You are on page 1of 31

Tuần 30.3 - 5.4.

2020

Chương 4.
Giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ
1. Khuyết tật trí tuệ và một số vấn đề liên quan
2. Ảnh hưởng của KTTT đối với sự phát triển của trẻ
3. Một số kỹ năng đặc thù trong giáo dục trẻ khuyết
tật trí tuệ
4. Một số hội chứng liên quan đến KTTT (đọc thêm)

1
1. Khái niệm Khuyết tật trí tuệ
(Intellectual Disability)

Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê và thống kê những rối nhiễu tâm
thần (DSM-IV) - Hiệp hội khuyết tật trí tuệ Mỹ (AARM):
Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình (IQ<70)
Hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng như: Giao tiếp/liên cá
nhân, tự phục vụ, sống tại gia đình, xã hội, sử dụng các tiện ích tại
cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường, giải trí, lao động, sức
khoẻ, và an toàn;...
Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi.

Theo DSM-V
Khuyết tật trí tuệ (KTTT) là một rối loạn diễn ra trong suốt thời kì phát
triển bao gồm những hạn chế đáng kể trong cả chức năng trí tuệ và
hành vi thích ứng trong lĩnh vực khái niệm, xã hội và thực hành.
1. Khái niệm Khuyết tật trí tuệ
(Intellectual Disability)

Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (1991):


KTTT, còn gọi là chậm khôn hay thiểu năng trí tuệ là hiện tượng
thấp kém về trí tuệ của của một cá nhân, so với các thành viên
khác trong xã hội. Biểu hiện qua việc cá nhân đó không có khả
năng hoàn thành các công việc trí óc và các hoạt động khác
tương ứng với lứa tuổi hoặc gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong
thích nghi xã hội. Về phương diện bệnh lý, cần phân biệt KTTT
với mất trí hay tổn thương trí tuệ.

Luật người khuyết tật:


KTTT là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy
biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về
sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
Điểm IQ
1. Khái niệm Khuyết tật trí tuệ
(Intellectual Disability)
Dấu hiệu cảnh báo
Có khó khăn ở tất cả 6 lĩnh vực
- Nói
- Hiểu ngôn ngữ
- Chơi đùa
- Vận động
- Hành vi
- Đọc, viết

Trẻ nào chỉ biểu hiện vấn đề ở một lĩnh vực nhưng không có
vấn đề gì ở lĩnh vực khác thì có thể em đó có khó khăn về
học, liên quan đến đọc, viết hoặc tính toán chẳng hạn
(khuyết tật học tập)
5
Phân loại các mức độ KTTT

Theo bảng phân loại của DSM-VI: có 4 mức độ KTTT như sau:
Nhẹ: có chỉ số IQ từ 50-55 đến gần 70
Trung bình: có chỉ số IQ từ 35-40 đến 50-55
Nặng: có chỉ số IQ từ 20-25 đến 35-40
Rất nặng: có chỉ số IQ dưới 20 hoặc 25

Theo DSM-V:
Nhẹ: Hỗ trợ không thường xuyên
Trung bình: Hỗ trợ có giới hạn
Nặng: Hỗ trợ mở rộng
Rất nặng: Hỗ trợ toàn diện
Mức độ Kĩ năng thực hành
Nhẹ Trẻ có thể thực hiện các chức năng chăm sóc bản thân phù hợp độ tuổi. Trẻ
có thể cần 1 số hỗ trợ trong một số nhiệm vụ kĩ năng sống hàng ngày phức
tạp so với độ tuổi.
Trung Trẻ có thể thực hiện các nhu cầu cá nhân liên quan đến ăn, mặc, vệ sinh,...
bình như người lớn. Tuy nhiên trẻ cần được dạy làm những việc này và cho
thêm thời gian thực hiện để có thể thực hiện các kĩ năng này một cách độc
lập. Trẻ cũng cần được gợi nhớ thường xuyên.
Nặng Trẻ cần có sự hỗ trợ cho tất cả các kĩ năng sống hàng ngày như ăn, tắm
gội... Trẻ cần có sự giám sát thường xuyên.
Rất Trẻ phụ thuộc vào người khác trong tất cả các kĩ năng sống hàng ngày như
nặng chăm sóc thể chất, sức khỏe, an toàn... đối với những trẻ có khiếm khuyết
về thể chất. Những trẻ không có khiếm khuyết về thể chất vẫn có thể tham
gia vào 1 số hoạt động rất đơn giản ở nhà như: mang bát đến bàn cho mẹ...

