You are on page 1of 204

TS.

Lâm Thị Hồng Hoa – Chủ biên

TS. Vũ Quốc Thông

ThS. Lê Phƣơng Dung

Giáo trình

Nguyên lý kế toán

Lưu hành nội bộ, 2019


Mục lục 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................................3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN ..............................................................7
1. ĐỊNH NGHĨA KẾ TOÁN, ĐỐI TƢỢNG KẾ TOÁN ........................................................7
1.1. Định nghĩa kế toán ........................................................................................7
1.2. Đối tượng kế toán..........................................................................................9
2. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN ..............................................................10
2.1. Chức năng ...................................................................................................10
2.2. Vai trò .........................................................................................................10
3. CÁC LĨNH VỰC KẾ TOÁN ......................................................................................11
3.1. Kế toán tài chính .........................................................................................11
3.2. Kế toán quản trị ..........................................................................................11
4. CÁC PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN ..............................................................................12
4.1. Phương pháp chứng từ ................................................................................12
4.2. Phương pháp tài khoản ...............................................................................12
4.3. Phương pháp tính giá..................................................................................12
4 4 Phương pháp t ng hợp – cân đối kế toán .......................................................12
5. MÔI TRƢỜNG KẾ TOÁN ........................................................................................13
5.1. Các định chế p háp lý ..................................................................................13
5.2. Đạo đức nghề nghiệp ..................................................................................13
5.3. Các t chức nghề nghiệp .............................................................................13
BÀI TẬP ÔN TẬP ....................................................................................................15
ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP ......................................................................................17
CHƢƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH ......................................................................20
1. KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ....................................................................20
1.1. Khái niệm ....................................................................................................20
1.2. Bảng cân đối kế toán ...................................................................................23
1.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................29
1.4. Các báo cáo tài chính khác .........................................................................33
1.5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính .............................................................35
2. CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN ..............................................35
2.1 . Các giả định ..................................................................................................35
4 Mục lục

2.2 . Một số nguyên tắc kế toán cơ bản ................................................................ 36


3. HẠN CHẾ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..................................................................... 37
BÀI TẬP ÔN TẬP ....................................................................................................... 38
CHƢƠNG 3 : TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ ................................................................. 45
1. TÀI KHOẢN.......................................................................................................... 45
1.1. Khái niệm .................................................................................................... 45
1.2. Phân loại ..................................................................................................... 45
1.3. Kết cấu tài khoản ........................................................................................ 49
2. GHI SỔ KÉP .......................................................................................................... 51
2.1 . Khái niệm ...................................................................................................... 51
2.2 . Nguyên tắc ghi s kép .................................................................................. 52
2.3 Cơ sở ghi s kép .......................................................................................... 53
2.4 . Áp dụng vào tài khoản ................................................................................. 53
3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN ........................................................................................ 54
3.1 . Hệ thống tài khoản ....................................................................................... 54
3.2 . Tài khoản t ng hợp và tài khoản chi tiết ...................................................... 55
4. KIỂM TRA VIỆC GHI SỔ KÉP ................................................................................. 59
BÀI TẬP ÔN TẬP ....................................................................................................... 60
CHƢƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƢỢNG ......................................................... 73
KẾ TOÁN ..................................................................................................................... 73
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, YÊU CẦU CỦA TÍNH GIÁ .................................................... 73
1.1. Khái niệm .................................................................................................... 73
1.2. Ý nghĩa ........................................................................................................ 73
1.3. Yêu cầu và nguyên tắc kế toán cần lưu ý khi tính giá................................. 73
2. CÁC LOẠI GIÁ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN VÀ TRÌNH TỰ TÍNH GIÁ ....................... 74
2.1. Các loại giá sử dụng trong kế toán................................................................ 74
2.2. Trình tự tính giá .............................................................................................. 75
3. TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƢỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU ..................................................... 76
3.1 . Tính giá tài sản cố định hữu hình ................................................................. 76
3.2 . Tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa tồn kho ......... 80
3.3 . Tính giá thành phẩm nhập kho .................................................................... 85
BÀI TẬP ÔN TẬP ....................................................................................................... 86
CHƢƠNG 5: QUY TRÌNH KẾ TOÁN ..................................................................... 90
Mục lục 5

1. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH KẾ TOÁN .....................................................................90


1.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ QUY TRÌNH KẾ TOÁN ....................................90
1.2. Kiểm soát nội bộ và công tác kế toán ............................................................93
2. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ...............................................................................................93
2.1 Vai trò của chứng từ kế toán ............................................................................93
2.2 Phân loại chứng từ kế toán ..............................................................................95
2.3 Yêu cầu của chứng từ .......................................................................................97
2.4 Lưu chuyển chứng từ trong doanh nghiệp .......................................................97
3. SỔ SÁCH KẾ TOÁN ...................................................................................................99
3.1 Vai trò của s sách kế toán ..............................................................................99
3.2 Các loại s sách kế toán ..................................................................................99
3.3 Các hình thức kế toán ....................................................................................101
3.4 Hình thức kế toán Nhật ký chung ...................................................................102
4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP..........................................121
4.1 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................121
4 2 Nội dung t chức công tác kế toán .................................................................122
4.3 T chức hệ thống tài khoản kế toán ...............................................................126
4.4 T chức hệ thống s kế toán ...........................................................................127
4.5 T chức cung cấp thông tin thông qua báo cáo kế toán ................................127
BÀI TẬP ÔN TẬP .....................................................................................................128
CHƢƠNG 6: HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ............................................135
1. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KẾ TOÁN ...............................135
2. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ........................................................................136
2.1 . Các phân hệ ứng dụng cơ bản của hệ thống thông tin kế toán ..................136
2.2 Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán .........................................141
3. VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ......................................................144
3.1 . Khai báo hệ thống .......................................................................................144
3.2 . Quy trình vận hành .....................................................................................145
BÀI TẬP ÔN TẬP .....................................................................................................146
CHƢƠNG 7: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU TRONG ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
KINH DOANH ...........................................................................................................150
1. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ................................150
1.1 . Hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................................................150
1.2 Đặc điểm kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ......................................151
6 Mục lục

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HOÁ, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ SẢN
XUẤT ........................................................................................................................ 152
2.1 Các phương thức mua bán hàng hoá nguyên vật liệu ................................ 152
2.2 . Giá trị hàng hoá ghi s kế toán ................................................................. 153
2.3 Phương pháp kế toán hàng tồn kho (xem chương 4 Tính giá các đối tượng
kế toán)................................................................................................................. 153
2.4 . Chứng từ kế toán và quy trình kế toán ....................................................... 155
2.5. Các tài khoản sử dụng ghi nhận nghiệp vụ .................................................. 155
3. GHI NHẬN CÁC NGHIỆP VỤ MUA BÁN HÀNG HÓA NGUYÊN VẬT LIỆU ............... 156
3.1 . Kế toán quá trình mua hàng:...................................................................... 156
3.2 . Kế toán quá trình bán hàng ........................................................................ 160
3.3 . Ghi nhận doanh thu ................................................................................... 164
4. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ...................................................................... 166
4.1 . Những vấn đề chung về kế toán hoạt động sản xuất .................................. 166
4.2 . Kế toán chi phí sản xuất ............................................................................ 168
5. KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG ........................................................................... 171
5.1 . Nội dung chi phí hoạt động ........................................................................ 171
5.2 . Kế toán chi phí hoạt động ......................................................................... 171
BÀI TẬP TỔNG HỢP VÀ ĐỀ THI MẪU .............................................................. 184
ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP VÀ ĐỀ THI ........................................ 197
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán 7

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN


Mục tiêu học tập:

Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể:

 Giải thích các thuật ngữ, khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản;
 Giải thích vai trò của kế toán và môi trường hoạt động của kế toán;
 Biết các phương pháp kế toán cơ bản.

1. Định nghĩa kế toán, đối tƣợng kế toán


1.1. Định nghĩa kế toán

Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về kế toán tùy theo góc độ và phạm
vi xem xét. Theo Luật Kế toán Việt Nam (2015): “Kế toán là việc thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dƣới hình thức giá trị, hiện
vật và thời gian lao động” (điều 3, khoản 8)

Trên một phƣơng diện khác nếu coi việc thu thập, xử lý, kiểm tra…và cung cấp
thông tin cho ngƣời sử dụng không chỉ là kỹ thuật đơn thuần mà bao hàm trong đó sự
tỉ mỉ, linh hoạt thì kế toán là khoa học và nghệ thuật về ghi chép, phân loại, tổng hợp
số liệu và tính toán kết quả của các hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức nhằm
cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng có thể căn cứ vào đó mà ra các quyết định
quản lý.

Tổng quát, kế toán là một hệ thống đƣợc thiết lập trong tổ chức nhằm thu thập các
dữ liệu có liên quan đến tổ chức, xử lý chúng thành các thông tin hữu ích cung cấp cho
các đối tƣợng sử dụng để làm cơ sở ra các quyết định kinh tế.

Các định nghĩa về kế toán tuy đƣợc phát biểu khác nhau nhƣng có thể hiểu chung
qua sơ đồ minh hoạ tại hình 1.1 dƣới đây:

Ra quyết định kinh tế


Hoạt động của một tổ chức Đối tƣơng sử dụng

Các dữ liệu Hệ thống kế toán Thông tin

Hình 1.1 Định nghĩa kế toán


8 Chƣơng 1 : Tổng quan về kế toán

Trong hình 1.1 các thuật ngữ sử dụng đƣợc hiểu nhƣ sau:

Tổ chức

Một tổ chức (organization) đƣợc định nghĩa là hai hay nhiều ngƣời làm việc, phối
hợp với nhau để đạt kết quả chung hoặc đạt đƣợc mục tiêu đề ra (khác với t chức
(organize) là một quá trình đề ra những sự liên hệ chính thức giữa những con
người và tài nguyên để đi đến mục tiêu). Theo đó một tổ chức có thể đƣợc thành lập
với nhiều hình thức khác nhau tuỳ mục tiêu, chẳng hạn doanh nghiệp đƣợc lập ra
với mục tiêu thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh để có lợi nhuận; một đơn vị
hành chính sự nghiệp nhƣ các cơ quan nhà nƣớc (Uỷ ban nhân dân các cấp, các Bộ
và cơ quan tƣơng đƣơng…), các bệnh viện, trƣờng học, các hiệp hội …đƣợc lập ra
nhằm phục vụ cho việc quản lý nhà nƣớc, cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ xã hội
không vì mục tiêu lợi nhuận.

Cho dù tổ chức đƣợc thành lập theo hình thức nào thì hệ thống kế toán vẫn đƣợc
thiết lập để tổng hợp theo dõi hoạt động của tổ chức phục vụ cho ngƣời quản lý

Dữ liệu và thông tin

 Dữ liệu (data) là các số liệu hoặc tài liệu cho trƣớc. Đó có thể là một thông
điệp, một văn bản một hình ảnh một lời nói hay tín hiệu nào đó đƣợc thể
hiện, truyền đạt bằng nhiều hình thức và phƣơng tiện khác nhau. Dữ liệu
đƣợc coi là nguyên liệu để chế biến thành thông tin dƣới dạng tiện dùng và
có ích cho việc ban hành các quyết định.
 Thông tin (information) là dữ liệu đã đƣợc xử lý (chế biến) thành dạng dễ
hiểu, tiện dùng, có nghĩa là có giá trị đối với ngƣời nhận tin trong việc ra
quyết định. Thông tin do ngƣời này, bộ phận này phát ra có thể lại đƣợc
ngƣời khác, bộ phận khác coi nhƣ dữ liệu để xử lý thành thông tin phục vụ
cho những mục đích khác.

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán: những người ra quyết định

Có rất nhiều đối tƣợng thƣờng sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định. Dƣới đây
là một số đối tƣợng chính:

 Người quản lý một t chức: sử dụng thông tin kế toán để hoạch định kế
hoạch cho tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra sao cho việc sử dụng các nguồn
lực của tổ chức nhƣ tiền, máy móc …một cách hợp lý, mang lại lợi ích cho
các bên có liên quan nhƣ nhà nƣớc, nhà đầu tƣ, cộng đồng dân cƣ. Thông tin
kế toán cũng là cơ sở để ngƣời quản lý kiểm soát quá trình thực hiện mục
tiêu của tổ chức.
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán 9

 Chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban giám đốc: sử dụng thông tin kế
toán để hoạch định mục tiêu cho doanh nghiệp; kiểm tra, đánh giá tình hình
thực hiện các mục tiêu đã xác định và ra những quyết định điều chỉnh quản
lý kịp thời, cần thiết, với mục đích mong muốn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất.
 Các nhà đầu tư: Các nhà đầu tƣ cung cấp tiền cho doanh nghiệp hoạt động.
Họ rất quan tâm đến những thành quả đã đạt đƣợc và khả năng tạo ra lợi
nhuận của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Họ sử dụng rộng rãi thông tin kế
toán để đi đến những quyết định đầu tƣ.
 Chủ nợ: Bao gồm các ngân hàng và nhà cung cấp….Họ sử dụng thông tin kế
toán để trả lời cho các câu hỏi: khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhƣ thế nào,
có thể trả nợ đúng thời hạn không, có nên cho vay hay bán chịu không ...
 Cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan này sử dụng một số thông tin của kế
toán để đánh giá, kiểm tra tình hình tuân thủ luật pháp trong kinh doanh và
xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách …

1.2. Đối tƣợng kế toán

Đối tƣợng chung của các môn khoa học kinh tế là quá trình tái sản xuất xã hội trong
đó mỗi môn khoa học nghiên cứu một góc độ riêng. Vì vậy, cần phân định rõ ranh giới
về đối tƣợng nghiên cứu của kế toán nhƣ một môn khoa học độc lập với các môn khoa
học kinh tế khác.

Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay thậm chí một cá nhân nào muốn tiến
hành kinh doanh cũng đòi hỏi phải có một lƣợng vốn nhất định, lƣợng vốn đó biểu
hiện dƣới dạng vật chất hay phi vật chất và đƣợc đo bằng tiền gọi là tài sản.

Mặt khác vốn (tài sản) của một tổ chức lại đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau gọi là nguồn vốn hay nói cách khác nguồn vốn để hình thành nên tài sản. Nhƣ
vậy, tài sản và nguồn vốn chỉ là 2 mặt khác nhau của vốn (tài sản).

Một tài sản có thể đƣợc tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác nhau. Ngƣợc lại
một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản. Không có một
tài sản nào mà không có nguồn gốc hình thành cho nên về mặt tổng số ta có:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ… tài sản của các
đơn vị sẽ không ngừng vận động, nó biến đổi cả về hình thái và lƣợng giá trị. Sự biến
đổi về hình thái tồn tại của các loại tài sản chủ yếu phụ thuộc vào chức năng cơ bản
của từng tổ chức.
10 Chƣơng 1 : Tổng quan về kế toán

Ví dụ: Đối với doanh nghiệp sản xuất, với chức năng cơ bản là sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm làm ra thì tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi hình thái qua 3 giai đoạn sản
xuất kinh doanh chủ yếu: cung cấp, sản xuất và tiêu thụ, tƣơng ứng với 3 giai đoạn
trên tài sản sẽ thay đổi hình thái từ tiền mặt thành nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết
bị... Sau đó tài sản sẽ biến đổi từ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. hao mòn tài sản
cố định... thành sản phẩm và khi doanh nghiệp bán sản phẩm thì thu lại bằng tiền; Đối
với một tổ chức cung ứng dịch vụ công thì ban đầu cũng cần có tiền, sau đó tổ chức
này phải sử dụng tiền để mua hàng hóa phục vụ cho hoạt động…tuy không có 3 giai
đoạn nhƣ doanh nghiệp sản xuất nhƣng tài sản cũng biến động theo quá trình
hoạt động và sẽ có khác biệt so với ban đầu…

Vì kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ
công… cho một tổ chức cơ sở và các thông tin kinh tế này chủ yếu là các thông tin liên
quan đến tài sản và nguồn vốn nhƣ đã nêu trên, do đó đối tƣợng nghiên cứu của kế
toán chính là sự hình thành và tình hình sử dụng các loại tài sản vào hoạt động sản
xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác trong một tổ chức cụ thể nhằm quản lý khai thác
một cách tốt nhất các nguồn lực của tổ chức.

2. Chức năng và vai trò của kế toán


2.1. Chức năng

Chức năng chủ yếu của kế toán là cung cấp thông tin cho những đối tƣợng sử dụng
để có cơ sở ra các quyết định kinh tế hoặc xử lý một vấn đề thuộc về quản lý nhà nƣớc
để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội hoặc nhiều bên có liên quan.

2.2. Vai trò

Với chức năng trên kế toán có vai trò quan trọng đối với một tổ chức nói riêng cũng
nhƣ đối với nền kinh tế nói chung:

 Đối với một tổ chức: kế toán cung cấp thông tin hữu ích giúp nhà quản lý của tổ
chức nắm bắt đƣợc nguồn lực hiện có, hiệu quả sử dụng nguồn lực đó của tổ
chức từ đó có những quyết định thích hợp đảm bảo nguồn lực đƣợc sử dụng
ngày một tốt hơn, đem lại giá trị gia tăng nhiều hơn cho tổ chức.
 Đối với nền kinh tế: Thông tin kế toán hữu ích sẽ giúp cho các nhà đầu tƣ lựa
chọn để có quyết định đầu tƣ phù hợp (ví dụ ngân hàng sẽ quyết định có nên
cho vay hay không), hoặc các cơ quan quản lý nhà nƣớc xem xét theo dõi tổ
chức sử dụng vốn nhà nƣớc có hiệu quả không(các tổ chức có sử dụng ngân
sách quốc gia), tổ chức có chấp hành quy định về quản lý tài chính không (ví dụ
chấp hành luật thuế)…
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán 11

3. Các lĩnh vực kế toán

Nhƣ đã trình bày đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán khác nhau và nhu cầu thông
tin khác nhau của họ dẫn đến sự hình thành hai nhánh trong hệ thống kế toán: kế toán
tài chính và kế toán quản trị.

3.1. Kế toán tài chính

Công tác kế toán tài chính đƣợc thiết kế chủ yếu nhằm cung cấp những thông tin
cho các đối tƣợng ở bên ngoài tổ chức(nhà đầu tƣ, chủ nợ, cơ quan quản lý…) thông
qua các báo cáo tài chính. Với những thông tin này, đối tƣợng sử dụng thông tin kế
toán sẽ đánh giá đƣợc tình hình tài chính, kết quả hoạt động của tổ chức để đƣa ra các
quyết định kinh tế của mình.

Kế toán tài chính thƣờng đƣợc thực hiện theo yêu cầu của luật pháp nhƣ yêu cầu
của Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán. Việc thực hiện các yêu cầu chung này
giúp cho thông tin kế toán cung cấp cho đối tƣợng sử dụng đảm bảo tính pháp lý, đồng
nhất để có thể so sánh, đánh giá.

3.2. Kế toán quản trị

Kế toán quản trị đƣợc thiết kế nhằm xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế làm cơ
sở cho các quyết định quản trị của các nhà quản lý bên trong tổ chức, phục vụ bản thân
tổ chức thông qua các báo cáo nội bộ.

Do chỉ phục vụ cho các nhà quản lý bên trong tổ chức nên kế toán quản trị không bị
bắt buộc thực hiện mà đƣợc tổ chức tùy theo nhu cầu và khả năng của tổ chức. Các
phƣơng pháp sử dụng trong kế toán quản trị cũng rất linh hoạt, không chịu sự chi phối
của các chuẩn mực, chế độ kế toán nhƣ đối với kế toán tài chính.

Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị đƣợc làm rõ hơn qua so sánh
trong bảng dƣới đây:

Kế toán tài chính Kế toán quản trị


 Cung cấp thông tin cho đối tƣợng  Cung cấp thông tin cho nội bộ, ngƣời
bên ngoài tổ chức (nhà đầu tƣ, ngân quản lý để điều hành hoạt động của
hàng…) tổ chức
 Trình bày thông tin tài chính diễn ra  Các báo cáo nội bộ về chi phí, dự
trong kỳ hoạt động thông qua báo toán, báo cáo bộ phận về tài chính,
cáo tài chính phi tài chính và đặt trọng tâm cho
 Số liệu trung thực, khách quan, trình tƣơng lai
bày theo yêu cầu chuẩn mực, chế độ  Số liệu thích hợp, linh động phù hợp
12 Chƣơng 1 : Tổng quan về kế toán

kế toán với yêu cầu của tổ chức


 Có tính pháp lệnh  Không có tính pháp lệnh

4. Các phƣơng pháp kế toán


4.1. Phƣơng pháp chứng từ

Chứng từ kế toán là phƣơng pháp thu thập thông tin và kiểm tra sự hình thành các
nghiệp vụ kinh tế. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì việc ghi nhận chúng vào giấy tờ
hoặc vật chứa đựng thông tin (vật mang tin) sẽ cung cấp bằng chứng xác nhận sự phát
sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế, làm cơ sở để kế toán ghi nhận thong tin
đó vào sổ sách.

Phƣơng pháp chứng từ kế toán giúp sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của
các đối tƣợng kế toán theo thời gian, địa điểm phát sinh. Hệ thống chứng từ kế toán là
căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết
các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tƣợng kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất
kinh doanh.

4.2. Phƣơng pháp tài khoản

Là phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng nội dung kinh tế, ghi nhận chúng vào các tài khoản kế toán có liên quan với nhau
nhằm theo dõi tình hình biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn, từng nội dung thu,
chi... trong quá trình hoạt động của tổ chức.

4.3. Phƣơng pháp tính giá

Phƣơng pháp tính giá sử dụng thƣớc đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng
loại tài sản để ghi nhận tài sản này vào sổ sách kế toán của tổ chức khi mua vào, nhận
góp vốn, đƣợc cấp, hoặc đƣợc sản xuất ra theo những nguyên tắc nhất định. Mỗi loại
tài sản, do đặc điểm, nguồn gốc hình thành khác nhau, sẽ có cách tính giá khác nhau,
vì thế phƣơng pháp tính giá sẽ giúp cho nhà quản lý của tổ chức kiểm soát đƣợc giá trị
tài sản của mình trong quá trình hoạt động.

4 4 Phƣơng pháp tổng hợp – cân đối kế toán

Tổng hợp và cân đối kế toán là phƣơng pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị qua từng thời kỳ nhất định bằng
cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối nhƣ: bảng cân đối kế toán; báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lƣu chuyển tiền tệ...
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán 13

5. Môi trƣờng kế toán


5.1. Các định chế p háp lý

Do thông tin kế toán tài chính có ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhiều bên và lợi ích
chung của xã hội, trong khi thông tin kế toán lại do các nhà quản lý của tổ chức thực
hiện, vì vậy để bảo vệ cho các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán cần có những định
chế điều chỉnh nhằm giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin tránh nguy cơ tổn thất nếu
sử dụng các thông tin có sai lệch. Thông thƣờng, kế toán tài chính bị điều chỉnh bởi:
(i) Yêu cầu của luật pháp và (ii) Các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp.

Yêu cầu của luật pháp: Luật pháp thƣờng quy định trách nhiệm của các nhà quản
lý và ngƣời làm kế toán trong việc tổ chức kế toán, xử lý và cung cấp thông tin kế toán
đáng tin cậy nhằm bảo vệ lợi ích hợp lý và hợp pháp của các bên liên quan. Văn bản
pháp quy cao nhất điều chỉnh hoạt động kế toán là Luật kế toán và các Luật có liên
quan nhƣ Luật thuế, Luật Kiểm toán…Dƣới Luật là các Nghị định, quyết định
…hƣớng dẫn thực thi luật.

Chuẩn mực kế toán: Chuẩn mực kế toán là những quy ƣớc, những nguyên tắc,
những thủ tục đƣợc công nhận nhƣ những hƣớng dẫn cho nghề nghiệp kế toán trong
việc chọn lựa các kỹ thuật để ghi chép, soạn thảo báo cáo tài chính và đánh giá chất
lƣợng công việc kế toán. Việc thực hiện kế toán theo các chuẩn mực nghề nghiệp sẽ
đƣa ra đảm bảo đáp ứng đƣợc mục đích của các đối tƣợng sử dụng và dung hòa lợi ích
hợp lý của các bên, thông tin kế toán tài chính đạt đƣợc những yêu cầu nhất định nhƣ
yêu cầu về tính trung thực và khách quan.

5.2. Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc cơ bản mà một thành viên nghề nghiệp, ở
đây là những ngƣời làm công tác kế toán, cần tuân thủ để có những xét đoán và ứng xử
thích hợp trong công việc theo hƣớng có trách nhiệm với xã hội, bảo vệ và nâng cao
uy tín nghề nghiệp.

Các tổ chức nghề nghiệp thƣờng xây dựng, ban hành các bộ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp nhằm bảo vệ uy tín của nghề nghiệp, đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm
nghề nghiệp đó đƣợc xã hội trọng dụng, tôn vinh, hạn chế những hành vi phi đạo đức
vô tình hay cố ý.

5.3. Các tổ chức nghề nghiệp

Các tổ chức nghề nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của nghề nghiệp kế
toán - kiểm toán, có ảnh hƣởng quan trọng đến việc hoàn thiện các chuẩn mực kế
toán và thực tiễn kế toán. Công việc chủ yếu của các tổ chức nghề nghiệp là:
14 Chƣơng 1 : Tổng quan về kế toán

 Ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán về đạo đức nghề nghiệp, về
đào tạo kế toán và về kế toán khu vực công, phát triển các chuẩn mực quốc
tế, quốc gia chất lƣợng cao.
 Thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên , với các tổ chức quốc
tế khác.
 Đại diện phát ngôn cho nghề nghiệp kế toán trên phạm vi quốc tế, quốc gia
 Duy trì, phát triển và nâng cao trình độ kiểm toán viên hành nghề, chất
lƣợng dịch vụ kế toán, kiểm toán thông qua việc cung cấp dịch vụ đào tạo,
hoạt động kiểm tra các tổ chức hành nghề

Các tổ chức nghề nghiệp hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam gồm:

 Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified


Public Accountants - viết tắt AICPA) là tổ chức nghề nghiệp quản lý các
kế toán viên công chứng tại Hoa Kỳ.
 Hội Kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditors – viết tắt IIA) là
tổ chức nghề nghiệp của những ngƣời hành nghề kiểm toán nội bộ, quản trị
rủi ro, kiểm toán hệ thống thông tin kế toán … tại các tổ chức
 Hội Kế toán viên quản trị (Institute of management Accountants – viết tắt
IMA) là tổ chức nghề nghiệp của những kế toán viên quản trị chuyên
nghiệp, đƣợc thành lập năm 1919 tại Hoa Kỳ và hiện nay là một tổ chức
hoạt động trên toàn cầu với hơn 60.000 thành viên (gọi là CMA – Certified
Management Accountant)
 Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (Association of Chartered
Certified Accountants – viết tắt ACCA) thành lập năm 1904
 Hội Kế toán viên công chứng Australia (Certified Practising Accountants
Australia – viết tắt CPA Astralia) là một trong ba tổ chức nghề nghiệp lớn
nhất châu Úc đƣợc thành lập năm 1886. CPA Australia chủ yếu phát triển
các loại hình dịch vụ gồm giáo dục, đào tạo, hỗ trợ và giúp đỡ kỹ thuật cho
ngƣời học giúp phát triển các kỹ năng cần thiết trong nghề nghiệp
 Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants –
viết tắt IFAC) là tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế với thành viên là 157
tổ chức đến từ 123 quốc gia. IFAC đƣợc thành lập năm 1977 nhằm mục
đích tăng cƣờng sức mạnh của nghề nghiệp kế toán vì lợi ích xã hội,
 Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (viết tắt VAA) là tổ chức nghề nghiệp
về kế toán và kiểm toán tại Việt Nam đƣợc thành lập năm 1994, là thành
viên IFAC từ năm 1998.
 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (viết tắt VACPA) đƣợc thành lập
năm 2005, là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kiểm toán viên hành nghề tại
Việt Nam.
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán 15

BÀI TẬP ÔN TẬP

Phần 1 Trắc nghiệm

1. Phát biểu nào sau đây là đúng và tƣơng đối đầy đủ so với khái niệm kế toán
a. Kế toán là một công việc ghi nhận số tiền vào sổ sách
b. Kế toán là một hệ thống thông tin
c. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
d. Kế toán chính là việc ghi nhận số tiền chi ra, thu vào
2. Đối tƣợng nào sau đây sử dụng các thông tin kế toán
a. Những cá nhân có mua cổ phiếu của công ty
b. Tổng giám đốc một tập đoàn
c. Quốc hội
d. Tất cả các đối tƣợng trên
3. Khác biệt cơ bản giữa kế toán tài chính - kế toán quản trị là:
a. Kế toán tài chính chủ yếu phục đối tƣợng sử dụng thông tin ở bên ngoài DN; kế
toán quản trị chỉ phục vụ đối tƣợng sử dụng thông tin ở bên trong DN.
b. Kế toán tài chính phải bắt buộc thực hiện theo các quy định của luật pháp; kế
toán quản trị thì không.
c. Kế toán tài chính chỉ cung cấp thông tin có tính lịch sử; kế toán quản trị chỉ
cung cấp thông tin có tính định hƣớng.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
4. Cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay là:
a. Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam;
b. Chính phủ;
c. Quốc hội;
d. Bộ Tài chính.
5. Vào ngày 31/12/201x, tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp là 4.320 trđ; vốn
chủ sở hữu là 2.200 trđ. Vậy, số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các bên liên quan là
bao nhiêu?
a. 5.020 trđ c. Không thể xác định từ các thông tin trên
b. 2.260 trđ d. Kết quả khác: ………..
6. Trong các cách thể hiện phƣơng trình kế toán, cách nào dƣới đây là không thể chấp
nhận?
a. Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả
b. Nợ phải trả = Tài sản - Vốn chủ sở hữu
c. Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
d. Tài sản = Nguồn vốn
16 Chƣơng 1 : Tổng quan về kế toán

Phần 2 Bài tập


Bài 1
Bà Nam là trƣởng phòng tín dụng của ABC, một ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại
TP. HCM. Gần đây, ông Hào - Giám đốc tài chính của Alpha - một doanh nghiệp
chuyên kinh doanh hàng nông sản sấy khô đến gặp bà Nam để xin vay 50 tỷ đồng
với mục đích đầu tƣ cho dự án xây dựng nhà máy sấy mít tại vùng nguyên liệu
Daklak.
Theo bạn, bà Nam cần những thông tin gì để quyết định có cho Alpha vay hay
không? Và trƣớc đó, ông Hào cần chuẩn bị và phân tích các thông tin gì về ngân
hàng ABC trƣớc khi đề nghị vay tiền?
Bài 2
Hai hãng máy tính lớn là Dell và Compaq cạnh tranh với nhau trong thị trƣờng máy
tính cá nhân. Ban đầu, Compaq chiếm lĩnh 13,2% thị phần máy vi tính ở Mỹ trong
khi Dell chỉ giữ 8,8% thị phần. Tuy nhiên, thị phần của Dell đã tăng lên gấp đôi
trong 4 năm sau đó, trong khi đó thị phần của Compaq chỉ tăng chƣa đến 1%. Theo
bạn, ban giám đốc Compaq cần thông tin kế toán hữu ích nào để có thể ra các quyết
định nhằm giúp cạnh tranh với Dell và với những công ty sản xuất máy vi tính cá
nhân khác?
Bài 3
Giả sử bạn đang nộp đơn xin việc vào làm kế toán cho một công ty TNHH tại TP.
HCM. Trong cuộc phỏng vấn, ban giám đốc công ty có đặt câu hỏi: “Nếu trở thành
nhân viên kế toán của công ty, bạn nghĩ mình sẽ đóng góp đƣợc gì cho sự tồn tại và
phát triển của công ty?”. Bạn sẽ trả lời câu hỏi trên nhƣ thế nào?
Bài 4
Giải thích tại sao các cá nhân hoặc các tổ chức dƣới đây quan tâm đến báo cáo tài
chính của một công ty cổ phần:
a. Những cổ đông hiện tại của công ty.
b. Những chủ nợ của công ty.
c. Hội đồng quản trị công ty.
d. Các cổ đông tiềm năng của công ty.
e. Ủy ban Giao dịch chứng khoán.
f. Cơ quan thuế nơi công ty đặt trụ sở.
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán 17

Bài 5
Là giám đốc điều hành một công ty do bạn tự bỏ vốn thành lập và đang muốn tăng
lợi nhuận của công ty. Thông tin kế toán nào có thể giúp bạn phân bổ nguồn lực
một cách hiệu quả hơn để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty?
Bài 6
Đạo đức nghề nghiệp là một chủ đề quan trọng đối với các kế toán viên hay kiểm
toán viên. Có ý kiến cho rằng nên đƣa chủ đề này vào các chƣơng trình giảng dạy
kế toán. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đạo đức là một vấn đề thuộc về nhân
cách, không thể dạy về đạo đức nghề nghiệp kế toán. Theo bạn, có nên đƣa chủ đề
này vào chƣơng trình đào tạo hay không? Nếu có thì nên tiếp cận chủ đề này nhƣ
thế nào?
Bài 7
Anh Minh vừa tốt nghiệp trƣờng Dƣợc và muốn mở một cửa hiệu bán thuốc tây.
Bạn ngạc nhiên vì Minh chƣa từng học qua trƣờng lớp kinh doanh nào, nhƣng Minh
tự tin nói rằng anh học dƣợc để bán thuốc cho bệnh nhân chứ không cần học kinh
doanh gì cả. Theo bạn, Minh suy nghĩ có đúng không? Thông tin tài chính nào hữu
ích cho Minh để thực hiện công việc kinh doanh của mình?
--------------------------------------------------------------

ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP

Bài 1
Để quyết định có cho công ty Alpha vay tiền hay không, bên cạnh hồ sơ dự án, bà
Nam cần tìm hiểu về những thông tin sau:
 Tình hình tài chính hiện tại của Alpha; cụ thể là tình hình tài sản, nợ phải
trả qua đó giúp hiểu về khả năng trả nợ của Alpha.
 Kết quả kinh doanh những năm qua của Alpha, bao gồm doanh thu, lợi
nhuận, qua đó giúp Nam xem xét năng lực kinh doanh của Alpha trong việc
thực hiện dự án vay.
 Các dòng tiền vào và ra của Alpha trong những năm qua giúp đánh giá khả
năng tạo ra tiền và sử dụng tiền - một thông tin quan trọng cho đánh giá khả
năng trả nợ.
Các thông tin trên nằm trong các báo cáo tài chính của Alpha, nên bà Nam sẽ yêu
cầu ông Hào nộp báo cáo tài chính của Alpha đã đƣợc kiểm toán bên cạnh hồ sơ
dự án.
Ngƣợc lại, ông Hào cũng tìm hiểu những thông tin về ngân hàng ABC nhƣ tiềm
18 Chƣơng 1 : Tổng quan về kế toán

lực tài chính và kinh doanh tƣơng tự nhƣ trên. Điều này giúp ông Hào yên tâm về
khả năng của ABC trong việc cung cấp tín dụng cho dự án của mình.

Bài 3
Ngƣời kế toán mặc dù không làm ra sản phẩm nhƣ các kỹ sƣ hoặc công nhân, không
tạo ra doanh thu nhƣ bộ phận bán hàng … nhƣng họ đóng vai trò quan trọng trong
thành công của doanh nghiệp. Có thể kể một số đóng góp sau:
 Thông qua việc ghi chép, báo cáo và phân tích tình hình giá thành, ngƣời kế
toán có thể giúp Ban giám đốc phát hiện các chi phí có thể cắt giảm để nâng
lợi nhuận.
 Các số liệu kế toán về hàng tồn kho, nợ phải thu giúp Ban giám đốc đánh
giá tình hình ứ đọng hàng tồn kho, khả năng không thu hồi đƣợc nợ để có
các giải pháp kịp thời nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn.
 Không những thế, ngƣời kế toán còn lập các kế hoạch tài chính (gọi là dự
toán), giúp Ban giám đốc chủ động trong việc cân đối nguồn tài chính cũng
nhƣ có cơ sở để kiểm soát chi phí.
 Thông qua việc lập các tờ khai thuế, ngƣời kế toán giúp doanh nghiệp tính
toán nghĩa vụ thuế, tránh các khoản phạt từ cơ quan thuế.
 Việc lập các báo cáo tài chính trung thực và hợp lý giúp doanh nghiệp cung
cấp thông tin đầy đủ cho các cổ đông, ngân hàng… để huy động nguồn tài
chính cần thiết cho đầu tƣ và phát triển.

Bài 4
Mỗi đối tƣợng có những lý do khác nhau để quan tâm đến báo cáo tài chính của
công ty:
a. Cổ đông hiện tại Liệu công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận và chia cổ
tức hay không? Năng lực của Ban giám đốc? Có nên
giữ lại hay nên bán lại cổ phần.
b. Chủ nợ Liệu công ty có khả năng trả lãi vay kỳ tới và trả nợ
vay khi đáo hạn hay không?
c. Hội đồng quản trị Khả năng điều hành của Ban giám đốc có tốt không?
công ty
Có nên phê duyệt các đề xuất của Ban giám đốc về chia
cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu, mở rộng hoạt động
đầu tƣ không?
d. Các cổ đông tiềm Liệu kết quả kinh doanh và tài chính của công ty có
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán 19

năng của công ty xứng đáng với giá cổ phần không? Có nên mua cổ phần
của công ty hay không?
e. Uỷ ban Giao dịch Tình hình tài chính và kinh doanh của công ty có minh
chứng khoán
bạch không, hay có thể gây nguy hại gì cho các cổ đông
hay không?
f. Cơ quan thuế Số thuế mà công ty đang nộp có phù hợp so với kết quả
kinh doanh của công ty hay không?

Bài 7
Mặc dù có nhiều ngƣời tuy không học về kinh doanh nhƣng vẫn thành công trong
kinh doanh, thế nhƣng các hiểu biết về kinh doanh, đặc biệt về kế toán, sẽ rất hữu
ích cho sự thành công trong điều hành một cơ sở kinh doanh, bất kể ở quy mô nào,
vì:
 Thông tin về doanh thu giúp phân tích các mặt hàng nào có khả năng tăng
trƣởng, khả năng tạo ra tiền trong tƣơng lai.
 Thông tin về lợi nhuận cho biết mặt hàng nào nên đầu tƣ phát triển để mở
rộng.
 Thông tin về chi phí giúp sử dụng chi phí hiệu quả.
 Thông tin về tồn kho, nợ phải thu giúp quản lý các tài sản này tốt nhất…
20 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Chƣơng 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Mục tiêu học tập:

Sau khi nghiên cứu xong chƣơng này, ngƣời học có thể:

 Hiểu mục đích và ý nghĩa của báo cáo tài chính;


 Giải thích kết cấu và nội dung của các báo cáo tài chính;
 Giải thích các giả định và nguyên tắc kế toán cơ bản;
 Giải thích những hạn chế của báo cáo tài chính.

1. Khái quát về báo cáo tài chính


1.1. Khái niệm

Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo tổng hợp trình bày tình hình tài chính
tại một thời điểm và sự thay đổi tình hình tài chính trong một thời kỳ của đơn vị kế
toán nhằm cung cấp thông tin cho các đối tƣợng sử dụng để ra quyết định kinh tế.

Tình hình tài chính

Tình hình tài chính thể hiện qua tình trạng tài sản (nguồn lực kinh tế) mà đơn vị
đang kiểm soát và nguồn vốn hình thành các tài sản (nguồn lực kinh tế) đó.

Nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang kiểm soát và sử dụng cho hoạt động của đơn vị
tồn tại ở nhiều hình thái khác nhau nhƣ: tiền, nguyên vật liệu, hàng hóa, tài sản cố
định, công cụ dụng cụ, nhà xƣởng…Có thể hiểu nguồn lực kinh tế của đơn vị chính là
toàn bộ các tài sản mà đơn vị đang kiểm soát và sử dụng cho hoạt động của mình

Nguồn hình thành các nguồn lực kinh tế có thể do nhiều ngƣời đóng góp với tƣ
cách là những ngƣời chủ sở hữu của đơn vị sản xuất kinh doanh, có thể là nguồn tiền
do ngân sách nhà nƣớc cung cấp nếu đó là một đơn vị cung cấp dịch vụ công, có thể là
tiền vay ngân hàng, nợ nhà cung cấp hàng hóa…Có thể hiểu nguồn hình thành các
nguồn lực kinh tế chính là nguồn vốn hình thành nên các tài sản mà đơn vị đang
kiểm soát, sử dụng.

Thời điểm

Là một ngày cụ thể, có thể là ngày cuối tháng, cuối năm …tùy theo yêu cầu cung
cấp thông tin của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Theo đó, số liệu đƣợc thể hiện trên
BCTC hàm ý phản ánh tình hình tài chính đến thời điểm đã chọn trong khi họat động
sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục.
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 21

Sự thay đổi tình hình tài chính

Là sự vận động của tài sản và nguồn hình thành tài sản tại đơn vị trong quá thình
hoạt động kinh doanh.

 Các tài sản nhƣ tiền sẽ chuyển thành hàng hóa nguyên vật liệu, nguyên vật
liệu, tài sản… sẽ biến đổi hoặc chuyển giá trị thành các sản phẩm mới, các
sản phẩm này sẽ đƣợc bán ra và đơn vị thu lại tiền với giá trị khác với ban
đầu.
 Khi tài sản thay đổi thì nguồn hình thành nên các tài sản cũng thay đổi,
chẳng hạn nhƣ đơn vị có thể vay ngân hàng để tăng lƣợng hàng hóa nguyên
vật liệu nhằm mở rộng kinh doanh, lợi nhuận thu đƣợc trọng kinh doanh
cũng làm tăng nguồn hình thành nên tài sản…

Thời kỳ

Là một chu kỳ hoạt động của đơn vị tính bằng tháng, quý hoặc năm. tùy theo yêu
cầu cung cấp thông tin của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Theo đó, số liệu đƣợc thể
hiện trên BCTC hàm ý phản ánh tình hình tài chính diễn ra trong thời kỳ đó chứ không
chỉ là một thời điểm.

Các Báo cáo tài chính của đơn vị

Toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị đƣợc thể hiện qua các báo cáo chính sau:

 Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời
điểm báo cáo (cuối tháng, quý, năm)
 Báo cáo kết quả kinh doanh: Phản ánh sự vận động của tài sản và sự thay
đổi nguồn hình thành. Báo cáo này ghi nhận diễn biến tình hình tài chính của
đơn vị theo thời kỳ
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: ghi nhận diễn biến luồng tiền đi vào, đi ra của
đơn vị theo thời kỳ
 Thuyết minh báo cáo tài chính: trình bày các thông tin bổ sung làm rõ hơn
nội dung của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh tại thời điểm
và thời kỳ

Ví dụ 1:

Ngày 01.01.20x6, Hồng An được giao điều hành một công ty có nguồn lực kinh tế
là 2.000 triệu dưới dạng tiền. (Tiền mặt 300 triệu, tiền gửi tại ngân hàng 1.700 triệu).
Nguồn hình thành của nguồn lực trên là 400 triệu đi vay, 1 600 triệu do chủ nhân bỏ
vốn
22 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Trong tháng 1:

 Hồng An chi 750 triệu mua hàng trả tiền ngay bằng tiền gửi ngân hàng
 Số hàng trên bán hết với giá 900 triệu, thu tiền ngay bằng tiền gửi ngân
hàng 350 triệu, còn 550 triệu đến 10.02.20x6 mới thu được tiền
 Vay thêm 200 triệu tiền và dùng thêm tiền hiện có trong tiền gửi ngân hàng
công ty mua 1 thiết bị trị giá 350 triệu
 Trả lương cho nhân viên bán hàng trong tháng 15 triệu, tiền thuê cửa hàng 8
triệu, chi phí điện nước 2 triệu, tiền lãi vay ngân hàng 5 triệu bằng tiền mặt
 Mua thêm 500 triệu hàng hóa trả tiền ngay bằng tiền gửi ngân hàng để bán
trong tháng sau

Ngày 31.01.20x6 Hồng An tính toán nguồn lực kinh tế hiện có và so sánh với đầu
tháng, xác định yếu tố làm thay đ i tình hình tài chính và tính toán lợi nhuận thu được.

Kết quả nhƣ sau: (đơn vị tính: triệu đồng)

Ngày 01.01.20x6

Nguồn lực kinh tế Giá Nguồn hình thành nguồn lực Giá trị
(Tài sản) trị ( nguồn vốn)
 Tiền mặt 
300 Vay 400
 Tiền gửi ngân hàng 
1.700 Tiền vốn của Hồng An 1.600
 Tổng 
2.000 Tổng 2.000

Các yếu tố làm tăng giảm nguồn lực:

 Tiền giảm 750 triệu do mua hàng và hàng trong kho tăng 750 triệu;
 Tiền tăng 350 triệu do thu bán hàng, khoản nợ phải thu tăng 550 triệu do bán chịu
hàng hóa;
 Hàng trong kho giảm 750 triệu do bán hết;
 Tài sản cố định tăng do mua thiết bị 350 triệu, đồng thời tăng thêm nguồn vốn 200
triệu do đi vay;
 Tiền giảm 30 triệu do trả chi phí lƣơng, thuê cửa hàng…;
 Tiền giảm 500 triệu do mua thêm hàng hóa và hàng hóa tăng 500 triệu.
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 23

Ngày 31.01.20x6

Nguồn lực kinh tế Giá trị Nguồn hình thành nguồn Giá trị
(Tài sản) lực
(nguồn vốn)
Tiền mặt 270 Vay 600
Tiền gửi ngân hàng 650 Tiền vốn của Hồng An 1.600
Hàng tồn kho 500 Tiền lãi do bán hàng 120
Nợ phải thu 550
TSCĐ 350
Tổng 2.320 2.320

Lợi nhuận thu đƣợc trong tháng:

- Doanh thu bán hàng: 900 triệu


- Chi phí kinh doanh : 780 triệu

Gồm: Tiền hàng hóa đã mua: 750 triệu

 Tiền lƣơng nhân viên: 15 triệu


 Tiền thuê cửa hàng: 8 triệu.
 Tiền chi phí điện nƣớc: 2 triệu
 Tiền lãi vay ngân hàng: 5 triệu

- Lợi nhuận trong tháng: 900 – 780 = 120 triệu

1.2. Bảng cân đối kế toán

Khái niệm

Bảng cân đối kế toán phản ảnh khái quát toàn bộ tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp vào một ngày xác định, thƣờng là cuối tháng, quý hoặc năm.
Đặc điểm nổi bật nhất của Bảng cân đối kế toán là sự thể hiện rõ rệt mối quan hệ giữa
tài sản và nguồn vốn qua phƣơng trình kế toán

Khi một tài sản xuất hiện, tất yếu sẽ có nguồn gốc hình thành nên tài sản này, do đó
giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản có mối liên hệ chặt chẽ. Mối quan hệ này
đƣợc thể hiện bởi phƣơng trình kế toán cơ bản sau:
24 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Tài sản = Nguồn vốn (1)

Nguồn vốn hình thành nên tài sản của đơn vị đƣợc cung cấp từ 2 đối tƣợng chính:
chủ sở hữu và chủ nợ, do vậy phƣơng trình trên có thể viết thành

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (2)

Hai phƣơng trình (1) và (2) cho biết tình hình tài chính chung của đơn vị. Tuy nhiên
nếu phƣơng trình trên đƣợc viết lại theo cách sau:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả (3)

thì phƣơng trình này (3) lại cho ngƣời chủ sở hữu của đơn vị biết về giá trị tài sản mà
họ thực sự nắm giữ tại thời điểm báo cáo là bao nhiêu.

Các phƣơng trình (1), (2), (3) là những phƣơng trình kế toán và có ý nghĩa nền tảng
của khoa học kế toán, nó là cơ sở cho bảng cân đối kế toán, ngoài ra phƣơng trình kế
toán còn là cơ sở để giải thích cho các yêu cầu cân đối khác khi thực hiện các phƣơng
pháp kế toán.

Các yếu tố của Bảng cân đối kế toán

Các yếu tố của Bảng cân đối kế toán bao gồm: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu.

Tài sản

Tài sản của đơn vị là các nguồn lực kinh tế có giá trị xác định đƣợc, bao gồm cả hữu
hình và vô hình, do doanh nghiệp kiểm soát với kỳ vọng là chúng sẽ tạo ra lợi ích kinh tế
trong tƣơng lai. Một nguồn lực kinh tế đƣợc xem là sẽ tạo ra lợi ích kinh tế trong tƣơng
lai nếu tài sài đó có thể đƣợc dùng để mua, hoặc đổi lấy một tài sản khác.

Ví dụ: Tiền là một nguồn lực kinh tế (tài sản) và khi có tiền đơn vị sẽ mua được các
tài sản khác, hoặc nếu đơn vị nắm giữ các khoản nợ phải thu, trái phiếu …đơn vị sẽ
được quyền thu một khoản tiền từ các khoản này trong tương lai, hoặc đơn vị nắm giữ
hàng hóa thì sẽ bán để chuyển đ i thành tiền hay một khoản phải thu…

Trong hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh thƣờng sử dụng các tài sản sau:

 Tiền: là bộ phận tài sản của doanh nghiệp tồn tại dƣới hình thái tiền, gồm:
Tiền mặt; Tiền gởi ngân hàng
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 25

 Các khoản phải thu: là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang do các cá
nhân, đơn vị khác sử dụng, nhƣ: Phải thu của khách hàng, khoản nợ phải thu
do bán chịu hàng hóa dịch vụ, và các khoản phải thu khác
 Chi phí trả trước: là các khoản trả trƣớc cho những lợi ích kinh tế trong
tƣơng lai. Doanh nghiệp thƣờng trả trƣớc tiền thuê văn phòng, nhà xƣởng;
phí bảo hiểm…
 Hàng tồn kho: gồm những tài sản hữu hình mà doanh nghiệp dự trữ để bán
hoặc sử dụng cho nhu cầu kinh doanh bình thƣờng cua mình, nhƣ nguyên vật
liệu; sản phẩm; hàng hóa; công cụ dụng cụ …
 Tài sản cố định: thƣờng bao gồm nhà xƣởng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện
vận tải… là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, do doanh
nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nợ phải trả

Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại mà đơn vị sẽ phải thanh toán trong tƣơng lai,
phát sinh từ việc đi vay, mua chịu tài sản, nợ ngƣời lao động hay thuế phải nộp….

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuộc về các chủ sở hữu của đơn vị mà đơn vị đƣợc
quyền sử dụng một cách chủ động, linh hoạt và không phải cam kết thanh toán. Vốn
chủ sở hữu do các nhà đầu tƣ góp và phần tích lũy từ kết quả kinh doanh của đơn vị.

Cấu trúc bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có kết cấu 2 phần: Tài sản và nguồn vốn và theo những nội
dung đã trình bày về mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thì tổng tài sản sẽ luôn
bằng tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.

Tài sản và nguồn vốn đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định theo tính thanh khoản.
Các tài sản và nguồn vốn có thể đƣợc phân nhóm thành ngắn hạn hay dài hạn hoặc đơn
giản chỉ xếp theo thứ tự thanh khoản tùy thuộc vào đặc thù của mỗi đơn vị.

Để thuận tiện cho việc so sánh tình hình tài chính giữa hai thời điểm của một chu kỳ
hoạt động, bảng cân đối kế toán thƣờng có 2 cột số liệu: số đầu kỳ và số cuối kỳ

Sau đây là mẫu bảng cân đối kế toán chung của đơn vị sản xuất kinh doanh.
26 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Đơn vị báo cáo: ...


Mẫu số B 01 – DN
(Theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của
Địa chỉ:…………
BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày tháng năm (1)

(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

Đơn vị tính:.............

Mã Số
Thuyết Số đầu
TÀI SẢN số cuối
minh năm
năm
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 100
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110
1. Tiền 111
2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112
II Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120
1. Chứng khoán kinh doanh 121
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 122
(…) (…)
(*)
…..
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán ngắn hạn 132
……. 133
IV. Hàng tồn kho 140
1. Hàng tồn kho 141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (…)
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200
I. Các khoản phải thu dài hạn 210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán dài hạn 212
…..
II. Tài sản cố định 220
1. Tài sản cố định hữu hình 221
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 27

Mã Số
Thuyết Số đầu
TÀI SẢN số cuối
minh năm
năm
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224
3. Tài sản cố định vô hình 227
III. Bất động sản đầu tƣ 230

V Đầu tƣ tài chính dài hạn 250


1. Đầu tƣ vào công ty con 251
2. Đầu tƣ vào công ty liên doanh, liên kết 252
… 255 (…) (…)
VI. Tài sản dài hạn khác 260
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270
C – NỢ PHẢI TRẢ 300
I. Nợ ngắn hạn 310
1. Phải trả ngƣời bán ngắn hạn 311
2. Ngƣời mua trả tiền trƣớc ngắn hạn 312
...
II. Nợ dài hạn 330
1. Phải trả ngƣời bán dài hạn 331
2. Ngƣời mua trả tiền trƣớc dài hạn 332
….
D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400
I. Vốn chủ sở hữu 410
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411
2. Thặng dƣ vốn cổ phần 412
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440

Lập, ngày .. tháng năm

NGƢỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƢỞNG GIÁM ĐỐC


28 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm
nhất định do đó bảng cân đối kế toán có ý nghĩa:

 Cung cấp thông tin tài sản của đơn vị giúp ngƣời đọc biết đƣợc về quy mô và
cơ cấu tài sản của đơn vị tại thời điểm đánh giá;
 Cung cấp thông tin nguồn vốn giúp ngƣời đọc biết đƣợc khả năng tài chính
và nghĩa vụ của đơn vị trong tƣơng lai;
 Cung cấp thông tin về khả năng trả nợ, dự báo rủi ro tài chính có thể xảy ra.

