You are on page 1of 37

BÀI SOẠN ÔN THI

MỤC LỤC
BÀI SOẠN ÔN THI i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN 1
1. Tổng quan về thuế.........................................................................................1
2. Tổng cục thuế quản lý...................................................................................1
3. Tổng cục hải quan quản lý.............................................................................1
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THUẾ XK, NK 2
1. Đối tượng chịu thuế.......................................................................................2
2. Đối tượng không chịu thuế............................................................................2
3. Đối tượng nộp thuế........................................................................................2
4. Căn cứ............................................................................................................3
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 4
PHÂN LOẠI HÀNG HÓA 4
1. Quy tắc 1:......................................................................................................4
2. Quy tắc 2: các mặt hàng xếp cùng chương....................................................4
3. Quy tắc 3: các mặt hàng khác chương...........................................................5
4. Quy tắc 4: quy tắc dự phòng..........................................................................7
5. Quy tắc 5: dành cho bao bì, bao bì đi kèm sản phẩm....................................7
6. Quy tắc 6:......................................................................................................8
BÀI TẬP................................................................................................................8
1. Áp mã các sản phẩm sau theo cấp 8 chữ số:.................................................8
XUẤT XỨ HÀNG HÓA 9
1. Khái niệm......................................................................................................9
2. Quy tắc xuất xứ...........................................................................................10
2.1. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi..................................................................10
2.2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi.............................................................................10
3. Một số form CO...........................................................................................10
TRỊ GIÁ HẢI QUAN 12
1. Xuất khẩu.....................................................................................................12
2. Nhập khẩu....................................................................................................13
2.1. Trị giá hàng giao dịch...............................................................................14
2.1.1 Điều kiện áp dụng trị giá giao dịch....................................................15
2.1.2 Giá thực tế đã / sẽ thanh toán.............................................................17
2.1.3 Khoản điều chỉnh cộng.......................................................................17
2.1.3.1 Tiền hoa hồng..............................................................................18
2.1.3.2 Chi phí môi giới...........................................................................18
2.1.3.3 Phí bao bì.....................................................................................18
2.1.3.4 Chi phí đóng gói..........................................................................19
2.1.4 Khoản trợ giúp....................................................................................19
2.1.4.1 Loại hình......................................................................................19
2.1.4.2 Phân bổ trị giá khoản trợ giúp.....................................................19
2.1.5 Phí bản quyền / phí giấy phép............................................................19
2.1.6 Quá trình vận chuyển hàng.................................................................19
2.1.6.1 Chi phí vận tải.............................................................................19
2.1.6.2 Chi phí bốc dỡ, chuyển hàng.......................................................20
2.1.6.3 Chi phí bảo hiểm hàng hóa..........................................................20
2.1.7 Cách phân bổ......................................................................................20
2.1.8 Điều chỉnh trừ.....................................................................................20
2.1.8.1 Giảm giá (chiếu khấu).................................................................20
2.1.8.2 Chi phí phát sinh sau khi NK......................................................21
2.1.8.3 Các hoạt động do người mua thực hiện và chịu chi phí..............21
2.1.8.4 Lãi vay theo thỏa thuận tài chính................................................21
BÀI TẬP 22
BÀI 1:..............................................................................................22
BÀI 2:..............................................................................................22
BÀI 3:..............................................................................................24
CHƯƠNG 4: THUẾ XNK 25
1. Trị giá tính thuế hàng xuất khẩu (trị giá hải quan xuất khẩu).....................25
2. Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu (trị giá hải quan nhập khẩu)....................25
3. Miễn thuế:....................................................................................................26
BÀI 1:..............................................................................................26
BÀI 2:..............................................................................................26
CHƯƠNG 5: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 29
1. Trường hợp nộp thuế TTĐB........................................................................29
1.1. NTD chịu..................................................................................................29
1.2. NTD nộp...................................................................................................29
1.3. NSX A nộp...............................................................................................29
1.4....................................................................................................................29
2. Căn cứ tính thuế...........................................................................................29
2.1. Nhập khẩu.................................................................................................29
2.2. Sản xuất trong nước:.................................................................................29
2.3. Khấu trừ....................................................................................................30
BÀI 1:..............................................................................................31
BÀI 2:..............................................................................................31
CHƯƠNG 6: THUẾ GTGT 33
1. Nguyên vật liệu............................................................................................33
2. Bao bì...........................................................................................................33
3. Phụ gia.........................................................................................................33
BÀI 1:..............................................................................................33
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ
THUẾ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN
1. Tổng quan về thuế
Thuế:
- Khoản tiền bắt buộc
- Trả cho nhà nước
- Cá nhân, tổ chức thực hiện nộp
- Ko mang tính chất hoàn trả trực tiếp
2. Tổng cục thuế quản lý
- TNDN, TNCN (Thuế TN)
- GTGT, TTĐB, BVMT (Thuế tiêu dùng)
- Tài nguyên, Thuế sử dụng đất đai (Tài sản)
3. Tổng cục hải quan quản lý
- XNK
- GTGT
- TTĐB
- BVMT
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THUẾ XK, NK
1. Đối tượng chịu thuế
- Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước (Việt Nam) vào khu phi thuế
quan và từ khu phi thuế quan đưa vào thị trường trong nước (Việt Nam)
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác
Khu phi thuế quan là khu kinh tế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo quyết định của thủ tướng Chính Phủ. Bao gồm: khu
chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế
khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
Chỉ đánh vào hàng hóa, không đánh vào dịch vụ
2. Đối tượng không chịu thuế
- Hàng vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu, mượn đường qua biên giới.
- Hàng từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong
khu phi thuế quan.
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài.
- Hàng hoá từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. (nhằm phát triển kinh tế -
xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn
kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản
trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh,
thiên tai, dịch bệnh)
3. Đối tượng nộp thuế
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối tượng được ủy quyền: đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh hoặc tổ chức khác.
4. Căn cứ
VD:
NK: 3 SP ; ĐG: 1000 USD/SP
TSnk: 5 % ; TG: 23000 USD/VND
Tổng GT lô hàng: 3 x 1000 = 3000 x TSnk = 3000 x 5% = 150 USD (Tax)
� Căn cứ vào: SL (lấy sl thực tế mà người mua trả cho người bán), TS,
ĐG, TG
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
Biểu thuế:
- 22 phần
- 97 chương và 1 chương bổ sung
- Chú giải 4 loại
+ Chú giải loại trừ (trừ, ko bao gồm)
+ Chú giải định nghĩa (có nghĩa là, khái niệm)
+ Chú giải liệt kê (bao gồm, các sản phẩm được liệt kê cách nhau dấu “,”)
+ Chú giải định hướng
- 2 số đầu là chương, 2 số tiếp theo là nhóm và 2 số cuối là phân nhóm
1. Quy tắc 1:
Tên của các Phần, Chương và các Phân chương chỉ nhằm mục đích dễ tra
cứu.
VD 1: Ngựa
Bước 1 Bước 2
1) Làm thịt 010129 010129
2) Làm xiếc 010129 950810

VD 2: Phân loại hàng hóa đối với mặt hàng Khoai tây chiên hiệu Jacker vào phân
nhóm 8 số thích hợp;
Mô tả hàng hóa: Mặt hàng có tên khai báo “Khoai tây chiên Jacker” do một Công
ty thực phẩm S nhập khẩu có mô tả chi tiết là một dạng chế phẩm thực phẩm giòn
có hương vị, dạng miếng lát hình bầu dục đều nhau, trong thành phần gồm có tinh
bột khoai tây, muối, đường, hương vị và chất béo.
� 19059080 (Chương 19)
VD 3: Thịt cá voi đã cắt miếng, không xương, đông lạnh
� 0208 (Nhận)