Mô tả về mức độ chức năng thích ứng cho chúng ta biết mức độ


hỗ trợ đứa trẻ cần
Nguyên nhân gây nên KTTT

Nguyên nhân Tỷ lệ
Di truyền 5%

Biến đổi bất thường trong thời kỳ đầu của sự phát triển 30%

Bất thường khi mang thai hoặc khi sinh 10%

Tổn thương thời kỳ mới sinh hoặc thời ấu thơ 5%

Môi trường và các khuyết tật tinh thần khác 15-20%

Không rõ nguyên nhân 30-40%


Nguyên nhân gây nên KTTT

Trước khi sinh


Đột biến nhiễm sắc thể

Bộ nhiễm sắc thể của Bộ nhiễm sắc thể của người


người bình thường mắc hội chứng Down
Không phân ly của cặp nhiễm sắc thể thứ 21
Nguyên nhân gây nên KTTT
Trước khi sinh
Đột biến nhiễm sắc thể

Hội chứng Turner Hội chứng Klinefelter


45, X 45,XXY
44 nhiễm sắc thể thường, 44 nhiễm sắc thể thường,
nhiễm sắc thể giới tính X nhiễm sắc thể giới tính XXY
Nguyên nhân gây nên KTTT

Trước khi sinh


Lỗi gen: (chủ yếu do thiếu một chất men nào đó) dẫn đến
rối loạn các chuyển hoá:
– Hội chứng PKU, San filippo, chứng xơ cứng dạng củ, gẫy
nhiễm sắc thể X, Rett, William Beuren, Angelman, Prader
Willy....
Do các yếu tố ngoại sinh:
– Lây nhiễm khi bà mẹ mang thai: Sởi Rubella, Giang mai. Nhiễm
kí sinh trùng Toxoplasmosis
– Do nhiễm độc: Lạm dụng thuốc, rượu, thuốc lá, Hêrôin và
mêtanđon, Côcain, Do nhiễm HIV
Nguyên nhân gây nên KTTT

Trong khi sinh Sau khi sinh


Thiếu ô-xy ở trẻ Viêm nhiễm
Tổn thương trong lúc sinh Tổn thương não
Đẻ non hoặc thiếu trọng Nhiễm độc
lượng Suy dinh dưỡng
Lây nhiễm: vi rút Herper Môi trường
hoặc Giang mai

Phát hiện nguyên nhân gây tật KTTT không phải là một việc
dễ dàng, KTTT thường là hệ quả của sự tác động phức tạp
do nhiều loại nguyên nhân.
3. Ảnh hưởng của KTTT tới sự phát triển của trẻ

Cảm giác:
Trẻ khó khăn trong việc thông dịch, hội nhập và phối hợp các thông
tin cảm giác đầu vào
Một số trẻ có hệ thống cảm giác hoạt động quá mức khiến cho trẻ
khó khăn trong việc loại bỏ những kích thích không quan trọng.
Một số trẻ có hệ thống kém hoạt động khiến trẻ khó khăn trong
việc chú ý đến những kích thích quan trọng.
Tri giác:
Thời gian tri giác chậm chạp
Khả năng phân biệt kém
Thiếu tính tích cực trong tri giác
3. Ảnh hưởng của KTTT tới sự phát triển của trẻ

 Trí nhớ
Khả năng tiếp thu các kiến thức học đường chậm.
Khó nhớ, mau quên, tái hiện không chính xác.
Ghi nhớ máy móc.
Không có động cơ ghi nhớ.
 Tư duy
Tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hành động, khó khăn
trong việc hiểu những thông tin mang tính logic, trừu
tượng.
Thiếu tính liên tục trong tư duy.
3. Ảnh hưởng của KTTT tới sự phát triển của trẻ

 Ngôn ngữ và Giao tiếp


Ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận đều kém, đặc biệt
là ngôn ngữ diễn đạt
Có những trẻ không nói được từ nào
Vốn từ nghèo nàn, ngữ pháp đơn giản
Có những rối loạn về ngôn ngữ: nói lắp, nói ngọng, nhại lời…
Khó khăn trong việc làm theo hướng dẫn
Không nắm được các kĩ năng giao tiếp thông thường: luân
phiên, chờ đợi
Ít hiểu các cử chỉ giao tiếp không lời: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
3. Ảnh hưởng của KTTT tới sự phát triển của trẻ

 Tình cảm xã hội:


Không nhận ra cảm xúc của người khác.
Lạnh lùng, cô lập và không thích tiếp xúc với người khác.
Tương tác xã hội rất kém.
Khó khăn trong các tình huống mới.

