You are on page 1of 67

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................3
1.1. Ma túy và hậu quả của ma túy................................................................3
1.2. Tình hình sử dụng ma tuý.......................................................................6
1.3. Một số thông tin về methadone và điều trị methadone........................10
1.4. Tình hình thực tế áp dụng điều trị và tuân thủ điều trị methadone......14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....18
2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu...........................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................18
2.3. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin.........................................21
2.4. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.......................................................21
2.5. Sai số và khống chế..............................................................................22
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................23
3.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị thay thế các CDTP bằng
methadone...................................................................................................23
3.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh
nhân.............................................................................................................28
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................35
4.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị thay thế các CDTP bằng
methadone...................................................................................................36
4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị
của bệnh nhân điều trị thay thế các CDTP bằng methadone.......................42
KẾT LUẬN................................................................................................50
KIẾN NGHỊ...............................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT

BN : Bệnh nhân
CDTP : Chất dạng thuốc phiện
CĐ : Cao đẳng
CSĐT : Cơ sở điều trị
ĐH : Đại học
ĐT : Điều trị
GĐ : Giai đoạn
HĐ : Hoạt động
KN : Khả năng
NCMT : Nghiện chích ma túy
SD : Sử dụng
SL : Số lượng
TC : Trung cấp
TĐH : Trên đại học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thong
TS : Tiền sử
TT : Tình trạng
UNODC : United Nations office on Drugs and crime (cơ quan Phòng
chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc)
WHO : World health organization (tổ chức Y tế thế giới)

DANH MỤC CÁC BẢ

Bảng 2. 1: Các biến số nghiên cứu...............................................................20Y

Bảng 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính..................................................23

Bảng 3. 2: Tiền sử sử dụng ma túy trước điều trị methadone.........................25


Bảng 3. 3: Tiền sử kiếm tiền nhờ hoạt động phi pháp.....................................26

Bảng 3. 4: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn điều trị.....................................27

Bảng 3. 5: Tỷ lệ bệnh nhân theo số ngày/lần bỏ liều methadone....................28

Bảng 3. 6: Liên quan giữa bỏ trị với nhóm tuổi của bệnh nhân......................29

Bảng 3. 7: Liên quan giữa bỏ trị với trình độ học vấn....................................30

Bảng 3. 8: Liên quan giữa bỏ trị với tình trạng hôn nhân...............................30

Bảng 3. 9: Liên qua giữa bỏ trị với tình trạng việc làm hiện tại.....................31

Bảng 3. 10: Liên quan giữa bỏ trị với xét nghiệm phát hiện heroin................32

Bảng 3. 11: Liên quan giữa bỏ trị với liều methadone hiện tại.......................32

Bảng 3. 12: Liên quan giữa bỏ trị với tiền sử cai nghiện................................33

Bảng 3. 14: Liên quan giữa bỏ trị với tác dụng phụ của methadone...............34

Bảng 3. 15: Liên quan giữa bỏ trị với tình trạng mắc bệnh cơ thể.................33
DANH MỤC HÌNH

Hình 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi................................................23

Hình 3. 2: Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân.................................24

Hình 3. 3: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn......................................24

Hình 3. 4: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.............................................25

Hình 3. 5: Phân bố bệnh nhân theo tiền sử mắc một số bệnh cơ thể...............26

Hình 3. 6: Phân bố bệnh nhân theo các tác dụng phụ của methadone...........27

Hình 3. 7: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ liều điều trị methadone trong 3 tháng qua......28

Hình 3. 8: Phân bố lý do bỏ liều của bệnh nhân..............................................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiện ma túy là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm
và để lại nhiều hậu quả cho bản thân, gia đình người nghiện và toàn xã
hội. Tính đến năm 2015, trên thế giới có 246 triệu người sử dụng ma
túy bất hợp pháp, trong đó có 27 triệu người lệ thuộc vào ma túy. Con
số không nhỏ này dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe cộng đồng, phát
triển kinh tế và an ninh xã hội ở mỗi quốc gia [56].

Nước ta đã trải qua hơn 30 năm đương đầu với đại dịch
HIV/AIDS, đã có nhiều biện pháp, chương trình can thiệp giảm tác hại
dự phòng lây nhiễm HIV đã được thực hiện nhằm ngăn chặn và hướng
đến kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030 [16]. Một trong số các biện
pháp đã được chứng minh là rất hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm
HIV đó là điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP)
bằng thuốc methadone (gọi tắt là điều trị nghiện bằng methadone) [45],
[51], [50]. Thế giới đã triển khai chương trình này từ những năm 1960
và nhiều nghiên cứu ghi nhận chương trình methadone đã giúp người
nghiện ma túy giảm sử dụng ma túy và cải thiện chất lượng cuộc sống,
qua đó giảm tỷ lệ lây truyền những bệnh qua đường máu như HIV,
viêm gan B, C [29]…Tại Việt Nam, chương trình điều trị thay thế
nghiện các CDTP bằng thuốc methadone được bắt đầu triển khai tại Hải
Phòng ngày 29/4/2008 và thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/5/2008 [3].
Năm 2016, 57/61 tỉnh thành trong cả nước đã có cơ sở điều trị
methadone, cung cấp dịch vụ cho 44.479 người bệnh, tương đương
54,39% chỉ tiêu Chính phủ đề ra [6]. Tính đến 31/03/2017, cả nước có
280 cơ sở methadone tại 63 tỉnh, thành phố, điều trị cho 51.318 người
2

bệnh, đạt 63.32% so với mục tiêu đề ra. Như vậy, dịch vụ điều trị
methadone đã được bao phủ trên khắp cả nước.

Chương trình can thiệp giảm tác hại này đã góp phần làm cho hình
thái lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma tuý (NCMT)ở
nước ta có nhiều thay đổi. Tỷ lệ lây nhiễm HIV giảm dần qua các năm
(năm 2008: 45,3%, năm 2009: 45,0%, năm 2010: 43,9%, năm 2011:
41,8%, năm 2012: 37,7%, năm 2013: 39,2%) [4].

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone đang được xem là một trong những biện pháp ưu tiên hàng
đầu nhằm giảm tỷ lệ tiêm chích ma túy và lây nhiễm HIV/AIDS, nhưng
để đạt được thành công thì quá trình điều trị methadone đòi hỏi bệnh
nhân tuân thủ điều trị theo quy định của chương trình [12]. Trong khi
đó, nghiện ma túy là sự lệ thuộc, thèm nhớ, kéo dài trở thành bệnh mạn
tính và việc uống methadone phải được duy trì hàng ngày, nên việc
tuân thủ điều trị của bệnh nhân thường gặp các trở ngại như: công việc,
sự đi lại, ốm đau, chi phí tham gia chương trình… Do đó, nhiều bệnh
nhân sẽ bị nhỡ liều một vài ngày hoặc bỏ dở giữa chừng làm cho việc
điều trị thất bại. Những người bỏ trị có nguy cơ quay lại sử dụng các
CDTP bất hợp pháp là rất cao, điều này làm gia tăng tình trạng mất trật
tự xã hội và tăng tỉ lệ lây nhiễm các bệnh HIV, viên gan B, C…Chính
vì vậy, việc tuân thủ điều trị trong chương trình methadone là rất quan
trọng. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ, tuân
thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của
bệnh nhân điều trị tại phòng khám methadone Hải An năm 2016”
với 2 mục tiêu:
3

1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị thay thế các chất
dạng thuốc phiện bằng methadone.
2. Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân
điều trị methadone.
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Ma túy và hậu quả của ma túy

1.1.1. Khái niệm

Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về “ma túy” (drugs)
hay
“chất ma túy” (narcotic drugs). Nhìn chung, ma túy được hiểu là các
chất có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi đưa vào cơ thể con người nó có
tác
dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người, nếu lạm
dụng
ma túy con người sẽ bị lệ thuộc vào nó, khi đó sẽ gây tổn thương và
nguy hại cho người sử dụng ma túy và cộng đồng [19].
5

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nghiện ma túy là tình trạng


lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử
dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một
thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc
đượng sự luôn cảm thây sự bức bách phải dùng ma túy để có được
những hiệu ứng về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu,
vật vã do thiếu ma túy. Người NCMT là những người đã từng sử dụng
ma túy không phải thuốc y tế kê theo đơn bằng đường tiêm trong vòng
1 tháng trước điều tra [16].

1.1.2. Phân loại


Ma túy được phân làm nhiều loại dựa trên những căn cứ khác
nhau: Theo pháp lật, theo tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, theo
nguồn gốc.
- Theo pháp luật:
+ Ma túy hợp pháp: Rượu, bia, cafein, nhóm thuốc an thần…
+ Ma túy bất hợp pháp: cần sa, bạch phiến, metamphetamine …
- Theo tác dụng, ma túy được phân làm 3 nhóm
+ Nhóm kích thích thần kinh: là các chất có tác dụng làm tăng nhanh
hoạt động của hệ thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể (caffein,
amphetamine…)
+ Nhóm ức chế thần kinh: là các chất có tác dụng làm suy giảm, làm
chậm lại hoạt động của hệ thống thần kinh (rượu, bia, thuốc an thần,
cần sa ở liều thấp…)
+ Nhóm gây ảo giác: có tác dụng tạo ra ảo giác như nghe thấy những
điều không có thực, hoặc thấy không gian, thời gian thay đổi (thuốc
lắc, cần sa…)
- Theo nguồn gốc
+ Ma túy tự nhiên; là các chất có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ
thực vật (cây thuốc phiện,cần sa, anh túc…)
6

+ Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên
và một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban
đầu. Ví dụ: Heroin.
+ Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương
pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy
đá...

1.1.3. Hậu quả của việc sử dụng ma túy


1.1.3.1. Ảnh hưởng đến cơ thể

- Đối với hệ tinh mạch: tăng tần số tim, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt
ngực…
- Đối với hệ hô hấp: gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ
gây ức chế hô hấp, không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
- Đối với hệ thần kinh: kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn,
sảng khoái, lệ thuộc thuốc, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất
huyết dưới nhện, đột quị...
- Đối với hệ sinh dục: khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt. Ở
những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to
(gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh
nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.

1.1.3.2. Ảnh hưởng đến bản thân


- Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm
cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn
đến tử vong.
- Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến
lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV(dẫn đến tử vong).
- Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm
pháp luật.
7

- Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập, làm việc
giảm sút ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ.
- Ma tuý còn gây ảnh hưởng đến hệ thống hormon sinh sản, làm giảm khả
năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành
các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy
yếu nòi giống.

1.1.3.3. Ảnh hưởng đến gia đình


- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình cho việc mua chất ma túy
và chi phí khám chữa bệnh.
- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút do chịu áp lực về
tâm lý.
- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan
vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...).
- Gia đình tố thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người
nghiện do ma túy gây ra.

1.1.3.4. Ảnh hưởng đến xã hội


- Gây mất trật tự an toàn XH, gia tăng TNXH: trộm cắp, giết người, mại
dâm…
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
- Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách
xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả
do ma tuý đem lại.
- Tăng nguy cơ lây các bệnh lây truyền qua đường máu, tình dục cho cộng
đồng.
- Ảnh hưởng tới giống nòi, hủy diệt giống nòi [11], [29].
8

1.2. Tình hình sử dụng ma tuý

1.2.1. Tình hình sử dụng ma túy trên thế giới

Theo Báo cáo tình hình Ma túy toàn cầu năm 2014 của Cơ quan Phòng
chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), có khoảng 243
triệu người trên thế giới hoặc cứ 20 người thì có một người sử dụng ma túy
trái phép. Tương đương với 5% dân số thế giới ở độ tuổi từ 15-64 đã từng sử
dụng các chất ma túy trái phép trong năm qua. Trong số đó có khoảng 27
triệu người lệ thuộc ma túy, chiếm xấp xỉ 0,6% dân số trưởng thành trên toàn
cầu [54], [56]. Mức độ sử dụng ma túy bất hợp pháp là khác nhau ở mỗi quốc
gia và ở mỗi giới tính, nhìn chung nam giới sử dụng nhiều gấp hai đến ba lần
nữ giới [55].

