You are on page 1of 4

TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

Phan Hoài Yến1, giới tính nữ, 38 tuổi, hiện đang là giám đốc địa phương (Việt Nam)
của một tập đoàn đa quốc gia chuyên về công nghệ phần mềm. Yến khá thành công
trong công việc/ sự nghiệp của mình.
Yến hiện đang sống cùng một cô con gái năm nay 14 tuổi (là học sinh khá giỏi của
một trường THCS có mức học phí khá cao) và người tình mới tại một chung cư cao
cấp tại Hà Nội. Cô mới li dị, và con gái thứ hai của cô (năm nay 6 tuổi) đang sống
cùng bố ở nhà cũ của vợ chồng cô, cách cô khoảng 2 km.
Yến đăng ký để được làm việc với nhà tâm lý với lý do: 1) Muốn giải quyết cảm xúc
và hành vi của mình, như luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, không kiểm soát
được hành vi và cảm xúc, luôn mâu thuẩn với chồng/ hay bạn tình mà không tìm được
lối thoát, có suy nghĩ tự sát, rôí loạn giấc ngủ (có khi vui vẻ thì Yến ngủ ngon, ngủ
nhiều, khi buồn chán thì Yến không ngủ được, chỉ khi sử dụng thuốc ngủ mới có thể
ngủ); 2) Xây dựng lại tích cực với mối quan hệ với bạn trai một cách tích cực.
Khi khai thác sâu hơn thông qua phỏng vấn lâm sàng, Yến chia sẻ là luôn cảm thấy
không được chồng/ bạn tình yêu thương/ thiếu an toàn (tiền bạc, chung thuỷ..) dẫn tới
việc thường xuyên làm tổn thương chồng/ hay bạn tình. Yến có thể dành hết tình yêu,
sự nồng nhiệt cho bạn tình/ hay người yêu (và Yến cũng luôn đòi hỏi người kia phải
như vậy với mình) nhưng ngay tức khắc có thể tức giận, giận dữ, chửi hay đánh đập
chồng, đuổi chồng hoặc người tình ra khỏi nhà (chính vì điều này mà Yến rất nhiều
bạn tình, đã kết hôn 2 lần nhưng lại li dị). Yến luôn muốn người khác yêu thương
mình vì sợ bị bỏ rơi, chính vì thế Yến làm mọi cách để chồng/ bạn tình nằm trong suy
nghĩ, sự chú ý của Yến (nếu vượt ra khỏi sự chú ý của Yến là cô lập tức thấy đau khổ,
dằn vặt, bực bội,…). Yến luôn có suy nghĩ tiêu cực về mọi việc, và trong tình yêu Yến
đánh giá thấp về các giá trị bản thân, thậm chí hạ thấp giá trị bản thân mình để được
yêu và níu kéo người yêu, nhưng trong các hoạt động xã hội khác thì Yến lại như một
người khác, rất mạnh mẽ, quyết đoán và khá thành công trong sự nghiệp của mình.
Trong các mối quan hệ với bạn tình/ hay chồng (thực chất khi khai thác Yến, vấn đề
Yến chia sẻ nhiều nhất là đau khổ về tình yêu và với bạn tình/ hoặc chồng), Yến
thường có những mâu thuẫn rất lớn, và ngay tập tức cảm xúc có thể dẫn tới đỉnh điểm
(tiêu cực hoặc tích cực), và dẫn tới các hành vi gây tổn hại nguy hiểm nhanh chóng,
hoặc các hành vi không được kiểm soát (như việc Yến đánh chồng, đuổi chồng ra khỏi
nhà, ném đồ đạc, đập phá, chửi), hơn thế Yến rất nhanh có bạn tình và quan hệ tình
dục một cách nhanh chóng, cuồng nhiệt với họ (Yến tâm sự đã từng làm tình ở xe hơi,
cầu thang máy, văn phòng… với bồ khi mà Yến đang có chồng). Muốn người khác
thấy, hoặc mình cảm thấy quan hệ đó không bí mật, phải có dấu ấn, không bình
thường. Yến cũng đã từng có rất nhiều lần có ý nghĩa tự sát nhưng không bao giờ dám
thực hiện vì sợ mình làm điều đó sai, không phải mình (tỉnh ngộ - từ của Yến dùng)
nhưng Yến lại có những hành vi tự huỷ hoại khác như chạy xe quá tốc độ, uống thuốc
ngủ quá liều, tự đánh vào mình … Hành vi làm dịu đau khổ. Yến thường rơi vào trạng
thái cảm xúc buồn chán, bi quan, chống rỗng và rất tiêu cực, nhưng chỉ vài ngày sau
Yến lại chia sẽ là mình đang rất vui, hạnh phúc (nhất là khi thoả mãn trong tình yêu),
các trạng thái này thường là ở mức độ rất đỉnh điểm. Ngoài ra Yến củng có những
trạng thái rất hay quên những gì đang diễn ra, có kết nối với quá khứ/ kết nối hiện tại
1
Nhân dạng của thân chủ đã được thay đổi.
