You are on page 1of 47

Ca thí dụ

mẫu
Suốt 2 tháng nay Hoài nghe một giọng nói đàn
ông cứ thỉnh thoảng rót vào tai mình những lời nói
thánh thiện, như “con phải nghe lời ta, hãy đi chùa
cúng lạy hằng tuần để được Phật Thánh phù hộ”.
Giọng nói trầm và êm dịu, nhưng rất trịnh trọng và
quyết liệt, có sức thuyết phục như một mệnh lệnh.
Hoài nghĩ rằng đây hẳn là tiếng nói của một vị thánh
thần linh thiêng nào đó muốn trao cho mình một
thông điệp quan trọng có lợi cho tương lai đời
mình.
Trong tháng đầu tiên tiếng nói xuất hiện khoảng 5
lần trong một ngày, nhưng theo thời gian tiếng nói
cứ tăng dần cho đến tháng thứ hai thì anh nghe
mỗi ngày đến cả 20 lần. Hơn nữa, có những đêm
nằm trên giường ngủ và vào lúc đang còn tỉnh
thức, anh đột nhiên thấy có hình ảnh của vị
thánh lờ mờ hiện ra trước mắt. Anh chỉ ngạc
nhiên mà không cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy
khuôn mặt phúc hậu của vị thánh. Anh vẫn giữ được
tinh thần bình tĩnh, không bị hoàng hốt. Anh cố nhìn rõ
hình ảnh và nghĩ ra vài câu hỏi, nhưng chưa kịp đối
đáp gì thì hình ảnh đã biến mất.
| Tuy vậy nhưng suốt hai tháng nay Hoài vẫn đi
làm việc bình thường mỗi ngày. Mọi sinh hoạt và
quan hệ trong cuộc sống của anh cũng có vài
thay đổi nhỏ, như ăn ngủ không đều, tuy vậy
cũng không có gì giảm sút lắm. Chỉ có điều là lời
khuyên nhủ của vị thánh luôn nhắc thầm trong tai
anh nhiều lần mỗi ngày nên cuối tuần nào anh
cũng không quên đến chùa lễ Phật và cầu
nguyện.
Hoàivẫn tuyệt đối giữ bí mật, không tiết lộ và cũng
không bàn thảo với ai, kể cả nói cho vợ mình biết
chuyện anh đang nghe được tiếng nói đó.
Nhưng mới đây, trong một buổi tối khi đang nằm
chuyện trò với người vợ, đột nhiên Hoài thốt lên:
“Anh tin rằng chẳng bao lâu

Nhóm tâm thán phân liệt & Các rối loạn loạn thần
khác
133

Scanned with
CamScanner
nữa, nếu cứ tiếp tục đi lễ chùa, anh sẽ trở thành
một vị thánh”. Nghe câu nói rất lạ tai, ngược hẳn
với những gì từng biết về chồng mình, Hoa sửng
sốt hỏi lại chồng lý do gì để anh nói thế. Nhưng
Hoài nằm im, nét mặt nghiêm nghị và không trả lời.
Những ngày tiếp theo, dù sinh hoạt của Hoài tỏ ra
vẫn bình thường,nhưng cử chỉ và thái độ của anh
luôn có vẻ đăm chiêu, xa vắng lạ lùng. Nhiều lần
Hoa (vợ anh) Cố chuyện trò nhưng anh không
nói năng gì, tư thái cứ như người mất hồn, thiếu
sự linh hoạt tỉnh táo, và đôi khi nói những điều gì
lầm bầm trong miệng. IDICOH ĐH Hoa nghĩ rằng
cần phải phòng bệnh hơn chữa bệnh nên chị đưa
chồng đi gặp bác sĩ tâm ly tâm thần để khám. (Đại
JOTUI

Đánh giá và chẩn đoán trường


hợp của Hoài.
ATST Meh
gürin - Qua cuộc gặp đầu tiên, vợ chồng Hoài đã
hợp tác rất cởi mở với nhà trị liệu. Bản đánh giá cho
thấy Hoài là một thanh niên có quá trình sức khỏe
tốt về cả hai mặt thể chất và tâm lý. Từ nhỏ đến
nay, ngoài những lần đau ốm lặt vặt, anh đã không
có lần nào bị những tai nạn gây chấn thương não
bộ, cũng chưa hề có những tổn thương tinh thần to
lớn, và đặc biệt không có bằng chứng nào cho thấy
anh đã có quá trình được chữa trị với các loại
bệnh tâm thần trầm trọng như các bệnh thuộc về
Thiểu năng trí tuệ (Intellectual Disability), Rối loạn
phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder), Tâm thần
phân liệt (Schizophrenia), Trầm cảm nội sinh
(Psychogenic Depression), hay Rối loạn ám ảnh
cưỡng bức (Obsessive Compulsive Disorder), v.v.. DIE
Q Hoài cũng trình bày thành thật những trải nghiệm
trong hai tháng qua. Anh tiết lộ rằng không hiểu sao
từ 2 tháng nay ngày nào anh cũng nghe một giọng
nói hiền lành, thánh thiện của một người đàn ông
thúc giục anh phải đi chùa cúng lạy đều đặn. Tiếng

134 Phạm Toàn ngoại9780 Hàng Từ Hy Thái

Scanned with
CamScanner
nói cứ như từ trong đầu anh phát ra chứ không phải
từ đâu khác. Có những đêm anh còn thấy khuôn mặt
thánh thiện của người đàn ông đó hiện ra lúc anh
đang nằm tỉnh thức trên giường ngủ.
| Chị Hoa xác quyết là chồng mình xưa nay không hề
uống rượu say sưa, hay sử dụng các loại thuốc cấm,
các chất nghiện ngập nào cả. Chị cũng đặt câu hỏi
không biết tại sao trong hai tuần qua Hoài Có vẻ như
người mất hồn, hay đăm chiêu, ít nói, tâm trí anh cứ
như bị cuốn hút vào một điều riêng tư nào đó. Chị
Hoa sợ chồng mình có thể bị mất trí và sẽ mất khả
năng hành xử công việc đang làm ăn nên vội đưa
chồng đến gặp bác sĩ.
Các h Mặc dù Hoài
đang ở trong độ tuổi 30 và đang trải qua các triệu
chứng loạn thần mang đầy đủ những tính chất phù
hợp của bệnh Tâm thần phân liệt, nhưng các triệu
chứng đang tồn tại trong thời gian chỉ mới 2 tháng, và
chúng cũng chưa có nhiều dấu hiệu tác động nghiêm
trọng nào đối với hành vi và sinh hoạt hằng ngày của
anh; do đó, Hoài được chẩn đoán là:
295.40 (F20.81) Loạn thần dạng phân liệt. Với các
nét tiên lượng
| tốt. (Tạm thời) Schizophreniform Disorder.
moder n With good prognostic features
(Provisional)

TÂM THẦN PHÂN LIỆT


(Schizophrenia)
Tâm thần phân liệt là một loại bệnh trầm trọng mà
lại rất phổ biến, thường có khuynh hướng mãn tính
dù vẫn được tiếp tục chữa trị. Nhiều trường hợp cho
thấy bệnh có thể kéo dài đến suốt đời. Thống kê của
Cơ quan WHO (World Health Organization) cho biết
trung bình mỗi năm có đến 1% dân số nói chung trên
thế giới nói chung mắc phải căn bệnh này, không phân
biệt chủng tộc, màu da, giới tính, trình độ học vấn,
môi trường và điều kiện sinh sống, cũng như vai trò
hay đẳng cấp trong xã hội.

| Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần
khác
135

Scanned with
CamScanner
Đặc tính của các triệu chứng là nó luôn gây một
sự hư hỏng và mất mát rộng lớn liên quan đến các
chức năng thuộc về tri giác (cognition) và cảm xúc
(emotion) cho người bệnh. Nói rộng ra, người bệnh
Tâm thần phân liệt thường bị mất đi khả năng nhận
thức, suy nghĩ, quyết đoán, khả năng ăn nói và giao
tiếp, điều hành công việc; đồng thời hành vi, cảm xúc
của họ trở nên khô cằn, cùn mòn, thiếu sinh khí,
không có mục tiêu và mất hết sự phấn đấu trong
cuộc sống. ĐTLAN VÀ Nói như trên có nghĩa rằng
không có một triệu chứng đơn độc nào đặc biệt dành
riêng để chẩn đoán cho bệnh Tâm thần phân liệt, mà
phải chú ý đến một loạt các dấu hiệu và triệu chứng
phối hợp với nhau gây ra sự hư hỏng hay mất mát
các chức năng sinh hoạt của người bệnh. Dù Người
bệnh tâm thần phân liệt cũng thường thể hiện ít
nhiều những trạng thái buồn khổ, đờ đẫn, chậm
chạp, rối loạn việc ăn ngủ làm tác động đến các sinh
hoạt thường ngày, ảnh hưởng đến Công việc làm và
khả năng tương tác với xã hội bên ngoài. Tuy nhiên,
cần lưu ý là tính chất của trạng thái sa sút tinh thần,
thiếu sinh khí (dysphoria) của người bệnh tâm thần
phân liệt không tương tự như những triệu chứng tiêu
biểu của bệnh Rối loạn trầm cảm (Depressive
Disorders). sinceridasta) TELAH HATIKA
Ngoài ra, cần phân biệt các triệu chứng của Tâm
thần phân liệt ra làm hai loại: dương tính (positive
symptoms) và âm tính (negative symptoms). VN Loại
triệu chứng dương tính phản ánh chiều hướng
gia tăng, bành trướng, lan rộng hơn, hay làm cho rối
loạn, chệch hướng các chức năng sinh hoạt của
người bệnh. Loại triệu chứng âm tính phản ánh sự
co lại, hụt hẫng, chìm lắng, khô cằn, cùnmòn hay mất
hẳn các chức năng hành xử bình thường. Ở Vi E .

136 Phạm Toàn TTEO Top 5 tỷ nện ) vs


U20

Scanned with
CamScanner
Tham chiếu 5 trường hợp biểu hiện trạng thái loạn
thần đã được giải thích ngay từ đầu chương sách,
có thể tóm tắt:
• Các triệu chứng dương tính bao gồm tính
Hoang tưởng; Ảo
giác; Ngôn từ rối loạn; Hành vi bất thường.
Các triệu chứng âm tính bao gồm Cảm xúc
cùn mòn; Tư duy thiếu hụt; Lời nói vô
nghĩa; Thiếu động lực và thiếu sức phấn
đấu.

DSM-5 ấn định tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Tâm thần


Phân liệt như sau:
| Tiêu chuẩn A:Người bệnh biểu hiện 2 hay nhiều
hơn các triệu chứng dưới đây. Mỗi triệu chứng
phải biểu hiện rõ nét và chiếm hầu hết thời gian của
một tháng. Trong số các triệu chứng đó phải có ít
nhất là một triệu chứng của các mục (1), (2) hay (3)
bên dưới:
1. Hoang tưởng; 2. Ảo giác; 3. Rối loạn
ngôn từ; 4. Rối loạn hành vi hay triệu
chứng trương căng; 5. Triệu chứng âm
tính.
Tiêu chuẩn B:Kể từ lúc bệnh bắt đầu phát sinh, có
một khoảng thời gian cho thấy cá nhân có sự yếu
kém, tồi tệ rõ ràng so với khoảng thời gian trước khi
có bệnh về chức năng hành xử của ít nhất là một
trong các lĩnh vực thuộc về công việc làm, tiếp xúc
quan hệ, chăm sóc bản thân (hoặc trường hợp
bệnh phát sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì cá
nhân phải có sự giảm sút rõ ràng, dưới mức trông
đợi các khả năng về quan hệ tương tác, học vấn
và Công việc).
Tiêu chuẩn C: Những dấu hiệu rối loạn cứ
tiếp tục dai dẳng trong suốt một thời kỳ tối thiểu
là 6 tháng. Trong thời kỳ 6 tháng

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn
thần khác
137

Scanned with
CamScanner
này phải có khoảng 1 tháng người bệnh biểu hiện
đầy đủ các triệu chứng của tiêu chuẩn A(hoặc nếu ít
hơn thì do đã được chữa lành). và trong thời kỳ 6
tháng đó cũng có thể bao hàm các giai đoạn tiền
bệnh (prodromal) (những dấu hiệu trước khi
bệnh bắt đầu) hay giai đoạn tồn đọng (residual)
(thời kỳ triệu chứng bệnh chìm lắng và ổn định).
Trong giai đoạn tiền bệnh hay tồn đọng này,
người bệnh có thể có những dấu hiệu rối loạn
thuộc dạng âm tính, hoặc vẫn còn biểu hiện hai
hay nhiều hơn các triệu chứng trong tiêu chuẩn A,
nhưng tính chất và tầm mức thường ở dạng nhẹ (thí
dụ, Có những ý tưởng, lòng tin kỳ cục, khác
người...).
Tiêu chuẩn D: Chẩn đoán chỉ thực hiện sau khi đã
loại bỏ (rule out) các loại bệnh Loạn thần dạng rối
loạn khí sắc, Rối loạn trầm cảm, hay Rối loạn khí
sắc lưỡng cực bởi vì: Trong giai đoạn cấp tính của
các triệu chứng loạn thần thường không có các
triệu chứng trầm cảm hay hưng cảm xảy ra đồng
thời; Hoặc nếu có trạng thái khí sắc nổi lên trong
giai đoạn cấp tính này thì cũng chỉ thoáng qua,
hoặc thường chỉ xảy ra sau khi các triệu chứng loạn
thần đã chấm dứt.
- Tiêu chuẩn E: Các triệu chứng loạn thần này không
phải có nguyên nhân xuất phát từ tác động của các
chất nghiện ngập, thuốc men, hay do hậu quả từ
các căn bệnh của cơ thể.
Tiêu chuẩn F:Nếu người bệnh có tiểu sử của các
bệnh Rối loạn phổ tự kỷ, hay Rối loạn phát triển
não bộ kể từ tấm bé thì bệnh tâm thần phân liệt có
thể được chẩn đoán thêm vào như là bệnh đồng
thời (comorbidity) trong trường hợp các triệu
chứng hoang tưởng hay ảo giác nổi bật hẳn lên
trong thời hạn ít nhất là 1 tháng (hoặc ít hơn nếu
đã được chữa trị).
138 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Đặc điểm
1:
Sau khi bệnh kéo dài được 1 năm và nếu cũng
không có những dấu hiệu gì trái ngược với những
tiêu chuẩn chẩn đoán ban đầu thì cần ghi chú thêm
các đặc điểm dưới đây:
Giai đoạn đầu, đang trong tình trạng cấp tính:
Tình trạng của rối loạn đang diễn biến đúng
như các tiêu chuẩn triệu chứng và thời gian
của bệnh. Giai đoạn cấp tính chính là
thời gian cao điểm của các triệu chứng. | Giai
đoạn đầu, đang trong tình trạng phục hồi một
phần:
Nếu trong thời gian này có những dấu hiệu tiến triển
tốt so với giai đoạn đầu.
Giai đoạn đầu, đang phục hồi hoàn diện:
Nếu các triệu
chứng chìm lắng, không thấy xuất hiện. -
Nhiều giai đoạn, đang trong tình trạng
cấp tính.
Nhiều giai đoạn, đang trong tình trạng phục
hồi một phần. - Nhiều giai đoạn, đang phục
hồi toàn diện.
Tiếp tục: Ghi đặc điểm này nếu các triệu chứng
trong tiêu chuẩn chẩn đoán đa phần vẫn tiếp
tục thể hiện trong suốt quá trình bệnh, cộng
với những thời gian cánhân có các triệu
chứng nhẹtương đối ngắn ngủi so với toàn bộ
quá trình bệnh. - Không định rõ.

