hợp tat cả sô liệu chi tiêt thê
Ệ hiện trên các tài khoản chi tiết của một tài khoản tổng hợp nào đó và cũng bao
1; gồm: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Trong đó, số liệu
Ệ. của mỗi tài khoản chi tiết này sẽ được ghi vào 1 dòng trên Bảng, sau đó cộng
lại ở dòng cuối cùng để có được số tổng cộng từ tất cả các đối tượng chi tiết
Ệ của một tài khoản tổng hợp.
Ví dụ, TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu, là tài khoản tổng hợp. Tài khoản này
1' : còn được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên liệu, vật liệu cụ thể. Khi kế
n toán tổng hợp tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu được chi tiét vào trong một
I bảng và cộng lại thì sẽ có Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệụ.
I Kết cấu: Tuy thuộc vào đặc điểm của đối tượng kể toán được tổng hợp mà kết
cáu của Bảng này cổ khác nhau nhất định. Tũy nhiên, nhìn chung Bảng này
I thường được thiết kế theo hai dạng cho hai lòại đối tượng sau.

97
- Dạng 1: Cho các đối tượng là hàng tôn kho, kêt câu của Bảng như sau ịi

BẢNG TỎNG HỢP CHI TIẾT VÈ HÀNG TỒN KHO

Tồn đầu kỳ kv ap trong Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ


TT Đối
__
tượng Í
SL TT SL TT SL TT SL TT
15XA
2 15XA
15XA
4
s
Cộng 1

Trong đó, cẳc cụm từ: số dư đầu kỳ, số phát sinh bên Nợ, sổ phát sinh bên Có,
số dư cuối kỳ, được thay bằng: tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tôn
cuối kỳ.
- Dạng 2: Cho các đối tượng là quan hệ thanh toán, kết cấu của Bảng như
sau:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VỀ THANH TOÁN
Số dư đầu kỳ số phát sỉnh số dư cuối kỳ
Đối
TT trong kỳ
tượng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
1
2

Cộng XXX XXX XXX XXX XXX XXX


Hai bảng tổng hợp trên có kết cấu theo hai dạnệ khác nhau: Dạng 1 có cả cột 1
sô lượng, thành tiền, đó là do số liệu chi tiết vê hàng tồn kho cần phải được 1
phản ánh cả về hiện vật và gỉá trị đê việc quản lỷ hàng tôn kho được chặt chẽ. 1
Dạng 2, các cột đều tính theo đơn vị tiền, vì đặc điểm của thanh toán thông 3
thường chỉ ìà tính theo đơn vị tiền Ở moi cột đều được chia ra: cột Nợ, cột 1
Có, vì tronệ thanh toán đều có thể diễn ra ở cả hai chiều: đối vối cột số dư 1
(đầu kỳ, cuổi kỳ), có thể là cồn phải thu (phản ánh ở cột Nợ) hoặc là còn phải 1
trả (phản ánh ở cột Có); đối với cột số phát sinh, cỏ thể là số phải thu, số đã 3
trả (phản ánh ở cột Nợ), hoặc số phải trả, số đã thu (phản ánh ở cột Có). 1

98
Cơ sở và cách kiểm tra: Cơ sở cho việc đối chiếu, kiểm tra này chính là mối
quan hệ giữa số liệu tổng hợp với các số liệu chi tiết của nó, được thể hiện qua
tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết. Với tài khoản chi tiết là sự cụ thể
hoá số liệu ở tại khoản tổng hợp nhằm giầi thích số liệu ở tài khoản tổng hợp,
do vậy tổng các số liệu chi tiết phải bằng số liệu ở tài khõản tổng hợp của nó.
£ Từ cơ sở trên, cách kiểm tra là đối chiếu số liệu ở dòng tổng cộng của Bảng
với số liệu trên tài khoản tổng hợp tương ứng của nó xem có bằng nhau
I không. Nếu các số liệu trong quá trình ghi chép đều đúng đắn thì các số liệu
I đối chiếu đều sẽ bằng nhaụ, còn nếu không bằng nhau thì chắc chắn là có sai
Ệ sót phải kiểtn tra lại để sửa chữa.
Ệ Chẳng hạn, với Bảng tổng hợp chi tiết về nguyên liệu, vật liệu thì số liệu ở
dòng tổng cộng (các cột thành tiền) sẽ được đối chiếu với số liệu tương ứng
I trên tài khoản TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu. Cụ thể số tiền Tồn đầu kỳ đổi
Ệ' chiếu với Số dư đầu kỳ; số tiền Nhập trong kỳ đối chiếu với tổng số phát sinh
bên Nợ; số tiền Xuất trong kỳ đối chiếu với tổng số phát sinh bên Có; và số
tiền Tồn cuối kỳ đối chiếu với số dư cuối kỳ. Nếu tất cả số liệu trên sổ chi tiết
E về nguyên vật liệu và số liệu tổng hợp trên TK 152 ” Nguyên liệu, vật liệu
Ịj đều đúng đắn, thì các số liệu đối chiếu này sẽ bằng nhau. Còn’nếu các số liệu
B đối chiếu này có sự chênh lệch thì chắc chắn trong ghi chép về nguyên liệu,
Ệ vật liệu có sai sốt, cần kiểm tra tìm chỗ sai sót để chỉnh sửa cho đúng.
Ệ Tương tự, đối với Bảng tổng hợp chi tiết về thanh toán với ngưới bán, số liệu
í ở dòng tổng cộng cũng được đổi chiếụ với số liệu tựơng ứng trên tài khoản
Ệ TK 331 - Phải trả cho người bán. Các cột số dư đầu kỳ, số phát sinh trong
: kỳ, và Số dư cuối kỳ được đối chiếu tương ứng với số dư đầu kỳ, số phát sinh
I trong kỳ, số dư cuối kỳ trên tài khoản này. Nếu tất cả số liệu trên Sô chi tiêt
Ệ về thanh toán với người bán và số liệu tổng hợp trên TK 33 í - Phải trả cho
người bán đều đung đắn, thì các số liệu đối chiếu này sẽ bằng nhau. Còn nếu
g các số liệu đối chiếu này có sự chênh lệch thì chắc chắn trong ghi chép về
p. thanh toán với người bán có sai sót, cần kiêm tra tìm chỗ sai sót đê chỉnh sửa
1' cho đúng.
I ưu, nhược điểm
1 Cách lập và kiểm tra của Bảng tổng hợp chi tiết có ưu điểm là đơn giần.
I Nhưng cũng có nhược diêm là khi đã đặt ra việc kỉểm tra bằng Bảng này thì
phải kiểm tra tất cả các tài khoản chi tiết của tài khoản tổng hợp, không thê
£ chỉ kiểm tra đối với một số tài khoản chi tiết nào. Chẳng hạn, đối với tài
khoản tổng hợp là TK Nguyên liệu, vật liệu, được chi tiết theo hàng ngàn loại
nguyên vật liệu, thì khi lập Bảng này để kiểm tra, ta phải kê vào cho đủ hàng
: ngàn loại nguyên vật liệu này, không thể chỉ kê vào để kiểm tra đối với một sô
loại nguyên vật liệu nào.

I 99
Trong kế toán, phàn lớn các tài khoản tổng hợp đều cần phải chi tiết số liệu 5
theo từng đối tượng cụ thể để thông tin được đầy đủ cho quản lý, và khi tài 1
khoản tổng hợp có sự chi tiết số liệu như vậy, thì đềụ cần thiết phải lập Bàng 1
tổng hợp chi tiết phục vụ cho việc kiểm tra sô liệu như nêu trên. Do vậy, Bàng I
tổng hợp chi tiết sẽ được lập rất nhiều để bảo đàm số liệu kế toán được kiểm 1
tra cẩn thận vào cuối kỳ, trước khi lập các báo cáo kế toán. 1
Ệl
CÂU HỎI THẢO LUẬN I
' , r I
1. Tài khoản, ở giác độ là phương pháp, cần phải được hiểu như thế nào? Biểu I
hiện cụ thể của phương pháp tài khoản là gì? I
2. Trình bày kết cấu của loại tài khoản phản ánh tài sản. Từ đó, phân tích suy ra i
kết cấu của các loại tài khoản còn lại. 1
3. Phân tích cơ sở dẫn đến việc hình thành phương pháp ghi kép. Ý nghĩa khoa|
học của phương pháp ghi kép.
4. Phân biệt khắi niệm và nguyên tắc như thế nào? Trình bày khái niệm vấ|
nguyên tắc ghi kép vào tài khoản. Vì sao trước khi ghi kép vào tài khoản cần|
phâi định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh? '11
5. Trong hệ thống tài khoản, tài khoản được sắp xếp theo tiêu chí (tiêu thức) gì?Ễ
Được chia thành mấy loại? Các loại tài khoản này có tính chất như thế nàó|
trong quan hệ với báo cáo tài chính? 1
l-1-l ■ ♦ ■ ' ■ -l í ' ■■■' 1 7 • ■■■ ■ > ■ ' 1 • Ầ X ị ■- ■ 5 \ X . 1 'aỆí

6. Tại sao tài khoản phải có nhiêu câp (câp 1, 2, 3, V.V.). Trình bày môi quan hệf
giữa các cấp của tài khoản. I
7. Nêu những tài khoản có tính chất lưỡng tính về kết cấu. Phân tích cơ sở dẫn|
đến tính chất lưỡng tính về kết cấu của các tài khoản này. 1
8. Nêú một tài khoản có tỉnh chất điều chỉnh số liệu của tài khoản khác. PhârỂ
tích làm rõ tính chất điều chỉnh và kết cấu của tài khoản này. I
9. Phân tích làm rõ tính chất đặc biệt của TK 242 - Chi phí trả trưởc và TK 335 -Ệ
Chi phí phải trả. n
10. Phân tích chi ra tính cân đối vốn có của kế toán được vận dụng để lập cácl
Bảng phục vụ đối chiếu kiểm tra số liệu trên tài khoản. Cách đối chiếu kiêm trai
số liệữ trên tai khoản qua cạc bảng này như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì? I

100
BÀI TẬP

Bài 1. Phương trình kế toán ngày 1/4/20X1 của Công ty T&T như sau (ĐVT: triệu
đồng):
Tiền , Vốn Vay ngân
" + TGNH + TSCĐ = + 7,
mặt CSH hàng
100 + 1.700 + 2.800 - 3.000 + 1.600
I/ Trong tháng 4, tại Công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
a) Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 70 triệu đồng.
b) Chi tiền mặt mua một số dụng cụ văn phòng: 15 triệu đồng.
|| ị c) Mua hàng, nhập kho chưa trả tiền chó người bán: 200 triệu đồng.
d) Chuyển khoản thanh toán nợ vay ngân hàng: 300 triệu đồng.
Ịệ e) Chi tiền mặt, thanh toán tiền lương còn nợ tháng trước: 40 triệu đọng.
ị|7 f) Chủ sở hữu góp thêm vôn qua tài khoản ngân hàng: 500 triệu đông.
17 Yêu câu:
ỊỆ, r , ' Ắ
1'7 1. Phân tích quan hệ đôi ứng kê toán hình thành qua các nghiệp vụ kinh tê
II/ ' trên. ’■ •' ’
11' 2. Phản ánh các quan hệ đối ứng kế toán trên vào phương trình kế toán. Qua
ll đó, cho biêt giá trị từng loại đôi tương kê toán yào cuối tháng 4.
|Ị Bài 2. Cũng với số liệu được cho ở Bài 1
|/;/ . Yêu cầu: ■
ỆỊ/ f 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tê trên và phản ánh vào tài khoản.
ỊỆ/ 2. Thông qua các tài khoản trên, cho biết giá trị từng loại đối tượng kế toán
vào cuối tháng 4. ;
Ệ ; 3. Cùng là để biết được giá trị tùng loại đối tượng kế toán vào cụối kỳ, nhưng
Ệ anh (chị) hãy nhận xét giữa 2 cách: cách ở Bài 1 và cách ở Bài 2 này.
I Bài 3. Cỏ các nghiệp vụ kinh tê phát sinh trong tháng 01/20X1 tại Công ty Nam
nAn như sau (ĐVT: nghìn đông):
a) Khách hàng trả tiền còn nợ cho Công ty bằng chuyển khoán qua ngân
hàng: 150.000.
b) Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền ỵaỵ ngân hàng: 80.000.
c) Chi tiền mặt trả lương còn nợ người laọ động: 25.000.
d) Chủ sở hữu bổ sung vốn bằng một phựơng tiện vận tại trị giá 750.000.
e) Vay ngân hàng trả nợ cho người bạn: 60.000.
f) Mua vật liệu nhập kho, chưa thanh toán cho người bán 62.000.

101
g) Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán thuế còn nợ ngân sách: 50.000.
h) Chủ sở hữu rút bớt vốn 100.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
. - tỉ

Yêu cầu:
1. Sắp xếp các nghiệp vụ kinh tế trên theo các loại quan hệ đối ứng kế toán. 1
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trến. 1
Bài 4. Công ty TaNan trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế sau: í
a) Chủ sở hữu bổ sung vốn bằng tiền gửi ngân hàng: 300 triệu đồng. 1
b) Chi tiền mặt trả lương còn người lao động tháng trước: 35 triệu đồng. 3
c) Xuất kho hàng hoá bán cho khách hàng với giá xuất kho: 60 triệu đồng; giai
bán: 80 triệu đồng. Khách hàng chưa thanh toán. Ể
d) Khách hàng thanh toán tiền mua hàng bằng chuyển khoản qua ngân hàng: 1
80 triệu đồng. 1
e) Chuyển khoản thanh toán chi phí điện, nước, viễn thồng phục vụ hoạt động i
kinh doanh trong kỳ là 30 triệu đông. â
f) Tiền lãi ngân hàng nhận được trong kỳ ià: 15 triệu đồng. I
g) Qua kiễm kê, hàng hoá trong khô của Công ty bị giảm do hao hụt tự nhiên!
trị giá: 30 triệu đồng. I
Yêu cầu: I
1. Hãy chỉ ra những nghiệp vụ có liên quan đến doanh thu hoặc chi phí hoặcị
liên quan đến cả doanh thu và chi phí.
2 Dựa vào định nghĩa về doanh thu và chi phí, hãy phân tích quan hệ đối ứng)
kể toán hình thành qua cảc nghiệp vụ chỉ ra ở ứên và sự ảnh hưởng của nọỉ
đến vốn chủ sở hữu. I
Bài 5 Số dư đầụ kỳ các tài khoản của Công ty SHB như sau (ĐVT: nghìn đồng): I
TK Tiên mặt 12.000 TK Phải trả cho người bán 16.000
TK Tiền gửi ngân hàng 112.000 TK Vay và nợ thuê tài chỉnh 110.000
TK Phải thủ khách hàng 115.000 TK Phải trả người lao động 13.000
TK Nguyên liệu, vật liệu 80.000 TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu 900.000
TKTSCĐ hữu hình 720.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tể phát sinh:
a) Vay ngân hàng mua một thiêt bị sản xuât: 250.000.
b) Trả nợ vay ngân hàng bằng chuýển khơản quà ngân hàng: 150.000.
c) Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 50.000.
d) Trả lương còn nợ người lao động bằng tiền mặt: 13.000.
e) Khách hàng trả nợ cho Cổng ty qua tiền gửi ngân hẳng: 60.000.

102
H í) Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền gửi ngân hàng: 150.000.
1; g) Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa trả tiền người bán: 70.000.
n h) Chuyển khoản ngân hàng trả nợ cho người bán: 42.000.
i) Mua thiết bị văn phòng đã trả bằng tiên gửi ngân hàng: 40.000.
ỊỆ j) Chủ sở hữu rút bớt vốn bằng tiền mặt: 45.000.
I? Yêu cầu:
j|c ■ 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ệ: 2. Phản ánh số dư đầu kỳ, SPS trong kỳ và rút ra số dư cuối kỳ của các tài
® khoản.
n 3. Lập bảng cân đối tài khoản.
Bài 6. Tình hình đầu thảng 01/20X1 của Doanh nghiệp Cơ khí An Nam như sau
Ệ/ (ĐVT: triệu đồng):

K'1 TK 331” Phải trả cho người bán 100.000


Trong đố:
Ẹpí ■
■ teí?-

■■
+ Phải trả cho Công ty X 60.000
1-
+ Phải trả cho Công ty Y 40.000
■-.

TK 152 - Nguyên liệu,vật liệu 200.000


B Trong đỏ:
Ịậ??'-
+ VLA 40.000
tí-’ ■
+ VLB 90.000
•• • + VLC 70.000
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 200.000
•ph-.. TK 111 - Tiền mặt 25.000
Ệ Cho biết, nguyên vật liệu trên có số lượng:
I -VLA: 2.000 kg
I -VLB: lOOOOkg
Ệ' -VLC: 5.000kg . •

I Trọng tháng 01/20X1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


1 a) Mua của Công ty Y: 10.000 kg VL B, thành tiền 95.000 và 4.000 kg VL c,
I thành tiền 60.000. Vật liệu đã nhập kho, nhưng chưa thanh toán tiền.
I b) Mua của Công ty X: 2.000 kg VL A, trị giá 42.000. Vật liệu đã nhập kho,
I nhưng chưa thanh toán tiền.
c) Mua của Công ty Z: 2.000 kg VL B, trị giá 16.000, đã nhập kho và thanh
toán bằng tiền mặt.
d) Mua của Công ty Y: 3.000 kg VL A, thành tiền 60.000, đã nhập kho
nhưng chưa thanh toán tiền.

r 103
e) Xuất kho nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất (ghi Nợ TK
“Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”) gồm:
- VL A 2.000 kg, thành tiền: 40.000.
" VL B 10.000 kg, thành tiền: 90.000.
- VL c 6.000 kg, thành tiền: 90.000.
f) Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 180.000. Trong đó:
- Trả cho Công ty X: 80.000.
- Trả cho Công ty Y: 100.000.
Yêu câu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản liên qũan.
2. Lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu và cho biết quan hệ đôi chiêu
của Bảng này với tài khoản tổng hợp tương ứng của nỗ.
3. Lập Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán và cho biết quan hệ
đôi chiếu của Bảng này với tài khoản tổng hợp tương ứng của nó.
Bài 7. Hãy nêu nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên các
tài khoản sau (ĐVT: đồng):
Nợ TK Tiền mặt Có Nợ TKTGNH Có
SD:xxx SD: XXX
(1) 5.000.000 6.500.000 (4) (5) 8,000.000 1.800.000 (3)
1.500.000 (6)
3.000.000 (7) 1.500.000 (8)

Nợ TKNL, VL Có Nợ TK Phải thuKH Có


SD: XXX SD: XXX
(2) 15.000.000 5.000.000 (1)
(4) 6.500.000 8.000.000 (5)
(8) 1.500.000
(9) 3.000.000

Nợ TKPháitrâNB Có
SD:xxx
(3) 1.800.000
(6) 1.500.000 15.000.000 (2)'
(7) 3.000.000 3.000.000 (9)

104
Nợ TK Phải trả NB A Có Nợ TK Phầi trả NB B Có
SD: XXX SD: XXX
(3) 1.800.000 3.000.000 (9) (7) 3.0ƠO.OQO 15.000.000 (2);
(6) 1.500.000

Ì
Bài 8. Vào cuối năm tài chính, khi kiểm tra số liệu trên sổ, kế toán phát hiện
nghiệp vụ mua TSCĐ có giá trị 500 triệu đồng chưa thanh toán người bán,
được ké toán ghi:
Nợ TK Phải trả cho người bán 500.000.000
Ẽ Có TK Tài sản cố định hữu hình 500.000.000
Tuy nhiên, trên Bảng cân đối tài khoản, các số liệu kế toán vẫn cân đối. Hãy
Ệí giải thích những phát biểu dưới đây từ tình huống trên:
ll 1. số dư TK TSCĐ hữu hình trên Bảng cân đối tài khoản hiện tại cao hơn,
I thấp hơn hoặc bằng số dư đúng của nó.
2. Số dư TK Phải ưả người bán trên Bảng cân đối tài khoản hiện tại cao hơn,
• thấp hơn hoặc bằng số dư đúng của nó.
|Ệ 3. Số tổng cộng bên Nợ trên cột “Sổ phát sinh trong kỳ” có số tiền cao hơn,
n>, thấp hơn hoặc bằng số tổng cộng đúng của nó.
Ệ 4. Nêu sô tiên tông cộng ở cột Nợ trên cột “Số dư cuôi kỳ” trên Bảng cân đôi
Ệl.: tài khoản trước khi sai sót được phát hiện là 15.500 triệu đồng. Hãy cho
Ệị ■ biết số tiền tổng cộng ở cột Có trên cột “Số dư cuối kỳ”
Ệ Bài 9. Công ty KiTan có tình hình thanh toán tại ngày 01/7/20X1 thể hiện qua số
dư của 2 tài khoản (ĐVT: nghìn đồng): *
Ệ a) Tài khoản phải thu khách hàng -TK 131 (Dư Nợ) 50 000
Ghỉ tiết:
Ệ' + Phải thu của công ty A(TK 131 -A) 20.000
Ễ + Phải thu của công ty B (TK 131 -B) 30.000
Ệ b) Tài khoản phải trả người bán-TK 331 (Dư Có) 60.000
f Chi tiết:
Ề + Phải trả cho công ty M (TK 331 - M) 30.000
Ệ +Phầi trảcho côngtyN (TK331 -N) 20.000
Ệ + Phảỉ trảcho công ty Q (TK 331 -Q) 10.000
I' Trong tháng 7, ở Công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (ĐVT: nghìn
Ị đồng):

105
c) Mua nguyên vật liệu trị giá 15.000 của công ty Q nhập kho, chưa trả tiên.
d) Chuyển tiền gửi ngân hàng trả hết nợ cho công ty M.
e) Công ty B trả nợ cho Công ty 10.000 bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
í) Công ty A chuyển khoản trả hết nợ cho Công ty và chuyển khoản thêm
10.000 ứng trước để mua hàng.
g) Chuyển tiền gửi ngân hàng trả hết nợ cho công ty Q và ứng thêm 20.000
để mua nguyên vật liệu.
h) Chuyển tiền mặt trả nợ cho công ty N 10.000.
i) Công ty mua nguyên vật liệu trị giá 8.000 của công ty N nhập kho, thanh
toản bằng tiền mặt 5.000, còn lại nợ.
j) Nhập kho nguyên vật liệu của công ty Q chuyển đến, tiền hàng trừ vào so?
tiền đã ứng trước {nghiệp vụ 5). Giá trị của nguyên vật liệu nhập kho lấ-
18 000.
Yêu câu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản liên quan. j
2. Giải thích ý nghĩa của số dư cuối kỳ TK 131, TK 331 và các tài khoản chi
tiết của chúng.
Bài 10. Công ty thưong mại Oban có kỳ kế toán là tháng. Trong tháng 7/20X1 có
phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
a) Ngày 1/7: chuyển khoản thanh toán tiền thuê cửa hàng là 120 triệu đồng.1
Hợp đồng thuê có hiệú lực một năm, bắt đầu từ ngày thanh toán. I”
b) Ngày 15/7: xuất kho công cụ, dụng cụ có giá trị 20 triệu đồng, sử dụng cho^
bộ phận bán hàng. Công cụ, dụng cụ này cô thời gian sử dụng ước tính là 4 -
tháng. j
c) Ngày 10/7: xuất kho bao bì phục vụ việc bán hàng trong tháng là 5 triệưỊ
đồng. 'j
d) Ngày 31/7: chi tiền mặt thanh toán phí vệ sinh cửa hàng trong tháng là 3j
triệu đồng. ỉ
Yêu cầu: Ị

1. Hãy làm rô tính chất các đối tượng kế toán có liên quan trong từng nghiệp '
vụ trên và phân tích các quan hệ đối ứng kể toán được hình thành. 1
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế hên và phản ánh vào tài khoản liên quan.;
3. Đối với nghiệp yụ 1 và 2, cuội tháng kế toán còn phải thực hiện ghi chépí
chi phí trong tháng như thế nào? .ì
4. Cho biết tổng chi phí bán hàng trong tháng. ị
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002
về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2),
Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/20ỉ4/TT-BTC ngày 22 thảng 12 năm 2014 về
Hưởng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Nguyễn Hữu Cường (2010), Phương pháp ghi kép vào tài khoản - Cơ sở hình
thành và nguyên tắc ghi kép, Tạp chỉ phát triển kinh tế, 242, 39-44.
Trần Đình Khôi Nguyên & cộng sự (2015), Giảo trình Nguyên ỉý kế toán, NXB
Chính trị Quốc gia.
Quốc hội (2015), Luật Kể toán (Luật số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm
2015).
Alibhai, s. et aL (2019), Wỉỉey 2019 Interpretatỉon and Application of ĨFRS
Standards, Wiley.

107
CHƯƠNG 4. I
ĐO LƯỜNG VÀ GHI NHẬN I

I ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN


————-——~~l
Để cung cấp thông tin về cảc đốỉ tượng kế toán, cỏ thể sử dụng các I
loạỉ thước đo khảc nhau (thước đo hiện vật, thước đo thời gian lao Ị|
động hay thước đo giá trị). Tuy nhiên, chỉ có thước đo giả trị mới Ệ
cỏ thể tổng hợp được để cung cấp thông tin một cách tổng quát về 1
các đổi tượng, nên việc sử dụng thước đo giả trị để đo lường đôi ẩ
tượng kể toán ỉà yêu cầu cần thiết và bắt buộc trong xử ỉỷ thông tin 1
kế toán. Đo lường đối tượng kế toán là việc xác định giả trị của đôi Ệ
tượng kế toản theo các yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Mục đích
chỉnh của đo lường là cung cấp thông tin thích hợp cho người sử 1
dụng. Chương 4 này trình bày các nguyên tắc đo lường đối tượng Ế
kể toán như tài sản, doanh thu, chỉphỉ và lợi nhuận bằng thước đo I
tiền tệ làm cơ sở cho việc ghi so kê toán cũng như cung cấp những 1
chĩ tiêu kình tế tồng hợp cho quản lý. 1
Sau khỉ học xong chương này, người học cổ thể: I
- Nhận thức được sự cần thiết của đo lường và phân tích được 11
các yêu cầu của đo lường kê toán. 11
- Giải thích được các cơ sở của đo lường.
- Giải thỉch và vận dụng được nguyên tắc đo lường tài sản, nợ®
phải trả, vẩn chủ sở hữu.
- Giải thích vả vận dụng được nguyên tẳc đo lường doanh thu, chi '11
phí, lợi nhuận. |Ị
“ Vận dụng đo lường đối tượng kể toán trong quả trình ghi nhận II
các giao dịch kỉnh tế chủ yểu. 11

1. Giói thiệu về đo lường đối tượng kế toán 11


l.L Sự cần thiết cửa đo lường đối tượng kế toán 11
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị cần có những nguồn lực Ệ
nhất định là tài sản của đơn vị. Tài sản của đơn vị không phải ở trạng thái tĩnh 1
mà luôn luôn vận động. Sự vận động của tài sản thể hiện ở sự thay đổi hình J
thái vật chất và biến động giả trị của tài sản. Để ghi nhận tài sản và sự vận 1
động của tài sản có thể sử đụng nhiều loại thước đo khác nhau như thước đo 1

108 I
hiện vật (cái, kg, V.V.), thước đo lao động (giờ công, ngày công, v.v.) và thước
Ệ đo tiền tệ. Tuy nhiên, hạn chế chung của thước đo hiện vật và thước đo lao
í; động là không thể cung cấp thông tin tổng hợp về đối tượng kế toán. Do vậy,
thước đo hiện vật và thước đo lao động là cần thiết trong quá trình đo lường
Ệ đối tượng kế toán nhưng không phải là thước đo chủ yếu. Bên cạnh đó, trong
j| quá trình hoạt động của đơn vị, việc sử dụng tài sản phát sinh các giao dịch
Ệ kinh tế giữa đơn vị và các bên liên quan. Tất cả các giao dịch này đều phản
Ệ ánh qua hình thái tiền tệ. Tiền tệ là đơn vị đo lường thống nhất, giúp tổng hợp,
Ị| phản ánh đung đắn tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như sự
vận động của tài sản, phân tích và đánh giá được tình hình tài chính của đơn
Ễ vị. Như vậy, trong đo lường kế toán việc sử dụng thước đo tiền tệ là bắt buộc
Ệ và chủ yếu để phản ánh thông tin về các đối tượng.
Ắ , AI r r ' /
g Đo lường kê toán là quy trình xác định giá trị băng tiên các đôi tượng kê toán.
Ệ Đối với kế toán, đây là giai đoạn quan trọng của quá trình làm căn cứ cho việc
Ệ ghi nhận các đối tượng kế toán vào sổ, cho phép phản ánh và xác định những
Ệ chỉ tiếu tổng hựp phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh. Đối với quản lý,
!'■ đo lường cho phép xác định những chỉ tiêu để thực hiện đánh giá hiệu quả
B hoạt động ở từng bộ phận hoặc từng giai đoạn hoạt động sản xuất cụ thể, đồng
I. thời có thể xác lập những căn cứ để giám sát toàn bộ tình hình của đơn vị.
Ệ 1.2. Yêu cấu đối vởỉ đo lường đối tượng kể toán
Ệ L2.L Độ tin cậy của đo lường
Ệ Theo Chuân mực kê toán, tiêu chuân ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu,
chi phí yêu câu giá trị các đôi tượng kê toán này phải được xác định một cách
1; đáng tin cậy nhằm đảm bảo tính tin cậy của thông tin kế toán. Đo lường là xác
1 định giá trị các đối tượng kế tọán, do vậy cũng phải đảm bảo về tính tin cậy.
Ệ Tính tin cậy của đo lường thể hiện ở các khía cạnh: trình bày trung thực,
1; khách quan và có thể xác minh được. Nói cách khác, quá trình đo lường đối
tượng kế toán phải dựa trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ và
Ệ hợp lý liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị. Chẳng hạn, đối
1' VỚI tài sản hình thành bằng cách mua ngoài, hoá đơn do người bán cung cấp
Ệ chính là bằng chứng xác thực chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã
Ệ hoàn thành, là căn cứ để xác định giá trị tài sản mua vào của đơn vị.
I l.L2.Sử dụng ưởc tính kế toán hợp lý
1: Trong nhiều trường hợp không đủ bằng chứng để xác định giá trị của đối
1 tượng kế toán một cách đáng tin cậy, việc sử dụng ước tíhh kế toán sẽ là một
H phần thiết yếu để đo lường đối tượng kế toán một cách hợp lý mà không làm
1: giảm độ tin cậy của thông tin kế toán. Ước tính kế toán là quá trình xét đoán
I dựa trên thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm ước tính. Đối với

I ■ 109
nhiều ước tính kể toán, việc xét đoán bao gồm đưa ra giả định về các vấn đề
không chắc chắn tại thời điểm ước tính. Điều này có liên quan đến việc tuân a
thủ nguyên tắc thận trọng (đã đề cập ở Chương 1). Nguyên tắc thận trọng đòi M
hỏi tài sản và thu nhập không được đánh giá quá cao, nợ phải trả và chi phí 111
không được đánh giá quá thấp giá trị của nó. Các trường hợp có thể cân ước ®
tính kế toán, bao gồm: 1®
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi; Ệ|
- Hàng tồn kho lỗi thời; ■ Ễl
- Nghĩa vụ bảo hành; II
- Giá trị hao mòn tài sản cố định hoặc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; 11
- Dự phòng giá trị còn lại của một khoản đầu tư khi có sự không chắc chắn S|
về khả năng thu hồi; il
- Ket quả của các hợp đồng dài hạn;
- Chi phí phát sinh từ việc giải quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp và các Ệ
phán quyết của toà án. I
Xem xét ví dụ đối với trường hợp dự phòng phải thu khó đòi như sau: Ước I
tính dự phòng nợ phải thu khó đòi là ước tính phần giá trị tổn thất của các Ị
khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn Ị
thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được. Mục đích của việc ước I
tính dự phòng phải thu khó đòi là để đảm bảo doanh nghiệp phản ánh giá trị I
các khoản phải thu không caọ hơn giá trị thu hôi tại thời diêm lập báo cáo tàỉ I
chính năm. Để ước tính là hợp lý cần đảm bảo: I
“ Phâi có chứng từ gốc chứng minh sổ tiền đối tượng nợ chưa trả; I
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi; I
- Mức trỉch Ịập dự phòng ước tính theo quy định của pháp luật hiện hành. 1
1.2.3. Tỉnh thống nhạt trong đo lường I
Tính thống nhất trong đo lường đối tượng kế toán được thể hiện qua yêu cầu 1
về tính nhất quán và sự tuân thủ nhưng quy định có liềri quan đếh đo lường. ỆỊ
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn trong đo lường n
đổi tượng kê toán phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán II
năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương phấp kế toán đã chọn thì ®
phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong (Bản) thuyết minh Ệ
báo cáọ tài chính. Ệ
Tính nhất quán trong đo lường đối tượng kế toáh nhằm đâm bảo cho thông tin 1
mang tính ổn định và cố thể só sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và 1
giữả kế hoạch, dự toán với thực hiện. Chẳng hạn, có nhiều phương pháp tính j
I
110

1
I khấu hao tài sản cố định hay tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Mỗi phương
í pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận. Việc áp dựng
phương pháp nào là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của tùng doanh nghiệp,
Ế nguyên tắc nhất quán yêu cầu khi kế toán đã lựa chọn áp đụng phương pháp
nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán. Chỉ nên thay đổi chính
I sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biêt và ít nhất phải sang kỳ kế
I toán sau và phải trình bày trên (Bản) thuyết minh Báo cáo tài chính.
Ệ Ngoài ra, đo lường đối tượng kế toán còn liên quan đến những quy định trong
I chế độ kế toán nhằm đảm bảo việc đo lường đối tượng kế toán được thống
Ệ nhất giữa các đơn vị. Chẳng hạn, đo lường tài sản hình thành qua quá trình
sản xuất chế biến (thành phẩm) liên quan đến những quy định về các chi phí
được tính vào giá trị của thành phẩm (giá thành). Các doanh nghiệp phải tuân
Ệ thủ những quy định này, qua đó mới đảm bảo cho việc so sánh giá thành sản
Ệ phẩm sản xuất giữa các doanh nghiệp. Tương tự cho những trường hợp đo
Ề lường khác, nhằm đảm bảo người sử dụng thông tin kế toán có thể so sánh
n được các thông tin tương tự giữa các đơn vị với nhau, phục vụ cho việc đánh
Ệ giá hoạt động của các đơn vị.
Ệ 1.2,4, Tỉnh cố thể xác minh được giúp bảo đảm rằng thông tin trình bày trung
Ệ thực tình hinh kinh tế tài chính thuộc mục tiêu cần phản ánh. Có nghĩa là
Ệ những người quan sát khác nhau độc lập sẽ có sự đồng thuận chung, dù không
Ệ nhất thiết là sự đồng ý hoàn toàn, rằng thông tin được trình bày qua đo lường
Ệ là trung thực. Tỉnh cỏ thể xác minh được thực hiện bằng cách sử dụng cấc cơ
Ệ sở đo lường mà kết quả đo lường có thể được kiểm chứng một cách độc lập
Ệ hoặc gián tiếp. Sự kiểm chứng trực tiếp có nghĩa là kiểm chứng một giá trị
thông qua quan sát trực tiếp, chẳng hạn, kiểm quỹ tiền mặt tại đơn vị. Sự kiểm
lị chứng gián tiếp có nghĩa là kiêm chứng các đầu vào của một mô hình, công
£■; thức hoặc kỳ thuật khác và tính toán lại kết quả đầu ra sử đụng cùng một
I• phương pháp. Chẳng hạn, kiểm chứng giá trị ghi sổ hàng tồn kho bằng việc
Ệ kiểm tra đầu vàọ (số lượng và chi phí) và việc tính toán lại hàng tồn kho cuôi
Ệ . kỳ sử dụng giả định dòng chi phí tương tự (chẳng hạn, sử đụng phương pháp
Ệ ; nhập trước xuất trước).
Ệ ■ Nếu không thể kiểm chứng được; người sử đụiig thông tin báo cáo tấi chính
Ệ cần thông tin bổ sung để có thể hiểu cách thức đo lường được xác định như
Ệ; thế nào. Trong nhiều trường hợp, có thể cần chỉ rõ việc sử đụng các cơ sở đo
I lường khác nhau.
|fc r ,
Ệ 1.3. Các cơ sở giá trong đo lường các đoi tượng kê toán
Ệ Như đã trình bày ở trên, tất cả các đối tượng kế toán đều phải được đo lường
Ệ bằng thước đo tiền tê. Điều này đặt ra yêu cầu về việcìựa chọn một cơ sở đo
lỆ' ■ ■ ■

Ị|
ịe ■ ■ ■

111
lường phù hợp. Các cơ sở đo lường được sử dụng ở những mức độ và cách I
kết hựp khác nhau nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Một I
cơ sở đo lường này có thể dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, dễ xác định hơn, ít saị-1
sót, khách quan hơn hoặc ít tốn kém hơn so với cơ sở đo lường khác trong 1
từng trường hợp cụ thể. 1
Việc xem xét các đặc điểm chất lượng của thông tỉn tài chính hữu ích và rào Ể
cản chi phí cũng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn các cơ sở đo lường khác 1
nhau cho các loại tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí. Hiện nay, theo 3
Chuẩn mực kế toán quốc tế, có hai cơ sở đo lường như sau: Ệ
- Giá lịch sử (giá gốc); , I
- Giá tậ hiện hành. 1
1.3.1. Gỉả lịch sử (giá gốc) I
Giá lịch sử (giá gốc) phản ánh giá của giao dịch hay sự kiện phát sinh của tài 1
sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí. Ở Việt Nam, giá gốc được quy định là 11
một nguyên tắc kế toán cơ bản của kế toán, là giá trị được ghi nhận ban đâu 1
của tài sản hoặc nợ phải trả. Khác với giá trị hiện hành, giá lịch sử không 1
phản ánh sự thay đôi vê giá trị, trừ trường hợp liên quan đên tôn thât tài sản 1
hoặc nợ phải trả mất khả năng thanh toán. I
Giá lịch sử của tai sần được ghi nhận theo giá trị của các khoản chi phí gánh 1
chịu để hinh thành tài sản. Giá lịch sử của nợ phải trả được ghi nhận theo giá I
trị cưa khoản nhận được khi trao đổi với các nghĩa vụ hoặc trong một số I
trường hợp, theo chỉ phỉ dự kiến phải trả để thanh toán cảc khoản nợ trong 1
quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của đơn vị. . 11
Vỉ dụ 4.1: Ngày 1/1/20X1, Công ty Thiên An mua một chiếc ô tô để phục vụ|Ị
quá trình sản xuất kinh doanh. Giá mua là 500 triệu đồng. Chi phí lắp đặt, Ệ
chạy thử lả 30 triệu đồng. Theo nguyên tắc giá gốc thì giá phí của chiếc ô tôỄ
được xác định là 500 + 30 = 530 triệu đồng. II
Đến ngày 31/12/20X1, giá thị trường của chiếc ô tô tăng lên là 650 triệu |Ị
đồng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá gốc, giá trị của chiếc ô tồ vẫn là giá tại Ễ
thời điểm Công ty Thiên An mua nó’ (vẫn là 530 triệu đồng), không phụ thuộc Ễ
vào biển động của thị trường. Ệ
Ưu điểm chíhh cùa cơ sở giá gốc là cách tiếp cận đơn giản, đảm bảo được tính n
đáng tin cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụhg. Gỉá gốc được Ệ
hình thành trên cơ sở sự thương .lượng với đầy đủ sự; hiểu biết và thỏa mãn vê 1
lợi ích giữa người mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này hoàn !
toàn có thể kiểm tra được qua chứng từ kế toán nên giá gốc đảm bảo được yêu 1
cầu khách quan vấ đẩng tin cậy. Xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sễ thuận Ể

