You are on page 1of 15

I

1.
- Lịch sử:
Thời Alexander Đại đế (năm 323 trước CN) khi thấy ông mắc bệnh bởi nhiều năm
uống nhiều rượu. Aristotle đã ghi lại những tác động của việc cai rượu và cảnh báo
rằng uống rượu khi mang thai có thể gây hại cho sức khỏe. Celsus là một bác sĩ
của La Mã đã cho rằng lệ thuộc vào đồ uống có cồn là một căn bệnh.
E. Kraepelin, công bố dữ liệu khảo sát tâm lý đầu tiên về ảnh hưởng của trà và
rượu vào đầu những năm 1890. Dựa vào kết quả nghiên cứu của mình, ông đã kết
luận rằng nghiện rượu mạn tính gây ra các tổn thương ở vỏ não dẫn đến suy giảm
nhận thức vĩnh viễn.
S. Freud, 1 người cùng thời với Kraepelin, là người đặt nền móng cho cách tiếp
cận tâm lý đối với nghiện. Freud đã viết trong một lá thư cho Fliess vào năm 1897:
“...tôi nhận ra rằng thủ dâm là một thói quen cơ bản, một chứng nghiện “nguyên
thủy” và để thay thế cho nó là những chứng nghiện khác - rượu, morphin, thuốc
lá,…-ra đời". Kết quả của phương pháp tiếp cận tâm lý này là nghiện các chất
khác nhau (rượu, thuốc phiện…) và thậm chí đối với một số loại hành vi như cờ
bạc, được tập hợp lại với nhau dưới một mẫu số chung và được coi là những biểu
hiện khác nhau của một hội chứng.
- Một số khái niệm
− Chất tác động tâm thần (psychoactive drug): ;
− Chất ma túy: ;
− Chất gây nghiện (addictive drug): theo tổ chức y tế thế giới, ;
− Nghiện được định nghĩa là bệnh lý mạn tính, tái phát của não bộ, thể hiện bằng sự
cưỡng bức tìm kiếm và sử dụng, bất chấp những hậu quả có hại. Nghiện được coi
là bệnh của não bộ, vì sử dụng chất gây ra những thay đổi trong cấu trúc và vận
hành não bộ. Những thay đổi trong não này kéo dài, dẫn đến những hành vi có hại
ở những người sử dụng chất (NIDA).
Quyết định số 2596/QĐ-TTG của Chính Phủ Việt Nam ban hành 2013 về việc phê
duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 cũng
thừa nhận Nghiện là một bệnh mạn tính của não bộ và cần được điều trị;

Theo DSM V, rối loạn liên quan đến chất tác động tâm thần được chia thành:
o Rối loạn sử dụng chất: bao gồm lạm dụng chất và nghiện/ lệ thuộc chất
- Rối loạn do sử dụng chất (liên quan đến những ảnh hưởng trực tiếp của một chất
với người sử dụng, bao gồm: trạng thái nhiễm độc cấp, trạng thái cai, các rối loạn
tâm thần khác do chất (rối loạn loạn thần, rối loạn cảm xúc lưỡng cực và các rối
loạn liên quan, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức
năng tình dục, rối loạn chức năng nhận thức…).
o Rối loạn sử dụng chất thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên, có thể tiến triển
mạn tính liên tục hoặc có những đợt thuyên giảm.
2. Rối loạn do sử dụng chất đề cập đến các rối loạn liên quan đến những ảnh hưởng
trực tiếp của một chất đến người sử dụng. Các rối loạn này có thể ngay sau sử
dụng một lượng lớn chất (trạng thái nhiễm độc cấp), khi ngừng hoặc giảm sử dụng
chất (trạng thái cai), hay sau một thời gian sử dụng chất (rối loạn loạn thần, rối
loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn chức năng nhận thức….).
2.1.
- Số liệu về Sức khỏe tâm thần năm 2017 của Hannah Ritchie và Max Roser (công
bố tháng 4/ 2018):
Tỷ lệ dân số Số người
Rối loạn toàn cầu bị RL mắc (2017, Tỷ lệ nam/nữ (2017)
[khác biệt giữa triệu
các nước] người)
Bất kỳ rối loạn tâm thần nào 10,7% 792 9,3% nam; 11,9% nữ
Trầm cảm 3,4% [2-6%] 264 2,7% nam; 4,1% nữ
Rối loạn lo âu 3,8% [2,5-7%] 284 2,8% nam; 4,7% nữ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực 0,6% [0,3-1,2%] 46 0,55% nam; 0,65% nữ
Rối loạn ăn uống (chán ăn 0,2% [0,1-1%] 16 0,13% nam; 0,29% nữ
tâm thần và ăn vô độ)
Tâm thần phân liệt 0,3% [0,2-0,4%] 20 0,26% nam; 0,25% nữ
Bất kỳ rối loạn tâm thần 13% [11-18%] 970 12,6% nam; 13,3% nữ
hoặc rối loạn sử dụng chất
nào
Rối loạn sử dụng rượu 1,4% [0,5-5%] 107 2% nam; 0,8% nữ
Rối loạn sử dụng chất 0,9% [0,4-3,5%] 71 1,3% nam; 0,6% nữ
(không bao gồm rượu)
- Theo Tổ chức y tế thế giới, khoảng 270 triệu người (khoảng 5,5% dân số toàn cầu
trong độ tuổi 15-64) đã sử dụng chất tác động tâm thần trong năm trước và ước
tính có khoảng 35 triệu người bị ảnh hưởng bởi rối loạn sử dụng chất tác động tâm
thần (mô hình sử dụng gây hại hoặc lệ thuộc/ nghiện chất tác động tâm thần).