Lượng ma túy hầu hết đến từ 3 khu vực chính, đó là Tam giác vàng ở
Châu Á và Lưỡi liềm vàng ở khu vực Trung Đông cung cấp tới 80% lượng
heroin toàn thế giới. Kết hợp cùng với 2 khu vực trên, cộng với Tam giác
trắng ở Mỹ - Latinh đã tạo nên hiểm họa về cái chết trắng trên toàn thế giới.
Khảo sát của Mỹ tại 150 nước cho biết nhu cầu thuốc phiện đã tăng hơn ¾ ở
Israel, Latvia, Phần Lan, Belarus, Estonia, Syria...và chỉ giảm ở 18 nước. Mỹ
tiếp tục là thị trường tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới và hiện tượng giới trẻ
lạm dụng chất ma túy trở thành vấn đề nghiêm trọng [44]. Những năm qua,
lượng ma túy sử dụng tại châu Âu cũng tăng, đặc biệt trong giới trẻ. Năm
2012, châu lục này có khoảng 28 triệu người nghiện ma túy, chiếm 5,3% dân
số [48].
Ở các nước châu Á, hàng năm có 1,9% số người ở độ tuổi 15-64 sử dụng
cần sa, tiếp theo là ATS (không bao gồm thuốc lắc) là 0,7%, thuốc lắc là
0,4%, thuốc phiện 0,35% và cocaine 0,05% [55]
9

Liên quan đến tiêm chích ma túy,WHO, UNODC và UNAIDS ước tính
có 12,7 triệu người tiêm chích ma túy. Tương đương 0,27% dân số ở độ tuổi
từ 15-64. Trong đó có 1,7 triệu người nhiễm HIV/AIDS. Vấn đề này đặc biệt
nghiêm trọng ở Đông Âu với tỷ lệ tiêm chích ma túy cao gấp 4,6 lần so với
trung bình toàn cầu và hai khu vực của châu Á: Tây Nam Á, Đông Nam Á.
Việc sử dụng chung bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy làm
gia tăng mạnh mẽ các bệnh HIV/AIDS, viêm gan B, C [53].

1.2.2. Tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam


Đến cuối tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ
sơ quản lý. Kết quả thống kê cho thấy số người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là
55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người). Những năm gần
đây số người nghiện ma túy của Việt Nam luôn gia tăng, mức tăng trung bình
mỗi năm khoảng 6%. Năm 2000, có khoảng 60.000 người nghiện thì năm
2014 có trên 200.000 người nghiện [37].
Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới,
74% ở độ tuổi 18 – 35, có 1% người dưới tuổi 18 [1], [51]. Tuy nhiên,
tỷ lệ người nghiện là nữ giới đang có xu hướng tăng trong những năm
qua. Độ tuổi của người nghiện ma túy cũng đang ngày càng trẻ hóa.
Cuối năm 2010, gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30, trong
khi năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%. Người nghiện ma túy có ở
100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã,
phường, thị trấn và xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh,
sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động…[1].
Theo số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại thời
điểm cuối năm 2009, đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa
thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới
10

trung học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo
nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ;
khoảng 12% được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng
chỉ tốt nghiệp. Đa số người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi
tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số
tiền chi cho ma túy [2].
Cơ cấu người nghiện ma túy theo vùng miền cũng đã có những thay
đổi đáng kể. Nếu như giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nghiện ma túy
chủ yếu phổ biến ở người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì từ giữa
những năm 2000 đã tăng mạnh xuống vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực
miền Đông Nam Bộ. Năm 1994 có tới hơn 61% người nghiện ma túy ở Việt
Nam thuộc khu vực các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc thì tới năm 2009
tỷ lệ này là gần 30%. Ngược lại, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc vùng đồng
bằng sông Hồng trong tổng số người nghiện ma túy của cả nước đã tăng từ
18,2% lên 31% trong cùng kỳ. Tương tự, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc các
tỉnh miền Đông Nam Bộ đã tăng từ 10,2% lên 23% [2].
Ma túy được ghi nhận có 4 nhóm: heroin, thuốc phiện, canabis và
amphetamin loại ATS, nhưng sử dụng nhiều nhất là heroin (70%) [51]. Mặc
dù tỷ lệ người nghiện thuốc phiện và các chất kích thích dạng Amphetamin
(ATS hay ma túy tổng hợp) tương đương nhau,nhưng theo đánh giá của
UNODC, việc lạm dụng ATS, đặc biệt là Methaphetamin, đang có xu hướng
gia tăng trong người nghiện ma túy tại Việt Nam. Việc gia tăng lạm dụng các
loại ma túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện phục hồi
cho nhóm người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn [2].
Cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1995
chỉ có chưa đến 8% số người nghiện tiêm chích ma túy và hơn 88% chủ yếu
hút, hít thì tới cuối năm 2009 số người chích ma túy chiếm hơn ¾ tổng số
11

người nghiện ma túy của cả nước. Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm
chích với việc dùng chung bơm kim tiêm đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao
trong nhóm người nghiện chích ma túy (17,2%).
Theo số liệu từ Bộ Y tế, người nghiện chích ma túy cũng là nhóm đối
tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người nhiễm HIV ở Việt Nam
(41,1% tính đến cuối tháng 6/2011) [2]. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát
hiện ở Việt nam vào cuối tháng 12/1990, cho đến 6/2016, số người nhiễm
HIV phát hiện mới là 3.684, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn
AIDS là 2.366, số đã tử vong là 862 người. Số người nhiễm HIV hiện đang
còn sống là 227.225 người, số bệnh nhân AIDS là 85.753 và đã có 89.210
trường hợp tử vong do AIDS.
Kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có chiều hướng giảm, năm 2013 tỷ
lệ này là 10,3% giảm 1,3% so với năm 2012 (11,6%). Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có sự khác nhau giữa các khu vực, cao
nhất là ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc bộ và Tp.
Hồ Chí Minh (Thái Nguyên 32%; Lai Châu 27,7%; Hà Nội 24%; Tp. Hồ Chí
Minh 18,24%
1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy tại Hải Phòng

Theo số liệu báo cáo của FHI năm 2007 có 6.000 người sử dụng chất gây
nghiện (chủ yếu là heroin), khoảng 2.000 người sử dụng thêm không được
báo cáo. Với tỷ lệ cao nhất của những người tiêm chích ma túy trên 100.000
cư dân ở Việt Nam [42].

Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thành phố
Hải Phòng năm 2015 cho thấy: số nhiễm HIV mới phát hiện duy trì < 300
trường hợp/năm trong 3 năm liên tiếp, số chuyển AIDS tiếp tục giảm, tuy
12

nhiên tử vong do HIV/AIDS có chiều hướng tăng so cùng kỳ năm ngoái; Xu


hướng lây nhiễm HIV qua đường máu giảm (8%), đường tình dục tăng (8%),
từ mẹ sang con tăng (lần lượt là 8%, 8%, 0,6% so với năm 2014); Tỷ lệ nữ
giới nhiễm HIV tăng 3%, so với năm 2014. Tuổi của người nhiễm HIV mới
phát hiện vẫn tập trung ở tuổi lao động 20-49 tuổi (95%), duy trì cao ở nhóm
30-39 và < 50 tuổi; Đặc biệt có 3 trường hợp mới phát hiện HIV ở độ tuổi <
19 [36].

1.3. Một số thông tin về methadone và điều trị methadone

1.3.1. Khái niệm


Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương
và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình
là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội
chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều
trị lâu dài [5].
1.3.2. Dược lý học lâm sàng của thuốc methadone

1.3.2.1. Dược lực học

Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ yếu trên
các thụ thể muy (µ) ở não. Tương tự như các CDTP khác, methadone có tác
dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện nhưng ít gây
phê sướng .
1.3.2.2. Dược động học

Hấp thu

- Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua đường uống
(methadone được hấp thu khoảng 90% qua đường uống).
13

- Tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu
sau khoảng 3- 4 giờ
- Thời gian đạt nồng độ ổn định trong máu khoảng 3-5 ngày sau mỗi lần
thay đổi liều điều trị.
Phân bố

- Methadone liên kết với albumine, protein huyết tương khác và các mô
(đặc biệt là phổi, gan, thận). Tỷ lệ gắn kết protein huyết tương từ 60-
90%. Methadone đi qua hàng rào rau thai và bài tiết qua sữa.
- Thời gian bán hủy trung bình 24h.
Chuyển hóa:
Methadone được chuyển hóa chủ yếu ở gan thông qua men
Cytochrome P450, chất chuyển hóa không có tác dụng.
Thải trừ: Methadone thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, ngoài ra còn
qua phân, mồ hôi và nước bọt.

1.3.2.3. Tác dụng phụ

- Tác dụng không mong muốn của methadone phổ biến là táo bón, khô
miệng, ra nhiều mồ hôi.
- Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch, rối loạn
kinh nguyệt ở phụ nữa, chứng vú to ở đàn ông, rối loạn chức năng tình
dục.

1.3.2.4. Tương tác thuốc


- Các thuốc kích thích hệ thống CYP3A có thể gây tăng chuyển hóa của
methadone do vậy làm giảm nồng độ methadone trong máu.
- Các thuốc ức chế hệ thống CYP3A có thể làm giảm chuyển hóa
methadone do vậy làm tăng nồng độ methadone trong máu.
14

- Methadone có thể làm tăng nồng độ một số thuốc khác trong máu: AZT,
IMAO, thuốc chống trầm cảm ba vòng.
- Methadone cũng có thể làm giảm nồng độ một số thuốc như: DDI…[6]

1.3.2.5. Chỉ định: Điều trị thay thế CDTP bất hợp pháp.
1.3.2.6. Chống chỉ định

- Dị ứng với methadone và các tá dược của thuốc.


- Các bệnh gan nặng, bệnh gan mất bù.
- Suy hô hấp nặng, hen cấp tính, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ,
viêm loét đại tràng, co thắt đường niệu và đường mật,
- Các rối loạn tâm thần nặng mà chưa được điều trị ổn định.
1.3.3. Điều trị methadone
Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone (gọi tắt là điều
trị methadone) là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được
sử dụng theo đường uống dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh
lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời có thể
giúp người nghiện heroin dừng sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng
heroin mà người nghiện đã sử dụng giúp người bệnh phục hồi chức
năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [5].
Mục đích của điều trị Methadone

- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan
B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều
các CDTP và hoạt động tội phạm.
- Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP.
- Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc
sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội [2].
15

Tuân thủ điều trị methadone

Cho đến nay, không có “tiêu chuẩn vàng” để đo lường hành vi tuân
thủ điều trị methadone, mà chỉ dựa vào những quy tắc điều trị theo hướng
dẫn của Bộ Y tế (Quyết định 3140/QĐ – BYT) và nội quy của các cơ sở điều
trị. Bệnh nhân cần đến cơ sở uống thuốc hàng ngày.
Tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị methadone
Tuân thủ điều trị methadone để đảm bảo nồng độ methadone trong
huyết tương được duy trì và tránh hội chứng cai, khoá tác dụng của
heroin.Tuân thủ điều trị methadone là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm
bảo giúp người bệnh cai được ma túy và đóng góp quan trọng vào sự
thành công của chương trình điều trị methadone [18].
Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị methadone

Không uống thuốc Methadone hằng ngày sẽ làm cho nồng độ


trong huyết tương của methadone không được duy trì, dẫn đến việc
xuất hiện hội chứng cai, thèm nhớ heroin, nguy cơ tái sử dụng heroin
và tái nghiện cao [12].
Các khó khăn và trở ngại đối với việc tuân thủ điều trị

Có rất nhiều yếu tố gây khó khăn và trở ngại đối với việc tuân thủ
điều trị methadone:
- Ngày nào cũng đến cơ sở điều trị methadone để uống methadone.
- Giai đoạn đầu, thuốc chưa đủ thay thế heroin nên gây khó chịu “vã”, tác
dụng phụ của thuốc trước mắt và lâu dài.
- BN không dám chắc họ có muốn điều trị lâu dài không.
- Thiếu kiến thức và hiểu biết về lệ thuộc chất dạng thuốc phiện cũng như
tác dụng của điều trị methadone.
- Khó khăn trong vấn đề đi lại.
16

- Sợ bị mọi người phát hiện là đã từng nghiện ma tuý và lệ thuộc vào


Methadone.
- Tình trạng trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.
- Vẫn đang sử dụng rượu và ma tuý.
- Điều kiện sống không ổn định, khó khăn.
- Có thái độ tiêu cực, thành kiến với nhân viên y tế [18].