112
lợi hơn các cơ sở giá khác nhằm đảm bảo tính so sánh được của thông tin do
nó đảm bảo được yêu cầu nhất quán giữa các kỳ so sánh.
Tuy nhiên, hạn chế chính của giá gốc là cung cấp thông tin quá khứ nên
không thích hợp với các quyết định trong môi trường kinh doanh hiện tại theo
nền kinh tế thị trường. Cơ sở đo lường này chủ yếu phản ánh các dỏng tiền
trong quá khứ mà ít có sự liên hệ rõ ràng với khả năng tạo ra dòng tiền tương
lai của doanh nghiệp. Gắn với mục tiêu cung cấp thông tin tài chính và nhu
cầu của đối tượng sử dụng thông tin hiện nay, giá gốc bộc lộ một số hạn chế
về tính thích hợp.
1.3,2, Giả trị hiện hành
Giá trị hiện hành cung cấp thông tin cập nhật về giá trị tài sản, nợ phải trả và
doanh thu, chi phí, qua đó phản ánh được các điều kiện tại thời điểm đo
lường. Giá trị hiện hành củạ tài sản và nợ phải trả phản ánh sự thay đổi về giá
trị từ thời điểm đo lường trước đó đến hiện tại. Khác với giá gốc, giá trị hiện
hành không xuất phát từ giá của giao dịch hay sự kiện phát sinh tài sản hay nợ
phải trả.
Cơ sở đo lường giá trị hiện hành bao gồm;
“ Giá trị hợp lý;
- Giá trị sử dụng (của tài sản) hay giá trị thanh toán (của nợ phải trả);
- Chị phí hiện hành.
1.3.2.1, Giả trị hợp lỷ
Giá trị hợp lý là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thạnh toán
để chuyển giạo một khoản nợ phải trả trong một giao dịch cọ tổ chức giữa các
bên tham gia thị trường tại ngày đo lường. Khái niệm này nhấn mạnh giá trị
hợp lý được xác định trên cơ sở giá thị trương.
Ở Việt Nam, giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường,
có thể nhận được khi bán một tài sần hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải
trả tại thời điểm xác định giá trị. Mặc dù có quy định giá trị tài sần và nợ phải
trả được ghi nhận bạn đầu theo giá gốc, nhung sau ghi nhận ban đầu, đối với
một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biên động thường xuyên theo giá
thị trường và giá trị của chúng cồ thể xác định lại mọt cách đáng tin cậy thì
được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tâỉ chình.
Như đã đề cập ở trên, giá trị hợp lý là mức giá được xác định trên cơ sở mức
giá thị trường hoặc được xác định từ các tham số của thị trường. Do vậy, giá
trị hợp lý củẳ tài sản và nợ phải trả có thể thay đổi theo thời gián, tại mỗi thời
điểm lập báo cáo tài chính. Tuy nhỉên, đối vớỉ thị trường chưa hoàn hảo hoặc

113
trường hợp doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào những tài sản sau nhiều năm 1
mới bán, thì mô hình giá trị hợp lý khó có thể thực hiện được, vì nó không có 1
mức giá trị trường hoặc không có các tham số của thị trường. I
Vỉ dụ 4,2: Ngày 31/12/20X1, giá cổ phiếu của Công ty liền Phong trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 16.000 đồng/cổ phiếu. Cũng tại |Ị
thời điểm đó, một tổ chức tư vấn tài chính độc lập có thể định giá cổ phiếu 1
Công ty Tiền Phong với giá 19.800 đồng/cổ phiếu, dựa trên các yếu tố liên I
quan đến lợi thế ngành nghề, lĩnh vực kinh doãnh, các dự án lớn sẽ thu lợi ích j|
kinh tế mà Công ty có được trong tương lai gần. Các nhân tố nây có thể được Ệ
xem là chính xác, phù hợp và đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong trường hợp này, u
giá trị hợp lý của khoản đầụ tư tài chính liên quan đến cổ phiếu của Công ty u
Tiền Phong được ưu tiên xác định theo giá thị trưởng là 16.000 đồng/cổ phiêu. Ệ
Lý do, với 16.000 đồng/cổ phiếu, các bên mua và bển bán có liên quan đều sẵn I
sàng giao dịch cổ phiếu với hiểu biết đầy đủ trong một giao dịch được xem là li
ngang giá. '1
Cho đến nay, vẫn cốn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng giáỂ
trị hợp lý. Song, những ưu điểm của giá trị hợp lý và lợi ích của sử đụng giáỂ
trị hợp lý là không thể phủ nhận. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau: 1
- Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường; 1
“ Những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có thể được xác định và:||
kiểm chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn với sự phát triển của hệỆ
thống thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành, nó cũngỆ
được yêu cầu công bố, vì vậy khả năng lạm dụng giá trị hợp lỷ được hạn chếỂỊ
đáng kể; n
- Các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiệnỆ
đang phát triển và từng bươc hoàn thiện. II
1,3,2,2, Giá trị sử dụng và giá trị thanh toán II
Giá trị sử dụng là giá trị hiện tại của dòng tiền hoặc các lợi ích kinh tế khácí
mà đơn vị mong muốn xuất phát từ việc sử dụng và thanh lý tài sản. 'li
Để xác định được giá trị sử dụng, các yếu tố sau cần được xèm xét: 11
- Ước tính dòng tiền tượng lại mà doanh nghiệp mong đợi cỏ thể được tạo rã||
từ tài sản; II
- Kỳ vọng về nhũng khác biệt có thể có trong giá trị hay thời gian của nhữngí
dòng tiền tương lai; Ệ
- Giá trị tiền theọ thời gian, được đại diện bởi lãi suất phi rủi ro trên thíỆ
trường hiện tại; 'Ệ

114
- Khoản bù đắp cho sự không chắc chắn vốn có trong tài sản;
- Các yếu tố khác, như là tính thanh khoản kém, mà những đối tượng tham
gia thị trường sẽ cân nhắc khi định giá dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp
mong đợi nhận được từ tài sản.
Giá trị thanh toán là giá trị hiện tại của tiền hoặc nguồn lực kinh tế khác mà
đơn vị có trách nhiệm chuyển giao để thanh toán một khoản nợ phải trả.
Như vậy, cơ sở để xác định giá trị sử dụng và giá trị thanh toán là giá trị hiện
tại - giá trị dự kiến của các dòng tiền phát sinh trong tương lai liên quan đến
tài sản và nợ phải trả, được chiết khấu theo một lãi suất nào đó.

Công thức toán học cơ bản như sau: PV = Li^c^/ợ + iy), trong đó PV là
giá trị hiện tại, CF là dòng tiền tương lai, i là lãi suất chiết khấu, t là kỳ hạn.
Vỉ dụ 4.3: Có số liệu về dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp mong đợi tạo ra
từ một tài sản như sau:
Dòng tiền tương laỉ Hệ sổ chiết khấu Giá trị
Năm
được mong đọi ứng với lãi suất 10% hiện tại
1 10.000 0,909 9.090
2 12.000 0,826 9.912
3 15.000 0,751 11.265
4 9.000 0,683 6.147
5 5.000 0,621 3.105 s
Tỗiig 51.000 39.519

Gỉá trị sư dụng


Vỉ dụ 4.4: Khóản thanh toán trong tương lai của một khoản nợ phải trả có thời
hạn hai năm, lãi suất 10%/năm là 121 triệu đồng (trả vàọ cuối năm thứ 2).
Như vậy, giá trị thanh toán của khoản nợ phải trả này là 100 triệu đồng
[121/(1 + o“l)2].
Giá trị sử dụng và giá trị thanh toán không thể đo lường trực tiếp yà được xác
định bằng cách sử dụng kỹ thuật đo lường dựa trên dòng tiền. Các giá trị này
phản ánh kỳ vọng hiện tại của đơn vị về số tiền, thời điểm và tính không chắc
chắn của dòng tiền tường lai. Tính không chắc chắn của dòng tiền chính là
vân đề cần quan tâm của cơ sớ đo lường này, nó liên quan đến việc xác định
gíá trị và thời điểm của dồng tiền. Bên cạnh đó, để lựa chọn được tỷ lệ chiết
khấu cũng rất khó khăn khi thị trường vốn biến động.

115
■S

ỉ. 3.2.3. Chỉ phỉ hiện hành J

Chi phí hiện hành của một tài sản là giá gôc của tài sản tương tự tại ngày đo I
lường, được tính bằng sọ tiền phải trả cộng với chi phí giao dịch phải gánh I
chịu tại ngày đo lường. I
Chị phí hiện hành của nợ phải trả là số tiền phải trả khi thanh toán một khoản I
nợ phải trả tựơng tự tại ngày đo lường trừ chỉ phí giao dịch phải gánh chịu. 3
Chỉ phí hiện hành và gỉặ gốc là giá trị đầu vào, phản ánh giá cạ trên thị trường I
mà đơn vị mua tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả, khác với giá trị hợp lý, giá I
trị sử dụng và giá trị thanh toán là giá trị đầư raf Tuy nhiên, khác với giá gốc, I
chi phí hiện hạnh phản ánh các điều kiện tại ngày đo lường. Trong một sốỆ
trường hợp, chi phí hiện hành không được xác định trực tiếp bằng cách xem 1
xét giá trên thị trượng hoạt động mà phải xác định gián tiếp thông qua các 1
phương thức khác. Chẳng hạn, giá trên thị trường chỉ có sẵn cho các tài sản 1
mới, chi phí hiện hành cúa tàỉ sản đã sử dụng có thể cần được ước lượng bằng I
cách điều chỉnh chị phí hiện hành của tài sản mới để phản ánh điều kiện hiện I
có cửa tại sản được đơn vị nắm giữ. Ệ
Vỉ dụ 4.5: Giả sử ngày 2/1/20X1 Công ty Long Thành mua 100 kg nguyên !
liệu A trị giá 500 triệu đồng. Đến ngày 31/3/20X1, do yếu tố lạm phát, nếuỉ
Công ty muốn mua 100 kg nguyên liệu A trên phải chi ra 550 niệu đồng. Như 1
vậy, 550 niệu đồng chính là chi phí hiện hành của nguyên liệu A. 1
Chi phí hiện hành phản ánh gạn đúng với gỉá thị trường, tuy nhiên lại không I
có bang chứng đáng tin cậy khi đo lường theo loại giá này. Do vậy, chi phí|
hiện hành ít được sử dụng trên thực tế, trừ trường hợp đối vơi một sọ quốc giai
có tỷ lệ lạm phát cao. Ệ
1.3:3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ sở đo lường ■||
Việc lựa chọn cơ sở đo lường (các loại giá trong đo lường) không chỉ nên||
quan tâm đến băn chất cũa thông tin cung cấp trên Báo cáo tài chính mà cònỄ
phải quan tâm các nhân tố khác bao gồm: II
- Tính thích hợp; II
- Sự trình bày trung thực; 11
” Mối quan hệ giữa việc nâng cao các đặc điểm chất lượng và rào cảnchiphí.Ễ
. Trọng hầu hết các trường hợp, không có nhân tố riêng lẻ nào sẽ quỵết định cơ||
sởđo lường được iựa chọn. Tầm quan ứọng của mỗi nhân tố sẽ phụ thuộc vàọl
sự kiện và hoàn cảnh cụ thể. Thông tin đựợc cung cấp bởi một cơ sở đodựờngỆ
phải hữu ích đợi với người sử dụng báo cáo tài chính, pể đạt được điều nàỵ||
thông tin phải thích hợp và được trình bày trung thực. Bên cạnh đó, thông tin|Ị
cụng cấp phải có tính so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. |Ị

116 . I
Tính thỉch hợp của thông tin được cung cấp bởi một cơ sở đo lường ảnh
I hưởng bởi đặc điểm của tài sản hoặc nợ phải trả và khả năng tạo ra dòng tiền
tương lai. Cụ thể, đặc điểm của tàỉ sản hoặc nợ phải trả dựa trên tính biển
:: thiên cúa dòng tiền và giá trị của tài sản hoặc nợ phải trả có nhậy cảm với các
I nhân tố thị trường hoặc các rủi ro khác hay không. Chẳng hạn, nểu một tài sản
nhạy cảm với các nhân tố thị trường, giá trị hợp ly có thể cung cấp thông tin
ị thích hợp hơn giá gốc. Tuy nhiên, dựa trên bản chất hoạt động của đơn vị và
I sự kỳ vọng về khả năng tạo ra dống tiền tương lai của tài sán, giá trị hợp lý cỏ
Ị thể cung cấp thông tin không thích hợp trong trường hợp đơn vị sử dụng tài
sản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chứ không phải bán
đi. Bên cạnh đb, một số tài sản tạo ra dòng tiền trực tiếp hoặc gián tiếp khi kết
hợp với các tài sản khác. Điều này phụ thuộc vào bản chất hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu một tài sản kết hợp với tài sản khác
để cung cấp sản phẩm, dịch vụ thì giá gốc có thể cung cấp thông tin hữu ích
về lợi nhuận đạt được trong kỳ.
ì Một cơ sở đo lường đảm bảo được sự trình bày trung thực trên báó cáo tài
g chính bị ảnh hưởng bởi tính nhất quán và sự chắc chắn trong đõ lường. Nêu
í cợ sở đo lường các yếu tố của báo cáo tài chính không thống nhất, báo cáo tài
m chính có thể không trình bày trung thực về một số khía cạnh cúa tinh hình tài
Ệ chính và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Ngoài ra, sư không chắc chắn trong
Ệ đo lường sẽ xuất hiện khi việc đo lường đối tượng kế toán không thể xác đinh
Ệ trực tiếp, trường hợp này phải ước tinh. Sự không chắc chắn cúa đo lường ở
n mức độ cao không ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin, tuy nhiên nếu
sự không chắc chắn quá cao khi đó cần phải xem xét việc lựa chọn cơ sở đo
Ệ lường khác.
51' Chỉ phỉ không chỉ là rào cản cho các qúyết định liên quán đến trình bày báo
I; cáo tài chính mà còn hạn chế việc lựa chộn cơ sở đo lường. Do đó, khi lựa
chọn cơ sở đo lường, điều quàn trọng là xem xét liệu lợí ích của thông tin
I cưng cấp chõ người sử đụng báo cáo tài chính bởi cơ sở đo lường đó có khả
•B năng bù đắp chi phí để cung cấp vả sử dụng thong tin đó hay không. Vì vậy,
I sự kết hơp giữa các cơ sở đo lường trỏng đo lường các đối tượng kế toán như
Ệ quy định trong các chuân mực kể toán quỗc tê cung như chuân mực kê toán
Việt Nam lả nhằm mục tiễu cung cấp thống tín đầy đủ, vâ đa dạng nhằm đáp
I ứng yễú cầu thông tin của người dụng.

u 2. Đo lường tài sản
1 Đo lường tải sản lấ việc xác định giá trị tài sản cửa đớn vị. Theo các nguyên
[ tắc kế toán chung được thừa nhậUý nguyên tắc gíá gốc lẳ nguyên tắc chung
Ị được áp dựng cho việc đô lường các đối tượng kế toán trong hầu hết các
Ị trướng hợp. Vì vậy, việc đô ỉưởng tài sản cũng dựa nên nguyên tắc giá gôc.

(■ 117
■ L' '
r1-:'
Giá gốc của tài sản là giá trị được ghi nhận ban đầu của tài sản. Giá gốc của I
tài sản được tính bạo gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến. I
và các chi phí liên quan trực tiếp khác cho đến khi tài sản ở trạng thái sẵn 1
sàng cho sử dụng. Giá gốc của tài sản không được thay đổi, trừ khi có quy j
định khác trong chuẩn mực kê toán cụ thể. Việc đo lường tài sản cần thực
hiện tại hai thời điểm là thời điểm hình thành tài sản và thời điểm lập báo cáo
tài chính.
2.1. Đọ lường tài sản tại thời điểm hình thành
2.1.1. Đo lường tài sản mua ngoài
2. ĩ. 1. ỉ. Nguyên tăc đo lường
Giá gốc của tài sản mua ngoài được xác định dựa trên công thức sau:

___ Chi phi liên quan trực tiềp Căc khoản


Giá gôc = Giámụa + 7 “
đen quá trình mua giảm trừ
Đối với hàng tồn kho
Giấ gôc hàng tồn kho mua ngoài bao gồm: giá mua (ghi trên hoá đơn), các
loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân
loặi, bảo hiểm, tiềh thuê kho hốặc thuê bến bãi, v.v. trỏng quá trình mua hàng;
công tác phí của cán bộ thu muá; chi phí của bộ phận thu mua độc lập; và các
chi phí khác có liên qúãn trực tiếp đến việc mua hàng và số hao hụt tự nhiên
trong định mức (nếu có). Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào
giá gôc hàng tồn kho như: thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng tồn kho
không được khâu trừ, thuê tiêu thụ đặc biệt, thuê nhập khẩu, thtié bảo vệ môi
trường phải nộp khi mua hàng tồn kho. Giá gốc của hàng tồn kho không bao
gôm các khoản giảm trừ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do
hàng mua không đứng quy cách, phẩm chất. '1

Vỉ dụ 4.6: Công ty Hoàng An chúỳên sản xuất giày thể thao có các khoản chi
của lô hàng cao su nhập khẩu bao gồm:
- Giậ mua: 500.000.000 đồng.
- Chi phí vận chuyển: 7.500.000 đồng.
- Thuế nhập khẩu: 20.000.000 đồng.
- Chiết khấu thương mại: 2%.
Như vậy, giá gốc của Ịô hàng cao su này là:
(500.000.000 + 7 500.000 + 20.000.000) - (500.000.000 * 2%)
; ; =517.500.000 (đồng)

118
Bối vởi tài sản cố định (TSCĐ)
Giá gốc TSCĐ (Nguyên giá TSCĐ) do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các
khoản giảm trừ), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn
lại) và các chí phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp
ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm cỏ được
do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Giá mua của TSCĐ là số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, hoặc giá trị hợp lý
của tài sản đem trao đổi, hoặc công cụ vốn phát hành để có được TSCĐ tại
thời điểm mua hoặc xây dựng. Trong trường hợp mua TSCĐ trả ngay bằng
tiền thì việc xác định giá mua khá đơn giản. Nếu T.SCĐ. có được bằng hình
thức trả góp, giá mua tương đương với sô tiền phải trả tại thời diêm mua trong
trường hợp trả tiền ngay. Khi đó, giá mua của TSCĐ được tính toán trên cơ sở
giá trị hiện tại theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Chi phí liên quan trực tiếp là những chi phí cần thiết để đưa TSCĐ vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng theo dự tính của nhà quản lý. Một số ví dụ về chi phí
liên quan trực tiếp như: chi phí nhân công phát sinh từ việc xây dựng hoặc
mua tài sản, chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc xếp, lắp đặt,
chi phí chuyên gia, chi phí kiểm tra chạy thử ban đầu. Những chi phí này
thường phát sinh trước khi sử dụng TSCĐ. cần lưu ý là đối với các chi phí
phát sinh nhưng không hữu ích sẽ không được ghi nhận vào TSCĐ. Chăng
hạn như các khoản tiền phạt, chi phí khắc phục hay sửa chữa do lắp đặt sai
không được vốn hoá mà phải ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
Ví dụ 4.7: Công ty Mỹ Ngọc mua thiết bị sản xuất X với giá mua trên hoá đơn
là 850.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển từ nhà sản xuất về Công ty là
36.000.000 đồng. Trong quá trình vận chuyển, tài xế đã vi phạm luật giao
thông và bị phạt 1.500.000 đồng. Để chuyển thiết bị vào phân xưởng sản xuât,
cửa vào phải được tháo ra mới có thể đưà thiết bị vào, chi phí lắp đật lại cửa
theo hiện trạng là 1.000.000 đồng. Khi đưa thiết bị vào, do va quẹt nên đã làm
hư tường, chi phí khắc phục là 800.000 đồng. Chi phí lắp đặt, chạy thử là
75.000.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp này, nguyên giá của thiết bị X
được xác định bằng:
850.000.000 + 36.000.000 + 1.000.000 + 75.000.000 = 962.000.000 (đồng)
2. ỉ. 1.2. Ghi nhận giá trị hình thành qua đo lường đồi yởi tài sản mua ngoài
Như đã đề cập ở Chương 1, việc đo lường giá trị đối tượng kế toán là cơ sở để
ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán. Khi các tiêu chuân
ghi nhận đối tượng kế toán theo Chuẩn mực kế toán đã đạt được, kế toán sẽ

1Ỉ9
vận dụng phương pháp tài khoản và ghi kép (đã trình bày ở Chương 3) để ghi s
nhận giá trị đối tượng kế toán đã được đo lường vào sổ kế toán. Nội dung 1
phân này trình bày việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản đối ị|
với tài sản hình thành từ mua ngoài trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc đo I
lường như đã trình bày ở mục 2.1.1.1. Cụ thể, kế toán phải tiến hành ghi nhận 1
giá trị tại sản mua vào và tình hình thanh toán với nhà cung cấp. Trong phạm 1
vi môn học này, không đề cập đển các trường hợp phát sinh các khoản giảm I
trừ giá gốc hàng mua như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng I

mua bị trả lại.
■ ;
1
'Ệ


a) Tài khoản sử dụng
■ ■■■■ ■ ■■■ ■ ■■ ■ ■' '^3

- Các tài khoản hàng tồn kho: TK 151 - Hàng mua đang đi đường; TK 152 - J
Nguyên liệu vật liệu; TK 153 - Công cụ dụng cụ; TK 156 - Hàng hoá. 1
- Tài khóản tài sản cố định: TK 211 - Tài sản cố định hữu hình. 1
- Các tài khoản phản ánh việc thanh toần: TK 111 - Tiền mặt; TK 112 - Ệ
Tiền gửi ngân hàng; TK 331 -Phải trả người bán; TK 141 -Tạm ứng. 1
b) phương pháp ghi nhận 1
Đối với hàng tằn kho '■■■■■ ■':■■■■■
1
'ịll

- Trường hợp mua hàng đã nhập kho trong kỳ: 1


Vi dụ 4.8: Ngày 2/1/20X1, Công ty Hoà Hải mua vật liệu nhập kho theo I
phương thức bên bán giao hàng tại kho của Công ty với giá mua (hoá đơn) I
15.000.000 đồng, Công ty đã chuyển khoản trả tiền cho người bán. n
NỢTK152 15.000.000 1
CỎTK112 15.000.000 1

Vỉ dụ 4.9: Ngày 5/1/20X1, Công ty An Nhiên mua hàng hoá nhập kho với n
gia mua (hoá đơn) 25.000.000 đồng, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí Ễ
vận chuyển hàng vể nhập kho với giá 1 000 000 đồng, đã thanh toán bằng 11
tiềnmặt.
Ghi nhận giả mua
NợTK156 25.000.000
CÓTK331 25.000.000
Ghi nhận chi phỉ mua hàng
NỢTK156 1.000.000
CÓTK111 1.000.000

120
- Mua hàng đã nhận hoả đơn nhưng cuối thảng hàng vẫn chưa về nhập kho
Vỉ dụ 4.10: Ngày 29/3/20X1, Công tỵ Hoà Hải mua công cụ dụng cụ với giá
10.000.000 đồng, đến 31/3/20X1, sổ công cụ dụng cụ này vẫn chưa nhập
kho. Tiền hàng đã thanh toán cho người bán bằng tiền tạm ứng cho nhân viên
mua hàng.
NợTK151 10.000.000
CÓTK141 10.000.000
Vỉ dụ 4.11: Ngấy 5/4/20X1J số công cụ dựng cụ mua ngày 29/3/20X1 đã về và
hoàn thành thủ tục nhập kho Công ty Hoà Hải.
NợTK 153 10.000.000
CÓTK151 10.000.000
Đối vớỉ tài sản cổ định
Vỉ dụ 4.12: Ngày 4/4/20X1 Công ty Hoà Hải mua thiết bị văn phòng với giá
mua 50.000.000 đồng chưa thanh toán cho người bán, chi phí vận chuyển
1.000.000 đồng và chi phí lắp đặt 500.000 đồng đã thanh toán bằng tiền mặt.
NỢTK211 51.500.000
CÓTK331 50.000.000
CÓTK111 1.500.000
2.1.2. Đo lường tài sản hình thành từ quá trình sản xuất
2.1.2.1. Nguyên tắc đo lường
Quá trình sản xuất là một chuỗi các công việc đựợc thực hiện theo thứ tự để
tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp: nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết
bị, năng lượng, và các yếu tố khác. Trong quá trình này phát sinh các chi phí
sản xuât bao gôm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu
hao máy móc nhà xưởng, chi phí năng lượng, chi phí điều hành, và phục vụ
sản xuất. Nêu phân loại theo công dụng chi phỉ hay còn gội lạ khoản mục thì
chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Viẹc tập hợp và đo lường các chi phí sản
xuất này chính là căn cứ để xác định giá gốc của tài sản hình thành qua quá
trình sản xuất chế biến (thành phẩm). Giá thành sản phẩm lả toàn bộ chi phí
sản xuất tạo ra lượng sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) trọng một khoảng
thời gian nhất định.
Giá gốc của hàng tồn kho Giá thực tể ,,
qua sản xuất chế biển — của nguyên liệu + ,X Ả
(thănhphẩm) xuất chế biến c e len

121
1 ■
1)$

Trong đó, chi phí chế biến bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến 1
sản xuất sản phâm, gồm chi phí nhân công trực tiêp và chi phí sản xuât chung I
phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, yật liệu thành thành phẩm. ỊỊ
Như vậy, các chi phí cấu thành nên giá trị thành phẩm được chia thành: 1
Chỉ phí nguyên vật ỉỉệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính và vật ặ
liệu phụ được sử đụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm trong kỳ. li
Chi phỉ nhân công trực tiếp là chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sảníỂ
xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, phụ cấp và các nguồn trích từ lương (bảo 1
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp) được 1
tính vào chi phí theo quy định hiện hành. Ệ
Chi phỉ sản xuất chung là những chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi bộ I
phận sản xuất, không thuộc hai loại chi phí sản xuất trên, bao gồm: chi phí j
khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,Ệ
nhà xưởng, v.v. và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận sản Ì
xuất). Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng||
mệt khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không !
được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí sản xuất chung được phân bổ choi
các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. n
Vỉ dụ 4.13: Trích số liệu về tình hình sản xuất của Công ty Tân Thiên như sau-|
(ĐVT: nghìn đồng): I

Nôi dung Giá trị


Tiền lương công nhân sản xuất 250.000
Tiền thuê nhà máy 260.000
Khấu hao thiết bị phân xưởng 60.000
Giá trị nguyên vật liệu mua vàơ 450.000
1 AA ÁAA
Số dư đầu kỳ nguyên vật liệu 100.000
Số dư cuối kỳ nguyên vật liệu 220.000
í
Thông tin bổ sung: Trong kỳ, số lượng sản phẩm sản xuất là 200.000 sản|
phẩm. Đầu kỳ và cuối kỹ không có sản phẩm dở dang. 1
Theo thông tin trên thì giá tri sản phẩm sản xuất được xác định như sau: 1
- Chi phí nguyên vật liệu xuất dùhg: 100.000 + 450.000 - 220.000 - 330.000.1
“ Chi phí nhân công: 250.000. I
“ Chi phí sản xuất chung: 260.000 + 60.000 320.000. 1
- Tổng chi phí sản xuất: 900.000. I

122
- Giá trị thành phẩm nhập kho: 900.000.
- Chi phí sản xuất đơn vị: 4,5/sản phẩm.
Đối với tài sản cố định hình thành qua quá trình đầu tư xây dựng tại đơn vị, có
thể được tiến hành bằng phương thức tự làm hoặc giao thầu cho các công ty
khác. Hoạt động thi công phức tạp và quá trình thi công thường kéo dài nên
dù tiến hành bằng phương thức nào, cũng cần có quá trình tập hợp chi phí để
xác định nguyên giá TSCĐ hoàn thành. Với trường hợp giao thầu, nguyên giá
TSCĐ là giá trị quyết toán công trình theo Quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp. Đối với phương thức tự làm,
nguyên giá TSCĐ bao gồm các chi phí họp lý, hợp lệ trong qụá trình đầu tư
xây dựng.

Nguyên giả Giá thành Các chi phí trực tiếp liên quan
TSCĐ tự — thực tế + đến việc đưa TSCĐ vào
xây đựng của TSCĐ trạng thải sẵn sàng sử đụng

Vỉ dụ 4. Ị 4: Công ty An Bình tiến hành dự án tự xây nhà xưởng từ tháng 01


đến tháng 12/20X1. Chi phí vật liệu để xây dựng nhà xưởng là 4.500.000 000
đổng. Chi phí nhân công trực tiếp là 2.500.000.000 đồiig, chi phí sản xuất
chung là 1.500.000.000 đồng.
Nguyên giá nhà xường được xác định bằng:
4.500.000.000 + 2.500.000.000 + 1.500.000.000 - 8.500.000.000 (đồng)
2.L2.2. Ghi nhận các chỉ phỉ phát sinh trong quả trình sản xuất để đo lường
tài sản hình thành qua sản xuất
Để đo lường giá gốc của tài sản hình thành qua quá trình sân xuất trước hết
cân phải nhận diện và tập họp được các chi phí liên quan đến quá trình sản
xuất. Để cung cấp thông tin cho việc quản lý quá trình sản xuất, các chi phí
này phải được tập hợp theo công dựng của chi phí, cụ thể bao gồm ba khoản
mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhận công,trực tiếp, chi phí sản
xuất chung. Quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục nên khó có thể xác định
chi phí sản xuất của một chu kỳ sản xuất. Do đó, các đơn VỊ thường tập hợp
chi phí sản xuất theo kỳ ké toán. Trên cớ sở đó, xác định gỉá gốc của tài sản
hình thành qua quá trình sản xuất vào cụối kỳ. Bên cạnh đó, vào thời điểm
cuối kỳ luôn tồn tại sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất. Vi yậy, việc
xác định giá trị thành phẩm nhập kho luỗn gắn liền với xác định giá tộ sản
phẩm dở dang. Việc đo lường giá tộ sản phẩm dỡ dang được thực hiện thông
qua ước tính kê toán một cách hợp lý. vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong
các môn Kê toán chuyên ngàụh.

123
a) Tài khoản sử dụng 1
Đối với sản xuất sản phẩm: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,!
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627 - Chi phí sản xuất chung,|
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. I
Đắỉ vởỉ đầu tư xây dựng TSCĐ: TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang. Ệ
b) Phươngphảp ghi nhận Ễ
Đối với sản xuất sản phẩm Ị|
* ly
— Tập hợp chỉ phỉ sản xuâtphát sình trong kỳ Ể
+ Chỉ phí nguyên vật ỉỉệu trực tiếp: ' 0
Ví dụ 4.15: Xuất kho vật liệu chính đùng trực tiếp sản xuất sản phẩm, giá trịỆ
xuất kho: 23.000.000 đồng.
NỢTK621 23.000.000
CỐTK152 23.000.000
+ Chỉ phỉ nhân công trực tiếp:
Vỉ dụ 4.16: Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
50.000.000 đồng; các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo tỷ lệ quy|
định hiện hành (23,5%).
NỢTK622 50.000.000
Có TK334 50.000.000

NỢTK622 11.750.000
CÓTK338 11.750.000
+ Chi phí sản xuất chung:
Vi dụ 4,17: Xúất vật liệu là dầu mỡ sử dụng bôi trơn thiết bị sản xuất giá trịỆ
1.200.000 đồng. 1
NợTK627 1.200.000 Ễ
CÓTK152 1.200.000 1

Ví dụ4,18: Xuất kho dụng cụ sản xuất sử dụng hết trong kỳ cho phân xưởngỆ
sản xuất trị giá 2.000.000 đồng, |Ị
NỢTK627 2.000.000 I
CÓTK153 2.000.000 I

124
dụ 4.19: Tính tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp phải
trả cho nhân viên phân xưởng trị giá 25.000.000 đông.
NợTK627 25.000.000
Có TK 334 25.000.000
Vỉ dụ 4.20: Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí theo tỷ lệ quy
định hiện hạnh (23,5%) cho nhân viên phân xưởng.
NợTK627 5.875.000
CÓTK338 5.875.000
Vỉ dụ 4.2ỉ: Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất, v.v. thuộc
phân xưởng trị giá 11 .OỌO.ỌOOđ
NỢTK627 ll.ooo.òoo
CÓTK214 11.000.000
Vỉ dụ 4.22: Chi phí điện, nước, điện thoại, v.v. thuộc phân xưởng, bộ phận sản
xuất 5.000.000 đồng, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
NỢTK627 5.000.000
CÓTK112 5.000.000
- Cuối kỳ, tổng hợp chỉ phỉ sản xuất và tỉnh giá thành phẩm nhập kho
+ Tổng hợp chi phỉ sản xuầt phát sinh trong kỳ:
Sử dụng dữ liệu từ các ví dụ trên, cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất đã
tập hợp được, cụ thê:
Kết chuyển chỉ phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
NỢTK 154 23.000.000
CÓTK621 23.000.000
Kểt chuyển chi phí nhận công trực tiếp:
NỢTK154 61.750.000
CÓTK622 61.750.000
Tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chưng:
NỢTK 154 50.075.000
CÓTK627 50.075.000
+ Nhập kho thành phẩm (giả thành sản phẩm)
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán cờn phải đánh giá sản
phẩm dở dang cuối kỳ (số dư cuối kỳ của TK 154). Sau đó, trên cơ sở giá trị

125
sản phẩm dở dang đầu kỳ (số dư đầu kỳ TK 154), tổng chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ (tổng số phát sinh bên Nợ TK 154), giá trị sản phẩm dở dang
cuôi kỳ (số dư cuối kỳ TK 154), giá thành sản phẩm được xác định như sau:
Tơrtg giả thành Giá trị sản Tồng chi phỉ Giá trị sản
sản xuất sản phẩm = phẩm dở 4- sản xuất phát - phẩm dở
hoàn thành trong kỳ dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ
Sử dụng dữ liệu ở các ví dụ trên, giả sử giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang) đầu kỳ và cuỗi kỳ lần lượt là 52.000.000 đồng và
25.000.000 đồng. Theo đó, giá thành sản phẩm được xác định bằng:
52.000.000 4- (23.000.000 4- 61.750.000 4- 50.075.000) -25.000.000
= 161.825.000 (đồng)
Kế toán ghi giá thành sản phẩm nhập kho như sau:
NợTK155 161.825.000
CÓTK 154 161.825.000
Đối với đầu tư xây dưng tài sản cố định
Ví dụ 4.23: Tháng 10/2ÓX1, Công ty An Hoà khởi công xây dựng nhà kho
(theo phương thức tự làm). Các chi phí phát sinh trong quá trình thi công
được tập hợp như sau:
+ Vật liệu dùng thi công: 520.000.000 đồng, kế toán ghi:
NỢTK241 520.000.000
CÓTK152 520.000.000
+ Chuyển khoản thanh toán tiền nhân công thụê ngoài: 300.000.000 đồng, kế
toán ghi:
NỢTK241 300.000.000
CÓTK112 300.000.000
4- Chì phí thuê các thiết bị thi công chưa thanh toán: 25.000.000 đồng, kế
toán ghi:
NợTK241 25.000.000
CÓTK331 25.000.000
Ngày 31/12/20X1, nhà kho hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng, kế
toán ghi:
NợTK211 845.000.000
CÓTK241 845.000.000

126

2.1.3. Một số trường hợp đặc biệt


Mặc dù giá lịch sử (giá gốc) là cơ sở đo lường phổ biến nhất do đảm bảo được
tính đáng tin cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng, các loại giá
khác vẫn được vận dụng khi đo lường giá trị tài sản trong một số trường hợp
đặc biệt sau:
- Giá trị của tài sản hình thành từ biếu tặng, trao đổi với tài sản không tương tự
được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Trường hợp không ghi nhận theo giá
trị hợp lý thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi
phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Tài sản tài chính là cảc loại tài sản như: tiền mặt; công cụ vốn chủ sở hữu
của đơn vị khác (cổ phiếu); quyền theo hợp đồng để: nhận tiền mặt hoặc tài
sản tài chính khác từ đơn vị khác; hoặc trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ
phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho đơn vị;
hợp đồng sẽ/hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu
của đơn vị. Các tài sản tài chính cũng được ghi nhận theo giá trị hợp lý.
- Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo giá thâp hơn
trong hai giá: giá trị hợp lý của TSCĐ được xác định tại thời điểm khởi đâu
thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (giá trị thanh
toán). Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài
sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng.
Trưởng hợp có sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất, thì giá trị sản phẩm phụ
được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (giá trị sử dụng) và giá trị
này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
2.2. Đo lường tài sản tại thời điểm lập bảo cáo tài chinh
Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, thông thường tài sản sẽ được trình bày
theo giá gốc. Tuy nhiên, trong trường hợp giá tậ tàí sản bị giảm sút, nguyên
tắc giá gốc sẽ không được vận dụng. Khi đó, kế toán phải tiến hành lập dự
phòng trên cơ sở thận trọng theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán.
Chẳng hạn, đối với tài sản là hàng tồn kho, theo Chuẩn mực ké toản, hàng tồn
kho được tính theo giá gốc. Cuối kỳ kế toán năm, trường hợp giá trị thuần có
thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được.
Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính của hảng tồn kho trong kỳ
sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản
phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

127
Ví dụ 4.24: Tại ngày 31/12/20X1, Công ty Thánh Thiện còn 1.000 chiếc ghế ỆỊ
xoay văn phòng và giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán là 457.600 đồng/chiểc. 'ỊỊ
Ở ngày này, giá bán của một chiêc ghế xoay trên thị trường là 480.000 Ị|
đồng/chiếc. Chi phí đóng gói và vận chuyển là 30.000 đồng/chiếc. 1
Như vậy, giá trị thuân có thê thực hiện tại ngày 31/12/20X1 của một chiêc ghê Ệ
xoay là: 480.000 - 30.000 = 450.000 (đồng/chiếc). Giá gốc của một chiếc ghế Ể
xoay trên sổ kế toán là 457.600 đồng/chiếc. Do đó, giá trị một chiếc ghế xoay n
được trình bày trên Bảo cáo tài chính theo giá trị thuần có thể thực hiện là: ®
450.000 X 1.000 -450.000.000 (đồng) 1

Việc ghi, giảm giá gôc hang tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực
hiện được gọi là lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này phù hợp với Ệ
nguyên tắc thận trọng (tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện 0
ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng), số dư phòng giảm giá hàng tồn kho 1
được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần Ệ
có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho H
được thực hiện trên cơ sở tưng mặt hàng tồn kho. 3
Theo chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình ở Việt Nam, các đơn vị 1
không được điều chỉnh giá trị TSCĐ theo giá thị trường vào thời điểm lập báo 1
cáo tài chính trừ khi có quyết định của Nhà nước. 1
Vỉ dụ 4.25: Ngày 31/12/20X1, một thiết bị sản xuất có nguyên giá 1
100.000.000 đồng và hao mòn luỹ kế là 20.000.000 đồng. Giá trị thiết bị nay 1
trình bàỵ trên Bảng cân đổi kế toán theo giá trị cọn lại của TSCĐ là Ễ
80.000.000 đọng. jỊ|
Trên thực tế, việc đánh giá lại được đặt ra khi cộ sự chênh lệch đáng kể giữa ;Ệ|
giá thị trường của tài sạn và giá trị ghi sọ. Phẫn chênh lệch được xử lý theo ,|B
quy định của Nhấ nước. '!■

3. Đo lường nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Ễ|


3.1. Đo lường nợphải trà 11
3.1.1. Ngụyên tắc đo lường Ể|
- Đọ lường nợ'phải trả tại thời điểm hình thành M
Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hỉện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp Ễ|
nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp 9
lý. Do vậy, cơ sở đo lường nợ phảỉ trả cũng chính là cơ sở đo lưởng tài sản. n
Cụ thể, giá gốc cũng là loại giá cơ bản để đo lường nợ phải trặ tong các '11
trường hợp thông thường. Giá gốc là cơ sở đo lường đặng tỉn cậy vì có các 11

