You are on page 1of 5

TÓM TẮT

Một số kiến thức cơ bản về


enzyme

ENZYME
ENZYME
I. Enzyme là gì?
- Enzyme là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, tức là, chúng xúc tác (góp
phần, tham gia) vào các phản ứng sinh hóa trong cơ thể xảy ra nhanh trong các
điều kiện sinh lý bình thường. (Enzyme Amilaza tham gia vào quá trình phân giải
tinh bột thành Glucose)
-Enzyme xúc tác làm cho các quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn mà không làm
bản thân chúng thay đổi, chính vì thế, chúng được quay vòng sử dụng nhiều lần.

II. Cấu trúc


-Vì enzyme có bản chất là protein nên mỗi enzyme sẽ có 1 cấu trúc không gian đặc
thù phù hợp với từng loại cơ chất mà nó xúc tác, vị trí để cơ chất gắn vào có cấu
trúc không gian đặc thù phù hợp với hình dáng của cơ chất, gọi là trung tâm hoạt
tính
-Ngoài trung tâm hoạt tính, enzyme còn có trung tâm điều chỉnh, vị trí này dùng
để cho các thành phần khác như : ion,.. gắn vào làm thay đổi cấu trúc không gian
của trung tâm hoạt tính.
*Nguồn: tài liệu Chuyên sinh học Tế bào THPT*

-Về các thành phần, ngoài protein thì enzyme còn các thành phần khác không phải
là protein, thành phần protein của enzyme được gọi là apoenzyme, còn các thành
phần không phải protein thì được gọi là cofactors (Mg,Cu,Fe,..), trong trường hợp
cofactors là chất hữu cơ thì chúng được gọi là coenzyme (vitamin là coenzyme,..)
III. Hoạt động của enzyme
-Sự phù hợp thù hình: Enzyme chỉ có thể xúc tác cơ chất có cấu hình không gian
phù hợp với cấu hình không gian của trung tâm hoạt tính của nó. Hay nói cách
khác, mỗi loại enzyme chỉ xúc tác được một số cơ chất nhất định.
-Khi muốn điều chỉnh cấu hình không gian của trung tâm hoạt tính, các cofactors
sẽ gắn vào trung tâm điều chỉnh, điều này giúp enzyme hoạt động linh hoạt trong
nhiều tình huống, đáp ứng mọi tình huống của tế bào.
-Giảm năng lượng hoạt hóa: năng lượng hoạt hóa là lượng năng lượng cần để một
phân tử có thể tham gia vào các phản ứng (bẻ gãy các liên kết hóa học của chúng),
thông thường ở nhiệt độ bình thường thì đã có thể xảy ra các phản ứng sinh hóa,
tuy nhiên, năng lượng hoạt hóa đôi khi lại là rào cản do nhiều phản ứng chỉ có thể
xảy ra với yêu cầu một lượng năng lượng hoạt hóa rất cao, các enzyme có thể làm
giảm lượng năng lượng hoạt hóa cần để các phân tử có thể phản ứng bằng cách
trực tiếp bẻ gãy các liên kết hóa học.
-Sự định khu và phân bố hoạt động của enzyme: mỗi loại enzyme xúc tác 1 số loại
cơ chất nhất định nên chúng được định khu rõ ràng (pepsin trong dạ dày,
lysozyme trong lysosome, …)
-Sự điều hòa liên hệ ngược: nhiều enzyme phối hợp hoạt động với nhau theo kiểu
dây chuyền, sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối của dây chuyền có thể kìm
hãm các enzyme trước đó hoặc dây chuyền
-Điều hòa dị hình không gian: một enzyme có thể có 2 trạng thái: bất hoạt và hoạt
hóa. Khi ở trạng thái bất hoạt, enzyme không tham gia xúc tác phản ứng, khi được
một nhân tố điều chỉnh liên kết vào trung tâm điều chỉnh làm cho cấu hình không
gian của trung tâm hoạt tính thay đổi thì enzyme có thể chuyển từ trạng thái bất
hoạt sang hoạt hóa và ngược lại. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và điều chỉnh
lượng sản phẩm trong cơ thể sao cho ở mức phù hợp, tránh dư thừa hoặc thiếu.
IV. Tính chất và vai trò của enzyme
-Hoạt tính mạnh: 1 enzyme có thể xúc tác phản ứng làm cho chúng xảy ra rất
nhanh, ví dụ như catalase và phân tử Fe, với cùng 1 lượng H2O2, catalase chỉ cần
1 phân giây để phân giải trong khi Fe cần đến 300 năm.
-Tính chuyên hóa: các enzyme đặc thù với cơ chất mà chúng tác động, một số
enzyme có tính chuyên hóa tương đối, tức la chúng có thể tác động lên nhiều loại
cơ chất có cấu trúc gần giống nhau.
- Enzyme có 2 vai trò chính:
• Xúc tác các phản ứng hóa học: enzyme giúp 1 số phản ứng hóa học có thể
xảy ra nhanh chóng
• Kiểm soát các phản ứng hóa học đặc biệt: nhờ có tính đặc thù cao nên
enzyme kiểm soát được các phản ứng hóa học đặc biệt và điều chỉnh tốc độ
phản ứng tương ứng với điều kiện trao đổi chất của cơ thể

V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme


Nhiệt độ:
-Mỗi loại enzyme có một khoảng nhiệt độ hoạt động nhất định, vượt qua ngưỡng
này, chúng thường mất chức năng do bị biến tính (tức bị thay đổi cấu hình không
gian)
-Ví dụ: enzyme amilaza hoạt động ở nhiệt độ 37*C
Độ pH:
-Mỗi loại enzyme có một khoảng pH hoạt động nhất định, vượt qua ngưỡng này,
chúng thường mất chức năng do bị biến tính (tức bị thay đổi cấu hình không gian)
-Ví dụ: enzyme pepsin chỉ hoạt động mạnh ở nơi có độ pH cao (pH = 2)
Nồng độ cơ chất:
-Với 1 nồng độ enzyme nhất định, thì khi bổ sung cơ chất tới 1 mức nhất định thì
tốc độ phản ứng sẽ đạt tối ưu, tuy nhiên, nếu bổ sung thêm thì tốc độ vẫn sẽ
không tăng them, bởi lúc này các enzyme đã được ‘lấp đầy’
-Muốn tăng tốc độ phản ứng thì ta cần bổ sung them enzyme
Các chất ức chế enzyme:
-Các chất ức chế cạnh tranh: là các chất có cấu hình không gian gần giống với của
cơ chất liên kết vào enzyme, liên kết trực tiếp vào trung tâm hoạt tính làm cơ chất
không liên kết vao enzyme được.
-Các chất ức chế không cạnh tranh: không liên kết vào trung tâm hoạt tính mà liên
kết vào 1 vùng khác trên enzyme và làm biến đổi cấu hình không gian của trung
tâm hoạt tính làm cơ chất không liên kết vào được.

You might also like