You are on page 1of 132

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


------------------------------------------
THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG II
SINH VIÊN Y ĐA KHOA KHÓA 44
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA Y TẾ XÃ VÀ CHƯƠNG TRÌNH
PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHƯỜNG THỚI AN
ĐÔNG, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thời gian thực hiện: 25/12/2023 – 05/01/2024
Nhóm thực hiện: Nhóm 3, YK K44
STT MSSV HỌ VÀ TÊN
1 1853010241 Lê Nguyễn Kim Hương
2 1853010249 Võ Hoàng Nguyên
3 1853010815 Nguyễn Thanh Danh
4 1853010819 Đỗ Ngọc Hoàng Hân
5 1853010820 Võ Lê Thúy Hằng
6 1853010827 Nguyễn Thị Tố Quyên
7 1853010830 Hồ Phạm Anh Lộc
8 1853010831 Nguyễn Phúc Thịnh
9 1853010832 Võ Thị Thanh Nga
10 1853010834 Nguyễn Trí Thành
11 1853010836 Đặng Diễm Nguyên
12 1853010842 Cao Hoàng Sơn
13 1853010855 Hồ Thị Mỹ Uyên
14 1853010856 Đinh Hiền Tính
15 1853010859 Nguyễn Thị Phương Anh
16 1853010861 Nguyễn Hữu Nhân

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths.Bs. Lê Trung Hiếu

Năm học 2023-2024


LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc hai tuần thực tập, cũng như hoàn thành bài báo cáo về
“Thực hiện tiêu chí quốc gia y tế xã và chương trình phòng và chống bệnh tăng
huyết áp tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ năm
2023”. Nhóm 3 – Lớp YK K44 chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn chân
thành tới Quý thầy cô Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y dược Cần Thơ
đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo cơ hội cho chúng em được tiếp xúc thực tế từ đó
chúng em có thể nâng cao kĩ năng quan sát, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống,
cải thiện kĩ năng tổ chức và làm việc nhóm. Nhờ đó chúng em đã có được chuyến
thực tập thành công và hoàn thành được bài báo cáo về “Thực hiện tiêu chí quốc
gia y tế xã và chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp tại phường Thới An
Đông, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ”. Những chỉ dạy, nhận xét, góp ý
của quý thầy cô trong suốt quá trình thực tập đã giúp chúng em đút kết được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm, đó sẽ là hành trang quý báu cho chúng em sau
này.
Đồng thời, chúng em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên Trạm Y tế
phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ, đã hỗ trợ và tạo
điều kiện tốt nhất cho chúng em hoàn thành quá trình thực tập. Hơn nữa chúng
em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý bà con nhân dân phường Thới An Đông đã
nhiệt tình chào đón và giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện khảo sát.
Ngoài ra, chúng em cũng mong muốn bày tỏ sự biết ơn tới Ths.Bs. Lê
Trung Hiếu đã trực tiếp giúp đỡ nhiệt tình, hướng dẫn giải đáp thắc mắc của
chúng em suốt hai tuần học tập, cảm ơn thầy đã luôn tạo cơ hội cho chúng em
hoàn thành tốt cuộc khảo sát, góp ý và hỗ trợ chúng em trong quá trình thực hiện
buổi truyền thông.
Một lần nữa, chúng em chân thành cảm ơn.

2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP An toàn thực phẩm
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
BCĐ Ban chỉ đạo
BHYT Bảo hiểm y tế
CNTT Công nghệ thông tin
CNVC Công nhân viên chức
CSHT-TTB Cơ sở hạ tầng-trang thiết bị
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBM-TE Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sau sinh
CTV Cộng tác viên
DHG Dược Hậu Giang
DS-KHHGD Dân số-kế hoạch hóa gia đình
ĐHYDCT Đại Học Y Dược Cần Thơ
ĐTĐ Đái tháo đường
KCB Khám chữa bệnh
KT-XH Kinh tế - xã hội
NVYTTB Nhân viên y tế thôn bản
PHCN Phục hồi chức năng
PKĐK Phòng khám đa khoa
QĐ-BYT Quyết định-Bộ Y tế
SXH Sốt xuất huyết
SYT Sở y tế
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TCQGYTX Tiêu chí quốc gia y tế xã
THA Tăng huyết áp
TTB Trang thiết bị
TT-BXD Thông tư-Bộ Xây dựng
TT-BYT Thông tư -Bộ Y tế
TTYT Trung tâm y tế
TT-GDSK Truyền thông-giáo dục sức khoẻ
TYT Trạm Y Tế
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
YHHĐ Y học hiện đại
YSĐH Y sĩ đại học
YT Y tế
YTCC Y tế công cộng
YTDP Y tế dự phòng
YTTB Y tế thôn bản

3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................3

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................8


1.1 Nội dung sơ lược các tiêu chí quốc gia về y tế xã........................................8
1.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được tiêu chí quốc gia của trạm y tế
trong nước.........................................................................................................12
1.3 Tình hình bệnh tăng huyết áp và các hoạt động phòng chống tăng huyết áp
của cả nước, khu vực........................................................................................14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............16


2.1 Đối tượng nghiên cứu:................................................................................16
2.2 Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................18


3.1. Mô tả tình hình và đặc điểm của phường..................................................18
3.2. Tiêu chí phân vùng phường.......................................................................18
3.3. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các hoạt động phòng chống tăng huyết áp
tại địa bàn học tập............................................................................................56
3.4. Kết quả thực hiện buổi truyền thông phòng, chống bệnh tăng huyết áp...63

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..................................................................................65


4.1.Tình hình thực hiện và mức độ bộ tiêu chí Y tế xã 2030.............................65
4.2. Bàn luận về chương trình phòng chống THA và bàn luận về tình hình
phòng chống THA tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy.......................70

KẾT LUẬN.........................................................................................................74

KIẾN NGHỊ........................................................................................................76

KẾ HOẠCH BUỔI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TĂNG


HUYẾT ÁP..........................................................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................80

PHỤ LỤC.............................................................................................................82
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trạm y tế xã là nơi đầu tiên trong hệ thống y tế công lập mà người dân có
thể tiếp cận khi có các vấn đề về sức khỏe. Tại đây người dân có thể sử dụng dịch
vụ-kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm phát hiện điều trị hay phòng chống
các dịch bệnh, điều này chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của trạm y tế xã. Để
trạm y tế xã thực hiện tốt hơn vai trò của mình, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhà nước đã ban hành bộ tiêu chí y tế xã
nhằm chuẩn hóa mạng lưới y tế cơ sở và hoạt động khám chữa bệnh tuyến xã.
Mới đây nhất, Bộ y tế đã ban hành quyết định số 1300/QĐ-BYT về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030. Quyết định có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 03 năm 2023. Bộ tiêu chí nhằm đánh giá
các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân của toàn xã,
phường, thị trấn, chứ không chỉ đánh giá hoạt động của TYT xã. Quyết định bao
gồm Tiêu chí phân vùng các xã (vùng 1, vùng 2, vùng 3); Chức năng, nhiệm vụ
chính của Trạm Y tế xã; Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030
và hướng dẫn chấm điểm. Mục đích chính của Bộ tiêu chí là tạo ra các tiêu chí để
đáp ứng tốt với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở từng vùng, miền.
Những chỉ tiêu của Bộ tiêu chí này là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai
đoạn 2030, trong đó nêu rõ 8 chức năng nhiệm vụ của trạm y tế và 10 tiêu chí
chấm điểm.
Việc đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã sẽ được thực hiện
hàng năm. Bằng việc liệt kê những tiêu chí, chỉ tiêu của từng tiêu chí, bộ tiêu chí
cung cấp một cái nhìn toàn diện về những hoạt động mà trạm y tế cần phải thực
hiện, từ đó từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân,
bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp
phần thực hiện công bằng trong chăm sóc khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, đảm
bảo an sinh xã hội. Theo đó hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp và
xây dựng.
Thuốc men và dụng cụ y tế được quản lý tốt hơn. Trình độ chuyên môn
các dịch vụ kỹ thuật tại trạm dần được nâng cao cả số lượng lẫn chất lượng, công
tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm được triển khai rộng rãi và thuận tiện
hơn. Kết quả cuối cùng là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được nâng
cao hơn, từng bước đáp ứng sự hài lòng của người dân.
Với tiêu điểm là việc quan tâm đến sức khỏe người dân mỗi trạm y tế là
đầu tàu trong công cuộc này. TYT luôn quan tâm đến tình hình các bệnh lây
nhiễm và không lây nhiễm trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Trong bài báo cáo
lần này chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn với một bệnh không lây đang là vấn đề
của toàn dân đó là bệnh tăng huyết áp

5
Bệnh tăng huyết áp còn có tên là “Kẻ giết người thầm lặng của thế kỷ 20”,
do căn bệnh khởi đầu thường không có triệu chứng và dấu chứng đặc biệt nào
cho đến khi vào viện đã là biến chứng, thậm chí nhiều người còn “một đi không
trở lại”. Tăng huyết áp với hậu quả tổn thương nhiều cơ quan đích khác nhau đã
để lại những di chứng nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội; đặc biệt với
những người không điều trị thì nguy cơ tàn phế, tử vong chiếm đến 1/3 trường
hợp trong vòng 10 năm.
Ngày 20 tháng 12 năm 2019 Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số
5904/QĐ-BYT để hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không
lây nhiễm tại trạm y tế xã trong đó có bệnh tăng huyết áp. Tại Việt Nam bệnh
không lây đứng hàng đầu nguyên nhân gây tử vong, cứ 10 người chết thì có 8
người bệnh không lây trong đó có tăng huyết áp [14]. Nguyên nhân được cho có
thể do thực trạng toàn cầu hóa và đô thị hóa, sự thay đổi môi trường như là
những tác nhân tăng lối sống không lành mạnh, như hút thuốc lá, lạm dụng rượu
bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động mà dẫn đến tình trạng tăng huyết áp ngày
càng gia tăng. Theo thống kê năm 2021 thì cứ 100 người trưởng thành có khoảng
27 người mắc bệnh tăng huyết áp [15]. Theo thống kê năm 2015 thì cứ 100 người
trưởng thành có 20 người mắc bệnh tăng huyết áp [16]. Qua những số liệu này có
thể cho thấy bệnh THA đang có xu hướng tăng cao. Vì vậy mà việc quản lý và
điều trị bệnh tại những tuyến đầu như TYT là điều cần thiết để giảm áp lực cho
những tuyến trên.
Bên cạnh đó 70- 80% bệnh nhân bệnh không lây nói chung cũng như bệnh tăng
huyết áp nói riêng chưa được quản lý điều trị. Một trong những nguyên nhân của
tình trạng này là do nhận thức của người dân về bệnh này còn chưa tốt, dịch vụ
sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán bệnh ở trạm y tế xã còn hạn chế. Một số trạm
y tế đã triển khai điều trị tăng huyết áp nhưng thực chất chỉ điều trị như bệnh
thông thường, không theo cách tiếp cận, quản lý người bệnh mạn tính, nghĩa là
kê đơn 5-7 ngày/lần khám, không theo dõi đánh giá đạt tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị,
không tư vấn, không can thiệp thay đổi hành vi lối sống. Việc sử dụng thuốc
được bảo hiểm y tế chi trả tại trạm y tế quá hạn chế so với các tuyến trên, đồng
thời các loại thuốc cũng thay đổi thường xuyên hoặc không đầy đủ gây tâm lý lo
lắng cho bệnh nhân, năng lực chuyên môn trạm y tế còn hạn chế, chưa biết cách
phối hợp thuốc hiệu quả.
Với hiện trạng tại trạm y tế phường Thới An Đông, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ có 1210 người mắc bệnh tăng huyết áp, tỷ lệ người bệnh
được điều trị và quản lý ở TYT là 82,95%. Tỷ lệ điều trị và quản lý này so với số
ca mắc tại TYT phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã
đạt được khá là cao.
Từ những vấn đề được nêu ra ở trên về Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến
năm 2030 và “Tình hình hoạt động, quản lý, cách phòng và chống bệnh tăng
huyết áp” tại TYT phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

6
bài báo cáo tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích học tập, tìm hiểu sâu rộng hơn
về những vấn đề trên với các mục tiêu sau đây:
Tìm hiểu tình hình thực hiện và mức độ đạt được trong 10 tiêu chí quốc gia về y
tế xã giai đoạn đến năm 2030 tại TYT phường Thới An Đông, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ thông qua bộ câu hỏi và bảng kiểm được xây dựng dựa trên
QĐ số 1300/QĐ-BYT.
Tìm hiểu về tình hình và hoạt động phòng chống bệnh tăng huyết áp tại
địa phương thông qua bộ câu hỏi bán cấu trúc tìm hiểu công tác phòng chống tại
xã.
Xây dựng buổi truyền thông cung cấp các thông tin cần thiết cho người
dân dựa trên nghiên cứu sau khi đã xử lý- phân tích số liệu.
Viết bài báo cáo, trình bày kết quả của các hoạt động tìm hiểu về hoạt
động của trạm y tế và kết quả của buổi truyền thông.

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Nội dung sơ lược các tiêu chí quốc gia về y tế xã
1.1.1 Giới thiệu chung
Y tế cơ sở, được ví như “người gác cổng trong mạng lưới cung ứng dịch
vụ y tế”, là tuyến y tế gần với người dân nhất, trực tiếp tiếp nhận và quản lý
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Mạng lưới y tế cơ sở bao gồm các
phòng y tế và trung tâm y tế quận, huyện; các trạm y tế xã, phường và thôn bản.
Tuy nhiên, hiện nay, mạng lưới y tế này chưa thích ứng được với mô hình bệnh
tật, với sự phát triển của xã hội và kinh tế nước ta, dẫn tới thiếu sót trong việc
đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương. Nhận thấy
tình trạng cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở, Bộ Y Tế
đã tiến hành phát triển nhiều chương trình quốc gia cải thiện chất lượng y tế cơ
sở, trong đó có “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã”, được ban hành lần đầu vào
2002, sau 20 năm triển khai vẫn thường xuyên được cải tiến qua từng giai đoạn
nhằm thúc đẩy phát triển nền y tế song hành với sự phát triển của đất nước.
Sơ lược về quá trình ban hành và cải tiến “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã”
qua từng giai đoạn:
- Ngày 07/02/2002: “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010” được ban
hành (Quyết định số 370/2002/QĐ-BY). Đây là Chuẩn quốc gia về y tế xã lần
đầu tiên được ban hành tạo ra mốc cần phấn đấu đối với y tế xã.
- Ngày 22/9/2011: “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020” được
ban hành (Quyết định số 3447/QĐ-BYT) với yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch
vụ.
- Ngày 07/11/2014: “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2020” được ban
hành (Quyết định số 4667/QĐ-BYT) gồm 10 tiêu chí và 46 chỉ tiêu.
- Ngày 09/3/2023: “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030” được ban
hành (Quyết định số 1300/QĐ-BYT) gồm 10 tiêu chí và 47 chỉ tiêu.
“Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã” được ban hành và áp dụng để đánh giá
các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã,
phường, thị trấn, chứ không chỉ đánh giá hoạt động của trạm y tế xã. Những chỉ
tiêu trong Bộ tiêu chí này là những yêu cầu cơ bản cần đạt được. Có những
trường hợp đã đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này, nhưng chưa đạt được
các quy định, tiêu chuẩn trong một số quy định khác do Bộ Y tế ban hành thì vẫn
phải tiếp tục phấn đấu để đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn đó.
Các tiêu chí đánh giá dựa theo các quy định hiện hành. Khi các quy định
đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp. Các địa
8
phương có thể cụ thể hóa, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật của từng địa
phương. Tất cả các điều chỉnh, bổ sung của địa phương cần gửi về Bộ Y tế để
tổng hợp; trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế sẽ có văn bản góp ý.
Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu: Đạt ≥ 80% tổng điểm; Không bị “điểm liệt”; Số điểm mỗi tiêu chí phải
đạt ≥ 50% số điểm của tiêu chí đó. Việc đánh giá thực hiện
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã được thực hiện hằng năm. Xã được công
nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế có thời hạn trong vòng 3 năm. Nếu các năm
tiếp theo không đạt Bộ tiêu chí thì phải rút danh hiệu đã công nhận. Bộ tiêu chí
Quốc gia về y tế xã đến giai đoạn 2030 gồm 3 phần chính: Tiêu chí phân vùng
các xã; Chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã; Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
giai đoạn đến 2030 và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
1.1.2. Sơ lược các tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn đến năm 2030
a. Tiêu chí phân vùng các xã: Dựa vào các tiêu chí phân thành 3 vùng
Vùng 1: Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện,
trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <3 km; Phường, thị trấn khu vực đô
thị; Các xã có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng tiếp cận
đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
Vùng 2: Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng
cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <5 km
(nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, <3 km); Xã đồng bằng, trung du có khoảng
cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 3
đến <15 km; Các xã có điều kiện địa lý, giao thông bình thường, người dân có
thể tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
Vùng 3: Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng
cách từ TYT đến BV, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 5km trở
lên (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, từ 3km trở lên); Xã đồng bằng, trung du
có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần
nhất từ 15km trở lên; Các xã có điều kiện địa lý, giao thông khó khăn, người dân
khó tiếp cận đến TYT xã và khó đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu
vực.
b. Chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã:
Thường trực Ban CSSK cấp xã, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế
hoạch sau khi được phê duyệt
Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và quản lý; hướng dẫn, kiểm tra YTTB,
CTV y tế
Dân số - kế hoạch hóa gia đình: Cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phân
tuyến kỹ thuật; Tham gia kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập
và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

9
Phát hiện và báo cáo các vi phạm hoạt động y tế; ATVSTP, vệ sinh môi
trường
Quản lý viên chức, cơ sở vật chất, TTB
Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc TTYT huyện giao và theo
yêu cầu của Chủ tịch UBND xã.
c. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2030:
- Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành CSSK
1. Xã có Ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên.
2. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân
số được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc kế hoạch phát triển KT-
XH hàng năm của xã; các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tích cực
tham gia vào các hoạt động CSSK.
3. Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế
của xã.
4. TYT xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định (bao gồm ứng dụng
CNTT); báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu
đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động.
5. TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài
chính theo quy định.
6. Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT.
- Tiêu chí 2: Nhân lực y tế
7. Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp
theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các
cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.
8. Có bác sĩ làm việc tại TYT xã.
9. Mỗi tổ, thôn, bản, ấp đều có NVYT, CTV dân số được đào tạo hoạt động;
đối với thôn, bản ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có
cô đỡ thôn bản được đào tạo.
10. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành đối với
cán bộ TYT xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế
hưởng phụ cấp khác.
- Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT xã
11. TYT xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã
để người dân dễ tiếp cận.
12. Diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của TYT xã đảm bảo đáp ứng
nhu cầu CSSK nhân dân.
13. TYT xã được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và tiêu
chuẩn ngành; đảm bảo đủ số lượng và diện tích của các phòng để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

10
14. Công trình chính của TYT xã được xếp hạng từ cấp III trở lên.
15. TYT xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử
lý chất thải y tế theo quy định.
16. Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ.
- Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác
17. TYT xã đảm bảo có đủ TTB để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; cán
bộ y tế có khả năng sử dụng các trang thiết bị y tế được cấp.
18. Tại TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu
thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định.
19. Trang thiết bị được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị khi bị hư
hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
20. TYT xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên.
- Tiêu chí 5: YTDP, Phòng, chống HIV/AIDS, VSMT và ATTP
21. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền
nhiễm và tiêm chủng.
22. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh không lây
nhiễm.
23. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh
hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.
24. Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo ATTP; khống chế kịp thời các vụ
ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã phụ trách.
25. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa
bàn xã.
- Tiêu chí 6: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT
26. TYT xã có khả năng để thực hiện ≥80% các dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã;
bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của
Bộ Y tế.
27. TYT xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu; thực hiện
khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với
y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB tại TYT xã.
28. Quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng đồng.
29. Quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn.
30. Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh, tai nạn thương tích
đến khám tại TYT xã; chuyển lên tuyến trên kịp thời những trường hợp
ngoài khả năng chuyên môn của TYT xã.
- Tiêu chí 7: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
31. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ và được tiêm
phòng uốn ván đầy đủ.
32. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ.
33. Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.

11
34. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập theo
quy định của Bộ Y tế.
35. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo
tuổi).
- Tiêu chí 8: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
36. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại.
37. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
38. Tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên đối với các tỉnh, thành phố thuộc
vùng có mức sinh cao.
39. Tỷ lệ phụ nữ sinh đủ 02 con đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng có
mức sinh thấp.
40. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
41. Xã có triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện pháp nhằm
giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
42. Tư vấn về tầm soát và quản lý tầm soát sơ sinh, trước sinh.
43. Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
- Tiêu chí 9: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
44. TYT xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định.
45. Triển khai tốt các hoạt động thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe
trên địa bàn xã.
- Tiêu chí 10: Ứng dụng công nghệ thông tin
46. Số cán bộ sử dụng thành thạo máy tính
47. Mức độ ứng dụng các phần mềm hiện có phục vụ công tác KCB, quản lý
số liệu và trích xuất thông tin, báo cáo.
1.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được tiêu chí quốc gia của trạm y tế
trong nước
1.2.1. Tình hình thực hiện
Cho đến nay, sau hơn 9 tháng kể từ khi Bộ Y Tế ban hành “Bộ tiêu chí về
y tế xã giai đoạn 2030” nên nhiều nơi trên cả nước vẫn còn đang trong quá trình
đánh giá và thực hiện. Nhưng tín hiệu đáng mừng là đã ghi nhận được báo cáo
của các tỉnh, thành phố về triển khai kế hoạch đánh giá và thực hiện bộ tiêu chí,
cụ thể: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bắc Giang, Quảng Ngãi,
Hà Tĩnh, Bình Thuận, Nghệ An, Lạng Sơn, Đồng Nai, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Cao
Bằng, Điện Biên, Quảng Trị, Đắk Nông, Hà Tĩnh, Lai Châu, Thừa Thiên Huế,
Long An, Nha Trang, Hải Phòng, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Bắc Ninh,
Kon Tum, Bình Định, Thái Nguyên, Hậu Giang, Tuyên Quang. Cụ thể một số
tình hình triển khai kế hoạch thực hiện ở các tỉnh như sau:
Tỉnh Bắc Kạn: ban hành kế hoạch “Thực hiện xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia
về y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2023” (28/3/2023) đề ra mục tiêu 100% xã
đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đã được công nhận trên địa bàn toàn tỉnh được

12
củng cố, duy trì đảm bảo theo các tiêu chí tại Quyết định số 1300/QĐ- BYT ngày
09/3/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn
đến năm 2030. [4]
Tỉnh Quảng Ninh: UBND xã Thuỷ An đưa ra kế hoạch “Thực hiện phấn
đấu đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030” theo Quyết định
số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế trong đó đưa ra mục tiêu chung là
phấn đấu đạt Bộ tiêu chí quốc gia trong năm 2023.
Tỉnh Bình Thuận: 08/06/2023 vừa triển khai kế hoạch và hướng dẫn các
cán bộ y tế trạm trên địa bàn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn đến năm
2030.Tỉnh thể hiện quyết tâm đạt được mục tiêu đến năm 2025, 80% số xã đạt
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; đến năm 2030, 100% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia
về y tế. [8]
Thành phố Cần Thơ: 24/4/2023, Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều đã tiến
hành kế hoạch kiểm tra, giám sát Trạm Y tế An Bình. Nội dung giám sát gồm có:
Tiêu chí 4, 6, 8, 9. Nhìn chung Trạm Y tế phường An Bình đã gần như hoàn
thiện đầy đủ các nội dung theo quy định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số nội
dung vừa mới được thay đổi nên trạm chưa kịp thời thực hiện đầy đủ; Trung tâm
Y tế huyện Phong Điền trong cuộc họp tuyến quý I đã triển khai hoạt động công
tác y tế quý II hướng dẫn thực hiện quyết định 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023
của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn
đến năm 2030 với các trạm y tế. [5]
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, thực hiện xã đạt chuẩn quốc gia về
y tế còn nhiều khó khăn. CSHT-TTB, nguồn nhân lực chưa đồng bộ, các xã còn
gặp khó khăn từ các chỉ tiêu về tỷ lệ người dân tham gia BHYT, DS –KHHGD...
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện y tế cơ sở nhưng đạt TCQGYTX vẫn
còn là thách thức ở một số địa phương.
1.2.2. Mức độ đạt tiêu chí quốc gia của các trạm y tế trong nước
Hiện nay các Trạm Y tế trong nước đang triển khai, lên kế hoạch và phấn
đấu để đạt được Bộ tiêu chí quốc gia về trạm y tế xã giai đoạn 2030. Tuy nhiên,
hoạt động triển khai đã bắt đầu lan nhanh, nhưng những báo cáo về mức độ đạt
tiêu chí vẫn còn hạn chế. Đến nay đã ghi nhận được các báo cáo về tiêu chí quốc
gia của một số TYT như sau:
 Trạm Y tế xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang: Sở Y tế An
Giang đánh giá với số điểm 89/99 điểm, đạt tỷ lệ 89,9%. Bên cạnh đó, đề
nghị Trạm Y tế xã Vĩnh Khánh cần tăng cường thêm bác sĩ làm việc tại
trạm 2 buổi/tuần; nâng cấp cơ sở vật chất tại trạm; tập huấn các thao tác
cơ bản về sơ cấp cứu tại trạm cho tất cả nhân viên. Đặc biệt, lưu ý việc
thực hiện tiêu chí số 10 về ứng dụng công nghệ thông tin, quan tâm đến
chỉ tiêu tư vấn khám chữa bệnh từ xa bằng hình thức điện tử. [2]
 Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ: vừa qua, đoàn kiểm tra theo Quyết
định 1300/QĐ-BYT, kết quả kiểm tra 6 tháng đầu năm 2023 tại các Trạm

