You are on page 1of 199

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


------------------*------------------

PHẠM THỊ XUYẾN


Lu
ận
án

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN


tiê

DỤNG CỤ Y TẾ CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN Y HỌC


n

CỔ TRUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI



m

VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP


ới
nh
ất

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720802

HÀ NỘI, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
------------------*------------------

PHẠM THỊ XUYẾN


Lu
ận

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN


án

DỤNG CỤ Y TẾ CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN Y HỌC


tiê

CỔ TRUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI


n

VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP



m
ới
nh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720802
ất

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. PGS. TS. Đậu Xuân Cảnh
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy

HÀ NỘI, 2023
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn
khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong
các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh
Lu

Phạm Thị Xuyến


ận
án
tiê
n

m
ới
nh
ất
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Hội đồng trường, Ban Giám đốc, phòng
Quản lý Đào tạo sau đại học, cùng các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y tế Công
cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS - TS Đậu Xuân Cảnh và
cô PGS -TS Nguyễn Thị Bích Thủy đã dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp
hướng dẫn khoa học, luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và
Lu

các phòng, ban liên quan của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện YHCT Hà Nội và
ận

Bệnh viện YHCT Bộ Công An đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác tích cực trong
án

quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Giám đốc bệnh viện
tiê

Tuệ Tĩnh PGS - TS Lê Mạnh Cường đã tiếp sức và tạo thêm động lực cho tôi cố
n

gắng hoàn thành luận án.


Xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực Kiểm soát nhiễm khuẩn
m

của Bộ Y tế đã có những ý kiến quý báu trong quá trình xây dựng chương trình, các
ới

tài liệu can thiệp và trực tiếp tham gia đào tạo, tập huấn chuyên môn trong chương
nh

trình nghiên cứu.


ất

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Xuyến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4
Lu

Chương 1 ..................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 5
ận

1.1.Một số khái niệm cơ bản về khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế liên quan
án

nghiên cứu ................................................................................................................... 5


tiê

1.2. Quy định khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Việt Nam .................................. 6
n

1.3. Hướng dẫn công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Việt Nam ............... 8

1.4. Thực trạng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại các cơ sở y tế........ 27
m

1.5. Một số căn cứ để xây dựng các giải pháp can thiệp ............................................ 33
ới

1.6. Cơ sở xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu ....................................................... 36


nh

1.7. Giới thiệu ba bệnh viện nghiên cứu ................................................................... 39


ất

Chương 2............................................................................................................................. 40
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 40
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 41
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................................... 41
2.5. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................................ 46
2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 55
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 60
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................. 61
iv

2.9. Hạn chế trong nghiên cứu .................................................................................. 62


Chương 3............................................................................................................................. 63
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 63
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHỬ KHUẨN-TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2018 ................................................................................................................ 63
3.2. Các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành khử khuẩn -tiệt khuẩn dụng
cụ của nhân viên y tế bệnh viện tuệ tĩnh...................................................................... 86
3.3. Kết quả cải thiện về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về khử khuẩn -
tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại bệnh viện tuệ tĩnh ........................................................... 89
Lu

Chương 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................104


4.1.Tthực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh viện y
ận

học cổ truyền tại thành phố hà nội ..........................................................................104


án

4.2. Xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn
tiê

của nhân viên y tế tại bệnh viện tuệ tĩnh ........................................................................122


n

4.3. Đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp ...............................................125

4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ..............................................................132


m

4.5. Bàn luận về điểm mới của nghiên cứu .............................................................134


ới

KẾT LUẬN ......................................................................................................................135


nh

KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................................................137


ất

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................138


Phụ lục 1............................................................................................................................150
Phụ lục 2............................................................................................................................152
Phụ lục 3a ..........................................................................................................................154
Phụ lục 3b..........................................................................................................................160
Phụ lục 4a ..........................................................................................................................163
Phụ lục 4b..........................................................................................................................164
Phụ lục 4c ..........................................................................................................................165
Phụ lục 4d..........................................................................................................................166
Phụ lục 4e ..........................................................................................................................167
v

Phụ lục 5a .......................................................................................................................... 169


Phụ lục 5b.......................................................................................................................... 171
Phụ lục 6 ............................................................................................................................ 174
Phụ lục 7 ............................................................................................................................ 180
Phụ lục 8............................................................................................................................ 182
Phụ lục 9............................................................................................................................ 186
Lu
ận
án
tiê
n

m
ới
nh
ất
vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Chu trình xử lý DC tái sử dụng (10) ................................................................. 10


Hình 1.2. Phân loại vi sinh vật theo mức độ nhạy cảm với hóa chất khử khuẩn (10) ... 13
Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng KK-TK (14) ........................................ 17
Hình 1.4. Màng sinh học dưới kính hiển vi điện tử (33) ................................................ 19
Hình 1.5. Quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn (34) .......................... 19
Hình 1.6. Ứng dụng BI trong kiểm soát chất lượng thiết bị tiệt khuẩn (35) ................... 20
Hình 1.7. Mô hình lây nhiễm khuẩn bệnh viện (47) ....................................................... 23
Hình 1.8. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viện an toàn (16) ................................................. 25
Lu

Hình 1.9. Mô hình thông tin - động lực - kỹ năng hành vi (88)..................................... 35
Hình 1.10. Các yếu tố cấu phần công tác khử khuẩn –tiệt khuẩn dụng cụ (12) .......... 36
ận

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................ 54


án
tiê
n

m
ới
nh
ất
vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Đường đi và phân vùng Đơn vị Tiệt khuẩn trung tâm (10) ......................... 22
Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết (53, 122) ................................................................................ 38
Biểu đồ 3.1. Phân nhóm nhân viên y tế theo tổng điểm kiến thức cơ bản chung về khử
khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế ........................................................................................... 75
Biểu đồ 3.2. Phân nhóm NVYT theo số nhóm kiến thức đạt .......................................... 76
Biểu đồ 3.3. Phân nhóm nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo tổng điểm
kiến thức chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế ................................................... 79
Biểu đồ 3.4. Phân nhóm nhân viên y tế theo số nhóm kiến thức đạt .............................. 79
Lu

Biểu đồ 3.5. Phân bố nhân viên y tế theo nhóm thực hành.............................................. 86


Biểu đồ 3.6. Kết quả cải thiện tỷ lệ nhân viên y tế có tổng điểm kiến thức cơ bản chung
ận

về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế đạt......................................................................... 93


án

Biểu đồ 3.7. Cải thiện tỷ lệ nhân viên y tế có số nhóm kiến thức đạt ............................. 94
tiê

Biểu đồ 3.8. Kết quả cải thiện tỷ lệ đạt theo nhóm điểm thực hành.............................. 103
n

m
ới
nh
ất
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại dụng cụ theo Spaulding và mức độ vô khuẩn (10) ......................... 9
Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu ................................................................. 41
Bảng 2.2. Quá trình triển khai nghiên cứu ........................................................................ 49
Bảng 2.3. Tổng hợp về phương pháp thực hiện ............................................................... 56
Bảng 2.4. Cách chấm điểm và đánh giá kiến thức, thực hành về KK-TK...................... 58
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ........................... 63
Bảng 3.2. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của ba bệnh viện....................................... 64
Bảng 3.3. Tổ chức Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn và công tác KK-TK .................... 66
Lu

Bảng 3.4. Máy móc, phương tiện khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế cơ bản .............. 67
Bảng 3.5. Phương tiện xử lý dụng cụ bẩn tại các khoa sử dụng DC............................... 68
ận

Bảng 3.6. Quy trình chuyên môn thực hành khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế ......... 69
án

Bảng 3.7. Kiến thức về khái niệm cơ bản ......................................................................... 70


tiê

Bảng 3.8. Kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến sử dụng dụng cụ y tế ... 71
n

Bảng 3.9. Kiến thức về nguyên tắc khi khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế .................. 72

Bảng 3.10. Kiến thức về phân loại dụng cụ y tế theo Spaudling..................................... 73


m

Bảng 3.11. Kiến thức về các phương pháp tiệt khuẩn ..................................................... 74
ới

Bảng 3.12. Kiến thức cơ bản chung của nhân viên y tế về khử khuẩn, tiệt khuẩn ...... 75
nh

Bảng 3.13. Kiến thức về các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến khử khuẩn, tiệt khuẩn ... 76
ất

Bảng 3.14. Kiến thức về quản lý khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế tập trung ............ 77
Bảng 3.15. Kiến thức kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn .................................................... 78
Bảng 3.16. Kiến thức chung của nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn về khử
khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế ........................................................................................... 78
Bảng 3.17. Kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ y tế và thiết bị KK-TK................. 80
Bảng 3.18. Thực hành làm sạch dụng cụ y tế trước khử khuẩn, tiệt khuẩn.................... 81
Bảng 3.19. Thực hành kiểm tra và đóng gói dụng cụ ...................................................... 82
Bảng 3.20. Thực hành khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế bằng hóa chất ..................... 83
Bảng 3.21. Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt......................................... 84
Bảng 3.22. Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô ........................................ 85
ix

Bảng 3.23. Điểm thực hành chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế .................... 85
Bảng 3.24. Các hoạt động can thiệp đã triển khai ............................................................ 86
Bảng 3.25. Kết quả cải thiện kiến thức về khái niệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ ... 89
Bảng 3.26. Kết quả cải thiện kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến sử
dụng dụng cụ y tế................................................................................................................ 90
Bảng 3.27. Kết quả cải thiện kiến thức về nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn ................ 91
Bảng 3.28. Kết quả cải thiện kiến thức về phân loại dụng cụ y tế theo Spaudling ........ 91
Bảng 3.29. Kết quả cải thiện kiến thức về các phương pháp tiệt khuẩn ......................... 92
Bảng 3.30. Kết quả cải thiện kiến thức cơ bản chung của nhân viên y tế ...................... 93
Bảng 3.31. Sự thay đổi kiến thức về các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến KK-TK ....... 95
Lu

Bảng 3.32. Sự thay đổi kiến thức về quản lý khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung ............... 95
Bảng 3.33. Sự thay đổi kiến thức kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn ................................. 96
ận

Bảng 3.34. Kết quả cải thiện thực hành kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ y tế và
án

thiết bị khử khuẩn, tiệt khuẩn ............................................................................................ 97


tiê

Bảng 3.35. Kết quả cải thiện thực hành làm sạch dụng cụ trước khi KK-TK ................ 98
n

Bảng 3.36. Kết quả cải thiện thực hành kiểm tra và đóng gói dụng cụ .......................... 99

Bảng 3.37. Kết quả cải thiện thực hành KK-TK DCYT bằng hóa chất ...................... 100
m

Bảng 3.38. Kết quả cải thiện thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt ........... 101
ới

Bảng 3.39. Kết quả cải thiện thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô .......... 102
nh

Bảng 3.40. Kết quả cải thiện điểm thực hành chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn ........... 102
ất
x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCA Bộ Công An
BV Bệnh viện
CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và
phòng ngừa bệnh dịch )
CSSD Central Sterile Supply Department (Đơn vị tiệt khuẩn tập trung)
C/K Có/Không
DC Dụng cụ
DCYT Dụng cụ y tế
Lu

ĐD Điều dưỡng
Đ/S Đúng/Sai
ận

ĐH Đại học
án

ĐTV Điều tra viên


tiê

EO Ethylene Oxide
n

HC Hóa chất

HSTC Hồi sức tích cực


m

IBs Biological Indicators (chỉ số sinh học)


ới

KCB Khám chữa bệnh


nh

KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn


ất

KTV Kỹ thuật viên


MOH Ministry Of Health (Bộ Y tế)
NC Nghiên cứu
NK Nhiễm khuẩn
OPA Ortho-Phthaldehyde
PTPH Phương tiện phòng hộ
PVS Phỏng vấn sâu
QLBV Quản lý bệnh viện
SD Sử dụng
xi

TBYT Thiết bị y tế
TLN Thảo luận nhóm
TKTT Tiệt khuẩn tập trung
VK Vi khuẩn
VSV Vi sinh vật
YHCT Y học cổ truyền
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Lu
ận
án
tiê
n

m
ới
nh
ất
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, tái sử dụng các dụng cụ, đặc biệt là các dụng cụ y tế dùng lại trong
chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, là một việc làm thường quy
trong các bệnh viện ở Việt Nam đã được Bộ Y tế quy định. Quá trình tái sử dụng này
nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt theo qui trình từ khâu làm sạch, khử khuẩn và
tiệt khuẩn có thể gây nên những hậu quả, làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị
người bệnh do làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn tại bệnh viện từ việc sử dụng dụng cụ
y tế (1).
Nhiễm khuẩn liên quan đến dụng cụ từ lâu đã được quan tâm trên thế giới.
Lu

Trong một báo cáo của Esel D năm 2002 trên những người bệnh sau phẫu thuật tim
liên quan đến một vụ dịch làm 11 người bệnh tử vong do viêm nội tâm mạc, 17 người
ận

bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện nguyên nhân từ chất lượng máy tiệt khuẩn không
án

được kiểm soát đẫn đến chất lượng tiệt khuẩn dụng cụ y tế không đạt yêu cầu (2).
tiê

Vào năm 2011, Tao L và cộng sự tiến hành nghiên cứu tại 398 khoa Hồi sức
n

tích cực của 70 bệnh viện tại Thượng Hải, Trung Quốc, cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn

bệnh viện chung là 5,3% với tỷ suất là 6,4/1000 ngày điều trị, trong đó viêm phổi
m

mắc phải chiếm tỉ lệ cao nhất là 20,8/1000 ngày thở máy (3). Nghiên cứu của Spach
ới

DH và cộng sự qua 281 trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến nội soi đường tiêu
nh

hóa thì có tới 97 trường hợp bị lây nhiễm do dụng cụ nội soi (34,5%) (4).
ất

Tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung ở người bệnh nhập
viện từ 5%-10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh
viện có thể lên tới 20% - 30% ở những khu vực có nguy cơ cao như hồi sức tích cực,
sơ sinh, ngoại khoa…(1). Các vụ dịch bùng phát hoặc sự cố liên quan đến việc xử lý
dụng cụ y tế không đạt yêu cầu về vô khuẩn gần đây đã cho thấy tính cấp thiết của
việc đảm bảo dụng cụ y tế khi tái sử dụng phải an toàn qua việc khử khuẩn – tiệt
khuẩn (5, 6, 7).
Cùng sự phát triển của ngành Y tế nói chung, Y học cổ truyền cũng có nhiều
thay đổi đáng kể, sự phối kết hợp Đông – Tây Y trong chăm sóc và điều trị chính là
xu thế phát triển tự nhiên và tất yếu của nền Y học hiện đại trên thế giới. Các bệnh
2

viện Y học cổ truyền đã chuyển dần từ mô hình điều trị chuyên khoa Y học cổ truyền
sang mô hình đa khoa, tiếp nhận và sử dụng trang thiết bị công nghệ cao trong chẩn
đoán, điều trị bằng y học hiện đại, can thiệp sâu, kịp thời, hiệu quả với tình trạng cấp
cứu, cấp tính, ngoại khoa… Việc kết hợp hai nền Y học một cách toàn diện, chặt chẽ
tại Việt nam theo định hướng của Đảng và Chính phủ đã mang lại hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên sự thay đổi này yêu cầu mở rộng phạm vi kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện liên quan đến quá trình khử khuẩn- tiệt khuẩn đối với dụng cụ y tế tái sử dụng lại
mở ra những thách thức mới cho ngành Y (8, 9, 120).
Năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3671/QĐ- BYT ngày 27/9/2012 cụ
thể hóa từ Quy chế bệnh viện năm 1997 về công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn DCYT.
Lu

Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn DCYT
tại các cơ sở khám chữa bệnh nói chung vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhiều cơ
ận

sở Y tế lúng túng trong vận hành hoạt động, đầu tư nguồn lực và phát triển công tác
án

khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. Trong khi các kỹ thuật, thủ thuật phải sử dụng dụng
tiê

cụ cần khử khuẩn, tiệt khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh đã và đang phát triển
n

mạnh mẽ. Sự “không tương thích” này đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng

hoạt động chuyên môn và sự an toàn người bệnh (10,13).


m

Với quy mô và chức năng nhiệm vụ của các bệnh viện YHCT hiện nay, theo
ới

quy định của Bộ Y tế thì cũng có rất nhiều các phẫu thuật, kỹ thuật và thủ thuật xâm
nh

lấn yêu cầu dụng cụ cần phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đạt chuẩn. Tại Quyết định
ất

5840/QĐ- BYT ngày 30/12/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn quy
trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền đã nêu rõ danh mục các phẫu thuật, kỹ thuật,
thủ thuật xâm lấn chuyên ngành Y học cổ truyền được thực hiện như: phẫu thuật rò hậu
môn, phẫu thuật cắt trĩ, kỹ thuật tiêm xơ trĩ, các kỹ thuật cấy chỉ điều trị nhiều chứng,
bệnh... (31). Ngoài ra còn thực hiện nhiều phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn và kỹ thuật khác
như các bệnh viện Y học hiện đại nên các bệnh viện YHCT nằm trong phạm vi điều chỉnh
của Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ của Bộ Y tế ban hành năm 2012 (10). Tuy
nhiên, so với các bệnh viện Y học hiện đại thì các bệnh viện YHCT lại chưa bắt kịp về
công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn nói chung và công tác KK-TK DCYT nói riêng bởi
ảnh hưởng của tư tưỡng cũ là chỉ có vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn, là châm cứu, xoa
3

bóp bấm huyệt... Thêm vào đó, nhiều bệnh viện Y học cổ truyền nguồn lực còn hạn
chế, việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng chưa tuân thủ theo quy trình vẫn diễn ra. Hà
Nội là trung tâm văn hóa chính trị của và kinh tế của cả nước, luôn có sự tiếp cận và
đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà Nước, trong đó có các
chính sách về Y tế. Là nơi hội tụ của nhiều bệnh viện Y học cổ truyền có tiềm năng
đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo hướng phối kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y
học hiện đại trong khám, chữa bệnh. Do vậy, thực tế đòi hỏi rất cần phải đưa ra các
giải pháp giúp cho việc hoạt động khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế được thực hiện
đúng và phù hợp nhằm cải thiện “khoảng trống” lớn trong công tác khử khuẩn- tiệt
khuẩn dụng cụ tại các bệnh viện này, đảm bảo an toàn cho người bệnh và góp phần
Lu

cải thiện chất lượng điều trị, đồng thời là cơ sở để các các bệnh viện khác tham khảo
ận

và thực hiện.
Với ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
án

“Thực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh viện
tiê

Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội và kết quả can thiệp”
n

m
ới
nh
ất
4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số
Bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội năm 2018.
2. Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp tới công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn
tại bệnh viện Tuệ Tĩnh
Lu
ận
án
tiê
n

m
ới
nh
ất
5

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1.Một số khái niệm cơ bản về khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế liên quan
nghiên cứu
Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế đã đưa ra
một số khái niệm như sau (10).
Làm sạch (Cleaning): Là quá trình sử dụng tính chất cơ học để làm sạch
những tác nhân nhiễm khuẩn (NK) và chất hữu cơ bám trên dụng cụ (DC) mà
không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân NK; quá trình làm sạch là
Lu

một bước bắt buộc cho quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn (KK-TK).
Khử nhiễm (Decontamination): Là một quá trình sử dụng tính chất cơ học và
ận

hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn (VK) gây bệnh
án

có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.
tiê

Khử khuẩn (Disinfection): Là một quá trình liên quan đến sự phá hủy hoặc
n

ức chế các vi sinh vật (VSV) trong mô sống do đó hạn chế hoặc ngăn ngừa tác hại

của nhiễm khuẩn.


m

Tiệt khuẩn (Sterilization): Là một quá trình diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng
ới

sống của VSV, gồm cả bào tử vi khuẩn bằng phương pháp hóa học hoặc vật lý.
nh

Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection): Là quá trình tiêu diệt toàn
ất

bộ VSV và một số bào tử vi khuẩn. Đối với bào tử vi khuẩn phải có một số điều kiện
nhất định mới diệt được (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và thời gian).
Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình
khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không
tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt được các vi khuẩn
thông thường như một vài virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
Dụng cụ thiết yếu: là những dụng cụ có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn nếu bị
ô nhiễm với bất kỳ vi sinh vật nào kể cả bào tử, là những dụng cụ được sử dụng để
đưa vào mô, mạch máu và khoang vô khuẩn.
6

Dụng cụ bán thiết yếu: là những DC tiếp xúc với niêm mạc hoặc da bị tổn
thương tối thiểu phải được khử khuẩn (KK) mức độ cao bằng hóa chất KK.
Dụng cụ không thiết yếu: là những DC tiếp xúc với da lành, không tiếp xúc
với niêm mạc.
Kiểm soát nhiễm khuẩn (Infection Control): là việc xây dựng, triển khai và
giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm
khuẩn (KSNK) nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm VSV gây bệnh cho người bệnh
(NB), nhân viên y tế (NVYT) và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám
chữa bệnh (KCB).
Nhân viên Y tế: Nhân viên Y tế (NVYT) là toàn bộ số lao động hiện đang
Lu

công tác trong các cơ sở Y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế và hợp đồng) tại thời
điểm báo cáo của một khu vực trên 10.000 dân (26)
ận

1.2. Quy định khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Việt Nam
án

1.2.1. Những văn bản pháp luật liên quan đến khử khuẩn –tiệt khuẩn dụng cụ y
tiê

tế
n

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ,

Ngành liên quan đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở cho công
m

tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám chữa bệnh (KCB). Các
ới

văn bản quy phạm và quy định cụ thể đã tạo môi trường và điều kiện cho công tác
nh

KSNK trong bệnh viện phát triển.


ất

Năm 2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành
Luật khám chữa bệnh. Trong Luật đã đề cập các biện pháp KSNK trong cơ sở KCB
trong đó có nội dung KK dụng cụ y tế (DCYT), môi trường và xử lý chất thải tại cơ
sở KCB (11).
Năm 1997 Bộ Y tế ban hành Quy chế Bệnh viện, trong đó có Quy chế hoạt
động của khoa KSNK. Cũng từ thời điểm này, khoa KSNK đã được hình thành và
phát triển. Khoa KSNK có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc về
công tác tổ chức thực hiện chuyên môn, là đầu mối xây dựng các quy trình, quy định
và hướng dẫn về KSNK trong BV, bao gồm công tác KK-TK DCYT. Phối hợp với
7

các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kỹ thuật
bệnh viện (BV) về KSNK (12, 13).
Văn bản Quy phạm mới đây nhất là Thông tư số 16 năm 2018 của Bộ Y tế, tại
điều 8 trong Thông tư này cũng đã quy định rõ về KSNK trong các cơ sở KCB. Trong
đó quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện quản lý, xử lý DCYT tập trung, kiểm soát
việc xử lý DCYT tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng. Bảo quản DCYT sau xử lý
bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho NB. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy
định về quản lý, xử lý DCYT tại các khoa, phỏng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
VSV gây bệnh cho NB, NVYT và cho cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ
KCB (12).
Lu

Thực tế, tái sử dụng DCYT trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở KCB ở Việt
Nam được triển khai thường quy theo quy định. Tuy nhiên quá trình này nếu không
ận

được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu KK-TK sẽ tiềm ẩn nhiều nguy
án

cơ dẫn đến NKBV lây lan qua DCYT đã sử dụng. Vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành
tiê

hướng dẫn về xử lý DC tái sử dụng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ sai sót,
n

bảo đảm an toàn cho NB và chất lượng điều trị (10, 14,15).

Quy trình trong KSNK là quy phạm pháp luật, đề cập đến trình tự các bước
m

công việc, nguồn lực được sử dụng, trách nhiệm của các bộ phận/phòng ban trực thuộc;
ới

trách nhiệm của các cá nhân trong việc phối hợp để quản lý và thực hiện đúng theo quy
nh

trình, quy định và mang tính chất bắt buộc để đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt
ất

động quản lý. Quy định bao gồm nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ
phục vụ cho công tác quản lý điều hành liên quan đến KSNK trong BV (10).
Năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV có 83 tiêu
chí, với mục tiêu nhằm khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các BV tiến hành các
hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất
lượng, hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho NB, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh
tế - xã hội đất nước (16). Để liên tục và kịp thời, năm 2017 Bộ Y tế đã phê duyệt và
ban hành một số Hướng dẫn KSNK trong các cơ sở KCB, gồm: Hướng dẫn giám sát
NKBV; Hướng dẫn KSNK tại khoa gây mê hồi sức; Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm
8

khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu; Hướng dẫn xử lý DC phẫu thuật nội soi
và xử lý ống nội soi mềm và Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay (14).

1.2.2. Văn bản quy định công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn đối với các bệnh viện
Y
học cổ truyền.
Để phù hợp với chỉ đạo của Chính Phủ, hiện nay các bệnh viện Y học cổ
truyền (YHCT) đã chuyển mô hình điều trị chuyên khoa YHCT sang mô hình bệnh
viện đa khoa, kết hợp Y học hiện đại vào công tác khám bệnh, chữa bệnh (8, 9). Hàng
năm nhiều ca phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn trên NB đã được thực hiện tại bệnh viện
Lu

YHCT. Tuy nhiên, thực tế thì lại chưa có Quy định và Hướng dẫn cụ thể nào dành
ận

cho các bệnh viện YHCT về công tác KSNK nói chung và công tác KK-TK DCYT
nói riêng. Vì vậy các Quy định và Hướng dẫn về công tác KK-TK DCYT của Bộ Y
án

tế hiện tại được áp dụng cho tất cả các BV, trong đó có các bệnh viện YHCT. Và mỗi
tiê

BV tùy theo tính chất và quy mô và điều kiện thực tế để tổ chức KK-TK DCYT phù
n

hợp, sao cho vừa hiệu quả vừa đúng Quy định (10).

1.3. Hướng dẫn công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Việt Nam
m

1.3.1. Phân loại dụng cụ theo Spaudling và mức độ vô khuẩn


ới

Các DCYT liên quan đến chăm sóc NB được phân loại theo mức độ tiếp xúc
nh

với mô cơ thể và nguy cơ gây nhiễm khuẩn (18).


ất
9

Bảng 1.1. Phân loại dụng cụ theo Spaulding và mức độ vô khuẩn (10)

Áp dụng
Loại Mức độ Một số DC/thiết bị
Định nghĩa phương pháp
DC vô khuẩn thông thường
KK-TK

DC Các DC được Diệt tất cả các TK ở mức độ DC phẫu thuật, cấy ghép,
Thiết đưa vào mô, VSV, kể cả bào cao (thường là phục hình, ống thông
yếu mạch máu, tử VK. nhiệt hấp nhiệt độ đường tiết niệu, ống thông
màng nhầy cao hoặc hóa chất tim, kim và ống tiêm,
hoặc vào nếu DC nhạy quần áo phẫu thuật, chỉ
khoang cơ thể. cảm với nhiệt). khâu, bộ DC, DC nha
Lu

khoa, ống soi phế quản


ận

cứng, ống soi bàng quang


án

..

DC Các DC tiếp Diệt tất cả các TK ở mức độ cao Thiết bị trợ hô hấp, thiết bị
tiê

Bán xúc với màng VSV, ngoại trừ bằng nhiệt hoặc gây mê, nội soi, ống soi
n

thiết yếu nhầy hoặc da một số bào tử hóa chất (kiểm âm đạo, khăn trải giường

soát độc tính tối có thể tái sử dụng và bồn


m

không còn VK.


ới

nguyên vẹn. thiểu với con tiểu /ống nước tiểu, bát
nh

người). NB, v.v.


ất

DC Các DC tiếp Diệt hầu hết VK KK mức độ thấp Cuốn đo huyết áp, ống
không xúc với da thông thường, bằng hóa chất. nghe, dẫn điện tâm đồ, các
thiết yếu lành, không nấm và virus. bề mặt môi trường khác.
tiếp xúc với Không diệt
niêm mạc. được bào tử VK

Phân loại DCYT cho phép xác định rõ thuộc nhóm nào để NVYT lựa chọn
phương pháp khử KK-TK thích hợp. NVYT là người đóng vai trò quan trọng với
việc quản lý sử dụng DCYT. Vì vậy, việc hướng dẫn đào tạo kiến thức cơ bản về
KK-TK DCYT cho NVYT sử dụng trong chăm sóc NB là một yêu cầu bắt buộc.
10

1.3.2. Nguyên tắc chung về khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ


Xử lý và tái sử dụng DCYT được qui định theo những nguyên tắc chung sau (10)
1. Dụng cụ y tế khi sử dụng cho mỗi NB phải được xử lý thích hợp.
2. Dụng cụ tái sử dụng phải được làm sạch trước khi KK-TK
3. Dụng cụ tái sử dụng phải được tráng và lau khô trước khi KK-TK và để khô
trước khi lưu giữ.
4. Dụng cụ vô khuẩn được giữ vô khuẩn đến khi sử dụng.
5. Lưu ý khuyến cáo của nhà sản xuất:
a) Khả năng tương thích của DCYT với các hóa chất sát khuẩn.
b) Khả năng chịu nước của DCYT khi ngâm làm sạch.
Lu

c) Cách KK-TK DCYT.


6. Dụng cụ can thiệp đường hô hấp và gây mê cần khử khuẩn mức độ cao.
ận

7. Quy trình TK được giám sát bằng chỉ thị cơ học, hóa học hoặc sinh học.
án

8. Bảo quản DCYT vô khuẩn cho đến khi sử dụng.


tiê

9. Theo dõi và kiểm tra độ an toàn loại DC dùng 1 lần nếu sử dụng lại.
n

10. Tiệt khuẩn nhanh chỉ áp dụng ở tình trạng cấp cứu, không áp dụng cho các

dụng cụ cấy ghép.


m

11. Nhân viên giám sát việc KK-TK phải được đào tạo và trang bị phòng hộ.
ới
nh
ất

Hình 1.1. Chu trình xử lý DC tái sử dụng (10)


11

Nguyên tắc “ba bước”


Trong chu trình xử lý DC ba bước được coi là quan trọng nhất đảm bảo DC có
được tiệt khuẩn đạt chất lượng tối ưu hay không
“Bước 1”: Làm sạch: là bước đầu tiên, bắt buộc của quy trình xử lý DC; Loại bỏ
chất bám trên bề mặt DC; Loại bỏ phần lớn tổng lượng VK – an toàn cho cho DC có
nguy cơ thấp và là bước cần thiết để giai đoạn KK-TK có hiệu quả
“Bước 2”: Khử khuẩn: Khử khuẩn và khử khuẩn mức độ cao là quá trình loại bỏ
tổng lượng VK có trên bề mặt DC đồng thời tiêu diệt VSV và một vài loại nha bào
đến mức an toàn đối với DC có nguy cơ trung bình/cao (mà không thể TK)
“Bước 3”: Tiệt khuẩn: Là quá trình tiêu diệt tất cả các VSV bao gồm cả bào tử VK
Lu

đến mức an toàn cho DC có nguy cơ cao. Yêu cầu DC trước khi TK bằng hơi: Đã
được làm sạch và KK; Không có không khí; Khô và mát trước chu trình; Ẩm trong
ận

chu trình và đóng gói đúng quy cách, tiêu chuẩn.


án

1.3.3. Các phương pháp khử khuẩn - tiệt khuẩn


tiê

* Các phương pháp khử khuẩn


n

Khử khuẩn mức độ cao


Để KK đạt hiệu quả cao đòi hỏi người thực hiện phải có đầy đủ kiến thức và
m

tuân thủ về các loại hóa chất KK khác nhau và phân loại các loại DCYT theo
ới

Spaulding (18). NVYT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, sử dụng
nh

các hóa chất KK và họ là đối tượng quan trọng cần được tập huấn, đào tạo kiến
ất

thức, hướng dẫn thực hành sử dụng hóa chất KK cho phù hợp mỗi loại DCYT để
tránh hư hại. Do vậy, nội dung đào tạo nên đa dạng và can thiệp trong giai đoạn
kiểm soát chất lượng để giúp NVYT nhận ra tầm quan trọng của các biện pháp
kiểm soát NK. Việc lựa chọn phương pháp KK-TK nào cũng phải tuân theo các quy
định cho từng loại DCYT để đảm bảo trong quá trình vô khuẩn không bị hư hỏng.
Hóa chất KK lý tưởng phải đạt hiệu quả cao, nhanh, thẩm thấu tốt, tương thích với
hầu hết các vật liệu, không độc hại, kinh tế và không mùi. Mỗi loại VSV nhạy cảm
với hóa chất ở các mức độ KK-TK khác nhau và được phân loại theo nhóm, thứ tự
theo các mức độ nhạy cảm (10).
12

Mức độ vô khuẩn được đặt ra với các DCYT bán thiết yếu như các ống nội soi
tiêu hóa, các DC gây mê và đặt nội khí quản, dẫn lưu đường tiết niệu là phải diệt tất
cả các VSV, ngoại trừ một số nha bào vi khuẩn. Hầu hết các DC này ít nhất phải
được KK theo phương pháp Pasteur hoặc được KK-TK mức độ cao bằng các hóa
chất KK-TK như Glutaraldehyde và Hydrogen peroxide kết hợp Axit peracetic (19).
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA-Food & Drug
Administration) những dung dịch hóa chất được sử dụng KK cho DC nội soi, gồm:
Glutaraldehyde 2% /20oC/20 phút; với Orthophthaldehyde 0,55%/20oC/5 phút, với
Hydrogen peroxide 7,35% kết hợp với Acide peracetic 0,23% /20oC/15 phút. Một số
DC không bền với nhiệt hoặc ở những nơi không có lò hấp nhiệt độ thấp mà yêu cầu
Lu

phải TK thì cũng có thể TK bằng phương pháp ngâm vào dung dịch Peracetic acide,
ận

Glutaraldehyde (10).
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực hành KK mức độ cao là phải
án

tuân thủ kiểm tra nồng độ hóa chất, DC phải được làm sạch, khử nhiễm và làm khô
tiê

trước khi ngâm vào dung dịch hóa chất KK.


n

Ngâm DC phải đủ thời gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất; tráng DC bằng

nước vô khuẩn hoặc cồn 700 sau khi ngâm KK. Lau khô DC bằng gạc vô khuẩn hoặc
m

hơi nóng vô khuẩn và bảo quản trong điều kiện vô khuẩn. Dụng cụ KK mức độ cao
ới

chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ (10).


nh
ất
13

Lu
ận
án
tiê
n

m

Hình 1.2. Phân loại vi sinh vật theo mức độ nhạy cảm với hóa chất khử
ới

khuẩn (10)
nh

Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp


Một số DCYT bán thiết yếu và không thiết yếu như: nhiệt kế, băng đo huyết
ất

áp hoặc các DCYT tiếp xúc với da nguyên vẹn, không tiếp xúc với niêm mạc, có dính
máu yêu cầu mức độ vô khuẩn là tiêu diệt các VK thông thường, hầu hết các virus và
nấm nên có thể áp dụng phương pháp KK mức độ trung bình. Những DCYT không
thiết yếu (băng đo huyết áp…) hoặc DCYT tiếp xúc với da nguyên vẹn, không tiếp
xúc với niêm mạc, không dính máu có thể chỉ cần làm sạch, KK mức độ thấp tại nơi
sử dụng mà không cần KK-TK tập trung. Tuy nhiên, việc lựa chọn hóa chất KK mức
độ trung bình và thấp phải tương thích với DCYT và đồ vật KK (10).
14

* Các phương pháp tiệt khuẩn


Tiệt khuẩn thích hợp với DCYT đã sử dụng giữa các lần chăm sóc NB là một
hoạt động cần thiết để loại bỏ tất cả các VK (20). Ngày nay có nhiều phương pháp
TK được ứng dụng trong Y tế, như hấp bằng hơi nước áp suất cao, hấp khô, kết hợp
hấp hơi nước và Formaldehyde ở nhiệt độ thấp, TK bằng Ethylene oxide và TK bằng
Hydrogen peroxide công nghệ Plasma. Trong BV, khuyến cáo được sử dụng nhiều
nhất là phương pháp hấp ướt áp suất cao cho các DCYT chịu nhiệt và TK nhiệt độ
thấp bằng Hydroxyl peroxide công nghệ plasma cho dụng cụ không chịu nhiệt (1).
Tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt (steam sterilization)
Phương pháp hấp ướt áp suất cao (Autoclave) là phương pháp đáng tin cậy
Lu

nhất và đang được sử dụng rộng rãi nhất để TK cho tất cả các DCYT chịu được nhiệt
và độ ẩm. Ưu điểm nổi bật của Autoclave là không độc hại, chi phí thấp, diệt các
ận

VSV nhanh chóng, gồm cả bào tử, hơi nước có thể xuyên qua vải bọc, giấy gói, thùng
án

kim loại đóng gói DCYT (1, 21). Tuy nhiên, TK hấp ướt cũng có một số ảnh hưởng
tiê

có hại như ăn mòn, biến dạng một số vật liệu, giảm tính chính xác của các DCYT
n

như dụng cụ vi phẫu và đốt cháy chất bôi trơn liên quan đến tay cầm nha khoa hoặc

giảm khả năng truyền ánh sáng gắn với kính soi thanh quản (dụng cụ nội soi)… (18)
m

Nguyên tắc cơ bản của TK bằng hơi nước là từng vật phẩm, DCYT được tiếp
ới

xúc trực tiếp với hơi nước ở nhiệt độ và áp suất cần thiết trong thời gian TK. Mỗi một
nh

loại vật phẩm, DCYT sẽ có những yêu cầu về thời gian hoặc chu trình TK khác nhau.
ất

Như vậy, có bốn thông số chính của chu trình TK bằng hơi nước là: hơi nước, nhiệt
độ, áp suất và thời gian (22). Trong chu trình TK, hơi nước bão hòa, khô đã làm cho
các Enzyme và cấu trúc Protein của VSV bị biến tính đảo ngược và áp suất đã đẩy
nhiệt độ lên đạt ngưỡng cần thiết để diệt VSV. Hai ngưỡng nhiệt độ TK hấp ướt phổ
biến là 1210C (2500F) với máy TK dịch chuyển trọng lực và 1320C (2700F) với máy
TK chân không. Tất cả các chu trình TK hấp ướt đều phải được giám sát bởi những
thông số cơ học, vật lý, hóa học và sinh học (10, 23).
Tiệt khuẩn bằng phương phấp hấp khô (dry heat)
Phương pháp hấp bằng nhiệt khô - là phương pháp TK được phát triển đầu
tiên, trước cả phương pháp TK bằng hơi nước. Nhiệt khô thường mang lại kết quả
15

tương tự như tiệt khuẩn bằng hơi nước, nhưng hiệu quả kém hơn, khiến nó trở thành
ít lựa chọn hơn với hầu hết các BV và phòng thí nghiệm.
Phương pháp này sử dụng cho loại vật liệu và DCYT có thể bị hỏng do nhiệt
ẩm hoặc nhiệt ẩm không thể thấm qua, như: thủy tinh, bột, dầu và một số thuốc tiêm
dầu, DCYT sắc nhọn. Ưu điểm của hấp khô là không độc và không gây hại cho môi
trường; tủ nhiệt khô dễ lắp đặt và chi phí vận hành tương đối thấp; không ăn mòn các
DCYT kim loại và sắc nhọn. Nhược điểm của hấp khô là tốc độ xâm nhập nhiệt chậm
và việc tiêu diệt VSV tốn nhiều thời gian, nhiệt độ cao không phù hợp với hầu hết các
vật liệu. Quá trình oxy hóa các thành phần cấu tạo tế bào được coi là quá trình chính
để diệt VSV (10, 21).
Lu

Tiệt khuẩn bằng khí Ethylene oxide (EO/ETO)


Khí EO có tính xuyên thấu tốt, xuyên qua giấy – vải – nhựa và có tính hiệu quả
ận

rất cao. Tiệt khuẩn được các sản phẩm đựng trong bao (PE, HDPE, PP, giấy...) và
án

đựng trong thùng carton và thích hợp cả với những DCYT có nòng ống dài, kích
tiê

thước nhỏ. Khí EO không màu, dễ cháy nổ. Bốn thông số thiết yếu (phạm vi hoạt
n

động) là: nồng độ khí (450 đến 1200 mg / l); nhiệt độ (37 đến 63 ° C); độ ẩm tương

đối (40 đến 80%); và thời gian tiếp xúc (1 đến 6 giờ). Phương pháp TK bằng khí
m

ETO có thể diệt tất cả các VSV bao gồm cả bào tử VK. Đây là phương pháp TK có
ới

ưu điểm là xử lý ở nhiệt độ thấp, thích hợp với hầu hết các sản phẩm cần TK là
nh

những vật liệu không thể chịu được nhiệt độ hoặc độ ẩm cao từ hơi nước (thiết bị y
ất

tế) và an toàn cho mọi DC (10, 25).


Tiệt khuẩn nhiệt độ thấp công nghệ Plasma (hydrogen peroxide)
Hóa chất Hydrogen peroxide được khuyếch tán trong buồng chân không và
sau đó “kích hoạt” các phân tử Hydrogen peroxide thành dạng plasma. Sử dụng kết
hợp hơi và Plasma hydrogen peroxide đồng thời sóng điện từ hoạt hoá các màng
VSV làm cho các liên kết phân từ tế bào VSV trở nên lỏng lẻo sẽ bị các phần tử
Plasma tác động gây huỷ hoại. Thời gian TK từ 28 đến 75 phút tùy loại DCYT và thế
hệ máy. Sản phẩm cuối là oxy và nước nên rất an toàn cho người sử dụng và môi
trường. Tất cả các giai đoạn của chu trình TK, kể cả giai đoạn Plasma, vận hành trong
một môi trường khô ở nhiệt độ thấp do đó không làm hỏng các DCYT nhạy cảm với
16

nhiệt và độ ẩm. Thích hợp để TK các DC phẫu thuật nội soi và vi phẫu (10, 18).
Nhược điểm của phương pháp này giá thành đắt, chi phí trang thiết bị cao, một số
chất liệu không sử dụng phương pháp TK này: các chất liệu có nguồn gốc vật liệu
sinh học, các Polimer sinh học, các màng sinh học, các vật liệu có độ ẩm cao, chất
lỏng, chất liệu có tính ô xy hoá khử mạnh, nhạy cảm với tác động hoá học...(18).
Tiệt khuẩn nhanh
Với chu trình nhanh chóng, thời gian hoàn thành từ 10 đến 17 phút đối với các
DCYT chưa được đóng gói tùy theo trọng lượng tải khác nhau. Tuy nhiên, không nên
dùng phương pháp này, như: TK nhanh DCYT dùng cho cấy ghép; chỉ vì sự tiện lợi
và chi phí thấp trong các cơ sở KCB. Chỉ sử dụng TK nhanh trong trường hợp không
Lu

có điều kiện sử dụng các phương pháp TK khác và những DCYT không thể đóng gói
với nguyên tắc: làm sạch DCYT trước khi cho vào thùng, khay TK; bảo đảm ngăn
ận

ngừa tránh nhiễm VK ngoại sinh trong quá trình di chuyển DCYT từ nơi TK đến NB;
án

bảo đảm chức năng của các DCYT sau khi TK nhanh còn tốt; Giám sát chặt chẽ quy
tiê

trình TK (thông số vật lý, hóa học và sinh học) (18).


n

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn –tiệt khuẩn dụng cụ

Tác dụng của hóa chất diệt khuẩn có thể bị VSV chống lại do ảnh hưởng của
m

một số yếu tố, trong đó có thể do đề kháng tự nhiên của VSV hoặc yếu tố môi trường
ới

vật lý, hóa học bên ngoài (19, 26, 27).


nh

Số lượng và vị trí bám dính của vi sinh vật


ất

Số lượng VK càng lớn thì thời gian để diệt VK càng dài và các tế bào kết tụ sẽ
khó bị bất hoạt hơn các tế bào đơn dòng. Do vậy, các DCYT trước khi được KK-TK
cần làm thật sạch để giảm số lượng VSV bám dính. Vị trí bám dính của VSV cũng có
ảnh hưởng đến hiệu quả TK. Các loại DCYT có nhiều phần, khớp nối phải được tháo
rời, như máy nội soi có kẽ hở, khớp và kênh khó KK hơn thiết bị có bề mặt phẳng do
17

hóa chất thâm nhập vào các bộ phận khó khăn hơn (14).

Lu
ận
án

Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng KK-TK (14)
tiê

Khả năng kháng tự nhiên của vi sinh vật:


n

Các VSV khác nhau có khả năng kháng hóa chất diệt khuẩn và thời gian KK

khác nhau. Cơ chế kháng của mỗi VSV với các chất KK cũng khác nhau. Bào tử có
m

khả năng chống lại chất KK vì lớp vỏ bào tử hoạt động như một rào cản, vi khuẩn
ới

Mycobacteria có thành tế bào sáp ngăn cản sự xâm nhập của chất KK và VK gram
nh

âm có màng ngoài hoạt động như một rào cản đối với sự hấp thụ hóa chất KK (28).
ất

Các yếu tố lý, hóa học:


Chất KK càng đậm đặc thì hiệu quả của nó càng cao và thời gian cần thiết để
diệt khuẩn càng ngắn. Thời gian KK còn phụ thuộc vào hoạt tính của chất diệt khuẩn
(19), hoạt tính diệt khuẩn của chất KK tăng khi nhiệt độ tăng. Nếu sự gia tăng nhiệt
độ quá giới hạn lại làm cho hoạt tính diệt khuẩn giảm và có thể gây nguy hại cho sức
khỏe. Độ pH ảnh hưởng đến hoạt động KK do thay đổi phân tử chất KK hoặc bề mặt
tế bào. Việc tăng pH giúp cải thiện hoạt động KK của một số hóa chất KK (ví dụ:
Glutaraldehyd, hợp chất amoni bậc bốn) nhưng có thể làm giảm hoạt động KK của
một số hóa chất khác (ví dụ: Phenol, Hypochlorite và iốt) (19).
18

Độ ẩm tương đối là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của chất
KK-TK dạng khí, như ETO, Clo dioxide và Formaldehyd. Độ cứng của nước có thể
làm hạn chế nhất định khả năng diệt khuẩn của một số chất KK vì các cation hóa trị
hai (ví dụ: magiê, canxi) trong nước cứng phản ứng với chất KK để tạo thành kết tủa
không hòa tan (27).
Vai trò chất vô cơ và hữu cơ bám dính trên dụng cụ y tế
Chất hữu cơ ở dạng huyết thanh, máu, mủ, phân hoặc chất bôi trơn có thể cản
trở hoạt động KK của hóa chất KK. Chất hữu cơ như một rào cản vật lý và có thể bảo
vệ VSV khỏi sự tấn công của chất KK (29). Điều này càng nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc làm sạch tỉ mỉ các DCYT trước bất kỳ quy trình KK-TK (30). Các quy
Lu

trình làm sạch sẽ loại bỏ tác động bất lợi của hàm lượng muối cao đối với quy trình
TK nhiệt độ thấp (31).
ận

Thời gian tiếp xúc của dụng cụ y tế với hóa chất diệt khuẩn:
án

Trong quá trình KK-TK, các bề mặt của DCYT phải được tiếp xúc trực tiếp
tiê

với hóa chất diệt khuẩn trong khoảng thời gian thích hợp. Trong quá trình thực hiện
n

KK-TK phải chắc chắn chất diệt khuẩn đã xâm nhập vào hết các khe kẽ bên trong của

DC. Thông thường, thời gian hóa chất diệt khuẩn tiếp xúc với bề mặt dài thì hiệu quả
m

diệt khuẩn tốt hơn thời gian tiếp xúc ngắn (10).
ới

Màng sinh học của vi sinh vật


nh

Màng sinh học (Biofilm) là cộng đồng VSV được gắn chặt vào các bề mặt
ất

DCYT và có khả năng kháng hoặc chịu kháng sinh cao gấp từ 100 đến 1000 lần so
với VK phù du hoặc bơi tự do (32). Màng sinh học được tìm thấy trên nhiều DCYT,
như DC liên quan đến cấy ghép, kính áp tròng, máy tạo nhịp tim, hệ thống chạy thận
nhân tạo, ống thông đường tiểu, ống thông nội mạch, ống nội soi...Sự hiện diện của
màng sinh học có thể có ý nghĩa đặc biệt đối với NB suy giảm miễn dịch và NB sử
dụng DCYT. Phần lớn các trường hợp NK mãn tính, vết thương lâu liền có liên quan
đến màng sinh học đơn bào hoặc đa bào và có liên quan đáng kể đến tỷ lệ tử vong
(33).
19

Hình 1.4. Màng sinh học dưới kính hiển vi điện tử (33)
1.3.5. Kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn
Các quy trình TK cần được sử dụng các chất chỉ thị sinh học, cơ học và hóa
Lu

học để giám sát chất lượng sau TK. Các chất chỉ thị sinh học được dùng để theo dõi
ận

quá trình TK thông qua việc tiêu diệt các bào tử VSV có đề kháng cao (các loài
án

Geobacillus hoặc Bacillus). Tuy nhiên, xét nghiệm bào tử chỉ được thực hiện hàng
tuần và kết quả thường có sau 24 giờ, nên việc giám sát cơ học và hóa học cần được
tiê

thực hiện thường xuyên. Các chỉ tiêu cơ học, hóa học không đảm bảo hoàn toàn vô
n

khuẩn, nhưng giúp phát hiện kịp thời các lỗi về quy trình (như: máy TK quá tải, lỗi

m

đóng gói…) hoặc trục trặc của thiết bị. Do vậy, việc giám sát cơ học và hóa học phải
ới

được thực hiện với tất cả chu trình làm việc của máy TK (34).
nh
ất

Hình 1.5. Quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn (34)
20

Các chỉ thị sinh học (BIs)


Chất chỉ thị sinh học được sử dụng định kỳ để giám sát chất lượng quá trình
TK. Các chỉ thị sinh học khác nhau (Biological indicators-BIs) được sử dụng cho các
phương pháp TK khác nhau như TK hơi nước, khí Hydro peroxide, Ethylene oxide...
Chỉ thị sinh học sẽ cho biết về mức độ diệt khuẩn của mỗi chu trình TK, để theo dõi
tính ổn định các thiết bị TK trong suốt quá trình hoạt động TK (35).
Lu
ận
án

Hình 1.6. Ứng dụng BI trong kiểm soát chất lượng thiết bị tiệt khuẩn (35)
tiê

Chỉ số sinh học được coi là mức độ đảm bảo vô khuẩn cao vì chúng thực sự
n

kiểm soát được khả năng diệt các chủng VSV có khả năng đề kháng cao của máy

TK. Chỉ thị sinh học được tiếp xúc trong suốt chu trình TK và sau đó được ủ trong
m

các điều kiện phát triển để xác định bào tử vẫn còn sống sót hoặc đã bị diệt hoàn
ới

toàn. Nếu không có nha bào nào còn khả năng phát triển thì chu trình TK đó được
nh

coi là đạt yêu cầu.