Đặc điểm
2:
Với triệu chứng trương căng: Nếu người bệnh
tâm thần phân liệt có biểu hiện các triệu chứng trương
căng thì được nhận dạng là bệnh trương căng đồng
thời (comorbid catatonia) với mã số 293.89 (F06.1).

139
Nhóm tâm thán phân liệt & Các rối loạn toàn thấu khiế:

Scanned with
CamScanner
Đặc điểm
3:
Mức độ trầm trọng:Mỗitriệu chứng loạn thần
nổi bật đều phải được đánh giá theo mức thang
từ 1-4 (nhẹ, vừa, nặng, trầm trọng).
Ngoài các đặc điểm trên, có thể phát hiện thêm
một số những yếu tố khác của bệnh Tâm thần
phân liệt sau đây:
Tâm thần phân liệt là căn bệnh có tính di truyền
cao và thường Có những dấu hiệu mang mầm
bệnh (premorbid) ngay từ lúc cá nhân đang ở tuổi
ấu thơ. Những dấu hiệu có thể là cá nhân có cá
tính hơi khác người, ý tưởng, hành vi, cử chỉ có
vẻ huyễn hoặc, lạ lùng, lập dị, tự cô lập, xa vắng,
tránh né quan hệ và giao thiệp, hoặc tính khí quá
nóng nảy, bồng bột, nông nổi.
Thống kê cho thấy đại đa số bệnh Tâm thần phân
liệt thường xảy ra ở dãy tuổi từ 17 đến 35 và
bệnh thườngbột phát sau một biến Cố nào đó
làm cá nhân bị căng thẳng và khủng hoảng tinh
thần cực độ. Cá nhân nào có mức độ cao của
yếu tố di truyền thường có nguy cơ dễ phát
bệnh hơn trong khoảng thời gian này.
Tâm thần phân liệt là căn bệnh mãn tính. Các
triệu chứng của nó thường diễn biến qua nhiều giai
đoạn, bắt đầu từ giai đoạn cấp tính (acute
episode) (các triệu chứng chính yếu xuất hiện rõ
rệt), sau đó bệnh lại hạ dần và chìm lắng để rồi trở
lại với giai đoạn tiền bệnh (prodromal episode)
(thời kỳ trước khi bị ngã bệnh trở lại, và cứ như thế
căn bệnh có khả năng tái đi tái lại có khi đến
mãn đời nếu sự chữa trị không có
hiệu quả. Ca thí dụ mẫu
Trường
hợp 1
Ông Sang năm nay đã gần 45 tuổi nhưng vẫn
chưa từng lập gia đình và đang ở trong nhà của gia
đình bà chị. Lúc còn trẻ ông ở với cha mẹ, nhưng từ
khi cha mẹ mất thì ông ở chung với gia đình

140 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
vài chi cho đến ngày hôm nay. Vốn xuất thân từ gia
đình nghèo Phó ở thôn quê, ông Sang chưa từng được
đi học nên không biết chữ: tuy thế ông từng là một
thiếu niên lanh lẹ, siêng năng, có óc quyết đoán và
thường giúp chị quán xuyến nhiều công việc lao động
nặng nhọc trong gia đình. | Theo lời kể của bà chị,
vào khoảng tuổi 17 hay 20 đột nhiên tâm tính ông bắt
đầu có những dấu hiệu thay đổi. Đầu tiên là ông ít nói
năng, tâm trí luôn có vẻ trầm ngâm và thường nói
những điều gì đó lí nhí trong miệng. Tiếp đến, ông
thường thức khuya, đi quanh quẩn trong nhà trong
lúc mọi người đang ngủ, nhưng ngày hôm sau thì
ông thường ngồi đâu ngủ đó nên lại không làm
được việc gì trong nhà.
Bà chị và ông anh rể thường phàn nàn, trách móc tình
trạng bê trễ, lười nhác của ông, nhưng ông chỉ há
miệng cười sằng sặc chứ không trả lời. Hai vợ
chồnglam lũ, bận rộn việc đồng áng suốt ngày mà
thấy em mình trở nên người ngồi không ăn bám nên
rất tức giận.
Có lúc bà chị chửi rủa đủ điều để mong em
mình chột dạ mà thay đổi thái độ, nhưng dường
như ông Sang vẫn tỉnh bơ như không hiểu gì và
càng ngày tánh khí của ông càng trở nên lạ lùng,
bất thường hơn. Ông thường thơ thẩn đi quanh trong
lối xóm, lúc ngồi ngủ gục tại gốc cây, lúc vừa đi
vừa nhảy chân sáo và cười nói những điều gì
không ai hiểu. Có lúc bà chị đá cho ông mấy cái hoặc
lấyroi quất vào lưng khi ông ngồi bất động làm cản
trở lối đi ra cửa.
| Tình trạng bất thường của ông Sang cứ kéo dài
suốt cả năm khiến người trong làng mách bảo là
phải đem ông đi gặp “cô đồng” de giúp giải trừ tà ma
đang nhập vào người ông. Nghe vậy nên hai Vợ chồng
vội đi mua sắm lễ vật và đưa ông Sang đi gặp thầy
cúng. Ong Sang được cho làm bùa phép và uống nước
tàn nhang.

141
Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần khác

Scanned with
CamScanner
Khoảng một tháng sau mọi người mừng rỡ thấy
ông Sang bắt đầu có những thay đổi. Trước tiên, ông
không còn có những hành vịnhư ngửa mặt lên trời
và cười khan và cũng ít nóilẩm bẩm trong miệng
như trước. Ông cũng không đi ra ngoài nữa, thường
quanh quẩn trong nhà và bắt đầu làm được một số việc
lặt vặt hoặc là nằm ngủ vùi trong góc giường. |
Những khoảng ba tháng sau, đột nhiên vào một buổi
sáng bà chị phát hiện em mình không có nhà. Sau
một hồi tìm kiếm, người ta cho biết ông Sang đang
đứng dưới luống khoai lang, tay cầm cái cây và vừa
nói lẩm bẩm vừa nhổ tung các dây khoai mới được
người ta trồng xuống. Ông bị lôi về nhà và bị bà chị
đánh cho một trận chí tử làm mặt mày ông sưng tím.
Những hôm sau, lúc bà chị và ông anh rể cần đi ra
ngoài thì họ thường trói ông vào một góc giường. Họ
vẫn tiếp tục mời thầy cúng đến cho bùa phép và
uống nước tàn nhang.
Đặc biệt lần này thấy cũng đề nghị là khi nào
thấy ông Sang lên cơn thì phải trói lại và đánh tới tấp.
Thầy cúng giải thích rằng làm như thế để con ma sợ mà
thoát khỏi thân thể của ông Sang. Bà chị tin tưởng và
áp dụng đúng như lời khuyên của thầy cúng. Khoảng
vài tháng sau thì tình trạng nói cười bất chợt của ông
cũng thấy có giảm bớt. Cả nhà đều tin rằng lần này
chắc ông Sang sẽ hết bệnh vì con ma đã bỏ trốn
rồi.
Vậy mà chỉ vài tháng sau thì tình trạng bất thường
của ông Sang bùng phát trở lại và lần này có vẻ
trầm trọng hơn. Không phải chỉ nói cười chạy nhảy
và đi lang thang suốt ngày trong xóm, ông Sang còn
bắt đầu có những hành vi phá phách đồ đạc trong
nhà, và nhiều lúc còn tự gây tổn thương cho mình.
| Bà chị và ông anh rể đôi khi tự hỏi không biết
thằng em mình bị ma nhập vào hay nó giả bộ điên
khùng. Vì vậy mà ngày này qua