Ảnh hƣởng của các nghiệp vụ kinh tế đến bảng cân đối kế toán

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản và nguồn vốn của đơn vị
luôn vận động, sự vận động của các tài sản, nguồn vốn nào cũng sẽ tác động đến giá trị
hoặc kết cấu của bảng cân đối kế toán. Chẳng hạn khi đơn vị mua một lƣợng hàng hóa
bằng tiền mặt thì mặc dù tổng giá trị của bảng cân đối kế toán không thay đổi nhƣng
kết cấu tài sản sẽ thay đổi, tài sản tiền giảm đi, tài sản hàng hóa sẽ tăng lên một lƣợng
tƣơng ứng; hoặc nếu đơn vị bán đƣợc hàng hóa thi hàng hóa trong kho sẽ giảm, đơn vị
sẽ thu đƣợc một lƣợng tiền hoặc tăng một khoản nợ phải thu tƣơng ứng và quan trọng
hơn đơn vị sẽ có một khoản tiền lãi do bán hàng và khoản tiền này sẽ làm gia tăng vốn
chủ sở hữu của đơn vị. Xem xét ảnh hƣởng của các nghiệp vụ kinh tế đễn thay đổi của
bảng cân đối kế toán qua ví dụ sau

Ví dụ 2: Công ty TNHH Hùng Anh bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại từ
ngày 01/01/20X1 và có các nghiệp vụ trong tháng 1 như sau (Đvt: ngàn đồng):

1. Chủ sở hữu góp vốn bằng tiền mặt 200.000 ngày 2/1: ngày 2/1 Cty Hùng
Anh chỉ có tài sản là tiền mặt và toàn bộ giá trị tài sản này là do chủ sở hữu
góp nên tổng giá trị nguồn vốn cũng là vốn chủ sở hữu 200.000
2. Mua hàng hóa nhập kho 600 000, chưa trả người bán ngày 4/1: Hàng hóa
nhập kho làm tăng tài sản của công ty lên 600.000 nhƣng do chƣa trả tiền
cho ngƣời bán nên phát sinh một khoản nợ phải trả, do đó nguồn hinh thành
nên tài sản là một khoản nợ phải trả 600.000, tổng giá trị tài sản của công ty
tăng 600.000
3. Bán hàng thu bằng chuyển khoản với giá bán 680.000, giá vốn là 420.000
ngày 10/1: công ty bán đƣợc hàng nên hàng hóa trong kho giảm đi theo giá
ban đầu là 420.000 và thu đƣợc tiền làm tăng khoản mục tiền lên 680.000,
chênh lệch giá vốn và giá bán 260.000 chính là lợi nhuận chƣa phân phối
công ty thu đƣợc và khoản tiền này làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 29

4. Chuyển khoản trả tiền thuê cửa hàng kinh doanh 15.000 ngày 15/1: tiền thuê
của hàng là một khoản chi phí và khi tăng chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận
chƣa phân phối hay giảm vốn chủ sở hữu của công ty một khoản tƣơng ứng
5. Lương nhân viên bán hàng chưa trả 12.000:lƣơng nhân viên cũng là một
khoản chi phí tuy nhiên do công ty chƣa trả nên phát sinh một khoản nợ
tƣơng ứng nhƣng chi phí này cũng làm giảm lợi nhuận chƣa phân phối của
công ty
6. Trả nợ người bán hàng hóa 140.000 bằng tiền mặt ngày 17/1: Việc trả nợ
bằng tiền mặt làm giảm lƣợng tiền mặt tồn quỹ của công ty, đồng thời giảm
nợ phải trả của công ty và vì thế làm giảm giá trị nguồn vốn của công ty
140.000đ

Có thể t ng hợp ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên qua bảng sau

Tài Sản = Nợ Phải + Vốn Chủ Sở Hữu


Trả
NV
TS Vốn KD LN chƣa
Tiền HTK
khác ban đầu PP
1 200.000 200.000
2 600.000 600.000
3a 680.000 680.000
3b (420.000) (420.000)
4 (15.000) (15.000)
5 12.000 (12.000)
6 (140.000) (140.000)
Cộng 725.000 180.000 472.000 200.000 233.000
Tổng 905.000 = 905.000
1.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày sự thay đổi tình hình tài chính của đơn vị
thông qua việc phản ảnh tòn bộ thu nhập, chi phí, lãi lỗ của đơn vị trong một kỳ kế
toán nhất định (tháng, quý hay năm). Nó nhƣ là cuộn phim phản ánh “hình ảnh động”
về các hoạt động của đơn vị trong suốt kỳ kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh giúp
ngƣời đọc đánh giá đƣợc hoạt động của đơn vị trong kỳ, từ đó nhận định đƣợc ảnh
hƣởng của hoạt động đến tình hình tài chính của đơn vị

Các yếu tố của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Doanh thu: là số tiền đơn vị thu đƣợc do bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
chủ yếu trong kỳ hoạt động. Doanh thu đƣợc xác định căn cứ vào việc bán
30 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

hàng hay cung cáp dịch vụ hoàn thành, không phụ thuộc vào việc thu đƣợc
tiền hay chƣa thu đƣợc tiền.
 Chi phí sản xuất kinh doanh: giá trị của những nguồn lực đơn vị đã bỏ ra để
mua hàng hóa, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Các khoản
chi phí chủ yếu trong một đơn vị sẽ tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh.
 Một đơn vị sản xuất kinh doanh phi tài chính thì chi phí liên quan đến doanh
thu bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp. Nhƣng một đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính nhƣ ngân hàng thì chi
phí chính liên quan đến doanh thu chính (thu lãi cho vay) là khoản chi phí trả
lãi cho ngƣời gửi tiền…
 Lãi/lỗ: từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị: là chênh lêch giữa
doanh thu và chi phí trong kỳ
 Ngoài ra đơn vị còn có thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài
chính phát sinh từ các hoạt động đi vay hoặc cho vay ngân hàng hay đơn vị
khác, đầu tƣ vào đơn vị khác… và chênh lệch thu nhập, chi phí hoạt động tài
chính sẽ mang lại lãi/lỗ hoạt động tài chính
 Các khoản thu nhập hoặc chi phí phí khác của đơn vị trong kỳ: Kết quả hoạt
động kinh doanh của đơn vị từ tất cả các khoản thu nhập chi phí trên sẽ tạo
thành lãi/lỗ trƣớc thuế của đơn vị. Sau khi đơn vị thực hiện nộp thuế cho nhà
nƣớc (nếu có), cũng là một khoản chi phí của đơn vị, thì phần còn lại sẽ là
lãi/lỗ sau thuế và đây sẽ là phần chủ sử hữu đơn vị sẽ đƣợc hƣởng hoặc phải
gánh chịu từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc trình bày theo trật tự chung: trình bày
thu nhập và chi phí chính của đơn vị , tiếp theo là thu nhập chi phsi hoạt động tài chính
và thu nhập chi phí khác. Cách trình bày này giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc lãi /lỗ của đơn
vị có đƣợc tạo ra từ các hoạt động chính hay không.

Để thuận tiện cho việc so sánh tình hình tài chính giữa hai thời điểm của một chu kỳ
hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng đƣợc trình bày với 2 cột số
liệu: số đầu kỳ và số cuối kỳ

Sau đây là mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một đơn vị:
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 31

Đơn vị báo cáo: . Mẫu số B 02 – DN


Địa chỉ:…… (Ttheo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm……… Đơn vị tính:............

Mã Thuyết Năm Năm


CHỈ TIÊU
số minh nay trƣớc
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
(10= 01-02)
4. Giá vốn hàng bán 11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
(20=10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21
7. Chi phí tài chính 22
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 25
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
{30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50 = 30 + 40) 50
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52


17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50
60
– 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

(*) Chỉ áp dụng tại công ty c phần

Lập, ngày tháng năm

NGƢỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƢỞNG GIÁM ĐỐC


32 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin quan trọng về quy mô
hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị:

 Quy mô: đánh giá qua chỉ tiêu doanh thu chính của đơn vị, ví dụ đơn vị sản
xuất kinh doanh thì doanh thu bán hàng thể hiện quy mô kinh doanh, đơn vị
là ngân hàng thì thu nhập từ tiền lãi cho vay... Việc so sánh số liệu giữa hai
thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ sẽ cho biết sự tăng trƣởng về quy mô của đơn vị
 Khả năng sinh lời: đánh giá qua chỉ tiêu lãi/lỗ của đơn vị hoặc so sanh tƣơng
quan giữa thu nhập và chi phí đối với từng hoạt động của đơn vị

Ví dụ 3: Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vinamilk và nhận
xét về quy mô, khả năng sinh lời của Công ty qua 2 quý năm 20x6

CHỈ TIÊU Quý 2/20x6 Quý 1/20x6


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,491,188 10,369,870
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 42,058 36,962
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,449,130 10,332,909
4 Giá vốn hàng bán 7,076,434 5,993,499
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,372,696 4,339,410
6 Doanh thu hoạt động tài chính 190,483 168,673
7. Chi phí tài chính 16,279 32,919
8 Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 17,374 11,978
9. Chi phí bán hàng 1,939,456 1,665,160
10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 251,558 228,558
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,373,259 2,593,424
12 Thu nhập khác 15,745 44,074
13. Chi phí khác 26,934 10,985
14. Lợi nhuận khác (11,189) 33,089
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,362,070 2,626,513
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 542,789 463,896
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại (5,062) 833
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,824,344 2,161,784

(Nguồn: http://vietstock.vn)

 Quy mô: Quy mô Cty đã tăng lên trong quý 2 khi doanh thu bán hàng tăng,
lợi nhuận gộp tăng nên có khả năng tăng thêm vốn chủ sử hữu.
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 33

 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: tăng nhanh, trong đó lợi nhuận từ hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động chủ yếu của công ty tăng
nhanh chứng tỏ công ty có khả năng sinh lời tốt.

1.4. Các báo cáo tài chính khác

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cũng cung cấp thông tin tinh hình tài chính nhƣng tiếp
cận từ phía các dòng tiền ra và dòng tiền vào trong kỳ kinh doanh của đơn vị, và kết
quả lƣợng tiền thuần tạo ra trong kỳ kế toán đó. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ chỉ ra sự
tăng (giảm) thuần của tiền trong kỳ và số dƣ tiền cuối kỳ.

Việc xem xét các dòng tiền của từng hoạt động trong kỳ và mối quan hệ giữa
chúng cho thấy đơn vị đã tạo ra tiền và sử dụng chúng nhƣ thế nào

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền của đơn vị theo bảng cân đối kế
toán hoạt động chính: dòng tiền hoạt động kinh doanh, dòng tiền hoạt động đầu tƣ,
dòng tiền hoạt động tài chính

Đơn vị báo cáo:...


Mẫu số B03 – DN
Địa chỉ: ……… (Ttheo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của
BTC)
BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)


Năm…. Đơn vị tính: ...........

Mã Thuyết Năm Năm


Chỉ tiêu
số minh nay trƣớc
I Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và 01
doanh thu khác
2. Tiền chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa và 02
dịch vụ
3. Tiền chi trả cho ngƣời lao động 03
4. Tiền lãi vay đã trả 04
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 05
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20
34 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Mã Thuyết Năm Năm


Chỉ tiêu
số minh nay trƣớc
II Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các 21
TS DH khác
2.Tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các 22
TSDH khác
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn 23
vị khác
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ 24
của đơn vị khác
5.Tiền chi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 25
6.Tiền thu hồi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 26
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc 27
chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30
III Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp 31
của CSH
2. Tiền trả lại vốn góp cho các CSH, mua lại CP 32
của doanh nghiệp đã phát hành
3. Tiền thu từ đi vay 33
4. Tiền trả nợ gốc vay 34
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50
Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ 60
Ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi 61
ngoại tệ
Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (70 = 70
50+60+61)

Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu thì doanh nghiệp không phải trình bày
nhƣng không đƣợc đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.

Lập, ngày tháng năm

NGƢỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƢỞNG GIÁM ĐỐC


Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 35

1.5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lập để giải thích và cung cấp thông tin bổ
sung cho các thông tin chính đã trình bày trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh vì các báo cáo này có giới hạn về trình bày chi tiết hoặc trình
bày chƣa thật rõ ràng hoặc chƣa nêu đƣợc

Ví dụ: các chính sách kế toán, phƣơng pháp mà đơn vị áp dụng không thể hiện trực
tiếp trên bảng cân đối kế toán đƣợc nên cần đƣợc giải thích trong bản thuyết minh để
ngƣời đọc có thể hiểu đơn vị áp dụng chính sách kế toán nào; hoặc hàng tồn kho của
đơn vị gồm những lọai hàng hóa thành phẩm nào cần đƣợc kê khai chi tiết trên bản
thuyết minh để ngƣời đọc có thể nhận biết về tài sản của đơn vị cụ thể hơn…

2. Các giả định và nguyên tắc kế toán cơ bản

2.1 . Các giả định

Đơn vị kế toán

Mỗi đơn vị kế toán là một đơn vị kinh tế độc lập, độc lập với các cá nhân, đơn vị
khác và độc lập cả với chủ sở hữu của nó. Nói cách khác việc theo dõi, ghi nhận các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán của đơn vị tách biệt với ngƣời chủ đơn
vị và các đơn vị khác, không chịu sự chi phối bởi chủ đơn vị…Ví dụ tài sản của Công
ty Trung Nguyên sẽ đƣợc theo dõi tách biệt với tài sản của ngƣời chủ Công ty này,
cũng nhƣ tách biệt với tài sản của của các Công ty khác nhƣ VinaCafe.

Hoạt động liên tục

Việc ghi chép kế toán phải đặt trên giả định là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ
tiếp tục hoạt động ít nhất là trong một tƣơng lai có thể dự kiến đƣợc, đơn vị không có
ý định giải thể hoặc thu hẹp hoạt động của mình. Giả định này là cơ sở cho nhiều cách
xử lý trong kế toán, ví dụ việc ghi nhận tài sản theo giá gốc. Vì giả định rằng doanh
nghiệp sẽ duy trì hoạt động bình thƣờng trong khoảng thời gian đủ dài để sử dụng
những nguồn lực hiện có của nó theo mục đích đã đƣợc định trƣớc, vì vậy, kế toán ghi
chép và báo cáo tài sản theo giá gốc, theo số vốn của doanh nghiệp nằm trong tài sản
và sẽ đƣợc thu hồi bằng cách chuyển thành chi phí khi tài sản đƣợc sử dụng vào các
hoạt động kinh doanh. Việc điều chỉnh giá trị tài sản theo giá trị thị trƣờng là không
cần thiết. Khi một doanh nghiệp ngừng hoạt động, nghĩa là giả thiết hoạt động liên tục
không còn thích hợp với nó. Khi đó, ngƣời chủ tìm cách bán đi mọi tài sản còn lại của
doanh nghiệp để trả nợ và thu hồi vốn. Trong trƣờng hợp này, việc đo lƣờng tài sản
theo giá trị thị trƣờng vào thời điểm đó thì thích hợp hơn là giá gốc.
36 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Thước đo tiền tệ

Việc sử dụng thƣớc đo tiền tệ sẽ giúp kế toán ghi nhận tất cả các dạng hoạt động
của đơn vị đánh giá đƣợc bằng tiền. Giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian do
ảnh hƣởng của lạm phát. Tuy nhiên, trong kế toán giả định sức mua của đồng tiền là
tƣơng đối ổn định. Nói cách khác giả định này hàm ý rằng sự thay đổi sức mua của
đơn vị tiền tệ không đủ lớn để ảnh hƣởng đến việc đo lƣờng của kế toán. Việc sử dụng
thống nhất thƣớc đo tiền tệ đảm bảo cho thông tin kế toán có thể tổng hợp đƣợc,
so sánh đƣợc.

Kỳ kế toán

Giả định kỳ kế toán cho rằng các hoạt động của đơn vị đƣợc chia ra theo từng thời
kỳ nhất định, ví dụ tháng, quý, năm. Việc phân chia này giúp ngƣời sử dụng thông tin
kế toán ra quyết định kinh tế phù hợp với thời gian dự kiến kinh doanh, đầu tƣ…. Kỳ
kế toán sử dụng phổ biến là một niên độ kế toán (1 năm)

2.2 . Một số nguyên tắc kế toán cơ bản

Nguyên tắc giá gốc

Tài sản phải đƣợc ghi sổ theo giá gốc. Giá gốc của tài sản là số tiền hoặc tƣơng
đƣơng tiền đã trả, phải trả hoặc giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đƣợc
ghi nhận. Giá gốc chính là giá lịch sử, biểu thị giá phí thực tế của tài sản ngay tại thời
điểm mua sắm hoặc hình thành, nó phản ảnh số vốn của doanh nghiệp nằm trong tài
sản.

Ví dụ Công ty A mua một lƣợng hàng hóa trị giá 1,2 tỷ đồng vào ngày 15/12. Vào
ngày 31/12, lô hàng trên vẫn còn trong kho của Công ty chƣa bán. Thời điểm này giá
thị trƣờng của lô hàng lên đến 1,5 tỷ đồng , tuy nhiên giá trị lô hàng ghi nhận trên báo
cáo tài chính vẫn là 1,2 tỷ đồng, không thay đổi do áp dụng nguyên tắc giá gốc.

Nguyên tắc này xuất phát từ giả thiết là doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Cơ sở dồn tích

Cơ sở dồn tích yêu cầu mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đƣợc ghi sổ kế
toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi
tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền.
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 37

Phù hợp (tương xứng)

Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng xứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp việc xác định
đúng kết quả kinh doanh.

Thận trọng

Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp không đƣợc đánh giá tài sản và các khoản thu
nhập cao hơn thực tế cũng nhƣ không đƣợc đánh giá các khoản nợ phải trả và chi phí
thấp hơn thực tế.

Đầy đủ

Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp ghi chép, phản ánh và báo cáo đầy đủ tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ kế toán, không đƣợc bỏ sót. Nguyên
tắc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thuyết minh đầy đủ các vấn đề trên báo cáo tài
chính.

Nhất quán

Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp sử dụng chính sách và phƣơng pháp kế toán
phải nhất quán để đảm bảo số liệu kế toán có thể so sánh đƣợc giữa các kỳ hoặc giữa
các doanh nghiệp. Nhất quán nghĩa là cùng một sự vật, hiện tƣợng thì phải sử dụng
một chính sách hoặc phƣơng pháp kế toán.

3. Hạn chế của báo cáo tài chính

 Không phản ảnh đƣợc giá trị hiện tại của tài sản hoặc giá trị của đơn vị do
phải tuân thủ những nguyên tắc kế toán, ví dụ nguyên tắc giá gốc
 Không cung cấp đƣợc các thông tin phi tài chính, ví dụ năng suất lao động
của nhân viên…trong khi các thông tin phi tài chính cũng có thể có ý nghĩa
quyết định đối với kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
 Sử dụng nhiều ƣớc tính, xét đoán và kỹ thuật phân bổ nên có thể làm cho
thông tin trên báo cáo tài chính có thể bị sai lệch.
 Thƣờng cung cấp thông tin chậm hơn so với nhu cầu của ngƣời sử dụng do
các báo cáo tài chính đƣợc lập dựa theo những sự kiện, nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong quá khứ và cần có thời gian xử lý trong khi ngƣời sử dụng
thông tin lại mong muốn có thông tin liên tục, kịp thời để có quyết định kinh
tế hợp lý.
38 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

BÀI TẬP ÔN TẬP


Phần 1 Trắc nghiệm

1. Công ty Nhà Xanh, một nhà cung cấp dịch vụ giặt ủi cao cấp ở thành phố Hồ
Chí Minh. Giả sử trong tháng 8 năm 20X6, Nhà Xanh cung cấp dịch vụ cho khách
hàng với giá 5.000 triệu đồng nhƣng chƣa thu tiền. Phƣơng trình kế toán của Nhà
Xanh bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào?
a. Tài sản và vốn chủ sở hữu cùng tăng 5.000 triệu đồng
b. Tài sản và nợ phải trả cùng tăng 5.000 triệu đồng
c. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng tăng 5.000 triệu đồng
d. Không ảnh hƣởng đến phƣơng trình kế toán

2. Giả sử tổng chi phí của Nhà Xanh trong tháng 8 năm 20X6 là 2.700 triệu
đồng. Điều này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến phƣơng trình kế toán của doanh
nghiệp?
a. Tài sản và vốn chủ sở hữu cùng tăng
b. Tăng tài sản và giảm nợ phải trả
c. Tài sản và vốn chủ sở hữu cùng giảm
d. Giảm tài sản và tăng nợ phải trả

3. Kết hợp ảnh hƣởng của các giao dịch của câu 1 và 2, kết quả kinh doanh của
Nhà Xanh trong tháng 8 năm 20X6 là:
a. Chƣa thể xác định từ các thông tin đã cho
b. Lãi thuần: 2.300 triệu đồng
c. Lỗ thuần: 2.300 triệu đồng
d. Lãi thuần: 2.000 triệu đồng

4. Bảng cân đối kế toán báo cáo về:


a. Tình hình tài chính tại một thời điểm
b. Kết quả hoạt động tại một thời điểm
c. Tình hình tài chính của một thời kỳ
d. Kết quả hoạt động của một thời kỳ

5. Báo cáo kết quả kinh doanh báo cáo về:


a. Tình hình tài chính tại một thời điểm
b. Kết quả hoạt động tại một thời điểm
c. Tình hình tài chính của một thời kỳ
d. Kết quả hoạt động của một thời kỳ
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 39

Phần 2 Bài tập


Bài 1 Giả sử bạn đang điều hành một cửa hàng thực phẩm. Hàng ngày, bạn phải xử lý
rất nhiều giao dịch kinh doanh. Hãy cho một ví dụ về mỗi loại giao dịch có ảnh hƣởng
đến phƣơng trình kế toán theo các cách sau:
a. Làm tăng tài sản đồng thời tăng vốn chủ sở hữu;
b. Làm tăng tài sản đồng thời tăng nợ phải trả;
c. Làm giảm tài sản này đồng thời làm tăng tài sản khác;
d. Làm giảm tài sản đồng thời giảm vốn chủ sở hữu;
e. Làm giảm tài sản đồng thời giảm nợ phải trả.

Bài 2 Công ty TNHH Hùng Anh bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại từ ngày
01/01/20X1 và có các nghiệp vụ trong tháng 1 nhƣ sau (Đvt: ngàn đồng):
a. Chủ sở hữu góp vốn bằng tiền mặt 200.000
b. Mua hàng hóa nhập kho 600.000, chƣa trả ngƣời bán
c. Bán hàng thu vào tiền gửi ngân hàng với giá bán 680.000, giá vốn là 420.000
d. Chuyển khoản qua ngân hàng trả tiền thuê cửa hàng kinh doanh 15.000
e. Lƣơng nhân viên bán hàng chƣa trả 12.000
f. Lãi tiền gửi ngân hàng (nhập vào gốc): 2.200
g. Trả nợ ngƣời bán hàng hóa 140.000 bằng tiền gửi ngân hàng
h. Mua một tòa nhà văn phòng 400.000, đã trả 300.000 bằng tiền gửi ngân hàng,còn
lại chƣa thanh toán
i. Chia lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng tiền mặt là 800
j. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% trên lợi nhuận.
Yêu cầu:
a. Xác định ảnh hƣởng của từng nghiệp vụ kinh tế đến phƣơng trình kế
toán.
b. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1/201x.
c. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/01/201x.
Yêu cầu: Xác định ảnh hƣởng của từng nghiệp vụ kinh tế đến phƣơng trình kế
toán

Bài 3 Công ty Minh Lê bắt đầu năm tài chính 201X với tổng tài sản là 45.000 triệu
đồng, tổng nợ phải trả là 21.000 triệu đồng. Vào cuối năm 201X, tổng tài sản của công
ty đạt đến 61.000 triệu đồng và tổng nợ phải trả là 34.000 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Vốn chủ sở hữu của Minh Lê tăng lên hay giảm đi trong năm 201X? Tăng (giảm)
bao nhiêu?
b. Chỉ ra 2 nguyên nhân có thể tạo ra thay đổi cho vốn chủ sở hữu trong năm!
40 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

Bài 4 Chỉ ra ảnh hƣởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây đến phƣơng trình
kế toán của một doanh nghiệp tƣ nhân Phƣơng Minh kinh doanh dịch vụ cho thuê xe
(thực hiện nhƣ hƣớng dẫn ở câu a dƣới đây). Đơn vị tính: triệu đồng
a. Thu 250 do chủ sở hữu đầu tƣ vào doanh nghiệp.
Trả lời: Tăng tài sản (Tiền): 250
Tăng vốn chủ sở hữu (Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu): 250
b. Chi 70 mua vật tƣ bằng tiền gửi Ngân hàng
c. Cho thuê xe, khách hàng thuê chƣa thanh toán: 60
d. Mua thiết bị văn phòng: 80 chƣa thanh toán cho ngƣời bán
e. Khách hàng thanh toán nợ bằng tiền mặt: 72
f. Trả nợ cho ngƣời bán: 112 bằng tiền gửi ngân hàng
g. Bán bớt một xe ô tô, giá bán 120 thu tiền mặt
h. Chi trả tiền thuê văn phòng hàng tháng: 12 bằng tiền mặt
i. Cho thuê xe, khách hàng thuê trả bằng tiền mặt: 48.
Bài 5 Phản ánh sự ảnh hƣởng cùa các nghiệp vụ kinh tế vào khoản mục thích hợp trên
phƣơng trình kế toán. Ghi “+ và số tiền” nếu ảnh hƣởng tăng, ghi “- và số tiền” nếu
ảnh hƣởng giảm, ghi “K” nếu không ảnh hƣởng.
Đơn vị tính: triệu đồng
Nghiệp vụ Bảng cân đối Báo cáo
kế toán KQHĐKD
Tài Nợ phải Vốn chủ Doanh Chi Lợi
sản trả sở hữu thu phí nhuận
Ví dụ: Rút TGNH về nhập -100 K K K K K
quỹ tiền mặt 100 +100
1. Chuyển khoản trả tiền
thuê văn phòng trong kỳ
theo hóa đơn là 60
2. Chủ sở hữu góp vốn
bằng tiền mặt là 800
3. Trích khấu hao TSCĐ 4
4. Bán hàng chƣa thu tiền,
giá vốn 100, giá bán 140
5. Mua 7 lô hàng của công
ty Rạng Đông, đơn giá 20
trđ/lô. Công ty đã nhận đủ
Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 41

hàng, tiền hàng đƣợc thanh


toán cho Rạng Đông vào
tháng sau

Bài 6 Dƣới đây là bảng phân tích ảnh hƣởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng hoạt động đầu tiên của một doanh nghiệp tƣ nhân cung cấp dịch vụ truyền hình.
(đơn vị tính: nghìn đồng).
Phải TS cố Phải trả
Tiền + + = + Vay + Vốn CSH
thu KH định NB
1 +500.000 +500.000
2 - 75.000 + 75.000
3 +1.000.000 +1.000.000
4 +18.000 + 18.000
5 +10.000 -10.000
6 - 6.000 - 6.000
7 +12.000 + 12.000
8 + 9.000 - 9.000
9 -207.000 - 7.000 - 200.000

Yêu cầu: Xác định nội dung các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh (được biết, chủ sở hữu
chỉ góp vốn lần đầu khi thành lập doanh nghiệp và không rút vốn trong kỳ)

Bài 7 Dưới đây là báo cáo KQHĐK của một Cty Khánh Phương (đơn vị tính:
1.000.000đ)
CHỈ TIÊU Quý 2/2016 Quý 1/2016 Quý 4/2015 Quý 3/2015

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 12,491,188 10,369,870 11,137,559 10,577,329
2. Các khoản giảm trừ doanh thu ? ? ? ?
3. DT thuần về bán hàng và CCDV 12,449,130 10,332,909 11,098,562 10,549,326
4. Giá vốn hàng bán 7,076,434 5,993,499 6,682,175 6,199,267
5. LN gộp về bán hàng và CCDV
6. Doanh thu hoạt động tài chính 190,483 168,673 155,172 176,057
7. Chi phí tài chính 16,279 32,919 25,345 87,075
Trong đó :Chi phí lãi vay 8,704 8,314 8,539 7,824
8. Phần lãi/lỗ trong Cty liên doanh, LK 17,374 11,978 -8,200 2,310
9. Chi phí bán hàng 1,939,456 1,665,160 1,753,941 1,665,909
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp ? ? ? ?
42 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3,373,259 2,593,424 2,228,598 2,554,911
12. Thu nhập khác 15,745 44,074 57,091 19,904
13. Chi phí khác 26,934 10,985 -124 21,037
14. Lợi nhuận khác -11,189 33,089 57,214 -1,133
15. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 3,362,070 2,626,513 2,285,813 2,553,778
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 542,789 463,896 205,263 393,537
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -5,062 833 179,973 37,675
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 2,824,344 2,161,784 1,900,576 2,122,566

Yêu cầu:
1. Tính toán các số liệu còn thiếu trong báo cáo
2. Đánh giá khả năng sinh lời của Cty qua 4 quý và chỉ ra nguyên
nhân chính ảnh hƣởng đến mức độ sinh lời của Cty
------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP

Bài 2

a. Ảnh hƣởng của từng nghiệp vụ đến phƣơng trình kế toán (Đơn vị tính: ngàn đồng):

Nợ phải
Tài sản = + Vốn chủ sở hữu
trả
Nội dung Vốn Lợi
Tài sản góp của nhuận
Tiền
khác chủ sở chƣa
hữu phân phối

a. Chủ sở hữu góp vốn 200.000 = 200.000

b. Mua hàng còn nợ 600.000 = 600.000


ngƣời bán
c1. Bán hàng thu tiền 680.000 = 680.000

c2. Giá vốn hàng bán (420.000) = (420.000)

d. Trả tiền thuê cửa hàng (15.000) = (15.000)

e. Lƣơng nhân viên chƣa = 12.000 (12.000)


trả
f. Lãi TGNH (nhập vốn) 2.200 = 2.200

g. Trả nợ ngƣời bán (140.000) = (140.000)


Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính 43

h. Mua nhà văn phòng (300.000) 400.000 = 100.000

i. Chia lợi nhuận (800) = (800)

j. Thuế TNDN phải nộp 58.800 + (58.800)

Cộng 426.400 580.000 = 630.800 + 200.000 175.600

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1/20x1

CÔNG TY HÙNG ANH


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THÁNG 1.201X
Đơn vị tính : ngàn đồng

CHỈ TIÊU Tháng này Tháng trƣớc


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 680.000
2. Giá vốn hàng bán 420.000
3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 260.000
4. Chi phí bán hàng 0
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 27.000
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 233.000
7. Doanh thu hoạt động tài chính 2.200
8. Chi phí tài chính 0
9. Lãi/lỗ tài chính 2.200
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lãi/lỗ khác
13. Lợi nhuận trƣớc thuế 235.200
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 58.800
15. Lợi nhuận sau thuế 176.400

c. Bảng cân đối kế toán ngày 31/1/201x


44 Chƣơng 2 : Báo cáo tài chính

CÔNG TY HÙNG ANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 1 năm 20x1
Đơn vị tính : ngàn đồng

CHỈ TIÊU Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ


TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 729.400
Tiền 426.400
Hàng hóa 180.000
B. Tài sản dài hạn 400.000
Nhà văn phòng 400.000
Tổng cộng Tài sản 1.006.400
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 753.800
Phải trả ngƣời bán 572.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 58.800
Trái phiếu phải trả
B. Vốn chủ sở hữu 375.600
Vốn góp của chủ sở hữu 200.000
Lợi nhuận chƣa phân phối 175.600
Tổng cộng Nguồn vốn 1.006.400
Bài 6
Xác định nội dung các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong kỳ (Đvt: 1 000đ)
1. Chủ sở hữu góp vốn bằng tiền 500.000
2. Mua một TSCĐ trị giá 75.000 đã thanh toán bằng TGNH/Tiền mặt
3. Mua một TSCĐ trị giá 1.000.000 đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng
4. Bán hàng trị giá 18.000 chƣa thu tiền
5. Chi phí kinh doanh chƣa trả tiền cho ngƣời cung cấp 10.000
6. Chi phí kinh doanh khác chi bằng tiền 6.000
7. Thu tiền nợ phải thu bằng TGNH/Tiền mặt 9.000
8. Trả nợ ngƣời bán 7.000 và nợ vay ngân hàng 200.000 bằng TGNH/tiền mặt .
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 45

Chƣơng 3 : TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ


Mục tiêu học tập:

Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể:

 Giải thích tính chất và kết cấu của tài khoản kế toán;
 Áp dụng nguyên tắc ghi s kép để xác định và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh vào các tài khoản kế toán;


 Xác lập và nhận biết mối quan hệ giữa tài khoản t ng hợp và tài khoản chi

tiết;
 Lập và sử dụng bảng cân đối tài khoản.

1. Tài khoản

1.1. Khái niệm

Tài khoản kế toán là việc phân loại đối tƣợng kế toán để tổ chức, phản ánh và
kiểm tra một cách thƣờng xuyên, liên tục và có hệ thống về tình hình và sự biến
động của từng đối tƣợng kế toán cụ thể nhƣ tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Mỗi đối tƣợng kế toán sẽ đƣợc mở cho một tài khoản để theo dõi, phản ảnh riêng.
Mỗi tài khoản sẽ có một tên gọi riêng, phù hợp với tên gọi của đối tƣợng mà nó
phản ảnh. Mỗi tài khoản là một đơn vị lƣu trữ các dữ kiện kế toán. Tài khoản đƣợc
mở cho đối tƣợng nào thì sẽ ghi nhận và lƣu trữ thông tin về sự tồn tại và biến động
của đối tƣợng đó trong suốt kỳ kế toán. Cuối kỳ, các thông tin này sẽ đƣợc tổng hợp
và phản ảnh trên các báo cáo tài chính.

Ví dụ, để theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, ngƣời kế toán sử dụng tài
khoản "Tiền mặt"; để theo dõi số tiền sẽ thu đƣợc từ bán hàng nhƣng chƣa thu tiền,
ngƣời kế toán sử dụng tài khoản “Phải thu khách hàng”.

1.2. Phân loại

Tiếp cận theo phƣơng trình kế toán, tài khoản kế toán đƣợc phân loại thành: tài
khoản phản ánh tài sản; tài khoản phản ánh nợ phải trả; tài khoản phản ánh
nguồn vốn.

Tài khoản tài sản

Tài khoản tài sản là những tài khoản đƣợc dùng để ghi nhận tình hình hiện có,
tăng, giảm của các loại tài sản theo giá gốc của chúng.
46 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

Tài sản của một doanh nghiệp thƣờng gồm: tiền, các khoản phải thu, chi phí trả
trƣớc, hàng tồn kho và tài sản cố định. Khi phân loại tài sản của một doanh nghiệp,
sẽ có các tài khoản tài sản tƣơng ứng để ghi nhận sự biến động của chúng.

Tiền

Tiền của một doanh nghiệp thƣờng gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gởi ngân hàng.
Các tài khoản tƣơng ứng đƣợc sử dụng để ghi nhận tình hình hiện có và tăng giảm
của từng loại tiền do ảnh hƣởng của các giao dịch bằng tiền, bao gồm:

- Tài khoản Tiền mặt;


- Tài khoản Tiền gởi ngân hàng.

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang do các cá nhân, đơn
vị khác sử dụng. Kế toán mở các tài khoản để ghi nhận và theo dõi tình hình hiện có
và tăng giảm của các khoản phải thu đối với từng đối tƣợng:

- Tài khoản Phải thu của khách hàng;


- Tài khoản Tạm ứng;
- Tài khoản Phải thu khác…

Từng khách hàng, từng ngƣời nhận tạm ứng… đƣợc doanh nghiệp mở sổ chi tiết
để phản ánh các khoản nợ phát sinh và khoản nợ đã thu liên quan đến khách hàng,
ngƣời tạm ứng đó.

Chi phí trả trước

Chi phí trả trƣớc dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhƣng có liên
quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết
chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán
sau. Doanh nghiệp thƣờng trả trƣớc tiền thuê văn phòng, nhà xƣởng; chi phí mua
bảo hiểm, chi phí đi vay trả trƣớc về lãi tiền vay … Tài khoản Chi phí trả trƣớc ghi
nhận giá gốc của các khoản chi phí trả trƣớc phát sinh và việc phân bổ chúng vào
chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho gồm những tài sản hữu hình đƣợc dự trữ để bán hoặc sử dụng cho
nhu cầu kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp. Các tài khoản đƣợc sử dụng để
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 47

ghi nhận tình hình hiện có và biến động của từng loại hàng tồn kho theo giá gốc,
nhƣ:

- Tài khoản Nguyên vật liệu;


- Tài khoản Thành phẩm;
- Tài khoản Hàng hóa…

Yêu cầu thông tin cho quản lý còn đòi hỏi kế toán phải phân loại và tổ chức theo
dõi chi tiết đến từng loại, từng nhóm hàng tồn kho. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể
có hàng trăm mặt hàng đƣợc lƣu giữ để mua bán thƣơng mại, kế toán của doanh
nghiệp cần mở sổ chi tiết hàng hóa để theo dõi bên cạnh tài khoản Tổng hợp “Hàng
tồn kho”.

Tài sản cố định

Tài sản cố định của một doanh nghiệp thƣờng bao gồm quyền sử dụng đất, nhà
xƣởng, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải… mà doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giá gốc của những tài sản cố định đƣợc ghi
nhận trên các tài khoản Tài sản cố định. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất, nhà cửa mà
doanh nghiệp nắm giữ để bán hay đầu cơ thì đƣợc kế toán riêng biệt nhƣ là hàng tồn
kho hay một khoản đầu tƣ chứ không xếp vào loại này.

Tài khoản nợ phải trả

Nợ phải trả là các nghĩa vụ của doanh nghiệp, phát sinh từ việc đi vay, mua chịu
tài sản, nợ lƣơng ngƣời lao động hay thuế phải nộp… Cũng nhƣ các khoản phải thu
của khách hàng, các khoản nợ phải trả cũng cần đƣợc phân loại và mở tài khoản để
ghi nhận thông tin chi tiết đến từng đối tƣợng thanh toán.

Các khoản nợ phải trả thƣờng đƣợc tổng hợp và ghi nhận trên các tài khoản nhƣ:

Phải trả cho người bán

Các khoản phải trả cho ngƣời bán dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các
khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho ngƣời bán vật tƣ, hàng hoá, ngƣời cung cấp
dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng đƣợc dùng để phản
ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho ngƣời nhận thầu xây lắp
chính, phụ.

Tuy nhiên, tài khoản này còn đƣợc sử dụng để theo dõi các khoản tiền doanh
nghiệp đã ứng trƣớc cho ngƣời bán.
48 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Các khoản nộp nhà nƣớc là số tiền mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán với
nhà nƣớc về các khoản phải nộp bắt buộc nhƣ các loại thuế gián thu, trực thu; các
khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định. Bao
gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh
nghiệp…

Phải trả người lao động

Phải trả ngƣời lao động là khoản nợ ngƣời lao động về tiền lƣơng, tiền công, tiền
thƣởng, bảo hiểm xã hội và cá khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của ngƣời lao
động.

Tài khoản vốn chủ sở hữu

Phần thuộc về chủ sở hữu trong khối tài sản của doanh nghiệp gọi là vốn chủ sở
hữu. Sự biến động của vốn chủ sở hữu đƣợc ghi nhận trên các tài khoản:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu tăng lên khi chủ góp vốn, giảm đi khi chủ rút vốn. Tài
khoản này phản ảnh sự biến động đó, số dƣ của nó phản ảnh số vốn đầu tƣ của chủ
sở hữu tại thời điểm xem xét.

Doanh thu

Doanh thu là sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu phát sinh từ việc cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho khách hàng. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kế toán
sử dụng các tài khoản để ghi nhận các loại doanh thu: tài khoản Doanh thu bán
hàng, Doanh thu dịch vụ…

Chi phí

Chi phí là sự giảm đi trong vốn chủ sở hữu phát sinh từ việc sử dụng tài sản hoặc
tăng nợ phải trả để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí ngƣợc lại với
doanh thu, chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu. Kế toán ghi nhận các loại chi phí khác
nhau trên các tài khoản khác nhau nhƣ: Chi phí tiền lƣơng, Chi phí thuê nhà, Chi
phí lãi vay …
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 49

1.3. Kết cấu tài khoản

Tài khoản kế toán có kết cấu chia làm hai bên để phản ánh hai mặt vận động trái
ngƣợc nhau. Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, bên phải của tài khoản gọi là bên
Có. Các thuật ngữ này chỉ là các thuật ngữ mang tính qui ƣớc để phân biệt hai bên
Nợ, Có.

Các thông tin cơ bản của tài khoản:

 Số dư đầu kỳ: tình trạng của đối tƣợng kế toán đầu kỳ kế toán dƣới dạng số
tiền;
 Số phát sinh trong kỳ: các nghiệp vụ làm gia tăng hay giảm đi của đối tƣợng kế
toán, chi tiết theo nội dung giao dịch, ngày tháng và số tiền;
 Số dư cuối kỳ: tình trạng của đối tƣợng kế toán cuối kỳ kế toán dƣới dạng số
tiền.

Các thông tin khác của tài khoản là:

 Ngày và số hiệu chứng từ: ghi lại ngày tháng phát sinh nghiệp vụ, số hiệu của
chứng từ phản ánh nghiệp vụ, đây là căn cứ để ghi chép nghiệp vụ vào tài
khoản;
 Diễn giải nội dung nghiệp vụ: ghi tóm tắt nội dung kinh tế phát sinh;
 Tài khoản đối ứng: cho biết tài khoản này có quan hệ với tài khoản nào khác
qua nội dung của nghiệp vụ.

TÀI KHOẢN
Đơn vị tính: …
Chứng từ TK đối Số tiền
Diễn giải
Số Ngày ứng Nợ Có
Số dƣ đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
...
...
Cộng phát sinh
Số dƣ ngày 31/01/20x1

Để thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu, tài khoản đƣợc trình bày một cách
giản lƣợc dƣới dạng chữ T (gọi là tài khoản chữ T).
50 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

Kết cấu tài khoản Tài sản

Thông thƣờng các tài khoản tài sản, số phát sinh tăng đƣợc ghi bên Nợ; số phát
sinh giảm đƣợc ghi bên Có.

Nợ Tài khoản Tài sản Có


Số dƣ đầu kỳ

Số phát sinh tăng trong kỳ Số phát sinh giảm trong kỳ


Số dƣ cuối kỳ

Kết cấu tài khoản Nợ phải trả

Các tài khoản Nợ phải trả có kết cấu trái ngƣợc với các tài khoản tài sản. Trên
các tài khoản này, số phát sinh tăng đƣợc ghi bên Có; số phát sinh giảm đƣợc ghi
bên Nợ.

Nợ Tài khoản Nợ phải trả Có


Số dƣ đầu kỳ

Số phát sinh giảm trong kỳ Số phát sinh tăng trong kỳ


Số dƣ cuối kỳ

Kết cấu tài khoản Vốn chủ sở hữu

Các tài khoản Vốn chủ sở hữu có kết cấu trái ngƣợc với các tài khoản tài sản.
Trên các tài khoản này, số phát sinh tăng đƣợc ghi bên Có; số phát sinh giảm đƣợc
ghi bên Nợ.

Nợ Tài khoản Vốn chủ sở hữu Có


Số dƣ đầu kỳ

Số phát sinh giảm trong kỳ Số phát sinh tăng trong kỳ


Số dƣ cuối kỳ

Mối quan hệ giữa các tài khoản theo phƣơng trình kế toán:

Vốn chủ sở
Tài sản = Nợ phải trả +
hữu
Nợ Có Nợ Có Nợ Có

+ - - + - +
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 51

Kết cấu tài khoản Doanh thu, thu nhập

Doanh thu biến động cùng chiều với vốn chủ sở hữu. Do đó, việc ghi nhận tăng,
giảm trên các tài khoản doanh thu đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ với tài khoản Vốn
chủ sở hữu.

Nợ Tài khoản Doanh thu, thu nhập Có


Số phát sinh giảm trong kỳ
Số phát sinh tăng trong kỳ
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu, thu
nhập để xác định KQKD cuối kỳ
Cộng số phát sinh Nợ Cộng số phát sinh Có

Kết cấu tài khoản Chi phí

Ngƣợc lại, chi phí biến động ngƣợc chiều với vốn chủ sở hữu; cho nên việc ghi
nhận tăng giảm trên các tài khoản này đƣợc ghi chép ngƣợc với TK Vốn chủ sở
hữu.

Nợ Tài khoản Chi phí Có


Số phát sinh tăng trong kỳ Số phát sinh giảm trong kỳ

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí để


xác định KQKD cuối kỳ
Cộng số phát sinh Nợ Cộng số phát sinh Có

Do chỉ phản ánh doanh thu và chi phí trong một chu kỳ kế toán, thƣờng là một
năm, cuối kỳ đơn vị xác định tổng doanh thu, chi phí để tính kết quả kinh doanh
trong kỳ nên Tài khoản Doanh thu, Chi phí không có số dƣ cuối kỳ

Tài sản và nguồn vốn ở hai vế trái ngƣợc nhau trong phƣơng trình kế toán. Vì
vậy, sự tăng và giảm của tài sản phải đƣợc ghi chép theo cách ngƣợc lại với cách
ghi nhận sự tăng, giảm đối với nguồn vốn. Điều đó tạo ra hệ quả của phƣơng trình
kế toán nhƣ sau:

Tổng số dƣ bên Nợ = Tổng số dƣ bên Có


các tài khoản Tài sản các tài khoản Nguồn vốn
2. Ghi sổ kép

2.1 . Khái niệm

Ghi sổ kép là cách thức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các tài
khoản kế toán.
52 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

2.2 . Nguyên tắc ghi sổ kép

Nguyên tắc ghi sổ kép là phƣơng pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đồng thời vào ít nhất 2 tài khoản kế toán có liên quan; trong đó, một
(hoặc một số) tài khoản ghi bên Nợ và một (hoặc một số) tài khoản ghi bên Có với
số tiền bằng nhau.

Ví dụ 1: Khi doanh nghiệp chi tiền gửi ngân hàng 45.000.000 đồng để trả tiền
lương cho nhân viên.

Theo nguyên tắc ghi số kép, nghiệp vụ kinh tế này có liên quan đến 2 tài khoản:
“Tiền gửi ngân hàng” và “Phải trả ngƣời lao động” với số tiền nhƣ nhau là
45.000.000 đồng.

Tài khoản “Tiền gửi ngân hàng” là tài khoản tài sản biến động giảm nên ghi bên
Có Tài khoản “Tiền gửi ngân hàng” với số tiền là 45.000.000 đồng;

Tài khoản “Phải trả ngƣời lao động” là tài khoản nợ phải trả biến động giảm nên
ghi bên Nợ Tài khoản “Phải trả ngƣời lao động” với số tiền là 45.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Xác định đối tượng kế toán chịu ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong tháng 04.201x:

1. Xuất quỹ tiền mặt gởi vào ngân hàng 25 000 000 đồng;
2. Vay ngắn hạn để nộp thuế cho nhà nước 12 000 000 đồng;
3. Mua chịu hàng hóa chưa thanh toán cho người bán 33.000.000 đồng (trong
đó hàng hóa X: 13 000 000 đồng; hàng hóa Y: 20 000 000 đồng);
4. Chủ đầu tư rút vốn bằng tiền gửi ngân hàng 90 000 000 đồng.

Biến Ghi
NV Đối tƣợng Loại TK
động NỢ/ CÓ
Tiền gởi ngân hàng Tài sản Tăng Nợ
1.
Tiền mặt Tài sản Giảm Có
Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc Nợ phải trả Giảm Nợ
2.
Vay ngắn hạn Nợ phải trả Tăng Có
Hàng hóa (X,Y) Tài sản Tăng Nợ
3.
Phải trả ngƣời bán Nợ phải trả Tăng Có
Tiền gửi ngân hàng Tài sản Giảm Nợ
4.
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Giảm Có
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 53

2.3 . Cơ sở ghi sổ kép

Do tính cân đối của phƣơng trình kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
quy về 4 trƣờng hợp nhƣ sau:

- Trường hợp 1: Tài sản tăng, Tài sản giảm;


- Trường hợp 2: Nguồn vốn tăng, Nguồn vốn giảm;
- Trường hợp 3: Tài sản tăng, Nguồn vốn tăng;
- Trường hợp 4: Tài sản giảm, Nguồn vốn giảm.

Ví dụ 3: Dựa vào dữ liệu của ví dụ 2, hãy xác định các nghiệp vụ phát sinh trên
thuộc các trường hợp nào?

NV Đối tƣợng Trƣờng hợp


1. Xuất quỹ tiền mặt gởi vào ngân hàng TH1: Tài sản tăng, Tài sản giảm
2. Vay ngắn hạn để nộp thuế cho nhà nƣớc TH 2: Nguồn vốn tăng, Nguồn vốn giảm
Mua chịu hàng hóa chƣa thanh toán cho
3. TH 3: Tài sản tăng, Nguồn vốn tăng
ngƣời bán
4. Chủ đầu tƣ rút vốn bằng tiền gửi ngân hàng TH 4: Tài sản giảm, Nguồn vốn giảm

2.4 . Áp dụng vào tài khoản

Nguyên tắc ghi sổ kép đƣợc áp dụng vào hệ thống tài khoản kế toán thông qua
việc lập định khoản kế toán. Định khoản kế toán có 2 loại: định khoản kế toán đơn
giản và định khoản kế toán phức tạp.

Định khoản đơn giản là định khoản kế toán chỉ liên quan đến 2 loại tài khoản kế
toán. Trong đó, một tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có với số tiền bằng
nhau.

Định khoản phức tạp là định khoản kế toán liên quan đến hơn 2 loại tài khoản kế
toán. Trong đó, một tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản ghi Có; hoặc một tài khoản
ghi Có và nhiều tài khoản ghi Nợ; hoặc nhiều tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản
ghi Có, nhƣng tổng số tiền ghi Nợ và ghi Có bao giờ cũng bằng nhau.

Lập định khoản kế toán gồm các bước sau:

 Bước 1: Xác định các đối tƣợng bị ảnh hƣởng trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
 Bước 2: Xác định biến động tăng giảm của các đối tƣợng kinh tế khi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh;
54 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

 Bước 3: Xác định loại tài khoản phản ánh: tài khoản tài sản, tài khoản nợ phải
trà, tài khoản vốn chủ sở hữu;
 Bước 4: Lập định khoản kế toán.

Ví dụ 3: Dựa vào dữ liệu của ví dụ 2, hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trên trong tháng 04.201X.

1. Xuất quỹ tiền mặt gởi vào ngân hàng


Nợ TK Tiền gửi ngân hàng 25.000.000
Có TK Tiền mặt 25.000.000
2. Vay ngắn hạn để nộp thuế cho nhà nước
Nợ TK Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 12.000.000
Có TK vay ngắn hạn 12.0000.000
3. Mua chịu hàng hóa chưa thanh toán cho người
bán 33.000.000
Nợ TK hàng hóa 13.000.000
Nợ TK hàng hóa X 20.000.000
Nợ TK hàng hóa Y 33.000.000
Có TK phải trả ngƣời bán
4. Chủ đầu tư rút vốn bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK vốn chủ sở hữu 90.000.000
Có TK tiền gửi ngân hàng 90.000.000

3. Hệ thống tài khoản

3.1 . Hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản kế toán là tập hợp toàn bộ các tài khoản sử dụng đƣợc sắp
xếp dựa trên những nguyên tắc nhất định.

Hệ thống tài khoản đƣợc nhà nƣớc quy định thống nhất cho từng loại hình doanh
nghiệp. Ví dụ: các doanh nghiệp phi tài chính hiện nay đang áp dụng hệ thống tài
khoản theo thông tƣ số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Còn
các đơn vị kế toán khác nhƣ đơn vị dịch vụ công, đơn vị hoạt động xã hội, doanh
nghiệp tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) lại có các quy định riêng về
hệ thống tài khoản cho từng loại hình doanh nghiệp.

Ví dụ: hệ thống tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp phi tài chính theo
thông tƣ số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 do Bộ Tài chính ban hành ngày
22/12/ 2014, có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2015, bao gồm 9 loại sau:
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 55

 Loại 1- Tài sản ngắn hạn: gồm các nhóm tài khoản phản ảnh tiền, các khoản
đầu tƣ ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản ứng và trả trƣớc, hàng tồn kho.
 Loại 2- Tài sản dài hạn: gồm các nhóm tài khoản phản ảnh TSCĐ, các khoản
đầu tƣ dài hạn, và các tài sản dài hạn khác.
 Loại 3- Nợ phải trả: gồm các nhóm tài khoản phản ảnh các khoản nợ vay và
các khoản phải trả, kể cả ngắn hạn và dài hạn.
 Loại 4- Vốn chủ sở hữu: gồm các nhóm tài khoản phản ảnh vốn đầu tƣ của
chủ sở hữu, lợi nhuận chƣa phân phối và các khoản điều chỉnh.
 Loại 5- Doanh thu: gồm các tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng, cung cấp
dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp và cả các khoản điều
chỉnh.
 Loại 6- Chi phí sản xuất, kinh doanh: gồm các nhóm tài khoản chi phí sản
xuất; chi phí bán hàng và quản lý; chi phí tài chính.
 Loại 7- Thu nhập khác: Loại này chỉ có một tài khoản, phản ảnh các khoản
thu nhập phát sinh ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của
doanh nghiệp.
 Loại 8- Chi phí khác: gồm tài khoản Chi phí khác, ghi nhận các khoản chi phí
phát sinh ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của doanh
nghiệp, và tài khoản Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Loại 9- Xác định kết quả kinh doanh: chỉ có tài khoản Xác định kết quả kinh
doanh, xác định lãi (lỗ) từ các hoạt động của doanh nghiệp mỗi kỳ kế toán.

