You are on page 1of 110

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ – BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU KHIỂN TÚI


CẤP CỨU THÔNG MINH

SVTH : CAO PHÚ HẢI MSSV: 1910151

GVHD :PGS.TS VÕ TƯỜNG QUÂN

TP.HCM, 2023
LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề cương đồ án này, đó không chỉ là sự kiên trì, nỗ lực không
ngừng của bản thân mà còn có sự giúp đỡ rất quý báu của thầy hướng dẫn và các thành
viên Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị và Công nghệ Cơ khí Bách Khoa (BK RECME).

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn của em, PGS.TS Võ
Tường Quân, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề cương luận án
này. Những nhận xét của thầy về những khía cạnh mà có thể em chưa từng nghĩ đến
trong quá trình thiết kế đã mở ra cho em những góc nhìn mới, kiến thức mới và dạy em
cách phân tích vấn đề một cách tổng thể hơn.

Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn anh Vũ Trần Thành Công đã tận tình giúp
đỡ em khi em gặp khó khăn trong việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Họ cũng
chia sẻ những kiến thức chuyên môn hữu ích và đưa ra những góc nhìn mới mẻ trong
cách giải quyết vấn đề, cũng như luôn có thái độ tích cực trong công việc. Và em cũng
xin cảm ơn tất cả các thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị và Công nghệ Cơ
khí Bách Khoa (BK RECME). Các bạn đã nhìn ra được những lỗi sai, những điều chưa
hợp lý trong sản phẩm, và góp ý để nhóm hoàn thiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến khoa cấp cứu Bệnh viện Quận 11 đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành khảo sát cần thiết và đã dành thời gian sử dụng cũng như
mô tả rõ ràng những nhược điểm còn tồn tại của đồ án.

Cuối cùng, xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi
người, chúc Trung tâm ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trong
tương lai. Em xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Cao Phú Hải


TÓM TẮT ĐỒ ÁN

TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Vấn đề kiểm tra và giám sát các thiết bị, dụng cụ y tế cũng như công tác bảo quản
thuốc chữa bệnh ngày càng được quan tâm nhằm đảm bảo và duy trì một cách tốt nhất
sự an toàn và chất lượng của thuốc trong suốt quá trình cấp cứu bệnh nhân. Tuy nhiên,
quy trình quản lý thiết bị, dụng cụ y tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến
tình trạng thiếu sót trong công tác chuẩn bị cũng như mất mát dụng cụ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình cấp cứu. Với thực trạng trên, đồ án này trình bày về việc
nghiên cứu cải tiến thiết kế, điều khiển hệ thống hỗ trợ cấp cứu ngoại viện. Hệ thống
giúp quản lý và kiểm soát số lượng thuốc, dụng cụ y tế và thiết bị phục vụ cho công tác
cấp cứu ngoại viện. Vì vậy, đồ án sẽ nghiên cứu và cải tiến chủ yếu về trạm kiểm tra
thuốc ngoại viện thuộc khoa Cấp cứu nhằm tăng độ chính xác khi đọc thẻ và cải thiện
thuật toán xử lý để đạt được tốc độ phải hồi tốt hơn. Đối tượng nghiên cứu gồm :

1. Trạm kiểm tra thuốc cấp cứu ngoại viện tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận 11

2. Valy cấp cứu được sử dụng tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận 11

Nội dung đề tài đồ án được chia làm 8 chương:

Chương 1: TỔNG QUAN. Tìm hiểu sơ lược về các hệ thống, thiết bị valy cấp cứu
được sử dụng trên thế giới, đồng thời tìm hiểu về hệ thống quản lý túi cấp cứu thông
minh được phát triển tại bệnh viện Quận 11
Chương 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN. Lựa chọn các phương án thiết kế cho hệ
thống.
Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ KHÍ. Tính toán, thiết kế, xây dụng và
kiểm nghiệm hệ thống cơ khí.
Chương 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN. Tính toán, lựa chọn hệ thống điện cho
trạm kiểm tra.
Chương 5: THIẾT KẾ GIẢI THUẬT ĐIỀU KHIỂN. Thiết kế, cái tiến điều khiển
hệ thống trạm kiểm tra
Chương 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ. Thực hiện
thử nghiệm thực tế hệ thống tại bệnh viện.
Chương 7: TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI. Tổng
kết và đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đưa ra phương hướng phát triển của hệ thống
trong tương lai.
Mục Lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Khái quát về công tác quản lý thuốc và trang thiết bị y tế trong ra vào – cấp cứu ngoại
viện tại Bệnh viện Quận 11 ............................................................................................................ 1
1.1.1. Quản lý dụng cụ cấp cứu chấn thương ngoại viện bằng bằng valy y tế .............................. 1
1.1.2. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện (có đặt ống nội khí quản) bằng túi vải y tế. ............... 3
1.1.3. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện bằng túi vải y tế ......................................................... 4
1.1.4. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện bằng valy nhựa .......................................................... 5
1.1.5. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện bằng valy y tế kim loại .............................................. 7
1.2. Công nghệ cảm biến trong công tác quản lý thuốc và y cụ ................................................. 9
1.2.1. Tổng quan về mã vạch (Barcode) ........................................................................................ 9
1.2.2. Hệ thống quản lý thuốc và thiết bị bằng mã vạch .............................................................. 12
1.2.3. Trạm quản lý valy cấp cứu ngoại viện đang được trang bị tại bệnh viện quận 11 ............ 17
1.3. Tiêu chuẩn an toàn trong thiết kế và vận hành thiết bị trong bệnh viện ............................ 22
1.3.1. Tiêu chuẩn quốc gia về an toàn điện trong y tế ................................................................. 22
1.3.2. Tiêu chuẩn quốc gia về nhận dạng tần số vô tuyến (RFID)............................................... 22
1.3.3. Quy định về loại vật tư sử dụng trong bệnh viện ............................................................... 22
1.4. Yêu cầu đặt ra .................................................................................................................... 23
1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp....................................................................... 24
1.5.1. Mục tiêu ............................................................................................................................. 24
1.5.2. Nhiệm vụ đặt ra ................................................................................................................. 24
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 25
2.1. Lựa chọn loại túi cấp cứu: ................................................................................................. 25
2.2. Lựa chọn phương án thiết kế cho trạm kiểm tra ................................................................ 26
2.2.1. Lựa chọn vật liệu làm trạm kiểm tra: ................................................................................. 26
2.2.2. Lựa chọn phương án cho hệ thống kiểm tra ...................................................................... 28
2.3. Lựa chọn bộ điều khiển ..................................................................................................... 29
2.4. Lựa chọn phương án điều khiển ........................................................................................ 31
2.4.1. Phương án điều khiển tập trung ......................................................................................... 31
2.4.2. Phương án điều khiển phân cấp ......................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ 33
3.1. Tính toán thiết kế hộp cấp cứu........................................................................................... 33
3.1.1. Loại hộp cấp cứu ............................................................................................................. 33
3.1.2. Lựa chọn vật liệu hộp cấp cứu ........................................................................................ 38
3.1.3. Kích thước hộp cấp cứu ..................................................................................................... 38
3.1.4. Chia ngăn và sắp xếp ......................................................................................................... 40
3.2. Tính toán thiết kế trạm kiểm tra ........................................................................................ 42
3.2.1. Tiêu chí thiết kế trạm kiểm tra. ....................................................................................... 42
3.2.2. Kích thước ....................................................................................................................... 43
3.2.3. Tính toán bố trí anten ...................................................................................................... 44
3.2.4. Kiểm tra độ bền cho mâm đặt hộp cấp cứu. .................................................................... 47
3.2.5. Lựa chọn bánh xe cho trạm kiểm tra thuốc. .................................................................... 49
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN 51
4.1. tiêu chuẩn và tổng quan về điện của thiết kế hệ thống điện. ............................................. 51
4.2. Sơ đồ mạch trạm kiểm tra .................................................................................................. 51
4.3. Đầu đọc và thẻ RFID ......................................................................................................... 52
4.3.1. Đầu đọc RFID. ................................................................................................................ 52
4.3.2. thẻ RFID.......................................................................................................................... 53
4.4. Vi điều khiển. .................................................................................................................... 54
4.5. Bộ chuyển đổi micro SD SPI ............................................................................................. 57
4.6. Relay 58
4.7. Đèn báo tín hiệu. ................................................................................................................ 59
4.8. Màn hiển thị ....................................................................................................................... 59
4.9. Nguồn. ............................................................................................................................... 61
4.10. Sơ đồ mạch trạm kiểm tra .................................................................................................. 63
4.11. Sơ đồ nguyên lý ................................................................................................................. 64
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 67
5.1. Tiêu chí kiểm soát mô-đun. ............................................................................................... 67
5.2. Giải thuật cho trạm kiểm tra thuốc cấp cứu ngoại viện ..................................................... 67
5.2.1. Giải thuật tổng quát ........................................................................................................... 67
5.2.2. Giải thuật xử lý dữ liệu để lấy danh sách thẻ ..................................................................... 70
5.2.3. Giải thuật kiểm tra số lượng thuốc .................................................................................... 71
5.2.4. Giao diện phần mềm định danh thuốc ............................................................................... 73
5.3. Cải tiến, sửa lỗi và phát triển thêm cho hệ thống .............................................................. 74
5.3.1. Cải tiến giao diện ............................................................................................................... 74
5.3.2. Giải thuật hoạt động của phần mềm .................................................................................. 77
5.3.3. Giải thuật kết nối hệ thống với mạng................................................................................. 78
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 80
6.1. Thay đổi thiết kế valy ........................................................................................................ 80
6.2. Cải tiến một số tính năng của phần mềm quản lý trên máy tính ........................................ 83
6.3. Cải tiến tốc độ xử lý dữ liệu của hệ thống ......................................................................... 84
6.4. Cải thiện độ chính xác ....................................................................................................... 86
6.5. Kết nối hệ thống với mạng để kiểm tra từ xa .................................................................... 86
CHƯƠNG 7: TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 89
7.1. Kết quả đạt được ................................................................................................................ 89
7.2. Những hạn chế vẫn còn tồn đọng ...................................................................................... 89
7.3. Hướng phát triển trong tương lai ....................................................................................... 89
PHỤ LỤC 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 1.1 VALY CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN ..................................................................................................... 2

HÌNH 1.2 TÚI Y TẾ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CẤP CỨU NGOẠI VIỆN, CÓ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN ....... 3

HÌNH 1.3 TÚI THUỐC CẤP CỨU ........................................................................................................................ 3

HÌNH 1.4 MẪU VALY NHỰA SẢN XUẤT TẠI ĐỨC ........................................................................................ 5

HÌNH 1.5 MẪU VALY NHỰA SỬ DỤNG TRONG CẤP CỨU NGOẠI VIỆN ĐƯỢC VỚI TÍNH NĂNG VAN
ÁP SUẤT NỔI BẬT ĐƯỢC SẢN XUẤT BỞI HÃNG ROBUST, TRUNG QUỐC ................................... 6

HÌNH 1.6 VALY CẤP CỨU NGOẠI VIỆN KIM LOẠI CỦA BỆNH VIỆN QUÂN Y 211 ................................ 7

HÌNH 1.7 VALY CẤP CỨU NGOẠI VIỆN CỦA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ...................................................... 8

HÌNH 1.8 CẤU TRÚC CỦA MÃ VẠCH [26] ....................................................................................................... 9

HÌNH 1.9 QUY TRÌNH BCMA SỬ DỤNG MÃ VẠCH [11].............................................................................. 13

HÌNH 1.10 TÚI THÔNG MINH KHẨN CẤP VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ [19]. ............................................. 14

HÌNH 1.11 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO THUỐC BẰNG ĐẦU ĐỌC RFID DI ĐỘNG [15]............. 15

HÌNH 1.12 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO THUỐC BẰNG DI ĐỘNG RFID [15] ... 16

HÌNH 1.13 TRẠM QUẢN LÝ VALY CẤP CỨU NGOẠI VIỆN[25]................................................................. 17

HÌNH 1.14 TRÌNH BÀY QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KIỂM THUỐC CHO CÁC BÁC SĨ BỆNH
VIỆN QUẬN 11[25]. .................................................................................................................................. 18

HÌNH 1.15 PHẦN MỀM ĐỂ QUẢN LÝ DANH SÁCH VẬT PHẨM Y TẾ[25] ................................................ 19

HÌNH 1.16 VALY CẤP CỨU ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ THÔNG BÁO LÊN MÀN HÌNH[25]........................... 19

HÌNH 1.17 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KIỂM TRA[25] ..................... 20

HÌNH 1.18 CÁC CHỨC NĂNG TRONG GIAO DIỆN PHẦN MỀM[25]. ......................................................... 20

HÌNH 1.19 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ CỦA PHẦN MỀM[25] ........................................... 21

HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ KHỐI PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN TẬP TRUNG ................................................................ 31

HÌNH 2.2 SƠ ĐỒ KHỐI PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN PHÂN CẤP .................................................................. 32

HÌNH 3.1 TÚI CẤP CỨU TRONG THỰC TẾ .................................................................................................... 33

HÌNH 3.2 HỘP CẤP CỨU CÓ KHAY ĐỰNG [28] ............................................................................................ 34

HÌNH 3.3 HỘP CẤP CỨU NGĂN XẾP NHIỀU TẦNG [27] .............................................................................. 35

HÌNH 3.4 HỘP DỤNG CỤ CÓ KHẢ NĂNG CHIA NGĂN TUỲ Ý. ................................................................. 36

HÌNH 3.5 HỘP CÓ KÍCH THƯỚC TƯƠNG TỰ ĐƯỢC LẤY THỬ NGHIỆM TRONG THỰC TẾ ................ 37
HÌNH 3.6 MẪU HỘP CHIA NGĂN 3 TẦNG...................................................................................................... 39

HÌNH 3.7 KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC CÁC LOẠI THUỐC .............................................................................. 40

HÌNH 3.8 PHÂN CHIA THUỐC VÀO CÁC LOẠI HỘP.................................................................................... 41

HÌNH 3.9 NGĂN XẾP TẦNG 1 ........................................................................................................................... 41

HÌNH 3.10 NGĂN XẾP TẦNG 2 VÀ 3 ............................................................................................................... 42

HÌNH 3.11 HỘC ĐỰNG Ở ĐÁY HỘP ................................................................................................................ 42

HÌNH 3.12 MÔ HÌNH TRẠM KIỂM TRA .......................................................................................................... 44

HÌNH 3.13 ANTEN BỐ TRÍ Ở MẶT DƯỚI TRẠM ........................................................................................... 45

HÌNH 3.14 THÔNG SỐ KỸ THUẬT ANTEN CF-RA2004 ................................................................................ 45

HÌNH 3.15 ANTEN BỐ TRÍ MẶT ĐỨNG CỦA TRẠM .................................................................................... 46

HÌNH 3.16 THÔN SỐ KỸ THUẬT ANTEN CF-RA5005................................................................................... 46

HÌNH 3.17 VÙNG PHÁT ĐƯỢC KHUẾCH ĐẠI CỦA ANTEN ....................................................................... 47

HÌNH 3.18 MÔ PHỎNG KIỂM TRA ĐỘ BỀN CHO TẤM NHỰA CÓ ĐỘ DÀY 5 MM. ................................ 47

HÌNH 3.19 MÔ PHỎNG KIỂM TRA ĐỘ BỀN CHO TẤM NHỰA CÓ ĐỘ DÀY 3 MM. ................................ 48

HÌNH 3.20 MÔ HÌNH 3D TRẠM KIỂM TRA ĐƯỢC XÂY DỰNG ĐỂ KIỂM BỀN ....................................... 48

HÌNH 3.21 BÁNH XE HBK 100 SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM ......................................................................... 50

HÌNH 4.1 SƠ ĐỒ KHỐI MẠCH ĐIỆN ................................................................................................................ 51

HÌNH 4.2 ĐẦU ĐỌC THẺ RFID CF-MU804 CỦA CHAFON – TRUNG QUỐC ............................................. 52

HÌNH 4.3 THẺ RFID ............................................................................................................................................ 53

HÌNH 4.4 BỘ VI ĐIỀU KHIỂN STM32F411 ...................................................................................................... 56

HÌNH 4.5 NODE MCU ESP32 ............................................................................................................................. 57

HÌNH 4.6 MÀN HÌNH NEXTION 7 INCH ......................................................................................................... 61

HÌNH 4.7 NGUỒN TỔ ONG 25W ....................................................................................................................... 63

HÌNH 4.8 SƠ ĐỒ MẠCH TRẠM KIỂM TRA ..................................................................................................... 64

HÌNH 4.9 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ KHỐI ĐÈN BÁO HIỆU .................................................................................. 64

HÌNH 4.10 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ KHỐI VI ĐIỀU KHIỂN ................................................................................ 65

HÌNH 4.11 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ KHỐI CẢM BIẾN ......................................................................................... 65

HÌNH 4.12 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ KHỐI NGUỒN .............................................................................................. 66

HÌNH 5.1 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT CHÍNH CHO TRẠM KIỂM TRA THUỐC ................................................. 69
HÌNH 5.2 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT XỬ LÝ DỮ LIỆU LẤY DANH SÁCH THẺ ............................................... 70

HÌNH 5.3 GIÁ TRỊ 16 VÀ 17 TRONG 1 CHUỖI DỮ LIỆU ĐƯỢC GỬI VỀ .................................................... 71

HÌNH 5.4 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT KIỂM TRA SỐ LƯỢNG THUỐC ............................................................... 72

HÌNH 5.5 GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................................................... 73

HÌNH 5.6 GIẢI THÍCH CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH. ...................................................................... 73

HÌNH 5.7 CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ TRƯỚC KHI ĐƯỢC CẢI THIỆN........................................................... 74

HÌNH 5.8 CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ TRƯỚC KHI ĐƯỢC CẢI THIỆN........................................................... 75

HÌNH 5.9 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT HIỂN THỊ DỮ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC LƯU ....................................................... 76

HÌNH 5.10 GIAO DIỆN PHẦN MỀM SAU KHI ĐƯỢC CẢI TIẾN .................................................................. 76

HÌNH 5.11 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA PHẦN MỀM ............................................................. 78

HÌNH 5.12 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT KẾT NỐI HỆ THỐNG VÀO MẠNG ........................................................ 79

HÌNH 6.1 HỘP CẤP CỨU ĐƯỢC ĐỔI MỚI ...................................................................................................... 80

HÌNH 6.2 BỐ TRÍ CÁC HỘP SAU KHI ĐƯỢC BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ ............................................................... 81

HÌNH 6.3 HỘP CẤP CỨU MỚI ........................................................................................................................... 82

HÌNH 6.4 PHẦN MỀM ĐƯỢC ĐỔI MỚI ........................................................................................................... 83

HÌNH 6.5 MỘT TRONG SỐ NHỮNG HÀM KHÔNG CÓ NHIỀU Ý NGHĨA TRONG ĐOẠN CHƯƠNG
TRÌNH ........................................................................................................................................................ 85

HÌNH 6.6 HÀM CÓ SẴN TRONG THƯ VIỆN CÓ CHỨC NĂNG TƯƠNG ĐƯƠNG ..................................... 85

HÌNH 6.7 ĐOẠN CHƯƠNG TRÌNH GÂY LỖI DO DÙNG THAM SỐ CỐ ĐỊNH ........................................... 85

HÌNH 6.8 DÙNG CÂU LỆNH TỔNG QUÁT HƠN ĐỂ HẠN CHẾ LỖI ........................................................... 86

HÌNH 6.9 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ ................................................................................................. 86

HÌNH 6.10 KHỞI TẠO BỘ DỮ LIỆU TRONG DATABASE............................................................................. 87

HÌNH 6.11 THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM KHI KHÔNG CÓ THẺ...................................................................... 87

HÌNH 6.12 THỬ NGHIỆM VỚI VALY CÓ CHỨA THUỐC ............................................................................. 88


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VALY CẤP CỨU NGOẠI VIỆN SẢN XUẤT TẠI ĐỨC [2] .......... 5

