You are on page 1of 10

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm, định nghĩa


1.1. Khái niệm Sức khỏe tâm thần, vấn đề sức khoẻ tâm thần.
SKTT là không có rối loạn hay dị tật tâm thần và còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn
thoải mái, vui tươi yêu đời. SKTT của cá nhân là cá nhân tự tin vào năng lực bản thân. Đồng thời,
cá nhân đó có thể tự nhận biết được các khả năng của bản thân, tự giải quyết các vấn đề xảy ra
hàng ngày với thái độ chuẩn mực không quá tiêu cực và cực đoan. SKTT là có sự hài hòa giữa
các mối quan hệ giữa bản thân và người khác, môi trường xã hội giúp cá nhân học tập làm việc
một cách hiệu quả nhất. [1,2]
Vấn đề SKTT là trạng thái tâm lý bất thường, có rối loạn hay dị tật tâm thần hoặc là một
trạng thái tâm thần không thoải mái, không được cân bằng về cảm xúc, không có sự hòa hợp giữa
các mối quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội. Cá nhân có vấn đề SKTT không nhận ra năng lực của
mình, không hoặc ít có khả năng quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày với thái độ quá tiêu cực và
cực đoan, từ đó dẫn đến không làm việc hiệu quả. [1]
1.2. Khái niệm về vị thành niên
Theo định nghĩa chính thức của WHO và Liên hợp quốc về vị thành niên là trẻ em trong
độ tuổi từ 10-19 tuổi. Vị thành niên là những em đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang
trưởng thành. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi
con người như: sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ
xã hội. Đặc biệt đây là giai đoạn để vị thành niên hình thành nhân cách. Vì vậy đây giai đoạn vị
thành niên có thể xuất hiện nhiều triệu chứng của vấn đề SKTT khác nhau [3,4].
Trong nghiên cứu này, các em ở độ tuổi từ 12-15 tuổi.
2. Phân loại sức khỏe tinh thần
2.1. Phân loại Sức khỏe tâm thần theo Bản phân loại quốc tế về bệnh tật tử vong theo ICD-10
Theo Quyết định số 3870/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật tử vong theo ICD-10 (được dịch từ Bảng phân loại thống kê
Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-10) của Tổ
chức Y tế Thế giới (phiên bản 2012), rối loạn tâm thần và hành vi bao gồm:
1. Sa sút trí tuệ: F00-F03
2. Rối loạn tâm thần và ứng xử liên quan uống rượu: F10
3. Rối loạn tâm thần và ứng xử liên quan dùng các chất kích thích tâm lí khác: F11- F19
4. Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng: F20-F29
5. Rối loạn khí sắc: F30-F39
6. Loạn thần kinh, rối loạn gắn liền với các yếu tố stress và các rối loạn thuộc thân thể:
F40- F48
7. Chậm phát triển tâm thần: F70-F79
8. Rối loạn tâm thần và nhân cách khác: F04-F09, F50-F69, F80-F99
(F50-F59: Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các nhân tố cơ thể.
F60-F69: Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên. F80-F89: Các rối loạn về phát
triển tâm lý. F90-F98: Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu
niên)
2.2. Những biểu hiện thường gặp về vấn đề Sức khỏe tâm thần của học sinh được quan tâm
trong nghiên cứu.
Các vấn đề SKTT trong nghiên cứu này thuộc phân loại F90-F98 (Các rối loạn hành vi và
cảm xúc khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên) theo bảng phân loại quốc tế về bệnh tật tử
vong theo ICD-10 do Bộ Y tế ban hành [5].
2.2.1. Rối loạn cảm xúc:
Rối loạn cảm xúc thường xuất hiện trong thời niên thiếu. Ngoài trầm cảm hoặc lo lắng, trẻ
bị rối loạn cảm xúc cũng có thể gặp phải sự cáu kỉnh quá mức, thất vọng hoặc tức giận. Thay đổi
cảm xúc có thể là bình thường, phản ứng tạm thời với các sự kiện; tuy nhiên, các phản ứng cảm
xúc không cân xứng, cực đoan, dai dẳng hoặc không ổn định có thể chỉ ra một rối loạn tiềm ẩn. Các
triệu chứng có thể chồng chéo lên nhau hơn một rối loạn cảm xúc với những thay đổi nhanh chóng
và bất ngờ về tâm trạng và sự bộc phát cảm xúc. Các triệu chứng cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu
cực và có thể do chính trẻ vị thành niên hoặc là một phản ứng với môi trường. Trẻ có thể phát triển
thêm các triệu chứng thể chất liên quan đến cảm xúc như đau dạ dày, đau đầu hoặc buồn nôn.