13
Y tế 11 phường, hầu hết các Trạm Y tế trên địa bàn quận Ninh Kiều đều
đạt, thấp nhất 85,5% và cao nhất là 92% các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí
Quốc gia về Y tế; Đạt 100% các tiêu chí như nhân lực y tế; Trang thiết bị,
thuốc và phương tiện khác; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em; Truyền
thông – giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên, một số Trạm Y tế vẫn còn tồn tại
một số vấn đề sau: Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe; Cơ sở
hạ tầng Trạm Y tế xã; Y tế dự phòng; Phòng, chống HIV/AIDS vệ sinh
môi trường và an toàn thực phẩm; Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng và Y học cổ truyền; Dân số - kế hoạch hóa gia đình; Ứng dụng công
nghệ thông tin. [7]
 Huyện Cờ Đỏ: biểu dương thành tích của các đơn vị đạt số điểm cao trong
lần kiểm tra từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2023 như trạm Y tế xã Đông
Thắng, trạm Y tế xã Trung Thạnh đạt 91,5/100 điểm. Bên cạnh đó, Lãnh
đạo Trung tâm đề nghị trong 6 tháng cuối năm, các đơn vị cố gắng khắc
phục và tích cực chủ động hơn trong công tác chuyên môn như chăm sóc
sức khỏe nhân dân, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh như
sốt xuất huyết, tay chân miệng… [7]
1.3 Tình hình bệnh tăng huyết áp và các hoạt động phòng chống tăng huyết
áp của cả nước, khu vực.
1.3.1. Sơ lược về tăng huyết áp:
Huyết áp là lực tác động của máu lên thành các động mạch, tăng huyết áp
là một trạng trái trong đó máu lưu thông với một áp suất tăng lâu dài. Nếu huyết
áp cao thì tim phải hoạt động nhiều hơn mới đủ bơm máu đi khắp cơ thể. Bệnh
tăng huyết áp thường gặp ở những người cao tuổi, béo phì, thừa cân, đái tháo
đường, ít vận động thể lực, tăng lipid máu,...Huyết áp gọi là bình thường khi
huyết áp tâm thu dao động từ 90-140mmHg và huyết áp tâm trương dao động từ
60-90mmHg, khi mà huyết áp tâm thu >=140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
>=90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp (THA) được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, do tính chất
diễn tiến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những triệu chứng của tăng huyết áp
thường không rõ ràng và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với
người bình thường cho đến khi xuất hiện các biến chứng.
Mặc dù tăng huyết áp thường diễn ra âm thầm, ít khi có dấu hiệu rõ ràng,
tuy nhiên cần để ý những triệu chứng sau: hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội,
mệt mỏi, đau ngực, nôn ói, mờ mắt… Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính nếu
không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Tai biến
mạch máu não, bệnh mạch vành, suy tim,...
1.3.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp trên thế giới và khu vực
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2000 trên thế giới
đã có khoảng 972 triệu người bị tăng huyết áp (chiếm 26,4% dân số), và có tới
7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là THA. Dự báo đến năm 2025

14
có khoảng 1,56 tỷ người bị tăng huyết áp. Trong những năm tới số người mắc
bệnh tăng huyết áp sẽ còn tiếp tục tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá,
lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo
WHO, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80%
bệnh tăng huyết áp. [17]
Huyết áp tâm thu trung bình và huyết áp tâm trương trung bình giảm rõ
rệt từ năm 1975 đến năm 2023 ở các nước thu nhập cao ở phương Tây và Châu Á
Thái Bình Dương, làm cho các nước này dịch chuyển từ các nước có huyết áp
cao nhất trên thế giới năm 1975 xuống thấp nhất thế giới vào năm 2023. Huyết
áp trung bình cũng giảm ở phụ nữ ở các nước Trung Âu và Đông Âu, Mỹ la tinh
và Caribe. Ngược lại, huyết áp trung bình tăng ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam
Á và tiểu vùng Sahara Châu Phi. Vào năm 2023, Trung và Đông Á, tiểu vùng
Sahara Châu Phi và Nam Á có mức huyết áp cao nhất.
1.3.3. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam
a. Tình hình bệnh tăng huyết áp toàn quốc
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người
tăng huyết áp tuy nhiên chỉ hơn 50% số người mắc bệnh được phát hiện và 50%
trong số phát hiện được điều trị và đây là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch
máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị
liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm; đồng thời là nguyên nhân gây chết
người số một tại Việt Nam, chiếm tới 31% tổng số người chết toàn quốc. Số liệu
cũng cho thấy trên thế giới đa số những người tử vong do bệnh dịch COVID-19
đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác.
Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng: Kết quả
điều tra dịch tễ học của Viện Tim mạch Trung Ương tại 8 tỉnh, thành phố của cả
nước năm 2008 cho thấy tỷ lệ người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên bị THA là
25,1%, trong đó 52% không biết mình bị THA, 30% số người bị THA nhưng
không được điều trị. Gần đây, kết quả điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm
2015-2016, đã có đến 47,3% người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên mắc bệnh
THA. Dự báo đến năm 2025, nước ta sẽ có khoảng 10 triệu người bị THA
b. Tình hình tăng huyết áp tại Cần Thơ
Tại khu vực Thành phố Cần Thơ, theo kết quả nghiên cứu tình hình tăng
huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người từ 25 tuổi trở lên tại quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2017 của Nguyễn Anh Trí [9], tỷ lệ THA ở người
trưởng thành là 40,3%, trong đó ở nam giới là 39,1% và ở nữ giới là 41,1 %, các
yếu tố liên quan đến THA được tìm thấy là tuổi, hút thuốc lá, chế độ ăn. Việc
phát hiện các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp và kiểm soát các yếu tố này có
thể sẽ làm giảm được bệnh THA trong cộng đồng. Một nghiên cứu khác của tác
giả Trần Kim Sơn [6], nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành
trên 1000 người trưởng thành trên 18 tuổi đang sinh sống tại quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ cũng đã ghi nhận tỷ lệ tăng huyết áp của quận Ninh Kiều,

15
thành phố Cần Thơ năm 2022 là 27,7%, Đối tượng nghiên cứu đa phần là nữ giới
(58,7%), nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là trên 60 tuổi (37,9%). Tác giả Lê Minh
Hữu [1] và cộng sự cũng có nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên
quan, khảo sát 1348 người dân từ 25 tuổi trở lên tại 7 khu vực của phường Thới
An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2021, đã ghi nhận có 38,1% người bị
THA. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, nhóm tuổi 25-34 là 8,1%, nhóm
tuổi 34-44 là 17.8%, nhóm 45-64 là 34%, nhóm 55-64 là 53,2%, nhóm 65-74 là
64,2% và từ trên 75 tuổi trở lên là 78,1%.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Hồ sơ sổ sách:
- Các kế hoạch và quá trình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại Trạm y
tế phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
- Các số liệu thống kê và kết quả của chương trình phòng chống bệnh tăng huyết
áp tại Trạm y tế phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
2.1.2 Cán bộ thực hiện:
Gồm Trưởng trạm y tế và các nhân viên y tế cùng thực hiện chương trình
phòng chống bệnh tăng huyết áp tại Trạm y tế phường Thới An Đông, quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ
2.1.3. Hộ gia đình:
- Đối tượng nghiên cứu: người dân > 18 tuổi, sống tại phường Thới An Đông,
quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu và đánh giá mức độ thực hiện Bộ tiêu chí y tế xã tại Trạm y tế
phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ thông qua đối chiếu
với 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã:
Tìm hiểu các hoạt động phòng và chống tăng huyết áp chủ động tại
phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh tăng huyết áp của người dân
tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
2.2.2. Phương pháp, nội dung và công cụ thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Hoạt động của Trạm y tế:
- Xem và ghi nhận những thông tin từ sổ sách tại TYT, các biên bản, các
báo cáo, các quyết định, các kế hoạch hoạt động và các tài liệu liên quan về tình
hình thực hiện bộ tiêu chí vào phiếu ghi chép chuẩn bị trước.
- Phỏng vấn Phó trưởng trạm y tế và cán bộ y tế phụ trách các chương
trình y tế tại Trạm Y tế xã theo bộ câu hỏi về 10 tiêu chí quốc gia đã soạn sẵn.

16
- Quan sát cơ sở vật chất, số lượng các phòng, các trang thiết bị y tế, vườn
thuốc nam, góc truyền thông giáo dục sức khỏe đồng thời ghi nhận và đánh dấu
vào bảng kiểm chuẩn bị trước.
- Thu thập các hình ảnh hoạt động tại TYT.
Hoạt động phòng chống tăng huyết áp:
- Xem và ghi nhận những thông tin từ sổ sách, các báo cáo về tình hình
bệnh tăng huyết áp, chương trình phòng chống tăng huyết áp tại Trạm y tế.
- Phỏng vấn cán bộ phụ trách chương trình phòng chống tăng huyết áp tại
Trạm y tế. Kiến thức, thực hành đúng về phòng bệnh tăng huyết áp
- Phỏng vấn chủ hộ hoặc thành viên hộ gia đình tại phường Thới An
Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bằng bộ câu hỏi được cung cấp sẵn
- Đo huyết áp trực tiếp cho đối tượng được phỏng vấn.
Nội dung thu thập dữ liệu:
Hoạt động của Trạm Y tế.
- Bộ 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT.
- Quá trình thực hiện các tiêu chí và chương trình y tế.
- Những thuận lợi, khó khăn, cách khắc phục của TYT trong quá trình
hoạt động.
Hoạt động phòng chống tăng huyết áp
- Các báo cáo về chương trình phòng chống tăng huyết áp tại trạm.
- Quá trình thực hiện chương trình phòng chống tăng huyết áp tại trạm.
- Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện chương trình
phòng chống tăng huyết áp tại trạm.
Kiến thức, thực hành đúng về phòng bệnh tăng huyết áp
- Mức độ hiểu biết về bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh bệnh dựa
trên
bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình được cung cấp sẵn và đo huyết áp cho người
được phỏng vấn
Công cụ thu thập dữ liệu:
- Bộ câu hỏi thu thập số liệu và bảng kiểm soạn sẵn về thực hiện Bộ tiêu
chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030.
- Bộ câu hỏi về hoạt động phòng chống tăng huyết áp tại Trạm y tế xã
- Bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình về tăng huyết áp.
- Phiếu ghi chép kết quả thu thập.
- Giấy, bút, người thu thập và đo huyết áp cho người dân.
- Thiết bị ghi hình: điện thoại.
2.2.3. Cách xử lý và phân tích số liệu:
Phương pháp đánh giá việc thực hiện các tiêu chí về y tế xã, chương trình phòng
chống tăng huyết áp:

17
- Thu thập dữ liệu dựa trên bộ câu hỏi và bảng kiểm. Tiếp theo so sánh dữ
liệu thu thập được với nội dung của 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã để đánh giá
việc thực hiện các tiêu chí quốc gia về y tế xã của Trạm y tế .
- Về số liệu trong nội dung chủ động trong phòng chống bệnh Tăng huyết
áp tại địa phương và mức độ hiểu biết và cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp
được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm thống kê excel.
- Sử dụng bảng và biểu đồ để trình bày kết quả.
- Nhận xét về kết quả thu được, bàn luận.
- Nêu kết luận và kiến nghị.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Mô tả tình hình và đặc điểm của phường
Thới An Đông là một phường thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt
Nam. Phường Thới An Đông có diện tích 11,68 km², dân số năm 2023 là 12683
người.
Tọa độ : 10°4′15″B 105°41′10″Đ

Bản đồ phường Thới An Đông


3.2. Tiêu chí phân vùng phường
3.2.1. Tiêu chí phân vùng TYT phường Thới An Đông
Trạm y tế phường Thới An Đông ở vùng đồng bằng,, có đường lộ thông thoáng,
người dân và các phương tiện vận chuyển bệnh dễ dàng tiếp cận.
=> TYT XÃ THUỘC VÙNG 2 theo quy định của Bộ y tế

Các chức năng, nhiệm vụ chính TYT xã đạt được thỏa vùng 2 Không
của TYT xã thỏa
vùng 2

18
1. Thường trực Ban CSSK cấp xã, - Có thường trực ban CSSK cấp
xây dựng kế hoạch, tổ chức triển xã - Có xây dựng kế hoạch, tổ
khai kế hoạch sau khi phê duyệt chức triển khai kế hoạch sau khi
phê duyệt

2. Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn

a. TT GDSK: Tư vấn, tuyên - Có phối hợp các ban ngành liên


truyền về dịch bệnh và các biện quan tuyên truyền về phòng
pháp phòng chống: vận động chống SXH, ma túy, HIV/AIDS,
quần chúng tham gia các hoạt ATVSTP, KHHGĐ
động bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân, dân số và
phát triển

b. YTDP; TCMR; phòng chống - Phối hợp các ban ngành phòng
HIV/AIDS: phòng chống bệnh lây chống về dịch bệnh - Báo cáo và
nhiễm, bệnh không lây nhiễm, giám sát dịch bệnh, VSMT -
bệnh chưa rõ nguyên nhân; báo Thực hiện y tế học đường - Có
cáo dịch bệnh; giám sát dịch kiểm tra và tuyên truyền về
bệnh, vệ sinh môi trường; phòng ATVSTP - Nhận và cấp phát tài
chống tai nạn thương tích, xây liệu HIV/AIDS theo phân bổ
dựng cộng đồng an toàn; y tế học tuyến Huyện, phối hợp với đài
đường; ATTP; dinh dưỡng cộng truyền thanh tuyên truyền về
đồng phòng chống HIV/AIDS

c. Khám, chữa bệnh: Sơ cứu, cấp - Có sơ cứu, cấp cứu ban đầu -
cứu ban đầu; KCB, phục hồi chức PHCN theo phân tuyến kỹ thuật
năng theo phân tuyến kỹ thuật và và phạm vi hoạt động theo quy
phạm vi hoạt động chuyên môn định - Có KCB kết hợp YHHĐ
theo quy định của pháp luật; kết và YHCT
hợp YHCT với y học hiện đại;
khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

d. CSSKBM-TE/CSSKSS: quản - Có quản lý thai kỳ (bảng theo


lý thai, CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh dõi thai, báo cáo theo tháng, quý,
trước và sau sinh, cấp cứu ban năm) - Có CSSK bà mẹ và trẻ sơ
đầu về sản khoa và sơ sinh; CSSK sinh trước và sau sinh đến 6 tuần
trẻ em, tư vấn dinh dưỡng cho PN - Có CSSK trẻ em (thăm khám

19
mang thai và trẻ nhỏ tại TYT và định kỳ cân đo trẻ, tư vấn dinh
cộng đồng. CSSKSS vị thành dưỡng), tư vấn dinh dưỡng cho
niên, sàng lọc ung thư cổ tử cung phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tại
bằng kỹ thuật đơn giản TYT và cộng đồng. - Có
CSSKSS vị thành niên - Có test
VIA cổ tử cung

e. Quản lý sức khỏe cộng đồng: - Có quản lý sức khỏe người dân
Quản lý sức khỏe hộ gia đình, trên địa bàn bằng sổ sức khỏe
người cao tuổi, các trường hợp điện tử, được lưu trữ và cập nhật
mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh thông tin về sức khỏe, hoạt động
chưa rõ nguyên nhân, bệnh không khám, chữa bệnh - Có kế hoạch
lây nhiễm, bệnh mạn tính; phối khám, quản lý và chăm sóc sức
hợp thực hiện quản lý sức khỏe khỏe tại nhà cho người cao tuổi -
học đường Có theo dõi các trường hợp mắc
bệnh truyền nhiễm, mắc bệnh
mạn tính không lây - Có lồng
ghép công tác TT - GDSK trong
trường học

f. Thuốc thiết yếu: Quản lý nguồn - Có quản lý nguồn thuốc,


thuốc, vaccine được giao theo quy vaccine được giao theo quy định,
định; hướng dẫn sử dụng thuốc an hướng dẫn sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả, phát toàn, hợp lý và hiệu quả - Có
triển vườn thuốc nam mẫu phù xây dựng và phát triển vườn
hợp với điều kiện thực tế thuốc nam mẫu phù hợp với điều
kiện của trạm.

3. Bồi dưỡng kiến thức chuyên -Cán bộ, nhân viên y tế của trạm
môn và quản lý: hướng dẫn, kiểm có tham gia các buổi tập huấn,
tra YTTB, cộng tác viên y tế đào tạo về chuyên môn và quản
lý - Có tổ chức các buổi tập huấn
hướng dẫn kiểm tra YTTB cho
cộng tác viên y tế .

4. DS-KHHGĐ: Phối hợp với các - Có các báo cáo số liệu về công
cơ quan liên quan triển khai thực tác dân số - KHHGĐ - Có cung
hiện công tác dân số-KHHGĐ; cấp dịch vụ KHHGĐ theo tuyến
cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo kỹ thuật
phân tuyến kỹ thuật

20
5. Tham gia kiểm tra hoạt động - Có báo cáo các vi phạm
hành nghề y, dược ngoài công lập ATVSTP, vệ sinh môi trường
và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
đến sức khỏe: Phát triển và báo
cáo các vi phạm hoạt động y tế,
ATVSTP, vệ sinh môi trường

6. Quản lý viên chức, cơ sở vật - Có quản lý viên chức, cơ sở vật


chất, TTB chất và trang thiết bị

7. Thực hiện chế độ thống kê, báo -Thực hiện thống kê, báo cáo
cáo theo quy định theo quy định

8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác - Có thực hiện đầy đủ các nhiệm
do giám đốc TTYT tuyến huyện vụ, quyền hạn do giám đốc
giao và theo yêu cầu của Chủ tịch TTYT tuyến huyện giao và theo
UBND xã yêu cầu của Chủ tịch UBND xã

3.2.2. Việc thực hiện và mức độ đạt được của TYT phường Thới An Đông

Tiêu chí 1: Chỉ đạo điều hành công tác CSSK (12/14)

Nội dung Kết quả thực hiện Điểm

Điểm Điểm
chuẩn: Đánh
14 giá:
12

Chỉ tiêu 1 - Xã có Ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên (1đ)

1/ Xã có ban chỉ đạo Có 1 1


CSSK nhân dân không?

(Nếu có thì sang câu 2.


Nếu không có hoặc có
nhưng không hoạt động
thì không đạt tiêu chí
quốc gia về y tế.)
21
2/ Đủ cả 3 câu chấm 0,5đ. 0,5 0,5
Theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày
2.1. Ban chỉ đạo được 28/05/1997 của BYT
thành lập theo thông tư
nào?

Trưởng ban: Phó chủ tịch UBND Xã

2.2 Thành phần Ban chỉ Phó ban: Trưởng trạm y tế


đạo CSSK gồm những ai?
Chức vụ cụ thể của từng Các ban ngành đoàn thể của phường
người? và CNVC của TYT

Bổ sung trong vòng 1 tháng. Theo


đúng quy trình: Ngay từ đầu năm rà
soát lại các cán bộ nếu có sự thay đổi
thì sẽ đưa ra quyết định luân chuyển
2.3. Nếu có sự thay đổi công tác ngay, nếu có sự thay đổi bất
nhân sự, thời gian bổ sung ngờ thì thường bổ sung nhanh chóng
cán bộ là bao lâu? thời gian thường là trong 1 tháng

3/ Đủ cả 2 câu chấm 0,5đ. 0,5 0,5

3.1. Ban chỉ đạo có quy Có. Xây dựng kế hoạch từ đầu năm
chế làm việc, kế hoạch mỗi tháng đều có sơ kết tháng và hàng
hàng năm không? quý sẽ sơ kết quý, 6 tháng thì sơ kết
năm

Họp định kỳ ban chỉ đạo 1 quý/lần


3.2. Ban chỉ đạo tổ chức
họp định kỳ bao lâu một
lần? Khi họp có biên bản
các cuộc họp không?

Chỉ tiêu 2 - Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, công
tác dân số được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ hoặc kế hoạch phát triển
KT-XH hàng năm của xã; các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tích cực
tham gia vào các hoạt động CSSK. (4đ)

22
1/ Công tác bảo vệ, chăm Có. Cuối năm đảng ủy sơ kết năm và 1 1
sóc và nâng cao sức khỏe đề ra kế hoạch của năm sau, lĩnh vực
nhân dân có được đưa YT sẽ tham mưu để đưa vào nghị
vào Nghị quyết của Đảng quyết năm. Sau đó, HĐND sẽ ra nghị
ủy hoặc Kế hoạch phát quyết liên quan (trong đó có ngành
triển kinh tế - xã hội hàng YT). Tiếp theo là UBND sẽ đưa ra chỉ
năm của xã không? (1đ) đạo cho TYT, TYT sẽ bám vào nghị
quyết của UBND để xây dựng kế
hoạch hàng năm của trạm

2/ Tỷ lệ các đoàn thể Có 5/5 tổ chức tham gia BCĐ CSSK 1 1


chính trị - xã hội trong xã đạt 100%. Bao gồm: Giáo dục, hội liên
tham gia vào việc triển hiệp Phụ nữ, đoàn Thanh niên cộng
khai thực hiện hoạt động sản Hồ Chí Minh, hội Nông dân, hội
chăm sóc sức khỏe và các Chữ thập đỏ
chương trình y tế trên địa
bàn là bao nhiêu?

(Từ 2/3 trở lên chấm 1đ)

3/ Có đưa chủ trương xây Có. Thường xây dựng vào đầu năm và 1
dựng, duy trì xã, phường tổng kết vào cuối tháng 12
đạt TCQGYTX vào Nghị
quyết của Cấp ủy, Hội
đồng nhân dân không?
(1đ)

4/ Có đưa kế hoạch xây Có 1


dựng, duy trì xã, phường
đạt TCQGYTX vào kế
hoạch phát triển KT-XH
hàng năm của xã và triển
khai thực hiện không?
(1đ)

Chỉ tiêu 3 - Y tế có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế
của xã. (1đ)

1/ Kế hoạch hàng năm Có kế hoạch thực hiện và báo cáo 1


của y tế xã xây dựng tổng kết 6 tháng, mỗi quý và mỗi
được trung tâm y tế năm. (đều được UBND xã thông qua
huyện, UBND xã phê và TTYT phê duyệt)
23
duyệt dựa trên tiêu chí
nào?

(1đ, Nếu không được phê


duyệt thì không có điểm)

Chỉ tiêu 4 - TYT xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định (bao gồm
ứng dụng CNTT); báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có
các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động. (2đ)

1/ Sổ sách và báo cáo của 1


TYT:

1.1. TYT có đủ sổ sách,
mẫu báo cáo theo đúng
quy định của BYT và Sở
Y tế không?
Báo cáo có loại bản giấy ngoài ra thì
có báo cáo qua phần mềm: phần mềm
1.2. TYT dùng sổ sách, hi thống kê khám chữa bệnh, phần mềm
mẫu báo cáo theo hình phòng chống dịch, phần mềm tiêm
thức nào? (bản giấy hay chủng quốc gia,..
ứng dụng CNTT)

2/ Báo cáo số liệu thống Có. Cập nhật vào ngày 12 hàng tháng, 0,5 0,5
kê có đầy đủ, kịp thời, đôi khi có báo cáo đột xuất
chính xác cho tuyến trên
theo quy định không?
(0,5đ)

3/ Có các biểu đồ, bảng Có 0,5 0,5


thống kê cập nhật tình
hình hoạt động của trạm
y tế xã không? (0,5đ)

Chỉ tiêu 5 - TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản
lý tài chính theo quy định. (3đ)

1/ Nguồn kinh phí được Nguồn kinh phí từ TTYT quận phụ 2 2
cấp cho TYT xã như thế trách
nào? Thời gian cấp kinh
phí? Lương cho cán bộ YT là từ ngày 1 đến
24
10 hàng tháng

Hỗ trợ cho các chương mục tiêu quốc


gia: chi trả theo quý

Nhận xét: đầy đủ, kịp thời, nhanh


chóng và đúng theo quy định

2/ Các nguồn kinh phí Người dân đến khám BHYT đông, khi 1 1
được quản lý như thế nào? BHXH chi trả thì nguồn kinh phí này
sẽ do TTYT quản lý mỗi quý, khi TYT
có những hoạt động sửa chửa nhỏ, tiền
điện, tiền nước, internet, văn phòng
phẩm,ấn phẩm... Sẽ gửi hóa đơn chứng
từ về TTYT lúc này TTYT sẽ chi trả
lại cho TYT. Ngoài ra, có thêm nguồn
kinh ohí từ các dịch vụ khám chữa
bệnh ngoài bảo hiểm. Nguồn này sẽ
gửi về trên theo quy định, cuối năm
sao khi tổng kết lại sẽ trừ các chi phí
và phần dư ra sẽ gửi lại cho nhân viên

Chỉ tiêu 6 - Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT. (3đ)

1/ Số người có thẻ BHYT 3 1


tính trên 100 người dân (10644 người/12683 người) x 100 =
trên địa bàn xã trong năm 83.92 % .
là bao nhiêu phần trăm?

Tổng số người có thẻ


BHYT của xã trong năm
Dưới tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ
Dân số trung bình của xã giao cho tỉnh, thành phố ( là 92,45%)
trong % năm

x100= %

(Tỷ lệ này được tính theo


quy định tại Thông tư số
20/2019/TT-BYT ngày
31/7/2019) Dựa vào tỷ lệ
chấm điểm theo Quyết
định số 546/QĐ-TTg
25
ngày 20/4/2022.