BẢNG 1.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VALY CẤP CỨU NGOẠI VIỆN HÃNG ROBUST [3] ................... 6

BẢNG 1.3 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VALY CẤP CỨU CỦA BỆNH VIỆN QUÂN Y 211 [5] ................. 7

BẢNG 1.4 THÔNG SỐ KỸ THUẬT VALY CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG [9] ....................................... 8

BẢNG 1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUÉT MÃ VẠCH HIỆN NAY .................................................................... 10

BẢNG 2.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỘP CẤP CỨU.................................................................. 25

BẢNG 2.2 BẢNG LỰA CHỌN VẬT LIỆU LÀM TRẠM KIỂM TRA .............................................................. 27

BẢNG 2.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG KIỂM TRA ...................................................................... 28

BẢNG 2.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN BỘ ĐIỀU KHIỂN ................................................................................. 30

BẢNG 3.1 LỰA CHỌN VẬT LIỆU HỘP CẤP CỨU .......................................................................................... 38

BẢNG 3.2 KHỐI LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG ..................................................................................................... 49

BẢNG 3.3 THÔNG SỐ BÁNH XE HBK 150 ...................................................................................................... 50

BẢNG 4.1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐẦU ĐỌC CHAFON RFID [24] .................................................... 52

BẢNG 4.2 SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH GIỮA VI ĐIỀU KHIỂN AVR, ARM, VÀ PIC ........................................ 55

BẢNG 4.3 THÔNG SỐ KỸ THUẬT STM32F411.[26]....................................................................................... 56

BẢNG 4.4 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ESP32 [25] ....................................................................................... 57

BẢNG 4.5 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÔ-ĐUN BỘ CHUYỂN ĐỔI THẺ MICRO SD ............................ 58

BẢNG 4.6 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA RƠLE TONGLING . ....................................................................... 58

BẢNG 4.7 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LED AD16-16C ............................................................................... 59

BẢNG 4.8 CÁC LOẠI MÀN HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU ........................................................................ 59

BẢNG 4.9 THÔNG SỐ KỸ THUẬT NEXTION NX8048T070 .......................................................................... 61

BẢNG 4.10 THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA TRẠM XÉT NGHIỆM THUỐC CẤP CỨU . .......... 62

BẢNG 4.11 CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH CỦA LINH KIỆN SỬ DỤNG NGUỒN ĐIỀU KHIỂN . ............. 62

BẢNG 6.1 NHẬN XÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRƯỚC KHI CẢI TIẾN ......................................................... 84

BẢNG A.0.1 DANH MỤC THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ DÙNG TRONG CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN
.................................................................................................................................................................... 91
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa

1 RFID Radio Frequency Identification

2 ADC Automated Dispensing Cabinets

3 BCMA Barcode Medication Administration

4 EHR Electronic Health Record

5 BK RECME Bach Khoa Research Center for Manufacturing Engineering

6 ICU Intensive Care Unit


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


Nội dung chương này đề cập đến một số quy trình quản lý thuốc và y cụ đang được
sử dụng trong các Bệnh viện tại Việt Nam hiện nay và trên thế giới, các tiêu chuẩn an
toàn về quá trình quản lý thuốc và y cụ, công tác chuẩn bị cho quá trình cấp cứu trong
các Bệnh viện Việt Nam hiện nay. Sau đó, so sánh ưu điểm và nhược điểm của các
phương pháp đã nêu. Ngoài ra, tác giả còn khảo sát các phương pháp quản lý thuốc và
thiết bị y tế nội viện cũng như trong quá trình cấp cứu ngoại viện.
1.1. Khái quát về công tác quản lý thuốc và trang thiết bị y tế trong ra vào – cấp
cứu ngoại viện tại Bệnh viện Quận 11

Hiện nay, công tác cấp cứu, ứng cứu lưu động quan tâm đến việc nâng cao chất
lượng giám sát, quản lý dược phẩm, trang thiết bị y tế khi đi cấp cứu tại bệnh viện, lấy
an toàn làm trọng tâm hàng đầu. Đảm bảo rằng tất cả các vật tư y tế và thuốc cần thiết
đã được mang theo. Khi nhân viên y tế tiếp nhận các trường hợp cấp cứu, tình trạng
thiếu thuốc và thiết bị vẫn xảy ra ở Khoa Cấp cứu và Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt (ICU).
Nguyên nhân có thể do bệnh viện không nhớ kiểm tra dẫn đến thiếu hụt vật dụng cần
thiết.

Tình trạng này đã gây áp lực đáng kể lên đội ngũ nhân viên y tế phụ trách quản lý
túi hay valy cấp cứu và cả những y bác sĩ trực tiếp đi cấp cứu, khi phải đảm bảo tính đầy
đủ, sẵn sàng và hiệu quả của trang thiết bị mà không có sự hỗ trợ của công nghệ. Điều
đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng trong công tác khám, chữa bệnh của các Cơ
sở Y tế nói riêng và các Bệnh viện nói chung. Từ thực trạng đó, nhu cầu về một sản
phẩm công nghệ hỗ trợ cấp cứu ngoại viện giúp quản lý thuốc, y cụ tự động và đảm bảo
tính khẩn cấp và kịp thời cho công tác cấp cứu ngoại viện, giúp đội ngũ các y bác sĩ
giảm được áp lực và tập trung vào công tác cấp cứu, khám chữa bệnh hiệu quả hơn.
1.1.1. Quản lý dụng cụ cấp cứu chấn thương ngoại viện bằng bằng valy y tế

Qua khảo sát tại bệnh viện quận 11, nhân viên y tế vẫn đang tận dụng valy du lịch
và quản lý vật tư y tế thủ công cho công tác cấp cứu ngoại trú liên quan đến chấn thương.
Theo “Danh sách valy dụng cụ 115” của Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận 11 đính kèm

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

trong Phụ lục A, có tổng cộng 41 loại dụng cụ, vật tư y tế khác nhau cần cho một kíp
cấp cứu chấn thương ngoại trú.

Hình 1.1 Valy cấp cứu tại bệnh viện

Nhận xét:

Ưu điểm:

● Kích thước lớn, có thể chứa được nhiều thuốc và cả các dụng cụ chuyên dụng
hỗ trợ cấp cứu chấn thương ngoại viện.

● Valy bằng vải polyester nên bền, chống ẩm mốc và chống thấm nước tốt nên
thuận tiện cho việc vệ sinh.

● Đảm bảo tính thẩm mỹ vì hạn chế phai màu khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt
trời.

● Giá thành hợp lý, dễ dàng trang bị vì valy du lịch chất liệu vải rất phổ biến trên
thị trường.

Nhược điểm:

● Thiếu tính trực quan khi thao tác làm việc, đặc biệt là với những y cụ nằm ở
giữa hoặc dưới đáy của valy.

● Bất tiện khi sơ cứu ở những nơi có ngõ nhỏ, đường đi xấu, gồ ghề.

● Vẫn phải sử dụng công tác quản lý truyền thống, là kiểm tra thủ công kết hợp
với danh sách thuốc và dụng cụ theo quy định, trước và sau kíp cấp cứu.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.2. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện (có đặt ống nội khí quản) bằng túi
vải y tế.

Trong quá trình cấp cứu ngoại viện, bên cạnh các túi thuốc và valy dụng cụ cấp
cứu chấn thương, còn có một túi đựng dụng cụ cho những trường hợp cần xử lý đặt ống
nội khí quản. Và cũng tương tự như trên, các y bác sĩ hiện vẫn đang sử dụng các túi y tế
truyền thống cùng công tác quản lý thủ công. Theo “Danh mục y dụng cụ tủ trực 115”
được cung cấp có 36 loại dụng cụ, vật tư y tế khác nhau cần thiết cho một kíp chấn
thương ngoại viện liên quan đến đặt ống nội khí quản cấp bởi khoa Cấp Cứu Bệnh viện

Hình 1.3 Túi thuốc cấp cứu

Hình 1.2 Túi y tế phục vụ cho công tác cấp cứu ngoại viện, có đặt nội khí quản

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Quận 11 được đính kèm ở Phụ lục A, tổng cộng có 36 loại dụng cụ, vật tư y tế khác
nhau cần thiết cho một kíp chấn thương ngoại.

Nhận xét:

Ưu điểm:

● Số lượng vật tư y tế vận chuyển được trong 1 lần nhiều, kể cả việc có thể mang
theo quá tải cho 01 kíp cấp cứu ngoại viện.

● Túi bằng vải tổng hợp nylon và nhựa polyester nên trọng lượng nhẹ, bền, chống
ẩm mốc tốt và chịu được nhiệt độ cao (300-550℃ ứng với độ dày từ 2.5-3mm).

● Túi có các vách ngăn dán linh động để thay đổi kích cỡ các khoang chứa bên
trong.

Nhược điểm:

● Thiếu tính trực quan khi thao tác làm việc, đặc biệt là với những y cụ nằm ở
giữa hoặc dưới đáy của valy nếu túi đang chứa nhiều dụng cụ.Các vách ngăn vì
cố định bằng miếng dán gai lông nên dễ bị xô ngã bởi áp lực đè nén của y dụng
cụ bên trong, dẫn đến xáo trộn vị trí gây khó khăn khi thao tác, làm việc

● Vẫn phải sử dụng công tác quản lý truyền thống, là kiểm tra thủ công kết hợp
với danh sách thuốc và dụng cụ theo quy định, trước và sau kíp cấp cứu.
1.1.3. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện bằng túi vải y tế

Trong quá trình cấp cứu ngoại trú, ngoài valy dụng cụ sơ cứu và túi đựng dụng cụ
cho những trường hợp cần xử lý đặt nội khí quản thì không thể thiếu đó là túi thuốc cấp
cứu vẫn đang được quản lý thủ công. Tổng cộng có 28 loại thuốc cần thiết cho một đội
cấp cứu ngoại trú

Danh mục thuốc chuẩn bị cấp cứu ngoại viện ban hành theo “Quyết định số
1366/QĐ-BV ngày 10/5/2021” của Giám đốc Bệnh viện Quận 11 về Valy 115 loại thuốc
thông dụng cho cấp cứu Bệnh viện Vụ Quận 11 được đính kèm trong Phụ lục A

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.4. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện bằng valy nhựa

Hình 1.4 Mẫu valy nhựa sản xuất tại Đức


Bên cạnh đó, mẫu valy nhựa sử dụng cho công tác cấp cứu ngoại viện cũng đang là
sự lựa chọn phổ biến không chỉ ở khả năng chịu va đập tốt, bảo vệ các vật tư y tế bên
trong tốt hơn valy vải hay túi vải y tế thông thường, mà còn đa dạng mẫu mã, tính thẩm
mỹ cao và khả năng chống thấm nước tốt. Vì vậy, valy nhựa ngày càng được áp dụng
rộng rãi, đặc biệt là ở các cơ sở y tế, bệnh viện được đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị phục vụ cho công tác cấp cứu và khám chữa bệnh.

Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật của valy cấp cứu ngoại viện sản xuất tại Đức [2]

Thông số kỹ thuật Giá trị

Kích thước hiệu dụng (mm x mm x mm) 765 x 490 x 215

Vật liệu vỏ valy Nhựa HDPE

Vật liệu bánh xe Cao su PU

Độ dày (mm) 75

Tải trọng valy khi chứa đựng tối đa (kg) 8.7

Loại valy Valy kéo có 2 bánh xe

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Một mẫu valy nhựa khác được sử dụng trong y tế được sản xuất bởi hãng Robust
nổi bật với tính năng hỗ trợ là van thay đổi áp suất giúp đóng kín valy tăng hiệu quả
kháng nước, kháng bụi.

Hình 1.5 Mẫu valy nhựa sử dụng trong cấp cứu ngoại viện được với tính năng
van áp suất nổi bật được sản xuất bởi hãng Robust, Trung Quốc

Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật của valy cấp cứu ngoại viện hãng Robust [3]

Thông số kỹ thuật Giá trị

Kích thước hiệu dụng (mm x mm x mm) 556 x 358 x 230

Vật liệu vỏ valy Nhựa PP

Vật liệu bánh xe Cao su PU

Độ dày (mm) 50

Tải trọng của valy khi chứa đựng tối đa


5.7
(kg)

Loại valy Valy kéo có 2 bánh xe

Nhiệt độ hoạt động (ºC) từ -40 đến 98

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.5. Quản lý dụng cụ cấp cứu ngoại viện bằng valy y tế kim loại

Một loại valy khác được thiết kế để đựng các mẫu thuốc một số dụng cụ cấp cứu
kèm theo có thể xách tay một cách dễ dàng theo yêu cầu của bộ y tế. Vỏ valy được làm
bằng gỗ và hợp kim nhôm. Nắp và đáy valy được chia thành nhiều khoang nhỏ để đựng
các loại thuốc và vật tư y tế, các khoang chứa thuốc ở đáy có tấm mica để giữ cho các
thuốc không bị rơi khi vận chuyển.

Hình 1.6 Valy cấp cứu ngoại viện kim loại của Bệnh viện Quân Y 211

Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật của valy cấp cứu của Bệnh viện Quân Y 211 [5]

Thông số kỹ thuật Giá trị

Kích thước (mm x mm x mm) 580 x 400 x 120

Chất liệu vỏ Gỗ + Hợp kim nhôm

Độ dày khung gỗ + độ dày lớp nhôm (mm) 10 + 1

Trọng lượng của valy (kg) 3

Ngoài ra, để tối ưu hóa không gian, hãy sử dụng một loại valy khác được thiết kế
chia thành nhiều tầng, trên mỗi tầng sẽ có các ngăn nhỏ.

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Hình 1.7 Valy cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Nhi Đồng

Bảng 1.4 Thông số kỹ thuật valy cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng [9]

Thông số kỹ thuật Giá trị

Kích thước 350x190x110x100

Chất liệu Ván ép, nhựa, kim loại

Độ dày thành (mm) 5

Khối lượng (kg) 1.5

8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.2. Công nghệ cảm biến trong công tác quản lý thuốc và y cụ
1.2.1. Tổng quan về mã vạch (Barcode)

Mã vạch, bao gồm các vạch và khoảng trắng, là một biểu diễn bằng máy – có thể
đọc được các chữ số và ký tự. Mã vạch bao gồm các thanh và khoảng trống có chiều
rộng khác nhau có thể đọc được bằng máy quét mã vạch quang học [5].

Quiet zone: lề trống nằm ở hai đầu của mã vạch. Khoảng cách tối thiểu giữa các
mã vạch (khoảng cách từ vạch ngoài cùng của mã vạch này đến vạch ngoài cùng của mã

H
ì
n
h
S Hình 1.8 Cấu trúc của mã vạch [26]
T
Y
vạch khác) là 2,5mm.L Nếu chiều rộng của vùng yên tĩnh không đủ, thì máy quét sẽ khó
E
đọc được mã vạch.RE
F
1
Start character/ Stop character: Các ký tự tương ứng biểu thị bắt đầu và kết thúc
\
dữ liệu. Các ký tự s1khác nhau tùy thuộc vào loại mã vạch
.
Check digit S(Symbol check character):Số kiểm tra là các chữ số để kiểm tra xem
E
dữ liệu mã vạch đượcQ mã hóa có đúng không
H
ì
Mã vạch được n ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt của cuộc sống hàng ngày nhờ
h
những lợi ích rõ ràng
\ như [6]:
*
A
R
A
B
I
9 C
\
s
1
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Độ chính xác: Mã vạch loại bỏ việc nhập thủ công thông tin sản phẩm khi nhận,
nghĩa là có ít khả năng xảy ra lỗi hơn rất nhiều

Dữ liệu thời gian thực: Mỗi khi nhân viên quét mã vạch, nó sẽ ngay lập tức cập
nhật vào bộ lưu trữ dữ liệu

Đơn giản hóa công việc: Đối với hầu hết các phần, mã vạch và máy quét đều tự
giải thích, do đó, nhân viên mới không mất nhiều thời gian để trở nên hiệu quả tại quầy
thanh toán

Kiểm soát hàng tồn kho: Mã vạch cải thiện quản lý hàng tồn kho và giảm chi tiêu
quá mức cho sản phẩm

Chi phí thấp: Mã vạch mang lại giá trị to lớn vì khoản đầu tư trả trước không lớn
so với các hệ thống mang lại lợi ích tương đương

Các mã vạch hiện nay có thể sử dụng các phương pháp quét khác nhau được trình
bày ở Bảng 1.5.

Bảng 1.5 Các phương pháp quét mã vạch hiện nay

Sơ đồ nguyên lý Đặc điểm

Máy quét phát ánh sáng


vào mã vạch, sau đó nhận
tín hiệu phản xạ thông
LED light
Mirror
Phương CCD Sensor qua thiết bị bán dẫn CCD
pháp tích (Charge Coupled
điện kép Device). CCD có nhiệm
Lens
vụ chuyển các tín hiệu
ánh sáng vừa nhận được
thành các tín hiệu điện áp.

10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Phương pháp này sử dụng


tia laser để chiếu vào mã

Laser Photo vạch thông qua một chiếc


Detector
gương có khả năng thay
Phương
đổi góc xoay. Sau đó,
pháp quét
chùm tia laser phản xạ lại
Laser
Laser Light từ bề mặt của mã vạch
Source
được thu nhận bởi một
cảm biến quang được tích
hợp trong máy quét.

Phương pháp này chỉ sử


Light Sensor dụng duy nhất một nguồn
LED Light
Phương Source sáng LED để chiếu vào bề
pháp quét mặt của mã vạch và một
bút cảm biến quang để thu tín
hiệu phản xạ.

Mã vạch trên dụng cụ phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để nhận dạng duy nhất
từng dụng cụ đã khử trùng. Ngoài ra, mã vạch còn được sử dụng trong quản lý số lượng
thuốc. Dữ liệu kê đơn của bệnh nhân được nhập vào hệ thống máy tính. Tất cả nhân viên
y tế có thể xem ngay thông tin trên đó và chuẩn bị liều lượng theo quy định. Đơn thuốc
được đóng gói và cung cấp cho y tá trực mới với mã vạch đi kèm.

Thiết bị này cũng có chức năng theo dõi tự động chất gây nghiện và các loại thuốc
được kiểm soát khác. Với cách bảo quản thủ công trong tủ có khóa đôi khi thường dẫn

11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

đến tình trạng thiếu hoặc thừa thuốc phải tiêu hủy do hết hạn sử dụng, bổ sung thiếu
hoặc sai thuốc.
1.2.2. Hệ thống quản lý thuốc và thiết bị bằng mã vạch

Theo tài liệu [8], nhóm tác giả đã đưa ra mô hình hệ thống quản lý thuốc tự động
bằng công nghệ quét mã vạch ADC (Automated Dispensing Cabinets). Automated
Dispensing Cabinets là một tủ lưu trữ thuốc được tích hợp máy tính nhúng cho phép
thuốc có thể được lưu trữ, phân chia và theo dõi theo từng đơn vị thuốc. Hầu hết các
thiết bị ADC đều có ngăn kéo và được khóa an toàn cần mật khẩu hoặc các phương thức
sinh trắc học khi muốn sử dụng, ngoài ra còn có thiết bị đếm tự động.

Thiết bị này còn có chức năng theo dõi tự động các thuốc gây nghiện và các loại thuốc
cần được kiểm soát khác. Với cách lưu trữ thủ công trong tủ có khóa đôi khi thường dẫn
đến việc dự trữ không đủ hoặc dư thừa phải hủy thuốc do quá hạn sử dụng, bổ sung
thuốc bị thiếu hoặc không chính xác.

Với Automated Dispensing Cabinets, ngăn chứa các thuốc cần được kiểm soát chỉ
mở ra khi một loại thuốc cụ thể được chỉ định theo giới hạn quyền tiếp cận được quy
định và đảm bảo độ chính xác về số lượng. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian làm việc của
điều dưỡng viên bằng cách hạn chế việc đếm số lượng thuốc vào mỗi cuối ca trực, và
cũng làm giảm thời gian phân phối thuốc của dược sĩ.

