You are on page 1of 86

Lớp:

Giáo dục đặc biệt 12


Học kỳ 2 – Năm học
2018

Can thiệp sớm trẻ tự


kỷ

Dr. Simona Bossoni

01/18 – 04/18
HISTORY

Thuật ngữ tự kỷ được nhà tâm thần học Eugen Bleuler sử


dụng lần đầu tiền vào năm 1908. Ông đã dùng thuật ngữ này
để mô tả một bệnh nhân tâm thần có sự thu mình vào trong thế
giới của riêng anh ta.

Trong tiếng Hy lạp thì ''autós'' có nghĩa là tự và từ “autism”


(tự kỷ) được Bleuler dùng để mô tả sự tự yêu bản thân một
cách bệnh hoạn và tự thu mình.

Những người tiên phong trong việc nghiên cứu về tự kỷ là


Hans Asperger và Leo Kanner. Hai ông làm việc độc lập
trong giai đoạn những năm 1940.
HISTORY

Năm 1943, nhà tâm thần học người Mỹ Leo Kanner đã nghiên
cứu 11 trẻ. Những trẻ này có khó khăn trong lĩnh vực tương tác
xã hội, khó thích nghi với sự thay đổi thói quen, có trí nhớ tốt,
nhạy cảm với kích thích (đặc biệt là âm thanh), có sự phản ứng
và dị ứng với thức ăn, có tiềm năng trí tuệ tốt, có sự lặp lại ngôn
ngữ của người khác hay còn gọi là tiếng vọng và có khó khăn
trong hoạt động tự phát.

Năm 1944, Hans Asperger, hoạt động độc lập với Leo Kanner,
cũng đã nghiên cứu một nhóm trẻ. Những đứa trẻ trong nhóm
của ông cũng được mô tả giống với những gì Kanner đã mô tả.
Tuy nhiên, những trẻ này lại không có tiếng vọng mà có ngôn
ngữ như người lớn. Ông cũng nói rằng nhiều trẻ trong nhóm
vụng về và có sự khác biệt về kỹ năng vận động tinh so với trẻ
bình thường.
FEATURES

RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ (ASD)

Tôi có một khuyết tật phát triển gây ra khó khăn đáng kể
trong :

1.Xã hội
2.Giao tiếp
3.Hành vi

TỰ KỶ VÀ “DAI DẲNG nhưng ....” ĐỘNG


CÁC LOẠI PHÁT TRIỂN

 Gần như phát triển bình thường => Thoái lùi / phát
triển bị bắt buộc (trong vòng 24 tháng)
Tự kỷ thoái lui

 Pháttriển không bình thường (trong vòng 8-12


tháng) TỰ KỶ khởi phát sớm
https://youtu.be/exNnD3Ae5s4

https://youtu.be/Cs9JOiW47q0
SỰ PHỔ BIẾN

Dữ liệu được cập nhật đến tháng 11 năm 2015 của


Trung tâm Quốc gia về thống kê y tế (NCHS) của
Hoa Kỳ kiểm soát dịch bệnh (CDC)

Cứ 45 trẻ thì có 1 trẻ gặp phải rối loạn phổ tự kỷ


=> 5 nam: 1 nữ

 Không có sự khác biệt giữa các nhóm chủng tộc,


sắc tộc hay kinh tế xã hội
TẠI SAO
TẠI SAO NGÀY CÀNG TĂNG VỌT trong vòng 20
năm qua? Đâu là nguyên nhân?

Trong những năm 1970 chỉ ảnh hưởng 1/10.000 trẻ em.

Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng không chỉ do sự cải


thiện về chẩn đoán.

KHÔNG thể là yếu tố di truyền nếu chỉ xuất hiện trong hai
thế hệ

 SỰ THẬT LÀ BỆNH TĂNG DO NGUYÊN NHÂN VỀ


MÔI TRƯỜNG
NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân – mà thực sự là ĐA NGUYÊN NHÂN


Tự kỷ có những nguyên nhân sau:
Nhiều “nguyên nhân do sự nhạy cảm” về gen = NGUY
CƠ VỀ GEN + YẾU TỐ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
Các tác nhân môi trường: chất hóa học, dung môi, kim
loại nặng và chất độc da cam (dioxin)
= LÀM BIẾN ĐỔI SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG
CỦA HỆ THẦN KINH

=> TỰ KỶ = như đã được quan sát, trong các môi


trường lâm sàng, có nhiều dạng tự kỷ đại diện cho các
loại chức năng thần kinh và mức độ nhận thức
NGUYÊN NHÂN KẾT HỢP

CÁC NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN TRƯỚC VÀ SAU KHI


SINH:
•Virus (rubella, vi rút cytomegalo,…)
•Hóa chất (thalidomide, a-xít valproic, ...)

=> THAY ĐỔI HÌNH THÁI HỌC VÀ Y SINH::


•Một số cấu trúc não
•Kết nối giữa các vùng não
• Dẫn truyền thành kinh bị hỏng hóc
•Bất thường miễn dịch
•Rối loạn chuyển hóa
YẾU TỐ NGUY CƠ

 Cặp song sinh giống hệt nhau: từ 36% đến 95%


 Cặp song sinh khác trứng: từ 0% đến 31%
 Anh em trai: từ 2% đến 18%
 Rối loạn nhiễm sắc thể hoặc gen: 10% của ASD trẻ
có hội chứng Down, hội chứng nhiễm sắc thể X
mỏng manh, xơ cứng củ, ...
 Cha mẹ già
 Sinh rất non (<26 tuần)
 Tỷ lệ phần trăm cao kết hợp với các rối loạn phát
triển khác, tâm thần phân liệt và thần kinh.
TÂM LÝ HỌC THẦN KINH VỀ
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Các nghiên cứu tâm lý học thần kinh của quá trình
nhận thức trong phát triển cung cấp những lý luận để
giải thích cho các rối loạn phổ tự kỷ theo bộ ba dấu
hiệu (xã hội, ngôn ngữ và cách thức tư duy, và hành
vi) phổ biến ở rối loạn phổ tự kỷ.