142 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
hing khác ông càng bị bà chị đánh đập nhiều hơn.
Mình mẩy và
At mày ông Sang lúc nào cũng có các
vết bầm xước.
Một ngày nọ, khi một phái đoàn y tế về kiểm tra
sức khỏe dân lang thì trường hợp ông Sang được
phát hiện. Kết quả ông đã được chẩn đoán và chữa
trị. Đồng thời bác sĩ cũng đã giải thích cho mọi
người biết về tính chất của căn bệnh mà ông Sang
đang mắc phải.

Đánh giá và chẩn đoán trường


hợp ông Sang
Ông Sang bắt đầu có những triệu chứng loạn
thần vào khoảng tuổi 20. Những hành vi không bình
thường đầu tiên của ông chính là những triệu
chứng âm tính, như ít nói năng, thường cười khan,
nói những điều lí nhí vô nghĩa trong miệng, thường
thức đêm đi quanh quẩn và có lúc ngủ vùi. Càng về
sau các triệu chứng càng trở nên trầm trọng và đồng
thời xuất phát thêm dạng trương căng, như đứng
ngồi bất động, phá hoại tài sản và thường tự gây
thương tích cho mình.
Vì không hề có sự khám nghiệm hay khai báo
nên không biết ông Sang đã có những triệu chứng
hoang tưởng và ảo giác hay không; chẳng hạn ông
đangnghĩ gì, thấy gì hay thường nghe những gì trong
đầu. Thế nhưng, với những gì quan sát được từ
những hành vi bất thường và rối loạn nổi bật thể
hiện ra bên ngoài thì đây là những dấu hiệu biểu
hiện rõ những triệu chứng loạn thần.
Các triệu chứng này không có quá trình xuất phát từ
hậu quả của một căn bệnh thể chất hay khuyết tật
của cơ thể và cũng Không phải do tác động của chất
liệu/dược liệu gì có hại. Ông Sang cung không có lần
nào ông bị đau ốm, nóng sốt đến mức độ bị mê sảng
(delirium), hoặc có những trạng thái hưng trầm cảm
của Pệnh rối loạn khí sắc (Mood disorder), hay đã có
những dấu hiệu "ện bệnh (premorbid) từ trước thời
kỳ bệnh hay không, mà chỉ biết ông từng là một thiếu
niên vui vẻ, siêng năng, và lanh lẹ.
Tình trạng loạn thần của ông Sang có lúc cấp tính
Có lúc hạ

143
Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn
thần khác

Scanned with
CamScanner
dân để lui lại trong giai đoạn tiến bệnh và cứ tái đi tái lại
trong nhiều năm như vậy. Như thế, không phải là do
sự cúng bái ha uống nước tàn nhang mà các triệu
chứng loạn thần của ông Sa đã có thời gian chìm
lắng như vậy. Tóm lại, trường hợp của ông Sang
biểu hiện những triệu chứng loạn thần trầm trọng và
có khuynh hướng mãn tính của căn bệnh Tâm thần
phân liệt, chứ không có tính đơn giản và thoáng qua
như các dạng bệnh rối loạn hoang tưởng, hay
loạn thần phân liệt.
Ông Sang được chẩn đoán: 295.90 (F20.9)
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)

Đặc
điểm:
Nhiều giai đoạn. Đang trong giai đoạn cấp tính
(Multiple episode. Currently in Acute). 293.89 (F06.1)
Với triệu chứng trương căng (With catatonia)

Trường hợp
2
Hiển năm nay 28 tuổi, độc thân và đang ở với cha
mẹ với hai người em trai. Trước đây, sau khi tốt
nghiệp xong đại học, Cô được thu nhận vào làm
việc tại một cơ quan của nhà nước. Vài năm
sau đó thì đột nhiên cô đổ bệnh. Trong mấy tháng
đầu, Hiển thường có triệu chứng uể oải, trễ nải giờ
giấc, mỗi sáng thường nằm lì trên giường, nét mặt
đăm chiêu như có điều gì đang bận rộn trong đầu.
Cô thường các bệnh nằm nhà và có ai hỏi han gì
thì cũng nhất định không cho biết lý do.
| Một buổi sáng nọ CÔ chồm dây nhìn ra cửa sổ và đột nhiên
la lớn: “Nó đó! Nó đó!”, và CÔ vùng chạy ra đường
trong khu
mặc chiếc áo ngủ mỏng manh. Bà me cố rượt theo nhu"5"
tài nào đuổi kịp, nên Hiền chẳng mấy chốc đã biến
dạng lộ đông người.
đã biến dạng trên
đại

144 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Hai hôm sau có thông báo là Hiền đang được nằm
điều trị tại bệnh viện tâm thần thành phố và ba mẹ
Hiển vội vã đến thăm con. Tại bệnh viện, bác sĩ giải
thích cho ông bà biết là cô con gái đang trong Cơn
cấp tính của một loại bệnh tâm thần, và cần nằm
viện
một thời gian vài tuần mới có
thể về nhà.
Sau khi về nhà để nghỉ dưỡng, Hiền tiết lộ rằng mấy
tuần trước cô bị một tiếng nói liên tục thúc giục phải
giết người đàn ông nào mặc cái áo màu đỏ. Sáng hôm
đó khi thấy có một người mặc áo đỏ đang đi trước vệ
đường, cô liền nhảy ra khỏi giường và chạy theo.
Nhưng một lúc sau Cô bị lạc trong đám người đông
đúc nên cứlen lỏi chạy tìm kiếm mãi và rốt cuộc Cô
được tìm thấy đang đứng trong căn phòng của một
công sở. Nhìn thấy mặt mày ngơ ngác như người mất
hồn và với bộ áo quần ngủ tơi tả, người nhân viên gọi xe
đưa cô đi bệnh viện. Trong suốt thời gian đó Hiền luôn
miệng nói xám và la hét những gì chẳng ai hiểu
được.
Sau thời gian xuất viện, Hiền vẫn tiếp tục được
cấp thuốc uống. Sức khỏe tâm trí có phần hồi phục
dần, nhưng cô vẫn chưa đủ năng lực để trở lại với
công việc làm tại cơ quan.
. Bà mẹ thật đau xót và thương tiếc cho đứa con gái
ngoan hiền nên cố gắng chăm sóc con chu đáo và
thường đến hànhuyên chuyên trò để hy vọng tinh thần
Hiển mỗi ngày mỗi tỉnh táo hơn. Qua những cuộc trò chuyện
trong những lúc Hiền tỉnh táo, bà mới biết được rằng
khoảng mấy tháng trước khi ngã bệnh, con gái mình
đã Có những cuộc cãi cọ, xung khắc và sau đó phải
chia tay với người bạn trai đã từng có quan hệ tình
cảm với nhau trong suốt mấy năm.
Trước đây trong cuộc phỏng vấn tại bệnh viện, mẹ
của Hiển có cho biết từ lúc còn nhỏ con gái bà có
tính khí nhút nhát, thường tránh né, rất ít thích
chuyện trò và quan hệ với bạn bè, và cũng ít quan
tâm đến những chuyện vui buồn trong sinh hoạt
thường