2.2.2. Rối loạn hành vi
Những dấu hiệu cho thấy trẻ rối loạn hành vi như càn quấy, cư xử hung hãn đối với người
khác hoặc động vật, phá hoại tài sản, nói dối, ăn cắp vặt, bỏ học, hỗn láo với người lớn, bỏ nhà
đi. Rối loạn hành vi ở trẻ em là nguyên nhân thứ sáu trong nhóm nguyên nhân hàng đầu gây gánh
nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên. Thời niên thiếu có thể là thời gian mà các quy tắc, giới hạn và
ranh giới bị phá vỡ. Tuy nhiên, rối loạn hành vi thời thơ ấu đại diện cho các hành vi lặp đi lặp lại,
nghiêm trọng và không phù hợp với lứa tuổi như tăng hoạt động và không tập trung (như rối loạn
tăng động giảm chú ý) hoặc các hành vi phá hoại hoặc thách thức (như rối loạn hành vi). Rối loạn
hành vi ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến giáo dục họ và có thể liên quan đến pháp luật [6].
2.2.3. Rối loạn tăng động - giảm chú ý (ADHD)
Rối loạn tăng động - giảm chú ý (ADHD) là một bệnh mãn tính suốt đời, tình trạng này
thường bắt đầu từ thời thơ ấu. ADHD được đặc trưng bởi sự không tập trung, kém tập trung,
giảm chú ý và hiếu động hoặc bốc đồng gây cản trở hoạt động ở nhà và trường học và trong các
mối quan hệ. Các triệu chứng của ADHD phải có mặt hầu hết thời gian, ví dụ ở nhà và ở trường
trẻ phải có những triệu chứng này cho ít nhất 6 tháng và họ phải nổi bật hơn những người cùng
tuổi để bác sĩ xem xét chẩn đoán.
Có 3 kiểu ADHD là kiểu không chú ý, kiểu hiếu động - bốc đồng và kiểu kết hợp. Biểu
hiện của ADHD bao gồm: dễ dàng bị phân tâm, không hoặc khó làm theo hướng dẫn, không hoặc
khó lắng nghe nói chuyện với người khác, không hoặc khó hoàn thành đúng hạn các công việc
được giao, đồng thời hay mắc phải những sai lầm do bất cẩn, gặp khó khăn khi ngồi yên và chạy
xung quanh vào những thời điểm không thích hợp, có xu hướng vụng về và đôi khi phá hoại.
2.2.4. Rối loạn ứng xử
Rối loạn ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ. Mọi trẻ đều có thể thỉnh
thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp,
nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.
Các triệu chứng của rối loạn cư xử khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ rối loạn
hiện tại của trẻ là nhẹ, trung bình hay nặng. Tuy nhiên các triệu chứng của rối loạn cư xử rơi vào
4 nhóm triệu chứng sau đây:
- Hành vi gây hấn: Đây là những hành vi đe dọa làm tổn thương hoặc gây nên những tổn
thương cơ thể bao gồm đánh nhau, bắt nạt bạn, đối xử độc ác với người khác hoặc con vật khác,
sử dụng vũ khí và bắt ép người khác thực hiện các hành động liên quan tới tình dục.
- Hành vi hủy hoại: Loại hành vi này liên quan đến sự phá hoạt có chủ đích về tài sản như
phóng hỏa và phá hoạt tài sản của người khác.
- Hành vi gian dối: Những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần bao gồm nói dối, ăn cắp
vặt, đột nhập nhà hoặc xe của người khác để trộm cắp.
