You are on page 1of 36

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khoa Tâm lý - Giáo dục

BÀI TẬP CUỐI KỲ


ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH TRONG
TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG HỌC

Nhóm sinh viên: Tô Quế Nga - 705614056

Đặng Thị Thu Phương - 705614069

Lớp: K70C

Học phần: Đánh giá nhân cách trong Tâm lý học trường học

Giảng viên: TS. Vũ Thị Ngọc Tú

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2023

MỤC LỤC

1
I. THÔNG TIN THÂN CHỦ 4
1. Lược sử vấn đề của thân chủ 4
2. Lược sử gia đình của thân chủ 4
3. Lược sử quá trình phát triển của thân chủ 5
4. Lược sử học vấn của thân chủ 5
5. Lược sử xã hội của thân chủ 6
6. Thông tin cần thu thập 6
7. Quan sát của chuyên viên tâm lý 7
8. Mô tả tiếp cận thân chủ 8
II. ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM 9
1. Đánh giá Tâm thần 9
2. Đánh giá Lạm dụng 11
3. Đánh giá rối nhiễu tâm lý 13
4. Tổng kết kiểm tra, đánh giá 20
III. PHÂN TÍCH VÀ CHẨN ĐOÁN 21
IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ 24
THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ 26
HỖ TRỢ PHÒNG NGỪA LẠM DỤNG 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

I. THÔNG TIN THÂN CHỦ

Thông tin về thân chủ

Tên: T.V.A

Tuổi: 13
2
Giới tính: Nữ

Lớp: 8

Số anh chị em: 5

Thứ tự sinh: Là con giữa trong gia đình

Ngày tham vấn: 26.04.2023

Lý do tham vấn: Thân chủ luôn tự ti và xấu hổ về bản thân, ám ảnh vì những
suy nghĩ tiêu cực, không dám đi học, không dám ra khỏi nhà.

1. Lược sử vấn đề của thân chủ

Thân chủ được đưa đến gặp chuyên viên tham vấn khi xuất hiện những triệu
chứng buồn bã, những triệu chứng về mất ngủ thường xuyên, sụt giảm khả năng
học tập và sụt giảm lòng tự tôn cá nhân. Trong quá khứ (2 tháng trước), trong
một lần làm việc nhóm, do bất đồng quan điểm, thân chủ làm phật lòng một bạn
nữ khác trong nhóm, tên là M. M vốn là một người hướng ngoại, có nhiều mối
quan hệ bạn bè, có tiếng nói trong lớp học. Từ lần đó, V.A bị M nói xấu, lôi kéo
một số bạn khác trong lớp cùng hùa theo cô lập, tẩy chay em, cho rằng em chơi
xấu, đâm sau lưng bạn cùng nhóm. V.A rất sợ hãi và đã phải ở nhà suốt gần 1
tháng sau đó. Sau khi được gia đình, giáo viên động viên, em mới dám tiếp tục
đi học, nhưng chính sự việc đó trở thành một nỗi ám ảnh với V.A. Em cảm thấy
buồn bã và cho rằng sự việc đó làm ảnh hưởng đến sự công nhận của mọi người
đối với em rất nhiều. Đã vậy, bạn bè xung quanh thường xuyên chê cười, chế
nhạo, khiến V.A luôn trong trạng thái tổn thương và tự dằn vặt. Em tức giận với
chính bản thân vì những nỗi sợ hãi của mình, không biết làm gì để phản kháng
và cho rằng mình là một đứa trẻ vô dụng, là gánh nặng cho gia đình vì em luôn
bị bạn bè coi thường, nói rằng em là đồ vô giá trị. V.A rất sợ phải ra ngoài
đường, đi đến lớp vì lúc nào em cũng có cảm giác mọi người sẽ nhìn em bằng
con mắt coi thường và soi mói.

2. Lược sử gia đình của thân chủ

V.A xuất thân trong một gia đình nhiều thế hệ thuộc tầng lớp trung lưu trong xã
hội. Sống cùng với thân chủ còn có cha mẹ, chú dì của em. Bố của em, T.A.M,
35 tuổi và là một tài xế xe tải. Mối quan hệ giữa thân chủ và người bố rất tốt.
Người bố luôn cố gắng, nỗ lực để mang lại hạnh phúc và cân bằng tài chính cho
gia đình. Theo lời V.A, người bố cũng là người thay thế vị trí của gia sư để giúp
đỡ em trong học tập, dạy dỗ em cách phân biệt phải trái và nâng đỡ tinh thần
cho em mỗi khi V.A buồn. V.A luôn cảm nhận được tình yêu từ người bố và
cảm thấy bản thân được chấp nhận mỗi khi tâm sự một vấn đề gì đó với bố. Tuy

3
nhiên người bố cũng rất nghiêm khắc với em, khen khi em làm đúng và trách
phạt khi em làm sai. V.A yêu thương bố nhưng cũng rất nể sợ bố.

Người mẹ của thân chủ là cô N.N.A, 30 tuổi, làm nội trợ. Thân chủ cũng có mối
quan hệ rất tốt với mẹ. Em có thể thoải mái kể với mẹ những vấn đề gặp phải
khi ở trường, vì mẹ luôn lắng nghe và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho em.
Theo lời V.A, người mẹ là người quan tâm, giúp đỡ em trong học tập và giúp đỡ
em cách tổ chức cuộc sống.

Lớn hơn V.A là 2 chị gái, lần lượt là 16, 15 tuổi. V.A có 1 em gái 7 tuổi và 1 em
trai út 5 tuổi. Mối quan hệ giữa thân chủ và anh chị em trong nhà cũng rất tốt.
Các em thường chơi với nhau mỗi khi có thời gian rảnh. V.A cũng có mối quan
hệ tốt với chú dì của em. Họ rất yêu thương V.A và dạy cho em những điều hay
lẽ phải. Nhìn chung, thân chủ có nền tảng gia đình tốt, mọi người luôn thấu hiểu
lẫn nhau.

3. Lược sử quá trình phát triển của thân chủ

Theo lời mẹ của V.A, em được sinh ra trong bệnh viện và không gặp phải bất cứ
vấn đề gì trong quá trình phát triển. Từ lúc mới sinh, V.A đã rất khỏe mạnh, 5
tháng đã biết ngồi, 9 tháng học cách đứng. Theo lời bố của V.A, em có một số
vấn đề trong quá trình học nói và chỉ mới bắt đầu nói khi em 3-4 tuổi. Thân chủ
không có vấn đề về ăn uống và ăn được thức ăn đặc từ 5 tháng tuổi. Thân chủ
không có vấn đề về giấc ngủ. Trong quá trình mang thai và sinh đẻ, mẹ của thân
chủ không hút thuốc, không uống rượu và không gặp phải bất cứ vấn đề gì về cả
thể chất lẫn tinh thần. Thân chủ chưa từng có tiền sử chấn thương vật lý và tâm
lý hay rối loạn tâm thần.

4. Lược sử học vấn của thân chủ

Theo lời bố của V.A, em là một học sinh giỏi ở lớp, luôn đạt điểm cao trong tất
cả các môn học. Cô giáo chủ nhiệm lớp 8 nơi V.A theo học nhận xét em là một
tấm gương sáng về học lực và là một đứa trẻ có đạo đức, ngoan ngoãn nhưng
khá nhút nhát, rụt rè, ít nói. Em ít khi tham gia các hoạt động tập thể của lớp.
Trong giờ học em cũng rất ít khi phát biểu trước lớp. Cô giáo nhận xét em là
một học sinh chăm chỉ, ham học của lớp. Điểm các bài kiểm tra viết của em
thường được thầy cô đánh giá tốt, đạt điểm cao, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Sau
khi vụ việc xảy ra, em gần như không dám đi học vì bị bạn bè xung quanh chê
cười, chế nhạo. Cô giáo nói, V.A thường xuyên nhận lại những lời nói đầy
khiếm nhã của các bạn như: “Cái đứa ngu dốt dám bắt nạt cái M”, “Xem con
V.A hôm nay đi học kìa chúng mày ơi”,... Thành tích học tập của em cũng sụt
giảm rõ rệt. Gia đình và giáo viên của em rất quan tâm và theo dõi sát sao V.A
trong quá trình học tập. Ở nhà, em học dưới sự kiểm soát của cha mẹ.

4
5. Lược sử xã hội của thân chủ

Trước khi vụ việc xảy ra, thân chủ được bạn bè cùng lớp nhận xét là một người
khép kín, có rất ít bạn ở trường học và rất nhút nhát, ngại nói chuyện mỗi khi
gặp người lạ. Em không có người bạn thân nào cả. V.A thường chơi với bạn bè,
bố mẹ và anh chị em của mình mỗi lúc rảnh. Em thích xem Tom & Jerry và
thường xuyên giúp đỡ mẹ, bà và dì làm việc nhà.

Sau khi xảy ra vấn đề với M ở trên lớp, V.A ngày càng lầm lì, khép kín hơn
nữa, gần như ở lì trong nhà và không dám chơi với ai nữa. Từ một đứa trẻ tích
cực, yêu đời, luôn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống, V.A trở nên buồn bã,
tức giận thậm chí với những thứ nhỏ nhặt nhất. Em bắt đầu đánh nhau với anh
chị em của mình.

6. Thông tin cần thu thập

Nhận thức/Quan điểm của thân chủ: Em cảm thấy sự tồn tại của mình là thừa
thãi, không có ích gì cho ai. Em luôn nghĩ mọi người coi thường, chế nhạo và
soi mói em mỗi khi em ra ngoài đường.

Cảm xúc/Thái độ: Em luôn buồn bã vì cảm thấy mình làm gì cũng sẽ sai và
hỏng. Chính vì luôn nghĩ bản thân vô dụng nên em bị tự kỷ ám thị, dẫn đến việc
khi làm hỏng hoặc làm không được việc gì, V.A cảm thấy rất lo lắng. Em còn
rất sợ phải đi học và ra ngoài đường.

Phỏng vấn thân chủ

Thân chủ báo cáo những vấn đề và thời gian gặp phải những vấn đề đó như sau:

“Em luôn cảm thấy buồn bã”

“Em cảm thấy sợ hãi mỗi khi các bạn nói xấu em ngay trước mặt em”

“Em cảm thấy mình là đứa vô giá trị, không còn được mọi người công nhận,
hình ảnh của em trở nên xấu đi trong mắt các bạn”

“Em không muốn ra khỏi nhà vì lúc nào cũng có cảm giác người ta nhìn chằm
chằm vào mặt em và phán xét em”

“Em lo lắng trước khi đến lớp vì không biết hôm nay các bạn sẽ làm gì mình”

Phỏng vấn phụ huynh thân chủ (bố của T.V.A)

Phụ huynh thân chủ cho biết những vấn đề thân chủ đang gặp phải như sau:

“Gần như lúc nào con tôi cũng buồn bã”

5
“Con bé lo lắng, sợ hãi với mức độ cao hơn rất nhiều so với trước đây”

“Con bé bị bạn bè chê cười, cô lập đến mức nó không dám ra khỏi nhà nhiều
nữa”

“Học lực của con tôi sụt giảm thấy rõ”

“Con bé ngủ được rất ít”

Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm thân chủ

“Đúng là có tình trạng em V.A bị em M cô lập trong lớp. Điều này bắt nguồn từ
một lần làm việc nhóm chung môn tiếng Anh, em V.A vốn học giỏi hơn nên
được làm nhóm trưởng. Em M chậm deadline và có thái độ không muốn làm
bài, đùn đẩy trách nhiệm nên bị V.A nhắc nhở và cho điểm kém. Sự việc khiến
M tức giận và cho rằng V.A thù ghét nên đâm sau lưng mình. M vốn là học sinh
có ngoại hình xinh xắn, hướng ngoại nên rất có tiếng nói trong lớp và nhiều mối
quan hệ. Từ lần đó, em M lôi kéo bạn bè cùng hội nói xấu, cô lập V.A. Các bạn
khác không chơi thân với V.A nên không rõ bản chất con người em như thế nào
nên chọn tin M. Thông qua quan sát của tôi, V.A nghỉ học rất nhiều, gần như
không đến lớp. Trước đây em vốn đã kiệm lời nay càng không nói gì, không
phát biểu. Các bạn trong lớp cố tình đi ngang qua bàn của V.A để nói xấu em
thật to trước mặt em, giấu sách vở, viết linh tinh lên bàn của em,...”

