You are on page 1of 21

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA


NĂM HỌC 2020 - 2021

BÁO CÁO DỰ ÁN:

RỐI LOẠN LO ÂU

Học sinh thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang (11CS)


Đỗ Đinh Quế Trâm (11CS)
Vũ Ngọc Ngân
Nguyễn Minh Nguyệt
Dương Thị Thanh Thúy
Đặng Thị Như Phúc

Lớp: 11CS
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Hoàng Đương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA
NĂM HỌC 2020 - 2021
BÁO CÁO DỰ ÁN:

RỐI LOẠN LO ÂU

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
1) Khái niệm .................................................................................................................. 1

2) Thực trạng ................................................................................................................. 1


2.1. Thống kê trên toàn thế giới ............................................................................. 1
2.2. Thống kê ở Hoa Kỳ ......................................................................................... 3
2.3. Thống kê các loại rối loạn lo âu ...................................................................... 4

3) Biểu hiện của rối loạn lo âu ..................................................................................... 6


3.1. Triệu chứng về tâm thần kinh ......................................................................... 7
3.2. Triệu chứng thực thể ....................................................................................... 7
3.3. Những triệu chứng ở trẻ em ............................................................................. 9

4) Các mức độ rối loạn lo âu ...................................................................................... 10

5) Nguyên nhân của rối loạn lo âu ............................................................................ 10

6) Phân loại, một số rối loạn lo âu ............................................................................. 13


6.1. Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) ....................................................................... 13
6.2. Cơn hoảng loạn .............................................................................................. 13
6.3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) ............................................................... 13
6.4. Rối loạn lo âu xã hội (SAD) .......................................................................... 14

7) Hậu quả của chứng rối loạn lo âu ......................................................................... 14


7.1. Đối với bản thân ............................................................................................ 14
7.2. Đối với xã hội ................................................................................................ 14

8) Biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu ................................................................... 15


8.1. Rối loạn lo âu lan tỏa ..................................................................................... 15
8.2. Rối loạn lo âu xã hội ...................................................................................... 15

9) Phân biệt lo lắng bình thường và rối loạn lo âu .................................................. 15


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.1. Thống kê trên toàn thế giới.............................................................................1


Biểu đồ 2.2.2. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của bệnh rối loạn lo âu theo các nhóm nước ...2
Biểu đồ 2.1.3. Thống kê mức độ nghiêm trọng của lo lắng tại USA ....................................2
Biểu đồ 2.2.1. Thống kê ở Hoa Kỳ ........................................................................................3
Biểu đồ 2.2.2. Thống kê mức độ lo lắng theo giới tính .........................................................3
Biểu đồ 2.3.1. Thống kê số liệu nghiên cứu của các vụ tự sát ..............................................4
Biểu đồ 2.3.2. Thống kê mức độ nghiêm trọng của lo lắng ..................................................4
Biểu đồ 2.3.3. Thống kê các loại rối loạn lo âu .....................................................................5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.3.1. Đặc điểm các loại rối loạn lo âu .........................................................................5


Bảng 2.3.2. Số HS có biểu hiện rối loạn lo âu theo thang đo ................................................6
Bảng 2.3.3. So sánh mức độ rối loạn lo âu của HS theo khu vực trường ..............................6
Bảng 2.3.4. So sánh mức độ rối loạn lo âu của HS theo khối lớp .........................................6
Bảng 2.3.5. So sánh mức độ rối loạn lo âu của HS theo giới tính .........................................6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Các triệu chứng, biểu hiện rối loạn lo âu ...............................................................6
Hình 3.2.1. Các triệu chứng thực thể .....................................................................................8
Hình 3.2.2. Các biểu hiện thường thấy ở người bị rối loạn lo âu ..........................................8
Hình 3.3. Một số biểu hiện thường thấy ở trẻ em ..................................................................9
Hình 4.1.1. Nguyên nhân thường thấy ở người lớn .............................................................10
Hình 4.1.2. Cấu trúc não ......................................................................................................11
1. Khái niệm:
Lo âu là hiện tượng sinh lý và tâm thần đa dạng, gồm những lo lắng trước các sự kiện không
mong muốn hoặc lo sợ một tình huống hay môi trường nào đó.
Một số học giả xem lo âu như một loại cảm xúc đặc trưng chỉ có ở con người trong khi nỗi sợ
là phổ biến ở các loài không riêng con người.
Hội chứng rối loạn lo âu hay rối nhiễu lo âu (tên tiếng Anh là: anxiety disorder) là rối loạn
đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng, là
dạng rối loạn tâm lí phổ biến hay đi kèm với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân
cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.
2. Thực trạng:
2.1. THỐNG KÊ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI:
Trên toàn cầu ước tính có khoảng 284 triệu người trải qua rối loạn lo âu vào năm 2017. Trong
số những người trưởng thành này, 179 triệu là nữ (63%) và 105 triệu là nam (37%) (Our
World in Data, 2018)