Trong “Quản lý thuốc bằng mã vạch và an toàn bệnh nhân” của Irina Heikkinen [11]
đã giới thiệu về quét mã vạch liên quan đến quản lý thuốc trong bệnh viện được định
nghĩa là “Quản lý thuốc bằng mã vạch” (BCMA) được áp dụng bởi y tá, bác sĩ và dược
sĩ để cung cấp thuốc an toàn cho bệnh nhân. BCMA được cho là có khả năng cải thiện
hiệu quả, hiệu suất của chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí ở cấp độ hành chính
và vận hành

Dựa trên [12], BCMA là một hệ thống mã vạch do Glenna Sue Kinnick thiết kế để
ngăn ngừa các sai sót về thuốc trong môi trường chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất
lượng cũng như độ an toàn của việc sử dụng thuốc.

Để thực hiện BCMA cần có máy in để in ra dây đeo cổ tay của bệnh nhân có mã vạch
chứa số ID của bệnh nhân giúp nhận diện chính xác bệnh nhân và cán bộ y tế nhận được

12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

thông tin chính xác về chỉ định dùng thuốc của bệnh nhân [11]. BCMA hỗ trợ các y tá
trong việc xác định bệnh nhân và cung cấp đúng loại thuốc. Mã vạch của dây đeo cổ tay
của bệnh nhân và gói thuốc được liên kết với EHR nơi lưu trữ thông tin về đơn thuốc và
đơn thuốc

quét thẻ ID của y tá, trong xác nhận EHR


cung cấp vòng đeo dây đeo cổ tay bệnh về đúng bệnh nhân
tay mã vạch cho nhân và mã vạch và thuốc hoặc xảy ra
bệnh nhân thuốc bằng thiết bị cảnh báo nếu có sai
quét sót

Hình 1.9 Quy trình BCMA sử dụng mã vạch [11]

Valy quản lý thuốc bằng công nghệ RFID

a. Valy cấp cứu ngoại viện

Mô hình valy cấp cứu thông minh cho cấp cứu chấn thương ngoại viện của nhóm
nghiên cứu Ngụy Minh Tài và Lê Chí An tại BK RECME [19]. Nghiên cứu trình bày
thiết kế chi tiết túi cấp cứu có hệ thống kiểm tra trong đó để kiểm tra, quản lý thuốc và
trang thiết bị y tế đồng thời có hệ thống định vị túi cấp cứu trong trường hợp thất lạc.

Nghiên cứu [19] sử dụng RFID Blue Bird để đọc thẻ RFID và raspberry pi làm bộ
điều khiển chính để phân tích và kiểm tra thuốc. Ngoài ra, nghiên cứu đề xuất thêm tất
cả các bộ phận điện vào valy để kiểm tra quy trình, điều này dẫn đến việc tăng thêm
trọng lượng cho valy và valy phải được thiết kế cụ thể. Việc cho thêm các thiết bị điện
và mạch điện vào valy có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và vì valy có thể được
sử dụng cho trường hợp cấp cứu ngoại – bệnh viện nên dễ làm hỏng mạch điện và ảnh
hưởng đến kết quả của quá trình kiểm tra.

13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Ưu điểm:

● Kiểm soát và quản lý số lượng thuốc trong valy.

● Có hệ thống định vị valy phòng trường hợp thất lạc.

Nhược điểm:

● Không có hệ thống chống shock cho mạch điện nên thiết bị rất dễ hư hỏng.

● Tốc độ đọc thẻ RFID còn chậm.

● Trọng lượng valy tăng lên.

● Dễ gây hại cho người sử dụng và các bộ phận điện khi sử dụng ngoài môi
trường bệnh viện.

Hình 1.10 Túi thông minh khẩn cấp với hệ thống quản lý [19].

Nhận xét

Sản phẩm đã đạt được những mục tiêu đó là quản lý thuốc ở trong valy cấp cứu
giúp cho công tác quản lý vật tư y tế được tự động hoá, tăng độ chính xác. Bên cạnh đó
hạn chế lơn nhất đó chính là khối lượng và thời gian sử dụng của valy vẫn còn có thể
cải thiện bằng cách sử dụng nhưng chi tiết chỏ hơn, ít tốn điện hơn để có thể giảm nhẹ
trọng lượng đồng thời tăng không gian chưa đồ trong valy.

14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

a. Hệ thống quản lý hàng tồn kho thiết bị với đầu đọc RFID di động

Theo tài liệu [15], nhóm tác giả đã đề xuất mô hình quản lý thiết bị y tế dựa trên
công nghệ RFID sử dụng đầu đọc di động để quét và lưu trữ dữ liệu.

UI

Login Manager

USB Net
Borrow Return
E-tag Port work

Reader Records User

Storage

Database DataTable

UI

Scan

Net
Inventory
work
E-tag
Data
Processing
Storage
DataTable Server

Mobile

Hình 1.11 Sơ đồ hệ thống quản lý kho thuốc bằng đầu đọc RFID di động [15]

Hệ thống lưu trữ được kết nối với mạng LAN không dây, các thiết bị được lưu trữ
trong các khay kim loại, mỗi thiết bị và khay được nhận dạng bằng nhãn dán RFID. Hệ
thống hoạt động như sau:

Khi nhân viên cần mượn/trả thiết bị, thủ kho được trang bị đầu đọc RFID di động
để quét, ghi dữ liệu và xác nhận thông tin trên mã định danh của từng thiết bị. Sau đó
các thông tin này sẽ tự động cập nhật vào phần mềm hệ thống. Sau khi sử dụng, thiết bị
được trả lại sẽ được quét thêm để xác nhận trạng thái của thiết bị.

Khi có thiết bị mới đưa vào kho, thủ kho sẽ nhập thông tin của thiết bị, hệ thống
tự động cập nhật ID và xác nhận thông tin rồi tải lên cơ sở dữ liệu.

15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Display instruments
info

Start
N
Have Lending
Information ?

Initialize
Y

N Sure to
Main Interface borrow/return

Y
Input Number Have a e-tag
N Borrow/Return

Y
Y Y
Get instruments info
Next ?

Warning
N
Borrow/ Return
or not ? Exist ?

Y Y

End

Hình 1.12 Lưu đồ thuật toán hệ thống quản lý kho thuốc bằng di động RFID [15]

Ưu điểm:

● Sử dụng máy quét RFID cầm tay giúp tăng tốc độ quét vì có thể quét nhiều
nhãn dán cùng một lúc.

● Có thể quét sản phẩm ở khoảng cách xa.

● Linh hoạt, tiện lợi và nhỏ gọn

Nhược điểm:

● Hệ thống bán tự động vẫn cần sự can thiệp của nhân viên kho.

● Không kiểm soát được thông tin nhân viên mượn/trả sản phẩm.

16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.2.3. Trạm quản lý valy cấp cứu ngoại viện đang được trang bị tại bệnh viện
quận 11

Sản phẩm được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác cấp cứu ngoại viện qua
việc kiểm tra nhanh số lượng thuốc và vật phẩm y tế trong valy được đem theo để cấp
cứu cho bệnh nhân

Hình 1.13 Trạm quản lý valy cấp cứu ngoại viện[25]

Bằng công nghệ RFID để quản lý vật phẩm, thiết bị, sản phẩm đã giúp giảm tải
cho nhân viên y tế trong khâu hậu kiểm trước khi thực hiện cấp cứu. Ngoài ra, việc tự
động hoá ở công đoạn quan trọng đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ sai sót dẫn tới khó
khăn trong công việc cứu người của các y bác sĩ.

17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Hình 1.14 Trình bày quy trình hoạt động của trạm kiểm thuốc cho các Bác sĩ
Bệnh viện Quận 11[25].

Ngoài ra phần mềm quản lý cũng được phát triển song song để có thể quản lý danh
sách thuốc và vật phẩm y tế đang được sử dụng. Với phần mềm đi kèm, người dùng có
thể quản lý các thẻ RFID đang được sử dụng cũng như tạo mới, xoá bỏ nhưng xther đa
hư hoặc mất. Nhờ đó thẻ RFID có thể đucowj bổ sung bằng cách mua mới bất cứ khi
nào hoặc là thay đổi loại thẻ tuỳ nhu cầu của người sử dụng mà vẫn không ảnh hưởng
tới quá trình hoạt động của hệ thống trạm kiểm tra.

18
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Hình 1.15 Phần mềm để quản lý danh sách vật phẩm y tế[25]

Hình 1.16 Valy cấp cứu được kiểm tra và thông báo lên màn hình[25]

Trạm kiểm tra có 2 chế độ 1 là chế độ kiểm tra dùng để kiểm kê số lượng thuốc và
vật tư tồn tại trong túi cấp cứu và chế độ định danh thẻ khi chúng ta có thẻ mới chưa
được sử dụng và muốn sử dụng nó để theo dõi 1 loại thuốc. Khi ở chế độ kiểm tra, người

19
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

dùng sẽ tương tác trực tiếp với trạm kiểm tra, sau khi xử lý tín hiệu số lượng thuốc còn
thiết sẽ được hiển thị lên màn hình để các bác sĩ kiểm tra và bổ sung.

Hình 1.17 Lưu đồ giải thuật quá trình hoạt động của trạm kiểm tra[25]

Còn chế độ định danh thì sẽ được tương tác với người dùng qua phần mềm được
thiết kế ở trên máy tính cá nhân

Hình 1.18 Các chức năng trong giao diện phần mềm[25].

20
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Sau khi giá trị thẻ được gán với tên thuốc mới thì dữ liệu sẽ được lưu vào thẻ nhớ ở
trong trạm kiểm tra, từ đây thẻ sẽ tham gia vào hoạt động của hệ thống.

Start

No
Connect button pressed ?

yes

Notify to user to No
COM Port selected ?
check COM port

yes

Receive tag data from No


micro controller ?

Yes

Medicine name
receive from user

No
Tags data already have?

Yes

yes No
Delete old tag User want to replace?
value

yes Add tag value


Medicine name already
have?
to medicine
name
No

Create medicine
name to new
line

Hình 1.19 Lưu đồ giải thuật quá trình xử lý của phần mềm[25]

Dựa trên các tiêu chí là nhanh, hiệu quả, chính xác và thân thiện với người dùng thì
dự án đã đạt được được những kết quả như sau:

Ưu điểm:

• Đã đáp ứng được yêu cầu được đưa ra về cải thiện công tác quản lý vật tư y
tế.

21
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

• Sau khi trải qua thời gian thử nghiệm thực tế sản phẩm đã nhận về những
đánh giá tích cực vì dễ sử dụng, không cần phải thay đổi tới quy trình và
thiết bị đã có sẵn trong bệnh viện.

Nhược điểm:

• Giao diện vẫn chưa thực sự phù hợp và dễ dùng, vẫn còn xảy ra lỗi và
không có hiệu quả khi ghi dữ liệu thẻ vì chỉ ghi được 1 thẻ mỗi lần.
• Vẫn còn xảy ra lỗi khi đọc và kiểm tra nhãn RFID
• Tốc độ xử lý của thuật toán chậm và hay lỗi gây khó khăn và chưa phù hợp
với điều kiện sử dụng ngoài thực tế.
1.3. Tiêu chuẩn an toàn trong thiết kế và vận hành thiết bị trong bệnh viện
1.3.1. Tiêu chuẩn quốc gia về an toàn điện trong y tế

Theo “Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7303-1:2009 (IEC 601-1:2005) về “Thiết bị
điện y tế” [16] quy định các yêu cầu về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu của thiết
bị điện. y tế và hệ thống điện y tế. Đưa ra các yêu cầu liên quan đến an toàn cơ bản và
tính năng thiết yếu áp dụng cho thiết bị điện y tế. Bộ tiêu chuẩn cũng quy định các vấn
đề về an toàn trong sử dụng điện trong y tế
1.3.2. Tiêu chuẩn quốc gia về nhận dạng tần số vô tuyến (RFID)

Trích từ “Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8656-3:2012 về “Thu thập dữ liệu tự động”
[17] đưa ra các thuật ngữ và định nghĩa cụ thể về nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động
và đưa ra các yêu cầu về các yêu cầu và cơ chế được sử dụng trong giao thức dữ liệu để
xác định cách mã hóa dữ liệu. mã định danh đối tượng trong thẻ RFID và để gán một từ
điển dữ liệu cụ thể cho mã định danh đối tượng có liên quan cho ứng dụng đó.
1.3.3. Quy định về loại vật tư sử dụng trong bệnh viện

Khi lựa chọn vật liệu cho các thiết bị y tế, cần chú ý:

● Độc tính và tính dễ cháy

● Các tính chất vật lý và hóa học

● Tương thích vật liệu với tế bào mô sinh học, chất lỏng và mẫu vật

● Độ mài mòn, độ cứng và độ bền của kim loại đều phải được xem xét.

22
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

● Vật liệu thường được sử dụng trong thiết bị y tế bao gồm:

- Thép không gỉ

Là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất và chế tạo các thiết bị y
tế vì nó có đầy đủ chức năng và đặc tính phục vụ cho ngành y tế. Có khả năng chống
ăn mòn cao nên được dùng để làm tất cả các vật dụng trong ngành y tế như: Dao, kéo,
giường bệnh nhân, khay đựng thuốc.

- Nhựa ABS

Là loại nhựa được sử dụng rộng rãi trong thiết bị y tế chịu va đập và nhiệt độ
cao, rất dẻo, đàn hồi và có thể hình thành ở nhiệt độ phòng mà không bị nứt.

- Hợp kim nhôm:

Được sử dụng nhiều trong sản xuất các trang thiết bị phục vụ trong môi trường
y tế (tủ thuốc, cấp cứu, giá kệ,…), chống gỉ tốt
1.4. Yêu cầu đặt ra

Trong xã hội ngày nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng được coi
trọng và nâng cao, điều đó khiến cho dịch vụ khám chữa bệnh cũng như khối lượng công
việc của nhân viên y tế trở nên quá nhiều. Tuy nhiên, nguồn nhân lực tại bệnh viện
không đủ dẫn đến ngày càng xảy ra nhiều sai sót trong quá trình kiểm tra, chuẩn bị thuốc
cho các ca cấp cứu.

Nhận thấy thực trạng đó, nhiều bệnh viện trên địa bàn TP.HCM đã có nhu cầu
ứng dụng tự động hóa vào việc kiểm kê thuốc, vật tư y tế cho các ca cấp cứu thay cho
cách kiểm tra, quản lý thủ công như truyền thống. nhằm hạn chế tối đa sai sót trong khâu
pha chế dẫn đến thiếu thuốc, vật tư y tế cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Trước nhu
cầu đó, Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị và Công nghệ Cơ khí Bách Khoa (BK - RECME)
đã phối hợp với Bệnh viện Quận 11 nghiên cứu phát triển thiết bị hỗ trợ quản lý thuốc,
vật tư y tế ra vào - các trường hợp cấp cứu ngoại viện.

23
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp


1.5.1. Mục tiêu

Thông qua tổng quan về tình hình trong và ngoài nước, các hệ thống, sản phẩm
đang được áp dụng trong quản lý thuốc, vật tư y tế tại Bệnh viện, có thể thấy hệ thống
quản lý, giám sát thuốc, thuốc. Hiện tại, vật tư y tế chủ yếu tập trung vào quản lý kho
thuốc bệnh viện mà chưa chú trọng đến thuốc trong valy cấp cứu.

Vì vậy, mục tiêu của đồ án này là nghiên cứu cải tiến hệ thống tự động hỗ trợ
kiểm tra lượng thông tin vật tư y tế trong valy cấp cứu theo yêu cầu thực tế trong cấp
cứu nội và ngoại trú của khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực Quận 11.

Tên đề tài: Nghiên cứu, cải tiến thiết kế và điều khiển túi cấp cứu thông minh
1.5.2. Nhiệm vụ đặt ra

Dựa trên mô hình trạm quản lý valy cấp cứu ngoại viện đang được trang bị tại bệnh
viện quận 11 đã có sẵn, cải tiến sửa lỗi và phát triển thêm các vấn đề sau:

Đối với túi cấp cứu trong và ngoài bệnh viện:

● Số lượng vật tư y tế tối đa là 36 dụng cụ y tế (theo danh mục dụng cụ trong cấp
cứu chấn thương valy kéo tại bệnh viện Quận 11)
● Khả năng giữ được vật tư y tế cố định làm cải thiện độ chính xác của hệ thống.
Đối với hệ thống trạm kiểm nghiệm thuốc:
● Hệ thống giúp quản lý số lượng, thông tin vật tư y tế sử dụng trong công tác cấp
cứu tại Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực (ICU), Bệnh viện Quận 11.
● Nghiên cứu cải tiến làm tăng độ chính xác và tốc độ xử lý của hệ thống. Cụ thể
là thời gian hoàn thành 1 chu kỳ hoạt động từ lúc bật lên cho tới lúc kết thúc và
hiển thị lên màn hình không quá 20 giây.
Đối với phần mềm quản lý :

● Thiết kế giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, cải tiến phương
pháp xử lý dữ liệu để khắc phục nhược điểm chỉ ghi được 1 thẻ
● Giao diện mang tính tự động và có thể liên kết với hệ thống qua mạng
● Tối ưu thuật toán và khắc phục những lỗi vẫn còn phát sinh.

24
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN


Dựa vào các mục tiêu thiết kế đã trình bày ở Chương 1, chương này trình bày các
phương án khả thi và lựa chọn phương án phù hợp nhất trong phạm vi đề tài. Các phương
án được đưa ra bao gồm phương án thiết kế cơ khí và phương án thiết kế hệ thống điều
khiển.
2.1. Lựa chọn loại túi cấp cứu:

Tiêu chí lựa chọn đối với valy cấp cứu ngoại viện:

● Vật liệu bền, nhẹ

● Độ cơ động và đa dụng cao

● Dung tích chứa lớn

● Có khả năng bảo vệ cho các vật tư y tế được nguyên vẹn khi có sự cố, va đập

● Không gây cản trở khi đọc thẻ RFID

Lý do nghiên cứu và thiết kế mới valy cấp cứu ngoại viện:

● Về mặt không gian hiệu dụng: các mẫu valy trên thị trường và valy khảo sát là
valy du lịch bằng vải thông thường không được chia ngăn phù hợp, dẫn đến việc
sắp xếp dụng cụ y tế chỉ là đặt tất cả vào bên trong nên ảnh hưởng rất nhiều đến
công tác sử dụng, quản lý, kiểm tra trước và sau mỗi kíp cấp cứu.

● Về mặt sử dụng chung với thẻ RFID, do sự sắp xếp và chồng lấn của các thẻ lên
nhau ảnh hưởng tới độ chính xác và tốc độ quét thẻ

Bảng 2.1 Lựa chọn phương án thiết kế hộp cấp cứu

Ưu điểm Nhược điểm

Hộp cấp cứu ● Cứng cáp, vật tư y tế được ● Không gian chứa hạn chế

bằng kim loại sắp xếp theo trật tự nhất định ● Do hộp có phân cách thành
góp phần làm các ngăn nhỏ nên độ đa
dụng không cao

25
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Valy cấp cứu ● Sức chứa tốt ● Kích thước cồng kềnh
● Khả năng bảo vệ vật tư y tế ● Không linh hoạt khi gặp
tốt nhiều loại địa hình khác
● Có bánh xe kéo giúp di nhau
chuyển dễ dàng hơn

Túi vải ● Kích thước nhỏ gọn ● Vẫn sử dụng cách quản lý
● Số lượng thuốc có thể cấp truyền thống, kiểm tra thủ
phát 1 lần còn nhiều cho 1 công kết hợp với danh mục
kíp cấp cứu ngoại trú thuốc và trang thiết bị theo
● Túi được làm từ chất liệu vải quy định, trước và sau đội
tổng hợp nylon và polyester cấp cứu.
nên có trọng lượng nhẹ, độ ● Vải thấm nước rất kém nên
bền cao, chống ẩm mốc, chịu tuổi thọ sử dụng không cao,
được nhiệt độ cao (300 – 550 ● Không chịu được các vật
0C với độ dày 2,5 – 3mm). cứng, sắc nhọn.
● Túi vải y tế sẽ lâu khô khi
cần vệ sinh, giặt giũ.

