You are on page 1of 12

SỔ TAY

Phòng ngừa khuyết tật và rối loạn phát


triển cho người trẻ chuẩn bị có gia đình
và sinh con

Nguyễn Hương Giang


MSV: 705614018
Lớp: K70B - TLHTH
HƯỚNG DẪN NÀY DÀNH
CHO AI?
Đối tượng chính của cuốn sổ tay này là những người trẻ chuẩn bị có gia
đình và sinh con hay bất cứ ai quan tâm đến phòng ngừa khuyết tật và rối
loạn phát triển ở trẻ. Cuốn sổ tay nhằm trang bị những kiến thức về khuyết
tật và chậm phát triển ở trẻ em, từ đó có những cách phòng ngừa cho gia
đình mình.

CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH


Các nguyên tắc sau đây là cơ sở của cuốn sổ tay này:
Trẻ em có quyền được có sức khỏe tốt nhất có thể.
Trẻ em có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các thành tố của sự già hóa khỏe
mạnh, không phân biệt tầng lớp xã hội, điều kiện kinh tế, nơi sinh, nơi cư trú
hay các yếu tố xã hội khác.

Tất cả mọi người cần được hưởng sự chăm sóc bình đẳng, không phân biệt
đối xử, đặc biệt là phân biệt giới tính hay tuổi tác.
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Thực trạng trẻ khuyết tật và rối
loạn phát triển ở Việt Nam và
trên thế giới
3. Phân loại khuyết tật và rối loạn
phát triển
4. Nguyên nhân gây ra khuyết tật
và rối loạn phát triển ở trẻ em
5. Phòng ngừa khuyết tật và rối
loạn phát triển

TRANG 1 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
KHÁI NIỆM
Khuyết tật
“Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm
khuyết, hạn chế vận động và tham gia; thể hiện những
mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân (về
tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người
đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân
khác)”. (WHO, 2001) [6]
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới: “khuyết tật”
(disability) là “sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu
quả của khiếm khuyết”.

Rối loạn phát triển


“Rối loạn phát triển là một nhóm tình trạng tâm thần bắt
nguồn từ thời thơ ấu liên quan đến rối loạn ngôn ngữ
phát triển, rối loạn học tập, rối loạn vận động và rối loạn
phổ tự kỷ.” (Hoàng Quỳnh Liên, 2023) [2]
Khuyết tật phát triển là một nhóm các tình trạng do suy
giảm các lĩnh vực thể chất, học tập, ngôn ngữ hoặc hành
vi. Những tình trạng này bắt đầu trong giai đoạn phát
triển, có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và
thường kéo dài suốt cuộc đời của một người. (CDC, 2022)
[1]

Người khuyết tật


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật
năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật
được định nghĩa như sau: “Người khuyết tật là người bị
khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho
lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

TRANG 2 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

T Khuyết tật ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số đáng


kể ở Việt Nam. Hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên -
khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật.
Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người,

H
sống chung trong gia đình có người khuyết tật. Tỷ
lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa
dân số.
Theo Tổng cục Thống kê, Điều tra Quốc Gia người


khuyết tật cuối năm 2016, đầu năm 2017. Cuộc điều
tra chọn mẫu hộ có cỡ mẫu 35.442 hộ thuộc 1.074
địa bàn, trên 1.074 xã/phường (trong đó có 144 xã
nghèo, vùng sâu vùng xa), với 658 trên tổng số 713

C
quận/huyện của 63 tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương. Kết quả:
Tỷ lệ khuyết tật của dân số từ 2 tuổi trở lên là
7,09%, trong đó trẻ em 2-17 tuổi là 2,83% (trẻ em
2-15 tuổi là 3,02%) và người lớn là 8,67%.
Tỷ lệ khuyết tật khu vực nông thôn cao hơn gần
1,5 lần khu vực thành thị.
Tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng lên theo tuổi,
tỷ lệ của nữ cao hơn nam.