1.4. Tình hình thực tế áp dụng điều trị và tuân thủ điều trị
methadone.

1.4.1. Trên thế giới

Chương trình điều trị thay thế bằng methadone đã được triển khai
tại rất nhiều nước trên thế giới: Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan,
Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông... Hiện nay trên toàn thế giới có 80
nước triển khai Chương trình methadone, điều trị khoảng 580.000 bệnh
nhân tại Châu Âu, hơn 200.000 bệnh nhân tại Châu Á [26].
Tại Hoa Kỳ đang điều trị cho khoảng 260.000 người trên tổng số
gần một triệu người nghiện ma túy tại 1.200 điều trị methadone. Hiệu
quả của Chương trình điều trị methadone tại Hoa Kỳ là rất lớn [35].
Tính đến 7/2014 trên toàn lãnh thổ Hồng Kông có 20 cơ sở điều trị
methadone đang hoạt động. Tổng số người đăng ký tham gia chương
trình là 8.159 người. Chương trình methadone tại Hồng Kông đã điều
trị cho khoảng 60% tổng số người nghiện các chất dạng thuốc phiện.
Chương trình đã giúp 70% bệnh nhân có việc làm, tỷ lệ tội phạm giảm
đáng kể (từ 26% trước điều trị xuống còn 4% sau điều trị), tỷ lệ tiêm
chích ma túy cũng giảm từ 40% xuống còn dưới 10%. Tỷ lệ nhiễm HIV
tính đến nay chỉ là 0,3% trong nhóm sử dụng Methadone [35].
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy tần xuất sử dụng ma túy và
dùng chung bơm kim tiêm ở nhóm điều trị methadone giảm đáng kể
sau khi được điều trị từ 6 đến 18 tháng điều trị []. Nghiên cứu của Moss
17

và các đồng nghiệp đưa ra kết quả việc sử dụng ma túy bât hợp pháp
giảm từ 33% xuống 15% và giảm tiêm chích ma tuý từ 19% xuống 6%
sau 5 năm MMT [49].
Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị là: liều methadone cao
(>60mg), lớn tuổi, có công ăn việc làm ổn định, sống cùng gia đình,
nhận can thiệp tâm lý, đặc biệt là những người có thời gian dài lệ thuộc
ma túy. Các yếu tố dự báo không tuân thủ điều trị là không có nhà ở ổn
định, uống rượu, sử dụng ma túy và nhận thức về methadone không đầy
đủ [50, 86, 120]. Ngoài ra điều trị methadone cũng giúp giảm dùng
chung bơm kim tiêm, cải thiện tuân thủ điều trị cho bệnh nhân điều trị
kháng virus (ARV) và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [47].

1.4.2. Tại Việt Nam

Năm 1996 – lần đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế đã chấp nhận cho
Viện sức khỏe tâm thần nghiên cứu liệu pháp Methadone.
Từ 4/2008 Chính phủ Việt Nam cho phép thí điểm chương trình
điều trị thay thế các CDTP bằng methadone tại 6 cơ sở ở 2 thành phố
Hải và Thành phố Hồ Chí Minh .Đến 10/2014 chương trình đã được
triển khai tại 36/36 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số bệnh nhân
điều trị là 21.613 người , chiếm 12% số người nghiện có hồ sơ quản lý
và đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm
2015 [5].
Năm 2016, 57/61 tỉnh, thành trong cả nước đã có cơ sở điều trị
methadone, cung cấp dịch vụ cho cho 44.479 người bệnh, tương đương
54,39 % chỉ tiêu Chính phủ đề ra. Thành phố Hà Nội có 17 cơ sở
Methadone điều trị cho 3837 người nghiện ma túy, thành phố Hồ Chí
Minh là 16 cơ sở, điều trị cho 3473 người nghiện chích ma túy [6].
18

Hiện nay Việt Nam có khá nhiều đánh giá về chương trình
điều trị methadone, hiệu quả chương trình cũng như các yếu tố liên
quan đến chương trình, trong đó có đánh giá về tuân thủ điều trị. Kết
quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị trong
thời gian đầu tham gia điều trị của bệnh nhân rất cao [18], [43], nhưng
tỷ lệ này giảm dần ở các năm điều trị tiếp theo [8], [13], [14], [28],
[33], [32]. Kết quả đánh giá chương trình triển khai thí điểm tại phổ Hồ
Chí Minh cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 9 tháng là rất cao (90%)
[46].

1.4.3. Tại Hải Phòng

Từ năm 2008, Chương trình điều trị thay thế các CDTP bằng
methadone được triển khai thí điểm tại Hải Phòng ở 3 quận, huyện (Lê
Chân, Hồng Bàng, Thủy Nguyên). Tính đến năm 2015, toàn thành phố
đã có 12 cơ sở điều trị methadone tại 8 quận, huyện, điều trị thường
xuyên cho khoảng 3.496 người nghiện ma túy, đạt 76% kế hoạch Chính
phủ đặt ra [11].
Tính đến tháng 03 năm 2016, trên toàn thành phố Hải Phòng đã có
12 cơ sở điều trị methadone, số bệnh nhân điều trị là 3.811 người, đạt
82,85% kế hoạch Chính phủ đặt ra. Theo báo cáo của Bộ Y tế, Cục
phòng, chống HIV/AIDS đến ngày 31 tháng 3 năm 2017, thành phố
Hải Phòng đã có 14 cơ sở điều trị methadone được đặt ở 13/15 quận,
huyện. Số bệnh nhân mới tham gia vào chương trình tăng 8,5 lần sau
10 năm đưa chương trình methadone vào điều trị.
Kết quả đánh giá chương trình triển khai thí điểm tại Hải Phòng
cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 9 tháng rất cao (90%) [68]. Ở một số
cơ sở điều trị methadone trên địa bàn thành phố Hải Phòng như: An
19

Lão, Lê Chân và An Dương thì tỷ lệ này là từ 59,2% đến 81,9% [28],


[33].
20

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu.

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện tại cơ sở điều trị methadone Hải An, quận
Hải An, thành phố Hải Phòng.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.

Bệnh nhân đang điều trị Methadone ở giai đoạn duy trì từ 3 tháng trở lên
tại cơ sở điều trị methadone Hải An, thành phố Hải Phòng.
Tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu:
- Bệnh nhân đang điều trị methadone ở giai đoạn duy trì từ 3 tháng trở
lên
- Bệnh nhân có khả năng trả lời phỏng vấn

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tuân thủ điều trị methadone
trong 3 tháng qua (tháng 6, 7, 8 năm 2016). Bệnh nhân được xác định
là tuân thủ điều trị cần thỏa mãn điều kiện: không bỏ bất kì một liều
nào trong vòng 3 tháng.

2.1.3.Thời gian nghiên cứu.

Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.


2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.
* Cỡ mẫu:
Tính theo công thức tính ước lượng tỷ lệ p
21

p (1  p )
n  Z12 /2
2

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có

p: tỷ lệ tuân thủ điều trị methadone tại cộng đồng tương tự. Lấy p=
0,898 (tỷ lệ TTĐT methadone tại Hải Phòng và tp Hồ Chí Minh sau 12
tháng triển khai theo báo cáo của tổ chức FHI 360 năm 2014 là 89,8%
[42].

Δ: sai số mong muốn, Δ=0,05

Z1-α/2=1,96 (với độ tin cậy 95%, α= 0,05)

Thay vào công thức tính cỡ mẫu ta được n = 141. Vậy cỡ mẫu tối
thiểu là 141.

Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn toàn bộ 214 bệnh
nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone Hải
An,quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

* Phương pháp chọn mẫu:

Lập danh sách chọn toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn
vào nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone Hải An, quận Hải An,
thành phố Hải Phòng.
22

2.2.3. Các biến số nghiên cứu.

Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu

Phương
Công cụ
Các biến số và chỉ số nghiên pháp thu
Mục tiêu thu thập
cứu thập thông
thông tin
tin
Mô tả đặc Nhân học: tuổi, giới, học vấn, Phỏng vấn Phiếu thu
điểm dịch tễ tình trạng hôn nhân, nghề bệnh nhân thập thông
học của bệnh nghiệp và hồi cứu tin được
nhân điều trị Tiền sử sử dụng ma túy trước hồ sơ thiết kế
nghiện các điều trị methadone bệnh án sẵn
chất dạng Tiền sử cai nghiện
thuốc phiện Tiền sử mắc một số bệnh cơ
bằng thể
methadone Tiền sử kiếm tiền nhờ các hoạt
động phi pháp
Giai đoạn điều trị methadone

Tác dụng phụ của methadone


Thực trạng Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều Phỏng vấn Phiếu thu
tuân thủ điều trị bệnh nhân thập thông
trị và một số và hồi cứu tin được
Lý do nhỡ liều của bệnh nhân
yếu tố liên hồ sơ bệnh thiết kế
Một số yếu tố liên quan đến bỏ
quan đến bỏ án sẵn
trị: tuổi, nghề nghiệp, hôn
trị
nhân, trình độ học vấn, tiền sử
cai nghiện, giai đoạn điều trị,
tình trạng mắc các bệnh cơ thể,
23

tác dụng phụ của methadone,


tình trạng việc làm của bệnh
nhân, khoảng cách từ nơi ở đến
cơ sở điều trị, tình trạng sử
dụng heroin hiện tại, liều
methadone
2.3. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin.

Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn
bệnh nhân và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án.
Tiến hành tập huấn bộ phiếu phỏng vấn cho nhóm điều tra viên,
sau đó phỏng vấn thử để hoàn thiện bản hỏi.
Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn đưa vào nghiên cứu và hồi cứu hồ sơ bệnh án.

2.4. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.

- Giám sát viên rà soát lại các phiếu điều tra vào cuối mỗi ngày để đảm
bảo thông tin thu được đầy đủ.

- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần
mềm SPSS 19.

- Sử dụng các test thống kê, xác định tỷ lệ với các biến định tính, tính giá
trị p để xác định mức ý nghĩa thống kê trong so sánh các tỷ lệ, tìm ra những
mối liên quan giữa việc bỏ liều điều trị của bệnh nhân với các yếu tố khác.

2.5. Sai số và khống chế.

* Sai số có thể gặp:

- Sai số do thu thập số liệu, thông tin: đối tượng nghiên cứu do tâm lý e
ngại về tình trạng bệnh, sai số nhớ lại.

- Sai sót trong quá trình nhập liệu, xử lý số liệu.


24

* Khống chế sai số:

- Thiết kế bộ công cụ thu thập thông tin chuẩn.

- Tập huấn kỹ năng làm việc với bệnh nhân điều trị methadone cho điều
tra viên.
- Tiến hành điều tra thử để bổ sung và chỉnh sửa công cụ điều tra.

- Làm sạch số liệu trước khi nhập và phân tích.

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.