Kết luận:

- Lựa chọn hộp cấp cứu nhưng được làm bằng nhựa

Lý do:

- Thoả được tất cả những điều kiện đã nêu trên


2.2. Lựa chọn phương án thiết kế cho trạm kiểm tra
2.2.1. Lựa chọn vật liệu làm trạm kiểm tra:

Tiêu chí lựa chọn:

● Vật liệu làm khung của trạm phải chắc chắn, bền.

● Đạt tiêu chuẩn chất liệu của Bộ Y tế.

● Khó bị thay đổi tính chất hoặc bị tác động bởi các tác nhân hóa học.

● Nhẹ, dễ dàng di chuyển khi cần thiết.

26
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Bảng 2.2 Bảng lựa chọn vật liệu làm trạm kiểm tra

Ưu điểm Nhược điểm

Thép không gỉ ● Khả năng tạo hình tốt ● Cơ tính của vật liệu làm
đem lại lợi thế về mặt ảnh hưởng tới khả năng
thẩm mỹ làm việc của đầu đọc

● Có lớp mạ crom giúp


vật liệu bền với hoá chất

Hợp kim nhôm ● Cứng cáp, dễ lắp ráp ● Cơ tính có thể ảnh

● Khối lượng nhẹ hưởng tới hoạt động của


đầu đọc
● Tính thẩm mỹ cao
● Không có nhiều mẫu
● Bền với hoá chất
mã để tuỳ biến sản
phẩm

Nhựa ABS ● Bền với hoá chất ● Không đủ cứng vững

● Không làm ảnh hưởng ● Vật liệu dễ bị uốn cong,


tới khả năng hoạt động phá huỷ khi làm những
của đầu đọc chi tiết có kích thước
lớn, dạng tấm

Kết luận:

- Sử dụng nhôm định hình làm khung cho trạm và nhựa ABS để làm những miếng che
bên ngoài

Lý do:

- Kết hợp ưu điểm của nhôm là dễ lắp ráp và cững vững và cơ tính không làm ảnh
hưởng tới hoạt động của đầu đọc RFID của nhựa để làm lớp che phủ bên ngoài.

27
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

2.2.2. Lựa chọn phương án cho hệ thống kiểm tra

Tiêu chí lựa chọn:

● Giúp nhận diện được vật tư y tế và thuốc.

● Giúp định danh và trả kết quả về bộ điều khiển.

● Khả năng nhận diện nhanh và chính xác nhiều đối tượng trong thời gian ngắn.

● Ít bị nhiễu bởi điều kiện môi trường làm việc.

Căn cứ vào phần tổng quan đã nghiên cứu, có 2 phương án khả thi:

● Đầu đọc và nhãn dán RFID.

● Đầu đọc và nhãn dán mã vạch (barcode).

Bảng 2.3 Lựa chọn phương án hệ thống kiểm tra

Ưu điểm Khuyết điểm


● Ít chịu ảnh hưởng nhiễu ● Bị nhiễu khi sử dụng
từ môi trường, dễ sử đầu đọc quét vật kim
dụng. loại có dán nhãn RFID.
● Có khả năng truyền dữ ● Chi phí cho nhãn dán
liệu về bộ điều khiển. RFID cao, nếu và sử
● Tốc độ đọc nhanh. dụng với số lượng ít.
● Có khả năng đọc cùng
Đầu đọc và nhãn
lúc nhiều nhãn dán
dán RFID
RFID.
● Phạm vi đọc rộng có thể
tùy chỉnh với việc lựa
chọn đầu đọc và anten.
● Định danh được đối
tượng có dán nhãn
RFID.

28
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

● Thông tin cần đọc


không bị ảnh hưởng bởi
hướng và góc quét so
với đầu đọc.

● Ít chịu ảnh hưởng nhiễu ● Phạm vi đọc hẹp hơn


từ môi trường, dễ sử nhiều so với RFID.
dụng. ● Không đọc được nhiều
● Có khả năng truyền dữ đối tượng (mã vạch)
Đầu đọc và nhãn
liệu về bộ điều khiển. cùng lúc.
dán mã vạch
● Tốc độ đọc nhanh. ● Mã vạch bị trầy xước thì
● Định danh được đối đầu đọc sẽ không thể
tượng có dán mã vạch. nhận diện và đọc được.

Kết luận:

- Lựa chọn đầu đọc và nhãn dán RFID giúp định danh, giám sát vật tư y tế cho
valy cấp cứu ngoại viện và định danh, giám sát thuốc cho tủ thuốc.

Lý do:

- Thoả được các tiêu chí đặt ra

- Tốc độ đọc của công nghệ RFID nhanh và khả năng đọc nhiều đối tượng cùng
lúc.

- Tùy loại đầu đọc và anten mà có thể tùy chỉnh phạm vi đọc (quét).

2.3. Lựa chọn bộ điều khiển

● Các bộ điều khiển có thể xem xét sử dụng là: bộ điều khiển dùng PLC, bộ điều
khiển dùng vi điều khiển và bộ điều khiển sử dụng máy tính nhúng.

29
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Bảng 2.4 Lựa chọn phương án bộ điều khiển

Ưu điểm Nhược điểm


● Hoạt động ổn định trong môi ● Giá thành cao
trường công nghiệp. ● Khối lượng lớn, chiếm nhiều
● Lập trình dễ dàng, linh hoạt không gian.
khi điều khiển. ● Không phù hợp đối với các
PLC
● Dễ dàng thay thế, sửa chữa, có thiết bị yêu cầu tính di động.
thể mở rộng nếu hệ thống có
mở rộng hoặc nâng cấp.

● Lập trình dễ dàng, linh hoạt ● Độ ổn định không cao do ảnh


khi điều khiển. hưởng bởi nhiễu.
● Giá thành hợp lý, kích thước ● Cần mạch cách ly chống

Vi điều khiển nhỏ gọn. nhiễu phức tạp khi dùng


● Hỗ trợ nhiều loại giao thức trong môi trường công
khác nhau: SPI, I2C, RS232, nghiệp.
RS485, …

● Hỗ trợ nhiều loại giao thức ● Tiêu tốn nhiều năng lượng.
khác nhau: SPI, I2C, RS232… ● Kích thước lớn hơn vi điều
● Hỗ trợ tốt các giao tiếp USB khiển.
Máy tính nhúng dạng Host.
● Cấu hình mạnh giúp tăng khả
năng tính toán.

Kết luận:
- Vì các chức năng cần thực hiện đơn giản, công việc thực hiện không quá phức tạp nên
chỉ cần sử dụng vi điều khiển là đủ để đáp ứng những yêu cầu xử lý tính toán đơn giản.
Lý do:
- Vi điều khiển gọn nhẹ và đáp ứng được những chức năng cần có của hệ thống.
- Kích thước nhỏ gọn giúp thiết kế được nhỏ gọn và tối giản.

30
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

2.4. Lựa chọn phương án điều khiển


2.4.1. Phương án điều khiển tập trung

RFID

Màn hình
Dữ liệu thẻ nhớ Vi điều khiển
hiển thị

Relay Nút điều khiển

Đèn

Hình 2.1 Sơ đồ khối phương án điều khiển tập trung

Sơ đồ trên thể hiện hệ thống điều khiển được thiết kế sơ bộ theo phương án điều
khiển tập trung với trung tâm là một vi điều khiển thực hiện toàn bộ các quá trình: đọc
cảm biến, điều khiển các cơ cấu chấp hành và đọc ghi dữ liệu từ thẻ nhớ.

Ưu điểm: Hệ thống đơn giản, ít tốn kém, ít phát sinh lỗi hơn phương án phân cấp.

Nhược điểm: Khó mở rộng và khó bảo trì.


2.4.2. Phương án điều khiển phân cấp

Phương án điều khiển được thiết kế theo dạng phân cấp, bao gồm một vi điều khiển
phụ trách điều khiển các cơ cấu chấp hành và Vi điều khiển xử lý quá trình đọc ghi dữ
liệu từ thẻ nhớ.

31
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Dữ liệu thẻ nhớ

Vi điều khiển
phụ

RFID HF

Vi điều khiển
Phần mềm
chính
Màn hình
hiển thị

Relay 1 Nút nhấn

Đèn

Hình 2.2 Sơ đồ khối phương án điều khiển phân cấp

Ưu điểm: Dễ mở rộng và dễ bảo trì do tổ chức chương trình ở dạng module

Nhược điểm: Tốn kém hơn phương án tập trung. Dễ phát sinh lỗi khi giao tiếp giữa vi
điều khiển và với nhau.

Kết luận:

- Đối với hệ thống trạm kiểm tra thuốc gồm nhiều module nhỏ nên đồ án lựa chọn
phương án điều khiển phân cấp với ưu điểm dễ bảo trì và dễ mở rộng.

32
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ


Chương này trình bày việc lựa chọn và tính toán kích thước cơ học của hệ thống,
tính toán thiết kế không gian lưu trữ bên trong cho valy cấp cứu chấn thương.
3.1. Tính toán thiết kế hộp cấp cứu

Tiêu chí lựa chọn:

● Hộp cấp cứu có khả năng bảo vệ thuốc tốt.

● Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh y tế trong bện viện

● Khi sử dụng, các loại thuốc phải được bày ra trước mắt các bác sĩ để thuận tiện
cho việc thao tác
3.1.1. Loại hộp cấp cứu

Theo khảo sát được thực hiện tại khoa ICU của bệnh viện Quận 11, loại túi cấp
cứu hiện nay được sử dụng để vận chuyển vật tư y tế cho các trường hợp cấp cứu tại –
bệnh viện là loại túi vải có kích thước L × W × H = 30x20x22 cm. Hiện tại, loại túi này
đã đáp ứng được nhu cầu chứa và mang các thiết bị y tế cần thiết với kích thước này.
Tuy nhiên vì túi được thiết kế có duy nhất 1 ngăn và mọi thứ được xếp chồng lên nhau
nên hạn chế về khả năng lấy và sử dụng thuốc là rất lớn. Bên cạnh đó bởi vì không gian
chỉ vừa đủ nên các thẻ RFID thường xuyên bị chồng lấn khiến cho quá trình kiểm tra và
xử lý xuất hiện tình trạng có thuốc được dán nhãn rồi nhưng không quét thấy, làm mất
độ chính xác của hệ thống kiểm tra.

Hình 3.1 Túi cấp cứu trong thực tế

33
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Chính vì thế một trong những tiêu chí quan trọng của việc thiết kế túi cấp cứu đó
chính là khả năng sắp xếp hợp lý và quản lý không gian của hộp để vừa có một thiết kế
nhỏ gọn nhất nhưng cũng có thể có nhiều ngăn để sắp xếp thuốc. Ngoài ra, việc sắp xếp
thuốc hợp lý cũng giúp cho quá trình quét thẻ RFID được dễ dàng và chính xác hơn.

a. Hộp có khay đựng

Hình 3.2 Hộp cấp cứu có khay đựng [28]

Loại hộp đựng này được thiết kế cho mục đích sử dụng trong phạm vi gia đình,
dung tích chứa lớn và có khay đựng giúp thuốc được bày ra, dễ dàng hơn trong việc
tìm kiếm

34
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

b. Hộp có ngăn xếp

Hình 3.3 Hộp cấp cứu ngăn xếp nhiều tầng [27]

Đây là loại hộp đựng được cải tiến hơn từ loại trên vì có thể có nhiều tầng hơn
để tăng số ngăn chứa thuốc tuy nhiên về thể tích chứa đồ thì không thoải mái bằng loại
hộp có khay đựng

Sau khi tham khảo và thực hiện thử nghiệm tại bệnh viện quận 11, hộp cấp cứu
được chọn là loại hộp có ngăn xếp tầng có 2 khay được mở thành hình bậc thang giúp
việc lấy thuốc dễ dàng do mọi thứ được sắp xếp theo từng lớp và không đè lên nhau.
Bên cạnh đó hộp cũng phải có độ bền nhất định, rẻ và dễ dàng thay thế bổ sung do phản
hồi từ phía bệnh viện là những loại hộp cấp cứu từng được sử dụng rất nhanh hư hỏng
do va đập trong quá trình di chuyển nên bị thay rất thường xuyên.

35
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Với những lý do đó một loại hộp dụng cụ đang được bán sẵn trên thị trường được
lựa chọn vì thoả được những điều kiện trên. Bên cạnh đó đây là loại hộp được thiết kế
để bảo quản những dụng cụ cơ khí nên độ bền và khả năng chịu va đập là rất tốt.

Kích thước có sẵn trên thị trường có 2 loại: 420x200x180 (mm) và 430x230x205
(mm). Theo như thực tế, loại hộp 430x230x205(mm) được chọn để sử dụng vì loại hộp
này mới có đủ không gian để chứa các loại thuốc lớn như các chai nước biển

Hình 3.4 Hộp dụng cụ có khả năng chia ngăn tuỳ ý.

Ngoài ra vật liệu của hộp phần lớn là nhựa Đài Loan, có chức năng tuỳ chỉnh các
ngăn nhỏ trên từng khay xếp theo ý muốn cũng là 1 lý do để lựa chọn loại hộp này. Vật
liệu không gây ảnh hưởng tới hoạt động của đầu đọc và khả năng quản lý sắp xếp tốt
các vật tư bên trong sẽ làm tăng độ chính xác của hệ thống.

36
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.5 Hộp có kích thước tương tự được lấy thử nghiệm trong thực tế

Bên cạnh đó để phục vụ mục đích dán nhãn để kiểm tra số lượng thuốc thì bệnh
viện đã đồng ý với cách làm như sau: thuốc sẽ được bỏ vào bọc nilon nhỏ; trên bọc nilon
đó được dán thẻ RFID; các ống thuốc cùng loại đã được bỏ vào bọc có nhãn kiểm tra sẽ
được bỏ vào những hộp nhựa nhỏ; các hộp nhựa nhỏ sẽ được sắp xếp vào hộp một cách
ngăn nắp.

Qua quy trình trên sẽ đạt được các mục đích là kiểm tra được số lượng thuốc do
mỗi một vật phẩm đều có thẻ RFID. Ngoài ra những thẻ được tái sử dụng nhiều lần để
cắt giảm quy trình và tiết kiệm chi phí.

37
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

3.1.2. Lựa chọn vật liệu hộp cấp cứu

Bảng 3.1 Lựa chọn vật liệu hộp cấp cứu

Ưu điểm Nhược điểm

Vải ● Bền ● Không có cấu trúc cứng

● Không cản trở tín hiệu vững

phát từ đầu đọc

● Độ đa dụng cao và giá


thành rẻ

Nhựa ● Bền với hoá chất ● Có không gian chứa

● Không làm ảnh hưởng hạn chế và không linh

tới khả năng hoạt động hoạt

của đầu đọc ● Có thể vỡ, hư hỏng do


va đập trong quá trình
sử dụng

Kết luận:

- Sử dụng nhựa là vật liệu chính làm hộp cấp cứu

Lý do:

- thoả tất cả các yêu cầu đã đặt ra


3.1.3. Kích thước hộp cấp cứu

Kích thước hộp cấp cứu được thiết kế để đủ nhỏ gọn dễ dàng cho việc mang theo,
di chuyển nhanh trong công tác cấp cứu nhưng cũng phải có không gian chứa đủ lớn để
có thể bố trí sắp xếp các loại thuốc bên trong.
Theo yêu cầu từ khoa Cấp cứu, các loại thuốc khác nhau phải được bố trí vào từng
ngăn đựng riêng biệt nên thuốc sẽ được đựng trong các loại khay có nắp và được đánh

38
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

dấu với mỗi loại thuốc được sắp xếp trong khay đó. Bởi vì có nhiều loại thuốc nên khi
sắp xếp dàn trải nhằm mục đích dễ dàng tìm và lấy thuốc sẽ làm cho kích thước của hộp
không phù hợp để mang vác. Chính vì thế, để thu nhỏ kích thước của hộp cấp cứu, cần
phải sắp xếp thuốc thành nhiều tầng khác nhau. Tham khảo một số hộp thuốc và hộp
dụng vụ trên thị trường thu được kết quả kích thước của các loại hộp dao động từ
35x20x20(cm) tới 43x23x20.5(cm) đối với loại hộp có ngăn xếp nhiều tầng phù hợp với
yêu cầu của bệnh viện.
Dựa vào kích thước cần để chứa được những loại thuốc có kích thước lớn nhất, lựa
chọn kích thước cho hộp là 43x23x20.5(cm)

Hình 3.6 Mẫu hộp chia ngăn 3 tầng

39
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

3.1.4. Chia ngăn và sắp xếp

Qua khảo sát thực tế tại bệnh viện quận 11, các loại vật tư y tế có kích thước như sau:

Hình 3.7 Khảo sát kích thước các loại thuốc


Trong đó vùng màu xanh dương là những chai dung dịch truyền lớn, vùng màu
xanh lá là những loại thuốc được bỏ vào hộp chứa lớn và màu cam là những loại thuốc
nằm trong hộp chứa nhỏ.

Như vậy nhằm mục đích sử dụng ít loại kích thước ngăn chứa nhất nhưng vẫn có
thể chứa được đầy đủ vật tư,đối với các loại thuốc nhỏ có thể bỏ vào hộp riêng có 3 loại
kích thước ngăn chứa được chọn:
• Loại ngăn chứa có kích thước 70x60(mm)
• Loại ngăn chứa có kích thước 90x60(mm)
• Loại ngăn chứa có kích thước 150x90(mm)
Phân chia lại cụ thể từng loại thuốc ta có được sự sắp xếp như sau:

40
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.8 Phân chia thuốc vào các loại hộp

Trong đó:
• Loại ngăn chứa có kích thước 70x60(mm): Màu da cam
• Loại ngăn chứa có kích thước 90x60(mm): Màu vàng
• Loại ngăn chứa có kích thước 150x90(mm): Màu xanh lá
• Màu xanh dương là các loại chai dung dịch truyền có kích thước lớn nên sẽ được
xếp vào 1 hộc riêng
Theo như mẫu hộp dụng cụ trên hộc to ở đáy sẽ đựng các loại thuốc được đánh
dấu màu xanh và các loại thuốc còn lại được xếp vào 3 ngăn phía trên.

Hình 3.9 Ngăn xếp tầng 1

41
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.10 Ngăn xếp tầng 2 và 3

Hình 3.11 Hộc đựng ở đáy hộp

3.2. Tính toán thiết kế trạm kiểm tra


3.2.1. Tiêu chí thiết kế trạm kiểm tra.

Quy mô trạm kiểm tra phải đáp ứng các tiêu chí sau:

● Kích thước nhỏ gọn, phù hợp với không gian bệnh viện

42
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

● Đảm bảo vệ sinh an toàn theo quy định của Bộ Y Tế.

● Thiết kế thẩm mỹ.


3.2.2. Kích thước

Tiêu chí chọn:

● Độ cao phù hợp với tầm mắt của người sử dụng.

● Kích thước rộng rãi thuận tiện cho việc để và xách valy ra vào.

● Kích thước nhỏ gọn phù hợp với không gian bệnh viện.

Ở phần này, hai kích thước chính cho mâm đặt phải lớn hơn chiều dài và chiều
rộng của hộp lần lượt là 420 và 230 mm.

Theo tài liệu [24], chiều cao trung bình của nam và nữ từ 20 đến 65 tuổi là 1681
(cm) đối với nam và 1562 (cm) đối với nữ. Theo [23], khoảng cách từ mắt người lớn
đến đỉnh đầu là 4,8 inch (121,9 mm). Kết quả, đồ án chọn kích thước sơ bộ của trạm
kiểm nghiệm thuốc là L × W × H = 500 × 400 × 1500 mm.