 Hành vi:
Có hành vi xâm hại bản thân và người khác
Có các hành vi gây rối trong lớp học
Có các hành vi xã hội không phù hợp
3. Ảnh hưởng của KTTT tới sự phát triển của trẻ

 Khó khăn khác


Phản ứng chậm
Khó khăn trong việc thực hiện theo trình tự
Tập trung chú ý kém, hay bị phân tán chú ý
Động cơ học tập thấp
Khó khăn trong việc áp dụng các kiến thức vào thực tiễn
Có thể có khó khăn về nhìn và nghe
Một số đặc điểm về sự phát triển của trẻ
ở các mức độ khuyết tật khác nhau:

Trẻ KTTT rất nặng sẽ đạt đến tuổi trí tuệ là 0-2 tuổi (IQ< 20
hoặc 25).
Trẻ KTTT nặng sẽ đạt đến tuổi trí tuệ giữa 2 và 4 tuổi (IQ từ
20-25 đến 35- 40)
Trẻ KTTT trung bình có thể đạt đến tuổi trí tuệ từ 4 đến 7 (IQ
từ 35-40 đến 50-55)..
Trẻ KTTT nhẹ có thể đạt đến tuổi trí tuệ từ 7 đến 12 (IQ từ 50-
55 đến khoảng 70).

Mỗi mức độ có thể có những ảnh tới trẻ về: Vận động, nhận thức,
ngôn ngữ và giao tiếp, kĩ năng xã hội và kĩ năng tự phục vụ…
(Đọc tài liệu)
4. Một số kỹ năng đặc thù trong GD trẻ KTTT

Kỹ năng xã hội
Kỹ năng giao tiếp
Quản lý hành vi
Kĩ năng xã hội

Kỹ năng xã hội là các kỹ năng tương tác và giao tiếp với người
khác. Các quy tắc xã hội và mối quan hệ được thiếp lập, giao tiếp
và thay đổi bằng những cách thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Các kĩ năng xã hội cần dạy cho trẻ KTTT
– Kĩ năng hợp tác
– Kĩ năng giao tiếp
– Kĩ năng kết bạn
– Kĩ năng ứng xử trong một số tình huống khó xử
– Kĩ năng giải quyết khó khăn
Chiến lược:
– Tạo điều kiện để trẻ KTTT được tham gia vào các nhóm
– Khuyến khích trẻ KTTT tham gia các hoạt động xã hội
Kĩ năng giao tiếp

Khó khăn về giao tiếp của trẻ KTTT


- Ngôn ngữ nói: Không có ngôn ngữ nói, ngôn ngữ khác biệt, chậm
phát triển ngôn ngữ
- Ngôn ngữ tiếp nhận, diễn đạt có khó khăn
- Khó khăn trong giao tiếp không lời
- Khó khăn trong áp dụng các nguyên tắc giao tiếp
Chiến lược
- Tìm hiểu đặc điểm giao tiếp của trẻ
- Dạy giao tiếp cho trẻ KTTT ở các mức độ :
- Mức độ phi ngôn ngữ và tiền ngôn ngữ: Kĩ năng giao tiếp thay thế, không gian
liên tưởng (ba chiều, hai chiều)
- Mức độ giao tiếp ngôn ngữ (môi trường
Quản lý hành vi

Hành vi không mong muốn: là những hành vi không phù hợp với
chuẩn mực chung của một xã hội qui định cho một nhóm tuổi cụ
thể.
- Biểu hiện qua vận động các bộ phận cơ thể
- Biểu hiện bằng sự im lặng
- Biểu hiện qua âm thanh, lời nói
Hành vi được nhìn nhận như là một phương tiện giao tiếp. Nếu
một nhu cầu nào đó không được đáp ứng, những hành vi không
phù hợp có thể xuất hiện
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi không mong muốn
Quản lý hành vi

Hành vi bất thường của trẻ KTTT biểu hiện ở 2 dạng:


(1). Hành vi hướng ngoại:
Biểu hiện hành vi hướng ra ngoài, gây phiền nhiễu cho người khác
(2). Hành vi hướng nội:
Biểu hiện hành vi hướng vào bản thân
Đặc điểm các dạng hành vi ở trẻ KTTT

 Bốc đồng: miêu tả một đứa trẻ phản ứng nhanh chóng trước
các kích thích của MTXQ mà không suy nghĩ. Phản ứng này
thường không đúng và do đó trẻ thường học tập và giao tiếp kém.

 Hiếu động động thái quá: miêu tả trẻ không thể ngồi
và thực hiện nhiệm vụ của mình trong một thời gian
ngắn. Những hành vi này có thể bao gồm sự bồn chồn,
luôn muốn hoạt động, sốt ruột.