và suy nghĩ về một điều gì đó (tư duy chứ không tri giác)/ hạn chế chú ý và tri giác/
ghi nhớ mà phát triển mạnh tư duy. Rất mệt mỏi khi ngồi nghe/ không chú ý, không tri
giác, khó ghi nhớ - Chống đối bằng cách khái quát hoá, hay hỏi ai đó/ Sợ những cái cụ
thể mà thích thú với cái trừu tượng (lo âu xã hội). Yến không phân rõ được sự kiện
nào ở thực tại và sự kiện nào đã xảy ra lâu rồi nhưng Yến lại khá ý thức về các hoạt
động xã hội hàng ngày. Yến nói rằng, giờ chỉ dám ở với con gái thứ nhất vì cháu lớn
rồi, có thể tự bảo vệ khi mẹ mất kiểm soát, cháu củng có thể hiểu và thông cảm cho
mẹ, làm chỗ dựa của mẹ. Cháu thứ 2 Yến không dám cho ở gần mà chỉ dám gặp con 1
tuần 1 lần vì sợ mình làm tổn thương đến con mà không biết (hiện con thứ hai đang
sống cùng bố ruột).
Yến đã đi khám và điều trị với rất nhiều nhà chuyên môn khác nhau từ khi Yến 25
tuổi. Ban đầu, Yến đến khám và điều trị bởi một bác sĩ tâm thần với chẩn đoán là rối
loạn khí sắc đơn cực giai đoạn trầm cảm. Yến đã điều trị với bác sĩ tâm thần khá lâu
(khoảng 4 – 5 năm), các triệu chứng chỉ thuyên giảm, ổn định khi sử dụng thuốc và lại
trở lại, gia tăng khi Yến không sử dụng thuốc của bác sĩ. Sau này, Yến lại làm việc với
một nhà tâm lý với chẩn đoán là rối loạn nhân cách ranh giới và được sử dụng liệu
pháp chủ yếu là nhận thức hành vi (CBT). Liệu trình làm việc của nhà tâm lý khoảng
một năm, nhưng qua nhà tâm lý thì được biết Yến thường xuyên nổi nóng với nhân
viên hành chính của trung tâm, không chấp nhận khi Yến đến trễ mà vẫn thu tiền, Yến
đòi hỏi phải gặp Yến một cách thường xuyên chứ không cần theo khung trị liệu (theo
quy định về thời gian) nếu không Yến cảm thấy không được quan tâm và chú ý … Và
sau này Yến dừng lại tiến trình trị liệu vì lý do không đủ tiền để theo đuổi trị liệu, mặc
dù nhà tâm lý trước đó có chia sẽ là đã giảm mức phí của Yến xuống thấp hơn so với
liệu trình theo quy định. Sau khi kết thúc làm việc với nhà tâm lý, Yến đi khám tại
Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia, cũng với chẩn đoán là rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên,
Yến không đồng tình với chẩn đoán này vì bác sĩ khám cho Yến quá nhanh, không hỏi
nhiều mà đã chẩn đoán và kê toa, vì vậy Yến không uống thuốc của bác sĩ này mà vẫn
sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ trước đó đã cho (Yến nói rằng thuốc của bác sĩ mới
cho quá nặng với Yến, thuốc trước đó phù hợp hơn).