Nhận xét:
Trạm Y tế phường Thới An Đông có tổng điểm tiêu chí 1 là 12/14
TYT xã có đầy đủ các tiêu chí phù hợp với yêu cầu của BYT về chỉ đạo
điều hành công tác CSSK, với ban chỉ đạo CSSK hoạt động nhiệt huyết nhằm
chăm sóc tốt cho sức khỏe nhân dân.
Danh sách thành phần BCĐ với thành phần và nhiệm vụ được phân công
rõ ràng:
- Trưởng ban: Ông Phạm Thanh Bằng ( phó chủ tịch UBND phường)
- Phó trưởng ban: Bà Hà Thị Cẩm Mai (Trưởng TYT phường).
- Thành viên: Các ban ngành đoàn thể của phường và CNVC của TYT
Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe bổ sung cán bộ khi có sự thay đổi nhân sự
linh hoạt và kịp thời, chỉ cần 1 tháng đã có thể bổ sung vị trí nhân sự thiếu đây là
điều cần được phát huy
BCĐ có quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động năm, 6 tháng, 4 quý và họp
mỗi quý 1 lần hoặc đột xuất khi cần, sổ sách, các mẫu báo cáo theo quy định
(thông tư 27/2014, 14/8/2014 của BYT thì TYT có 15 loại số (A1; A2.1; A2.2;
A2.3; A3; A4; A5.1; A5.2; A6; A7; A8; A9; A10; A11; A12) gồm cả bản giấy và
phần mềm Thống kê - báo cáo Bộ y tế. Báo cáo được thực hiện mỗi tháng 1 lần.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, công tác dân
số được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ hoặc kế hoạch phát triển KT-XH hàng
năm của phường. Các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân tích cực tham gia
vào các hoạt động CSSK với 100% (5/5 tổ chức) tham gia vào triển khai thực
hiện hoạt động CSSK và các chương trình y tế trên địa bàn.
Y tế phường xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của địa phương, có kế hoạch thực hiện và báo cáo tổng kết 6 tháng, mỗi quý
và mỗi năm. Mỗi kế hoạch đều UBND phường thông qua và TTYT phê duyệt.
Bên cạnh đó tỷ lệ người dân có thẻ BHYT vẫn còn thấp so với tỷ lệ do
Thủ tướng Chính phủ giao cho Thành phố Cần Thơ. Cụ thể là số người có thẻ
BHYT chiếm 83,92% (quy định của Thủ tướng Chính phủ là 92,45%). Do khó
khăn trong việc vận động người dân tham gia BHYT vì Thới An Đông là phường
đô thị nhưng thuộc vùng ven, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, bà con chủ
yếu là nông dân và công nhân chưa thực sự quan tâm và hiểu được tầm quan
trọng của việc tham gia BHYT. Nên cần có biện pháp để nâng cao nhận thức của
người dân, chính sách khuyến khích sử dụng BHYT cũng như cho người dân
thấy được những lợi ích khi tham gia BHYT từ đó có thể nâng cao tỷ lệ đạt tiêu
chuẩn.
Tiêu chí 2: Nhân lực y tế (9,5/10đ)

Điểm
26
Nội dung Kết quả thực hiện

Điểm Điểm
chuẩn: đánh
10 giá:
9.5

Chỉ tiêu 7 - Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp
theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được
đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.(4đ)

1/ Đảm bảo đủ số lượng người làm - TYT hiện có 8 nhân viên y tế 4 4


việc theo đề án vị trí việc làm của
TYT được cấp có thẩm quyền phê (Và Theo phụ lục IV Thông tư
duyệt để thực hiện nhiệm vụ được 03/2023/TT-BYT định mức số
giao. người làm việc của TYT xã là 5
người)

2/ Đảm bảo đủ chức danh nghề Hiện tại TYT có: 1 1


nghiệp cần có tại TYT theo quy định
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ  1 BS CK1
được giao.
 1 BS YHCT
 1 DS ĐH
 1 cử nhân hộ sinh
 3 cử nhân YTCC
 1 BS chuyên tu đang học
năm thứ 3

3/ Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào


Tập huấn thường xuyên hàng 1 1
tạo liên tục, tập huấn chuyên môn tháng, đặc biệt là các tháng cuối
theo thời gian quy định của YT năm. Tập huấn theo từng phần mà
không? mỗi CBYT ở TYT quản lý ví dụ
như phòng chống dịch, ATVSTP,
(Theo quy định tại Thông tư số tiêm chủng mở rộng...
22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 và
Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày Và thường là về phác đồ điều trị,
28/12/2020 - được tập huấn tối thiểu chăm sóc, các thuốc mới,...
24 giờ học/năm; ít nhất 2 năm/lần)

Chỉ tiêu 8 - Có bác sĩ làm việc tại TYT xã. 2đ

27
Có bao nhiêu bác sĩ làm việc tại TYT thuộc vùng 2. 2 2
TYT? Bác sĩ làm việc bao nhiêu
buổi/tuần? Có 2 Bác sĩ làm việc tại trạm,
trong đó 1 BSCK I làm việc 2
- Vùng 1: Có bác sĩ làm việc tại TYT buổi/ngày, 6 ngày/tuần. Các
thường xuyên hoặc tối thiểu 2 CBYT khác được chia trực đầy
buổi/tuần theo lịch được thông báo đủ đảm bảo 100% thời gian đều
trước (2đ) có CBYT trực gác tại trạm

- Vùng 3 và Vùng 2: Có bác sĩ làm


việc thường xuyên tại TYT (2đ)

Chỉ tiêu 9 - Mỗi tổ, thôn, bản, ấp đều có NVYT, CTV dân số được đào tạo hoạt động;
đối với thôn, bản ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn
bản được đào tạo. (2đ)

1/ Mỗi tổ, thôn, bản, ấp có tối thiểu 1 Có 7 NVYT hoạt động trong 0,5 0
NVYT hoạt động hay không? tổng 8 tổ y tế khu vực

(NVYTTB có tiêu chuẩn, chức năng,


nhiệm vụ theo quy định hiện hành,
thực hiện theo Thông tư số
07/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ
Y tế ngày 08/3/2013)

2/ Mỗi thôn bản có CTV dân số hoạt - Có 18 CTV dân số trên tổng số 8 0,5 0,5
động, có đủ tiêu chuẩn, chức năng khu vực, do ở những khu vực khó
nhiệm vụ không? khăn nên có đến 4 CTV dân số
hoạt động, các CTV này được tập
(theo Thông tư số 02/2021/TT-BYT huấn kỹ càng, nắm rõ tình hình
ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế) dân số trong khu vực

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt


tình tham gia hoạt động xã hội,
có khả năng vận động quần
chúng và được cộng đồng tín
nhiệm.

*Và thực hiện các nhiệm vụ

- Tuyên truyền giáo dục cộng


đồng.

28
- Tham gia thực hiện các hoạt
động chuyên môn về y tế tại cộng
đồng: Tham gia triển khai thực
hiện các phong trào vệ sinh
phòng bệnh, an toàn thực phẩm,
nâng cao sức khỏe cộng đồng,
xây dựng làng văn hóa sức khỏe.

- Phát hiện, tham gia giám sát và


báo cáo tình hình dịch, bệnh
truyền nhiễm, bệnh không lây
nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền
qua thực phẩm tại thôn, bản.

3/ NVYTTB, cô đỡ thôn bản có được 100% có chứng chỉ, bằng cấp 0,5 0,5
đào tạo theo chương trình do BYT danh sách quyết định SYT.
quy định không? Trong đó các CTV này phần lớn
là YSĐK, lương y, điều dưỡng
đều có trình độ về YT, bên cạnh
đó có tổ chức tập huấn, cập nhật
hàng tháng về các kiến thức
thông tư mới

4/ Hàng tháng NVYTTB giao ban NVYTTB giao ban chuyên môn 0,5 0,5
chuyên môn định kỳ với TYT xã định kỳ với TYT xã mỗi tháng 1
không? (0,5đ) lần.

Chỉ tiêu 10 - Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành đối với
cán bộ TYT xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp
khác. (2đ)

1/ Địa phương thực hiện đúng, đủ, kịp Đúng, đủ, kịp thời. Nguồn kinh 2 2
thời những chính sách ban hành với phí từ TTYT quận phụ trách.
cán CBYT xã (lương, phụ cấp,...) Lương cho cán bộ YT là từ ngày 1
không? đến 10 hàng tháng

29
2/ Địa phương thực hiện đúng, đủ,
kịp thời những chính sách ban hành
với NVYT thôn bản, cô đỡ thôn bản, Đối với NVYT thôn bản, CTV thì
CTV y tế khác theo quy định hiện sẽ phát kinh phí theo quý bằng với
hành (lương, phụ cấp,...) không? 80% mức lương cơ sở

Nhận xét:
Trạm Y tế phường điểm tiêu chí 2 là 9,5/10
Nhân lực tại TYT đảm bảo đủ người làm việc với 8 NVYT hiện đang
công tác tại TYT gồm:
- 1 bác sĩ CK I
- 1 bác sĩ YHCT
- 1 dược sĩ đại học
- 1 cử nhân hộ sinh
- 3 cử nhân YTCC
- 1 đang học chuyên tu bác sĩ năm thứ 3
TYT có 2 bác sĩ làm việc cả sáng và chiều trong ngày và 6 ngày/tuần
nhằm đảm bảo được nhiệm vụ theo dõi cũng như chăm sóc sức khỏe người dân.
Nhân lực tại mỗi tổ, thôn, bản, ấp của phường Thới An Đông: hiện có 8
khu vực tuy nhiên chỉ đang có 7 NVYT hoạt động trên mỗi khu vực, còn 1 khu
vực Phước Hưng chưa có NVYT thay thế trong vòng 2 năm gần đây. Nên chưa
đạt được chỉ tiêu mỗi tổ, thôn, bản, ấp có tối thiểu 1 NVYT hoạt động. Đây là
vấn đề mà TYT đang quan tâm và tìm cách giải quyết. TYT cần nhanh chóng tìm
kiếm người có đủ đức đủ tài để thay thế, để có thể truyền đạt thông tin của TYT
một cách nhanh và chính xác nhất đến người dân tại khu vực đó.
Tổng 18 CTV trên tổng số 8 khu vực, có những khu vực khó khăn sẽ có 4
CTV. Các CTV này đều được tập huấn chuyên môn để phối hợp với TYT thực
hiện các nhiệm được giao 1 cách hợp lý, mang những thông tin chính xác đến bà
con trong xã.
Các chế độ, lương, phụ cấp đều được thực hiện đúng đủ và kịp thời.
NVYT tại TYT nhận lương, phụ cấp mỗi tháng, NVYT khu vực sẽ nhận theo
quý.
Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã (9,5/12đ)

Nội dung Kết quả thực Điểm


hiện

Điểm Điểm
chuẩn: đánh
10 giá: 10

30
Chỉ tiêu 11 - TYT xã ở gần đường trục giao thông của xã hoặc ở khu vực
trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận (1đ)

- Trạm y tế xã có vị trí mà người dân dễ - Vị trí 1 1


dàng tiếp cận về giao thông như tại trung người dân
tâm xã, hoặc cạnh đường giao thông chính dễ dàng
của xã; xe ô tô cứu thương có thể vào trong tiếp cận.
trạm y tế; đối với vùng sông nước, có thể
tiếp cận được bằng đường thủy.

- Có đủ các tiêu chuẩn trên, nhưng xe ô tô


cứu thương hoặc phương tiện cứu thương
đường thủy không tiếp cận được. - Xe ô tô
cứu thương
có thể vào
trong trạm
y tế dễ
dàng

Chỉ tiêu 12 - Diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của TYT xã đảm
bảo đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân. (2đ)

- Diện tích khu đất xây dựng phải tuân thủ - Diện tích 1 1
Thông tư số 01/2017/TT- BTNMT ngày 09 mặt bằng
tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài đất ≥ 2.300
nguyên và Môi trường quy định định mức m2.Tổng
sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế và các quy diện tích
chuẩn, tiêu chuẩn, các văn bản quy phạm xây dựng là
pháp luật hiện hành. Phải đảm bảo diện tích # 1.250m2
để bố trí các hạng mục công trình: Nhà
trạm và công trình phụ trợ, sân vườn cây
xanh (cây bóng mát, vườn hoa, vườn cây
thuốc), sân đường giao thông nội bộ, bãi đỗ
xe, cổng và tường rào.

- Khu đất xây dựng phải thoáng, cao ráo;


đảm bảo các điều kiện kết nối hạ tầng kỹ
thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước). 1 1

- Phù hợp

Chỉ tiêu 13 - TYT xã được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ
sở và tiêu chuẩn ngành; đảm bảo đủ số lượng và diện tích của các phòng
để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. (3đ)
31
- Cơ sở hạ tầng của trạm y tế xã là toàn bộ
- Có hồ sơ 1 1
các công trình, nhà cửa gắn liền với đất xây dựng
trong phạm vi trạm y tế xã, được thiết kếthiết kế
theo quy định tại Thông tư 32/2021/TT- theo quy
BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế. định, đạt
yêu cầu tối
- Đảm bảo đủ số phòng và diện tích của thiểu không
mỗi phòng đủ để thực hiện các chức năng, gian chức 1 1
nhiệm vụ được giao, theo quy định tại năng.
Thông tư 32/2021/TT- BYT ngày
31/12/2021 của Bộ Y tế.

- Có hệ thống bảng hiệu, biển hiệu, biển chỉ - Có #20


dẫn và ghế ngồi cho bệnh nhân chờ khám phòng diện 1 1
bệnh. Có khu vực chờ tiêm, theo dõi sau tích mỗi
tiêm chủng đảm bảo yêu cầu. phòng
khoảng 12
m2

- Các hệ
thống đều
đáp ứng đủ.

Chỉ tiêu 14 - Công trình chính của TYT xã được xếp hạng từ cấp III trở
lên. (2đ)

- Cấp công trình xác định theo Thông tư số - TYT là 2 2


06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm công trình
2021 của Bộ Xây dựng quy định về cấp cấp III
công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng
trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

- Đối với trạm y tế có nhiều hạng mục công


trình thì các công trình phải được liên hệ với
nhau bằng nhà cầu nối

Chỉ tiêu 15 - TYT xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh;
thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định. (2đ)

- Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh được - Nguồn 1 0,5


dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước đảm
chất lượng nước sinh hoạt được ban hành bảo vệ sinh.

32
theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày Nhà tiêu
14/12/2018 của Bộ Y tế. Có nhà tiêu hợp còn nhiều
vệ sinh đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật bùn đất, có
quốc gia về nhà tiêu mùi hôi

- Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh tại


Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày
24/6/2011 của Bộ Y tế. (Nếu TYT xã
không có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu Xử lý theo
hợp vệ sinh thì không đạt tiêu chí quốc gia đúng quy
về y tế định

Chỉ tiêu 16 - Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ. (2đ)

- Khối phụ trợ và công trình phụ trợ: Kho, - Đầy đủ 1 1


nhà để xe, hàng rào bảo vệ, nguồn điện
lưới hoặc máy phát điện riêng.

- Có máy tính nối mạng Internet và máy in - Có 1 1


tại trạm y tế hoặc có điều kiện dễ dàng tiếp
cận và sử dụng hai phương tiện này khi cần
thiết.

Nhận xét:
Trạm có vị trí người dân dễ dàng tiếp cận, xe ô tô cứu thương có thể vào
được trong trạm.
Cung cấp đầy đủ về diện tích đất và diện tích xây dựng trên bản vẽ thiết
kế của trạm đạt tiêu chuẩn (trạm có diện tích xây dựng và sử dụng khối nhà chính
từ 1.300m2 nằm trong khoảng yêu cầu 500-2000m2).
Trạm được xây dựng trên khu đất cao ráo, thoáng mát, có nơi thoát nước,
điện nước được cung cấp đầy đủ.
Cơ sở hạ tầng của TYT có nhà trạm và công trình phụ trợ, có sân vườn và
cây xanh ( cây bóng mát, vườn hoa, vườn cây thuốc), có sân và đường giao thông
nội bộ, có bãi đỗ xe, cổng và tường rào.
TYT có tổng cộng #20 phòng trong đó đảm bảo có phòng hành chánh-
giao ban, phòng khám bệnh (phòng khám Đông- Tây y, phòng khám sản- phụ
khoa), phòng cấp cứu, phòng tiêm và các phòng khác như: phòng sanh, phòng
tiệt trùng, phòng nha theo bản vẽ thiết kế trạm diện tích mỗi phòng khoảng
12m2.

33
Trạm có khu vực tiêm chủng cùng tần và gần với phòng khám, ở khu vực
dễ tiếp cận. Phòng tiêm có bộ bàn ghế tiêm, bàn tiểu phẫu, xe tiêm, xe đẩy cấp
phát thuốc và dụng cụ, tủ lạnh đựng vắc- xin, tủ đựng thuốc và dụng cụ, thùng
đựng rác, được lắp đặt bồn rửa tay. Có bố trí phác đồ chống sốc phản vệ, lịch
tiêm chủng, hướng dẫn theo dõi xử lý phản ứng sau tiêm.
Trạm có hệ thống về bảng hiệu, biển hiệu, ghế ngồi cho bệnh nhân chờ
khám bệnh, tuy nhiên biển chỉ dẫn lối đi được lắp đặt ít.
Nguồn nước sinh hoạt ở trạm là nước máy. Tuy nhiên sàn nhà tiêu, bệ xí ở
trạm còn nhiều bùn đất, có mùi hôi, không có giấy vệ sinh.
Chất thải y tế phân theo 4 loại: rác thải độc hại, rác thải lây nhiễm, rác thải
không lây nhiễm, rác thải sinh hoạt và tái chế. Chúng được đóng thùng theo từng
loại thu gom mỗi ngày, sau đó đưa đến trung tâm xử lý chất thải.
TYT có nhà kho, nhà để xe có mái che, hàng rào bảo vệ cao bằng sắt, có
máy phát điện.
Có 4 máy tính ở phòng khám, phòng dược và phòng trưởng TYT đều
được kết nối internet và máy in đều sử dụng tốt.
Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác (9/9đ)

Nội dung Kết Điểm


quả
thực
hiện Điểm Điểm
chuẩn
Đánh
giá

Chỉ tiêu 17 - TYT xã đảm bảo có đủ TTB để thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao; cán bộ y tế có khả năng sử dụng các trang thiết bị y tế được
cấp. (3đ)

1/ TYT xã có đủ danh mục TTB tối thiểu 100% 2 2


theo quy định tại Thông tư số 28/2020/TT-
BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế.

2/ Cán bộ TYT xã được tập huấn và có khả


năng sử dụng các trang thiết bị được cung
cấp Có 1 1

Chỉ tiêu 18 - Tại TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc
cấp cứu thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định. (4đ)

34
1/ Căn cứ danh mục thuốc quy định tai 100% 2 2
Thông tư số

39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017, Thông


tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của
Bộ trưởng Bộ

Y tế, theo phân vùng và điều kiện cụ thể của


từng địa phương, Sở Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương ban hành danh
mục thuốc phù hợp với từng TYT xã. TYT
xã có đủ danh mục thuốc theo quy định của
Sở
Có 1 1
Y tế
Có 1 1
2/ Thuốc được quản lý theo các quy định
của BYT 3/ Sử dụng thuốc an toàn

Chỉ tiêu 19 - Trang thiết bị được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị
khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời. (1đ)

1/ Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết Có 1 1


bị kịp thời, đảm bảo trang thiết bị y tế phục
vụ tốt cho các hoạt động của trạm y tế.

Chỉ tiêu 20 -TYT xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên. (1đ)

1/ Có từ 15 đầu sách chuyên môn trở lên về Có 1 1


các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám chữa
bệnh, y dược cổ truyền, bảo quản và sử
dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực
phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe, quản
lý y tế, thông tin y tế...

Nhận xét:
- Trạm y tế phường Thới An Đông có tổng điểm tiêu chí 4 là 9/9 điểm.
- Trạm có danh mục trang thiết bị theo Thông tư số 28/2020/TT-BYT đạt
100%, phân công 1 cán bộ quản lý trang thiết bị với sổ kiểm kê chi tiết. Các cán
bộ được cử đi tập huấn khi có thư mời hoặc triệu tập, đảm bảo khả năng sử dụng
các trang thiết bị. BS CK1 Nội có chứng chỉ siêu âm và điện tâm đồ.

35
- Tại TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu
thông thường, quản lý thuốc đúng theo quy định.
- Bảo đảm thường xuyên có đủ thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ
công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch.
- Có xây dựng danh mục thuốc tân dược, vị thuốc YHCT, thành phẩm
YHCT. Thực hiện quản lý theo các quy định về dược. Danh mục thuốc tại trạm
có ký duyệt của trung tâm, sắp xếp tủ thuốc tại quầy theo thứ tự, biên bản kiểm
kho, có tủ đựng thuốc, hộp thuốc chống sốc, tủ lạnh bảo quản thuốc cần thiết, dán
bản 5 đúng trên xe tiêm. Cán bộ kiểm tra, kiểm kê thuốc mỗi tháng.
- 8/8 khu vực có trang bị túi y tế thôn bản, có biên bản kiểm tra túi y tế
hàng tháng.
- TYT có xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng ngay từ đầu năm.
- TYT xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên. Tủ sách được đặt
tại phòng hành chính của trạm, với các đầu sách như văn học, truyện ngắn, thông
tin y tế, sách giáo khoa y học, y dược cổ truyền, pháp luật, khoa học, tin học, lịch
sử, chính trị, từ điển y học, ngoại ngữ, quản lí y tế, bảo quản và sử dụng thực
phẩm, phác đồ điều trị, truyền thông giáo dục sức khỏe, sách tư liệu của các
chương trình, tài liệu tuyên truyền, sách báo,….
Tiêu chí 5. YTDP, Phòng, chống HIV/AIDS VSMT và ATTP (19/19đ)

Nội dung Thực hiện Điểm Điểm


TYT chuẩn
chấm BYT

21. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, 4 4
chống dịch, bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng.

Thực hiện giám sát, báo cáo  Có 1 1


bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
trên địa bàn xã (Theo quy
định tại Thông tư
54/2015/TT-BYT ngày
28/12/2015, Thông tư số
17/2019/TT-BYT ngày

17/7/2019 của Bộ Y tế).

Thực hiện giám sát dịch tễ  Có 1 1


học HIV/AIDS và giám sát
các nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục (Theo
Thông tư số 09/2012/TT-BYT
36
ngày

24/5/2012 của Bộ Y tế).

Thực hiện giám sát dựa vào sự  Có 1 1


kiện, xác minh theo quy định
khi phát hiện sự kiện y tế công
cộng theo quy định tại Quyết
định số 2018/2021/QĐ-BYT
ngày 28/3/2018 của Bộ Y tế.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện  Có. Có giấy 1 1


tiêm chủng còn hiệu lực hoặc chứng nhận đủ
có thực hiện việc tự công bố điều kiện tiêm
cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng chủng còn hiệu
và các cán bộ làm công tác lực. Các cán bộ
tiêm chủng mở rộng có được làm công tác
đào tạo, tập huấn đầy đủ. tiêm chủng mở
rộng được tập
huấn lại 3 năm/
lần

Nội dung Thực hiện Điểm Điểm


TYT chuẩn
chấm
BYT

22. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, 8 8
chống bệnh không lây nhiễm

Sàng lọc phát hiện sớm Sàng lọc phát hiện sớm 1,5 1,5
tăng huyết áp cho người tăng huyết áp cho người
từ 40 tuổi trở lên được đo từ 40 tuổi trở lên được
huyết áp (ít nhất 1 đo huyết áp (1 lần/năm)
lần/năm)

37
Tỷ lệ người bệnh tăng Thực hiện tốt quản lý 1,5 1,5
huyết áp được điều trị và tỷ lệ người bệnh tăng
quản lý tại TYT xã huyết áp được điều trị và
quản lý tại TYT xã đạt
82,95%.

Sàng lọc phát hiện người Có sàng lọc phát hiện 1,5 1,5
có nguy cơ cao hoặc nghi người có nguy cơ cao
ngờ mắc đái tháo đường hoặc nghi ngờ mắc đái
cho người từ 40 tuổi trở tháo đường cho người từ
lên (ít nhất 1 lần/năm) 40 tuổi trở lên (1
lần/năm)

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo Thực hiện tốt tỷ lệ 1,5 1,5


đường được điều trị và bệnh nhân đái tháo
quản lý tại TYT đường được điều trị và
quản lý tại TYT đạt
100%

Quản lý điều trị các bệnh Có quản lý điều trị các 2 2


không lây nhiễm khác bệnh không lây nhiễm
như: Tim mạch, hen phế khác
quản,

COPD... (khám, kê đơn


điều trị ngoại trú, cấp
phát thuốc BHYT, có hồ
sơ theo dõi lâu dài)

Nội dung Thực hiện Điểm Điểm


TYT chuẩn
chấm
BYT

23. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có nhà tiêu, nhà tắm, 2 2


thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm
bảo 3 sạch.

Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có Thực hiện tốt. 2 2


38
nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa  Nhà tiêu:
nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt 90,05%
đảm bảo 3 sạch đạt ≥ 80%  Nhà tắm:
đạt 96,16%
 Nước sạch:
đạt 93,62%

Nội dung Thực hiện Điểm Điểm


TYT chuẩn
chấm
BYT

24. Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo ATTP; 3 3
khống chế kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra
trên địa bàn do xã phụ trách.