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn
thần khác
145

Scanned with
CamScanner
ngày của gia đình. Cô thường có thói quen cứ
mỗi chiều đi học về thì hay ra phía sau nhà lặng lẽ
ngồi nhìn vẩn vơ lên khoảng không. Tại trường
học cũng vậy, các thầy cô vẫn thường nhận xét
rằng Hiền là một học sinh tốt, nhưng rất đặc biệt, ít
khi có nụ cười Cởi mở, không lúc nào thấy nét mặt
được vui tươi và thường tránh né đám đông,
không thích các trò chơi đòi hỏi sự hợp tác để nâng
cao mối thân thiện trong lớp học... và

Đánh giá và chẩn đoán trường


hợp của Hiền.
Tính từ lúc bắt đầu có các triệu chứng cho đến khi
tâm trí Hiện có phần thuyên giảm thì thời gian đã
liên tục kéo dài quá 6 tháng. Triệu chứng loạn thần
trầm trọng nhất kể từ ban đầu của Hiển là tình
trạng ảo giác thính giác và ảo giác thị giác.
(Hiền tiết lộ đã nghe một tiếng nói thúc giục phải
giết người đàn ông nào đi ngang qua nhà với cái
áo màu đỏ). Triệu chứng loạn thần thứ hai là rối
loạn ngôn từ (la hét, nói năng những điều không ai
hiểu và tuông chạy ra đường...). Hai triệu chứng
này đáp ứng tiêu chuẩn
A của bệnh tâm thần
phân liệt.
Kết quả cuộc phỏng vấn cho thấy những hiện
tượng loạn thần của Hiển không phải phát sinh từ
hậu quả của các loại bệnh tật nào thuộc về cơ thể,
cũng không phải do ảnh hưởng của thuốc men hay sự
nghiện ngập các chất liệu.
Các triệu chứng loạn thần Có vẻ như bột phát
mạnh sau khi trải qua biến cố tình cảm đau đớn
khiến Hiển bị căng thẳng, dằn vặt tinh thần sau khi
chia tay với người yêu. Vậy biến cố tình cảm đổ vỡ chỉ
là cơ hội, chứ không phải là nguyên nhân cốt lõi của
căn bệnh. - Quá trình tiểu sử cho thấyHiển có những
dấu hiệu mang mầm bệnh (premorbid) từ khi còn
niên thiếu. Những thái độ và hànhvi ít nói năng, xa
lánh tiếp xúc, không thân thiện, thích ngồi đắm

146 Phạm Toàn


TNDN pẾT THÀNH

Scanned with
CamScanner
chiêu nghỉ ngơi một mình, khuôn mặt và ánh mắt
lạnh lùng xa vắng là những dấu hiệu của loại người
có Nhân cách dạng phân liệt (Schizotypal
Personality Disorder).
| Ngoài ra, Hiền không có tiểu sử về các chứng Rối
loạn phổ tự kỷ, hay các chứng thuộc về Rối loạn
phát triển não bộ vì từ lúc nhỏ Hiền vẫn là đứa trẻ
thông minh, chăm chỉ, học hành tốt, không có dấu
hiệu tâm trí bị chậm.
Chẩn đoán thích hợp nhất cho trường hợp của Hiển
là: với HTC 295.90 (F20.9). Tâm thần phân liệt
schizophrenia). HCM
Đặc
điểm:
Giai đoạn đầu. Đang trong giai đoạn phục
hồi một phần.
(First Episode. Currently in Partial Remission).
301.22 (F21). Nhân cách dạng phân liệt (Ghi
nhận để lưu ý)
(Schizotypal Personality Disorder)
(Rule out)

Trường
hợp 3
Kim năm nay đã 30 tuổi vẫn còn độc thân và
đang sống chung với mẹ. Từ lúc 15 tuổi Kim đã bỏ
học để hằng ngày theo mẹ ra chợ buôn bán. Kim là
cô gái hiền lành, ít nói, nhưng rất cần cù và siêng
năng trong công việc. Từ ngày Cô giúp mẹ buôn
bán thì bà Ba (mẹ cô) tươi vui hẳn lên vì dường
như gia đình có ăn nên làm ra đôi chút. Bà luôn cảm
thấy hài lòng và thường tự hào khoe với bà con lối
xóm rằng sau này đứa nào mà lấy con gái bà làm
vợ thì thật là có phúc. | Càng lớn lên Kim càng trở nên
duyên dáng và càng đẹp hẳn ra. Nhiều chàng trai cũng
thường lân la lui tới, cố làm quen nhưng Kim chưa
từng để ý đến ai. Bản tính của cô là nhút nhát, ít nói
và luôn chiều theo ý của mẹ nên dù có điều gì cô
cũng không dám tự quyết đoán một mình.

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần khác
147

Scanned with
CamScanner
Bỗng nhiên, một buổi sáng nọ Kim nằm mãi trên
giường với tấm chăn đắp kín lên đầu. Nghĩ rằng con
mình đau nên bà Ba nấu sẵn cho cô con gái một nồi
cháo rồi tất tả đi ra chợ. Nhưng đến chiều tối về nhà
bà vẫn thấy Kim nằm trên giường với đôi mắt mơ
màng xa vắng. Bà vừa hỏi han và lấy dầu nóng xoa
bóp cho con, nhưng Kim không thốt lên một lời nào
mà chỉ im lặng để cho me nắn bóp cơ thể. Sau đó Kim
ăn hết bát cháo mà mẹ đem đến tận giường và cô
tiếp tục nằm trở lại. Liên tiếp những ngày sau Kim
vẫn không rời khỏi giường ngủ.
Một buổi chiều nọ, khi vừa về đến nhà thì bà Ba
nghe tiếng ru con" à ơi” trong nhà. Quá đỗi ngạc
nhiên, bà vội vào xem hư thực thì thấy Kim đang bế
con búp bê trên tay và cất lời ru hời ru hỡi. Bà Baliền
mắng con: “Con gái lớn rồi mà còn chơi trò chơi con nít
vậy thì hàng xóm họ cười cho đó. Mày hết bệnh rồi
thì lo ăn uống để mau lại sức mà giúp mẹ ra chợ
buôn bán con à.” Nhưng Kim vẫn khư khư ôm lấy con
búp bê mà ru, dường như không thèm nghe những lời
mẹ nói. Cô còn đi lấy khăn quấn vào người con búp
bê nà nói: “Để mẹ thay tã lót cho con nha. Con gái
mẹ hư lắm, cứ đái dầm hoài à!”.
| Bà Ba nổi giận phết vào mông Kim một cái và giật lấy con
búp bê: “Mày giỡn vừa thôi nha. Nhà này còn có ai khác
đâu mà mày đùa dai vậy?” Nhưng mẹ nói gì thì nói, tâm
trí Kim vẫn một mực chú ý vào con búp bê và ôm nó leo
lên giường nằm.
Từ đó Kim cứ nằm lì ở nhà ôm mãi con búp bê.
Thỉnh thoảng Cô ra phía hông nhà ngồi rồi lấy cát bỏ
vào miệng con búp bê,
miệnglí nhí nói gì không ai hiểu và đôi khi
khóc tấm tức.
| Rốt cuộc bà Ba hồ nghi có gì đó không hay trong
tâm trí của con gái mình nên đi thăm hỏi và cúng vái tứ
phương. Năm tháng trôi qua, dù có những lúc Kim tỏ ra
bình thường, ngồi im nghe mẹ.