Người ta ước tính rằng khoảng 0,5 triệu ca tử vong hàng năm là do sử dụng chất
tác động tâm thần với khoảng 350.000 nam và 150.000 ca tử vong là nữ.
- Cổng thông tin điện tử - Bộ Y tế 7/7/2022, 7,5% số ca tử vong/ năm ở nước ta liên
quan đến rượu bia. Trong giai đoạn 2015-2019, sản lượng bia ở nước ta tăng trung
bình 7,5%/năm, sản lượng rượu tăng 1,5%/năm, chưa kể đến số lượng rất lớn
rượu thủ công, tự nấu không được thống kê. Mức tiêu thụ rượu, bia ở người từ 15
tuổi trở lên ở nước ta tăng dần qua các năm, mức tiêu thụ là 2,9 lít cồn nguyên
chất/ người/ năm 2005, thì đến năm 2018 và 2019, con số này đã tăng lên 7,9 lít.
Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về
mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Năm 2021 có tới 64% nam giới và 10% nữ
giới có uống rượu bia trong 30 ngày qua. Đáng lưu ý, tỷ lệ uống ở mức nguy hại
đều tăng cao qua các năm, nhất là ở nam giới. Cứ 3 nam giới thì có 1 người uống ở
mức nguy hại. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên nam giảm nhẹ nhưng tỷ
lệ sử dụng rượu bia ở nữ lại tăng. Theo điều tra sức khỏe học sinh trường học
2019, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam từ 13-17 tuổi là 24,6% (giảm so với 33,2%
năm 2013) và ở nữ là 20% (tăng so với 17,6% năm 2013). Trong đó, tỷ lệ đã từng
uống say ở cả vị thành niên nam và nữ (13-17 tuổi) đều ở mức cao với 22,1% ở
nam và 19,3% ở nữ.
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam 2015: 15,6
triệu người hút thuốc lá trong đó
Chung (%) Nam (%) Nữ (%)
Hiện đang hút thuốc lá, lào 22,5 45,3 1,1
Hút hàng ngày 19,2 38,7 0,9
Người trưởng Trong gia đình 59,9 65,2 55,0
thành phơi nhiễm
Tại nơi làm việc 42,6 54,4 29,9
với khói thuốc lá
2.2.
Theo Tổ chức y tế thế giới, hơn 42 triệu năm mất đi cuộc sống khỏe mạnh
(DALY) do sử dụng chất tác động tâm thần vào năm 2017, đó là khoảng 1,3%
gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ước tính trên toàn thế giới có gần 11 triệu người tiêm
chích ma túy, trong đó 1,4 triệu người nhiễm HIV và 5,6 triệu người mắc bệnh
viêm gan C.
Việc sử dụng chất tác động tâm thần mà không có sự giám sát y tế có liên quan
đến những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến sự phát triển của rối
loạn sử dụng chất tác động tâm thần. Rối loạn sử dụng chất tác động tâm thần, đặc
biệt khi không được điều trị, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cho các cá
nhân, có thể gây ra đau khổ đáng kể và dẫn đến suy giảm chức năng cá nhân, gia
đình, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác ở
người sử dụng chất. Rối loạn sử dụng chất tác động tâm thần có liên quan đến tăng
chi phí đáng kể cho xã hội do mất năng suất, tử vong sớm, tăng chi phí chăm sóc
sức khỏe và chi phí liên quan đến pháp luật, phúc lợi xã hội và các hậu quả xã hội
khác.
3.
− e morphinebuprenorphine, …các chất dạng các chất dạng thuốc phiện, giải lo
âu…fmethvà ảo giác (Ecstasy (thuốc lắc)…); và ảo giác (Các dung môi hữu
cơ (ether, hồ, keo dán, xăng…), GHB (gammahydroxybutyrate), ketamine); ,
một số nấm độc.Phân loại tHiệp hội Tâm thần học Mỹ năm 2013 ()
o Rượu;
o Cafein;
o Cần sa, Chất gây ảo giác;
o Thuốc hít;
o Các chất dạng thuốc phiện;
o Chất gây yên dịu, giảm đau, gây ngủ và giải lo âu;
o Chất kích thích (chất dạng amphetamine, cocaine, và các chất kích thích
khác);
o Thuốc lá;
o Các chất khác.