Biểu đồ 2.1.1. Thống kê trên toàn thế giới


Một nghiên cứu cho thấy lo lắng nói chung ảnh hưởng đến 3,7% dân số dựa trên cuộc khảo
sát 150.000 người trưởng thành trên 26 quốc gia. Nghiên cứu này cho thấy mức độ lo lắng ở
các nước thu nhập cao cao hơn nhiều so với các nước thu nhập thấp.

• các nước thu nhập thấp: 1,6%

1
• các nước thu nhập trung bình: 2,8%
• các nước thu nhập cao: 5,0%

Biểu đồ 2.1.2. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của bệnh rối loạn lo âu theo các nhóm nước

Dựa trên (SDS), mức độ nghiêm trọng của lo lắng như sau ( SDS được phát triển để đánh giá
sự suy giảm trong ba khía cạnh chính của cuộc sống; công việc / trường học, cuộc sống xã hội
và cuộc sống gia đình).

Biểu đồ 2.1.3. Thống kê mức độ nghiêm trọng của lo lắng tại USA

2
2.2. THỐNG KÊ Ở HOA KỲ (số liệu thống kê dành riêng cho người lớn ở
Hoa Kỳ):
Rối loạn lo âu đang phổ biến ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến hơn 18% dân số (40 triệu người)

Biểu đồ 2.2.1. Thống kê ở Hoa Kỳ

• Lo lắng là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ


• Lo lắng ảnh hưởng đến 18,1% người lớn ở Hoa Kỳ
• Người ta ước tính rằng 31,1% người trưởng thành ở Mỹ từng mắc chứng rối loạn lo âu
vào một thời điểm nào đó trong đời.
• Lo lắng phổ biến hơn ở phụ nữ, 23,4%, so với nam giới là 14,3%

Biểu đồ 2.2.2. Thống kê mức độ lo lắng theo giới tính

• Mặc dù lo lắng có thể điều trị được, nhưng chỉ có 36,9% tìm kiếm sự giúp đỡ.
• Theo nghiên cứu về các vụ tự sát, số người mắc bệnh rối loạn lo âu hoảng loạn chiếm
khoảng:
 18%số người tự sát
 30% số người có ý nghĩ tự sát.

3
2.3. THỐNG KÊ CÁC LOẠI RỐI LOẠN LO ÂU:

Biểu đồ 2.3.1. Thống kê số liệu nghiên cứu của các vụ tự sát

Biểu đồ 2.3.2. Thống kê mức độ nghiêm trọng của lo lắng

- Rối loạn Lo âu Tổng quát (GAD) ảnh hưởng đến 6,8 triệu người trưởng thành hoặc
3,1% dân số Hoa Kỳ. Nhưng chỉ có 43% người bị GAD đang được điều trị.
- Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng đến 6 triệu người trưởng thành hoặc 2,7% dân số Hoa
Kỳ.
- Lo lắng xã hội ảnh hưởng đến 15 triệu người trưởng thành hoặc 6,8% dân số Hoa Kỳ.
Nó bắt đầu sớm nhất là 13 tuổi.
- Nỗi ám ảnh cụ thể ảnh hưởng đến 19 triệu người trưởng thành hoặc 8,7% dân số Hoa
Kỳ.

4
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) ảnh hưởng đến 7,7 triệu người trưởng
thành hoặc 3,5% dân số Hoa Kỳ.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) ảnh hưởng đến 2,2 triệu người trưởng thành hoặc
1,0% dân số Hoa Kỳ.