148 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
nói chuyện gạo Cơm và thời thế, nhưng cô vẫn
không có khả năng làm được gì khác trong nhà.
Một ngày nọ, vừa về đến nhà thì bà Ba thấy
con gái mình đứng thằng người, hai tay dang ra
như pho tượng hằng già Bà hỏi gì Kim cũng chẳng
nói, chỉ có sắc mặtlà thay đổi, lúc nhăn nhó lúc mỉm
cười.
Trường hợp của Kim cứlúc tỉnh lúc không
trong vài năm qua. Ngoài những lần cúng bái và
cho uống các loại thuốc Đôngy, chưa lần nào
Kim được đưa đi bệnh viện Tây y để chữa trị. Vừa
qua, nhân có người bạn học xưa từ nơi xa về quê
nhà và đến thăm Kim. Biết được sự tình, Cô khuyên
bà Ba nên đem Kim lên bệnh viện thành phố để trị
liệu.

Đánh giá và chẩn đoán


trường hợp của Kim
Kim bắt đầu ngã bệnh vào năm 20, tức là trong
dãy tuổi rất phổ thông cho các trường hợp phát
sinh của bệnh tâm thần phân liệt. ( Các triệu
chứng loạn thần ban đầu cho thấy Kim có tình
trạng ảo tưởng cấp tính (xem con búp bê như
đứa con mình vừa đẻ ra) và tình trạng này cứ liên
tục kéo dài, khi ẩn khi hiện. Đồng thời Kim cũng có
một số triệu chứng âm tính rối loạn ngôn từ
(thường cười hay nói lí nhí những lời vô nghĩa
trong miệng). Thời gian về sau bệnh của Kim lại
phát sinh ra các triệu chứng trương căng (đứng
im như pho tượng hằng giờ).
T Không có khai báo gì về những dấu hiệu mang mầm
bệnh trong tuổi ấu thơ. Cô cũng không có quá
trình bị các bệnh Rối loạn phát triển não bộ, Thiểu
năng trí tuệ, hay Rối loạn phổ tự kỷ (Kim là cô
gái siêng năng, cần mẫn, giỏi sắp xếp buôn bán
ngoài chợ với
mẹ kể từ tuổi còn
non trẻ...).
Các triệu chứng loạn thần của Kim cũng không
xuất phát từ tác động của các bệnh lý về cơ thể
hay do hậu quả của thuốc men và các chất liệu
nghiện ngập.

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối


loạn loạn thần khác
149

Scanned with
CamScanner
Căn bệnh của Kim được chẩn đoán như sau:
295.90 (F20.9). Tâm thần phân liệt
(schizophrenia). HAI
Đặc điểm: Nhiều giai đoạn. Đang
trong giai đoạn cấp tính (Multiple
Episode. Currently in Acute) Với triệu
chứng trương căng [293.89 (F06.1)].
(With Catatonia).
LOẠN THẦN DẠNG RỐI LOẠN KHÍ SẮC
(Schizoaffective Disorders - SaD)
Các chuyên gia soạn thảo cuốn DSM-5 đã có
những ý kiến khác nhau về cách giải thích tính
chất của căn bệnh Loạn thần dạng rối loạn khí
sắc (SaD) và cho đến nay vẫn chưa có sự đồng
thuận của nhiều người trong ngành học tâm lý tâm
thần.
Một số hồ nghi sự hiện hữu của nó về mặt bản chất
của căn bệnh. Một số khác cho rằng đây là căn bệnh có
tính cách biến chuyển theo thời gian (longitudinal)
nên rất khó định dạng. Một số cho rằng căn bệnh
này chỉ là một hình thức khác của bệnh Rối loạn khí
sắc lưỡng cực, vì trong thực tế có một số bệnh nhân
thuộc dạng bệnh này đã có những phản hồi rất tốt khi
cho uống loại thuốc lithium carbonate, là loại thường
dùng để trị liệu chứng nhưng cảm. Một số khác nữa
cho rằng San không phải là loại cần
phải xếp vào danh sách của nhóm bệnh loạn thần, vì
các triệu chứng của nó thật ra chỉ là một tập hợp
của một số triệu chứng hỗn tạp không rõ nét.
Rốt cuộc DSM-5 chỉ làm một vài thay đổi nhỏ và
vẫn giữ lại những tiêu chuẩn chẩn đoán đã đề ra
trong các DSM trước, nghĩa là Loạn thần dạng rối
loạn khí sắc là loại bệnh mà đặc tính của các triệu
chứng của nó Có vẻ như nằm lọt giữa của hai căn
bệnh Rối loạn khí sắc và Tâm thần phân liệt.

150 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Tiêu chuẩn chẩn
đoán:
Tiêu chuẩn A:Bệnh phát sinh và kéo dài một thời
gian liên tục, trong đó có một giai đoạn
chính của rối loạn khí sắc (trầm cảm
hayhưng cảm) phối hợp đồng thời với các
triệu chứng trong tiêu chuẩn A của bệnh tâm
thần phân liệt. Tiêu chuẩn B: Các triệu chứng
loạn thần, hoang tưởng hay ảo giác, phải hiện
rõ ít nhất là trong 2 tuần hoặc lâu hơn khi
không có sự biểu hiện nào của các triệu chứng
rối loạn khí sắc trong suốt thời gian cá nhân bị
bệnh. Tiêu chuẩn C: Các triệu chứng đáp ứng
đúng với tiêu chuẩn nổi bật của rối loạn khí sắc
phải thể hiện hầu hết trong suốt thời kỳ cấp tính
hay tổn động của căn bệnh. Tiêu chuẩn D:
Bệnh phát sinh không do hậu quả của các
chất nghiện, thuốc cấm, hay những lý do về y
học.
DSM-5 cũng thừa nhận Loạn thần dạng rối loạn khí
sắc thường là căn bệnh lâu dài, nhưng không nói rõ
tiêu chuẩn về thời hạn của một cơn cấp tính là bao
lâu. Thế nhưng trong DSM-IV CÓ ấn định rằng các
triệu chứng tiêu chuẩn của bệnh phải kéo dài liên
tục ít nhất là 1 tháng trở lên. TỪ DSM-5 nêu lên hai
trường hợp của bệnh Loạn thân dạng rối loạn khí
sắc:
295.70 (F25.0). Loại rối loạn khí sắc lưỡng cực
(Bipolar type)
(Nếu giai đoạn hưng cảm biểu hiện
như một
phần trộn lẫn với các triệu chứng
trầm cảm). 295.70 (F25.1). Loại trầm cảm
(Depressive Type)
(Nếu trong thời gian bệnh chỉ có
những giai đoạn biểu hiện của các
triệu chứng trầm cảm).

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần khác
151

Scanned with
CamScanner
Đặc điểm
1:
Với triệu chứng trương căng: Nếu bệnh đồng thời
có thêm dạng trương căng thì ghi thêm mã số
293.89(F06.1).

Đặc điểm
2:
Sau khi bệnh trải qua thời kỳ được 1 năm thì bắt
đầu ghi chú các đặc điểm dưới đây:[Lưu ý:một thời kỳ
bệnh có thể đi qua nhiều giai đoạn)].
Giai đoạn đầu: - Hiện đang trong giai
đoạn cấp tính. - Đang trong giai
đoạn phục hồi một phần.
• Phục hồi toàn
điện.