- Nghiên cứu được tiền hành với sự đồng ý của lãnh đạo cơ sở điều trị
methadone Hải An, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
- Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia sau khi đã được giải thích rõ
về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu.
- Thông tin thu thập trung thực, khách quan, được bảo mật và chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.
25

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị thay thế các CDTP bằng
methadone

11.20%

4.20%

20-29
44.90% 30-39
40-49
39.70% ≥50

Hình 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi


Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị
methadone chủ yếu trong độ tuổi từ 30- 39 tương đương với 44,9%.
Tiếp theo là độ tuổi từ 40-49 chiếm 39,7%, độ tuổi từ 50 trở lên chiếm
11,2% và thấp nhất là nhóm tuổi từ 20- 29 chiếm 4,2%.
Bảng 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính

Kết
quả SL Tỉ lệ (%)
Giới tính

Nam 213 99,5

Nữ 1 0,5

Tổng 214 100


26

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 214 bệnh nhân tham
gia nghiên cứu có tới 213 người là nam chiếm 99,5% và chỉ có 1 bệnh
nhân nữ chiếm 0,5%.

Ly thân; 2.80% Ly dị; 5.60%


Độc thân; 23.80%

Đã kết hôn;
67.80%

Hình 3. 2: Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân


Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm
đã kết hôn có tỷ lệ cao nhất chiếm 67,8%, tiếp theo là nhóm độc thân
với tỷ lệ 23,8%. Nhóm bệnh nhân trong tình trạng ly dị, ly thân lần
lượt, chiếm tỷ lệ 5,6% và 2,8%.

TC, CĐ, ĐH, TĐH; Tiểu học; 3.70%


4.70%

THCS; 40.20%
THPT; 51.40%

Hình 3. 3: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn


Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị chủ yếu
là có trình độ học vấn ở mức THPT chiếm 51,4%, sau đó là mức
27

THCS chiếm 40,2%, trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại
học chỉ chiếm 4,7% và tiểu học là 3,7%.

22.02%
11.21% Thất nghiệp
5.11% Nông dân
0.90% 1.40%
Công nhân
7.01%
Lao động tự do
Nội trợ
Buôn bán nhỏ
52.35%
Khác

Hình 3. 4: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp


Nhận xét: Đa số bệnh nhân là lao động tự do chiếm 52,3%, công nhân, nông
dân, buôn bán nhỏ, nội trợ và nghề khác lần lượt là 7%; 1,4%; 5,1%; 0,9%;
11,2%. Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao 22%.

Bảng 3. 2: Tiền sử sử dụng ma túy trước điều trị methadone

Tình trạng sử dụng ma túy trước SL Tỷ lệ (%)


điều trị MMT
≤ 18 tuôi 44 20,6

Tuổi sử dụng 19- 30 tuổi 102 47,7


lần đầu >30 tuổi 68 31,8

Trung bình 26 ± 8,15 (tuổi)

< 5 năm 31 14,5


Thời gian sử
Từ 5- 10 năm 59 27,6
dụng
≥ 10 năm 124 57,9
Đã từng tiêm Có 134 62,6
28

chích Không 80 37,4

Nhận xét: Gần một nửa trong số bệnh nhân sử dụng ma túy lần đầu tiên là từ
19- 30 tuổi chiếm 47,7%. Tuổi sử dụng ma túy lần đầu trung bình là 26 tuổi.
Hơn một nửa bệnh nhân có thời gian sử dụng ma túy từ 10 năm trở lên
(57,9%). Bệnh nhân đã từng tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ khá cao 62,7%.

Bảng 3. 3: Tiền sử kiếm tiền nhờ hoạt động phi pháp

K
ết quả SL Tỉ lệ (%)
HĐ phi pháp

Không 203 94,9

Có 11 5,1

Tổng 214 100

Nhận xét: Qua bảng 3.3 cho thấy 94,9% bệnh nhân tham gia nghiên cứu
không có tiền sử kiếm tiền nhờ các hoạt động phi pháp và chỉ có 11 bệnh nhân
(5,1%) có tiền sử kiếm tiền nhờ các hoạt động phi pháp trong 5 năm gần đây.
Trong số 11 bệnh nhân này, có 8 người đã từng bị bắt và đi tù.
50
45
40 43.5
35
30
25
20 22.4
15
10
9.8
5 7.9
0 1.9
HIV/AIDS VGB VGC Lao Khác

Hình 3. 5: Phân bố bệnh nhân theo tiền sử mắc một số bệnh cơ thể
29

Nhận xét: Từ hình 3.5 cho thấy bệnh nhân mắc viêm gan C chiếm tỷ lệ cao
nhất là 43,5%, sau đó là HIV/AIDS với 22,4%, viêm gan B là 7,9%, lao
chiếm 1,9%.

Bảng 3. 4: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn điều trị

Kết quả
SL Tỉ lệ ( %)
GĐ điều trị

< 12 tháng 14 6,5

12- 23 tháng 13 6,1

24- 35 tháng 19 8,9

36- 47 tháng 48 22,4

48 - 60 tháng 77 36

≥ 60 tháng 43 20,1

Tổng 214 100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân đã điều trị methadone từ 48 -60 tháng chiếm
36%, sau đó là từ 36- 48 tháng (22,4%), từ 60 tháng trở lên là 20,1%.

57.9
51.4
43.5

7.5 13.1 14
1.9
i n
TD hô nô ngủ b ón ng hác
ng ồ n, t o iệ K
m
nă u
m nô M
ấ Tá ng
ả iề n ră
kh nh
Bu

nh
ảm Ra ệ
Gi B

Hình 3. 6: Phân bố bệnh nhân theo các tác dụng phụ của methadone
30

Nhận xét: Kết quả cho thấy trong các tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải
thì thường hay gặp nhất là táo bón (57,9%), ra nhiều mồ hôi (51,4%), giảm
khả năng tình dục (43,5%).

3.2.Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh
nhân
3.2.1. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị thay thế các CDTP
bằng Methaone

Có; 43.90%

Không; 56.10%

Hình 3.7: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ liều điều trị methadone trong 3 tháng qua
Nhận xét: Trong 3 tháng 6,7,8 năm 2016 có 94/214 bệnh nhân đã từng bỏ liều
điều trị trong 3 tháng qua chiếm 43,9%.

Bảng 3. 5: Tỷ lệ bệnh nhân theo số ngày/lần bỏ liều methadone

Kết quả
SL Tỉ lệ (%)
Số ngày bỏ

1-2 ngày 83 38,8

3-4 ngày 8 3,7

5-30 ngày 3 1,4

Không bỏ liều 120 56,1

Tổng 214 100


31

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy đa số bệnh nhân bỏ liều 1-2 ngày liên tiếp
(38,8%), tỷ lệ bỏ 3-4 ngày liên tiếp chiếm 3,7% và chỉ có 1,4% bệnh nhân bỏ
5-30 ngày liên tiếp.

24.8

16.3

1.4 1.4

Có việc bận Đi làm xa Ố m/nằm viện Chư a đóng t iền

Hình 3.8: Phân bố lý do bỏ liều của bệnh nhân

Nhận xét: Nguyên nhân bỏ điều trị methadone (lần gần nhất nếu bệnh nhân
bỏ trị từ 2 lần trở lên) cao nhất là có việc gia đình/ việc bận (24,8%), tiếp đó
là đi làm xa (16,3%), ốm nằm viện và chưa đóng tiền phí đều chiếm 1,4%.

3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Bảng 3.6: Liên quan giữa bỏ trị với nhóm tuổi của bệnh nhân

Bỏ trị Có Không
OR
Tổng P
SL % SL % (95%CI)
Nhóm tuổi

< 40 tuổi 55 52,4 50 47,6 105


1,97
≥ 40 tuổi 39 35,8 70 64,2 109 0,014
(1,14-3,41)
Tổng 94 43,9 120 56,1 214
32

Nhận xét: Bệnh nhân bỏ liều trong nhóm dưới 40 tuổi (55%) cao hơn nhóm
bệnh nhân ≥ 40 tuổi (39%). Nguy cơ bỏ trị ở nhóm bệnh nhân < 40 tuổi 1,97
lần nhóm bệnh nhân ≥ 40 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩ thống kê với p < 0,05.

Bảng 3. 7: Liên quan giữa bỏ trị với trình độ học vấn

Bỏ trị Có Không OR
TĐ học vấn Tổng P
SL % SL % (95%CI)

THPT trở lên 54 45 66 55 120


42, 57, 0,72 1,10
THCS trở xuống 40 54 94
6 4 0 (0,64- 1,90)
43, 56,
Tổng 94 120 214
9 1

Nhận xét: Kết quả từ bảng trên cho thấy tỷ lệ bỏ liều ở nhóm có trình độ học
vấn mù chữ/ tiểu học/THCS là 42,6% thấp hơn ở nhóm có trình độ học vấn từ
THPT trở lên (45%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thồng kê (p>0,05).

Bảng 3. 8: Liên quan giữa bỏ trị với tình trạng hôn nhân

Bỏ trị Có Không
Tổn OR
TT hôn nhân P
SL % SL % g (95%CI)

Độc thân/ ly thân/ 36,


25 44 63,8 69
ly dị/ góa 2
0,63
47, 0,11
Đã kết hôn 69 76 52,4 145 (0,35-
6 8
1,13)
43,
Tổng 94 120 56,1 214
9

Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bỏ liều ở nhóm đã kết hôn là
47,6%, ở nhóm độc thân/Ly thân/Ly dị/Góa là 36,2%. Sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
33

Bảng 3. 9: Liên qua giữa bỏ trị với tình trạng việc làm hiện tại

Bỏ trị Có Không
Việc làm OR
Tổng P
(95%CI)
SL % SL %

Có 75 44,9 92 55,1 167


1,20
Không 19 40,4 28 59,6 47 0,584
(0,62-2,32)
Tổng 94 43,9 120 56,1 214

Nhận xét: Kết quả từ bảng trên cho thấy bệnh nhân bỏ liều ở nhóm có việc
làm là 44,9% và nhóm không có việc làm là 40,4%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.11: Liên quan giữa bỏ trị với khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở điều
trị methadone

Bỏ trị Có Không OR
Tổng P
Khoảng cách SL % SL % (95%CI)

47, 52,
≥ 5 Km 28 31 59
5 5
42, 57, 0,52 1,21
< 5 Km 66 89 155
6 4 1 (0,66-2,22)
43, 56,
Tổng 94 120 214
9 1

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bệnh nhân bỏ liều ở nhóm có khoảng
cách từ nhà đến cơ sở điều trị ≥ 5 Km (47,5%) cao hơn nhóm có khoảng cách
từ nhà đến cơ sở điều trị dưới 5 Km (42,6%). Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
34

Bảng 3. 10: Liên quan giữa bỏ trị với xét nghiệm phát hiện heroin
trong nước tiểu hiện tại của bệnh nhân

Bỏ trị Có Không OR
Xét nghiệm Tổng P
(95%CI)
SL % SL %
57, 42,
Dương tính 22 16 38
9 1
40, 59, 1,98
Âm tính 72 104 176 0,05
9 1 (0,97- 4,04)
43, 56,
Tổng 94 120 214
9 1

Nhận xét: Nguy cơ bỏ trị ở nhóm bệnh nhân có xét nghiệm nước tiểu dương
tính gấp 1,98 lần nhóm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính. Sự khác
biệt có ý nghĩ thống kê với p = 0,05.
Bảng 3. 11: Liên quan giữa bỏ trị với liều methadone hiện tại

Bỏ trị Có Không OR
Liều MTD Tổng P
SL % SL % (95%CI)

62, 37,
< 60mg 33 20 53
3 7
37, 62, 2,7
≥ 60 mg 61 100 161 0,02
9 1 (1,43-5,130)
43, 56,
Tổng 94 120 214
9 1

Nhận xét: Nguy cơ bỏ trị ở nhóm bệnh nhân có liều methadone < 60mg gấp
2,7 lần nhóm bệnh nhân có liều methadone ≥ 60 mg. Sự khác biệt có ý nghĩ
thống kê với p < 0,05.
35

Bảng 3. 12: Liên quan giữa bỏ trị với tiền sử cai nghiện

Có Không OR
Bỏ trị Tổng P
TS cai nghiện SL % SL % (95%CI)

Chưa cai lần nào 22 55 18 45 40


41, 1,73
Đã từng cai 72 102 58,6 174 0,118
4 (0,86- 3,45)
43,
Tổng 94 120 56,1 214
9

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bỏ liều ở nhóm chưa từng cai
nghiện là 55%và tỷ lệ bỏ liều ở nhóm đã từng cai nghiện là 41,4%. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (với p>0,05).