128 1
|Ễ||- băng chứng khách quan có thể xác minh được về giao dịch phát sinh khoản nợ
Ệ||| phải trả. Trong trường hợp càn phải ước tính giá trị nợ phải trả thì cơ sở ước
llll tính phải họp lý. về nguyên tắc chung, giá gốc nợ phải trả đo lường theo số
■ỆHỆI tiền cam kết phải trả tại thời điểm thanh toán hoặc giá trị của tài sản nhận về.
<»1 Vỉ dụ 4.26: Công ty Hoà An mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá
ỉ||. 100-000.000 đồng từ nhà cung cấp vào ngày 01/10/20X1. Công ty cam kết
thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hàng. Nợ phải trả nhà cung cấp
được tính theo giá gốc là 100.000.000 đồng.
/Bế. Tuy nhiên, giá gốc không phải là cơ sở đo lường duy nhất dối với nợ phải trả.
:|||| Một số loại giá còn lại cũng được sử dụng trong các trường hợp khác như:
; Đổi với khoản nợ thuê tài chỉnh, tổng số nợ thuê được đo lường theo giá thấp
hơn giữa giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và giá trị hợp
lý của tài sản thuê.
■;ÍÌL- Vỉ dụ .4.27: Công ty Thanh Yên thuê một thiết bị sản xuất với thời gian sử
jl| dụng hữu ích 6 năm, thời gian thuê là 5 năm. Giá trị hợp lý của thiết bị là
'|||| 10.000.000.000 đồng; khoản thanh toán tiền thuê hàng năm là 3X100.000.000
đồng. Lãi suất hợp đồng là 15%/năm. Giá trị thu hồi của tài sản bằng 0.
Giá trị hiện tại của khoản tiền thuê phải trả hàng năm là:
® PV = ^1(3.000.000.000/(1 + 15%/) = 10.056.000.000 (đồng)

Ễli 'Giá hợp lý của thiết bị là 10.000.000.000 đồng. '


Như vậy, giá trị của nợ thuê tài chính ià 10.000.000.000 đồng.
Đổỉ với nợ phăi trả tài chính ỉàtrẩi phiếu công ty thì được đo lường thèo giá
trị hiện tại của các dòng tiền gốc và tiền lãi phải trả cho nhà đầu tư.
||p. Vỉ dụ 4.28: Ngày 25/3/20X1, Công ty Cọ phần An Phú phát hành trái phiếu có
mệnh giá 100.000.000 đồng; ìãi suất 8%/năm, thời gian 5 năm, trả lãi định kỳ
|||| 6 tháng một lần. Lãi suất thị trường của trái phiếu là 10%/năm. Các dàng tiền
ỆỆ . Công ty phải trả phát sinh trong tương lai như sau:
« Tiền lãi trả định kỳ: (100.000.000 X 8%)/2 = 4.000.000 (đồng)
ỈỆK Nợ trái phiếu vào cuối năm thứ 5:100.000.000 đồng.
® Như vậy, giá trị nợ trái phiếu được ghi nhận tại thời điểm phát hành là:
/Ệk/ p = 4.000.000 X PA5%, 10 + 100.000.000 X P50Ạ10
w - 4.000.000 X 7,7217 + 100.000.000 X 0,6139 ~ 92.277.000 (đồng)
Đối với dự phòng phải trả, giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị
w được ước tinh hợp lý nhất về khoản tiền sẽ. phải chi để thanh toán ựghĩa vụ nợ

"1 129

ễỄÍii: s
hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Cách ước tính về giá trị mà doanh I
nghiệp phải suy tính để thanh toán hoặc chuyển nhượng nghĩa vụ nợ sẽ đưa ra I
được giá trị ước tính đáng tin cậy nhất về chi phí sẽ phải dùng để thanh toán I
nghĩa vụ hiện tại tại ngày kêt thúc kỳ ké toán năm. Cách ước tính được xác 1
định thông qua đánh giá của Ban giám đốc doanh nghiệp, được bổ sung thông 1
qua kinh nghiệm từ các hoạt động tương tự và các bản báo cáo của các I
chuyên gia độc lập. Các căn cứ có thể dựa trên bao gồm cả các sự kiện xảy ra I
sau ngày kết thúc kỳ kế toán nãm. 1
Vỉ dụ 4.29: Một doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm giấy bảo Ị
hành sửa chữa các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong vòng sáu 1
tháng sau khi mua. Nếu tất cả các sản phẩm bán ra đều có lỗi hỏng hóc nhỏ, 1
thì tống chi phí sửa chữa là 1 triệu đồng. Nếu tất cả các sản phẩm bán ra đều I
có lỗi hỏng hóc lớn, thì tổng chi phí sửa chữa là 4 triệu đồng. Kinh nghiệm 1
cho thấy trong năm tới: 75% hàng hoá bán ra không bị hỏng hóc, 20% hàng I
hoá bán ra sẽ hỏng hóc nhỏ, và 5% hàng hoả bán ra sẽ có hỏng hóc lớn. 1
Dpanh nghiệp phải đánh giá xác suất xảy rạ cho từng mức chi phí sửa chữa I
cho toàn bộ các nghĩa vụ bảo hành. Như vậy, giá trị ước tính chi phí sửa chữa 1
để lập dựrphòng là: 1
(75% X 0) + (20% X 1 triệu) 4- (5% X 4 triệu) “ 0,4 (triệu đồng)
- Đo lường nợ phải trả tạỉ thời điểm lập bảo cảọ tài chỉnh 1
Vào thời điểm lập báo cáo tài chính, nợ phải trả vẫn được đo lường theo giá 1
gốc. Tuy nhiên, với hường hợp nợ phải trả có gốc ngoại tệ thì doanh nghiệp Ệ
phải đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịchỆ
thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán, ỉ
Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi rọ hốiu
đoặi thì không được đánh giạ lại các khoản vay, nợ phải trả có gộc ngoại tệ đã 1
sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. n
3.ỉ.2. Ghi nhận các giao dịch hình thành nợphảỉ trả n
Nợ phải trả chỉ hình thàhh khi doahh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia i
một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Do vậy, việc ghi nhận các II
khoản nợ phải trả đồng thời với việc ghi nhận tài sản hoặc chi phí phát sinh |
trong kỳ. Nội dung này trình bày tại mục 2.1 1, 2.1 2 và mục 4.2.2 của l
chương này. 1
3.2, Đo lường vốn chủ sở hữu 1
3.2. Ĩ. Ngụyêntắc đoỉường 1
Vẩn chủ sở hữuĩằ giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính hằng chênh lệch i
giữa giá trị tài sản trừ (-) nợ phải trả. Do vậy, giá trị của vốn chủ sở hữu được 1

130 I
xác định dựa trên cơ sở giá trị tài sản và nợ phải trả. Như đã trình bày ở mục
2.1 và mục 3.1, nhiều cơ sở đo lường khác nhau được vận dụng để xác định
giá trị tài sản và nợ phải ứả, nên vốn chủ sở hữu cũng được đo lường dựa trên
các cơ sở đo lường khác nhau.
Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như:
- Vốn góp của chủ sở hữu: trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ
thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày
góp vốn.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là kết quả quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp, việc đo lường lợi nhuận sẽ được trình bày cụ thể ở mục 4
chương này.
“ Chênh lệch đánh giá lại tài sản phản ánh số chênh lệch giữa giá hiện hành
và giá gốc do đánh giá lại tài sản hiện có vào cuối kỳ. Giá trị tài sản được xác
định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định, Hội đồng định giá tài sản
hoặc cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp xác định. Tài sản được đánh giá
lại chủ yểu là TSCĐ, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cân
thiết đảnh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm
dở dang, v.v. Chuẩn mực kế toán hiện nay ở Việt Nam không cho phép doanh
nghiệp đánh giá lại tài sản vào cuối năm tài chính. Điều này tuân thủ nguyên
tăc giá gốc và thận trọng của kê toán. Việc đánh giá lại tài sản này xảy ra khi
có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản, khi thực hiện cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3.2.2. Ghi nhặn các giao dịch hình thành vốn chủ sở hữu
3.2.2.1. Tài khoản sử dụng
TK 411 - Vốn đầu tư chủ sở hữu; TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối; TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
3.2.2.2. Phương pháp ghi kép
a) Đôi vởi vôn góp chủ sở hữu
Vỉ dụ 4.30: Ngày 2/1/20X1, chủ sở hữu góp vốn vào Công ty Hoàng An bằng
xe ô tô tải phục vụ bán hàng trị giá 120.000.000 đồng.
NỢTK211 120.000.000
CÓTK411 120.000.000
Ví dụ 4.31: Ngày Ị5/3/20X1, Cộng ty Bình Phương nhận vốn góp bằng cách
chuyển đổi khoản nợ nhà cung cấp thành vốn góp trị giá 250.000.000 đồng.
NỢTK331 250.000.000
CÓTK411 250.000.000

131
b) Đối vởì lợi nhuận từ hoạt động kỉnh doanh: trình bày ở mục 4.2.3. 3
c) Đổi với chênh lệch đánh giá lại tài sản
Ví dụ 4.32: Ngày 31/12/20X1, Công ty Hoà Hảo nhận quyết định của Nhà nước‘1
về đánh giá lại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ có số liệu như sau: Ị
■ 'ặ'
+ Nguyên vật liệu: giá trị ghi sổ: 100.000.000 đồng, giá trị đánh giá lại: 1
120.000.000 đồng. I
+ Công cụ dụng cụ: giá trị ghi sổ: 160.000.000 đồng, giá trị đánh giá lại:|
130.000.000 đồng. I
T2- Ấ r 1 • 1

Kê toán ghi như sau: I


NợTK 152 20.000.000
CÓTK412 20.000.000
3
NỢTK412 30.000.000
Có TK 153 30.000.000
? ■ ... ■ ■■■■. ■■ ■■ ■■ ■ I

4. Đo lường lọi nhúận 1


Lợi nhuận lâ thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp I
Doanh thu, thu nhập khác, chi phí và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tìnhỂ
hình kỉrih doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác!
định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Lợi nhuận là chênhl
lệch giữa doanh thu (thu nhập khác) và chi phí trong kỳ kế toán. Đo lường lợi 1
nhuận trung thực, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh là yêu cầu rấtl
quan trọng đối với các doanh nghiệp. I
4.1. Nguyên tắc đo lường 1
4.
L1. Các nguyên tắc kế toán vận dụng trong đo lường lợi nhuận
Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ|
phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phải được ghi sổ kế toán vào 1
thời điểm phát sinh, không căn cư vàọ thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi 1
tiền hoặc tướng đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh I
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quả khứ, hiện tại và tương lai. I
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 1
Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp hoàn thành việc cung cấp hàng Ị
hoá, dịch vụ cho khách hàng, không liên quan đến thời điểm doanh nghiệp thu I
tiến. Nói cách khác, ở mức độ cơ bản, thời điểm ghi nhận doánh thu là thời I
điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng. 1

I
Nguyên tắc phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan
đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí
của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả
nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ này.
Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các đỉều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòỉ
hỏi: doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí.
4.1.2. Đo lường doanh thu
Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp
thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường và các hoạt động khác của doạnh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu
được lợi ích kinh tế. Các khoản thu hộ cho cắc bên thứ ba, như các khoản thuế
do bán hàng hoá và dịch vụ, thuế giá trị gia tăng, v.v. do không phải là lợi ích
kinh tế doanh nghiệp thu được và không làm tăng vốn chủ sở hữu nên không
phải là doanh thụ. Cũng tương tự, một đại lý thu hộ tiền bán hàng cho chủ
hàng vì không làm tăng vốn chủ sở hữu nên số tiền thụ hộ không phải là
doanh thu của đại Ịý, lúc này chỉ có tiền hoa hồng được hưởng từ chủ hàng
mới ghi nhận là doanh thu củạ đại lý.
Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khòản đã thu đựợc hoặc
sẽ thu được. Doanh thu này sáu khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại được gọi lạ doanh thu thuân.
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm thi vằo giá bán cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Giảm giá hàng bẩn là khoản doanh
nghiệp phải giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy
cách hoặc mẫu mã. Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã
xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chọi thanh toán.
Doanh thụ phát sinh từ một giao dịch thường được xạc định bởi sự thoả thuận
giữa doanh nghiệp ỵới khách hàng hay người sử dụng tàỉ sản. Giá thoả thuận
ở thời điểm phát sinh giao dịch chính là giả gốc của doanh thu. Như đã đề cập

133
ở Chương 2, doanh thu có nhiều loại khác nhau dựa trên các hoạt động củaỆ
doanh nghiệp nên phương pháp đo lường cũng có sự khác biệt. Trong phạm vi Ệ
mục này, chỉ đề cập đến việc xác định doanh thu bán bàng. a
Doanh thu = số lượng sản phẩm tiêu thụ X đơn giá bán — Các khoản giảm ^11
Ví dụ 4.33: Ngày 2/1/20X1, Công ty Nguyên Hoà xuất kho 100 sản phẩm ẠỆ
bán cho khách hàng với giá bán: 100.000 đồng/sản phẩm, Công ty áp dụng'11
chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng với tỷ lệ 2,5% giá trị đơn-Ể
hàng. Ngày 10/1/20X1, khách hàng thông báo đã nhận hàng và thanh toán l
bằng chuyển khoản. Như vậy, doanh thu sản phẩm A được xác định vào ngàỵỊI
10/1/20X1 như sau: Ể
■■

- Tổng doanh thu bán hàng: 100.000 X 100= 10.000.000 (đồng). /Ệ


- Chiết kháu thương mại (2,5%): 2,5% X 10.000.000 = 250.000 (đồng). Ể
“ Doanh thu thuần bán hàng: 9.750.000 đồng. J
Ngoài ra, trong trường hợp bán hàng trà chậm, khoản tiền hoặc các khoảnỂ
tương dượng tiền chưa nhận được thì giá trị hợp lý của khoản phải thu đó cói
thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa của số tiền đã thu hoặc có thể thu được. Trong||
trường hợp này, doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa|
của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tể tại thời điểm ghẳl
nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Nói cách khác, doanh thu báhi
hàng ghi nhận tại thời điểm sản phẩm, hàng hoá đựợc xác định tiêu thụ là giáỊỊ
trị hiện tại của các khoản tiền doanh nghiệp sẽ nhận được trong tương lai. I
Trường hợp đối với giao dịch hàng đổi hàng không tương tự, khi xuất sảnỄ
phẩm, hàng hoá đểỉ lấy vật tư, hàng hoá không tương tự, kế toán phản ánhỆ
doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư- hàng hòá khác theo giá trị hợp lỵ tài sảnII
nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm. Trường hợp11
không xác định được giá trị hợp lý của tài sản nhận về thì doanh thu xác định||
thẹo giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tíềãS
thu thêm hoặc trả thêm. 11
4.Ị.3.ĐoỊựờngchiphỉ 11
Chi phi là tồng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ dưới hình||
thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các||
khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khòản phân phẻỉ^Ế
cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Như đã trình bày ở Chương 2, chi phí bao gồmỆ
hai loại là chi phí vốn hoá và chi phí thời kỳ. Theo cơ sở dồn tích và nguyêhỄ
tắc phù hợp, chi phí dùng để xác định lợi nhuận là chi phí phát sinh tạo nên l
doanh thù trong kỳ kế toán, nên trong mục này chỉ đề cạp đến việc đo lường11
chi phỉ thời kỳ. 11

134
Chi phí được ghi nhận khi các khoản làm giảm lợi ích kinh tế cỏ liên quan đến
việc giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả, nên cơ sở đo lường chi phí cũng chính
là cơ sở đo lường tài sản và nợ phải trả. Như vậy, việc đo lường chi phí cũng
dựa trên nguyên tắc giá gốc trong các trường hợp thông thường. Chi phí gắn
liền với doanh thu bán hàng được nghiên cứu trong mục này bao gồm: giá vôn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Những chi phí nay
phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khâu
hao máy móc, thiết bị.
Giả vốn hàng bán là giá gốc của thành phẩm, hàng hoá được xác định tiêu thụ
trong kỳ.
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán (giá vốn hàng bán)
được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan
đến chúng được ghi nhận. Việc tính giá trị hàng tồn kho xuất bán được áp
dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh;
- Phương pháp bình quân gia quyền;
~ Phương pháp nhập trước, xuất trước.
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho xuất bán đều có những ưu, nhược
điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ
thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị
công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời
cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách
và sự biến động của vật tư, hàng hoá ở doanh nghiệp.
Chi phỉ bản hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản
phẩm, hàng hoá bao gồm các chi phí về lương, các khoản trích tỉieo lương
nhân viên bộ phận bán hàng, chi phỉ chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản
phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành, chi phí bảo quảh, đống gói, vận
chuyển, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng, các chi
phí bằng tiền khác, v.v.
Chỉ phỉ quăn lỷ doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm:
các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp, V.V.); các khoản trích theo lương của nhân viên quản
lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phống, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ
dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thúể môn bài; dịch vụ mua ngoài
(điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ, V.V.); chi phí bằng tiên
khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng, V.V.).
Vỉ dụ 4.34: Công ty An Hoà trong tháng 12/20X1 có phát sinh các nghiệp vụ
kinh tế sau:

135
a) Ngày 1/12, chi tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền thuê văn phòng trong 6
tháng là 30.000.000 đồng. Hợp đồng thuê tính từ ngày thanh toán.
b) Ngấy 3/12, xuất kho tiêu thụ trực tiếp 100 sản phẩm, giá gốc là 100.000
đông/sản phẩm, giá bán 250.000 đồng/sản phẩm, khách hàng chưa thanh
toán.
c) Ngày 5/12, chi tiền mặt trả lương tháng trước cho nhân viên 15.000.000
đồng.
d) Chi tiền gửi ngân hàng mua vật liệu nhập kho là lóo.ooo.ooo đồng.
e) Hoá đơn tiền điện thoại tháng 12/20X1 có số tiền 2.000.000 đồng, Công ty
chưá thanh toán cho nhà cung cấp.
í) Nhận tiền ứng trước của khách hàng qua tài khoản ngân hàng 50.000.000
đồng.
g) Công ty nhận tiền bán hàng thảng trước từ khách hàng là 20.000.000 đồng.
h) Tiền lương phải trả cho nhân viên văn phòng tháng 12/20X1 là 7.000.000
đồng.
i) Xuất kho hàng gửi đi bán, giá vốn 120.000 đồng/sản phẩm, giá bán
250.000 đồng/sản phẩm, đến cuối tháng khách hàng vân chưa nhận được
hàng.
Với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, hãy xác định:
1. Chi phí thời kỳ (chi phí dùng để xác định lợi nhuận) trong tháng 12/20X1.
2. Doanh thu tháng 12/20X1.
3. Lợinhuậntháng 12/20X1.
Yêu cầul:
Chiphí thời kỳ tháng 12/20X1: 24.000.000 đồng bao gồm:
- Chi phí về thuê vãn.phòng: 5.000.000 đồng.
“ Giá vốn hàng bán: 100 X 100.000 đồng =10.000.000 đồng.
- Chi phí điện thoại: 2.000.000 đồng.
- Chi phí tiền lương: 7.000.000 đồng.
■ Yệucầu2:
Doanh thu tháng 12/20X1 được tính bằng:
100 X 250.000 đồng = 25.000.000 đồng
Yêucầu3:
Lợi nhuận tháng 12/20X1 được xác định nhừ sau:
Doanh thu tháng 12/20X1 “ Chi phí thời kỳ tháng 12/20X1 = 1.000.000 đồng.

136
Ễ 4.2. Ghi nhận các giao dịch liên quan đến doanh thu, chì phỉ và xác định
i lợi nhuận
Ệ Quá trình tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp,
Ệl đây là quá trình tạo ra nguồn thu chính của doanh nghiệp. Trong giaỉ đoạn
U này, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu bán hàng (thành phẩm, hàng hoá) theo giá
Ệ bán khi quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá được chuyển giao cho người mua,
Ệ đồng thời ghi nhận các chi phí phát sinh tạo nên doanh thu ghi nhận trong kỳ
Ệ theo nguyên tắc phù hợp, bao gồm giá gốc sản phẩm, hàng hoá bán ra (giá
1' vốn hàng bán), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và cuối cùng
Ệ là xác định két quả kinh doanh trong kỳ.
Ệ 4.2.1. Doanh thu bản hàng -■ .
Ệ Trong mục này chỉ xem xét hai phương thức bán hàng là phương thức bán
Ệ trực tiếp và phương thức bán chuyển hàng. Ngoài ra, không đề cập đến các
ỆỊ trường hợp phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như chiết kháu thương
Ệ mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Ệ - Tài khoản sử dụng: TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Phương pháp ghi nhận
Ệ + Đôỉ với phương thức bán trực tiêp
I Vỉ dụ 4.35: Ngày 1/12/20X1, Công ty Bảo An xuất kho 100 thành phẩm bán
trực tiếp tại kho cho khách hàng với giá vốn là 95.000 đồng/sân phẩm, giá bán
I < là 200.000 đồng/sản phẩm. Khách hàng đã nhận hàng và thanh toán băng
I chuyên khoản.
NỢTK112 20.000.000
CÓTK511 20.000.000
+ Đổi với phương thửc bản chuyển hàng
Vỉ dụ 4.36: Ngày 5/12/20X1, Công ty Bảo An xuất kho hàng hoá gửi đi bán
cho khách hàng, số lượng: 90 sản phẩm, giá xuất kho: 105.000 đồng/sản
phẩm, giá bán 220.000 đồng/sản phẩm. Ngày 20/12/20X1, khách hàng thông
báo đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán.
Ngày 20/12/20X1, kế toán ghi:
NỢTK131 19,800.000
CÓTK511 19.800.000

137
4.2.2. Chi phí
4.2.2.1. Giả vốn hàng bản
“ Tài khoản sử dụng: TK 632 “ Giá vốn hàng bán.
— Phương pháp ghi nhận
+ Sử dụng thông tin từ Ví dụ 4.35, đồng thời với ghi nhận doanh thu, kế toán
ghi nhận giá vốn hàng bán như sau:
NợTK632 9.500.000
CÓTK155 9.500.000
+ Sử dụng thông tin từ Ví dụ 4.36, ngày 5/12/20X1, kể toán ghi:
NựTK157 9.450.000
CÓTK156 9.450.000
Ngày 20/12/20X1, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán:
NỢTK632 9.450.000
CÓTK157 9.450.000
4.2.2.2. Chỉ phỉ bản hấng và chi phỉ quản lỷ doanh nghiệp
- Tài khoản sử dụng: TK 641 - Chi phí bán hàng, TK 642 - Chi phí quản lý
doanh nghiệp.
“ Phương pháp ghi nhận
Vỉdụ 4.37: Chi phí bán hàng phát sinh trong tháng 12/20X1 củaCôngtyBảo
An được tập hợp như sau:
1. Tính lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng: 4.000.000 đồng.
2. Các khoản trích thẹo lương của nhân viên bộ phận bán hàng tính vào chi
phí theo tỷ lệ quy định: 23,5%.
3. Vật liệu xuất dùng cho bộ phận bán hàng: 430:000 đồng.
4. Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng: 590.000 đồng.
5. Chi phí điện, nước, điện thoại của bộ phận bán hàng chưa thanh toán cho
nhà cung cấp: 1.300.000 đồng.
Các chi phí trên được ghi nhận như sau:
NỢTK641 4.000.000
CÓTK334 4.000.000

NợTK641 940.000
CÓTK338 940.000

138
NợTK641 430.000
CÓTK152 430.000

Nợ TK 641 590.000
Có TK214 590.000

Nợ TK 641 1.300.000
CÓTK331 1.300.000
Vỉ dụ 4.38: Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng 12/20X1 của
Công ty Bảo An được tập hợp như sau:
1. Tính lương phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý: 5.000.000 đồng.
2. Các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận quản lý tính vào chi phí
theo tỷ lệ quy định: 23,5%.
3. Xăng, dầu xuất dùng để chạy xe cho bộ phận quản lý: 1.200.000 đồng.
4. Giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng cho bộ phận quản lý:
600.000 đồng
5. Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận quản lý: 320.000 đồng.
6. Chi phí điện, nước, điện thoại của bộ phận quản lỷ đã chuyển khoản thanh
toán: 1.500.000 đồng.
Các chi phí trên được ghi nhận như sau:
Nợ TK 642 5.000.000
CÓTK334 5.000.000

NợTK 642 1.175.000


CÓTK338 1.175.000

NỢTK642 600.000
CÓTK152 600.000

NợTK642 400.000
CÓTK153 400.000

NỢTK642 320.000
CÓTK214 320.000

NỢTK642 1.500.000
Có TK112 1.500.000

139
4,2.3. Xác định lợi nhuận í
4.2.3.1. Xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp u
Cuối kỳ kế toán, kết quả kinh doanh trong kỳ được xác định qua chỉ tiếu lợi I
nhuận được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Để xác định lợi 1
nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ, ké toán tiến hành kết I
chuyển doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, và chi phí 1
quản lý doanh nghiệp vào TK 911 -Xác định kết quả kinh doanh. Giả sử trong Ệ
kỳ không phát sinh doanh thu và chi phí tài chính, thu nhập và chi phí khác. Ể
Vỉ dụ 4.39: Sử đụng dữ liệu từ các Vỉ dụ 4.35 đến 4.38. Ệ
- Kết chuyển doanh thu: 1
NợTK511 39.800.000 I
CÓTK911 39.800.000 j
- Ket chuyển giá vốn hàng bán: 1
NỠTK9Ỉ1 18.950.000 1
CÓTK632 18.950.000 I
- Kết chuyển chi phí bán hàng: v 1
NợTK911 7.260.000 I
CÓTK641 7.260.000 I
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: 1
NỢTK911 8.995.000 I
CÓTK642 8.995.000 I
4.2.3.2. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Ể
Trường hựp hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán có lãi (lợi nhuận dương), u
doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 1
Nhà nước theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. n
TK sử dụng: TK 821 - Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 1
Vỉ dụ 4.40: Sử dụng dữ liệu ố Vỉ dụ 4.39 để xác định lợi nhuận của Công ty 1
Bảo An trong kỳ: 1
Doanh thu bán hàng: 39.800.000 đồng. I
Giá vốn hàng bán: 18.950.000 đồng. j
Chi phí bán hàng: 7.260.000 đồng. I
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 8.995.000 đồng. I

140 1
■ Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí
Ểllll' bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp = 4.595.000 đồng.
ỆBỆ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
ỆỆ 20%) = 919.000 đồng.
||Ệ NợTK821 919.000
CÓTK333 919.000
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
» NỢTK911 919.000
«■ CÓTK821 919.000
4.233. Xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Cuối kỳ, kết chuyển lãi, lỗ vào TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
<^0; ” Kết chuyển lãi:
-||||- Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - chi phí thuế thu nhập doanh
w nghiệp-4.595.000 - 919.000 = 3.676.000 (đồng).
j||Ệ Kế toán ghi:
® NựTK911 3.676.000
o CÓTK421 3.676.000

- Trường hợp kết quả kinh doanh trong kỳ bị lỗ (lợi nhuận âm, do doanh thu
Ị11 < chi phí), doanh nghiệp sẽ không tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp,
- khoản lỗ này sẽ được ghi nhận như sau:
Vỉ dụ 4-41: Ciả sử kết quả kinh doanh trong kỳ bị lỗ 2.000.000 đồng.
Kế toán ghi:
III NỢTK421 2.000.000
CÓTK911 2.000.000

I CÂU HỒI THẢO LUẬN

ị 1. Tại sao phải đo lường đối tượng kế toán?


2. Trình bày các yêu cầu của đo lường đối tượng kế toán.
3. Giải thích yêu cầu về tính có thể xác minh được của đo lường đối tượng kế
. ịI toán.
ỊI 4. Tại sao cần phải đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất trong đo lường đổi tượng
< kế toán.

141
5, Giá lịch sử (giá gốc) là cơ sở đo lường chủ yếu cùa đối tượng kế toán. Giải Ế
thích nhận định trên. Ị
6 Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ sở đo lường đối tượng Ệ
kế toán. 3
Trình bày các yếu tố cấu thành giá gốc tài sản mua ngoài. I
8 Trình bày các yếu tố cấu thành giá gốc tài sản hình thành qua quá trình sản i
xuất, chế biến. I
9 Trình bày nguyên tắc đo lường nợ phải trả.
10. Trình bày các nguyên tắc kế toán vận dụng trong đo lường lợi nhuận. 1

BÀITẶP

Bài 1. Trong tháng 1/20X1, Công ty Hương Hoà có giao dịch về mua hàng hoá I
như sau (ĐVT: nghìn đồng):
a) ứng trước tiền mua hàng hoá A cho người bán 20.000 bằng chuyển khoản. I
b) Mua hảng hoá A nhập kho, giá mua 100.000, tiền hàng trừ vào số tiền ứng I
trước cho người bán, số còn lại Công ty thanh toán bằng chuyển khoản. 1
c) Chi tiền mặt thanh toán cho Công ty vận chuyển hàng hoá A về nhập kho
1.000, và chi phí bốc xếp hàng A: 1.500.
d) Nhập kho lô hàng B đi đường tháng trước, giá mua: 150.000, chi phí vận 'ỉ
chuyển 2.000 chưa thanh toán cho Công ty vận chuyển.
Yêu cầu:
1. Tính giá gốc của hàng A, B nhập kho. ‘á

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trện.


Bài 2. Công ty Bình Minh sản xuất một loại sản phẩm X. Chi phí liên quan đến
sản phẩm X trong tháng như sau (ĐVT: nghìn đồng):
a) Chi phí vật liệu chính để sản xuất sản phẩm X: 20.500.
b) Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm X: 45.000.
c) Chi phí bảo hành sản phẩm X chp Ịđiặch hàng: 12.000.
d) Chi phí điện, nước của phân xương sản xuất: 5 000.
e) Chi phí hao mòn dây chuyền sản xuất: 3.520.
f) Chi phí vận chuyển sản phẩm X đi tiêu thự: 2.000.
g) Lưorng phải trả cho quản đốc phân xưởng: 5.700.
h) Nhiên liệu xuất dùng cho phân xưởng: 1.200.
i) Chi phí quảng cáo cho sản phẩm X: 7.000.
j) Chi phí hao mòn nhà xưởng: 2.500.
Sỉ

142
k) Xuất dụng cụ sản xuất dùng hết trong tháng tại phân xưởng, giá xuất kho
12.000.
Yêu cầu:
1. Xác định những chi phí nào được sử dụng để tính giá gốc của thành phẩm.
2. Nếu giá trị dụng cụ xuất dùng có thời gian sử dụng được trong 3 tháng, giá
gốc của thành phẩm X nhập kho thay đổi như thế nào?
Bài 3. Anh (chị) xác định nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp sau
(ĐVT: nghìn đồng):
1. Công ty A mua một xe ô tô dùng cho bộ phận văn phòng với giá mua:
299.000; lệ phí trước bạ 10%; phí đăng kiểm 240; phí bảo trì đường bộ
1.560; bảo hiểm vật chất xe: 4.485; bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 481; phí
biển số: 1.000.
2. Năm 20X1, công ty A tiến hành xây dựng nhà vãn phòng từ tháng 1/20X1
và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 12/20X1. Chi phí xây
dựng bao gồm các nội dung như sau: chi phí vật liệu 2.235.000; chi phí
nhân công: 3.763.000; chi phí chung phục vụ quá trình xây dựng:
1.887.000. Chi phí sửa chữa nhà văn phòng tháng 1/20X2 là 2.864.000.
Bài 4. Anh (chị) hãy bổ sung số liệu còn thiếu của các công ty trong bẳng sau
(ĐVT: nghìn đồng). Cho biết:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.

Công ty A Công ty B Công ty c Công ty D


Doanh thu bán hàng 2.000.000 (4) 480.000 1.310.000
Giá trị hàng hoá đầu kỷ 200.000 76.000 0 600.000
Giá trị hàng hoá mua vào (1) 423.000 480.000 249.000
Hàng mua trả lại 20.000 19.000 0 (8)
Giá trị hàng hoá cuối kỳ 300.000 110.000 (6) 195.000
Giá vốn hàng bán 1.200.000 370.000 (7) (9)
Lợi nhuận gộp (2) (5) 155.000 (10)
Chi phí bán hàng và quản 108.000 22.000 34.000 129.000
lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần (3) 107.000 121.000 546.000

143
Bài 5. (ĐVT: nghìn đồng) ỉ
Công ty Huỳnh Anh bán 70 cái bàn với giá bán 2.400 cho Công ty PhươngỄ
Hoa; Công ty Huỳnh Anh giảm giá 2% cho Công ty Phương Hoa do mua^l
hàng với số lượng lớn. Khi nhận hàng, Công ty Phương Hoa trả lại 5 cái bàn 11
do không đúng quy cách như đã yêu cầu. Công ty Phương Hoa đã thanh toánn
150.000 cho Công ty Huỳnh Anh bằng chuyển khoản. Xác định doanh thu 4
đơn hàng này của Công ty Huỳnh Anh. 11
Bài 6. Trong tháng 1/20X1, Công ty Hồng Minh có các nghiệp vụ kinh tế phát II
sinh như sau (ĐVT: nghìn đồng): 3
a) Mua hàng hoá nhập kho, giá mua 15.000, Công ty chưa thanh toán tiềnII
cho người bán. Ị|
b) Xuất hàng hoá tiêu thụ trực tiếp, giá vốn 5.000, giá bán 17.000. Toàn bộ31
tiên hàng được trừ vào số tiền khách hàng đã ứng ởkỳ trước. 11
c) Xuất hàng gửi đi bán, giá xuất kho: 3.500, giá bán:12.000. n
d) Tính tiền lương phải trả trong kỳ: bộ phận bán hàng 1.500, bộ phận quản 11
lý doanh nghiệp 2.000. , , ỄỊ

e) Trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảoSg
hiêm thất nghiệp tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định. ■ ; ỄỊ
f) Trích khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 3.200, bộ phận quản 1
lý doanh nghiệp 2.500. 1
. Yêụ cầu:
1. Đo lường chi phí dùng để xác định lợi nhuận trong tháng 1/20X1 của |
Công tỵ Hồng Minh. J
2/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 11
; Nếu trong tháng 1/20X1, Công ty ký hợp đồng thuê vãn phòng và đẵí|
3.
chuyển khoản thanh toán tiền thuê cho 6 tháng tính từ tháng 1/20X1 Ịà 0
12.000. Trong trường hợp này, ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận tháng w
1/20X1? ’ ■ ■ 1
Bài 7. Tình hình sản xuất và tiêú thụ sản phẩm trong tháng 12/20X1 tạỉ Công ty II
Linh Anh như sau (ĐVT: nghìn đồng); 11
a) Xuất kho vật liệu chính để sản xuất sản phẩm trị giá 20.000. I
b) Tính tiền lường phải trả cho công nhân sản xuất: 10.000; quản lý phân 1
xưởng: 7.000. 1
c) Các khoản trích theo lương tính vào chi phí của công nhân sản xuất và Ệ
quản lý phân xưởng. I
d) Trích khấú hao thiết bị sản xúất: 5.000. 1

144 I
e) Nhập kho 100 thành phẩm. (Cho biết đầu kỳ và cuối kỳ không có sản phẩm
„ ỆỊỆ dở dang). '" '
í) Xuất kho 85 sản phẩm bán trực tiếp, giá bán 45.000, khách hàng đã thanh
liil toán bằng chuyển khoản.
:1||| Yêu cầu:
llll 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
|||j| 2. Phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
|li| 3. Xác định giá gốc của thành phẩm nhập kho.
|||l Bài 8. Công ty Nam Nguyên có tình hình tiêu thụ hàng hoá trong quý 4/20X1 như
|B|| sau (ĐVT: nghìn đồng):
llll a) Xuất kho hàĩig hoá bán trực tiếp cho Công ty Thành Yên, giá vốn: 12.000,
||||. giá bán: 20.000. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản 15.000, số
còn lại nợ.
1111 b) Xuất kho hàng hoá gửi đi bán cho Công ty Phương Nam, giá xuất kho:
« 10 000, gia .bán: 18 000 ,
1111; c) Công ty Phương Nam nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
d) Tính tiền lương phải trả trong kỳ: bộ phận bán hàng 1.000, bộ phận quản
lý doanh nghiệp 2.000.
ỊỊ|Ệ e) Trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo
hiểm thất nghiệp tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
|ÌB f) Trích khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 520, bộ phận quản lý
llll doanh nghiệp 340.
Illl g) Các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong kỳ Công ty đã thanh toán
1111 bằng tỉền mặt: bộ phận bán hàng 400, bộ phận quản lý doanh nghiệp 500.
||l|' Yêu cầu:
llll 1. Phản ánh doanh thu, chi phí vào các tài khoản có liên quan.
Illl 2. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ và thuế thu nhập doanh nghiệp phải
ỂỊỊI nộp cho Nhà nước.
Ệ|| 3. Phản ánh vào tài khoản liên quan.

0 TÀI LIỆU THAM KHẢO

. ||| Bộ Tài chính (2001), Quyết định sỗ 149/200Ỉ/QĐ-BTC ngày 31/ỉ2/2001 về việc
j II ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kể toán (đợt 7).
" ■ Bộ Tài chính (2002), Qụyểt định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc
VỆ ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán (đợt 2).

li ■ 145
Bộ Tài chính (2005), Quyết định sổ 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 về việc Ể
ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán (đợt 4). n
Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 về việc Ệ
ban hành và công bố sáu (04) chuẩn mực kế toán (đợt 5). Ể
Bộ Tài chính (2009), Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 6 thảng 11 năm 2009 về á
Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết
minh thông tin đôi với công cụ tài chỉnh. í
Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 về 11
Hưáng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Quốc hội (2015), Luật Kể toán (Luật số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm
2015).
Trần Đình Khôi Nguyên & cộng sự (2015), Giáo trình Nguyên ỉỷ kế toán, NXB
Chính trị quốc gia.
Warren, c.s, Reeve, J.M, Duchac J.E (2018), Accounting (27th edition), Cengage
Leaming: Boston.
IASB (2020), Conceptual Framework.

146
CHƯƠNG s.
SỔ KẾ TOÁN
SỔ kế toán là biểu hiện vật chất của tài khoản và quá trình ghi sổ
kế toán được thực hiện dựa trên cơ sở nguyên tẳc ghi kép. sồ kế
toán không chỉ ỉà phương tiện xử lỷ số liệu mà còn là cầu nối liên
hệ giữa chứng từ và bảo cảo tài chính của đơn vị. Trong Chương 5
này, so kế toán được gỉởi thiệu tiếp theo nhằm giúp người học vận
dụng được các phương tiện xử lý thông tin, đáp ứng được yêu cẩu
cung cấp thông tin cho các đoi tượng sử dụng. Cụ thể, sau khỉ học
xong chương này, người học có thể:
- Phân biệt được các loại sổ sử dụng trong công tác kế toản.
- Thiết kế được các loại sổ kế toán cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu
xử lỷ thông tin kế toán.
- Phần tích được mối quan hệ giữa các loại sổ kể toản trong quá
trình xử lỷ thông tin kế toán.
— Vận dụng được các loại sổ kế toán để xử lỷ các nghiệp vụ phục
vụ cho việc lập báo cảo tài chỉnh.