ất

Các chỉ thị hóa học


Chỉ thị hóa học (Cis – Chemical Indicators) nhạy cảm với sự kết hợp đầy đủ
của ba yếu tố cần thiết cho quá trình TK: thời gian, nhiệt độ và hơi nước bão hòa
(36). Theo CDC, để đảm bảo nhiệt xâm nhập vào tất cả các DCYT trong mỗi chu kỳ,
test chỉ thị hóa học nên được đặt bên trong và chính giữa khối DCYT và trong mọi
chu trình TK (35). Các chỉ thị hóa học được sử dụng cả bên ngoài và bên trong với
mỗi gói DCYT cần TK.
1. Kiểm soát tiếp xúc: Dùng băng keo chỉ thị nhiệt dán bên ngoài gói/bọc chứa
DCYT để phân biệt gói/bọc "đã xử lý" hoặc "chưa xử lý".
21

2. Kiểm soát thiết bị: Test Bowie-Dick được thử nghiệm mỗi ngày và trước khi
đưa lò hấp vào sử dụng, để kiểm tra hiệu quả hút chân không của bơm hoặc sự cố
khác.
3. Kiểm soát gói: Test đa thông số được đặt bên trong mỗi gói DCYT cần TK để
đánh giá chính xác DC đã được vô khuẩn hoặc chưa vô khuẩn.
Lưu giữ hồ sơ
Lưu trữ hồ sơ được coi là một điều cần thiết tuyệt đối của công tác quản lý tại
các cơ sở KCB có liên quan đến việc KK-TK DCYT. Hồ sơ bảo trì phải được lưu giữ
và đủ các đầu mục, như: kiểu máy và số sê-ri của từng máy TK, ngày bảo dưỡng, lý
do yêu cầu bảo dưỡng, những công việc đã được thực hiện v.v.
Lu

Hồ sơ về hiệu suất TK bao gồm: Ngày, số tiệt khuẩn và số lần hoạt động; số
lô, loại DC, thiết bị đã TK; nhiệt độ, áp suất và thời gian tiếp xúc; kết quả chỉ thị hóa
ận

học, chỉ thị sinh học; kết quả test Bowie-Dick (1).
án

1.3.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản


tiê

Cơ sở vật chất:
n

Dụng cụ y tế trong các cơ sở KCB cần được quản lý và xử lý tập trung tại đơn

vị TK trung tâm (CSSD - Central Sterile Supply Department) (10). Mô hình thiết kế
m

cho đơn vị TK trung tâm tiếp nhận DC để xử lý trước khi tái sử dụng đòi hỏi một số
ới

yêu cầu cơ bản, như: Thiết kế một chiều và được phân chia thành những khu vực riêng
nh

biệt:
ất

Khu vực tiếp nhận các DC đã qua sử dụng (khu vực bẩn)
Khu vực kiểm tra, lắp ráp và đóng gói DC (khu vực sạch)
Khu vực KK-TK (khu vực đặt thiết bị)
Lưu trữ vô khuẩn (lưu trữ và cấp phát DC đã TK)
Trang thiết bị:
Khu vực bẩn: - Hệ thống bồn rửa dụng cụ bằng inox
- Máy rửa đa năng
Khu vực sạch: - Súng làm khô/Tủ sấy khô dụng cụ.
- Máy đóng gói
- Máy soi kiểm chuẩn dung cụ sau xử lý
22

- Máy niêm phong túi hộp


Khu vực TK: - Máy tiệt khuẩn hơi nước (Autoclave)
- Máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp: Plasma, EO, Peracetic acid...

Lu - Máy đọc test kiểm chuẩn sinh học

ận
án
tiê
n

m
ới
nh
ất

Sơ đồ 1.1: Đường đi và phân vùng Đơn vị Tiệt khuẩn trung tâm (10)
1.3.7. Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến dụng cụ y tế
1.3.7.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến sử dụng DCYT
Dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học đã xác định có trên
50 loại NKBV khác nhau xảy ra trong BV. Trong đó có 4 dạng NKBV chính, đều liên
quan đến thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật, đó là NK đường tiết niệu do đặt thông tiểu
(catheter-associated urinary tract infection); viêm phổi liên quan đến thở máy
(ventilator-associated pneumonia); NK vết mổ (surgical site infection); NK huyết liên
quan đến đường truyền tĩnh mạch (catheter related bloodstream infection) (37).
23

Tất cả NB vào nằm điều trị nội trú tại BV đều có nguy cơ mắc NKBV. Các
nghiên cứu đều cho thấy, một số yếu tố được cho là nguy cơ NKBV là thời gian nằm
viện kéo dài, can thiệp thủ thuật, điều trị ngoại khoa, đặt đường truyền tĩnh mạch, đặt
thông tiết niệu, mở khí quản, thở máy, tuổi của bệnh nhân, bệnh nền kết hợp, và thứ
hạng của BV (38).
Nguy cơ NKBV tăng lên và tỷ lệ thuận với tần suất sử dụng DCYT xâm lấn
trong quá trình thăm khám và điều trị cho NB (39). Tỷ lệ tai biến NK liên quan đến
DCYT (Incidence of device-associated infections (DAIs)) được Hiệp hội KSNK bệnh
viện quốc tế (International Nosocomial Infection Control Consortium) báo cáo
thường cao hơn so với báo cáo của mạng lưới an toàn chăm sóc sức khỏe quốc gia
Lu

(National Healthcare Safety Network) (40, 41).


ận

Vi sinh vật
án
tiê

Nhiễm khuẩn
n

bệnh viện

m

Vật chủ Môi trường/DCYT


(Người bệnh, NVYT)
ới
nh

Hình 1.7. Mô hình lây nhiễm khuẩn bệnh viện (47)


ất

Nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy tỷ lệ các NKBV liên quan đến
sử dụng DCYT trong đơn vị chăm sóc đặc biệt rất cao (42). Các bệnh nhiễm khuẩn
mắc phải tại BV liên quan đến DCYT đã làm tăng thời gian nằm viện (43), phát sinh
thêm nhiều chi phí cho NB (44) và tăng tỷ lệ tử vong (45, 46). Trong hệ thống chăm
sóc sức khỏe hiện đại, các quy trình và thiết bị điều trị xâm lấn trực tiếp đã cho thấy
ngày càng nhiều NB có nguy cơ bị NK thông qua DC và thiết bị can thiệp xâm nhập
vào cơ thể NB (47).
Theo nghiên cứu của Deptuła A. (2015), đã chứng minh mối liên quan chặt
chẽ giữa tỷ lệ NKBV có phơi nhiễm với các quy trình xâm lấn. Đặt đường truyền
trung tâm trên NB có nguy cơ NKBV cao gấp 7,56 lần so với NB không đặt
24

đường truyền trung tâm. DCYT đã trở thành một phần không thể thiếu trong thăm
khám và điều trị tại các cơ sở KCB, nhưng cũng là nguyên nhân liên quan của hơn
850.000 trường hợp mắc nhiễm khuẩn mỗi năm. Các DCYT có xu hướng phá
hỏng, xâm lấn hàng rào biểu mô và niêm mạc, phá vỡ cơ chế bảo vệ tự nhiên của
vật chủ và dẫn đến NK, tỷ lệ mắc các dịch bệnh trong cơ sở KCB liên quan đến
DCYT đã và đang tăng dần hàng năm (39).
Nhờ có công nghệ hiện đại và đa dạng hóa đã cho phép nhiều loại DCYT được
sử dụng trong chăm sóc và điều trị cho NB đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nó cũng
dẫn đến nguy cơ biến chứng NK và xuất hiện các vi khuẩn đa kháng thuốc do điều trị
can thiệp. Do vậy, công tác quản lý KK-TKDCYT đã gặp không ít khó khăn và tốn
Lu

kém. Thực tế, các NKBV liên quan đến DCYT phổ biến nhất là NK huyết do đặt
đường truyền trung tâm, viêm phổi liên quan đến máy thở và NK đường tiết niệu do
ận

đặt thông tiểu (48).


án

Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) cho rằng những bệnh
tiê

NK liên quan đến DCYT xảy ra phổ biến nhất ở những NB được điều trị tại các đơn
n

vị Hồi sức tích cực. NB có nguy cơ NKBV vì đường truyền được thao tác nhiều lần

mỗi ngày để truyền dịch, thuốc, các sản phẩm máu và thời gian điều trị của nhóm NB
m

này trong BV thường kéo dài hơn. Hơn nữa, một số đường truyền được đưa vào trong
ới

các tình huống khẩn cấp nên kỹ thuật vô khuẩn không được quan tâm tối ưu (48).
nh

Trẻ em trong đơn vị chăm sóc đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn vì DCYT xâm lấn
ất

thường được sử dụng trong quá trình nằm viện. Tác giả Fatih Aygun F (2019), đã hồi
cứu kết quả nuôi cấy từ 477 NB nhi được điều trị tại HSTC cho thấy, 90 NB (chiếm
18,9%) bị NKBV có liên quan đến việc sử dụng máy trợ hô hấp và chủ yếu do VK
Gram âm (49).
Trong nghiên cứu của Yamada K (2019), cho thấy nguyên nhân bùng phát NK
huyết tại đơn vị HSTC nhi là do đường truyền dịch cho NB suy giảm miễn dịch bị
nhiễm vi khuẩn Bacillus Cereus. Vi khuẩn B.cereus có thể lây lan dễ dàng trong các
môi trường khác nhau và có thể gây ô nhiễm máy thở, đường truyền tĩnh mạch, đồ
vải và môi trường y tế (50).
25

An toàn NB là mục tiêu mà bất cứ cơ sở KCB nào đều hướng tới, BV mất an
toàn là do sai lầm y khoa, mà phần lớn sai lầm y khoa là KSNK. Chính vì vậy và đòi
hỏi các nhà Lãnh đạo BV cần xem xét một cách toàn diện, tránh tối đa những việc
làm mà gây huy hại cho NB, trong đó có vấn đề nhiễm khuẩn liên quan đến sử dụng
DCYT dùng lại. DCYT dùng lại cho NB phải được xử lý an toàn tại BV. Những tiến
bộ về Y học đã được ứng dụng, các nhà QLBV đã phối hợp với các bác sĩ lâm sàng
để đưa ra các biện pháp khắc phục vấn đề NKBV. Nhưng NKBV vẫn đang xảy ra và
đôi khi đem lại hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc thực hành tốt quy trình KK-TK
DCYT sẽ góp phần làm giảm nguy cơ NKBV xảy ra, tạo động lực và niềm tin cho
các thầy thuốc lâm sàng thực hiện thành công những ca phẫu thuật, thủ thuật cho NB.
Lu

Mặt khác, công tác KK-TK là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng BV (16). Tỷ lệ
NVBV một phần phản ánh đến sự an toàn NB và chất lượng BV, và sự an toàn của
ận

NB chính là sự an toàn của Thầy thuốc và NVYT.


án
tiê
n

m
ới
nh

Hình 1.8. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viện an toàn (16)
ất

1.3.7.2. Vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện


Theo WHO, mọi vi sinh vật như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm... đều có
thể gây NK mắc phải tại BV. Tuy nhiên, vi khuẩn là tác nhân chiếm tới 90% trong
các trường hợp NKBV, những chủng VK và nấm gây NKBV thường đa kháng kháng
sinh hoặc ít nhất cũng kháng ở mức cao hơn ngoài cộng đồng nên gặp nhiều khó
khăn trong điều trị (51). Vi khuẩn gây NK có từ 2 nguồn gốc khác nhau. Vi khuẩn
nội sinh, có khoảng 13 loài và cư trú ở chân lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn hoặc
ở họng, đại trực tràng...VK nội sinh này trở thành nguyên nhân NK khi khả năng bảo
vệ cơ thể của vật chủ bị tổn thương. Vi khuẩn ngoại sinh, có thể từ môi trường thông
qua DCYT không được vô khuẩn, qua bàn tay bị ô nhiễm, không khí, nước hoặc NK
26

chéo giữa các NB và trở thành nguyên nhân NKBV khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián
tiếp với da, niêm mạc bị tổn thương hoặc qua giọt bắn (52).
Vi khuẩn Gram âm, thường liên quan nhiều đến NKBV và phổ biến ở khoa
HSTC, khoa ngoại. Các VK như E.coli, Klebsiella spp, P. aeruginosa, Acinetobacter
spp,… Khả năng đa kháng kháng sinh đã tăng lên đáng kể đối với một số liệu pháp
điều trị phối hợp kháng sinh chọn lọc có thể có trên những DCYT không vô khuẩn
được dùng cho NB (54). Vi khuẩn Gram dương, Staphylococcus aureus đóng vai trò
quan trọng trong NKBV từ cả 2 nguồn nội sinh và ngoại sinh. Có thể gây NK đa
dạng và rộng ở phổi, xương, tim, đường tiết niệu và NK huyết và đóng vai trò quan
trọng trong NKBV có liên quan đến dây truyền máu (55, 58), ống thở, NK vết bỏng
Lu

và NK vết mổ (56, 57).


Các virus gây bệnh qua đường hô hấp như cúm, virus hợp bào đường hô hấp,
ận

sởi, lao, Ebola, H.influenza, vi rút Herpes và vi rút Varicella-zoster….cũng có thể tồn
án

tại trên các DC chăm sóc đường hô hấp và đặc biệt là những virus lây truyền qua
tiê

đường máu như virus viêm gan B, C, HIV (truyền máu, lọc máu, đường tiêm, nội
n

soi...) có trên DC phẫu thuật, thủ thuật và là mối nguy hiểm cho NB và NVYT. Nấm

và ký sinh trùng (Candida albicans, Aspergillus spp, Cryptococcus neoformans,


m

Cryptosporidium) cũng là vi sinh vật gây nên NK cơ hội. Ký sinh trùng gây bệnh như
ới

ghẻ, chấy, rận, mò,….cũng có thể tồn tại trên DC, đồ vải và sẽ lây nhiễm từ NB sang
nh

NB khác và sang NVYT (10).


ất

Nguy hiểm hơn là một số chủng VSV có khả năng tạo màng sinh
học (biofilm). Màng sinh học hoạt động như một hàng rào cấu trúc bảo vệ chống lại
sự thay đổi của môi trường như làm khô, tác dụng của chất diệt khuẩn, kháng sinh và
phản ứng miễn dịch của vật chủ. Các VK thường phân lập được từ màng sinh học
trong đường truyền tĩnh mạch trung tâm, DCYT. NhómVK Gram (+),
như: Corynebacterium spp., Enterococcus ssp., Staphylococcus spp...; Các VK Gram
(-), như: Acinetobacter spp, Enterobacter spp, E.coli, Pseudomonas aeruginosa,...và
nấm Candida spp (53, 54).
27

1.4. Thực trạng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại các cơ sở y tế
1.4.1. Thực trạng chung
Một chiến lược kiểm soát và phòng ngừa NKBV chỉ có thể đạt được kết quả
khi nó được thực hiện một cách nghiêm ngặt và nhất quán. Trong số nhiều chiến lược
khác nhau, việc tuân thủ các hướng dẫn KK-TK là một thành phần thiết yếu cho các
hoạt động nhằm ngăn chặn các NK mắc phải tại BV. Do vậy, NVYT có vai trò quan
trọng trong nỗ lực phòng ngừa và họ là bộ phận quan trọng để nghiên cứu, đánh giá
kiến thức, thái độ và thực hành về KK-TK. Tuy nhiên, đến nay các vấn đề này chưa
thực sự được quan tâm (59, 60).
Kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng ngừa NK liên quan đến chăm sóc y tế là một
Lu

phần quan trọng của chăm sóc an toàn hiện nay đang diễn ra trên toàn cầu. Tuy nhiên,
bất chấp các sáng kiến và chiến lược để giảm bớt gánh nặng mà NKBV gây ra, thực
ận

hành của NVYT vẫn được báo cáo là dưới mức yêu cầu và các bệnh NKBV vẫn tồn
án

tại và gia tăng. Phần lớn các NC cho đến nay chủ yếu tập trung vào dự đoán các hành
tiê

vi và yếu tố phòng ngừa NK kết hợp với tuân thủ hướng dẫn. Một thực tế cho thấy,
n

NVYT tham gia nghiên cứu rất muốn thể hiện mình là người có kiến thức, mặc dù

thực tế là họ luôn không tuân theo quy trình, hướng dẫn và luôn biện minh cho việc
m

thực hành sai sót của mình (61).


ới

Nhiều NC đã cho thấy nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh khi chăm sóc y tế và tỷ lệ
nh

NKBV có thể duy trì được ở mức thấp thông qua việc thực hành thích hợp các quy
ất

trình phòng ngừa chuẩn (62, 63). Tuy nhiên, qua ghi nhận kết quả đánh giá các biện
pháp thực hành nhằm hạn chế NKBV của NVYT đã không được như mong muốn
(64). Mặc dù các quy trình đã được xây dựng dựa trên những thực hành tốt nhất của
NVYT và đã được ban hành để thực hiện.
1.4.2. Các bằng chứng nghiên cứu trên Thế Giới:
Trong nghiên cứu của Jackson C (2014) đã góp phần xác định và giải thích
các hành vi phòng ngừa NK của ĐD được coi là không phù hợp và có thể dẫn đến lây
nhiễm chéo trong BV. Thái độ phản ánh nhiều mặt và rất phức tạp, xuất phát từ các
yếu tố nằm ngoài sự hiểu biết thuần túy 'khoa học' về NK và đơn giản là do thiếu
hụt kiến thức. Điều này khuyến cáo các can thiệp đào tạo, xem xét niềm tin, giá trị và
28

hiểu biết xã hội về ô nhiễm và NK (61). Năng lực NVYT bao gồm kiến thức, thái độ
và thực hành, mỗi NVYT cần được trang bị kiến thức tốt và có thái độ tích cực dẫn
tới sự tuân thủ và chuẩn về thực hành.
Liên quan đến thực hành KK-TK, tác giả Demir F (2009) đã khảo sát mô tả cắt
ngang, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn ĐD phụ trách 24 phòng mổ của 11
bệnh viện khác nhau ở thành phố Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ. Báo cáo cho thấy thiếu sự tuân
thủ hướng dẫn vô khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ tăng đáng kể và đã tốn đáng kể
vào chi phí NKBV (64).
Để đánh giá thực trạng việc sử dụng chỉ thị hóa học và chỉ thị sinh học để
kiểm soát TK tại các BV huyện Tabriz từ năm 1997 đến năm 2011, H. Jabbari và CS
Lu

(2012) đã tiến hành NC toàn bộ 21 bệnh viện huyện (công và tư nhân) thuộc khu vực
ận

Tabriz (Iran) với 74 máy hấp TK và 22 khu vực TK tập trung. Kết quả NC cho thấy,
có sự gia tăng rõ rệt trong việc sử dụng chất chỉ thị hóa học và sinh học để kiểm soát
án

quá trình TK. Tỷ lệ bệnh viện sử dụng chỉ thị hóa học đạt 100% (tất cả các BV huyện
tiê

Tabriz) và sử dụng chỉ thị sinh học tăng lên 63,6%. Kết quả NC cũng đã chứng minh
n

hiệu quả của việc nỗ lực nghiên cứu và thực hiện chương trình đào tạo và hướng dẫn

thực hành liên tục của các nhà quản lý BV và người thực hành KSNK (65).
m

Trong một nghiên cứu của tác giả Umoh VA (2020), đã khảo sát ngẫu nhiên
ới

nhóm bác sĩ khoa lâm sàng có nguy cơ tiếp xúc với máu, chất dịch của bệnh nhân
nh

HIV và kết quả cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa NK liên quan đến
ất

DCYT không cao và không đầy đủ (66). Thực tế, bác sĩ thường có kiến thức và thực
hành phòng ngừa NK cao hơn ĐD và NVYT khác. Nhóm NVYT làm việc tại khu
vực có bệnh truyền nhiễm thường có cơ hội được đào tạo kiến thức và thực hành về
phòng lây nhiễm chéo tốt hơn so với nhóm NVYT làm việc tại khu vực khác (67).
Theo các chuyên gia thì dụng cụ nội soi không được vô khuẩn có thể dẫn đến
NK đường hô hấp, NK huyết và tử vong (68). Tác giả Baruque Villar G (2015), trong
nghiên cứu cho thấy thiếu kiến thức và không tuân thủ các quy trình hướng dẫn KK-
TK dẫn đến tỷ lệ DC nội soi đã bị nhiễm Mycobacterium abscessus subsp tới 27%
(69). Nghiên cứu trong khối chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ cho thấy, chỉ có 44% được
đào tạo về KK-TK. Kiến thức về phương pháp TK thường rất thấp (51.9%) và chỉ có
29

36,6% là biết ngưỡng nhiệt độ lò hấp ướt đủ để TK. NVYT cho rằng sự cần thiết đào
tạo chính quy KK-TK cũng chỉ chiếm 87,4% và sự cần thiết phải có quy trình/hướng
dẫn TK chỉ chiếm 84.3% (70).
Trong nghiên cứu của tác giả Chan MF (2008) về năng lực NVYT thấy nhóm
NVYT trẻ, có trình độ học vấn cao hơn và làm việc ở vị trí chuyên môn cao hơn
thường tương ứng có hiểu biết, thái độ, quan điểm và thực hành tốt hơn. Ngược lại,
nhóm NVYT lớn tuổi, học vấn thấp hơn thường có nhận thức, thái độ và thực hành
có phần hạn chế hơn. Thông qua kết quả tìm hiểu nhân khẩu học, kiến thức, thái độ
và thực hành đã được thu thập, nghiên cứu có thể giúp cho các nhà quản lý Y tế trong
việc lập kế hoạch và phát triển các chương trình đào tạo phù hợp, tổ chức môi trường
Lu

làm việc an toàn, giúp NVYT hiểu tầm quan trọng và trách nhiệm cá nhân trong ngăn
ngừa lây nhiễm cho NB, đồng nghiệp và thậm chí là chính bản thân (59).
ận

Đánh giá tác động của chương trình KSNK lên nhóm ĐD nhi khoa, Galal YS
án

(2014) đã tiến hành khảo sát kiến thức và thái độ của ĐD liên quan đến các biện pháp
tiê

KSNK bằng cách trả lời bảng kiểm. Sau đó tiến hành can thiệp bằng các buổi tập
n

huấn, đào tạo dưới hình thức thuyết trình, trao đổi về các biện pháp KSNK và sau

cùng được đánh giá lại các nội dung đã học. Kết quả, mức độ hiểu biết liên quan đến
m

các loại NKBV, các nhóm có nguy cơ mắc NK và thực hành phòng ngừa NK tăng
ới

cao hơn trước khi can thiệp (71).


nh

Burute (2014), đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng phân loại các DCYT
ất

theo Spaulding (18) và kiến thức phân loại chất KK theo các mức độ KK từ cao đến
trung bình và thấp kết hợp các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng hóa chất KK. Kết
quả cho thấy sự khác biệt ý nghĩa kiến thức trước và sau khi có can thiệp đào tạo về
phân loại DCYT, phân loại chất KK cho phù hợp với từng loại DC và xác định nồng
độ clo cần thiết để KK bề mặt sàn (72). Angelillo IF (1999), cho thấy 216 ĐD các
trung tâm phẫu thuật đều nhận thức được rằng các thực hành không đúng quy trình
KK-TK sẽ làm tăng nguy cơ NKBV. Tuy nhiên, hầu hết kiến thức và thực hành của
ĐD không nhất quán. Kết quả NC này đã hỗ trợ cho việc tìm kiếm và thực hiện các can
thiệp kịp thời liên quan đến các hoạt động phòng ngừa lây nhiễm chéo, nhằm thúc đẩy
các ĐD thói quen thực hành nghiêm ngặt các quy trình KK-TK (73).
30

1.4.3. Tại Việt Nam


Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2016 cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị
(TTB) phục vụ công tác KSNK chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như: số BV
không có đơn vị TK tập trung đạt chuẩn là 46,5%; nhân lực KSNK còn thiếu và yếu;
nhân viên mạng lưới KSNK chưa được đào tạo về KSNK chiếm 49,1%; nhân viên bộ
phận KK-TK chưa được đào tạo chiếm 46,4%; bệnh viện không đủ 1 buồng thu gom
dụng cụ bẩn/1 khoa lâm sàng chiếm 33,9% và rất ít BV trang bị máy TK nhiệt độ thấp
(75).
Tác giả Nguyễn Văn Hà (2008) nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất cho công
tác KK-TK tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hưng Yên cho thấy, phương tiện KK-TK
Lu

DCYT là 55,6%; số khoa lâm sàng đủ phương tiện làm sạch DC (bồn rửa, xà phòng,
bàn chải) và số khoa có thùng/chậu ngâm hóa chất khử khuẩn có nắp đậy kín chiếm
ận

76,9%, số khoa có phương tiện lưu giữ DC TK chiếm 61,5%, có quy trình KK-TK
án

DCYT chiếm 61,5%. Chỉ có chỉ thị hóa học được dùng cho kiểm soát chất lượng TK
tiê

nhưng cũng chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (7,7%). Nghiên cứu này mới chỉ đánh giá về
n

điều kiện phương tiện để thực hiện KK-TK DCYT tại các khoa lâm sàng mà chưa

đánh giá tại khoa KSNK và chưa đánh giá thực hành KK-TK của NVYT (76).
m

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Huệ (2016) tại 24 cơ sở răng hàm mặt công lập tuyến
ới

quận, huyện, Thành phố Hồ Chí Minh về giám sát chất lượng TK, kết quả cho thấy
nh

giám sát máy TK hơi nước bằng chỉ thị sinh học đạt 80,33% và tỷ lệ gói/bọc DC
ất

được giám sát chất lượng bằng chỉ thị hóa học đạt 83,06% (77).
Trong một nghiên cứu của Dương Thị Minh Thu (2007) về thực hiện quy trình
KK-TK DC tại 08 bệnh viện công lập, kết quả cho thấy chỉ có 2/8 BV được thực hiện
làm sạch và KK-TK DC tập trung và có 50% bệnh viện được thiết kế theo đúng quy
định theo nguyên tắc một chiều của trung tâm TK. Việc tuân thủ đầy đủ các nguyên
tắc giám sát chất lượng tiệt khuẩn DCYT sau TK là cần thiết và đôi khi trong một số
phẫu thuật bắt buộc phải có. Tuy nhiên, không có BV nào sử dụng chỉ thị sinh học để
kiểm tra định kỳ chất lượng quá trình TK (78). Thực tế khảo sát tại một số BV Nhi và
Sản Nhi khu vực phía Bắc năm 2017 cho thấy không BV nào thực hiện được mô hình
KK-TK tập trung. Chỉ có 1/16 BV (6,3%) là quản lý và xử lý DC tập trung và số BV
31

chưa TK nhiệt độ thấp chiếm 75% (79). Tuy nhiên, tại thời điểm này nhiều BV đã
thực hiện đóng dụng cụ theo bộ hoặc đơn lẻ và đều có test kiểm soát chất lượng TK
kèm theo để kiểm soát từng lô TK hoặc từng gói đơn lẻ (80). Một NC thực hiện
phỏng vấn sâu lãnh đạo BV năm 2007 cho thấy, DCYT thường được TK bán tập
trung, DC đã được xử lý và đóng gói tại các khoa rồi chuyển về khoa KSNK để TK
hoặc có một số khoa đặc thù, cơ số DC dự trữ không đủ phải quay vòng tái sử dụng
nhanh nên DC được TK luôn tại khoa bằng tủ hấp khô (76).
Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác KSNK là điều kiện tiên quyết và
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động KK-TK dụng cụ trong BV. Thực tế nhiều
khảo sát cho thấy, việc đầu tư trang thiết bị tối thiểu như bồn rửa, bàn chải, quy trình
Lu

hướng dẫn chuẩn hoặc thiết bị tiệt khuẩn hơi nước…vẫn còn thiếu hoặc không đạt
chuẩn. Nguyên nhân do kinh phí còn hạn chế là một phần, bên cạnh đó nhận thức về
ận

vai trò KSNK của các nhà quản lý của nhiều cơ sở KCB hiện nay cũng đáng quan
án

ngại (76). Tác giả Trần Hải Sơn Năm (2010), khảo sát về điều kiện làm việc của các
tiê

cơ sở răng hàm mặt tại tỉnh Tiền Giang về công tác KK-TK DCYT cho thấy chỉ có
n

34,2% cơ sở trang bị Autoclave để TK dụng cụ (81). Một nghiên cứu khác của Lê Thị

Thảo (2017) cho biết số khoa lâm sàng có buồng xử lý DC và lavabo/bồn cọ rửa DC
m

riêng chiếm 20%, số khoa có tủ bảo quản DCYT vô khuẩn chiếm 70%, số khoa lâm
ới

sàng có bàn chải cọ rửa DC phù hợp với từng loại DC chiếm 60%, số khoa lâm sàng
nh

còn tủ hấp khô để thực hiện tiệt khuẩn DC chịu nhiệt chiếm 50% và 100% số khoa có
ất

đủ phương tiện ngâm khử nhiễm DC và có phương tiện làm khô DC đạt yêu cầu (82).
Ngô Ngọc Bích và cộng sự thực hiện nghiên cứu năm 2010 về kiến thức và thái
độ với công tác KK-TK của ĐD tại BV đa khoa khu vực Cai Lậy, kết quả chỉ ra rằng
ĐD có kiến thức và thái độ đúng về công tác KK là 54,9%, TK DC là 90,1%, quy trình
KK là 67,6% và quy trình TK là 73,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ cao chưa hiểu chính xác quy
trình xử lý dụng cụ, đặc biệt là các bước KK và làm sạch. Hiểu đúng về thông số về
nhiệt độ, thời gian TK, các phương pháp KK đạt tỉ lệ thấp (83). Để đánh giá thực trạng
chất lượng vô khuẩn DCYT đã cung cấp cho các hoạt động chuyên môn của các khoa
trong BV, tác giả Nguyễn Thúy Mai (2013) đã nghiên cứu đánh giá chất lượng công
tác KK-TK DCYT tại Trung tâm TK bệnh viện Bạch Mai – Khoa KSNK năm 2012 –
32

2013 bằng phiếu nhận xét chất lượng phục vụ KK-TK DCYT. Kết quả đánh giá từ các
khoa về bao gói DC sạch, nguyên vẹn, DC đúng qui cách, DC không có vết bẩn, DC
khô, DC không bị hỏng…lần lượt đạt từ 98,4% đến 99,9 % (84).
Kiến thức, niềm tin dẫn đến thay đổi hành vi là một quá trình học tập, đào tạo
thường xuyên mới đạt được như mong đợi. Nhiều NC cho thấy NVYT có hiểu biết
chung về KK-TK không có sự khác biệt nhiều giữa các tuyến điều trị, nhưng đã có sự
khác biệt về thực hành đầy đủ các bước xử lý DC theo quy trình chuẩn giữa các tuyến
với nhau (85, 86). So sánh kết quả đánh giá kiến thức, thực hành KK-TK với từng
nhóm tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác trong cùng một BV
thì có thể không có sự khác biệt lớn. Nhưng thực tế cho thấy có sự khác biệt giữa các
Lu

nhóm ĐD làm việc tại các khu vực khác nhau. Kiến thức và thực hành chung về KK-
TK DC của ĐD cho thấy vẫn ở mức thấp và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
ận

các BV của một số NC gần đây (82, 87).


án

Việc kiểm soát chất lượng KK-TK DC, các sản phẩm TK là cần thiết giúp hạn
tiê

chế tới mức thấp nhất nguy cơ sai sót chuyên môn, đảm bảo an toàn cho NB, NVYT
n

và môi trường. Việc đánh giá đó phải do nhân viên có đào tạo thực hiện, giám sát

thông qua nhiều giai đoạn khác nhau, như kiểm soát chất lượng TK; kiểm tra và đóng
m

gói DC; tình trạng hoạt động của thiết bị TK; qúa trình KK-TK…bằng các chỉ số sinh
ới

học, hóa học và cơ học, quá trình này phải được thực hiện thường quy, nghiêm túc
nh

trước khi tái sử dụng DCYT (77, 84).


ất

Cho đến thời điểm này, tác giả chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu
và có can thiệp về KK-TK DCYT trên Thế giới và tại Việt Nam. Các kết quả nghiên
cứu đa số được khảo sát lẻ tẻ trong các nghiên cứu về KSNK trong đó có nội dung KK-
TK dụng cụ, và các nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở khảo sát thực trạng về cơ sở hạ
tầng và kiến thức, thực hành của NVYT về KK-TK. Kết quả các nghiên cứu cho thấy
công tác KSNK nói chung và KK-TK nói riêng chưa tốt, thiếu sự đầu tư về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện; kiến thức và năng lực thực hành chuyên môn của
NVYT chưa đáp ứng cho công việc. Những vấn đề này liên quan nhiều đến công tác tổ
chức quản lý nhưng lại chưa có nghiên cứu nào khảo sát toàn trạng công tác KK-TK
hoặc đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện quy trình, qui định theo hướng dẫn KK-
33

TK của Bộ Y tế, của CDC. Đặc biệt là hệ thống các bệnh viện YHCT thì đến nay chưa
có một nghiên cứu đầy đủ nào về công tác KK-TK DCYT, bao gồm các vấn đề về
công tác tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, phương tiện, kiến thức, thực hành của NVYT
và đặc biệt là giải pháp lâu dài, bền vững cho KK-TK DCYT tái sử dụng. Vì vậy
nghiên cứu này được tiến hành với mong muốn cung cấp những kết quả phản ánh đúng
thực trạng KK-TK tại một số bệnh viện YHCT tại Thành phố Hà Nội. Qua đó xây
dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp để hướng tới mục tiêu
nâng cao kiến thức, thực hành của NVYT về công tác KK-TK, đảm bảo an toàn NB,
an toàn NVYT và góp phần nâng cao chất lượng BV đồng thời hướng tới sự hài lòng
của NB.
Lu

1.5. Một số căn cứ để xây dựng các giải pháp can thiệp
ận

1.5.1. Nhu cầu cần thiết


Căn cứ kết quả khảo sát thực trạng và cơ cấu tổ chức hoạt động chuyên môn
án

thì cả ba bệnh viện nghiên cứu đều có nhu cầu can thiệp nâng cao chất lượng công tác
tiê

KK -TK DCYT. Tuy nhiên vì nguồn lực và thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ thực
n

hiện can thiệp được ở BV Tuệ Tĩnh. Mặt khác, BV Tuệ Tĩnh là nơi Nghiên cứu sinh

công tác nên thuận lợi hơn trong việc xin chủ trương từ phía Ban giám đốc và sự
m

đồng thuận tham gia của toàn bộ NVYT trong BV. Với hình thức can thiệp này nếu
ới

không có chủ trương từ ban lãnh đạo cùng với sự tham gia của cả hệ thống thì rất khó
nh

trong việc tổ chức thực hiện và đạt kết quả như mong đợi. Do đó, nghiên cứu áp dụng
ất

một số giải pháp can thiệp cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế của BV Tuệ Tĩnh,
bước đầu đáp ứng được nhu cầu cơ bản về KK-TK DCYT theo Quy định và Hướng
dẫn của Bộ Y tế.
1.5.2. Các gải pháp can thiệp tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị cho công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng
cụ y tế
Cơ sở vật chất là hệ thống các phương tiện vật chất được huy động vào công tác
KSNK và KK-TK DCYT để đạt mục đích phòng ngừa lây nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
Cơ sở vật chất đó bao gồm nhà cửa (phòng chức năng, khoa, …), các máy móc, thiết bị
phương tiện, hóa chất, vật tư tiêu hao… cho xử lý và KK-TK DCYT (16).
34

Quy trình, quy định và hướng dẫn chuyên môn


Để hoạt động KSNK đạt được hiệu quả, toàn bộ NVYT tuân thủ thực hiện thì
nhất định các cơ sở KCB cần thống nhất trong toàn BV về quy chế hoạt động công
tác KSNK nói chung và ban hành các quy trình, quy định và hướng dẫn chuyên môn
phù hợp với điều kiện thực tế của Bệnh viện. Tại BV Tuệ Tĩnh, trong Quy chế hoạt
động mới được bổ sung chỉnh sửa của BV đã ghi rõ cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt
động, chức năng, nhiệm vụ khoa KSNK nói chung và công tác KK-TK DCYT nói
riêng. Bệnh viện đã phê duyệt Kế hoạch triển khai KK-TK DCYT tập trung số
125/KH – BVTT ngày 03/4/2019. Các quy trình chuyên môn về quản lý, thực hành
KK-TK DCYT được sự tham vấn của chuyên gia KSNK và Hội đồng Khoa học kỹ
Lu

thuật thông qua ngày 16/4/2019, trong quá trình thực hiện đã được điều chỉnh, bổ
sung nhiều lần cho phù hợp và đã được Giám đốc BV ký ban hành chính thức ngày
ận

02/4/2022
án

Nhân lực và đào tạo chuyên môn


tiê

Nhân lực, đây là nhân tố không thể thiếu trong khoa KSNK vì sẽ có ảnh
n

hưởng trực tiếp đến triển khai và hiệu quả công tác KSNK trong BV. Nhân lực phải

được bảo đảm về cả số lượng cũng như chất lượng, được bố trí vào các vị trí chuyên
m

môn theo quy định của Bộ Y tế (12, 16).


ới

Cơ sở KCB cũng cần xây dựng các chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo
nh

về KSNK nói chung và KK-TK DC nói riêng. Bảo đảm NVYT khoa KSNK phải
ất

được đào tạo chuyên sâu phù hợp với từng vị trí làm việc và tất cả NVYT trong cơ sở
KCB được đào tạo các kiến thức cơ bản về KK-TK DCYT. Việc tham gia các
chương trình đào tạo về KSNK của NVYT là bắt buộc. Biện pháp thông tin, truyền
thông là biện pháp hỗ trợ cho công tác đào tạo nhằm tác động trực tiếp tới NVYT để
họ nhìn thấy kết quả lâu dài của việc chủ động thực hiện các quy trình, quy định và
hướng dẫn.
Đào tạo và thông tin là nguồn kiến thức cơ bản, cần phải phù hợp, nó có liên
quan trực tiếp và ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi của mỗi người. Các quy trình
chuyên môn phải được tập huấn, hướng dẫn cụ thể từng bước trong quá trình thực
hành. Thông tin phải rõ ràng và dễ dàng chuyển thành hành động, thông tin có thể
35

thay đổi và mang tính văn hóa của tổ chức. Tạo động lực cho NVYT để khuyến khích
họ tuân thủ hành vi là một việc hết sức cần thiết. Nhân viên Y tế có kiến thức và kỹ
năng ứng xử tốt có thể giúp họ áp dụng thay đổi hành vi (88).

Thông tin

Kỹ năng Thay đổi


hành vi

Động lực ứng xử

Hình 1.9. Mô hình thông tin - động lực - kỹ năng hành vi (88)
Lu

Kiểm tra, giám sát và chế tài thưởng phạt


ận

Kiểm tra, giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, nhằm bảo đảm pháp
chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung. Một trong những biện pháp phòng
án

ngừa, hệ thống KSNK và trách nhiệm thực hiện KSNK trong cơ sở KCB của Nhà
tiê

nước và tư nhân. Bộ phận giám sát chính là bộ phận chuyên môn của khoa KSNK, có
n

nhiệm vụ chuyên trách kiểm tra, giám sát về KSNK. Kiểm tra, giám sát tuân thủ các

quy định về thực hiện quản lý, xử lý DCYT tập trung; kiểm soát việc xử lý DCYT tái
m

sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng; Bảo quản DCYT sau xử lý bảo đảm vô khuẩn
ới

trước khi sử dụng cho NB và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản
nh

lý, xử lý DCYT tại các khoa. Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn thường
ất

xuyên, định kỳ để khẳng định những mặt đã làm được để động viên khuyến khích,
chỉ ra những khuyết điểm, thiếu sót còn tồn tại nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục,
xử lý kịp thời các khuyết điểm; đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh,
bổ sung các chính sách, quy định cần thiết phù hợp với thực tế để nâng cao chất
lượng, hiệu quả mong muốn theo kế hoạch đề ra (12).
36

Văn bản Nhân lực


pháp luật Vật lực

Quản lý Quy trình


Kiểm KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN Quy định
ta/Giám sát DỤNG CỤ
chất lượng

Kiến thức Đào tạo


Thái độ Truyền thông
Thực hành

Hình 1.10. Các yếu tố cấu phần công tác khử khuẩn –tiệt khuẩn dụng cụ (12)
Lu

1.6. Cơ sở xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu


ận

1.6.1. Cơ sở khoa học quản lý


án

Khoa học quản lý là ngành khoa học tổng hợp về những quy luật, phương
pháp luận, nguyên lý và kỹ thuật học của hoạt động quản lý. Như vậy khoa học
tiê

quản lý bao gồm những kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho thực hành quản lý.
n

Quản lý y tế là chức năng của hệ thống y tế, đảm bảo cho sự phát triển cân đối
m

và năng động của hệ thống đó, giữ gìn cơ cấu tổ chức tối ưu đã được xác định, duy
ới

trì chế độ hoạt động có hiệu quả, thực hiện những chương trình khác nhau nhằm đạt
nh

được mục đích và mục tiêu về bảo vệ sức khỏe nhân dân
Frederick W. Taylor, Chester Irving Barnard (Mỹ) và Henri Fayol (Pháp)
ất

được coi là những tác giả mở đầu cho khoa học và nghệ thuật quản lý hiện đại. Hiện
nay có rất nhiều tác giả viết về quản lý tổng quát và quản lý chuyên ngành trong đó
có quản lý y tế, làm cho khoa học quản lý ngày càng phong phú và góp phần rất
quan trọng để thúc đẩy sự phát triển xã hội (24).
Trong qua trình hoạch định chiến lược cho Ngành Y tế, Tổ chức Y tế thế giới
khuyến cáo vận dụng khung phân tích SWOT (Strengths Weaknesses Opportunities
Threats). Để đánh giá một tổ chức, một vấn đề hay một ý tưởng cần phải chú ý đến
các cấu phần đầu vào và đầu ra (122).
37

Quy trình quản lý cơ bản


- Thu thập thông tin
- Phân tích xác định vấn đề tìm ra nguyên nhân
- Xác định vấn đề ưu tiên
- Chọn giải pháp thích hợp và liệt kê các hoạt động cần làm, huy động nhiều
nguồn lực khác nhau
- Viết kế hoạch trình cấp trên phê duyệt
- Triển khai thực hiện kế hoạch
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá
- Đối chiếu kết quả và mục tiêu, xem xét các vấn đề nảy sinh trong quá trình
Lu

thực hiện
Điều chỉnh nếu thấy cần thiết (74,53, 121)
ận

-
1.6.2. Cơ sở thực tiễn
án

Thực tế cho thấy các cơ sở KCB có rất nhiều các vấn đề về cơ sở vật chất,
tiê

thiếu hụt trang thiết bị, quy trình hướng dẫn chuyên môn, kiến thức và thực hành KK-
n

TK DCYT. Và những thiếu hụt này có thể cải thiện được nếu các nhà Lãnh đạo, quản

lý BV có nhận thức và đầu tư hợp lý về nguồn lực và chuyên môn. Và biện pháp tổ
m

chức nhân lực, đầu tư kinh phí để xây dựng, cải thiện phương tiện làm việc, xây dựng
ới

quy trình chuyên môn, quản lý làm việc, thông tin, giáo dục, truyền thông …là những
nh

giải pháp cơ bản hiệu quả, lâu dài và bền vững.


ất

Do đó, nghiên cứu vận dụng khung phân tích SWOT được áp dụng trong
Ngành Y tế (53, 122) và kết quả tổng quan về thực tiễn để xây dựng khung lý thuyết
với trọng tâm tác động làm thay đổi kiến thức và thực hành KK-TK DCYT của NVYT.
Các yếu tố liên quan có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề thiếu kiến thức và thực
hành, gồm: Thiếu hụt cơ sở vật chất, mô hình tổ chức, nhân lực; quy trình hướng dẫn,
đào tạo và thực hành KK-TK; thông tin, truyền thông. Trong các yếu tố, nhóm nghiên
cứu chọn hai nhóm giải pháp can thiệp mong muốn cải thiện kiến thức và thực hành
KK-TK DCYT của NVYT}
38

Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết (53, 122)

Một số biện pháp can


Thực trạng KK-TK của một số BV YHCT theo Đánh giá kết Tác động
Hướng dẫn kèm theo QĐ 3671/QĐ –BYT (đầuvào) thiệp tại BV Tuệ Tĩnh quả can thiệp (đầu ra)
Các yếu tố ảnh Đặc điểm cá nhân Hệ thống - Chất
hưởng của NVYT - Nâng cấp, sửa lượng

Lu
chữa cơ sở vật Cải thiện Cả thiện tỷ KK-TK
chất

ận
Thiếu cơ sở vật chất kiến thức lệ thực DCYT
- Bổ sung máy
- Diện tích Nhân khẩu học móc, TTB, của NVYT hành đúng tăng

án
- Bố trí một chiều - Tuổi; giới; phương tiện,
Phân chia 3 khu riêng - Trình độ chuyên về KK-TK về KK-TK - Giảm
hóa chát – vật

tiê
biệt: khu bẩn, khu môn tư tiêu hao DCYT DCYT nguy cơ
sạch và khu vô khuẩn - Thâm niên công - Hội đồng

n
NKBV
tác của NVYT
KSNK


- Góp phần
Thiếu phương tiện - Nhu cầu đào

m
TH tạo/tập huấn Kỹ thuật nâng cao
- Máy móc, TTB - Biên soạn tài

ới
chất
- Đồ dùng, DC Thiếu hụt về kiến liệu đào tạo/

nh
- Hóa chất – vật tư tiêu thức tập huấn lượng BV
hao - NVYT thiếu kiến - Xây dựng quy

ất
thức cơ bản về KK- trình/quy
TK định/ hướng
Thiếu hành lang - NVYT khoa KSNK dẫn, tờ rơi
pháp lý thiếu kiến thức - Tổ chức đào
- Quy trình chuyên sâu tạo/tập huấn
- Quy định Thực hành chưa - Kiểm tra,
- Hướng dẫn chuẩn: tỷ lệ thực giám sát
- Kiểm tra/giám sát hành đúng của NVYT
đạt thấp
39

1.7. Giới thiệu ba bệnh viện nghiên cứu


1.7.1. Những đặc điểm chung:
Bệnh viện Tuệ Tĩnh, bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội và bệnh viện YHCT Bộ
Công An đều có trụ sở tại thành phố Hà Nội
Cơ cấu tổ chức hoạt động chuyên môn tương đồng: chuyên ngành YHCT có
nhiệm vụ khám chữa bệnh kết hợp giữa YHCT và Y học hiện đại trong khám, chẩn
đoán và điều trị NB
Hàng năm thực hiện nhiều các phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn có sử dụng nhiều
đến DCYT tái sử dụng nhưng chưa xây dựng các quy trình/ quy định và triển khai
KK-TK DCYT tập trung.
1.7.2. Những thông tin riêng của từng bệnh viện
Lu

Bệnh viện Tuệ Tĩnh:


ận

Là BV thực hành hạng II, trực thuộc Học viện YDCT Việt Nam, được thành
lập theo Quyết định số 13/QĐ-BYT ngày 03/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quy
án

mô 280 giường bệnh kế hoạch, 04 phòng chức năng, 23 khoa lâm sàng, cận lâm
tiê

sàng. Tổng số 272 cán bộ NVYT, trong đó có 85 bác sỹ, 114 Điều dưỡng, 05 Nữ
n

hộ sinh, 14 Kỹ thuật viên và 30 cán bộ khác. Bệnh viện thực hiện chức năng cấp

cứu, KCB cho những NB có bảo hiểm Y tế và NB khác có nhu cầu trong khu vực
m

(6, 7).
ới

Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội


nh

Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là bệnh viện hạng II, đầu ngành
ất

chỉ đạo tuyến về YHCT của Thành phố Hà Nội. Quy mô 250 giường bệnh kế
hoạch, tổng 262 cán bộ nhân viên, 05 phòng chức năng, 13 khoa lâm sàng, cận lâm
sàng. BV thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, khám chữa bệnh cho NB trong Thành phố
Hà Nội và NB khác có nhu cầu (5).
Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An
Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an là BV hạng một trực thuộc lực
lượng vũ trang với qui mô 400 giường bệnh kế hoạch. Tổng số có 800 cán bộ nhân
viên, 05 phòng chức năng, 15 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh viện thực hiện
công tác khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ công tác trong ngành Công an và các
đối tượng khác có nhu cầu (17).
40

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


2.1.1. Nghiên cứu định lượng
- Nhân viên Y tế làm việc tại các khoa có sử dụng/xử lý DCYT
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành KK -TK DCYT thuộc các khoa liên
quan và khoa KSNK
- Qui trình, quy định về KK-TK DCYT
- Hồ sơ, các báo cáo về hoạt động chuyên môn và công tác KK-TK DCYT
Lu

Tiêu chí lựa chọn:


ận

- Nhân viên Y tế tại các khoa trực tiếp sử dụng/xử lý DCYT của ba Bệnh viện
án

tham gia nghiên cứu có thời gian công tác tại BV từ 06 tháng trở lên
- Cơ sở vật chất, TTB, phương tiện và hóa chất, vật tư tiêu hao tại các khoa sử
tiê

dụng/xử lý DCYT của 3 BV tại thời điểm nghiên cứu.


n

- Các qui trình, quy định đã được ban hành về KK-TK DCYT

- Hồ sơ, các báo cáo về hoạt động chuyên môn và công tác KK-TK DCYT có
m

dấu xác nhận của BV.


ới

Tiêu chuẩn loại trừ:


nh

- Các NVYT vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu và từ chối tham gia
ất

- Các TTB, phương tiện không sử dụng được tại thời điểm nghiên cứu.
- Hồ sơ, các báo cáo về hoạt động chuyên môn và công tác KK-TK DCYT
không còn hiệu lực.
2.1.2. Nghiên cứu định tính
- Đại diện Lãnh đạo BV và trưởng/phó khoa KSNK, trưởng/phó phòng ĐD
- ĐD trưởng các khoa có sử dụng/xử lý DCYT
Tiêu chuẩn loại trừ: những người từ chối tham gia NC

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


2.2.1. Thời gian nghiên cứu:
41

Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu


Giai đoạn Thời gian Nội dung
Giai đoạn Từ tháng 7/2018 Đánh giá thực trạng công tác KK-TK DCYT tại
trước can đến tháng ba BV nghiên cứu
thiệp 12/2019
Giai đoạn can Từ tháng 01/2020 Triển khai một số biện pháp can thiệp nhằm
thiệp đến tháng nâng cao kiến thức, thực hành về KK-TK
10/2021 DCYT của NVYT
Giai đoạn sau Tháng 11/2021 Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can
can thiệp đến tháng thiệp đã triển khai.
04/2022

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu


Lu

Nghiên cứu được triển khai tại 03 BV: Bệnh viện Tuệ Tĩnh, bệnh viện đa khoa
ận

YHCT Hà Nội và bệnh viện YHCT Bộ Công An. Trong đó thực hiện giải pháp can thiệp
án

nhằm nâng cao kiến thức và khả năng thực hành KK-TK DCYT tại BV Tuệ Tĩnh.
Lý do chọn địa điểm nghiên cứu:
tiê

Là các BV đóng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội có cơ cấu tổ chức và hoạt
n

động chuyên môn tương đồng, cả ba BV đều kết hợp giữa YHCT và Y học hiện đại

trong quá trình KCB. Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội đại diện cho các bệnh viện
m

YHCT tuyến tỉnh. BV Tuệ Tĩnh đại diện cho các bệnh viện YHCT tuyến trung
ới

ương, và là BV thực hành của Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam và bệnh viện
nh

YHCT bộ Công An đại diện cho các bệnh viện YHCT trong lực lượng vũ trang
ất

nhân dân.