- Vi phạm các nguyên tắc: Hành vi này liên quan đến việc làm ngược lại với những
nguyên tắc đã được xã hội công nhận hoặc tham gia vào những hành vi không phù hợp với lứa
tuổi của mình, bao gồm bỏ nhà, trốn học, thích chọc phá người khác, có những hoạt động tình
dục khi ở độ tuổi còn nhỏ.
3. Công cụ đánh giá
Bộ công cụ những điểm mạnh và khó khăn (SDQ25 - Strengths and Difficulties
Questionnaire 25 items).
Bộ công cụ SDQ25 (Strengths and Difficulties Questionnaire 25 items) do Robert
Goodman tại Viện Tâm thần London thuộc Đại học London xây dựng năm 1997 [7,8], được việt
hóa và chuẩn hóa ở Việt Nam bởi nhóm tác giả Trần Tuấn và cộng sự trong nghiên cứu “Đánh
giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SQD25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu
tâm trí trên đối tượng trẻ em 4- 16 tuổi tại Việt Nam năm 2005 [9]. SDQ25 bao gồm 25 câu hỏi
sàng lọc và đánh giá vấn đề SKTT gồm 5 lĩnh vực: vấn đề cảm xúc, vấn đề ứng xử, vấn đề tăng
động - giảm chú ý, vấn đề quan hệ bạn bè và vấn đề kỹ năng tiền xã hội. Hiện nay có 3 phiên bản
Bộ công cụ SDQ25 tự điền cho cha mẹ trẻ, giáo viên và trẻ (bản phỏng vấn tương đồng với bản
tự điền).
Trong nghiên cứu “Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SQD25 sử dụng trong
chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam” của Trần Tuấn
và cộng sự năm 2005, có 314 ĐTNC tham gia (bao gồm 107 trẻ khám tâm bệnh tại Bệnh viện
Nhi Trung ương, ghép cặp 107 trẻ ở cộng đồng có các đặc điểm tương đồng về tuổi, giới, nơi ở,
học vấn). Bố mẹ và giáo viên của trẻ và 74 trẻ (trên 11 tuổi) thực hiện việc tự điền Bộ công cụ
SDQ25 phiên bản tiếng Việt. Đồng thời, nghiên cứu viên phỏng vấn bố mẹ và thầy cô trả trên
công cụ SDQ25. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận: bộ công cụ SDQ25 tiếng việt phù hợp với trẻ từ
4-16 tuổi; kết quả tương tự khi phỏng vấn bằng bộ công cụ SDQ25 với phương thức tự điền; tại
ngưỡng 13 điểm dành cho thầy cô giáo tự điền bộ câu hỏi SDQ25, độ nhạy đạt 72% và độ đặc
hiệu đạt 75,7%. Tại ngưỡng 14 điểm dành cho bố mẹ hoặc trẻ tự điền, độ nhạy lần lượt là 66,4%
và 60,8%, và độ đặc hiệu là 64,9% và 62,2%; Với phương thức tự điền, SDQ25 phiên bản tiếng
Việt có ngưỡng chẩn đoán trẻ bị nghi ngờ rối nhiễu tâm trí với điểm số SDQ25 ở mức ≥ 13 (với
phiên bản thầy cô giáo đánh giá học sinh) và mức ≥14 (với phiên bản bố mẹ hoặc trẻ đánh giá)
[9].
Bộ công cụ SDQ25 càng ngày càng được chứng minh là bộ công cụ hữu ích và đáng tin
cậy để sàng lọc về SKTT của trẻ em. Bộ công cụ SDQ25 đã được dịch ra 47 thứ tiếng và được sử
dụng tại 60 nước trên thế giới.
Với mục đích nghiên cứu là sàng lọc vấn đề SKTT (gồm 5 lĩnh vực: vấn đề cảm xúc, vấn đề
ứng xử, vấn đề tăng động - giảm chú ý, vấn đề bạn bè và vấn đề kỹ năng tiền xã hội) tại cộng đồng
ở nhóm đối tượng trẻ vị thành niên, Bộ công cụ SDQ25 là phù hợp với mục đích nghiên cứu. Vì
vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi SDQ25 phiên bản tự điền dành cho học
sinh.

4. Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên
4.1. Thực trạng Sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên trên Thế giới
Theo thống kê của Liên minh Quốc gia về bệnh tâm thần và Quỹ Sức khỏe tâm thần:
khoảng 20% thanh thiếu niên có thể gặp vấn đề SKTT, 50% của tất cả các trường hợp bệnh tâm
thần suốt đời bắt đầu ở tuổi 14 và 75% ở tuổi 24; 10% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề về
tâm thần được chẩn đoán lâm sàng, nhưng 70% trẻ em và thanh thiếu niên gặp vấn đề về SKTT
chưa có biện pháp can thiệp sớm và phù hợp [6,10].
Trong nghiên cứu về SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên của Anh năm 2017 của tổ chức
NHS digital, có 18.029 đối tượng từ 2-19 tuổi tham gia, trong đó có 6.426 đối tượng từ 11-16
tuổi. Khoảng 14,4% trẻ từ 11-16 tuổi gặp ít nhất một vấn đề SKTT; 6,2% trẻ độ tuổi này gặp từ
hai vấn đề SKTT trở lên. Tại thời điểm phỏng vấn, vấn đề về cảm xúc là vấn đề SKTT phổ biến
nhất (9%); tiếp theo là rối loạn hành vi (6,2%). Tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề SKTT khác nhau
giữa nam và nữ, học sinh nữ có vấn đề về cảm xúc (10,9%) cao hơn học sinh nam (7,1%); học
sinh nam có vấn đề về hành vi ứng xử (7,4%) cao hơn học sinh nữ (5,0%); học sinh nam có vấn
đề tăng động - giảm chú ý (3,2%) cao hơn so với học sinh nữ (0,7%). Học sinh có vấn đề SKTT
có nguy cơ tự sát /cố tự tử cao hơn những người không có vấn đề SKTT là 30%. 13% học sinh có
vấn đề SKTT có nguy cơ tự sát/ cố tử tự trong bốn tuần qua cao hơn so với trẻ không có vấn đề
SKTT (0,3%) [11].
Báo cáo khảo sát về SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên Australia lần thứ hai khảo sát
SKTT và Sức khỏe của Chính phủ Australia năm 2015 cho thấy 13,9% học sinh (từ 4-17 tuổi)
gặp một vấn đề SKTT (khoảng 560.000 người); vấn đề tăng động - giảm chú ý là vấn đề SKTT
phổ biến nhất chiếm 7,4%; lo âu chiếm 6,9%; trầm cảm chiếm 2,8% và vấn đề về hành vi chiếm
2,1%. Tỷ lệ học sinh nam gặp các vấn đề SKTT (16,3%) cao hơn nữ (11,5%). Sự khác biệt tỷ lệ
này chủ yếu là do tỷ lệ mắc vấn đề tăng động - giảm chú ý ở nam giới (10,4%) cao hơn so với nữ
giới (4,3%). Vấn đề về hành vi cũng phổ biến hơn ở nam giới (2,5%) so với nữ (1,6%) [12].
4.2. Thực trạng Sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên ở Việt Nam
Tại Việt Nam tính đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề SKTT đại diện cho học
sinh THCS cả nước. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu về vấn đề SKTT của các em học sinh ở
trường THCS khác nhau và các kết quả nghiên cứu này chỉ đại diện cho trường THCS được tiến
hành nghiên cứu. Dưới đây là một số nghiên cứu về thực trạng SKTT được đánh giá trên bộ công
cụ SDQ25:
Nghiên cứu về thực trạng SKTT và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THCS
Thượng Thanh, Quận Long Biên, TP. Hà Nội năm 2018 của Trịnh Thanh Hải trong tổng số 347
học sinh tham gia trả lời nghiên cứu trên bộ công cụ SDQ25, có 36,9% học sinh có vấn đề về
SKTT; 43,8% học sinh có vấn đề cảm xúc; 22,5% học sinh có vấn đề hành vi; 47,5% học sinh có
biểu hiện sự tăng động; 39,5% học sinh có vấn đề trong quan hệ bạn bè; 4,9% học sinh có vấn đề
trong quan hệ xã hội [13].
Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần học sinh bằng thang đo SDQ tại hai trường THCS huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015-2016 của Hoàng Quỳnh Liên, trong 556 đối tượng
tham gia nghiên cứu, có 15,65% học sinh có vấn đề SKTT [14].
Nghiên cứu về thực trạng rối nhiễu tâm lí ở học sinh THCS trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng của Hoàng Thế Hải và Lê Văn Hiền trên 605 học sinh cho kết quả có 18% học sinh có
nguy cơ bị rối nhiễu tâm lý. Trong đó có 28,6% học sinh đánh giá có vấn đề về mặt cảm xúc,
14% học sinh đánh giá cso vấn đề về mặt hành vi, 8,3% học sinh đánh giá về các vấn đề trong
mối quan hệ bạn bè, vấn đề tăng động được học sinh đánh giá ở mức có vấn đề là 8,3% [15].
Khảo sát về sức khỏe tâm thần ở học sinh trên địa bàn Hà Nội bằng bộ công cụ SDQ25
của Tổ chức Y tế Thế giới ở 1202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở (10-16 tuổi) cho thấy tỷ
lệ học sinh có các vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%, không khác biệt về nam, nữ,
học sinh tiểu học hay trung học cơ sở [16]. Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong
nghiên cứu của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương chiếm 9,23%. Lứa tuổi từ 10-11 có tỷ
lệ cao nhất từ 42-46% gặp khó khăn về ứng xử. Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn
trong ứng xử giữa học sinh nam (84.6%) và học sinh nữ (15,4%) [17].
Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá,
mở rộng giao lưu văn hoá liên quốc gia, vì vậy đòi hỏi sự thích nghi, đáp ứng với sự phát triển
của xã hội. Từ đó làm gia tăng mâu thuẫn quan điểm giữa các thế hệ, mâu thuẫn giữa nhu cầu bản
thân và sự đáp ứng của gia đình và xã hội; chuẩn mực xã hội thay đổi. Việc bố mẹ kỳ vọng vào
kết quả học hành của các con, đồng thời giáo dục còn nặng về lý thuyết, việc cải cách giáo dục
còn cục bộ chưa toàn diện làm cho trẻ luôn trong tình trạng học quá tải. Đây là cũng là một trong
nguyên nhân gây ra các vấn đề SKTT của trẻ em vị thành niên.
Các vấn đề SKTT của trẻ em vị thành niên nếu không được quan tâm phòng ngừa và can
thiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như gây hại cho bản thân, gây nguy hiểm cho người
khác, cho xã hội. Bệnh tâm thần ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia
đình: ảnh hưởng đến các hoạt động trong gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình, ảnh
hưởng đến tâm lý của các thành viên khác trong gia đình. Bệnh tâm thần ảnh hưởng đến cuộc
sống xã hội: bệnh nhân tâm thần ảnh hưởng đến an ninh trật tự của xã hội, chi phí cho điều trị của
các bệnh nhân tâm thần ngày càng tăng, sức lao động của xã hội bị suy giảm. Vì vậy việc nhận
thức đúng đắn, xác định rõ ràng vấn đề SKTT, phát hiện sớm và phòng ngừa, chăm sóc, điều trị
SKTT cho lứa tuổi học sinh có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn.
5. Một số hành vi và yếu tố liên quan đến các vấn đề Sức khỏe tâm thần.
5.1. Yếu tố cá nhân
- Tuổi
- Giới tính
- Học lực
- Hạnh kiểm
- Sử dụng chất gây nghiện
- Sử dụng Internet và trò chơi điện tử
5.2. Yếu tố gia đình
- Tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp của bố mẹ, sống cùng bố mẹ
- Tình trạng mâu thuẫn trong gia đình
- Sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm của gia đình
5.3. Yếu tố nhà trường
- Áp lực học tập
- Bạo lực học đường
- Mối quan hệ với thầy cô, bạn bè
6. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu liên quan đến 3 yếu tố là: yếu
tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố trường học.