4.
4.1. Cơ chế di truyền và sinh hóa não
- Di truyền
Các yếu tố di truyền có mức độ đóng góp từ vừa phải đến cao, chiếm khoảng một nửa
nguy cơ nghiện. Cho đến nay, hầu hết các gen liên quan đến nghiện biểu hiện qua khả
năng chuyển hóa chất gây nghiện, các phản ứng sinh học của một cá nhân đối với việc
bắt đầu sử dụng các chất gây nghiện và chuyển từ sử dụng sang lạm dụng.
Các nghiên cứu gia đình, nhận con nuôi và sinh đôi cho thấy yếu tố nguy cơ của một cá
nhân trong nghiện tỷ lệ thuận với mức độ quan hệ di truyền với họ hàng. Hệ số di truyền
của các rối loạn gây nghiện nằm trong khoảng từ 0,39 đối với các chất gây ảo giác cho
đến 0,72 với cocaine.
Rượu: Gen đóng vai trò lớn nhất đóng góp lớn nhất đến sử dụng rượu là ADH1B và
ALDH2, 2 gen trung tâm trong chuyển hóa rượu. Gen ADH1B quyết định bước 1 trong
quá trình chuyển hóa rượu (từ alcohol sang acetaldehyde), gen ALDH2 quyết định bước
2 trong quá trình chuyển hóa (từ acetaldehyde sang acetate). Alen ADH1B*48His làm
tăng chuyển hóa bước 1, gây sự tăng vọt acetaldehyde và các tác hại khó chịu của chất
này, có vai trò bảo vệ đối với việc sử dụng rượu. Những người có kiểu hình
ALDH2*504K có biểu hiện “nhiễm độc rượu” bao gồm đỏ mặt, nhịp nhanh, buồn nôn, và
những dấu hiệu này khiến cho họ tránh xa việc sử dụng rượu quá mức.
Cần sa: Có rất nhiều bằng chứng về sự liên quan giữa di truyền và lạm dụng cần sa. Các
nghiên cứu về nhiễm sắc thể cho thấy mối liên quan mạnh mẽ giữa các triệu chứng phụ
thuộc cần sa và các nhiễm sắc thể 16 và 19; các triệu chứng thèm muốn và các nhiễm sắc
thể 1, 3, 6, 7, 9.
Các gen liên quan mạnh mẽ nhất đến sử dụng và lạm dụng cần sa bao gồm các gen liên
quan receptor CB1 (CNR1), gen liên quan đến hoạt động dopamine (DRD2, DRD3,
DAT1), gen liên quan đến hoạt động của GABA (GABRA2), gen liên quan chuyển hóa
cần sa (FAAH), gen mã hóa proencephaline (PENK).
- Sinh hóa não
Dopamine: là chất dẫn truyền thần kinh liên quan mạnh mẽ nhất đến vòng tưởng thưởng.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra dopamine tăng vọt sau các sự kiện mang tính phần
thưởng liên quan đến cảm giác hạnh phúc. Sự tăng dopamine có liên quan đến kì vọng,
phản xạ có điều kiện. Các bằng chứng này đã cho thấy mối liên quan của dopamine và
các hành vi tìm kiếm phần thưởng, tạo lập thói quen thông qua trí nhớ dài hạn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa dopamine và các
chất gây nghiện:
o Cocaine và Amphetamine làm tăng giải phóng dopamine và ức chế tái hấp thu
dopamine
o Opiates ức chế neuron GABA (bình thường các neuron GABA này ức chế hoạt
động của Dopamine), gây hoạt hóa các tế bào thần kinh dopamine
o Receptor CB1 làm tăng giải phóng dopamine và ức chế các receptor GABA lân
cận.
o Benzodiazepines giải ức chế hệ dopamine.
o Các receptor nicotinic kích thích giải phóng dopamine ở vùng VTA và thể vân.
Cơ chế của rượu liên quan đến sự tăng dopamine chưa rõ ràng, có thể liên quan đến sự ức
chế các neuron GABA lân cận ở vùng VTA… Serotonin: Rối loạn hoạt động serotonin
phản ánh sự rối loạn điều hòa ức chế của vỏ não thùy trán, làm mất cân bằng giữa động
cơ và ức chế, dẫn đến tăng tính xung động. Sự tăng xung động làm tăng nguy cơ sử dụng
chất, tăng nguy cơ thất bại điều trị và tái phát lạm dụng chất.
Ngoài ra, còn có vai trò của endocannabinoid, oxytocin, glutamate…
4.2.