Bảng 3. 13: Liên quan giữa bỏ trị với giai đoạn điều trị

Bỏ trị Có Không OR
GĐ điều trị Tổng P
SL % SL % (95%CI)

64, 35,
< 36 tháng 29 4 16 6 45
38, 61, 2,9
0,02
≥ 36 tháng 65 5 104 5 169 (1,46-5,75)
43, 56,
Tổng 94 9 120 1 214

Nhận xét: Nguy cơ bỏ trị ở nhóm bệnh nhân điều trị < 36 tháng gấp 2,9 lần
nhóm bệnh ≥ 36 tháng. Sự khác biệt có ý nghĩ thống kê với p < 0,05.
36

Bảng 3. 134: Liên quan giữa bỏ trị với tác dụng phụ của methadone

Bỏ trị Có Không
TD phụ OR
Tổng P
SL % SL % (95%CI)

44, 55,
Có 41 52 93
Giảm khả 1 9 0,967 1,01
năng TD 43, 56, (0,58-1,74)
Không 53 68 121
8 2
47, 52,
Có 52 58 110
Ra nhiều 3 7 0,31 1,32
mồ hôi 40, 59, (0,77-2,27)
Không 42 62 104
4 6
43, 56,
Có 7 9 16
Buồn nôn, 8 3 0,988 1,01
nôn 43, 56, (0,35-2,77)
Không 87 111 198
9 1
57, 42,
Có 16 12 28
1 9 0,131 1,84
Mất ngủ
41, 58, (0,82-4,12)
Không 78 108 186
9 1
48, 51,
Có 60 64 124
4 6 0,123 1,54
Táo bón
37, 62, (0,88-2,68)
Không 34 56 90
8 2
Có 15 50 15 50 30
Bệnh răng 0,470 1,32
miệng 42, 57, (0,61-2,87)
Không 79 105 184
9 1
37

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa bỏ trị với các giữa tác dụng phụ.

Bảng 3. 145: Liên quan giữa bỏ trị với tình trạng mắc bệnh cơ thể

Có Không OR
Bỏ trị Tổng P
Mắc bệnh SL % SL % (95%CI)

48, 51,
Không 45 48 93
4 6
40, 59, 1,37
Có 49 72 121 0,249
5 5 (0,8- 2,38)
43, 56,
Tổng 94 120 214
9 1

Nhận xét: Kết quả bảng cho thấy nhóm không mắc bệnh cơ thể có tỷ lệ bỏ
liều là 48,5%, còn tỷ lệ bỏ liều ở nhóm mắc bệnh cơ thể là 40,5%. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (với p>0,05).
38

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị thay thế các CDTP bằng
methadone
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 214 bệnh nhân điều trị duy trì
methadone trên 3 tháng tại cơ sở điều trị methadone Hải An, Hải Phòng cho
thấy:
Nhóm tuổi: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân trong nhóm
tuổi 30-39 chiếm tới 44,9%, tiếp theo là nhóm tuổi 40 - 49 (39,7%); nhóm
tuổi ≥ 50 là 11,2%; nhóm tuổi 20 – 29 chỉ chiếm 4,4%. Độ tuổi từ 30-50
chiếm 85,6%, đây là độ tuổi lao động chính, việc điều trị bằng methadone đòi
hỏi bệnh nhân cần đến cơ sở điều trị hàng ngày để uống thuốc dưới sự giám
sát của cán bộ y tế, điều này sẽ ảnh hưởng không ít đến tổ chức cuộc sống,
cũng như lao động của bệnh nhân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận lợi ích to
lớn từ việc điều trị methadone mang lại như: cải thiện sức khỏe, khả năng lao
động, các mối quan hệ xã hội cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và làm giảm
gánh nặng xã hội một cách đáng kể. Phân bố bệnh nhân điều trị methadone
theo nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu
trước đó. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nga [22] tỷ lệ bệnh nhân
được điều trị methadone nhiều nhất là 50% ở lứa tuổi 31- 40 và 26,05% ở lứa
tuổi 41-50. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòe [20] đưa ra tỷ lệ bệnh
39

nhân điều trị cao nhất là 44,3% ở nhóm tuổi 30 - 39. Tác giả Bùi Khánh Huy
thực hiện nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone Ngô Quyền, Hải Phòng
năm 2014 cho kết quả 42% bệnh nhân ở nhóm tuổi 30-39 và nhóm tuổi 40-49
là 38,8%. Tác giả Cao Kim Vân cũng chỉ ra có tới 60,7% bệnh nhân của
phòng khám ngoại trú Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh có độ tuổi từ 18 -36
tuổi [10].
Giới tính: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân là nam giới chiếm
đa số với tỷ lệ cao với 99,5%, nữ giới chỉ chiếm 0,5%. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Nguyễn Thu Phương [24] tại cơ sở điều trị Lê Chân, Hải
Phòng năm 2011 - 2012, số bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ là 97,7%, bệnh nhân
nữ chiếm 2,3%. Nghiên cứu tại Phú Thọ năm 2013 của Hồ Quang Trung với
tỷ lệ BN nữ chỉ chiếm 1,6% [17]. Tác giả Cao Kim Vân [10] cũng chỉ ra đa số
bệnh nhân là nam giới chiếm 93,1%. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Hòe [20] phần lớn cũng là bệnh nhân nam (98,1%), bệnh nhân nữ chỉ
chiếm 1,9%. Trong báo cáo của Bộ công an năm 2013 về giới tính của người
nghiện ma túy trong toàn quốc tỷ lệ bệnh nhân nam là 96% và nữ giới chỉ
chiếm 4%. Điều này có thể giải thích do nữ nghiện chích ma túy ở nữ giới có
tỷ lệ thấp hơn so với nam giới. Mặt khác nữ nghiện ma túy ngại tiếp cận cơ sở
điều trị hơn do họ còn e ngại việc đến cơ sở điều trị methadone hàng ngày sẽ
làm cho gia đình, người thân, hàng xóm biết tình trạng sử dụng các chất gây
nghiện của họ. Những bệnh nhân nữ thường mang tâm lý lo sợ bị mọi người
xung quanh đàm tiếu và kỳ thị hơn những bệnh nhân nam.

Việc làm: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không
bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Điều 13 Bộ luật lao
động). Theo đó, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 78% bệnh
nhân có việc làm, trong số bệnh nhân có việc làm thì nhóm lao động tự
do chiếm tỷ lệ khá cao là 52,3%. Đây cũng là một bất lợi vì lao động tự
40

do thường mang tính chất thất thường, không ổn định. Bên cạnh đó, tỷ
lệ bệnh nhân thất nghiệp còn cao chiếm 22%. Theo tác giả Nguyễn Thị
Hòe [20] tỷ lệ bệnh nhân lao động tự do chiếm tới 58,8%. Kết quả này
cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Dương
Châu Giang với 15,3% bệnh nhân trong tình trạng thất nghiệp[18]. Một
cuộc điều tra nghiên cứu khác do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
tỉnh Thái Nguyên thực hiện năm 2010, trên 484 người nghiện chích ma
túy cho thấy có tới 65% số người nghiện chích ma túy thất nghiệp hoặc
làm nghề tự do. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do khi sử dụng
ma túy người nghiện sẽ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương và các
hệ cơ quan khác, tinh thần của họ không còn được tỉnh táo dẫn đến
giảm suy giảm sức khỏe, giảm khả năng lao động, học tập khiến cho
những người này khó có khả năng làm việc ổn định. Đồng thời xuất
phát từ tâm lý người sử dụng lao động không muốn thuê những người
nghiện vì sợ ảnh hưởng đến năng suất lao động, an toàn cho gia đỉnh
nên tỷ lệ thất nghiệp ở những người sử dụng ma túy càng cao hơn.
Tình trạng hôn nhân: Qua nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh
nhân đã kết hôn chiếm tỷ lệ khá cao 67,8%, còn nhóm bệnh nhân sống
độc thân, chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 23,8%. Tỷ lệ này cũng tương tự kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòe [20], Nguyễn Thị Nga [22]
là 28,9% và 37,5%. Như chúng ta đã biết gia đình có vai trò rất quan
trọng đối với mỗi người. Đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm, dễ bị
tổn thương thì gia đình càng là nguồn động viên to lớn đối với họ.
Những bệnh nhân điều trị methadone cũng vậy, trong quá trình điều trị
nhiều người không có việc làm ổn định thì nhu cầu ăn ở hàng ngày,
đóng phí điều trị methadone hay chi phí khám chữa bệnh khác đều do
gia đình hỗ trợ, bên cạnh đó sự động viên, chia sẻ những khó khăn từ
41

phía gia đình giúp cho những bệnh nhân này có niềm tin vào cuộc sống,
tinh thần thoải mái hơn. Điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình
điều trị methadone của bệnh nhân.
Trình độ học vấn: Bệnh nhân điều trị methadone tại Hải An, Hải
Phòng đa số có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm 54,4% và
trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 40,2%; có một số bệnh nhân có
trình độ trung cấp cao đẳng, đại học/trên đại học tỷ lệ chiếm 4,7%. Kết
quả này có khác biệt so với một số nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu
của tác giả Trần Thịnh tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chỉ ra có
54,7% bệnh nhân trong nhóm có trình độ học vấn từ THCS trở xuống
[34]. Với nghiên cứu của Stephen Mills thì tỷ lệ này là 56% [31]. Theo
khảo sát của Bộ lao động - thương binh và xã hội tại thời điểm cuối
năm 2009, đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, khoảng
10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới trung học
cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo nghề;
gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ;
khoảng 12% được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng,
chứng chỉ tốt nghiệp. Theo kết quả điều tra nghiên cứu trên 384 người
NCMT (đều là HIV âm tính) ở tỉnh Khánh Hòa năm 2010 cho thấy:
46,2% có trình độ trung học cơ sở, 25,1% có trình độ sau trung học cơ
sở, 15,9% chưa đến trung học cơ sở. Theo nghiên cứu của tiến sĩ
Trương Tấn Minh thì có đến 53,8% đối tượng nghiên cứu đã bắt đầu sử
dụng ma túy khi chưa đến 20 tuổi. Các đối tượng sử dụng ma túy đa số
giảm khả năng học tập, nên thường bỏ học khi đang theo học trung học
phổ thông, vì vậy trình độ văn hóa của các đối tượng nghiện chích ma
túy thường chiếm tỷ lệ cao ở trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Với trình độ văn hóa như vậy, việc bệnh nhân dễ dàng bị lôi kéo sử
42

dụng ma túy vì tò mò, thiếu hiểu biết là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại quận Hải An, Thành phố Hải
Phòng, các bệnh nhân chủ yếu là người thành phố nên mặt bằng chung
về trình độ dân trí cao hơn, bên cạnh đó Hải Phòng là khu vực có tỷ lệ
người nghiện chích ma túy cao trong cả nước nên đó cũng là yếu tố
ngoại cảnh làm cho con người dễ bị sa ngã hơn. Điều đó lý giải cho kết
quả của chúng tôi, đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong nhóm có
trình độ học vấn trung học phổ thông.