Việc nghiên cứu tâm lý học thần kinh cố gắng giải


thích cho sự đặc biệt trong chức năng tâm lý “tự kỷ”
thông qua việc tìm hiểu nhận thức, xã hội và tình cảm
của các đối tượng tự kỷ.
TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
VỀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Theo những lý thuyết này thì các cá nhân tự kỷ


không thể vận hành được mối quan hệ xã hội do
những khó khăn về tương tác hơn là những khó khăn
trong việc diễn giải các suy nghĩ, cảm xúc và mong
muốn của người khác.

Hội chứng này cũng được lý giải là sự khó khăn khái


quát hơn không chỉ trong quá trình xử các kích thích
xã hội mà còn trong việc truyền những thông tin bên
ngoài qua nhiều kênh cảm tính.
TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
VỀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Thông thường, những thông tin phức tạp đến từ môi trường
bên ngoài được não lọc và tổng hợp, giúp cho chúng ta có
thể tri giác được thực tiễn là một thể trọn vẹn và đo đó
thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi.

Ở những người có rối loạn tự kỷ thì những năng lực này


không phát triển và có nhiều mức độ khác nhau, điều này
ảnh hưởng đến năng lực hiểu và thích nghi với môi trường.

Cũng có sự trục trặc trong việc tổ chức và hoàn tất một


hành vi hướng về đối tượng cụ thể (khiếm khuyết chức
năng thực hiện /executive functions).
TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
VỀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Lý giải hành vi bằng tâm lý thần kinh về nhận thức:

Tự kỷ là kết quả của sự rối loạn các quá trình phối hợp của các
chức năng tâm lý thần kinh phổ biến.

=> khiếm khuyết siêu nhận thức hệ thống ký hiệu tượng trưng
của những hoạt động tâm lý thần kinh cụ thể.

=> trẻ có thể hiểu được những ký hiệu tượng trưng cho cái có
thật nhất định nhưng lại không phát triển các hoạt động tương
tác hiệu quả bằng những ký hiệu ấy.
SIÊU NHẬN THỨC

 Năng lực nhận thức về những gì bạn biết (siêu nhận thức về
kiến thức – đọc, hiểu) và có thể điều khiển quá trình nhận
thức của chính bạn (siêu nhận thức về trải nghiệm – đã làm,
có kinh nghiệm).

 Năng lực “tự điều khiển” (ý thức bậc cao) có sự liên quan
chặt chẽ với sự nhận thức về nhiệm vụ cần làm và những kỳ
vọng xã hội, do đó mà các chủ thể kích hoạt các chiến lược
đáp ứng và hành vi thích nghi với môi trường”.

 Tự nhận thức (self-awareness – ý thức về việc mình làm)


được định nghĩa là hoạt động nhận thức để kết hợp kiến thức
về những gì bạn đang làm với việc điều khiển cái bạn đang
làm (Tôi làm một điều gì đó và tôi biết tôi làm điều đó).
KHÓ KHĂN
VỀ SIÊU NHẬN THỨC

Những rối loạn về siêu nhận thức và chức năng ký hiệu


tượng trưng liên quan đến những quá trình sau đây:

a) lập kế hoạch hành vi tương tác


b) Tự tri giác
c) phân tích bối cảnh một cách có lựa chọn
d) lập trình những mô hình chức năng năng lực thích
ứng với những mối quan hệ cá nhân/ môi trường (năng
lực thực hiện/praxis, ngôn ngữ, nhìn, chú ý ….)
CÁC CHỨC NĂNG
BỊ TỔN THƯƠNG

Các chức năng bị tổn thương (ở các mức độ khác nhau)

Chức năng chú ý


Chức năng thực hiện
Chức năng tri giác
Giao tiếp và tương tác
Chức năng kiểm soát cảm xúc

Các cấu trúc não tham gia: hệ thống não trước – trán (pre-
frontal), đỉnh – trước (frontal-parietal), vùng thái dương,
chẩm, hệ limbic, đồi thị (thalamic-basal), tiểu não, ….
CHỨC NĂNG CHÚ Ý

Trước hết, ở người tự kỷ, có sự thiếu tổ chức trong các quá


trình lựa chọn chú ý có liên quan đến sự thiếu nhất quán/nhầm
lẫn giữa các quá trình hưng phấn và ức chế:
lựa chọn chú ý là năng lực chọn một hay nhiều nguồn kích
thích trong điều kiện có sự cạnh tranh về thông tin.
Thông tin được chọn được dùng để nhận thức và dịnh hướng
việc chọn lựa cách đáp ứng.
Chức năng cơ bản là để bảo vệ hệ thống khỏi sự quá tải
thông tin.
Phát triển các hành vi nhất quán, liên tục, linh hoạt và nhạy
cảm với sự thay đổi với các sự kiện bên ngoài.
CHỨC NĂNG CHÚ Ý

• Sự khó khăn trong việc xử lý đồng thời nhiều


kích thích được thay thế bằng cách chú ý đến chi
tiết đơn lẻ => kết quả là khó khăn trong việc
thích nghi với sự thay đổi.