1. Căn cứ ghi sổ kế toán


Quá trình hoạt động của đon vị được thể hiện thông qua các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Kê toán cần phải thu thập thông tin ban đầu về các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh này thông qua chứng từ kế toán. Tổ chức thu thập thông tin ban
đầu được hiểu là việc xác định các loại chứng từ ke toán được sử dụng cùng
với quy định về lập và luân chuyển chứng từ để theo dõi sự phát sinh và biến
động của các đối tượng kế toán. Nghiệp vụ kinh tế được minh chứng bằng
một bộ các chứng từ đầy đủ nhằm đảm bảo tính pháp lý của việc hình thành
nghiệp vụ kinh tế, đồng thời để phản ánh nghiệp Vụ kinh tế phát sinh và đã
hoàn thành. Chứng từ kế toári là phương tiện cung cấp thông tin ban đầu một
cách hợp pháp, hợp lệ làm cơ sở sô liệu cho việc ghi sổ kế toán. Chúng là
những giấy tờ.và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã
hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Chẳng hạn, đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện xuất kho vật liệu phục
vụ cho sản xuất sản phẩm, các chửng từ được hình thành dùng để kiểm tra tính
pháp lý (căn cứ phát sinh của nghiệp vụ) có thể gồm Kể hoạch (Lệnh) sản xuât
và Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư; chứng từ làm chứng minh sự phát sinh và hoàn
thành của nghiệp vụ là Phiếu xuất kho. Việc lập các chứng từ kế toán (đốĩ với

147
các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị) hoặc tiếp nhận các chứng từ kế toán (đổi 8
với các nghiệp vụ phát sinh ngoài đơn vị) là điểm khởi đầu trong quy trình kế '1
toán. Ở Việt Nam, chứng từ kế toán ỉà một trong bốn bộ phận cấu thành củạ||
một chế độ kế toán. Thông qua chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính ban 11
hành hệ thống các biểu mẫu chứng từ để hướng dẫn cho các đơn vị áp dụng :|j
trong công tác kế toán. Các đơn vị được quyền chủ động xây đựng, thiêt kế 11
biểu mẫu chứng từ phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của n
đơn vi mình, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo ®
nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm trá, kiểm soát và đối chiếu.
Đe chứng từ trở thành căn cứ ghi sổ kế toán, chứng từ kế toán phản ánh thông 3
tin yề nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các yếu tố sau: 3
- Tên và số hỉệú cửa chứng từ kể toán: tên của chứng từ cung cấp thông tin ẩ
khái quát về nghiệp vụ kinh tể mà chứng từ đó phản ánh. Chăng hạn như:ịỆ
Phiếu thù, Phiếu nhập kho. Số thứ tự của chứng từ được thể hiện thông qua số Ể
hiệu chựng từ, được thiết kế phù hợp với loại nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên/Ệ
chứng từ. Yeu tố này là cơ sở phân loại chứng từ theo nội dung kinh tê củậịâ
nghiệp vụ và tổng họp số liệu theo các chứng từ cùng loại. Ệ
~ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kể toán: cho biết thời gian phát sinh củaS
nghiệp vụ kinh tế. Đựa vào yếu tố này để ghi chép nghiệp vụ kinh tê theo Ệ
trình tự thời gian, đồng thời phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu và n
quản lý chứng từ. II
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế II
toán: nội dụng này cho biết các đối tứợng có trách nhiệm liên quan đên W
■ nghiệp vụ kinh tế, làm cơ sở cho việc thahh tra, kiêm tra và đôi chiêu. . II
- Tên, địa chỉ của cờ 'quán, tổ chức, dởn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế'ỊỆ
tbầh: ýếu tỗ này là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm vật chất đối với II
nghiệp vụ kinh tế với các bên có liêri quan. n
,- Nộidụng nghiệp vụkinhtế phátsinh: yếu tố này giúp giải thích chi tiết hơn n
■y. pội dung kinh; tế củả nghiệp vụ, làm cơ sở cho việc kiểm tra tính hợp pháp, II
họp lý và hợp ịệ ; của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời giúp thực hiện n
3 đinhkhoảnkểtoán.. .. . II
; ■) số lượng; đớn gỉá và sốtiềncủanghiệp vụ kinh tế ệhi bằng số; tổng số tiền 11
của chứng từ ké toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng sô và bằng chữ: nội dung 11
. ĩt này phản ánh qụy mô của nghiệp vụ kinh tế về số lượng và giá trị, là.cãn cứ u
' ■ ■TO ,'T? ■ ■' . - ■ ■ ■HI

~Chữký,hóvàtêncủangườilập, người duyệt và những người có liên quan •


đèn chừng; từ kế toáhỉí đây là yếụ tố để đảm bảo tính pháp lý củạ nghiệp vụ ;
kinh tế và là cơ sở để xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên ỉ

148

i
../sagịsy..- ,

JÌỊÌII quan. Vì vậy, chứng từ phải có đầy đủ chữ ký thèo các chửc danh đã quy định
trên chúng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do ngừời cổ thẩm quyền
ỊỄỊl hoặc người được ủy quyền kỷ.
Cảc yếu tố trên là các nội dung chủ yếu, bạt buộc phải phản ánh đầy đủ trên
chứng từ kế toán. Sự thiếu sót bất cứ yếu tố nảo sẽ làm cho chứng từ không
<|ỀỄ|Ị■ đảm bảo tính tin cậy và tính pháp lý.
■0' Ngoài những nội đung chủ yếu của chứng từ kế toán quý định như trên, chứng
,^8-/ từ kế toán có thể cổ thềm nhưng nội đúng khác theo từng loậi chứng từ phục
:|||Ệ vụ yêu cầu thông tin củã quản lý và tạo thuận lợi cho việc ghi sồ kế toán.
Chẳng hạn như định khoản trên chứng từ;
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mạỉ điện
llll tử, chứng từ kế toán cũng cố sự thay đổi về hình thức để phù hợp với điều
kiện mới. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các
:|Ị|B yếu tố chủ yếu của chứng từ như đã trình bày ở phần trên, được thể hiện dưới
dạng dữ liệu điện tử, đươc mã hoá mà khồng bị thay đổi trong quá trình
lllll
|||Ệ ■ •
truyền qua mạng máy tính, mạng vỉễn thông hoặc trên vật mang tin như băng
từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật
:||||:. và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quả trình sử dụng và lưu trư; phải được
'llll
llll ý
quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai tháCj xâm nhập, sao chép,
đánh cắp hoặc sử dung chứng từ điện tử không đúng quy định. Chưng từ điển
|||| . tử được quản lý như tài ỉiệụ kế toán ở dạng nguyện ban mà nó được tạo ra,
gửi đi hoạc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù họp để sử dụng. Chứng từ điện
tử phải có chữ ký điện tư. Chữ ký trên chưng từ điện tử có giá trị như chữ ký
trên chứng từ bằng giấy.
;|||r 2. Khái niệm và vai trò sổ kế toán
; 2A, Khải niệm sổ kế toán
« ; Qqa giai đoạn thu thập thông tin trong qụỳ trình kế toán, có thể nẵm được tình
hình phát sinh trong đơn yị một cách kịp thời. Tụy nhiên, đây mới là dữ liệu
w i đặu vào của quá trình kế toán. Việc thụ thập thong tin han đầu thông qua
® chùng từ này chưa đáp ứng dược yêu cầu cua ngựời sử dụng. Do vậy, các
thông tin trên chứng tư cần đựợc phân loại, tổng hợp để làm can cứ cho việc
® tính toán các chỉ tiều liên quan đến các đổi tượng kế tọán sổ kế toán chính là
;W phương tiện hệ thống họá thông tin kể tọán trện cơ sở chửng từ để phan ánh
|Ễ tình hình đối tượng kế toán trong kỳ, cuhg cấp thông tin hữu ích chó nhà quản
lýở mức độ nhất định. 'í'.
ÍỆ Sổ kể toán phải thể hiện đầy đủ các thông tin đã phản ánh trên chứng từ về
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, như thời gian xảy ra nghiệp vụ, cậc đối tượng liên
■Ề-

ÍỆ 149
.'í ■
quan đến nghiệp vụ, số tiền của nghiệp vụ, v.v. sổ kế toán là một loại sổ được.Ịi
thiết kế khoa học, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thẹo cácál
phương pháp kế toán trên cơ sở số liệu các chứng từ kế toán. Thông qua sổ kế II
toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép, hệ thống và lưu giữ theo í
những nguyên tắc nhất định. II
về hình thức, sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. sổ kế toán J
phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ;ngày, tháng,n
năm khoá sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đạidiện theoS
pháp luật của đơn vị ke toán; số trang; đóng dấu giáp lai. Ệ
về nội dung, sổ kế toán phải có các yếu tố sau đây: Ệ
- Ngày, tháng, năm ghi sổ; Ệ
- Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; -|Ịj
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Ệ
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; 3
- Số dư đầu kỵ, số phát sinh trong kỵ, số dư cuối kỳ. J
Sô kề toán được lập dưới dạng phương tiện điện tử phải tuân thẹo quy định ởn
trên về hình thức và nội dung, ngoại trừ việc đóng dấu giáp lai. n
Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình tuỳ theo Ế
đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo cung cấp thôngịỂ
tin về các nghiệp vụ kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm|j
soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây đựng biểu mẫu sổ kế toán, 1
doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn trong các Ễ
chế độ kế toán. Mỗi doanh nghiệp chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán choỊl
một kỳ kế toán năm. 11
2.2. Vai trò sổ kế toán J
Để tạo ra thông tin hữu ích cung cấp cho các đối tượng sử dụng, kế toán thực jU
hiện quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp. Để chuyên hoá dữ liệu ban đầu||j
thành thong tin theo từng đối tượng, giai đoạn xử lý có vai trò đặc biệt 'quan II
trọng, nó được xem như là quá trình chế biến ra các sản phẩm của ké toán, mà II
bỉểu hiện cụ thể của quá trình này chính là hệ thống các sổ kế toán đã được sử31
dụng. Do vậy, sổ kể toán luôn giữ vai trò quan trong trong cống tác kế toán. 3
Vai trố này được thể hiện qúa các mặt sau: I
- Qua các sổ kế toán, thông tin từ chứng từ (dữ liệu ban đầu) sẽ được hệ l
thống hoá thành các chỉ tiêu theo yêu cầu của người quần lý. Tuy chưa được Ị
tổng: hợp một cách đầy đủ theo những môi quan hệ nhất định, nhưng (Ịua các I
sổ kế toán, người quấn lý có thể tim thấy ở đó các thông tih phủ hợp, cần thiết 1
cho quá trình quản lý của minh. Chẳng hạn, người quản lý quá trình cung ứng I

150
K vật tư cho sản xuất sẽ dựa vào các sổ kế toán chi tiết về vật tư để có được
I thông tin cần thiết cho quyết định về đặt mua vật tư sao cho hợp lý nhất và
I bảo đảm được yêu cầu của sản xuất; hoặc người quản lý công nợ sẽ dựa vảo
I các sổ kể toán theo dõi công nợ để đưa ra quyết định thắt ctìặt hay nới lỏng về
I chính sách tín dụng đối với một khách hàng nào đó.
I - Định kỳ, từ số liệu được xử lý trên hệ thống các sổ, kế toán mới có cơ sở để
I tổng hợp, lập ra các báo cáo kế toán. Như vậy, sổ kế toán là bước trung gian
1 giữa chứng từ và báo cáo kể toán. Chính nhờ có sổ kế toán, thông tin trên
1? chứng từ mới được hệ thống hoá theo những yêu cầu nhất định, rồi từ thông
I tin đã được hệ thống hoá trên các sổ, kế toán mới lập ra các báo cáo kế toán,
I cung cấp thong tin đầy đủ cho các đối tượng sử dụng.

I 3. Các loại sổ kế toán


I Sổ kế toán có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, hai
Ị ; cách phân loại phổ biến là theo trình tự hệ thống thông tin và theo đối tượng.
1; 3.1. sổ Nhật kỷ
I sổ Nhật ký là sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
ị^ị. trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và
I ' quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc điểm của loại sô
này là các nghiệp vụ được ghi theo trình tự thời gian phát sinh, giúp quản lý
I . chặt chẽ các chứng từ kế toán sử đụng tại đơn vị trong kỳ. Bên cạnh đó, sô
Nhật ký còn tạo thuận lợi cho việc tra cứu cáẹ chứng từ trong công tác kiểm tra
đối chiểu số liệu khi có yêu cầu. Tuy nhiên, vì chỉ ghi theo trình tự thời gian
nên sổ Nhật ký chưa hệ thống hoá được thông tin kế toán theo từng loại đối
tượng kế toán. Loại sổ này có kết cấu đơn giản, bao gồm các nội đung sau:
- Ngày, thảng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm cãn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trong giới hạn phạm vi giáo trình, phần này chỉ giới thiệu các loại sổNhậtký
được sử dụng trong hình thức sổ kể tọán Nhật ký chung bạo gồm sổ Nhật ký
chung và các sọ Nhật kỷ đặc biệt. Tuỳ theo cách thức tổ chức của mỗi đơn vị,
có thể mở một sổ (sổ Nhật ký chung) hoặc gồm nhiều sổ (sổ Nhật ký chung
và một số sổ Nhật ký đặc biệt).
3 1.1. sổ Nhật kỷ chung
Sổ Nhật kỳ chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình
tự thờỉ gian, đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tải khoản (định khoản

151
$1

kế toán) để phục vụ việc ghi sổ Cái. số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung đuợc Ệ
dùng làm căn cứ để ghi vào sổ Cái.
sổ Nhật ký chung thường được thiết kể theo mẫu như sau:

Đom vị: ẳi

Địa chỉ

SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm....
Đơn vị tỉnh:....
SỐ Số phát
Chứng từ Đã 1
Ngày, hiệu sinh
ghi STT
tháng Diễn giải TK
SỐ Ngày, Sổ dòng
ghi sổ đối Nợ Cỏ
hiệu tháng Cái
ứng
A B c D E G H 1 2
Số trang trước
chuyển sang
1
Cộng chuyển sang X X X
trang sau
Cộng sổ
-t- Sổ này có ....... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang
-Ngày mở sổ: ....... ' ■ .1
Ngày.... tháng..... năm....... /1
Người ghi sổ Ke toán trưởng Giám đốc 1
(Kỷ,họtên) (Kỷ,họtẽn) (Kỷ, họ tên, đỏng dấu) 1
3.1.2. Sổ Nhật kỷ đặc biệt
vềnguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật I
; ký chung; Tuy nhiên, trong trửờng hợp một hoặc một sô đối tượng có số 1
lượng^phátsirih lớn cần theo dõi riêng, đế đơn giảri và giảm bớt khối lượng 1
• ■ ghi So Gái, đớn vị cố thể ỉhở một số sổ Nhặt kỵ đặc biệt để ghi riêng các 1
nghiệp vụ phát sinh lỉên quan đển cảc đốỉ tượng kế tõán đó '; • 1
Sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhặt ký chung dung để ghi riêng các •1
nghiệp vụ kinh tế liên quan đến một đối tượng cỗ phát sinh nhiều và có vai trò 1
ị quan trọng trong hoạt động của đọii vị nhằm theo dõi tập trung và cung cấp I
. . •. thông tin kịp thời về đối tượng đp cho quản ,lý. về lý thuyết và theo chế độ kế I

152
toán hiện hành, các sổ Nhật ký đặc biệt thông dụng bao gồm: Nhật kỷ thu
tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng. Tuỳ thuộc vàọ
đặc điểm hoạt động, nhu cầu thông tin và cách thức tổ chức của đơn vị mà có
thể lựa chọn và vận dụng các loại sổ Nhật ký đặc biệt phù hợp.
Sổ Nhật kỷ thu tiền', là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ
thu tiền của đơn vị. Mẩu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân
hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiên
(chi tiết theo ngân hàng), sổ Nhật ký thu tiền thường có kết cấu như sau:
Đơn vị:................................
Địa chỉ:...............................

SỔ NHẬT KÝ THƯ TIỀN


Năm.......
Đơn vị tính:...........
Chứng từ Ghi Có các TK
Ghi
.Ngày, Tài khoản
Nợ
tháng số Ngày Diễn giải khác
TK ... ... ... ...
ghi sổ hiệu tháng :số Số
tiền hiệu
A B c D 1 2 3 4 5 6 E
Số trang trước
chuyển sang

Cộng chuyển
sang trang sau
Cộng sổ
- Sổ này có ....... trạng, đánh số từ trang số 01 đến trang......
-Ngày mở sổ: ......
Ngày.... thảng..... năm.
Ngưòi ghi sổ Kê toán trưởng , Giám đốc
(Kỷ,họtên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên, đông đấu)

Ĩ53
sề Nhật kỷ chi tiền: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ í
chi tiền của đơn vị. Mau sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi qua'11
ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi Ễ
chi tiền (chi tiết theo ngân hàng), sổ Nhật ký chi tiền thường có kết câu theo'Ệ
mẫu như sau: Ễ
n
Đơn vị: .... Ễ
Địa chỉ: ....

SỒ NHẬT KÝ CHI TIÊN


Năm........
Đơn vị tỉnh 'ỉ;
Chứng từ Ghi Nợ các TK
Ngày, Ghi Tài khoản
tháng số Ngày, Diễn giải CÓTK khác
ghi sổ ... ... ... ...
hiệu tháng Số ■ số .j
tiền hiệu ị
E ị
A B c D 1 2 3 4 5 6
Số trang trước
chuyển sang

■i

■ -ị

Cộng chuyển
sang trang sau ••Ị

1
Cộng sổ
- Số này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang
-Ngàymởsổ: ....
Ngày.... thảng..... năm.....
Người ghi sỗ Kế toán trưởng Giám đốc
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

sổ Nhật kỷ mua hàng: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ
mua hàng theo từng loại hàng tồn kho của đơn vị như: nguyên vật liệu, công

154
cụ dụng cụ hay hàng hoá thanh toán theo hình thức trả tiền sau (mua chịu)
hoặc trừ vào số tiền đơn vị đã ứng trước cho người bán. sổ Nhật ký mua hàng
thường có kết cấu như sau: ;
Đơn vị:................................
Địa chỉ:...............................

SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG


Năm........
Đơn vỊ tính:...........
Chứng từ Tài khoản ghi Nợ Phải
Tài khoản trả
Ngày, khác cho
Nguyên người
tháng số Ngày, Diễn giải Hàng
liệu, bán
ghi sổ hiệu tháng hoá Số số
vật liệu
hiệu tiền (ghi
Có)
A B c D 1 2 E 3 4
Số trang trước
chuyên sang
.4-

Cộng chuyển
sang trang sau
Cộng sổ
- Sổ này có..... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ....
-Ngày mở sổ: ....
Ngày.... tháng..... năm.....
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên, đỏng dấu)

sẳ Nhật kỷ bán hàng: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ
bán hàng của doanh nghiệp như: bán hàng hoá, bán thành phẩm hay bán dịch
vụ thanh toán theo hình thức thu tiền sau (bán chịu) hoặc trừ vào số tiền khách
đã ứng trước cho đơn vị. sổ Nhật ký bán hàng có kết cấu theo mẫu như sạu:

155
1
Đơn vị:............................. 3
Địa chỉ:............................. a
SÔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG 1
Năm..— 1
___________ Đơn vị tinh:........... 31
Phải thu Ghi Có tài khoản
Chứng từ
Ngày, tháng của khách doanh thu
Diễn giải
ghi sổ Số Ngày, hàng (Ghi Hàng Thành Dịch
hiệu tháng Nợ) hoá phẩm vụ
A B C D 1 2 3 4
Số trang trước
chuyển sang

Cộng chuyển
sang trang sau
Cộng sổ
-Sô này có .... ừang, đánh số từ trang số 01 đến trang ....
-Ngàymởsổ: .... Ệ|
Ngày.... thảng..... năm ..... -;3
Người ghi sổ Kê toán trưửng Giám đốc ■ ■'1
(Ký, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Ký, họ tên, đỏng dấu)
3.2. Sô Cái và sổ chi tìêt Ể
Sổ Cái và sổ chỉ tiết còn gọi là các sổ ghi theo đối tượng, là loại sổ ghi chép-Ị
nghiệp vụ kinh tể phát sinh theo từng loại đối tượng kế toán theo các mức độ -3
khác nhau, qua đó hệ thống hoá thông tin kế toán trên chứng từ theo từng loại, 1
làm cơ sở số liệu để lập các báo cáo kế toán, đáp ứng yêu cầu thông tin của 1
■ quản lý. ‘ ì ịl
3.2.1. Sổ Cải ■
Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp, ghi theo đối tượng, dùng để ghi chép các Ệ
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ và trong niên độ kế toán theo các tài 1
khoản tổng hợp (tài khoản cấp 1) được quy định trong chế độ kế toán. Trong Ệ
trường hợp sổ Cái được tổ chức theo sổ quyển, mỗi tài khoản tổng hợp được I
mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sể Cái đủ để ghi chép số liệu trong 1
một niên độ kế toán. Í Í! ; '1
Sổ liệu kế toán trên sỗ Cái phản ánh tổng hợp tỉnh hình tài sản, nguồn vốn, I
tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ví lả sổ ghi theo đối I
tượng, hên ngoài việc theo dõi các chỉ tiêu cớ bản thèo kểt cấu chung của sỗ I
kê toán, Sổ Cái còn phải theo dõi số dư đầu kỳ vả số dư cuối kỳ của đối tượng I
156 1
kế toán phản ánh trên sổ. Kết cấu của sổ Cái (dùng cho hình thức sổ Nhật ký
chung) có thể được thiết kế như sau:
Đơn vị:...............................
Địa chỉ:..............................
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật kỷ chung)
Năm.........
Tên tàỉ khoản.........
Số hiệu.........
Đơn vị tỉnh:...........
Nhật ký sổ
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Số Ngày, Trang STT đối Nợ Có
hiệu tháng sổ đòng
ứng
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh
trong tháng

- Cộng số phát
sinh tháng
- Số dư cuối tháng
-Cọngluỹketừ
đầu quý
- Sổ này có .... trang, đảnh số từ trang số 01 đến trang ....
“Ngày mở sổ: ....
Ngày.... thảng..... năm .....
Ngưòi ghi sồ Kế toán trưởng Giám đốc
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên, đóng dấụ)
3.2.2. So chỉ tiết
Sổ chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các
đổi tượng kế toán cần phải được theo dõi chi tiết theờ yêu cầũ của quản lý. Sô
liệu trên sổ chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý chi tiết
theo từng loại cụ thể đối với đối tượng kế toán tổng hợp được phản ánh trên
Sổ Cái. Sổ chi tiết được mở cho các tàỉ khoản chi tiết hoặc các chỉ tiêu phục
vụ cho quản lý, căn cứ ghi sổ là từ chứng từ gốc. Khác với sổ kế toán tông

157
hợp sử dụng thước đo giá trị để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, sổ chi tiết Ể
phản ánh các đối tượng kế toán bằng các ỉoại thước đo thích hợp (thước đo
giá trị, thước đo hiện vật thước đo thời gian lao động). Kết cấu các sô chi
tiết tuỳ thuộc vào đặc điểm của đổi tượng kế toán được phản ánh trên sổ vạ • I
yêu cầu về thông tin cho quản lỵ sẽ đưực thiết kế phù hợp. Thông qua việc sử ị|
dụng các sô chi tiêt, thông tin vê các đôi tượng kế toán sẽ được cung câp một đ
cách chi tiết, đầy đủ, đáp ứng cho việc quản lý chặt chẽ từng đối tượng kế 3
toán cụ thể của đơn vị. Bên cạnh đó, thông tin từ sổ chi tiết cũng là căn cứ cho-á
các quyết định của nhà quản lý trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh 3
doanh của doanh nghiệp. Ị1
Sổ chi tiết rất đa dạng, có thể bao gồm: sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ^
đụng cụ (sản phẩm, hảng hoá), sổ chi tiết thanh toán với người mua (người Ị
bán), sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết bán I
hàng, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, v.v. Mỗi đơn vị tuỳ thuộc vào;-Ệ
đặc điểm đối tượng kế toán va yêu cầu quản lý để mở các sổ chi tiết phù hợp. 1
Sau đây là minh hoạ một số sổ chi tiết được dùng phổ biến ở các đơn vị. Ịẩ
Đối với hàng tồn kho, sổ chi tiết có thể được thiết kế theo mẫu như sau: ịí
Đơn vị:.............................. <1
Địa chỉ:.......................... .
sỏ CHÍ TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG cụ (SẴN PHẲM, HÀNG HOẢ)
Năm..... .
Tài khoản:............. Tên kho:....... ...... Ể
Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hoá)....................ị Ị|
Đơn vị tỉnh:.................... ỊỊÌ
Chứng từ Tài Nhập Xuất Tồn
khoản Đơn Ghi
Số Ngày, Diễn giải SỐ Thành SỐ Thành Số Thành
đối giá chú
hiệu tháng ứng lượng tiền lượng tiền lượng tiền
B c D 1 2 3=1x2 4 5=1x4 6 7=1x6 8
SCĐK
' ó7 ■■ ■ ■

Cộng tháng X X
SDCK
" Sổ này có .... trang, đánh số từ trang 01 đến trang .... 1
- Ngày .mở sổ: ..... '1
Ngày.....thảng.....năm 1
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 1
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên, đỏng dấu) j
I
I
158 I
1
Đối với quan hệ thanh toán với người mua hoặc người bán, sổ chi tiết được
thiết kế theo mẫu như sau:

Đơn vị:................................
Địa chỉ:.......................... .

SÔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)


(Dùng cho TK: 131, 331)
Tài khoản:........................
Đối tượng:........................
Loại tiền: VNĐ
Thời Số phát
Chứng từ Số dư
Ngày, TK hạn sinh
tháng Ngày Diễn giải đối được
SỐ
ghi sổ ứng chiết Nợ Có Nợ Có
hiệu khấu
tháng
A B c D E 1 2 3 4 5
- Số dư đầu kỳ
- SPS trong kỳ

- Cộng số phát sinh


- Số dư cuối kỳ

.7- SỔ này có .... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ....


-Ngày mở sổ:.....
Ngày.... thảng..... năm.....
Người ghi sỗ Kế toán trưởng Giám đốc
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, hộ tên, đổng dấu)
3.2.3. Mối quan hệ giữa sổ Cái và sổ chi tiết
Sổ kế toán là phương tiện vận dụng phương pháp tài khoản và ghi kép trên
thực tế. Do tài khoản kế toán được thiết kế theó nhiều cấp nên các sổ kế toán
sử dụng để hệ thống hoá thông tin kế toán phải được tổ chức thẹo nhiều mức
độ để phản ánh đối tượng kế toán: mức độ tổng hợp (Sổ Cái), các mức độ chi
tiết khác nhau (cậc sổ chi tiết) để đảm bảo cụng cấp thông tin vừa ở giác độ
tổng hợp vừa ở giác độ chi tiết theo các mức độ khác nhau, đạp ứng các yêu
cầu cùa quản lý. Hai loại sổ (Sổ Cáí và số chi tỉết) có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Cụ thể, số liệu trên các sổ chi tiết có tấc dụng bổ trợ, giải thích lảm rõ số
liệu trêh Sổ Cái. Chẳng hạn: sổ Cái TK Hàng hoá cung cấp thông tin về giá trị
của toàn bộ hàng hoá nói chung của doanh nghiệp, còn sổ chi tiết hàng hoá
phản ánh thông tin cả về số lượng lẫn giá trị của từng loại hàng hoá, bảo đảm

159
thông tin chi tiết phục vụ cho việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
quản lý được chặt chẽ hàng hoá cùa doanh nghiệp, về quá trinh ghi sổ, việc
ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Cái và sổ chi tiết được tiến hành
đồng thời, về số liệu, số liệu trên sổ Cái và số liệu trên sổ chi tiết có quan hệ
đối chiếu cân bằng nhau. Do vậy, định kỳ kế toán phải từ các sổ chi tiết củá
một đối tượng tổng hợp để lập Bảng tổng hợp chi tiết của đối tượng đó và sổ
liệu tổng cộng trên Bảng tổng hợp chi tiết này sẽ được đối chiếu bằng nhau
với số liệu trên sổ Cái tương ứng của nó (Xem minh hoạ Bảng tổng hợp chi
tiết nguyên vật liệu).

Đom vị:................................
Địa chỉ:.............................

BẢNG TỒNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU


Tài khoản:......
Tháng...... Năm........
Đơn vị tỉnh:........

Tên, quy cách vật liệu, SỐ tiền


STT dụng cụ, sản phẩm, Tồn Nhập Xuất Tồn
hàng hoá đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ
A B 1 2 3 4

Cộng X X X X
Ngày....thảng..... năm .
Ngưòi ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên, đỏng dẩu)

Số liệụ trên Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu này được đổi chiếu với số
liệu tương ứng trên Sổ Cái của TK 152 như sau:
- Dòng tổng cộng Tồn đầu kỳ trên Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật lỉệu sẽ
được đối chiếu với số dư đầu kỳ cua Sổ Cái của TK 152.
- Đòng tổng cọng Nhập trong kỳ trên Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu
sê được đối chiêu với tổng số phát sinh bên Nợ của Sổ Cái của TK 152.
- Dòng tổng cộng Xuất trong kỳ trên Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu
sẽ được đối chiếu với tổng số phát sinh bên Có của sổ Cái của TK 152.
- Đòng tổng cộng Tồn cuối kỳ trên Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu sẽ
được đối chiếu với số dư cuối kỳ của Sổ Cái của TK 152.

160
■1111 4. Ghi sổ kế toán
1» Trình tự ghi sổ ké toán có thể khác nhau tuỳ thuộc vào hình thức sổ kế toán
I B|- được vận dụng tại các đơn vị. Tuy nhiên, trình tự ghi sổ kế toán giữa các hình
-■ thức về cơ bản không khác biệt đáng kể và có thể khái qúát như sau.
1111 Hằng ngày, số liệu trên các chứng từ kế toán đã được kiểm tra sẽ được ghi
|||| vào sổ ghi theo trình tự thời gian, sau đó định kỳ số liệu sẽ được chùýển vào
10 sổ ghi theo đối tượng (Sổ Cái). Đồng thời, số liệu trên các chứng từ cũng
:|K được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan đối với các đối tượng kế toán cần
í®' được theo dõi chi tiết theo yêu cầu của quản lý.
Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết để. lập Bảng tổng hợp chi
ÌB tiết. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu trên sổ Cái
IK tương ứng để kiểm tra sự đúng đắn của số liệu trên sổ. Bên cạnh đố, Bảng cân
IK đối tài khoải! được lập để kiểm tra tính chírih xác của số liệu trẽn cặc sổ Cái.
1111 Cuối cùng, số liệu trên sổ Cái và sổ chi tiết được sử dụng để lập các Báò cáo
iB■ kế toán.
ỄIỄ Để minh hoạ trình tự ghi sổ kể toán nói trên, phần nàỵ giới thiệu hình thức ghi
llll sổ kế toán được ảp dụng phổ biện hiện nay là hình thức ke toán Nhật ký

161
TTỈ, ... ..... ...... ,.Ắ. _ ____ J
Hăng ngày, căn cứ vào chứng từ kê toán, trước hêt ghi nghiệp vụ phát sinh I
vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chunạ đểịỆ
ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở so kếí
toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát.ị|
sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Ị|
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào cácí||
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ NhậtỂl
ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát||
sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản i
phù hợp trên sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ®
ghi đông thời vào nhiêu sô Nhật ký đặc biệt (nếu có). il
Cuôi kỳ kế toáh, cộng sô liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối tài khoản. Sau khi 11
đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liẹu ghi trên sổ Cái và trên Bảng tổng3!
hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáộgl
tài chính. s
-Ịẩrg
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công việc kế toán đa sốu
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính|||
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được theo các|i
bước và được minh họa theo Sơ đô 5.2 sau đây. II

SÔ KÊ TOÁN
CHỨNG TỪ PHẦN MỀM - Sỗ tổng hợp
KẾ TOÁN KẾ TOÁN - Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính


BẢNG TỔNG HỢP
- Báo cáo kế toán
CHỦNG TỪ KẾ
quản trị
TOÁN CÙNG LOẠI

MÁY VI TÍNH
Ghi chu:
...... ► Nhập số liệu hằng ngày =► In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
<... ► Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 5.2 - Trình tự xử lý thông tin kế toán khi đơn vị áp dụng phần mềm
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kê toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các

162
1111 bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần
mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các
sổ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp
j|||| với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung
ỆK; thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra,
đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
1111 đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
||||ỹ Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng quy
IIII trình xử lý vẫn bao gồm các sổ ghi theo trình tự thời gian và sổ ghi thẹo đối
tượng và đảm bảo các thông tin về nghiệp vụ kinh tế được phản ánh đầy đủ
trên sổ kế toán. Đồng thời, phần mềm kế toán phải in được đầy đủ sổ kế toán
|Ễ|L và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình
llll thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn
Ể||| toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
4.1. Ghi sổ nhật kỷ
ig||; Trong phần này sẽ trình bày việc ghi sổ nhật ký chung là sọ nhật ký được sử
dụng phổ biến nhất tại các đom vị. Kết cấu sổ Nhật ký chung theo hướng dẫn
W|- cùa chế độ kế toán hiện hành đã được mô tả ở mục 3.1.1. Các nghiệp vụ
llll kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng từ được ghi vào Nhật ký chung thệo
trình tự sau:
MilsK- ■/ J
Ệ|| Bước 1: Ghi ngày tháng ghi sổ vào cột A.
Illl Bước 2: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập chứng từ kễ toán đùng làm căn cứ ghi
Ệ|| . sổ vào cột B và c.
Ệg Bước 3: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng
111 từ vào cộtD.
||B1 Bước 4: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chựng vào cột G. số thứ tự dòng sẹ
III được đánh lại từ đầu ở mỗi trang sổ.
Bưởc 5: Ghi số hiệu tài khoản ghi Nợ vào cột H và số tiền phát sinh ghi Nợ
« vào cột 1 thẹo định khoản kế toán của nghiệp vụ phát sinh.
1111 Bước 6: Ghi số hiệu tài khoản ghi Có vào cột H và số tiền phát sinh ghi Có
Iu vào cột 2 theo định khoản kế toán của nghiệp vụ phát sinh. Trong đó cần lưu
® Ý: Mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
liu Bước 7: Định kỳ, kế toán sẽ đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã
ịr được ghi vào So Cái vào cột E.

Ề 163
ỉi:
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trangỆ
sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang. Cuối kỳ kế toán, số tiền trên sổ đượcỉ|
cộng dồn và ghi ở dòng cộng sổ. ||
Vỉ dụ 5.1: Ngày 1/11/20X1, đơn vị rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặtđ
50.000.000d. ’ 1
SỎ NHẬT KỶ CHUNG
Nầm 20X1 I
Đơn vị tỉnh: ni
Số
Ngày,
tháng
chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi STT
hiệu
TK
Sô phát sinh
1íi
ghi sổ Số Ngày, So dòng
đối Nợ Có
hiệu tháng Cái
ứng
B E 2 <
Số trang XXX XXX;
trước
chuyển
sang

1711/20X1 PT011 1/11/20X1 Rút tiền .111 50.000


gửi ngân
hàng 50.0001
nhập quỹ
tiền mặt

Cộng XXX XXX


chuyển
sang
trang sau
Trang%
Bước 4
Bước 1 Bước 2 Bước3 Bước 7 Bước 5
Bước 6
■ 4.2. Ghi Sổ Cải -3
Tất cả các bút toán trên Nhật ký chung sẽ được chuyển vào sổ Cái các tàiỂ
khoản có liên quan. Trình tự chuyển số liệu từ Nhật kỷ chung vào sổ Cái 1
được thực hiện như sau. 1

164
Bưởc 1 đến Bước 3: tương tự cách thức ghi sổ nhật ký chung (xem mục 3.1).
Bước 4: Ghi số trang của Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này vào cột E.
Bước 5: Ghi số dòng của Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này vào cột G
Bước 6: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh phản
ánh trên sổ Cái (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau) vào cột H.
Bước 7: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo tùng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cột 1 hoặc cột 2.
Vỉ dụ 5.2: Sử dụng dữ liệu của Vỉ dụ 5.1, ghi sổ Cái các tấi khoản liên quan.
SÔ NHẶT KÝ CHƯNG
Năm 20X1
Đơn vị tỉnh: nghìn đồng
Số
Chứng từ Đã . Số phát sinh
Ngày, hiệu
ghi STT
tháng Diễn giải TK
Số Sổ dòng
ghi sổ Ngày, tháng đối Nợ Có
hiệu Cái
ứng
A B c D E G H 1 - 2___
Số trang trước chuyển XXX XXX
sang__________________
Ị/11/202N PT 1/11/202N Rút tiền gửi ngân hàng K 111 . 50.000
nhập quỹ tiền mặt
X 2 112 50.000
Cộng chuyển sang trang XXX XXX
sau
Trang 2
4 5 — 6 -
“ 3 SÔ CÁI
Năm 202N
Têh tài khoản: Tiền gửi ngân hànig. SỔ hiệu: 11 1 7 —
Đckỉ vị tỉnh. nghìn đồng
Nhật ký Số
Chứng ừ Sô tiên
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Trang STT
Ngày thán!g đối Nợ Có
hiệu ■ sổ dòng ứng
•I A lì c D E ~g" n
n 1 2
- số dư đâu năm
- Số phát sinh trong tháng

I 1/11/202N PT 1/11/202N
Rút tiền gửi ngân hàng
nhập quy tiền mặt 1* 50,000

- Cộng số phát sinh tháng


- Số dư cuối tháng XXX

165
Kế toán tiếp tục chuyển số liệu của nghiệp vụ trên vào sổ Cái TK 112 được 1
thực hiện theo các bước tương tự. sổ Cái TK 112 sau khi đã chuyển số liệul
của nghiệp vụ trên như sau: •1
, , 1
SỔ CÁI I
Năm 20X1 ' I
Tên tài khoản: Tỉền gửi ngân hàng, số hiệu: 112 Ệ
Đơn vị tỉnh: nghìn đôngậ
——------ -------
Chứng từ Nhật ký chung Số Số tiền
Ngày, hiệu
tháng Số Ngày, Diễn giải Trang STT TK
ghi so đối Nợ Có
hiệu tháng sổ dòng
ứng
A B c D E G H 1 2
- Số dư XXX
đầu năm
- Số phát
sinh trong
tháng
1/11/20X1 GBN 1/11/20X1 Rút 2 2 111 50.000
TGNH
nhập quỹ
tiền mặt

- Cộng sé
phát sinh XXX
tháng
- Số dư
cuối tháng
- Cộng luỹ
kế từ đầu
quý

Vỉ dụ 5.3: Công ty Tâm An vào ngày 1/1/20X1 có tình hình tài sản và nguồnl
vốn như sau (ĐVT: triệu đồng): I

166
‘111/
||Ị| Khoản mục số tiền Khoản mục số tiền
Tiền mặt 3.500 Phải trả người bán 4.000
Tiền gửi ngân hàng 11.000 Vay ngắn hạn 8.000
Phải thu khách hàng 5.500 Vốn đầu tư chủ sở hữu 25.500
Hàng hoá 15.000 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.500
TSCĐ hữu hình 9.000
HaomònTSCĐ (3.000)
Tổng Tài sản 41.000 Tổng Nguồn vốn 41.000
Trong quý 1/20X1 Công ty Tâm An có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 2/1, mua hàng hoá A nhập kho trị giá 10.000, chưa thanh toán tiền
cho người bán.
2. Ngày 5/1, khách hàng chuyển khoản trả hết nợ cho Công ty.
3. Ngày 17/1, mua hàng hoá B trị giá 5.000 nhập kho, đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
4. Ngày 25/1, xuất kho hàng hoá A bán trực tiếp, giá vốn: 5.000; giá bán:
8.000. Khách hàng đã thanh toán 3.000 bằng chuyển khoản, số còn lại nợ.
5. Ngày 10/2, Gông ty trả nợ cho người bán 2.000 bằng tiền mặt.
6. Ngày 5/3, Chủ sở hữu bổ sung vốn kinh doanh bằng thiết bị văn phòng trị
giá 10.000.
7. Ngày 12/3, xuất kho hàng hoá B gửi đi bán, giá bán: 6.000; giá vốn:
3.000.
8. Ngày 31/3, tính lương phải trả cho bộ phận bán hàng 500, bộ phận quản lý
doanh nghiệp 700.
9. Ngày 31/3, trích khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng 200, bộ phận quản lý
doanh nghiệp 300.
10. Kết chuyển doanh thu quý 1/20X1
11. Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp quý 1/20X1.
12. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất thuế TNDN hiện hành:
20%) quý 1/20X1.
13. Xác định và kết chuyển lãi (lỗ) quý I/20X1.
Yêu cầu: Ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ trên và ghi vào sổ Cái của các
TK có liên quan.