� 0303 (Loại, đọc chú giải 1)b - Thịt của động vật có vú thuộc nhóm 01.06
(nhóm 02.08 hoặc 02.10))
2. Quy tắc 2: các mặt hàng xếp cùng chương
a) Một mặt hàng 🡪 Nhóm hàng
- Chưa hoàn chỉnh, hoàn thiện nhưng có đặc tính cơ bản của sản phẩm
- Tháo rời, chưa lắp ráp
Phôi là:
- Chưa sẵn sàng đem sử dụng trực tiếp
- Có hình dáng hay bề ngoài gần với hàng hóa hay bộ phận hàng hóa hoàn
chỉnh
- Chỉ được sử dụng để hoàn thiện thành sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm
hoàn chỉnh
- Chú ý không được xem là phôi với các sản phẩm dưới đây:
- Bán thành phẩm chưa có hình dáng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh hoặc
hoàn thiện (các thanh, các ống)
VD: Kệ di động chứa tài liệu, sách,… bằng kim loại đã phủ sơn, di động trên
đường ray cố định trên sàn (dạng đồng bộ tháo rời).
⮚ Nhóm 73.26 như sản phẩm bằng sắt.

⮚ Nhóm 83.04 như tủ đựng tài liệu.

⮚ Nhóm 94.03 như đồ nội thất.

� Sản phẩm được phân loại vào Nhóm 94.03 theo QT 1 & 2(a) và chú giải
2, Chương 94.
b) Nguyên liệu, chất (hỗn hợp, hợp chất) 🡪 nhóm
VD: Hỗn hợp gia vị dạng bột đựng trong lọ thủy tinh 125g, thành phần gồm:
- Lá rau thơm 20%: 09.10
- Tiêu xay trắng 30%: 090412.10
- Ớt 10%: 090412.10
- Đinh hương 20%: 090720.00
- Hạt cây rau mùi 20%: 090922.00
� 0910.91 (Hỗn hợp các loại trên)
3. Quy tắc 3: các mặt hàng khác chương
a) Mô tả cụ thể 🡪 ưu tiên áp mã
VD 1: Đinh tán hình ống bằng thép
� 73.18 (đinh vít, bu lông, đai ốc,…đinh tán) 🡪 loại

� 83.08 (đinh tán hình ống hoặc chân xòe) 🡪 nhận


VD 2: hộp số sử dụng cho xe 12 chỗ
� 8483 (loại)

� 8708 (nhận)
VD 3: Phân loại mặt hàng được xác định là “Máy làm rau mầm” vào nhóm 4 số
thích hợp;
Mô tả hàng hóa:
1) Máy ươm hạt giống sử dụng trong nông nghiệp;
2) Mặt hàng được xác định là một loại thiết bị cơ điện có động cơ điện gắn liền, sử
dụng để làm rau mầm phục vụ nhu cầu của gia đình;
� 8436 (máy dùng trong nông nghiệp,… máy ươm hạt giống…)🡪 nhận

� 8509 (Thiết bị cơ điện gia dụng có động cơ điện gắn liền, trừ máy hút bụi
của nhóm 85.08) 🡪 loại
b)
Đặc trưng cơ bản:
2 hay nhiều NL

Hỗn hợp Đặc trưng cơ bản


Bộ phận đóng
gói bán lẻ
- Bản chất của nguyên liệu hay thành phần: kích thức, số lượng, chất lượng,
khối lượng, giá trị, khác
- Nguyên liệu hay thành phần mang lại công dụng chính của hàng hóa đó
VD 1: Bộ làm đầu bao gồm:
Tông đơ cắt tóc sử dụng điện (8510),
Một chiếc lược (9615)
Một cái kéo (8213)
Một chiếc chổi (9603)
Một chiếc khăn (6302)
Tất cả được đóng bộ trong bao da (4202).
� Sản phẩm này sẽ được phân loại trong nhóm 8510
VD 2: Cơm sấy có thành phần như sau:
Gạo 55% 🡪 ko đặc trưng
Rau 10%
Thịt gà 13% 16.02
Tôm con 12% 16.05
Mực 5% 16.05
Gia vị 5%
Áp mã sản phẩm trên?
Loại thịt gà (13%) vì tôm con và mực tổng là 17%. Dựa và tôm con và mực thì sẽ
áp mã theo tôm do tôm con có hàm lượng phần trăm cao hơn mực.
� 160529 (theo tôm)
VD 3: Pho mát kẹp cá tuyết có thành phần như sau:
Pho mát 74%
Miếng cá tuyết mềm 26% (trong đó cá tuyết nghiền 22%; tinh bột, muối, gia vị
khác…4%)
Sản phẩm này không được đóng hộp.
Nhóm 0406: pho mát và sữa đông dùng làm pho mát
Nhóm 1604: cá khác được chế biến
� 160420.99
VD 4: Căn cứ vào Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành kèm theo
Thông tư 103/2015/TT-BTC, anh/chị hãy phân loại vào nhóm thích hợp “bộ dụng
cụ cầm tay đóng gói bán lẻ” gồm: búa, cưa, kìm và 2 cái tuộc lơ vít đựng trong hộp
sắt.
Búa: 8205
Cưa: 8202
Kìm:8203
Nơ vít: 8205
� 8206 (quy tắc 2b)
c) Nhóm có thứ tự sau cùng (ko áp dụng được quy tắc 3 a) b) sẽ áp dụng 3 c))
VD 1: Áo khoác nam:
Một mặt A làm từ vải dệt kim, 100% cotton 61.01
Mặt kia B làm từ vải 100% cotton 62.01
Hai mặt này có túi như nhau và đều có thêu logo bên ngực trái
Mặc hàng trên được phân loại thế nào?
Nhóm 61.01 hay nhóm 62.01? Áp dụng quy tắc 3c
� Nhóm 62.01 (Phân nhóm 6201.92) như áo veston làm bằng cotton
VD 2: Sản phẩm hỗn hợp sau sẽ được phân loại vào phân nhóm nào?
Tôm (11%) 1605.20
Sò (9%) 1605.90
Mực (2%) 1605.90
� Áp dụng quy tắc 3c sản phẩm được phân loại vào phân nhóm 1605.90
4. Quy tắc 4: quy tắc dự phòng
- Sản phẩm chưa có trong danh mục
- Những sản phẩm mới chưa được sử dụng rộng rãi
- Không thể phân loại theo Qui tắc 1 đến Qui tắc 3.
- Hàng hóa trên được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng
nhất.
- Phải so sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa tương tự đã được phân loại
(hàng hóa định phân loại sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng
nhất).
- Giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử
dụng của hàng hóa.
5. Quy tắc 5: dành cho bao bì, bao bì đi kèm sản phẩm
a) Bao, hộp và các loại tương tự 🡪 phân loại cùng sản phẩm
Bao bì được phân loại cùng với hàng hóa nó chứa đựng nếu:
1. Thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa đựng một loại hoặc một bộ
hàng xác định;
2. Phù hợp để sử dụng lâu dài (được thiết kế để có độ bền cùng hàng hóa nó
chứa);
3. Được đi cùng hàng hóa chúng chứa đựng, hàng hóa này có thể được gói riêng
hoặc không, để thuận tiện cho việc vận chuyển; và
4. Là loại bao bì thường được bán với hàng hóa chứa đựng trong nó;
5. Không mang lại tính chất cơ bản cho bộ hàng hóa
VD: Hộp đựng ống nhòm nhập khẩu cùng ống nhòm
� 90.05 (9005.10)
b) Không áp dụng với các bao bì sử dụng nhiều lần
- Qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng
hóa. Không áp dụng cho bao bì có thể dùng lặp lại. ví dụ trong trường hợp
thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng.
- Việc phân loại những bao, túi và bao bì tương tự thuộc loại đã nêu tại qui tắc
5(a) phải áp dụng đúng theo qui tắc 5(a).
VD: bình gas, bình nước uống, chai nước ngọt thủy tinh,…
6. Quy tắc 6:
Theo quy tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng,
trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác nhau.
BÀI TẬP
1. Áp mã các sản phẩm sau theo cấp 8 chữ số:
a) Nước rửa tay: 34013000
b) Đồng hồ đeo tay chạy bằng cơ học:91021100
c) Cà phê hòa tan: 210112
d) Bình xịt hen suyễn: 30039000
e) Túi Tote, vải canvas làm từ thực vật: 63051019
f) Máy phun sương tạo ẩm mini dùng trong các hộ gia đình: 85098090
XUẤT XỨ HÀNG HÓA
RVC =