3.2 . Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết

Hệ thống tài khoản kế toán chính là mô hình thông tin đƣợc hoạch định trƣớc
nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của bản thân đơn vị, cũng nhƣ yêu cầu thông tin phải
báo cáo đến các đối tƣợng khác. Và để ra các quyết định quản lý, nhà quản lý cần
đƣợc cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể hơn. Ví dụ: tài sản cố định phải đƣợc theo
dõi chi tiết đến từng tài sản, từng đơn vị; nợ phải thu, nợ phải trả phải đƣợc phản
ảnh chi tiết cho từng đối tƣợng thanh toán; doanh thu của từng cửa hàng, ngành
hàng, mặt hàng, khu vực…

Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý, kế toán của mỗi đơn vị nhận diện
các đối tƣợng cần theo dõi phản ảnh, rồi phân loại chúng và mở các tài khoản tƣơng
ứng với các cấp độ chi tiết khác nhau.

Tùy theo mức độ phản ảnh đối tƣợng kế toán, tài khoản đƣợc chia thành tài
khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.
56 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

Mỗi tài khoản tổng hợp phản ánh một cách tổng quát nội dung của các đối tƣợng
kế toán cùng loại nào đó.

Các tài khoản đƣợc mở để phản ánh một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn cho các đối
tƣợng đã đƣợc phản ánh trên tài khoản tổng hợp đƣợc gọi là tài khoản chi tiết. Kết
cấu và cách ghi chép trên các tài khoản chi tiết, về cơ bản, phải phù hợp tài khoản
tổng hợp mà chúng phản ánh.

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến một tài khoản tổng hợp, chắc chắn sẽ
liên quan đến một hay một số đối tƣợng chi tiết thuộc tài khoản tổng hợp đó; Một khi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến một đối tƣợng chi tiết của một tài khoản
tổng hợp thì cũng gây ra sự biến đổi cho cả đối tƣợng tổng hợp đó. Vì vậy, khi ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải ghi chép đồng thời trên tài khoản chi tiết và
tài khoản tổng hợp và các sổ chi tiết có liên quan.

Số dƣ tài khoản tổng hợp = Tổng số dƣ các tài khoản chi tiết thuộc nó
Số phát sinh trên Tổng số phát sinh các
=
tài khoản tổng hợp tài khoản chi tiết thuộc nó

Ví dụ: Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết của tài khoản phải trả ngƣời bán
đƣợc mở chi tiết để phản ánh tình hình công nợ và thanh toán đối với từng ngƣời
bán A, B, C, D, E, F…
TK Phải trả ngƣời bán

TK Phải TK Phải TK Phải TK Phải TK Phải TK Phải


trả ngƣời trả ngƣời trả ngƣời trả ngƣời trả ngƣời trả ngƣời
bán A bán B bán C bán D bán E bán F

Ví dụ 4: Ngày 17.03.201x, Công ty NN mua chịu hàng hóa MM chưa trả tiền cho
các người bán là 47.000.000 đồng (trong đó, phải trả người bán A: 20.000.000
đồng; phải trả người bán B: 27.000.000 đồng).

Định khoản

Nợ TK hàng hóa 47.000.000


Có TK phải trả ngƣời bán 47.000.000
Có TK phải trả ngƣời bán A: 20.000.000
Có TK phải trả ngƣời bán B: 27.000.000
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 57

Phản ánh trên sơ đồ Tài khoản chữ T như sau:

Nợ TK Hàng hóa Có Nợ TK PTNB Có

47.000.000 47.000.000
Nợ TK PTNB A Có
20.000.000
Nợ TK PTNB B Có
27.000.000
Ví dụ 5: Giả sử có số liệu kế toán tại công ty thƣơng mại A:
Số dư ngày 31 8 201x của tài khoản “Hàng hóa”: 200 000.000 đồng. Chi tiết
như sau
 Hàng hóa N: 2 000 sản phẩm, trị giá 120 000 000 đồng.
 Hàng hóa M: 4 000 sản phẩm, trị giá 80 000 000 đồng.
Số dư ngày 31 8 201x của tài khoản “Phải trả cho người bán”: 226 000.000
đồng. Chi tiết như sau:
 Phải trả Công ty I: 32.000.000 đồng
 Phải trả Công ty H: 69.500.000 đồng
 Phải trả Công ty K: 24 500.000 đồng
Trong tháng 9.201x, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua 3 000 sản phẩm N nhập kho, trị giá 180 000 000 đồng, chưa thanh toán tiền
cho Công ty H.
2. Rút tiền gửi ngân hàng thanh toán cho Công ty H: 150.000.000 đồng; Công ty K:
100.000.000 đồng
3. Nhập kho 2 500 sản phẩm N trị giá 152 000 000 đồng, chưa thanh toán tiền cho
Công ty K.
4. Mua chịu của Công ty I 5 000 sản phẩm M nhập kho, trị giá 100.000.000 đồng
5. Vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán cho Công ty K: 70.000.000 đồng; thanh
toán cho Công ty I: 120.000.000 đồng và trả trước cho Công ty L: 80 000 000 đồng
6. Mua 3.500 sản phẩm N nhập kho, trị giá 212 000 000 đồng, chưa thanh toán tiền
cho Công ty L
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên;
b. Mở tài khoản t ng hợp và chi tiết: Hàng hóa, tài khoản Phải trả cho người dưới
dạng chữ T và tính số dư các tài khoản.

Bài giải:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua hàng hóa nhập kho, chưa thanh toán cho người bán
Nợ TK Hàng hóa 180.000.000
Có TK Phải trả cho ngƣời bán 180.000.000
58 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

2. Rút TGNH thanh toán cho người bán


Nợ TK Phải trả cho ngƣời bán 250.000.000
Công ty H: 150.000.000
Công ty K: 100.000.000 250.000.000
Có TK Tiền gởi ngân hàng
3. Mua hàng hóa nhập kho, chưa thanh toán cho người bán
Nợ TK Hàng hóa 152.000.000
Có TK Phải trả cho ngƣời bán 152.000.000
4. Mua chịu hàng hóa nhập kho
Nợ TK Hàng hóa 100.000.000
Có TK Phải trả cho ngƣời bán 100.000.000
5. Vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán cho người bán
Nợ TK Phải trả cho ngƣời bán 70.000.000
Công ty K: 70.000.000
Công ty I: 120.000.000
Công ty L: 80.000.000
Có TK Vay ngắn hạn 270.000.000
6. Mua hàng hóa nhập kho, chưa thanh toán cho người bán
Nợ TK Hàng hóa 212.000.000
Có TK Phải trả cho ngƣời bán 212.000.000

b. Phản ảnh vào tài khoản chữ T (TK tổng hợp và TK chi tiết)

TK Hàng hóa TK Hàng hóa N TK Hàng hóa M


SD:
SD:120.000 SD:80.000
200.000
(1) 180.000 (1) 180.000 (4)100.000
(3) 152.000 (3) 152.000
(4) 100.000 (6) 212.000
(6) 212.000
644.000 544.000 100.000
SD:844.000 SD:664.000 SD:180.000

TK Phải trả cho ngƣời


TK Phải trả cho Cty K TK Phải trả cho Cty L
bán
226.000
124.500:SD 0:SD
:SD
180.000 (2) 100.000 152.000 (3) (5) 80.000
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 59

(1)
(2) 152.000 212.000
(5) 70.000
250.000 (3) (6)
100.000
170.000 152.000 80.000 212.000
(4)
(5) 212.000
106.500:SD 132.000:SD
270.000 (6)
520.000 644.000
350.000
:SD
TK Phải trả cho Cty H TK Phải trả cho Cty I
69.500:SD 32.000 :SD
180.000 (1) 100.000 (4)
(2)150.000 (5) 120.000
150.000 180.000 120.000 100.000
99.500 :SD 12.000 :SD

4. Kiểm tra việc ghi sổ kép

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiêp, kế toán phải xử lý một số lƣợng rất
lớn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản… dẫn đến có khả năng
sai sót trong quá trình tính toán, ghi chép.

Vì thế, việc đối chiếu kiểm tra thƣờng đƣợc thực hiện bằng việc lập Bảng cân đối
tài khoản sau khi hoàn tất việc ghi sổ, trƣớc khi lập các BCTC. Bảng này đƣợc lập
căn cứ vào tính chất cân đối của phƣơng trình kế toán và các mối quan hệ cân đối đã
đƣợc xác lập trong kế toán và không phát hiện sai sót nếu nguyên tắc ghi sổ kép vẫn
đƣợc đảm bảo.

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN


Tháng (quý) … năm …
Số dƣ đầu Số phát sinh trong Số dƣ cuối
Số hiệu và tên TK kỳ kỳ kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có

Tổng cộng:

Cách lập bảng cân đối tài khoản nhƣ sau:


60 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

 Hai cột Nợ - Có của “Số dƣ đầu kỳ”: Căn cứ vào số dƣ đầu kỳ của các tài
khoản kế toán để ghi, tuỳ theo số dƣ ở bên Nợ hoặc bên Có mà ghi vào cột
thích hợp.
 Hai cột Nợ - Có của “Phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào số liệu ở dòng Tổng số

phát sinh bên Nợ, bên Có của từng tài khoản để ghi vào cột thích hợp.
 Hai cột Nợ - Có của “Số dƣ cuối kỳ”: Đƣợc phản ảnh theo số dƣ đã tính cho

từng tài khoản, tuỳ theo số dƣ ở bên Nợ hoặc bên Có mà ghi vào cột thích
hợp.
 Sau đó, tổng cộng số liệu của các cột “Số dƣ đầu kỳ”, “Số phát sinh trong kỳ”

và “Số dƣ cuối kỳ”.

Nhận xét:

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các số liệu kế toán đƣợc tập hợp đúng và đầy
đủ, tuân thủ theo nguyên tắc ghi sổ kép thì số liệu trên các cột đƣợc thể hiện hai
bên Nợ Có phải bằng nhau, cụ thể:

 Số dƣ đầu kỳ: Tổng số dƣ Nợ = Tổng số dƣ Có


 Số phát sinh trong kỳ: Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có

 Số dƣ cuối kỳ: Tổng số dƣ Nợ = Tổng số dƣ Có

-----------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP ÔN TẬP

Phần 1 Trắc nghiệm

1. TK kế toán là:
a. Phƣơng pháp tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán.
b. Phƣơng pháp phân loại các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tƣợng kế toán.
c. Phƣơng pháp ghi nhận giá trị của các đối tƣợng kế toán.
d. Tất cả đều đúng.
2. Nguyên tắc phản ánh trên các TK Tài sản:
a. Bên nợ: phản ánh số tài sản tăng trong kỳ.
b. Bên có: phản ánh số tài sản giảm trong kỳ.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
3. Điều nào sau đây đúng với kết cấu các TKNợ phải trả:
a. Bên nợ: phản ánh số nợ phải trả tăng trong kỳ.
b. Bên có: phản ánh số tài sản giảm trong kỳ.
c. Có kết cấu tƣơng tự với các TK chi phí
d. Có kết cấu tƣơng tự với các TK vốn chủ sở hữu
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 61

4. Hãy cho biết cách tính số dƣ cuối kỳ trên TK Tài sản:


a. Số dƣ cuối kỳ = Số dƣ đầu kỳ + Tổng số phát sinh Nợ - Tổng số phát sinh
Có.
b. Số dƣ cuối kỳ = Số dƣ đầu kỳ + Tổng số phát sinh tăng - Tổng số phát sinh
giảm.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
5. Hãy cho biết công thức nào sau đây không đúng với TK Nợ phải trả:
a. Số dƣ cuối kỳ - Số dƣ đầu kỳ = Tổng số phát sinh Nợ - Tổng số phát sinh Có.
b. Số dƣ cuối kỳ = Số dƣ đầu kỳ + Tổng số phát sinh tăng - Tổng số phát sinh
giảm.
c. Số dƣ cuối kỳ - Số dƣ đầu kỳ = Tổng số phát sinh Có - Tổng số phát sinh Nợ.
d. Tất cả đều đúng với TK Nợ phải trả.
6. Phát biểu nào sau đây đúng với TKVốn chủ sở hữu:
a. Phát sinh Nợ phản ánh vốn chủ sở hữu giảm xuống.
b. Phát sinh Có phản ánh vốn chủ sở hữu giảm xuống.
c. Là TK có số dƣ cuối kỳ bên Nợ.
d. Tất cả đều sai.
7. Ghi sổ kép là phƣơng pháp:
a. Ghi số dƣ đầu kỳ và số dƣ cuối kỳ vào sổ kế toán.
b. Ghi số tiền của nghiệp vụ kế toán vào mộtTK.
c. Ghi số tiền của các nghiệp vụ kế toán vào các TK có liên quan.
d. Ghi số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, số dƣ cuối kỳ vào TK liên quan.
8. Trong một TK thì có sự cân đối nào sau đây:
a. Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có.
b. Số dƣ Nợ = số dƣ Có.
c. Số dƣ đầu kỳ + Tổng phát sinh giảm trong kỳ = Số dƣ cuối kỳ + Tổng phát
sinh tăng trong kỳ.
d. Số dƣ đầu kỳ +Tổng phát sinh tăng trong kỳ = Số dƣ cuối kỳ + Tổng phát
sinh giảm trong kỳ.
9. Hãy chỉ ra các loại cân đối nào sau đây có liên quan đến phƣơng pháp ghi
sổ kép:
a. Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
b. Tổng số dƣ bên Nợ các TK = Tổng số dƣ bên Có các TK.
c. Tổng phát sinh Nợ các TK = Tổng phát sinh Có các TK.
d. Cả a,b,c đều liên quan.
10. TK nào sẽ đƣợc ghi bên Có từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh: DN nhận khoản
tiền mặt do ngân hàng cho vay ngắn hạn?
a. Phải thu khách hàng
b. Tiền mặt
62 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

c. Vay ngắn hạn


d. Tiền gởi ngân hàng
11. Để theo dõi sự biến động của đối tƣợng kế toán Doanh thu bán hàng, kế
toán sử dụng:
a. Tài khoản doanh thu bán hàng
b. Tài khoản Lợi nhuận chƣa phân phối
c. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
d. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

12 Tháng 5/20XX, công ty An Phƣợng bán một lô quần áo cho công ty Hoàng
Mai với giá bán là 120 triệu đồng, giá vốn của lô hàng là 90 triệu đồng. Công ty
Hoàng Mai sẽ thanh toán tiền mua hàng vào tháng 6/20XX. Kế toán công ty An
Phƣợng ghi nhận nghiệp vụ:

a. Nợ TK Tiền mặt 120 triệu đồng / Có TK Doanh thu bán hàng 120 triệu đồng
b. Nợ TK Phải thu khách hàng 120 triệu đồng / Có TK Doanh thu bán hàng 120
triệu đồng
c. Nợ TK Phải thu khách hàng 120 triệu đồng / Có TK Lợi nhuận chƣa phân phối
120 triệu đồng
d. Nợ TK Phải thu khách hàng 120 triệu đồng / Có TK Lợi nhuận chƣa phân phối
90 triệu đồng / Có TK Hàng hóa 30 triệu đồng
13. Ông Thân góp vốn vào công ty Tuấn Kiệt 500 triệu đồng bằng tiền gửi ngân
hàng. Biết rằng số tiền góp vốn này, ông Thân vay của ngân hàng ANZ. Kế
toán công ty Tuấn Kiệt ghi nhận nghiệp vụ:
a. Nợ TK Vay ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Phải trả ông Thân 500 triệu đồng
b. Nợ TK Vay ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Vốn góp chủ sở hữu 500 triệu
đồng
c. Nợ TK Tiền gửi ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Vay ngân hàng 500 triệu
đồng
d. Nợ TK TK Tiền gửi ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Vốn góp chủ sở hữu 500
triệu đồng
14. Cửa hàng Ngọc Ngà kinh doanh buôn bán sỉ và lẻ gạo, có tình hình kinh
doanh trong tháng 1/20XX nhƣ sau: bán gạo cho doanh nghiệp Mai An 150kg
* 20 000đ/kg, Ngọc Ngà đã thu 1/2 bằng tiền mặt. Bán gạo cho khách lẻ 220kg
* 15 000đ/kg, Ngọc Ngà đã thu đủ bằng tiền mặt Xác định số dƣ cuối tháng
trên TK “Doanh thu bán hàng”:
a. 6.300.000 đồng
b. 4.800.000 đồng
c. Không có số dƣ cuối tháng
b. 0 đồng
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 63

15. Công ty M&N có 4 nhà cung cấp A, B, C và D Tính đến ngày 31/12/20XX,
công ty M&N còn nợ nhà cung cấp A 92 triệu đồng, thiếu nợ nhà cung cấp B
157 triệu đồng, nợ nhà cung cấp C 213 triệu đồng và công ty cũng đã trả nợ
cho nhà cung cấp D 78 triệu đồng. Tại ngày 31/12/20XX, trên TK Phải trả
ngƣời bán:
a. Số dƣ bên Có của TK là 384 triệu đồng
b. Số dƣ bên Có của TK là 462 triệu đồng
c. Số dƣ bên Có của TK là 462 triệu đồng và số dƣ bên Nợ của TK là 78 triệu đồng
d. Số dƣ bên Nợ của TK là 384 triệu đồng

Phần 2: Bài tập

Bài 1
Công ty ABC có Bảng cân đối kế toán tóm tắt ngày 1.1.20x1 nhƣ sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 200 Vay ngắn hạn 1.500
Tiền gửi ngân hàng 1.200 Phải trả ngƣời bán 3.200
Nợ phải thu khách hàng 3.400 Thuế phải nộp 800
Hàng hóa 2.800 Cộng nợ phải trả 5.500
Tài sản cố định 14.000 Vốn đầu tƣ của chủ sở 15.000
hữu
Lợi nhuận chƣa phân 1.100
phối
Cộng vốn chủ sở hữu 16.100
Cộng tài sản 21.600 Cộng nguồn vốn 21.600
Trong tháng 1, tại công ty ABC có các giao dịch phát sinh nhƣ sau:
1. Mua một thiết bị trị giá 3.000, chƣa trả tiền cho ngƣời bán
2. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 600
3. Khách hàng thanh toán 1.200 bằng tiền mặt.
4. Chi 500 tiền mặt thanh toán nợ cho ngƣời bán
5. Vay ngắn hạn ngân hàng 3.000 g bằng tiền gửi ngân hàng.
6. Trả nợ ngƣời bán khoản tiền mua thiết bị ở nghiệp vụ 1.
7. Các chủ sở hữu góp vốn bổ sung bằng tiền gửi ngân hàng và 2.000 dƣới dạng
máy móc thiết bị.
8. Mua hàng hóa trị giá 300, trả ngay bằng tiền mặt.
Yêu cầu
a. Mở các Tài khoản chữ T cần thiết và điền số dƣ đầu kỳ vào bên thích hợp
b. Ghi chép các nghiệp vụ trên vào các Tài khoản chữ T.
c. Rút số dƣ Tài khoản cuối kỳ.
d. Lập Bảng cân đối Tài khoản
64 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

Bài 2
Công ty Hoài Sơn chuyên kinh doanh các mặt hàng dƣợc phẩm trong kỳ có các
nghiệp vụ phát sinh:
1. Mua dƣợc phẩm nhập kho 16.000.000đ, chƣa trả tiền ngƣời bán.
2. Trả tiền thuê mặt bằng kinh doanh là 2.000.000đ.
3. Trả tiền lƣơng nhân viên bán hàng 400.000đ.
4. Các chủ sở hữu góp thêm 60.000.000đbằng tiền gửi ngân hàng.
5. Bán dƣợc phẩm giá 7.500.000đ, đã thu bằng tiền mặt. Giá vốn của hàng bán
5.000.000đ
6. Trả tiền mua dƣợc phẩm ở nghiệp vụ (1).
Yêu cầu:
a. Sắp xếp các TK liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh ở trên theo dạng
phƣơng trình kế toán.
b. Xác định ảnh hƣởng của từng nghiệp vụ đến phƣơng trình kế toán.

Bài 3
Tình hình về nguyên vật liệu (NVL) và tiền tại công ty FASphát sinh nhƣ sau trong
tháng 04/20x1:
1. Ngày 01/04 mua NVL nhập kho 5.500.000đ, trả bằng tiền gửi ngân hàng.
2. Ngày 4/04 mua NVL nhập kho 3.500.000đ, chƣa trả tiền ngƣời bán.
3. Ngày 6/04 trả tiền mua hàng ngày 4/04 bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Ngày 7/04 xuất kho NVL 4.000.000đ, để sản xuất sản phẩm.
5. Ngày 9/04 mua NVL nhập kho 6.000.000đ, đã trả bằng tiền mặt
6. Ngày 15/04 xuất kho NVL 2.000.000đ, để sản xuất sản phẩm.
7. Ngày 23/04 mua NVL nhập kho 4.000.000đ, đã trả bằng tiền mặt.
8. Ngày 28/04 rút 3.000.000đ tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.
9. Ngày 30/04 xuất kho 2.000.000đ dùng ở phân xƣởng.
Tài liệu bổ sung
- Tồn kho tại ngày 31/03/20x1 là: 2.800.000đ
- Số dƣ đầu kỳ TK TGNH: 17.500.000đ
- Số dƣ đầu kỳ TK Tiền mặt: 12.400.000đ
Yêu cầu:
Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế vào các TK Nguyên vật liệu, Tiền mặt và Tiền gửi
ngân hàng. Xác định số dƣ vào cuối tháng của các TK.

Bài 4
Công TNHH TM-DV Bến Thành trong tháng 5/20x4 có các sự kiện phát sinh nhƣ
sau:
1. Ngày 2/05 mua hàng hóa nhập kho trị giá 20.000.000đ, công ty đã trả cho
ngƣời bán 20% trị giá lô hàng bằng tiền mặt.
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 65

2. Ngày 5/05 bán hàng chƣa thu tiền giá 6.000.000đ, giá vốn 4.000.000đ.
3. Ngày 6/05 chuyển 8.000.000đ TGNH để trả nợ ngƣời bán (nghiệp vụ 1).
4. Ngày 10/05 chuyển TGNH để trả trƣớc tiền mua hàng cho ngƣời bán là
4.000.000đ
5. Ngày 15/05 ngƣời mua chuyển khoản trả tiền mua hàng (nghiệp vụ 2) là
6.000.000đ.
6. Ngày 22/05 công ty thuê dịch vụ bên ngoài để dùng cho hoạt động quản lý:
1.000.000đ, công ty chƣa thanh toán tiền dịch vụ.
7. Ngày 29/05 bán hàng hóa trị giá 8.000.000đ, công ty đã thu trƣớc 50% bằng
tiền mặt. Giá vốn là 6.000.000đ
8. Ngày 30/05 khách hàng chuyển khoản thanh toán tiền hàng là 5.000.000đ.
Thông tin bổ sung:
- Số dƣ đầu kỳ TK Phải thu khách hàng là 5.000.000đ
- Số dƣ đầu kỳ TK Phải trả ngƣời bán là 3.000.000đ
- Số dƣ đầu kỳ TK TGNH: 17.000.000đ
- Số dƣ đầu kỳ TK Tiền mặt: 5.000.000đ
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế vào các TK Phải trả ngƣời bán, Tiền mặt,
Tiền gửi ngân hàng, Phải thu khách hàng . Xác định số dƣ cuối tháng của các TK.
Bài 5
Tại một doanh nghiệp có các tài liệu nhƣ sau:
Số dƣ đầu tháng các TK:
- TK hàng hóa 11.000.000đ. Trong đó:
o Hàng hóa A: 4.000.000đ
o Hàng hóa B: 5.000.000đ
o Hàng hóa C: 2.000.000đ
- TK Nợ phải trả 15.000.000đ. Trong đó:
o Cty X: 7.000.000đ
o Cty Y: 8.000.000đ
- TK Nợ phải thu 10.000.000đ. Trong đó:
o Khách hàng E: 4.000.000đ
o Khách hàng F: 6.000.000đ
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng nhƣ sau:
1. Nhập kho hàng hóa chƣa trả tiền cho Cty X:
o Hàng hóa A: 4.000.000đ
o Hàng hóa C: 2.000.000đ
2. Nhập kho hàng hóa B chƣa trả tiền cho Cty Y: 3.000.000đ
3. Dùng TGNH để trả tiền cho đơn vị X 4.500.000đ
66 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

4. Bán hàng hóa B cho khách hàng E là 3.000.000đ, công ty đã thu bằng tiền mặt.
Giá vốn là 2.500.000đ.
5. Vay ngắn hạn để trả tiền cho Cty Y là 2.500.000đ
6. Bán hàng hóa A là 4.000.000đ và hàng hóa C là 3.000.000đ cho khách hàng D,
công ty chƣa thu tiền. Giá vốn hàng A là 3.500.000đ, hàng C là 2.500.000đ.
7. Khách hàng D chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng là 13.000.000đ
Yêu cầu:
a. Lập định khoản và phản ánh các nghiệp vụ trên vào các TK tổng hợp có liên
quan Hàng hóa, Phải trả ngƣời bán, Phải thu khách hàng. Phản ánh thêm nghiệp
vụ trên tài khoản chi tiết liên quan
b. Xác định số dƣ cuối kỳ các TK.
Bài 6
Công ty TNHH Thành Công chuyên cung cấp các giấy in trong tháng 1/20x4 có các
sự kiện phát sinh nhƣ sau: (đơn vị 1.000 đồng):
a. Mua và nhập kho 100.000 nguyên vật liệu trả bằng TGNH
b. Khách hàng A trả nợ cho công ty bằng TGNH 60.000.
c. Vay nợ ngắn hạn để trả nợ ngƣời bán là 70.000
d. Chi tiền mặt để trả khoản trả khác 25.000.
e. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 30.000.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/20x4.

Bài 7
Dƣới đây là Bảng cân đối kế toán đầu kỳ của Công ty TNHH Thành Công, doanh
nghiệp đã đƣợc đề cập ở bài tập 6.
Công ty TNHH Thành Công
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 20x3
Đơn vị tính: 1.000đ
TÀI SẢN Số cuối NGUỒN VỐN Số cuối
A. Tài sản ngắn hạn 800.000
kỳ A. Nợ phải trả 200.000
kỳ
Tiền mặt 30.000 Nợ ngắn hạn 100.000
Tiền gửi ngân hàng 150.000 Phải trả ngƣời bán 75.000
Phải thu khách hàng 70.000 Phải trả, phải nộp khác 25.000
Nguyên vật liệu 550.000 B. Vốn chủ sở hữu 2.800.000
B. Tài sản dài hạn 2.200.00 Vốn góp của các thành viên 2.750.000
Tài sản cố định 2.200.00
0 Lợi nhuận tích lũy các kỳ 50.000
Tổng tài sản 3.000.00
0 Tổng
trƣớc nguồn vốn 3.000.000
Yêu cầu: 0
Dựa vào số liệu của bài 6 hãy:
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 67

1. Mở Tài khoản vào đầu tháng 1/20x4 và ghi số dƣ đầu kỳ vào các Tài khoản.
Hạch toán các số phát sinh và xác định số dƣ cuối kỳ các Tài khoản đã mở.
2. Lập bảng cân đối Tài khoản của tháng 1/20x4.
3. Dựa vào bảng cân đối Tài khoản hãy lập Bảng cân đối kế toán vào ngày
31/01/20x4.

Bài 8
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Vân có lợi nhuận chƣa phân phối đầu kỳ là
2.400 triệu đồng. Trong kỳ, lợi nhuận sau thuế của công ty là 600 triệu đồng. Công
ty đã chia lợi nhuận cho chủ sở hữu là 200 triệu đồng. Ghi chép các nghiệp vụ trên
vào TK Lợi nhuận chƣa phân phối và rút số dƣ cuối kỳ.

Bài 9.
Doanh nghiệp Lâm Hƣng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc định khoản kế
toán nhƣ sau (đvt: trđ):
1. Nợ TK Hàng hóa 31.500
Có TK Phải trả ngƣời bán 31.500
2. Nợ TK Hàng hóa 1.500
Có TK Tiền mặt 1.500
3. Nợ TK Hàng hóa 18.400
Có TK Tiền mặt 18.400
4a. Nợ TK Tiền gửi ngân hàng 102.400
Có TK Doanh thu bán hàng 102.400
4b. Nợ TK Giá vốn hàng bán 69.100
Có TK Hàng hóa 69.100
Yêu cầu: Hãy mô tả nội dung cho mỗi nghiệp kinh tế phát sinh của doanh nghiệp?

Bài 10.
Doanh nghiệp An Phát có các thông tin kế toán liên quan nhƣ sau:
1. Nếu trong kỳ kế toán, tài khoản tiền mặt của doanh nghiệp này tăng lên
40.000.000đ, tài khoản hàng hóa giảm đi 20.000.000đ, tài khoản tài sản cố định
tăng lên 500.000.000đ, vốn chủ sở hữu không thay đổi thì tổng giá trị nợ phải trả sẽ
(tăng/giảm) (A)……….……… với số tiền là (B)………………. đồng.
2. Doanh nghiệp An Phát trong kỳ bán một lô hàng trị giá 130.000.000đ với giá bán
là 180.000.000đ. Chi phí vận chuyển lô hàng đi bán là 5.000.000đ. Chi phí hoa
hồng và lƣơng nhân viên bán hàng là 7.000.000đ. Lợi nhuận gộp của nghiệp vụ bán
hàng trên là (C)…………………………………….. đồng.
Yêu cầu:
a. Điền dữ liệu thích hợp vào chỗ chấm
b. Vận dụng kiến thức kế toán đã học để tính toán các chỉ tiêu B và C?
68 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP

Bài 1
Mở TK chữ T, ghi số dƣ đầu kỳ, các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dƣ cuối kỳ

Tiền mặt TGNH Nợ phải thu Hàng hóa


D.
D. 200 D. 1.200 3.400 D. 2.800
(5) 1.200
1.200 500 (4) 3.000 600(2) (3) (8) 300
(7) 3.000
300 (8) 4.000 (6)
1.200 800 7.000 3.600 0 1.200 300 0
D.
D. 600 D. 4.600 2200 D. 3.100

TSCĐ Vay ngắn hạn Phải trả NB Thuế phải nộp


D.
14.000 D. 1500 D. 3200 800
3.000 (4) 3.000
3.000 (5) 500 (1) (2) 600
(6)
2.000 3.000
5.000 0 0 3.000 3.500 3.000 600 0
D. D. D.
19.000 4.500 2.700 D. 200

Vốn ĐTCSH LNCPP


D.
15.000 D.1.100
6.000
(7)

0 6.000 0 0
D.
21.000 D.1.100
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 69

Lập bảng cân đối TK

Số dƣ đầu kỳ Phát sinh trong Số dƣ cuối kỳ


kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Tiền mặt 200 1.200 800 600
Tiền gửi ngân hàng 1.200 7.000 3.600 4.600
Nợ phải thu khách hàng 3.400 - 1.200 2.200
Hàng hóa 2.800 300 - 3.100
Tài sản cố định 14.000 5.000 - 19.000
Vay ngắn hạn 1.500 - 3.000 4.500
Phải trả ngƣời bán 3.200 3.500 3.000 2.700
Thuế phải nộp 800 600 - 200
Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 15.000 - 6.000 21.000
Lợi nhuận chƣa phân phối 1.100 - - 1.100
Cộng 21.600 21.600 17.600 17.600 29.500 29.500

Bài 2
Sắp xếp các Tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh theo dạng phƣơng
trình kế toán

Nợ Thu
Tài sản = + Vốn góp + - Chi phí
phải trả nhập
Thu Chi phí bán
Tiền Nợ phải trả Vốn góp
nhập hàng
(6)16.0 16.000 7.500
(5) 7.500 2.000 (2) 60.000(4) (2)2.000
00 (1) (5)
(4)
400 (3) 0 (3) 400
60.000
16.000 (6)
67.500 18.400
49.100
Giá vốn hàng bán
(5)
Hàng hóa
5.000

(1) 5.000 (5)


70 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

16.000
16.000 5.000
11.000

60.100 = 0 + 60.000 + 7.500 - 7.400

Bài 7

1. Mở tài khoản, hạch toán và xác định số dƣ cuối kỳ


Tiền mặt (111) Nợ ngắn hạn (311)
30.000 100.000
(e) 30.000 25.000 (d) 70.000 (c)

30.000 25.000 70.000


35.000 170.000

Tiền gửi ngân hàng (112) Phải trả ngƣời bán (331)
150.000 75.000
(b) 60.000 100.000 (a) (c) 70.000
30.000 (e)
60.000 130.000 70.000
80.000 5.000

Phải thu khách hàng (131) Phải trả khác (338)


70.000 25.000
60.000 (b) (d) 25.000

60.000 25.000
10.000 0
Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ 71

Nguyên vật liệu (152)


550.000
(a) 100.000

100.000
650.000

2. Lập bảng cân đối tài khoản

Số đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dƣ cuối kỳ


STT Tên tài khoản
Nợ Có Nợ Có Nợ Có

1 Tiền mặt 30.000 30.000 25.000 35.000


2 Tiền gửi ngân hàng 150.000 60.000 130.000 80.000
3 Phải thu khách hàng 70.000 60.000 10.000
4 Nguyên vật liệu 550.000 100.000 650.000
5 Tài sản cố định 2.200.000 2.200.000
6 Nợ ngắn hạn 100.000 70.000 170.000
7 Phải trả ngƣời bán 75.000 70.000 5.000
8 Phải trả, phải nộp khác 25.000 25.000 -

9 Vốn góp của các 2.750.000 2.750.000


thành viên

10 Lợi nhuận tích lũy 50.000 50.000


các kỳ trƣớc
11 Cộng 3.000.000 3.000.000 285.000 285.000 2.975.000 2.975.000
72 Chƣơng 3 : Tài khoản và ghi sổ

3. Lập bảng cân đối kế toán


Công ty TNHH Thành Công
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 1 năm 20x4
Đơn vị tính: 1000đ
TÀI SẢN Số cuối kỳ NGUỒN VỐN Số cuối kỳ
A. Tài sản ngắn hạn 775.000 A. Nợ phải trả 175.000
Tiền mặt 35.000 Nợ ngắn hạn 170.000
Tiền gửi ngân hàng 80.000 Phải trả ngƣời bán 5.000
Phải thu khách hàng 10.000 Phải trả, phải nộp khác 0
Nguyên vật liệu 650.000 B. Vốn chủ sở hữu 2.800.000
B. Tài sản dài hạn 2.200.000 Vốn góp của các thành viên 2.750.000
Tài sản cố định 2.200.000 Lợi nhuận tích lũy các kỳ trƣớc 50.000
Tổng tài sản 2.975.000 Tổng nguồn vốn 2.975.000
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 73

Chƣơng 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƢỢNG

KẾ TOÁN
Mục tiêu học tập:

Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể:

 Hiểu được khái niệm, các yêu cầu và nguyên tắc tính giá;
 Cách tính giá tài sản cố định;
 Cách tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa theo các
phương pháp tính giá nhập, xuất hàng tồn kho;
 Tính giá thành phẩm nhập kho.

1. Khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của tính giá


1.1. Khái niệm

Tính giá là phƣơng pháp kế toán sử dụng thƣớc đo giá trị để biểu hiện các loại tài
sản khác nhau theo những nguyên tắc nhất định.

1.2. Ý nghĩa

Phƣơng pháp tính giá các đối tƣợng kế toán có ý nghĩa quan trọng:

- Giúp kế toán có thể ghi nhận các đối tƣợng kế toán có hình thái vật chất khác nhau
một cách đồng nhất qua sử dụng chung 1 đơn vị đo lƣờng;
- Đáp ứng yêu cầu theo dõi tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh
theo 1 thƣớc đo chung;
- Tính giá để xác định đúng chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh cũng
nhƣ nguồn thu nhập từ hoạt động của đơn vị.

1.3. Yêu cầu và nguyên tắc kế toán cần lƣu ý khi tính giá

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản đƣợc mua vào để sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán. Vì vậy, kế toán ghi chép và báo cáo
tài sản theo giá gốc, theo số vốn của doanh nghiệp nằm trong tài sản và sẽ đƣợc thu
hồi bằng cách chuyển thành chi phí khi tài sản đƣợc sử dụng vào các hoạt động kinh
doanh. Việc điều chỉnh giá trị tài sản theo giá trị thị trƣờng là không cần thiết.
74 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

Còn với doanh nghiệp chuẩn bị bán, sáp nhập, giải thể, ngừng hoạt động... thì
nguyên tắc này không còn phù hợp nữa. Khi đó việc đo lƣờng tài sản sẽ đƣợc phản ánh
theo giá trị thị trƣờng, báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác, phải giải thích
cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Nguyên tắc thận trọng

Khi sử dụng giá và phƣơng pháp định giá cần xem xét, cân nhắc để không dẫn đến
làm sai lệch giá trị thực của tài sản. Ví dụ đối với hàng tồn kho, nguyên tắc này đòi hỏi
hàng tồn kho phải đƣợc ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện đƣợc.

Yêu cầu khách quan

Để đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính,
các phƣơng pháp tính giá trong kế toán phải đƣợc ghi chép và báo cáo dựa trên những
dữ liệu đáng tin cậy, có sơ sở và kiểm chứng đƣợc. Dữ liệu đáng tin cậy là những dữ
liệu có thể kiểm tra đƣợc. Trong việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản hay chi phí, có
thể xem yêu cầu này bổ sung cho nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của tài sản phải đƣợc
xác định dựa trên những bằng chứng khách quan chứ không theo sự xét đoán chủ quan
của doanh nghiệp.

Yêu cầu có thể so sánh

Khi doanh nghiệp đã chọn phƣơng pháp nào đó để tính giá thì phƣơng pháp đó
phải đƣợc sử dụng lâu dài, ít nhất là trong một niên độ kế toán giúp đảm bảo khả năng
so sánh đƣợc của thông tin kế toán. Trƣờng hợp có sự thay đổi chính sách và phƣơng
pháp tính giá, doanh nghiệp phải khai báo và giải trình trong phần thuyết minh báo cáo
tài chính.

2. Các loại giá sử dụng trong kế toán và trình tự tính giá

2.1. Các loại giá sử dụng trong kế toán

Giá gốc

Giá gốc là giá trị đƣợc ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả.

Ví dụ đối với tài sản, giá gốc của tài sản đƣợc tính bao gồm chi phí mua, bốc xếp,
vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác theo quy định của
pháp luật đến khi đƣa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đối với nợ phải trả, giá
gốc là số tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền phải thanh toán để đảm bảo một nghĩa vụ, một
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 75

cam kết trong quá trình kinh doanh. Đƣợc ghi nhận tại thời điểm tài sản đƣa vào quá
trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp và thƣờng không thay đổi ngay cả khi giá
của tài sản trên thị trƣờng của tài sản thay đổi.

Giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý là giá trị đƣợc xác định phù hợp với giá thị trƣờng, có thể nhận đƣợc
khi bán một tài sản hoặc chuyển nhƣợng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định
giá trị. Trong đó, tài sản hoặc khoản nợ có thể đƣợc trao đổi hoặc thanh toán tự nguyện
giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Giá trị hợp lý đƣợc sử
dụng trong các trƣờng hợp sau:

- Đƣợc sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu;


- Đƣợc sử dụng sau ghi nhận ban đầu;
- Đƣợc sử dụng để ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý.

Giá hạch toán

Giá hạch toán là giá do đơn vị tự xây dựng để ghi nhận giá trị tài sản trong kỳ kế
toán. Giá hạch toán đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp sau:

 Áp dụng khi việc xác định giá gốc khó thực hiện;
 Sử dụng giá kế hoạch hoặc giá cuối kỳ trƣớc làm giá hạch toán cho kỳ này. Cuối kỳ

kế toán, phải điều chỉnh giá hạch toán đã ghi sổ hàng ngày trở lại giá thực tế.
 Chỉ sử dụng nội bộ, không sử dụng để lập BCTC và các báo cáo kế toán khác.

2.2. Trình tự tính giá

Bước 1: Xác định đối tượng tính giá

Quá trình hình thành tài sản diễn ra liên tục trong suốt thời gian hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị, chƣơng này chỉ giới thiệu 2 đối tƣợng chủ yếu là tài sản cố
định (TSCĐ) và hàng tồn kho.

Bước 2: Xác định nội dung chi phí cấu thành tài sản

Nội dung của chi phí cấu thành tài sản bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến (nếu
có) và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có để đƣa tài sản vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng.

Bước 3: Tập hợp chi phí thực tế


76 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

Tất cả các đối tƣợng kế toán đều phải tính theo nguyên tắc giá gốc. Khi kế toán đã
tập hợp chi phí theo từng đối tƣợng kế toán phải xác định các khoản làm tăng giảm chi
phí, đánh giá chi phí dở dang... để xác định giá trị thực tế của đối tƣợng kế toán.

 Chi phí phát sinh mà chỉ liên quan đến một đối tƣợng: tập hợp trực tiếp cho
từng loại tài sản;
 Những chi phí tổng hợp có quan hệ đến nhiều tài sản: đƣợc phân bổ gián tiếp
bằng cách tính toán, phân bổ các khoản chi phí này cho mỗi loại tài sản theo
tiêu thức phân bổ thích hợp.

Chi phí tính Tổng chi phí cần phân bổ Số đơn vị tiêu thức
cho từng tài = x phân bổ thuộc tài
sản cụ thể Tổng các đơn vị tiêu thức sản cụ thể
thuộc các loại tài sản

Bước 4: Tính toán, xác định giá thực tế của tài sản

 Tài sản hình thành trong quá trình mua sắm, sản xuất sản phẩm đơn chiếc
hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì giá của tài sản thực tế đƣợc xác định theo
công thức:

Giá thực tế = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Giá trị sản phẩm sản xuất
trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

 Tài sản đƣợc hình thành do quá trình sản xuất sản phẩm với khối lƣợng lớn,
việc hình thành tài sản diễn ra liên tục, qua nhiều kỳ.

3. Tính giá các đối tƣợng kế toán chủ yếu

3.1 . Tính giá tài sản cố định hữu hình

 Tiêu chuẩn tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình

 Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai nhờ sử dụng tài sản đó
 Nguyên giá của TSCĐ đƣợc xác định một cách đáng tin cậy

 Có thời gian sử dụng ƣớc tính trên 1 năm

 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

 Xác định giá trị ban đầu

TSCĐ hữu hình phải đƣợc xác định giá trị ban đầu nguyên giá TSCĐ
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 77

 Nguyên giá TSCĐ mua sắm bao gồm:

 Giá mua (trừ (-) các khoản chiết khấu hoặc giảm giá)
 Các khoản thuế (trừ (-) các khoản thuế đƣợc hoàn lại)
 Chi phí: chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển bốc xếp ban đầu, chi
phí lắp đặt chạy thử, chi phí khác

 Nguyên giá TSCĐ xây dựng hoặc tự chế bao gồm:

 Giá thành thực tế


 Chi phí lắp đặt, chạy thử

Ví dụ 1: Công ty Nhã Uyên nhập khẩu xe tải A với giá 800 000 000 đồng. Công ty
phải nộp thuế nhập khẩu 40 000 000 đồng và chịu thuế GTGT 84 000 000 đồng. Chi
phí vận chuyển xe tải A về công ty là 4 000 000 đồng Được biết thuế nhập khẩu không
được hoàn lại, thuế GTGT sẽ được hoàn lại qua hình thức khấu trừ

Yêu cầu: Tính giá trị của xe tải?

Nguyên giá của xe tải A = Giá mua + Thuế nhập khẩu + Chi phí vận chuyển

= 800.000.000 + 40.000.000 + 4.000.000

= 844.000.000 đồng

 Giá trị còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Khấu hao lũy kế

Khấu hao là sự phân bổ nguyên giá TSCĐ vào chi phí hoạt động kinh doanh một
cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Các phƣơng pháp tính khấu hao:

 Khấu hao theo đường thẳng: số khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt
thời gian sử dụng hữu ích.
Nguyên giá của
Mức khấu hao TB hằng năm của TSCĐ = TSCĐ
Thời gian sử dụng
78 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

Ví dụ 2: Dựa vào dữ liệu của ví dụ 1, hãy xác định mức trích khấu hao hằng năm
của xe tải A theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, biết rằng thời gian sử
dụng hữu ích ước tính là 10 năm

844.000.000
Mức khấu hao TB hằng năm của xe tải A = =168.800.000 đồng
5

Mức trích khấu hao đƣợc tính theo bảng sau:

NGUYÊN KHẤU HAO KHẤU HAO


NĂM GIÁ TRỊ CÕN LẠI
GIÁ TỪNG NĂM LUỸ KẾ
- 844.000.000
1 844.000.000 168.800.000 168.800.000 675.200.000
2 844.000.000 168.800.000 337.600.000 506.400.000
3 844.000.000 168.800.000 506.400.000 337.600.000
4 844.000.000 168.800.000 675.200.000 168.800.000
5 844.000.000 168.800.000 844.000.000 -

 Khấu hao theo số dư giảm dần: số khấu hao hằng năm giảm dần trong suốt thời
gian sử dụng hữu ích.

Mức khấu hao hằng năm


= Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
của TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo


Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = x Hệ số điều chỉnh
phƣơng pháp đƣờng thẳng

Bảng hệ số điều chỉnh trong phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần:

Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)


Đến 4 năm (t ≤ 4) 1.5
Trên 4 năm đến 6 năm (4 < t ≤ 6) 2.0
Trên 6 năm (t > 6) 2.5

Ví dụ 3: Công ty Minh Khang mua 1 thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử là
100 000 000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích ước tính 5 năm
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 79

Yêu cầu: Hãy xác định mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ theo phương pháp
số dư giảm dần
Tỷ lệ khấu hao nhanh = 20% x 2 = 40%
Mức trích khấu hao đƣợc tính theo bảng sau:
NGUYÊN KHẤU HAO KHẤU HAO GIÁ TRỊ CÒN
NĂM
GIÁ TỪNG NĂM LUỸ KẾ LẠI
0 100.000.000 100.000.000
1 100.000.000 40.000.000 40.000.000 60.000.000
2 100.000.000 24.000.000 64.000.000 36.000.000
3 100.000.000 14.400.000 78.400.000 21.600.000
4 100.000.000 10.800.000 89.200.000 10.800.000
5 100.000.000 10.800.000 100.000.000 0
TỔNG 100.000.000

 Khấu hao theo số lượng sản phẩm: dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ƣớc tính
tài sản có thể tạo ra.

Mức khấu hao trong Số lƣợng sản phẩm Mức trích khấu hao bình
= x
tháng của TSCĐ sản xuất trong tháng quân cho 1 đơn vị sản phẩm

Mức trích khấu hao bình quân cho 1 Nguyên giá của TSCĐ
=
đơn vị sản phẩm Sản lƣợng theo công suất thiết kế

Ví dụ 4: Công ty Xuân Nhi mua ép nhựa với nguyên giá 500 000 000 đồng Sản
lượng sản xuất theo công suất thiết kế 100 000 sản phẩm Khối lượng sản phẩm đạt
được trong các chu kỳ như sau:
Chu kỳ Khối lượng sản phẩm hoàn thành (sản phẩm)
1 8.000
2 5.500
3 6.000
4 6.500
5 6.500
... ...
T ng 100.000
80 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

Yêu cầu: Xác định mức trích khấu hao hàng tháng của máy ép nhựa này.

Mức trích khấu hao bình quân 500.000.000


= = 5.000 (đồng/sản phẩm)
cho 1 đơn vị sản phẩm 100.000

Mức trích khấu hao đƣợc tính theo bảng sau:

Sản lƣợng thực tế tháng Mức trích khấu hao tháng


Chu kỳ
(sản phẩm) (đồng)
1 8.000 40.000.000
2 5.500 27.500000
3 6.000 30.000.000
4 6.500 32.500.000
5 6.500 32.500.000
... ... ...
Tổng cộng: 100.000 500.000.000
3.2 . Tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa tồn kho
Xác nhận giá trị ban đầu

 Hàng tồn kho đƣợc ghi nhận ban đầu tại thời điểm mua theo giá gốc (giá thực tế
mua, tự chế biến, thuê gia công...)

+ Nguyên giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua sắm bao gồm:

 Giá mua ( trừ (-) các khoản chiết khấu hoặc giảm giá)
 Các khoản thuế (không đƣợc hoàn lại)
 Chi phí thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản

+ Nguyên giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, hàng hoá nhập
kho tự chế biến hoặc thuê gia công bao gồm:

 Giá thực tế vật liệu xuất kho chế biến/ đem gia công
 Chi phí vận chuyển, bốc dỡ khi giao và nhận
 Chi phí chế biến, chi phí phải trả cho đơn vị gia công

Phƣơng pháp tính giá: Có hai phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: phƣơng pháp kê
khai thƣờng xuyên và phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 81

Kê khai thường xuyên

Trong kỳ, kế toán theo dõi thƣờng xuyên, liên tục số hiện có, tình hình biến động
nhập kho, xuất kho, tồn kho của hàng tồn kho sau mỗi lần nhập kho, xuất kho.

Giá trị hàng Giá trị hàng Giá trị hàng Giá trị hàng
tồn kho = tồn kho + nhập kho - xuất kho
cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ

Phƣơng pháp này thích hợp với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị
lớn nhƣ máy móc, thiết bị, sản phẩm kỹ thuật…

Để tính giá xuất kho, Doanh nghiệp có thể sử dụng các phƣơng pháp sau đây:

 Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): giả thuyết rằng số vật liệu nào
nhập vào trƣớc sẽ ƣu tiên xuất ra trƣớc.
 Phương pháp thực tế đích danh: hàng nào thuộc lần nhập nào thì xuất hàng đó
ra sẽ tính giá của lần nhập đó.
 Phương pháp bình quân gia quyền: giá xuất kho là giá bình quân giữa tổng giá
trị và số lƣợng.

 Bình quân gia quyền 1 lần cuối kỳ

Đơn giá Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá HTK nhập kho trong kỳ
=
bình quân Số lƣợng HTK đầu kỳ + Số lƣợng HTK nhập kho trong kỳ

 Bình quân gia quyền liên hoàn

Đơn giá Trị giá thực tế HTK sau mỗi lần nhập kho
=
bình quân Số lƣợng HTK thực tế sau mỗi lần nhập kho

Ví dụ 5: Tại công ty Hoàng Danh có tình hình nhập xuất tồn hàng hóa Z trong tháng
9 201x như sau:

Số
Ngày Diễn giải lượng Đơn giá Thành tiền
01/9 Tồn đầu kỳ 10.000 15.000 150.000.000
15/9 Nhập kho 6.000 16.000 96.000.000
82 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

20/9 Xuất kho 12.000


21/9 Nhập kho 8.000 18.000 144.000.000
28/9 Xuất kho 10.000

Yêu cầu: Tính giá trị hàng xuất kho trong từng lần xuất và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
cho hàng hóa theo các phương pháp:

a. Phương pháp nhập trước - xuất trước


b. Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn, bình quân gia quyền 1 lần cuối kỳ

a. Theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc

Ngày 20/9: Trị giá xuất kho 12.000 sản phẩm

= 10.000 x 15.000 + 2.000x 16.000= 182.000.000 đồng

Ngày 28/9: Trị giá xuất kho 10.000 sản phẩm

= 4.000 x 16.000 + 6.000 x 18.000 = 64.000.000 đồng

SỔ CHI TIẾT HÀNG HÓA


Tên, quy cách hàng hóa: Z
(Tính giá theo phƣơng pháp Nhập trƣớc- xuất trƣớc (FIFO))
Nhập kho Xuất kho Tồn kho
Ngà Diễn Số
Đơn Thành Số Đơn Thành Số Đơn Thành
y giải lƣợn
giá tiền lƣợng giá tiền lƣợng giá tiền
g
Tồn đầu 10.000 15.000 150.000.000
1/9
kỳ
15/9 Nhập kho 6.000 16.000 96.000.000
10.000 15.000
20/9 Xuất kho 12.000 182.000.000
2.000 16.000
21/9 Nhập kho 8.000 18.000 144.000.000
4.000 16.000
28/9 Xuất kho 10.000 64.000.000
6.000 18.000
31/9 Tồn cuối kỳ 2.000 18.000 36.000.000

b. Theo phƣơng pháp bình quân gia quyền 1 lần cuối kỳ

Đơn giá = 10.000 x 15.000 + 6.000 x 16.000 + 8.000 x 18.000


= 16.250
bình quân XK
10.000 + 6.000 + 8.000 (đồng/sản phẩm)
ngày 20/9
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 83

Ngày 20/9: Trị giá xuất kho 12.000 sản phẩm

= 12.000 x 16.250 = 195.000.000 đồng

Ngày 28/9: Trị giá xuất kho 10.000 sản phẩm

= 10.000 x 16.250 = 162.500.000 đồng

SỔ CHI TIẾT HÀNG HÓA


Tên, quy cách hàng hóa: Z
(Tính giá theo phƣơng bình quân gia quyền 1 lần cuối kỳ)
Nhập kho Xuất kho Tồn kho
Ngày Diễn giải Số Số Số Đơn
Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền Thành tiền
lƣợng lƣợng lƣợng giá
Tồn đầu
01/9 10.000 15.000 150.000.000
kỳ
15/9 Nhập kho 6.000 16.000 96.000.000
20/9 Xuất kho 12.000 12.000 16.250 195.000.000
21/9 Nhập kho 8.000 18.000 144.000.000
28/9 Xuất kho 8.000 10.000 16.250 162.500.000
01/9 Tồn cuối kỳ 2.000 16.250 32.500.000

Theo phƣơng pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Đơn giá bình quân 10.000 x 15.000 + 6.000 x 16.000


= = 15.375 (đồng/sản phẩm)
XK ngày 20/9 10.000 + 6.000

Ngày 20/9: Trị giá xuất kho 12.000 sản phẩm

= 12.000 x 15.375 = 184.500.000 đồng

Trị giá hàng tồn kho ngày 20/9

= 150.000.000 + 96.000.000 – 184.500.000 = 61.500.000 đồng

Đơn giá bình quân 61.500.000 + 144.000.000


= = 17.125 (đồng/sản phẩm)
XK ngày 28/9 8.000 + 4.000

Ngày 28/9: Trị giá xuất kho 10.000 sản phẩm

= 10.000 x 17.125 = 171.250.000 đồng


84 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

SỔ CHI TIẾT HÀNG HÓA


Tên, quy cách hàng hóa: Z
(Tính giá theo phƣơng bình quân gia quyền liên hoàn)
Nhập kho Xuất kho Tồn kho
Ng
Diễn giải Số Đơn Thành Số Đơn Thành Số Đơn Thành
ày
lƣợng giá tiền lƣợng giá tiền lƣợng giá tiền
01/9 Tồn đầu kỳ 10.000 15.000 50.000.000
15/9 Nhập kho 6.000 6.000 96.000.000
20/9 Xuất kho 12.000 12.000 15.375 84.500.000
21/9 Nhập kho 8.000 18.000 44.000.000
28/9 Xuất kho 8.000 10.000 17.125 171.250.000
01/9 Tồn cuối kỳ 2.000 17.125 34.250.000

Qua các phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho, cho thấy mỗi phƣơng pháp tính giá
khác nhau sẽ cho ra những số liệu khác nhau về giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối
kỳ. Việc lựa chọn phƣơng pháp nào tùy thuộc vào tính chất cúa hàng tồn kho, tính
phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của hàng tồn kho trong doanh
nghiệp. Việc lựa chọn này ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận và giá trị hàng tồn kho
trên báo cáo tài chính.