7. Quan sát của chuyên viên tâm lý

7.1. Xây dựng kế hoạch quan sát

- Thời gian quan sát: Trong 2 tuần, vào mỗi thứ 2, thứ 5, thứ 7.

- Thời điểm quan sát: Giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ,
một số tiết học.

- Phương pháp quan sát: quan sát kín đáo, quan sát gián đoạn vào từng thời
điểm khác nhau, quan sát toàn bộ, quan sát sản phẩm hoạt động.

- Cơ sở lý luận của việc lựa chọn phương pháp quan sát: Quan sát kín đáo được
tiến hành trong điều kiện tự nhiên của hoạt động, cho phép người được quan sát
không biết mình đang bị quan sát. Quan sát gián đoạn cho phép người quan sát
quan sát đối tượng trong từng giai đoạn khác nhau để điều tra sự thay đổi về
hứng thú, cảm xúc, thái độ của đối tượng. Quan sát toàn bộ mọi cử chỉ, hành vi,
thái độ cảm xúc của đối tượng để đưa ra kết luận chính xác nhất về bản chất.
Quan sát sản phẩm hoạt động cho phép người quan sát đánh giá được mức độ
ổn định tâm lý và trí tuệ của đối tượng.

7.2. Phiếu quan sát

6
PHIẾU QUAN SÁT HÀNH VI
I. THÔNG TIN CHUNG
Người thực hiện quan sát: Tô Quế Nga và Đặng Thị Thu Phương
Chức vụ: Chuyên viên tâm lý
Người được quan sát: T.V.A
Sinh năm: 2009 Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Học sinh Địa điểm: Lớp học
Thời gian: Giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ, một số tiết
học
Ngày tạo phiếu: 26/04/2023
II. KẾT QUẢ QUAN SÁT
Trong các tiết học Trong giờ ra chơi Trong tiết sinh hoạt và
chào cờ
- V.A tập trung nhìn lên - Khi bạn bè ùa ra khỏi - Tiết sinh hoạt: Giáo
bảng, chăm chú ghi lớp học, V.A vẫn ngồi viên phổ biến và phát
chép. Em không chủ nguyên tại chỗ, lủi thủi động một số hoạt động
động giơ tay phát biểu một mình, không giao tiếp tập thể. Các bạn trong
mà chỉ khi bị giáo viên với ai và cũng không bạn lớp hưởng ứng rất vui
gọi, em mới miễn cưỡng nào lại gần em bắt vẻ và nhao nhao phát
chậm chạp đứng lên. Khi chuyện. Em chỉ ngồi làm biểu, bắt cặp, lập đội
cô giáo yêu cầu thảo bài tập trong yên lặng, tập văn nghệ, diễn kịch
luận nhóm, V.A cũng chỉ hoặc nhìn các bạn chơi nhằm hưởng ứng các
im lặng ngồi tại bàn, ngoài sân mà không dám hoạt động của trường
không dám đến chỗ các đứng dậy ra tiếp xúc. Lớp trong tháng 3… Riêng
bạn để cùng làm việc và trưởng có đến hỏi han thì V.A vẫn ngồi lặng lẽ,
trao đổi bài tập, thay vào V.A chỉ trả lời một vài không giơ tay, ngồi yên
đó em lủi thủi tự làm bài câu và luôn tỏ ra sợ sệt, tại chỗ cúi gằm mặt
tập một mình hoặc vẽ cảnh giác. (V.A được xếp nhìn xuống gầm bàn,
vời linh tinh lên trang ngồi bàn đầu phía trong không biểu lộ chút cảm
vở. cùng và được ngồi một xúc nào.
- Giờ Toán chiều cùng mình sau khi em quay trở - Giờ chào cờ vào mỗi
ngày, giáo viên gọi V.A lại lớp học sau thời gian sáng thứ Hai, V.A trông
lên bảng làm bài. Em nghỉ. Thông qua quan sát, rất mệt mỏi, bơ phờ,
vẫn ngồi nguyên tại chỗ, dường như V.A đang tự giống như cả đêm hôm
giáo viên phải xuống hẳn cô lập bản thân mình và qua em đã không ngủ
chỗ em và đỡ em lên, xa lánh thế giới bên được. Em ngồi một
V.A mới chịu đứng lên. ngoài, chỉ muốn bó buộc mình ở cuối dãy, không
Nhưng em đứng loay bản thân trong một sự an chú ý đến ai và cũng
hoay trên bảng mãi mà toàn mà chính mình tạo không ai chú ý đến em.
không làm được bài, có ra. Đặc biệt, khi có nhiều Khi được yêu cầu đứng
thể thấy tay cầm phấn ánh mắt tập trung về phía lên để làm lễ chào cờ,
của em rất run. Đằng sau V.A, em có biểu hiện lo em vẫn ngồi nguyên tại
7
lưng em, có thể nghe lắng, bối rối, sợ hãi, thu chỗ. Giáo viên phải đi
thấy tiếng xì xào rất rõ: mình vào một góc và lấy xuống nhắc nhở, em
“Bài dễ thế mà cũng áo khoác trùm lên đầu. mới chịu đứng lên.
không làm được”, “Học Khi một ai đó gọi tên em
hành thế này thì chẳng hoặc em nghe thấy tên
mong thi đỗ cấp 3”,... mình trong câu chuyện
của một nhóm bạn nào
đó, em luôn giật mình và
cảnh giác rất cao).
- Giờ ra chơi chiều thứ 5
ngày 6/4/2023, có một số
bạn đi ngang qua chỗ V.A
và bảy tỏ thái độ trêu
chọc, đùa cợt, sau đó đi ra
khỏi lớp. V.A gục xuống
bàn và khóc.

8. Mô tả tiếp cận thân chủ

V.A là một học sinh khá nhẹ nhàng, thân thiện nhưng hơi nhút nhát. Em ăn mặc
gọn gàng và lịch sự. Ban đầu đến gặp chuyên viên tâm lý thì em còn e ngại. Em
nói nhỏ và giọng hơi run. Nhưng dần dần em tỏ ra rất hợp tác và chia sẻ một
cách cởi mở. Em rất tập trung và kể chi tiết về vụ việc đã khiến em ám ảnh,
cũng như về những nỗi sợ của mình. Đôi lúc nét mặt của V.A chùng xuống và
tỏ ra buồn vì không biết cách kiểm soát sự run sợ của bản thân. Em kể rất nhiều
về bố mẹ và anh chị em họ trong gia đình và đồng ý để chuyên viên tâm lý gặp
gỡ và trao đổi với bố của em.

II. ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM

Quy trình chẩn đoán tâm lý của thân chủ bao gồm đánh giá tâm thần, đánh giá
mức độ lạm dụng, đánh giá rối nhiễu tâm lý,

1. Đánh giá Tâm thần

Chẩn đoán nội dung lời nói và ý nghĩ

Thân chủ sử dụng ngôn ngữ phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu, trả lời đúng trọng tâm
tất cả các câu hỏi. Quá trình diễn đạt ngôn ngữ của thân chủ xảy ra khá chậm,
tuy nhiên các ý diễn đạt khá logic và có tính trình tự. Thân chủ nói với tông
giọng khá nghiêm túc, nói khá nhỏ. Thân chủ khá chậm trong sắp xếp các tư
duy.
8
Thân chủ nói rằng em lại cảm thấy mình vô dụng, vô giá trị. Em cho rằng mình
đang sống một cuộc sống vô định, không có mục đích sống rõ ràng, gần như
sống cho qua ngày. Các câu trả lời của thân chủ cho thấy em đang có những ý
nghĩ sai lệch.

Chẩn đoán ngôn ngữ

Khả năng tiếp nhận và thông hiểu ngôn ngữ của thân chủ khá tốt và phù hợp.
Em có thể dễ dàng nhận biết ý nghĩa của các từ “nhà”, “bầu trời”, “bóng bay”,
biết nhận biết các thông tin được chuyên viên tâm lý yêu cầu xử lí. Ngôn ngữ
nói của thân chủ rất tốt. Lúc đầu em còn nói rất nhỏ, ấp úng và ngập ngừng.
Nhưng dần dần em tỏ ra rất hợp tác và chia sẻ một cách cởi mở, gần như không
gặp bất cứ khó khăn nào khi diễn đạt và bảy tỏ bản thân.

Chẩn đoán trạng thái

Qua quan sát, chuyên viên tâm lý nhận thấy tâm trạng thân chủ lúc ban đầu đến
gặp nằm ở mức bình thường, không có biến động gì. Tuy nhiên, tâm trạng của
V.A chùng xuống rõ rệt mỗi khi giải thích cho chuyên viên tâm lý một cách chi
tiết về vụ tai nạn đã khiến em ám ảnh. Em cũng phản hồi lại với chuyên viên
rằng em cảm thấy ổn và thoải mái khi nói chuyện. Trong suốt cuộc trò chuyện,
em luôn giữ thái độ phù hợp, không biểu lộ bất kì cảm xúc quá khích nào ngoài
sự buồn bã và lo lắng đan xen lẫn nhau.

Chẩn đoán khả năng nhận thức trực quan – nhận thức thính giác

Nhận thức trực quan của thân chủ khá tốt. Em có thể đọc và hiểu ý nghĩa của
những bài kiểm tra chuyên viên cung cấp. Nhận thức thính giác của thân chủ rất
tốt. Em có thể hiểu những câu hỏi chuyên viên đặt ra một cách dễ dàng, biết
phân biệt những âm thanh xung quanh và hiểu những gì em đang nghe thấy.

Chẩn đoán khả năng vận động thô – vận động tinh

Khả năng vận động thô của thân chủ khá tốt. Em có thể đi bộ, chạy nhảy và leo
cầu thang, cũng như không gặp bất cứ khó khăn nào. Khả năng vận động tinh
của thân chủ khá tốt. Em thuận tay phải, có thể cầm bút chì đúng cách, có thể sử
dụng kéo thành thạo.

Chẩn đoán khả năng nhận thức

Thân chủ cho thấy sự phong phú trong kiến thức nền tảng. Em trả lời các câu
hỏi chuyên viên tâm lý đưa ra rõ ràng và đúng trọng tâm.

NTV: Thủ đô của Việt Nam?

TC: Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội ạ.

9
NTV: Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày nào?

TC: Ngày 2/9 ạ.

Khả năng tư duy trừu tượng của thân chủ phát triển bình thường. Em có thể
nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt giữa các cặp vật thể như quyển
sách và máy tính, con báo và con hổ. Vốn từ của thân chủ khá phong phú.

Khả năng chú ý của thân chủ phát triển khá tốt. Em luôn giữ tập trung trong suốt
quá trình và trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi, điều này cũng cho thấy sự hứng
thú của V.A đối với các bài đánh giá tâm lý.