Tiền sử sử dụng ma túy: Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn
bệnh nhân sử dụng ma túy lần đầu tiên là từ 19- 30 tuổi chiếm 47,7%
và tuổi sử dụng ma túy lần đầu trung bình là 26 tuổi, cao hơn so với
nghiên cứu Nguyễn Thanh Long (21 tuổi) [21]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, đa số bệnh nhân có thời gian sử dụng ma túy từ 10 năm trở
lên (57,9%), từ 5-10 năm là 27,6%, thấp nhất là dưới 5 năm chiếm
14,5%. Tỷ lệ bệnh nhân đã từng tiêm chích ma túy là khá cao 62,7% .

Hoạt động phi pháp: Nghiên cứu về tỷ lệ bệnh nhân kiếm tiền
nhờ các hoạt động phi pháp trong 5 năm gần đây cho thấy 94,9% bệnh
nhân không có tiền sử kiếm tiền nhờ các hoạt động phi pháp và chỉ có
5,1% bệnh nhân có tiền sử kiếm tiền nhờ các hoạt động phi pháp. Hầu
hết bệnh nhân tham gia nghiên cứu đa số đã tham gia điều trị
methadone từ năm 2011- 2012 (cách đây 5-6 năm). Khi uống
methadone, chỉ cần uống một lần trong ngày nên bệnh nhân sẽ không
còn cảm giác thèm nhớ heroin, tinh thần và sức khỏe ổn định nên đa số
bệnh nhân có thể đi làm. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm sự phát sinh
các hoạt động phi pháp để kiếm tiền.
Tình trạng mắc bệnh cơ thể: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan C cao nhất chiếm 43,5%, sau đó là HIV/AIDS
43

chiếm tỷ lệ 22,4%, viêm gan B chiếm tỷ lệ 7,9%, lao chiếm 1,9% và các bệnh
cơ thể khác là 9,8%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Hòe [20], tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan C là lớn nhất (36,5%), sau đó là
HIV/AIDS (16,7%). Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nga [22] cũng
chỉ ra có tới 30,2% bệnh nhân điều trị methadone tại cơ sở điều trị Ngô
Quyền, Hải Phòng có nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu của tác giả Cao Kim Vân (50,9%) [10]. Hiện nay, cách thức sử
dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1995 chỉ có chưa đến
8,0% số người nghiện chích ma túy và hơn 88,0% chủ yếu hút, hít thì tới cuối
năm 2009 số người chích ma túy chiếm hơn 3/4 tổng số người nghiện ma túy
cả nước. Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm chích với việc dùng
chung bơm kim tiêm đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV, viêm gan B và C cao
trong nhóm người nghiện chích ma túy. Theo số liệu từ Bộ y tế, người nghiện
chích ma túy cũng là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những
người nhiễm HIV ở Việt Nam (41,1% tính đến cuối tháng 6 năm 2014) [3].
Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm dẫn đến lây nhiễm virus viêm
gan B, C đặc biệt là HIV. Người nghiện ma túy có thể mang virus HIV và lây
cho vợ/ bạn tình và con cái của họ. Khi bệnh nhân vừa điều trị metadone vừa
điều trị ARV, liều thuốc bệnh nhân cần uống sẽ phải tăng lên rất cao, có thể
gấp đôi, gấp ba, thậm chí có thể lên đến 400mg/ngày khi bệnh nhân thêm lao
vì các thuốc này có sự tương tác lẫn nhau. Đây sẽ là một khó khăn lớn trong
việc điều chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân để vừa đảm bảo không xuất hiện
hội chứng cai, lại vừa phải thận trọng với vấn đề ngộ độc do quá liều
methadone. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ điệu trị của bệnh nhân
bởi tác dụng phụ khi uống liều cao.
Thời gian điều trị: Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số
bệnh nhân đã điều trị >36 tháng chiếm 78,5% (trong đó tỷ lệ bệnh nhân
44

điều trị từ 37- 48 tháng là 22,4%, từ 49-60 tháng chiếm tới 36% và ≥ 60
tháng là 20,1%). Kết quả này phù hợp vì cơ sở điều trị methadone Hải
An bắt đầu hoạt động từ năm 2011. Giai đoạn của quá trình điều trị có ý
nghĩa rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Ở giai đoạn >36
tháng, thông thường bệnh nhân đã đạt được liều ổn định và có thể duy
trì liều này trong suốt thời gian dài. Bệnh nhân không phải chịu đựng
hội chứng cai do chưa đủ liều methadone hay không phải lo lắng với
vấn đề nguy cơ ngộ độc thuốc methadone, và chất lượng cuộc sống của
họ cũng được cải thiện đáng kể do họ đã quen dần với việc dùng thuốc
methadone nên các tác dụng phụ gặp phải trong quá trình điều trị cũng
giảm hơn so với giai đoạn đầu khi mới tham gia chương trình. Chính vì
vậy, những bệnh nhân này có thể đi làm, có công việc ổn định kiếm tiền
trang trải cuộc sống như những người bình thường khác.
Tác dụng phụ: Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn
đối với bản thân, gia đình người nghiện và toàn xã hội từ việc điều trị
methadone. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh nhân có
thể gặp tác dụng không mong muốn của thuốc, điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của họ. Trong số những tác dụng
phụ thường gặp thì táo bón chiếm tỷ lệ cao nhất 57,9%, sau đó là ra
nhiêu mô hôi chiếm 51,4%, các tác dụng phụ như giảm ham muốn tình
dục, các bệnh về răng miệng, mất ngủ, buồn nôn lần lượt là 43,5%;
14%; 13,1% và 7,5%. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Cao Kim Vân [10], trong số 32,0% bệnh nhân có xuất hiện tác dụng
phụ thì táo bón chiếm tỷ lệ cao nhất 86,0%, những tác dụng khác như
buồn nôn sau khi uống thuốc, giảm trí nhớ chiếm một tỷ lệ thấp là
14,0%. Trong nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Thị Hòe [20] cũng
đã chi ra táo bón là tác dụng hay gặp nhất (70,4%), các bệnh về răng
45

miệng có tỷ lệ 21,4%, các tác dụng phụ khác như mệt mỏi và buồn ngủ,
ra nhiều mồ hôi, giảm ham muốn tình dục lần lượt là 11,3%, 9,8% và
4,7%; tác dụng phụ mất ngủ chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,6%). Việc gặp
phải những tác dụng không mong muốn này tuy không phải vấn đề
nghiêm trọng nhưng lại gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể trở thành yếu tố dẫn đến sự
không tuân thủ điều trị của bệnh.
4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ
trị của bệnh nhân điều trị nghiện các CDTP bằng methadone

4.2.1. Tỷ lệ tuân thủ điều trị


Sau hơn 8 năm triển khai, chương trình điều trị nghiện thay thế
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại thành phố Hải
phòng đã cho thấy được nhiều lợi ích, hiệu quả của việc điều trị đối với
sức khỏe, công việc, kinh tế,các mối quan hệ trong gia đình… của bệnh
nhân. Bên cạnh đó, cũng còn những hạn chế nhất định khi điều trị như:
tác dụng phụ của methadone, công việc và giờ giấc của bệnh nhân
không đảm bảo được việc uống thuốc hằng ngày… Những điều này
cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng và sự ổn định trong điều trị của
bệnh nhân.
Nghiên cứu của chúng tôi xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị trong 3
tháng 6, 7, 8 năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 94/214 bệnh
nhân (chiếm 44,9%) đã từng bỏ ít nhất 1 liều trong vòng 3 tháng qua.
Trong số những bệnh nhân này thì hầu hết là bỏ từ 1-2 ngày chiếm
38,8%; từ 3-4 ngày là 3,7% và từ 5- 30 ngày chỉ chiếm 1,4%. Theo
phác đồ điều trị của Bộ Y tế [4], những bệnh nhân bỏ liều nhiều ngày
liên tiếp sẽ được điều chỉnh liều hoặc khởi liều lại. Tỷ lệ bệnh nhân bỏ
liều nhiều ngày liên tiếp trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so
46

với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long: bỏ thuốc 2-5 ngày liên tiếp có
7,3%, bỏ thuốc trên 5 ngày liên tiếp chiếm 5,4% [21]. Việc tìm hiểu
nguyên nhân bỏ trị và đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục và thường
xuyên tư vấn để có sự hỗ trợ cần thiết và hợp lý . Số ngày không uống
thuốc trong mỗi đợt nhỡ liều của bệnh nhân càng dài thì khả năng tái sử
dụng ma túy càng cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tuân thủ
điều trị của bệnh nhân do methadone chỉ có tác dụng kéo dài trong
khoảng 24- 72 giờ.
Nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân bỏ liều điều trị
của bệnh nhân đang điều trị ở giai đoạn duy trì, nếu bỏ nhiều hơn 1 lần
thì sẽ hỏi nguyên nhân của lần bỏ liều gần đây nhất. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bỏ liều
của bệnh nhân trong đó do bận công việc chiếm tỷ lệ cao nhất 24,8%;
đi làm xa (16,3%) vì giờ uống thuốc thuộc giờ hành chính (sáng từ
7h30 đến 11 giờ, chiều từ 1h30 đến 4h30), đó cũng là thời gian đi làm
của mọi người vì vậy những bệnh nhân có việc làm, đặc biệt là bệnh
nhân đi làm xa không về kịp uống thuốc. Từ kết quả này các nhà chính
sách có nên cân nhắc việc thay đổi thời gian uống thuốc cho bệnh nhân
tạo thuận lợi cho nhừng người đi làm để góp phần đảm bảo việc tuân
thủ điều trị được tốt nhất. Bên cạnh đó bệnh nhân còn bỏ liều do bận
không kịp uống thuốc, hay do những nguyên nhân khác như chưa đóng
tiền (1,4%) và ốm (1,4%). Qua đó ta thấy tình trạng bệnh nhân nghỉ
uống thuốc mà không xin ý kiến của bác sĩ điều trị vẫn còn chiếm tỷ lệ
cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc điều trị
methadone. Vì vậy, việc bỏ liều có thể là yếu tố nguy cơ đưa người
bệnh quay trở lại con đường nghiện ngập .
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
47

Trong nghiên cứu về mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị và
nhóm tuổi, chúng tôi đã tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
2 nhóm: dưới 40 tuổi và từ 40 tuổi trở lên. Tỷ lệ bỏ liều ở nhóm tuổi ≥
40 là 35,8% thấp hơn tỷ lệ bỏ liều ở những bệnh nhân trong nhóm tuổi
< 40 (52,4%) hay bệnh nhân ở nhóm tuổi < 40 có nguy cơ bỏ liều cao
gấp 1,97 lần bệnh nhân ở nhóm tuổi ≥ 40, có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lớn tuổi là một trong các yếu
tố liên quan đến tuân thủ điều trị methadone [57].
Bàn về liên quan giữa tỷ lệ bỏ trị và tình trạng hôn nhân của bệnh
nhân, chúng tôi thấy rằng những bệnh nhân ở tình trạng độc thân/ ly
thân/ ly dị/ góa (36,2%) thấp hơn nhóm đã kết hôn là 47,6%. Nghiên
cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thắm, Phạm Minh Khuê, Phạm Văn
Hán, Nguyễn Văn Sơn và Christina Lindan cũng chỉ ra rằng nguy cơ bỏ
trị thấp hơn ở nhóm bệnh nhân độc thân/góa/ly dị/ly thân (OR = 0,49, p
= 0,013) [25]. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc tuân thủ
điều trị của bệnh nhân, gia đình vừa là nơi tạo động lực, vừa là nơi hỗ
trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho họ trong suốt quá trình điều trị.
Nhưng những người có gia đình thường cũng có nhiều vướng bận hơn
người sống độc thân. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng có
khá nhiều bệnh nhân nghỉ 1-2 liều điều trị với lý do bận việc gia đình.
Tuy nhiên sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý
nghĩa thống kê (p> 0,05).
Bàn về liên quan giữa tỷ lệ bỏ trị và trình độ học vấn của bệnh
nhân, chúng tôi thấy tỷ lệ bỏ trị ở nhóm có trình độ văn hóa tiểu
học/THCS là 42,6% thấp hơn tỷ lệ bỏ trị ở nhóm có trình độ văn hóa
THPT trở lên là 57,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Những bệnh nhân có trình độ văn hóa THPT trở lên thường
mang tâm lý chủ quan khi đã biết được chút ít về việc điều trị
48