167
ù ỊkU

, __ , _____ . . . .1
SỔ NHẬT KÝ CHƯNG 1
Quý í- Năm 20X1 ■
Đơn vị tính: triệu đồng 'Ệ
Chứng từ
Số phát sinh
Ngày, Đã Số
tháng Diễn giải ghi STT hiệu
ghi sổ Ngày, Sổ dòng TK ■ Nợ
Số hiệu Cỏ
tháng Cái đối
ứng
A B c D E G H 1 •2
2/1/20X1 PNK01 2/1/20X1 Mua hàng hoá
A nhập kho 1 156 10.000
chưa thanh toán
tiền cho người
bán 2 331 10.000
5/1/20X1 ; GBC01 5/1/20X1 Khách hàng 3 , 112 5.500
chuyển khoản
trả nợ cho công 4 131 5.500
ty
17/1/20X1 PNK02 17/1/20X1 Mùa hàng hoá B 5 156 5.000
nhập kho đã
thanh toán bằng
6 112 5.000
chuyển khoản.
25/1/20X1 / PXK01 25/1/20X1
7 632 5.000

Xuất kho hàng


hoá A bán trực 8 156 5.000
25/1/20X1 HĐ2321 25/1/20X1 tiếp 9 112 3.000
10 131 5.000
11 511 8.000
Cộng chuyển
sang trang sau 33.500 33.500

Trang 1 1

168
1n SÔ NHẬT KÝ CHUNG
R . Quý i - Năm 20X1 ' .
1K Đơn vị tỉnh: triệu đồng
SỐ
Chứng từ Đã Số phát sinh
Ngày, STT hiệu
ghi
tháng Diễn giải dòng TK
Sổ
ghi sổ Ngày, đối
Số hiệu Cái Nợ Có
tháng ứng
Ỉỉ? ■ A B c D E G H 1 2
Số trang trước
33.500 33.500
chuyển sang
(1 0/2/20X1 PC01 10/2/20X1 Trả nợ cho 1 331 2.000
người bán bằng
tiền mặt 2 111 2.000
(5/3/20X1 TSCĐ01 5/3/20X1 CSHgópvốn 3 211 10.000
bằng thiết bị
văn phỏng 4 411 10.000
.12/3/20X1 PXK02 12/3/20X1 Xuất kho hàng 5 157 3.000
hoá gửi đi bán 6 156 3.000
31/3/20X1 BPBTL03 31/3/20X1 Tính lương phải 7 641 500
trả cho nhân 8 642 700
viên
9 334; l;200
31/3/20X1 KHTSCĐ01 31/3/20X1 Trích khấu hao 10 641 200
TSCĐ 11 642 300
12 214 500
31/3/20X1 PKT01 31/3/20X1 Kết chuyển 13 511 8.000
doanh thu quý
1/20X1 14 911 8.000
31/3/20X1 PKT02 31/3/20X1 Kết chuyển giá 15 911 5.000
vốn hàng bán
quý 1/20X1 16 632 5.000
31/3/20X1 PKT03 31/3/20X1 Ket chuyển chi 17 911 700
phí bấn hàng
quý 1/20X1 18 641 700
Cộng chuyển
63.900 63.900
sạng trang sau
■ Trang 2

169
SÔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý i-Năm 20X1
Đơn vị tỉnh: triệu đổng
SỐ
Chứng từ Đã Số phát sinh <1
Ngày, hiệu
ghi STT
tháng ghi Diễn giải TK
sổ Ngày, Sổ dòng
Số hiệu đối Nợ Có
tháng Cái
ứng
2 Ể
A B c D E G H 1
Số trang trước chuyển
63.900 63.90(0
sang
31/3/20X1 PKT04 31/3/20X1 Kết chuyển chi phí QLDN 1 911 1.000
quý 1/20X1 1.00(1 ị
2 642 ĩ:ĩ s
31/3/20X1 PKT05 31/3/20X1 Xác định thuế TNDN phải 3 821 260
nộp
4 333 26(11
• ỉ
31/3/20X1 PKT06 31/3/20X1 Két chuyển chi phí thuế 5 911 260
TNDN quý 1/20X1
6 821 26Ể 1

31/3/20X1 PKT07 31/3/20X1 Kêt chuyển lãi .■M' 1
7 911 1.040
E04(fj
8 421
Cộng 66.460 66.46(Ị|
Trang 3
SÔ CÁI
QuýI“Năm20Xl
Tên tài khoản: Tiền mặt. số hiệu: 111 j
Đơn vị tính: triệu đông
Nhật ký SỐ
Chứng từ Số tiền ị.
Ngày, chung hiệu
tháng ghi Diễn giải TK
sô Số Ngày, Trang STT Có' 1
đối Nợ
hiệu tháng sổ dòng
ứng
A B c D E G H 1 T.2'..'Ề
- Số dư đầu năm 3.500
- Số phát sinh trong
quý
10/2/20X1 PC01 10/2/20X1 Công ty trả nợ cho 2 2 331 2.000
người bán bằng tiền
mặt
Cộng số phát sinh quý 0 2.000
- Số dư cuối quý 1.500

170
MĩSỆỈ^^SSSSẵỉip

SỔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
3

Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng


Số hiệu: 112
5

Đơn vị tỉnh: triệu đồng


■■ị 1^.; Nhật ký SỐ
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
■; Et ■ thảng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trang STT đối
o ■ Số hiệu Nợ Có
tháng sổ dòng
ứng

■: sẵy
A B c
D E G H 1 2
"• - Số du đầu năm 11.000
- Số phát sinh trong quý
ị & 5/1/20X1 GBC01 5/1/20X1 Khách hàng chuyển ĩ 3 131 5.500
í
khoản trả nợ cho
■ ■ BẾ
công ty
»1-
17/1/20X1 UNC01 17/1/20X1 Mua hàng hoá B nhập 1 6 156 5.000
kho đã thanh toán bằng
chuyền khoản.
BI 25/1/20X1 GBC02 25/1/20X1 Xuất kho hàng hoá A 1 9 511 3.000
:■ SS.V&:.
bán trực tiếp
ỉ ỈF^
“ - - Cộng số phát sinh quý 8.500 5.000
wl - Số dư cuối quý 14.500

; sô CÁI
ỊỆr ■ QuýI-Năm20X1
iK Tên tài khoản: Phải thu khách hàng
ỈK ' số hiệu: 131
ịK Đơn vị tính: triệu đồng
Nhật ký Số
1K- Chứng từ Số tiền
4p■ Ngày, tháng
chung hiệu
Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trang STT đối
Số hiệu Nợ Có
tháng sổ . dòng
ứng
■ílk A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm 5.500
- Số phát sinh trong quý
ỉ 1? ’
5/1/20X1 GBC01 5/1/20X1 Khách hàng chuyển 1 4 112 5.500
Í.í Kẹ.-
khọản trả nợ cho công ty
ỆK:;
25/1/20X1 HĐ2321 25/1/20X1 Xuất kho hàng hoá A bán 1 10 511 5.000
- • -á? : • trực tiếp
ã fife- ■■

sẫ^ế’-’ - Cộng số phát sinh quý 5.000 5.500


- Số dư cuối quý 5.000

171
SỔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
Tên tài khoản: Hàng hoá. số hiệu: 156
Đơn vị tỉnh: triệu đông
Nhật ký SỐ
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trang STT
Số hiệu đối Nợ Có
tháng sô dòng
ứng
A B c D E G H 1 .2
- Số dư đầu năm 15.000
- Số phát sinh trong
quý
2/1/20X1 PNK01 2/1/20X1 Mua hàng hoá A nhập 1 1 331 10.000
kho chưa thanh toán
tiền cho người bán
17/1/20X1 PNK02 17/1/20X1 Muá hàng hoá B nhập 1 5 112 5.000
kho đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
25/1/20X1 PXK01 25/1/20X1 Xuất kho hàng hoá A 1 8 632 5.000
bán trực tiếp
12/3/20X1 PXK02 12/3/20X1 Xuất kho hàng hoá gửi 2 6 157 3.000
đi bản
- Cộng số phát sinh 15.000 8.000
quý
- Số dư cuối quý 22.000
SỔ CÁI
Quý I - Năm 20X1
Tên tài khoản: Hàng gửi đi bán. số hiệu: 157
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký.
Ngày, : Chửng từ Số hiệu Số tiền
chung
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trạng STT đối ứng
Số hiệu Nợ Có
tháng sổ dòng
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm 0
- SỐ phát sinh trúng quý
12/3/20X1 PXK02 12/3/20X1 Xuất kho hàng hoá gửi 2 5 156 3.000
đỉ báh
- Cộng số phát sinh quý 3.000 0
- Số dư cuối quý 3.000

172
SỔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
Tên tài khoản: TSCĐ hữu hình
số hiệu: 211
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký Số
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trang STT đối
Số hiệu Nợ Có
tháng sổ dòng
ứng
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm 9.000
- Số phát sinh trong quý
5/3/20X1 TSCĐ01 5/3/20X1 CSH góp vốn bằng thiết 2 3 411 10.000
bị văn phòng
- Cộng số phát sinh quý 10.000 0
- Sọ dư cuối quý 19.000

SỔ CÁI
Quý I- Năm 20X1
Tên tài khoản: Hão mòn TSCĐ
Số hiệu: 214
Đơn vị tính: triệu đồng

Nhật ký Số tiền
Chứng từ Số
Ngày, chung
hiệu
tháng Diễn giải
ghi sổ TK
Ngày, Trang STT
Số hiệu đối Nợ Có
tháng sô dòng
ứng
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm 3.000
- Số phát sinh trong
quý
30/3/20X1 KHTSCĐ01 30/3/20X1 Trích khấu hao TSCĐ 2 12 641 200

2 12 642 300

- Cộng số phát sinh 0 500


quý
- Số dư cuối quỷ 500

173
SỔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
Tên tài khoản: Phảỉ trả người bán ■ ■ ■ ®
■■ ■ -MO
số hiệu: 331
Đơn vị tính: triệu đồng
II
Nhật ký SỐ „1
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Số hiệu
Ngày, Trang STT đối Nợ Có Ị
■3
tháng sô dòng
ứng
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm 4.000
- Số phát sinh trong
quý
2/1/20X1 HĐ1256 2/1/20X1 Mua hàng hoá A 1 2 156 10.000
nhập kho chưa
thanh toán tiền cho
người bán
10/2/20X1 PC01 10/2/20X1 Công ty hả nợ cho 2 1 111 2.000
người bán bằng
tiền mặt
- Cộng số phát sinh 2.000 10.000
quý.
- số dư cuối quỷ 12.000

SÔ CÁI
Quý I Năm 20X1
Tên tài khoản: Vay và nợ thuê tài chính
Số hiệu: 341
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký Số
Chứng từ Số tiền
' Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ SỐ Ngày, Trang STT đối Nợ Có
hiệu tháng . sô dòng
ứng
A B c D E G H ĩ 2
- Số dư đầu năm 8.000
- Số phát sinh ưong 0 0
quý
- Cộng số phát sinh 0 0
quý
- Số dư cuối quý 8.000

174
SỔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
Tên tài khoản: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
SỐ hiệu: 333
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký Số
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Số Ngày, Trang STT đối Nợ Có
hiệu tháng sổ dởng
ứng
■ Ạ B c D E G H 1 2
- Số du đầu năm 0
- số phát sinh trong
quý
31/3/20X1 PKT05 31/3/20X1 Xác định thuế TNDN 3 4 821 260
phải nộp
“ Cộng số phát sinh 260
quý
- Số dư cuối quý 260

SÔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
Tên tài khoản: Phăỉ trả ngưòrĩ lao động
Số hiệu: 334
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký SỐ
Chứng từ Số tiền
chung hiệu
Ngay, tháng
Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trang STT
Số hiệu đối Nợ Có
tháng sô dòng
■■ ■■■■-■ .. ...
ứng
B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm Ọ
- Số phát sinh
trong quý
25/3/20X1 BPBTL03 25/3/20X1 Tính lưong phải 2 9 641 5Ó0
trả cho nhân viên
2 9 642 700

- Cộng số phát 1.200


sinh quý
- Số dư cuối quý 1.200

175
SỔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
Tên tài khoản: vốn đầu tư của chủ sở hữu
Số hiệu: 411
Đơn vị tính: triệu đồng^ịỄ
Nhật ký Số
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày Trang STT đối
Số hiệu Nợ Có 1
tháng sổ dòng
ứng
A B c D E G H 1 ■ /. 2 -
- Số dư đầu năm 25.500/ ỉ
- Số phát sinh trong
quỵ
5/3/20X1 TSCĐ01 5/3/20X1 CSH góp vốn bằng 2 4 211 10.000-
thiết bị vãn phòng
- Cộng số phát sinh 10.000-
quý
- Số dư cuối quý 35.500

SÔ CẢI
Quý I-Năm 20X1
Tên tàỉ khoản: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
số hiệu: 421
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký số
Chứng từ Số tiền <
Ngày, chung hiệu Ị

tháng Diễn giải TK , .. Ị


ghi sổ Số Ngày, Trang STT đối Nợ Có •
hiệu thúng sổ dòng
ứng
A B C D E- G H 1 ■..
- Số dư đầu 3.50pj
năm
- Số phát sinh
ừongquý
31/3/20X1 PKT07 31/3/20X1 Kết chuyển ■ 3 ■ 8 911 1.040
lợi nhuận quý
1/20X1
- Cệng số . . . . ■. . -d
phát sinh quý
Số dư cuối 4.540 i
quý ./'

176
111
SỎ CÁI
3' Si'■
Quý I - Năm 20X1
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. số hiệu: 511
Đơn vị tính: triệu đông
Nhật ký Số
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trạng STT
Số hiệu đối Nợ Có
tháng sổ dòng
ứng
' A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong
quý
'ỉ 1®*
25/1/20X1 HĐ2321 25/1/20X1 Doanh thu hàng hoá 1 11 112 3.000
A bán trực tiếp
ll§ẼỈ
1 11 131 5.000
|sẳ*k

31/3/20X1 PKT01 31/3/20X1 Kết chuyển doanh 2 13 911 8.000


thu quý 1/20X1
"||ỄB - Cộng số phát sinh 8.000 8.000
~3'|ỊÊĩềÌ'“ • quý
-S
- Số dư cuối quý
ỊIỊl - ■ .
w sổ CÁI .
||Ệ Quý 1 - Năm 20X1
III Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán. số hiệu: 632
UI- , Đơn vị tỉnh: triệu đồng
ỉiẵ ỉễOl'
Nhật ký Số
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Số Ngày, Trang STT đối Nợ Có
hiệu tháng sổ dỏng
ứng
r A ■■ B c D : E G H 1 2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong
qúý
25/1/20X1 PXK01 25/1/20X1 Giá vốn hàng hoá A 1 7 156 5.000
bán trực tiếp
31/3/20X1 PKT02 31/3/20X1 Kết chuyển GVHB 2 16 911 5.000
quý 1/20X1
- Cộng số phát sinh 5.000 5.000
quý
-
-Số dư cuối quý
•á
SÔ CÁI
Quý I-Năm 20X1
Tên tài khoản: Chỉ phí bán hàng. Số hiệu: 641
Đơn vị tính: triệu đồng
Nhật ký Số
Chứng từ. Số tiền ■ ■■;
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày Trang STT đối Có|
Số hiệu Nợ
tháng sổ dòng
ứng
■ 2 1
A B c D E G H 1
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong 8
quý
25/3/20X1 BPBTL03 25/3/20X1 Tính lương phải trả 2 7 334 500
cho nhân viên
30/3/20X1 KHTSCĐ01 30/3/20X1 Trích khấu hao 2 10 214 200
TSCĐ
31/3/20X1 PKT03 31/3/20X1 Kết chuyển chi phí 7o|
2 18 911
bán hàng quý
1/20X1
- Cộng số phát sinh 700 700
quý
' '44
- Số dư cuối quý
SÔCẨI 1
Quý I - Năm 20X1
Tên tài khoản: Chi phí quản ỉý doanh nghiệp, số hiệu: 642
Đơn vị tỉnh: triệu đồng-Ễ
Nhật ký Số
Chứng từ số tiền ■■Ị|
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trang STT đối Co II
Số hiệu Nợ
tháng sổ dòng ứng
A B ■ c D E 1 ■ 2 li
G H • gai
- Số dư đầu năm ’■ ẫẵs
- Số phát sinh trong quý
25/3/20X1 BPBTL03 25/3/20X1. Tính lựơng phải trả cho 2 8 334 700 'L',: Ễ
nhân viên
30/3/20X1 KHTSCĐ01 30/3/20X1 Trích khấu hao TSCĐ 2 11 214 300 'Ễ

31/3/20X1 PKT04 31/3/20X1 Kết chuyển chi phí 3 7001


2 911
QLDN quý 1/20X1
- Cộng số phát sinh quý 1.0001
1.000
- số dư cuối quý ■■.1 HỂ

178
SÔ CÁI
Quý I - Năm 2ŨX1
Tên tài khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, số hiệu: 821
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký SỐ
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
Số Ngày Tráng STT
ghi sổ đối Nợ Có
hiệu tháng sổ dòng
ứng
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong quý
31/3/20X1 PKT05 31/3/20X1 Xác định thuế TNDN 3 3 333 260
phải nộp quý 1/20X1
31/3/20X1 PKT06 31/3/20X1 Kết chuyển chỉ phí thuế 3 6 911 260
TNDN quý 1/20X1
- Cộng số phát sinh quý 260 260
- Số dư cuối quý
sổ CÁI
Quý I - Năm 20X1
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh, số hiệu: 911
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Nhật ký Số
Chứng từ Số tiền;
Ngày, chung hiệu
tháng Diễn giải TK
ghi sổ Ngày, Trang STT đối
Số hiệu Ẳ Nợ CÓ
tháng s° dòng
ứng
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong quý
31/3/20X1 PKT01 31/3/20X1 Kêt chuyển doanh thu 2 14 511 8.000
quý 1/20X1
31/3/20X1 PKT02 31/3/20X1 Kêt chuyển giá vốn hàng 2 16 632 5.000
bán quý 1/20X1
31/3/20X1 PKT03 31/3/20X1 Kết chuyển chi phí bán 2 17 641 700
hàng quý 1/20X1
31/3/20X1 PKT04 31/3/20X1 Kết chuyển chi phí 3 1 642 1.000
QLDN quý 1/20X1
31/3/20X1 PKT06 31/3/20X1 Kết chuyển chi phí thuế 3 5 821 260
TNDN quý 1/20X1
31/3/20X1 PKT07 31/3/20X1 Kết chuyển lợi nhuận 3 7 421 1.040
quý 1/20X1
- Cộng số phát sinh quý 8.000 8.000
- Số dư cuối quý

179
43, Ghi sô chỉ tiêt
Đồng thời với việc ghi các nghiệp vụ theo trình tự thời gian (ghi sổ nhật ký Í
chung), đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến sổ kế toán chi
tiết, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi vào các sổ kế toán chi tiết tương ứng.
Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi
tiết. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu trên các sổ
Cái tương ứng để kiểm tra sự khớp đúng của số liệu phản ánh trên sổ Cái và
sọ chi tiết. Việc đối chiếu số liệu giữa Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá và sổ
Cái TK 156 như sau:
Bước ỉ: Số dư Nợ đầu kỳ của sổ Cái TK Ĩ56 = số tổng cộng Tồn đầu kỳ trên
Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá.
Bưởc 2: Tổng số phát sinh Nợ của sổ Cái TK 156 = số tổng cộng phát sinh
Nhập trong kỳ trên Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá. ì
Bước 3: Tổng số phát sinh Có của sổ Cái TK 156 = số tổng cộng phát sinh
Xuất trong kỳ trên Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá.
Bước 4: số dư Nợ cuối kỳ của sổ Cái TK 156 = số tổng cộng Tồn cuối kỳ Ệ
trên Bảng tổng họp chi tiết hăng hoá. Ệ
Sử dụng số liệu trong Vi dụ 53, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào: í
Sổ chi tiết hàng hoá và thực hiện việc đối chiếu số liệu giữa Bảng tổng hợp í
chi tiết hàng hoá và sổ Cái TK 156 (xem trang 172). ■U
Cuối kỳ, căn cứ số liệu từ hai sổ chi tiết hàng hoá (xem trang 181), kế toán lập ị Ệ
Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá (xem trang 182), đối chiếu số liệu với sổ CáiỆÌ
TK Hàng hoá (xem trang 182). li

5. Sửa chữa sổ kế toán PỆ


Việc ghi chép trên sổ kẹ toán có thể bị sai sót do nhiều nguyên nhân khác Ệ
nhau. Những sai sót này cỏ thể là: ghi sai số liệu từ chúng từ vào sổ kế toán.i
(ghi thừa hoặc thiếu giá trị); bỏ sót các nghiệp vụ; ghi lặp lại các nghiệp vụ đã 1
ghi và ghi sai quan hệ đối ứng kế toán. ịỆ
Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù 1
hợp với quy định. Cụ thể, việc thực hiện sửa chữa được thực hiện theo một I
trong ba phương pháp, gồm phương pháp cải chính, phương pháp ghi số âm 1
và phương pháp ghi điều chỉnh. 1

180
SỔ CHITIẾT HÀNGHOÁ
Quý I-Năm 20X1
Tại khoản: 156. Tên kho: N. Tên hàng hoá: A
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Chứng từ Nhập Xuất Tồn
SỐ Ngày, Diễn giải TKĐƯ SỐ Đơn Thành Số Đơn Thành SỐ Đơn Thành
hiệu tháng lượng giá tiền lượng giá tiền lượng giá tiền
SDĐK 120 12.000
PNK01 2/1/20X1 Mua nhập kho chưa trả 331 100 100 10.000 220 100 22.000
tiền cho người bán
PXK01 25/1/20X1 Xụất kho bán trực tiếp 632 50 100 5.000 170 17.000
Cộng quỷ X 100 10.000 50 5.000 170 17.000

SỔ CHI TĨỂT HÀNG HOÁ


Quý I-Năm 20X1
Tài khoản: 156. Tên kho: N. Tên hàng hoá: B
Đơn vị tỉnh: triệu đồng
Chứng từ Tài Nhập Xuất Tồn
Ghi
Số Ngày, Diễn giải khoản Số Đơn Thành SỐ Đơn Thành SỐ Đơn Thành chú
hiệu tháng đối ứng lượng giá tiền lượng giá tiền lượng giá tiền
Số dư đầu kỳ 15 3.000
PNK01 17/1/20X1 Mua hàng nhập kho 112 25 200 5.000 40 8.000
đã trả bằng CK
PXK 12/3/20X1 Xuất kho gửi đi bán 157 15 200 3.000 25 200 5.000
Cộng quý X 25 5.000 15 3.000 25 5.000
00
1
BẢNG TỒNG HỢP CHI TIẾT HÀNG HOẢ II
Tài khoản: 156 s
ịỂ
Quý 1/20X1
Đơn vị tỉnh: triệu đổng
Tên, quy cách vật liệu, Số tiền 1
STT dụng cụ, sản phẩm Tồn Nhập Xuất Tồn
hàng hoá đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ Ai
1 A 12.000 10.000 5.000 17.000
2 B 3.000 5.000 3.000 5.000
Cộng 15.000 15.000 8.000 22.000
lị
SỔ CÁI -| 2
1 1 3 -
Quý 1/20X1
Tên tài khoản: Hàng hoá. s ố hiệu:
• 156
ì3ơn vị tính: triệu đồng i
Nhậ ký Số
Chứng từ SỐ tiềỈ11
chu ag hiệu
Ngày, tháng
Diễn giải TK
ghi sổ SỐ Ngày, Trang STT đối Nợ Có J
hiệu tháng sổ dòng
ứng li
'!ẩ
A B c D E G H 1 2
- Số dư đầu năm 15.000
- Số phát sinh trong qu}'ĩ
2/1/20X1 PNK 2/1/20X1 Mua hàng hoá A nhập 1 1 331 10.000
kho chưa thanh toán
tiền cho người bán
17/1/20X1 PNK 17/1/20X1 Mua hàng hoá B nhập 1 5 112 5.000 KỊ:

kho đã thanh toán bằng


chuyển khoản.
25/1/20X1 PXK 25/1/20X1 Xuất kho hàng hoá A 1 8 632 5.000 1
bán trực tiếp
12/3/20X1 PXK 12/3/20X1 Xuất kho hàng hoá gửi 2 6 157 3.000 ị
đi bán
- Cộng số phát sinh quý ■ F 15.000 8.000 ị
- Số dư cuối quý 22.0001

Trương hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm
được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế ■
toán của năm đó. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo
tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa ị
trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa

182
này. Trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử, việc sửa chữa sổ kế
toán được thực hiện theo phương pháp ghi điều chỉnh.
5.ỉ. Phươngphảp cải chính
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp sai sót được phát hiện trước khi
cộng sổ, không sai quan hệ đôi ứng của các tài khoản. Phương pháp này được
tiến hành như sau:
Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai (đảm bảo nội
dung sai vẫn được nhìn rõ) và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên (ghi bằng mực
thường) và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh.
5.2. Phươngpháp ghi số âm
Phương pháp này áp dụng đối với các sai sót được phát hiện sau khỉ cộng sổ
và bao gồm các loại như: ghi sai quan hệ đôi ứng kế toán, ghi trùng nghiệp vụ
kinh tế nhiều lần, ghi số sai lớn hơn số đúng. Phương pháp này thực hiện bằng
cách ghi lại số hoặc bút toán sai bằng mực đỏ hay trong dấu ngoặc đơn để
huỷ, sau đó ghi lại số đủng và phải có chữ ký của kê tọán trưởng bên cạnh.
Vỉ dụ 5.4: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho đã thanh toán bằng
tiền mặt trị giá 10.000.000d. Ke toán đã ghi sổ như sau:
NợTK153 10.000.000
CÓTK111 10.000.000
Sai sót trong định khoản trên là ghi sai quan hệ đối ứng kế toán (sử dụng sai
TK 153 thay vì TK 152). Việc sửa sai được tiến hành như sau:
+ Ghi bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn để huỷ định khoản sai:
NỢTK153 (10.000.000)
CÓTK111 (10.000.000)
+ Ghi lại định khoản đúng bằiig mực thường:
NỢTK152 10.000.000
CÓTK111 10.000.000
5.3. Phươngphảp ghi điêu chỉnh
Phương pháp này cũng áp dụng đối với các sai sót được phát hiện sau khi
cộng sổ và bao gồm các loại như: bỗ sót nghiệp vụ kinh tế, ghi sô sai nhỏ hơn
số đúng nhung không sai quan hệ đối ứng kế toán. Phương phâp này tiên hành
bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
Vi dụ 5.5'. Gũng với tình huống ở vỉ dụ 5.4 như trên nhưng kể toán đã ghỉ vào
sổ kế toán như sau:

183
NợTK152 1.000.000 I
CÓTK 111 1.000.000 I

Sai sót trong bút toán trên là số tiền ghi 1.000.000 nhỏ hơn số đúng 9.000.000 3
(- 10.000.000 - 1.000.000). 1
Kế toán lập chứng từ điều chỉnh bằng số tiền chênh lệch thiếu 9.000.000 và Ệ
ghi bổ sung như sau: 1
NợTK152 9.000.000 Ệ
CóTKlll 9.000.000 'í

6. Lưu trữ sổ kế toán Ệ


Sổ kế toán là một trong các tài liệu phải được lưu trữ theo Luật Kể toán, sổ kễ <1
toán lưu trữ phải là bản chính, phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an Ễ
toàn trong quá trình sử dụng. Đơn vị phải xây dựng quy chế về quản lý, sử ỆỊ
dụng, bảo quản sổ kế toán, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền đối với Ệ
từng bộ phận và từng người làm ké toán. Người đại diện theo pháp luật củạj|
đơn vị quyết định yiệc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán bằng giấy hay trên phương Ể
tiện điện tử. Sổ kể toán của các đơn vị kế toán trước khi đưa vào lưu trữ phải Ệ
được in ra giấy để lưu trữ theo quy định, trừ trường hợp đơn vị lựa chọn lưu 0
trữ trên phương tiện điện tử. Việc lưu trữ ứên phương tiện điện tử phải bảợ Ể
đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải đảm bảo tra cứu được trong 1
thời hạn lưu trữ. Ị|
Sổ kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp J
thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toánn
năm. Sổ kế toán của đơn vị nào được lưu trữ tại kho của đơn vị đó. Đơn vị||
phải đảm bảo có đầy đủ thiết bị bảo quản và bảo đảm an toàn trong quá trình®
lưu trữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp đơn vị không tổ chức bộ 1
phận hoặc kho lưu trữ tại đơn vị thì có thể thuê tổ chức, cơ quan lưu trữ thựcí il
hiện lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng lưu trữ theo quy định củậ Ệ
pháp luật. 1
Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết Ễ
thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. Người đại diện theo 11
pháp luật củạ đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài ■Ị|
liệu kế toán. Thời hạn lưu trữ được quy định cỏ thể tối thiểu 5 năm, 10 năm II
hoặc lưu trữ vĩnh viền tuỳ loại tài liệu kế toán. Cụ thể: 11
- ít nhất là 05 nẵm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của ẩ
đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế 11
toán và lập báo cáo tài chính; 1

184
1Ệ - ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế
. 1Ệ toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường
i hợp pháp luật có quy định khác;
. 1Ệ- - - Lưu trữ vĩnh viễn đối với' tài liệu kể toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan
1Ệ trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

I p 1. Trình bày khái niệm và vai trò của sổ kế toán trong công tác kế toán.
íỆ 2. Phân biệt sổ Nhật ký và sổ Cái. Mối quan hệ giữa hai loại sổ này.
o 3. Phân biệt sổ Cái và sổ chi tiết. Mối quan hệ giữa hai loại sổ này.
® 4. Mô tả quy trình ghi sổ kể toán đối với hình thức sổ Nhật ký chung.
1Ệ 5. Trình bày các trường hợp vận dụng và cách tiến hành các phương pháp sửa
® sai trong kế toán.
III 6. Theo anh (chị), có thể kết hợp sổ Nhật ký và sổ Cái thành một sổ không?
Giải thích.
!|| 7. Theo anh (chị), có thể kết hợp sổ Cái và sổ chi tiết thành một sổ không?
w Giải thích. í

II BÀI TẬP

» Bài 1. Vào ngày 18/9/20X1, Công tỵ Trường Sơn mua nguyên vật liệu trị giá
» 150.000 nhập kho, Cộng ty cam kết thanh toán tiền hàng cho người bán. Ngày
» 1/10/20X1, Công ty trả nợ cho người bán bằng chuyển khoản.
o (ĐVT: nghìn đồng)
|ỊỊ Yêu cầu:
III 1. Ghi sổ nghiệp vụ kinh tế trên ở trang 20 (nghiệp vụ ngày 18/09/20X1) và
« trang số 22 (nghiệp vụ ngàỹ 01/10/20X1) cua sổ Nhật ký chung Công ty
» Trường Sơn.
2. Phản ánh nghiệp vụ kinh tế trên vào Sổ Cái các tài khoản có liên quan.
ịỆ Bài 2. Trong tháng 1/20X1, Công ty An Bình có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
lỆ như sau (ĐVT: nghìn đồng):
- ịỆ a) Ngày 5/1, chủ sở hữu bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng
ịI 200.000 và xe ô tô dùng cho bọ phận quản lý 1.350.000.
~ 0 b) Ngày 7/1, mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 12.500; chưa thanh toán
tiền cho người bán.
‘ ■
3 ì-

■l| 185
c) Ngày 12/1, mua CÔĨ1Ẹ cụ dụng cụ nhập kho, tri giá 20.000, Công ty đã
thanh toán bằng chuyên khoản.
d) Ngày 15/1, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 50.000.
e) Ngày 17/1, khách hàng ứng trước 20.000 bằng chuyển khoản.
ộ Ngày 20/1, xuất kho thành phẩm gửi đi bán, giá bán: 25.000; giá vốn:
10.000.
g) Ngày 23/1, chuyển khoản trả nợ người bán tiền hàng nghiệp vụ ngày 7/1.
h) Ngày 27/1, khách hàng nhận được hàng ở nghiệp vụ ngày 20/1 và thanh
toán số tiền hàng còn lại bằng tiền mặt sau khi trừ đi số tiền ứng trước ở
ngày 17/1.
Yêu cầu: Ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài 3. Sử dụng dữ liệu Bài 2, ghi sổ Cái các nghiệp vụ kinh tế trên và rút ra số dư
31/1/20X1 của cằc tài khoan TK 111; TK 112; TK 131; TK 331.
Cho biết: số dư vào ngày 1/1/20X1 của các TK như sau (ĐVT: nghìn đồng):
Số dư ngày Số dư ngày
Tài khoản Tài khoản
1/1/20X1 1/1/20X1
111 15.000 131 22.000
112 520.000 331 37.000
Bài 4. Trong tháng 1/20X1, Công ty thương mại Thanh Tâm có các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh như sau (ĐVT: nghìn đồng):
a) Ngày 2/1, mua hàng hoá nhập kho trị giá 200.000 đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
b) Ngày 5/1, xuất kho hàng hoá gửi đi tiêu thụ, giá xuất kho 150.000, giá bán
300.000.
c) Ngày 28/1, khách hàng thông báo đã nhận lô hàng gửi bán ở nghiệp vụ 2
và thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản cho Công ty.
d) Ngày 30/1, khách hàng chuyển khoản ứng trước cho doanh nghiệp 20.000
đê mua hàng.
e) Ngày 31/1, tính tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng 25.000, nhân
viên quản lý doanh nghiệp 30.000.
f) Ngày 31/1, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo
hiểm thất nghiệp tính vào chi phí của nhân viên bán hàng và nhân viên
quản lý doanh nghiệp.
Yêu cầu:
1. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung.

186
2. Cho biết tiền gửi ngân hàng vào ngày 1/1/20X1 là 500.000. Anh (chị) trình
bày số liệu trên vào sổ Cái TK 112.
Bài 5. Trong tháng 5/20X1, Công ty Hoà Hảo có các nghiệp vụ kinh tế phản ánh
vào sổ Nhật ký chung như sau:
SỔ NHẬT KÝ CHƯNG
Tháng 5-Năm 20X1
Đơn vị tỉnh: nghìn đồng
Chứng từ SỐ Số phát sinh
Ngày, Đã hiệu
tháng Ngàỵ, Diễn giải ghi STT TK
ghi sổ Số hiệu SỔ dòng đối Nợ Có
tháng
Cái ứng
A B c D E G H 1 2
Số trang trước
chuyển sang
2/5/20X1 PC05 2/5/20X1
Công ty trả nợ 1 331 1.000
cho người bán
bằng tiền mặt 2 111 . 1.000
5/5/20X1 TSCĐ01 5/5/20X1 Mua thiết bị sản 3 211 35.000
xuất chưa trả tiền
người bán 4 331 35.000
12/5/20X1 GBC07 12/5/20X1 Khách hàng 5 112 2.000
chuyển khoản trả
nợ cho Công ty 6 131 2.000
14/5/20X1 ƯNC05 14/5/20X1 Chuyển khoản 7 331 17.000
ứng trước cho
người bán 8 112 17.000
20/5/20X1 HĐ2435 14/5/20X1 Nhập kho hàng 9 156 20.000
hoá, trừ vào tiền 10 331 17.000
ùng trước ngày
14/5, còn lại trả 11 111 3.000
tiền mặt
Cộng chuyển
sang trang sau

Trang 1
Yêu cầu: Từ sổ Nhật ký chung trên, ghi vào sổ Cái các tài khoản có liên quan.
Bài 6. Doanh nghiệp sản xuất Thạnh Vân có số dư các tài khoản vào ngày
1/3/20X1 như sau (ĐVT: nghìn đồng):

187
TK 331 (Số dư Có): 50.000.
1
TK 152: 100.000.
Trong đó, bột mì: 60.000 (100 kg); đường: 40.000 (50 kg).
TK112: 150.000.
TK 111: 70.000.
Trong tháng 3/20X1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
11
a) Ngày 2/3, mua 80 kg bột mì nhập kho trị giá 50.000 đã thanh toán bằng M
tiền gửi ngân hàng. 8
1
b) Ngày 5/3, mua 30 kg bột mì trị giá 20.000 và 20 kg đường trị giá 15.000Ỉ
nhập kho chưa trả tiền cho người bán.
c) Ngày 15/3, mua 15 kg đường nhập kho trị giá 10.000 đầ trả bằng tiền mặt. ;
Bị

d) Ngày 28/3, xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm: bột mì: 100 kg trị giảị
65.000; đường: 70 kg trị giá 55.000. 1
Yêu câu:
1. Ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. lị
2. Phản ảnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết nguyên vật liệu cho I
hai loại vật liệu: bột mì và đường.
3. Ghi Sổ Cái TK 152. I
4. Lập Báng tổng hợp chi tiết vật liệu. 1
5. Đối chiếu số liệu giữa sổ Cái TK 152 và Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu. U
Bài 7. Trong tháng 1/20X1, Cổng ty Phương Hoa có tình hình về thanh toán vóiị|
người bán nhừ sau (ĐVT: nghìn đồng): >1
a) Ngày 2/1, Công ty nhập kho hàng hoá trị giá 12.000, tiền hàng trừ vào sổỆ
tiên Công ty ứng trước cho người bán Hoà Xuân tháng trước, số còn lạiị|
Công ty thanh toán bằng tiền mặt. 11
b) Ngày 14/1, Công ty mua hàng hoá nhập kho trị giá 25.000 chưa thanh toán I
tiền cho người bán Tâm An. 1
c) Ngày 15/1, Công ty vay ngắn hạn trả nợ người bán Tâm An 50.000. ị|
d) Ngày 28/1, Công ty ứng trước cho người bán Hoà Xuân 15.000 bằng ị
chuyển khoản. 1
Cho biết: Thông tin về tình hình thanh toán với người bán A và B tại ngày
1/1/20X1 như sau: I
+ Công ty nợ người bán Tâm An: 30.000.
+ Công ty ứng trước cho ngưởi bán Hoà Xuân: 10.000. ỉ

188
Yêu cầu:
1. Ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết thanh toán với người
bán cho người bán Tâm An và Hoà Xuân.
3. Phản ánh số liệu trên vào sổ Cái TK 331 tháng 3/20X1.
4. Lập Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán tháng 3/20X1.
5. Đối chiếu số liệu giữa sổ Cái TK 152 và Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán
với người bán.
Bài 8. Công ty Châu Sơn có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/20X1
như sau (ĐVT: nghìn đồng):
a) Ngày 2/6, tạm ứng cho nhân viên An số tiền 15.000 bằng tiền mặt đễ đi
mua hàng.
b) Ngày 7/6, mua vật liệu về nhập kho 12.000, nhân viên An đã thanh toán
cho người bán băng tiên tạm ứng. Chi phí vận chuyên vật liệu 1.000 đã trả
bằng tiền mặt.
c) Ngày 10/6, chuyển khoản ứng trước cho người bán để mua công cụ dụng
cụ 30.000.
d) Ngày 20/6, nhận được hoá đơn của người bán công cụ dụng cụ với số tiền
25.000, Công ty trừ tiền hàng vào số tiền ứng trước ngày 10/6. Đến 30/6,
số công cụ dụng cụ này vẫn chưa về nhập kho. Người bán chuyển khoản
trả lại tiền ứng thừa.
e) Ngày 25/6, Công ty chuyển khoản trả nợ vay ngân hàng 200.000.
f) Ngày 27/6, xuất kho thành phẩm bán trực tiếp, giá xuất kho: 25.000; giá
bán: 55.000. Khách hàng chưa trả tiền.
g) Ngày 28/6, thanh tpán chi phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền mặt bộ phận
sản xuât: 2.000; bộ phận bán hàng: 500; bộ phận qụản lý doanh nghiệp:
300.
h) Ngày 30/6, tính tiền lương phải trả như sau: công nhân sản xuất: 22.000;
nhân viên phân xưởng: 8.000; nhân viên bán hàng: 5.500; nhân viên quản
lý doanh nghiệp: 6.000.
i) Ngày 30/6, tính các khoản trích theo lương vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
j) Ngày 30/6, trích khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất: 3.000; bộ phận bán
hàng: 1.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.500.
Yêu cầu:
1. Ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế trên.