2.3. Phương pháp nghiên cứu


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp đánh giá trước –
sau không có nhóm đối chứng. Sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu 1
42

2.4.1.1. Nghiên cứu định lượng:


Phần kiến thức về KK-TK DCYT được phân hai nhóm theo yêu cầu chuyên
môn của vị trí việc làm: Nhóm NVYT tại các khoa có sử dụng/xử lý sơ bộ DCYT
tại khoa - nhóm này yêu cầu có kiến thức cơ bản về KSNK và KK-TK DCYT và
nhóm NVYT tại khoa KSNK– nhóm này yêu cầu phải có kiến thức chuyên sâu về
KSNK và KK-TK DCYT. Nên cỡ mẫu khảo sát kiến thức được tính thành hai nhóm
có cỡ mẫu và nội dung phát vấn kiến thức khác nhau (12).
* Cỡ mẫu khảo sát kiến thức cơ bản về KK-TK của NVYT tại các khoa có sử
dụng/xử lý DCYT:
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng tỷ lệ trong quần thể
Lu

cho một nghiên cứu mô tả cắt ngang:


p (1  p )
ận

n = Z2(1 -  /2)
d2
án

Trong đó:
tiê

+ n: số NVYT được khảo sát kiến thức


+ : Mức ý nghĩa thống kê mong muốn, chọn  = 0,05
n

+ z: Hệ số tin cậy với độ tin cậy anpha là 95%. Giá trị của Z(1 -  /2) = 1,96.
m

+ p = 0,5 (để có cỡ mẫu tối thiểu lớn nhất)


ới

+ q = 1 – p = 0,5
nh

+ d: sai số chấp nhận. Do 0,3 < p < 0,7 ở đây ta chọn d: 0,10
ất

Áp dụng vào công thức trên:


(0,5)(0,5)
n = 1,962 = 96
(0,1)2
Áp dụng công thức trên, số NVYT được chọn để khảo sát kiến thức về KK-
TK là 96 /mỗi BV. Do vậy, tổng số NVYT của ba BV trong diện khảo sát là 288.
Phòng trường hợp bỏ cuộc hoặc nghỉ đột xuất nên cộng thêm 10% (29 người) dự
phòng, tổng cộng là 317 NVYT/03 BV được khảo sát. Nhưng thực tế, số NVYT
đang làm việc tại các khoa sử dụng/xử lý DC đồng thuận tham gia NC là 333
người/03 BV.
Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ (333)
43

Tại thời điểm thu thập số liệu, danh sách tổng hợp của 03 BV là 333 NVYT
(BV Tuệ Tĩnh: 105; BVĐK YHCT Hà Nội: 95; BV YHCT Bộ Công an: 133).
* Cỡ mẫu khảo sát kiến thức của NVYT tại khoa KSNK
Chọn mẫu toàn bộ NVYT khoa KSNK của ba BV, tổng số là: 33 người
* Cỡ mẫu khảo sát thực hành KK- TK DCYT
- Vì mỗi NVYT thực hiện một công đoạn của quy trình xử lý DCYT (từ khâu xử lý
DC bẩn ngay sau khi sử dụng đến khâu DC được TK) và không phải NVYT nào
cũng phải thực hiện xử lý DCYT. Nên chọn mẫu là lượt quan sát thực hành quy
trình xử lý DCYT
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng tỷ lệ trong quần thể
Lu

cho một nghiên cứu mô tả, cắt ngang:


p (1  p )
ận

n = Z2(1 -  /2)
d2
án

Trong đó:
tiê

+ n: số lượt quan sát thực hành KK-TK


n

+ : Mức ý nghĩa thống kê mong muốn, chọn  = 0,05


+ z: Hệ số tin cậy với độ tin cậy anpha là 95%. Giá trị của Z(1 -  /2) = 1,96.
m

+ p = 0,262 . Số lần quan sát thực hành đúng 26,2%. (82)


ới

+ q = 1 – p = 0,738
nh

+ d: sai số chấp nhận. Ở đây chọn d: 0,10


ất

Áp dụng vào công thức trên:


(0,262)(0,378)
n = 1,962 = 38
(0,1)2
Áp dụng công thức trên, mỗi BV có 38 lượt quan sát thực hành KK-TK
DCYT. Vậy, tổng lượt quan sát tại 03 BV là 114 lượt. Phòng có những trường hợp
không quan sát được chi tiết vì nhiều lý do, cộng thêm 10% (12 lượt) dự phòng,
tổng cộng là 126 lượt quan sát thực hành. Do vậy, mỗi BV có số lượt được quan sát
thực hành là 42. Mỗi quy trình được quan sát 42 lượt, tổng số có 6 quy trình thực
hành. Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
44

Nhóm NC xác định thời gian, địa điểm, quy trình thực hành và NVYT được
phân công xử lý DC trong thời gian NC tại các khoa của ba BV, đảm bảo có thể quan
sát được nhiều lượt thực hành của NVYT tương ứng với từng quy trình. Quan sát
ngẫu nhiên lần lượt đủ 6 quy trình, mỗi quy trình đủ 42 lượt thì dừng.
2.4.1.2. Nghiên cứu định tính
Thực hiện nghiên cứu định tính để tìm hiểu thực trạng về các yếu tố Quản lý
ảnh hưởng đến hoạt động KK –TK DCYT nhằm mục đích làm nổi bật thêm hoặc
khẳng định thêm cho kết quả định lượng bằng các cuộc PVS hoặc TLN đối với các
đối tượng tham gia nghiên cứu đã được chọn chủ đích tại ba BV.
- Thực hiện 09 cuộc PVS, trong đó: 03 Giám đốc/phó Giám đốc, 03
Lu

trưởng/phó khoa KSNK và 03 trưởng/phó phòng ĐD của ba BV nghiên cứu.


- Thực hiện 03 cuộc TLN, mỗi BV thực hiện 01 TLN với đối tượng là các ĐD
ận

trưởng tại các khoa có sử dụng/xử lý DCYT


án

2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu 2


tiê

2.4.2.1. Nghiên cứu định lượng


n

Khảo sát kiến thức về khử khuẩn- tiệt khuẩn của NVYT tại các khoa sử

dụng/xử lý DCYT
m

- Chọn toàn bộ 101 NVYT đang làm việc ở BV Tuệ Tĩnh đã tham gia NC và
ới

khảo sát kiến thức KK-TK DCYT trước can thiệp, cỡ mẫu này có giảm so
nh

với cỡ mẫu trước can thiệp (105) do có một số NVYT xin thôi việc trong
ất

thời điểm thu thập lại số liệu sau can thiệp.


- Chọn toàn bộ NVYT khoa KSNK: 07 người đã tham gia NC trước can thiệp
Khảo sát thực hành về KK-TK của NVYT
Áp dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp đánh giá trước – sau không có nhóm
đối chứng. Với kỳ vọng tỷ lệ thực hành đúng về KK-TK DCYT của NVYT tại BV
Tuệ Tĩnh thay đổi theo hướng cải thiện. Chúng tôi đã sử dụng công thức tính cỡ
mẫu so sánh 2 tỷ lệ:

n=
45

Trong đó:
n = Số lượt quan sát thực hành tối thiểu cần quan sát.
 = 0,05 (mức sai sót) thì Z1-/2 = 1,96 (hệ số tin cậy)
β = 0,10 thì Z 1-β= 1,282
p1 = 0,262 (Trước can thiệp số lần quan sát thực hành đúng 26,2%) (82)
q1 = 1- p1 = 0,738
p2 = 0,5 (sau khi can thiệp, tỷ lệ thực hành đúng kỳ vọng tăng 50%).
q2 = 1 - p2 = 0,5
p = (p1 + p2 )/2.

p= và q = 1 – P = 0,619
Lu

Thế vào công thức trên ta có:


ận
án

n= = 86,10
tiê

Vậy, cần 86 lượt quan sát thực hành sau khi can thiệp. Phòng trường hợp
n

không tham gia được vì một lý do nào đó nên cộng thêm 10% (9 lượt quan sát).

Tổng số lượt quan sát NVYT thực hành là 95 lượt/quy trình. Tổng số có 06 quy
m

trình.
ới

Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (tương tự
nh

như trước can thiệp. Chọn quan sát ngẫu nhiên lần lượt các NVYT thực hiện đủ 6
ất

quy trình, mỗi quy trình đủ 95 lượt thì dừng.


2.4.2.1. Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, khả thi và khả năng
duy trì của các giải pháp can thiệp.
Chọn chủ đích 03 PVS đối với Giám đốc/phó Giám đốc BV; trưởng/phó khoa
KSNK; trưởng/phó phòng ĐD và 01 cuộc TLN với ĐDT các khoa sử dụng/xử lý
DCYT, những đối tượng đã tham gia NC trước can thiệp tại BV Tuệ Tĩnh.
46

2.5. Phương pháp thu thập số liệu:


2.5.1. Cơ sở xây dựng bộ công cụ
* Cơ sở pháp lý: Căn cứ các Thông tư, văn bản, tài liệu của CDC, WHO và của Bộ Y
tế Việt Nam hướng dẫn về KSNK nói chung và hoạt động KK-TK DCYT nói riêng.
Bộ công cụ bao gồm: Công tác tổ chức, quản lý KK-TK DCYT của BV; Cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện cho công tác KK-TK DCYT; Phiếu phát vấn kiến;
bảng kiểm thực hành KK-TK DCYT và Hướng dẫn PVS và TLN (1, 10, 18, 37).
* Các bước xây dựng bộ công cụ
Bước 1: Bộ công cu ̣ thu thâ ̣p số liê ̣u được xây dựng và xin ý kiế n góp ý 02 lần từ các
chuyên gia KSNK và các trưởng khoa KSNK của 3 BV tham gia nghiên cứu, để thống
Lu

nhất bổ sung, chỉnh sửa hoặc loại bỏ những câu hỏi không rõ và không cầ n thiế t.
Bước 2: Điều tra thử và chỉnh sửa lần cuối trước khi sử dụng lấy số liệu chính thức.
ận

Bước 3: Lựa chọn và tập huấn cho điều tra viên.


án

Bước 4: Lập danh sách và chọn đúng đối tượng tham gia NC.
tiê

Bước 5: Triển khai và giám sát thu thập số liệu chính thức.
n

2.5.2. Quy trình thu thập số liệu trước can thiệp


* Giai đoạn 1: Trước thời gian khảo sát thực địa, tác giả đã sử dụng phương pháp
m

phân tích tài liệu, quy trình, quy định, báo cáo, nghiên cứu về công tác KK-TK
ới

DCYT trong nước và nước ngoài. Từ đó xác định phương pháp tiếp cận nghiên cứu
nh

phù hợp
ất

Trước tiên tiếp cận và đề xuất Giám đốc các BV cho phép được tiến hành thu
thập số liệu tại BV.
Tác giả liên hệ và hẹn lịch gặp trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và trưởng
khoa KSNK của ba BV thu thập các số liệu thứ cấp bao gồm: báo cáo tháng/quí/năm
về hoạt động chuyên môn của BV (số lượt điều trị, thực hành chuyên môn, biên bản
họp Hội đồng KSNK, biên bản sự cố Y khoa, đầu tư máy móc, TTB cho KK-TK...)
Giai đoạn này, nghiên cứu kết hợp thu thập các thông tin chung về thực trạng
công tác tổ chức quản lý và đầu tư nguồn lực: cơ sở vật chất, TTB, phương tiện, hóa
chất và vật tư tiêu hao, nhân lực .... cho hoạt động KK-TK DCYT (phụ lục 1,2)
Kết quả điều tra, mỗi thông tin/nội dung quan sát được điền vào bảng kiểm riêng biệt
47

* Giai đoạn 2: Thu thập số liệu về kiến thức và thực hành


Triển khai thu thập số liệu về kiến thức bao gồm:
- Bộ câu hỏi về kiến thức cơ bản dành cho NVYT tại các khoa có sử dụng/xử lý
DCYT: (Phụ lục 3a), gồm có 32 câu hỏi được thiết kế sẵn dựa trên các Hướng dẫn
chuẩn của quốc gia và WHO gồm câu hỏi về: Khái niệm cơ bản (7 câu), NKBV liên
quan đến DCYT (6 câu); Nguyên tắc trong KK-TK DCYT (6 câu); phân loại DCYT
theo Spaudling (6 câu) và các phương pháp TK (7 câu).
- Bộ câu hỏi về kiến thức chuyên ngành dành cho NVYT khoa KSNK: (phụ lục 3b):
gồm 16 câu về các nội dung: Tác nhân và yếu tố ảnh hưởng đến KK-TK (4 câu); mô
hình quản lý KK-TK DCYT tập trung (6 câu); quản lý và kiểm soát chất lượng KK-TK
Lu

(6 câu);
Khảo sát kiến thức thực hiện tập trung tại Hội trường hoặc phòng hành chính của
ận

các khoa trong BV.


án

Thời gian khảo sát kiến thức cho mỗi nhóm đối tượng là 90 phút.
tiê

Điều tra viên có trách nhiệm giám sát trong quá trình khảo sát kiến thức, đảm bảo
n

các đối tượng tham gia nghiên cứu không trao đổi và không chép đáp án của nhau.

Triển khai thu thập số liệu về thực hành


m

Để quan sát kỹ năng thực hành KK-TK DCYT của NVYT trực tiếp KK-TK
ới

DCYT tại các khoa lâm sàng hoặc nơi KK-TK khoa KSNK của 03 BV, tác giả đã
nh

xây dựng 06 quy trình thực hành xử lý và KK-TK DCYT (phụ lục 4a, 4b, 4c, 4d,
ất

4e, và 4g), gồm: Quy trình kiểm soát chất lượng vô khuẩn và DCYT, thiết bị TK (5
bước); quy trình làm sạch DCYT trước khi KK-TK (6 bước); quy trình đóng gói
DCYT (5 bước); quy trình KK-TK DCYT bằng hóa chất (6 bước); quy trình TK
DCYT bằng phương pháp hấp ướt (6 bước); quy trình TK DC bằng phương pháp
hấp khô (6 bước).
- Không thông báo trước thời gian, địa điểm quan sát thực hành xử lý DCYT
- Điều tra viên chọn vị trí không gây sự chú ý, không làm ảnh hưởng đến công việc
của NVYT.
- Thời gian quan sát vào 2 khung giờ: 11 giờ và 16 giờ hàng ngày, đây là thời điểm
NVYT các khoa thường phải xử lý và KK-TK DC để tái sử dụng.
48

- Điều tra viên dựa vào quy trình xử lý DCYT trong bảng kiểm để đánh giá thực
hành của NVYT, gồm:
+ Trình tự các bước trong quy trình thực hành (theo đúng thứ tự? đủ các bước?)
+ Thực hiện các bước theo quy trình đúng hay sai.
- Mỗi NVYT được quan sát 01 hoặc nhiều lần thực hành trên các quy trình thực
hành xử lý DCYT khác nhau
* Giai đoạn 3: Thu thập số liệu định tính
Thực hiện thu thập số liệu định tính ngay sau khi thu thập xong số liệu định
lượng của từng BV (phụ lục 5a, 5b)
Các đối tượng nghiên cứu được thông báo trước thời gian, địa điểm và nội
Lu

dung để chuẩn bị trước khi được phỏng vấn


Các cuộc PVS được thực hiện tại phòng làm việc và được thực hiện riêng biệt
ận

cho từng đối tượng, tiến hành tuần tự theo nội dung hướng dẫn.
án

Các cuộc TLN được thực hiện tập trung, riêng biệt tại phòng giao ban BV, đảm
tiê

bảo môi trường thoải mái, yên tĩnh để các thành viên tập trung, tự tin trao đổi một
n

cách khách quan và trung thực nhất.


Thời gian cho mỗi cuộc PVS sâu và TLN từ 45 – 60 phút


m

Diễn biến các cuộc PVS và TLN được ghi âm để gỡ băng và phân tích theo từng
ới

chủ đề.
nh

Các cuộc PVS và TLN do Nghiên cứu viên chính chủ trì và thực hiện. ĐD
ất

trưởng khoa KSNK hoặc lãnh đạo khoa KSNK của BV tham gia nghiên cứu là thư
ký ghi biên bản, ghi âm và phối hợp gỡ bản ghi âm.
Điều tra viên:
Việc thu thập số liệu trước và sau can thiệp được thực hiện bởi 06 điều tra
viên (ĐTV), bao gồm: 02 cán bộ khoa KSNK của 2 BV (BV YHCT Trung Ương
và BV Châm cứu Trung Uơng), 01 cán bộ phòng ĐD BV Phục hồi chức năng Hà
Nội, 02 cán bộ thuộc phòng ĐD BV Tuệ Tĩnh và 01 Thạc sỹ Y tế công cộng (là
những người nắm vững kiến thức về KK-TK và các quy trình, qui định về KK-
TK, đồng thời có kỹ năng kiểm tra giám sát). Được chia 02 nhóm, mỗi nhóm 03
người thu thập số liệu một BV. Riêng BV Tuệ Tĩnh được thực hiện đầu tiên và cả
49

06 ĐTV và NV viên cùng tham gia để cùng rút kinh nghiệm cho hai BV còn lại.
Nghiên cứu viên luôn giám sát và hỗ trợ cho các ĐTV, đồng thời yêu cầu chỉnh
sửa nếu các thông tin không phù hợp. Sau cùng cả 6 ĐTV tiếp tục thu thập số liệu
sau can thiệp tại BV Tuệ Tĩnh. Nhóm ĐTV được tập huấn trước khi tiến hành thu
thập số liệu.
Bảng 2.2. Quá trình triển khai nghiên cứu
Nội dung Kết quả NC Giải pháp can thiệp Dự kiến Kết quả sau
nghiên cứu trước can can thiệp
thiệp
Cơ sở vật chất, Nhiều hạn chế Can thiệp hệ thống - Khu vực KK-TK
TTB, Phương - Đề xuất nâng DCYT tại khoa KSNK
tiện và hóa chất – cấp/sửa chữa cơ sở hạ được bố trì một chiều,
Lu

vật ư tiêu hao tầng phân chia riêng biệt khu


-Bổ sung máy móc, vực bẩn, khu vực sạch và
ận

TTB, phương tiện, khu vực vô khuẩn


hóa chất – vật tư tiêu - Cải tạo các điểm xử lý
án

hao DCYT ban đầu tại các


Can thiệp kỹ thuật khoa
tiê

Quy trình/quy Chưa xây dựng - Chuyên môn; biên Xây dựng:
định/hướng dẫn soạn tài liệu, quy -18 quy trình, quy định
n

trình/quyđịnh/hướng và hướng dẫn


dẫn - 02 tài liệu đào tạo/tập


m

- Tổ chức đào tạo/tập huấn


Kiến thức của Tỷ lệ kiến thức huấn, hướng dẫn thực Tỷ lệ kiến thức của
ới

NVYT của NVYT tại hành NVYT đạt tăng


nh

các khoa đạt - Kiểm tra, giám sát,


thấp đánh giá
ất

Thực hành của Tỷ kệ thực Cải thiện tỷ lệ thực hành


NVYT hành của đạt của NVYT
NVYT đạt thấp

2.5.3. Giai đoạn can thiệp:


* Lý do chọn giải pháp can thiệp thực hiện KK-TK tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Theo kết quả NC thực trạng về kiến thức, thực hành của NVYT tại ba BV
YHCT tại Hà Nội thì cả ba BV vì đều có nhu cầu can thiệp. Hoặc chọn BV có kết quả
thấp nhất đó là BV YHCT Bộ Công An. Tuy nhiên NCS lựa chọn thực hiện các giải
pháp can thiệp tại BV Tuệ Tĩnh vì:
50

- Bệnh viện Tuệ Tĩnh là nơi NCS đang công tác nên thuận lợi hơn trong quá
trình xin phê duyệt chủ trương từ các lãnh đạo BV và sự đồng thuận từ các NVYT.
- Là BV thực hành của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nên cần có sự
tiên phong, tạo môi trường chuẩn cho sinh viên học tập và thực hành.
Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế của BV, nghiên cứu áp dụng các nhóm
giải pháp can thiệp về công tác Quản lý phù hợp, khả thi, hiệu quả và duy trì bền
vững.
* Nguyên tắc can thiệp:
Các hoạt động can thiệp dựa trên mô hình tổ chức quản lý: Bổ sung nguồn
lực cùng với xây dựng quy trình, quy định, chương trình đào tạo, hướng dẫn thực
Lu

hành, truyền thông nhằm thay đổi hành vi dựa trên kết quả khảo sát trước can
ận

thiệp về thực trạng kiến thức, thực hành KK-TK DCYT của NVYT và thực tế
quan sát điều kiện cơ sở vật chất, TTB, phương tiện, hóa chất và vật tư tiêu hao
án

tại ba Bệnh viện YHCT tại Thành phố Hà Nội. Trước đó đã đề xuất chủ trương
tiê

từ Ban Giám đốc BV và huy động các trưởng/phó khoa phòng và hệ thống
n

NVYT toàn BV cùng tham gia. Các nội dung trong chương trình can thiệp dựa

trên tài liệu chính thống, Thông tư, Hướng dẫn công tác KK-TK DCYT của
m

WHO và Bộ Y tế Việt Nam ban hành. Bên cạnh đó, có các chuyên gia về KSNK
ới

của BYT Việt Nam tham gia với vai trò tham vấn, quyết định về mặt chuyên
nh

môn. Và NVYT chủ động tham gia để thay đổi về kiến thức và thực hành. Các
ất

nội dung đào tạo, thông tin tuyên truyền được lặp lại nhiều lần bằng nhiều hình
thức như thảo luận, quan sát thực hành, truyền thông, hướng dẫn và trao đổi
thông tin với tổ tư vấn giám sát…nhằm nâng cao sự hiểu biết, kiến thức, củng cố
lòng tin và hướng đến có sự thay đổi đúng, tích cực về hành vi trong môi trường
làm việc.
* Các bước xây dựng mô hình và tiến hành can thiệp:
- Làm việc với lãnh đạo BV Tuệ Tĩnh để trình bày mục đích, nội dung, kế hoạch
nghiên cứu và xin chủ trương để có sự đồng thuận của Lãnh đạo và các bên liên
quan đảm bảo sự cam kết tham gia chương trình can thiệp của cả hệ thống BV.
51

- Qua kết quả điều tra hồi cứu về hoạt động KCB, điều tra cắt ngang về thực trạng
công tác KK-TK DCYT tại ba bệnh viện YHCT tại Hà Nội, tác giả thực hiện hai
nhóm giải pháp can thiệp:
Nhóm giải pháp can thiệp thuộc về hệ thống:
Được đưa vào kế hoạch phát triển định hướng chung của BV do Ban Giám
đốc BV quyết định, khoa KSNK tham mưu về chuyên môn và kỹ thuật.
- Cải tạo và sửa chữa khu vực KK-TK DCYT tập trung tại khoa KSNK và bổ
sung một số điểm xử lý DC bẩn tại các khoa sử dụng DC:
 Khu vực KK-TK tập trung cơ bản được bố trí một chiều và phân chia riêng biệt
3 khu vực: khu vực xử lý DC bẩn, khu vực sạch và khu vực vô khuẩn
Lu

 Lắp lavabo inox chuyên dụng rửa DC tại khoa KSNK


ận

 Khu vực xử lý DC bẩn tại các khoa: vì là số lượng DC tại các khoa ít nên bổ
sung 05 khu vực xử lý dụng cụ bẩn ở 5 tầng, các khoa cùng tầng sử dụng chung
án

 Bổ sung thiết bị, máy móc và phương tiện, hóa chất tại khoa KSNK
tiê

Máy TK nhiệt độ thấp công nghệ Plasma


n

Nồi hấp TK hơi nước áp suất cao


Tủ sấy làm khô dụng cụ nhiệt độ thấp


m

Máy xì khô DC
ới

Máy đóng gói hút chân không


nh

Hóa chất KK-TK (Cydzyme, javen 0,5%, Precep 0,5%, Cloran B 0,5%, Ortho
ất

phthalaldehyde (OPA) 0,55% hoặc Glutaraldehyde 2%)


Đủ PTPH cá nhân cho nhân viên xử lý DCYT và test kiểm soát chất lượng: chỉ
thị hóa học – kiểm soát gói 3M Sterigage 1243
Nhóm can thiệp kỹ thuật: Khoa KSNK là đầu mối xây dựng và triển khai
- Quy trình KK-TK DCYT: nhóm NC đã xây dựng quy trình KK-TK DCYT
tập trung, bao ngồm 18 quy trình, quy định và hướng dẫn chi tiết liên quan đến Quy
trình KK-TK DCYT tập trung theo điều kiện thực tế của BV.
- Xây dựng bảng kiểm: Xây dựng 06 bảng kiểm nhằm phục vụ cho việc kiểm
tra và đánh giá thực hành KK-TK DCYT trong toàn BV.
52

- Tài liệu đào tạo: Xây dựng 02 bộ tài liệu đào tạo, một tài liệu về kiến thức cơ
bản chung cho NVYT tại các khoa sử dụng/xử lý DCYT và một tài liệu dành riêng
cho NVYT khoa KSNK
- Tổ chức tập huấn kiến thức và thực hành KK-TK DCYT: Để cải thiện kiến thức
và thực hành, các đối tượng tham gia NC được tập huấn tập trung 02 lần, mỗi lần 02
buổi. Ngoài việc cùng được tập huấn khiến thức cơ bản cùng với NVYT tại các khoa,
NVYT khoa KSNK và cộng tác viên được tập huấn riêng với nội dung chuyên sâu và
kỹ hơn để trực tiếp tư vấn, hướng dẫn đến từng cá nhân hoặc các khoa, kết hợp giám
sát thường xuyên và định kỳ công tác KK-TK DCYT toàn bệnh viện.
- Tuyên truyền: Hỗ trợ cho công tác đào tạo, nhóm NC đã xây dựng một số tờ
Lu

rơi nội dung về KK-TK DCYT phân phát đến tất cả các đối tượng tham gia NC, khu
ận

vực có
xử lý DCYT, khoa lâm sàng, khu vực khám bệnh và khoa xét nghiệm.
án

- Xây dựng đội ngũ giám sát viên, cộng tác viên, chuyên gia nòng cốt tại BV Tuệ
tiê

Tĩnh để thực hiện chương trình can thiệp (Lãnh đạo các khoa, ĐD trưởng khoa, tổ
n

trưởng các bộ phận liên quan đến sử dụng DCYT và KK-TK DCYT.

* Giám sát thực hiện chương trình can thiệp


m

Hội đồng KSNK của BV cùng với nhóm NC giám sát hỗ trợ các khoa về
ới

việc tổ chức các biện pháp tuyên truyền, đào tạo tại khoa theo đúng tiến độ, ghi
nh

nhận những khó khăn, thuận lợi và đưa ra giải pháp khắc phục. Giám sát được áp
ất

dụng bằng 03 hình thức trong quá trình can thiệp:


- Giám sát hỗ trợ: Thực hiện định kỳ 01 tháng/lần/khoa có thông báo trước
cho các khoa về thời gian giám sát để phối hợp thực hiện. Trong các lần giám sát hỗ
trợ này, các giám sát viên cùng trao đổi, thảo luận với các khoa, lắng nghe các ý
kiến, cùng bàn giải pháp và các nội dung can thiệp phù hợp và hiệu quả.
- Giám sát đột xuất: Các khoa không được thông báo trước về thời gian
giám sát. Mỗi khu vực xử lý DC tại các khoa có ít nhất 1 lần giám sát đột xuất/03
tháng. Giám sát viên đánh giá việc sử dụng PTPH cá nhân, thực hành các bước
theo quy trình chuyên môn.
53

- Hỗ trợ gián tiếp: Trong suốt quá trình can thiệp và thực hiện, các khoa và
người tham gia NC có thể trực tiếp liên hệ với nhóm NC, giám sát viên qua điện
thoại, nhóm Zalo... để được hỗ trợ khi gặp khó khăn, chưa tìm ra hướng giải quyết.
2.5.3. Giai đoạn sau can thiệp:
Nghiên cứu định lượng: Thu thập số liệu tương tự như giai đoạn trước
can thiệp với toàn bộ người tham gia NC tại BV Tuệ Tĩnh đáp ứng các tiêu chí
lựa chọn đối tượng NC. Sử dụng lại bộ công cụ khảo sát trước can thiệp để đánh
giá sau can thiệp.
Nghiên cứu định tính: Tiến hành nghiên cứu định tính tại BV Tuệ Tĩnh (nhóm
can thiệp). Thực hiện 03 cuộc PVS và 01 cuộc TLN. Nghiên cứu sử dụng “Hướng dẫn
Lu

phỏng vấn sâu” và “Hướng dẫn thảo luận nhóm” (Phụ lục 5c, 5d) trong quá trình hỏi,
thảo luận. Nội dung các PVS và TLN đều có ghi âm và thư ký ghi chép nhanh
ận
án
tiê
n

m
ới
nh
ất
54

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC CAN THIỆP


(333 NVYT tại 03 Bệnh viện)
BV YHCT Hà Nội (95) +BV YHCT Bộ Công An (133) + BV Tuệ Tĩnh (105)

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH


VỀ KK-TK DCYT CỦA NVYT
- Cơ sở vật chất -Thông tin đối tượng NC: tuổi, giới,
- TTB, phương tiện tiện, hóa chất trình độ chuyên môn, thâm niên công tác
– vật tư tiêu hao - Kiến thức: cơ bản đối với NVYT tại
- Quy trình /quy định/ hướng dẫn các khoa và chuyên sâu đối với NVYT
- Đào tạo/tập huấn, truyền thông khoa KSNK
- Thực hành KK-TK DCYT tái sử dụng
Lu

HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP CAN THIỆP


(Bệnh viện Tuệ Tĩnh)
ận

Can thiệp hệ thống


án

- Nâng cấp/sửa chữa cơ sở hạ tầng


- Bổ sung máy móc, TTB, phương tiện, hóa chất – vật tư tiêu hao
tiê

Can thiệp kỹ thuật


n

- Chuyên môn: biên soạn tài liệu, quy trình/quy định/ hướng dẫn
- Tổ chức đào tạo/ tập huấn, hướng dẫn thực hành

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá


m
ới
nh

ĐÁNH GIÁ SAU CAN THIỆP


(101 NVYT về kiến thức + 95 lượt thực hành/quy trình)
ất

CẢI THIỆN KIẾN THỨC, THỰC TÁC ĐỘNG


HÀNH KK-TK DCYT CỦA NVYT - Nâng cao chất lượng công tác
KK-TK DCYT
- Cải thiện về tỷ lệ kiến thức đạt - Giảm nguy cơ NKBV, góp
- Cải thiện về tỷ lệ thực hành KK-TK phần nâng cao chất BV
DCYT đạt - Thay đổi nhận thức của các
nhà QLBV

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu


55

2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu


* Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng công khác khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế của
một số bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội năm 2018.
- Nhóm biến số về một số đặc điểm của người tham gia nghiên cứu bao gồm: Tuổi, giới,
trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, khoa đang công công tác và thông tin về đào
tạo, tập huấn KK-TK DCYT.
- Nhóm biến số thực trạng công tác tổ chức, quản lý và cơ sở vật chất, trang thiết bị
phương tiện tại khu vực KK-TK.
+ Chỉ số KCB, phẫu thuật/thủ thuật xâm lấn liên quan đến sử dụng DCYT
+ Công tác tổ chức Hệ thống KSNK và KK-TK DCYT
Lu

+ Công tác Quản lý hoạt động KK-TK DCYT


ận

- Nhóm biến số về kiến thức của NVYT về KK-TK DCYT:


+ Kiến thức về khái niệm cơ bản
án

+ Kiến thức về NKBV liên quan đến sử dụng DCYT


tiê

+ Kiến thức về nguyên tắc cơ bản khi KK-TK DCYT.


n

+ Kiến thức về phân loại DCYT theo Spaudling


+ Kiến thức về các phương pháp TK


m

+ Kiến thức về các tác nhân và yếu tố ảnh hưởng đến KK-TK
ới

+ Kiến thức về quản lý TKDC tập trung.


nh

+ Kiến thức kiểm soát chất lượng TK.


ất

- Nhóm biến số về thực hành KK-TK DCYT:


+ Kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ y tế và thiết bị KK-TK
+ Thực hành làm sạch DC trước KK-TK
+ Thực hành kiểm tra và đóng gói DC
+ Thực hành KK-TK DC bằng hóa chất
+ Thực hành TK DC bằng phương pháp hấp ướt
+ Thực hành TK DC bằng phương pháp hấp nhiệt khô
- Nhóm biến số định tính (trước can thiệp)
+ Cơ sở pháp lý thực hiện công tác KK –TK
+ Cơ sở vật chất - trang thiết bị và phương tiện, nhân lực, tài chính
56

+ Công tác đào tạo, tập huấn


+ Kiểm tra, giám sát
* Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp tới công tác khử khuẩn –
tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại bệnh viện Tuệ Tĩnh.
- Nhóm biến về sự cải thiện về kiến thức, thực hành về KK-TK DCYT sau can thiệp
- Nhóm biến về nội dung các quy trình để can thiệp đã được xây dựng để nâng cao kiến
thức, thực hành về KK-TK DCYT
- Nhóm biến định tính (sau can thiệp):
Đánh giá về tính phù hợp, khả thi của các nội dung can thiệp
Đánh giá về tính phù hợp, khả thi của các tài liệu can thiệp
Lu

Đánh giá về tính phù hợp, hiệu quả và khả năng duy trì, nhân rộng của các
giải pháp can thiệp.
ận

Chi tiết chỉ số, biến số (phụ lục 6)


án

Bảng 2.3. Tổng hợp về phương pháp thực hiện


tiê

TT Nội dung Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả
n

công khác khử khuẩn - tiệt một số giải pháp can thiệp tới

khuẩn dụng cụ y tế của một


công tác khử khuẩn –tiệt khuẩn
m

số bệnh viện Y học cổ truyền


tại thành phố Hà Nội năm tại bệnh viện Tuệ Tĩnh.
ới

2018.
nh

1 Đối tượng Định lượng: NVYT tại các khoa sử dụng/xử lý DCYT; Cơ sở vật
nghiên cứu chất , TTB; Quy trình/quy định; Hồ sơ, báo cáo
ất

Định tính: Lãnh đạo BV; Trưởng/phó phòng ĐD; ĐĐ trưởng khoa
và Trưởng/phó khoa KSNK
2 Thời gian và Từ tháng 7/2018–tháng Từ tháng 01/2020 đến tháng
địa điểm 12/2019 06/2022. Tại bệnh viện Tuệ Tĩnh
nghiên cứu Tại 3 BV YHCT ở Hà Nội:
BV Tuệ Tĩnh, BV đa khoa
YHCT Hà Nội và BV YHCT
Bộ Công An
3 Thiết kế Mô tả cắt ngang Can thiệp đánh giá trước sau
không có nhóm đối chứng
Cỡ mẫu, Định lượng: Định lượng:
4 phương 1. Kiến thức cơ bản của 1. Kiến thức cơ bản của NVYT:
57

pháp chọn NVYT: Áp dụng công thức Chọn toàn bộ


mẫu một tỷ lệ n= 101 (04 NVYT xin thôi việc)
n= 333 (BV Tuệ Tĩnh: 105) 2. Kiến thức của NVYT khoa
2. Kiến thức của NVYT khoa KSNK: chọn toàn bộ:
KSNK: chọn toàn bộ: n= 07
n= 33 (BV Tuệ Tĩnh: 07) 3. Thực hành KK-TK: theo công
3. Thực hành KK-TK: theo thức hai tỷ lệ
công thức một tỷ lệ n= 95 lượt quan sát/quy trình/BV
n=42 lượt quan sát/quy Định tính: Chọn chủ đích 03
trình/BV cuộc PVS và 01 cuộc TLN
Định tính: Chọn chủ đích 09
cuộc PVS và 03 cuộc TLN
5 Công cụ thu Định lượng: Định lượng:
Lu

thập số liệu - Công tác tổ chức quản lý và - Kiến thức: bộ câu hỏi phát vấn
cơ sở vật chất, TTB...: bảng - Thực hành: 06 quy trình
ận

kiểm Định tính: Hướng dẫn PVS và


- Kiến thức: bộ câu hỏi phát TLN
án

vấn
tiê

- Thực hành: Các quy trình


Định tính: Hướng dẫn PVS
n

và TLN

6 Cơ sở xây
m

dựng bộ - Căn cứ các Thông tư, văn bản, tài liệu của CDC, WHO và
ới

công cụ và của Bộ Y tế Việt Nam hướng dẫn về KSNK nói chung và hoạt
phương động KK-TK DCYT nói riêng.
nh

pháp đánh - Tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia KSNK Việt Nam
ất

giá
7 Cách thức - Hồi cứu số liệu thứ cấp về - Phát vấn kiến thức
thu thập số hoạt động KCB và KK-TK - Quan sát thực hành
liệu DCYT - PVS, TLN (NCđịnh tính)
- Phỏng vấn/quan sát cơ sở vật
chất, TTB
- Phát vấn kiến thức
- Quan sát thực hành
- PVS, TLN (NC định tính)
58

. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá


Cách chấm điểm đánh giá kiến thức và thực hành của NVYT đã được tham
khảo ý kiến của các chuyên gia KSNK của Bộ Y tế và chỉ áp dụng trong nghiên cứu
này.
Bảng 2.4. Cách chấm điểm và đánh giá kiến thức, thực hành về KK-TK
TT Nội dung các phần câu hỏi Điểm tối đa Cách đánh giá
Kiến thức
Kiến thức cơ bản chung cho NVYT
Khái niệm và thuật ngữ 07 điểm Được ≥ 4 điểm là
Từ câu A1 đến A7 đạt
Trả lời đúng được: 1 điểm
Lu

Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm


Nhiễm khuẩn BV liên quan đến DC 06 điểm Được ≥ 4 điểm là
ận

Từ câu B1 đến B6 đạt


án

Trả lời đúng được: 1 điểm


Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm
tiê

Nguyên tắc KK- TK 06 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt


n

Từ câu C1 đến C6
Trả lời đúng được: 1 điểm

Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm


m

Phân loại DC theo Spaudling 06 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt


ới

Từ câu D1 đến D6
nh

Trả lời đúng được: 1 điểm


Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm
ất

Các phương pháp TK 07 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt


Từ câu E1 đến E7
Trả lời đúng được: 1 điểm
Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm
32 điểm Được ≥ 20 điểm là
Kiến thức chung đạt (với điều kiện ≥
3/4 nhóm đạt)
Kiến thức dành cho NVYT khoa KSNK

Yếu tố ảnh hưởng KK- TK và tác 04 điểm Được ≥ 3 điểm là đạt


nhân gây bệnh
59

TT Nội dung các phần câu hỏi Điểm tối đa Cách đánh giá
Kiến thức
Kiến thức cơ bản chung cho NVYT
Từ câu I1 đến I4
Trả lời đúng được: 1 điểm
Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm
4 Mô hình thiết kế và quản lý khu vực 06 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt
TK tập trung
Từ câu II1 đến II6
Trả lời đúng được: 1 điểm
Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm
Quản lý và kiểm soát chất lượng TK 06 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt
Từ câu III1 đến III6
Lu

Trả lời đúng được: 1 điểm


ận

Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm


16 điểm Được ≥ 11 điểm là
án

Kiến thức chung


đạt (với điều kiện ≥
tiê

2/3 nhóm đạt)


II. Thực hành
n

Kiểm soát chất lượng vô khuẩn DCYT và


thiết bị KK –TK
m

Từ bước 1 đến bước 5 5 điểm Được ≥ 3 điểm là đạt


ới

Có thực hiện: 1 điểm


nh

Thực hiện nhưng chưa đúng: 0 điểm


Không thực hiện: trừ 1 điểm
ất

Thực hành làm sạch DC trước khi KK-TK


Từ bước 1 đến bước 6 6 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt
Có thực hiện: 1 điểm
Thực hiện nhưng chưa đúng: 0 điểm
Không thực hiện: trừ 1 điểm
Thực hành Quy trình đóng gói DC
Từ bước 1 đến bước 5 5 điểm Được ≥ 3 điểm là đạt
Có thực hiện: 1 điểm
Thực hiện nhưng chưa đúng: 0 điểm
Không thực hiện: trừ 1 điểm
Quy trình thực hành KK-TK DC bằng
60

TT Nội dung các phần câu hỏi Điểm tối đa Cách đánh giá
Kiến thức
Kiến thức cơ bản chung cho NVYT
hóa chất
Từ bước 1 đến bước 6 6 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt
Có thực hiện: 1 điểm
Thực hiện nhưng chưa đúng: 0 điểm
Không thực hiện: trừ 1 điểm
Quy trình TK DC bằng phương pháp hấp
ướt
Từ bước 1 đến bước 6 6 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt
Có thực hiện: 1 điểm
Thực hiện nhưng chưa đúng: 0 điểm
Lu

Không thực hiện: trừ 1 điểm


ận

Quy trình TK DC bằng phương pháp hấp


nhiệt độ khô
án

Từ bước 1 đến bước 6 6 điểm Được ≥ 4 điểm là đạt


tiê

Có thực hiện: 1 điểm


Thực hiện nhưng chưa đúng: 0 điểm
n

Không thực hiện: trừ 1 điểm


Điểm thực hành chung 34 điểm Được ≥ 22 điểm là


m

đạt (với điều kiện ≥


ới

4/6 quy trình đạt)


nh
ất

2.7. Phương pháp phân tích số liệu


Nghiên cứu định lượng
Số liệu sau khi làm sạch bằng cách kiểm tra nội dung trả lời, loại bỏ phiếu
trống quá 1/2 thông tin cần thu thập. Các số liệu được mã hóa và nhập vào phần mềm
Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Để tránh sai sót trong quá
trình nhập liệu, nghiên cứu viên chính kiểm tra ngẫu nhiên 10% số phiếu được
nhập.
Sử dụng thuật toán thống kê mô tả: các giá trị trung bình, trung vị, độ lệch
chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất để mô tả các biến định lượng; tần số và tỷ lệ
% để mô tả các biến phân loại. Kiểm định khi bình phương và Fisher exact được sử
61

dụng để so sánh tỷ lệ giữa các nhóm; Tỷ suất chênh được sử dụng để tìm hiểu mối
liên quan giữa 2 biến nhị phân; mức ý nghĩa thống thống kê được áp dụng p = 0,05.
Sử dụng ANOVA test để so sánh giá trị trung bình điểm về kiến thức chung và thực
hành chung giữa ba BV vì điểm kiến thức chung và thực hành chung có phân bố
tương đối chuẩn. T- test ghép cặp được sử dụng để so sánh giá trị trung bình điểm
kiến thức của hai nhóm trước và sau can thiệp; Mc Nemar test được sử dụng để so
sánh tỷ lệ kiến thức đạt trước và sau can thiệp.
Các test thống kê suy luận được sử dụng: so sánh trung bình (T - test), so
sánh tỷ lệ (χ2test) được sử dụng để so sánh sự thay đổi trung bình điểm kiến
thức, thực
Lu

hành hoặc tỷ lệ có kiến thức và thực hành đúng về KK-TK DCYT.


Nghiên cứu định tính
ận

Nội dung các cuộc PVS và TLN được gỡ bản ghi âm và ghi lại bằng bản
án

word, được mã hoá theo nhóm chủ đề chính bao gồm: công tác tổ chức, quản lý;
tiê

yếu tố cơ sở vật chất, TTB để thực hiện KK-TK DCYT trước can thiệp và tính hiệu
n

quả, phù hợp và khả năng duy trì sau can thiệp; thực hiện trích dẫn những ý kiến tiêu

biểu minh họa trong phần kết quả theo mục tiêu NC.
m

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu


ới

Đề tài NC đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học số
nh

380/2018/YTCC – HD3 của trường Đại học Y tế Cộng cộng thông qua ngày
ất

22/06/2028 và chủ trương thống nhất từ Ban Giám đốc của 3 BV tham gia NC.
Nội dung can thiệp được xây dựng và tham khảo ý kiến các chuyên gia trong
lĩnh vực KSNK, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuyên
môn của BV và công việc của NVYT. Trước khi tham gia NC, đối tượng NC được
giải thích rõ về mục đích, yêu cầu, lợi ích của NC và hoàn toàn tự nguyện tham gia.
Thông tin cá nhân được được mã hóa và chỉ phục vụ mục tiêu NC.
Có xác nhận của Giám đốc 03 BV: Bệnh viện Tuệ Tĩnh, BV đa khoa YHCT
Hà Nội và BV YHCT Bộ Công An cho phép thu thập và công bố số liệu NC.
Kết quả NC được thông tin lại đầy đủ cho BV tham gia NC để cân nhắc, áp
dụng cho BV trong quản lý, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng công tác KK-TK,
62

giảm nguy cơ NKBV, góp phần nâng cao chất lượng KCB và hướng tới sự hài lòng
của NB.