methadone mà nhiều khi không chú ý kỹ việc dặn dò, tư vấn của nhân
viên y tế tại cơ sở, dẫn đến không tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều
trị.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân có
khoảng cách từ nhà đến cơ sở điều trị ≥ 5 km có tỷ lệ bỏ trị (47,3%) cao
hơn ở nhóm có khoảng cách từ nhà đến cơ sở điều trị < 5 km (42,6%).
Khoảng cách xa ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuân thủ điều trị của
bệnh nhân. Nhưng phần lớn các bệnh nhân đều có phương tiện đi lại
riêng của mình, chỉ còn số ít không có xe, phải đi nhờ, hoặc mượn mà
điều trị methadone là một điều trị đặc biệt, bệnh nhân uống thuốc hàng
ngày, lâu dài và trong giờ hành chính tại cơ sở, nên việc mượn xe đối
với họ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên sự khác biệt trong
mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. Một vài nghiên cứu trước
đó cũng chỉ ra rằng giới tính, trình độ học vấn, khoảng cách từ nhà đến
phòng khám methadone không có liên quan thống kê đến việc bỏ trị (p
> 0,05) [25], [33].
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ bỏ trị ở nhóm có việc làm
chiếm (44,9%) cao hơn nhóm không có việc làm (40,4%). Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Trên thực tế điều trị
methadone có nhiều đặc thù không giống với việc điều trị các thuốc
khác vì yêu cầu sự tuân thủ cao, người bệnh cần đến trung tâm điêu trị
uống thuốc hàng ngày, phải kí nhận thuốc và uống trước mặt nhân viên
y tế và không được mang thuốc về nhà trừ trường hợp đặc biệt. Vì vậy
duy trì điều trị methadone ảnh hưởng không nhỏ đến công việc hàng
ngày của đối tượng, đặc biệt những người có công việc ôn định, thời
gian uống thuốc trùng hoặc gần sát với thời gian làm việc. Người bệnh
phải xin về sớm hoặc đến sớm uống thuốc để kịp giờ đi làm. Nghề công
nhân phải tuân thủ đúng giờ làm việc tại doanh nghiệp, nghề tự do tuy
49

thời gian không gò bó nhưng vẫn bị nhỡ liều do công việc phải đi xa
nhà, trong khi việc uống methadone không được uống tại cơ sở của địa
phương khác.
Khi nghiên cứu về tỷ lệ bỏ trị và tiền sử cai nghiện của bệnh nhân.
Chúng tôi chia ra 2 nhóm: Nhóm chưa cai nghiện lần nào là nhóm
không có nguy cơ và nhóm đã cai nghiện là nhóm có nguy cơ. So sánh
những bệnh nhân này chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Tỷ lệ bỏ trị ở nhóm bệnh nhân đã từng cai nghiện (41,4%)
thấp hơn ở nhóm chưa cai nghiện lần nào (55%). Kết quả này cũng
tương tự nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương, tỷ lệ bỏ liều ở
nhóm đã từng cai là 17,9% và ở nhóm chưa từng cai là 18,5% (p >
0,05) [23]. Methadone là thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc
phiện, mặc dù không đem lại cảm giác “phê” như thuốc phiện nhưng
bệnh nhân chỉ cần uống một lần trong ngày, nếu đạt được liều ổn định
thì bệnh nhân sẽ không bị “vã”. Điều này là một ưu điểm lớn của
methadone so với các phương pháp khác. Vì vậy, những bệnh nhân này
sẽ lựa chọn và mong muốn điều trị bằng methadone là biện pháp cai
cuối cùng của mình.
Bàn về liên quan giữa tỷ lệ bỏ trị và giai đoạn điều trị của bệnh
nhân chúng tôi đã tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm
bệnh nhân có giai đoạn điều trị < 36 tháng và nhóm ≥ 36 tháng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bỏ liều ở nhóm bệnh nhân điều trị dưới 36
tháng là 64,4% và ở nhóm có giai đoạn điều trị ≥ 36 tháng là 38,5%.
Nhóm bệnh nhân ở giai đoạn điều trị < 36 tháng có nguy cơ bỏ trị cao
gấp 2,9 lần nhóm ≥ 36 tháng, có ý nghĩa thông kê với p < 0,05. Thời
gian điều trị dài thì khả năng đạt được liều ổn định càng cao. Bệnh
nhân không phải chịu đựng hội chứng cai do chưa đủ liều methadone
hay không phải lo lắng với vấn đề ngộ độc thuốc methadone và các tác
50

dụng phụ gặp phải trong quá trình điều trị cũng giảm hơn so với giai
đoạn đầu khi mới tham gia chương trình.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân bỏ liều trong
nhóm còn sử dụng chất gây nghiện ở hiện tại chiếm 57,9%, tỷ lệ này ở
nhóm không còn sử dụng chất gây nghiện là 40,9%. Như vậy nhóm
bệnh nhân còn sử dụng chất gây nghiện có nguy cơ bỏ trị cao gấp 1,9
lần nhóm không còn sử dụng chất gây nghiện. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p=0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của nhóm tác
giả Nguyễn Thị Thắm, Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Hán, Nguyễn Văn
Sơn và Christina Lindan: còn sử dụng heroin trong khi điều trị MMT có
mối liên quan với tình trạng bỏ liều của bệnh nhân (OR = 8,92, p <
0,001) [25]. Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên quan giữa
liều methadone và hành vi sử dụng ma túy giấu giếm với việc bỏ trị
MMT [39], [57]. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với cơ chế dung nạp
của methadone và các chất gây nghiện khác, nếu bệnh nhân bỏ uống
thuốc thì sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc xuất hiện hội chứng cai, khiến bệnh
nhân dễ tìm đến heroin hoặc các chất gây nghiện khác, nhất là những
trường hợp bệnh nhân đi xa trên 1-2 ngày, tương tự như vậy, nếu bệnh
nhân đã sử dụng heroin hoặc chất gây nghiện khác rồi thì cơ thể đã đủ
độ dung nạp vì thế mà họ không cần phải uống thuốc methadone nữa,
đúng như khuyến cáo của các tài liệu về điều trị methadone đã chỉ ra.
Đây là mối liên quan 2 chiều vì vậy cơ sở điều trị cần tư vấn, khám và
xét nghiệm thường xuyên những bệnh nhân bỏ uống thuốc để hạn chế
việc tái sử dụng heroin hoặc các chất gây nghiện khác.

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng muốn tìm hiểu trong quá
trình điều trị thì liều điều trị hiện tại của bệnh nhân có liên quan như thế
51

nào đến tuân thủ điều trị. Qua kết quả phân tích cho thấy mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa bỏ trị và liều methadone hiện tại: nguy cơ bỏ
trị ở nhóm bệnh nhân có liều < 60 mg cao gấp 2,7 lần nhóm bệnh nhân
có liều điều trị ≥ 60 mg (với p< 0,05), điều này hoàn toàn phù hợp với
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước như: De Castro Silvana với liều
60mg-200mg/ngày cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt nhất (~92%
bệnh nhân điều trị > 1 năm) [40]; Nghiên cứu Nguyễn Thị Hằng về tỉ
lệ tuân thủ điều trị methadone và yếu tố liên quan ở
người nghiện heroin điều trị tại Quận 6, Thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với liều
điều trị, 65% bệnh nhân tuân thủ điều trị với liều >60mg/ngày. Việc
uống liều cao methadone cũng làm giảm nguy cơ không tuân thủ điều
trị (OR=0,4; 95% CI 0,22-0,76 nếu bệnh nhân uống liều 60 –
119mg/ngày so với nhóm uống liều dưới 60 và OR=0,36; 95% CI 0,1-
0,46 nếu bệnh nhân uống liều > 120mg/ngày so với nhóm uống liều từ
60 – 119mg/ngày) [25].

Khi nghiên cứu mối liên quan giữa tỷ lệ bỏ trị và tiền sử mắc các
bệnh cơ thể chúng tôi thấy rằng, ở bệnh nhân điều trị methadone có tiền
sử mắc các bệnh cơ thể có tỷ lệ bỏ trị là 40,5%, nhóm bệnh nhân không
có tiền sử mắc bệnh cơ thể là 48,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p> 0,05). Những bệnh nhân điều trị methadone đa số đã
nghiện nhiều năm, cơ thể suy mòn, sức khoẻ tinh thần giảm sút, khả
năng chống chọi với các stress kém, đồng thời tỷ lệ bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS, Viêm gan C, Viêm gan B, lao...cao nên đều có ảnh hưởng
tới quá trình điều trị do có sự tương tác giữa methadone và các thuốc
điều trị các bệnh cơ thể của bệnh nhân. Những bệnh nhân này thường
phải uống methadone với liều cao và bị phụ thuộc nhiều hơn.
52

Bàn về sự liên quan giữa tỷ lệ bỏ trị và tác dụng không mong


muốn của methadone chúng tôi thấy, nhóm bệnh nhân có tác dụng phụ
là táo bón, ra nhiều mồ hôi hay các bệnh răng miệng không liên quan
đến tình trạng bỏ trị ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Trong nghiên cứu
của chúng tôi hầu hết là những bệnh nhân đã có thời gian điều trị
methadone lâu dài nên số tác dụng phụ gặp phải cũng giảm nhiều so
với giai đoạn mới điều trị. Tuy nhiên methadone là thuốc điều trị thay
thế các chất dạng thuốc phiện nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng cuộc sống cùa bệnh nhân.
53

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị thay thế các CDTP bằng
methadone

Nghiên cứu trên 214 bệnh nhân điều trị nghiện các CDTP bằng
methadone tại cơ sở điều trị Methadone Hải An cho thấy đa số bệnh
nhân là nam giới (99,5%), trong độ tuổi 30-39 (44,9%), đã kết hôn
(67,8%), chủ yếu có trình độ học vấn trung học phổ thông (51,4%) và
trung học cơ sở 40,2%, rất ít bệnh nhân có trình độ trung cấp, cao đẳng,
đại học. Phần lớn các bệnh nhân tham gia điều trị là lao động tự do
(52,3%), tỷ lệ thất nghiệp còn cao chiếm 22%.
Hơn một nửa bệnh nhân có thời gia sử dụng ma túy trên 10 năm
(57,9%) và tỷ lệ tiêm chích cao (62,6%). Tỷ lệ mắc viên gan C là
43,5%, sau đó là HIV (22,4%), viêm gan B (7,9%).

2. Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị
của bệnh nhân

2.1 Tỷ lệ tuân thủ điều trị


Kết quả nghiên cứu cho thấy 94/214 bệnh nhân đã từng bỏ ít nhất
1 liều trong vòng 3 tháng qua, tương đương 43,9%. Trong số những
bệnh nhân bỏ liều thì đa số là bỏ từ 1 - 2 ngày lên tiếp (38,8%), rất ít
người bỏ từ 5 liều liên tiếp trở lên. Lý do nhỡ liều điều trị lần gần đây
nhất chủ yếu là có việc bận/việc gia đình (24,8%), đi làm xa(16,3%),
chưa đóng tiền (1,4%) và ốm (1,4%).
2.2. Một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ liều điều trị của bệnh nhân:
nhóm tuổi < 40 tuổi (OR= 1,97; 95% CI: 1,14- 3,41; p= 0,014), tình
trạng sử dụng heroin trong quá trình điều trị (OR= 1,98; 95%CI: 0,97-
4,04; p=0,05),giai đoạn điều trị của bệnh nhân ≤ 36 tháng (OR= 2,9;
54

95% CI: 1,46- 5,75; p= 0,02) và liều điều trị methadone hiện tại của
bệnh nhân <60 mg (OR= 2,7; 95% CI: 1,43- 5,13; p=0,02).
Các yếu tố như: nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng cách từ
nhà đến cơ sở điều trị, tiền sử cai nghiện các CDTP, tiền sử mắc một số
bệnh cơ thể, tác dụng không mong muốn của methadone không ảnh
hưởng đến việc bỏ trị của bệnh nhân.
55

KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu chúng tôi chỉ ra một yếu tố ảnh hưởng đến
việc bỏ liều điều trị của bệnh nhân: tình trạng sử dụng heroin trong quá
trình điều trị, liều điều trị methadone hiện tại của bệnh nhân. Đây là
những yếu tố có thể can thiệp được. Vì vậy chúng tôi đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị methadone như sau:
1. Cơ sở điều trị methadone cũng nên có mối liên hệ chặt chẽ với
gia đình bệnh nhân để kịp thời thông báo tình hình của bệnh nhân đến
với gia đình. Đồng thời giúp gia đình hỗ trỡ tốt hơn cho bệnh nhân
trong vấn đề tuân thủ điều trị.
2. Tư vấn cho bệnh nhân các dấu hiệu, biểu hiện xuất hiện khi
thiếu liều methadone. Đồng thời hỗ trợ để bệnh nhân cởi mở chia sẻ về
những khó khan gặp phải trong quá trình điều trị.
3. Các cơ sở điều trị nên xem xét việc thay đổi khung thời gian
uống thuốc để tạo điều kiện cho những bệnh nhân đi làm xa hoặc bận
việc đến muộn không kịp giờ hành chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài Liệu Tiếng Việt

1. Bộ Công an (2013), Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống ma
túy 6 tháng đầu năm 2013 và phương pháp công tác trọng tâm 6 tháng cuối
năm.

2. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2011), Báo cáo công tác nghiện ma
túy tại Việt Nam thời gian qua.

3. Bộ Y tế (2014), Báo cáo Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm
2014 và định hướng kế hoạch năm 2015 (số 06/BC- BYT).

4. Bộ y tế ( năm 2014), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS
năm 2014 (số 1133/BC- BYT).

5. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone (Ban hành kèm theo Quyết định số 3140/QĐ-
BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế)

6. Bộ y tế - Cục phòng, chống HIV/AIDS (2016), “Báo cáo tình hình điều trị
Methadone đến giữa tháng 3 năm 2016”. Truy cập trang http://vaac.gov.vn
ngày 28 tháng 11 năm 2016.

7. Bộ y tế - Cục phòng, chống HIV/AIDS (2016), Báo cáo công tác phòng,
chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng
cuối năm 2016 (số 796 BC-BYT).

8. Bùi Huy Khánh và cộng sự (2016). Thực trạng điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone tại phòng khám Methadone quận Ngô
Quyền, Hải Phòng năm 2014. Tạp chí y học dự phòng, Tập XXVI, số 14
(187) 2016 Số đặc biệt.
9. Bùi Thị Xuân Mai (2013), “Chương 1: Tổng quan về chất gây nghiện”.
Giáo trình chất gây nghiện và xã hội, trang 12-13, Nhà xuất bản Lao
động – xã hội, Hà Nội.

10. Cao Kim Vân (2011), “Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone sau 2 năm điều trị tại phòng khám
ngoại trú Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh”, Đề tài NCKH cấp cơ sở, tr.
15-20

11. Cổng thông tin điện tử Lâm Đồng (2012), “Tác hại của ma túy?”. Truy
cập trang http://w3.lamdong.gov.vn ngày 28/11/2016.

12. Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế (2014). Chương trình can thiệp
giảm tác hại ở việt nam. Hội thảo Tăng cường công tác phòng chống
HIV/AIDS với các Bộ, Ban, Ngành đoàn thể Trung ương ngày 14-
15/01/2014

13. Đào Minh An, Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn
Hoàng Long (2015). Thực trạng bỏ điều trị, ra khỏi chương trình và quay
lại điều trị tại các cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone tỉnh Thái
Nguyên từ 09/2011 đến 08/2015. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số
10(170) 2015 Số đặc biệt.

14. Đào Thị Minh An, Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Ái kim Anh, Nguyễn
hoàng Long (2015). Xác suất bỏ trị theo thời gian và yếu tố ảnh hưởng tới
bỏ trị ở những bệnh nhân điều trị cai nghiện tại cơ sở điều trị Methadone
tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí y học dự phòng, số 10(170)2015 Số đặc biệt.

15. Điều trị Methadone Việt Nam (2012), “Lịch sử”. Truy cập
http://vaac.gov.vn ngày 28 tháng 12 năm 2016.
16. HIV online (2016), “Đương đầu với cuộc chiến chống lại HIV/AIDS”.
Truy cập trang http://www.hiv.com.vn ngày 2 tháng 11 năm 2016.

17. Hồ Quang Trung (2013), “Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone tại Phú Thọ năm 2012-2013”, Hội nghị khoa học
quôc gia về phòng, chống HIV/AIDS lần thứ V, Hà Nội.

18. Nguyễn Dương Châu Giang (2015) , “tuân thủ điều trị của bệnh nhân
điều trị methadone tại thành phố đà nẵng và một số yếu tố liên quan năm
2015”, Đại học Y tế công cộng.

19. Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), “Hoàn thiện khái niệm chất ma túy
trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Pháp luật, 3(34), tr. 15-22

20. Nguyễn Thị Hòe (2014), “nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và sự tuân thủ
điều trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại trung tâm y tế huyện An Lão
từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2013”, Đại học Y dược Hải Phòng.

21. Nguyễn Thanh Long (2010), “Đánh giá bước đầu triển khai thí điểm
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố
hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, hà
Nội.

22. Nguyễn Thị Nga 92010), “Thực trạng, thực hành tuân thủ điều trị của
người nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại
quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2009- 2010”, Đại học Y dược Hải
Phòng.

23. Nguyễn Thị Phương (2015), “Sự tuân thủ điều trị Methadone và một số
yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện
An Lão, Hải Phòng từ 1/ 2012 đến 3/2015”, Khóa luận tốt nghiệp.
24. Nguyễn Thu Phương (2012), “Thực trạng tuân thủ điều trị thay thế các
chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại cơ sở điều trị Lê Chân, Hải
Phòng năm 2011- 2012”, Đại học Y dược hải Phòng.

25. Nguyễn Thị Thắm, Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Hán, Nguyễn Văn Sơn,
Christina Lindan (2016). Bỏ Trị Và Môt Số Yếu Tố Liên Quan Ở Bênh
Nhân Điều Trị Nghiên Các Chất Dạng Thuốc Phiên Bằng Methadone Tại
Hải Phòng, 2014. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 14 (187) 2016

26. Nguyễn Thị Thông (2010), “Virus gây suy giảm miễn dịch ở người”. bài
giảng HIV/AIDS, ma túy và rượu, trang 9, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thu Trang (2010), “Sự tuân thủ điều trị thuốc ARV và một
số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS tại 4 phòng khám ngoại
trú ở Thanh Hóa năm 2010”, Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, trường
Đại học y tế công cộng Hà Nội.

28. Phạm Văn Hán, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thu Phương (2013). Thực
trạng tuân thủ điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone quận lê
Chân, Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam, số 1, tập 409/2013, tr.48-51

29. Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Quang Đại (2010), “Ma túy và nghiện ma
túy”. Bài giảng HIV/AIDS, ma túy và rượu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật
phòng, chống ma túy, số 23/2000/QH10, ngày 29/12/2000, Hà Nội.

31. Stephen Mills (2011), “Những kết quả khả quan và tác động từ chương
trình thí điểm Methadone 2 năm tại Việt nam”. Đánh giá độc lập của tổ
chức FHI 360
32. Trần Quang Đạo, Hồ Thị Hiền (2017). Bỏ trị của bệnh nhân tại cơ sở
methadone thành phố Hòa Bình giai đoạn 2012- 2015. Tạp chí Y học dự
phòng, Tập 27, số 1(189) 2017

33. Thân Thị Thúy (2015), “Sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan
đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị tại trung taamy tế huyện An Lão từ
tháng 1/2012 đến tháng 3/2013”, Khóa luận tốt nghiệp

34. Trần Thịnh (2011), Kết quả điều trị thay thế bằng Methadone trên bệnh
nhân nghiện heroin tại thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm theo dõi, 2008-
2011, Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng (2011), Báo cáo tổng kết
chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
tại thành phố Hải Phòng.

36. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hải Phòng (2015), ‘’tổng kết
công tác phòng, chống HIV/AIDS – ma túy – mại dâm năm 2015”. Truy
cập trang http://t4ghaiphong.org.vn ngày 30 tháng 11 năm 2016.

37. Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy-mại
dâm (2014), “ Hải Phòng: Giảm 70% số người nhiễm mới HIV”.

Tài Liệu Tiếng Anh

38.Bertschy, G.(1995), Methadone maintenance treatment: an update. Eur


Arch Psychiatry Clin Neurosci, 1995. 245(2): p 114- 24

39.CaoX, et al (2014). Retention and its predictors among methadone


maintenance treatment clients in China: a six-year cohort study. Drug
Alcohol Depend, 2014;145: 87-93.

40. De Castro Silvana (2003), “Adherence to heroin dependence therapies and


human immunodeficiency virus/acquired immunodeficiency syndrome
infection rates among drug abusers”, Department of Management of
Noncommunicable Diseases, World Health Organization, Geneva,
Switzerland.

41. FHI 360 (2014), Effectiveness evaluation of the pilot program for
treatment of Opioid dependence with Methadone in Hai Phong and Ho Chi
Minh cities, Viet Nam.

42. FHI 360 (2014), Study shows success in methadone treatment in Hai
Phong, Vietnam.

43. FHI360 (2011). Effectiveness evaluation of the pilot program for


treatment of opioid dependence with methadone in Hai Phong and ho Chi
Minh cities (After 12 month treatment).

44. Harel DM, Shoenbaum EE (1998), Methadone treatment in preventing


HIV infection, Public Health Rep, p 10-15

45. H M Rhoades, D.C., R Elk, J Schmitz, and J Grabowski (1998).


Retention, HIV risk, and illicit drug use during treatment: methadone dose
and visit frequency. Am J Public Health, 1998. 88(1): p 34-39

46. Hoang T.V, Ha T, Hoang T.M, Nhu N, Quoc N, Tam N, Mills S (2015).
Impact of a ethadone maintenance therapy pilot in Vietnam and its role in
a scaled- up response. Harm reduction journal (2015) 12:39

47. Kwiatkowski CF, B.R. (2001), methadone maintenance as HIV risk


reduction with street- recruited injecting drug users. J Acquir Immune
Defic Syndr.,2001.26(5):p 483-9

48. Lynn Sullivan (1998), Benefits of Methadone maintenance treatment


increases the effectiveness of antiretroviral therapy for HIV – infected
drug users, Yale University, p 3,9 -14
49. Moss, A.R., et al.(1999), HIV seroconversion in intravenous drug users in
San Francisco, 1985- 1990.Aids, 1994. 8(2): p. 223- 31., 1993. 6(9): p
1049-56

50. Rand (1993), "Measuring adherence with therapy for chronic diseases:
implications for the treatment of heterozygous familial
hypercholesterolemia ”, American Journal of Cardiology, 72, p 68-74

51. UNAIDS (2014). The Gap Report (Geneva)

52. UNODC (2009). Drug in Viet Nam

53. UNODC (2014). Drug use health consequences 2014

54. UNODC (2014). Report on the global drug situation in 2014

55. UNODC (2014) . Work drug report 2014

56. UNODC (2015) Work drug report 2015

57. Wei X, Wang L, Wang X, Li J, Li H, Jia W.A study of 6-year retention in


methadone maintenance treatment among opioid-dependent patients in
Xi'an. J Addict Med. 2013;7(5):342-8. 9

You might also like