Các nghiên cứu hình ảnh chức năng đã chỉ ra rằng trong khi sử dụng chất hoặc trong
lúc thèm muốn, những vùng trán này trở nên được kích hoạt như một phần của một mô
hình phức tạp bao gồm các mạch não liên quan đến phần thưởng (các nhân), động lực (vỏ
não trước), trí nhớ (hạch hạnh nhân và hồi hải mã), và kiểm soát nhận thức (vỏ não trước
trán).
Các nghiên cứu hình ảnh chức năng đã chỉ ra rằng trong thời kỳ nhiễm độc chất hoặc
trong lúc thèm muốn, các vùng vỏ não trước trán này được hoạt hóa như một phần của
một mạng lưới phức tạp bao gồm các vòng nối liên quan đến tưởng thưởng (nhân
accumbens), động lực (vỏ não trước trán ổ mắt), trí nhớ (hạch hạnh nhân và hồi hải mã),
và kiểm soát nhận thức (vỏ não trước trán và vỏ não hồi đai).
Các vùng não chính bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng chất bao gồm:
Các hạch nền: đóng một vai trò quan trọng trong các dạng động lực tích cực, bao gồm
các tác động phần thưởng của các hoạt động khỏe mạnh thường ngày như ăn uống, giao
lưu xã hội và tình dục, và cũng tham gia vào việc hình thành và duy trì thói quen. Những
khu vực này tạo thành một nút quan trọng “vòng tưởng thưởng” của não. Các chất gây
nghiện kích hoạt quá mức vòng này, tạo ra sự hưng phấn của chất cao. Nhưng khi phơi
nhiễm với chất gây nghiện nhiều lần, hệ thống sẽ thích nghi với sự hiện diện của các chất
đó, giảm độ nhạy cảm và khó cảm nhận được khoái cảm từ bất cứ thứ gì ngoài chất đó.
Hạch hạnh nhân mở rộng: có vai trò gây ra những cảm giác căng thẳng như lo lắng, cáu
kỉnh và khó chịu, đặc trưng cho triệu chứng cai sau khi cảm giác hưng phấn do chất gây
nghiện biến mất thúc đẩy người đó tìm và sử dụng lại chất. Hệ thống này ngày càng trở
nên nhạy cảm với sự gia tăng sử dụng chất. Theo thời gian, một người mắc rối loạn sử
dụng chất gây nghiện sử dụng các chất này để giảm tạm thời cảm giác khó chịu này chứ
không phải để tăng hưng phấn.
Vỏ não trước trán ổ mắt: cung cấp khả năng tư duy, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, ra
quyết định và kiểm soát bản thân đối với các xung động. Đây cũng là phần não bộ trưởng
thành cuối cùng, khiến thanh thiếu niên khi chưa trưởng thành dễ bị tổn thương nhất. Sự
thay đổi cân bằng giữa hệ thống này và các vòng nối của hạch nền và hạch hạnh nhân mở
rộng khiến một người bị rối loạn sử dụng chất kích thích tìm đến chất gây nghiện một
cách cưỡng bức cùng với khả năng kiểm soát xung động giảm.
4.3.
Nghiện có thể được định nghĩa là mức độ tham gia vào một hành vi có thể vừa tạo ra
khoái cảm vừa giúp giảm bớt sự khó chịu, đến mức chi phí bỏ ra lớn hơn lợi ích. Tham
gia nhiều vào một hành vi gây nghiện thường đi kèm với sự thừa nhận của “người
nghiện” về những tổn hại thể chất, xã hội hoặc tâm lý mà họ phải gánh chịu, thể hiện
mong muốn giảm hoặc chấm dứt hành vi gây nghiện, mặc dù điều này, thay đổi không
phải là vấn đề dễ dàng.
- Sự nhạy cảm hóa (sensitization)
Là một quá trình mà sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với một kích thích cụ thể dẫn đến sự
khuếch đại theo thời gian của phản ứng với kích thích đó. Sự nhạy cảm hóa cũng có
thể xảy ra trong các trường hợp lạm dụng chất gây nghiện: nhạy cảm với thuốc liên
quan đến việc trải nghiệm các tác dụng ngày càng tăng cường sau khi dùng nhiều lần.
- Sự củng cố (reinforcement)
Là sự tăng khả năng xảy ra một hành vi nhất định, sự củng cố tích cực là các hành vi
hướng đến những phần thưởng tích cực, sự củng cố tiêu cực là các hành vi nhằm tránh
né những hậu quả tiêu cực. Sự củng cố là một phần của học tập có điều kiện. Trong
nghiện, cả sự củng cố tích cực (tìm lại khoái cảm) và củng cố tiêu cực (tránh né các
triệu chứng cai) đều xảy ra và duy trì vòng xoắn lạm dụng và tái phát lạm dụng/ lệ
thuộc chất.
