You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA TÂM LÝ HỌC
-----š›&š›-----

MÔN: TÂM BỆNH HỌC ĐẠI CƯƠNG


Tại sao gọi nghiện rượu là một bệnh tâm thần

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc


Sinh viên: Vũ Thị Thùy Dương

Hà Nội, 08/2022
I. Tác động của rượu lên cơ thể
1. Nghiện rượu

Rượu là các đồ uống chứa Etylic (Ethanol), công thức hóa học là CH3-CH2-
OH. Theo phong tục tập quán của Việt Nam, rượu là thứ đồ uống không thể thiếu
trong nững dịp quan trọng như: Ngày lễ, tết, cưới hỏi, ma chay, tiếp khách,…
Nghiện rượu theo y học thì đó là một bệnh mãn tính có đặc điểm là rối loạn tâm
thần phát sinh phối hợp với rối loạn cơ thể do thèm bệnh lí đối với rượu, có hội
chứng cai nếu dừng đột ngột, khả năng dung nạp rượu tăng, biến đổi nhân cách,…
Về hấp thu và chuyển hóa, sau khi uống, khoảng 20% lượng rượu được hấp
thụ vào cơ thể ngay tại dạ dày, số còn lại được hấp thụ ở ruột. Nồng độ rượu trong
máu đạt đỉnh sau 45 – 60 phút tùy tình trạng dạ dày (khi đói hấp thụ rượu nhanh
hơn khi no). Khoảng 90% lượng rượu hấp thu vào cơ thể được chuyển hóa ở gan.
10% lượng rượu được thải ra bằng đường hô hấp và tiết niệu, số còn lại bị ô xy hoá
để cung cấp năng lượng. Loại năng lượng này không tích trữ được mà phải sử dụng
ngay. Vì vậy người uống rượu đủ năng lượng hoạt động nhưng lại thiếu các chất
dinh dưỡng. Nếu uống rượu lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Nghiện rượu là sự thèm muốn dẫn đến sự đòi hỏi thường xuyên đồ uống có
cồn, dẫn đến rối loạn nhân cách, thói quen, giảm khả năng hoạt động ảnh hưởng
đến sức khoẻ. Những trường hợp uống rượu vô tình hay hữu ý để gây hại cho sức
khoẻ của mình được gọi là lạm dụng rượu (WHO, 1993).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1993), có 7 triệu chứng chính của nghiện rượu:
- Cảm giác thôi thúc phải uống rượu. Nếu bỏ rượu, họ cảm thấy thèm mãnh
liệt.
- Thói quen uống rượu hằng ngày. Người nghiện rượu uống rượu hết ngày
này sang ngày khác.
- Uống rượu được ưu tiên hơn các hành vi khác. Với người nghiện rượu,
uống rượu là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, hơn cả sức khoẻ, gia đình, nhà cửa,
nghề nghiệp và cuộc sống xã hội.
- Có hiện tượng dung nạp rượu. Họ uống rượu với số lượng tăng dần theo
thời gian. Khi đó nếu giảm lượng rượu uống hoặc ngừng uống rượu thì họ không
thể chịu nổi.
- Lặp đi lặp lại hội chứng cai rượu. Các triệu chứng xuất hiện khi nồng độ
rượu trong máu tụt xuống do ngừng uống rượu. Sau khi được uống rượu, các triệu
chứng của hội chứng cai biến mất.
- Uống rượu buổi sáng. Người nghiện rượu uống rượu ngay khi ngủ dậy để
ngăn chặn hội chứng cai.
- Tái nghiện: sau khi cai rượu, nếu thân chủ được uống rượu sẽ nhanh chóng
tái nghiện chỉ sau vài ngày uống.
Trong nước, các nhà lâm sàng thường sử dụng tiêu chuẩn xác định nghiện
rượu là những trường hợp có nhu cầu uống tối thiểu 300ml rượu 40 0, thời gian kéo
dài trên 10 năm.
Các giai đoạn của nghiện rượu
Giai đoạn I
Một trong những dấu hiệu chủ yếu và sớm nhất trong giai đoạn nghiện rượu
là say rượu bệnh lí, sự ám ảnh thường xuyên và sau đó là mất kiểm soát số lượng
rượu được uống. Thân chủ thường có nhu cầu bắt buộc đối với rượu, luôn có ám
ảnh thèm rượu, tranh thủ mọi cơ hội, tìm mọi cớ để uống rượu, liều rượu uống trong
24 giờ lên đến 400-500 ml hoặc nhiều hơn với rượu trắng 40 độ cồn.
Thay đổi tính phản ứng cơ thể và phụ thuộc tâm lí đối với rượu.