2.9. Hạn chế trong nghiên cứu


2.9.1. Nguồn lực và thời gian
Nhân lực, kinh phí và thời gian còn hạn hẹp nên không can thiệp được cả 3
bệnh viện YHCT trong diện NC. BV Tuệ Tĩnh không phải là BV có kết quả khảo
sát thực trạng thấp nhất trong 3 BV nghiên cứu, tuy nhiện vì nhiều lý do NC lựa
chọn các gải pháp can thiệp tại BV Tuệ Tĩnh. Nghiên cứu can thiệp tại BV Tuệ
Tĩnh cũng chưa thực hiện đồng bộ mà chỉ thực hiện được một số giải pháp cơ bản.
Nghiên cứu mới tập trung vào được một số quy trình cơ bản về xử lý DC
Lu

tái sử dụng của Bộ Y tế ban hành và NC chưa đánh giá được mối liên quan giữa
ận

việc KK-TK DC với tỷ lệ NKBV hàng năm của BV để thấy được lợi ích về kinh
tế.
án

Mặt khác, trong nghiên cứu cũng chưa thực hiện xét nghiệm vi sinh định
tiê

kỳ trên DCYT đã TK.


n

2.9.2. Sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục


Cách tính điểm đánh giá kiến thức và thực hành của NVYT còn mang tính
m

chủ quan của tác giả, mặc dù đã được sự đóng góp ý kiến và đồng thuận từ phía các
ới

chuyên gia KSNK của Bộ Y tế.


nh

Kỹ năng của ĐTV còn hạn chế hoặc thái độ hợp tác và tâm lý của đối tượng
ất

tham gia NC không ổn định. Đối tượng NC tham gia có thể không hiểu câu hỏi trong
bộ phát vấn hoặc câu hỏi của người PVS, hoặc có gợi ý cho người trả lời. Để khắc
phục sai số này, các phiếu điều tra được nhóm NC thiết kế theo đúng qui trình, được
thử nghiệm tính phù hợp với yêu cầu NC thực tiễn. Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp, từ
ngữ dễ hiểu. Các định nghĩa, tiêu chuẩn đưa ra chính xác, rõ ràng đồng thời tập
huấn kỹ cho điều tra viên trước khi thu thập số liệu.
63

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHỬ KHUẨN-TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ


TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM
2018
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
BỆNH VIỆN
YHCT YHCT TỔNG
THÔNG TIN TUỆ TĨNH
HÀ NỘI BỘ CA (N = 333)
CHUNG (n = 105)
(n = 95) (n = 133)
Lu

n % n % n % n %
ận

Giới
- Nam 9 8,6 11 11,6 40 30,1 60 18,0
án

- Nữ 96 91,4 84 88,4 93 70,0 273 82,0


Tuổi
tiê

- < 30 tuổi 23 22,0 29 30,5 64 48,12 116 34,8


n

- Từ 30 đến 40 tuổi 74 70,5 46 48,4 67 70,5 187 56,2


- > 40 tuổi đến < 60 tuổi 8 7,6 20 21,1 2 1,5 30 9,0


m

Tuổi trung bình ± ĐLC 33,7 ± 5,4 35,8 ± 8,4 31,5 ± 4,0 33,4 ± 6,2
ới

(GNLN - GTNN) (22-57) (24-56) (20-43) (20-57)


Chuyên ngành:
nh

- Điều dưỡng 83 79,1 74 77,90 110 82,7 267 80,2


ất

- Kỹ thuật viên 22 20,9 21 22,10 23 17,3 66 19,8


Trình độ học vấn:
- Sau đại học 07 6,7 8 8,4 10 8,6 25 7,5
- Đại học 80 76,2 43 45,3 70 52,6 193 58,0
- Cao đẳng 13 12,4 34 35,8 37 27,8 84 25,2
- Trung cấp 5 4,8 10 10,5 16 12,0 31 9,3
Thâm niên công tác-
- > 6 tháng < 5 năm 11 10,5 25 26,3 25 18,8 61 18,3
- Từ 5-10 năm 43 40,9 21 22,1 83 62,4 147 41,2
- Trên 10 năm 51 48,6 49 51,6 25 18,8 125 37,5
Trung bình thâm niên ± 10,1 ± 4,6 12,0 ± 9,0 7,4 ± 3,3 9,6 ± 6,1
ĐLC (GNLN - GTNN) (2 - 35) (1 - 35) (1 - 16) (1 - 35)
64

Được đào tạo KK-TK:


- Ở đâu* H H H H
- 1 lần 4 3,8 0 0 0 0 4 1,2
- 2 lần trở lên 0 0 5 5,7 7 5,3 12 3,6
- Chưa lần nào 101 96,2 90 94,7 126 94,7 317 95,2
Cần thông tin, đào tạo
105 100,0 95 100,0 133 100,0 333 100,0
về KK-TK
*- Hội nghị, hội thảo: H - Tại Bênh viện: BV
Kết quả tại Bảng 3.1 cho thấy, đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi từ 30-40
chiếm tỷ lệ cao nhất (56,2%), chuyên môn đào tạo chủ yếu là ĐD, chiếm 80,2%.
Trình độ đào tạo đại học là 58,0%, sau đó đến cao đẳng 25,2%. Tuy nhiên, hầu hết
chưa được hướng dẫn, đào tạo một lần nào về công tác KK-TK DCYT (chiếm
Lu

95,2%). Khi được hỏi về nhu cầu thông tin, hướng dẫn về KK-TK DCYT thì tất cả
ận

NVYT cho rằng cần được đào tạo, thông tin thường xuyên theo nhiều hình thức
án

khác nhau.
tiê

Bảng 3.2. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của ba bệnh viện
BỆNH VIỆN
n

KẾT QUẢ YHCT YHCT


TUỆ TĨNH
HÀ NỘI BỘ CÔNG AN
m

KHÁM CHỮA BỆNH


ới

2016 2017 2016 2017 2016 2017


Số NB điều trị nội trú
nh

7.296 7.884 7.961 9.220 9.339 9.272


Số NB điều trị ngoại trú 4.588 2.802 1.300 1.307 2.561 4.171
ất

Tổng số lượt KB 33.165 44.709 110.854 126.475 151.494 152.300


Tổng số NB phẫu thuật 127 445 1.763 2.014 800 467
Tổng số thủ thuật nội
752 1.695 6206 6.462 3084 1773
soi
Tổng số thủ thuật xâm
17566 83544 24925 31997 28364 76430
lấn khác
Công suất sử dụng (SD)
116% 123% 128% 122% 167,9% 158,2%
giường bệnh
65

Bảng 3.2. cho thấy, công suất sử dụng giường bệnh của các BV Tuệ Tĩnh, BV
đa khoa YHCT Hà Nội và bệnh viện YHCT Bộ CA qua năm gần nhất đều vượt
mức kế hoạch, lần lượt là 123%; 122% và 158,2%. Năm 2017 so với năm 2016 số
phẫu thuật và thủ thuật nội soi tại BV Tuệ tĩnh tăng cao, lần lượt là 350,4% và
225,4%. Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội cũng tương tự, năm 2017 có số ca phẫu
thuật tăng 114,2% và thủ thuật nội soi tăng nhẹ 103,5%. Việc gia tăng số NB được
can thiệp phẫu thuật, thủ thuật nội soi và các thủ thuật xâm lấn khác tỷ lệ thuận với
việc gia tăng sử dụng DC vô khuẩn hàng năm tại BV Tuệ Tĩnh và BV đa khoa
YHCT Hà Nội.
Lãnh đạo BV cũng cho rằng công tác KK-TK DCYT ở các BV YHCT cũng quan
Lu

trọng và cần thiết triển khai để đảm bảo thành công cho các kỹ tuật chuyên môn.
“ ... Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ Y tế đương nhiên là Bệnh viện có nhu cầu và có vai
ận

trò quan trọng chứ. Trong phẫu thuật - thủ thuật phải sử dụng đến dụng cụ dùng lại,
án

nếu dụng cụ dùng lại không đảm bảo vô khuẩn thì khó mà thành công được....” PVS
tiê

LĐ 2
n

“Công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn cũng đóng góp một phần rất lớn vào sự

thành công trong công tác khám chữa bệnh, vậy cũng cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ
m

tầng, thiết bị phương tiện, hóa chất và con người để thực hiện có hiệu quả của công
ới

tác kiểm soát nhiễm khuẩn như vấn đề thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, nếu
nh

trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tham mưu, đề xuất hợp lý, phù hợp với định
ất

hướng phát triển chung của bệnh viện chúng tôi sẽ xem xét” PVS - LĐ 3
Tuy nhiên, để đầu tư đồng bộ cho công tác KK-TK DCYT thì các BV cũng còn
nhiều khó khăn phải cân nhắc và theo định hướng phát triển chung của BV.
“Công tác KK -TK liên quan đến chất lượng bệnh viện, đặc biệt chúng tôi sẽ ưu
tiên phát triển chuyên ngành ngoại khoa và như vậy công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn
đương nhiên phải đồng hành, tuy nhiên bệnh viện chúng tôi dù sao vẫn là Y học cổ
truyền là chính và thực hiện tự chủ về tài chính, năm 2019 đang gặp nhiều khó khăn
nên để đầu tư chúng tôi phải cân nhắc” PVS- LĐ1
3.1.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý, cơ sở vật chất và trang thiết bị
66

Bảng 3.3. Tổ chức Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn và công tác KK-TK
BỆNH VIỆN
TT NỘI DUNG YHCT YHCT
TRIỂN KHAI TUỆ TĨNH HÀ NỘI BỘ CA
C K C K C K
1 Thành lập khoa/phòng KSNK + + +
2 Thành lập Hội đồng KSNK + + +
3 Đủ nhân lực theo TT 16/2018/TT- ± ± ±
BYT
4 Tổ chức và quản lý mô hình KK- + + +
TK dụng cụ tập trung
5 Xây dựng KH và dự trù VTTH- ± ± ±
TBYT cho KK-TK hàng năm
Lu

6 Nhân lực chuyên trách KK-TK ± + +


ận

7 Chứng chỉ đào tạo về KK-TK cho + + +


NV chuyên trách
án

8 Xây dựng kế hoạch và đào tạo ± ± ±


cho NVYT chuyên trách KK-TK
tiê

9 Xây dựng Kế hoạch kiểm + + +


n

tra/giám sát thực hành KK-TK


định kỳ với NVYT


TỔNG
m

6 4 6 4 6 4
Ghi chú: (±): Có nhưng chưa đầy đủ/kiêm nhiệm (nhân lực)
ới

Mô tả tổ chức hệ thống KSNK tại 3 BV nghiên cứu, Bảng 3.3 cho thấy, các
nh

BV đều có khoa KSNK, Hội đồng KSNK. Tuy nhiên về nhân lực của khoa KSNK
ất

mặc dù đủ về số lượng nhưng cán bộ Quản lý khoa KSNK đa phần làm nhiệm vụ
kiêm nhiệm. Mặt khác, cả ba BV đều chưa triển khai KK-TK DCYT tập trung. Kết
quả định tính cũng khẳng định:
“Hiện tại ở khoa kiểm soát nhiễm khuẩn của chúng tôi chưa bố trí được các
khu vực riêng như khu xử lý dụng cụ bẩn, dụng cụ sạch và khu vực vô khuẩn, cái
này do diện tích khoa chúng tôi chưa đủ rộng, đợt tới bệnh viện xây dựng xong sẽ
bố trí được. Hiện tại là chưa triển khai KK-TK tập trung....” PVS -TK KSNK1.
Kế hoạch đào tạo hàng năm không đầy đủ và không có kiểm tra giám sát thực
hành KK-TK định kỳ. Nhân lực trực tiếp xử lý DC tái sử dụng không được đào tạo
67

và không có chứng chỉ theo quy định. Việc xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư tiêu
hao và trang thiết bị cho KK-TK hàng năm còn hạn chế.
“Thật sự là chúng tôi chưa có kế hoạch cụ thể vì còn nhiều khó khăn, rào cản
là lãnh đạo ở bệnh viện Y học cổ truyền vẫn chưa thực sự quan tâm đầu tư vào
công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được như các bệnh viện y học hiện đại về cả con
người và cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật chuyên môn.” PVS-TK KSNK 2.
“...hoạt động khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ vẫn còn manh mún, cần được đầu tư và
triển khai đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, con người và chuyên môn” PVS-
TK KSNK 1.
“Bệnh viện chưa đầu tư xây dựng khu khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung ”,“Cơ sở
Lu

hạ tầng còn rất là hạn chế, bệnh viện còn đang xây dựng nên khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn bố trí chưa hợp lý, chưa phù hợp” PVS - LĐBV 3
ận

“Công tác giám sát hiện nay có thực hiện nhưng đôi lúc hiệu quả chưa cao do
án

người đi giám sát còn ngại va chạm” PVS-TK KSNK3


tiê

Bảng 3.4. Máy móc, phương tiện khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế cơ bản
n

TT THIẾT BỊ BỆNH VIỆN


KHỬ KHUẨN TUỆ TĨNH YHCT YHCT


TIỆT KHUẨN
m

HÀ NỘI BỘ CA
ới

Có Sl Có Sl Có SL
Máy tiệt khuẩn hấp ướt x
nh

1 2 x 2 x 2
(Autoclave)
ất

2 Máy TK nhiệt độ khô (tủ sấy) x 1 x 2 x 2


3 Máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp 0 0 x 0 0 0
(Plasma/EO gaz)
4 Tét kiểm soát chất lượng tiệt 0 0 0 0 0 0
khuẩn mỗi gói DC
5 Máy cắt và hàn túi Tyvek 0 0 0 0 x 1
(máy đóng gói DC)
6 Tủ lưu giữ DC vô khuẩn x 12 x 13 x 11
7 Xe đẩy vận chuyển DC 0 0 0 1 0 0
Ghi chú: SL: số lượng có và đang còn sử dụng được
68

Kết quả khảo sát máy móc và thiết bị cơ bản để TK DCYT, tại Bảng 3.4 cho
thấy, các BV dều chưa trang bị máy TK nhiệt độ thấp công nghệ Plasma, đồng thời
cũng chưa có BV nào sử dụng tét kiểm soát chất lượng TK mỗi gói DC. Chỉ có BV
YHCT Bộ Công An là có máy đóng gói DC, còn xe vận chuyển DC thì chỉ có BV
đa khoa YHCT Hà Nội được trang bị, mà số lượng cũng chỉ có 01 cái. PVS lãnh
đạo BV cho cũng biết:
“Trang thiết bị cũng còn thiếu nhiều loại, trong đó các loại máy khử khuẩn
bằng nhiệt độ thấp dùng để tiệt khuẩn các loại dụng cụ không chịu nhiệt như dụng
cụ mổ nội soi,..”PVS -TK KSNK 2.
“....nếu giờ triển khai tiệt khuẩn tập trung phải gửi khoa Kiểm soát nhiễm
Lu

khuẩn để tiệt khuẩn thì bọn e không có đủ dụng cụ để làm vì có loại kho e chỉ có
một bộ duy nhất” TLN- ĐDT 3
ận

“...khoa e hiện tại đang sử dụng Cidex OPA để tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật
án

nội soi vì bệnh viện em chưa có máy tiệt khuẩn dụng cụ không chịu nhiệt” TLN-
tiê

ĐDT 2.
n

Bảng 3.5. Phương tiện xử lý dụng cụ bẩn tại các khoa sử dụng DC

BỆNH VIỆN
LOẠI PHƯƠNG TIỆN TỔNG
m

TT TUỆ YHCT YHCT


TĨNH HÀ NỘI BỘ CA N = 45
ới

(n = 18) (n = 15) (n = 12)


nh

C % C % C % C %
1 Phương tiện PHCN 18 100 15 100 12 100 45 100
ất

2 Hóa chất tẩy rửa chứa


enzyme 18 100 15 100 12 100 45 100

3 Bồn rửa và nguồn nước 14 77,8 14 93,3 10 83,3 38 84,4

4 Phương tiện cọ rửa phù


hợp loại DC 18 100 15 100 12 100 45 100

5 Nước cất vô khuẩn/khử


khoáng RO 15 83,3 15 100 12 100 42 93,3

6 Máy siêu âm/máy rửa. 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

7 Súng nén khí 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0


Ghi chú: n là số khoa có sử dụng/xử lý DCYT dùng lại
69

Bảng 3.5 cho thấy, các phương tiện cơ bản để xử lý DC bẩn cần phải có ở
khu vực KK-TK của các BV, như phương tiện PHCN (100%); hóa chất tẩy rửa
chứa enzyme (100%), phương tiện để cọ rửa DC (100%). Thiết bị rửa như máy siêu
âm/máy rửa hoặc súng nén khi thì các BV chưa được trang bị (0%). Được trang bị
bồn rửa, nguồn nước sạch (84,4%) và nước cất vô khuẩn/khử khoáng RO (93,3%).
Bảng 3.6. Quy trình chuyên môn thực hành khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ
y tế
BỆNH VIỆN
TT CÁC QUY TRÌNH YHCT YHCT
CHUYÊN MÔN TUỆ TĨNH HÀ NỘI BỘ CA
Lu

C K C K C K
Pha hóa chất KK-TK
ận

1 + + +
2 Thực hành làm sạch DC + + +
án

3 Thực hành KK-TK DC bằng + + +


hóa chất
tiê

4 Thực hành TK bằng phương + + +


pháp hấp ướt
n

Thực hành TK bằng phương


5 + + +
pháp hấp khô
m

6 Kiểm soát chất lượng TK + + +


ới

7 Báo cáo và xử lý lỗi thiết bị + + +


nh

qua chỉ số BIs


8 Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị + + +
ất

9 Vận hành thiết bị tiệt khuẩn + + +


10 Lưu giữ hồ sơ + + +
11 Giao, nhận dụng cụ + + +
12 Xét nghiệm vi sinh định kỳ DC + + +
vô khuẩn
TỔNG 01 11 01 11 01 11
“Hiện nay chỗ em chưa có văn bản hướng dẫn mà chúng em làm từ
trước đến nay vẫn thế, các anh chị hướng dẫn cho em, với em thấy ai cũng làm
vậy…” TNL- ĐDT 2
“Việc cập nhật kiến thức cho nhân viên chúng tôi cũng chưa đầy đủ, chuyên đề
chuyên sâu về khử khuẩn, tiệt khuẩn thì chúng tôi chưa được tập huấn tại bệnh viện”
TLN-ĐDT1.
70

“Hiện nay không có bảng kiểm giám sát nên chủ yếu việc giám sát được thực
hiện dựa trên kinh nghiệm cũng như kiến thức của người đi giám sát thôi… trong
thời gian tới đơn vị mình có kế hoạch sẽ xây dựng các bảng kiểm giám sát công tác
khử khuẩn, tiệt khuẩn…” PVS - TK KSNK3
Qua kết quả Bảng 3.6. và phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu cho thấy
các BV YHCT cơ bản là chưa xây dựng các quy trình, quy định, duy nhất chỉ có
quy trình giao nhận DC cho các khoa lâm sàng sau khi đã KK-TK. Ngoài ra, các
quy trình cơ bản hướng dẫn chuẩn bị hóa chất, xử lý DC bẩn, kiểm soát chất lượng
vô khuẩn, KK-TK DCYT bằng hóa chất, hấp ướt và hấp khô…tại các BV đều
không có.
3.1.3. Thực trạng kiến thức của nhân viên Y tế về khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng
cụ y tế
Lu

3.1.3.1. Thực trạng kiến thức cơ bản của NVYT tại các khoa sử dụng/xử lý
ận

DCYT
án

Bảng 3.7. Kiến thức về khái niệm cơ bản


BỆNH VIỆN
tiê

TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG


TT KHÁI NIỆM (n = 105) HÀ NỘI BỘ CA (N = 333) p (χ2)
n

CƠ BẢN (n = 95) (n = 133)



m

Đ % Đ % Đ % Đ %
Khử khuẩn
ới

1 57 54,3 57 60,0 44 33,1 158 47,5 0,000


nh

2 Tiệt khuẩn 37 35,2 49 51,6 43 32,3 129 38,3 0,009


ất

3 Làm sạch 39 37,1 40 42,1 52 39,1 131 39,3 0,771

4 KK mức độ 40 38,1 44 46,3 43 32,3 127 38,1 0,101


cao

5 KK mức độ 39 37,1 43 45,3 58 43,6 140 42,0 0,455


trung bình

6 KK mức độ 51 48,6 37 39,8 48 36,1 136 40,8 0,137


thấp
71

BỆNH VIỆN
TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG
TT KHÁI NIỆM (n = 105) HÀ NỘI BỘ CA (N = 333) p (χ2)
CƠ BẢN (n = 95) (n = 133)

Đ % Đ % Đ % Đ %
7 Khử nhiễm 37 35,2 44 46,3 52 39,1 133 39,9 0,270

Mô tả thực trạng kiến thức về một số khái niệm cơ bản KK-TK DCYT, kết
quả tại Bảng 3.7 cho thấy, BV đa khoa YHCT Hà Nội có tỷ lệ đạt kiến thức về KK
(60%) cao hơn BV Tuệ Tĩnh (54,3%) và bệnh viện YHCT Bộ CA (33,1%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tương tự, tỷ lệ đạt kiến thức về TK giữa các BV
có ý nghĩa thống kế (p<0,05). Làm sạch (39,3%), KK mức độ cao (38,1), KK mức
Lu

độ trung bình (42%) và KK mức độ thấp (40,8%) nhưng sự khác biệt không có ý
ận

nghĩa thống kê giữa các BV được khảo sát trước can thiệp (p>0,05).
án

Bảng 3.8. Kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến sử dụng dụng cụ y
tế
tiê

BỆNH VIỆN
n

TT NKBV TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG p (χ2)


LIÊN QUAN ĐẾN (n = 105) HÀ NỘI BỘ CA (N = 333)


m

DCYT (n = 95) (n = 133)


ới

Đ % Đ % Đ % Đ %
Tần suất SD DC
nh

1 27 25,7 27 28,4 31 23,3 85 25,5 0,682


với tỷ lệ NKBV
ất

Cơ chế NKBV qua


2 45 42,9 38 40,0 48 36,1 131 39,3 0,563
DCYT
VK đa kháng thuốc
3 67 63,8 51 53,7 69 51,9 187 56,2 0,156
liên quan DCYT
NKBV do VR liên
4 27 25,7 30 31,6 47 35,3 104 31,2 0,281
quan DCYT
Chất lượng BV liên
5 45 42,9 34 35,8 61 55,9 140 42,0 0,309
quan DCYT
Hậu quả của
6 45 42,9 51 53,7 61 55,9 157 47,1 0,288
NKBV do DCYT
72

Bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ đạt kiến thức có sự khác nhau giữa các BV về mối
liên quan giữa tần suất sử dụng DC với tỷ lệ NKBV, cơ chế NKBV qua DCYT,
NKBV do virus liên quan DCYT và chất lượng BV liên quan DCYT nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ đạt kiến thức về vi khuẩn đa kháng
thuốc liên quan DCYT của BV Tuệ tĩnh cao hơn BV đa khoa YHCT Hà Nội và BV
YHCT Bộ CA và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.9. Kiến thức về nguyên tắc khi khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế
BỆNH VIỆN
TT NGUYÊN TẮC TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG
KK-TK (n = 105) HÀ NỘI BỘ CA (N = 333) p (χ2)
DC (n = 95) (n = 133)
Lu

Đ % Đ % Đ % Đ %
ận

Nguyên tắc tái


1 41 39,1 32 33,7 30 22,6 103 30,9 0,019
sử dụng DCYT
án

Làm sạch DC
tiê

2 trước khi KK- 34 32,4 38 40,0 59 44,4 131 39,3 0,169


n

TK
Lưu ý khi sử

3 65 62,9 42 44,2 53 39,9 160 48,1 0,002


dụng DCYT
m

Lưu ý khi KK-


ới

4 63 60,0 45 42,9 70 52,6 178 53,5 0,196


TK DC
nh

TK với DC PT
5 43 41,0 37 39,0 64 48,1 144 43,2 0,328
cấy ghép
ất

Yêu cầu NVYT


6 thực hành KK- 70 66,7 53 55,8 84 63,2 207 62,2 0,272
TK DC

Bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ đạt kiến thức nguyên tắc tái sử dụng DCYT
(30,9%) và các lưu ý khi sử dụng DCYT (48,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa ba BV (p < 0,05). Nguyên tắc làm sạch DCYT trước khi KK-TK (39,3%), lưu
ý khi KK-TK DCYT (53,5%), tiệt khuẩn với DC phẫu thuật cấy ghép (43,2%),
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các BV trước can thiệp
(p>0,05).
73

Bảng 3.10. Kiến thức về phân loại dụng cụ y tế theo Spaudling

BỆNH VIỆN
TT PHÂN LOẠI TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG
DCYT (n = 105) HÀ NỘI BỘ CA (N = 333) p (χ2)
(n = 95) (n = 133)
Đ % Đ % Đ % Đ %
1 DC thiết yếu 43 41,0 36 37,9 44 33,1 123 36,9 0,447
2 DC bán thiết yếu 41 39,0 43 45,3 47 35,3 131 36,9 0,318
3 DCkhôngthiết yếu 55 52,4 47 49,5 68 51,1 170 51,1 0,919
KK-TK DC thiết
4 49 46,7 48 50,5 53 39,8 150 45,1 0,257
Lu

yếu
ận

KK-TK DC bán
5 47 44,8 36 37,9 59 44,4 142 42,6 0,541
thiết yếu
án

KK-TK DC
tiê

6 55 52,4 37 38,9 63 47,4 155 46,6 0,159


không thiết yếu
n

Bảng 3.10 cho thấy, tỷ lệ đạt kiến thức về DC thiết yếu (36,9%), DC bán
m

thiết yếu (36,9%), DC không thiết yếu (51,1%), KK-TK DC thiết yếu (45,1%), KK-
ới

TK DC bán thiết yếu (42,6%) và KK-TK DC không thiết yếu (46,6%) nhưng sự
nh

khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các BV trước can thiệp (p>0,05).
ất
74

Bảng 3.11. Kiến thức về các phương pháp tiệt khuẩn


BỆNH VIỆN
TUỆ YHCT YHCT TỔNG
TT PHƯƠNG PHÁP TĨNH HÀ NỘI BỘ CA (N = 333) p (χ2)
TIỆT KHUẨN (n = 105) (n = 95) (n = 133)
Đ % Đ % Đ % Đ %
Phương pháp TK
1 40 38,1 39 41,1 64 48,1 143 42,9 0,272
DCYT
Nguyên lý của TK
2 37 35,2 36 37,9 50 37,6 123 36,9 0,908
hơi nước.
Ưu điểm của TK
3 30 28,6 37 39,0 49 36,8 116 34,8 0,252
hấp hơi nước.
Ưu điểm của TK
Lu

4 56 53,3 51 53,7 71 53,4 178 53,5 0,999


hấp nhiệt khô
ận

Ứng dụng của TK


5 35 33,3 27 28,4 50 37,6 112 33,6 0,351
công nghệ EO
án

Ứng dụng của


6 công nghệ TK 37 35,2 29 30,5 69 38,8 135 40,5 0,002
tiê

Plasma.
n

Vật liệu TKbằng


7 29 27,6 34 35,8 42 31,6 105 31,5 0,462
công nghệ Plasma

m

Bảng 3.11 cho thấy, tỷ lệ đạt kiến thức về ứng dụng của công nghệ TK
ới

Plasma (40,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ đạt kiến thức về
nh

phương pháp TK DCYT (42,9%), Nguyên lý của TK hơi nước (36,9%), Ưu điểm
ất

của TK hấp hơi nước (34,8%), ưu điểm của TK hấp nhiệt khô (53,5%), Ứng dụng
của TK công nghệ EO (33,6%) và vật liệu TK bằng công nghệ Plasma (31,5%),
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các BV trước can thiệp
(p>0,05).
75

Bảng 3.12. Kiến thức cơ bản chung của nhân viên y tế về khử khuẩn, tiệt khuẩn
Bệnh viện Trung Độ lệch Trung vị Giá trị Giá trị
bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất
BV Tuệ Tĩnh ( n = 105) 13,58 7,12 12 2 25
BV đa khoa YHCT Hà 13,60 7,33 9 5 26
Nội (n = 95)
BV YHCT Bộ CA (n 13,13 6,29 9 4 23
=133)
Chung (n=333) 13,41 6,85 10 2 26
Khác biệt giữa 3 BV F=0,181; p= 0,834
Lu

(ANOVA test)
ận

Bảng 3.12 cho thấy, trung bình điểm kiến thức cơ bản chung của NVYT về
án

KK-TK DCYT của 3 BV là 13,41± 6,85 điểm với tổng số điểm tối đa của bộ câu
tiê

hỏi là 32 điểm (khoảng điểm dao động từ 2 đến 26 điểm, điểm trung vị là 10 điểm).
n

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình điểm kiến thức cơ bản

chung giữa 3 BV (p>0,05).


m
ới
nh
ất

Biểu đồ 3.1. Phân nhóm nhân viên y tế theo tổng điểm kiến thức cơ bản chung
về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ NVYT của 3 bệnh viện có tổng điểm kiến thức cơ
bản chung về KK-TK DCYT đạt từ 20 điểm trở lên chiếm 39,6%. Tỷ lệ này thấp
nhất ở BV YHCT Bộ CA (37,6%) và cao nhất tại BV Tuệ Tĩnh (42,9%). Tuy nhiên,
sự khác biệt về tỷ lệ này giữa 3 BV không có ý nghĩa thống kê (p=0,286).
76

Biểu đồ 3.2. Phân nhóm NVYT theo số nhóm kiến thức đạt
Lu

Biểu đồ 3.2 cho thấy có 38,7% NVYT của 3 BV đạt từ 3 nhóm kiến thức cơ
ận

bản chung về KK-TK DCYT tế trở lên. Tỷ lệ này thấp nhất ở BV YHCT Bộ CA
(36,1%) và cao nhất tại BV Tuệ Tĩnh (41,9%). Và sự khác biệt về tỷ lệ này giữa 3
án

BV không có ý nghĩa thống kê (p=0,658).


tiê

3.1.3.2. Thực trạng kiến thức của nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
n

Bảng 3.13. Kiến thức về các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến khử khuẩn, tiệt

khuẩn
m

BỆNH VIỆN
ới

TÁC NHÂN VÀ YẾU TỐ TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG


nh

TT ẢNH HƯỞNG (n = 7) HÀ NỘI BỘ CA (N = 33)


KK-TK (n = 6) (n = 20)
ất

Đ % Đ % Đ % Đ %
1 VSV lây nhiễm khuẩn qua
4 57,1 3 50,0 11 55,0 18 54,5
DCYT
2 Yếu tố ảnh hưởng đến hóa
6 85,7 4 66,7 12 60,0 22 66,7
chất (HC) diệt khuẩn
3 Yếu tố ảnh hưởng đến HC
6 85,7 4 66,7 13 65,0 23 69,7
trong quá trình KK-TK
4 Yếu tố lý, hóa, sinh học ảnh
3 42,9 4 66,7 11 55,0 18 54,5
hưởng đến KK-TK

Bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ đạt kiến thức về yếu tố ảnh hưởng đến hóa chất diệt
khuẩn của BV Tuệ Tĩnh (85,7%) cao hơn BV đa khoa YHCT Hà Nội (66,7%) và
77

bệnh viện Bộ CA (60,0%). Tỷ lệ đạt kiến thức về VSV lây nhiễm khuẩn qua DCYT
(54,5%), yếu tố ảnh hưởng đến HC trong quá trình KK-TK (69,7%), yếu tố lý, hóa,
sinh học ảnh hưởng đến KK-TK (54,5%).
Bảng 3.14. Kiến thức về quản lý khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế tập trung
BỆNH VIỆN
TT MÔ HÌNH TUỆ YHCT YHCT TỔNG
KK-TK TẬP TRUNG TĨNH HÀ NỘI BỘ CA (N = 33)
(n = 7) (n = 6) (n = 20)
Đ % Đ % Đ % Đ %
1 Mô hình xử lý DCYT
5 71,4 5 83,3 14 70,0 24 72,7
tập trung
2 Chức năng khu vực bẩn 5 71,4 5 83,3 13 65,0 23 69,7
Lu

3 Chức năng khu vực


4 57,1 3 50,0 12 60,0 19 57,6
sạch
ận

4 Chức năng khu KK-TK 3 42,9 4 66,7 11 55,0 18 54,5


án

5 Chức năng khu vô


4 57,1 3 50,0 11 55,0 18 54,5
khuẩn
tiê

6 Các đơn nguyên của


n

khu vực KK-TK tập 4 57,1 3 50,0 15 75,0 22 66,7


trung
m

Mô tả kiến thức của NVYT về quản lý KK-TK tập trung, kết quả tại bảng 3.14
ới

cho thấy, tỷ lệ đạt kiến thức chung về mô hình xử lý DCYT tập trung (72,7%), chức
nh

năng khu vực bẩn (69,7%) và chức năng khu vô khuẩn (54,5%). Tỷ lệ đạt kiến thức
ất

về chức năng khu vực sạch (57,6%), chức năng khu vực KK-TK (54,5%) tại trung
tâm KK-TK.
78

Bảng 3.15. Kiến thức kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn
BỆNH VIỆN
TT KIỂM SOÁT CHẤT TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG
LƯỢNG TK (n = 7) HÀ NỘI BỘ CA (N = 33)
(n = 6) (n = 20)
Đ % Đ % Đ % Đ %
Mục đích kiểm soát sau
1 4 57,1 3 50,0 12 60,0 19 57,6
TK
Các chỉ số kiểm soát vô
2 4 57,1 3 50,0 9 45,0 16 48,5
khuẩn
3 Chỉ số sinh học (IBs) 4 57,1 3 50,0 9 45,0 16 48,5
Lu

4 Xử lý nha bào sau TK 3 42,9 4 66,7 7 35,0 14 42,4


ận

5 Bowie-Dick Test 2 28,6 3 50,0 6 30,0 11 33,3


án

Hồ sơ quản lý tại khu


6 3 42,9 4 66,7 8 40,0 15 45,5
tiê

KK-TK tập trung


n

Mô tả kiến thức kiểm soát chất lượng TK, kết quả tại Bảng 3.15 cho thấy, tỷ
m

lệ đạt kiến thức về mục đích kiểm soát sau TK (57,6%); các chỉ số kiểm soát vô
ới

khuẩn (48,5%); chỉ số sinh học (48,5%); Bowie-Dick Test (33,3%) và xử lý nha bào
nh

sau TK (42,4%).
ất

Bảng 3.16. Kiến thức chung của nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Bệnh viện Trung Độ lệch Trung vị Giá trị Giá trị
bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất
BV Tuệ Tĩnh (n= 7) 9,29 2,98 10,0 5,0 12,0
BV đa khoa YHCT Hà Nội 9,83 2,99 10,0 6,0 14,0
(n = 6)
BV YHCT Bộ CA (n = 20) 8,70 3,31 8,00 4,0 14,0
Tổng (n=33) 9,03 3,13 10,00 4,0 14,0
79

Bảng 3.16 cho thấy, trung bình điểm kiến thức chung của NVYT khoa
KSNK về KK-TK DCYT của 3 BV là 9,03± 3,13 điểm với tổng số điểm tối đa
của bộ câu hỏi là 16 điểm (khoảng điểm dao động từ 4 đến 14 điểm).

Lu
ận
án

Biểu đồ 3.3. Phân nhóm nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo tổng
điểm kiến thức chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế
tiê

Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ NVYT khoa KSNK của 3 BV có tổng điểm kiến
n

thức chung về KK-TK DCYT đạt từ 11 điểm trở lên chiếm 36,4%. Tỷ lệ này cao

nhất ở BV Tuệ Tĩnh (42,9%) và thấp nhất tại BV đa khoa YHCT Hà Nội (33,3%).
m
ới
nh
ất

Biểu đồ 3.4. Phân nhóm nhân viên y tế theo số nhóm kiến thức đạt
Biểu đồ 3.4 cho thấy với 3 nhóm kiến thức được khảo sát, có 33,3% không
đạt nhóm kiến thức nào, 12,1% NVYT trả lời đạt được 1 nhóm. Tỷ lệ NVYT đạt từ
2 -3 nhóm kiến thức chuyên môn liên quan đến KK-TK DCYT chiếm 54,6%, tỷ lệ
80

này thấp nhất ở BV YHCT Bộ CA (50%) và cao nhất tại BV YHCT Hà Nội
(66,7%).
3.1.4. Thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Bảng 3.17. Kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ y tế và thiết bị KK-TK
BỆNH VIỆN
TT KIỂM SOÁT DCYT VÀ TUỆ TĨNH YHCT YHCT TỔNG
THIẾT BỊ (n = 42) HÀ NỘI BỘ CA N = 126
(n = 42) (n = 42)
C % C % C % C %
1 Kiểm soát thiết bị 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
2 Kiểm soát tiếp xúc nhiệt 42 100 42 100 42 100 126 100
(Băng keo chỉ thị nhiệt;
Lu

Autoclave tape)
Kiểm soát gói (Chỉ thị
ận

3 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0


hóa học; 3M Sterigage
án

1243)
4 Kiểm soát khối (Chỉ thị 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
tiê

sinh học Attest 1292;


Máy ủ huỳnh quang 3M
n

390)
5 Lưu giữ hồ sơ (Sổ hồ sơ, 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
m

biểu mẫu, nhãn)


ới
nh

Bảng 3.17 cho thấy, tỷ lệ thực hành biện pháp kiểm soát tiếp xúc nhiệt tại 3
BV 100%. Các biện pháp kiểm soát chất lượng vô khuẩn DCYT và thiết bị KK-TK
ất

khác cả 3 BV đều không thực hiện.


81

Bảng 3.18. Thực hành làm sạch dụng cụ y tế trước khử khuẩn, tiệt khuẩn
BỆNH VIỆN
TT QUY TRÌNH LÀM TUỆ YHCT YHCT TỔNG
SẠCH TĨNH HÀ NỘI BỘ CA (N = 126) p (χ2)
(n = 42) (n = 42) (n = 42)
C % C % C % C %
1 Pha DD tảy rửa theo 34 81,0 35 83,3 30 71,4 99 78,6 0,372
đúng hướng dẫn.
2 Tháo rời khớp nối DC 27 64,3 35 83,3 28 66,7 90 71,4 0,109

3 Ngâm DC đủ thời gian. 28 66,7 37 88,1 31 73,8 96 76,2 0,064

4 Cọ, rửa sạch chất hữu 21 50,0 28 66,7 30 71,4 79 62,7 0,103
cơ trên DC
Lu

5 Tráng DC dưới vòi 27 64,3 38 90,5 35 83,3 10 79,4 0,009


nước sạch 0
ận

6 Làm khô DC 19 45,2 20 47,6 41 97,6 80 63,5 0,000


án
tiê

Bảng 3.18 cho thấy trong các bước thực hành làm sạch DC trước khi KK-
n

TK thì tỷ lệ có tráng DC dưới vòi nước sạch (79,4%) và làm khô DC (63,5%), sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các BV trước can thiệp (p<0,05). Tỷ lệ pha DD
m

tảy rửa theo đúng hướng dẫn (78,6%), tháo rời khớp nối DC (71,4%), ngâm DC đủ
ới

thời gian (76,2%), cọ/rửa sạch chất hữu cơ bám trên DC (62,7%), nhưng sự khác
nh

biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các BV trước can thiệp (p>0,05).
ất
82

Bảng 3.19. Thực hành kiểm tra và đóng gói dụng cụ


BỆNH VIỆN
TT QUY TRÌNH KIỂM YHCT YHCT TỔNG
TRA VÀ ĐÓNG GÓI TUỆ TĨNH HÀ NỘI BỘ CA (N = 126) p (χ2)
DC (n = 42) (n = 42) (n = 42)
C % C % C % C %
1 Kiểm tra chức năng
và độ an toàn của DC 14 33,3 8 19,1 10 23,8 32 25,4 0,309

2 Đóng gói DC bằng


hộp/túi chuyên dụng 18 42,9 29 69,1 25 59,5 72 57,1 0,049

3 Tétđa thông sốtrong 0 0,0 0 0,0 0 0,00 0 0,0 -


Lu

gói/hộp
ận

4 Băng keo chỉ thị tiếp -


xúc nhiệt 42 100 42 100 42 100 126 100
án

5 Nhãn hạn sử dụng. 31 73,8 15 35,7 19 45,2 65 51,6 0,001


tiê
n

(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định


Bảng 3.19 cho thấy trong thực hành kiểm tra và đóng gói DC, có đóng gói
m

DC bằng hộp/túi chuyên dụng (57,1%) và dán nhãn ghi hạn sử dụng (51,6%), sự
ới

khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các BV (p<0,05). Tỷ lệ có thực hành kiểm tra
nh

chức năng và độ an toàn của DC của BV Tuệ Tĩnh cao hơn BV đa khoa YHCT Hà
ất

Nội và BV YHCT Bộ CA, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tỷ lệ có sử dụng băng keo chỉ thị tiếp xúc nhiệt tại 3 BV đạt 100% và cũng không
BV nào sử dụng tét đa thông số trong gói/hộp DC.
83

Bảng 3.20. Thực hành khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế bằng hóa chất
BỆNH VIỆN
T QUY TRÌNH YHCT YHCT TỔNG
T KK/TK BẰNG HC TUỆ TĨNH HÀ NỘI BỘ CA (N = 126) p (χ2)
(n = 42) (n = 42) (n = 42)
C % C % C % C %
Pha hóa chất TK 42 100 42 100 42 100 126 100 -
1 đúng hướng dẫn
2 Kiểm tra hiệu lực 0 0,0 0 0,0 0 0.0 0 0,0 -
diệt khuẩn của hóa
chất
Ngâm ngập DC 39 92,9 42 100 40 95,2 119 94, 0,233
3 trong hóa chất KK- 4
Lu

TK
ận

Làm sạch hóa chất 27 64,3 35 83,3 32 76,2 94 74, 0,128


4 bằng nước cất/RO 6
án

5 Làm khô và lắp ráp 42 100 42 100 42 100 126 100 -


DC
tiê

6 DC được bảo quản 30 71,4 35 83,3 33 78,6 98 77, 0,418


n

và dùng trong 24 8

giờ.
(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định
m

Bảng 3.20 cho thấy, tỷ lệ đạt thực hành pha hóa chất KK-TK đúng hướng dẫn
ới

và làm khô/lắp ráp DC trước khi KK-TK ở 3 BV đều đạt 100%. Các BV không thực
nh

hành kiểm tra hiệu lực của hóa chất KK-TK. Tỷ lệ đạt thực hành ngâm ngập DC
ất

trong hóa chất KK-TK (94,4%), làm sạch hóa chất bằng nước cất/RO (74,6%), DC
được bảo quản và sử dụng trong 24 giờ (77,8%). Trước can thiệp không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) giữa 3 BV về thực hành KK-TK DC bằng hóa chất.
84

Bảng 3.21. Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt
BỆNH VIỆN
TT QUY TRÌNH YHCT YHCT TỔNG
HẤP ƯỚT TUỆ HÀ NỘI BỘ CA (N = 126) p (χ2)
TĨNH (n = 42) (n = 42)
(n = 42)
C % C % C % C %
1 Kiểm soát khí 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 -
trong thiết bị TK
2 Xếp DC vào lò 14 33,3 23 54,8 17 40,5 54 42,9 0,130
hấp đúng kỹ
thuật
3 Chọn chu trình 42 100 42 100 42 100 126 100 -
Lu

TK phù hợp
ận

DCYT
4 Kiểm tra tiếp 42 100 42 100 42 100 126 100 -
án

xúc nhiệt
5 Lưu nhật ký 27 64,3 31 73,8 35 83,3 93 73,8 0,139
tiê

từng chu trình


n

TK

6 Bảo quản DC 34 80,1 39 92,9 33 78,6 106 84,1 0,158


nơi vô khuẩn
m

(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định


ới

Bảng 3.21 cho thấy trong 6 bước cơ bản trong thực hành TK bằng phương
nh

pháp hấp ướt, có 2 bước thực hành có tỷ lệ đạt 100% cả 3 BV đó là bước chọn chu
ất

trình TK phù hợp DCYT và kiểm tra tiếp xúc nhiệt sau khi kết thúc chu trình TK.
Tỷ lệ thực hành đạt về xếp DC vào lò hấp đúng kỹ thuật (42,9%), lưu nhật ký từng
chu trình TK (73,8%) và bảo quản DC nơi vô khuẩn (84,1%), nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa các BV trước can thiệp (p>0,05).
85

Bảng 3.22. Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô
BỆNH VIỆN
TT THỰC HÀNH TUỆ A YHCT YHCT TỔNG
TK PHƯƠNG TĨNH HÀ NỘI BỘ CA N = 126
PHÁP HẤP NHIỆT (n = 42) (n = 42) (n = 42) p (χ2)
KHÔ C % C % C % C %

1 Dán băng keo chỉ thị 42 100 42 100 42 100 126 100 -
tiếp xúc nhiệt
2 Xếp DC vào lò hấp 25 59, 32 76, 21 50, 78 61, 0,044
đúng kỹ thuật 5 2 0 9
3 Chọn chu trình sấy 42 100 42 100 42 100 126 100 -
phù hợp loại DC
Lu

4 kiểm tra tiếp xúc 42 100 42 100 42 100 126 100 -


ận

nhiệt.
5 Lưu nhật ký từng 29 69, 31 73, 35 83, 95 75, 0,302
án

chu trình tiệt khuẩn 1 8 3 4


6 Bảo quản DC nơi vô 42 100 42 100 42 100 126 100
tiê

khuẩn
(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định
n

Bảng 3.22 cho thấy trong 6 bước cơ bản trong thực hành TK bằng phương
m

pháp hấp khô, có 3 bước thực hành có tỷ lệ đạt 100% ở cả 3 BV đó là bước chọn
ới

chu trình TK phù hợp loại DCYT, kiểm tra tiếp xúc nhiệt sau khi kết thúc chu trình
nh

TK và bảo quản DC nơi vô khuẩn. Tỷ lệ thực hành đạt về xếp DC vào lò hấp đúng
ất

kỹ thuật (61,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các BV (p<0,05). Lưu nhật
ký từng chu trình TK (73,8%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
các BV trước can thiệp (p>0,05).
Bảng 3.23. Điểm thực hành chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Bệnh viện Trung Độ lệch Trung Giá trị Giá trị
bình chuẩn vị nhỏ nhất lớn nhất
BV Tuệ Tĩnh (n= 42) 20,6 2,6 21 17 25
BV YHCT Hà Nội (n = 42) 22,2 1,6 22 18 25
BV YHCT Bộ CA (n = 42) 21,8 1,6 22 18 25
Tổng (n=126) 21,5 2,1 22 17 25
Khác biệt giữa 3 BV(ANOVA
F=7,703; p= 0,001
test)
86

Bảng 3.23 cho thấy, trung bình điểm thực hành của NVYT về KK-TK DCYT
của 3 BV là 21,5 điểm, điểm thấp nhất là 17 điểm, cao nhất là 25 điểm. Với thang
điểm tối đa của bộ câu hỏi là 34 điểm, cho thấy không có NVYT nào thực hành đúng
100% số thao tác được quan sát. Điểm thực hành của NVYT về KK-TK DCYT của
BV đa khoa YHCT Hà Nội cao nhất là 22,2 điểm; thấp nhất là BV Tuệ Tĩnh (20,6
điểm). Sự khác nhau về trung bình điểm thực hành giữa 3 BV có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Lu
ận
án
tiê
n

Biểu đồ 3.5. Phân bố nhân viên y tế theo nhóm thực hành


Biểu đồ 3.5 cho thấy 32,5% NVYT có thực hành đạt (từ 23/34 điểm trở lên).
m

Giữa 3 BV không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ này (p>0,05)


ới

3.2. Các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành khử khuẩn -tiệt
nh

khuẩn dụng cụ của nhân viên y tế bệnh viện tuệ tĩnh


ất

Dưới đây là một số hoạt động can thiệp và tài liệu can thiệp đã được triển khai thực
hiện như đã trình bày tại phần phương pháp nghiên cứu.
Bảng 3.24. Các hoạt động can thiệp đã triển khai
Nội dung Danh mục Đơn vị Số Ghi

lượng chú

Can thiệp về hệ thống


Cải tạo và - Khu vực KK-TK tập trung được thiết Khu 01
xây dựng khu kế một chiều và phân chia ba khu vực vực
vực KK-TK riêng biệt: khu vực xử lý DC bẩn, khu
87

trung tại khoa vực sạch và khu vực vô khuẩn


KSNK Lắp lavaboo inox chuyên rửa DC cái 02
Cải tạo khu Khu vực xử lý DC bẩn tại các khoa: vì Khu 05
vực xử lý DC là số lượng dụng cụ tại các khoa ít nên vực
bẩn tại các bổ sung 05 khu/5 tầng xử lý các khoa
khoa cùng tầng sử dụng chung
Bổ sung thiết Máy TK nhiệt độ thấp Plasma 100 lít Cái 01
bị, máy móc Nồi hấp TK hơi nước nhiệt độ cao Cái 01
và phương Tủ sấy khô dụng cụ nhiệt độ thấp Cái 01
tiện tại khoa Máy xì khô DC Cái 01
KSNK Máy đóng gói hút chân không Cái 02
Xe vận chuyển DC sạch, bẩn Cái 05
Thùng ngâm rửa DC nhựa cứng có Cái 05
Lu

nắp
Khay đựng DC inox (các loại cỡ)
ận

Cái 15
Test kiểm soát chất lượng: Chỉ thị hóa Đủ sử
án

học, kiểm soát gói 3M Sterigage 1243 dụng


Hóa chất KK-TK (Cydzyme, javen Đủ sử
tiê

0,5%, Precep 0,5%, Cloran B 0,5%, dụng


n

Ortho-phthalaldehyde (OPA) 0,55%


hoặc Glutaraldehyde 2%)

Can thiệp kỹ thuật


m

Xây dựng Bao gồm các quy trình và hướng dẫn Quy 18
ới

quyển Quy cụ thể hoạt động KK-TK DCYT trình/


nh

trình KK-TK quy


DCYT tập định/
ất

trung hướng
dẫn
Bảng kiểm Phục vụ cho công tác kiểm tra/giám Bảng 06
thực hành sát và đánh giá kiểm
KK-TK
DCYT
Xây dựng tài Xây dựng tài liệu về kiến thức cơ bản Bộ 02
liệu đào tạo, chung cho NVYT tại các khoa và Tài
tập huấn liệu chuyên sâu dành cho NVYT khoa
KSNK
Tổ chức Tập Mời chuyên gia KSNK tập huấn cho Buổi
huấn kiến hai nhóm đối tượng tham gia NC
88

thức và thực - Nhóm cho đối tượng NVYT tại các 02


hành KK-TK khoa sử dụng/xử lý DCYT
DCYT - Nhóm cho đối tượng NVYT khoa 02
KSNK
Tài liệu tuyên Hỗ trợ cho công tác đào tạo, tập huấn Tờ 100
truyền nhóm NC đã xây dựng nội dung cho
tờ rơi về quy trình KK-TK tập trung
DCYT
Được gửi đến tất cả các đối tượng
tham gia nghiên cứu

Qua quá trình dài nỗ lực phân tích và thuyết phục, lãnh dạo BV Tuệ Tĩnh đã
nhận thấy sự chuyển biến tích cực về công tác KK-TK DCYT tại BV là cần thiết vì
Lu

vậy đã đồng thuận về mặt chủ trương, phê duyệt Kế hoạch triển khai một số gải
ận

pháp cơ bản nhằm cải thiện công tác KK-TK DCYT tại BV như kết quả được trình
án

bày tại bảng 3.24.


Xét về tính phù hợp, hiệu quả và duy trì của các giải pháp can thiệp, lãnh đạo
tiê

bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị triển khai can thiệp đánh giá cao và mong muốn các
n

giải pháp can thiệp dần hoàn thiện hơn để các BV YHCT khác tham khảo và triển

khai.
m

“Nghiên cứu rất đúng hướng, các bệnh viện Y học cổ truyền đang rất cần
ới

những nghiên cứu như thế này, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương cũng đang
nh

rất cần các quy trình này...” PVS - LĐBV


ất

“Theo tôi được biết, trong hệ thống các bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện
Tuệ Tĩnh là bệnh viện đầu tiên đầu tư máy Tiệt khuẩn Plasma, máy rất đắt tiền.”
PVS -LĐBV
“Chúng tôi đã đầu tư sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung một số máy
móc thiết bị đắt tiền như vậy là đã tính đến tương lai lâu dài rồi, nếu chỉ sử dụng
ngày một, ngày hai thì không không thể đầu tư như vậy được.” PVS- LĐBV
Các giải pháp can thiệp đồng thời bổ sung cho các nhà Quản lý chuyên môn
những công cụ, phương tiện để kiểm tra giám sát, là cơ sở để đánh giá việc thực
hiện đúng của nhân viên y tế về quy trình/quy định chuyên môn
89

“Phòng điều dưỡng chúng tôi phối hợp với khoa KSNK định kỳ kiểm tra công
tác KSNK nói chung và công tác KK-TK nói riêng, giờ có bộ công cụ để kiểm tra
chúng tôi thấy rất thuận lợi, là cơ sở để đánh giá khách quan trong kiểm tra, giám
sát” PVS.TP ĐD

3.3. Kết quả cải thiện về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về khử
khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại bệnh viện tuệ tĩnh
3.3.1. Kết quả cải thiện kiến thức của nhân viên y tế về khử khuẩn, tiệt khuẩn
DCYT
3.3.1.1. Kết quả cải thiện về kiến thức cơ bản của nhân viên y tế
Bảng 3.25. Kết quả cải thiện kiến thức về khái niệm khử khuẩn, tiệt khuẩn
Lu

dụng cụ
ận

TT Khái niệm và Trước can Sau can Thay đổi từ p


thuật ngữ thiệp thiệp “chưa đạt”
án

Mc
(n=105) (n=101) thành “đạt” Nemar
tiê

(n=101) test
n

Đ % Đ % SL % (n=101)

1 Khử khuẩn 57 54,3 61 60,4 4 4,0 0,125


m

2 Tiệt khuẩn 37 35,2 76 75,2 39 38,6 <0,001


ới

3 Làm sạch 39 37,1 82 81,2 44 43,6 <0,001


nh

4 KK mức độ cao 40 38,1 51 50,5 11 10,9 <0,001


ất

5 KK mức độ trung 39 37,1 43 42,6 5 0,063


bình 5,0
6 KK mức độ thấp 51 48,6 86 85,1 35 34,7 <0,001
7 Khử nhiễm 37 35,2 56 55,4 19 18,8 <0,001

Sử dụng Test Mc- Nemar trong phân tích, Bảng 3.25 cho thấy kiến thức chung
của NVYT về một số khái niệm như tiệt khuẩn, làm sạch, khử khuẩn mức độ thấp
sau khi can thiệp tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p <0,01)
với hơn 30% NVYT thay đổi kiến thức (từ “chưa đạt” thành “đạt”) chiếm trên
30%. Sau can thiệp, kết quả cho thấy tỷ lệ có kiến thức đạt về khái niệm KK mức
90

độ cao và KK mức độ trung bình có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê


(p>0,05).
Bảng 3.26. Kết quả cải thiện kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan
đến sử dụng dụng cụ y tế
TT Nội dung Trước can Sau can Thay đổi từ P Mc
thiệp (n=105) thiệp “chưa đạt” Nemar
(n=101) thành “đạt” test
(n=101) (n=101)
Đ % Đ % SL %
Tần suất SD DC
1 27 25,7 74 73,2 47 46,5 <0,001
với tỷ lệ NKBV
Cơ chế NKBV qua
Lu

2 45 42,9 61 60,4 16 15,8 <0,001


DCYT
VK đa kháng
ận

3 thuốc liên quan 67 63,8 71 70,3 4 4,0 0,125


án

DCYT
NKBV do VR liên
tiê

4 27 25,7 86 85,1 59 58,4 <0,001


quan DCYT
Chất lượng BV
n

5 45 42,9 65 64,4 21 20,8 <0,001


liên quan DCYT


Hậu quả của
m

6 45 42,9 65 64,4 20 19,8 <0,001


NKBV do DCYT
ới
nh

Bảng 3.26 cho thấy can thiệp có hiệu quả làm tăng có ý nghĩa thống kê tỷ lệ
ất

đạt về kiến thức chung về tần suất sử dụng DC, cơ chế NKBV qua DCYT, NKBV
do virus liên quan DCYT, chất lượng BV liên quan đến DCYT, hậu quả của NKBV
do DCYT (p<0,001). Tỷ lệ đạt về kiến thức thức vi khuẩn đa kháng thuốc liên quan
đến DCYT sau can thiệp so với trước can thiệp không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Một lãnh đạo BV đã ghi nhận công tác đào tạo tập huấn là cần
thiết, đem lại kết quả cao
“ Tập huấn quá tốt, rất cần thiết, Thầy cũng nhiệt tình, chúng tôi sẽ chỉ đạo
công tác này nhiều hơn nữa...” PVS -LĐBV
91

Bảng 3.27. Kết quả cải thiện kiến thức về nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn
TT Nội dung Trước can Sau can Thay đổi P Mc
thiệp thiệp “chưa đạt” Nemar
(n=105) (n=101) thành“đạt” test
(n=101) (n=101)
Đ % Đ % SL %
Nguyên tắc tái sử dụng
1 41 39,1 63 62,4 22 21,8 <0,001
DCYT

Làm sạch DC trước khi


2 34 32,4 70 69,3 48 47,5 <0,001
KK-TK
3 Lưu ý khi sử dụng DCYT 65 62,9 81 80,2 28 27,7 0,018
4 Lưu ý khi KK-TK DC 63 60,0 88 87,1 36 35,6 <0,001
Lu

TK với DC phẫu thuật cấy


5 43 41,0 71 70,3 41 40,6 <0,001
ận

ghép
Yêu cầu NVYT thực hành
án

6 70 66,7 97 96,0 30 29,7 <0,001


KK-TK DC
tiê

Bảng 3.27 cho thấy sau can thiệp, kiến thức của NVYT về 6 nguyên tắc khi
n

KK-TK DCYT đều tăng cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp

(p<0,05) với tỷ lệ NVYT thay đổi kiến thức từ “chưa đạt” thành “đạt” chiếm từ
m
ới

21,8% đến 47,5%.


nh

Bảng 3.28. Kết quả cải thiện kiến thức về phân loại dụng cụ y tế theo
Spaudling
ất

TT Nội dung Trước can Sau can Thayđổi“chư p


thiệp thiệp a Mc Nemar
(n=105) (n=101) đạt”thành”đ test
ạt” (n=101) (n=101)
Đ % Đ % SL %
1 DC thiết yếu 43 41,0 75 74,3 33 32,7 <0,001
2 DC bán thiết yếu 41 39,0 61 60,4 22 21,8 <0,001
3 DC không thiết yếu 55 52,4 89 88,1 34 33,7 <0,001
4 KK-TK DC thiết yếu 49 46,7 92 91,1 45 44,6 <0,001
5 KK-TK DC bán thiết yếu 47 44,8 63 62,4 18 17,8 <0,001
KK-TK DC không thiết
6 55 52,4 77 76,2 29 28,7 <0,001
yếu
92

Bảng 3.28 cho thấy sau can thiệp, kiến thức của NVYT về phân loại DCYT
theo Spaudling trước khi KK-TK đã tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước
can thiệp (p Mc-Nemar test<0,05). Tỷ lệ NVYT thay đổi kiến thức từ “chưa đạt”
thành “đạt” thấp nhất là 17,8% (kiến thức về KK-TK DC bán thiết yếu), cao nhất là
44,6% (kiến thức về KK-TK DC thiết yếu).
Bảng 3.29. Kết quả cải thiện kiến thức về các phương pháp tiệt khuẩn
TT Nội dung Trước can Sau can Thay đổi P Mc
thiệp (n=105) thiệp “chưa đạt” Nemar
(n=101) thành “đạt” test
(n=101) (n=101)
Đ % Đ % SL %
Phương pháp TK
Lu

1 40 38,1 90 89,1 56 55,4 <0,001


DCYT
ận

Nguyên lý của TK
2 37 35,2 58 57,4 21 20,8 <0,001
hơi nước.
án

Ưu điểm của TK
3 30 28,6 73 72,3 43 42,6 <0,001
tiê

hấp hơi nước.