Biểu đồ 2.3.3. Thống kê các loại rối loạn lo âu


• Theo nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh
trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên (Đầm Thị Bảo
Hoa, Nguyễn Thị Phương Loan)
Thời gian: 1/2020
Địa điểm: Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên
Đối tượng: 744 học sinh từ 6-11 tuổi

Bảng 2.1: Kết quả lâm sàng


Bảng 2.3.1. Đặc điểm các loại rối loạn lo âu

 Thực trạng rối loạn lo âu của học sinh trung học phổ thông tại thành phố
Hồ Chí Minh qua thang đo mức độ lo âu học đường (STAI) <Tạp chí
Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018)>

5
Bảng 2.3.2. Số HS có biểu hiện rối loạn lo âu theo thang đo
STAI Bảng 2.3.3. So sánh mức độ rối loạn lo âu của HS
theo khu vực trường

Bảng 2.3.4. So sánh mức độ rối loạn lo âu Bảng 2.3.5. So sánh mức độ rối loạn lo âu
của HS theo khối lớp của HS theo giới tính

KẾT LUẬN: Mức độ rối loạn lo âu của HS THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tương đối
cao.

3. Biểu hiện của rối loạn lo âu:

Hình 3.1. Các triệu chứng, biểu hiện rối loạn lo âu gồm biểu hiện thực thể, tâm lý
và hành vi
6
3.1. Triệu chứng về tâm thần kinh
● Suy nghĩ cực đoan không kiểm soát: Người bệnh thường lo lắng và suy nghĩ tiêu
cực về hầu hết sự việc xảy ra với mình dù là lớn hay nhỏ, những suy nghĩ này kéo dài
ít nhất 6 tháng và ngày một trầm trọng.
● Lo âu và sợ hãi không rõ nguyên nhân: những chuyện rất bình thường cũng có thể
làm người bệnh lo lắng, những suy nghĩ này thường có tính bộc phát, hoang tưởng và
không phù hợp với thực tế.
● Dễ bị kích động: Người bệnh rất dễ bực bội với hầu hết tác động từ môi trường xung
quanh, xây dựng rào cản rất lớn trong giao tiếp và quan hệ xã hội.
● Bồn chồn, khó chịu, không thoải mái.
● Thiếu tập trung: Lơ là trong công việc, học tập và nhiều vấn đề khác.
● Rối loạn ăn uống: ăn quá nhiều hoặc chán ăn.
● Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh thường rất dễ bị mất ngủ, thậm chí trầm trọng do não
bộ luôn trong tình trạng căng thẳng và mệt mỏi do những lo lắng thường xuyên.
● Dễ giật mình, run rẩy.
● Đầu óc trống rỗng, thiếu sáng tạo.
● Hoang mang: trước đám đông, hay lo sợ một việc gì đó hoặc một vấn đề trong đời
sống.
● Lẫn tránh các tình huống xã hội: không dám đứng trước đám đông, lo sợ, né tránh
các tình huống sắp xảy ra, lo sợ bị soi mói bởi người khác, sợ bị xấu hổ và bị làm nhục
trước người khác, tránh các sự kiện xã hội,..
● Có những nỗi sợ hãi vô lý: sợ hãi tột độ những thứ như nhện, không gian kín, độ cao,
hoặc có thể có một số ám ảnh: chứng sợ động vật hoặc côn trùng quá mức, ám ảnh về
tình hình môi trường tự nhiên: lũ lụt, bão,.. ám ảnh chấn thương: sợ máu, kim tiêm, bị
thương, hoặc ám ảnh tình huống: sợ đi thang máy, máy bay, ở nhà một mình,…
● Giảm trí nhớ, đãng trí.

3.2. Triệu chứng thực thể


● Bệnh tim mạch: Lo lắng quá mức khiến tim đập nhanh, hồi hộp, đau ngực, có thể dẫn
đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
● Khó thở, đau bụng, tức ngực do hồi hộp quá mức.
● Các vấn đề về tiêu hóa: Khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, tiểu nhiều lần, rối loạn
tiêu hóa như viêm đường ruột, viêm ruột kích thích...
● Mệt mỏi quá độ: luôn cảm thấy mệt mỏi rã rời do suy nghĩ quá mức.
● Bộc lộ cảm xúc thái hóa: dễ xuất hiện các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh.
● Tê mỏi cơ: Có các biểu hiện tê cóng hoặc cảm giác kim châm.
● Tổn thương cơ và xương: Do mệt mỏi quá mức nên thường xuyên đau vai, đau lưng,
đau cơ, viêm cơ, căng cơ…
● Ra mồ hôi: Dễ ra mồ hôi do luôn trong tình trạng lo lắng
● Đau đầu và căng nhức mắt: Do suy nghĩ hỗn loạn và mất ngủ thường xuyên.
● Sụt cân: xảy ra ở những người kém ăn trong triệu chứng rối loạn ăn uống.