Kiểm kê định kỳ

Trong kỳ, kế toán chỉ theo dõi và phản ánh nghiệp vụ nhập kho, cuối kỳ kiểm kê
hàng tồn kho tính giá trị, sau đó tính giá hàng xuất kho.

Giá trị
Giá trị hàng xuất Giá trị hàng Giá trị hàng tồn
= hàng tồn + -
trong kỳ nhập trong kỳ cuối kỳ
đầu kỳ

Phƣơng pháp này thích hợp với các doanh nghiệp thƣơng mại kinh doanh nhiều
chủng loại mặt hàng mà mỗi đơn vị hàng hóa có giá trị thấp.

Đánh giá lại giá trị hàng tồn kho

- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu giá trị thuần của hàng tồn kho thấp hơn
giá gốc, kế toán phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Giá trị thuần có Giá ƣớc tính có Chi phí ƣớc tính
= +
thể thực hiện đƣợc thể bán hàng để bán hàng

- Mức lập dự phòng là số chênh lệch giữa giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện đƣợc của hàng tồn kho
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 85

3.3 . Tính giá thành phẩm nhập kho

Các bƣớc tính giá thành phẩm nhập kho:

Bước 1: Tập hợp và phân bổ chi phí thực tế phát sinh

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí vật liệu chính và phụ liên quan trực
tiếp đến từng sản phẩm;
 Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí tiền lƣơng và chi phí sử dụng lao động
khác liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm;
 Chi phí sản xuất chung: chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát
sinh ở phân xƣởng;

Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất đã tập hợp cho từng đối tượng

 Tính tổng chi phí sản xuất (CPSX) phát sinh trong kỳ: bao gồm chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ;
 Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.

Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

Tổng giá thành sản xuất CPSX dở CPSX phát CPSX dở


= + -
hoàn thành trong kỳ dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ

Bước 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành

Tổng giá thành sản xuất hoàn thành trong kỳ


Giá thành đơn vị sản phẩm
=
hoàn thành trong kỳ Số lƣợng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
86 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

BÀI TẬP ÔN TẬP

Phần1 Trắc nghiệm


1. Phƣơng pháp tính giá nào cho ra giá trị hàng tồn kho cuối kỳ gần với giá thị trƣờng
tại thời điểm cuối kỳ nhất:
a. Phƣơng pháp giá thực tế đích danh
b. Phƣơng pháp FIFO
c. Phƣơng pháp giá bình quân gia quyền
d. Không có phƣơng pháp nào
2. Điều gì dƣới đây là biểu hiện việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán hàng
tồn kho:
a. DN phải áp dụng nhất quán phƣơng pháp tính giá mà DN lựa chọn
b. DN phải khai báo đầy đủ về phƣơng pháp kế toán HTK, PP tính giá đƣợc áp
dụng
c. DN phải báo cáo HTK theo giá thấp hơn giữa giá gốc với giá trị thuần có thể
thực hiện đƣợc
d. Giá vốn hàng bán phải đƣợc ghi nhận cùng kỳ mà doanh thu đƣợc ghi nhận.
3. Vào ngày 31/12/200x, Công ty Hoàng Hƣng báo cáo HTK cuối kỳ cao hơn thực tế
400 trđ. Sai sót này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận
thuần năm 200x?
a. Giá vốn hàng bán bị báo cáo cao hơn và lợi nhuận thuần bị báo cáo thấp hơn
thực tế
b. Giá vốn hàng bán bị báo cáo thấp hơn và lợi nhuận thuần bị báo cáo cao hơn
thực tế
c. Cả hai chỉ tiêu này đền bị báo cáo cao hơn thực tế
d. Cả hai chỉ tiêu vẫn đƣợc báo cáo đúng vì các sai sót sẽ tự triệt tiêu nhau
4. Trong năm 201x, Công ty Liên Hoa đạt doanh thu tiêu thụ là 9.363 trđ, giá vốn
hàng bán cả năm là 6.110 trđ, tổng chi phí hoạt động là 2.734 trđ, giá trị hàng tồn
kho vào ngày cuối năm là 966 trđ. Lợi nhuận thuần trƣớc thuế mà Liên Hoa đạt
đƣợc trong năm 201x là:
a. 519 trđ
b. 3.253 trđ
c. 5.663 trđ
d. Kết quả khác: …………………….. trđ.
5. Công ty Anh Quân bắt đầu kỳ kế toán tháng 6/201x với 10 đơn vị hàng hóa tồn
kho, trị giá 190.000.000 đồng. Trong tháng 7/201x, số liệu mua vào, bán ra nhƣ
sau:
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 87

Ngày Nội dung Số lƣợng Đơn giá (đồng)


8/7 Mua 30 20.000.000
14/7 Bán 25 32.000.000
22/7 Mua 20 22.000.000
27/7 Bán 30 32.600.000
Giả sử công ty Anh Quân kế toán HTK theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và
tính giá theo phƣơng pháp FIFO. Giá vốn của số hàng bán vào ngày 14/7 là:
a. 800.000.000 đ
b. 490.000.000 đ
c. 500.000.000 đ
d. Kết quả khác: ……………………………………….. đ
6. Với số liệu của công ty Anh Quân ở câu 5, nếu công ty này tính giá HTK theo PP
bình quân gia quyền thì bút toán ghi sổ nghiệp vụ bán hàng ngày 14/7 sẽ là:
a. Phải thu khách hàng 800.000.000
Hàng hóa 800.000.000
b. Phải thu khách hàng 800.000.000
Doanh thu bán hàng 800.000.000
c. Giá vốn hàng bán 493.750.000
Hàng hóa 493.750.000
d. Cả b và c
7. Giả sử Công ty Anh Quân (trong câu 6) kế toán HTK theo phƣơng pháp kiểm kê
định kỳ và tính giá theo PP bình quân gia quyền, giá trị hàng tồn kho ngày 31/7 sẽ
là:
a. 102.500.000 đ
b. 105.200.000 đ
c. 110.000.000 đ
d. Kết quả khác: ……………………………….. đ
8. DN thƣơng mại kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế
GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, tính giá hàng tồn kho theo phƣơng pháp bình
quân gia quyền cuối tháng. Có số liệu về hàng hóa X:
 Tồn kho đầu tháng: 2.000 kg, giá trị: 40.500.000 đ
 Mua vào nhập kho trong tháng: 9.500 kg, đơn giá mua (chƣa thuế GTGT):
21.100đ/kg; chi phí thu mua 550.000đ.
 Tồn kho cuối tháng: 3.000 kg
 Giá bán 25.000đ/kg (chƣa thuế GTGT)
Lợi nhuận gộp từ tiêu thụ hàng hóa X trong kỳ là:
a. 178.500.000đ c. 212.500.000đ
b. 34.000.000 đ d. Kết quả khác: ....................................
88 Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán

Phần 2 Bài tập


Bài 1: Công ty thƣơng mại Vivi kế toán HTK theo phƣơng pháp kê khai thƣờng
xuyên, có số liệu về hàng X trong tháng 5/2010:
Ngày Nội dung Số lƣợng (cái) Đơn giá (đồng)
1/5 Tồn kho đầu tháng 50 70.000
6/5 Bán 30
8/5 Mua 100 78.000
17/5 Bán 40
30/5 Bán 50
Yêu cầu:
 Xác định giá vốn hàng bán trong tháng và giá trị HTK cuối tháng trong
trƣờng hợp Công ty này tính giá HTK theo phƣơng pháp FIFO;
 Xác định bút toán ghi sổ nghiệp vụ mua hàng ngày 8/5 (mua chịu) và
nghiệp vụ bán hàng ngày 17/5 (bán thu tiền mặt, giá bán 100.000 đ/cái).
Bài 2: Công ty thƣơng mại Âu Cơ, kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai
thƣờng xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất
trƣớc. Trích sổ chi tiết hàng hóa A tháng 4/201x:
SỔ CHI TIẾT VẬT TƢ, HÀNG HÓA
Tên vật tƣ, hàng hóa: A
Nhãn hiệu, quy cách: …………………………………………
Đơn vị tính: kg
Nhập Xuất Tồn
Thàn
Đơn
Ngày Số Thành Số Đơn giá h Số Đơn Thành
giá
lƣợng tiền (đ) lƣợng (đ) tiền lƣợng giá (đ) tiền (đ)
(đ)
(đ)
01/04 2.000 3.000 ...
5/4 1.000 2.900 ... ... ... ...
10/4 1.500 ... ... ... ... ...
20/4 1.900 ... 5.890.000 ... ... ...

26/4 800 ... ... ... ... ...

30/4 1.000 ... ... ... ... ...

Cộng PS ... ... ... ...


SD 30/4 ... ... ...

Yêu cầu: Tính toán, điền vào những chỗ có dấu “…” các số liệu thích hợp!
Chƣơng 4 : Tính giá các đối tƣợng kế toán 89

Bài 3: (Tiếp theo bài 2)


Giả sử tất cả các giao dịch mua bán đều là mua chịu, bán chịu, giá bán một đơn vị
hàng A là 5.000 đồng. Bạn hãy:
 Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

 Phản ảnh vào các tài khoản Hàng hóa, Giá vốn hàng bán và Doanh thu bán
hàng (dƣới dạng chữ T);
 Cho biết lợi nhuận gộp từ kinh doanh hàng A trong tháng 4/2010.
Bài 4
Sử dụng dữ liệu về hàng A của công ty Âu cơ (ở bài tập 3), lập lại Sổ chi tiết hàng A
trong trƣờng hợp công ty Âu Cơ tính giá HTK theo phƣơng pháp bình quân gia quyền.
Tính các chỉ tiêu: Giá trị hàng A tồn kho cuối kỳ, Doanh thu, Giá vốn hàng bán và Lợi
nhuận gộp; so sánh với kết quả của bài 4 và cho nhận xét!
90 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Chƣơng 5: QUY TRÌNH KẾ TOÁN


Chƣơng này trình bày các bƣớc công việc cụ thể của kế toán từ khi ghi chép ban
đầu cho đến khi hoàn thành sổ sách kế toán, chuẩn bị cho việc lập báo cáo tài
chính. Để dễ hình dung, quy trình kế toán trong chƣơng này đƣợc mô tả trong điều
kiện kế toán thủ công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán
sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng kế tiếp.

Mục tiêu học tập:

Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể:

 Nêu các bước công việc trong một quy trình kế toán;
 Giải thích vai trò và những yêu cầu của chứng từ kế toán;
 Trình bày nội dung và kết cấu các loại s sách kế toán chủ yếu;
 Trình bày mục đích, yêu cầu và nội dung t chức công tác kế toán

1. Tổng quan về quy trình kế toán

1.1 Hệ thống thông tin kế toán và quy trình kế toán:

Dƣới góc độ tổ chức, có thể xem kế toán là một hệ thống thông tin đƣợc thiết lập
trong mỗi đơn vị kinh tế nhằm đo lƣờng các hoạt động của đơn vị, xử lý thông tin và
cung cấp những thông tin hữu ích đã đƣợc xử lý cho những ngƣời sử dụng để làm cơ
sở cho các quyết định kinh tế của họ. Nhƣ vậy, hệ thống thông tin kế toán (Accounting
Information System) là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống thông tin quản
lý (Management Information System) của một đơn vị.

Hệ thống thông tin kế toán hiện diện với những quy mô khác nhau trong mọi đơn vị
kinh tế, từ một cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, một doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ
bé cho đến các tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Dữ liệu liên quan đến các hoạt động kinh
tế là đầu vào của một hệ thống kế toán, và những thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng
là đầu ra của hệ thống này.

Quá trình xử lý thông tin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

 Thu thập dữ liệu.


 Xử lý và lƣu trữ dữ liệu theo các nguyên tắc kế toán.
 Trình bày và cung cấp thông tin trên các báo cáo.
 Kiểm soát nghiệp vụ trong suốt quá trình xử lý thông tin.
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 91

 Thu thập dữ liệu

Kế toán thu thập dữ liệu về các hoạt động kinh doanh thông qua việc ghi chép
ban đầu trên các chứng từ kế toán. Ví dụ, nghiệp vụ bán hàng đƣợc ghi lại trên Hóa
đơn; hàng nhập về đƣợc ghi lại trên Phiếu nhập kho. Ghi chép ban đầu trên chứng
từ giúp phản ảnh tức thời và đầy đủ các giao dịch mà không nhất thiết phải có mặt
ngƣời kế toán. Chữ ký của các bên liên quan trên chứng từ ngay tại thời điểm đó
cũng cung cấp bằng chứng là giao dịch đã thực sự xảy ra và hoàn thành.

Chất lƣợng ghi chép ban đầu có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các quá trình kế
toán tiếp theo. Ví dụ, một hóa đơn tính tiền không chính xác sẽ dẫn đến doanh thu
bị ghi nhận sai đồng thời với các khoản phải thu khách hàng. Hoặc một phiếu nhập
không ghi rõ ràng về tên và quy cách hàng hóa có thể dẫn đến ghi nhầm trên sổ chi
tiết hàng hóa.

 Xử lý và lƣu trữ dữ liệu

Dựa trên chứng từ có đƣợc từ việc ghi chép ban đầu, kế toán xử lý các dữ liệu đã
thu thập bằng cách phân loại, sắp xếp, ghi chép, tổng hợp và hệ thống hóa các dữ
liệu để trở thành những thông tin hữu ích. Việc xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện trên
các tài khoản kế toán và dựa trên các nguyên tắc kế toán. Ví dụ, hóa đơn đã đƣợc
ghi chép ban đầu sẽ chuyển sang bộ phận kế toán để ghi nhận vào sổ kế toán. Ngƣời
kế toán kiểm tra cẩn thận các dữ liệu để xem đây là một khoản bán chịu hay thu tiền
ngay, thời điểm giao hàng và các thông tin khác có chứng minh rằng đã đủ điều
kiện ghi nhận doanh thu chƣa. Trên cơ sở đó, kế toán định khoản và ghi vào các tài
khoản liên quan.

Trên thực tế, ngƣời kế toán không ghi trên tài khoản chữ T nhƣ chúng ta đã minh
họa ở chƣơng trƣớc. Tại doanh nghiệp, một hệ thống sổ kế toán đƣợc thiết lập để
thực hiện các bƣớc trong quá trình xử lý dữ liệu và lƣu trữ tài liệu chứng minh cho
các thông tin trên các báo cáo kế toán sau này.

 Trình bày và cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính

Nhƣ đã trình bày ở những chƣơng trƣớc, số liệu trên các tài khoản (TK) sẽ đƣợc
sử dụng để lập báo cáo tài chính qua một chuỗi các công việc nhƣ lập bút toán điều
chỉnh, kết chuyển các tài khoản tạm thời, khóa sổ và tính số dƣ các tài khoản
thƣờng xuyên và dùng các thông tin có đƣợc để lập báo cáo tài chính.

 Kiểm soát nghiệp vụ


92 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Trong suốt quá trình thu thập, xử lý dữ liệu và báo cáo, kế toán còn thực hiện
nhiệm vụ kiểm soát. Nó giúp bảo vệ tài sản, ngăn ngừa sai sót và gian lận nhằm
đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính cũng nhƣ đạt đƣợc các mục tiêu khác của
tổ chức.

Ví dụ 1: Trong quá trình ghi s các nghiệp vụ mua hàng, người kế toán sẽ kiểm tra
các chứng từ liên quan để bảo đảm nghiệp vụ mua hàng được phê duyệt bởi người
có thẩm quyền (kiểm tra đơn đặt hàng), hàng đã về kho đúng số lượng, chủng loại,
quy cách (đối chiếu với số liệu trên phiếu nhập kho), đơn giá của nhà cung cấp trên
hóa đơn có giống như thỏa thuận trong hợp đồng hay bản chào giá không (đối
chiếu giữa hóa đơn với hợp đồng hoặc bản chào giá), tính tiền chính xác (kiểm tra
việc tính tiền trên hóa đơn) Mọi sai sót sẽ được chỉnh sửa và các hành vi cố tình
làm sai sẽ được báo cáo cho người có thẩm quyền xử lý

- Trong quá trình lập báo cáo tài chính, người kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê
thực tế và số liệu trên s sách, xử lý các chênh lệch theo quy định của công ty để
báo cáo tài chính phản ảnh đúng tình hình tồn kho cũng như xác định trách nhiệm
của thủ kho

Công việc của kế toán thƣờng đƣợc thực hiện theo quy trình kế toán đƣợc minh họa
trong hình 5-1.

Báo cáo tài chính


Nghiệp vụ kinh tế
phát sinh Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động


kinh doanh
Chứng từ kế toán
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

Bản thuyết minh BCTC

Hình 5-1: Minh họa quy trình kế toán

Ở các chƣơng trƣớc, chúng ta đã tìm hiểu quá trình xử lý số liệu kế toán trên các TK
chữ T và việc hình thành thông tin trên báo cáo tài chính. Chƣơng này tập trung mô tả
việc tổ chức và vận hành một quy trình kế toán trên thực tế, với chứng từ, sổ kế toán,
bằng phƣơng pháp thủ công.

Luật Kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành đƣa ra những quy
định và hƣớng dẫn chung cho việc tổ chức kế toán. Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào
những quy định chung, vào đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp để thiết kế và vận
hành một hệ thống kế toán thích hợp. Trong chƣơng này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 93

hệ thống kế toán thủ công trƣớc khi bàn về hệ thống kế toán đƣợc tin học hóa trong
chƣơng tiếp theo.

1.2. Kiểm soát nội bộ và công tác kế toán

Nhƣ đã trình bày ở trên, quá trình thực hiện công tác kế toán không thể tách rời khỏi
việc kiểm soát các nghiệp vụ. Một hệ thống kế toán hữu hiệu, bên cạnh việc xử lý
thông tin, phải đồng thời là một công cụ kiểm soát tốt, bảo đảm kiểm soát nội bộ trong
doanh nghiệp.

Kiểm soát nội bộ đƣợc định nghĩa là quá trình đƣợc thiết lập để cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức, bao gồm sự tin cậy của báo
cáo tài chính, tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động và việc tuân thủ các quy
định.

Kiểm soát nội bộ là một khái niệm khá rộng. Liên hệ trực tiếp đến kế toán đó là các
chính sách, thủ tục đƣợc thiết kế và thực hiện ngay trong quá trình kế toán nhằm
bảo đảm việc lập báo cáo tài chính đáng tin cậy, bảo vệ tài sản và ngăn ngừa tổn thất,
ví dụ:

 Chức năng kế toán phải đƣợc tổ chức độc lập với các chức năng xét duyệt nghiệp
vụ hay bảo quản tài sản.
 Chứng từ phải đƣợc phê duyệt trƣớc khi thực hiện nghiệp vụ.
 Các nguyên tắc ghi chép, đối chiếu, kiểm tra trong kế toán nhằm đảm bảo tính
chính xác của việc xử lý, và tính đáng tin cậy của thông tin.

Các thủ tục kiểm soát cụ thể sẽ đƣợc trình bày trong các nội dung kế tiếp của
chƣơng này. Bài đọc thêm ở cuối chƣơng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ
thống kiểm soát nội bộ.

2 Chứng từ kế toán

2.1 Vai trò của chứng từ kế toán

Hoạt động ở các đơn vị đƣợc cấu thành từ những nghiệp vụ kinh tế tài chính. Mỗi
nghiệp vụ kinh tế có nội dung, thời gian và địa điểm phát sinh riêng, thƣờng gắn liền
với việc thay đổi trách nhiệm vật chất từ ngƣời này sang ngƣời khác và tác động đến
các loại tài sản hay nghĩa vụ của doanh nghiệp. Để có đƣợc những thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành, ngƣời ta phải ghi chép nội dung và các
chỉ tiêu của từng nghiệp vụ vào mẫu chứng từ qui định, làm cơ sở cho việc ghi sổ kế
toán, đó là “lập chứng từ kế toán”.
94 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Yêu cầu trung thực, hợp lý đối với thông tin kế toán đòi hỏi việc lập chứng từ kế
toán phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, tính chính xác của các số liệu số lƣợng
và giá trị. Tính trung thực và chính xác của chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối
với chất lƣợng công tác kế toán:

 Chứng từ kế toán vừa là vật mang tin vừa là phương tiện truyền tin phục vụ cho
việc điều hành, quản lý ở đơn vị Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn liền với
trách nhiệm của từng ngƣời, trong từng khâu cụ thể, liên quan đến các bộ phận
quản lý khác nhau trong đơn vị. Quá trình lƣu chuyển chứng từ qua các bộ
phận, cá nhân là một quá trình truyền đạt thông tin hữu hiệu.

Ví dụ 2: Phiếu chi tiền mặt có chữ ký của Giám đốc mang thông tin về số tiền và
đối tượng nhận tiền đến cho người thủ quỹ Sau khi người nhận tiền ký vào phiếu,
chứng từ này được chuyển về kế toán với những thông tin về số tiền chi, nội dung chi
để làm cơ sở ghi s sách kế toán

 Chứng từ kế toán là cơ sở để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Trên chứng từ, ngƣời ta thiết kế đầy đủ nội dung cơ bản của nghiệp
vụ cũng nhƣ chữ ký của những ngƣời liên quan đến nghiệp vụ từ khi phát sinh
cho đến lúc hoàn thành. Vì vậy, khi tìm hiểu nội dung một nghiệp vụ, ngƣời
kiểm tra sẽ xem xét chứng từ. Thông qua đó, họ có thể phát hiện các sai sót,
gian lận hoặc vi phạm pháp luật và chính sách.

Ví dụ 3: Khi kiểm tra một khoản vật liệu xuất kho, kiểm toán viên yêu cầu xuất
trình Phiếu xuất kho để xem những vật liệu nào được xuất, số lượng bao nhiêu, ai ký
duyệt cho xuất, người ký duyệt có phải là người được ủy quyền hay không…
Chứng từ là cơ sở để phân loại, t ng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
các s kế toán theo từng đối tượng kế toán cụ thể Chứng từ là khởi điểm của
công tác kế toán, nên việc phân loại ngay từ chứng từ là nền tảng cho việc tổ
chức các bƣớc xử lý kế toán tiếp theo.

Ví dụ 4: Kế toán theo dõi tiền mặt sẽ ghi chép s sách dựa trên các chứng từ thu,
chi tiền mặt, trong khi kế toán kho hàng sẽ căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho
Chứng từ kế toán có ý nghĩa pháp lý vì nó là bằng chứng để giải quyết các vụ
tranh chấp, kiện tụng giữa các đơn vị với nhau, giữa đơn vị với các cá nhân có
liên quan. Do chứng từ chứa đựng nhiều thông tin và có chữ ký xác thực trách
nhiệm, nên các cơ quan pháp lý thƣờng yêu cầu xuất trình chứng từ để làm
bằng chứng khi giải quyết tranh chấp, kiện tụng.

Ví dụ 5: Khách hàng X cho rằng mình bị tính tiền hai lần cho cùng một lô hàng và
khiếu nại với doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ phải xuất trình hai hóa đơn khác nhau
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 95

của hai lần tính tiền trên với chữ ký nhận hàng của khách hàng để chứng minh đã tính
tiền đúng chứ không trùng lắp

2.2 Phân loại chứng từ kế toán


Việc phân loại và nhận diện các loại chứng từ giúp tổ chức và kế toán sử dụng
chứng từ một cách thích hợp và hữu hiệu trong việc truyền đạt, thu thập thông tin,
cũng nhƣ kiểm tra và giám sát các hoạt động của đơn vị và những ngƣời liên quan.
Chứng từ kế toán thƣờng đƣợc phân loại nhƣ sau:
 Phân loại theo nội dung phản ánh

Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có...
 Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho...
 Chứng từ về lao động và tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền
lƣơng...
 Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng (hay Hoá đơn bán hàng)...
 Chứng từ về tài sản cố định (TSCĐ): Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản
thanh lý TSCĐ...
 Phân loại theo công dụng của chứng từ

 Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ phản ánh mệnh lệnh của lãnh đạo đơn vị đối
với những ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Lệnh điều
động, Phiếu duyệt mua vật tƣ... Chứng từ loại này chỉ thể hiện nghiệp vụ
kinh tế cần thực hiện, chƣa xác định việc hoàn thành nghiệp vụ, nên không
đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.
 Chứng từ chấp hành là chứng từ ghi nhận nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành.
Ví dụ: Phiếu thu, Phiếu chi, Hoá đơn mua hàng... Những chứng từ này đƣợc
dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
 Chứng từ liên hợp vừa là chứng từ mệnh lệnh, vừa là chứng từ chấp hành. Ví
dụ: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho...

 Phân loại theo nơi lập chứng từ

 Chứng từ bên trong do các bộ phận trong nội bộ đơn vị lập, ví dụ: Phiếu thu,
Phiếu chi, Bảng chấm công, Bảng lƣơng, Phiếu nhập vật tƣ...
 Chứng từ bên ngoài do các đơn vị khác lập và chuyển đến đơn vị, ví dụ:
Giấy báo Nợ, Giấy báo Có do ngân hàng chuyển đến; Hoá đơn mua hàng do
bên bán phát hành...

 Phân loại theo tính pháp lý


Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, chứng từ đƣợc phân chia thành hai
loại:
96 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán
Đơn vị:……….. Mẫu số: 01 - TT
Bộ phận:………. (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ trƣởng BTC)
PHIẾU THU Quyển số: ...........
Ngày tháng năm Số: .........................
Nợ: .........................
Có: .........................
Họ và tên ngƣời nộp tiền:
Địa chỉ: ................................................... ................................................... ...............................................
Lý do nộp................................................... ................................................... .............................................
Số tiền: ....................................................(Viết bằng chữ): ...................................................
Kèm theo:.................................................Chứng từ gốc.
Ngày tháng năm
Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời nộp tiền Ngƣời lập phiếu Thủ quỹ
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ..............................................................................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):...........................................................................................................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................................................................................................

 Chứng từ bắt buộc: gồm các chứng từ có yêu cầu quản lý chặt chẽ, đƣợc Nhà
nƣớc tiêu chuẩn hoá về mẫu biểu, phƣơng pháp lập, in ấn, phát hành. Ví dụ: Hóa
đơn, Phiếu thu, Phiếu chi...
 Chứng từ hướng dẫn: chủ yếu là những chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị,
Nhà nƣớc chỉ hƣớng dẫn các chỉ tiêu đặc trƣng để các ngành, các đơn vị vận
dụng cho phù hợp, có thể sửa đổi mẫu biểu hoặc thêm bớt một số chỉ tiêu song
phải bảo đảm tính pháp lý của chứng từ kế toán. Ví dụ: Giấy đề nghị tạm ứng,
Phiếu giao nộp sản phẩm... Hình 5-2 trình bày mẫu của một số chứng từ để
tham khảo.

PHIẾU CHI Mẫu số: 01 - TT


(Ban hành theo TT số:
Ngày tháng năm
200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ
trƣởng BTC)
Quyển số: ...........
Số: .........................
Nợ: .........................
Có: .........................
Họ và tên ngƣời nhận tiền: ............................................................................................................................................
Địa chỉ ...........................................................................................................................................................................
Lý do chi: ......................................................................................................................................................................
Số tiền: ....................................................(viết bằng chữ): ...........................................................................................
Kèm theo: ...............................................Chứng từ gốc.
Ngày tháng năm
Giám đốc
Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
dấu)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ..............................................................................................................................
Hình+ Tỷ
5-2:giáMinh
ngoại tệhọa (vàng, một bạc,số đá mẫu chứng từ
quý):...........................................................................................................................
+ Số tiền quy đổi: .........................................................................................................................................................
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 97

Ví dụ 6:

Cho biết các chứng từ sau đây thuộc loại chứng từ nào theo các cách phân loại trên:

 Phiếu chi tiền mặt


 Hóa đơn bán hàng
 Đơn đặt hàng

2.3 Yêu cầu của chứng từ

Từ ý nghĩa và vai trò của chứng từ đối với công tác kế toán và quản lý doanh
nghiệp, đòi hỏi phải có những quy định và yêu cầu khắt khe đối với chứng từ kế toán,
cụ thể là: Phải bảo đảm tính trung thực và chính xác của số liệu. Tính trung thực và
chính xác của chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng thông tin kế
toán.

Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố theo qui định. Chứng từ gốc đƣợc lập ngay
khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải có đầy đủ các yếu tố sau:

 Tên gọi, số hiệu của chứng từ và ngày, tháng, năm lập chứng từ;
 Tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của đơn vị hoặc cá nhân lập và chứng từ;
 Tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ;
 Nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
 Số lƣợng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế ghi bằng số; tổng số tiền
ghi bằng số và chữ;

Ví dụ 7: Nêu và phân tích ý nghĩa của từng thông tin trên mẫu Phiếu chi

2.4 Lƣu chuyển chứng từ trong doanh nghiệp

Trình tự và thời gian lƣu chuyển chứng từ kế toán thƣờng do kế toán trƣởng đơn vị
quy định. Chứng từ do đơn vị tự lập hay từ bên ngoài đều phải chuyển tập trung về bộ
phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau
khi đã kiểm tra hay xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế
toán.

Trình tự lƣu chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bƣớc sau:

Bước 1 Lập chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
Bước 2 Kiểm tra chứng từ

Nội dung kiểm tra chứng từ bao gồm:


98 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

 Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các thông tin phản ánh trên chứng
từ.
 Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ.

 Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những ngƣời lập, kiểm tra,

xét duyệt đối với từng loại chứng từ.

Khi kiểm tra chứng từ, nếu phát hiện hành vi sai phạm cần ngƣng việc ghi nhận,
đồng thời thông báo ngay cho ngƣời có thẩm quyền để kịp thời xử lý.

Bước 3 Hoàn chỉnh chứng từ

Đây là bƣớc chuẩn bị cho việc ghi sổ kế toán, bao gồm các công việc sau:

 Ghi giá vào các chứng từ cần tính giá;


 Phân loại chứng từ;

 Lập chứng từ tổng hợp hoặc lập định khoản kế toán trên chứng từ.

 Trƣờng hợp chứng từ lập không đúng thủ tục, hoặc nội dung và con số không rõ

ràng thì phải trả lại hoặc thông báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại hoặc
điều chỉnh, sau đó mới đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ.

Bước 4 T chức lưu chuyển chứng từ và ghi s kế toán

Chứng từ sau khi đã đƣợc kiểm tra và hoàn chỉnh, sẽ đƣợc sử dụng để ghi vào các
sổ sách kế toán có liên quan. Để có thể ghi chép một cách nhanh chóng và khoa học,
cần lập và tổ chức thực hiện “Quy trình lƣu chuyển chứng từ”, tức là xác định rõ quy
trình và đƣờng đi của từng loại chứng từ: Ai lập chứng từ? Bộ phận nào tiếp nhận và
xử lý chứng từ? Chuyển chứng từ cho ai? Ai là ngƣời bảo quản chứng từ?

Bước 5 Bảo quản và lưu trữ chứng từ

Chứng từ là tài liệu mang tính chất pháp lý, đồng thời là tài liệu lịch sử về quá trình
hoạt động của đơn vị, do đó sau khi ghi sổ kế toán xong, chứng từ kế toán cần phải
đƣợc sắp xếp, phân loại, bảo quản và lƣu trữ theo quy định của đơn vị và luật pháp.
Thông thƣờng, chứng từ kế toán đã sử dụng phải đƣợc lƣu trữ tại phòng kế toán một
năm, sau khi niên độ kế toán kết thúc, sau đó sẽ chuyển vào lƣu trữ chung.

 Chữ ký, họ và tên của ngƣời lập, ngƣời duyệt và những ngƣời có liên quan.
 Ghi chép trên chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ, gạch bỏ phần còn
trống.
 Không đƣợc tẩy xóa, sửa chữa trên chứng từ.
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 99

 Trƣờng hợp viết sai cần hủy bỏ, không đƣợc xé chứng từ rời ra khỏi cuống.
Nếu đã xé, cần kẹp lại chứng từ sai vào cuống chứng từ.
 Thủ trƣởng và kế toán trƣởng đơn vị không đƣợc ký chứng từ khống, tức
chứng từ chƣa ghi các nội dung trên, không đƣợc ký séc trắng.
 Chứng từ điện tử chỉ đƣợc coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các yếu tố
quy định của chứng từ và đƣợc thể hiện dƣới dạng dữ liệu điện tử, đƣợc mã
hoá nên không thể bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc
trên băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

3. Sổ sách kế toán

3.1 Vai trò của sổ sách kế toán

Toàn bộ quá trình xử lý dữ liệu kế toán đƣợc thực hiện thông qua sổ sách kế toán.
Trong hệ thống kế toán thủ công, các quyển sổ, tờ sổ sẽ đƣợc mở, kế toán căn cứ vào
chứng từ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ theo trình tự và phƣơng
pháp thích hợp.

Sổ kế toán là công cụ để:

 Tập hợp và xử lý dữ liệu kế toán thành các thông tin cần thiết trên BCTC;
 Làm cơ sở cho việc truy cập các chứng từ kế toán khi cần thiết;
 Lƣu trữ tài liệu chứng minh cho các thông tin trên các báo cáo tài chính.

Tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học giúp việc xử lý thông tin kế toán đƣợc kịp
thời, chính xác với tính kiểm soát cao, tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao chất lƣợng
của thông tin kế toán.

3.2 Các loại sổ sách kế toán

Để thực hiện quá trình xử lý một khối lƣợng thông tin lớn, đa dạng và phức tạp, kế
toán phải sử dụng nhiều loại sổ khác nhau, mỗi loại sổ có công dụng, nội dung phản
ánh, kết cấu và cách ghi chép riêng. Phân loại, nhận diện các loại sổ kế toán giúp có
thể tổ chức và sử dụng sổ kế toán một cách hợp lý và khoa học.
100 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Phân loại theo phương pháp ghi chép vào sổ kế toán

NHẬT KÝ CHUNG
Tháng .... năm ......
Ngày Chứng từ Đã ghi TK Số tiền
Diễn giải
ghi sổ Số Ngày Sổ cái Nợ Có Nợ Có

Ngày ... tháng ... năm ...


Ngƣời giữ sổ Kế toán
trƣởng
Hình 5-3: Mẫu sổ Nhật ký chung
 S ghi theo trình tự thời gian là sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian, giúp cho việc kiểm tra, tra cứu khi cần thiết. Thuộc loại này
có các sổ nhật ký, sẽ đƣợc mô tả trong phần tiếp theo của sách. Hình 5-3 minh
họa mẫu sổ Nhật ký chung.
 S ghi theo hệ thống: là loại sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phân
loại theo TK tổng hợp và chi tiết. Các sổ này thƣờng có đặc điểm: mỗi trang sổ
sẽ đƣợc dùng để ghi chép cho một đối tƣợng riêng, giúp kế toán lƣu trữ thông
tin và phản ánh kiểm tra từng đối tƣợng kế toán. Ví dụ: sổ cái, sổ chi tiết... Hình
5-4 minh họa một mẫu Sổ cái.
 S liên hợp: là loại sổ kết hợp vừa ghi theo trình tự thời gian, vừa ghi theo hệ
thống trên cùng một trang sổ. Ví dụ: Nhật ký sổ cái.
Phân loại theo mức độ phản ánh các đối tƣợng kế toán
 S t ng hợp: là sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo TK
tổng hợp. Ví dụ: Sổ cái, Nhật ký sổ cái...
 S chi tiết: gồm các sổ, thẻ chi tiết đƣợc mở để phản ánh một cách chi tiết cho
những số liệu đã đƣợc phản ánh trên sổ tổng hợp. Ví dụ: Sổ chi tiết vật tƣ, Thẻ
tài sản cố định...
 S kết hợp hạch toán t ng hợp với hạch toán chi tiết: phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vừa tổng hợp theo các TK cấp I, vừa chi tiết hóa theo các TK
cấp II... Vì vậy kết cấu sổ thƣờng tƣơng đối phức tạp. Ví dụ: Nhật ký chứng từ.
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 101

SỔ CÁI
Tên TK: .................................................... Số hiệu: …………..
Chứng từ Trang sổ TK Số tiền Ghi
Số Ngày Diễn giải nhật ký đối ứng Nợ Có chú
Số dƣ đầu kỳ:
Số phát sinh trong kỳ:
...
Tổng số phát sinh trong kỳ:
Số dƣ cuối kỳ:

Hình 5-4: Mẫu Sổ cái

Phân loại theo kết cấu sổ

 S kiểu một bên: các cột số liệu phản ánh các đối tƣợng kế toán đƣợc bố trí ở
cùng một bên của trang sổ. Ví dụ: Sổ cái (Hình 5-4).
 S kiểu hai bên: kết cấu sổ đƣợc chia làm hai bên để phản ánh hai mặt vận
động đối lập của đối tƣợng kế toán. Ví dụ: Sổ cái mở theo dạng hai bên, trong
đó chia thành hai phần cho bên Nợ và bên Có, mỗi bên có đầy đủ các cột:
Chứng từ, Diễn giải…
 S kiểu nhiều cột: sổ có kết cấu nhiều cột để phản ánh cho từng TK hoặc phản
ánh chi tiết cho một TK nào đó theo từng nội dung kinh tế. Ví dụ: Nhật ký -
Sổ cái.
 S kiểu bàn cờ: phản ánh quan hệ đối ứng giữa các TK liên quan hoặc mối
quan hệ qua lại giữa hai cách phân loại khác nhau của cùng một đối tƣợng.
Các bảng phân bổ, bảng đối chiếu số phát sinh kiểu bàn cờ đƣợc xây dựng trên
nguyên lý kết cấu này.
Phân loại theo cách tổ chức sổ
 S đóng thành quyển: Sổ cái, Nhật ký – Sổ cái ...
 S tờ rời: Thẻ kho, Thẻ TSCĐ, Sổ chi tiết vật tƣ, sản phẩm, hàng hoá …
 S điện tử trong hệ thống kế toán xử lý bằng máy vi tính, các sổ kế toán đƣợc
thiết kế dƣới dạng các tập tin lƣu trữ trong các đĩa từ, kế toán ghi sổ bằng cách
nhập dữ liệu qua bàn phím.

3.3 Các hình thức kế toán

Nhƣ đã trình bày trong phần trên, sổ sách kế toán có nhiều loại với những đặc điểm
riêng. Trong lịch sử phát triển của kế toán, đã hình thành nhiều cách khác nhau để kết
hợp các sổ kế toán trong việc thực hiện bƣớc chuyển tiếp này, mỗi cách gọi là một
hình thức kế toán.
102 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Dƣới đây là các hình thức kế toán thƣờng đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn và áp
dụng, đó là:

 Hình thức kế toán Nhật ký chung;


 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
 Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ;
 Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những sự kết hợp cụ thể về số lƣợng, kết cấu,
mẫu sổ, trình tự, phƣơng pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Ví dụ,
hình thức Nhật ký – Sổ cái là hình thức gọn nhẹ nhất thƣờng áp dụng trong doanh
nghiệp nhỏ, trong đó quá trình ghi Nhật ký đƣợc kết hợp với quá trình ghi Sổ cái. Trái
lại, hình thức Nhật ký – Chứng từ là sự kết hợp rất tinh vi giữa quá trình ghi nhiều loại
sổ sách, thuận tiện áp dụng trong các doanh nghiệp lớn trƣớc đây khi còn áp dụng hệ
thống thủ công.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh,
yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật
tính toán... để lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy
định của hình thức sổ kế toán đó về các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối
chiếu kiểm tra, trình tự, phƣơng pháp ghi chép các loại sổ kế toán.

Phần tiếp theo của sách giới thiệu về hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức kế
toán đang đƣợc áp dụng phổ biến nhất.

3.4 Hình thức kế toán Nhật ký chung


Theo hình thức này, kế toán sử dụng sổ Nhật ký chung để ghi chép tất cả các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và lập định khoản kế toán làm cơ sở cho
việc ghi vào Sổ Cái các TK.
Ngoài ra các Nhật ký chuyên dùng sẽ đƣợc mở để theo dõi và định khoản riêng cho
những loại nghiệp vụ phát sinh quá nhiều và có yêu cầu theo dõi riêng nhƣ thu tiền, chi
tiền, mua hàng, bán hàng …
Nhật ký chung và Sổ cái
 Nhật ký chung
Nhật ký chung là loại sổ ghi theo thời gian, trong đó các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đƣợc ghi theo trình tự thời gian và dƣới dạng định khoản kế toán để làm cơ sở
cho việc ghi vào Sổ Cái.
Thông tin từ các chứng từ kế toán đƣợc ghi nhận chi tiết vào các cột, các dòng
của Nhật ký chung.
Ví dụ 8: Hóa đơn số 01582 ngày 2/5/20X1 của công ty TNHH ABC (Hình 5-5)
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 103

HOÁ ĐƠN DỊCH VỤ


Liên 1: Lƣu Số: 01582
Ngày 02 tháng 5 năm 20X1
Đơn vị bán hàng: Cty TNHH ABC
Địa chỉ: 29 đƣờng số 17, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ chí Minh
Số TK: __________________________________________________________
Điện thoại: ______________________ Mã số thuế: ______________________
Họ tên ngƣời mua hàng: Trần Thị Ngọc Nữ
Tên đơn vị: Cty TNHH CP Tin Học Viễn Thông Châu Phong
Địa chỉ: 643 đƣờng Nguyễn Sơn, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Số TK: __________________________________________________________
Hình thức thanh toán: ______Tiền mặt_______ Mã số thuế: ______________

ST Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị Số Đơn giá Thành


T tính lƣợng tiền
01 Dịch vụ bảo trì phần mềm KT năm 01 2.500.000 2.500.000
Số tiền bằng chữ: Hai triệu
năm trăm ngàn đồng chẵn
Cộng 2.500.000
Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Hình 5-5: Hóa đơn của công ty ABC

Thông tin trên hóa đơn này đƣợc ghi nhận trong Nhật ký chung tháng 5/2011
nhƣ sau (Hình 5-6).

NHẬT KÝ CHUNG
Trang: 01
Đã Số hiệu
Ngày Chứng từ Số phát sinh
ghi TK
DIỄN GIẢI
Sổ
ghi sổ Số Ngày Nợ Có Nợ Có
cái
10/5/11 01582 02/5/11 Cung cấp
dịch vụ:
- Tiền mặt 111 2.500.000
- Doanh thu 511
2.500.000
dịch vụ

Cộng mang xxxxxxxx xxxxxxxx
sang
104 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Hình 5-6: Nhật ký chung của công ty ABC

Nhật ký chung ghi nhận các thông tin sau:

- Số trang: các trang nhật ký đƣợc đánh số liên tục, số trang đƣợc ghi trên đầu mỗi
trang. Khi chuyển một khoản phát sinh từ nhật ký vào sổ cái, kế toán ghi số trang
tham chiếu vào sổ cái để tiện tìm kiếm, tra cứu khi cần thiết.
- Ngày ghi sổ: là ngày kế toán ghi nghiệp vụ vào nhật ký, có thể khác với ngày ghi
trên chứng từ. Kế toán có thể ghi theo định kỳ: 5 ngày, hàng tuần hay 10 ngày…
- Số và ngày của chứng từ: nhằm lƣu lại các thông tin tham chiếu từ chứng từ,
giúp cho việc chứng minh nguồn gốc của số liệu, phục vụ kiểm tra, tra cứu khi cần
thiết.
- Diễn giải: Cột này thƣờng ghi nội dung tóm tắt của nghiệp vụ và tên của các TK
liên quan.
- Đã ghi sổ cái: Khi chuyển một nghiệp vụ từ Nhật ký chung vào Sổ cái của TK
liên quan, kế toán đánh ngay dấu “x” vào cột này để tránh việc bỏ sót hoặc ghi
trùng số liệu.
- Số hiệu TK: Ghi số hiệu các TK đối ứng trong nghiệp vụ, ghi theo quy tắc “Nợ
trƣớc, Có sau” và ghi thành hai cột. Số hiệu TK ghi Nợ đƣợc ghi ở cột “Nợ”, số
hiệu TK ghi Có đƣợc ghi ở cột “Có”.
- Số phát sinh: Đƣợc chia làm hai cột. Cột “Nợ” thể hiện số tiền sẽ ghi vào bên Nợ
của TK đƣợc ghi Nợ; cột “Có” thể hiện số tiền sẽ ghi vào bên Có của TK đƣợc ghi
Có trong nghiệp vụ.

Cuối mỗi trang nhật ký, kế toán ghi dòng “Cộng mang sang trang sau”. Số tiền ở
mỗi cột Nợ hoặc Có của dòng này là tổng số phát sinh mỗi bên của các nghiệp vụ, tính
đến cuối trang. Dòng đầu tiên của trang nhật ký kế tiếp sẽ ghi “Trang trước mang
sang” và chuyển số liệu ở dòng cộng cuối trang trƣớc vào đó. Dòng cuối cùng trong
nhật ký chung của một kỳ sẽ là Tổng số phát sinh của tất cả các nghiệp vụ trong kỳ, và
tổng phát sinh Nợ phải bằng tổng phát sinh Có.

 S Cái

Sổ Cái là sổ ghi theo hệ thống, trong đó mỗi trang ứng với một TK kế toán. Một số
TK có nhiều nghiệp vụ phát sinh sẽ đƣợc mở nhiều trang hơn. Từ các định khoản trong
Nhật ký, ngƣời kế toán sẽ ghi Sổ Cái. Hình 5-7 minh họa cách chuyển định khoản từ
hóa đơn số 01582 của công ty ABC trong Nhật ký chung vào Sổ cái các TK liên quan:
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 105

SỔ CÁI

Tên TK: Tiền mặt Số hiệu: 111 (Đơn vị tính: Đồng)


Chứng từ TK Số tiền
Ngày Trang
DIỄN GIẢI
Số Ngày đối Nợ Có
ghi sổ Nhậ ký
ứng
Số dƣ đầu kỳ: 12.528.000
10/5/11 01582 2/5/11 Cung cấp dịch 01 511 2.500.000
vụ

Cộng phát sinh
Số dƣ cuối kỳ

SỔ CÁI

Tên TK: Doanh thu dịch vụ Số hiệu: 511 (Đơn vị tính: Đồng)

Chứng từ Trang TK Số tiền


Ngày
DIỄN GIẢI
Số Ngày Nhật đối Nợ Có
ghi sổ
ký ứng
Số dƣ đầu kỳ:
Cung cấp dịch
10/5/10 01582 2/5/11 01 111 2.500.000
vụ

Cộng phát sinh
Số dƣ cuối kỳ

Hình 5-7: Minh họa cách chuyển định khoản từ Nhật ký chung lên Sổ cái.

Thông tin trình bày trên Sổ Cái gồm:


 Tên và số hiệu của TK: ghi ngay đầu trang Sổ Cái để xác định TK đƣợc thể hiện

trong trang sổ và để phân biệt với các trang sổ phản ánh các TK khác.
 Ngày ghi sổ: là ngày kế toán ghi khoản phát sinh vào Sổ Cái.

 Số và ngày của chứng từ: chuyển từ Nhật ký chung sang, nhằm giải thích và

chứng minh nguồn gốc của số liệu phát sinh trên TK.
 Cột “Diễn giải”: ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ và giải thích nguyên nhân của số

liệu phát sinh trên TK.


 Cột “Trang Nhật ký”: ghi lại số của trang nhật ký đã định khoản nghiệp vụ,
giúp kiểm tra, tra cứu khi cần thiết.
106 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

 Cột “TK đối ứng”: Thông tin này đƣợc chuyển từ Nhật ký chung sang để ghi số
hiệu của TK đối ứng với TK đƣợc phản ánh trong trang sổ.
 Cột “Số tiền” chia làm hai bên: bên “Nợ” ghi số phát sinh Nợ của TK, bên
“Có” ghi số phát sinh Có của TK theo định khoản đã lập ở Nhật ký chung.
 Dòng “Số dƣ đầu kỳ”: dòng đầu tiên trên Sổ Cái của một TK dành để phản ánh
số dƣ TKvào ngày đầu kỳ, số dƣ đƣợc ghi vào bên thích hợp trong cột “Số
tiền”.
 Các dòng tiếp theo: của sổ cái sẽ lần lƣợt ghi nhận số phát sinh trong kỳ của TK
và cũng đƣợc chuyển từ Nhật ký chung sang theo những định khoản đã lập.
 Dòng “Cộng phát sinh”: Dòng này để phản ánh tổng số phát sinh trong kỳ của
TK. Sau khi đã hoàn tất việc chuyển số liệu phát sinh từ nhật ký vào sổ cái, tính
tổng số phát sinh trong kỳ ở mỗi bên của TK, tổng số phát sinh Nợ ghi vào cột
“Nợ”; tổng số phát sinh Có ghi vào cột “Có”. Nếu một TK phải dùng đến nhiều
trang sổ cái để ghi nhận phát sinh, cuối mỗi trang kế toán cũng sẽ “Cộng mang
sang trang sau” và bắt đầu trang tiếp theo với dòng “Trang trước mang sang”
giống nhƣ Nhật ký chung. Dòng “Cộng phát sinh” ở trang sổ cái cuối cùng sẽ
cho biết tổng số phát sinh trong kỳ mỗi bên của TK đó.
 Dòng “Số dƣ cuối kỳ”: Số dƣ cuối kỳ của một TK đƣợc xác định bằng cách lấy
số dƣ đầu kỳ cộng tổng số phát sinh tăng, trừ đi tổng số phát sinh giảm của TK
trong kỳ. Số dƣ cuối kỳ của TK sẽ chuyển thành số dƣ đầu kỳ của TK vào đầu
kỳ sau.