Ưu điểm của TK
n

4 56 53,3 72 71,3 29 28,7 0,012


hấp nhiệt khô

Ứng dụng của TK


5 35 33,3 81 80,.2 49 48,5 <0,001
m

công nghệ EO
ới

Ứng dụng của


6 công nghệ TK 37 35,2 87 86,1 50 49,5 <0,001
nh

plasma.
ất

Vật liệu TKbằng


7 29 27,6 57 56,4 31 30,7 <0,001
công nghệ Plasma

Sau can thiệp, kiến thức về công nghệ TK DCYT của NVYT tại BV Tuệ tĩnh
được mô tả tại Bảng 3.29 cho thấy, trong 7 câu hỏi liên quan đến sự hiểu biết về
công nghệ TK hiện đang được cơ sở KCB sử dụng đều tăng cao và có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Tỷ lệ NVYT thay đổi kiến thức từ “chưa đạt” thành “đạt” tương ứng
với kiến thức về phương pháp TK đang sử dụng trong Y học là 55,4%; nguyên lý
của hấp hơi nước, nhiệt cao là 20,8%; ưu điểm của việc sử dụng máy TK hấp hơi
nước là 42,6%; ưu điểm của TK hấp nhiệt khô là 28,7%; ứng dụng của TK công
93

nghệ EO là 48,5%; nguyên lý và ứng dụng của TK công nghệ Plasma là 49.5%;
DCYT và vật liệu phù hợp với công nghệ TK Plasma là 30,7%.
Bảng 3.30. Kết quả cải thiện kiến thức cơ bản chung của nhân viên y tế
Nội dung Trước can Sau can Trung bình P paired
thiệp (n=105) thiệp sự khác biệt samples t_test
(n=101) (CI95%) (n=101)
Điểm trung bình 13,58 22,99 8,98 <0,001
Độ lệch chuẩn 7,12 5,77 (8,15 - 9,81)
Trung vị 12 24
Giá trị nhỏ nhất 2 7
Lu

Giá trị lớn nhất 25 31


ận

Bảng 3.29 cho thấy trung bình tổng điểm kiến thức cơ bản chung của NVYT
án

về KK-TK DCYT sau can thiệp là 22,99 điểm, tăng có ý nghĩa thống kê 8,98 điểm
so với trước can thiệp (p<0,05).
tiê

“Nghiên cứu quan tâm đến đối tượng là NVYT, một lực lượng lao động không
n

nhỏ và góp ích rất lớn trong công tác chăm sóc phục vụ người bệnh. Chương trình

đào tạo/ tập huấn rất thiết thực và bổ ích cho NVYT toàn bệnh viện. Không có kiến
m

thức thì chúng em không thể làm đúng được” TLN-ĐDT


ới
nh
ất

Biểu đồ 3.6. Kết quả cải thiện tỷ lệ nhân viên y tế có tổng điểm kiến thức cơ
bản chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế đạt
94

Biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ NVYT sau can thiệp có tổng điểm kiến thức cơ
bản chung về KK-TK DCYT đạt từ 20 điểm trở lên chiếm 71,3% cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p McNemar test <0,001).

Lu
ận
án

.
tiê

Biểu đồ 3.7. Cải thiện tỷ lệ nhân viên y tế có số nhóm kiến thức đạt
n

Biểu đồ 3.7 cho thấy có 84,2% NVYT sau can thiệp đạt từ 3 nhóm kiến thức

cơ bản chung về KK-TK DCYT trở lên. Tỷ lệ này cao hơn có ý nghĩa thống kê so
m
ới

với trước can thiệp (p McNemar test <0,001). Khi được phỏng vấn về tính hiệu quả
nh

của các giải pháp can thiệp, các ĐDT khoa phát biểu:
“Bệnh viện cũng có những buổi đào tạo liên tục, tập huấn thường xuyên để
ất

phổ biến và cập nhật kiến thức về KSNK nói chung và KK-TK nói riêng cho toàn
thể cán bộ nhân viên nắm bắt và áp dụng vào thực hành một cách bài bản và hiệu
quả. Những can thiệp, tài liệu truyền thông dễ hiểu, dễ áp dụng như nghiên cứu đã
cung cấp rất phù hợp. Mong muốn bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai.” TLN – ĐDT.
BVTT
3.3.1.2. Kết quả cải thiện về kiến thức của nhân viên y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Vì cỡ mẫu nhỏ nên nghiên cứu không phân tích thống kê mà chỉ mô tả theo kết quả
95

Bảng 3.31. Sự thay đổi kiến thức về các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến KK-
TK
TT Nội dung Trước can Sau can Thay đổi từ
thiệp (n=7) thiệp (n=7) “chưa đạt”
thành “đạt”
(n=7)
Đ % Đ % SL %
1 VSV lây nhiễm khuẩn qua
4 57,1 5 71,4 1 14,3
DCYT
2 Yếu tố ảnh hưởng đến HC diệt
6 85,7 7 100 1 14,3
khuẩn
3 Yếu tố ảnh hưởng đến HC trong
6 85,7 7 100 1 14,3
quá trình KK-TK
Lu

4 Yếu tố lý, hóa, sinh học ảnh


3 42,9 6 85,7 3 42,4
hưởng đến KK-TK
ận

Kết quả cải thiện kiến thức các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến KK-TK tại
án

(Bảng 3.31) cho thấy, NVYT khoa KSNK trả lời đúng ở tất cả 2 câu hỏi liên quan đến
tiê

yếu tố ảnh hưởng đến KK-TK. Trong đó, sự thay đổi kiến thức từ “chưa đạt” thành
n

“đạt” nhiều nhất ở kiến thức về yếu tố lý, hóa, sinh học ảnh hưởng đến KK-TK

(42,4%).
m

Bảng 3.32. Sự thay đổi kiến thức về quản lý khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung
ới

Thay đổi từ
Trước can Sau “chưa đạt”
nh

can
TT Nội dung thiệp (n=7) thiệp (n=7) thành “đạt”
ất

(n=7)
Đ % Đ % SL %
1 Mô hình xử lý DCYT tập trung 5 71,4 6 85,7 1 14,3
2 Chức năng khu vực bẩn 5 71,4 7 100 2 28,6
3 Chức năng khu vực sạch 4 57,1 6 85,7 2 28,6
4 Chức năng khu KK-TK 3 42,9 5 71,4 2 28,6
5 Chức năng khu vô khuẩn 4 57,1 6 85,7 2 28,6
6 Các đơn nguyên của khu vực
4 57,1 6 85,7 2 28,6
KK-TK tập trung
96

Bảng 3.32 cho thấy sau can thiệp, số NVYT có cải thiện kiến thức về chức
năng các khu vực làm việc tại trung tâm KK-TK so với trước can thiệp tăng từ
14,3% (xử lý DCYT tập trung) đến 28,6% (các nội dung kiến thức còn lại).
Bảng 3.33. Sự thay đổi kiến thức kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn
TT Nội dung Trước can Sau can Thay đổi
thiệp (n=7) thiệp (n=7) “chưa đạt”
thành “đạt”
(n=7)
Đ % Đ % SL %
1 Mục đích kiểm soát sau TK 4 57,1 6 85,7 2 28,6
Các chỉ số kiểm soát vô
2 4 57,1 5 71,4 1 14,3
khuẩn
Lu

3 Chỉ số sinh học (IBs) 4 57,1 5 71,4 1 14,3


4 Xử lý nha bào sau TK 3 42,9 6 85,7 3 42,9
ận

5 Bowie-Dick Test 2 28,6 5 71,4 3 42,9


Hồ sơ quản lý tại khu KK-TK
án

6 3 42,9 7 100,0 4 57,1


tập trung
tiê
n

Bảng 3.33. cho thấy sau can thiệp, kiến thức của NVYT về cải thiện kiến

thức về biện pháp kiểm soát chất lượng vô khuẩn khi KK-TK DCYT đã tăng cao
m

hơn so với trước can thiệp. Các nội dung có tỷ lệ thay đổi kiến thức từ “chưa đạt”
ới

thành “đạt” chiếm cao nhất (57,1%) là kiến thức về Hồ sơ quản lý tại khu KK-TK
nh

tập trung. Kiến thức về các chỉ số kiểm soát vô khuẩn có tỷ lệ thay đổi và chỉ số
ất

sinh học (IBs) thấp nhất (14,3%).


Và nghiên cứu định tính cũng phản ánh về kết quả của giải pháp can thiệp:
“ Nhân viên họ được tập huấn, được hướng dẫn cụ thể giờ họ hiểu biết và chủ
động hơn trước nhiều” PVS- LĐ. KSNK
Mặt khác, NVYT khoa KSNK được tập huấn kiến thức cơ bản và chuyên sâu
nên họ rất tự tin trong quá trình thực hiện KK-TK DC tại khoa và có thể đi kiểm tra,
nhắc nhở NVYT các khoa khác về các công đoạn xử lý và bảo quản DC KK-TK.
“Được bệnh viện mời chuyên gia về tập huấn, hướng dẫn chi tiết bây giờ bọn
em hiểu biết lên, tự tin hơn, mong bệnh viện tiếp tục có những buổi tập huấn để
chúng tôi biết thêm kiến thức và nhắc lại khỏi quên” TLN- ĐDT.BVTT
97

3.3.2. Kết quả cải thiện thực hành khử khuẩn- tiệt khuẩn tại bệnh viện Tuệ Tĩnh
Bảng 3.34. Kết quả cải thiện thực hành kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ
y tế và thiết bị khử khuẩn, tiệt khuẩn
Trước can Sau can thiệp p
OR
TT Nội dung thiệp (n=42) (n=95) (χ2
(CI95%)
C % C % test)
1 Kiểm soát thiết bị 0 0,0 47 49,5 - -
2 Kiểm soát tiếp xúc nhiệt
(Băng keo chỉ thị nhiệt; 42 100 95 100,0 - -
Autoclave tape)
3 Kiểm soát gói (Chỉ thị
hóa học; 3M Sterigage 0 0,0 78 82,1 - -
Lu

1243)
4 Kiểm soát khối (Chỉ thị
ận

sinh học Attest 1292;


0 0,0 0 0,0 - -
Máy ủ huỳnh quang 3M
án

390)
tiê

5 Lưu giữ hồ sơ (Sổ hồ sơ,


0 0,0 90 94,7 - -
biểu mẫu, nhãn)
n

(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định


Bảng 3.34 cho thấy sau can thiệp tỷ lệ NVYT có thực hành kiểm soát thiết bị,
m

kiểm soát gói (Chỉ thị hóa học, 3M Sterigage 1243) và có thực hiện lưu giữ hồ sơ (sổ
ới

hồ sơ, biểu mẫu, nhãn) tăng so với trước can thiệp (từ 0% đến 59,5%; 82,1% và
nh

94,7%). Các thực hành kiểm soát chất lượng thiết bị TK, kiểm soát tiếp xúc nhiệt,
ất

kiểm soát khối (chỉ thị sinh học Attest 1292; Máy ủ huỳnh quang 3M 390) không có
thay đổi.
98

Bảng 3.35. Kết quả cải thiện thực hành làm sạch dụng cụ trước khi KK-TK
Sau can
Trước can p
thiệp
TT Nội dung thiệp (n=42) OR (CI95%) (χ2
(n=95)
test)
C % C %
1 Pha DD tẩy rửa theo 2,96
34 81,0 88 92,6 0,071
đúng hướng dẫn (0,99 - 8,79)
2 Tháo rời khớp nối 8,24
27 64,3 89 93,7 <0,001
DC (2,91 - 23,32)
3 Ngâm DC đủ thời 4,77
28 66,7 86 90,5 <0,001
gian (1,87 - 12,23)
4 Cọ, rửa sạch chất 8,5
21 50,0 85 89,5 <0,001
hữu cơ trên DC (3,48 - 20,73)
Lu

5 Tráng DC dưới vòi 10,0


27 64,3 90 94,7 <0,001
ận

nước sạch (3,33 - 30,03)


6 21,79
Làm khô DC 19 45,2 90 94,7 <0,001
án

(7,35 - 64,57)
(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định
tiê

Bảng 3.35 cho thấy sau can thiệp có hiệu quả làm tăng thực hành làm sạch
n

DCYT có ý nghĩa thống kê của NVYT so với trước can thiệp (p<0,001). Cụ thể, sau

can thiệp, NVYT có thực hiện các bước: Tháo rời khớp nối DC tăng 8,24 lần; Ngâm
m

ngập DC và đủ thời gian tăng 4,77 lần; Cọ, rửa sạch DC bằng DC thích hợp tăng 8,5
ới

lần; Tráng DC dưới vòi nước sạch tăng 10 lần; Làm khô DCYT trước khi KK-TK tăng
nh

21,79 lần so với trước khi can thiệp.


ất

“... khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn rất mong muốn bệnh viện duy trì các buổi tập huấn
thường xuyên để NVYT khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và nhân viên y tế toàn bệnh viện
có kiến thức cơ bản và có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định, cán bộ khoa
kiểm soát nhiễm khuẩn cũng đỡ vất vả trong việc kiểm tra, giám sát” PVS –P.TK
KSNK
99

Bảng 3.36. Kết quả cải thiện thực hành kiểm tra và đóng gói dụng cụ
Trước can Sau can p
TT Nội dung thiệp (n=42) thiệp (n=95) OR (CI95%) (χ2
C % C % test)
1 Kiểm tra chức
năng và độ an 14 33,3 44 46,3 1,73 (0,81 - 3,68) 0,156
toàn của DC
2 Đóng gói DC
bằng hộp/túi 18 42,9 67 70,5 3,19 (1,50 - 6,78) 0,002
chuyên dụng
3 Test đa thông số
0 0,0 88 92,6 - -
trong gói/ hộp
Băng keo chỉ thị
Lu

4
42 100 95 100,0 - -
tiếp xúc nhiệt
ận

5 Nhãn hạn sử
31 73,8 91 95,8 8,07 (2,40 - 27,20) <0,001
dụng
án

(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định


tiê

Bảng 3.36 cho thấy sau can thiệt NVYT thực hành đóng gói DC bằng hộp/túi
n

chuyên dụng và kiểm tra nhãn hạn sử dụng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so

với trước can thiệp là 3,19 lần và 8,07 lần. Kiểm tra chức năng và độ an toàn của DC
m

sau can thiệp cao hơn gấp 1,73 lần nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
ới

so với trước can thiệp. Thực hành sử dụng test đa thông số để kiểm soát hói/hộp DC,
nh

sử dụng băng keo chỉ thị nhiệt không có sự khác biệt sau can thiệp so với trước can
ất

thiệp. Về thực hành kiểm tra, đóng gói DC, Lãnh đạo BV và ĐDT khoa cũng đã
phát biểu:
“Bệnh viện có máy tiệt khuẩn hiện đại, đắt tiền, và cả hai máy đóng gói nữa, bây
giờ chỉ nhìn bề ngoài thấy các gói/hộp/bộ dụng cụ được đóng gói đẹp, cẩn thận như
thế này các bác sĩ phẫu thuật cũng yên tâm không lo lắng như trước nữa, tốt quá...”
PVS-LĐBV
“ Việc triển khai xây dựng các quy trình/quy định đáng lẽ phải được thực hiện
sớm hơn, nhìn các bộ dụng cụ được xử lý và đóng gói như thế những Bác sĩ thực
hiện phẫu thuật, thủ thuật cũng rất yên tâm” TLN – ĐDT. BVTT
100

Bảng 3.37. Kết quả cải thiện thực hành KK-TK DCYT bằng hóa chất
Trước can Sau can p
TT Nội dung thiệp (n=42) thiệp (n=95) OR (CI95%) (χ2
C % C % test)
Pha hóa chất TK
1 42 100 88 92,6 - -
đúng hướng dẫn
Kiểm tra hiệu lực
2 diệt khuẩn của 0 0,0 46 48,4 - -
hóa chất
Ngâm ngập DC
1,75
3 trong hóa chất 39 92,9 91 95,8 0,676
(0,37 - 8,19)
KK-TK
Làm sạch hóa chất 8,24
Lu

4 27 64,3 89 93,7 <0,001


bằng nước cất/RO (2,91 - 23,32)
ận

Làm khô và lắp


5 42 100 95 100 - -
ráp DC
án

DC được bảo
6 quản và dùng 30 71,4 95 100 - -
tiê

trong 24 giờ.
n

(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định


Bảng 3.37 cho thấy sau can thiệt NVYT thực hành đúng làm sạch hóa chất
m

bằng nước cất/RO cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp tương ứng là
ới

8,24 lần. Sau can thiệp việc thực hành pha hóa chất KK-TK đúng hướng dẫn, kiểm
nh

tra hiệu lực diệt khuẩn của hóa chất, làm khô và lắp ráp DC và bảo quản DC đúng
ất

cách và sử dụng trong 24 giờ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
trước can thiệp. Có sự cải thiện này, một phần do kết quả từ việc tập huấn, như ý
kiến của một ĐDT khoa đã phát biểu:
“ Việc đào tạo liên tục là rất cần thiết, vừa nâng cao nhận thức, hiểu biết, vừa
cập nhật kiến thức mới để chúng tôi có kiến thức và phân biệt dduwwocj làm thế
nào là đúng, làm thế nào là sai, từ đó chúng tôi mới thực hành đúng được, công
việc này phải thực hiện thường xuyên hàng năm ....” TLN - ĐDT. BVTT
101

Bảng 3.38. Kết quả cải thiện thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt
Trước can Sau can
p
thiệp thiệp
TT Nội dung OR (CI95%) (χ2
(n=42) (n=95)
test)
C % C %
1 Kiểm soát khí trong
0 0,0 80 84,2 - -
thiết bị TK
2 Xếp DC vào lò hấp 15,27
14 33,3 84 88,4 <0,001
đúng kỹ thuật (6,22 - 37,49)
3 Chọn chu trình TK
42 100 95 100,0 - -
phù hợp DCYT
4 Kiểm tra tiếp xúc nhiệt 42 100 95 100,0 - -
5 Lưu nhật ký từng chu 3,21
Lu

27 64,3 81 85,3 0,006


trình tiệt khuẩn (1,38 - 7,51)
ận

6 Bảo quản DC nơi vô 3,49


34 80,1 89 93,7 0,033
khuẩn (1,13 - 10,80)
án

(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định


Bảng 3.38 cho thấy sau can thiệt NVYT thực hành xếp DC vào lò hấp đúng kỹ
tiê

thuật, lưu nhật ký tình trạng TK từng mã/số DC và bảo quản DC nơi vô khuẩn tăng cao
n

hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với trước can thiệp, tương ứng là 15,27 lần; 3,21

lần và 3,49 lần. Tỷ lệ có kiểm soát khí trong thiết bị TK từ 0% trước can thiệp tăng lên
m
ới

84,2% sau can thiệp. Thực hành lựa chọn chu trình TK phù hợp với DC, kiểm tra tiếp
xúc nhiệt không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau can thiệp so với trước can thiệp.
nh

Với kết quả này, một lãnh đạo khoa KSNK nhận xét:
ất

“Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được bổ sung mới máy TK Plasma, Nồi hấp hơi
nước áp suất cao và nhiều phương tiện như súng xì khô dụng cụ, xe vận chuyển
dụng cụ, khay, chậu..... cơ bản là đủ nên nhân viên y tế của khoa không phải lo lắng
vì sợ không an toàn cho người bệnh, cho chính nhân viên của khoa... và đương
nhiên là hiệu quả rõ ràng rồi” PVS- P.TK. KSNK.
102

Bảng 3.39. Kết quả cải thiện thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô
Trước can Sau can
p
thiệp thiệp
TT Nội dung OR (CI95%) (χ2
(n=42) (n=95)
test)
C % C %
1 Dán băng keo chỉ thị
42 100 95 100 - -
tiếp xúc nhiệt
2 Xếp DC vào lò hấp
25 59,5 84 88,4 5,19 (2,15 - 15,52) <0,001
đúng kỹ thuật
3 Chọn chu trình sấy
42 100 95 100 - -
phù hợp loại DC
4 kiểm tra tiếp xúc
42 100 95 100 - -
nhiệt.
Lu

5 Lưu nhật ký từng chu


29 69,1 88 92,6 5,63 (2,05 - 15,47) <0,001
ận

trình tiệt khuẩn


6 Bảo quản DC nơi vô
42 100 95 100 - -
án

khuẩn
(-): Không thỏa mãn điều kiện kiểm định
tiê

Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô được mô tả tại bảng 3.39 cho
n

thấy, sau can thiệp NVYT thực hành xếp gói/hộp DC vào lò hấp đúng kỹ thuật và lưu

nhật ký tình trạng TK từng mã/số DC tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước can
m

thiệp, tương ứng là 5,19 lần và 5,63 lần. Sau can thiệp việc thực hành chọn chu trình TK
ới

phù hợp với DC, kiểm tra tiếp xúc nhiệt và DC được bảo quản vô khuẩn đến khi sử dụng
nh

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau can thiệp so với trước can thiệp.
ất

Bảng 3.40. Kết quả cải thiện điểm thực hành chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn
Nội dung Trước can Sau can Trung bình p
thiệp (n= 42) thiệp (n=95) sự khác biệt (t-test)
(CI95%)
Trung bình 20,6 29,5
Độ lệch chuẩn 2,6 3,2
8,9
Trung vị 21 30 <0,001
(7,80 - 10,01)
Giá trị nhỏ nhất 17 21
Giá trị lớn nhất 25 33
103

Bảng 3.37 cho thấy trung bình tổng điểm thực hành của NVYT về KK-TK
DCYT sau can thiệp là 29,5 điểm, tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với trước
can thiệp với trung bình sự khác biệt (trung bình điểm tăng thêm) là 8,9 điểm.

Lu
ận
án

Biểu đồ 3.8. Kết quả cải thiện tỷ lệ đạt theo nhóm điểm thực hành
tiê

Biểu đồ 3.8 cho thấy tỷ lệ của NVYT về KK-TK DCYT đạt từ 23/34 điểm
n

thực hành về KK-TK DCYT sau can thiệp là 84,4% cao hơn so với trước can thiệp

m

(31,0%).
ới

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính:
nh

“Nghiên cứu nhân văn, nhắm đến đối tượng NVYT với số lượng không nhỏ,
góp ích rất lớn trong bệnh viện, họ luôn luôn phải thực hiện hoạt động chuyên môn
ất

trong môi trường khó khăn, áp lực vì điều kiện làm việc không đảm bảo: Máy móc,
thiệt bị và phương tiện thiếu thốn, lo cho sự an toàn của của người bệnh” PVS –
P.TP ĐD
104

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1.Tthực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh
viện y học cổ truyền tại thành phố hà nội
4.1.1.Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu này có 333 NVYT tham gia trong đó 80,2 % là ĐD và
19,8 % là những KTV. Nữ chiếm 82%, còn 18% là nam (Bảng 3.1). Kết quả này
của chúng tôi tương đồng so với nghiên cứu của Ngô Ngọc Bích và cộng sự (83).
Độ tuổi trung bình của NVYT là 33,4 ± 6,2, đa số NVYT có độ tuổi từ 30-40 tuổi
chiếm tỷ lệ 56,2%. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Lan
Lu

Phượng (2006) là tỷ lệ ĐD dưới 30 tuổi chiếm đa số (62,94% ) (85). Thâm niên


ận

công tác của đối tượng NC phần lớn từ 5-10 năm (41,2%), nhóm có thâm niên từ 6
án

tháng đến 05 năm chiểm tỷ lệ 18,3% số còn lại là trên 10 năm. Về trình độ chuyên
môn thì có đến 58% có trình độ đại học, cao đẳng là 25,2 %, tỷ lệ sau đại học và
tiê

trung cấp tương đương nhau là 7,5 và 9,3%.


n

4.1.2. Thực trạng về hoạt động khám chữa bệnh tại ba bệnh viện nghiên cứu

Nền Y học hiện đại càng phát triển thì càng có sự hỗ trợ và kết hợp hiệu quả
m
ới

với YHCT. Trong những năm gần đây, YHCT đã có sự kết hợp hài hòa với Y học
hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao
nh

chất lượng KCB cho nhân dân. Qua kết quả khảo sát từ năm 2016 đến 2017 (Bảng
ất

3.2) về hoạt động KCB tại 3 BV cho thấy, các chỉ số KCB, đặc biệt số phẫu thuật,
thủ thuật xâm lấn ở ba BV đều có xu hướng tăng. Việc gia tăng số NB được can
thiệp phẫu thuật và các thủ thuật xâm lấn tỷ lệ thuận với việc gia tăng nhu cầu sử
dụng DC vô khuẩn hàng năm tại các BV này. Kết quả này cũng cho thấy hàng năm
số lượng NB lựa chọn đến khám và điều trị ngày một nhiều tại các cơ sở YHCT và
cho thấy nhu cầu KK-TK DC phục vụ cho KCB tại các BV này tăng cao là tất yếu,
ngoài số lượng phẫu thuật, thủ thuật thực hiện tại các BV đã thu thập được còn
nhiều thủ thuật, kỹ thuật mà BV chưa tổng hợp được như tiêm, truyền… phải dùng
DC tái sử dụng nên phải thực hiện KK-TK theo qui định.
105

4.1.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý và cơ sở vật chất, trang thiết bị tại ba
BV
Công tác tổ chức quản lý
Công tác tổ chức triển khai của lãnh đạo BV đóng vai trò quan trọng, quyết định
có hiệu quả hoặc không của chương trình KSNK nói chung và KK-TK DCYT nói
riêng trong cơ sở KCB. Hội đồng KSNK và mạng lưới KSNK có vai trò tư vấn và triển
khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, quy trình liên quan KSNK. Kết quả nghiên cứu
(bảng 3.3) cho thấy, tất cả ba BV đã thành lập khoa KSNK, Hội đồng và mạng lưới
KSNK (12). Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy nội dung hoạt động của Hội đồng
và Mạng lưới KSNK tại các BV chưa cao, chỉ dừng ở những nội dung chung chung
Lu

thông qua kế hoạch hoạt động của tháng/quý/năm. Nhân lực của khoa KSNK đủ về số
lượng nhưng chưa đạt về chất lượng, chưa đáp ứng quy định của Bộ Y tế: Các
ận

trưởng/phó khoa KSNK đa phần kiêm nhiệm, chưa toàn tâm toàn lực dành cho công
án

tác KSNK; nhân lực chuyên trách chưa được đào tạo về KK-TK đây cũng là những
tiê

nguyên nhân khiến công tác KSNK chưa triển khai được một cách hiệu quả. Một báo
n

cáo của BYT cho thấy, hệ thống tổ chức KSNK tại các cơ sở KCB chưa hoàn thiện: cả

nước đã có khoảng 91% cơ sở KCB đã thành lập Hội đồng KSNK và 84,9% cơ sở
m

KCB đã có mạng lưới KSNK. Tuy nhiên, gần 20,8% BV có số giường bệnh trên 150
ới

chưa thành lập khoa KSNK và chỉ có 33% BV đã thành lập khoa KSNK nhưng chưa
nh

có trưởng khoa KSNK. Quản lý khoa/tổ KSNK có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ
ất

học chiếm gần 20% (75).


Kết quả NC cũng cho thấy các BV đều chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch hoạt
động hàng năm. Các thành viên trong Hội đồng KSNK chưa được học tập, đào tạo và
cập nhật kiến thức thường xuyên nên không nắm được chuyên môn về KSNK. Do
vậy, không xây dựng được kế hoạch hoặc tư vấn định hướng được về chuyên môn
KSNK cũng như thiết kế, xây dựng, sửa chữa, cơ sở vật chât phù hợp với KSNK cho
Ban Giám đốc. Hơn nữa, cũng không thể giám sát, đào tạo về KSNK tại BV. Mặt
khác khoa KSNK cũng chưa thực hiện nhiệm vụ tham mưu chuyên môn cho Ban
giám đốc xây dựng các quy trình, quy định chuyên môn về KK-TK DC. Các BV
trong NC có thành lập màng lưới KSNK, gồm 01 đại diện các khoa lâm sàng và cận
106

lâm sàng. Tuy nhiên, do không được đào tạo nên không có kiến thức để thực hiện
chức năng kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn NVYT chuyên môn về KSNK
(12).
Kết quả NC của chúng tôi (Bảng 3.3) cho thấy, các BV vẫn chưa triển khai
được mô hình quản lý và xử lý DCYT tập trung, khoa KSNK chưa được bố trí diện
tích đủ để thiết kế một chiều và phân chia thành 03 khu vực xử lý DC riêng biệt:
khu vực bẩn, sạch và vô khuẩn (12). Đối với DC không chịu nhiệt, 100% được thực
hiện KK tại các khoa phòng và tự quản lý DC. Hình thức TK bán tập trung phổ biến
ở 3 BV, DC chịu nhiệt được thực hiện một phần tại khoa, còn lại chuyển đến khoa
KSNK. Các khoa làm sạch và đóng gói DC trước khi chuyển về khoa KSNK để
Lu

TK. Nhược điểm của TK bán tập trung là lãng phí cơ số DC, không chuyên môn
hóa, khó kiểm soát chất lượng KK-TK, không hiệu quả và không an toàn cho NB.
ận

Nghiên cứu của Dương Thị Minh Thu (2007) cho thấy, chỉ có 2/8 BV được thực
án

hiện làm sạch và KK-TK DC tập trung và 50% BV được thiết kế theo đúng quy
tiê

định một chiều của trung tâm TK (78). Quản lý và xử lý DCYT tập trung có ưu
n

điểm là kiểm soát được việc xử lý DCYT tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng,

giảm thiểu cơ số DCYT dự trữ, kéo dài tuổi thọ DCYT và an toàn cho NB và
m

NVYT. Tuy nhiên, theo thiết kế một chiều của WHO (90) về Trung tâm TK, đòi hỏi
ới

các cơ sở KCB phải có một sơ sở vật chất chuyên biệt phù hợp cho hoạt động KK-
nh

TK với những thiết kế chuẩn và hợp với quy mô phát triển của BV và đây cũng
ất

đang là một thách thức lớn với các cơ sở KCB trên toàn quốc. Một thực tế hiện nay,
ngay cả các BV Y học hiện đại cũng còn tồn tại nhiều. Tổng quan một số nghiên
cứu cho thấy, các BV trong Hệ thống BV Nhi và Sản nhi khu vực phía Bắc năm
2017 cũng chỉ có 6,3 % thực hiện quản lý, KK-TK DCYT tập trung (79). Theo báo
cáo của Bộ Y tế (2014), cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác KSNK chưa
được quan tâm đầu tư đúng mức: 46,5% BV không có đơn vị TK tập trung đạt
chuẩn, BV không đủ 1 buồng thu gom DCYT bẩn/1 khoa lâm sàng chiếm 33,9% và
tỷ lệ BV được trang bị máy TK nhiệt độ thấp là rất thấp (91). Kết quả của nghiên
cứu này cũng tương đồng với kết quả của Lê Thị Thảo (2017) cho thấy có 2/10
khoa nghiên cứu tại BV đa khoa Sóc Sơn có buồng để xử lý DCYT bẩn riêng biệt.
107

Ở khu vực xử lý DCYT bẩn tại các khoa lâm sàng đều được đảm bảo hệ thống cung
cấp đủ nước sạch, xô/chậu ngâm DCYT đủ tiêu chuẩn, bồn/lavabo, bàn chải cọ rửa
DCYT (82). Trong một nghiên cứu tại BV Nhi đồng 2 cho thấy đã tiết kiệm được
khá lớn chi phí cho hóa chất và bao bì với số tiền lên đến trên 123 triệu đồng, khi
thực hiện mô hình TK trung tâm (92). Trong NC của chúng tôi, khu vực xử lý DC
các khoa hiện nay chủ yếu thực hiện tại phòng thủ thuật. Điều này đã không đúng
quy định, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác KK-TK DCYT, phòng thủ thuật, không
đảm bảo VK và có nguy cơ lây nhiễm cho NB.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện thực hành
Về sơ sở hạ tầng, TTB hiện tại là một thách thức đối với các BV YHCT đòi
Lu

hỏi các nhà Lãnh đạo, Quản lý phải cân nhắc đầu tư mang tính dài hơi vì việc đầu tư
này cần đến nguồn kinh phí đáng kể. Tuy nhiên để triển khai được KK-TK DCYT tập
ận

trung thì rất cần thiết phải triển khai đồng bộ theo hệ thống, trrong đó vấn đề cơ sở
án

vật chất, TTB là một trong những điều kiện quan trọng trong quyết định có thể triển
tiê

khai được hay không. Nếu không có hoặc thiếu TTB, phương tiện cơ bản thì NVYT
n

dù có được trang bị đầy đủ về kiến thức và thái độ tốt thế nào cũng không thể thực

hiện được đúng theo quy định và đạt được kết quả như mong muốn. Kết quả nghiên
m

cứu (Bảng 3.4) chỉ ra rằng cả ba BV nghiên cứu đều chưa được trang bị máy TK
ới

nhiệt độ thấp công nghệ Plasma, trong khi đó BYT khuyến cáo nên sử dụng nhiều
nh

nhất TK bằng hấp ướt áp suất cao và TK nhiệt độ thấp công nghệ Plasma/EO. Nếu
ất

BV không được trang bị máy TK Plasma thì đồng nghĩa với việc BV phải xử lý
những DC phẫu thuật nội soi không chịu nhiệt bằng hóa chất KK mức độ cao – BYT
không khuyến cáo. Và như vậy DCYT chưa được xử lý TK một cách tối ưu. Bên
cạnh đó, các công cụ để kiểm tra và đóng gói DCYT hầu như cũng chưa được trang
bị, rất khó trong việc bảo quản đảm bảo DCYT sau TK được vô khuẩn cho đến khi sử
dụng. Nhưng một số phương tiện như PHPH cá nhân, đồ cọ rửa phù hợp với từng loại
DCYT, hóa chất tẩy rửa chứa Enzyme (Bảng 3.5), cơ bản các BV trong NC lại được
trang bị đầy đủ (100%). Một số thiết bị khác như máy rửa sóng siêu âm/máy rửa
thông thường hoặc súng nén thì các BV chưa trang bị (0%) cho khu vực KK-TK.
Thực tế nhiều NC khác trong nước cho thấy, việc đầu tư trang thiết bị tối thiểu cho
108

KK-TK vẫn còn thiếu hoặc không đạt tiêu chuẩn. Một phần của nguyên nhân đó là do
kinh phí còn hạn chế, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận các nhà quản lý của nhiều cơ
sở KCB hiện nay chưa nhận thức về đầy đủ vao trò KSNK và nguy cơ lây NKBV qua
DCYT (76, 81, 82).
Hành lang pháp lý
Cả ba BV nghiên cứu đều có xây dựng kế hoạch công tác KSNK hàng năm,
trong đó có công tác KK-TK, có phân công nhân viên chuyên trách giám sát
NKBV... Tuy nhiên, trong kế hoạch của các BV không cụ thể hóa được mục tiêu,
nội dung hoạt động chuyên môn, đào tạo, tập huấn, truyền thông, giám sát một cách
bài bản, cụ thể. Việc xây dựng các quy định, quy trình, hướng dẫn và chương trình
Lu

đào tạo về KK-TK DCYT là rất cần thiết, là cơ sở hành lang pháp lý mà các nhà
ận

quản lý bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, kết quả khảo sát (Bảng 3.6) cho thấy mỗi BV
chỉ có duy nhất 01 quy trình giao nhận DC và BV đa khoa YHCT Hà Nội có thêm
án

01 quy trình xử lý DC dùng lại. Tác giả Nguyễn Văn Hà (2008) NC tại BV đa khoa
tiê

Tỉnh Hưng Yên cho thấy, số khoa lâm sàng có quy trình KK-TK DCYT chiếm
n

61,5% (76). Việc xây dựng đủ quy trình phù hợp với thực tế là quan trọng, tuy

nhiên cần chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn và giám sát thì mới đạt được mục
m

tiêu trong thực hành.


ới

Mặt khác, do không có công cụ nên công việc kiểm tra, giám sát thực hành
nh

của NVYT về KNSN nói chung và KK-TK DC phụ thuộc hoàn toàn chủ quan của
ất

cá nhân người giám sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các BV không triển
khai biện pháp kiểm tra, giám sát cơ bản nào trong công tác KK-TK DCYT vì chưa
có công cụ, bảng kiểm để thực hiện. Theo kết quả NC (Bảng 3.6) thì cả ba BV hầu
như chưa có mà chủ yếu dựa vào quy định, hướng dẫn chung của BYT để thực hiện.
Nghiên cứu tại BV đa khoa Sóc Sơn năm 2017 cho thấy, BV cũng chỉ xây dựng 4
quy trình, hướng dẫn KK-TK DCYT: quy trình xử lý DC chịu nhiệt; không chịu
nhiệt; Hướng dẫn sử dụng dung dịch khử nhiễm và dung dịch KK mức độ cao (82).
Nguyên nhân của sự khác biệt về xây dựng quy trình, quy định KK- TK trên có thể
do là BV Y học hiện đại nên thực hiện phẫu thuật, thủ thuật can thiệp nhiều hơn các
BV YHCT. Thực tế BV Tuệ Tĩnh chưa qui định rõ ràng về quản lý và sử dụng hóa
109

chất KK-TK, khoa Dược cấp phát trực tiếp cho các khoa theo nhu cầu sử dụng thực
tế. Hàng năm, khoa KSNK chưa xây dựng kế hoạch, định mức và quản lý sử dụng
hóa chất theo qui định (12).
Về công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục: đa số nhân viên phụ trách công tác
giám sát NKBV chưa được đào tạo chuyên sâu. Theo báo cáo của BYT (2016), tỷ lệ
nhân viên mạng lưới KSNK chưa được đào tạo về KSNK chiếm 49,1%, nhân viên bộ
phận KK-TK DCYT chưa được đào tạo và có chứng chỉ chiếm 46,4%. Hiện nay cũng
chưa có giáo trình chuẩn và thống nhất toàn quốc để đào tạo KSNK và chưa xây
dựng được trung tâm đào tạo chuẩn tại 3 miền cũng như giảng viên chuyên ngành
giúp cho công tác đào tạo KSNK. Hướng dẫn chuyên môn còn thiếu và còn nhiều bất
Lu

cập, chưa có hệ thống giám sát NKBV quốc gia và chưa xây dựng công cụ và phần
mềm giám sát (75). Hầu hết NVYT tham gia NC tại ba BV không được tập huấn,
ận

đào tạo về công tác KK-TK DC trước đó mặc dù thâm niên công tác khá dài (Bảng
án

3.1). Hoạt động đào tạo, tập huấn hoặc truyền thông thường xuyên đến NVYT là
tiê

hình thức hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hành và giúp NVYT thực hiện có hiệu quả
n

hơn. Số NVYT chưa được tham gia tập huấn về KK-TK DCYT tương ứng với các

BV là Tuệ Tĩnh 96,2%, BV đa khoa YHCT Hà Nội 94,7% và BV YHCT Bộ Công


m

An 94,7%. Đây là lỗ hổng lớn về kiến thức chung và sẽ khó tránh sai sót trong quá
ới

trình thực hành KK-TK DCYT của NVYT.


nh

Theo nghiên cứu của Baruque Villar G (2015), việc thiếu kiến thức và không
ất

tuân thủ các quy trình hướng dẫn KK-TK đã dẫn đến DCYT bị nhiễm vi khuẩn
Mycobacterium abscessus subsp tới 27% (69). Nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy, chỉ có
44% được đào tạo về KK-TK DCYT. Kiến thức về phương pháp TK thường rất thấp,
chiếm 51.9% và chỉ có 36,6% là biết ngưỡng nhiệt độ lò hấp ướt đủ để TK, NVYT cho
rằng sự cần thiết đào tạo chính quy KK-TK cũng chỉ chiếm 87,4% (70). Một nghiên
cứu khác cho thấy, ĐD được can thiệp tập huấn, đào tạo dưới hình thức Hội thảo, thảo
luận đã có sự hiểu biết về các loại NKBV và thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn
tăng cao hơn trước khi can thiệp (71).
110

4.1.4. Thực trạng kiến thức về khử khuẩn – tiệt khuẩn của nhân viên y tế ba
bệnh viện
Kiến thức cơ bản của NVYT tại các khoa sử dụng/xử lý DCYT
NVYT có kiến thức phù hợp về các khía cạnh khác nhau của việc KK-TK DC
là yêu cầu cơ bản để đảm bảo DC được TK trước khi tái sử dụng. Các NC ở các quốc
gia khác nhau chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể NVYT không có kiến thức đầy đủ về một
số vấn đề KK-TK DCYT (89, 93, 94, 95). Tác giả Ann K (2022), khảo sát cắt ngang
đánh giá kiến thức và thái độ của NVYT với việc KK và tái sử dụng DCYT tại các
BV công tuyến huyện và BV khu vực ở Nepal đã nhận thấy, hơn 70% NVYT có kiến
thức tốt về các khía cạnh khác nhau của việc KK và tái sử dụng DCYT (96).
Lu

Đối với kiến thức khái niệm làm sạch DC, kết quả NC của chúng tôi là 39,3%
NVYT có kiến thức đúng, thấp hơn so với NC của Lê Thị Thảo (2017) trên đối tượng
ận

là ĐD tại BV đa khoa Sóc Sơn có kiến thức đúng là 73,8% (82). KK mức độ cao đạt
án

38,1 (Bảng 3.7) nhỉnh hơn kết quả NC của Lê Thị Thảo (2017), tỷ lệ ĐD/HS hiểu
tiê

đúng là 31%, (82) và thấp hơn nghiên cứu tại BV đa khoa khu vực Cai Lậy (2008) là
n

54,9% (83). Điều này cho thấy, kết quả hạn chế nhiều về kiến thức đã phản ánh đúng

thực trạng trước đó cho thấy hầu hết NVYT trước đó chưa được tập huấn, đào tạo
m

kiến thức về KSNK và KK-TK DCYT. Kiến thức NVYT có được chủ yếu là từ
ới

nguồn thông tin, sách báo hoặc trao đổi hướng dẫn với nhau. Tuy nhiên, họ cần được
nh

đào tạo thích hợp một số lĩnh vực như quy trình TK và các biện pháp phòng ngừa
ất

chuẩn.
Theo tổng quan, một số NKBV phổ biến nhất có liên quan đến DCYT là nhiễm
khuẩn huyết, viêm phổi liên quan đến máy thở và NK đường tiết niệu mà nguyên nhân
chủ yếu là VK Gram âm và Gram dương. Những chủng NKBV liên quan đến DCYT
xảy ra phổ biến nhất ở những NB được điều trị tại các đơn vị Hồi sức tích cực (HSTC)
là do đặt Catheter truyền tĩnh mạch và thời gian điều trị kéo dài (48). Tần suất sử dụng
DC xâm lấn tăng và tỷ lệ thuận với nguy cơ NKBV (39). Trong đơn vị chăm sóc đặc
biệt cho thấy thường tỷ lệ các NK liên quan đến DCYT rất cao (42).
Vi sinh vật gây bệnh có thể từ DCYT không vô khuẩn hoặc không tuân thủ
quy trình vô khuẩn trở thành nguyên nhân NKBV khi hàng rào miễn dịch của cơ thể
111

bị tổn thương hoặc da, niêm mạc bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
hoặc qua giọt bắn với tác nhân gây bệnh (52). Các VK đa kháng kháng sinh có thể
lây nhiễm chéo giữa các NB trong BV thông qua DCYT không vô khuẩn (53, 54).
Trong NC của chúng tôi, NVYT bệnh viện Tuệ Tĩnh có kiến thức đúng về VK đa
kháng thuốc có liên quan đến DCYT chiếm tỷ lệ cao nhất (63,8%), sau đó là BV đa
khoa YHCT Hà Nội (53,7%) và BV YHCT Bộ Công An (51,9%). Kiến thức đúng
về virus lây NKBV qua DCYT đạt tỷ lệ thấp (31,2%) và có 58% hiểu rằng NKBV
do DCYT không vô khuẩn có liên quan đến chất lượng BV và sự hài lòng của NB.
(Bảng 3.8)
Do vậy, sử dụng DCYT vô khuẩn trong thăm khám và điều trị cho NB không
Lu

chỉ đơn thuần làm giảm tỷ lệ NKBV mà còn góp phần phòng ngừa lây nhiễm chéo
các chủng VK đa kháng thuốc (E.coli, Klebsiella spp, P. aeruginosa, Acinetobacter
ận

spp,…) trong BV. Bệnh cảnh trở nên nghiêm trọng hơn khi người bị NKBV liên
án

quan đến chủng VK kháng carbapenem như trong nghiên cứu của Fatih A (2019
tiê

liên quan đến bệnh nhi tại khoa HSTC (49).


n

Việc sử dụng vật tư TBYT dùng một lần hiện nay là phổ biến trong các hoạt

động chuyên môn tại các BV, tuy nhiên chi phí cho các mặt hàng này khá cao. Việc
m

tái sử dụng DCYT sau khi KK-TK trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang
ới

phát triển (97). Các NC về sự thay đổi chất lượng cho thấy rằng việc tái sử dụng
nh

DCYT có thể an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, nếu không có các biến cố xảy
ất

ra. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý và đạo đức cần được chú ý để giảm thiểu trách
nhiệm và duy trì sự an toàn cũng như sự tin tưởng của NB (98).
Kết quả khảo sát kiến thức về NKBV liên quan đến DCYT (Bảng 3.8) cho
thấy, tỷ lệ NVYT tham gia NC hiểu đúng về mối liên quan giữa tần suất sử dụng
DCYT với NKBV chỉ chiếm 25,5% và cơ chế lây NKBV qua DCYT là 39,3%. Tỷ
lệ này giữa 3 BV cũng khác nhau nhưng đều thấp và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Qua đây cho thấy, NVYT còn khiếm khuyết kiến thức về phương
thức lây nhiễm khuẩn chéo trong BV qua trung gian là DCYT.
Việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình thực hành xử lý DCYT cũng như
kiểm tra và khôi phục tính an toàn về mặt kỹ thuật và chức năng của thiết bị đã qua
112

sử dụng phải được ưu tiên tại cơ sở KCB. Mức độ KK-TK DCYT phải căn cứ vào
mục đích DCYT được sử dụng và phương pháp KK-TK phải phù hợp với chất liệu
loại DCYT (1). NC của chúng tôi (Bảng 3.9) cho thấy, tỷ lệ hiểu biết quy định
chung khi tái sử dụng DCYT rất thấp, chỉ chiếm 30,9% và kiến thức đúng về
nguyên tắc TK với DC phẫu thuật cấy ghép chỉ 43,2%. Như vậy, hiểu biết của
NVYT còn thấp, chưa đáp ứng cho một cơ sở KCB có thực hiện phẫu thuật, thủ
thuật xâm lấn trong thăm khám, điều trị và cần sớm phải có chương trình đào tạo
cho NVYT. Để tái sử dụng DCYT, các cơ sở KCB phải đảm bảo một số nguyên tắc
như: xử lý phải đảm bảo chức năng hoạt động bình thường của DC. Ngoài ra cần
quan tâm đến khuyến cáo của nhà sản xuất và tương thích của DC với loại HC diệt
Lu

khuẩn (1).
Chất hữu cơ ở dạng huyết thanh, máu, mủ, phân hoặc chất bôi trơn có thể
ận

như một rào cản vật lý, có thể bảo vệ VSV khỏi sự tấn công của dung dịch HC diệt
án

khuẩn và cản trở quá trình KK-TK DCYT (29). Để loại bỏ được chất hữu cơ bám
tiê

dính trên DC bẩn, tăng hiệu quả diệt khuẩn của HC, tăng độ bền của DC chỉ bằng
n

cách làm sạch DC trước khi KK-TK. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số NVYT được

khảo sát có hiểu biết về tầm quan trọng của việc phải làm sạch DCYT trước khi
m

KK-TK là rất thấp, chiếm 39,3%. Một số NC trong nước có tỷ lệ NVYT hiểu biết
ới

đúng cao hơn kết quả của chúng tôi, đó là NC Lê Thị Thảo tại BV đa khoa Sóc Sơn
nh

(98,8%) và Nguyễn Văn Dũng tại các BV thuộc tỉnh Vĩnh Long (98,9%) (86). Thực
ất

trạng hiện nay các BV trong NC không có quy trình làm sạch DC và chưa được đạo
tạo, tập huấn nên khó tránh sự thiếu hụt về kiến thức này.
Khi sử dụng DC đã được TK, người sử dụng phải tuân thủ kiểm tra sự
nguyên vẹn của bao bì, đóng gói/hộp DC, chức năng của DC. Về nguyên tắc bao bì
đóng gói không được rách, hở, không được ẩm hoặc còn ướt để tránh VSV xâm
nhập từ ngoài vào gây ô nhiễm. Hơn nữa cần kiểm tra hạn sử dụng được dán ngoài
bao/gói DC và không được bỏ qua kiểm soát chất lượng vô khuẩn bằng chỉ thị tiếp
xúc nhiệt bên ngoài bao/gói DC và chỉ thị hóa học bên trong bao/gói DC. Kết quả
NC của chúng tôi tỷ lệ NVYT có kiến thức hiểu biết đúng về vấn đề này là 48,1%.
Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với NC của Lê Thị Thảo (2017) tại BV đa
113

khoa Sóc Sơn cho rằng NVYT cần kiểm tra gói/hộp DC trước khi sử dụng chiếm
91,7% (82) và NC của Nguyễn Văn Dũng (2012), tỷ lệ NVYT trả lời đúng cần kiểm
tra gói/hộp DC trước khi sử dụng chiếm 92,4% (86). Các BV có được kết quả như
vậy là do có kế hoạch và thực hiện đào tạo định kỳ liên tục hàng năm về KK-TK
cho NVYT.
Theo Spaulding, thiết bị và DCYT được phân loại theo mức độ tiếp xúc với
mô cơ thể và nguy cơ gây nhiễm trùng khi sử dụng, phân theo 3 mức độ: thiết yếu,
bán thiết yếu và không thiết yếu. Mức độ KK tuỳ thuộc vào nguy cơ gây ra nhiễm
trùng khi sử dụng lại DC. Bảng phân loại Spaulding thường được sử dụng để phân
loại mức độ cần làm sạch, KK-TK cho DC đã sử dụng cho NB. Trong kết quả NC
Lu

của Lê Thị Thảo (2017) thì hiểu biết đúng của ĐD cao hơn nhiều so với NC của
chúng tôi, tương ứng là: hiểu biết đúng về phân loại DC thiết yếu chiếm 91,7%, DC
ận

bán thiết yếu 48,8% và DC không thiết yếu 66,7%. BV đa khoa khu vực Cai Lậy có
án

tỷ lệ ĐD có kiến thức phân loại đúng DC thiết yếu là 100%, DC bán thiết yếu là
tiê

90,1% và DC không thiết yếu là 54,9% (83). NC của Burute SR (2014) ở Ấn Độ thì
n

tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng phân loại DC theo Spaulding là: DC thiết yếu 77,7%, DC

bán thiết yếu 18,1% và DC không thiết yếu 41,7% (86). Kết quả NC của chúng tôi
m

(Bảng 3.10) cho thấy, kiến thức NVYT theo phân loại của Spaulding thấp hơn NC
ới

của Ngô Ngọc Bích (2010) (83), lần lượt là: kiến thức đúng về DC thiết yếu và bán
nh

thiết yếu là 36,9%; về DC không thiết yếu là 51,1%; và các mức độ KK-TK DC theo
ất

phân loại của Spaulding thì dưới 50%.