189
2. Phản ánh số liệu vào sổ Cái các tài khoản 111, 112, 334. Cho biết: số du
3
đầu kỳ của các TK như sau: TK 111: 100.000, TK 112: 550.000, TK 334:
10.000.
Bài 9. Trong tháng 3/20X1, Công ty Thanh Thiên phát hiện một số sai sót trong
quá trình ghi sổ như sau (ĐVT: nghìn đồng):
STT Nội dung sai sót (1) (2) (3)
TK641
(4)
Chi phí bán
3
’|
1 Chi phí bán hàng phát sinh 2.260 CÓ
3.600. Kế toán ghi Nợ TK 641 hàng bị nhỏ hơn 3
số tiền 1.340 số đúng 2.260
2 Chi tiền mặt 6.500. Kế toán
ghi Có hai lần vào TK Tiền ■ ■ ■ : ■ . ■ . ■ ■ : ■■Ệ
mặt
3 Khách hàng mua hàng chưa
thanh toán 2.050. Kế toán ghi ■
Nợ 2.050 vào TK Phải trả ■ ■ ■ ■ " ■ i
người bán. ■ ■ ■' ' ' ■ 1
4 Doanh thu bán hàng 5.850. Kế
toán ghi Có vào TK 511 số
■■■ ■ . ■ ■ ■!
tiền 585.
5 Mua hàng hoá 10.000 nhập Ịị
kho trả bằng tiền mặt. Kế toán 1
chỉ ghi vào bên Có TK 111 số
tiền 10.000.
6 Chuyển khoản 3.500. Ke toán ■U
ghi Cỏ TK 112 số tiền 5.300. ______ —_____ _J

Yêu cầu: Điền thông tin thích hợp vào các cột trong bảng trên (như đã minh
hoạ nghiệp vụ 1): '1
- Cột 1: Số tiền chênh lệch giữa cột Tổng cộng số phát sinh bên Nợ và tổng
sô phát sinh bên Có của Bảng cân đối tài khoản.
- Cột 2: Xác định cột số phát sinh bên Nợ (Có) có giá trị chênh lệch lớn hơn.
- Cột 3: Xác định tài khoản bị ảnh hưởng bởi saị sót.
- Cột 4: Xác định số tiền sai sót lớn hơn (nhỏ hơn) ở tài khoản liên quan.
Bài 10. Sử dụng dữ liệu của Bài 9, vận dụng các phương pháp sửa sai phù hợp với
từng loại sai sót để làm đúng số liệu trên các tài khoản có liên quan.
Bài 11. Có các sai sót trong quá trình ghi sổ được phát hiện sau khi cộng sổ của
Công ty Bảo An như sau (ĐVT: nghìn đồng):
a) Mua hàng hoá nhập kho trị giá 6.000 chưa thanh toán cho người bán.
Kế toán bỏ sót nghiệp vụ này không ghi vào sổ Nhật ký. a

190
b) Chuyển khoản trả lương cho người lao động 52.000. Kế toán ghi:
Nợ TK 334/Có TK 112: 5200
c) Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 40.000. Kế toán ghi:
Nợ TK 111/Co TK 112: 400.000
d) Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 25.000. Ke toán ghi:
Nợ 131/CÓTK 111:25.000
e) Chủ sở hữu rút vốn bằng tiền gửi ngân hàng 50.000.
Kế toán ghi hai lần nghiệp vụ này vào sổ kế toán.
Yêu cầu:
1. Cho biết các sai sót trên ảnh hưởng như thế nào đến số liệu trến sổ Cái các
tài khoản có liến quan.
2. Vận dụng các phương pháp sửa sai phù hợp với từng loại sai sót để làm
đúng số liệu trên các tài khoản có liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 thảng Ị2 nẫm 2014 về


Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Quốc hội (2015), Luật Ke toán (Luật số 88/2015/QHỈ3 ngày 20 thảng 11 năm
2015).
Ngô Hà Tấn & Nguyễn Hữu Cường (2010), Hệ thống thông tin kế toán “ Phần 7,
NXB Giáo dục Việt Nam.
Trần Đình Khôi Nguyên & cộng sự (2015), Giảo trình nguyên ỉỷ kể toản, NXB
Chính trị quốc gia.
Warren, c.s, Reeve, & J.M, Duchac J.E (2018), Accounting (27th edỉtion),
Cengage Leaming: Boston.
Wild, JJ, Shaw, K.w, & Chiạppeta, B. (2018), Financial and Managerial
Accounting {27th edỉtỉon), Mc Graw Hill.

191
CHƯƠNG 6.
HOÀN TÂT CHU TRÌNH í
KẾ TOÁN VÀ TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Các chương đầu của giảo trình đã trình bày các nguyên tắc, yêu ;8

cầu, và quả trình xử lỷ thông tin kế toán ở cảc giai đoạn đầu trong
chu trình kế toán. Nội dung của chương này tập trung giới thiệu
các công việc kế toán cuối kỳ nhằm hoàn tất chu trình kể toán để
chuyển tại được thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh, và các luồng tiền của doanh nghỉệp phục vụ cho các đối
■3
tượng sử dụng. Công việc kế toán cuối kỳ được trình bày trong
chương này bao gồm việc ghì nhận các bút toán điều chỉnh, cảc bút
toán khoả sổ và lập các báo cáo tài chỉnh. Sau khỉ học xong
chương này, người học có thể:
■- Giải thích được bản chất của các bút toán điều chỉnh;
— Nhận diện được các loại nghiệp vụ điều chỉnh và giải thích
được ảnh hưởng của mỗi loại đến cân bằng kế toán;
— Thực hiện được các bút toán điều chỉnh cơ bản;
— Giải thích và áp dụng được các bút toán khoả sẩ;
— Giải thích được nội dung, ỷ nghĩa và trình bày được các chỉ tiêu Ị
cơ bản trên các báo cáo tài chỉnh. 1
1. Bứt toán điều chỉnh cuối kỳ I
LL Bản chất của quá trình điều chỉnh I
Như đã trình bày ở Chương 1, khi áp dụng cơ sở dồn tích thì các nghiệp vụ kinh I
tê đựợc ghi nhận ở thời điểm phát sinh chứ không phải thời điểm thực tế thu 1
tiên hay chi tiền. Như vậy, doanh thư và chi phí có liên quan được ghi nhận và I
báo báo trong , kỳ kế toán khi các dịch vụ được cung cập hoặc sản phẩm, hàng 1
hoá được bán cho khách hàng và khi các khoản chi phí phát sinh nhưng có thể I
khi đó tiền hàng vẫn chưa được thu hoặc chi. Việc ghi nhận doanh thu và chi I
phí theo cơ sở dồn tích có liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc kỳ kế toán, I
nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp. I
Đê có ích cho việc ra các quyết định phù hợp bởi các đối tượng sử dụng, báo Ị
cáo tài chính của các đơn vị phải được cung cấp trên cơ sở định kỳ. Do vậy, I

192
vòng đời của một doanh nghiệp được chia thành các khoảng thời gian như một
tháng, một phần tư của năm hoặc cả năm (được gọi là kỳ kế toán), Theo cơ sở
dồn tích, lợi nhuận của một kỳ kế toán được báo cáo dựa trên cơ sở áp dụng
nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp để ghi nhận doanh thu và
chi phí tương ứng.
Xem xét tình huống sau và cách thức xử lý kế toán để minh hoạ cho mối liên hệ
này. Ngày 1 tháng 7 năm 20X1, Công ty Phúc Lộc Thọ ký hợp đồng quảng cáo
cho Công ty Thiện An Trường và đã nhận được 60.000.000 đồng cho hợp đồng
này. Công ty Phúc Lộc Thọ phải thực hiện dịch vụ quảng cáo cho khách hàng
trên cho sáu tháng cuối năm 20X1 thông qua một bảng điện tử đặt tại ngõ vào
của Siêu thị BigC Đà Nằng. Theo đó, kế toán Công ty Phúc Lộc Thọ ghi nhận
và báo cáo doanh thu cho Quý in (nguyên tắc kỳ kế toán) của năm 20X1 là
30.000.000 đồng (nguyên tẳc ghi nhận doanh thu); Còn đối với Công ty Thiện
An Trường ghi nhận chi phí quảng cáo (theo nguyên tắc phù hợp) tương ứng
cho Quý III là 30.000.000 đồng - thay vì số tiền thanh toán theo hợp đồng là
60.000.000 đồng.
Vào cuối mỗi kỳ kế toán, trước khi thực hỉện bút toán khoa sổ và các công việc
kế toán tiếp theo, số liệu trên một số tài khoản nhất định cần được điều chỉnh
thông qua các bút toán điều chỉnh (adjustỉng entries) bởi vì các lý do sau đây:
- Thứ nhất, một số khoản doanh thu và chi phí có thể chưa được ghi nhận vào
cuối kỳ kế toán. Chẳng hạn, trường hợp một công ty đã cung cấp dịch vụ cho
khách hàng nhưng lại chưa lập hoá đơn hoặc ghi nhận vào cuối kỳ kế toán -ví
dụ như công ty đã cho khách hàng vay một khoản tiền nhưng lãi vay thanh toán
sau kỳ kế toán hiện tại, và do vậy doanh thu tương ứng của dịch vụ này chưa
được ghi nhân. Tương tự như vậy, trường hợp một công ty chưa trả lương cho
nhân viên của mình ở kỳ kế toán hiến tại và tiền lương này sẽ được trả ở kỳ kế
toán tiếp theo, mặc dù đây là khoản lợi ích mà nhân viên được hưởng và là
nghĩa vụ công ty phải thanh toán. Do vậy, chi phí có liên quan phải được công
ty tính cho kỳ kế toán hiện tại.
- Thứ hai, một số khoản doanh thu và chi phí phát sinh theo tiến độ (tức là khi
thời gian trôi qua) chứ không phải là các giao dịch riêng biệt. Chẳng hạn như
tiền cho thuê tài sản nhận được trước (được biết đến như là doanh thu chưa thực
hiện) cần được ghi nhận thành doanh thu tương ứng với thời gian cho thuê đã
thực hiện. Tương tự như vậy, đối với chi phí thì một khoản bảo hiểm tài sản đã
mua sẽ được doanh nghiệp tính vào chi phí kinh doanh tương ứng với khoảng
thời gian đã trôi qua.
- Thứ ba, một số khoản chi phí không được ghi nhận hằng ngày bởi vì cách
xử lý kế toán như vậy không hiệu quả. Chẳng hạn như, việc sử dụng vãn

193
phòng phẩm (supplỉes) như bút, bì thư, hay giấy in, V.V. ở một số đơn vị như o
trường hợp tại những ngân hàng lớn sẽ phải được ghi nhận rất nhiêu lân trong ỆỆ
một ngày nếu đơn vị đòi hỏi kế toán phải ghi riêng rẽ từng nghiệp vụ xuất -0
dùng các vật phẩm này. Ngoài ra, thông tin chính xác về số lượng các vật
dụng này còn tồn kho hằng ngày là bao nhiêu có khi không thật sự cần thiết.
Trong trường hợp này, đơn vị có thể lựa chọn cách thức bút toán cuôi kỳ để ■
ghi nhận giá trị văn phòng phẩm đã sử dụng trong kỳ vào chi phí kinh doanh.
Với đặc điểm như trên thì mỗi một bút toán điều chỉnh cuối kỳ kê toán có ảnh
hưởng ít nhất đến một tài khoản doanh thu hoặc chi phí (và do vậy ảnh hường
đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) và một tài khoản tài sản hoặc nợ
phải trả (và do vậy ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán). Việc thực hiện các »
bút toán điều chỉnh nhằm đảm bảo số liêu kế toán được ghi chép và xử lý phù 3
hợp với cơ sở dồn tích và đảm bảo yếu cầu các báo cáo tài chính cung cấp o
thông tin thích hợp và được trình bày trung thực tuân thủ yếu cầu của cáơ o
nguyên tắc kế toán. ®
Khác với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày hay còn được gọi là các.'|ẩ
nghiệp vụ kinh tế tài chính ngoại sinh, các nghiệp vụ điều chỉnh cuối kỳ chỉ liên®
quan đến đơn vị kế toán. Như vậy, về bản chất thì việc thực hiện các bút toánO
điều chỉnh chính là nhằm đảm bảo tình hình hình tài chính của đơn vị được báo ỊỆI
cáo tuân thủ yếu cầu của các nguyên tắc kế toán. Đồng thời lợi nhuận của đơn á®
vị báo cáo được xác định bao gồm các khoản doanh thu thoả mãn điều kiện ghi 11
nhận và trừ đi các khoản chi phí phù hợp phát sinh trong kỳ. 11
1.2. Điều chỉnh doanh thu và chi phí dồn tỉch J
Một khoản dồn tích phát sinh khi đơn vị có một khoản doanh thu hoặc chi phỉ®
đủ đỉều kiện ghi nhận nhưng đơn vị chưa ghi nhận các khoản này trong kỳ kê®
toan. .Theo cơ sở dồn tích, nểu ở.thời điểm cuối kỳ kê toán tại doanh nghiệp»
đặng tồn tại các khoan doanh thu mà đơn vị đã có quyền thụ hưởng hoặc các ®
khbản chi phí đã phát sinh (chi phí đơn vị phải gánh chịu trong kỵ ké toán)®
nhưng chưa được ghi sổ thì kể toán phải thực hiện các bút toán để ghi nhận®
khoản doanh thu và các khoản chi phí này. Nếu không thực hiện việc điều®
chỉnh này thì doanh thu (và tương ứng là tài sản) hoặc chi phí (và tương ứng là®
nợ phải trả) bị báo cáo thắp hơn giá tộ. Kế toán các khoản doanh thu và chi phí 11
dồn tích được tóm tắt ỞBảng6.1. II
Bảng 6.1 này trình bày tóm tắt xử lý ké toán đối với các khoản dỗn tích. Nội®
dung phương pháp kế toán về các khoản dồn tích này được trình bày chi tiết và II
đầy đủ hơn trong các giáo trình kế toán tài chính. Mục 1.2.1 và 1.2.2 sau đây 11
chỉ minh hóạ đơn giản về các khoản dồn tích phát sinh vầ các bút toán điều ®
chỉnh tương ứng. í

194
Bảng 6.1 - Kể toán các khoản dồn tích

Doanh thu Chưa Doanh thu Nợ TK “Phải thu của khách hàng”
đã thực được ghi doanh Có TK “Doanh thu bán hàng và cung

hiện sô nghỉệp cấp dịch vụ”
được thụ hoặc
hưởng
Nợ TK “Phải thu khác”
trong kỳ
Có TK “Doanh thu hoạt động tài chính”
ỈỒNTÍCĩT
Ghi nhận ban đầu Cuếi kỳ kế toán
:?'ĩịiỆ^Ị;ĩỵụíiị A:,iỉủt'toán.. ■ĐữHciỊ
kmhtể; điềựchỉìitt
Chi phí đã Chưa Chi phỉ Nợ TK Chi phí (bán hàng, v.v.)
phát sinh được ghi doanh Có TK Chi phí (Dự phòng) phải trả
sô nghiệp hoặc *
phải gánh
Nợ TK “Chi phí tài chính” -
chịu trong
ỉn} Có TK “Chi phí phải trả” ;

1.2.1. Điều chỉnh doanh thu dồn tích


Doanh thu dồn tích là các khoản doanh thu đã thực hiện trong kỳ kế toán nhưng
chưa được ghi nhận và cũng chưa được thanh toán (bằng tiền hoặc những tài
sản khác). Doanh thu dồn tích chính là khoản doanh thu liên quan đến một số
nghĩa vụ thực hiện mà doanh nghiệp đã hoàn thành cho khách hàng nhưng chưa
được ghi nhận và cũng chưa được thanh toán. Nếu tại doanh nghiệp đang tồn
tại các khoản doanh thu dồn tích như vậy thì doanh nghiệp phải thực hiện bút
toán điều chỉnh để ghi nhận doanh thu đã thực hiện bằng cách ghi tăng doanh
thu (ghi Có TK Doanh thu tương ứng) và đồng thời ghi tăng tài sản (ghi Nợ TK
Phải thu có liên quan). Việc doanh nghiệp ghi tăng các khoản nợ phải thu trong
bút toán điều chỉnh này về thực chất là ghi nhận giá trị ước tính một khoản
thanh toán từ khách hàng tương ứng với nghĩa vụ mà đơn vị đã thực hiện cho
khách hàng trong kỳ ké toán hiện tại. Sơ đồ 6.1 dưới đây trình bày tộm tắt việc
phân tích và thực hiện bút toán điều chỉnh doanh thu dồn tích.

195
Tài sản (Nợ phải thu) Doanh thu
Tăng Tăng

Nợ TK Phải thu ...


Có TK Doanh thu... ------------------
Sơ đồ 6.1 - Bút toán điều chỉnh doanh thu dồn tích
Để minh hoạ cho bút toán điều chỉnh doanh thu dồn tích, hãy xem xét tình
huống sau xảy ra tại Công ty dịch vụ kế toán và tư vấn thuế Tài Phát Lộc. Công
ty này ký một hợp đồng với khách hàng (là Công ty Thiện Tâm An) vào ngày
15 thảng 9 năm 20X1. Hợp đồng quy định rằng Công tỵ Tài Phát Lộc sẽ trả lời
nhũng câu hỏi về kế toán và thuế từ nhân viên của Công ty Thiện Tâm An VỚỊ
giá dịch vụ mỗi giờ là 400.000 đồng. Công ty Tài Phát Lộc sẽ xuất hoá đơn vào
ngày 15 hằng tháng để làm cơ sở thanh toán tiền dịch vụ tư vấn mỗi tháng theo
mức 400.000 đồng mỗi giờ. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 20X1, Công ty Tài
Phát Lộc đã tư vấn cho Công tyThiện An Tâm được 20 giờ. số tiền 8.000.000
đồng (bằng 20 giờ X 400.000 đồng/giờ) là doanh thu đã thực hiện của cống ty
dịch vụ kế toán và tư vấn thuế Tài Phát Lộc nhưng hoá đơn dịch vụ thì sẽ được
Công ty này xuất cho đơn vị khách hàng vào ngày 15 tháng 10 năm 20X1.
Với tình huống trên, kế toán Cồng ty dịch vụ kế toán và tư vấn thuế sẽ ghi nhận
bút toán điều chỉnh doanh thu dồn tích với số tiền là 8.000.000 đồng “ bằng
cách ghi tăng một khoản nợ phải thu (ghi Nợ TK “Phải thu của khách hàng”)
đồng thời ghi tăng doanh thu dịch vụ trong kỳ (ghi cỏ TK “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ”). Nếu kế toán không thực hiện bút toán điều chỉnh này thì
khoản doanh thú dồn tích (8.000.000 đồng) không được ghi nhận. Vì vậy,
doanh thu và lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng 9
năm 20X1) của Công ty Tại Phát Lộc sẽ bị báo cáo giảm đi (thấp hơn giá trị) là
8.000.000 đồng. Đồng thời, tài sản và vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán
của Công ty cũng bị báo cáo giảm đi (thấp hơn giá trị) với số tiền tương ứng.
Anh hưởng của việc bỏ qua bút toán điều chỉnh này được tóm tắt ở Bảng 6.2.
Bảng 6.2 này minh hoạ ảnh hường của trường hợp đơn vị không thực hiện bút
toán điều chỉnh cuối kỳ “ tức là không ghi nhận các khoản doanh thu dồn tích
đã thực hiện trong kỳ - đến các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và Bảng cân đổi kê toán. Việc bỏ sót bút toán điều chỉnh này làm giảm
số liệu về doanh thu và lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
và về tài sản, vốn chủ sở hữu, và tổng nguồn vốn trên Bảng cân đoi kế toán với
cùng một lượng giá trị.

196
Bảng 6.2 - Ảnh hưởng của trường hợp bỏ qua nghiệp vụ điều chỉnh các khoản
doanh thu dồn tích đến báo cáo tài chính
Đơn vị tỉnh: đồng
Các chỉ tiêu bị ảnh hưởng Sổ tiền bị ảnh hưởng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bị báo cáo thấp hơn giá trị ------ ► (8.000.000)
Chi phí được báo cáo đúng XXX
Lọi nhuận bị báo cáo thấp hơn giá trị (8.000.000) ◄—1

Bảng cân đối kế toán


Tài sản bị báo cáo thấp hơn giá tậ ---- ► (8.000.000)
Nợ phải trả được báo cáo đứng XXX
Vốn chủ sở hữu bị báo cáo thấp hơn giá trị (8.000.000)
Tổng nguồn vốn bị báo cáo thấp hơn giá tậ (8.000.000) ◄—
1.2.2. Điều chỉnh chi phỉ dồn tích
Chi phí dồn tích là các khoản chi phí đã phát sinh trong kỳ kế toán nhưng chưa
được ghi nhận và cũng chưa được thanh toán (bằng tiền hoặc những tài sản
khác). Cũng tương tự như các khoản doanh thu dồn tích, nếu tại doanh nghiệp
đang tồn tại các khoản chi phí dồn tích như vậy thì doanh nghiệp phải thực hiện
bút toán điều chỉnh để ghi nhận các khoản chi phí đã hình thành này bằng cách
ghi tãiig chi phí (ghi Nợ TK Chi phí tương ứng) và đồng thời tăng nợ phải trả
(ghi Có TK Phải trả có liên quan). Việc một doanh nghiệp ghi tặng các khoản
nợ phải trả trong bút toán điều chỉnh này về thực chất là ghi nhận giá trị ước
tính một khoản thanh toán cho các đơn vị khác tương ứng với các nghĩa vụ mà
cảc đơn vị này đã thực hiện cho doanh nghiệp trong kỳ kế toán hiện tại. Sơ đồ
6.2 dưới đây trình bày tóm tắt việc phân tích và thực hiện bút toán điềụ chỉnh
doanh thu dồn tích.
Chỉ phí Nợ phải trả
Tăng Tăng

Nợ TK Chi phí...
Có TK (Nợ) Phải trả... -----------------—
Sơ đồ 6.2 - Bút toán điều chỉnh chi phí dồn tích
Để minh hoạ cho bút toán điều chỉnh chí phí dồn tích, hãy xem xét tình huống
sau xảy ra tại Công ty Xây dựng An Nhiên. Ngày 1 tháng 9 năm 20X1 Công ty

197
này có vay Ngân hàng ABBank 400.000.000 đồng với thời hạn vay là một năm,
lãi suất 12% và được thanh toán một lần cùng với vốn gốc khi đáo hạn. Như
vậy, tính đến ngày 30 tháng 9 năm 20X1, Công ty đã sử dụng khoản vay 30
ngày với chi phí lãi vay phát sinh tương ứng là 4.000.000 đồng (bằng
400.000.000 đồng X 12% X 30/360).
Với tình huống trên, kế toán Công ty Xây dựng An Nhiên sẽ ghi nhận bút toán
điều chỉnh chi phí dồn tích - với số tiền là 4.000.000 đồng - bằng cách ghi
tăng một khoản chi phí (ghi Nợ TK “Chi phí tài chính”) đồng thời ghi tăng một
khoản nợ phải trả tại thời điểm cuối kỳ (ghi Có TK “Chi phí phải trả”). Neu kế
toán không thực hiện bút toán điều chỉnh này thì khoản chi phí dồn tích
(4.000.000 đồng) không được ghi nhận. Theo đó, chi phí ứên Báo cáo kết quạ
hoạt động kinh doanh (tháng 9 năm 20X1) của Công ty sẽ bị báo cáo giảm đi
(thấp hơn giá trị) là 4.000.000 đồng và lợi nhuận sẽ bị báo cáo tăng lên (caó
hơn giá trị) với số tiền là 4.0Ò0.000 đồng. Đồng thời, nợ phải trả trên Bảng cân
đối kế toán của Công ty cũng bị báo cáo giảm đi (thấp hơn giá trị) và vốn chủ
sở hữu bị báo cáo tăng lên (cao hơn giá trị) với số tiền tương ứng. Anh hưởng
của việc bỏ qua bút toán điều chỉnh này được tóm tắt ở Bảng 6.3 dưới đây.
Bảng 6.3 - Ảnh hưởng của trường hợp bỏ qua nghiệp vụ điều chỉnh các khoản
chi phí dồn tích đến báo cáo tài chính
Đơn vị tỉnh: đồng
Các chỉ tiêu bị ảnh hưởng Số tiền bị ảnh hường
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu được báo cáo đúng XXX
Chi phí bị báo cáo thấp hơn giá trị -► (4.000.000)
Lọi nhuận bị báo cáo cao hơn giá tậ 4.000.000

Bảng cân đối kế toán


Tài sản được báo cáo đúng giá trị XXX
Nợ phải trả bị báo cáo thấp hơn giá trị ->(4.000.000)
Vốn chủ sở hữu bị báo cáo cao hơn giá trị 4.000.000 <
Tổng nguồn được báo cáo đúng giá trị XXX
Bảng 6.3 minh hoạ ảnh hưởng của trường hợp đơn vị không thực hiện bút toán
điều chỉnh cuối kỳ - tức là không ghi nhận các khoản chi phí dồn tích đã phát
sinh trong kỳ - đến các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
và Bảng cân đối kế toán. Việc bỏ sót bút toán điều chỉnh chi phí dồn tích làm
giảm đi số liệu báo cáo về chi phí nên dẫn đến tăng số liệu báo cáo về lợi nhuận

198
trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, việc bố sót bút toán này
làm giảm đi số liệu báo cáo về nợ phải trả nhưng ỉàm tăng số liệu báo cáo về
vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Tuy vậy, số liệu báo cáo về tổng
nguồn vốn lại không bị ảnh hường bởi vì số liệu này đã được bù trừ giữa phần
bị báo cáo thấp hon giá trị đối với nợ phải trả và phần bị báo cáo cao hon giá trị
đối với vốn chủ sở hữu.
1.3. Điều chỉnh doanh thu và chi phí hoãn lại
Một khoản hoãn lại phát sinh khi doanh nghiệp nhận được tiền về một khoản
doanh thu trong tương lai hoặc ngược lại chi tiền cho một khoản chi phí trong
tương lai. Nếu doanh nghiệp đã nhận được một lượng tiền mặt có liên quan đến
doanh thu trong tương lai thì doanh nghiệp ghi nhận ban đầu số tiền nàỵ đồng
thời ghi tăng một khoản nợ phải trả. Khoản nợ này thể hiện nghĩa vụ mà doanh
nghiệp phải thực hiện cho các đơn vị hoặc cá nhân khác tương ứng với số tiền
đã nhận và được gọi là doanh thu chưa thực hiện. Ngược lại, nếu doanh nghiệp
đã chi ra một lượng tiền có liên quan đén chi phỉ trong tương lai thì doanh
nghiệp ghi nhận ban đầu số tiền này đồng thời với việc ghi tăng một khoản tài
sản. Khoản tài sản này thể hiện lợi ích kinh tế trong tương lai của số tiền đã
thanh toán và được gọi là chi phỉ trả trước.
Việc vận dụng nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp' đồi hỏi
doanh nghiệp phải thực hiện các bút toán điều chỉnh ở thời điểm cuối kỳ để
điều chỉnh các khoản doanh thu chưa thực hiện và chi phí trả trước nhằm ghi
nhận doanh thu thực hiện và chi phí gánh chịu trong kỳ kế toán. Nếu không
thực hiện việc điều chỉnh này thì doanh thu và chi phí trong kỳ bị báo cáo thấp
hơn giá trị; ngược lại nợ phải trả (tương ứng với doanh thu chưa thực hiện) và
tài sản (tương ứng với chi phí trả trước) bị báo cáo cao hơn giá trị. Kê toán các
khoản doanh thu và chi phí hoãn lại được tóm tắt ở Bảng 6.4 dưới đây.
Bảng 6.4 - Kế toán các khoản hoãn lại

Ghi phận ban đầu Cuốỉkỳ kếtoản

Nhận tiên vế Nợ TK Tiến Doanh thu Nợ TK “Doanh thu chưa thực hiện”
khoản doanh Có TK thực hiện Có TK Doanh thu (bán hàng, v.v.)
thu sẽ được Doanh thu (được thụ hoặc
thực hiện trong chưa thực hưởng) Nợ TK “Doanh thu chưa thực hiện”
tương lai hiện Có TK “Doanh thu hoạt động tài
chính”

199
Chi tiên vê NợTK“Chi Chi phí trả Nợ TK Chi phí (bán hàng, v.v)
khoản chi phí phí trả trước đã Có TK “Chi phí trả trước”
trong tương lai trước” được sử hoặc
(tạo ra lợi ích Có TK Tiền, dụng trong Nợ TK “Chi phí tài chính”
kinh tế trong v.v. kỳ Có TK “Chi phí trả trước”
tương lai)

Bảng 6.4 này trình bày tóm tắt xử lý kế toán đối với các khoản hoãn Ịại. Có thể
thấy rằng, khác với trường hợp các nghiệp vụ về doanh thu và chi phí dồn tích,
các nghiệp vụ về doanh thu và chi phí hoãn lại đã được ghi trong kỳ kế toán khí
doanh nghiệp nhận tiền hoặc chi tiền (hoặc sử dụng các tài sản khác hay phát
sinh một khoản nợ phải trả). Bút toán điều chỉnh doanh thu hoãn lại cuối kỳ
nham đảm bảo số liệu báo cáo đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc ghi nhận doanh
thụ, còn bút toán điêu chỉnh chi phí hoãn lại đáp dứng yêu cầu của nguyên tắc
phù hợp. Phương pháp kế toán về các khoản hoãn lại này được trình bày đầy đủ
và chi tiết hơn trong các giáo trình kế toán tài chính. Mục 1.3.1 và 1.3.2 sau đây
chỉ minh hoạ đon giản về các khoản hoãn lại phát sinh và các bút toán điều
chỉnh tương ứng.
7.3.7. Điễu chinh doanh thu hoãn ỉạỉ
Doanh thu hoãn lại (hay doanh thu chưa thực hiện) thường được dùng để chỉ số
tiên doanh nghiệp nhận trước của khách hàng thanh toán cho các dịch vụ được
doanh nghiệp cung cấp nhiều kỳ tính từ kỳ kế toán hiện hành. Doanh thù chưa
thực hiện chính là khoản doanh thu liên quan đến một số nghĩa vụ thực hiện mà
doanh nghiệp đang thực hiện cho khách hàng nhưng chưa hoàn thành toàn bộ ở
kỳ kế toán hiện tại mà còn kéo dài đến các kỳ kế toán tiếp theo. Nếu tại doanh
nghiệp phát sinh các khoản doanh thư chưa thực hiện như vậy thì trước tiên kế
toán ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện này theo so tiền khách hàng
thanh toán. Sau đó, tại thời điêm cuôi kỳ, kế toán phải thực hiện bút toán điều
chỉnh để ghi tăhg doanh thu cho kỳ kế toán hiện tạí tương ứng với phần nghĩa
vụ đã thực hiện được trong kỳ (ghi Có TK Doanh thu tương ứng) và ghi giảm
một phần nghĩa vụ chưa thực hiện đã được ghi nhận ban đầu khi khách hàng
thanh toán (ghi Nợ TK “Doanh thu chưa thực hiện”)
Việc doanh nghiệp ghi nhận khoản doanh thu thụ hường trong kỳ đảm bảo sự
tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu trên cơ sở phân bổ giá trị giao dịch theo
mức độ hoàn thành các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Phần

200
1- nghĩa vụ còn phải thực hiện cho khách hàng trong các kỳ kế toán tiếp theo được
Ệ tiếp tục báo cáo là nợ phải trả ở thời điểm cuối kỳ sau khi điều chỉnh. Sơ đồ 6.3
Ệ dưới đây trình bày tóm tắt việc phân tích và thực hiện bút toán điều chỉnh
I doanh thu dồn tích.
Nự phải trả (Doanh
Doanh thu
thu chưa thực hiện)
Giảm Tăng

--------------- Nợ TK “Doanh thu chưa thực hiện”


Có TK Doanh thu (dịch vụ, v.v.)
Sơ đồ 6.3 - Bút toán điều chỉnh doanh thu chưa thực hiện
Ệ' Để minh hoạ cho bút toán điều chỉnh doanh thu hoãn lại, hãy xem xét tình
huống sau xảy ra tại Công ty dịch vụ kho bãi Ước Mơ Xanh. Công ty này ký
|fe một hợp đồng cho thuê kho bãi với khách hàng - Công ty Ẩm Thực Việt vào
Ệ ngày 01 tháng 12 năm 20X1. Hợp đồng quy định rằng Công ty Ưởc Mơ Xanh
sẽ cho Công ty Ẩm Thực Việt thuê một quầy hàng theo giả mỗi tháng là
40.0000.000 đồng và thời gian thuê là 12 tháng. Công ty Ầm Thực Việt đã
, Ệ chuyển
Với huống thanh
tinh khoản trên, ởtoán
ngàyđủ01tiền thuê1212
tháng tháng
năm chokếCông
20X1, củaưộc
toán ty Mơ
Công tyXanh
dịch
1^. ngay trong ngày kỹ hợp đồng.
vụ kho bãi ước Mơ Xanh sẽ ghi nhận số tiền nhận được của Công ty Ẩm Thực
Việt như là một khoản doanh thu chưa thực hiện với số tiền là 480.000.000
E đồng - bằng cách ghi tăng tiền (ghi Nợ TK “Tiền gửi ngấn hàng”) đồng thời
Ế ghi tăng nợ phải trả trong kỳ (ghi Có TK “Doanh thu chưa thực hiện”).
1 Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, ngày 31 tháng 12 năm 20X1, Công ty dịcb vụ kho
Ệ bãi Ước Mơ Xanh sẽ ghi nhận bút toán điều chỉnh doanh thũ chưa thực hiện với
11 số tiền là 40.000.000 đồng - bằng cách ghi giảm một khoản nợ phải trả (ghi Nợ
i TK “Doanh thu chưa thực hiện”) đồng thời ghi tăng doanh thu dịch vụ trong kỳ
1 (ghi Có TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”).
Ệ Nếu kế toẩn không thực hiện bút toán điều chỉnh này thi khoản doanh thu bán
Ệ hàng và cung cấp dịch vụ (40.000.000 đồng) không được ghi nhận. Vì vậy,
I doanh thu và lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng 12
. I năm 20X1) của Công ty Ước Mơ Xanh sẽ bị báo cáo giảm đi (thấp hơn giá trị)
I là 40.000.000 đồng. Dồng thời, nợ phải trả trên Bảng cân đối kể toán của Công
1 ty cũng bị báo cáo tăng lên (cao hơn giá trị), còn vốn chủ sở hữu bị báo cáo
I giảm đi (thấp hơn giá trị) vởi số tiền tương ứng. Ảnh hường của việc bỏ quà bút
1 toán điều chỉnh này được tóm tắt ở Bảng 6.5 dưới đây.

201
Bảng 6.5 - Ảnh hưởng của trường hợp bỏ qua nghiệp vụ điều chỉnh các khoản
doanh thu chưa thực hiện đến báo cáo tài chính
Đơn vị tỉnh: đồng
Các chỉ tiêu bị ảnh hưởng Sô tiền bị ảnh hưởng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bị báo cáo thấp hơn giá trị ----- ►(40.000.000)
Chi phí được báo cáo đúng XXX
Lọi nhuận bị báo cáo thấp hơn giá trị (40.000.000)«—

Bảng cân đối kế toán


Tài sản được báo cáo đúng XXX
Nợ phải trả bị báo cáo cáo hơn giá tộ ------ ► 40.000.000
Vốn chủ sờ hữu bị báo cáo thấp hơn giá trị (40.000.000) ◄—1
Tổng nguồn vốn báo cáo đúng giá trị XXX
Bảng 6.5 minh hoạ ảnh hưởng của trường hợp đơn vị không thực hiện bút toán
điêu chỉnh cuối kỳ - nhằm kết chuyển một phàn doanh thu chưa thực hiện để
ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ tương ứng với phần nghĩa vụ đã được
thực hiện trong kỳ ” đến các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và Bảng cân đối kể toán của kỳ báo cáo. Việc bỏ sót bút toán điều chỉnh
này làm giảm giá trị về doanh thu và lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh; Đồng thời làm tăng giá trị về nợ phải trả và giảm giá trị về vốíi chủ
sở hữu trên Bảng cân đối kế toán với cùng một lượng giá trị. Việc bỏ sót bút
toán điều chỉnh này không làm ảnh hưởng đến tổng giá trị tài sản và tổng nguồn
vốn trên Bảng cân đối ke toán của kỳ báo cáo.
1.3.2. Điều chỉnh chỉ phí hoãn lại
Một khoản chi phí hoãn lại phát sinh khi doanh nghiệp chi trả cho các tài sản
trước khi sử dụng chúng. Cảc khoản chi phí hoãn lại thường phát sinh ở doanh
nghiệp gồm tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê tài sản, hay tiền thuê quảng
cáo. Các khoản chi tiêu này đã phát sinh ở kỳ hiện tại nhưng mang lại lợi ích
kinh tế cho cả những kỳ kế toán tiếp theo và được gọi là chi phí trả trước. Ngoài
ra, chi phí hoãn lại cỏ thể bao gồm văn phòng phẩm mua dùng cho nhiều kỳ,
hay nhà xưởng và các thiết bị được mua và sử dụng cho nhiều kỳ kế toán.
Phương pháp kế toán các khoản chi phí hoãn lại này sẽ được trình bày đầy đủ
và chi tiết hơn ở các giáo trình kế toán tài chính. Mục này chỉ trình bày nguyên
tắc điều chỉnh các khoản chi phí hoãn lại thông qua khoản chi phí trả trước.

202
Chi phí trả trước (hay chi phí hoãn lại) các chi phí thực tế đã phát sinh, tức là
doanh nghiệp đã chi tiền hoặc sử dụng các tài sản khác, nhưng có liên quan đến
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của (một hoặc nhiều) kỳ kế toán tiếp
theo, về bản chất, chi phí trả trước liên quan đến chi phí trong tương lai, tức là
lợi ích kinh tế của những nguồn lực đã được sử dụng này vẫn còn được tạo ra
trong tương lai, nên được ghi nhận ban đầu khi phát sinh như là một khoản mục
tài sản. Nếu tại doanh nghiệp phát sinh các khoản chi phí trả trước như vậy thì
trước tiên kế toán ghi nhận khoản chi phí trả trước này ở thời điểm phát sinh
theo số tiền đã thanh toán, theo giá trị các tài sản đã sử dụng, hoặc theo các
khoản nợ phải trả có liên quan. Sau đó, tại thời điểm cuối kỳ, kế toán phải thực
hiện bút toán điều chỉnh để ghi tăng chi phí cho kỳ kế toán hiện tại tương ứng
với phần lợi ích kinh tế đã tạo ra trong kỳ (ghi Nợ TK Chi phí tương ứng) và
ghi giảm một phần chi phí trả trước đã được ghi nhận ban đầu khi phát sinh (ghí
Có TK “Chi phí trả trước”).
Việc doanh nghiệp điều chỉnh một phần chi phí trả trước để ghi nhận chi phí
trong kỳ đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc phù hợp trên cơ sở phân bổ giá trị một
khoản chi tiêu liên quan đến nhiều kỳ kế toán. Phần lợi ích kinh tế còn lại liên
quan đến các kỳ kế toán tiếp theo được tiếp tực báo cáo là tài sản ở thời điểm
cuối kỳ sau khi điều chỉnh. Sơ đồ 6.4 dưới đây trình bày tóm tắt Việc phẫn tích
và thực hiện bút toán điều chỉnh chi phí trả trước.