Khả năng nhận biết thời gian – điạ điểm của thân chủ rất chính xác. Em có thể
nói bây giờ là mấy giờ, hôm nay là ngày bao nhiêu,... Em cũng nhận biết được
những người xung quanh và môi trường em đang sống. Em có thể dễ dàng trả
lời các câu hỏi mà chuyên viên tâm lý đưa ra. Thân chủ đồng thời hiểu rất rõ
hoàn cảnh hiện tại mình đang gặp phải, nhưng không biết làm thế nào để thoát
ra. Em cảm thấy lo lắng vì tự cảm nhận được bản thân đang tụt dốc về tinh thần
và kết quả học tập. Em chủ động đặt câu hỏi cho chuyên viên tâm lý.

Chẩn đoán trí nhớ

Trí nhớ ngắn hạn của thân chủ khá tốt. Em có thể nhớ và gọi tên chính xác
những vật thể trong bài kiểm tra, nhớ tên trường học và tên giáo viên chủ nhiệm
của em. Trí nhớ dài hạn của thân chủ phát triển khá tốt. Em có thể nhớ địa chỉ
nhà, ngày sinh nhật và những kỉ niệm thời thơ ấu, đặc biệt nhớ rõ vụ tai nạn đã
gây ra sự ám ảnh cho em.

2. Đánh giá Lạm dụng

2.1. Xây dựng thang đo Lạm dụng

Dựa trên những biểu hiện của 5 loại lạm dụng, xây dựng thang đo chẩn đoán
lạm dụng với 5 dấu hiệu sàng lọc. Với mỗi item, câu trả lời có thể là “Có” hoặc
“Không”.

Lạm dụng tình dục

1. Tôi bị ép xem những hình ảnh, phim và tạp chí người lớn

2. Tôi bị người khác dùng bạo lực để ép tôi quan hệ tình dục.

3. Tôi bị người khác cố tình đụng chạm vào những vùng nhạy cảm.

4. Người khác nói chuyện với tôi một cách khiêu dâm, gửi tin nhắn và email
tình dục.

10
5. Người khác cố tình phơi bày bộ phận nhạy cảm của họ trước mặt tôi.

Lạm dụng tình cảm

1. Người khác chỉ trích mọi hành vi của tôi và ép tôi phải hành động theo cách
họ muốn.

2. Tôi bị gọi bằng những cái tên xúc phạm.

3. Tôi phải chịu sự lạnh nhạt, thiếu quan tâm từ người khác.

4. Tôi bị cô lập khỏi gia đình/bạn bè/cộng đồng.

5. Tôi bị chế nhạo, đem ra làm trò cười.

Bạo lực gia đình

1. Tôi bị bắt chứng kiến hành vi bạo lực của các thành viên trong gia đình.

2. Tôi bị những người trong gia đình thường xuyên đánh đập.

3. Tôi bị lôi kéo để dùng bạo lực với các thành viên khác trong gia đình.

4. Tôi bị cô lập/bị đuổi khỏi gia đình.

5. Tôi bị lôi vào cuộc thương lượng giữa thủ phạm và các thành viên khác trong
gia đình.

Lạm dụng thân thể

1. Tôi bị đánh đập đến bầm tím.

2. Tôi bị dí tàn thuốc lá vào người hoặc gây bỏng bằng nhiều hình thức khác
nhau.

3. Tôi bị người khác dùng vật sắc nhọn đâm/chém.

4. Tôi bị người khác đe dọa dùng vũ lực.

5. Tôi bị ép uống thuốc dù tôi không có bệnh.

Bỏ bê

1. Tôi không được ăn uống đầy đủ, không có quần áo phù hợp với thời tiết để
mặc.

2. Khi ốm đau, tôi không được đi viện, uống thuốc hay tiêm phòng.

3. Tôi không có chỗ ở.

11
4. Tôi không được cho đi học tử tế.

5. Tôi không được quan tâm đến cảm xúc và sức khỏe tinh thần.

2.2. Quan sát của chuyên viên tâm lý

Sử dụng Body Check Form để kiểm tra, đánh giá những dấu hiệu lạm dụng trên
thân thể thân chủ.

Body Check Form


Tên: T.V.A Ngày: 26/04/2023 Thời gian: 14:30

X Đánh dấu vào đây nếu không có vị trí nào bị tổn thương

TỪ KHÓA

A – Vết xước da C – Vết cắt/Rách BL – Rộp R – Vết bầm


đỏ

12
ST – Rách da O – Vết thương hở BR – Bầm tím BU – Vết bỏng

B – Vết cắn (Do SO – Vết đau/Xót D – Răng bị vỡ P – Chấn


người hoặc động thương đầu
vật)

SW – Sưng tấy N – Không có gì RA – Phát ban Khác:


đáng lưu ý

Khoanh tròn 1: Kiểm tra cả người | Kiểm tra 1 phần

Nếu chỉ kiểm tra 1 phần, phần nào chưa kiểm tra? Không có phần nào chưa
kiểm tra

Mô tả tổn thương kiểm tra được: Không có tổn thương

Dự đoán nguyên nhân tổn thương: Không có tổn thương

Tổn thương có được ghi lại trong lần kiểm tra cơ thể trước không? Có |
Không

Ngày kiểm tra cơ thể trước: Kiểm tra lần đầu tiên

Học sinh có bị tổn thương vùng trên cổ không? Có | Không

Nếu có, học sinh có bị chấn thương đầu không? Có | Không

Kiểm tra Y tế tổn thương của học sinh? Có | Không

Người kiểm tra (ghi rõ): Chuyên viên tâm lý

Ngày/Giờ kiểm tra: 14:30, ngày 26/04/2023

Người ghi lại (ghi rõ): Thư ký chuyên viên tâm lý

Hình ảnh chụp tổn thương? (Lưu ý: Chỉ được chụp ảnh bằng các công cụ
chuyên dụng) Có | Không

Kết quả kiểm tra có được ghi lại trong Communication Log? Có | Không

Bình luận: Không có tổn thương, không có dấu hiệu lạm dụng thân thể, bạo lực
gia đình

Kết quả và đánh giá Y tế: Không có tổn thương

13
2.3. Kết quả sàng lọc lạm dụng

V.A trả lời “Không” ở tất cả các item của tiểu thang đo “Lạm dụng thân thể”,
“Lạm dụng tình dục”, “Bạo lực gia đình” và “Bỏ bê”. V.A trả lời “Có” ở tất cả
item của tiểu thang đo “Lạm dụng tình cảm”, trừ item đầu tiên “Người khác chỉ
trích mọi hành vi của tôi và ép tôi phải hành động theo cách họ muốn.” Như
vậy, V.A có:

- 0/5 dấu hiệu của Lạm dụng thân thể.

- 0/5 dấu hiệu của Lạm dụng tình dục.

- 0/5 dấu hiệu Bạo lực gia đình.

- 0/5 dấu hiệu của Bỏ bê.

- 4/5 dấu hiệu của Lạm dụng tình cảm, chiếm 80%.

Kết quả cho thấy V.A. đang bị lạm dụng tình cảm ở mức độ khá nghiêm trọng.
Điều này đúng với kết quả phỏng vấn và điều tra tình trạng của V.A. ở trường
học: V.A thường xuyên nhận lại những lời nhận xét đầy khiếm nhã của các bạn
như: “Cái đứa ngu dốt dám bắt nạt cái M”, “Xem con V.A hôm nay đi học kìa
chúng mày ơi”,..., bị các bạn cô lập, không chơi cùng, không quan tâm, chia sẻ
với vấn đề của em. Thông qua phỏng vấn và quá trình quan sát thân chủ của nhà
tâm lý (không có bất cứ dấu hiệu tổn thương nào như vết thâm tím, vết thương
hở, chảy máu, chấn thương,…), có thể kết luận V.A. không bị lạm dụng thân
thể, không bị lạm dụng tình dục (ở cả hai môi trường là gia đình và trường học),
không bị bỏ bê, cũng như không bị bạo lực gia đình. Em sống trong một mái ấm
hòa thuận, được bố mẹ nuôi dưỡng đàng hoàng và chu cấp đầy đủ từ vật chất
đến tinh thần. Vấn đề duy nhất V.A. gặp phải là em đang bị các bạn cùng lớp
lạm dụng tình cảm.

3. Đánh giá rối nhiễu tâm lý

3.1. Đánh giá bằng thang đo Beck Hopelessness Inventory (BHI)

Để tìm hiểu rõ hơn cấu trúc của sự thất vọng, Beck, Weissman và các cộng sự
đã xây dựng Thang đo Thất vọng Beck (BHS). Trong quá trình phát triển, Beck
đã nhóm 9 mục từ một bản kiểm kê chưa được công bố đánh giá thái độ về
tương lai và 11 mục được rút ra từ một tập hợp các tuyên bố bi quan do bệnh
nhân chẩn đoán tâm thần đưa ra. Điểm số BHS được Beck và các đồng nghiệp
cho là có mối tương quan chặt chẽ với xếp hạng lâm sàng về sự thất vọng trong
nghiên cứu kiểm chứng của họ. Thang đo BHS là một bản hỏi gồm 20 mục do
Tiến sĩ Aaron T. Beck phát triển, được thiết kế để đo lường ba khía cạnh chính
của sự tuyệt vọng: cảm xúc về tương lai, mất động lực và sự kỳ vọng. Nó đo
lường mức độ thái độ tiêu cực hay bi quan của người trả lời về tương lai. Nó có
14
thể được sử dụng như một chỉ số về nguy cơ tự tử ở những người trầm cảm đã
có ý định tự tử. Nó không được thiết kế để sử dụng như một thước đo cấu trúc
vô vọng nhưng đã được sử dụng như vậy. Dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng bài
kiểm tra với những người dưới 17 tuổi chưa được thu thập. Nó có thể được quản
lý và chấm điểm bởi các trợ lý chuyên nghiệp, nhưng chỉ được sử dụng và giải
thích bởi các chuyên gia được đào tạo lâm sàng, những người có thể sử dụng
các biện pháp can thiệp trị liệu tâm lý. Các tiêu chuẩn có sẵn cho bệnh nhân tự
tử, bệnh nhân trầm cảm và người lạm dụng ma túy.

Các mức độ
T Nội
T dung Khôn Đú R
Đún
g ng ất
g ít
đúng nhi đ
ều ú
n
g
1. Tôi nhìn về tương lai với hy vọng và nhiệt huyết. 1 2 3 4

Tôi có thể từ bỏ bởi vì không còn gì tôi có thể làm


2. 1 2 3 4
để cho cuộc sống tốt hơn.

Khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, tôi không lo lắng bởi
3. 1 2 3 4
biết rằng sự tồi tệ không thể tồn tại như thế mãi.

Tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình
4. 1 2 3 4
sẽ như thế nào trong 10 năm nữa.

5. Tôi có đủ thời gian để hoàn thành những thứ mà tôi 1 2 3 4


muốn.
Trong tương lai, tôi trông đợi gặt hái được những thành
1 2 3 4
6. công mà tôi quan tâm, yêu thích nhất.

7. Tương lai của tôi dường như rất đen tối. 1 2 3 4

Tôi tình cờ nhận được điều may mắn và tôi trông đợi
8. nhận được thêm những điều như vậy trong cuộc sống 1 2 3 4
một trạng thái bình thường.

Tôi không thể có được sự nghỉ ngơi, không có căn cứ gì


9. 1 2 3 4
để tôi có một tương lai tử tế.