7
● Ảnh hưởng chức năng sinh dục: Rối loạn tâm thần kinh cũng sẽ dẫn đến rối loạn sản
xuất và hoạt động của nhiều hormone, trong đó có hormone sinh dục, dẫn đến tình
trạng suy giảm ham muốn tình dục, kém phát triển các bộ phận và chức năng sinh dục
ở trẻ dậy thì.

Hình 3.2.1. Các triệu chứng thực thể

Hình 3.2.2. Các biểu hiện thường thấy ở người bị rối loạn lo âu

8
3.3. Những triệu chứng ở trẻ em:
● Dễ tức giận
● Khó ngủ
● Các sự thách thức về: Không có khả năng giao tiếp, không thể kiểm soát
được bản thân tại một trường hợp nào đó…
● Dễ bị xúc động, tổn thương bởi một lời phàn nàn, bình luận nào đó từ người
khác.
● Thiếu tập trung
● Sự né tránh: luôn né tránh mọi người, mọi nơi, không muốn trải nghiệm một
điều gì đó mới mẻ, Trẻ nhỏ mắc chứng rối loạn này thích bám lấy, ỷ lại vào
cha mẹ, khi bị ép buộc vào một tình huống xã hội chúng thể hiện một thái độ
tức giận và từ chối quyết liệt, không hoà đồng và không muốn tham gia vào
các trò chơi với những đứa trẻ khác, khóc hoặc bảo là bản thân đang gặp phải
những vấn đề thể chất như đau đầu, đau bụng…
● Tiêu cực: hay có các suy nghĩ tiêu cực về mọi vấn đề hơn những điều tích cực
có thể xảy ra.
● Hay làm quá vấn đề: Khi xảy ra một việc nào đó, họ thường có hành vi phản
đối, ngang ngạnh lại với việc đó, nó có thể gây ra cho người khác một việc gì
đó không thể lường trước được trong mọi trường hợp, nơi mà những vấn đề đó
không quan trọng và cần thiết.

Hình 3.3. Một số biểu hiện thường thấy ở trẻ em

9
4. Các mức độ rối loạn lo âu:
● Lo âu mức độ nhẹ (Mild Anxiety): Dù chỉ là mức độ cận lâm sàng (không đáng kể),
tuy nhiên lo âu mức độ nhẹ vẫn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, giao tiếp và từ đó gây
bất lợi cho công việc. Biểu hiện của lo âu mức độ nhẹ thường là những lo lắng về giao
tiếp và nhút nhát, có thể diễn biến trong thời gian dài, từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Nếu không được giải quyết, từ lo âu mức độ nhẹ có thể dẫn đến những tình trạng tâm
thần nghiêm trọng hơn.
● Lo âu mức độ trung bình (Moderate Anxiety): Những người lo âu mức độ trung
bình thường có triệu chứng thường xuyên và dai dẳng hơn lo âu mức độ nhẹ, nhưng
vẫn có khả năng kiểm soát tốt hơn những người lo lắng mức độ nghiêm trọng. Họ
thường trải qua cảm giác lo lắng và sợ hãi không thể kiểm soát với tần suất khá cao
nhưng không phải mỗi ngày. Dù lo âu mức độ trung bình có khả năng gây rối loạn,
song người bệnh vẫn có khả năng kiểm soát nỗi lo lắng và sợ hãi thông qua hướng dẫn
của bác sĩ.
● Lo âu mức độ nghiêm trọng (Severe Anxiety): Lo âu mức độ nghiêm trọng dẫn đến
suy nhược nặng nề. Những triệu chứng biểu hiện thường ở mức độ nặng theo chẩn
đoán lâm sàng. Những người lo lắng mức độ nghiêm trọng thường có cảm xúc rất tiêu
cực, cũng như có khả năng hoạt động trí óc thấp. Lo âu mức độ nghiêm trọng thường
đi kèm với trầm cảm nặng, càng khiến cho người bệnh có những biến chứng tâm thần
nặng hơn. Người bệnh thường bị tăng nhịp tim và hoảng sợ thường xuyên, dai dẳng,
đồng thời muốn thu mình lại với xã hội. Sự căng thẳng khiến họ mong muốn tìm đến
những tệ nạn như rượu bia, ma túy như một phương tiện để chống lại bệnh.