1. Khái niệm
❖ Thu hoạch / sản xuất toàn bộ tại 1 quốc gia cụ thể
Vd: hàng nông sản, thủy sản
- Hàng hóa xuất xứ thuần túy
+ WO: wholly obtain - khi sản phẩm đó thu được hoàn toàn trong phạm
vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn bằng
nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý của bên nước xuất khẩu đó
Vd: đánh bắt cá thì trên vùng lãnh hải của Việt Nam, động vật được nuôi lớn và
thu hoạch tại Việt Nam
+ PE: Produced Entirely - Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất
xứ”. Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ (Produced Entirely
from originating materials) nghĩa là 100% nguyên liệu được sử dụng
là nguyên liệu có nguồn gốc, bao gồm: Được sản xuất toàn bộ từ
nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO.
Vd:lấy nguyên liệu của Việt Nam sản xuất ra sản phẩm chứ không sản xuất từ bất
kì nguyên vật liệu nhập khẩu nào
❖ Căn cứ theo tiêu chí chuyển đổi cơ bản cuối cùng (2 quốc gia trở lên): quốc
gia nào đạt được tiêu chí này thì công nhận xuất xứ từ quốc gia đó.
Vd: nhập khẩu vải dệt từ Trung Quốc, chỉ từ Indo,..và gia công tại Việt Nam
- CTC (Change in Tariff Classification) : chuyển đổi mã dòng thuế
(chuyển đổi mã HS). Trong đó, có 3 loại chuyển đổi sau:
Vd: hàng hóa được tạo ra thay đổi được mã HS thì đc công nhận
+ CC (Change in Chapter) : chuyển đổi theo cấp độ 2 số
Vd: cơm dừa ở chương 08 và tiến hành ép cơm dừa thành dầu dừa thì ở chương 16
+ CTH (Change in Tariff Heading) : chuyển đổi theo cấp độ 4 số. Từ
nguyên liệu cho đến sản phẩm ở các nhóm hàng khác nhau thậm chí
cùng hoặc khác chương.
Vd: nguyên liệu thép có 4 chữ số đầu trong mã HS là 7208, khi đổi thành các sản
phẩm thép từ sẽ chuyển thành 7210.
+ CTSH (Change in Tariff Sub-Heading) : chuyển đổi theo cấp độ 6 số
Vd: sản phẩm tiêu say có HS code là 0904.12.00 được sản xuất từ tiêu hạt nhập
khẩu có HS code là 0904.11.00.
- GTGT: làm cho GTGT hơn so với ban đầu (LVC: hàm lượng giá trị gia
tăng (gián tiếp/ trực tiếp) (xem thêm TT 05/2018). LVC cách xác định
GTGT chung khác với RVC (áp dụng cho GTGT hàng khu vực dành
cho CPTPP. Khu vực như ASEAN,…)
RVC trong CPTPP yêu cầu miễn nhập khẩu nguyên liệu nhưng nguyên liệu đó
nhập từ các thành viên của CPTPP thì cũng công nhận đó là RVC và khi chuyển
đổi cơ bản cuối cùng tại VN thì hàng hóa đó có xuất xứ từ VN.
- Gia công, chế biến: ko tạo ra được bản chất mới của sản phẩm nhưng
đòi hỏi phải có kỹ thuật tinh xảo để tạo ra được sản phẩm.
Một số hoạt động không được coi là tiêu chí chuyển đổi cuối cùng dù có là làm
cuối cùng: lau bụi, trang bị phòng óc bảo quản nó,…
2. Quy tắc xuất xứ
2.1. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
Những quốc gia không cam kết, không chứng minh được xuất xứ (không chứng
minh được RVC, LVC hay hàm lượng giá trị khu vực,…)
2.2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi
Những quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi, tối huệ quốc, song phương,…

3. Một số form CO
CO form ưu đãi:
- Form A: các nước dành cho VN chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- Form D: thành viên ASEAN (ATIGA)
- Form E: ASEAN và Trung Quốc (ACFTA)
- Form AK: ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA)
- Form AJ: ASEAN và Nhật Bản (AJCEP)
- Form AANZ: ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA)
- Form AI: ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)
- Form EAV: Hiệp định thương mại tự do VN-Liên minh kinh tế Á Âu.
- Form AHK: Hiệp định thương mại tự do Asean – HongKong, China
- Form CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- Form JV/VJ: Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
- Form VC: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.
- Form KV/VK: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
- Form S – Lào: Bản Thỏa thuận Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào
- Form S: Campuchia cấp ; Form X: Việt Nam cấp

CO form không ưu đãi:


- Form B
- Form ICO+A/B: Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu
của Việt Nam theo quy định của Tổ chức Cà phê thế giới
- CO cho hàng XK đi Nam phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela,…
Lưu ý:
- Nếu là thành viên của WTO, ko có CO thì sẽ áp theo thuế suất ưu đãi
- Nếu thuế suất đặc biệt cao hơn ưu đãi, DN được chọn mức thuế suất thấp hơn.
TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Trị giá hải quan = trị giá tính thuế + thống kê

1. Xuất khẩu
- Tính đến cửa khẩu xuất
- Không bao gồm I & E quốc tế
- Giá FOB
Cửa khẩu
Nhập khẩu Xuất khẩu
Nước ngoài Việt Nam
3 1 2

Trị giá tính thuế:


Trường hợp 1: giao ngay cửa khẩu xuất thì tính theo giá FOB
Trường hợp 2: giao tại một nơi nào đó nằm trong nội địa. Doanh nghiệp sẽ điều
chỉnh những chi phí vận tải nội địa, bảo hiểm (nếu có), các chi phí liên quan đến
quá trình vận chuyển từ điểm xuất phát của doanh nghiệp đến cửa khẩu xuất.
Trường hợp 3: giao hàng ngoài lãnh thổ nội địa. Doanh nghiệp sẽ trừ các chi phí
vận tải, bảo hiểm (nếu có) và các chi phí có liên quan từ cửa khẩu xuất đến địa
điểm nước ngoài.
Và các chi phí cộng/trừ đều phải có chứng từ để chứng minh. Nếu không có
chứng từ chứng minh thì sẽ không được trừ/cộng và không thể xác định được
chính xác giá trị của lô hàng. Theo đó, hải quan sẽ không chấp nhận, và đề nghị sử
dụng phương pháp mới để xác định giá trị lô hàng: phương pháp xác định hàng
hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự theo cơ sở trị giá của hải quan. (Thông
tư 60 và 39)
Xác định theo cơ sở trị giá của hải quan tức là hải quan sẽ lưu thông tin của những
lô hàng NK tương tự hoặc giống hệt trong vòng 60 ngày và rà soát xem có lô hàng
nào giống hoặc tương tự như vậy không, nếu có sẽ áp giá trị lô hàng đó cho lô
hàng mình. Trường hợp hải quan không xác định được theo trị giá của hải quan thì
hải quan sẽ sử dụng phương pháp xác định trị giá hàng hóa xuất khẩu theo cơ
sở giá tại Việt Nam. Nếu không áp dụng 2 trường hợp trên, thì hải quan sẽ áp dụng
phương pháp phân loại và tính toán, lúc này giá sẽ tăng cao và thuế của doanh
nghiệp phải chịu cũng rất cao.
4 phương pháp áp dụng cho Xuất khẩu:
- Xác định hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự theo cơ sở trị giá của hải
quan
- Xác định trị giá hàng hóa xuất khẩu theo cơ sở giá tại Việt Nam
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp tính toán
2. Nhập khẩu
- Giá quốc tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên
Cửa khẩu

Xuất khẩu Nhập khẩu

Việt Nam

3 1 2

6 phương pháp áp dụng cho Nhập khẩu:


- Trị giá giao dịch hàng nhập khẩu (chiếm 90% hoạt động NK): giá chính thức
của lô hàng. Nếu lô hàng đó không đủ điều kiện chứng minh và làm hải quan
nghi ngờ giá trên tờ khai thì sẽ chuyển sang PP2.
- Trị giá giao dịch hàng nhập khẩu giống hệt: giống nhau về mẫu mã, kiểu dáng,
kích thước, tuyến đường vận tải,…
- Trị giá giao dịch hàng nhập khẩu tương đương: sai lệch đôi chút về mẫu mã,
kiểu dáng,…
- Trị giá khấu trừ: lựa chọn những hàng hóa đã được bán tại VN, họ trừ ra những
chi phí nội địa (vận tải, bảo hiểm,…) hoặc cộng vào để điều chỉnh sao cho phù
hợp với lô hàng.
- Trị giá tính toán: lấy cơ sở giá sản xuất tại nước ngoài, cộng thêm các chi phí có
liên quan (chi phí vận tải, bảo hiểm,…) để áp vào giá hàng hóa
- Trị giá suy luận
Ví dụ 1: Công ty cổ phần ABC có xuất khẩu 1 lô hàng cho khách ở Thái Lan theo
hình thức giao hàng cho công ty chuyển phát nhanh DHL. Khi thanh toán tiền thi
khách hàng thanh toán cả tiền hàng và tiền vận chuyển cho DHL vào tài khoản
công ty. Vậy khi khai báo tờ khai xuất khẩu công ty trị giá hóa đơn thì chỉ khi trị
giá tiền hàng hay cả trị giá tiền hàng và tiền vận chuyển?
� Tách tiền hàng và tiền vận chuyển ra. Khi khai báo tờ khai XK thì công ty
khai trị giá tiền hàng.
Ví dụ 2: Công ty CBA là doanh nghiệp chế xuất có xuất khẩu lô hàng với giá CIF,
phía đối tác có yêu cầu công ty thể hiện tiền hàng, phí vận chuyển và phí bảo hiểm
rõ trên chứng từ xuất khẩu. Vậy khi khai tờ khai hải quan xuất khẩu, công ty khai
thế nào?
� Khi khai tờ khai hải quan xuất khẩu công ty sẽ khai theo khoản tiền hàng đã
được trừ phí bảo hiểm và phí vận chuyển.
Ví dụ 3: Công ty TNHH tạm xuất hàng sửa chữa CÒN bảo hành, khi tái nhập thì
không phải thanh toán. Vậy khai báo trị giá hải quan như thế nào?
� Khai trị giá hải quan bằng 0. Tuy nhiên cần phải có giấy tờ chứng minh là
hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành
Ví dụ 4: Công ty TNHH tạm xuất hàng sửa chữa KHÔNG CÒN bảo hành, khi tái
nhập thì không phải thanh toán. Vậy khai báo trị giá hải quan như thế nào?
� Khi hết thời hạn bảo hành, công ty sẽ khai trị giá hải quan theo khoản tiền
sửa chữa hàng hóa đó kể từ khi hết hạn bảo hành.
2.1. Trị giá hàng giao dịch

Trị giá tính thuế = trị giá giao dịch = giá thực tế + đã/sẽ thanh toán +/- điều chỉnh

Trị giá giao dịch cần thỏa mãn đủ 2 điều kiện:


- Có sự trao đổi mua bán giữa 2 bên người mua và người bán và được xác lập
bằng hợp đồng.
- Hàng hóa phải được vận chuyển qua biên giới/ vận chuyển qua tuyến đường
quốc tế.
Giao dịch bán hàng: (cần thỏa mãn 4 điều kiện)
- Giao dịch giữa 2 đối tác là người mua và bán
- Có sự dịch chuyển hàng hóa – quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang
người mua
- Có sự dịch chuyển giá trị - tiền từ người mua sang người bán
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu quốc tế về hàng hóa
Những trường hợp không có giao dịch mua bán:
- Hàng gửi bán và người cung cấp chịu mọi chi phí cho việc bán hàng
- Hàng gửi miễn phí (quà biếu, tặng, hàng mẫu…)
- Hàng do các chi nhánh nhập khẩu
- Hàng vay nợ
Ví dụ: Công ty HP tại VN mua 1000 chiếc ghế từ công ty của Thái Lan với giá là
20 USD/chiếc. Công ty HP đề nghị công ty Thái Lan vận chuyển 600 chiếc cho cty
sử dụng tại VN và 400 chiếc vào một nhà kho tại Thái Lan. Cty HP sau đó thỏa
thuận bán 400 chiếc đó cho người mua A tại VN với giá 25 USD/chiếc. Cty HP
sau đó chỉ thị cho nhà kho của cty tại Thái Lan vận chuyển trực tiếp số hàng đó
cho người mua A tại VN. Đâu là giao dịch bán hàng để XK? Xác định trị giá hải
quan cho lô hàng?
Trả lời:
- Giao dịch giữa cty HP và cty Thái Lan với giá 20 USD/chiếc tạo ra hoạt động
bán hàng để XK đến nước NK là cơ sở để xác định trị giá cho 600 chiếc ghế. Trị
giá hải quan của 600 chiếc ghế là : 600 x 20 USD/ chiếc
- Giao dịch 400 chiếc ghế trong kho, không phải là hoạt động bán để XK đến
nước NK.
- Giao dịch bán hàng giữa cty HP và người mua A tại VN với giá 25USD/chiếc,
cho lô hàng 400 chiếc dẫn đến việc chuyển hàng quốc tế, sẽ tạo ra hoạt động bán
hàng để XK đến nước NK. TGHQ : 400 x 25 USD/chiếc
2.1.1 Điều kiện áp dụng trị giá giao dịch
① Giới hạn quyền định đoạt hay sử dụng
Người mua không phải chịu bất cứ một hạn chế nào về quyền định đoạt, sử dụng
hàng hóa sau nhập khẩu.
Quyền định đoạt tức là khi người mua mua hàng hóa đó về được toàn quyền
mua, bán, biếu tặng, thừa kế,…
Những giới hạn được chấp nhận:
- Việc mua bán, sử dụng hàng hóa phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam
- Người mua, người bán có thỏa thuận về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập
khẩu
Ví dụ: 1 cty VN được phép NK khẩu trang và Kit test trong thời điểm dịch Covid-
19 bùng phát ở TP.HCM thì Chính Phủ yêu cầu cty đó tập trung cung cấp cho
TP.HCM
- Những hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá hàng hóa
Ví dụ 1: Khi Apple ra mắt sản phẩm mới, và các DN phải nhập hàng về trước,
Apple có quy định ko được mở bán trước ngày 1/7. Có vi phạm điều kiện 1 không?
� Không vi phạm điều kiện 1 vì không ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa
Ví dụ 2: giảm giá với điều kiện là các máy vi tính chỉ được sử dụng tại văn phòng
của nhà nhập khẩu
� Vi phạm điều kiện 1 vì ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa

② Ràng buộc giá/bán hàng


Người mua và bán cấn trừ nợ nhau bằng hàng hóa
Người bán định giá bán cho hàng hóa nhập khẩu với điều kiện người mua cũng sẽ
mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa và các giá cả của hàng hóa
nhập khẩu phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa khác mà người nhập khẩu sẽ bán cho
người xuất khẩu.
- Người bán thiết định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người
mua sẽ mua thêm các hàng hóa khác với số lượng định sẵn.
Ví dụ: mua 1 laptop với giá 1000 USD, nếu mua thêm bàn phím rời thì giá sẽ còn
900 USD
- Giá hàng nhập khẩu phụ thuộc vào giá của những hàng hóa khác do
người nhập khẩu bán cho người xuất khẩu hàng nhập khẩu.
Người bán chỉ muốn người mua hàng hóa bên mình thôi và chấp nhận giảm giá
bán 🡪 muốn độc quyền

③ Tiền thu được


Sau khi bán lại hàng hóa, người nhập khẩu không phải trả thêm bất cứ khoản
tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu mang
lại, không kể các khoản điều chỉnh được quy định ở điểm e, khoản 2 điều 13 TT
39.

Ví dụ: công ty A ở VN mua của cty Sojilit ở Nhật Bản lô hàng 05 cái máy tiện với
10.000 USD/cái. Cty Sojilit cũng quy định sau khi nhập khẩu về VN thì Công ty A
chỉ bán máy này với giá 13.000 USD/cái trên thị trường nội địa VN, nếu bán với
giá cao hơn 13.000 USD/cái thì toàn bộ trị giá phần vượt công ty A phải trả lại cho
Công ty Sojilit. Xác định trị giá hải quan?
� Vi phạm điều kiện 3 vì người mua phải trả thêm sau khi đã NK hàng hóa

④ Mối quan hệ đặc biệt


- Nhân viên / giám đốc doanh nghiệp khác
- Thành viên hợp doanh, góp vốn
- Ông chủ và người làm thuê
- Người bán kiểm soát người mua và ngược lại
- Họ đều bị bên thứ 3 kiểm soát
- Họ cùng kiểm soát bên thứ 3
- Một người thứ 3 có 5% cổ phiếu biểu quyết mỗi bên
- Thành viên của một gia đình (phải là thành viên hợp pháp)
Nếu rơi vào những điều kiện này nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của
hành hóa thì xem là không vi phạm.
4 ĐIỀU KIỆN TRÊN PHẢI THỎA MÃN ĐỒNG THỜI
2.1.2 Giá thực tế đã / sẽ thanh toán
- Giá thực tế là tổng số tiền mà người mua trả cho người bán. Số tiền cần phải trả
đó có 2 dạng là đã trả và sẽ trả (mốc xác định sẽ / đã trả: lúc mở TKHQ)
- Có 2 hình thức trả: trực tiếp và gián tiếp
+ Trực tiếp: 2 tổ chức tín dụng sẽ thanh toán với nhau
+ Gián tiếp: có yếu tố trung gian. Ví dụ: A mắc nợ B khi B mua lô hàng sẽ cấn
trừ nợ mà A đã thiếu or B chỉ định A thanh toán cho C.
- Giá thực tế được ghi:
+ Trên hóa đơn TM / hợp đồng
+ Các khoản người mua đã / sẽ trả nhưng chưa được khi vào giá hóa đơn: tiền
trả trước / tiền đặt cọc, khoản thanh toán gián tiếp (trả cho người thứ 3 theo
yêu cầu của người bán ; cấn trừ nợ giữa người mua và bán)
Ví dụ:

Trị giá hải quan = giá thực tế + giá đã thanh toán của lô hàng trước
= 5 + 5 = 10 USD
2.1.3 Khoản điều chỉnh cộng
Các điều kiện chung: CỘNG nếu:
- Do người mua chịu chưa nằm trong giá bán
- Số liệu khách quan định lượng được (phải có chứng từ hợp lệ, chứng minh
được)
- Liên quan đến hàng nhập khẩu
Thỏa mãn 3 điều kiện trên thì xem xét nó là khoản điều chỉnh cộng
Tất cả các chi phí phát sinh trước quá trình nhập khẩu, xảy ra trước quá trình
làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập thì tất cả các chi phí làm sao để vận
chuyển lô hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên thì sẽ được cộng vào hết.
2.1.3.1 Tiền hoa hồng
- Tiền hoa hồng cho người bán là tiền người bán thưởng (trên doanh số bán được)
cho đại lý – đại diện pháp lý, trao đổi và giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng,
đại diện hoàn toàn cho người bán
- Tiền hoa hồng cho người mua là những đại lý thu mua các mặt hàng nông sản,
trị giá do người mua quyết định.
Đại lý chỉ nhận tiền từ 1 bên.

Hoa hồng mua hàng 🡪 không (ko tách được riêng cho từng giá trị lô hàng
xuất khẩu, ko xác định được chi phí. VD: hợp tác xã thu mua thì sẽ tính phí
hoa hồng cho cả năm chứ ko tính theo từng giá trị của lô hàng)

Hoa hồng bán hàng 🡪 cộng (luôn kèm trong giá bán cho người mua chịu)

2.1.3.2 Chi phí môi giới


Môi giới có thể nhận từ 2 bên.
Thời điểm phát sinh chi phí môi giới: trước quá trình NK