Sự lựa chọn phương pháp TK phụ thuộc vào mục đích của TK, vật liệu cần
được TK, tính chịu nhiệt của vật liệu TK, tính nhạy cảm với độ ẩm hoặc bức xạ và
bản chất của các VSV cần loại bỏ. Kết quả NC của chúng tôi cho thấy NVYT còn
thiếu hiểu biết về các phương pháp TK đang áp dụng tại các cơ sở KCB hiện nay
còn cao, tỷ lệ hiểu biết đúng chỉ có 42,9%, về nguyên lý TK và ứng dụng của TK
hấp ướt ở mức dưới 50%. Sự hiểu biết đúng về phương pháp TK nhiệt độ thấp hoặc
ứng dụng công nghệ TK nhiệt thấp hay vật liệu có thể TK được bằng công nghệ TK
nhiệt độ thấp cũng đều dưới mức 50%. Thực tế khảo sát về cơ sở vật chất, phương
tiện cho công tác KK-TK DCYT của 3 BV cho thấy, ngoài KK-TK bằng HC và hấp
114

nhiệt khô ra các BV chưa trang bị các thiết bị TK khác (Bảng 3.4). Nghiên cứu cắt
ngang tại BV đa khoa Sóc Sơn năm 2017 cho thấy, tỷ lệ NVYT biết về phương
pháp hấp ướt cũng thấp (22,6%) và về phương pháp hấp khô cao hơn (65,5%) (82).
Tỷ lệ này khác so với NC của Siddiqui HK và CS (2014) trên đối tượng là NVYT
làm việc các cơ sở giảng dạy nha khoa và một số phòng khám nha khoa tại Karachi,
Pakistan, số NVYT cho rằng phương pháp TK DCYT thông thường là hấp ướt
chiếm 93,2%, hấp khô 3,8% và luộc sôi 1,8% (99). NC của Aasim Farooq Shah
(2016), trên 300 nha sỹ tại trường Đại học Nha khoa chính phủ và BV Srinagar ở
Ấn Độ được phỏng vấn, tỷ lệ Nha sỹ cho rằng hấp ướt là phương pháp TK DCYT
thông thường nhất chiếm 76,67%, hấp khô 12% và luộc sôi 6,7% và TK bằng HC
Lu

9% (100).
Tại biểu đồ 3.1. chỉ ra rằng kiến thức chung của NVYT về KK-TK DCYT
ận

của ba BV đạt tỷ lệ 39,6%, Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ ĐD có kiến thức chung về
án

KK-TK tại BV Nguyễn Tri Phương (26,92%) (85), nhưng lại thấp hơn so với kết
tiê

quả NC tại BV đa khoa Sóc Sơn (47,6%) (82) và tại BV đa khoa Tịnh Biên (34%)
n

(87). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do Lãnh đạo BV cho rằng khả năng

NKBV không cao ở các BV YHCT, nên đã chưa quan tâm nhiều đến công tác đào
m

tạo, tập huấn về KK-TK cho NVYT. Các NC ở các quốc gia khác nhau đã chỉ ra
ới

rằng một tỷ lệ đáng kể NVYT không có kiến thức đầy đủ về một số vấn đề KK-TK
nh

(93, 95).
ất

Kiến thức của nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Các tác nhân VSV gây NKBV có thể lây truyền qua người này sang người
khác, môi trường hoặc nước và thực phẩm bị ô nhiễm, cá nhân bị nhiễm bệnh, da
của NVYT bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc qua các vật dụng và bề mặt dùng chung. Chủ
yếu, các sinh vật NKBV đa kháng thuốc bao gồm Staphylococcus aureus kháng
methicillin, enterococci kháng Vancomycin, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella
pneumonia, trong khi Clostridium difficilecó khả năng đề kháng tự nhiên (101).
Theo kết quả (Bảng 3.13) cho thấy số NVYT có kiến thức đúng về VSV lây NK
qua DCYT là 54,5%. Tỷ lệ hiểu biết này chưa phù hợp với vị trí của NVYT chuyên
khoa, có thể do NVYT không quan tâm, không có nhiều cơ hội học tập và tiếp cận
115

thông tin. Theo WHO, các VSV đều có thể gây nhiễm khuẩn mắc phải tại BV và vi
khuẩn là tác nhân chiếm tới 90% trong các trường hợp NKBV. Những chủng vi
khuẩn và nấm gây NKBV thường đa kháng kháng sinh ở mức cao hơn ngoài cộng
đồng (51). Tác giả Ann K (2022) và cộng sự cho biết, thường ĐD trực tiếp được
tiếp xúc và được đào tạo bàn bản thì có khả năng trả lời chính xác cho các câu hỏi
kiến thức. Hơn nữa, đã chỉ ra cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo KSNK có
liên quan tích cực đến việc phản hồi đúng một số khía cạnh, bao gồm cả những kiến
thức nhiễm VSV trong các DCYT liên quan đến NKBV (96). Trong quá trình KK-
TK bằng HC, hiệu lực của HC còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: số lượng VSV,
vị trí bám dính và khả năng đề kháng của VSV. Bảng kết quả tỷ lệ NVYT có kiến
Lu

thức đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của HC diệt khuẩn là 66,7%. Để quá
trình KK-TK đạt hiệu quả, đòi hỏi ngâm DCYT đủ thời gian trong dung dịch KK;
ận

chọn đúng HC đặc hiệu và pha đúng nồng độ và bề mặt DCYT phải được tiếp xúc
án

trực tiếp với HC. Trong NC này, kiến thức về yếu tố liên quan đến quá trình KK-TK
tiê

DC đạt là 69,7%. Tỷ lệ này vẫn nhỉnh hơn của Lê Thị Thảo (2017) và Nguyễn Lan
n

Phượng (2006), lần lượt là 67,9% và 63,6% (85). Quá trình diễn ra phản ứng hóa học

của HC diệt khuẩn để đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc vào những yếu tố: nhiệt độ, độ
m

ẩm, màng sinh học, muối vô cơ, chất hữu cơ bám trên DC, độ pH và độ cứng của
ới

nước. Kiến thức về yếu tố lý, hóa, sinh học ảnh hưởng đến KK-TK của HC trên
nh

NVYT được khảo sát còn thấp, chiếm 54,5%. Có đầy đủ kiến thức về những yếu tố
ất

ảnh hưởng đến KK-TK DCYT bằng HC thì việc thực hành lựa chọn các quy trình
KK-TK sẽ phù hợp và hiệu quả hơn (26, 27).
Về kiến thức quản lý TK DCYT tập trung, mặc dù các BV chưa triển khai
nhưng với những NVYT tại khoa KSNK cần hiểu sâu hơn về lĩnh vực chuyên khoa
của mình, các nội dung kiến kiến đúng đạt tỷ lệ tương đương nhau, trong đó nhóm cao
nhất đạt 83,3% và nhóm thấp nhất đạt (57,1%). (Bảng 3.14)
Giám sát đảm bảo vô khuẩn DC là một hoạt động quan trọng của chương trình
đảm bảo chất lượng của cơ sở KCB. Các sản phẩm để kiểm soát chất lượng TK sẽ
cho biết tình trạng hoạt động của máy TK có đủ điều kiện để tạo ra các sản phẩm TK
an toàn hay không. Mục đích của giám sát vô khuẩn là xác định được thời gian DC
116

tiếp xúc với HC, kiểm soát ngưỡng nhiệt độ cần thiết khi TK, kiểm soát mức độ vô
khuẩn bề mặt từng DCYT sau TK và phát hiện nha bào VSV gây bệnh sau TK.
Trong NC này cho thấy (Bảng 3.15), tỷ lệ đạt kiến thức về mục đích kiểm soát sau
TK (57,6%); các chỉ số kiểm soát vô khuẩn (48,5%); chỉ số sinh học (48,5%); Bowie-
Dick Test (33,3%) và xử lý nha bào sau TK (42,4%).
Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đối tượng được khảo sát trước can thiệp có kiến thức
đúng về sử dụng Bowie-Dick Test, chỉ số sinh học (IBs) và các chỉ số kiểm soát TK
rất thấp, trung bình dưới 40%. Lý do chủ yếu là không được đào tạo, tập huấn kiến
thức và không được sử dụng thường xuyên.
Kết quả kiến thức chung của NVYT khoa KSNK của cả 3 BV (Biểu đồ 3.3)
Lu

cho thấy đạt tỷ lệ 36,4%, BV Tuệ Tĩnh cao nhất (42,9%), và thấp nhất là BV đa
ận

khoa YHCT Hà Nội (33,3%)


4.1.5. Về thực trạng thực hành của nhân viên y tế
án

Việc tái sử dụng DCYT dùng một lần bắt đầu vào cuối những năm
tiê

1970. Tăng tái sử dụng các DCYT sử dụng một lần như một biện pháp tiết kiệm chi
n

phí. Khoảng 20% đến 30% BV Hoa Kỳ cho biết có tái sử dụng lại ít nhất một loại

DCYT dùng một lần. Việc tái sử dụng các DCYT sử dụng một lần liên quan đến
m

các vấn đề pháp lý, đạo đức, Y tế, và kinh tế (102). Các DCYT được sử dụng cho
ới

các thủ thuật xâm lấn được xử lý và TK trước mỗi lần sử dụng lại để ngăn ngừa lây
nh

truyền mầm bệnh từ người sang người hoặc môi trường cho NB và NVYT (103).
ất

Kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ y ế và thiết bị khử khuẩn –tiệt khuẩn
Bộ Y tế và WHO hướng dẫn sử dụng các chỉ thị sinh học, hóa học, cơ học để
giám sát quy trình TK (1). Thường xuyên kiểm tra các thông số cơ học của nồi hấp.
Các chỉ thị thử nghiệm chất lượng máy hấp ướt, dán băng chỉ thị kiểm tra nhiệt độ
cần có tất cả gói DC để xác định DC đó được đưa vào nồi TK. Đặt các chỉ thị hóa
học vào các bộ DC phẫu thuật, nội soi, cấy ghép,…Chỉ thị sinh học cần thực hiện ít
nhất hàng tuần. Các thông tin kết quả giám sát mỗi chu trình TK, bộ DC đã hấp
được lưu tại CSSD. Tuy nhiên, kết quả thực hành giám sát chất lượng TK (Bảng
3.17) cho thấy, cả 3 BV được NC hiện tại chỉ duy nhất sử dụng băng keo kiểm soát
tiếp xúc nhiệt dán bên ngoài gói/bọc sản phẩm TK. BV không sử dụng các sản
117

phẩm để kiểm soát thiết bị (Bowie-Dick Test), kiểm soát gói (chỉ thị hóa học; 3M
Sterigage 1243) và kiểm soát khối (chỉ thị sinh học Attest 1292, máy ủ huỳnh quang
3M 390).
Việc BV không đầu tư các chỉ thị hóa, sinh học để giám sát TK có thể do BV
hiện có quá ít DC cần TK mức độ cao hoặc do đặc thù của BV không có nhiều điều
trị can thiệp nên chưa thật sự có nhu cầu. Và kết quả NC của Lê Thị Thảo (2017), tại
BV đa khoa Sóc Sơn, cũng cho thấy không sử dụng chỉ thị hóa học và sinh học để
kiểm soát TK (82). Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Huệ (2016) lại cho thấy, tại các cơ sở
răng hàm mặt công lập tại tuyến quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh có đánh
giá chất lượng TK bằng chỉ thị hóa học, tuy nhiên chỉ chiếm 33,3% (77). Nguyễn
Lu

Văn Hà (2008), NC thực trạng phương tiện và tổ chức triển khai KSNK tại BV đa
khoa tỉnh Hưng Yên cũng chỉ có 7,7% gói/hộp sản phẩm TK được sử dụng chỉ thị
ận

hóa học để giám sát chất lượng TK (76).


án

Thực hành quy trình làm sạch dụng cụ trước khi khử khuẩn- tiệt khuẩn
tiê

Theo khuyến cáo CDC, việc làm sạch cần thực hiện trước tất cả các quy trình
n

KK-TK để loại bỏ các chất hữu cơ hoặc vô cơ khỏi DC. Nếu không được loại bỏ, nó

sẽ cản trở sự bất hoạt của VSV và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả KK-TK (104,
m

105). Làm sạch DC không những loại bỏ được chất hữu cơ bám trên DC mà còn
ới

loại bỏ được tác động bất lợi của hàm lượng muối cao đối với quy trình TK nhiệt độ
nh

thấp (31). NC cho thấy (Bảng 3.18), tỷ lệ thực hành pha HC đúng hướng dẫn
ất

78,6%, ngâm DC đủ thời gian 76,2%, DC được tháo rời các khớp nối trước khi cọ
rửa 71,4%, có tráng DC dưới vòi nước sạch (79,4%) và làm khô DC (63,5%). Nhìn
chung, trong 7 bước thực hành làm sạch DC trước khi KK-TK thì tỷ lệ thực hành
đúng từ 62,7 đến 79,4%. Người xử lý DC phải thực hiện tỉ mỉ, làm sạch với tất cả
các loại DC, đặc biệt với những DC có khe, kẽ, nòng, khớp nối và nhiều kênh như
DC nội soi. Những DC này phải được ngâm ngập, cọ rửa và xịt khô trước khi đóng
gói để TK. Về việc thực hành pha HC tẩy rửa đúng hướng dẫn, so với một số NC
trong nước, tỷ lệ thực hành đúng trong NC của chúng tôi (78,6%) cao hơn NC của
Nguyễn Lan Phượng (2006) tại BV Nguyễn Tri Phương (67,68%) và NC của Lê
Thị Thảo (2017) tại BV đa khoa Sóc Sơn (36,3%) (98, 95). Sự khác biệt này có thể
118

do BV đa khoa Nguyễn Tri Phương và BV đa khoa Sóc Sơn có sử dụng đồng thời
nhiều phương pháp KK-TK khác nhau, còn 3 BV YHCT tại thời điểm NC hầu như
chỉ KK-TK DCYT bằng HC nên thực hành có phần thành thạo hơn. Về cọ rửa sạch
chất hữu cơ trên DC, NC của chúng tôi có tỷ lệ thực hành đúng chiếm 62,7%, cao
hơn của Lê Thị Thảo (59,5%) (82).
Thực hành kiểm tra và đóng gói dụng cụ
Một số vấn đề liên quan đến DCYT tái sử dụng thường được NVYT quan tâm
nhất là chức năng hoạt động bình thường hoặc không bình thường và sự biến đổi về
hình dạng, màu sắc DC sau nhiều lần tái sử dụng. Việc kiểm tra trực quan cơ bản DC
sau mỗi lần TK có thể giúp xác định tình trạng DC tốt nhất trước khi TK và đưa vào
Lu

quy trình KCB. Sau khi DC được làm sạch, làm khô và kiểm tra, các DC trước khi
TK phải được đóng gói trong các phương tiện (hộp, bao bì đóng gói chuyên biệt) phù
ận

hợp với quy trình TK (22). Vật liệu đóng gói khả năng thẩm thấu với các phương pháp
án

TK khác nhau: hơi nước, Plasma, ETO. Trước khi đặt các DC đã đóng gói vào máy
tiê

TK, tối thiểu phải có các thông tin trên nhãn như ngày TK và ngày hết hạn sử dụng
n

(34).

Làm khô DC để tránh hoen gỉ, hoặc làm chuyển màu DC trong quá trình TK.
m

Mặt khác, những DC còn ướt khi cho vào máy TK có thể tạo nên các giọt sương
ới

bám trên DC, làm hạn chế VSV tiếp xúc với nhiệt độ và có thể tồn tại và phát triển.
nh

Các BV chưa trang bị DC làm khô chuyên dụng nên NVYT chỉ dùng khăn vô
ất

khuẩn làm khô DC sau khi đã làm sạch. Kết quả NC của chúng tôi (Bảng 3.19) cho
thấy, sau 126 lượt giám sát thực hành thì chỉ có 32 lượt có kiểm tra chức năng DC
trước khi đóng gói, chiếm 25,4%. DC được đóng gói bằng hộp/túi chuyên dụng
chiếm 57,1%, thực hành dán nhãn và ghi thông tin chiếm 51,6%. Kiểm soát chất
lượng TK bằng băng keo chỉ thị tiếp xúc nhiệt được thực hành tại 3 BV đạt 100%
và cũng không BV nào được đầu tư chỉ thị hóa học để kiểm soát gói/hộp DC. Tại
BV đa khoa Sóc Sơn tỷ lệ thực hiện làm khô DC đạt là 83,9%, tỷ lệ ĐD đóng gói
DC vào hộp hoặc vào gói theo hướng dẫn đúng kỹ thuật là 97,6%, và NC không đề
cập cụ thể đúng kỹ thuật gồm những tiêu chí cụ thể gì như NC của chúng tôi (82).
Tại BV Bạch Mai, tác giả Nguyễn Thúy Mai (2013) đã NC đánh giá chất lượng
119

KK-TKDCYT cung cấp cho các hoạt động chuyên môn của các khoa trong BV. Kết
quả phản hồi từ các khoa cho thấy, về bao/gói DC sạch, nguyên vẹn, DC không có
vết bẩn, khô, không bị hỏng…lần lượt đạt từ 98,4% đến 99,9 % (84).
Các BV ở Libya cũng cơ bản dựa vào chỉ số truyền thống như băng keo chỉ thị
tiếp xúc nhiệt để kiểm soát TK (106). NC của Nguyễn Văn Hà (2008) tại BV đa
khoa Tỉnh Hưng Yên cho thấy, sử dụng test đa thông số để kiểm soát gói/hộp DC
cũng rất thấp, chiếm 7,7% (76). Một NC tại cơ sở nha khoa tư nhân ở Hồng Kông
cho hay, nồi hấp cũng không được đánh giá thường xuyên bằng chỉ thị sinh học, tỷ
lệ này chỉ chiếm 4% và 62% sử dụng chỉ thị hóa học (36). Ngoài ra, ở Brazil, việc
sử dụng chỉ thị hóa học trước khi đưa vào TK cũng không thường xuyên và việc chỉ
Lu

thị sinh học bị bỏ quên ở hầu hết các trường cao đẳng Y khoa (35). Các DC sau khi
đóng gói, cần phải dán nhãn ghi rõ những thông tin như: ngày TK, ngày hết hạn, tên
ận

hoặc mó số DC, lò hấp, người đóng gói và việc dán nhãn phải được thực hiện ngay
án

tại thời điểm đóng gói DC. Việc NVYT thực hành dán nhãn và thông tin trên nhãn
tiê

các gói/hộp DC chỉ đạt 51,6%. Tác giả Nguyễn Văng Dũng và công sự khi đánh giá
n

thực hành kiểm tra hộp/gói DC trước khi sử dụng về độ kín, chỉ thị tiếp xúc nhiệt, hạn

dùng cho thấy tỷ lệ đạt là 47,3% (86). Nghiên cứu này có một số ý nghĩa quan trọng
m

đối với các nhà QLBV và những người thực hành KSNK, như đào tạo thực hành
ới

liên tục cho nhân viên CSSD trong BV và bắt buộc sử dụng chất chỉ thị trong tất cả
nh

các quy trình KK-TK và phải có kiểm soát, đánh giá việc thực hành này và coi như
ất

một trong các chương trình đánh giá chất lượng BV. Tất cả các chỉ số kiểm soát
chất lượng TK nên được sử dụng để đảm bảo quá trình TK có hiệu quả (107).
Thực hành KK-TK DC bằng hóa chất diệt khuẩn:
Trước bất kỳ quy trình KK-TK DCYT nào thì việc làm sạch DCYT cũng đều
cần thiết và là quy trình quan trọng trong thực hành xử lý DCYT tái sử dụng (30).
Về thực hành KK-TK DC bằng HC, kết quả NC (Bảng 3.20) cho thấy, công tác
chuẩn bị dung dịch HC theo đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất đạt 100% ở cả 3
BV. Tỷ lệ này ở NC của Lê Thị Thảo (2017), tỷ lệ ĐD/HL thực hành chuẩn bị đúng
dung dịch thấp hơn, chiếm 90,5%. Kết quả khảo sát trước can thiệp của chúng tôi
cho thấy, tỷ lệ NVYT thực hành ngâm ngập DC trong dung dịch HC diệt khuẩn đạt
120

94,4%, cao hơn tác giả Lê Thị Thảo (2017) và thấp hơn NC của Ngô Thị Huyền
(2012) lần lượt là 32,7% và 100% (82, 108).
Ngâm DC trong dung dịch HC diệt khuẩn đủ thời gian trong NC của chúng tôi
là 94,4% cao hơn Lê Thị Thảo (20%). Khi KK-TK DC bằng HC, nếu ngâm DC
không ngập hoàn toàn sẽ không đảm bảo bề mặt DC tiếp xúc đầy đủ với HC hoặc
không đủ thời gian tiếp xúc tối thiểu với HC theo quy định của nhà sản xuất sẽ giảm
hiệu quả tương tác của HC với VSV gây bệnh. Kết quả NC cho biết, DC được được
bảo quản và sử dụng trong 24 giờ là 77,8% cũng tương đương với NC tại BV đa
khoa Sóc sơn là 85,7% (82). Dụng cụ KK-TK mức độ cao bằng HC diệt khuẩn chỉ
nên sử dụng trong vòng 24 giờ, để quá 24 giờ phải KK lại trước khi sử dụng. Về
Lu

kiểm tra hiệu lực diệt khuẩn của dung dịch HC, trong NC của chúng tôi và của Lê
thị Thảo (2017) đều không thực hiện trước khi KK-TK (82). Do thiếu kiến thức
ận

hoặc do điều kiện tài chính không cho phép nên bước thực hành này đã bị bỏ qua.
án

Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt:


tiê

Trong BV, phương pháp TK hấp ướt thường được sử dụng để TK các vật
n

phẩm khác nhau, bao gồm cả đồ rỗng hoặc đồ trong gói/hộp. Dưới áp suất nồi hấp

được cung cấp hơi nước bão hòa khô, nhiệt từ sự ngưng tụ của hơi nước sẽ bao phủ
m

các vật phẩm và tiêu diệt các VSV một cách nhanh chóng (109). Hiệu quả của TK
ới

các sản phẩm còn phụ thuộc vào các bước thực hành phải đạt tiểu chuẩn, số lượng
nh

và cách sắp xếp các vật phẩm TK vào lò hấp hoặc chu trình TK phù hợp…đảm bảo
ất

luồng không khí có sức cản ít nhất được trao đổi từ đỉnh buồng xuống đáy. NC của
chúng tôi (Bảng 3.21) cho thấy, 100% thiết bị TK không được test kiểm tra sự hiện
diện của không khí trong lò hấp hơi nước ở cả 3 BV. Tỷ lệ vật phẩm hoặc DC được
xếp vào lò hấp đúng kỹ thuật (số lượng, mặt tiếp xúc, lưu thông luồng khí…) chỉ
đạt 42,9%. Sau khi kết thúc, nhật ký ghi chép từng chu trình TK và bảo quản DC tại
nơi vô khuẩn đạt trên 70%. Do được trang bị máy TK hấp ướt ở các BV quá ít (chỉ
chiếm 6,7%), hơn nữa chưa có sự đào tạo, hướng dẫn nên có những bước thực hành
TK bằng phương pháp hấp ướt của NVYT chưa được đầy đủ. Thực tế khảo sát cũng
cho thấy nhiều lò hấp hơi nước bị hỏng cũng chưa được sửa chữa.
121

Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô:


Phương pháp hấp nhiệt khô cần thiết cho các vật phẩm cần TK nhưng kỵ nước
(chất béo và dầu); các vật phẩm dễ bị hư hỏng do hơi ẩm (bột) và một số DC có thể
bị ăn mòn do hơi nước. Mặt khác, chất lỏng sẽ sôi lên nếu tiếp xúc với nhiệt khô
nên không thích hợp với KK bằng nhiệt khô. Môi trường nuôi cấy VSV và vật liệu
dễ cháy cũng không thích hợp với KK bằng nhiệt khô. Kết quả NC của chúng tôi
(Bảng 3.22) cho thấy, trong 6 bước cơ bản trong thực hành TK bằng phương pháp
nhiệt khô, có 3 bước thực hành có tỷ lệ đạt 100% ở cả 3 BV đó là: chọn chu trình
TK phù hợp loại DCYT, kiểm tra tiếp xúc nhiệt sau khi kết thúc chu trình TK và
bảo quản DC nơi vô khuẩn. Thực hành xếp DC vào lò hấp đúng kỹ thuật đạt 61,9%,
Lu

ghi nhật ký khi kết thúc chu trình TK đạt 75,4%. Kỹ thuật TK bằng lò hấp khô được
NVYT thực hành thành thạo hơn so với hấp hơi nước, có thể do các BV sử dụng lò
ận

hấp khô để TK DC nhiều hơn sau KK-TK bằng HC.


án

Về tỷ lệ thực hành chung về KK-TK DCYT, NC của Nguyễn Lan Phượng tại
tiê

BV Nguyễn Tri Phương năm 2006 trên đối tượng là ĐD có đánh giá thực hành
n

chung về KK-TK theo bảng kiểm quan sát nhưng chỉ đánh giá trong các khâu phân

loại DC trước khi xử lý, pha HC, thao tác các bước của quy trình và xử lý khi bị tai
m

nạn do HC bắn vào mắt cho thấy thực hành chung đạt thấp chiếm 6,08% (85), tác
ới

giả Nguyễn Văn Dũng và công sự thì đánh giá thực hành KK-TK của Bác sỹ, ĐD
nh

và Hộ lý bằng bộ câu hỏi phát trực tiếp chỉ gồm 2 tiêu chí thực hành là kiểm tra
ất

hộp/gói DC trước khi sử dụng về đồ kín của bao gói, băng chỉ thị nhiệt, hạn dùng và
không sử dụng DC từ gói/hộp đã mở cho thấy tỷ lệ thực hành đúng về KK-TK là
47,3% (7). Trong NC của chúng tôi, kết quả thực hành chung đạt tỷ
lệ 32,5 % (Biểu đồ 3.5) Tỷ lệ kết quả này khác biệt so với một số kết quả NC trước
đây, có lẽ là do các tiêu chí đánh giá của chúng tôi đầy đủ và toàn diện hơn. Chúng
tôi đánh giá một đối tượng thực hành trên hai quy trình tại các thời điểm khác nhau
nên độ tin cậy của kết quả này có thể sẽ cao hơn. Mặt khác, có lẽ do đặc điểm của
BV Tuệ Tĩnh là chưa thực hiện khử khuẩn - tiệt khuẩn DCYT tập trung và một số
khoa chưa đủ các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện để NVYT thực hiện KK-TK
theo quy định. Tương đồng với phương pháp đánh giá, NC của Lê Thị Thảo cho tỷ
122

lệ thực hành chung quá trình thực hiện KK-TK DCYT tái sử dụng đạt 26,2% (82)
thấp hơn NC của chúng tôi.
Kết quả NC định tính cũng chỉ ra rằng việc đầu tư cơ sở vật chất, máy móc
trang thiết bị, phương tiện và hóa chất vật tư tiêu hao có ảnh hưởng rất lớn đến việc
thực hiện KK-TK DCYT của NVYT. Những điều kiện cơ bản, thiết yếu không
được trang bị thì không thể đòi hỏi NVYT họ tuân thủ được. Mặt khác, về việc xây
dựng quy trình, quy định và hướng dẫn cụ thể và công tác đào tạo tập huấn cũng
chưa được các BV triển khai dẫn đến NVYT bị thiếu hụt trầm trọng về kiến thức, về
hành lang pháp lý trong việc thực hành KK-TK DCYT.
Với kết quả khảo sát thực trạng trên là cơ sở để NC đưa ra những giải pháp
Lu

can thiệp phù hợp tại BV Tuệ Tĩnh với mong muốn cải thiện được một số những
“khoảng trống” trong công tác KK-TK DCYT. Và từ kết quả can thiệp tại BV Tuệ
ận

Tĩnh, các cơ sở Y tế khác có thể tham khảo và triển khai.


án

4.2. Xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành khử khuẩn – tiệt
tiê

khuẩn của nhân viên y tế tại bệnh viện tuệ tĩnh


n

Với thực trạng công tác KK-TK của các bệnh viện YHCT hiện nay, để xây

dựng mô hình can thiệp, phần tổng quan tài liệu chúng tôi đã đưa ra một số căn cứ
m

làm cơ sở lý luận gồm quy định pháp luật, quy chế bắt buộc các cơ sở KCB thực
ới

hiện công tác KSNK trong BV; thực trạng kiến thức, thực hành KK-TK DCYT và
nh

biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành cho NVYT xử lý DC tái sử dụng
ất

trong nước và ngoài nước. Đó chính là nền tảng kiến thức, là cơ sở khoa học để
chúng tôi xây dựng một số giải pháp can thiệp riêng của NC. Với các giải pháp can
thiệp chủ đạo là đầu tư nguồn lực và các hoạt động tăng cường vai trò quản lý, đào
tạo, truyền thông và kiểm tra giám sát là phù hợp và đòi hỏi sự thuyết phục được
Ban Lãnh đạo BV đồng ý về chủ trương và sự đồng thuận của toàn thể NVYT trong
BV.
Trong NC này (Bảng 3.6), các BV chỉ có quy trình giao nhận DC cho các
khoa lâm sàng sau khi đã KK-TK (8,33%), các quy trình cơ bản khác liên quan đến
hóa chất diệt khuẩn, các bước xử lý DC bẩn, kiểm soát chất lượng vô khuẩn, hoặc
quy trình thực hành hấp ướt và hấp khô…tại các BV đều không có (chiếm 91,67%).
123

Vì không có quy trình hướng dẫn chuyên môn nên NVYT thực hành các bước KK-
TK DCYT sẽ không đúng dẫn đến KK-TK không hiệu quả, không an toàn khi sử
dụng cho NB. Để khắc phục vấn đề này, trong NC chúng tôi đã áp dụng các hoạt
động can thiệp kết hợp giữa hệ thống và kỹ thuật, gồm bổ sung nguồn lực và các
quy trình, quy định mang tính chất bắt buộc NVYT phải thực hiện trong cơ sở
KCB. Với sự tham gia chuyên môn của chuyên gia KSNK, BV đã thông qua Hội
đồng khoa học ban hành tài liệu và quy trình/quy định đồng thời tổ chức đào tạo,
tập huấn theo tài liệu và quy trình hướng dẫn chuyên môn đã được ban hành.
Trong quá trình xây dựng chương trình can thiệp, chúng tôi căn cứ trên thực tế
khảo sát tại BV Tuệ Tĩnh và cho thấy, BV không có khu vực TK tập trung, trang
Lu

thiết bị máy móc sử dụng cho xử lý DC và KK-TK thiếu nhiều. Tình trạng thiếu
trang thiết bị và vật tư tiêu hao đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực hành đúng về
ận

KK- TK DCYT của các BV. Chính vì thế trong NC này chúng tôi đã đề xuất với
án

Lãnh đạo BV để quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và vật tư tiêu hao nhiều
tiê

hơn cho công tác KK-TK DCYT. Lãnh đạo BV đã nhất trí và quyết định sửa chữa,
n

nâng cấp khu vực KK-TK tập trung một chiều, gồm: khu vực tiếp nhận và xử lý DC

bẩn, khu vực sạch và khu vực vô khuẩn. Vì số lượng DC chưa nhiều nên cải tạo 05
m

khu vực xử lý dụng cụ bẩn ở 5 tầng, các khoa cùng tầng sử dụng chung. Với mục
ới

tiêu cải thiện kỹ năng thực hành và thực hiện đúng nội dung quy trình hướng dẫn
nh

KK-TK, BV đã đầu tư nhiều máy móc và thiết bị hỗ trợ, như: máy TK nhiệt độ thấp
ất

Plasma, thay thế máy TK hấp ướt mới, bổ sung tủ sấy khô DC nhiệt độ thấp, máy xì
khô DC, máy đóng gói hút chân không và nhiều phương tiện, dụng cụ và hóa chất,
vật tư tiêu hao để xử lý, đóng gói và kiểm soát chất lượng TK.
Kiến thức đang là lỗ hổng lớn đối với NVYT nói chung và cần được bổ sung
sớm sự thiếu hụt này. NC (Bảng 3.7) cho thấy, các khái niệm cơ bản liên quan đến
KK-TK DCYT, tỷ lệ có kiến thức đúng đạt dưới 50%. Tỷ lệ NVYT có hiểu biết về
nguyên tắc tái sử dụng DCYT (Bảng 3.9) chỉ đạt ở mức từ 30,9% đến 62,2% và
kiến thức phân loại DCYT (Bảng 3.10) và lựa chọn phương pháp KK thích hợp chỉ
đạt ở mức từ 36,9% đến 51,1%, …Như vậy, kiến thức còn ở mức thấp và chưa đáp
124

ứng yêu cầu, chính vì thế NC này chúng tôi cần đưa ra một số hoạt động can thiệp,
như đào tạo, tập huấn và truyền thông để nâng cao kiến thức cho NVYT.
Từ kết quả khảo sát thực trạng kiến thức và thực hành KK-TK DCYT đã cho
thấy, do thiếu kiến thức nên việc thực hành của NVYT đã chưa đáp ứng yêu cầu ở
hầu hết các bước thực hành trong các quy trình KK-TK DC khác nhau. Do vậy, Ban
Giám đốc và Hội đồng KSNK bệnh viện đã đưa nội dung đào tạo, tập huấn về KK-
TK DCYT vào kế hoạch hoạt động thường xuyên của BV. Các đối tượng tham gia
NC được đào tạo kiến thức tập trung 02 lần. Mời chuyên gia KSNK hỗ trợ trong
suốt quá trình triển khai. Nhân viên khoa KSNK được tập huấn chuyên sâu và kỹ
hơn để trực tiếp tư vấn, hướng dẫn đến từng cá nhân hoặc khoa lâm sàng. Chuyên
Lu

gia sẵn sàng trả lời hoặc giải đáp thắc mắc về kiến thức và thực hành đến từng
người bất kể khi nào. Ngoài ra, cách thức tổ chức thực hiện can thiệp tại nơi sử
ận

dụng và DC và xử lý DC, tạo điều kiện cho NVYT tiếp nhận kiến thức và thực hành
án

ngay cả khi đang làm chuyên môn. Việc tổ chức tập huấn giúp cho NVYT hiểu hơn
tiê

về tác nhân gây NKBV, các phương thức lây nhiễm khuẩn, vai trò của DCYT liên
n

quan đến NKBV và tầm quan trọng của việc xử lý DCYT tái sử dụng đúng cách. Từ

đó NVYT biết cần phải thay đổi hành vi để giảm thiểu NKBV xảy ra, an toàn cho
m

NB và NVYT.
ới

Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức cũng là một biện pháp giúp đối
nh

tượng NC chủ động tự điều chỉnh cái sai trong hiểu biết và thực hành hàng ngày.
ất

Hơn nữa, việc tổ chức tuyên truyền còn giúp cho đối tượng NC có cơ hội hiểu rõ
hơn kiến thức đã được học từ các khóa tập huấn, củng cố thêm thực hành, tạo niềm
tin để có những thực hành ngày càng hoàn thiện và bền vững. Nhóm NC đã xây
dựng một số nội dung truyền thông về quy trình tổ chức quản lý KK-TK DCYT cho
100 tờ rơi và được gửi đến tất cả các đối tượng tham gia và các khoa trong BV. Vì
vậy, chủ động và đa dạng hóa các loại hình truyền thông là một trong những biện
pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cá nhân trong công
tác KK-TK. Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (2016) cho rằng, việc đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe đã áp dụng có tầm quan trọng trong NC
của tác giả (110).
125

Các biện pháp can thiệp kết hợp giám sát thường xuyên và định kỳ đã giúp NC
huy động được nhiều nhất sự hỗ trợ từ các cấp Lãnh đạo BV và đặc biệt là đối tượng
NC cũng chính là đối tượng được can thiệp. Đây là yếu tố quan trọng để tạo nên kết
quả của can thiệp mặc dù thời gian thử nghiệm các giải pháp can thiệp không nhiều.
Hơn nữa, với sự tham gia tích cực, đối tượng NC sẽ có hiểu biết đầy đủ và thực hành
đúng về KK-TK DCYT. Đây là cơ sở để duy trì kết quả can thiệp lâu dài trong suốt
quá trình, làm cho tính bền vững của giải pháp can thiệp được đảm bảo và làm tăng
tính giá trị của can thiệp mà NC đã tiến hành. Ngày nay, trên thế giới trong đó có cả
Việt Nam, đã có nhiều nhiều quốc gia NC đánh giá hiệu quả can thiệp đào tạo, truyền
thông nhằm thay đổi kiến thức cho NVYT và có kỹ năng ứng xử tốt có thể giúp họ
Lu

thay đổi hành vi (111, 112, 113). Với một số giải pháp can thiệp cơ bản, phù hợp với
điều kiện thực tế tại BV Tuệ Tĩnh đã đem lại kết quả khả quan và có ý nghĩa thực
ận

tiễn.
án

4.3. Đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp
tiê

Vì hiện tại tác giả chưa tìm được nhiều đề tài nghiên cứu can thiệp về KK-
n

TK DCYT nên trong phần bàn luận này sẽ có nhiều hạn chế về so sánh kết quả NC.

4.3.1. Kết quả cải thiện kiến thức cơ bản về khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ của
m

NVYT
ới

Kiến thức cơ bản của nhân viên y tế tại các khoa sử dụng/xử lý DCYT
nh

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp, điểm kiến thức về các khái niệm
ất

và thuật ngữ KK- TK tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (P<
0,001). Với hơn 30% NVYT thay đổi kiến thức (từ “chưa đạt” thành “đạt”) sau can
thiệp. Tuy nhiên tỷ lệ kiến thức về khái niệm KK mức độ cao và KK mức độ trung
bình có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05)
Sự can thiệp có hiệu quả làm tăng kiến thức nhóm về NKBV liên quan đến
DCYT lần lượt từ 4,0% - 58,4%, và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê đạt kiến
thức về tần suất sử dụng DC liên quan đến NKBV, cơ chế NKBV liên quan đến
DCYT, chất lượng BV liên quan đến KK, hậu quả của NKBV liên quan đến DCYT
(p< 0,001), nhưng tỷ lệ kiến thức về VK đa kháng thuốc liên quan đến DCYT so
với trước can thiệp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0.05)
126

Kiến thức của NVYT về nguyên tắc KK-TK DCYT tái sử dụng cũng được
cải thiện rõ rệt sau can thiệp. Nhóm kiến thức sau can thiệp này tăng đồng đều dao
động 21,8 % - 47,5% và có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p< 0,05). Riêng
nội dung kiến thức về lưu ý khi sử dụng DCYT là không có ý nghĩa thống kê (p>
0,05).
Kết quả khảo sát trước can thiệp, đối tượng NC có kiến thức về phân loại
DCYT có tỷ lệ đạt đều ở dưới mức 50%. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các biện pháp
can thiệp, kết quả (Bảng 3.28) cho thấy kiến thức ở nhóm này đều đạt tỷ lệ trên
50%. Và sự khác biệt nhóm kiến thức này có ý nghĩa thống kê. Tác giả Shreyas R
(2014), nghiên cứu cắt ngang trước và sau can thiệp kiến thức của Điều dưỡng trong
Lu

việc (1) phân loại DC phẫu thuật theo Spaudling (2) phân loại chất khử khuẩn theo
3 mức độ là khử khuẩn mức cao, trung bình và thấp (3) đánh giá kiến thức sử dụng
ận

chất khử khuẩn thích hợp. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trả lời chính xác các câu hỏi đạt ra
án

có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Điều đó đã chứng minh tác động tích
tiê

cực của đào tạo kiến thức sử dụng chất khử khuẩn dưới hình thức hội thảo và được
n

thảo luận trong thời gian dài hoặc bất cứ khi nào cần thiết (72). Nghiên cứu của

chúng tôi cũng đồng quan điểm với một số tác giả là đa dạng hóa, đơn gian hóa các
m

biện pháp can thiệp và các can thiệp được tập trung vào nhu cầu thực tế để đạt hiệu
ới

quả.
nh

Sau can thiệp, kiến thức về công nghệ TK DCYT của NVYT tại BV Tuệ tĩnh
ất

(Bảng 3.29) cho thấy, sự hiểu biết về các phương pháp TK đang sử dụng trong cơ sở
KCB, nguyên lý của hấp hơi nước, ưu điểm của TK hấp hơi nước, công nghệ EO và
công nghệ Plasma đều tăng cao và có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Chỉ có
sự thay đổi kiến thức về ưu điểm của TK hấp khô là không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Kết quả chứng minh sự nỗ lực của Lãnh đạo BV, nhóm NC đã xây dựng nội
dung đào tạo, phương pháp tiếp cận và cách chuyển tải kiến thức đa dạng đến đối
tượng NC là khoa học và đạt hiệu quả cao.
Kết quả kiến thức cơ bản của NVYT về KK-TK DCYT tại BV Tuệ Tĩnh
(Biểu đồ 3.6) có tổng điểm kiến thức chung đạt từ 20 điểm trở lên, tỷ lệ đạt chung
127

tăng từ 42,9 % (trước can thiệp) lên 71,3 % (sau can thiệp). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p<0,001)
Kết quả cải thiện tỷ lệ đạt cũng tăng đều ở các nhóm kiến thức, dao động từ
33,7% đến 54, 5% và sự tăng tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Kết quả này
của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của một số can thiệp trước đó đã được tiến
hành dựa trên cơ sở lý thuyết thay đổi hành vi, phân tích thay đổi nhận thức của
NVYT căn cứ vào kết quả đánh giá trước can thiệp và sau can thiệp (112, 113).
Kiến thức của nhân viên y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Tác giả không bàn luận về sự thay đổi kiến thức của NVYT khoa KSNK trước
và sau can thiệp vì cỡ mẫu quá nhỏ (07) không có ý nghĩa nhiều trong thống kê.
Lu

Tuy nhiên, qua kết quả định lượng và định tính cho thấy sau khi một số giải pháp
được triển khai, đặc biệt NVYT được tập huấn, được hướng dẫn cơ bản họ đã thấy
ận

hiểu biết nhiều hơn, tự tin hơn trong thực hành KK-TK và có thể thực hiện kiểm tra,
án

giám sát nhắc nhở NVYT các khoa khác thực hiện đúng các công đoạn KK-TK
tiê

DCYT.
n

Kiến thức về các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến khử khuẩn, tiệt khuẩn về quản

lý KK-TK DC tập trung và kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn là ba nhóm kiến thức
m

mà NVYT khoa KKSNK cần phải cải thiện để phục vụ tốt trong chuyên môn.
ới

Tiệt khuẩn DCYT bằng hấp hơi nước là phương pháp tiệt khuẩn phổ biến nhất
nh

trên toàn thế giới hiện nay. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tiệt khuẩn bằng hấp hơi
ất

nước hoặc hấp ướt đều có thể không hiệu quả 100% trong việc tiêu diệt tất cả các
VSV (36). Vì vậy, chất lượng của sản phẩm TK cần được đánh giá bằng các chỉ tiêu
lý, hóa, sinh học (114), NVYT khoa KSNK đã hiểu và thực hiện công đoạn này.

4.3.2. Kết quả cải thiện thực hành khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ của nhân viên
y tế
Nhiều DCYT có thể được tái sử dụng nhiều lần cho một loạt các hoạt động
chăm sóc sức khỏe bao gồm phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật
hoặc chấn thương. Tuy nhiên phải được xử lý lại và TK trước mỗi lần sử dụng để
128

ngăn ngừa lây truyền mầm bệnh từ người sang người hoặc môi trường cho NB và
NVYT. Việc TK các DCYT khi tái sử dụng không đạt yêu cầu trong các cơ sở y tế
dẫn đến tăng nguy cơ NKBV và là một trong những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ do DCYT (103, 115).
Kết quả cải thiện thực hành kiểm soát chất lượng DCYT và thiết bị (Bảng
3.34) sau can thiệp cho thấy có hiệu quả làm tăng thực hành sử dụng kiểm soát gói
(chỉ thị hóa học, 3M Sterigage 1243), tỷ lệ này tăng sau khi can thiệp so với trước
can thiệp từ 0% đến 82,1 %; thực hành lưu hồ sơ TK trước can thiệp và sau can
thiệp cũng tăng từ 0% lên 94,7 và kiểm soát soát thiết bị tăng từ 0 % lên 49,5%.
Tuy nhiên những sự thay đổi này không thỏa mãn điều kiện kiểm định. Còn test chỉ
Lu

thị sinh học để kiểm soát quá trình TK, có lẽ BV chưa đủ nguồn kinh phí để đầu tư
nên chưa được áp dụng. Tác giả Panta G (2019), đã sử dụng chỉ số sinh học và hóa
ận

học để kiểm soát hiệu quả TK bằng hơi nước đối với DCYT và tìm hiểu các yếu tố
án

liên quan đến việc TK không hiệu quả trên toàn quốc ở Nepal. Kết quả nghiên cứu
tiê

cho thấy, các chu trình hấp TK không hiệu quả khi kiểm tra bằng chỉ thị sinh học
n

chiếm 71,0% và 69,8% cho kết quả không đạt với các chỉ thị hóa học. Nguyên nhân

chính của lỗi TK bằng hơi nước có liên quan đáng kể đến điều chỉnh thời gian theo
m

chu trình TK, cân bằng áp suất và vật liệu đóng gói DCYT không chuẩn (115).
ới

Nghiên cứu của Jabbari H (2012) trên tất cả các BV huyện Tabriz (Iran), đã
nh

chứng minh sự nỗ lực NC và thực hiện chương trình can thiệp đào tạo, giáo dục và
ất

hướng dẫn thực hành liên tục của các nhà QLBV đã cho thấy tỷ lệ các BV sử dụng
chỉ thị hóa học đạt 100% và sử dụng chỉ thị sinh học tăng lên 63,6% (79). Theo
CDC và các Hiệp hội Y tế khuyến cáo, để kiểm soát chắc chắn nhiệt độ và độ ẩm đã
xâm nhập vào tất cả các DC trong mỗi chu kỳ TK, nên đặt chỉ thị hóa học bên
trong, giữa gói/bọc DC TK và thực hành thường xuyên trong mọi quy trình TK.
Thực hiện giám sát chất lượng quá trình TK định kỳ hàng tuần bằng chỉ thị sinh học
(35).
Dụng cụ y tế được tái sử dụng cho các hoạt động lâm sàng phải trải qua một
chu trình, bao gồm các bước: làm sạch, KK, kiểm tra, đóng gói, TK và bảo quản các
thiết bị đã được TK (90). BV đã lựa chọn HC Cidezyme để ngâm, tẩy rửa và làm
129

sạch chất hữu cơ bám trên DC và KK sơ bộ. HC Cidezyme được pha với tỷ lệ 8ml
với 1 lít nước sạch, DC bẩn ngâm vào, thời gian tối thiểu là 1 phút hoặc tùy theo
mức độ cáu bẩn của DC. Rửa lại DC bằng nước sạch, lau khô DC bằng khăn vải và
sau đó KK-TK bằng nhiệt hoặc bằng HC. Hóa chất sát khuẩn được pha theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Kết quả NC (Bảng 3.35) cho thấy, sau can thiệp hiệu quả làm
tăng thực hành làm sạch DCYT có ý nghĩa thống kê của NVYT so với trước can
thiệp (p< 0,001). Cụ thể, sau can thiệp, NVYT pha HC tẩy rửa đúng theo hướng
dẫn, tăng 2,95 lần; tháo rời khớp nối DC để làm sạch, tăng 8,24 lần; DC được ngâm
ngập và đủ thời gian trong dung dịch KK, tăng 4,77 lần; DC được cọ, rửa sạch bằng
dụng cụ thích hợp, tăng 8,5 lần, DC được tráng dưới vòi nước sạch tăng 10,0 lần và
Lu

DC được làm khô trước khi KK-TK, tăng 21,79 lần so với trước khi can thiệp.
Dụng cụ nội soi được làm sạch, tháo khớp nối, KK sơ bộ và KK mức độ cao theo
ận

đúng hướng dẫn của BYT (14). Sự kết hợp của các bước trong quy trình làm sạch
án

và TK đạt yêu cầu sẽ quyết định hiệu quả tổng thể của quy trình TK. Nếu bước làm
tiê

sạch ban đầu không hiệu quả và các chất hữu cơ hoặc mảnh bám vẫn còn trên thiết
n

bị, có thể sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình TK.