Ví dụ 9:

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầu tiên của Photo SV trong tháng 8.20x1:

1. Ngày 1/8/20x1, bà Liên bỏ 100 triệu đồng vốn để thành lập doanh nghiệp mang
tên Photo SV (Phiếu Thu 01 ngày 1/8/20x1)
2. Ký hợp đồng thuê nhà để đặt tiệm photo Giá thuê: 3 triệu đồng/tháng, tính từ
1/9/20x1 Dùng tiền mặt của Photo SV trả trước tiền thuê trong một năm là 36
triệu đồng (Phiếu chi 01 ngày 5/8/20x1)
3. Mua 200 ram giấy chưa thanh toán cho người bán, giá 11 triệu đồng (hóa đơn
số 0512 ngày 9/8/20x1 của công ty văn phòng phẩm Thủy Quyên)
4. Mua máy photo trị giá 24 triệu, trả ngay ½ bằng tiền mặt và nợ người bán số
còn lại (hóa đơn số 0341 của công ty Toshiba, Phiếu Chi 02 ngày 12/8/20x1).
5. Mua 100 hộp mực photo, giá 8 triệu đồng, thanh toán ngay bằng tiền mặt (hóa
đơn số 0015 của công ty mực in Bảo Tín; Phiếu Chi 03 ngày 22/8/20x1)
6. Chi tiền mặt trả nợ cho người cung cấp giấy: 11 triệu đồng (Phiếu Chi 04 ngày
28/8/20x1).
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 107

Giả sử bạn được bà Liên thuê làm kế toán bán thời gian cho Photo SV, hãy:

a. Mở Nhật ký chung ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên (giả sử bạn ghi
s theo định kỳ 10 ngày);
b. Mở S Cái các TK liên quan, chuyển số liệu từ Nhật ký chung vào S Cái các
TK;
c. Khóa s , tính số dư các TK cuối tháng 8/20x1
Bài giải:

a. Các nghiệp vụ kinh tế được định khoản trong Nhật ký chung như sau:

NHẬT KÝ CHUNG
Trang: 1 (Đơn vị tính: đồng)
Đã Tài
Ngày Chứng từ Số phát sinh
ghi khoản(*)
Diễn giải
ghi sổ Sổ
Số Ngày cái Nợ Có Nợ Có

THÁNG 8/20X1
Chủ (Bà Liên) góp
10/08/x1 01PT 01/8/x1
vốn:
- Tiền mặt x 111 100.000.000
- Nguồn vốn kinh
x 411 100.000.000
doanh
Trả trƣớc tiền thuê
10/8/x1 01PC 5/8/x1
mặt bằng
- Chi phí trả trƣớc x 142 36.000.000
- Tiền mặt x 111 36.000.000
Mua giấy chƣa thanh
10/8/x1 0512 9/8/x1
toán
- Nguyên liệu vật liệu x 152 11.000.000
- Phải trả cho ngƣời
bán (Công ty Thủy x 331 11.000.000
Quyên)
20/8/x1 0341 12/8/x1 Mua máy photo
- TSCĐ hữu hình x 211 24.000.000
108 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

- Phải trả cho ngƣời


bán (Công ty x 331 12.000.000
Toshiba)
02PC 12/8/x1 - Tiền mặt x 111 12.000.000
31/8/x1 015 22/8/x1 Mua mực, trả tiền mặt
- Nguyên liệu vật liệu x 152 8.000.000
03PC 22/8/x1 - Tiền mặt x 111 8.000.000
Chi tiền mặt trả nợ
31/8/x1 04PC 28/8/x1
Công ty Thủy Quyên
- Phải trả cho ngƣời
x 331 11.000.000
bán
- Tiền mặt x 111 11.000.000
Cộng phát sinh 190.000.000 190.000.000

(*) Để minh họa thực tế, chúng tôi dùng số hiệu TK hiện hành. Tuy nhiên, bạn không
cần lƣu tâm nhớ chúng, vì vấn đề này sẽ đƣợc nghiên cứu sâu khi các bạn bƣớc vào
môn học Kế toán tài chính.

b. Các định khoản được chuyển từ Nhật ký chung vào Sổ Cái các TK như sau:

SỔ CÁI
Tên TK: Tiền mặt Số hiệu: 111 (Đơn vị tính: đồng)
Chứng từ TK Số tiền
Ngày Trang
DIỄN GIẢI đối
ghi Nhật
Số Ngày ứn Nợ Có
sổ ký
g
Số dƣ ngày 1/8/20x1: 0
10/8/x1 01PT 1/8/x1 Chủ (bà Liên) góp vốn 1 411 100.000.000
10/8/x1 01PC 5/8/x1 Trả trƣớc tiền thuê mặt 1 142 36.000.000
ằng
20/8/x1 02PC 12/8/x1 Trả 50% tiền mua máy 1 211 12.000.000
photo
31/8/x1 03PC 22/8/x1 Chi mua mực 1 152 8.000.000
Trả nợ ngƣời bán (Thúy
31/8/x1 04PC 28/8/x1 1 331 11.000.000
Quyên)
Cộng phát sinh 100.000.000 67.000.000
Số dƣ cuối kỳ 33.000.000
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 109

SỔ CÁI

Tên TK: Phải trả cho ngƣời bán Số hiệu: 331 (Đơn vị tính: đồng)

Chứng từ Trang TK Số tiền


Ngày
DIỄN GIẢI Nhật đối
ghi sổ Số Ngày Nợ Có
ký ứng
Số dƣ ngày 1/8/x1: 0
Mua giấy chƣa thanh 1 152 11.000.000
10/8/x1 0512 9/8/x1 toán (Cty Thủy
Quyên)
Mua máy photo (Cty 1 211 12.000.000
20/8/x1 0341 12/8/x1
Toshiba)
Trả nợ Cty Thủy 1 111 11.000.000
31/8/x1 04PC 28/8/x1
Quyên
Cộng phát sinh 11.000.000 23.000.000
Số dƣ cuối kỳ 12.000.000

SỔ CÁI

Tên TK: Nguyên liệu, vật liệu Số hiệu: 152


(Đơn vị tính: đồng)

Chứng từ Trang TK Số tiền


Ngày
DIỄN GIẢI Nhật đối
ghi sổ Số Ngày Nợ Có
ký ứng
Số dƣ ngày 1/8/x1: 0
10/8/x1 0512 9/8/x1 Mua giấy chƣa thanh
toán (Cty Thủy 1 331 11.000.000
Quyên)
31/8/x1 015 22/8/x1 Mua mực, trả tiền mặt 1 111 8.000.000
Cộng phát sinh 19.000.000
Số dƣ cuối kỳ 19.000.000

Cách làm tƣơng tự với các TK còn lại. Để tránh ghi trùng hay bỏ sót, lƣu ý đánh
dấu vào cột “Đã ghi sổ cái” trong Nhật ký chung sau khi đã chuyển số liệu vào Sổ Cái.

Các trang sổ TK thế này sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn, không chỉ là sự biến động
của đối tƣợng mà còn là cơ sở ghi nhận, nguyên nhân và thời điểm phát sinh sự biến
động, những điều rất cần cho việc kiểm tra đối chiếu và kiểm soát nghiệp vụ.
110 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Cuối kỳ, kế toán cũng dành các dòng để thực hiện việc khóa sổ, tính số dƣ cuối kỳ
trên từng TK. Bảng cân đối TK cũng đƣợc sử dụng để đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi
chép trên các TK tổng hợp.

Nhật ký chuyên dùng

Trong mỗi kỳ kế toán, có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một doanh nghiệp.
Việc ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung không chỉ tốn kém
công sức mà còn là điều không thể thực hiện trong môi trƣờng kế toán thủ công bởi vì
khối lƣợng công việc ghi chép và số dòng ghi trên nhật ký chung rất lớn. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc phân công trong phòng kế toán, vì không thể
phân công nhiều ngƣời cùng ghi chép trên một cuốn sổ.

Bên cạnh đó, một số giao dịch phát sinh hàng ngày nên ngƣời quản lý cần thông tin
cập nhật cho yêu cầu quản lý. Ví dụ, Ban Giám đốc cần biết tính đến ngày hiện tại,
doanh thu bán hàng của tháng này là bao nhiêu. Ngƣời kế toán sẽ rất khó khăn trong
việc “nhặt” từng dữ liệu về nghiệp vụ bán hàng trên Nhật ký chung để cộng lại cho
Ban Giám đốc.

Từ lâu, ngƣời kế toán đã phát minh ra các Nhật ký chuyên dùng (còn gọi là Nhật ký
đặc biệt) để ghi chép và lập định khoản riêng cho những loại nghiệp vụ phát sinh
thƣờng xuyên và có yêu cầu theo dõi riêng. Gọi là một phát minh vì ý nghĩa rất lớn của
nó đối với công việc của ngƣời kế toán trong môi trƣờng kế toán thủ công. Một thuận
lợi khác của Nhật ký chuyên dùng là ngƣời kế toán có thể thiết kế những mẫu sổ khác
nhau cho những nhật ký khác nhau, giúp cho việc thu thập thêm thông tin cần thiết về
những giao dịch đó.

Doanh nghiệp thƣờng mở các Nhật ký chuyên dùng sau :

 Nhật ký thu tiền: Ghi nhận các nghiệp vụ thu tiền mặt (hoặc tiền gửi ngân hàng)
 Nhật ký chi tiền: Ghi nhận các nghiệp vụ chi tiền mặt (hoặc tiền gửi ngân hàng)
 Nhật ký mua hàng: Ghi nhận các nghiệp vụ mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Các
nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay đƣợc ghi ở Nhật ký chi tiền.
 Nhật ký bán hàng: Ghi nhận các nghiệp vụ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Các nghiệp
vụ bán hàng thu tiền ngay đƣợc ghi trên Nhật ký thu tiền.

Trong một doanh nghiệp sử dụng các nhật ký chuyên dùng, chứng từ gốc sẽ đƣợc
tách ra theo từng loại nghiệp vụ và chuyển những nhân viên khác nhau của bộ phận kế
toán phụ trách từng nhật ký. Chứng từ liên quan đến loại nghiệp vụ nào sẽ đƣợc ghi
nhận vào nhật ký đó theo trình tự thời gian. Nhật ký chung dùng để ghi nhận các
nghiệp vụ chƣa đƣợc định khoản trong một nhật ký chuyên dùng nào. Các bút toán
điều chỉnh, khóa sổ, điều chỉnh sai sót đều đƣợc ghi trong sổ Nhật ký chung.
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 111

Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền

Các doanh nghiệp có nhiều giao dịch thu chi tiền phát sinh sẽ sử dụng các nhật ký
này. Kế toán cũng có thể mở các nhật ký thu, chi tiền mặt hoặc Nhật ký thu, chi tiền
gởi ngân hàng hoặc cả hai, tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp.

Dƣới đây trình bày kết cấu Nhật ký thu tiền mặt. Nhật ký thu tiền gửi ngân hàng có
kết cấu tƣơng tự.

NHẬT KÝ THU TIỀN MẶT


Từ ngày ………………. Đến ngày ………………….
Chứng từ Ghi Có các TK:
Ngày ghi Ghi Nợ
TK khác
Ngà DIỄN GIẢI
Số 112 131 511 Số Số
sổ y TK 111
hiệu tiền
...
...
Cộng:

Nhật ký này chỉ ghi chép dựa trên Phiếu thu. Phiếu thu đƣợc lập và đánh số liên tục
để ghi nhận từng khoản tiền thu vào, và đƣợc tập hợp để ghi vào sổ này theo trình tự
thời gian. Phần định khoản đƣợc chia thành nhiều cột:

 Cột “Ghi Nợ TK 111”: phản ánh số tiền thu vào trong từng phiếu thu. Mọi khoản
thu tiền mặt đều đƣợc ghi Nợ cho TK 111 “Tiền mặt”.
 Cột “Ghi Có các TK”: đƣợc chia thành nhiều cột. Những TK thƣờng xuyên có
quan hệ đối ứng với TK Tiền mặt sẽ đƣợc dành riêng mỗi TK một cột, ví dụ: TK
112 “Tiền gởi ngân hàng”, TK 131 “Phải thu của khách hàng”, TK 511 “Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Kế toán sẽ ghi khoản tiền trong phiếu thu vào
cột TK đƣợc ghi Có. Cột “TK khác” dành cho các TK ít phát sinh đối ứng với TK
Tiền mặt. Lúc này, kế toán phải ghi số hiệu của TK đối ứng vào cột “Số hiệu” và
ghi số tiền vào cột còn lại.
 Dòng cộng của Nhật ký thu tiền cho thấy một định khoản đƣợc lập cho tất cả các
khoản tiền thu trong kỳ: ghi Nợ TK Tiền mặt, ghi Có lần lƣợt cho các TK liên
quan. Kế toán sẽ cộng sổ theo định kỳ (5 ngày, 10 ngày hoặc cuối tháng). Kế toán
sẽ chỉ chuyển vào sổ cái TK Tiền mặt và các TK liên quan theo định khoản tổng
hợp này, nhờ vậy mà giảm thiểu đƣợc thời gian và chi phí cho việc ghi sổ.
 Có thể thấy Nhật ký thu tiền là một minh họa tốt cho loại sổ nhiều cột, với ƣu
điểm giúp nhanh chóng cộng và định khoản tổng hợp đƣa lên Sổ cái trong môi
trƣờng kế toán thủ công.
112 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

 Nhật ký chi tiền mặt dành cho các Phiếu chi, phản ánh tập trung các nghiệp vụ chi
tiền. Kết cấu tƣơng tự với Nhật ký thu tiền mặt. Ở phần định khoản có các cột:
“Ghi Có TK 111” và “Ghi Nợ các TK”.

Ví dụ 10: Giả sử có số liệu kế toán tại Công ty Hoàng Lan: Số dư ngày 30/6/20x1 của
TK “Tiền mặt” là 15 000 000đ Trong tháng 7/20x1, có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh liên quan đến thu chi tiền mặt như sau:
1. Phiếu thu số 60 ngày 1/7: Thu nợ công ty H bằng tiền mặt: 15 000 000đ
2. Phiếu chi số 86 ngày 4/7: Trả nợ công ty K bằng tiền mặt: 8 000 000đ
3. Phiếu thu số 61 ngày 5/7: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 24 000 000đ
4. Phiếu chi số 87 ngày 10/7: Chi tiền mặt tạm ứng cho ông X đi công tác: 3 000 000đ
5. Phiếu chi số 88 ngày 11/7: Chi trả tiền mua văn phòng phẩm: 2.000 000đ
6. Phiếu chi số 89 ngày 15/7: Trả tiền lương đợt 1 cho nhân viên: 12 000 000đ
7. Phiếu thu số 62 ngày 18/7: Thu nợ công ty N bằng tiền mặt 45 000 000đ
8. Phiếu thu số 63 ngày 29/7: Thu tiền bán phế liệu : 2.000 000đ
9. Phiếu chi số 90 ngày 30/7: Chi trả nợ nhà cung cấp M: 24 000 000đ bằng tiền mặt
10. Phiếu chi 91 ngày 30/7: Chi tiếp khách 4 000 000đ

Giả sử kế toán ghi Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền hàng ngày và kết chuyển sang
S cái vào ngày cuối mỗi tháng Hãy ghi các nghiệp vụ trên vào Nhật ký thu tiền,
Nhật ký chi tiền, S cái TK Tiền mặt của công ty tháng 7/20x1.

NHẬT KÝ THU TIỀN


Tháng 07/20x1 (Đơn vị tính: 1.000đ)
Chứng từ Ghi Có các TK
Ghi Nợ
Diễn giải
TK 111 TK khác
Số Ngày 112 131 141
Số hiệu Số tiền
60 1/7 Thu nợ công ty H 15.000 15.000

61 5/7 Rút TGNH nhập quỹ 24.000 24.000

62 18/7 Thu nợ công ty N 45.000 45.000

63 29/7 Thu tiền bán phế liệu 2.000 511 2.000

Cộng : 86.000 24.000 60.000 2.000


Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 113

NHẬT KÝ CHI TIỀN


Tháng 07/20x1 (Đơn vị tính: 1.000đ)
Ngày Chứng từ Ghi Nợ các TK
Ghi Có
ghi Diễn giải TK khác
Số Ngày TK111 642 331 141
sổ
Số hiệu Số tiền
4/7 86 4/7 Trả nợ công ty K 8.000 8.000
Chi tạm ứng (ông
10/7 87 10/7 3.000 3.000
X)
Mua văn phòng
11/7 88 11/7 2.000 2.000
phẩm
15/7 89 15/7 Trả lƣơng đợt 1 12.000 334 12.000
Trả nợ nhà cung
30/7 90 30/7 24.000 24.000
cấp M
30/7 91 30/7 Tiếp khách 4.000 4.000

Cộng: 53.000 6.000 32.000 3.000 12.000

Số liệu từ các nhật ký chuyên dùng đƣợc chuyển vào sổ cái các TK theo số liệu tổng
hợp ở dòng cộng của nhật ký. Từ các Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền trong phần
trên, kế toán ghi nhận vào Sổ cái, trang TK Tiền mặt nhƣ sau:

SỔ CÁI
Tên TK: Tiền mặt Số hiệu: 111 (Đơn vị tính: 1.000đ)

Chứng từ TK Số tiền
Ngày Trang
Diễn giải đối
ghi sổ Số Ngày NK Nợ Có
ứng
Số dƣ ngày 1/7/20x1 15.000
31/7/x1 Nhật ký Thu tiền 01 112 24.000
131 60.000
511 2.000
31/7/x1 Nhật ký Chi tiền 01 642 8.000
331 32.000
141 3.000
334 12.000
Cộng phát sinh 86.000 53.000
Số dƣ ngày 31/7/20x1 48.000
114 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Trong ví dụ đơn giản vừa nêu, thay vì phải ghi vào TK Tiền mặt 10 nghiệp vụ riêng
lẻ, kế toán chỉ ghi 2 nghiệp vụ tổng hợp. Số lần ghi chép tiết kiệm đƣợc còn lớn hơn
nhiều nếu xét trên tất cả các TK (mỗi nghiệp vụ phải ghi vào ít nhất 2 tài khoản) và đặt
vào thực tế của doanh nghiệp với hàng trăm nghiệp vụ trong một kỳ kế toán.

S (thẻ) chi tiết

Ngoài việc dùng các nhật ký và sổ cái để thực hiện yêu cầu ghi sổ tổng hợp, kế toán
còn phải mở các sổ kế toán chi tiết và sử dụng chúng để ghi nhận, kiểm tra sự tồn tại
và biến động của từng đối tƣợng cần chi tiết hóa. Nhƣ đã mô tả ở chƣơng 3, kế toán
thực hiện đồng thời quá trình ghi sổ tổng hợp và chi tiết, luôn duy trì mối quan hệ cân
đối hợp lý giữa tổng hợp và chi tiết.

Ví dụ: Sổ chi tiết vật liệu đƣợc mở để theo dõi phản ánh tình hình tăng, giảm, hiện
có của từng loại, từng thứ vật liệu; Sổ chi tiết thanh toán với ngƣời mua, ngƣời bán
đƣợc mở để theo dõi thanh toán với từng đối tƣợng thanh toán; Thẻ TSCĐ đƣợc mở
cho từng TSCĐ…

Kết cấu các loại sổ chi tiết cũng đƣợc thiết kế khác nhau tùy theo yêu cầu quản lý
đối với đối tƣợng. Trên các sổ hoặc thẻ chi tiết, ngoài thƣớc đo bằng tiền, còn kết hợp
sử dụng thƣớc đo hiện vật phù hợp với đối tƣợng phản ánh.

Ví dụ 11:

Với 2 loại vật liệu là giấy và mực, kế toán của Photo SV (ví dụ 3) sẽ phải mở chi tiết
cho từng loại Cùng với việc ghi vào S cái TK Nguyên liệu, vật liệu, kế toán đồng thời
ghi vào các s chi tiết tương ứng như sau:
115 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU


Tên vật liệu: Giấy photo
Nhãn hiệu, qui cách: Double A 80
Đơn vị tính: Ram

Kho: 176 Trƣơng Định (Đơn vị tính: đồng)


Chứng từ NHẬP XUẤT TỒN
Ngày
DIỄN GIẢI Số Đơn Số Đơn Số Số Đơn
ghi sổ Số Ngày Số tiền Số tiền
lƣợng giá lƣợng giá tiền lƣợng giá
Số dƣ ngày 1/8/x1: 0 0
11.000.000
051 9/8/x Mua giấy nhập kho
10/8 200 55.000 11.000.000 200 55.000
2 1 chƣa thanh toán

11.000.000
Cộng phát sinh: 200

11.000.000
Số dƣ ngày
200 55.000
31/8/20x1:
116 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU

Tên vật liệu: Mực photo


Nhãn hiệu, qui cách: Toshiba T2030
Đơn vị tính: hộp
Kho: 176 Trƣơng Định (Đơn vị tính: đồng)
Ngày Chứng từ NHẬP XUẤT TỒN
ghi DIỄN GIẢI Số Đơn Số Đơn Số Số Đơn
Số Ngày Số tiền Số tiền
sổ lƣợng giá lƣợng giá tiền lƣợng giá
Số dƣ ngày 1/8/x1: 0 0
20/8 015 9/8/x1 Mua mực nhập kho, trả tiền 100 80.000 8.000.000 100 80.000 8.000.000
mặt

Cộng phát sinh: 100 8.000.000


Số dƣ ngày 31/8/20x1: 100 80.000 8.000.000
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 117

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA, NGƢỜI BÁN

TK: 331 Phải trả cho ngƣời bán Đối tƣợng: Công ty Thủy Quyên
(Đơn vị tính: đồng)

Chứng từ TK Số phát sinh Số dƣ


Ngày
DIỄN GIẢI đối
ghi sổ Số ngày Nợ Có Nợ Có
ứng
Số dƣ ngày 1/8/x1: 0
Mua giấy nhập kho chƣa
10/8 0512 9/8/x1 152 11.000.000
thanh toán
Thanh toán cho Cty
31/8 04PC 28/8/x1 111 11.000.000
Thủy Quyên

Cộng phát sinh: 11.000.000 11.000.000


Số dƣ ngày 31/8/20x1: 0

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA, NGƢỜI BÁN

TK: 331 Phải trả cho ngƣời bán Đối tƣợng: Công ty Toshiba
(Đơn vị tính: đồng)

Chứng từ TK Số phát sinh Số dƣ


Ngày ghi sổ DIỄN GIẢI đối
Số ngày Nợ Có Nợ Có
ứng
Số dƣ ngày 1/8/x1: 0
Mua máy photo (Cty
20/8/x1 0341 12/8/x1 211 12.000.000
Toshiba)

Cộng phát sinh: 12.000.000


Số dƣ ngày 31/8/20x1: 12.000.000

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3, luôn luôn tồn tại mối quan hệ cân đối giữa TK tổng
hợp và TK chi tiết, trừ khi có sai sót trong ghi chép. Ngƣời ta sử dụng các bảng Tổng
hợp chi tiết để đối chiếu, kiểm tra và phát hiện sai sót trong mối quan hệ ghi chép giữa
sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Bảng này đƣợc lập vào cuối kỳ kế toán, sau khi đã khóa sổ
các TK, kết cấu của bảng phù hợp với kết cấu của các sổ chi tiết để có thể tổng hợp số
liệu từ chúng.
118 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Ví dụ 5:

Từ các s chi tiết của TK Nguyên liệu, vật liệu, TK Phải trả cho người bán, cuối
tháng 8/20x1, kế toán của Photo SV lập được các Bảng t ng hợp chi tiết như sau:

Với số liệu của ví dụ đã giải ở phần trên, có thể lập bảng t ng hợp chi tiết TK
Nguyên liệu,vật liệu và TK Phải trả cho người bán:

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

TK: NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU

Tháng 8 năm 20x1


(Đơn vị tính: đồng)

Tên Đơn Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ


NVL vị Số Số Số Số Số Số Số Số
tính lƣợng tiền lƣợng tiền lƣợng tiền lƣợng tiền
Giấy photo Ram 200 11.000.000 200 11.000.000
Mực Hộp 100 8.000.000 100 8.000.000

Tổng cộng 19.000.000 19.000.000

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT


TK: PHẢI TRẢ CHO NGƢỜI BÁN

Tháng 8 năm 20x1


(Đơn vị tính: đồng)

Số dƣ đầu kỳ Số PS trong kỳ Số dƣ cuối kỳ


Tên ngƣời bán
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Công ty Thủy 11.000.000 11.000.000
Quyên
Công ty 12.000.000 12.000.000
Toshiba

Tổng cộng 11.000.000 23.000.000 12.000.000
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 119

Bảng Tổng hợp chi tiết liệt kê toàn bộ số dƣ đầu kỳ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số
phát sinh Có, số dƣ cuối kỳ của các sổ hoặc thẻ chi tiết thuộc về từng TK tổng hợp
tƣơng ứng. Số liệu trên mỗi một sổ hoặc thẻ chi tiết đƣợc ghi một dòng vào bảng.

Tổng cộng số liệu của bảng này phải khớp với số dƣ đầu kỳ, phát sinh Nợ, phát sinh
Có và số dƣ cuối kỳ của TK tổng hợp. Nếu có chênh lệch tức là quá trình ghi chép
giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có sai sót, cần phải kiểm tra để điều chỉnh.

Quy trình ghi sổ trong hình thức kế toán Nhật Ký Chung

Trong hình thức kế toán này với một hệ thống thủ công, quy trình xử lý số liệu của
mỗi kỳ kế toán đƣợc thực hiện theo trình tự sau:

 Đầu kỳ
 Mở các sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết cần thiết;
 Chuyển số dƣ cuối kỳ trƣớc sang dòng “Số dƣ đầu kỳ” trên các sổ kế toán
tổng hợp và chi tiết.
 Hàng ngày
 Căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ và ghi
sổ theo trình tự thời gian. Các nghiệp vụ liên quan đến các Nhật ký chuyên
dùng sẽ đƣợc ghi vào các Nhật ký chuyên dùng. Các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh chƣa đƣợc ghi nhận trong các Nhật ký chuyên dùng sẽ đƣợc phản ánh
vào Nhật ký chung.
 Đồng thời kế toán ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến các đối tƣợng chi
tiết vào các sổ chi tiết có liên quan.
 Định kỳ (hoặc cuối kỳ)

 Tổng hợp số liệu trên Nhật ký chuyên dùng để ghi vào Sổ Cái;
 Căn cứ các định khoản kế toán đã lập trên Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái
các TK.

 Cuối kỳ

 Lập Bảng Tổng hợp chi tiết căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết.
 Lập Bảng cân đối tài khoản căn cứ số liệu trên Sổ cái;
 Thực hiện các bút toán điều chỉnh, khoá sổ và kết chuyển;
120 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

 Đối chiếu kiểm tra số liệu và lập các báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ kế toán


Sổ nhật ký chuyên Sổ Nhật ký chung
chi tiết
dùng

Bảng tổng hợp


Sổ Cái
chi tiết

Bảng cân đối tài


khoản

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ hoặc cuối kỳ

Ghi cuối kỳ

Quan hệ đối chiếu


Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 121

Hình 5-8: Quy trình ghi sổ trong hình thức kế toán Nhật Ký Chung

Hóa đơn bán hàng

Sổ chi tiết Khách hàng


Nhật ký bán hàng
Sổ chi tiết Hàng hóa

Sổ cái các tài khoản Doanh thu và Bảng tổng hợp chi tiết Khách hàng
Phải thu khách hàng
Bảng tổng hợp chi tiết Hàng hóa

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính

Hình 5-9: Tổ chức sổ sách trong nghiệp vụ bán hàng (bán chịu)

4. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

4.1 Mục đích và yêu cầu

Tổ chức công tác kế toán là sự kết hợp giữa con ngƣời, chứng từ, sổ sách, báo cáo
kế toán và các thủ tục nhằm thực hiện các mục tiêu của hệ thống là cung cấp thông tin
và kiểm soát nghiệp vụ. Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý có ý nghĩa quan
trọng, đảm bảo cho kế toán thực hiện đầy đủ các chức năng và phát huy đƣợc vai trò
của nó đối với đơn vị, cũng nhƣ đối với các đối tƣợng khác sử dụng thông tin kế toán.

Tổ chức công tác kế toán trƣớc hết phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật. Trong
phần trình bày trên, chúng ta đã biết pháp luật có những quy định về công tác kế toán
trong doanh nghiệp để giúp thông tin kế toán phản ảnh trung thực tình hình doanh
nghiệp làm cơ sở cho các bên giao dịch cũng nhƣ sự kiểm soát của Nhà nƣớc. Vì vậy,
khi thiết kế và duy trì công tác kế toán, cần tham khảo các quy định pháp luật liên
quan nhƣ Luật Kế toán, Luật thuế... Ví dụ, trong tổ chức chứng từ cần bảo đảm các
yêu cầu pháp lý liên quan đến việc lƣu trữ chứng từ theo Luật Kế toán.
122 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Bên cạnh đó, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống kế
toán nhƣ một công cụ kiểm soát tốt của nhà quản lý. Để thực hiện điều này, cần chú ý
các nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán từ chứng từ cho đến báo cáo.
Ví dụ, việc quy định ngƣời có thẩm quyền ký duyệt trên chứng từ nhằm đảm bảo
nghiệp vụ đƣợc xét duyệt và kiểm soát một cách chặt chẽ. Hoặc việc phân công trong
phòng kế toán cần chú ý nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ.

Các doanh nghiệp có quy mô, đặc điểm quản lý, nguồn lực đầu tƣ cho kế toán khác
nhau. Vì vậy, việc tổ chức công việc kế toán cần xem xét những yếu tố trên để thiết kế
và duy trì một hệ thống kế toán thích hợp với doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp
nhỏ sẽ có cách tổ chức khác biệt nhiều với các công ty lớn. Hoặc một doanh nghiệp
hoạt động tại một cơ sở sẽ tổ chức kế toán không giống nhƣ một doanh nghiệp cùng
quy mô nhƣng có nhà máy tại nhiều địa điểm khác nhau.

Ngoài ra, một yêu cầu quan trọng của tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp là
đảm bảo tính linh hoạt trong hệ thống. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh thƣờng
xuyên biến động do các chính sách nhà nƣớc thay đổi hay môi trƣờng kinh doanh phát
sinh sự kiện mới. Một hệ thống linh hoạt sẽ có những dự trù thích hợp để thích nghi dễ
dàng với các biến động trên mà không cần phải chỉnh sửa toàn hệ thống. Ví dụ, hệ
thống tài khoản khi thiết kế cần tính đến việc thêm các tài khoản mới hoặc số lƣợng
trang sổ có thể phải dự trù trƣớc khối lƣợng giao dịch tăng thêm trong kỳ.

Cuối cùng, khi tổ chức công tác kế toán cần quan tâm đến tính hiệu quả, nghĩa là
chi phí tƣơng xứng với kết quả đạt đƣợc. Ví dụ, cần tránh lãng phí khi thiết kế biểu
mẫu chứng từ, sổ sách cũng nhƣ hạn chế những thủ tục lƣu chuyển chứng từ, ghi chép
sổ sách không cần thiết, vừa mất thời gian vừa lãng phí nguồn lực.

Các yêu cầu trên cần xem xét đồng thời và chú ý tính hài hòa chung. Ví dụ, tính
hiệu quả cần cân nhắc cân đối với tính linh hoạt, vì đôi khi quá tiết kiệm sẽ dẫn đến hệ
thống kém linh hoạt và phải tốn nhiều chi phí khi điều chỉnh. Hoặc khi thiết kế một hệ
thống thích hợp với đơn vị trong thời điểm hiện tại nhƣng cũng cần xem xét các kế
hoạch phát triển tƣơng lai để hệ thống có thể dễ dàng chỉnh sửa khi doanh nghiệp phát
triển.

4.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán là việc phân chia, sắp xếp các bộ phận trong hệ thống kế
toán về nhân sự, thiết bị, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận trong việc thực
hiện nhiệm vụ của hệ thống.
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 123

Tổ chức bộ máy kế toán cho một doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định
chung và vận dụng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của đơn vị. Tùy theo quy mô,
không gian hoạt động và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của mình, doanh nghiệp có
thể tổ chức bộ máy kế toán theo một trong ba mô hình sau:

 Tổ chức bộ máy kế toán tập trung

Mô hình này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tổ chức sản
xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tập trung. Toàn bộ công tác kế toán, từ việc tập
hợp, phân loại chứng từ, mở sổ, ghi sổ tổng hợp, ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo… đều
đƣợc tập trung thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Với mô hình này, bộ
máy kế toán gọn nhẹ, đảm bảo sự tập trung và thống nhất cao.

Kế toán trƣởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán


công nợ thanh TSCĐ, ngân CPSX – vật tƣ, tiền lƣơng
toán công cụ hàng giá thành thành
sản phẩm phẩm

Hình 5-10 : Sơ đồ bộ máy kế toán theo kiểu tập trung

 Tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Mô hình này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động sản xuất,
kinh doanh phân tán trên nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực, với các đơn vị phụ thuộc đƣợc
phân quyền trong sản xuất, kinh doanh và quản lý. Công tác kế toán đƣợc thực hiện ở
cả đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc. Kế toán của các đơn vị phụ thuộc thu thập, xử lý
nghiệp vụ, lập báo cáo trong phạm vi đơn vị mình rồi gởi tài liệu và báo cáo về đơn vị
chính. Phòng kế toán của đơn vị chính tổ chức, hƣớng dẫn, kiểm tra kế toán toàn đơn
vị; xử lý nghiệp vụ phát sinh ở đơn vị chính; tổng hợp báo cáo các đơn vị để lập ra báo
cáo tài chính của toàn doanh nghiệp.

Cơ cấu bộ máy kế toán trong mô hình này có thể mô tả trong sơ đồ hình 5-11.
124 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Mô hình này giải quyết đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời trong những
doanh nghiệp quy mô lớn và hoạt động phân tán, song tính thống nhất và khả năng
kiểm soát toàn hệ thống ít nhiều bị hạn chế. Ngoài ra, bộ máy kế toán sẽ cồng kềnh với
chi phí vận hành cao.

 Tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán

Đây là mô hình mà bộ máy kế toán đƣợc tổ chức rất đa dạng, tùy theo đặc điểm và
yêu cầu của đơn vị, không hoàn toàn tập trung hay phân tán. Có thể có những bộ phận
hạch toán tập trung, có đơn vị phân tán, mức độ phân cấp kế toán cũng khác nhau…
Cũng có thể coi đây là bƣớc trung gian trong việc chuyển đổi giữa hai mô hình trên.

Hiện nay, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc tổ chức
công tác kế toán có những thay đổi đáng kể. Nhiều doanh nghiệp chuyển từ hình thức
phân tán sang hình thức tập trung nhờ vào đƣờng truyền dữ liệu nhanh chóng giữa các
vùng miền, quốc gia khác nhau. Tại các nhà máy hay cơ sở kinh doanh địa phƣơng,
chứng từ đƣợc chuyển trực tiếp về trụ sở chính ở cách đó hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn cây số để xử lý kế toán. Một xu hƣớng khác cần quan tâm là việc chuyển giao
một phần việc kế toán ra bên ngoài thực hiện (outsourcing). Nhiều doanh nghiệp dịch
vụ kế toán chuyên nghiệp đảm nhận một phần cho đến toàn bộ công tác kế toán của
một doanh nghiệp qua hệ thống internet.

KẾ TOÁN TRƢỞNG

Bộ phận kế toán Bộ phận kế Bộ phận kiểm Bộ phận kế toán


hoạt động của toán tổng tra kế toán quản trị của doanh
doanh nghiệp hợp nghiệp

PHÒNG KẾ TOÁN ĐƠN VỊ PHỤ


THUỘC

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán công


TSCĐ tiền lƣơng Chi phí - thanh toán nợ
Giá thành

Hình 5-11: Mô hình tổ chức kế toán phân tán


Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 125

Tổ chức chứng từ kế toán

Tổ chức chứng từ kế toán trong một doanh nghiệp bao gồm việc xác định các chứng
từ sử dụng, thiết kế biểu mẫu chứng từ, xây dựng quy trình lƣu chuyển chứng từ và
thiết lập các quy định về kiểm tra, ghi chép và lƣu giữ chứng từ.

 Xác định các chứng từ sử dụng

Các chứng từ sử dụng đƣợc xác định trƣớc hết dựa trên các giao dịch phát sinh
tại doanh nghiệp. Trong mỗi nhóm giao dịch chủ yếu (mua hàng, bán hàng, sản
xuất…), nhà quản lý quyết định cần sử dụng loại chứng từ nào để thỏa mãn các yêu
cầu pháp lý và kiểm soát của mình. Có thể tham khảo các quy định của nhà nƣớc (ví
dụ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành) và kinh
nghiệm của các doanh nghiệp khác.

Các yếu tố khác cũng đƣợc xem xét trong quá trình ra quyết định này nhƣ tính
linh hoạt (cân nhắc những loại giao dịch mới có thể có trong tƣơng lai) và tính hiệu
quả (có thể giảm bớt những chứng từ không cần thiết).

Các thông tin phục vụ cho việc ghi chép kế toán cũng cần chú ý. Ví dụ, liên quan
đến một nghiệp vụ mua hàng, cần có tên hàng, quy cách, mã số vật tƣ, đơn vị tính,
số lƣợng, đơn giá, thành tiền, kho hàng… Việc thiếu các thông tin cần thiết sẽ dẫn
đến quá trình xử lý thông tin kế toán bị hạn chế.

Tính kiểm soát là yếu tố không kém phần quan trọng khi thiết kế biểu mẫu. Biểu
mẫu cần đƣợc thiết kế để tránh sự sửa đổi chứng từ sau khi ghi chép. Ví dụ, trên các
chứng từ cần có số tiền bằng chữ để hạn chế sự chỉnh sửa, thêm bớt vào số liệu này.
Chứng từ cũng thƣờng đƣợc in chìm để tránh cạo sửa, sử dụng màu sắc khác nhau
để phân biệt giữa các liên…

 Thiết kế biểu mẫu chứng từ

Biểu mẫu chứng từ trƣớc hết cần chứa đựng đầy đủ các thông tin cần thiết theo
yêu cầu pháp lý và kiểm soát. Ví dụ tên và địa chỉ công ty có ý nghĩa quan trọng trong
các tranh chấp pháp lý sau này. Hoặc chữ ký của ngƣời có liên quan đƣợc quy định
trên chứng từ để xác định trách nhiệm cá nhân trong quá trình lập, lƣu chuyển chứng
từ và xử lý nghiệp vụ. Một vài loại chứng từ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về
biểu mẫu và in ấn nhƣ Hóa đơn.

Tuy nhiên, thiết kế chứng từ cần tránh sao chép máy móc biểu mẫu của doanh
nghiệp khác. Những thông tin không cần thiết cần loại bỏ để tránh lãng phí thời
gian ghi chép của nhân viên.
126 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

 Lập chứng từ và lưu chuyển chứng từ

Dƣới góc độ tổ chức, nhà quản lý cần thiết kế một quy trình lập và lƣu chuyển
chứng từ cụ thể, hiệu quả và đảm bảo tính kiểm soát. Cụ thể là trả lời các câu hỏi sau:
 Bộ phận nào lập chứng từ? Chứng từ đƣợc lập bao nhiêu liên? Lƣu ý rằng thƣờng
một liên sẽ đƣợc lƣu tại bộ phận lập để có thể đối chiếu, kiểm tra sau này.
 Các liên chứng từ sẽ đi qua các bộ phận nào? Trình tự nhƣ thế nào là hợp lý?
Thƣờng mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng nhất định liên quan đến chứng từ,
do đó phải theo một trình tự nhất định để có thể phối hợp với nhau. Ví dụ, nếu bán
hàng theo phƣơng thức cho trả tiền sau, Lệnh bán hàng cần phải qua bộ phận xét
duyệt bán chịu trƣớc khi đến bộ phận giao hàng. Ngƣợc lại, nếu bán hàng thu tiền
mặt, Lệnh bán hàng phải qua bộ phận thu tiền trƣớc khi đến bộ phận giao hàng.
 Chứng từ sẽ kết thúc ở đâu và việc lƣu trữ nhƣ thế nào? Ngoại trừ liên gửi ra bên
ngoài, các liên khác của chứng từ sẽ kết thúc ở một bộ phận trong đơn vị để lƣu
trữ. Ví dụ, Phiếu giao hàng sẽ có một liên kết thúc ở bộ phận lập hóa đơn và một
liên ở bộ phận kế toán. Cả hai liên đều đƣợc lƣu trữ cho những mục đích khác
nhau. Ở bộ phận lập hóa đơn, liên này cần đƣợc lƣu cùng hóa đơn gốc để chứng
minh cho hóa đơn đƣợc lập trên cơ sở hàng đã giao. Ở bộ phận kế toán, liên này
đƣợc lƣu cùng hóa đơn để ghi nhận doanh thu cùng với hàng hóa xuất kho.
 Một số chứng từ phải đƣợc đánh dấu ngay sau khi phê duyệt để tránh sử dụng lần
thứ hai. Ví dụ, các chứng từ liên quan đến việc chi tiền sẽ đƣợc đánh dấu ngay khi
ngƣời quản lý ký duyệt chi để hạn chế khả năng các nhân viên dùng chứng từ này
đề nghị chi lần thứ hai.

 Bảo quản và lưu trữ chứng từ

Chứng từ phải đƣợc bảo quản và lƣu trữ an toàn, bảo mật, phù hợp với các yêu
cầu pháp luật và thuận lợi cho việc kiểm tra, tra cứu.

4.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán bao gồm việc xác định số lƣợng và nội dung các
tài khoản sử dụng cho toàn bộ hệ thống kế toán. Ở Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành
hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, trong khi ở nhiều quốc gia khác, doanh nghiệp
tự xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp. Nói chung, ngƣời kế toán
trong mỗi đơn vị cần nhận diện các đối tƣợng kế toán, xác định nhu cầu thông tin,
tham khảo các quy định trong hệ thống tài khoản kế toán (nếu có) để tổ chức một hệ
thống tài khoản thích hợp cho đơn vị, bao gồm các tài khoản tổng hợp và các tài
khoản chi tiết các cấp. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong một doanh nghiệp
cần thực hiện những công việc sau:
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 127

 Nhận diện các đối tƣợng kế toán và các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
doanh nghiệp;
 Lựa chọn các tài khoản thích hợp và cần thiết;
 Xây dựng danh mục tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị và mã hóa
thống nhất;
 Xây dựng cẩm nang nghiệp vụ, trong đó hƣớng dẫn các kế toán viên sử dụng tài
khoản và ghi nhận nghiệp vụ đúng và thống nhất.

4.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm việc chọn lựa các loại sổ với kết cấu phù hợp,
thiết kế mối quan hệ giữa các sổ kế toán cũng nhƣ quy định về các nguyên tắc ghi chép
sổ. Trên thực tế, trong điều kiện ghi chép thủ công doanh nghiệp thƣờng chọn một
hình thức kế toán phù hợp và có thể bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp với đặc
điểm của doanh nghiệp. Khi ứng dụng phần mềm kế toán, các loại sổ và quy trình ghi
chép đƣợc thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán nên việc tổ chức sổ kế toán sẽ chỉ giới
hạn trong việc khai báo hệ thống trong phần mềm theo các lựa chọn đƣợc cho phép.

4.5 Tổ chức cung cấp thông tin thông qua báo cáo kế toán

Sản phẩm của kế toán là thông tin, đƣợc chứa đựng trong các báo cáo, gồm các báo
cáo tài chính theo luật định, các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý và cả
các báo cáo thuế theo yêu cầu của pháp luật về thuế.

Tổ chức báo cáo kế toán trong doanh nghiệp cần phải:

 Hiểu và tuân thủ các quy định chung về báo cáo tài chính, báo cáo thuế…;
 Lựa chọn các chính sách, phƣơng pháp kế toán thích hợp và tổ chức thực hiện
một cách nhất quán;
 Thiết kế quy trình để lập và nộp các báo cáo tài chính đúng kỳ, đúng mẫu biểu,
nội dung và phƣơng pháp lập;
 Nắm đƣợc yêu cầu quản lý, thiết kế mẫu biểu và chuẩn bị thông tin cho các báo
cáo kế toán quản trị thích hợp;
 Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, phân tích
báo cáo tài chính nhằm đánh giá tình hình và hƣớng đến những giải pháp hữu
hiệu cho doanh nghiệp.
128 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

BÀI TẬP ÔN TẬP

Phần 1 Trắc nghiệm

1. Chứng từ kế toán là:


a. Những giấy tờ và vật liên quan đến các hoạt động khác nhau trong doanh
nghiệp.
b. Những giấy tờ, tài liệu để làm căn cứ ghi sổ kế toán.
c. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
và đã hoàn thành, làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
d. Tất cả đáp án trên đều đúng.
2. Chứng từ mệnh lệnh dùng để:
a. Làm căn cứ ghi sổ kế toán trong kỳ.
b. Dùng để chỉ dẫn các chỉ tiêu đặc trƣng của đơn vị.
c. Ghi nhận lệnh sản xuất kinh doanh đã đƣợc thực hiện.
d. Truyền đạt các lệnh sản xuất kinh doanh hoặc công tác nhất định
3. Chứng từ kế toán đƣợc xử lý theo quy trình nào sau đây:
a. Hoàn chỉnh, kiểm tra, tổ chức luân chuyển, lƣu trữ - bảo quản.
b. Tổ chức luân chuyển, kiểm tra, hoàn chỉnh, lƣu trữ - bảo quản.
c. Kiểm tra, tổ chức luân chuyển, lƣu trữ - bảo quản, hoàn chỉnh.
d. Kiểm tra, hoàn chỉnh, tổ chức luân chuyển, lƣu trữ - bảo quản.
4. Nếu phân loại sổ sách kế toán theo phƣơng pháp ghi chép thì sổ Nhật ký
chung thuộc loại:
a. Sổ ghi theo thứ tự thời gian.
b. Sổ liên hợp.
c. Sổ ghi theo hệ thống.
d. Sổ tổng hợp.
5. Liên hệ trực tiếp đến chứng từ kế toán, một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu
hiệu yêu cầu:
a. Mọi nghiệp vụ ghi chép sổ sách phải dựa trên chứng từ.
b. Chứng từ phải đƣợc xét duyệt trƣớc khi thực hiện.
c. Chứng từ phải đƣợc lƣu trữ và bảo quản một cách an toàn và bảo mật.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
6. Phát biểu nào sau đây không phản ảnh đúng ƣu điểm của Nhật ký chuyên
dùng:
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 129

a. Cung cấp số liệu nhanh chóng, thuận lợi về một loại giao dịch xảy ra thƣờng
xuyên.
b. Thuận tiện trong việc phân công trong bộ phận kế toán.
c. Cung cấp thông tin về từng đối tƣợng chi tiết của một tài khoản.
d. Giảm nhẹ khối lƣợng ghi chép kế toán.
7. Trong hình thức Nhật ký chung, báo cáo tài chính đƣợc lập dựa trên các sổ kế
toán sau:
a. Sổ cái.
b. Sổ cái, Sổ Nhật ký, Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối tài khoản.
c. Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối tài khoản.
d. Sổ cái, Sổ chi tiết và Bảng cân đối tài khoản.
8. Hình thức kế toán gồm nội dung nào sau đây:
a. Số lƣợng sổ và kết cấu các loại sổ.
b. Trình tự và phƣơng pháp ghi vào từng loại sổ.
c. Mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau.
d. Tất cả đều đúng.
9. Khi tổ chức một bộ máy kế toán cho một đơn vị cần phải xem xét:
a. Quy mô của đơn vị.
b. Đặc điểm, điều kiện của đơn vị.
c. Cả hai đặc điểm a và b.
d. Không cần phụ thuộc vào điều kiện nào.
10. Nội dung nào dƣới đây thuộc phạm vi công việc của tổ chức công tác kế toán:
a. Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán.
b. Tổ chức bộ máy kế toán.
c. Tổ chức hệ thống TK kế toán.
d. Bao gồm tất cả các nội dung trên.

11 Kế toán lập phiếu chi tiền mặt cho một nghiệp vụ chi tạm ứng Phiếu chi tiền
mặt đƣợc phân loại là:

a. Chứng từ gốc
b. Chứng từ ghi sổ
c. Chứng từ mệnh lệnh
d. Chứng từ gốc và chứng từ mệnh lệnh
130 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

12 Chứng từ nào sau đây đƣợc ghi vào sổ Nhật ký chung (trong hình thức sổ
sách kế toán Nhật Ký Chung):

a. Chứng từ mệnh lệnh


b. Chứng từ ghi sổ
c. Chứng từ chấp hành
d. Thẻ tài sản cố định

13. Trong hình thức Nhật Ký Chung, kế toán sẽ tham chiếu chứng từ (hoặc sổ
kế toán) nào để ghi vào sổ Cái:

a. Sổ chi tiết
b. Thẻ kế toán
c. Chứng từ kế toán
d. Sổ Nhật ký chung
14 Nội dung nào sau đây không cần thể hiện trên Hóa đơn mua hàng?
a. Chữ ký của ngƣời mua
b. Thời gian lập hóa đơn
c. Số hiệu của hóa đơn
d. Tên của ngƣời mua
15 Sổ cái kế toán nào sau đây giúp theo dõi sự biến động của hàng tồn kho ở cấp
độ tổng hợp?
a. Sổ nhật ký chung
b. Sổ nhật ký kho tổng hợp
c. Sổ cái TK hàng tồn kho
d. Sổ cái và sổ chi tiết hàng hóa

Phần 2 Bài tập

Bài 1

Bạn hãy lựa chọn loại chứng từ phù hợp cho việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào các TK đƣợc chỉ ra.
Chứng từ Tài khoản
1. Phiếu thu a. Tiền gửi ngân hàng
2. Phiếu tính lƣơng b. Doanh thu
3. Phiếu nhập c. Tài sản cố định
4. Biên bản bàn giao thiết bị d. Tiền mặt
5. Giấy báo Có e. Phải trả nhân viên
6. Hóa đơn bán hàng f. Hàng hóa
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 131

Bài 2
Bạn đang thiết kế mẫu Phiếu nhập kho dùng cho việc ghi chép ban đầu nghiệp vụ mua
hàng nhập kho. Bạn hãy:
a. Liệt kê các thông tin cần có trên chứng từ này và phân tích ý nghĩa của mỗi
thông tin.
b. Đề xuất một quy trình lƣu chuyển chứng từ, giả sử quá trình nhập kho liên
quan đến các nhân viên sau: nhận hàng, thủ kho, kế toán kho và kế toán thanh
toán.
Bài 3
Bạn làm kế toán tổng hợp một công ty thƣơng mại Quân Anh. Qua báo cáo tài chính,
bạn nhận thấy doanh thu tháng này tăng cao một cách bất thƣờng. Bạn cho rằng sổ
sách kế toán có thể bị nhầm lẫn. Bạn muốn kiểm tra chi tiết để phát hiện nhầm lẫn
trên. Bạn sẽ lần theo số liệu sổ sách nhƣ thế nào, biết công ty của bạn đang áp dụng
hình thức kế toán Nhật ký chung.

Bài 4

Bạn đƣợc yêu cầu thiết kế mẫu Phiếu xuất vật tƣ dùng cho việc ghi chép ban đầu
nghiệp vụ xuất nguyên, vật liệu cho phân xƣởng sản xuất Hà Linh. Bạn hãy:
a. Liệt kê các thông tin cần có trên chứng từ này và phân tích ý nghĩa của mỗi
thông tin.
b. Đề xuất một quy trình lƣu chuyển chứng từ, giả sử quá trình xuất kho liên quan
đến các cán bộ, nhân viên sau: Trƣởng phòng vật tƣ, nhân viên nhận hàng của
phân xƣởng, thủ kho, kế toán kho và kế toán giá thành.
Bài 5
Bạn vừa phát hiện một hóa đơn bán hàng của công ty Nhất Minh tính tiền nhầm cho
khách hàng. Bạn phải chính sửa lại các sổ sách kế toán liên quan. Hãy cho biết những
sổ nào cần phải chỉnh sửa?
132 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

Bài 6.
Bạn đang xem xét mẫu phiếu xuất kho dƣới đây:

Yêu cầu:
a. Xác định trình tự ký duyệt trên chứng từ.
b. Trình bày ý nghĩa từng yếu tố trên chứng từ.
Chƣơng 5 : Quy trình kế toán 133

ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP


Bài 2
a. Các thông tin cần có và ý nghĩa của thông tin
Thông tin Ý nghĩa
Số hiệu chứng từ Phục vụ cho việc ghi chép theo hệ thống, thuận tiện
đối chiếu và kiểm tra.
Kiểm soát việc phát hành chứng từ.
Ngày lập Phục vụ cho việc ghi chép theo trình tự thời gian,
thuận tiện đối chiếu và kiểm tra.
Tên đơn vị lập Cho biết nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị và bộ phận
nào.
Tên, địa chỉ ngƣời giao Phục vụ cho việc ghi chép nội dung nghiệp vụ, cơ sở
để theo dõi cho từng đối tƣợng (nhân viên, nhà cung
cấp…).
Lý do nhập Phục vụ cho việc ghi chép nội dung nghiệp vụ, cơ sở
để định khoản và theo dõi chi tiết nếu cần thiết.
Tên và quy cách hàng Phục vụ cho việc ghi chép sổ chi tiết hàng tồn kho.
Đơn vị tính và số lƣợng Phục vụ cho việc ghi chép sổ chi tiết hàng tồn kho.
hàng thực nhập
Đơn giá Cơ sở tính ra số tiền.
Số tiền ghi bằng số Cơ sở ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
Số tiền ghi bằng chữ Cơ sở để kiểm tra lại số tiền ghi bằng số.
Chữ ký Thủ kho Cho biết thủ kho đã nhận hàng đúng quy cách, chất
lƣợng và số lƣợng.
Chữ ký ngƣời lập Cho biết ngƣời chịu trách nhiệm lập phiếu trên cơ sở
đã kiểm tra các chứng từ gốc đính kèm.
Chữ ký nhân viên nhận Cho biết bộ phận nhận hàng đã kiểm tra hàng đúng
hàng quy cách, chất lƣợng, số lƣợng và đồng ý nhận hàng.
b. Quy trình nhận hàng
Khi hàng về kho, nhân viên nhận hàng cùng thủ kho kiểm tra quy cách, chất lƣợng và
số lƣợng so với Đơn đặt hàng. Sau đó, nhân viên lập phiếu sẽ lập Phiếu nhập kho và
các bên cùng ký trên chứng từ. Hàng hóa đƣợc Thủ kho chuyển vào kho.
Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu thêm một số thông tin cũng nhƣ thủ tục nhƣ:
- Chữ ký phê duyệt của ngƣời đƣợc ủy quyền chấp nhận nhập kho trên cơ sở đã
kiểm tra đầy đủ tính hợp lệ, hợp lý của nghiệp vụ.
134 Chƣơng 5 : Quy trình kế toán

- Chữ ký của bộ phận kiểm định chất lƣợng trên cơ sở kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ
thuật của hàng hóa. Thƣờng đây là những mặt hàng có đặc tính kỹ thuật phức
tạp, phải kiểm định chuyên môn (ví dụ hóa chất, thiết bị điện tử…)
- Chữ ký của ngƣời giao hàng phản ánh sự xác nhận của bên giao đối với số lƣợng
và quy cách hàng.