• Khó khăn trong việc xử lý và lựa chọn thông tin


đang tới (T. Grandin, D. Williams, etc.)
CHỨC NĂNG CHÚ Ý

Việc phân tích thông tin liên quan giúp hình thành
được biểu tượng về thông tin ảnh hưởng đến việc tổ
chức các hành vi phù hợp, tạo sự liên kết cho các
hành động hướng tới mục đích (sự hành động -
praxis), lập kế hoạch theo trình tự, lựa chọn tri giác.
HẬU QUẢ

Những hệ quả có thể có của rối loạn chú ý/siêu nhận thức:

Những khó khăn trong phân tích bối cảnh tương tác/giao tiếp.
Thất bại hoặc không không nhất quán trong việc tổ chức và
kiểm soát hành vi tương tác.
Thiếu sự nhận thức và biểu tượng về quá trình lập trình trong
hoạt động tâm lý thần kinh (thực hiện, nhìn, nói …) dẫn đến
việc khó khăn trong việc lựa chọn cái phù hợp nhất cho bối
cảnh.
Sự phát triển của một số kỹ năng (vận động, ngôn ngữ …) thể
hiện sự hoạt động rời rạ/tách biệt của hệ thống và dẫn đến sự lặp
đi lặp lại và rập khuôn. Development of selective skills (motor,
language, etc.) which show an isolated operating from the
network system integration and lead to a repetition and stiffness
of patterns
Hành vi căng thẳng, hấp tấp.
CHỨC NĂNG THỰC HIỆN

Chức năng thực hiện kiểm soát hoạt động nhận thức và vận
động tự phát.
Hai kiểu kiểm soát:
Tự động (trình tự đã được học, tần số)
Tự ý (hành động mới, có chủ định)

Vùng vỏ não trán phía trên giữ chức năng tổ chức hành vi về
mặt thời gian. Các bệnh nhân mắc chứng này sẽ có khó khăn
nghiêm trọng trong việc tổ chức các nhiệm vụ có tính tuần tự.
Mặc dù nhận thức được hành động cần được thực hiện nhưng
họ lại không thể đạt được mục đích và chuyển từ chuỗi hành
động này sang chuỗi hành động khác.
CHỨC NĂNG THỰC HIỆN

Kiểm soát nhiễu


Nó ức chế các thông tin không phù hợp giúp có lựa chọn
đúng. Sự thiếu hụt này dẫn đến sự xao nhãng và thất bại khi
thực hiện nhiệm vụ do thiếu sự ức chế những thông tin không
liên quan.
Ức chế các câu trả lời trội
loại bỏ những phương án trả lời liên quan, nhưng chỉ là ở vị trí
quan trọng thứ hai trong nhiệm vụ cần thực hiện và chọn được
cách phản ứng phù hợp. Sự rối loạn này dẫn đến các hành vi
cố chấp, dai dẳng.
CHỨC NĂNG THỰC HIỆN

Những nghiên cứu tâm lý thần kinh nhận thức đã cho thấy ở
người tự kỷ:

Có sự rối loạn chức năng thực hiện các hành động theo
chuỗi trình tự.
Rối loạn vỏ não trước – trán ở trẻ tự kỷ. Rối loạn hành vi
bắt chước
Mất cân bằng vận động khi lựa chọn đồ vật. Những khó
khăn khi thiết lập kế hoạch ở mức độ kiểm soát vận động, đặc
biệt là khi đặt theo trình tự.
Rối loạn lựa chọn tư thế trong quá trình định hướng hành
động và trong chuỗi phức tạp khi xử lý kế hoạch.
HẬU QUẢ

HẬU QUẢ CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHỨC NĂNG


THỰC HIỆN (CHƯƠNG TRÌNH)

Rối loạn chức năng tổ chức các hành động hướng đến mục tiêu (ý
tưởng vận động và thiết lập hành động) và lịch trình dự án (ý tưởng
thực hiện hành động)
Khó khăn trong việc bắt chước

Thiếu vắng hoặc hạn chế nghiêm trong các kỹ năng chơi

Khó khăn trong tương tác và chia sẻ hoạt động với người khác.

Giảm tính tự trị/độc lập

Hung hăng, lo lắng một cách tự động


CHỨC NĂNG TRI GIÁC

 Thường xuyên quan sát thấy ở người tự kỷ có sự rối loạn


thính giác: sự thay đổi ngưỡng nghe âm thanh, đến từ bên
ngoài cũng như bên trong của chủ thể.
 Có những bằng chứng về sự chú ý có lựa chọn, tăng nhạy
cảm với âm thanh hoặc tiếng ồn nào đó nhưng mặt khác
lại ức chế hoặc bỏ qua những âm thanh có liên quan.
 Tri giác nhìn sai lệch và có ánh nhìn bất thường
 Quan sát thấy có thể có sự bất thường trong vị giác, xúc
giác, khứu giác, cảm giác nhiệt và cảm giác đau

 Quá tải các thông tin cảm tính/thông tin do các giác quan
thu nhận được.
HẬU QUẢ

Dẫn đến sự thay đổi trong tri giác:

Né tránh ánh mắt


Né tránh các tiếp xúc cơ thể
Có những hành vi thu mình, cô lập
Không chú ý đến ngôn ngữ
Hành vi cứng nhắc/rập khuôn (ví dụ: ăn uống theo chế độ đặc
biệt)
Hành vi tự xâm hại
Căng thẳng, sợ hãi và ám ảnh/ám sợ
Phân tích bối cảnh có lựa chọn
Tự kích thích (như là kết quả quả việc quá tải các thông tin
cảm tính)
CHỨC NĂNG GIAO TIẾP
VÀ TƯƠNG TÁC

Rối loạn hành động chỉ

Rối loạn việc bắt chước tư thế và hành động giao tiếp

Rối loạn trong khoảng cách tiếp xúc trong giao tiếp

Nhiều dạng rối loạn ngôn ngữ nói (hiểu và nói)


HẬU QUẢ

Hậu quả của những khó khăn trong giao tiếp và tương tác :

 Xu hướng cô lập, không tương tác và nhấn mạnh “tình trạng


tự kỷ”
 Phụ thuộc quá nhiều vào người khác, tính chủ động tự phát
rất hạn chế
 Có thể có xu hướng trầm cảm, có những hành vi ám ảnh
cưỡng chế