Chỉ phí Tài sản


Giảm

— Nợ TK Chi phí (sản xuất, bán hàng, v.v.)


Có TK Chi phí trả trước ----- -----------
Sợ đồ 6.4 - Bút toán điều chỉnh chi phí trả trước
Để minh hoạ cho bút toán điều chỉnh chi phỉ trả trước, hãy xem xét tình huống
liên quan đến nghiệp vụ thuê quầy hàng phát sinh tại Công ty Ảm Thực Việt đã
trình bày ở trên (mục 1.3.1). Theo đó, vào ngày 01 tháng 12 năm 20X1, Công
ty này đã ký một hợp đồng thuê một quầỵ hàng từ Công ty dịch vụ kho bãi Ước
Mơ Xanh với giá mỗi tháng là 40.0000.000 đồng và thời gian thuê là 12 tháng.
Công ty đã chuyển khoản thanh toán đủ tiền thuê 12 tháng cho Công ty Ước
Mơ Xanh ngay trong ngày ký hợp đồng.

203
Với tình huống trên, ở ngày 01 tháng 12 năm 20X1, kế toán của Công ty sẽ ghi
nhận ban đầu số tiền thanh toán cho Công ty ước Mơ Xanh như là một khoản
chi phí trả trước với số tiền là 480.000.000 đồng - - bằng cách ghi tăng chi phí
trả trước (ghi Nợ TK “Chi phí trả trước”) đồng thời ghi giảm tiền trong kỳ (ghi
Có TK “Tiền gửi ngân hàng”).
Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, ngày 31 tháng 12 năm 20X1, Công ty Ẩm Thực
Việt sẽ ghi nhận bút toán điều chỉnh chi phí trả trước với số tiền là 40.000.000
đồng - bằng cách ghi tăng chi phí trong kỳ (ghi Nợ TK “Chi phí bán hàng”)
đồng thời ghi giảm chi phí trả trước (ghi Có TK “Chi phí trả trước”).
Neu kế toán không thực hiện bút toán điều chỉnh này thì khoản chi phí bán
hàng (40.000.000 đồng) không được ghi nhận. Vì vậy, trên Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doạnh (tháng 12 nãm 20X1) của Công ty Ẩm Thực Việt chi phí
kinh doanh bị báo cáo giảm đi (thấp hơn giá trị) và do vậy lợi nhuận sẽ bị báo
cáo tăng lên (cao hơn giá trị) là 40.000.000 đồng. Đồng thời, tài sản và vốn chủ
sở hữu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty cũng bị báo cáo tăng lên (cao hơn
giá trị) với số tiền tương ứng. Ảnh hưởng của việc bỏ qua bút toán điều chỉnh
này được tóm tắt ở Bảng 6.6 dưới đây.
Bảng 6.6 - Ảnh hưởng của trường hợp bỏ qua nghiệp vụ điều chỉnh các khoản
chi phí trả trước đến báo cáo tài chính
Đơn vị tỉnh: đồng
Các chỉ tiêu bị ảnh hưởng số tiền bị ảnh hưởng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu được báo cáo đúng XXX
Chi phí bị báo cáo thấp hơn giá trị —► (40.000.000)
Lợi nhuận bị báo cáo cao hơn giá trị 40.000.000 ◄—

Bảng cân đối kế toán


Tài sản bị báo cáo cao hơn giá trị ----- ► 40.000.000
Nợ phải trả được báo cáo đúng XXX
Vốn chủ sở hữu bị báo cáo cao hơn giá trị 40.000.000
Tổng nguồn vốn bị báo cáo cao hơn giá trị 40.000.000 ◄-----
Bảng 6.6 minh hoạ ảnh hưởng của trường hợp đơn vị không thực hiện bút toán
điều chỉnh cuối kỳ - nhằm kết chuyển một phần chi phí trả trước để ghi nhận
chi phỉ phát sinh (đơn vị gánh chịu) trong kỳ - đến các khoản mục trên Báo cáo
kêt quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của kỳ báo cáo. Việc bỏ
sót bút toán điều chỉnh này làm giảm chi phí và do vậy làm táng lợi nhuận trên

204
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Đồng thời làm tăng giá tậ về tài sản và
vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán với cùng một lượng giá trị.

2. Bút toán khoá sổ


Như đã trình bày ở Chương 3, các loại tài khoản phản ánh doanh thu và phản
ánh chi phí không có số dư (đầu kỳ và cuối kỳ) vì doanh thu và chi phí được
phản ánh trên các tài khoản này chỉ liên quan đến kỳ kể toán hiện hành. Nhăm
mục đích cân bằng tổng số phát sinh Nợ và Có của các tài khoản này, kế toán
phải thực hiện các bút toán để khoá sổ các tài khoản này tại thời điểm cuối kỳ
kế toán.
Bút toán khoá sổ kết chuyển số phát sinh về doanh thu và chi phí sang những
tài khoản khấc có hên quan, thông qua đó giúp kế toán lập được những chỉ tiêu
báo cáo có liên quan và đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp tính toán được
các chỉ tiêu phục vụ cho quản lý. Sau khi thực hiện bút toán khoá sổ thì các tài
khoản danh nghĩa (tài khoản tạm thời) này không có số dư cuối kỳ. Các tài
khoản này được mở lại ở kỳ kế toán tiêp theo khi có phát sinh và không có sô
dư đầu kỳ. Bút toán khoá sổ có thể có nhiều bước trung gian khác nhau, nhung
cuối cùng thì số liệu từ các tài khoản danh nghĩa này sẽ được kết chuyên sang
các tài khoản thực (tài khoản vĩnh viễn) có liên quan “ là những tài khoản mà
số dư của chúng được trình bày ở những chỉ tiêu thích hợp trên Bảng cân đối kế
toán và số dư cuối kỳ này được mang sang kỳ ke toán tiếp theo.
Đút toán khoá sổ các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập và chi phí để xác
định kết quả kinh doanh vừa có mục đích xóa số dư tạm thời của các tài khoản
này và vừa có mục đích ghi nhận lãi hoặc lỗ của đơn vị đối với kỳ kế toán hiện
hành, về mặt lý thuyết, bút toán khoá sổ doanh thu và thu nhập có thể ghi tăng
trực tiếp vốn chủ sở hữu bằng cách ghi Có TK “Lợi nhuận (sau thuế) chưa phân
phối” hay thường được gọi là lợi nhuận giữ lại. Ngược lại, bút toán khoá sổ các
tài khoản chi phí thời kỳ hay chi phí để xác định lợi nhuận có thể ghi giảm trực
tỉếp vốn chủ sở hữu thông qua việc ghi Nợ TK “Lợi nhuận (sau thuê) chưa
phân phối”. Tuy nhiên, điều đó có thể dẫn đến sự chi tiết quá mức trên tài
khoản này và ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin phục vụ cho quản lý.
Thay vấo đó, kế toán khoá sổ các tài khoản dùng để lập Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh thông qua bút toán kêt chuyên sang một tài khoản tạm thời
khác - TK “Xác định kết quả kinh doanh”. Chênh lệch giữa doanh thu và thu
nhập với chi phí trên TK “Xác định kết quả kinh doánh” sẽ được kết chuyển
sang TK “Lợi nhuận (sau thuế) chưa phân phối) và TK “Xác định kết quả kinh
doanh” sẽ không có số dư sau khi thực hiện bút toán khoá sồ. Sơ đồ 6.5 dưới
đây trình bày tóm tắt các bút toán khoá sổ doanh thu, thu nhập, và chi phí đê
xác định kểt quả hoạt động của đơn vị trong một kỳ báo cáớ.

205
Các TK phản ánh TK “Xác định Các TK phản
chi phí để xác kết quả ánh doanh thu
định lợi nhuận kinh doanh” và thu nhập
Kết chuyển doanh thu, thu
Kết chuyển chi phí để xác nhập để xác định kết quả
định kết quả kinh doanh
o>' ;ì
o 1
ƠQ tí £
ƠQ TK “Lợi nhuận
sau thuế chưa £5
o ,tí
í
Ễ << _____phân phối” tí

ƠQs

B <

Sơ đồ 6.5 - Bút toán khoá sổ doanh thu, thu nhập và chi phí để xác định kết quả
Trường hợp các đơn vị kế toán có sử dụng các tài khoản danh nghĩa khác như
các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất (hay còn được gọi là chi phí hình thành
tài sản) thì phải thực hiện các bút toán khoá sổ cuối kỳ để kết chuyển các chi
phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã tập hợp trên các tài khoản chi phí sản xuất
sang tài khoản tính giá thành sản phẩm nhằm xác định giá trị của sản phẩm
hoàn thành trong kỳ. Các bút toán này sẽ khoá sổ các tài khoản chi phí sản xuất
trong kỳ và do vậy các tài khoản này cũng sẽ không có số dư cuối kỳ. Các bút
toán kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm đã được trình bày ở
Chương 4.

3. Báo cáo tàỉ chính


Như đã được giới thiệu ở Chương 1, báo cáo tài chính là sản phẩm của kế
toán tài chính hướng đến đối tượng chủ yếu là những người sử dụng thông tin
bên ngoài đơn vị - trong đó chủ sở hữu và chủ nợ là hai đối tượng trọng tâm.
Các báo cáo tài chính phục vụ cho mục đích chung này thường bao gồm:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu
chuyên tiền tệ, và thuyết minh báo cáo tài chính. Mục đích của các báo cáo tài
chính là cung cấp thông tin hữu ích đối với đại đa số những người sử dụng
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế - đó là thông tin về tình hình tài
chính, kết quả tài chính và các dòng tiền của một đơn vị. Báo cáo tài chính
cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực mà họ
được giao phó. Bảng 6.7 dưới đây trình bày tóm tắt trình tự và bản chất của
các báo cáo tài chính này.

206
1' ' . ■ . . . ■■

Bảng 6.7 “ Trình tự lập và bản chất của các báo cáo tài chính
■ te Trình tự Báo cáo tài chính Bản chất
■ te:-.
1 Báo cáo kết quả Báo cáo tóm tắt doanh thu và chi phí của
■ ■ te. ■ hoạt động kinh đơn vị cho một kỳ kế toán nhất định (chang
doanh hạn tháng, quý, hoặc năm)
■ 1-

2 Báo cáo thay đổi Báo cáo tóm tắt những thay đổi trong vốn
vốn chủ sở hữu chủ sở hữu đã xảy ra trong một kỳ kế toán
nhất định (chẳng hạn tháng, quý, hoặc năm)
ịỄte

3 Bảng cân đối kế Báo cáo tóm tắt giá trị của các loại tài sản,
■" Ịế toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tạỉ một ngày
cụ thể (thường là ngày cuối kỳ kế toán
te ■ tháng, quý, hoặc năm)
te-

1 4 Báo cáo lưu Báo cáo tóm tắt số tiền thu được và chi ra
te-'--
chuyển tiền tệ được phân loại theo các hoạt động của đơn
'■ 1

vị cho một kỳ kế toán nhất định (chẳng hạn


ị'
tháng, quý, hoặc năm)
- ịw- ■
5 Thuyết minh báo Trình bày thông tin nhằm giải thích thêm

cáo tài chính các chỉ tiêu đã được công bố trếổ các báo
B ■

cáo tài chính và một số thông tih có liên


quan khác đến đơn vị báo cáo nhữ chính
’ ■ ■
sách kế toán được áp dụng để ghi nhận các
' 1
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày
các báo cáo tài chính
1 Báo cáo tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của chế độ kế toán
1 doanh nghiệp, được quy định cả về mẫu biểu, cũng như nguyên tắc lập và
Ệ trình bày các chỉ tiêu và thường được giới thiệu chi tiết, đầy đủ trong các giáo
I trình kế toán tài chính. Chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống kế toán ở
1 nhiều qúốc gia có quy định bắt buộc về việc lập và trình bày Bảo cảo thay đổi
[ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ở nước ta, nội dung thay đổi vốn chủ sở hữu được
r giải thích trong thuyết minh báo cáo tài chính Vì vậy, mục này chỉ trình bày
I một cách khái quát về công dụng và cấu trúc cửa tùng báo cáo cùng với
I nguyên tắc tổng quát, cơ bản nhất đối với việc lập và trình bày thông tin trên
i các báo cáo tài chính.
3.7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày toàn bộ doanh thu, thu nhập và
chi phí của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Thông tin về doanh

j 207
thu và thu nhập được trình bày trên báo cáo này gồm: i) doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ - là lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanh chính,
thuộc về chức năng của đơn vị, ii) doanh thu hoạt động tài chính - là lợi ích
kinh tế thu được từ các hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp, và iii)
thu nhập khác - lợi ích kinh tế phát sinh ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
về mặt cấu trúc, theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo tài
chính (VAS 21) thì Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các
khoản mục chủ yêu sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
- Các khoản giảm trừ doanh thu;
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
“ Giá vốn hàng bán;
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
- Doanh thu họạt động tài chính;
- Chi phí tài chính;
- Chi phí bán hàng;
“ Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
- Thu nhập khác;
- Chi phí khác;
- Tổng lợi nhuận (kế toán) trước thuế;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
~ Lợi nhuận sau thuế.
Báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo cấu trúc trên thường được gọi
là báo cáo đựợc lập có phân biệt kết quả hoạt động của đơn vị thành hai phần,
đó là hoạt động kinh doạnh và hoạt động khác. Với cách tiếp cận thứ nhất này,
kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày thể hiện lợi nhuận kế toán trước
thuế được xạc định qua nhiều bước khác nhau. Các bước xác định lợi nhuận sau
thuế được thể hiện thông quạ các chỉ tiêu được in nghiêng và được giải thích ở
Bảng 6.8 dưới đây. Trong chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp (ban
hành theo Thong tư 200/2014/TT-BTC) thì Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh được cấu trúc theo cách tiếp cận thứ nhất này thể hiện lợi nhuận được
xác định qua nhiều bước và các chỉ tiêu cơ bản được trình bày trong Bảng 6.8
dưới đây.

208
Bảng 6.8 “ Các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
f _ ______ CHỈ TIÊU________ Mã SỔ
1 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
I 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02
1 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01- 02) 10
I 4. Giá vốn hàng bán 11
I 5. Lợi nhuận gộp về bản hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 -11) 20
Ệ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21
I. 7. Chi phí tài chính 22
1? 8. Chi phí bán hàng 25
I 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26
I 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30
I [30 = 20 +(21 -22)-(25 + 26)]
I 11. Thu nhập khác 31
I 12. Chi phí khác 32
1 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
I 14. Tổng lợi nhuận kế tọản trước thuế (50 = 30 + 40) 5Ọ
I 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
I 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
I 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp (60 = 50-51 - 52) 60
—:-------- :---------;———:----------------- - --------------
— -----
I Ghì chú: Các chỉ tiêu này được trích từ Mầu số B02 - DN (Ban hành theo
I Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
r \ . . ,■ ' A \ ị/ , 1 Ấ ,
Cách trình bày các chỉ tiếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo
I cách tiếp cận thứ nhất này khác với trường hợp kết quả kinh doanh được trinh
1 bày theo cách thứ hai là khái quát thành một phần duy nhất. Với cách tiếp cận
I thứ hai này, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày liệt kê tất cả các
1 chỉ tiêu theo hai nhóm: i) các khoản doanh thu, thu nhập, và ii) các khoản chi
I phí. Như vậy, việc trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hai
Ị cầch tiếp cận trên dân đến sự khác nhau về mức độ chi tiết của thông tin ỵề kết
I quả hoạt động và trình tự trình bày các chỉ tiếu.
Ị Theo cách tiếp cận trình bày kết quả kinh doanh qua nhiều bước (như trường
I hợp được quy định theo Chê độ kế toán doanh nghiệp ở nước ta - Bảng 6.8 ở

É 209
trên - và cũng là cách tiếp cận phổ biến của nhiều quốc gia khác) thì chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định qua năm bước cơ bản
phản ánh từng phần kết quả kinh doanh của đơn vị báo cáo, cụ thể:
Bước 1 - Xác định vấ trình bày chỉ tiêu doanh thu thuần: Doanh thu thuân là 2|
phần còn lại của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản
giảm trừ doanh thu (gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, và doanh|Ể
thu hàng bán bị trả lại), số liệu về doanh thu thuần thể hiện các lợi ích kinh tễđ
doanh nghiệp thu được từ các hoạt động thuộc về chức năng của đơn vị. Doanh -S
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể phát sinh từ hoạt động tiêu thụ hàng Ệ
hoá, bán các thành phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ. . IỆ
Cần lưu ý rằng các khoản thuế gián thu và các khoản phí mà doanh nghiệp phải
nộp lại cho ngân sách nhà nước không được xem là khoản giảm trừ doanh thu,
mặc dù các khoản này cũng được ghi giảm vào doanh thu nếu khi nhận doanh ỂỊ
thu ban đầu chưa tách riêng ra được các khoản này. Sở dĩ như vậy là vì giá trfH
các khoản thuế gián thu và các khoản phí thu hộ này không thuộc phạm vi đo 3
lường doanh thu nồi không được xem là khoản giảm trừ doanh thu Bảng 6.9m
sau đây minh hoạ số liệu để xác định doanh thu thuần trên Báo cáo kết quả hoạt ll
động kinh doanh (hợp nhất) Quý I năm 2020 - minh hoạ trường hợp của Công 'Ệ
ty Cổ phần Sữa Việt Nam. 3
Bảng 6.9 “ Xác định doanh thu thuần
CHỈ TIÊU MÃ SỐ QUÝ I (đồng)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 14.206.192.026.063
Các khoản giảm trừ doanh thu 02 53.092.072.488
Doanh thu thuần về bán hảng và cung cấp dịch 10 14.153.099.953.575
vụ (ỉ 0 = 01-02)
Ghi chủ: Số liệu được minh hoạ trong Bảng 6.9 trên và các số liệu có liên quan U
đến Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được trích từ Báo cáo tài chính (hợp nhất) I
Quý I năm 2020 và được truy cập từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Ị
Chí Minh. . . . ■ 1
Bước 2 - Xác định lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa doanh thu I
thuần và giá vốn hang bấn. Bởi vì chi phí kinh doanh (gồm chỉ phí bán hàng và 1
chỉ phí quản lý doanh nghiệp) chưa được tính trừ nên chỉ tiêu lợi nhuận gộp I
không phải là thước đo phản ánh lợi nhuận cuối cùng trong một kỳ ké toán của ị
đơn vị. Đối với trường hợp cùa Cổng ty cổ phần Sữa Việt Nam, lợi nhuận gộp 2
của Công ty là 6.605.811.607.925 đồng và được xác định như sau:

210
Bảng 6.10 - Xác định lợi nhuận gộp
_______ _______ CHỈ TIÊU________________ MÃSÓ QUÝ I (đồng)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 14.153.099.953.575
Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 11 7.547.288.345.650
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 6.605.811.607.925
(20 - 10-11)____________________ ____________________________
Bước 3 - Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh là kết quả các hoạt động kinh doanh thông
thường (còn được gọi là hoạt động liên tục hay hoạt động chính yếu) của doanh
nghiệp. Lợi nhuận thuân từ hoạt động kinh doanh thường được xác định băng
cách trừ chi phí kinh doanh vào lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở Chương 2, hoạt động kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động có sử dụng vốn cho các hoạt động bên
trong (còn được gọi là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) và cho các hoạt
động bên ngoài doanh nghiệp (còn được gọi là hoạt động tài chính). Do vậy, lợi
nhụận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính bao gồm cả doanh thu hoạt
động tài chính và chi phí tài chính. Chỉ tiêu này giúp người sử dụng thông tin
đánh giá được khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh thông thường cụa
doanh nghiệp. Bảng 6.11 sau đây minh hoạ việc xác định chỉ tiêu này trong
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hợp nhất) quý I năm 2020 của Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam.
Bảng 6,11 “ Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
CHỈ TIÊU MÃ SỐ QUÝ I (đồng)
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 6.605.811.607.925
Doanh thu hoạt động tài chính 21 284.879.682.275
Chi phí tài chỉnh 22 122.428.728.401
Lỗ chia từ công ty liến kết 24 (11.789.710.907)
Chi phí bán hàng 25 3.004.141.744.869
Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 389.344.385.755
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.362.986.720.268
[30 = 20 + (21 -22) +24 - (25 + 26)]
Bước 4 - Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động khác: Hoạt động khác bao
gôm các hoạt động không thuộc hoạt động kinh doanh của đơn vị. Các chỉ tiểu
thuộc hoạt động này bao gôm thu nhập khác và chi phí khác phản ánh các
khoản lợi ích kinh tế được tạo ra hoặc giảm đi không liên quan đến hoạt động
chính của đơn vị. Chẳng hạn, lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ các giao
dịch nhượng bán hay thanh lý các máy móc thiết bị được xem là thu nhập khác.

211
Ngược lại, các khoản chi phí phát sinh liên quan đến các giao dịch này được
xem là chi phí khác. Ngoài ra, các khoản thu nhập và tổn thất phát sinh không
thường xuyên hay không thông thường cũng thường được xem là thu nhập và
chi phí khác. Bảng 6.12 sau đây trình bày thu nhập và chi phí khác của Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam cho giai đoạn ba tháng kết thúc ngày 31/03/2020.
Bảng 6.12 - Xác định kết quả từ hoạt động khác
CHỈ TIÊU MÃ SỐ QUÝ I (đồng)
Thu nhập khác 31 36.671.885.321
Chi phí khác 32 41.399.602.611
Ket quả từ hoạt động khác (40 = 31 - 32) 40 (4.727.717.290)
Trong một vài trường hợp, kết quả từ hoạt động khác đóng góp khá lớn đến chỉ
tiêu lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Việc trình bày tách biệt hoạt động kinh
doanh và hoạt động khác có ý nghĩa quan trọng đối với những người bên ngoài
sử dụng thông tin của doanh nghiệp, bởi vì hoạt động kinh doanh về nguyên tắc
có tính chất bền vững, thường được duy trì ổn định và có tính chất lặp lại.
Ngược lại, hoạt động khác thường không có tính chất lặp lại hay không tái diễn
trong tương lai. Do vậy, tính chất so sánh được đối với kết quả từ hoạt động
khác rất hạn chế. Thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh được xem là có
giá trị dự báo cao hơn là kết quả từ các hoạt động khác. Và thông thường, phần
lợi nhuận từ hoạt động khác không được chú trọng đến trong công tác lập kế
hoạch, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 5 - Xác định lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế: Tổng
lợi nhuận kế toán trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện được
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp.1 Chỉ tiêu này sau khi trừ đi chi phí thuế thu nhập sẽ xác định được chỉ
tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Bảng 6.13 sau đây trình bày
tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận kế toán sau thuế của Công ty cổ
phần Sữa Việt Nam cho giai đoạn ba tháng kết thúc ngày 31/03/2020.
Bảng 6.13 - Xác định lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế
CHỈ TIÊU MÃ SỚ QUÝ I (đồng)
Lợi nhuận kế toán trước thuế 50 3.358.259.002.978
Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 564.338.684.243
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17.113.759.408
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 2.776.806.559.327

1 Nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không thuộc
phạm vi của Giáo trình này và có thể được tham khảo ở các tài liệu có liên quan như Giáo
trình Ke toán thuế hoặc Giáo trình Kể toán tài chính doanh nghiệp.

212
Nhằm đảm bảo tính chất so sánh của doanh thu, thu nhập và chi phí giữa các kỳ
kế toán, các chỉ tiêu được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
bao gồm cả số liệu của kỳ kế toán (tháng, quý, hay năm) hiện tại và của kỳ kế
toán trước. Trong đó, số kỳ trước được trình bày theo số liệu tương ứng từ báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước có liên quan.
i Việc tổng hợp tổng số doanh thu (thu nhập) và chi phí phát sinh trong kỳ được
thực hiện căn cứ vào số phát sinh trong kỳ từ sổ Cái và các sổ chi tiết theo dõi
doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả (sổ kế toán theo dõi thông tin trên các
tài khoản từ loại 5 đến loại 9). về cơ bản, phần lớn các chỉ tiêu trên Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh (xem Bảng 6.8) chính là số tiền của bút toán
Ẽ khoá sổ của các tài khoản có liên quan nhăm kết chuyển doanh thu, thu nhập,
và chi phi sang TK “Xác định kết quả kinh doanh” để tính lợi nhuận trong kỳ
của doanh nghiệp.
3.2. Bảng cân đoi kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình trạng tài chính của một doanh nghiệp ở một
thời điểm nhất định. Thông tin để đánh giá tình trạng tài chính được trình bày
trên báo cáo này bao gồm thông tin về tài sản, nợ phải trả, và vốn chủ sở hữu.
về mặt cấu trúc, theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo -tài
chính (VAS 21) thì Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản như
ở Bảng 6.14 dưới đây.
Bảng 6.14 - Các chỉ tiêu cơ bản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN NGUỒN VỐN

Tiền và các khoản tương đường tiền


Vay ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải trả thương mại và phải trả
ngắn hạn khác
Các khoản phải thu thương mại và Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
phải thu khác
Hàng tồn kho Các khoản vaý và nợ phải trả dài hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác Các khoản dự phòng

Tài sản cố định hữu hình Phần sở hữu của co đông thiểu số
Tài sản cố định vô hình Vốn góp
Các khoản đầu tư tải chính dài hạn Các khoản dự trữ
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Lợi nhuận chưa phân phối
Tài sản dài hạn khác___________
Tài sản và nợ phải trả của đơn vị được trình bày trên Ẹảng cân đối kế toán
thường được chia thành hai phần là ngắn hạn và dài hạn. Đây là cách trình bày

213
phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp và cũng được quy định trong chế độ kể
toán áp dụng cho các doanh nghiệp ở nước ta.
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và những tài sản khác sẽ được chuyển hoá
thành tiền hoặc được sử dụng trong vòng một năm (tính từ ngày khoá sổ và lập
các báo cáo tài chính) hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh
nghiệp - nếu chu kỳ kinh doanh dài hơn một năm. Trong phần tài sản ngắn hạn,
các chỉ tiêu được sắp xếp theo trình tự tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi
thành tiền) giảm dần. Theo đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hận (như các
loại cổ phiếu hay trái phiếu nắm giữ với ĩiiục đích kinh doanh) được sắp xếp
trước các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, vi các loại chứng khoán
kinh doanh có thể dễ đàng được bán và chuyển đổi thành tiền so với nợ phải
thu, hàng tồn kho, hay những tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản dài hạn bao gồm những tài sản còn lại không thuộc loại tài sản ngắn
hạn. Cụ thể, những tài sản mà doanh nghiệp không có dự định chuyển đổi thành
tiền (bán hay sử dụng) trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp - nếu chu kỳ kinh doanh dài hơn một năm thì được
xem là tài sản dài hạn. Các chỉ tiêu trong phần tài sản dài hạn thường được sắp
xếp theo tính chất ổn định. Theo đó, những tài sản được nắm giữ và sử dụng lâu
dài cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được sắp xếp trước tiên.
Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ được (dự kiến) thanh toán trong vòng một
năm (tính từ ngày khoá sổ và lập các báo cáo tài chính) hoặc một chu kỳ kinh
doanh - nếu chu kỳ kinh doanh dài hơn một năm. Các khoản nợ ngắn hạn có
thể bao gồm cả một phần nợ dài hạn đến hạn trả, chẳng hạn như khoản nợ gốc
phải thanh toán ở năm tiêp theo của một khoản vay ngân hàng theo hợp đông
tám năm và doanh nghiệp phải trả một khoản nợ gốc bằng nhau ở cuối mỗi
năm. Các chỉ tiêu ở phần nợ ngắn hạn thường được sắp xếp theo trình tự ưu tiên
thanh toán hay trả nợ khi đến hạn.
Nợ dài hạn là tất cả các khoản nợ phải trả không phải là nợ ngắn hạn, bao gồm
các khoản nợ được (dự kiến) thanh toán (hoặc giải quyết) sau một năm (tính từ
ngày khoá sổ và lập các báo cáo tài chính) hoặc một chu kỳ kinh doanh - nếu
chu kỳ kinh doanh dài hơn một năm. Các khoản nợ dài hạn thường được giải
thích bổ sung chi tiết hơn bởi Thuyết minh báo cáo tài chính, gồm thông tin về
bản chất, về điều khoản hợp đồng, v.v.
Việc phân loại, trình bày tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn
thường được áp dụng ở hầu hết các đơn vị lập báo cáo và cũng được quy định
trong chế độ kế toán doanh nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, trường hợp do tính
chât hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài
hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh

214
I khoản giảm dần. Ngoài ra, đối với trường hợp các doanh nghiệp không đáp ứng
l giả định hoạt động liên tục thì các chỉ tiêu tài sản và nợ phải trả cũng không
I được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn mà chỉ được trình bày theo tính thanh
1 khoản giảm dần.
I vấn chủ sở hữu là phần lợi ích còn lại của chủ sở hữu đối với số tài sản của
I doanh nghiệp sau khi thanh toán và giải quyết các khoản nợ phải trả. Trong đó,
1 vốn chủ sở hữu thường được chia thành vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận
I giữ lại (bao gồm cả các nguồn vốn và quỹ chuyên đùng).
I về mặt hình thức, Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo dạng tài
I khoản hoặc theo dạng báo cáo. Đối với trường hợp được trình bày theo dạng tài
I khoản, các chỉ tiêu phản ánh tài sản được trình bày ở phía bên trái còn các chỉ
I tiếu phần ánh nợ phải trả và vốn chủ sở hưu được phản ánh ở phía bên phải
I (như hình thức của Bảng 6.14). Còn trường hợp Bảng cân đối kế toán được
Ệ trình bày theo dạng báo cáo - đây là khuôn mẫu được áp dụng rộng rãi hơn -
Ì thì các chí tiêu phản ánh tài sản được trình bày trên cùng, sau đó đến các chỉ
tiêụ phản ánh nợ phải trả, và cuối cùng là các chỉ tiêu phản ánh vốn chủ sở hữu.
Đây cũng là hình thức trình bày các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán được
hướng dẫn trong chế độ kế toán doanh nghiệp (xem Mau B01-DN, Phụ lục 2 -
Thông tư 200/2014/TT-BTC). ;
Nhằm đảm bảo tính chất so sánh và đánh giá đúng đắn tình hình tài chính của
I doanh nghiệp, các chỉ tiêu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bao gồm cả
số liệu đầu năm và số liệu cuối kỳ. Trong đó, số đầu năm của các chỉ tiêú được
1 trình bày căn cứ vào số cuối năm của các chĩ tiêu tương ứng trên Bảng cân đối
I . ■ kế toán năm trước; Còn sổ cuối năm (đối với báo cáo tài chính năm) hay số
ỊÍ cuối kỳ (đổi với báo cáọ tài chính giữa niên độ) của các chỉ tiêu được lập căn cứ
I vào số dư cuối kỳ của các tài khoản phận ánh tài sản, nợ phải trả, và vốn chủ sở
hữu căn cứ vào số liệu từ sổ Cái và các sổ chi tiết tương ứng (theo dõi thông tin
Ị trên các tài khoản từ loại 1 đến loại 4).
về nguyên tắc, số dư Nợ từ sổ Cái các tài khoản (hoặc số dư cuối kỳ tương ứng
trên các sổ chi tiết) được sử dựng để ghi vào các chỉ tiêu thích hợp bền phần tài
sản của Bảng và số dư Có từ sổ Cái các tài khoản (hoặc số dư cuối kỳ tương
ứng dư cậc
- sốtrên cácchi
của sổ tàitiết) để ghi
khoản điềuvào chỉ tiêu
các giảm
chỉnh tài thích hợp tài
sản: Các phần điều
bênkhoản nguồnchỉnh
vốn
Ễ giảm tài sảnTuy
của Bảng. nhiên,
được thiếtcókếnhững
nhằm trường
đáp ứnghợp ngoại
yêu lệ sau:lý trên cơ sở điều chỉnh
cầu quản
1' số liệu về tài sản đã được phản ánh trên cảc tài khoản nhằm cung cấp các chỉ
Ệ tiêu xác thực về tài sản cần điều chỉnh tại thời điểm báo cáo. Do vậy, số dư từ
I sổ Cái của các tài khoản điều chỉnh giảm tài sản (số dư Có) được ghi âm theo
Ệ ■
I 215
I
I
hình thức ghi trong ngoặc đơn ở phần tài sản. Các tài khoản này bao gồm: TK I
214 “Hao mòn TSCĐ” và ÍK 229 “Dự phòng tổn thất tài sản”. 1
- Trường hợp các tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu có số dư Nợ thì ị
đó là số liệu điếu chỉnh giảm nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo ĩ
cáo. Do vậy, các số liệu này được ghi âm ở phần nguồn vốn. Các tài khoản
phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu có thể có số dư Nợ như: TK 4112 “Thặng dư - ị
vốn cổ phần”, TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”, TK 413 “Chênh lệch I
tỷ giá hối đoái”, TK 419 “Cổ phiếu quỹ” và TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa Ề
phân phối”. /ị
- Sổ dư của các tài khoản phản ánh các khoản nợ trong thanh toán2 (các tài 1
khoản thuộc nhóm tài khoản có số dư Nợ - Có) được tổng hựp riêng và phản
ánh riêng đúng theo nội dung kinh tế phản ánh trên tài khoản, cụ thể:
+ Căn cứ vào các sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu, sổ chi tiết theo dõi J
các khoản phải trả để tổng hựp riêng theo từng số dư chi tiết bên Nợ hoặc bên '
Có của từng tài khoản, có kết hợp phân tích theo thời gian thu hồi hoặc thanh '
toán để chia thành các khoản phải thu (hoặc nợ phải trả) ngắn hạn hay dài hạn. Ệ
+ợLây tổng số dư chi tiết Nợ của các tài khoản theo dõi các khoản phải thu 1
để ghi vào các chỉ tiêu thích hợp ở phần tài sản (tài sản ngắn hạn hoặc tài sản ỉ
dài hạn).
+ Lấy tổng số dư chi tiết Có củạ các tài khoản theo dõi các khoản phải thu để 'ị
ghi vào các chỉ tiêu thích hợp ở phần nguồn vốn (nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn). <
+ Lây tổng số dư chi tiết Nợ của các tài khoản theo dõi các khoản phải trả để I
ghi vào các chỉ tiêu thích hợp ở phần tài sản (tài sản ngắn hạn hoặc tài sản 1
dài hạn).
+ Lây tổng số dư chi tiết Có của các tài khoản theo dõi các khoản phải trả để
ghi vào các chỉ tiêu thích hợp ở phần nguồn vốn (nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn). :
3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tê cung cấp thông tin về các luồng tiền của doanh
nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định theo các hoạt động. Với mục đích chủ
yếu là cung cấp thông tin về dòng tiền thu và chi cho người sử dụng để phân
tích trạng thải tiền, qua đó đánh giá được tiền của đơn vị có thể được tạo ra từ
những nguồn nào, được sử dụng cho mục đích gi, và đã thay đổi như thế nào
trong kỳ kê toán, cách thức phân loại các hoạt động trên báo cáo này không
đông nhất với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thông tin về các luồng

2 Trong Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, nhóm tài khoản này có số hiệu 13* hoặc 33*
mà điển hình là TK 131 “Phải thu của khách hàng” và TK 331 “Phải trả cho người bán”.

216
tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được phân loại theo ba hoạt động gồm: hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài trợ.
về mặt cấu trúc, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các luồng tiền theo
ba hoạt động riêng biệt nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá
được ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với lượng tiền và các khoản tương
đương tiền tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa các hoạt
động nêu trên.
Luồng tiền từ hoạt động kỉnh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về luồng tiền này
cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ
các hoạt động kinh dọanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả
cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài
chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được
sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được
luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các luồng tiền chủ yếu từ
hoạt động kinh doanh gồm:
~ Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, và doanh thu khác (như
tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác như bán chúng
khoán kinh doanh);
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ (bao gồm cả tiền chi
mua chứng khoán kinh doạnh);
- Tiền chi trả cho người lao động (về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao
động về bảo hiểm, trợ cấp, V.V.);
- Tiền chi trả lãi vay;
- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (như tiền thu được do được hoàn
thuế, tiền thu về do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp
đồng kinh tế);
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (như chi bồi thường, bị phạt và các
khoản chi phí khác; tiền nộp các loại thuế khác - không bao gồm thuế thụ
nhập doanh nghiệp; tiền nộp các Ịoại phí, lệ phí và tiền thụê đất; tiền nộp các
khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và kinh phí công
đoàn, V.V.);
- Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng
kinh tể.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm,
xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác

217
không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt
động đầu tư gồm:
- Tiền chi để mua sắm, xâỵ dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác,
bao gồm cả những khoản tiên chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn
hoá là tài sản cố định vô hình;
- Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn
khác;
- Tiền chi cho vay đối với bên khác, tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn
vị khác (trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản
tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại);
— Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, tiền thu do bán lại các công cụ nợ của
đơn vị khác (không bao gồm thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các
khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương
mại);
- Tiền chi đầu tư góp vổn vào đơn vị khác (không bao gồm tiền chi mua cổ
phiếu vì mục đích thương mại);
— Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (không bao gồm tiền thu từ bán
lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại);
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.
Luồng tiền từ hoạt động tài trợ là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về
quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng
tiền chủ yếu từ hoạt động tài trợ gồm:
~ Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
— Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiêu của chính doanh
nghiệp đã phát hành;
- Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
- Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính;
- cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào số liệu có liên quan từ Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài
chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước, và các tài liệu kế toán khác như sổ
Cái và các sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiển mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”,
“Tiền đang chuyển”, v.v.
về mặt phương pháp, các chỉ tiêu phản ánh luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
có thể được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp. Còn

218
f các chỉ tiêu phản ánh luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ được
lập theo phương pháp trực tiếp.
ị Phương pháp trực tiêp liệt kê và tông hợp riêng tiên thu và chi theo từng hoạt
ị động. Chẳng hạn, đối với phần báo cáo về luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
f sẽ liệt kê số tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh (ví dụ như tiền thu từ
f khách hàng) và tiếp đến là số tiền chi cho các hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở
Ịt đó, (lưu chuyển) tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được tính bằng chênh lệch
I giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong
f kỳ báo cáo. về cơ bản, nội dung và trình tự sắp xếp các chỉ tiêu thuộc các luồng
I tiền trong trường hợp doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương
t pháp trực tiếp tương tự như đã vừa trình bày ở trên.
Phương pháp gián tiếp điều chỉnh số liệu báo cáo của chí tiêu “Tổng lợi nhuận
F kế toán trước thuế” nhằm loại khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải
£ bằng tiền có ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các khoản
I mục có ảnh hường đến tiền nhưng được xếp vào luồng tiền của hoạt động đầu
r- tư. Khác với phương pháp trực tiếp, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh khi
I đưực lập theo phương pháp gián tiếp không trình bày chi tiết và tách biệt từng
khoản mục riêng lẻ về dòng tiền vào và dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh. z
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-
ị BTC), các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương
pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp gián tiếp theo Mau số B03 - DN tương
ứng với tùng phương pháp. Nội dung chi tiết về phương pháp lập báo cáo lưu
ỉ chuyển tiền tệ được giải thích kỹ hơn trong Giảo trình Ke toán tài chỉnh.
3.4. Thuyết minh bảo cảo tài chỉnh
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rợi của
Báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bản thuyêt minh dùng để mô tả mang tính
tường thuật hoặc phân tích chi tiết một số thông tin, số liệu đã được trình bầy
trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ. Qua đó, giúp cho người sử dụng hiểu và đánh giá đúng hơn
tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng tạo ra và sử dụng tiền của
doanh nghiệp.
Bản thuyết minh bảo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bảy những nội
dung cơ bản sau đây:
- Thông tin về cơ sở lập và trình bày báọ cáo tài chính và các chính sách kê
toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan
trọng;

219
- Thông tin trọng yếu (theo quy định của các chuẩn mực kế toán nhưng chưa
được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác);
- Thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác,
nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ. vào các báo cáo tài chính
khác cùng kỳ hiện tại (gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo); Các sổ kế toán tổng
hợp và sể kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan; Bản thuyết
minh Báo cáo tài chính năm trước; và tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng
như các tài liệu liên quan khác.
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-
BTC), các doanh nghiệp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Mau số
B09 - DN. Nội dung chi tiết về phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài
chính được giải thích kỹ hơn trong Giảo trình Ke toản tài chỉnh.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Tại sao cần thực hiện các bút toán điều chỉnh? Lưu ý: Câu trả lời cần vận
dụng nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí để giải thích việc điều chỉnh
các tài khoản và các khoản mục có liên quan.
2. Liệt kê bốn loại nghiệp vụ điều chỉnh và trình bày tóm tắt bút toán điều chỉnh
tương ứng.
3. Một công ty tư vấn luật ký một hợp đồng với khách hàng với giá 80.000.000
đồng vào tháng 3 năm 20X1, thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
vào tháng 4 năm 20X1, xuất hoá đơn cho khách hàng tương ứng với giá trị đã
ký trong hợp đồng vào tháng 5 năm 20X1, và khách hàng thanh toán cho công
ty vào đầu tháng 6 năm 20X1. Chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ
cho hợp đồng này chỉ phát sinh ở tháng 4 với sổ tiền là 45.000.000 đồng.
Trong tình huống này, công ty ghi nhận doanh thu và chi phí như thế nào?
Lưu ý: Câu trả lời cần trình bày rõ về thời gian và số tiền đứợc ghi nhận.
4. Tên gọi “Chi phí trả trước” cổ hàm ý rằng đây là một khoản mục chi phí và
được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điêu
này không đúng mà thực sự là số dư của TK “Chi phí trả trước” được trình
bày ở Bảng cân đối kế toán (phần tài sản). Hãy giải thích (a) tại sao khoản
mục chi phí trả trước là tài sản và (b) tại sao cần thực hiện bút toán điều chỉnh
đối với các khoản chi phí trả trước.