5. Nguyên nhân của rối loạn lo âu

Hình 4.1.1. Nguyên nhân thường thấy ở người lớn

10
• Hormone: Việc thiếu hụt các hormone dẫn truyền thần kinh (serotonin, gamma
aminobutyric acid, norepinephrine) sẽ gây những rối loạn về tâm lí và cảm xúc cho
người bệnh. Nguyên nhân do mạng lưới liên lạc của bộ não bị phá vỡ, bộ não có thể
phản ứng sai trong một số tình huống, vì vậy nên người bệnh có xu hướng suy nghĩ
tiêu cực và thái hóa về một vấn đề bình thường trong cuộc sống.
• Serotonin hoặc 5-hydroxytryptamine (5-HT) là một chất dẫn truyền thần kinh
monoamine, đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lí của cơ
thể, tuy nhiên phổ biến nhất chính là khiến cho con người cảm thấy hạnh phúc.
- Gamma aminobutyric acid (GABA): Là chất ức chế dẫn truyền thần kinh chính
trong hệ thống thần kinh trung ương động vật có vú trưởng thành phát triển.
Vai trò chính của nó là làm giảm sự kích thích thần kinh trong toàn bộ hệ
thống thần kinh. Ở người, GABA cũng chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc điều
chỉnh trương lực cơ.
• Norepinephrine (NE): Là một hormone và chất dẫn truyền xung thần kinh. NE
có chức năng huy động não và cơ thể hoạt động. Trong não, norepinephrine
làm tăng hưng phấn và tỉnh táo, thúc đẩy sự cảnh giác, tăng cường hình thành
và phục hồi trí nhớ, tập trung sự chú ý, cũng như làm tăng bồn chồn và lo lắng.
• Di truyền: Có những thay đổi trong một gen gọi là SLCGA4, liên quan đến việc vận
chuyển chất dẫn truyền thần kinh serotonin, một chất hóa học có thể giúp làm dịu thần
kinh và ổn định tâm trạng. Cả thiếu hụt và dư thừa serotonin đều có liên quan đến các
triệu chứng lo âu xã hội.
● Sự sai lệch trong hoạt động của gen SLCGA4 dường như có liên quan đến vấn
đề này và những gen bị lỗi này có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái.
● Tuy nhiên, khi một đứa trẻ sống cùng với ba mẹ mắc rối loạn lo âu, bản thân
đứa trẻ sẽ trở thành một bản sao của ba mẹ chúng. Vì vậy, ngoài yếu tố di
truyền thì yếu tố môi trường cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.

Hình 4.1.2. Cấu trúc não

11
● Cấu trúc não: Hình ảnh quét não cho thấy những người mắc chứng rối loạn lo âu xã
hội mắc chứng tăng động ở một phần não được gọi là hạch hạnh nhân. Amygdala
(hạch hạnh nhân) chịu trách nhiệm về những thay đổi sinh lý liên quan đến phản ứng
“bay hoặc chiến đấu”, vận động cơ thể phản ứng với các mối đe dọa nhận thức được,
thực tế hoặc tưởng tượng.
● Hành động ở hạch hạnh nhân gây ra các triệu chứng được xác định là lo lắng
dữ dội, bao gồm tim đập nhanh, lòng bàn tay đổ mồ hôi, kích thích hô hấp, thắt
chặt cơ, tăng lượng đường trong máu đóng băng não khiến người lo lắng
không thể suy nghĩ hoặc suy luận bình thường.
• Nhiệm vụ của vỏ não trước là làm dịu những lo lắng, sự tập trung tinh thần
bằng cách đánh giá chúng một cách hợp lý và bình tĩnh, và nếu không có mối
đe dọa thực sự nào, nó phải gửi tín hiệu đến hạch hạnh nhân để làm dịu phản
ứng lo lắng của nó.
• Ở những người mắc chứng lo âu xã hội, võ não trước thực sự khuếch đại hoạt
động của hạch hạnh nhân thay vì làm dịu nó. Những người mắc chứng lo âu xã
hội có nỗi sợ hãi cố hữu về phản ứng của những người khác với ý nghĩ rằng
các mối quan hệ xã hội đều là mối đe doạ và không thể kiểm soát lý trí để xoa
dịu đi những nỗi sợ hãi đó.
● Căng thẳng kéo dài: Những căng thẳng áp lực từ cuộc sống sẽ khiến người bệnh
thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, những suy nghĩ này lâu dài sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh và gây ra những rối loạn trong tâm lý. Những
tình huống gây căng thẳng thường gặp là:
- Thay đổi môi trường sống (khả năng nghiệm đúng cao hơn ở trẻ em và người
già)
- Chấn động tâm lí, mất mát người thân
- Những tranh cãi và mâu thuẫn thường ngày
- Những áp lực về công việc hoặc thất nghiệp
- Phụ nữ mang thai và sau sinh
- Cuộc sống hôn nhân
- Học tập áp lực
- Bị những người khác chỉ trích, cười chê…
- Sống trong một không gian cô đơn, đơn độc quá lâu
● Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần kéo dài sẽ gây ra
tác dụng phụ, trong số đó là chứng rối loạn lo âu.
● Vấn đề sức khỏe: Những người đang mắc một số bệnh lí sẽ gia tăng nguy cơ mắc rối
loạn lo âu. Người bệnh luôn lo lắng về bệnh tình và sức khỏe của bản thân, khi kéo
dài sẽ dẫn đến các vấn đề tâm lí. Một số những bệnh có khả năng dẫn đến rối loạn lo
âu:
- Các bệnh về nội tiết (cường giáp)
- Bệnh thần kinh (Parkinson, động kinh)
- HIV/AIDS
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch
- Các bệnh về tiêu hóa (viêm đường ruột)