Hung hăng một cách tự động hoặc bất thường


CHỨC NĂNG TÌNH CẢM

 Giả thuyết về sự bất thường của tuyến yên-dưới đồi


thị trong những tình huống căng thẳng cao
 Rối loạn trong đường truyền thần kinh (tăng
serotonin trong máu)
 Các bất thường về thần kinh cơ học ở các phần
hạnh nhân, đồi hải mã, tiểu não
 Không thể kiểm tra một cách hiệu quả bộ nhớ biểu
tượng để so sánh sự kiện đang diễn ra với những
trải nghiệm trước đó, cố gắng nhận ra các thành tố
quen thuộc của tình huống và vì vậy giảm đi sự lo
lắng với tình huống mới
CHỨC NĂNG TÌNH CẢM

HẬU QUẢ LÀ SỰ XÁO TRỘN TRONG TÌNH CẢM:

•Rối loạn âu lo ở mức cao (nhiều dạng)


•Hạn chế trong việc điều chỉnh hành vi và tình cảm với
sự thay đổi nhỏ của môi trường và thói quen
•Cứng nhắc trong các kiểu tương tác
•Giới hạn trong tương tác, thực hiện, chú ý
•Ít có trạng thái ức chế
•Hung hăng, hành vi ám ảnh cưỡng chế, hành vi rập
khuôn
•Trầm cảm
ASD – chẩn đoán

Không có kiểm tra về y tế hoặc thí nghiệm, chẩn đoán


được tiến hành lâm sàng=> quan trọng làm việc theo
nhóm

Giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn hiển thị, có căn cứ và ổn


định.

Trung bình là 4 tuổi


CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán tự kỷ đòi hỏi một quá trình rõ ràng và


phức tạp hướng đến việc xác định xem những
hành vi xuất hiện ở trẻ có đáp ứng với những tiêu
chí chẩn đoán quốc tế hay không.

Khi tu thập những dữ liệu cần thiết cho việc chẩn


đoán và đánh giá thì cần phải tham khảo nhiều
nguồn thông tin: điều đặc biệt quan trọng là phải
có được những dữ liệu đáng tin về hành vi của trẻ
trong những môi trường khác nhau (ở nhà, ở
trường, trong các hoạt động giải trí).
CHẨN ĐOÁN

Quá trình chẩn đoán phải tiến hành nhiều buổi gặp
gỡ quan sát.

Chẩn đoán phải được thực hiện bởi một nhóm,


gồm có:
-Bác sĩ, thường là bác sĩ tâm thần
-Nhà tâm lý học
-Chuyên gia trị liệu thần kinh-vận động
-Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ,
-Nhà giáo dục.
TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders by


American Psychiatric Association – 2000 - Washington DC

Pervasive Development Disorders (PDD)

Autistic Disorder (299.00 DSM-IV)


Asperger’s Disorder (299.80 DSM-IV)
Rett’s Disorder (299.80 DSM-IV)
Childhood Disintegrative Disorder (299.10 DSM-IV)
PDD-NOS (299.80 DSM-IV)
DSM-IV

Rối loạn tự kỷ:

1.Có sự khiếm khuyết về chất trong tương tác xã hội

2.Có sự khiếm khuyết về chất trong giao tiếp

3.Có sự giới hạn, lặp đi lặp lại và rập khuôn trong hành vi,
hứng thú/sở thích và các hoạt động.
DSM-IV

A. Tất cả có 06 (hoặc hơn) các mục trong (1), (2), và (3), cùng
với ít nhất 02 trong (1), và 01 cho mỗi phần (2) và (3):
1. Sự hạn chế về chất trong tương tác xã hội được thể hiện ở ít nhất
hai ý sau :
a. Có sự khiếm khuyết đáng kể trong việc sử dụng các hành vi
phi lời nói như ánh mắy, nét mặt, tư thế, cử chỉ để kiểm
soát tương tác xã hội.

b. Thất bại trong việc phát triểm mối quan hệ với bạn bè cùng
tuổi phù hợp với mức độ phát triển.

c. thiếu sự tự phát/tự nhiên trong việc tìm kiếm và chia sẻ niềm


vui, hứng thú hoặc thành tích với người khác (ví dụ, thiếu
việc đưa ra, đem đến hoặc chỉ vào những sự vật mà trẻ
thích).
d. Thiếu đi sự trao đổi qua lại về xã hội hoặc tình cảm.
DSM-IV

2. Sự hạn chế về chất trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất 1 trong
các ý sau:
a. chậm, hoặc thiếu hoàn toàn sự phát triển lời nói (không
ằng cách thay đổi phương thức giao kèm theo một nỗ lực nào
để bù đắp tiếp như dùng cử chỉ điệu bộ).

b. các cá thể, về ngôn ngữ, có sự khiếm khuyết đáng kể


trong năng lực bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện với người
khác.
c. Sử dụng ngôn ngữ rập khuôn, lặp đi lặp lại hoặc sử dụng
ngôn ngữ riêng.

d. thiếu sự đa dạng, tự phát, chơi giả bộ hoặc chơi bắt


chước xã hội phù hợp với lứa tuổi.
DSM-IV
3. Có sự giới hạn, lặp đi lặp lại và rập khuôn trong hành vi,
hứng thú/sở thích và các hoạt động thể hiện ít nhất 01 trong
các ý dưới đây:

a. thể hiện sự quan tâm/hứng thú đến 1 hoặc một số kiểu


hành vi rập khuôn và hạn chế đến mức bất thường về cường
độ hoặc về mức độ chú ý.

b. Dường như không tuân thủ chặt chẽ các thói quen hoặc
trình tự/lịch trình, nghi thức cụ thể.

c. Các khuôn mẫu vận động rập khuôn và lặp đi lặp lại (ví
dụ: tay hoặc ngón tay vỗ hoặc xoắn, hoặc chuyển động toàn
cơ thể).
d. Sự quan tâm/bận tâm liên tục tới các bộ phận của một đối
tượng.
DSM-IV

B. Chậm trễ hoặc bất thường chức năng ở ít nhất 1 trong


các lĩnh vực sau đây, và xuất hiện trước 3 tuổi: (1) tương
tác xã hội, (2) ngôn ngữ dùng trong giao tiếp xã hội, hoặc
(3) chơi ký hiệu hóa hoặc chơi tưởng tượng.