Yếu tố cá nhân
- Tuổi
- Giới tính
Vấn đề Sức khỏe tâm thần
(được đo bằng bộ công cụ
SDQ25)
Yếu tố gia đình
1. Vấn đề cảm xúc
- Tình trạng hôn nhân của
2. Vấn đề hành vi ứng xử
bố mẹ
3. Vấn đề tăng động - giảm
- Sống cùng bố/ mẹ
chú ý
- Sự quan tâm, chăm sóc
4. Vấn đề quan hệ bạn bè
của gia đình
5. Vấn đề kỹ năng tiền xã
hội
6. Vấn đề SKTT
Yếu tố nhà trường
- Áp lực học hành
- Mối quan hệ với bạn bè
- Bạo lực học đường

7. Địa bàn nghiên cứu


Trường THCS Đống Đa trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
1. WHO (2001), The World Health Report 2001: Mental Health: New Understanding,
New Hope, The Office of Publications, World Health Organization, 1211 Geneva 27,
Switzerland.
2. WHO (2018), Adolescent mental health, truy cập ngày 20/02/2024, tại trang web
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/adolescent-mental-health.
3. UNICEF (2011), "The State of the World's Children 2011. Adolescence: An Age of
Opportunity"
4. WHO (2018), Coming of age: adolescent health, truy cập ngày 20/02/2024, tại trang
web https://www.who.int/health-topics/adolescents/coming-of-ageadolescent -health.
5. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 3970/QĐ - BYT Về việc ban hành Bảng phân loại thống
kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-
10) ngày 24 tháng 9 năm 2015 chủ biên
6. NAMI (2016), Mental Health Facts Children & Teens, The Family and Youth Institute
(The FYI), truy cập ngày 15/12/2018, tại trang web
https://nami.org/NAMI/media/NAMI-Media/Infographics/Children-MH-FactsNAMI.pdf
7. Robert Goodman và Anna Goodman (2009), "Strengths and Difficulties Questionnaire
as a Dimensional Measure of Child Mental Health", J Am Acad Child Adolesc
Psychiatry, Volume 48(4), tr. 581
8. Robert Goodman (1997), The Strengths and Difficulties Questionnaire: A Research
Note, Journal of Child Psychology and Psychiatry, 38(5).
9. Trần Tuấn (2005) Đ nh gi độ nhạ v độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SQD25 sử dụng trong
chẩn đo n sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tƣợng trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam, Báo
cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ số 779/QĐ- LHH ngày 15/2/2005,
Liên hiệp các Hội Khoa họ v kĩ thuật Việt Nam.
10. Mental Health Foundation (2015), Mental health statistics: children and young people,
truy cập ngày 14/12/2018, tại trang web
https://www.mentalhealth.org.uk/statistics/mental-health-statistics-children-and-young-
people.
11. NHS Digital (2018), Mental health of children and young people in England 2017, truy
cập ngày 14/12/2018, tại trang web
https://digital.nhs.uk/data-andinformation/publications/statistical/mental-health-of-
children-and-young-peoplein-england/2017/2017.
12. Autraulia Goverment (2015), The Mental Health of Children and Adolescents - Report
on the second Australian child adolescent survey of mental health and wellbeing,
ISBN: 978-1-76007-187-5.
13. Trịnh Thanh Hải (2018), Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của
học sinh trường THCS Thượng Thanh, Quận Long Biên, TP. Hà Nội năm 2018, Luận
văn Thạc sỹ Y tế công cộng Đại học Y tế công cộng.
14. Hoàng Quỳnh Liên (2017), Nghiên cứu sức khỏe tâm thần học sinh bằng thang đo
SDQ tại hai trường THCS huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú năm học 2015- 2016,
Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng Đại học Y Hà Nội.
15. Hoàng Thế Hải, Lê Văn Hiền. Thực trạng rối nhiễu tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
16. Ngô Thanh Hồi và cộng sự (2007), Nghiên cứu khảo sát dịch tễ phát hiện các vấn đề
sức khỏe tâm thần của học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành phố Hà Nội.
17. Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (2006) "Khảo sát sức khỏe tâm thần học
sinh trường học thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội - Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai
Hương - Trung tâm Sức khỏe tâm thần quốc tế trường Đại học Melbourne - Australia,
Hà Nội.

You might also like