Những trải nghiệm quá khứ của tôi đã chuẩn bị cho


1 1 2 3 4
tôi một tương lai tốt đẹp.
0.
Tất cả những thứ tôi thấy trước mắt chỉ là sự bất hạnh
1 1 2 3 4
hơn là hài lòng.
1.
Tôi không trông mong mình sẽ nhận được cái tôi
1 1 2 3 4
thực sự muốn.
2.
Khi tôi nhìn về tương lai phía trước, tôi trông đợi
1 1 2 3 4
rằng tôi sẽ hạnh phúc hơn tôi bây giờ.
3.
1 Mọi thứ không diễn ra như cách tôi muốn. 1 2 3 4

15
4.
1 Tôi có một niềm tin lớn vào tương lai. 1 2 3 4
5.
Tôi chưa bao giờ nhận được cái tôi muốn, vì vậy
1 1 2 3 4
thật ngu ngốc để ước muốn một thứ gì đó.
6.
Thật khó có khả năng tôi sẽ nhận được bất kỳ một sự
1 2 3 4
1 hài lòng thoải mái nào trong tương lai.
7.
1 Tương lai có vẻ mơ hồ và không chắc chắn với tôi. 1 2 3 4
8.
Tôi có thể trông chờ những khoảnh khắc tốt hơn
1 1 2 3 4
những khoảnh khắc tồi tệ.
9.
Không có ích gì khi thực sự cố gắng bởi vì tôi có thể sẽ
2 1 2 3 4
không nhận được nó.
0.

Đổi điểm các item sau: 1; 3; 5; 6; 8; 10; 13; 15; 19 theo quy tắc: 1 => 4; 4=> 1;
3 => 2; 2 => 3. Các item không đổi điểm: 2; 4; 7; 9; 11; 12; 14; 16; 17; 18; 20.

Kết quả: Thang đo đạt độ tin cậy, V.A. không mắc rối loạn tâm thần. Số điểm
tổng thang đo BHS của V.A. đạt 64 điểm, ở mức nghiêm trọng, cho thấy thân
chủ có sự tuyệt vọng về tương lai rất lớn. Những item đạt điểm 4 có thể kể đến
như: “Tôi có thể từ bỏ bởi vì không còn gì tôi có thể làm để cho cuộc sống tốt
hơn”, “Tôi không thể có được sự nghỉ ngơi, không có căn cứ gì để tôi có một
tương lai tử tế”, “ Không có ích gì khi thực sự cố gắng bởi vì tôi có thể sẽ không
nhận được nó”,... Kết quả khảo sát phù hợp với kết quả phỏng vấn, quan sát
thân chủ và những người xung quanh.

3.2. Đánh giá bằng thang DASS 21

DASS-21 (Depression Anxiety and Stress Scales) là thang đánh giá được phát
triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (University of New
South Wales), Australia. DASS-21 có thể được dùng trong tầm soát và đánh giá
mức độ trầm cảm, lo âu và stress. DASS được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh
viện và trung tâm trị liệu tâm lý. Thang là tổ hợp 3 thang tự đánh giá được thiết
kế để đo mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu cốt lõi của u sầu, lo lắng và
căng thẳng. DASS được xây dựng không dựa trên các khái niệm phân loại rối
loạn tâm lý. Có một giả thuyết (và đã được xác nhận bởi nhiều dữ liệu nghiên
cứu) là DASS được phát triển dựa trên sự khác biệt về mức độ các biểu hiện
trầm buồn, lo lắng và căng thẳng giữa mẫu bình thường và mẫu mắc các rối loạn
tâm lý. Do đó, DASS không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán lâm sàng dựa trên
các hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán như DSM và ICD.

16
Phiên bản gốc gồm 42 câu chia cho 3 thang, mỗi thang gồm 14 câu. Phiên bản
rút gọn gồm 21 câu, mỗi thang gồm 7 câu.

Kết quả:

- Điểm thang đo lo âu A: 28. Như vậy, V.A. có số điểm lo âu ở mức rất nặng.

- Điểm thang đo trầm cảm D: 20. Như vậy, V.A. số điểm trầm cảm ở mức vừa.

- Điểm thang đo stress S: 28. Như vậy, V.A. số điểm stress ở mức nặng.

3.3. Đánh giá bằng thang SDQ-25

17
SDQ-25 (Strengths and Difficulties Questionnaire-25) là bảng câu hỏi dùng để
đánh giá tình trạng sức khỏe tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi
từ 2 đến 17 tuổi. Bảng câu hỏi gồm 25 câu hỏi, chia thành năm thang đánh giá
khác nhau, bao gồm triệu chứng cảm xúc, vấn đề hành vi, vấn đề tăng động, vấn
đề bạn bè. SDQ-25 được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu về tâm lý học
trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như trong các bài đánh giá và chẩn đoán tâm
lý.

Có 5 phiên bản SDQ-25 dành cho các đối tượng khác nhau được sử dụng rộng
rãi:

- Bảng hỏi dành cho cha mẹ:

+ SDQ(P)04-10: tương ứng với nhãn PC1 (đối với trẻ em (từ 4-10 tuổi)).

+ SDQ(P)11-17: tương ứng với nhãn PY1 (đối với thanh thiếu niên (từ 11-17
tuổi)).

- Bảng hỏi tự đánh giá bản thân: SDQ(S)11-17 tương ứng với nhãn YR1 (dành
cho thanh thiếu niên (từ 11-17 tuổi)).

- Bảng hỏi dành cho giáo viên:

+ SDQ(T)04-10: tương ứng với nhãn TC1 (đối với trẻ em (từ 4-10 tuổi)).

+ SDQ(T)11-17: tương ứng với nhãn TY1 (đối với thanh thiếu niên (từ 11-17
tuổi)).

Đối với đánh giá trường hợp của V.A., sử dụng thang đo SDQ(S)11-17.

Stt Bảng câu hỏi về thuận lợi và khó khăn Không Đúng Chắc
đúng một chắn
phần đúng
1. Tôi cố gắng đối xử tốt với người khác, tôi x
quan tâm đến cảm xúc của họ.
2. Tôi bồn chồn và không thể ở yên 1 chỗ được x
lâu.
3. Tôi hay bị đau đầu, đau bụng hoặc ốm vặt. x
4. Tôi thường chia sẻ đồ của mình người khác, x
chẳng hạn như đĩa CD, đồ chơi, đồ ăn.
5. Tôi rất dễ tức giận và mất bình tĩnh. x
6. Tôi thà ở một mình còn hơn là ở với những x
người bằng tuổi tôi.
7. Tôi thường làm những điều tôi được bảo. x
18
8. Tôi lo lắng rất nhiều. x
9. Tôi luôn giúp đỡ nếu ai đó bị tổn thương, khó x
chịu hoặc cảm thấy không khỏe.
10. Tôi thường xuyên thấy bồn chồn hoặc lúng x
túng.
11. Tôi có ít nhất một người bạn tốt. x
12. Tôi hay đánh nhau. Tôi có thể khiến người x
khác làm theo những gì tôi muốn.
13. Tôi thường không vui, chán nản hoặc buồn x
phát khóc.
14. Những người cùng tuổi với tuổi tôi thường x
thích tôi.
15. Tôi rất dễ bị phân tán, mất tập trung. x
16. Tôi thấy căng thẳng khi ở trong hoàn cảnh x
mới. Tôi rất dễ mất tự tin.
17. Tôi tử tế với trẻ em nhỏ hơn mình. x
18. Tôi thường bị buộc tội nói dối hoặc gian lận. x
19. Những đứa khác hay trêu chọc, bắt nạt tôi x
20. Tôi thường tình nguyện giúp đỡ người khác x
(cha mẹ, thầy cô, những đứa trẻ/bạn/trẻ em
khác).
21. Tôi luôn nghĩ trước khi làm. x
22. Tôi hay ăn trộm ở nhà, trường học hay bất cứ x
chỗ nào.
23. Tôi hoà thuận với những người lớn tuổi hơn x
tôi hơn là những người bằng tuổi tôi.
24. Tôi có rất nhiều nỗi sợ hãi, tôi dễ cảm thấy sợ x
hãi.
25. Tôi luôn làm mọi việc từ đầu đến cuối. Tôi x
cũng khá biết chú ý.

- Ở thang triệu chứng cảm xúc: 3, 8, 13, 16, 24: V.A đạt được 10 điểm. Số điểm
này cao, V.A. có nguy cơ mắc 1 số vấn đề lâm sàng quan trọng.

- Ở thang vấn đề hành vi: 5, 7, 12, 18, 22: V.A đạt được 4 điểm. Số điểm này
đang tăng lên, có thể phản ánh một số triệu chứng lâm sàng quan trọng.

- Tổng điểm thang tăng động: 2, 10, 15, 21, 25: V.A đạt được 6 điểm. Số điểm
này đang tăng lên, có thể phản ánh một số triệu chứng lâm sàng quan trọng.

19
- Ở thang các mối quan hệ bạn bè (vấn đề đồng trang lứa): 6, 11, 14, 19, 23:
V.A đạt được 10 điểm. Số điểm này cao, V.A. có nguy cơ mắc 1 số vấn đề lâm
sàng quan trọng. Số điểm phản ánh đúng tình trạng thân chủ đang gặp phải ở
trường học, bị bạn bè lạm dụng, cô lập.

- Ở thang Hành vi ủng hộ xã hội: 1, 4, 9, 17, 20: số điểm V.A đạt được là 10. Số
điểm này gần với trung bình - những triệu chứng lâm sàng quan trọng không
chắc chắn.

Tổng điểm khó khăn SDQ được tính bằng tổng thang triệu chứng cảm xúc +
thang vấn đề hành vi + thang tăng động + thang các mối quan hệ bạn bè = 40.
Số điểm này cao, V.A có nguy cơ mắc 1 số vấn đề lâm sàng quan trọng.

4. Tổng kết kiểm tra, đánh giá

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ

Tên: T.V.A

Tuổi: 13

Giới tính: Nữ

Ngày làm báo cáo: 26.04.2023

Sau khi thực hiện kiểm tra, chẩn đoán thân chủ bằng các thang đo, có thể nhận
thấy thân chủ đang có những vấn đề sau:

- Hiện tại, thân chủ đang bị lạm dụng tình cảm khá nghiêm trọng ở trường,
khiến thân chủ rơi vào trầm cảm, thiếu sự nhìn nhận tích cực về bản thân,
thiếu đi lòng tự trọng, luôn bi quan, tuyệt vọng.

- Qua sử dụng đánh giá 2 trắc nghiệm, thấy sự liên kết giữa thang đo triệu
chứng cảm xúc của SDQ25 và thang đo Lo âu (nằm ở mức cao và rất nặng),
trong khi Stress của DASS-21 (cũng nằm ở mức cao và nặng), cho thấy thân
chủ có những biểu hiện rõ ràng về triệu chứng cảm xúc, có dấu hiệu lo lắng ở
mức rất nghiêm trọng và tình trạng căng thẳng ở mức báo động, cần có sự hỗ
trợ và can thiệp của gia đình, bạn bè và nhà trường.
- Thông qua phỏng vấn, quan sát thân chủ, giáo viên và phụ huynh, có thể kết
luận các mặt nhân cách của thân chủ: Rụt rè, hướng nội, ham học hỏi.

Kết luận: Tổng hợp kết quả thang đo cùng những thông tin thu thập được trong
quá trình quan sát và phỏng vấn, có thể thấy mức độ của vấn đề đang phát triển
theo chiều hướng nghiêm trọng, cần can thiệp và giải quyết càng sớm càng tốt.

20
III. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN HỖ TRỢ

Lạm dụng tình cảm là một hiện tượng xâm hại trẻ em, xảy ra khi một đứa trẻ
liên tục bị từ chối, cô lập hoặc đe dọa. Nó cũng bao gồm sự thù địch, gọi tên xúc
phạm, hạ thấp và lạnh nhạt dai dẳng từ một người, khiến cho đứa trẻ phải chịu
đựng tổn hại về tình cảm và tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và phát
triển của trẻ. Lạm dụng tình cảm có thể xảy ra một mình hoặc cùng với các hình
thức lạm dụng khác.