Có kế hoạch và triển khai thực Kiểm tra thường 0,5 0,5


hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất xuyên hàng tháng.
các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ ăn uống và kinh doanh Kiểm tra đột xuất các
thức ăn đường phố trên địa dịp lễ tết, tháng hành
bàn theo phân cấp quản lý. động vệ sinh an toàn
thực phẩm và khi có
báo cáo của người
dân về những hành vi
vi phạm hay có vụ
ngộ độc được báo cáo
QĐ và KH kiểm tra
do TTYT huyện giữ.

Có phối hợp với các cơ quan Có thực hiện. Thành 0,5 0,5
liên quan kiểm tra, giám sát lập ban chỉ đạo an
ATTP đối với các cơ sở ngoài toàn vệ sinh thực
thẩm quyền quản lý không? phẩm phối hợp với
Có báo cáo kịp thời lên tuyến các ban ngành đoàn
trên các trường hợp vi phạm thể như: UBND
về ATTP vượt thẩm quyền xử phường, TTYT quận,
lý. công an, thú y… để
thành lập đoàn kiểm
39
tra.

Có phối hợp triển khai các Phối hợp với TTYT 0,5 0,5
biện pháp điều tra, xử lý kịp huyện kiểm tra, xét
thời các vụ ngộ độc thực phẩm nghiệm tìm nguyên
xảy ra trên địa bàn do xã quản nhân nếu có xảy ra vụ
lý. ngộ độc

Có tuyên truyền, phổ biến kiến Có thực hiện. Tuyên 0,5 0,5
thức về ATTP, các quy định truyền kèm với các
pháp luật về ATTP, hướng dẫn lần kiểm tra, thường
phòng chống ngộ độc thực là những dịp lễ tết
phẩm cho nhân dân trên địa như Tết Nguyên Đán,
bàn quản lý. Cung cấp kiến Trung thu, Tháng
thức, lập danh sách phổ biến hành động (tháng 4)
kiến thức ATTP cho người
kinh doanh thức ăn đường
phố: công khai các hành vi vi
phạm ATTP đối với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn quản lý theo
quy định của pháp luật.

Có quản lý các cơ sở kinh Có thực hiện. 78/78 0,5 0,5


doanh ăn uống thuộc thẩm cơ sở kinh doanh ăn
quyền quản lý và kinh doanh uống trên địa bàn
thức ăn đường phố trên địa bàn được kiểm tra, đạt tỷ
(Tỷ lệ 95% được thanh tra, lệ 100% và 100% cơ
kiểm tra; 90% đạt điều kiện) sở đạt điều kiện

Không để xảy ra ngộ độc thực Chưa ghi nhận để 0,5 0,5
phẩm trên địa bàn xã hàng xảy ra ngộ độc thực
năm (ngộ độc thực phẩm là phẩm trên địa bàn xã
tình trạng ngộ độc cấp xảy ra hàng năm.
với 2 người trở lên có dấu hiệu
ngộ độc khi ăn cùng một loại
thực phẩm tại cùng một địa
điểm, thời gian; Trường hợp
chỉ có một người mắc và bị tử
vong cũng được coi là một vụ
ngộ độc thực phẩm theo quy
định tại Quyết định số

40
39/2006/QĐBYT của Bộ Y
tế).

Thực hiện Điểm Điểm


chuẩn
Nội dung TYT
chấm BYT

25. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống 2 2
HIV/AIDS trên địa bàn xã.

Triển khai các hoạt động can Thực hiện được: 0,5 0,5
thiệp giảm hại, dự phòng lây
nhiễm HIV, xét nghiệm HIV - Phân phát bao cao
trên địa bàn xã ( Phải có ít su
nhất 1 trong 4 nhóm hoạt
động sau: Phân phát hoặc - Trao đổi bơm kim
tiếp thị bao cao su; trao đổi tiêm sạch
bơm kim tiêm sạch; triển
khai điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế (như Methadone);
xét nghiệm HIV )

TYT xã có các tài liệu truyền Được cấp phát tờ rơi, 0,5 0,5
thông về phòng, chống poster từ CDC, loa
HIV/AIDS, có tổ chức các phát thanh tuyên
hình thức truyền thông về truyền vào tháng 6
phòng chống HIV/AIDS trên (tuyên truyền về lây
địa bàn (khẩu hiệu, tờ rơi, nhiễm HIV/AIDS từ
loa truyền thanh, các buổi mẹ sang con, phòng
họp truyền thông có nội chống ma túy), tháng
dung về phòng, chống 12: tháng hành động
về AIDS.
HIV/AIDS,...)

Có tổ chức chăm sóc hỗ trợ Có danh sách quản lý. 1 1


tại cộng đồng (những người
nhiễm HIV/AIDS trên địa Có cấp phát thuốc
bàn được TYT xã quản lý, ARV điều trị hoặc dự
hỗ trợ, chăm sóc và điều trị phòng
41
ngay tại cộng đồng) Không sàng lọc và chẩn
đoán HIV/AIDS.

Nhận xét:
- Trạm Y tế phường Thới An Đông có tổng điểm tiêu chí 5 là 19/19
- Trạm đã triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh
truyền nhiễm và tiêm chủng.
- Sàng lọc phát hiện sớm tăng huyết áp cho người từ 40 tuổi trở lên được
đo huyết áp ít nhất 1 lần/năm đạt tỷ lệ 100%
- Tỷ lệ người bệnh THA được điều trị và quản lý tại TYT xã là 82,95%.
- Thực hiện sàng lọc phát hiện người có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ đái
tháo đường cho người ≥ 40 tuổi ít nhất 1 lần/năm đạt tỷ lệ 100%.
- Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ được điều trị và quản lý là 100%
- Đạt được tỷ lệ cao về hộ gia đình trong xã có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt tỷ lệ trên 80%.
- Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo ATTP; khống chế kịp thời các vụ
ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã phụ trách, đạt điều kiện ATVSTP.
- Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa
bàn xã.
Tiêu chí 6: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT (12/12đ)

Nội dung Kết quả thực hiện Điểm

Điểm Điểm
chuẩn đánh
giá

Chỉ tiêu 26- TYT xã có khả năng để thực hiện ≥ 80% các dịch vụ kỹ thuật
của tuyến xã; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng
quy định của Bộ Y tế (4đ)

Trạm y tế xã có đủ điều kiện và khả Đủ điều kiện và khả 1-4 4


năng chuyên môn để thực hiện thường năng chuyên môn
xuyên các dịch vụ kỹ thuật theo chức theo quy định
năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ
Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh
mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh
do Bộ Y tế ban hành cho y tế tuyến xã Đạt 67/67 dịch vụ
theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ,
42
Thông tư số 39/2017/TT-BYT , Sở Y (100%)
tế điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu
CSSK cụ thể của từng vùng, từng địa
phương. Tỷ lệ các dịch vụ được thực
hiện tính trên tổng số dịch vụ của các
nhóm chức năng, nhiệm vụ chủ yếu
được giao

Chỉ tiêu 27- TYT xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc
mẫu; thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y
học cổ truyền với y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB tại
TYT xã (2đ)

TYT xã có vườn thuốc nam hoặc tranh Vườn thuốc nam có 0,5 0,5
cây thuốc mẫu 30 cây thuốc

Có khám, chữa bệnh bằng YHCT theo Có thực hiện 0,5-1,5 1,5
Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày
Tổng số lượt KCB
31/12/2010 về hướng dẫn việc kết hợp bằng YHCT + KCB
YHCT với YHHĐ trong khám, chữa bằng YHCT kết hợp
bệnh. YHHĐ: 1278

Tổng số lượt KCB


tại TYT xã: 4066

Đạt 31,43% > 30%

Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT

Chỉ tiêu 28- Quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng
đồng(1đ)

Có sổ quản lý sức khỏe những người Có thực hiện 1 1


tàn tật.

Có danh sách những người tàn tật,

43
được phân loại theo các nhóm tàn tật TYT nắm được
(vận động, nghe nói, nhìn, thiểu năng
trí tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm
giác, tàn tật khác). Có các thông tin
quản lý cần có, như đã được phục hồi
chức năng hay chưa, ở đâu, hình thức,
mức độ và kết quả, họ có được sử
dụng các dụng cụ trợ giúp không
(dụng cụ tập, nạng, nẹp, xe lăn...); nếu
có sự thay đổi (chỗ ở, tiến triển bệnh
tật, các đợt phục hồi chức năng ...)

Hằng năm có tổ chức khám định kỳ


cho người khuyết tật.
TYT có khám sức
khỏe định kỳ cho
người khuyết tật 1
quý/lần hoặc những
dịp đột xuất

Đạt mức cao 100%


Tỷ lệ % số người tàn tật được quản lý
tại TYT thỏa mãn 3 yêu cầu trên.

Chỉ tiêu 29- Quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn (4đ)

Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh 11.765/12.683 Đạt tỉ 1-2 2


điện tử lệ cao 92,76%

Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe ≥ >90% 2 2


90% (thông tin về sức khỏe, hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh của người dân
được lưu trữ và cập nhật)

Chỉ tiêu 30- Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh, tai
nạn thương tích đến khám tại TYT xã; chuyển lên tuyến trên kịp thời
những trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của TYT xã (1đ)

Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời Có 0,5 0,5


44
cho các bệnh nhân đến TYT xã.
0,5
Chuyển lên tuyến trên kịp thời các
trường hợp ngoài khả năng chuyên
môn của trạm, không để xảy ra tai Có 0,5
biến do chuyển viện chậm.

Tai biến nghiêm trọng hoặc tử vong


trong điều trị do sơ cấp cứu ban đầu

Không có

Nhận xét:
- Trạm Y tế phường Thới An Đông có tổng điểm tiêu chí 6 là 12/12
- Trạm thực hiện được 67/67 gói dịch vụ y tế (theo Thông tư 39/2017/TT-
BYT) do sở Y tế Cần Thơ quyết định ở tuyến cơ sở, đạt 100% trên tổng số các
dịch vụ của các nhóm chức năng, nhiệm vụ chủ yếu được giao. Cán bộ tại trạm
được tập huấn và đào tạo cách thực hiện các kĩ thuật chuyên môn 1 năm/lần
- Về việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trạm đã thực hiện khá tốt,
đầu tiên bằng việc xây dựng kế hoạch kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại
trong công tác khám chữa bệnh. Hiện tại ghi nhận tại trạm có trang bị tủ thuốc
với các loại dược liệu khô như: thuốc dòi, phục linh, quế chi,... Đồng thời trạm
cũng có vườn thuốc nam mẫu trồng khoảng 30 cây thuốc, trong đó ghi nhận tại
vườn có: lá lốt, huyết dụ, hương nhu trắng, dừa cạn,…Tuy nhiên, ở vườn thuốc
nam các cây thuốc còn mọc chen chúc nhau, có nhiều cỏ dại. Trạm có điều trị
bằng phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, chườm nóng, lạnh,

- Về công tác quản lý người tàn tật trên địa bàn, trạm thực hiện tốt việc
quản lý danh sách người tàn tật của phường, hiện có 67 người tàn tật trên địa bàn
phường được quản lý đạt tổng số 100% người tàn tật được quản lý và theo dõi.
Cụ thể, trạm có thực hiện phân loại những nhóm tàn tật bao gồm: vận động, nghe
nói, nhìn, mất cảm giác, tâm thần, động kinh, thiểu năng trí tuệ và nhóm tàn tật
khác. Đồng thời hằng năm tại trạm cũng thực hiện khám định kỳ, tổ chức các
buổi phục hồi chức năng cho người tàn tật 1 quý/1 lần hay những dịp đột xuất.
- Về việc quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn ghi nhận được số lượng
người dân mà trạm y tế quản lý sức khỏe trên địa bàn hiện tại là 11.765 dân
chiếm >90% dân số trên địa bàn phường và cũng có 92,76% người dân được
quản lý có sổ khám chữa bệnh điện tử.
- Về công tác xử trí cấp cứu các trường hợp bệnh, tai nạn thương tích,
TYT thực hiện sơ cứu, cấp cứu, cũng như chuyển tuyến kịp thời các trường hợp

45
ngoài khả năng chuyên môn, chưa ghi nhận trưởng hợp xảy ra tai biến nghiêm
trọng hay tử vong do sơ cấp cứu ban đầu.
Tiêu chí 7: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em (6/6đ)

Nội dung Kết quả Điểm


thực
hiện
Điểm Điểm
chuẩn
đánh
giá

Chỉ tiêu 31- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ
và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ (2đ)

Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần Mức 1 1


trong 3 thời kỳ thai nghén (tính trên tổng số cao ≥
phụ nữ đẻ của cả xã trong cùng kỳ). 3 thời kỳ 70%
thai là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng
cuối. Trong tử số chỉ tính những lần đến khám
vì lý do thai sản, không tính lần đến khám khi
đã chuyển dạ đẻ hoặc khám các bệnh khác. 100%
Mẫu số là tổng số phụ nữ đã đẻ trong kỳ báo (136/136 )
cáo.

Tiêm uốn ván đủ liều và đúng lịch là những Mức 1 1


phụ nữ có thai lần đầu được tiêm 2 mũi vắc xin cao ≥
phòng uốn ván; những người có thai lần sau mà 80%
trước đó đã được tiêm 2 mũi vắc xin thì khi có
thai lần này.
100%

(136/136 )

Chỉ tiêu 32-Tỷ lệ phụ nữ được cán bộ y tế đỡ (1đ)

Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ là số bà Mức 1 1


mẹ sinh con tại TYT xã, sinh con ở nhà, hoặc ở cao ≥
nơi khác nhưng được nhân viên y tế có đào tạo 95%

46
về đỡ đẻ hỗ trợ tính bình quân trên 100 phụ nữ
đẻ của xã trong cùng thời kỳ 100%

Chỉ tiêu 33-Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh (1đ)

Tỷ lệ % bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc Mức 1 1


sau sinh là số bà mẹ và/hoặc trẻ sơ sinh được cao ≥
nhân viên y tế khám, chăm sóc từ khi sinh ra 80%
đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100 trẻ
đẻ sống của xã trong một thời gian xác định.
Trong trường hợp chỉ chăm sóc bà mẹ hoặc trẻ
sơ sinh cũng được tính. 100%

Chỉ tiêu 34- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ
cập theo quy định của Bộ Y tế (1đ)

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các Mức cao 1 1


loại vắc-xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế
>=95%

98,17%

107/109

Chỉ tiêu 35- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều
cao theo tuổi) (1đ)

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể 13,61% 1 1


thấp còi (chiều cao theo tuổi)

Nhận xét:
Trạm đã thực hiện tốt các chỉ tiêu thuộc tiêu chí 7 về chăm sóc sức khỏe
bà mẹ-trẻ em.
Xét về tiêu chí 7, trạm y tế phường Thới An Đông đạt 6/6 điểm, hoàn
thành tốt tất cả các chỉ tiêu.
Một số chỉ tiêu nổi bật với tỷ lệ đạt 100% như :
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh,

47
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ và được
tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
Về tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ghi nhận
13,61%< 19%, đạt tiêu chuẩn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. tỷ lệ trẻ em
dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế
đạt tỷ lệ cao( 98,17% >95%).
Tiêu chí 8: Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (10/11đ)

Nội dung Kết quả thực hiện Điểm

Điểm chuẩn Điểm

Đánh giá

Chỉ tiêu 36- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại (2đ)

Tỷ lệ % phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15- Mức cao ≥ 1- 2 2


49 tuổi) có chồng đang sử dụng hoặc 65%
chồng họ đang sử dụng một trong những
biện pháp tránh thai như đặt vòng, đình
sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng
ngăn cổ tử cung, kem diệt tinh trùng trong
tổng số phụ nữ từ 15- 49 tuổi có chồng tại
xã (nhân khẩu thực tế).

Chỉ tiêu 37- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm (2đ)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ Mức thấp 1- 2 2


lệ phần nghìn của mức thay đổi dân số tự
nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ <11‰
sinh ra và số người chết đi trong năm xác
định so với dân số bình quân của cùng năm
(nhân khẩu thực tế thường trú bình quân)

Chỉ tiêu 38- Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên đối với các tỉnh, thành phố
thuộc vùng có mức sinh cao (1đ)

48
Tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên Cần Thơ 0,5- 0
thuộc tỉnh có 1
mức sinh
thấp, chuyển
chỉ tiêu 39.

Chỉ tiêu 39- Phụ nữ sinh đủ 02 con đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng
có mức sinh thấp (1đ)

Tỷ lệ % số phụ nữ sinh đủ 02 con Mức cao 0,5- 1


1
> 60%

Chỉ tiêu 40- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (2đ)

Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi Có thực hiện 1 1

Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe cho Có thực hiện 1 1


người cao tuổi.

Chỉ tiêu 41- Xã có triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện
pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tinh khi sinh (1đ)

Xã có triển khai các biện pháp như tuyên Có thực hiện 0,5 0,5
truyền, vận động chuyển đổi hành vi của
người dân về hậu quả của mất cân bằng
giới tính khi sinh, vị trí và vai trò của phụ
nữ hiện nay, bình đẳng giới..

TYT xã thực hiện nghiêm túc việc giữ bí Có thực hiện 0,5 0,5
mật về giới tính của thai nhi trước khi sinh.
Không tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ lựa
chọn giới tính thai nhi; không thực hiện
việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính,
trừ các trường hợp bệnh lý

Chỉ tiêu 42- Tư vấn về tầm soát và quản lý tầm soát sơ sinh, trước sinh (1đ)
49
Tư vấn và quản lý thai phụ có nguy cơ cao Có thực hiện 0,5 0,5
mắc các bệnh di truyền

Tầm soát (sàng lọc) phát hiện thai phụ có Có thực hiện 0,5 0,5
nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền

Chỉ tiêu 43- Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân (1đ)

Tư vấn về tâm sinh lý và sức khỏe trước Có thực hiện 0,5 0,5
khi kết hôn.

Khám sức khỏe trước khi kết hôn và quản Có thực hiện 0,5 0,5
lý các đối tượng có nguy cơ cao, trường
hợp có nghi ngờ theo chỉ định của bác sĩ.

Nhận xét:
- Trạm Y tế phường Thới An Đông có tổng điểm tiêu chí 8 là 10/11
* Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh để có chồng áp dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại.
- Có 2323 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng, trong đó có 1842 trường hợp áp
dụng các biện pháp tránh thai. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh để có chồng áp
dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 79,33%. thuộc vào mức cao theo vùng
II - cụ thể ghi nhận quản lý tại trạm:
 Đặt vòng: 145
 Thuốc tránh thai: 33 (tiêm) và 431 (uống).
 Bao cao su: 340
 Cấy que tránh thai: 6
* Về tăng dân số hằng năm ghi nhận:
- Tổng số trẻ em sinh ra của xã là 166 trẻ.
- Tổng số chết trong năm của xã là 87 người.
- Dân số bình quân của xã trong 6 tháng đầu năm 2023 là 12683 người
=> Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 6.23‰ thuộc mức thấp < 11‰ đối với vùng 2.
* Về Tỷ lệ phụ nữ sinh đủ 02 con
50
- Cần Thơ thuộc vùng mức sinh thấp theo quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày
27/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tại phường Thới An Đông ghi nhận:
+Tổng số phụ nữ sinh đủ 2 con tại xã trong 6 tháng đầu năm 2023 là 53 người.
+ Tổng số phụ nữ sinh đủ 2 con tại xã trong 6 tháng đầu năm 2022 là 82 người.
=> Tỷ lệ phụ nữ sinh đủ 2 con là 64,63% thuộc mức cao >60%
* Về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
- Trạm có thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi 1 năm/1 lần tại
trạm.
- Trạm có lập hồ sơ sức khỏe và quản lý người cao tuổi tại địa bàn bằng hồ sơ
phần mềm điện tử “phần mềm báo cáo bệnh không lây nhiễm” và danh sách bệnh
trên excel.
* Về việc triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện pháp nhằm giảm
mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Trạm y tế có triển khai các buổi nói chuyện, tuyên truyền trên loa phát thanh và
khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt nhằm tuyên truyền, vận động chuyển đổi
hành vi của người dân về hậu quả của mất cân bằng giới tính.
- Trạm có triển khai các biện pháp tuyên truyền giữ bí mật về giới tính thai nhi
trước sinh cho thai phụ trong quá trình thai phụ khám thai tại trạm. TYT thực
hiện nghiêm túc việc giữ bí mật về giới tính của thai nhi bằng việc khám thai và
siêu âm thai không tiết lộ giới tính của trẻ và không cung cấp dịch vụ phá thai vì
lý do lựa chọn giới tính.
*Về tư vấn về tầm soát và quản lý tầm soát sơ sinh, trước sinh:
- Trạm đã thực hiện được cả hai nội dung tư vấn và quản lý phát hiện thai phụ có
nguy cơ cao mắc bệnh di truyền. Trong đó, mỗi thai phụ được quản lý bằng sổ
khám thai, tư vấn nguy cơ cao mắc bệnh di truyền thông qua các buổi tiêm ngừa
hàng tháng, đồng thời cũng tầm soát phát hiện thai phụ có nguy cơ cao mắc các
bệnh di truyền thông qua việc khám thai, lấy máu xét nghiệm, nếu có bất thường
sẽ tư vấn cho thai phụ lên tuyến trên để được khám và tư vấn cụ thể.
*Về tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân:
- Trạm đã triển khai thực hiện tư vấn về tâm sinh lý và sức khoẻ trước khi kết
hôn bằng việc phối hợp với ủy ban tạo ra các buổi tuyên truyền, nói chuyện khi
mời các đối tượng vị thành niên, các đối tượng có nhu cầu tư vấn đến trạm để tư
vấn về tâm sinh lí và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Tiêu chí 9: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (3đ)

Nội dung Kết quả thực hiện Điểm

ĐiểmĐiểm
chuẩnđánh

51
giá

Chỉ tiêu 44 - TTYT xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định (1đ)
đạt

1/ Có bao nhiêu loại 11/15 0,5 0,5


phương tiện TTGDSK quy
định cho TYT Có máy in, máy tính bàn, tivi, loa
cầm tay, máy chiếu,…
(Theo QĐ số 2420/QĐ-
BYT, ≥10/15 đạt 0,5đ)

2/ Có tủ ngăn đựng và các Có (băng đĩa, áp phích, tờ 0,5 0,5


tài liệu truyền thông rơi, tờ phước, bài viết,..)
không?

(sổ tay tuyên truyền, bộ tài


liệu truyền thông, bộ công
cụ làm mẫu, cẩm nang thực
hiện các hoạt động
TTGDSK)

(0,5đ)

Chỉ tiêu 45 - Triển khai tốt các hoạt động TT, TT-GDSK trên địa bàn xã (2đ)
đạt

1/ Có thường xuyên TT- Có (Lịch truyền thông của 0,5 0,5


GDSK hay không? trạm: khoảng 1 lần/tháng)

(thông qua truyền thông đại


chúng, truyền thông tại
cộng đồng, khi thăm hộ gia
đình hoặc khi người dân
đến

TYT khám chữa bệnh)


(0,5đ)

52
2/ Có phối hợp với các tổ Có (Mặt trận Tổ quốc Việt 0,5 0,5
chức xã hội (Phụ nữ, Thanh Nam,Công đoàn Đoàn thanh niên
niên, Hội nông dân,...) để cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên
thực hiện TT-GDSK tại hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông
cộng đồng hay không? dân Việt Nam, Hội cựu chiến
(0,5đ) binh Việt Nam, Hội Chữ Thập
Đỏ, Hội người cao tuổi, y tế
trường học)

3/ Cán bộ TYT có thực Có 1 1


hiện TT-GDSK khi người
dân đến khám chữa bệnh,
khi thăm hộ gia đình hay
TT-GDSK trong trường
học tại địa phương không?
(1đ)

Nhận xét:
- TYT phường Thới An Đông được trang bị tương đối đầy đủ các phương
tiện truyền thông theo quy định số 2420/QĐ-BYT (tổng số 11/15) như: máy in,
máy tính để bàn, tivi, loa cầm tay, máy chiếu, điện thoại bàn, bàn ghế tư vấn, ghế
ngồi truyền thông trực tiếp, góc truyền thông GDSK,…
- TYT có tủ đựng các tài liệu truyền thông như lịch để bàn có thông tin
truyền thông về dự phòng và phát triển ung thư hay HIV, có tranh giấy về phòng
tránh virus Zika, sốt xuất huyết, Covid-19, phòng chống tay chân miệng,...
- TYT xã có nhiều thuận lợi khi có sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan
ban ngành xã, các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hội nông dân,….) nên xã
có tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe đến người dân mỗi tháng 1
lần và mỗi khi có đợt dịch bùng phát. Các buổi TT-GDSK được tổ chức ở nơi dễ
tiếp cận, bằng phương tiện trực quan, giúp người dân dễ nắm được các thông tin
y tế. Ngoài ra còn tổ chức đạt hiệu quả cao trong việc tới thăm khám trực tiếp
cho người già và người dân trên địa bàn có hoàn cảnh đi lại khó khăn.
=> TYT có đầy đủ điều kiện về vật chất, về sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan,
tổ chức xã hội nên việc TT-GDSK tại TYT phường Thới An Đông có nhiều
thuận lợi với nhiều hình thức truyền thông để đảm rằng các thông tin y tế có thể
đến với người dân và người dân dễ dàng nắm bắt.
Tiêu chí 10: Ứng dụng công nghệ thông tin (4đ)

53
Nội dung Kết quả thực hiện Điểm Điểm
chuẩn đánh
giá

Chỉ tiêu 46 - Số cán bộ sử dụng thành thạo máy tính (1đ) đạt 1đ

1/Tổng số cán bộ TYT là 8


bao nhiêu ?
8
Số cán bộ TYT sử dụng
thành thạo máy tính là
bao nhiêu?
100% 1 1
⇒ Tỷ lệ: Số cán bộ TYT
sử dụng thành thạo máy
tính

Tổng số
cán bộ TYT (100%:
1đ, 70% -<100%:
0,5đ)

Chỉ tiêu 47 - Mức độ ứng dụng các phần mềm hiện có phục vụ công tác KCB,
quản lý số liệu và trích xuất thông tin, báo cáo (3đ) đạt 2.5đ

Đã ứng dụng phần mềm


vào các hoạt động nào
trong các hoạt động sau
đây?