C. Rối loạn này không nằm ở trẻ có Rối loạn Rett hoặc
Rối loạn tan rã ấu thơ.
https://youtu.be/3w1c4sF4ZTg
DSM-V

MỚI – 2013
Trong DSM-5, ‘rối loạn phổ tự kỷ’ (ASDs), được gộp vào trong nhóm
“các rối loạn phát triển thần kinh”.

DSM-5 đã thay thế 4 nhóm nhỏ này (rối loạn tự kỷ, Asperger, rối loạn
phần ra ấu thơ và rối loạn phát triển không đặc hiệu/PDD-NOS)
bằng một chẩn đoán trọng tâm “rối loạn phổ tự kỷ’ (ASD).  Thay vì
tạo ra sự phân tách giữa các nhóm nhỏ thì DSM-5 có những tiêu chí
chẩn đoán ASD cụ thể hóa thành 3 mức độ nghiêm trong của triệu
chứng và mức độ của những hỗ trợ cần thiết.

Trong DSM-5 hiện tại có 2 loại dấu hiệu: :


a. “Khiếm khuyết giao tiếp xã hội’ (kết hợp giữa vấn đề về xã
hội và giao tiếp); và
b. Các hành vi rập khuôn/lặp đi lặp lại.
Các triệu chứng phải được thể hiện trong giai đoạn sớm của ấu
thơ nhưng lại không rõ ràng cho đến khi đòi hỏi xã hội vượt quá
năng lực hạn chế”.
Xem DSM-V đính kèm
https://youtu.be/nG-255E366g
CÁC HÀNH VI ĐIỂN HÌNH

Hành vi điển hình không được đưa vào trong tiêu chí chẩn đoán :

- Có phản ứng bất thường với các kích thích vào giác quan

- Hành vi tự hủy hoại/tự xâm hại.

- Có các kỹ năng bất thường/kỳ dị

- 50% trường hợp bị Chậm phát triển trí tuệ

- Động kinh có tỉ lệ 30-40%.


CÔNG CỤ CHẨN ĐOÁN

Công cụ phổ biến nhất ở tầm quốc tế:

Childhood Autism Rating Scale (CARS) – (Schopler et al.,


1988)
& Steven R. Love, Ph.D.
Thang đo mức độ tự kỷ ở trẻ em (The Childhood Autism Rating
Scale (CARS) giúp nhận diện được trẻ em (từ 2 tuổi trở lên) bị tự
kỷ đặc biệt là có sự phân biệt chúng với những đứa trẻ có khuyết
tật phát triển khác, không phải là tự kỷ. Hơn nữa, công cụ này
cũng phân biệt được các mức độ tự kỷ từ nhẹ đến trung bình và
nặng. Vì ngắn gọn nên nó là một công cụ hữu ích để nhận diện và
phân loại trẻ tự kỷ. Hiện nay CARS2 được mở rộng các giá trị lâm
sàng, giúp đáp ứng tốt hơn với những trẻ “chức năng cao” của
phổ tự kỷ - những trẻ này có điểm IQ trung bình hoặc cao, có kỹ
năng nói tốt hơn và ít hạn chế hơn trong hành vi xã hội
CARS

Lợi ích
Giúp nhận diện trẻ tự kỷ và mức độ nghiêm trọng của các dấu
hiệu thông qua đánh giá định lượng bằng việc quan sát trực tiếp.

Tuổi
2 tuổi trở lên

Thời gian thực hiện 5-10 phút

Cách sử dụng
Nhà lâm sàng sẽ đánh giá từng cá nhân trên mỗi mục, sử dụng
thang 4 mức độ. Việc xếp hạng không chỉ dựa vào tần số xuất
hiện của hành vi mà còn cả trong cường độ, tính chất đặc thù và
thời lượng xuất hiện. Mặc dù hướng tiếp cận của công cụ này
cho bạn sự mềm dẻo, linh hoạt hơn trong việc phối hợp các
thông tin chẩn đoán nhưng nó vẫn còn là kết quả định lượng.
CARS
CARS2 gồm có 15 items/mục liên quan đến các lĩnh vực chức năng sau:
Liên quan đến con người
Bắt chước; Hiểu Tình cảm-Xã hội
Đáp ứng tình cảm; Thể hiện tình cảm; và Quản lý tình cảm/cảm xúc
Sử dụng cơ thể
Sử dụng đồ vật; sử dụng đồ vật trong trò chơi,
Thích nghi với sự điều chỉnh.
Những phản ứng với các kích thích vào giác quan
Phản ứng thị giác
Phản ứng thính giác
Phản ứng vị giác, khứu giác và xúc giác; Sợ và Lo âu
Giao tiếp
Giao tiếp có lời
Giao tiếp không lời
Mức độ hoạt động
Kỹ năng tư duy/phối hợp nhận thức
Mức độ và sự ổn định của phản ứng trí tuệ
Nhận xét chung
CARS
ADOS

Autism Diagnostic Observation Schedule (ADOS-2) -


Catherine Lord, Michael Rutter et ot. - 2013
Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ (ADOS) là một công cụ quan
sát được công nhận để dùng cho việc chẩn đoán tần suất rối
loạn phổ tự kỷ.
Sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, và cho cả người
lớn.