Triệu chứng đầu tiên của nghiện rượu là mất phản xạ nôn tự vệ hay là mất
nôn khi uống rượu quá liều.
Có biến đổi khả năng dung nạp rượu, do đó thân chủ sử dụng được liều rượu
cao hơn những liều tối đa cho phép.
Cũng trong giai đoạn này có thể có rối loạn trí nhớ và thay đổi tình nết rõ
ràng. Họ trở nên độc ác, hay quấy nhiễu, dễ nổi khùng, hay đa nghi. Các triệu chứng
rối loạn tâm thần nói trên đều được hình thành và phát triển trên nền suy nhược thần
kinh (trạng thái uể oải, đuối sức, làm việc chóng mệt mỏi, rối loạn chú ý, đau đầu,
mất ngủ, giảm sút quá trình hoạt động trí tuệ). Tất cả những rối loạn đó làm cho khả
năng lao động giảm sút và chất lượng công tác kém.
Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-6 năm, phụ thuộc vào cường độ của nhu
cầu bắt buộc đối với rượu. Có thể gặp các rối loạn chức năng hệ thần kinh, rối loạn
vận mạch, rối loạn huyết áp, viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn
chức năng gan, viêm gan, viêm tụy.
Giai đoạn II (giai đoạn có hội chứng cai)
Trong giai đoạn này biểu hiện của trạng thái phụ thuộc thực thể chiếm ưu
thế. Tình trạng say rượu bệnh lí ngày càng gia tăng, không tự kiềm chế được và có
tính chất cưỡng bức (thèm bắt buộc). Thân chủ không đủ nghị lực để đấu tranh
chống lại cơn thèm rượu. Các triệu chứng ở giai đoạn I không những không biến
mất mà còn phát triển tăng lên. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là hội chứng
cai xảy ra khi thân chủ không uống rượu vài giờ hoặc một ngày.
Khả năng dung nạp rượu trong giai đoạn này tăng cao đến cực điểm và có
thể duy trì hàng năm. Lượng rượu thân chủ có thể uống đạt đến 1500-2000 ml rượu
mạnh trong một ngày và triền miên trong trạng thái say rượu. Trong giai đoạn này
khí sắc rất căng thẳng, hành vi hung bạo và độc ác, nhân cách biến đổi trầm trọng,
mang tính chất bê tha.
Biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu trong giai đoạn này thường là tiến triển
cấp tính và kéo dài, triệu chứng đa dạng và ngày càng đậm nét hơn. Giai đoạn phụ
thuộc thực thể này có thể kéo dài 3-5 năm.
Giai đoạn III (giai đoạn bệnh não thực tổn do rượu)
Giai đoạn này có đặc điểm là biến đổi từ từ làm cho các triệu chứng ở giai
đoạn II nặng lên và xuất hiện thêm các triệu chứng mới. Thèm rượu có mức độ hơn
và có khuynh hướng giảm đi, bớt lè nhè và bớt quấy rầy hơn trước. Thèm bắt buộc
đối với rượu xảy ra do các yếu tố loạn tâm thần nội sinh. Khả năng dung nạp rượu
kém. Trạng thái say xảy ra với liều rượu nhỏ hơn giai đoạn I và II. Trong giai đoạn
này thân chủ chỉ uống được 150-200 ml rượu mạnh mỗi lần là đã say và thời gian
say cũng kéo dài hơn trước. Khi uống liều rượu lớn nhận thấy có trạng thái choáng
váng, nói nhiều và hay gây sự cãi nhau.
Lạm dụng rượu ở đây tuy liều nhỏ nhưng thường xuyên, hằng ngày. Khi thân
chủ tiếp tục uống thì khả năng dung nạp rượu càng giảm do những biến đổi thực tổn
ngày càng nặng nề. Nổi bật ở giai đoạn này là xuất hiện các trạng thái/bệnh loạn
thần như: Loạn thần Korxakov, Bệnh giả liệt do rượu, Bệnh não thực tổn Gayet-
Wernicke.
Bên cạnh đó còn có tiêu chuẩn chẩn đoán nghiên rượu theo DSM-5
Trong DSM-5, thuật ngữ Nghiện rượu được thay thế bằng Rối loạn sử dụng rượu.
Uống rượu nhiều dẫn đến các triệu chứng lâm sàng hoặc các khó chịu rõ ràng, có ít
nhất 2 trong số các triệu chứng và biểu hiện trong thời gian ít nhất 12 tháng.