Lòng tự trọng của V.A gần như bị hủy hoại bởi M và các bạn cùng lớp. V.A vốn
là người nhút nhát, có ít bạn bè ở lớp nên khi gặp vấn đề như vậy, em hoàn toàn
không có một người bạn ở cạnh để bảo vệ và đứng về phía em. Do phải tiếp
nhận quá nhiều những lời nói xấu, coi thường và miệt thị cả về năng lực lẫn
ngoại hình, V.A càng trở nên tự ti. Sự quay lưng của các bạn trong lớp cho V.A
cảm giác hình ảnh bản thân của em đã xấu đi trong mắt mọi người, em không
còn được công nhận và yêu quý như trước. Chính vì điều này, em cảm thấy
mình vô giá trị, vô dụng và là gánh nặng của bố mẹ. Đáng lẽ ra bình thường,
V.A có thể cố gắng để hòa nhập lại cuộc sống hàng ngày nhưng chính vì bị bạn
bè lạm dụng tình cảm ở trường, thân chủ trở nên lo lắng và trầm cảm. V.A nói,
“Chỉ cần nghĩ đến việc bị các bạn nói xấu, cô lập nhưng không một ai quan tâm,
bảo vệ, cuộc sống vẫn tiếp diễn, vẫn phải làm những công việc thường ngày là
em lại cảm thấy rất sợ hãi, lo lắng vì không biết mình có làm nổi không, hay lại
bị các bạn châm chọc, trêu cười. Em thật thất bại và vô dụng”. Tổng hợp kết quả
kiểm tra, chẩn đoán thân chủ bằng các thang đo và thông tin thu thập được, có
thể nhận thấy V.A đang bị trầm cảm khá nghiêm trọng, thiếu sự nhìn nhận tích
cực về bản thân, thiếu đi lòng tự trọng.

Những nạn nhân bị lạm dụng tình cảm, cô lập ở trường học phải chấp nhận tình
huống của mình và chấp nhận thực tại mới có thể sống vui vẻ và hạnh phúc.
V.A phải chấp nhận vấn đề với chính bản thân mình ở độ tuổi không phải quá
nhỏ để không thể nhận thức, nhưng cũng không hề đủ lớn để em có khả năng tự
vượt qua sang chấn. Em trở nên rất nhạy cảm và tổn thương khi nhìn thấy bạn
bè chê cười khiến em rất lo lắng không biết bản thân nên làm gì và phải làm gì
để hình ảnh bản thân của em trở lại như trước. V.A còn cảm thấy tội lỗi vì trở
thành gánh nặng với cha mẹ (lo lắng khi nghĩ rằng em quá yếu đuối, sợ hãi,
không thể chống lại những bắt nạt, lạm dụng từ bạn bè, buồn bã vì cha mẹ đã có
một đứa con vô dụng như em, đã không thể làm được gì lại còn phải lo lắng cho
em, không thể làm tốt những việc khiến bố mẹ tự hào như trước đây,...). Mặt
khác, em tức giận và dằn vặt vì nghĩ bản thân kém may mắn hơn những người
khác.

Như vậy, có thể thấy, chính sự lạm dụng tình cảm của các bạn ở lớp đã gây ra
những ý nghĩ/quan niệm sai lệch của V.A về bản thân và về người khác, từ đó
khiến những xúc cảm tiêu cực nảy sinh. Tiếp cận ca theo thuyết nhận thức –
hành vi CBT, có thể thấy V.A có các niềm tin tiêu cực đặc trưng của trầm cảm
21
và lo âu như: “Em không làm được việc gì, cuộc sống quá đen tối và khó khăn”
(Trầm cảm), “Em sợ đi học vì mọi người đang cười nhạo và soi mói em, không
biết ngày mai đến trường các bạn lại chế nhạo cái gì nữa” (Lo âu),... Ở V.A xuất
hiện những biểu hiện méo mó về nhận thức rất rõ ràng như “Mọi người dường
như đang quan tâm quá mức và chê cười khả năng, ngoại hình, nhất cử nhất
động em làm” (Đọc ý nghĩ), “Em bị các bạn ghét rồi, chắc chắn sẽ chẳng làm
được việc gì cả” (Tiên đoán tiêu cực), “Em biết chắc em sẽ không làm được, em
sẽ làm hỏng tất cả mọi việc, điều này sẽ khiến mọi người coi thường và không
yêu thương em nữa” (Bi kịch hóa), “Em thật là bất cẩn và vô dụng” (Gán
mác),...

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào bị lạm dụng cũng có rối nhiễu tâm lý. Đối
với những đứa trẻ có khí chất mạnh và có những trải nghiệm tích cực thời thơ
ấu, chúng sẽ ít gặp phải rối nhiễu tâm lý khi bị lạm dụng hơn những trường hợp
còn lại. Như vậy, bên cạnh việc bị lạm dụng là nguyên nhân trực tiếp, trải
nghiệm thời thơ ấu, kiểu khí chất,... mới là những nguyên nhân gốc rễ gây ra sự
rối nhiễu tâm lý ở trẻ bị lạm dụng. Qua điều tra những trải nghiệm từ quá khứ
của thân chủ. nhà tham vấn nhận thấy: Từ bé, thân chủ đã chứng tỏ bản thân là
một tấm gương sáng trong đạo đức và học tập, thường xuyên nhận được những
lời khen của bạn bè, thầy cô. Thân chủ cũng được giáo dục trong môi trường
đầy đủ tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ nhưng cũng rất nghiêm khắc (khen
khi em làm đúng và trách phạt khi em làm sai). Vô hình chung, điều này khiến
V.A nghĩ rằng, muốn nhận được lời khen và sự công nhận của mọi người thì em
PHẢI làm tốt một cái gì đó. Như vậy, khi em bị bạn bè chê cười, chỉ trích, V.A
có xu hướng nghĩ rằng em là một đứa trẻ thất bại, vô dụng và chỉ gây ra phiền
toái cho mọi người. Bên cạnh đó, những suy nghĩ tiêu cực cũng có thể bắt
nguồn từ kiểu khí chất của thân chủ (Khí chất yếu). Những nguyên nhân gốc rễ
trên là tiền đề cho rối nhiễu tâm lý bùng phát ở thân chủ khi gặp phải tình huống
bất lợi.

Theo lý thuyết về tâm lý học phát triển, nhu cầu nhận thức của thiếu niên phát
triển mạnh, các em có xu thế độc lập đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự
đánh giá của các em chưa tương xứng với nhu cầu đó, kỹ năng phân tích đúng
đắn những biểu hiện nhân cách chưa phát triển đầy đủ tầm hiểu biết về bản thân
của các em chưa đủ khách quan. Do đó, có thể có mâu thuẫn giữa mức độ kì
vọng của các em về bản thân với thái độ của những người xung quanh với mình.
Nhìn chung, thiếu niên thường tự thấy chưa hài lòng về bản thân. Vì thế, khi đi
học, bị bạn bè xung quanh chế nhạo và soi mói, V.A càng cảm thấy tự ti và thất
bại (khi từ một học sinh giỏi luôn kì vọng được bạn bè ngưỡng mộ và tán
thưởng trở thành đứa trẻ luôn bị đem ra làm trò cười, coi thường, chế nhạo).

TỔNG KẾT: Các biểu hiện hành vi của lạm dụng tình cảm ở V.A được ghi
nhận như sau:

- Có sự thất vọng về tương lai


22
- Tự nhìn nhận hình ảnh bản thân kém và tự trọng thấp
- Trầm cảm
- Sợ thất bại, tiêu chuẩn quá cao
- Ít thể hiện giao tiếp xã hội tích cực với những đứa trẻ khác
- Thấy bản thân mình không đủ tốt với bất kỳ ai khác

Như vậy, vấn đề cần can thiệp ở V.A là:

- Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm lý, can thiệp hậu quả của lạm dụng tình cảm:

+ Thay đổi nhận thức của thân chủ về hình ảnh bản thân và người khác =>
Hiệu quả: Thân chủ không còn nghĩ bản thân thấp kém, thất bại, không còn
tự ti, lo sợ trước những lời hạ thấp từ người khác. V.A sẽ có thể tự tin làm
điều mình muốn, tự tin sống cuộc sống của mình.

+ Thay đổi nhận thức của thân chủ về tiêu chuẩn cá nhân => Hiệu quả: Thân
chủ có sự hài lòng với những gì mình làm, không sợ thất bại, không lo âu
không biết mình có làm được không,...

- Hỗ trợ phòng ngừa:

+ Cung cấp môi trường học tập an toàn => Hiệu quả: Bạn bè không chỉ trích,
xúc phạm thân chủ mà cùng động viên, khuyến khích V.A phát triển, tạo cơ
hội cho thân chủ giao tiếp xã hội tích cực mà không sợ bị cô lập.

+ Xây dựng và thực hiện các bài tập rèn luyện kỹ năng ứng phó => V.A biết
cách ứng phó với những kẻ có ý định lạm dụng tình cảm của em.

+ Nâng cao nhận thức cho giáo viên và cha mẹ về kỹ năng phòng ngừa lạm
dụng => Hiệu quả: Thân chủ có sự can thiệp và hỗ trợ tâm lý kịp thời nếu
những hành vi lạm dụng còn tiếp diễn.

IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ

Dựa trên Báo cáo tổng kết đánh giá tâm lý và hội ý của các chuyên viên tâm lý,
thiết kế bảng kế hoạch hỗ trợ như sau:

BẢNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ

Tham vấn - trị liệu Hỗ trợ phòng ngừa


tâm lý lạm dụng
Thời gian 7 tuần (26/04 - 14/06) 5 tuần (14/06 - 19/07)
Thời lượng 20 buổi 15 buổi

23
Nội dung biện pháp Dựa trên hướng tiếp cận - Cung cấp môi trường
hỗ trợ nhận thức – hành vi, học tập an toàn bằng
chuyên viên tâm lý sử cách nâng cao nhận
dụng REBT, một trong thức của học sinh trong
những hướng tiếp cận lớp
nhận thức – hành vi - Xây dựng và thực hiện
được phát triển sớm các bài tập rèn luyện kỹ
nhất trong trường phái năng ứng phó cho thân
này bởi Albert Ellis. chủ
Thân chủ sẽ được - Nâng cao nhận thức
hướng dẫn để tự nhận ra cho giáo viên và cha mẹ
họ đang giữ những suy về kỹ năng phòng ngừa
nghĩ sai lệch về bản lạm dụng
thân và cố gắng bảo vệ
những suy nghĩ ấy như
thế nào, cũng như được
hướng dẫn để tìm ra
một nếp nghĩ, một niềm
tin, quan điểm mới làm
thay đổi toàn bộ hành vi
và cảm xúc của họ.
Trong quá trình trị liệu,
chuyên viên tâm lý sẽ
sử dụng các kỹ thuật về
nhận thức – hành vi như
loại bỏ các nếp nghĩ sai
lệch (disputing), luyện
tập bài tập nhận thức
(cognitive homework),
nhập vai (role-playing),
tưởng tượng (imagery),
bài tập giảm xấu hổ
(shame-attacking
exercises),...
Mục đích Giúp V.A nhận thức Sau khi thân chủ hết
được những suy nghĩ sai gặp vấn đề rối nhiễu
lệch, tiêu cực về bản tâm lý, tập trung trang
thân, về người khác và bị cho thân chủ các kỹ
về thế giới, loại bỏ ngay năng ứng phó với lạm
lập tức quan điểm em là dụng tình cảm, tạo môi
người vô dụng, chỉ gây trường học tập an toàn,
ra rắc rối và phiền toái, thoải mái cho thân chủ,

24
mọi người coi thường trang bị kiến thức, kỹ
và xét nét em, hay cuộc năng cho giáo viên và
sống của em không còn phụ huynh nhằm hỗ trợ
gì đáng mong đợi nữa,... thân chủ kịp thời, không
lặp lại những vấn đề
gây rối nhiễu tâm lý ở
thân chủ một lần nữa.
Hiệu quả dự kiến - Thân chủ không còn - Thân chủ không còn lo
nghĩ bản thân thấp kém, sợ mỗi khi đến lớp, bạn
thất bại, không còn tự ti, bè động viên, khuyến
lo sợ trước những lời hạ khích, chấp nhận thân
thấp từ người khác. V.A chủ
sẽ có thể tự tin làm điều - Thân chủ tự giác đứng
mình muốn, tự tin sống lên bảo vệ mình trước
cuộc sống của mình. những trường hợp lạm
- Thân chủ có sự hài dụng tình cảm
lòng với những gì mình - Giáo viên, phụ huynh
làm, không sợ thất bại, hỗ trợ thân chủ kịp thời,
không lo âu không biết ngăn ngừa được những
mình có làm được nguy cơ lạm dụng tình
không,... cảm có thể xảy ra.
Người thực hiện Chuyên viên tâm lý Chuyên viên tâm lý
Người phụ trợ Chuyên viên tâm lý 2 Y tế trường học
Giáo viên
Hiệp hội bảo trợ trẻ em
Tần suất thực hiện 3 buổi/tuần 3 buổi/tuần

THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

1. Mục tiêu tham vấn

Mục tiêu tham vấn chính là giúp V.A nhận thức được những suy nghĩ sai lệch,
tiêu cực về bản thân, về người khác và về thế giới, loại bỏ ngay lập tức quan
điểm em là người vô dụng, chỉ gây ra rắc rối và phiền toái, mọi người coi
thường và xét nét em, hay cuộc sống của em không còn gì đáng mong đợi nữa,...