12
● Chất gây nghiện: Nhiều người thường tìm đến rượu bia chất kích thích để quên đi
những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không
tốt cho hệ thần kinh của người bệnh, đồng thời khiến tình trạng vấn đề ngày một trầm
trọng hơn, dẫn đến các chứng rối loạn tâm lí.
● Phong cách nuôi dạy con cái từ các bậc phụ huynh: nhiều người quá bao bọc con
cái của mình, khi cha mẹ kiểm soát quá mức, nhanh chóng chỉ trích, miễn cưỡng thể
hiện tình cảm hoặc quá quan tâm đến ý kiến của người khác, hình ảnh và ấn tượng của
trẻ về thế giới có thể được định hình bằng lời nói và hành động gắn liền với những đặc
điểm này.
● Rối loạn lo âu xã hội thường không được chẩn đoán cho đến khi người mắc phải đến
tuổi trưởng thành, nhưng các triệu chứng có xu hướng biểu hiện đầu tiên ở cuối thời
thơ ấu hoặc đầu tuổi vị thành niên, điều này củng cố ý tưởng rằng ảnh hưởng của cha
mẹ đóng vai trò hình thành trong sự phát triển của rối loạn.

6. Phân loại, một số dạng rối loạn lo âu:


6.1. Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD):
Đây là dạng rối loạn mà sự lo lắng và căng thẳng lan tỏa hầu hết đến mọi mặt trong
cuộc sống như sức khỏe, kinh tế, tài chính, con cái, gia đình. Người bệnh luôn luôn ở
trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, mất ngủ, không thể tập trung vào công
việc hàng ngày. Bệnh có các biểu hiện về tâm trạng như luôn bất an, hồi hộp, còn thể
chất thì hay run rẩy, căng cứng bắp thịt, vã mồ hôi, thắt ngực, nóng lưng, đau bụng, bị
hội chứng ruột kích thích, khó ngủ,... Các dạng thường gặp:
- Rối loạn lo âu toàn thể: lo âu quá mức về việc gì đó, ngay cả những việc rất thông
thường, rối loạn này rất khó kiểm soát, thường xảy ra kèm theo các mối lo âu khác
hoặc trầm cảm.
- Rối loạn lo âu gây ra bởi chất: điển hình là các triệu chứng lo âu quá mức gây ra
bởi lạm dụng thuốc, tiếp xúc với chất độc.
- Rối loạn lo âu do vấn đề sức khỏe: bao gồm các triệu chứng lo âu và hoảng sợ do
vấn đề sức khỏe của người bệnh gây ra.
6.2. Cơn hoảng loạn:
Bao trùm lên người bệnh là cảm giác sợ hãi, những cơn kinh hoàng, khiếp sợ dữ dội
ập đến bất chợt mà không do bất cứ nguyên nhân nào. Người bệnh thường cô lập bản
thân mình, né tránh các hoạt động cộng đồng, xã hội. Mỗi lần phát bệnh thường xuất
hiện các triệu chứng (với 4 hoặc nhiều hơn): ra nhiều mồ hôi, run rẩy tay chân, cảm
giác khó thở, đau/ khó chịu ở ngực trái, buồn nôn hoặc đau bụng (dễ nhầm lẫn với
viêm dạ dày) … Dạng thường gặp:
- Rối loạn hoảng sợ: cảm giác lo âu quá mức đột ngột xuất hiện, lặp đi lặp lại và tiến
đến tột cùng nỗi sợ hãi trong vòng vài phút. Người bệnh có thể cảm giác hoảng sợ,
khó thở, đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực. Những cơn hoảng sợ này làm