Bài 3
Đầu tiên, cần đối chiếu Sổ cái TK doanh thu với Nhật ký bán hàng để xem việc kết
chuyển từ Nhật ký lên Sổ cái có đúng không.
Sau đó, kiểm tra Nhật ký bán hàng để xem xét có sai sót trong khóa sổ, tổng cộng và
ghi chép trùng lắp không. Nếu có dấu hiệu sai sót, kiểm tra các chứng từ liên quan để
xác minh.
Thƣờng thủ tục 2 có thể phát hiện đƣợc hầu hết các sai sót. Tuy nhiên, nếu vẫn còn
nghi vấn có thể kiểm tra sâu hơn, nhƣ:
- Đối chiếu số liệu trên Nhật ký bán hàng với Sổ chi tiết khách hàng đồng thời
kiểm tra các bản đối chiếu công nợ với khách hàng cuối kỳ.
- Đối chiếu số liệu trên Nhật ký bán hàng với số liệu chi tiết hàng tồn kho đồng
thời so sánh với thẻ kho do thủ kho ghi chép.
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 135

Chƣơng 6: HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN


Mục tiêu học tập:

Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể:

 Giải thích được ứng dụng của công nghệ thông tin trong kế toán;
 Mô tả hệ thống thông tin kế toán bao gồm các phân hệ ứng dụng và cơ sở dữ
liệu;
 Giới thiệu cách thức vận hành của hệ thống thông tin kế toán

1. Ứng dụng của công nghệ thông tin trong kế toán

Công việc của kế toán là thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
tài chính cho ngƣời sử dụng để ra quyết định kinh tế. Công việc ghi chép thủ công, tổ
chức lƣu trữ sổ sách hoàn toàn trên giấy sẽ tạo ra khối lƣợng công việc đáng kể cho
ngƣời làm kế toán, đặc biệt khi doanh nghiệp phát triển với quy mô lớn. Nhƣ chúng ta
đã biết, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) dần dần trở thành công cụ trợ giúp đắc
lực cho các hoạt động kinh tế-xã hội. Theo thời gian, sự phát triển của CNTT bao gồm
cải thiện tốc độ xử lý, khả năng lƣu trữ dữ liệu và liên kết mạng đã mang lại nhiều lợi
ích đáng kể cho việc tin học hóa công tác kế toán.

Tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết đƣợc vấn đề xử lý và cung cấp
thông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy
kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Hiện nay, hầu hết các tổ chức đều có ứng dụng CNTT vào kế toán ở những mức độ
khác nhau. Với sự hỗ trợ của CNTT, dữ liệu sau khi đƣợc nhập vào chƣơng trình máy
tính, sẽ đƣợc xử lý tự động để kết xuất ra các báo cáo theo yêu cầu của ngƣời sử dụng.
Từ đó, ngƣời kế toán có thể giảm thiểu thời gian trong công việc ghi chép và lƣu trữ.
Nhờ vào điều kiện tin học hóa, càng ngày công tác kế toán càng chuyển sang hƣớng
trình bày và phân tích thông tin.

Lợi ích của việc sử dụng CNTT là vai trò hỗ trợ đối với công tác kế toán. Rất nhiều
ngƣời hiện nay vẫn giữ trạng thái tâm lý rằng “Có phần mềm kế toán là giúp doanh
nghiệp hết tất cả.” – Quan điểm đó chƣa hoàn toàn đúng, bởi lẽ máy tính và phần mềm
không thể thay thế cho ngƣời kế toán trong việc phân tích nghiệp vụ và xét đoán.
Chƣơng trình phần mềm và hệ thống máy tính chỉ có tác dụng trợ giúp trong công tác
thống kê, phân loại, xử lý tính toán, còn lại tổ chức thu thập dữ liệu, sử dụng và phân
tích thông tin vẫn là do ngƣời đƣợc đào tạo kế toán giữ vai trò chủ đạo.
136 Chƣơng 6 : Hệ thống thông tin kế toán

Hiện nay, trong công tác kế toán, CNTT đƣợc ứng dụng khá rộng rãi tại doanh
nghiệp do những lợi ích to lớn của chúng. Một ƣu thế đặc biệt của ứng dụng CNTT là
tùy theo nhu cầu, điều kiện và khả năng tài chính, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải
pháp ứng dụng ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ tốn vài triệu
đồng cho một phần mềm kế toán đơn giản đáp ứng nhu cầu thông tin cơ bản của mình
trong khi một ngân hàng lớn có thể phải chi ra hàng tỷ đồng cho những hệ thống phức
tạp và tinh vi.

 Ở mức độ đơn giản nhất, kế toán có thể sử dụng các bảng tính Excel nhƣ một công
cụ trợ giúp mạnh mẽ cho công việc kế toán thủ công của mình. Với các chức năng
tổ chức cơ sở dữ liệu, kế toán thiết kế các bảng tính với các hàm tính toán tự động
để tạo lập các sổ sách kế toán và in ấn ra báo cáo kế toán.
 Ở một cấp độ cao hơn, một phần mềm kế toán có thể tăng cƣờng khả năng xử lý
kế toán tự động cũng nhƣ tích hợp các chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn đối với
toàn bộ quá trình từ nhập liệu cho đến in ấn báo cáo.
 Hiện nay, những doanh nghiệp lớn thƣờng đầu tƣ cho hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp (Enterprise Resourse Planning – viết tắt ERP). Đây là một phần
mềm tích hợp toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp vào một hệ thống, bao gồm
cả hệ thống kế toán.

2. Hệ thống thông tin kế toán

2.1 Các phân hệ ứng dụng cơ bản của hệ thống thông tin kế toán

Về phƣơng diện quản lý doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán có thể đƣợc phân
chia thành các phân hệ. Mỗi phân hệ hỗ trợ cho việc ghi nhận và báo cáo về một chức
năng sản xuất, kinh doanh. Những phân hệ cơ bản trong hệ thống thông tin kế toán của
doanh nghiệp bao gồm: phân hệ bán hàng, phân hệ mua hàng, phân hệ nhân sự và
phân hệ sản xuất (ứng dụng cho các doanh nghiệp sản xuất). Trọng tâm của hệ thống
thông tin kế toán là một phân hệ riêng biệt dùng cho xử lý sổ cái và báo cáo kế toán
tổng hợp. Hình 6.1 bên dƣới sẽ mô tả các phân hệ của hệ thống tin kế toán.

Tất cả các phân hệ của hệ thống thông tin kế toán đƣợc thiết kế tích hợp theo hƣớng
kết nối các phân hệ với mục đích chia sẽ chung nguồn dữ liệu. Hệ thống thông tin kế
toán ứng dụng tùy vào quy mô doanh nghiệp, có thể từ các hệ thống kế toán nhỏ và
vừa chỉ tập trung chủ yếu vào chức năng kế toán ví dụ: phần mềm QuickBook,
Peachtree, Fast Accounting… đến các hệ thống mở rộng theo hƣớng tích hợp quy trình
nhƣ là SAP R/3 hoặc Oracle Finance. Những hệ thống tích hợp hầu hết các chức năng
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống ERP. Hệ thống thông tin kế toán dù
ở các quy mô khác nhau, có thể phân tích theo góc nhìn là các phân hệ. Phần tiếp theo
của chƣơng này sẽ trình bày các phân hệ cơ bản của một hệ thống thông tin kế toán.
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 137

Mỗi phân hệ sẽ hỗ trợ thu thập, xử lý dữ liệu và báo cáo thông tin cho một chức năng
sản xuất, kinh doanh.

Phân hệ mua hàng

Phân hệ sản xuất

Phân hệ nhân sự
Phân hệ bán hàng

Phân hệ sổ cái

Hình 6.1: Các phân hệ cơ bản của hệ thống thông tin kế toán

Phân hệ bán hàng


Phân hệ bán hàng đƣợc thiết kế tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể. Ví
dụ, doanh nghiệp bán lẻ Shop&Go với chuỗi cửa hàng tiện ích sẽ dựa vào các điểm
bán hàng (Point-of-Sales) để thu thập dữ liệu về số lƣợng hàng bán và số tiền nhận
đƣợc từ khách lẻ (walk-in customers). Tuy nhiên, một doanh nghiệp bán hàng qua hệ
thống trên mạng (web-ordering system) nhƣ Amazon.com sẽ dựa vào hệ thống qua
mạng Internet (online system) để thu thập và xử lý về thông tin khách hàng, thông tin
đặt hàng, giao hàng, gửi hóa đơn…
Hình 6.2 bên dƣới sẽ minh họa phân hệ bán hàng của một doanh nghiệp từ nhận
đơn đặt hàng, giao hàng và thu tiền khách hàng.
Khách hàng gửi đơn đặt hàng đến bộ phận bán hàng. Bộ phận bán hàng kiểm tra
đơn đặt hàng, khả năng bán chịu đối với khách hàng cụ thể, số lƣợng hàng hóa có sẵn
trong kho. Sau khi xét duyệt và đồng ý bán hàng, bộ phận bán hàng sẽ thông báo cho
bộ phận giao hàng để chuyển hàng đến khách hàng, đồng thời thông báo bộ phận kế
toán về đơn đặt hàng đã xử lý. Kế toán tiến hành cập nhật công nợ khách hàng và ghi
nhận doanh thu. Phân hệ sổ cái sẽ đƣợc cập nhật tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc
theo từng thời kì. Dữ liệu kho hàng cũng đƣợc cập nhật khi hàng đƣợc xuất, giao cho
khách hàng. Kế toán gửi hóa đơn cho khách hàng, yêu cầu thanh toán. Khi khách hàng
trả tiền mặt hay chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, kế toán sẽ
cập nhật công nợ khách hàng.

Các bộ phận bán hàng, kế toán và giao hàng sẽ thao tác trên cùng một nguồn dữ liệu
của phân hệ bán hàng. Các bộ phận này truy cập và nhận thông tin từ phân hệ bán
hàng của hệ thống. Những dữ liệu trong phân hệ sẽ qua xử lý và đƣợc kết xuất thành
báo cáo cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời ra quyết định.
138 Chƣơng 6 : Hệ thống thông tin kế toán

Đơn đặt hàng Dữ liệu


Bộ phận bán hàng khách hàng

Dữ liệu
Hóa đơn bán hàng

Khách hàng Bộ phận kế toán

Trả tiền Dữ liệu


sổ cái

Hàng hóa Bộ phận giao hàng


Dữ liệu
kho hàng

Hình 6.2: Phân hệ bán hàng

Phân hệ mua hàng

Phân hệ mua hàng hỗ trợ doanh nghiệp ghi nhận và xử lý thông tin trong việc mua
hàng hóa, nguyên vật liệu. Trong các doanh nghiệp sản xuất, các chức năng trong phân
hệ mua hàng hỗ trợ cho việc ghi nhận nguyên vật liệu mua vào phục vụ quá trình sản
xuất.

Hình 6.3 bên dƣới là minh họa về phân hệ mua hàng của một doanh nghiệp từ khi
gửi đơn đặt hàng, nhận hàng và nhận hóa đơn từ nhà cung cấp, đến khâu tiến hành
thanh toán.

Quy trình mua hàng đƣợc khởi tạo khi doanh nghiệp có nhu cầu về hàng hóa hay
nguyên vật liệu. Hồ sơ lƣu trữ về nhà cung cấp bao gồm thông tin liên hệ của nhà cung
cấp, về những mặt hàng cung cấp, giá tham khảo từ những lần đặt hàng trƣớc, chính
sách bán hàng của nhà cung cấp… Khi số lƣợng hàng tồn kho dƣới mức tối thiểu đã
đƣợc mặc định, bộ phận mua hàng sẽ gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp, thông báo
cho bộ phận nhận hàng và bộ phận kế toán. Sau đó, nhà cung cấp sẽ giao hàng đến bộ
phận nhận hàng và gửi hóa đơn đến phòng kế toán. Phòng kế toán đối chiếu hóa đơn
với chứng từ nhận hàng và cập nhật công nợ nhà cung cấp. Dữ liệu kho hàng sẽ đƣợc
cập nhật khi hàng hóa đƣợc nhập kho. Đến hạn trả tiền, kế toán tiến hành chuyển trả
cho nhà cung cấp, và cập nhật tài khoản (TK) Phải trả cho ngƣời bán và TK tiền.
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 139

Đơn đặt hàng Dữ liệu


Bộ phận mua hàng
Nhà cung
cấp

Hóa đơn Dữ liệu


mua hàng
Nhà cung cấp Bộ phận kế toán

Trả tiền Dữ liệu


sổ cái

Hàng hóa Bộ phận nhận hàng Dữ liệu


kho hàng

Hình 6.3: Phân hệ mua hàng

Các bộ phận mua hàng, kế toán và nhận hàng sẽ thao tác trên cùng một nguồn dữ
liệu của phân hệ mua hàng. Các bộ phận này truy cập và nhận thông tin từ phân hệ
mua hàng của hệ thống.

Phân hệ nhân sự

Phân hệ nhân sự hỗ trợ cho bộ nhận nhân sự-tiền lƣơng của doanh nghiệp. Dữ liệu
thu thập liên quan đến hoạt động của nhân viên về số giờ lao động, lƣơng và các khoản
trích theo lƣơng. Quy trình thao tác trên phân hệ nhân sự tùy thuộc theo loại hình hoạt
động của doanh nghiệp và cách thức làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp sản xuất, phân hệ nhân sự đƣợc minh họa trong hình 6.4
bên dƣới.

Hình 6.4: Phân hệ nhân sự

Số giờ làm việc


Nhân công Bộ phận sản xuất Dữ liệu
sản xuất

Trả lương nhân viên


Bộ phận kế toán Dữ liệu
sổ cái
Các khoản phải nộp
theo lương

Các tổ chức nhà


Bộ phận nhân sự Dữ liệu
nước có liên quan
Nhân viên
sự

Số công nhân sản xuất sẽ đƣợc ghi nhận số giờ làm việc vào hệ thống. Kế toán thu
thập dữ liệu số giờ công lao động từ bộ phận sản xuất và mức lƣơng tính cho công
nhân từ phòng nhân sự để tính ra số tiền lƣơng chi trả cho công nhân trong từng kì. Số
tiền lƣơng công nhân đƣợc lƣu giữ trong tập tin dữ liệu nhân viên. Những số liệu này
dùng để xử lý nghiệp vụ trả lƣơng cho nhân viên và tính các khoản trích lƣơng
(BHXH, BHYT, BHTN…). Những thông tin về thuế thu nhập cá nhân của nhân viên
và các khoản trích theo lƣơng đƣợc xử lý từ hệ thống và chuyển đến cho cơ quan chức
năng có liên quan.
140 Chƣơng 6 : Hệ thống thông tin kế toán

Phân hệ sản xuất

Quy trình sản xuất bao gồm một chuỗi hoạt động và các nghiệp vụ phức tạp. Tính
phức tạp của quy trình sản xuất là do một doanh nghiệp sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm.
Mỗi sản phẩm có những yêu cầu khác nhau về quy trình thực hiện và các loại nguyên
vật liệu đầu vào. Nhiều loại chi phí sẽ đƣợc ghi nhận cũng nhƣ theo dõi trong phân hệ
sản xuất của doanh nghiệp.

Hình 6.5 minh họa các thành phần cơ bản của phân hệ sản xuất. Quy trình sản xuất
sẽ theo nhu cầu dự kiến hay nhu cầu thực sự về sản phẩm cụ thể. Bộ phận bán hàng sẽ
gửi đơn đặt hàng hoặc dự báo bán hàng đến bộ phận sản xuất để hoạch định và lập kế
hoạch sản xuất. Một chức năng quan trọng trong phân hệ là kiểm soát chi phí sản xuất.
Nguyên vật liệu, số giờ công lao động, và các chi phí khác đƣợc ghi nhận và theo dõi
suốt quá trình sản xuất. Khi thành phẩm hoàn thành, chúng sẽ đƣợc chuyển đến cho
khách hàng hay chuyển về lƣu kho. Phân hệ sản xuất hỗ trợ cho việc thu thập xử lý và
kết xuất ra các báo cáo về chi phí sản xuất. Đây là cơ sở cho việc tính giá thành của
thành phẩm. Việc tính toán giá thành là thông tin quan trọng, ảnh hƣởng đến quyết
định về giá bán và từ đó hình thành nên mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đơn đặt hàng/


Bộ phận bán hàng Dự báo bán hàng Bộ phận sản xuất Tài sản cố
định cho SX

Dữ liệu
Bộ phận kế toán nhân viên
chi phí

Dữ liệu
sổ cái

Bộ phận kho Dữ liệu


kho hàng

Hình 6.5: Phân hệ sản xuất

Bảng sau đây tóm tắt các yếu tố của các phân hệ cơ bản đƣợc trình bày ở trên:

Phân Chức năng Các bộ phận liên quan Các dữ liệu liên
hệ quan
Bán Xử lý đơn đặt hàng khách hàng, - Bộ phận bán hàng - Dữ liệu khách
hàng chứng từ giao hàng và hóa đơn - Bộ phận giao hàng hàng
của đơn vị, theo dõi thu tiền và - Bộ phận kế toán - Dữ liệu bán hàng
cập nhật kho. - Bộ phận kho - Dữ liệu kho hàng
- Dữ liệu sổ cái
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 141

Mua Xử lý đơn đặt hàng của đơn vị, - Bộ phận mua hàng - Dữ liệu nhà cung
hàng chứng từ nhận hàng và hóa đơn - Bộ phận nhận hàng cấp
của nhà cung cấp, theo dõi thanh - Bộ phận kế toán - Dữ liệu mua hàng
toán và cập nhật kho. - Bộ phận kho - Dữ liệu kho hàng
- Dữ liệu sổ cái

Nhân Xử lý bảng theo dõi thời gian lao - Bộ phận sử dụng nhân - Dữ liệu nhân sự
sự động, tính lƣơng, theo dõi thanh công - Dữ liệu sổ cái
toán lƣơng và các khoản tính - Bộ phận nhân sự - Dữ liệu sản xuất
lƣơng, cập nhật hồ sơ nhân viên - Bộ phận kế toán (nếu có)

Sản Xử lý đơn đặt hàng hoặc dự báo - Bộ phận sản xuất - Dữ liệu tài sản cố
xuất sản xuất, xác định các yếu tố đầu - Bộ phận kế toán chi định
vào cần thiết, theo dõi chi phí phí - Dữ liệu nhân viên
sản xuất và tính giá thành, cập - Bộ phận kho - Dữ liệu kho hàng
nhật kho thành phẩm. - Dữ liệu kế toán

Nhƣ vậy, mỗi phân hệ trong hệ thống thông tin kế toán hỗ trợ cho việc ghi nhận và
báo cáo một chức năng sản xuất kinh doanh. Phần tiếp theo của chƣơng sách sẽ giới
thiệu về cấu trúc của hệ thống thông tin kế toán dƣới góc độ cơ sở dữ liệu trong hệ
thống.

2.2 . Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán

Về phƣơng diện lƣu trữ, dữ liệu có thể đƣợc tổ chức thành các tập tin riêng lẻ (flat
file), nhằm hỗ trợ cho một phân hệ cụ thể nhƣ hình 6.6 bên dƣới. Cách thức tổ chức
thông tin theo dạng các tập tin riêng lẻ bộc lộ một số nhƣợc điểm sau:

- Trùng lắp dữ liệu ở các phân hệ khác nhau;


- Không nhất quán trong việc lƣu trữ và cập nhật dữ liệu;
- Chi phí lƣu trữ dữ liệu sẽ tăng cao;
- Khó khăn trong việc kiểm soát lƣu trữ.

Mã số Ngày Mã số Khu vực Nhân viên Mã hàng Tên hàng Đơn giá Số lượng Tập tin
ĐĐH ĐĐH KH BH BH 01

Mã hàng Tên hàng Đơn giá Đơn giá Mã số Mã số Khu vực Nhân viên Số lượng Tập tin
xuất bán ĐĐH KH BH BH tồn 02

Mức Doanh
Mã số Tên
Địa chỉ
Nhân viên Khu vực Tập tin
bán
BH BH thu dồn
KH KH 03
chịu tích

Hình 6.6: Tổ chức thông tin theo dạng các tập tin riêng lẻ
142 Chƣơng 6 : Hệ thống thông tin kế toán

Để khắc phục các hạn chế trên, đa số hệ thống thông tin kế toán đều có lớp “nền”
đƣợc thiết kế theo cấu trúc cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database). Cơ sở dữ liệu
quan hệ là tập hợp các tập tin đƣợc liên kết với nhau với mục đích là dữ liệu lƣu trữ
đƣợc cập nhật dễ dàng và thông tin đƣợc kết xuất một cách hữu hiệu từ các tập tin.
Hình 6.7 bên dƣới mô tả cách thức tổ chức thông tin theo cấu trúc cơ sở dữ liệu quan
hệ.

Cơ sở dữ liệu quan hệ lƣu giữ thông tin trong các bảng (tables). Mỗi một bảng chứa
thông tin về một nội dung chủ điểm giống nhau theo từng hàng (row /record). Mỗi
cột, hay còn gọi là một trƣờng (column/attribute) trong bảng lƣu giữ các sự kiện riêng
biệt về từng hàng. Ví dụ, một bảng Khách hàng có thể chứa các trƣờng mã số khách
hàng, tên khách hàng, địa chỉ khách hàng, điện thoại liên lạc của nhiều chủ thể khách
hàng…

Mỗi hàng dữ liệu đƣợc nhận biết bởi một tổ hợp của một hay nhiều trƣờng, còn
đƣợc gọi là khóa chính (primary key). Khi thông tin đã đƣợc lƣu giữ trong các bảng và
đƣợc định danh thông qua khóa chính thì phải có một cách nào đó có thể kết hợp thông
tin liên quan với nhau một cách đầy đủ trong cơ sở dữ liệu. Đó là phƣơng cách tạo mối
quan hệ (relationship) thông qua khóa chính ở bảng này cùng tồn tại trong một bảng
khác dƣới danh nghĩa là khóa ngoại (foreign key).

Hình 6.8 bên dƣới mô tả một phần cơ sở dữ liệu quan hệ trong hệ thống thông tin kế
toán. Khung hình chữ nhật tƣợng trƣng cho bảng dữ liệu, nhận biết bởi tên bảng ở phía
trên. Các trƣờng trong mỗi bảng đƣợc liệt kê. Trƣờng in đậm là khóa chính. Đƣờng nối
giữa khóa chính và khóa ngoại diễn tả mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu.

Hình 6.7: Tổ chức thông tin theo cấu trúc cơ sở dữ liệu quan hệ
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 143

Khách hàng Đơn đặt hàng Chi tiết đặt hàng


Mặt hàng

Mã đơn đặt hàng Mã mặt hàng


Mã số KH Mã đơn đặt hàng
Mã mặt hàng Tên mặt hàng
Tên KH Ngày đơn đặt hàng
Số lượng hàng đặt Đơn giá xuất
D.liệu đường phố của KH Mã số KH
Đơn giá bán
D.liệu. quận huyện của KH
Số lượng hàng tồn
D.liệu Thành phố của KH
Điện thoại liên lạc
D,liệu Email liên lạc

Hình 6.8: Cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database)

Lợi ích của cơ sở dữ liệu quan hệ trƣớc tiên là tránh đƣợc sự trùng lắp về nhập liệu.
Ví dụ, khi có một đơn đặt hàng đƣợc nhập vào hệ thống, mã số đơn đặt hàng đƣợc tạo
ra và cập nhật trong cả hai bảng: bảng đơn đặt hàng và bảng chi tiết đặt hàng. Bên
cạnh đó, dữ liệu sẽ đƣợc quản lý nhất quán để giúp cho ngƣời dùng có thể thiết lập
phân quyền truy cập dữ liệu: xem, sửa, xóa… Về mặt kết xuất dữ liệu, ngƣời dùng có
thể lấy đƣợc dữ liệu kết hợp từ nhiều bảng để tạo báo cáo đạt độ chuẩn xác cao về dữ
liệu. Trong tình huống cần lấy dữ liệu chi tiết liên quan đến đơn đặt hàng: thông tin
khách hàng, chi tiết mặt hàng và số lƣợng đặt hàng, khách hàng… có thể sử dụng một
thông tin duy nhất là mã số của đơn đặt hàng. Một cách khác, chúng ta có thể xem cơ
sở dữ liệu quan hệ là hệ thống liên kết thông tin của các đối tƣợng (khách hàng, đơn
đặt hàng, mặt hàng...). Hệ thống liên kết này hỗ trợ cho việc lƣu trữ và truy xuất dữ
liệu đƣợc hữu hiệu và hiệu quả.

Cơ sở dữ liệu có thể hình dung là một “chiếc tủ lớn” để chứa dữ liệu. Các bảng
trong cơ sở dữ liệu đƣợc xem nhƣ là các “ngăn tủ”. Mỗi “ngăn tủ” sẽ chứa một nội
dung chủ điểm và có các đƣờng nối liên thông với nhau. Vấn đề đặt ra là các dữ liệu
này sẽ đƣợc đƣa vào “chiếc tủ lớn” nhƣ thế nào?

Trên ứng dụng, chúng ta sẽ có các màn hình để thực hiện việc nhập liệu vào cơ sở
dữ liệu của hệ thống. Các màn hình nhập liệu này đƣợc gọi là các biểu mẫu (forms).
Hình 6.9 minh họa một biểu mẫu nhập liệu đơn giản. Các ô nhập dữ liệu trên biểu mẫu
đƣợc kết nối với các trƣờng tƣơng ứng trong các bảng cơ sở dữ liệu. Do đó, khi một
đơn đặt hàng đƣợc nhập liệu vào các ô trên màn hình biểu mẫu, dữ liệu sẽ đƣợc cập
nhật vào bảng đơn đặt hàng trong cơ sở dữ liệu.
144 Chƣơng 6 : Hệ thống thông tin kế toán

Mã đơn đặt hàng

Ngày đặt hàng

Mã số khách hàng

Tên khách hàng Cty TNHH Tân Hải Kỳ

Mã mặt hàng Tên mặt hàng Số lượng hàng tồn Số lượng hàng đặt

Đèn hình trang trí 3*5*4

Hồ sơ

Hình 6.9: Một biểu mẫu (form) nhập liệu

Trong hệ thống thông tin kế toán, dữ liệu đƣợc nhập vào biểu mẫu qua nhiều
phƣơng cách. Ví dụ, một đơn đặt hàng có thể đƣợc nhập liệu bởi nhân viên phòng kế
toán khi tiếp nhận thông tin đơn đặt hàng. Dữ liệu trên đơn đặt hàng cũng có thể đƣợc
scan trực tiếp vào hệ thống hay là đƣợc nhập liệu từ trang web bán hàng bởi khách
hàng. Nguồn dữ liệu kế toán đầu vào sẽ đƣợc lƣu giữ trong các bảng của cơ sở dữ liệu
quan hệ. Mỗi bảng cơ sở dữ liệu có thể lƣu giữ thông tin cho một phân hệ hoặc đƣợc
chia sẻ sử dụng bởi nhiều phân hệ trong hệ thống thông tin kế toán. Ví dụ, phân hệ bán
hàng có thể truy xuất thông tin từ bảng kho hàng để kiểm tra số lƣợng hàng tồn kho và
giá bán của từng mặt hàng. Trong khi đó, phân hệ mua hàng và quản lý kho cũng có
thể cập nhật dữ liệu số lƣợng hàng nhập kho, giá vốn vào bảng kho hàng.

3. Vận hành hệ thống thông tin kế toán

3.1 . Khai báo hệ thống

Khai báo hệ thống là công việc ban đầu trong quá trình triển khai ứng dụng tin học
hóa công tác kế toán tại một doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp, yêu cầu thông tin trên báo cáo và yêu cầu quản lý với các mức độ tổng hợp và
chi tiết khác nhau, doanh nghiệp tiến hành khai báo hệ thống bao gồm:

- Xác định và khai báo các thông số của hệ thống (những thông tin chung về doanh
nghiệp, hình thức sổ kế toán, những phƣơng pháp kế toán áp dụng…)
- Xây dựng và khai báo các bộ mã (danh mục): tiến hành thiết kế và khai báo các
bộ mã nhƣ hệ thống TK, danh mục ngân hàng, hàng tồn kho… Trong quá trình vận
hành, sẽ có các đối tƣợng mới phát sinh nên việc cập nhật thêm các đối tƣợng này
cho các bộ mã là một yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, việc cập nhật cần tuân theo
các quy ƣớc mã hóa đã thiết lập từ đầu để đảm bảo tính đồng nhất, phục vụ cho mục
đích kết xuất ra báo cáo.
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 145

- Khai báo số dƣ ban đầu: doanh nghiệp phải thực hiện việc “chuyển sổ”, tức là
xác định và cập nhật vào hệ thống về tất cả số dƣ đầu kì của các đối tƣợng kế toán
(tổng hợp và chi tiết) hiện đang theo dõi tại doanh nghiệp.
- Phân quyền sử dụng và quản trị hệ thống: các phần mềm kế toán đƣợc thiết kế
cho phép tổ chức phân quyền đối với các chức năng: cập nhật, điều chỉnh, xử lý,
tổng hợp, truy xuất dữ liệu…Ngƣời phụ trách kế toán có quyền quản trị hệ thống,
chịu trách nhiệm phân quyền cho các kế toán viên để họ chỉ có thể truy cập vào các
phần hành đƣợc phân công theo trách nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

3.2 . Quy trình vận hành

Trong điều kiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán tại doanh nghiệp; các dữ liệu
đầu vào, thủ tục xử lý cũng nhƣ thông tin kết xuất đầu ra có những đặc điểm khác biệt
so với trƣờng hợp áp dụng kế toán thủ công. Quy trình vận hành của một hệ thống
thông tin kế toán trong môi trƣờng tin học về cơ bản trải qua ba giai đoạn (Hình 6-10):

Dữ liệu đầu vào Xử lý Báo cáo đầu ra

Chứng từ Báo cáo kế toán


- Phiếu thu, chi Cơ sở dữ liệu - Báo cáo tài chính
- Phiếu nhập, xuất - Báo cáo quản trị
- Hóa đơn mua hàng, bán hàng - Báo cáo thuế
- ...

Nhật ký

Sổ cái

Bảng cân đối


tài khoản

Hình 6.10: Quy trình vận hành hệ thống thông tin kế toán

Nhập dữ liệu

Trong công đoạn này, ngƣời kế toán tự phân loại các chứng từ phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh tế sau đó nhập bằng tay – entry hoặc nhập khẩu – import vào hệ
thống tùy theo đặc điểm của từng phần mềm cụ thể. Các chứng từ sau khi đƣợc nhập
vào phần mềm sẽ đƣợc lƣu trữ trong máy tính dƣới dạng một hoặc nhiều tập tin dữ
liệu.

Phần mềm kế toán thƣờng đƣợc thiết kế các chức năng hỗ trợ và kiểm soát ngay
trong quá trình nhập liệu để hạn chế các sai sót. Ví dụ, khi nhập mã vật tƣ, ngƣời kế
toán có thể đƣợc trợ giúp thông qua lựa chọn theo một danh mục mã hiển thị trên màn
146 Chƣơng 6 : Hệ thống thông tin kế toán

hình. Hoặc khi kế toán nhập một khách hàng không có trong danh sách ban đầu, phần
mềm sẽ hiển thị thông báo là khách hàng này không có trong danh mục khách hàng
đƣợc khai báo.

Xử lý dữ liệu

Trong một phần mềm kế toán, việc xử lý dữ liệu sẽ đƣợc máy tính tự động thực
hiện theo chƣơng trình hoạch định. Các bút toán khóa sổ và kết chuyển đƣợc thực hiện
tự động. Thông thƣờng, phần mềm sẽ tự động ghi vào Nhật ký, Sổ cái và các sổ chi
tiết trên cùng một nguồn dữ liệu đƣợc nhập vào. Điều này giúp giảm thiểu sự chênh
lệch giữa các sổ sách kế toán nhƣng cũng đồng thời làm suy giảm khả năng kiểm soát
thông qua đối chiếu lẫn nhau giữa các sổ kế toán.

Kết xuất báo cáo

Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế để đƣa ra các báo cáo kế toán dƣới nhiều dạng
khác nhau để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, các báo cáo thuế cũng nhƣ cung
cấp thông tin kế toán quản trị cho ngƣời quản lý.

BÀI TẬP ÔN TẬP


Phần 1 Trắc nghiệm

1. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng lợi ích của CNTT trong kế toán:
a. CNTT giúp kế toán giảm thiểu đƣợc thời gian trong ghi chép và lƣu trữ.
b. CNTT giúp cho công tác quản lý dữ liệu kế toán tập trung.
c. CNTT làm cho công việc kế toán giảm lỗi định khoản nghiệp vụ hơn là hệ
thống thủ công
d. Ứng dụng CNTTcó thể hỗ trợ kế toán trong công tác trình bày và phân tích
thông tin
2. Hệ thống là tích hợp tất cả dữ liệu, quy trình xử lý thƣơng mại trong toàn bộ
doanh nghiệp đƣợc gọi là:
a. Hệ thống phần mềm kế toán dạng đơn lẻ
b. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
c. Hệ thống kế toán xử lý bán thủ công với bảng tính Excel
d. Hệ thống sản xuất doanh nghiệp tích hợp
3. Doanh nghiệp có thể ghi nhận và xử lý thông tin trong việc mua hàng hóa,
nguyên vật liệu trên phân hệ ứng dụng:
a. Phân hệ nhân sự
b. Phân hệ bán hàng
c. Phân hệ sản xuất
d. Phân hệ mua hàng
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 147

4. Trƣờng dữ liệu giúp nhận biết chính xác từng hàng dữ liệu trong bảng đƣợc
gọi là:
a. Khóa chính (primary key)
b. Khóa quan hệ (relational key)
c. Khóa ngoại (foreign key)
d. Cả 3 câu a, b, c đều sai
5. Các công việc trong giai đoạn khai báo hệ thống:
a. Xây dựng các bộ mã, xử lý dữ liệu, kết xuất báo cáo, phân quyền sử dụng và
quản trị hệ thống.
b. Khai báo số dƣ đầu, tiến hành nhập liệu, xử lý dữ liệu, kết xuất báo cáo.
c. Xác định thông số hệ thống, xây dựng các bộ mã, khai báo số dƣ đầu, phân
quyền sử dụng và quản trị hệ thống.
d. Xác định thông số hệ thống, khai báo số dƣ đầu, tiến hành nhập liệu, kết xuất
báo cáo.

6 Cấp độ công nghệ thông tin đơn giản nhất đƣợc ứng dụng cho công tác kế toán
là:
a. Phần mềm kế toán
b. Bảng tính excel
c. Hệ thống hoạch định nguồn lực toàn doanh nghiệp (ERP)
d. Bảng tính và phần mềm kế toán
7 Bạn hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu phát biểu: “Việc ứng dụng
công nghệ thông tin ………………………………… các giao dịch kinh tế tại các
tổ chức kinh doanh ”
a. làm giảm
b. làm tăng
c. ảnh hƣởng đến
d. không thay đổi
8 Quy trình nào bên dƣới mô tả thích hợp nhất việc vận hành một hệ thống
thông tin kế toán:
a. Nhập dữ liệu / Xử lý và lƣu trữ dữ liệu / Kết xuất báo cáo
b. Nhập dữ liệu / Xử lý chứng từ / Ghi sổ kế toán / Kết xuất báo cáo
c. Nhập dữ liệu / Hoàn chỉnh chứng từ lƣu trữ / Kết xuất báo cáo
d. Chứng từ / Xử lý và lƣu trữ chứng từ / Ghi sổ kế toán

9. Mô tả nào sau đây phản ánh không đúng ƣu điểm của hệ thống kế toán máy
so với cách thức thực hiện kế toán thủ công (bằng tay trên giấy):
a. Có nhiều bƣớc công việc trên hệ thống kế toán máy đƣợc tự động hóa
b. Xử lý số liệu với sự hỗ trợ của ứng dụng tin học sẽ nhanh hơn
c. Khả năng xảy ra sai sót kế toán trên môi trƣờng kế toán máy ít hơn kế toán thủ công
148 Chƣơng 6 : Hệ thống thông tin kế toán

d. Môi trƣờng kế toán máy cung cấp những tiện ích để kiểm soát số liệu kế toán

10. Trong một hệ thống thông tin kế toán bao gồm các phân hệ: Mua hàng, Bán
hàng, Nhân sự, và Sản xuất Nghiệp vụ “chi phí sử dụng dịch vụ điện phát sinh
trong kỳ” sẽ đƣợc kế toán xử lý ở phân hệ nào:
a. Mua hàng

b. Bán hàng

c. Nhân sự

d. Sản xuất

Phần 2 Bài tập

Bài 1
Thông tƣ số 103/2005/TT-BTC “Hƣớng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế
toán” đƣợc ban hành ngày 24 tháng 11, 2005 bởi Bộ Tài chính. Bạn hãy dựa vào
Thông tƣ này, trình bày về tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế
toán.

Bài 2
Bạn đƣợc giao nhiệm vụ thiết kế phát triển phân hệ mua hàng cho một doanh nghiệp
bán lẻ. Hãy nhận biết các bảng (tables) mà bạn nghĩ cần thiết trong cơ sở dữ liệu quan
hệ để chứa dữ liệu cho phân hệ mua hàng. Nhận dạng các trƣờng (fields) quan trọng
của từng bảng dữ liệu, các khóa chính (primary keys) và khóa ngoại (foreign keys) để
kết nối quan hệ giữa các bảng dữ liệu.
Bài 3
Công ty NetBlue phát triển một thiết kế về hệ thống đặt hàng bao gồm 03 bảng và các
trƣờng liên quan; khóa chính của mỗi bảng đƣợc gạch dƣới:
- Bảng Sản Phẩm [Mã sản phẩm, tên sản phẩm, kích thƣớc, giá bán, số lƣợng
hàng tồn]
- Bảng Khách hàng [Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, thành phố, điện
thoại liên lạc]
- Bảng Đơn đặt hàng [Mã khách hàng, mã sản phẩm, ngày đặt hàng, số lƣợng đặt
hàng]
Bạn hãy phác thảo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ cho hệ thống đặt hàng nhƣ hình 6.8
Bài 4
Hãy nhận dạng các hoạt động nhập liệu, khai báo trong các mô tả sau:
Chƣơng 6: Hệ thống thông tin kế toán 149

a. Nhập hóa đơn mua hàng và ghi nhận thanh toán tiền. Kế toán kiểm tra sổ chi tiết
hàng tồn kho và TK tiền nhƣng vẫn chƣa có nghiệp vụ này.
b. Nhập hóa đơn bán hàng cho 1 khách hàng mới.
c. Doanh nghiệp tiến hành nhập thông tin về các hàng hóa và các dịch vụ doanh
nghiệp bắt đầu kinh doanh trong tháng này.
d. Công ty tiến hành nhập các thông tin về TK, khách hàng, nhà cung cấp, hàng tồn
kho và các số dƣ liên quan vào phần mềm kế toán SSP.
150 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Chƣơng 7: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU


TRONG ĐƠN VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH
Mục tiêu

Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể:

 Hiểu đặc điểm kế toán trong các đơn vị sản xuất kinh doanh;
 Hiểu về các phương pháp kế toán mua, bán nguyên vật liệu, hàng hoá và kế toán
quá trình sản xuất trong các đơn vị sản xuất kinh doanh
 Vận dụng các lý thuyết về kế toán chung đã trình bày tại các chương trước để thực
hiện các bút toán cơ bản về nghiệp vụ mua, bán hàng hóa, ghi nhận chi phí sản
xuất trong đơn vị sản xuất, kinh doanh
 Thực hiện điều chỉnh và khóa s các tài khoản và lập các BCTC của một đơn vị
sản xuất, kinh doanh

Lưu ý: Chương này lựa chọn các nghiệp vụ cơ bản của một doanh nghiệp sản xuất
(doanh nghiệp phi tài chính) để thực hiện các bút toán nhằm minh họa cho những
nguyên lý chung về kế toán đã nghiên cứu ở các chương trước Trong trường hợp vận
dụng những nguyên lý chung về kế toán cho các đơn vị kế toán khác như các đơn vị
dịch vụ công, các đơn vị hoạt động xã hội, các doanh nghiệp tài chính (ngân hàng,
bảo hiểm) hoặc các doanh nghiệp sản xuất có tính đặc thù như doanh nghiệp xây
dựng…thì cần xem xét đến đặc điểm kinh doanh, hoạt động và t chức kế toán để có
các bút toán phù hợp

1. Đặc điểm kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh

Có rất nhiều loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế (Sau
đây gọi tắt là đơn vị). Thông thƣờng các đơn vị này đƣợc phân chia thành nhóm các đơn
vị chuyên hoạt động sản xuất, nhóm các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hoặc chuyên
kinh doanh mua bán hàng hoá.

Tuy nhiên dù chuyên về lĩnh vực nào thì các đơn vị sản xuất, kinh doanh thƣơng mại
hay đơn thuần chỉ cung cấp dịch vụ đều có hoạt động mua hàng hoá, nguyên liệu để có
nguồn « đầu vào » thực hiện việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hoá cho ngƣời
tiêu dùng (là các đơn vị khác hoặc dân chúng) và hoạt động bán (tiêu thụ) những sản
phẩm do đơn vị sản xuất ra, hoặc đã mua vào trƣớc đó để thu hồi vốn ban đầu và tìm
kiếm lợi nhuận.
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 151

Sự khác biệt lớn nhất của đơn vị sản xuất và đơn vị chuyên kinh doanh thƣơng mại là
ở chỗ : đơn vị sản xuất sau khi thực hiện hoạt động mua nguyên vật liệu « đầu vào » sẽ
thực hiện hoạt động sản xuất để chế biến nguyên vật liệu đã mua thành một sản phẩm
khác sau đó mới đem sản phẩm đi bán, còn đơn vị thƣơng mại thì mua hàng hoá về có
thể bán ngay cho ngƣời tiêu dùng (xem chu trình hoạt động sản xuất, kinh doanh)

Tiền
Thu tiền
Mua hàng
(Khoản phải thu)

Bán hàng Hàng tồn kho


Hình 7 1 Chu trình kinh doanh của một đơn vị thƣơng mại

Tiền

Thu tiền Mua hàng

(Khoản phải thu)

Sản xuất Hàng tồn kho


Bán hàng

Hình 7.2 Chu trình sản xuất của một đơn vị sản xuất

1.2 Đặc điểm kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh

Do tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh đều có quá trình mua hàng hoá, nguyên
vật liệu, thực hiện dự trữ cần thiết và thực hiện tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm để thu
tiền và trong quá trình đó tất yếu phát sinh các chi phí lien quan để thực hiện các công
việc này nhƣ chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ điện, nƣớc, chi phí bao bì, vận
chuyển…Do đó kế toán trong bất kỳ một đơn vị nào cũng phải xử lý các nghiệp vụ
liên quan đến quá trình này nhƣ kế toán mua hàng và trả tiền, kế toán bán hàng thu
tiền, kế toán chi phí liên quan…

Đối với đơn vị có quá trình sản xuất thì ngoài các nghiệp vụ mua hàng hoá, nguyên
vật liệu đầu vào và tiêu thụ thành phẩm thì còn có các nghiệp vụ liên quan đến quá
trình tập hợp các chi phí phát sinh để sản xuất một sản phẩm cụ thể, các chi phí này sẽ
đƣợc kế toán tập hợp lại để xác định giá thành sản phẩm.

Chƣơng này sẽ giới thiệu những nghiệp vụ kế toán chủ yếu theo hai nhóm chính là
kế toán các nghiệp vụ mau bán hàng hoá, nguyên vật liệu và kế toán tập hợp chi phí
sản xuất để ngƣời mới làm quen với việc ứng dụng các nguyên lý chung về kế toán có
152 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

thể hiểu và thực hành những bút toán cơ bản nhất, từ đó có nền tảng hiểu thêm về báo
cáo tài chính của một đơn vị sản xuất kinh doanh.

2. Những vấn đề chung về mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu và sản xuất
2.1 . Các phƣơng thức mua bán hàng hoá nguyên vật liệu
Phƣơng thức mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu và thanh toán khá đa dạng do có
nhiều nguồn hàng, cách thức giao nhận, vận chuyển…từ dó ảnh hƣởng đến giá cả mua
bán, chi phí, thời điểm xác định nghiệp vụ đƣợc ghi nhận vào sổ sách kế toán do đó
ngƣời làm kế toán cần nắm đƣợc các phƣơng thức mua bán và thanh toán để xử lý và
ghi nhận nghiệp vụ kế toán đảm bảo ghi nhận chính xác và phù hợp

- Nguồn hàng: Đơn vị có thể mua bán hàng với các đối tác trong nƣớc và nƣớc
ngoài. Với các đối tác nƣớc ngoài giá cả hàng hoá sẽ chịu ảnh hƣởng bởi các chính
sách thuế, tỷ giá hối đoái, các chi phí bảo hiểm, chi phí hải quan…
- Về giao nhận hàng hoá: Đơn vị có thể nhận hàng tại kho của nhà cung cấp, hoặc
nhà cung cấp sẽ giao hàng trực tiếp tại đơn vị, có thể tự đơn vị thu mua tập trung
tại một địa điểm bên ngoài đơn vị (thu mua nông sản…) và vận chuyển về, có thể
nhận hàng qua trung gian vận tải… Mỗi phƣơng thức giao nhận hàng hoá khác
nhau sẽ ảnh hƣởng đến thời điểm ghi nhận hàng hoá, nguyên vật liệu nhập kho,
xuất kho, ảnh hƣởng đến chi phí giao nhận, từ đó ảnh hƣởng đến giá trị hàng hoá
tồn kho cuối kỳ ghi nhận trên báo cáo tài chính
- Về thanh toán: Việc thanh toán tiền mua bán hàng hoá nguyên vật liệu có thể đƣợc
thực hiện chi trả ngay bằng tiền(tiền mặt/tiền gửi ngân hàng) hoặc trả chậm sau
một thời gian theo thoả thuận giữa hai bên mua bán

Ví dụ 1: Hãy xem xét việc ghi nhận vào s kế toán các lô hàng được Công ty Anh
Vũ mua dưới đây:

- Lô hàng mã số A45 trị giá 156 000 000đ được giao tại kho Công ty Anh Vũ ngày
28/12/20x4, hóa đơn bán hàng của bên bán có chữ ký nhận hàng của đại diện
Công ty Anh Vũ ghi ngày 29/12/20x4: Lô hàng này đƣợc ghi nhận trên sổ sách kế
toán là hàng tồn kho của Công ty Anh Vũ vào ngày 31/12 do đã hoàn tất thủ tục
giao hàng vào ngày 29/12
- Lô hàng mã số B36 trị giá 257 000 000 đ được giao tại kho người bán kho ngày
29/12/20x4, đại diện Công ty Anh Vũ đã ký nhận lô hàng Lô hàng được chuyển về
đến kho của Công ty Anh Vũ ngày 2/1/201x5: Lô hàng này cũng đƣợc ghi nhận
trên sổ sách kế toán là hàng tồn kho của Công ty Anh Vũ vào ngày 31/12 do đã
hoàn tất thủ tục giao hàng vào ngày 29/12. Do hàng chƣa về đến kho nên đƣợc
theo dõi là hàng mua đang trên đƣờng
- Lô hàng mã số C57 trị giá 457 000 000đ được giao tại kho người mua, hóa đơn
bán hàng của bên bán có chữ ký nhận hàng của đại diện Công ty Anh Vũ ghi ngày
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 153

3/01/20x5 và hàng về kho của Công ty Anh Vũ ngày 3/01/2015: Lô hàng này chƣa
đƣợc ghi nhận trên sổ sách kế toán là hàng tồn kho của Công ty Anh Vũ vào ngày
31/12 do chƣa hoàn tất thủ tục giao hàng vào ngày 31/12.

2.2 . Giá trị hàng hoá ghi sổ kế toán

Nhƣ mọi tài sản khác, hàng hoá nguyên vật liệu phải đƣợc ghi nhận theo giá gốc.
Giá gốc của hàng hoá nguyên vật liệu là số tiền đơn vị đã trả hoặc phải trả hoặc để có
đƣợc lƣợng hàng hoá nguyên vật liệu sẵn sàng sử dụng tính đến thời điểm hàng hoá
nguyên vật liệu đƣợc ghi nhận trên sổ kế toán.

Với mỗi phƣơng thức mua bán hàng hoá nguyên vật liệu khác nhau sẽ có cách xác
định giá gốc khác nhau. Tuy nhiên giá hàng hoá nguyên vật liệu mua vào chủ yếu bao
gồm giá mua và chi phí liên quan nhƣ chi phí vận chuyển, thuế. Ngoài ra giá mua cũng
có thể đƣợc giảm nếu ngƣời mua hàng đáp ứng đƣợc các điều kiện do nhà cung cấp
đặt ra, ví dụ mua hàng khối lƣợng lớn đến mức nhất định sẽ đƣợc hƣởng chiết khấu,
hoặc trƣờng hợp hàng bị lỗi có thể đƣợc giảm giá…(xem thêm chƣơng 4 Tính giá các
đối tƣợng kế toán)

Ví dụ 2: Công ty Anh Vũ mua hàng từ nhà cung cấp An Huy với giá mua của lô
nguyên vật liệu là 300 000 000 đồng, chưa bao gồm thuế GTGT 10% Chi phí vận
chuyển lô nguyên vật liệu về kho do Anh Vũ chi trả là 21 000 000 đồng chưa bao gồm
thuế GTGT 10% Sau đó, vì một số nguyên vật liệu mua trong lô này không đạt chất
lượng chuẩn nên công ty được giảm giá 15 000 000 đồng

Giá trị của lô nguyên vật trên đƣợc ghi sổ kế toán là:

300.000.000 + 21.000.000 – 15.000.000 = 306.000.000 đ

2.3 . Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho (xem chƣơng 4 Tính giá các đối tƣợng
kế toán)

Có hai phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và
phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Mỗi phƣơng pháp sẽ phát huy tác dụng trong những
điều kiện nhất định. Đơn vị căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu quản lý đối với hàng tồn
kho mà lựa chọn áp dụng phƣơng pháp thích hợp.

 Phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo phƣơng pháp này, kế toán không theo dõi, ghi chép số liệu hàng hoá nguyên
vật liệu xuất kho, giá trị hàng hoá nguyên vật liệu đƣợc xác định dựa trên giá trị hàng
hoá nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, mua trong kỳ và kiểm kê cuối kỳ.
154 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Phƣơng pháp này thích hợp với các đơn vị có nhiều chủng loại mặt hàng nhƣng mỗi
đơn vị hàng hóa có giá trị thấp. Do nhiều chủng loại hàng hoá nguyên vật liệu và nếu
làm kế toán thủ công thì việc ghi chép thƣờng xuyên hàng hoá nguyên vật liệu xuất
kho khá khó khăn và cũng không hoàn toàn cần thiết.

Theo phƣơng pháp này kế toán cần đƣợc tổ chức để có các thông tin sau:

 Giá trị hàng hoá nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ;
 Giá trị hàng hoá nguyên vật liệu mua vào trong kỳ;

 Giá trị hàng hoá nguyên vật liệu còn tồn kho cuối kỳ( tính đƣợc qua kiểm kê cuối

kỳ kế toán).

Với những thông tin trên, trị giá hàng hóa bán ra trong kỳ đƣợc tính nhƣ sau:

Giá trị hàng Giá trị hàng Giá trị hàng hóa Giá trị hàng
hóa bán ra = hóa tồn kho + mua vào trong - hóa tồn kho
trong kỳ đầu kỳ kỳ cuối kỳ

Ví dụ 3 Tại một cửa hàng bán lẻ có số liệu hàng hóa sau (đơn vị tính: 1 000đ):

Hàng hóa tồn đầu kỳ 150.000


+ Hàng hóa mua vào trong kỳ 1.200.000
= Hàng hóa sẵn sàng để bán 1.350.000
– Hàng hóa tồn cuối kỳ (kiểm kê) (220.000)
= Giá vốn hàng bán (Giá trị hàng bán trong kỳ) 1.130.000

Theo phƣơng pháp này, các tài khoản hàng tồn kho chỉ phản ảnh giá trị hàng tồn
kho đầu kỳ, cuối kỳ theo kết quả kiểm kê. Mọi biến động của hàng hoá nguyên vật liệu
(nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho mà
đƣợc phản ánh trên tài khoản khác.

 Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên

Kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên yêu cầu đơn vị phải
tổ chức hệ thống sổ sách kế toán để có thể ghi nhận thƣờng xuyên, liên tục sự biến
động tăng, giảm của hàng tồn kho. Các nghiệp vụ mua và bán, nhập và xuất đƣợc ghi
chép hàng ngày, khi phát sinh, do đó, số lƣợng và giá trị hàng hoá tồn kho trên sổ kế
toán có thể xác định bất kỳ lúc nào trong kỳ kế toán. Số liệu hàng tồn kho đƣợc xác
định trên sổ sách sẽ đƣợc đối chiếu với số liệu thực tế qua kiểm kê. Nhƣ vậy, với
phƣơng pháp này, kế toán có thể kiểm soát đƣợc hàng tồn kho một cách chặt chẽ, có
thể phát hiện sớm các sai sót, nhầm lẫn của kế toán hoặc thất thoát hàng tồn kho
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 155

Trong điều kiện việc ghi nhận kế toán có sự trợ giúp của công nghệ thông tin,
phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên sẽ đƣợc áp dụng phổ biến, không phụ thuộc vào
đặc điểm hàng hóa nguyên vật liệu của đơn vị có phức tạp hay không, giá trị lớn hay
nhỏ, phát sinh liên tục hay không thƣờng xuyên.