Nhiều giai đoạn: - Hiện đang trong


giai đoạn cấp tính.
Đang trong giai đoạn phục hồi một phần.
HÀN QUỐ C Phục hồi toàn diện. Tiếp tục:
Ghi xuống đặc điểm này nếu các triệu chứng
trong tiêu chuẩn chẩn đoán đa phần vẫn
tiếp tục thể hiện trong suốt quá trình bệnh,
cộng với những thời gian cá nhân có các
triệu chứng nhẹ tương đối ngắn ngủi so với
toàn bộ quá trình. -
Không định rõ.

Đặc điểm
3:
Mức độ trầm trọng (severity). Cần đánh giá
và ghi chú mức độ trầm trọng của các triệu
chứng chính, bao gồm hoang tưởng, ảo
giác, hỗn loạn ngôn từ, sự phối hợp bất
thường của tâm thần vận động, các triệu
chứng âm tính, hư hỏng nhận thức, trigiác,
trầm cảm, và/hay là các triệu chứnghưng
cảm.

152 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Lưu ý:
Nhân đây, cân nhắc lại rằng trước khi quyết định
thiết lập chẩn đoán căn bệnh Loạn thần dạng rối loạn
khí sắc thì phải hiểu rõ sự khác nhau của 3 loại
bệnh dưới đây:
• Loạn thần dạng rối loạnkhí sắc
(SchizoaffectiveDisorder):
Như đã phân tích ở trên, đây là căn bệnh có sự
pha trộn nối tiếp giữa các triệu chứng của các bệnh
Tâm thần phân liệt, Rối loạn khí sắc lưỡng cực,
và Trầm cảm chính hệ. Đặc biệt, các triệu
chứng hưng trầm cảm là chính của căn bệnh,
thường nổi bật và kéo dài hơn một nửa hay
khỏa lấp hầu hết thời gian có bệnh. Nhưng đặc
biệt cũng phải có một thời gian khoảng 2 tuần
trở lên người bệnh chỉ thể hiện các triệu
chứng loạn thần mà không có các triệu chứng
rối loạn khí sắc, và các triệu chứng loạn thần
này có thể xảy ra vào bất cứ ở giai đoạn
nào - đầu, giữa, hay cuối - của căn bệnh.
Loạn thần dạng phân liệt (Schizophreniform
Disorder): Đây là một loại bệnh Tâm thần
phân liệt thuộc dạng nhẹ, bệnh nhân thường
phục hồi trước 6 tháng, không có trường

loạn thần, hoặc dương tính hoặc âm tính,


nhưng không có những triệu chứng rối loạn
khí sắc, và thường các triệu chứng không
gây ra những tác động tiêu cực, có hại cho
các hành vivà sinh hoạt thường nhật của người
bệnh. Bệnh thường không bị tái phát sau khi đã
được phục hồi.

Trầm cảm chính hệ với các triệu chứng loạn thần


(Major Depressive Disorder With Psychotic
Features): Rối loạn trầm cảm chính hệ
(Major Depressive Disorder) là căn bệnh
chính trong nhóm bệnh Rối loạn trầm cảm

Nhóm tâm thần phân liệt & Các cải toán gọn tiến khác
153

Scanned with
CamScanner
(Depressive Disorders). Nó là căn bệnh với
các triệu chứng trầm cảm nổi bật và thể hiện
cùng khắp trong suốt thời kỳ bệnh. Tuy nhiên,
khi các triệu chứng trầm cảm tiến đến mức độ
quá trầm trọng thì đột nhiên người bệnh
có thể trải nghiệm thêm những triệu chứng
loạn thần đảo tưởng hay ảo giác). Thông
thường các triệu chứng loạn thần trong
trường hợp này chỉ xuất hiện trong khoảng
thời gian ngắn ngủi, thoáng qua. (Chương 4
nói rõ về nhóm bệnh Rối loạn trầm cảm).

Ca thí dụ
mẫu
An là chiến sĩ trẻ trong một đơn vị hải quân. Năm
nay anh vừa tròn 20 tuổi và đang còn độc thân.
An còn một người mẹ và đứa em 12 tuổi đang
sống ở quê. Gần cả năm nay anh không về thăm
mẹ và em lần nào. Cũng không phải vì không có
những ngày nghỉ phép để rờitrại, nhưng vì tình
trạng tài chánhluôn eo hẹp, không đủ tiền trang trải
cho một chuyến đi xa.
Tất nhiên lượng tiền của một chiến sĩ thì có hạn
chế, lại thêm trong suốt hai năm qua An chưa từng
dành dụm được gì mà đôi lúc lại còn vay mượn từ
bạn bè để chi tiêu. An có cá tính ít nói, thái độ lúc
nào cũng có vẻ trầm buồn. Tuổi trẻ của An trôi qua
tương đối trong sự bình lặng. Kể từ nhỏ, ngoài việc
phụ giúp cha mẹ làm các công việc từ trong nhà
đến ngoài đồng ruộng, hằng ngày An cũng cắp
sách đến trường cho đến hết cấp trung học cơ sở
thì ở nhà vì gia đình không đủ khả năng cho anh
tiếp tục theo học ở các trường trung học xa quê.
Năm 17 tuổi An có mối tình với một cô gái ở xóm
cuối làng. Đối trai gái trẻ tuổi đang yêu nhau thắm
thiết thì bỗng nhiên An được tin Cô gái bị cha mẹ gả
bán cho một người ở trên tỉnh. An đau khô,
154 Phạm
Toàn

Scanned with
CamScanner
dằn vặt trong một thời gian dài, và sau đó anh
quyết định đăng ký vào binh chủng hải quân để
mong quên đi chuyện tình buồn. | Đời sống tập thể
quân ngũ tất nhiên đã làm vơi đi một phần những dĩ
vãng buồn đau; nhưng cá tính cố hữu của An vẫn là
người khép kín, ít giao thiệp, và tâm tư lúc nào cũng lộ
vẻ buồn bã, tự thu mình vào những nỗi niềm riêng tư.
Thỉnh thoảng An cũng lén ra ngoài đơn vị để uống
một vài ly rượu cho qua đi nỗi buồn. Nhưng thật bất
hạnh là mấy tháng trước đây anh lại có thêm một nỗi
đau buồn khác khi được tin người cha thân yêu vừa
mất đi vì một căn bệnh cấp tính. Thế là thói quen
muốn giải sầu bằng rượu cứ tăng dần, nhưng thật sự
cũng chưa đến mức trở thành nghiện ngập. Đây cũng
là lý do khiến anh luôn trong tình trạng túng bấn về
tài chánh.
| Thật nghịch lý là rượu đã không giúp gì mà càng
ngày càng làm gia tăng những nỗi buồn sâu kín của
An. Trong những tháng về sau, ngoài những giờ giấc
làm việc và tập luyện theo thời biểu của đơn vị mà An
phải cố gắng hoàn tất, dù tâm trạng có vơi bớt sầu
muộn, anh vẫn luôn cảm thấy không có gì hứng khởi trong
cuộc sống, tâm trí và tinh thần thường rối loạn, thiếu tập
trung.
Nhưng rồi tuần vừa qua An lại các bệnh và xin gặp
bác sĩ của đơn vị. Tại phòng khám anh khai báo đã
mấy tuần nay anh bị mất ngủ và khó thở. Cuộc khám
nghiệm cho thấy An có sút cân một ít, nhưng không
có triệu chứng gì bất thường về cơ thể. Tuy nhiên,
sau đó An còn tiết lộ thêm rằng trong mấy tuần anh cứ
nghe từ trong đầu tiếng nói của một người phụ nữ
thường xuyên lải nhải, phàn nàn đủ mọi chuyện
khiến anh rất khó chịu và muốn điên lên; vì thế mà anh
đã không ngủ được. Kết quả, An được chẩn đoán Với
bệnh tâm thần phân liệt và được cấp toa thuốc chống
loạn thần.
Sau 4 tuần tái khám, triệu chứng hoang tưởng (nghe
tiếng nói) đã đỡ nhiều, nhưng An cho biết anh không
cảm thấy có gì

155
Nhóm tâm thần phân liệt & Các đối Loạn Luan thế khác

Scanned with
CamScanner
khá hơn về tình trạng xuống dốc của năng lực
và tinh thần, thậm chỉ mỗi ngày lại càng thấy tâm
tư chán nản tuyệt vọng hơn, tâm trí
mất tập trung và vẫn không ăn ngủ
bình thường được.
Vớinhững sự kiện và thông tin đầy đủ trong
lần này, một cuộc đánh giá sâu rộng hơn về
trường hợp bệnh của An sẽ theo đó mà thay đổi
chẩn đoán và cách chữa trị trước đây.