Phí môi giới 🡪 cộng

� Nếu có thuế, phí khác phát sinh tại thị trường nội địa thì phải trừ ra các
khoản thuế và phí phát sinh trong nội địa
Vd: giả sử lô hàng trị giá 1 tỷ đồng, hoa hồng 10% (100trđ) bị đánh thuế tại VN do
xuất hóa đơn GTGT 10% nữa. Người bán sẽ trả 110trđ do xuất hóa đơn GTGT.
Trong trường hợp này, trị giá cộng vào làm 100trđ hay 110trđ?
Trị giá cộng vào sẽ làm 100 trđ vì mình đã đánh thuế 1 lần, các khoản thu thuế tại
VN sẽ được trừ ra nếu nó đã nằm trong giá.
2.1.3.3 Phí bao bì
Gồm 5 loại chi phí:
+ Giá mua bao bì
+ Thiết kế bao bì
+ Nguyên liệu tạo nên bao bì
+ Vận chuyển nơi đóng gói
+ Bảo quản
Bao bì được bán đồng nhất với hàng hóa (bao gồm giá mua bao bì, các chi phí
khác liên quan đến vận chuyển đến nơi đóng gói bảo quản)
Không liên quan đến các loại bao bì dùng trong vận chuyển quốc tế (container,
thùng chứa, giá đỡ)
2.1.3.4 Chi phí đóng gói
❖ Chi phí về vật liệu đóng gói
Gồm: giá mua, chi phí liên quan đến việc mua và vận chuyển vật liệu đóng gói
❖ Chi phí nhân công đóng gói
Gồm: tiền thuê nhân công và chi phí liên quan đến việc thuê nhận công đóng gói
Nếu trên hợp đồng có quy định thì phải cộng vào giá trị lô hàng.
2.1.4 Khoản trợ giúp
Bên mua tại VN sẽ hỗ trợ một số mặt hàng hoặc một số sản phẩm nào đó hay kĩ
thuật, bản vẽ cho người bán ở bên nước ngoài hoàn thành sản phẩm này gọi là
khoản trợ giúp và khoản này sẽ giúp tạo nên giá trị của lô hàng.
Khoản trợ giúp bao gồm:
- Nguyên liệu thô, bộ phận, linh kiện
- Nhiên liệu, năng lượng tiêu hao trong quá trình sản xuất
- Công cụ, khuôn dập, khuôn đúc, và những thứ tương tự
- Thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật, sơ dồ, phác đồ và tương tự
2.1.4.1 Loại hình
- Nếu đã qua sử dụng thì trị giá trợ giúp là giá trị còn lại
- Nếu được thuê hay mượn thì trị giá là chi phí thuê mượn
- Nếu được sửa chữa hoặc thay đổi thì trị giá tăng thêm phí sửa chữa/thay đổi
2.1.4.2 Phân bổ trị giá khoản trợ giúp
- Cho số hàng NK trong chuyến hàng NK đầu tiên (được lựa chọn nhiều nhất)
- Theo số lượng hàng hóa đã được sản xuất đến thời điểm NK chuyến hàng đầu
tiên
Vd: chuyến hàng đầu tiên theo hợp đồng thỏa thuận giao 500 sp nhưng phía sản
xuất đã sản xuất 1000 sp thì có quyền phân bổ đến thời điểm sản phẩm.
- Cho toàn bộ sản phẩm dự kiến sản xuất theo thỏa thuận mua bán
Vd: đợt này dự kiến sẽ sản xuất 2000 sp nhưng lần đầu mới chỉ giao 500 sp thôi thì
mình vẫn có quyền phân bổ trên 2000 sp
- Giảm dần/ tăng dần (tùy phía NK)
2.1.5 Phí bản quyền / phí giấy phép
Trước khi NK thì phải cộng vào trị giá lô hàng
2.1.6 Quá trình vận chuyển hàng
2.1.6.1 Chi phí vận tải
Điều chỉnh cộng cho:
- Nội địa xuất khẩu
- Quốc tế
Không điều chỉnh cộng:
- Nội địa nhập khẩu
2.1.6.2 Chi phí bốc dỡ, chuyển hàng
Điều chỉnh cộng cho:
- Kho lên PTVT
- Bốc dỡ lên PTVT quốc tế
Không điều chỉnh cộng:
- PTVT quốc tế xuống
Lưu ý: chi phí lưu kho, lưu bãi trên tuyến đường vận chuyển sẽ phải cộng vào
trị giá tính thuế
2.1.6.3 Chi phí bảo hiểm hàng hóa
Phân bổ theo giá trị
Lấy giá trị của mặt hàng / giá trị của tổng hàng x chi phí VT/BH
2.1.7 Cách phân bổ
- Phân bổ theo phí cước của nhà vận chuyển đã quy định (ưu tiên áp dụng phân
bổ)
- Nếu hh vận chuyển là một mặt hàng đồng nhất thì 3 khoản trên được phân bổ
theo số lượng
- Nếu hh có 2 hay nhiều sp trở lên thì sẽ phân bổ theo trị giá của mặt hàng trên trị
giá tổng lô hàng
2.1.8 Điều chỉnh trừ
Là những khoản xảy ra sau quá trình NK, chỉ trừ khi nó đã nằm trong giá bán
2.1.8.1 Giảm giá (chiếu khấu)
Giảm giá được tính trước khi xếp hàng lên ptvt quốc tế, giảm giá khi ptvt quốc tế
đang vận chuyển thì sẽ không được tính trong trị giá hải quan.

1) Chiết khấu số lượng


2) Chiếu khấu thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt,…) và thời gian thanh toán
3) Chiếu khấu thương mại
Bán buôn: bán cho người bán
Bán lẻ: bán cho người tiêu dùng cuối cùng
2.1.8.2 Chi phí phát sinh sau khi NK
Chi phí chuyên gia hỗ trợ lắp ráp, lắp đặt (nếu chi phí này có trong giá thì trừ ra,
nếu ko có trong giá thì ko cộng vào)
2.1.8.3 Các hoạt động do người mua thực hiện và chịu chi
phí
- Hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu thị trường trước khi nhập hàng
- Quảng cáo nhãn hiệu hoặc thương hiệu của hàng hóa nhập khẩu chuẩn bị đem ra
bán
- Chuẩn bị nơi trưng bày hàng hóa
- Tham gia các hội chợ và triễn lãm thương mại
- Kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu
- Chi phí cho việc mở thư tín dụng
2.1.8.4 Lãi vay theo thỏa thuận tài chính
- Tiền lãi dạng tín dụng
- Tiền lãi cổ phần
- Tiền lãi bán hàng
BÀI TẬP
BÀI 1:

Trị giá hải quan = 6 * 1000 = 6000 EUR


Không cộng tiền vỏ chai, nhãn dãn bởi vì đó việc xảy ra SAU NHẬP KHẨU
BÀI 2:
Một người nhập khẩu I tại Việt Nam tiến hành các cuộc thương lượng qua trung
gian của người môi giới để nhập khẩu ‘Khoai tây‘ dùng làm thực phẩm. Người
môi giới giới thiệu người xuất khẩu E của Philippines với người nhập khẩu và hoạt
động như một người trung gian giữa hai bên để ấn định giá cả và các điều kiện
thanh toán. Thương vụ được ấn định cuối cùng là cung cấp 5.000 tấn Khoai tây
với giá CIF 100 USD/tấn.
Mặt hàng nhập khẩu được mô tả cụ thể: Khoai tây tươi dùng làm thực phẩm,
đóng 05kg/bao .
Người nhập khẩu chấp nhận trả cho người môi giới một khoản tiền môi giới là
0,5% giá. Ngoài ra, do quan hệ làm ăn giữa họ đã được lập từ lâu, người môi giới
còn bảo lãnh cho một khoản vay của người nhập khẩu với tổng số tiền là 500.000
USD cần để thanh toán lô hàng. Người môi giới đòi một số tiền công thanh toán
riêng là 3% để bảo lãnh cho số tiền vay trên.
Người môi giới còn yêu cầu người xuất khẩu một khoản tiền công thanh toán riêng
bằng 0,07% giá hoá đơn. Người xuất khẩu chấp nhận thanh toán, mà không cộng
thêm vào giá hoá đơn, số tiền 0,07% vì lý do mức độ quan trọng của các đơn đặt
hàng mà người này nhận được thông qua trung gian của người môi giới. Tỷ giá
tính thuế là 22.000VNĐ/USD.
a) Trị giá hải quan của lô hàng 5.000 tấn Khoai tây do I nhập khẩu là bao nhiêu?
Giải trình câu trả lời của bạn.
b) Anh/chị hãy xác định mã HS mặt hàng trên ?
c) Nhà nhập khẩu I phải xuất trình C/O mẫu gì để được hưởng ưu đãi thuế quan
theo hiệp định ATIGA ? Nếu không có C/O thì lô hàng trên sẽ áp thuế suất theo
chế độ nào ?
Giải
a) Trị giá hải quan = 5000 x 100 + 0.5% x 100 x 5000
= 502 500 USD = 11 055 000 000 VND
Không cộng các khoản vay 500 000 USD, tiền công của môi giới được thanh toán
riêng 3% và khoản tiền công thanh toán riêng 0.07% vì những khoản này không
liên quan, ảnh hưởng đến trị giá của lô hàng.
b) Mã HS: 07019090
c) Nhà nhập khẩu I phải xuất trình C/O form D để được hưởng ưu đãi thuế
quan theo hiệp định ATIGA. Nếu không có C/O thì lô hàng trên sẽ áp thuế
suất ưu đãi vì Việt Nam và Philippines đều là thành viên của WTO nên được
hưởng thuế suất bằng 0 miễn sao trên các sản phẩm đều có tem chứng minh
nguồn gốc xuất xứ là Philippines.
BÀI 3:

Trị giá hải quan = 8000 x 300 +0.5% x 8000 x 300


= 2 412 000 USD
CHƯƠNG 4: THUẾ XNK
1. Trị giá tính thuế hàng xuất khẩu (trị giá hải quan xuất khẩu)
- Tính đến cửa khẩu xuất
- Không bao gồm I & E quốc tế
- Giá FOB
Cửa khẩu
Nhập khẩu Xuất khẩu

Việt Nam
3 1 2

Thuế XK = trị giá tính thuế hàng XK x thuế suất XK

2. Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu (trị giá hải quan nhập khẩu)
Giá quốc tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên: FOB, CFR, CIF,DAP,DDP
Cửa khẩu

Xuất khẩu Nhập khẩu

Việt Nam

3 1 2

Trong trường hợp không mua bảo hiểm: CFR (tiền hàng + cước biển)
Nhập FOB: Trị giá tính thuế = giá FOB + cước vận tải + bảo hiểm (nếu có)
Nhập DAP, DDP: Trị giá tính thuế = giá DAP, DDP – phí vận tải nội địa (có giấy
tờ chứng minh)
Có thể cộng thêm một số phụ phí tại cảng nhập (nếu có): CIF + Local charges
3. Miễn thuế:
4. Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã
ký kết:
+ Nguyên vật liệu, vật tư.
+ Máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ gia công được thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Sản phẩm gia công xuất trả cho nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu

BÀI 1:
Ngày 20/10/2014, Công ty xuất nhập khẩu Cẩm Kim nhập khẩu lô hàng về cảng
Cát Lái – TP. HCM, theo điều kiện giao hàng FOB/ cảng Frankfut. Cước phí vận
tải và phí bảo hiểm quốc tế chiếm 10% giá FOB. Gồm:
- 5.000 tấn đậu Hà Lan hạt lớn, do Hà Lan sản xuất, đơn giá 1,7 USD/Kg.
- 1.700 lít bia đen do Đức sản xuất, đơn giá 0,8 USD/lít
- 10.000 hộp khẩu trang phẫu thuật do Nhật sản xuất, đơn giá 2 USD/hộp
Biết rằng:
Tỷ giá tính thuế vào thời điểm nhập khẩu là 21.130 VND/USD.
Hàng nhập khẩu không có C/O.
Yêu cầu:
Tính các loại thuế mà công ty phải nộp cho lô hàng nhập khẩu của từng nghiệp vụ.
Giải:
❖ Thuế suất thông thường
Đậu hà lan: 07081000
5000 x 1000 x (1.7 + 1.7 x 0.1) x 0.3 = 2805000 USD = 59269650000 VND
Bia đen: 22030019
1700 x (0.8 + 0.8 x 0.1) x 0.525 = 785.4 USD = 16595502 VND
Khẩu trang: 63079040
10000 x (2 + 2 x 0.1) x 0.075 = 1650 USD = 34864500 VND
❖ Thuế suất ưu đãi
Đậu hà lan: 07081000
5000 x 1000 x (1.7 + 1.7 x 0.1) x 0.2 = 1870000 USD = 39513100 VND
Bia đen: 22030019
1700 x (0.8 + 0.8 x 0.1) x 0.35 = 523.6 USD = 11063668 VND
Khẩu trang: 63079040
10000 x (2 + 2 x 0.1) x 0.05 = 1100 USD = 23243000 VND
BÀI 2:
Trích tài liệu của Công ty xuất nhập khẩu X, trong năm có tình hình như sau:
1. Nhập khẩu 200.000 mét nguyên liệu A để sản xuất sản phẩm B xuất khẩu, giá
mua A tại cửa khẩu nhập đầu tiên quy ra tiền Việt Nam 40.000 đ/m. Công ty X
dùng toàn bộ số nguyên liệu A này để sản xuất được 100.000 SP B (được sản
xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu). Sau đó, trong thời hạn, công ty X đã xuất
khẩu được 90.000 SP B với giá bán tại cửa khẩu xuất quy ra tiền Việt Nam là
240.000 đ/SP, số sản phẩm còn lại công ty X đã bán trong nước với giá chưa
thuế GTGT là 200.000 đ/SP.
Giải:
200 000 m 🡪 100 000 sp
180 000 m 🡨 90 000 sp
Thuế suất XK 90 000 sp B bằng 0% nên thuế XK = 90 000 x 240 000 x 0% = 0
VND
Thuế NK cho 20 000 m sx ra 10 000 sp B bán trong nước:
20 000 x 40 000 x 0.5 = 400 000 000 đ

2. Nhập khẩu 40 tấn nguyên liệu C để gia công thành sản phẩm D theo hợp đồng
gia công cho nước ngoài. Nguyên liệu C có giá mua tại cửa khẩu nhập đầu tiên quy
ra tiền Việt Nam là 40.000 đ/kg. Theo hợp đồng gia công, công ty X dùng toàn bộ
40 tấn nguyên liệu C để sản xuất được 100.000 SP D (được sản xuất từ 100%
nguyên liệu nhập khẩu). Đến ngày giao hàng, công ty X đã xuất trả cho phía nước
ngoài 95.000 SP D còn lại được bên nước ngoài dung để thanh toán một phần tiền
gia công.
Trong nghị định 134, đối với nvl bán thành phẩm mà NK về để gia công thì có
khả năng NK NVL 100% về gia công, hoặc có thể sử dụng một số NVL mua
tại nội địa, nếu NVL mua tại nội địa thuộc đối tượng nộp thuế thì phải nộp
thuế cho phần NVL này.
Giải:
Thuế suất XK của 95 000 spD là 0% nên thuế XK = 0
40 000kg 🡪 100 000 sp
2000 kg 🡨 5000 sp
Thuế NK cho 2000 kg sx 5000 sp = 2000 x 40 000 x 0.1 = 8 000 000 đ