- Hệ thống tưởng thưởng (reward system)
Là hệ thống hoạt động để hướng các hoạt động của con người đến những kết quả
được coi là có lợi. Hệ thống này được kích hoạt hàng ngày khi con người trải nghiệm
những kích thích phần thưởng như ăn uống, tình dục. Sử dụng chất gây nghiện là một
yếu tố kích hoạt hệ thống tưởng thưởng mạnh mẽ gấp nhiều lần so với các kích thích
thông thường. Hệ thống là thành tố quyết định trong hai đáp ứng tâm lý trên. Về cơ
bản, nghiện là một sự rối loạn của hệ tưởng thưởng.
- Hiệu ứng phản hồi (rebound effect)
Được định nghĩa là sự tái xuất hiện các triệu chứng đã được kiểm soát bởi thuốc/chất
gây nghiện sau khi ngừng thuốc/chất gây nghiện. Các triệu chứng này có thể tồi tệ
hơn cả trước khi bắt đầu sử dụng thuốc/chất gây nghiện. Hiệu ứng này cũng bao gồm
cả trạng thái cai, với các triệu chứng biểu hiện khi cai chất là sự đảo ngược của những
tác dụng khi đang sử dụng chất gây nghiện. Hiệu ứng này là một yếu tố lớn ảnh
hưởng đến sự tái phát dùng chất gây nghiện.
5.1. CMười một (theo DSM V)
1) Sử dụng chất với lượng nhiều hơn hoặc lâu hơn dự định;
2) Muốn giảm hoặc ngừng sử dụng chất nhưng không kiểm soát được;
3) Dành phần lớn thời gian tìm kiếm, sử dụng và hồi phục sau sử dụng chất
4) Thèm muốn hoặc thôi thúc sử dụng chất;
5) Không kiểm soát được những việc nên làm ở công sở, nhà hoặc trường học;
6) Tiếp tục sử dụng mặc dù nó gây những vấn đề trong các mối quan hệ;
7) Bỏ những hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giải trí quan trọng do sử dụng chất;
8) Sử dụng chất lặp đi lặp lại dù nó gây cho người sử dụng nguy hiểm;
9) Tiếp tục sử dụng, thậm chí khi người sử dụng chất biết có những vấn đề cơ thể
hoặc tâm lý gây ra hoặc trầm trọng hơn do dùng chất;
10)Sự dung nạp, được định nghĩa bằng một trong hai dấu hiệu sau:
o Cần tăng đáng kể lượng chất để đạt trạng thái nhiễm độc hoặc tác dụng
khoái cảm;
o Sự giảm tác dụng đáng kể khi sử dụng lượng chất như cũ.
11)Trạng thái cai, biểu hiện bằng một trong hai dấu hiệu sau:
o Hội chứng cai chất đặc trưng;
5.2. Chất (hoặc các chất tương tự, heroin thì người bệnh sẽ dùng codein, efferagan
codein liều cao) làm giảm hoặc tránh các triệu chứng cai.Nhiễm độc cấp một số
chất cụ thể
- Rượu: trạng thái nhiễm độc cấp với các biểu hiện phụ thuộc vào nồng độ rượu
như: vận động chậm lại, giảm khả năng tư duy, giảm khả năng chú ý, suy xét, khí
sắc không ổn định, suy giảm nhận thức, rung giật nhãn cầu, nói lắp, giảm ý thức
(sững sờ, hôn mê);
- Các chất dạng amphetamine
Các triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh có khoái cảm và cảm giác nhiều
năng lượng, hưng phấn quá mức.
Các triệu chứng khác thường gặp là lo âu, bồn chồn, ảo giác (ảo thị, ảo thanh...)
kèm theo người bệnh có hành vi công kích, gây hấn, tấn công người khác, hành vi
có tính định hình.
Người bệnh có thể có ý tưởng bị theo dõi, bị truy hại
Các triệu chứng trên xuất hiện cấp diễn, có liên quan trực tiếp hoặc rất nhanh sau
khi sử dụng các chất dạng amphetamine (vài phút đến 3 giờ). Do các triệu chứng
tâm thần, người bệnh thường gây rối nơi công cộng, ở các câu lạc bộ hoặc trong
gia đình. Đây chính là lý do quan trọng để người bệnh sử dụng, nghiện các chất
dạng amphetamine được đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
- Nhiễm độc cần sa
Hầu hết những người trẻ tuổi sử dụng cần sa để trải nghiệm cảm giác “phê”, đặc
trưng bởi cảm giác hưng phấn nhẹ, thư giãn và tri giác thay đổi, cảm giác bóp méo
thời gian và tăng cường trải nghiệm thường ngày, chẳng hạn như ăn uống, xem phim,
nghe nhạc và tham gia vào quan hệ tình dục. Những thay đổi về nhận thức bao gồm
suy giảm trí nhớ ngắn hạn và khả năng chú ý khiến người dùng dễ dàng chìm đắm
trong cảm giác sảng khoái dễ chịu và khó duy trì các hoạt động tâm thần bình thường.