Kết quả (Bảng 3.36) cho thấy, tỷ lệ NVYT thực hành đóng gói DC bằng hộp/túi
m

chuyên dụng cao hơn 3,19 lần và có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p<
ới

0,001). Tuy nhiên, tỷ lệ thực hành kiểm tra chức năng và độ an toàn của DC tăng cao
nh

hơn 1,68 lần, nhưng không có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p> 0,05). Các
ất

thực hành khác như sử dụng test đa thông số để kiểm soát gói/hộp DC và nhãn ghi
hạn sử dụng, có sự khác biệt so với trước can thiệp nhưng không thỏa mãn điều kiện
kiểm định. NC đã chứng minh chương trình can thiệp của NC bao gồm đào tạo, cầm
tay chỉ việc, hỗ trợ phương tiện (túi, hộp đóng gói chuyên dụng, test chỉ thị hóa
học…) đã cải thiện đáng kể các bước thực hành kiểm tra và đóng gói DC của NVYT.
Thực trạng hiện nay KK-TK bằng HC được thực hiện tại 3 BV nghiên cứu là
chủ yếu, trong đó KK mức độ cao với DC nội soi được quan tâm nhiều nhất do nhu
cầu sử dụng khá thường xuyên. Kết quả đánh giá thực hành trước và sau can thiệp
của NC cũng dựa trên quan sát chủ yếu thực hành quy trình xử lý DC nội soi.
Nhiễm khuẩn do can thiệp nội soi có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các NC
130

đã chỉ ra rằng lây nhiễm chéo mầm bệnh liên quan đến ống nội soi thông thường có
liên quan đến việc không tuân thủ các bước trong quy trình hướng dẫn làm sạch và
KK-TK đã được xây dựng cho ống nội soi, phụ kiện hoặc thiết bị liên quan hoặc sử
dụng thiết bị đã bị lỗi (116, 117). Nghiên cứu (Bảng 3.38) cho thấy sau can thiệp, tỷ
lệ NVYT thực hành đúng ngâm ngập DC vào dung dịch hóa chất KK-TK tăng lên
2,01 lần so với trước can thiệp nhưng không có ý nghĩa thống kê. Bước tráng rửa và
làm sạch HC bằng nước cất hoặc RO tăng cao so với trước can thiệp là 8,24 lần có ý
nghĩa thống kê. Sau can thiệp việc thực hành pha hóa chất KK-TK đúng hướng dẫn
(1,14), kiểm tra hiệu lực diệt khuẩn và bảo quản và sử dụng DC trong 24 giờ đều
đạt kết quả cao, tuy nhiên sự thay đổi này không thỏa mãn điều kiện kiểm định.
Lu

Kết quả trong NC của Lưu Ngọc Đoàn Hùng (2018), về KK ống nội soi cho
thấy tráng rửa ống nội soi có sai sót chiếm 6,7% và lau khô bên ngoài ống nội soi
ận

bằng khăn vô khuẩn có sai sót 5,8%. Có thể có sự chủ quan từ phía NVYT đối với
án

các thao tác tưởng như không quan trọng nhưng thực tế lại có vai trò rất quan trọng,
tiê

ảnh hưởng đến hiệu quả KK-TK của cả quy trình (118). Can thiệp thông tin, truyền
n

thông, đào tạo, giáo dục ý thức để nâng cao kiến thức từ đó thay đổi thái độ và hành

vi của NVYT vẫn là điều kiện tiên quyết, đảm bảo thực hành đúng và an toàn cho
m

NB.
ới

Ngày nay, TK bằng hơi nước là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất để TK các
nh

DCYT có thể tái sử dụng trên toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy sau can thiệp NVYT
ất

thực hành xếp DC vào lò hấp đúng kỹ thuật và lưu nhật ký chu trình TK tăng cao
hơn và có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp, tương ứng là 15,27 lần và 3,21
lần, và bảo quản DC nơi vô khuẩn đến khi sử dụng tăng từ 80,1% lên 93,7 % nhưng
sự khác biệt về tỷ lệ này không có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Tương
tự như vậy với phương pháp hấp khô, sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp,
NVYT thực hành xếp gói/hộp DC vào lò hấp đúng kỹ thuật và lưu nhật ký tình
trạng TK từng mã/số DC tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp,
tương ứng là 5,19 lần và 5,63 lần. Kiểm tra gói/hộp DCYT sau khi đã TK, độ khô
gói/hộp DC là rất quan trọng, vì gói/hộp DC còn ẩm sẽ là môi trường thuận lợi cho
131

VSV tiếp cận. Các gói/hộp DCYT sau TK còn ướt nên được coi là bị ô nhiễm vì các
gói ướt sẽ tạo điều kiện cho VSV xâm nhập và phát triển (90).
Kết quả cải thiện về điểm thực hành chung tăng 8,9 lần so với trước can thiệp,
sự n khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.001)
Kết quả cải thiện về tỷ lệ thực hành chung đạt tăng nhiều từ 31,0% lên 88,4%
và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng NVYT ở BV cần được đào tạo, hướng
dẫn đúng mức về một số vấn đề quan trọng liên quan đến TK DCYT tái sử dụng,
chẳng hạn như cách xếp DC vào lò hấp đúng kỹ thuật hoặc bắt buộc phải ghi đầy đủ
nhật ký từng chu trình hấp TK... Tương tự, nghiên cứu cũng xác định được nhu cầu
Lu

đào tạo của NVYT về quy trình TK bằng hơi nước và TK bằng hấp khô.
Nội dung của các biện pháp can thiệp được sử dụng trong NC của chúng tôi đã
ận

đạt được sự đồng thuận cao từ Lãnh đạo BV và NVYT toàn bệnh viện, đồng thời
án

được các chuyên gia KSNK Việt Nam tham gia và hỗ trợ tận tình. Hình thức can
tiê

thiệp trực tiếp đến NVYT, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ đánh giá và mang lại
n

kết quả rõ ràng. Chính vì vậy mà chương trình can thiệp nhận được sự ủng hộ, đón

nhận nhiệt tình và đầy trách nhiệm của NVYT làm công tác KK-TK DCYT. Hơn
m

nữa, phía Lãnh đạo BV, người sử dụng lao động đã có sự thay đổi về tầm nhìn và
ới

chuyển biến tích cực về nhận thức, kiến thức về công tác KSNK nói chung và KK-
nh

TK DC riêng. Cũng từ đó sẽ chủ động trong công tác tổ chức, quản lý để duy trì ổn
ất

định và phát triển có tính bền vững trong đơn vị của mình. Những kết quả thu được
từ bảng kết quả đã cho thấy, can thiệp đã cải thiện kiến thức, thực hành của NVYT
về công tác KK-TK DCYT, từ đó góp phần làm tăng thực hành chuẩn, góp phần
làm giảm nguy cơ NKBV có thể xảy ra, nâng cao chất lượng và an toàn BV, từ đó
hướng sự hài lòng cao của NB. Qua NC này cũng cho thấy các giải pháp can thiệp
của chúng tôi là phù hợp, khả thi và hiệu quả. Hy vọng từ kết quả và ý nghĩa thực
tiễn của nghiên cứu can thiệp này sẽ được ứng dụng rộng ra các BV thuộc khối
YHCT trên toàn quốc.
Nhận xét chung về tính phù hợp, khả thi và duy trì của các giải pháp can thiệp,
kết quả nghiên cứu định tính cho thấy đa số các ý kiến đều đồng ý rằng các hoạt
132

động can thiệp phù hợp với tình hình hiện tại của các BV YHCT, phù hợp với đối
tượng nghiên cứu là NVYT và có hiệu quả lâu dài, bền vững. Can thiệp có hiệu quả
vì đã giúp tăng cường kiến thức, cải thiện thực hành, nâng cao về quản lý chất
lượng BV, trong đó có vấn đề các nguy cơ dẫn đến NKBV liên quan đến KK-TK
DCYT và mong muốn mô hình được áp dụng trên phạm vi rộng hơn.
Đối với các nhà Quản lý thì việc kiểm tra, giám sát cần phải có công cụ, tiêu
chí để đánh giá, việc xây dựng được các quy trình/ bảng kiểm là tạo thuận lợi cho
các nhà Quản lý có cơ sở hành lang pháp lý trong việc kiểm tra, giám sát và đánh
giá.
Mặt khác, các nhà lãnh đạo quản lý còn nhận xét đề tài có tính nhân văn của
Lu

các giải pháp can thiệp vì cuối cùng đem lại lợi ích là sự an toàn cho NB, mà NB an
toàn thì cán bộ y tế thực hiện phẫu thuật, thủ thuật mới được an toàn.
ận

4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu


án

Tổng quan về các NC đánh giá các vấn đề liên quan đến KK-TK DCYT cho
tiê

thấy có nhiều phương pháp được sử dụng, bao gồm các công cụ đánh giá cơ sở vật
n

chất, TBYT; đánh giá công tác tổ chức quản lý; đánh giá về kiến thức, thực hành

KK-TK DCYT của NVYT. Trong cách đánh giá kiến thức, thực hành của NVYT
m

mục đích cho biết sự thay đổi khi họ được bổ sung điều kiện làm việc phù hợp,
ới

được tiếp cận với đào tạo, thông tin truyền thông. Chúng tôi sử dụng phiếu phát vấn
nh

và phiếu quan sát và điền thông tin rất dễ dàng để thực hiện tại các BV trong diện
ất

nghiên cứu và kiểm soát được những yếu tố nhiễu, phản ánh được thực trạng và
định hướng được các hoạt động can thiệp để cải thiện chất lượng công tác KK-TK
DCYT.
Đối với vấn đề KK-TK DVYT trên thế giới và Việt Nam, chưa có nhiều
nghiên cứu chuyên sâu nên chưa có nhiều bộ công cụ và phương pháp đánh giá tính
điểm kiến thức và thực hành được sử dụng đối với NVYT. Bộ công cụ hoàn toàn
được xây dựng mới dựa theo các hướng dẫn chuyên môn của WHO, CDC và MOH
Việt Nam về hoạt động KK-TK DCYT (1, 14, 18, 90) và tham khảo ý kiến của một
số chuyên gia KSNK Việt Nam. Đặc biệt, cách tính điểm kiến thức và thực hành
được tham khảo các chuyên gia KSNK và chỉ áp dụng đánh giá trong nghiên cứu
133

này. Hiện tại, Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu KSNK trong đó có lồng ghép
một nội dung nhỏ về KK-TK DCYT và một vài đề tài Cao học cũng dùng phương
pháp này tuy nhiên rất lẻ tẻ, rời rạc và chưa phân tích đánh giá sâu được các chủ đề
nghiên cứu như: Nghiên cứu của Lê Thị Thảo, Nguyễn Đình Huệ và Nguyễn Văn
Dũng (77, 82, 86).
Tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam cho thấy số lượng
nghiên cứu riêng về kiến thức, thực hành về KK-TK DCYT còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu của chúng tôi có điểm giống các NC khác ở chỗ đánh giá kiến thức
bằng bộ câu hỏi phát vấn, được phát triển dựa trên các nội dung kiến thức cần đánh
giá trong mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp đánh giá thực hành được sử dụng trong
Lu

nghiên cứu là các quy trình KK-TK DCYT, sử dụng sự quan sát các bước thực hiện
rồi điền thông tin vào bảng kiểm. Một số NC ở Việt Nam cũng áp dụng phương
ận

pháp sử dụng phiếu phát vấn để đánh giá kiến thức, phiếu quan sát đánh giá thực
án

hành của đối tượng nghiên cứu như của Nguyễn Đình Huệ, Nguyễn Văn Hà (76,
tiê

112). Do đó, với đối tượng nghiên cứu là NVYT, NC của chúng tôi sử dụng phiếu
n

phát vấn dạng bảng hỏi có cấu trúc để tìm hiểu kiến thức, sử dụng bộ quy trình quan

sát để đánh giá thực hành của NVYT là phù hợp và kết quả có tính giá trị trong việc
m

phản ánh về kiến thức và thực hành của NVYT. Sử dụng phương pháp đánh giá
ới

kiến thức, thực hành so sánh kết quả trước và sau can thiệp trên cùng một nhóm đối
nh

tượng NVYT. Phương pháp nghiên cứu phù hợp này góp phần làm tăng tính giá trị
ất

của các kết quả phân tích suy luận, đánh giá kết quả của hoạt động can thiệp. Có thể
nói, đây là một NC đầu tiên tại Việt Nam, vì vậy mang tính khám phá, mở đường
cho các nghiên cứu tiếp theo sáng tạo và phát triển.
Nghiên cứu thực trạng tại ba BV YHCT tại Hà Nội cho thấy, cả ba BV này
khá tương đồng về các đặc điểm chung, cơ cấu tổ chức BV, hoạt động chuyên môn,
điều kiện làm việc và đặc biệt đều là các BV áp dụng giữa YHCT và Y học hiện đại
trong khám và điều trị NB, các BV này hàng năm thực hiện nhiều các phẫu thuật,
thủ thuật xâm lấn có sử dụng nhiều đến DCYT tái sử dụng. Tuy nhiên vì nhiều lý
do, NC chỉ thực hiện các biện pháp can thiệp và đánh giá sau can thiệp tại BV Tuệ
Tĩnh. Việc lựa chọn các giải pháp can thiệp tại BV Tuệ Tĩnh là một điểm hạn chế
134

của phương pháp NC vì theo kết quả khảo sát thực trang thì cả ba BV đều cần có
các giải pháp can thiệp, và điều kiện chỉ cho phép lựa chọn một BV thì phải là BV
có kết quả khảo sát thấp nhất là BV YHCT Bộ Công An.
Nghiên cứu này không thu thập được số liệu NKBV hàng năm của các BV.
Tuy nhiên, với nguồn lực có được và dựa vào tình hình thực tế các hoạt động KK-
TK DCYT tại địa bàn nghiên cứu để đánh giá thực trạng KK-TK tại các BV YHCT
tại Thành phố Hà Nội.
Về việc định kỳ làm xét nghiệm vi sinh trên DCYT sau TK theo quy định, tác
giả cũng có hướng tới. Nhưng về phía BV Tuệ Tĩnh chưa đủ điều kiện thực hiện kỹ
thuật này, về phía tác giả cũng chưa thể đủ nguồn lực để thực hiện. Vì vậy, hy vọng
những NC tiếp theo sẽ thực hiện xét nghiệm vi sinh định kỳ trên DCYT đã TK
Lu

(119).
ận

4.5. Bàn luận về điểm mới của nghiên cứu


Theo tìm hiểu của tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận
án

án thì cho đến thời điểm hiện tại chưa thấy đề tài nào nghiên cứu can thiệp hoặc
tiê

chuyên sâu về công tác KK-TK DCYT trên thế Giới cũng như tại Việt Nam, đặc
n

biệt tại các BV YHCT. Tác giả chỉ tìm được số ít nghiên cứu mô tả thực trạng kiến

thức, thực hành của NVYT về KK-TK DCYT và một vài kết quả lẻ tẻ trong các
m

nghiên cứu về KSNK tại Việt Nam. Vì vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới từ
ới

phương pháp đến kết quả NC, do đó phần bàn luận kết quả sau can thiệp có phần
nh

hạn chế vì không so sánh được với bất kỳ kết quả nào từ các nghiên cứu khác.
ất

Nghiên cứu đã đánh giá và chỉ ra hình ảnh tổng quan thực trạng công tác KK-
TK DCYT tại một số bệnh viện YHCT tại Hà Nội
Kết quả từ nghiên cứu cũng cho thấy các tác động để thay đổi tích cực về công
tác KSNK BV thông qua quá trình KK-TK DCYT tại các BV YHCT có thể là bài
học để đưa khuyến cáo chung cho các BV khác trên toàn quốc.
Việc triển khai can thiệp hiệu quả không chỉ là đầu tư cho cơ sở vật chất, TTB
mà còn qua đào tạo, tập huấn về kiến thức, thực hành cho NVYT để họ có đủ hành
trang, năng lực thực hiện nhiệm vụ lâu dài và đem lại hiệu quả, chất lượng bền
vững. Việc can thiệp này mang tính chất khả thi và có thể tiến hành tại các cơ sở y
tế nói chung không chỉ hệ thống các bệnh viện YHCT
135

KẾT LUẬN

I. Thực trạng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số Bệnh
viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội năm 2018.
1. Thực trạng công tác tổ chức quản lý và cơ sở vật chất, trang thiết bị
Về hệ thống:
Cơ sở vật chấ, trang thiết bị: Đầu tư cơ sở vật chất, TTB, phương tiện, vật tư
tiêu hao cho công tác KK –TK DCYT cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu.
Về nhân lực: Các trưởng/phó khoa đều là kiêm nhiệm, NVYT của ba BV chưa
được đào tạo/tập huấn về công tác KK-TK DCYT.
Lu

Cả 3 BV đều chưa tổ chức triển khai KK-TK DCYT tập trung,


ận

Về kỹ thuật:
Hành lang pháp lý: Cả ba BV đều chưa xây dựng các quy trình, quy định về
án

KK –TK DCYT riêng áp dụng tại BV mà chủ yếu dựa vào những quy trình, quy
tiê

định và hướng dẫn chung của Bộ Y tế để thực hiện.


n

Công tác đào tạo, tập huấn: Chưa xây dựng tài liệu và chưa thực hiện công

tác đào tạo, tập huấn về KK-TK DCYT tại BV


m

Kiểm tra, giám sát, đánh giá: Chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức
ới

và chưa có côn g cụ để kiểm tra và đánh giá


nh

2. Thực trạng về kiến thức về khử khuẩn –tiệt khuẩn dụng cụ của nhân viên y tế
ất

Kiến thức chung của NVYT về KK-TK DCYT của ba BV đạt còn thấp:
39,6% ở nhóm NVYT các khoa sử dụng/xử lý DCYT và 36,4% ở nhóm NVYT
khoa KSNK.
3. Thực trạng về thực thực hành khử khuẩn –tiệt khuẩn dụng cụ của nhân viên
y tế
Thực trạng về thực hành KK-TK DCYT của NVYT tại ba BV thấp: Tỷ lệ
chung của cả 3 BV đạt 32,5%. Và tỷ lệ đạt của từng BV không chênh lệch nhiều.
4. Kết quả nghiên cứu định tính: NC cho thấy các yếu tố quản lý hệ thống và
quản lý kỹ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến kiến thức, thực hành KK-TK DCYT của
NVYT. BV không đầu tư cơ sở vật chất cơ bản, không trang bị đủ máy móc,
136

phương tiện, vật tư thiết yếu, chưa có cơ sở hành lang pháp lý (quy trình, quy định,
hướng dẫn) để NVYT thực hiện. Đây là “khoảng trống” mà các nhà Lãnh đạo, quản
lý BV cần xem xét và có giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này.
II. Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
1. Đánh giá kết quả cải thiện kiến thức về KK –TK DCYT của NVYT
Kiến thức của NVYT về KK-TK DCYT được cải thiện rõ rệt ở cả hai nhóm
đối tượng là NVYT tại các khoa sử dụng/xử lý DCYT và NVYT khoa KSNK
Sự cải thiện về điểm kiến thức của NVYT sau can thiệp đạt trung bình 22,99
điểm, tăng 8,98 điểm so với trước can thiệp
Kết quả cải thiện về kiến thức cơ bản của NVYT về KK-TK DCYT tại BV Tuệ
Lu

Tĩnh có tổng điểm kiến thức chung đạt từ 20 điểm trở lên, tỷ lệ đạt chung tăng từ 42,9
ận

% (trước can thiệp) lên 71,3 % (sau can thiệp).


2. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện thực hành về KK –TK DCYT của
án

NVYT
tiê

Về thực hành của NVYT sau can thiệp cũng có kết quả tốt hơn nhiều, toàn bộ
n

NVYT khi đã được trang bị về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện phù hợp và đặc

biệt được bổ sung kiến thức cơ bản, đồng thời có sự đôn đốc nhắc nhở thường
m

xuyên từ cán bộ quản lý thì họ nghiêm túc tuân thủ thực hành theo hướng dẫn. Cụ
ới

thể, sau khi áp dụng một số giải pháp can thiệp, kết quả đạt như sau:
nh

Kết quả cải thiện về điểm thực hành chung tăng 8,9 điểm so với trước can
ất

thiệp
Kết quả cải thiện về tỷ lệ thực hành chung đạt tăng từ 31,0% lên 88,4%.
Kết quả nghiên cứu định tính cũng có những phản hồi tích cực về các giải
pháp can thiệp là phù hợp, có hiệu quả và có thể duy trì áp dụng bền vững.
137

KHUYẾN NGHỊ
1. Về tổ chức hệ thống:
- Đầu tư nguồn lực cơ bản: Xây dựng/nâng cấp/sửa chữa cơ sở vật chất đảm
bảo khu vực khử khuẩn- TK DCYT một chiều, bố trí các khu vực riêng biệt:
khu vực bẩn, khu vực sạch và khu vực vô khuẩn...
- Bổ sung máy móc, trang thiết bị, phương tiện và cung cấp đủ vật tư tiêu hao
cho công tác KK-TK DCYT, đặc biệt máy TK Plasma/EO sử dụng KK-TK
DCYT trong phẫu thuật nội soi. (Bộ Y tế không khuyến cáo sử dụng hóa
chất KK-TK loại DC cụ này)
- Kiện toàn hệ thống Kiểm soát nhiễm khuẩn toàn BV (Hội đồng KSNK,
Lu

mạng lưới KSNK..); bổ nhiệm trưởng/phó khoa KSNK chuyên trách


ận

- Xây dựng chế độ đãi ngộ, chế tài khen thưởng, kỷ luật liên quan đến công tác
án

KSNK nói chung và KK-TK DCYT nói riêng.


2. Về chuyên môn kỹ thuật:
tiê

- Xây dựng và ban hành các quy trình, quy định cụ thể và phù hợp về công tác
n

KK – TK DCYT trong BV

- Xây dựng bộ tài liệu đào tạo, tập huấn và ban hành nội bộ
m

- Tổ tổ chức đào tạo liên tục, tập huấn và truyền thông về công tác KK-TK
ới

DCYT theo tài liệu và hướng dẫn thực hành các quy trình, quy định đã ban
nh

hành
ất

- Thực hiện kiểm tra giám sát (định kỳ, đột xuất) và đánh giá từng quy
trình/quy định và hướng dẫn KK-TK đảm bảo DCYT được vô khuẩn đến khi
sử dụng.
3. Đề xuất các nghiên cứu tiếp theo:
- Các nghiên cứu tiếp theo với qui mô lớn và đồng bộ hơn về công tác KK-TK
DCYT, xét nghiệm vi sinh trên DCYT đã TK.
- Nghiên cứu đánh giá được mối liên quan giữa KK-TK DC với NKBV hàng
năm của bệnh viện, qua đó chứng minh hiệu quả lợi ích về kinh tế mang lạị
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu là những bác sĩ trực tiếp thực hiện phẫu thuật,
thủ thuật xâm lấn sử dụng DCYT
138

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y Tế, Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn ngày 30 tháng 8 năm 2012.
2012.
2. Esel. D. Doganayy. M, Bozdemiry. N, Yildizy. O, Tezcanerz. T, Sumerkan.
B, and Selcuklux B. Aygeny and A., Polymicrobial ventriculitis and
evaluation of an outbreak in a surgical intensive care unit due to inadequate
sterilization. Journal of Hospital Infection 2002. 50: p. 170-174.
3. Lili Tao Bijie Hu, Victor D. Rosenthal, Xiaodong Gao, Lixian He, Device-
associated infection rates in 398 intensive care units in Shanghai, China:
Lu

International Nosocomial Infection Control Consortium (INICC) findings.


ận

International Journal of Infectious Diseases, 2011. 15: p. 774-780.


án

4. David H. Spach; Fred E. Silverstein; and Walter E. Stamm, Transmission of


Infection by Gastrointestinal Endoscopy and Bronchoscopy. Annals of
tiê

Internal Medicine, 1993. 118 (2): p. 117.


n

5. Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, Báo cáo số về hoạt đông thực

hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2016.
m
ới

2016.
6. Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Báo cáo số 343/BC-BVTT ngày 14 tháng 11 năm 2016
nh

về hoạt động bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2016. 2016.


ất

7. Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Kế hoạch số 09/KH-BV ngày 02 tháng 01 năm 2017 về
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn năm 2017của Bệnh
viện Tuệ Tĩnh. 2017.
8. Bộ Y Tế, Thông tư 50/2010//TT – BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 Hướng
dẫn kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong quá trình khám bệnh,
chữa bệnh. 2010.
9. Bộ Y Tế, Thông tư 37/2011/TT-BYT ngày 26/10 năm 2011 Hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bệnh viện Y học cổ truyền
tuyến tỉnh. 2011.
139

10. Bộ Y Tế, Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ Y Tế về việc


phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. 2012.
11. Quốc Hội, Luật số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc Hội Nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về luật Khám bệnh, chữa bệnh. 2009.
12. Bộ Y Tế, Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế về Quy
định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh. 2018.
13. Bộ Y Tế, Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 về việc Ban
hành quy chế bệnh viện. 1997.
14. Bộ Y Tế, Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2-17 của Bộ Y Tế phê duyệt
các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2017.
Lu

15. Bộ Y Tế, Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2018. Hướng


ận

dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2018.
án

16. Bộ Y Tế, Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam ngày 18/11/2016 2016.
17. Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An, Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm
tiê

vụ năm 2016. 2016.


n

18. CDC, Guideline for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facilities


2008.
m

<https://www.cdc.gov/hicpac/pdf/guidelines/Disinfection_Nov_2008.pdf>
ới

19. Russell. A, Factors. D influencing the efficacy of germicides. In: Rutala WA,
nh

ed. Disinfection, sterilization and antisepsis: Principles, practices,


ất

challenges, and new research. Washington DC: Association for


Professionals in Infection Control and Epidemiology, 2004: p. 162-170.
20. Sangthong K Soparat P, Moongtui W, Danchaivijitr S., Development of
Quality Indicators for Sterilization Practices of the Central Sterile Supply
Department. J Med Assoc Thai, 2005. 88 (10): p. 128-132.
21. Joslyn. L, Sterilization by heat. In: Block SS, ed. Disinfection, sterilization,
and preservation. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2001: p.
695-728.
22. Nurses Association of peri-Operative Registered, Recommended practices
for sterilization in the perioperative practice setting. AORN J, 2006.
140

23. Tamara Carolina de Camargo Kazuko Uchikawa Graziano, Alda Graciele


Claudio Dos Santos Almeida, et al., Microbiological evaluation of the steam
sterilization of assembled laparoscopic instruments. Revista latino-
americana de enfermagem, 2016. 24.
24. Bộ Y tế, Đại cương quản lý, quản lý Y tế. 2006. https://healthvietnam.vn/thu-
vien/tai-lieu-tieng-viet/to-chuc-quan-ly-y-te/dai-cuong-quan-ly-quan-ly-y-te. Nov
2020.
25. FDA, Reprocessing Medical Devices in Health Care Settings: Validation
Methods and Labeling. 2015.
26. Bộ Y Tế, Thông tư số 20/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2019. Quy
định hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản Ngành Y tế.2019.
Lu

27. Favero M.S. Bond W.W, Chemical disinfection of medical and surgical
ận

materials. In: Block SS, ed. Disinfection, sterilization, and preservation.


án

Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2001: p. 881-917.


28. Russell. AD, Principles of antimicrobial activity and resistance. In: Block
tiê

SS, ed. Disinfection, sterilization, and preservation. Philadelphia: Lippincott


n

Williams & Wilkins, 2001: p. 31-55.


29. Lewis D.L. Arens M. , Resistance of microorganisms to disinfection in


m

dental and medical devices. Nat. Med 1, 1995: p. 956-958.


ới

30. Gorham R.A et al, Laboratory artifacts due to protein and salt crystals on
nh

the inactivation of Bacillus stearothermophilus. J. Hosp. Infect 1998. 40.


ất

31. Bộ Y tế, Quyết định số 5840/2020/QĐ-BYT ngày 30 tháng12 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quy
trình kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền, 2020.
32. Lewis. K, Persister cells, dormancy and infectious disease. Nat Rev
Microbiol 5, 2007: p. 48-56.
33. Rodney. M, Biofilms and Device-Associated Infections. 2001.
34. CDC, Guidelines for infection control in dental health-care settings. 2003.
35. Sasamoto SA Tipple AF, Silva e Souza AC, Paiva EM, Paula e Souza C,
Pimenta FC, Evaluation of Central Supply Units in Public Dental Medicine
Colleges in Brazil. The Braz J Infect Dis, 2004. 8 (6): p. 445-453.
141

36. Wai-Kwok A Chi-Ming N, Autoclave performance in private dental


Practices in Hong Kong. Hong Kong Dental Journal, 2007. 4: p. 102-112.
37. WHO, Prevention of hospital-acquired infections. A practical guide 2nd
edition, 2012.
38. Zhang X, Risk factors of nosocomial bloodstream infections in surgical
intensive care unit. Int J Clin Exp Med 2015. 8: p. 16682-16687.
39. Deptuła A. et al, Risk factors for healthcare-associated infection in light of
two years of experience with the ECDC point prevalence survey of
healthcare-associated infection and antimicrobial use in Poland. J Hosp
Infect 2015. 90: p. 310-315.
40. Dudeck M.A et al, National Healthcare Safety Network report, data summary
Lu

for 2013, Device-associated Module. Am J Infect Control 2013. 43 (43): p. 206-


ận

221.
án

41. Rosenthal VD et al, International Nosocomial Infection Control Consortium


report, data summary of 50 countries for 2010–2015: Device-associated
tiê

module. Am J Infect Control 2016. 44: p. 1495-1504.


n

42. Jahani-Sherafat S et al, Device-associated infection rates and bacterial


resistance in six academic teaching hospitals of Iran: Findings from the


m

International Nocosomial Infection Control Consortium (INICC). J Infect


ới

Public Health, 2015. 8: p. 553-561.


nh

43. Rai Vineya et al, Device-associated infection and mortality rates, bacterial
ất

resistance, and length of stay in hospitals of Malaysia: International


Nosocomial Infection Control Consortium (INICC)’s findings. Can J Infect
Control 2016. 31: p. 107-112.
44. Rosenthal VD et al, Clinical impact and cost-effectiveness of split-septum
and single-use prefilled flushing device vs 3-way stopcock on central line-
associated bloodstream infection rates in India: a randomized clinical trial
conducted by the International Nosocomial Infection Control Consortium
(INICC). Am J Infect Control 2015. 43: p. 1040-1045.
45. Cuellar LE. et all, Device-associated infection rates and mortality in
intensive care units of Peruvian hospitals: findings of the International
142

Nosocomial Infection Control Consortium. Rev Panam Salud Pública 2008.


24: p. 16-24.
46. Hu B et al, Device-associated infection rates, device use, length of stay, and
mortality in intensive care units of 4 Chinese hospitals: International
Nosocomial Control Consortium findings. Am J Infect Control 2013. 41: p.
301-306.
47. CDC, Type of Healthcare-Associated Infections.
https://www.cdc.gov/HAI/infectiontypes.html. Au 2020
48. Mermel L.A, Prevention of intravascular catheter-related infections. Ann
Intern Med 2000. 132: p. 391-402.
49. Fatih Aygun et al, Infections with Carbapenem-Resistant Gram-Negative
Lu

Bacteria are a Serious Problem Among Critically Ill Children, A Single-


ận

Centre Retrospective Study. Pathogens, 2019. 8 (2): p. 69.


án

50. Yamada K. et al, Successful management of a Bacillus cereus catheter-


related bloodstream infection outbreak in the pediatric ward of our facility. J
tiê

Infect Chemother 2019. 25 (11): p. 873-879.


n

51. Alvarez-Lerma F et al, National Study of Control of Nosocomial Infection in


Intensive Care Units. Evolutive report of the years 2003-2005. Med


m

Intensiva 2007. 31 (1): p. 6-17.


ới

52. Johnson C.C. Finegold S.M, Pyogenic Bacterial Pneumonia, Lung abscess,
nh

and Empyema. In respiratory diseases 2, 1995: p. 1036-1993.


ất

53. Trường Đại học Y tế Công cộng, Quản lý chất lượng bệnh viện. Nhà xuất
bản Y học. Hà Nội 2015: p. 67- 72.
54. Gaynes R. Edwards J.R, National Nosocomial Infections Surveillance
System, Overview of nosocomial infections caused by gram-negative bacilli.
Clin Infect Dis 2005. 41(6): p. 848-854.
55. Tina L Palmieri et al, Transfusion Requirement in Burn Care Evaluation
(TRIBE): A Multicenter Randomized Prospective Trial of Blood Transfusion
In Major Burn Injury. Ann Surg, 2017. 266 (4): p. 595-602.
56. Gastmeier P. et al, Risk factors for death due to nosocomial infection in
intensive care unit patients: findings from the krankenhaus infektions
143

surveillance system. Infect Control Hosp Epidemiol, 2007. 28 (4): p. 466-


472.
57. Moreno C. A. Rosenthal V. D, et al, Device-associated infection rate and
mortality in intensive care units of 9 Colombian hospitals: findings of the
International Nosocomial Infection Control Consortium. Infect Control Hosp
Epidemiol, 2006. 27 (4): p. 349-356.
58. Nguyễn Văn Dịp, Ứng dụng những nguyên lý về vi sinh vật và dịch tễ học để
xác định tính chất dịch tễ của Staphylococcus aureus. Luận án Tiến sỹ Y
khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 1993.
59. Chan M.F. et al, Investigating the knowledge, attitudes and practice patterns
of operating room staff towards standard and transmission-based
Lu

precautions: results of a cluster analysis. J Clin Nurs 2008. 17(8): p. 105-


ận

162.
án

60. Admasu Tenna MD. et al, Infection Control Knowledge, Attitudes, and
Practices among Healthcare Workers in Addis Ababa, Ethiopia. Infection
tiê

Control and Hospital Epidemiology, 2013. 34(12): p. 1289-1296.


n

61. Jackson C. et al., Infection prevention as "a show": a qualitative study of nurses'

infection prevention behaviours. Int J Nurs Stud. , 2014. 51(3): p. 400-408.


m

62. Harbarth S. et al, The preventable proportion of nosocomial infections: an


ới

overview of published reports. J Hosp Infect 2013. 54: p. 258-266.


nh

63. Ferguson J.K, Preventing healthcare-associated infection: risks, healthcare


ất

systems and behaviour. Intern Med J 2009. 39: p. 574-581.


64. Demir. F, A survey on prevention of surgical infections in operating theaters.
Worldviews Evid Based Nurs, 2009: p. 102-113.
65. Jabbari H. Alikhah H, Sahebkaram N. Alamdari, et al., Developing the use of
quality indicators in sterilization practices. Iran J Public Health, 2012. 41
(7): p. 64-69.
66. Umoh V.A et al, Knowledge, Attitude and Practice of HIV Post-Exposure
Prophylaxis among Medical Doctors in a Tertiary Hospital in Nigeria. West
Afr J Med., 2020. 37 (1): p. 19-25.
144

67. Alsahafi A..J et al, Health care workers' awareness and infection control
practices about Ebola virus disease in Hajj 2015. J Infect Public Health,
2019. 12 (5): p. 720-725.
68. Srinivasan A et al, An outbreak of Pseudomonas aeruginosa infections
associated with flexible bronchoscopes. N Engl J Med 2003. 348: p. 221-
227.
69. Baruque Villar G et al, Risk Factors for Mycobacterium abscessus subsp.
Bolletii infection after laparoscopic surgery during an outbreak in Brazil.
Infect Control Hosp Epidemiol 2015. 36 (1): p. 81-86.
70. Akhilesh G et all., Knowledge, attitude, and practice regarding sterilization
among health-care staff in a tertiary hospital of western India. International
Lu

Journal of Medical Science and Public Health 2015. 4 (10): p. 1377-1381.


ận

71. Galal Y.S et al, Impact of an infection-control program on nurses knowledge


án

and attitude in pediatric intensive care units at Cairo University hospitals.


Journal of the Egyptian Public Health Association, 2014. 89 (1): p. 22-28.
tiê

72. Burute. R. S, Immediate impact of an educational intervention on knowledge of


n

use of disinfectants in nurses. Int J Basic Clin Pharmacol 2014. 13 (3): p. 507-

511.
m

73. Angelillo. I..F, Nurses and hospital infection control: knowledge, attitudes and
ới

behaviour of Italian operating theatre staff. J Hosp Infect 1999. 42 (2): p. 105-
nh

120.
ất

74. Trường đại học Y tế Công cộng, Phương pháp lập kế hoạch can thiệp y tế
2012. Hà Nội 2012: p. 8 -11.
75. Bộ Y Tế, Quyết định 1426/QĐ-BYT, Phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc
gia về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai
đoạn 2016 – 2020. 2016.
76. Nguyễn Văn Hà và cộng sự, Thực trạng phương tiện và tổ chức triển khai
chống nhiễm khuẩn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2007. Y học
lâm sàng, 2008. 6.
77. Nguyễn Đức Huệ Nguyễn Đức Minh, Trịnh Xuân Tùng, Trầ n Văn Hưởng,
Phan Trọng Lân, Thực trạng về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ
145

sở răng hàm mặt công lập tuyến quận – huyện của thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí y học dự phòng, 2016. 13 (186).
78. Dương Thị Minh Thu, Nghiên cứu thực trạng hệ thống chống nhiễm khuẩn
tại các bệnh viện công lập trên địa bàn quận Đống Đa năm 2007. Luận văn
thạc sỹ Y tế Công Cộng, Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội, 2007.
79. Đặng Thị Thu Hương, Nghiên cứu thực trạng công tác Kiểm soát nhiễm
khuẩn tại các bệnh viện nhi và sản nhi khu vực phía bắc năm 2017. Báo cáo
Hội nghị khoa học Kiểm soát nhiễm khuẩn toàn quốc năm 2017, 2017.
80. Vũ Thị Thanh An Lê Thị Thanh Thúy và cộng sự, Kiểm soát chất lượng tiệt
khuẩn góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong hệ thống Bệnh
viện đa khoa quốc tế Vinmec năm 2018. Tạp chí Y học thực hành số, 2018.
Lu

1081: p. 5-10.
ận

81. Trần Hải Sơn, Kiểm soát nhiễm khuẩn và thực trạng nhiễm khuẩn dụng cụ
án

tại các cơ sở răng hàm mặt tỉnh Tiền Giang năm 2009. Luận án chuyên khoa
cấp II, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2009.
tiê

82. Lê Thị Thảo, Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện khử
n

khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện đa

khoa Sóc Sơn năm 2017. Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế
m

Công Cộng, Hà Nội, 2017.


ới

83. Ngô Ngọc Bích Tạ Văn Trầm Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt
nh

khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy năm 2008.
ất

Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 2010. 14 (4).


84. Nguyễn Thúy Mai, Đánh giá chất lượng công tác khử huẩn – tiệt khuẩn
Bệnh viện Bạch Mai 2012 – 2013. 2013.
85. Nguyễn Lan Phượng Nguyễn Đỗ Nguyên Kiến thức thái độ thực hành về xử
lý dụng cụ sau sử dụng của điều dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
năm 2006. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 2007. 11 (1).
86. Nguyễn Văn Dũng Trần Đỗ Hùng, Nghiên cứu kiến thức, thực hành về
nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế tại các bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh
Long năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 857: p. 105-110.
146

87. Lê Thị Kim Hoa, Khảo sát kiến thức của điều dưỡng-nữ hộ sinh về công tác
khử khuẩn-tiệt khuẩn tại Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên năm 2015. Bệnh viện
đa khoa Tịnh Biên năm 2015, 2015.
88. Bộ Y Tế, Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế Hướng
dẫn đào tạo liên tục cho Cán bộ Y tế. 2013.
89. Keah K Jegathesan M, Tan S, Chan S, Che O, Cheong Y, et al., An
evaluation of knowledge and awareness of disinfection and sterilization
among health care workers. Southeast Asian J Trop Med Public Health,
1995. 26 (1): p. 51-56.
90. World Health Organization, Decontamination and reprocessing of medical
devices for health-care facilities. 2016.
Lu

91. Bộ Y Tế, Hội nghị tổng kết và triển khai công tác KSNK trong các cơ sở
ận

khám bệnh chữa bệnh 2015. Tài liệu hội nghị, 2014.
án

92. Hoàng Thị Mỹ Hằng Hồ Thị Kim Thoa, Mai Ngọc Xuân, Nguyễn Thị An
Đánh giá hiệu quả hoạt động của Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm Bệnh viện Nhi
tiê

Đồng 2 trong 6 tháng đầu 2009. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh,
n

2009. 5 (13).

93. Allen KW Humphreys H, Sims-Williams RF Sterilization of instruments in


m

general practice: What does it entail? Public Health, 1997. 111(2): p. 115-
ới

117.
nh

94. McNally O Thompson IM, McIlvenny G, Smyth ETM, McBride N,


ất

MacAuley D, Sterilization and disinfection in general practice within


university health services. J Hosp Infect, 2001. 49 (3): p. 210-214.
95. Smyth ETM McLlvenny G, Thompson IM, Adams RJ, McBride L, Young
B, et al. , Sterilization and disinfection in general practice in Northern
Ireland. J Hosp Infect, 1999. 43 (2): p. 155-161.
96. Ann K. Richardson Ian C. Shaw, Patricia A., Healthcare workers’
knowledge and attitudes towards sterilization and reuse of medical devices
in primary and secondary care public hospitals in Nepal. A multi-centre
cross-sectional survey, 2022.
97. Anjan Kumar Das et al, The Ethics of the Reuse of Disposable Medical
Supplies. Asian Bioeth Rev, 2020. 12 (2): p. 103-116.
147

98. Hailey D et al, Reuse of single use medical devices in Canada: clinical and
economic outcomes, legal and ethical issues, and current hospital practice.
Int J Technol Assess Health Care, 2008. 24(4): p. 430-436.
99. Siddiqui HK Ikram K, Aftab NH, Uzair F Knowledge and practice of
sterilization among different health care workers. Pakistan Oral & Dental
Journal 2014. 34 (3): p. 507-509.
100. Aasim Farooq Shah Irfan Ashraf Baba, Knowledge and practices of infection
control procedures in a Government Dental College setting. International
Journal of Pharmaceutical and Medicinal Research, 2016. 4(4): p. 364-367.
101. Hassan AhmedKhan et al, Nosocomial infections and their control
strategies. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 2015. 5(7): p.
Lu

509-514.
ận

102. Greene. VW, Reuse of disposable devices. In: Mayhall CG, ed. . Infect.
án

Control and Hosp. Epidemiol. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins,


1999. 1201-8.
tiê

103. Rutala WA Weber DJ, Healthcare Infection Control Practices Advisory


n

Committee. Guideline for disinfection and sterilization in healthcare facilities,


2008.
m

104. CDC, Guideline for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facilities.


ới

2019.
nh

105. Jonathan Cohen et al, Multisociety guideline on reprocessing flexible GI


ất

endoscopes: GASTROINTESTINAL ENDOSCOPY 2016. 85(2).


106. Abdulaziz Z Mohamed E, Steam sterilization: are we applying recent
advances in control and validation process? . The Libyan Journal of
Infectious Diseases, 2009. 3 (2): p. 3-6.
107. Schneider PM Reich RR, Kirckof SS, Foltz WG. , Performance of various
steam sterilization indicators under optimum and sub-optimum exposure
conditions. Am J Infect Control, 2005. 33 (5): p. 55-67.
108. Ngô Thị Huyền, Kiến thức, thái đô, thực hành thay băng vết thương của điều
dưỡng, kỹ thuật viên và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại các khoa lâm
sàng bệnh viện Việt Đức năm 2012. Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại
học Y tế Công Cộng, Hà Nội, 2012.
148

109. Adler S Scherrer M, Daschner FD, Costs of low-temperature plasma


sterilization compared with other sterilization methods. J. Hosp.Infect, 1998.
40: p. 125-134.
110. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Cải thiện điều kiện lao động của công nhân làm
công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm tại Công ty Môi trường đô thị Hà
Nội, 2016. Hà Nội: Đại học Kinh tế quốc dân; 2016, 2016.
111. Trần Đình Bình Hoàng Thị Liên , Trần Doãn Hiếu và CS, Khảo sát kiến
thức, thái độ và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế và sinh
viên tại Phòng khám Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế. Tạp
chí Y Dược học - Trường Đại học Y - Dược Huế, 2021. 2 (11).
112. Nguyễn Đức Huệ Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Duy Tiến, Phạm Thị
Lu

Ngọc Thúy, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Bình, Trịnh Xuân Tùng,
ận

Phan Trọng Lân, Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành kiểm soát
án

nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại các cơ sở răng hàm mặt công lập tuyến
quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Dự phòng, 2017.
tiê

27(9).
n

113. Deogade S.C. Suresan V, et al, Awareness, Knowledge, and Attitude of


Dental Students toward Infection Control in Prosthodontic Clinic of a Dental


m

School in India. Nigerian Journal of Clinical Practice, 2018. 21(5): p. 553-


ới

559.
nh

114. Danchaivijitr S Rongrungruang Y, Pakaworawuth S, Jintanothaitavorn D,


ất

Naksawas K, Development of Quality Indicators of Nosocomial Infection


Control. J Med Assoc Thai, 2005. 88(10): p. 75-82.
115. Panta G Richardson AK, Shaw IC, Chambers S, Coope PA. , Effectiveness of
steam sterilization of reusable medical devices in primary and secondary
care public hospitals in Nepal and factors associated with ineffective
sterilization: A nationwide cross-sectional study. PloS One, 2019. 14 (11).
116. Kovaleva J Peters FT, van der Mei HC, et al. , Transmission of infection by
flexible gastrointestinal endoscopy and bronchoscopy. Clin Microbiol Rev,
2013. 26: p. 231-254.
149

117. Nelson DB Muscarella LF, Current issues in endoscope reprocessing and


infection control during gastrointestinal endoscopy. World J Gastroenterol,
2006. 12: p. 3953-3964.
118. Lưu Ngọc Đoàn Hùng, Thực trạng tuân thủ quy trình khử khuản, tiệt khuẩn
ống nội soi mêm và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa nội soi bệnh viện Triều
An, năm 2018. Luận văn thạc sỹ Y tế Công Cộng, Đại học Y tế Công Cộng,
Hà Nội, 2018.
119. Bộ Y Tế, Thông tư số 33/2016/TT-BYT ngày 19 tháng 06 năm 2016. Quy
định tổ chức hoạt động xét nghiệm vi sinh trong Bệnh viện. 2016.
120. Bộ Y Tế, Quyết định số 1529/1999/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 1999 của
Bộ trưởng Bộ Y tế, Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của
Lu

Bệnh viện Y học cổ truyền thuộc Sở Y tế Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ận

Ương, 1999.
án

121. Phạm Trí Dũng, Nguyên lý và các kỹ năng quản lý. Nhà xuất bản Y học. Hà
Nội 2014: p. 250-278.
tiê

122. WHO, Strategic Plan for Strengthening Health System in the WHO Western
n

Pacific Region. March 2008



m
ới
nh
ất
150

Phụ lục 1
THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN
(Dành cho khoa KSNK và bệnh viện)

I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện …………………………………Ngày thực hiện:……/……../202...
Nơi khảo sát (Bệnh viện/khoa)…………………………………………
Điều tra viên:……………………………ID (Mã số phiếu):…………………
Lu

Nội dung khảo sát: Tổ chức, quản lý, điều hành


ận

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT


án

1. Công tác tổ chức thực hiện


tiê

TT NỘI DUNG CÓ KHÔNG GHI


CHÚ
n

I Hệ thống Kiểm soát nhiễm khuẩn


1 Thành lập khoa/phòng KSNK


m

2 Thành lập Hội đồng KSNK


ới

3 Đủ nhân lực theo TT 16/2018/TT-BYT


4 Tổ chức và quản lý hình thức KK-TK dụng cụ
nh

tập trung
ất

5 Xây dựng kế hoạch và dự trù VTTH-TBYT


cho KK-TK hàng năm
6 Nhân lực chuyên trách KK-TK
7 Chứng chỉ đào tạo về KK-TK của NVYT
chuyên trách
8 Xây dựng kế hoạch và đào tạo, tập huấn cho
NVYT chuyên trách KK-TK
9 XD Kế hoạch kiểm tra/giám sát thực hành
KK-TK định kỳ với NVYT
II Quy trình, Quy định chuyên môn
1 Tái sử dụng dụng cụ
2 Pha hóa chất KK-TK
151

3 Báo cáo và xử lý lỗi thiết bị qua chỉ số BIs


4 Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị
5 Vận hành thiết bị tiệt khuẩn
6 Lưu giữ hồ sơ

7 Giao, nhận dụng cụ


8 Xét nghiệm vi sinh định kỳ DC vô khuẩn
9 Kiểm soát chất lượng TK
10 Thực hành làm sạch DC
11 Thực hành đóng gói DC
Lu

12 Thực hành KK-TK DC bằng hóa chất


ận

13 Thực hành TK bằng phương pháp hấp ướt


án

14 Thực hành TK bằng phương pháp hấp khô


tiê

III Bảng kiểm quy trình


Kiểm soát chất lượng TK
n

1

2 Thực hành làm sạch DC


m

3 Đóng gói DC
ới

4 Thực hành KK-TK DC bằng hóa chất


nh

5 Thực hành TK bằng phương pháp hấp ướt


6 Thực hành TK bằng phương pháp hấp khô
ất
152

Phụ lục 2
THỰC TRẠNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHO CÔNG TÁC
KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
(Khoa sử dụng DC/xử lý DC và khoa KSNK)

I. Hành chính:
Bệnh viện …………………………………Ngày thực hiện:……/……../202...
Nơi khảo sát (khoa lâm sàng/KSNK)…………………………………………
Điều tra viên:……………………………ID (Mã số phiếu):…………………
Lu

Loại hình khảo sát: Cơ sở vật chất, trang thiết bị/phương tiện và hóa chất/vật tư
ận

tiêu hao khử khuẩn-tiệt khuẩn DC


án

II. NỘI DUNG


NỘI DUNG
tiê

TT CÓ KHÔNG GHI
CHÚ
n

I Hình thức KK- TK


KK-TK tập trung tại khoa KSNK


m

1
ới

2 KK-TK tại các khoa lâm sàng


Máy móc và thiết bị chuyên dụng để tiệt khuẩn dụng cụ
nh

II
1 Máy tiệt khuẩn hấp ướt (Autoclave)
ất

2 Máy tiệt khuẩn hấp khô (tủ sấy TK)


3 Máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp (Plasma/EO
gaz)
4 Máy siêu âm/Máy rửa
5 Súng xì khô DC
6 Tủ sấy và làm khô DC
7 Xe vận chuyển DC tiệt khuẩn
8 Xe vận chuyển DC bẩn
9 Tủ lưu giữ DC vô khuẩn
10 Máy/phương tiện khác (nếu có ghi cụ
153

thể)
II Phương tiện khu vực xử lý DC bẩn tại các khoa
1 Phương tiện phòng hộ cá nhân
2 Hóa chất tẩy rửa chứa Enzym
3 Bồn rửa và nguồn nước
4 Phương tiện cọ rửa phù hợp loại DC
III Hóa chất/vật tư tiêu hao cho khử khuẩn-tiệt khuẩn DC
Hóa chất
1 Glutaraldehyde (Cidex 145)
Lu

2 Ortho-phthalaldehyde (CIDEX OPA)


3 Chất tẩy rửa Cydezyme/Aniozym
ận

4 Cloramin B/Zaven
án

5 Nước cất vô khuẩn khử khoáng RO


tiê

6 Khác (Ghi cụ thể)


n

Test giám sát chất lượng TK


1 Test chỉ thị nhiệt


m

2 Test kiểm soát chất lượng TK mỗi gói


ới

DC
nh

3 Test chỉ thị sinh học


ất
154

Phụ lục 3a
PHIẾU PHÁT VẤN KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KK- TK DỤNG CỤ Y TẾ
(Dành cho NVYT tại các khoa sử DC/xử lý DCYT)

I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện/khoa………..…………………………… Ngày thực hiện:…./……/20...
Điều tra viên:…………………………….…ID (Mã số phiếu):…………………
Người được phát vấn:
1. Giới tính  Nam  Nữ 2. Tuổi............
3. Chuyên ngành được đào tạo ……….. 4. Thâm niên công tác.........................
Lu