3. Nhập khẩu 60 tấn nguyên liệu chính E để sản xuất sản phẩm F xuất khẩu, giá
mua E tại cửa khẩu nhập đầu tiên quy ra tiền Việt Nam là 160.000 đ/kg. Công ty X
dùng toàn bộ số nguyên liệu E nhập khẩu này cùng với 20 tấn nguyên liệu H mua
trong nước (giá mua chưa thuế GTGT 40.000 đ/kg) để sản xuất được 160.000 SP
F. Sau đó, trong thời hạn, công ty X đã xuất khẩu 150.000 SP F với giá bán tại cửa
khẩu xuất quy ra tiền Việt Nam là 300.000 đ/SP.
Giải:
Thuế suất XK của sp F là 0% nên thuế XK = 0
20 000 kg H 🡪 160 000 sp
18 750 kg 🡨 150 000 sp
Thuế NK NVL H = 18 750 x 40 000 x 0.1 = 75 000 000 đ
60 000 kg E 🡪 160 000 sp
3750 kg 🡨 10 000 sp
Thuế NK NVL E cho 10 000 sp = 3750 x 160 000 x 0.1 = 60 000 000 đ
4. Nhập khẩu 50 tấn nguyên liệu M để gia công thành sản phẩm N theo hợp đồng
gia công cho nước ngoài. Nguyên liệu M có giá mua tại cửa khẩu nhập đầu tiên
quy ra tiền Việt Nam là 80.000 đ/kg. Theo hợp đồng gia công, công ty X dung toàn
bộ 50 tấn nguyên liệu M cùng với 10 tấn nguyên liệu G mua trong nước (giá mua
chưa thuế GTGT 60.000 đ/kg) để sản xuất được 100.000 SP N. Đến ngày giao
hàng, công ty X xuất trả cho phía nước ngoài 100.000 SPN.
Yêu cầu: Tính thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu, thuế được hoàn của công ty X?
- Tài liệu bổ sung:
+ Hoạt động xuất nhập khẩu đều có hợp đồng, chứng từ hợp lệ, thanh toán qua
ngân hàng.
+ Các sản phẩm nhập khẩu có xuất xứ từ những nước đã ký hiệp định ưu đãi về
thuế nhập khẩu với Việt Nam.
+ Thuế suất thuế nhập khẩu theo biểu thuế ưu đãi: A 50%, C, E 10% và M 20%.
+ Thuế suất thuế xuất khẩu: B, D, F, N, G: 0% và H: 10%.
+ Giá theo cơ sở dữ liệu giá (hàng hóa xuất khẩu): G: 50.000 đ/kg; H 70.000 đ/kg.
Giải:
Thuế suất XK của sp N là 0% nên thuế XK = 0
CHƯƠNG 5: THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1. Trường hợp nộp thuế TTĐB
1.1. NTD chịu
NSX A (rượu) 🡪 Đại lý B 🡪 Siêu thị 🡪 NTD (nộp)
� NSX A nộp thuế, khâu lưu thông hàng hóa không nộp thuế
1.2. NTD nộp
NNK A 🡪 Địa lý B 🡪 NTD chịu
� NNK A nộp thuế
1.3. NSX A nộp
NSX A 🡪 Xuất khẩu nước ngoài
🡪Ko XK
� NSX A bán trong nước sẽ nộp thuế TTĐB
1.4.
A (Thương nhân XK) 🡪 B (SX)
� A có hợp đồng ký kết nên B ko nộp thuế (Theo hợp đồng XK)

� Nếu A ko XK mà bán trong nước thì B ko đóng thuế mà A phải đóng


thuế
2. Căn cứ tính thuế
2.1. Nhập khẩu
Vd: NK 1000 máy điều hòa
CIF: 300 USD
Thuế suất NK 15%
Thuế TTĐB 45%
Giải
Thuế NK = 1000 x 300 x 0.15 = 45 000 USD
Thuế TTĐB = (1000 x 300 + 45000) x 0.45 = 155 250 USD

Giá tính thuế TTĐB đối với HHNK = giá đã có thuế NK (TGLH + Thuế NK) x
thuế suất TTĐB
2.2. Sản xuất trong nước:
Vd: SX 10 máy điều hòa
Giá chưa thuế GTGT: 3tr/máy (giá đã có TTĐB)
TSTTĐB 45%

Giá tính thuế TTĐB = giá chưa thuế GTGT / (1 + TSTTĐB)

2.3. Khấu trừ


DN đã nộp thuế cho nhà nước rồi và nếu DN có bị đánh thuế nữa thì sẽ được khấu
trừ
NK rượu 🡪 SX rượu thuốc
TTĐB (1) TTĐB (2)
10 20
Nộp thuế TTĐB = 20 – 10 = 10 (nộp thêm)

Thuế TTĐB phải nộp = TTĐB 2 – TTĐB 1 (Tương ứng)


BÀI 1:

TTĐB 2 = (5000 x 60 000) / (1 + 0.65) x 0.65= 118 181 818đ


Thuế NK= 100 000 000 x 0.15 = 15 000 000 đ
TTĐB 1 = 100 000 000 x 1.15 x 0.65 = 74 750 000 đ

8000 lít 🡪 15 000 chai


2666,667 l 🡨 5000 chai

10 000 lít 🡪 74 750 000đ


2666,667 lít 🡪 ?

TTĐB 1 tương ứng = (74 750 000 x 2666,667) / 10 000 = 199 333 35,8 đ
Thuế TTĐB phải nộp = 118 181 818 – 199 333 35,8 = 98 248 485 đ
BÀI 2:
Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, được hoàn trong kỳ của một công ty sản xuất
có tài liệu như sau:
1.Nhập khẩu 900 lít rượu 42 độ để sản xuất 250.000 đơn vị sản phẩm A (A thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt), giá tính thuế nhập khẩu là 32.000 đồng/lít; thuế
suất thuế nhập khẩu 65%
2.Xuất khẩu 150.000 sản phẩm A theo giá FOB là 250.000 đồng/sp.
3.Bán trong nước 100.000 sp A với đơn giá chưa có thuế GTGT là 275.000 đồng/
sp. Biết rằng: Thuế suất thuế TTĐB của rượu 42 độ là 50%, sản phẩm A là 25%.
Giải
1. Thuế NK = 900 x 32 000 x 0.65 = 18 720 000 đ
TTĐB 1 = 900 x 32 000 x 1.65 x 0.5 = 23 760 000 đ
2. 250 000 spA 🡪 23 760 000 đ
150 000 spA 🡪 (150 000 x 23 760 000)/250 000 = 14 256 000 đ (thuế được
hoàn)
3. 900 lít 🡪 250 000 sp
360 lít 🡨 100 000 sp
TTĐB 360l = (360 x 23 760 000)/900 = 9 504 000 đ (số thuế được khấu trừ)
TTĐB của 100 000 spA
100 000 x (275000 / (1 + 0.25)) x 25% = 5 500 000 000 đ
TTĐB phải nộp: 5 500 000 000 – 9 504 000 = 5 490 496 000 đ
CHƯƠNG 6: THUẾ GTGT
1. Nguyên vật liệu
NVL: 1000 kg x 10 000 = CP 🡪 GTGT
2. Bao bì
Điều kiện khấu trừ đầu vào:
- Hóa đơn GTGT
- Số tiền trên 20trđ không dùng tiền mặt (phải thanh toán qua ngân hàng)
Tại sao đưa ra 2 điều kiện này:
Để quản lý các DN xuất HĐ GTGT khống
3. Phụ gia
1000 kg x 100 000 🡪 ra chợ mua

Thuế GTGT = (Trị giá tính thuế NK + Thuế NK +Thuế TTĐB) x TS VAT

BÀI 1:
NK 10 máy điều hòa (<90 000 BTU)
FOB = 3000 USD/máy; Phí v/c quốc tế: 700 USD
Phí làm TTHQ cảng xuất: 20 USD; Phí dỡ hàng xuống cảng nhập: 300 USD
Phí chuyên gia, lắp đặt: 1000 USD; Bảo hiểm: 500 USD
Thuế suất NK= 10%; TTĐB= 25%; VAT=10%
Tính các loại thuế
Giải
Thuế NK = (10 x 3000 + 20 + 500 + 700) x 10% = 3122 USD
Thuế TTĐB = ((10 x 3000 + 500 +700 + 20) + 3120) x 0.25 = 8585.5 USD
Thuế GTGT = ((10 x 3000 + 500 + 700 +20) + 3122 + 8585.5) x 0.1 = 4292.75
USD

You might also like