You are on page 1of 24

Rối loạn nhân cách

Khái niệm:
Rối loạn nhân cách là các rối loạn sự hình
thành tính cách và xu hứơng hành vi của
một cá nhân gắn liền với một sự đảo lộn lớn
về mặt cá nhân và xã hội.
Rối loạn nhân cách là một bệnh tâm thần
ranh giới, biểu hiện bằng những nét tính nết
bệnh lý đặc biệt, nhân cách mất thăng bằng,
rối loạn sự thích nghi của cá nhân với môi
trường và các mối quan hệ bình thường với
những người xung quanh
Rối loạn nhân cách thường phát triển ở lứa tuổi vị
thành niên và tuổi thanh niên, vì thế cho nên người ta
không chẩn đoán rối loạn nhân cách ở trước tuổi 16 –
17 tuổi.
Tỉ lệ RLNC ở nhiều nuớc trên thế giới khoảng 2,3%
Theo điều tra, ở Việt Nam là 02 - 0,5% dân số

http://www.bvtttw1.gov.vn
Căn nguyên

Theo I.P.Pavlov, rối loạn nhân cách là do tư chất


bệnh lý của mỗi cá nhân trong hoạt động thần
kinh cao cấp.
Có thể do một bệnh bẩm sinh của bào thai hoặc
do một bệnh mắc phải ở những điều kiện sống
không thuận lợi
Giang
mai
Chấn
thương Nghiện
sản rượu
khoa
Rối loạn
nhân
cách
Thụ thai
khi bố Di
hoặc mẹ truyền
say rượu
Nhiễm
khuẩn hoặc
nhiễm độc
trong bào
thai/lứa tuổi
nhũ nhi
Căn nguyên
Các yếu tố tâm lý như

Sự giáo dục không hợp lý và


thiếu tế nhị của gia đình

Những tác động không lành mạnh, không phù hợp


với lối sống có văn hoá của môi trường tự nhiên và
xã hội

Các stress kéo dài

Làm cho sự phát triển tâm thần ở lứa tuổi trẻ em


và thiếu niên bị lệch lạc

Phát triển nhân cách các bệnh lý


Nguyên tắc chẩn đoán rối loạn nhân cách.

• Hành vi và thái độ thiếu hài hoà rõ rệt, thường đụng


chạm đến nhiều lĩnh vực hoạt động tâm thần khác nhau
a như: cảm xúc, tri giác, tư duy và hành vi, tác phong.

• Những đặc điểm của rối loạn nhân cách ổn định kéo
dài, dai dẳng và không khu trú vào các giai đoạn của
b một bệnh tâm thần biệt định

• Những hành vi cứng nhắc, bất thường đã ăn sâu vào


tiềm thức không thích ứng được với hoàn cảnh sống
c hiện tại của cá nhân và xã hội
Nguyên tắc chẩn đoán rối loạn nhân cách.
• Những đặc điểm bệnh lý xuất hiện trong thời kỳ thơ ấu hoặc ở tuổi
thanh thiếu niên và tiếp tục đến tuổi trưởng thành cũng được ghi
d nhận và không thể bỏ qua khi khám rối loạn nhân cách

• Những rối loạn tâm lý nhân cách đã dẫn đến sự đau khổ sâu sắc về
mặt cá nhân, nhưng xuất hiện muộn hơn trong quá trình tiến triển
e của bệnh

• Rối loạn nhân cách không giảm sút trí năng và không làm giảm các
hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Có thể đánh giá nhân cách bằng
f sử dụng một số test tâm lý, ví dụ MMPI
Các thể lâm sàng

1. Rối loạn nhân cách paranoid (F60.0 ):


 Thường tiến triển dai dẳng và bền vững, bắt đầu ở tuổi vị thành niên và các
đặc điểm như: không tin tưởng hoặc có hành vi đe doạ người khác.
 Có khuynh hướng hình thành các ý tưởng quá đáng hoặc có thể có các hoang
tưởng đa dạng như: hoang tưởng nghi bệnh, HT ghen tuông, HT phát minh, HT bị
theo dõi, HT kiện cáo…và nhạy cảm quá mức, đa nghi, tư duy phiến diện, bảo thủ
 Đấu tranh dai dẳng cho quyền lợi cá nhân không tương xứng với hoàn cảnh
thực tế. Có khuynh hướng đánh giá cao về bản thân, hành vi thô lỗ, ác ý, và thiếu
tế nhị. Có rất ít bạn bè thân thiết, thường xuyên có xung đột và đấu tranh với
những kẻ thù tưởng tượng. Bệnh nhân có thể làm tổn thương, mất lòng người
khác bằng nhiều cách, không chung thuỷ với vợ hoặc chồng hoặc bạn bè.
 Bệnh nhân bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài và sử dụng cảm xúc ấy để bảo
vệ các dự kiến khó chấp nhận.
Các thể lâm sàng Rối loạn nhân cách phân liệt (F60.1):