220
fe ■
í ■ ■ ■ ■ ■ . ■■ ■■ ■ ■

I 5. Tên gọi “Doanh thu chưa thực hiện” có hàm ý rang đây là một khoản mục
I doanh thu và được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy
I nhiên, điều này không đúng mà thực sự là số dư của TK “Doanh thu chưa
thực hiện” được trình bày ở Bảng cân đối kế toán (phần nợ phải trả). Hãy giải
I thích (a) tại sao khoản mục chi phí trả trước là nợ phải trả và (b) tại sao cân
I thực hiện bút toán điều chỉnh đối với các khoản doanh thu chưa thực hiện.
I 6. “Một bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến ít nhất một khoản mục trên Bảng cân
Ệ đối kế toán và một khoản mục trên Báo cáo két quả hoạt động kinh doanh”.
Ệ Anh (chị) có đồng ý với nhận định này không và hãy giải thích lý do?
I 7. Khi thực hiện bút tpán điều chỉnh các khoản chi phí trả trước, kế toán cần phải
Ệ xem xét đến bút toán đã được ghi nhận có liên quan đến nghiệp vụ về chi phí
■Ệ trả trước đã phát sinh. Điều nàỵ là khác với trường hợp thực hiện bút toán
Ệ điều chỉnh các khoản dồn tích. Hãy giải thích lý do vì sao có sự khác biệt này.
1’ 8. Công ty Hồng Phát nợ 10.000.000 đồng tiền lãi mỗi tháng cho khoản vay
Ệ ngân hàng và phải trả vào ngày đầu tiên của mỗi tháng. Ngày kết thúc niên độ
I kế toán của Công ty là ngày 31 tháng 12 năm 20X1 và các bút toán điều chỉnh
A được thực hiện hằng năm. Đối với khoản tiền lãi này, kế toán của Công ty
1' quyết định không ghi nhận khoản lãi này vào ngày 31 tháng 12 vì nó sẽ được
I trả chỉ một ngày sau đó, vào ngày 1 tháng 1 năm 20X2. Theo anh (chị) thì (a)
Ệ Tiền lãi phải được ghi vào ngày 31 tháng 12 hay ngày 1 tháng 1; Giải thích lý
I do tại sao và tại sao khổng, (b) Nếu bủt toán điều chỉnh không được thực hiện
Ệ vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1, hãy xác định tài khoán nào (nếu có) sẽ bị
ỈỈ báo cáo cao hơn hay thấp hơn giá trị và với số tiền là số tiền cho năm tằi
chính 20X1.
9. Bút toán của các nghiệp vụ phát sinh ban đầu khác với bút toán điều chỉnh như
thế nào; và các bút toán điều chỉnh khác với các bút toán khoá sổ như thế nào?
10. Phân biệt bút toán điều chỉnh và bút toán sửa sai trên sổ kế toằn.
1 11. Tại sao phải thực hiện các bút toán khoá sổ kế toần?
Ệ 12. Tại sao phải sử dụng TK “Xác định kết quả kinh doanh” để thực hiện bứt tơáh
Ệ khoá sổ các khoản doanh thu và chi phí kỉnh doanh thay vì ghi trực tiếp vào
I TK “Lợi nhuận (sau thuế) chưa phân phối”?

I BÀI TẬP
I'
‘ I Bài 1. Các khoản mục sau đây thuộc loại nghiệp vụ điều chỉnh nào: (i) doanh thu
I dồn tích, (ii) chi phí dồn tích, (iii) doanh thu hoãn lại, (iv) chi phí hoãn lại.
- I a) Hoá đơn của đơn vị quảng cáo (Báo Tuổi trẻ) yêu cầu thanh toán dịch vụ
I quảng cáo đã thực hiện ở tháng trước cho doanh nghiệp.

' ■

È
b) Tiền khách hàng thanh toán trước cho một năm về dịch vụ tứ vấn thuế.
c) Doanh thu về tiền lãi tiền gửi tiết kiệm ghi nhận cho tháng này nhưng sề
được ngân hàng thanh toán vào cuối tháng tiếp theo.
d) Chi thanh toán phí bảo hiểm tài sản doanh nghiệp mua cho một năm.
e) Tiền cho thuê văn phòng doanh nghiệp nhận trước cho một năm.
í) Tiền mua dụng cụ văn phòng và đã đưa vào sử dụng trong tháng và dự
kiến dụng cụ này có thể sử dụng được trong 24 tháng.
g) Chi tiền thuê mặt bằng bán hàng tương ứng với thời gian hai năm.
h) Khoản tiền lương tính cho người lao động theo kết quả lao động trong
tháng và sẽ thanh toán vào ngày 10 của tháng tiếp theo.
Bài 2. Các tài khoản sau đây được trích từ (quyển) sổ Cái của Công ty TNHH Tư
vấn Ke toán, Luật và Thuế ALT. Hãy chỉ ra trong số các tài khoản sau đây, tài
khoản nào thường yêu cầu phải thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ và bút
toán điều chỉnh cuối kỳ đó thuộc loại nào (doanh thu dồn tích, chi phí dồn
tích, doanh thu hoãn lại, hay chi phí hoãn lại).
Cần thực hiện nghiệp Loại bút toán
Tài khoản _ _ ^71“ 1“, ? \
vụ điêu chỉnh điêu chỉnh
Tiền mặt Không Không
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Chi phí tài chính (chi phí lãi vay)
Doanh thu hoạt động tài chính
Tài sản cố định hữu hình
Chi phí trả trước
Doanh thu chưa thực hiện
Chi phí nhân công trực tiếp
Xác định kểt quả kinh doanh
Bài 3. Công ty TNHH QUT lập báo cáo tài chính hằng năm và có niên độ kế toán
trùng với năm dương lịch. Trong năm 20X1, tại Công ty có phát sinh các giao
dịch sau:
a) Công ty có ký một hợp đồng tư vấn pháp lý cho Công ty UTS. Đến ngày
31 tháng 12 năm 20X1, Công ty đã thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý cho
Công ty UTS với số tiền là 90.000.000 đồng nhưng Công ty chưa xuất hoá
đơn cho Công ty UTS.
b) Công ty trả tiền lương cho nhân viên phục vụ theo tuần với số tiền là
20.000.000 đồng vào ngày thứ sáu tính cho năm ngày làm việc trong tuần.
Ngày 31 tháng 12 năm 20X1 là ngày thứ tư.

222
c) số dư đầu kỳ của TK “Doanh thu chưa thực hiện” là 240.000.000 đồng, số
dư này là số tiền Công ty nhận được ở ngày ký hợp đồng cho thuê văn
phòng từ khách hàng (ngày 01 tháng 01 năm 20X1) thanh toán trước 24
f tháng tiền thuê mặt bằng.
jị d) số dư đầu kỳ của TK “Chi phí trả trước” là 180.000.000 đồng, số dư này là
1 số tiền Công ty đã trả cho VTVAd ở ngày ký hợp đồng thuê quảng cáo cho
f thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 20X1 đến ngày 31 tháng 12 năm 20X3.
I Fiểw cầu:
Ẽ. 1. Thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối niên độ kế toán 20X1.
2. Phân tích ảnh hưởng của việc bỏ qua bút toán điều chỉnh tương ứng với
từng tình huống trên đến: (ì) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho
V niên độ kế toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20X1, và (ii) Bảng cân đôi
ỉ: kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 20X1.
k Bài 4. Có thông tin liên quan đến khoản chi phí mua bảo hiểm tài sản tại một
doanh nghiệp trong năm 20X1 như sau:
1 a) TK 242 “Chi phí trả trước” (chi tiết chi phí mua bảo hiểm các xe ô tô dùng
■ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp) có số dư trước khi thực hiện bút toán
J điều chỉnh là 27.000.000 đồng.
ỉ b) TK 242 “Chi phí trả trước” (chi tiết chi phí mua bảo hiểm các phương tiện
í vận chuyển phục vụ hoạt động bán hàng) có số dư đầu năm là 30.000.000
t đồng. Trong năm, doanh nghiệp tiếp tục chi mua bảo hiểm cho một số
1 phương tiện vận chuyển với số tiền là 320.000.000 đồng.
Ị Yêu cầu:
- 1. Với thông tin ở tình huống (a), hãy thực hiện bút tóán điều chỉnh cuối kỳ
. cho hai trường họp độc lập sau:
J i) Số tiền mua bảo hiểm tài sản phân bổ cho năm hiện tại là 20.250.000
I đồng.
ii) Số chi phí bảo hiểm tài sản phân bổ cho kỳ kế toán tiếp theo là
6.750.000 đồng.
2. Với thông tin ở tình huống (b), hãy thực hiện bút toán điều chỉnh cuôi kỳ
cho hai trường hợp độc lập sau:
i) Số tiền mua bảo hiểm tài sản phân bổ cho năm hiện tại là 30.700.000
đồng.
ii) Số chi phí bảo hiểm tài sản phân bổ cho kỳ kế toán tiếp theo là
4.800.000 đồng.

223
Bài 5. Trong niên độ kế toán hiện hành, Bảng cân đối kế toán của Công ty Thiện
Tâm báo cáo chi phí dồn tích với số tiền là 3.446.000 đồng. Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh cùng năm công bố lợi nhuận kế toán trước thuế là
3.197.000 đồng. Giả sử rằng kế toán bỏ sót (không thực hiện) bút toán điều
chỉnh để ghi nhận số chi phí dồn tích 3.446.000 đồng cho kỳ kế toán, thì lợi
nhuận kế toán trước thuế được công bố trên Báo cáo kết quả hoạt động là bao
nhiêu?
Bài 6. Trong niên độ kế toán hiện hành, Bảng cân đối kế toán của Công ty Hồng
Ân báo cáo chi phí dồn tích với số tiền là 553.000.000 đồng. Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh cùng năm công bố lợi nhuận kế toán trước thuế là
1.073.000.ooọ đồng.
Yêu cầu: Với tình huống trên hãy
1. Cho biết lợi nhuận kế toán trước thuế là bao nhiêu nếu kế toán đơn vị
không ghi nhận khoản chi phí dồn tích 553.000.000 đồng?
2. Nhận xét về tính trọng yếu của sai sót về việc không thực hiện bút toán
điều chỉnh cuối kỳ về chi phí dồn tích trong trường hợp này.
Bài 7. Kế toán tại Công ty tư vấn và chăm sóc sức khoẻ MSC bỏ sót việc thực
hiện (a) bút toán điều chỉnh doanh thu chưa thực hiện để ghi nhận doanh thu
thụ hưởng trong kỳ (số tiền là 34.900.000 đồng) và (b) trích trước tiền lương
nghỉ phép năm của bộ phận lao động trực tiếp (số tiên là 12.770.000 đông).
Yêu cầu:
1. Hãy phân tích ảnh hưởng riêng rẽ của hai nghiệp vụ điều chỉnh này đến
Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán (ngày 31/12/20X1)
và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho kỳ kế toán năm (kết thúc
ngày 31/12/20X1) bằng cách trả lời vào bảng được thiết kế theo mẫu sau
và ghi sổ tiền vào các cột “bảo cảo tăng” hoặc “bảo cảo giảm ”,

2 . r, Trường hợp (a) Trường họp (b)


Anh hưởng do bỏ sót --------------- —— ------------------- —---------
nghiệp vụ điều chỉnh b/0 cá® bá® cáo báo cáo báo cáo
tăng (đ) giảm (đ) tăng (đ) giảm (đ)
1. Doanh thu của kỳ hiện tại sẽ bị
2. Chi phí của kỳ hiện tại sẽ bị
3. Lợi nhuận của kỳ hiện tại sẽ bị
4. Tài sản tại ngày 31/12 sẽ bị
5. Nợ phải trả tại ngày 31/12 sẽ bị
6. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12 sẽ bị

224
2. Hãy xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đúng là bao nhiêu
nếu Công ty MSC báo cáo chỉ tiêu này trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh cho kỳ kế toán năm (kết thúc ngày 31/12/20X1) là 196.000.000
đồng.
Bài 8. Các tài khoản sau được trình bày trên Bảng cân đối tài khoản - Quý I, Năm
20X1 của Công ty TNHH QUT. Hãy cho biết tài khoản nào sao đây sẽ được sử
dụng để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán.
- TK “Tiền mặt” - TK “Vay và nợ thuê tài chính”
- TK “Phải thu của khách hàng” - TK “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”
- TK “Nguyên liệu, vật liệu” - TK “Doanh thu bán hàng và cung
- TK “Thành phẩm” cấp dịch vụ”
- TK “Tài sản cố định hữu hình” - TK “Giá vốn hàng bán”
- TK “Hao mòn tài sản cố định hữu hình
- TK “Chi phí bán hàng”
- TK “Chi phí trả trước”
- TK “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- TK “Phải trả cho người bán”
- TK “Xác định kết quả kinh doanh”
- TK “Phải trả người lao động”
Bài 9. Số liệu sau được trích từ Bảng cân đối tài khoản Quý II, năm 20X1 của
Công ty Dịch vụ vận chuyển FDS (ĐVT: nghìn đổng)

Doanh thu dịch vụ 450,000 Chi phí tài chính 2.000


Giảm giá hàng bán 1.500 Doanh thu tài chính 1.000
Chi phí vật liệu trực tiếp 40.000 Giá vốn hàng bán 77:500
Chi phí nhân công trực tiếp 30.000 Chi phí bán hàng 2.750
Chi phí sản xuất chung 7.500 Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.250
Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho kỳ kế toán kết thúc
ngày 30 tháng 06 năm 20X1 của Công ty.
Bài 10. Số liệu sau đây được trích từ sổ Cái của các tài khoản có liên quan đên
doanh thu và chi phí thời kỳ trong kỳ kế toán sáù tháng đầu năm kết thúc ngày
30 tháng 06 năm 20X1 của Côhg ty Thương mại CFS (ĐVT: nghìn đồng).

Doanh thu bán hàng 121.000 Chi phí bán hàng 14.000
Chiết khấu thương mại 1.000 Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.500
Giá vốn hàng bán 60.000
Thông tin bổ sung: Trong kỳ đơn vị không có phát sinh doanh thu và chi phí
tài chính, và cũng không có phát sinh thu nhập và chi phí khác.
Yêu cầu: Thực hiện các bút toán khoá sổ các tài khoản trên để xác định lợi
nhuận kỳ kế toán kết thúc ngày 30 tháng 06 năm 20X1 của Công ty.

225
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2003), Quyểt định sổ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 thảng 12 năm 2003
về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).
Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003
về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toản VỉệtNam (đợt 3).
Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 thảng 12 năm 2014 về
Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Ngô Hà Tấn & Nguyễn Hữu Cường (2010), Giáo trình Hệ thống thông tin kể toán
- Phần 7, Nhà xuất bản Giáo dục.
Qụốc hội (2015). Luật Kể toán (Luật số 88/2015/QH13 ngày 20 thảng 11 năm
2015).
Franklin, M., & College, L.M. (2019), Princỉpỉes of accounting: Volume ỉ
Financial Accounting, Openstãx.
Kieso, D.E., Weygandt, J.J., & Warfíeld, T.D. (2019), Intermedỉate accountỉng.
(17* edition), Wiley.
Kimmel, P.D., Weygandt, J.J., Kieso, D.E. (2018), Fỉnanciaỉ accounting: Tools
for business decỉsion-making (8* edition), Wiley.
Kimmel, P.D., Weygandt, J.J., Kieso, D.E., Trenholm, B., IrvỊne, w., & Bumley,
C.D. (2017), Fỉnancial accountìng: Tooỉs for busỉness decisỉon-makìng (7*
Canadian edition), Wiley.
Kolitz, D. (2017), Fỉnancỉaỉ accounting: A concept-based ỉntroduction (17*
edition), Routledge.
Miller-Nobles, T., Mattison, B., & Matsumura, E.M. (2018), Horngren’s
Financỉal & Managerial Accounting, The FinancỉaỊ Chapters (6* edition),
Pearson.
Wallace, J.s., Nelson, K.K., & Christensen, T.E. (2020), Financỉaỉ accounting for
undergraduates (4* edition), Cambridge Business Publishers.
Warren, C.S., Reeve, J.M., & Đuchac, J.E. (2018), Accounting (Tl^ edition),
Cengage Leaming.
Wỉld, J.J. (2018), Financỉal accounting fundamentaỉs (6* edition), McGraw-Hill
Education.
Wild, J.J., & Shàw, K.w. (2019), Fundamental accountingprincỉpỉes (24* edítion),
McGraw-Hill Education.

226
1

1'
I'

PHỤ LỤC 1
Si ■
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
1

11 (Ban hành kèm thẹo Thông tư 200 ngày 22 thảng 12 năm 2014 của Bộ Tài chỉnh)
I’
1
?&: ■"
SỐ SỐHIÊUTK
TÊN TÀI KHOẢN
TT Cấp 1 Cấp 2
Ễ'Ể 1 2 3 4
i
LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN
1
K
ỵỷ_.
01 111 Tiên mặt
1111 Tiền Việt Nam
fc
&• ■

S'ẫí 1112 Ngoại tệ


Vàng tiền tệ
1113
ễ: .
|í'
02 112 Tiền gửi Ngân hàng
1 ■ 1121 Tiền Việt Nam
ỉ 1122 Ngoại tệ

1123 Vàng tiền tệ
*- 1Ễ • ■ ;r-. "•

í Tiền đang chuyển


1 03 113
1 1131 Tiền Việt Nam
I 1132 Ngoại tệ
1
Ệ; 04 121 Chứng khoán kỉnh doạnh
1 1211 Cổ phiếu
1212 Trái phiếu
1 1218 Chứng khoán và công cụ tài chính khác
11 '
ỉ Ệ-- ■
1 gg ■
05 128 Đầu tư nắm gỉữ đến ngày đáo hạn
1281 Tiền gửi có kỳ hạn
1282 Trái phiếu
1283 Cho vay
1288 Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn
8

& 06 131 Phải thu của khách hàng


&
£
07 133 Thuế GTGT được khấu trừ
. 1
1
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ


227
■1
Số SÓ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
TT cấpl Cấp 2
1 2 3 4
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

08 136 Phải thu nộỉ bộ


1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
1362 Phải thu nội bộ về chếnh lệch tỷ giá
1363 Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn
hoá
1368 Phải thu nội bộ khác

09 138 Phảỉ thu khác


1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1385 Phải thu về cổ phần hoá
1388 Phải thu khác

10 141 Tạm ứng

11 151 Hàng mua đang đi đường

12 152 Nguyên liệu, vật liệu

13 153 Công cụ, dụng cụ


1531 Công cụ, dụng cụ
1532 Bao bì luân chuyển
1533 Đồ dùng cho thuê
1534 Thiết bị, phụ tùng thay thế

14 154 Chỉ phỉ sản xuất, kỉnh doanh dở dang

15 155 Thành phẩm


1551 Thành phâm nhập kho
1557 Thành phẩm bất động sản

16 156 Hàng hoá


1561 Giá mua hàng hoá
1562 Chi phí thu mua hàng hoá
1567 Hàng hoá bất động sản

228
Ìắ- số SỐ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
1■ TT Cấp 1 cấp 2
í 1 2 3 4

17 157 Hàng gửi đi bán
1 18 158 Hàng hoá kho bảo thuế
£■R ■
í.

19 161 Chi sự nghiệp


1611 Chi sự nghiệp năm trước
1612 Chi sự nghiệp năm nay

g;

s
20 171 Gỉao dịch mua bán lại tráỉ phiếu chính phủ

21 211 Tài sản cổ định hữu hình


2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
|r
2112 Máy móc5 thiết bị
1:

2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn


p • 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
l'í. 2118 TSCĐkhác

rí ■ 22 212 Tàỉ săn cổ định thuê tài chính


2121 TSCĐ hữu hỉnh thuê tài chính
2122 TSCĐ vô hình thuê tài chính
{■- ■ 23 213 Tài sản cổ định vô hình
&’•
2131 Quyền sử dụng đất

2132 Quyền phát hành
2133 Bần quyền, bằng sáng chế
2134 Nhãn hiệu, tên thương mại
2135 Chương trình phần mềm
2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138 TSCĐ vô hình khác

24 214 Hao mòn tài sản cế định


2141 Haọ mòn TSCĐ hữu hình
2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

229
số SÓ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
TT Cấp 1 cấp 2
1 2 3 4
2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
2147 Hao mòn bất động sản đầu tư

25 217 Bất động sản đầu tư

26 221 Đầu tư vào công ty con

27 222 Đầú tư vào công ty liên doanh, liên kết

28 228 Đầu tư khác


2281 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
2288 Đầu tư khác

29 229 Dự phòng tổn thất tài sản


2291 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
2292 Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
2293 Dự phòng phải thu khó đòi
2294 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

30 241 Xây dưng cơ bản dớ dang


2411 Mua sẩm TSCĐ
2412 Xây dựng cơ bản
2413 Sửa chữa lớn TSCĐ

31 242 Chi phí trả trước

32 243 Tàỉ sản thuế thu nhập hoãn lạỉ

33 244 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

34 331 Phải trả cho người bán

35 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước


3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp

230
số số HIỆU TK
rprji Cấp 2
TÊN TÀI KHOẢN
Cấp 1
1 2 3 4
333ĨỈ Thuế' GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Thuế thu nhập cá nhân
3336 Thuế tài nguyên
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3338 Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác
33381 Thuế bảo vệ môi trường
33382 Cảc loại thuế khảc
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

36 334 Phải trả người lao động


3341 Phải trả công nhân viên
3348 Phải trả người lao động khác

37 335 Chỉ phí phải trả

38 336 Phải trả nội bộ


3361 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
3362 Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá
3363 Phải trả nội bộ về chi phí đi yay đủ điều kiện được vôn
hoá
3368 Phải trả nội bộ khác

39 337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hơp đồng xây


dựng

40 338 Phải trả, phải nộp khác


3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3384 Bảo hiểm y tế
3385 Phải trà về cổ phần hoá

231
số sổ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
TT Cốp 1 Cấp 2
1 2 3 4
3386 Bảo hiểm thất nghiệp
3387 Doanh thu chưa thực hiện
3388 Phải trả, phải nộp khác

41 341 Vay và nợ thuê tài chính


3411 Các khoản đi vay
3412 Nợ thuê tài chính

42 343 Trái phiếu phát hành


3431 Trái phiêu thường
34311 Mệnh giá
34312 Chiết khẩu trái phiếu
34313 Phụ trội trái phiếu
3432 Trái phiếu chuyển đổi

43 344 Nhận ký quỹ, ký cược

44 347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

45 352 Dự phòng phảỉ trả


3521 Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá
3522 Dự phòng bảo hành công trình xây dựng
3523 Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
3524 Dự phòng phải trả khác

46 353 Quỹ khen thưởng phức lợi


3531 Quỹ khen thưởng
3532 Quỹ phúc lợi
3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
3534 Quỹ thường ban quản lý điều hành công ty

47 356 Quỹ phát triển khoa học và công nghê


3561 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
3562 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành
TSCĐ

232
số SỐ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
TT Cấp 1 Cấp 2
1 2 3 4
48 357 Quỹ bình ổn gỉá

LOẠI TÀI KHOẢN VÓN CHỦ SỞ HỮU

49 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu


4111 Vốn góp của chủ sở hữu
41111 Cổ phiếu phổ thông cỏ quyền biểu quyết
41112 Cổ phiếu ưu đãi
4112 Thặng dư vốn cổ phần
4113 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
4118 Vốn khác

50 412 Chênh lệch đánh giá ỉạỉ tài sản

51 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái


4131 Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiên tệ
co goc ngoại lẹ
4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn trước hoạt
động

52 414 Quỹ đầu tư phát triển

53 417 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

54 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

55 419 cểphỉếuquỹ

56 421 Lọi nhuận sau thuế chưa phân phối


4211 Lợi nhuận sau thuế chứa phân phôi năm trước
4212 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phổi năm nạy

57 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cư bản

58 461 Nguồn kỉnh phí sự nghiệp


4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước

233
số sớ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
TT cấpl cấp 2
1 2 3 4
4612 Nguồn kinh phí sụ nghiệp năm nay

59 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU

60 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


5111 Doanh thu bán hàng hoá
5112 Doanh thu bán các thành phẩm
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá
5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
5118 Doanh thu khác

61 515 Doanh thu hoạt động tài chính

62 521 Các khoản giảm trừ doanh thu


5211 Chiết khẩu thương mại
5212 Giảm giá hàng bán
5213 Hàng bán bị trả lại

LỌẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ


SẢN XUẤT, KINH DOANH

63 611 Mua hàng


6111 Mua nguyên liệu, vật ỊỊệu
6112 Mua hàng hoá

64 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

65 622 Chỉ phí nhân công trực tiếp

66 623 Chỉ phí sử dụng máy thỉ công


6231 Chi phí nhân công
6232 Chi phí nguyên, vật liệu

234
Số SÓ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
TT cấpl cấp 2
1 2 3 4
6233 Chi phí dụng cụ sản xuất
6234 Chi phí khấu hao máy thi công
6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6238 Chi phí bằng tiền khác

67 627 Chi phí sản xuất chung


6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 Chi phí nguyên, vật liệu
6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 Chi phí bằng tiền khác

68 631 Giá thành sản xuất

69 632 Gỉá vốn hàng bán

70 635 Chỉ phí tài chính

71 641 Chi phí bán hàng


6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí nguyên vật liệu, bao bì
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414 Chi phí khấu háo TSCĐ
6415 Chi phí bảo hành
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Chi phí bằng tiền khác

72 642 Chỉ phí quản lý doanh nghiệp


6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ
6425 Thuê, phí và lệ phí
6426 Chi phí dự phòng
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Chi phí bằng tiền khác

235
SỐ SÓ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
TT cấpl cấp 2
1 2 3 4
LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC

73 711 Thu nhập khác

LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC

74 811 Chi phí khác

75 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp


8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành
8212 Chi phí thuể TNDN hoãn lại

TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH


KÉT QUẢ KINH DOẤNH

76 911 Xác định kết quả kỉnh doanh

236
PHỤ LỤC 2
BBỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư 200 ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chỉnh)

1. Bảng cân đối kế toán năm

1 Đơn vị báo cáo...... . Mầu số B 01 ” DN


Địa chi:................ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
1 ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KÉ TOÁN


Tại ngày... thảng... năm ...
Đơn vị tính:............
Mã Thuyết Sô cuôỉ số đầu
TÀI SẢN
sổ minh năm năm
1 2 3 4 5
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100
I. Tiền và các khoản tương đưong tiền 110
1. Tiền 111
2. Các khoản tương đương tiền 112

ỈL Đầu tư tàỉ chính ngắn hạn 120


1. Chứng khoán kinh doanh 121
2. Dự phòng giảm giả chứng khoán 122 (...) (...)
kinh doanh
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130


1. Phải thù ngắn hạn của khách hàng 131
2. Trả trước cho người bán 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 134
xây dựng
5 . Phải thu về cho vay ngắn hạn 135
6. Phải thu ngắn hạn khác 136
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 137

237
Mã Thuyết So cuối số đầu
TÀI SẢN
số minh năm năm
1 2 3 4 5
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139 (...) (...)

IV. Hàng tồn kho 140


1. Hàng tồn kho 141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (...) (...)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150


1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152
3. Thuế và các khoản khác phải thu 153
Nhà nước
4. Giao dịch mua bán lại trái phiêu 154

5. Tài sản ngắn hạn khác 155

B-TÀI SẢN DÀI HẠN 200

I. Các khoản phải thu dài hạn 210


1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212
3. Phải thu nội bộ dài hạn 213
4. Phải thu về cho vay dài hạn 214
5. Phải thu dài hạn khác 215
6. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 (...) (...)

H. Tàỉ sản cố định 220


1. Tài sản cố định hữu hình 221
-Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (...) (...)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn luỹ kế 226 (■••) : (...)
3. Tài sản cố định vô hình 227
- Nguyên giá 228
- Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (...) (...)

238
Mã Thuyết Số cuối sỗ đầu
TÀI SẢN
sô minh năm năm
^..■1 . ■ 2 3 4 5
III. Bất động sản đầu tư 230
- Nguyên giá 231
- Giá trị hao mòn luỹ kế 232 (...) (...)

IV. Tài sản dở dang dài hạn 240


1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 241
dài hạn
2. Chi phí xâỵ dựng cơ bản dở dang 242

V. Đầu tư tài chính dài hạn 250


1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252
3. Đầu tư khác vào công cụ vốn 253
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 254
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 (...) j (...)

VI. Tài sản dài hạn khác 260


1. Chi phí trả trước dài hạn 261
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
3. Tài sản dàí hạn khác 268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
(270 = 100 + 200)

c - NỢ PHẢI TRẢ 300


I. Nợ ngắn hạn 310
1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 311
2. Phải trả người bán ngắn hạn 312
3. Người mua trả tiền trước 313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314
5. Phải trả người lao động 315
6. Chi phí phải trả ngắn hạn 316
7. Phải trả. nộí bộ ngắn hạn 317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 318
xây dựng

239
Mã Thuyết Số cuốỉ số đầu
TÀI SẢN
sô minh năm năm
ì 2 3 4 5
9. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 319
10. Phải trà ngắn hạn khác 320
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322
13. Quỹ bình ổn giá 323
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu 324
Chính phủ

II. Nự dài hạn 330


1. Phải trả người bán dài hạn 331
2. Chi phí phải trả dài hạn 332
3. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 333
4. Phải trả nội bộ dài hạn 334
5. Doanh thu chựa thực hiện dài hạn 335
6. Phải trả dài hạn khác 336
7. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 337
8. Trái phiếu chuyển đổi 338
9. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 339
10. Dự phòng phải trả dài hạn 340
11. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 341
12. Cổ phiếu ưu đãi 342
D - VÓN CHỦ SỞ HỮU 400
I. Vốn chủ sở hữu 410
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411
- Cổ phiếu phổ thông có quyền 411a
biểu quyết
- Cổ phiếu ưu đãi 411b
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếụ 413
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414
5. Cổ phiếu quỹ 415 (...) (...)
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417

240
£

Mã Thuyết số cuối Số đầu


TÀI SẢN
số mỉnh năm năm
í-: 1 2 3 4 5
c-

ị 8. Quỹ đầu tư phát triển 418


5í', 9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419
L 10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421
ị/; • - LNST chưa phân phối luỹ kế đến 421a
?'1'.■ cuối kỳ trước
1 - LNST chưa phân phối kỳ này 421b
$[.■ 12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422
ị8-
'Ẽ .

1
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1 1. Nguồn kinh phí 431
1 ■
2. Nguồn kinh phí đã hình thạnh TSCĐ 432
s■
TỔNG CỘNG NGƯỔN VỚN 440
(440 = 300 + 400)

1k ■■
Ể-£■ Lập, ngày... tháng ... năm...
£
í . Người lập biểu Ke toán trưởng Giám đốc
■! !■I (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (KLý, họ tên, đóng dâu)
1
- Số chứng chỉ hành nghề;
1 - Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

1
1
t'
1
£■'
ỉ "

■:K

• • :

241
2. Báo cáo kết quả hoạt động kỉnh doanh năm
Đơn vị báo cáo....... Mâu số B 01 - DN
Địa chỉ:.................... (Ban hành theo Thông tư số 200 /2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KÉT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Nấm............
Đơn vị tỉnh:...........
Mã Thuyết Năm Năm
CHỈ TIÊU trước
sổ minh nay
ì 2 3 4 5 .ị
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
■ /
2. Các khoân giảm trừ doanh thu 02
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
(10 = 01 -02)
4. Gỉá vốn hàng bán 11
5. Lọi nhúận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20
(20 = 10-11)
6. Doanh thu hoạt động tàỉ chính 21
7. Chỉ phí tài chính 22
- Trong đỏ: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phỉ bán hàng 24
9. Chi phí quản ỉý doanh nghiệp 25
10. Lọi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30
{30 = 20 +(21- 22)-(24 + 25)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chỉ phí khác 32
13. Lọi nhuận khác 40
(40 = 31-32)
14. Tầng lợi nhuận kế toán trước thuế 50
(50 = 30 + 40)
15. Chỉ phí thuế TNDN hiện hành 51
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. Lọi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60
(60 = 50 - 51-52)

242
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
19. Lãi suy giảm trên cổ phỉếu (*) 71
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần Lập, ngày ... thảng... năm ...

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

- Số chứng chỉ hành nghề


- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm


Đơn vị báo cáo....... Mâu số B 01 - DN
Địa chỉ;......... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp trực tiếp)
Năm....
Đơn vị tính:...........
Thuyết Năm Năm
Chỉ tiêu Mã số trước
mình nay
1 2. 3 4 5
L Lưu chuyển tiền từ hoạt động kỉnh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và 01
doanh thu khác
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóá và 02
dịch vụ
3. Tiền chi trả cho người lao động 03
4. Tiền lãi vay đầ trả 04
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 05
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư


1. Tiền chi để múa sắm, xây dựng TSCĐ và các 21
tài sản dài hạn khác

243
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các 22
tài sản dài hạn khác
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn 23
vị khác
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ 24
của đơn vị khác
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được 27
chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30

III, Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính


1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp 31
của chủ sở hữu
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua 32
lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
3. Tiền thu từ đi vay 33
Trong đó:
- Tiền thu từ đi vay theo khế ước thông thường 33a
- Tiền thu từphảt hành trải phiếu thường 33b
- Tiền thu từ phát hành trải phiếu chuyển đồi 33c
- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi phân 33d
loại là nợ phải trả
- Tiền thu từ giao dịch mua bán lại trái phiếu 33e
Chính phủ và REPO chứng khoản
4. Tiền trả nợ gốc vay 34
Trong đỏ:
- Tiền trả nợ gốc vay theo khế ựớc thông thường 34a
- Tiền trả nợ gốc trải phiếu thường 34b
- Tiền trả nợ gốc trải phiếu chuyển đổi 34c
- Tiền trả nợ gốc cổ phiếu ưu đãi 34d
- Tiên chi trả cho giao dịch mụa bản lại 34e
trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoản
5. Tiền trả nợ gốc thuể tài chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chỉnh 40

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50


(50 = 20 + 30+40)

244
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi 61
ngoại tệ
Tiền và tương đương tiên cuối kỳ 70
(70 = 50 4- 60 4- 61)
Ghi chủ: Các chỉ tiêu không có số liệu thì doanh nghiệp không phải trình bày
Lập, ngày... thảng... năm ..
Người lập biểu Kê toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đống dấu)
- Số chứng chỉ hành nghề;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

Đơn vị báo cáo....... Mãu số B 01 - DN


Địa chỉ:.................... (Ban hành theo Thông tư số 200 /2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương phảp gián tiếp)
Năm....
Đơn vị tỉnh:.........
Mã Thuyết Năm Năm
Chỉ tiêu trước
số minh nay
1 2 3 4 5 ■

L Lưu chuyển tiền từ hoạt động kỉnh doanh


1. Lợi nhuận trước thuế 01
2. Điều chỉnh cho các khoản
-Khấu hao TSCĐ 02
- Các khoản dự phòng 03
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lậi các 04
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05
- Chi phí lãi vay 06
- Các khoản điều chỉnh khác 07

245
3. Lợỉ nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đoi 08
von lưu động
- Tăng, giảm các khoản phải thu 09
- Tăng, giảm hàng tồn kho 10
- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải 11
trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
- Tăng, giảm chi phí trả trước 12
- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh 13
- Tiền lãi vay đã trả 14
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 17
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản 21
dài hạn khác
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài 22
sản dài hạn khác
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đon vị 23
khác
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đon 24
vị khác
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đon vị khác 25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đon vị khác 26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27
Lưu chuyển tiền thụần từ hoạt động đầu tư 30
IIL Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của 31
chủ sở hữu
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ 32
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
3. Tiền thu từ đi vay 33
Trong đổ:
- Tiền thu từ đi vay theo khế ước thông thường 33a
- Tiền thu từ phát hành trải phiếu thường 33b
- Tiền thu từ phát hành trải phiếu chuyển đổi 33c
- Tiền thu từ phát hành cổ phỉếu ưu đãi phân loại 33d
ỉà nợ phải trà
- Tiền thu từ giao địch mua bán lạỉ trải phiếu 33e
Chính phủ và REPO chứng khoản

246
4. Tiền trả nợ gốc vay 34
Trong đó:
- Tiền trả nợ gấc vay theo khế ước thông thường 34a
- Tiền trả nợ gốc trải phiếu thường 34b
- Tiền trả nợ gấc trái phiếu chuyển đoi 34c
- Tiền trả nợ gốc cổ phiếu ưu đãi 34d
- Tiên chi trả cho giao dịch mua bản ỉạỉ 34e
trải phiếu Chính phủ và REPO chứng khoản
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50
(50 = 20 + 30 + 40)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi 61
ngoại tệ

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70


(70 = 50 + 60 + 61)

Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu thì doanh nghiệp không phải trình bày
Lập, ngày... thảng... năm ...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trảch nhiệm nộỉ dung:


Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

To chức và chịu trách nhiệm bản thảo:


Phó Tổng biên tập PHẠM QUỲNH
Giám đốc Công ty CP Dịch vụ xuất bản Giáo dục tại Đà Nang BÙI DUY NGHĨA

Biên tập nội dung:


LÝ THANH PHONG

Thiết kế sách và trình bày bìa:


ĐỖ THỊ VÂN QUỲNH

Chế bản:
LÝTHANHPHONG

Sửa bản ỉn:


Đỗ HỮU KHANH

Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giảo dục tại Đà Nang


Nhà xuất bản Giảo dục Việt Nam giữ quyền công bố tác phẩm.

GIÁO TRÌNH
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Mã số: 7K006N0 - DVT

In: 3.000 bản (QĐ in Sốl9), khổ 17cm x 24cm


Đơn vị in: Đơn vị in: Công ty cổ phần In và Dịch vụ Giáo dục Huể:
Địa chỉ: số 02 Sóng Hồng, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SỐ ĐKXB: 4018-2020/CXBIPH/1-1980/GD;
Mã số ISBN: 978-604-0-24456-7
Số QĐXB: 857/QĐ-GD-ĐN ngày 23 tháng 10 năm 2020
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2020

You might also like