Làm việc sâu hơn với nhà tâm lý, Yến kể rằng mình sinh ra và lớn lên trong một gia
đình công chức ở TP Vinh, Nghệ An, có bố là bộ đội và mẹ làm nội trợ (có buôn bán
nhỏ ở nhà), có một anh trai hơn Yến 3 tuổi. Gia đình sống trong khu tập thể bố được
cấp, căn nhà khá nhỏ. Qua một phần ký ức mà Yến còn nhớ lại được cho thấy, tuổi thơ
của Yến trôi đi rất nhiều buồn đau, mặc dù các bạn nhìn vào gia đình Yến rất hạnh
phúc, nề nếp và gia giáo. Yến kể rằng bố thường xuyên vắng nhà, mỗi khi về thường
là đánh mắng vợ con, mẹ thì chỉ ở nhà nội trợ, nhu nhược, ít nói và cũng ít gần gũi con
cái. Yến không hề cảm nhận thấy sự hiện diện, hay tình yêu thương của bố dành cho
Yến suốt nhiều năm, với mẹ Yến cũng có cảm nhận như vậy. Khoảng thời gian Yến 4-
5 tuổi (Yến không nhớ rõ), Yến lờ mờ nhận ra mình bị xâm hại tình dục bởi người bác
hàng xóm (chỉ khi làm việc với nhà trị liệu Yến mới nhận ra điều này), Bác thường
sang nhà Yến khi không có mẹ ở nhà, và dụ Yến ăn kẹo để xâm hại tình dục. Hình
thức xâm hại Yến nhớ là bác có cởi quần của bác và của Yến ra, cho dương vật của
bác vào giữa hai chân Yến, Yến không hề nhớ hành vi tiếp theo là gì. Yến nhớ lại
rằng, Yến bị bác xâm hại rất nhiều lần và mỗi lần như vậy, Yến vừa sợ hãi nhưng
cũng rất vui vẻ vì được bác cho kẹo, đây như kiểu “phần thưởng” mà Yến nhận được
nên cô rất “chờ đợi” việc bị xâm hại đó. Yến không nói điều này cho bất cứ ai. Ngoài
việc bị xâm hại tình dục khi 4-5 tuổi, Yến cũng nhớ lại mình bị một anh hàng xóm
(hơn Yến vài tuổi) khác xâm hại tình dục khi mình chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì
(hình như khoảng 10 – 12 tuổi, Yến không nhớ chính xác). Yến nói rằng, hồi đó anh
hàng xóm giống như “đại ca” của các bạn trong xóm nên nếu được anh để mắt tới thì
rất hạnh phúc và cảm giác rất thích. Chính vì vậy mà Yến đã đi chơi riêng với anh, và
bị anh này xâm hại tình dục, rất nhiều lần, và Yến mặc dù rất sợ nhưng lại thích cảm
giác đó, Yến cũng không hề nói chuyện với ai. Về cảm nhận tình dục, Yến nói rằng có
nhiều lúc (khi trưởng thành lên), Yến thèm khát cảm giác được “hiếp”, hay bị người
khác tấn công tình dục mình, cảm giác đó cứ ám ảnh Yến mặc dù Yến rất sợ hãi, khi
kể về việc mình bị xâm hại tình dục Yến không giữ được cảm xúc, cảm giác ngộp thở,
khóc và trống rỗng.
Qua khai thác, Yến cũng cho rằng hình như anh trai mình cũng có vấn đề cảm xúc
nhưng không rõ vấn đề gì. Anh trai Yến là một người học rất giỏi ngành công nghệ
thông tin, nhưng sau này khá thành công trong kinh doanh, nhất là buôn bán vàng ảo
trên online và đầu tư chứng khoán. Anh trai Yến đã li dị vợ vì cuộc sống bế tắc và
không hạnh phúc. Nhà trị liệu chưa có điều kiện đi sâu vào các vấn đề của anh trai
Yến.