Có xu hướng khép kín, ít cởi mở, tách rời thực tế, mất khả
năng cảm nhận về sự thích thú. Cảm xúc lạnh nhạt hoặc mất
khả năng thể hiện tình cảm với người khác, thu hẹp các mối
quan hệ với người khác, thường người ta gọi là những người
gàn, người lập dị và khó hiểu

BN có tư duy, lời nói và hành vi rất kỳ dị, khó hiểu, không


phù hợp với xã hội bình thường về các giá trị đạo đức và xã
hội. Lời nói lộn xộn, quá chi tiết, vụn vặt, nhưng lại sử dụng
những từ ngữ không bình thường, mơ hồ

BN rối loạn nhân cách dạng phân liệt thích sống một mình,
không có quan hệ bạn bè và thậm chí ít có sự giao tiếp với
người thân, thường lạnh lùng xa lánh, ít bộc lộ cảm xúc
Các thể lâm sàng Rối loạn nhân cách chống xã hội (F60.2)

Xuất hiện từ trước tuổi 15 và đến tuổi vị thành niên, biểu hiện
HV nói dối, trốn nhà, ăn trộm, đánh nhau và kích động mà không
tỏ ra hối lỗi. Ở trường học, trẻ hay chốn học, bỏ giờ học không lý
do hoặc xúc phạm giáo viên và thường là trung tâm gây rối trong
lớp học. BN thường bỏ học dở chừng và lạm dụng, nghiện chất
như rượu, ma tuý

Hoạt động đặc trưng của hành vi chống đối xã hội như: đánh
nhau, trộm cắp, thường xuyên phạm pháp và bị bắt nhiều lần
đưa vào các bệnh viên chuyên khoa tâm thần điều trị bắt buộc
do chưa đủ tuổi vị thành niên.

Ở người lớn,hay bồn chồn, dễ có hành vi bạo lực đánh đập dã


man người khác mà không hề ân hận về tội lỗi của mình, ngay
cả khi bị trừng phạt. BN không yên tâm làm việc và thường
xuyên xin chuyển cơ quan, thường gây căng thẳng với các
đồng nghiệp, dễ bị kích động cãi nhau. Ít quan tâm chăm sóc
và giáo dục con cái, hay nói dối và cũng thường nghiện chất
như rượu và ma tuý
(F60.3) Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định

Bệnh khởi phát ở tuổi thành niên, RLCX không ổn định nằm ở
ranh giới giữa suy nhược và loạn thần. Các đặc điểm nổi bật là
không ổn định về cảm xúc, khí sắc, hành vi và các mối quan hệ
về bản thân.

Các đặc điểm lâm sàng đặc trưng gồm:


+ Có sự nghi ngờ và căng thẳng trong mối quan hệ với mọi người
+ Hành vi tự huỷ hoại cơ thể lặp đi lặp lại nhiều lần
+ Luôn sợ bị bỏ rơi
+ Có xung động
+ Đáp ứng xã hội kém