 Lo lắng thái quá: Trẻ thường tỏ ra sợ hãi, dễ cảm thấy bị đe doạ,


luôn trốn tránh thực tại và những tình huống mới. Trẻ cũng thường
hành động một cách bồng bột 24
Đặc điểm các dạng hành vi ở trẻ KTTT

 HV không hợp tác: Trẻ thường có thái độ tiêu cực, bướng bỉnh,
dễ nổi cáu khi được yêu cầu làm gì đó hoặc khi bị cấm làm điều gì
đó, không tuân theo nội qui của lớp học, thường chống đối GV

 Kém tập trung khi thực hiện các hoạt động: có thể bao gồm các
vấn đề liên quan đến sự tập trung, ra quyết định và duy trì sự tập
trung. Kém tập trung thường đi kèm theo tính bốc đồng và tính hiếu
động thái quá.

 Thu mình: Là một loại HV hướng nội điển hình ở trẻ KTTT. Một
số trẻ ban đầu do tự ti vì kém bạn bè có thể ít giao tiếp với người
khác, dẫn tới xu hướng cô lập, tránh tiếp xúc. 25
Đặc điểm các dạng hành vi ở trẻ KTTT

 HV tự xâm hại: Thông thường những trẻ có HV xâm hại là những trẻ
có cảm giác dưới ngưỡng. Do vậy, trẻ tự cấu, cắn, giật tóc chính mình, va
người vào tường… mà không cảm thấy đau...

 Thiếu chú ý: Những đứa trẻ này có thể sao lãng với những tiếng ồn
nhẹ nhất (hoặc sự thay đổi trong môi trường). Khi đã bị sao lãng, những
đứa trẻ này thường khó trở lại làm việc. Kết quả là chúng khó hoàn thành
bài tập, kết quả học tập kém.

26
Đặc điểm các dạng hành vi ở trẻ KTTT

 Hành vi gây gổ: chỉ những HV – dùng lời, hoặc không dùng lời, hoặc
thể chất – gây ra thương tổn cho người khác một cách trực tiếp/gián tiếp
và mang lại điều gì đó từ bên ngoài cho người gây gổ.

 Hành vi phá rối: được định nghĩa như hành vi “có mục đích làm gián
đoạn quá trình học đang diễn ra trong lớp học”.

 Hành vi cáu giận bùng phát: thường bao gồm những đặc điểm tính
cách hung hăng, gây gổ và/hoặc hành vi bất hợp tác.

 Nói tự do: Trẻ nói khi không phải lượt của mình hoặc liên tục làm ảnh
hưởng GV trong quá trình giảng bài. Trẻ nói tự do mà không hề xin phép.
Nói vô nghĩa 27
Các chiến lược quản lí hành vi của trẻ KTTT

Các chiến lược chung:


 Giáo dục hành vi
 Thiết kế một cấu trúc học tập ổn định để hạn chế hành vi không
phù hợp
 Thiết lập một chương trình củng cố
 Sử dụng một số chiến lược làm hạn chế và dập tắt hành vi
(Đọc tài liệu)
Các chiến lược quản lí hành vi của trẻ KTTT

 Chiến lược ngăn chặn hành vi tại lớp học


Thông báo cho học sinh những điều chúng ta mong muốn:
 Tạo ra không khí học tập tích cực
 Làm cho nội dung học trở nên bổ ích
 Tránh dọa nạt
 Thực hiện công bằng
 Tạo và giúp trẻ tự tin thể hiện mình
 Nhận ra những khía cạnh tích cực của học sinh
 Làm gương tốt
 Chú ý bố trí lớp học
 Hạn chế thời gian chết
29
Các chiến lược quản lí hành vi của trẻ KTTT

 Chiến lược ngăn chặn hành vi tại lớp học


Một số chiến lược khác
 Giám sát đúng mức
 Cấu trúc và lịch biểu rõ ràng
 Củng cố hành vi phù hợp
 Đưa ra những quy tắc nhất quán và
dự đoán được
 Thường xuyên liên lạc với phụ huynh
 Hãy là giáo viên, đừng là bạn bè
 Cho trẻ thấy bạn yêu quý trẻ và quan
tâm đến những mối quan tâm của trẻ
 Tạo ra niềm vui 30
4. Một số hội chứng và rối loạn điển hình
liên quan đến KTTT

Đọc thêm tài liệu PDF


Xem c
lip:
- A Day in the life of and Individual with Intellectual
Disabilities: https://www.youtube.com/watch?v=zzTCrz9Xynw
- “Never Give Up on Your Dreams”: https://uknow.uky.edu/student-and-
academic-life/never-give-your-dreams-down-syndrome-no-barrier-uk-grad

31

You might also like