T Khuyết tật ở trẻ em khó xác định hơn ở người lớn


do trẻ em đang trong quá trình phát triển. Ở mỗi
độ tuổi, khả năng thực hiện những hoạt động như
vận động, nhận thức, giao tiếp, chơi đùa, kết bạn,

R
ứng xử và tập trung có thể khác nhau ở từng em
nhưng không cần phải coi là vấn đề liên quan đến
khuyết tật. (WHO, 2016) [4]

Ạ TRÊN THẾ GIỚI


Khoảng 10% dân số thế giới đang sống cùng với
khuyết tật, tương đương với 630 triệu người, trong

N
đó có khoảng 93 triệu trẻ em. 80% người khuyết tật
sống ở các nước đang phát triển.
Dự kiến trong 30 năm tới số lượng trẻ em khuyết
tật ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên do suy
dinh dưỡng, bệnh tật, lao động trẻ em, bạo lực...

G (Tổng cục thống kê, 2016; Unicef Việt Nam, 2016) [3]
[5].

TRANG 3 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
PHÂN LOẠI

WHO (1989) đã đưa ra bảng phân loại 8 dạng tật khác nhau

Khó khăn về vận động Hành vi xa lạ, khác thường


Khó khăn về nhìn Động kinh
Khó khăn về nghe - nói Mất cảm giác
Khó khăn về học Đa tật

Hội đồng giáo dục Hoa Kì phân các loại tật trong luật IDEA
(1997) thành 13 loại:

Tự kỉ Khuyết tật thể chất


Điếc và mù Khuyết tật sức khỏe
Điếc Khuyết tật học tập
Rối loạn cảm xúc Khuyết tật ngôn ngữ
Khiếm thính Tổn thương não
Chậm phát triển trí tuệ Khiếm thị
Đa tật

DSM-V phân loại Rối loạn phát triển thần kinh bao gồm:

Khuyết tật trí tuệ Rối loạn học tập/ Khuyết tật
Các rối loạn giao tiếp học tập
Rối loạn phổ tự kỉ Rối loạn vận động
Rối loạn tăng động/giảm chú ý Các rối loạn phát triển thần
kinh khác

TRANG 4 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
PHÂN LOẠI
Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần, bản sửa
đổi 5 (DSM-5), trẻ có rối loạn phát triển là một nhóm trẻ gồm các rối
loạn sau:

1. KHIẾM THÍNH, KHIẾM THỊ 4. RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ


KHIẾM THÍNH Suy giảm kéo dài trong giao tiếp và
Là tình trạng bệnh nghe kém, chỉ nghe tương tác xã hội, thể hiện ở việc suy
thấy những âm thanh rất lớn hoặc hoàn giảm trong sự trao đổi cảm xúc với mọi
toàn không nghe thấy gì. người, suy giảm hành vi giao tiếp phi
KHIẾM THỊ ngôn ngữ (như ánh mắt, cử chỉ, biểu lộ
Bệnh khiếm thị là thuật ngữ để mô tả xúc cảm trên khuôn mặt...), suy giảm
sự suy giảm thị lực đáng kể của một trong phát triển, duy trì và hiểu các mối
người mà không thể chữa khỏi hoàn quan hệ; thu hẹp hoặc chỉ chỉ có hành
toàn bằng kính cận, kính áp tròng, bằng vi, sở thích định hình; lặp đi lặp lại các
thuốc hay phẫu thuật mắt. động tác, sử dụng vật hoặc ngôn ngữ.
Khiếm thị còn được gọi là hiện tượng
mất khả năng cảm nhận thị giác một 5. KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
phần hoặc toàn phần. Là một rối loạn khởi phát trong thời kì
phát triển bao gồm suy giảm cả chức
2. RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG năng trí tuệ và chức năng thích ứng
Bao gồm rối loạn điều hòa phát triển (hình trong lĩnh vực nhận thức, xã hội và thực
thành hoặc thể hiện các kĩ năng điều hòa hành.
vận động thấp hơn đáng kể so với độ tuổi),
rối loạn vận động định hình (hành vi vận 6. RỐI LOẠN HỌC TẬP ĐẶC THÙ
động lặp đi lặp lại không có mục đích), rối Có những khó khăn trong việc học và sử
loạn TIC (rối loạn một số nhóm cơ trên cơ dụng các kĩ năng học tập như đọc từ
thể, chủ yếu là cơ mặt). một cách khó khăn, chậm, không chuẩn
xác; khó khăn trong việc hiểu những gì
3. RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý đã đọc; khó khăn trong việc đánh vần;
Suy giảm sự chú ý hoặc/và tăng hoạt động, khó khăn trong việc biểu thị bằng chữ
làm cản trở chức năng hoặc sự phát triển, viết; khó khăn trong việc làm chủ số
kéo dài và gây suy giảm một cách rõ ràng lượng câu, số lượng ý hoặc tính toán;
các hoạt động xã hội và nghề nghiệp. khó khăn trong suy luận toán học.