Đây là một công cụ quan sát có hệ thống, đòi hỏi phả được đào
tạo chuyên sâu để thực hiện và giải thích kết quả. Nó là một
phần của đánh giá toàn diện và cần phải được sử dụng cùng
với các công cụ đánh giá khác và cha mẹ/người chăm sóc sẽ
được phỏng vấn trong qua trình test ASD. Công cụ này được
sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu, chuyên khoa.
Hiện nay, ADOS được xem là “tiêu chuẩn vàng” của các
phương pháp quan sát ADS. 
ADOS

Có 4 mô-đun phụ thuộc vào tuổi và mức độ phát triển ngôn ngữ
(được xếp hạng tự trẻ chưa có lời nói đến trẻ có lời nói mạch lạc như
người lớn) của người được quan sát.
CÁc hoạt động và vật dụng đặc biệt được sử dụng để tạo ra các tình
huống xã hội có sắp đặt và không sắp đặt hoặc là những “áp lực/sự
thúc đẩy”. Người quan sát sẽ đánh giá cả những quan hệ xã hội, giao
tiếp, hành vi tự phát và có sự khơi gợi xuất hiện trong suốt quá trình
thực hiện ADOS. 
ADOS có thể được giải thích cặn kẽ hoặc sơ sài do chuyên gia đánh
giá có chuyên môn cao trong lĩnh vực ADS hoặc được đào tạo ADOS
chuyên sâu. 
ADOS thường được sử dụng cùng với Autism Diagnostic Interview –
Revised (ADI-R).
Tuổi
Cho trẻ có tuổi tâm lý ít nhất từ 12 tháng đến người trưởng thành
Thời gian thực hiện
40-60 thực hiện trực tiếp
ADOS
ADI-R

Autism Diagnostic Interview-Revised - Michael Rutter,


Anne Le Couteur, Catherine Lord – 2003

ADI–R giúp đánh giá chính xác những cá nhân bị nghi ngờ tự
kỷ hoặc rối loạn phổ tự kỷ. Kết quả có thể hỗ trợ để ra quyết
định chẩn đoán, hỗ trợ cho việc phân hóa tự kỷ với những rối
loạn khác và cung cấp cơ sở thực tiễn có giá trị cho việc lập
kế hoạch và giáo dục trẻ.
ADI-R đã được chứng minh là có hiệu quả đặc biệt trong việc
đánh giá các ranh giới của hội chứng, xác định các phân
nhóm mới, định lượng triệu chứng Tự kỷ và xác định nhu cầu
lâm sàng của các nhóm, trong đó có tỷ lệ cao người có rối
loạn phổ tự kỷ là những người bị suy yếu nghiêm trọng về
ngôn ngữ.
ADI-R

Cách sử dụng
Để tiến hành ADI–R, nhà lâm sàng có kinh nghiệm phỏng vấn cha mẹ
hoặc người chăm sóc, những người biết về tiền sử phát triển và các hành
vi hiện tại của người được đánh giá và sử dụng quy trình chuẩn để mã hóa
các câu trả lời.
Cuộc phỏng vấn được dùng để đánh giá trẻ và người lớn miễn là tuổi tâm
lý của họ là 2 tuổi và hơn.

Vì ADI–R là một cuộc phỏng vấn hơn là một bài trắc nghiệm, và vì nó tập
trung vào hành vi hiếm gặp, ít tác động đến cá nhân nên nó cung cấp kết
quả mang tính phân loại/xếp loại hơn là mức độ hoặc chuẩn.
ADI-R
CÁC CÔNG CỤ CHỨC NĂNG

Các công cụ đánh giá năng lực, là các kỹ năng và sự


thiếu hụt của trẻ em tự kỷ và vì vậy nó giúp lập kế hoạch
giáo dục.
PEP-3

Psychoeducational Profile: Third Edition - Eric Schopler, Margaret D.


Lansing, Robert J. Reichler, Lee M. Marcus – 2006

Phiên bản thứ 3 của Hồ sơ Tâm lý-Giáo dục (PEP-3) cho phép đánh giá
được kỹ năng và hành vi của trẻ tự kỷ và khuyết tật giao tiếp, những đứa trẻ
có tuổi phát triển từ 6 tháng đến 7 tuổi.

Cách sử dụng
Hồ sơ kết quả của PEP-3 là các biểu đồ phát triển không đồng đều, làm nổi
bật các kỹ năng và các đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ. Tiến hành cho từng cá
nhân trong khoảng từ 40-90 phút, PEP-3 thỏa mãn nhu cầu về một công cụ
đánh giá hỗ trợ cho việc lập chương trình giáo dục cho trẻ 2-12 tuổi.
PEP-3

PEP-3 gồm có
1 bản Báo cáo của người chăm sóc dành cho cha mẹ/người chăm sóc xác định
mức độ phát triển của trẻ so với trẻ bình thường. Bản báo cáo này có 3 mục:
Vấn đề về Hành vi, Tự chăm sóc và Hành vi thích nghi/Thích ứng.
Bộ đồ dùng gồm có tất cả các đồ chơi và vật dụng cần thiết để tiến hành.

Các lĩnh vực và Hình thức


Nhận thức có ngôn ngữ/tiền ngôn ngữ
Ngôn ngữ tiếp nhận
Vận động thô
Diễn đạt cảm xúc
Tương tác xã hội
Ngôn ngữ diễn đạt
Vận động tinh
Bắt chước vận động-thị giác
Đặc điểm hành vi vận động
Đặc điểm hành vi ngôn ngữ
PEP-3
VINELAND-2