(0,5đ cho mỗi hạng mục)


-Có(https://tiem chung.vncd 0,5 0,5
1/ Quản lý tiêm chủng c.gov.vn)
0,5 0,5
2/ Quản lý bệnh không - Có (Phần mềm báo cáo bệnh
lây nhiễm không lây nhiễm của WHO) 0,5 0,5

3/ Quản lý thanh quyết - Có (Phần mềm DHG.Hosp 0,5 0,5


toán KCB BHYT ital.Rep orts + DHG.Hosp ital.Pres
cription và các phần mềm khác của 0,5 0,5
4/ Hồ sơ sức khỏe cá Dược Hậu Giang) 0.5 0
nhân
- Có (Qua app HSSK)

54
5/ Thống kê y tế điện tử - Có (Sử dụng chung quản lí bệnh
không lây +Phần mềm thống kê y
6/ KCB từ xa tế: baocao.tkyt.vn)

 Không

Nhận xét:
- Về sự trang bị máy móc và nhân lực:
 Số cán bộ sử dụng thành thạo máy tính đạt 100% và đều đã có bằng tin
học cơ bản.
 Số lượng máy tính tại trạm có 4 máy tính để bàn (đảm bảo đạt từ 2 trở
lên).
- Về việc ứng dụng phần mềm: TYT tích cực tham gia, và ứng dụng gần đầy
đủ các phần mềm mới nhất của Bộ Y Tế khuyến cáo ( đạt 5/6 phần mềm) như:
 Quản lý tiêm chủng quốc gia.
 Quản lý bệnh không lây nhiễm.
 Quản lý thanh quyết toán KCB BHYT.
 Hồ sơ sức khỏe cá nhân.
 Thống kê y tế điện tử.
- Còn về việc triển khai hoạt động tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telemedicine):
TYT sử dụng ứng dụng Zalo và gọi điện thăm hỏi chứ chưa thể thực hiện được
với các lý do sau:
 Vị trí: TYT xã ở không quá xa trung tâm thành phố Cần Thơ-nơi có các
bệnh viện lớn. Thêm vào đó các địa phương quanh trạm tương đối gần với
Trung tâm Y tế huyện nên nhu cầu tư vấn thăm khám tại trạm khá ít.
 Nhân lực: các nhân viên y tế trạm chưa được đào tạo chuyên môn để triển
khai các hoạt động khám chữa bệnh từ xa.
 Người dân: đa phần người lớn tuổi thì việc sử dụng các thiết bị kết nối
Internet rất khó khăn. Thêm vào đó đa phần người dân vẫn tâm lý chủ
trương khám, cấp thuốc trực tiếp mới có hiệu quả, họ mới yên tâm về
bệnh của mình và cũng không phải phụ thuộc vào tình trạng mạng kết nối.
3.3. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các hoạt động phòng chống tăng huyết
áp tại địa bàn học tập
Tổng số đối tượng khảo sát trên địa bàn Phường Thới An Đông: 100 người
3.3.1. Khảo sát tình hình tăng huyết áp tại địa phương
- Giới tính:
+ Nam: 38

55
+ Nữ: 62

Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính của người dân được phỏng vấn
Nhận xét: Biểu đồ và số liệu cho thấy số lượng nam nữ trong đợt khảo sát có sự
chênh lệch cao, nữ giới chiếm tỷ lệ gần như gấp đôi so với nam giới
- Tuổi:
+ Dưới 40: 2 người
+ Từ 40 - 60: 41 người
+ Trên 60: 57 người

Biểu đồ 3.2: Phân bố độ tuổi của người dân được phỏng vấn

56
- Nhận Xét: Biểu đồ độ tuổi cho thấy số lượng người > 60 tuổi được phỏng vấn
chiếm 57% cao hơn so với 2 độ tuổi còn lại. Trong đó, lứa tuổi từ <40 chiếm tỉ lệ
thấp nhất chỉ với 2%.
- Bệnh nền của đối tượng khảo sát:

Biểu đồ 3.3: Bệnh nền của đối tượng khảo sát


Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy, bệnh nền của các đối tượng khảo sát cao nhất là
tăng huyết áp chiếm 52% trong tổng số, rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ phần trăm
trung bình với 19% và đái tháo đường, rối loạn acid uric chiếm tỉ lệ phần trăm
khá nhỏ lần lượt là 9% và 6%, đặc biệt là các đối tượng không mắc bất cứ bệnh
nền nào chiếm một con số khá cao là 40% trong tổng số
- Tình hình mắc tăng huyết áp tại địa phương
+ Có: 52 người
+ Không: 46 người
+ Không trả lời/Không rõ: 2 người

57
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tiền sử mắc THA của người dân được phỏng vấn
Nhận xét: Biểu đồ và số liệu cho thấy tỷ lệ người có tiền sử tăng huyết áp và
người không có tiền sử tăng huyết gần bằng nhau, dẫn đến tỉ lệ xấp xỉ 1:1, qua đó
cho thấy số người dân mắc tăng huyết áp tại địa phương tương đối không cao
- Tăng huyết áp được điều trị:
+ Có điều trị: 50 người
+ Không điều trị:1 người
+ Không trả lời/Không rõ:1 người

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ điều trị THA tại địa phương


Nhận Xét: Từ biểu đồ cho thấy tỉ lệ người dân đang được điều trị chiếm rất cao
khoảng 96% so với trên tổng số tuy nhiên chỉ có một số ít là 2% vẫn chưa được
kiểm soát và điều trị
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp:
+ Có:21
+ Không:72

58
+ Không trả lời/không rõ:7

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tiền sử gia đình mắc bệnh THA


Nhận xét: Biểu đồ cho thấy phần trăm người có tiền sử gia đình mắc bệnh THA
chiếm tỉ lệ thấp khoảng 21% , chênh lệch rất lớn so với người không có tiền sử
gia đình mắc bệnh THA với tỉ lệ là 72%
- THA và yếu tố nguy cơ không thay đổi được

59
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ THA theo độ tuổi
Nhận xét: Tỉ lệ phần trăm người không mắc THA < 40 là con số tuyệt đối 100%
tuy nhiên thì tỉ lệ mắc bệnh THA ở độ tuổi 40 trở lên thì khá cao từ 40% trở lên,
41% ở độ tuổi từ 40-60, 61% ở người trên 60. Từ biểu đồ cho thấy tuổi càng cao
tỷ lệ THA càng tăng.

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ THA theo giới tính


Nhận xét: Từ biểu đồ cho thấy tỉ lệ mắc THA ở nam giới có xu hướng cao hơn ở
nữ giới

60
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ người mắc THA khi có tiền sử gia đình THA
Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ người mắc THA nếu có tiền sử gia đình
THA thì rất cao khoảng 90% và chỉ có 10% không mắc bệnh THA , còn không
có tiền sử gia đình thì ta có thể thấy rằng tỉ lệ không mắc bệnh cao hơn là 58%.
Từ biểu đồ cho thấy những người có người thân trong gia đình mắc THA thì
nguy cơ mắc tăng huyết áp là rất cao
- THA và yếu tố nguy cơ thay đổi được

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ THA trong nhóm người có yếu tố nguy cơ không thay đổi
được

61
Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ người mắc THA ở mỗi yếu tố nguy cơ
chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 50% trong tổng số, trong đó ăn ít rau, trái cây <
400gram/ngày và ăn ≥ 5 gram muối chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 58% và uống
rượu bia có tỉ lệ mắc THA nhỏ hơn các yếu tố nguy cơ khác là 48%
- THA và sự tuân thủ điều trị của người dân:

Biểu đồ 3.11: Tình hình tuân thủ điều trị của người dân tại địa phương

Biểu đồ 3.12: Tình hình không tuân thủ điều trị của người dân tại địa phương
Nhận xét:
- Tỉ lệ người dân dùng thuốc đều đặn cao khoảng 78% tuy nhiên có
khoảng 22% vẫn chưa sử dụng thuốc đều đặn qua đó giảm hiệu quả điều trị
- Tỉ lệ người dân quên thuốc vẫn còn khoảng 30% và chỉ có 70% người
nhớ sử dụng thuốc thường xuyên
- Ý thức người dân khá tốt trong việc tuân thủ điều trị qua các số liệu
thống kê trong các mục còn lại với các con số đều trên 80% thông qua đó cho
thấy được người có dân có ý thức về việc sử dụng thuốc 1 cách đúng đắn.
3.3.2 Tình hình bệnh tăng huyết áp và hoạt động phòng chống tăng huyết áp
tại trạm y tế phường Thới An Đông

62
Trong năm 2023, tình hình bệnh và công tác phòng chống bệnh tăng huyết
áp tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã có những
diễn tiến phức tạp. Theo số liệu được ghi nhận từ trạm y tế, địa bàn phường Thới
An Đông đã tiếp nhận các trường hợp bệnh, tiến hành khảo sát và tiến hành các
hoạt động phòng chống bệnh tật một cách tích cực.
Về công tác giám sát dịch tễ trên địa bàn, hiện nay ghi nhận trên địa bàn
có 1210 người bệnh THA đến khám và điều trị tại trạm y tế qua phần mềm quản
lý bệnh không lây nhiễm. Độ tuổi ghi nhận mắc bệnh tăng huyết áp là trên 40
tuổi, chủ yếu là những người lớn tuổi có tiền sử dùng nhiều rượu bia, hút thuốc,
ăn mặn và mắc các bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn lipid máu,..Những
người bệnh được quản lý tại trạm y tế tuân thủ điều trị tốt, không có trường hợp
bỏ điều trị.
Về hoạt động phòng chống tăng huyết áp ở địa phương, hiện tại trạm y tế
triển khai nhiều chương trình phòng chống tăng huyết áp. Trong đó, hai hoạt
động chính ở trạm là phát loa nội dung về phòng chống tăng huyết áp và nói
chuyện chuyên đề phòng chống tăng huyết áp. Đầu năm, trạm y tế liên hệ với ban
truyền thông phường để thực hiện phát loa tuyên truyền phòng chống tăng huyết
áp mỗi tuần một lần. Ngoài ra, mỗi tháng trạm y tế tổ chức chương trình nói
chuyên đề phòng chống tăng huyết áp với sự hướng dẫn của 3 bác sĩ tại trạm y tế.
Ngoài việc tuyên truyền phòng chống tăng huyết áp, trạm còn thực hiện chương
trình kiểm tra huyết áp cho người dân trên 40 tuổi mỗi năm một lần. Để đảm bảo
chất lượng việc phòng chống tăng huyết áp, trạm đảm bảo cán bộ tuyên truyền
được tập huấn 2-3 lần/năm hoặc khi có các cập nhật mới về bệnh. Ba cán bộ
tuyên truyền được tập huấn ở trạm là BS Phượng, BS Hải, BS Hà.
Về công tác giám sát, thống kê, báo cáo tình hình THA tại địa phương,
cuối mỗi ngày cán bộ phụ trách thống kê sẽ cập nhật tình hình tăng huyết áp tại
địa phương trên phần mềm báo cáo bệnh không lây nhiễm. Qua phần mềm có thể
dễ dàng thống kê các trường hợp tăng huyết áp đang quản lý tại địa phương, tình
trạng điều trị, quá trình thăm khám bệnh qua đó nắm rõ được tình hình tăng huyết
áp tại địa phương.
3.4. Kết quả thực hiện buổi truyền thông phòng, chống bệnh tăng huyết áp
3.4.1 Tổng quan
Mục tiêu: Sau buổi TT-GDSK, 90% đối tượng nhận biết những đặc điểm
cơ bản của bệnh tăng huyết áp: biểu hiện, đối tượng nguy cơ, hành vi nguy cơ
cũng như những biến chứng của bệnh từ đó có biện pháp hiệu quả phòng chống
bệnh tăng huyết áp.
Đối tượng cần truyền thông: dự kiến 20 đến 25 người, tuổi từ 40 trở lên
đang sinh sống tại Phường Thới An Đông, Quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ.
Địa điểm tổ chức: Phường Thới An Đông, Quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ.
Thời gian tổ chức: Thứ ba, ngày 02/01/2023 (từ 9h30 đến 10h50).
3.4.2 Kết quả:

63
Buổi truyền thông diễn ra khá sôi nổi với sự có mặt của Trưởng Trạm Y tế
Phường Thới An Đông Cô Hà Thị Cẩm Mai, Ths.Bs Lê Trung Hiếu và 16 sinh
viên Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Trong suốt buổi thuyết trình, mọi người luôn tập trung chú ý lắng nghe và
tham gia thảo luận. Người dân đặt câu hỏi, có sự tương tác giữa người dân và
người truyền thông.
Về phần nội dung của buổi truyền thông, nhóm đã truyền tải thành công
đến cho bà con một số thông tin cơ bản về bệnh tăng huyết áp. Bằng chứng là khi
thực hiện những câu hỏi lượng giá, bà con đã đạt được mục tiêu đề ra gồm 90%
đối tượng nhận biết được biểu hiện, đối tượng nguy cơ, hành vi nguy cơ, biến
chứng và cách phòng bệnh tăng huyết áp Về phần vật liệu truyền thông, chọn
cách làm cô đọng nhất có thể để bà con dễ hiểu và ghi nhớ lâu hơn.
Về phần tiếp đón bà con tại Trạm Y tế Phường Thới An Đông, các bạn
hậu cần đã thực hiện rất tốt, niềm nở chào hỏi, trò chuyện trước khi bắt đầu,
chuẩn bị đầy đủ bánh nước cho bà con trong suốt buổi truyền thông và tặng
những phần quà nhỏ làm kỉ niệm khi kết thúc chương trình.
Về phần thuyết trình, nhận thấy các bạn làm khá tốt mặc dù còn lo lắng và
chưa đủ tự tin trong những phút đầu nhưng sau đó các bạn đều trình bày trôi
chảy, lưu loát và tạo không khí sôi nổi, vui vẻ cho buổi truyền thông.
3.4.3 Ưu điểm:
Buổi truyền thông diễn ra liền mạch, không có thời gian chết. Nội dung
trình bày sắp xếp hợp lý.Có tiểu phẩm đầu buổi truyền thông giúp thu hút bà con.
Có phần tổng kết lại một số nội dung chính yếu cho người dân dễ nắm bắt thông
tin vào cuối giờ. Phần câu hỏi cuối giờ thú vị và hiệu quả.
3.4.4 Nhược điểm:
Tiểu phẩm chưa vào rõ được vấn đề thuyết trình.
Lần đầu tổ chức nên nhóm còn nhiều sai nhóm như: slide còn quá nhiều
chữ chưa cô động, còn sử dụng một số từ chuyên ngành và từ viết tắt nên bà con
chưa được hiểu rõ. Một số bạn sinh viên trình bày còn khá nhanh và chưa lưu
loát.
Không có thông điệp tổng kết cuối buổi. Câu hỏi tổng kết còn tương đối
dễ

64
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1.Tình hình thực hiện và mức độ bộ tiêu chí Y tế xã 2030
 Tiêu chí 1: Chỉ đạo điều hành công tác CSSK.
Trạm y tế được xem như là nơi tiếp nhận đầu tiên cũng như là cơ sở y tế gần
nhất với người dân. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của trạm y tế là
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe
cộng đồng và truyền thông, giáo dục sức khoẻ. Trạm y tế phường Thới An Đông
thực hiện tốt các hoạt động truyền thông GDSK, có trang bị các thiết bị truyền
thông để phát tại trạm. Mặt khác, trạm có đầy đủ các hình thức truyền tải thông
điệp qua tranh ảnh, áp phích, tờ rơi,… theo nhiều chủ đề GDSK. Nội dung được
hình ảnh hóa trực quan, sinh động, ngắn gọn nên vẫn đảm bảo truyền tải kiến
thức cần thiết đến người dân đến trạm. Nổi bật về đào tạo cán bộ chuyên trách
truyền thông TYT xã, trạm có cử cán bộ tham dự tập huấn mỗi khi có đợt tập
huấn do tuyến trên triệu tập: mỗi năm một lần nhân viên y tế tại trạm được tập
huấn. Ngoài ra tại TYT cũng có tập huấn hàng tháng cho cán bộ y tế
Bên cạnh đó vẫn có những vấn đề bên ngoài tác động đến tốc độ phát triển
của các hoạt động CSSK người dân như nhận thức người dân về lợi ích của
BHYT còn hạn chế, tỷ lệ người có thẻ BHYT của phường Thới An Đông có tỷ lệ
là 83,92% thấp hơn so với quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nhìn chung thì
Thới An Đông là phường đô thị nhưng thuộc vùng ven, đời sống bà con còn
nhiều khó khăn mức phí BHYT đối với bà con là quá cao, bà con chủ yếu là nông
dân và công nhân chưa thực sự quan tâm và hiểu được tầm quan trọng của việc
tham gia BHYT. Do đó các ban ngành đoàn thể cần có biện pháp phù hợp để
nâng cao tỷ lệ người có thẻ BHYT.
 Tiêu chí 2: Nhân lực y tế
Trạm y tế có nhiều nhiệm vụ và chức năng góp một phần không nhỏ trong hệ
thống mạng lưới y tế quốc gia. Bên cạnh công việc khám chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe, cung cấp thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng, phòng chống
dịch bệnh, tuyên truyền giáo dục mà trạm y tế còn tham gia công tác sơ cứu
người bệnh, chuyển viện,… Và công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng vô cùng
quan trọng, là ưu tiên hàng đầu bởi nó góp phần giảm số người nằm viện ở các
tuyến trên. Trạm y tế còn chăm sóc mọi đối tượng trên địa bàn được phân công
từ người cao tuổi, sản phụ, trẻ em,... Trong những năm gần đây, có đại dịch
Covid-19 thì các trạm y tế đã khẳng định vai trò của mình trong các công tác
phòng chống bệnh tại cộng đồng, nhưng dịch bệnh vẫn đang diễn ra và các bệnh
lây nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn chưa được kiểm soát,
65
công việc của các cán bộ trạm y tế vẫn còn rất nhiều. Với những hoạt động nêu
trên đòi hỏi nguồn nhân lực hợp lý và đủ chức năng, trình độ phù hợp. Nguồn
nhân lực bao gồm các bác sĩ, NVYT khu vực mà còn đòi hỏi là CTV hỗ trợ trạm
y tế trong mọi hoạt động.
Trạm y tế phường Thới An Đông với 7 NVYT đang công tác tại trạm và 1
NVYT đang học chuyên tu bác sĩ tại ĐHYDCT với đủ các chức năng, nhiệm vụ,
cùng với 7 NVYT khu vực và 21 CTV (trên tất cả các lĩnh vực) vẫn đang cố
gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, các CTV cũng thường xuyên được tập
huấn các chương trình do BYT quy định và cũng thường xuyên được giao ban
chuyên môn để điểm lại các khó khăn và thuận lợi trong công tác. Trạm y tế
phường Thới An Đông đã hoàn thành khá tốt về nguồn nhân lực Trạm y tế cả về
số lượng và chất lượng. Song, chất lượng y tế được nâng cao nhưng vẫn còn
nhiều bất cập như số lượng và chất lượng nhân lực y tế phân bổ không đồng đều
giữa các vùng, các tuyến, giữa khám chữa bệnh và y tế dự phòng. Tỷ lệ điều
dưỡng/bác sĩ thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới, không đảm bảo
chăm sóc người bệnh toàn diện. Nhân lực ngành dược chưa đáp ứng đủ nhu cầu
về số lượng và chất lượng, kiểm định chất lượng chưa chặt chẽ. Ngoài ra, việc bổ
sung chậm trễ NVYT ở khu vực Phước Hưng cũng là 1 vấn đề cần giải quyết
nhanh chóng để đảm bảo thông tin của trạm đến với người dân nhanh chóng và
sức khỏe người dân được chăm sóc kịp thời
Cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng, kèm theo ô nhiễm môi trường, tình
hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân thì nguồn lực
y tế cần phải tăng thêm về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân.
 Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT xã.
Phường Thới An Đông với vị trí địa lý thuận lợi, đường xá thuận tiện đi lại
tuy nhiên để người dân đến được Trung tâm y tế huyện Thới Lai phải mất
khoảng 20 phút đi xe máy và mất khoảng 30 phút để đến Bệnh viện đa khoa
Trung ương Cần Thơ. Do đó Trạm y tế phường Thới An Đông là nơi để người
dân trên địa bàn có thể tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất và nhanh nhất, đặc biệt
là trong các trường hợp cần sơ cứu, cấp cứu ban đầu. Trạm được xây dựng ở vị
trí gần như là trung tâm của phường, với tuyến đường dễ dàng tiếp cận, xe ô tô
cứu thương dễ dàng ra vào. Với diện tích đất 2300 m 2, diện tích xây dựng và sử
dụng khối nhà chính từ 1300m2, trạm bao gồm #20 phòng chức năng với các tiêu
chuẩn phù hợp với yêu cầu của BYT, cây xanh bao phủ bao gồm cả vườn thuốc
nam và vườn cây cảnh. NVYT được trang bị 4 máy vi tính và máy in để phục vụ
nhu cầu làm việc. Trạm có nhà kho, nhà để xe, nhà vệ sinh cùng với nguồn nước
sinh hoạt được sử dụng từ nguồn nước cấp từ nhà máy chung của phường, được
kiểm định bởi y tế quận. Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, khan trang, tuy nhiên
chưa được trang bị có giấy vệ sinh. Trạm trang bị các ghế ngồi cho người dân
chờ khám, biển chỉ dẫn, poster tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ. Tuy nhiên số

66
biển chỉ dẫn còn khá ít. Nhìn chung cơ sở hạ tầng tại trạm cơ bản đạt tiêu chuẩn
theo quy định của BYT, nhưng vẫn còn những thiếu sót như nhà vệ sinh chưa
chưa được trang bị giấy vệ sinh, các biển chỉ dẫn còn ít. Trạm y tế vẫn còn thiếu
những nguồn vốn đầu tư xây dựng trạm y tế, các hoạt động nhằm tìm kiếm nguồn
lực, các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng, nâng cấp và mua sắm trang thiết
bị, phương tiện làm việc cho các trạm y tế. Trạm y tế được đầu tư, hoàn thiện cơ
sở vật chất, cùng với trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế ngày càng
được nâng lên cũng chính là cách tạo niềm tin cho người dân khi đến khám, chữa
bệnh đồng thời giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
 Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác
Nhìn chung, TYT phường Thới An Đông có tương đối đầy đủ thuốc y tế,
trang thiết bị, vật tư theo quy định để phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. TYT đã
thực hiện chặt chẽ trong việc quản lý thuốc và đảm bảo an toàn khi sử dụng
thuốc. TYT trang bị 15 đầu sách chuyên môn và một số sách khác nhằm nâng
cao hiểu biết về kiến thức về y tế, bổ sung, cập nhật kiến thức mới kịp thời và có
thêm hiểu biết cơ bản về kiến thức khác như chính trị, xã hội... Cơ sở hạ tầng đủ
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân tại địa bàn xã. Vấn đề bảo
dưỡng định kỳ và cập nhật sách hằng năm thì hoạt động hiệu quả.
 Tiêu chí 5: YTDP, Phòng, chống HIV/AIDS VSMT và ATTP
Về quản lý các bệnh truyền nhiễm và quản lý bệnh nhân HIV/AIDS: Hầu như
TYT thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh, cũng như lập danh sách bảo mật
các bệnh nhân HIV/AIDS trên địa bàn, hỗ trợ CSSK cũng như động viên bệnh
nhân, bên cạnh đó trạm còn thực hiện các biện pháp can thiệp giảm hại dự phòng
lây nhiễm HIV trên địa bàn qua các biện pháp: trao đổi bơm kim tiêm sạch, phân
phát bao cao su,…tại TYT.
Về quản lý các bệnh mạn tính và bệnh không lây nhiễm: TYT có hỗ trợ về
CSSK cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về THA, ĐTĐ, có danh sách và hồ sơ theo
dõi sức khỏe, ngoài ra có quản lý và điều trị các bệnh không lây khác như: hen
phế quản, COPD, ung thư…
Về triển khai các hoạt động đảm bảo ATVSTP: TYT đã tuyên truyền đầy đủ
kiến thức về quy định pháp luật về ATVSTP, hướng dẫn phòng chống ngộ độc
thực phẩm cho người dân đặc biệt là những người kinh doanh cơ sở ăn uống có ý
thức tốt trong vấn đề sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh nên người dân
tuân thủ tốt quy định về ATVSTP. TYT còn phối hợp với TTYT quận và sự hỗ
trợ của các ban ngành đoàn thể như Ủy ban nhân dân phường và Công an phường
nên công tác kiểm tra, giám sát vấn đề ATVSTP được thực hiện cơ bản đầy đủ.
Đặc biệt tại địa phương năm qua không ghi nhận ngộ độc thực phẩm.
 Tiêu chí 6: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT
Về mảng dịch vụ y tế, trạm triển khai được 67/67 chiếm 100% gói dịch vụ y
tế (theo Thông tư 39/2017/TT-BYT) do sở Y tế Cần Thơ quyết định ở tuyến cơ
sở. Cán bộ tại trạm được tập huấn và đào tạo cách thực hiện các kĩ thuật chuyên