Các kỹ năng vận động, thời gian phản ứng, phối hợp vận động và nhiều hoạt động tâm
thần vận động cần kỹ năng bị suy giảm dưới tác dụng của cần sa.
Nhiễm độc cần sa có mê sảng: các triệu chứng loạn thần, chẳng hạn như hoang
tưởng và ảo giác, là những trải nghiệm rất hiếm gặp có thể xảy ra ở liều THC rất cao
và có thể ở liều thấp hơn ở những người bị rối loạn tâm thần từ trước.
5.3. Các triệu chứngmột số
Đặc điểm quan trọng nhất trong hội chứng cai là sự thèm nhớ và sử dụng chất sau
khi giảm hoặc ngừng sử dụng chất để giảm các triệu chứng trên. Đây là lý do dẫn tới
tái sử dụng trong suốt thời gian ngừng sử dụng chất.
- Các biểu hiện của hội chứng cai rượu
Triệu chứng xuất hiện điển hình trong 6-24 giờ sau khi ngừng hoặc giảm đáng kể
lượng rượu, bia uống trong thời gian dài
o Tăng hoạt động hệ TK tự trị (nhịp tim nhanh, vã mồ hôi…)
o Tăng run tay
o Mất ngủ
o Buồn nôn hoặc nôn mửa
o Kích động tâm thần vận động
o Co giật, mê sảng, ảo giác xúc giác…
- Các biểu hiện của hội chứng cai chất dạng amphetamine
Thường xuất hiện sau 1- 3 ngày sau khi giảm hoặc ngừng sử dụng chất dạng
amphetamine ở người nghiện chất dạng amphetamine
o Mất ngủ hoặc ngủ lịm và mệt mỏi
o Chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động
o Cảm giác thèm khát với một chất dạng amphetamine
o Tăng khẩu vị
o Có các giấc mơ khó chiu hoặc kỳ quặc
o Từ ngày thứ 4 sau khi giảm hoặc ngừng chất dạng amphetamine, người bệnh
có thể xuất hiện thêm hội chứng trầm cảm.
- Các triệu chứng thường gặp của hội chứng cai cần sa
o Mệt mỏi
o Ngáp
o Ngủ nhiều
o Tâm thần vận động chậm chạp
o Lo âu
o Trầm cảm
5.4.
Các biểu hiện tùy theo từng chất, từng rối loạn. Sẽ khó nhận biết khi người bệnh
sử dụng nhiều chất đồng thời.
- Rối loạn do sử dụng rượu
Loạn thần do rượu
Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng
rượu, biểu hiện bằng hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi… Các biểu hiện rối
loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.
Ảo giác do rượu
Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do nghiện rượu. Thường gặp ở người
nghiện rượu mạn tính. Lâm sàng: Hình ảnh lâm sàng nổi bật là các loại ảo giác,
thường là những ảo giác thính giác, có thể có nhiều ảo giác trên một người bệnh,
bao gồm: ảo giác thính giác, ảo giác thị giác…
Hoang tưởng do rượu
Hoang tưởng do rượu là một thể của loạn thần do rượu. Hoang tưởng ghen tuông
và hoang tưởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của hoang tưởng do
rượu.
Trầm cảm do rượu
Trầm cảm ở người nghiện rượu, loạn thần do rượu rất thường gặp. Tuy nhiên bệnh
cảnh thường không điển hình, triệu chứng giảm khí sắc ít gặp mà thường biểu hiện
bằng khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích. Ngoài ra, trầm cảm do
rượu cũng thường biểu hiện bằng mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú và
giảm hoạt động.
− Rối loạn do sử dụng các chất dạng amphetamine
o Rối loạn loạn thần do sử dụng các chất dạng amphetamine
Hoang tưởng: thường gặp nhất là hoang tưởng bị truy hại, hoang tưởng bị theo
dõi. Có thể gặp: hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng bị chi phối. Ít gặp: hoang tưởng tự
cao, hoang tưởng phát minh, …
Ảo giác: thường gặp nhất là ảo thanh, ảo thị. Ít gặp hơn là ảo xúc, ảo khứu...
Rối loạn cảm xúc, hành vi: thường do hoang tưởng, ảo giác chi phối
o Trầm cảm
Các triệu chứng đặc trưng: giảm năng lượng và dễ mệt mỏi, khí sắc trầm,
giảm quan tâm thích thú;
Các triệu chứng thường gặp: rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, giảm
tự trọng, bi quan ảm đạm, ăn ít ngon miệng;
Trầm cảm có thể xuất hiện ở người bệnh lạm dụng hoặc nghiện các chất
dạng amphetamine, trong hội chứng cai các chất dạng amphetamine;
Đặc biệt người bệnh có thể có ý tưởng và hành vi tự sát là triệu chứng cần
lưu ý phát hiện sớm ở các người bệnh sử dụng các chất dạng amphetamine.