2. Tiến trình tham vấn

2.1. Lịch can thiệp

25
Chuyên viên tâm lý thực hiện can thiệp cho thân chủ trong 7 tuần, mỗi tuần tiến
hành trong 3 buổi, các buổi chiều thứ 2, thứ 5 và thứ 7. Mỗi buổi kéo dài 90
phút. Chuyên viên tâm lý hỗ trợ cho thân chủ tại phòng Tâm lý học đường của
trường. Trong một số buổi nếu chuyên viên tâm lý có thể mượn phòng học thì sẽ
tiến hành trị liệu cho thân chủ tại phòng học. Vấn đề nhận thức của thân chủ là
việc có những suy nghĩ sai lệch về bản thân, mọi người và thế giới. Chuyên viên
tâm lý tập trung vào giải quyết vấn đề hiện tại của thân chủ. Do đó, chuyên viên
tâm lý tập trung thay đổi lược đồ nhận thức của thân chủ.

2.2. Xác định vấn đề chính

Những méo mó về nhận thức chủ yếu được xác định ở V.A được xác định là (1)
“em phải làm tốt, lấy lại phong độ như xưa nếu không bố mẹ sẽ buồn vì em, mọi
người sẽ coi thường em, không công nhận em nữa”, (2) “Mọi người phải yêu
thương và chấp nhận em dù em có thế nào đi nữa”, (3) “Cuộc sống của em phải
thoải mái và dễ dàng như bao người khác”. Với những yêu cầu hướng đến sự
hoàn hảo tuyệt đối gần như phi lý này, khi đối diện với thực tại trái ngược, V.A
rơi vào trầm cảm, lo âu và tức giận. Ở em còn có sự thiếu hụt rõ ràng về lòng tự
trọng, khiến em không hề tự tin vào bản thân, luôn nghĩ rằng mình không làm
được việc gì trong khi những méo mó về nhận thức luôn luôn tồn tại và thúc ép
em PHẢI làm.

2.3. Phương pháp trị liệu

Căn cứ vào những vấn đề V.A đang gặp phải, chuyên viên tâm lý lựa chọn tiến
hành theo hướng trị liệu nhận thức – hành vi. Lý thuyết nhận thức – trị liệu hành
vi (CBT) là trường phái tiếp cận phổ biến nhất đối với các ca trị liệu rối loạn lo
âu và trầm cảm. Liệu pháp CBT chỉ ra những nếp nghĩ tiêu cực, méo mó của
thân chủ về bản thân, người khác và thế giới và cho rằng chính những nếp nghĩ
theo kiểu đen trắng mà thân chủ tự xây dựng nên mới là nguyên nhân gây ra sự
trầm cảm.

Dựa trên hướng tiếp cận nhận thức – hành vi, chuyên viên tâm lý sử dụng
REBT, một trong những hướng tiếp cận nhận thức – hành vi được phát triển
sớm nhất trong trường phái này bởi Albert Ellis. Thân chủ sẽ được hướng dẫn
để tự nhận ra họ đang giữ những suy nghĩ sai lệch về bản thân và cố gắng bảo
vệ những suy nghĩ ấy như thế nào, cũng như được hướng dẫn để tìm ra một nếp
nghĩ, một niềm tin, quan điểm mới làm thay đổi toàn bộ hành vi và cảm xúc của
họ. Trong quá trình trị liệu, chuyên viên tâm lý sẽ sử dụng các kỹ thuật về nhận
thức – hành vi như loại bỏ các nếp nghĩ sai lệch (disputing), luyện tập bài tập
nhận thức (cognitive homework), nhập vai (role-playing), tưởng tượng
(imagery), bài tập giảm xấu hổ (shame-attacking exercises),...

2.4. Các bước tiến hành can thiệp

26
Chuyên viên tâm lý hỗ trợ cho thân chủ trong 7 tuần với 20 buổi. Chương trình
can thiệp trải qua 3 bước, mỗi bước sử dụng một liệu pháp chính của REBT:

Buổi 1: Thiết lập mối quan hệ ban đầu, đánh giá thông tin về trẻ qua thang đo và
phỏng vấn

Buổi 2 -> 7: Liệu pháp nhận thức của REBT

Buổi 8 -> 14: Liệu pháp cảm xúc của REBT

Buổi 14 -> 20: Liệu pháp hành vi của REBT

Trong quá trình can thiệp, chuyên viên tâm lý tư vấn cho phụ huynh và giáo
viên chủ nhiệm để kết hợp. Đồng thời có thể tham vấn và xen kẽ các kỹ thuật
khác tùy thuộc vào thân chủ và những vấn đề nảy sinh trong trị liệu.

Bước 1: Liệu pháp nhận thức của REBT

Chuyên viên giúp thân chủ phân biệt được những mong muốn có lý và những
niềm tin phi lý PHẢI. Thân chủ đồng thời được hướng dẫn cách loại bỏ những
niềm tin phi lý đó và chuyển hóa chúng thành những mong muốn hợp lý dựa
trên thế giới quan của mình, ví dụ như “Em phải làm được, phải là một học sinh
giỏi và là đứa con ngoan như trước đây nếu không bố mẹ sẽ buồn vì em” -> “em
có thể trở thành là một học sinh giỏi, là một đứa con ngoan như trước đây,
nhưng em cũng có quyền được quan tâm đến bản thân em”. Chuyên viên tư vấn
thân chủ lập danh sách “referenting” liệt kê những nhược điểm của việc rối loạn
giấc ngủ và nổi giận vô cớ. Thân chủ được yêu cầu nghĩ về danh sách đó vài lần
mỗi ngày. Chuyên viên cho thân chủ thấy lợi ích của việc áp dụng REBT lên
những người thân xung quanh thân chủ, nhờ đó thân chủ có thể tự nhận thức
được vấn đề của mình và áp dụng REBT vào bản thân tốt hơn.

TC: Em rất yêu bố mẹ em, vì thế em phải trở thành một học sinh giỏi, một đứa
con ngoan như trước đây để được mọi người công nhận. Có thế bố mẹ em mới
tự hào. Nhưng giờ em không thể làm tốt như trước đây được nữa, lại không chơi
được với ai, bị bạn bè bắt nạt chê cười. Em cảm thấy mình thật thất bại, là gánh
nặng cho gia đình, cho mọi người. Bố mẹ lại còn phải lo lắng cho em vì bị bắt
nạt nữa.

NTV: Em biết suy nghĩ cho gia đình như vậy là rất tốt. Nhưng theo những gì cô
quan sát được, em có thực sự rất yêu bố mẹ của em không?

TC: Có đứa trẻ nào lại không yêu thương bố mẹ của mình đâu ạ?

NTV: Đúng là một đứa trẻ ngoan, biết yêu thương và nghĩ cho bố mẹ sẽ cố gắng
trở thành một học sinh giỏi, được mọi người công nhận. Nhưng tại sao em lại
nhất quyết nghĩ rằng mình phải làm như vậy thì mới có thể khiến bố mẹ tự hào?
Định luật nào yêu cầu em phải làm điều đó?
27
TC: Em tự ra yêu cầu cho bản thân như thế ạ, và em nghĩ những người khác
cũng giống như em.

NTV: Được rồi, cô hiểu. Nhưng thực ra, em cũng không cần phải nhất quyết giữ
những định luật đó cho riêng mình, đúng không nào?

TC: Dạ vâng.

NTC: Có phải mọi người cũng luôn luôn giữ những định luật của riêng họ
không?

TC: Thực ra là không ạ. Không mấy khi.

NTV: À, như vậy thì, mặc dù mong muốn của em rất đáng yêu và đáng để làm
đó, nhưng liệu nó có thực sự cần thiết đến mức em phải làm như thế không?

TC: Vâng, em nghĩ là không đến mức đó ạ.

NTV: Nhưng nó vẫn đáng yêu và đáng để làm mà. em đã nhìn ra sự khác biệt
giữa những mong muốn đáng để làm và những mong muốn em nghĩ là em
PHẢI làm chưa?

TC: Em hiểu rồi ạ!

NTV: Được rồi. Nếu em rất yêu bố mẹ của em, có phải lúc nào em cũng phải
toàn tâm toàn ý làm họ hài lòng và tự hào không?

TC: Có phải cô đang hỏi em về sự nỗ lực tuyệt đối không?

NTV: Đúng rồi. em có nhận ra là sự nỗ lực tuyệt đối có vẻ hơi bất khả thi
không?

TC: Có vẻ hơi bất khả thi một chút ạ. em cũng cần thời gian để làm những việc
khác nữa.

NTV: Như vậy thì, em yêu bố mẹ em đâu có nghĩa là em phải nỗ lực mọi thứ vì
họ đâu. Và tình yêu của em cũng không chịu giới hạn của bất cứ niềm tin nào về
tình yêu thương mà người ta vẫn hay nói cả. Nếu em cứ nhất quyết phải làm như
những gì em nghĩ mới gọi là yêu thương bố mẹ, thì em sẽ thế nào?

TC: Em sẽ rất lo lắng và tức giận vì không biết mình phải làm gì, và vì nghĩ
mình sẽ làm hỏng việc, không được như kì vọng ạ.

Bước 2: Liệu pháp cảm xúc của REBT

Một số liệu pháp cảm xúc có thể áp dụng trong trường hợp này là:

28
- V.A có thể nghĩ rằng: “Em không cần nhận được những lời khen, sự tán
thưởng từ bạn bè như trước đây thì em vẫn là em, em vẫn là một học sinh giỏi.”

- V.A có thể tiến hành những cuộc độc thoại nội tâm, tranh luận với những ý
nghĩ sai lệch của chính mình (debate).

- V.A có thể tập những bài tập giảm xấu hổ, lặp đi lặp lại một nhiệm vụ mà
em tự cho rằng chúng ngốc nghếch, buồn cười để luyện tập cách nghĩ rằng
“không có gì phải xấu hổ cả” khi làm việc đó. Trong trường hợp này, V.A ngại
phải đi học và ra đường vì nghĩ mọi người sẽ cười nhạo em -> V.A cần ra khỏi
nhà thường xuyên hơn và luyện tập cách nghĩ.