5. Trình độ chuên môn cao nhất............


6. Được đào tạo về KK- TK: Có □ Không □ nếu có thì từ nguồn nào sau đây: Bệnh
ận

viện □ Hội nghị/hội thảo □ Khác □


án

7. Bạn có nhu cầu đào tạo, tập huấn về khử khuẩn, tiệt khuẩn không? □ Không □ Có
tiê

II. NỘI DUNG CHUYÊN MÔN: Anh/chị hãy khoanh tròn đáp án đúng.
n

CÂU HỎI NỘI DUNG TRẢ LỜI


TT MS GHI
CHÚ
m

A. KHÁI NIỆM CƠ BẢN


ới

A1 Tiệt khuẩn là Là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một
nh

quá trình số bào tử vi khuẩn 1 Câu hỏi


Là một quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các một lựa
ất

dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi 2 chọn


khuẩn
Là quá trình tiêu diệt tất cả các vi sinh vật sống
3
Tất cả đều đúng
4
Là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một
A2 Khử khuẩn số bào tử vi khuẩn 1
mức độ cao Là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và toàn
là bộ bào tử vi khuẩn. 2
Là quá trình tiêu diệt tất cả các vi sinh vật sống.
3
Tất cả đều đúng
4
Là loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai (ví dụ: 1
155

chất bẩn, tổ chức cơ thể) ra khỏi DCYT Câu hỏi


A3 Khử khuẩn Là loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi các 2 một lựa
DCYT chọn
Là quá trình phá hủy hoặc ức chế các vi sinh vật 3
trong mô sống nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa
nhiễm trùng.
Là loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai, các vi 4
sinh vật gây bệnh ra khỏi DCYT
A4. Khử nhiễm Sử dụng tính chất cơ học và hóa học để loại bỏ 1 Câu hỏi
là quá trình các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn một lựa
gây bệnh có trên dụng cụ chọn
Sử dụng tính chất cơ học và hóa học để loại bỏ 2
các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn
gây bệnh có trên dụng cụ để đảm bảo an toàn
Lu

khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ


Sử dụng các tính chất hóa học để loại bỏ các 3
ận

chất hữu cơ và và giảm số lượng các vi khuẩn


gây bệnh có trên dụng cụ để đảm bảo an toàn
án

khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ


Khử khuẩn Là tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường, 1 Câu hỏi
tiê

A5 mức độ trung một số vi rút và nấm. một lựa


chọn
n

bình Là tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường, 2


một số vi rút, nấm và diệt được tất cả các loại

bào tử.
m

Là quá trình khử được M.tuberculosis, vi 3


ới

khuẩn sinh dưỡng, vi rút và nấm, không tiêu


diệt được bào tử vi khuẩn.
nh

Diệt được tất cả các loại vi khuẩn và vi rút 1 Câu hỏi


A6 Khử khuẩn nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn. một lựa
ất

mức độ thấp Không diệt được những vi khuẩn đa kháng 2 chọn


thuốc
Diệt được các vi khuẩn thông thường, một vài 3
vi rút và nấm, không tiêu diệt được bào tử vi
khuẩn.
Là quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm 1 Câu hỏi
sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu một lựa
cơ bám trên DCYT mà không nhất thiết phải chọn
tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn.
A7 Làm sạch Là một bước bắt buộc trong quy trình KK-TK. 2

Là sử dụng hóa chất có chứa enzym để làm 3


sạch chất hữu cơ bám trên DCYT
156

Là yêu cầu cần thiết ban đầu giúp cho hiệu 4


quả của việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn được
tốt nhất.
B. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG DỤNG CỤ
B1 NKBV tỷ lệ Tần suất không vệ sinh tay và thay găng tay y 1 Câu hỏi
thuận với: tế không đúng cách một lựa
Tần suất sử dụng DCYT cho điều trị xâm lấn 2 chọn
Tần suất tiêm và truyền dịch 3
Tất cả đều đúng 4
B2 Hậu quả của Làm giảm chất lượng sồng. 1 Câu hỏi
NKBV do Làm tăng thời gian điều trị, tăng tính kháng kháng 2 một lựa
DCYT sinh chọn
Làm tăng chi phí y tế 3
Tất cả đều đúng 4
Lu

B3 Cơ chế Vi sinh vật – Đồ vải - Dụng cụ y tế 1 Câu hỏi


một lựa
ận

NKBV liên Vi khuẩn – Vệ sinh tay - Dụng cụ y tế 2


quan đến Vi sinh vật - Vật chủ - Dụng cụ y tế 3 chọn
án

DCYT: Tất cả đều đúng 4


B4 Vi khuẩn đa Trong môi trường không khí 1 Câu hỏi
tiê

kháng thuốc Trên môi trường đất 2 một lựa


gây NKBV Trên dụng cụ y tế không vô khuẩn 3 chọn
n

có thể có ở: Tất cả đều đúng 4


B5 Virus VGB, Nguy cơ cao nhiễm khuẩn bệnh viện 1 Câu hỏi
Nguy cơ cao nhiễm khuẩn cộng đồng một lựa
m

VGC, HIV 2
3
ới

trên DCYT Nguy cơ cao nhiễm khuẩn cho NVYT chọn


nh

là: Tất cả đều đúng 4


B6 Chất lượng Sự hài lòng của người bệnh 1 Câu hỏi
ất

bệnh viện Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, 2 một lựa


phụ thuộc Đảm bảo an ninh trật tự, không có tiêu cực 3 chọn
vào: Vô khuẩn - An toàn người bệnh - An toàn 4
NVYT

C. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN

C1. Nguyên tắc Xử lý ngay sau khi sử dụng 1 Câu hỏi


khi tái sử Xử lý theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất 2 một lựa
dụng DCYT và quy định của Bộ Y tế chọn
Trong quá trình tái xử lý phải đảm bảo chức 3
năng hoạt động của DCYT
Thực hiện thống kê, báo cáo số liệu về công 4
tác tái xử dụng DCYT dùng để chăm sóc và
điều trị người nhiễm/nghi nhiễm COVID-19.
157

Tất cả đều đúng 5


C2 Bước bắt Làm sạch DCYT 1 Câu hỏi
buộc trước Ngâm trong dung dịch khử khuẩn 2 một lựa
khi KK-TK Tráng rửa bằng nước cất 3 chọn
DCYT Tất cả đều đúng 4
C3 Bước bắt Kiểm tra bao bì, đóng gói 1 Câu hỏi
buộc trước Còn hạn vô khuẩn 2 một lựa
khi sử dụng Kiểm soát chất lượng vô khuẩn. 3 chọn
DCYT Tất cả đều đúng 4
C4 Lưu ý gì Khuyến cáo của nhà sản xuất 1 Câu hỏi
trước khi Sự tương thích của dụng cụ với từng loại hóa 2 một lựa
KK-TK chất chọn
DCYT Nhiệt độ tiệt khuẩn 3
Tất cả đều đúng 4
Lu

C5 KK-TK Bằng phương pháp sấy khô, nhiệt độ cao 1 Câu hỏi
Bằng phương pháp hấp ướt, nhiệt độ sao một lựa
ận

không áp 2
dụng với DC Bằng phương pháp tiệt khuẩn nhanh 3 chọn
phẫu thuật Tất cả đều đúng
án

4
cấy ghép
Yêu cầu Được hướng dẫn chuyên môn bởi đồng Câu hỏi
tiê

C6 1
NVYT thực nghiệp một lựa
n

hành KK-TK Tham khảo tài liệu, hướng dẫn qua sách, tạp 2 chọn

DC chí
Được đào tạo cơ bản và có chứng chỉ đào tạo KK- 3
m

TK.
ới

Tất cả đều đúng 4


nh

D. PHÂN LOẠI DỤNG CỤ THEO SPAUDLING


ất

D1 Dụng cụ Là những DC và thiết bị y tế liên quan đến da 1 Câu hỏi


tổn một lựa
thiết yếu thương/tiếp xúc màng nhầy/đi vào khoang cơ chọn
thể.
Là những DCYT tiếp xúc với da bị tổn 2
thương.
Là những DCYT tiếp xúc với da còn nguyên 3
vẹn.
Tất cả đều đúng 4
D2 Dụng cụ bán Là DCYT liên quan đến việc da tổn thương 1 Câu hỏi
thiết yếu hoặc màng nhầy hoặc đi vào khoang cơ thể. một lựa
Là DCYT tiếp xúc với màng nhầy hoặc da 2 chọn
không còn nguyên vẹn.
Là DCYT tiếp xúc với da còn nguyên vẹn. 3
158

Tất cả đều đúng. 4


D3 Dụng cụ Là DCYT tiếp xúc với da tổn thương hoặc 1 Câu hỏi
không thiết màng nhầy hoặc đi vào khoang cơ thể. một lựa
yếu Là DCYT tiếp xúc với màng nhầy hoặc da 2 chọn
không còn nguyên vẹn.
Là DCYT tiếp xúc với da còn nguyên vẹn. 3
Tất cả đều đúng 4
D4 DCYT thiết Cần KK ở mức độ thấp và trung bình. 1 Câu hỏi
yếu khi tái Cần KK-TK bằng hóa chất. 2 một lựa
sử dụng: Cần TK ở mức độ cao bằng hấp ướt (trừ 3 chọn
DCYT nhạy cảm với nhiệt).
Tất cả đều đúng. 4
D5 DCYT Cần khử khuẩn mức độ thấp (làm sạch). 1 Câu hỏi
không thiết Cần TK ở mức độ cao bằng hấp ướt hoặc hóa 2 một lựa
Lu

yếu khi tái chất. chọn


sử dụng: Cần KK ở mức độ trung bình.
ận

3
Tất cả đều đúng. 4
D6 Dụng cụ bán Cần khử khuẩn mức độ thấp (làm sạch). Câu hỏi
án

1
thiết yếu khi Cần TK ở mức độ cao bằng hấp ướt hoặc hóa 2 một lựa
tái sử dụng: chất chọn
tiê

Cần TK ở mức độ cao. 3


n

Tất cả đều đúng. 4


E. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN


m

E1 Phương pháp Tiệt khuẩn hấp hơi nước 1 Câu hỏi


ới

TK nào đang Tiệt khuẩn hấp nhiệt khô 2 một lựa


sử dụng chọn
nh

Tiệt khuẩn bằng khí Ethylene oxide (EO) 3


trong Y học
Tiệt khuẩn bằng hydrogen peroxide (plasma) 4
ất

Tất cả đều đúng 5


E2 Nguyên lý Chu trình hấp ướt phải được theo dõi bởi 1 Câu hỏi
của hấp hơi những thông số cơ học, hóa học và sinh học. một lựa
nước, nhiệt Có thể làm ảnh hưởng một số DC như làm ăn 2 chọn
cao. mòn và giảm tính chính xác của các DC vi
phẫu.
Thời gian của các chu trình hấp thay đổi theo 3
tùy loại DC, vật liệu DC (như kim loại, cao
su, nhựa, sinh học,…) và loại vật liệu đóng
gói DC khi hấp.
Thời gian tối thiểu cho hấp ướt ở 1210 C 4
(2500F) trong vòng 30 phút ở lò hấp có trọng
lực hoặc 132 - 1350 C trong vòng 3 - 4 phút ở
lò hấp có hút chân không.
159

Tất cả đều đúng 5


E3 Ưu điểm TK Các VSV được tiếp xúc với hơi nước bão hòa 1
hấp hơi sẽ làm chúng bị tiêu diệt hoàn toàn Câu hỏi
nước. Không độc, rẻ tiền, nhanh chóng diệt được 2 một lựa
các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả diệt được chọn
bào tử.
Ứng dụng nhiều trong TK và đặc biệt là cho 3
DCYT thiết yếu.
Tất cả đều đúng 4
E4 Ưu điểm TK Được sử dụng để TK dụng cụ bằng thuỷ tinh, 1 Câu hỏi
hấp nhiệt kim loại. một lựa
khô Rẻ tiền, không độc hại môi trường, dễ lắp đặt, 2 chọn
Được sử dụng cho vật liệu và dụng cụ y tế 3
không thể tiệt khuẩn bằng hấp hơi nước.
Lu

Tất cả đều đúng 4


E5 Nguyên lý Khí Ethylene oxide trong quá trình TK chất 1 Câu hỏi
ận

và ứng dụng rất dễ bay hơi. một lựa


của TK công Khí ethylene oxide được trộn với khí trơ phù 2 chọn
án

nghệ (EO) hợp để giảm độc tính.


Tiệt khuẩn các DC không chịu được nhiệt độ 3
tiê

cao, nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm


n

Tất cả đều đúng 4


Khuyếch tán hydrogen peroxide vào buồng và

E6 Nguyên lý 1
và ứng dụng sau đó “kích hoạt” các phân tử hydrogen
m

công nghệ peroxide thành dạng plasma Câu hỏi


ới

TK plasma. Sử dụng kết hợp hơi và hydrogen peroxide 2 một lựa


TK an toàn và nhanh các DC y tế mà không chọn
nh

để lại dư lượng độc hại


TK thích hợp cho DC nội soi và vi phẫu trong
ất

3
các chuyên khoa khác nhau
Tất cả đều đúng 4
E7 Loại DC và Các sản phẩm vải lanh, giấy, hộp giấy, 1 Câu hỏi
vật liệu phù gỗ, mút xốp một lựa
hợp với công chọn
Thép không gỉ, Poly Vinyl Chloride (PVC), 2
nghệ TK
Kính, Titan, Ethylvinyl Acetate (EVA), tinh
Plasma:
thể lỏng Polymer (LCP), Polyethylene (PE).
Áo choàng dùng một lần, dụng cụ còn ướt (độ 3
ẩm cao), chỉ khâu dùng một lần, dầu, Bột.
Ống có đường kính < 1mm và chiều dài ≥ 1 4
mét.
160

Phụ lục 3b
PHIẾU PHÁT VẤN KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU
VỀ KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ
(Dành cho NVYT khoa KSNK)

I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện/khoa………..…………………………… Ngày thực hiện:…./……/20...
Điều tra viên:…………………………….…ID (Mã số phiếu):…………………
II. NỘI DUNG CHUYÊN MÔN
Anh/chị hãy khoanh tròn đáp án mà anh/chị cho là đúng.
Lu

TT CÂU HỎI NỘI DUNG TRẢ LỜI MS GHI


ận

CHÚ
I. TÁC NHÂN VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN
án

I1 Tác nhân Vi khuẩn Gram âm: Acinetobacter spp., 1 Câu


VSV Enterobacter spp., E.coli, K. Pneumoniae., hỏi
tiê

thường lây Pseudomonas aeruginosa một


nhiễm qua Nấm Candida spp 2 lựa
n

DCYT: Vi rút HIV, Viêm gan B,C 3 chọn


Vi khuẩn Gram (+), như: Corynebacterium 4


m

spp., Enterococcus ssp., Staphylococcus spp.,


S.pneumoniae...;
ới

Tất cả đều đúng 5


nh

I2 Hiệu quả Sức đề kháng tự nhiên của vi sinh vật 1 Câu


diệt khuẩn Số lượng và vị trí bám dính của vi sinh vật 2 một
ất

của hóa Quy trình KK-TK thích hợp 3 lựa


chất phụ Tất cả đều đúng 4 chọn
thuộc:
I3 Hiệu quả Thời gian KK-TK 1 Câu
của hóa Nồng độ và đặc hiệu diệt khuẩn của hóa chất. 2 hỏi
chất trong Dụng cụ phải được tiếp xúc trực tiếp với hóa 3 một
quá trình chất diệt khuẩn trong khoảng thời gian tối lựa
KK-TK, thiểu thích hợp chọn
phụ thuộc Tất cả đều đúng 4
vào:
I4 Yếu tố đã Nhiệt độ, độ ẩm 1 Câu
ảnh hưởng Màng sinh học, muối vô cơ, chất hữu cơ dạng 2 hỏi
đến KK- huyết thanh một
TK: Độ pH và độ cứng của nước 3 lựa
161

Tất cả đều đúng 4 chọn

II. MÔ HÌNH THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ KHU TIỆT KHUẨN TẬP TRUNG

II.1. Mô hình 1 chiều và có 3 vùng: bẩn, sạch và vô khuẩn 1 Câu


TK tập Điểm tiếp nhận DCYT bẩn từ các khoa phòng 2 một
trung được Khu vực cấp phát dụng cụ vô khuẩn 3 lựa
thiết kế: Tất cả đều đúng 4 chọn
II.2 Khu vực Có lối vào và hành lang khu vực công cộng. 1 Câu
tiệt khuẩn Có điểm cho NV thay phương tiện PHCN 2 hỏi
tập trung trước khi vào khu vực làm việc, khu vực dành một
có những cho nhân viên lựa
đơn Có khu vực kho lưu giữ hóa chất, vật tư tiêu 3 chọn
nguyên hao.
Lu

nào Tất cả đều đúng 4


II.3 Chức năng Tiếp nhận DC và đồ vải bẩn từ các khoa 1 Câu
ận

khu vực phòng hỏi


bẩn Phân loại DC trước khi tiệt khuẩn 2 một
án

Làm sạch và khử nhiễm DC trước khi tiệt 3 lựa


khuẩn chọn
tiê

Tất cả đều đúng 4


n

II4 Chức năng Để nhân viên thay PHPH cá nhân trước khi 1 Câu
khu vực vào khu vực bẩn hỏi

sạch Lưu giữ hóa chất, vật tư tiêu hao chưa sử 2 một
m

dụng lựa
ới

Tiếp nhận đồ vải sạch, dụng cụ sạch; kiểm tra, 3 chọn


lắp ráp và đóng gói DCYT
nh

Tất cả đều đúng 4


Chức năng Đặt các thiết bị tiệt khuẩn, tiến hành tiệt
ất

II5 1 Câu
khu vực khuẩn DCYT để tái sử dụng lại hỏi
tiệt khuẩn Lưu giữ dụng cụ vô khuẩn 2 một
Kiểm tra độ an toàn của DCYT 3 lựa
Tất cả đều đúng 4 chọn
II6 Chức năng Tiệt khuẩn dụng cụ y tế 1 Câu
khu vực vô Phân loại và sửa chữa DCYT 2 một
khuẩn Lưu giữ và cấp phát dụng cụ vô khuẩn 3 lựa
Tất cả đều đúng 4 chọn
III. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TIỆT KHUẨN
III1 Mục đích Xác định được thời gian DCYT tiếp xúc với 1 Câu
của kiểm hóa chất hỏi
soát chất Kiểm soát được ngưỡng nhiệt độ cần thiết khi 2 nhiều
lượng TK: TK lựa
162

Kiểm soát bề mặt DCYT tiếp xúc với chất 3 chọn


khử khuẩn
Gián tiếp phát hiện VSV gây bệnh 4
Tất cả đều đúng 5
III2 Kiểm soát Chỉ số lý học – hóa học 1 Câu
chất lượng Chỉ số lý học – hóa học – sinh học 2 một
VK bằng Chỉ số hóa học – sinh học 3 lựa
chỉ số: Tất cả đều đúng 4 chọn
III3 Mục đích Sử dụng cho các quá trình TK khác nhau (tiệt 1 Câu
và ý nghĩa khuẩn hơi nước, khí hydro peroxide, ethylene hỏi
của chỉ số oxide). một
sinh học Được coi là mức độ đảm bảo vô khuẩn cao 2 lựa
(IBs): nhất chọn
Để xác định bào tử vẫn còn sống sót hoặc đã 3
Lu

bị diệt hoàn toàn trong quá trình TK


Tất cả đều đúng
ận

4
III4 Nha bào Báo cáo kết quả cho người giám sát. 1 Câu
vẫn phát Thu hồi tất cả các dụng cụ y tế nghi ngờ hỏi
án

2
triển sau không vô khuẩn". nhiều
TK: Xác định nguyên nhân lỗi, kiểm tra lại thiết bị lựa
tiê

3
Tất cả đều đúng 4 chọn
n

III5 Mục đích Để xác định gói DC "đã xử lý" với gói DC 1 Câu
của Bowie- "chưa xử lý"

hỏi
Dick Test: Để phát hiện sự hiện diện của không khí trong 2 một
m

lò hấp hơi nước, nhiệt cao lựa


ới

Để xác định tình trạng lò hấp khô, nhiệt cao 3 chọn


Tất cả đều đúng 4
nh

III6 Hồ sơ quản Ngày tháng, số lần tiệt khuẩn và số lần thiết bị 1 Câu
ất

lý tại khu hoạt động hỏi


vực TK tập Số lô, loại dụng cụ KK-TK. 2 nhiều
trung, Quy trình TK (thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và 3 lựa
gồm: áp suất) chọn
Tên của người thực hiện 4
Kết quả chỉ thị hóa, lý và sinh học 5
Kết quả Bowie-Dick test (chân không hơi 6
nước)
Tất cả đều đúng. 7
163

Phụ lục 4a
QUAN SÁT THỰC HÀNH XỬ LÝ DỤNG CỤ TÁI SỬ DỤNG
(Dành cho NVYT xử lý DC)
I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện: ……………………………….Ngày thực hiện:……/…../20......
Nơi khảo sát (khoa/phòng)………………………………………………
Điều tra viên:………………..……………ID (Mã số phiếu):…………………
Nội dung quan sát: Phương tiện, trang tiết bị xử lý dụng cụ
Bảng 1. Kiểm soát chất lượng vô khuẩn DCYT và thiết bị KK -TK
Lu

TT NỘI DUNG CÓ KHÔNG GHI CHÚ


ận

1 Kiểm soát thiết bị


án

2 Kiểm soát tiếp xúc nhiệt (băng keo chỉ thị


nhiệt; Autoclave)
tiê

3 Kiểm soát gói (chỉ thị hóa học; 3M


n

Sterigare 1234).

Kiểm soát khối (chỉ thị sinh học Attest


m

4
ới

1292; máy ủ huỳnh quang 3M 390)


Lưu giữ hồ sơ (hồ sơ, biểu mẫu, nhãn)
nh

5
ất

Ghi chú: Các bước có thực hiện nhưng chưa đúng điền vào cột “KHÔNG” thực
nhiện
164

Phụ lục 4b
QUAN SÁT THỰC HÀNH XỬ LÝ DỤNG CỤ TÁI SỬ DỤNG
(Dành cho NVYT xử lý DC)
I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện: ……………………………….Ngày thực hiện:……/…../20......
Nơi khảo sát (khoa/phòng)………………………………………………
Điều tra viên:………………..……………ID (Mã số phiếu):…………………
Nội dung quan sát: Thực hành làm sạch dụng cụ trước khi KK-TK
Bảng 2. Quy trình làm sạch dụng cụ trước khi KK-TK
GHI
Lu

TT NỘI DUNG CÓ KHÔNG CHÚ


ận

1 Pha dung dịch tẩy rửa đúng hướng dẫn


án

2 Tháo rời khớp nối DC


3 Ngâm DC cụ ngập nước, đủ thời gian
tiê

4 Cọ, rửa chất hữu cơ bám bám trên DC


n

Tráng DC dưới vòi nước sạch


5
m

6 Làm khô DC.


ới
nh

Ghi chú: Các bước có thực hiện nhưng chưa đúng điền vào cột “KHÔNG” thực
nhiện
ất
165

Phụ lục 4c
QUAN SÁT THỰC HÀNH XỬ LÝ DỤNG CỤ TÁI SỬ DỤNG
(Dành cho NVYT xử lý DC)
I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện: ……………………………….Ngày thực hiện:……/…../20......
Nơi khảo sát (khoa/phòng)………………………………………………
Điều tra viên:………………..……………ID (Mã số phiếu):…………………
Nội dung quan sát: Thực hành đóng gói dụng cụ
Bảng 4. Quy trình đóng gói dụng cụ
GHI
Lu

TT NỘI DUNG CÓ KHÔNG CHÚ


ận

1 Kiểm tra chức năng và độ an toàn của DC


án

trước khi KK-TK.


2 Đóng gói DC bằng hộp/túi chuyên dụng,
tiê

phù hợp phương pháp TK


n

3 Đặt chỉ thị hóa học đa chức năng vào trong


mỗi gói/hộp DC
m
ới

4 Dán bang keo chỉ thị nhiệt kiểm soát tiếp


xúc bên ngoài mỗi gói/hộp DC.
nh

5 Dán nhãn hoặc ghi ngày xử lý và hạn dùng


ất

Ghi chú: Các bước có thực hiện nhưng chưa đúng điền vào cột “KHÔNG” thực
nhiện
166

Phụ lục 4d
QUAN SÁT THỰC HÀNH XỬ LÝ DỤNG CỤ TÁI SỬ DỤNG
(Dành cho NVYT xử lý DC)
I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện: ……………………………….Ngày thực hiện:……/…../20......
Nơi khảo sát (khoa/phòng)………………………………………………
Điều tra viên:………………..……………ID (Mã số phiếu):…………………
Nội dung quan sát: Thực hành KK-TK DC bằng hóa chất
Bảng 5. Khử khuẩn-tiệt khuẩn DC bằng hóa chất
Lu

TT NỘI DUNG CÓ KHÔNG GHI CHÚ


ận

Sử dụng hóa chất tiệt khuẩn


án

1 (glutaraldehyde ≥ 2% /10 giờ,


peracetic acid 0,34% /2 giờ, Ortho-
tiê

phthaldehyde 0,55% (Sidex OPA).


n

2 Kiểm tra hiệu lực diệt khuẩn của hóa


chất trước khi KK-TK.


m
ới

3 Ngâm ngập DC vào hóa chất KK-TK


và đủ thời gian theo hướng dẫn.
nh

4 Tráng lại DC dưới vòi nước vô khuẩn


ất

để làm sạch hóa chất.


5 Làm khô DC bằng khăn/khí nén vô
khuẩn/để khô tự nhiên.
DC được bảo quản trong thùng đựng
6 chuyên dụng/túi ép TK và được sử
dụng trong 24 giờ.

Ghi chú: Các bước có thực hiện nhưng chưa đúng điền vào cột “KHÔNG” thực
nhiện
167

Phụ lục 4e
QUAN SÁT THỰC HÀNH XỬ LÝ DỤNG CỤ TÁI SỬ DỤNG
(Dành cho NVYT xử lý DC)
I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện: ……………………………….Ngày thực hiện:……/…../20......
Nơi khảo sát (khoa/phòng)………………………………………………
Điều tra viên:………………..……………ID (Mã số phiếu):…………………
Nội dung quan sát: Thực hành tiệt khuẩn DC bằng phương pháp hấp ướt
Bảng 6. Quy trình tiệt khuẩn DC bằng phương pháp hấp ướt
GHI
Lu

TT NỘI DUNG CÓ KHÔNG CHÚ


ận

1 Kiểm soát khí trong thiết bị TK


án

2 Xếp gói/hộp DC vào lò hấp: 2 mặt giấy bao plastic


áp vào nhau/ xếp nghiêng/hộp DC để dưới, gói vải
tiê

để trên/DC không chạm vào thành lò.


n

3 Chọn chu trình TK 1210C/30’ hoặc 1320C/4’


m

4 Kiểm tra chỉ thị hóa học kiểm soát tiếp xúc bên
ới

ngoài bao/gói DC.


nh

5 Lưu nhật ký từng chu trình TK


ất

6 Bảo quản DC tại nơi vô khuẩn đến khi sử dụng.

Ghi chú: Các bước có thực hiện nhưng chưa đúng điền vào cột “KHÔNG” thực
nhiện
168

Phụ lục 4g

QUAN SÁTTHỰC HÀNH XỬ LÝ DỤNG CỤ TÁI SỬ DỤNG


(Dành cho NVYT xử lý DC)

I. HÀNH CHÍNH
Bệnh viện: ……………………………….Ngày thực hiện:……/…../20......
Nơi khảo sát (khoa/phòng)………………………………………………
Điều tra viên:………………..……………ID (Mã số phiếu):…………………
Nội dung quan sát: Thực hành tiệt khuẩn DC bằng phương pháp hấp nhiệt khô
Bảng 7. Quy trình tiệt khuẩn DC bằng phương pháp hấp nhiệt khô
Lu
ận

TT NỘI DUNG CÓ KHÔNG GHI CHÚ


án

1 Dán băng keo chỉ thị nhiệt kiểm soát tiếp xúc
tiê

bên ngoài mỗi khay/hộp DC.


n

2 Xếp gói/hộp DC vào lò hấp đúng kỹ thuật


3 Chọn chu trình sấy thích hợp (1600C/2h hoặc


m

1700C/1h hoặc 1500C/2h30).


ới

4 Kiểm tra tiếp xúc nhiệt


nh

5 Lưu nhật ký từng chu trình TK


ất

6 Bảo quản DC nơi vô khuẩn

Ghi chú: Các bước có thực hiện nhưng chưa đúng điền vào cột “KHÔNG” thực
nhiện
169

Phụ lục 5a
PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỚC CAN THIỆP
(Dành cho Giám đốc/Phó Giám đốc BV; trưởng/phó khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
và trưởng/ phó phòng Điều dưỡng )

I. Hành chính
- Ngày phỏng vấ n: ……………………………………………………….
- Đố i tươ ̣ng: ………………………………Mã số….…………………….
- Điều tra viên: …………………………………………………………….
- Thư ký: ………………………………………………………………….
Lu

II. Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng về các yếu tố Quản lý ảnh hưởng
ận

đến hoạt động KK –TK DCYT. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất
án

lượng quản lý KK-TK dụng cụ tại BV tại bệnh viện.


I. Nội dung phỏng vấn:
tiê

1. Ông/ Bà đánh giá như thế nào về vai trò của công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn đối
n

với quản lý chất lượng bệnh viện nói chung và Bệnh viện YHCT có kết hợp

phương pháp điều trị bằng Y học hiện đại của mình nói riêng?
m

2. Cơ sở pháp lý thực hiện công tác KK –TK


ới

- Công tác tổ chức thực hiện KK-TK dụng cụ y tế tại BV ông/bà được thực
nh

hiện như thế nào theo quy định của Bộ Y tế và Bộ chủ quản? Bộ Y tế và Bộ
chủ quản thực hiện hỗ trợ triển khai công tác KK-TK ở bệnh viện ông/bà như
ất

thế nào? Sự hỗ trợ này đã đáp ứng được kỳ vọng của ông/bà không? mức độ
đáp ứng như thế nào?
- Việc xây dựng các quy trình, quy định và hướng dẫn về thực hiện KK-TK
dụng cụ y tế ở bệnh viện ông/bà đã triển khai như thế nào? Có những thuận
lợi, khó khăn gì khi ban hành những quy trình, quy định, hướng dẫn đó?
3. Nguồn lực: cơ sở vật chất- trang thiết bị, nhân lực, tài chính
Hiện tại BV đầu tư nguồn lực cho công tác KK –TK như thế nào? Bệnh viện
có kế hoạch đầu tư phát triển như thế nào?
- Về cơ sở vật chất - trang thiết bị, các phương tiện, hóa chất cho thực hiện
KK-TK hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu KK-TK ở bệnh viện như thế nào?
170

Nguồn kinh phí dành cho công tác KK-TK được lấy từ nguồn nào? Mức độ
đảm bảo về tài chính cho công tác KK-TK tại bệnh viện?
4. Công tác đào tạo, tập huấn
- Công tác đào tạo, tập huấn về KK-TK cho NVYT tại đơn vị ông/bà được thực
hiện như thế nào? Năng lực của NVYT về công tác KK-TK DCYT như thế nào?
Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai đào tạo, tập huấn là gì?
- Xin ông/bà cho biết vai trò và trách nhiệm của hệ thống Điều dưỡng, kỹ thuật
viên, hộ sinh viên (gọi chung là NVYT) trong thực hiện nhiệm vụ KK-TK
DCYT tế tại BV?
5. Kiểm tra, giám sát
- Trong năm qua, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện KK-TK tại đơn vị
Lu

được thực hiện như thế nào? những khoa, phòng nào có nhiệm vụ thực hiện
kiểm tra? (Lãnh đạo khoa trực tiếp sử dụng, Phòng Điều dưỡng, khoa
ận

KSNK?…..). Tần suất kiểm tra? Hiệu quả của công tác kiểm tra? Đánh giá kết
án

quả thực hiện như thế nào? có chế tài thưởng phạt gì? Những thuận lợi, khó
khăn trong công tác kiểm tra?
tiê

6. Ông/ bà có thể nêu quan điểm của mình về KK- TK tập trung? Ông bà đánh
n

giá như thế nào về thực trạng thực hiện KK-TK tập trung tại bệnh viện mình?

Có khó khăn và thuận lợi gì trong quá trình triển khai thực hiện?
m

7. Theo ông/bà cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng Quản lý công
ới

tác khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại bệnh viện?


nh
ất

Xin trân trọng cảm ơn!


171

Phụ lục 5b
PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM TRƯỚC CAN THIỆP
(Dành cho Điều dưỡng trưởng tại các khoa có sử dụng/ xử lý DCYT)

I. Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng hoạt động KK-TK DCYT tại bệnh
viện; tìm hiểu các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động KK-TK DC. Trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng KK-TK tại bệnh viện.
II. Hành chính
- Ngày phỏng vấn: ……………………………………………….…….
- Đối tượng: ……………………. …Mã số ……………………….
Lu

- Người phỏng vấn: …………………………………………………….


ận

- Thư ký: …………………………………………………………….


án

III. Nội dung thảo luận


1. Xin các anh/chị hãy cho biết việc thực hiện KK-TK dụng cụ của anh/chị
tiê

được thực hiện như thế nào?


n

2. Ở bệnh viện anh/chị có xây dựng quy trình, quy định, hướng dẫn về việc

KK-TK DCYT không? Nếu có liệt kê.............


m

Anh/chị có được đào tạo/tập huấn về KK-TK không? Nếu có thời gian khóa
ới

3.
đào tạo/tập huấn là bao nhiêu ngày? ở đâu? Thời gian nào?
nh

4. Công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình KK-TK được thực hiện ra sao? Ai
ất

là người thường xuyên giám sát thực hiện quy trình KK-TK?
5. Việc cung cấp các trang thiết bị, phương tiện, DC và hóa chất để các
anh/chị được thực hiện như thế nào? Có đủ hay không và nếu không thì tại sao?
6. Xin anh/chị hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy
trình KK-TK dụng cụ? tại sao?
7. Anh/chị có đề xuất gì về hoạt động KK-TK của bệnh viện không? nếu có
thì xin hãy cho biết cụ thể?
Xin trân trọng cảm ơn!
172

Phụ lục 5c

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU SAU CAN THIỆP


(Dành cho Giám đốc/Phó GĐ bệnh viện, trưởng/phó khoa KSNK và trưởng/ phó phòng ĐD)

1. Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả, phù hợp, khả thi của chương trình can
thiệp và xác định tính bền vững của chương trình.
2. Hành chính
- Ngày phỏng vấ n: ……………………………………………………….
- Đố i tươ ̣ng: ………………………………Mã số….…………………….
- Điều tra viên: …………………………………………………………….
Lu

- Thư ký: ………………………………………………………………….


ận

3. Nội dung phỏng vấn:


án

- Trong thời gian triển khai chương trình can thiệp, ông/bà có thấy
tiê

NVYT trong bệnh viện đón nhận/phản ứng/thái độ như thế nào về chương trình?
Theo ông/bà vì sao họ lại có những phản ứng/thái độ như vậy
n

-

- Theo ông/bà NVYT sẽ thu được những lợi ích gì khi BV triển khai
m

chương trình can thiệp này?


ới

- Theo ông/bà trong quá trình triển khai chương trình can thiệp có gặp
nh

những thuận lợi, khó khăn gì?


Theo ông/bà có thể duy trì/nhân rộng chương trình này được không?
ất

-
- Ông/bà có sẵn sàng tiếp tục ủng hộ để duy trì chương trình can thiệp
này không? Nếu có thì có đề xuất, kiến nghị gì không

Xin trân trọng cảm ơn!


173

Phụ lục 5d
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM SAU CAN THIỆP
(Dành cho Điều dưỡng trưởng các khoa sử dụng/ xử lý DCYT)

1. Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả, phù hợp, khả thi của chương trình can thiệp
và xác định tính bền vững của chương trình.
2. Hành chính
- Ngày phỏng vấ n: ……………………………………………………
- Đố i tươ ̣ng: ………………………………Mã số….…………………
- Điều tra viên: ………………………………………………………
Lu

- Thư ký: ………………………………………………………………


ận

3. Nội dung thảo luận:


án

- Anh/chị thấy như thế nào về chương trình can thiệp?


- Nguồn thông tin cung cấp cho anh/chị như vậy có phù hợp, thiết thực, hiệu
tiê

quả không?
n

Theo anh/chị Bệnh viện và NVYT sẽ thu được những lợi ích gì khi tham gia

-
chương trình này?
m
ới

- Trong quá trình triển khai chương trình can thiệp, anh/chị có gặp những thuận
nh

lợi, khó khăn gì?


- Theo anh/chị có thể duy trì/nhân rộng chương trình này được không?
ất

- Anh/chị có đề xuất, kiến nghị gì không?

Xin trân trọng cảm ơn!


174

Phụ lục 6
CHỈ SỐ, BIẾN SỐ

TT Biến Định nghĩa Phân loại Phương pháp


thu thập
I. Nhóm biến số về nhân khẩu học
1 Tuổi Là tuổi tính theo năm Liên tục Phát vấn
sinh dương lịch
2 Giới Giới tính nam hay nữ Nhị phân Phát vấn
khi sinh
3 Trình độ chuyên Là chuyên ngành chính Định Phát vấn
môn của đối tượng NC được danh
Lu

đào tạo
ận

4 Thâm niên công Số năm làm việc tại Rời rạc Phát vấn
tác BV theo bằng chuyên
án

môn được đào tạo


5 Khoa làm việc Là hoa mà đối tượng Nhị phân Phát vấn
tiê

NC đang làm việc


n

6 Đào tạo KK-TK Tính đến thời điểm Phân loại Phát vấn

phát vấn, Đối tượng


NC có/không được đào
m

tạo/tập huấn tại BV


ới

II. Nhóm biến số về thực trạng tổ chức, quản lý và trang thiết bị tại khu vực
nh

KK-TK DCYT
1. Chỉ số khám chữa bệnh
ất

7 Số NB điều trị nội Là số lượng người bệnh Rời rạc Hồi cứu số liệu
trú nằm điều trị hàng ngày thứ cấp
tại bệnh bệnh
8 Số NB điều trị Là số người bệnh Hàng Rời rạc Hồi cứu số liệu
ngoại trú ngày đến bệnh viện điều thứ cấp
trị xong về nhà và là số
người bệnh điều trị bằng
đơn thuốc
9 Tổng số lượt KB Là tổng số NB đến Rời rạc Hồi cứu số liệu
khám tại BV thứ cấp
10 Tổng số NB phẫu Là tổng số NB phẫu Rời rạc Hồi cứu số liệu
thuật thuật tại BV/năm thứ cấp
175

11 Tổng số thủ thuật Là số thủ thuật NB được Rời rạc Hồi cứu số liệu
nội soi thực hiện tại BV thứ cấp
12 Tổng số các thủ Là số lượt các thủ thuật Rời rạc Hồi cứu số liệu
thuật xâm lấn xâm lấn được thực hiện thứ cấp
khác trên NB tại BV
13 Công suất SD Là tỷ lệ phần trăm đạt so Rời rạc Hồi cứu số liệu
giường bệnh với chỉ tiêu giường bệnh thứ cấp
KH của BV được giao
2. Công tác tổ chức thực hiện KK-TK DCYT
14 Thành lập Nhị phân Phỏng vấn/quan
khoa/phòng BV có/không quyết định sát định lượng
KSNK thành lập khoa KSNK trước can thiệp
Lu

15 Thành lập Hội BV có/không quyết định Nhị phân Phỏng vấn/quan
đồng KSNK thành lập Hội đồng sát định lượng
ận

KSNK trước can thiệp


Đủ nhân lực theo Là BV có/ không bố trí Nhị phân Phỏng vấn/quan
án

16
TT 16/2018/TT- đủ nhân lực theo hướng sát định lượng
tiê

BYT dẫn TT16/2018 - BYT trước can thiệp


17 Tổ chức và quản Nhị phân Phỏng vấn/quan
n

lý mô hình KK- sát định lượng


TK dụng cụ tập BV có/không tổ chức hệ trước can thiệp


m

trung thống KK-TK tập trung


ới

18 Xây dựng KH và Nhị phân Phỏng vấn/quan


dự trù VTTH- BV có/không xây dựng sát định lượng
nh

TBYT cho KK- KH dự trù VTTH- trước can thiệp


ất

TK hàng năm TBYT hàng năm


19 Nhân lực chuyên BV có/không bố trí Nhị phân Phỏng vấn/quan
trách KK-TK nhân lực chuyên trách sát định lượng
cho KK-TK DCYT trước can thiệp
20 Chứng chỉ đào tạo Cán bộ chuyên trách Nhị phân Phỏng vấn/quan
về KK-TK cho KK-TK có/không được sát định lượng
NV chuyên trách đào tạo và cấp chứng chỉ trước can thiệp
21 Xây dựng kế Nhị phân Phỏng vấn/quan
hoạch và đào tạo, Cán bộ chuyên trách sát định lượng
tập huấn cho KK-TK có/không được trước can thiệp
NVYT chuyên đào tạo, tập huấn liên
trách KK-TK tục, thường xuyên
176

22 XD Kế hoạch Nhị phân Phỏng vấn/quan


kiểm tra/giám sát sát định lượng
thực hành KK-TK BV có/không xây dựng trước can thiệp
định kỳ với KH kiểm tra/ giám sát
NVYT định lỳ với NVYT
23 Giám sát chất Nhị phân Phỏng vấn/quan
lượng DC sau BV có /không tổ chức sát định lượng
KK-TK giám sát DC sau KK-TK trước can thiệp
24 Xét nghiệm vi BV có/không làm xét Nhị phân Phỏng vấn/quan
sinh định kỳ DC nghiệm vi sinh DC vô sát định lượng
vô khuẩn khuẩn trước can thiệp
25 XD Quy trình BV có/ không xây dựng Nhị phân Phỏng vấn/quan
chuyên môn về các trình chuyên môn về sát định lượng
Lu

KK-TK: KK-TK trước can thiệp


ận

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị/phương tiện và hóa chất/vật tư tiêu hao
khử khuẩn-tiệt khuẩn DC
án

26 Hình thức KK- Là hình các thức KK- Phân loại Phỏng vấn, quan
tiê

TK TK tập trung, bán tập sát


trung hay không tập
n

trung

27 Máy móc và thiết Là sự đầu tư, trang bị Phân loại Phỏng vấn, quan
m

bị máy móc, thiết bị sát


ới

chuyên dụng dùng trong


KK-TK DCYT
nh

28 Phương tiện khu Là sự đầu tư, trang bị Phân loại Phỏng vấn, quan
ất

vực xử lý DC bẩn phương tiện cần thiết để sát


tại các khoa xử lý DC bẩn tại các
khoa
29 Hóa chất Là sự đầu tư, trang bị Phân loại Phỏng vấn, quan
hóa chất để cho công tác sát
KK-TK DC (Cydrym,
CIDEX OPA)
30 Vật tư tiêu hao Là sự đầu tư, trang bị Phân loại Phỏng vấn, quan
vật tư tiêu hao để cho sát
công tác KK-TK (găng
tay, khẩu trang...)
31 Test giám sát chất Là sự đầu tư, trang bị Phân loại Phỏng vấn, quan
177

lượng các test giám sát chất sát


lượng của từng gói, từng
mẻ DC TK (chỉ thị
nhiệt, 3M...)
III. Nhóm biến số về kiến thức của ĐD/KTV về KK-TK DCYT
32 Kiến thức về các Là sự hiểu biết của Định Phát vấn định
khái niệm cơ bản NVYT về các khái niệm danh lượng trước và
cơ bản sau can thiệp
33 Kiến thức về Là sự hiểu của NVYT Định Phát vấn định
NKBV liên quan về NKBV liên quan đến danh lượng trước và
đến DCYT DCYT sau can thiệp
34 Kiến thức về Định Phát vấn định
nguyên tắc cơ bản Là sự hiểu của NVYT danh lượng trước và
Lu

khi KK-TK về nguyên tắc cơ bản sau can thiệp


ận

DCYT khi KK-TK DCYT


35 Kiến thức về phân Là sự hiểu của NVYT Phân loại Phát vấn định
án

loại DCYT theo về phân loại DCYT lượng trước và


tiê

Spaudling theo Spaudling sau can thiệp


36 Kiến thức về các Là sự hiểu của NVYT Phân loại Phát vấn định
n

phương pháp tiệt về về các phương pháp lượng trước và


khuẩn tiệt khuẩn sau can thiệp


m

37 Kiến thức về các Là sự hiểu của NVYT Định Phát vấn định
ới

tác nhân và yếu tố về các tác nhân và yếu danh lượng trước và
ảnh hưởng đến tố ảnh hưởng đến KK- sau can thiệp
nh

KK-TK TK
ất

38 Kiến thức về Là sự hiểu của NVYT Định Phát vấn định


quản lý tiệt khuẩn về quản lý tiệt khuẩn danh lượng trước và
tập trung. tập trung. sau can thiệp
39 Kiến thức kiểm Là sự hiểu của NVYT Định Phát vấn định
soát chất lượng về thức kiểm soát chất danh lượng trước và
tiệt khuẩn. lượng tiệt khuẩn. sau can thiệp
40 Điểm kiến thức Là tổng điểm của tất cả Liên tục Phát vấn định
chung các nhóm kiến thức lượng trước và
cộng lại và chia trung sau can thiệp
bình
IV. Nhóm biến số về thực hành KK-TK DCYT:
41 Kiểm soát chất NVYT thực hiện các Phân loại Quan sát định
178

lượng vô khuẩn bước của Quy trình lượng trước và


dụng cụ y tế và chuẩn bị phương tiện sau can thiệp
thiết bị KK-TK KK-TK

42 Thực hành làm NVYT thực hiện các Phân loại Quan sát định
sạch DC trước bước làm sạch loại bỏ lượng trước và
KK-TK các chất hữu cơ và vô sau can thiệp
cơ bám trên DC
43 Thực hành kiểm NVYT thực hiện kiểm Phân loại Quan sát định
tra và đóng gói các bước tra và đóng lượng trước và
dụng cụ gói DC để chuẩn bị cho sau can thiệp
việc TK
Lu

44 Thực hành KK- NVYT thực hiện các Phân loại Quan sát định
TK DC bằng hóa bước của Quy trình lượng trước và
ận

chất KK-TK DC bằng hóa sau can thiệp


chất
án

45 Thực hành tiệt NVYT thực hiện các Phân loại Quan sát định
tiê

khuẩn DC bằng bước của Quy trình tiệt lượng trước và


phương pháp hấp khuẩn DC bằng sau can thiệp
n

ướt phương pháp hấp ướt


46 Thực hành TK NVYT thực hiện các Phân loại Quan sát định
m

DC bằng phương bước của Quy trình TK lượng trước và


ới

pháp hấp nhiệt DC bằng phương pháp sau can thiệp


hấp nhiệt khô
nh

khô
47 Điểm thực hành Là tổng tất cả điểm của Liên tục Định lượng
ất

chung các quy trình KK-TK trước và sau can


cộng lại và chia trung thiệp
bình
V. Nhóm biến số định tính
Trước can thiệp
48 Cơ sở pháp lý Là những văn bản, quy Định tính PVS, TLN
thực hiện công tác trình, quy định, hướng
KK –TK dẫn cụ thể của cáp cấp
quản lý được ban hành
áp dụng trong BV
49 Cơ sở vật chất- Là những điều kiện cơ Định tính PVS, TLN
trang thiết bị và bản về cơ sở vật chất,
179

phương tiện , máy móc thiết bị, con


nhân lực, tài người và kinh phí được
chính BV đầu tư, trang bị cho
công tác KK-TK DCYT
50 Công tác đào tạo, Là các hình thức BV tổ Định tính PVS, TLN
tập huấn chức đào tạo, tập huấn,
truyền thông về công tác
KK-TK
51 Kiểm tra, giám Là những hoạt động Định tính PVS, TLN
sát, đánh giá kiểm tra, giám sát thực
hiện các quy trình, quy
định của BV về công tác
Lu

KK-TK mà các nhà


quản lý thường xuyên
ận

phải thực hiện


Sau can thiệp
án

52 Đánh giá về tính Là nhận xét của đối Định tính PVS, TLN
tiê

phù hợp của các tượng NC về tính phù


giải pháp can hợp của các giải pháp
n

thiệp. can thiệp tại BV Tuệ


Tĩnh
m

53 Đánh giá về hiệu Là nhận xét của đối Định tính


ới

quả của các giải tượng NC về tính phù


pháp can thiêp hợp của các giải pháp
nh

can thiệp tại BV Tuệ


ất

Tĩnh
54 Đánh giá khả Là nhận xét của đối Định tính
năng duy trì, nhân tượng NC về khả năng
rộng duy trì và nhân rộng của
các giải pháp can thiệp
tại BV Tuệ Tĩnh
180

Phụ lục 7

DANH SÁCH CÁC KHOA THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU


TẠI BA BỆNH VIỆN
TT TÊN KHOA GHI CHÚ
I Bệnh viện Tuệ Tĩnh
1 Phụ sản
2 Nội tiết
3 Ung bướu
4 Thận
Lu

5 Ngoại
ận

6 Lão
7 Tim mạch
án

8 Nội
tiê

9 Phục hồi chức năng


n

10 Da liễu

11 Châm cứu
m

12 Xét nghiệm
ới

13 Thăm dò chức năng


nh

14 Cơ xương khớp
ất

15 Hồi sức cấp cứu


16 Nhi – Lây
17 Ngũ quan
18 Kiểm soát nhiễm khuẩn
II Bệnh viên Y học cổ truyền Hà Nội
1 Ngoại
2 Mổ
3 Ngũ quan
4 Chẩn đoán hình ảnh
181

5 Sản
6 Phụ sản
7 Nhi
8 Cấp cứu
9 Gồi sức chống độc
10 Phục hồi chức năng
11 Lão
12 Nội tổng hợp
13 Xét nghiệm
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Lu

15
III Viện Y học cổ truyền Quân đội
ận

1 Việt xuân
án

2 Ngoại
tiê

3 Nội 4
n

4 Điều trị cao cấp


5 Nội 3
m

6 Xét nghiệm
ới

7 Thăm dò chức năng- CĐHA


nh

8 Châm cứu
ất

9 Điều trị tích cực


10 Nội 2
11 Ngũ quan
12 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
182

Phụ lục 8
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CAN THIỆP

Lu
ận
án
tiê
n

m
ới
nh
ất
ất
nh
ới
m

183

n
tiê
án
ận
Lu
ất
nh
ới
m

184

n
tiê
án
ận
Lu
ất
nh
ới
m

185

n
tiê
án
ận
Lu
186

Phụ lục 9
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu do Trường Đại học Y tế công cộng thực hiện nhằm mô tả thực
trạng sức khỏe và phân tích một số yếu tố liên quan nghề nghiệp đối với sức khỏe
để từ đó đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp nhằm tăng cường hoạt
động khử khuẩn, tiệt khuẩn DCYT tại các bệnh viện YHCT
Nghiên cứu được tiến hành tại ba bệnh viện trong địa bàn TP.Hà Nội. Sự
tham gia của Anh/Chị vào nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng vào công tác
KSNK nói chung và hoạt động KK-TK nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng
Lu

khám chữa bệnh của cơ sở y tế.


ận

Nếu Anh/Chị có câu hỏi liên quan đến nghiên cứu, Anh/Chị có thể liên hệ
án

vớiTrường Đại học Y tế công cộng – Số 1A Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 62662322
tiê

Tôi đã đọc tờ thông tin giới thiệu về nghiên cứu ở trên, tôi hiểu phạm vi và
n

mục đích của nghiên cứu. Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu.

m
ới

Chữ ký: ......................................... Ngày điều tra:...................................


nh

Họ và tên:....................................... Điện thoại liên hệ:..............................


ất

You might also like