43
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.12 Mô hình trạm kiểm tra

3.2.3. Tính toán bố trí anten

Số lượng anten được bố trí nhằm thu được tín hiệu từ thẻ RFID từ nhiều hướng
nhất. Theo như thiết kế của hộp cấp cứu thì thẻ RFID được bố trí theo chiều ngang của
hộp như thế cách bố trí anten tốt nhất là lắp 1 anten phía lưng của trạm hưỡng về phía
hộp và một anten dưới đáy hướng lên. Sử dụng cách bố trí như vậy nhằm tránh trường
hợp những chai chứa dung dịch lớn gây cản trở việc quét được những thẻ nằm ở dưới
những cái dung dịch.

Đặc tính của anten

44
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.13 Anten bố trí ở mặt dưới trạm

Hình 3.14 Thông số kỹ thuật anten CF-RA2004

Lưa chọn anten đặt dưới dáy quét do đặc tính anten này là phát ra sóng điện từ
trong vùng hình cầu bao quanh anten cho vùng phủ sóng rộng nhất.

45
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.15 Anten bố trí mặt đứng của trạm

Hình 3.16 Thôn số kỹ thuật anten CF-RA5005

Tương tự với anten đặt ở đáy thì anten đặt ở mặt lưng trạm cũng có mục đích tương
tự. Bên cạnh đó để đạt được hiệu quả cao nhất thì vùng đặt hộp cấp cứu cần phải nằm
trong vùng phát được khuếch đại của anten được biểu diễn theo hình dưới

46
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.17 Vùng phát được khuếch đại của anten

3.2.4. Kiểm tra độ bền cho mâm đặt hộp cấp cứu.

Bộ dụng cụ sơ cứu được thử nghiệm với thiết bị thí nghiệm nặng trung bình từ 5
đến 10 kg. Công cụ Solidwork Simulation được sử dụng trong đồ án để tiến hành phân
tích chuyển vị và lựa chọn chiều dày tấm nhựa đồng thời mô phỏng khả năng chịu tải
của tấm nhựa trên – dưới ở các chiều dày khác nhau.

Hình 3.18 Mô phỏng kiểm tra độ bền cho tấm nhựa có độ dày 5 mm.

47
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Hình 3.19 Mô phỏng kiểm tra độ bền cho tấm nhựa có độ dày 3 mm.

Theo kết quả mô phỏng trên thì độ dày của tấm nên là 5 (mm) để đảm bảo độ cứng
cũng như độ bền của tấm nhựa và đáp ứng yêu cầu thiết kế. Điều này tương ứng với độ
dịch chuyển lớn nhất tại tâm tấm là 1.275mm.

Để thiết kế bề mặt đặt túi đựng dụng cụ và valy đựng thuốc, đồ án quyết định chiều
dày tấm panel là 5 (mm).

Hình 3.20 Mô hình 3D trạm kiểm tra được xây dựng để kiểm bền

48
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

3.2.5. Lựa chọn bánh xe cho trạm kiểm tra thuốc.

Bánh xe được thêm vào để tăng tính cơ động của trạm để có thể di chuyển một cách
dễ dàng. Bảng 3.1. Hiển thị tổng khối lượng của các thành phần của trạm.

Bảng 3.2 Khối lượng của hệ thống

Chi tiết Số lượng Khối lượng (kg)

Nhôm định hình (20x40x360) 4 1.7

Nhôm định hình (20x40x460) 4 2.2

Nhôm định hình (20x40x420) 1 0.5

Nhôm định hình (20x40x1380) 2 3.25

Giá đỡ kết nối 22 1.5

Mặt trước 1 3.6

Mặt sau 1 3.7

Tấm lót đáy trên 1 1

Tấm lót đáy dưới 1 1.1

Các thiết bị điện 10

Tổng cộng 28.55

49
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

Tiêu chí lựa chọn bánh xe:

● Ổn định.

● Bánh xe có thể khóa.

● Chất liệu đạt tiêu chuẩn y tế.

Yêu cầu vật liệu cấp y tế, theo phần 2.1.2 vật liệu phù hợp là cao su polyurethane
có thể đáp ứng các tiêu chí vật liệu nhất định. Đồ án đã chọn bánh xe PU HBK 150 với
các thông số kỹ thuật được liệt kê trong bảng 3.2.

Hình 3.21 Bánh xe HBK 100 sản xuất tại Việt Nam

Bảng 3.3 Thông số bánh xe HBK 150

Giá trị Đơn vị

Vật liệu Cao su Polyurethane -

Tải trọng tối đa 250 kg

Chiều cao 146 mm

Đường kính bánh xe 100 x 47 mm

50
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN


Chương này mô tả thiết kế hệ thống điện cho hệ thống trạm kiểm tra valy cấp cứu.
Sơ đồ điện chung, lựa chọn và bố trí cảm biến, lựa chọn bộ truyền động, phần cứng bộ
khiển và tính toán lựa chọn nguồn điện đều được đề cập trong chương này.
4.1. tiêu chuẩn và tổng quan về điện của thiết kế hệ thống điện.

Các tiêu chí chung của thiết kế hệ thống điện.

● Đảm bảo các điều kiện an toàn điện để sử dụng trong bệnh viện.

● Hệ thống điện được phân cấp dễ bảo trì, sửa chữa.

● Hệ thống phân biệt rõ ràng các khối chức năng như khối quản lý, điều khiển,
cảm biến, động lực; mỗi khối phục vụ một mục đích cụ thể trong hệ thống.
4.2. Sơ đồ mạch trạm kiểm tra

Signal:
Power: NGUỒN

Module
RFID
Micro – SD

MÀN HÌNH
VI ĐIỀU VI ĐIỀU
KHIỂN PHỤ KHIỂN
LED
CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN
LÝ TRÊN PC

Hình 4.1 Sơ đồ khối mạch điện

Các thiết bị cần có để đáp ứng được yêu cầu làm việc của trạm kiểm tra:

• Vi điều khiển
• Module đọc thẻ SD
• Đầu đọc thẻ RFID

51
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

• Màn hình
• Đèn tín hiệu

Vi điều khiển gồm 1 vi điều khiển chính thực hiện hoạt động điều phối và xử lý
dữ liệu từ đầu đọc thẻ RFID, 1 vi điều khiển phụ để lấy dữ liệu từ thẻ nhớ và truy cập
internet. Các chức năng khác như hiển thị màn hình, đèn báo, giao tiếp với máy tính
đều được vi điều khiển chính đảm nhận.
4.3. Đầu đọc và thẻ RFID
4.3.1. Đầu đọc RFID.

RFID được chọn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

● Khả năng nhận dạng và báo cáo kết quả nhãn cho bộ điều khiển

● Khả năng xác định nhanh chóng và chính xác một số lượng lớn các đối
tượng được dán nhãn trong một khoảng thời gian ngắn. Có 20 loại thuốc và
18 loại thiết bị y tế khác nhau trong valy cấp cứu chấn thương trong bệnh
viện.

● Kích thước nhỏ làm cho cài đặt đơn giản.

Hình 4.2 Đầu đọc thẻ RFID CF-MU804 của Chafon – Trung Quốc

Bảng 4.1 Thông số kỹ thuật của đầu đọc Chafon RFID [24]

52
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Tham số Giá trị

Kích thước 67.5 × 51 × 7.9(𝑚𝑚)

Giao thức RFID ISO1800-6C (EPC C1G2) ISO18000-6B

Giao thức truyền thông UART

Tốc độ tồn kho tối đa 700 chiếc / giây

Cổng anten 4 cổng đực SMA.

4.3.2. thẻ RFID

Các thẻ RFID được chọn phải đáp ứng yêu cầu sau:

● Nhãn cho vật tư y tế khẩn cấp phải có khả năng dính và hoạt động trên bề mặt
của hộp cấp cứu và bao bì bằng kim loại, gỗ, nhựa và nhựa.

● Kích thước phải nhỏ nhất có thể để tránh bị nhăn rách trong không gian hạn
chế của hộp đựng

● Nhãn có in mã và mã vạch, hữu ích cho việc xác minh thủ công.

● Chi phí hợp lý.

Với những yêu cầu nêu trên, tem RFID in mã vạch liên tục được lựa chọn sử dụng
bởi khả năng bám dính trên bề mặt vật tư y tế, hoạt động ổn định trong điều kiện nhiệt
độ môi trường và các yêu cầu khác. và có in mã vạch để dễ dàng kiểm tra thủ công .

Hình 4.3 thẻ RFID

53
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

4.4. Vi điều khiển.

Hai bộ vi điều khiển sẽ được sử dụng để giảm tải quá trình xử lý của bộ vi điều
khiển:

Vi điều khiển chính: Chịu trách nhiệm nhận dữ liệu RFID, lọc, xử lý và kiểm tra
dữ liệu. Nếu cần xác định các thẻ RFID với tên thuốc tương ứng, dữ liệu được lọc từ
RFID sẽ được gửi qua máy tính hoặc được xử lý bởi bộ vi điều khiển chính và xuất ra
màn hình trong trường hợp kiểm tra thuốc.

Vi điều khiển phụ: Chịu trách nhiệm đọc dữ liệu, tên thuốc từ thẻ nhớ và gửi về vi
điều khiển chính.

Yêu cầu lựa chọn vi điều khiển:

a. Vi điều khiển chính.

Bộ vi điều khiển đọc dữ liệu RFID từ đầu đọc, lọc và xử lý nó, so sánh nó với dữ
liệu mẫu được lưu trữ trên thẻ nhớ hoặc cơ sở dữ liệu và hiển thị kết quả trên màn hình.

● Yêu cầu tốc độ tính toán nhanh.

● Hỗ trợ ít nhất 3 cổng giao tiếp UART.

● Chi phí hợp lý

b. Vi điều khiển phụ.

Yêu cầu:

● Kích thước nhỏ gọn.

● Cấu hình tốt.

● Có thể truyền dữ liệu qua Wifi.

● Giao thức UART có sẵn.

Trong quá trình học đã được thầy cô giới thiệu và giảng dạy qua một số dòng vi
điều khiển phổ biến điển hình là PIC, ARM, AVR

54
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Bảng 4.2 Sự khác biệt chính giữa vi điều khiển AVR, ARM, và PIC

PIC AVR ARM

Chiều rộng bộ nhớ 8/16/32-bit 8/32-bit Chủ yếu 32-bit và cũng


có 64-bit

Phương thức giao PIC, UART, UART, USART, UART, USART, LIN,
tiếp USART, LIN, SPI, I2C, (AVR I2C, SPI, CAN, USB,
CAN, Ethernet, đặc biệt hỗ trợ Ethernet, I2S, DSP, SAI
SPI, I2S CAN, USB, (giao diện âm thanh nối
Ethernet) tiếp), IrDA

Các họ PIC16,PIC17, Tiny, Atmega, ARMv4,5,6,7 và các


PIC18, PIC24, Xmega, AVR mục dòng
PIC32 đích đặc biệt

Cộng đồng Rất tốt Rất tốt Rộng

Chi phí (so với các Trung bình Trung bình Rẻ


tính năng cung cấp)

Các vi điều khiển PIC18fXX8, Atmega8, 16, 32, LPC2148, ARM Cortex-
phổ biến PIC16f88X, Cộng đồng M0 đến ARM Cortex-
PIC32MXX Arduino M7, ...

Kết luận:

a) Vi điều khiển chính.

Dựa vào bảng so sánh trên dòng vi điều khiển Arm được chọn do bộ công cụ lập
trình được liên kết với nhiều chức năng và tài liệu hướng dẫn cũng đa dạng và trực quan

Với các yêu cầu đã nêu, vi điều khiển STM32F411 với các thông số kỹ thuật được
liệt kê trong bảng đã được chọn vì thoả mãn được các yêu cầu.

55
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Hình 4.4 Bộ vi điều khiển STM32F411

Bảng 4.3 Thông số kỹ thuật STM32F411.[26]

Tham số Giá trị

Giao thức truyền thông 3 USART, 3 I2C, 5 SPI

Điện áp làm việc 5VDC

Dòng điện tiêu thụ 160mA

Dòng điện đầu ra 25mA

b) Vi điều khiển phụ.

Với yêu cầu đã đặt ra, vi điều khiển ESP32 đã được lựa chọn với thông số kỹ thuật
được đưa ra trong bảng.

56
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Hình 4.5 Node MCU ESP32

Bảng 4.4 Thông số kỹ thuật của ESP32 [25]

Tham số Giá trị

Giao thức 3 UART, 1 I2C, 1 SPI

Giao thức wifi 802.11 b/g/n

Điện áp làm việc 2.7 − 3.6 𝑉𝐷𝐶

Dòng tiêu thụ 80 mA


4.5. Bộ chuyển đổi micro SD SPI

Thẻ nhớ SD chủ yếu được sử dụng cho hai mục đích:

● Cơ sở dữ liệu lưu trữ tên thuốc cũng như các thẻ được liên kết với tên thuốc
đó, được ứng dụng trên PC sử dụng ở chế độ nhận dạng thuốc.

● được bộ vi điều khiển sử dụng để trích xuất tên thuốc từ giá trị thẻ.

Vì đầu đọc Chafon RFID trả về kết quả thông qua giao diện UART nên có thể dễ
dàng tiếp cận một bộ vi điều khiển có khả năng giao tiếp UART; tuy nhiên do quá trình
hoạt động nó có thể đọc dữ liệu từ thẻ nhớ và lưu vào vi điều khiển dưới dạng bộ nhớ
RAM để tăng tốc độ xử lý. Do đó, luận án lựa chọn module đọc thẻ nhớ micro-SD và
truyền dữ liệu qua giao thức SPI.

57
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Bảng 4.5 Thông số kỹ thuật của mô-đun Bộ chuyển đổi thẻ Micro SD

Tham số Giá trị Đơn vị

Giao thức SPI −

Điện áp đầu ra 3.3 𝑉

Điện áp làm việc 5 𝑉

Dòng điện tiêu thụ 80 − 200 𝑚𝐴

Kích thước 42 × 24 × 12 𝑚𝑚
4.6. Relay

Với các yêu cầu sau, 1 rơle được sử dụng để hỗ trợ vi điều khiển đóng mở khóa
điện từ và bật tắt đèn báo:

● Có thể được cung cấp bởi nguồn cung cấp 5VDC.

● Điện áp chuyển mạch cao hơn: 12VDC - 0.5A

Theo yêu cầu mạch chọn 1 rơle TONGLING - 5VDC Để đóng mở khóa điện từ và
mạch rơle TONGLING - 5VDC, 8 kênh. Hai kênh được chọn để bật và tắt hai.

Bảng 4.6 Thông số kỹ thuật của rơle Tongling .

Tham số Giá trị Đơn vị

Điện áp điều khiển. 5 𝑉𝐷𝐶

Dòng điện tối đa. 0.08(mỗi kênh) 𝐴

30 𝑉𝐷𝐶
Điện áp chuyển đổi tối đa.
250 𝑉𝐴𝐶

Dòng chuyển mạch tối đa. 10 𝐴

Tín hiệu điều khiển. Cao thấp -

Kích cỡ. 155 × 55 × 19(8 kênh) mm

58
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

4.7. Đèn báo tín hiệu.

Đèn báo giúp báo hiệu cho nhân viên y tế về chế độ hiện tại của trạm kiểm tra valy
cũng như tình trạng thiếu thuốc trong valy. Đồ án chọn đèn báo AD16-16C với các thông
số kỹ thuật như sau.

Bảng 4.7 Thông số kỹ thuật của led AD16-16C

Tham số Giá trị Đơn vị

Điện áp làm việc. 12 𝑉

Kích thước lắp đặt. 16 𝑚𝑚

Kích thước đèn led. 18 𝑚𝑚

Chiều dài. 45 𝑚𝑚

Tuổi thọ. 30,000 giờ


4.8. Màn hiển thị

Vì hệ thống cần có màn hình để hiển thị cụ thể từng loại thuốc vẫn còn thiếu sau
quá trình kiểm tra. Màn hình phải đáp ứng được một số yêu cầu như sau:

• Mức độ hiển thị đẹp và tốt


• Có cảm ứng để thực hiện các thao tác đơn giản như cuộn danh sách thuốc
và nhập liệu
• Có kích thước từ 7 inch để hiển thị được nhiều tên thuốc cùng lúc

Bảng 4.8 Các loại màn hình được sử dụng nhiều

Ưu điểm Nhược điểm

Màn • Có thể được kích hoạt với hầu như • Độ rõ nét hình ảnh thấp hơn so với
hình bất kỳ đối tượng nào (ngón tay, bút các công nghệ cảm ứng khác
cảm stylus, bàn tay đeo găng, bút...) • Màng polyester bên ngoài dễ bị hư hại
ứng • Có cảm giác xúc giác do trầy xước do vật sắc nhọn chọc vào
điện
trở

59
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

• Công nghệ cảm ứng chi phí thấp


nhất

• Tiêu thụ ít điện năng

• Chống lại các chất bẩn và chất lỏng


bề mặt (bụi, dầu, mỡ, độ ẩm)

Màn • Hình ảnh rõ nét hơn so với Cảm • Yêu cầu ngón tay trần hoặc bút cảm
hình ứng điện trở ứng để kích hoạt
cảm • Màn hình bền • Nhạy với EMI / RFI (Nhiễu điện
ứng
• Khả năng chống lại chất bẩn và từ/nhiễu tần số vô tuyến)
điện
chất lỏng bề mặt (bụi, dầu, mỡ, giọt
dung
nước) tuyệt vời
bề
mặt • Chống trầy xước cao

Màn • Hình ảnh rõ nét tuyệt vời • Nhạy cảm với EMI / RFI
hình • Khả năng chống trầy xước tốt hơn • Phải được kích hoạt bằng ngón tay
cảm Điện dung bề mặt
ứng
• Chống lại các chất bẩn và chất lỏng
điện
bề mặt (bụi, dầu, mỡ, độ ẩm)
dung
• Cảm ứng đa điểm

Kết luận:

Màn hình HMI UART cảm ứng điện trở Nextion được chọn sử dụng vì đáp ứng
được yêu cầu thực tế và có các điểm mạnh về tính năng:

• Giao tiếp UART, với chỉ 2 dây tín hiệu (TX, RX) rất dễ dàng giao tiếp và điều
khiển.
• Phần thiết kế giao diện trên máy tính Nextion Editor trực quan và dễ sử dụng,
giao tiếp với màn hình qua giao tiếp UART

60
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

• Có bộ nhớ lưu trữ và xử lý hình ảnh, tích hợp khe thẻ nhớ, nên giảm thiểu được
hầu hết các tác vụ về xử lý hình cho mạch điều khiển trung tâm, chỉ truyền về
trung tâm các dữ liệu thao tác cảm ứng.
• Thiết kế cảm ứng điện trở giúp dễ dàng thao tác khi mang găng tay trong môi
trường lao động.
• Mạch có chất lượng gia công tốt, độ bền cao.

Hình 4.6 màn hình Nextion 7 inch

Bảng 4.9 Thông số kỹ thuật Nextion NX8048T070

Tham số Giá trị Đơn vị

Kích cỡ 7 inch

Giao thức truyền thông UART -

Điện áp đầu vào 5 VDC

Điện áp giao tiếp 3,3 - 5 VDC

4.9. Nguồn.

Với các thiết bị điện sử dụng tại trạm và cũng như trạm sẽ được cố định trong phần
lớn thời gian hoạt động, nguồn điện sẽ được chia thành nguồn điều khiển (5VDC) cho
mạch điều khiển và mạch nguồn (220V) cho các đèn báo.

61
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Thời gian làm việc của trạm kiểm tra valy cấp cứu là trước khi cấp cứu và sau khi
cấp cứu xong. Do trạm cấp cứu sẽ luôn ở chế độ vận hành nên thời gian vận hành mà
luận án hướng tới đối với trạm thử nghiệm sẽ là 24/24 giờ.

Các nguồn năng lượng được phân chia như sau:

Bảng 4.10 Thiết bị trong hệ thống điện của trạm xét nghiệm thuốc cấp cứu .

Nguồn năng lượng Các thành phần Số lượng

Vi điều khiển chính 1

Đầu đọc RFID Chafon 1

Sub micro – bộ điều khiển 1


Kiểm soát nguồn điện Mô-đun bộ chuyển đổi 1
micro-SD sang SPI

tiếp sức 1

Mô-đun UART TTL 1

Nguồn năng lượng Đèn LED báo hiệu 5

a. Tính toán thiết kế bộ nguồn điều khiển.

