You are on page 1of 2

Chào mừng các bạn quay trở lại với chuyến tàu Another Me!

 
 
Trung tâm Vận chuyển The AM Project thông báo: Đoàn tàu sẽ dừng chân tại 
điểm đến thứ hai trong vài phút nữa, quý khách hãy sửa soạn hành lý và 
chuẩn bị xuống tàu. 
 
CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ HÀNH VI (PHẦN 1) 
 
1. Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder) 
 
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder, viết tắt: BPD) 
hay còn biết đến với tên gọi Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định, là 
một dạng rối loạn nhân cách. Đặc điểm chung của những người mắc chứng 
BPD bao gồm hành vi mất kiểm soát và biểu hiện bất thường trong cách họ 
đối xử với bản thân, cũng như những mối quan hệ xã hội. Những dấu hiệu 
nói trên bắt đầu xuất hiện từ khi họ còn nhỏ và trong nhiều hoàn cảnh khác 
nhau. 
 
Các triệu chứng khác có thể kể tới đó là: từ tỏ ra cáu kỉnh với người khác cho 
đến sự giận dữ tột độ, nỗi sợ bị bỏ rơi đến tột cùng với những lý do hoàn toàn 
vô lý. Người mắc BPD cũng đối xử với những người xung quanh một cách bất 
thường: vừa lúc trước mới khen ngợi, ngay sau đó đã ghét bỏ. Ngoài ra, họ 
cũng có khả năng lạm dụng chất kích thích, hay có những hành động tự làm 
hại bản thân (hình thức cao nhất là tự tử.) 
 
2. Stress và trầm cảm (Depression) 
 
Stress, gốc là từ tiếng Latinh (stringere) nghĩa là "kéo căng". Ở người, căng 
thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh 
hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó. Ở đây chúng ta sẽ nói 
đến stress tiêu cực. 
 
Rối loạn trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. 
Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn, gây nên những biến đổi thất 
thường trong suy nghĩ, hành vi và tác phong. Trầm cảm có thể được hiểu 
như sau: 
 
"Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý 
bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp." 
 
Cả hai hiện tượng nói trên đều được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến đời 
sống con người. Đặc biệt, trầm cảm chiếm tới trên 50% trong số nguyên 
nhân của các vụ tự sát trên toàn cầu. 
 
Người bệnh trầm cảm thường có một vài triệu chứng như sau: giảm hoặc 
tăng cân, thay đổi thất thường chế độ ăn và cảm giác ngon miệng; kích động 
hoặc trở nên chậm chạp; mệt mỏi, mất sức; có cảm giác vô dụng, vô giá trị 
hay tội lỗi… 
 
3. Tâm thần phân liệt (Schizophrenia Disorder) 
 
Tâm thần phân liệt là một loại rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy 
giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Các 
triệu chứng bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm 
trí và tự động biến nó thành cảm xúc tiêu cực hay tích cực (ảo thanh). Do sự 
tương tác đó ảnh hưởng rõ rệt đến cảm xúc của bệnh nhân, họ thường có 
những phản ứng, hành vi không rõ ràng hay có thái độ căm ghét, thù hận đối 
với gia đình, bạn bè và xã hội. Chỉ những tác động nhỏ cũng đủ khiến cho 
người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức, khiến họ lo sợ, hoảng loạn, giận dữ, 
đôi khi dẫn tới việc họ cư xử với người tác động và những người xung quanh 
bằng những hành vi thiếu kiểm soát. 
 
Rối loạn tâm lý, cùng với các bệnh mãn tính không chỉ là một trong những 
gánh nặng của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề nhức nhối chi toàn cầu. 
Giúp đỡ và chữa trị cho bệnh nhân tâm thần chính là nhiệm vụ quan trọng 
đặt ra cho toàn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hành động. Hãy làm 
những gì bạn có thể làm được, hãy giúp đỡ cộng đồng rối loạn tâm lý nếu bạn 
có thể, ngay từ hôm nay. 
 
 
 
 
 
 
 

You might also like