- Tổ chức hoạt động nhập vai, chuyên viên tâm lý vào vai người bạn học hay
chỉ trích V.A và V.A vào vai chính bản thân mình để xem em có thể chịu đựng
được những lời nhận xét tiêu cực đến đâu. Những cảm xúc thân chủ có được từ
buổi nhập vai sẽ được ghi lại và theo dõi sát sao.

- Tổ chức hoạt động nhập vai ngược (reverse role-playing), chuyên viên tâm
lý vào vai thân chủ và ngược lại để giúp V.A có cái nhìn khách quan hơn về
những niềm tin phi lý của bản thân và luyện tập giúp đỡ chuyên viên tâm lý (lúc
này đang vào vai thân chủ) khỏi những niềm tin phi lý đó.

NTV: Ở những buổi trước, chúng ta đã từng bước loại bỏ những niềm tin phi lý
của em, rằng em nghĩ em yêu thương bố mẹ em nên em PHẢI làm cho họ tự
hào, em PHẢI được công nhận. Hôm nay, chúng ta sẽ thử phương pháp tưởng
tượng. em có muốn cô hướng dẫn em thực hiện phương pháp này không?

TC: Dạ vâng.

NTC: Được rồi, em nhắm mắt lại đi. Hãy nghĩ đến những gì tồi tệ nhất có thể
xảy đến với em. Bố mẹ em rất buồn vì em không thể trở thành một học sinh
giỏi, một đứa con ngoan, em không được mọi người công nhận. Khi ấy, bố mẹ
em, các bạn xung quanh em sẽ nói những gì? Em có tưởng tượng được không?

TC: Dạ có.

NTV: Rất tốt. Bây giờ, em đang cảm thấy như thế nào?

TC: Em thấy rất tội lỗi, tức giận vì mình không làm được việc gì. Cả buồn bã
nữa ạ.

NTV: Rất tốt. Hãy cảm nhận những xúc cảm tiêu cực đó một cách mạnh mẽ
hơn.

TC: Em cảm nhận rất rõ ạ.

29
NTV: Được rồi. Bây giờ hãy giữ nguyên hình ảnh đó trong đầu, đừng thay đổi
nó. em hãy nghĩ rằng mình nuối tiếc và thất vọng vì đã không thể làm tốt, thay
vì tức giận, buồn bã hay dằn vặt. Chỉ có cảm xúc nuối tiếc và thất vọng là những
cảm xúc tiêu cực lành mạnh, thay vì tội lỗi. Em cảm nhận và điều khiển được
xúc cảm của em, thì em cũng có khả năng thay đổi nó. Khi nào em cảm thấy
nuối tiếc và thất vọng thay vì tội lỗi, tức giận, buồn bã, hãy nói cho cô biết nhé.

TC: Em cảm thấy rất khó ạ.

NTV: Đúng, cô hiểu. Nhưng em có thể làm được mà. Ai cũng có thể làm được,
em cố gắng lên nhé.

TC (im lặng khoảng 2 phút): em làm được rồi ạ.

NTV: Rất tốt. em đã làm như thế nào vậy?

TC: Em tự nhủ là, nếu em không làm được việc gì, em không được mọi người
công nhận, bố mẹ em sẽ rất buồn bã. Nhưng em không nghĩ là em thực sự
không làm được việc gì, không được mọi người công nhận. Kể cả em thực sự có
như vậy, đúng là nó khá tệ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc em là đứa
bỏ đi, là gánh nặng cho gia đình. Em vẫn sẽ cố gắng nỗ lực làm tốt, nhưng cũng
sẽ không ép buộc bản thân và dốc toàn bộ sức lực để làm. Kể cả em có bị chỉ
trích, bị mọi người chê cười, cũng chưa phải là tận thế mà. Em vẫn có thể chịu
được và sống tốt. em không nghĩ bản thân bất hạnh nữa.

NTV: Rất tốt. Cô muốn em lặp lại suy nghĩ này mỗi ngày, trong 1 tháng liên
tục. em nên nhớ là, em chỉ mất 2 phút để chuyển hóa cảm xúc từ tội lỗi và buồn
bã sang những cảm xúc lành mạnh hơn. Lặp lại suy nghĩ này mỗi ngày, sử dụng
phương pháp chuyển hóa như em đã dùng hôm nay. Lâu dần, những ý nghĩ tự
phát tiêu cực sẽ thay đổi và thế chỗ bởi những gì em đã nghĩ được hôm nay.

TC: Liệu nó có thật sự giúp được em không ạ?

NTV: Có chứ, cô chắc chắn đó. em sẽ làm như cô nói chứ?

TC: Dạ vâng, chắc chắn ạ.

Bước 3: Liệu pháp hành vi của REBT

- Động viên thân chủ làm những điều mà thân chủ vốn e ngại, ví dụ đi ra khỏi
nhà, nói chuyện với các bạn, đi học như bình thường cho đến khi em không còn
cảm thấy sợ nữa.

- Động viên thân chủ làm theo những thói quen mà thân chủ yêu thích (chơi
bóng đá với bố và anh chị em họ) chỉ sau khi thân chủ đã hoàn thành bài tập
chuyển hóa cảm xúc.

30
- Trang bị cho thân chủ những kỹ năng mềm như kỹ năng ứng phó với cảm
xúc, kỹ năng chịu đựng,...

TC: Em hay có một nỗi sợ là em sẽ lại rơi vào nỗi sợ trước khi bắt đầu làm việc
gì đó. Làm thế nào để em giải quyết được những nỗi sợ và lo âu của em?

NTV: Câu hỏi rất hay. em có thấy là, em còn chưa kịp làm gì thì em đã thấy sợ,
vì không biết mình có làm được không không? Trong khi đó có thể là những cơ
hội tốt để em cải thiện tình trạng của mình.

TC: Vâng. em sợ ra khỏi nhà vì em nghĩ mọi người sẽ nhìn em bằng ánh mắt
phán xét. Em sợ đến trường vì sợ các bạn lại chê cười, bắt nạt em. Em tránh né
các tình huống gây ra sự sợ hãi nhiều nhất có thể.

NTV: Đúng là như vậy. Khi em làm thế, em đã nghĩ gì?

TC: Nếu em ra khỏi nhà, em sẽ lại bị chế nhạo mất! Em thực sự rất xấu hổ.

NTV: Được rồi. Nhưng mỗi lần em trốn ở trong nhà, em lại tự tưởng tượng và
làm gia tăng nỗi sợ của mình đó. em sẽ nghĩ là “Bây giờ mà ra đường là mọi
người lại chê cười mất!”. Thế là em sợ lại càng thêm sợ, trong khi thực tế có thể
rất khác đi mà.

TC: Cô nói đúng ạ. Chỉ cần nghĩ đến thôi, em lại thấy sợ.

NTV: Vậy thì việc đầu tiên em cần làm là nói với bản thân mình rằng, sợ hãi là
một cảm xúc bình thường, nó không thoải mái nhưng không hề đáng sợ.

TC: Điều ấy sẽ giúp em chứ ạ?

NTV: Nó sẽ giúp em cải thiện rất nhiều. Ngoài ra, hãy tìm những dịp có thể ra
ngoài và đi học, đối diện với nỗi sợ của em.

TC: Nhưng mà, nó sẽ không khiến em sợ thêm chứ ạ?

NTV: Thực ra, ban đầu thì có thể có. Nhưng nếu em tiếp tục đối diện với nỗi sợ
của mình, và đồng thời tự nhủ rằng sợ hãi là một xúc cảm rất bình thường, em
sẽ bớt sợ đi đó.

TC: Thế thì nỗi sợ của em đối với việc bị chỉ trích có bớt đi không ạ?

NTV: Có thể lắm đó, thậm chí nó có thể biến mất hoàn toàn. Nỗi sợ bị chỉ trích
là nỗi sợ nguyên phát của em, nỗi sợ rằng em sẽ sợ là nỗi sợ thứ phát. Thực tế
là, nối sợ thứ phát mới chính là thứ khiến cho nỗi sợ nguyên phát tồn tại mạnh
mẽ đến như vậy. Vì thế, nếu em chiến thắng nỗi sợ thứ phát, em sẽ hết sợ bị chỉ
trích. Nếu em thất bại, hãy quay lại bước loại bỏ những ý nghĩ sai lệch cô với
em đã cùng nhau làm ở các buổi trước.

31
3. Đánh giá và theo dõi sau tham vấn

- Kết quả mong đợi: Thân chủ có nhận thức đúng đắn vấn đề, thay đổi nếp
nghĩ, học được các kỹ năng mềm để thích ứng tốt hơn trong cuộc sống.

- Đánh giá dựa trên các mục tiêu đề ra và dựa vào kết quả đạt được: kết quả
đạt được có phù hợp với mục tiêu hay không, các mặt đã làm được, các mặt còn
tồn tại cần khắc phục. Đánh giá bằng thang đo BHS, DASS-21, SDQ-25 xem
thân chủ còn xuất hiện những rối nhiễu tâm lý hay không.

- Theo dõi sau tham vấn:

+ TH1: Nếu V.A có chuyển biến về tâm lý mang tính tích cực, có nhận thức
đúng đắn về bản thân, mọi người và thế giới, nhận được sự quan tâm và cảm
thông của mọi người, củng cố và xây dựng các kỹ năng mềm nâng cao trong đời
sống, quá trình trị liệu kết thúc, chuyển sang quá trình hỗ trợ phòng ngừa lạm
dụng.

+ TH2: Nếu V.A thất bại trong việc thay đổi nhận thức, chưa nhận thức đúng
đắn về bản thân, mọi người và thế giới, chưa nhận được sự quan tâm và cảm
thông của mọi người, chưa củng cố và xây dựng được các kỹ năng mềm nâng
cao trong đời sống, chuyên viên tâm lý cần xem xét kỹ càng quá trình trị liệu,
nhận biết những sai sót, điều chỉnh hướng tiếp cận khác hoặc thuyên chuyển
thân chủ cho chuyên viên tâm lý khác.

HỖ TRỢ PHÒNG NGỪA LẠM DỤNG

1. Mục tiêu hỗ trợ

Trang bị cho thân chủ các kỹ năng ứng phó với lạm dụng tình cảm, tạo môi
trường học tập an toàn, thoải mái cho thân chủ, trang bị kiến thức, kỹ năng cho
giáo viên và phụ huynh để hỗ trợ thân chủ kịp thời.

2. Tiến trình hỗ trợ

2.1. Lịch hỗ trợ

Chuyên viên tâm lý thực hiện hỗ trợ nâng cao nhận thức cho thân chủ, giáo
viên, phụ huynh và lớp học trong 5 tuần, mỗi tuần tiến hành trong 3 buổi, các
buổi chiều thứ 2, thứ 5 và sáng thứ 7. Mỗi buổi kéo dài 90 phút, làm với các đối
tượng khác nhau. Cụ thể:

- Hỗ trợ kỹ năng phòng ngừa cho thân chủ: Chiều thứ 2


- Hỗ trợ nâng cao nhận thức cho cha mẹ: Chiều thứ 5
- Hỗ trợ xây dựng môi trường an toàn với giáo viên và bạn học của thân chủ:
Sáng thứ 7, tiết sinh hoạt.
32
Chuyên viên tâm lý hỗ trợ cho thân chủ, cha mẹ tại phòng Tâm lý học đường
của trường, hỗ trợ cho giáo viên và bạn học tại lớp. Trong một số buổi nếu
chuyên viên tâm lý có thể mượn phòng học thì sẽ tiến hành trị liệu cho thân chủ
tại phòng học.