2. Tác hại của rượu

Về tác hại của rượu đối với cơ thể


Rượu là một chất làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Rượu làm giảm sự ức chế của vỏ não dẫn đến mất sự cân bằng giữa 2 quá trình
hưng phấn và ức chế.
Do giảm khả năng phê phán nên người sử dụng rượu dễ trở nên sàm sỡ, thô
lỗ, vận động thiếu chính xác. Khi nồng độ cồn trong máu lên đến 0.5 - 1.5 g/l, vận
động và tư duy bị rối loạn rõ rệt. Từ 1,5 - 2g/l thì cơ thể bắt đầu bị ngộ độc rượu cấp
tính, từ 3 - 4g/l, xuất hiện hôn mê, trên 4g/l có thể gây tử vong.
Hệ tiêu hóa: rượu nhẹ dưới 20 độ cồn có tác dụng làm tăng tiết dịch vị, tăng
nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu của niêm mạc ruột. Ngược lại, rượu trên 20
độ cồn thì gây ức chế tiết dịch vị, ức chế khả năng hấp thu thức ăn của niêm mạc
ruột. Nếu trên 40 độ cồn, rượu có thể phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, gây viêm
ruột, co thất vùng hạ vị và nôn.
Rượu gây hại cho nhiều cơ quan. Sử dụng rượu lâu dài có thể gây teo não,
thoái hóa tiểu não, động kinh, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh viêm gan, xơ gan,
bệnh về cơ, bệnh cơ tim, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tụy,... Người bị nghiện
rượu mãn tính thường bị thiếu hụt thiamin, vitamin B12, acid nicotinic và folate.
Trong thời gian có thai, nếu người mẹ sử dụng rượu thì sẽ gây độc cho thai nhi, có
thể gây dị dạng cho trẻ
Tác hại của rượu gây tổn hại về mặt xã hội
Rựơu là một trong những nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình, tai nạn giao
thông, tệ nạn xã hội,… Theo các báo cáo tại Hội nghị sơ kết dịch tễ, lâm sàng lạm
dụng rượu, tổ chức năm 1994 tại Hà Nội, trong số những người lạm dụng rượu và
nghiện rượu có đến 31% mất việc làm; 8-18% tan vỡ gia đình; 5-20% gây tai nạn
cho người khác; 5 - 34% tự gây tai nạn cho mình; 5 - 25% phạm pháp bị bắt giữ;
45 - 68,5% bị sa sút về kinh tế.
Nghiện rượu đang trở thành vấn đề rất đáng lo ngại ở Việt Nam. Theo số liệu
điều tra của Ngành Tâm thần học Việt Nam năm 1999, trong tổng số 14,9 % của 10
bệnh tâm thần thường gặp thì 5,3% đã là RLTT do rượu.
II. Các trạng thái rối loạn tâm thần do rượu
1. Say rượu