cho họ lo lắng chúng sẽ đến một lần nữa, hoặc cố tình tránh né tình huống đã xảy
ra cơn hoảng sợ đó.
- Rối loạn lo âu phân ly: là rối loạn lo âu ở trẻ, điển hình là lo âu quá mức ở những mốc
phát triển quan trọng của trẻ hoặc khi trẻ phải cách xa ba mẹ hoặc người thân thiết.
Trẻ thường gặp ác mộng về sự chia ly, không muốn ở 1 mình.
6.3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD):
Người bệnh luôn có những ám ảnh về những vấn đề vô lý như sợ bẩn, sợ máu…Người
bệnh thường có các hành vi cưỡng chế bản thân tập trung làm một việc gì khác để
13
thoát ra khỏi nỗi sợ như rửa tay liên tục, xem đồng hồ (liên tục), sưu tầm vật vô giá trị,
ngăn nắp một cách thái quá... Thậm chí một số người còn có các suy nghĩ, hình ảnh
bạo lực xuất hiện trong tâm trí. Và đa số họ đều không thừa nhận mình mắc bệnh (dù
bản thân họ biết rõ).
6.4. Rối loạn lo âu xã hội (SAD):
Người bệnh luôn có những biểu hiện lo lắng và căng thẳng (hoặc các hành động thể
hiện trạng thái này) khi tiếp xúc với đám đông, người lạ. Người bệnh thường né tránh
giao tiếp, né tránh những hoạt động nhóm, hoạt động xã hội và tự mặc định trong tâm
trí một niềm tin và suy nghĩ tiêu cực rằng mình không thích hợp với các hoạt động xã
hội, bản thân yếu kém trong các hoạt động này.
• Hội chứng sợ xã hội: là lo âu sợ hãi ở mức cao, người bệnh cố tránh những hoàn
cảnh làm cho bạn lo âu, mất ý thức, lo lắng về những nỗi sợ vô hình.
• Hội chứng sợ nơi, hoàn cảnh: là một dạng rối loạn mà người bệnh thường sợ và
tránh những nơi làm cho họ bất an, cảm thấy không ai giúp mình.
• Im lặng có chọn lọc: đây là thất bại của trẻ trong việc phát ra lời nói ở những
tình huống nhất định, như là ở trường học, ở nhà. Điều này gây trở ngại cho việc
học, sinh hoạt ở nhà hay ngoài xã hội.

7. Hậu quả của chứng rối loạn lo âu


Rối loạn lo âu gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến tinh
thần và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Một số những hậu quả của chứng rối loạn lo âu:
7.1. Đối với bản thân:
Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất: Khi một người mắc những rỗi loạn lo âu thì
sức khỏe tinh thần và thể chất bị giảm sút là điều tất yếu sẽ xảy ra bởi những rối loạn về giấc
ngủ và ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và thể chất của người bệnh, gia tăng
những nguy cơ suy nghĩ lệch lạc về hành vi.
Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể mắc các bệnh viêm ruột kích thích, viêm đường ruột và
các rối loạn về tiêu hóa. (upset stomach)
Gây tác động xấu đến tim mạch: Có những căng thẳng, lo lắng khiến cơ thể suy nhược, áp
lực cho hệ tim mạch và các hoạt động của tim. Những người này thường dễ bị mệt tim dẫn
đến đột quỵ và tức ngực… (pounding heart)
Gây cản trở những hoạt động hàng ngày của người bệnh.

