You are on page 1of 5

Tâm lý học lâm sàng

Kịch bản: (đóng kịch – dẫn dắt vào buổi tham vấn)
Lời dẫn: A là con gái duy nhất trong gia đình có bố mẹ ly hôn. Hiện tại, em
đang sống với bố và bà nội. Khi A lên lớp 5, bố em có sống cùng người vợ mới
nhưng được 1 năm, người vợ này không có tình cảm với em, bố em ly hôn. Bố
A là người trầm tính, ít nói nên mỗi ngày 2 bố con chỉ nói với nhau vài câu. Còn
mẹ của em tái hôn với một người đàn ông khác và đã sinh được 2 người con.
Mẹ A cũng ít có thời gian quan tâm em. Tuy nhiên, hiện tại mối quan hệ của
em với bố mẹ cũng có những chuyển biến tích cực. Em vẫn có thể nói chuyện
với bố mẹ. Ngoài ra, A sống cùng nhà với bà nội nhưng bà thường đem lại sự
khó chịu cho em. Mối quan hệ giữa em và bà có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra:

(Hoàn cảnh: Thân chủ đang ngồi chat với bạn, bà nhìn thấy và mắng)

- Bà nội A: Mày lớn rồi mà không biết làm gì, không biết phụ giúp ai à?
- A: (buồn bã, cúi mặt xuống)
- Bà nội A: (tiếp tục mắng): mày phải theo bố đi làm đi chứ, cả ngày ở nhà
chat chit với bạn mà không biết chán à?
- A: Nhưng..... cháu... cháu thấy công việc may túi đấy không hợp với
cháu.
- Bà nội A: có gì mà không hợp, không làm được.
- A: Cháu... cháu thấy mình không khéo tay để làm được việc đó.
- Bà nội A: làm rồi sẽ quen hết, đừng lấy lý do để trốn tránh.
- A: (khó chịu, tức giận khi bị bà mắng – đi về phòng và lấy dao rạch tay
để xả cơn tức giận)
- Bà nội A: Tao nói thế mà mày bỏ về phòng không thèm nghe à? Mày
vùng vằng, giận dỗi với ai. Tao ko dạy được mày nữa rồi đúng không?

Lời dẫn: Mâu thuẫn với bà thường xuyên khiến A không dành tình cảm yêu quý
cho bà. Sống cùng bà nhưng em không nhận được sự cảm thông và chia sẻ từ bà
mà thường phải né tránh, sợ sệt rằng mình làm điều gì không hài lòng rồi bà
mắng. Nhiều ngày như vậy, tâm trạng ức chế bị dồn nén em không biết ứng xử
thế nào, đã có lần em tìm dụng cụ tự làm hại bản thân để xả cơn tức giận. Mối
quan hệ của em với bà có rất nhiều mâu thuẫn – đây cũng là một trong những
khó khăn tâm lý của em. Một thời gian sau A được mẹ đưa đến gặp nhà tham
vấn.

(Sau đây là buổi tham vấn thứ 2 của NTV với TC)

Tham vấn

Buổi 4: Giúp thân chủ cải thiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh (cụ
thể là cải thiện mối quan hệ với bà nội)

* Bước 1: Gặp gỡ

NTV: Chào em, mời em ngồi (chỉ chỗ ngồi, nét mặt tươi)

TC: Em chào cô (ngồi xuống chỗ NTV chỉ định)

NTV: Cô mời em uống nước. Hôm nay em đi đường có gặp trở ngại gì không ?

TC: Dạ không ạ

NTV: Buổi trước em có trao đổi giấc ngủ của rất thất thường. Hiện tại, giấc ngủ
của em đã ổn định hơn chưa?

TC: Em đang tập đi ngủ đúng giờ hơn rồi ạ

NTV: Cô thấy em đã rất cố gắng phải không, em hãy giữ tinh thần cố gắng này
của mình nhé!

TC: Vâng ạ

NTV: Vậy chúng ta cùng bước vào buổi tham vấn ngày hôm nay nhé. Theo kế
hoạch hôm nay cô và em sẽ cùng trao đổi về mối quan hệ giữa em với bà nội
TC: (đề phòng, kéo mũ xuống che nửa mặt) Vâng ạ (giọng nhỏ, sợ sệt)

* Bước 2: Thu thập thông tin vác xác định vấn đề

NTV: Em có thể cho cô biết, điều gì khiến em gặp trở ngại trong mối quan hệ
giữa em với bà nội hay không? (Kỹ năng đặt câu hỏi)

TC: Em thường xuyên mâu thuẫn với bà và em không yêu quý bà nội một chút
nào cả.

NTV: Điều gì khiến em có suy nghĩ như vậy? (Kỹ năng đặt câu hỏi)

TC: Vì bà thường xuyên mắng em, bà không bao giờ quan tâm đến cảm xúc,
suy nghĩ của em.