Đánh giá và chẩn đoán


trường hợp của An
Trước tiên, phải nhận thấy do chưa đủ thông tin
nên cuộc đánh giá và chẩn đoán đầu tiên rõ ràng có
tính cách tiên đoán và Vội vàng. An có trải nghiệm
triệu chứng hoang tưởng trong vài tuần, nhưng anh
không có triệu chứng nào về ảo giác, hay các triệu
chứng âm tính nổi bật, như rối loạn ngôn từ, cùn
mòn trong ý nghĩ, cảm xúc, vv.. Và nhất là triệu
chứng hoang tưởng cũng đã không tác động nhiều
đến công việc và tập luyện hằng ngày của anh. Như
vậy, dù cho tình trạng hoang tưởng của anh đã
được cải thiện khi cho dùng thuốc chống loạn thần,
nhưng không phải vì vậy mà trường hợp của An
đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh
Tâm thần phân liệt.
Cũng không có chứng cứ nào rõ ràng để liệt An
vào trường hợp hoang tưởng của những người
đang bị tác động bởi cơn say nghiện hay tâm trí
đang bị ảnh hưởng bởi sự đói thuốc. Cuộc khám
nghiệm cũng cho thấy trường hợp của An không
có liên hệ gì đến các điều kiệnyhọc thể chất.
| Đặc biệt An có một quá trình trải nghiệm những triệu
chứng trầm cảm lâu dài trong mấy năm gần đây.
Các triệu chứng này bao gồm ăn ngủ thất thường,
sụt cân, năng lực sút giảm, trí óc mất tập trung, cảm
xúc và tâm trạng tiêu cực, bải hoái và thất vọng. Các
biểu hiện này cho thấy An có đầy đủ các triệu
chứng của một loại

156 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
bệnh trầm cảm (depression). Nhưng các triệu
chứng trầm cảm của Anhấu như chỉ mang đặc tính
dai dẳng và mãn tính; hơn nữa, những năm tháng
trước đây khi các triệu chứng trầm cảm đang ở
mức độ trầm trọng nhất thì anh vẫn không trải
nghiệm các triệu chứng loạn thần nào. Do đó,
trường hợp của An vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để
chẩn đoán cân bệnh Trầm cảm chính hệ với các
triệu chứng loạn thần.
Tóm lại, trường hợp của An được xác định là có
hai yếu tố nổi bật: Triệu chứng hoang tưởng biểu
hiện liên tục trong vài tuần lễ trong khi các triệu
chứng về khí sắc đang chìm lắng; Các triệu chứng
trầm cảm, lúc tăng cao lúc giảm xuống, hầu như
vượt trội trong khoảng thời gian những năm gần
đây. Hai yếu tố này hội đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho
An căn bệnh: 295.70 (F25.1) Loạn thần dạng rối
loạn khí sắc. Loại trầm cảm.
(Schizoaffective disorder.
Depressive type).
.

LOẠN THẦN DO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LIỆU /


DƯỢC LIỆU (Substance/ Medication-Induced
Psychotic Disorder)
Cánhân có những triệu chứng loạn thần vì sự tác
động của tình trạng say nghiện hay do đang thiếu
đói các chất nghiện, thuốc cấm hay dược liệu.
Trường hợp này không nằm trong các tiêu chuẩn
bệnh lý của các loại trong nhóm Tâm thần phân liệt đã
nêu trên.
Đặc
điểm:
• Xảy ra trong khi đang say thuốc (With onset
during
intoxication) Xảy ra trong khi đang thèm (đôi)
thuốc (With onset during withdrawal)

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần khác 157

Scanned with
CamScanner
LOAN THẦND0TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU
KIỆNYHọc(Psgchotic Disorder due to another
Medical Condition)
Trường hợp này dùng để chẩn đoán cho những
dạng loạn thần có nguyên nhân xuất phát từ các
điều kiện bất thường thuộc về cơ thể và thần kinh
não bộ, chứ không nằm trong các tiêu chuẩn bệnh
lý của các loại trong nhóm Tâm thần phân liệt đã nêu
trên.

Đặc điểm:
293.81
(F06.2).
293.82
(F06.0).
Với các triệu chứnghoang
tưởng(With delusions) Với các triệu
chứng ảo giác (Withhallucinations)

TRƯƠNG CĂNG PHỐI HỢP VỚI RỐI LOẠN TÂM


THẦN KHÁC 293.89 (F06.1) (Catatonia Associated
with another Mental
Disorder) Đặc đính của loại bệnh này là
người bệnh có 2 hay nhiều hơn những hành vi có
tính chất trương căng; như trương căng cứng nhắc,
trương căng điệu bộ, vv.. xảy ra đồng thời với một
số đặc điểm của các triệu chứng loạn thần khác
như rối loạn khí sắc, rối loạn phổ tự kỷ, hay một số
triệu chứng khác.

TRƯƠNG CĂNG DO TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN


Y Học Catatonia Disorder due to another Medical
Condition)
Người bệnh có những hành vi mang đặc tính trường
cũng ảnh hưởng của các điều kiện thuộc về y học,
chẳng hạn như do tác động của thuốc men đang sử
dụng hay do tình trạng đặc biệt có thể chất.
158 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
TRƯƠNG CĂNG KHÔNG ĐỊNH RÕ
(Unspecified Catatonia)
Người bệnh có các triệu chứng trương căng, nhưng
vẫn không có yếu tố thông tin nào khác để chẩn
đoán cho một loại bệnh nhất định.

TÂM THẦN PHÂN LIỆT DẠNG ĐẶC BIỆT VÀ


CÁC RỐI LOẠN LOẠN THÂN KHÁC (Other
Specified Schizophrenia Spectrum and Other
Psychotic Disorder)
Chẩn đoán này áp dụng cho cá nhân mặc dù có
những triệu chứng loạn thần y hệt như bệnh tâm
thần phân liệt nhưng lại không đủ tiêu chuẩn thích
hợp để chẩn đoán cho căn bệnh Tâm thần phân
liệt.

TÂM THẦN PHÂN LIỆT DẠNG KHÔNG ĐỊNH RÕ


VÀ CÁC RỐI LOẠN LOẠN
THÂNKHÁC(Unspecified Schizophrenia Spectrumand
Other Psychotic Disorder)
Người bệnh thuộc dạng này cũng có những triệu
chứng loạn thần, nhưng đặc biệt không thích ứng
vào tiêu chuẩn của một căn bệnh nào trong nhóm
Tâm thần phân liệt. Và chuyên gia chân đoán tạm
thời chọn cách này để chờ thêm những xét nghiệm
khác.

59
Nhóm tâm thần phân liệt & Các cải loạn loạn thần khá:

Scanned with
CamScanner

You might also like