TRANG 5 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
NGUYÊN NHÂN
YẾU TỐ DI TRUYỀN
Một số rối loạn phát triển có thể do kế thừa từ bố mẹ hoặc do các
biến đổi gen bất thường trong quá trình hình thành.
Trẻ mắc hội chứng Down là một ví dụ điển hình của dạng này,
nguyên nhân là trong quá trình giảm phân phôi thai thì thừa một
nhiễm sắc thể số 21.

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG


Môi trường bất lợi, độc hại cũng có thể gây ra một số rối loạn phát
triển. Các chất độc hại như chì, thuốc lá hoặc rượu trong khi mang
thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến phát triển
não bộ hay thiếu thốn tình cảm, bạo lực gia đình hoặc xã hội có
thể gây ra các rối loạn về cảm xúc và xã hội ở trẻ em.

YẾU TỐ DINH DƯỠNG


Yếu tố dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí tuệ của trẻ em. Ví dụ như
thiếu vitamin B12, axit folic hoặc sắt nghiệm trọng trong khi mang
thai có thể gây ra các rối loạn về máu hoặc não bộ ở thai nhi.

YẾU TỐ NHIỄM TRÙNG


Nhiễm vi-rút Rubella, Toxoplasma gondii hoặc Cytomegalovirus
trong khi mang thai là yếu tố nghiêm trọng có thể gây ra các dị tật
bẩm sinh hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Hay khi bị nhiễm vi-rút Sởi, Quai bị hoặc Mumps trong thời thơ ấu
mà không có biện pháp kịp thời có thể gây ra các biến chứng về
tai, mắt hoặc não ở trẻ em.

YẾU TỐ CHẤN THƯƠNG HOẶC BỆNH LÝ


Trong quá trình sinh nở trẻ bị thiếu oxy hoặc chấn thương sọ não
do tai nạn,… gây ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của trẻ.

TRANG 6 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
NGUYÊN NHÂN
Căn cứ theo Mục 6 Tài liệu 1 Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp
sớm khuyết tật trẻ em, được Bộ Y tế công bố, được ban hành kèm
theo Quyết định 359/QĐ-BYT năm 2023 có thống kêmột số nguyên
nhân gây ra khuyết tật ở trẻ em:

TRƯỚC SINH
Bệnh của mẹ khi mang thai Mẹ phơi nhiễm môi trường
(vi rút, bệnh giáp trạng, ngộ độc hại khi mang thai: các
độc thai, tiểu đường, chấn kim loại nặng; các chất độc
thương,... dùng trong nông nghiệp,
Tuổi của mẹ (>35 tuổi) và bố thực phẩm; các loại thuốc;
(>45 tuổi) khi sinh con. các chất kích thích như rượu,
Bất thường nhiễm sắc thể, ma túy,...; dinh dưỡng bà mẹ;
Gen, chất liệu di truyền thai nhiễm trùng.
nhi.