67
môn 1 năm/lần. Khám chữa bệnh bằng YHCT là một mảng khá quan trọng thể
hiện qua số lượt khám chữa bệnh thông qua phương pháp YHCT kết hợp YHHĐ
chiếm 31,43%. Để phục vụ cũng như quảng bá thì trạm có trang bị tủ thuốc với
các loại dược liệu khô như: thuốc dòi, phục linh, quế chi,... và trạm có vườn
thuốc thuốc nam mẫu trồng khoảng 30 cây thuốc qua kiểm tra thực tế tại trạm.
TYT đã hoàn thành khá tốt tiêu chí Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
và YHCT như đạt 100% tỷ lệ quản lý người khuyết tật tại địa phương, hiện tại có
67 người tàn tật trên địa bàn phường đang được quản lý. Tỷ lệ dân số có sổ khám
chữa bệnh điện tử trên địa bàn hiện tại là 92,76% dân số tại phường. Về công tác
xử trí cấp cứu đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ thể hiện qua việc từ trước đến nay
chưa ghi nhận trưởng hợp xảy ra tai biến nghiêm trọng hay tử vong do sơ cấp
cứu ban đầu.
 Tiêu chí 7: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em
Tất cả chỉ tiêu đạt đầy đủ điểm gợi ý được trình độ chuyên môn về y khoa nói
chung và trình độ chuyên môn về sản khoa nói riêng đểu tốt . Chỉ tiêu 34 cho
thấy mức độ tiếp cận vắc xin phổ cập theo quy định của BYT là ở mức cao. Trạm
y tế phường Thới An Đông đã hoàn thành tốt tất cả chỉ tiêu mà bộ y tế đưa ra,
thành tích này rất đáng tuyên dương và mong trạm y tế phường Thới An Đông sẽ
nỗ lực duy trì thành tích này.
 Tiêu chí 8: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Về công tác kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng
các biện pháp tránh thai hiện đại của trạm Y tế phường Thới An Đông thuộc mức
cao ≥65%. Nhiều biện pháp và thủ thuật tránh thai được tiến hành với hiệu quả
và an toàn cao cũng được xem như một thành tựu của một cơ sở y tế tuyến xã.
Đồng thời tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của phường Thới An Đông thuộc mức thấp
(<11‰) điều đó gợi ý việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân
phường Thới An Đông tốt. Trạm có thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người
cao tuổi 1 năm/1 lần tại trạm, lập hồ sơ sức khỏe, quản lý người cao tuổi tại địa
bàn bằng hồ sơ phần mềm điện tử nên rất thuận tiện trong việc thăm khám và tư
vấn sức khỏe cho người dân tại xã. Triển khai tốt các biện pháp nhằm giảm mất
cân bằng giới tính khi sinh. Các hoạt động truyền thông ở trạm triển khai khá
hoàn thiện và hiệu quả, cho nên các công tác tư vấn giáo dục tiếp cận đến từng
đối tượng tương ứng phù hợp. Trạm đã triển khai thực hiện tư vấn tốt về tâm sinh
lý và sức khoẻ trước khi kết hôn qua các buổi tuyên truyền tại trạm, quản lý các
đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền.
 Tiêu chí 9: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
Trước tiên, nói đến việc thực hiện tiêu chí Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
được đánh giá dựa theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (Ban hành kèm theo
Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
thì Trạm Y tế phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã
làm khá tốt, với tổng điểm là 3/3 so với điểm chuẩn. Về các phương tiện truyền

68
thông, trạm hiện tại có tương đối đầy đủ các phương tiện, đảm bảo công tác
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe được hỗ trợ và triển khai tốt, đồng thời cũng
có đủ các cơ sở vật chất như tủ đựng và các tài liệu truyền thông để hỗ trợ tổ
chức các buổi truyền thông một cách thuận tiện. Về các hoạt động tuyên truyền,
truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn xã: các cán bộ của trạm thực hiện tốt
vai trò của mình, đó là cung cấp thông tin cần thiết cho từng cá nhân đến khám
chữa bệnh tại trạm và khi cán bộ đến khám chữa bệnh tại nhà dân hay khi thực
hiện các chiến dịch trên địa bàn, đảm bảo người dân được tư vấn đầy đủ. Bên
cạnh đó trạm cũng thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông lớn nhỏ, kết hợp
với các cơ quan đoàn thể khác nhau tại xã và hỗ trợ các cơ quan ở tuyến huyện
hay tuyến trung ương trong các đợt triển khai các chiến dịch có nhà tài trợ. Trạm
cũng có các hợp đồng hợp tác với các ban ngành như Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ
Nữ, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh Việt Nam... để
thuận tiện triển khai các kế hoạch truyền thông nói riêng và các kế hoạch bảo vệ
sức khỏe của người dân khác có lồng ghép truyền thông. Để đánh giá khách quan
hơn về việc thực hiện các chỉ tiêu, nhóm khảo sát có thực hiện một so sánh với
nghiên cứu tương tự tại Trạm Y tế phường Thới An Đông, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ, thì đã nhận được kết quả không khác biệt quá nhiều. Cụ thể
là trạm cũng có gần như đầy đủ (12/15) các phương tiện Truyền thông - Giáo dục
sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, so với Trạm Y tế phường Thới An Đông là
11/15, có các tủ có ngăn đựng gồm băng đĩa, áp phích, tờ rơi, bài viết...ngoài ra
cũng có kệ đựng các poster tuyên truyền. Trạm Y tế phường Thới An Đông cũng
triển khai tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền 1 lần/tháng, phối hợp chặt chẽ
với các ban ngành đoàn thể xã trong công tác truyền thông. Các hoạt động thông
tin tại trạm TYT, tại cộng đồng (xuống từng ấp), tại trường học( y tế trường học),
đồng thời cũng hợp tác với Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội thanh niên, Hội
Văn hóa xã hội, ...
Bên cạnh đó qua khảo sát, cũng nêu ra được những mặt còn hạn chế của Trạm
Y tế phường Thới An Đông, như có nhiều phương tiện truyền thông đã quá cũ
hoặc bị hư hỏng mà chưa thể sửa chữa dẫn đến không thể dùng được (như tivi,
đầu CD, đài Cassette, bộ loa tăng âm) và chưa được cấp máy ảnh kỹ thuật số, đây
cũng là điểm mà Trạm Y tế phường Thới An Đông khắc phục được do trạm mới
xây cách đây chưa lâu nên các thiết bị truyền thông hầu như đều được đảm bảo
khá tốt.
Thông qua những gì đã được phân tích ở trên từ kết quả nghiên cứu, nhận
thấy rằng cơ sở vật chất tại Trạm Y tế phường Thới An Đông cần được chú trọng
hơn, trong thời đại công nghệ hóa hiện đại hóa như mạng xã hội thì điều này thật
sự rất cần thiết được đẩy mạnh, bởi có như vậy công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe mới đạt hiệu suất tối ưu nhất, từ đó sức khỏe của người dân tại xã mới
được đảm bảo tốt nhất.
 Tiêu chí 10: Ứng dụng công nghệ thông tin

69
So với Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 (Ban hành kèm theo
Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y
tế) thì đây chính là điểm mới, được bổ sung để phù hợp với xu hướng phát triển
hiện đại hóa của nước ta. Tuy chỉ mới được đề ra, nhưng Trạm Y tế phường Thới
An Đông, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ dường như đã hoàn thành khá tốt
với tổng điểm là 3,5/4 so với điểm chuẩn. Các cán bộ chính thức tại trạm (8 cán
bộ) đều có chứng chỉ tin học và đủ kiến thức để sử dụng thành thạo máy tính
cùng các phần mềm ứng dụng lên quan tới mảng phụ trách của từng cán bộ.
Đồng thời, trạm đã triển khai được 5/6 phần mềm mà Bộ Y tế yêu cầu (Quản lý
tiêm chủng, Quản lý bệnh không lây nhiễm, Quản lý thanh quyết toán KCB
BHYT, hồ sơ sức khỏe cá nhân, Thống kê y tế điện tử), giúp nâng cao hiệu quả
quản lý theo dõi sức khỏe của người dân trên địa bàn, dễ dàng cập nhật và báo
cáo cho tuyến trên. Kết quả trên trạm y tế đang làm rất tốt vai trò ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân tại xã.
Còn về việc triển khai hoạt động tư vấn khám chữa bệnh từ xa
(Telemedicine): TYT phường Thới An Đông chưa thể thực hiện được với các lý
do sau: TYT phường Thới An Đông ở không quá xa trung tâm thành phố Cần
Thơ- nơi có các bệnh viện lớn. Thêm vào đó các địa phương quanh trạm tương
đối gần với Trung tâm Y tế quận nên nhu cầu tư vấn thăm khám tại trạm khá ít.
Các cán bộ y tế tuy đã được đào tạo chuyên môn để triển khai các hoạt động
khám chữa bệnh từ xa nhưng vẫn chưa sử dụng thành thạo và thiếu nhân lực
quản lý hoạt động này. Đa phần người dân lớn tuổi thì việc sử dụng các thiết bị
kết nối Internet rất khó khăn. Thêm vào đó đa phần người dân vẫn tâm lý chủ
trương khám, cấp thuốc trực tiếp mới có hiệu quả, họ mới yên tâm về bệnh của
mình và cũng không phải phụ thuộc vào tình trạng mạng kết nối.
Theo kết quả nghiên cứu thì Trạm Y tế phường Thới An Đông vẫn còn phần
mềm khám chữa bệnh từ xa chưa được ứng dụng, nhưng trong tương lai không
xa chắc chắn sẽ sớm được triển khai. Dù tiêu chí chỉ mới được đưa ra nhưng
Trạm Y tế xã phường Thới An Đông đã không hề bị chậm so với nhịp độ phát
triển của thời đại công nghệ ứng dụng thông tin, mà đang từng bước khẳng định
vai trò của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân ngay tại tuyến y tế
cơ sở, mở ra một hy vọng mới cho ngành y tế nước nhà.
4.2. Bàn luận về chương trình phòng chống THA và bàn luận về tình hình
phòng chống THA tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy
4.2.1. Bàn luận về tình hình phòng chống THA tại phường Thới An Đông:
- Về công tác giám sát dịch tễ: Tình hình dịch tễ bệnh THA tại phường Thới An
Đông khá phổ biến, đối với người mắc bệnh đa số là người lớn tuổi và có nhiều
yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh THA, mặc dù số lượng người mắc bệnh THA trong
cộng đồng địa phương khá cao nhưng số lượng người đến khám chữa bệnh và
được quản lý tại TYT còn khá thấp, bên cạnh đó tuy chưa ghi nhận số người tử
vong/ biến chứng vì bệnh THA nhưng TYT cần có những kế hoạch, hoạt động

70
nhằm mục đích vận động, tuyên truyền phòng chống bệnh THA đạt hiệu quả hơn
cũng như giúp người dân nâng cao hiểu biết về bệnh THA, tích cực hơn trong
việc kiểm soát bệnh tật.
- Về công tác giám sát, thống kê tình hình THA: báo cáo về tình hình bệnh THA
tại trạm y tế phường bằng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh không lây, có
hồ sơ quản lý người bệnh THA ở địa phương khá tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế TYT còn bỏ sót và chưa quản lý được nhiều người bị bệnh THA cần đặt
ra nhiều biện pháp hơn để quản lý người bệnh THA nhằm phòng chống biến
chứng của THA tốt hơn
- Về việc chuyển tuyến, TYT chuyển viện vì vượt quá khả năng là hợp lý. Vì
huyết áp luôn biến động và có nhiều biến chứng nguy hiểm, nên bệnh nhân
chuyển tuyến cao hơn để có thể kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân tốt hơn đề
phòng các biến chứng nguy hiểm của THA cũng như có thể làm các cận lâm sàng
chuyên khoa để tầm soát và theo dõi biến chứng của bệnh THA
- Về công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế phần lớn bệnh nhân đến với triệu
chứng đau đầu, hoa mắt / chóng mặt và được chẩn đoán THA một cách tình cờ.
Nên TYT cần tuyên truyền khuyến khích người dân khám sức khỏe định kỳ để
theo dõi và quản lý bệnh THA. TYT nên tổ chức nhiều đợt khám sàng lọc THA
trong cộng đồng, có thể rút ngắn thời gian giữa các đợt khám sàng lọc xuống còn
1 tháng/1 lần , đặc biệt khuyến khích người >=40 tuổi hoặc những người có yếu
tố nguy cơ cao đến khám.
- Về công tác kế hoạch, chương trình phòng chống THA (công tác cung cấp kiến
thức phòng chống THA cho người dân), các kế hoạch và hoạt động đề ra từ ban
chỉ đạo phòng chống bệnh THA chủ động phường Thới An Đông vẫn luôn được
diễn ra đúng tiến độ, nguồn nhân lực trong việc thực hiện công tác kế hoạch và
chương trình phòng chống THA thực sự có kiến thức nhất định về bệnh THA và
các phương thức tuyên truyền nhìn chung đa dạng, dễ hiểu, dễ dàng tiếp cận đến
mọi đối tượng người dân, tuy nhiên cần xem xét lại việc chỉ đạo thực hiện các kế
hoạch và hoạt động phòng chống THA như hiện nay đã thực sự có hiệu quả chưa
trong khi có thể dễ dàng nhận thấy số ca bệnh THA trên địa bàn xã vẫn tiếp tục
tăng. Qua đây, đề nghị những bộ phận liên quan đến kế hoạch và hoạt động
phòng chống THA cần đặt ra phương hướng và tìm cách giải quyết để có thể tăng
cường công tác tuyên truyền giúp người dân nâng cao hiểu biết và giảm bớt chủ
quan về bệnh THA hiện nay.
4.2.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu tại phường Thới An Đông, quận Bình
Thủy
a) THA và các yếu tố nguy cơ thay đổi được
- Kết quả nghiên cứu ghi nhận được tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm có hút
thuốc lá/ thuốc lào 57% cao hơn nhóm không hút thuốc lá 43% , trong khi chỉ có
39,5% ở nghiên cứu của Lê Minh Hữu [1] và 19,4% trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Yến [10] nhưng tất cả đều đều cho thấy người có thói quen hút

71
thuốc lá bị THA cao hơn người không hút thuốc lá. Hút thuốc kích thích hệ tim
mạch làm HA tăng, nhịp tim đập nhanh hơn dẫn đến hậu quả là tim làm việc
nhiều một cách vô ích, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch như THA, nhồi
máu cơ tim và tử vong. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh THA sẽ giảm ngay sau khi
ngừng hút thuốc, kể cả người hút nhiều hay hút lâu năm. Nếu từ bỏ thuốc lá thì
mức độ nguy cơ sẽ gần như tương đương với những người chưa bao giờ hút
thuốc lá. Vì vậy, việc giáo dục sức khỏe cho người dân trong cộng đồng để thay
đổi hành vi, thói quen là rất cần thiết để giảm thiểu tác hại của thuốc lá gây ra,
góp phần phòng chống THA trong cộng đồng hiện nay
- Trong nghiên cứu này tỷ lệ uống rượu bia mắc tăng huyết áp là 48%
nhưng không uống rượu bia thì tỷ lệ này lại cao hơn, lý giải cho sự khác biệt này,
có thể vì đối tượng khảo sát trong nghiên cứu chúng tôi số lượng nữ giới cao hơn
nam giới (nữ giới chiếm 62%) nên việc sử dụng rượu bia ít được ghi nhận hoặc
có sai sót một ít ở khâu thu thập số liệu chưa chính xác và trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Yến cũng chiếm tỷ lệ cao là 30,6% [10]. Nhìn chung uống rượu
bia cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp, việc uống quá mức rượu bia sẽ
gây nhiều rối loạn nữa ngoài THA còn tăng tổn thương gan, biến chứng thần kinh
trung ương.
Ăn > 5g muối và ăn ít rau trái cây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao ở
nhóm người tăng huyết áp 58% trong nghiên cứu này và chiếm 38,3% [1] trong
nghiên cứu của Lê Minh Hửu. Do nhiều thức ăn tự nhiên đã chứa muối hoặc
muối được thêm trong chế biến. Người trưởng thành nên ăn <5g muối/ngày tuy
nhiên đa số chúng ta ăn nhiều hơn khuyến cáo. Chúng ta cần hạn chế cho muối
và thức ăn khi nấu nướng, hạn chế chấm thêm nước chấm khi ăn đồng thời cũng
nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả, trái cây, đó cũng phần nào hạn chế nguy cơ
dẫn đến THA.
- Qua kết quả phân tích, tỷ lệ THA ở người ít hoạt động thể lực (<150
phút/tuần) là 55% và ở người hoạt động thể lực nhiều (≥ 150 phút/ tuần) là 45%
so với kết quả của Lê Minh Hữu [1] là tỷ lệ THA ở người ít hoạt động thể lực
(<150 phút/tuần) là 47,7% và ở người hoạt động thể lực nhiều (≥ 150 phút/ tuần)
là 32,6%. Nên là vận động thể lực đủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần vào việc giảm nguy cơ tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới, hoạt động đều đặn 30 phút/ngày với cường độ trung bình, ít nhất 5
ngày/tuần, tức 150 phút/tuần hoặc với cường độ cao ít nhất 75 phút/tuần mang lại
lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói
riêng.
b) THA và các yếu tố nguy cơ không thay đổi được
Đối tượng nghiên cứu có các yếu tố nguy cơ không thay đổi được của bệnh tăng
huyết áp là những dấu hiệu cảnh báo sớm. Trong tổng số 100 đối tượng khảo sát
trên địa bàn Phường Thới An Đông nhận thấy rằng:

72
- Tỷ lệ THA theo độ tuổi của người dân TYT phường Thới An Đông, tỷ lệ
người dưới 40 tuổi mắc bệnh THA chiếm 0%. Tỷ lệ số người 40 đến 60 tuổi
chiếm 41%. Trong đó, lứa tuổi trên 60 tuổi chiếm cao nhất với 61%. Kết quả này
có sự tương đồng với nghiên cứu của Trần Phi Hùng năm 2012, của Nguyễn Anh
Trí năm 2017 tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đều tìm thấy mối liên quan
giữa THA và tuổi. Có thể thấy rằng tỷ lệ THA tỷ lệ thuận với tuổi, tuổi càng cao
thì tỷ lệ THA càng tăng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu
khác trên thế giới. Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, do thành
động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế
làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn [1].
- Phân bố độ giới tính của người dân được phỏng vấn: số liệu cho thấy
trong đợt khảo sát, tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nữ chiếm 48%,
tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới chiếm 58%, cho thấy tỷ lệ giữa hai giới nam nữ
mắc bệnh THA trong đối tượng nghiên cứu đợt này tương đương nhau, không có
ý nghĩa khác biệt trên hai giới.. Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Anh Trí năm 2017 với tỷ lệ THA ở nam giới là 39,1% thấp hơn ở nữ
giới 41,1%. Tuy nhiên, đã có các nghiên cứu ghi nhận được sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa THA và giới tính như nghiên cứu của Trần Phi Hùng năm
2012 tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; nghiên cứu của Hoàng Văn Bình
năm 2020 tại tỉnh Thái Bình , nhận thấy ở các đối tượng thì tỷ lệ nam giới bị
THA cao hơn nữ giới [1].
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp của người dân được phỏng vấn:
số liệu cho thấy tỷ lệ phần trăm có tiền sử gia đình mắc tăng huyết áp chiếm
21%, chiếm tỷ lệ thấp nhưng đây cũng là một con số đáng kể cần lưu ý và yếu tố
này cũng là một yếu tố cảnh báo sớm gây nên bệnh tăng huyết áp.
Đây là những yếu tố nguy cơ không thay đổi được, vì vậy cần nâng cao kiến thức
những vấn đề về khác về bệnh THA cho người dân.

73
KẾT LUẬN
1. Tiêu chí phân vùng TYT phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, Tp.
Cần Thơ.
TYT phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ thuộc
vùng 2 theo quyết định số 1300 /QĐ-BYT ban hành ngày 09/3/2023. TYT
phường Thới An Đông đã thực hiện đầy đủ những chức năng, nhiệm vụ của TYT
xã đúng theo quyết định phân vùng và có những nội dung thực hiện tốt vượt yêu
cầu đề ra đối với TYT vùng 2.
2. Các chỉ số giám sát hoạt động Trạm Y tế theo quyết định số 1300/QĐ-
BYT

Tiêu chí Nội dung Điểm

Tiêu chí 1 Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK 12/14

Tiêu chí 2 Nhân lực y tế 9.5/10

Tiêu chí 3 Cơ sở hạ tầng TYT xã 12/12

Tiêu chí 4 Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác 9/9

Tiêu chí 5 YHDP, Phòng, chống HIV/AIDS, VSMT và ATTP 19/19

Tiêu chí 6 Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT 12/12

Tiêu chí 7 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em 6/6


74
Tiêu chí 8 Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 10/11

Tiêu chí 9 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 3/3

Tiêu chí 10 Ứng dụng công nghệ thông tin 3.5/4

Tổng

Trạm y tế phường Thới An Đông được 93,5 trên 100 điểm, đã đạt tiêu chí
quốc gia về y tế xã tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí bị hạn chế.

3. Tình hình tăng huyết áp và các phòng chống tăng huyết áp tại địa phương
Theo thống kê của trạm y tế phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ 1210
mắc bệnh THA, chiếm 9,5% tổng dân số xã trong đó có 82,9% tương đương
1003 người được quản lý và điều trị và có 140 người được theo dõi trên app
facare, chưa ghi nhận số ca tử vong do bệnh THA/ biến chứng do THA. TYT
Thới An Đông đã tích cực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện thường niên các
chương trình phòng chống THA cho người dân trên địa bàn qua các hành động
cụ thể như: tổ chức khám sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp THA ngoài
cộng đồng định kỳ 3 tháng 1 lần dựa vào nhân lực có sẵn của TYT và sự hỗ trợ
của CTV nhân dân ở từng ấp và sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
trong các đợt thực tập, khám sàng lọc các yếu tố gây bệnh lý tim mạch,...TYT
vận dụng đa dạng hình thức truyền thông – giáo dục sức khỏe từ trực tiếp bằng
cách tư vấn, truyền thông sức khỏe tại TYT và tại cộng đồng đến gián tiếp qua
thông tin từ đài phát thanh của xã và các tờ rơi, áp phích phát cho người dân.
TYT xã cũng tổ chức quản lý chặt chẽ các trường hợp THA trên địa bàn,
luôn nắm bắt kịp thời và đầy đủ những trường hợp mới phát hiện và bổ sung kịp
thời vào danh sách quản lý của trạm.
Nhìn chung TYT phường Thới An Đông có thái độ nghiêm túc và quyết
tâm trong việc phòng chống bệnh THA tuy nhiên về độ bao phủ kiến thức trong
bộ phận người dân vẫn còn vài hạn chế do nhiều nguyên nhân khiến cho công tác
phòng chống bệnh THA chưa thể thành công toàn diện.
4. Kiến thức của người dân phường Thới An Đông về bệnh THA
Kiến thức của người dân về bệnh THA tại phường Thới An Đông còn
nhiều thiếu sót, đặc biệt là kiến thức về các yếu tố nguy cơ, biến chứng, và biện
pháp phòng chống THA

75
KIẾN NGHỊ

1.Về tình hình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm
2030:
- Cần lắp thêm các biển chỉ dẫn lối đi để bệnh nhân thuận tiện trong việc
di chuyển trong trạm
- Cần vệ sinh sạch sẽ sàn nhà tiêu, bệ xí ở trạm , cung cấp thêm giấy vệ
sinh để thuận tiện cho người dân đến trạm
- Vận động bà con địa phương tham gia BHYT, bằng cách tổ chức những
cuộc họp mặt để cán bộ có chức năng phổ biến những lợi ích của việc sử dụng
thẻ bảo hiểm trong khám chữa bệnh và bà con cũng có cơ hội bày tỏ những khúc
mắc, bất cập của mình, từ đó có những phương hướng giải quyết khác nhau.
- Tiến hành áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khám
chữa bệnh từ xa bằng cách nâng cao chất lượng trang thiết bị hiện đại, nâng cao
công tác và trình độ chuyên môn cũng như có những chiến dịch phổ biến về
chương trình mới này để bà con biết được và áp dụng thuận tiện hơn.
2. Về chương trình phòng chống tăng huyết áp Qua những kết quả của
nghiên cứu về phòng chống tăng huyết áp tại trạm y tế phường Thới An
Đông, nhóm khảo sát của chúng tôi có một số kiến nghị sau đây:
- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền về bệnh tăng huyết áp
đến cho người dân (đàm tọa, cuộc thi, trò chơi, phát loa tuyên truyền, tờ rơi,…)
về các biểu hiện, nguy cơ, biến chứng, các hành vi, phòng bệnh tăng huyết áp.
Hướng dẫn cụ thể người dân đang mắc tăng huyết áp hoặc có người nhà đang
mắc sử dụng các loại thuốc tăng huyết áp đúng, đủ, và theo dõi sức khỏe thường
xuyên. Hướng dẫn người dân đo huyết áp tại nhà, hoặc đến các cơ sở y tế gần
nhất để được theo dõi.