Vineland Adaptive Behavior Scales, Second Edition -


Sara S. Sparrow, Domenic V. Cicchetti, David A. Balla –
2005

Vineland-II đo kỹ năng xã hội và nhân cách của các cá nhân


từ khi sinh đến trưởng thành.  Vì hành vi thích ứng đề cập
đến hoạt động điển hình của các cá nhân hàng ngày đòi hỏi
sự phát triển tương ứng về lĩnh vực xã hội và nhân cách
nên thang đo này đánh giá những gì mà cá nhân thực sự
làm được.
Để xác định mức độ phát triển hành vi thích ứng của một cá
nhân, những người gần gũi, quen thuộc với cá nhân được
yêu cầu mô tả những hoạt động của cá nhân ấy. Những
hoạt động này sau đó được so sánh với những người khác
cùng tuổi để xác định được lĩnh vực nào có mức phát triển
tring bình, trên trung bình hay cần sự hỗ trợ đặc biệt.
VINELAND-2

Tổng quát
Đo hành vi thích ứng

Quãng tuổi
từ khi sinh -90

Thời gian hoàn thành


20-60 phút – Phỏng vấn và Mẫu đánh giá của Phụ
huynh/Người chăm sóc
VINELAND-2
CÁCH TRỊ LIỆU

SỚM VÀ CHUYÊN SÂU/TẬP TRUNG CAO

1. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


2. GIÁO DỤC
3. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
4.Y TẾ
CAN THIỆP

Chăm sóc toàn diện:

PHỤC HỒI GIÁO DỤC


Phát triển và điều hòa Tạo điều kiện thích ứng
chức năng tâm lý thần kinh môi trường cho chủ thể
ĐIỀU TRỊ

GIÁO DỤC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Không có phương thức trị liệu đơn lẻ

Các lĩnh vực


NGÔN NGỮ (bằng lời nói hoặc cách khác)
TƯƠNG TÁC – TÌNH CẢM/CẢM XÚC (và trò chơi)
HÀNH VI (và điều hành thực hành)

Đa dạng (ABA, Floortime, TEACCH, lao động trị liệu,


ngôn ngữ trị liệu, A.A.C., trị liệu nhận thức cảm tính/cảm
giác, ...)
HƯỚNG TIẾP CẬN

Tự kỷ là một sối loạn phát triển được xác định về sinh học:
dẫn đến sự bất thường trong chức năng tâm lý ảnh hưởng đến
tất cả các phương diện trong cuộc sống của chủ thể
Mục đích của dự án trị liệu lâu dài là thúc đẩy sự thích nghi
với môi trường của chủ thể, tốt nhất theo đặc điểm của họ.
Điều này đảm bảo được chất lượng tốt cho cuộc sống cua3
chủ thể và gia đình.
Không có một hướng can thiệp nào có thể tốt cho mọi trẻ tự
kỷ:
♦ Không có cách can thiệp hiệu quả cho mọi độ tuổi;
♦ không có cách can thiệp nào có thể đáp ứng trực tiếp và
gián tiếp tất cả các nhu cầu đa dạng của người tự kỷ.
HÀNH VI

Phân tích hành vi (Behavior Analysis) là việc nghiên cứu về


hành vi, sự thay đổi của hành vi và những yếu tố tác động đến
sự thay đổi này.
Phân tích hành vi tập trung vào nguyên tắc giải thích việc học
diễn ra như thế nào. Cũng cố tích cực là một trong những
nguyên tắc này. Khi hành vi kèm sau đó là phần thưởng thì
hành vi đó có khả năng lặp lại nhiều hơn. Qua nhiều thập niên
nghiên cứu, lĩnh vực phân tích hành vi đã phát triển nhiều kỹ
thuật để tăng hành vi có ích và giảm các hành vi gây hại hoặc
làm nhiễu việc học.
Phân tích hành vi ứng dụng (A.B.A.) là việc sử dụng những kỹ
thuật và nguyên tắc này để mang lại những thay đổi tích cực và
ý nghĩa cho hành vi.
https://youtu.be/Lbins7IVf4Y?t=31
HÀNH VI

Dr. Lovaas, là người đầu tiên sử dụng cách tiếp cận này, đã
đề xuất 40 giờ trị liệu 1 tuần. Từng phiên trị liệu mang đến
một loạt các phép thử mang tính cấu trúc chặt chẽ. Phép thử là
sự kiện cần học, trong đó trẻ được kích thích và đáp ứng theo
những yêu cầu cụ thể hoặc “stimulus".
HÀNH VI

Trong những năm 1960, Dr. Eric Schopler phát mình ra mô


hình TEACCH, một hệ thống phức tạp để can thiệp cho trẻ
tự kỷ. TEACCH bao gồm phần chẩn đoán, hướng dẫn và hỗ
trợ phụ huynh, can thiệp theo nhóm tham vấn cá nhân.

https://youtu.be/wmxsh3e3qW4
THUYẾT HÀNH VI MỚI

Một vài năm gần đây, người ta nhận ra rằng những chương
trình mang tính cấu trúc quá chặt chẽ chứa nhiều vấn đề về sự
“khái quát” kỹ năng học được ngoài môi trường trường học.
Hơn nữa, người ta cũng nhận ra rằng trẻ tự kỷ có thể học
nhiều hơn trong môi trường tự nhiên, theo cách học ngẫu
nhiên/tình cờ.

Do đó, gần đây đã có xu hướng sử dụng mô hình A.B.A được


lồng ghép vào trong môi trường “tự nhiên” của đứa trẻ (gia
đình, trường học, các hoạt động vui chơi giải trí).