Bảng 4.11 Các thông số vận hành của linh kiện sử dụng nguồn điều khiển .

Dòng điện tiêu Điện áp


Thiết bị điện Số lượng Tổng cộng
thụ làm việc

STM32F411 1 0.25 − 1.6(𝐴) 5 (𝑉) 1.25 − 8(𝑊)

RFID MU804 1 1.5 (𝐴) 5 (𝑉) 7.5 (𝑊)

Node MCU ESP32 1 40 (𝑚𝐴) 5 (𝑉) 200 (𝑚𝑊)

Mô-đun CH340 1 10 (𝑚𝐴) 5 (𝑉) 50 (𝑚𝑊)

62
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Bộ chuyển đổi
1 80 (𝑚𝐴) 5 (𝑉) 400(𝑚𝑊)
micro SD SPI

Rơ-le 5 100 (𝑚𝐴) 5 (𝑉) 500 (𝑚𝑊)

Tổng cộng 16,65W

Sử dụng hệ số an toàn k = 1.3, tính công suất tối thiểu cần thiết cho nguồn điều
khiển :

𝑊𝑚𝑖𝑛 = 1.3 × 𝑊 = 1.3 × 16.65 = 21.645 (𝑊ℎ)

Trên cơ sở tính toán, luận án quyết định chọn nguồn tổ ong có điện áp vào là 110
– 240 VAC, điện áp ra là 5V và công suất là 25W.

Hình 4.7 Nguồn tổ ong 25W

4.10. Sơ đồ mạch trạm kiểm tra

Sau khi lựa chọn các thiết bị điện chúng ta có sơ đồ mạch như sau:

63
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

220 VAC

Signal:
Power:
5 VDC

Module
Micro – SD
adapter RFID
SPI
UART
HMI display
UART
Module
ESP32 STM32F411
CH341A
UART UART GPIO
Signal LED
USB

PC app for USB


identify CH340

Hình 4.8 Sơ đồ mạch trạm kiểm tra

4.11. Sơ đồ nguyên lý

Đèn báo được cấp nguồn bằng nguồn 220V và được kích bằng rơle được điều
khiển bởi vi điều khiển chính. Màn hình được cấp nguồn 5V và nhận dữ liệu hiển thị từ
vi điều khiển.

Hình 4.9 Sơ đồ nguyên lý khối đèn báo hiệu

64
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Vi điều khiển chính làm trung tâm kết nối tất cả ngoại vi trong đó có cả vi điều
khiển phụ. Nguồn cấp để 2 vi điều khiển hoạt động là 5V.

Hình 4.10 Sơ đồ nguyên lý khối vi điều khiển

Anten được nối về đầu đọc bằng cáp và từ đầu đọc, dữ liệu sẽ được truyền về vi
điều khiển chính, từ đó được xử lý.

Hình 4.11 Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến

65
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

Nguồn để cấp cho toàn bộ hệ thống là điện dân dụng 220V trong đó 1 nhánh đi
qua nguồn tổ ong được đổi thành 5V để cấp nguồn cho vi điều khiển

Hình 4.12 Sơ đồ nguyên lý khối nguồn

66
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG


ĐIỀU KHIỂN
Chương này trình bày lưu đồ thuật toán và thiết kế hệ thống điều khiển cho các
mô-đun chính hiện đang được sử dụng. Bao gồm:

-Mô-đun đọc và gửi dữ liệu từ đầu đọc RFID cho cả mục đích nhận dạng và thử
nghiệm thuốc.

- Phân hệ xử lý dữ liệu trong phân hệ kiểm tra.

- Mô tả những cải tiến ứng dụng để nhận dạng thẻ RFID.


5.1. Tiêu chí kiểm soát mô-đun.

Tiêu chí thiết kế hệ thống điều khiển:

● Dễ dàng mở rộng.

● Có thể thao tác và xem thông tin trên màn hình.

● Tốc độ truyền tải và xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác.

● Thời gian xử lý và hiển thị kết quả không quá 20s.


5.2. Giải thuật cho trạm kiểm tra thuốc cấp cứu ngoại viện
5.2.1. Giải thuật tổng quát

Hình 5.1 mô tả lưu đồ thuật toán chung của trạm kiểm nghiệm thuốc gồm 3 phần
chính:

● Khởi động hệ thống và hệ thống điều khiển sẽ tự động thiết lập các thông
số ban đầu.

● Nhận thẻ RFID, phân tích giá trị của chúng và gửi tới ứng dụng PC để
nhận dạng.

● Nhận thẻ RFID, phân tích giá trị của chúng và kiểm tra thuốc còn thiếu.

Khi bật nguồn trạm kiểm tra thuốc, hệ thống điều khiển sẽ tiến hành cài đặt các
thông số ban đầu cho vi điều khiển như:

● Tham số clock ban đầu của vi điều khiển.

67
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

● Thông số giao tiếp UART của vi điều khiển.

● Giao tiếp UART thông số hiển thị HMI.

● Các biến toàn cục cần thiết để xử lý.

Sau đó, trạm thử nghiệm thuốc sẽ chuyển sang chế độ chờ. Khi đầu đọc RFID nhận
được giá trị thẻ đầu tiên từ anten RFID, trạm kiểm tra sẽ chuyển sang trạng thái hoạt
động. Khi ở trạng thái hoạt động, trạm thực hiện các bước sau:

● Đặt chế độ mặc định của trạm là chế độ kiểm tra thuốc trong bệnh viện.

● Hiển thị màn hình trang chính.

● Hiển thị trên màn hình chính các thông tin cố định như tên, số thứ tự
thuốc.

● Kiểm tra xem bộ vi điều khiển chính đã nhận được giá trị thẻ được xác
định bởi tên thuốc được lưu trong thẻ nhớ hay chưa, nếu không, một thông
báo sẽ được hiển thị trên màn hình cho y tá.

Sau đó, trạm sẽ bắt đầu kiểm tra thuốc sau khi nhận được thông tin về các thẻ được
xác định bởi tên thuốc.

Bắt đầu bằng cách lấy, xử lý và lưu trữ giá trị thẻ trong bộ nhớ tạm thời. Sau đó,
các thẻ sẽ được xử lý trong bộ nhớ theo trình tự, bắt đầu bằng việc xác định tên thuốc từ
thông tin thẻ nhớ, tiếp theo là đếm số lượng dựa trên tên thuốc được phát hiện. Nếu tên
thuốc không thể được xác định với thẻ đang được xử lý, thẻ sẽ bị bỏ qua từ bước này.

Số lượng thuốc tương ứng với mỗi tên thuốc sẽ được tính cho các thẻ có tên thuốc.
Chúng ta sẽ xác định số lượng thuốc thiếu cho từng loại thuốc dựa trên biến số lượng và
số lượng thuốc phải cung cấp cho khoa ICU của Bệnh viện Quận 11.

Bộ vi điều khiển chính sẽ hiển thị trên màn hình số lượng còn thiếu tương ứng với
từng tên thuốc sau khi kiểm tra tất cả các giá trị thẻ trong bộ đệm, đồng thời gửi dữ liệu
về ESP32 để cập nhật lên database.

Sau đó, trạm sẽ quay lại từ bước nhận thẻ và nếu không nhận được thẻ mới sau
một khoảng thời gian nhất định, nó sẽ tiếp tục kiểm tra và đếm số lượng thuốc.

68
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

Bắt đầu

Tắt nguồn Có Kết thúc

Không

Chuyển sang
Nút chọn chế độ Có chế độ định
danh

Không

Không

Chuyển sang Dò được thẻ


chế độ kiểm tra RFID

Yes

Xử lý dữ liệu
Hiển thị lên HMI: Đọc dữ liệu để lấy danh
Không sách thẻ
Không có dữ liệu từ thẻ nhớ SD
đọc được Có
(4)

Không
Không Gửi danh
Xử lý dữ liệu sách lên
để lấy danh máy tính và
Đọc được thẻ
sách thẻ Có định danh
RFID
đọc được thẻ bằng
(1) phần mềm
(5)

Kiểm tra số Hiển thị số


lượng thuốc lượng thuốc bị
(2) thiếu lên HMI
Ngắt kết nối với
máy tính và chuyển
chế độ làm việc

Đưa dữ liệu lên


database
(3)

Hình 5.1 Lưu đồ giải thuật chính cho trạm kiểm tra thuốc

69
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

5.2.2. Giải thuật xử lý dữ liệu để lấy danh sách thẻ

(1)

Nhận dữ liệu từ đầu


đọc và lưu lại

Loại bỏ tín hiệu


nhiễu, lấy thông tin
thẻ

So sánh với
Bỏ qua và tìm dữ
dữ liệu trong danh Có
liệu thẻ tiếp theo
sách thẻ

Không

Lưu dữ liệu thẻ vào


danh sách

Trở về

Hình 5.2 Lưu đồ giải thuật xử lý dữ liệu lấy danh sách thẻ

Quá trình xử lý các thẻ RFID sau khi nhận được chuỗi giá trị từ đầu đọc RFID
được mô tả trong lưu đồ thuật toán trên, cụ thể như sau:

• Khi đầu đọc quét được thẻ RFID sẽ gửi giá trị thẻ vào vi điều khiển chính
• Vi điều khiển kiểm tra dữ liệu, loại bỏ những thông tin bị truyền sai và
lấy những giá trị thẻ.
• So sánh giá trị thẻ mới với danh sách nếu như là thẻ mới thì lưu lại, neeus
như là thẻ đã có thì không lưu nữa.

70
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

Vì chuỗi giá trị ban đầu nhận được từ RFID sẽ chứa rất nhiều thông tin như byte
bắt đầu, byte kết thúc, địa chỉ của anten dùng để đọc giá trị của thẻ, v.v... Bỏ qua tất cả
nhưng thông tin ngoài lề đó thì giá trị cần thiết sẽ nằm ở giá trị 16 và 17 của chuỗi byte
nhận được.

Hình 5.3 Giá trị 16 và 17 trong 1 chuỗi dữ liệu được gửi về

Sau khi lưu trữ tạm thời giá trị tại các giá trị 16 và 17 trong một biến kiểu dữ liệu
2 byte được gọi là dữ liệu thẻ. Giá trị này sẽ được gửi đến PC thông qua mô-đun CH340
nếu trạm xét nghiệm ở chế độ định danh thuốc. Sau đó dù ở chế độ nào thì dữ liệu thẻ
sẽ được kiểm tra trong bộ chứa bộ đệm tạm thời của bộ đệm kiểm tra. Các giá trị được
lưu trong bộ nhớ đệm sẽ được chuyển vào bộ nhớ và sắp xếp thành 1 danh sách, sau đó
được xử lý tùy theo mục đích và chế độ làm việc của hệ thống.
5.2.3. Giải thuật kiểm tra số lượng thuốc

Trong quá trình kiểm tra lại hoạt động của trạm đã phát sinh ra 1 lỗi khiến cho
đoạn chương trình đã được viết trong trạm kiểm tra chạy sai. Lý do là chương trình
không làm ở dạng tổng quát khiến cho một thay đổi nhỏ của hệ thống cũng dẫn tới lỗi
khiến cho sản phẩm hoạt động rất thiếu ổn định.

Cụ thể là khi thử nghiệm với nhiều loại thẻ khác nhau, kết quả thu được là giá trị
thẻ mỗi loại thẻ có độ dài chuỗi ký tự không giống nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
tới giải thuật tìm kiếm 1 chuỗi ký tự trong 1 chuỗi khác vì yêu cầu giá trị độ dài của
chuỗi được tìm kiếm cần là giá trị biết trước.

Để làm được điều đó thì ngay từ khi lấy giá trị thẻ để thực hiện tìm kiếm phải đếm
số ký tự và truyền vào đoạn chương trình thực hiện tìm kiếm.

71
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

Mỗi khi chương trình đi tới những điều kiện này thì luôn xảy ra lỗi khiến cho đoạn
chương trình tính toán số lượng sau đó không được thực thi. Do đó điều kiện tìm kiếm
phải được sửa đổi để tổng quát hơn:

Sau khi được chỉnh sửa hoạt động của hệ thống đã trở nên ổn định hơn và không
còn gặp lỗi là đọc được thẻ nhưng không tính toán được số lượng để hiển thị lên HMI.

(2)

So sánh thẻ trong


danh sách và dữ liệu
trong thẻ nhớ

Không
Tăng số lượng
Không thuốc đã có lên

Chuyển sang thẻ


tiếp theo trong
danh sách

Đến cuối danh


sách

Trở về

Hình 5.4 Lưu đồ giải thuật kiểm tra số lượng thuốc

Sau khi lỗi được khắc phục đoạn chương trình kiểm tra số lượng thuốc đã hoạt
động tốt và quy trình cụ thể như sau:

72
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

• Lấy danh sách thẻ đã được cập nhật từ chương trình lấy danh sách thẻ và
thực hiện tìm kiếm từng giá trị thẻ trong file định danh thẻ từ thẻ nhớ
• Nếu như giá trị thẻ có tồn tại trong file định danh thì tăng số lượng thuốc
tương ứng lên 1.
• Chuyển sang thẻ tiếp theo trong danh sách cho tới hết.
5.2.4. Giao diện phần mềm định danh thuốc

Giao diện ứng dụng hỗ trợ y tá xác định tên thuốc cho từng giá trị thẻ riêng lẻ, rất
hữu ích để quản lý cả tên thuốc và số lượng thẻ đang sử dụng. Ứng dụng nhận dạng thẻ
RFID trong đồ án được thiết kế bằng WinForms. Các đặc điểm chính của WinForms:

● Dễ sử dụng, thiết kế kéo và thả.

● Có thể kết nối với SQL qua Grid.

● Phù hợp với thiết kế giao diện quản lý.

● Có thể chạy trên nhiều nền tảng windows khác nhau.

Hình 5.5 Giao diện chương trình

Hình 5.6 Giải thích chức năng của chương trình.

73
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

Lựa chọn cổng Com: Chọn cổng COM để kết nối với ứng dụng.

Phần điều khiển: Kết nối hoặc ngắt kết nối với cổng COM.

Giá trị thẻ: giá trị thẻ nhận được sẽ được hiển thị ở đây.

Tên thuốc: dữ liệu được xác định cho giá trị thẻ sẽ được người dùng chèn vào.

Nút gửi: gửi giá trị thẻ RFID và tên đã xác định tới thẻ SD.

Bên trên là giao diện cũ và cũng có rất nhiều lỗi phát sinh. Ngoài ra việc hạn chế
khi chỉ đọc và thực hiện định danh 1 thẻ duy nhất khiến cho việc sử dụng thật sự khó
khăn
5.3. Cải tiến, sửa lỗi và phát triển thêm cho hệ thống
5.3.1. Cải tiến giao diện

Đây là đoạn chương trình dùng để xử lý dữ liệu nhận được từ vi điều khiển, đây sẽ
là nơi dữ liệu được gán tên thuốc. Vấn đề của cách làm này là trong 1 thời điểm thì chỉ
thực hiện định danh được 1 thẻ cho mỗi lần thao tác. Điều này đã làm cho thời gian thực
hiện bị kéo dài một cách không hợp lý nên vấn đề này cần phải được xử lý.

Hình 5.7 Chương trình xử lý trước khi được cải thiện

Để giải quyết vấn đề này, đoạn chương trình xử lý dữ liệu để lấy danh sách thẻ
được trình bày ở trên được thêm vào để có thể lưu lại nhiều dữ liệu hơn

74
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

Hình 5.8 Chương trình xử lý trước khi được cải thiện

Sau khi được làm lại lúc này đã có thể định danh nhiều thẻ cùng 1 lúc mà vẫn
đảm bảo độ chính xác của dữ liệu. Ngoài ra trong quá trình truyền đôi lúc có xảy ra
nhiễu và mất dữ liệu nhưng cũng đã được xử lý bằng một số phương pháp về phần
cứng như xem lại dây cáp kết nối và các tác nhân gây nhiễu như nguồn điện 220V
cùng với phương pháp xử lý qua phần mềm như trực tiếp loại bỏ khi dữ liệu lỗi.

Bên cạnh đó để trực quan hơn một chức năng khác được thêm vào để bổ khuyết
cho khả năng quản lý dữ liệu hạn chế của giao diện cũ đó là danh sách thẻ đã được
định danh. Cách thức hoạt động được thể hiện bằng lưu đồ sau:

75
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

(4)

Đường liên kết


Không Trở về
tới file lưu trữ

Hiển thị danh sách


Mở file, lấy dữ liệu
thẻ và tên tương
và xử lý
ứng lên giao diện

Hình 5.9 Lưu đồ giải thuật hiển thị dữ liệu đã được lưu

Cuối cùng để giảm thiểu các thao tác đến mục tối thiểu các ô thông tin được điền
bằng tay được thay thế bằng các comboBox có chức năng cho phép người dùng chọn
các thông tin đã được cài đặt sẵn từ trước giúp cho hạn chế sai sót và giảm thiểu các
thao tác do người thực hiện.

Hình là sản phẩm sau khi được tay dổi và thiết kế lại với tiêu chí là hướng đối
tượng và thân thiện với người dùng hơn. Hoạt động của phần mềm sẽ được trình bày rõ
hơn trong chương thực nghiệm.

Hình 5.10 Giao diện phần mềm sau khi được cải tiến

76
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

5.3.2. Giải thuật hoạt động của phần mềm

Điều đầu tiên điều dưỡng cần làm là chọn cổng COM để kết nối, điều dưỡng cần
chọn đúng cổng COM nếu không sẽ không kết nối được. Tuy nhiên ở bước này cũng đã
được cải tiến hơn khi cổng COM sẽ tự động được quét và hiện lên ô chọn. Sau khi kết
nối với cổng COM đúng và trạm kiểm tra ở chế độ định danh, giá trị sau khi phân tích
thẻ RFID sẽ được hiển thị trong ô “giá trị tag” , y tá sẽ nhập tên thuốc hoặc thiết bị y tế
vào hộp văn bản “Tên thuốc mới” .

Sau khi y tá nhập tên thuốc và nhấn nút gửi, ứng dụng sẽ kiểm tra xem giá trị thẻ
đã có trong thẻ SD hay chưa, nếu giá trị thẻ đã tồn tại trong thẻ SD , giá trị cũ sẽ bị thay
thế bằng giá trị mới, còn nếu như thẻ chưa định danh thì sẽ được lưu cùng tên thuốc mới
đi kèm.

Quá trình hoạt động của phần sẽ được mô tả tóm gọn như sau:

• Đăng nhập tài khoản cá nhân.


• Mở cổng COM kết nối giữa phần mềm thông qua máy tính và vi điều
khiển nếu không kết nối được thì báo lỗi.
• Nhận dữ liệu được truyền từ vi điều khiển.
• Hiển thị thông tin lên các ô chức năng tương ứng.
• Kiểm tra các ô đã có đủ thông tin cần điền nếu đã đủ tiển hành lưu trữ dữ
liệu vào thẻ nhớ nếu chưa đủ báo lỗi tương ứng.
• Xoá nội dung các ô để chuẩn bị cho lần nhập liệu tiếp theo.

Thông qua quá trình trên những thẻ mới sẽ được định danh lại bằng tên thuốc và
có thể được sử dụng được.

77
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

(5)

Đăng xuất khỏi


Có Trở về
chương trình

Không

Mở kết nối cổng


Không Báo lỗi tương ứng
COM trên phần mềm

Nhận dữ liệu từ
Không
Vi điều khiển

Không

Điền đầy đủ
Hiển thị thông tin
thông tin cần
lên phần mềm
thiết thiết

Tiến hành lưu dữ



liệu vào thẻ nhớ

Hình 5.11 Lưu đồ giải thuật hoạt động của phần mềm

5.3.3. Giải thuật kết nối hệ thống với mạng

Trong hệ thống đã được trang bị sẵn vi điều khiển ESP32 DEVKIT V1 với khả
năng truy cập vào mạng wifi và truyền nhận dữ liệu với server qua mạng internet. Để
đơn giản các phân lập trình backend và kích thước dữ liệu không lớn, tốc độ không khắt
khe nên tác giả đã sử dụng dịch vụ Firebase của Google để thực hiện.