TRONG SINH
Can thiệp sản khoa (dùng Thiếu oxy não (ngạt)
nẹp/ hút lấy thai, mổ đẻ, kích Cân nặng khi sinh thấp
thích dẻ...) (<2.5g)
Trẻ đẻ non (<37 tuần) Vàng da nhân não do bất
đồng nhóm máu

SAU SINH
Chấn thương sọ não Phơi nhiễm các yếu tố môi
Chảy máu não trường độc hại: hóa chất,
Nhiễm trùng thần kinh thuốc trừ sâu, kim loại
Suy hô hấp nặng,...
Sốt cao co giật

TRANG 7 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
P
H
YẾU TỐ yếu tố làm tăng khả năng khuyết

Ò NGUY CƠ tật và rối loạn phát triển ở trẻ.

Sinh nở sau tuổi 35, đặc biệt là sau 40

N Các lần mang thai cách nhau dưới một năm


Chế độ dinh dưỡng: mẹ ăn thiếu chất, không bổ sung
canxi, vitamin cần thiết như sắt, vitamin B9, B12, vitamin
D,...

G Sức khỏe thể chất: mẹ thừa cân hoặc thiếu cân; mẹ ít


vận động
Mẹ hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích trước
và trong quá trình mang thai.
Sức khỏe tinh thần: mẹ stress trong quá trình mang thai,
căng thẳng mệt mỏi kéo dài
Mẹ sử dụng thuốc trong quá trình mang thai mà không

N
theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc an
thần, thuốc điều trị viêm khớp, đau dạ dày,…
Sinh sống gần những khu sử dụng hóa chất, thuốc diệt
cỏ, những nơi ô nhiễm.

G
Biến chứng do quá trình sinh nở: Một số ảnh hưởng từ
quá trình sinh nở, chẳng hạn mẹ sinh non dưới 37 tháng,
trẻ dưới 2,5 cân, trẻ bị thiếu oxy trong thời điểm sinh
cũng được cho là làm tăng nguy cơ tự kỷ ở một số trẻ.


Một số tác nhân khác ở ngay thời điểm sinh nở như
chấn thương sọ não do sự can thiệp sản khoa, nhiễm
độc thủy ngân, nhiễm khuẩn thần kinh hay chảy máu
màng não cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ.

A
TRANG 8 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
P
H
Ò YẾU TỐ yếu tố làm tăng khả năng khuyết
tật và rối loạn phát triển ở trẻ.
BẢO VỆ

N Cha mẹ lên kế hoạch mang thai, chủ động có biện pháp


phòng ngừa di tật bẩm sinh.
Bổ sung axit folic: Axit folic có thể giúp làm giảm các dị

G tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh và não. Để có


hiệu quả tốt nhất, nên bổ sung axit folic trước khi có
thai.
Ăn uống: chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực
phẩm có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, không sử dụng
các thực phẩm bẩn. Ưu tiên ăn chín uống sôi, hạn chế
lạm dụng quá nhiều dầu mỡ hay gia vị.

N
Tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn.
Tiêm phòng đầy đủ cho mẹ trong suốt thời kỳ mang
thai.
Mẹ mang thai không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh

G
khi chưa có sự thăm khám và hướng dẫn cụ thể của bác
sĩ.
Mẹ uống bổ sung sắt có các thành phần axit folic,
vitamin B12.


Sàng lọc thai kì trước khi sinh.
Mẹ tiêm vắc xin trước khi mang thai: vắc xin phòng
bệnh cúm, sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan B, viêm
màng não,..

A
TRANG 9 | SỔ TAY PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT VÀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Center for Disease Control and Prevention (2022). Facts About Developmental
Disabilities.
2. Hoàng Quỳnh Liên (2023). Rối loạn phát triển ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu
chứng và cách can thiệp hiệu quả.
3. Tổng cục thống kê (2016). Việt Nam điều gia quốc gia người khuyết tật.
4. Trần Thị Lệ Thu (2023). Bài giảng: Hỗ trợ Tâm lý học đường cho trẻ chậm phát
triển và trẻ khuyết tật.
5. Unicef Việt Nam (2016). Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam: Kết quả điều tra quốc
gia về người khuyét tật Việt Nam 2016 - 2017.
6. World Health Organization (2001). The World Health Report 2001.

You might also like