76
- Tổ chức các buổi khám sức khoẻ để phát hiện sớm người dân có nguy cơ
tăng huyết áp và theo dõi chặt chẽ những người đã mắc tăng huyết áp về biến
chứng, cách sử dụng thuốc.
- Xây dựng dữ liệu theo dõi sức khoẻ những người có nguy cơ và đang
mắc bệnh huyết áp tại trạm y tế để thuận tiện cho nhân viên y tế.
- Tìm kiếm hỗ trợ tài chính ngoài ngân sách quy định để khắc phục hạn
chế về công tác tuyên truyền và theo dõi người mắc bệnh.

KẾ HOẠCH BUỔI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TĂNG


HUYẾT ÁP
1. Thực trạng
Theo thống kê của TYT phường Thới An Đông, năm 2023 đã có khoảng
82,9% người bị THA được quản lý và điều trị tăng huyết áp tại TYT phường
Thới An Đông.
Bệnh tăng huyết áp là một bệnh không lây nhiễm được quan tâm rất nhiều
trong thời gian gần đây, là một bệnh lí đáng quan ngại với cộng đồng và có thể
gây nhiều biến chứng nặng nề thậm chí có thể tử vong nếu không được nhận biết
kịp thời và phòng chống hiệu quả.
2. Mục tiêu:
Sau buổi TT-GDSK, 90% đối tượng nhận biết được biểu hiện, biến chứng,
đối tượng nguy cơ, hành vi nguy cơ và 90% áp dụng đúng các biện pháp phòng
chống tăng huyết áp.
3. Chủ đề truyền thông: Phổ biến các dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống
bệnh tăng huyết áp.
4. Đối tượng cần truyền thông: dự kiến 20 – 30 người, tuổi từ 40 tuổi trở lên
đang sinh sống tại phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ.
5. Địa điểm tổ chức: Giảng đường 3 khoa Kỹ Thuật, trường Đại học Y Dược
Cần Thơ
6. Thời gian tổ chức: Thứ 3, ngày 02/01/2023 (từ 9h30 đến 10h50)
7. Ban tổ chức
- Đại diện TYT: Hà Thị Cẩm Mai - Trưởng Trạm y tế xã Thới An Đông
- Đại diện trường: Ths.Bs Lê Trung Hiếu - Giảng viên Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ
- 16 sinh viên nhóm 3 thuộc Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
77
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
1. Phương pháp truyền thông:
Nói chuyện giáo dục sức khoẻ trực tiếp kết hợp trình chiếu, tờ gấp.
2. Phương tiện và tài liệu truyền thông:
- Tờ gấp về phòng chống tăng huyết áp
- Bản trình chiếu phòng chống tăng huyết áp
3. Cách kiểm tra, đánh giá kết quả:
Đặt câu hỏi cho đối tượng trả lời, quan sát thái độ trong suốt quá trình
trình bày và post – test sau phần trình bày nội dung.
4. Khung chương trình:
Tố Quyên
Kim Hương
1 9h30-9h45 Chuẩn bị đầu buổi truyền thông
Diễm Nguyên
Phương Anh
Tố Quyên
Kim Hương
2 9h45-9h50 Công tác đón tiếp người dân và đại biểu
Diễm Nguyên
Phương Anh
Giới thiệu chương trình
3 Thanh Nga
Giới thiệu đại biểu và người tham gia
Anh Lộc
9h50-10h Tiểu phẩm giới thiệu chủ đề buổi truyền Hoàng Sơn
4
thông Hữu Nhân
Thanh Danh

5 Khai mạc buổi truyền thông Thanh Nga

Hoàng Nguyên
6 Đại cương, dịch tễ học về tăng huyết áp

Mỹ Uyên
7 10h-10h10 Định nghĩa về tăng huyết áp
Thuý Hằng

8 Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp Hiền Tính

9 10h10-10h20 Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp Hoàng Hân

78
10 Biến chứng của bệnh tăng huyết áp Thanh Danh

Hữu Nhân
11 Biện pháp phòng chống tăng huyết áp
Trí Thành

12 Tổng kết về tăng huyết áp Anh Lộc


10h20-10h30
Lượng giá kiểm tra kiến thức
13 Anh Lộc

Tất cả thành
14 10h30-10h40 Giải đáp thắc mắc
viên

15 10h40-10h45 Ý kiến của giảng viên

16 10h45-10h50 Bế mạc buổi truyền thông Thanh Nga


5. Phân công nhiệm vụ:
STT Nhiệm vụ Phân công
1 Lập kế hoạch, viết kịch Tố Quyên, Diễm Nguyên, Kim Hương
bản, viết khung chương
trình
2 Chuẩn bị vật liệu truyền Phương Anh, Tố Quyên, Hoàng Sơn
thông
3 Dẫn chương trình Thanh Nga
4 Trình bày nội dung Hoàng Nguyên, Anh Lộc, Mỹ Uyên, Thuý
Hằng, Hiền Tính, Trí Thành, Hữu Nhân,
Thanh Danh, Hoàng Hân
5 Quay phim chụp hình Phúc Thịnh
6 Hậu cần Diễm Nguyên, Kim Hương, Tố Quyên
6. Dự trù kinh phí:
STT Tên Số lượng Thành tiền (vnđ)
1 Vật liệu truyền thông 2 50.000
2 Dụng cụ diễn kịch 3 30.000
Tổng 80.000

79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1]. Lê Minh Hữu (2021), ‘‘Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở
người dân từ 25 tuổi trở lên tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần
Thơ năm 2021’’, TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 37/2021

[2]. Phương Lan (2023), “Đánh giá thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã,
giai đoạn đến năm 2030 tại Trạm Y tế xã Vĩnh Khánh”, Từ:
https://baoangiang.com.vn/danh-gia-thuc-hien-bo-tieu-chi-quoc-gia-ve-y-te-xa-
giai-doan-den-nam-2030-tai-tram-y-te-xa-vinh-kh-a367126.html

[3]. Trần Võ Huỳnh Nghĩa Nhân và Huỳnh Ngọc Thanh (2016). “Nghiên cứu
tình hình tăng huyết áp, kiến thức và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở
người từ 40 tuổi trở lên tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ năm 2016”, Tạp chí Đại Học Dược Cần Thơ.

[4]. Hồng Nhung (2023), “Kế hoạch thực hiện xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế
trên địa bàn tỉnh năm 2023”. Từ: https://backan.gov.vn/Pages/ke-hoach-thuc-
hien-xa-dat-bo-tieu-chi-quoc-gia-ve--8ef4.aspx

[5]. Bảo Quân (2023), “An bình: giám sát bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã quý 1
năm 2023”. Từ: https://ninhkieu.cantho.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/ninhkieulibrary/
siteninhkieu/noidungtrang/tinhoatdongcuaphuong/an+binh+-
+giam+sat+bo+tieu+chi+quoc+gia+ve+y+te+xa+quy+i+nam+2023-05-03

[6]. Trần Kim Sơn (2022), ‘‘Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến
tăng huyết áp ở người trưởng thành, ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm
2022’’, TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ –SỐ 57/2023

[7]. Văn Toàn, Minh Phụng (2023) “Quận Ninh Kiều, Huyện Cờ Đỏ, Phong
Điền: Kiểm tra công tác y tế 6 tháng đầu năm 2023 tại các trạm Y tế”. Từ:
80
https://soytecantho.vn/?
tabid=979&ndid=190995&key=Quan_Ninh_Kieu_Huyen_Co_Do_Phong_Dien_
Kiem_tra_cong_tac_y_te_6_thang_dau_nam_2023_tai_cac_tram_Y_te

[8]. Hữu Tri (2023), “Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai
đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, Từ:
https://binhthuan.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieu-hanh/ke-hoach-thuc-hien-bo-
tieu-chi-quoc-gia-ve-y-te-xa-giai-doan-den-nam-2030-tren-dia-ban-tinh-binh-
635999

[9]. Nguyễn Anh Trí (2017), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố
liên quan ở người từ 25 tuổi trở lên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm
2017’’, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y dược Cần Thơ

[10]. Nguyễn Thị Kim Yến, Phạm Thị Tâm (2021) “Nghiên cứu tình hình tăng
huyết áp và một số yếu tố nguy cơ tim mạch của người từ 18 tuổi trở lên tại thành
phố Bến Tre năm 2021”. Tạp chí Đại Học Dược Cần Thơ.

[11]. https://tanghuyetap.vn/tin-tuc/so-nguoi-bi-tang-huyet-ap-da-o-muc-bao-
dong-do

[12]. http://www.pasteurhcm.gov.vn/data/upload/Tin%20T%E1%BB%A9c/Dao
%20tao/NGUYEN%20NGOC%20HUY%20LATS.final.pdf

[13]. https://trungtamytebinhtan.medinet.gov.vn/chuyen-muc/bai-tuyen-truyen-
ve-phong-chong-benh-tang-huyet-ap-cmobile17048-102622.aspx

[14]. https://soytecantho.vn/Default.aspx?
tabid=979&NDID=231219&key=Hoi_thao_tan_cuong_phoi_hop_lien_nganh_tr
ong_cong_tac_phong_chong_benh_lay_nhiem

[15]. https://medinet.hochiminhcity.gov.vn/giai-thuong-thanh-tuu-y-khoa-viet-
nam-nam-2023/de-cu-04-cham-soc-nguoi-benh-tang-huyet-ap-va-dai-thao-
duong-tai-cong-dong-cmobile16591-67206.aspx#:~:text=S%E1%BB%91%20li
%E1%BB%87u%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tra%20cho,v%E1%BB%9Bi
%204%2C6%20tri%E1%BB%87u%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di

[16]. https://dangcongsan.vn/y-te/cu-5-nguoi-truong-thanh-thi-co-1-nguoi-mac-
tang-huyet-ap-490697.html

Tiếng Anh

[17]. WHO (2011),Global status report on noncommunicable diseases


2010,WHO press, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland.

81
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG PHÂN CÔNG THIẾT KẾ CÔNG CỤ THU THẬP SỐ
LIỆU, BẢNG PHÂN CÔNG VIẾT BÁO CÁO, BẢNG PHÂN CÔNG THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

BẢNG PHÂN CÔNG THIẾT KẾ CÔNG CỤ TTSL, PHÂN CÔNG KẾ


HOẠCH TRUYỀN THÔNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Thiết kế công Buổi truyền thông Bài báo cáo
STT HỌ VÀ TÊN cụ TTSL

Tiêu chí 8 Viết khung chương trình, 3.2.2


1 Lê Nguyễn hậu cần 4.1
Kim Hương 4.2.2

Bộ câu hỏi Trình bày nội dung đại 3.2.2


2 Võ Hoàng tăng huyết áp cương tăng huyết áp 3.4
Nguyên Kết luận
Kiến nghị
Tiêu chí 9 Trình bày nội dung phần 3.1
3 Nguyễn Thanh biến chứng tăng huyết áp 3.2.2
Danh 4.1

Tiêu chí 4 Trình bày nội dung phần Trang bìa + Lời
4 Đỗ Ngọc triệu chứng tăng huyết áp cảm ơn
Hoàng Hân 1.3
Chương 2
3.2.2
4.1

Tiêu chí 1 Trình bày nội dung phần 1.1


5 Võ Lê Thúy định nghĩa tăng huyết áp 3.2.2
Hằng 4.1

82
Tiêu chí 5 Kịch bản, chuẩn bị vật liệu 3.2.2
6 Nguyễn Thị buổi truyền thông 4.1
Tố Quyên Kế hoạch buổi
truyền thông
Bộ câu hỏi Trình bày nội dung 3.3
7 Hồ Phạm Anh tăng huyết áp 3.4
Lộc 4.2.1

Tiêu chí 3 Hậu cần, chụp hình 3.2.1


8 Nguyễn Phúc Tài liệu tham
Thịnh khảo

Tiêu chí 10 Dẫn chương trình 3.2.2


9 Võ Thị Thanh 4.1
Nga 4.2.2

Bộ câu hỏi Trình bày nội dung phần Các từ viết tắt
10 Nguyễn Trí tăng huyết áp phòng ngừa tăng huyết áp Mục lục
Thành 3.3
4.2.1
Tài liệu tham
khảo
Tiêu chí 5 Kịch bản buổi truyền 3.2.2
11 Đặng Diễm thông, hậu cần 4.1
Nguyên Phụ lục

Tiêu chí 6 Trình bày nội dung phần 3.2.2


12 Cao Hoàng yếu tố nguy cơ tăng huyết 3.3
Sơn áp 3.4
4.1

Tiêu chí 2 Trình bày nội dung phần Đặt vấn đề


13 Hồ Thị Mỹ định nghĩa tăng huyết áp 3.2.2
Uyên 4.1

Tiêu chí 6 Trình bày nội dung phần 1.2


14 Đinh Hiền yếu tố nguy cơ tăng huyết 3.2.2
Tính áp 4.1

83
Bộ câu hỏi Chuẩn bị vật liệu buổi 3.3
15 Nguyễn Thị tăng huyết áp truyền thông, hậu cần 4.2.1
Phương Anh Tổng hợp

Tiêu chí 7 Trình bày nội dung phần Chương 2


16 Nguyễn Hữu phòng ngừa tăng huyết áp 3.2.2
Nhân 4.1

BẢNG PHÂN CÔNG VIẾT BÁO CÁO

CÔNG VIỆC NGƯỜI


PHỤ
TRÁCH

Trang bìa Nguyễn Trí


Thành

Lời cảm ơn

Các từ viết tắt sử dụng trong báo cáo

Mục lục chi tiết

Đặt vấn đề Hồ Thị Mỹ


Uyên

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1 Nội dung sơ lược các tiêu chí quốc gia về y tế xã. Võ Lê Thúy
Hằng

1.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được tiêu chí quốc Đinh Hiền
gia của các trạm y tế trong nước. Tính

1.3 Tình hình bệnh tăng huyết áp và các hoạt động phòng Đỗ Ngọc Hoàng

84
chống tăng huyết áp của cả nước, khu vực. Hân

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Nội dung nghiên cứu: Các chỉ số cần thu thập Nguyễn Hữu
TCQGYTX, chương trình phòng chống tăng huyết áp Nhân

Đỗ Ngọc
2.2.2 Phương pháp, nội dung và công cụ thu thập dữ liệu Hoàng Hân

2.2.3. Cách xử lý và phân tích số liệu: phương pháp đánh


giá việc thực hiện các tiêu chí về y tế xã, chương trình
phòng chống tăng huyết áp.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả tình hình và đặc điểm của phường Nguyễn Thanh


Danh

3.2. Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chỉ tiêu về y tế
xã.

3.2.1. Tiêu chí phân vùng của TYT phường Thới An Đông Nguyễn Phúc
Thịnh

3.2.2. Việc thực hiện và mức độ đạt được của TYT phường Lê Nguyễn
Thới An Đông Kim Hương

Nguyễn Thanh
Danh

Đỗ Ngọc
Hoàng Hân
85
Võ Lê Thúy
Hằng

Nguyễn Thị
Tố Quyên

Nguyễn Phúc
Thịnh

Võ Thị Thanh
Nga

Đặng Diễm
Nguyên

Cao Hoàng
Sơn

Hồ Thị Mỹ
Uyên

Đinh Hiền
Tính

Nguyễn Hữu
Nhân

3.3. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các hoạt động phòng Hồ Phạm
chống tăng huyết áp tại địa bàn học tập Anh Lộc

Nguyễn Thị
Phương Anh

Nguyễn Trí
Thành

Cao Hoàng
Sơn

Võ Hoàng
Nguyên

3.4. Kết quả thực hiện buổi truyền thông phòng, chống bệnh Cao Hoàng
tăng huyết áp Sơn

Hồ Phạm Anh
Lộc

86
Chương 4. BÀN LUẬN Biện luận về kết quả khảo sát của
nhóm so những khảo sát hoặc nghiên cứu tác giả trước, lý giải
sự khác biệt

4.1.Tình hình thực hiện và mức độ bộ tiêu chí Y tế xã 2030 Lê Nguyễn Kim
Hương
Nguyễn Thanh
Danh
Đỗ Ngọc Hoàng
Hân
Võ Lê Thúy
Hằng
Nguyễn Thị Tố
Quyên
Nguyễn Phúc
Thịnh
Võ Thị Thanh
Nga
Đặng Diễm
Nguyên
Cao Hoàng Sơn
Hồ Thị Mỹ
Uyên
Đinh Hiền Tính
Nguyễn Hữu
Nhân

4.2. Bàn luận về chương trình phòng chống THA và bàn luận
về tình hình phòng chống THA tại phường Thới An Đông,
quận Bình Thủy

4.2.1. Bàn luận về tình hình phòng chống THA tại phường
Thới An Đông

4.2.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu tại phường Thới An Lê Nguyễn
Đông, quận Bình Thủy Kim Hương

Võ Thị Thanh
Nga

Kết Luận
Võ Hoàng
Nguyên
Kiến nghị

87
Kế hoạch buổi truyền thông phòng chống tăng huyết áp Nguyễn Thị Tố
Quyên

Tài Liệu Tham khảo Nguyễn Trí


Thành

Phụ lục Đặng Diễm


Nguyên

Tổng hợp Nguyễn Thị


Phương Anh

PHỤ LỤC 2: CÁC CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU

BỘ CÂU HỎI VỀ TIÊU CHÍ QUỐC GIA Y TẾ XÃ


Đánh giá theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ban hành ngày 09/03/2023: Bộ
Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2030.
CÂU HỎI TRẢ LỜI
Tiêu chí 1: Chỉ đạo điều hành công tác CSSK

Chỉ tiêu 1 - Xã có Ban chỉ đạo CSSK


nhân dân, hoạt động thường xuyên

1/ Xã hiện tại vùng mấy? Xã có ban chỉ


đạo CSSK nhân dân hiện đang hoạt động
không? (Nếu có thì sang câu 2. Nếu
không có hoặc có nhưng không hoạt
động thì không đạt tiêu chí quốc gia về y
tế.)

2/

2.1 Thành phần Ban chỉ đạo CSSK gồm


những ai? Chức vụ cụ thể của từng

88
người?

2.2 Nếu có sự thay đổi nhân sự, thời gian


bổ sung cán bộ là bao lâu?

3/

3.1. Ban chỉ đạo có quy chế làm việc, kế


hoạch hàng năm không?

3.2. Ban chỉ đạo tổ chức họp định kỳ bao


lâu một lần?

Chỉ tiêu 2 - Công tác bảo vệ, chăm sóc và


nâng cao sức khoẻ nhân dân, công tác
dân số được đưa vào Nghị quyết của
Đảng uỷ hoặc kế hoạch phát triển KT-
XH hàng năm của xã; các đoàn thể chính
trị-xã hội và nhân dân tích cực tham gia
vào các hoạt động CSSK.

1/ Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao


sức khỏe nhân dân có được đưa vào Nghị
quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã
không

2/ Có đưa chủ trương xây dựng, duy trì


89
xã, phường đạt TCQGYTX vào Nghị
quyết của Cấp ủy, Hội đồng nhân dân
không?

3/ Có đưa kế hoạch xây dựng, duy trì xã,


phường đạt TCQGYTX vào kế hoạch
phát triển KT-XH hàng năm của xã và
triển khai thực hiện không?

4/ Có các đoàn thể chính trị - xã hội nào


trong xã tham gia vào việc triển khai
thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe
và các chương trình y tế trên địa bàn ?

Chỉ tiêu 3 - Y tế có xây dựng kế hoạch


hoạt động hàng năm được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng
kết năm về các hoạt động y tế của xã.

1/ Có xây dựng kế hoạch hằng năm


không? Tổng kết vào thời điểm nào?

2/ Kế hoạch hoạt động hằng năm có được


cấp có thẩm quyền phê duyệt không?

Chỉ tiêu 4 - TYT xã có đủ sổ, mẫu báo


cáo thống kê theo quy định (bao gồm ứng
dụng CNTT); báo cáo số liệu thống kê
đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu
đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình
hình hoạt động.

90
1/ Sổ sách và báo cáo của TYT:

1.1. TYT có những loại sổ sách, mẫu báo


cáo nào? Theo quy định nào?

1.2. TYT dùng sổ sách, mẫu báo cáo theo


hình thức nào? (bản giấy hay ứng dụng
CNTT)

2/ Báo cáo số liệu thống kê thường cập


nhật bao lâu 1 lần?

Chỉ tiêu 5 - TYT xã được cấp đủ và kịp


thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý
tài chính theo quy định.

1/ Nguồn kinh phí được cấp cho TYT xã


như thế nào? Thời gian cấp kinh phí?

2/ Các nguồn kinh phí được quản lý như


thế nào?

Chỉ tiêu 6 - Tỷ lệ người dân có thẻ


BHYT.

1/ Số người có thẻ BHYT của xã trong


năm?

91
2/ Dân số trung bình của xã trong năm?

3/ Số người có thẻ BHYT tính trên 100


người dân trên địa bàn xã trong năm là
bao nhiêu phần trăm?
Tiêu chí 2: Nhân lực y tế

Chỉ tiêu 7 - Đảm bảo đủ số lượng người


làm việc và cơ cấu chức danh nghề
nghiệp theo đề án vị trí việc làm của
TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
các cán bộ được đào tạo, tập huấn
chuyên môn theo quy định hiện hành.

1/ Tổng số NVYT hiện tại làm việc tại


TYT là bao nhiêu người? (đủ số lượng
người làm việc theo đề án vị trí việc làm
của TYT)

3/ Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo


liên tục, tập huấn chuyên môn theo thời
gian quy định của YT như thế nào? Bao
lâu 1 lần?

(Theo quy định tại Thông tư số


22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 và
Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày
28/12/2020 - được tập huấn tối thiểu 24
giờ học/năm; ít nhất 2 năm/lần)

92
Chỉ tiêu 8 - Có bác sĩ làm việc tại TYT
xã.

1/ Có bao nhiêu bác sĩ làm việc tại TYT?


Bác sĩ làm việc bao nhiêu buổi/tuần?

Chỉ tiêu 9 - Mỗi tổ, thôn, bản, ấp đều có


NVYT, CTV dân số được đào tạo hoạt
động; đối với thôn, bản ấp thuộc xã vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô
đỡ thôn bản được đào tạo.

1/ Mỗi tổ, thôn, bản, ấp có bao nhiêu


CTV hoạt động ?

(NVYTTB có tiêu chuẩn, chức năng,


nhiệm vụ theo quy định hiện hành, thực
hiện theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT
của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 08/3/2013)

2/ Mỗi thôn bản có CTV dân số hoạt


động như thế nào?

(theo Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày


25/01/2021 của Bộ Y tế)

3/ NVYTTB được đào tạo theo chương


trình do BYT như thế nào?

4/ Bao lâu NVYTTB giao ban chuyên


93
môn với TYT xã?

5/ Trên địa bàn có người dân tộc thiểu số


không?

Nếu có, thì các dân tộc thiểu số này


còn tồn tại những phong tục xưa cũ gây
khó khăn cho NVYTTB không

6/ Khi có NVYTTB nghỉ hoặc bỏ việc thì


TYT sẽ làm gì?

Chỉ tiêu 10 - Thực hiện đầy đủ các chế độ


chính sách do Nhà nước ban hành đối
với cán bộ TYT xã, nhân viên y tế thôn
bản và các loại hình nhân viên y tế
hưởng phụ cấp khác.

1/ Địa phương thực hiện những chính


sách ban hành với cán CBYT xã (lương,
phụ cấp,...) như thế nào?

2/ Địa phương thực hiện những chính


sách ban hành với NVYT thôn bản, cô
đỡ thôn bản, CTV y tế khác theo quy
định hiện hành (lương, phụ cấp,...) như
thế nào?
Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT

Chỉ tiêu 11 - TYT xã ở gần đường trục


giao thông của xã hoặc ở khu vực trung

94
tâm xã để người dân dễ tiếp cận

Chỉ tiêu 12 - Diện tích mặt bằng và diện


tích xây dựng của TYT xã đảm bảo đáp
ứng nhu cầu CSSK nhân dân

1/ Diện tích đất xây là bao nhiêu?

(Theo Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT


ngày 9/2/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường)

Chỉ tiêu 13 - TYT xã đã được xây dựng


theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở
và tiêu chuẩn ngành; đảm bảo đủ số
lượng và diện tích của các phòng để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao

1/ Số phòng và diện tích của mỗi phòng


như thế nào?

(Theo Thông tư 32/2021/TT-BYT vào


ngày 31/12/2021 của BYT)?

(Vùng 3: từ 9 phòng; Vùng 2: từ 7


phòng; Vùng 1: từ 5 phòng trở lên)

2/ Có hệ thống bảng hiệu, biển hiệu, biển


chỉ dẫn và ghế ngồi cho bệnh nhân ngồi
chờ khám bệnh không?
95
Có khu vực chờ tiêm, theo dõi sau tiêm
chủng trông như thế nào?

Chỉ tiêu 14 - Công trình chính của TYT


xã được xếp hạnh từ cấp III trở lên

1/ Cấp công trình là cấp mấy? (Theo giấy


tờ và thực tế) (Theo TT số 06/2021/TT-
BXD ngày 30/6/2021)?

Chỉ tiêu 15 - TYT xã có nguồn nước sinh


hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và
xử lý chất thải y tế theo quy định

1/ Các chất thải y tế được thu gom như


thế nào? (Theo Thông tư số 20/2021/TT-
BYT 26/11/2021)

2/ Công tác xử lý chất thải y tế như thế


nào? Khu vực xử lý thế nào ?

3/ Chất thải sinh hoạt của TYT xử lý như


thế nào?

Chỉ tiêu 16 - Có đủ hạ tầng kỹ thuật và


khối phụ trợ

1/ Có hay gặp trục trặc internet hay bị


gián đoạn khi sử dụng không ?

96
Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác

97
Chỉ tiêu 17:TYT xã đảm bảo có đủ TTB
để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
cán bộ y tế có khả năng sử dụng các
trang thiết bị y tế được cấp.