 Say rượu đơn thuần


Say rượu đơn thuần được chia thành 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ: giảm ngưỡng cảm giác, rối loạn chú ý, phản ứng chậm, tư duy
giảm, nhận thức chậm, cảm xúc dao động, hay nổi khủng, dễ kích động, gây hấn,
bạo lực. Các triệu chứng trên thường kết hợp với rối loạn vận động, ngôn ngữ.
Mức độ vừa: rối loạn chú ý nặng hơn, hay đãng trí, tri giác thiếu chính xác và
sai thực tại, tư duy lai nhai, tăng ham muốn tình dục, thường có hành vi hung bạo,
tấn công, gây gổ với người xung quanh. Rối loạn phối hợp vận động làm cho thân
chủ đi đứng loạng choạng, nói khó.
Mức độ nặng: trạng thái choáng váng ngày càng tăng. Nhiễm độc rượu có
thể gây bán hôn mê hoặc hôn mê kèm theo rối loạn cơ thể nặng. Nhiều trường hợp
cần phải rửa dạ dày, trợ tim mạch.
 Say rượu bệnh lí
Say rượu bệnh lí là các rối loạn tâm thần cấp tính xảy ra do uống rượu, trong
một khoảng thời gian ngắn, triệu chứng khá đa dạng và phong phú. Trong say rượu
bệnh lí chủ yếu gặp trạng thái rối loạn ý thức, rối loạn ngôn ngữ. Điểm cơ bản để
phân biệt say rượu đơn thuần và say rượu bệnh lí là đặc điểm của trạng thái rối loạn
ý thức. Trong say rượu đơn thuần chỉ có rối loạn ngôn ngữ và trạng thái choáng
váng.
Say rượu bệnh lí xảy ra ngay sau khi uống không chỉ với một lượng rượu lớn
mà còn cả khi uống với một lượng rượu nhỏ. Trạng thái say rượu bệnh lí được kết
thúc đột ngột cũng như là khi chúng bắt đầu, đôi khi được kết thúc bằng một giấc
ngủ sâu. Tất cả các giai đoạn của say rượu bệnh lí thân chủ không nhớ được.
2. Hội chứng cai rượu

- Thèm rượu: vài giờ sau khi ngừng uống rượu, thân chủ sẽ cảm thấy rất
thèm rượu. Thân chủ có thể uống tất cả những gì có chứa rượu như: rượu vang, bia,
thuốc ho, nước hoa, thậm chí cả cồn công nghiệp.
- Run tay: run tay biên độ trung bình, xuất hiện cả khi nghỉ và khi làm việc.
Nhiều người có run ở vùng miệng, vùng cổ, mặt. Sau đó cơn run lan ra toàn thân.
Thân chủ đi đứng loạng choạng, rất dễ ngã.
- Chán ăn và buồn nôn: thường ngày họ cũng đã là người ăn ít. Trong trạng
thái cai, họ còn ăn ít hơn, thậm chí có người còn không ăn uống gì. Thân chủ hay
buồn nôn và nôn.
- Mất ngủ. Mất ngủ xuất hiện ngay tối đầu tiên sau khi cai rượu. Thân chủ
khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc sớm và nhiều ác mộng. Cũng có thể
mất ngủ hoàn toàn (không ngủ được chút nào trong vài ngày liên tục).
- Rối loạn thần kinh thực vật nặng nề. Mạch của thân chủ thường trên 100
lần/phút; huyết áp cao, dao động, ra mồ hôi rất nhiều (vã ra như tắm) mặc dù trời
không nóng.
- Tình trạng lo lắng quá mức, lú lẫn. Các triệu chứng lo lắng và lú lẫn tăng
lên vào buổi tối khi thị lực của thân chủ ít phát huy hiệu quả.
- Kích động tâm thần vận động. Thân chủ la hét, chửi bới lung tung, có thể
đánh đập vợ, con, đập phá đồ đạc.
- Hoang tưởng và ảo giác do cai rượu. Thân chủ có thể chỉ có hoang tưởng
hoặc ảo giác hoặc có cả 2 triệu chứng này. Ảo giác hay gặp nhất trong cai rượu là
ảo thanh thật. Ảo thị thường dưới dạng hình ảnh các loại động vật nhỏ như chim,
chuột, rết, côn trùng...Cũng có trường hợp thân chủ nhìn thấy những hành ảnh rất
ghê rợn mà họ cho đó là ma quỷ. Hoang tưởng ở thân chủ cai rượu thường là hoang
tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị hại.
- Cơn co giật kiểu động kinh: thân chủ cũng có các giai đoạn co cứng trong
vài giây, sau đó xuất hiện co giật trong 1-2 phút. Tiếp theo là trạng thái doãi mềm.
Thân chủ quên trong cơn. Tất cả các đặc điểm trên khiến chúng ta dễ nhầm với
động kinh cơn lớn.
Khoảng 1/3 số trường hợp có hội chứng cai rượu sẽ tiến triển thành sảng
rượu.
3. Sảng rượu

Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính do rượu, xuất hiện ở những
thân chủ nghiện rượu mạn tính sau khi ngừng uống rượu. Sảng rượu được coi là một
cấp cứu tâm thần, nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong là 20%, chủ yếu do các
bệnh lí cơ thể như viêm phổi, suy thận, suy gan, suy tim,…
Sảng rượu thường xảy ra ở giai đoạn 2 của nghiện rượu mạn tính, khi thân
chủ ngừng uống rượu đột ngột từ 1 - 3 ngày. Các triệu chứng của sảng rượu rất đa
dạng và phong phú nhưng chủ yếu tập trung thành 3 nhóm:
- Mất ngủ hoàn toàn kéo dài trong vài ngày, thậm chí hàng tuần.
- Hội chứng paranoid trong sảng rượu diễn ra rất rầm rộ. Thân chủ có hoang
tưởng bị hại và có ảo thị: nhìn thấy các động vật nhỏ như chim, chuột, dơi, kiến…Ở
một số thân chủ có các ảo thị ghê rợn khiến họ lo lắng, sợ hãi. Thân chủ cũng có thể
có ảo thanh, tiếng nói rất rõ như của người nào đó, nội dung thường là đe doạ, chửi
bới.
- Rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau. Thân chủ có thể có rối loạn định
hướng không gian, thời gian và bản thân, tình trạng rối loạn ý thức có thể tăng lên
dẫn đến trạng thái ý thức u ám và hôn mê. Rối loạn ý thức trong sảng rượu thường
tăng lên về ban đêm hoặc về sáng sớm.
Ngoài ra còn các rối loạn thần kinh thực vật như: run, giảm trương lực cơ,
tăng phản xạ gân xương, xung huyết da, tăng tiết mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp
động mạch dao động, có thể gặp cơn co giật kiểu động kinh và có hành vi tự sát.
Các yếu tố bệnh cơ thể cũng biểu hiện rõ rệt như: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi,
viêm tụy, viêm túi mật,…
Sảng rượu là một bệnh loạn tâm thần cấp tính do rượu, xuất hiện ở những
thân chủ nghiện rượu mạn tính, sau khi ngừng nhiễm độc rượu trường diễn. Hình
ảnh lâm sàng của nó được biểu hiện bằng hội chứng mê sảng, bằng các ảo thị giác
giống sân khấu rực rỡ, hưng phấn vận động, tăng thân nhiệt.
4. Ảo giác do rượu

Ảo giác do rượu là một trạng thái loạn thần ở thân chủ nghiện rượu. Các triệu
chứng ảo thính giác thật chiếm ưu thế. Những năm trước đây, theo mô tả của y văn
thì thể bệnh này ít gặp. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây thì ảo giác do rượu
cũng như hoang tưởng do rượu đều tăng lên ở những thân chủ loạn tâm thần cấp
tính do rượu.
Hình ảnh lâm sàng nổi bật của ảo giác do rượu là ảo thính giác thật chiếm ưu
thế. Các ảo giác ở đây đối với thân chủ không thật sự rõ ràng. Nội dung ảo thính
giác thường gặp là những lời nói đe doạ, chửi rủa, sỉ nhục thân chủ. Thân chủ mất
khả năng phê phán đối với ảo giác. Khí sắc phù hợp với nội dung của ảo giác. Có
thể thấy biểu hiện lo âu, lo lắng chờ đợi một điều gì đó đang xảy ra cho thân chủ.
Nội dung của ảo giác chi phối hành vi của thân chủ. Đặc biệt chú ý đến các ảo thanh
ra lệnh, rất nguy hiểm cho tính mạng thân chủ và những người xung quanh. Họ có
thể phá phách, đốt nhà, giết người,... theo mệnh lệnh của ảo thanh. Cùng với ảo
thanh, người ta còn gặp ảo thị giác thô sơ không bền vững.
Ý thức của thân chủ không có rối loạn. Định hướng bản thân, không gian và
thời gian rất rõ ràng.
Theo tiến triển của bệnh, người ta phân chia ra ảo giác cấp tính do rượu (kéo
dài từ 2 ngày đến 4 tuần lễ) và ảo giác mạn tính do rượu. Ảo giác cấp tính do rượu
thường xảy ra đột ngột sau khi ngừng uống rượu một thời gian nhất định cùng với
trạng thái mất ngủ, suy nhược thần kinh và giảm khí sắc. Đôi khi có kèm theo hưng
phấn vận động mức độ nhẹ.
Sự xuất hiện và phát triển ảo giác do rượu không chỉ phụ thuộc vào ảnh
hưởng gây độc trực tiếp của rượu mà còn do rối loạn chuyển hoá chất, do biến đổi
thực tổn của tổ chức não, do chấn thương và do các tính chất của pháp luật.
5. Hoang tưởng do rượu