2.2. Xác định vấn đề chính

- Thân chủ chưa biết bảo vệ mình trước những hành vi lạm dụng tình cảm của
các bạn, thiếu kỹ năng điều tiết cảm xúc, giao tiếp xã hội, kỹ năng ứng phó
với căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn,...
- Cha mẹ chưa có nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề cùng con cái, chưa hỗ trợ
được nhiều cho thân chủ.
- Môi trường học tập của thân chủ không đủ an toàn, thoải mái để thân chủ
cảm thấy muốn đi học, muốn hòa nhập. Bạn bè còn bắt nạt thân chủ, giáo
viên chưa đủ sát sao, chưa đủ nhận thức để can thiệp đúng đắn, kịp thời
trường hợp của thân chủ.

2.3. Phương pháp hỗ trợ phòng ngừa

2.3.1. Đối với thân chủ

- Trong 5 tuần, chuyên viên tâm lý dạy kỹ năng xã hội thông qua các tình
huống thực tiễn tương tác nhóm và tương tác lớp học. Có thể dạy các kỹ năng
xã hội riêng lẻ trong nhóm nhỏ, bao gồm thân chủ và những người bạn mà
thân chủ có cảm giác tin tưởng và thoải mái khi ở gần (không bao gồm những
người bạn lạm dụng tình cảm thân chủ). Điều này sẽ giúp thân chủ cảm nhận
bầu không khí thân thiện, không còn bị đe dọa, trang bị các kỹ năng giao tiếp
xã hội chuẩn mực.
- Chuyên viên tâm lý có thể giúp thân chủ hình thành kỹ năng định hình bằng
cách đặt câu hỏi giúp thân chủ hình dung ra vấn đề và các mối liên quan,
quản lý các yếu tố trong hệ vấn đề. Những kỹ năng này giúp thân chủ hiểu
bản thân và quan hệ tích cực với các cá nhân khác.
- Phân tích, chỉ ra điểm mạnh của thân chủ như: học giỏi, luôn giúp đỡ bạn bè,
các bạn sẽ cảm thấy rất vui khi ở bên em,... giúp thân chủ nâng cao nhận thức
về bản thân, nâng cao lòng tự trọng, trở nên tự tin hơn.
- Hướng dẫn thân chủ thể hiện cảm xúc khi thích hợp thông qua nghệ thuật, âm
nhạc, kịch, viết nhật ký để giải tỏa căng thẳng bị dồn nén, phòng ngừa nguy
cơ stress, trầm cảm.
- Tôn vinh sức mạnh và lòng can đảm bằng cách đưa ra kỳ vọng và niềm tin
đối với thân chủ như: “Cô tin chắc chắn em sẽ làm được”, “Em có thể đi học
và tham gia các nhiệm vụ của lớp đúng không nào?”, giúp trẻ xây dựng lại
hình ảnh của bản thân, khẳng định bản thân và xem bản thân là thành công.

33
- Tổ chức đóng vai và giải quyết các tình huống, dạy thân chủ một số kỹ năng
đối phó phù hợp với kẻ bắt nạt như báo cáo với thầy cô, phụ huynh, cho kẻ
bắt nạt thấy em mạnh mẽ hơn và không dễ bị bắt nạt, tuyệt đối không được
giữ im lặng hoặc dùng vũ lực,...

2.3.2. Đối với cha mẹ thân chủ

- Trang bị cho cha mẹ các kỹ năng lắng nghe tích cực, chia sẻ, động viên,
khích lệ tinh thần thân chủ, nâng cao nhận thức về các rối nhiễu tâm lý và
biểu hiện hành vi của lạm dụng. Cha mẹ sát sao, quan tâm, theo dõi để phát
hiện kịp thời những dấu hiệu.
- Hướng dẫn cha mẹ thân chủ lập ra một danh mục các cảm xúc có thể có ở trẻ
bị lạm dụng và các hành vi có thể xảy ra, tương ứng là cách đáp ứng với tình
yêu thương, sự bao dung để không làm gia tăng cảm xúc tiêu cực và hình
thành những cảm xúc tích cực. Hạn chế tập trung vào các hành vi tiêu cực,
nên chú trọng vào các hành vi tích cực để trẻ nhận thấy sự bao dung và tình
cảm của phụ huynh.
- Hướng dẫn cha mẹ thân chủ thảo luận và hỗ trợ nhu cầu của thân chủ với lịch
trình hàng ngày nhất quán, đưa ra những kỳ vọng rõ ràng về hiệu suất của
mỗi hoạt động (về cả hành vi và cảm xúc).
- Đưa ra lời khuyên về cách phối hợp của cha mẹ với các trung tâm can thiệp
trị liệu, giáo viên ở trường, báo cáo kết quả tác động đến thân chủ một cách
trung thực, kịp thời.
- Đào tạo phụ huynh về cách làm cha mẹ, đào tạo về vấn đề của trẻ, các biện
pháp hỗ trợ can thiệp, các nguyên tắc/quy tắc trong áp dụng các biện pháp hỗ
trợ can thiệp.

2.3.3. Đối với giáo viên và bạn học của thân chủ

- Hiệp hội hỗ trợ và bảo vệ trẻ em hợp tác cùng chuyên viên tâm lý, tổ chức tọa
đàm nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về các hình thức lạm
dụng, dấu hiệu và biểu hiện hành vi của lạm dụng, cung cấp cẩm nang về
quyền trẻ em cho tất cả mọi người để cùng ý thức được đâu là hành vi sai trái,
nhận biết điều gì nên làm và không nên làm. Ngoài ra, tổ chức các chương
trình phòng ngừa lạm dụng, trang bị kỹ năng hỗ trợ người bị lạm dụng cho cả
lớp.
- Để tạo cảm giác thân thiện, hòa đồng cho thân chủ, chuyên viên tâm lý hướng
dẫn giáo viên đưa thân chủ tham gia vào các hoạt động trong lớp với các
nhiệm vụ cụ thể có giám sát, tuy nhiên không được ép buộc, đe dọa thân chủ
buộc em phải tham gia. Trang bị cho giáo viên các kỹ năng lắng nghe tích
cực, động viên, an ủi thân chủ bằng cách cho em biết rằng em có giá trị, được
chấp nhận, tạo ra môi trường tôn vinh sự độc đáo của mỗi đứa trẻ. Đưa ra lời

34
khuyên cho giáo viên nên sát sao theo dõi, phát hiện kịp thời những hành vi
lạm dụng để can thiệp đúng lúc, nếu vẫn tiếp diễn có thể có những biện pháp
nặng hơn như cảnh cáo, thông báo cho phụ huynh, nhắc nhở trước toàn
trường,...
- Nâng cao nhận thức cho bạn học của thân chủ, đặc biệt là những bạn lạm
dụng tình cảm thân chủ để các em ý thức được hành vi của mình là sai trái và
nên dừng ngay hành vi đó. Khuyến khích các em động viên, an ủi thân chủ để
giúp em trở lại hòa nhập tốt hơn với mọi người, chủ động hỏi thăm, kết bạn,
lắng nghe thân chủ.
- Có thể lắp camera ở lớp học để tiện theo dõi, quan sát hành vi của thân chủ
và kẻ bắt nạt, nhằm phát hiện và can thiệp lạm dụng kịp thời.

3. Đánh giá và theo dõi sau hỗ trợ phòng ngừa

- Kết quả mong đợi:

+ Thân chủ không còn lo sợ mỗi khi đến lớp, bạn bè động viên, khuyến khích,
chấp nhận thân chủ.

+ Thân chủ tự giác đứng lên bảo vệ mình trước những trường hợp lạm dụng tình
cảm, trang bị một số kiến thức, kỹ năng xã hội và biết áp dụng chúng vào những
trường hợp cụ thể.

+ Giáo viên, phụ huynh hỗ trợ thân chủ kịp thời, ngăn ngừa được những nguy
cơ lạm dụng tình cảm có thể xảy ra.

+ Môi trường học tập an toàn, thoải mái với thân chủ.

- Đánh giá dựa trên các mục tiêu đề ra và dựa vào kết quả đạt được: kết quả
đạt được có phù hợp với mục tiêu hay không, các mặt đã làm được, các mặt còn
tồn tại cần khắc phục. Đánh giá thông qua quan sát lớp học, thân chủ, phỏng vấn
giáo viên, phụ huynh, bạn bè của thân chủ.

- Theo dõi sau hỗ trợ phòng ngừa:

+ TH1: Nếu V.A có chuyển biến tích cực về các kỹ năng xã hội, kỹ năng phòng
ngừa, môi trường học tập trở nên an toàn, thoải mái, giáo viên, phụ huynh tâm
lý, hỗ trợ kịp thời, quá trình hỗ trợ kết thúc.

+ TH2: Nếu V.A thất bại trong việc trang bị kỹ năng mềm phù hợp, môi trường
học tập vẫn không đủ an toàn, bạn bè vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng tình cảm
thân chủ, giáo viên, phụ huynh không thể can thiệp, không hỗ trợ được gì,
chuyên viên tâm lý cần xem xét đưa ra lời khuyên cho phụ huynh và giáo viên
cho phép thân chủ chuyển lớp, hoặc tách kẻ bắt nạt ra xa khỏi thân chủ, tiếp tục

35
tổ chức tọa đàm, chương trình phòng ngừa cho phụ huynh, giáo viên, học
sinh,... hoặc thuyên chuyển thân chủ cho chuyên viên tâm lý khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Beck AT, Kovacs M, Weissman A. Assessment of suicidal intention: the


Scale for Suicide Ideation. J Consult Clin Psychol (1979) 47(2):343. doi:
10.1037/0022-006X.47.2.343
2. Beck AT, Weissman A, Lester D, Trexler L. The measurement of pessimism:
the hopelessness scale. J Consult Clin Psychol (1974) 42(6):861–5. doi:
10.1037/h0037562
3. Beck AT. Depression. Clinical, Experimental & Theoretical Aspects New
York: Harper & Row (1967).
4. Beck AT. The development of depression: A cognitive model. In: Friedman
R, Katz M, editors. Psychology of Depression: Contemporary Theory and
Research. Washington, DC: Winston (1974). p. 3–27.
5. Beck AT. Thinking and depression: I. Idiosyncratic content and cognitive
distortions. Arch Gen Psychiatry (1963) 9(4):324–33. doi:
10.1001/archpsyc.1963.01720160014002
6. Dương Thị Diệu Hoa, (2012). Giáo trình Tâm lý học Phát triển, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội, 436-437.
7. G. Corey, (2013). Case Approach to Counselling and Psychology, 8th edition.
8. G. Corey, (2013). Theory and Pratice of Counselling and Psychotherapy, 9th
edition.
9. Minkoff K, Bergman E, Beck AT, Beck R. Hopelessness, depression, and
attempted suicide. Am J Psychiatry (1973) 130(4):455–9. doi:
10.1176/ajp.130.4.455
10.O’Connor RC, Armitage CJ, Gray L. The role of clinical and social cognitive
variables in parasuicide. Br J Clin Psychol (2006) 45(4):465–81. doi:
10.1348/014466505X82315
11.Pollock L, Williams J. Problem-solving in suicide attempters. psychol Med
(2004) 34(1):163–7. doi: 10.1017/S0033291703008092
12.Yip PS, Cheung YB. Quick assessment of hopelessness: a cross-sectional
study. J Health Qual Life Outc (2006) 4(1):13. doi: 10.1186/1477-7525-4-13
13.Beck AT, Kovacs M, Weissman A. Hopelessness and suicidal behavior: An
overview. JAMA (1975) 234(11):1146–9. doi: 10.1001/jama.234.11.1146
14.Beck AT, Steer R, Kovacs M, Garrison B. Hopelessness and eventual
suicide: a 10-year prospective study of patients hospitalized with suicidal
ideation. Am J Psychiatry (1985) 142(5):559–63. doi: 10.1176/ajp.142.5.559

36

You might also like