1/ TYT xã có đủ danh mục TTB tối thiểu


theo quy định tại Thông tư số
28/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020:

-Có đủ 100% danh mục

-Có từ 80% đến dưới 100% danh mục


2/ Cán bộ TYT xã có được tập huấn và
có khả năng sử dụng các trang thiết bị
được cung cấp?

Chỉ tiêu 18: Tại TYT xã có đủ thuốc


chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp
cứu thông thường; quản lý thuốc theo
đúng quy định.

1/ TYT xã có đủ danh mục thuốc theo


quy định của Sở Y tế theo Thông tư số
39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017, Thông
tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022:

- Có đủ 100% danh mục

- Có từ 80% đến dưới 100% danh mục ?

98
2/ Thuốc tại TYT được quản lý như thế
nào?

3/ Các tai biến nghiêm trọng về sử dụng


thuốc tại địa bàn?

Chỉ tiêu 19. Trang thiết bị được duy tu,


bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị khi bị
hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp
thời.
Trang thiết bị có được duy tu, bảo dưỡng
định kỳ; trang thiết bị khi bị hư hỏng
được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời
đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động
của TYT không?

Chỉ tiêu 20. TYT xã có tủ sách với 15 đầu


sách chuyên môn trở lên.
TYT xã có tủ sách với 15 đầu sách
chuyên môn trở lên không?
Tiêu chí 5: YTDP, Phòng, chống HIV/AIDS VSMT và ATTP

Chỉ tiêu 21 - Triển khai thực hiện tốt các


biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền
nhiễm và tiêm chủng

1/ Giám sát, báo cáo bệnh, dịch bệnh


truyền nhiễm trên địa bàn xã như thế
nào?

2/ Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các


nhiễm trùng lây truyền qua đường tình
dục như thế nào?
99
3/ Thực hiện giám sát dựa vào sự kiện,
xác minh theo quy định khi phát hiện sự
kiện y tế công cộng như thế nào?
4/ Có giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng còn hiệu lực hoặc cán bộ làm công
tác tiêm chủng mở rộng có được đào tạo
và tập huấn đầy đủ không? Bao lâu thì
cấp lại?

Chỉ tiêu 22 - Triển khai thực hiện tốt các


biện pháp phòng, chống bệnh không lây
nhiễm

1/ TYT quản lý và điều trị những bệnh


không lây nào?

2/ Có thực hiện sàng lọc phát hiện sớm


tăng huyết áp cho người dân không?
Thực hiện như thế nào?

3/ Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp được


điều trị và quản lý tại TYT xã?

4/ Có thực hiện sàng lọc phát hiện người


có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ mắc đái
tháo đường không? Thực hiện như thế
nào?
5/ Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được
điều trị và quản lý tại TYT xã?

Chỉ tiêu 23 - Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có


nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh
hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
100
1/ Quản lý vấn đề vệ sinh nhà tiêu, nhà
tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt của các
hộ gia đình trong xã như thế nào?

2/ Xã có tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ các


hộ gia đình thực hiện vệ sinh đảm bảo 3
sạch?

2/ Xã có đến khảo sát và thống kê tại


từng hộ gia đình không? Bao lâu 1 lần?

3/ Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có nhà tiêu,


nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt
hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch?

Chỉ tiêu 24 - Triển khai tốt các hoạt động


đảm bảo ATTP; khống chế kịp thời các
vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa
bàn do xã phụ trách

1/ Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện


kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và
kinh doanh thức ăn đường phố trên địa
bàn không? Tổ chức như thế nào? Bao
lâu kiểm tra 1 lần?

2/ Phối hợp với các cơ quan liên quan


kiểm tra, giám sát với cơ sở ngoài thẩm
quyền quản lý; báo cáo kịp thời lên tuyến
trên không? Thực hiện như thế nào?

101
3/ Thực hiện phối hợp triển khai các biện
pháp điều tra, xử trí kịp thời các vụ ngộ
độc thực phẩm trên địa bàn quản lý như
thế nào?

4/ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về


ATTP, các quy định pháp luật về ATTP,
hướng dẫn phòng chống ngộ độc thực
phẩm cho nhân dân trên địa bàn quản
lý; cung cấp kiến thức, lập danh sách phổ
biến kiến thức ATTP cho người kinh
doanh thức ăn đường phố như thế nào?

5/ Quản lý các cơ sở kinh doanh ăn uống


như thế nào? Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh
được thanh tra, kiểm tra và đạt điều kiện
là bao nhiêu?
5/ Xảy ra bao nhiêu vụ ngộ độc thực
phẩm trên địa bàn xã hằng năm?

Chỉ tiêu 25 - Triển khai thực hiện tốt các


hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên
địa bàn xã

1/ Triển khai các hoạt động can thiệp


giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV, xét
nghiệm HIV trên địa bàn xã như thế
nào?

2/ Trạm tổ chức các buổi truyền thông về


phòng, chống HIV/AIDS như thế nào?

3/ Quản lý, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị


102
những người nhiễm HIV tại cộng đồng
như thế nào?
Tiêu chí 6: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT

Chỉ tiêu 26 - TYT xã có khả năng để thực


hiện >= 80% các dịch vụ kỹ thuật của
tuyến xã; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp
cứu thông thường theo đúng quy định
của Bộ Y tế

1/ Bao lâu thì cán bộ TYT được tập


huấn, đào tạo cách thực hiện các dịch vụ
kỹ thuật một lần?
2/ Tỷ lệ các dịch vụ được thực hiện trên
tổng số các dịch vụ của các nhóm chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu được giao

Chỉ tiêu 27- TYT xã có vườn thuốc nam - Tổng số lượt khám chữa bệnh bằng
mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu; thực YHCT:
hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ
truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với
y học hiện đại) cho >= 30% số bệnh nhân
đến KCB tại TYT xã - Tổng số lượt khám chữa bệnh bằng
YHCT + YHHĐ:

1/ Các phương pháp điều trị bằng YHCT


được áp dụng tại TYT - Tổng số lượt khám chữa bệnh tại TYT
xã:

2/ Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT


theo Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày => Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT
31/12/2010 (%):

Chỉ tiêu 28- Quản lý và chăm sóc sức


khỏe người khuyết tật tại cộng đồng
103
1/ TYT quản lý sức khỏe những người
khuyết tật như thế nào?

2/ Người khuyết tật được phân loại như


thế nào?
3/ Tổ chức khám định kỳ cho người
khuyết tật bao nhiêu lâu/lần? Được thực
hiện như thế nào?

Chỉ tiêu 29- Quản lý sức khỏe người dân


trên địa bàn

1/ Số lượng người dân mà TYT quản lý


sức khỏe trên địa bàn hiện tại:

Số lượng người dân được TYT quản lý


có sổ khám chữa bệnh điện tử:

Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện


tử:
2/ Tỷ lệ người dân được lưu trữ và cập
nhật thông tin về sức khỏe, hoạt động
khám chữa bệnh:

Chỉ tiêu 30- Thực hiện xử trí ban đầu kịp


thời các trường hợp bệnh, tai nạn
thương tích đến khám tại TYT xã;
chuyển lên tuyến trên kịp thời những
trường hợp ngoài khả năng chuyên môn
của TYT xã
1/ Quy trình sơ cứu, cấp cứu cho các
bệnh nhân đến TYT xã như thế nào?

104
Tiêu chí 7: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em

Tổng số phụ nữ sinh đẻ của xã đó trong


năm :

(Áp dụng kết quả cho câu 31, 32, 33)

Chỉ tiêu 31- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám


thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ và được
tiêm phòng uốn ván đầy đủ

1/ Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai ít


nhất 4 lần trong 3 thời kỳ thai nghén:

⇒Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được khám thai ít


nhất 4 lần trong 3 thời kỳ thai nghén:

2/ Tổng số phụ nữ có thai tiêm uốn ván


đủ liều và đúng lịch:

⇒ Tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm uốn ván đủ


liều và đúng lịch:

Chỉ tiêu 32-Tỷ lệ phụ nữ được cán bộ y


tế đỡ

1/ Tổng số phụ nữ được cán bộ y tế đỡ

105
⇒ Tỷ lệ % phụ nữ được cán bộ y tế đỡ

Chỉ tiêu 33-Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh


được chăm sóc sau sinh

1/ Tổng số bà mẹ của xã được chăm sóc


sau sinh (cả mẹ và con hoặc mẹ hoặc con)
:

⇒ Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sau sinh:

Chỉ tiêu 34- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi


được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập
theo quy định của Bộ Y tế :

1/ Tổng số trẻ em <1 tuổi được tiêm,


uống đầy đủ các loại vắc-xin thuộc
Chương trình TCMR trong năm:

2/ Tổng số trẻ em <1 tuổi trong cùng


năm:

⇒ Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng:

Chỉ tiêu 35- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị


suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao
theo tuổi)

106
1/ Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi của xã
được đo chiều cao tại thời điểm điều tra
là bao nhiêu:

2/ Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi của xã bị


suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi tại
thời điểm điều tra là bao nhiêu:

Tỷ lệ % SDD thể thấp còi ở trẻ em <5


tuổi:
Tiêu chí 8: Dân số-Kế hoạch hóa gia đình

Chỉ tiêu 36- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi


sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại

1/ Có bao nhiêu phụ nữ trong độ tuổi


sinh đẻ (15-49 tuổi) có chồng?

2/ Trong đó có bao nhiêu trường hợp


người phụ nữ đó hoặc chồng người
phụ nữ đó áp dụng các biện pháp
tránh thai? (đặt vòng, đình sản, thuốc
tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ
tử cung, kem diệt tinh trùng)?

⇒ Tỷ lệ (mục(2)/mục (1)x100) =

Chỉ tiêu 37- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên


hàng năm

107
1/ Tổng số trẻ em sinh ra trong năm của
xã là bao nhiêu?

2/ Tổng số chết trong năm của xã


là bao nhiêu?

3/ Dân số bình quân của xã năm là


bao nhiêu?

⇒ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%):

Chỉ tiêu 38- Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3


trở lên đối với các tỉnh, thành phố thuộc
vùng có mức sinh cao

1/ Tỉnh khảo sát đang thuộc vùng có


mức sinh nào nào?

2/ Tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở


lên:

- Tổng số phụ nữ sinh con thứ 3


trở lên tại xã:

- Tổng số phụ nữ sinh con tại xã


cùng kỳ:
108
=> Tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở
lên:

Chỉ tiêu 39- Phụ nữ sinh đủ 02 con đối


với các tỉnh, thành phố thuộc vùng có
mức sinh thấp

1/ Tỷ lệ % số người nữ sinh đủ 02 con:

- Tổng số phụ nữ sinh đủ 2 con tại xã


quý 1 năm 2023 là bao nhiêu?

- Tổng số phụ nữ sinh đủ 2 con tại xã


quý I năm 2022 là bao nhiêu?

⇒ Tỷ lệ phụ nữ sinh đủ 2 con (%):

Chỉ tiêu 40- Chăm sóc sức khỏe người


cao tuổi

1/ Tần suất tổ chức khám sức khỏe


định kỳ cho người cao tuổi như thế
nào?

2/ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức


khỏe người cao tuổi như thế nào?

Chỉ tiêu 41- Xã có triển khai hoặc phối


109
hợp tham gia triển khai các biện pháp
nhằm giảm mất cân bằng giới tinh khi
sinh

1/ Xã triển khai các biện pháp nhằm


giảm mất cân bằng giới tính như thế
nào?

Biện pháp nào trong các biện pháp như


tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành
vi của người dân về hậu quả của mất
cân bằng giới tính khi sinh, vị trí và vai
trò của phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới
là chủ yếu?

2/ Việc giữ bí mật về giới tính của


thai nhi trước khi sinh như thế nào?

(không tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ


lựa chọn giới tính thai nhi; không thực
hiện việc phá thai vì lý do lựa chọn giới
tính, trừ các trường hợp bệnh lý)

Chỉ tiêu 42- Tư vấn về tấm soát và quản


lý tầm soát sơ sinh, trước sinh

1/ Thực hiện tư vấn và quản lý thai phụ


có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền
như thế nào?

2/ Khi thực hiện tầm soát phát hiện

110
thai phụ có nguy cơ cao mắc các bệnh
di truyền cần can thiệp tư vấn như
thế nào phù hợp sức khỏe thai phụ?

Chỉ tiêu 43- Tư vấn, khám sức khỏe tiền


hôn nhân

1/ Các tư vấn về tâm sinh lý và sức khỏe


trước khi kết hôn như thế nào? Các vấn
đề tư vấn thường gặp nhất?

2/ Khám sức khỏe trước khi kết hôn


và quản lý các đối tượng có nguy cơ
cao mắc các bệnh di truyền diễn ra
như thế nào?

Quy trình thực hiện như thế nào?


Tiêu chí 9: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

1/ Khoảng thời gian bao lâu thì triển


khai TT-GDSK trên địa bàn?

Hình thức triển khai TT-GDSK như thế


nào?(thông qua truyền thông đại chúng,
truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ
gia đình hoặc khi người dân đến TYT
khám chữa bệnh)

2/ Các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh


niên, Hội nông dân,...) phối hợp để thực
hiện TT-GDSK gồm tổ chức nào?

111
Và thực hiện TT-GDSK như thế nào?

3/ Cán bộ TYT có thực hiện TT-GDSK


khi người dân đến khám chữa bệnh, khi
thăm hộ gia đình hay TT-GDSK trong
trường học tại địa phương triển khai
hình thức như thế nào?

Đối với từng đối tượng hình thức tuyên


truyền giống và khác nhau như thế nào?

Số lượng hộ gia đình và trường học tại


địa phương được TT-GDSK được bao

Tiêu chí 10: Ứng dụng công nghệ thông tin

1/ Cán bộ TYT có gặp vấn đề gì trong


việc sử dụng máy tính?

2/ TYT đang sử dụng phần mềm nào để


phục vụ công tác KCB, quản lý số liệu và
tích xuất thông tin báo cáo?

TYT đã ứng dụng các phần mềm đó như


thế nào trong việc:

 Quản lý tiêm chủng


 Quản lý bệnh không lây
nhiễm

112
 Quản lý thanh quyết toán
KCB BHYT
 Hồ sơ sức khỏe cá nhân
 Thống kê y tế điện tử

Tư vấn khám chữa bệnh từ xa

BẢNG KIỂM

NỘI DUNG BẢNG KIỂM CÓ KHÔNG GHI


CHÚ

Tiêu chí 1: Ban chỉ đạo, điều hành công tác CSSK

Quyết định thành lập Ban chỉ đạo CSSK

Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo CSSK

Kế hoạch làm việc năm 2023 của Ban chỉ đạo


CSSK

Biên bản các cuộc họp của Ban CSSK

Nghị quyết của Đảng ủy

113
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã

Kế hoạch hoạt động năm của Trạm y tế

Sổ sách, mẫu báo cáo bản giấy

Sổ sách, mẫu báo cáo ứng dụng CNTT

Báo cáo tài chính/ Báo cáo chi tiêu của TYT

Danh sách người dân có thẻ BHYT

Có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình


hoạt động của trạm y tế xã không?

Tiêu chí 2: Nhân lực y tế

Có đủ số người làm việc theo đề án vị trí của TYT

Có đủ các chức danh nghề nghiệp

114
cần có tại TYT

Lịch trực tại TYT

TYT vùng 1 có BS làm việc thường

xuyên hoặc tối thiểu 2 buổi/tuần, mỗi

buổi làm việc ½ ngày và các ngày

khác nhau trong tuần theo lịch


 TYT vùng 3 và vùng 2 có BS làm

việc thường xuyên tại TYT

Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT xã

Vị trí TYT dễ tiếp cận

- Gần đường chính

115
- Gần trung tâm xã

- Xe ô tô cứu thương có thể vào trong

TYT?

Diện tích được bố trí

- Nhà trạm và công trình bổ trợ

- Sân vườn cây

- Đường giao thông nội bộ

- Bãi đỗ xe

- Cổng và tường rào

- Thoáng, cao ráo

- Hệ thống cấp điện

- Hệ thống cấp nước


116
- Hệ thống thoát nước

Tiêu chuẩn thiết kế TYT xã ( TT 32/2021/TT-


BYT)

- Số phòng (vùng 1: 5 phòng, vùng: 2 7 phòng,


vùng 3: 9 phòng)

- Hành chính - giao ban >24m2

- Khám bệnh >12m2 1 chỗ khám

- Sơ cấp cứu >12m2

- Tiêm >12m2

- YHCT (vùng 2) > 15m2

- Khám phụ khoa (vùng 2) >12m2

- Đẻ, thủ thuật KHHGĐ (vùng 3) >14m2

- Xét nghiệm (KBB) >6m2

117
- Kho thuốc (KBB) >9m2

- Tiệt trùng (KBB) >6m2

- Lưu bệnh, sản phụ (KBB) >12m2

- TV, TTGDSK (KBB)

- Trực (KBB) >9m2

Bảng biểu, chỉ dẫn và ghế ngồi chờ khám

Khu vực chờ tiêm, theo dõi sau tiêm

Nhà cầu nối liên hệ giữa các hạng mục công trình

Tình trạng nhà chính còn nguyên vẹn

Có khối phụ trợ và công trình phụ trợ không?

Máy tính nối mạng Internet và máy in TYT có dễ


dàng tiếp cận và sử dụng không?

118
Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện

TYT xã có đủ danh mục TTB tối thiểu theo quy


định tại Thông tư số 28/2020/TT-BYT ngày
31/12/2020:

- Có đủ 100% danh mục

- Có từ 80% đến dưới 100% danh mục

TYT xã có đủ danh mục thuốc theo quy định của


Sở Y tế theo Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày
18/10/2017, Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày
31/12/2022:

- Có đủ 100% danh mục ?

- Có từ 80% đến dưới 100% danh mục ?

TYT xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn


trở lên không?

Tiêu chí 5: YTDP, phòng, chống HIV/AIDS, VSMT và ATTP


119
Có kế hoạch, đề án triển khai các biện pháp
phòng chống bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Có các ấn phẩm tuyên truyền vệ sinh môi trường


và an toàn thực phẩm

Tài liệu và tổ chức truyền thông về phòng, chống


HIV/AIDS

Tiêu chí 6: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT

Có đầy đủ các trang thiết bị để sơ cứu và cấp cứu


bệnh nhân

Có vườn thuốc nam mẫu

Có bộ tranh cây thuốc mẫu

Có các công cụ và phương tiện để thăm khám và


chữa bệnh bằng y học cổ truyền không

Có sử dụng các app điện tử để quản lý sức khỏe


cả người dân trên địa bàn
120
Có sẵn phương tiện đầy đủ để chuyển tuyến kịp
thời

Tiêu chí 7: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em

Sổ quản lý thông tin sức khỏe của phụ

nữ có thai được khám thai ít nhất 4 lần trong 3


thời kỳ

Có vacxin uốn ván hay không

Có đủ vật tư y tế và thiết bị để thực hiện các xét


nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai
trong thời kỳ mang thai

Sổ quản lý thông tin sức khỏe của phụ nữ có thai


được nhân viên y tế hỗ trợ, đỡ đẻ

Có đầy đủ các loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi theo


chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

121
Có bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 5
tuổi không

Tiêu chí 8: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Có bảng tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp


tránh thai cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ tại TYT

Tài liệu Thống kê dân số tự nhiên hằng năm tại


TYT

Danh sách/Khảo sát phụ nữ đã có con (sinh con


thứ 3 trở lên, sinh đủ 2 con)

Có Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người cao


tuổi tại TYT

Có phương tiện truyền thông về cân bằng giới


tính tại TYT

Hồ sơ tư vấn, tầm soát và quản lý tầm soát sơ


sinh, trước sinh tại TYT

122
Hồ sơ tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân tại
TYT

Tiêu chí 9: Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

Danh sách phương tiện truyền thông tuyên truyền


tại TYT có được đổi mới không?(Áp phích, tờ rơi,
các băng rôn tại trạm, thông điệp thông qua tv,…)

Kế hoạch thực hiện các hoạt động thông tin, TT-


GDSK có đưa thông tin về cho người dân

Cán bộ TYT có thực hiện TT-GDSK và tư vấn khi


người dân đến khám chữa bệnh

Tiêu chí 10: Ứng dụng công nghệ thông tin

Cán bộ có sử dụng thành thạo máy tính

123
TYT đã ứng dụng phần mềm vào:

 Quản lý tiêm chủng


 Quản lý bệnh không lây nhiễm
 Quản lý thanh quyết toán KCB BHYT
 Hồ sơ sức khỏe cá nhân
 Thống kê y tế điện tử
 Tư vấn khám chữa bệnh từ xa

BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG TĂNG


HUYẾT ÁP TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TẠI
TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THỚI AN ĐÔNG
NHÓM 3 - LỚP YK-K44
SỐ CÂU
THỨ CÂU HỎI TRẢ
TỰ LỜI
Dịch tễ THA tại địa phương trong thời gian 01/11/2023- 31/11/2023

1 Tổng số ca mắc THA ?


Số ca mắc tăng huyết áp có tăng so với cùng kỳ năm
2 trước hay không? Nếu tăng thì tăng như thế nào ?

Tình hình tuân thủ điều trị THA tại địa phương như
3
thế nào?
Công tác phòng chống tăng huyết áp tại địa phương
Ở trạm triển khai chương trình phòng chống tăng
4 huyết áp trong chương trình mục tiêu quốc gia như thế
nào?
Trong năm 2023, TYT đã triển khai những hoạt động
5 phòng chống bệnh tăng huyết áp nào? Nội dung chủ
yếu của chương trình là gì?

Nguồn kinh phí để duy trì các hoạt động phòng chống
6
tăng huyết áp như thế nào?
124
Trong năm 2023, có bao nhiêu cán bộ nhân viên y tế
7 được tập huấn về phòng chống bệnh tăng huyết áp?

Cán bộ nào tham gia tập huấn về THA?


8

Cán bộ nhân viên y tế phòng chống bệnh tăng huyết áp


9 được tập huấn bao lâu 1 lần?
Nội dung được tập huấn là gì ?

Trạm Y Tế có định kỳ kiểm tra huyết áp cho người


10 dân không? Nếu có, tần suất là bao nhiêu?

Trạm Y Tế có hướng dẫn người bệnh về những lưu ý


11 khi điều trị THA không? Nếu có thì đó là những lưu ý
gì?
Công tác giám sát, thống kê, báo cáo tình hình THA tại địa phương
Có dùng thuốc y học cổ truyền, đông tây y kết hợp
12
điều trị THA không?
Có khám sàng lọc THA hay không? Nếu có, tần suất
13
sàng lọc THA là bao nhiêu?

14 Đối tượng nào được khám sàng lọc THA?

Có sàng lọc yếu tố nguy cơ tim mạch hay không? Nếu


15 có, tần suất là bao nhiêu?

Hoạt động giám sát, thống kê, báo cáo THA theo hình
16
thức gì?
Người bệnh THA có được trạm quản lý điều trị
thường xuyên không?
Cách trạm quản lý BN:
17 • Sổ theo dõi
• Danh sách người bệnh
• Hệ thống quản lý trực tuyến
• Khác…
Trạm có tiếp nhận trường hợp tăng huyết áp nào cần
18 chuyển tuyến cao hơn không? Nếu có, là những trường
hợp nào? Chuyển bệnh viện nào?

19 Những trường hợp nào thì chuyển từ tuyến trên về


125
trạm y tế?

TYT đã có biện pháp nào để giúp người dân cải thiện


20 lối sống và tuân thủ điều trị THA?

Sau khi điều trị tại trạm, BN có đạt được huyết áp


21 mục tiêu không? Nếu không cách trạm xử trí tiếp theo
như thế nào?
Trạm có hướng dẫn BN tái khám tại trạm không? Nếu
22 có, thời gian tái khám như thế nào?

Đánh giá thuận lợi và bất lợi của chương trình phòng chống bệnh tăng
huyết áp tại phường
Thuận lợi khi triển khai hoạt động phòng chống bệnh
23 tăng huyết áp tại địa phương?

Bất lợi khi triển khai hoạt động phòng chống bệnh
24 tăng huyết áp tại địa phương?

Giải pháp cho những bất lợi trong hoạt động phòng
chống bệnh tăng huyết áp tại địa phương

25

PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH ĐỢT THỰC TẬP

126
Hình 1: Tập thể nhóm 3 YK44 có mặt tại TYT phường Thới An Đông, quận
Bình Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2: Tập thể nhóm 3 chụp ảnh cùng cô Hà Thị Cẩm Mai - Trưởng TYT
phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ

127
Hình 3: Tập thể nhóm 3 chụp ảnh cùng chị Phạm Thị Ngọc Phượng - Phó
Trưởng TYT phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ

128
Hình 4: Các bạn sinh viên đo huyết áp cho người dân hỗ trợ chương trình
sàng lọc tăng huyết áp của TYT phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, Tp
Cần Thơ

Hình 5: Buổi truyền thông phòng chống tăng huyết áp

129
Hình 6: Các bạn sinh viên diễn tiểu phẩm đầu buổi truyền thông

Hình 7: Các bạn sinh viên trình bày một số kiến thức cơ bản trong buổi truyền
thông phòng chống tăng huyết áp

130
Hình 8: Các bạn sinh viên trình bày một số kiến thức cơ bản trong buổi truyền
thông phòng chống tăng huyết áp

131
Hình 9: Các bạn sinh viên đóng vai giải đáp thắc mắc của người dân qua buổi
truyền thông phòng chống tăng huyết áp

Hình 10: Các bạn sinh viên đóng vai giải đáp thắc mắc của người dân qua
buổi truyền thông phòng chống tăng huyết áp
132

You might also like