NTV: Khi bà mắng thì em cảm thấy như thế nào?

TC: Em thấy rất khó chịu và tức giận. Có 1 vấn đề nhưng bà lại nói rất nhiều lần

NTV: Có thể cho cô biết đó là vấn đề gì?

TC: Thứ khiến bà quan tâm tới em là đã lớn mà không làm gì. Bà muốn em đi
may túi cho quân đội cùng bố.

NTV: Vậy em có suy nghĩ gì về công việc này?

TC: Em không phù hợp để làm công việc đó, vì em không khéo tay.

NTV: Em đã từng nói suy nghĩ của mình về công việc này cho bà biết chưa?

TC: Em có nói với bà là em không phù hợp nhưng bà cho rằng em lấy lý do để
trốn tránh việc. Lúc đó bà mắng em rất thậm tệ (cúi mặt, đan tay vào nhau)

NTV: (giữ khoảng lặng 5 giây) Chắc hẳn em đã phải rất cố gắng để nói ra suy
nghĩ của mình với bà. (Kỹ năng thấu cảm)

TC: Nhưng bà không bao giờ hiểu cho em cả. Em cảm thấy rất khó chịu.
NTV: Nghe những câu em nói cô hiểu là em đang cảm thấy rất khó chịu khi cho
rằng bà không hiểu mình. (kỹ năng phản hồi – phản hồi cảm xúc)

TC: Em thấy không thoải mái mỗi khi ở nhà với bà. Vì em và bà hay bất đồng
quan điểm và có nhiều vấn đề bà hiểu nhầm em.

NTV: Em đã bao giờ trò chuyện và chia sẻ với bà về những suy nghĩ và vấn đề
mà em đang gặp phải chưa?

TC: Chưa ạ, em không muốn đem lại phiền phức cho bà. Vì sợ bà suy nghĩ
nhiều

NTV: Cô cảm thấy em là một người biết quan tâm tới bà và không muốn bà
phải suy nghĩ nhiều. Em luôn để ý tới suy nghĩ của bà . (kỹ năng thấu cảm)

TC: Em cảm ơn cô vì đã hiểu em

* Bước 3: Giải pháp

NTV: Có khi nào em nhận thấy rằng bà muốn trò chuyện và chia sẻ với em
không?

TC: Có ạ. Nhiều lần bà muốn em ngồi lại nói chuyện với bà nhưng lúc đó em
cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi nên không muốn nói chuyện với bà.

NTV: Cô thấy em đang dần hiểu rõ nguyên nhân về những vấn đề giữa em và
bà đang mâu thuẫn. Vì vậy là người trong cuộc, em là người hiểu rõ vấn đề của
mình nhất và chỉ có em mới biết được giải pháp nào phù hợp với mình.
TC: Em nghĩ là em nên ngồi lại nói chuyện và chia sẻ với bà nhiều hơn, để bà
có thể hiểu em. Cũng như em có thể hiểu bà
NTV: Vậy là em đã quyết định ngồi lại trò chuyện chia sẻ với bà.
TC: Vâng ạ.
NTV: Theo em thì khi chia sẻ với bà sẽ có lợi gì? (kỹ năng đặt câu hỏi)
TC: Em và bà sẽ hiểu nhau hơn, cả hai sẽ biết được đối phương đang gặp khó
khăn gì để có thể thấu hiểu và giúp đỡ.
* Bước 4: Giải quyết (hỗ trợ thân chủ thực hiện giải pháp)
* Bước 5: Lượng giá và kết thúc (đánh giá lại vấn đề và hẹn gặp lại)
NTV: Cô thấy đó là một suy nghĩ tốt, dường như đây là một hướng đi rất là tích
cực của em để giải quyết vấn đề này. Em cứ tiếp tục phát huy những giá trị của
mình và đi theo hướng tích cực này nhé. Buổi tham vấn hôm nay cô và em đã
ngồi chia sẻ khá là nhiều về những khó khăn trong trong mối quan của em với
bà nội. Và cô thấy rất vui khi em nhận ra được giá trị của bản thân và đưa ra
được giải pháp cho chính mình. Buổi hôm nay đã hết thời gian, sau buổi tham
vấn này em cảm thấy như thế nào?
TC: Em cảm ơn cô vì đã lắng nghe em chia sẻ, em cảm thấy rất thoải mái khi
đã tự đưa ra cho mình cách giải quyết.
NTV: Như vậy mọi thứ đang tiến triển tích cực. Hẹn em vào buổi tham vấn lần
sau nhé!! Buổi sau cô và em sẽ cùng trao đổi về ……………..
TC: Vâng ạ. Em cảm ơn cô

You might also like