6. 6.1.
− Nghiện chất:
o Thèm muốn mạnh mẽ, cảm thấy buộc phải dùng CTĐTT
o Khó khăn kiểm soát tập tính sử dụng CTĐTT (t/g, mức độ...)
o Có trạng thái cai đặc hiệu khi ngừng hoặc giảm sử dụng CTĐTT
o Có bằng chứng về tăng dung nạp CTĐTT
o Sao nhãng các thú vui trước đây → dành thời gian sử dụng CTĐTT
o Tiếp tục dùng CTĐTT mặc dù có bằng chứng rõ ràng về tác hại (cơ thể, xã
hội...) của CTĐTT.
Chẩn đoán khi người bệnh có từ 3/6 tiêu chuẩn sau trở lên, diễn ra vào bất kỳ
thời điểm nào trong vòng 12 tháng qua
− Nhiễm độc cấp
o Những thay đổi phổ biến nhất khi ở trạng thái nhiễm độc cấp bao gồm rối loạn
nhận thức, tỉnh táo, chú ý, suy nghĩ, phán đoán, hành vi tâm thần vận động và
hành vi giữa các cá nhân.
o Trạng thái nhiễm độc cấp liên quan chặt chẽ với liều lượng sử dụng, có tính cá
thể. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: kích thích, co giật, mê sảng,
hôn mê, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, tử vong…
o Cường độ giảm dần theo thời gian, có thể bình phục hoàn toàn khi không sử
dụng chất nữa.
− Trạng thái cai chất tác động tâm thần
• Là tập hợp các triệu chứng với các mức độ trầm trọng khác nhau xuất hiện
khi cai tuyệt đối hoặc tương đối một chất đã được sử dụng tái diễn, kéo dài,
liều cao
• Tồn tại một thời gian ngắn, liên quan đến loại chất và liều dùng ngay trước
khi cai
• Có thể có biến chứng co giật
• Là một trong các chỉ điểm của hội chứng nghiện chất
• Các triệu chứng cơ thể thay đổi khác nhau tùy theo chất sử dụng.
− Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất (loạn thần, trầm cảm, lo âu…)
o Khởi phát của các triệu chứng loạn thần, trầm cảm hoặc lo âu phải xảy ra
trong khi hoặc trong vòng 2 tuần có sử dụng chất;
o Các triệu chứng loạn thần phải tồn tại hơn 48 tiếng;
Sự kéo dài của RL này phải không vượt quá 6 tháng. 6.2.
- Rối loạn sử dụng chất
1) Sử dụng chất với lượng nhiều hơn hoặc lâu hơn bạn dự định
2) Muốn giảm hoặc ngừng sử dụng chất nhưng không kiểm soát được
3) Dành phần lớn thời gian tìm kiếm, sử dụng và hồi phục sau sử dụng chất
4) Thèm muốn hoặc thôi thúc sử dụng chất
5) Không kiểm soát được những việc nên làm ở công sở, nhà hoặc trường học
6) Tiếp tục sử dụng mặc dù nó gây những vấn đề trong các mối quan hệ
7) Bỏ những hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giải trí quan trọng do sử dụng chất
8) Sử dụng chất lặp đi lặp lại dù nó gây cho bạn nguy hiểm
9) Tiếp tục sử dụng, thậm chí khi bạn biết có những vấn đề cơ thể hoặc tâm lý gây ra
hoặc trầm trọng hơn do dùng chất
10) Sự dung nạp
11) Trạng thái cai.
Thời gian để chẩn đoán là 12 tháng.
Mức độ rối loạn: 2-3 triệu chứng: RL sử dụng chất nhẹ
4-5 triệu chứng: Rl sử dụng chất trung bình
≥ 6 triệu chứng: RL sử dụng chất nặng
− Các rối loạn tâm thần và hành vi khác do chất
A. Rối loạn đặc trưng cho biểu hiện triệu chứng về mặt lâm sàng của 1 rối loạn tâm
thần có liên quan
B. Có bằng chứng từ tiền sử, khám sức khỏe hoặc phát hiện trong phòng thí nghiệm
về cả hai điều sau:
1. Rối loạn tiến triển trong thời gian 1 tháng sau khi bị nhiễm độc cấp hoặc sau
trạng thái cai do sử dụng một chất;
2. Chất có liên quan có khả năng gây ra rối loạn tâm thần.
C. RL không được giải thích tốt hơn bằng 1 rối loạn tâm thần độc lập khác. Bằng
chứng về rối loạn tâm thần độc lập có thể bao gồm những điều sau đây:
1. Rối loạn trước khi bắt đầu nhiễm độc cấp nặng hoặc cai hoặc tiếp xúc với chất;
2. Tình trạng rối loạn tâm thần vẫn tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể (ít
nhất 1 tháng) sau thời gian sử dụng chất hoặc giai đoạn nhiễm độc cấp, trạng thái cai.