7.2. Đối với xã hội


● Gây ra các tệ nạn xã hội: Những người lo lắng và mất cân bằng về tâm lý có nguy cơ
cao mắc các chứng nghiện bia rượu và các chất kích thích. Một phần do bệnh nhân
luôn làm dụng những chất này để quên đi vấn đề lo lắng của bản thân. Dùng trong
thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện ngập, gây ra những tệ nạn nặng nề cho gia đình và xã
hội.
● Ảnh hướng đến công việc, các mối quan hệ giao tiếp, xã hội: Điều này là tất yếu sẽ
xảy ra vì những người bệnh thường có xu hướng ngại chia sẻ những vấn đề của bản
thân, cô lập mình vào những chiếc hộp ảnh hưởng đến việc tìm kiếm các mối quan
hệ xã hội để phát triển bản thân. Một số thường có tâm lý cáu gắt, đổ lỗi cho người
khác nên cũng làm các mối quan hệ vì thế mà trở nên xấu đi.

14
8. Biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu:
8.1. Rối loạn lo âu lan toả:
• Sắp xếp giữa công việc, học tập, thư giãn phù hợp và khoa học
• Tập thể dục thường xuyên
• Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất…
• Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
• Nên chia sẻ với người thân, bạn bè khi có các vấn đề căng thẳng stress, lo âu mất
ngủ... hay tìm gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu
8.2.Rối loạn lo âu xã hội:
• Giảm bớt áp lực công việc, học tập
• Mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng cường giao tiếp với mọi người xung quanh
• Học cách thư giãn, tập thiền, yoga
• Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày
• Có thái độ sống tích cực, lạc quan, vui vẻ

9. Phân biệt lo lắng bình thường và rối loạn lo âu


Lo lắng thông thường Rối loạn lo âu
Lo lắng đột ngột, không vì lí do cụ thể
Lo âu vì một vấn đề nghiêm trọng hơn so với
Liên quan đến một vấn đề, tình huống cụ thể thực tế hoặc hoàn toàn không thể xảy ra
Chỉ tồn tại với vấn đề, tình huống đó Tồn tại lâu dài, ngay cả khi vấn đề đã được
Mức độ phụ thuộc vào vấn đề, tình huống giải quyết
gặp phải Nỗi lo âu không thể kiểm soát hay giải quyết
Là một phản ứng trả lời đối với vấn đề đó được
Người bệnh có xu hướng lẩn tránh những vấn
đề mà họ tin là sẽ gây nên những nỗi lo âu

15
THANG ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN LO ÂU ZUNG
Thang đo tự đánh giá mức độ lo âu Zung được thiết kế bởi William W. K. Zung M.D, giáo sư
tâm thần học từ Đại học Duke, để định lượng mức độ lo lắng của bệnh nhân.
Sau khi trả lời tất cả câu hỏi, bạn cộng toàn bộ số điểm lại và so sánh với kết quả sau:
• Không lo âu: ≤ 40 điểm
• Lo âu mức độ nhẹ: 41 - 50 điểm
• Lo âu mức độ vừa: 51 - 60 điểm
• Lo âu mức độ nặng: 61 - 70 điểm
• Lo âu mức độ rất nặng: 71 - 80 điểm

Hầu hết hoặc


Phần lớn thời
Không có Đôi khi tất cả thời
Nội dung gian
gian
1 2 3 4
Tôi cảm thấy
nóng nảy và lo
âu hơn thường lệ
Tôi cảm thấy sợ
vô cớ
Tôi dễ bối rối và
cảm thấy hoảng
sợ

Tôi cảm thấy


như bị ngã và vỡ
ra từng mảnh

Tôi cảm thấy


mọi thứ đều tốt
và không có
điều gì xấu sẽ
xảy ra
Tay và chân tôi
lắc lư, run lên
Tôi đang khó
chịu vì đau đầu,
đau cổ, đau
lưng.
Tôi cảm thấy
yếu và dễ mệt
mỏi.

16
Tôi cảm thấy
bình tĩnh và có
thể ngồi yên một
cách dễ dàng
Tôi cảm thấy
tim mình đập
nhanh
Tôi đang khó
chịu vì cơn hoa
mắt chóng mặt
Tôi bị ngất và có
lúc cảm thấy gần
như thế
Tôi có thể thở
ra, hít vào một
cách dễ dàng
Tôi cảm thấy tê
buốt, như có
kiến bò ở đầu
ngón tay, ngón
chân

Tôi đang khó


chịu vì đau dạ
dày và đầy bụng.

Tôi luôn cần


phải đi đái
Bàn tay tôi
thường khô và
ấm
Mặt tôi thường
nóng và đỏ
Tôi ngủ dễ dàng
và luôn có một
giấc ngủ tốt
Tôi thường có ác
mộng

Tổng điểm:

17

You might also like