Hoang tưởng do rượu là một trạng thái loạn thần do rượu. Biểu hiện lâm
sàng chủ yếu là hội chứng ảo giác-paranoid với các hoang tưởng bị chi phối, ảo
thanh và không có rối loạn ý thức.
Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại là những triệu chứng
lâm sàng chủ yếu của hoang tưởng do rượu. Nội dung của các hoang tưởng có liên
quan đến những sự vật có thật xung quanh thân chủ như với vợ, với hàng xóm, với
đồng nghiệp, với bạn bè và với đồng chí,... Cảm xúc của thân chủ rất đa cảm, họ
luôn cảm thấy lo âu và hoảng sợ. Nội dung của hoang tưởng chi phối hành vi và
tính cách của thân chủ và thường là họ có hành vi tấn công người khác. Hành vi ở
thân chủ có hoang tưởng ghen tuông có thể được điều chỉnh. Còn một số ít thân chủ
khác không thể che đậy được các hoang tưởng của mình thể hiện sự ghen tuông
bằng hành vi thô bạo làm cho việc chẩn đoán khó khăn và họ có thể trở thành những
người nguy hiểm cho xã hội.
Đa số các hoang tưởng đi kèm theo ảo thính giác, ít khi thấy có ảo thị giác.
Thân chủ không có rối loạn định hướng thời gian và không gian nhưng tính cách rất
bảo thủ.
Tiến triển của hoang tưởng do rượu được phân chia ra 3 loại: hoang tưởng
cấp tính do rượu kéo dài 3-4 tuần, hoang tưởng bán cấp tính do rượu kéo dài 2-3
tháng và hoang tưởng mạn tính do rượu kéo dài từ hơn 3 tháng đến hàng năm.
6. Loạn thần Korxakov

Bệnh loạn thần Korxakov xảy ra trong giai đoạn cuối cùng của bệnh nghiện
rượu. Chủ yếu là mất nhớ hoàn toàn. Thân chủ không thể học tập được và không thể
ghi nhận được các thông tin mới, thí dụ như tên bác sĩ điều trị cho mình mặc dù
hàng ngày thân chủ vẫn được nhắc đi nhắc lại. Một số ít thân chủ mất nhớ không
hoàn toàn. Khi trả lời câu hỏi, thân chủ bịa ra những sự kiện thay thế cho sự khuyết
hổng của trí nhớ. Bệnh cứ tiếp tục tiến triển khi nhiễm độc rượu vẫn tiếp diễn hoặc
khi ngừng trạng thái phụ thuộc rượu không thấy có biểu hiện tiến bộ gì. Hội chứng
rối loan trí nhớ nổi bật trong bệnh cũng được gọi là hội chứng Korxakov. (sau này
người ta phát hiện thấy hội chứng Korxakov còn xuất hiện ở một số bệnh khác).
Các triệu chứng nổi bật của hội chứng Korxakov:
- Quên thuận chiều. Do ghi nhớ kém nên thân chủ mất định hướng và quên
tất cả những gì vừa mới xảy ra. Thân chủ không biết mình đang ở đâu, vì sao đến
đây, quên cả giường nằm, không nhớ đã ăn chưa và ăn món gì. Vừa mới chào bác sĩ
sau đó lại chào và vẫn khẳng định rằng chưa gặp bác sĩ ngày hôm nay.
- Loạn nhớ: những sự kiện có thực trong cuộc sống của thân chủ thì lại được
nhớ vào những khoảng thời gian, không gian khác (nhớ giả). Thân chủ có thể quên
nhiều và thay vào đó là nói đến những sự việc chưa hề xảy ra nhưng không biết là
mình bịa (nhớ bịa).
Tuy nhiên đối với những sự kiện cũ, trước khi bị bệnh thì vẫn nhớ đúng và
chính xác. Trong hội chứng Korxakov thân chủ thường lờ đờ, vô cảm, dễ mệt nhọc,
đôi khi có khoái cảm và mau kiệt sức. Bệnh loạn tâm thần Korxakov là một trong
các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu. Hội chứng mất nhớ và viêm đa dây
thần kinh là dấu hiệu chủ yếu của bệnh.
Chính vì vậy, có thể coi nghiện rượu là một bệnh tâm thần.

You might also like