Tiêu chí này không áp dụng cho các RL nhận thức do chất hoặc rối loạn tri giác dai
dẳng do chất gây ảo giác.
D. Rối loạn không chỉ xảy ra trong quá trình mê sảng.
E. Rối loạn gây ra tình trạng đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng
trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác
7. : người rối loạn sử dụng chất và/ hoặc người rối loạn do sử dụng chất là một người
bệnh nên cần được quản lý và điều trị tích cực
sử dụng chất (methadone điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện…)thuốc điều
trị đối kháng (naltrenxone điều trị đối kháng các chất dạng thuốc phiện…), (thuốc chống
loạn thần khi người bệnh có rối loạn loạn thần do sử dụng chất…)t, kích thích não sâu
(DBS)
Kích thích từ xuyên sọ (TMS) đang được ủng hộ như một công cụ an toàn và hiệu quả
trong điều trị các rối loạn sử dụng chất.
TMP lặp lại (rTMS) điều chỉnh hoạt động thần kinh thông qua hai cơ chế chính: thông
qua sự giải phóng glutamate từ vùng vỏ não trước trán đến các tế bào thần kinh có gai của
thể vân bụng và phóng chiếu từ các tế bào thần kinh hình tháp lớp thứ năm của vùng vỏ
não trước trán tác động đến các tế bào thần kinh trung não chứa dopamine, do đó gây ra
sự giải phóng dopamine trong nhân accumbens.
Tác dụng của TMS để tăng nồng độ dopamine tạm thời ở các vùng vỏ não và khả năng
điều chỉnh hoạt động dopaminergic đang bị giảm trong hệ viền của bộ não người bệnh
nghiện là một trong những cơ chế giúp phục hồi những tổn thương do nghiện. Mặt khác,
bằng cách kích thích vỏ não trước trán, chức năng của mạng vỏ não có thể được tăng
cường và hy vọng cải thiện các mạch điều khiển- điều hành, cải thiện khả năng kiểm soát
hành vi và thông qua việc này ức chế sử dụng chất.
Phần lớn các nghiên cứu nhắm mục tiêu vào các xung rTMS tần số cao (5-20 Hz; được
coi là có tính kích thích hoạt động của tế bào thần kinh) đến vùng vỏ não trước trán lưng
bên.
Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả sử dụng, thèm muốn chất giảm cho thấy tính khả
quan của phương pháp TMS trong điều trị nghiện chất.
Kích thích dòng điện 1 chiều xuyên sọ (tDCS) là một kỹ thuật kích thích não không xâm
lấn sử dụng dòng điện cường độ rất thấp để điều chỉnh khả năng hưng phấn của vỏ não và
tính dẻo của não. tDCS có thể được sử dụng một cách an toàn cho những người tỉnh táo
và được dung nạp rất tốt.
Kích thích dòng điện 1 chiều xuyên sọ đã cho thấy hiệu quả điều trị tiềm năng trong rối
loạn sử dụng chất gây nghiện.
Các yếu tố chính của lý thuyết kiểm soát xã hội liên quan đến sự liên kết hoặc hỗ trợ, cấu
trúc hoặc giám sát, và hướng mục tiêu.
Các yếu tố nổi bật của lựa chọn hành vi và lý thuyết lựa chọn hành vi đang thúc đẩy sự
tham gia vào các hoạt động truyền thống nhằm mang lại phần thưởng phù hợp và bảo vệ
các cá nhân khỏi bị cám dỗ sử dụng và lạm dụng chất kích thích.
Các khía cạnh quan trọng nhất của lý thuyết học tập xã hội là quan sát, bắt chước các
chuẩn mực, mô hình gia đình, xã hội và hình thành các kỳ vọng về việc sử dụng chất gây
nghiện.
Lý thuyết căng thẳng và đối phó tập trung nhiều vào sự phát triển sự tự tin và kỹ năng
ứng phó để quản lý các tình huống có nguy cơ cao với các tác nhân gây căng thẳng trong
cuộc sống.
Các phương pháp điều trị tâm lý xã hội hiệu quả cho các rối loạn do sử dụng chất gây
nghiện đều dựa vào một hoặc nhiều quá trình xã hội gắn liền với các lý thuyết này.
Các liệu pháp thường được sử dụng: , liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình
8.
− Cấp độ I: Dự phòng tuyệt đối
− Cấp độ II: Dự phòng tương đối
Cấp độ III: Đề phòng tái nghiện và các biến chứng của nghiện CTĐTT.II. III.

You might also like