78
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN

Khi vi điều khiển chính STM32 đọc quét thẻ và tính toán xong, sẽ đồng thời làm
2 nhiệm vụ gửi dữ liệu lên màn hình hiển thị và gửi dữ liệu đó về vi điều khiển phụ ESP.
Lúc nhận được dữ liệu từ vi điều khiển chính qua giao tiếp UART, vi điều khiển phụ
thực hiện đưa dữ liệu lên database để lưu lại. Các giá trị được lưu lại chính là trạng thái
gần nhất của valy cấp cứu được quét.

(3)

STM32 gửi dữ liệu


qua ESP

Kết nối WiFi

Truyền dữ liệu lên


database

Trở về

Hình 5.12 Lưu đồ giải thuật kết nối hệ thống vào mạng

Tóm tắt quá trình hoạt động như sau:

• Vi điều khiển chính gửi dữ liệu cập nhật về vi điều khiển phụ
• Vi điều khiển phụ kết nối với wifi
• Vi điều khiển phụ cập nhật các dữ liệu lên database

79
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Chương này trình bày các kết quả đã đạt được sau quá trình nghiên cứu và cải
tiến để đạt được mục tiêu đã đặt ra của đề tài.
6.1. Thay đổi thiết kế valy

Qua quá trình khảo sát và thử nghiệm trên mô hình, việc thay đổi loại hộp chứa để
có những sự sắp xếp ngăn nắp hơn của thuốc bên trong đã phần nào cải thiện được tốc
độ quét thẻ và giảm thiểu tình trạng quét thiếu thẻ.

Hình 6.1 Hộp cấp cứu được đổi mới

80
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Hình 6.2 Bố trí các hộp sau khi được bổ sung đầy đủ

81
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Hình 6.3 Hộp cấp cứu mới

82
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

6.2. Cải tiến một số tính năng của phần mềm quản lý trên máy tính

Tên thuốc
được thay đổi
để được chọ
thay vì nhập
thủ công Đây là 1 bảng
mở rộng được
tạo ra để quan
sát và thay đổi
Đường dẫn các thẻ được
được thêm lưu tại đây
vào để kiểm
soát vị trí lưu
trữ

Hình 6.4 Phần mềm được đổi mới

Giao diện cũ được thiết kế ra với mục đích định danh thẻ, tuy nhiên công tác quản
lý chưa được tối ưu và vẫn chưa được hiển thị với người dùng một cách trực quan. Chính
vì thế giao diện mới được cải tiến, loại bỏ những thông tin không cần thiết và bổ sung
những thông tin để giúp người dùng quản lý danh sách thẻ được thuận tiện và dễ dàng
hơn.

Các chức năng chính được giữ lại:

• Kết nối với trạm điều khiển qua giao tiếp UART
• Một số giải thuật lưu và quản lý dữ liệu

Các chức năng được thay đổi hoặc bổ sung thêm

• Tự động cập nhật cổng COM và hiện lên ô chọn.


• Tên thuốc được chuyển thành danh sách chọn thay vì đánh máy thủ công
như phiên bản trước. Nhằm đảm bảo độ chính xác của dữ liệu và làm đơn
giản hoá công tác quản lý
• Làm hiện đường dẫn để giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu. Loại bỏ
lỗi đường dẫn ở phiên bản 1.
• Hiển thị danh sách thẻ kèm tên thuốc đã được gán để dễ dàng theo dõi và
quản lý

83
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

• Phần mềm được bổ sung và thay đổi nhiều giải thuật để chương trình được
tinh gọn và dễ hiểu hơn.
• Khắc phục điểm yếu chỉ định danh được 1 thẻ trong 1 lần ở phiên bản 1.
Bây giờ người dùng có thể định danh cùng lúc nhiều thẻ cùng tên và kiểm
soát được số lượng thẻ được định danh đồng thời bằng phần mềm.
6.3. Cải tiến tốc độ xử lý dữ liệu của hệ thống

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu lại giải thuật của hệ thống cũ đã thu được một số kết
luận như sau:

Bảng 6.1 Nhận xét về chương trình trước khi cải tiến

Giải thuật Các giải thuật được sử dụng trong hệ thống là những giải thuật đơn
giản nhất, dễ dàng ứng dụng và tuỳ biến. Tuy chưa phải là phương
pháp tốt nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu do bộ dữ liệu nhỏ, thời
gian chạy của chương trình có sự khác nhau không đáng kể.

Lập trình Lập trình chỉ đáp ứng được yêu cầu là xử lý dữ liệu, làm đúng thuật
toán nhưng chưa tối ưu về tốc độ xử lý. Bên cạnh đó chương trình có
nhiều đoạn code không hiệu quả và làm cho chương trình trở nên phức
tạp khó hiểu

Tổng kết Chương trình được viết với rất nhiều hạn chế đặc biệt nổi bật trong đó
là những thông số được viết 1 cách cố định và máy móc dẫn tới việc
khi có bất kỳ thay đổi nào về định dạng dữ liệu hệ thống đều không
thích ứng và dẫn đến treo hoặc hoạt động sai.

Thay đổi code để tối ưu xử lý của hệ thống

• Loại bỏ những hàm có chức năng trùng với các hàm có sẵn trong thư viện
• Loại bỏ những biến cố định và thanh bằng những biến có thể tự thay đổi để phù
hợp với dữ liệu.
• Viết lại những đoạn chương trình quá phức tạp để dễ dàng quản lý.

Sau đây một số trong các thay đổi nhằm cải thiện và tối ưu đoạn chương trình sẽ
được trình bày:

84
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Loại bỏ và thay thế những hàm có chức năng tương tự với các hàm có sẵn
trong thư viện:

Hình 6.5 Một trong số những hàm không có nhiều ý nghĩa trong đoạn chương
trình

Hình 6.6 Hàm có sẵn trong thư viện có chức năng tương đương

Thay đổi những đoạn chương trình phức tạp và không hiệu quả

Ở đoạn chương trình cũ tác giả muốn so sánh tên thuốc giống nhau để tìm và thực
hiện đếm thuốc bằng cách viết hàm cmparr() với mục đích so sánh tên thuốc.Tuy nhiên
trong thư viện đã có sẵn hàm với chức năng tương tự và với cú pháp đơn giản và hoạt
động ổn định hơn hàm tự viết đó là hàm strcmp() được sử dụng cho mục đích so sánh 2
chuỗi với nhau.

Thay đổi những biến cố định hạn chế lỗi phát sinh khi có sự thay đổi dữ liệu

Trong chương trình có một đoạn có chức năng tìm kiếm mã thẻ xem có được lưu
vào file lưu trữ định danh hay chưa như sau:

Hình 6.7 Đoạn chương trình gây lỗi do dùng tham số cố định

Trong các dòng lệnh có các tham số cố định như 4,3,2 là độ dài dữ liệu nhưng dữ
liệu bị thay đổi với tuỳ loại thẻ của các hãng khác nhau khiến cho đoạn chương trình
này xảy ra lỗi không tìm được mã thẻ trong danh sách được lưu và từ đó bỏ qua không
đếm tên thuốc được gắn thẻ. Giải pháp là sử dụng hàm đếm độ dài dữ liệu they vào vị

85
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

trí đó vừa giúp loại bỏ nhiều trường hợp if-else vừa hạn chế lỗi khi có sự thay đổi định
dạng dữ liệu.

Hình 6.8 Dùng câu lệnh tổng quát hơn để hạn chế lỗi

6.4. Cải thiện độ chính xác

Bài toán thống kê được đặt ra là với 40 lần chạy thử hệ thống với số thẻ thử nghiệm
là 50 thì độ chính xác của hệ thống có được cải thiện hay không. Sau khi thử nghiệm và
lưu lại kết quả, dữ liệu được đưa vào excel và tính toán kiểm định giả thiết thống kê cho
trung bình 2 mẫu.

Hình 6.9 Kết quả kiểm định thống kê

Ở đây là bài toán kiểm định giá trị trung bình của số thẻ đọc được sau khi cải tiến
có tăng lên so với trước khi cải tiến hay không. Nhìn vào giá trị P one-tail được trả về
ta hiểu rằng xác suất để giá trị trung bình sau khi cải tiến nhỏ hơn trước khi cải tiến là
1 − 0.003174 ≈ 0.9968. Như vậy kết quả thu được có ý nghĩa về mặt thống kê và độ
chính xác của hệ thống có cải thiện so với lúc đầu.
6.5. Kết nối hệ thống với mạng để kiểm tra từ xa

Sử dụng dịch vụ realtime database của firebase để tạo 1 database lưu thông tin số
lượng thuốc và vật tư y tế được kiểm tra. Ở đây là danh sách vật tư cần được kiểm tra
mỗi khi thực hiện quét valy

86
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Hình 6.10 Khởi tạo bộ dữ liệu trong database

Sau đó thực hiện quét thử nhưng không bỏ valy vào ta thu được kết quả sau:

Hình 6.11 Thực hiện thử nghiệm khi không có thẻ

Kết quả thu được là danh sách những vật tư và số lượng còn thiếu của mỗi loại

87
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Tương tự như vậy cho vào một vài loại thuốc đã được dán nhãn kiểm tra thì số
lượng thuốc cần phải bổ sung sẽ về 0 nếu như đã đủ số lượng và những loại thuốc thiếu
vẫn được cho biết là thiếu cụ thể bao nhiêu

Hình 6.12 Thử nghiệm với valy có chứa thuốc

Tổng kết hoạt động của quá trình xử lý này:


• Trước khi hệ thống tự hoạt động được thì cần phải cài đặt vào tên wifi và mật
khẩu thì chức năng mới có thể thực hiện được.
• Sau khi các quá trình chuẩn bị hoàn thành, hệ thống có thể cập nhật lên database
trạng thái cuối mới nhất của hộp cấp cứu là đủ hay chưa và số lượng thuốc thiếu
cụ thể từng loại.

88
CHƯƠNG 7: TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 7: TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG


HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
7.1. Kết quả đạt được

a) Giao diện phần mềm


Thay đổi bố cục và bổ sung những tính năng giúp công tác quản lý và sử dụng
được thuận tiện hơn.
Việc sử dụng phương pháp quản lý thẻ này giúp việc tái sử dụng những thẻ RFID
theo yêu cầu của khách hàng được đáp ứng.
Cho phép người dùng được can thiệp nhiều hơn và cắt giảm những thao tác phức
tạp giúp cho quá trình sử dụng ít xảy ra sai sót hơn.
Việc giảm thiểu những thao tác nhập liệu thủ công làm cho bộ dữ liệu khi thu về
có hệ thống và chính xác hơn nhằm đảm bảo sự đồng bộ của dữ liệu.
b) Độ chính xác
Theo kết quả thu được thì độ chính xác đã được cải thiện so với phiên bản trước
tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục thực nghiệm để thu được dữ liệu để đưa ra phán đoán
chính xác hơn.
c) Kết nối hệ thống vào mạng
Hệ thống đã được kết nối thông qua mạng wifi và có thể kiểm tra được trạng thái
cuối cùng của valy thuốc được kiểm tra.
7.2. Những hạn chế vẫn còn tồn đọng

Khi cố gắng đưa nhiều chức năng, nhiều quá trình xử lý vào chương trình thì giới
hạn của vi điều khiển đã bắt đầu được bộc lộ. Tuy rằng tốc độ đã được cải thiện nhưng
trải nghiệm sử dụng vẫn chưa được tốt. Nguyên nhân là thời gian xử lý và hiển thị vẫn
còn quá lâu.
Thay đổi thiết kế hộp chứa và cải thiện phần mềm phần nào đó đã tăng được độ
chính xác nhưng hiện tượng quét thiếu vẫn còn xảy ra.
Cấu trúc dữ liệu vẫn chưa hợp lý và dễ quản lý. Ngoài ra dữ liệu chỉ dễ dàng sử
dụng khi truyền đi và sử dụng để hiển thị, còn phần truy xuất ngược chưa thực sự hiệu
quả.
7.3. Hướng phát triển trong tương lai

Trong tương lai hệ thống trạm kiểm tra có thể cải tiến và thay đổi những điểm sau:

89
CHƯƠNG 7: TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

• Thay đổi bộ điều khiển nhằm làm giảm thời gian đáp ứng và có độ chính xác
cao hơn
• Thay đổi kết cấu cơ khí của trạm để trở nên nhỏ gọn và tiết kiệm chi phí hơn
• Tìm giải pháp hạn chế vùng đọc được của đầu đọc nhằm kiểm soát tốt hơn và
có thể hoạt động tốt kể cả khi có nhiều túi cấp cứu có nhãn ở gần đó.
• Cải tiến phần mềm để cho phép người dùng được can thiệp sâu hơn để cài đặt
các thông số. Từ đó hệ thống có thể được sử dụng ở nhiều nơi khác ngoài khoa
Cấp cứu của bệnh viện Quận 11.
• Cấu trúc lại toàn bộ dữ liệu để có thể dễ dàng mở rộng và phát triển phần mềm

90
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC
Phụ lục gồm danh mục thuốc được pha chế cho trường hợp cấp cứu ngoại viện
theo quy định tại “Quyết định số 1150/QĐ-BV ngày 29 tháng 11 năm 2020 của Giám
đốc Bệnh viện Quận 11 về Quy trình sử dụng thuốc thông thường”.

Bảng A.0.1 Danh mục thuốc, trang thiết bị y tế dùng trong cấp cứu tại bệnh viện

Tên thuốc Số lượng

1 Budesonide 500mcg/2ml 3

2 Salbutamol + Ipratropium 0.5mg+2.5mg 3

3 Salbutamol 2.5mg/2.5ml 3

4 Salbutamol 5mg/2.5ml 3

5 Esomeprazol 40mg 2

6 Nước cất pha tiêm 10

7 Magne sulfate 15% 1

8 Nicardipine 10mg/10ml 1

9 Nitroglycerin 1mg/1ml 1

10 Acetyl leucin 500mg 3

11 Calci gluconat 10% 200mg/ml 2

12 Kali Cloride 10%/10ml 1

13 Epinephrin 1mg/1ml 10

14 Lidocain 2%/2ml 5

15 Methy prednisone 40mg 2

16 Hyosin 20mg 2

17 Diclofenac 75mg 2

91
PHỤ LỤC

18 Metoclopramide 10mg 3

19 Naloxone 0.4mg/ml 2

20 Atropin 1mg/ml 3

21 Promethazine 50mg/2ml 3

22 Furosemid 20mg/2ml 3

23 Phytomenadione K1 10mg/1ml 1

24 Captoril 25mg 10

25 Morphine Clorhydrate 1

26 Diazepam 5mg/2ml 2

27 Diazepam 5mg 5

28 Fentanyl 0,1mg/ml 3

29 Midazolam 5mg/ml 3

30 Paracetamol 1g/100ml 1

31 Glucose 30% 250ml 1

32 Glucose 5% 500ml 1

33 Sodium chloride 0.9% 2

34 Natri bicarbonat 4,2% 1

35 Manitol 250mg/100ml 1

36 Lactat ringer 500ml 1

92
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Nguyễn Thị Minh Hiếu, Mai Xuân Thu, Khương Anh Tuấn, Thực trạng nhân lực
chuyên trách quản lý sử dụng và đảm bảo kỹ thuật thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa công lập
các tuyến, Tạp chí Y học cộng đồng, 2020.
[2].Spezialkoffer, “Medical device medical suitcase 98700”, https://s.net.vn/DXIH
[3].Robust, “High-end PP Material Hard Case Plastic Case for Medical equipment with
wheels”, https://s.net.vn/yRGh
[4].Top Case, Valy thiết bị y tế, Cấp cứu - Valy cấp cứu ngoại viện 2,
https://valynhom.vn/valy-thiet-bi-y-te-cap-cuu/valy-cap-cuu-ngoai-vien-mau-2.html
[5]. Denso, What is barcode https://What is a barcode?|Technical Information of
automatic identification|DENSO WAVE (denso-wave.com)
[6].Oracle Netsuite, Barcodes Defined – How They Work, Benefits & uses,
https://Barcodes Defined – How They Work, Benefits & Uses | NetSuite
[7].Denso, Mechanism of barcode scanning https://Mechanism of barcode scanning|
Technical Information of automatic identification|DENSO WAVE (denso-wave.com)
[8].Micheal Bainbridge, Barcoding and other scanning technologies to improve
medication safety in hospitals, Australian Commision on Safety and Quality in Health Care,
2017.
[9].Top Case, Valy thiết bị y tế, Cấp cứu - Valy cấp cứu ngoại viện 5,
https://valynhom.vn/valy-thiet-bi-y-te-cap-cuu/Hop-van-chuyen-cap-cuu-mau-5-137.html
[10] Can J Hosp Pharm, Do Automated Dispensing Machines Improve Patient Safety?
The Canadian Journal of Hospital Pharmacy, 2009.
[11] Irina Heikkinen, 2022, “Barcode Medication Administration and Patient Safety”,
Master Thesis, Savonia University of Applied Sciences, Kuopio Finland
[12]Wikipedia, Barcode medication administration, https://s.net.vn/h7Rb
[13] Dominique Paret, RFID at Ultra and Super High Frequencies Theory and
Application [France], A John Wiley and Sons, 2009, 527
[14]. Hau Lee, Ozalp Ozer, Unlocking the Value of RFID, Production and Operations
Management, trang 40-64, 2007.
[15]. Cai-feng LIU, Yi-ming GU, The Research of Intelligent Medical Devices
Management System Based on RFID Technology, International Conference on Information
System and Artificial Intelligence, 2016
[16]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7303-1:2009 về “Thiết bị điện y tế”.
[17]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8656-3:201 2 về “Thu thập dữ liệu tự động”.