(Chương này áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để ghi nhận các nghiệp
vụ liên quan đến mua bán hàng hóa nguyên vật liệu)

2.4 Chứng từ kế toán và quy trình kế toán


Chứng từ kế toán đƣợc sử dụng trong kế toán mua bán hàng hóa nguyên vật liệu sẽ
đƣợc hình thành và sử dụng tƣơng ứng với từng bƣớc của quá trình mua bán hàng hóa
nguyên vật liệu và các bộ phận thực hiện các bƣớc này. Có thể biết chứng từ cơ bản
đƣợc sử dụng gắn với quy trình kế toán theo sơ đồ sau đây:

Bộ phận sử dụng Bộ phận Bộ phận Bộ phận


/kho mua hàng nhận hàng Kế toán
(xác định nhu cầu (thực hiện mua (Kho/quầy (ghi sổ)
mua) hàng) hàng/xƣởng )

Phiếu đề nghị Đơn đặt hàng Phiếu nhập kho Nhật ký- sổ kế
mua hàng toán chi tiết
Hình 7 3 Chu trình mua hàng và chứng từ cơ bản

Bộ phận Bộ phận Bộ phận


bán hàng giao hàng Bộ phận Kế toán
(nhận và xử lý
đơn hàng)
(thực hiện mua xuất hóa đơn (ghi sổ)
hàng)

Phiếu
Lệnh bán hàng Hóa đơn Nhật ký- sổ kế
giao hàng
toán chi tiết

Hình 7 4 Chu trình bán hàng và chứng từ cơ bản

2 5 Các tài khoản sử dụng ghi nhận nghiệp vụ


Tài khoản hàng hóa/nguyên vật liệu
Giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu Giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu
nhập kho xuất kho
SD: Giá trị hàng hóa, nguyên vật
liệu tồn kho
Tài khoản Tiền*
Số tiền nộp vào Số tiền chi ra
SD: Số tiền còn chƣa sử dụng
(*) Tiền bao gồm tiền mặt/tiền gửi ngân hàng
156 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Tài khoản Phải thu KH


Số tiền phải thu KH Số tiền phải thu KH đã thu đƣợc
SD: Số tiền còn phải thu chƣa thu

Tài khoản Phải trả ngƣời bán


Số tiền phải trả ngƣời bán đã trả Số tiền phải trả ngƣời bán
SD: Số tiền còn chƣa trả

Tài khoản Doanh thu bán hàng và cung cấp DV


- Các khoản giảm trừ doanh thu: - DT bán SP, hàng hoá, dịch vụ
CK thƣơng mại, giảm giá, DT (ghi theo hoá đơn)
hàng bán bị trả lại…
- Kết chuyển DT thuần vào TK
“Xác định kết quả kinh doanh” vào
cuối kỳ

Tài khoản Các khoản giảm trừ doanh thu


(Chiết khấu TM, Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán)
- Các khoản giảm trừ doanh thu - Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
(CK thƣơng mại, giảm giá hàng bán (CK thƣơng mại, giảm giá hàng bán và DT
và DT hàng bị trả lại trong kỳ) hàng bị trả lại) vào TK Doanh thu để xác
định doanh thu thuần

Tài khoản Giá vốn hàng bán


- Giá vốn của thành phẩm, hàng - Giá vốn của hàng bán bị trả lại
hóa, dịch vụ đã tiêu thụ - Kết chuyển giá vốn hàng bán vào TK
“Xác định kết quả kinh doanh” vào cuối kỳ

3. Ghi nhận các nghiệp vụ mua bán hàng hóa nguyên vật liệu
3.1 . Kế toán quá trình mua hàng:

Chu trình hoạt động của một đơn vị bắt đầu bằng việc mua hàng hóa. Đơn vị áp
dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, tài khoản hàng hóa nguyên vật liệu phản ánh
tình trạng và biến động của hàng hóa nguyên vật liệu tại mọi thời điểm theo giá gốc
của hàng hóa đó.

 Ghi nhận nghiệp vụ mua hàng

Nghiệp vụ mua hàng làm tăng hàng tồn kho của đơn vị đồng thời làm tăng một
khoản phải trả ngƣời bán hoặc phải trả ngay cho ngƣời bán một khoản tiền theo giá
gốc (chƣa tính ảnh hƣởng của thuế Giá trị gia tăng)
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 157

Ví dụ 4:

 Công ty Sản xuất TMDV Hoàng Kim đặt mua của Công ty May An Phú 2.000 áo
sơ mi nam ngày 1/6 với giá 300 000đ /cái (chưa có thuế GTGT), thời hạn thanh
toán trong vòng một tháng, kể từ ngày ghi trên hóa đơn An Phú đã giao hàng và
gửi hóa đơn cho Công ty Hoàng Kim ngày 3.6.20x6
 Công ty Hoàng Kim mua lô quần áo trẻ em của Công ty Phong Phú trị giá
140 000 000đ ngày 4 6 20x6 Sau khi nhận được hàng và hóa đơn ngày 10/6,
Hoàng Kim đã thanh toán tiền cho Phong Phú theo số tiền trên hóa đơn từ tài
khoản tiền gửi ngân hàng

Công ty Hoàng Kim ghi nhận nghiệp vụ mua hàng:

(4a) Nợ TK Hàng hóa: 600.000.000 đ


Có TK Phải trả cho ngƣời bán: 600.000.000 đ
(4b) Nợ TK Hàng hóa: 140.000.000 đ
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 140.000.000 đ

Ví dụ 5

 Ngày 5.6. 20x6 Công ty Hoàng Kim mua lô vải lót c áo của HTX Lê Bình trị giá
20 000 000 đ, thanh toán ngay bằng tiền mặt
 Ngày 6.6. 20x6 Công ty Hoàng Kim nhận lô hàng vải 560 000 000 đ từ Công ty
XNK Mê Linh, hàng được giao tại kho Công ty kèm hóa đơn, thanh toán sau 15
ngày kể từ ngày nhận hóa đơn Hàng đã nhập kho

Công ty Hoàng Kim ghi nhận

(5a) Nợ TK Nguyên vật liệu: 20.000.000 đ


Có TK Tiền mặt: 20.000.000 đ
(5b) Nợ TK Nguyên vật liệu 560.000.000 đ
Có TK Phải trả cho ngƣời bán: 560.000.000 đ
 Chiết khấu mua hàng

Chiết khấu mua hàng là khoản tiền mà ngƣời mua hàng sẽ đƣợc nhà cung ứng giảm
trừ khi khách hàng mua hàng đáp ứng đƣợc những điều kiện trong chính sách bán
hàng của nhà cung cấp. Khoản giảm trừ này thông thƣờng đƣợc tính bằng % trên giá
bán nếu khách hàng mua với số lƣợng nào đó trở lên, trong một khoảng thời gian nhất
định (ví dụ 1 tháng). Khoản chiết khấu này sẽ làm giảm giá gốc của hàng hóa nguyên
vật liệu mua vào và giảm khoản phải trả cho ngƣời bán.
158 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Nếu khoản chiết khấu đƣợc thỏa thuận trƣớc khi nghiệp vụ mua hàng đƣợc thực
hiện, khi mua hàng, bên bán sẽ ghi trên hóa đơn theo giá đã trừ chiết khấu và kế toán
cũng chỉ ghi nhận hàng hóa theo giá này. Nhƣ vậy, về mặt kế toán, giá mua hàng hóa
đƣợc ghi sổ căn cứ trên giá hóa đơn (đã trừ chiết khấu), nên không có khoản chiết
khấu mua hàng nào đƣợc ghi nhận sau đó.

Nếu khoản chiết khấu chỉ đƣợc bên bán chấp thuận sau khi đã tổng hợp số lƣợng
hàng đã bán sau một khoảng thời gian (sau 1 tháng chẳng hạn) thì khoản chiết khấu
này sẽ đƣợc ghi nhận giảm trên tài khoản Hàng hóa/Nguyên vật liệu và Tài khoản Nợ
phải trả, nghĩa là trƣớc đó khi mua hàng kế toán mua hàng vẫn ghi nhận giá trị hàng
hóa nguyên vật liệu theo giá chƣa trừ chiết khấu.

Ví dụ 6 Giả sử ngày 5.6. 20x6 Công ty An Phú (ví dụ 4) chấp thuận chiết khấu cho
các khách hàng mua từ 1 000 áo trở lên trong 1 tháng với tỷ lệ 5% giá bán, Công ty
Hoàng Kim sẽ nhận được một khoản chiết khấu là 600 000 000 x 5% = 30 000 000 đ,
số tiền Công ty Hoàng Kim phải trả cho Công ty An Phú là 600.000.000 - 30.000.000
= 570 000 000 đ (95%)

Kế toán Công ty Hoàng Kim ghi nhận khoản chiết khấu như sau:

(6) Nợ TK Phải trả cho ngƣời bán: 30.000.000 đ


Có TK Hàng hóa: 30.000.000 đ

Số tiền chiết khấu ghi Có vào Tài khoản hàng hóa vì khoản tiền này làm giảm giá
gốc của hàng hóa, ghi Nợ tài khoản Nợ phải trả ngƣời bán vì số tiền thực tế Công ty
Hoàng Kim nợ Công ty An Phú thực tế chỉ còn 570.000.000 đ

Trên tài khoản Hàng hóa, giá trị của 2.000 cái áo đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hàng hóa
(4a) 600.000.000
30.000.000 (6)
SD 570.000.000
 Giảm giá hàng mua và trả lại hàng mua

Khi hàng đã mua bị lỗi, hƣ hỏng hoặc không đáp ứng yêu cầu do lỗi của nhà cung
cấp, bên mua có thể trả lại hàng hoặc yêu cầu giảm giá. Trong cả hai trƣờng hợp, việc
trả lại hàng mua và giảm giá hàng mua đều làm giảm giá gốc của hàng hóa.

Ví dụ 7: Giả sử có 80 áo trong số 2 000 áo Công ty Hoàng Kim đã mua của Công ty


An Phú bị lỗi kỹ thuật và được trả lại cho Công ty An Phú vào ngày 7 tháng 6
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 159

Kế toán của Công ty Hoàng Kim ghi:

(7a) Nợ TK Phải trả cho ngƣời bán: 22.800.000 đ (= 80 x 300.000 x 95%)


Có TK Hàng hóa: 22.800.000 đ
Do ảnh hƣởng của khoản chiết khấu mua hàng và việc trả lại hàng mua trên đây, số
tiền mà Cty Hoàng Kim nợ Cty An Phú chỉ còn 547.200.000 đồng.

 Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên mua bán hàng hóa nguyên vật liệu mà nhà cung
ứng hoặc bên mua sẽ phải chịu chi phí vận chuyển. Nếu bên mua phải chịu các chi phí
để vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa từ nơi bán về đơn vị, các khoản này cũng phải đƣợc
tính vào giá gốc của hàng hóa. Kế toán bên mua sẽ ghi Nợ tài khoản Hàng hóa/ nguyên
vật liệu, ghi Có tài khoản Tiền hoặc tài khoản Phải trả cho ngƣời bán đối với các
khoản chi này.

Ví dụ 8: Giả sử Công ty Hoàng Kim chi 1 200 000 đồng tiền mặt trả tiền vận chuyển
số hàng hóa mua của Công ty An Phú về kho doanh nghiệp (Ví dụ 4) Căn cứ chứng từ
vận tải, kế toán của Hoàng Kim ghi

(8) Nợ TK Hàng hóa: 1.200.000đ.


Có TK Tiền mặt: 1.200.000đ.

Với các số liệu trên đây (ví dụ 4, 6,7, 8) giá trị của 2.000 cái áo đƣợc phản ảnh trên
tài khoản Hàng hóa nhƣ sau:

Hàng hóa
Giá mua (4a) 600.000.000
2.000 áo
30.000.000 (6) Chiết khấu mua đƣợc
hƣởng
22.800.000 (7) Trả lại hàng mua: 80 cái
Chi phí vận (8) 1.200.000
chuyển
SD 548.400.000

Giá gốc của của một chiếc áo sẽ là 548.400.000: 2.000 chiếc = 285.625đ/chiếc.

Giá gốc của một chiếc áo chịu ảnh hƣởng bởi giá mua hàng hóa, chi phí mua hàng,
chiết khấu, giảm giá hàng mua hoặc hàng mua bị trả lại và sẽ cộng thêm các chi phí
thuế (nếu có)
160 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

3.2 Kế toán quá trình bán hàng

Một đơn vị sẽ có hoạt động bán hàng để thu tiền nhằm tiếp tục quá trình hoạtđộng
sản xuất kinh doanh. Đơn vị có thể bán những hàng hóa trƣớc đó mua về hoặc bán các
thành phẩm đã sản xuất đƣợc

Khoản tiền thu đƣợc sau khi đơn vị bán đƣợc hàng chính là doanh thu của đơn vị
cho dù đã có tiền hay ngƣời mua hàng còn nợ. Quá trình bán hàng phát sinh thêm các
khoản chi phí phục vụ cho quá trình này nhƣ chi phí bao bì, vận chuyển, quảng
cáo…Giá gốc của hàng hóa/thành phẩm bán ra chính là khoản chi phí lớn nhất (giá
vốn hàng bán) mà đơn vị đã bỏ ra trƣớc đó để mua hàng về bán hoặc mua nguyên liệu,
chi tiền công để sản xuất ra thành phẩm.

Đơn vị bán hàng cũng có thể chấp nhận một khoản chiết khấu thƣơng mại dành cho
ngƣời mua, hoặc phải giảm trừ giá trị hàng bán khi hàng hóa bị trả lại… Nếu các
khoản này phát sinh thì doanh thu bán hàng sẽ giảm và tất nhiên sẽ giảm khoản tiền
phải thu từ ngƣời mua (ngƣợc lại ngƣời mua sẽ có khoản tiền thu về)

Phƣơng thức bán hàng và thanh toán đƣợc áp dụng rất đa dạng trong các đơn vị sản
xuất kinh doanh. Các đơn vị thƣơng mại bán lẻ, nhƣ siêu thị, cửa hàng tạp phẩm, quán
ăn… thƣờng bán hàng thu ngay bằng tiền mặt; Các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn có
thể vừa bán buôn, vừa bán lẻ và có thể bán chịu hàng hóa cho khách hàng. Tiền bán
hàng sẽ đƣợc khách hàng chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp hoặc trả bằng tiền
mặt sau đó.

 Bán hàng thu tiền ngay

Bán hàng thu tiền ngay đơn giản là ngƣời mua hàng sẽ trả tiền ngay cho ngƣời bán
bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng đồng thời với việc nhận hàng. Nghiệp vụ này
khi hoàn tất sẽ làm tăng lƣợng tiền của đơn vị và tăng doanh thu bán hàng, đồng thời
theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên kế toán sẽ ghi nhận đồng thời việc giảm đi
một lƣợng hàng tồn kho tính theo giá gốc của lƣợng hàng đã bán (giá vốn hàng bán)

Ví dụ 9: Giả sử trong tháng 6, Công ty Hoàng Kim bán được 150 chiếc áo cho
khách hàng, thu ngay bằng tiền mặt với giá bán là 350 000 đồng/chiếc Nghiệp vụ này
làm phát sinh một khoản doanh thu đồng thời làm tăng tiền mặt của doanh nghiệp

Khoản tiền 52.500.000 sẽ đƣợc ghi Nợ vào tài khoản Tiền mặt, ghi Có tài khoản
Doanh thu bán hàng:
(9a) Nợ TK Tiền mặt: 52.500.000 đ
Có TK Doanh thu bán hàng: 52.500.000 đ
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 161

Việc bán đƣợc 150 chiếc áo làm giảm số dƣ hàng tồn kho của doanh nghiệp tƣơng
ứng theo giá gốc là 150 x 285.625đ = 42.843.750 đ (xem ví dụ 7), cho nên cùng với
bút toán ghi nhận doanh thu nói trên, bút toán thứ hai phải đƣợc thực hiện để chuyển
42.843.750 đ đồng giá gốc của hàng đã bán từ tài khoản Hàng hóa sang tài khoản Giá
vốn hàng bán:

(9b) Nợ TK Giá vốn hàng bán: 42.843.750 đ


Có TK Hàng hóa: 42.843.750 đ

Ở nơi nào tổ chức bán hàng và thu tiền tập trung qua các máy tính tiền, khi máy
quét quang học quét qua mã số (thƣờng là mã vạch) của món hàng đã bán, máy tính tự
động ghi nhận doanh thu đồng thời với giá vốn hàng bán.

 Bán chịu

Nếu khách mua hàng đáp ứng đƣợc một số điều kiện thì họ có thể trả tiền mua hàng
sau một thời gian nhất định. Kế toán trên cơ sở dồn tích vẫn sẽ ghi nhận doanh thu dù
chƣa thu đƣợc tiền từ ngƣời mua hàng. Khoản doanh thu phát sinh trong trƣờng hợp
này làm tăng Nợ phải thu, cũng là một loại tài sản của doanh nghiệp. Kế toán ghi sổ số
tiền theo giá bán hàng hoá/thành phẩm:

Nợ TK Phải thu khách hàng: Giá bán hàng hóa


Có TK Doanh thu bán hàng: Giá bán hàng hóa

Bút toán ghi nhận giá vốn hàng bán cũng phải đƣợc thực hiện đồng thời giống nhƣ
trƣờng hợp bán hàng thu tiền ngay

Ví dụ 10: Giả sử vào ngày 8 /7, Cty Hoàng Kim bán chịu cho siêu thị Tự do 1 000
cái áo với đơn giá 340 000 đồng/cái, thời hạn thanh toán là 30 ngày Vào ngày 8/7, kế
toán của Công ty Hoàng Kim ghi nhận doanh thu:

(10a) Nợ TK Phải thu của khách hàng: 340.000.000 đ (= 1000 x 340.000)


Có TK Doanh thu bán hàng: 340.000.000đ

Đồng thời giá vốn của lƣợng hàng đã bán phải đƣợc chuyển vào tài khoản Giá vốn
hàng bán bằng bút toán:

(10b) Nợ TK Giá vốn hàng bán: 285.625.000đ (1.000x 285.625đ)


Có TK Hàng hóa: 285.625.000đ
162 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

 Chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

Đứng trên góc độ bên mua, các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua và
trả lại hàng mua làm giảm giá gốc hàng mua. Ngƣợc lại, đối với bên bán các khoản
chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại là các khoản điều chỉnh
giảm doanh thu bán hàng, làm giảm doanh thu thuần của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sử dụng các tài khoản riêng biệt để phản ảnh các khoản này: tài
khoản Chiết khấu bán hàng, Giảm giá hàng bán và Hàng bán bị trả lại. Đây là tài
khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản Doanh thu bán hàng.

Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ vào bên Có của tài khoản
Doanh thu bán hàng; ghi nhận các khoản giảm trừ phát sinh vào bên Nợ của tài khoản
thích hợp. Cuối kỳ, số dƣ tạm thời trên các tài khoản này sẽ đƣợc sử dụng để xác định
doanh thu bán hàng thuần.

 Chiết khấu bán hàng

Chiết khấu bán hàng là khoản bên bán chấp thuận giảm trừ cho bên mua do mua
hàng với khối lƣợng lớn hoặc mua hàng liên tục trong một thời gian dài.

Nếu khoản chiết khấu đƣợc thỏa thuận trƣớc khi nghiệp vụ bán hàng đƣợc thực
hiện, khi bán hàng, bên bán sẽ ghi trên hóa đơn theo giá đã trừ chiết khấu và kế toán
cũng chỉ ghi nhận doanh thu theo giá này. Nhƣ vậy, về mặt kế toán, không có khoản
giảm trừ doanh thu nào đƣợc bên bán ghi nhận vào sổ kế toán trong trƣờng hợp này.
Và với bên mua, giá mua hàng hóa đƣợc ghi sổ cũng là giá trên hóa đơn (đã trừ chiết
khấu), không có khoản chiết khấu mua hàng nào đƣợc ghi nhận sau đó.

Ví dụ 11: Giả sử Siêu thị Tự do là một khách hàng thường xuyên của Công ty
Hoàng Kim. Trong tháng 7 Công ty Hoàng Kim đã bán cho siêu thị Tự do 1 000 cái áo
với đơn giá 340 000 đồng/cái Nếu không có thỏa thuận nào khác về chiết khấu phát
sinh sau khi bán hàng, thì Công ty Hoàng Kim không phải ghi nhận khoản chiết khấu
bán hàng nào trong trường hợp này Trong trường hợp Công ty Hoàng Kim đồng ý
chiết khấu cho cửa hàng tự do 3%/giá bán của lô hàng, Công ty Hoàng Kim sẽ ghi
nhận khoản chiết khấu này như sau:

(11) Nợ TK Chiết khấu bán hàng: 10.200.000 đ (1.000x 340.000 x3%)


Có TK Phải thu của khách hàng: 10.200.000đ
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 163

 Hàng bán bị trả lại

Hàng hoá đã bán có thể bị trả lại do lỗi kỹ thuật, hoặc không thoả mãn quy cách,
chất lƣợng… Khi nhận lại hàng đơn vị sẽ phải ghi giảm doanh thu và ghi tăng số hàng
tồn kho do nhận lại hàng hoá.

Ví dụ 12: Theo ví dụ 9, Công ty Hoàng Kim đã bán được 150 chiếc áo thu tiền mặt
Sau đó 1 khách hàng mang hàng đến trả lại công ty 10 chiếc do áo bị hư hỏng , Công
ty Hoàng Kim đồng ý nhận lại hàng bị trả, kế toán của Hoàng Kim ghi nhận hàng bán
bị trả lại theo giá bán và một khoản điều chỉnh giảm doanh thu:

(12a) Nợ TK Hàng bán bị trả lại: 3.500.000đ


Có TK Tiền mặt: 3.500.000đ

10 chiếc áo nhận về kế toán ghi tăng Hàng hóa và ghi giảm Giá vốn hàng bán bằng
bút toán sau:

(12b) Nợ TK Hàng hóa: 2.856.250đ


Có TK Giá vốn hàng bán: 2.856.250đ

 Giảm giá hàng bán

Ví dụ 13: Sau khi nhận hàng, siêu thị Tự do có tranh luận về chất lƣợng của lô áo
đã mua với Công ty Hoàng Kim, sau đó Công ty Hoàng Kim đã chấp thuận giảm giá
cho siêu thị Tự do tính trên 2%/ giá bán của 1000 chiếc áo (ví dụ 11), khi đó kế toán
của Công ty Hoàng Kim ghi nhận khoản giảm giá hàng bán:

(13) Nợ TK Giảm giá hàng bán: 6.800.000 đ ((1.000x 340.000 x2%)


Có TK Phải thu của khách hàng: 6.800.000 đ

Khác với trƣờng hợp hàng bán bị trả lại, khi đã chấp nhận giảm giá cho khách hàng,
Công ty Hoàng Kim không phải nhận lại hàng hóa đó từ khách hàng, và không có bút
toán ghi giảm giá vốn hàng bán.

Sau các bút toán tại ví dụ 10,11, 12,13 trên đây, kết quả tiêu thụ áo của Công ty
Hoàng Kim đƣợc phản ảnh trên các tài khoản nhƣ sau (đơn vị tính: 1.000đ)
164 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Hàng bán Phải thu khách hàng


Doanh thu bán hàng
bị trả lại
(12a) 52.500.000 (9a) 10.200.000đ
3.500.000 (11)
340.000.000 (10a) 340.000.000
6.800.000
(13)
SD 323.000.000
Giảm giá Giá vốn hàng bán Chiết khấu
hàng bán
(13) (9b) 42.843.750 (11) 10.200.000đ
6.800.000
(10b) 285.625.000 2.856.250 (12a)

Số nợ phải thu siêu thị Tự do của Công ty Hoàng Kim là 323.000.000 đ

Khi cửa hàng điện máy Tự do thanh toán tiền hàng, vào ngày 5 tháng 8, kế toán ghi
nhận khoản tiền thu về với số tiền đã trừ các khoản giảm trừ bằng bút toán:

Nợ TK Tiền mặt / Tiền gởi ngân hàng: 323.000.000 đ


Có TK Phải thu khách hàng: 323.000.000 đ
3.3 . Ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng thuần (thƣờng đƣợc gọi ngắn gọn là doanh thu thuần) là
phần còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng,
giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Đây là một chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh
doanh, không có tài khoản nào đƣợc sử dụng để phản ảnh riêng chỉ tiêu này.

Doanh thu = Doanh thu - Chiết khấu - Hàng - Giảm giá


thuần bán hàng thƣơng mại bán bị hàng bán
trả lại

Theo kết quả bán hàng tại các ví dụ 9, 10, 11, 12, 13 trên đây, doanh thu thuần của
Công ty Hoàng Kim sẽ là:

Doanh thu bán hàng 392.500.000


Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thƣơng mại 10.200.000
- Hàng bán bị trả lại 3.500.000
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 165

- Giảm giá hàng bán 6.800.000


Tổng cộng các khoản giảm trừ 20.500.000

Doanh thu thuần


372.000.000

Cuối kỳ kế toán (tháng, năm…) sau khi xác định số tiền của các khoản làm giảm trừ
doanh thu kế toán sẽ thực hiện két chuyển các khoản giảm trừ sang tài khoản doanh
thu để xã định kết quả kinh doanh.

Theo các ví dụ trên bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ đƣợc ghi nhận tại Công
ty Hoàng Kim nhƣ sau:

TK Xác định kết TK Chiết khấu thƣơng TK Doanh thu bán hàng
quả kinh doanh mại
10.200.000 392.500.000
10.200.000 10.200.000 10.200.000

TK Hàng bán bị trả lại


3.500.000
3.500.000 3.500.000 3.500.000
TK Giảm giá hàng bán
6.800.000
6.800.000 6.800.000 6.800.000

20.500.000
374.718. 372.000.000
750

Bài tập thực hành

Công ty Vinh Hiển là một doanh nghiệp thƣơng mại có tình hình kinh doanh nhƣ
sau:

1. Hàng tồn kho 1/9 là 380 sản phẩm, trong đó sản phẩm A 180 , đơn giá
58.000đ/sp, sản phẩm B 200, đơn giá 106.000đ/sp
2. Trong tháng 9 Công ty phát sinh một số nghiệp vụ sau:

 Mua 400 sản phẩm A với giá 63.000đ/sp, chƣa thanh toán cho bên bán. Chi
phí vận chuyển đã trả bằng tiền tạm ứng là 400.000đ.
166 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

 Mua thêm 250 sản phẩm B với giá 110.000đ/sp, đã thanh toán hết bằng tiền
gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt là 175.000đ.
 Xuất bán 450 sản phẩm A cho Công ty An Phú với giá bán 80.000đ/sp, chƣa
thu tiền.
 Xuất bán 350 sản phẩm B cho khách hàng M, giá bán 120.000đ/sp, đã thu
tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên;


2. Mở sơ đồ tài khoản chữ T và ghi sổ các nghiệp vụ;
3. Xác định các chỉ tiêu: Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán

4. Kế toán hoạt động sản xuất

4.1 . Những vấn đề chung về kế toán hoạt động sản xuất

Nhƣ đã trình bày trong mục 1 của chƣơng, đối với đơn vị có quá trình sản xuất thì
ngoài các nghiệp vụ mua hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ thành phẩm thì
còn có các nghiệp vụ liên quan đến quá trình tập hợp các chi phí phát sinh để sản xuất
một sản phẩm cụ thể, các chi phí này sẽ đƣợc kế toán tập hợp lại để xác định giá thành
sản phẩm, do vậy quá trình kế toán hoạt động sản xuất tập trung vào việc ghi nhận chi
phí chủ yếu phát sinh hình thành nên giá trị sản phẩm mới.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm giá tri của các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm…và
giá trị các nguồn lực tiêu hao nhƣ thời gian lao động, máy móc thiết bị… đã đƣợc sử
dụng để tạo ra sản phẩm. Chi chí sản xuất chủ yếu gồm:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị của các loại nguyên vật liệu đƣợc sử
dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, là phần cấu thành vật chất chủ yếu của sản
phẩm. Ví dụ trong doanh nghiệp may mặc vải, chỉ, nút áo, dây kéo… sẽ là nguyên
vật liệu trực tiếp để sản xuất quần áo…
 Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí đơn vị sản xuất trả cho nhân công trực tiếp
tham gia sản xuất sản phẩm. Chi phí này bao gồm tiền lƣơng, các khoản bảo hiểm,
phụ cấp…Ví dụ đối với doanh nghiệp may mặc thì chi phí trả cho công nhân trực
tiếp làm trong dây chuyền may đực tính là chi phí nhân công trực tiếp
 Chi phí sản xuất chung: bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất sản phẩm nhƣng không thuộc các chi phí trực tiếp nói trên. Chi phí sản xuất
chung bao gồm: các chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động chung của một phân
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 167

xƣởng sản xuất, chi phí thuê nhà xƣởng, chi phí trả cho nhân viên làm việc tại
phân xƣởng

Ví dụ 14: Tại phân xưởng may áo sơ mi nam, công ty Hoàng Kim có các chi phí
phát sinh trong tháng 6/20x6 như sau:

 Giá trị vải xuất cho phân xưởng theo giá thực tế mua vào : 250 000 000 đ
 Giá trị phụ liệu (vải lót c áo, tay áo, nút, chỉ) : 50 000 000 đ
 Tiền lương công nhân trực tiếp làm việc trên dây chuyền may: 90 000 000đ, tiền
lương cho quản đốc phân xưởng, chuyền trưởng, nhân viên hành chính và bộ phận
bảo trì máy: 35 000 000đ nhưng chưa trả cho người lao động
 Các khoản bảo hiểm trả cho công nhân trực tiếp làm việc trên dây chuyền may:
19 800 000 đ, cho nhân viên phân xưởng 7 700 000đ
 Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng may áo: 15 000 000đ
 Chi phí hành chính khác cho phân xưởng chi bằng tiền (văn phòng phẩm, điện
nước…): 6 000 000đ

Với thông tin trên các chi phí nguyên vật liệu, nhân công… của phân xƣởng
may áo sơ mi đƣợc tính nhƣ sau

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 250.000.000+50.000.000 = 300.000.000 đ


 Chi phí nhân công trực tiếp: 90.000.000đ +19.800.000 = 109.800.000 đ
 Chi phí sản xuất chung: 35.000.000+ 7.700.000 + 15.000.000+6.000.000 =
63.700.000đ

Tổng cộng chi phí : 473.500.000đ

Giá thành sản phẩm

Giá thành (toàn bộ) sản phẩm thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất để tạo ra lƣợng sản
phẩm hoàn thành (thành phẩm), trong một khoảng thời gian nhất định.

 Đối với đơn vị sản xuất không có sản phẩm dở dang, ví dụ nhà máy điện, thì toàn
bộ chi phí sản xuất trong khoảng thời gian nhất định sẽ tạo thành một lƣợng sản
phẩm nhất định và giá thành sản phẩm sẽ bằng với chi phí sản xuất trong kỳ.
 Đối với đơn vị sản xuất có sản phẩm dở dang, ví dụ doanh nghiệp may mặc, giá
thành sản phẩm và chi phí sản xuất trong một kỳ không đồng nhất. Giá thành sản
phẩm trong một kỳ sẽ bao gồm: chi phí sản phẩm dở dang kỳ trƣớc chuyển sang,
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nếu tiếp tục có sản phẩm dở dang trong kỳ thì
một phần chi phí sản xuất trong kỳ sẽ đƣợc chuyển sang kỳ sau
168 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Nhƣ vậy giá thành sản phẩm sẽ đƣợc tính nhƣ sau:

CPSX dở CPSX phát


Giá thành sản CPSX dở
= dang đầu + sinh trong -
phẩm dang cuối kỳ
kỳ kỳ

Ví dụ 15: Lấy lại thông tin của ví dụ 14

Giả sử sản phẩm dở dang tháng 5/20x6 chuyển sang tháng 06 trị giá 14 000 000 đ
Sản phẩm dở dang trong tháng 06/2016 chuyển sang tháng 07/2016 trị giá
25.000.000đ
Trong tháng 06/2016 phân xưởng hoàn thành và nhập kho thành phẩm 2 000 chiếc áo
Chi phí sản xuất 2.000 chiếc áo trong kỳ là:
473.500.000 + 14.000.000 – 25.000.000 = 462.500.000 đ

Giá thành sản phẩm của 2.000 chiếc áo là 435.000.000 đ và giá thành 1 chiếc áo là
231.250 đ

4.2 . Kế toán chi phí sản xuất

 Chứng từ kế toán : để theo dõi các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán có thể sử
dụng các chứng từ nhƣ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, các sổ chi tiết ghi nhận
các loại nguyên vật liệu xuất kho, các phiếu ghi nhận chi phí…

Theo quy định hiện hành của Việt Nam Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hƣớng
dẫn nên doanh nghiệp có thể tự thiết kế chứng từ cho phù hợp với đặc điểm hoạt
động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhƣng phải đảm bảo cung cấp những thông tin
theo quy định của Luật Kế toán hoặc có thể sử dụng theo biểu mẫu có sẵn của Bộ
Tài chính (xem phụ lục số 3, Thông tƣ Số 200/2014/TT-BTC do BTC ban hành
ngày 22.12. 2014)

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Giá thực tế nguyên vật liệu xuất Kết chuyển, phân bổ chi phí nguyên vật
dùng để sản xuất sản phẩm liệu trực tiếp vào tài khoản Chi phí sản
xuất dở dang

Tài khoản Chi phí nhân công trực tiếp


Tiền lƣơng, các khoản trích theo Kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công
lƣơng của công nhân trực tiếp sản trực tiếp vào tài khoản Chi phí sản xuất
xuất sản phẩm dở dang
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 169

Tài khoản Chi phí sản xuất chung


Chi phí vật liệu, tiền lƣơng nhân Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất
viên phân xƣởng, khấu hao máy chung vào tài khoản Chi phí sản xuất dở
móc, thiết bị tại phân xƣởng dang

Tài khoản Chi phí sản xuất dở dang


- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán,
chi phí sử dụng máy thi công, chi tiêu dùng nội bộ
phí sản xuất chung phát sinh trong
kỳ
Số dƣ bên Nợ: Chi phí sản xuất,
kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

 Ghi nhận chi phí và tính giá thành sản phẩm

Ví dụ 16: Lấy lại thông tin từ ví dụ 14, 15 Kế toán công ty Hoàng Kim ghi nhận
nghiệp vụ phát sinh tại phân xưởng may áo somi:

Giá trị vải xuất cho phân xưởng theo giá thực tế mua vào: 250 000 000 đ
(16a) Nợ TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 250.000.000
Có TK Nguyên vật liệu: 250.000.000

Giá trị phụ liệu (vải lót c áo, tay áo, nút, chỉ: 50 000 000 đ
(16b) Nợ TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 50.000.000
Có TK Nguyên vật liệu: 50.000.000

Tiền lương công nhân trực tiếp làm việc trên dây chuyền may: 90 000 000đ, tiền
lương cho quản đốc phân xưởng, chuyền trưởng, nhân viên hành chính và bộ phận
bảo trì máy: 35 000 000 đ nhưng chưa trả cho người lao động
(16c) Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp: 90.000.000đ
Có TK Phải trả ngƣời lao động: 90.000.000đ
(16d) Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 35.000.000 đ
Có TK Phải trả ngƣời lao động: 35.000.000 đ

Các khoản bảo hiểm trả cho công nhân trực tiếp làm việc trên dây chuyền may:
19 800 000 đ, cho nhân viên phân xưởng 7 700 000đ
(16e) Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp: 19.800.000 đ
Có TK Phải trả, phải nộp khác: 19.800.000 đ
(16f) Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 7.700.000đ
Có TK Phải trả, phải nộp khác: 7.700.000đ
170 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng may áo: 15 000 000đ
(16g) Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 15.000.000đ
Có TK Hao mòn TSCĐ: 15.000.000đ

Chi phí hành chính khác cho phân xưởng chi bằng tiền (văn phòng phẩm, điện
nước…): 6 000 000đ
(16h) Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 6.000.000đ
Có TK Tiền: 6.000.000đ

Cuối kỳ Công ty Hoàng Kim kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ sang Tài khoản
Chi phí sản xuất dở dang và tính giá thành.

Ví dụ 17 Bút toán kết chuyển các chi phí phát sinh từ ví dụ 16:

(17a) Nợ TK Chi phí sản xuất dở dang: 300.000.000 đ


Có TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 300.000.000 đ
(17b) Nợ TK Chi phí sản xuất dở dang: 109.800.000 đ
Có TK Chi phí nhân công trực tiếp: 109.800.000 đ
(17c) Nợ TK Chi phí sản xuất dở dang: 63.700.000 đ
Có TK Chi phí sản suất chung: 63.700.000 đ

Giá thành sản phẩm, thành phẩm nhập kho, sản phẩm dở dang sẽ đƣợc ghi nhận vào
sổ sách kế toán, đƣợc mô tả trên sơ đồ tài khoản chữ T nhƣ sau:

Chi phí NVL trực tiếp Chi phí sản xuất dở Thành phẩm
dang
300.000.000 14.000.000
300.000.000 300.000.000

Chi phí nhân công trực


tiếp
109.800.000
109.800.000 109.800.000

Chi phí sản suất chung


63.700.000
63.700.000 63.700.000
487.500.000 462.500.000 462.500.000
SD 25.000.000
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 171

5. Kế toán chi phí hoạt động

5.1 . Nội dung chi phí hoạt động

Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào để duy trì, phát triển hoạt động
kinh doanh đều phải có các hoạt động phục vụ cho quản lý nhƣ hoạt động nhân sự, kế
toán, tìm kiếm thị trƣờng, nghiên cứu sản phẩm…do đó cần thiết phải có các chi phí
liên quan. Các chi phí này đƣợc tập hợp trong hai nhóm cơ bản: Chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Chi phí bán hàng

Là toàn bộ những chi phí phát sinh phục vụ hoạt động bán hàng nhƣ: tiền lƣơng
nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì đóng gói, chi phí quảng cáo khuyến mại,
bảo hành sản phẩm, công cụ dụng cụ, chi phí tài sản cố định…

 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến bộ máy quản lý doanh nghiệp và các chi
phí chung cho hoạt động của các phòng ban nhƣ: tiền lƣơng nhân viên văn phòng và
ban lãnh đạo doanh nghiệp, chi phí điện nƣớc, chi phí dụng cụ, văn phòng phẩm, tài
sản cố định, chi phí tiếp khách…

Lợi nhuận thuần (trƣớc thuế) của doanh nghiệp sẽ là phần còn lại sau khi lấy lợi
nhuận gộp của doanh nghiệp trang trải các chi phí này

Việc ghi nhận các chi phí hoạt động cũng tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản
nhƣ dồn tích, phù hợp, thận trọng…

5.2 . Kế toán chi phí hoạt động

Tài khoản sử dụng

Tài khoản Chi phí bán hàng


Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí bán hàng để xác
định lợi nhuận

Tài khoản Chi phí Quản lý doanh nghiệp


Chi phí quản lý doanh nghiệp phát Kết chuyển chi phí quản lý doanh
sinh trong kỳ nghiệp để xác định lợi nhuận
172 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh


- Giá vốn hàng bán trong kỳ - Doanh thu thuần bán hàng và
- Chi phí tài chính cung cấp dịch vụ
- Chi phí bán hàng - Doanh thu tài chính
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cộng phát sinh Nợ Cộng phát sinh Có
Kết chuyển Lãi Kết chuyển Lỗ

Ghi nhận chi phí và kết quả kinh doanh


 Chi phí bán hàng
Nợ TK Chi phí bán hàng
Có TK Nguyên vật liệu
Có TK Phải trả ngƣời lao động
Có TK Tiền …
 Chi phí Quản lý doanh nghiệp
Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK Nguyên vật liệu
Có TK Phải trả ngƣời lao động
Có TK Tiền …

 Kết quả kinh doanh

Kết chuyển doanh thu

Nợ TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


Nợ TK Doanh thu dịch vụ tài chính
Có TK Xác định kết quả kinh doanh

Kết chuyển chi phí

Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh


Có TK Giá vốn hàng bán
Có TK Chi phí bán hàng
Có TK Chi phí tài chính
Có TK Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ví dụ 18 Giả sử tháng 6 20x6, Cty Hoàng Kim phát sinh các chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp như sau:
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 173

1. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng 20 000 000đ, cho bộ phận văn
phòng 40 000 000đ Các khoản bảo hiểm phải trả tương ứng lần lượt là
4 400 000đ và 8 800 000đ
2. Chi phí nguyên vật liệu bao bì 15 000 000 đ
3. Chi phí quảng cáo trả bằng tiền gửi ngân hàng 21 500 000đ
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bán hàng 12 000 000đ, phục vụ cho
văn phòng 18 000 000đ
5. Chi phí điện nước và chi phí khác cho bán hàng 6 000 000đ và cho văn phòng
14 000 000đ chi bằng tiền mặt
6. Chi phí lãi vay ngân hàng trả bằng tiền gửi ngân hàng 27 000 000đ

Yêu cầu:

 Ghi nhận chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệptháng 6 20x6
 Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ (lãi gộp, lọi nhuận thuần trước thuế)và
ghi nhận vào s kế toán

Biết rằng:

 T ng doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ trong tháng 6: 780 000 000đ
 Giá vốn hàng bán trong trong tháng 6: 560 000 000đ
 Các khoản giảm trừ doanh thu trong tháng 6: 25 500 000đ
 Doanh thu tài chính trong tháng 6: 35 800 000đ

Kế toán Cty Hoàng Kim ghi nhận các nghiệp vụ trên nhƣ sau

(Đơn vị tính : đồng)

Nghiệp Số tiền
Tài khoản và nội dung nghiệp vụ
vụ Nợ Có
Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng
20 000 000đ, cho bộ phận văn phòng 40 000 000đ
1a TK Chi phí bán hàng 20.000.000
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 40.000.000
TK Phải trả ngƣời lao động 60. 000.000
Các khoản bảo hiểm phải trả tương ứng lần lượt là
4.400 000đ và 8 800 000đ
1b TK Chi phí bán hàng 4.400.000
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.800.000
TK Phải trả phải nộp khác 13.200.000
174 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

Chi phí nguyên vật liệu bao bì 15 000 000 đ


2 TK Chi phí bán hàng 15.000.000
TK Nguyên vật liệu 15.000.000
Chi phí quảng cáo trả bằng tiền gửi ngân hàng 21 500 000đ
3 TK Chi phí bán hàng 21.500.000
TK Tiền (TGNH) 21.500.000
Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bán hàng
12 000 000đ, phục vụ cho văn phòng 18 000 000đ
4 TK Chi phí bán hàng 12.000.000
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.000.000
TK Hao mòn TSCĐ 30.000.000
Chi phí điện nước và chi phí khác cho bán hàng 6 000 000đ và cho văn phòng
14 000 000đ chi bằng tiền mặt
5 TK Chi phí bán hàng 6.000.000
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.000.000
TK Tiền (tiền mặt) 20.000.000
Chi phí lãi vay ngân hàng trả bằng tiền gửi ngân
6
hàng 27 000 000đ
TK Chi phí tài chính 27.000.000
TK Tiền (TGNH) 27.000.000

 T ng chi phí bán hàng tháng 6

= 20.000.000+4.400.000+15.000.000+21.500.000+12.000.000+6.000.000=
78.900.000 đ

 T ng chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 6

= 40.000.000+8.800.000+18.000.000+14.000.000 = 80.800.000 đ

 Lãi gộp trong kỳ

= 780.000.000 - 25.500.000 -560.000.000 = 194.500.000 đ

 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

= 194.500.000 -78.900.000 - 80.800.000 = 34.800.000 đ

 Lợi nhuận trước thuế

= 34.800.000 +35.800.000 -27.000.000 = 43.600.000 đ


Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 175

Ghi nhận trên sơ đồ tài khoản chữ T: Đơn vị tính: 1.000đ

Phải trả NLĐ Chi phí bán Xác định KQKD DTBH-CCDV
hàng
60.000 (1a) 780.000
(1a) 20.000
(1b) (i)25.500
4.400
(2)
15.000
Phải trả/nộpkhác (3) 754.000 754.000 754.500
21.500
13.200 (4)
(1b) 12.000
(5)
6.000
78.900 78.900 78.900
Nguyên vật liệu
15.000 Chi phí quản lý Doanh thu tài
(2) DN chính
(1a) 35.800
40.000
(1b)
8.800
Hao mòn TSCĐ (3) 35.800 35.800 35.800
18.000
30.000 (5)
(3a) 14.000
80.800 80.800
80.800
Tiền (tiền mặt) Các khoản giảm
trừ
20.000 Chi phí tài chính
(5)
(6) 25.500
27.000
Tiền 27.000 27.000 25.500 25.500
(TGNH) 27.000 (i)
21.500 (3) Giá vốn hàng
bán
27.000 (6) 560.000
560.000 560.000 560.000

746.700 790.300
43.600
176 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

BÀI TẬP ÔN TẬP


Bài 1*. Trong quá trình kiểm kê kho hàng ngày 31.12.20x1 tại công ty thƣơng mại A,
kế toán ghi nhận các sự kiện sau:
1. Ngày 29/12/20x1, xuất 1 lô hàng là bánh xe nâng giao cho công ty B, giá bán của lô
hàng 200 tr đồng, giá vốn 170 tr đồng. Theo thỏa thuận, công ty vận tải X đảm nhận
việc chuyên chở và giao hàng tại kho cho công ty B ở Đồng Nai, chi phí vận chuyển
là 3 tr đồng, cty B sẽ thanh toán cho X. Dự kiến hàng sẽ tới kho của B vào ngày
2/1/20x2 và cty B sẽ thanh toán tiền hàng 45 ngày sau khi kiểm nhận hàng hóa.
2. Lô hàng 10 xe nâng đang nằm chờ tại Cao Bằng do đƣờng bị sạt lở. Lô hàng này
công ty A mua của công ty K, giá mua là 600 tr đồng, A đã thanh toán 2/3 giá trị lô
hàng bằng chuyển khoản. Hàng đƣợc giao ngày 28/12/20x1 cho nhân viên nhận
hàng của công ty A. Dự kiến hàng sẽ về đến kho của A ngày 4/1/20x2.
3. Một lô hàng đƣợc bảo quản riêng tại kho KH2. Đây là hàng đã bán cho công ty D.
Nhân viên giao nhận của D đã nhận hàng và gửi lại kho của công ty A ngày
30/12/20x1, lý do là kho D rất chật, lô hàng đƣợc niêm phong và tách riêng với các
hàng hóa của công ty A. Giá bán của lô hàng này là 180 tr đồng, giá xuất kho là 140
tr đồng. Tiền hàng trả chậm sau 10 ngày
Yêu cầu
1. Cho biết trong các trƣờng hợp trên, trƣờng hợp nào hàng hóa đƣợc tính vào
hàng tồn kho của công ty A vào ngày 31/12/20x1 và hãy tính giá hàng tồn kho cho
từng trƣờng hợp là hàng tồn kho của A.
2. Nêu các định khoản cần thiết cho mỗi trƣờng hợp trên.

Bài 2 Xử lý các tình huống sau:


Công ty Huy Anh bán 2 lô hàng, diễn biến nhƣ sau:
- Lô hàng mã số J 211, trị giá 458.900.000 đ, hàng giao tại kho bên bán và đã ký
giao nhận ngày 25/6/20XX. Khách hàng mua chƣa chuyển hàng mà còn gửi tại
kho Cty. Hàng bán trả chậm sau 1 tháng
- Lô hàng mã số Y 564, trị giá 985.650.000đ đƣợc giao tại kho ngƣời mua. Hàng đã
xuất chuyển đi ngày 27/6/20XX nhƣng đến 30/06/20XX Cty chƣa nhận đƣợc xác
nhận nhận hàng từ bên mua. Lô hàng này sẽ đƣợc thanh toán tiền ngay sau khi
giao hàng hoàn tất
Kế toán bán hàng đã ghi nhận doanh thu bán hàng trong tháng 6 cho 2 lô hàng
trên, tổng cộng 1.444.550.000đ
Yêu cầu: Hãy cho biết việc ghi nhận doanh thu tháng 6 nhƣ trên có đúng không? Giải
thích vì sao đúng hay sai (dựa vào các nguyên tắc kế toán cơ bản)? Giá trị hàng hóa
của 2 lô hàng trên đang đƣợc ghi nhận ở tài khoản nào (giải thích từng trƣờng hợp)
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 177

Bài 3 Dƣới đây là các giao dịch đƣợc thực hiện giữa Công ty thƣơng mại Huy Bảo
với Công ty bột giặt Viso trong tháng 6 năm 201x (đơn vị tính: 1.000 đ):
 Ngày 8/6: Viso bán cho Huy Bảo 4.800 kg bột giặt các loại, trị giá 120.000. Theo
hợp đồng, hàng giao tại kho của Huy Bảo, Viso đã trả chi phí vận chuyển hàng
giao bằng tiền mặt: 1.280. Giá vốn của số hàng này trong sổ sách kế toán của ViSo
trị giá 84.800. Công ty Huy Bảo sẽ thanh toán tiền mua hàng sau khi nhận đủ hàng
 Ngay sau khi nhận hàng từ ViSo, Huy Bảo thuê xe chuyển ngay 1.000 kg bột giặt
giao cho Công ty giặt ủi Nơ Xanh, một khách hàng của Huy Bảo, số còn lại đƣợc
nhập kho. Theo hợp đồng đã ký với Công ty Nơ Xanh, giá bán bột giặt là 28/kg.
tiền xe Huy Bảo phải trả để giao hàng cho Công ty Nơ Xanh là 640 đã thanh toán
bằng tiền mặt. Tiền mua hàng Công ty Nơ xanh sẽ thanh toán sau 15 ngày
 Ngày 11/6: Công ty Huy Bảo thông báo trả lại 800 kg bột giặt đã mua ngày 8/6 vì
bao bì không còn nguyên vẹn. ViSo đã nhận lại hàng, nhập lại kho để tái chế. Tiền
hàng trừ vào khoản nợ phải thu của Công ty Huy Bảo
 Ngày 17/6: Công ty Huy Bảo thanh toán 60.000 chuyển vào tiền gửi ngân hàng
cho Viso (một phần số tiền mua hàng ngày 8/6).
 Ngày 30/6: CHuy Bảo thanh toán nốt số tiền nợ mua hàng ngày 8/6.
Yêu cầu: Lập định khoản các bút toán ghi sổ ở:
a. Công ty ViSo
b. Công ty Huy Bảo.
Bài 4 Công ty thƣơng mại A&Z kinh doanh mặt hàng A, kế toán HTK theo phƣơng
pháp kê khai thƣờng xuyên, tính giá hàng hóa xuất kho theo phƣơng pháp Nhập trƣớc
– xuất trƣớc, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.
Giả sử có số liệu kế toán nhƣ sau (đơn vị tính: 1.000đ):
 Số dƣ ngày 31/5/201X:
- TK Hàng hóa: 120.000 (chi tiết: hàng A, số lƣợng: 2.000 kg);
- TK Phải trả cho ngƣời bán: 194.000 (chi tiết: Phải trả công ty H: 69.500;
Phải trả công ty K: 124.500)
- Các tài khoản khác có số dƣ hợp lý.
 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/201X:
- Ngày 5/6: Mua 3.000 kg hàng A nhập kho chƣa thanh toán tiền cho công ty K, tổng
giá hóa đơn: 180.000 chƣa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT10%
- Ngày 9/6: Vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán cho công ty H: 69.500; công ty K:
100.000.
- Ngày 12/6: Nhập kho 2.500 kg hàng A mua chịu của công ty H, tổng giá hóa đơn là
152.000 chƣa có thuế GTGT. Chi phí vận chuyển hàng mua về nhập kho do nhân
viên thu mua trả bằng tiền tạm ứng: 4.200 bao gồm thuế GTGT, thuế suất thuế
GTGT 5%
178 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

- Ngày 15/6: Xuất bán 2.800 cái hàng A cho khách hàng M, trị giá bán là 210.000
chƣa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%, khách hàng chƣa thanh toán.
- Ngày 16/6: Vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán cho Cty K: 60.000; ứng trƣớc tiền
hàng cho Công ty L: 120.000.
- Ngày 22/6: Xuất 2.500 kg hàng A gởi đi bán cho khách hàng N, trị giá chào bán là
186.000. Khách hàng N chƣa nhận hàng
- Ngày 25/6: Nhập kho 3.500 kg hàng A do công ty L cung cấp, giá mua theo hóa
đơn: 212.000 chƣa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển,
bốc dỡ thanh toán bằng tiền mặt: 3.150 bao gồm thuế GTGT 5%
- Ngày 27/6: Nhận Giấy báo Có ngân hàng: khách hàng N thanh toán cho số hàng A
gởi đi bán ngày 22/6.
- Ngày 28/6: Xuất bán 800 kg hàng A, giá bán là 60.000, khách hàng thanh toán bằng
tiền mặt.
- Ngày 30/6: Xuất bán cho khách hàng P 3.000 kg hàng A, giá bán là 225.000. Khách
hàng thanh toán ngay ½ tiền mua hàng bằng tiền gởi ngân hàng, số còn lại thanh
toán sau 10 ngày

Yêu cầu:
1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (tổng hợp và chi tiết);
2. Phản ảnh vào sơ đồ chữ T các tài khoản Phải trả cho người bán và tài khoản
Hàng hóa (tổng hợp và chi tiết).
3. Mở, ghi và khóa sổ các Sổ chi tiết “Phải trả cho công ty K” và Sổ chi tiết
“Hàng hóa A” theo mẫu dƣới đây:
SỔ CHI TIẾT VẬT TƢ, HÀNG HÓA
Tên vật tƣ, hàng hóa: ............................................................................
Nhãn hiệu, qui cách: .............................................................................
Đơn vị tính: ..........................................................................................
Kho: ......................................................................................................
Số hiệu Nhập Xuất Tồn
Ngày
Phiếu Phiếu Trích yếu
tháng SL ĐG Tiền SL ĐG Tiền SL ĐG Tiền
nhập xuất
Số dƣ đầu kỳ
PS trong kỳ
...
Cộng số PS
Số dƣ cuối kỳ
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 179

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA, NGƢỜI BÁN


Tài khoản: .........................
Đối tƣợng:......................................................................
Ngày Chứng từ TK Số phát Số dƣ
Diễn giải
ghi sổ đối ứng sinh
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
Số dƣ đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
...
...
Cộng phát sinh
Số dƣ cuối kỳ

Bài 5*: Một Công ty thƣơng mại Nguyễn Hồng kế toán hàng tồn kho theo phƣơng
pháp kiểm kê định kỳ, tính giá HTK theo phƣơng pháp FIFO. Công ty kinh doanh
hàng hóa chịu thuế GTGT, tính thuế theo phƣơng pháp khấu trừ.
 Tồn kho đầu tháng hàng hóa A: 500 kg x 10.000đ/kg
 Trong kỳ phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau:
1. Mua 1.000 kg hàng hóa A, giá mua chƣa thuế GTGT 10.100đ/kg, thuế GTGT thuế
suất 10%, hàng nhập kho đủ, tiền hàng chƣa thanh toán.
2. Mua 500 kg hàng hoá B, giá mua chƣa thuế GTGT 5.000đ/kg, thuế GTGT thuế
suất 5%, đã thanh toán bằng tiền mặt, hàng nhập kho đủ.
3. Mua 1.000 kg hàng hóa A, giá mua chƣa thuế GTGT 10.000đ/kg, thuế GTGT thuế
suất 10%, tiền hàng chƣa thanh toán. Hàng không nhập kho gửi bán theo hợp
đồng, giá bán chƣa thuế GTGT 17.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, ngƣời mua
đã nhận đƣợc hàng và thanh toán bằng tiền mặt.
4. Xuất bán 700 kg hàng hóa A, giá bán chƣa có thuế GTGT 14.500 đ/, thuế suất
thuế GTGT 10%. Khách hàng mua đã thanh toán ngay bằng TGNH 50% tiền
hàng, số còn lại thanh toán sau 10 ngày
5. Mua 2.000 kg hàng hóa B, giá mua chƣa thuế GTGT 5.100đ/kg, thuế GTGT thuế
suất 5%. Hàng về nhập kho đủ, doanh nghiệp đã thanh toán bằng TGNH.
6. Nhận đƣợc 200 kg hàng hóa A đã bán ở tháng trƣớc bị khách hàng trả lại, giá vốn
tháng trƣớc 9.900đ/kg, giá bán chƣa thuế GTGT 15.000đ/kg, thuế GTGT thuế suất
10%. Trừ vào nợ phải thu khách hàng số tiền hàng bị trả lại.
7. Xuất bán 1700 kg hàng hóa B giá bán chƣa có thuế GTGT 6.000 đ/, thuế suất thuế
GTGT 5%. Khách hàng mua đã thanh toán ngay bằng TGNH
Yêu cầu:
a. Tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ;
180 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

b. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán trong kỳ, lãi
gộp trong kỳ.
c. Phản ảnh vào sơ đồ tài khoản chữ T.