Yến là cô gái thông minh, học trường chuyên (chuyên Anh) ở tỉnh, sau khi tốt nghiệp
cấp 3 thì vào học trường Đại học ngoại thương, ra trường thì vào SG làm việc một
thời gian nhưng cảm thấy không phù hợp nên lại chuyển về Hà Nội sinh sống và làm
việc (cũng là gần anh trai). Thời gian ở SG chỉ khoảng 1 năm được Yến mô tả là rất
nhàm chán, trống rỗng, cô độc và khao khát được yêu thương nhưng không thấy yêu
ai dù xung quanh Yến rất nhiều người để ý và tán tỉnh cô. Cô củng đã thử yêu, cũng
ngủ cùng nhau nhưng không cảm nhận thấy tình yêu. Sau khi về HN một thời gian,
năm 24 tuổi Yến kết hôn với một kiến trúc sư và có một cô con gái (năm nay 14 tuổi),
mặc dù vậy Yến nói rằng mình không hề yêu chồng, chỉ thấy chồng hiền lành, an toàn
và lúc đó quá cô đơn nên nghĩ kết hôn sẽ làm Yến sống tốt hơn. Yến kể rằng chồng cô
là một người hiền lành, cũng khá giỏi nhưng lại không có khát vọng, không thực sự
lãng mạn, rất thơ ơ, ham chơi điện tử nên Yến cảm thấy cuộc sống rất bế tắc, chán
chồng. Thời gian này, Yến có nhiều mối quan hệ với các chàng trai ở bên ngoài (lúc
thì người ở trong nhóm chơi xe cùng, lúc thì người bạn cũ, lúc thì với một nghệ sĩ gita
(sau này hai người mở quán chung, nhưng một thời gian anh này phải đi cai nghiện
ma tuý và ở trong trại anh được xét nghiệm bị HIV, thời điểm này Yến cũng rất khủng
hoảng vì sự kiện này, sau này Yến đi xét nghiệm thì mình âm tính với HIV nên cũng
làm Yến nguôn ngoai)…) và các mối quan hệ này đều rất cuồng nhiệt, nhưng cũng
nhanh chóng qua đi. Yến kể có những hôm quan hệ tình dục với bạn tình ở trong xe
dưới sân nhà Yến (Yến ở chung cư cùng chồng và con), lúc lại ở cầu thang máy nhà
Yến. Yến cứ cặp với bạn tình một thời gian thì lại hết cuồng nhiệt, hết yêu và cương
quyết bỏ, cảm thấy rất đau khổ, chán chường, sau đó lại cặp với người khác và cảm
xúc lại vui tươi, hạnh phúc, cuồng nhiệt. Công thức về tình yêu – cảm xúc – tình dục
của Yến cứ lặp đi lặp lại.
Kết hôn khi con gái được 5 tuổi thì Yến cương quyết li dị (mặc dù chồng không
muốn), lý do Yến li dị là gặp được một người đàn ông mà Yến nói rằng rất yêu và cảm
thấy hoà hợp nhất. Người đàn ông này cũng đã li dị hai đời vợ, đi du học ở Pháp về và
khá thành công trong nghề nghiệp. Hai người sau này kết hôn, sống với nhau giai
đoạn đầu rất hạnh phúc. Tuy nhiên, Yến không cảm thấy được tôn trọng, yêu thương
và không có nhiều niềm tin với chồng, kể cả chuyện tình yêu và tài sản. Hai vợ chồng
Yến vẫn có những mối quan hệ bên ngoài (tuy không ai biết) và cố gắng tích luỹ tài
sản riêng. Yến và chồng có cô con gái thứ hai (năm nay 6 tuổi), nhưng được một thời
gian thì hai vợ chồng li thân, rồi li dị. Sau khi li dị, Yến dọn ra chung cư sống cùng
con gái lớn, nhà cũ thì để cho chồng và con gái nhỏ ở. Một thời gian sau Yến có bạn
trai bằng tuổi, đề nghị bạn trai về sống cùng, giai đoạn đầu rất hạnh phúc nhưng chỉ
thời gian sau thì lại đau khổ, đánh nhau, làm tổn thương nhau và đuổi bạn trai ra khỏi
nhà. Thời gian gần đây đi gặp nhà tâm lý là thời điểm Yến bảo mình rất bế tắc và rất
khủng hoàng do mâu thuẫn với bạn trai.
Trong suốt nhiều thời gian làm việc với Yến, Yến nói nhiều về tình yêu, tình dục và
các công thức về tình yêu của Yến đều lặp lại theo một mẫu chung: rất cuồng nhiệt,
hạnh phúc, hết mình với tình yêu nhưng lại tột cùng đau khổ, quần quại, chán chường,
mất ngủ, tự huỷ hoại khi không có tình yêu/ hoặc chia tay. Các cuộc chia tay Yến đều
nói rằng lỗi do mình, vì mình làm tổn thương chồng hay bạn tình.
Trong đời sống tình cảm thì vậy, nhưng trong công việc Yến lại là người rất giỏi
giang, thành công. Khi tiếp xúc với người đối diện, Yến dường như là con người khác,
đầy lãng mạn, thu hút, nhiều năng lượng và làm cho người đối diện yêu mến. Yến tự
nhận mình khá thành công trong sự nghiệp của mình. Yến cũng rất chăm sóc, chiều
con cái nhưng cũng rất dễ nổi nóng, và tức giận với con, Yến nói rằng nhiều khi tức
giận phải đi ra chỗ khác không thì ý nghĩa muốn giết con xâm chiếm.

YÊU CẦU TUẦN 1:


- Trình bày hồ sơ tâm lý của Yến theo mẫu, trong đó có phân tích trường hợp.
- Đóng vai và quay clip lại.

You might also like