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[18] Lê Nguyễn, Mất cắp thuốc gây nghiện, Sở Y tế gửi công văn khẩn,
https://s.net.vn/u2ui
[19] N. M. Tài, and L. C. An, “Nghiên cứu thiết kế và điều khiển thiết bị hỗ trợ cấp cứu
ngoại viện và quản lý thuốc nội viện”. 5/2022
[20] UHF RFID Impinj R2000 module with four antenna port -RFID OEM Reader
Module-UHF R2000 reader module--Shenzhen Chafon Technology Co.,Ltd
[21] Espressif Systems, ESP32-WROOM-32 (ESP-WROOM-32) Datasheet Version 2.4,
Espressif Inc, 2018.
[22] STMicroelectronics, Discovery kit with STM32F411VE MCU - User manual,
STMicroelectronics Inc, 2020.
[23] Roberto de Alba, Dale Ramsey, Selma Friedman. The Measure of Man and Woman
Human Factors in Design. Henry Dreyfuss Associates, 1993.
[24] Lien Chau, Chiều cao thanh niên Việt Nam tăng trung bình 3,5 cm so với 10 năm
trước, https://s.net.vn/N0KC
[25] Vương Tuấn Quân, “RESEARCH, DESIGN AND CONTROL THE SMART
RESCUE BAGS USING IN HOSPITAL”, 12/2022
[26] SAOMAI SOLUTION GROUP, “Barcode là gì? tìm hiểu chung về barcode”,
https://s.net.vn/pBoL

[27] Shopee, “Hộp đựng thuốc gia đình 3 tầng, hộp thuốc y tế cho gia đình có tay cầm,
khoá hộp gọn gàng tiện lợi”, https://s.net.vn/a7F7

[28] Vin Mart, “Hộp Đựng Thuốc Y Tế Nhiều Ngăn Tiện Lợi”, https://s.net.vn/C7mL

94
Yêu cầu đặt ra: Nhiệm vụ:
- Quét mẫu gồm 50 thẻ định danh - Cải thiện độ chính xác cho hệ thống
- Quá trình quét và hoàn thành hiển thị không quá 20s - Cải tiến giao diện và mở rộng kết nối từ ngoại tuyến thành trực tuyến
- Độ chính xác 50/50 thẻ - Thử nghiệm hệ thống tại bệnh viện Quận 11

Lựa chọn phương án thiết kế cơ khí Lựa chọn phương án thiết kế điện Lựa chọn phương án thiết kế bộ điều khiển

Tiêu chí lựa chọn phương án thiết kế Lựa chọn vật liệu làm trạm kiểm tra Lựa chọn bộ điều khiển Lựa chọn cấu trúc điều khiển
Tiêu chí lựa chọn vật liệu làm trạm kiểm tra
Ưu điểm Nhược điểm Ưu điểm Nhược điểm Ưu điểm Nhược điểm
- Kích thước phù hợp với không gian bệnh viện.
- Vật liệu làm khung của trạm phải chắc chắn, bền. - Sử dụng một vi điều khiển giúp tiết kiệm diện tích. - Khó xác định lỗi trong lúc lập trình.
- Cứng cáp, dễ lắp đặt - Không có quá nhiều mẫu mã - Lập tŕnh dễ dàng, linh - Độ ổn định không cao do
- Đạt tiêu chuẩn chất liệu của Bộ Y tế. - Không sử dụng giao tiếp giữa nhiều vi điều khiển - Không linh hoạt trong mở rộng hệ thống (bộ nhớ
- Khối lượng nhẹ có sẵn để tuỳ biến sản hoạt khi điều khiển. ảnh hưởng bởi nhiễu. Tập trung các vi điều khiển làm giảm thời gian nhận dữ liệu. của vi điều khiển).
- Khó bị thay đổi tính chất hoặc bị tác động bởi các tác nhân hóa học.
Nhôm định hình - Tính thẩm mĩ cao phẩm - Giá thành hợp lư, kích - Cần mạch cách ly chống - Đòi hỏi sức mạnh của vi điều khiển do khối lượng
- Nhẹ, dễ dàng di chuyển khi cần thiết. công việc lớn.
- Không bị oxi hoá - cơ tính có thể ảnh hưởng Vi điều khiển thước nhỏ gọn. nhiễu phức tạp khi dùng
tới khả năng đọc của anten - Hỗ trợ nhiều loại giao trong môi trường công
Tiêu chí lựa chọn loại túi cấp cứu thức khác nhau: SPI, I2C, nghiệp. RFID
- Vật liệu bền, nhẹ RS232, RS485, …
- Độ cơ động và đa dụng cao - Bền với hoá chất - Không đủ cứng vững
- không bị oxi hoá - Vật liệu trở nên dễ bị uốn
- Dung tích chứa lớn - Hỗ trợ nhiều loại giao - Sau thời gian sử dụng
Nhựa ABS - Không ảnh hưởng tới khả và phá huỷ khi sử dụng để Dữ liệu thẻ nhớ Vi điều khiển Màn hình hiển thị
- Có khả năng bảo vệ cho các vật tư y tế được nguyên vẹn khi có sự cố, va đập thức khác nhau: SPI, I2C, những mối nối sẽ bị gỉ sét
năng hoạt động của đầu làm nhưng chi tiết dạng tấm
- Không gây cản trở khi đọc thẻ RFID RS232… - Cơ tính của vật liệu làm
đọc
Máy tính nhúng - Hỗ trợ tốt các giao tiếp cản trở khả năng hoạt Relay
USB dạng Host.
động của đầu đọc
- Khả năng tạo hình tốt đem - Cơ tính của vật liệu làm - Cấu h́nh mạnh giúp tăng
Đèn Nút điều khiển
Lựa chọn loại valy cấp cứu lại lợi thế về mặt thẩm mỹ cản trở khả năng hoạt khả năng tính toán.
- lớp mạ crom giúp vật liệu động của đầu đọc
Thép không gỉ bền với hoá chất
- Kết luận:
Ưu điểm Nhược điểm - Nhanh chóng xác định lỗi khi lập trình. - Sử dụng nhiều hơn 1 vi điều khiển.
Lựa chọn vi điều khiển. - Dễ dàng lập trình điều khiển từng mô đun. - Phải thực hiện giao tiếp giữa các vi điều khiển (xử
- Lý do: Phân cấp
- Giảm thời gian xử lý của vi điều khiển master lý nhiễu, đọc tín hiệu).
- Cứng cáp, vật tư y tế - Không gian chứa hạn chế
- Do hộp có phân cách thành - Kết luận: Bộ vi điều khiển có tiêu chuẩn UART theo yêu cầu của đầu đọc RFID đã chọn, có chân GPIO cho
được sắp xếp theo trật
Hộp cấp cứu bằng tự nhất định góp phần các ngăn nhỏ nên độ đa Lựa chọn nhôm định hình làm khung và nhựa ABS làm các tấm che . đèn tín hiệu và có thể mở rộng nhờ một mô-đun riêng để phát triển trong tương lai.
- Lý do: Dữ liệu thẻ nhớ
kim loại làm dụng không cao vì kích
thước vật tư là không cố Kết hợp ưu điểm của nhôm là dễ lắp ráp và cững vững và cơ tính không làm ảnh hưởng tới
định hoạt động của đầu đọc RFID của nhựa để làm lớp che phủ bên ngoài.
Vi điều khiển
- Sức chứa tốt - Kích thước cồng kềnh
- Khả năng bảo vệ vật tư y - Không linh hoạt khi gặp RFID HF
Valy cấp cứu tế tốt nhiều loại địa hình khác
- Có bánh xe kéo giúp di nhau Phần mềm Vi điều khiển
chuyển dễ dàng hơn
Lựa chọn phương án cho hệ thống kiểm tra Màn hình hiển thị
Relay
- Kích thước nhỏ gọn - Vẫn sử dụng cách quản lí
- Số lượng thuốc có thể cấp truyền thống, kiểm tra thủ Ưu điểm Nhược điểm Nút nhấn
Đèn
phát 1 lần đủ nhiều cho 1 công kết hợp với danh mục
kíp cấp cứu ngoại trú thuốc và trang thiết bị - Ít chịu ảnh hưởng nhiễu từ môi trường, dễ sử dụng. - Bị nhiễu khi sử dụng đầu đọc quét vật kim loại có
- Túi được làm từ chất liệu theo quy định, trước và Đầu đọc và nhãn - Có khả năng truyền dữ liệu về bộ điều khiển. dán nhăn RFID. - Kết luận:
sau đội cấp cứu. dán RFID - Tốc độ đọc nhanh. - Chi phí cho nhăn dán RFID cao, nếu và sử dụng với
Túi vải y tế vải tổng hợp nylon và Lựa chọn cấu trúc điều khiển phân cấp.
polyester nên có trọng - Vải thấm nước nên tuổi thọ - Có khả năng đọc cùng lúc nhiều nhăn dán RFID. số lượng ít - Lý do:
lượng nhẹ, độ bền cao, sử dụng không cao - Phạm vi đọc rộng có thể tùy chỉnh với việc lựa chọn đầu Đối với hệ thống trạm kiểm tra thuốc gồm nhiều module nhỏ nên đồ án lựa chọn phương
chống ẩm mốc, - Không chịu được các vật đọc và ăng-ten. án điều khiển phân cấp với ưu điểm dễ bảo trì và dễ mở rộng.
cứng, sắc nhọn. - Định danh được đối tượng có dán nhăn RFID.
- Túi vải y tế sẽ lâu khô khi - Thông tin cần đọc không bị ảnh hưởng bởi hướng và góc
cần vệ sinh, giặt giũ. quét so với đầu đọc.
- Kết luận:
Lựa chọn hộp cấp cứu bằng nhựa .
- Lý do: - Ít chịu ảnh hưởng nhiễu từ môi trường, dễ sử dụng. - Phạm vi đọc hẹp hơn nhiều so với RFID.
Thoả mãn các yêu cầu được đặt ra ở trên. Đầu đọc và nhãn
dán mã vạch - Có khả năng truyền dữ liệu về bộ điều khiển. - Không đọc được nhiều đối tượng (mă vạch) cùng lúc.
- Tốc độ đọc nhanh. - Mã vạch bị trầy xước thì đầu đọc sẽ không thể nhận
- Định danh được đối tượng có dán mă vạch. diện và đọc được.

- Kết luận:
Lựa chọn đầu đọc và nhăn dán RFID giúp định danh, giám sát vật tư y tế cho vali cấp cứu ngoại viện và định danh, giám sát thuốc
cho tủ thuốc.
- Lý do:
Trong quá trình hoạt động, y cụ sắp xếp ngẫu nhiên vị trí trong vali và tủ thuốc, thậm chí là che lấp lẫn nhau. Do đó, nếu sử dụng
phương án mã vạch thì đầu đọc sẽ không thể nhận diện được với hạn chế về phạm vi quét, góc và hướng quét đối tượng.
Tốc độ đọc của công nghệ RFID nhanh và khả năng đọc nhiều đối tượng cùng lúc.
Đầu đọc và ăng-ten có thể tùy chỉnh phạm vi đọc (quét).. TÚI CẤP CỨU THÔNG MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
C. năng Họ và tên Chữ ký Ngày Số lượng Khối lượng Tỉ lệ
Thiết kế Cao Phú Hải 15/9 BẢN VẼ LỰA CHỌN 1
Võ Tường Quân Tờ
H.dẫn PHƯƠNG ÁN Số tờ : 1
Duyệt TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
III

I
12 4:1
1 21

2 22

3 23
13 4
14 24
15
5 25

6 26

27
7
28
8
29
1500

II III
9 4:1 4:1

10
16

17

11

II 500 29 DA01.09 Ốp mặt dưới 1 Nhựa ABS


28 DA01.08 Pát thẳng 2 SUS 304
27 LNHRN8-30-5 Con trượt M5 60 SUS 304 Misumi
26 PWF5 Vòng đệm M5 60 SUS 304 Misumi
25 KKT-HCSNNSZC5-16 Bu lông lục giác M5 60 SUS 304 Misumi
24 LBSBK6-2020 Ke góc chữ L 20 Misumi
A-A 23 DA01.07 Ốp mặt sau 1 Nhựa ABS
18 22 DA01.06 Mâm đặt túi 1 Nhựa ABS
21 DA01.05 Ốp mặt trước 1 Nhựa ABS
20 CF-RA 2004 RFID ăng-ten 1 Chafon
19 DA01.04 Khung nhôm 20x40x360 4 Aluminum 6061 Misumi
18 DA01.03 Khung nhôm 20x40x460 3 Aluminum 6061 Misumi
17 DA01.02 Khung nhôm 20x40x480 2 Aluminum 6061 Misumi
16 DA01.01 Khung nhôm 20x40x1380 2 Aluminum 6061 Misumi
19 15 HNT2-SUS-M3 Đai ốc M3 24 SUS 304 Misumi
14 PWF3 Vòng đệm M3 24 SUS 304 Misumi
13 BOX-SFBJ3-10 Vít M3 24 SUS 304 Misumi
A
12 DATN.02.02 Tay nắm 5 SUS 304 Hshop
11 HBK 100 Bánh xe 4
20 10 CLA4587 Nguồn 5V - 5A 1 Hshop
9 CF-RA5005 RFID ăng-ten 1 Chafon
8 HS000606 STM32F411 Discovery 1 Hshop
7 CF - RA MU8004 Đầu đọc RFID 1 Chafon
6 LK_06956 ESP32 DEV - KIT V1 1 BANLINHKIEN
5 HS000724 Micro sd module 1 Hshop
4 HS001006 Mô-dun 8 relay 1 Hshop
3 A16L-TRA-T2-2S Nút nhấn 4 Hshop
2 LK-09205 Màn hình HMI 1 Nextion
1 ADC - 16C Đèn LED 5 Hshop
STT Kí Hiệu Tên gọi SL Vật liệu Ghi chú

TÚI CẤP CỨU THÔNG MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


C. năng Họ và tên Chữ ký Ngày Số lượng Khối lượng Tỉ lệ
Thiết kế Cao Phú Hải 15/9
1 1:2
H.dẫn Võ Tường Quân
TRẠM KIỂM TRA Tờ Số tờ : 1
A 490 Duyệt TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
220 VAC
Tín hiệu: 220V +5V
Nguồn:
TXD1
5 VDC
GND
Module 5V TX RX GND
Micro – SD A1 B1 A2 B2 A3 B3 A4 B4 A5 B5 A6 B6 A7 B7 A8 B8
RFID

SPI UART HMI Nextion 7 inch Display


MÀN HÌNH HMI Module relay HS001006
UART
ESP32 STM32F411 VCC CH1 CH2 CH3 CH4 CH5 CH6 CH7 CH8
GPIO +5V
UART
LED
UART PA4 PA5 PA7 GND
PA8 PA6

Chương trình USB Khối đèn báo hiệu


định danh thẻ CH340

+5V

+5V +5V VCC


RXD2 TXD
R100 R100 RFID reader ChaFon MU804
RXD
GND
TXD2 Buzzer
RXD
GND ANT 1 ANT 1
USB TXD 0.1 µF PC3 0.1 µF PD1
Chương trình +5V ANT 2 ANT 2
định danh thẻ 3.3V
VCC GND
PC3 R330 PD1 R330
5V

R220K R220K

GND GND
CH340 Module
ANT 1 ANT 2 CF-RA 5005
CF-RA 2004
GND GND
5V VDD
3V 5V PA0

PB6 PA0
ESP
PB7 TXD2/PA2 TXD2
RXD2
Khối cảm biến
NRST RXD2/PA3
PC1 PA4 PA4 GND
EN GND
PC2 PA5 PA5 +5V
D34 3.3V
PC3 PC3 PA6 PA6
D35 TX0
PC4 KIT PA7 PA7 GND
D32 RX0
STM32F411VET6 PA8 VCC
PC5 PA8 D21
D33
PD1 PD1 PA9 MISO V+ +5V
D25 D19
PD2 RXD1/PA10 TX2 KIT MOSI
D26 D23 GND
TXD1 ESP32 node MCU CS V-
PD3 TXD1/PA15 D27 D5 CLA4587
PD4 PB2 +5V SCK
D14 D18 5V DC - 10A N
PD5 PB3 TX2
D12 TX2 220V input
PD6 PB4 TXD1
D13 RX2 L
PD7 5V MICRO SD adapter
VIn D2
GND GND GND D15

Khối nguồn
GND
TÚI CẤP CỨU THÔNG MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khối điều khiển C. năng
Thiết kế
Họ và tên
Cao Phú Hải
Chữ ký Ngày
15/9 BẢN VẼ HỆ
Số lượng Khối lượng Tỉ lệ
1
H.dẫn Võ Tường Quân THỐNG ĐIỆN Tờ Số tờ : 1
Duyệt TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bắt đầu 1 2
5

Nhận dữ liệu từ đầu


Kiểm tra có đọc và lưu lại So sánh thẻ trong Đăng xuất khỏi Có
phải ở chế định Có Trở về
danh ? danh sách và dữ liệu chương trình
trong thẻ nhớ

Không
Không
Không Loại bỏ tín hiệu Có
nhiễu, lấy thông tin
thẻ
Kiểm tra có
thẻ RFID ? Không Tăng số lượng thuốc Kiểm tra mở
Không Không
đã có lên cổng COM trên Báo lỗi tương ứng

Không phần mềm?
Thông báo lỗi lên Kiểm tra có thẻ Có
màn hình nhớ trong mạch?
Xử lý dữ liệu Kiểm tra dữ liệu Bỏ qua và tìm dữ liệu
có trong danh Có
Có để lấy danh Có thẻ tiếp theo
sách thẻ từ thẻ sách thẻ ?
nhớ Chuyển sang thẻ tiếp Kiểm tra có dữ
(4) theo trong danh sách Không
liệu truyền qua
Xử lý dữ liệu để Có Không Không
Kiểm tra số lượng cổng COM
lấy danh sách thẻ
thuốc
đọc được
(2)
(1) Không
Gửi dữ liệu thẻ Lưu dữ liệu thẻ vào Có
lên máy tính và danh sách
định danh thẻ Đến cuối danh sách
bằng chương trình
Cập nhật trạng (5) Hiển thị thông tin lên Điền đầy đủ thông
Hiển thị số lượng
thái valy lên Có phần mềm tin cần thiết
thuốc bị thiếu lên database
HMI (3)
Trở về Trở về

Kiểm tra kết nối


với máy tính và LƯU ĐỒ XỬ LÝ LẤY DANH SÁCH THẺ ĐỌC ĐƯỢC LƯU ĐỒ KIỂM TRA SỐ LƯỢNG THUỐC
Kết thúc chuyển chế độ Tiến hành lưu dữ liệu Có
làm việc vào thẻ nhớ

LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT GỬI DỮ LIỆU LÊN MÁY TÍNH VÀ ĐỊNH


LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT CHÍNH
DANH BẰNG CHƯƠNG TRÌNH

GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THẺ 4 STM32 gửi dữ liệu


3
qua ESP

Kiểm tra đường Không


dẫn tới file lưu Trở về
trữ Truyền dữ liệu lên
ESP kết nối vào WiFi
database

Hiển thị danh sách Trở về


Mở file, lấy dữ liệu
thẻ và tên tương ứng
và xử lý
lên giao diện
CẬP NHẬT TRẠNG THÁI VALY LÊN DATABASE
LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐỂ LẤY
DANH SÁCH THẺ TỪ THẺ NHỚ
TÚI CẤP CỨU THÔNG MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
C. năng Họ và tên Chữ ký Ngày Số lượng Khối lượng Tỉ lệ
Thiết kế Cao Phú Hải 15/9 BẢN VẼ LƯU ĐỒ GIẢI 1
H.dẫn Võ Tường Quân THUẬT Tờ Số tờ : 1
Duyệt TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

30 31 32 33 34 35 36
NGĂN XẾP TẦNG 1

HỘC ĐỰNG Ở
12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐÁY HỘP

230
NGĂN XẾP TẦNG 2

430

NGĂN XẾP TẦNG 1 36 Magne sulfate 15% 1


35 Salbutamol 2.5mg/2.5ml 3
34 Sodium chloride 0.9% 2
33 Ringer Lactate 500ml 1
NGĂN XẾP TẦNG 2 32 Paracetamol 1g 100ml 1
31 Glucose 30% 250ml 1

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
29
Natri Bicarbonate 4.2% 250ml
Glucose 5% 500ml
1
1
28 Natri clorid 0.9% 500ml 2
27 Atropin 1mg/ml 3
NGĂN XẾP TẦNG 3 26 Esomeprazole 40mg 2
25 Methylprednisone 40mg 3
24 Promethazine 50mg/2ml 3
23 Salbutamol+Ipratropium 0.5+2.5(mg) 3
22 Budesonide 500mcg/2ml 3
21 Salbutamol 5mg/2.5ml 3
20 Phytomenadione K1 10mg/1ml 1
HỘC ĐỰNG ĐÁY HỘP 19 Magnesi Sulfate 15% 1
18 Calci gluconat 10% 200mg/ml 2
NGĂN XẾP TẦNG 3 17 Esomeprazol 40mg 2
16 Kali clorid 10%/10ml 1
15 Metoclopramide 10mg 3
14 Furosemid 20mg/2ml 3
150

13 Captoril 25mg 10
12 Nước cất pha tiêm 10
11 Acetyl leucin 500mg 3
10 Morphine 10mg/ml 1
9 Diclofenac 75mg/3ml 2
8 Midazolam 5mg/ml 3
7 Nitroglycerin 1mg/1ml 1
6 Fentanyl 0,1mg/ml 3
5 Noraderenalin 10mg/10ml 5
4 Diazepam 10mg/2ml 2
3 Nifedipin 20mg 20
360 2 Diazepam 5mg 5
1 Hyoscine 20mg 2
STT Kí Hiệu Tên gọi SL Vật liệu Ghi chú

TÚI CẤP CỨU THÔNG MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


C. năng Họ và tên Chữ ký Ngày Số lượng Khối lượng Tỉ lệ
Thiết kế Cao Phú Hải 15/9 BẢN VẼ SẮP 1 1:1
H.dẫn Võ Tường Quân Tờ Số tờ : 1
XẾP THUỐC
Duyệt TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

You might also like