Bài 6*. Trong kỳ, tại nhà máy A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau:
1. Xuất kho vật liệu cho sản xuất chính 460 tr đồng.
2. Xuất kho phụ tùng thay thế cho phân xƣởng 36 tr đồng
3. Tính lƣơng công nhân sản xuất 160 tr và nhân viên phân xƣởng 32 tr đồng.
4. Tính khấu hao máy móc thiết bị sản xuất trong kỳ là 24 tr đồng.
5. Tiền điện phải trả trong kỳ là 62 tr đồng, chƣa có thuế GTGT, thuế suất thuế
GTGT 10%.
6. Chi phí điện thoại cho phân xƣởng trả bằng tiền mặt là 6,6 tr đồng (đã bao gồm
thuế GTGT 10%)
7. Trả lƣơng nhân viên phục vụ khác ở phân xƣởng sản xuất bằng tiền mặt là 3 tr
đồng.
Yêu cầu
1. Phân loại các chi phí trên theo khoản mục chi phí sản xuất và tính số tiền của
từng khoản mục
2. Tính tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
3. Tính giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ, cho biết sản phẩm dở dang đầu kỳ
là 36 tr đồng và sản phẩm dở dang cuối kỳ là 104 tr đồng

Bài 7. Tháng 1/20x1, Công ty A đã ký hợp đồng thuê nhà của công ty B để làm văn
phòng làm việc. Thời gian thuê là 20 tháng, bắt đầu từ tháng 2/20x1. Tổng giá trị hợp
đồng thuê là 200 tr đồng.
Ngay khi ký hợp đồng, Công ty A đã chuyển khoản trả trƣớc cho Công ty B 60% giá
trị hợp đồng.
Tháng 2/20x1, Công ty B đã xuất hóa đơn tiền thuê văn phòng tháng thứ 1 cho công ty
A, tiền thuê trừ vào khoản tiền mà Công ty A đã trả trƣớc.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định công ty nào ghi nhận doanh thu và ghi nhận vào tháng nào, số
tiền là bao nhiêu?
b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1, 2 tại công ty A, B?
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 181

ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP


Bài 1.
1. Các trƣờng hợp đƣợc tính vào hàng tồn kho:
‐ Lô hàng bánh xe nâng, trị giá tồn kho 170tr đồng do hàng chƣa đƣợc ngƣời mua
xác nhận đã nhận hàng
‐ Lô hàng xe nâng, trị giá 600tr đồng chƣa tính chi phí vận chuển do Cty TM A đã
nhận và trả tiền hàng
2. Định khoản nghiệp vụ
‐ Ngày 29/12/20x1: Nợ TK Hàng gửi đi bán: 170.000.000 đ
Có TK Hàng hóa: 170.000.000 đ
‐ Ngày 28/12/20x1:
Nợ TK Hàng hóa: 600.000.000 đ
Có TK Phải trả ngƣời bán: 600.000.000 đ
Nợ TK Nợ phải trả: 400.000.000đ
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 400.000.000 đ
‐ Ngày 30/12/20x1
Nợ TK Phải thu khách hàng: 180.000.000 đ
Có TK Doanh thu: 180.000.000 đ
Nợ TK Giá vốn hàng bán: 140.000.000 đ
Có TK Hàng hóa: 140.000.000 đ

Bài 5*
a. Tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
NV TK GHI NỢ TK GHI CÓ SỐ TIỀN
1 Hàng hóa (A) 10.100.000
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 1.010.000
Phải trả ngƣời bán 11.110.000
2 Hàng hóa (B) 2.500.000
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 125.000
Phải trả ngƣời bán 2.625.000
3 a. Giá vốn hàng bán (A) 10.000.000
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 1.000.000
Phải trả ngƣời bán 11.000.000
b. Nợ TK Tiền mặt 18.700.000
Doanh thu 17.000.000
Thuế GTGT phải nộp 1.700.000
182 Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh

4 a.Tiền gửi ngân hàng 11.165.000


Doanh thu 10.150.000
Thuế GTGT phải nộp 1.015.000
b.Giá vốn hàng bán *(A) 7.020.000
Hàng hóa 7.020.000
5 Hàng hóa (B) 10.200.000
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 510.000
Tiền gửi ngân hàng 10.710.000
6 a.Hàng hóa (A) 1.980.000
Giá vốn hàng bán 1.980.000
b.Hàng bán bị trả lại 3.000.000
Thuế GTGT phải nộp 300.000
Phải thu khách hàng 3.300.000
7 a.Tiền gửi ngân hàng 10.710.000
Doanh thu 10.200.000
Thuế GTGT phải nộp 510.000
b.Giá vốn hàng bán*(B) 8.620.000
Hàng hóa 8.620.000

4b. Giá vốn hàng bán = 500 x10.000đ/kg + 200 x 10.100đ/kg = 7.020.000
7b. Giá vốn hàng bán = 500 x 5.000đ/kg + 1.200 x 5.100đ/kg = 8.620000
b. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán trong kỳ, lãi gộp
trong kỳ.
- Hàng tồn kho cuối kỳ =
500kg x 10.000đ/kg + (1.000kg x 10.1000đ/kg +500kg x 5.000đ/kg +
2.000kg x5.100đ/kg) – (500 x10.000đ/kg + 200 x 10.100đ/kg + 500 x
5.000đ/kg + 1.200 x 5.100đ/kg) +200 kg x 9.900đ/kg = 14.140.000 đ
- Giá vốn hàng bán = 500 x10.000đ/kg + 200 x 10.100đ/kg + 500 x 5.000đ/kg +
1.200 x 5.100đ/kg + 1.000kg x 10.000đ/kg = 21.140.000đ
- Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Các khoản giảm trừ DT
= 17.000.000 + 10.150.000 +10.200.000 - 21.140.000đ -3.000.000
= 13.210.000 đ

Bài 6. Trong kỳ, tại nhà máy A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau:
Yêu cầu: Phân loại các chi phí trên theo khoản mục chi phí sản xuất và tính số tiền
của từng khoản mục
a. Chi phí sản xuất trực tiếp
‐ Xuất kho vật liệu cho sản xuất chính 460 tr đồng.
‐ Xuất kho phụ tùng thay thế cho phân xƣởng 36 tr đồng
Chƣơng 7: Kế toán nghiệp vụ…đơn vị sản xuất kinh doanh 183

‐ Tính lƣơng công nhân sản xuất 160 tr


b. Chi phí sản xuất chung
‐ Tính lƣơng nhân viên phân xƣởng 32 tr đồng.
‐ Tính khấu hao máy móc thiết bị sản xuất trong kỳ là 24 tr đồng.
‐ Tiền điện phải trả trong kỳ là 62 tr đồng, chƣa có thuế GTGT, thuế suất thuế
GTGT 10%.
‐ Chi phí điện thoại cho phân xƣởng trả bằng tiền mặt là 6,6 tr đồng (đã bao gồm
thuế GTGT 10%)
‐ Trả lƣơng nhân viên phục vụ khác ở phân xƣởng sản xuất bằng tiền mặt là 3 tr
đồng.
1. Tính tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
CPSX trực tiếp = 460tr+36 tr+160tr =656tr
CP Sản xuất chung = 32tr +24tr+62tr+ 6,6tr/1.1+3tr =127tr
Tổng chi phí sản xuất = 656tr +127tr = 783tr

2. Giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ = 36tr+783tr-104tr =715tr


184 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

BÀI TẬP TỔNG HỢP VÀ ĐỀ THI MẪU

Bài 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây:
1. Bán hàng Y chƣa thu tiền 400 triệu đồng, giá xuất kho là 320 triệu đồng
2. Mua hàng hóa Z trị giá 400 triệu đồng, đã trả bằng tiền mặt 100 triệu đồng
3. Chi tiền mặt đăng quảng cáo trên báo tuổi trẻ trong 6 tháng là 8 triệu đồng
4. Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận văn phòng là 3 triệu đồng, bộ phận bán
hàng là 2 triệu đồng

Bài 2*. Nêu nội dung nghiệp vụ của các định khoản sau:
1. Nợ TK chi phí bán hàng/ Có TK chi phí trả trƣớc: 2 triệu đồng
2. Nợ TK tài sản cố định / Có TK vay dài hạn 40 triệu đồng
3. Nợ TK Vay ngắn hạn/Có TK tiền mặt 10 triệu đồng
4. Nợ TK ngƣời mua trả tiền trƣớc/ Có TK doanh thu bán hàng 30 triệu đồng
5. Nợ TK tài sản cố định 50 triệu đồng /Có TK tiền mặt 10 triệu đồng và Có TK Phải
trả ngƣời bán 40 triệu đồng

Bài 3. Ngày 1.4.20x0, Công ty ABC thành lập với số vốn ban đầu là 500 triệu đồng và
gửi vào tiền gửi ngân hàng. Trong tháng 4.20x0, Công ty thực hiện các nghiệp vụ sau:
1. Mua hàng hóa M với giá mua là 100 triệu đồng, chƣa trả tiền cho ngƣời bán
2. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 300 triệu đồng.
3. Xuất quỹ tiền mặt 250 triệu đồng để mua xe tải nhỏ để chở hàng giao cho khách
4. Vay ngắn hạn bằng tiền mặt, số tiền 60 triệu đồng.
5. Trích tiền gởi ngân hàng để trả nợ cho ngƣời cung cấp hàng, số tiền 50 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Định khoản và phản ánh vào tài khoản chữ T các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
b. Lập Bảng cân đối kế toán cuối tháng 4.20x0.

TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN


Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tài sản dài hạn Nợ dài hạn

Vốn chủ sở hữu


Tổng cộng tài sản Tổng cộng nguồn vốn

c. Đánh giá khả năng thanh toán và khả năng tự chủ tài chính của công ty.
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 185

Bài 4. Có tình hình nhập-xuất- tồn nguyên vật liệu A tại công ty K&T trong tháng 12
nhƣ sau:
‐ Tồn kho đầu tháng: 400kg, đơn giá: 4.500đ /kg
‐ Tình hình nhập - xuất trong tháng:
 Ngày 05 nhập kho 300kg, giá nhập kho 4.600 đ/kg
 Ngày 07 nhập kho 500kg, giá nhập kho 5.000 đ/kg
 Ngày 10 xuất kho 900kg để sử dụng cho sản xuất
 Ngày 15 xuất kho 200kg để sử dụng cho sản xuất
 Ngày 20 nhập kho 400kg, giá nhập kho 5.200 đ/kg
 Ngày 27 xuất kho 300kg để sử dụng cho sản xuất
Tài liệu bổ sung:
- Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thƣờng xuyên
- Phƣơng pháp tính giá toán hàng tồn kho: nhập trƣớc- xuất trƣớc
Yêu cầu:
a. Tính toán và trình bày số liệu vào bảng sau (đơn vị tính: ngàn đồng)
Ngày NHẬP XUẤT TỒN
Số Đơn Thành Số Đơn Thành Số Đơn Thành
lƣợng giá tiền lƣợng giá tiền lƣợng giá tiền

5/9
7/9
10/9
15/9
20/9
27/9
Tổng

b. Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng hóa A trên TK chữ T cho nguyên liệu A

Bài 5. Trong từng trƣờng hợp sau hãy điền vào ô trống (đơn vị tính: triệu đồng)
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
a. Tiền: Giảm 100 PTNB: Giảm 100 Không đổi
Nghiệp vụ: Chi tiền trả nợ nhà cung cấp, số tiền là 100
b. Phải thu KH: Tăng 500 Không đổi ……………….
Nghiệp vụ: ………………………………………………………………………………
c. Hàng hóa: tăng 600 …………… Không đổi
Nghiệp vụ: Nhập kho hàng hóa 600 trả bằng chuyển khoản là 200, số còn lại chƣa thanh toán
d. Không đổi PTNB: Tăng 100 …………
Nghiệp vụ: ………………………………………………………………………………
186 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

e. Thành phẩm tăng 300 Không đổi Không đổi

Nghiệp vụ: ………………………………………………………………………………

Bài 6*. Tại Công ty May Sao Việt có tình hình sau
 Chi phí sản xuất chung trong kỳ nhƣ sau:
- CP nhân viên phân xƣởng: 100 triệu
- Khấu hao máy móc thiết bị: 30 triệu
- Tiền điện chạy máy: 20 triệu
- Văn PP và dụng cụ quản lý 3 triệu
- Lƣơng nhân viên phân xƣởng: 8 triệu
 Đơn hàng thực hiện trong kỳ: SV011 và SV012. Tiền lƣơng công nhân trực
tiếp của 2 đơn hàng trên theo thứ tự là 400 triệu và 200 triệu.
Yêu cầu:
1. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 đơn hàng theo tiền lƣơng công nhân trực tiếp.
2. Ghi nhận bút toán liên quan đến tổng hợp (kết chuyển) CP sản xuất cho đơn hàng
SV011 và SV012

Bài 7. Trích trang sổ Nhật ký chung công ty ABC nhƣ sau:


NV Nợ/Có
1- ???
Nợ TK Tiền mặt 30.000.000
Có TK Doanh thu chƣa thực hiện
2- ???
Nợ TK Chi phí thuê kho 1.000.000
Có TK Chi phí trả trƣớc
3- Định kỳ, ghi nhận lãi tiền vay phải trả
Nợ TK Chi phí lãi vay 2.000.000
???
4- ???
Nợ TK Nguyên vật liệu 12.000.000
Nợ TK Công cụ, dụng cụ ???
Có TK Tiền mặt 17.000.000
5- Trích khấu hao TSCĐ phục vụ SX
??? 3.000.000
???
Yêu cầu:
3. Điền nội dung còn thiếu vào chỗ có dấu ???.
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 187

4. Phản ánh sự ảnh hƣởng của các nghiệp vụ kinh tế trên đến phƣơng trình kế toán
theo mẫu cho dƣới đây
Nghiệp Bảng Cân đối kế toán BCKQKD BCLCTT
vụ TS Nợ Vốn D.Thu C.Phí Dòng Dòng
P.trả CSH tiền thu tiền chi
1 Tiền DTCTH K K K K K
+30 +30
2
3
4
5

Bài 8. Công ty Việt Hƣng là công ty chuyên sản xuất thiết bị nâng. Ngày 1 tháng 1 năm
20x1, công ty mua mới một thiết bị sản xuất với giá 500.000.000đ để phục vụ sản xuất,
công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Công ty sẽ khấu hao thiết bị này trong 4 năm.
Yêu cầu:
a. Tính mức khấu hao tháng 1/20x1
b. Tính khấu hao lũy kế của thiết bị trong năm 20x1
c. Ghi nhận số tiền vào bảng sau và giải thích sự khác nhau giữa dòng tiền hàng năm
và chi phí khấu hao đƣợc ghi nhận hàng năm?
Năm 20x1 Năm 20x2 Năm 20x3 Năm 20x4
Tiền trả cho thiết
bị
Khấu hao
d. Phản ánh Nguyên giá TSCĐ và Hao mòn TSCĐ (Hao mòn lũy kế) trong năm 20x2
vào các TK sau: TK TSCĐ hữu hình TK Hao mòn TSCĐ ( số dƣ đầu kỳ, số phát sinh,
số dƣ cuối kỳ) dƣới hình thức chữ T

Bài 9*. Có sơ đồ kế toán sau


TK Hàng hóa TK Tiền mặt TK GVHB
40.000 200.00
0
(TM 32.000 52.000 (…) (… 52.000 ….. (…
) ) )
32.000 (…
)

32.000 32.000 52.000 …..


……. 168.00
0
188 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

TK P/ thu khách TK D/ thu bán TK XĐKQKD


hàng hàng
(GV
HB)
(…) 98.000 XĐ ….. 98.000 (PT (CP
KQ KH) BH)
KD
(CP
thuế)
(LN
ST)

98.000 98.000 98.000 …. ….

TK CP Bán hàng TK Hao mòn TK LN chƣa PP


TSCĐ

(HM 2.000 …. (CP ….. X


TS BH) Đ
CĐ) K
Q
K
D
2.000
Chi phí thuế
TNDN
…..

Thông tin bổ sung: thuế suất thuế TNDN là 20%


Yêu cầu
a. Hoàn thành sơ đồ kế toán bằng cách điền số liệu thích hợp vào chỗ ……
b. Viết lại định khoản các nghiệp vụ từ sơ đồ kế toán trên
c. Với các số liệu trên, lập một số chỉ tiêu trên BCKQKD
Chỉ tiêu Số tiền
- Doanh thu bán hàng
- Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận gộp
d. Hãy tính tỷ suất Lợi nhuận gộp và nêu ý nghĩa của tỷ số này.
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 189

Bài 10. Công ty ABC trong tháng có các giao dịch sau:
1. Mua vật tƣ bằng tiền mặt là 40.000.000đ.
2. Giá trị vật tƣ đƣợc sử dụng cho sản xuất trong tháng là 5.000.000đ.
3. Doanh thu bán hàng trong của công ty là 100.000.000đ, trong đó có
60.000.000đ chƣa thu tiền khách hàng, 40.000.000đ đã thu vào TGNH
4. Giá xuất kho của hàng đã bán trong tháng là 70.000.000đ
5. Mua hàng hóa 50.000.000đ, đã trả bằng tiền mặt là 20.000.000đ, số còn lại trả
vào tháng sau.
6. Công ty vay ngân hàng 400.000.000đ với thời hạn là 20 tháng, đã nhận bằng
tiền mặt.
7. Chi tiền mặt để trả 20.000.000đ tiền nợ gốc và 5.000.000đ tiền lãi.
Yêu cầu: Trình bày ảnh hƣởng của các nghiệp vụ đến phƣơng trình kế toán
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Bài 11*. Dƣới đây là số liệu trên báo cáo tài chính năm 20x1 của 3 công ty A, B và C.
Biết công ty A và B kinh doanh hàng may mặc thông dụng, còn công ty C chuyên
cung cấp các sản phẩm thời trang cao cấp.
Yêu cầu:
a. Tính các tỷ số: Tỷ lệ lãi gộp, số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ phải
thu.
b. Nhận xét về cách thức kinh doanh của mỗi công ty.
ĐVT: triệu đồng
Cty A Cty B Cty C
Doanh thu 150.000 130.000 202.500
Giá vốn hàng bán 110.000 62.500 185.000
Hàng tồn kho 7.500 13.250 90.000
Nợ phải thu 13.000 14.250 17.500
190 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

Bài 12. Tính các chỉ tiêu từ a đến i


Nội dung Công ty A Công ty B
Ngày 01/08/201X
- Tài sản 30.816 (e)
- Nợ phải trả (a) (f)
- Vốn chủ sở hữu (b) 119.040
Tình hình tăng (giảm) trong tháng 08/201x
- Tài sản 24.606 (g)
- Nợ phải trả -1743 35.457
- Vốn chủ sở hữu 26.349 (h)
Ngày 31/08/201X
- Tài sản (c) 566.412
- Nợ phải trả 4.302 (i)
- Vốn chủ sở hữu (d) 145.605

Bài 13. Công ty thƣơng mại A & H bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 01/01/20x1
và có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1 nhƣ sau (ĐVT: ngàn đồng)
1. Chủ sở hữu góp vốn bằng TGNH 200.000
2. Mua hàng hóa nhập kho 600.000, chƣa trả ngƣời bán
3. Bán hàng thu bằng TGNH với giá bán 680.000, giá vốn 420.000
4. Trả tiền thuê cửa hàng kinh doanh: 15.000 bằng TGNH
5. Lƣơng nhân viên bán hàng chƣa trả: 12.000
6. Lãi tiền gởi ngân hàng (nhập vào gốc): 2.200
7. Trả nợ ngƣời bán hàng hóa: 140.000 bằng TGNH
8. Mua toà nhà văn phòng 400.000, đã trả 300.000 bằng TGNH, còn lại chƣa thanh
toán
9. Chia lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng tiền mặt là 800
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên lợi nhuận trƣớc thuế.
Yêu cầu:
a. Xác định ảnh hƣởng của từng nghiệp vụ kinh tế đến phƣơng trình kế toán.
b. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1/20x1.
c. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/01/20x1 và Lập báo cáo LCTT tháng 1/20x1

Bài 14. Trong mỗi trƣờng hợp sau đây, hãy nêu một nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù
hợp với các yêu cầu của đề bài.
a. Nghiệp vụ kinh tế làm ảnh hƣởng đến tài sản và vốn chủ sở hữu của bảng cân đối kế
toán; doanh thu và chi phí của báo cáo kết quả kinh doanh và dòng tiền thu của báo
cáo lƣu chuyển tiền tệ.
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 191

b. Nghiệp vụ kinh tế làm ảnh hƣởng đến tài sản và nợ phải trả của bảng cân đối kế
toán, dòng tiền chi của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, không ảnh hƣởng đến báo cáo
KQKD
c. Nghiệp vụ kinh tế làm ảnh hƣởng đến tài sản và nợ phải trả của bảng cân đối kế
toán, không ảnh hƣởng đến báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.

Bài 15. Có các định khoản sau:


a. Nợ TK Tiền mặt: 30.000.000 / Có TK Doanh thu chƣa thực hiện: 30.000.000
b. Nợ TK Chi phí thuê kho: 1.000.000 / Có TK Chi phí trả trƣớc: 1.000.000
c. Nợ TK Giá vốn hàng bán: 2.000.000 / Có TK hàng hóa: 2.000.000
d. Nợ TK Vay ngân hàng: 12.000.000 / Có TK Tiền gởi ngân hàng: 12.000.000
e. Nợ TK Chi phí QLDN: 3.000.000 / Có TK Hao mòn TSCĐ: 3.000.000

Yêu cầu: Phản ánh sự ảnh hƣởng của các nghiệp vu kinh tế trên vào khoản mục thích
hợp trên phƣơng trình kế toán. Ghi số + và số tiền nếu ảnh hƣởng tăng, Ghi số - và số
tiền nếu ảnh hƣởng giảm, Ghi “K” nếu không ảnh hƣởng.
ĐVT: triệu đồng
NV Bảng cân đối kế toán Báo cáo KQKD Báo cáo LCTT

a.
b.
c.
d.
e.
f.

Bài 16. Có tình hình nhập-xuất- tồn hàng hóa A tại công ty K&T trong tháng 12 nhƣ
sau (Cty áp dụng phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho: nhập trƣớc- xuất trƣớc)
 Tồn kho đầu tháng: 400đv, đơn giá: 4.500đ /đv
 Tình hình nhập - xuất trong tháng:
- Ngày 05 nhập kho 300đv, giá nhập kho 4.600 đ/đv;
- Ngày 07 nhập kho 500đv, giá nhập kho 5.000 đ/đv;
- Ngày 10 xuất kho 900đv để bán cho khách hàng X, chƣa thu tiền; giá bán là
6.000đ/đv
- Ngày 20 nhập kho 400đv, giá nhập kho 5.200 đ/đv;
192 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

- Ngày 27 xuất kho 100đv để gởi bán cho khách hàng M. Giá chào bán là
6.200đ/đv.
Yêu cầu:
a. Với những số liệu trên, các bạn có thể tính đƣợc các chỉ tiêu gì trên Báo cáo
KQHĐKD?
b. Tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu a và trình bày số liệu vào các chỉ tiêu thích
hợp trên BCKQHĐKD (gồm cột “chỉ tiêu” và cột “số tiền”.)

ĐỀ THI MẪU 1 (Tự luận)


Câu 1 Xử lý các tình huống sau.
Kế toán trƣởng Cty Anh Vũ yêu cầu nhân viên kế toán điều chỉnh giảm giá trị hàng
tồn kho năm 2014 để phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho cho các lô hàng sau:
- Lô hàng mã số A45 trị giá 156.000.000đ đƣợc ghi nhận nhập kho ngày
28/12/2014,
hóa đơn bán hàng của bên bán có chữ ký nhận hàng của đại diện Cty Anh Vũ ghi
ngày 2/1/2015
- Lô hàng mã số C57 trị giá 457.000.000đ đƣợc ghi nhận nhập kho ngày
31/12/2014, hóa đơn bán hàng của bên bán có chữ ký nhận hàng của đại diện Cty
Anh Vũ ghi ngày 30/12/2014
Yêu cầu:
a. Cho biết yêu cầu của kế toán trƣởng của Cty Anh Vũ là đúng cho những lô
hàng nào? Lô hàng nào vẫn phải tính trong giá trị hàng tồn kho?
b. Giải thích lý do cho sự lựa chọn của bạn cho từng lô hàng cụ thể dựa trên cơ sở
vận dụng nguyên tắc kế toán thích hợp (dồn tích , phù hợp, thận trọng…).

Câu 2 Tại doanh nghiệp An Phú, chuyên kinh doanh thƣơng mại có tình hình hoạt
động kinh doanh trong tháng 10/20XX nhƣ sau: (Đvt: 1.000 đ)
- Số dƣ một số tài khoản đầu ngày 1/10/20XX
1. Hàng hóa tồn kho 455.610 7. TSCĐ hữu hình 547.890
2. Công cụ dụng cụ 23.980 8. Vay ngân hàng 34.000
3. Tiền mặt 20.450 9. Hao mòn TSCĐ 13.500
4. Phải thu khách hàng 135.000 10. Nguồn vốn kinh 1.564.000
doanh
5. Phải trả ngƣời lao động 14.650 11. Tiền gửi ngân hàng 678.000
6. Phải trả ngƣời bán 227.890 12. Thuế GTGT phải nộp 6.890
- Trong kỳ doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho trị giá 348.000, đã trích tiền gửi ngân hàng để thanh toán
148.000, số còn lại sẽ trả ngƣời bán sau 1 tháng
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 193

2. Xuất kho hàng hóa để bán cho Cty Mặt trời, số lƣợng 10.000 tấn, đơn giá bán
16,8/tấn chƣa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%, hàng giao tại kho ngƣời
bán, bên mua đã chấp nhận thanh toán sau 15 ngày. Cho biết đơn giá vốn của lô
hàng xuất kho là 15/tấn.
3. Vay ngân hàng để trả nợ ngƣời bán 127.420
4. Cty Mặt trời trả lại 5.000 tấn hàng do sau khi nhận hàng kiểm lại thấy không đúng
yêu cầu trong hợp đồng. Doanh nghiệp An Phú đã nhận lại hàng và nhập kho.
5. Khách hàng nộp tiền mặt trả nợ tiền mua hàng 35.800
6. Dùng tiền mặt trả nợ ngƣời bán 50.400
Cho biết doanh nghiệp kê khai nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/20XX
2. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ (dạng đơn giản)

Câu 3 Công ty TNHH Hùng Anh bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại từ ngày
01/01/20X1 và có các nghiệp vụ trong tháng 1 nhƣ sau (đvt: 1.000 đ)
(Giả sử không xét đến ảnh hưởng của thuế GTGT)
1. Chủ sở hữu góp vốn bằng tiền mặt 200.000
2. Mua hàng hóa nhập kho 600.000, chƣa trả ngƣời bán
3. Bán hàng thu bằng TGNH với giá bán 680.000, giá vốn là 420.000
4. Trả tiền thuê cửa hàng kinh doanh 15.000 bằng TGNH
5. Lƣơng nhân viên bán hàng chƣa trả 12.000
6. Tính chi phí lãi vay phải trả trong kỳ là 200
7. Trả nợ ngƣời bán hàng hóa 140.000
8. Mua tòa nhà văn phòng 400.000, đã trả 300.000 bằng TGNH, còn lại chƣa thanh
toán
9. Chia lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng tiền mặt là 800
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên lợi nhuận trƣớc thuế
Yêu cầu:
1. Xác định ảnh hƣởng của từng nghiệp vụ kinh tế đến phƣơng trình kế toán
2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1/20X1
194 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

ĐỀ THI MẪU 2 (Tự luận)


Câu 1. Công ty An Bình có số dƣ một số tài khoản ngày 31.08.2015 nhƣ sau:
Đvt: 1.000 đồng

 Hàng hóa 13.800


 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 54.000
 Tạm ứng 4.700
 Tiền mặt 13.600
 Công cụ dụng cụ 6.500
 Thuế GTGT phải nộp 700
 Phải thu khách hàng 7.500
 Phải trả ngƣời lao động 4.100
 Quỹ đầu tƣ phát triển 2.900
 Tài sản cố định hữu hình 30.400
 Phải trả ngƣời bán 11.800
 Hao mòn tài sản cố định 3.000
Trong tháng 9, công ty phát sinh nghiệp vụ sau: (Giả thiết chƣa tính đến ảnh hƣởng
của thuế GTGT)
1. Mua 4.500 tấn hàng hóa A trị giá 67.500, chƣa thanh toán tiền cho bên bán,
hàng đã nhập kho
2. Nộp 4.000 tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của công ty mở tại ngân hàng. Ngân
hàng đã xác nhận số tiền nộp đủ
3. Xuất kho 5.000 tấn hàng hóa A để bán với giá bán 16,5/tấn. Ngƣời mua đã
thanh toán hết qua ngân hàng, ngân hàng đã xác nhận số tiền trên tài khoản
4. Mua nhập kho hàng hóa B trị giá 1.300, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
5. Trích tiền gửi ngân hàng nộp 200 tiền thuế GTGT cho nhà nƣớc.
6. Khách hàng nộp 3.500 tiền mặt trả nợ tiền mua hàng
7. Trả lƣơng cho ngƣời lao động bằng tiền mặt 4.100
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 9/2015
Cho biết: Hàng hóa tồn kho đầu kỳ là hàng hóa A, số lượng 1000 tấn. Cty quản
lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng xuất
kho theo FIFO
CÂU 2.
Công ty An Thảo, trụ sở tại tỉnh Kontum, chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng, áp dụng
kê khai thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ có tình hình hoạt động trong tháng
12/2014 nhƣ sau: (đvt 1.000 đ)
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 195

2. Ngày 5/12 - Nhận lô hàng túi xách nhập khẩu tại cảng trị giá 450.000, thuế nhập
khẩu 5%, thuế suất thuế GTGT 10%. Tiền hàng Cty trả chậm sau 3 tháng. Chi
phí vận chuyển lô hàng từ cảng về Cty đã có thuế GTGT là 1.320 (thuế suất thuế
GTGT 10%) đã trả bằng tiền mặt. Số lƣợng túi xách 1.000 chiếc
3. Ngày 26/12 - Mua lô hàng dụng cụ gia đình từ Cty Kim Hằng trị giá 360.000
chƣa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 5%, chi phí vận chuyển lô hàng chƣa
thuế là 800, thuế suất thuế GTGT 10%. Theo thỏa thuận Cty Kim Hằng sẽ vận
chuyển lô hàng giao tại kho ngƣời mua và đến ngày 30/12 Cty An thảo mới nhận
đƣợc lô hàng này. Tiền hàng và chi phí vận chuyển đƣợc Cty An Thảo chuyển
khoản qua Ngân hàng ngày 3/1/2015. Cty an Thảo đƣợc Cty Kim Hằng chiết
khấu 5% trên giá trị gốc của lô hàng
4. Ngày 31/12 Cty bán 300 chiếc túi nhập khẩu tại nghiệp vụ 1, giá bán 600/chiếc
chƣa tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 5%, tiền hàng ngƣời mua chƣa thanh
toán, hàng đƣợc giao cho bên mua tại kho Cty An Thảo. Cty An Thảo chiết khấu
cho ngƣời mua hàng 2% tính trên giá bán của lô hàng
Yêu cầu:
1. Tính giá hàng nhập kho cho lô hàng túi xách và dụng cụ gia đình
2. Tính kết quả kinh doanh của Cty An Thảo khi bán túi xách
3. Tính giá trị hàng tồn kho ngày 31/12 của Cty An Thảo

ĐỀ THI MẪU 3 (Tự luận)


Câu 1: Công ty Hoa Lâm, hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng
xuyên, xuất kho theo phƣơng pháp Nhập trƣớc-Xuất trƣớc (FIFO) có các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong tháng 7 năm 20XX nhƣ sau:
- Số dƣ TK Hàng hóa (hàng A) ngày 1/7/20XX: 200.000.000 đồng, số lƣợng 500 tấn.
1. Mua, nhập kho1.000 tấn hàng hóa B thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, trị giá
540.000.000 đồng
2. Xuất kho bán 300 tấn hàng hóa B, giá bán 680.000đồng/tấn, khách hàng chƣa
thanh toán
3. Xuất kho bán 250 tấn hàng hóa A, giá bán 460.000đồng/tấn, khách hàng đã
chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng 50% số tiền còn lại trả chậm sau 15 ngày.
4. Tính tiền lƣơng phải trả trong tháng cho bộ phận bán hàng 15.000.000 đồng và bộ
phận quản lý doanh nghiệp là 8.000.000 đồng
5. Trích khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng 5.000.000 đồng và bộ phận quản lý
doanh nghiệp 3.000.000 đồng
6. Chi phí chi bằng tiền mặt ở bộ phận bán hàng là 2.000.000 đồng và bộ phận quản
lý là 5.000.000 đồng
7. Nhận Giấy báo Có của ngân hàng số tiền 20.500.000 đồng về khoản tiền lãi tiền
gửi ghi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty
196 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

8. Trích tiền gửi ngân hàng trả lãi tiền vay tháng 7 là 15.500.000 đồng
Giả sử không xét đến ảnh hƣởng của thuế GTGT. Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 20%
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (3.5đ)
b. Lập Báo cáo Kết quả kinh doanh dạng đơn giản theo mẫu sau: (2đ)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Chỉ tiêu Số tiền
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 
2. Giá vốn hàng bán 
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 
4. Doanh thu hoạt động tài chính 
5. Chi phí tài chính 
6. Chi phí bán hàng 
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 
8. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 

Câu 2 Công ty Huy Anh bán 2 lô hàng, diễn biến nhƣ sau:
1. Lô hàng mã số J 211, trị giá 458.900.000 đ, hàng giao tại kho bên bán và đã ký
giao nhận ngày 25/6/20XX. Khách hàng mua chƣa chuyển hàng mà còn gửi tại
kho Cty. Hàng bán trả chậm sau 1 tháng
2. Lô hàng mã số Y 564, trị giá 985.650.000đ đƣợc giao tại kho ngƣời mua. Hàng
đã xuất chuyển đi ngày 27/6/20XX nhƣng đến 30/06/20XX Cty chƣa nhận đƣợc
xác nhận nhận hàng từ bên mua. Lô hàng này sẽ đƣợc thanh toán tiền ngay sau
khi giao hàng hoàn tất
Kế toán bán hàng đã ghi nhận doanh thu bán hàng trong tháng 6 cho 2 lô hàng trên,
tổng cộng 1.444.550.000đ
Yêu cầu:
a. Hãy cho biết việc ghi nhận doanh thu tháng 6 nhƣ trên có đúng không? Giải
thích vì sao đúng hay sai?
b. Tại ngày 30/06/20XX giá trị của lô hàng 1 và 2 đang đƣợc ghi nhận ở tài khoản
nào sau đây: TK Giá vốn hàng bán, TK Hàng gửi đi bán, TK Doanh thu, TK Nợ
phải thu? Giải thích cho từng trƣờng hợp lựa chọn
------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 197

ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP VÀ ĐỀ THI

PHẦN BÀI TẬP TỔNG HỢP


Bài 2. Nêu nội dung nghiệp vụ của các định khoản:
1. Kết chuyển chi phí trả trƣớc vào chi phí bán hàng 2 triệu đồng
2. Vay dài hạn ngân hàng để đầu tƣ vào TSCĐ trị giá 40 triệu đồng
3. Vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền mặt 10 triệu đồng
4. Bán hàng tổng trị giá theo giá bán 30 triệu đồng thu từ khoản tiền ngƣời mua hàng
đã ứng trƣớc
5. Mua TSCĐ trị giá 50 triệu đồng, đã trả tiền mặt 10 triệu đồng và nợ nhà cung cấp
40 triệu đồng

Bài 6. Tại Công ty May Sao Việt


1. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 đơn hàng theo tiền lƣơng công nhân trực
tiếp.
‐ Tổng chi phí sản xuất chung: 100 + 30 + 20 +3 + 8 =161 triệu đồng
‐ Chi phí SXC cho đơn hàng SV011=400 x161/600 = 107,33
‐ Chi phí SXC cho đơn hàng SV012=200 x 161/600 = 53,67
2. Nợ TK CP sản phẩm dở dang 161
Nợ TK CP sản phẩm dở dang SV011: 107,33
Nợ TK CP sản phẩm dở dang SV012: 53,67
Có TK chi chí SXC: 161

Bài 9 Có sơ đồ kế toán sau

TK Hàng hóa TK Tiền mặt TK GVHB


40.000 200.000
(1) 32.000 52.000 (2b) (2b) 52.000 52.000 ()
32.000 (1)
32.000 32.000 52.000 52.000
20.000 168.000

TK P/ thu KH TK DT bán hàng TK XĐKQKD


(GVHB) 52.000
(2a) 98.000 KQKD 98.000 98.000 (2a) (CPBH 2.000 98.000
(CP thuế) 8.800
(LNST) 35.200
98.000 98.000 98.000 98.000 98.000
198 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

TK CP Bán hàng TK Hao mòn TK LN chƣa PP


TSCĐ
2.000 2.000 35.200
(HM (CP (XDK
TSCD) BH) QKD)
2.000 2.000
Chi phí thuế
TNDN
8.800 8.800

b. Viết lại định khoản các nghiệp vụ từ sơ đồ kế toán trên(Đvt: 1.000đ)


(1) Nợ TK Hàng hóa: 32.000 (4) Nợ TK Doanh thu: 98.000
Có TK Tiền mặt: 32.000 Có TK Xác định KQKD : 98.000
(2a) Nợ TK Nợ phải thu: 98.000 (5) Nợ TK Xác định KQKD: 62.800
Có TK Doanh thu: 98.000 Có TK Giá vốn hàng bán: 52.000
(2b) Nợ TK Giá vốn hàng bán: 52.000 Có TK Chi phí bán hàng: 2.000
Có TK Hàng hóa: 52.000 Có TK Chi phí thuế TNDN: 8.800
(3) Nợ TK CP bán hàng: 2.000 (6) Nợ TK Xác định KQKD : 35.200
Có TK HM TSCĐ: 2.00 Có TK Lợi nhuận chƣa phân phối: 35.200
c. Với các số liệu trên, lập một số chỉ tiêu trên BCKQKD
Chỉ tiêu Số tiền
- Doanh thu bán hàng 98.000
- Giá vốn hàng bán 52.000
- Lợi nhuận gộp 46.000
d. Tỷ suất Lợi nhuận gộp: LN gộp/doanh thu bán hàng = 46.000/98.000 =46,94%

Bài 11.
a. Tính các tỷ số: Tỷ lệ lãi gộp, số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ phải
thu.
b. Nhận xét về cách thức kinh doanh của mỗi công ty.
ĐVT: triệu đồng
Cty A Cty B Cty C
Doanh thu 150.000 130.000 202.500
Giá vốn hàng bán 110.000 62.500 185.000
Hàng tồn kho 7.500 13.250 90.000
Nợ phải thu 13.000 14.250 17.500
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 199

Lãi gộp 40.000 67.500 17.500


Tỷ lệ lãi gộp(%) 26,66 51,92 8,66
Vòng quay hàng tồn kho 14,66 4,72 2,06
Vòng quay nợ phải thu 11,5 9,12 11,57
Dƣới đây là số liệu trên báo cáo tài chính năm 20x1 của 3 công ty A, B và C. Biết
công ty A và B là hãng kinh doanh hàng may mặc thông dụng, còn công ty C chuyên
cung cấp các sản phẩm thời trang cao cấp.

ĐỀ THI MẪU 1
Câu 1 Xử lý tình huống
a. Việc yêu cầu điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho năm 2014 của kế toán trƣởng Cty
Anh Vũ:
- Đúng đối với trƣờng hợp của lô hàng A45. Vì theo điều kiện ghi nhận hàng hóa (tính
giá trị hàng tồn kho), ngoài việc quyền sở hữu đã đƣợc chuyển giao cho bên mua (là
Cty Anh Vũ), còn phải kèm theo xác nhận đã nhận hàng của bên mua. Việc nhận hàng
của Cty Anh Vũ ghi ngày 2/1/2015; cho nên cần điều chỉnh giảm giá trị HTK năm
2014 đối với lô hàng A45.
- Sai đối với trƣờng hợp của lô hàng C57. Vì việc chuyển giao quyền sở hữu và xác
nhận đã nhận hàng của bên mua (Cty Anh Vũ) đều đã diễn ra trong năm 2014. Nhƣ
vậy, lô hàng C57 vẫn tính trong giá trị HTK năm 2014 của Cty Anh Vũ.
b. Sự lựa chọn trên cho từng lô hàng cụ thể dựa trên cơ sở vận dụng nguyên tắc kế
toán: dồn tích và giá gốc.
- Cơ sở dồn tích yêu cầu DN ghi nhận giá trị TS tại thời điểm DN thật sự nhận hàng
(ký xác nhận) – thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra.
- Theo nguyên tắc giá gốc, DN ghi nhận theo chi phí thực tế đã bỏ ra để có đƣợc các
tài sản đó. Nguyên tắc này xuất phát từ tính khách quan của việc xác định giá gốc.

Câu 2 Đvt: 1.000 đồng


a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/20XX
1. Nợ TK Hàng hóa 348.000
Có TK TGNH 148.000
Có TK Phải trả NB 200.000
2. Bút toán GVHB
Nợ TK GVHB
Có TK Hàng hóa 150.000 (10.000 * 15)
200 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

Bút toán doanh thu bán hàng


Nợ TK Phải thu KH 184.800
Có TK Doanh thu BH 168.000 (10.000 *16,8)
Có TK Thuế GTGT đầu ra 16.800 (thuế GTGT 10%)
3. Nợ TK Phải trả NB /Có TK Vay NH 127.420
4. Bút toán giảm GVHB và nhập kho
Nợ TK Hàng hóa / Có TK GVHB 75.000 (5.000 * 15)
Bút toán ghi giảm doanh thu bán hàng
Nợ TK Doanh thu BH 84.000 (5.000 * 16,8)
Nợ TK Thuế GTGT đầu ra 8.400 (thuế GTGT 10%)
Có TK Phải thu KH 92.400
5. Nợ TK TM / Có TK Phải thu KH 35.800
6. Nợ TK Phải trả NB / Có TK TM 50.400
b. Bảng Cân Đối Kế Toán - Ngày 31/10/20XX
Đvt: 1.000 đồng
Cuối kỳ Đầu kỳ
TÀI SẢN 2.014.430 1.847.430
TS ngắn hạn 1.480.040 1.313.040
Tiền mặt 5.850 20.450
TGNH 530.000 678.000
Phải thu KH 191.600 135.000
Công cụ dụng cụ 23.980 23.980
Hàng hóa tồn kho 728.610 455.610
TS dài hạn 534.390 534.390
Tài sản cố định HH 547.890 547.890
Hao mòn TSCĐ -13.500 -13.500
NGUỒN VỐN 2.014.430 1.847.430
Nợ Phải trả 441.430 283.430
Vay ngân hàng 161.420 34.000
Phải trả NB 250.070 227.890
Thuế GTGT phải nộp 15.290 6.890
Phải trả NLĐ 14.650 14.650
Vốn Chủ Sở hữu 1.573.000 1.564.000
Nguồn vốn KD 1.564.000 1.564.000
LNCPP 9.000 0
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 201

Câu 3
a. Xác định ảnh hƣởng của từng nghiệp vụ kinh tế đến phƣơng trình kế toán
Đvt: 1.000 đồng
Tài Sản = Nợ PT + Vốn Chủ Sở Hữu
NV
Tiền HTK TS khác Vốn góp LN chƣa PP
1 200.000 200.000
2 600.000 600.000
3a 680.000 680.000
3b - 420.000 - 420.000
4 - 15.000 - 15.000
5 12.000 - 12.000
6 200 - 200
7 - 140.000 - 140.000
8 - 300.000 400.000 100.000
9 - 800 - 800
10 46.560 - 46.560
Tổng 1.004.200 = 618.760 + 200.000 + 185.440
b. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1/20X1 (đvt: 1 000 đồng)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Tháng 1/20X1
D/thu BH và c.cấp DV 680.000
C/P GVHB 420.000
D/thu thuần từ BH và c.cấp DV 260.000
D/thu hoạt động TC -
C/P hoạt động TC 200
C/P BH 27.000
C/P Q.lý DN -
LN thuần từ hoạt động KD 232.800
Thu nhập khác -
C/P khác -
LN từ hoạt động khác -
Tổng LN trƣớc thuế 232.800
C/P thuế TNDN 46.560
LN sau thuế 186.240
202 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

ĐỀ THI MẪU 2
Câu 1 Định khoản
NV TK NỢ CÓ NV TK NỢ CÓ
1 Hàng hóa 67.500 4 Hàng hóa 1.300
PTNB 67.500 TGNH 1.300
2 TGNH 4.000 5 Thuế GTGT 200
Tiền mặt 4.000 TGNH 200
3a TGNH 82.500 6 Tiền mặt 3.500
Doanh thu 82.500 NPThu 3.500
3b GVHB 73.800 7 PTNLĐ 4.100
Hàng hóa 73.800 Tiền mặt 4.100
GVHB =13,800 + 4.000*67.500/4.500 = 73.800

Y/cầu 2 Lập cân đối kế toán cuối tháng


TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Tiền mặt 9.000 Phải trả NLĐ 0
TG ngân hàng 85.000 Phải trả NB 79.300
Phải thu KH 4.000 Thuế phải nộp 500
Tạm ứng 4.700 Quỹ ĐTPT 2.900
Hàng hóa 8.800 Vốn CSH 54.000
CC dụng cụ 6.500 LN chƣa PP 8.700
TSCĐ 30.400
Hao mòn TSCĐ (3000)
Cộng 145.400 145.400

Câu 2
1. Gía hàng nhập kho:
 Túi xách:
GM+ thuế NK+ CP vận chuyển = 450.000 + 450.000*5% +1.320/1,1=473.700
 Dụng cụ gia đình:
GM – CK + CPVC = 360.000 -360.000*5% + 800 = 342.800
2. Kết quả kinh doanh lô hàng túi xách
DT – GVHB – các khoản giảm trừ DT
= 300*600 - 300*473.700/1.000 – 2*300*600
= 180.000 – 142.110 – 3.600 = 34.290
3. Giá trị hàng tồn kho ngày 31/12
473.700 + 342.800 – 142.110 = 674.390
Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu 203

ĐỀ THI MẪU 3
Câu 1
a. Định khoản nghiệp vụ phát sinh
1. Nợ TK “Hàng hoá” 540.000.000
Có TK”Phải trả ngƣời bán” 540.000.000
2 Trị giá xuất kho:
300t x 540.000 = 162.000.000
a/ Nợ TK “Giá vốn hàng bán” 162.000.000
Có TK “Hàng hoá” 162.000.000
Doanh thu: 300 x 680.000 = 204.000.000
b/ Nợ TK “Phải thu khách hàng” 204.000.000
Có TK”Doanh thu bán hàng” 204.000.000
3 Trị giá xuất kho: 250t x 400.000 = 100.000.000
a/ Nợ TK “Giá vốn hàng bán” 100.000.000
Có TK “Hàng hoá” 100.000.000
Doanh thu: 250 x 460.000 = 115.000.000
b.Nợ TK “Phải thu khách hàng” 115.000.000
Có TK”Doanh thu bán hàng” 115.000.000
c.Nợ TK TG ngân hàng 57.500.000
Có TK “Phải thu khách hàng” 57.500.000
Nợ 4TK “ Chi phí bán hàng” 15.000.000
Nợ TK “ Chi phí quản lý” 8.000.000
Có TK”Phải trả ngƣời lao động” 23.000.000
5 Nợ TK “ Chi phí bán hàng” 5.000.000
Nợ TK “ Chi phí quản lý” 3.000.000
Có TK “Hao mòn TSCĐ” 8.000.000
6 Nợ TK “ Chi phí bán hàng” 2.000.000
Nợ TK “ Chi phí quản lý” 5.000.000
Có TK”Tiền mặt” 7.000.000
7 Nợ TK TG ngân hàng 20.500.000
Có TK Doanh thu tài chính 20.500.000
8 Nợ TK Chi phí tài chính 15.500.000
Có TK TG ngân hàng 15.500.000
204 Bài tập tổng hợp và đề thi mẫu

b. Lập BCKQHĐKD
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chỉ tiêu Số tiền


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 319.000.000
2. Giá vốn hàng bán 262.000.000
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 57.000.000
4. Doanh thu hoạt động tài chính 20.500.000
5. Chi phí tài chính 15.500.000
6. Chi phí bán hàng 22.000.000
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.000.000
8. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 24.000.000

Câu 3 Xử lý các tình huống


a. - Việc ghi nhận doanh thu bán hàng trong tháng 6 cho cả 2 lô hàng của Cty Huy
Anh là sai.
- Lý do:
+ Việc bán lô hàng J 211 đƣợc ghi nhận là doanh thu trong tháng 6 của Cty vì
khách hàng đã ký nhận và chấp nhận thanh toán (hình thức trả chậm).
+ Việc bán lô hàng Y 564 chƣa đƣợc ghi nhận là doanh thu trong tháng 6 vì
khách hàng chƣa xác nhận đã nhận hàng vào thời điểm cuối tháng 6.
b - Tại thời điểm cuối tháng 6
- Lô hàng J 211 đƣợc ghi nhận vào TK Giá vốn hàng bán của Cty Lam
Giang.
- Lô hàng Y 564 đƣợc ghi nhận vào tài khoản Hàng gửi đi bán.

You might also like