BN RLCX không ổn định , có tỉ lệ tự sát cao, tái diễn nhiều lần


với mục đích biểu diễn rõ rệt. Xung động biểu hiện bằng các
hoạt động dẫn đến thiệt hại như: tiêu tiền quá mức cho phép,
quan hệ tình dục bừa bãi, khong an toàn và lạm dụng rượu, ma
tuý, khí sắc của bệnh nhân thường là rầu rĩ, căng thẳng và cáu
giận với bất kỳ điều gì không hài lòng
Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (F60.5)
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là tính do dự, nghi ngờ và
cẩn thận quá mức.
Họ là người cứng nhắc và bướng bỉnh, rất cầu kỳ, tỉ mỉ,
thường thiếu tự tin, nghi hoặc và lo âu
BN luôn chú ý tới tất cả các chi tiết, đòi hỏi sự chính xác
trong các hoạt động của bản thân, bận tâm tới sự hoàn mỹ.
BN mất khả năng thư giãn vui vẻ, nghiêm khắc với bản
thân, ăn mặc chỉnh tề, lạnh lùng và xa cách, không chấp
nhận bị người khác bác bỏ ý kiến, không tin vào tương lai,
luôn thận trọng, căng thẳng và keo kiệt, chuẩn bị kỹ càng
cho mọi vấn đề chưa xảy ra
Rối loạn nhân cách lo âu (F60.6)
(xa lánh; né tránh)
 Có đặc trưng là rụt rè quá mức trong các mối quan hệ với mọi
người, cảm giác lo sợ dai dẳng và lan toả, thường quá chú trọng
đối với bản thân và có cảm giác không an toàn, thiếu tự tin, cho
mình là thấp kém, rất nhạy cảm với sự hắt hủi, ít quan hệ mật
thiết với moị người.
 Có xu hướng tự ti thể hiện bằng hành vi tránh đưa ra những ý
kiến phê bình để sau đó lại hối tiếc.
 Bệnh nhân muốn có các mối quan hệ xã hội, sợ phải ra khỏi nhà
hoặc lái xe một mình, né tránh các tình huống có thể bị chế nhạo
hoặc phải bị khiêm tốn, nhún nhường do sự phê bình quá mức
khi tiếp xúc với người khác
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (F60.7)

Rối loạn nhân cách phụ thuộc có hai đặc điểm chi
phối mọi hành vi của bệnh nhân như sau
+ Mất khả năng đưa ra đáp ứng mà phụ thuộc vào
quyết định của người khác
+ Luôn cần sự giúp đỡ của người khác, phụ thuộc
vào người khác
Trong điều kiện được bảo vệ, họ có thể làm rất tốt
các chức năng xã hội và công việc khác nhưng khi
không có người bảo vệ thì họ bị mất khả năng hoạt
động xã hội nghiêm trọng
Tiêu chuẩn phân loại các rối loạn nhân cách
Tỉ lệ phổ biến các dạng rối loạn nhân cách
Điều trị rối loạn nhân cách
 Trong việc điều trị rối loạn nhân cách phải sử dụng cơ chế bù trừ
thích hợp, sử dụng liệu pháp tâm lý, giáo dục, lao động cùng với
các thuốc điều trị triệu trứng kích động, lo âu hoặc trầm cảm
 Liệu pháp tâm lý: cá nhân, nhóm, phân tích
 Điều trị tại cộng đồng: thảo luận nhóm bn với sự giúp đỡ của
cộng đồng
 Điều trị bằng hoá dược: tùy từng thể mà sử dụng các thuốc hợp
lý; ví dụ: thuốc chống loạn thần: risperidol 4-6 mg/ngày,
olanzapine 5mg/ngày, chống trầm cảm: Elavil: 50 – 70mg/ngày,
fluoxetine 20mg/ngày…
Đánh giá người bệnh có tiềm năng bị RLNC

Dùng ma túy và rượu


Tự làm đau hoặc gây thương tích
Có ý tưởng tự sát/ tìm cách tự sát
Có tiền sử bạo lực, gây hấn
Có các vết thương không giải thích được trên cơ thể
Sinh hoạt tình dục
Mối quan hệ gia đình
Nguyên tắc chăm sóc
Theo dõi các dấu hiệu tự sát
Đảm bảo tính nhất quán trong công tác chăm sóc
Giao tiếp thường xuyên và rõ ràng với các nhân viên
để cùng hợp tác điều trị
Đề ra mục tiêu, giới hạn công bằng, nhất quán cho NB
Cho NB tham gia tự thiết lập kế hoạch, giới hạn và xác
định hậu quả.
PHÒNG BỆNH

Rối loạn nhân cách có thể do căn nguyên bẩm sinh


hoặc mắc phải. Do đó việc phòng bệnh bao gồm
nhiều biện pháp y tế, giáo dục, tổ chức xã hội.
Tích cực bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Giáo dục thích hợp trong gia đình, nhà trường và xã
hội
Hạn chế và loại trừ các stress

You might also like