Hướng tiếp cận này còn được gọi là can thiệp theo thuyết
hành vi mới (neo-behavioral interventions).
TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN

Tiếp cận phát triển (hay tương tác/tác động qua lại) chỉ
định sự quan trọng của lĩnh vực tình cảm và mối quan hệ
để nhận ra hành động của trẻ. Theo quan điểm này thì
việc can thiệp được đặc trưng là sự can thiệp “lấy ter3 làm
trung tâm” để thúc đẩy sự thể hiện tự do, sự chủ động, sự
tham gia của chính đứa trẻ. Môi trường không chi được
hình thành như là một không gian vật chất mà trong đó có
thực hiện các chương trình can thiệp theo nguyên tắc của
A.B.A mà còn tự mang giá trị “trị liệu”. Vai trò của người
vận hành dự án trở nên quan trọng không chỉ trong việc
“luyện tập” có sự quản lý mà còn trong cách thức cư xử
và mối liên hệ của họ.
TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN

Mô hình Denver - University of Colorado – Dr. Sally


Rogers

https://youtu.be/959B_Dxf1No
TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN

The Developmental, Individual Difference, Relationship-


Based Model of Intervention (DIR) – George Washington
University - Dr. Stanley Greenspan

Những khác biệt trong phát triển giữa các cá nhân, Mô hình
can thiệp dựa trên mối quan hệ (DIR)

https://youtu.be/k6x8nvi9Y_U
về chế độ ăn uống

Những chứng cứ khoa học:


• Một số trẻ tự kỷ có trục trặc với một số loại thực
phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi, nhận thức
và thể chất của chúng.
• Thức ăn có tác động trực tiếp đến ruột, tình trạng
viêm ruột và khả năng tiêu hóa và quay lại ảnh hưởng
đến sinh lý và chức năng của não bộ.
• Sự thiếu dinh dưỡng rất phổ biến ở trẻ tự kỷ
• Những vấn đề về đường ruột cũng rất phổ biến, như
là sự không đầy đủ chức năng của enzym tiêu hóa.
về chế độ ăn uống

• Chức năng tiêu hóa, giải độc và miễn dịch thường xuyên
bị tổn thương.
• Thường có sự tăng quá mức nấm candida.

Sự can thiệp vào chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến những
rối loạn này đã thấy ở người tự kỷ.
Ruột được xem là “bộ não thứ hai” và “mối liên hệ não-ruột”
đã từng được nghiên cứu ở người tự kỷ.
Việc chữa bệnh từ ruột đã có những tác động tích cực lên
não. Giải quyết vấn đề tăng hấp thu chất dinh dưỡng.

Tránh những thực phẩm làm tăng viêm (gluten, casein và các
chất khác) để hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa và miễn dịch.
THỰC PHẨM CHỨA
GLUTEN VÀ LACTOSE
SỰ CAN THIỆP Y TẾ

Không có thuốc chữa khỏi bệnh tự kỷ, nhưng có thể


điều trị một số triệu chứng chính hoặc các bệnh đi
kèm của nó:

• Tăng động
• Hung hăng
• Lo âu
• Trầm cảm
INTERVENTION PROPOSAL

CHẨN ĐOÁN SỚM: LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG Xác định


trong lĩnh vực y khoa, nó phân tích chức năng tâm lý thần kinh, năng
lực tương tác, kỹ năng xã hội và giao tiếp, mô tả nét đặc trưng trong
hồ sơ của chủ thể.
CAN THIỆP Y SINH HỌC BIOMEDICAL INTERVENTION: tìm
kiếm những nguyên nhân mang tính hệ thống trước đây và hiện tại,
thường bị bỏ qua ở những bệnh nhân này.

CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG: rút ra từ đánh giá chức
năng và là dự án cá nhân. Liên quan đến các liệu pháp ngôn ngữ,
liệu pháp hoạt động, liệu pháp tâm lý-vận động etc.. Phát triển và
điều hòa các chức năng tâm lý thần kinh chuyên biệt (cử chỉ điệu bộ,
ngôn ngữ, …)

HỖ TRỢ TÂM LÝ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN


INTERVENTION PROPOSAL
ĐIỀU TRỊ BẰNG GIÁO DỤC
-Thúc đẩy sự thích nghi với môi trường của chủ thể
-Tạo nên sự tích cực cho trẻ trên nền môi trường phát triển
các kỹ năng độc lập, tự chủ và kỹ năng xã hội.

CAN THIỆP SỰ HÒA NHẬP HỌC ĐƯỜNG VÀ XÃ HỘI


CHO TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (GIẢI TRÍ)

NHỮNG DỰ ÁN HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO NGƯỜI LỚN

TƯ VẤN CHO CÁC TRƯỜNG HỌC, TRUNG TÂM, HỌC


VIỆN

ĐÀO TẠO (GIÁO VIÊN, GIA ĐÌNH, NGƯỜI LÀM


CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG….)
DỰ BÁO

Trẻ tự kỷ sẽ lớn lên cùng với những rối loạn mà chúng mắc
phải mặc dù những kỹ năng mới vẫn được tiếp thu theo thời
gian. Tuy nhiên, những kỹ năng này được “định hình” bằng
và trên các rối loạn cơ bản và sẽ vẫn có một màu sắc của tự
kỷ.
Dự báo ở tất cả các độ tuổi đều chịu sự ảnh hưởng mạnh nhất
từ mức độ phát triển nhận thức, điều vẫn dường như là chỉ
báo rõ rệt nhất cho sự phát triển trong tương lai.

Những trẻ em có sự phát triển ngôn ngữ trong vòng 5 năm


dường như có dự báo tốt hơn. Nhưng ngôn ngữ vẫn chịu sự
ảnh hưởng lớn từ mức độ phát triển nhận thức.
DỰ BÁO

Nhìn chung, sự lan tỏa của bộ ba dấu hiệu và sự mãn tính của
căn bệnh này thường định hướng cho tình trạng khuyết tật ở
tuổi trưởng thành, với sự hạn chế nghiêm trọng của cuộc sống
xã hội độc lập tự chủ.

Hiện tại có một tỉ lệ cao (60% - 90%) trẻ khuyết tật sẽ trở
thành người lớn phụ thuộc và tiếp tục cần được chăm sóc trong
cuộc đời.

Một số người tự kỷ ít hơn rất nhiều (15-20%) có thể sống và


làm việc trong cộng đồng, với mức độ độc lập khác nhau.

Một số người tự kỷ có thể sống một cuộc sống bình thường


hoặc gần như bình thường.

You might also like